chĂm sÓc vÀ thu hoẠch - nongnghiep.vn mo dun 03 - cham soc... · lúa tập trung vào các...

81
1 BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHĂM SÓC VÀ THU HOCH MÃ S: MĐ03 NGH: NHÂN GING LÚA Trình độ: Sơ cp ngh

Upload: others

Post on 08-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

CHĂM SÓC VÀ THU HOẠCH

MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: NHÂN GIỐNG LÚA

Trình độ: Sơ cấp nghề

2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03

3

LỜI GIỚI THIỆU Nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề trình độ sơ cấp, theo yêu cầu của

Tổng cục Dạy nghề, Ban chủ nhiệm chương trình nghề nhân giống lúa được giao nhiệm vụ xây dựng chương trình và biên soạn tài liệu dùng cho hệ đào tạo nói trên. Giáo trình mô đun Chăm sóc, thu hoạch và bảo quản lúa là một trong 6 giáo trình được biên soạn sử dụng cho khoá học.

Trên quan điểm đào tạo năng lực thực hành, đồng thời xuất phát từ mục tiêu đào tạo là người học sau khi hoàn thành khoá học có khả năng thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản nhất về Chăm sóc và thu hoạch lúa nhằm đáp ứng mục tiêu trên. Phần kiến thức lí thuyết được đưa vào giáo trình với phạm vi và mức độ để người học có thể lí giải được các biện pháp được thực hiện.

Kết cấu mô đun gồm 4 bài. Mỗi bài được hình thành từ sự tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành trên các lĩnh vực: kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sau thu hoạch lúa giống.

Chúng tôi hy vọng giáo trình sẽ giúp ích được cho người học. Tuy nhiên do khả năng hạn chế và thời gian gấp rút trong quá trình thực hiện nên giáo trình không tránh khỏi những sơ xuất, thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của độc giả, của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và người sử dụng. Chúng tôi sẽ nghiêm túc tiếp thu và sửa chữa để giáo trình ngày càng hoàn thiện.

Xin chân thành cảm ơn!

Chủ biên: Th.S Trần Thế Hanh Cộng sự: Th.s Nguyễn Thị Mỹ Yến

4

MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................. 2 GIỚI THIỆU VỀ MÔĐUN ................................................................................. 7 BÀI 1: CHĂM SÓC LÚA ................................................................................... 8 Mục tiêu ............................................................................................................... 8 A. Nội dung ......................................................................................................... 8 1. Nghiên cứu sự sinh trưởng phát triển của cây lúa sau gieo cấy ...................... 8 2. Tìm hiểu về quy luật “2 xanh, 2 vàng” của ruộng lúa đạt năng suất cao ...... 11 3. Tìm hiểu về điều kiện sống chủ yếu của cây lúa ........................................... 13 3.1. Nhiệt độ ...................................................................................................... 13 3.2. Ánh sáng ..................................................................................................... 14 3.3. Nước ........................................................................................................... 15 3.4. Chất dinh dưỡng ......................................................................................... 15 4. Chăm sóc lúa.................................................................................................. 17 4.1. Dặm tỉa ........................................................................................................ 17 4.2. Bón phân ..................................................................................................... 18 4.3. Điều tiết nước ............................................................................................. 20 4.4. Khử lẫn ....................................................................................................... 21 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 22 C. Ghi nhớ .......................................................................................................... 23 BÀI 2: THU HOẠCH ........................................................................................ 24 Mục tiêu ............................................................................................................. 24 A. Nội dung ....................................................................................................... 24 1. Đặc điểm của cây lúa giai đoạn chín ............................................................. 24 1.1. Đặc điểm hình thái và cơ giới ..................................................................... 24 1.1.1. Đặc điểm của bông và hạt lúa .................................................................. 24 1.1.2. Đặc điểm của rễ, thân và lá lúa ................................................................ 27 1.2. Đặc điểm biến đổi sinh lí, sinh hoá ............................................................ 28 2. Xác định thời điểm thu hoạch ........................................................................ 29 2.1. Những căn cứ để xác định thời điểm thu hoạch ......................................... 29 2.1.1. Căn cứ vào độ chín .................................................................................. 29

5

2.1.2. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng ............................................................ 30 2.2. Quyết định thời điểm thu hoạch ................................................................. 30 2.3. Thực hành xác định thời điểm thu hoạch ................................................... 31 3. Các phương pháp thu hoạch lúa giống và kỹ thuật thực hiện ....................... 32 3.1. Thu hoạch bằng phương pháp thủ công ..................................................... 33 3.2. Thu hoạch bằng phương pháp cơ giới ........................................................ 33 3.2.1. Thu hoạch bằng máy cắt, máy đập riêng rẽ ............................................. 33 3.2.2. Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp ..................................................... 35 3.3. Quy trình thực hiện thu hoạch lúa .............................................................. 36 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 37 C. Ghi nhớ .......................................................................................................... 41 BÀI 3: SƠ CHẾ SAU THU HOẠCH ................................................................ 42 Mục tiêu ............................................................................................................. 42 A. Nội dung ....................................................................................................... 42 1. Đặc điểm của hạt lúa giống sau thu hoạch .................................................... 42 1.1. Đặc điểm hình thái ...................................................................................... 42 1.2. Đặc điểm biến đổi sinh lí, sinh hoá ............................................................ 44 1.2.1. Đặc điểm sinh lí ....................................................................................... 44 1.2.2. Đặc điểm sinh hóa ................................................................................... 45 2. Yêu cầu hạt lúa làm giống sau thu hoạch ...................................................... 46 2.1. Mẫu mã ....................................................................................................... 46 2.2. Chất lượng .................................................................................................. 46 3. Sơ chế sau thu hoạch ..................................................................................... 46 3.1. Phơi, sấy hạt ................................................................................................ 46 3.1.1. Mục đích và yêu cầu phơi sấy hạt lúa giống ........................................... 46 3.1.2. Các phương pháp làm khô ....................................................................... 47 3.2. Làm sạch ..................................................................................................... 49 3.2.1. Làm sạch bằng biện pháp thủ công ......................................................... 49 3.2.2. Làm sạch bằng biện pháp cơ giới ............................................................ 50 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................... 51 C. Ghi nhớ .......................................................................................................... 54 BÀI 4: BẢO QUẢN .......................................................................................... 55

6

Mục tiêu ............................................................................................................. 55 A. Nội dung ....................................................................................................... 55 1. Đóng gói hạt giống ........................................................................................ 55 1.1. Khái niệm, yêu cầu và tác dụng .................................................................. 55 1.1.1. Khái niệm................................................................................................. 55 1.1.2. Yêu cầu của việc đóng gói hạt giống....................................................... 55 1.2. Tiến hành đóng gói ..................................................................................... 56 1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị đóng gói ........................................................ 56 1.2.2. Quy trình và kỹ thuật tiến hành đóng gói ................................................ 56 2. Bảo quản hạt giống ........................................................................................ 56 2.1. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc của việc bảo quản hạt giống ................. 56 2.1.1. Mục đích .................................................................................................. 56 2.1.2. Yêu cầu....................................................................................................55 2.1.3. Nguyên tắc ............................................................................................... 57 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hạt giống trong quá trình bảo quản .................. 57 2.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại của hạt................................................ 57 2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bảo quản..................................... 59 2.2.3. Ảnh hưởng của phương pháp và kỹ thuật bảo quản ................................ 62 2.3. Kỹ thuật thực hiện bảo quản hạt giống lúa ................................................. 63 2.3.1. Bảo quản hạt đóng bao chứa trong kho thoáng ....................................... 63 2.3.2. Bảo quản kín trong chum, vại, túi ni lông ............................................... 63 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ....................................................................... 70 C. Ghi nhớ .......................................................................................................... 74 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .......................................................... 76 I. Vị trí, tính chất của mô đun ............................................................................ 76 II. Mục tiêu ........................................................................................................ 76 III. Nội dung chính của mô đun ......................................................................... 76 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ............................................... 76 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................ 77 VI. Tài liệu tham khảo ....................................................................................... 80

7

MÔ ĐUN 4: CHĂM SÓC THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN Mã môđun: MĐ03

GIỚI THIỆU VỀ MÔĐUN Mô đun chăm sóc, thu hoạch và bảo quản được xây dựng trên hệ thống các bài chăm sóc lúa, thu hoạch, sơ chế và bảo quản hạt giống lúa. Học viên sau khi học xong mô đun này đã có những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất về chăm sóc lúa (bón phân, điều tiết nước, khử lẫn), thu hoạch, sơ chế và bảo quản hạt lúa giống.

8

BÀI 1: CHĂM SÓC LÚA MÃ BÀI: MĐ03.1

Mục tiêu

Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày được quy trình chăm sóc lúa theo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản về dặm lúa, bón thúc, điều

tiết nước và khử lẫn. - Nhận biết được các dạng hình cây lúa khác giống, thực hiện khử lẫn

đồng ruộng theo đúng qui trình kỹ thuật A. Nội dung 1. Nghiên cứu sự sinh trưởng phát triển của cây lúa sau gieo cấy

Sau khi cấy, cây lúa bén rễ, hồi xanh rồi bước ngay vào thời kỳ đẻ nhánh. Đây cũng là thời kỳ có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ đời sống của cây lúa và quá trình tạo năng suất của cây lúa sau này.

Hình 1: Cây lúa ở thời kỳ đẻ nhánh Nếu điều kiện ngoại cảnh thuận lợi thì sau khoảng 5 - 7 ngày cây lúa có

thể bén rễ, hồi xanh (trong vụ mùa, hè thu), nếu điều kiện khí hậu thời tiết bất thuận như: trời lạnh, âm u, thiếu ánh sáng… thì thời gian bén rễ hồi xanh có thể kéo dài đến 15 - 20 ngày, có khi kéo dài 25 - 30 ngày (vụ chiêm xuân ở các tỉnh phía Bắc).

9

Hình 2: Cây lúa đã đẻ nhánh tối đa Ở thời kỳ đẻ nhánh, cây lúa sinh trưởng nhanh và mạnh. Thời kỳ này cây

lúa tập trung vào các quá trình phát triển của bộ rễ, ra lá và đẻ nhánh. Thời kỳ đẻ nhánh là thời kỳ quyết định đến sự phát triển diện tích lá và số bông, do đó cần chú ý đến các biện pháp kỹ thuật nhằm làm tăng diện tích lá để tăng khả năng quang hợp và tăng số bông hữu hiệu là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lúa.

Tiếp theo sau thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng của cây lúa là thời kỳ sinh trưởng sinh thực bao gồm các giai đoạn: Giai đoạn phân hoá hoa và hình thành cơ quan sinh sản (còn gọi là quá trình làm đòng) được phân chia làm nhiều bước khác nhau.

Có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này, nhưng tóm lại giai đoạn này trải qua 8 bước:

Bước 1: Phân hoá điểm sinh trưởng; Bước 2: Phân hoá gié cấp 1; Bước 3: Phân hoá gié cấp 2; Bước 4: Phân hoá hoa; Bước 5: Hình thành nhị và nhuỵ; Bước 6: Hình thành tế bào mẹ hạt phấn; Bước 7: Phân chia giảm nhiễm tế bào mẹ hạt phấn; Bước 8: Tích luỹ các chất trong hạt phấn và quá trình phát triển của hạt

phấn đã hoàn thành. Tiếp theo giai đoạn phân hoá hoa là giai đoạn trỗ bông:

10

Đòng lúa sau khi phân hoá xong thì trỗ ra ngoài do sự phát triển rất nhanh của lóng trên cùng, khi toàn bộ bông lúa thoát ra khỏi bẹ lá đòng là kết thúc giai đoạn trỗ.

Hình 3: Giai đoạn nở hoa thụ phấn thụ tinh của cây lúa Giai đoạn nở hoa, thụ phấn thụ tinh có thể bắt đầu cùng với quá trình trỗ

bông hoặc sau khi lúa trỗ xong tuỳ theo giống, mùa vụ. Nhưng nhìn chung giai đoạn này thường tuân thủ nguyên tắc: các hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông nở cuối cùng. Khi hoa lúa nở, phơi màu cũng là khi hạt lúa được thụ phấn, thụ tinh. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 30 - 35 ngày.

Giai đoạn chín sữa bắt đầu sau khi phơi màu từ 5 - 7 ngày, chất dự trữ trong hạt lúa ở dạng lỏng và trắng như sữa; hình dạng hạt đã hoàn thành, lưng hạt có màu xanh; trọng lượng hạt trong thời kỳ này tăng rất nhanh, có thể đạt 75 - 80% trọng lượng cuối cùng của hạt thóc.

Hình 4: Giai đoạn chín sữa Hình 5: Giai đoạn chín sáp

11

Giai đoạn chín sáp là giai đoạn mà chất dịch trong hạt thóc dần dần đặc lại, khiến cho hạt lúa cứng; màu xanh ở lưng hạt thóc dần chuyển màu vàng và trong giai đoạn này trọng lượng hạt thóc tiếp tục tăng lên.

Giai đoạn hạt chín hoàn toàn nằm trong thời kỳ chín của cây lúa. Cũng như thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa, thời gian của thời kỳ chín biến đổi không nhiều trước những tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Thời gian này kéo dài khoảng 30 ngày. Giai đoạn chín hoàn toàn khi ta nhận thấy vỏ trấu từ màu vàng chuyển sang vàng nhạt và hạt thóc chắc cứng, cũng là lúc hạt thóc đạt trọng lượng tối đa. Lúc này có thể bắt đầu tiến hành thu hoạch lúa.

Hình 6: Giai đoạn chín hoàn toàn

2. Tìm hiểu về quy luật “2 xanh, 2 vàng” của ruộng lúa đạt năng suất cao

Trong kỹ thuật thâm canh cũng như nhân giống lúa người sản xuất cần nắm rõ quy luật “ 2 xanh, 2 vàng” để điều khiển theo đúng quy luật nhằm đạt năng suất cao.

Hình 7: Sơ đồ quy luật “2 xanh, 2 vàng” của ruộng lúa đạt năng suất cao

12

* Giai đoạn xanh 1(quan sát hình7) Được tính từ khi gieo mạ đến khi cây lúa đẻ nhánh, giai đoạn này yêu cầu chất lượng hạt giống tốt, ngâm ủ nảy mầm đạt trên 90%. Khi gieo xuống đất cây lúa mọc trong điều kiện thuận lợi nhất để có màu xanh ngay khi ra lá đầu tiên gọi là giai đoạn xanh 1. Nếu vì do cây lúa thiếu nước, thiếu phân, bị sâu bệnh lá bị vàng là trái với quy luật.

Trong giai đoạn này cần chú ý phòng trừ sâu bệnh nhất là bọ trĩ, bệnh cháy lá ngay từ giai đoạn mạ.

Cần giữ màu xanh đặc trưng của từng giống lúa từ lúc cây mọc cho đến cuối thời kỳ đẻ nhánh hữu hiệu (Từ lúc gieo đến khoảng 30 – 40 ngày sau gieo). * Giai đoạn vàng 1(quan sát hình 7)

Giai đoạn này thường kéo dài từ 15 – 20 ngày tuỳ theo từng mùa vụ, điều kiện canh tác, tính chất đất đai và giống. Cần áp dụng mọi biện pháp cho cây lúa chuyển sang màu vàng chanh khi lúa chuẩn bị đón đòng là rất cần thiết. Màu sắc của lá lúa sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang màu vàng chanh khoảng 40 – 45 ngày sau cấy.

Nếu ruộng lúa nào không chuyển sang màu vàng chanh trước lúc đón đòng là trái với quy luật vàng 1, cây sẽ phát triển thân lá, số bông số hạt ít, sâu bệnh nhiều, dễ đổ.

Biện pháp tác động tích cực để cây lúa chuyển sang vàng 1 là: - Bón thúc lần 1 sớm ngay sau cấy 7 - 10 ngày. Bón thúc lần 1có tác dụng

để nuôi nhánh đã đẻ nhánh trước (thường là nhánh cấp 1), các nhánh này sẽ, khỏe, mập sẽ trở thành những nhánh hữu hiệu. Do bón thúc lần 1 sớm nên các nhánh đẻ muộn về sau không còn hoặc còn ít dinh dưỡng nên sinh trưởng kém hoặc tự chết. Chính vì vậy ruộng lúa ít có lá vàng úa, thông thoáng. Các nhánh đẻ trước sẽ sinh trưởng tốt, cho bông dài, hạt nhiều (bông chính có trên 100 hạt và 2 nhánh cấp 1 có từ 40 – 60 hạt).

- Rút nước phơi ruộng khi ruộng lúa đã đẻ kín hàng với mục đích hạn chế các nhánh đẻ về sau (các nhánh vô hiệu) làm cho đất thông thoáng, rễ lúa đủ oxy để hô hấp, giảm bớt các chất trong môi trường ngập nước (khí CH4, khí H2S…), cây lúa cứng lại, ít sâu bệnh, chuyển sang giai đoạn làm đòng hết sức thuận lợi. * Giai đoạn xanh 2 (quan sát hình 7)

Đối với các giống lúa có thời gian sinh trưởng 90 - 95 ngày thì giai đoạn này vào khoảng 40 - 50 ngày sau cấy. Quan sát ruộng lúa khi có trên 2/3 số lượng lá đã chuyển sang màu vàng chanh thì nên đưa nước vào ruộng và bón phân đón đòng. Nếu vì lý do gì giai đoạn từ trỗ đến chín sữa mà lá bị vàng là trái với quy luật.

13

Nếu lúa có màu vàng chanh thì bón thêm 50 kg đạm urê + 50 kg kali/ha, ngược lại nếu lúa còn xanh thì chỉ cần bố sung 100 kg kali/ha mà không cần bón thêm đạm urê. Nếu bón phân đúng kỹ thuật thì khi cây lúa trỗ phải có màu xanh (đặc biệt là 3 lá trên cùng) có màu xanh đặc trưng cho giống, màu xanh duy trì được lâu, tuổi thọ của lá kéo dài thì mới tạo được năng suất cao. Giai đoạn này gọi là giai đoạn xanh 2.

Các biện pháp chính để giữ cho 3 lá trên cùng xanh là: - Không cấy hoặc gieo sạ quá dày để các lá sẽ che khuất lẫn nhau; - Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm, thừa lân vào cuối vụ; - Cung cấp nước đầy đủ từ giai đoạn làm đòng đến chín sáp;

- Phòng trừ sâu bệnh kịp thời; Nếu giai đoạn này lá bị vàng thì nên bổ sung phân bón lá để giữ cho bộ

lá xanh lâu. Giai đoạn vàng 2 (quan sát hình 7) Quan sát thấy bông lúa đã đỏ đuôi là lúa đang bước sang giai đoạn chín sáp (trước thu hoạch 7 - 10 ngày). Cần tháo nước trước khi thu hoạch để thúc đẩy quá trình chín, tạo điều kiện cho ruộng lúa chuyển sang giai đoạn vàng 2 thuận lợi. Tùy theo địa hình tiến hành tháo nước cho hợp lý. Ví dụ: Đối với địa hình chân vàn cao, dễ mất nước chỉ cần tháo nước trước khi thu hoạch 5 – 7 ngày, còn đối với địa hình trũng, lầy cần tháo nước trước khi thu hoạch 7 – 10 ngày. 3. Tìm hiểu về điều kiện sống chủ yếu của cây lúa 3.1. Nhiệt độ

Trong quá trình sinh trưởng phát triển nếu nhiệt độ cao cây lúa nhanh đạt được tổng nhiệt độ cần thiết thì sẽ ra hoa và chín sớm hơn, tức là rút ngắn thời gian sinh trưởng. Nếu nhiệt độ thấp thì ngược lại. Ðối với vụ chiêm xuân ở các tỉnh miền Bắc các giống lúa ngắn ngày là những giống mẫn cảm với nhiệt độ (giống cảm ôn) nên thời gian sinh trưởng dễ biến động theo nhiệt độ hàng năm và theo mùa vụ cấy sớm hay muộn. Vì vậy, việc dự báo khí tượng trong vụ chiêm xuân cần phải được coi trọng và chú ý theo dõi để bố trí cơ cấu mùa vụ cho thích hợp, tránh để trường hợp khi lúa trỗ gặp rét. Với vụ mùa thì điều kiện nhiệt độ tương đối ổn định nên thời gian sinh trưởng của các giống lúa cấy trong vụ mùa ít thay đổi.

Đối với các tỉnh miền Nam do diễn biến về nhiệt độ không chênh lệch nhiều giữa các mùa vụ trong năm nhất là vụ đông xuân. Điều này lý giải năng suất và chất lượng lúa gạo ở các tỉnh miền Nam thường cao và ổn định hơn các

14

tỉnh miền Bắc. Trong các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa yêu cầu về nhiệt độ cũng rất khác nhau.

Giai đoạn nảy mầm nhiệt độ thích hợp nhất đối với quá trình nảy mầm là 30 - 350C, ngưỡng nhiệt độ giới hạn thấp nhất là 10 - 120C và cao nhất là 400C không có lợi cho quá trình nảy mầm và phát triển của mầm.

Giai đoạn mạ nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển là 25 - 300C. Với vụ hè thu và vụ mùa nói chung nhiệt độ thích hợp cho cây mạ phát triển. Với vụ chiêm xuân ở miền Bắc nước ta thì diễn biến thời tiết phức tạp, nếu gieo mạ sớm hoặc những năm trời ấm kéo dài thường có hiện tượng mạ già, mạ ống; có những năm giai đoạn mạ gặp trời rét, cây mạ có thể bị chết rét. Ðể chống rét cho mạ, hiện nay người ta dùng biện pháp kỹ thuật che phủ nilon cho mạ là biện pháp chống rét hữu hiệu nhất.

Giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng: nhiệt độ thích hợp nhất là 25 - 320C. Nhiệt độ thấp dưới 160C hay cao hơn 380C đều không thuận lợi cho sự đẻ nhánh, làm đòng của cây lúa. Diễn biến phức tạp của nhiệt độ trong vụ chiêm xuân ở miền Bắc cũng có nhiều bất thuận cho thời kỳ này.

Giai đoạn trỗ bông, làm hạt yêu cầu nhiệt độ thích hợp nhất từ 28 - 300C. Với ngưỡng nhiệt độ này, vụ chiêm xuân ở các tỉnh phía Bắc nếu không bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp thì thời gian trỗ dễ gặp lạnh. Trong điều kiện cây lúa nở hoa, phơi màu, thụ tinh nếu gặp nhiệt độ thấp (dưới 170C) hoặc quá cao (trên 400C) đều không có lợi. Khi gặp rét hoặc nhiệt độ quá cao hạt phấn mất sức nảy mầm, không thụ phấn thụ tinh được, làm cho tỉ lệ hạt lép lửng cao. Giai đoạn làm hạt nếu gặp rét, quá trình vận chuyển vật chất về hạt kém, trọng lượng hạt giảm nên năng suất và chất lượng lúa thường không cao. 3.2. Ánh sáng

Trong một năm, với các tỉnh phía Nam và Nam Trung bộ thì cường độ ánh sáng phân bổ đồng đều không có biến đổi nhiều.

Các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ thì cường độ ánh sáng khá đầy đủ trong vụ mùa. Ở vụ đông xuân thì giai đoạn mạ, cấy và đẻ nhánh thời tiết thường âm u, rét kéo dài, cường độ ánh sáng không đầy đủ, đến tháng 4 - 5 trở đi có nắng ấm và ánh sáng tương đối đầy đủ nên lúa xuân bắt đầu sinh trưởng thuận lợi.

Về thời gian chiếu sáng (độ dài ngày): Thời gian chiếu sáng và bóng tối trong một ngày đêm (gọi là quang chu

kỳ) có tác dụng rõ rệt đến quá trình phân hóa đòng và trỗ bông. Nếu không có điều kiện chiếu sáng phù hợp thì cây lúa không thể ra hoa kết quả được. Cây lúa thuộc nhóm cây ngày ngắn, chỉ đòi hỏi thời gian chiếu sáng dưới 13 giờ/ngày. Với thời gian chiếu sáng từ 9 - 10 giờ/ngày có tác dụng rõ rệt đối với việc xúc tiến quá trình làm đòng, trỗ bông của cây lúa.

15

Tuy nhiên mức độ phản ứng với quang chu kỳ còn phụ thuộc vào giống và các vùng sinh thái. Ở nước ta, một số giống lúa mùa địa phương có phản ứng rất rõ với quang chu kỳ, đem các giống này cấy vào vụ chiêm xuân lúa sẽ không ra hoa (như giống lúa Bao thai, Mộc tuyền...)

Thường các giống lúa ngắn ngày có phản ứng yếu hoặc không phản ứng với quang chu kỳ nên có thể gieo cấy vào các thời vụ trong năm. 3.3. Nước

Cây lúa sống trong ruộng nước, là cây cần và ưa nước điển hình nên từ “lúa nước” bao giờ cũng gắn liền với cây lúa. Các giống lúa gieo cấy ở nước ta đều là giống lúa nước. Tuy nhiên cũng có những giống lúa có khả năng chịu hạn như: CH13, CH16, CH01, các giống lúa nương... sinh trưởng hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời, nhưng năng suất không cao bằng lúa nước.

Nước là một trong những nguồn vật liệu thô để chế tạo thức ăn, vận chuyển thức ăn lên xuống trong cây, đến những bộ phận khác nhau của cây lúa. Bên cạnh đó lượng nước trong cây lúa và nước ruộng lúa là yếu tố điều hòa nhiệt độ cho cây lúa cũng như quần thể, không gian ruộng lúa. Nước cũng góp phần làm cứng thân và lá lúa, nếu thiếu nước thân lá lúa sẽ khô, lá lúa bị cuộn lại và rủ xuống, còn nếu cây lúa đầy đủ nước thì thân lá lúa sẽ đứng, bản lá mở rộng.

Từ sau gieo đến mạ mũi chông thì chỉ cần giữ ruộng đủ ẩm. Trong điều kiện như vậy rễ lúa được cung cấp nhiều oxy để phát triển và nội nhũ (nơi chứa chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt) cũng phân giải thuận lợi hơn. Khi cây mạ được 3 - 4 lá thì có thể giữ ẩm hoặc để một lớp nước nông cho đến khi nhổ cấy. Còn sau cấy đến khi lúa chín là thời kỳ cây lúa rất cần nước. Nếu ruộng khô hạn thì các quá trình sinh trưởng gặp trở ngại rõ rệt. Ngược lại nếu mực nước trong ruộng quá cao, ngập úng cũng không có lợi, cây lúa đẻ nhánh khó, cây vươn dài, yếu ớt, dễ bị đổ và sâu bệnh. Vì thế, điều tiết nước cho lúa là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng nhằm nâng cao năng suất. 3.4. Chất dinh dưỡng

Phân bón có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa, nó cần thiết cho suốt quá trình phát triển, từ giai đoạn mạ cho đến lúc thu hoạch. Cùng với các yếu tố năng lượng khác, phân bón cung cấp cho cây là nguồn nguyên liệu để tái tạo ra các chất dinh dưỡng như: tinh bột, chất đường, chất béo, prôtêin… Ngoài ra chúng còn giữ vai trò duy trì sự sống của toàn bộ cây lúa. Không có nguồn dinh dưỡng thì cây lúa sẽ chết, không thể tồn tại.

Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây lúa có vai trò khác nhau, với hàm lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây lúa. Vì vậy việc bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho lúa người ta đã nghiên cứu và đưa ra những công thức bón phân hợp lý cho từng giống lúa, cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều kiện đất đai, khí hậu và từng mùa vụ.

16

3.4.1. Đạm Nitơ là một trong những nguyên tố dinh dưỡng quan trọng để tăng năng suất lúa, có nhiều trong phân đạm. Thời điểm thích hợp nhất để bón đạm cho cây lúa vào lúc cấy và lúc cây lúa bắt đầu làm đòng, cũng không nên bón đạm cho lúa khi vừa cấy xong. Cách bón phân đạm tốt nhất là trước khi cấy, phân được trộn với đất để hạn chế sự mất đạm và cho phân gần rễ hơn.

Khi bón phân cũng phải quan sát không nên bón khi ruộng khô nẻ rồi cho nước vào ruộng thì một phần phân đạm sẽ biến thành khí bốc hơi bay đi. Ngược lại nếu bón đạm cho đất ngập nước thường xuyên làm thay đổi dạng đạm (dạng đạm này dễ chuyển thành thể khí bay lên). Khi quan sát thấy trời sắp mưa không nên bón đạm vì như vậy lượng đạm vừa bón sẽ dễ bị rửa trôi; khi trời nắng nóng gay gắt vào buổi trưa, đầu giờ chiều cũng không nên bón đạm vì đạm dễ bị bay hơi. Trời quang đãng, vào buổi sáng hoặc chiều tối là thời điểm bón đạm tốt nhất.

Cần phải luôn luôn giữ cho đồng ruộng sạch cỏ dại. Trước khi bón phân đạm cho lúa cần phải làm sạch cỏ dại bởi vì cỏ sẽ cạnh tranh phân đạm với cây lúa. Cỏ càng mọc nhanh sẽ cạnh tranh với lúa không những chỉ phân bón mà cả nước, ánh sáng, không gian chứa khí và điều kiện để sâu bệnh phát sinh phát triển. Cần phải làm cỏ trong vòng 30 ngày sau khi cấy, nếu không làm cỏ ngay trong giai đoạn này thì năng suất lúa sẽ bị giảm rõ rệt.

Một điểm chú ý khác khi bón thúc phân đạm là không nên bón khi lá lúa còn ướt bởi phân đạm sẽ dính lại trên lá ướt và với lượng nhiều có thể gây cháy lá; phân đạm đã hòa tan vào những giọt nước trên lá lúa sẽ bị mất vào không khí khi các giọt nước đó bốc hơi, khô đi. Cũng không nên bón thúc phân đạm nếu như thấy có mưa to vì đạm vừa bón sẽ bị trôi đi mất 3.4.2. Lân Cây lúa được bón đầy đủ lân và cân đối đạm sẽ phát triển xanh tốt, khỏe mạnh, chống đỡ với điều kiện bất thuận như hạn, rét. Cây lúa đủ lân đẻ khỏe, bộ rễ phát triển tốt, trỗ và chín sớm ngay cả trong điều kiện nhiệt độ thấp trong vụ đông xuân, hạt thóc mẩy và sáng. Cây lúa thiếu lân cây còi cọc, đẻ nhánh kém, bộ lá lúa ngắn, phiến lá hẹp, lá có tư thế dựng đứng và có màu xanh tối; số lá, số bông và số hạt/bông đều giảm.

Trong sản xuất, người ta thường bón lót toàn bộ phân lân cùng với phân chuồng hay phân xanh để cung cấp kịp thời lân dễ tiêu cho sự phát triển của bộ rễ lúa. 3.4.3. Kali

Cây lúa được bón đầy đủ kali sẽ phát triển cứng cáp, không bị ngã đổ, chịu hạn và chịu rét tốt. Cây lúa thiếu kali lá có màu lục tối, mép lá có màu nâu hơi vàng. Thiếu kali nghiêm trọng trên đỉnh lá có vết hoại tử màu nâu tối trong khi các lá già phía dưới thường có vết bệnh tiêm lửa. Khi tỉ lệ kali trong cây giảm xuống chỉ còn bằng 1/2 - 1/3 so bình thường thì mới thấy xuất hiện triệu

17

chứng thiếu kali trên lá. Khi triệu chứng thiếu kali xuất hiện thì năng suất đã giảm, việc bón kali không thể bù đắp được. Do vậy, không nên đợi đến lúc xuất hiện triệu chứng thiếu kali rồi mới bón bổ sung kali cho cây.

Trong sản xuất, khi bón phân kali cho lúa, lượng kali clorua bao giờ cũng ít nhất trong 3 loại phân bón chính và thường sử dụng để bón thúc cùng với phân đạm. Phân kali có 2 loại: phân kali tự nhiên và chế biến công nghiệp. 3.4.4. Nguyên tố vi lượng Các nguyên tố vi lượng tham gia vào thành phần các enzim xúc tiến các quá trình sinh lí, sinh hóa diễn ra trong cây, làm tăng quá trình quang hợp và trao đổi chất, kết quả làm tăng suất và phẩm chất cây trồng. Ở đất lúa, sự ngập nước thường xuyên trong thời gian dài đã làm cho các nguyên tố vi lượng mất đi một cách nhanh chóng. Mặt khác những nguyên tố vi lượng được bổ sung hàng năm qua phân bón chưa đáp ứng được nhu cầu của cây lúa. Vì vậy, bón phân vi lượng bổ sung cho cây là điều rất cần thiết. Phân vi lượng có thể sử dụng để xử lý hạt giống trước khi cấy hoặc phun qua lá vào các giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng với liều lượng vài phần vạn tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển, từng mùa vụ, từng loại đất... 4. Chăm sóc lúa 4.1. Dặm tỉa 4.1.1. Tầm quan trọng của việc dặm tỉa Dặm tỉa là công việc quan trọng thường tiến hành ngay sau khi cây bén rễ hồi xanh. Dặm tỉa nhằm đảm bảo mật độ cây trên đơn vị diện tích góp phần làm tăng năng suất lúa. 4.1.2. Xác định thời điểm tỉa dặm và quy trình thực hiện Bảng 1. Thực hiện công việc dặm tỉa lúa:

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư:

- Ruộng lúa đã gieo cấy - Lượng mạ để dặm

- Nghiên cứu đặc điểm của từng giống lúa, mùa vụ gieo trồng, tính chất đất đai. - Xác định mật độ khoảng cách thích hợp

2 Xác định thời điểm dặm tỉa

- Sau khi gieo cấy 5 - 7 ngày để đảm bảo sự đồng đều về mật độ và sự sinh trưởng phát triển của cây lúa.

3 Quy trình thực hiện dặm tỉa

- Cấy thêm cây vào vị trí cây bị chết, không có khả năng sống hoặc những chỗ cấy quá thưa không đảm bảo mật độ. - Nhổ bớt số cây ở những nơi cấy quá dầy để chuyển sang nơi thưa. Kết quả là tạo được sự đồng đều trên diện tích vừa dặm tỉa.

18

4.2. Bón phân Bón phân cho lúa nhằm cung cấp dinh dưỡng để đạt năng suất cao, duy trì độ phì của đất, cải tạo đất. Bón phân cần dựa vào dinh dưỡng của cây, đặc điểm của đất, thời tiết, khí hậu. Cần bón cân đối giữa dạng phân hữu cơ và vô cơ, đa lượng, vi lượng, phân bón gốc và phân bón lá. Bảng 2. Thực hiện công việc bón phân:

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành 1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: Xô,

chậu, xe vận chuyển phân... - Ruộng lúa đã gieo cấy - Các loại phân bón cho lúa

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư, đúng chủng loại và chất lượng.

2 Xác định loại phân - Tìm hiểu tính chất, hàm lượng các chất dinh dưỡng và cách sử dụng của từng loại phân

3 Xác định lượng phân bón và số lần bón

- Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa, tính chất từng loại phân bón, đặc điểm của từng giống lúa và mùa vụ gieo cấy. - Bón lót và bón thúc chia làm 2 lần: Bón thúc đẻ nhánh và bón thúc nuôi dòng

4 Cách bón - Dùng cân để cân lượng phân cần bón. - Dùng dụng cụ đựng phân - Bón đều cho diện tích cần bón. Bón vào buổi chiều mát, không mưa và không bón khi lá lúa còn ướt, còn sương.

Để giúp việc bón phân cho lúa đạt hiệu quả cao nhất là đối với phân đạm, tránh hiện tượng thừa và thiếu làm cho cây sinh trưởng phát triển mất cân đối dẫn đến năng suất thấp, người ta đã sử dụng bảng so màu lá lúa. (quan sát hình 8)

Hình 8: Phương pháp so màu lá lúa

19

Bảng so màu lá lúa được chế tạo theo công nghệ của Nhật Bản nhằm xác định màu sắc của lá lúa để dự đoán tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây. Bảng có 6 khung màu từ màu xanh vàng nhạt đến màu xanh đậm. Cách sử dụng bảng so màu lá lúa như sau:

- Cầm bảng so màu lá lúa ra ruộng để chẩn đoán tình trạng dinh dưỡng đạm cho cây. Thông thường cứ 7 ngày đo 1 lần bắt đầu từ sau cấy hoặc sạ 14 -15 ngày để xác định chính xác thời điểm cần bón thúc đạm.

- Chọn lá trên cùng đã phát triển đầy đủ để so màu. So khoảng 20 lá của các khóm lúa khác nhau rồi lấy giá trị trung bình. Số trung bình này thể hiện tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây của ruộng lúa.

- Đưa lá lúa vào khung màu rồi di chuyển cho đến khi màu lá lúa trùng với màu trong khung là được. Màu lá trùng với màu trong khung số mấy thì được ghi nhận tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây ở số đó. Trường hợp màu của lá lúa nằm ở giữa hai khung kề nhau. * Ví dụ: Màu của lá lúa ở giữa khung số 3 và số 4 thì được ghi nhận là 3,5. Thời điểm bón thúc phân đạm thích hợp nhất là lúc lá lúa có màu sắc như ở khung trong bảng so màu. Nhìn chung, đối với các giống lúa thuần ngắn ngày thì khung màu chuẩn là 3,5. Nếu so thấy màu của lá lúa ở khung màu số 3 thì lúa đang tình trạng thiếu đạm cần bón ngay, nếu bón chậm sẽ làm giảm năng suất. Ngược lại, nếu màu của lá lúa ở khung số 4 thì cây lúa ở tình trạng thừa đạm cần điều chỉnh thậm chí không bón đạm nữa. Ví dụ: Nếu giai đoạn đẻ nhánh của giống lúa KD18 khi so màu lá ở khung số 3 thì phải bón đạm từ 2 – 3 kg tuỳ theo từng loại đất, mùa vụ. Chú ý:

- Màu sắc của lá lúa thể hiện đúng tình trạng dinh dưỡng đạm trong cây khi các yếu tố dinh dưỡng lân, kali và vi lượng không ở tình trạng thiếu. - Việc xác định liều lượng phân bón còn phụ thuộc vào tính chất đất đai, thời tiết khí hậu ở mỗi vùng sinh thái và tập quán canh tác khác nhau.

Nhu cầu dinh dưỡng của các nguyên tố đa lượng trong khoảng từ 80 - 100kg N, 45 - 80kg P2O5 và 30 - 45kg K2O/ha. Tuy nhiên, việc xác định lượng phân bón phụ thuộc vào từng giống lúa, mùa vụ gieo trồng. * Ví dụ Liều lượng phân bón tính cho 1 ha đối với lúa chiêm xuân cần 90 – 100kg N. Nếu sử dụng phân đơn thì cần khoảng 190 – 230kg phân urê có 92 - 100kg N. Nếu sử dụng 100kg NPK (12:5:10) đáp ứng được 12kg N, 5kg P2O5 và 10kg K2O nên bổ sung thêm các loại phân urê để được liều lượng 90 – 100kg. Mặt khác liều lượng phân bón còn phụ thuộc vào từng loại đất.

20

Ví dụ: - Trên đất phù sa thì áp dụng công thức: 80kg N, 45kg P2O5 và 30 kg

K2O/ha. Đất phèn nhẹ thì bón: 100kg N + 60kg P2O5 + 45kg K2O/ha. Đất phèn nặng thì bón: 100kg N + 80kg P2O + 45kg K20/ha. Trên nhóm đất xám bón theo công thức: 100kg N + 45 P2O5 + 45kg K2O/ha. 4.3. Điều tiết nước * Đối với lúa cấy Áp dụng biện pháp tưới tiêu hợp lý, khoa học khi điều tiết mực nước trong ruộng theo từng giai đoạn vừa tiết kiệm nước, vừa giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, tập trung tăng số nhánh hữu hiệu, hạn chế số nhánh vô hiệu và tăng suất. Công việc điều tiết nước tiến hành như sau: Sau khi cấy xong cho mực nước vừa phải khoảng 3 - 5cm giúp lúa bén rễ, hồi xanh nhanh và tránh bị héo khi gặp nhiệt độ cao và trời nắng hoặc khi trời rét đậm, rét hại. Khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh, tháo bớt nước chỉ để lại mực nước nông 2 - 3cm kết hợp làm cỏ sục bùn và bón phân thúc lần 1. Lúa kết thúc đẻ nhánh hữu hiệu thông thường sau cấy 25 - 35 ngày tùy thời gian sinh trưởng của từng giống, thì cho mực nước vào ngập sâu 7 - 10cm để hạn chế lúa đẻ lai rai. Nếu gặp thời tiết bất thuận như nắng nóng trên 35oC hoặc gặp rét dưới 16oC thì cho mực nước vào ngập ruộng 10 - 15cm nhằm chống nóng hoặc chống rét cho cây lúa. Biện pháp đưa nước ngập ruộng để không chế đẻ nhánh lai rai là biện pháp thường được áp dụng với thâm canh truyền thống. Theo phương pháp thâm canh cải tiến về điều tiết nước sẽ là: Nông - Lộ - Phơi. Có nghĩa là giai đoạn giai đoạn lúa đẻ nhánh chỉ để mực nước nông từ 2 – 3cm, còn giai đoạn kết thúc đẻ nhánh thì rút nước phơi ruộng để ruộng nứt chân chim tức là để lộ trong thời gian từ 5 – 7 ngày tuỳ theo mùa vụ và từng điều kiện địa hình. Rút nước ở giai đoạn này vừa có tác dụng hạn chế đẻ nhánh vô hiệu đồng thời làm cho bộ rễ ăn sâu, chống đổ, mặt khác quá trình trao đổi khí trong đất trong đó các khí độc được thoát ra ngoài. Đến khi lúa chín sáp trước thu hoạch 7 - 10 ngày tiến hành tháo cạn để khô ruộng vừa giúp cho lúa chín nhanh đồng thời thu hoạch dễ dàng. * Đối với lúa gieo sạ Trong tuần đầu tiên sau khi sạ, giữ mực nước ruộng từ bão hòa đến cao khoảng 1cm. Sau khi gieo sạ 6 - 7 ngày, cho nước vào tăng dần theo chiều cao cây lúa nhằm hạn chế cỏ dại phát triển. Sau đó, tăng lên từ từ khoảng 1 - 3cm tùy theo giai đoạn phát triển của cây lúa và giữ liên tục cho đến khi bón phân lần 2 khoảng 20 - 25 ngày sau khi sạ. Giai đoạn này nước là nhu cầu thiết yếu để cây lúa phát triển. Giữ nước ở giai đoạn này nhằm hạn chế cỏ dại.

21

Giai đoạn từ 25 - 40 ngày sau khi sạ là giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và chỉ cần giữ mực nước trong ruộng từ bằng mặt đất đến thấp hơn mặt đất 15cm. Để biết mực nước thấp hơn mặt đất, có thể đặt ống nhựa có đục lỗ bên hông, bên trong có chia vạch 5cm để theo dõi. Khi nước xuống thấp hơn vạch 15cm thì bơm nước vào ngập tối đa 5cm so với mặt đất ruộng. Khi nước hạ thấp dưới vạch 15cm thì bơm nước vào tiếp. Cách điều tiết nước này sẽ làm phơi lộ mặt ruộng vì vậy được gọi là tưới “ướt - khô xen kẽ”. Mực nước dưới mặt đất càng xa (nhưng không thấp hơn 15cm so với mặt đất) sẽ giúp rễ lúa ăn sâu vào trong đất, chống đổ ngã và dễ thu hoạch. Ở giai đoạn lúa 25 - 40 ngày, lá lúa phát triển giáp tán, hạt cỏ có nảy mầm cũng không phát triển và cạnh tranh với cây lúa. Ðây cũng là giai đoạn cây lúa rất dễ bị bệnh khô vằn tấn công, mực nước không cao làm hạch nấm khô vằn sẽ không phát tán trong ruộng lúa, bệnh ít lây lan. Giai đoạn lúa 40 - 45 ngày sau sạ, đây là giai đoạn bón phân lần 3 (bón thúc đòng hay bón đón đòng). Lúc này cần giữ mức nước nông khoảng 1 - 3cm trước khi bón phân nhằm tránh ánh sáng làm phân hủy và phân bị bốc hơi, nhất là phân đạm. Giai đoạn lúa từ 60 - 70 ngày sau, đây là giai đoạn lúa trổ nên cần giữ mực nước trong ruộng khoảng 3 - 5cm liên tục trong khoảng 10 ngày để đủ nước cho cây lúa trổ và thụ phấn dễ dàng, hạt lúa không bị lép, lửng. Cây lúa cấy được 70 ngày cho đến lúc thu hoạch là giai đoạn lúa ngậm sữa, chắc và chín nên chỉ cần giữ mực nước từ 1 - 3 cm, khi cần thiết thì bơm nước vào thêm. Trước khi thu hoạch 10 ngày cần rút nước trong ruộng để mặt ruộng được khô ráo, dễ gặt bằng máy.

Cây lúa có bộ phận thu hoạch chính là hạt, nếu không làm tốt công việc chăm sóc như điều chỉnh mật độ, bón phân, điều tiết nước hợp lý. Đặc biệt là bón đạm thừa vào cuối vụ từ lúc lúa làm đòng trở đi lúa sẽ giữ màu xanh liên tục dẫn đến sinh trưởng, phát triển mất cân đối, chỉ tốt thân lá, dễ bị lốp đổ, hạt kém, nhiều sâu bệnh. 4.4. Khử lẫn 4.4.1. Khái niệm về khử lẫn Khử lẫn là công việc tiến hành ngay từ khi cây mạ cho đến trước thu hoạch nhằm loại bỏ những cá thể khác dạng để đảm bảo độ đồng nhất cao của giống lúa. 4.4.2. Vai trò của khử lẫn đối với nhân giống lúa Khử lẫn trong ruộng lúa nhân giống là khâu kỹ thuật quan trọng và bắt buộc đối với công tác nhân giống lúa nhằm đẩm bảo chất lượng hạt giống trước khi đưa ra sản xuất đại trà Khử lẫn là khâu kỹ thuật không hề đơn giản do đó các cơ sở sản xuất và nhân giống cần phải bồi dưỡng, đào tạo cán bộ chuyên trách khử lẫn để đảm bảo độ đồng đều, độ thuần cao nhất.

22

4.4.3. Quy trình khử lẫn Bảng 3. Thực hiện công việc khử lẫn

Bước Nội dung thực hiện Cách tiến hành

1 Chuẩn bị dụng cụ, vật tư: dao, kéo, ruộng lúa nhân giống. - Lý lịch của giống lúa đang gieo cấy. Số lượng dụng cụ, vật tư phụ thuộc vào số học viên và nhóm thực hành.

Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ vật tư theo đúng mục đích kỹ thuật.

2 Xác định thời điểm và số lần khử lẫn

- Khử lẫn sớm và liên tục ngay từ gieo mạ đến trước khi trỗ - Khử lẫn ít nhất 3 - 4 lần chú ý khử trước lúc trỗ, sau khi trỗ và trước thu hoạch. - Khử lẫn trước lúc đòng nhú là lần khử quan trọng nhất

3 Nhận dạng cá thể cần khử lẫn - Cán bộ kỹ thuật hoặc người có nhiều kinh nghiệm ra ruộng quan sát, kiểm tra và quyết định khử lẫn

4 Tiến hành khử lẫn - Nhổ bỏ tất cả khóm lúa mà thân, lá, hạt có màu sắc khác, các khóm có cây dạng khác, không chín cùng, cây có chiều cao không đều nhau, cây cao, thấp không bằng nhau, những cây sinh trưởng kém. - Quan sát kỹ để khử bỏ chính xác.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: 1. Hãy cho biết đặc điểm thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của cây lúa? 2. Trình bày đặc điểm của thời kỳ sinh trưởng sinh thực của cây lúa. 3. Anh (chị) hiểu thế nào về quy luật 2 xanh, 2 vàng của ruộng lúa đạt năng suất cao.

23

4. Yêu cầu về nhiệt độ và chất dinh dưỡng của cây lúa qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển. 2. Bài tập thực hành: 1. Bài 1: dặm, tỉa. 2. Bài 2: Bón phân cho lúa. 3. Bài 3: Khử lẫn. C. Ghi nhớ - Cần nắm vững đặc điểm của từng thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa để từ đó vận dụng các biện pháp kỹ thuật tác động nhằm nâng cao năng suất. - Số ngày ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng khác nhau tùy theo giống. Số ngày ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực và chín được ổn định ít hoặc nhiều. Sự khác nhau trong suốt thời gian sinh trưởng được quyết định bởi số ngày ở thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng. - Thời gian dặm tỉa lúa càng sớm càng tốt, chỉ nên để 1 dảnh trên một khóm. - Hiểu rõ quy luật 2 xanh, 2 vàng để vận dụng trong kỹ thuật bón phân, điều tiết nước. - Căn cứ vào mùa vụ gieo cấy, độ phì nhiêu của đất, tiềm năng năng suất của giống và lợi nhuận do việc bón phân đem lại để xác định lượng phân bón hợp lí, nhất là đối với phân đạm. - Để nâng cao hiệu quả của phân đạm nên dùng giống năng suất cao, lượng phân thích hợp, bón đúng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, chống để đồng ruộng bị khô nẻ, bón phân sâu trong đất, không bón thúc khi lá ướt và giữ cho đồng ruộng sạch cỏ dại. - Điều tiết nước theo nguyên tắc: Nông - Lộ - Phơi. Kết hợp với bón phân thích hợp sẽ hạn chế hiện tượng lúa đổ ngã. - Trong các công việc chăm sóc lúa thì khử lẫn là công việc có tính quyết định nhất đến chất lượng của hạt giống lúa.

24

BÀI 2: THU HOẠCH Mã bài: MĐ03.2

Thu hoạch lúa là một công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất,

chất lượng và hiệu quả sản xuất hạt lúa giống. Người hành nghề cần phải hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của cây lúa giai đoạn chín thu hoạch. Vận dụng trong việc sử dụng các công cụ, các phương tiện thu hoạch để góp phần giảm thiểu tỷ lệ hư hao trong thu hoạch và sản xuất ra những hạt lúa giống chất lượng cao. Mục tiêu

Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày được đặc điểm của cây lúa ở giai đoạn chín. - Xác định được thời điểm thu hoạch lúa giống thích hợp.

- Lựa chọn và thực hiện được phương pháp thu hoạch lúa giống thông dụng. A. Nội dung 1. Đặc điểm của cây lúa giai đoạn chín

Quá trình chín của cây lúa diễn ra qua 3 giai đoạn: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn cùng với quá trình chín hình thái và chín sinh lí. 1.1. Đặc điểm hình thái và cơ giới 1.1.1. Đặc điểm của bông và hạt lúa

- Trên một bông, những hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông thường nở cuối cùng. Trình tự nở hoa có liên quan thuận đến trình tự vào chắc và chín của hạt lúa. Những hoa gốc bông nở cuối cùng, nên vào chắc muộn và khi gặp điều kiện bất thuận thường dễ bị lép nên khối lượng hạt thấp. Thời gian để cho tất cả các hoa trên 1 bông lúa nở hết thông thường là 7 ngày.

- Bông lúa và các hạt lúa trên bông sau khi trổ bông phơi màu có quá trình biến đổi màu sắc. Tùy theo đặc điểm của từng giống lúa mà sự thay đổi màu sắc có khác nhau. Màu hạt khi chín hoàn toàn của đa số các giống lúa là vàng. Quá trình này ta gọi là chín hình thái. Là độ chín thực dụng có thể thu hoạch được, thường chưa chín hoàn toàn, vật chất đã tích lũy đầy đủ.

Sự biến đổi màu sắc từ xanh lục sang vàng sáng là phổ biến nhất. Một số giống có sự chuyển từ màu xám nâu sang màu nâu vàng.

25

Hạt lúa tăng dần độ cứng chắc trong quá trình chín. Khi chín sữa mềm và

mọng sữa, khi chín sáp và chín hoàn toàn thì cứng chắc hơn. - Ba giai đoạn của quá trình chín hạt lúa (chín sữa, chín sáp và chín

hoàn toàn): Giai đoạn chín sữa bắt đầu sau khi phơi màu từ 5 - 7 ngày, chất dự trữ

trong hạt lúa ở dạng lỏng và trắng như sữa; hình dạng hạt đã hoàn thành, lưng hạt có màu xanh; trọng lượng hạt trong thời kỳ này tăng rất nhanh, có thể đạt 75 - 80% trọng lượng cuối cùng của hạt thóc.

Hình 10. Sự biến đổi hình thái ruộng lúa khi trổ bông - chín

a b c

Hình 9. Hình thái hạt khi chín của một số giống lúa a. Tám soan; b. Nếp cái hoa vàng; c. Khang dân 18

26

Giai đoạn chín sáp là giai đoạn mà chất dịch trong hạt thóc dần dần đặc

lại, khiến cho hạt lúa cứng; màu xanh ở lưng hạt thóc dần chuyển màu vàng và trong giai đoạn này trọng lượng hạt thóc tiếp tục tăng lên. (Quan sát các hình 11, 12 và 13)

Hình 11. Ruộng lúa chín sữa

Hình 12. Ruộng lúa chín sáp

27

Giai đoạn chín hoàn toàn khi ta nhận thấy vỏ trấu từ màu vàng chuyển sang vàng nhạt và hạt thóc chắc cứng, cũng là lúc hạt thóc đạt trọng lượng tối đa. Lúc này có thể bắt đầu tiến hành thu hoạch lúa.

Có thể tóm tắt quá trình chín của hạt lúa như hình 13 như sau:

- Từ lúa bông lúa trổ bông, phơi màu đến chín sữa là 1 tuần. - Từ chín sữa đến làm bột, vào mẩy là 1 tuần. - Từ vào mẩy đến chín đầy đủ là 2 tuần.

1.1.2. Đặc điểm của rễ, thân và lá lúa - Bộ rễ: Ở giai đoạn chín, bộ rễ sinh trưởng yếu dần. Tỉ lệ giữa Số lượng

rễ mới sinh ra/Số lượng rễ chết đi tăng dần. Một ruộng lúa tốt lúc trỗ bông phải có bộ rễ màu trắng đến nâu. Nếu lúc này bộ rễ có màu đen, mùi hôi khó ngửi chắc chắn có sự cố trong đất. Đến giai đoạn lúa chín sáp thì bộ rễ hầu như đã chết, khả năng hút dinh dưỡng và khả năng bám vào đất không còn cho nên cây lúa dễ bị đổ rạp gây cản trở cho việc thu hoạch.

- Thân lúa: Sau khi lúa trổ bông phơi màu thì ngừng tăng trưởng về chiều cao cây. Hệ thống bó dẫn trong thân được hình thành tối đa để vận chuyển các chất dinh dưỡng nuôi hạt và duy trì sự sống của bộ rễ. Ở giai đoạn chín sữa đến chín hoàn toàn các chất dự trữ trong thân cũng được huy động về tích lũy trong hạt cho nên giai đoạn này mô cơ giới mỏng dần, cây lúa cũng mềm yếu đi, dễ bị đổ ngã nếu thu hoạch chậm.

- Bộ lá: Từ khi cây lúa trổ bông đến chín số lá xanh trên cây giảm dần. Một ruộng lúa tốt lúc trỗ phải có ít nhất 3 đến 4 lá xanh trên một nhánh. Các lá này quang hợp tạo ra chất hữu cơ một phần vận chuyển xuống dưới nuôi bộ rễ,

Hình 13. Các giai đoạn hình thành hạt

28

phần chủ yếu được vận chuyển lên nuôi hạt. Màu sắc của bộ lá chuyển vàng dần cùng với quá trình chín của bông lúa. 1.2. Đặc điểm biến đổi sinh lí, sinh hoá

Cùng với sự biến đổi hình thái, cơ giới thì trong cây lúa cũng có những biến đổi sâu sắc về sinh lí, sinh hóa.

Nhìn chung các hoạt động sinh lí diễn biến theo chiều hướng như sau: Ở lá hoạt động quang hợp giảm dần vì diệp lục bị phân giải. Gluxit dự trữ ở thân, bẹ lá được vận chuyển về dự trữ ở hạt Cân bằng hoocmon chung thiên về các chất ức chế sinh trưởng (ABA và

Êtylen tăng cao, Axin và Gibberelin giảm xuống) Đặc biệt ở bông và hạt, cùng với quá trình chín hình thái bên trong hạt

lúa cũng có những biến đổi sinh lí, sinh hóa sâu sắc mà ta gọi là chín sinh lí (Là chín thuần thục hoàn toàn về phương diện sinh lí, các hạt này có thể dễ dàng nảy mầm để bắt đầu một chu kỳ sống mới nếu gặp điều kiện thuận lợi).

* Biến đổi sinh lí: - Sau khi các hoa lúa được thụ phấn, thụ tinh sẽ tạo thành hạt lúa. Bao

hoa sẽ biến đổi thành vỏ hạt, bầu nhụy sẽ biến đổi thành hạt gạo có chứa phôi hạt và nội nhũ bột. Những hoa nào không được kết hạt sẽ trở thành hạt lép vẫn tồn tại cùng với hạt mẩy trên bông lúa. Các hoạt động sinh lí được tăng cường, nhất là quá trình vận chuyển các sản phẩm đồng hóa từ nơi sản xuất (thân, lá) đến nơi tích lũy (hạt). Lá đòng và lá thứ nhất, thứ hai dưới lá đòng là những thành viên quang hợp chính tạo ra nguồn chất hữu cơ dự trữ trong hạt lúa.

- Cân bằng hoocmon sinh trưởng cũng thay đổi theo hướng các chất kích thích sinh trưởng (Auxin, Giberelin) giảm dần cùng với sự tăng cao của các chất ức chế sinh trưởng (Etilen và Axit abxixic).

- Các giống lúa có hiện tượng ngủ nghỉ sâu thì ở giai đoạn chín hoàn toàn hoạt động hô hấp của hạt lúa giảm rất nhanh, hàm lượng các chất ức chế sinh trưởng tăng cao hơn so với chất kích thích sinh trưởng.

- Các giống lúa không có hiện tượng ngủ nghỉ sâu thì hoạt động hô hấp của hạt lúa ở giai đoạn chín hoàn toàn tăng dần lên, cân bằng hoocmon thiên về các chất kích thích sinh trưởng. Điều này có thể gây ra hiện tượng nảy mầm ngay trên bông đối với các giống lúa không có hiện tượng ngủ nghỉ sâu.

- Tầng rời hoạt động mạnh ở các cuống của mỗi hạt lúa trong giai đoạn chín hoàn toàn. Cũng tùy theo đặc điểm của từng giống mà mức độ hình thành tầng rời có khác nhau dẫn đến khả năng rụng hạt cũng không giống nhau.

* Biến đổi sinh hóa - Ở phần vỏ hạt:

29

+ Tổng hợp cellulozơ và hêmicellulozơ diễn ra mạnh mẽ ở phần vỏ hạt. Vỏ trấu dày và cứng chắc hơn. Vỏ cám cũng dày thêm và xuất hiện màu sắc đặc trưng của giống.

+ Chất diệp lục (màu xanh) trên các bộ phận của bông lúa bị phân giải, các sắc tố màu vàng (crotenoit) được tổng hợp. Chính vì thế mà hạt lúa giai đoạn non thường có màu xanh lục còn chín hoàn toàn thường có màu vàng.

- Ở phần hạt: + Tổng hợp tinh bột là quá trình hóa sinh diễn ra chủ yếu nhất ở giai

đoạn chín của hạt lúa. Trong hạt lúa có sự chuyển hóa từ đường thành tinh bột. Đường từ các bộ phận (lá, thân) vận chuyển đến hạt sẽ được tổng hợp thành tinh bột. Giai đoạn chín sữa trong hạt lúa có hàm lượng đường cao nhất, còn giai đoạn chín sáp và chín hoàn toàn thì có hàm lượng tinh bột cao nhất. Thử cho một hạt lúa vào miệng nhai, chúng ta sẽ cảm nhận được điều này, hạt lúa chín sữa rất ngọt còn chín sáp, chín hoàn toàn thì kém ngọt hơn.

+ Hàm lượng chất khô trong hạt tăng dần, hàm lượng nước giảm dần. Hàm lượng chất khô đạt cực đại đồng thời hàm lượng nước tự do đạt cực tiểu khi hạt chín hoàn toàn. Thông thường hàm lượng nước tự do trong hạt giai đoạn chín hoàn toàn là 25%.

+ Cân bằng hoocmon thay đổi theo chiều hướng giảm dần các chất ức chế sinh trưởng (ABA và Êtilen), tăng dần các chất kích thích sinh trưởng (Auxin và gibberelin). 2. Xác định thời điểm thu hoạch 2.1. Những căn cứ để xác định thời điểm thu hoạch 2.1.1. Căn cứ vào độ chín - Sự chín của hạt lúa: Thông thường xác định thời điểm thu hoạch là khi ruộng lúa chín vàng. Tuy nhiên, độ chín sinh học trên một bông lúa vẫn không đều nhau, khi những hạt lúa trên bông đã chuyển sang chín sáp là khi đó hạt lúa đã đủ yếu tố chuyển sang chín hoàn toàn. Trong một bông lúa, hạt lúa ở nhánh gié cấp 1 luôn chín trước, hạt đóng trên các nhánh gié cấp 2, 3 sẽ chín chậm hơn. Theo qui luật nở hoa, trên một bông lúa hoa nào nở trước sẽ kết hạt trước và chín trước. Vì thế thời điểm thu hoạch không thể chờ tất cả hạt chín hoàn toàn. - Trong quá trình chín, hạt lúa sẽ trở nên cứng chắc hơn. Lấy tay bấm vào hạt lúa thấy cứng chắc và không có sữa chảy ra (chín sáp) là có thể thu hoạch được.

- Bông lúa uốn cong, đa số các hạt (≥ 85%) có màu vàng sáng là có thể thu hoạch được. Đối với các giống lúa giấu bông thì ở thời kỳ này chỉ nhìn thấy trên bề mặt ruộng lúa là những lá đòng màu xanh vàng.

30

- Những giống lúa nào không ngủ nghỉ sâu, dễ rụng thì cần thu hoạch sớm và nhanh gọn hơn. Theo phương châm ”xanh nhà hơn già đồng”. - Những giống lúa ngủ nghỉ sâu, ít rụng có thể thu hoạch muộn và từ từ hơn. Tóm lại: Khi hạt lúa đạt độ chín hình thái, trên 85% số hạt trên bông chín sáp (vào chắc) là có thể thu hoạch được. 2.1.2. Căn cứ vào thời gian sinh trưởng - Nhìn chung các giống lúa có thời gian từ trổ bông đến chín là 30 ngày. Tuy nhiên cũng có thể thay đổi đôi chút tùy theo đặc điểm của giống, thời vụ, mức độ thâm canh khác nhau. - Những giống ngắn ngày thường có thời gian từ trỗ đến chín nhỏ hơn hoặc bằng 30 ngày, các giống dài ngày thì lớn hơn hoặc bằng 30 ngày. Thời vụ có nhiệt độ trung bình thấp (vụ xuân ở miền Bắc) thời gian này sẽ kéo dài hơn vụ mùa. Biên độ nhiệt độ ngày đêm (sự chênh lệch giữa nhiệt độ ban ngày và nhiệt độ ban đêm, nhiệt độ ban đêm thấp hơn nhiệt độ ban ngày) càng cao thì hạt vào chắc nhanh hơn. Bón nhiều phân đạm kéo dài thời gian chín, bón cân đối và đầy đủ phân lân sẽ rút ngắn thời kỳ này. 2.2. Quyết định thời điểm thu hoạch - Thời điểm thu hoạch cũng có ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng hạt giống. Thông thường khi có 85% số hạt trên bông của đại đa số các bụi lúa đã chín vàng là thời điểm thu hoạch thích hợp nhất. Nếu thu hoạch sớm khi hạt lúa chưa chín hoàn toàn thì chất dự trữ trong hạt giảm, nhiều hạt lửng, giảm năng suất và chất lượng hạt giống. Nếu thu hoạch muộn, nhất là đối với các giống không ngủ nghỉ sâu, giống dễ rụng thì hạt có thể nảy mầm ngay trên bông khi thời tiết nóng ẩm hoặc rơi rụng nhiều khi thu hoạch. Thu hoạch muộn, thân lúa mềm yếu dễ bị ngã rạp không những gây khó khăn khi cắt lúa mà còn làm tăng tỉ lệ rơi rụng.

Hình 14. Ruộng lúa chín thu hoạch

31

- Hao hụt do thời điểm thu hoạch: Nếu thu hoạch sau khi hạt lúa đã chín hoàn toàn, thất thoát do tỉ lệ rụng hạt khoảng 4,5%. Nếu sau 20 ngày, tỉ lệ rụng hạt lên đến 20%. Tỉ lệ này cũng còn tùy thuộc vào giống. Những giống dễ rụng, tỉ lệ rụng hạt có thể nhiều hơn. Hạt rơi rụng không những làm giảm năng suất mà còn là nguồn lẫn giống cho vụ tiếp sau.

- Chuẩn bị thu hoạch: Trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày, tháo cạn nước giúp cho lúa chín nhanh để tạo điều kiện thuận lợi cho thu hoạch. - Việc ra quyết định thời điểm thu hoạch một giống lúa nào đó cần phải dựa vào các căn cứ sau: + Căn cứ vào đặc điểm của từng giống lúa: thời gian sinh trưởng, tính ngủ nghỉ, tính rụng... + Căn cứ vào đặc điểm thời tiết khí hậu của từng mùa vụ: khi thu hoạch gặp thời tiết xấu, mưa nhiều và nồm ẩm thì cần chọn thời điểm thu hoạch vào những ngày nắng ráo. + Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có. Nếu một cơ sở có trang bị đầy đủ các công cụ, máy móc, hệ thống chế biến sau thu hoạch thì có thể thu hoạch bất kỳ thời điểm nào khi lúa chín hoàn toàn. 2.3. Thực hành xác định thời điểm thu hoạch Bước 1: Chuẩn bị địa bàn, các dụng cụ, học liệu cần thiết

- Địa bàn thực hành là một khu ruộng lúa giống đang trong giai đoạn chín. - Dụng cụ, học liệu: + Kính lúp cầm tay + Túi đựng mẫu + Dao, kéo hoặc liềm. + Lí lịch ruộng lúa giống

Bước 2: Lấy mẫu để xác định độ chín thu hoạch - Xác định ruộng, điểm lấy mẫu: tuân thủ theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Ruộng điều tra và điểm điều tra phải đại diện cho giống lúa, thời vụ gieo trồng, chân đất, mức thâm canh... Có thể lấy mẫu kiểm tra theo phương pháp 5 điểm đường chéo, đường zic zắc, ngẫu nhiên đều được. Mỗi điểm cắt lấy ít nhất 5 khóm (bụi) lúa đem về xác định độ chín. - Xác định độ chín: Tính số hạt chín sữa, chín sáp, chín hoàn toàn, hạt lép, tống số hạt/ bông. Số hạt chín hoàn toàn/bông: gồm những hạt cứng chắc, đạt trọng lượng tối đa và có màu vàng đặc trưng của giống.

32

Số hạt chín sáp/bông: gồm những hạt vào chắc, chưa đạt trọng lượng tối đa và có màu vàng xanh. Số hạt chín sữa/bông: gồm những hạt mềm còn sữa lỏng, chưa đạt trọng lượng tối đa và màu xanh vàng. Thường ở vị trí cuối bông, cuối nhánh bông. Số hạt lép/bông: gồm những hạt không có khả năng kết hạt thường nằm ở cuối bông, cuối nhánh bông. Tổng số hạt/bông là bao gồm tất cả các hạt có trên bông. Lấy ngẫu nhiên (ít nhất 10 bông lúa) từ trong mẫu thu hoạch. Lần lượt đếm, tính toán tỉ lệ % và ghi lại kết quả vào bảng sau: Bảng 4. Phiếu ghi kết quả thực hành xác định độ chín thu hoạch Nhóm học viên: (Ghi tên nhóm và danh sách thành viên)

STT

Chỉ tiêu Số hạt

chín hoàn toàn

Số hạt chín sáp

Số hạt chín sữa Số hạt lép Tổng số hạt

Hạt % Hạt % Hạt % Hạt % Hạt % 1 2 3 4 5 6 7 8 9

10 T.B

Bước 3: Báo cáo kết quả và đánh giá Đối chiếu kết quả tính toán ở bảng với qui định về độ chín thu hoạch, lịch gieo cấy để đưa ra kết luận chính xác về thời điểm thu hoạch. 3. Các phương pháp thu hoạch lúa giống và kỹ thuật thực hiện Hai công đoạn chính của quá trình thu hoạch lúa là cắt (gặt) và tách hạt. Việc thu hoạch lúa có thể sử dụng các phương pháp thủ công, bán thủ công và cơ giới.

33

3.1. Thu hoạch bằng phương pháp thủ công - Công cụ để thu hoạch lúa: + Dụng cụ cắt: Liềm, hái. Mỗi địa phương thường có những dụng cụ để cắt lúa khác nhau. Đồng bào miền núi thường sử dụng hái, đồng bào miền xuôi thường sử dụng liềm. Liềm cũng có 2 loại là liềm cắt và liềm xén. + Dụng cụ vận chuyển: Quanh gánh, dây buộc lúa, xe đạp thồ, xe cải tiến. - Công cụ tách hạt lúa + Đập lúa bằng tay: hiện nay chỉ sử dụng để tách hạt với số lượng ít. + Đập suốt lúa bằng máy tuốt đạp chân hoặc gắn động cơ điện cải tiến. + Máy suốt lúa động cơ Bông xen. Đang sử dụng rất phổ biến hiện nay. 3.2. Thu hoạch bằng phương pháp cơ giới 3.2.1. Thu hoạch bằng máy cắt, máy đập riêng rẽ * Cắt lúa bằng máy cắt gạt hàng: - Máy được thiết kế theo nguyên tắc hoạt động của máy cắt cỏ. Lúa cắt lìa khỏi thân cây xếp theo hàng thẳng trên mặt ruộng. Nhân lực đi theo thu gom lúa thành bó, vận chuyển đến nơi tách hạt bằng máy. Hình 16. Dụng cụ cắt lúa ngả hàng cải tiến

Hình 15. Thu hoạch thủ công

34

- Cắt lúa bằng loại máy cắt ngả hàng năng suất lao động cao hơn rất nhiều so với cắt thủ công (liềm, hái).

- Lúa được vận chuyển đến nơi tuốt hạt bằng các phương tiện thủ công (quang, trành, xe thồ...) hoặc xe cơ giới (công nông).

- Tuốt (suốt): Tuốt lúa là hoạt động làm tách hạt lúa khỏi bông lúa. Tuốt lúa thường sử dụng các nông cụ như đập bồ, tuốt bằng máy đạp chân và tuốt bằng máy suốt (máy phóng).

Máy phóng (tuốt/suốt): Đưa lúa từ từ vào buồng tuốt, qua hệ thống guồng

quay, tang trống, quạt gió và sàng hạt lúa được tách riêng ra một cửa. Tạp chất, hạt lửng lép được tách ra cửa khác. Đặt bao hứng lấy những hạt thóc mẩy.

* Khâu tuốt lúa bằng máy có vài điểm cần lưu ý: - Tỉ lệ hao hụt còn cao (khoảng 2 - 3%).

Hình 18a. Tuốt hạt đạp chân Hình 18b. Tuốt hạt động cơ

Hình 17. Vận chuyển cơ giới

35

- Tổn hại đến hạt giống: Do cấu tạo của trống đập và tốc độ quay nhanh làm cho hạt giống va đập mạnh vào vách thùng suốt hay bị cuốn đập mạnh nên làm cho hạt bị nứt.

- Để giảm bớt tổn thất về số lượng và chất lượng giống do khâu tuốt hạt, một số điểm cần được quan tâm đối với các cơ sở sản xuất lúa giống như:

+ Chọn mua máy tuốt chất lượng: Tỉ lệ thất thoát dưới 1%, hệ thống quạt giê lúa, lưới sàng tạp chất và thiết kế động cơ với tốc độ quay của trống đập thích hợp và cần xem xét các răng trên trống đập (nhờ kỹ thuật viên cơ khí nông nghiệp tư vấn).

+ Vận hành máy: Người đứng suốt cần quan sát đống lúa, cắt dài hay ngắn, rạ ướt hay rạ khô, suốt ngay sau khi gặt hay ủ qua đêm,... để điều chỉnh lượng nguyên liệu đưa vào máy suốt (vì thông thường chủ máy suốt cho động cơ chạy tốc độ cao và nạp lúa nhiều để hoàn thành sớm). 3.2.2. Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy thu hoạch lúa dạng gặt đập liên hợp. Sử dụng loại máy này thu hoạch lúa rất thuận lợi cho những vùng đồng bằng có nền đất cứng (không bị lầy thụt), năng suất thu hoạch cao. Máy được trang bị hệ thống cắt, đập liên hợp.

- Máy gặt đập liên hợp có nhiều loại thuộc nhiều hãng sản xuất. Mỗi loại

đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Sử dụng loại máy nào là tùy thuộc điều kiện cụ thể của cơ sở.

- Những chân ruộng có tầng đế cày vững chắc, cạn nước, đất cát pha và lúa đứng thì máy gặt đập liên hợp hoạt động rất hiệu quả. Ngược lại ở những

Hình 19. Máy gặt đập liên hợp

36

chân ruộng tầng đế cày mỏng, ngập nước, đất bùn nhão, lúa đổ nghiêng thì rất khó áp dụng loại máy gặt đập liên hợp.

- Một công việc cần làm để nâng cao hiệu quả làm việc của máy là: tháo cạn nước ruộng trước khi thu hoạch 1 tuần.

- Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa giống:

+ Lựa chọn loại máy có chất lượng cao: tỉ lệ hao hụt thấp (< 1%); + Vận hành máy: điều chỉnh sự vận hành của máy thành thạo (tốc độ vận

chuyển, hướng chuyển động của máy, tốc độ cắt và đập chuẩn xác). + Cần phối hợp nhịp nhàng giữa người lái máy với người đóng bao thu hạt.

3.3. Quy trình thực hiện thu hoạch lúa * Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, máy móc - Dụng cụ thu hoạch: Công cụ cắt, tách hạt, vận chuyển (tùy theo điều

kiện thực tế), bạt để tập kết lúa, bao đựng thóc sau khi tuốt hạt... Nếu thu hoạch bằng phương pháp thủ công thì các dụng cụ bao gồm:

Liềm (hái), quang trành... Nếu thu hoạch bằng phương pháp cơ giới thì dụng cụ bao gồm: Máy cắt,

máy suốt hạt, máy gặt đập liên hợp. - Tất cả các dụng cụ trước khi sử dụng cần kiểm tra, chỉnh sửa để có thể

hoạt động tốt khi làm việc. Đặc biệt là các công cụ cơ giới, cần chuẩn bị nhiên liệu, phụ tùng đầy đủ. Thử vận hành trước để khi sử dụng đạt hiệu quả cao.

* Bước 2: Gặt lúa Sử dụng liềm cắt lúa: Dùng tay thuận (tay khỏe) cầm liềm, tay kia nắm

lấy thân một số cây lúa rồi cắt cho sắc gọn. Để lúa thành từng đống nhỏ theo hàng lối. Có thể bó lại từng bó nhỏ để dễ vận chuyển lên bờ đến nơi tách hạt.

Sử dụng máy cắt ngả hàng: máy cắt ngả hàng thông dụng nhất hiện nay là máy cắt cỏ cải tiến đeo vai. Khởi động máy, cho chạy garanti, đeo lên vai rồi tiến hành cắt lúa. Khi cắt lúa, hai tay cầm ghi đông điều chỉnh để dao cắt vào vị trí 1/2 đến 2/3 thân cây lúa tính từ trên xuống. Không nên cắt ngắn quá vì khi thu gom tỉ lệ rơi rụng sẽ tăng cao; cũng không nên cắt dài quá vì tốn công vận chuyển và tuốt hạt. Điều chỉnh hướng đi, bước đi sao cho phù hợp để cây lúa cắt ngả thành hàng lối đề nhau giúp cho việc gom lúa dễ dàng và giảm tỉ lệ rơi rụng.

Sử dụng máy gặt đập liên hợp: (Phần này nhờ chuyên gia hướng dẫn cụ thể).

Mỗi ca máy cần 2 người, một người ngồi phía trước điều khiển chuyển động của máy, người ngồi sau điều chỉnh quá trình thu hồi sản phẩm.

37

Người lái máy khởi động máy, điều chỉnh tay lái sao cho tốc độ và hướng chuyển động chuẩn xác để không bỏ sót, giảm tỉ lệ hư hao, rơi rụng. Người ngồi sau điều chỉnh miệng bao thu lấy hạt lúa, khi lúa đầy thì thay bao khác. Chú ý điều chỉnh tốc độ máy để giảm tỉ lệ hư hao.

* Bước 3: Tuốt lúa Lúa sau khi cắt thủ công hay bằng máy ngả hàng được vận chuyển đến

nơi tuốt hạt. Có thể sử dụng máy tuốt đạp chân hoặc động cơ. Cũng có thể sử dụng máy tuốt phụt. Nếu sử dụng máy tuốt đạp chân hoặc động cơ thì nên bó lúa thành từng bó nhỏ để giảm tỉ lệ hư hao bỏ sót; sau khi tách hạt cần phải loại bỏ bớt tạp chất rồi đem phơi.

Nếu dùng máy phụt thì bó lúa thành bó to hơn, bón lúa từ từ và đều đặn để tăng công xuất của máy, đồng thời giảm tỉ lệ hư hao. Mỗi ca máy cũng cần hai người điều khiển. Một người bón lúa vào máy, người kia điều chỉnh bao thu lấy hạt. (Nội dung này nhờ chuyên gia hướng dẫn).

* Bước 4: Kiểm tra tỉ lệ dập nát, rơi vãi - Xác định tỉ lệ rơi rụng: Sau khi cắt lúa xong cần phải kiểm tra tỉ lệ rơi

rụng, bỏ sót trên đồng ruộng. Chọn ngẫu nhiên 5 điểm, mỗi điểm 1m2. Thu nhặt tất cả các hạt lúa rơi rụng và các bông lúa còn sót lại. Cân xác định khối lượng hạt của từng điểm rồi tính ra tỉ lệ rơi rụng (% so với năng suất thu hoạch).

- Xác định tỉ lệ hư hao: Sau khi tuốt hạt cần kiểm tra xem tỉ lệ hạt lúa bị dập nát (hư hao) là bao nhiêu. Lấy ngẫu nhiên 5 mẫu hạt lúa sau khi tách hạt, mỗi mẫu khoảng 2 lạng thóc, loại bỏ tạp chất. Trộn đều 5 mẫu vào nhau, sau đó lấy ra 300 hạt. Đếm số hạt bị dập nát trong số 300 hạt đó và tính ra tỉ lệ hư hao).

* Bước 5: Vệ sinh, bảo dưỡng máy móc, dụng cụ sau khi kết thúc công việc.

Tất cả các dụng cụ, máy móc sau khi thu hoạch đều phải vệ sinh sạch sẽ, bảo dưỡng các máy móc theo đúng qui trình kỹ thuật. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: 1.1. Câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Quá trình chín của cây lúa diễn tuần tự như sau:

a. Chín sữa → chín sáp → chín hoàn toàn.

b. Chín sữa → chín sáp → chín hoàn toàn → chín hình thái.

c. Chín sáp → chín sữa → chín hoàn toàn.

d. Chín sữa → chín sáp → chín hoàn toàn → chín sinh lí. Câu 2. Thông tin kém chính xác nhất về quy luật nở hoa của một bông lúa?

38

a. Trên một bông, những hoa ở đầu bông và đầu gié nở trước, các hoa ở gốc bông thường nở cuối cùng. b. Trình tự nở hoa có liên quan thuận đến trình tự vào chắc và chín của hạt lúa.

c. Thời gian để cho tất cả các hoa trên 1 bông lúa nở hết thông thường là 7 ngày.

d. Những hoa gốc bông nở cuối cùng, nên vào chắc sớm và khi gặp điều kiện bất thuận thường dễ bị lép nên khối lượng hạt thấp. Câu 3. Khái niệm về chín hình thái? a. Là quá trình có thể quan sát trực tiếp được bằng mắt. b. Là độ chín thực dụng có thể thu hoạch được. c. Đem hạt chín hình thái đi gieo rất khó nảy mầm. d. Có ý khác. Câu 4. Thông tin nào chính xác nhất về thời gian chín của bông lúa? a. Giai đoạn chín sữa bắt đầu sau khi phơi màu từ 5 - 7 ngày.

b. Từ khi bao phấn mở đến giai đoạn bột là 2 tuần. c. Từ khi bao phấn mở đến giai đoạn chín đầy đủ là 30 ngày. d. Có ý khác.

Câu 5. Đặc điểm nào để ta nhận biết chính xác nhất hạt đang trong giai đoạn chín sữa?

a. Màu vỏ trấu còn xanh. b. Thể tích hạt tăng rất nhanh. c. Hạt mọng sữa và mềm. d. Lượng chất khô tăng cao.

Câu 6. Đặc điểm nào để ta nhận biết chính xác nhất hạt lúa chín hoàn toàn? a. Màu vỏ trấu màu vàng nhạt. b. Thể tích hạt đạt tối đa. c. Hạt cứng chắc. d. Có ý khác

Câu 7. Đặc điểm nào để ta nhận biết chính xác nhất hạt lúa chín hoàn toàn? a. Bộ rễ hầu như đã chết. b. Thân lúa dễ đổ ngã c. Lá đòng và bông lúa chuyển sang màu vàng d. Có ý khác

39

Câu 8. Thông tin chính xác nhất về quá trình chín của hạt lúa? a. Chín hình thái xảy ra đồng thời với chín sinh lý b. Chín sinh lí trước, chín hình thái sau c. Chín hình thái trước, chín sinh lí sau d. Có ý khác

Câu 9. Bộ phận nào đóng góp lượng chất khô tích lũy trong hạt lúa là chủ yếu? a. Rễ lúa. b. Thân lúa. c. Bẹ lá lúa. d. Lá đòng và lá thứ nhất, thứ hai dưới lá đòng.

Câu 10. Trong quá trình chín có những biến đổi sinh lí nào? a. Hô hấp tăng cao. b. Cân bằng hoocmon thay đổi c. Sự vận chuyển các chất hữu cơ về cơ quan dự trữ tăng cao d. Có ý khác.

Câu 11. Trong quá trình chín không có biến đổi sinh hóa nào? a. Phân hủy diệp lục và tổng hợp sắc tố màu vàng ở vỏ trấu. b. Biến đổi tinh bột thành đường. c. Hàm lượng tự do giảm. d. Chất ức chế sinh trưởng tăng cao.

Câu 12. Thông thường hàm lượng nước tự do trong hạt giai đoạn chín hoàn toàn là ?

a. 25%. b. 20% c. 20 – 30% d. 30%

Câu 13. Lời khuyên nào có tính thuyết phục hơn khi quyết định thời điểm thu hoạch lúa giống? a. Không thể chờ tất cả hạt chín hoàn toàn mới thu hoạch. b. Lấy tay bấm vào hạt lúa thấy cứng chắc và không có sữa chảy ra (chín sáp) là có thể thu hoạch được. c. Bông lúa uốn cong, đa số các hạt (≥ 85%) có màu vàng sáng là có thể thu hoạch được. d. Có ý khác

40

14. Khi ra quyết định thời điểm thu hoạch lúa cần chú ý đến các nhân tố này? a. Thời tiết khí hậu b. Đặc điểm của giống lúa (thời gian sinh trưởng, tính miên trạng - ngủ nghỉ của hạt, tính rụng...) c. Độ chín thu hoạch của ruộng lúa d. Có ý khác 15. Việc nào nên làm trước khi tiến hành thu hoạch lúa? a. Tháo nước phơi ruộng sớm. b. Tháo nước phơi ruộng trước 7 – 10 ngày. c. Cho thêm nước vào ruộng trước 7 – 10 ngày. d. Có ý khác. 16. Việc ra quyết định thời điểm thu hoạch cần căn cứ vào... a. đặc điểm của từng giống lúa. b. đặc điểm thời tiết khí hậu của từng mùa vụ. c. điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có. d. Có ý khác 17. Trong thực tế có thể sử dụng phương pháp thu hoạch lúa nào? a. Thủ công b. Bán thủ công c. Cơ giới d. Có ý khác 18. Làm gì để giảm tỷ lệ hư hao trong thu hoạch? a. Không gặt lúa ướt. b. Không để lúa đổ ngã. c. Lựa chọn công cụ thu hoạch thích hợp. d. Có ý khác. 19. Những điều cần lưu ý khi sử dụng máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa giống?

a. Lựa chọn loại máy có chất lượng cao. b. Vận hành máy đúng quy trình. c. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa người lái máy với người đóng bao

thu hạt. d. Có ý khác.

41

Câu 1: Trình bày những đặc điểm hình thái và cơ giới của cây lúa giai đoạn chín? Câu 2: Trình bày những đặc điểm biến đổi sinh lí, sinh hóa của cây lúa giai đoạn chín? Câu 3: Cho biết những căn cứ để xác định thời điểm thu hoạch? Quyết định thời điểm thu hoạch? Câu 4: Hãy nêu các biện pháp kỹ thuật nhằm làm giảm tỷ lệ hao hụt lúa giống trong thu hoạch? 2. Bài tập thực hành: Bài 1: Hãy kiểm tra một ruộng lúa đang thời kỳ chín và đưa ra quyết định thu hoạch? Bài 2: Hãy kiểm tra xem tỷ lệ hao hụt của một loại công cụ thu hoạch bằng cơ giới (Hoặc công cụ cải tiến) là bao nhiêu? C. Ghi nhớ

- Các đặc điểm sinh học của cây lúa giai đoạn chín: là một quá trình biến đổi sinh lí, sinh hóa rất phức tạp. Tăng tích lũy tinh bột ở bông và hạt, tăng quá trình già hóa của cây lúa.

- Sự chín của hạt lúa trải qua 3 giai đoạn: chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn. Thời gian từ khi ruộng lúa trổ bông phơi màu đến chín thu hoạch trung bình là 30 ngày.

- Nhận biết được hạt lúa đạt độ chín thu hoạch, xác định chính xác thời điểm thu hoạch lúa.

- Kỹ năng thực hành (Sử dụng được các dụng cụ, máy móc thông thường) để thu hoạch lúa ít rơi vãi, không lẫn cơ giới, an toàn và vệ sinh trong lao động.

42

BÀI 3: SƠ CHẾ SAU THU HOẠCH Mã bài: MĐ03.3

Hạt lúa giống sau khi thu hoạch sẽ phải trải qua quá trình làm khô, loại bỏ tạp chất. Để góp phần tạo ra sản phẩm hạt lúa giống chất lượng cao người hành nghề cần phải hiểu rõ các nguyên nhân làm cho hạt lúa giống giảm chất lượng và thực hiện được các biện pháp kỹ thuật sơ chế hạt lúa giống sau thu hoạch. Mục tiêu

Học xong bài này học viên có khả năng: - Trình bày được đặc điểm của hạt lúa và các yêu cầu đối với hạt lúa

giống sau thu hoạch. - Thực hiện được các thao tác kỹ thuật cơ bản về sơ chế (phơi sấy, làm

sạch) hạt giống lúa sau thu hoạch. A. Nội dung 1. Đặc điểm của hạt lúa giống sau thu hoạch 1.1. Đặc điểm hình thái * Các đặc điểm về hình thái bên ngoài - Đặc điểm về màu sắc vỏ hạt: Ở giai đoạn này màu sắc vỏ trấu ổn định, thông thường có màu vàng nâu. Tuỳ theo đặc điểm của giống mà màu sắc đậm nhạt khác nhau. - Đặc điểm về râu hạt: Đây là đặc điểm đặc trưng của giống. Thông thường hạt lúa có thể có hoặc không có râu. Giống có râu dài, ngắn khác nhau. - Đặc điểm về dạng hạt: Thường có 2 dạng thuôn dài và bầu tùy thuộc vào đặc điểm của giống. - Đặc điểm về kích thước, khối lượng hạt thay đổi tùy theo đặc điểm của giống.

Hình 20. Các dạng hạt thóc

43

* Các đặc điểm về hình thái bên trong: - Vỏ cám: đa số có màu trắng trong, một số có màu trắng đục, một số có màu đỏ hoặc đen.

Hình 21a. Hình thái hạt của giống lúa nếp cái hoa vàng

Hình 21b. Hình thái hạt của giống lúa tám thơm

Hình 21c. Hình thái hạt của giống lúa Q5

44

- Độ trong của gạo: Mỗi giống lúa cũng có độ trong của hạt gạo khác nhau, Thông thường hạt gạo tẻ có màu trắng trong còn gạo nếp có màu trắng đục. - Tỷ lệ bạc bụng: Tỷ lệ bạc bụng càng cao thì chất lượng gạo càng thấp (ví dụ Q5). Gạo Tám thơm không có tỷ lệ bạc bụng nên xếp vào loại gạo đặc sản, chất lượng cao. - Dạng hạt: cũng có 2 dạng thuôn dài và bầu như dạng hạt lúa. Quan sát các hình 21a, 21b và 21c ta thấy được các đặc điểm khác nhau cơ bản về dạng hạt của các giống lúa nếp cái hoa vàng, tám thơm và Q5. 1.2. Đặc điểm biến đổi sinh lí, sinh hoá 1.2.1. Đặc điểm sinh lí - Trạng thái sinh trưởng: Hạt ở trạng thái sinh trưởng chậm dần cùng với quá trình giảm hàm lượng nước tự do trong quá trình làm khô hạt. Các hoạt động sống chuyển sang trạng thái tiềm sinh, hoạt động hô hấp rất yếu ớt. Mỗi giống lúa có khả năng ngủ nghỉ ở mức độ khác nhau. Giống lúa nào có quá trình chín sinh lí chậm hơn chín hình thái thì thường ngủ nghỉ sâu. Các giống có quá trình chín sinh lí và chín hình thái cùng nhau thì không có thời kỳ ngủ nghỉ sâu của hạt.

Hình 22. Thời gian hạt ngủ

45

Quan sát hình 22 chúng ta thấy: - Để hạt đã chín thành thục nảy mầm trong điều kiện thuận lợi hạt sẽ không ngủ nữa.

- Không phải tất cả các giống đều có thời gian ngủ. - Hạt giống có thể ngủ trong thời gian từ 0 đến 80 ngày phụ thuộc vào giống và các điều kiện lúc thu hoạch. - Trạng thái ngủ nghỉ còn gọi là Miên trạng. Hạt lúa ở trạng thái sống tiềm sinh, ngừng sinh trưởng. Nguyên nhân có thể do: Vỏ hạt còn mới, dầy, ít thấm nước và ít thấm khí; Phôi hạt chưa chín sinh lí đầy đủ hoặc do có cân bằng hoomon (chất ức chế nhiều hơn chất kích thích sự nảy mầm trong hạt). Axit abscisic (ABA) và annonalide là những chất kìm hãm sự nảy mầm của hạt lúa. Các giống lúa không có hiện tượng ngủ nghỉ sâu thì có thể nảy mầm ngay trên đồng ruộng (ngay trên bông) khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi (nóng và ẩm) cho hạt nảy mầm. - Hoạt động hô hấp: Hạt lúa mới tách ra khỏi bông lúa, hàm lượng nước tự do trong hạt cao (75%) nếu gặp điều kiện bất thuận không phơi, sấy được mà lại chất đống to (không tải mỏng) thì cường độ hô hấp sẽ tăng cao (hiện tượng tự nhiệt và tự ẩm) làm giảm chất lượng giống nhanh chóng. 1.2.2. Đặc điểm sinh hóa Ở phần hạt, sự biến đổi sinh hóa cơ bản đã hoàn thành. Quá trình chuyển hóa hóa học cơ bản là đường biến thành tinh bột. Hàm lượng tinh bột đạt cực đại, hàm lượng nước tự do tiếp tục giảm, hàm lượng chất khô tăng cao. Biến đổi ở vỏ trấu: Diệp lục bị phân hủy hoàn toàn làm cho hạt lúa có màu vàng của sắc tố màu caroten. Sự chuyển hóa đường đơn thành các chất xơ (Cellulozơ và Hemicellulozơ) cũng kết thúc. Hàm lượng nước giảm xuống ≤ 20%. Vỏ hạt trở nên khô ráp và rắn chắc. 1.3. Sự xâm nhập của côn trùng và vi sinh vật gây hại Hạt lúa sau khi thu hoạch có hàm lượng nước cao (25%), vỏ trấu chưa thật rắn chắc. Mặt khác, sau khi tuốt thì các hạt tiếp xúc trực tiếp với nhau nhiều hơn khi còn ở trên bông. Đặc biệt là trong điều kiện để hạt trong bao kín hoặc chất đống to thì khả năng xâm nhập và lây nhiễm của dịch hại càng cao. Các loài mọt sẽ đẻ trứng dễ dàng vào vỏ hạt, các trứng của chúng sẽ nở ra sâu non và gây hại ở các giai đoạn sau. Các loài nấm hại (xem MĐ05 – Bài 3) có thể dễ dàng xâm nhập và gây hại trong suốt quá trình từ sau khi tuốt hạt đến khi phơi sấy và bảo quản.

46

2. Yêu cầu hạt lúa làm giống sau thu hoạch 2.1. Mẫu mã Màu sắc vỏ hạt thể hiện đúng đặc điểm của giống, không có các vết đốm hay màu sắc khác thường. Hạt chắc mẩy, đồng đều và không dập nát. 2.2. Chất lượng Cần lưu ý các chỉ tiêu cơ bản đánh giá tiêu chuẩn hạt lúa giống như sau: - Thành phần các chất dự trữ trong hạt thể hiện đúng đặc điểm của giống. - Phôi hạt khỏe, sức nảy mầm và tỷ lệ nảy mầm cao. - Không bị lẫn giống, lẫn hạt cỏ dại và các tạp chất khác. - Không có các nguồn côn trùng và các vi sinh vật gây bệnh. 3. Sơ chế sau thu hoạch 3.1. Phơi, sấy hạt 3.1.1. Mục đích và yêu cầu phơi sấy hạt lúa giống * Mục đích: Đa số các hạt giống, trong đó đặc biệt là hạt lúa trước khi đưa vào lưu thông, bảo quản thì bắt buộc phải làm khô hạt đến độ ẩm tới hạn. Độ ẩm tới hạn là lượng nước tự do còn lại trong hạt khi phơi khô hạt thóc trong điều kiện tự nhiên đến khối lượng không đổi. Ở độ ẩm này hạt lúa ở trạng thái ngừng sinh trưởng. Nếu không làm khô đến độ ẩm tới hạn thì hạt giống sẽ rất nhanh bị hư hỏng. Người ta xác định độ ẩm tới hạn của hạt bằng phương pháp sấy khô ở điều kiện 1050C trong thời gian 6 – 8 tiếng (sẽ giới thiệu ở phần kiểm tra chất lượng hạt giống).

a. Hạt bình thường a. Hạt khác thường

Hình 23. Màu sắc vỏ hạt

47

Để nâng cao chất lượng hạt lúa giống, kéo dài thời gian bảo quản thì quá trình làm khô hạt lúa phải đảm bảo các yêu cầu sau: * Yêu cầu khi làm khô hạt giống: - Hạt lúa sau khi tách khỏi bông không được ủ đống và không được nén chặt trong thời gian dài. Nếu ủ đống và nén chặt (chất đống, để trong bao kín) trên 6 giờ thì khối hạt giống bốc nóng và sẽ kích thích hạt giống hô hấp, thậm chí có thể làm cho hạt nảy mầm (với những giống lúa không có thời gian ngủ nghỉ). Hoạt động hô hấp trong điều kiện này sẽ diễn ra theo chiều hướng xấu, yếm khí, sản phẩm là rượu và axit làm giảm chất lượng hạt nhanh chóng. - Trong quá trình làm khô không được để hiện tượng bốc nóng cục bộ, nhiệt độ lên cao > 380C sẽ làm giảm chất lượng hạt nhanh chóng. - Làm giảm hàm lượng nước trong hạt một cách từ từ trong điều kiện nhiệt độ ≤ 380C và thoáng khí. Ngày thứ nhất sau thu hoạch nên làm giảm thủy phần trong hạt từ 75% xuống còn 18 – 20%. Nếu thủy phần giảm đột ngột sẽ gây nên hiện tượng nứt gẫy làm tổn thương phôi hạt và nội nhũ hạt.

- Giảm hàm lượng nước tự do trong hạt đến độ ẩm tới hạn (≤ 12%) trước khi đưa vào bảo quản. 3.1.2. Các phương pháp làm khô Cần lựa chọn được phương pháp làm khô phù hợp với điều kiện thực tế và yêu cầu của công tác sản xuất hạt giống. Hiện nay thường có các phương pháp làm khô như sau: * Phơi sấy thủ công: Trong điều kiện bình thường và làm khô theo kiểu phơi nắng, khoảng 3 tháng hạt lúa vẫn nảy mầm tốt, đạt tới 90%, nhưng khoảng 6 tháng sau tỉ lệ nảy mầm chỉ còn khoảng 60 - 70% và khoảng 9 - 10 tháng sau hầu hết hạt không nảy mầm. Theo kinh nghiệm, chỉ phơi hạt giống lúa 3 nắng là đạt độ ẩm 12%. Thường khi lúa mới gặt ở ruộng về độ ẩm khoảng 25%. Phơi trong nắng nhẹ làm sao rút độ ẩm được khoảng 18% và sau nắng thứ hai, ba mới rút độ ẩm xuống khoảng 12% là đạt yêu cầu. Trong quá trình phơi nắng phải đảo hạt liên tục cho khô đều. Phơi làm khô trong điều kiện nhiệt độ không cao là tăng sức sống của hạt giống và bảo quản được lâu dài hơn. Ở vụ hè, những ngày trời nắng to không nên phơi hạt giống trực tiếp xuống nền xi măng vào giữa trưa nhiệt độ tăng quá cao (60 – 700) gây chết phôi mầm. Nhất là khi hạt vừa tách ra khỏi bông, thủy phần trong hạt cao, gặp nhiệt độ cao thì tác hại càng lớn.

48

Phơi chậm: Khi phơi, thóc được cào thành luống cao 10 - 12cm, nhưng

ngày đầu tiên chỉ phơi nắng khoảng 2 giờ, ngày thứ 2 phơi trong 3 giờ và ngày thứ 3 phơi trong 4 giờ. Cứ 15 phút các luống được cào đảo 1 lần theo các hướng khác nhau. Các ngày sau đó thóc được phơi 5 - 6 giờ/ngày cho đến khi đạt độ ẩm tới hạn trước khi bảo quản. Với cách phơi chậm như trên thì chỉ khoảng 5 ngày là thóc khô đạt yêu cầu. Có thể kiểm tra nhanh độ khô của hạt bằng cách cho lên miệng cắn hạt kêu giòn, tiếng thanh là ẩm độ hạt đạt yêu cầu (khoảng 12%). Trong điều kiện thời tiết bất thuận (thu hoạch vào mùa mưa) thì cần chủ động làm khô bằng các lò sấy thủ công. Các lò sấy này phải có hệ thống kiểm tra nhiệt độ và độ thông thoáng. Cần tính toán lượng thóc sấy hợp lí cho từng mẻ sấy.

* Phơi sấy công nghiệp: Ở những cơ sở có hệ thống dây truyền làm khô hạt giống thì cần thực hiện chính xác qui trình vận hành sấy. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm hạt và nồng độ oxy trong đống sản phẩm. Tuyệt đối không để nhiệt độ trong hệ thống sấy lên cao làm giảm sức sống hoặc chết phôi hạt.(Xem hình 21a, b, c).

* Phơi an toàn: Lạnh - khô (mẫu giống ngân hàng). Với các mẫu giống lưu trữ trong ngân hàng cần phải phơi trong điều kiện lạnh khô. Hạt giống được làm khô trong điều kiện nhiệt độ 15 – 180C. Ở điều kiện này sẽ hạn chế tối đa các yếu tố làm giảm chất lượng hạt giống. Thời gian bảo quản hạt giống sẽ được lâu hơn so với các phương pháp làm khô khác.

Hình 24. Phơi thóc dưới nắng

49

3.2. Làm sạch Loại bỏ các tạp chất trong hạt lúa sau khi phơi sấy khô và trước khi đưa vào lưu thông, bảo quản là rất cần thiết. Công việc này nhằm tách các hạt lửng, hạt lép, hạt cỏ dại và các tạp chất khác để đảm bảo tiêu chuẩn qui định của phẩm cấp giống đã đăng ký. Có 2 cách làm sạch bằng thủ công và bằng máy. 3.2.1. Làm sạch bằng biện pháp thủ công * Khái niệm: Đó là phương pháp sử dụng các công cụ thủ công, lợi dụng sức gió tự nhiên để làm sạch hạt lúa giống sau khi đã phơi sấy khô. * Ưu điểm, nhược điểm:

Hình 25b. Sấy trên lò sấy cải tiến Hình 25c. Sấy công nghiệp

Hình 25a. Sấy thóc trên giàn

50

- Có thể lợi dụng gió trời, các công cụ thủ công, các công cụ cải tiến nên chi phí thấp. - Chất lượng làm sạch không cao. * Cách tiến hành: Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ (quạt, thúng, nia, sàng, bao, bạt...) Bước 2: Vệ sinh dụng cụ và nơi làm sạch. Một trong những nguyên nhân lẫn cơ giới hạt giống là do khâu vệ sinh dụng cụ không tốt. Do đó, trước và sau khi sử dụng các dụng cụ làm sạch hạt đều phải làm tốt khâu vệ sinh. Bước 3: Tiến hành loại bỏ tạp chất Tạp chất cần phải loại bỏ là tất cả những gì không phải là hạt lúa giống lẫn trong khối hạt lúa giống. Ví dụ như: mùn đất, thân lá cây, hạt cỏ, trấu, hạt lửng lép... - Đưa thóc lên cao, cho thóc rơi tự do trước luồng gió (gió trời, quạt giấy, quạt điện...) để loại bỏ tạp chất. - Sử dụng quạt hòm gỗ: Đưa thóc lên ngăn chứa trên nóc hòm. Một tay quay cánh quạt cùng với tay kia mở khóa để thóc rơi từ từ qua ngăn tạo gió. Tạp chất bay ra phía trước, thóc sạch chảy ra một cửa riêng bên cạnh, đặt trước dụng cụ để hứng lấy.

Bước 4: Đưa thóc sạch vào bao chuyên dụng, thu gom tạp chất, vệ sinh nơi làm sạch. 3.2.2. Làm sạch bằng biện pháp cơ giới

* Khái niệm: Đó là phương pháp làm sạch hạt lúa sau khi phơi khô bằng máy chuyên dùng.

* Nguyên tắc làm việc của máy làm sạch là dựa vào tỷ trọng khác nhau của hạt lúa giống với các tạp chất. Các tạp chất thường có tỷ trọng lớn hơn (ví

Hình 26. Làm sạch bằng gió

51

dụ sỏi, đá chẳng hạn) hoặc nhỏ hơn (hạt lép lửng, hạt cỏ, nhánh bông...) hạt lúa giống. Nhờ hệ thống quạt gió và sàng mà máy có thể loại được tạp chất ra các cửa khác nhau. Hạt sạch được chảy ra một cửa riêng.

* Ưu điểm, nhược điểm: + Qua hệ thống máy làm sạch chất lượng hạt giống cao hơn so với

phương pháp thủ công. + Đầu tư cao * Các bước thực hiện: + Bước 1: Vệ sinh máy và dụng cụ + Bước 2: Đưa thóc vào ngăn chứa + Bước 3: Vận hành máy. Đóng máy, điều chỉnh tốc độ dòng chảy của

nguyên liệu thích hợp. + Bước 4: Đưa thóc sạch vào bao chuyên dụng, thu gom các tạp chất. + Bước 5: Vệ sinh và bảo trì máy sau khi kết thúc công việc.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 1.1. Câu hỏi trắc nghiệm: Câu 1. Đặc điểm ít liên quan đến hình thái bên ngoài của hạt lúa? a. Màu sắc vỏ hạt. b. Râu hạt. c. Dạng hạt. d. Kích thước và khối lượng hạt. Câu 2. Đặc điểm ít liên quan đến hình thái bên trong của hạt lúa? a. Vỏ cám. b. Độ trong của gạo. c. Tỷ lệ bạc bụng. d. Kích thước và khối lượng hạt. Câu 3. Thông tin chính xác nhất về hiện tượng miên trạng ở hạt lúa? a. Là đặc điểm của giống lúa. b. Tất cả các giống lúa đều có hiện tượng miên trạng. c. Thay đổi theo điều kiện môi trường. d. Có ý khác. Câu 4. Thông tin chính xác nhất về hiện tượng miên trạng ở hạt lúa?

52

a. Ở trạng thái này hạt rất dễ nảy mầm. b. Tất cả các giống lúa đều có hiện tượng miên trạng. c. Thay đổi theo điều kiện môi trường. d. Ở trạng thái này hạt sống tiềm sinh. Câu 5. Nguyên nhân hạt ở trạng thái ngủ nghỉ là do: a. Vỏ hạt còn mới, dầy, ít thấm nước và ít thấm khí. b. Phôi hạt chưa chín sinh lí đầy đủ. c. Do có cân bằng hoomon. d. Có ý khác. Câu 6. Vì sao hạt lúa sau khi thu hoạch lại dễ bị côn trùng và vi sinh vật gây hại? a. Hàm lượng nước trong hạt còn cao. b. Vỏ trấu chưa thật rắn chắc. c. Hạt trực tiếp tiếp xúc với nhau nhiều hơn. d. Có ý khác. Câu 7. Nguyên nhân chính làm giảm chất lượng giống sau thu hoạch chủ yếu là? a. Các loài sâu bệnh, động vật gây hại. b. Không làm khô được ngay. c. Hiện tượng bốc nóng trong khối hạt. d. Có ý khác. Câu 8. Mục đích chính của làm khô hạt là: a. Làm cho hạt giống ở trạng thái ngừng sinh trưởng. b. Làm cho hàm lượng nước của hạt đạt độ ẩm tới hạn. c. Làm giảm hàm lượng nước tự do ở trong hạt. d. Có ý khác Câu 9. Độ ẩm tới hạn là: a. Độ ẩm an toàn của hạt lúa giống trước khi bảo quản và lưu thông. b. Lượng nước tự do còn lại trong hạt khi phơi khô hạt thóc trong điều kiện tự nhiên đến khối lượng không đổi. c. Lượng nước liên kết còn lại trong hạt khi phơi khô hạt thóc trong điều kiện tự nhiên đến khối lượng không đổi. d. Có ý khác Câu 10. Yêu cầu khi làm khô hạt giống là:

53

a. Hạt lúa sau khi tách khỏi bông không được ủ đống và không được nén chặt trong thời gian dài. b. Trong quá trình làm khô không được để hiện tượng bốc nóng cục bộ. c. Làm khô từ từ nhất là ngày đầu tiên. d. Có ý khác Câu 11. Độ ẩm tới hạn đạt tối ưu khi làm khô hạt lúa giống là:

a. ≤ 12%.

b. ≤ 13%.

c. ≤ 14%.

d. ≤ 15%. Câu 12. Phương pháp làm khô hạt giống lúa được áp dụng phổ biến hiện nay là: a. Phơi sấy thủ công. b. Phơi sấy công nghiệp. c. Phơi an toàn. d. Có ý khác. Câu 13. Không nên làm khô hạt đột ngột, nhất là ngày đầu sau khi thu hoạch là bởi vì: a. Làm giảm chất lượng hạt giống. b. Làm hạt gạo bị nứt gãy, phôi hạt bị thương tổn. c. Làm giảm lượng nước trong hạt quá nhanh. d. Có ý khác. Câu 14. Tại sao phải làm sạch hạt giống trước khi bảo quản? a. Nâng cao chất lượng hạt giống. b. Loại bỏ các tạp chất lẫn trong khối hạt giống. c. Loại bỏ các sinh vật gây hại d. Có ý khác. 1.2. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Trình bày những đặc điểm cơ bản của hạt lúa giống sau thu hoạch? Câu 2: Hãy cho biết những yêu cầu hạt lúa làm giống sau thu hoạch? Câu 3: Cho biết những phương pháp làm khô hạt giống? Trong đó phương pháp nào là tối ưu nhất? Vì sao?

54

Câu 4: Hãy trình bày quy trình phơi khô dưới nắng hạt lúa giống sau thu hoạch? Giải thích tại sao hạt lúa giống vừa mới thu hoạch về không nên ủ đống, nén chặt hoặc để thời gian quá dài trong bao kín? 2. Bài tập thực hành: Bài 1: Hãy kiểm tra một mẻ thóc giống làm khô xem đạt yêu cầu chưa? Cho giải pháp xử lý. Bài 2: Hãy kiểm tra xem một mẻ thóc giống làm sạch xem đạt yêu cầu chưa? Cho giải pháp xử lý. C. Ghi nhớ - Có nhiều nguyên nhân làm cho hạt lúa giống giảm chất lượng trong suốt quá trình từ sau khi tuốt hạt đến khi đưa vào bảo quản. Nguyên nhân nội sinh do hô hấp của khối hạt, nguyên nhân ngoại sinh do các sinh vật và điều kiện ngoại cảnh bất lợi gây nên. - Cần nắm vững các yêu cầu về mẫu mã, về chất lượng hạt lúa giống sau khi thu hoạch. Hạt lúa giống trước khi đưa vào bảo quản phải làm khô trong điều kiện nhiệt độ < 380C đến độ ẩm tới hạn và loại bỏ hết các tạp chất. - Thực hiện được các kỹ thuật sơ chế (phơi sấy và làm sạch) hạt lúa giống sau thu hoạch đảm bảo chất lượng, an toàn và vệ sinh trong lao động.

55

BÀI 4: BẢO QUẢN Mã bài: MĐ03.4

Hạt giống lúa là một sinh vật sống. Làm ra được hạt giống đã khó nhưng

bảo vệ để hạt giống có chất lượng tốt lại càng khó khăn hơn. Bài bảo quản sẽ giới thiệu các nội dung kiến thức và kỹ năng để chúng ta có thể bảo quản được hạt lúa giống tốt hơn. Mục tiêu

Học xong bài học này, người học có khả năng: - Trình bày được mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của việc đóng gói sản

phẩm hạt lúa giống cũng như bảo quản hạt lúa giống. - Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng đến hạt lúa giống trong quá trình

bảo quản. - Thực hiện được các khâu công việc đóng gói, bảo quản hạt lúa giống

theo đúng qui cách, đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn và vệ sinh lao động. A. Nội dung 1. Đóng gói hạt giống 1.1. Khái niệm, yêu cầu và tác dụng 1.1.1. Khái niệm

Công việc đưa hạt giống lúa vào bao gói niêm phong theo đúng qui cách đã đăng ký quyền sở hữu. 1.1.2. Yêu cầu của việc đóng gói hạt giống

- Hạt giống lúa trước khi đóng gói phải đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn đã đăng kí (thủy phần, tạp chất, tỷ lệ đúng giống...).

- Vật liệu làm bao bì đóng gói phải chắc chắn, thân thiện với môi trường, có khả năng ngăn ngừa các tác nhân gây hư hại hạt giống trong quá trình bảo quản và lưu thông, phân phối.

Vật liệu bao gói hạt lúa giống thông thường hiện nay trên thị trường được làm bằng sợi tổng hợp (bao xác rắn), polyetylen (túi nilon PE) hoặc bao sợi tự nhiên (bao đay, gai, vải bố...).

- Trên các bao gói hạt giống phải có nhãn ghi đầy đủ các thông tin theo qui định về nhãn mác, thương hiệu hàng hóa. Theo qui định hiện hành, trên các bao bì hạt lúa giống cần phải ghi đầy đủ thông tin về thương hiệu, thương mại của sản phẩm, mã số và mã vạch. 1.2.3. Tác dụng của đóng gói hạt giống

- Bảo vệ hạt giống tốt hơn, hạn chế các tác nhân làm hư hao về số lượng và chất lượng hạt giống trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối.

56

- Bảo vệ thương hiệu hàng hóa, tránh hiện tượng làm giả, làm nhái sản phẩm gây thiệt hại cho người tiêu dùng và giảm chữ tín của người sản xuất giống. 1.2. Tiến hành đóng gói 1.2.1. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị đóng gói

Tùy theo mục đích của việc đóng gói mà chuẩn bị dụng cụ, thiết bị phù hợp. - Chuẩn bị bao bì: + Yêu cầu đối với bao bì: Thông thường nếu đóng gói để đưa đi bảo quản thì chuẩn bị các bao bì

có kích thước lớn đựng được 40 – 50kg, còn đóng gói để xuất hàng cho người tiêu dùng thì dùng bao nhỏ 1, 2, 5, 10... kg.

- Chuẩn bị nhãn niêm phong: Ghi tên giống, cấp giống, sức sống, thông tin khác (thương hiệu, đơn vị,

cá nhân sản xuất giống; địa chỉ; điện thoại; mã số, mã vạch...) - Vệ sinh các dụng cụ, thiết bị - Kiểm tra độ an toàn của các dụng cụ thiết bị trước khi đóng gói

1.2.2. Quy trình và kỹ thuật tiến hành đóng gói * Qui trình đóng gói được thực hiện qua các giai đoạn như sau: - Đưa thóc vào bao gói đến khối lượng qui cách - Kiểm tra khối lượng - Khâu, gắn miệng bao gói - Gắn nhãn niêm phong * Kỹ thuật đóng gói có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công hoặc

bằng máy. 2. Bảo quản hạt giống 2.1. Mục đích, yêu cầu và nguyên tắc của việc bảo quản hạt giống 2.1.1. Mục đích

Bảo vệ hạt lúa giống trong một khoảng thời gian nhất định để cung cấp hạt lúa giống có tiêu chuẩn chất lượng tốt cho nhu cầu sản xuất.

Bảo quản nguồn giống phục vụ cho nghiên cứu, chọn lọc giống. 2.1.2. Yêu cầu

Hạn chế đến mức tối đa các tác nhân gây hư hại chất lượng hạt giống và kéo dài thời gian bảo quản.

Các hạt giống trước khi đưa vào bảo quản phải ở trạng thái an toàn (tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ đúng chủng loại, thủy phần, tỷ lệ tạp chất, không chứa các sinh vật gây hại) theo đúng tiêu chuẩn cấp giống đã ghi trên nhãn bao gói.

57

2.1.3. Nguyên tắc Hai nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới việc bảo quản hạt lúa là nhiệt độ

và ẩm độ. Hạt lúa sẽ thay đổi ẩm độ trong quá trình bảo quản để đạt được cân bằng với nhiệt độ và ẩm độ tương đối của không khí trong điều kiện bảo quản. Nói chung, khi bảo quản ẩm độ hạt chấp nhận được là ≤ 13%. Nguyên tắc cơ bản trong bảo quản lúa là phải có cấu trúc nhà kho có thể giữ ẩm độ hạt và ẩm độ tương đối của nhà kho ổn định trong thời gian bảo quản.

Làm giảm 1% ẩm độ hạt, đời sống hạt lúa trong bảo quản sẽ tăng gấp đôi và nhiệt độ cứ giảm 5oC đời sống hạt sẽ tăng gấp đôi.

Ví dụ: Hạt giống được sấy khô tại 12% ẩm độ và trữ trong điều kiện nhiệt độ là 22oC, hạt giống có thể trữ được 1 năm. 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hạt giống trong quá trình bảo quản 2.2.1. Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại của hạt

* Vỏ trấu, vỏ lụa, nội nhũ và phôi nhũ là những bộ phận cấu tạo chính của hạt thóc giống.

- Vỏ trấu: là phần vỏ cứng của hạt lúa được bao bọc phía ngoài hạt thóc và là cơ quan bảo vệ các bộ phận bên trong của hạt thóc (chiếm trọng lượng khoảng 20 - 21% so trọng lượng hạt thóc). Lớp vỏ trấu có thành phần cấu tạo chủ yếu là celluloze và hemicellulose nên rất vững chắc.

Các giống lúa khác nhau có lớp vỏ dày mỏng khác nhau. Lớp vỏ càng

dày thì khả năng bảo vệ tốt hơn lớp vỏ mỏng. Lớp vỏ trấu khi khô khả năng dẫn nhiệt kém; khả năng thấm nước, thấm khí tốt. Một số giống lúa phía đỉnh vỏ trấu có râu.

Hình 27: Cấu tạo của hạt thóc (lúa) a. Hạt thóc; b. Vỏ trấu; c. Hạt gạo lức

a b c

58

- Lớp vỏ lụa (Aloron): Nằm bên trong lớp vỏ trấu, bao bọc nội nhũ và phôi hạt.

- Phôi nhũ: nằm dưới bụng hạt, đây là bộ phận sau này sẽ phát triển thành mầm phôi và rễ phôi. Bộ phận này có trọng lượng rất nhỏ, không đáng kể so với khối lượng toàn hạt.

- Nội nhũ (hạt gạo): được tạo bởi chủ yếu là tinh bột, đường, prôtêin và các chất béo – đó chính là kho thức ăn dự trữ để nuôi phôi và hàm lượng tinh bột chiếm đến 80% hạt gạo, còn khoảng 20% là các chất khác.

* Hoạt động hô hấp của hạt: - Cường độ hô hấp của hạt tăng cao dần theo thời gian bảo quản do đó

chất lượng hạt giống, sức sống của phôi hạt giảm dần theo thời gian. - Hiện tượng tự ẩm và tự nhiệt làm tiêu hao chất dự trữ trong hạt ngày

càng tăng lên theo thời gian. Mặc dù trước khi đưa vào bảo quản, hạt giống đã được phơi sấy khô đến độ ẩm tới hạn (thủy phân ≤ 12%) nhưng sau một thời gian bảo quản cường độ hô hấp trong hạt tăng dần. Hô hấp sẽ sinh ra nhiệt làm bốc nóng khối hạt, sinh ra nước làm thủy phần khối hạt tăng lên. Đó chính là hiện tượng tự ẩm và tự nhiệt.

* Thành phần hóa học của hạt: bao gồm nước và các chất dự trữ. - Hàm lượng nước trong hạt: Trong hạt lúa có 2 dạng nước. Đó là nước tự do và nước liên kết. Nước

liên kết thường rất ít biến động, có tác dụng duy trì cấu trúc ổn định của hạt ở trạng thái sống tiềm sinh. Nước tự do được sử dụng vào các quá trình trao đổi

Hình 28: Cấu tạo của hạt gạo a. Nội nhũ và phôi hạt b. Hạt gạo lức và vỏ cám (vỏ lụa)

a b

59

1

32

Đại khí hậu (1)

Vi khí hậu (3)

Tiểu khí hậu (2)

Hình 29: Ảnh hưởng của môi trường bảo quản

chất của các hoạt động sống trong hạt. Khi hàm lượng nước tự do trong hạt giảm thì cường độ các hoạt động sống giảm theo. Hàm lượng nước tự do trong hạt giảm xuống ≤ 12% thì hạt lúa ở trạng thái ngừng sinh trưởng. Độ thủy phần này gọi là độ ẩm tới hạn.

Nếu hạt giống khi đưa vào bảo quản mà thủy phần cao hơn độ ẩm tới hạn (14 – 15%, nhất là vào mùa mưa) thì hạt giống lại càng nhanh giảm chất lượng. Sự phân giải chất dự trữ trong hạt diễn ra mạnh mẽ làm hạt lúa giảm sức sống nhanh chóng trong điều kiện nóng và ẩm.

- Gluxit trong hạt: đây là thành phần chất hữu cơ chủ yếu có trong hạt lúa. Thành phần các chất gluxit trong hạt lúa bao gồm: tinh bột, đường,

celluloza, hemicelluloza và péctin. Trong đó tinh bột và đường là các chất dự trữ chủ yếu có trong phần hạt. Các chất này khi khô rất háo nước, nên nó sẽ hấp phụ nước từ môi trường vào hạt trong quá trình bảo quản.

- Protein: Mặc dù hàm lượng protein trong hạt lúa không cao nhưng đây là chất rất háo nước. Trong quá trình bảo quản chất này hấp phụ nước và làm thủy phần trong hạt tăng dần. Các giống lúa nào có hàm lượng protein càng cao thì càng khó bảo quản, nhất là bảo quản thoáng. 2.2.2. Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bảo quản

* Mối quan hệ giữa môi trường bảo quản và hạt lúa giống - Có 3 loại môi trường bảo quản có liên quan với nhau và cùng tác động

đến hạt lúa giống trong quá trình bảo quản: đại khí hậu, tiểu khí hậu và vi khí hậu. Các loại môi trường này có tác động qua lại với nhau và có ảnh hưởng đến việc bảo quản hạt giống. Quan sát hình 29 chúng ta thấy:

Đại khí hậu (1) là môi trường bao xung quanh kho (điều kiện khí hậu của vùng, miền). Là môi trường thay đổi rõ rệt theo mùa.

Tiểu khí hậu (2) là môi trường bao quanh khối sản phẩm ở không gian trong kho bảo quản. Môi trường này phụ thuộc nhiều vào qui cách thiết kế của kho bảo quản và khối lượng hạt giống bảo quản trong kho.

60

Vi khí hậu (3) là môi trường gồm các khe hở nhỏ bao quanh các hạt giống. Phụ thuộc nhiều vào cấu trúc, tính chất vật lí, hóa học của hạt.

Môi trường nào ảnh hưởng lớn hơn đến chất lượng bảo quản? Môi trường tiểu khí hậu (3) có ảnh hưởng nhiều và trực tiếp nhất đến quá

trình bảo quản hạt lúa giống. * Các nhân tố môi trường bảo quản: Môi trường bảo quản bao gồm các

nhân tố vô sinh và hữu sinh. - Các nhân tố vô sinh + Nhiệt độ: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hô hấp của hạt.

Nếu bảo quản trong điều kiện nhiệt độ cao (nóng) thì hạt nhanh hỏng hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp (lạnh).

Giữa ẩm độ hạt khi bảo quản và nhiệt độ môi trường bảo quản có ảnh hưởng rất rõ rệt đến thời gian bảo quản. Hạt giống lúa có thủy phần 10 – 14%, có thể bảo quản tốt ở nhiệt độ 180C trong 2 năm. Nếu ẩm độ cao hơn 19%, tỷ lệ nảy mầm sẽ giảm sau 9 tháng. Nếu ẩm độ hạt 5 – 6%, khả năng nảy mầm sẽ rất thấp, nhưng không đổi trong quá trình bảo quản ở điều kiện nhiệt đới ẩm.

+ Ẩm độ: Bảo quản hạt trong điều kiện ẩm độ không khí cao cũng làm cho chất lượng hạt giống giảm nhanh hơn trong điều kiện khô ráo. Ẩm độ không khí cao làm cho khối hạt giống hút ẩm. Thủy phần trong khối hạt tăng lên là điều kiện thuận lợi cho hoạt động hô hấp của hạt và các sinh vật gây hại hạt giống.

+ Ánh sáng: nếu bảo quản hạt giống trong điều kiện có ánh sáng chiếu trực tiếp vào kho chứa hạt sẽ nhanh giảm chất lượng. Ánh sáng kích thích hoạt động hô hấp của hạt tăng cao, phân giải các chất dự trữ trong hạt nhanh hơn.

+ Nồng độ các chất khí: Nồng độ chất khí trong kho bảo quản có ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng hạt giống. Nồng độ oxy (O2) cao, Carbonic (CO2) thấp làm cho hạt giống giảm chất lượng nhanh hơn. Ngược lại tăng CO2, giảm O2 trong môi trường bảo quản sẽ kéo dài thời gian bảo quản hơn.

- Các nhân tố hữu sinh + Côn trùng: Hai loại côn trùng thường gây hại nặng trong kho bảo quản

thóc đó là mọt và mối. Mọt hại thóc là đối tượng gây thiệt hại nặng nhất trong quá trình bảo

quản hạt. Mọt trưởng thành dạng cánh cứng, đẻ trứng vào trong hạt. Sâu non đục khoét ăn chất dự trữ và phôi hạt, đào thải ra phân dạng bột. Phân của chúng là môi trường thích hợp cho nấm mốc phát triển và làm hạt giống hư hỏng nhanh hơn.

61

Hình 30: Một số loại mọt thóc

Mọt thóc thuộc lớp côn trùng: Bộ cánh cứng, bao gồm một số loại phổ

biến như sau: Họ vòi voi: Mọt gạo, mọt thóc

Họ mọt thò đuôi: Mọt gạo thò đuôi Họ mọt thóc: Mọt thóc lớn, Mọt thóc Thái lan

Mối cũng là đối tượng gây hại trong các kho bảo quản hạt lúa giống. Cần thường xuyên kiểm tra phát hiện và phòng trừ kịp thời.

Mối cũng là đối tượng rất nguy hiểm, chúng sống ở dưới đất thành bầy đàn. Nguồn thức ăn chính của chúng là chất xơ, cho nên khi phát hiện được nguồn thức ăn (hạt thóc) là chúng sẽ tìm đến rất nhanh. Khi chúng di chuyển, chúng sẽ tiết ra một loại chất dẻo tạo thành đường hầm. Khi tấn công khối hạt giống chúng tiết ra chất men phân giải xellulaza. Với số lượng bầy đàn vô cùng lớn, nếu để mối tấn công vào kho sẽ gây hại rất lớn.

+ Vi sinh vật: Nấm và vi khuẩn cũng là những sinh vật gây hại trong bảo quản lúa giống, trong đó đặc biệt là các nấm hại. Nhiều loại nấm gây hại có thể xâm nhập vào hạt thóc trên đồng ruộng, trong quá trình thu hoạch, chế biến và bảo quản hạt giống.

62

Các loại nấm mốc phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao. Đặc biệt

sau thời gian bảo quản dài mà có côn trùng và mọt gây hại thì nấm mốc càng phát triển nhiều hơn.

+ Động vật: chuột là đối tượng cũng gây hại rất nguy hiểm cho các kho bảo quản hạt giống. Chúng đục khoét bao ăn hạt đồng thời đào thải nước tiểu và phân tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển gây hại. Ngoài ra còn có chim sẻ cũng là đối tượng gây hại.

Cần kiểm tra thường xuyên phát hiện, ngăn chặn kịp thời con đường xâm nhập của chim, chuột. Đặt bẫy, đánh bả theo qui trình an toàn cho người và động vật ăn chuột. 2.2.3. Ảnh hưởng của phương pháp và kỹ thuật bảo quản

- Bảo quản thoáng: thành phần chất dự trữ trong hạt lúa chủ yếu là tinh bột, do đó nồng độ oxy trong môi trường bảo quản ít ảnh hưởng đến chất lượng hạt. Tuy nhiên, nếu bảo quản hạt trong điều kiện thoáng khí thì hơi nước từ không khí ẩm sẽ xâm nhập vào hạt dễ dàng. Trong thành phần không khí ẩm cũng chứa đựng các sinh vật gây hại. Thủy phần trong hạt tăng cao sẽ kích thích hoạt động hô hấp phân giải chất dự trữ trong hạt, kích thích sự sinh trưởng phát triển của các sinh vật gây hại làm cho hạt giống nhanh bị hư hỏng.

Hình 31. Nấm hại bông hạt

63

- Bảo quản kín: đây là môi trường bảo quản rất tốt cho nhiều loại hạt giống do hạn chế được các nguyên nhân gây hỏng hạt giống của phương pháp bảo quản thoáng. Thời gian bảo quản hạt giống được kéo dài hơn.

- Bảo quản ở kho lạnh: trong môi trường nhiệt độ thấp (15 – 180C) cũng kéo dài thời gian bảo quản.

- Bảo quản trong túi chuyên dụng có thuốc trừ côn trùng, nấm gây hại: đây là phương pháp bảo quản đem lại hiệu quả rất tốt hiện nay. Đây là phương pháp bảo quản kín kết hợp với hóa chất trừ côn trùng và nấm gây hại. 2.3. Kỹ thuật thực hiện bảo quản hạt giống lúa

Tùy theo mục đích yêu cầu của việc bảo quản, điều kiện thực tế của sản xuất mà có thể lựa chọn phương pháp bảo quản thích hợp. Hiện nay người ta thường sử dụng các phương pháp bảo quản chủ yếu sau. 2.3.1. Bảo quản hạt đóng bao chứa trong kho thoáng

- Hạt giống đã được phơi sấy khô, làm sạch cho vào bao cói, bao dứa khối lượng 40 – 50kg. Xếp trên các kệ gỗ cách mặt đất, trần nhà và quanh tường 20 – 30cm.

- Kho bảo quản luôn đảm bảo thoáng, mát, khô ráo, không có ánh sáng trực xạ chiếu vào và có lưới chống các sinh vật gây hại.

- Phương pháp bảo quản này chỉ bảo quản hạt giống trong thời gian 3 – 4 tháng.

Nếu bảo quản trong thời gian ngắn khoảng 2 – 3 tháng thì có thể áp dụng phương pháp bảo quản thoáng.

Để hạt giống trong kho càng lâu thì hạt giống càng nảy mầm kém. Đó là điều xảy ra cho tất cả các loại hạt giống khác nhau. Nếu đựng hạt trong bao đay hay nilon dệt (không kín) hạt giống rất nhanh mất sức nảy mầm dù được phơi rất khô tới 12% độ ẩm. Vì trong khi bảo quản, hạt giống lúa hút ẩm, nhất là trong điều kiện mùa mưa hạt giống có khi có độ ẩm tới 14 - 15%, từ đó chúng mất sức nảy mầm khá nhanh. Muốn kéo dài thời gian bảo quản thì thường xuyên kiểm tra ẩm độ hạt, phơi sấy lại hạt giống (1 – 2 tháng/lần), phòng trừ sâu bệnh động vật gây hại.

Không chọn nơi ẩm ướt, hay ánh nắng thường xuyên chiếu vào nơi bảo quản hạt giống. Nơi bảo quản hạt giống phải thường xuyên khô ráo, thoáng mát. Bao giống phải được kê bằng gỗ, không nên kê bằng gạch hay bằng những vật liệu kê khác. 2.3.2. Bảo quản kín trong chum, vại, túi nilông

- Theo kinh nghiệm thì khi phơi lúa đạt độ ẩm khoảng 12%, cho hạt lúa giống vào bao nilon và buộc kín là tốt nhất. Sau đó toàn bộ bao nilon được đựng trong bao bố, bỏ vài cục vôi sống (vôi chưa tôi) dưới đáy để hút ẩm thường xuyên.

64

- Bảo quản hạt giống trong túi nhựa poly-ethylen có chứa thuốc xông hơi hoá học là một TBKT mới, đơn giản, dễ làm, đem lại hiệu quả cao. Hạt giống bảo quản sau 9 tháng vẫn còn tỷ lệ nảy mầm 70%.

Sử dụng loại túi nhựa poly-ethylen, độ dày 0,078mm, kích thước 10cm x 18cm để làm túi bảo quản thóc giống. Trong mỗi bao thóc có thêm 5gam chất xông hơi Mosfly hoặc Basudin để trừ côn trùng gây hại. Các bao thóc giống được để trong kho.

- Bảo quản kín: hạt lúa được chứa trong 2 lớp bao, bao PP ở ngoài bao PE ở trong cột kín lại, bảo đảm không khí từ môi trường không thể thấm qua lớp bao để tiếp xúc với hạt. Oxygen trong bao sẽ giảm dần với sự hô hấp của hạt và sâu mọt, như thế sẽ làm sâu mọt chết ngạt. Với phương pháp này có thể bảo quản lúa một năm mà chất lượng vẫn tốt và đây là phương pháp được dùng để bảo quản lúa giống và hạt giống khác hiện nay. Có thể mua bao PE (loại bao nylon thông thường) khổ 70 x 110 cm giá 2.500 – 3.000đ/cái (15 bao/kg). Vậy 1 kg lúa bảo quản sẽ tăng thêm 50 – 70 đồng. Tính ra không cao vì nông dân sẽ bán được giá cao hơn nhiều.

- Bảo quản lúa với chất silicagen: gần đây các nhà khoa học của Viện cơ điện nông nghiệp và công nghiệp sau thu hoạch đưa ra phương pháp trộn chất silicagen (chất hoạt động bề mặt) vào hạt lúa.

Chất silicagen sẽ phá hủy lớp biểu bì của côn trùng làm côn trùng mất

nước và chết mà chất lượng sản phẩm vẫn bảo đảm. Phương pháp này có thể bảo quản hạt lúa 6 – 12 tháng. Tuy nhiên, đây là phương pháp mới nên cần phải nghiên cứu thêm về an toàn thực phẩm và giá thành bảo quản như thế nào.

Trong các phương pháp nêu trên thì bảo quản kín tỏ ra ưu việt hơn vì dễ thực hiện, vật liệu dễ tìm và giá thành hợp lý. Một điều cần lưu ý trong các phương pháp bảo quản nêu trên thì môi trường bảo quản rất quan trọng. Phải

Hình 32: Hạt lúa được bảo quản trong 2 lớp bao

65

bảo quản lúa nơi khô ráo, thông thoáng tránh được chim chuột phá hại. Nếu môi trường bảo quản ẩm thấp, bị chim chuột phá hại thì thời gian tồn trữ sẽ rút ngắn đáng kể. 2.3.3. Kiểm tra hạt giống trong quá trình bảo quản (Tham khảo thêm mô đun 6). * Các loại kiểm nghiệm chất lượng hạt giống lúa:

• Kiểm nghiệm trước khi nhập vào kho. • Kiểm nghiệm định kỳ. • Kiểm trước khi xuất kho.

* Mục đích và ý nghĩa của kiểm nghiệm - Phát hiện đối tượng sâu bệnh và các biến cố có thể xảy ra. - Tiết kiệm được giống nhờ bảo đảm sức nảy mầm. - Chủ động kế hoạch gieo trồng, xuất khẩu. - Bảo giống có phẩm chất tốt. - Lượng toán hiệu quả kinh tế.

* Phân chia các loại mẫu và phương pháp lấy mẫu - Hạt đổ rời: 75 tấn là một đơn vị kiểm nghiệm. - Hạt đóng bao: 20 tấn là một đơn vị kiểm nghiệm.

* Các loại mẫu • Mẫu điểm: là một lượng nhỏ hạt giống được lấy ở một điểm trong lô hạt

giống. Thường xác định mẫu điểm theo phương pháp 5 điểm đường chéo. • Mẫu gốc: Tập hợp các mẫu điểm tạo thành mẫu gốc. Mẫu gốc là đại diện

của đơn vị kiểm nghiệm, có dung lượng đủ lớn theo qui định. • Mẫu trung bình: Là mẫu được lấy ra từ mẫu gốc theo phương pháp chia mẫu. • Mẫu kiểm nghiệm: Là mẫu được lấy ra từ mẫu trung bình, có dung lượng

đủ để phân tích xác định các chỉ tiêu kiểm tra theo qui định. • Mẫu lưu: Là mẫu lấy ra từ mẫu trung bình để lưu giữ, dự phòng, sử dụng

khi cần thiết. * Phương pháp lấy mẫu: Sử dụng khoan lấy mẫu chuyên dụng (khoan lấy mẫu hạt). Xác định vị trí lấy mẫu, xiên vào và lấy mẫu. * Các chỉ tiêu kiểm nghiệm và phương pháp xác định Độ thuần:

Trọng lượng của hạt thuần/tổng trọng lượng mẫu kiểm nghiệm Phương pháp xác định độ thuần của hạt nông sản

66

+ Cảm quan: quan sát hình thái của hạt + Vật lí: quan sát tế bào hạt dưới kính hiển vi. + Hóa học: nhuộm màu mẫu hạt, dùng: H2CO3, NaOH, KOH. Độ sạch:

Độ sạch (%) loại cây trồng chính chứa trong mẫu/tổng khối lượng của mẫu đó. Phương pháp xác định: Dùng sàng, rây tạp chất rồi cân. Độ ẩm:

Độ ẩm (%) trọng lượng nước tự do có trong hạt. - Phương pháp sấy: Nghiền nhỏ mẫu cân trọng lượng ban đầu (P1), sau đó sấy khô cân trọng lượng (P2).

Độ ẩm (%) =P1 – P2

x 100 P1

- Phương pháp đo bằng máy: Dùng máy đo độ ẩm Gigrorecord hay Feutron nhanh nhưng độ chính xác kém. Sức sống của hạt:

Sức sống của hạt được xác định bàng tỷ lệ % số hạt có sức sống/tổng số hạt kiểm nghiệm

Sức sống của hạt (%) = Số hạt có sức sống

x 100 Tổng số hạt kiểm tra

* Phương pháp xác định sức sống của hạt: - Cảm quan: Tách hạt lấy phôi quan sát dưới kính lúp. Nếu phôi hơi ẩm,

màu trắng xanh, chắc, phẳng phiu là hạt còn sống. - Vật lý: xử lý cho hạt nẩy mầm bằng nhiệt độ nóng, nhiệt lạnh, nhiệt

luân phiên hoặc ánh sáng, hóa chất. - Hóa học: Hóa chất thông dụng: acid fushin 1%, Indigo carmine 2o/oo,

TTJC 1% (Triphenyl tetrajolium chlorid), bionat 5%. Ví dụ: hạt bóc vỏ ngâm trong Dinitrobenzol 2 – 3 giờ vớt ra ngâm trong

NH4OH trong 15 phút. Sau đó vớt ra quan sát phôi. Phôi bắt màu hồng là còn sống. Tỷ lệ nảy mầm: % hạt nẩy mầm cho ra cây con bình thường/tổng số hạt

kiểm tra. Khối lượng 1000 hạt: Khối lượng thực tế của 1000 hạt cần kiểm nghiệm. Lấy ngẫu nhiên từ trong khối hạt giống cần kiểm tra, mỗi mẫu 1000 hạt. Cần khối lượng của mỗi mẫu, tính khối lượng trung bình của 3 mẫu đó.

67

Tỷ lệ sâu bệnh hại: Sâu mọt: đếm số con trong 1 kg hạt kiểm nghiệm. Phương pháp dùng rây và nhặt tất cả sâu mọt Bệnh hại:

Tỷ lệ hạt bị bệnh (%) = Số hạt bị bệnh

x 100 Tổng số hạt kiểm tra

Các chỉ tiêu sinh hóa: Hạt lúa thường chứa một số dinh dưỡng như: Tinh bột, đường, đạm…

- Đường tổng số được phân tích theo phương pháp Bectrand. - Đạm tổng số được xác định theo phương pháp Kizendant.

* Quy trình và cách thức thực hiện công việc: Quản lý chất lượng hạt giống: - Lúa giống trữ trong kho tại các cơ quan hay ở cộng đồng phải được kiểm

tra sức sống định kỳ hàng năm/vụ. - Theo tiêu chuẩn hạt giống thì tỷ lệ nẩy mầm dưới 85% sẽ không được

chấp nhận là lúa giống. Xác định tỷ lệ nẩy mầm: - Số hạt cần để thử nẩy mầm: 50 hạt hoặc 100 hạt. - Lấy mẫu: Hạt giống nên lấy ngẫu nhiên cho mỗi bao giống. - Phương pháp và dụng cụ: + Đĩa nhựa hay đĩa thủy tinh lót giấy thấm. + Dùng vải, hay khăn, xếp hạt lên mảnh vải và cuộn tròn lại. Tưới nước 3 -

5 lần/ngày cho đủ ẩm. + Dùng cát chứa trong các khay (rộng 40cm và dài 50cm) làm các rãnh

ngang trên mặt cát và rải hạt của mỗi giống trên mỗi hàng, tưới nước vừa đủ ẩm.

- Ghi nhận số liệu sau 5 ngày: Đánh giá kết quả + Nẩy mầm > 90%: Bảo quản tiếp và làm giống tốt. + Nẩy mầm < 85%: Bán làm lúa lương thực. Lưu ý khi nẩy mầm: - Nên giữ nhiệt độ 30oC suốt thời gian thử. - Nhiệt độ thấp hơn 25oC, thời gian thử sẽ dài hơn và tỷ lệ nẩy mầm kém hơn. - Nhiệt độ dưới 15oC hạt giống sẽ không nẩy mầm.

68

Xác định cường lực (sức sống) hạt giống: - Nếu tỷ lệ nẩy mầm 85% thì sức sống hạt giống chỉ còn khoảng 60%. - Tỷ lệ nẩy mầm: Lúc 4 - 5 ngày sau khi thử, đếm tất cả hạt nẩy mầm và tính

bằng phần trăm (%). - Sức sống (cường lực hạt giống): Khoảng 7 - 10 ngày sau khi thử, chỉ đếm

các hạt có mầm non dài hơn 1cm hay có lá. Khi đó cây mạ có thể phát triển bình thường.

Sức khoẻ hạt giống: - Đánh giá tình trạng sức khoẻ hạt giống. + Xác định mẫu hạt bị nhiễm bệnh. + Ước lượng sức sống và cường lực cây mạ non. - Kiểm định hạt mang mầm bệnh có thể (hoặc không) lây nhiễm và gây hại

cho cây mạ non. - Mầm bệnh có thể ảnh hưởng đến mầm, hạt gạo và làm cho hạt bị dị dạng. - Các phương tiện: Trang thiết bị kiểm tra sức khoẻ hạt giống thường đắt

tiền và cần chuyên viên phòng thí nghiệm. Quản lý sức khoẻ hạt giống ở mức độ cộng đồng: Sức khoẻ hạt giống đang được quan tâm trong sản xuất. Kết quả nghiên cứu

chứng minh rằng nếu sản xuất lúa bằng hạt giống tốt cho năng suất cao hơn giống lúa bình thường khoảng 0,7tấn/ha. Để có hạt giống đảm bảo khoẻ mạnh, cần lưu ý:

- Loại bỏ những hạt bị tổn hại, hạt có hình dạng bất thường. - Loại bỏ hạt có mang mầm bệnh trên vỏ hạt. (nếu có điều kiện làm sạch

mầm bệnh mang trên hạt bằng cách để trong tủ sấy khô tại nhiệt độ dưới 0oC trong 7 ngày hoặc ngâm giống trong dung dịch thuốc trừ nấm).

- Kiểm tra để phát hiện sâu bệnh phát triển trong kho trữ giống. - Xử lý dụng cụ trữ và hạt giống trước và trong quá trình bảo quản bằng

thuốc hoá học. Kinh nghiệm quản lý sức khỏe hạt giống: - Dùng các loại lá cây có chất dầu (khuynh diệp, thông, bạch đàn...) phơi

khô, bỏ vào trong khối hạt giống cất trữ. - Dùng khói đưa vào trong lu chứa giống và hàn kín nắp lại. - Dùng đèn cầy đốt cháy và để bên trong lu hết chất khí oxi nên côn trùng

không thể sống và gây hại. - Treo bông lúa trên giàn bếp để hong khói trừ sâu bệnh gây hại (tập quán

của đồng bào dân tộc vùng núi).

69

- Dùng than hay tro trấu khô, đặt trong lu chứa giống để rút ẩm làm hạn chế sự phát triển của nấm bệnh.

Độ thuần lô hạt giống: Xác định độ thuần của lô hạt giống, chúng ta cần phải kiểm định (lấy mẫu

và phân tích) theo các chỉ tiêu và tiêu chuẩn cho các mức giống ở bảng dưới đây (bảng 3.1). Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và hóa chất cần thiết:

- Dụng cụ, thiết bị: Việc lấy mẫu lô hạt giống sẽ được thực hiện bằng cách dùng các phương

pháp và thiết bị thích hợp. Các thiết bị và dụng cụ lấy mẫu bao gồm: + Xiên lấy mẫu + Cân có độ chính xác thích hợp + Dụng cụ chia mẫu

- Các dụng cụ khác: túi, bao đựng mẫu, thẻ ghi chép, dụng cụ niêm phong... + Vật liệu + Hóa chất

Bảng 5. Tiêu chuẩn hạt giống lúa nước (Theo TCVN, 1999)

Tiêu chuẩn Đơn vị Cấp giống

Nguyên chủng Xác nhận

1. Độ sạch, không nhỏ hơn % khối lượng 99,0 99,0

2. Tạp chất, không lớn hơn % khối lượng 1.0 1.0

3. Hạt khác giống có thể phân biệt được, không lớn hơn.

% số hạt 0,05 0,25

4. Hạt cỏ, không lớn hơn số hạt/kg 5 10

5. Tỷ lệ nẩy mầm, không nhỏ hơn % số hạt 85 85

6. Độ ẩm không lớn hơn % khối lượng 13.5 13.5

Bước 2: Tiến hành xác định các chỉ tiêu:

- Độ thuần của hạt - Tỷ lệ nảy mầm - Sức sống của hạt

70

Bước 3: Tổng hợp đánh giá kết quả kiểm tra Bảng 6. Bảng báo cáo kết quả thực hành bài kiểm tra hạt giống trong bảo quản:

Chỉ tiêu Đơn vị

Cấp giống Nguyên chủng

Xác nhận Thực tế

1. Độ sạch, không nhỏ hơn % 99,0 99,0 2. Tạp chất, không lớn hơn % 1.0 1.0 3. Tỷ lệ hạt khác giống có thể phân biệt được, không lớn hơn.

% 0,05 0,25

4. Số hạt cỏ không lớn hơn hạt/kg 5 10 5. Tỷ lệ nẩy mầm, không nhỏ hơn % 85 85 6. Độ ẩm không lớn hơn % 13.5 13.5

Bước 4: Đề xuất ý kiến Dựa vào kết quả thực tế thu nhận được khi kiểm tra mẫu giống mà đề xuất ý kiến cụ thể. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: Câu 1. Thông tin chính xác về yêu cầu của việc đóng gói hạt giống?

a. Hạt giống lúa trước khi đóng gói phải đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn đã đăng kí.

b. Vật liệu làm bao bì đóng gói phải chắc chắn, thân thiện với môi trường, có khả năng ngăn ngừa các tác nhân gây hư hại hạt giống trong quá trình bảo quản và lưu thông, phân phối.

c. Trên các bao gói hạt giống phải có nhãn ghi đầy đủ các thông tin theo qui định về nhãn mác, thương hiệu hàng hóa.

d. Có ý khác. Câu 2. Tác dụng nào của đóng gói có liên quan trực tiếp đến bảo quản hạt lúa giống?

a. Bảo vệ hạt giống tốt hơn. b. Hạn chế các tác nhân làm hư hao về số lượng và chất lượng hạt giống

trong quá trình bảo quản, lưu thông phân phối. c. Bảo vệ thương hiệu hàng hóa, tránh hiện tượng làm giả, làm nhái sản phẩm

gây thiệt hại cho người tiêu dùng và giảm chữ tín của người sản xuất giống. d. Có ý khác.

71

Câu 3. Mục đích của bảo quản hạt giống lúa là: a. Bảo vệ hạt lúa giống trong một khoảng thời gian nhất định để cung cấp

hạt lúa giống có tiêu chuẩn chất lượng tốt cho nhu cầu sản xuất. b. Bảo quản nguồn giống phục vụ cho nghiên cứu, chọn lọc giống. c. Kéo dài sức sống của hạt. d. Có ý khác.

Câu 4. Yêu cầu của bảo quản hạt giống lúa là: a. Hạn chế đến mức tối đa các tác nhân gây hư hại chất lượng hạt giống b. Kéo dài thời gian bảo quản. c. Các hạt giống trước khi đưa vào bảo quản phải ở trạng thái an toàn. d. Có ý khác.

Câu 5. Nguyên tắc cơ bản của bảo quản hạt giống lúa là?

a. Khi bảo quản ẩm độ hạt chấp nhận được là ≤ 13%. b. Phải có cấu trúc nhà kho có thể giữ ẩm độ hạt và ẩm độ tương đối của

nhà kho ổn định trong thời gian bảo quản. c. Nơi bảo quản cần cao ráo, tránh ánh sáng trực tiếp d. Có ý khác.

Câu 6. Yếu tố cấu trúc nào của hạt có ảnh hưởng quyết định nhất đến quá trình bảo quản hạt lúa giống?

a. Vỏ trấu. b. Vỏ lụa. c. Nội nhũ. d. Phôi nhũ.

Câu 7. Diễn biến cường độ hô hấp của hạt theo quy luật nào trong quá trình bảo quản hạt lúa?

a. Tăng cao dần theo thời gian bảo quản. b. Giảm thấp dần theo thời gian bảo quản. c. Không đổi theo thời gian bảo quản. d. Có ý khác.

Câu 8. Diễn biến hàm lượng nước trong hạt theo quy luật nào trong quá trình bảo quản hạt lúa?

a. Tăng cao dần theo thời gian bảo quản. b. Giảm thấp dần theo thời gian bảo quản. c. Không đổi theo thời gian bảo quản. d. Có ý khác.

72

Câu 9. Hiện tượng ”tự ẩm và tự nhiệt” trong khối hạt giống khi bảo quản được hiểu là:

a. Sự tăng cao dần độ ẩm và nhiệt độ do môi trường bảo quản đem lại. b. Sự tăng cao dần độ ẩm và nhiệt độ do bản thân khối hạt sinh ra. c. Sự giảm thấp dần độ ẩm và nhiệt độ do môi trường bảo quản đem lại. d. Sự giảm thấp dần độ ẩm và nhiệt độ do bản thân khối hạt sinh ra.

Câu 10. Độ thủy phần của hạt giống khi đưa vào bảo quản có ảnh hưởng đến thời gian bảo quản?

a. Thủy phần cao hơn độ ẩm tới hạn thì hạt giống lại càng nhanh giảm chất lượng.

b. Thủy phần cao hơn độ ẩm tới hạn thì hạt giống lại càng chậm giảm chất lượng.

c. Thủy phần thấp hơn độ ẩm tới hạn thì hạt giống lại càng chậm giảm chất lượng.

d. Có ý khác. Câu 11. Thời gian bảo quản hạt lúa giống phụ thuộc vào những nhân tố nào?

a. Môi trường bảo quản. b. Thành phần hóa học của hạt. c. Cấu trúc của hạt. d. Có ý khác.

Câu 12. Môi trường bảo quản hạt giống bao gồm: a. Đại khí hậu. b. Tiểu khí hậu. c. Vi khí hậu. d. Có ý khác.

Câu 13. Môi trường vi khí hậu là: a. Môi trường bao xung quanh kho. b. Môi trường bao quanh khối sản phẩm ở không gian trong kho bảo quản. c. Môi trường gồm các khe hở nhỏ bao quanh các hạt giống. d. Có ý khác.

Câu 14. Môi trường đại khí hậu là: a. Môi trường bao xung quanh kho. b. Môi trường bao quanh khối sản phẩm ở không gian trong kho bảo quản. c. Môi trường gồm các khe hở nhỏ bao quanh các hạt giống. d. Có ý khác.

73

Câu 15. Môi trường tiểu khí hậu là: a. Môi trường bao xung quanh kho. b. Môi trường bao quanh khối sản phẩm ở không gian trong kho bảo quản. c. Môi trường gồm các khe hở nhỏ bao quanh các hạt giống. d. Có ý khác.

Câu 16. Môi trường nào ảnh hưởng lớn hơn đến chất lượng bảo quản? a. Đại khí hậu. b. Tiểu khí hậu. c. Vi khí hậu. d. Có ý khác.

Câu 17. Các nhân tố môi trường bảo quản gồm có: a. Nhân tố vô sinh. b. Nhân tố hữu sinh. c. Nhân tố vô sinh và hữu sinh. d. Có ý khác.

Câu 18. Nhân tố vô sinh của môi trường bảo quản gồm có: a. Nhiệt độ, ẩm độ. b. Ẩm độ, ánh sáng. c. Ánh sáng, nồng độ các chất khí d. Có ý khác.

Câu 19. Nhân tố vô sinh của môi trường bảo quản gồm có: a. Côn trùng. b. Vi sinh vật. c. Động vật. d. Có ý khác.

Câu 20. Có thể có những phương pháp nào để bảo quản hạt lúa giống? a. Bảo quản thoáng, bảo quản kín. b. Bảo quản trong túi chuyên dụng có thuốc trừ côn trùng, nấm gây hại. c. Bảo quản ở kho lạnh. d. Có ý khác.

Câu 21. Đâu là phương pháp bảo quản hạt lúa giống thông dụng hiện nay? a. Bảo quản thoáng.

74

b. Bảo quản trong túi chuyên dụng có thuốc trừ côn trùng, nấm gây hại. c. Bảo quản ở kho lạnh. d. Bảo quản kín.

Câu 22. Đâu là phương pháp bảo quản hạt lúa giống tiên tiến hiện nay? a. Bảo quản thoáng. b. Bảo quản trong túi chuyên dụng có thuốc trừ côn trùng, nấm gây hại. c. Bảo quản ở kho lạnh. d. Bảo quản kín.

Câu 23. Đâu là phương pháp bảo quản hạt lúa giống rất tốt cần mở rộng phạm vi áp dụng?

a. Bảo quản thoáng. b. Bảo quản trong túi chuyên dụng có thuốc trừ côn trùng, nấm gây hại. c. Bảo quản ở kho lạnh. d. Bảo quản kín.

1.2. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Giải thích tại sao phải đóng gói hạt giống? Trình bày quy trình đóng gói hạt lúa giống. Câu 2: Trình bày những đặc điểm cơ bản của hạt lúa giống, những nguyên nhân làm hư hỏng hạt lúa giống trong quá trình bảo quản? Câu 3: Hãy cho biết những yêu cầu hạt lúa làm giống trước khi bảo quản? Độ ẩm tới hạn là gì? Cách xác định độ ẩm tới hạn của hạt lúa giống? Câu 4: Cho biết những phương pháp bảo quản hạt lúa giống? Trong đó phương pháp nào là tối ưu nhất? Vì sao? 2. Bài tập thực hành Bài 1: Hãy kiểm tra một số chỉ tiêu (độ thuần, độ sạch) của lô thóc giống đang bảo quản trong kho? Cho giải pháp xử lý. C. Ghi nhớ

- Hạt lúa giống trước khi lưu thông và bảo quản cần phải đóng gói theo qui cách nhằm bảo vệ thương hiệu hàng hóa của sản phẩm, nâng cao uy tín của người sản xuất và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

- Có nhiều tác nhân làm giảm phẩm cấp của hạt lúa giống trong quá trình bảo quản. Đặc biệt là hiện tượng tự ẩm, tự nhiệt và các sinh vật gây hại trong kho bảo quản.

- Thành thạo kỹ năng thực hành một số khâu công việc đóng gói, bảo quản hạt giống theo đúng qui cách, đúng yêu cầu kỹ thuật, an toàn vệ sinh lao động.

75

- Có nhiều phương pháp bảo quản hạt lúa giống, bảo quản thoáng, bảo quản kín, bảo quản lạnh... Cần lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất với điều kiện thực tế của sản xuất.

- Môi trường bảo quản rất quan trọng. Phải bảo quản lúa nơi khô ráo, thông thoáng tránh được chim chuột phá hại.

76

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun - Vị trí

Mô đun chăm sóc, thu hoạch và bảo quản được học sau mô đun làm mạ và gieo cấy, học trước mô đun kiểm tra chất lượng giống. - Tính chất

Là mô đun chuyên môn nghề trọng tâm, mô đun đào tạo nghề bắt buộc. II. Mục tiêu - Về kiến thức

+ Hiểu được quá trình sinh trưởng phát triển và yêu cầu ngoại cảnh của cây lúa.

+ Trình bày được nội dung các bước thực hiện các công việc: dặm tỉa, làm cỏ, bón thúc, điều tiết nước, khử lẫn, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sau thu hoạch theo đúng yêu cầu kỹ thuật. - Về kỹ năng

+ Thực hiện được kỹ thuật chăm sóc, đặc biệt là kỹ năng khử lẫn ruộng lúa sản xuất giống theo đúng quy trình kỹ thuật.

+ Thực hiện được phương pháp thu hoạch, sơ chế và bảo quản sau thu hoạch để có sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng tốt. - Về thái độ:

+ Có tinh thần trách nhiệm, có thái độ bảo vệ môi trường. + Phát triển nghề nhân giống lúa theo hướng bền vững nhằm duy trì và

nâng cao khả năng nhân giống lúa đáp ứng nhu cầu của sản xuất. III. Nội dung chính của mô đun

TT Tên các bài trong mô đuun Thời lượng (giờ học)

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

1 Chăm sóc lúa 36 6 29 1 2 Thu hoạch 20 3 16 1

3 Sơ chế sau thu hoạch 12 3 9 4 Bảo quản 12 3 8 1 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Tổng số 84 15 62 7

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính bằng giờ thực hành.

77

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành * Đối với các bài tập, kiểm tra lý thuyết được tiến hành ở trên lớp học; thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương trình mô đun. * Đối với các bài thực hành kỹ năng: - Địa điểm thực tập: Trên đồng ruộng nhân giống, trong nhà kho, sân phơi. - Thời điểm thực hiện: tùy thuộc đặc điểm và điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo. Nên kết hợp với mùa vụ gieo trồng. - Thời gian (số giờ) thực hiện cho mỗi bài được ghi trong phần nội dung chi tiết của chương trình mô đun. - Các nguồn lực chính để thực hiện:

+ Ruộng lúa giống cấp nguyên chủng, cấp xác nhận. + Hạt thóc giống các cấp của một số giống lúa đang được trồng phổ biến

tại địa phương cơ sở đào tạo. + Bộ công cụ để chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản hạt giống (tra

cứu trong chương trình mô đun 4). + Bộ dụng cụ dùng để kiểm tra chất lượng hạt giống. + Vật liệu bao bì đóng gói. + Bộ dụng cụ, thiết bị dùng để đóng gói hạt giống. + Một số loại, phân bón hóa chất cần thiết. + Bộ bảo hộ lao động cho giáo viên và học viên khi thực hành. + Máy tính cầm tay. + Nhờ chuyên gia cơ khí hướng dẫn sử dụng máy thu hoạch.

- Tiêu chuẩn sản phẩm thực hành kỹ năng: Tùy thuộc từng bài mà giáo viên yêu cầu học viên/nhóm học viên phải đạt được về số lượng, tiêu chuẩn được ghi trong tiêu chí đánh giá kết quả học tập (mục V). V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Chăm sóc

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

1. Nêu được đầy đủ đặc điểm các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa sau cấy.

Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10.

78

2. Trình bày được quy luật ”2 xanh 2 vàng”, vận dụng quy luật trong việc điều khiển sinh trưởng, phát triển của ruộng lúa giống.

Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10.

3. Nêu được những yêu cầu cơ bản của cây lúa đối với nhiệt độ, ánh sáng và dinh dưỡng khoáng.

Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10.

4. Trình bày được quy trình dặm tỉa, bón thúc, điều tiết nước và khử lẫn cho ruộng lúa giống.

Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10.

5. Sử dụng bảng so màu lá để đưa ra giải pháp điều chỉnh phù hợp.

Thực hành nhóm tại địa bàn. Chấm điểm theo thang điểm 10.

6. Dặm tỉa: Sản phẩm là một thửa ruộng lúa đã dặm tỉa đạt yêu cầu kỹ thuật (mật độ, khoảng cách, số dảnh/khóm...)

Thực hành nhóm tại địa bàn. Chấm điểm theo thang điểm 10.

7. Bón thúc cho lúa: Bón đúng quy định của bảng so màu lá.

Thực hành nhóm tại địa bàn. Chấm điểm theo thang điểm 10.

8. Khử lẫn. Sản phẩm là 1 ruộng lúa sản xuất giống được khử lẫn đạt yêu cầu tiêu chuẩn ruộng lúa sản xuất giống, cấp giống.

Thực hành nhóm tại địa bàn. Chấm điểm theo thang điểm 10.

5.2. Bài 2: Thu hoạch

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

1. Nêu được đầy đủ đặc điểm cơ bản của cây lúa ở giai đoạn chín (Đặc điểm hình thái, cơ giới, sinh lí, sinh hóa).

Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận, trắc nghiệm hoặc vấn đáp. Chấm điểm theo thang điểm 10.

2. Nêu và giải thích được đầy đủ những căn cứ để xác định thời điểm thu hoạch, quyết định thời điểm thu hoạch.

Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10.

79

3. Giới thiệu được những ưu, nhược điểm chính của các phương pháp thu hoạch lúa.

Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10.

4. Xác định được độ chín đồng ruộng. Thực hành nhóm. Phiếu giao bài tập. Chấm điểm theo thang điểm 10.

5. Xác định tỷ lệ hư hao trong thu hoạch. Nộp phiếu giao bài tập có kết quả tính được tỷ lệ hư hao thu hoạch.

Thực hành nhóm. Phiếu giao bài tập. Chấm điểm theo thang điểm 10.

6. Sử dụng một công cụ thông thường để thu hoạch lúa. Sản phẩm là lượng lúa cắt, tuốt được.

Thực hành cá nhân. Phiếu giao khâu công việc. Chấm điểm theo thang điểm 10.

5.3. Bài 3: Sơ chế sau thu hoạch

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

1. Nêu được đầy đủ đặc điểm cơ bản của hạt lúa giống sau thu hoạch (Đặc điểm hình thái, sinh lí, sinh hóa, nguy cơ xâm nhiễm dịch hại).

Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10.

2. Giới thiệu được những yêu cầu về mẫu mã của hạt giống sau sơ chế

Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10.

3. Giới thiệu được những phương pháp làm khô, làm sạch hạt giống; ưu, nhược điểm chính của các phương pháp sơ chế hạt lúa giống.

Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10.

4. Kiểm tra đánh giá một số chỉ tiêu về độ khô (thủy phần), độ sạch của hạt lúa giống sau khi sơ chế. Nộp phiếu giao bài tập có kế quả về thủy phần, độ sạch hạt giống lúa.

Thực hành nhóm. Phiếu giao bài tập. Chấm điểm theo thang điểm 10.

80

5. Thực hiện công việc sơ chế hạt lúa giống. Sản phẩm là lô hạt được hơi nắng tự nhiên, sấy, làm sạch.

Thực hành nhóm hay cá nhân tùy theo tính chất công việc Phiếu giao công việc. Chấm điểm theo thang điểm 10.

5.4. Bài 4: Bảo quản

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

1. Trình bày được khái niệm, mục đích, yêu cầu, nguyên tắc của việc đóng gói và bảo quản hạt lúa giống.

Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10.

2. Trình bày được các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự hư hao của hạt lúa giống trong quá trình bảo quản.

Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10.

3. Giới thiệu được những phương pháp bảo quản hạt lúa giống, những ưu nhược điểm chính của các phương pháp bảo quản đang áp dụng hiện nay.

Kiểm tra bằng câu hỏi tự luận hoặc trắc nghiệm. Chấm điểm theo thang điểm 10.

4. Thực hiện công việc đóng gói, bảo quản hạt lúa giống. Sản phẩm là lô hạt giống được đóng gói đúng quy cách.

Thực hành nhóm hay cá nhân tùy theo tính chất công việc. Phiếu giao khâu công việc. Chấm điểm theo thang điểm 10.

VI. Tài liệu tham khảo

Giáo trình bảo quản nông sản sau thu hoạch. Nguyễn Mạnh Khải, NXBGD, 2006.

Đại học Cần Thơ (2008), Giáo trình Cây lúa. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2005), Giáo trình Cây lúa. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Benito S. Vergara (1990), Hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa nước, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

81

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ nhiệm: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Ông Nguyễn Bình Nhự - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm 4. Các ủy viên:

- Ông Trần Thế Hanh, Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm - Bà Nguyễn Thị Mỹ Yến, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm - Ông Lê Duy Thành, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm - Ông Vũ Trí Đồng, Trưởng phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Giang./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Trần Chí Thành - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ 2. Thư ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4. Các ủy viên:

- Ông Nguyễn Tiến Huyền - Trưởng phòng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ - Ông Trần Văn Cầm - Trưởng trại lúa giống Vĩnh Hựu, Gò Công Tây, Tiền Giang - Ông Hoàng Văn Hồng - Trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.