chăm sóc bà bầu tháng thứ 10 - chamsocmevabe

2
Chăm sóc bà bầu tháng thứ mười (36 – 40 tuần) << Chăm sóc bà bầu tháng thứ chín Bạn có thể nhận biết một số dấu hiệu báo chuyển dạ như: ra nhớt hồng do tróc nút nhầy cổ tử cung. Tiêu chảy nhẹ, cơn gò tử cung. Bạn hãy báo cho bác sĩ của bạn. Mang thai tháng thứ mười ( Ảnh minh họa ) Thay đổi sinh lý của thai phụ Ở tháng cuối cùng của thai kì, thai phụ sẽ cảm thấy cơ thể của mình càng nặng nề, hoạt động càng chậm chạp và mệt mỏi. Chiều cao của đáy tử cung khoảng 32 – 34cm. Do bộ phận chui ra đầu tiên của thai nhi đã hạ xuống khung chậu nên thai phụ sẽ không còn cảm thấy thai nhi hoạt động mạnh như trước. Do thai nhi đã xuống thấp nên phần dưới ngực và bụng trên đã thoải hơn, áp lực đối với dạ dày đã giảm, khẩu vị cũng tốt hơn. Cổ tử cung mềm đi như một miếng bọt biển, rút ngắn lại và hơi mở ra. Niêm mạc âm đạo dày lên, sung huyết, vách âm đạo mềm đi, độ giãn nở tăng, các chất phân tiết tăng. Tử cung co thắt nhiều hơn. Khớp xương chậu, dây chằng đã chuẩn bị tốt cho quá trình sinh như xương cùng và khớp mu đã nới rộng ra. Lúc này, thai phụ có thể sẽ có cảm giác đau ở xương mu. Tuyến vú nở to, tuyến sữa đã hình thành để đáp ứng nhu cầu bú của bé. Trong giai đoạn này thường có những cơn đau, nhưng chúng không theo quy luật và khác với cơn đau trước khi sinh.

Upload: nand

Post on 21-Dec-2015

215 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

pregnant

TRANSCRIPT

Page 1: Chăm Sóc Bà Bầu Tháng Thứ 10 - Chamsocmevabe

25/3/2015 Chăm sóc bà bầu tháng thứ 10 ­ Chamsocmevabe.vn

data:text/html;charset=utf­8,%3Cp%20style%3D%22margin%3A%200px%3B%20padding%3A%200px%3B%20top%3A%200px%3B%20color%3A%20rgb(0%… 1/2

Chăm sóc bà bầu tháng thứ mười (36 – 40 tuần)<< Chăm sóc bà bầu tháng thứ chín

Bạn có thể nhận biết một số dấu hiệu báo chuyển dạ như: ra nhớt hồng do tróc nút nhầy cổ tử cung. Tiêu chảy nhẹ, cơn gò tử

cung. Bạn hãy báo cho bác sĩ của bạn.

Mang thai tháng thứ mười ( Ảnh minh họa )

Thay đổi sinh lý của thai phụ

Ở tháng cuối cùng của thai kì, thai phụ sẽ cảm thấy cơ thể của mình càng nặng nề, hoạt động càng chậm chạp và mệt mỏi.

Chiều cao của đáy tử cung khoảng 32 – 34cm.

Do bộ phận chui ra đầu tiên của thai nhi đã hạ xuống khung chậu nên thai phụ sẽ không còn cảm thấy thai nhi hoạt động mạnh

như trước. Do thai nhi đã xuống thấp nên phần dưới ngực và bụng trên đã thoải hơn, áp lực đối với dạ dày đã giảm, khẩu vị

cũng tốt hơn.

Cổ tử cung mềm đi như một miếng bọt biển, rút ngắn lại và hơi mở ra. Niêm mạc âm đạo dày lên, sung huyết, vách âm đạo

mềm đi, độ giãn nở tăng, các chất phân tiết tăng.

Tử cung co thắt nhiều hơn. Khớp xương chậu, dây chằng đã chuẩn bị tốt cho quá trình sinh như xương cùng và khớp mu đã

nới rộng ra. Lúc này, thai phụ có thể sẽ có cảm giác đau ở xương mu.

Tuyến vú nở to, tuyến sữa đã hình thành để đáp ứng nhu cầu bú của bé.

Trong giai đoạn này thường có những cơn đau, nhưng chúng không theo quy luật và khác với cơn đau trước khi sinh.

Page 2: Chăm Sóc Bà Bầu Tháng Thứ 10 - Chamsocmevabe

25/3/2015 Chăm sóc bà bầu tháng thứ 10 ­ Chamsocmevabe.vn

data:text/html;charset=utf­8,%3Cp%20style%3D%22margin%3A%200px%3B%20padding%3A%200px%3B%20top%3A%200px%3B%20color%3A%20rgb(0%… 2/2

Hiện trạng của bạn

­ Bạn phải đi khám thai hàng tuần thậm chí thường xuyên hơn nếu thai kỳ có vấn đề khác thường.

­ Quá trình tăng cân đã chậm lại hoặc dừng hẳn kể từ tuần thứ 37. Thật ra, có thể bạn đã bị sụt từ 0,9 – 1,4 kg trong vài tuần

cuối của thai kỳ.

­ Sức nặng của thai nhi có thể làm bạn són tiểu. Nhớ duy trì bài tập sàn chậu cho đến ngày sinh, và tập lại sau khi sinh càng

sớm càng tốt vì chúng rất có hiệu quả.

Cách xử trí

­ Sốt ruột: Có thể đây là tình trạng gặp ở các bà mẹ sắp sinh. Xin đừng quá tin tưởng vào ngày dự sinh, dù sao thì nó cũng chỉ

là dự đoán mà thôi. Khoảng 40% sản phụ sinh trễ hơn ngày dự sinh một tuần. Thế nên bạn hãy tận dụng thời gian chờ sinh để

làm những việc có ý nghĩa hơn và nghỉ ngơi thật nhiều.

­ Lo lắng: Do sắp sinh nên sản phụ nào cũng có ít nhiều lo lắng. Hãy thư giãn tinh thần và nghỉ về đứa con sắp hiện diện trong

cuộc đời của bạn.

­ Khó thở: Vào lúc này đây là triệu chứng bình thường, đặc biệt những khi bạn gắng sức, do kích thước của thai nhi đã quá

lớn. Bạn nên hạn chế một số hoạt động, nhưng vẫn có thể bơi lội và thực hiện các bài tập sàn chậu.

Người chồng cần biết

Trong tháng này, người chồng không nên đi xa và phải luôn ở trong trạng thái khi vợ cần là có mặt.

Phải thường xuyên động viên vợ, bảo với cô ấy rằng quá trình sinh đẻ chắc chắn sẽ thuận lợi. Thường xuyên nấu những món

ăn mà vợ thích, và nói chuyện với cô ấy để giải toả căng thẳng và nỗi lo sợ của cô ấy.

Phải đặt tên cho con trước khi sinh.

Cùng bàn bạc với vợ và bác sĩ để quyết định phương thức sinh.

Cấm kỵ trong tháng này

Thai phụ nên tránh đi ra ngoài một mình. Khi cần ra ngoài, phải nói cho người nhà biết là mình đi đâu và giữ liên lạc với người

nhà.

Tránh làm việc quá sức dẫn đến mệt mỏi, bình thường chỉ nên đi dạo. Quá trình sinh sẽ rất mất nhiều sức, nên trong giai đoạn

này, luôn giữ cho thể lực sung mãn là rất quan trọng.