cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

53
CẨM NANG HỌC NGOẠI NGỮ Tác giả: Benny Lewis Mục lục: TRANG VỀ TÁC GIẢ............................................................................................................ 3 GIỚI THIỆU............................................................................................................ 3 PHẦN 1: TÂM LÝ .................................................................................................... 4 ĐỘNG CƠ................................................................................................................................. 4 VÌ SAO BẠN HỌC NGÔN NGỮ NÀY?.......................................................................................... 5 ĐẢM BẢO BẠN CÓ ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TỐT ĐẸP................................................................... 6 NHƯNG TA SẼ MẮC LỖI!........................................................................................................... 7 THÁI ĐỘ ĐÚNG......................................................................................................................... 8 KHÔNG CÓ NĂNG KHIẾU BẨM SINH.......................................................................................... 9 PHẦN 2 – KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG.......................................................................... 10 SỨ MẠNG............................................................................................................................... 10 CÁC BƯỚC CẦN THIẾT........................................................................................................... 12 MỤC TIÊU NHỎ....................................................................................................................... 12 ĐỊNH NGHĨA MỤC TIÊU CÁ NHÂN........................................................................................... 13 THỰC HIỆN NHẬT KÝ HỌC NGÔN NGỮ................................................................................... 14 PHẦN 3: GIAO TIẾP NGAY TỪ NGÀY THỨ NHẤT....................................................... 15 KHI NÀO TÔI THỂ BẮT ĐẦU NÓI CHUYỆN BẰNG NGOẠI NGỮ? ....................................................................... 15 MỘT NGÔN NGỮ KHÔNG CHỈ LÀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM............................................... 17 GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ ....................................................................................................... 18 LÀM THẾ NÀO GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BẢN NGỮ KHI MỚI HỌC RẤT ÍT ................................... 20 HÒA NHẬP TẠI CHỖ/TẠI NHÀ.................................................................................................. 22 HÒA NHẬP VỚI KỸ NĂNG NÓI................................................................................................. 23 BẮT NHỊP VỚI VIỆC THỰC HÀNH KỸ NĂNG NÓI ..................................................................... 25 NHỮNG THẤT VỌNG CẦN THIẾT............................................................................................. 27 BÍ QUYẾT KHẮC PHỤC CÁC KHÁC BIỆT TRONG MỘT NGOẠI NGỮ .......................................... 28 MẮC LỖI LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT!................................................................................................. 29 ƯU TIÊN TRONG HỌC TẬP...................................................................................................... 30 VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH............................................................................................ 32 PHẦN 4: NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI BẢN XỨ.............................................................. 33 HÃY ĐẶT YÊU CẦU.................................................................................................................. 33 VỀ PHƯƠNG DIỆN NHÂN VĂN................................................................................................ 34 QUÁ MẮC CỠ KHÔNG DÁM NÓI.............................................................................................. 36 TỪ NGỮ LIÊN KẾT TRONG HỘI THOẠI..................................................................................... 38 HỌC NHIỀU NGOẠI NGỮ......................................................................................................... 39 PHẦN 5: CÁC NGUỒN LIỆU HỌC TẬP...................................................................... 40 CẢI THIỆN KHẢ NĂNG GHI NHỚ.............................................................................................. 40 LIÊN TƯỞNG HÌNH ẢNH......................................................................................................... 41 SỬ DỤNG ÂM NHẠC ĐỂ GHI NHỚ TỪ NGỮ............................................................................. 43 TẬN DỤNG THỜI GIAN............................................................................................................ 44 LÀM THẾ NÀO TÌM ĐƯỢC NGƯỜI BẢN XỨ MÀ KHÔNG PHẢI ĐI XA......................................... 46 Page 1

Upload: mattroi93

Post on 12-Jul-2015

1.922 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

CẨM NANG HỌC NGOẠI NGỮ

Tác giả: Benny Lewis

Mục lục: TRANG

VỀ TÁC GIẢ............................................................................................................3

GIỚI THIỆU............................................................................................................3

PHẦN 1: TÂM LÝ ....................................................................................................4

ĐỘNG CƠ.................................................................................................................................4VÌ SAO BẠN HỌC NGÔN NGỮ NÀY?..........................................................................................5ĐẢM BẢO BẠN CÓ ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TỐT ĐẸP...................................................................6NHƯNG TA SẼ MẮC LỖI!...........................................................................................................7THÁI ĐỘ ĐÚNG.........................................................................................................................8KHÔNG CÓ NĂNG KHIẾU BẨM SINH..........................................................................................9

PHẦN 2 – KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG..........................................................................10

SỨ MẠNG...............................................................................................................................10CÁC BƯỚC CẦN THIẾT...........................................................................................................12MỤC TIÊU NHỎ.......................................................................................................................12ĐỊNH NGHĨA MỤC TIÊU CÁ NHÂN...........................................................................................13THỰC HIỆN NHẬT KÝ HỌC NGÔN NGỮ...................................................................................14

PHẦN 3: GIAO TIẾP NGAY TỪ NGÀY THỨ NHẤT.......................................................15

KHI NÀO TÔI CÓ THỂ BẮT ĐẦU NÓI CHUYỆN BẰNG NGOẠI NGỮ? .......................................................................15MỘT NGÔN NGỮ KHÔNG CHỈ LÀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM...............................................17GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ .......................................................................................................18LÀM THẾ NÀO GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BẢN NGỮ KHI MỚI HỌC RẤT ÍT ...................................20HÒA NHẬP TẠI CHỖ/TẠI NHÀ..................................................................................................22HÒA NHẬP VỚI KỸ NĂNG NÓI.................................................................................................23BẮT NHỊP VỚI VIỆC THỰC HÀNH KỸ NĂNG NÓI .....................................................................25NHỮNG THẤT VỌNG CẦN THIẾT.............................................................................................27BÍ QUYẾT KHẮC PHỤC CÁC KHÁC BIỆT TRONG MỘT NGOẠI NGỮ ..........................................28MẮC LỖI LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT!.................................................................................................29ƯU TIÊN TRONG HỌC TẬP......................................................................................................30VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH............................................................................................32

PHẦN 4: NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI BẢN XỨ..............................................................33

HÃY ĐẶT YÊU CẦU..................................................................................................................33VỀ PHƯƠNG DIỆN NHÂN VĂN................................................................................................34QUÁ MẮC CỠ KHÔNG DÁM NÓI..............................................................................................36TỪ NGỮ LIÊN KẾT TRONG HỘI THOẠI.....................................................................................38HỌC NHIỀU NGOẠI NGỮ.........................................................................................................39

PHẦN 5: CÁC NGUỒN LIỆU HỌC TẬP......................................................................40

CẢI THIỆN KHẢ NĂNG GHI NHỚ..............................................................................................40LIÊN TƯỞNG HÌNH ẢNH.........................................................................................................41SỬ DỤNG ÂM NHẠC ĐỂ GHI NHỚ TỪ NGỮ.............................................................................43TẬN DỤNG THỜI GIAN............................................................................................................44LÀM THẾ NÀO TÌM ĐƯỢC NGƯỜI BẢN XỨ MÀ KHÔNG PHẢI ĐI XA.........................................46

Page 1

Page 2: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

CÁC NGUỒN LIỆU TRỰC TUYẾN..............................................................................................48

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ CỤ THỂ......................................................................50

TẠI SAO LẠI CÓ KHÁI NIỆM GIỐNG ĐỐI VỚI TỪ?.....................................................................50TỪ VỰNG CÓ SẴN .................................................................................................................51LUYỆN GIỌNG CHUẨN............................................................................................................52

CÁC BÀI PHỎNG VẤN............................................................................................53

KẾT LUẬN............................................................................................................54

Page 2

Page 3: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

VỀ TÁC GIẢ

Tôi tên Benny (Brendan) Lewis. Tôi là người ăn chay quê ở Cavan, Ireland. Tôi không biết uống rượu. Tôi thích tự gọi mình là người “du mục thời công nghệ” – tức là lang thang khắp hành tinh nhưng không bao giờ rời các phương tiện kỹ thuật.

Tôi làm nhiều nghề suốt thập niên qua, ví dụ như giáo viên tiếng Anh, giáo viên toán, giáo viên tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha, nhiếp ảnh gia, tiếp tân khách sạn, hướng dẫn viên du lịch, quản lý cửa hàng yoga, phụ tá cấp cứu, kỹ sư điện tử, và nhiều nghề khác. Trước khi cố gắng kiếm sống từ tiền bán sách cẩm nang này, tôi là một thông dịch viên tự do.

Mục tiêu của tôi là kiếm đủ tiền từ việc bán sách và dạy tư để cuối cùng có thể sống thoải mái ở Mat-xcơ-va và Tokyo, mỗi nơi 3 tháng (chẳng may đây là 2 thành phố đắt đỏ nhất thế giới) vì tôi muốn học tiếng Nga và tiếng Nhật.

Cho đến lúc đó, tôi sẽ vẫn phải tiếp tục lựa chọn những điểm đến rẻ hơn cho các đặc nhiệm học ngôn ngữ trong vòng 3 tháng của mình. Tôi chắc rằng nội dung của quyển sách, với các bản dịch, phiếu bài tập, các đoạn phỏng vấn có thể giúp ích bạn rất nhiều, vì những ý tưởng trong đó đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời tôi trong thập niên qua và mở ra một thế giới mới kỳ thú về việc học ngoại ngữ và giao tiếp với người dân trên toàn thế giới.

Cám ơn bạn đã mua sách và chúc bạn nhiều điều thú vị trong việc học ngoại ngữ của mình!

GIỚI THIỆU

Khi bước sang tuổi 21, ngôn ngữ duy nhất tôi biết sử dụng là tiếng Anh. Tôi có học tiếng Đức và tiếng Ái Nhĩ Lan ở trường, nhưng luôn đạt điểm thấp đối với cả hai ngôn ngữ này. Điều đó có nghĩa tôi là một người hoàn toàn không có năng khiếu gì về ngôn ngữ và đã từng chấp nhận rằng cả đời mình sẽ chẳng thể nói được thứ tiếng nào ngoài tiếng Anh. Ở đại học, tôi học về Công Nghệ Điện Tử.

Dù vậy, sau khi tốt nghiệp tôi đã chuyển đến sinh sống ở Tây Ban Nha và đã yêu thích nền văn hóa ở đó đến nỗi tôi quyết chí tìm hiểu thêm về nó qua chính những người dân Tây Ban Nha thực thụ – chứ không phải là qua những người biết nói tiếng Anh.

Suốt sáu tháng, tôi làm nhiều thứ có thể để học tiếng Tây Ban Nha, đôi khi là học lõm, đôi khi tham gia các lớp học chính quy. Sau thời gian đó, tôi cũng chỉ biết chút ít từ ngữ và vài quy tắc ngữ pháp rời rạc – không có lợi ích gì đáng kể. Một ngày nọ, tôi quyết tâm một cách thực sự thực hiện dự tính của mình và thử nghiệm một số phương pháp mới chưa từng áp dụng trong các khóa học ngoại ngữ.

Vì thế, ‘bí kiếp’ học ngôn ngữ ra đời!

Chắc hẳn tôi không phải là người duy nhất có bí quyết học ngôn ngữ. Nhiều người trước tôi đã từng học ngoại ngữ thành công trong thời gian ngắn. Tôi đã gặp gỡ những người như vậy trong các chuyến du hành của mình và học hỏi từ họ vô số điều hay, cũng như đã kèm theo cẩm nang này các bài phỏng vấn với những người được biết đến nhiều qua mạng Internet để nghe họ chia sẻ các phương pháp học nhiều ngoại ngữ một cách nhanh chóng và hiệu quả mà họ áp dụng thành công hơn so với nhiều người học ngoại ngữ bình thường khác.

Cẩm nang này giới thiệu một số bài học quan trọng nhất rút ra từ hành trình học ngôn ngữ của tôi cho đến hiện tại. Qua việc chia sẻ các khó khăn vất vã của mình, tôi hy vọng làm giúp các bạn đang học ngôn ngữ tránh được những tuyệt vọng mà tôi đã trải qua để đạt được thành công. Rất nhiều người bỏ ra nhiều năm trời để học ngoại ngữ mà rốt cuộc không thể vượt xa hơn những câu giao tiếp cơ bản, và tôi muốn giúp các bạn như thế.

Tôi cho rằng bạn có thể bắt đầu sử dụng ngoại ngữ của mình ngay bây giờ, và chỉ trong vài tháng,

Page 3

Page 4: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

bạn có thể nói ngôn ngữ đó lưu loát nếu bạn học đúng phương pháp. Nội dung cẩm nang này chia sẻ những khả năng và phương pháp miễn phí sẵn có đối với tất cả mọi người để có thể tận dụng nhanh chóng đạt được trình độ giao tiếp được với người bản xứ bằng ngoại ngữ, dù bạn đang ở tại đất nước của họ hay ngay trên quê hương mình.

Mong ước thực sự hiểu được một nền văn hóa qua khả năng giao tiếp với người bản ngữ trong nền văn hóa đó hoàn toàn nằm trong tầm tay của nhiều người. Tôi hy vọng những lời khuyên từ các trang sách này (và trong những bài phỏng vấn) sẽ giúp các bạn đạt được ước mơ đó!

PHẦN 1: TÂM LÝ

Mỗi hành trình xa ngàn dặm đều khởi đầu bằng bước chân đầu tiên. Học một ngôn ngữ hoàn toàn là một hành trình như vậy!

Tất nhiên bạn có nhiều quyết định quan trọng cho toàn hành trình – quyết tâm học tập, nhưng bắt đầu từ đâu lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Tôi đã nhiều lần trải qua giai đoạn như vậy trong hơn 10 năm qua, và đã có những quyết định đúng đắn (có cả vài quyết định sai lầm) khi học ngoại ngữ. Nhờ đó tôi học được nhiều điều và vẫn tiếp tục học thêm nhiều điều từ đó.

Trong cẩm nang này, tôi sẽ trình bày chính xác điều gì đã giúp tôi học một ngoại ngữ mới và đạt được sự lưu loát trong thời gian ngắn.

Tôi viết cẩm nang này cứ như là tự nói với chính mình khi còn 21 tuổi; bối rối trước người lạ, thiếu tự tin về khả năng bản thân, và trên hết là luôn tin rằng mình chẳng bao giờ nói được một ngoại ngữ.

Hành trình 7 năm qua của tôi thật sự là một kinh nghiệm tuyệt vời đáng kinh ngạc (và nó còn tiếp tục như thế), và tôi sẽ không đánh đổi những gì mình đã trải nghiệm để lấy một cái gì khác. Sẽ dễ dàng và thú vị hơn nhiều nếu trước đây tôi có được những thông tin như bạn thấy trong cẩm nang này. Tôi ắt hẵn cũng đã tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

Để học nói lưu loát một ngôn ngữ trong thời gian ngắn không phụ thuộc vào vấn đề là bạn sử dụng tài liệu nào, học nhiều hay ít, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào thái độ và động lực.

Để chuẩn bị thực hiện những bước tiến xa trong học ngoại ngữ, tuyệt nhiên bạn phải có tâm lý đúng đắn. Các phương pháp nổi tiếng nhất và các chương trình đắt tiền nhất có thể và thực sự đã gây nhiều lãng phí về công sức, tiền bạc, và thời gian của nhiều người có tâm lý sai lệch.

ĐỘNG CƠ

Chỉ muốn học một ngôn ngữ thôi thì chưa đủ.

Rất tiếc phải nói thế, nhưng tuyệt đại đa số mọi người trên thế giới đều sẽ rất vui nếu nói được một ngôn ngữ mà không phải nhọc công. Trong thực tế, tôi chưa từng thấy người nào mà không “muốn” biết được một ngoại ngữ.

Nếu không có gì khác hơn là ước muốn chung chung, bạn có rất ít khả năng đạt được kết quả trong thời gian ngắn. Tôi từng biết nhiều ngoại kiều và các học viên tham gia khóa hè chẳng đạt được điều gì ấn tượng sau nhiều tháng, hoặc nhiều năm sống trong môi trường ngoại ngữ.

Page 4

Page 5: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

Điều này là vì họ không cần học. Họ sử dụng tiếng mẹ đẻ (ví dụ tiếng Anh) trong mọi trường hợp, như nói chuyên với bạn bè, người yêu, họ hàng, viết thư điện tử, đọc sách, xem phim, xem truyền hình…

Ngoại kiều thường không hòa nhập hoàn toàn với ngôn ngữ và văn hóa sở tại, do đó họ không học được gì dù có nhiều tháng, nhiều năm tiếp xúc. Nhưng đó lại là tin vui cho những ai học ngoại ngữ nhưng không có điều kiện sống tại những nơi ngôn ngữ đó được sử dụng!

Nếu ngoại kiều có thể tạo ra một cộng đồng ngôn ngữ cho chính họ nhằm bảo tồn tiếng mẹ đẻ, tại sao ta không thể tạo ra một cộng đồng tại chỗ để học ngoại ngữ?

Câu trả lời thật đơn giản – bạn không thật sự muốn điều đó nhiều như vậy. Ví dụ, nói tiếng Tây Ban Nha với người yêu cùng đi du lịch đến Nam Mỹ với bạn là điều “không cần thiết”, vì nói ngôn ngữ quen thuộc của cả hai sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn nhiều. Nếu làm ngược lại, sẽ rất kỳ dị.

Một trong những bí quyết tôi đã thực hiện khi học ngôn ngữ là ý tưởng thay đổi yếu tố muốn thành yếu tố cần. Thực tế tôi đã thực hiện ra sao sẽ được đề cập về sau. Nhưng hiện thời, cần hiểu rõ là có sự khác biệt cơ bản giữa hai yếu tố này.

Khi bạn cần nói một ngôn ngữ, vấn đề hoàn toàn khác hơn là chỉ mong muốn chung chung sẽ sử dụng nó một ngày nào đó. Đó là một nhu cầu thực sự mong muốn gắn bó với ngôn ngữ ấy suốt đời. Mức độ đầu tư như vậy không phải là điều mà người học tài tử có được.

TÓM TẮT:

Bạn phải thay đổi tâm lý muốn thành tâm lý cần.

VÌ SAO BẠN HỌC NGÔN NGỮ NÀY?

Có nhiều lý do tại sao một người muốn học một ngôn ngữ cụ thể, các lý do này khác nhau tùy từng người.

Có thể bạn muốn khám phá gốc gác của mình? Bạn có đam mê du hành đây đó? Bạn muốn thi đậu một kỳ thi? Hay đơn giản là bạn yêu thích ngôn ngữ và muốn mở rộng những chân trời hiểu biết.

Đó là những động cơ dài hạn thật tuyệt vời, nhưng phải nói thật là chúng sẽ không giúp ích cho bạn đạt đến độ lưu loát nhanh chóng.

Từng lý do nêu trên đều có tính mơ hồ, và không có giới hạn thời gian cụ thể (hoặc là thời hạn quá xa vời). Bạn có một lý do to tát nhưng không thể phân nhỏ nó ra thành nhiều mục tiêu khả dĩ, và chính vì thế, bạn không thể đo được sự tiến bộ của mình.

Đây là lý do tại sao tôi thường không đặt ra cho mình mục tiêu sau cùng (đối với tôi, mục tiêu đó là sự lưu loát). Thay vì vậy, tôi tạo ra các dự tính rất ngắn hạn mang tính thực tế và tạo cho tôi một cảm giác là việc học đang có tiến bộ và đang có kết quả.

Điều đó tạo ra áp lực và nhu cầu phải đạt được điều gì đó cụ thể trong một thời gian ngắn. Nhu cầu này thường không hiện diện ở các khóa học ngoại ngữ. Thi cử ít nhiều là cách thức hiệu quả tạo ra một nhu cầu, nhưng hầu hết các chương trình chính quy không thực sự gắn kết với thực tế sử dụng ngôn ngữ. Kiến thức văn phạm và từ vựng ấn tượng vẫn không có nghĩa là bạn có thể thực sự giao tiếp được, và tôi đã từng gặp nhiều người có bằng cấp cao về ngoại ngữ nhưng vẫn không thấy tự tin khi sử dụng.

Mặc dù mục tiêu sau cùng của tôi có thể đại loại như là “thành thạo sau ba tháng”, thì các mục tiêu ngắn hạn cụ thể có thể là “mua được thẻ điện thoại vào chiều nay”, “học một số từ liên quan đến mạng Internet để có thể nghe một đoạn thoại trên tự điển bách khoa Wikipedia và nắm được nội dung khát quát”, hay “có thể đi từ sân bay về khách sạn mà không cần nói tiếng Anh”.

Những mục tiêu như vậy không cần đầu tư hàng tháng. Chúng rất cụ thể và có thể chuẩn bị trong

Page 5

Page 6: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

chỉ một vài giờ ngày ở giai đoạn mới bắt đầu học nếu biết sử dụng các kỹ thuật mà tôi sẽ trình bày sau.

Miễn là bạn đạt mục tiêu của mình, chẳng là vấn đề nếu bạn có lắp bắp, ngập ngừng, hay không hiểu hết mọi thứ, hay thậm chí làm thất vọng người đối diện (điều ít khi xảy ra với tôi, và tôi sẽ giải thích cách tránh điều đó sau). Chắc chắn bạn sẽ đạt được mục tiêu do chính mình đưa ra.

TÓM TẮT:

Cần đặt ra nhiều mục tiêu ngắn hạn, thực tế.

ĐẢM BẢO BẠN CÓ ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU TỐT ĐẸP

Bạn có thể nghĩ rằng (đặc biệt nếu bạn tham dự các lớp học chính quy hay trực tuyến, hay sử dụng phần mềm tự học) học ngôn ngữ chủ yếu gắn liền với hai thứ: ngữ pháp và từ vựng. Điều này hoàn toàn sai.

Theo tôi nghĩ, yếu tố quan trọng nhất của khả năng nói một ngôn ngữ nằm ở chỗ tự tin về năng lực sử dụng ngôn ngữ đó của chính mình.

Bạn có thể viện ra những lý do kỹ thuật rằng tiếng Đức, tiếng Hoa, hay tiếng Thụy Điển, tiếng Nga là ngôn ngữ “khó nhất”, nhưng đó là một lãng phí về thời gian. Dù bạn có học tiếng nào đi nữa, thì tiếng đó đều trở nên khó cho chính bạn khi mà bạn tập trung để ý chính xác về những gì làm cho ngôn ngữ đó khó. Một ngôn ngữ luôn luôn trở nên khó khi bạn nghĩ là nó khó.

Tôi từng gặp vô số người lẽ ra sẽ rất thành công vì trông thông minh hơn tôi “một cách tự nhiên”, nhưng lại tiến bộ rất ít vì những gì họ làm là đặt ra hàng loạt mục tiêu mà tất cả đều có tính cản trở không giúp họ mở miệng nói được.

Họ cứ tập trung vào những điều không đâu đó, nên thái độ của họ về ngôn ngữ đang học trở nên rối rắm. Một người muốn thành công làm chủ ngôn ngữ sẽ làm những điều ngược lại và tập trung vào những điều tích cực ngay từ lúc ban đầu.

Để minh họa điều này, hãy tưởng tượng ví dụ sau:

Tôi sắp giới thiệu bạn cho một người bạn của tôi, nhưng sẽ nói trước cho bạn biết đôi chút về người đó. Tôi nói cho bạn biết trước là anh ta rất ghét trẻ em, bảo thủ, hay đánh rắm khi lo lắng, và có tiếng cười rất chói tai. Tất cả các điều đó có thể là sự thật, nhưng nói thế có nghĩa là tôi rất ti tiện, cướp mất cơ hội để anh ta tự tạo ấn tượng ban đầu cho mình. Và cũng có nghĩa là bạn sẽ trở nên dè chừng hay có thể không thích làm quen với anh ta nữa, bởi bạn đã biết được các điều không hay về anh ta.

Sau đó tôi đi gặp một người khác và kể cho anh ta nghe về cùng một người như thế - tôi nói rằng anh ta làm việc cho NASA, rất tốt bụng, có khiếu hài hước, có nhiều kinh nghiệm thú vị trong các chuyến đi làm từ thiện khắp Châu Phi, v.v; tất cả cũng đều là sự thật. Trong trường hợp này, người bạn tôi trở nên hấp dẫn và chắc sẽ được nhào đến làm quen ngay. Rốt cuộc, những người bạn mới của bạn tôi cũng phát hiện ra một vài điều không hay trong tính cách, nhưng họ sẽ chấp nhận những điều đó xem đấy là một phần trong tất cả các đặc điểm tạo ra anh ta. Họ sẽ chấp nhận những khiếm khuyết đó như cách làm giữa những người bạn.

Tại sao ta không làm như vậy đối với ngôn ngữ?

Tôi xem ngôn ngữ như một người bạn mà tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn, chứ không phải là một kẻ thù cần đánh bại. Tôi cố tìm những điều hay để làm cho “bạn” đẹp đẽ hơn và sẽ bảo vệ danh dự nếu bạn ấy bị xúc phạm. Ở cuối cẩm nang này tôi có liệt kê các lý do tại sao một số khía cạnh của một số ngôn ngữ (như từ vựng, giống của danh từ…) tỏ ra dễ học. Những ngôn ngữ đó là bạn của tôi và tôi muốn các bạn nhìn vào mặt tích cực của chúng.

Ví dụ, nếu bạn nói với tôi rằng tiếng Pháp quá khó do có nhiều danh từ giống đực và giống cái, tôi sẽ nói với bạn rằng nó rất dễ vì có lượng từ nhiều như tiếng Anh, và phản bác ý kiến của bạn bằng

Page 6

Page 7: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

lập luận rằng hậu tố của từ giúp ta nhớ được giống của danh từ một cách dễ dàng.

Nếu bạn bảo một số ngôn ngữ Châu Á có quy tắc thanh điệu xa lạ, tôi sẽ bảo rằng điều đó không đến nỗi tồi tệ nếu bạn nhìn kỹ để thấy các ngôn ngữ này có thể trở nên dễ, vì hầu như chúng không có các khái niệm về thức, giống, chia động từ, hòa hợp tính từ, trật tự từ phức tạp, hay các đặc điểm khác có trong các ngôn ngữ Châu Âu.

Và đối với các ngôn ngữ Châu Âu đó, tôi cũng sẽ chỉ cho bạn thấy những lý do tại sao các đặc điểm phức tạp đó không đến nỗi nào. Cần phải làm bất cứ điều gì có thể để khắc họa hình ảnh ngôn ngữ mình đang học là không hề khó. Nếu bạn trêu chọc bạn tôi sau lưng, tôi sẽ bảo vệ anh ta như bất cứ người bạn tốt nào cũng đều làm thế. Nếu bạn muốn ngôn ngữ mình theo đuổi là người bạn của mình, bạn cần đối xử với nó như một con người.

Điều đó đã giúp tôi thành công trong việc học ngôn ngữ một cách nhanh chóng, và nhiều người nhìn từ bên ngoài có thể sẽ cho rằng đó chỉ là do bạn thông minh hơn, vì đối với bạn một ngôn ngữ nào đó tỏ ra dễ học hơn. Nhưng đấy thực sự là một sự chuyển đổi về tâm lý, không phải là về chỉ số thông minh.

TÓM TẮT:

Đừng nghĩ về độ khó của ngôn ngữ mà bạn đang học; điều đó sẽ không đưa bạn đến đâu cả! Tập trung vào mặt tích cực!

NHƯNG TA SẼ MẮC LỖI!

Những khía cạnh “khó” trong một ngôn ngữ tất nhiên không thể không đề cập. Đây là lý do tôi đề nghị nên nhìn nhận chúng với cách nhìn khác và vui vẻ chấp nhận.

Tuy vậy, dù bạn có nhìn nhận về ngôn ngữ ra sao, cũng cần có thời gian để quen dần với những khía cạnh khác biệt so với tiếng mẹ đẻ của bạn. Điều này có nghĩa việc mắc lỗi là không thể tránh khỏi.

Nếu bạn chấp nhận thực tế này, vậy thì trong những giai đoạn ban đầu bạn không nên bận tâm lo lắng thái quá về những điểm gây khó khăn trong ngôn ngữ đang học. Sẽ tốt hơn nếu biết tạo ra một cảm nhận về những đặc điểm của ngôn ngữ đó, đúng như cách thức nó được sử dụng, chứ không phải là cảm nhận về ngữ pháp của nó.

Ví dụ, nếu một người học tiếng Anh chưa biết phân biệt chủ ngữ/tân ngữ và nói That phone call is for 'I' (lẽ ra là 'me'), tôi hoàn toàn có thể thông cảm được nếu anh ta chỉ bắt đầu học tiếng Anh trong vài tuần. Thực ra, tôi sẽ rất cảm động vì anh ta đã cố gắng nói được đôi chút với thời gian đầu tư học tập ít ỏi như thế.

Trọng tâm của bạn có thể sẽ là làm cho người khác hiểu được mình và hiểu được hầu hết những gì người ta nói lại với bạn.

Nếu người học ở ví dụ trên đã dành nhiều tháng học ngữ pháp trước và sau sáu tháng có thể dùng “me” chứ không phải là “I”, anh ta chắc hẳn chưa đạt điều gì hơn thế về mặt giao tiếp. Anh ta có thể nói tốt hơn, tuy nhiên nói được một câu tuy còn sai chỉ sau một tuần học tập chí ít cũng thể hiện anh ta đang giao tiếp dù thời gian đầu tư hạn chế.

Giao tiếp rốt cuộc là chức năng của ngôn ngữ! Ngay cả khi bạn học chỉ để thi cử nhưng không nhận thức được điều đó, những gì bạn học chỉ là danh sách quy tắc ngữ pháp và các bảng từ vựng mà thôi. Đó không phải là ngôn ngữ; ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp giữa mọi người với nhau, và ngay cả khi bạn không nói đúng 100% trong giai đoạn mới học, thì bạn tất nhiên vẫn có thể giao tiếp được.

Do đó, cứ mắc lỗi và đừng lo ngại điều đó! Bạn không thể bước đi tự tin nếu bạn không nghiêng ngã chút ít trước đó.

Page 7

Page 8: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

Cũng thật quan trọng là khả năng sử dụng lỗi như một cơ hội học tập, và không xem đó là trở ngại. Tôi thích “sửa chữa” lại trong trí nhớ những lỗi đã mắc phải và xem liệu đã học hỏi từ các lỗi đó chưa - bằng cách đó, tôi thấy con đường mình đã qua chỉ chứa toàn những tiến bộ.

TÓM TẮT: Lỗi là một phần tự nhiên của quá trình học, hãy chấp nhận là chúng luôn xảy ra và hiểu rõ rằng điều này không cản trở khả năng giao tiếp của bạn.

THÁI ĐỘ ĐÚNG

Qua những năm học ngôn ngữ, tôi được tiếp xúc với rất nhiều người và biết được rằng họ học nhanh hơn tôi rất nhiều. Tất nhiên là tôi học hỏi từ họ nhiều điều hay.

Chẳng may cũng rất nhiều người tôi từng gặp lại không thành công trong việc học ngoại ngữ (nếu không, quyển cẩm nang như thế này chẳng ai cần đến). Và bạn có biết không, tôi cũng đã học hỏi nhiều điều hay từ những người như vậy. Tôi rút ra được chính xác cách thức bạn cần làm gì để không học được một ngôn ngữ.

Bạn có biết đâu là điểm chung của họ không? Họ chú tâm vào các khía cạnh tiêu cực của ngôn ngữ đang học. Cái ly của họ (chính xác hơn: ngôn ngữ của họ) rỗng một nửa, thay vì đầy một nửa.

Xin lỗi nếu như điều đó nghe như là tôi đang đơn giản hóa vấn đề, nhưng tôi phải thành thực tin rằng đó là điểm khác biệt lớn nhất giữa người thành công và không thành công trong việc học ngoại ngữ. Có óc thực tế là điều cần thiết, nhưng một người chểnh mảng với ngôn ngữ (trái với người đam mê ngôn ngữ) lại chú tâm đến những chi tiết tiêu cực nhiều đến mức như luôn bị ám ảnh.

Người chểnh mảng với ngôn ngữ sẽ luôn tìm mọi cách có thể tưởng tượng ra để chứng tỏ những thử thách trong học ngoại ngữ là không thể vượt qua được đối với họ. Họ đưa ra vô số lý do khiến họ chùng bước (hoặc khiến bạn chùng bước nếu như họ “hào phóng” chia sẻ cho bạn các yếu tố tiêu cực đó khi biết bạn đang có dự tính học ngôn ngữ), còn khi thấy ai đó đạt được điều họ cho là không thể, họ sẽ gọi người đó là ngoại lệ hay thần đồng. Điều này chẳng qua chỉ là sự chểnh mảng mà thôi.

Khi họ liệt kê các khía cạnh khác biệt của một ngôn ngữ (ví dụ: ‘cách’ trong những ngôn ngữ Slavic, ‘giống’ trong các ngôn ngữ Latin, ‘thanh điệu’ trong các ngôn ngữ Châu Á…) họ thường nhắc cho bạn nhớ về sự phức tạp của chúng. Và bạn biết sao không? Về mặt kỹ thuật, họ hoàn toàn đúng – cần có nhiều nỗ lực để học khía cạnh mới mẽ đó và cái ly đúng là rỗng một nửa. Điều đó không sai.

Họ có thể đi xa hơn và cung cấp ví dụ để chứng minh tính phức tạp của các khía cạnh đó. Ví dụ như việc chính họ đã cố gắng học một ngôn ngữ suốt 10 năm ở trường mà không nói được nó, do đó học một ngôn ngữ nhanh chóng là không thể. Về mặt kỹ thuật, họ không hề “sai”.

Thậm chí nếu họ có bảo ngôn ngữ bạn đang học là “khó nhất thế giới” thì họ vẫn không sai! Ngôn ngữ nào cũng có thể là khó nhất nếu bạn nhìn nó như thế. “Khó” là từ có nghĩa tương đối – cũng như to hay đẹp vậy – và còn tùy thuộc vào người quan sát.

Tuy nhiên, sử dụng logic kỳ cục như trên và quá bận tâm vào mức độ khó của một ngôn ngữ sẽ chẳng giúp bạn đạt được điều gì cả. Do đó, dĩ nhiên là tôi khuyên bạn nên nhìn cái ly như là đầy một nửa. Sự lạc quan và thái độ tích cực là các yếu tố giúp thành công trong học ngoại ngữ.

Tôi thường không gọi các yếu tố trong ngôn ngữ là khó – chúng chỉ đơn giản là khác biệt mà thôi. Và bởi vì ngôn ngữ là một người bạn, tôi sẽ tiếp tục đi xa hơn và bảo cho bạn biết nó tuyệt vời như thế nào.

“Tin không vui” sẽ đến lúc nào đó trong hành trình của bạn, và bạn phải học cách lọc lấy những sự thật cơ bản, chứ không phải là ý kiến chủ quan liên quan đến mức độ khó dễ của ngôn ngữ.

Ví dụ, khi tôi biết tiếng Tiệp có đến 7 cách, lẽ ra tôi đã ngồi than vãn về những nguy tắc đáng

Page 8

Page 9: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

nguyền rủa đó (và tôi được biết có nhiều người làm thế). Nhưng làm như vậy thì chẳng có tác dụng gì cả! Tôi đảm bảo rằng than vãn, phàn nàn chẳng bao giờ làm cho bạn lưu loát cả. Thật đáng tiếc về điều đó, vì nhiều người trong chúng ta rất giỏi phàn nàn.

Bất cứ điều gì cản bước của bạn đều cần phải được loại trừ, và thái độ bi quan nằm ở hàng đầu trong danh sách các điều đó!

Về kinh nghiệm học tiếng Tiệp, tôi đã luôn tự nhủ “ổn thôi!” và thoạt đầu tôi mắc lỗi về cách, nhưng tôi cố học để cải thiện, và tìm ra những mẫu thức giúp việc học dễ dàng hơn.

Và bạn có biết: tôi đã vượt qua và khá tự tin sử dụng 7 cách trong các cuộc đàm thoại.

Có một lý do nữa giải thích vì sao tôi thường ít chú trọng ngữ pháp khi mới bắt đầu học một ngôn ngữ. Khi thấy có quá nhiều thứ cần làm sẽ dễ gây nản chí – do đó tôi lao ngay vào học nói trước (dù nhận thức rằng mình sẽ mắc nhiều lỗi) và sau đó sẽ học ngữ pháp. Và bạn có biết chuyện gì xảy ra không? Ngữ pháp sẽ không còn là con quái vật cần tiêu diệt nữa, nhưng trở nên thú vị bởi vì bạn đã ít nhiều làm quen với ngôn ngữ đó rồi.

Tạo niềm vui cho việc học ngữ pháp là cách tôi đã làm để đảm bảo khi việc học tiến triển, tôi luôn luôn cảm thấy lạc quan. Chính niềm lạc quan tích cực sẽ tạo ra tác động dây chuyền, sức bật để bạn tiếp tục tiến bộ.

Dù bạn nghĩ bạn có thể hay bạn nghĩ bạn không thể, bạn đều đúng cả - Henry Ford

KHÔNG CÓ NĂNG KHIẾU BẨM SINH

Đây cũng là một tâm lý thường gặp có thể cản trở chúng ta trong việc học ngoại ngữ: rằng chúng ta không có năng khiếu, chúng ta không đủ giàu có/thông minh/rãnh rỗi.

Thật dễ tìm thấy những người như tôi và nhiều người khác đã thành công trong việc học ngoại ngữ và có thể loại chúng tôi ra khỏi nhóm người có khiếu bẩm sinh hay là may mắn. Thật ra, chính bản thân tôi cũng đã suy nghĩ thế cho đến khi tôi thật sự cố gắng học một ngoại ngữ. Bây giờ tôi đã có cái nhìn khác hẳn về thế nào là tài năng và vận may.

Bạn có thể nói với tôi về yếu tố di truyền hay các lợi thế được thừa hưởng từ gia đình, nhưng sau cùng thì dù bạn có nghĩ ra khó khăn gì để biện minh, vẫn có người đã biết khắc phục khó khăn đó trước bạn và đã thành công trong việc đạt được các ước mơ của mình. Sự khác biệt là ở chỗ những người như thế đã thực sự không ngừng nỗ lực và suy nghĩ lạc quan về các cách thức giải quyết ổn thỏa những khó khăn cho mình. Hầu hết các bí quyết của họ chẳng có gì là bí ẩn, bạn cần tham khảo kinh nghiệm của họ và sẽ tìm thấy được lối đi riêng cho mình.

Để ví dụ, xin được kể cho bạn câu chuyện về một người dù có nhiều bất lợi cá nhân một cách khó tin vẫn học được nhiều ngôn ngữ như tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp, tiếng Latin và đã đạt được nhiều thành tựu khác to lớn hơn nữa.

Bà ấy sinh ra ở Alabama, Hoa Kỳ vào năm 1880, sau đó học Đại học Radchliffe College, một chi nhánh dành cho phụ nữ của Đại học Harvard. Vào thời ấy, phụ nữ ít khi rời khỏi thị trấn của mình hoặc có thể làm gì khác hơn là lấy chồng và nuôi con, điều đó càng đúng ở Alabama.

Hơn thế, bà còn viết được một quyển sách sau đó được dịch ra 25 ngôn ngữ, từng gặp mặt tổng thống Hoa Kỳ lúc đó và trở thành bạn thân thiết của Alexander Graham Bell và Mark Twain.

Đó là những thành tựu đáng kể? Mọi người sẽ dễ dàng cho rằng bà ấy chắc phải may mắn lắm – vì hiếm người thành công như thế, đặc biệt là phụ nữ vào thời đó. Có phải là bà gặp may hay không?

Hoàn toàn không. Bà thành công như thế dù đã bị mù và điếc từ lúc 18 tháng tuổi và hầu như không biết nói. Tên bà là Helen Keller.

Bạn có thể tưởng tượng được bà đã khó khăn chiến đấu với bản thân ra sao không? Tôi hoàn toàn

Page 9

Page 10: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

không thể hình dung được tất cả những điều ấy. Tấm gương của bà cho thấy thay vì cứ than vãn rằng mình là nạn nhân và luôn cảm thấy cuộc đời tạo ra bất hạnh cho mình – như nhiều người sẽ làm nếu ở hoàn cảnh của bà – bà đã sống một cuộc sống phi thường và đạt được những điều tưởng chừng không thể. Như những con người bình thường, chắc đôi lúc bà cũng có những phút giây bi quan nhưng dù vậy bà đã vẫn vững bước để thành công.

Bất cứ điều gì cản bước, bạn đều có thể khắc phục nó.

Khi nào tôi có nghi ngờ rằng một mong ước nào đó của tôi sẽ “không khả thi”, ví dụ như nói một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ, đi du lịch mà có rất ít tiền trong túi…, tôi lại nghĩ về những người như bà, đã thành công nhờ vượt qua những khó khăn cực kỳ lớn và tôi thấy được những biện minh của mình thật chẳng là gì. Có hàng trăm ví dụ về sự nỗ lực tương tự, và mỗi vấn đề điều có cách giải quyết nếu bạn có đủ tư tưởng đổi mới. Mỗi sự việc bản thân nó không phải là vấn đề, mà vấn đề là ở cách mỗi người tiếp cận sự việc đó như thế nào và liệu họ có nghiêm túc khắc phục nó hay không.

Không cần biết khó khăn của bạn là gì, miễn có đủ quyết tâm, bạn sẽ chắc chắn tìm được cách giải quyết.

Tất cả những thay đổi cơ bản về nhận thức như thế đã giúp tôi đạt được những tiến bộ vượt bậc trong việc học ngôn ngữ những năm qua. Thay vì phân biệt người này may mắn hay không may mắn, người nọ tài giỏi hay không có khiếu…, bạn cần phải thấy được làm thế nào chính bạn cũng có thể thành công như những người ‘may mắn’ kia.

Đôi khi, đúng là một số người có lợi thế thật và mọi thứ thuận lợi cho họ, nhưng đấy là chuyện của họ, không phải của bạn. Chúng ta cũng có những lợi thế khác mà hàng triệu người khác không có. Bạn có thể có con đường riêng để đạt mục đích cho mình, và sự lưu loát một ngôn ngữ là một mục đích như vậy. Sẽ không có chuyện may mắn nhờ móng ngựa, vị trí sao chiếu mệnh hay phù phép gì ở đây cả.

Phần sau quyển sách tôi có cung cấp một số ví dụ để đề xuất cách giải quyết một số khó khăn thường gặp, ví dụ không có thời gian đủ, không thể giao tiếp khi chưa nói được nhiều…

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn có những lý do để lo lắng mang tính mè nheo trẻ con (ví dụ như có gia đình, con nhỏ; phải làm việc để trả nợ; từng thi rớt ngoại ngữ…), những lý do có thể cản trở việc học của bạn, bạn hãy tự nhủ tại sao nhiều người cũng có khó khăn như vậy nhưng họ vẫn có thể giải quyết mọi thứ ổn thỏa.

TÓM TẮT: Dùng cơ may, năng khiếu, hay di truyền để biện minh đều không hay. Bạn có thể khắc phục mọi thử thách để đạt mục đích.

PHẦN 2 – KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

SỨ MẠNG

Mục tiêu cuối cùng của tôi thường là sự lưu loát, hay đôi khi (và gần đây) là giọng chuẩn. Tuy nhiên, ở giai đoạn khởi đầu, nhiều người thường đặt mục tiêu là đạt được kỹ năng giao tiếp cơ bản và trung cấp.

Dù mục tiêu của bạn là gì, bạn đều cần một kế hoạch hoành động. Không giống như bảng quyết tâm đầu năm mới, hay tệ hơn là danh sách những điều ước, mục tiêu của tôi sẽ được gọi là các sứ mạng.

Đó không đơn giản là vấn đề thay đổi về từ ngữ; một sứ mạng là một kế - hoạch – hành - động cần đạt mục tiêu khẩn cấp hơn, và tiến trình liên quan sẽ hoàn toàn khác.

Page 10

Page 11: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

Tôi chắc rằng bạn đã từng có những đặc vụ cần đạt: ví dụ như bỏ hút thuốc, tham gia tập thể dục, giảm thời gian xem truyền hình, đi cầu thang thay vì thang máy… Một số quyết tâm nêu trên đòi hỏi một sự thay đổi thói quen cơ bản và nhiều người không thấy hết được mức độ khó khăn để duy trì thực hiện điều đó.

Có nhiều bí quyết thú vị khác trong bài phỏng vấn với Scott Young ví dụ như về chiến lược thử nghiệm trong “30 ngày”, do đó bạn có thể tham khảo ở đó để thấy được một quan điểm khác về làm thế nào thay đổi những nhiệm vụ to tát bất khả thi thành những phần nhỏ hơn và khả thi hơn.

Vấn đề của một mục tiêu như nói lưu loát trong ba tháng / sáu tháng / một năm là ở chỗ nó quá mơ hồ và không nêu lên được chiến lược liên quan để đạt mục tiêu đó. Tôi từng gặp nhiều người có quyết tâm đầu năm là nói được tiếng Tây Ban Nha, tiếng Pháp… trước khi đến cuối năm, nhưng họ hầu như chưa bao giờ đạt được điều đó.

Đó là vì họ không xác định được thế nào là nói, và cũng bởi vì cuối năm là thời điểm qua xa xôi nên họ cứ tránh né việc học, để dành ‘mai mốt’ sẽ học; thậm chí nếu họ định thời hạn ngắn hơn, họ vẫn có thể chẳng làm gì nhiều hơn ngoài việc tự nhủ rằng họ muốn như thế.

Bạn cần một chiến lược. Cẩm nang này cung cấp vài chiến lược cụ thể tỏ ra hữu hiệu cho bản thân tôi, nhưng còn vô số người học ngôn ngữ khác đã có những phương pháp rất thông minh khác nữa (ví dụ như Khatzumoto, người được tôi phỏng vấn). Điểm chung trong thành công của chúng tôi không phải là vì chúng tôi sử dụng chiến lược học giống nhau mà là mỗi chúng tôi đều SỞ HỮU một phương pháp học tập. Chúng tôi có kế hoạch và chúng tôi làm theo một cách chặt chẽ. Ngay cả một người có chiến lược không hiệu quả (phải công nhận thực tế không có chiến lược nào là hoàn hảo) vẫn có thể đạt được nhiều tiến bộ hơn so với một người có nhiều ý tưởng tuyệt vời nhất lại không hề ứng dụng chúng.

Nếu bạn đọc hết quyển cẩm nang này và lắng nghe hết các bài phỏng vấn, hiểu tường tận cách học ngôn ngữ ra sao cho hiệu quả, bạn vẫn chưa đạt được điều gì cả. Bạn cần phải áp dụng những điều đó. Tôi nói một cách nghiêm túc!

Ngay bây giờ, bạn hãy lập kế hoạch cho các tháng sắp tới và liệt kê các mục tiêu thực tiễn mà bạn muốn đạt được trong việc học ngoại ngữ của bạn. Bạn có muốn nghe hiểu khái quát nội dung đang phát trên truyền hình trong vòng sáu tháng? Hãy ghi lại mục tiêu này! Muốn có thể thực hiện một cuộc nói chuyện với người bản xứ trong vòng ít nhất 20 giây và có thể tự tin để tiếp tục? Hãy ghi lại!

Có một số bài tập ghi trên phiếu thực hành tôi thiết kế và kèm theo cẩm nang này có thể giúp bạn thực hành, và đây là một trong số các bài tập ấy. Hãy in phiếu thực hành hoặc chép tay ra giấy, và đừng thực hiện bài tập trên máy tính. Viết ra giấy, đặt trên bàn làm việc hay bỏ túi sẽ là những cách tuyệt vời để nhắc nhớ cho bạn cần phải cố gắng để đạt mục tiêu.

Tôi là dân nghiện công nghệ, nhưng có được những thứ hiện thực trong thế giới vật chất sẽ tạo ra khác biệt vô cùng to lớn. Mẩu giấy ghi danh sách các mục tiêu được tôi dán vào bàn sẽ không đi đâu được, cả khi tôi tắt máy tính.

Nếu bạn chưa bắt tay viết kế hoạch, tại sao bạn còn đọc những dòng này? Bạn cần phải viết mục tiêu của mình ngay! Tôi không đùa chút nào, bạn hãy viết ra, sau đó có thể bổ sung, chỉnh sửa nếu bạn thấy cần thiết, khi bạn đọc tiếp cẩm nang này, nhưng nên nhớ là hãy thật rõ ràng về những mục tiêu mà bạn kỳ vọng đạt được.

Tóm tắt:

Tất cả các ý tưởng hay nhất trên thế giới sẽ trở nên không vô dụng nếu không được thực hiện.

Page 11

Page 12: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

CÁC BƯỚC CẦN THIẾT

Một khi bạn đã có mục tiêu sau cùng hình thành trong đầu, một cách để tìm ra chiến lược phù hợp là hãy chia mục tiêu ra thành nhiều thành phần.

Hãy xem mục đích cuối cùng là mốc xác định. Điều đó tất nhiên sẽ xảy ra, nên bạn có thể đi lùi lại để xác định các bước đi hợp lý cần thiết có thể giúp bạn đạt mục tiêu. Hãy từ bỏ những ý thuộc dạng có lẽ và hãy cố gắng để mục đích sau cùng trở thành hiện thực.

Trở lại ví dụ tôi đã đề cập ở trên, nếu bạn muốn hiểu các chương trình truyền hình, bạn cần đảm bảo rằng kỹ năng nghe sẽ là trọng tâm trong sứ mạng của bạn. Hoặc bạn sẽ lao trực tiếp vào và nghe các chương trình tuyền hình bản xứ và buộc bạn phải tự biết lặn, biết bơi (phương pháp này hiệu quả đối với Khatzumoto; xin nghe trong phần phỏng vấn), hoặc bạn dùng các tài liệu dành cho học viên để làm quen, luyện nghe các tài liệu có tốc độ đọc chậm, rồi sau đó mới bắt đầu với các chương trình truyền hình. (Cá nhân tôi thì kết hợp cả hai phương pháp, vì không có cái nào gọi là “tốt hơn” cả, nhưng chỉ vì đó là cách thú vị cho tôi). Mỗi phương pháp đều có lợi ích và lý do riêng, điều quan trọng là phải đảm bảo bạn thực sự nỗ lực với phương pháp của mình.

Với phương pháp cấp tốc, bạn cần dành thời gian học hàng ngày để tiếp xúc với ngôn ngữ mục tiêu càng nhiều càng tốt, và đảm bảo là bạn đang làm việc tích cực để làm tăng kỹ năng nghe. Hãy tải về hoặc thu lại các chương trình truyền hình nhằm để dành xem và không bỏ lỡ một chương trình nào cả.

Với phương pháp lâu dài, bạn phải luôn luôn có sẵn tài liệu và thậm chí càng phải nỗ lực hơn để đảm bảo bạn có thể tiến bộ nhanh. Các tập tin âm thanh có nội dung cơ bản, đọc chậm không thể giúp ích nhiều cho bạn trong việc nghe hiểu ngôn ngữ thực tiễn tự nhiên bên ngoài, nhưng khi độ khó tăng dần nó cũng tỏ ra rất hữu ích. Bạn có thể rút ngắn thời gian bằng cách tăng tốc học tập miệt mài hơn (vì những gì bạn đang làm là không khó) và bạn có thể bắt đầu thực hành mục tiêu cuối cùng (xem truyền hình) được rồi, sớm hơn so với thời hạn ban đầu.

Đó chỉ là một ví dụ; dù mục tiêu cuối cùng của bạn là gì, hãy chia nó ra thành nhiều bước nhỏ liên quan để bạn luôn biết là mình có tiến bộ mỗi ngày.

Khi bạn đã có thể dành thời gian mỗi ngày cho việc học, hãy tiếp tục bước tiếp theo, tìm hiểu về các mục tiêu nhỏ.

MỤC TIÊU NHỎ

Mục tiêu nhỏ được xem như những gì có thể đạt được ngay tức thời.

Vấn đề của các mục tiêu đại loại như muốn nói lưu loát trong tương lai, hay khoảng thời gian này năm tới nằm ở chỗ nó quá xa vời nên có vẻ không thực và do đó dễ dàng bị bỏ qua. Bạn cần có giới hạn thời gian cụ thể, dù chỉ là kế hoạch trong đầu. Những thời hạn hiệu quả nhất là những thời hạn gần trước mắt. Bạn không thể có thời hạn nào cấp bách hơn là NGAY HÔM NAY.

Thay vì đặt mục tiêu là sau cùng sẽ học được một khối lượng từ vựng đáng kể, hãy học ngay những từ chỉ các bộ phận cơ thể (hay nhóm từ gì đó) trong vòng 30 phút. Một điều tỏ ra hiệu quả đối với tôi là sử dụng đồng hồ canh giới hạn thời gian một cách nghiêm khắc – nếu tôi học trên máy tính, 25% màn hình sẽ được dùng để hiển thị dụng cụ tính thời gian với các con số chỉ giây không ngừng nhấp nháy, nếu không tôi sẽ quên mất!

Thay vì đặt mục tiêu là loại hẳn các yếu tố nước ngoài để có chất giọng chuẩn, hãy cố gắng luyện tập phát âm ‘r’ trong suốt ba ngày liền, học hỏi về các vị trí của lưỡi khi phát âm, luyện tập đọc theo các đoạn ghi hình trên Youtube và nhờ những người bản xứ sửa chữa cho bạn (trực tiếp hoặc dùng Skype).

Đó là những phần nhỏ mà cuối cùng sẽ kết hợp lại với nhau giúp bạn đạt được mục tiêu sau cùng,

Page 12

Page 13: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

và chúng hoàn toàn có thể đạt được ngay nếu bạn bắt tay làm việc ngay tức khắc. Chúng ta thường dễ dàng gắn cho một số người cái nhãn là thần đồng ngôn ngữ, nhưng tất cả những gì họ làm chỉ đơn giản là thực hiện nhiều những việc dễ làm như vậy. Khi kết hợp lại với nhau, tất cả các MỤC TIÊU NHỎ sẽ tạo nên mục đích sau cùng nếu việc hoạch định được thực hiện đúng, nhưng từng nhiệm vụ một đều có tính khả thi cao mà bất cứ ai cũng có thể làm được.

Với một chiến lược hiệu quả và một sự quyết tâm thực thụ về dự án học tập, những hy vọng của bạn sẽ trở thành một sứ mạng.

Tóm tắt:

Chia nhỏ kế hoạch hàng tháng hay hàng tuần thành những phần nhỏ hơn để có thế đạt được ngay trước mắt.

ĐỊNH NGHĨA MỤC TIÊU CÁ NHÂN

Một điểm quan trọng của sứ mạng học ngoại ngữ của bạn là phải hết sức cụ thể về những mục tiêu bạn nhắm đến. Bạn muốn nghe các chương trình phát thanh? Chưa phải là mục tiêu hoàn toàn tốt – bạn cần nhắm đến những gì cụ thể hơn thế nữa, ví dụ như là bạn muốn nghe hiểu ít nhất ½ nội dung từ đài phát thanh và có thể giải thích lại cho ai đó hiểu về những gì bạn đã nghe.

Có thể mục tiêu của bạn là xoay sở được một tuần đầu tiên ở một nước nào đó? Đây là mục tiêu thực tế để nhắm đến, nhưng cũng thế, sự mơ hồ trong đó làm cho nó khó lòng đạt được – hãy rõ ràng hơn nữa! Ví dụ như cụ thể là bạn cần từ ngữ để hỏi đường, gọi thức ăn… hiểu nội dung khái quát trong các câu trả lời của người khác, khả năng nhớ vài từ căn bản…

Nếu bạn không thể mô tả mục tiêu của mình đến từng chi tiết, đó không phải là một mục tiêu – nó không hơn gì một đám mây mờ chẳng giúp gì được cho bạn kể cả khi bạn hoạch định các hành động nhằm đạt được nó.

Có những phát biểu đơn giản để thể hiện sự ngắn gọn là điều hay, nhưng bạn cần phải hiểu điều đó có ý nghĩa ra sao với bản thân mình. Ví dụ, tôi thường hay nói là tôi nhắm đến mục tiêu lưu loát một ngôn ngữ. Đây là một phát biểu nhanh gọn tôi nói với mọi người. Tuy nhiên, tôi có định nghĩa rất cụ thể về điều đó có nghĩa là gì cho riêng mình và cố gắng đảm bảo người khác cũng thế, ít nhất là đối với chính bản thân họ.

Nếu bạn cũng nhắm đến sự lưu loát, bạn có thể rơi vào cái bẫy như nhiều người khác và nghĩ rằng điều đó đồng nhất với sự hoàn hảo. Nhắm đến sự hoàn hảo là một sai lầm vì do bản chất điều đó không bao giờ đạt được. Sẽ dễ nãn chí và vô ích nếu đặt mục tiêu quá mơ hồ và cao xa bởi gì đơn giản là bạn không bao giờ đi tới nơi đó được.

Như vậy, đối với tôi, sự lưu loát có nghĩa là gì? Dĩ nhiên mọi người định nghĩa từ này theo nhiều cách khác nhau. Nhưng theo tôi biết, sự lưu loát không thể là những gì tương tự như nói chuyện một cách hoàn hảo, tương đương người bản xứ, hay có thể nói bất cứ chủ đề nào trong ngôn ngữ đó.

Bản thân tôi không thể nói được “tất cả” các đề tài bằng tiếng Anh, nên bạn có thể cược rằng tôi không nhắm đến mục tiêu như vậy với các ngoại ngữ. Dù trông hấp dẫn thật, nhưng đó không phải là mục tiêu thiết thực và khả thi. Giả sử có các cô gái nói chuyện về giày dép, hay các kiến trúc sư nói về các mẫu nhà kiểu Baroque, họ sẽ sử dụng từ vựng mà tôi không hiểu (tên thương hiệu, thuật ngữ kỹ thuật), và dù có vấn đề bất lợi như thế, tôi vẫn là người bản xứ nói tiếng Anh. Tôi cũng sẽ thú thật rằng nếu không nhờ chương trình sửa chính tả tự động, quyển sách này chắc hẳn cũng sẽ đầy những lỗi chính tả. Nếu sự hoàn hảo là điều không thể đối với người bản ngữ, thì tạo sao chúng ta là những người học lại nhắm đến điều đó?

Theo tôi, mục tiêu “lưu loát” phải được chia nhỏ ra chừng nào có thể đạt được mới thôi. Hãy bắt đầu bằng định nghĩa chính thống (tôi thích dùng tự điển Oxford):

Page 13

Page 14: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

1 nói hoặc viết thoải mái và tự nhiên

2 (đề cập khả năng ngôn ngữ) được sử dụng dễ dàng và chính xác

Như các bạn thấy, định nghĩa này không có ngụ ý gì về sự hoàn hảo hay một trình độ tương đương người bản ngữ cả. Được sử dụng dễ dàng và chính xác là điều mà mọi người đều hoàn toàn có thể hướng tới.

Để cụ thể hơn nữa, tôi xem mình nói lưu loát chỉ khi nào tôi có thể diễn tả được người khác hiểu ý của mình dù vẫn còn mắc vài lỗi nhỏ (nên nhớ là vẫn còn phải mắc lỗi), và hiểu gần hết những gì người khác nói với tôi trong những cuộc nói chuyện thông thường, cũng như theo dõi được những gì họ nói với nhau ngoại trừ khi họ nói về những đề tài xa lạ mà bản thân tôi không hiểu ngay cả trong tiếng mẹ đẻ.

Theo tôi, sự lưu loát có thể là 90-95 % sự “hoàn hảo”, và đó là một mức độ tuyệt vời và đáng tự hào nếu đạt được. 5 % còn lại thật sự không cần thiết với nhiều người, đặc biệt là ở thời điểm trước mắt. Tôi cố gắng giảm tối đa khoảng cách đó về lâu về dài, nhưng đạt được 90 % sự hoàn hảo trong một thời gian không quá một năm là điều khả thi nếu bạn đủ quyết tâm.

Nếu dự án ngôn ngữ là điều bạn ưu tiên dành toàn thời gian, bạn có thể đạt được sự lưu loát chỉ trong vài tháng.

Do đó khi bạn xác định mục tiêu học ngoại ngữ bạn cần thật cụ thể: khối lượng thời gian cần thiết, thế nào là lưu loát ở mức độ căn bản / mức độ trung cấp, bạn muốn nói chuyện được với người bản xứ trong bao lâu mà không phải hỏi từ nào đó có nghĩa thế nào… - bất cứ điều gì bạn nhắm tới đều phải được định nghĩa rõ ràng.

Nếu bạn cố gắng học một ngôn ngữ mà không biết chính xác bạn đang đi về đâu và nên chú trọng điều gì (Nói? Nghe? Đọc? Hiểu? Tự tin khi nói?), sẽ thật khó để đi đến đích. “Nói tốt ngôn ngữ x” không phải là một mục tiêu và không gợi lên được một kế hoạch để hành động. Nếu bạn có đích đến, bạn ắt hẵn sẽ tìm được một con đường dẫn bạn đến đó, hãy tập trung vào một chiến lược hiệu quả để đảm bảo mục tiêu của bạn trở thành hiện thực.

Rốt cuộc, bạn thực sự muốn đạt mục tiêu gì? Phiếu thực hành số 2 yêu cầu bạn trình bày cụ thể. Hãy viết càng nhiều càng tốt!

THỰC HIỆN NHẬT KÝ HỌC NGÔN NGỮ

Nhiều nội dung bàn đến trong tập cẩm nang này là dựa trên kinh nghiệm thực tế hơn 7 năm học ngôn ngữ của tôi, nhưng cũng có những điều tôi chỉ mới học hỏi được trong năm vừa qua.

Một trong số đó là thành công sẽ đến với bạn dễ dàng hơn nếu bạn thực hiện một nhật ký học ngôn ngữ. Nhật ký này nhằm ghi nhận lại sự tiến bộ của bạn trong quá trình học, chia sẻ kinh nghiệm với những người cũng gặp khó khăn như bạn. Khi bạn đơn độc vượt một hành trình, bạn dễ bị chệch mục tiêu và đánh mất động cơ vốn có.

“Công bố” sứ mạng của mình sẽ tạo cho bạn thêm áp lực cần phải cố gắng. Nếu có nhiều người đọc nhật ký của bạn, điều đó bổ sung thêm một chiều kích mới trong chiến lược của bạn: bạn luôn phải đảm bảo có gì đó mới mẽ để chia sẻ và cập nhật nhật ký của mình.

Cần nhắc lại rằng nếu chỉ đọc cẩm nang này, nghe các tập tin đính kèm mà thôi bạn sẽ không tiến xa được; điều đó chỉ có thể khi bạn áp dụng những gì được đề nghị. Do đó, một lần nữa, tôi đề nghị ngay bây giờ, bạn nên bắt đầu một trang nhật ký học ngôn ngữ trên mạng. Hãy vào trang http://www.wordpress.com , nhấp chuột vào liên kết “sign up now” để có một tài khoản miễn phí, đặt một tên gọi hấp dẫn cho trang nhật ký (dựa vào mục tiêu ngôn ngữ của bạn, bởi vì đây không phải là nơi để chia sẻ các tập tin Youtube về nuôi mèo!) và khi bạn truy cập được trang điều hành (sau khi đăng nhập), hãy viết một “bài mới” để giới thiệu, có thể có nội dung tương tự những gì bạn

Page 14

Page 15: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

viết trên phiếu thực hành về mục tiêu của mình. Tất cả những điều này chỉ cần vài phút để thực hiện.

Nếu bạn không thích chia sẻ chuyện riêng tư như thế, có thể viết nhật ký trên giấy, hoặc trên máy tính để ghi lại hành trình, nhưng phải tự cam đoan với mình là sẽ cập nhật nó thường xuyên. Điểm yếu của cách này là bạn sẽ không có được những phản hồi, động viên như là nếu bạn viết nhật ký trực tuyến. Để đảm bảo nhiều người đến tham khảo, bạn hãy cố gắng viết những điều thú vị bạn phát hiện được trong hành trình học ngôn ngữ và những điều có ích cho độc giả. Đó là những gì tôi đã làm để đảm bảo tôi luôn có nhiều người chung quanh để giúp tôi với những nhiệm vụ khó khăn gặp phải. Nếu không có nhật ký trực tuyến như thế, tôi đã không thể có những tiến bộ lớn lao như vậy trong năm vừa rồi.

Trước đó tôi cũng có tiến bộ, nhưng đôi lúc tôi không nỗ lực đủ do lười biếng. Còn bây giờ, dù có bị cám dỗ về những hoạt động vui chơi khi có một tuần rãnh rỗi thì tôi vẫn nhớ về nhiệm vụ cập nhật hàng tháng sắp đến hạn phải hoàn thành, nên cần phải có gì đó để viết ra! Tôi từng đề cập những khó khăn cụ thể và có được những hồi đáp tuyệt vời cũng như có được những liên kết đến những nguồn tài liệu quý báu, tất cả đã giúp tôi học thật nhanh và hiệu quả.

Số lượng độc giả sẽ không là vấn đề quan trọng. Chỉ vài chục người vào xem trang nhật ký của tôi trong nhiều tuần khi mới bắt đầu và bao nhiêu đó đã quá đủ đối với tôi vì tôi không muốn họ thất vọng. Làm thế nào bạn thu hút người khác đọc trang của mình? Hãy đi tìm đọc và để lại nhận xét trên trang của họ. Điều này mang lại thêm lợi ích cho bạn vì bạn tự giới thiệu được bản thân mình cho nhiều người khác.

Đừng lo là mình không phải là “người viết hay” – chỉ viết như cách bạn nói. Lẽ ra tôi đã bắt đầu viết nhật ký trực tuyến nhiều năm trước đó, nhưng tôi không thực hiện vì sợ mình không có khả năng diễn đạt tốt như nhận xét của thầy giáo dạy tiếng Anh cho tôi cách đây 11 năm.

Thế thì nhật ký trực tuyến của bạn đã được thiết lập chưa? Bạn đã viết bài viết đầu tiên chưa? Chưa à? Tôi sẽ chờ bạn làm xong đấy…

...

Tôi vẫn còn chờ đây – đừng lo, tôi không đi mất đâu! Bạn hãy tạm đóng tập sách này lại, mở trang liên kết đã được giới thiệu, hoặc trang nào đó bạn thích hơn, tạo một nhật ký điện tử, viết bài viết đầu tiên.

Xong rồi chứ? Rất tốt!

Với thái độ tích cực, kế hoạch hành động, một trang nhật ký sẵn sàng để ghi lại tiến bộ học tập, bạn đã hoàn toàn sẵn sàng khởi hành.

Tôi nghĩ đã cung cấp đủ những chuẩn bị cần thiết, đã đến lúc thực sự bắt tay vào học ngôn ngữ bạn đã chọn!! Trong phần tiếp theo tôi sẽ nói về lý do và cách thức bạn có thể nói ngoại ngữ của bạn ngay từ ngày đầu tiên học tập.

PHẦN 3: GIAO TIẾP NGAY TỪ NGÀY THỨ NHẤT

Khi nào tôi có thể bắt đầu nói chuyện bằng ngoại ngữ?

Nhiều vấn đề tôi đề cập và chia sẻ trong cẩm nang này thực ra mang vẻ “cảm tính” theo quan niệm của nhiều học ngoại ngữ. Tôi phát hiện điều đó khi nói chuyện với những người học nhiều kinh

Page 15

Page 16: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

nghiệm khác (tham khảo nội dung phỏng vấn với các nhà ngôn ngữ nổi tiếng kèm theo để xác nhận điều này) và những thứ tôi nhấn mạnh như có thái độ tích cực, có phương pháp học tập nhất định… đều là những điểm chung ở rất nhiều người học thành công.

Tuy nhiên, có vài vấn đề có thể chúng ta không thống nhất với nhau, một trong số đó là khi nào thì bắt đầu nói bằng ngoại ngữ. Một số người thành công bằng cách chờ đợi một thời gian trước khi bắt đầu nói, nhưng tôi có thể nói do đó mà họ tiến bộ chậm hơn là tôi có thể. Một người được phỏng vấn là Moses McCormick đã thành công nhờ bắt đầu nói ngay từ ngày đầu tiên mới học.

Vấn đề này liên quan đến khái niệm sẵn sàng. Thật hợp lý để nghĩ rằng nếu bạn chưa có vốn từ cơ bản, chưa nắm ngữ pháp tối thiểu và hiểu rất ít các câu trả lời từ người đối diện thì đơn giản là bạn chưa sẵn sàng để nói một ngôn ngữ.

Vậy thì, ngay cả khi bạn có được những điều đó, vẫn cần nhiều vấn đề nữa như tránh không mắc lỗi ngữ pháp, học thành ngữ diễn đạt, tiếng lóng, cải thiện chất giọng. Liệu bạn có cần chờ cho đến khi đạt được tất cả các điều này thì mới sẵn sàng?

Có thể... nhưng lúc đó bạn vẫn chưa đạt trình độ lý tưởng là có thể viết hay bằng ngoại ngữ và sử dụng từ chuẩn xác, cũng như hiểu được điển tích điển ngữ văn hóa dùng trên truyền hình hay trong âm nhạc vốn còn xa lạ với bạn.

Bạn thấy được tôi muốn nói gì chứ? Cứ theo logic như thế, bạn sẽ không bao giờ sẵn sàng để nói cả. Điều đáng tiếc là rất nhiều người tôi gặp đều suy nghĩ như thế. Tôi thành thực nói với bạn rằng tôi đã gặp nhiều người hiểu biết sâu sắc hơn tôi rất nhiều về cách thức một ngôn ngữ hoạt động, nhưng tôi có thể nói sớm hơn và tốt hơn họ nhiều.

Khái niệm về sự hoàn hảo mà tôi đã từng đề cập trước đây không có tác dụng giúp ích gì cho bạn bởi vì bạn không bao giờ có được nó. Bạn sẽ không bao giờ sẵn sàng 100 % để nói một ngoại ngữ.

Khi tôi hỏi những người học như vậy rằng chính xác là khi nào thì họ thực sự sẵn sàng, tôi thường nhận được các câu trả lời không thỏa đáng và mơ hồ như “tới lúc đó bạn sẽ nhận biết” và tôi cho rằng nói như thế càng khuyến khích người ta chờ đợi lâu hơn.

Do đó, vì bạn không xác định được một thời điểm bắt đầu khác, tôi cho rằng bạn đã sẵn sàng nói ngoại ngữ ngay từ NGÀY THỨ NHẤT. Đó là lý do tại sao tôi nói ngoại ngữ nhanh hơn – bởi vì tôi khởi đầu sớm hơn.

Như tôi thấy, điều đó cũng không khác gì toán học thuần túy. Nếu bạn nói nhiều hơn, trong cùng một thời gian, bạn sẽ có nhiều tiến bộ với các kỹ năng hội thoại so với những người khác, bởi đơn giản là bạn luyện tập nhiều hơn.

Một chỉ trích nhắm vào vấn đề này là khả năng “đóng băng” của các lỗi mắc phải. Do chắc chắn bạn sẽ phạm lỗi, có ý kiến lo ngại rằng bạn sẽ không thể tránh được các lỗi cố hữu này và cứ nói sai mãi mãi. Tôi cho rằng đây là một quan điểm đơn giản hóa vấn đề một cách quá mức về trí thông minh của con người.

Thật ra sẽ rất khó thay đổi để nói bằng cách khác nếu bạn đã thuộc với việc nói theo một cách nào đó rồi – và đây là điểm mạnh của quan niệm nên chờ đợi một thời gian trước khi nói, vì khi đó bạn sẽ quen với việc nói đúng ngay từ lần đầu.

Mặc dù có khó khăn trong việc tránh mắc lỗi như vậy, bù lại, bạn sẽ có thời gian tốc độ đạt được khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ.

TÓM TẮT: Hãy từ bỏ khái niệm “sẵn sàng” và bắt đầu nói ngay lập tức.

Page 16

Page 17: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

MỘT NGÔN NGỮ KHÔNG CHỈ LÀ NGUYÊN LIỆU VÀ SẢN PHẨM

Cần nhận thức rằng giao tiếp là trọng điểm của việc nói một ngôn ngữ! Chứ không phải là tạo ấn tượng cho người khác thấy mình nhớ giỏi các bản chia động từ ra sao, hay sử dụng được một từ chuẩn xác trong khi một từ khác cũng có thể diễn tả cùng thông tin, hoặc nghĩ rằng tiếp xúc đủ lâu sẽ làm cho bạn có thể nói được. Nếu bạn muốn nói được một ngôn ngữ, trước hết, bạn cần tập trung vào lý do tồn tại của nó.

Ngôn ngữ tồn tại là để giao tiếp.

Vậy thì có nghịch lý không: làm sao bạn có thể nói nếu bạn chưa biết gì?

Một cách tiếp cận là đơn giản hóa các hệ thống phức tạp thành các nguồn liệu và sản phẩm – là một kỹ sư, tôi luôn làm như vậy để minh họa về các thiết bị điện tử.

Tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy người ta cũng làm điều đó đối với những người học ngôn ngữ, cả quá trình được trình bày như sau đây, và theo tôi đó là một sự đơn giản hóa thực tế một cách khôi hài.

1. Chọn một người có khả năng giao tiếp ngoại ngữ bằng không.

2. Cung cấp nguyên liệu cho anh ta với dạng từ vựng, ngữ pháp, các hình thức tiếp xúc thụ động để chuẩn bị.

3. Lập lại bước 2 trong một thời gian dài (nhiều năm hay vài chục năm).

4. 'Một ngày nào đó' anh ta sẽ nói được với mức độ thỏa đáng.

Thật dễ để người ta tin điều đó, bởi vì đó là cách nhìn cảm tính về việc học ngôn ngữ đối với nhiều người. Đơn giản là bạn không thể nói điều gì mà bạn chưa từng nghe trước đó. Bạn cần nguyên liệu để tạo ra sản phẩm. Bạn không nói được quá sớm chỉ sau khi mới bắt đầu vì có rất nhiều thứ bạn chưa được học.

Cứ theo logic đó, nếu ai đó muốn nói ngoại ngữ ngay tuần đầu mới học, họ phải là thiên tài hoặc có công thức kỳ bí nào đó tạo ra tất cả các từ vựng và ngữ pháp mà họ cần với tốc độ siêu phàm.

Tôi không có chiêu thức ma thuật và tôi không là thần đồng. Tôi có thể cam đoan với bạn là sau tuần lễ đầu tiên tôi vẫn thiếu hụt một khối lượng KHỔNG LỒ những điều cần có để nói tốt một ngôn ngữ. Tuy nhiên tôi vẫn đã thành công trong việc nhiều lần giao tiếp được hoàn toàn bằng ngoại ngữ.

Đó là do tôi không nhìn vấn đề theo hệ thống trình bày bên trên. Tôi không phải là cái hộp chờ đợi nguyên liệu mới có thể tạo ra sản phẩm. Tôi không chỉ đơn giản là “một người không biết ngôn ngữ X”, và không ai trong các bạn là một người như vậy cả.

Ai cũng đã có một ít vốn ngôn ngữ cả rồi. Không thể học ngoại ngữ được nếu khởi đầu là “từ con số không”.

Đôi khi các lý do mà bạn có thể giao tiếp nhanh hơn xem ra rất hiển nhiên. Những người sử dụng tiếng Anh có một lượng từ rất lớn mà họ có thể nhận ra trong nhiều ngôn ngữ (tôi sẽ trình bày phần này nhiều hơn ở cuối sách) và có nhiều tương đồng giữa các ngôn ngữ.

Tôi nói tiếng Ý dễ dàng hơn trong tuần lễ đầu vì tôi đã học tiếng Tây Ban Nha là một ngôn ngữ tương tự trước đó. Bắt đầu nói tiếng Đức cũng tương đối dễ đối với tôi vì tôi đã học ngôn ngữ này ở trường.

Tuy nhiên đôi khi với những ngôn ngữ xa lạ tôi vẫn giao tiếp được rất nhiều trong những giai đoạn ban đầu.

Ví dụ trong tuần lễ đầu ở Prague tôi cố gắng dùng tiếng Czech để làm mọi thứ mình cần dù tôi chưa

Page 17

Page 18: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

hề học ngôn ngữ này trước đây. Sau một vài tuần học tiếng Thái một cách lười nhác, tuần lễ mà tôi cố gắng sử dụng ngôn ngữ này trong thực tế lại không đến nỗi nào và tôi có thể dùng tiếng Thái làm một số điều cơ bản, dù tổng cộng chỉ trong một hai ngày. Lý do tôi là được như vậy không phải là xuất phát từ chỗ chú trọng đến những điều không biết, nhưng (như tôi đã trình bày trước đây) là tập trung vào những gì đã biết. Trước khi bắt đầu, tôi đã thật sự có nhiều “nguyên liệu” sẵn có chứ không phải như quan niệm mà phần trên đã trình bày.

Trong phần tiếp theo tôi sẽ chỉ cho bạn thấy bạn thật sự có thể giao tiếp hiệu quả ngay trong tuần đầu tiên học ngoại ngữ!

GIAO TIẾP PHI NGÔN TỪ

Khi có ai đó nói rằng chúng ta nên học ngôn ngữ theo cách trẻ em học nói, do quá trình như vậy là rất trụ nhiên, hầu như tôi luôn tán đồng, và phần lớn nội dung của tập sách này là nhằm cổ vũ tiến trình học tập như thế. Tuy nhiên có sự khác biệt vô cùng lớn giữa người trưởng thành và trẻ em – đó là người lớn đã biết cách giao tiếp. Tuyệt đại đa số các phương tiện giao tiếp là mang tính quốc tế và phi ngôn từ.

Bạn không thể nào đánh giá thấp hơn tầm quan trọng của các phương pháp giao tiếp phi ngôn từ mà bạn đã học được cho đến hiện tại trong việc tạo ra thuận lợi ở những giai đoạn đầu học nói một ngôn ngữ xa lạ.

Một nghiên cứu tại Đại học California ở Los Angeles cho rằng có đến 93 % hiệu quả giao tiếp nhằm bày tỏ cảm xúc, thái độ… được quyết định bởi các biểu hiện phi ngôn. Cụ thể hơn tức là chỉ 7 % được quyết định bởi từ ngữ được dùng, 38 % bởi chất lượng giọng nói/ngữ điệu/cường độ… và 55 % bởi những giao tiếp phi ngôn từ.

Thật khó để chính xác tuyệt đối, nhưng chỉ khoảng 7 % của hiệu quả giao tiếp thực sự là do từ ngữ bạn sử dụng đã là con số thấp đầy ấn tượng. Tất nhiên con số 7 % đó đôi khi chuyển tải nội dung thông tin quan trọng nhất, nhưng tôi cần đảm bảo rằng tôi càng “lưu loát” càng tốt đối với 93 % còn lại là có thể có nền tảng để giao tiếp thành công. Thống kê nói trên đặc biệt liên quan đến khả năng bày tỏ cảm xúc và thái độ, nhưng nhiều khía cạnh khác của giao tiếp cũng sẽ tuân theo các mẫu thức tương tự.

Theo tôi nền tảng đó chính là bí quyết để học ngon ngữ nhanh chóng. Đó là cách nhìn vượt khỏi cái hộp về lối đi dẫn đến sự lưu loát, và đặc biệt là về khả năng nói ở giai đoạn đầu được xem đơn giản như hình thức lĩnh hội từ vựng, ngữ pháp và phương tiện tiếp xúc với một ngôn ngữ. Mong các bạn đừng phiền khi tôi có vẻ hoa hòe nhưng nền tảng này là khía cạnh nhân văn của ngôn ngữ bị xem nhẹ bởi nhiều người, họ xem đó như là vấn đề “nguyên liệu” – “sản phẩm” một cách cứng nhắc.

Ở trên, tôi không có ý nói là tôi sẽ đóng kịch câm và nhảy nhót để diễn tả những gì tôi muốn nói, nhưng điều đó có nghĩa là tôi có thể bày tỏ những gì tôi cần nói mà không cần phải dùng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của tôi, ngay trong ngày đầu tiên tôi cố gắng sử dụng ngoại ngữ đang học. Phần kế tiếp sẽ có những ví dụ minh họa điều này.

Trước tiên, thử hình dung xem tôi muốn nói gì khi dùng khái niệm giao tiếp phi ngôn. Ví dụ hiển nhiên nhất là bày tỏ bằng cơ thể. Bạn không biết từ “uống” là gì? Diễn tả cứ như là bạn đang uống một ly nước hay ly bia vô hình. Muốn nói bạn không thích điều gì ư? Hãy nhăn mặt lắc đầu tỏ vẻ ghê tởm. Điều này được xem là mang tính phổ quát toàn cầu vì đó cũng là cách trẻ con phản ứng theo bản năng.

Vâng, tôi cũng biết có một số ví dụ của những dấu hiệu không mang tính toàn cầu – như: gật đầu có nghĩa là lắc đầu ở vùng Balkan, chìa ngón tay cái là không thích hợp và tương đương với việc trỏ ngón giữa ở vài nơi khác… nhưng phần lớn giao tiếp phi ngôn là giống nhau trong mọi nền văn hóa.

Page 18

Page 19: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

Tôi chắc sẽ có người phản đối và đưa ra cho tôi thêm nhiều ví dụ nữa, nhưng đó là những thứ thuộc một nửa rỗng của cái ly mà tôi đã đề cập trong phần đầu. Cố nhiên là có vài khác biệt, nhưng phần lớn là như nhau.

Ngôn ngữ cơ thể, dáng vẻ, ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, va chạm (vai/tay/vỗ lưng…), thay đổi cao độ, cường độ của các từ bạn sử dụng – có vô số cách giao tiếp không phụ thuộc vào từ ngữ chúng ta dùng.

Một nụ cười ấm ám phá đi vẻ ngượng nghiệu ban đầu, một âm thanh mô phỏng tiếng sủa để ám chỉ bạn đang nói về một con chó, một cái chau mày khó chịu hướng về một điểm nào đó trên cơ thể cho thấy bạn đang bị đau ở đó – bạn đâu cần từ ngữ cho những điều này.

Tôi không cố nói rằng những điều đó có thể linh hoạt đủ để thay thế giao tiếp ngôn từ, nhưng cần nhớ rằng bạn không khởi đầu từ con số không. Bạn không như cái hộp chờ nguyên liệu. Bạn là một con người, đã biết giao tiếp bằng nhiều hình thức, và chỉ cần tinh luyện để giao tiếp tốt hơn trong nền văn hóa mới / bằng một ngôn ngữ mới mà thôi.

Đã đến lúc xem những ví dụ cụ thể!

LÀM THẾ NÀO GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BẢN NGỮ KHI MỚI HỌC RẤT ÍT

“OK, tạm đủ về lý thuyết!” Tôi biết bạn đã chán! Bây giờ là lúc tôi cho bạn thấy cụ thể những gì tôi muốn nói.

Trước khi nhớ được điều gì trong đầu, tôi luôn có trong túi một quyển từ ngữ giao tiếp cơ bản suốt cả mấy tuần lễ đầu khi đến một nước nào đó. Điều này cho phép tôi tra cứu những gì muốn nói và học đi học lại trước khi sử dụng nó. (“Làm sao đi đến…?” “Vui lòng cho tôi một…” v.v.). Tôi sẽ nói chi tiết về làm thế nào để nhớ hết những từ ngữ mới lạ này lâu hơn trong phần bàn về Nguồn liệu.

Điều này không giống quan niệm trong phương pháp nguyên liệu/sản phẩm, bởi vì về cơ bản bạn chỉ đọc to những gì có trong sách từ ngữ của bạn, mà không nhất thiết phải hiểu cấu trúc câu và từ vựng. Chỉ khi bạn đọc tương đối tốt về ngữ âm hoặc thanh điệu (đối với những ngôn ngữ ngoài nhóm ngôn ngữ Châu Âu), bạn có thể nói chính xác điều muốn nói với người bản xứ.

Với một tự điển hay sách từ ngữ cơ bản (hoặc tiện ích khác trên điện thoại), nếu bạn tra cứu trước khi nói, bạn hoàn toàn có thể giao tiếp được bằng cách này, đặc biệt là khi bạn chấp nhận khả năng có thể nói sai, và nói ngắn bằng những từ ngữ đơn lẻ.

Tất nhiên điều này không có tác dụng nhiều lắm về lâu dài, nhưng đó là một trong những điểm mấu chốt giúp tôi có thể sử dụng ngôn ngữ ngay trước mắt. Có thể điều này trông giả tạo, nhưng tôi đã có thể giao tiếp hoàn toàn bằng ngôn ngữ đích với “chiêu” này. Tôi cũng tra cứu những khả năng (từ hoặc cụm từ) có thể nghe được trong câu trả lời để đảm bảo có thể hiểu nội dung chính. Dĩ nhiên bạn không thể đàm thoại mãi kiểu như vậy, nhưng đó là cách bạn bắt đầu trong ngày đầu tiên.

Vào ngày đầu ở một đất nước nào đó, tôi có thể làm được nhiều thứ cơ bản cần thiết bằng ngôn ngữ đích với sổ tay từ ngữ giao tiếp cơ bản và một quyển tự điển phòng khi cần tra nhiều từ hơn. Tôi không nói được các câu đầy đủ nhưng diễn đạt được thông tin cơ bản và thiết yếu bằng cách sử dụng tự điển và sách từ ngữ như tài liệu cấp thời. Nếu bạn muốn hỏi điều gì, hãy cố gắng ghi nhớ vài cụm từ để hỏi các điều đó. (Phần sau sẽ bàn thêm về điều này).

Ví dụ trên cho thấy bạn thực sự có thể giao tiếp được (tuy còn hạn chế) bằng ngoại ngữ mà không cần được cung cấp nguyên liệu. Chính nguyên liệu tức thời của bạn trở thành sản phẩm ngay lập tức. Bạn có thể làm như thế với các mức độ hiệu quả nhất định, đặc biệt đối với các ngôn ngữ gần gũi với tiếng mẹ đẻ của mình.

Trong các ngôn ngữ Châu Âu, do không có thanh điệu, thực hiện điều đó càng trở nên cực kỳ đơn

Page 19

Page 20: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

giản. Bạn có thể hỏi bất cứ câu hỏi nào có thể nghĩ ra, miễn là trang bị cho mình về cách đọc các câu hỏi đó (hầu hết sách từ ngữ giao tiếp điều có phiên âm cách đọc). Bạn sẽ chưa phát âm hay và còn tỏ ra nặng giọng nước ngoài, nhưng quan trọng là bạn đang giao tiếp được.

Nếu bạn không thể đạt “sự hoàn hảo” sau 30 năm học tập, tại sao bạn lại cần nó trong ngày đầu tiên?

Các ví dụ kế tiếp cho thấy tầm quan trọng của ngữ cảnh and suy đoán. Đó không nhất thiết chỉ là các hình thức giao tiếp không lời, nhưng là những khía cạnh quan trọng của những cơ chế diễn ra trong đầu khi ta thực hiện giao tiếp, không phụ thuộc vào “khối lượng” ngôn ngữ mà bạn đã học. Việc chịu khó suy nghĩ một chút đã có tác dụng đối với tôi trong nhiều trường hợp, hơn là học thuộc những bảng công thức phức tạp về các cách khác nhau (chủ ngữ, tân ngữ, sở hữu…).

Vào ngày đầu tiên ở Berlin, khi mà tôi vẫn chật vật biến trình độ tiếng Đức lãng phí hồi phổ thông thành điều gì đó hữu dụng, tôi muốn mua một SIM card điện thoại. Tôi muốn biết chắc có thể sử dụng mạng 3G trước khi rời cửa hàng, nên anh nhân viên đã hướng dẫn tôi cách thức cài đặt.

Cuộc đàm thoại này có vẻ vượt xa khả năng của nhiều người như tôi với trình độ tiếng Đức như thế. Có phải như tôi đã nói, chúng ta chỉ cần những điều đơn giản nhất ở thời điểm này, hỏi và đáp những câu căn bản?

Tất nhiên là không! Như vậy là xem nhẹ sự thông minh căn bản của người trưởng thành mà chúng ta đã có.

Anh ta nói nhiều thứ mà tôi chẳng hiểu gì cho đến khi anh ta nói “... Netzwerk, Mobiles Datennetzwerk”. Do tôi quen thuộc với ngôn ngữ giao diện của điện thoại, những từ đó nghe như “...Network, Cellular Data Network”, và tôi có thể hiểu; tôi cần phản nhấn “Settings, General” trước. Anh ta có thể đã nói những điều đó trước rồi, nhưng việc không hiểu chúng không ảnh hưởng đến việc tôi đã làm được những gì anh ta muốn tôi thực hiện.

Ví dụ này không nhằm để nói “Netzwerk” nghe tương tự như Network, nhưng cho thấy tôi đã biết suy đoán để tìm ra được ý nghĩa của những từ ngữ mà tôi không hiểu, dựa vào ngữ cảnh. Tất nhiên tôi hiểu trong trường hợp này là vì tôi biết nhiều vể điện thoại, nhưng trong thực tế không phải chúng ta chỉ thường nói về chính những điều quen thuộc với chúng ta đó sao. Ngay cả khi bạn không nhận ra những từ ngữ cụ thể nào đó, chính tình huống giao tiếp sẽ chỉ cho bạn hướng đi. Trong trường hợp này, dù chỉ biết 20 % thông tin bạn vẫn có thể suy đoán đúng 100 % ý nghĩa!

Đó chỉ là một vài ví dụ - trong thực tế còn có hàng ngàn ví dụ như thế.

Quan sát ngôn ngữ cơ thể cũng giúp tôi hòa nhập nhanh với các quốc gia, và ở những nơi thuộc Châu Âu (nơi mà màu da không làm tôi khác biệt), mọi người cứ cho tôi là người dân địa phương của họ do cách ăn mặc, cử chỉ, nét mặt, âm lượng và giọng nói của tôi v.v. giống họ, điều này không được nhiều người ngoại kiều khác cố gắng thực hiện nên họ luôn thể hiện khác biệt với người địa phương.

Dĩ nhiên khi tôi bắt đầu nói nhiều hơn là một hai từ, tất cả điều này có thể thay đổi, nhưng tôi đã gặp nhiều người gần nhà và nói xin chào và trong nhiều tuần họ vẫn tưởng tôi là người dân của nước họ.

Khả năng thể hiện như người địa phương cũng chính là một hình thức giao tiếp và điều đó khuyến khích người ta nói chuyện với tôi bằng ngôn ngữ của họ, ngay cả khi khả năng sử dụng tiếng đó của tôi còn tệ hơn họ có thể dùng tiếng Anh.

Những kỹ năng như vậy khó diễn tả một cách tổng thể và chúng có thể đạt được đơn giản bằng cách chú trọng đến những thông tin cơ bản chứ không phải là chú tâm đến việc cố hiểu hết các từ ngữ.

Tôi không cần đề nghị bạn hãy đi học những điều này – bạn sẽ rất vui khi biết rằng bạn đã biết chúng sẵn rồi! Nếu như bạn nói với ai đó bằng đường điện thoại chất lượng kém và ồn ào bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của mình và không hiểu hết các chi tiết cuộc nói chuyện, thì bạn vẫn hiểu được ý chính họ muốn nói gì.

Page 20

Page 21: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

Đặc biệt là trong lời nói chúng ta có những trường hợp dùng từ ngữ “đệm” mà không bổ sung thêm thông tin gì mới ví dụ như các từ ngữ sau: like, you know, Would you mind, v.v. Thực tế, về sau khi tiến bộ, chúng ta phải tận dụng chúng (xem phần về Từ ngữ kết nối trong đàm thoại). Dù sao, tuy bạn không nghe hoặc không hiểu được các từ như vậy, bạn cũng không bỏ lỡ mất một thông tin nào cả.

Một tình huống khác chứng tỏ điều này: bạn có từng xem phim hoặc nói chuyện với ai đó bằng phương ngữ của tiếng mẹ đẻ của mình? Có những lúc tôi xem phim Mỹ hay đoạn trích phim the Simpsons và gặp những từ ngữ mà tôi chưa từng biết tới.

Tôi có dừng lại để tra cứu và tiếp tục xem khi nào hiểu nghĩa của chúng không? Dĩ nhiên là không rồi – hầu hết là tôi chỉ đoán nghĩa của chúng trong ngữ cảnh mà thôi. Khi lần đầu đến Mỹ cũng thế, tôi gặp nhiều từ ngữ mà tôi chưa hề nghe trước đó, nhưng chúng đều xuất hiện trong nhiều lớp ngữ cảnh và nghĩa của chúng trở nên thật rõ ràng. Tôi chẳng bao giờ học các từ này một cách chính quy, nhưng ngữ cảnh dạy tôi nên không bao giờ gặp trục trặc khi nói với những người đến từ nước khác.

Thực tế, trong quá trình lớn lên tôi cũng học nhiều từ vựng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của tôi từ ngữ cảnh cả thôi. Cũng có các loại trò chơi học từ cho trẻ em như học về tên loài vật… nhưng đa số từ vựng mẹ đẻ của tôi là được học thông qua ngữ cảnh, có tác dụng hơn là học một bảng từ với định nghĩa và giải thích.

Trong trường hợp này điều đó dễ vì tôi đã biết ngôn ngữ mẹ đẻ rồi, nhưng nguyên tắc đó vẫn đúng với việc học ngoại ngữ.

Đây là một ví dụ nữa: ở nhiều nước, khi đi siêu thị và trong lúc chờ tính tiền, tôi ít khi gặp một câu hỏi nào mà tôi không hiểu trước khi móc tiền ra trả.

Siêu thị khắp thế giới đều có xu hướng cung cấp thẻ thành viên để ưu tiên giảm giá, và tôi thì không có thẻ đó. Nhưng nhiều lần người ta sẽ hỏi xem bạn có thẻ hay không. Điều này phổ biến ở nhiều nước. Ngay khi mới học, chí ít tôi cũng nghe được một vài từ như “... bạn có thẻ...” và để ý ngữ điệu (mà hầu như đều tương tự trong các ngôn ngữ Châu Âu) để biết đó là câu hỏi.

Do ngữ cảnh tôi hiểu được mình không được yêu cầu xuất trình bất cứ thẻ nào khác hơn là thẻ thành viên (với tuổi tôi, không thể là thẻ ưu tiên người già, không thể là thẻ tín dụng vì tôi đang trả bằng tiền mặt…); do đó thật an toàn để suy ra là họ đang muốn nói đến thẻ thành viên siêu thị. Tình huống như vậy cho tôi biết họ nói từ ngữ gì với tôi dù tôi không hiểu chúng.

Cứ như thế, bạn hoàn toàn có thể hiểu được nhiều hơn là bạn nghĩ, và nói được nhiều hơn là bạn nghĩ, dù bạn mới bắt đầu học vài ngày.

Điều đó cho phép tôi thực hiện một trong các đề xuất quan trọng nhất cho những ai nghiêm túc muốn tiến bộ nhanh chóng: đó là hoàn nhập – càng sớm càng tốt và không cần biết bạn đang ở đâu, và tôi sẽ trình bày vấn đề này trong phần tiếp theo đây.

Tóm tắt: Giao tiếp phụ thuộc nhiều yếu tố: ngôn ngữ cơ thể, ngữ điệu và chất giọng, khả năng suy đoán, sử dụng từ ngữ bạn có thể chưa hiểu hoàn toàn, và ngữ cảnh. Các yếu tố giao tiếp phi ngôn này giúp bạn nói ngoại ngữ với người bản xứ ngay khi bạn vừa mới bắt đầu học.

HÒA NHẬP TẠI CHỖ/TẠI NHÀ

Trước khi bắt đầu với khái niệm hòa nhập, tôi cần nói rõ là hòa nhập không nhất thiết là bay tới một đất nước nào đó. Hòa nhập tích cực là điều có thể (dù bán thời gian) được thực hiện tại chỗ. Câu chuyên của Khatzumoto đã học tiếng Nhật đến trình độ chuyên nghiệp chỉ trong một năm rưỡi trước khi từng đặt chân đến Nhật (xem phỏng vấn) là một trong những ví dụ về sự thành công như thế.

Page 21

Page 22: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

Tôi thích nghĩ về hòa nhập theo cách như tôi quan niệm về sự lưu loát vậy. Trong cả hai trường hợp, mức độ đạt được sẽ phụ thuộc vào cách bạn định nghĩa về nó, và hay hơn là hãy quan niệm về chúng theo cách ẩn dụ sau đây về bản chất của nước. Sự lưu loát có thể ví như một dòng sông. Không nhất thiết (và có lẽ chính xác hơn là không bao giờ) phải là nước tinh khiết, và thỉnh thoảng cũng phải len lõi tùy theo địa hình chứ không phải luôn chảy thẳng dòng một cách tuyệt đối. Tương tự như thế, vấn đề nói lưu loát không hàm ý tuyệt đối hoàn hảo.

Sự hòa nhập cũng như vậy – khi bạn hòa mình vào nước chẳng hạn, bạn có thể chìm ngập hoàn toàn và ở sâu dưới nước cả ngày (có thể mang dụng cụ dưỡng khí như trong môn lặn) hay là chỉ lao xuống nước, lặn xuống một lúc, rồi trồi lên thở không khí. Như vậy bạn vẫn hoàn nhập với nước.

Đáng tiếc, điều mà nhiều người (học ngôn ngữ) hay làm là nhúng ngón chân xuống nước, thấy rằng nó lạnh và hôm sau cũng chỉ làm như thế. Họ cho rằng làm quen cách chậm chạp như thế sẽ tạo cho cơ thể thích nghi dần với nước.

Nên nhớ đó chỉ là nước, nó không làm hại bạn đâu! Cứ nhảy thẳng vào! Chỉ nhúng ngón chân vào nước mà thôi sẽ không giúp bạn biết bơi, và lâu lâu mới học một ít ngữ pháp sẽ không thể giúp bạn biết nói ngoại ngữ.

Để tiếp tục với ẩn dụ này, việc đi đến một đất nước mà thôi thì cũng chưa đủ. Tôi biết nhiều ngoại kiều sống ở nước ngoài nhiều năm mà vẫn nói ngoại ngữ rất khiêm tốn. Điều này giống như ở trong khoang tàu ngầm gắn máy lạnh mà nghĩ rằng bạn đang có trải nghiệm như một thợ lặn. Về mặt kỹ thuật, rõ ràng bạn cũng đang ở sâu dưới nước, nhưng bạn không hề ướt áo.

Sự hòa nhập ít phụ thuộc vào vị trí địa lý, nhưng phụ thuộc rất nhiều vào mức độ quyết tâm của bạn. Bạn cần đầu tư nhiều thời gian có thể vào dự tính của mình. Nếu không, bạn chưa thật sự quyết tâm đầy đủ.

Tôi không có ý rằng bạn hòa nhập với ngoại ngữ trong mọi lúc – nếu bạn không ở nước ngoài, bạn phải làm việc, học tập… (có thể bằng tiếng mẹ đẻ), và nếu bạn ở nước ngoài, bạn vẫn phải làm việc gì đó có sử dụng tiếng mẹ đẻ. Những điều đó không hữu ích nhưng đó lại là một phần cuộc sống thực tế của hầu hết mọi người.

Tuy nhiên, ngoại trừ những lúc chính đáng để sử dụng tiếng mẹ đẻ, bạn đang lãng phí thời gian thực hiện nhiều điều bằng tiếng mẹ đẻ mà lẽ ra bạn có thể dễ dàng sử dụng ngoại ngữ. Thực hiện những điều này càng nhiều càng tốt bằng tiếng nước ngoài chính là tạo điều kiện cho việc hòa nhập xảy ra.

Bạn có hay xem truyền hình không? Đây chính là sự lãng phí thời gian bằng tiếng mẹ đẻ. Bạn chẳng học được gì, và nhiều người (trong đó có tôi) cho rằng đó là cách sử dụng thời gian vô bổ nhất khi mà có nhiều điều thú vị và có ích hơn để làm. Có nhiều cách thư giãn hay hơn sau một ngày làm việc cực nhọc đấy.

Nhiều người bảo với tôi họ “không có thời gian” để học ngoại ngữ và ngay sau đó hỏi tôi có xem tập mới nhất của loạt hài kịch x hay bộ phim y nào đó không. Tôi nghĩ họ cần một cái tát vào mặt để tỉnh dậy!

Tuy nhiên nếu bạn xem truyền hình bằng ngôn ngữ đang học, bỗng chốc nó lại là một hoạt động hữu ích. Bản thân tôi không thích xem truyền hình, nhưng còn bạn, nếu đó là điều bạn thích, hãy thực hiện nó bằng ngoại ngữ. Bạn có thể xem những phiên bản của các chương trình truyền hình mình yêu thích được dịch ra các ngôn ngữ chính trên mạng. Nếu không thể, bạn hãy bỏ qua chúng và cố gắng hòa nhập bằng cách xem các chương trình hay phim ảnh gốc bằng ngoại ngữ đang học.

Bạn thích chơi trò chơi? Tìm trên trò chơi hay trên máy chỗ điều chỉnh và đổi ngôn ngữ hiển thị.

Bạn hay sử dụng máy tính? Đổi toàn bộ giao diện hệ thống điều khiển sang ngôn ngữ đích, kể cả ngôn ngữ hiển thị của các tài khoản trực tuyến như Facebook (xem chi tiết trong phần Nguồn liệu). Đổi ngôn ngữ mặc định trên điện thoại của bạn, mở đài phát thanh có chương trình bằng ngôn ngữ

Page 22

Page 23: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

đang học (hay đài địa phương nếu bạn đang ở nước ngoài). Bây giờ, bạn đã sẵn sàng hòa nhập rồi!

Đây là những hoạt động thụ động mà nếu không thực hiện bằng ngoại ngữ thì bạn cũng phải thực hiện bằng tiếng mẹ đẻ. Tất cả đều có thể thực hiện mà không phụ thuộc vào vấn đề bạn đang ở đâu, ở nước ngoài hay ở nhà cũng vậy.

Tiếp theo, dĩ nhiên là đàm thoại hoàn toàn bằng ngoại ngữ.

TÓM TẮT: Bạn không cần phải ra nước ngoài mới hòa nhập – bạn có thể bắt đầu bằng những hoạt động thụ động bằng ngôn ngữ đích để buộc bạn cố gắng hiểu nó nhiều hơn. Sẽ hơi khó, nhưng nhảy vào nước chính là điều bạn cần làm để học bơi!

HÒA NHẬP VỚI KỸ NĂNG NÓI

Tôi đoán rằng các bạn đều đã học một ngoại ngữ ở trường trong nhiều năm, và vẫn không nói được ngôn ngữ đó! Có nhiều lý do tại sao kết quả sau cùng lại là như vậy, ví dụ chương trình không chất lượng, giáo viên kém nhiệt tình, chú trọng quá nhiều vào ngữ pháp, học viên chán nãn… nhưng ngay cả khi có giáo viên tốt nhất và giáo trình chất lượng nhất, điều quan trọng hơn cả vẫn là tham gia tích cực các hoạt động hòa nhập, cái mà hầu hết các chương trình ngoại ngữ chưa đáp ứng được.

Các khóa học hàn lâm chuẩn bị cho bạn dự thi với kiến thức mà bạn sẽ được kiểm tra, nhưng điều đó không giống với những gì bạn sẽ làm khi thực sự sử dụng ngoại ngữ trong tuần lễ đầu tiên ở một nước nào đó. Ngay cả với kiến thức ngữ pháp nâng cao, nhiều người vẫn không thể thực hiện các cuộc nói chuyện cơ bản.

Cách duy nhất để học nói nhanh chóng là bắt đầu đàm thoại ngay lập tức. Xin lỗi, nhưng không có phương pháp nào khôn ngoan khác giúp bạn nói được nhanh chóng hơn. Để học nói, bạn phải mở miệng tập nói mà thôi.

Tôi học được điều này một cách vất vã suốt sáu tháng theo học các lớp ở Tây Ban Nha, với các phương pháp kỳ cục, học ngữ pháp và từ vựng miệt mài, xem truyền hình – tôi thử nghiệm nhiều thứ khác nhau nhưng vẫn hoàn toàn không nói được và sau những nỗ lực như vậy trình độ tiếng Tây Ban Nha tôi có được thật thảm hại. Quyết định kỳ diệu đã làm thay đổi mọi thứ cho tôi là cố gắng sống mà không nói tiếng Anh suốt một tháng.

Cho phép tôi giải thích thêm và lập lại, bởi vì đó là một trong những quyết định quan trọng nhất mà bạn sẽ thực hiện để đến được sự lưu loát, đó là: ĐỪNG NÓI TIẾNG MẸ ĐẺ!

Lý do khiến nhiều người không nói ngoại ngữ là vì họ không có nhu cầu. Đúng là họ thực sự không có nhu cầu. Học một ít ngữ pháp và từ vựng, làm bài tập có thể giúp họ học được ngôn ngữ mà họ thích dùng. Rất nhiều người thích nói ngoại ngữ, nhưng họ không bao giờ chịu nói.

Khi bạn ép mình vào môi trường hòa nhập, thái độ thụ động tôi-thích-nói sẽ ngay lập tức chuyển thành TÔI CÓ NHU CẦU nói ngôn ngữ đó! Bạn thực sự có nhu cầu vì bạn muốn học nhanh để nói được. Thay đổi về động cơ học tập như thế sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh chóng. Cách thức tốt hơn cả (để biết bơi) là lao xuống dòng nước sâu.

Tôi đã đề xuất vấn đề này trên trang blog và nhiều người đã thử nghiệm nó trong vòng một tháng và đã tiến bộ vượt bậc. Ngoài những hoạt động thiết yếu thường ngày như đi làm, trò chuyện với con cái… bạn hãy dành thời gian để hòa nhập với kỹ năng nói của mình. Nên nhớ một từ quan trọng của câu nói vừa rồi là thiết yếu. Ví dụ: đi uống rượu với bạn bè 3 đêm mỗi tuần không thể là việc thiết yếu – bạn nên hạn chế hoặc từ bỏ các hoạt động tương tự nếu như bạn thực sự nghiêm túc trong việc học ngoại ngữ. Khác biệt lớn giữa những người học thành công một ngôn ngữ thật nhanh và những người không thành công là ở chỗ những người thành công biết định nghĩa “những điều thiết yếu” cho họ một cách nghiêm khắc hơn.

Hồi còn ở Tây Ban Nha, tôi chỉ cho phép mình sử dụng tiếng Anh khi đi làm, vì tôi là giáo viên

Page 23

Page 24: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

tiếng Anh khi đó, và trong các cuộc điện thoại về cho bố mẹ hàng tuần mà thôi. Những giây phút khác trong cuộc sống tôi đều sử dụng tiếng Tây Ban Nha, dù rằng trình độ của tôi khi đó là cực kỳ thấp.

Nếu bạn đã đang ở nước ngoài, cơ hội để làm điều đó là vô hạn. Hãy thoát khỏi vỏ bọc (sẽ bàn thêm về điều này) và gặp gỡ, giao lưu với những người dân địa phương.

Nếu bạn có bạn cùng học một ngôn ngữ, hãy cố gắng để đảm bảo bạn có thể nói ngôn ngữ đó vài giờ một ngày. Với nhiều người, một thay đổi 100 % sẽ là khá vất vả, nhưng với những người quyết tâm thực hiện sứ mạng như bạn, chúng ta có thể bắt đầu bằng 1 – 2 giờ sử dụng ngoại ngữ mỗi ngày, như thế cũng đã xứng đáng để bạn có thể “giải lao” bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.

Với thái độ đúng đắn, bạn cũng sẽ không cho việc nói lại ngôn ngữ mẹ đẻ là một cuộc giải lao – thực tế bạn có nhiều trải nghiệm tốt bằng ngoại ngữ đó chứ: có thể giao tiếp, khám phá nhiều chiều kích giao tiếp, và tận hưởng cuộc sống bằng ngoại ngữ. Thái độ tích cực như vậy không làm cho người ta có như cầu quay lại sử dụng tiếng mẹ đẻ để “thư giãn”. Chắc chắn là bạn cũng phải sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ khi đi làm rồi, do đó khi thư giãn và xem truyền hình, bạn hãy thư giãn bằng ngoại ngữ.

Mức độ quyết tâm sẽ giúp bạn sống bằng ngoại ngữ (dù chỉ là một giờ mỗi ngày nói chuyện trên mạng, nếu như bạn chưa đi nước ngoài) và không có nhu cầu thư giãn bằng tiếng mẹ đẻ. Nó là mất thời giờ của bạn. Cần phải nghiêm túc hơn với nó.

Nói ngoại ngữ càng nhiều càng tốt, lý tưởng nhất là nói được trong mọi lúc, sẽ là thứ bạn cần để đưa bạn đến sự lưu loát cách nhanh nhất. Tôi không biết phải nhấn mạnh điều này đến bao giờ mới đủ. Quyết định không nói tiếng Anh đã thay đổi tôi từ một người thất vọng do không có khiếu ngoại ngữ thành một người nói được nhiều ngoại ngữ như hôm nay. Đó là một trong những quyết định quan trọng và có sức ảnh hưởng lớn lao nhất mà tôi đã có trong khoảng 10 năm của cuộc đời vừa qua.

Nếu bạn đã bắt nhịp tốt với việc sử dụng ngôn ngữ mình đang học, nhưng bất chợt gặp phải một từ mà bạn không biết, điều cần làm với những người bản ngữ là hãy cố gắng giải thích về từ đó bằng những từ ngữ mà bạn đã biết. Bạn không thể nói được từ “mắt kính”? Có thể nói những gì đại loại như “cửa sổ của con mắt” và ra dấu diễn tả bằng tay. Nếu bạn không thể nói từ “hưu cao cổ”? Hãy nói “con thú cổ dài ở Châu Phi”. Với một ít tưởng tượng và vốn từ cơ bản bạn có thể diễn tả được nhiều thứ ngay cả khi bạn không biết từ cụ thể.

Bạn vẫn có thể sống được mà không cần dùng tiếng mẹ đẻ. Việc nhận thức được điều này giúp tôi có động lực đạt được nhiều tiến bộ, nhiều hơn rất nhiều so với khoảng thời gian sáu tháng nếu chỉ có tâm lý học tập thử nghiệm. Đọc biết điều này cũng tốt, nhưng cách thức duy nhất mà bạn có thể ứng dụng được điều đó là hãy chính mình hòa nhập vào việc học nói ngay lúc này. Đừng cho rằng mình sẽ cố gắng nói, mà đơn giản là phải nói ngoại ngữ ngay bây giờ. Chất lượng của những gì bạn nói được không ảnh hưởng bản chất của thực tế này.

Nếu bạn sắp đi nước ngoài, hãy quyết định ngay bây giờ là phải tránh xa những người nói tiếng Anh (hoặc ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn). Đúng thế, “hãy tránh xa”! Có thể bạn cho rằng điều này mang tính phản xã hội, nhưng thực ra để học tập tiến bộ, bạn phải làm như thế vì chung quanh có quá nhiều người nói tiếng mẹ đẻ.

Kết bạn với dân địa phương hoặc ít ra là với những người ngoại quốc đang học tiếng và muốn luyện tập như bạn là cách bắt đầu tốt nhất.

Để xác định thêm những cách hòa nhập khác, dù ở nhà hay ở nước ngoài, bạn hãy hoàn thành phiếu thực hành số 3.

Page 24

Page 25: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

BẮT NHỊP VỚI VIỆC THỰC HÀNH KỸ NĂNG NÓI

Bất chấp điều vừa nói ở trên, có một loại người không phải là người bản xứ mà bạn tuyệt đối không cần tránh xa, đó là những người cực kỳ hữu ích cho bạn, đôi khi còn hữu ích hơn những người bản xứ: đó là những người cũng đam mê học ngoại ngữ như bạn.

Bạn học rất nhiều từ những người cùng học khác, do đó không nên nghĩ rằng không có người bản ngữ thì bạn không thể hòa nhập với kỹ năng nói. Điều đó đôi khi còn giúp giảm bớt áp lực và các bạn hoàn toàn có thể giúp đỡ lẫn nhau. Tiếp xúc với người cũng học như bạn tỏ ra không hữu ích về mặt bạn sẽ không quen với thực tế ngôn ngữ đó được dùng ra sao, nhưng nhưng ở giai đoạn đầu, những người cùng học sẽ giúp được nhiều thứ cho bạn!

Thế nào thì bạn cũng có mắc lỗi do ảnh hưởng ngôn ngữ mẹ đẻ, ví dụ như dùng sai cấu trúc câu, sai giới từ (vì tiếng mẹ đẻ của bạn nói như thế)… Đây là điều tất yếu bạn phải trải qua và như tôi đã nói bạn không thể khởi đầu bằng sự hoàn hảo được.

Thế thì, vì bạn không thể tránh lỗi do ảnh hưởng tiếng mẹ đẻ và chưa quen, tại sao không nỗ lực tiến xa hơn với mục đích là quen dần, bắt được nhịp với ngôn ngữ mới?

Một “chiêu” tôi hay dùng khi nói chuyện với những người cùng học khác (nhưng ít khi, và hoàn toàn không nên khi nói với người bản ngữ) là dùng một ngôn ngữ kết hợp tiếng đang học xen lẫn tiếng mẹ đẻ. Những người thuộc phái thuần khiết sẽ rất ghét điều đó, nhưng tôi phải làm mọi thứ có thể để làm quen bắt nhịp với ngôn ngữ đang theo học. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn học cùng với vợ hoặc chồng, người yêu, an hem, bạn bè… và muốn cùng nhau thực hành ngôn ngữ, nhưng chưa học được từ ngữ chính xác dùng trong một tình huống nào đó. Bạn có thể nói ngôn ngữ kết hợp như thế với nhau – không phải để nói tốt ngoại ngữ, hay để giao tiếp thực tế với người bản ngữ, mà nhằm tạo điều kiện giúp bạn bắt nhịp với việc sử dụng ngoại ngữ mà thôi, đó là một rào cản bạn cần vượt qua mà nhiều người khác chưa bao giờ làm được.

Thay vì quan niệm ngôn ngữ đích và ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn như hai thái cực, hãy hình dung đó là một thang độ với hai ngôn ngữ đó ở hai đầu mút. Khi bạn bắt đầu học, bạn cho rằng mình đang ở đầu mút phía bên đây, nhưng như tôi đã nói trước đây, bạn đã có sẵn một số vốn liếng, do đó có thể nói bạn đã đạt khoảng 5 % mức độ chệch về hướng ngôn ngữ đích.

Ngay cả khi vốn liếng của bạn chỉ là dăm ba từ ngoại ngữ, cũng hãy cứ sử dụng chúng. Đừng bao giờ nói thank you với những người biết tiếng Anh ở Tây Ban Nha, nhưng phải luôn luốn nói gracias. Đừng rủ bạn bè đi uống beer, mà phải là uống pivo khi bạn ở Tiệp Khắc. Ở Đức, đừng nói là hẹn gặp một ai vào Friday, nhưng là Freitag. Việc sử dụng từ ngữ đơn lẻ như thế thật là dễ dàng và ngay cả người học lười biếng nhất cũng quen thuộc với chúng (đặc biệt là khi bạn đang ở nước ngoài rồi).

Điều này có nghĩa là khi chung quanh bạn toàn là những người nói tiếng Anh (hay tiếng mẹ đẻ khác), thì bạn vẫn có thể sử dụng ngôn ngữ đang học được dưới hình thức các mảng nhỏ. Đó là bước đầu để bắt nhịp và quen dần với việc xem từ ngữ là phương tiện diễn tả ý nghĩa chứ không phải đơn giản là kết quả dịch “chính xác” từ ngôn ngữ của bạn.

Điều đó có nghĩa là bạn đã đạt được 5-10 phần trăm theo thang độ nói trên rồi.

Rất nhanh chóng, bạn sẽ tiến tới mức độ kế tiếp là thực hiện một nửa cuộc hội thoại bằng ngoại ngữ. Ví dụ ở Tiệp Khắc, bạn có thể hỏi một người biết tiếng Anh “Kde je… the library?” (“Ở đâu”). Khi ở Pháp chẳng hạn, nếu bạn muốn rủ bạn của mình đi xem bảo tàng nhưng bạn chỉ biết các từ đi và bảo tàng mà thôi, bạn cũng hãy sử dụng chúng! Hãy nói “Bạn có muốn aller đến muse không?”

Bằng cách đó bạn có thể sử dụng từ mà mình đã biết, và khi cố gắng đặt thành câu như thế nhiều lần, bạn sẽ thấy được mình cần phải học thêm điều gì. (Trong ví dụ vừa rồi, bạn sẽ thấy mình cần học cách đặt câu hỏi, học từ “muốn” và sử dụng nó khi chia ở ngôi thứ hai).

Do ngữ cảnh giúp ích rất nhiều cho cả bạn và cả người nghe, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các từ đơn giản hơn để diễn tả ý mình khi giao tiếp với người bản xứ. Nếu tôi không biết từ “dịch” chẳng

Page 25

Page 26: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

hạn, và tôi nói tôi “tạo ra một bản văn bằng tiếng Anh từ tiếng Pháp”, tôi hoàn toàn diễn tả tốt điều muốn nói – bạn không cần biết tất cả các từ - khả năng tưởng tượng để dùng cái đã biết có thể đưa bạn tiến rất xa.

Khi bạn chưa nói gì cả thì dường như ngoại ngữ của bạn là một khoảng trống to lớn cần lấp đầy. Nhưng khi bạn đã thực sự bắt đầu sử dụng nó, thì đã có nhiều thứ bạn có thể thực hiện được rồi, dù là những thứ cơ bản nhất. Bạn sẽ nhận ra mình cần học thêm những gì và điều chỉnh việc học để tập trung vào các vấn đề đó, nhằm mỗi lúc mỗi tiến bộ hơn.

Đó đã là phần thuộc khoảng 10-50 phần trăm trên thang độ.

Cuối cùng, bạn đã quen với các cấu trúc cơ bản cần có để nói được và chỉ còn thiếu một số từ nhất định mà thôi. Như tôi đã nói, khi nói chuyện với những người bản ngữ, nếu không biết một vài từ, bạn chỉ cần dùng nhiều cách để mô tả những từ chưa biết đó mà thôi, có thể là sử dụng các từ tương đương đơn giản hơn. Bạn chưa biết từ điên tiết? Chỉ cần nói rất giận dữ. Nhà vật lý học? Hãy nói nhà khoa học.

Đây là điều nhất thiết bạn phải đặt mục tiêu đạt được trong giai đoạn đầu và sẽ tiếp thu nhiều từ vựng cụ thể thêm để sử dụng trong những giai đoạn về sau.

Bạn cũng có thể dùng thủ thuật bằng cách chêm vào câu ngoại ngữ của mình một vài từ tiếng Anh hoặc tiếng khác, nhưng nên nhớ không lạm dụng điều này vì hiện thời bạn đã ở giai đoạn có thể diễn tả ý mình bằng ngoại ngữ, và bạn không thể chắc người đối diện có thể hiểu được các từ chêm vào đó.

Điều đó có nghĩa là bạn có thể nhảy từ mức độ phải kết hợp 2 ngôn ngữ khi nói (50%) sang khả năng sử dụng 100% ngôn ngữ đích một cách rất nhanh chóng. Không phải là 100% hoàn hảo, nhưng bạn đã thực hiện được sự chuyển đổi trên thang độ về hướng 100% một cách tự nhiên không đột ngột. Bạn cần phải cố gắng thêm để hoàn thiện, tiếp thu thêm từ vựng và phát triển khả năng nói, tuy nhiên bạn đã đang sử dụng được ngoại ngữ!

Việc sử dụng kết hợp hai ngôn ngữ như tôi đã nói là có thể do người ta lười và chưa nỗ lực đủ, nhưng tôi chấp nhận phương pháp này như là cách giúp tôi làm quen với việc nói ngoại ngữ, nhưng đảm bảo là nó chỉ mang tính tạm thời mà thôi. Nói cách đó không hữu ích trong các tình huống thực tế trò chuyện với người bản xứ, nhưng là một bước lấy đà có tác dụng. Thay vì cho rằng mình sử dụng 2 ngôn ngữ kết hợp, tôi sẽ gọi một ngôn ngữ như thế một cách tình cảm bằng tên kết hợp của nó. Với tiếng Anh và Tây Ban Nha, bạn có Spanglish, tiếng Pháp và tiếng Anh, bạn có Franglais. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha: Portuñol, v.v. Người ta sẽ không thể chỉ trích khi bạn nói tiếng Đức quá tệ, khi mà bạn thực ra đang nói tiếng Denglisch một cách hoàn hảo!

Phương pháp này hữu dụng đối với những người cùng nói một ngôn ngữ mẹ đẻ và cùng học một ngoại ngữ như nhau. Nếu họ không thích, hãy thuyết phục họ. Thời gian dành để nói tiếng mẹ đẻ sẽ là thời gian lãng phí nếu bạn muốn hoàn thành sứ mạng của mình.

TÓM TẮT: Thay vì lập tức bắt đầu nói một ngôn ngữ, bạn có thể làm quen dần bằng cách trước tiên là sử dụng vài từ mà bạn biết, sau đó sử dụng cấu trúc ngoại ngữ nhưng có vài từ tiếng mẹ đẻ, và cuối cùng thực hiện như vậy với hầu hết các từ bằng ngôn ngữ đích. Phương pháp này có thể “không hoàn hảo” nhưng sẽ giúp bạn bắt nhịp và quen dần với ngôn ngữ đang học.

NHỮNG THẤT VỌNG CẦN THIẾT

Bây giờ, tôi sẽ không nói dối bạn. Trải qua nhiều giờ một ngày để cố gắng nói một ngôn ngữ chưa quen với mình sẽ rất dễ căng thẳng và thất vọng.

Vâng, điều đó có nghĩa là bạn phải có nhiều hy sinh – ít gặp gỡ bạn bè hơn, nhiều lúc cảm thấy chán nãn vì trình độ còn yếu, bực mình vì không nói được chính xác, và thậm chí cảm thấy đơn độc đôi lúc vì bạn không thể diễn tả đầy đủ về những gì mình mong muốn và tạm thời không liên hệ đầy

Page 26

Page 27: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

đủ với những người khác. Bạn sẽ vượt qua các giai đoạn như vậy, nhưng bạn phải trải nghiệm sự thất vọng đó. Đó là một phần của hành trình.

Nhưng bạn có thể xoay sở khiến các điều đó ít xảy ra hơn bằng cách đừng để trải nghiệm của bạn là một hành trình đơn độc. Hãy viết những điều này trong nhật ký học ngoại ngữ, thực hàn với những người cùng học khác, và chia sẻ nỗi thất vọng của bạn với họ bằng chính ngoại ngữ mình đang học. Thấy được những người khác cũng vất vã sẽ nhắc nhớ cho bạn rằng đó không phải là do bạn, nhưng chỉ là một phần tất nhiên của tiến trình.

Gần như mọi người đều phải có những thất vọng như vậy cả, nhưng bạn có thể làm cho nó nhẹ nhàng hơn bằng cách duy trì thái độ tích cực, tạo niềm vui học tập, và chú tâm đến các tiến bộ đạt được. Bạn sẽ vượt qua giai đoạn này nhanh chóng nếu bạn cố gắng như vậy.

Không có quyết tâm cao độ thì bạn sẽ cứ ở mãi trong giai đoạn chán chường như vậy và có ít áp lực muốn giao tiếp bằng ngoại ngữ. Đây là giai đoạn mà nhiều người học không vượt qua được khi họ học ngôn ngữ ở các lớp học…

Tuy nhiên nếu có đầy đủ quyết tâm, bạn sẽ vượt qua những điều khó khăn nhất trong giai đoạn này chỉ trong vài tuần. Nếu có quyết tâm ít hơn, có thể bạn phải mất vài tháng mới vượt qua được và cảm thấy thoải mái hơn khi nói chuyện bằng ngoại ngữ (dù bạn vẫn còn mắc nhiều lỗi và thiếu nhiều điều cần học bổ sung). Sự hoàn hảo là không thể xảy ra, nhưng mức độ thoải mái và thân thuộc với ngoại ngữ đang học là điều có thể đạt được. Đạt được giai đoạn này bằng cách phải trải qua một khoảng thời gian chán chường sẽ đem lại cho bạn kết quả chính đáng là cả một cuộc đời đầy cơ hội sống bằng ngôn ngữ đó.

Luôn ghi nhớ rằng các chán nãn không phải là do bạn yếu kém, nhưng là bởi vì học ngôn ngữ thì luôn khó và đó chỉ là điều nhiều người khác cũng trải nghiệm. Bằng việc không ngừng quan niệm như thế (cùng với việc áp dụng thái độ và phương pháp đúng đắn) bạn sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn một cách nhanh chóng.

Nếu bạn đang chán nãn về tiến trình học ngoại ngữ của mình, hãy thực hiện yêu cầu trong phiếu thực hành số 4.

BÍ QUYẾT KHẮC PHỤC CÁC KHÁC BIỆT TRONG MỘT NGOẠI NGỮ

Phần lớn sự thất vọng nói trên là do sự xa lạ của một ngoại ngữ gây ra. Không phải là vấn đề về mức độ “khó” của nó – mọi ngôn ngữ điều tạo ra thử thách cho bạn – ban đầu bạn sẽ thấy rằng thật là lạ lùng vì tại sao không gọi một chiếc xe là chiếc xe. Sẽ có cảm giác là họ đang nói gì đó không ổn và bạn phải thay đổi mình để tái tạo lại những âm thanh mà họ nói. Ngay cả tên gọi ngoại ngữ cũng đã nhấn mạnh yếu tố xa lạ của nó rồi.

Sự thay đổi về khái niệm như vậy cũng đã là một thử thách lớn: bạn phải làm quen với cảm giác về những điều chính miệng mình nói ra. Khi kết hợp với những vấn đề phức tạp khác nữa như từ vựng xa lạ, văn phạm rối rắm… chẳng có gì lạ tại sao nhiều người lại sợ hãi việc học ngoại ngữ đến như vậy.

Vấn đề là, một khi bạn đã học được một ngoại ngữ, thì việc học ngoại ngữ thứ hai, thứ ba sẽ trở nên nhanh chóng hơn rất nhiều vì bạn đã thừa nhận trong đầu rằng mình hoàn toàn có thể nói một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ. Tâm lý này giúp bạn suy nghĩ cởi mở hơn và có tác dụng như chất xúc tác để việc học của bạn trở nên dễ dàng, dù ngôn ngữ bạn biết trước đó chẳng giống ngoại ngữ đang học là bao nhiêu.

Tôi biết nhiều người đọc tập sách này là vì ưu tư về cách học ngoại ngữ đầu tiên của họ. Thế tại sao tôi lại bàn đến chuyện các ngoại ngữ tiếp theo? Vâng, điều gì xảy ra nếu bạn biến ngoại ngữ mà bạn yêu thích học thành ngoại ngữ thứ hai? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn có thể nhanh chóng vượt qua cảm giác không thể giao tiếp bằng ngoại ngữ trước khi thực sự bắt tay vào học ngôn ngữ mục tiêu của

Page 27

Page 28: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

mình?

Vâng, chúng ta luôn luôn có cách! Đây là một đề nghị chưa có trong tiền lệ, nhưng hãy nghe theo tôi: dành trọn hai tuần để học QUỐC TẾ NGỮ. Đây là một ngôn ngữ nhân tạo, được thiết lập với hy vọng nó sẽ trở thành ngoại ngữ quốc tế, như tiếng Anh hiện thời. Nó có thể được sử dụng rộng rãi ở nhiều cuộc họp, nhưng cổ vũ cho vai trò tiềm năng về chính trị và xã hội của Quốc Tế Ngữ không phải là điều tôi muốn nói ở đây. Tôi chỉ xem đó đơn thuần là một cách thức rất thực tế để ứng dụng cho người học ngoại ngữ.

Quốc Tế Ngữ là ngôn ngữ rất dễ học và loại bỏ được tất cả các sự phức tạp mà bạn có thể hình dung ra trong các ngôn ngữ khác. Không có khái niệm giống, không cần chia động từ, không có ngoại lệ trong quy tắc ngữ âm, từ vựng dễ nhớ, phát âm không khó. Điều đó có nghĩa là khi học Quốc Tế Ngữ, tất cả những gì cần làm cơ bản chỉ là làm quen với việc nói bằng một ngôn ngữ khác mà thôi.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng những học viên học Quốc Tế Ngữ trước (trong 6 tháng, nhưng với bạn không nhất thiết cần nhiều thời gian như vậy) và sau đó là học ngôn ngữ mục tiêu ưu tiên của mình trong một năm rưỡi sẽ đạt trình độ cao hơn rất đáng kể so với những ai dành hai năm chỉ học ngôn ngữ mục tiêu, dù nhóm học viên đó học ngôn ngữ mục tiêu trong thời gian ngắn hơn.

Đó là vì trong thực tế họ đã “bỏ qua” được phần khó khăn của việc học ngôn ngữ thứ hai, và ngôn ngữ mục tiêu của họ ngay lập tức trở thành ngôn ngữ thứ ba! Họ đã quen thuộc với cảm giác sử dụng một ngoại ngữ, và dù ngoại ngữ phải học kết tiếp có mức độ khó cao hơn nhiều, do “đã quen”, họ có thể vượt qua những trở ngại một cách dễ dàng.

Vậy thì, đề nghị của tôi là, hãy sử dụng các phương pháp giới thiệu trong quyển sách này để học Quốc Tế Ngữ trong vòng 2 tuần. Có thể bạn chưa nói được lưu loát sau hai tuần này, nhưng bạn sẽ có thể trò chuyện với những người khác (tại các phòng tán gẫu và đàm thoại trực tuyến sử dụng Skype, có nhiều người sẵn sàng giúp bạn) nếu áp dụng đúng phương pháp và luyện tập thường xuyên.

Cũng có thể sẽ dễ nãn và kỳ cục khi nói tiếng nước ngoài, nhưng với Quốc Tế Ngữ, bạn sẽ không phải suy nghĩ nhiều (bạn sẽ nhận biết nhiều từ vựng và ngữ pháp sẽ trở nên đơn giản cực kỳ). Dù thế nào, bạn cũng sẽ thấy mình có khả năng diễn đạt gần như mọi thứ có thể nghĩ ra như tiếng mẹ đẻ vậy.

Một số những nguồn liệu tôi giới thiệu trong các phần sau để học trực tuyến và tìm người bản ngữ thực hành cũng có thể giúp ít cho bạn học Quốc Tế Ngữ, nhưng có một trang cự kỳ hữu ích có nhiều bài học hay, đó là trang http://lernu.net (bài học được dịch ra nhiều thứ tiếng và có tự điển kèm theo). Tất nhiên là trang này hoàn toàn miễn phí. Chỉ ngay từ tuần thứ hai bạn có thể trò chuyện bằng Quốc Tế Ngữ trên Skype và nhiều người trên trang tán gẫu và diễn đàn ở đó có thể sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Ngay cả khi bạn không thích học một ngôn ngữ như Quốc Tế Ngữ (nhiều người không thích học một ngôn ngữ không có bề dày lịch sử), nếu bạn chỉ dành hai tuần cho nó và học nghiêm túc, bạn SẼ thấy hai tuần đó đưa bạn vượt xa nhiều tháng khi thực sự học ngôn ngữ mục tiêu của mình vì bạn đã có sự tự tin và quen thuộc khi nói một ngoại ngữ qua việt trò chuyện thành công với người khác bằng Quốc Tế Ngữ trước đó.

Chỉ sau hai tuần, bạn có thể nói (và viết, đọc, nghe) một ngôn ngữ. Đó là điều đáng tự hào đấy chứ! Sau đó thì tập trung vào ngôn ngữ mục tiêu của bạn, với cảm giác an toàn khi biết được và quen thuộc với thực tế là bạn hoàn toàn có thể nói được bằng ngoại ngữ - điều này khắc phục được khó khăn lớn nhất trong việc học bất cứ ngoại ngữ nào.

TÓM TẮT:

Một trong những khía cạnh khó nhất của học ngoại ngữ là việc chưa quen giao tiếp bằng ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ. Đó là trở ngại lớn trong cả quá trình, vậy thì tại sao bạn không khắc phục nó bằng cách học nói một ngôn ngữ thật dễ trước tiên? Khi đó ngôn ngữ mục tiêu của bạn sẽ trở

Page 28

Page 29: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

thành một ngoại ngữ thứ hai và việc học sẽ dễ dàng hơn.

MẮC LỖI LÀ ĐIỀU CẦN THIẾT!

Làm theo những lời khuyên của tập sách này, điều chắc chắn bạn sẽ gặp là mắc nhiều lỗi khi bạn bắt đầu nói ngoại ngữ. Chắc chắn tôi cũng không cung cấp được cho bạn cách thức tránh lỗi ví dụ như hãy “hấp thụ” một ngôn ngữ trước khi bắt đầu nói, như nhiều người đề xuất. (Tôi chắc rằng có nhiều ví dụ cho thấy điều đó có tác dụng, nhưng kết quả đạt được rất chậm). Với đề nghị là bạn hãy bắt đầu nói từ rất sớm, tôi đã tạo ra khả năng là bạn sẽ phải mắc lỗi rất nhiều.

Điều này là cần thiết trong tiến trình nếu như bạn muốn tiến bộ nhanh. Đơn gian là bạn chẳng bao giờ tránh được tình trạng mắc lỗi!

Do đó, để đảm bảo là bạn có thể duy trì được thái độ tích cực và động cơ học tập, hãy thay đổi quan niệm về việc mắc lỗi. Thay vì xem lỗi là bức tường cản đường bạn đi tới, hãy xem đó là những thanh chắn mà bạn có thể bẻ gãy để tiếp tục bước qua.

Cách duy nhất để không mắc lỗi là im lặng. Rất nhiều người thực hiện phương pháp này! Tôi chắc họ có thể tự hào rằng chưa bao giờ mắc lỗi ngoại ngữ cả… nhưng thật đáng thương là họ không có được những nỗ lực để có thể sử dụng được ngoại ngữ, mà chẳng khác gì những người chỉ giỏi đứng ngoài cuộc và quan sát mà thôi.

Vì vậy, tôi đề nghị là chúng ta phải biết trân trọng việc mắc lỗi! Càng mắc nhiều lỗi, chứng tỏ bạn đang thực sự thực hành nói nhiều hơn – và quan trọng là bạn đang sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp – và bạn càng tiến gần đến mục tiêu là có thể nói tốt hơn.

Mọi người học ngoại ngữ trước bạn đều từng mắc lỗi. Dù họ là ai chăng nữa. Nếu tôi để tâm muốn đếm lỗi, tôi ắt hẵn đã có hàng chục (thậm chí hàng trăm) ngàn lỗi trong suốt 7 năm học tiếng nước ngoài vừa qua. Nếu tôi chỉ mắc một lỗi mỗi ngày, tôi đã không nói được ngoại ngữ như vậy.

Tôi áp dụng phương pháp có vẻ ngược đời là hãy mắc lỗi càng nhiều càng tốt! Tất nhiên là đừng cố ý làm thế và phải luôn luôn cố gắng nhận biết các lỗi bạn mắc phải. Lỗi là công cụ có ích chỉ ra cho bạn thấy được đâu là điểm cần nỗ lực, nhưng nếu bạn tuôn ra nhiều lỗi mà không biết phải khắc phục chúng ra sao để có thể nói tốt hơn trong những lần sau thì có thể bạn sẽ cứ nói sai như thế mãi mãi.

Lỗi từ vựng có thể sẽ giảm bằng cách tiếp xúc và học tập nhiều hơn (xem ví dụ ở phần sau), nhưng lỗi ngữ pháp có thể bị đóng băng nếu bạn lười luyện tập để loại bỏ chúng khi bạn đạt trình độ tương đối lưu loát.

Sửa lỗi ở giai đoạn này là rất hữu ích – tôi sẽ giải thích sau đây về cách thuyết phục những người bản ngữ lắng nghe và giúp đỡ bạn. Tuy nhiên, ngoại trừ những lỗi trầm trọng, ở giai đoạn đầu, bạn không nên chú tâm đến việc sửa lỗi quá nhiều. Trong giai đoạn đầu, điều bạn cần là làm quen bắt nhịp với thói quen nói ngoại ngữ, dù bạn có thể nói chưa chính xác.

Một điều nên nhớ về lỗi ngữ pháp là rất nhiều quy tắc ngữ pháp chỉ tỏ ra tác dụng làm cho ngôn ngữ thêm chặc chẽ và được nói chính xác hơn. Nếu bạn có sử dụng sai mạo từ chỉ giống, sai hậu tố của tính từ, sai trật tự từ trong câu, điều đó có thể làm cho câu nói của bạn thiếu tự nhiên, nhưng nếu bạn nói rõ ràng, tự tin, người khác vẫn hiểu được bạn. Hiệu quả giao tiếp phải luôn được xem là mục tiêu quan trọng hàng đầu.

TÓM TẮT:

Mắc lỗi là một phần cần thiết trong việc học ngoại ngữ. Đừng lo lắng về điều này – nếu bạn không mắc lỗi, đơn giản là bạn không tiến bộ!

Page 29

Page 30: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

ƯU TIÊN TRONG HỌC TẬP

Có những điễm ngữ pháp và từ chìa khóa rất cần thiết phải học bởi chúng giúp ta thể hiện được thông tin cơ bản và tránh những mơ hồ khi giao tiếp, nhưng điều này tùy theo từng ngoại ngữ cụ thể và nếu bạn đã cố gắng nói thì chẳng bao lâu bạn sẽ khám phá ra cụ thể đâu là nguyên nhân gây ra những khó khăn giao tiếp cơ bản và bạn sẽ biết được là mình cần phải học những điểm ngôn ngữ nào ngay.

Có thể so sánh việc ưu tiên chọn những điểm ngôn ngữ cụ thể để học như vậy với hệ thống ưu tiên sử dụng tại các bệnh viện. Khi có hàng trăm người đến bệnh viện để điều trị các loại bệnh khác nhau, những người được ưu tiên khám trước là những người bệnh nặng có nguy cơ đe dọa tính mạng. Những người bệnh nhẹ hơn sẽ nằm ở dưới danh sách. Lý do cho sự ưu tiên như thế thật là rõ ràng hiển nhiên.

Cần áp dụng sự ưu tiên như thế trong học ngoại ngữ. Một số chương trình học hiệu quả thường áp dụng phương pháp như vậy và dạy cho bạn những từ ngữ căn bản nhất trước tiên và chưa chú trọng lắm đến ngữ pháp ở giai đoạn này. Nếu bạn tìm được một chương trình học như vậy, sẽ rất hữu ích (thay vì sử dụng vài cuốn sách cụ thể, tôi thường tìm để đọc qua những giáo trình có sẵn tại thư viện địa phương hay ở các nhà sách – tôi đọc được nhiều điều bổ ích ở mọi giáo trình, không chỉ riêng một quyển nào cả.)

Dù có thể sẽ khó khăn, bạn cũng có thể ít nhiều làm được điều đó (khi quen thì nó sẽ trở nên dễ dàng hơn, và đặc biệt là khi bạn muốn học vài ngoại ngữ; đó là lý do tại sao tôi học ngoại ngữ hầu như là độc lập một mình tôi). Lý tưởng nhất là bạn theo học một khóa học tương đối có hệ thống (trực tuyến, hoặc sử dụng giáo trình, hoặc đến lớp), nhưng hãy linh động bỏ qua những gì không cần thiết và lựa chọn để học những gì có ích cho bạn ngay ở hiện tại. Không cần phải đọc một giáo trình từ đầu đến cuối.

Các ví dụ bên trên thể hiện điều tôi muốn nói. Khi bạn bắt đầu nói ngay, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy cần phải học điều gì để thực sự có thể diễn đạt được ý của mình và để hiểu những điều cơ bản. Với các sách ngữ pháp, sách học từ, điều đó có nghĩa là bạn có thể bỏ qua nhiều phần không cần thiết cho bạn ở hiện tại. Hiểu hết mọi thứ là chưa cần thiết.

Khi học từ vựng chẳng hạn, khi gặp từ có nghĩa là dây giày, tôi sẽ chẳng để ý đến nó, chừng nào tôi chưa đạt trình độ trung cấp. Học một từ mà tôi biết sẽ ít khi dùng sẽ không có lợi gì cho tôi lúc này. Tôi chỉ học nó khi nào biết rằng sắp sửa dùng nó và hẳn là khi đó tôi đã tiến đến những mục thấp hơn trong bản ưu tiên.

Khả năng biết lọc ra những chi tiết ngôn ngữ ưu tiên học trước và bỏ qua những chi tiết khác để trở lại với chúng sau này là rất quan trọng, giúp bạn chỉ học những gì thật sự có ích trước mắt.

Dù tôi đã định nghĩa thế nào là sự lưu loát (nói chung), cũng có những mức độ lưu loát và nhịp nhàng ngay trong những cuộc trò chuyện giao tiếp cơ bản ở giai đoạn đầu của bạn, do đó khi gặp những gì bạn biết sẽ không sử dụng thường xuyên, hãy biết cách phớt lờ chúng đi. Chúng sẽ chỉ làm chậm tiến trình của bạn mà thôi.

Điều này một lần nữa liên quan đến vấn đề chúng ta không đặt mục tiêu là sự hoàn hảo. Nhận thức được rằng bạn không thể biết hết mọi thứ trong giai đoạn đầu sẽ là chất xúc tác làm cho bạn tiến nhanh.

Nếu bạn tập trung học những điểm căn bản, bạn sẽ có đủ vốn ngôn ngữ để diễn đạt điều mình muốn ở giai đoạn đầu. Học những cách nói lịch sự như xin vui lòng và cám ơn, các từ đặt câu hỏi, các cách chào hỏi, từ chỉ những thứ thiết yếu như nhà vệ sinh, khách sạn, thức ăn, từ chỉ hành động cơ bản như đi, đến, mang, có thể, ăn… và những gì bạn thấy cần phải nói thường xuyên. Bạn không biết bạn cần từ ngữ gì ư? Cách tốt nhất để biết là hãy thử nói một cuộc đàm thoại! Sử dụng mạng trực tuyến hoặc nói với người bản xứ - khả năng chưa tốt của bạn không thành vấn đề, hãy cố gắng thử và bạn sẽ ngay lập tức biết mình cần học thêm điều gì ngay lúc này.

Điều đó cũng có thể áp dụng cho việc sửa lỗi. Nhận được phản hồi từ người bản xứ hay giáo viên

Page 30

Page 31: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

hoặc những người học có trình độ cao hơn là cần thiết để đảm bảo bạn đi đúng hướng với việc phát triển kỹ năng nói của mình. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, tôi không khuyến khích sửa lỗi quá nhiều, vì mục tiêu tập trung lúc này là làm quen bắt nhịp với việc sử dụng ngoại ngữ, chứ không phải là hạn chế phạm lỗi.

Một khi bạn đạt đến giai đoạn trung cấp, bạn cần thuyết phục những người khác giúp bạn càng nhiều càng tốt để khắc phục tình trạng ổn định trong trình độ ngoại ngữ hiện tại của bạn. Đây là một chiến lược năng động tùy vào trình độ hiện tại của bạn. Cách bạn học trong những tuần lễ đầu phải khác cách bạn sẽ học trong những tháng sắp tới.

TÓM TẮT:

Bỏ qua những điểm ngữ pháp và từ vựng không cần thiết cho việc giao tiếp của bạn ở hiện tại, hãy học những gì bạn thật sự cần để nói chuyện được suôn sẽ.

VƯỢT QUA GIAI ĐOẠN ỔN ĐỊNH

Với phương pháp, chiến lược học tập và thái độ đúng đắn, bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Trong những giai đọan đầu, nếu duy trì được động lực, bạn cũng sẽ duy trì được sự tiến bộ này! Tuy nhiên duy trì được điều này về lâu dài cũng sẽ rất khó! Đôi lúc chúng ta sẽ mất phương hướng về mục tiêu đặt ra cũng như mức độ nhiệt tình học tập sẽ gia giảm – nếu điều này xảy ra, bạn đang trải qua một giai đoạn ổn định.

Vấn đề là – bạn sẽ dừng lại ở đó hay cố gắng tích tụ lại động lực để tiếp tục tiến bộ?

Tùy vào phong cách, cá tính của bạn, bạn cần điều chỉnh trong phương pháp học của mình những gì níu kéo không cho bạn đi tiếp đến một trình độ cao hơn. Rất nhiều người đã đạt được mức độ tạm ổn như vậy để có thể bước tiếp, nhưng họ lại dừng lại ở đó và không nâng cao được trình độ của mình. Một số người đã lưu loát nhưng muốn tăng thêm độ thành thạo và giảm đi chất giọng nước ngoài sẽ không bao giờ dừng lại như vậy.

Trong trường hợp này, bạn cần chữa lại lỗi hệ thống.

Thomas A. Edison từng được phóng viên phỏng vấn sau khi ông thất bại 800 lần trong các thí nghiệm nhằm phát minh bóng đèn điện “Cảm giác ông ra sao sau khi thất bại đến 800 lần?”, phóng viên hỏi. Edison đã trả lời ra sao?

“Tôi đâu có thất bại 800 lần. Tôi chưa thất bại lần nào cả. Những gì tôi đã làm chứng tỏ tôi đã thành công trong việc chứng minh được là 800 phương pháp đó không có tác dụng.Khi mà tôi loại ra hết các phương pháp không có tác dụng, tôi sẽ tìm được một phương pháp hiệu quả.”

Nhiều năm sau, thêm hàng ngàn lần “chứng minh thành công” nữa, ông đã tìm ra phương pháp hiệu quả và do đó đã thắp sáng cả thế giới.

Đó là phương pháp bạn phải có trong dự án học ngoại ngữ của mình. Tập sách này chỉ ra hướng đi đúng cho bạn, nhưng bạn cũng sẽ khám phá ra nhiều công cụ và khái niệm khác có nhiều tác dụng hơn cho cá nhân bạn. Nếu những gì bạn đang sử dụng tỏ ra không hiệu quả, chẳng phải là lúc thử nghiệm hướng đi mới sao? Không có nghĩa là bạn sẽ từ bỏ dự án của mình, nhưng bạn phải thừa nhận rằng đơn giản là phương pháp đó không tỏ ra hiệu quả đối với bản thân tôi.

Nhờ vào việc xuất thân từ công nghệ thông tin, tôi hay nhìn thấy mọi vấn đề đều giống như những chương trình máy tính (cách giải quyết vấn đề giống nhau, chứ không phải tôi xem con người giống như máy tính!). Khi biết có một lỗi trong mã chương trình làm cho toàn bộ ứng dụng không hoạt động, tôi sẽ tìm ra lỗi đó, loại bỏ nó, và thay thế bằng một bộ phận khác. Phương pháp như thế cũng rất hiệu quả đối với việc học ngoại ngữ vậy.

Page 31

Page 32: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

Bất cứ một dự án nghiêm túc nào đều có thể được xem như bao gồm một chuỗi các bước đi mà tất cả là nhằm giúp bạn đạt tới mục tiêu sau cùng (dù ngắn hạn hoặc dài hạn), và nếu bạn bị cản bước bởi một bức tường gạch trước mặt thì hãy cố gắng thay đổi đi theo hướng vòng để vượt qua nó. Nhiều vấn đề trong cuộc sống có thể được nhìn nhận theo cách đó, và việc học ngôn ngữ là một trong các vấn đề như vậy.

Cho nên nếu bạn đã thực hiện một phương pháp cụ thể nào đó để đạt được mức độ tương đối hài lòng nhưng lại tỏ ra chựng lại không tiếp tục mang lại hiệu quả nữa, đôi khi đó là do phương pháp chứ không phải do bản thân bạn, do đó đã đến lúc bạn nên thử nghiệm điều gì đó mới mẽ hơn để tiếp tục tiến bộ.

Cả tập sách này là những gì dựa trên kinh nghiệm nhiều năm tôi đã thử nghiệm nhiều phương pháp khác nhau và loại trừ những phương pháp không giúp ích cho tôi đạt được mục tiêu trong khoảng thời gian tôi đặt ra.

Trong phần kế tiếp, tôi chia sẻ những khám phá quan trọng về cách thức làm thế nào có thể thực sự giao tiếp được với những người bản xứ. Bạn cần nghiêm túc thử nghiệm các cách thức này và nếu thấy điều gì không có tác dụng với bạn – hãy thử những phương pháp khác! Những lời khuyên của tôi không phải là phương pháp học ngoại ngữ hoàn hảo nhất cho mọi người trên thế giới, tuy nhiên có một phương pháp đó là phương pháp tìm phương pháp tốt nhất bản thân nó luôn là một chiến lược, và chắc chắn là nó sẽ có ích cho mọi người.

TÓM TẮT:

Để vượt qua giai đoạn ổn định không thấy tiến bộ, bạn cần dừng lại và kiểm tra xem liệu có điều gì trong phương pháp học của mình cần được cải thiện hay không. Bạn sẽ tìm ra cách thức lý tưởng cho mình!

PHẦN 4: NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI BẢN XỨ

HÃY ĐẶT YÊU CẦU

Một trong những ý kiến phê bình chủ yếu cho đề xuất nên bắt đầu nói chuyện ngay từ rất sớm dù chưa nói được gì là rằng người đối diện sẽ không kiên nhẫn lắng nghe bạn.

Điều này có vẻ là một phát biểu đơn giản hóa quá mức về cách thức người ta đối đãi với bạn. Hầu như trong mọi nền văn hóa, những người mà tôi gặp gỡ và bày tỏ lòng yêu thích thực sự trong việc học ngôn ngữ của họ đều sẵn sàng giúp đỡ và cực kỳ kiên nhẫn với tôi. Thậm chí tại Bắc Âu, nơi mà trình độ tiếng Anh của người dân khá cao và họ thường “bắt” chúng ta nói tiếng Anh như tôi đã được cảnh giác trước thì tôi vẫn thấy rằng nếu bạn thuyết phục họ hợp tình, họ sẽ sẵn sàng giúp bạn.

Muốn biết cách tìm người bản xứ để nói chuyện, ngay cả khi bạn không có điều kiện đi du lịch, bạn hãy tham khảo các cách gợi ý trong phần Nguồn liệu. Nhưng khi bạn tìm được họ rồi, dù bạn vẫn còn ú ớ những câu cơ bản, bạn vẫn có thể thuyết phục họ giúp đỡ bạn!

Biết cách thực hiện điều đó dù bạn đang ở nhà hay ở một nước khác đều rất quan trọng – ngay cả khi bạn đang ở nước ngoài, nếu bạn không có quan niệm đúng về phương pháp thì điều đó cũng cực kỳ khó khăn. Như tôi cứ nói mãi, có hàng trăm ngoại kiều sống nhiều năm ở nước ngoài vẫn không sử dụng được ngôn ngữ địa phương ở đó. Điều này có một phần nguyên nhân là do phương pháp học kém hiệu quả, nguyên nhân lớn hơn là sự thiếu tự tin vì cho rằng mình chưa đủ “giỏi” và không

Page 32

Page 33: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

dám nói chuyện với người bản xứ.

Ở một vài nơi, dân địa phương không phải lúc nào cũng tốt bụng giúp bạn như ở những nơi khác. Nếu tiếng mẹ đẻ của bạn là tiếng Anh, nhiều người sẽ rất thân thiện với bạn chỉ vì điều này. Họ sẽ được cơ hội thực hành tiếng Anh “miễn phí” trong khi học phí để học thì đắt đỏ, và chẳng may điều này khiến nhiều ngoại kiều nói tiếng Anh sau cùng chỉ trở nên thân quen với nơi đó, có nhiều bạn người địa phương, nhưng chẳng thu nhận được gì cả về ngôn ngữ. Điều tốt nhất có thể làm để tránh điều này là đừng cho nó xảy ra ngay từ đầu.

Thế thì làm cách nào để thuyết phục họ nói chuyện với bạn đây?

Chỉ cần yêu cầu họ.

Vâng, rất đơn giản.

Đôi lúc người ta sẽ nói với bạn bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn đơn giản bởi vì họ nghĩ rằng họ đang ưu ái bạn, hay cho rằng bạn không biết nói ngôn ngữ của họ, hoặc bởi vì họ đang ở đất nước của bạn và ngôn ngữ đó là ngôn ngữ mặc định. Nếu khi đó bạn chỉ cần nói “Chúng ta có thể nói bằng ngôn ngữ của bạn được chứ? Tôi thực sự muốn thực hành!” (và nhớ là phải nói bằng chính ngôn ngữ đó!), hầu hết họ sẽ rất vui vẻ chấp nhận! Điều đó luôn luôn xảy ra đúng như thế theo kinh nghiệm bản thân tôi.

Mặc dù họ thường luôn đồng ý như thế, nhưng nếu bạn làm cho tình hình không thoải mái rất có thể họ sẽ chuyển sang nói ngôn ngữ khác ngay. Nguyên nhân gây ra tình hình không thoải mái ít khi là do bạn yếu từ vựng hay ngữ pháp mà đa phần là do thái độ và hành vi của bạn. Nếu bạn có cách thức phù hợp để thực hiện trò chuyện, họ vẫn muốn lắng nghe bạn, cho dù bạn nói hơi tệ đi nữa.

Ngay cả khi trình độ ngôn ngữ của bạn là tạm ổn, cũng chẳng có gì vui vẻ khi phải nghe ai đó nói về bản thân một cách nhàm chán (tôi tên, tôi đến từ, nghề nghiệp của tôi là…). Những điều đó không hấp dẫn người nghe cho lắm, và đó không nhất thiết là do cách bạn nói, nhưng là bởi đối với nhiều người, không gì chán hơn là nghe ai đó kể ra lý lịch của mình một cách máy móc không chút tình cảm.

Thực tế, đó là một nỗi lo khác đối với nhiều người và nó khiến họ không muốn nói ngoại ngữ - họ cho rằng họ “không có điều gì hấp dẫn để nói” cả. Tôi có thể khẳng định với bạn là tôi không dành cả tuần để nói bằng ngoại ngữ về mỗi chủ đề thời tiết…

Do đó, thay vì dành quá nhiều thời gian học các cụm từ cơ bản để nói bạn là ai, làm nghề gì… sau khi lướt nhanh qua các điều đó, tôi bắt đầu với câu chuyện tại sao tôi học ngôn ngữ này, và tôi thực hiện nó một cách đầy đam mê. Đồng thời, tôi cũng sử dụng các từ ngữ kết nối trong hội thoại (xem mô tả dưới đây) để đảm bảo người nghe có thể theo dõi được các ý của tôi và duy trì cuộc trò chuyện cho đến hết, dù tôi chưa nói được nhiều lắm. Mọi người điều thích có người lắng nghe mình!

TÓM TẮT:

Để thuyết phục ai đó nói chuyện với bạn bằng ngôn ngữ của họ, hãy cứ yêu cầu điều đó!

VỀ PHƯƠNG DIỆN NHÂN VĂN

Có nhiều khác biệt quan trọng cần được làm rõ. Nhiều người có quan niệm rằng không thể nào giao tiếp bằng ngoại ngữ quá sớm, đơn giản đó là vì họ không nhìn sự việc từ góc độ xã hội. Họ cứ xem như những người đối diện lúc nào cũng lắng nghe để kiểm tra phán xét bạn (có thể giống như tại các kỳ thi vô cảm họ trải qua ở trường), và mỗi một lỗi bạn mắc phải sẽ đưa bạn đến gần hơn cái giới hạn mong manh khó có thể vượt qua.

Con người không phải như vậy. Số lượng lỗi bạn mắc phải sẽ không thành vấn đề, nhưng quan trọng là ở chỗ bạn tạo ấn tượng ra sao đối với họ. Đừng quên yếu tố nhân văn này kho bạn nói tiếng nước ngoài!

Page 33

Page 34: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

Cho nên, bằng cách kể một câu chuyện đầy đam mê tại sao bạn lại muốn học nói ngôn ngữ của họ, bạn sẽ dễ gây được cảm tình với họ. Tôi cũng hay kể về những sứ mạng học ngôn ngữ điên rồ của mình trong ba tháng (để thu hút sự chú ý), và được người ta kể về các câu chuyện của bản thân họ, ví dụ như đã tìm ra nguồn gốc của mình ra sao nhờ ngôn ngữ mà ông bà họ vẫn nói, hoặc họ luôn ao ước nói được ngôn ngữ đó, hay là họ sẽ không muốn mất gốc gác nên sẽ không học ngôn ngữ của đất nước mà họ đang ở. Những điều đó kích thích được cảm xúc và họ trở nên đồng cảm, đứng về phía bạn.

Học cách để chia sẻ ngắn gọn các câu chuyện như vậy sẽ quan trọng hơn là học cách để nói bạn có bao nhiêu anh em, mỗi ngày làm gì, hay những thứ đại loại như thế mà chúng ta hay học trong các lớp ngoại ngữ. Tôi xin phép được nhắc lại: đừng quên yếu tố nhân văn khi bạn sử dụng ngoại ngữ!

Để tiếp tục, hãy thử bàn về sự ngập ngừng.

Em... Um... Uh.... – đó là những lúc gián đoạn khi mà bạn tìm một từ, bạn biết mình đã học rồi, để sử dụng, nhưng bạn cần 5 giây để thực hiện điều đó. Điều này xảy ra thường xuyên với mọi người. Một người nhẫn nại sẽ có thể chịu được những tình huống đó, nhưng tôi cũng có cách để giải quyết chuyện này ổn thỏa nếu người đối diện tỏ ra không đủ kiên nhẫn.

Phương pháp tôi sử dụng là.........

.....

..... dừng lại thật lâu! Chắc chắn là phương pháp này không thể áp dụng cho tất cả mọi người (tùy vào cá tính của bạn), nhưng đối với tôi rất hữu hiệu, tôi có thể duy trì được sự chú ý của người đối diện trong lúc cần một ít thời gian để tìm từ cần nói.

Thay vì lắp bắp “um...”, tôi có thể chạm vào vai người đối diện, nhìn vào mắt họ (hoặc nhìn mông lung phía trước), thở thật sâu… và nói được từ cần nói. Bởi tôi thực hiện sự im lặng này một cách tự nhiên, trong thời gian đó tôi có thể nghĩ kỹ để tìm ra từ mà mình bổng quên đi.

Có khi cuộc nói chuyện trở nên vui vẻ hơn vì điều đó.

Ví dụ, nếu tôi cần thời gian để tìm từ muốn nói, tôi có thể nói như sau: “tôi sẽ đi tới…” (giơ một ngón tay ra, bước lui một bước, thở sâu như bạn sắp tiết lộ một bí mật quan trọng, nhìn ra cửa sổ…) “… siêu thị! Bạn có cần mua gì không?”

Nếu bạn làm như thế, người ta sẽ nghĩ bạn giống như nhân vật Thuyền trưởng Jack Sparrow, nhưng họ sẽ thích thú lắng nghe bạn và tán thành những lúc gián đoạn như vậy nếu bạn thực hiện chúng hợp lý; nhưng bạn không nên lạm dụng, mà ít ra nên thực hiện kết hợp với các hình thức ngôn ngữ cơ thể khác.

Tôi không khuyến khích mọi người làm như vậy, nhưng tôi hy vọng bạn thấy được điều tôi muốn nói. Thể hiện cá tính của bạn vào cuộc trò chuyện có thể làm cho việc tán gẫu trở nên thú vị đối với người khác. Điều quan trọng không chỉ là bạn nói điều gì (từ ngữ của bạn), nhưng còn là cách bạn nói những điều đó (cá tính của bạn). Yếu tố nhân văn trong đàm thoại này không được chú trọng trong các khóa học chính quy mà ở đó người ta chú trọng hơn về nội dung thông tin, nhưng thật ra đây là một trong những yếu tố cơ bản của giao tiếp hàng ngày trong bất cứ ngôn ngữ nào.

Nếu bạn có những ý tưởng riêng để thể hiện cá tính của mình vào cuộc trò chuyện, hãy mạnh dạn thử nghiệm! Nên nhớ rằng bất cứ điều gì bạn nói đều tạo ra sự thú vị đối với người khác chứ không chỉ nhằm chuyển tải thông tin.

Áp dụng những nguyên tắc xã hội hợp lý vào đàm thoại cơ bản sẽ mang lại hiệu quả vô cùng lớn. Nếu bạn nghe ai đó chia sẻ về một sở thích giống như bạn, hãy tham gia nói về điều đó càng nhiều càng tốt, hơn là cố gắng thể hiện rằng mình hiểu biết bằng cách dùng những từ ngữ hay ho nhưng không liên quan đến đề tài đang được đề cập. Nếu họ có thắc mắc về điều gì mà bạn biết nhiều hơn, hãy chia sẻ mọi thứ bạn có thể!

Nếu tôi nói tôi có một phương pháp học thành thạo bất cứ ngôn ngữ nào trong 3 tháng, người đối diện sẽ luôn lắng tai nghe, dù trình độ ngôn ngữ để giải thích của tôi có tệ hại đi nữa. Dù trình độ

Page 34

Page 35: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

ngoại ngữ của bạn còn kém, nhưng nếu biết tạo ra thông tin gì đó thú vị thì có thể kích thích người khác lắng nghe và tạo điều kiện cho bạn tiến bộ.

Bạn cũng có thể tạo động lực cho người đối diện bằng những cách đơn giản hơn, nhằm khuyến khích họ giúp đỡ và cung cấp phản hồi cho bạn – nếu bạn thực hành ngôn ngữ với người yêu, hãy hứa là sẽ dành một nụ hôn cho người ấy ứng với một lần sửa lỗi. Nếu bạn đi chơi với những người bản ngữ, hãy nói rằng bạn sẽ đãi họ một chầu bia nếu họ sửa lỗi cho bạn 20 lần.

Khi họ sửa lỗi cho bạn, hãy tỏ ra biết ơn họ thật sự bằng một nụ cười hay thể hiện sự cảm kích rằng họ giúp bạn đến gần hơn với mục tiêu tiến bộ trong kỹ năng nói. Nếu phản hồi của họ mang lại một sự im lặng ngượng ngùng, họ sẽ ngại sửa lỗi cho bạn thêm lần nữa trong tương lai.

Chỉ một nụ cười và cố gắng làm cho người khác cảm thấy thoải mái bằng một hình thức ngôn ngữ cơ thể tích cực sẽ có tác dụng đưa bạn đi xa hơn là bản thân việc nói hoàn hảo. Khi một người bản xứ thấy rằng bạn phải cật lực, ngượng nghiệu tỏ vẻ không thoải mái họ sẽ vì lý do nhân văn giúp bạn thoát cảnh như phải bị tra tấn như vậy! Họ sẽ chuyển sang nói tiếng Anh (hay ngôn ngữ khác) với bạn (nếu họ biết ngôn ngữ đó) để thể hiện họ thật tốt bụng.

Hãy nói một cách tự tin và cố gắng có điệu bộ tự tin. Người dân ở nhiều nước có xu hướng thể hiện bằng cơ thể nhiều hơn là ở nước bạn và do đó đây là điều cần chú ý. Sự mất tự nhiên có thể không phải do bạn mắc lỗi ngữ pháp, nhưng phần nhiều là do sự thể hiện không thoải mái của bạn và điều đó cũng sẽ làm cho họ không thoải mái theo. Ngược lại, thái độ tích cực cũng có tính lây lan như vậy!

Bạn phải luôn hướng đến thái độ lạc quan và một nụ cười ấm áp – cũng có thể tự cười nhạo những lỗi mình mắc phải nếu cần để làm cho người đối diện thoải mái hơn. Những ‘chất xúc tác xã hội’ như vậy là điều cần thiết làm cho những cuộc trò chuyện cơ bản diễn ra một cách thú vị và khả dĩ dù trình độ ngoại ngữ của bạn vẫn còn thấp đi chăng nữa.

Do đó, tôi sẽ nhắc lại lần thứ ba để bạn thật sự ghi nhớ! Đừng xem thường yếu tố nhân văn này khi bạn nói chuyện bằng ngoại ngữ! :)

TÓM TẮT:

Thể hiện được cá tính của bạn sẽ thuyết phục người khác muốn nói chuyện với bạn nhiều hơn là cố thể hiện kiến thức ngữ pháp hoàn hảo hay lượng từ vựng phong phú. Ngay cả việc bạn ngập ngừng do khó khăn khi nói cũng có thể trở nên thú vị nếu bạn thể hiện được cá tính của mình vào trong đó!

QUÁ MẮC CỠ KHÔNG DÁM NÓI

Dù bạn đang học ngoại ngữ gì, với động cơ tốt và chiến thuật tốt nhất, một trong những trở ngại ngăn cản bạn sử dụng nó trước tiên là – không đủ tự tin, hoặc nói cách khác là quá mắc cỡ.

Một lý do ta có thể nhận thấy về việc ngày càng có nhiều khóa học trực tuyến hoặc sử dụng băng đĩa là vì các chương trình như vậy có tính miễn nhiễm đối với vấn đề vừa nêu. Ngay cả khi bạn mắc cỡ, nếu bạn tự nhốt mình trong phòng và nghe máy iPod, bạn sẽ cảm thấy vẫn an toàn, cho nên nhiều người chuộng cách học như vậy.

Nhiều người học có nhiều tiến bộ và thành công bằng phương pháp học như vậy, dù kết quả có đến chậm hơn. Tuy nhiên, dù bạn có trì hoãn và dành nhiều năm để học tập theo cách đó, khi đến lúc thật sự sử dụng ngoại ngữ đó, bạn cũng sẽ phải vượt qua trở ngại đó mà thôi.

Gặp gỡ người khác và giao tiếp với họ rốt cuộc là điểm chủ yếu của việc học ngoại ngữ (trừ khi trọng tâm của bạn là đọc sách văn học hoặc xem phim ảnh…), và nếu bạn không chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho điều đó, dù bạn có tiềm năng nói được ngoại ngữ một cách hoàn hảo đi chăng nữa thì điều đó cũng không có ý nghĩa gì nếu bạn quá nhút nhác không dám mở miệng để nói.

Đây là một rào cản nữa trên con đường học ngoại ngữ của bạn mà bạn cần bẻ cong để vượt qua nếu

Page 35

Page 36: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

muốn đạt sự tự tin sử dụng một ngoại ngữ. Một điều đáng chỉ trích đối với các khóa học chỉ chú trọng hoàn toàn vào sự tự luyện tập mà không quan tâm đến thực hành thực tế (một phần cực kỳ quan trọng) là dường như chúng chỉ giúp ôm chặt lấy sự mắc cỡ của người học.

Đã đến lúc cần nói thẳng – nếu bạn cảm thấy mắc cỡ, bạn sẽ chẳng làm gì được hơn là tự an ủi mình hy vọng với lời tiên tri tự đặt ra về điều sẽ không bao giờ có thực. Tôi không cố gắng bọc đường cho điều này: hãy vượt qua nó!

Tôi chẳng tin rằng người ta sinh ra là có tính nội tâm hay hướng ngoại. Có thể có bằng chứng cho rằng yếu tố di truyền ảnh hưởng đến điều này, nhưng đó không phải tuyệt đối là một bản án chung thân. Nhiều người phải vất vã hơn để đạt được khả năng hòa nhập dễ dàng với người khác, nhưng đó là một kỹ năng có thể luyện tập để đạt được như những kỹ năng bất kỳ khác. Bạn có thể học nấu ăn, bạn có thể học ngoại ngữ, và bạn có thể học để bớt mắc cỡ hơn.

Điều đó đúng trong trường hợp của bản thân tôi – khi là một sinh viên công nghệ rụt rè mới tốt nghiệp bắt đầu đi xa, tôi cảm thấy thật là khó kết bạn mới vì ‘thực tế’ là tôi cứ cho rằng mình là người quá mắc cỡ không tiếp cận được với người khác. Như tôi có nói ở trên, đó là một lời tiên đoán mang tính tự an ủi. Tôi không dám tiếp cận người khác, không tự tin sử dụng ngôn ngữ vì tôi cho rằng tôi không thể. Nhưng không có điều gì trên thế gian này thực sự có thể ngăn tôi không được cố gắng. Rào cản trước mặt tôi chính là cái mà tôi tự tạo ra cho mình.

Một người mù không thể tìm cách để được sáng, nhưng sự mắc cỡ tồn tại chủ yếu là do bạn tự cho rằng nó tồn tại. Bạn hoàn toàn có thể khắc phục được nó!

Đọc trên blog và sách vở có các câu chuyện tạo động lực như thế sẽ giúp nhiều cho bạn về điều này, và tôi cũng khuyến khích bạn hãy tự tìm cho mình các cách thức để trở nên tự tin hơn với bản thân. Đi sâu vào chi tiết vấn đề tâm lý của sự mắc cỡ không thuộc phạm vi quyển cẩm nang này, song những gì bạn cần không thực sự quá phức tạp như vậy.

Không cần phải chuẩn bị gì nhiều đâu, chỉ cần cảm thấy sẵn sàng, xác định thời điểm, suy nghĩ về những gì bạn sắp sửa nói, … Suy nghĩ nhiều quá sẽ làm cho người mắc cỡ cứ mắc cỡ như thế mãi. Bạn không thể là người sử dụng ngôn ngữ hoàn hảo, nhưng bạn cũng không thể là người hướng ngoại hoàn hảo được nếu không cố gắng khi mà có cơ hội đang chờ bạn. Bạn chỉ cần tham gia, tiếp cận người bản xứ và bắt đầu trò chuyện.

Đây là kỹ năng mà tôi cố gắng đạt được trong thời gian qua, bởi vì là một du khách, nếu muốn kết bạn, tôi phải đến với họ và tự giới thiệu về mình. Điều này trở thành thói quen trong việc học ngoại ngữ và khi tôi gặp một người bản xứ, tôi chỉ cần bước tới và nói xin chào/hola/ciao/salut, etc.

Làm điều đó với bất cứ ai bạn gặp trên đường thì có vẻ hơi kỳ cục, nhưng nói chuyện với “người lạ” trong hầu hết các tình huống đều không đến nỗi khó chịu. Ở các buổi tiệc, người ta đều cần bạn hoạt bát, khi mua sắm hoặc gọi thức ăn trong nhà hàng, bạn cần phải nói chuyện là điều hiển nhiên, nên có thể nhân đó nói thêm một vài điều thú vị bằng ngôn ngữ của họ. Nếu không phải giờ cao điểm người ta thường vui vẻ tán gẫu (tùy vào văn hóa). Ở các sự kiện xã hội, mọi người không có lý do gì mà không muốn nói chuyện với bạn cả, đặc biệt khi ngôn ngữ cơ thể và hành vi của bạn tỏ ra rất thân thiện.

Trong các cuộc gặp gỡ xã hội, đồng thời với việc sử dụng thủ thuật nói trên, tôi cũng cố gắng đảm bảo tính thú vị trong những gì mình nói bằng cách lướt nhanh những thông tin cơ bản giới thiệu cá nhân và bắt đầu nói những điều thú vị hơn. Một lần nữa, đây là cách làm quen với người lạ, nhưng cũng là phương pháp hữu hiệu để duy trì sự quan tâm chú ý từ những người mới quen.

Nếu tôi tiến đến gặp ai đó tại một sự kiện xã hội và nói “Xin chào, tôi là Benny. Tôi là thông dịch viên người Ireland. Tôi thích du lịch và học ngôn ngữ. Bạn tên gì và nghề nghiệp của bạn là gì?”, chắc chắn, đó là một cuộc trò chuyện thú vị và bạn có thể chuẩn bị chút ít trước đó – các kiểu nói chuyện như vậy rất phù hợp cho những lần gặp gỡ đầu tiên.

Tuy nhiên để tạo sự quan tâm, tôi có thể mở đầu cuộc nói chuyện tại thời điểm giữa sự kiện. Tùy vào tình huống, bạn có nhiều cách khác nhau để thực hiện. Ở một buổi tiệc chẳng hạn, tôi tiến tới

Page 36

Page 37: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

một người lạ, cụng ly với họ, mời họ nâng ly (dù tôi uống cola hay trước trái cây) và hỏi xem họ có thích âm nhạc không. Nếu bạn hoặc người hàng xóm là người vừa đến nơi ở mới, hãy chào hỏi họ và mời họ ghé vào uống trà hoặc ăn trưa khi họ rảnh. Điều này rất có tác dụng, và sau một số trao đổi đơin giản như thế, người đối diện sẽ quan tâm lắng nghe bạn giới thiệu về mình nhiều hơn.

Các ví dụ như thế thì nhiều vô kể, và thật ra bạn chỉ cần tiến đến với người đối diện và bắt đầu trò chuyện. Có thể ban đầu sẽ khó, vì bạn dường như phải thoát khỏi giới hạn an toàn thoải mái vốn có, nhưng cũng như mọi thức khác trên đời, bạn sẽ tiến bộ hơn với sự luyện tập! Trước khi có điều kiện đi du lịch xa, hãy làm quen với việc “lặn hụp mang tính xã hội” như vậy tức là nói chuyện với càng nhiều người lạ càng tốt ở tại nước bạn.

Bắt đầu ngay lập tức và thực hành thường xuyên với mọi người (bằng ngoại ngữ hoặc bằng tiếng mẹ đẻ), bởi vì học được cách làm như vậy sẽ tạo ra một sự khác biệt vô cùng to lớn trong sự tự tin của bạn để rốt cuộc bạn có thể nói được ngoại ngữ như mình mong muốn.

Bây giờ, hãy hoàn thành phiếu thực hành số 5!

TỪ NGỮ LIÊN KẾT TRONG HỘI THOẠI

Mọi thứ đã ổn, nhưng ngay cả khi bạn đã tự tin trò chuyện, bạn vẫn còn hạn chế trong từ ngữ dùng trong giao tiếp. Bạn có thể thấy là ở những giai đoạn đầu, bạn có thể dùng những từ ngữ cơ bản để hỏi một thông tin cụ thể, nhưng sau khi được trả lời, bạn chẳng biết phải làm như thế nào để cho cuộc trò chuyện được tiếp tục thú vị.

Đàm thoại không chỉ là một chuỗi những câu hỏi từ một phía và một loạt câu trả lời từ phía bên kia. Như thế chẳng khác cuộc điều tra… nhưng ngay cả khi bạn còn cần thời gian để làm quen bắt nhịp với việc nói ngoại ngữ và cần học từ vựng cơ bản để nói được nhiều hơn, thì vẫn có cách để làm cho các cuộc trò chuyện của bạn trở nên suôn sẽ!

Vấn đề của các câu trả lời ngắn củn cởn là chúng không mời gọi được người khác có hứng thú tiếp tục. “How is your food? Good.” “How old are you? 27.” Người đối diện sẽ cảm thấy khó chịu một ít và phải suy nghĩ xem họ sẽ nói tiếp điều gì để không phải nhận được những câu trả lời chỉ bằng một từ như thế nữa – dù giọng bạn có hấp dẫn đi nữa, thì điều đó cũng không làm cho người đối diện có nhiều lựa chọn khác.

Ngay cả khi bạn mới học những điều cơ bản mà thôi, thì vẫn có cách để thực hiện tốt! Conversational connectors là những từ ngữ mà bạn đưa vào cuộc nói chuyện nhưng chúng không nhất thiết phải mang thông tin nội dung, và chúng có thể được sử dụng một cách linh hoạt trong nhiều tình huống do đặc tính đó.

Chúng ta luôn luôn sử dụng các từ ngữ này trong tiếng mẹ đẻ của mình đấy chứ. Trong tiếng Anh, các từ ngữ như to tell the truth, you know, hay những từ ngữ lịch sự như thanks, excuse me, và please chỉ là những từ ngữ nhẹ nhàng thêm vào để làm cho lời nói lịch lãm hơn. Những từ ngữ đó không đóng góp gì về mặt thông tin, và chúng là những “chiêu” cự kỳ hữu ích cho chúng ta khi ở giai đoạn đầu học ngoại ngữ.

Khi bạn nghe ngôn ngữ đích, bạn sẽ nhận thấy nhiều từ ngữ như thế và có thể có một số cách nói đó không giống trong tiếng mẹ đẻ của bạn. Sử dụng thường xuyên các từ ngữ này là rất quan trọng! Điều này làm cho cuộc nói chuyện của bạn nghe tự nhiên, có tác dụng nhiều hơn là việc bạn dùng đúng ngữ pháp nữa.

Tác dụng tốt nhất của từ ngữ liên kết hội thoại này là bạn có thể tận dụng chúng như một “chiêu” để có cuộc nói chuyện trôi trải trong khi bạn không có nhiều điều để nói về mặt thông tin nội dung.

Khái niệm đó được Anthony giải thích như sau:

Bạn đi ăn nhà hàng và ai đó hỏi bạn nghĩ thế nào về thức ăn. Với một người học ngoại ngữ thông

Page 37

Page 38: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

thường họ sẽ bối rối, lung túng trước tình huống này và nói “urm … cũng tốt!” và mong rằng đừng bị hỏi mấy câu khó chịu đó nữa.

Tuy nhiên, nếu họ sử dụng những từ ngữ kết nói trong hội thoại, học có thể nói như thế này:

Cám ơn câu hỏi của bạn. Nói thực thì thức ăn rất ngon. Tôi cũng xin hỏi bạn câu hỏi đó nhé: Bạn nghĩ thức ăn thế nào?

Cũng những từ ngữ kết nối hội thoại đó có thể linh động kết hợp sử dụng trong nhiều cách thức khác nhau trong các tình huống khác nữa. Ví dụ sau đó, có câu hỏi “Bạn từ đâu đến?”, câu trả lời có thể là: “Nói thật, tôi đến từ nước Anh. Cám ơn bạn đã hỏi. Tôi cũng xin được hỏi nhé: Bạn từ đâu đến vậy?”

Trong mỗi cuộc hội thoại như vậy, thực sự rất ít từ ngữ được sử dụng để nói về chủ đề thông tin, nhưng phần lớn chúng được dùng để thiết lập sự thân mật và duy trì diễn tiến hội thoại.

Do đó, thay vì đột ngột chấm dứt cuộc hội thoại khi đưa ra câu trả lời ngắn ngủn, bạn hãy nhẹ nhàng tung nó về phía người đối diện và mời gọi họ tiếp tục nói chuyện.

Kèm theo tập sách này là tập tin Excel (bạn có thể mở tập tin bằng Open Office, hay Google Documents – cả hai đều miễn phí) với danh sách những từ ngữ kết nối trong hội thoại để thể hiện sự đồng ý / không đồng ý (ví dụ one hundred percent! That is an exaggeration), dẫn nhập (that is a good question), từ ngữ đệm (between you and me, actually), xác nhận (as you already know) và chuyển đề tài (by the way, I have an interesting story about it). Cố gắng tìm cách nói tương đương trong ngôn ngữ đích mà bạn đang học (một số ngôn ngữ đã có sẵn kèm theo tập sách) và học chúng, bạn sẽ có từ ngữ cần thiết để làm cho một cuộc nói chuyện cơ bản diễn ra mạch lạc!

Có nhiều cách rất hay để lấp đầy các khoảng trống “um...”. Nếu bạn học tốt các từ ngữ này, chúng sẽ bật ra tự nhiên mà bạn không cần phải suy nghĩ nhiều, và bạn có thể sử dụng vài giây tiết kiệm được để tìm ý cho điều muốn nói tiếp theo.

Bài tập: Mở tập tin “Conversational connectors” kèm theo, cố gắng điền càng nhiều càng tốt các từ ngữ trong ngôn ngữ đích của bạn (dựa vào các cụm từ trong tập tin, hoặc tra từ điển, hoặc tham khảo những người bản ngữ…). Học chúng và bắt đầu sử dụng chúng thường xuyên!

HỌC NHIỀU NGOẠI NGỮ

Nếu dự án học ngoại ngữ đầu tiên của bạn thành công, bạn có thể có mục tiêu lâu dài là sẽ học thêm nhiều ngoại ngữ nữa. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào từng cá nhân – nhiều người hài lòng với một ngoại ngữ và không có nhu cầu học thêm nữa.

Như trước đây tôi có nói, có sự khác biệt lớn giữa 2 thái độ mong muốn và có nhu cầu, và nhiều người không học nhiều ngoại ngữ vì đơn giản học không cần. Nếu bạn không có động cơ thật sự, bạn sẽ đạt rất ít tiến bộ khi học một ngoại ngữ kế tiếp.

Nếu bạn thực sự muốn trở thành người nói được nhiều ngôn ngữ, điều quan trọng cần nhớ là không nên đốt cháy giai đoạn và học nhiều ngôn ngữ cùng một lúc, dù là những ngôn ngữ tương tự nhau, và đặc biệt là không nên học một ngoại ngữ thứ hai khi bạn chưa thành thạo ngoại ngữ đầu tiên.

Lời khuyên trong phần trước đây về việc tạo sự tự tin để nói một ngoại ngữ trước tiên vẫn tỏ ra tác dụng. Hãy học Quốc Tế Ngữ trong một thời gian ngắn, hoặc bám vào ngoại ngữ thứ nhất của bạn cho đến khi bạn có thể nói chuyện một cách thoải mái. Nếu bạn không quen nói chuyện bằng một ngoại ngữ trước tiên, việc học một ngoại ngữ tiếp theo sẽ gây ra nhiều trở ngại cho bạn.

Hơn nữa, khi học đồng thời hai ngoại ngữ, bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn về từ vựng. Nếu bạn đã đạt mức độ thành thạo một ngoại ngữ, hãy học ngoại ngữ kế tiếp! Bắt đầu học ngoại ngữ thứ hai quá sớm sẽ làm bạn yếu đi ở cả hai ngoại ngữ.

Page 38

Page 39: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

Cho nên nếu bạn có học nhiều hơn một ngoại ngữ thì nhớ đảm bảo đừng quên ngoại ngữ đầu tiên! Thực hành nó càng thường xuyên càng tốt, ngay cả khi bạn không ở nước ngoài, hãy thực hiện những đề nghị trong phần tiếp sau đây.

Nếu bạn không biết sẽ học tiếp ngoại ngữ nào (thật tệ! Lý do chọn học một ngoại ngữ thường mang tính cá nhân và tình cảm), bạn hãy xét đến những ngôn ngữ cùng hệ với ngoại ngữ thứ nhất của bạn! Điều đó sẽ giảm khó khăn cho bạn trong học tập bởi vì bạn đã có một lượng từ vựng và kiến thức ngữ pháp đáng kể do đã học ở vòng đầu.Dĩ nhiên, khi đó bạn cũng có thể gặp những lẫn lộn giữa các ngôn ngữ! Đó là lý do tôi áp dụng những nguyên tắc kể ở trên để tạo cho việc học nhiều ngôn ngữ một chiều kích khác – chiều kích nhân văn!Thay vì xem một ngôn ngữ chỉ gắn với nội dung của chính nó, tôi liên hệ nó với nền văn hóa trong đó nó được sử dụng và để ý đến những hình thức ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, điệu bộ, cách diễn đạt đặc thù… Ví dụ, khi nói tiếng Pháp, bạn sẽ có xu hướng phát các âm từ hơi xa ra phía trước miệng và điều khiển môi rất nhiều để thực hiện tốt điều đó. Tuy nhiên, khi nói tiếng Ý bạn sẽ có xu hướng trở nên sống động hơn với phần trên của cơ thể. Hai ngôn ngữ này rất giống nhau, nhưng tôi đã cố gắng tách biệt chúng trong đầu bằng cách áp dụng nguyên tắc đó. Khi nói tiếng Ý, tôi chưa bao giờ dùng lẫn một từ tiếng Pháp nào cả (ví dụ như từ voiture)! Điều đó không thể – voiture là một từ rất đặc trưng gắn với tiếng Pháp. Khi tôi nói từ này, tôi thể hiện tính chất tiếng Pháp của nó hết mức như tôi có thể. Do đó khi đang nói tiếng Ý với cách diễn đạt đặc biệt của tiếng Ý, từ đó không thể được bật ra do khi đó không hề có sự liên hệ và cảm giác về nó. Với thực tế thì điều này trở nên rõ ràng hiển nhiên hơn – bạn không học từ vựng riêng lẻ, nhưng học chúng trong ngữ cảnh và trong mối liên hệ của chúng với nền văn hóa mà chúng được sử dụng. Đó là một lý do nữa tại sao tôi khuyến khích mọi người phát triển kỹ năng ngoại ngữ bằng cách thực sự sử dụng chúng. Học từ vựng riêng lẻ trong lớp học hay trong căn phòng của bạn và không áp dụng chúng có nghĩa là bạn không liên hệ chúng với ngữ cảnh, với con người – do đó bạn có thể nhớ nghĩa, nhưng khó sử dụng chúng đúng lúc đúng nơi (chỉ trong cùng một ngôn ngữ)!Nếu mục tiêu cuối cùng của bạn là nói đước nhiều ngoại ngữ, bạn phải, một lần nữa, sẵn sàng để vượt qua giai đoạn chán nãn đã được đề cập. Điều đó luôn luôn xảy ra. Bạn có thể vượt qua nhanh chóng càng về sau này, nhưng điều đó không bao giờ biến mất và đó là một mức độ khác của những thất vọng trong học ngoại ngữ. Bạn đã trải qua nhiều nỗ lực để có thể giao tiếp bằng một ngoại ngữ, và bây giờ lại gặp khó khăn khi không thể diễn đạt bản thân mình một lần nữa!Nói chung, khi học ngoại ngữ đầu tiên, bạn đã từng thay đổi phương pháp học cho phù hợp rồi, và điều đó mang lại nhiều tiến bộ cho bạn, do đó bạn có thể áp dụng điều đó cho các ngoại ngữ sắp học! Tóm tắt: Nếu bạn muốn học hơn một ngoại ngữ, hãy đợi đến khi bạn đủ tự tin với ngoại ngữ đầu tiên rồi hãy tiếp tục với ngoại ngữ tiếp theo. Để tránh lẫn lộn ngôn ngữ với nhau, hãy cố gắng liên hệ từ vựng với ngữ cảnh văn hóa và cách thức mà người bản ngữ dùng chúng. Đừng quên là giai đoạn thất vọng luôn luôn xảy ra dù bạn có học ngoại ngữ nào chăng nữa!

PHẦN 5: CÁC NGUỒN LIỆU HỌC TẬP

CẢI THIỆN KHẢ NĂNG GHI NHỚ

Trong phần này tôi sẽ đề cập các nguồn liệu học tập bạn có thể sử dụng để nâng cao trình độ ngôn ngữ của mình nhằm có thể nói tốt hơn!

Tôi đã bàn về một nguồn liệu quan trọng nhất trong phần trước – đó là nguồn liệu con người. Nhưng ngay cả trước khi sử dụng các nguồn liệu trực tuyến, các công cụ máy tính, bạn cũng có nguồn liệu khác có thể sử dụng bất cứ nơi đâu, mà không cần phương tiện công nghệ, sách vở, hay thậm chí người khác: đó là trí não của mình!

Page 39

Page 40: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

Một vấn đề hầu như ai cũng đề cập khi học ngoại ngữ là vấn đề làm sao ghi nhớ từ vựng. Đây có vẻ là một nỗi ám ảnh lớn khi phải học hàng chục, hàng trăm ngàn từ cần thiết để nói một ngoại ngữ một cách tự tin – đặc biệt với những người hay quên tên người khác, hoặc không nhớ chìa khóa để ở đâu… liệu đây có phải là một lý do nữa mà việc học ngoại ngữ nên dành cho thần đồng có trí nhớ siêu phàm chăng?

Không hề! Như tôi đã từng nói, cho rằng người học ngoại ngữ giỏi là thần đồng là cách suy nghĩ lười biếng; mỗi khía cạnh của tiến trình đều có thể phân nhỏ và khả năng ghi nhớ cũng là một khía cạnh như vậy mà mỗi người bình thường trong chúng ta đều có thể cải thiện được một cách đáng kể. Lý do bạn nghĩ bạn không thể làm được đơn giản là vì những điều bạn từng cố gắng chưa tỏ ra hiệu quả và mất quá nhiều thời gian.

Khi gặp một từ mới cần ghi nhớ, phương pháp thông thường là đọc đi đọc lại để học thuộc lòng. Ví dụ khi bạn gặp từ gare trong tiếng Pháp và cố gắng nhớ nghĩa của nó là ‘train station’. Điều bạn thường làm là đọc tới đọc lui từ này, đọc đi đọc lại, cứ thế cho đến khi thuộc mà thôi. Gare – train station, gare – train station, gare – train station, gare – train station, gare – train station, gare – train station – hàng chục hàng trăm lần.

Đó là phương pháp rất dở. Bạn không có một sự liên hệ tối thiểu nào với các từ ngữ đó cả, mà chỉ hy vọng việc lập đi lập lại giúp bạn nhớ nó. Chẳng may là muốn đạt điều đó, cần phải thực hiện rất nhiều lần như vậy và điều đó sẽ mất nhiều thời gian cũng như cực kỳ nhàm chán. Đó là một lý do nữa để chúng ta không cảm thấy thích học ngoại ngữ theo phương pháp truyền thống.

Thậm chí nếu có đọc như thế nhiều lần, bạn có thể nhận biết từ vựng đó, nhưng bạn không thể sử dụng được nó. Đây là lý do nhiều người học một ngoại ngữ một cách chính quy có thể hiểu từ vựng tốt đặc biệt là khi đọc. Tuy vậy, họ không thể dùng chúng khi cần nói. Tiến trình học như vậy có vẻ gần như là mang tính một chiều (từ ngôn ngữ đích sang tiếng mẹ đẻ) do đó điều đó không có tác dụng khi thực hiện đàm thoại.

LIÊN TƯỞNG HÌNH ẢNH

Bạn cần thực hiện liên tưởng hình ảnh! Một phương pháp tuyệt vời là đảm bảo bạn thấy được từ đó trong ngữ cảnh đúng của nó, tức là nó được sử dụng thật sự ra sao. Điều này vẫn cần phải đọc/nghe nhiều, tức là tiếp xúc nhiều, và khả năng ghi nhớ vẫn còn mang tính một chiều (tức là từ ngôn ngữ đích sang tiếng mẹ đẻ) bởi vì thật ra là bạn đang đọc hoặc nghe ngôn ngữ đích và dịch nó sang tiếng mẹ đẻ trong đầu. Với thời gian tiếp xúc đủ bạn sẽ không còn phải dịch như vậy nữa và không cần hiểu thông qua tiếng mẹ đẻ, nhưng điều đó vẫn chưa thật sự có ích cho bạn khi bạn thực sự sử dụng ngôn ngữ.

Có hai phương pháp thú vị tôi có thể áp dụng khi học sử dụng từ ngữ mới. Cả hai cách đều có ích trong khả năng tái tạo từ ngữ - khả năng quan trọng hơn là chỉ nhận biết chúng mà thôi. Khi học từ vựng một chiều, người ta sẽ thất vọng vô cùng khi lúc nói lại không thể nhớ được từ mà mình có thể nhận biết.

Những phương pháp này thú vị hơn, và sau khi bạn quen thuộc với chúng, bạn chỉ cần một hai giây (hoặc ít hơn nữa) để học mỗi từ. Thật may là bất cứ thủ thuật ghi nhớ từ nào dù là thủ thuật lập lại nhàm chán vẫn có thể giúp bạn nhớ từ trong đầu nếu bạn thực sự sử dụng chúng một vài lần, đúng ngữ cảnh, trong tình huống tự nhiên. Trong một số lần đầu có thể bạn còn ngập ngừng (đừng quên là hãy làm cho sự ngập ngừng tự nhiên thú vị chứ không chỉ là “um...”!) để thực hiện sự liên hệ, nhưng sau đó từ vựng sẽ đến một cách tự nhiên và sau đó nữa bạn có thể hoàn toàn không cần đến sự liên hệ đó nữa. Đơn giản là khi đó bạn đã biết được từ ngữ cần dùng. Do đó các chiến lược này chỉ là những phương tiện tạm thời đưa bạn đến khả năng tái tạo từ vựng một cách nhanh chóng.

Page 40

Page 41: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

Phương pháp thứ nhất tôi có đề cập trên trang blog là sự liên tưởng mang tính hình ảnh. Bạn chọn từ mình muốn ghi nhớ và thực hiện một câu chuyện liên hệ tưởng tượng với nghĩa của nó trong đầu. Câu chuyện phải luôn mang tính tưởng tượng, đầy màu sắc, thú vị và càng khôi hài càng tốt. Chỉ liên hệ bằng hai sự vật liên quan nhau thì chưa đủ bởi điều đó dễ dàng bị quên đi. Câu chuyện càng mới lạ, càng tốt.

Tôi sẽ minh họa một ví dụ về từ gare tiếng Pháp nêu trên. Đây là câu chuyện tôi tạo ra:

Không có từ nào trong tiếng Anh (ít nhất như tôi biết) đọc lên nghe như “gar” (với âm “ah”, chứ không phải “ay”) cho nên suy nghĩ một chút, từ gần nhất có thể nghĩ ra là Garfield, một truyện tranh (hay phim hoạt hình) về một chú mèo lười biếng béo phì màu cam (dĩ nhiên là biết nói chuyện). Tôi cũng nghĩ ra một trạm xe lửa tôi hay sử dụng ở Valencia, Tây Ban Nha. Quan trọng là ngay từ đầu, ta có mọi thứ mang nhiều màu sắc, chi tiết và chuyển động. Tôi hình dung ra mọi người vội vã ở trạm, tại những bảng thông báo giờ, ở những cửa lên tàu, máy mua vé… Bổng nhiên có một con mèo màu cam to lớn như trong truyện tranh chứ không phải trong đời thực, đích thị là Garfield gầm gừ.

Nhưng nó không phải là đang ngồi tại trạm (nếu thế bạn sẽ dễ quên). Nó sắp lỡ chuyến xe quan trọng đến Bologna để dự cuộc thi ăn uống Lasagna! Nó có va li và mang theo kính râm, vì nó đang đi du lịch, nó đang hối hả chạy tới chạy lui tìm cửa ra tàu. Thật buồn cười là con mèo béo này phải chạy lần đầu tiên trong đời. Tàu lửa đã đi qua cửa, nhưng nó chạy theo, quẳng va li lên toa sau, phóng lên vừa kịp lúc!

Với hình ảnh này, bất cứ khi nào tôi hình dung ra một trạm xe lửa, tôi sẽ thấy câu chuyện buồn cười về việc Garfield chạy qua đó và điều đó giúp tôi nhớ từ “gare” để nói. Ngược lại, khi thấy từ “gare” tôi sẽ nhận ra những điều tương đồng với Garfield mà tôi liên tưởng trước đây. Tiến trình nhớ từ xảy ra trong chỉ một giây và chẳng làm chậm đi nhịp độ của cuộc nói chuyện.

Mỗi một liên tưởng tôi thực hiện như thế sẽ có rất nhiều thông tin ngẫu hứng làm nền nên sẽ gây ra câu chuyện thú vị và khó quên. Nếu bạn chưa biết từ đó, tôi cam đoan với bạn rằng khi bạn thực hiện hình ảnh hóa như vậy vài lần, thì vài tuần sau khi tôi hỏi bạn từ tiếng Pháp chỉ trạm xe lửa là gì bạn sẽ trả lời được ngay! Và dĩ nhiên nếu bạn thấy hoặc nghe từ gare bạn cũng có thể nói được nghĩa của nó – khác biệt cơ bản ở đây là cách học từ như vậy mang lại kết quả hai chiều! Điều lợi ích này có tác dụng rất nhiều trong đàm thoại, bởi vì bạn vừa có thể hiểu người đối diện (như cách học thuộc lòng hoặc tiếp xúc nhiều với từ ngữ trong tình huống thực) cũng như chính bạn có thể sử dụng được từ ngữ đó.

Tôi thực hiện như vậy với càng nhiều từ ngữ càng tốt, và phản bác chính và lô-gich đối với cách học như vậy sẽ là nó quá mất công và mất thời gian, đúng không? Khi bạn đọc qua câu chuyện ví dụ trên bạn tốn vài phút – cho nên có vẻ nó không hiệu quả và còn tệ hơn học thuộc lòng. Nhưng thật ra, tôi thực hiện câu chuyện liên tưởng như vậy chỉ trong vài giây – có lẽ là 5 giây. Do trí não của bạn hoạt động rất nhanh bạn có thể tạo ra các câu chuyện với nhiều chi tiết một cách cực kỳ nhanh chóng. Với sự luyện tập, bạn có thể làm được điều đó hầu như là ngay tức khắc đối với bất cứ từ nào bạn thấy.

Thoạt đầu bạn cần phải cố gắng một chút để thực hành – bạn có thể phải tái khám phá tài năng tưởng tượng hồi nhỏ của mình. Cho nên, ban đầu bạn có thể mất cả phút để tạo ra câu chuyện như vậy bởi bạn phải suy nghĩ tìm trong đầu một cách thông minh các chi tiết để làm cho câu chuyện thú vị, và bạn cần phải tập trung nữa. Song, sau khi đã quen thực hiện điều này nhiều lần, mọi thứ sẽ trở nên nhanh chóng hơn và bạn có thể thực hiện cách thoải mái, ngay cả khi đang ở giữa cuộc nói chuyện.

Nhiều người cứ hỏi tôi tại sao tôi có thể học được nhiều thứ chỉ thông qua đàm thoại, chứ không phải do nhốt mình trong phòng mà học – thì đây chính là một trong những phương pháp tôi đã sử dụng. Tôi dùng ngữ cảnh để hình dung nghĩa của từ ngữ (hoặc đôi khi chỉ đơn giản là hỏi người đối diện) và thực hiện liên tưởng thông minh vào thời điểm đó. Cũng cần nhiều luyện tập mới có được

Page 41

Page 42: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

thói quen này, nhưng tôi vẫn cho rằng mình là người có trí nhớ ‘tự nhiên’ rất kém. (đôi khi tôi vẫn không thể tìm được chìa khóa của mình!! Có lẽ tôi phải bắt đầu thực hiện một hình thức liên tưởng về nơi để chìa khóa…) và tôi đã cố gắng thực hiện được, nên tôi tự tin là bạn cũng có thể chứ!

Cuối cùng thì nên nhớ rằng đấy chỉ là sự liên tưởng tạm thời. Tôi nhận thấy rằng chỉ cần thực hiện gợi nhớ một từ nào đó đôi ba lần, sau đó nó sẽ đến với mình và tôi biết được từ đó – không cần dịch và không cần liên tưởng; tôi hiểu từ đó theo đúng nghĩa của nó, và không cần thông qua tiếng Anh. Điều này rõ ràng rất có lợi trong việc giữ được nhịp điệu của cuộc đàm thoại.

Một vài ví dụ khác về liên tưởng mà tôi thực hiện (áp dụng nhiều hơn cho người sử dụng tiếng Anh):

• Từ Tây Ban Nha playa = beach. Nghĩ đến một người béo hay tán gái player đi trên bãi biển (Tôi hình dung ra bãi biển ở Valencia gần nơi tôi sống, hơn là bãi biển chung chung để làm cho sự liên tưởng mạnh mẻ hơn) trong bộ đồ bơi khoe cơ bắp tìm đến các cô gái để tán tỉnh. Playa và (beach) player.

• Từ Tiệp Khắc prvni = first. Thêm một số nguyên âm vào làm cho nó có thể phát âm được và quen thuộc hơn, cụ thể tôi có pro van. Tôi tưởng tượng ra một tài xế xe tải chuyên nghiệp professional van driver đạt giải nhất first place trong cuộc thi “van” Olympics, và nhiều chi tiết ngớ ngẫn khác để dễ nhớ từ.

• Lời chào tiếng Thái, viết theo mẫu tự Latin hóa là Sawadee. Phần đầu của từ nghe như là cách người Anh nói từ sour, thế nên tôi hình dung ra một du khách người Anh trên đảo Ko Phi Phi đang vào quán cà phê (thậm chí tôi hình dung ra quán cà phê cụ thể để có tác dụng hơn cho trí nhớ) và gọi trà (tea) (nghe như dee) đó là thứ ông ta gọi đầu tiên đối với người phục vụ người Thái. Ông ta có thể phun ra trước mặt người phục vụ sau khi hớp một ngụm bởi vì sữa trong trà đã bị chua - sour tea = sawadee và do đó là điều ông ta nói đầu tiên, nó sẽ có nghĩa là hello. Việc phun nhổ trước người địa phương một cách bất nhã là một hình ảnh rất mạnh nên tôi nhớ nó rất nhanh chóng và dễ dàng.

Qua thực tập, tôi học được cách liên tưởng đối với bất cứ từ mới nào mình bắt gặp, đôi khi là thay đổi chút ít về phát âm hoặc cho phép mình tưởng tượng thật phong phú như trong các ví dụ trên.

Điều này có thể luyện tập được. Hãy thử nghiệm khi bạn gặp từ mới muốn học! Đây là cách học thứ vị nhưng vẫn thực tế. Khi bạn thực hiện được phương pháp này, bạn sẽ có thể học hàng ngàn từ mới một cách nhanh chóng.

Nếu bạn muốn tham khảo nhiều ý tưởng hơn, hãy xem các đề xuất về học từ cơ bản trong các ngôn ngữ Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Tây Ban Nha tại trang web http://www.memorista.com/ - các liên tưởng sẽ trở nên có tác dụng hơn nhiều khi nó được chính bản thân bạn thực hiện. Những liên tưởng của cá nhân tôi không bao giờ có tác dụng với nhiều người khác, song đó không phải là vấn đề - hãy làm cho nó thú vị theo cách của bạn!

Hãy thử nghiệm với bài thực hành trên phiếu số 6!

SỬ DỤNG ÂM NHẠC ĐỂ GHI NHỚ TỪ NGỮ

Một hạn chế trong phương pháp nêu trên là nó chỉ lý tưởng cho việc học các từ ngữ đơn lẻ - thường là một hai từ mà thôi. Sau đó khi bạn học cả câu dài hơn, sẽ khó kết hợp chúng lại với nhau.

Tôi có thể nói cho bạn biết nguồn liệu tôi hay dùng và khuyến khích người khác sử dụng để có thể giao tiếp ngay từ rất sớm (từ ngày đầu tiên), đó là sách từ ngữ du lịch. Đó không phải là giải pháp lâu dài, nhưng một quyển sách từ ngữ du lịch là cực kỳ quan trọng có thể giúp bạn thể hiện điều mình muốn bằng câu đầy đủ. Một cách khác là tìm các cụm từ căn bản như vậy trên mạng, chép lại

Page 42

Page 43: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

hoặc lưu trong điện thoại để dễ dàng học thuộc.

Sách từ ngữ ưa chuộng của tôi là Lonely Planet do nó có nhiều mẫu câu cơ bản cần thiết – điều không hay là nó theo một mẫu chuẩn cho tất cả các ngôn ngữ, nhưng dù sao cũng bao quát được tất cả những gì bạn cần nói. Các loại sách như thế cung cấp cho bạn các mẫu câu cần thiết để diễn đạt các khái niệm cơ bản, điều bạn không thể đạt được nhanh chóng nếu dùng sách học ngoại ngữ chú trọng đến hệ thống ngữ pháp.

Nhưng làm cách nào bạn học được các cụm từ đó? Đó là những chuỗi âm thanh lạ không giống tiếng mẹ đẻ của bạn. Liên tưởng hình ảnh có tác dụng ở đây – thực hiện một chuỗi các hình ảnh cho các từ chẳng hạn, nhưng điều đó sẽ là quá nhiều công việc và lúc này bạn chưa quan tâm đến việc hiểu nghĩa từng từ, mà chỉ muốn nói được toàn câu mà thôi.

Cho nên, phương pháp thứ hai tôi áp dụng là thêm yếu tố âm nhạc vào cụm từ/câu mà bạn muốn học. Hãy chú ý! Tôi không khuyến khích bạn biến mọi thứ trong ngày của mình thành kênh âm nhạc Broadway. (Thậm chí nếu âm nhạc không có tác dụng với việc học ngoại ngữ, tôi cũng sẽ đề nghị mọi người thực hiện, vì như vậy thế giới sẽ vui vẻ hơn!)

Nhiều người vẫn có thể áp dụng việc đọc đi đọc lại để ghi nhớ mẫu câu trong đầu. Trong trường hợp này, tôi vẫn làm như thế, nhưng kết hợp việc đó với cả âm nhạc và liên tưởng hình ảnh. Cả ba phương pháp kết hợp như vậy giúp tôi dễ nhớ được mẫu câu, dù đó là câu rất dài!

Liên tưởng hình ảnh tỏ ra quan trọng đối với từ / phần đầu của câu. Ngay cả khi bạn không hiểu từ đó, việc thực hiện liên tưởng cũng có thể giúp bạn hiểu được khái niệm cần nhớ. Ví dụ để nhớ câu tiếng Ý Dove si trova il gabinetto có nghĩa là “Where is the toilet?” (nhà vệ sinh ở đâu?) bạn có thể chú ý từ Dove (phát âm là doh-vay) và nghĩ đến từ duvet (cũng phát âm gần giống như vậy, tức là doo-vay) có nghĩa là giấy vệ sinh, hay giấy trải giường… Thực chất điều này không lợi ích lắm vì “dove” có nghĩa là where. Nhưng để nhớ cả câu ngay lúc đầu là điều không dễ, và nếu bạn sử dụng từ đó vài lần trong câu bạn sẽ tự nhiên nhớ được nó có nghĩa là ở đâu (where) mà không cần liên tưởng nữa.

Bây giờ bạn đã có từ đầu tiên để bắt đầu rồi, nên bạn có thể bật nhịp bằng tay vào không khí và bổ sung âm nhạc! Tôi không có ý là chỉ nói mẫu câu một cách du dương (về điều này, người Ý rất nổi danh), tôi muốn nói là bạn hãy hát nó. Hãy nghĩ đến một giai điệu bất kỳ - ví dụ bài Big Ben's chime, hay đoạn dạo của bài hát nào bạn thích, và hát mẫu câu đó theo giai điệu này.

Với một mẫu câu bạn có thể lặp lại nhiều lần để nó in sâu vào trí nhớ, tuy nhiên sẽ thú vị hơn khi bạn lặp đi lặp lại mẫu câu đó theo một giai điệu. Hơn thế nữa, bạn cũng có một chiều kích liên tưởng khác để sử dụng và sẽ nhớ ra mẫu câu khi nó được gắn với một giai điệu cụ thể.

Ví dụ nếu tôi sử dụng bài hát Big Ben, (dĩ nhiên giai điệu này được dùng cho các loại tiếng chuông khác, nhưng tôi gán nó với Big Ben), tôi liên tưởng một Big Ben nằm ngang (chứ không phải đứng) như một giá đỡ cuộn giấy vệ sinh, với một duvet (cuộn giấy) mắc trên đó. Bởi vì Big Ben là điều được liên tưởng, tôi sẽ nhớ giai điệu đó và từ ngữ sẽ đến với tôi dễ dàng hơn, đặc biệt là khi tôi hát lên một vài lần. Nào, hãy cùng hát! ♬ Dove si trova...♫ il gabinetto ♪. Bạn có nghe được giai điệu không? Trong đầu tôi, cả hai âm tiết “-ve si” và “etto” trùng với nhau ở một nốt nhạc nên mẫu câu hoàn toàn khớp với giai điệu.

Nói chung bạn mất không quá 20-30 giây để đọc mẫu câu, thực hiện liên tưởng, và hát nó vài lần. Thoạt đầu sẽ mất một ít thời gian để bạn quen với việc sáng tạo theo trí tưởng tượng như bạn vẫn hay làm hồi còn bé, nhưng sau đó việc này trở nên tự nhiên hơn! Khi đã quen, sẽ không tốn nhiều thời gian!

Tất nhiên trong thực tế bạn không cần phải hát mẫu câu khi nói chuyện với người bản xứ, nhưng trong lúc bạn cần thời gian để gợi nhớ từ ngữ (tức là lúc ậm ự “uhm...” mà bạn có thể thay thế nó bằng các từ ngữ liên kết hội thoại như “xin lỗi” hay “tôi có thể hỏi một câu chứ?” hoặc dùng ngôn

Page 43

Page 44: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

ngữ cơ thể với hàm ý bạn sắp nói một điều gì đó…) thì bạn hãy thực hiện sự liên tưởng đối với từ đầu tiên và giai điệu hóa nó, hát nó trong đầu và nhớ ra câu cần dùng để tiếp tục nói chuyện một cách tự nhiên.

Sau khi thực hành một vài lần như vậy, bạn có thể bỏ hẳn việc liên tưởng và cả mẫu câu sẽ đến với bạn ngay. Âm nhạc giúp ích rất nhiều trong việc học ngôn ngữ - tôi cũng thử học lời bài hát và hát theo, và từ vựng trong đó trở nên rất dễ nhớ đối với tôi.

TẬN DỤNG THỜI GIAN

Một “nguồn liệu” nữa mà bạn có đó là lượng thời gian rất lớn mà bạn chưa tận dụng. Vâng, tôi biết là bạn bận rộn – mọi người đều thế! Công việc, gia đình, bạn bè, sở thích, thú vui, những việc lặt vặt, mua sắm, tắm rửa, dọn dẹp, ngũ nghê, và các trách nhiệm khác – thật kỳ diệu chúng ta có đủ thời gian cho mọi thứ!

Dù bạn là ai – một anh trưởng phòng luôn bận rộn hay một sinh viên có vô số bài tập phải làm – thì vẫn có thời gian bạn đang lãng phí và chưa tận dụng để hoàn thiện kỹ năng ngoại ngữ của mình.

Cách tốt nhất để gom góp và tận dụng những thời khắc trong ngày là hãy từ bỏ những hoạt động vô bổ. Tôi đã từng nói việc xem truyền hình bằng tiếng mẹ đẻ không đóng góp gì cho những dự án cuộc đời bạn – còn điều gì khác mà bạn hay làm cũng chẳng có ích tích cực gì cho cuộc sống của bạn? Hãy nghĩ kỹ và loại bỏ chúng khỏi thời khóa biểu hàng ngày. Nếu bạn đã thực hiện phiếu thực hành ghi ra các việc bạn làm mỗi ngày, bạn sẽ nhận thấy có nhiều điều bạn không thực sự cần phải làm. Nếu trong đó có chi tiết gì đại loại như “giải trí”, hãy xem lại liệu hoạt động đó có giúp bạn giải trí thực sự hay chỉ là được ghi cho đầy đủ mà thôi.

Khi bạn loại bỏ được các hoạt động vô bổ từ công việc thường nhật, bạn sẽ có nhiều thời gian cho những thứ quan trọng hơn! Tiếp theo là xem trong số những điều tối thiểu phải làm, vẫn còn thời gian lãng phí: thời gian chờ đợi!

Bạn chờ đợi ở bến xe, bến tàu, bạn chờ đợi đến giờ làm, giờ học, bạn chờ đợi khi xếp hàng ở siêu thị, bạn chờ đợi khi bị kẹt xe, bạn chờ đợi sau khi gọi ly cà phê buổi sáng, bạn chờ nước sôi, chờ bạn bè, chờ bác sĩ, nha sĩ, bạn chờ thang máy, đèn đỏ, chờ máy tính tải dữ liệu, chờ ai đó mở cửa, …

Trong các tình huống trên bạn thường một mình – vậy thì bạn làm gì khi không thể nói chuyện được với ai đó? Nhìn mông lung? Đọc quảng cáo? Cắn móng tay? Nhấn nút qua đường hay nút thang máy liên tục một cách sốt ruột? Những khoảnh khắc đó cũng sẽ trôi qua mà không được sử dụng vào việc gì cả và tất cả tạo nên một khối lượng lớn thời gian bị lãng phí. Bạn cần tránh những khoảnh khắc đó – đó là những khoản thời gian tự nhiên trong ngày của bạn.

Đối với nhiều người, những khoản thời gian đó là điều phiền toái – tại sao người đó lại chậm trễ thế? Tại sao có quá nhiều người đứng trước tôi trong siêu thị thế? Tại sao cái máy tính này lại bị treo và phải khởi động lại thế? Chờ đợi trong bực tức là những gì chúng ta trải qua – nhưng hãy nghĩ xem dù sao mỗi ngày chúng ta đều phải chờ đợi như vậy, cho nên không nên xem đó là nguyên nhân để phải căng thẳng không đáng có!

Tôi thật sự vui vẻ khi có những dịp chờ đợi như vậy! Thật vậy – nếu có ai đó đến muộn, hoặc phục vụ nhà hàng bị nhầm lẫn và phải mất thời gian chuẩn bị lại món ăn, hoặc khi tôi lỡ xe buýt và chuyến kế tiếp phải đến 15 phút sau mới có – thay vì rủa rằng mình “xui xẻo” và tự mình làm cho mọi thứ thêm căng thẳng, tôi tự nhủ - tốt lắm! Sẽ có cơ hội để học vài từ vựng!

Tôi ít khi phải ngồi vào bàn với một cây viết dạ quang để “học” từ vựng theo lối thông thường. Đơn giản là vì như thế thì tôi sẽ “không có thời gian” để làm những thứ khác trong ngày. Việc học của tôi chỉ được thực hiện trong những tình huống phải chờ đợi như đã nói ở trên, bởi vì việc chờ đợi sẽ

Page 44

Page 45: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

tạo ra cho bạn rất nhiều thời gian (đặc biệt khi bạn đang ở một nước tương đối ‘linh hoạt’ về khái niệm giờ giấc.)

Điều đó cũng có nghĩa điều bạn cần làm là hãy đảm bảo tài liệu học có thể mang theo được bên mình. Hầu hết trong giai đoạn đầu tại một nước nào đó, trọng tâm bạn cần là các mẫu câu cơ bản, do đó tôi luôn có quyển từ ngữ giao tiếp căn bản trong túi của mình. Khi tôi đã nói chuyện được tạm ổn, và cần chú trọng ngữ pháp (không nên làm điều này sớm!) tôi sẽ có những bản in về chia động từ, nguyên tắc sử dụng giới từ… xếp lại bỏ túi. Trong những tình huống có thể thực hành kỹ năng nghe (như đang ở trong xe hơi), hãy luyện nghe bằng các băng đĩa, tập tin âm thanh bằng ngoại ngữ…

Một số sách ngoại ngữ có phần từ vựng theo chủ điểm để dễ dàng học một cách hệ thống, và ngay cả khi bạn đang ở những giai đoạn đầu bạn cũng có thể học từ trong phần từ điển cuối sách từ ngữ giao tiếp căn bản; từ vựng trong các sách như vậy không quá nhiều nhằm giúp bạn học các từ cơ bản mà vẫn có cảm giác hoàn thành, và số lượng từ vựng trong phạm vi một mẫu tự có thể được học chỉ trong chốc lát.

Bạn có thể làm dấu các trang sách, mở nó ra và học từ hoặc kiểm tra từ trong lúc chờ đợi. Hoặc bạn cũng có thể luyện nghe các tập tin âm thanh MP3. Làm như vậy sẽ tiết kiệm được hàng giờ mỗi ngày thay vì lãng phí thời gian!

Đó là điều tôi áp dụng suốt nhiều năm qua và nó tỏ rõ hiệu quả! Tuy nhiên, gần đây tôi khám phá một cải tiến quan trọng: đó là phần mềm Spaced Repetition Software.

SRS là một phương pháp trình bày thông tin cung cấp cho bạn thông tin trước khi bạn có thể quên nó và đảm bảo thông tin sẽ luôn duy trì trong đầu của bạn. Bạn có thể tải phiên bản miễn phí về máy tính sử dụng ứng dụng Anki (www.ichi2.net/anki/). Một người được phỏng vấn trong các bài phỏng vấn kèm theo sách này là Damien Elmes đã phát triển nên hệ thống đó, và anh ta sẽ giải thích hiệu quả sử dụng phương pháp SRS (tham khảo bài phỏng vấn).

Học tập trên máy tính cũng rất hữu ích, nhưng đó không phải là trọng tâm của phần này – chúng ta cần phải học mọi lúc mọi nơi! Do đó nếu bạn có máy iPhone/iPod Touch, thiết bị Android hay Nintendo DS (để dùng dạng ngoại tuyến, có nghĩa là không cần kết nối với mạng), hoặc các thiết bị di động khác có kết nối được mạng Internet (có thể không đắt đỏ lắm), bạn có thể học một cách linh động, sử dụng hệ thống SRS.

Bằng cách đó bạn sử dụng những cửa sổ trong hai phút và học được từ nhanh chóng, trong khi vẫn tận dụng được hệ thống trình bày từ vựng chọn ra những từ bạn cần học dựa trên độ khó của nó và thường xuyên kiểm tra các từ vựng này. Chọn ngẫu nhiên để học từ vựng trong sách từ ngữ cũng tốt, nhưng với cách này bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian, bởi vì bạn sẽ không phải thấy lại những từ mình đã biết, và luôn được học và kiểm tra các từ khó hơn cần thiết cho bạn.

Để sử dụng các tiện ích đó, hãy tham khảo kết nối cung cấp ở trên và cài đặt chương trình vào máy của bạn (hoặc sử dụng các thiết bị kết nối internet khác), sau đó thêm vào mục “decks” có sẵn hoặc tự tạo cho bạn một tài khoản trực tuyến dùng để học tập.

LÀM THẾ NÀO TÌM ĐƯỢC NGƯỜI BẢN XỨ MÀ KHÔNG PHẢI ĐI XA

Dĩ nhiên tôi lại bàn về nguồn liệu quý nhất – đó chính là những người bản xứ! Nếu bạn đang sống ở một nước nói ngôn ngữ bạn đang học, bạn sẽ có nhiều người bản xứ chung quanh và rất nhiều cơ hội để luyện nói! Chỉ cần đảm bảo là bạn sẵn sàng bước ra khỏi vỏ ốc của mình và nói chuyện với càng nhiều người, càng thường xuyên càng tốt!

Tuy nhiên, phải làm gì nếu bạn không thể đi du lịch tại thời điểm này? Có phải chúng ta chỉ nên tập trung học tập để chuẩn bị cho đến “một ngày nào đó” có thể đi du lịch được thì sử dụng? Hoàn toàn không phải thế! Có đến hàng ngàn cách thức KHÔNG TỐN TIỀN để luyện tập nói ngay lúc này mà

Page 45

Page 46: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

có thể bạn chưa từng thử nghiệm!

Cách đầu tiên là tìm bạn để cùng trao đổi học tập (qua các chương trình trao đổi ngôn ngữ). Nếu bạn đến một trường đại học ở địa phương của bạn và các xem bảng thông tin thông báo, bạn sẽ tìm được những sinh viên ngoại quốc đang muốn học ngôn ngữ của bạn, bạn có thể tiếp xúc làm quen với những người này.

Nhưng nếu họ không cần sự giúp đỡ của bạn vì đã có nhiều cơ hội thực hành với những người dân chung quanh hoặc trình độ của họ đã khá tốt thì sao? Trong trường hợp như vậy, bạn có thể đề nghị trao đổi với họ vài thứ khác mà bạn có khả năng.

Bạn biết chơi dương cầm? Tây Ban Cầm? Nấu ăn? Thiết kế web? Luyện yoga? Đánh cờ? Dù tài lẻ của bạn là gì thì cũng có nhiều người muốn học, đặc biệt là khi bạn tỏ ra giỏi về môn đó. Nhưng nếu bạn không đạt trình độ chuyên nghiệp thì người ta cũng có thể vẫn muốn học bạn… nhưng họ cần cam đoan là sẽ dạy bạn ngôn ngữ của họ trong một nửa thời gian trao đổi!

Nếu người bản ngữ là điều cực kỳ khó mà bạn không thể tìm được ở nơi bạn sống thì bạn nên hướng đến tìm những người “thành thạo” ngôn ngữ đó. Đừng quên là những người thành thạo một ngôn ngữ (dù không là người bản xứ) cũng giúp bạn được rất nhiều điều! Đôi khi họ còn giúp bạn học tốt hơn là chính những người bản xứ.

Nếu bạn ở tại một thành phố lớn, hãy tham khảo các trang mạng quảng cáo miễn phí như Craigslist (tìm tên thành phố của bạn ở cột bên phải) hoặc trang eBay classifieds (nhấp vào “eBay classifieds group” ở bên dưới để tìm tên nước / thành phố). Thường thì thông tin cần tìm hoặc nơi cần đăng thông báo về trao đổi ngôn ngữ luôn được tập trung vào một mục ví dụ như mục services offered --> lessons & tutoring. Bạn cũng có thể sử dụng những trang quảng cáo như vậy để tìm các lớp dạy tư dù sau cũng rẻ hơn là nếu học tại các trung tâm ngoại ngữ.

Cách thứ hai (ít phổ biến hơn) để tìm người bản xứ thực hành khi mà bạn không đến được nước họ, đó là sử dụng trang mạng couchsurfing. Trang này được sử dụng (chủ yếu) bởi những người đi du lịch trẻ tuổi không có nhiều tiền và thích ở cùng người dân địa phương thay vì vào nhà nghỉ, khách sạn.

Có thể bạn e dè nhưng trang này có hệ thống tham khảo và thận trọng, nên bạn có thể thấy rằng những người cần chỗ trọ sẽ đáng tin cậy. Tôi đã từng chứa hàng ngàn khách trọ như vậy từ khắp mọi nơi trên thế giới và chưa bao giờ gặp điều gì phiền toái từ họ cả.

Lợi ích cho người khách thì rất rõ ràng, nhưng người chủ cũng có được vô số những ích lợi khác! Nếu bạn chứa khách nói ngoại ngữ mình đang theo học (một số trường hợp không phải như thế, nhưng bạn chấp nhận để làm quen với trang đó và tạo uy tín tham khảo cho mình), khi đó bạn sẽ có một người rất hào hứng giúp bạn (vì dù sao bạn cũng cho anh ta chỗ ở miễn phí) và bạn có thể thực hành mà không cần phải bước ra khỏi nhà! Một cái giường trống, một chiếc ghế xếp, một tấm nệm, hay đôi lúc chỉ cần một khoảng trống dưới sàn nhà là tất cả những gì họ cần bạn cung cấp

Nếu ý tưởng cho ai đó ở trọ có vẻ mạo hiểm với bạn (hãy đọc kỹ trang đó rồi bạn sẽ không nghĩ thế!), bạn vẫn có thể sử dụng trang đó để có thông tin gặp gỡ những du khách tại các cuộc họp mặt ở những thành phố lớn. Tham khảo các trang về các buổi gặp gỡ, cũng như các nhóm hội diễn ra ở thành phố của bạn, để biết các sự kiện sắp tới! Bạn có thể xem liệu trong số những người xác nhận tham dự có những ai là người bản xứ nói ngôn ngữ mà bạn đang học. Và dĩ nhiên, bạn đã học từ cẩm nang này cách thuyết phục để họ giúp bạn ra sao rồi!

Một trang mạng đặc biệt dành cho mục đích này là trang gặp gỡ tại địa chỉ meetup.com. Trang này hay được dùng bởi những người ở các nước nói tiếng Anh - tại các thành phố lớn, thường có các cuộc gặp gỡ định kỳ để thực hành các ngôn ngữ cụ thể nào đó. Đây là cơ hội tốt để gặp nhiều người đã vượt qua những vất vã trong việc học ngoại ngữ như bạn, và bạn cũng có thể gặp được vài người bản xứ ở đó!

Bạn cũng có thể tận dụng các cơ hội như vậy nhiều hơn nữa và cũng có thể thấy rằng về cơ bản bất cứ tại một trang mạng liên kết xã hội nào bạn đều gặp được các cuộc trao đổi về các chủ đề học

Page 46

Page 47: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

ngôn ngữ. Ví dụ nếu bạn thử gõ trên facebook tên thành phố của bạn và tên một ngôn ngữ nào đó, rồi nhấp vào nút tìm “các sự kiện”, có thể bạn sẽ thấy đã có ai đó đã thiết lập một buổi gặp gỡ thực hành ngôn ngữ đó rồi!

Ngược lại, nếu bạn biết các diễn đàn trực tuyến liên quan đến thành phố của mình, tìm thông tin trên đó! Nếu không thấy thông báo gặp gỡ, bạn hãy khởi xướng và tự mình thành lập một sự kiện như thế! Đăng thông báo và mọi người sẽ đến. Thậm chí bạn không cần đến internet – chỉ cần hỏi bạn bè xem họ có biết ai nói ngôn ngữ mình đang học không và các bạn chỉ cần bắt tay nhau và trở thành một cập thực hành trao giồi ngôn ngữ với nhau.

Cách thứ ba để thực hành ngoại ngữ mà không cần đi nước ngoài là thực hiện điều đó trực tuyến trên mạng. Bạn không tiếp xúc trực tiếp, nhưng vẫn trò chuyện với đầy đủ hình ảnh và âm thanh cũng như tiếp xúc trực tiếp thôi. Nhờ internet, dù bạn đang ở đâu trên khắp hành tinh này, bạn vẫn có thể tìm người bản xứ để nói chuyện được!

Có vô số trang web cho phép bạn làm được điều này!! Ví dụ như các trang polyglot language exchange, Chatonic, Babelyou, Sharedtalk, italki, My language exchange, Lenguajero để học tiếng Tây Ban Nha, và vraiment để học tiếng Pháp.

Nhiều người cũng sử dụng các trang LiveMocha và Busuu để học (dù tôi không khuyến khích bạn sử dụng các bài học ở các trang này, nhưng bạn có thể gặp một cộng đồng lớn nhiều người có nhu cầu trao đổi ngôn ngữ ở đây).

Các trang này cũng có chứa nhiều nội dung mà bạn phải trả tiền, nhưng điều đó không cần thiết nếu bạn chỉ muốn tìm bạn trao đổi học tập. Khi bạn tìm được một người bản xứ sẵn lòng giúp đỡ, tất cả những gì bạn cần làm là trao đổi địa chỉ Skype và bắt đầu cùng nhau nói chuyện miễn phí mà không dùng hệ thống đó nữa.

Tất nhiên là bạn sẽ hơi ngại ngùng khi nói chuyện trực tuyến với một người lạ, nhưng dần dần họ sẽ trở thành một người bạn và mọi thứ sẽ tốt hơn. Dù là trực tuyến, đây cũng là cách lao mình vào dòng nước và làm quen với các cuộc đàm thoại. Chỉ cần đảm bảo là họ giúp bạn được nhiều điều cũng như bạn giúp họ vậy!

CÁC NGUỒN LIỆU TRỰC TUYẾN

Dù trọng tâm của quyển cẩm nang này là kỹ năng nói, chúng ta cũng không quên các kỹ năng khác của ngôn ngữ. Trang mạng LingQ (http://www.lingq.com/) là một nơi hữu ích và miến phí mà bạn có thể sử dụng để luyện tập kỹ năng đọc và tìm kiếm các tài liệu nghe để học rất nhiều ngôn ngữ phổ biến nhất. Trang mạng này rất thân thiện với người dùng, và bạn có thể đọc tìm hiểu rõ hơn qua bài tóm lượt chi tiết về tiện ích (và bất tiện liên quan đến hệ thống thực hành kỹ năng đọc) mà tôi đã viết tại trang nhà của mình tại http://www.fluentin3months.com/lingq-review/.

Các tập tin âm thanh của hệ thống LingQ là nguồn liệu tuyệt vời bạn có thể tải về để chủ động luyện nghe. Nếu bạn không tìm được thứ mình cần, bạn cũng có thể tải các tập âm thanh khác có nội dung nói bằng ngôn ngữ bạn đang học từ những nơi khác (dù các tập âm thanh này là dành cho người bản ngữ, không nhằm phục vụ người học tiếng); bạn có thể có được chúng bằng cách truy cập các đài truyền thanh, tìm kiếm trực tuyến hay sử dụng iTunes. Các tập tin âm thanh này hoàn toàn miễn phí và được sắp xếp theo chủ đề tiện lợi cho bạn sử dụng (thời sự, thông tin công nghệ…)

Một nguồn liệu khác tôi rất thích dùng là công cụ tìm kiếm hình ảnh của Google, hữu ích hơn là sử dụng tự điển. Khó khăn gặp phải khi sử dụng tự điển song ngữ là bạn phải suy nghĩ thông qua tiếng mẹ đẻ. Điều đó làm chậm đi tốc độ học ngoại ngữ, vì điều kiện lý tưởng nhất để tiếp thu ngôn ngữ là suy nghĩ trực tiếp bằng chính ngôn ngữ đích. Thật hữu ích, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh mà một từ nào đó diễn đạt (điều này có tác dụng hơn đối với danh từ chỉ sự vật, so với giới từ hay từ chỉ tính chất trừu tượng) và thực hiện được sự liên hệ trực tiếp một từ với hình ảnh của nó, chứ không phải

Page 47

Page 48: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

là với nghĩa được dịch sang tiếng mẹ đẻ.

Hãy thử nghiệm ngay! Mở trang Google viết bằng ngôn ngữ mình đang học (ví dụ google.es nếu bạn học tiếng Tây Ban Nha, google.fr nếu bạn học tiếng Pháp, v.v.), hoặc nhấp chuột chuyển sang ngôn ngữ đó (nếu bạn đang ở chế độ mặc định sử dụng google bằng tiếng mẹ đẻ) và tìm kiếm từ mình muốn và sau đó nhấp vào liên kết “hình ảnh” (biểu tượng hình máy ảnh) ở bên trái màn hình. Sử dụng Google tìm kiếm bằng ngôn ngữ đích sẽ luôn đảm bảo ta có được hình ảnh chính xác.

Bằng cách này bạn có thể duy trì được việc sử dụng hoàn toàn ngôn ngữ đang học. Bạn sẽ không có được sự liên tục như thế nếu bạn chuyển qua chuyển lại nhiều lần giữa các ngôn ngữ.

Bạn cũng có thể sử dụng chức năng cơ bản khác của công cụ tìm kiếm Google như chức năng kiểm tra ngữ pháp. Để tìm xem một từ nào đó thuộc giống đực, giống cái, hay giống trung, hay tìm xem hình thức của hậu tố chỉ cách nào phù hợp với một giới từ cụ thể… tôi thường sử dụng Google thay vì tra tự điển.

Trong trường hợp này bạn cần sử dụng dấu ngoặc kép “ ” cho từ ngữ bạn muốn kiểm tra. Ví dụ, nếu bạn muốn kiểm tra cách nói nào đúng trong tiếng Pháp: commencer faire, commencer à faire, hay commencer de faire, chỉ cần tìm một cụm từ trong số đó. Thường thì đôi lúc bạn cũng có thể có một số kết quả sai (vì một số từ có thể kết hợp với nhau nhưng ít phổ biến), nhưng trong trường hợp vừa nêu bạn sẽ có được nhiều kết quả (gấp trăm lần) cho cụm từ commencer à faire.

Hoặc để kiểm tra xem từ coche là giống đực hay giống cái, ngoài việc dùng từ điển, chỉ cần nhập “coche pequeño” và “coche pequeña” (giống đực trước, rồi giống cái) vào Google, bạn sẽ thấy cụm từ nào cho ra nhiều kết quả hơn.

Tiếp theo – cần kiểm tra chính tả! Bạn có thể sử dụng công cụ kiểm tra chính tả của Google , nhưng sẽ rất cực nhọc để tra từng từ một. Thật may mắn, trình duyệt Firefox (và các trình duyệt khác nữa) hay phần mềm Open Office hỗ trợ cho bạn các tự điển ngoại ngữ tuyệt vời mà bạn có thể cài đặt vào máy hoặc bật tắt một cách dễ dàng. Ngay cả các giải pháp chuyên nghiệp và đắt đỏ như công cụ kiểm tra chính tả của MS Office cũng rất hạn chế về các ngôn ngữ bạn cần, cho nên tốt hơn hết, bạn nên tìm cho mình những phiên bản miễn phí.

Khi viết một lá thư, tôi sử dụng tùy chọn Open Office và add the language (chứa nhiều ngôn ngữ chính và ngôn ngữ phụ) và các tiện ích kiểm tra chính tả, chấm câu, từ điển đồng nghĩa… Chương trình sẽ tự động chỉ ra lỗi cho bạn và đề nghị giải pháp sửa chữa. Nếu bạn cứ gõ sai nhiều lần, bạn sẽ nhận ra lỗi của mình ngay! Sửa chữa tự động như vậy là một cách thức học tập tuyệt vời. Firefox cũng tạo điều kiện để cài đặt dễ dàng hơn các tự điển khác nữa nhằm có thể kiểm tra chính tả khi bạn sử dụng biểu bảng, thư điện tử, hoặc thậm chí sử dụng trong hộp bút thoại tán gẫu của facebook!

Bởi vì tôi sử dụng các chương trình tán gẫu rất nhiều để thực hành ngoại ngữ, tôi cài đặt phần mềm pidgin – một chương trình tương thích đối với MSN, bút thoại trên facebook, Skype, AIM, ICQ, bút thoại Google và nhiều tiện ích khác nữa; và điều hữu ích nhất của phần mềm theo tôi là khả năng chuyển đổi tiện lợi giữa các ngoại ngữ để có thể thông báo ngay cho bạn khi bạn mắc lỗi.

Đôi khi bạn không thể dùng Google để tìm câu trả lời cho một câu hỏi nào đó, khi đó bạn cần một người bản ngữ giúp đỡ. Thật may mắn là có nhiều trang mạng thiết kế cho mục đích đó! Lang 8 (http://lang-8.com/ ) là nơi bạn có thể gửi một đoạn văn và nhờ người bản ngữ sửa chữa. Nếu bạn muốn biết một câu nào đó phát âm ra sao bởi người bản ngữ, gửi câu đó đến trang Rhinospike (http://rhinospike.com/)! Cả hai trang này đều hoàn toàn miễn phí (cần đăng ký trước), và hiệu quả hơn nếu bạn giúp sửa lỗi và thu âm giọng đọc của mình đẻ giúp những người quan tâm đến tiếng mẹ đẻ của bạn.

Nếu chỉ cần muốn nghe các từ đơn hay từ ghép đọc như thế nào bởi người bản ngữ, bạn có thể sử dụng trạng Forvo (http://www.forvo.com/).

Thỉnh thoảng bạn cũng có thắc mắc mang tính chuyên môn về ngôn ngữ. Trong trường hợp như vậy, bạn có thể tham khảo các diễn đàn trực tuyến hoạt động tích cực và ở đó nhiều học viên khác

Page 48

Page 49: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

hay người bản xứ sẽ trả lời câu hỏi của bạn một cách nhanh chóng!

Một trong những diễn đàn tôi yêu thích là wordreference.com vì có thể tìm được những giải thích cặn kẽ về rất nhiều ngôn ngữ. Nếu bạn tìm trên Google với từ khóa Language name và forum bạn sẽ thấy được đâu là những diễn đàn hoạt động tích cực có thể cung cấp nhiều bí quyết học một ngôn ngữ bạn cần, khi đó bạn có thể đăng ký tham gia (thường là miễn phí) và có thể nêu thắc mắc để được giải đáp nhanh chóng!

Thế còn tự điển trực tuyến thì sao? Điều này tùy thuộc nhiều vào từng ngôn ngữ cụ thể, do đó bạn có thể nêu câu hỏi trên các diễn đàn và mọi người sẽ giới thiệu cho bạn những từ điển tốt, tùy theo bạn đang học ngôn ngữ nào. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại tự điển đa ngôn ngữ có thể cung cấp nghĩa từ cho bạn trong nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Một ví dụ là trang Wikipedia. Đó không chỉ là trang bách khoa toàn thư miễn phí (điều này cũng đã là một nguồn liệu quý giá rồi), đó còn là bách khoa toàn thư viết bằng hàng trăm ngôn ngữ! Vô số những bài viết được liên kết với nhau bằng nhiều ngôn ngữ, do đó bạn có thể tra cứu một từ (hoặc bằng trang tiếng mẹ đẻ, hay trang bằng ngoại ngữ đang học) sau đó kéo thanh công cụ để đến cuối trang, nhìn bên trái, bạn sẽ thấy từ đó được dịch sẵn như thế nào! Đây là điều đặc biệt tiện dụng mà các tự điển khác không có.

Trang Wordreference (đã có đề cập trước đây) không chỉ hữu ích vì có diễn đàn thảo luận, nhưng còn do nó có một tiện ích tự điển rất tốt. Trang này miễn phí do có chứa thông tin quảng cáo phiền phức, cho nên bạn có thể vô hiệu hóa quảng cáo bằng cách cài đặt chương trình adblock plug-ins cho trình duyệt của mình. Tự điển này cung cấp nhiều nghĩa khác nhau cùng với ngữ cảnh, thậm chí có thể chia động từ và nhận dạng được chúng!

Nếu bạn cần tra cứu từ chuyên môn, hãy sử dụng kết quả tìm kiếm của các công cụ Proz term search (http://www.proz.com/search/) (với tùy chọn là Kudoz) hoặc InterActive Terminology for Europe (http://iate.europa.eu/iatediff/SearchByQueryEdit.do) hay MyMemory (http://mymemory.translated.net/), bạn sẽ có được nghĩa của các từ về kỹ thuật, luật pháp, ý tế… hoặc các thuật ngữ chuyên môn cụ thể trong các ngành khác nữa.

Như đã được đề xuất ở trên, bạn nên chọn đổi ngôn ngữ sử dụng trong tất cả các loại giao diện hiện bạn đang dùng (như điện thoại, máy tính, trò chơi) thành ngôn ngữ mà bạn đang học. Việc hòa nhập ảo này sẽ là một sự trợ giúp thật to lớn! Đối với một số chương trình như Skype, bạn có thể thực hiện thay đổi như vậy chỉ trong một giây. Thay đổi ngôn ngữ hiển thị của trình duyệt sử dụng mạng cũng thật dễ dàng (ngoại trừ trình duyệt Internet Explorer, vì khi đó bạn cần phải tải về một chương trình hoàn toàn mới). Có thể dùng chức năng plug-ins để đỏi ngôn ngữ trong trình duyệt Firefox hay dùng chương trình Google Chrome để thay đổi ngôn ngữ giao diện một cách dễ dàng.

Đối với hệ điều hành Mac, ngôn ngữ hiển thị của trình duyệt Safari được liên kết tới phần cài đặt ngôn ngữ hệ thống. Để có các tùy chọn thay đổi toàn bộ ngôn ngữ hệ thống, mở thực đơn “System Preferences...” và nhấp chuột vào tùy chọn “International”.

Thay đổi ngôn ngữ mặc định của trình duyệt sẽ kéo theo thay đổi ngôn ngữ của toàn bộ các trang mạng có sẵn bằng ngôn ngữ đó (một số trang như Google có thể kiểm tra ngôn ngữ của trình duyệt và dựa vào đó lựa chọn ngôn ngữ thích hợp để giao tiếp được với người sử dụng). Các trang khác như Facebook cần thay đổi theo cách thủ công, nhưng cũng đều rất dễ thực hiện (chọn Account settings -> Language).

Trong hệ điều hành Windows thay đổi ngôn ngữ của cả hệ thống thì hơi phức tạp và đòi hỏi người dùng phải có một phiên bản chuyên nghiệp. Tuy nhiên bạn có thể cài đặt trình duyệt Ubuntu và thay đổi ngôn ngữ hiện thị rất nhanh. Ubuntu gần giống như Linux có thể cài đặt miễn phí vào tất cả các loại máy tính và rất dễ làm quen sử dụng. Bạn có thể sử dụng nó và Windows song song nhau, chọn một trong hai làm trình duyệt chính. .

Sử dụng những thủ thuật trên của chương trình hòa nhập ảo là một bước quan trọng và đúng hướng!

Page 49

Page 50: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ CỤ THỂ

TẠI SAO LẠI CÓ KHÁI NIỆM GIỐNG ĐỐI VỚI TỪ?

Khi bạn bắt đầu học một ngôn ngữ có khái niệm giống cho danh từ, câu hỏi đầu tiên xuất hiện trong đầu (chí ít là đối với người sử dụng tiếng Anh) là tại sao thế? Trông có vẻ như đó là thông tin vô dụng bổ sung thêm vào ngôn ngữ.

Tại sao mặt trăng giống cái trong tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp, nhưng lại là giống đực trong tiếng Đức? Tại sao danh từ “masculinity” với nghĩa là giống đực lại là một danh từ giống cái? Làm sao từ chỉ ‘con gái’ lại mang giống trung trong tiếng Đức?

Cách tiếp cận như thế sẽ gây nhiều rối rắm! Càng tệ hơn nếu bạn biết được có cả triệu trường hợp tùy tiện như thế trong một ngôn ngữ, vì thế học để nhớ giống cho từng từ là một công việc khổng lồ! Nếu bạn có dùng thủ thuật liên hệ để học từ như đã đề cập ở trên để học giống cho từng từ một để nhớ chúng là giống đực, giống cái, hay giống trung, bạn cũng sẽ cực kỳ vất vã!

Thầy giáo luôn bảo tôi cần phải học giống của danh từ bằng cách đọc đi đọc lại các danh từ có gắn mạo từ (der/die/das trong tiếng Đức) cho đến chừng nào nhớ được thì thôi. Làm thế tỏ ra có tác dụng, nhưng chưa thật hiệu quả!

Thay vì xem khái niệm về giống là những yếu tố bổ sung chẳng có tác dụng (nên nhớ tâm lý tiêu cực sẽ tạo ra lực cản cho bạn!), sẽ tốt hơn nếu nhận thức rằng không phải những sự vật có khái niệm về giống, chính các tự mới là yếu tố chứa khái niệm này.

Một từ có thể đơn giản thuộc giống đực hoặc giống cái và không có liên quan gì đến giới tính như trong thế giới hiện thực, cũng không hề “nam tính” “nữ tính” gì cả. Đấy chỉ đơn giản là những tên gọi quy ước để phân loại từ thành các nhóm mà thôi, cũng như các cặp ôn - hàn, hay âm – dương mà thôi. Ngoài những liên hệ có thể đúng đối với danh từ chỉ người (như cha, chị, bạn gái), những liên hệ về giống khác sẽ không có tác dụng gì cả.

Lý do bạn cần nhìn vấn đề theo cách như trên còn nằm ở chỗ một từ được cấu tạo bởi nhiều mẫu tự và hậu tố của từ có thể giúp xác định được từ đó thuộc nhóm nào. Hậu tố (hoặc cả từ nếu đó là từ ngắn) hầu như luôn luôn thể hiện được lý do tại sao “giống” của nó là như vậy.

Giống của các khái niệm (sự vật) diễn đạt bằng các từ như thế hầu như không có liên hệ gì cả với giống của các từ ngữ đó (chỉ là hậu tố của các từ này giống nhau mà thôi). Do đó bạn cần học các hậu tố của từ để tìm ra các mẫu thức tạo nên khả năng liên hệ về giống. Trong hầu hết các trường hợp điều này sẽ đưa bạn đi đúng hướng và bạn có thể đoán đúng ít nhất 90% về giống của từ bằng cách chỉ cần dành ít giờ đọc các hướng dẫn (thường có thể tìm thấy trong các sách ngữ pháp).

Ví dụ, các từ chỉ máy móc và đặc biệt là các từ chỉ khái niệm (tương đương các từ tiếng Anh chứa hậu tố -ness như happiness, freedom, v.v.) thường có xu hướng là giống cái, không phải do khái niệm đó là giống cái, nhưng do hậu tố gợi nên sự liên hệ (-té trong tiếng Pháp, -dad trong tiếng Tây Ban Nha, -keit trong tiếng Đức, -ost trong tiếng Tiệp, -ation/ación/azione v.v. trong các ngôn ngữ Romance).

Học các hậu tố này không phải là việc nặng nhọc – chỉ có khoảng hơn chục hậu tố thông dụng, nhưng lại ứng dụng cho số lượng lớn từ vựng, tùy từng ngôn ngữ.

Nếu bạn chưa thật sự chắc chắn về giống, cũng không nên để điều này cản bước bạn tập nói! Chỉ cần đoán, và thường sẽ có 33% hay 50% xác suất đúng. Nếu có sai, tôi chắc rằng điều đó cũng đâu đã là tận cùng của thế giới! Những người bản ngữ sẽ nói cho bạn biết nếu bạn mắc lỗi, hoặc chính

Page 50

Page 51: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

bạn sẽ nhận ra trong quá trình hoàn thiện kỹ năng của mình. Điều quan trọng là cứ bắt đầu thực hành nói và cố gắng duy trì diễn tiến của cuộc hội thoại.

TỪ VỰNG CÓ SẴN

Bạn có thể sử dụng kỹ thuật liên hệ tới hình ảnh và âm thanh để dễ dàng ghi nhớ từ và ngữ, nhưng vẫn còn nhiều điều cần làm trong việc học từ vựng.

Do đó việc biết được bạn đã từng sử dụng một ít từ vựng của một ngôn ngữ nào đó hay chưa cũng tỏ ra quan trọng. Dù tiếng mẹ đẻ của bạn là ngôn ngữ gì chăng nữa, cũng cần xác định được đâu là các từ vay mượn trong ngôn ngữ này.

Bất chấp đó là ngôn ngữ gì – Tiếng Nhật, Thụy Điển, Phi Luật Tân, hay Bồ Đào Nha – vẫn có những từ bạn đã từng biết rồi. Mỗi ngôn ngữ không phải là một ốc đảo – tất cả đều chịu ảnh hưởng bởi chính trị, công nghệ, trào lưu, tôn giáo, lịch sử và các yếu tố khác nên chúng ta luôn có sự giao lưu quốc tế.

Khi bạn bắt đầu học một ngôn ngữ, nếu đê ý tìm những từ hay được vay mượn, bạn sẽ lập tức thấy được hàng trăm từ quen thuộc, kể cả trong những ngôn ngữ xa lạ nhất.

Ví dụ, trong tiếng Ý, bạn có thể mở computer, trong tiếng Bồ Đào Nha (ở Brazil), bạn có thể rê mouse, trong tiếng Nga, bạn kết nối ИнTернеT (chính xác đến từng chữ cái, И=I, н=n and р=r, bạn có thể đọc từ này rồi phải không?), trong tiếng Nhật, bạn có thể kiểm tra E メール (phần sau của từ là “me-ru”, đọc gần như “mail”), tên trình duyệt liên mạng trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là Mozilla Firefox, và bạn có thể gọi đó là “Microsoft Windows” trong ngôn ngữ Somali, hay “Linux” trong tiếng Euskara.

Thương hiệu và thuật ngữ công nghệ cung cấp cho bạn một vốn từ lớn sử dụng được ở bất cứ quốc gia nào. Khi tôi ra phố ở bất cứ nơi đâu, nếu tôi yêu cầu “Coca Cola” (hay Pepsi) tôi sẽ có được ngay. Nếu tôi muốn mua pizza, từ đó sẽ là từ tôi dùng mọi nơi trên thế giới. Có thể bạn phải phát âm các từ đó khác đi chút ít, nhưng cố gắng tránh nặng giọng ngoại quốc quá (xem thêm về vấn đề này dưới đây) để người nghe hiểu bạn dễ dàng hơn.

Nếu bạn là một người sử dụng tiếng Anh bắt đầu học một ngôn ngữ Romance (Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha…) bạn có được hàng ngàn từ miễn phí vì tiếng Anh có một phần lớn từ vựng gốc Pháp du nhập thời xâm thực của người Norman và cũng có nhiều từ gốc Latin liên quan đến khoa học và tôn giáo. Conquest of England, and Latin vocabulary due to science and religion.

Những từ vay mượn trên thường được dùng trong văn phong trang trọng hơn, vì vậy nếu bạn sử dụng một thuật ngữ đồng nghĩa với một từ thông tục hơn trong tiếng Anh, tức là bạn đang dùng từ đó chính xác trong ngôn ngữ Latin mà mình đang học.

Cho nên, nếu ai đó gõ cửa, bạn có thể bảo họ come in, hoặc bạn cũng có thể nói enter. Tiếng Pháp: entrer, Tây Ban Nha: entrar. Nếu bạn muốn chia sẻ suy nghĩ với ai đó để thể hiện quan điểm của mình, tức là bạn chia sẻ opinion và thể hiện perspective (tiếng Ý: opinione, Bồ Đào Nha: perspectiva) (mặc dù trong trường hợp này, “point de vue” của tiếng Pháp cũng không khác lắm!). Để hướng dẫn ai đó đi lại trong thành phố, bạn có thể làm guide cho họ (tiếng Pháp cũng thế). Học từ vựng có thể trở nên dễ dàng, nhưng sẽ tốt hơn khi làm cho nó trở nên “simple”!

Cũng có một số mẫu thức chung cho các hậu tố trong từ và các mẫu thức này luôn tỏ rõ tác dụng. Ví dụ hậu tố -tion trong tiếng Anh hầu như luôn tương đương với các hậu tố có cùng chức năng trong các ngôn ngữ Latin. Các từ sau đây: action, nation, precipitation, solution, frustration, tradition, communication, extinction và thàng ngàn từ chứa yếu tố -tion khác được viết hoàn toàn giống như vậy trong tiếng Pháp (dù phát âm có khác chút ít); còn trong các ngôn ngữ khác thì hậu tố này chỉ biến đổi nhỏ: -ción trong tiếng Tây Ban Nha, -zione trong tiếng Ý, và –ção trong tiếng Bồ Đào Nha.

Page 51

Page 52: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

Cũng có các hậu tố tương tự như -tude (gratitude, magnitude), -sion (explosion, expression), -ment (encouragement, segment), -age (garage, camouflage) và rất nhiều các trường hợp khác.

Đôi lúc bạn cũng gặp phải trường hợp từ giống nhưng khác nghĩa, nhưng đó là ngoại lệ và bạn sẽ học chúng nhanh chóng mà thôi. Để hiểu thêm về các từ viết giống nhau nhưng có nghĩa ít nhiều khác nhau trong tiếng Anh và tiếng Pháp (hay tương tự với các ngôn ngữ Romance nói chung), bạn có thể tham khảo danh sách 1,700 ví dụ tại trang http://french.about.com/od/vocabulary/a/vraisamis.htm.

1,700 không phải là khởi đầu tệ, nhưng đó chỉ là những cặp từ vay mươn hoàn toàn giống nhau đến từng mẫu tự. Nếu bạn tinh tế nhận ra các cặp từ gần giống, (ví dụ như exemple, hélicoptère… porto, capitano… astronomía, Saturno, v.v.) bạn sẽ nâng con số đó lên thành vài chục ngàn từ!

LUYỆN GIỌNG CHUẨN

Khi bạn đã có thể tự tin nói một ngôn ngữ, hay thậm chí sớm hơn, khi bạn đã có tiến bộ trong kỹ năng nói, hãy bắt đầu cố gắng giảm bớt yếu tố thể hiện giọng nước ngoài của bạn. Điều này làm cho người khác hiểu bạn tốt hơn, thoải mái hơn khi nói chuyện với bạn.

Có được giọng nói ít nặng nề ngoại lai đã giúp tôi rất nhiều trong việc hòa nhập vào các nền văn hóa mới. Cũng như các khía cạnh khác của việc học ngoại ngữ, mục tiêu này cũng có thể được chia nhỏ và phân tích kỹ.

Giọng nói của bạn được tạo thành bởi nhiều yếu tố như trọng âm từ, ngữ điệu câu, nhịp điệu, và thậm chí là thành ngữ được sử dụng. Trong cùng một ngôn ngữ, mỗi phương ngữ có giọng khác nhau và những đặc tính riêng.

Điều tốt nhất bạn có thể làm được là tìm một người bản ngữ giúp bạn sửa những lỗi về giọng mà bạn mắc phải; bạn cũng có thể tự chỉnh sửa cho mình bằng cách nghe và đọc theo các cụm từ được người bản ngữ đọc. Cố gắng tập nghe các câu nói, nhận ra cách phát âm và tính âm nhạc của chúng.

Những âm không tồn tại trong tiếng mẹ đẻ của bạn vẫn có thể học được. Chỉ cần luyện tập. Thông thường, cách thức một âm đọc ra sao sẽ được giải thích thông qua mô tả vị trí lưỡi, miệng… và bạn cần tìm một người bản xứ có tính kiên nhẫn (hay bạn chỉ cần trả công cho họ) ngồi lại với bạn để giúp đỡ cho tới khi bạn tránh được lỗi gây ra nặng giọng. Đây là một trong các yếu tố không thể đạt được bằng đường tắt, và cần phải luyện tập. Cho nên, tôi đã cố gắng thực tập miệt mài để chắc rằng mình nói đúng ngay từ ban đầu chứ không chờ đến về sau!

Nếu tiếng mẹ đẻ của bạn là tiếng Anh, một âm bạn cần thực tập ngay đó là âm biểu diễn bằng mẫu tự r (đặc biệt là trong các tiếng Châu Âu). Âm r của tiếng Anh không có gì tương đồng với âm r trong các ngoại ngữ khác, nên bạn cần luyện tập: cuốn lưỡi nhiểu hơn, phát âm sâu hơn gần giống âm hầu.

Có một số cách để luyện cuốn lưỡi khi phát âm chính xác âm r (xem www.wikihow.com/Roll-Your-R) (áp dụng cho các tiếng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, các ngôn ngữ Slavic, và cả một số ngôn ngữ ngoài nhóm ngôn ngữ Châu Âu). Bạn cần xem âm đó gần giống như âm l của tiếng Anh, chứ không phải là r.

Trong những ngôn ngữ khác như tiếng Pháp chẳng hạn, âm r được hầu hóa, do đó vị trí cấu âm của nó giống như trường hợp âm g. Cần nhắc lại là một người bản ngữ có thể giải thích chính xác cho bạn và sẽ nói cho bạn biết khi bạn đã đọc tốt hơn.

CÁC BÀI PHỎNG VẤN

Các tập tin ghi âm những bài phỏng vấn kèm theo quyển Cẩm nang học ngôn ngữ này hy vọng sẽ làm cho các bạn hài lòng. Nhiều bài phỏng vấn hơn sẽ được bổ sung, nhưng hiện thời bạn có thể

Page 52

Page 53: Cam nang hoc ngoai ngu trong 3 thang

lắng nghe ý kiến thảo luận của những người sau đây:

• Khatzumoto tại trang mạng All Japanese All the Time ( www.alljapaneseallthetime.com ). Khatz đã học tiếng Nhật đạt mức thành thạo để làm việc chuyên nghiệp chỉ trong một năm rưỡi, trước khi anh ta đến Nhật. Tôi có cuộc nói chuyện 42 phút với anh ta để nghe anh nói về việc ứng phương pháp hòa nhập trong học ngôn ngữ, có thể được thực hiện tại nhà mà không phải đi đâu xa.

• Giáo sư Alexander Arguelles , người đã dành cả đời để học ngôn ngữ và có thể đọc hiểu rất nhiều ngôn ngữ và nói thành thạo nhiều ngôn ngữ khác. Phỏng vấn kéo dài 43 phút.

• Moses McCormick ( http://www.youtube.com/user/laoshu505000 ) sống ở Columbus, Ohio, nhưng biết hơn 40 ngôn ngữ, bao gồm nhiều ngôn ngữ Châu Phi và Châu Á mà anh ta tự học tại nhà! Chúng tôi thảo luận trong vòng 44 phút.

• Scott H Young – người được tôi thực hiện nghiên cứu! Anh ta đã ứng dụng nhiều điều tôi đề xướng (chi tiết hơn xem trang blog của tôi) khi sống một năm ở Pháp và đã đạt được trình độ tiếng Pháp thật ấn tượng (đó là ngoại ngữ đầu tiên của anh ta). Anh ta giải thích cách thức đã biến các đề xuất của tôi thành chiến lược học tập riêng cho bản thân ra sao, cũng như đã cố gắng áp dụng các đề xuất đó cụ thể trong thực tế như thế nào. Thời gian phỏng vấn: 29 phút.

• Damien Elmes – lập trình viên của ứng dụng Anki được đề cập trong nội dung tập sách này và trên trang blog. Anh ta giải thích cách vận hành phương pháp SRS. Thời gian: 17 phút.

KẾT LUẬN

Sau hết, dù phương pháp và ý tưởng của bạn ra sao, điều tốt nhất mà bạn có được bây giờ là được học hỏi với chính những người bản ngữ và có thể tiếp cận họ nhờ giúp đỡ bất cứ khi nào.

Tôi hy vọng bạn thích thú quyển cẩm nang này và sẽ sử dụng nó như bước khởi đầu khám phá những phương pháp giúp bạn hoc tập tốt hơn.

Nếu thấy có phần nào cần bổ sung thêm, xin vui lòng báo cho tôi bằng cách viết thư điện tử gửi đến đại chỉ [email protected].

Nếu bạn không có thắc mắc, tôi cũng sẽ rất vui đón nhận những suy nghĩ của bạn về tập sách này. Nếu bạn có những cách thức học ngoại ngữ khác hơn, xin vui lòng cho tôi biết! Tôi luôn đón nhận những phương pháp mới để học ngoại ngữ.

Nếu bạn mua tập sách này để ứng dụng học một ngoại ngữ đầu tiên, xin vui lòng liên lạc với tôi để chia sẻ liệu có phải là bạn đã thực hiện cuộc nói chuyện đầu tiên với người bản xứ sớm hơn bạn tưởng hay không ;)

Vui lòng nhớ chia sẻ ý kiến của bạn về tập sách trên Facebook và Twitter! Bạn có thể đọc thêm các bí quyết và phiêu lưu trong học ngoại ngữ trên trang www.fluentin3months.com hoặc trang Twitter của tôi, địa chỉ là @irishpolyglot

Hy vọng nhận được phản hồi từ các bạn!

- Benny Lewis

Page 53