cÁc loẠi ic

17
CÁC LOẠI IC IC 7805: IC ổn áp 5V Với những mạch điện không đòi hỏi độ ổn định của điện áp quá cao, sử dụng IC ổn áp thường được người thiết kế sử dụng vì mạch điện khá đơn giản. Các loại ổn áp thường được sử dụng là IC 78xx, với xx là điện áp cần ổn áp. Ví dụ 7805 ổn áp 5V, 7812 ổn áp 12V. Việc dùng các loại IC ổn áp 78xx tương tự nhau, dưới đây là minh họa cho IC ổn áp 7805 Sơ đồ phía dưới IC 7805 có 3 chân: * Chân số 1 là chân IN (hình vẽ trên) * Chân số 2 là chân GND (hình vẽ trên) * Chân số 3 là chân OUT (hình vẽ trên) Ngõ ra OUT luôn ổn định ở 5V dù điện áp từ nguồn cung cấp thay đổi. Mạch này dùng để bảo

Upload: ngocbik

Post on 18-Jun-2015

10.814 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

7805,555.7447,74245

TRANSCRIPT

Page 1: cÁc LoẠi Ic

CÁC LOẠI ICIC 7805: IC ổn áp 5V

Với những mạch điện không đòi hỏi độ ổn định của điện áp quá cao, sử dụng IC ổn áp thường được người thiết kế sử dụng vì mạch điện khá đơn giản. Các loại ổn áp thường được sử dụng là IC 78xx, với xx là điện áp cần ổn áp. Ví dụ 7805 ổn áp 5V, 7812 ổn áp 12V. Việc dùng các loại IC ổn áp 78xx tương tự nhau, dưới đây là minh họa cho IC ổn áp 7805

Sơ đồ phía dưới IC 7805 có 3 chân:

* Chân số 1 là chân IN (hình vẽ trên)* Chân số 2 là chân GND (hình vẽ trên)* Chân số 3 là chân OUT (hình vẽ trên)

Ngõ ra OUT luôn ổn định ở 5V dù điện áp từ nguồn cung cấp thay đổi. Mạch này dùng để bảo vệ những mạch điện chỉ hoạt động ở điện áp 5V (các loại IC thường hoạt động ở điện áp này). Nếu nguồn điện có sự cố đột ngột: điện áp tăng cao thì mạch điện vẫn hoạt động ổn định nhờ có IC 7805 vẫn giữ được điện áp ở ngõ ra OUT 5V không đổi.

Mạch trên lấy nguồn một chiều từ một máy biến áp với điện áp từ 7V đến 9V để đưa vào ngõ IN. Khi kết nối mạch điện, do nhiều nguyên nhân, người dùng dễ nhầm lẫn cực tính của nguồn cung

Page 2: cÁc LoẠi Ic

cấp khi đấu nối vào mạch, trong trường hợp này rất dễ ảnh hưởng đến các linh kiện trên board mạch. Vì lí do đó một diode cầu được lắp thêm vào mạch, diode cầu đảm bảo cực tính của nguồn cấp cho mạch theo một chiều duy nhất, và nguời dùng cũng không cần quan tâm đến cực tính của nguồn khi nối vào ngõ IN nữa.Chú ý: điện áp đặt trước IC78xx phải lớn hơn điện áp cần ổn áp từ 1.5V đến 2VTụ điện đóng vai trò ổn định và chống nhiễu cho nguồn. (có thể bỏ hai tụ điện nếu mạch điện không đòi hỏi).

IC 7905: + Họ 79xx là họ ổn địn điện áp đầu ra là âm. Còn xx là giá trị điện áp đầu ra như : -5V,-6V.Sự kết hợp của hai con này sẽ tạo ra được bộ nguồn đối xứng.+Về mặt nguyên lý 7905 và 7805 hoạt động tương đối giống nhau .

Sơ đồ chân IC 7905Sơ đồ khối 7805(hình dưới):

Page 3: cÁc LoẠi Ic

ADC 0809:Ý nghĩa các chân: -IN0 đến IN7 : 8 ngõ vào tương tự -A, B, C: Giải mã chọn 1 trong 8 ngõ vào -D0 đến D7 : 8 ngõ ra song song 8bit dạng số -ALE: cho phép chốt địa chỉ -START: xung bắt đầu chuyển đổi -CLK: xung dao động -Vref+: điện thế tham chiếu (+) -Vref-: điện thế tham chiếu (-) -VCC: nguồn cung cấp

Các đặc điểm của ADC0809: -Độ phân giải 8 bit -Tổng sai số chưa chỉnh định ±1/2LSB, ±1LSB

Page 4: cÁc LoẠi Ic

-Thời gian biến đổi 100uS ở tần số 640KHz -Nguồn cấp +5 V -Điện áp vào 0V – 5V -Tần số xung Clock 10KHz – 1280KHz -Nhiệt độ hoạt động -400C – 850C -Dễ dàng giao tiếp Vi xử lý hoặc dùng riêng -Không cần điều chỉnh zero hoặc đầy thang

Đây là bộ biến đổi rất thông dụng có 8 kênh ngõ vào riêng biệt (so với áp chuẩn là 0) được chọn từ ba chân A0, A1, A2. Ngõ ra 8 bit tương thích TTL 3 trạng thái, có thể ghép trực tiếp với Data bus. ADC0809 hoạt động dựa trên phương pháp xấp xỉ liên tiếp rât thông dụng. Thời gian(tùy thuộc xung CLK) chuyển đổi khoảng 100 s

Hoạt động: Xung CLK có thể cấp 500kHz. Cần cung cấp xung Start (tích cực mức cao) để bắt đầu quá trình chuyển đổi. Đầu tiên là quá trình đọc và chốt dữ liệu A0, A1, A2 để chọn kênh chuyển đổi. Khi đang chuyển đổi thì chân EOC (End of Conversion) ở mức thấp, sau thời gian s thì EOC=1 báo hiệu đã kết thúc quá trình chuyển đổi. Lúc khoảng 100 s này dữ liệu số đã có ở D0..D7, để đọc được dữ liệu đầu ra của ADC thì đợi khi OE=1 lúc này dữ liệu này xuất ra ngoài.

Page 5: cÁc LoẠi Ic

sơ đồ ADC0809

Sơ đồ IC 7447 và bảng nguyên lý:

Page 6: cÁc LoẠi Ic
Page 7: cÁc LoẠi Ic

Sơ đồ IC 74138:

Page 8: cÁc LoẠi Ic

Nguyên lý:

Page 9: cÁc LoẠi Ic

74138 là Bộ giải mã/ Bộ phân đa kênh-8 được tạo dựng với quá trình điôt hàng rào sức mạnh Schottky thấp. Bộ giải mã chấp nhận ba đầu vào có trọng số nhị phân ( A0, A1, A2) Và khi cho phép Cung cấp tám đầu ra Thấp tích cực loại trừ lẫn nhau (O0_ O7). Những đặc tính 74138 cho phép nhập vào, hai đầu tích cực thấp ( E1, E2) và một đầu (E3) tích cực cao. Tất cả các đầu ra sẽ cao trừ phi E1 và E2 thấp và E3 cao.

IC 555:

1. Thông số

+ Điện áp đầu vào : 2 - 18V ( Tùy từng loại của 555 : LM555, NE555, NE7555..)

Page 10: cÁc LoẠi Ic

+ Dòng tiêu thụ : 6mA - 15mA

+ Điện áp logic ở mức cao : 0.5 - 15V

+ Điện áp logic ở mức thấp : 0.03 - 0.06V

+ Công suất tiêu thụ (max) 600mW

2. Chức năng của 555

+ Tạo xung

+ Điều chế được độ rộng xung (PWM)

+ Điều chế vị trí xung (PPM) (Hay dùng trong thu phát hồng ngoại)

………..

CẤU TRÚC CỦA IC 555:

Page 11: cÁc LoẠi Ic

Nhìn trên hình ta thấy cấu trức của 555 nó tương đương với hơn 20 transitor , 15 điện trở và 2 diode và còn phụ thuộc vào nhà sản xuất. Trong mạch tương đương trên có : đầu vào kích thích , khối so sánh, khối điều khiển chức năng hay công suất đầu ra.Một số đặc tính nữa của 555 là : Điện áp cung cấp nằm giữa trong khoảng từ 3V đến 18V, dòng cung cấp từ 3 đến 6 mA.

Dòng điện ngưỡng xác định bằng giá trị lớn nhất của R + R . Để điện áp 15V thì điện trở của R + R .phải là 20M Tất cả các IC thời gian đều cần 1 tụ điện ngoài để tạo ra 1 thời gian đóng cắt của xung đầu ra. Nó là một chu kì hữu hạn để cho tụ điện (C) nạp điện hay phòng điện thông qua một điện trở R. Thời gian này được xác định thông qua điện trở R và tụ điện C

Đường cong nạp của tụ điện

 

Page 12: cÁc LoẠi Ic

Mạch nạp RC cơ bản như trên hình 4. Giả sử tụ ban đầu phóng điện. Khi mà đóng công tắc thì tụ điện bắt đầu nạp thông qua điện trở. Điện áp qua tụ điện từ giá trị 0 lên đến giá trị định mức vào tụ. Đường cong nạp được thể hiện qua hình 4A.Thời gian đó nó để cho tụ điện nạp đến 63.2% điện áp cung cấp và hiểu thời gian này là 1 hằng số. Giá trị thời gian đó có thể tính bằng công thức đơn giản sau:

t = R.C

Chức năng từng chân của 555:

Chân 1: nối ra mass để náy dòng cung cấp cho ICChân 2: ngõ vào của 1 tần số so áp, mạch so áp dùng các đén bán dẫn thuận (Mức áp chuẩn là 2*Vcc/3)Chân 3: Ngõ raChân 4: dùng lập định mức trạng thái ra. Khi chân 4 nối mass thì ngõ ra ở mức thấp, còn khi chân 4 nôi vào mức áp cao thì trạng thái ngõ ra tuỳ theo mức áp ở chân 2 va 6Chân 5: dùng làm thay đổi mức áp chuẩn trg IC theo VR hay R ngoài cho nối mass. Tuy nhiên trg các mạch ứng dụng chân số 5 nối mass wa 1 con tụ từ 10nF --> 100nF tác dụng lọc bỏ nhiễu cho mức áp chuẩn ổn địnhChân 6: ngõ vào của 1 tần so áp khác, mach so sánh dùng các Transistor ngược Vcc/3 Chân 7: có thể xem như 1 khoá điện Chân 8: Cấp nguôn` nuôi cho IC. Nguồn nuôi cấp cho IC khoản từ +5V--> +15V , tối đa là =18V

IC 74245:

Page 13: cÁc LoẠi Ic

Là IC đệm có 2 cổng port A và port B . Mỗi cổng có 8 port riêng biệt.Sơ đồ khối:

Bảng trạng thái:

Page 14: cÁc LoẠi Ic