chƯƠng trÌnh · web viewchương trình mang tên “cơ hội thoát nghèo truyền kiếp”...

28
TÀI LIỆU TẬP HUẤN Chính sách và Kỹ năng truyền thông trực tiếp cho cộng tác viên tại các huyện, thành phố BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG HỆ THỐNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI VIỆT NAM

Upload: others

Post on 30-Dec-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

TÀI LIỆU TẬP HUẤN Chính sách và Kỹ năng truyền thông trực tiếp

cho cộng tác viên tại các huyện, thành phố

Năm 2015

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG HỆ THỐNG TRỢ GIÚP XÃ HỘI VIỆT NAM

Page 2: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

CHƯƠNG TRÌNHTập huấn Chính sách và Kỹ năng truyền thông trực tiếp

Tại các huyện, thành phố

Thời gian Nội dung Chịu trách nhiệm07h30-08h00 Đại biểu đăng ký Phòng Lao động

TBXH

08h00-08h15 Tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần đại biểu,..

Đại diện Phòng Lao động TBXH

08h15-08h45 Phát biểu khai mạc Giới thiệu chương trình và

mục tiêu tập huấn

Lãnh đạo Phòng Lao động TBXH

Giới thiệu bản thân và mong đợi của các đại biểu

Lãnh đạo Phòng Lao động TBXH

08h45-09h45 Giới thiệu chính sách Báo cáo viên 1

09h45-10h00 Nghỉ giải lao10h00-11h30 Thảo luận phần giới thiệu chính

sáchLãnh đạo Phòng

Lao động TBXH và Báo cáo viên 1

11h30-13h30 Nghỉ trưa13h30-15h00 Kỹ năng Truyền thông trực tiếp Báo cáo viên 2

15h00-15h15 Nghỉ Giải lao15h15-16h45 Chia nhóm làm bài tập (15

ph) Báo cáo kết quả làm bài tập

của các nhóm; nhận xét của các nhóm khác và báo cáo viên (45 ph)

Báo cáo viên 2

16g45 – 17g00

Kết luận hội nghị, triển khai các công việc của Dự án các tháng cuối năm.

Lãnh đạo Phòng Lao động TBXH

Page 3: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VỀ CHÍNH SÁCH

1. Giới thiệu chung về Dự án:- Dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam do Bộ Lao động -

Thương binh và xã hội triển khai, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo mức sống tối thiểu vào năm 2020.

- Dự án sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội để phục vụ các chính sách, chương trình trợ giúp xã hội, và một Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS) hiện đại để triển khai chính sách, hỗ trợ cho công tác báo cáo, giám sát, đánh giá, và xây dựng chính sách mới.

- Dự án hỗ trợ thử nghiệm hệ thống này thông qua chương trình trợ giúp xã hội hợp nhất tại 04 tỉnh (Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng và Trà Vinh) trong 03 năm (từ 01/7/2015 - 30/6/2018). “Chương trình Tạo cơ hội”, sẽ hợp nhất các chính sách hỗ trợ các hộ nghèo do các cơ quan khác nhau quản lý và 3 đối tượng tăng thêm của Dự án thành một gói trợ cấp hộ gia đình, chi trả cho hộ hưởng lợi một lần/tháng tại điểm bưu điện xã.

2. Giới thiệu chương trình “Tạo Cơ hội”:2.1. Các chính sách và đối tượng tăng thêm của chương trình cơ hội

(xem chi tiết tại Phụ lục):Gói trợ cấp Hộ gia đình là một phần của chương trình “Tạo Cơ hội”. Trong đó,

trên cơ sở tích hợp các chính sách hỗ trợ hộ nghèo do các cơ quan khác nhau quản lý và 3 đối tượng tăng thêm của Dự án để tạo thành một gói trợ cấp hàng tháng, chi trả cho hộ gia đình thông qua Bưu điện. Gói Trợ cấp Hộ gia đình chỉ được thí điểm trong thời gian 03 năm từ 01/7/2015 đến 30/6/2018 tại 04 tỉnh Dự án: Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng và Trà Vinh.

Nhờ có Gói trợ cấp Hộ gia đình, người dân được hưởng tiện ích mang lại đó là: sự thuận lợi, giảm bớt chi phí đi lại, chỉ cần nhận 1 lần/tháng cho nhiều khoản trợ cấp và nhận tại một địa điểm nhất định; sự công khai, minh bạch trong chi trả, có sổ theo dõi lĩnh tiền trợ cấp hàng tháng; Với sự hỗ trợ của các cộng tác viên thôn/bản, các gia đình sau khi nhận Gói trợ cấp Hộ gia đình cũng được khuyến khích đầu tư cho giáo dục và dinh dưỡng cho trẻ em để giúp các em có cơ hội tốt hơn trong tương lai, vươn lên thoát nghèo.

Các khoản hỗ trợ của Gói trợ cấp Hộ gia đình bao gồm:

a) Các chính sách hiện hành:

- Hỗ trợ tiền điện cho hộ gia đình theo QĐ 28/2014/QĐ-TTg ngày 07/4/2014 (46.000 đồng/hộ/tháng);

- Hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em nghèo đang đi học theo NĐ 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và NĐ 74/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 49/2010/NĐ-CP, mức hỗ trợ 70.000 đồng/em/tháng (9 tháng/năm);

- Hỗ trợ tiền ăn bằng 40% mức lương tối thiểu/tháng và tiền ở bằng 10% mức lương tối thiểu/tháng (9 tháng/năm) cho học sinh PTTH là người dân tộc thiểu số hoặc người kinh thuộc hộ nghèo ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo QĐ 12/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013;

Page 4: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

- Các đối tượng hưởng chính sách TGXH thường xuyên tại cộng đồng theo NĐ 136/2013/QĐ-TTg ngày 21/10/2013 và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, NĐ 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011, NĐ 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012;

b) Ba đối tượng tăng thêm của Dự án, được chi trả từ nguồn kinh phí của Dự án trong thời gian 03 năm (01/7/2015 - 30/6/2018):

- Phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, mức hỗ trợ 70.000 đồng/người/tháng;

- Trẻ em từ 0 - dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo, mức hỗ trợ 70.000 đồng/em/tháng;

- Trẻ em từ 3 - dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo đang không đi học, mức hỗ trợ 70.000 đồng/em/tháng (9 tháng/năm) .

2.2. Thủ tục đăng kí tham gia Dự án dành cho đối tượng tăng thêm:Bước 1: Điền vào mẫu đơn đăng kí in sẵn (Phụ lục 2) tại UBND xã/phường/thị

trấn.

Bước 2: Nộp các giấy tờ cho cán bộ UBND xã:

Đối với phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo: giấy khám thai hoặc phiếu siêu âm.

Đối với trẻ em từ 0 – dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo: bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh;

Đối với trẻ 3 - dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo hiện đang không đi học: bản sao giấy khai sinh và xác nhận không đi học của UBND xã.

Bước 3: UBND xã nhận hồ sơ và tiến hành thẩm tra:

Nếu đủ tiêu chuẩn tham gia Dự án, UBND xã gửi hồ sơ lên UBND huyện phê duyệt

Nếu không đủ tiêu chuẩn tham gia Dự án, UBND xã thông báo cho gia đình

2.3. Thủ tục nhận tiền trợ cấp:- Cơ quan thực hiện chi trả: Bưu điện Việt Nam

- Thời gian chi trả: từ ngày 05 - 18 hàng tháng

- Địa điểm nhận tiền: tại các điểm chi trả của bưu điện ở xã hoặc chi trả tại nhà cho các đối tượng hưởng lợi đặc biệt không thể tự đến điểm chi trả như người cao tuổi cô đơn, người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng không có người nhận trợ cấp theo tiêu chí của các quy định hiện hành. Mỗi hộ gia đình đề cử 2 người khác nhau là thành viên trong hộ để đi lĩnh tiền hàng tháng.

Ngoài ra, các Cộng tác viên thôn/bản cũng được nhận thù lao hàng tháng tại các điểm chi trả của bưu điện ở xã.

- Thủ tục nhận chi trả:

Đối với người hưởng lợi: mang theo CMND và sổ theo dõi lĩnh tiền trợ cấp gia đình.

Đối với Cộng tác viên: mang theo CMND.

2.4. Trách nhiệm của hộ hưởng lợi sau khi được nhận tiền trợ cấp:Với sự hỗ trợ của các cộng tác viên thôn/bản, các hộ hưởng lợi sau khi nhận

tiền được khuyến khích các hoạt động sau:

- Động viên, tạo điều kiện để cho con, em đi học để vươn lên thoát nghèo trong tương lai;

- Phụ nữ mang thai cần đến cơ sở y tế để được theo dõi, chăm sóc sức khỏe trước và sau sinh (tối thiểu 3 lần/thai kỳ);

Page 5: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

- Cha mẹ cần tham gia các lớp tư vấn về dinh dưỡng và kỹ năng nuôi dạy trẻ, cho trẻ ăn uống đủ chất, tiêm chủng định kỳ, bổ sung vitamin A và tẩy giun cho trẻ.

2.5. Tiếp nhận và phản hồi thông tin của người dân tới Dự án:Người dân có thể phản ánh thắc mắc của mình về Dự án bằng lời hoặc bằng

văn bản tới Cộng tác viên thôn/bản. Với vai trò cầu nối thông tin, Cộng tác viên có trách nhiệm tìm hiểu vấn đề của người dân, có thể trả lời trực tiếp các thắc mắc của người dân trong phạm vi nhất định như về điều kiện được hưởng trợ cấp, thủ tục nhận trợ cấp…Trong trường hợp không đủ thẩm quyền giải quyết, công tác viên báo cáo phản ánh của người dân trực tiếp đến cán bộ UBND xã hoặc hướng dẫn người dân gửi đơn thư thắc mắc (Mẫu đơn in sẵn ở phụ lục 3) đến các cơ quan có chức năng giải quyết.

Ngoài ra, người dân có thể phản ánh trực tiếp bằng lời hoặc bằng văn bản (Mẫu đơn in sẵn ở phụ lục 3) tới UBND xã hoặc cán bộ Dự án các cấp hoặc gọi tới đường dây nóng miễn phí của Dự án: 1800.1567.

Thông tin phản hồi sẽ được phân loại và chuyển tới đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề đó (Chi tiết trong bảng phân loại thông tin phản hồi ở phụ lục 4) và trả lời cho người dân sau 20 ngày kể từ ngày nhận phản ánh hoặc đơn.

3. Mạng lưới CTV3.1. Mạng lưới Cộng tác viên Mạng lưới cộng tác viên thôn/bản sẽ là một kênh quan trọng đảm bảo

mục tiêu của Dự án về phát triển con người, để giúp cho các hộ hưởng lợi thực hiện tốt các “đồng cam kết” với Dự án.

TT Huyện, TP Số xã, phường, TT

Số thôn, tổ dân phố

Cộng tác viên

1 TP Đà Lạt 16 249 2482 Lạc Dương 6 33 283 Đơn Dương 10 105 1004 Đức Trọng 15 177 1185 Lâm Hà 16 190 1916 Đam Rông 8 52 547 Di Linh 19 202 2038 TP Bảo Lộc 11 174 1399 Bảo Lâm 14 134 13410 Đạ Huoai 10 61 5211 Đạ Tẻh 11 106 9712 Cát Tiên 11 81 74

Tổng cộng 147 1.564 1.438

3.2. Nhiệm vụ của Cộng tác viên:Các cộng tác viên thôn/bản phải thực hiện các  nhiệm vụ chính sau đây:

- Hỗ trợ phổ biến thông tin: Cung cấp thông tin để xác định đối tượng thụ hưởng, nâng cao nhận thức về giáo dục và chăm sóc sức khỏe trẻ em, các thông tin chung của dự án SASSP, các chương trình TGXH khác tại địa bàn, Giải đáp thắc mắc của người dân về Dự án…vv

- Hỗ trợ nhằm thay đổi hành vi và giúp tháo gỡ khó khăn của hộ hưởng lợi: Gặp gỡ, thăm hỏi các hộ hưởng lợi thường xuyên để tìm hiểu vướng mắc, khó khăn của họ trong cuộc sống, tìm cách giúp họ vượt qua khó khăn hoặc kết nối với các cơ quan liên quan tại thôn/bản để có biện pháp trợ giúp hiệu quả.

- Đóng vai trò 'cầu nối' giữa hộ hưởng lợi và các nhà cung cấp dịch vụ xã hội: Giúp hộ hưởng lợi sử dụng các dịch vụ trợ giúp xã hội hiện có tại địa phương như: bưu điện, ngân hàng, trường học, trạm y tế; Kết nối với các tổ chức đoàn thể có

Page 6: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

liên quan, các mạng lưới cộng tác viên khác, và các đơn vị tham gia thực hiện dự án; Liên kết các bên liên quan của dự án, các nhà cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục, và bưu điện từ cấp huyện trở xuống.

 - Hỗ trợ hoạt động theo dõi và báo cáo về đối tượng hưởng lợi: Cộng tác viên thông báo tình hình định kì 1 lần/tháng tại các cuộc họp giao ban với cán bộ quản lí cấp xã được phân công và nộp báo cáo theo mẫu 6 tháng/01lần cho chủ tịch UBND xã, nội dung về các hộ hưởng lợi không thực hiện các trách nhiệm đã cam kết hoặc không nhận được các gói trợ giúp theo quy định….

3.3. Quyền lợi:Cộng tác viên thôn/bản của Dự án được hỗ trợ mức thù lao 100.000

đồng/người/tháng, lĩnh tiền tại các điểm chi trả của Bưu điện ở xã.

Ngoài ra, các cộng tác viên thôn/bản làm việc cho Dự án còn có cơ hội tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chính sách và nâng cao năng lực do Dự án tổ chức, đặc biệt nhằm cải thiện kĩ năng giao tiếp, tuyên truyền và vận động xã hội…vv.

Page 7: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

PHỤ LỤC 1: Chi tiết các đối tượng hưởng lợi của Dự án và mức trợ cấp được hưởng

TT Chính sách Đối tượng Mức hỗ trợ1 Hỗ trợ tiền điện theo

Quyết định 28/2014/QĐ-TTg

Hộ nghèo - Hỗ trợ số tiền tương đương tiền điện sử dụng 30kWh/thángHộ chính sách xã hội

(không thuộc diện hộ nghèo) lượng điện sinh hoạt hàng tháng không quá 50kWh/tháng

2 Hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em hiện đang đi học theo Nghị định 49/74

Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Hỗ trợ số tiền 70.000 đồng/tháng/em (không quá 9 tháng/năm)

Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo

3 Hỗ trợ học sinh THPT ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định 12/2013/QĐ-TTg.

Học sinh dân tộc thiểu số đang học THPT công lập, bản thân, bố, mẹ có hộ khẩu trường trú tại nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn, giao thông đi lại khó khăn phải ở lại trường.

- Tiền ăn: 40% mức lương tối thiểu chung x 9 tháng/năm/học sinh.- Tiền ở: 10% mức lương tối thiểu chung x 9 tháng/năm/học sinh.

Học sinh người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo đang học THPT công lập, bản thân, bố, mẹ có hộ khẩu trường trú tại nơi có điều kiện đặc biệt khó khăn, giao thông đi lại khó khăn phải ở lại trường.

4 Đối tượng tăng thêm được trả từ nguồn kinh phí của Dự án trong thời gian 03 năm (01/7/2015-30/6/2018)

Phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo

-70.000 đồng/người/ tháng (theo thời gian mang thai thực tế)

Trẻ em từ 0 - dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo

-70.000 đồng/em/tháng (9 tháng/năm)

Trẻ em từ 3 - 15 tuổi thuộc hộ nghèo hiện đang không đi học

-70.000 đồng/em/tháng (9 tháng/năm)

Page 8: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

5 Chính sách Trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng theo NĐ 136/2013/NĐ-CP, NĐ Nghị định 06/2011/NĐ-CP và NĐ 28/2012/NĐ-CP

Nghị định 136/2013/NĐ-CP

Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng

-Dưới 4 tuổi: Hệ số 2.5 x mức chuẩn TGXH-Trên 4 tuổi: Hệ số 1,5 x mức chuẩn TGXH

Người từ 16 - 22 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng đang đi học

Hệ số 1,5 x mức chuẩn TGXH

- Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo - Người bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo không còn khả năng lao động mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.

-Dưới 4 tuổi: Hệ số 2,5 x mức chuẩn TGXH-Từ 4 - 16 tuổi: Hệ số 2,0 x mức chuẩn TGXH-Từ 16 tuổi trở lên: Hệ số 1,5 x mức chuẩn TGXH

Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không có vợ; có chồng hoặc vợ đã chết; có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22 tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất

-Người nuôi 01 con: Hệ số 1,0 x mức chuẩn TGXH-Người nuôi 02 con trở lên: Hệ số 2,0 x mức chuẩn TGXH

Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng

-Người đủ 60 - 80 tuổi: Hệ số 1,5 x mức chuẩn TGXH-Người đủ 80 tuổi trở lên: Hệ số 2,0 x mức chuẩn TGXH

Nghị định 06/2011/NĐ-CP

Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều 6 NĐ 06/2011/NĐ-CP mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng

240.000 đồng/người/tháng(Hệ số 1)

Nghị định 136/2013/NĐ-CP

Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội

-Hệ số 3,0 x mức chuẩn TGXH

Page 9: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

Nghị định 28/2012/NĐ-CP

Người khuyết tật đặc biệt nặng

Hệ số 2,0 x mức chuẩn TCXH

Người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em

Hệ số 2,5 x mức chuẩn TCXH

Người khuyết tật nặng Hệ số 1,5 x mức chuẩn TCXH

Người khuyết tật nặng là người cao tuổi, người khuyết tật nặng là trẻ em

Hệ số 2,0 x mức chuẩn TCXH

Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi

Hệ số 1,5 x mức chuẩn TCXH

Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Hệ số 2,0 x mức chuẩn TCXH

Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang nuôi từ hai con trở lên dưới 36 tháng tuổi

Hệ số 2,0 x mức chuẩn TCXH

Hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đặc biệt nặng

Hệ số 1,0 x mức chuẩn TCXH

Người đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 NĐ28/2012/NĐCP, nhận nuôi dưỡng, chăm sóc một người khuyết tật đặc biệt nặng

Hệ số 1,5 x mức chuẩn TCXH

Người đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 19 NĐ28/2012/NĐCP, nhận nuôi dưỡng, chăm sóc từ hai người khuyết tật đặc biệt nặng trở lên

Hệ số 3,0 x mức chuẩn TCXH

Page 10: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

PHỤ LỤC 2: Đơn đăng kí tham gia Dự án dành cho đối tượng tăng thêm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA DỰ ÁN

(Đối với trẻ em thuộc hộ nghèo)

Kính gửi: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, thành phố…………...

Họ và tên trẻ em:….……………………………………………………….Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………Thuộc đối tượng: Trẻ em từ 0 đến dưới 03 tuổi thuộc hộ nghèo Trẻ em từ 03 tuổi đến 15 tuổi thuộc hộ nghèo hiện không đi học

Người làm đơn:…………………………………………………………Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………Là cha/ mẹ (hoặc người giám hộ)………………... của em trênHộ khẩu thường trú:………………………………………………………

Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGDĐT ngày 22/9/2014 của Liên bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chế độ tài chính và thực hiện Dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam”, tôi làm đơn này đề nghị được tham gia Dư án và hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.

XÁC NHẬN CỦA UBNDXÃ, PHƯỜNG , THỊ TRẤN

………ngày……tháng ….năm …...

Người làm đơn

Họ và tên:………………………

Page 11: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐĂNG KÝ THAM GIA DỰ ÁN(Đối với phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo)

Kính gửi: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện, thành phố…………...

Họ và tên:……………………………………………………………….Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………….Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………….Là phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo.

Căn cứ Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC-BGDĐT ngày 22/9/2014 của Liên bộ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chế độ tài chính và thực hiện Dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam”, tôi làm đơn này đề nghị được tham gia Dư án và hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.

XÁC NHẬN CỦA UBNDXÃ, PHƯỜNG , THỊ TRẤN

………ngày……tháng ….năm …...

Người làm đơn

Họ và tên:………………………

Page 12: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

PHỤ LỤC 3: Mẫu đơn phản hồi thông tin

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………., ngày……tháng……năm 20….

ĐƠN PHẢN HỒI THÔNG TINKính gửi : ……………………………………………………………………….(1)Họ và tên: ………………………………………………………………………….(2)Địa chỉ : ………………………………………………………………………………….Điện thoại: ……………………………………………………………………………Nội dung ý kiến : ……………………………………………………………..........(3)……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….............................................................................................................................................................................................................................................................

Tôi xin cam kết những nội dung trên là hoàn toàn đúng sự thật.Tài liệu gửi theo đơn (nếu có):

NGƯỜI LÀM ĐƠN(Ký và ghi rõ họ tên, chức danh nếu có)

Ghi chú:(1) Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.(2) Họ và tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của người phản hồi thông tin- Nếu là đại diện cho cơ quan, tổ chức thì ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tổ chức mà mình đại diện.- Nếu là người được ủy quyền thì ghi rõ theo ủy quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân nào. (3) Nội dung ý kiến: Tóm tắt thông tin phản hồi: ghi ngắn gọn, rõ ràng, trung thực diễn biến nội dung ý kiến.

Page 13: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

PHỤ LỤC 4: Bảng phân loại thông tin phản hồi

Loại thông tin phản hồi Nội dung phản hồi Cơ quan giải

quyết

Bỏ sót đối tượng trong danh sách

hưởng lợi

Thắc mắc hoặc phản đối từ cá nhân hoặc hộ gia đình không có tên trong danh sách thụ hưởng trong khi họ thấy họ đủ điều kiện

UBND cấp xã

Đưa sai đối tượng vào danh sách

hưởng lợi

Thắc mắc về cá nhân được đưa vào danh sách thụ hưởng nhưng đối tượng xin tư vấn thấy không đủ điều kiện

UBND cấp xã

Quá trình bình xét đối tượng

Thắc mắc của các đối tượng có nhiều khả năng được nhận trợ cấp nhưng không được tham gia vào quá trnh xác minh/ buổi họp bnh xét ban đầu của cộng đồng.

UBND cấp xã

Chi trả

Nhận trợ cấp chậm; được chi trả cao hơn hoặc thấp hơn mức được hưởng; cắt chi trả bất hợp lý; thái độ không hợp tác của cán bộ Bưu điện Việt Nam

Bưu điện Việt nam cấp huyện hoặc Phòng Lao động Thương binh Xã hội huyện (nơi phê duyệt và kiểm tra mức hỗ trợ)

Dịch vụ y tếTrạm y tế đóng cửa; bác sĩ/y tá/ hộ sinh không có mặt hoặc thiếu trách nhiệm; dịch vụ hậu cầu (thuốc men/thiết bị y tế) không có; dịch vụ chậm chạp

Cơ sở y tế xã hoặc UBND xã, Phòng Y tế huyện

Dịch vụ giáo dục

Trường học đóng cửa; giáo viên vắng mặt hoặc thiếu trách nhiệm trong quá trình giảng dạy; lớp học và thiết bị giảng dạy không đủ

Trường học trên địa bàn xã và huyện; hoặc UBND xã

Tham nhũng/biển thủ/vòi vĩnh

Cán bộ cơ sở/cán bộ dự án hoặc đơn vị làm dịch vụ thu phí; đưa thông tin sai; tham nhũng trong các hợp đồng thực hiện dự án; gây áp lực với cộng đồng bằng việc áp đặt thêm các điều kiện hoặc ép tham gia Dự án; cán bộ cơ sở nhận tiền trợ cấp của đối tượng thụ hưởng rồi phân phát đồng đều cho người dân hay học sinh.

UBND xã, huyện, tỉnh; CB Dự án cấp huyện, TW

Page 14: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

Đề cương tài liệu giảng dạy kỹ năng truyền thông trực tiếp cho cộng tác viên

Bài 1: Những nội dung chính cần truyền thông về dự án “Tăng Cường Hệ Thống Trợ Giúp Xã Hội cho: (1) Cán bộ dự án; (2) Đối tượng hưởng lợi của dự án.

1. Nội dung chính về Dự án: Dự án “Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam do bộ Lao động -

Thương binh và xã hội triển khai, với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo mức sống tối thiểu vào năm 2020.

Dự án sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội để có thể dùng chung cho các chính sách trợ giúp xã hội và một Hệ thống Thông tin Quản lý (MIS) hiện đại để triển khai chính sách, hỗ trợ cho công tác báo cáo; giám sát, đánh giá, và cho xây dựng chính sách.

Dự án được triển khai từ 2014 - 2019 gồm 3 hợp phần chính:- Giúp xây dựng một hệ thống quản lý và triển khai các chính sách

trợ giúp xã hội hiệu quả trên toàn quốc.- Hỗ trợ thử nghiệm hệ thống này thông qua chương trình trợ giúp

xã hội hợp nhất tại 04 tỉnh (Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng và Trà Vinh) trong 03 năm (từ 01/7/2015 - 30/6/2018). Chương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ tiền mặt hiện nay và bổ sung ba đối tượng thuộc hộ nghèo.

+ Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý Dự án.

2. Đối tượng hưởng lợi của Dự án:Sẽ có khoảng hơn 500.000 hộ được hưởng lợi từ Dự án. Hàng tháng,

mỗi hộ sẽ được nhận một gói “trợ cấp gia đình” thông qua Bưu điện, thay thế cho 4 chính sách hiện hành:

Hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh nghèo; Hỗ trợ học sinh THPT ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó

khăn. Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; Chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên tại cộng đồng.

Ngoài ra, Dự án bổ sung thêm 3 đối tượng hưởng lợi:

Phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo; Trẻ em từ 0 - dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo; Trẻ em từ 3 - dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo đang không đi học.

Page 15: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

3. Các hộ gia đình nhận hỗ trợ cần cam kết

Để thúc đẩy sự phát triển của trẻ, các chương trình truyền thông khác nhau sẽ khuyến khích đồng trách nhiệm từ các gia đình nhận hỗ trợ. Các cộng tác viên thôn/bản sẽ khuyến khích các gia đình:

Tiêm chủng, uống vitamin A và tẩy giun cho trẻ em; Cho trẻ đi học thường xuyên; Phụ nữ có thai đi khám thai sản trước và sau khi sinh; Sinh đẻ tại trạm y tế; Cha mẹ của trẻ dự các lớp tư vấn về dinh dưỡng và giám sát sự phát

triển của trẻ.

Bài 2: Kỹ năng truyền thông trực tiếp tại cộng đồng – thăm hộ gia đình

Thăm hộ gia đình là việc các cộng tác viên thôn bản đến các hộ gia đình nhằm tuyên truyền và vận động các chính sách của dự án, tiến hành truyền thong để các hộ gia đình hiểu về dự án và hiểu họ thuộc nhóm đối tượng hưởng lợi nào, các cách thức và quy trình để đăng ký, nhận và sự dụng nguồn trợ cấp của dự án. Đây là một trong những việc làm thường xuyên của cộng tác viên thôn bản khi thực hiện truyền thông về dự án tăng cường trợ giúp xã hội.

Mục đích của thăm hộ gia đình trong truyền thông dự án

Tìm hiểu kiến thức, thái độ, niềm tin của hộ gia đình đối với dự án và thu thập các thông tin cần thiết khác. Ví dụ thu thập thông tin về tình hình kinh tế các hộ gia đình để có lời khuyên về nhóm đối tượng hượng lợi của dự án từ đó khuyến khích và vận động người dân tham gia dự án.

Cung cấp kiến thức và củng cố lòng tin của đối tượng đối với dự án Việc thường xuyên tới các gia đình thuộc hộ nghèo, có trẻ em đang đi

học sẽ giúp các cộng tác viên giữ mối quan hệ tốt với các gia đình, tăng cường niềm tin của gia đình với cán bộ dự án tại tỉnh, huyện xã.

Công tác chuẩn bị

Lập danh sách hộ gia đình thuộc diện nghèo, trẻ em đang đi học hoặc thuộc các nhóm đối tượng hưởng lợi khác của dự án trên địa bàn được quản lý.

Lựa chọn hộ gia đình và thời điểm đến thăm phù hợp để tránh việc vắng nhà, hoặc chia khu vực theo xã huyện để có kế hoạch đến thăm hợp lý. Nên lựa chọn thời gian thăm gia đình để có thể gặp người chủ gia đình.

Tham khảo thông tin về hộ gia đình nghèo, trẻ em đi học, người khuyết tật sẽ đến thăm để có sự chuẩn bị tốt.

Chuẩn bị các nội dung dự kiến sẽ trao đổi, sổ ghi chép và các tài liệu truyền thông liên quan đến dự án (tranh lật, sổ tay, tờ rơi…)

Page 16: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

Các bước tiến hành và kỹ năng tư vấn: chào hỏi, nghe và hỏi, tư vấn, khen, khuyên nhủ và khuyến khích, sử dụng tài liệu

Bước 1: Chào hỏi, giới thiệu, nêu mục đích cuộc đến thăm

Chào hỏi các thành viên trong gia đình Giới thiệu mục đích đến thăm gia đình ( để trao đổi về dự án tăng cường

trợ giúp xã hội, giúp người dân hiểu họ thuộc đối tượng hưởng lợi có thể nhận trợ cấp)

Bước 2: Tìm hiểu kiến thức, thái độ và tình hình thu nhập, việc học của trẻ nhỏ của các hộ gia đình.

Thăm hỏi về gia đình, trẻ nhỏ và các thành viên khác trong gia đình. Tìm hiểu kiến thức, thái độ và các hành vi có liên quan tới dự án, việc trợ

cấp ( ví dụ : kiên thức về hộ nghèo, các chính sách về trợ giúp thường xuyên, thái độ quan tâm tới các hình thức trợ giúp của chính phủ, có muốn đăng ký tham gia…)

Thái độ tôn trọng, cởi mở chân thành, khách quan, kiên nhẫn; dành thời gian để đối tượng nói lên những điều họ muốn nói, muốn chia sẻ. Tiếp nhận đầy đủ thông tin/ thông điệp, khuyến khích người nói tiếp tục trình bày ý kiến và cảm xúc của họ. Hiểu rõ nội dung và cảm xúc chứa đựng trong lời nói của đối tượng.

Khen ngợi những điều gia đình đã hiểu đúng, làm tốt. Không chê bai phán xét những điều gia đình làm chưa tốt chưa đúng mà nên đưa ra những lời khuyên thích hợp.

Bước 3: Bổ sung thông tin, hướng dẫn cách tham gia vào nhóm đối tượng hưởng lợi nhận trợ cấp.

Trên cơ sở việc tìm hiểu về kiến thức, thái độ, hành vi của các thành viên trong gia đình về dự án tăng cường trợ giúp xã hội, các cộng tác viên thôn bản cần tiến hành bổ sung them thông tin cho đầy đủ về các chính sách, nhóm đối tượng hưởng lợi, số tiền được nhận trợ cấp, cách thức đăng ký tham gia, nhận trợ cấp và phản hồi thông tin khiếu nại nếu có. Điều chỉnh lại các thông tin chưa đúng mà gia đình đã được tiếp nhận trước đó.

Giải đáp các thắc mắc của các thành viên trong gia đình. Nên sử dụng có hiệu quả các tài liệu truyền thông ( tranh lật, hình ảnh, tờ

rơi…) để hỗ trợ trong việc truyền tải thông tin tới người dân.

Bước 4 : Tìm hiểu khó khan, trở ngại và thảo luận cách giải quyết.

Sau khi cung cấp thông tin, hướng dẫn về các nhóm đối tượng hưởng lợi, cách thức đăng ký, nhận trợ cấp và phản hồi khiếu nại thông tin cho gia đình, cần tìm hiểu xem gia đình có thể gặp phải khó khan, cản trở gì khi thực hiện các lời khuyên, cần sự hỗ trợ gì…

Bàn bạc thảo luận các biện pháp giải quyết các khó khăn đó, phân tích các lợi ích, hạn chế của từng biện pháp để gia đình sẽ lựa chọn biện pháp phù hợp. Tránh việc áp đặt gây khó khăn cho các hộ gia đình.

Page 17: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

Bước 5: Kiểm tra lại những điều vừa trao đổi

Đề nghị một cách tế nhị với người chủ hộ gia đình nhắc lại các nội dung vừa trao đổi để xem họ hiểu được đến đau, cần kiểm tra kỹ có chỗ nào hiểu sai hoặc chưa hiểu thì bổ sung them hoặc chỉnh sửa lại cho phù hợp.

Tóm tắt những điều gia đinh cần nhớ cần thực hiện ( ví dụ quy đình đăng ký, nhận trợ cấp, phản hồi thông tin)

Bước 6: Đạt được cam kết với gia đình về việc thực hiện hành vi mong đợi

Thống nhất với gia đinh một số việc cần thực hiện ( đăng ký tham gia vào nhóm đối tượng hưởng lợi nhạn trợ cấp đầy đủ, đúng thời gian, địa điểm. theo dõi quá trình và phản hồi thông tin, khiếu nại nếu có)

Chào và hẹn gặp lại gia đình có thời gian cụ thể (sau khi đăng ký hoặc nhận trợ cấp đợt đầu)

Bài tập thực hành:

Tình huống 1: Hãy đóng vai một cán bộ dự án tới thăm nhà ông Giàng A Trấu (dân tộc H’mong) để truyền thông và tư vấn về dự án. Hoàn cảnh nhà ông Trấu như sau:

Nhà ông có 4 con: con trai cả của ông đã lấy vợ, ở cùng nhà và cô con dâu của ông hiện đang có thai 3 tháng. Con gái thứ 2 của ông đã đi lấy chồng ở xa. Con trai thứ 3 hiện đang học lớp 9 và con gái út của ông hiện đang học lớp 2. Nhà ông Trấu thuộc đối tượng nghèo trong thôn. Hãy tư vấn cho ông Trấu những thông tin cần thiết và hướng dẫn ông cách tham gia dự án, cách phản hồi khi có thắc mắc. Một số gợi ý sau

- Nhà ông sẽ nhận được bao nhiêu hàng tháng?- Ông sẽ lĩnh tiền ở đâu?- Làm thế nào để đăng ký tham gia?- Nếu tiền không về hàng tháng thì ông hỏi ai?

Tình huống 2: Vợ chồng chị Mai sống cùng mẹ già và có 3 con. Con gái lớn 10 tuổi của chị bị khuyết tật vận động từ nhỏ nên chỉ ở nhà. Con trai thứ 2 của chị học lớp 1 và một con gái nhỏ của chị được 3 tuổi thường ở với bà. Hai vợ chồng chị Mai thường đi làm mướn ở xa. Tuy vậy khi xét danh sách hộ nghèo, nhà chị Mai lại được xếp vào hộ cận nghèo. Nghe tin về dự án, chị Mai thắc mắc và có ý định sinh thêm 1 cháu nữa để được hưởng trợ cấp của dự án. Là một tuyên truyền viên. Bạn hãy tư vấn cho chị Mai.

Tình huống 3: Ông Sùng người kinh, lấy vợ người dân tộc Kh’mer sinh được 1 con trai: 15 tuổi và 13 tuổi. Cậu cả 15 tuổi hiện vẫn đi học cấp 3 tại trường dân tộc bán trú và có ý định học đại học. Cậu út 13 tuổi hiện đang nghỉ học 3 tháng để giúp bố mẹ làm rẫy. Vợ ông Sùng hay ốm vì vậy nhà ông rất khó khăn. Gần

Page 18: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

đây có cô Mơ em của vợ ông đang có bầu 5 tháng lại vừa ly dị chồng và dọn về ở cùng vợ chồng ông Sùng. Hãy tư vấn cho ông Sùng về dự án và cách tham gia.

Bài 3: Kỹ năng truyền thông tại cộng đồng – thảo luận nhóm

Là hình thức truyền thông lồng ghép nội dung về dự án tăng cường và trợ giúp xã hội vào các cuộc họp định kỳ của cộng đồng, hội Phụ nữ, hội Nông dân, Đoàn thanh niên… tại địa phương.

Công tác chuẩn bị

Xác định chủ đề truyền thông: Bàn bạc với lãnh đạo của cộng đồng, cán bộ tỉnh, huyện xã để chọn những chủ đề cần truyền tải tới người dân.

Ví dụ: Ở địa phương, một số gia đình có thể không nắm rõ họ thuộc nhóm đối tượng nào, có được hưởng trợ cấp hay không. Hoặc một số gia đình vì lý do kinh tế mà không cho con đi học. Trong trường hợp này, nên phổ biến về các chính sách dự án, các gói trợ cấp mà người dân được hưởng để khuyến khích đăng ký tham gia, đưa trẻ tới trường.

Liên hệ với trưởng thôn, ấp, khu phố hoặc người đứng đầu các tổ chức xã hội (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên) để xác định cụ thể thời gian, địa điểm của kỳ họp.

Tìm hiểu đối tượng truyền thông: Thu nhập thông tin về đối tượng tham gia buổi họp lồng ghép: Bao nhiêu người? Trình độ? Đặc điểm văn hóa? Các kiến thức liên quan đến trợ giúp thường xuyên của chính phủ? Xác định xem các thành viên tham gia là đối tượng đích (chủ hộ gia đình), đối tượng liên quan (người thân trong gia đình) hay là đối tượng quan trọng (lãnh đạo chính quyền đoàn thể) để chuẩn bị nội dung phù hợp.

Chuẩn bị tài liệu, phương tiện:

Tìm hiểu kỹ về nội dung sẽ truyền thông Chuẩn bị sẵn các tài liệu có liên quan đến chủ đề truyền thông. Một

số tài liệu truyền thông phù hợp như tranh lật, áp phích, tờ rơi, bang đĩa phát thanh truyền hình.

Người điều hành cần chuẩn bị sẵn một số câu hỏi mở có liên quan đến chủ đề truyền thông.

Các bước tiến hành và kỹ năng

Bước 1: Giới thiệu người tham dự và truyền thông viên. Nêu chủ đề sắp thảo luận.

Page 19: CHƯƠNG TRÌNH · Web viewChương trình mang tên “Cơ hội thoát nghèo truyền kiếp” hay chương trình “Cơ hội”, sẽ thay thế ba chương trình hỗ trợ

Bước 2: Trao đổi để tìm hiểu kinh nghiệm của mọi người về vấn đề này: Họ biết gì? Họ đã làm gì? Kết quả ra sao? Họ cảm thấy thế nào về chủ đề này? Hãy khen ngợi những ý kiến hay, không nên chê bai những điều mọi người hiểu hoặc làm chưa đúng. Tốt nhất truyền thông viên hay giúp đỡ để người dân tự nhận ra những điều chưa tốt.

Bước 3: Bổ sung thông tin cho chính xác và đầy đủ về các chính sách dự án, nhóm đối tượng hưởng lợi, các thông tin cần thiết về quy trình đăng ký, chi trả, phản hồi thông tin. ( tiến hành làm mẫu để việc truyền tải nội dung hiệu quả hơn)

Bước 4: Tìm hiểu xem đối tượng có khó khăn gì nếu tham gia vào quy trình đăng ký, chi trả, phản hồi thông tin. Nếu có hãy cùng mọi người thảo luận để giải quyết.

Bước 5: Tóm tắt lại những nội dung đã truyền tải trong buổi họp nhóm, kiểm tra lại một số thành viên buổi họp để chắc chắn họ đã hiểu rõ nội dung cần truyền tải, không hiểu sai lệch vấn đề. Đạt được cam kết của mọi người trong việc tham gia quy trình của dự án và thay đổi hành vi.

Bài tập thực hành: Hãy tổ chức một buổi thảo luận nhóm để chuẩn bị thực hiện dự án tại thôn cho các đối tượng của dự án (chú ý làm thế nào để người dân tham gia, giải đáp thắc mắc và các câu hỏi khó)