chÂn dung nhÀ khoa hỌc - ngheandost.gov.vn chan dung.pdf · tạp chí kh-cn nghệ an sỐ...

5
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 6/2017 [38] CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC 1. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 (1491) tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương, nay thuộc thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Thân phụ là Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cù Xuyên tiên sinh, có văn tài, học hạnh. Thân mẫu là Nhữ Thị Thục, con gái út Thượng thư Nhữ Văn Lan, tương truyền là người thông minh, giỏi văn chương, am tường lý số. Nguyễn Bỉnh Khiêm thuở nhỏ có tên là Văn Đạt, thông minh, học giỏi, sớm được mẹ đem chính văn, kinh truyện và thơ quốc âm ra dạy. Lớn lên, ông vào tận xứ Thanh thụ nghiệp Bảng nhãn Lương Đắc Bằng (1472 - ?) - vị thầy rất nổi tiếng trong giới sĩ phu đương thời, tuổi trẻ tài cao, từng giữ chức Thượng thư bộ Lại, kiêm Đông các đại học sĩ, tước Đôn Trung bá, nhưng sau khi đưa ra Kế sách trị bình nổi tiếng không được vua Lê chấp nhận, ông cáo quan (1509) về quê sống nghề dạy học. Nguyễn Bỉnh Khiêm trở thành học trò giỏi nhất, và được ông truyền cho bộ sách quý về Dịch học là Thái ất thần kinh. Thời trẻ Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong T rong suốt 844 năm lịch sử chế độ giáo dục khoa cử Nho học (1075-1919), các triều đại phong kiến nước ta đã lấy đậu tổng cộng 47 vị Trạng nguyên, trong đó lừng danh nhất, được người đời ca ngợi hơn cả là Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585). Ông là nhà thơ kiệt xuất, nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà văn hóa lớn, nhưng trước hết trong nhận thức của quần chúng bao đời nay, ông là vị Trạng Trình gần gũi và có tài tiên tri bậc nhất. n Hồ Sĩ Hùy TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 6/2017 [38]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

1. Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi,niên hiệu Hồng Đức thứ 22 (1491) tại làngTrung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng,trấn Hải Dương, nay thuộc thôn Trung Am,xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố HảiPhòng. Thân phụ là Nguyễn Văn Định, đạohiệu là Cù Xuyên tiên sinh, có văn tài, họchạnh. Thân mẫu là Nhữ Thị Thục, con gái útThượng thư Nhữ Văn Lan, tương truyền làngười thông minh, giỏi văn chương, amtường lý số. Nguyễn Bỉnh Khiêm thuở nhỏcó tên là Văn Đạt, thông minh, học giỏi, sớmđược mẹ đem chính văn, kinh truyện và thơquốc âm ra dạy. Lớn lên, ông vào tận xứThanh thụ nghiệp Bảng nhãn Lương ĐắcBằng (1472 - ?) - vị thầy rất nổi tiếng tronggiới sĩ phu đương thời, tuổi trẻ tài cao, từnggiữ chức Thượng thư bộ Lại, kiêm Đông cácđại học sĩ, tước Đôn Trung bá, nhưng sau khiđưa ra Kế sách trị bình nổi tiếng không đượcvua Lê chấp nhận, ông cáo quan (1509) vềquê sống nghề dạy học. Nguyễn Bỉnh Khiêmtrở thành học trò giỏi nhất, và được ôngtruyền cho bộ sách quý về Dịch học là Tháiất thần kinh.

Thời trẻ Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong

Trong suốt 844 năm lịch sử chếđộ giáo dục khoa cử Nho học(1075-1919), các triều đại phong

kiến nước ta đã lấy đậu tổng cộng 47 vịTrạng nguyên, trong đó lừng danh nhất,được người đời ca ngợi hơn cả là NguyễnBỉnh Khiêm (1491-1585). Ông là nhà thơkiệt xuất, nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà văn hóalớn, nhưng trước hết trong nhận thức củaquần chúng bao đời nay, ông là vị TrạngTrình gần gũi và có tài tiên tri bậc nhất.

n Hồ Sĩ Hùy

TRẠNG TRÌNHNGUYỄN BỈNH KHIÊM

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 6/2017 [39]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

một xã hội đầy biến loạn nên chăm chỉ sách đèn, nuôichí lớn. Các kỳ thi vào cuối thời Lê sơ và 2 khoa đầutriều Mạc, ông không tham dự. Maĩ đến năm GiápNgọ, niên hiệu Đại Chính thứ 5 (1534), đời vua MạcĐăng Doanh (ở ngôi 1530-1540), đất nước hưng thịnh,theo lời khuyên của bạn bè, Nguyễn Bỉnh Khiêm mớira ứng thí và đậu Giải nguyên, năm sau (1535) thi Hộiđậu Hội nguyên, vào thi Đình đậu Đệ nhất giáp Đệnhất danh Tiến sĩ cập đệ, tức Trạng nguyên. Lúc đó,ông đã 44 tuổi. Ông làm quan cho triều Mạc, từng giữcác chức Tả thị lang bộ Lại, kiêm Đông các đại họcsĩ, sau thăng đến chức Thượng thư bộ Lại, tước TrìnhTuyền hầu rồi Trình quốc công, người đời tôn xưng làTrạng Trình. Vũ Khâm Lân (1702 - ?) trong Phả ký vàPhan Huy Chú (1782-1840) trong bài viết về NguyễnBỉnh Khiêm phần Nhân vật chí sách Lịch triều hiếnchương loại chí đều chép ông chỉ làm quan cho nhàMạc 8 năm, từng dâng sớ hạch tội 18 tên lộng thầnnhưng không được chấp nhận. Đến năm 1542, ông cáobệnh từ quan về quê trí sĩ (1). Dựa theo thơ văn của ôngvà một số tư liệu mới phát hiện, các học giả hiện nayđều cho rằng đến khoảng trên 70 tuổi, ông mới nghỉhưu, dựng am Bạch Vân bên bờ sông Tuyết Hàn vàmở trường dạy học. Người đời tôn xưng ông là TuyếtGiang phu tử. Ông có đông học trò, trong đó có cáctên tuổi nổi tiếng như Phùng Khắc Khoan, Lương HữuKhánh, Nguyễn Quyện, Nguyễn Dữ, Đinh ThìTrung…(2).

2. Nguyễn Bỉnh Khiêm sống trong một thời đại đầybiến động. Triều Lê sơ sau đỉnh cao rực rỡ dưới thờiLê Thánh Tông (1460-1497) dần dần tụt dốc, mục nát.Triều Mạc thành lập (1527-1592), tiếp đó là cuộc nội

chiến Lê - Mạc. Những biến cố này đã làmđảo lộn đời sống xã hội đương thời. Tưtưởng triết học của Nguyễn Bỉnh Khiêm nảynở trong bối cảnh văn hóa đó. Trong đội ngũNho gia nước ta, trước ông có Chu Văn An(1292-1370), sau ông có Nguyễn Thiếp(1723-1804), là những người chuyên tâmnghiên cứu tương đối có hệ thống về triết lýNho giáo. Nhà bác học Phan Huy Chú trongtài liệu đã dẫn trên viết về ông: “…học rộngkhắp các sách, hiểu sâu nghĩa lý Kinh Dịch;mưa nắng họa phúc, việc gì cũng biết trước”và dẫn lời sứ thần đầu đời Thanh là Chu Xánkhen Nguyễn Bỉnh Khiêm là: “An Nam lýhọc hữu Trình Tuyền (Lý học ở An Nam cóTrình Tuyền). Đương thời, Trạng nguyênGiáp Hải (1507-1586), đậu sau ông mộtkhóa (1538) cũng ca ngợi ông: “Chu LiêmKhê hậu hựu Y Xuyên/ Lý học vu kim hữuchính truyền” (Sau Liêm Khê (Chu Đôn Di)lại có Y Xuyên (Trình Di)/ Lý học ngày naybậc chính truyền).

Lý học là phép học đời Tống, Minh, gồmtượng số học, lý học, tâm học với các têntuổi lừng lẫy như Chu Đôn Di (1017-1073),tự Mậu Thúc, nhà sách của ông có tên làLiêm Khê, nên người đời tôn xưng là LiêmKhê tiên sinh; Trình Hạo (1032-1085), tựBá Thuần; Trình Di (1033-1107), em ruộtTrình Hạo, tự Chính Thúc, học giả xưng làY Xuyên tiên sinh; Chu Hy (1130-1200), tựNguyên Hối, lại tự Trọng Hối, biệt hiệu HốiAm; Lục Cửu Uyên (1139-1193), tự TửTĩnh, học giả tôn xưng là Tượng Sơn tiênsinh; Vương Dương Minh (1472-1528), vốntên là Vương Thủ Nhân… Đặc điểm củaNho học thời này là sự nghiên cứu lý khí vàtâm tính. Lý khí là vấn đề thực tại, bản thể.Tâm tính là vấn đề tâm lý và luân lý, đạođức. Học thuyết lý khí chủ yếu bắt nguồn từHệ từ của Kinh Dịch và tư tưởng Lão Trang.Lý luận về tâm tính thì bắt nguồn từ tư tưởngThiền Tông và học thuyết Mạnh Tử (3).

Tuy bắt nguồn từ học thuyết Tống Nho,Minh Nho nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm hoàntoàn có vóc dáng đặc trưng của một nhà tưtưởng Đại Việt thời đại ông. Ông học KinhDịch nhưng không lệ thuộc vào nó. Ông cho

Khu Di tích Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm(thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng)

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 6/2017 [40]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

rằng trời, đất, người đều từ khí sinh ra. Đây là mộtquan điểm duy vật về triết học. Lại nữa, ông đã đạtđến tư duy biện chứng khi cho rằng mọi sự vật, sự việcđều lưu động, biến đổi, sinh ra, mất đi rồi lại bắt đầu:“Sinh sinh dục thức thiên cơ diệu/ Nhận thủ hàn mainghiệm nhất dương” (Muốn biết cơ trời thần diệu,muôn sự muôn vật cứ kế tiếp nhau sinh sản ra mãi/Hãy xem hoa mai đang nở trong tháng rét kia, sẽ thấyrằng một khí dương lại sinh ra, mùa xuân sắp trở lạivậy) (Trung Tân ngụ hứng, bài 1)(4). Đặc sắc nhất làông đã sáng tạo một đạo lý làm người tuy bắt nguồntừ tam cương, ngũ thường Nho giáo, nhưng có nétriêng. Ông không phải là nhà Nho cố chấp. Lòng trungcủa ông có nét khác biệt là giữ vẹn điều thiện và lấytình thực mà ứng xử. Quan niệm đạo đức của ông cóchỗ độc đáo, nói lên được đạo đức làm người, mongước làm người của nhân dân lao động, thể hiện trongnhiều câu thơ và được kết tinh ở trong Bài bia ở quánTrung Tân: “…Có người hỏi ta rằng: “Quán ấy đặttên là Trung Tân có nghĩa là gì?”. Ta trả lời rằng:“Trung nghĩa là đứng giữa không chênh lệch, giữ vẹnđược điều thiện là trung, không giữ được điều thiệnthì không phải là trung vậy; tân có nghĩa là cái bến,biết chỗ đáng đậu là bến chính, không biết chỗ đángđậu là bến mê vậy. Đó, cái quán ta đặt tên là TrungTân chính là nghĩa ấy. Như trung với vua, hiếu với chamẹ, thuận giữa anh em, hòa giữa vợ chồng, tín giữabạn bè, đó là trung vậy. Thấy của phi nghĩa đừng cótham, vui làm điều thiện, lại có độ lượng bao dungngười khác, suy lòng chí thành để đối đãi với mọingười đó cũng là trung vậy. Trung ở chỗ nào tức làđiều chí thiện ở chỗ ấy” (Bản dịch của Ngô LậpChi)(5). Ở đây, ông đã đưa những quan niệm đạo đứccủa nhân dân vào hệ thống các quan hệ của con ngườitrong xã hội như “thuận giữa anh em, hòa giữa vợchồng… Thấy của phi nghĩa đừng có tham, vui làmđiều thiện, lại có độ lượng bao dung người khác”. Dosống gần dân, hòa tâm tư tình cảm của mình với dân,ông đã biến thái độ tích cực của mình với dân thànhnhững nguyên tắc sống đẹp bao giờ cũng có lợi chosự rèn luyện nhân cách.

3. La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, người được Hoàngđế Quang Trung tôn làm thầy, lúc về trấn Hải Dươngmong tìm lại dấu tích gắn với cuộc đời Tuyết Giangphu tử đã ngậm ngùi viết bài thơ Quá Trình TuyềnMục tự (Qua chùa Mục ở quê Trình Tuyền) có mấycâu hết lời ca ngợi Nguyễn Bỉnh Khiêm: “Áo cơ thamtạo hóa/ Nhàn khí mạo công vương/ Phiến ngữ toàn

tam tính… (Mưu cơ sâu kín dự vào việc củatạo hóa/ Dáng vẻ nhàn nhã như bậc côngvương/ Một lời nói chu toàn cho cả ba họ).(6)

“Một lời nói chu toàn cho cả ba họ” là nhắcđến những câu trả lời của Trạng Trìnhkhuyên họ Mạc lên giữ Cao Bằng (CaoBằng tuy tiểu, khả diên sổ thế), mách họNguyễn vào trấn giữ Thuận Hóa (Hoành Sơnnhất đái, khả dĩ dung thân), gợi ý cho họTrịnh mượn danh nghĩa nhà Lê mà nắm lấythực quyền, chứ đừng cướp ngôi (giữ chùathờ Phật thì ăn oản)…

Bài thơ Cự ngao đới sơn nằm trong tậpthơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập đượcNguyễn Bỉnh Khiêm viết cách đây gần 500năm, nhưng mãi gần đây khi biển Đông dậysóng, chủ quyền biển đảo của ta bị bọn bànhtrướng phương Bắc uy hiếp nghiêm trọng,nó mới được nhiều người quan tâm nghiêncứu. Đáng chú ý là bài viết “Bài thơ CựNgao Đới Sơn - một dự báo chiến lược thiêntài của Nguyễn Bỉnh Khiêm” (2013) của nhànghiên cứu Nguyễn Khắc Mai thuộc Trungtâm nghiên cứu Minh triết Việt Nam và bàiTầm nhìn chiến lược về biển đảo của TrạngTrình từ 500 năm trước: Nhân đọc bài thơCự ngao đới sơn trong Bạch Vân am thi tậpcủa danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm(2014) của nhà thơ Nguyễn Đình Minh. Haitác giả đã có những phân tích về tầm nhìn đitrước hằng bao thế kỷ của Nguyễn BỉnhKhiêm đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền biểnđảo của một quốc gia (cụ thể ở đây là phảichắc chắn xác lập được chủ quyền của ĐạiViệt đối với biển Đông hay còn gọi là biểnNam Trung Hoa) ở vào giai đoạn trung đạikhi mà không mấy ai thực sự quan tâm đếnnó, ngay cả với những nhà hoạch định chiếnlược vốn nổi tiếng nhìn xa trông rộng củacác triều đại phong kiến Trung Hoa trướcđây. Cả hai tác giả đều chú ý đến 4 câu sau:Vạn lý đông tân quy bả ác/ Ức niên nam cựcdiện long bình/ Ngã kim phục triển phù diênthủ/ Vãn đắc quan hà cựu đế thành (Muôndặm bể Đông nằm ở trong tay/ Ức năm namcực thái bình yên lặng/ Ta đây muốn thi thốthủ đoạn nâng đỡ vận nước lúc ngả nghiêng/Kéo lại giang sơn, đế kinh được vững vàng

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 6/2017 [41]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

như cũ). Nguyễn Khắc Mai cho rằng: “Bài thơ có tuổiđã khoảng 500 năm mà bây giờ càng đọc càng thấyrất kim nhật kim thì, rất thời sự. Ta những tưởng nhưcụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay ...Câu thơ cuối bài của cụ… chính là nói về chúng tatrong những nhiệm vụ làm chủ biển Đông hôm nayvậy”(7).

Còn nhiều câu nói, lời thơ khác ra đời ở thế kỷ XVIvà cả ở những thế kỷ về sau được tập hợp trong cáctập sấm ký Trình quốc công sấm ký và Trình tiên sinhquốc ngữ gọi chung là sấm Trạng Trình. Trước hết,cần chú ý rằng thế kỷ XVI là thế kỷ loạn lạc, ngườithế kỷ ấy tin vào sấm ký, cũng như cuối thế kỷ X đầuthế kỷ XI cũng là thời loạn lạc và người thời ấy cũngtin vào sấm ký. Đầu thế kỷ XI, thiền sư Vạn Hạnh (?-1018) nổi tiếng về sấm ký. Thế kỷ XVI, nhà nhoNguyễn Bỉnh Khiêm cũng nổi danh về sấm ký. Mẫncảm với thời cuộc, nắm bắt mọi diễn biến phức tạp củatình hình, hết sức nhạy bén, từ đó phân tích và lý giảimọi vấn đề một cách sâu sắc, Trạng Trình đã có nhữngdự báo thật chuẩn xác cho kết cục của bàn cờ thế sựđương thời. Những lời ông nói ra đều được các tầnglớp xã hội coi là có giá trị như những câu sấm truyền,thật dễ chinh phục lòng người! Mức độ tin cậy và ýnghĩa của chúng ra sao? Có thể tham khảo nhận địnhcủa GS Bùi Duy Tân: “Những lời mách bảo có tínhchất tiên tri nhưng lại có thể cắt nghĩa được một cáchlôgic biện chứng từ trong học vấn của Trạng, tronghoàn cảnh xã hội và tâm lý con người thời đại. Triếthọc Trạng Trình chính là phản ánh tâm lý, khát vọngcủa con người muốn có sự biến động, sự đổi đời, sựxuất hiện những sự kiện có ý nghĩa lớn, chờ đợi một

thời thế xoay vần, để đỡ khổ, để có một cuộcsống thái bình, thịnh trị. SấmTrạng, sấmngữ… chỉ là biểu hiện đặc biệt của tinh thầnthời đại, gạt đi phần mê tín, hoang đường,chúng cũng góp phần phản ánh sự quan tâmcủa nhân dân đối với thời vận đất nước, tronghoàn cảnh một xã hội đầy bạo lực, loạn ly,biến động”(8).

4. Tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiệnnay ngoài sấm ký còn có Bạch Vân quốc ngữthi; Bạch Vân Am thi tập và nhiều bài văn bia,trong đó một số đã mất hoặc không còn đọcđược, một số mới được phát hiện…

Bạch Vân Am thi tập có lời tựa của tác giả:“Ôi, nói tâm là nói về cái chỗ mà chí đạt tớivậy, mà thơ lại là để nói chí. Có kẻ chí để ởđạo đức, có kẻ chí để ở công danh, có kẻ chíđể ở sự nhàn dật. Tôi lúc nhỏ chịu sự dạy dỗcủa gia đình, lớn lên bước vào giới sĩ phu, lúcvề già chỉ thích nhàn dật, lấy cảnh núi nonsông nước làm vui, rất là vụng về trong nghềthơ. Tuy nhiên cái bệnh yêu thơ lâu ngày tíchlại chưa chữa khỏi được, mỗi khi được thư thảlại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụngcảnh đẹp đẽ của sơn thủy, hoặc là tô vẽ nétthanh tú của hoa cúc, hoặc là tức cảnh màngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật, thảy thảyđều ghi lại thành thơ nói về chí, được tất cảnghìn bài, biên tập thành sách…”. Hiện nay,trên các văn bản chữ Hán (các bản in triềuNguyễn, các bản chép tay) thì còn lại khoảngsáu, bảy trăm bài (9).

Bạch Vân quốc ngữ thi là tập thơ Nôm,đương thời chưa được khắc ván in. Các bảnsao chép về sau có bản gần 200 bài, có bảnchỉ khoảng 100 bài. Theo GS Bùi Duy Tân thìhiện nay còn khoảng 180 bài, trong đó có lẫnvài chục bài của các tác giả khác(10).

Nhận xét về tập thơ này, GS Đặng VũKhiêu viết: “Thơ văn ông vừa mang nhữngnét mộc mạc và rắn chắc của thơ NguyễnTrãi, vừa tiếp thu truyền thống trau chuốt vànhuần nhuyễn của thơ Lê Thánh Tông vànhóm Tao Đàn. Thơ ông chính là sự chuẩn bịcần thiết cho sự phát triển rực rỡ của thơNôm thế kỷ XVIII. Có lẽ đầy lòng tự hào vàocuộc sống hằng ngày của nhân dân mà ônggần gũi và yêu quý… mà ông đã đưa vào tràn

Lễ hội Đền Trạng trình hàng năm (23/12 ÂL)

Tạp chí

KH-CN Nghệ AnSỐ 6/2017 [42]

CHÂN DUNG NHÀ KHOA HỌC

ngập trong thơ ông những lời đẹp nhất củaca dao, tục ngữ… đi vào lòng người vớinhững nét rất thân thương của những đồđạc, những rau cỏ, những chim muônggặp gỡ hàng ngày… đi vào niềm vui và nỗilo của từng người và từ đó đưa vào thơmột tính nhân dân sâu sắc”(11).

Học giả xưa nay đã nói nhiều về giá trịnội dung và nghệ thuật thơ văn NguyễnBỉnh Khiêm. Chỉ xin nhấn mạnh: thơ ông(cộng cả thơ chữ Hán và thơ Nôm) xét vềsố lượng thì cho đến thời ông chưa ai theokịp, còn chất lượng cũng thật đặc sắc. Tiếnsĩ Vũ Khâm Lân ca ngợi thơ ông: “khôngcần gọt dũa mà tự nhiên, giản dị mà lưuloát, thanh đạm mà có nhiều ý vị… nhưgió mát, trăng thanh, nghìn năm sau còntưởng thấy”(12).

5. Viết chân dung nhà khoa họcNguyễn Bỉnh Khiêm có thể có nhiều cáchtiếp cận khác nhau vì tài năng và nhâncách của ông thật đa dạng. Ông vừa hàmsúc với Bạch Vân Am thi tập và các bàivăn bia, vừa giản dị với Bạch Vân quốcngữ thi, vừa sâu sắc với những lời sấmtruyền, lại vừa mộc mạc dân dã với cácgiai thoại lưu truyền trong dân gian. Cóthể hình dung ông là một nhà lý học xuấtthân nơi cửa Khổng sân Trình, một thờihết lòng trung quân ái dân: “Quân vươngnhư hữu quang minh chúc/ Ủng chiếu cùnglư bộ ốc dân” (Nếu nhà vua có bó đuốcsáng/ thì nên soi đến nơi nhà nát xóm nghèo- Cảm ứng); lại từng ghé thăm căn nhà LãoTrang và dừng bước chốn Thiền môn ít lâurồi trở về sống giữa làng mạc đồng quê vớinhững người dân hiền lành tốt bụng, học lờiăn tiếng nói của họ và trở thành người thầy,người bạn gần gũi của họ(13).

Danh nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm sốngmãi với thời gian, tài năng và nhân cáchcao đẹp để lại bài học lớn cho hậu thế,đúng như nhận định của Tiến sĩ Vũ KhâmLân: “Bởi tiên sinh chẳng những chỉ tinhthông môn lý học, biết rõ dĩ vãng cũng nhưtương lai, mà sự thực thì trăm đời saucũng chưa dễ ai hơn được vậy. Ôi! Ở trongthiên hạ, các bậc quân vương, các vị hiền

giả, hỏi có thiếu chi, nhưng chỉ có lúc sống thì được phúquý vinh hoa, còn sau khi mất thì những cái đó lại cũngmai một đi với thời gian, hỏi còn ai nhắc đến nữa? Cònnhư tiên sinh, nói về thế hệ đã truyền đến 7, 8 đời, gầnthì sĩ phu dân thứ ngưỡng vọng như bóng sao Đẩu trêntrời, dẫu cách ngàn năm cũng còn tưởng như một buổisớm, xa thì sứ giả Thanh triều tên Chu Xán nói đếnnhân vật Lĩnh Nam cũng đã có câu: “An Nam lý họchữu Trình Tuyền” tức là công nhận môn lý học ở nướcta chỉ có Trình Tuyền là số một, rồi chép vào sáchtruyền lại bên Tàu. Như thế đủ thấy tiên sinh quả là mộtngười rất mực của nước ta về thời trước vậy”(14)./.

Chú thích:

(1), (12), (14) Vũ Khâm Lân: Nguyễn công Văn Đạt phả ký trongsách Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề. Theo bản dịch ở quyểnBạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Quân. Sống mới Sài Gònxuất bản năm 1974; Phan Huy Chú Lịch triều hiến chương loại chíNxb Giáo Dục, H. 2007, T.1, tr.447-451.

(2) Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường: Từ điển văn học ViệtNam, Nxb Giáo Dục, H. 1995, T.1, Đinh Xuân Lâm, Trương HữuQuýnh (CB): Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo Dục,H. 2005.

(3) Xem: Chu Học Cần (CB): Trung Hoa văn minh sử, ThượngHải Từ thư xuất bản xã (2006), (Quyển 3, chương 6: Nho học vàsự phát triển mới về tôn giáo, Tiết 1: Sự phục hưng Nho học vàcống hiến lý luận của lý học Tống Minh), tr. 514-521 (Trung văn).

(4), (5) Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Nxb Văn học, 1976, T.1, tr.657,658; 652,653.

(6) Thơ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Nguyễn Sĩ Cẩn biên soạn.Nxb Nghệ An, 1998, tr.158-160.

(7) Xem thêm: Wikipedia mục từ Nguyễn Bỉnh Khiêm.(8) Bùi Duy Tân, Mấy vấn đề suy tưởng ngang qua sự nghiệp

Trạng Trình trong cuốn: Khảo và luận một số tác gia - tác phẩm vănhọc trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, H.1999, T1, tr.333-334.

(9) Xem: Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đinh Gia Khánh, BùiDuy Tân, Hồ Như Sơn, Nxb Văn học, H.1983.

(10) Bùi Duy Tân, Thơ chữ Hán Nguyễn Bỉnh Khiêm trong cuốn:Khảo và luận một số tác gia - tác phẩm văn học trung đại ViệtNam, Sách đã dẫn, tr.30, Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, T.1, BạchVân quốc ngữ thi, Bùi Văn Nguyên phiên âm, chú thích, giới thiệu,Nxb Giáo dục. H.1981.

(11) Đặng Vũ Khiêu, Kỷ niệm 400 năm ngày mất của NguyễnBỉnh Khiêm, Những vấn đề khoa học trong nghiên cứu NguyễnBỉnh Khiêm trong cuốn Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hội đồnglịch sử Hải Phòng, Viện Văn học, Hải Phòng, 1991.

(13) Tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm tiêu biểu cho tư tưởng chungcủa giới Nho sĩ thời Mạc. Lúc này, Nho giáo tuy vẫn độc tôn nhưngcởi mở hơn, không còn cứng nhắc như thời Lê sơ. Phật giáo, Đạogiáo trỗi dậy khá mạnh tuy thời toàn thịnh tam giáo thịnh hành đãkhông còn nữa. Cũng cần nói thêm: Lý học Tống, Minh mà ôngtiếp thu bấy giờ đã gồm cả tinh hoa Phật giáo Thiền tông và Đạogiáo chứ không thuần Nho nữa như đã nói trên!