cd - giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại nh tmcp Đại tín cn hà nội -...

91
Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội Mục lục Lời mở đầu Danh mục bảng biểu Chương I: Cơ sở lý thuyết của đề tài…………………………………………………………...1 1.1. Lãi suất…………………………………………………………………………………1 1.1.1. Khái niệm lãi suất………………………………………………………………..1 1.1.2. Tỷ suất lợi tức……………………………………………………………………1 1.1.3. Các loại lãi suất………………………………………………………………….2 1.1.4. Các loại lãi suất tham chiếu ở Việt Nam………………………………………...3 1.1.4.1. Lãi suất LIBOR…………………………………………………………….4 1.1.4.2. Lãi suất SIBOR…………………………………………………………….4 1.1.4.3. Lãi suất EURIBOR…………………………………………………………5 1.1.4.4. Lãi suất VNIBOR…………………………………………………………..5 1.1.5. Chính sách lãi suất……………………………………………………………….6 1.1.6. Các nhân tố tác động đến lãi suất………………………………………………..6 1.1.6.1. Cung cầu vốn trên thị trường……………………………………………….6 1.1.6.2. Lạm phát……………………………………………………………………6 1.1.6.3. Các chính sách của nhà nước………………………………………………7 1.1.6.4. Rủi ro kỳ hạn tín dụng…………………………………………………..7 1.1.6.5. Các nhân tố khác…………………………………………………………7 1.1.7. Vai trò quan trọng của lãi suất trong nền kinh tế thị trường……………….....8 GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053

Upload: trang-chuot

Post on 29-Jul-2015

380 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

Mục lục

Lời mở đầu

Danh mục bảng biểu

Chương I: Cơ sở lý thuyết của đề

tài…………………………………………………………...1

1.1. Lãi suất…………………………………………………………………………………

1

1.1.1. Khái niệm lãi

suất………………………………………………………………..1

1.1.2. Tỷ suất lợi tức……………………………………………………………………

1

1.1.3. Các loại lãi

suất………………………………………………………………….2

1.1.4. Các loại lãi suất tham chiếu ở Việt

Nam………………………………………...3

1.1.4.1. Lãi suất

LIBOR…………………………………………………………….4

1.1.4.2. Lãi suất

SIBOR…………………………………………………………….4

1.1.4.3. Lãi suất EURIBOR…………………………………………………………

5

1.1.4.4. Lãi suất

VNIBOR…………………………………………………………..5

1.1.5. Chính sách lãi

suất……………………………………………………………….6

1.1.6. Các nhân tố tác động đến lãi

suất………………………………………………..6

1.1.6.1. Cung cầu vốn trên thị

trường……………………………………………….6

1.1.6.2. Lạm phát……………………………………………………………………

6

1.1.6.3. Các chính sách của nhà nước………………………………………………

7

1.1.6.4. Rủi ro và kỳ hạn tín

dụng…………………………………………………..7

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053

Page 2: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

1.1.6.5. Các nhân tố khác…………………………………………………………7

1.1.7. Vai trò quan trọng của lãi suất trong nền kinh tế thị trường……………….....8

1.1.7.1. Lãi suất là đòn bẩy kích thích sự tăng trưởng kinh tế…………………..8

1.1.7.2. Lãi suất là công cụ thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng

thương mại……………….……………………………………………….8

1.1.7.3. Lãi suất là công cụ để điều chỉnh các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế…

8

1.1.7.4. Lãi suất là công cụ để kiềm chế lạm phát………………………………..8

1.2. Rủi ro lãi suất…………………………………………………………………………9

1.2.1. Khái niệm………………………………………………………………………9

1.2.2. Nguồn gốc của rủi ro lãi suất………………………………………………….9

1.2.3. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất……………………………………………….10

1.2.3.1. Nguyên nhân khách quan……………………………………………….10

1.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan…………………………………………………10

1.2.4. Những thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra với ngân hàng……………………..10

1.2.4.1. Sự biến động của lãi suất sẽ gây ra những tác động trực tiếp đến hoạt động

kinh doanh của ngân hàng………………………………………………10

1.2.4.2. Sự thay đổi của lãi suất ảnh hưởng tới giá trị kinh tế của tài sản có, tài sản

nợ và các khoản mục ngoại bảng……………………………………....11

1.2.4.3. Các tổn thất ngầm……………………………………………………….11

1.2.5. Một số công cụ giúp lượng hóa rủi ro lãi suất……………………………….12

1.2.5.1. Mô hình kỳ hạn đến hạn………………………………………………..12

1.2.5.2. Mô hình định giá lại…………………………………………………….12

1.2.5.3. Mô hình thời lượng……………………………………………………...13

1.2.5.4. Lựa chọn mô hình phục vụ tính toán……………………………………15

1.2.6. Một số công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất…………………………………..15

1.2.6.1. Hợp đồng kỳ hạn……………………………………………..…………15

1.2.6.2. Hợp đồng tương lai………………………………………………………16

1.2.6.3. Hợp đồng quyền chọn………………………………………………….16

1.2.6.4. Hợp đồng hoán đổi……………………………………………………...19

1.2.6.5. Lựa chọn công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất………………………….19

Chương II: Thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank

chi nhánh Hà Nội……………………………………………………………….20

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053

Page 3: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội……...20

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank…………………....20

2.1.2. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội…..20

2.1.2.1. Cơ cấu chi nhánh………………………………………………………..20

2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban…………………………………...21

2.1.3. Tình hình hoạt động chi nhánh các năm gần đây……………………………24

2.2. Thực trạng rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank

chi nhánh Hà Nội…………………………………………………………………...24

2.2.1. Diễn biến lãi suất thị trường giai đoạn 2009 – 2010………………………...24

2.2.1.1. Thế giới………………………………………………………………….24

2.2.1.2. Việt Nam…………………………………………………………………25

2.2.2. Chính sách lãi suất của Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank

năm 2010……………………………………………………………………..26

2.2.2.1. Lãi suất huy động……………………………………………………….26

2.2.2.2. Lãi suất cho vay………………………………………………………….27

2.2.3. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam……..28

2.2.4. Tình hình quản lý rủi ro lãi suất ở Ngân hàng TMCP Đại Tín –

TRUSTBank chi nhánh Hà Nội……………………………………………...28

2.2.5. Tình hình rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín –

TRUSTBank chi nhánh Hà Nội…………………/…………………………..29

2.2.5.1. Mô hình thời lượng và ý nghĩa………………………………………….29

2.2.5.2. Các giả định của mô hình thời lượng……………………………………30

2.2.5.3. Các yếu tố đầu vào………………………………………………………30

2.2.5.4. Thời lượng hai vế bảng cân đối kế toán………………………………..31

2.2.5.5. Giá trị thiệt hại tiềm năng với Ngân hàng khi lãi suất thay đổi……….41

2.2.5.6. Giá trị thiệt hại tiềm năng ứng với thay đổi của tài sản có khi

lãi suất thay đổi 1%.................................................................................42

2.2.5.7. Những hạn chế của mô hình thời lượng……………………………….43

2.2.5.8. Nguyên nhân xảy ra lãi suất đối với Ngân hàng TMCP Đại Tín –

TRUSTBank chi nhánh Hà Nội………………………………………..44

Chương III: Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi

nhánh Hà Nội…………………………………………………………………..45

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053

Page 4: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

3.1. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank

chi nhánh Hà Nội…………………………………………………………………....45

3.1.1. Nhóm giải pháp về xây dựng chính sách quản lý rủi ro lãi suất……………45

3.1.2. Nhóm giải pháp về xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất………………45

3.1.3. Nhóm giải pháp về hoạch định nguồn nhân lực phục vụ công tác

quản lý rủi ro lãi suất………………………………………………………...45

3.1.4. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện quản lý rủi ro lãi suất………………..46

3.1.5. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả giám sát của ban giám đốc

đối với công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TRUSTBank…………46

3.1.6. Nhóm giải pháp về ứng dụng các công cụ quản trị rủi ro lãi suất………….47

3.1.7. Nguyên tắc về quản lý và giám sát rủi ro lãi suất đối với các Ngân

hàng thương mại của Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng…………………47

3.2. Một số kiến nghị…………………………………………………………………….50

3.2.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước………………………………………….50

3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội…50

Kết luận………………………………………………………………………………………52

Tài liệu tham khảo………………………………………………………………………………53

Lời mở đầu

“Hãy nói cho tôi biết bạn quản lý rủi ro ra sao, tôi sẽ nói ngân hàng bạn thế

nào”. Đây là câu nói mở đầu của tiến sĩ S.L.Srinivasulu, Chủ tịch tập đoàn KESDEE

Inc. đã dùng để mở đầu một bài giảng về quản lý rủi ro. Em xin được mượn câu nói

này để mở đầu luận văn của mình.

Rủi ro là khái niệm gắn liền với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không

thể tách rời rủi ro ra khỏi hoạt động của ngân hàng. Điều này cũng đồng nghĩa với

việc mọi nghiệp vụ của ngân hàng đều có khả năng xảy ra rủi ro. Quản trị rủi ro tốt sẽ

giúp cho ngân hàng hoạt động tốt hơn.

Hiểu rõ điều đó, trong những năm gần đây, các Ngân hàng thương mại ở Việt

Nam đã bắt tay vào công việc thúc đẩy hoạt động quản trị rủi ro nhằm nâng cao năng

lực cạnh tranh trên thị trường tiền tệ. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển, nhiều

biến động không lường trước, đặc biệt là biến động lãi suất. Biến động lãi suất ảnh

hưởng trực tiếp tới nguồn vốn cũng như lợi nhuận của ngân hàng, do đó các ngân

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053

Page 5: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

hàng ở Việt Nam coi việc quản trị rủi ro lãi suất như một mục tiêu cần đạt được trong

tương lai gần.

Đề tài “Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín –

TRUSTBank chi nhánh Hà Nội” được em chọn lựa nhằm mục đích đánh giá tình hình

thực tế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín chi nhánh Hà Nội, từ đó đề xuất

giải pháp và công cụ để lượng hóa rủi ro lãi suất, phương pháp nhằm phòng ngừa rủi

ro lãi suất, với mục đích hỗ trợ ngân hàng quản lý rủi ro lãi suất một cách hiệu quả

hơn trong thời gian tới.

Rủi ro lãi suất trong ngân hàng là một phạm trù rất lớn, đòi hỏi nghiên cứu

chuyên sâu và công nghệ phù hợp, đồng thời cần kiến thức rộng về công tác quản lý

rủi ro nói chung trong lĩnh vực ngân hàng. Nghiên cứu về rủi ro trong ngân hàng cần

thu thập rất nhiều số liệu liên quan, dù em đã rất cố gắng nhưng đề tài của em không

tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong sự góp ý của thầy cô hướng dẫn để đề tài của em

được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lê Đức Lữ và Ngân hàng TMCP Đại Tín –

TRUSTBank chi nhánh Hà Nội đã hướng dẫn, giúp đỡ em thực hiện đề tài này.

Danh mục bảng biểu

Bảng 1.1: Lãi suất LIBOR cho vay ngắn hạn bằng đồng USD tại thời điểm

01/04/2011…………………………………………………………………………….

4

Bảng 1.2: Lãi suất SIBOR cho vay ngắn hạn bằng đồng USD tại thời điểm

01/04/2011…………………………………………………………………………….

4

Bảng 1.3: Lãi suất EURIBOR cho vay ngắn hạn bằng đồng EURO tại thời điểm

01/04/2011…………………………………………………………………………….

5

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053

Page 6: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

Bảng 1.4: Lãi suất LIBOR cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tại thời điểm

01/04/2011…………………………………………………………………………….

5

Bảng 2.1: Danh mục chi nhánh và Phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Đại Tín –

TRUSTBank chi nhánh Hà

Nội…………………………………………………….....23

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động chi nhánh qua 2 năm 2009-2010………………………

24

Bảng 2.3: Lãi suất huy động vốn của TRUSTBank thời điểm tháng

12/2010……….27

Biểu đồ 2.1: Lãi suất thị trường thế giới từ tháng 1/2009 đến tháng

12/2010………..24

Biểu đồ 2.2: Lãi suất thị trường Việt Nam từ tháng 1/2009 đến tháng

12/2010……...25

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053

Page 7: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Chương I

Cơ sở lý thuyết của đề tài

1.1. Lãi suất.

1.1.1. Khái niệm lãi suất.

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia tiếng Việt, lãi suất hiểu theo nghĩa

chung nhất là giá cả của tín dụng, vì nó là giá của quyền được sử dụng vốn vay trong

một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người cho vay; là tỷ lệ

của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định.

Hoặc, lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền không thuộc

quyền sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được từ việc trì hoãn chi tiêu.

Như vậy, lãi suất được biểu hiện bằng quan hệ giữa tỷ lệ lợi tức tín dụng và

tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định, trong đó lợi tức tín dụng là thu

nhập mà người cho vay nhận được từ việc trả tiền cho việc sử dụng tiền vay của người

đi vay.

1.1.2. Tỷ suất lợi tức.

Lợi tức là một khái niệm được xem xét dưới hai góc độ khác nhau: góc độ của

người cho vay và góc độ của người đi vay.

Ở góc độ của người cho vay, hay nhà đầu tư vốn, lợi tức là số tiền tăng thêm

trên số vốn đầu tư ban đầu trong một khoảng thời gian nhất định. Khi nhà đầu tư đem

đầu tư một khoản vốn, nhà đầu tư sẽ thu được một giá trị trong tương lai lớn hơn giá

trị đã bỏ ra ban đầu, khoản chênh lệch này được gọi là lợi tức.

Ở góc độ của người đi vay, hay ngưởi sử dụng vốn, lợi tức là số tiền mà người

đi vay phải trả cho người cho vay (là người sở hữu vốn), để được sử dụng vốn trong

một khoảng thời gian nhất định. Trong khoảng thời gian cho vay, người cho vay có

thể gặp phải những rủi ro như: người vay không trả lãi hoặc không hoàn trả vốn vay.

Những rủi ro này sẽ ảnh hưởng đến mức lợi tức mà người cho vay dự kiến trong

tương lai.

Khoản tiền đi vay (hay tiền bỏ ra để cho vay) ban đầu được gọi là vốn gốc. Số

tiền nhận được từ khoản vốn gốc sau một khoảng thời gian nhất định gọi là giá trị tích

lũy.

Tỷ suất lợi tức là tỷ số giữa lợi tức thu được hoặc phải trả so với khoản vốn gốc

ban đầu trong một đơn vị thời gian.

1.1.3. Các loại lãi suất.

Page 8: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

Trên thị trường tồn tại rất nhiều loại lãi suất, tùy theo nguồn gốc và mục đích

sử dụng thì có những loại lãi suất khác nhau.

- Phân loại theo nghiệp vụ ngân hàng:

+ Lãi suất huy động: là lãi suất phát sinh khi các ngân hàng thương mại

thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn.

+ Lãi suất cho vay: là loại lãi suất phát sinh khi các ngân hàng thương

mại thực hiện các nghiệp vụ cho vay vốn.

- Phân loại theo phương thức tính lãi:

+ Lãi suất cố định: là loại lãi suất được xác định bằng một tỷ lệ cố định

trong suốt thời gian hợp đồng.

+ Lãi suất thả nổi: là loại lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường.

- Phân loại theo nội dung kinh tế:

+ Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất được xác định cho một kỳ hạn gửi

hoặc cho vay được thể hiện trên hợp đồng tín dụng (không tính đến biến động

giá trị tiền tệ). Lãi suất danh nghĩa còn được hiểu là lãi suất được công bố đối

với một khoản vay (khoản đầu tư).

+ Lãi suất thực: là loại lãi suất sau khi đã loại trừ sự biến động của tiền

tệ, như lạm phát. Lãi suất thực là lãi suất thực tế thu được từ khoản đầu tư hoặc

lãi suất thực tế phải trả cho khoản vay đó.

+ Quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực thường được biểu

hiện bằng công thức:

(1+r) (1+i) = 1+R

Trong đó, r là lãi suất thực.

i là tỷ lệ lạm phát.

R là lãi suất danh nghĩa.

- Phân loại theo tính sinh lợi của cộng đồng vốn:

+ Lãi đơn: là lãi suất được xác định dựa trên vốn gốc ban đầu mà không

tính đến tiền lãi tích lũy các kỳ trước đó. Lãi đơn thường là lãi suất danh nghĩa.

+ Lãi kép: là lãi suất được hình thành bởi việc ghép lãi đơn trong kỳ vào

vốn để tính lãi kỳ tiếp sau đó. Lãi kép còn được gọi là lãi nhập gốc.

- Ngoài ra, còn có các loại lãi suất như:

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 1

Page 9: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

+ Lãi suất cơ bản: là lãi suất do Ngân hàng trung ương công bố, làm cơ

sở cho các Ngân hàng thương mại và Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh

doanh. Ở Việt Nam, lãi suất cơ bản là một công cụ để thực hiện chính sách tiền

tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong ngắn hạn. Theo Luật Ngân hàng

Nhà nước, lãi suất cơ bản chỉ áp dụng cho Đồng Việt Nam, do Ngân hàng Nhà

nước công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.

Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng,

lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng nhà nước, lãi suất huy động

đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung – cầu vốn. Theo

Luật Dân sự, các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp 1,5

lần lãi suất cơ bản.

+ Lãi suất sàn và lãi suất trần: là lãi suất thấp nhất và cao nhất trong một

khung lãi suất nào đó mà Ngân hàng trung ương ấn định cho các Ngân hàng

thương mại hoặc do các Ngân hàng thương mại quy định trong nội bộ hệ thống,

nhằm thống nhất các hoạt động tín dụng trong toàn bộ nền kinh tế.

+ Lãi suất tái cấp vốn: theo điều 9 của Luật Ngân hàng Nhà nước, tái

cấp vốn là hình thức Ngân hàng Nhà nước cấp tín dụng có bảo đảm cho các

Ngân hàng thương mại nhằm cung ứng vốn ngắn hạn. Như vậy, lãi suất tái cấp

vốn là lãi suất được sử dụng trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn

cho các Ngân hàng.

+ Lãi suất chiết khấu: là lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước đánh vào các

khoản tiền cho các Ngân hàng thương mại vay để đáp ứng nhu cầu tiền mặt

ngắn hạn hoặc bất thường của các ngân hàng này. Quy định lãi suất tái chiết

khấu là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết lượng

cung tiền.

+ Lãi suất thị trường liên ngân hàng: là lãi suất vay vốn giữa các Ngân

hàng thương mại trên thị trường liên ngân hàng.

1.1.4. Các loại lãi suất tham chiếu ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, các ngân hàng thường căn cứ trên các lãi suất tham chiếu như

LIBOR, SIBOR, EUIBOR hay VNIBOR cộng với mức lãi suất biên đối với các hoạt

động cho vay VND và ngoại tệ trong các hợp đồng tín dụng ngắn hạn, các hợp đồng

kỳ hạn, hoán đổi hay quyền chọn…

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 2

Page 10: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

1.1.4.1. Lãi suất LIBOR.

LIBOR là từ viết tắt của London Interbank Offered Rate, là loại lãi suất mà các

ngân hàng có thể vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng Anh Quốc.

LIBOR được cố định hàng ngày bởi hiệp hội các ngân hàng Anh Quốc căn cứ trên

mức lãi suất trung bình đối với các khoản tín dụng với thời gian đáo hạn từ 1 ngày đến

1 năm của hầu hết các thị trường liên ngân hàng trên thế giới.

LIBOR được sử dụng như là một loại lãi suất tham chiếu cho các khoản cho

vay ngắn hạn. Một số nước dùng LIBOR như là một mức giá tham chiếu bao gồm

Mỹ, Anh, Canada và Thụy Sỹ.

Bảng 1.1: Lãi suất LIBOR cho vay ngắn hạn bằng đồng USD tại thời điểm

01/04/2011

LIBOR

Kỳ hạn Lãi suất (%)

1 tháng 0.2241

3 tháng 0.2814

6 tháng 0.4423

Nguồn: http://www.wsjprimerate.us/libor/index.html

1.1.4.2. Lãi suất SIBOR.

SIBOR là từ viết tắt của từ Singapore Interbank Offered Rate, là lãi suất liên

ngân hàng Singapore. SIBOR là mức lãi suất mà các ngân hàng ở châu Á có thể vay

mượn lẫn nhau. Ở châu Á SIBOR được sử dụng phổ biến hơn LIBOR. SIBOR được

thiết lập hàng ngày bởi hiệp hội liên ngân hàng Singapore (ABS) và được sử dụng là

mức lãi suất tham chiếu cho các khoản vay ngắn hạng, các hợp đồng swap lãi suất

tham gia vào nền kinh tế châu Á.

Bảng 1.2: Lãi suất SIBOR cho vay ngắn hạn bằng đồng USD tại thời điểm

01/04/2011

SIBOR

Kỳ hạn Lãi suất (%)

1 tháng 0.31

3 tháng 0.44

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 3

Page 11: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

6 tháng 0.56

Nguồn: http://www.sgs.gov.sg

1.1.4.3. Lãi suất EURIBOR.

EURIBOR là từ viết tắt của từ Euro Interbank Offered Rate, là lãi suất liên

ngân hàng châu Âu. EURIBOR được công bố lần đầu tiên vào ngày 30/12/1998, chính

thức có hiệu lực vào ngày 04/01/1999, là ngày giới thiệu đồng tiền chung châu Âu.

EURIBOR của 57 ngân hàng lớn nhất châu Âu, EURIBOR được Ngân hàng trung

ương châu Âu công bố vào khoảng 11 giờ sáng mỗi ngày theo múi giờ châu Âu.

EURIBOR có 15 tỷ lệ lãi suất khác nhau tùy thuộc vào kỳ hạn của hợp đồng,

các kỳ hạn có thể là 1 tuần, 2 tuần,… 12 tháng. Hiện tại EURIBOR là loại suất tham

chiếu cho các hoạt động cho vay ngắn hạn, các hợp đồng swap lãi suất, hợp đồng

quyền chọn tương lai bằng đồng EURO hoặc USD trên thế giới.

Bảng 1.3: Lãi suất EURIBOR cho vay ngắn hạn bằng đồng EURO thời điểm

01/04/2011

EURIBOR

Kỳ hạn Lãi suất (%)

1 tháng 0.984

3 tháng 1.249

6 tháng 1.556

Nguồn: http://www.homefinance.nl

1.1.4.4. Lãi suất VNIBOR.

VNIBOR là từ viết tắt của từ Việt Nam Interbank Offered Rate, là lãi suất liên

ngân hàng Việt Nam. VNIBOR được ấn định vào buổi sáng các ngày với mức lãi suất

căn cứ trên quan hệ cung – cầu tiền của các tổ chức tín dụng và chịu sự chi phối bởi

lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước.

Hiện tại VNIBOR là mức lãi suất tham chiếu cho các khoản vay ngắn hạn đối

với ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp lớn vay để đảm bảo tính thanh

khoản hay nguồn vốn sản xuất kinh doanh.

Bảng 1.4: Lãi suất VNIBOR cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam tại

thời điểm 01/04/2011

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 4

Page 12: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

VNIBOR

Kỳ hạn Lãi suất (%)

1 tháng 13.07

3 tháng 13.5

6 tháng 13.5

Nguồn: http://www.sbv.gov.vn

1.1.5. Chính sách lãi suất.

Chính sách lãi suất là một trong những công cụ của chính sách tiền tệ. Tùy

thuộc vào từng mục tiêu của chính sách tiền tệ, Ngân hàng trung ương áp dụng cơ chế

điều hành lãi suất phù hợp, nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ, tạo điều kiện

thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền

kinh tế.

Ngân hàng trung ương các nước điều hành chính sách lãi suất chủ yếu tập trung

theo hai hướng là chính sách can thiệp trực tiếp và chính sách tự do hóa lãi suất.

Trong đó, chính sách can thiệp trực tiếp là việc ngân hàng trung ương quy định lãi

suất trần, lãi suất sàn, lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu… còn chính sách tự do hóa

lãi suất là việc ngân hàng trung ương không đưa ra những giới hạn cụ thể cho lãi suất

thị trường.

Ở Việt Nam, chính sách lãi suất do Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm điều

tiết và quản lý.

1.1.6. Các nhân tố tác động đến lãi suất.

1.1.6.1. Cung cầu vốn trên thị trường.

Lãi suất là giá của tín dụng, là khoản tiền mà người đi vay chịu bỏ ra để trả cho

người cho vay để sử dụng vốn. Do đó, cung cầu vốn trên thị trường là nhân tố quyết

định ảnh hưởng tới lãi suất. Khi cung vốn lớn hơn cầu vốn, người đi vay có thể cân

nhắc về nguồn vay vốn, từ đó lựa chọn nguồn vốn có lãi suất thấp nhất để vay, lãi suất

thị trường sẽ giảm. Ngược lại, khi cầu vốn lớn hơn cung vốn, lãi suất thị trường sẽ

tăng.

1.1.6.2. Lạm phát.

Lạm phát và lãi suất có quan hệ mật thiết với nhau, khi lạm phát tăng cao,

chính phủ và ngân hàng trung ương có xu hướng hạ nhiệt cho nền kinh tế bằng cách

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 5

Page 13: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

thực thi các biện pháp, chính sách tiền tệ để làm giảm cung tiền để kiềm chế lạm phát.

Đồng thời, người sở hữu vốn cũng hạn chế cho vay vì lo ngại vốn bị mất giá, từ đó

làm cho lãi suất tăng lên. Như vậy, lạm phát tăng sẽ kéo theo lãi suất tăng.

1.1.6.3. Các chính sách của nhà nước.

- Chính sách tài khóa:

Chính sách tài khóa là chính sách thông qua chế độ thuế và đầu tư công cộng

để tác động tới nền kinh tế, đây là chính sách có tác động trực tiếp đến lãi suất trên thị

trường. Cụ thể, khi chính phủ thực hiện chính sách tài khóa mở rộng (tăng chi tiêu đầu

tư và giảm thuế) sẽ tác động đến thị trường hàng hóa và tiền tệ. Khi chi tiêu chính phủ

tăng và thuế giảm sẽ làm tăng tổng cầu hàng hóa, chính mức tăng cao hơn của tổng

sản phẩm kéo theo nhu cầu vốn trên thị trường tăng lên làm lãi suất tăng.

- Chính sách tiền tệ:

Căn cứ vào điều kiện hiện tại của nền kinh tế và các mục tiêu của chính phủ mà

NHNN sử dụng các công cụ như: lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ

thị trường mở…nhằm gián tiếp tác động đến lãi suất trên thị trường để điều tiết vĩ mô

nền kinh tế.

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ là các chính sách quan trọng để ổn

định nền kinh tế vĩ mô, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới lãi suất trên thị trường.

1.1.6.4. Rủi ro và kỳ hạn tín dụng.

Mức độ rủi ro của các khoản cho vay càng cao thì lãi suất cho vay càng lớn do

phần bù rủi ro làm lãi suất tăng lên.

Kỳ hạn cho vay càng dài thì lãi suất càng cao do thời hạn cho vay càng dài

thường làm cho các khoản vay đó gặp nhiều rủi ro hơn (rủi ro thanh khoản, lạm

phát…)

1.1.6.5. Các nhân tố khác

Sự ổn định của nền kinh tế cũng làm ảnh hưởng tới lãi suất. Khi nền kinh tế ổn

định và phát triển, của cải tăng lên, dân chúng sẽ chỉ giữ một số tiền nhất định phục vụ

cho sinh hoạt hàng ngày, phần còn lại đem đầu tư vào các tài sản mang lại lợi tức cao

như các chứng khoán công ty, vì khi thị trường đang ổn định, thị trường chứng khoán

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 6

Page 14: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

trở nên ổn định và ít rủi ro hơn. Khi đó, cung tiền tăng lên, đường cung tiền dịch

chuyển sang bên phải, làm cho lãi suất có xu hướng giảm đi.

Không chỉ tác động tới nguồn cung tiền, sự ổn định của nền kinh tế còn tác

động tới cầu tiền. Khi nền kinh tế ổn định, các công ty có xu hướng vay vốn để mở

rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này khiến cho cầu tiền tăng lên, đường cầu

tiền dịch chuyển sang bên phải và làm cho lãi suất có xu hướng tăng lên.

Đường cung tiền và đường cầu tiền cùng dịch chuyển sang bên phải, điều này

sẽ tạo ra một điểm cân bằng mới về lãi suất. Tùy theo độ dịch chuyển của đường cung

tiền và đường cầu tiền mà lãi suất cân bằng mới sẽ lớn hơn hoặc nhỏ hơn lãi suất cân

bằng cũ.

1.1.7. Vai trò quan trọng của lãi suất trong nền kinh tế thị trường.

1.1.7.1. Lãi suất là đòn bẩy kích thích sự tăng trưởng kinh tế:

Chính sách lãi suất, nếu tạo ra được mức lãi suất cho vay thấp hơn tỷ suất lợi

nhuận bình quân sẽ có tác dụng thúc đẩy kích thích các doanh nghiệp tăng nhu cầu

đầu tư, mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị, trang bị công nghệ sản xuất hiện đại bằng

nguồn vốn vay ngân hàng. Hiệu quả cuối cùng sẽ tạo ra một nguồn vốn của cải cho xã

hội, tổng thu nhập quốc dân tăng lên rất nhiều. 

1.1.7.2. Lãi suất là công cụ thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương

mại:

Vì lãi suất là giá cả của vốn, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, quá trình

cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra một cách gay gắt. Các ngân hàng cạnh tranh bằng

việc cung cấp các dịch vụ tiện ích với chi phí thấp, bằng các phương thức khuyến mại

hấp dẫn, đặc biệt là cạnh tranh nhau bằng lãi suất như nâng lãi suất tiền gửi và hạ lãi

suất cho vay để thu hút khách hàng, chính sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng

sẽ tạo ra lợi ích chung cho toàn bộ nền kinh tế.

1.1.7.3. Lãi suất là công cụ dùng để điều chỉnh các hoạt động đầu tư trong nền

kinh tế:

Khi các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư có vốn, muốn đầu tư vào lĩnh vực

nào cũng phải lấy lãi suất tín dụng trong nền kinh tế làm cơ sở và quyết định, ít nhất

hiệu quả đầu tư vào các lĩnh vực khác để sinh lời phải có tỷ lệ lớn hơn hoặc cùng lắm

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 7

Page 15: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

phải bằng lãi suất tín dụng. Đồng thời, lãi suất cao cũng khuyến khích dân cư giảm chi

tiêu để tăng tiết kiệm hoặc đầu tư sinh lợi.

1.1.7.4. Lãi suất là công cụ để kiềm chế lạm phát:

Thông qua chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, trong trường hợp nền

kinh tế có lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng

lãi suất để thu hút tiền nhàn rỗi trong lưu thông về, nhằm điều hòa lượng tiền trong

lưu thông, cân đối với khối lượng hàng hóa.

1.2. Rủi ro lãi suất.

1.2.1. Khái niệm.

Rủi ro lãi suất là một trong những rủi ro đặc thù của các Ngân hàng thương

mại, bao gồm những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải khi lãi suất có sự biến động.

Rủi ro lãi suất có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập cũng như giá trị vốn chủ sở hữu của

ngân hàng, vì thu nhập và chi phí của ngân hàng phát sinh chủ yếu từ thu nhập từ lãi

và chi phí từ lãi. Nói cách khác, rủi ro lãi suất là nguy cơ biến động thu nhập và giá trị

ròng của ngân hàng khi lãi suất thị trường có biến động.

1.2.2. Nguồn gốc của rủi ro lãi suất.

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng là do sự không

phù hợp về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ cùng với những biến động bất lợi của

lãi suất. Khi đó, ngân hàng có thể gặp phải những rủi ro về lãi suất trong việc tái tài

trợ tài sản có và tài sản nợ, hoặc rủi ro về lãi suất khi giá trị tài sản thay đổi do biến

động lãi suất thị trường.

Theo Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàng, rủi ro lãi suất phát sinh đối với

ngân hàng chủ yếu là rủi ro định giá lại. Ngân hàng là trung gian tài chính, các nghiệp

vụ chính là huy động và cho vay, do đó thường gặp nhất là trường hợp rủi ro định giá

lại. Rủi ro định giá lại phát sinh từ những chênh lệch về kỳ hạn đối với trường hợp lãi

suất cố định, và định giá lại với lãi suất thả nổi với các tài sản nợ, tài sản có của ngân

hàng.

Ví dụ trong trường hợp Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn 3

tháng với mức lãi suất 14% để tài trợ cho một khoản vay có lãi suất cố định 19%, như

vậy ngân hàng sẽ thu được khoản thu từ lãi là:

19% - 14% = 5%

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 8

Page 16: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

Nhưng nếu sau một thời gian, nếu lãi suất thị trường của tăng lên 20% với

nguồn vốn huy động kỳ hạn 3 tháng, như vậy ngân hàng sẽ thiệt hại:

19% - 20% = -1%

Ngoài ra, còn có rủi ro đường lợi tức và rủi ro cơ sở. Rủi ro đường lợi tức xảy

ra khi những chênh lệch về định giá lại gây nên thay đổi về hình dáng và độ dốc của

đường lợi tức. Rủi ro đường lợi tức phát sinh khi những sự dịch chuyển không dự báo

trước của đường lợi tức có những ảnh hưởng bất lợi tới thu nhập hay giá trị kinh tế

của ngân hàng.

Rủi ro cơ sở phát sinh từ tương quan không hoàn hảo trong sự điều chỉnh lãi

suất thu được và phải trả đối với các công cụ khác nhau có các đặc điểm định giá lại

tương tự.

1.2.3. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất.

1.2.3.1. Nguyên nhân khách quan:

Một trong những nguyên nhân khách quan gây ra rủi ro lãi suất cho ngân hàng

đó là sự biến động lãi suất thị trường dưới sự điều tiết của Ngân hàng Trung ương.

Chính sách lãi suất là một công cụ chính của chính sách tiền tệ nhằm điều tiết nền

kinh tế. Tùy theo mục đích của chính sách tiền tệ mà Ngân hàng Trung ương áp dụng

cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền tệ. Bất

cứ một thay đổi nào của Ngân hàng Trung ương với lãi suất cũng đều tác động lên

ngân hàng, và từ đó gây ra rủi ro lãi suất.

Đối với Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam rất nhạy cảm đối với sự biến động của

thị trường, do đó khả năng xảy ra rủi ro lãi suất đối với các ngân hàng là rất lớn.

1.2.3.2. Nguyên nhân chủ quan:

Nguyên nhân chủ quan của rủi ro lãi suất xuất phát từ sự không cân xứng về kỳ

hạn của Tài sản có và Tài sản nợ của Ngân hàng thương mại. Vì vậy, khi lãi suất có sự

biến động, khả năng xảy ra rủi ro lãi suất cao hơn.

Ở Việt Nam, các ngân hàng chưa có bộ phận chuyên trách về đo lường và quản

lý rủi ro lãi suất, hệ thống kế toán chưa cung cấp đủ thông tin cho việc tính toán và

lượng hóa rủi ro lãi suất.

1.2.4. Những thiệt hại do rủi ro lãi suất gây ra với Ngân hàng.

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 9

Page 17: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

1.2.4.1. Sự biến động của lãi suất sẽ gây ra những tác động trực tiếp đến hoạt

động kinh doanh của ngân hàng.

Những thay đổi về lãi suất sẽ gây ra những bất lợi đến thu nhập của ngân hàng

bao gồm thu nhập từ lãi thuần và những khoản thu ngoài lãi. Trước đây các ngân hàng

chủ yếu quan tâm đến khoản thu nhập từ lãi thuần, là thu nhập từ chênh lệch giữa tổng

thu từ lãi và tổng chi từ lãi. Sự tập trung này phản ánh tầm quan trọng của thu nhập lãi

thuần trong tổng thu nhập của ngân hàng và mối liên hệ trực tiếp với những thay đổi

về lãi suất.

Tuy nhiên, hiện nay có thể thấy được cơ cấu thu nhập của ngân hàng có sự dịch

chuyển dần từ thu nhập từ lãi sang thu từ phí và các khoản thu nhập ngoài lãi khác,

điều này đặt các nhà quản trị ngân hàng phải có cái nhìn toàn diện hơn về sự tác động

của rủi ro lãi suất. Lúc này sự biến động của lãi suất sẽ tác động toàn bộ thu nhập của

ngân hàng chứ không riêng thu nhập từ lãi thuần.

1.2.4.2. Sự thay đổi của lãi suất ảnh hưởng tới giá trị kinh tế của tài sản có, tài

sản nợ và các khoản mục ngoại bảng.

Giá trị kinh tế được định nghĩa là giá trị của tài sản bắt nguồn từ khả năng phát

sinh ra thu nhập của nó. Giá trị kinh tế của một công cụ là đánh giá giá trị hiện tại của

các luồng tiền thuần dự kiến, được chiết khấu để phản ánh lãi suất thị trường. Nói

rộng hơn, giá trị kinh tế của một ngân hàng có thể được coi là giá trị hiện tại của các

luồng tiền thuần của ngân hàng, được định nghĩa là các luồng tiền dự kiến đối với tài

sản có trừ đi các luồng tiền dự kiến đối với tài sản nợ cộng với luồng tiền thuần dự

kiến đối với các trạng thái ngoại bảng. Như vậy, giá trị kinh tế phản ánh quan điểm về

độ nhạy cảm của giá trị thuần của ngân hàng đối với những thay đổi về lãi suất vì lãi

suất thay đổi ảnh hưởng tới giá trị kinh tế của tài sản có, tài sản nợ và các trạng thái

ngoại bảng.

Giá trị kinh tế có tính đến tiềm năng ảnh hưởng của thay đổi lãi suất tới giá trị

hiện tại của mọi luồng tiền trong tương lai, do đó không như thu nhập thuần, nó cung

cấp góc nhìn toàn diện hơn về tiềm năng ảnh hưởng dài hạn của thay đổi lãi suất. Thu

nhập chủ yếu quan tâm tới thay đổi trong thu nhập ngắn hạn, trong khi đó ảnh hưởng

của rủi ro lãi suất lại mang tính lâu dài.

1.2.4.3. Các tổn thất ngầm:

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 10

Page 18: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

Các khía cạnh về thu nhập và giá trị kinh tế chỉ tập trung làm rõ những ảnh

hưởng trong tương lai đến tình hình tài chính của ngân hàng mà không xem xét sự ảnh

hưởng do sự thay đổi lãi suất trong quá khứ đến tình hình tài chính tương lai. Đặc biệt

những công cụ không được định giá theo thị trường có thể gây ra những tổn thất

ngầm. Ví dụ một khoản vay dài hạn có lãi suất cố định được ký kết khi lãi suất thấp

được tài trợ bằng các tài sản nợ có lãi suất cao, trong thời hạn còn lại có thể làm giảm

nguồn lực của ngân hàng.

1.2.5. Một số công cụ giúp lượng hóa rủi ro lãi suất.

Hiện nay có rất nhiều công cụ giúp lượng hóa rủi ro lãi suất như mô hình kỳ

hạn đến hạn, mô hình định giá lại, mô hình thời lượng.

1.2.5.1. Mô hình kỳ hạn đến hạn:

MA = Ai MAi

ML = Lj MLj

Trong đó:

MA là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản có.

WAi là tỷ trọng và MAi là kỳ hạn đến hạn của tài sản có i.

ML là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản nợ.

WLj là tỷ trọng và MLj là kỳ hạn đến hạn của tài sản nợ j.

n là số loại tài sản có và nợ phân theo kỳ hạn.

1.2.5.2. Mô hình định giá lại:

Mô hình định giá lại là việc phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị

ghi sổ nhằm xác định chênh lệch giữa lãi suất thu được từ tài sản có và lãi suất thanh

toán cho vốn huy động sau một thời gian nhất định. Hiện nay mô hình định giá lại

đang được áp dụng ở Mỹ, quỹ dự trữ liên ban Mỹ yêu cầu các ngân hàng Mỹ báo cáo

định kỳ hàng quý chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ theo các kỳ hạn như sau:

- Kỳ hạn đến 1 ngày.

- Trên 1 ngày đến 3 tháng.

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 11

Page 19: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

- Trên 3 tháng đến 6 tháng.

- Trên 6 tháng đến 1 năm.

- Trên 1 năm đến 5 năm.

- Trên 5 năm.

Các Ngân hàng Trung ương trên thế giới không bắt buộc các ngân hàng báo

cáo theo định kỳ nhưng việc lập báo cáo chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ là cần

thiết trong quản trị rủi ro lãi suất.

Việc đo lường rủi ro lãi suất được thực hiện qua 3 bước sau:

- Bước 1: xác định những tài sản nợ và tài sản có nhạy cảm với lãi suất.

- Bước 2: xác định mức độ giảm thu nhập ròng từ khi lãi suất thay đổi như sau:

ΔNHi = (GAPi ) × ΔRi = (RSAi − RSLi ) × ΔRi

Trong đó:

ΔNHi = sự thay đổi thu nhập ròng tài sản nhóm i.

GAPi = chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ (giá trị ghi sổ) của nhóm i.

RSAi = số dư ghi sổ của tài sản có thuộc nhóm i.

RSLi = số dư ghi sổ của tài sản nợ thuộc nhóm i.

ΔRi = mức thay đổi lãi suất nhóm i.

Tuy nhiên nhà quản trị ngân hàng có thể tính toán chênh lệch giữa tài sản có và

tài sản nợ theo các phương pháp tích lũy của nhiều kỳ hạn khác nhau, trong thực tế

phương pháp tích lũy được ứng dụng phổ biến nhất là đến 12 tháng.

Khi đó định mức độ giảm thu nhập ròng từ khi lãi suất lãi suất thay đổi được

xác định như sau:

ΔNHi = (GGAPi ) × ΔRi = (RSAi − RSLi ) × ΔRi

Trong đó:

GGAPi là chênh lệch tích lũy (Cummulative Gaps)

GGAPi = GAP1 + GAP2 + … + GAPi

1.2.5.3. Mô hình thời lượng:

Mô hình thời lượng lần đầu tiên được công bố bởi nhà kinh tế học Macauly, mô

hình thời lượng đề cập đến yếu tố thời lượng của các luồng tiền cũng như kỳ hạn đến

hạn của tài sản nợ, tài sản có trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng.

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 12

Page 20: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

- Chúng ta tính thời lượng của bất kỳ chứng khoán nào có thu nhập cố định

bằng công thức sau:

D = với PVt =

Trong đó:

N là tổng số luồng tiền xảy ra.

n là số lần luồng tiền xảy ra trong một năm.

M kỳ hạn của chứng khoán tính theo năm (M=N/n).

t là thời điểm xảy ra luồng tiền.

CFt là luồng tiền nhận được tại thời điểm cuối kỳ t.

PVt là giá trị hiện tại luồng tiền xảy ra tại thời điểm t.

R là mức lãi suất hiện hành (% năm).

- Thời lượng của hai vế bảng cân đối kế toán:

DA = Ai DAi

DL = Lj DLj

DA là thời lượng của toàn bộ tài sản có.

DAi là thời lượng của tài sản có thứ i.

WAi là tỷ trọng của tài sản có i.

n là số tài sản có phân theo tiêu chí kỳ hạn.

= 1

DL là thời lượng của toàn bộ vốn lưu động.

DLi là thời lượng của tài sản nợ thứ j.

WLi là tỷ trọng của tài sản nợ j.

m là số tài sản nợ phân theo tiêu chí kỳ hạn.

= 1

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 13

Page 21: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

- Công thức mô hình thời lượng lượng hóa rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân

hàng:

E = - (DA - DL.K).A.

Trong đó:

K=L/A là tỷ lệ vốn huy động trên tổng tài sản có của ngân hàng (tỷ lệ đòn bẩy).

- Nhận xét:

Chênh lệch giữa thời lượng tài sản nợ và tài sản có đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ

đòn bẩy (DA - DL.K). Chênh lệch thời lượng được tính hằng năm, phản ánh sự không

cân xứng thời lượng giữa hai vế bảng cân đối kế toán. Nếu chênh lệch này càng lớn

thì rủi ro càng cao, quy mô của ngân hàng càng lớn, rủi ro tiềm ẩn cũng càng lớn.

Mức thay đổi lãi suất càng lớn càng gây nhiều ảnh hưởng cho ngân hàng.

1.2.5.4. Lựa chọn mô hình phục vụ tính toán:

3 mô hình đã được đưa ra là:

- Mô hình kỳ hạn đến hạn.

- Mô hình định giá lại.

- Mô hình thời lượng.

Trong đó, mô hình thời lượng là mô hình tiên tiến nhất và được áp dụng phổ

biến trên thế giới hiện nay. Mô hình thời lượng đề cập đến thời lượng của từng khoản

mục và toàn bộ bảng cân đối kế toán, và khắc phục được một số nhược điểm của mô

hình định giá lại và mô hình kỳ hạn đến hạn:

Mô hình kỳ hạn đến hạn chỉ đề cập đến kỳ hạn của các luồng tài sản có và tài

sản nợ mà không đề cập đến thời lượng của chúng, trong khi đó có nhiều trường hợp

kỳ hạn là cân xứng nhưng thời lượng không bằng nhau thì vẫn tìm ẩn rủi ro lãi suất.

Mô hình định giá lại chỉ đề cập đến giá trị ghi sổ của tài sản mà không đề cập

đến giá trị thị trường của chúng. Trong khi đó sự biến động lãi suất ngoài ảnh hưởng

đến thu nhập lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản có, tài sản nợ của

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 14

Page 22: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

ngân hàng. Do vậy mô hình định giá lại chỉ có thể hạn chế rủi ro định giá lại, còn rủi

ro đường cong lợi tức, rủi ro cơ bản, rủi ro quyền chọn thì không thể loại trừ.

Do đó, em lựa chọn mô hình thời lượng để nghiên cứu và lượng hóa rủi ro lãi

suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín TRUSTBank.

1.2.6. Một số công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất.

1.2.6.1. Hợp đồng kỳ hạn:

Hợp đồng kỳ hạn là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán tại thời điểm

hiện tại rằng người mua sẽ thanh toán cho người bán theo giá kỳ hạn đã được thỏa

thuận và người bán sẽ trao hàng cho người mua tại thời điểm hợp đồng đáo hạn.

Các hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trên các thị trường phi tập trung và không

có bất kỳ sự giới hạn nào về giá cả, chủng loại hàng hóa, thời hạn hợp đồng, giờ giao

dịch.

Có các loại hợp đồng kỳ hạn: kỳ hạn hàng hóa, lãi suất, tiền tệ, tỷ giá, vàng…

Nội dung các hợp đồng kỳ hạn lãi suất bao gồm:

- Hợp đồng kỳ hạn trái phiếu.

- Hợp đồng kỳ hạn tiền gửi.

- Hợp đồng lãi suất kỳ hạn.

1.2.6.2. Hợp đồng tương lai:

Hợp đồng tương lai là một thỏa thuận về việc mua bán một tài sản trong tương

lai tại một mức giá cố định.

Hợp đồng tương lai được xuất hiện vào giữa TK XIX với các hợp đồng mua

bán ngũ cốc tại hội đồng thương mại Chicago. Đến năm 1972 hợp đồng tiền tệ tương

lai đầu tiên được giới thiệu và giao dịch đầu tiên tại sở giao dịch Chicago. Đến năm

1982 hợp đồng tương lai về các chỉ số giá cả của thị trường cổ phiếu cũng được giới

thiệu và giao dịch trên các sở giao dịch khác nhau.

Các hợp đồng tài chính tương lai phát triển rất nhanh và ngày nay các giao dịch

chủ yếu trên các sở giao dịch là các hợp đồng tài chính. Chính vì vậy, khi nói đến các

sở giao dịch tương lai người ta thường hiểu đó là sở giao dịch các hợp đồng tài chính

tương lai.

Đặc điểm hợp đồng tương lai:

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 15

Page 23: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

- Giá cả và chủng loại hàng hóa ghi trong hợp đồng được xác định chi tiết tại

thời điểm ký kết hợp đồng.

- Các hợp đồng tương lai được thỏa thuận thông qua sở giao dịch.

- Các bên có thể chấm dứt (tất toán) hợp đồng bất cứ khi nào thông quan sở

giao dịch.

Các hợp đồng tương lai có thể sử dụng vào các mục đích bảo hiểm phòng ngừa

rủi ro và vào các mục đích đầu cơ. Những người bảo hiểm muốn biết trước và muốn

có được giá cả của hàng hóa giao dịch trong tương lai là cố định trong hôm nay, nhằm

tránh được sự biến động giá cả hàng hóa trong tương lai.

1.2.6.3. Hợp đồng quyền chọn:

Không giống như các hợp đồng kỳ hạn, các hợp đồng quyền chọn cho người

mua cơ hội nhưng không bắt buộc mua hoặc bán với giá đã thỏa thuận trước, gọi là giá

thực hiện trong tương lai. Đúng như tên gọi của nó, một quyền chọn là một công cụ tài

chính cho người nắm giữ quyền – nhưng không bắt buộc – bán hoặc mua công cụ tài

chính khác với giá đã thỏa thuận trong một thời gian nhất định gọi là ngày hết hiệu lực

hay ngày đến hạn. Người bán quyền chọn bán hoặc chọn mua bắt buộc phải thực hiện

hợp đồng nếu như người mua muốn thế. Bởi vì đây là quyền chọn chứ không phải là

hành vi mua hoặc bán nên nó có giá trị và vì thế người mua phải trả cho người bán một

khoản phí cho quyền chọn này. Như vậy giá trả cho quyền chọn gọi là phí quyền chọn.

Quyền chọn mua cho phép chủ sở hữu quyền nhưng không bắt buộc mua hàng hóa.

Quyền chọn bán ngược lại cho phép chủ sở hữu quyền nhưng không bắt buộc bán tài

sản hayhàng hóa. Quyền chọn châu Âu được thực hiện vào ngày đáo hạn, trong khi đó

quyền chọn kiểu Mỹ có thể thực hiện bất cứ lúc nào cho đến trước ngày đáo hạn.

Các ngân hàng có thể sử dụng một cách rộng rãi các hợp đồng kỳ hạn và tương

lai trong phòng ngừa rủi ro, tuy nhiên các hợp đồng quyền chọn còn đa dạng hơn

nhiều, bao gồm:

- Mua quyền chọn mua – buying a call

Mua quyền chọn mua: người mua quyền chọn mua (buyer of call option), gọi là

người mua, có quyền (nhưng không phải nghĩa vụ) mua chứng khoán với mức giá cố

định đã được thỏa thuận trước, gọi là giá quyền chọn (exercise or strick price). Để có

được quyền chọn mua chứng khoán, người mua phải trả một khoản phí cho người mua

chứng khoán gọi là phí chọn mua (call premium), phí chọn mua được thanh toán ngay

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 16

Page 24: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

khi ký hợp đồng. Hai đặc điểm quan trọng đối với trường hợp mua quyền chọn mua

như sau:

+ Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng dẫn đến tiềm năng thu

lợi nhuận đối với người mua tăng lên.

+ Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm, dẫn đến khả năng lỗ

vốn đối với người mua tăng lên. Tuy nhiên mức lỗ vốn của người mua được

giới hạn tối đa bằng mức phí mua quyền.

- Bán quyền chọn mua– selling a call

Bán quyền chọn mua: bán quyền chọn mua trái phiếu là chiến lược thứ hai của

giao dịch quyền chọn. Đối với hợp đồng bán quyền chọn mua, người bán quyền chọn

mua (the seller of a call option) nhận được một khoản phí gọi là phí bán quyền chọn

mua và phải luôn sẵn sàng bán trái phiếu cho người mua tại một mức giá cố định đã

được thỏa thuận trước, gọi là giá quyền chọn. Có hai đặc điểm quan trọng trong chiến

lược bán quyền chọn như sau:

+ Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm, dẫn đến tiềm năng thu

lợi nhuận đối với người bán hợp đồng tăng lên. Tuy nhiên mức lợi nhuận thu

được bị giới hạn bởi mức phí thu được từ việc bán hợp đồng quyền chọn mua.

+ Vốn của người mua được giới hạn tối đa bằng mức phí mua quyền.

Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng, dẫn đến khả năng lỗ vốn đối

với người bán hợp đồng tăng lên. Về mặt lý thuyết, giá trái phiếu tăng lên không hạn

chế, tại thời điểm hết hạn giá trái phiếu có xu hướng hội tụ về mệnh giá của nó, mặc

dù vậy khả năng lỗ vốn là rất lớn.

- Mua quyền chọn bán – buying a put

Mua quyền chọn bán: người mua quyền chọn bán trái phiếu (the buyer of a put

option) có quyền (không phải là nghĩa vụ) bán trái phiếu cho người mua tại một mức

giá đã thỏa thuận trước (gọi là giá quyền chọn). Ngược lại người mua quyền chọn phải

trả cho người bán một khoản phí gọi là phí quyền chọn.

Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng thì khả năng phát sinh lỗ vốn

đối với người mua tăng lên. Tuy nhiên mức lỗ vốn của người mua được giới hạn tối

đa bằng mức phí mua quyền.

Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm, dẫn đến tiềm năng thu lợi

nhuận đối với người mua tăng lên.

- Bán quyền chọn bán – selling a put

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 17

Page 25: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

Bán quyền chọn bán: trong trường hợp bán quyền chọn bán trái phiếu, người

bán nhận được một khoản phí (gọi là phí bán quyền chọn) và người bán luôn phải sẵn

sàng mua trái phiếu tại mức giá cố định trong hợp đồng khi người mua thực hiện

quyền chọn bán của mình.

Khi lãi suất thị trường giảm, giá trái phiếu tăng dẫn đến tiềm năng thu lợi

nhuận đối với người bán tăng lên. Tuy nhiên mức lợi nhuận của người bán bị giới hạn

tối đa bằng mức phí mua quyền.

Khi lãi suất thị trường tăng, giá trái phiếu giảm, dẫn đến khả năng lỗ vốn đối

với người bán quyền chọn tăng lên.

Ngoài ra còn các hình thức đặc biệt của hợp đồng quyền chọn như: Caps,

Collars và Floors.

- Giao dịch Caps, Collars và Floors

+ Mua Cap là mua quyền chọn mua hay một chuỗi quyền chọn mua lãi

suất. Cụ thể là nếu lãi suất thị trường tăng trên mức lãi suất giao dịch quyền

chọn (lãi suất Cap) thì người bán quyền chọn mua (người bán Cap thông

thường là ngân hàng) sẽ thanh toán khoảng chênh lệch lãi suất cho người mua

quyền chọn mua (người mua Cap). Thông qua hợp đồng Cap, ngân hàng bán

quyền chọn mua lãi suất thu một khoản phí từ người mua quyền. Kết quả là

việc mua quyền chọn mua lãi suất (mua Cap) tương tự như mua bảo hiểm đối

với trường hợp khi lãi suất tăng. Ngày thực hiện quyền chọn trong hợp đồng

Cap có thể là một hay nhiều ngày.

+ Mua Floors là mua quyền chọn bán lãi suất. Cụ thể là nếu lãi suất thị

trường giảm xuống mức lãi suất giao dịch quyền chọn (lãi suất Floors) thì

người bán sẽ thanh toán khoảng chênh lệch lãi suất cho người mua quyền chọn

mua (người mua Floors). Thông qua hợp đồng Floors, ngân hàng bán quyền

chọn mua lãi suất thu một khoản phí từ người mua quyền. Kết quả là việc mua

quyền chọn mua lãi suất (mua Floors) tương tự như mua bảo hiểm đối với

trường hợp khi lãi suất tăng. Ngày thực hiện quyền chọn trong hợp đồng Cap

có thể là một hay nhiều ngày.

+ Hợp đồng Collars xuất hiện khi ngân hàng thực hiện đồng thời hai

giao dịch Caps và Floors, như việc đồng thời mua quyền chọn mua và bán

quyền chọn bán.

1.2.6.4. Hợp đồng hoán đổi:

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 18

Page 26: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

Hợp đồng hoán đổi, hay còn gọi là Swaps. Swaps lãi suất bao gồm một chuỗi

các giao dịch kỳ hạn về lãi suất được thực hiện bởi hai đối tác: người mua (Swap

buyer) và người bán (Swap seller). Tại những ngày giá trị giao dịch, người mua thanh

toán lãi suất cố định cho người bán và người bán thanh toán lãi suất thả nổi cho người

mua. Thông qua giao dịch Swaps lãi suất, ngân hàng mua (tức là ngân hàng thanh toán

lãi suất cố định) nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình

thức thả nổi sang hình thức cố định để phù hợp với tính chất cố định của nguồn thu từ

tài sản có. Trong khi đó ngân hàng bán (tức ngân hàng thanh toán lãi suất thả nổi)

nhằm mục đích chuyển việc thanh toán lãi cho vốn huy động từ hình hình thức lãi suất

cố định sang thả nổi để phù hợp với tính chất thả nổi của nguồn thu từ tài sản có.

1.2.6.5. Lựa chọn công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất:

Trong các công cụ phái sinh nêu trên, có thể thấy bản chất của nghiệp vụ Swap

lãi suất là cố định chi phí lãi suất ngay từ khi đi vay vốn, loại bỏ những biến động thị

trường. Swap lãi suất có khả năng loại bỏ rủi ro, cố định chi phí. Ở Việt Nam hiện nay

có ngân hàng như HSBC cũng thực hiện swap lãi suất, do đó Ngân hàng TRUSTBank

có thể sử dụng công cụ Swaps lãi suất để phòng ngừa rủi ro lãi suất trong thời điểm

hiện nay.

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 19

Page 27: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

Chương II

Thực trạng rủi ro lãi suất tại

Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội.

2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank:

Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Đại Tín – TRUSTBank chính thức

thành lập vào năm 1989, với tên gọi là Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến - ngân

hàng cổ phần đầu tiên của tỉnh Long An, và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp

giấy phép hoạt động số 0047/NH-GP ngày 29/12/1993, trụ sở chính tại số 1, Thị tứ

Long Hòa, Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An.

Ngày 17/08/2007, theo quyết định số 1931/QĐ-NHNN, Ngân hàng TMCP

nông thôn Rạch Kiến được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận

chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đô thị và đổi tên

thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín, theo quyết định số 2136/QĐ-NHNN

ngày 17/09/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Việc chấp thuận cho Ngân hàng Đại Tín chuyển đổi mô hình hoạt động từ

Ngân hàng TMCP nông thôn sang Ngân hàng TMCP đô thị tạo điều kiện cho Ngân

hàng nâng cao năng lực về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, đủ sức

cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của

TRUSTBank với mục tiêu phấn đấu trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại theo các

chuẩn mực quốc tế, cung cấp sản phẩm dịch vụ đa dạng từ cơ bản đến cao cấp, hoàn

thành mục tiêu đưa TRUSTBank trở thành một trong số các ngân hàng có chất lượng

phục vụ tốt nhất tại Việt Nam.

Nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và mở rộng mạng lưới

hoạt động, theo quyết định số 1855/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,

ngày 21/08/2008, Ngân hàng TMCP Đại Tín chuyển địa điểm trụ sở chính đến số 145-

147-149 Hùng Vương, phường 2, Thị xã Tân An, Tỉnh Long An.

2.1.2. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội.

2.1.2.1. Cơ cấu chi nhánh:

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 20

Page 28: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

Chi nhánh Hà Nội đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2008 và chính thức khai

trương vào ngày 17 tháng 03 năm 2008. Chi nhánh Hà nội có địa chỉ tại số 96- Phố Bà

Triệu- Phường Hàng Bài- Quận Hoàn Kiếm- Thành phố Hà Nội, đây là một địa chỉ

thuận lợi cho việc kinh doanh hoạt động Ngân hàng. Sau gần 3 năm hoạt động, Chi

nhánh đang dần dần ổn định, các cán bộ chi nhánh đang nỗ lực để thu hút thêm nguồn

tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và dân cư, các hoạt động kinh doanh và đầu tư đang dần

dần có hiệu quả, từng bước nâng cao uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng.

Ban lãnh đạo gồm có: 01 Giám đốc và 02 Phó giám đốc.

Hiện tại Chi nhánh gồm có các phòng ban:

- Phòng Tổ chức Hành chính

- Phòng Kế toán Tài chính

- Phòng Nguồn vốn

- Phòng Đầu tư

- Phòng Kinh doanh.

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban:

a. Phòng Tổ chức Hành chính:

- Là đơn vị đầu mỗi, tham mưu, đề xuất, giúp việc cho Ban lãnh đạo trong việc

triển khai thực hiện công tác tổ chức nhân sự và phát triển nguồn nhân lực tại chi

nhánh.

- Nhiệm vụ: Chủ trì trong việc xây dựng kế hoạch và quản lý công tác tổ chức,

hành chính, văn phòng.

+ Tuyển dụng cán bộ.

+ Điều động, luân chuyển, bố trí, sắp xếp cán bộ.

+ Đánh giá cán bộ.

+ Đào tạo cán bộ.

+ Đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

+ Thực hiện thi đua khen thưởng.

+ Quản lý lao động.

+ Quản lý tiền lương.

+ Thực hiện công tác kỉ luật tại chi nhánh.

+ Phát triển mạng lưới…

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 21

Page 29: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

b. Phòng Kế toán Tài chính:

- Quản lý và thực hiện công tác hạch toán chi tiết, kế toán tổng hợp.

- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động kế toán của chi nhánh (bao

gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm)

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính.

- Đề xuất tham mưu với Ban lãnh đạo về việc hướng dẫn thực hiện chế độ tài

chính, kế toán, xây dựng chế độ biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài

chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ. Đề xuất phân cấp ủy quyền

(nếu có) đối với các Phòng giao dịch có bất động sản riêng.

- Kiểm tra định kỳ đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong

công tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các phòng giao dịch/

quỹ tiết kiệm và các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh theo quy định.

- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực số

liệu kế toán và các quy định của nhà nước và BIDV.

- Quản lý thông tin và lập báo cáo.

- Kiểm soát thông tin khách hàng.

c. Phòng Nguồn vốn:

- Chịu trách nhiệm về các huy động vốn, kinh doanh vốn, điều hòa vốn nội bộ

của ngân hàng.

- Chịu trách nhiệm quản lý rủi ro thanh khoản, lãi suất, tỷ giá,…

- Lập kế hoạch dòng tiền và huy động vốn và phân tích, đánh giá, giám sát tình

hình và hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

- Xây dựng và phát triển sản phẩm dịch vụ huy động vốn.

- Thường xuyên đánh giá hiệu quả huy động và sử dụng vốn của ngân hàng, và

có những điều chỉnh, đề xuất kịp thời. Tham mưu cho Ban lãnh đạo về xây dựng cơ

cấu nguồn vốn của toàn hệ thống.

- Xây dựng cơ chế lãi suất nội bộ, giá vốn nội bộ.

- Đề xuất tuyển dụng và phối hợp tuyển dụng nhân sự.

d. Phòng Đầu tư:

- Thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán (kinh doanh chênh lệch ngắn hạn

trên thị trường chứng khóan niêm yết, chưa niêm yết).

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 22

Page 30: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

- Phân tích, thẩm định các dự án đầu tư; Quản lý danh mục góp vốn, đầu tư dài

hạn.

- Tham gia xây dựng chiến lược đầu tư và danh mục đầu tư.

- Theo dõi, tổng hợp, nghiên cứu và phân tích các thông tin kinh tế vĩ mô, các

thông tin thị trường, tình hình hoạt động của các ngành, công ty để có thể đưa ra các

nhận định, đề xuất liên quan tới các quyết định đầu tư.

- Thực hiện, theo dõi, giám sát và cập nhật danh mục đầu tư để đảm bảo hiệu

quả đầu tư của toàn danh mục.

- Thiết lập, duy trì quan hệ với các đối tác đầu tư.

- Tham gia xây dựng các quy chế, quy trình về nghiệp vụ đầu tư.

e. Phòng Kinh doanh:

- Là phòng kinh doanh tổng hợp, thực hiện các nghiệp vụ cho vay đối với các

khách hàng là cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế, dưới hình thức là các

khoản vay ngắn, trung, dài hạn, cho vay ủy thác, cho vay theo dự án…

- Đồng thời thực hiện chức năng giám sát và quản lý sử dụng vốn.

- Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tiếp nhận và khảo sát

các thông tin phản hồi từ các bộ phận kinh doanh.

Với vị trí thuận lợi và sự nỗ lực của Ban lãnh đạo, Chi nhánh đã thực hiện tốt

công tác cho vay và huy động vốn, hỗ trợ nhiều cho Hội sở chính trong những khi Hội

sở chính gặp khó khăn về vốn. Hiện nay Chi nhánh đã có 8 phòng giao dịch đi vào

hoạt động:

Bảng 2.1: Danh mục chi nhánh và Phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Đại

Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

CN Hà Nội 96 Bà Triệu, P.Hàng Bài, Q.Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội

PGD Cầu Giấy 126 Nguyễn Phong Sắc, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

PGD Đống Đa 163 Đặng Tiến Đông, P.Trung Liệt, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội

PGD Thạch Thất Lô 8 KCN Kim Khí, Xã Phùng Xá, H.Thạch Thất, TP.Hà Nội

PGD Hào Nam 165 Phố Hào Nam, P.Ô Chợ Dừa, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội

PGD Hoài Đức Km 6 tỉnh lộ 419, thôn Chùa Tổng, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội

PGD Từ Liêm Số 6 xã Xuân La , Xuân Đỉnh , Từ Liêm , Hà Nội

PGD Sơn Đồng Ngã tư Sơn Đồng tỉnh lộ 62, xã Sơn đồng, Huyện Hoài Đức, Hà Nội

PGD Trung Hòa 30 Nguyễn Thị Định, Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 23

Page 31: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

2.1.3. Tình hình hoạt động chi nhánh các năm gần đây.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động chi nhánh qua 2 năm 2009-2010

Đơn vị tính: triệu đồng

2010 2009

Thực hiện 31/12/2010

% thực hiện kế hoạch 2010

Thực hiện 31/12/2009

% thực hiện kế hoạch 2009

Huy động vốn 2,557,135 63% 1,519,222 84%

Dư nợ cho vay 1,359,511 170% 686,032 125%

Lợi nhuận trước thuế 53,163 98% 7,610 36%

Nguồn: Phòng Kế toán

2.2. Thực trạng rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank.

2.2.1. Diễn biến lãi suất thị trường giai đoạn 2009 – 2010.

2.2.1.1. Thế giới:

Biểu đồ 2.1: Lãi suất thị trường thế giới từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2010

Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song song với việc nới lỏng tài khóa, Ngân

hàng trung ương các nước đều thực thi nới lỏng tiền tệ thông qua chính sách giữ lãi

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 24

Page 32: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

suất rất thấp. Ngoại trừ Úc, tất cả các nước phát triển đều cắt mạnh lãi suất trong nửa

đầu năm 2009 về sát 0. Chính sách lãi suất bằng 0 được Ngân hàng trung ương các

nước giữ vững trong một thời gian dài với mục đích chính là thể hiện cam kết mạnh

về một chính sách tiền tệ nới lỏng để dập tắt cơn khát thanh khoản của các định chế tài

chính. Trong 6 tháng cuối năm 2009, chỉ có Úc và NaUy đã tăng lãi suất trở lại, các

nền kinh tế khác giữ nguyên lãi suất.

Trái ngược với việc cắt giảm lãi suất năm 2009, sang năm 2010 các Ngân hàng

trung ương đã liên tục tăng lãi suất. Sau thời gian thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ,

nỗi lo lạm phát tăng cao khiến Ngân hàng trung ương các nước Châu Á và Mỹ Latin

phải đối mặt với cơn sốt tăng lãi suất. Không những thế, cơn sốt tăng lãi suất lan dần

sang châu Âu vào những tháng giữa năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là lạm phát

tăng cao.

2.2.1.2. Việt Nam:

Biểu đồ 2.2: Lãi suất thị trường Việt Nam từ tháng 1/2009 đến tháng 12/2010

Năm 2010 là một năm mà không chỉ thị trường tiền tệ thế giới, thị trường tiền

tệ trong nước gặp nhiều biến động. Nền kinh tế nước ta đang gặp nhiều khó khăn

trong giai đoạn phục hồi sau những ảnh hưởng từ biến động kinh tế thế giới 2008 –

2009. Trước những biến động đó, để thực hiện đồng bộ với các giải pháp của Chính

phủ, NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều

kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ - tín dụng hoạt động ổn định, góp phần hỗ

trợ tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát gia tăng trong những tháng cuối năm một

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 25

Page 33: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

cách hiệu quả. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đã duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng

Việt Nam ổn định ở mức 8% trong suốt 10 tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên

mức 9% trong hai tháng cuối năm trước sức ép của lạm phát.

Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ hoạt động theo quy luật thị

trường, có sự quản lý của nhà nước, Ngân hàng Nhà nước từng bước bỏ các quy định

ràng buộc về các loại lãi suất của các Tổ chức tín dụng. Cụ thể là trong năm, Ngân

hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 03/2010/TT-NHNN, Thông tư 07/2010/TT-

NHNN, Thông tư 12/2010/TT-NHNN cho phép Tổ chức tín dụng được thực hiện cho

vay bằng VNĐ theo cơ chế lãi suất thỏa thuận. Tuy nhiên trong năm vừa qua, chính

sách điều hành cũng như chính sách lãi suất vẫn bị chi phối bởi chính sách kinh tế đa

mục tiêu, chịu áp lực lớn từ biện pháp kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Vì vậy đã tạo ra

những khó khăn nhất định trong công tác điều hành ổn định mặt bằng lãi suất của

Ngân hàng Nhà nước.

Lãi suất huy động VNĐ duy trì đà tăng lãi suất vào thời điểm cuối năm 2009,

nên những tháng đầu năm vẫn tăng và ở mức cao. Đến Quý II và Quý III, lãi suất thị

trường giảm dần và ổn định tuy nhiên lại tăng mạnh ở hai tháng cuối năm. Tính đến

cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1.96 – 3.39% cho các kỳ hạn so với cuối

năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng.

Trong 6 tháng đầu năm, lãi suất đã tăng so với cùng kỳ của năm 2009 với hai

mốc tăng trưởng tương đối ổn định. Quý I năm 2010 lãi suất huy động tăng bình quân

0.03 – 0.07% cho tất cả các kỳ hạn chưa kể đến các hình thưc khuyến mại, sang tháng

đầu tiên của Quý II, các Ngân hàng thương mại đã chấm dứt các chính sách tặng

thưởng được xem là hình thức cạnh tranh lãi suất không lành mạnh, bằng việc công bố

tăng mức lãi suất vượt mức 10.5%, lên đến ngưỡng 12%. Việc huy động lãi suất cao

đã tác động đẩy mặt bằng lãi suất cho vay tăng cao. Cuối Quý III, lãi suất huy động ổn

định ở mức 11 – 11.2% cho các kỳ hạn.

Cho đến những tháng cuối năm, trước sức ép của lạm phát, lãi suất huy động

sau khi có thông báo của Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh lãi suất cơ bản lên 9% đã

tăng lên vượt mức 12%, có thời điểm lên tới 17 – 18%.

2.2.2. Chính sách lãi suất của Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank năm 2010.

2.2.2.1. Lãi suất huy động:

Lãi suất huy động là chi phí mà ngân hàng phải trả để sử dụng nguồn vốn, lãi

suất huy động chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng do nó tác động

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 26

Page 34: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

trực tiếp đến hoạt động huy động vốn tại ngân hàng, từ đó tác động đến lãi suất cho

vay và ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.3: Lãi suất huy động vốn của TRUSTBank thời điểm tháng 12/2010

Kỳ hạnLãi suất (%/năm)

Không kỳ hạn 3,6

1 tháng 14

2 tháng 14

3 tháng 14

5 tháng 14

6 tháng 14

9 tháng 14

12 tháng 14

18 tháng 12,5

24 tháng 12,5

36 tháng 12,5

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Nhìn vào bảng ta có thể dễ dàng nhận thấy Ngân hàng đang huy động vốn ngắn

hạn với lãi suất cao hơn nguồn vốn dài hạn. Lãi suất huy động ngắn hạn hiện nay đang

ở mức quá cao, trần 14% nhưng thực tế có ngân hàng đẩy lên đến 17%, điều này gây

áp lực không nhỏ cho Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank.

2.2.2.2. Lãi suất cho vay:

Năm 2010 đánh dấu việc tăng mạnh đối với mức lãi suất cho vay. Không chỉ

Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank, mà đa phần các Ngân hàng TMCP khác

cũng đưa ra lãi suất cho vay ở mức cao hoặc rất cao. Đa phần các Ngân hàng TMCP

áp dụng lãi suất cho vay theo thỏa thuận, tuy nhiên việc thỏa thuận chỉ là một phần,

thực tế vẫn là khách hàng phải theo mức lãi suất của Ngân hàng. Lãi suất cho vay

trung và dài hạn có khi lên đến 20%/năm. Thêm vào đó, thời gian điều chỉnh lãi suất

cũng thay đổi, trước kia Ngân hàng hay áp dụng lãi suất thay đổi 6 tháng 1 lần nhưng

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 27

Page 35: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

hiện tại thường xuyên xuất hiện trường hợp lãi suất thay đổi 3 tháng 1 lần. Trên thực

tế, việc Ngân hàng đưa ra lãi suất cho vay cao cũng gây ra không ít khó khăn và áp lực

đối với Ngân hàng, vì lãi suất cao khiến khách hàng e ngại hoặc tìm nguồn huy động

khác thay cho vốn vay ngân hàng như phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

2.2.3. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất ở các Ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trong môi trường tài chính, cơ chế lãi suất tự do sẽ đảm bảo cho ngân hàng

linh hoạt hơn trong chiến lược phát triển của mình khi thực hiện nghiên cứu phát triển

các sản phẩm ngân hàng, lựa chọn cơ cấu lãi suất đầu vào, đầu ra hợp lý để tối đa hóa

lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên một cơ chế

lãi suất tự do sẽ làm gia tăng rủi ro trong hoạt động ngân hàng, tự do hóa lãi suất cũng

đồng nghĩa với lãi suất sẽ bị điều chỉnh bởi quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi đó

sự tác động của các lực lượng thị trường này (quan hệ cung cầu) sẽ gây nên sự biến

đổi liên tục, thất thường và khó dự báo, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lãi suất lớn. Do đó

công tác quản lý rủi ro lãi suất trở thành trọng tâm trong công tác quản trị ngân hàng

bên cạnh rủi ro tín dụng, thanh khoản.

Ở Việt Nam, các ngân hàng đã bắt đầu nhận thức về rủi ro lãi suất, một số ngân

hàng đã thành lập ủy ban quản lý tài sản có và tài sản nợ (ALCO), sử dụng một số

biện pháp để phòng ngừa, quản lý rủi ro lãi suất như các biện pháp phòng ngừa nội

bảng, thực hiện quản trị lãi suất theo phương pháp cố định lãi suất. Kết hợp với các

hợp đồng quyền chọn, các ngân hàng có thể hạn chế rủi ro lãi suất.

Tuy nhiên, thực tế là các ngân hàng ở Việt Nam mới chủ yếu chỉ tập trung vào

quản lý rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản chứ chưa hoàn toàn quan tâm tới rủi ro

lãi suất.

Rủi ro lãi suất cần phải được đo lường và đánh giá đầy đủ, từ đó xác định được

mức độ ảnh hưởng của rủi ro lãi suất tới hoạt động của ngân hàng trong tương lai. Lãi

suất luôn thay đổi, mức lãi suất được quyết định trên cơ sở thỏa thuận của người đi

vay và người cho vay. Hiện tại các ngân hàng mới chỉ chú trọng quản lý lãi suất để tối

đa hóa lợi nhuận và giảm bớt thiệt hại rủi ro chứ chưa tập trung vào phòng ngừa và

hạn chế rủi ro.

2.2.4. Tình hình quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín –

TRUSTBank.

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 28

Page 36: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank có tổ chức Phòng Nguồn vốn chịu

trách nhiệm về huy động vốn, kinh doanh vốn và điều hòa vốn nội bộ của ngân hàng

cũng như quản lý rủi ro nói chung, thường xuyên đánh giá hiệu quả huy động và sử

dụng vốn của ngân hàng, từ đó có những điều chỉnh kịp thời.

Tuy nhiên trên thực tế Ngân hàng chưa nhận thức một cách toàn diện về công

tác quản lý rủi ro lãi suất trong ngân hàng. Phòng Nguồn vốn chỉ quản lý nguồn vốn

nói chung và các loại rủi ro, trong đó chủ yếu vẫn là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh

khoản. Ngân hàng cũng chưa có công tác đánh giá và đo lường rủi ro lãi suất cũng

như ảnh hưởng của rủi ro lãi suất tới hoạt động của ngân hàng. Đi kèm với đó là chính

sách lãi suất dựa trên khung lãi suất của hội sở đưa ra cũng làm cho ngân hàng không

chủ động hoàn toàn về lãi suất huy động cũng như cho vay của mình.

Hiện nay Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chưa có ban quản lý tài

sản nợ - có ALCO chuyên quản lý rủi ro trong ngân hàng. Đây là thiếu sót rất lớn

trong bộ máy hoạt động của ngân hàng và đang được gấp rút thành lập.

Năm 2010, mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường đang ở mức rất cao, điều

này gây ảnh hưởng rất lớn tới công tác huy động vốn của Ngân hàng. Ngân hàng

TMCP Đại Tín – TRUSTBank còn gặp nhiều khó khăn về chênh lệch kỳ hạn. Chênh

lệch kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn vẫn không được cải thiện, phần lớn tiền

gửi khách hàng thường tập trung gửi ở các kỳ hạn ngắn, trong khi thời hạn hợp đồng

cho vay thường trên 6 tháng. Cuối năm 2010, tiền gửi kỳ hạn 6 tháng trở lên chỉ chiếm

chưa đến 30% tổng nguồn vốn huy động, trong khi dư nợ cho vay kỳ hạn 6 tháng trở

lên chiếm 97% trong tổng dư nợ, trong khi Ngân hàng đang thực hiện huy động vốn

kỳ hạn ngắn với lãi suất cao hơn kỳ hạn dài. Việc này gây ra cho Ngân hàng áp lực rất

lớn về rủi ro lãi suất.

2.2.5. Tình hình rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi

nhánh Hà Nội.

2.2.5.1. Mô hình thời lượng và ý nghĩa:

Trong số ba mô hình lượng hóa lãi suất đã được đưa ra, mô hình thời lượng đề

cập đến yếu tố thời lượng và kỳ hạn đến hạn của tài sản có và tài sản nợ của hai vế

bảng cân đối kế toán. Trong một số trường hợp, kỳ hạn của tài sản không thể xác định

nhưng thời lượng của nó lại luôn xác định.

Mô hình thời lượng cho phép đo trực tiếp độ nhạy cảm của giá trị tài sản có và

tài sản nợ đối với lãi suất. Hay nói cách khác, thời lượng D (Duration) của tài sản có

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 29

Page 37: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

hay tài sản nợ càng lớn thì giá trị tài sản càng nhạy cảm với lãi suất. Thông qua quá

trình xác định chênh lệch giữa tài sản có và tài sản nợ của hai vế bảng cân đối kế toán,

nhà quản trị ngân hàng có thể xác định những thiệt hại tiềm năng mà ngân hàng có thể

gặp phải từ đó có thể xác định nguồn vốn cần thiết để ứng phó khi rủi ro xảy ra.

Ví dụ ngân hàng X có tổng giá trị tài sản 4000 tỷ đồng, thời lượng của tài sản

có DA = 4 năm, thời lượng của tài sản nợ DL = 3 năm, hệ số đòn bẩy K = 0,9.

Khi đó, nếu lãi suất biến động tăng 1%, rủi ro lãi suất của ngân hàng là:

E = - (DA - DL.K). A. = - (4 – 3.0,9).4000. = -51,49 tỷ.

2.2.5.2. Các giả định của mô hình thời lượng:

Lãi suất thị trường thay đổi ngay lập tức sau khi mua trái phiếu hay ký kết hợp

đồng tín dụng.

Lãi suất trái phiếu hoặc lãi suất trên hợp đồng tín dụng là cố định.

Việc thanh toán gốc và lãi được thực hiện đúng hạn, lãi trả hàng tháng.

Đối với các hợp đồng tín dụng ngắn hạn, gốc và lãi thanh toán 1 lần khi đến hạn.

Đối với các hợp đồng tín dụng dài hạn, gốc và lãi được thanh toán 6 tháng 1 lần.

2.2.5.3. Các yếu tố đầu vào:

- Lãi suất cho vay, lãi suất huy động:

Phạm vi của luận văn này chỉ để mang tính tham khảo và đưa ra một phương

pháp lượng hóa rủi ro lãi suất chứ không phải nhằm mục tiêu tính ra được rủi ro lãi

suất chính xác của ngân hàng, do đó em sử dụng lãi suất huy động và lãi suất cho vay

tại thời điểm năm 2011 để tính toán.

Lãi suất huy động 13,4%/năm tương đương 1,116%/tháng.

Lãi suất cho vay 19%/năm tương đương 1,583%/tháng.

Đối với nguồn vốn điều hòa nhận từ hội sở thì mức lãi suất thường lớn hơn

mức lãi suất huy động tại cùng thời điểm là 0,5%. Nên đối với vốn điều hòa em sử

dụng mức lãi suất là 13,9% (lãi suất huy động + 0,5%).

- Lãi suất chiết khấu:

Lãi suất chiết khấu là mức lãi suất áp dụng trong tính toán để phân tích tài

chính dự án (trong trường hợp này là dự án cho vay).

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 30

Page 38: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

Có các phương pháp xác định lãi suất chiết khấu như:

+ Chi phí sử dụng vốn + phần bù rủi ro.

+ Lãi suất phi rủi ro + phần bù rủi ro.

Lãi suất chiết khấu phải thỏa mãn:

+ Không nhỏ hơn chi phí nguồn vốn.

+ Không nhỏ hơn suất sinh lợi không rủi ro.

+ Tính vào khoản bù đắp rủi ro.

Tuy nhiên trong phạm vi mô hình này để phản ánh sát với điều kiện thực tế tại

ngân hàng, Em lựa chọn mức lãi suất chiết khấu căn cứ vào mức lãi suất chiết khấu

mà ngân hàng sử dụng trong phân tích tài chính các dự án mà ngân hàng xem xét để

cấp tín dụng. Trong năm 2010 mức lãi suất chiết khấu mà ngân hàng sử dụng là 15%.

Như vậy mức lãi suất chiết khấu sử dụng cho mô hình thời lượng là 15%/ năm.

Để tiện cho việc tính toán, các số liệu được quy về đơn vị triệu đồng.

2.2.5.4. Thời lượng hai vế bảng cân đối kế toán:

Công thức tính:

D = với PVt =

a. Danh mục tài sản nợ có của Ngân hàng TMCP Đại Tín - TRUSTBank:

Tài sản nợ

Loại kỳ hạn Số tiền Tỷ trọng1 tháng 689,916 14%3 tháng 344,958 7%

6 tháng 443,518 9%

9 tháng 591,357 12%

12 tháng 197,119 4%24 tháng 147,839 3%

Vốn điều hòa 2,513,266 51%

Tổng 4,927,973 100%

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 31

Page 39: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

Tài sản có

Loại kỳ hạn Số tiền Tỷ trọng

12 tháng 3,301,742 67%24 tháng 246,399 5%36 tháng 591,357 12%

48 tháng 147,839 3%

60 tháng 640,636 13%

Tổng 4,927,973 100%

b. Thời lượng của tài sản nợ:

Hệ số chiết khấu PVF = =

1. Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 1 tháng:

Tháng thứSố dư gốc đầu tháng

Trả nợ gốc Trả lãi CFt

1 689,916 689,916 7,699 697,616

Tháng thứDòng tiền

CFtHệ số chiết khấu PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền CFt

* PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian

CFt * PVF * t 1 697,616 0.0725 50,552 50,552

Tổng 50,552 50,552

Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 1 tháng: D1 = 1 tháng.

2. Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng:

Tháng thứSố dư gốc đầu tháng

Trả nợ gốc Trả lãi CFt

1 344,958 0 3,850 3,850

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 32

Page 40: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

2 344,958 0 3,850 3,850

3 344,958 344,958 3,850 348,808

Tháng thứDòng tiền

CFtHệ số chiết khấu PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền CFt

* PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian

CFt * PVF * t 1 3,850 0.0725 279 279

2 3,850 0.0647 249 498

3 348,808 0.0578 20,150 60,449

Tổng 20,678 61,227

Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng: D2 = 2.9610 tháng.

3. Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 6 tháng:

Tháng thứSố dư gốc đầu tháng

Trả nợ gốc Trả lãi CFt

1 443,518 0 4,950 4,950

2 443,518 0 4,950 4,950

3 443,518 0 4,950 4,950

4 443,518 0 4,950 4,950

5 443,518 0 4,950 4,950

6 443,518 443,518 4,950 448,467

Tháng thứDòng tiền

CFtHệ số chiết khấu PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền CFt

* PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian

CFt * PVF * t 1 4,950 0.0725 359 359

2 4,950 0.0647 320 640

3 4,950 0.0578 286 858

4 4,950 0.0516 255 1,021

5 4,950 0.0461 228 1,140

6 448,467 0.0411 18,440 110,640

Tổng 19,888 114,658

Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 6 tháng: D3 = 5.7652 tháng.

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 33

Page 41: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

4. Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 9 tháng:

Tháng thứSố dư gốc đầu tháng

Trả nợ gốc Trả lãi CFt

1 591,357 0 6,600 6,600

2 591,357 0 6,600 6,600

3 591,357 0 6,600 6,600

4 591,357 0 6,600 6,600

5 591,357 0 6,600 6,600

6 591,357 0 6,600 6,600

7 591,357 0 6,600 6,600

8 591,357 0 6,600 6,600

9 591,357 591,357 6,600 597,956

Tháng thứDòng tiền

CFtHệ số chiết khấu PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền CFt

* PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian

CFt * PVF * t 1 6,600 0.0725 478 478

2 6,600 0.0647 427 854

3 6,600 0.0578 381 1,144

4 6,600 0.0516 340 1,362

5 6,600 0.0461 304 1,520

6 6,600 0.0411 271 1,628

7 6,600 0.0367 242 1,696

8 6,600 0.0328 216 1,731

9 597,956 0.0293 17,500 157,503

Tổng 20,161 167,915

Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 9 tháng: D4 = 8.3287 tháng.

5. Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng:

Tháng thứSố dư gốc đầu tháng

Trả nợ gốc Trả lãi CFt

1 197,119 0 2,200 2,200

2 197,119 0 2,200 2,200

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 34

Page 42: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

3 197,119 0 2,200 2,200

4 197,119 0 2,200 2,200

5 197,119 0 2,200 2,200

6 197,119 0 2,200 2,200

7 197,119 0 2,200 2,200

8 197,119 0 2,200 2,200

9 197,119 0 2,200 2,200

10 197,119 0 2,200 2,200

11 197,119 0 2,200 2,200

12 197,119 197,119 2,200 199,319

Tháng thứDòng tiền

CFtHệ số chiết khấu PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền CFt

* PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian

CFt * PVF * t 1 2,200 0.0725 159 159

2 2,200 0.0647 142 285

3 2,200 0.0578 127 381

4 2,200 0.0516 113 454

5 2,200 0.0461 101 507

6 2,200 0.0411 90 543

7 2,200 0.0367 81 565

8 2,200 0.0328 72 577

9 2,200 0.0293 64 579

10 2,200 0.0261 57 575

11 2,200 0.0233 51 565

12 199,319 0.0208 4,152 49,826

Tổng 5,212 55,015

Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 12 tháng: D5 = 10.5550 tháng.

6. Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 24 tháng:

Tháng thứSố dư gốc đầu tháng

Trả nợ gốc Trả lãi CFt

1 147,839 0 1,650 1,650

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 35

Page 43: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

2 147,839 0 1,650 1,650

3 147,839 0 1,650 1,650

4 147,839 0 1,650 1,650

5 147,839 0 1,650 1,650

6 147,839 0 1,650 1,650

7 147,839 0 1,650 1,650

8 147,839 0 1,650 1,650

9 147,839 0 1,650 1,650

10 147,839 0 1,650 1,650

11 147,839 0 1,650 1,650

12 147,839 0 1,650 1,650

13 147,839 0 1,650 1,650

14 147,839 0 1,650 1,650

15 147,839 0 1,650 1,650

16 147,839 0 1,650 1,650

17 147,839 0 1,650 1,650

18 147,839 0 1,650 1,650

19 147,839 0 1,650 1,650

20 147,839 0 1,650 1,650

21 147,839 0 1,650 1,650

22 147,839 0 1,650 1,650

23 147,839 0 1,650 1,650

24 147,839 147,839 1,650 149,489

Tháng thứDòng tiền

CFtHệ số chiết khấu PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền CFt

* PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian

CFt * PVF * t 1 1,650 0.0725 120 120

2 1,650 0.0647 107 213

3 1,650 0.0578 95 286

4 1,650 0.0516 85 340

5 1,650 0.0461 76 380

6 1,650 0.0411 68 407

7 1,650 0.0367 61 424

8 1,650 0.0328 54 433

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 36

Page 44: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

9 1,650 0.0293 48 435

10 1,650 0.0261 43 431

11 1,650 0.0233 38 423

12 1,650 0.0208 34 412

13 1,650 0.0186 31 399

14 1,650 0.0166 27 384

15 1,650 0.0148 24 367

16 1,650 0.0132 22 349

17 1,650 0.0118 20 332

18 1,650 0.0106 17 313

19 1,650 0.0094 16 295

20 1,650 0.0084 14 278

21 1,650 0.0075 12 260

22 1,650 0.0067 11 243

23 1,650 0.0060 10 227

24 149,489 0.0053 799 19,183

Tổng 1,833 26,936

Thời lượng của khoản tiền gửi kỳ hạn 24 tháng: D6 = 14.6963 tháng.

7. Thời lượng của nguồn vốn điều hòa:

Vốn điều hòa thông thường được Hội sở cấp xuống các chi nhánh khi các chi nhánh có nhu cầu vốn để cho vay nhưng nguồn vốn huy động tại chỗ không đủ đáp ứng nhu cầu. Vốn điều hòa là loại vốn ngắn hạn, hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn. Trong tính toán thời lượng vốn điều hòa ở Ngân hàng Đại Tín – TRUSTBank em sử dụng vốn điều hòa có kỳ hạn 3 tháng, cũng là thời lượng của nguồn vốn điều hòa.Thời lượng của vốn điều hòa: D7 = 3 tháng.

8. Thời lượng của tài sản nợ:

DL = Lj DLj

Tài sản nợ

Loại kỳ hạn Số tiền Tỷ trọng Thời lượng

1 tháng 689,916 14% 1.0000

3 tháng 344,958 7% 2.9610

6 tháng 443,518 9% 5.7652

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 37

Page 45: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

9 tháng 591,357 12% 8.3287

12 tháng 197,119 4% 10.5550

24 tháng 147,839 3% 14.6963

Vốn điều hòa 2,513,266 51% 3.0000

Tổng 4,927,973 100% 4.2587

Như vậy, ta có: DL = 4.2587 tháng.

c. Thời lượng của tài sản có:

Hệ số chiết khấu PVF = =

1. Thời lượng của khoản cho vay 12 tháng:

Kỳ thứ Số dư gốc đầu kỳ Trả nợ gốc Trả lãi CFt

1 3,301,742 1,650,871 313,599 1,964,470

2 1,650,871 1,650,871 156,800 1,807,671

Kỳ thứDòng tiền

CFtHệ số chiết khấu PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền CFt

* PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian

CFt * PVF * t 1 1,964,470 0.4348 854,118 854,118

2 1,807,671 0.3882 701,736 1,403,471

Tổng 1,555,853 2,257,589

Thời lượng của khoản cho vay 12 tháng: D1 = 8.7062 tháng.

2. Thời lượng của khoản cho vay 24 tháng:

Kỳ thứ Số dư gốc đầu kỳ Trả nợ gốc Trả lãi CFt

1 246,399 61,600 23,403 85,003

2 184,799 61,600 17,552 79,152

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 38

Page 46: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

3 123,199 61,600 11,701 73,301

4 61,600 61,600 5,851 67,450

Kỳ thứDòng tiền

CFtHệ số chiết khấu PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền CFt

* PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian

CFt * PVF * t 1 85,003 0.4348 36,958 36,958

2 79,152 0.3882 30,727 61,453

3 73,301 0.3466 25,407 76,220

4 67,450 0.3095 20,874 83,495

Tổng 113,965 258,126

Thời lượng của khoản cho vay 24 tháng: D2 = 13.5898 tháng.

3. Thời lượng của khoản cho vay 36 tháng:

Kỳ thứ Số dư gốc đầu kỳ Trả nợ gốc Trả lãi CFt

1 591,357 98,559 56,167 154,727

2 492,797 98,559 46,806 145,365

3 394,238 98,559 37,445 136,004

4 295,678 98,559 28,084 126,643

5 197,119 98,559 18,722 117,282

6 98,559 98,559 9,361 107,921

Kỳ thứDòng tiền

CFtHệ số chiết khấu PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền CFt

* PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian

CFt * PVF * t 1 154,727 0.4348 67,272 67,272

2 145,365 0.3882 56,431 112,861

3 136,004 0.3466 47,140 141,420

4 126,643 0.3095 39,192 156,769

5 117,282 0.2763 32,406 162,032

6 107,921 0.2467 26,625 159,749

Tổng 269,066 800,103

Thời lượng của khoản cho vay 36 tháng: D3 = 17.8418 tháng.

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 39

Page 47: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

4. Thời lượng của khoản cho vay 48 tháng:

Kỳ thứ Số dư gốc đầu kỳ Trả nợ gốc Trả lãi CFt

1 147,839 18,480 14,042 32,522

2 129,359 18,480 12,287 30,766

3 110,879 18,480 10,531 29,011

4 92,399 18,480 8,776 27,256

5 73,920 18,480 7,021 25,501

6 55,440 18,480 5,266 23,746

7 36,960 18,480 3,510 21,990

8 18,480 18,480 1,755 20,235

Kỳ thứDòng tiền

CFtHệ số chiết khấu PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền CFt

* PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian

CFt * PVF * t 1 32,522 0.4348 14,140 14,140

2 30,766 0.3882 11,943 23,887

3 29,011 0.3466 10,055 30,166

4 27,256 0.3095 8,435 33,740

5 25,501 0.2763 7,046 35,231

6 23,746 0.2467 5,858 35,149

7 21,990 0.2203 4,844 33,907

8 20,235 0.1967 3,980 31,838

Tổng 66,302 238,058

Thời lượng của khoản cho vay 48 tháng: D4 = 21.5432 tháng.

5. Thời lượng của khoản cho vay 60 tháng:

Kỳ thứ Số dư gốc đầu kỳ Trả nợ gốc Trả lãi CFt

1 640,636 64,064 60,848 124,911

2 576,573 64,064 54,763 118,827

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 40

Page 48: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

3 512,509 64,064 48,678 112,742

4 448,446 64,064 42,593 106,657

5 384,382 64,064 36,509 100,572

6 320,318 64,064 30,424 94,487

7 256,255 64,064 24,339 88,403

8 192,191 64,064 18,254 82,318

9 128,127 64,064 12,170 76,233

10 64,064 64,064 6,085 70,148

Kỳ thứDòng tiền

CFtHệ số chiết khấu PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền CFt

* PVF

Giá trị hiện tại của dòng tiền nhân với thời gian

CFt * PVF * t 1 124,911 0.4348 54,309 54,309

2 118,827 0.3882 46,128 92,257

3 112,742 0.3466 39,077 117,231

4 106,657 0.3095 33,007 132,028

5 100,572 0.2763 27,789 138,947

6 94,487 0.2467 23,311 139,865

7 88,403 0.2203 19,473 136,310

8 82,318 0.1967 16,190 129,518

9 76,233 0.1756 13,387 120,480

10 70,148 0.1568 10,998 109,984

Tổng 283,669 1,170,928

Thời lượng của khoản cho vay 60 tháng: D5 = 24.7667 tháng.

6. Thời lượng của tài sản có:

DA = Aj DAj

Tài sản có

Loại kỳ hạn Số tiền Tỷ trọng Thời lượng

12 tháng 3,301,742 67% 8.7062

24 tháng 246,399 5% 13.5898

36 tháng 591,357 12% 17.8418

48 tháng 147,839 3% 21.5432

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 41

Page 49: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

60 tháng 640,636 13% 24.7667

Tổng 4,927,973 100% 12.5196

Như vậy, ta có: DA = 12.5196 tháng.

2.2.5.5. Giá trị thiệt hại tiềm năng với Ngân hàng khi lãi suất thay đổi:

Công thức tính:

E = - (DA - DL.K). A.

Ta có:Biến động lãi

suấtR

Giá trị thiệt hại tiềm năng

E

5% -2,419

4% -1,954

3% -1,480

2% -996

1% -503

0% 0

-1% 513

-2% 1,037

-3% 1,571

-4% 2,117

-5% 2,674

Nhận xét: Nhìn vào bảng, ta thấy rằng, khi lãi suất thị trường biến động tăng

1% thì Ngân hàng có khả năng chịu thiệt hại 503 triệu đồng và thiệt hại 2419 triệu

đồng khi lãi suất tăng 5%. Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm 1%, Ngân hàng có

khả năng thu được lợi nhuận 513 triệu đồng và cao hơn khi lãi suất thị trường tiếp tục

giảm. Điều này được giải thích bởi thời lượng của tài sản có DA lớn hơn thời lượng

của tài sản nợ DL. Khi đó, lãi suất thị trường tăng lên sẽ làm tăng lãi suất đầu vào,

khiến thời lượng của tài sản nợ ngắn lại, khiến chênh lệch thời lượng tăng lên, rủi ro

lãi suất cao hơn.

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 42

Page 50: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

2.2.5.6. Giá trị thiệt hại tiềm năng ứng với thay đổi của tài sản có khi lãi suất thay

đổi 1%:

Biến động tổng tài sản A

Giá trị thiệt hại tiềm năng

E

25% -628.8

20% -603.6

15% -578.5

10% -553.3

5% -528.2

0% -503

-5% -477.9

-10% -452.7

-15% -427.6

-20% -402.4

-25% -377.3

Ta có thể thấy, với DA – K. DL = 0 thì Ngân hàng không có rủi ro lãi suất,

nhưng điều này là không thể thực hiện được, vì thời lượng của danh mục tài sản có DA

luôn lớn hơn nhiều so với thời lượng của danh mục tài sản nợ DL, và đối với các Ngân

hàng thì tỷ lệ K = L/A = 0.9 đã là ở mức cao. Do đó, việc điều chỉnh danh mục cũng

như cơ cấu tài sản nợ, tài sản có để khiến DA – K.DL = 0 là điều không thể thực hiện

được. Tuy nhiên, Ngân hàng vẫn có biện pháp để làm giảm đến mức tối đa giá trị

chênh lệch này bằng các biện pháp:

- Giảm thời lượng tài sản có DA.

- Điều chỉnh đồng thời hệ số K và thời lượng tài sản nợ DL.

- Đồng thời giảm DA và tăng DL.

2.2.5.7. Những hạn chế của mô hình thời lượng:

Mô hình thời lượng được đưa ra trên cơ sở lãi suất thị trường thay đổi ngay sau

khi ký kết hợp đồng tín dụng, và lãi suất được áp dụng là lãi suất cố định. Tuy nhiên

trên thực tế hiện nay lãi suất thị trường có khả năng thay đổi vào bất cứ thời điểm nào

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 43

Page 51: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

trong thời hạn hợp đồng tín dụng, và lãi suất được sử dụng thời gian gần đây đa phần

là lãi suất thả nổi.

Bên cạnh đó, việc cơ cấu lại danh mục tài sản nợ và tài sản có là một việc phức

tạp, yêu cầu lớn về thời gian và tiền bạc cũng như công nghệ và sự chuẩn bị. Ngân

hàng có thể chủ động một phần với việc giảm thời lượng tài sản có DA, nhưng với

việc tăng thời lượng tài sản nợ DL thì khó đáp ứng do điều chỉnh nguồn vốn huy động

khá khó với Ngân hàng.

2.2.5.8. Nguyên nhân xày ra rủi ro lãi suất đối với Ngân hàng TMCP Đại Tín –

TRUSTBank:

a. Nguyên nhân chủ quan:

Ngân hàng chưa đưa ra được hệ thống văn bản, quy định chuẩn quy trình, thủ

tục, phương pháp và cách thức quản lý rủi ro lãi suất. Ban giám đốc Ngân hàng chưa

thực sự hiểu rõ về bản chất và nguy cơ mà rủi ro lãi suất có thể gây ra với Ngân hàng,

hoặc chưa đánh giá cao mức độ ảnh hưởng mà rủi ro lãi suất có thể gây nên.

Nền tảng kế toán và hệ thống thông tin, trình độ công nghệ của Ngân hàng hiện

nay chưa đủ yêu cầu để thực hiện lượng hóa rủi ro lãi suất. Việc lượng hóa rủi ro lãi

suất yêu cầu rất cao về ba yếu tố: thông tin, công nghệ và trình độ của nhân viên.

Thiếu một trong ba yếu tố đó, lượng hóa rủi ro lãi suất không thể thực hiện hoặc thực

hiện được nhưng kết quả được đưa ra không phản ánh đúng thực trạng của Ngân hàng.

Hiện tại Ngân hàng chưa có các biện pháp trực tiếp để hạn chế rủi ro lãi suất

như các công cụ phái sinh (ví dụ như nghiệp vụ Swaps lãi suất), ứng dụng các mô

hình nhằm lượng hóa lãi suất.

b. Nguyên nhân khách quan:

Chưa có các quy định chuẩn của Ngân hàng Nhà nước về quản lý rủi ro lãi

suất, đồng thời sự biến động lãi suất thị trường trong khoảng thời gian 2009 – 2010

nằm ngoài phạm vi kiểm soát của Ngân hàng, cuộc đua lãi suất giữa các Ngân hàng

thương mại năm 2010 cũng gây tác động không nhỏ tới Ngân hàng TRUSTBank.

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 44

Page 52: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

Chương III

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín –

TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

3.1. Các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất tại TRUSTBank.

3.1.1. Nhóm giải pháp về xây dựng chính sách quản lý rủi ro lãi suất.

Trong quá trình thực thi công tác quản trị rủi ro lãi suất thì một điều không thể

thiếu là một hệ thống các văn bản hướng dẫn các hoạt động rủi ro được xây dựng cho

toàn hệ thống của ngân hàng. Các văn bản này bao gồm quy trình, thủ tục, phương

pháp, cách thức, công cụ và các nguồn lực cần thiết để thực hiện quản lý rủi ro lãi

suất, nhằm đảm đảm truyền tải đầy đủ và dễ hiểu nội dung và ý chí của hội đồng quản

trị về quản trị rủi ro lãi suất. Chính những văn bản này sẽ đảm bảo các mục tiêu của

hội đồng quản trị ngân hàng được chuyển tải một cách nhanh chóng, chính xác và đảm

bảo rủi ro được quản lý tốt.

3.1.2. Nhóm giải pháp về xây dựng quy trình quản lý rủi ro lãi suất.

Đối với ngân hàng, lãi suất là yếu tố đầu vào, đầu ra, là công cụ cạnh tranh trên

thị trường tiền tệ. Rủi ro lãi suất tác động trực tiếp đến thu nhập và giá trị kinh tế của

ngân hàng. Do đó trong hoạt động của mình, ban giám đốc phải đảm bảo rằng ngân

hàng hoạt động hiệu quả và hoạch định sẵn các nguồn lực cần thiết để đảm bảo các

quá trình kiểm soát rủi ro lãi suất được thực hiện đầy đủ và có hiệu quả.

Nghiên cứu thiết lập một quy trình quản lý rủi ro lãi suất chi tiết, phù hợp với

quy mô, nguồn lực sẵn có và mức độ rủi ro tại chi nhánh, đảm bảo sự tuân thủ những

chính sách về quản lý rủi ro lãi suất của hội sở. Quy trình này bao gồm các giai đoạn:

dự báo, nhận định, đo lường, kiểm soát, triểm tra, giám sát của giám đốc chi nhánh đối

với rủi ro lãi suất.

3.1.3. Nhóm giải pháp về hoạch định nguồn lực phục vụ công tác quản lý rủi ro

lãi suất.

Quản lý rủi ro lãi suất là một công việc yêu cầu rất nghiêm ngặt về quy trình

cũng như công cụ, bên cạnh đó là kinh nghiệm của nhân viên. Ngân hàng cần thu hút

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 45

Page 53: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

nguồn nhân lực có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý rủi ro lãi suất.

Muốn thực hiện được việc này, Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi

nhánh Hà Nội cần xây dựng phòng quản trị rủi ro lãi suất, với nhân viên có trình độ và

kinh nghiệm, thường xuyên được đào tạo mới. Đồng thời, thường xuyên thuê chuyên

gia về đào tạo cũng như thực hiện quy trình quản trị rủi ro lãi suất định kỳ hàng quý

hoặc hàng năm.

Đồng thời, chi nhánh cần kiến nghị với Hội sở về việc nâng cấp phần mềm kế

toán tại Ngân hàng để có thể quản lý và cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản lý

rủi ro lãi suất một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

3.1.4. Nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện quản lý rủi ro lãi suất.

Ngân hàng cần thường xuyên đánh giá lại bảng cân đối kế toán để xác định

chênh lệch thời lượng giữa tài sản có và tài sản nợ, đồng thời tiến hành điều chỉnh

ngay khi thấy chênh lệch này quá cao.

Tiến hành tìm kiếm các dự án không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít đến chiến

lược quản lý chênh lệch thời lượng tài sản nợ và tài sản có của Ngân hàng.

Có nhiều trường hợp người đi vay thấy lãi suất thị trường giảm, đề nghị Ngân

hàng cho thanh toán trước hạn để vay lại với mức lãi suất thấp hơn. Đối với những

trường hợp này, cần áp dụng mức lãi suất phạt do Ngân hàng có khả năng đối mặt với

rủi ro định giá lại với những khoản vay này.

Ngân hàng cần đa dạng hóa các dịch vụ, nhanh chóng đưa nghiệp vụ Swaps lãi

suất vào trong danh mục nghiệp vụ cung ứng của Ngân hàng. Đối với các khoản cho

vay trung và dài hạn, nên sử dụng lãi suất cố định có điều chỉnh để hạn chế tác động

của rủi ro lãi suất tới hoạt động của Ngân hàng.

3.1.5. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả giám sát của ban giám đốc đối với

công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TRUSTBank.

Ban giám đốc Ngân hàng cần hiểu rõ bản chất và những nguy cơ mà rủi ro lãi

suất sẽ đem lại cho Ngân hàng. Từ đó, cần định hướng thực hiện các quy trình quản lý

rủi ro một cách đầy đủ và hiệu quả bằng cách duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ, yêu

cầu thu thập các báo cáo về rủi ro lãi suất định kỳ và thường xuyên hơn.

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 46

Page 54: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

Ban giám đốc cần xác định mức rủi ro mà Ngân hàng có thể chấp nhận được,

từ đó Phòng Nguồn vốn sẽ chịu trách nhiệm đặt ra giới hạn, định mức cho từng khoản

mục để toàn thể nhân viên cũng như ban lãnh đạo Ngân hàng có được chuẩn để thực

hiện. Đồng thời, Phòng Nguồn vốn cũng chịu trách nhiệm đưa ra các phương pháp để

thực hiện quản lý rủi ro.

3.1.6. Nhóm giải pháp về ứng dụng các công cụ quản lý rủi ro lãi suất.

Ngoài việc ứng dụng mô hình thời lượng để xác định rủi ro lãi suất tiềm tàng,

từ đó đưa ra được các phương pháp, các tiêu chuẩn để hạn chế rủi ro lãi suất, Ngân

hàng cần thực thi các giải pháp khác để quản lý rủi ro lãi suất. Điển hình nhất ở đây là

dùng các công cụ phái sinh như Nghiệp vụ Swaps lãi suất.

Nghiệp vụ Swaps lãi suất đã có cơ sở pháp lý để thực thi trên thị trường Việt

Nam từ năm 2003, theo Quyết định số 1133/QĐ – NHNN về quy chế thực hiện các

giao dịch hoán đổi lãi suất, cho phép mở rộng danh mục các Ngân hàng thương mại,

Tổ chức tín dụng và Doanh nghiệp được thực hiện các công cụ phái sinh, trong đó có

Nghiệp vụ Swaps lãi suất.

3.1.7. Nguyên tắc về quản lý và giám sát rủi ro lãi suất đối với các Ngân hàng

thương mại của Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng.

Theo Ủy Ban Basel Về Giám Sát Ngân Hàng, các nguyên tắc về quản lý và

giám sát rủi ro lãi suất bao gồm:

a. Giám sát của hội đồng quản trị và Ban giám đốc đối với rủi ro lãi suất.

Nguyên tắc 1: Để thực hiện các trách nhiệm của mình, hội đồng quản trị một

ngân hàng cần phê duyệt các chiến lược và chính sách liên quan đến quản lý rủi ro

lãi suất và bảo đảm rằng ban giám đốc thực hiện các bước cần thiết để theo dõi và

kiểm soát các rủi ro này theo các chiến lược và chính sách đã được phê duyệt.

Hội đồng quản trị cần được thông báo thường xuyên về rủi ro lãi suất của ngân hàng

để đánh giá việc theo dõi và kiểm soát những rủi ro này theo hướng dẫn của hội đồng

quản trị về mức rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận.

Nguyên tắc 2: Ban giám đốc phải bảo đảm rằng cơ cấu hoạt động của ngân

hàng và mức độ rủi ro lãi suất mà ngân hàng gánh chịu được quản lý hiệu quả,

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 47

Page 55: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

các chính sách và thủ tục được thiết lập để kiểm soát và hạn chế những rủi ro này,

và các nguồn lực có sẵn để đánh giá và kiểm soát rủi ro lãi suất.

Nguyên tắc 3: Các ngân hàng cần quy định rõ các cá nhân và/hoặc các uỷ

ban chịu trách nhiệm quản lý rủi ro lãi suất và bảo đảm rằng có sự phân định rõ

ràng nhiệm vụ trong các yếu tố chính của quá trình quản lý rủi ro để tránh tiềm

năng xung đột lợi ích. Ngân hàng cần có các bộ phận đo lường, theo dõi và kiểm

soát rủi ro với nhiệm vụ rõ ràng và độc lập với các bộ phận kinh doanh của ngân

hàng và báo cáo rủi ro trực tiếp cho ban giám đốc và hội đồng quản trị. Các

ngân hàng lớn hay phức tạp hơn phải có đơn vị độc lập chuyên trách chịu trách

nhiệm về thiết kế và quản lý các bộ phận đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro lãi

suất.

b. Có đầy đủ các chính sách và thủ tục quản lý rủi ro.

Nguyên tắc 4: Các chính sách và thủ tục về rủi ro lãi suất của ngân hàng

cần được quy định rõ và thống nhất với bản chất và mức độ phức tạp của các hoạt

động. Những chính sách này cần được áp dụng trong toàn hệ thống và tại từng chi

nhánh, đặc biệt khi có những khác biệt về pháp lý và trở ngại đối với luồng chu

chuyển vốn giữa các chi nhánh.

Nguyên tắc 5: Ngân hàng cần xác định các rủi ro trong các sản phẩm và

hoạt động mới và bảo đảm rằng những rủi ro này nằm trong phạm vi các thủ tục và

kiểm soát đầy đủ trước khi được sử dụng hay thực hiện. Việc hạn chế rủi ro hay

các sáng kiến quản lý rủi ro cần được hội đồng quản trị hay uỷ ban trực thuộc phê

duyệt trước.

c. Các bộ phận đo lường, theo dõi và kiểm soát rủi ro.

Nguyên tắc 6: Các ngân hàng cần có các hệ thống đo lường rủi ro lãi suất nắm

bắt được mọi nguồn rủi ro lãi suất và đánh giá được ảnh hưởng của những thay

đổi lãi suất theo cách thống nhất với phạm vi hoạt động. Những giả định của các

hệ thống này cần được các nhân viên quản lý rủi ro và lãnh đạo ngân hàng hiểu rõ.

Nguyên tắc 7: Các ngân hàng cần thiết lập và áp dụng các giới hạn hoạt

động và các thông lệ khác để duy trì rủi ro trong phạm vi các mức thống nhất với

các chính sách nội bộ.

Nguyên tắc 8: Các ngân hàng cần đo lường khả năng tổn thương đối với thiệt

hại trong điều kiện thị trường cực đoan - bao gồm cả việc phá vỡ một số giả định

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 48

Page 56: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

chính - và cân nhắc những kết quả này khi thiết lập và đánh giá các chính sách và

giới hạn đối với rủi ro lãi suất.

Nguyên tắc 9: Các ngân hàng cần có hệ thống thông tin đầy đủ để đo

lường, theo dõi, kiểm soát và báo cáo rủi ro lãi suất. Các báo cáo cần được cung

cấp kịp thời cho hội đồng quản trị, ban giám đốc và cho từng lãnh đạo bộ phận

kinh doanh.

d. Kiểm soát nội bộ.

Nguyên tắc 10: Các ngân hàng cần có hệ thống kiểm soát nội bộ đầy đủ

đối với quá trình quản lý rủi ro lãi suất. Một bộ phận cơ bản của hệ thống kiểm

soát nội bộ là kiểm tra và đánh giá độc lập về tính hiệu quả của hệ thống và khi cần

thiết, bảo đảm sửa đổi hay tăng cường hệ thống này. Kết quả kiểm tra cần được

cung cấp cho các cơ quan giám sát liên quan.

e. Thông tin cho các cơ quan giám sát.

Nguyên tắc 11: Các cơ quan giám sát cần có thông tin đầy đủ và kịp thời từ

các ngân hàng để đánh giá mức độ rủi ro lãi suất của các ngân hàng này. Thông tin

nàycần tính đến kỳ hạn và đồng tiền trong từng danh mục đầu tư của ngân hàng,

bao gồm cả các khoản mục ngoại bảng, cũng như các yếu tố khác như sự khác biệt

giữa các hoạt động kinh doanh và phi kinh doanh.

f. Đủ vốn.

Nguyên tắc 12: Các ngân hàng cần có đủ vốn tương ứng với mức độ rủi ro

lãi suất mà họ đảm nhận.

g. Công bố thông tin rủi ro lãi suất.

Nguyên tắc 13: Các ngân hàng cần công bố thông tin về mức độ rủi ro lãi

suất và các chính sách quản lý.

h. Giám sát rủi ro lãi suất trong sổ sách kế toán ngân hàng.

Nguyên tắc 14: Các cơ quan giám sát phải đánh giá liệu hệ thống đo lường

nội bộ của ngân hàng có cập nhật đầy đủ rủi ro lãi suất trong sổ sách kế toán

ngân hàng hay không. Nếu hệ thống nội bộ của ngân hàng không cập nhật đầy đủ

rủi ro lãi suất, ngân hàng phải nâng cấp hệ thống này để đạt được tiêu chuẩn yêu

cầu. Để tạo điều kiện cho các cơ quan giám sát theo dõi rủi ro lãi suất ở các tổ

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 49

Page 57: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

chức, ngân hàng phải cung cấp kết quả của hệ thống đo lường nội bộ, giải thích theo

mối đe doạ với giá trị kinh tế, sử dụng một cú sốc lãi suất chuẩn.

Nguyên tắc 15: Nếu các cơ quan giám sát xác định được một ngân hàng

không có đủ vốn so với mức độ rủi ro lãi suất trong sổ sách kế toán ngân hàng, họ

cần cân nhắc các biện pháp khắc phục, yêu cầu ngân hàng giảm bớt rủi ro hay bổ

sung thêm vốn, hoặc kết hợp cả hai biện pháp.

3.2. Một số kiến nghị.

3.2.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.

Ngân hàng Nhà nước cần yêu cầu các Ngân hàng thương mại lập bảng báo cáo

rủi ro lãi suất một cách định kỳ. Đồng thời đưa ra các quy chuẩn về quản lý rủi ro lãi

suất, từ đó Ngân hàng Nhà nước có thể nắm được mức độ rủi ro lãi suất với các ngân

hàng, để từ đó đưa ra được hệ thống thông tin cảnh báo. Hệ thống này sẽ giúp Ngân

hàng Nhà nước biết được Ngân hàng nào đạt yêu cầu, Ngân hàng nào cần điều chỉnh

và điều chỉnh cụ thể như thế nào.

3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank.

Hiện tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank nói chung và chi nhánh Hà

Nội nói riêng đã có các biện pháp thực hiện quản lý rủi ro lãi suất, nhưng theo đánh

giá của cá nhân em trong quá trình thực hiện luận văn này, những biện pháp đó mới

chỉ là bước đầu để phòng ngừa rủi ro lãi suất và phần nào giảm bớt thiệt hại do rủi ro

lãi suất gây ra. Cụ thể các biện pháp Ngân hàng đang thực hiện và các giải pháp:

Phòng Kinh doanh thường xuyên phải liên hệ với khách hàng để điều chỉnh lãi

suất, việc này giúp Ngân hàng giảm bớt thiệt hại gặp phải khi lãi suất thị trường biến

động nhưng biện pháp này chỉ là để giảm bớt tổn thất khi rủi ro đã xảy ra, hoàn toàn

mang ý nghĩa thụ động. Ngân hàng nên chủ động hơn trong việc kiểm soát và chủ

động phòng ngừa rủi ro lãi suất, cụ thể đối với các khoản cho vay trung và dài hạn có

thể sử dụng lãi suất cố định có điều chỉnh, còn đối với các khoản huy động ngắn hạn,

đây là những khoản vốn huy động mà khách hàng sẵn sàng rút trước hạn gây ảnh

hưởng rất lớn cho Ngân hàng, những khoản huy động này nên sử dụng lãi suất thả nổi

hoặc lãi suất cố định có điều chỉnh 3 tháng 1 lần, như vậy sẽ làm ổn định hơn nguồn

vốn huy động do giảm bớt lượng khách hàng rút tiền gửi trước hạn.

Phòng Nguồn vốn hiện nay chủ yếu thực hiện công việc đưa ra mức lãi suất

huy động và cho vay hợp lý dựa trên cơ sở lãi suất của Hội sở đề ra. Việc này theo

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 50

Page 58: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

đánh giá của em, Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội đang

thực hiện tốt, mức lãi suất huy động và cho vay phù hợp với bối cảnh thị trường tiền tệ

hiện nay cũng như nhu cầu vốn của Ngân hàng, đồng thời Ngân hàng cũng đã tính đến

yếu tố cạnh tranh gây ra bởi vị trí địa lý của chi nhánh, xung quanh có nhiều chi nhánh

Ngân hàng thương mại khác. Nhưng mặt khác, mức lãi suất mà Phòng Nguồn vốn đưa

ra chưa được thông qua khảo sát về thiệt hại tiềm năng rủi ro lãi suất bằng các công cụ

quản trị rủi ro lãi suất. Phòng Nguồn vốn cần thúc đẩy xây dựng bộ phận chuyên trách

quản lý rủi ro lãi suất bằng cách xây dựng mô hình định lượng, từ đó đánh giá tình

hình rủi ro lãi suất mà Ngân hàng đang gặp phải, đồng thời đưa ra được các biện pháp

xử lý thích hợp.

Đối với cơ sở, hệ thống kế toán, không riêng gì Ngân hàng TMCP Đại Tín –

TRUSTBank, đa phần các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay chưa đủ cơ sở

hạ tầng để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản trị rủi ro lãi suất. Điều này

gây ra khó khăn rất lớn cho việc quản lý rủi ro lãi suất tại các Ngân hàng thương mại.

Đội ngũ nhân viên trực thuộc chi nhánh đã được đào tạo có bài bản và nắm

vững kiến thức về rủi ro nói chung, có kinh nghiệm trong việc quản lý rủi ro lãi suất,

nhưng Ngân hàng cần tuyển thêm nhiều nhân sự có chuyên môn và thực sự nắm vững

công tác quản lý cũng như ngăn ngừa rủi ro lãi suất.

Các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay chưa thực sự quan tâm tới rủi

ro lãi suất. Tuy vậy, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB là một ngân hàng

thương mại được đánh giá rất cao về công tác quản lý rủi ro, nhất là rủi ro lãi suất.

Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank có thể tham khảo vận dụng một số biện

pháp đã và đang được VIB triển khai để quản lý rủi ro lãi suất như:

- Đối với các chi nhánh:

Phân nhóm công tác quản trị rủi ro, mỗi một nhóm rủi ro chính (bao gồm rủi ro

chiến lược, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động) đều có một bộ phận

chuyên trách quản lý. Trong đó, mảng rủi ro thị trường lại được chia thành rủi ro thị

trường và rủi ro bảng cân đối tài sản và mỗi một bộ phận lại có một nhóm nhân viên

chuyên trách. Việc thực hiện chia nhỏ từng mảng rủi ro cho từng bộ phận này góp

phần tăng cường và hệ thống hóa công tác quản lý rủi ro. Điều này đã thể hiện VIB

đánh giá rất cao công tác quản lý rủi ro trong hoạt động Ngân hàng. Việc thực hiện

quản lý rủi ro lãi suất ở VIB cũng được cải thiện một cách rõ rệt với việc có từng

nhóm chuyên trách quản lý như quản lý rủi ro bảng cân đối tài sản… Ngân hàng

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 51

Page 59: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

TMCP Đại Tín – TRUSTBank cần sớm xúc tiến công tác quản lý rủi ro lãi suất một

cách chuyên sâu và triệt để hơn nữa.

- Đối với Hội sở:

Khối quản lý rủi ro ở Hội sở VIB được Tổng giám đốc chỉ đạo thay vì Hội

đồng Quản trị là một mô hình khác biệt, điều này giúp Tổng giám đốc VIB nắm bắt

được tình hình quản lý rủi ro một cách nhanh chóng nhất và có thể đưa ra được các

giải pháp một cách hoàn thiện hơn.

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 52

Page 60: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

Kết luận

Thị trường tài chính năm 2010 có nhiều biến động do chịu tác động của những

yếu tố quốc tế và trong nước. Tuy vậy, nền kinh tế Việt Nam vẫn phát triển và hồi

phục với tốc độ cao. Các ngành nghề kinh tế từng bước hổi phục và có những tăng

trường vượt bậc. Nhưng song song với đó là tỷ lệ lạm phát không ngừng gia tăng,

khiến lãi suất thị trường không ổn định và có những biến động không lường trước.

Bên cạnh đó, thị trường ngân hàng Việt Nam đang dần dần mở cửa, các Ngân

hàng Việt Nam sắp sửa phải đối diện với những ngân hàng nước ngoài có tiềm lực

mạnh, công nghệ cao, có trình độ quản lý chuyên môn và đặc biệt là hoạt động chuyên

nghiệp hơn rất nhiều. Từ tháng 1/2011, các Ngân hàng nước ngoài đã được rỡ bỏ một

số rào cản khi thực hiện nghiệp vụ huy động vốn bằng đồng Việt Nam. Đây chỉ là

bước đầu trong công cuộc hội nhập hoàn toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam và

quốc tế. Khi đó, các Ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải hoạt động trong một

môi trường mang tính toàn cầu và cạnh tranh gay gắt. Áp lực về rủi ro với các Ngân

hàng thương mại không ngừng gia tăng, trong đó không thể không kể đến rủi ro lãi

suất.

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng gắn liền với rủi ro. Không thể tách rời rủi

ro ra khỏi hoạt động của ngân hàng, do đó mục tiêu quản trị rủi ro hiệu quả phải được

đặt ngay cạnh mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Ở Việt Nam hiện nay, các ngân hàng

đã tập trung vào công tác quản trị rủi ro, nhưng mới chỉ dừng ở bước đầu là rủi ro tín

dụng và rủi ro thanh khoản chứ chưa thực sự quan tâm về hai loại rủi ro tiềm tàng

nhiều nguy hiểm khác cho hoạt động ngân hàng là rủi ro lãi suất và rủi ro hoạt động.

Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội từ những ngày

đầu thành lập đã tập trung vào công tác quản lý rủi ro, trong đó có cả rủi ro lãi suất.

Nhưng trên thực tế hoạt động quản lý rủi ro lãi suất của Ngân hàng chưa được thực

hiện triệt để, khả năng đánh giá, đo lường và phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng còn

chưa được đánh giá đúng mức.

Phòng ngừa rủi ro lãi suất không chỉ giúp Ngân hàng giảm bớt thiệt hại do biến

động lãi suất gây ra mà còn giúp Ngân hàng tăng cường chất lượng hoạt động kinh

doanh. Vì vậy, để hoạt động Ngân hàng được hiệu quả hơn, Ngân hàng TMCP Đại

Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội cần đánh giá đúng mực về rủi ro lãi suất cũng

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 53

Page 61: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

như sớm thực hiện lượng hóa rủi ro lãi suất, đưa ra phương hướng cải thiện công tác

quản lý rủi ro lãi suất và triển khai các nghiệp vụ giúp phòng ngừa, hạn chế rủi ro lãi

suất.

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 54

Page 62: CD - Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại NH TMCP Đại Tín CN Hà Nội - CQ491053 - Lai The Hoa

Giải pháp hạn chế rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Đại Tín – TRUSTBank chi nhánh Hà Nội

Tài liệu tham khảo

Tài liệu tiếng Việt:

1. Nguyễn Văn Tiến (2005). Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

Nxb Thống kê.

2. Nguyễn Văn Tiến (2010). Giáo trình Kinh tế tiền tệ ngân hàng, Nxb

Thống kê.

3. David Begg (2008). Kinh tế học, Nxb Thống kê. Biên dịch: Nhóm

giảng viên khoa Kinh tế học Đại học Kinh tế quốc dân.

4. Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (2004). Các nguyên tắc về quản lý

và giám sát rủi ro lãi suất.

5. Lê Hồng Giang (2009). Tổng quan Kinh tế Thế giới 2009 – Qua đáy và

phục hồi.

6. Trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – http://www.sbv.gov.vn.

Tài liệu tiếng Anh:

1. http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A3i_su%E1%BA%A5t

2. http://www.wsjprimerate.us/libor/index.html

3. http://www.sgs.gov.sg

4. http://www.homefinance.nl

GVHD: PGS.TS Lê Đức Lữ SVTH: Lại Thế Hòa – CQ491053 55