cá khổng lồ của sông mekong

15
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Upload: vinh2001us

Post on 22-Jun-2015

1.190 views

Category:

Education


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cá khổng lồ của sông Mekong

Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Page 2: Cá khổng lồ của sông Mekong

Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300 kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5 m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.

Với chiều dài lên tới 3,2 m và khối lượng lên tới 300 kg, cá tra dầu là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, chúng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trong số các loài cá của sông Mekong.

Page 3: Cá khổng lồ của sông Mekong

Cá tra dầu sống ở hạ lưu sông Mekong thuộc địa phận Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Số lượng chúng giảm mạnh trong những năm gần đây bởi tình trạng đánh bắt quá mức, sự xuất hiện của các đập thủy điện và sự phá hủy môi trường sống.

Page 4: Cá khổng lồ của sông Mekong

Là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới, cơ thể cá đuối sông Mekong có thể đạt tới chiều dài 5 m và nặng tới 30 kg. Tuy nhiên, hiện nay không ai biết còn bao nhiêu con cá đuối nước ngọt sống trong sông Mekong và liệu chúng có thể sống ở biển như các đuối nước mặn hay không.

Page 5: Cá khổng lồ của sông Mekong

Giới khoa học chỉ biết chắc một điều: Số lượng cá đuối nước ngọt sông Mekong đang giảm rất nhanh trong vài thập kỷ qua do môi trường sống của chúng suy thoái.

Page 6: Cá khổng lồ của sông Mekong

Cá chép khổng lồ sông Mekong là một trong những loài cá chép lớn nhất thế giới. Chiều dài thân và khối lượng tối đa của chúng có thể đạt 2,4 m và 250 kg.

Page 7: Cá khổng lồ của sông Mekong

Chép Thái khổng lồ (còn gọi là chép Xiêm, chép đen) cũng là một loài cá chép có kích thước lớn của sông Mekong. Đa số chúng có chiều dài trên 1,5 m và khối lượng hơn 45 kg. Chiều dài và khối lượng của những con to nhất có thể lên tới 3 m và 300 kg. Thịt cá chép Thái rất ngon và đó là nguyên nhân khiến số lượng của chúng giảm mạnh bởi tình trạng đánh bắt quá mức.

Page 8: Cá khổng lồ của sông Mekong

Tại Việt Nam, cá chép Thái được gọi là cá hô. Ngoài ra chúng còn được mệnh danh là "cá vua" của sông nước miền Tây.

Page 9: Cá khổng lồ của sông Mekong

Cá vồ cờ (người Thái Lan gọi là cá Pla Thepa) có thể đạt tới khối lượng 200 kg, còn chiều dài thân cực đại của chúng là 3 m.

Page 10: Cá khổng lồ của sông Mekong

Một con cá vồ cờ trong sông Mekong.

Page 11: Cá khổng lồ của sông Mekong

From: Kiet Ho Tuan Subject: Về: [BangDo] Fw: Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

  

Tùng ơi, mấy tấm hình đó hay lắm vì hiện nay ở dưới mình mấy tiêu bản đó đâu còn nữa mà chụp,nhưng có con cá hô ở vietnam thì khác cá hô an giang nó có vây (vi) màu đỏ và con cá ở thái thì vietnam gọi là con cá éc ! nó đen thui nhưng lại được xếp vào loại cá trắng ,không biết trước đây khi còn ở mặc cấn dưng Tùng có ăn nó chưa ?

Từ: namtran truonghuy Chủ đề: Re: Về: [BangDo] Fw: Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Hello Kiệt ,      Lúc còn ở  Xã An Hòa Tùng  có ăn qua cá linh , cá heo ( không phải cá heo lớn) nó được dân địa phương gọi lá  cá heo  , thịt nó rất béo , lớn hơn cá linh một chút - Thời gian đó rất khổ nên chỉ ăn được như vậy , đôi khi  ăn được cá sặc là mừng lắm rồi !! 

Page 12: Cá khổng lồ của sông Mekong

From: Kiet Ho Tuan <[email protected]

Các  bạn BĐ, Tùng,Vinh,và riêng gởi Như Sơn người đã từng ở Ag ..._ Miền Tây Nam tổ quốc....khi những cơn mưa bắt đầu dai,dài, dữ lên làm đục ngầu mọikinh rạch cho đến ngoài sông Cái (tên riêng,nickname của sông Hậu )khi nước nổi sao (nước từ mọi nơi trên núi ,trên đồng trên campuchea,trên Lào chảy đổ vào tạo nên những xoáy nước cở miệng chén kháp mặt sông rồi chạy theo dòng chảy giống như những sao vụ đang quay !) Và nước đã bắt đầu đỏ thì mọi người đều biết lại một mùa lũ sắp về .Đó là nước quay,rồi nước đổ,là nước lên chớ không ai kêu là lũ cả .Đó là mùa nông nhàn, và khi lúa trên đồng chỉ còn những bó cuối cùng chờ chở về kho là một mùa mới khác sắp bắt đầu...mùa đánh bắt cá linh !  Con cá Linh là loài cá đặc sản không nơi nào có chỉ có  ở An Giang ! Thật là kỳ lạ nước chảy như thế dù mạnh đến đâu con cá Linh vẫn không bị "trôi " về miệt dưới.  Cá linh con,được gọi là cá Linh bột ,cá Linh non sau khi nước quay,khi mọi người vừa "ăn Tết Đoan Ngọ xong (cũng là ngày giỗ bà Âu cơ đó các bạn ) thì theo nước từ Biển Hồ trôi xuống An giang và dần lớn lên tại đây, đa sồ chúng tản váo các cánh đồng ngập nước mênh mông (lút đầu một người cao 1m6 )để kiếm ăn .Và khi nước đã phân đồng tức là nước thôi không chảy mạnh nửa ,rổi thì phù sa lắng xuống nước trở nên trong ngần thì con cá Linh đã lớn cở 2 ngòn tay. muốn ăn cá Linh tươi nhảy soi sói,bạn bơi xuồng trên bất cứ con sông rạch nào ,cũng đều thấy người ta đặt Vó (chớ không phải GIÓ như Tùng viết lộn,qua Mỹ ăn thịt bò nhiều quá rồi quên hết hở bạn hiền ?) Vó cất lên khỏi mặt nước là cá Linh nhảy Lambada trắng xóa chủ Vó chỉ việc lấy thau xúc là xong !Cá Linh mua về bỏ vào một cái rổ lớn có mắt cáo nhỏ rồi chà mạnh để đánh vảy,xong cắt đầu vắt sạch ruột xếp vào nồi từng lớp,từng lớp trên cùng lấy cây mía chẻ nhỏ đan thành một cái vỉ cài chặn trên lớp cá có khi còn lấy gạch rửa sạch đè ém bên trên ! Mắm muối nêm nếm xong xuôi là ...kho.Con cá Linh được kho kiểu này gọi là kho rục vì hai ngày sau mới ăn được và khỏi nói ngon không thua gì cá sardine hộp của Tây !Còn sốt dẻo hơn thì sau khi làm sạch ruột thảy lên vỉ nướng cặp rau sống chấm chút nước mắm dầm me chín ăn là đổ quạu ngay vì...thiếu rượu !Ăn với cơm thì tiện tay khi bơi xuồng ngang vạt đất nào đó vói hái vài ba cọng bông súng ma (không ai trồng hết nước lên là mọc hà ) về nấu chua dỉ nhiên là với me.còn chăm chút linh đình hơn là nấu tả pín lù cái này tốn nhiều đồ bổi lắm dạng như lẫu vậyCá Linh mùa nước đổ là thế,ăn đâu hết,nhà nhà làm mắm có thể nói trung bình mỗi nhà ỏ an giang đều có một khạp mắm cá linh !Khi bông điên điển nở rộ tô vàng các kênh rạch,bờ đê là cá linh chuẩn bị vô ...khạp.Nước giựt,từ trên đồng tuôn xuống sông lá thiên hạ làm đủ thứ công cụ để đánh bắt cá giai đoạn này gọi là cá "ra" .ở lại đồng mắc cạn nên cá ra sông hết lúc này có những cái Vó phải xả đổ bỏ vì dở không nổi nếu không sẽ rách vó Nước giựt,đất bày nhá nông chuẩn bị vệ sinh đồng ruộng cho mùa lúa mới...Mong bạn Như Sơn cho mình biết trước đây ở an giang khi nào ? kiet.

Page 13: Cá khổng lồ của sông Mekong

Bạn Kiệt thân mến, 

Lâu lắm mới đọc được một đoản văn tả về đời sống ở Nam bộ với đầy đủ chi tiết như thế này. Nếu bạn cầm viết thì chắc cũng không thua gì nhà văn Sơn Nam đâu. Đọc email của bạn làm tôi sống lại những ngày tháng xa xưa lang thang ở miệt

dưới, còn gọi là miệt vườn. 

Hôm trước có kể với bạn là có lúc sống ở An Giang, đúng ra là ở cù lao ông Chưởng. Nhưng hồi đó dân địa phương gọi là dòng ông Chưởng. Từ Chợ Mới bạn phải đi bộ khoảng 5, 7 cây số gì đó ra đến bến phà qua bên kia chợ Đình bên cù lao Hòa Hảo. Sau đó cứ đi về phía tay trái sẽ thấy đền thờ quan chưởng dinh. Con sông ngang bến phà qua địa phận cù lao

ông chưởng gọi là dòng ông Chưởng, nó nối liền hai con sông Tiền và Hậu Giang. 

Hồi cuối năm 1982 tôi có lên đó để sửa ghe. Đúng ra chỉ vài tuần là xong nhưng lần đó bị xui là ván ghe bị mục nên phải thay, rồi tới cái máy dầu bị hư hộp số. Máy quá cũ nên đâu có đồ phụ tùng, toàn phải xài đồ chế lại. Bởi vậy lâu lâu phải đi

đò về Long Xuyên để nhờ mấy tiệm tiện chế đồ.  Trước sau cũng gần 6 tháng mới về lại được Vĩnh Long. 

Thấy bạn tả lại mùa nước nổi làm tôi nhớ lại lúc đó sông cái chẩy xiết lắm, nước sông đục thẫm phù sa tràn bờ.  Tụi tôi cho ghe nằm ụ, phơi cào lên vách, rồi kiếm cách khác làm ăn. Đây là mùa gió Nồm, gió Tây Nam mang theo những đám

mây tím thẫm hơi nước. Chỉ trong thoáng chốc bầu trời tối sầm, sấm sét nổi lên theo cơn mưa rào như hắt vào mặt.  Gió đem cái lạnh như cắt vào da những người còn đang dở việc ngoài bờ mẫu.

 Vào cuối năm, tiết trời bắt đầu lạnh. Ngọn gió Bấc thổi về làm trên sông cái gợn lên những con sóng bạc đầu. Đám cào

sông bắt đầu lo xảm, trét ghe chuẩn bị cho ngày mùa.  Làm nghề cào sông cũng cực lắm. Thường thì phải thức giấc khoảng 4 giờ sáng, lúc gà mới gáy hiệp đầu.  Việc đầu tiên chống ghe ra khỏi bờ xong là quay máy chạy ngay cho kịp con nước. Người cầm lái, người thì ra mũi ghe xuống nấu cơm ở dưới hầm cho đở gió. Cũng may là cà ràng còn ấm nên cũng

dễ nhen lửa, tuy rằng cũng không thiếu chi dịp nước mắt ràn rụa vì khói. 

Chạy gần một giờ mới tới ngư trường, có khi ở đầu cù lao Bình Hòa Phước, có khi ở ngang chợ Lách. Trời còn tối, thả cào xuống sông xong thời mới bắt đầu thay phiên lo rửa mặt, đánh răng, và ăn sáng. Ăn vội chén cơm, uống ngụm nước sông xong là lo kéo cào lên. Khi cào kéo về tới ghe là nhả hộp số, gác cào lên trên mui, rồi phụ nhau kéo lưới. Lưới nhẹ thì chắc là không có gì. Lưới nặng thì cũng chưa chắc vì nhiều khi chỉ toàn là rác. Mẻ lưới kéo lên xả ra mấy cái nia xong là phải lo cột lưới và thả mẻ cào kế. Người lo cầm lái, người ôm tôm cá ra mũi ghe lựa. Xong mẻ cào thứ nhất bây giờ mới để ý là

mặt trời đã lên trên ngọn dừa. 

From: Son Nguyen <[email protected]>Subject: Re: Về: [BangDo] Fw: Những loài cá khổng lồ của sông Mekong

Page 14: Cá khổng lồ của sông Mekong

Sống nghề đâm hà bá cực như vậy nhưng người ngư phủ đâu có được hưởng gì. Những thứ ngon như tép, cá lưỡi trâu, cá mè vinh thì phải để riêng lên bán ở chợ. Còn mình thì chỉ ăn toàn cá chốt hay cá úc mà thôi. Cào chừng bẩy tám mẻ, mặt trời lên cao là lo chạy về chợ bán. Tiền dầu, tiền gạo, tiền củi, tiền đồ ăn chỉ trông vào đây.  Xong buổi chợ thì chạy ghe về bến, kẻ lo bữa cơm chiều, người lo vá lưới. Ngoài cá tạp là chính, bữa cơm chiều lâu lâu có hột vịt luộc hay bông sua đũa xào. Gạo đong bằng lon, những lo toan, tính toán khó xa hơn được một ngày. Những chiều cuối năm trời trở lạnh, mặt trời lặn sớm. Trong ánh tà dương thấy đàn chim trời bay về nơi vô định bỗng trong một phút động lòng nhớ cảnh Kim Dung tả Kiều Phong tìm về Nhạn Môn Quan ngắm nhìn đàn chim nhạn bay về phương Nam tránh lạnh. Lúc đó dù đang tan nát cõi lòng nhưng Kim Dung còn có chút hạnh phúc là có A Châu đi kèm.  Đó là chưa kể Kiều Phong mặc sức hành hiệp giang hồ, chẳng lo chuyện áo cơm.  Còn mình nay chắc tiêu đời trai bắt từng con tôm, con cá bên dòng sông Cổ Chiên này.  Bóng tối phủ xuống nhanh, đàn đom đóm bay quanh mấy cây bần vàng vọt chợt sáng, chợt tắt tựa như những bóng đèn người ta treo vào dịp Giáng Sinh.  Cổ thi từng nói biển xanh biến thành ruộng dâu nhưng không thấm gì so với những đổi thay trong mỗi con người.  Mới ngày nào tôi vẫn còn quen với ánh điện đô thành mà nay ngồi đây nhìn ánh đom đóm trong bóng đêm mờ mịt.  Cuộc sống thị thành ngựa xe như nước, áo quần như nêm nay đã lùi hẳn vào quá khứ, như thuộc vào một thế giới xa xôi nào khác. Ngày tháng thoi đưa, thoắt một cái đã gần 30 năm.  Đọc báo online mới biết quê tôi bây giờ đổi mới. Hai bến phà Mỹ Thuận và Cần Thơ nay đã có cầu.  Lưới điện quốc gia đã vượt sông Tiền, sông Hậu về tới vùng sâu, vùng xa.  Các trai làng, thôn nữ nay có điện thoại cầm tay.  Người ta không còn bắt cá sông nữa vì không còn gì để bắt hoặc sợ cá sông bị ô nhiễm.  Ngoài chợ bây giờ toàn bán cá nuôi. Trên sông ghe tầu tấp nập, có khúc như chợ Gạo cũng bị kẹt ghe như kẹt xe ở thành phố.  Những người bạn chài năm xưa không biết ai còn, ai mất. Chẳng biết bây giờ lưu lạc nơi đâu.  Một buổi chiều năm xưa đậu ghe bên bờ sông Hàm Luông gần phà Mỏ Cầy thấy một mái nhà tranh thấp thoáng sau cơn mưa với khói cơm chiều như đục lại đọng dưới tàng cây. Một bức tranh tuyệt đẹp mà sẽ không bao giờ tìm lại được vì người ta đã nói "không ai tắm hai lần trên một dòng sông". Sơn

Page 15: Cá khổng lồ của sông Mekong

Chào Các Bạn BĐ.Hồ Tuấn Kiệt,Nguyễn Như Sơn,Trương Huy Tùng.

Cám ơn Các Bạn .Đọc các bài viết của các bạn rất hay, làm tôi rất nhớ miệt vườn.Tôi cũng có một thời gian sống ở miệt vườn làm trai thời loạn.Tôi rất mong có dịp

Về trở lại nơi đó và đến thăm nhưng nơi các bạn đang sống . – An Giang còn có mộtCái tên khác nữa có phải không Kiệt ?!. – Bạn Sơn chắc bây giờ không còn ở Vĩnh Long

Nữa phải không  !?.Tôi có một thời gian ở Hòa Bình ,Trà Côn,Cả Cá( Xuân Hiệp)...Bạn có biết những địa danh này không ?.  Thân Mến.

                             Hanh Nauy