chaÁt daÂn gian ÑaÕ ngaÁm vaØo...

2
22 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội CHAÁT DAÂN GIAN ÑAÕ NGAÁM VAØO MAÙU Từ nhiều năm nay, nhiều cán bộ, sinh viên của Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) nói chung, Khoa Việt Nam học và tiếng Việt nói riêng mới chỉ nghe danh thầy Phạm Tuấn Khoa là một giảng viên giỏi trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài mà ít ai biết được rằng ông là một nhạc sĩ tài hoa, tác giả của nhiều nhạc phẩm ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn yêu nhạc như “Gửi anh chiếc mũ tai bèo”, “Biết ơn người trồng cây”, “Màu xanh vùng ven”, “Lộc Ninh trong nắng hòa bình”… NHỮNG GIAI ĐIỆU VANG LÊN TỪ TUYẾN LỬA Quê ở Tứ Kỳ Hải Dương, năm 1967, khi đang là học sinh lớp 10, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Phạm Tuấn Khoa đã viết đơn tình nguyện xin nhập ngũ. Từ điểm luyện quân ở Thanh Hóa, anh cùng đơn vị hành quân ròng suốt 6 tháng trời, vượt Trường Sơn vào thẳng chiến trường khu 6. Tại đây, anh được phân công làm nhiệm vụ trinh sát bảo vệ bệnh viện K79C. Sau một thời gian, phát hiện ra chàng lính trinh sát trẻ có năng khiếu về văn nghệ nên tổ chức đã điều động anh về công tác tại Đoàn văn công Cục Hậu cần quân giải phóng trong vai trò người lính - diễn viên. Trở thành chiến sĩ trong một đoàn văn công quân đội phục vụ trực tiếp tại chiến trường khi ấy là một bước đệm quan trọng cho những bước đường hoạt động sau này của Phạm Tuấn Khoa. Trong ký ức của mình, ông vẫn nhớ như in hoàn cảnh đói, rét của những đêm băng rừng, lội suối, cùng đồng đội dựng sân khấu dã chiến ngay bên chiến hào. Ông bảo, chính không khí của thời đại, sức mạnh của tuổi trẻ cùng tình yêu nước sâu đậm đã làm nên sức mạnh để đẩy lùi mọi khó khăn trong giai đoạn đó. Nhiều đêm, khi sân khấu dựng vừa xong thì máy bay địch ào đến tập kích, cả bộ đội và diễn viên đều phải xuống hầm trú ẩn, lại có những khi đơn vị ông biểu diễn phục vụ bộ đội, say sưa đến quên cả lệnh báo động. Là diễn viên ít tuổi nhất trong đoàn văn công khi đó nhưng Phạm Tuấn Khoa lại đảm nhiệm được khá nhiều nội dung ở các loại hình biểu diễn từ đóng kịch, diễn kịch câm, ngâm thơ, hát, múa... Mặc dù đa năng như vậy nhưng niềm đam mê lớn nhất của ông vẫn là âm nhạc bởi “ở mọi lúc mọi nơi dường như đều có tiếng nhạc vang lên trong trái tim mình”. Với một chút vốn liếng âm nhạc ít ỏi của thời học sinh và bằng sự tìm tòi, học hỏi ở các đồng đội trong đoàn, để từ đó có được sáng tác đầu tay là ca khúc Tiểu đoàn Bốn chín anh hùng, ra đời năm 1969. Bài hát lập tức trở thành tiết mục hợp ca kết thúc mỗi đêm diễn của Đoàn văn công Cục Hậu cần, sau đó được Đài Phát thanh Giải phóng phát sóng và được Đoàn văn công Nhân dân miền Nam dàn dựng thành tiết mục biểu diễn thường xuyên của đoàn ở các vùng giải phóng. Từ thành công của tác phẩm đầu tay, dù không được đào tạo bài bản về âm nhạc, nhưng năng khiếu bẩm sinh cộng với không khí sinh hoạt văn nghệ đặc biệt nơi chiến trường, lại được sự động viên, cổ vũ kịp thời của các nhạc sĩ trong quân đội, Phạm Tuấn Khoa ngày càng tự tin trên con đường sáng tác. Một loạt Thầy Phạm Tuấn Khoa Ảnh: THÀNH LONG NGUYỄN TRƯƠNG MINH

Upload: others

Post on 27-Dec-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHAÁT DAÂN GIAN ÑAÕ NGAÁM VAØO MAÙUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3254/1/284_FINAL_IN(15).pdfbiểu diễn từ đóng kịch, diễn kịch câm, ngâm thơ, hát,

22 Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội

CHAÁT DAÂN GIAN ÑAÕ NGAÁM VAØO MAÙU

Từ nhiều năm nay, nhiều cán bộ, sinh viên của Trường ĐHKHXH&NV (ĐHQGHN) nói chung, Khoa Việt Nam học và tiếng Việt nói riêng mới chỉ nghe danh thầy Phạm Tuấn Khoa là một giảng viên giỏi trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Việt và văn hoá Việt Nam cho người nước ngoài mà ít ai biết được rằng ông là một nhạc sĩ tài hoa, tác giả của nhiều nhạc phẩm ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn yêu nhạc như “Gửi anh chiếc mũ tai bèo”, “Biết ơn người trồng cây”, “Màu xanh vùng ven”, “Lộc Ninh trong nắng hòa bình”…

NHỮNG GIAI ĐIỆU VANG LÊN TỪ TUYẾN LỬA

Quê ở Tứ Kỳ Hải Dương, năm 1967, khi đang là học sinh lớp 10, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng thanh niên Phạm Tuấn Khoa đã viết đơn tình nguyện xin nhập ngũ. Từ điểm luyện quân ở Thanh Hóa, anh cùng đơn vị hành quân ròng suốt 6 tháng trời, vượt Trường Sơn vào thẳng chiến trường khu 6. Tại đây, anh được phân công làm nhiệm vụ trinh sát bảo vệ bệnh viện K79C. Sau một thời gian, phát hiện ra chàng lính trinh sát trẻ có năng khiếu về văn nghệ nên tổ chức đã điều động anh về công tác tại Đoàn văn công Cục Hậu cần quân giải phóng trong vai trò người lính - diễn viên. Trở thành chiến sĩ trong một đoàn văn công quân đội phục vụ trực tiếp tại chiến trường khi ấy là một bước đệm quan trọng cho những bước đường hoạt động sau này của Phạm

Tuấn Khoa. Trong ký ức của mình, ông vẫn nhớ như in hoàn cảnh đói, rét của những đêm băng rừng, lội suối, cùng đồng đội dựng sân khấu dã chiến ngay bên chiến hào. Ông bảo, chính không khí của thời đại, sức mạnh của tuổi trẻ cùng tình yêu nước sâu đậm đã làm nên sức mạnh để đẩy lùi mọi khó khăn trong giai đoạn đó.

Nhiều đêm, khi sân khấu dựng vừa xong thì máy bay địch ào đến tập kích, cả bộ đội và diễn viên đều phải xuống hầm trú ẩn, lại có những khi đơn vị ông biểu diễn phục vụ bộ đội, say sưa đến quên cả lệnh báo động. Là diễn viên ít tuổi nhất trong đoàn văn công khi đó nhưng Phạm Tuấn Khoa lại đảm nhiệm được khá nhiều nội dung ở các loại hình biểu diễn từ đóng kịch, diễn kịch câm, ngâm thơ, hát, múa... Mặc dù đa năng như vậy nhưng niềm đam mê lớn nhất của ông vẫn là âm nhạc bởi “ở mọi lúc

mọi nơi dường như đều có tiếng nhạc vang lên trong trái tim mình”. Với một chút vốn liếng âm nhạc ít ỏi của thời học sinh và bằng sự tìm tòi, học hỏi ở các đồng đội trong đoàn, để từ đó có được sáng tác đầu tay là ca khúc Tiểu đoàn Bốn chín anh hùng, ra đời năm 1969. Bài hát lập tức trở thành tiết mục hợp ca kết thúc mỗi đêm diễn của Đoàn văn công Cục Hậu cần, sau đó được Đài Phát thanh Giải phóng phát sóng và được Đoàn văn công Nhân dân miền Nam dàn dựng thành tiết mục biểu diễn thường xuyên của đoàn ở các vùng giải phóng.

Từ thành công của tác phẩm đầu tay, dù không được đào tạo bài bản về âm nhạc, nhưng năng khiếu bẩm sinh cộng với không khí sinh hoạt văn nghệ đặc biệt nơi chiến trường, lại được sự động viên, cổ vũ kịp thời của các nhạc sĩ trong quân đội, Phạm Tuấn Khoa ngày càng tự tin trên con đường sáng tác. Một loạt

Thầy Phạm Tuấn Khoa Ảnh: THÀNH LONG

NGUYỄN TRƯƠNG MINH

Page 2: CHAÁT DAÂN GIAN ÑAÕ NGAÁM VAØO MAÙUrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/3254/1/284_FINAL_IN(15).pdfbiểu diễn từ đóng kịch, diễn kịch câm, ngâm thơ, hát,

23 Số 284 - 2014

GIÁ

O D

ỤC

KỶ NIỆM 32 NĂM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM (20/11/1982 - 20/11/2014)

ca khúc của anh đã ra đời sau đó, vừa sôi nổi, hào hùng, mang khí thế chiến thắng của chiến trường miền Đông gian lao vừa ngọt ngào, đậm đà âm hưởng dân ca Nam bộ: Gửi anh chiếc mũ tai bèo; Màu xanh vùng ven; Hát mừng chiến thắng Bình Long; Lộc Ninh trong nắng hòa bình, Đường vào Sê pôn... Trong đó nhạc phẩm Gửi anh chiếc mũ tai bèo được nhạc sĩ Trần Kiết Tường dàn dựng cho Đài Phát thanh Giải phóng phát sóng nhiều lần từ đầu năm 1970. Ngoài ra, bài hát còn được nhiều nhạc sĩ dàn dựng cho các tiết mục biểu diễn đơn ca, tốp ca, múa…, trở thành ca khúc được nhiều người yêu thích. Bên cạnh đó, Phạm Tuấn Khoa còn viết khí nhạc, sáng tác nhạc cho các tiết mục múa, hợp xướng…, trong đó tổ khúc Hậu cần tiến quân được dàn dựng cho đoàn biểu diễn nhiều lần...

TỪ CHIẾN TRƯỜNG VỀ GIẢNG ĐƯỜNG ĐẠI HỌC

Năm 1974, Phạm Tuấn Khoa ra Bắc trị thương rồi được cử đi học. Bằng năng lực bản thân và niềm say mê dành cho ngôn ngữ, văn hóa nước nhà, ông đã thi đỗ vào Khoa Văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN). Năm 1978, nhận tấm bằng đỏ, ông được giữ lại làm giảng viên tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt (khi đó có tên là Khoa Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài). Người chiến sĩ với những khúc ca mang âm hưởng hào hùng của chiến trường trở thành thầy giáo từ thuở đó. “Môi trường công tác đổi khác nhưng tình yêu dành cho âm nhạc của tôi thì vẫn vậy. Tôi vẫn sáng tác mỗi khi tìm được cảm hứng, đó là hình ảnh của mái trường, của tri thức trong quá trình xây dựng đất nước...” -

ông đã từng tâm sự như vậy.

Từ chiến trường về với giảng đường đại học cùng trang sách và lớp lớp sinh viên, hiện thực cuộc sống tươi mới đã đi vào những nhạc phẩm của ông rất tự nhiên, đằm thắm. Những ai đã từng gắn bó với mái Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội một thời chắc chắn đều biết đến nhạc phẩm Hành khúc sinh viên Trường Đại học Tổng hợp của thầy giáo Phạm Tuấn Khoa sáng tác năm 1974. Tiếp đó ông còn sáng tác thêm những ca khúc khác cùng chủ đề về mái trường như: Tiếng hát sinh viên, Nhớ ơn người trồng cây, Tâm tình cô giáo mầm non, Người thầy với hai niềm đam mê... Tất cả đều được bạn yêu nhạc đón nhận nồng nhiệt. Chính thức là Hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam năm 2005, thầy giáo, nhạc sĩ Phạm Tuấn Khoa càng có nhiều điều kiện để cống hiến tâm huyết của mình cho âm nhạc bên cạnh công việc trồng người cao quý. Ông đã có lần tâm sự rằng: “Dù thời gian, năm tháng có qua đi nhưng tôi vẫn luôn gìn giữ những kỉ niệm thiêng liêng của một thời trận mạc. Tôi luôn tự hào vì mình vừa là người lính, vừa là người thầy và lại có thể dùng âm nhạc để thổ lộ được lòng mình...”.

Năm 2014 này bước sang tuổi 65 nhưng thầy giáo, nhạc sĩ Phạm Tuấn Khoa vẫn hàng ngày miệt mài giảng dạy, nghiên cứu và hăng say trong công việc như thủơ còn trai trẻ. Một phần đời đã vinh dự được khoác trên mình màu xanh áo lính, rồi lại được tôi luyện trong môi trường giáo dục đại học, chủ đề về đất nước, con người vẫn là nguồn cảm hứng bất tận chảy trong dòng máu nghệ sĩ Phạm Tuấn Khoa. Ông bảo, làm giáo dục thì gắn với môi trường khoa học xã hội và nhân văn, viết âm nhạc thì cái chất dân gian, dân tộc nó thấm vào máu, viết kiểu gì cuối cùng vẫn trở về với dân gian, khó mà viết khác đi được.