case 91 - cdha.info · mạc máu mạc treo bị bao quanh chứ không xô đẩy, có nốt mô...

28
Case 91 N, 83 tuổi, trước đây khỏe mnh, hút thuc nhiu năm, vài tháng nay đau khắp bụng sau khi ăn. Sụt cân khong 12kg trong thi gian này Xét nghim máu, siêu âm, ni soi thc qun ddày bình thường. Câu hi 1. Bình lun gì vđộng mch thân tng và mc treo tràng trên 2. Chẩn đoán là gì Bệnh nhân được chp CT mch máu (Hình 1: ct dc qua gốc động mch mc treo tràng trên (ĐMMTTT), Hình 2: ct ngang qua gc ĐMMTTT, Hình 3: ct ngang qua động mch thân tng Hình 2 Hình 1 R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging, Hình 3 273 DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_91, © Springer-Verlag London Limited 2011

Upload: others

Post on 22-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Case 91

Nữ, 83 tuổi, trước đây khỏe mạnh, hút thuốc nhiều năm, vài tháng nay đau khắp bụng sau khi ăn. Sụt cân khoảng 12kg trong thời gian này

Xét nghiệm máu, siêu âm, nội soi thực quản dạ dày bình thường.

Câu hỏi

1. Bình luận gì về động mạch thân tạng và mạc treo

tràng trên

2. Chẩn đoán là gì

Bệnh nhân được chụp CT mạch máu (Hình 1: cắt dọc

qua gốc động mạch mạc treo tràng trên (ĐMMTTT),

Hình 2: cắt ngang qua gốc ĐMMTTT, Hình 3: cắt

ngang qua động mạch thân tạng

Hình 2

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Hình 3

273

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_91, © Springer-Verlag London Limited 2011

274

Trả lời

1. Hẹp nặng do vôi hóa ở gốc động mạch thân tạng và

mạc treo tràng trên (mũi tên-hình 4,5 và 6)

2. Đau mạch mạc treo do hẹp xơ vữa động mạch mạc

treo tràng trên.

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Chẩn đoán đau mạch mạc treo thứ phát do hẹp

xơ vữa nặng động mạch thân tạng và mạc treo tràng

trên. Bệnh nhân được chuyển đến phòng can thiệp để

can thiệp nội mạch.

Chụp mạch máu xác định có hẹp nặng gốc động

mạch mạc treo tràng trên (mũi tên – hình 7). Đưa dây

dẫn qua chỗ hẹp (mũi tên dài chỉ chỗ hẹp, mũi tên

ngắn chỉ dây dẫn – hình 8). Đặt stent dạng bóng

ngang qua chỗ hẹp ở động mạch mạc treo tràng trên,

gây dãn động mạch được 6mm.

Hình 6

Hình 4

Hình 5

Hình 7

Case 91

275

Chụp mạch máu sau khi đặt stent (hình 10) cho thấy

ĐMMTTT không còn hẹp (mũi tên dài), có mảng

huyết khối thành ở thân chính ĐMMTTT (mũi tên

ngắn). Bệnh nhân hết đau bụng và tăng cân lại.

Đau mạch mạc treo là nguyên nhân không thường

gặp của đau bụng sau ăn và sụt cân. Chẩn đoán thường

muộn. Nên nghĩ đến chẩn đoán này, đặc biệt ở người

già có yếu tố nguy cơ của xơ vữa và bằng chứng của

thiếu máu ở các cơ quan khác. Chẩn đoán bằng những

phương tiện hình ảnh không xâm lấn như siêu âm

mạch máu (cần chuyên gia có kinh nghiệm), CT và

MRI mạch máu.

Hình 8

Hình 9

Hình 10

276

Tình trạng này thường kéo dài, tạo nhiều tuần hoàn

bàng hệ. Vì vậy, chỉ có triệu chứng khi 2 trong 3 động

mạch tạng (mạc treo tràng trên, tràng dưới, thân tạng )

hẹp nặng.

Dù phẫu thuật bypass cho đến gần đây vẫn là lựa chọn

điều trị, tuy nhiên, ngày nay, người ta thích can thiệp

nội mạch ít xâm lấn hơn (bao gồm đặt stent)

Thường khuyên điều trị sớm để giải quyết triệu chứng

và ngăn tiến triển đến thiếu máu cấp đe dọa tính mạnh

như nhồi máu ruột. Can thiệp ở bệnh nhân không có

triệu chứng thì còn đang bàn cãi. Mặc dù có nguy cơ

cao để trở nên có triệu chứng, và khi đó tỉ lệ tử vong

khoảng 40%. Tuy nhiên, can thiệp cũng có tỉ lệ tử vong

và biến chứng của nó

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Điểm mấu chốt Cần xét đau mạch mạc treo ở bệnh nhân

già, đau bụng sau ăn, sụt cân, xơ vữa mạch

Chụp CT mạch máu giúp chẩn đoán –hẹp

ít nhất 2 trong 3 nhánh động mạch tạng

mới gây triệu chứng.

Lựa chọn điều trị là đặt stent nội mạch

Further Reading

Sreenarasimhaiah J (2005) Chronic Mesenteric Ischemia. Best

Pract Res Clin Gastroenterol 19(2):283-295

Case 92

Nữ, 17 tuổi, đau quanh hậu môn ngày càng nhiều, bệnh 1 tháng. Được chụp MDCT vùng chậu (Hình 1a và b). Bệnh nhân được điều trị một đợt kháng sinh và chụp MRI theo dõi sau 6 tuần (Hình 2a-c và 3a và b)

Câu hỏi

1. Hình 1a và b cho thấy gì?

2. Hình 2a và b cho thấy gì?

3. Cấu trúc tín hiệu thấp được chỉ mũi tên ở hình 3a và

b là gì?

a

b

4. Ở bệnh nhân này cần loại trừ bệnh gì?

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_92, © Springer-Verlag London Limited 2011

277

278

a

a

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

b

b

c

Hình 3

Hình 2

Case 92

Trả lời

1. Hình 1a và b cho thấy áp xe đáy chậu lan ra cả hai

bên ống hậu môn, lan ra phía trước âm đạo, vào âm hộ. Thấy khí trong ổ áp xe.

2. Trên hình MRI, kích thước ổ áp xe giảm, nhưng

đường bờ rõ ràng hơn. Có dạng chữ ‗H‘, lan ra hai

mông gần rãnh liên mông, chạy ra phía trước và nối

với mặt trước trực tràng, phía sau nối với âm đạo

nhưng không liên quan trực tràng hay cơ thắt hậu

môn (mũi tên Hình 4a và b). Nhánh trái của chữ ‗H‘

chạy ra phía trước nhưng không liên quan niệu đạo

(mũi tên Hình 4c). Là dò liên cơ thắt, giới hạn bởi cơ

thắt ngoài, không vượt qua cơ thắt ngoài hay cơ thắt

trong, dưới cơ nâng hậu môn, không liên quan hố

ngồi trực tràng.Đây là dò liên cơ thắt, grade 2, có

đường dò thứ phát.

3. Mũi tên ở Hình 3 chỉ tampon trong âm đạo.

4. Bệnh Crohn

MRI là phương tiện hình ảnh được lựa chọn để đánh

giá dò và áp xe quanh hậu môn. Có thể thấy rõ đường dò,

mối liên quan với cơ thắt ngoài và thắt trong, cơ nâng hậu

môn, hố ngồi trực tràng. Đường dò được phân loại từ 1

tới 4, dựa theo mối liên quan với những yếu tố trên. Có

thể xác định mối liên quan với những cấu trúc khác như

âm đạo, niệu đạo. Những yếu tố này rất quan trọng cho

kế hoạch phẫu thuật.

a b

c

279

Hình 4

280

Điểm mấu chốt

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Reference

MRI cho thấy đường dò quanh hậu môn rõ

nét một cách chính xác.

Quan trọng là cần xác định đường do trong

hay xuyên cơ thắt, đơn giản hay phức tạp,

ảnh hưởng đến hố ngồi trực tràng và vượt

qua cơ nâng hậu môn hay không

1. Morris J et al (2000) MR imaging classification of perianal

fistulas and its implications for patient management.

Radiographics 20:623-635

Case 93

Nam, 75 tuổi, đi khám vì sụt cân và thiếu máu, được

chụp CT

Câu hỏi

1. Bất thường gì trên hình?

2. Biến chứng có thể xảy ra?

3. Lựa chọn điều trị là gì?

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_93, © Springer-Verlag London Limited 2011

281

282

Answers

1. Tổn thương đậm độ hỗn hợp ở lách, đậm độ thấp ở

trung tâm (Hình 2, mũi tên trắng) và ngoại vi đậm độ cao dạng nốt (mũi tên đen). Đặc điểm này phù hợp với u máu (hemangioma)

2. Tổn thương lớn, hay nhiều tổn thương, chiếm toàn

bộ nhu mô lách có thể vỡ và chảy máu

3. Đa phần phát hiện tình cờ, không cần điều trị, đôi khi

có thể cần cắt lách.

U máu là u nguyên phát thường gặp nhất ở lách, tần suất

khoảng 0.03–14% khi mổ tử thi. Đa phần phát hiện tình

cờ hay lúc mổ tử thi. U xuất phát từ biểu mô hình sin,

phát triển chậm, nên thường biểu hiện ở người lớn.

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Đặc điểm hình ảnh giống u máu ở gan, tăng quang

dạng nốt thành ở ngoại biên thì động mạch, lấp dần vào

ở thì tĩnh mạch và thì cân bằng.

Siêu âm điển hình là tổn thương giới hạn rõ,echo dày,

có thể không có mạch máu trong siêu âm Doppler màu.

Khi tiêm tương phản vi bóng có bắt thuốc và tổn thương

lớn bắt thuốc dạng hướng tâm. Trên MRI, tổn thương

điển hình cao trên T2, tăng quang dạng hướng tâm và

không thải thuốc ở thì muộn

Vỡ tự phát lên đến 25%. Cắt lách là điều trị dự phòng

thường gặp nhất. Có thể theo dõi ở những tổn thương có

kích thước nhất định

Điểm mấu chốt

U máu ở lách thường phát hiện tình cờ

Biến chứng là vỡ

Further Reading

Wilcox T, Speer R, Schlinkert R, Sarr M. (2007) Hemangioma

of the spleen: Presentation, diagnosis, and management.

Hình 2 J Gastrointestinal Surgery vol 4 (6) 611-613

Case 94

Nữ, 55 tuổi, đau bụng không đặc hiệu, ói, được chụp

MDCT bụng (Hình 1 CT cắt ngang)

Câu hỏi

1. Mô tả mỡ mạc treo

2. Nên xem xét chẩn đoán gì?

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_94, © Springer-Verlag London Limited 2011

283

284

Trả lời

1. Mỡ mạc treo bao bọc mạch máu mạc treo (mũi tên

dài hình 2) tăng đậm độ, có vỏ bao giả tinh tế (mũi tên ngắn hình 2).

2. Viêm xơ hóa mạc treo (SM-sclerosing

mensenteritis), nhưng có nhiều chẩn đoán phân biệt

khác (xem phía dưới)

‗Mạc treo sương mù‘ là thuật ngữ mô ta mỡ mạc treo

tăng đậm độ trên CT, khả năng là SM. SM là tình trạng

viêm lành tính, không đặc hiệu, ảnh hưởng mô mỡ mạc

treo, không rõ nguyên nhân. Có nhiều tên gọi khác bao

gồm:mesenteric panniculitis, bệnh Weber-Christian

Đặc điểm lâm sàng không đặc hiểu, bao gồm đau

bụng, ói, sụt cân, chảy máu trực tràng. Sờ thấy khối ổ

bụng ở 50% bệnh nhân. SM thường là tự giới hạn.

Trên CT, mỡ ở vùng bệnh lý có đậm độ cao, khoảng

–40 and –60 HU (so với mỡ bình thường là –100 to

–160). Mạc máu mạc treo bị bao quanh chứ không xô

đẩy, có nốt mô đặc (thường dưới 5mm) ở 80% và vỏ bao

giả (dưới 3mm) ở 50% bệnh nhân

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Hình 3

‗Mạc treo sương mù‘ có thể xảy ra ở các bệnh lý khác bao gồm bệnh ác tính (như Non Hodgkin Lymphoma, carcinoid, desmoid), viêm như viêm tụy cấp và phù mạc treo do bất kì nguyên nhân nào (xơ gan, suy tim)

Vì vậy, trừ khi đặc điểm trên CT điển hình (như

trường hợp trên), nếu không, đôi khi chẩn đoán phân

biệt bằng sinh thiết. Điểm máu chốt

Mạc treo sương mù là tăng đậm độ mỡ mạc

treo trên CT.

Có vài nguyên nhân, từ viêm xơ hóa mạc

treo tự giới hạn đến Non Hodgkin

Lymphoma.

Further Readings

Joerger M, Nueslli DF, Henz F, et al. (2008) CT-diagnosed mes-

enteric alterations with non-Hodgkin‘s lymphoma: a popula-

tion based study. Onkologie; 31(10):514-9

Wat SY, Harish S, Winterbottom A, et al. (2006) The CT appear-

ances of sclerosing mesenteritis and associated diseases.

Hình 2 Clin Radiol 61(12):652-8

Case 95

Nữ, 73 tuổi, có hút thuốc, đau bụng bên trái 2 tuần

nay, và tiêu phân có máu tươi 1 ngày. Có suy tim đang

được bác sĩ tim mạch theo dõi. Không có tiền căn bệnh lý

dạ dày ruột. khám có đau bụng ¼ trên trái. Có tăng nhẹ

bạch cầu, phân có nhầy và máu. Bệnh nhân được chụp

XQ bụng (Hình 1) và CT bụng chậu (Hình 2a-d)

Câu hỏi

1. Hình 1 cho thấy gì?

2. Hình 2 a-d cho thấy gì?

3. Chẩn đoán là gì?

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_95, © Springer-Verlag London Limited 2011

285

286

a

b

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

c

Hình 2

d

Case 95

Trả lời

1. Hẹp và phù đoạn xa đại tràng ngang (mũi tên đứng

hình 3 ) và 2/3 trên đại tràng xuống (mũi tên ngang hình 3)

2. Hình CT cho thấy hẹp, dày thành đoạn xa đại tràng

ngang liên tục với 2/3 đại tràng xuống (Hình 4a-d)

3. Viêm đại tràng thiếu máu

Viêm đại tràng thiếu máu là tình trạng thường gặp ở

bệnh nhân lớn tuổi, có liên quan tới nhiều yếu tố thuận

lợi như bệnh lý tim mạch do xơ vữa, phẩu thuật tim và

động mạch chủ, nhồi máu cơ tim và những đợt huyết áp

thấp. Đây là dạng bệnh lý thiếu máu không bít tắc,

thường ảnh hưởng đoạn ruột ở vùng ranh giới giữa đoạn

ruột cấp máu bởi động mạch mạc treo tràng trên và tràng

dưới gần góc lách và vùng ranh giới giữa động mạch mạc

treo tràng dưới và vùng kém tưới máu chỗ nối trực tràng

sigma.

Ở giai đoạn cấp có xuất huyết, phù, hoại tử niêm mạc

ruột, có thể tự giới hạn và hồi phục. Nếu có hoại tử lớp cơ

có thể tạo hẹp (như trường hợp này), cũng có thể nhiễm

trùng nặng và thỉnh thoảng có thủng ruột.

287

Vì vậy, hình ảnh trên CT đa dạng. Ở trường hợp này,

thấy hẹp, dày thành đoạn đại tràng góc lách. Chiều dài đoạn hẹp thay đổi. Một vài trường hợp được báo cáo là có khí trong thành ruột, phù, thâm nhiễm mô mỡ quanh đại tràng.

Hình 3

288

a

c

Hình 4

Điểm mấu chốt

b d

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Reference

Nếu thấy hẹp đại tràng góc lách nên xem

xét viêm đại tràng thiếu máu

Nghĩ đến viêm đại tràng thiếu máu ở đoạn

hẹp dài (ung thư thường ngắn hơn)

Đây là dạng thiếu máu không bít tắc

1. Balthazar EJ et al (1999) Ischemic colitis: CT evaluation of

54 patients. Radiology 211:381-388

Case 96

Nữ, 78 tuổi, có bệnh lí túi thừa, đi khám vì thấy máu trong giấy vệ sinh. Nội soi sigma không thành công do bệnh nhân đau

Bệnh nhân được chụp CT đại tràng

Câu hỏi

1. Hình 1 và 2 cho thấy gì?

2. Hình 3 cho thấy gì?

Hình 2

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Hình 3

289

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_96, © Springer-Verlag London Limited 2011

290

Trả lời

1. Có một đoạn sigma không giãn khi nằm ngửa

(Hình 4) và nằm sắp (Hình 5). Thâm nhiễm nhẹ

mô mỡ xung quanh. Đây là kĩ thuật nội soi ảo đại

tràng có bơm hơi trực tràng, đoạn ruột không giãn

phù hợp với đoạn hẹp

2. Có đường đậm độ thấp từ đoạn hẹp nối đoạn hẹp

với trực tràng (hình 6) là đường dò

Hẹp có thể xảy ra do bệnh lý lành tính và ác tính.

Nguyên nhân lành tính ở người lớn bao gồm:

Viêm ruột (Crohn‘s/viêm loét đại tràng)

Viêm túi thừa

Nhiễm trùng, e.g., histoplasmosis

Lạc nội mạc tử cung

Sau điều trị như nối đại tràng hay sau xạ trị

Bệnh lý túi thừa thường gặp. Biến chứng của bệnh túi

thừa bao gồm chảy máu, thủng, tạo áp xe, tạo hẹp và dò

Hình 4

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Hẹp do bệnh lý túi thừa thường khá dài ( >6cm), khá

trơn láng. Đặc điểm này không phải luôn đúng, nên

quan trọng là cần xét nghiệm mô học sau khi cắt bỏ

đoạn hẹp này Hình 5

Hình 6

Case 96

Điểm mấu chốt

Further Reading

291

Chụp CT đại là kĩ thuật hữu ích nếu nội soi

thất bại

Hẹp thường gặp ở bệnh lý túi thừa có thể

liên quan tới tạo đường dò

Yucel C, Lev-Toaff A Moussa N, Durrani H (2008) CT colonog-

raphy for incomplete or contraindicated optical colonoscopy

in older patients. Am J Roentgenol 190(1):145-50

Case 97

Nữ, 34 tuổi, viêm nội tâm mạc 6 tuần, có cấy máu và siêu âm tim, nay đau bụng đột ngột dữ dội và sốc. Bệnh nhân được chụp CT khẩn (Hình 1 và 2 cắt ngang sau tiêm thuốc )

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Câu hỏi

1. Mô tả bất thường

2. Giải thích là gì?

Hình 2

293

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_97, © Springer-Verlag London Limited 2011

294

Trả lời

1. Tổn thương đậm độ cao, hình tròn, giới hạn rõ ở ¼

trên-trái ổ bụng (mũi tên dài hình 3 và 4) Ở phía trong tổn thương này có vùng đậm độ cao bất thường (ngôi sao Hình 3 và 4). Dịch tự do có hai đậm độ quanh gan và vùng bụng ¼ trên trái (mũi tên ngắn Hình 3 và 4)

2. Nghĩ nhiều đến vỡ phình động mạch lách do nhiễm

trùng (mũi tên dài Hình 3 và 4), có thoát mạch chất

cản quang (ngôi sao Hình 3 và 4) và máu trong phúc

mạc (mũi tên ngắn Hình 3 và 4)

Vỡ phình động mạch lách được cho là do nhiễm

trùng, có nguồn gốc từ viêm nội tâm mạc đã được chứng

minh. Phình mạch do nhiễm trùng không có triệu chứng

cho đến khi vỡ, gây chảy máu trong ổ bụng ào ạt. Thoát

mạch chất cản quang do máu đang chảy là dấu hiệu cần

can thiệp khẩn cấp. Ở trường hợp này, bệnh nhân được

mổ khẩn cấp thắt động mạch lách và cắt lách

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Hình 4

Có thể điều trị bằng thuyên tắc nội mạch ở đơn vị DSA (kĩ thuật hữu ích trong điều trị chấn thương lách), giúp khống chế lượng máu chảy nhanh chóng và bảo tồn lách Điểm mấu chốt

Hình 3

Phình mạch do nhiễm trùng là biến chứng

của viêm nội tâm mạc nhiễm trùng

Phình mạch nhiễm trùng có thể biểu hiện là

xuất huyết đe dọa tính mạng

Can thiệp nội mạc là phương pháp hiệu quả

để điều trị phình mạch –kể cả vỡ và chưa

vỡ.

Case 98

Nữ, 54 tuổi, chảy máu trực tràng tái phát, bệnh 5 tuần. Chụp đối quang kép đại tràng (Hình 1a và b)

a

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Câu hỏi

1. Hình 1a và b cho thấy gì?

2. Chẩn đoán là gì?

b

295

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_98, © Springer-Verlag London Limited 2011

296

Trả lời

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Điểm mấu chốt

1. Tổn thương dạng lõi táo ở trực tràng

(Hình 2a and b).

2. Ung thư trực tràng

Trong khi ngày càng nhiều trung tâm chụp CT đại tràng

thay thế cho chụp đại tràng đối quang kép, nhưng không

phải tất cả. Tùy thuộc yếu tố nhân lực và vật lực mỗi

bệnh viện. Vẫn còn số lượng lớn chụp đối quang kép

Tổn thương ở trực tràng bị các quai ruột che lấp một

phần, nhưng nếu chụp cẩn thận vẫn dễ thấy (hình 2a và b)

a

Hình 2

b

Cần quan sát cẩn thận và có hệ thống toàn bộ

khung đại tràng khi đọc kết quả vì dễ bỏ sót

tổn thương khi các quai ruột bình thường

chồng lên.

Tổn thương lõi táo với phá hủy niêm mạc

thường là carcinoma.

Case 99

Nam, 79 tuổi, đi khám vì có đợt tiểu máu đại thể không đau. Không có tiền căn bệnh lý quan trọng. Nội soi bàng quang bằng ống mềm thấy bình thường. Siêu âm có giãn đài bể thận phải, thận trái bình thường.

Bệnh nhân được chụp MDCT

Câu hỏi

1. Chẩn đoán phân biệt khi thấy giãn đài bể thận trên

siêu âm là gì và chẩn đoán nghĩ đến nhiều nhất là

gì?

2. Hình 1 và 2 cho thấy gì?

3. Hình 3 cho thấy gì?

Hình1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Hình 2

I Hình 3

297

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_99, © Springer-Verlag London Limited 2011

298

Trả lời

1. Bàng quang bình thường, giãn đài bể thận phải, gợi ý

bất thường niệu quản hoặc chỗ nối bàng quang – niệu quản, không thể nhìn thấy từ bên trong.

Nguyên nhân có thể chia thành:

Trong lòng: u, sỏi, hẹp, bóng nấm

Trong thành: niệu quản lớn

Ngoài thành: xơ hóa sau phúc mạc, chèn ép bởi các u

ác tính lân cận như tiền liệt tuyến, buồng trứng, hạch

lympho.

Ở trường hợp này, với bệnh sử trên, nghĩ nhiều đến

chèn ép ác tính từ bên ngoài hay trong lòng

Hình 6

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

2. Giãn đài bể thận (Hình 4) và niệu quản (hình 5).

Chất cản quang trong niệu quản phải ít do tắc nghẽn giảm chức năng thận

3. Có đậm độ mô mềm tăng quang ở đoạn xa niệu

quản, tương ứng với u niệu mạc (hình 6)

Ung thư tế bào chuyển tiếp là u thường gặp của niệu

quản thấp vì tế bào chuyển tiếp lót đường niệu từ bể

thận đến bàng quang

Để giải áp tắc nghẽn, có vài đường. Mở thận ra da là

cách giải áp ban đầu nếu chức năng thận bị ảnh hưởng.

Nếu không lựa chọn mở thận ra da, có thể đặt stent

ngược dòng hay xuôi dòng

Hình 4

Điểm mấu chốt

Cần đánh giá đầy đủ đường niệu trên ở bệnh

nhân tiểu máu mà không giải thích được

nguyên nhân

Có thể giải áp tắc nghẽn niệu quản bằng mở

thận ra da hoặc nội soi bàng quang.

Further Reading

Liastikos E, Kamabatidis D, Katsanos K et al (2009) Ureteral

metal stents: 10-year experience with malignant ureteral

Hình 5 obstruction treatment. J Urol 182(6):2613-7

Case 100

Nữ, 76 tuổi, khám chỉnh hình vì yếu hai chân 1 tháng và tiêu tiểu gần như mất kiểm soát. Chụp MRI cột sống thắt lưng phát hiện khối tổn thương khu trú trong đốt sống ngực số 7 và chèn ép nhẹ tủy sống, nghi ngờ di căn xương. Bệnh nhân không có triệu chứng khác nên được chụp CT ngực, bụng và chậu tìm u nguyên phát (hình 1-4)

Câu hỏi 1. Hình 1-4 cho thấy gì? 2. Chẩn đoán là gì? 3. Chẩn đoán phân biệt? 4. Đặc điểm nào giúp xác định tính chất mô bệnh học?

Hình 1

R. Joarder et al., Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging,

Hình 2

299

DOI: 10.1007/978-0-85729-366-4_100, © Springer-Verlag London Limited 2011

300

Hình 3

Hình 4

Case Studies in Abdominal and Pelvic Imaging

Case 100

301

Trả lời

1. Khối đậm độ mỡ bao bọc (hình 5) và đẩy (hình 6)

thận trái ra ngoài. 2. Sarcom mỡ khoang quanh thận. 3. U mạch cơ mỡ của thận (AML – angiomyolipoma) 4. Khuyết nhu mô thận và mạch máu dãn lớn giúp

chẩn đoán AML, những đặc điểm đó không có ở hình này. Thấy có dấu chèn ép thận, mô mỡ lan ra xa ngoài khoang quanh thận (hình 7), là đặc điểm giúp chẩn đoán sarcom mỡ.

Hình 7

Sinh thiết khối mỡ quanh thận và đốt sống ngực. Mô học xác nhận là sarcom mỡ. AML có thể lớn, phát triển ra ngoài thận, hình ảnh giống sarcom mỡ quanh thận biệt hóa tốt. Tuy nhiên, có khuyết nhu môt thận và mạch máu lớn, gợi ý AML. Khối mô mỡ lan ra ngoài khoang quanh thận gợi ý sarcom mỡ quanh thận

Hình 5

Điểm mấu chốt

Chẩn đoán phân biệt chính là AML thận

Khuyết nhu mô thận, mạch máu lớn gợi ý

AML

Lan ra ngoài khoang mỡ quanh thận gợi ý

sarcom mỡ

Reference

1. Israel GM, Bosniak MA, et al. (2002) CT differentiation of

large exophytic renal angiomyolipomas and perirenal lipos-

Hình 6 arcoma. AJR 179:769-773