chÍnh sÁch dÂn t c vÀ viỆc thỰc hiỆn chÍnh sÁch dÂn...

39
Hi nghtp hun “Vai trò ca ĐBHĐND vi nhim vphát trin KT-XH địa phương” Tài liu tham kho Đăk Nông, 8-10/3/2007 1 CHÍNH SÁCH DÂN TC VÀ VIC THC HIN CHÍNH SÁCH DÂN TC TI CHÍNH QUYN CƠ SThs. Phm Trng Cường Trung tâm Bi dưỡng đại biu dân c(Văn phòng Quc hi) Phát trin kinh tế - xã hi khu vc đồng bào dân tc thiu slà mt chính sách trng đim ca Đảng và Nhà nước ta. Để thc hin hiu quchính sách dân tc, chính quyn cp cơ scó vai trò rt quan trng nhm bo đảm mc tiêu cho nhng chính sách đặc thù áp dng riêng đối vi tng khu vc, vùng min, cng đồng khác nhau được thc hin mt cách trc tiếp, toàn din, đúng đối tượng. Trong khuôn khchương trình thí đim bi dưỡng kiến thc và knăng cho đại biu Hi đồng nhân dân cp xã ti mt skhu vc, vùng min trng đim, chuyên đề tham kho này cung cp nhng thông tin cơ bn v: - Tng quan chính sách dân tc ca Đảng và Nhà nước ta; định hướng vchính sách dân tc trong giai đon hin nay; - Pháp lut vdân tc - công cđể thc hin qun lý nhà nước vdân tc, cơ sđể thc hin giám sát vic thc hin chính sách dân tc; - Qun lý nhà nước vcông tác dân tc: Đối tượng ca hot động giám sát vthc hin chính sách dân tc; - Bmáy qun lý nhà nước vcông tác dân tc; chc năng, nhim v, quyn hn ca chính quyn cp xã trong công tác dân tc; I. NHNG VN ĐỀ CHUNG 1. Khái nim dân tc: Hin nay, khái nim dân tc đựoc sdng trong các văn kin chính tr, văn bn pháp lut hoc trên phương tin thông tin đại chúng được hiu theo hai nghĩa khác nhau: Theo nghĩa thnht, “dân tc” được hiu là “tc người”. Vi nghĩa này, dân tc là khái nim dùng để chcng đồng người có các đặc trưng cơ bn vngôn ng, văn hoá và ý thc tgiác vcng đồng có tính bn vng qua sphát trin lâu dài ca lch s. Ví d: dân tc Thái, dân tc Tày, dân tc Si La, dân tc Ba Na, dân tc Chăm...

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 1

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC TẠI CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ

Ths. Phạm Trọng Cường

Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử (Văn phòng Quốc hội)

Phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số là một chính sách trọng điểm của Đảng và Nhà nước ta. Để thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, chính quyền cấp cơ sở có vai trò rất quan trọng nhằm bảo đảm mục tiêu cho những chính sách đặc thù áp dụng riêng đối với từng khu vực, vùng miền, cộng đồng khác nhau được thực hiện một cách trực tiếp, toàn diện, đúng đối tượng. Trong khuôn khổ chương trình thí điểm bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã tại một số khu vực, vùng miền trọng điểm, chuyên đề tham khảo này cung cấp những thông tin cơ bản về:

- Tổng quan chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; định hướng về chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay;

- Pháp luật về dân tộc - công cụ để thực hiện quản lý nhà nước về dân tộc, cơ sở để thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc;

- Quản lý nhà nước về công tác dân tộc: Đối tượng của hoạt động giám sát về thực hiện chính sách dân tộc;

- Bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã trong công tác dân tộc;

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Khái niệm dân tộc:

Hiện nay, khái niệm dân tộc đựoc sử dụng trong các văn kiện chính trị, văn bản pháp luật hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng được hiểu theo hai nghĩa khác nhau:

Theo nghĩa thứ nhất, “dân tộc” được hiểu là “tộc người”. Với nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng người có các đặc trưng cơ bản về ngôn ngữ, văn hoá và ý thức tự giác về cộng đồng có tính bền vững qua sự phát triển lâu dài của lịch sử. Ví dụ: dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Si La, dân tộc Ba Na, dân tộc Chăm...

Page 2: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 2

Hiểu theo nghĩa này, kết cấu dân cư của một quốc gia có thể bao gồm nhiều dân tộc (tộc người) khác nhau, trong đó có những dân tộc chiếm đa số trong thành phần dân cư và có những dân tộc thiểu số.

Trong quá trình phát triển của mình, trong bản thân mỗi dân tộc có thể có sự phân chia thành các nhóm người có những đặc điểm khác nhau về nơi cư trú, văn hoá, lối sống, phong tục tập quán, nhưng đều được coi là cùng một dân tộc, bởi có chung 3 điểm đặc trưng của một dân tộc như nói trên đây. Ví dụ: dân tộc Dao bao gồm nhiều nhóm người, như các nhóm Dao đỏ, Dao tiền, Dao Tuyển, Dao quần chẹt, Dao Thanh phán, Dao Thanh y, Dao quần trắng.

Theo nghĩa thứ hai, dân tộc được hiểu là quốc gia dân tộc. Ví dụ như: dân tộc Việt Nam, dân tộc Trung Hoa, dân tộc Đức... Theo nghĩa này, dân tộc là khái niệm dùng để chỉ cộng đồng chính trị - xã hội được hợp thành bởi những tộc người khác nhau trên lãnh thổ của một quốc gia nhất định. Như vậy, khái niệm dân tộc ở đây được hiểu đồng nghĩa với quốc gia đa tộc người, và cũng đồng nghĩa với nhà nước thống nhất của các tộc người trên một lãnh thổ có chủ quyền quốc gia. Theo nghĩa này, dân cư của dân tộc này được phân biệt với dân cư của dân tộc khác bởi yếu tố quốc tịch. Do đó, một tộc người có thể có ở những quốc gia dân tộc khác nhau theo sự di cư của tộc người đó. Ví dụ: trong kết cấu dân cư của dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung Hoa đều có tộc người H’Mông và tộc người Dao.

Trong chuyên đề này, khái niệm dân tộc được sử dụng theo nghĩa thứ nhất, tức là “tộc người”.

2. Khái quát về đặc điểm và tình hình dân tộc ở nước ta

a. Các dân tộc có quy mô dân số khác nhau, sống xen kẽ nhau

Nước ta là cộng đồng chính trị - xã hội thống nhất của 54 dân tộc anh em. Căn cứ vào dân số của từng dân tộc thì dân tộc đa số ở nước ta là dân tộc Kinh, còn lại là dân tộc thiểu số. Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 1999 thì dân tộc Kinh gồm 65,7 triệu người, chiếm 86,2% dân số, còn dân số của 53 dân tộc còn lại là 10,5 triệu người, chiếm tỷ lệ 13,8% dân số của cả nước. Mỗi dân tộc thiểu số ở nước ta ngoài tên gọi chính thức còn có những tên gọi khác (xin xem Phụ lục 2 ở cuối bài).

Các dân tộc thiểu số ở nước ta có quy mô dân số không đồng đều và cư trú xen kẽ nhau, không có dân tộc nào ở vùng lãnh thổ riêng. Có những dân tộc có dân số trên một triệu người, như dân tộc: Tày, Thái, Mường, Khmer; nhưng lại có những dân tộc dân số rất ít, đặc biệt là 5 dân tộc có dân số dưới 1.000 người: Si La (840), PuPéo (705), Rơ Măm (352), Brâu (313) và Ơ đu (301).

Page 3: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 3

b. Các dân tộc ở nước ta có truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời, trên cơ sở địa vị pháp lý bình đẳng giữa các dân tộc, tạo nên một cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất

Trong lịch sử hình thành và phát triển cộng đồng dân tộc ở nước ta, có những dân tộc bản địa, hình thành và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam từ ban đầu, nhưng cũng có nhiều dân tộc di cư đến rồi định cư ở nước ta, trở thành một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Qua lịch sử dựng nước và đấu tranh giữ nước, các dân tộc đã hình thành khối đoàn kết anh em, gắn bó keo sơn với nhau trong chinh phục thiên nhiên, chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước, tạo lên một quốc gia dân tộc thống nhất, bền vững. Truyền thống đoàn kết các dân tộc ngày càng được củng cố, phát triển và được Đảng ta xác định là nhân tố quan trọng nhất quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Trong kết cấu dân tộc ở nước ta, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư cả nước, có trình độ phát triển cao hơn, có vai trò là lực lượng đoàn kết, hỗ trợ các dân tộc anh em cùng phát triển, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam. Mối quan hệ gắn bó giữa các dân tộc ở nước ta được đặt trên cơ sở bền vững của quan điểm các dân tộc bình đẳng về địa vị pháp lý, không có tình trạng dân tộc đa số cưỡng bức, đồng hoá, thôn tính các dân tộc thiểu số, do đó cũng không có tình trạng dân tộc ít người chống lại dân tộc đa số.

c. Phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú trên địa bàn rộng lớn, ở khu vực miền núi, biên giới có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng và môi trường sinh thái

Các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở miền núi, với địa bàn rộng lớn chiếm 3/4 diện tích cả nước, bao gồm 21 tỉnh miền núi, vùng cao, 23 tỉnh có miền núi; 7 tỉnh có tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, 10 tỉnh có tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Lào, 10 tỉnh có tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia. Do đó, có thể khẳng định địa bàn cư trú tập trung của các dân tộc thiểu số là những địa bàn có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của đất nước. Đồng thời, đây cũng là những địa bàn có nguồn tài nguyên đất, rừng, khoáng sản… giàu có, nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Một số địa bàn tụ cư của đồng bào dân tộc thiểu số là đầu nguồn các dòng sông lớn, giữ vai trò đặc biệt quan trọng về cân bằng sinh thái.

Do đặc điểm nói trên nên chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng không chỉ vì lợi ích của các dân tộc thiểu số mà còn vì lợi ích chung của quốc gia và luôn tính tới các yếu tố về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường.

d. Trình độ phát triển kinh tế- xã hội của các dân tộc thiểu số không đồng đều

Page 4: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 4

Do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhất là những nguyên nhân lịch sử để lại và do điều kiện địa lý, tự nhiên khắc nghiệt ở địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số, nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc không đồng đều. Một số dân tộc đã phát triển kinh tế - xã hội tương đối cao, nhưng nhiều dân tộc vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, chậm phát triển.

Phần lớn các dân tộc thiểu số có mức sống thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, chậm phát triển hơn so với dân tộc đa số. Một số dân tộc vẫn còn trong tình trạng tự cung tự cấp, du canh du cư, đời sống còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các phong tục tập quán lạc hậu.

Do đặc điểm này nên việc khắc phục tình trạng phát triển không đồng đều về kinh tế - xã hội giữa các dân tộc là một trong những mục tiêu trọng tâm nhất của chính sách dân tộc ở nước ta.

đ. Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, tạo nên sự phong phú của nền văn hoá Việt Nam

Mỗi dân tộc, mặc dù có sự khác nhau về quy mô dân số, về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, nhưng đều có bản sắc văn hoá truyền thống riêng (tiếng nói, chữ viết, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, trang phục, phong tục, tập quán,…), với nhiều giá trị tốt đẹp. Do đó, nền văn hoá Việt Nam, với sự hợp thành của 54 bản sắc văn hoá dân tộc, vừa có tính đa dạng, vừa có tính thống nhất. Do đặc điểm này nên việc bảo tồn và phát triển bản sắc văn hoá của từng dân tộc nhằm xây dựng nền văn hoá chung đậm đà bản sắc dân tộc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm.

3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về dân tộc

Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc, xuyên suốt mọi thời kỳ cách mạng là: “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển”, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định“Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa". Có thể tổng kết quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề dân tộc, đoàn kết dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc ở những nội dung cơ bản sau:

- Bình đẳng giữa các dân tộc trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội

Bình đẳng giữa các dân tộc là nội dung cốt lõi của chính sách dân tộc. Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp, đều có địa vị pháp lý ngang nhau về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được ghi nhận với tính chất là một

Page 5: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 5

nguyên tắc hiến định trong HIến pháp và được thể hiện thống nhất trong toàn bộ hệ thống pháp luật.

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, trước hết là quyền bình đẳng về chính trị, chống mọi biểu hiện chia rẽ, kỳ thị dân tộc, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cực đoan, tự ty dân tộc… Đồng bào các dân tộc đều được quyền tham gia bầu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực Nhà nước, làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tham gia đóng góp ý kiến vào các chính sách của Nhà nước.

Quyền bình đẳng về kinh tế bảo đảm sự bình đẳng trong quan hệ lợi ích giữa các dân tộc. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư nguồn lực để thúc đẩy việc phát triển kinh tế đối với các dân tộc có kinh tế chậm phát triển, để cùng đạt trình độ phát triển chung với các dân tộc khác trong cả nước.

Bình đẳng về văn hoá, xã hội bảo đảm cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, làm phong phú, đa dạng nền văn hoá Việt Nam. Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nước đầu tư cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, duy trì nòi giống, phát triển giáo dục cho đồng bào các dân tộc.

Do phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay có trình độ phát triển thấp, nên bên cạnh việc bảo đảm quyền bình đẳng toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội cần phải tạo điều kiện thuận lợi để cho đồng bào các dân tộc thiểu số có cơ hội phát triển bình đẳng với các dân tộc khác. Sự quan tâm tương trợ, giúp đỡ nhau cùng phát triển chính là thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

- Đoàn kết dân tộc - vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài và cấp bách của cách mạng Việt Nam

Nhất quán trong đường lối về đoàn kết dân tộc, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng định mạnh mẽ quan điểm bền vững “Đảng ta luôn coi vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài của sự nghiệp cách mạng nước ta”. Đồng thời, đây cũng luôn được coi là nhiệm vụ cấp bách, phải quan tâm thực hiện. Chính sách dân tộc luôn được coi là chính sách quan trọng trong sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thể hiện trên cả phương diện đối nội và đối ngoại. Dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, các dân tộc đang phát huy truyền thống đoàn kết, cùng nhau xây dựng đất nước với mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mỗi dân tộc trên đất nước Việt Nam đều phải có trách nhiệm chăm lo vun đắp, củng cố, tăng cường khối đoàn kết dân tộc.

- Các dân tộc tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển

Page 6: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 6

Hiện nay trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc ở nước ta vẫn còn khoảng cách khá xa. Kinh tế ở miền núi và các vùng dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu, tỷ lệ đói nghèo còn cao so với bình quân chung của cả nước. Chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc ngày càng tăng. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo ở vùng dân tộc thiểu số còn thấp. Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan của dân tộc thiểu số có xu hướng phát triển. Bản sắc tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc thiểu số đang bị mai một. Mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào còn thấp. Do đó, Đảng và Nhà nước ta đã coi tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển giữa các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn có trách nhiệm giúp đỡ các dân tộc có điều kiện phát triển kinh tế - xã hội khó khăn hơn. Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau không phải chỉ giúp đỡ một chiều, ngược lại chính sự phát triển của dân tộc này là điều kiện để cho dân tộc khác cùng phát triển.

Việc đầu tư phát triển đối với các dân tộc thiểu số được thể hiện rõ ở quan điểm chỉ đạo sau đây:

+ Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp phát triển chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam thống nhất.

+ Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xóa đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước.

- Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị

Công tác dân tộc được xác định có vị trí trọng yếu đối với sự phát triển bền vững của đất nước trong giai đoạn phát triển mới. Do đó, toàn bộ hệ thống chính trị cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình về vị trí, nhiệm vụ của công tác dân tộc trong tình hình mới, coi việc quán triệt và thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng là

Page 7: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 7

nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương.

4. Những định hướng cơ bản trong chính sách dân tộc của nước ta giai đoạn hiện nay

- Phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng. Tập trung phát triển thế mạnh kinh tế, quan tâm giải quyết đúng mức các vấn đề xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc. Coi phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi là sự nghiệp chung của cả nước.

- Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và nội lực vươn lên của các địa phương vùng dân tộc thiểu số và miền núi; khắc phục tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước.

- Thực hiện chính sách ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi phải chú ý những đặc điểm tự nhiên, lịch sử, xã hội, phong tục, tập quán của từng vùng, từng dân tộc. Trong hoạch định chính sách phải tôn trọng lợi ích, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Đồng bào các dân tộc là chủ thể quyết định trong tổ chức thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ở địa phương mình. Khắc phục tình trạng bao biện, làm thay, áp đặt mà không tôn trọng tính tự chủ, phong tục, tập quán truyền thống của đồng bào các dân tộc. Cần phát huy, nâng cao tinh thần tự lực tự cường, ý chí vươn lên của đồng bào các dân tộc.

5. Pháp luật về dân tộc - công cụ để thực hiện quản lý nhà nước về dân tộc, cơ sở để thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách dân tộc

Là sự thể chế hoá để quan điểm, đường lối của Đảng về dân tộc đi vào cuộc sống, pháp luật về dân tộc có vai trò quan trọng, là công cụ để quản lý nhà nước trong lĩnh vực dân tộc. Công tác dân tộc là nhiệm vụ chung của toàn bộ hệ thống chính trị, bao gồm: Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên. Mỗi tổ chức trong hệ thống chính trị, tuỳ theo địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà có phương thức khác nhau để thực hiện công tác dân tộc. Bộ máy nhà nước, từ trung ương đến địa phương, quản lý nhà nước về dân tộc bằng những biện pháp, công cụ khác nhau, trong đó pháp luật là công cụ quan trọng.

Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về dân tộc có phạm vi rất rộng lớn, bao gồm toàn bộ những quan hệ pháp luật trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội liên quan đến các dân tộc thiểu số và đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài những văn bản pháp luật điều chỉnh riêng đối với các dân tộc thiểu số, các vấn đề pháp luật về dân tộc còn được lồng

Page 8: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 8

ghép trong nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực như kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế,...

Trong nhiều năm qua, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ta thường xuyên ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật nhằm thực hiện sự đoàn kết, bình đẳng, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, đặc biệt là những chính sách ưu tiên và đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và miền núi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, Dự án Luật Dân tộc cũng đang được khẩn trương xây dựng với tính chất là khung pháp lý cơ bản điều chỉnh các vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc.

Hệ thống văn bản pháp luật của nhà nước ta về dân tộc có các đặc điểm sau:

- Số lượng văn bản rất lớn, bao gồm những văn bản chỉ điều chỉnh và áp dụng riêng đối với các dân tộc thiểu số và cả những văn bản áp dụng chung đối với mọi đối tượng, trong đó có quy định riêng về việc áp dụng đối với dân tộc thiểu số.

- Hệ thống văn bản pháp luật về dân tộc gồm nhiều loại văn bản có giá trị pháp lý khác nhau, trong đó, các nguyên tắc cơ bản xác định quyền bình đẳng giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội được quy định trong Hiến pháp và các vấn đề cụ thể về thực hiện chính sách dân tộc được quy định trong nhiều luật, bộ luật, pháp lệnh, nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, thông tư... của các cơ quan có thẩm quyền.

- Một số văn bản pháp luật về dân tộc được sửa đổi, bổ sung thường xuyên nhằm phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tình hình thực hiện chính sách dân tộc đối với các vùng, miền hoặc đối tượng cụ thể. Đây chủ yếu là các văn bản dưới luật, có nội dung quy định cụ thể các chế độ, chính sách áp dụng đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

Hệ thống các văn bản pháp luật trực tiếp quy định về việc thực hiện chính sách dân tộc hiện hành bao gồm:

a. Nhóm quy định pháp luật về quyền bình đẳng về chính trị của dân tộc thiểu số và đồng bào dân tộc thiểu số

Nhóm quy định này nằm trong một số văn bản pháp luật chủ yếu sau đây:

- Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001.

- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997, được sửa đổi, bổ sung năm 2001.

- Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001.

- Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003.

- Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981, được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất năm 1990, lần thứ hai năm 1994, lần thứ ba năm 2005.

Page 9: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 9

- Luật Thanh niên năm 2005.

- Luật Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.

b. Nhóm quy định pháp luật về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số

Đây là nhóm quy định tập trung vào việc cụ thể hoá chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số:

- Nhà nước đầu tư vốn ngân sách để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số; có chính sách khuyến khích tín dụng và đơn giản hoá thủ tục vay vốn để đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn thuận tiện, sử dụng vốn hiệu quả và trả được nợ.

- Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số bằng cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể về đất đai, thuế, hỗ trợ đào tạo… và thủ tục đầu tư thuận lợi.

- Trợ cước, trợ giá đối với việc cung ứng hàng hoá thiết yếu cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

Những quy định pháp luật thuộc nhóm này chủ yếu tập trung trong các văn bản pháp luật sau đây:

- Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.

- Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

- Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

- Thông tư liên tịch số 07/2002/TTLT-BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT ngày 12 tháng 8 năm 2002 của Bộ Thương mại, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 02/2002/NĐCP ngày 03 tháng 01 năm 2002 và Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

- Chỉ thị số 16/2003/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135).

Page 10: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 10

- Quyết định số 393/2005/QĐ-UBDT ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Uỷ ban Dân tộc về việc ban hành quy định Tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển.

- Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Quyết định số 122/2003/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc.

- Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.

- Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi - Giai đoạn 2006-2010.

- Quyết định số 15/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa.

- Thông tư số 01/2006/TT-BXD ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010.

c. Nhóm quy định pháp luật về đất đai, nhà ở, tài nguyên, môi trường sinh thái ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số

Đây là nhóm quy định pháp luật nhằm cụ thể hoá các chính sách ưu đãi sau:

- Thực hiện các giải pháp đối với hộ dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất theo hướng: khai hoang mở rộng diện tích ở những vùng có điều kiện, thu hồi, điều chỉnh lại đất đai của các nông, lâm trường để giao cho hộ dân tộc thiểu số nghèo không có đất sản xuất; giao khoán đất sản xuất của các nông, lâm trường cho hộ dân tộc thiểu số.

- Hoàn thành việc quy hoạch sử dụng đất đai ở cấp huyện, xã; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở để đồng bào yên tâm sản xuất.

Page 11: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 11

- Tổ chức tốt việc giải quyết đất đai, hướng dẫn sản xuất, cho vay vốn, tiêu thụ nông sản nhằm giúp đồng bào ổn định cuộc sống, không du canh, du cư, phá rừng làm nương rẫy.

- Hỗ trợ thích hợp cho đồng bào dân tộc thiểu nghèo có khó khăn về nhà ở, như: cho mua nhà trả chậm, cho phép khai thác gỗ để làm nhà, nhằm bảo đảm cho đồng bào có cuộc sống ổn định và từng bước nâng cao đời sống, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc.

Những chính sách nói trên được quy định chủ yếu trong các văn bản pháp luật sau đây:

- Quyết định số 245/2003/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ghi nợ lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân ở các xã thuộc Chương trình 135 và hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

- Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

- Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.

- Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.

- Quyết định số 03/2005/QĐ-BNN ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về khai thác gỗ để hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thông tư số 18/2004/TT-BTC ngày 15 tháng 3 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 245/2003/QĐ/TTg ngày 18 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ghi nợ lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân ở các xã thuộc Chương trình 135 và hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

d. Nhóm quy định pháp luật về an ninh, quốc phòng

Những quy định pháp luật thuộc nhóm này tập trung trong các văn bản pháp luật chủ yếu sau đây:

- Luật Quốc phòng năm 2005.

Page 12: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 12

- Pháp lệnh Dân quân, tự vệ năm 2004.

- Luật Biên giới quốc gia năm 2003.

- Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Biên giới quốc gia.

đ. Nhóm quy định pháp luật về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Đây là nhóm quy định pháp luật nhằm cụ thể hoá chính sách phát triển giáo dục, nâng cao dân trí đối với đồng bào dân tộc thiểu số, với những nội dung chủ yếu:

- Miễn đóng góp xây dựng trường, học phí, hỗ trợ sách giáo khoa và giấy vở học tập đối với học sinh dân tộc thiểu số; đầu tư cho học sinh dân tộc thiểu số tại trường dân tộc nội trú, cải thiện mức học bổng cấp cho học sinh là người dân tộc thiểu số.

- Thực hiện việc dạy, học tiếng dân tộc thiểu số ở các cấp học phù hợp với đặc thù của vùng. Tiến hành dạy chữ, tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên, cán bộ y tế, công chức Nhà nước, cán bộ đoàn thể làm việc ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Thực hiện chính sách cử tuyển con em đồng bào dân tộc thiểu số đi đào tạo nghề, học trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, ưu tiên các đối tượng tự nguyện đi học để trở về quê hương công tác.

- Hỗ trợ giải quyết nhà ở cho giáo viên đến công tác ở xã đặc biệt khó khăn.

Những quy định pháp luật thuộc nhóm này chủ yếu tập trung trong các văn bản pháp luật sau đây:

- Luật Giáo dục năm 2005.

- Thông tư số 01/1997/TT-GD-ĐT ngày 03 tháng 02 năm 1997 của Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn việc dạy học tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số.

- Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học quy định tại Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.

- Quyết định số 02/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Ban hành Chương trình khung đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết).

e. Nhóm quy định pháp luật về y tế - văn hoá - xã hội đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số

Page 13: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 13

Đây là nhóm quy định pháp luật cụ thể hoá các chính sách sau:

- Ưu đãi trong việc khám, chữa bệnh tại các trạm y tế, trung tâm y tế, bệnh viện đối với đồng bào dân tộc thiểu số; thực hiện khám chữa bệnh miễn phí đối với các hộ nghèo và nhân dân ở các xã khu vực III. Có chế độ phụ cấp phù hợp và thực hiện chính sách nhà ở cho bác sỹ công tác tại các xã đặc biệt khó khăn.

- Nâng cao mức hưởng thụ văn hoá đối với đồng bào dân tộc thiểu số, cấp miễn phí một số loại báo, tạp chí cho khu vực xã dân tộc thiểu số. Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, xây dựng chương trình và tăng thời lượng phát sóng truyền thanh, truyền hình bằng tiếng các dân tộc thiểu số. Tăng cường hỗ trợ các đoàn nghệ thuật, các đội thông tin lưu động, chiếu bóng lưu động đến phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới.

- Hỗ trợ đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

Những quy định pháp luật thuộc nhóm này chủ yếu tập trung trong các văn bản pháp luật sau đây:

- Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989.

- Thông tư số 02/1999/TT-BYT ngày 12 tháng 3 năm 1999 của Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức bán thuốc chữa bệnh có trợ cước vận chuyển ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg ngày 03 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác văn hóa - thông tin ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Quyết định số 1637/2001/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình đối với các dân tộc thiểu số.

- Quyết định số 83/2003/QĐ-UBDT ngày 05 tháng 5 năm 2003 của Uỷ ban Dân tộc về việc ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Uỷ ban Dân tộc và hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc ở địa phương (giai đoạn 2003 - 2007).

- Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.

- Quyết định số 275/2005/QĐ-UBDT ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban Dân tộc ban hành Quy định về ký hợp đồng đặt hàng và quản lý, sử dụng một số loại báo, tạp chí cấp cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Page 14: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 14

- Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Dự án Hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn (quy định tại Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ) thành chính sách hỗ trợ hộ dân tộc đặc biệt khó khăn.

- Quyết định số 166/2001/QĐ-UBDTMN ngày 05 tháng 9 năm 2001 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi về việc ban hành quy định tiêu chí Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

- Thông tư liên tịch số 912/2001/TTLT-UBDTMN-BTC-BKHĐT ngày 16 tháng 11 năm 2001 của Uỷ ban Dân tộc - Miền núi, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

- Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là dân tộc thiểu số các tỉnh thuộc Quân khu 7, Quân khu 9 tham gia kháng chiến chống Mỹ về địa phương trước ngày 10/01/1982.

- Thông tư liên tịch số 190/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2005 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là dân tộc thiểu số thuộc quân khu 7, quân khu 9 tham gia kháng chiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10/01/1982.

- Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010.

g. Nhóm quy định pháp luật về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dân tộc

- Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.

- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003.

- Nghị định số 51/2003/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc.

- Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp.

- Quyết định số 749/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập 3 cơ quan thường trực khu vực của Ủy ban Dân tộc.

- Thông tư liên tịch số 246/2004/TTLT-UBDT-BNV ngày 06 tháng 5 năm 2004 của Uỷ ban Dân tộc, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương.

Page 15: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 15

- Quyết định số 1277/2005/QĐ-TTg ngày 07 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc giai đoạn 2006 - 2010.

- Nghị định số 10/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra công tác dân tộc.

h. Nhóm quy định pháp luật về ưu đãi đối với cán bộ, công chức ở khu vực miền núi, dân tộc

Đây là nhóm quy định pháp luật nhằm cụ thể hoá chính sách ưu đãi đối với cán bộ, công chức ở khu vực miền núi, dân tộc, tập trung vào các vấn đề sau:

- Hỗ trợ thêm ngoài lương và các đãi ngộ khác đối với cán bộ tăng cường xuống huyện, xã, buôn, làng, đối với giáo viên, cán bộ y tế, cán bộ đến công tác tại các vùng đồng bào dân tộc.

- Ưu tiên bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ quản lý, lãnh đạo, đào tạo tiếng dân tộc cho cán bộ cơ sở.

Những quy phạm pháp luật nhóm này chủ yếu tập trung trong các văn bản pháp luật sau đây:

- Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.

- Quyết định số 56/2006/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về các huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 – 2010.

- Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.

II. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DÂN TỘC: ĐỐI TƯỢNG CỦA GIÁM SÁT VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC

1. Vai trò của quản lý nhà nước về dân tộc

Cùng với việc đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới của đất nước theo đường lối “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc”,

Page 16: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 16

công tác quản lý nhà nước về dân tộc ngày càng trở thành một lĩnh vực hoạt động quan trọng của bộ máy nhà nước. Vai trò quan trọng của công tác quản lý nhà nước về dân tộc thể hiện ở những điểm chủ yếu dưới đây:

Thứ nhất, vấn đề dân tộc là một nội dung trọng yếu trong đường lối cách mạng của Đảng ta nhằm giữ vững khối đại đoàn kết toàn dân, cội nguồn sức mạnh cho thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Chính sách dân tộc của Đảng ta luôn nhất quán, đúng đắn và sáng tạo, phù hợp với thực tiễn vấn đề dân tộc ở nước ta. Tuy nhiên, để những nội dung đúng đắn và sáng tạo của chính sách dân tộc đi vào cuộc sống thì cần có sự tổ chức thực hiện một cách triệt để các chính sách bằng hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước về dân tộc.

Thứ hai, trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng miền, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục... của các dân tộc hiện nay còn đang ở trong tình trạng kém phát triển. Để thực hiện được mục tiêu cấp thiết này, Nhà nước ta đang nỗ lực đầu tư cho khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, đặc biệt quan tâm đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở vùng cao, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn. Các chiến lược, chương trình, kế hoạch hoạt động hướng đến đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện thông qua hoạt động quản lý nhà nước về dân tộc.

Thứ ba, để hướng đến mục tiêu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng một nước kém phát triển, thì cùng với việc tích cực đầu tư làm thay đổi kinh tế - xã hội ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, một vấn đề quan trọng đặt ra là Đảng và Nhà nước ta cần phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc. Để làm được điều này không thể thiếu công tác quản lý nhà nước về dân tộc, với tính chất là một lĩnh vực hoạt động thường xuyên trong tổ chức, điều hành nền hành chính quốc gia.

Thứ tư, hiện nay vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc đang là một trong những vấn đề thường xuyên bị các thế lực thù địch lợi dụng để gây rối an ninh chính trị, trật tự xã hội, phá hoại sự ổn định chính trị của chế độ và sự phát triển bền vững của Nhà nước ta. Trước tình hình đó, công tác dân tộc trở thành một nhiệm vụ quan trọng của toàn bộ hệ thống chính trị mà trong đó, hoạt động quản lý nhà nước về dân tộc có vị trí rất quan trọng.

2. Nội dung quản lý nhà nước về dân tộc

Do tính chất đa dạng của chính sách dân tộc, nên công tác quản lý nhà nước về dân tộc bao gồm nhiều mặt hoạt động trải rộng trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, nhưng đều hướng đến đối tượng chung là đồng bào dân tộc thiểu số. Khác với nội dung công tác dân tộc của các cơ quan khác trong hệ thống chính trị, công tác quản lý nhà nước về dân tộc tập trung vào việc chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, triển khai các chương trình, dự án.

Page 17: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 17

Nội dung quản lý nhà nước về dân tộc được xác định tại Quyết định số 1277/2005/QĐ-TTg ngày 07 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:

a. Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, đề án đối với các dân tộc thiểu số và đồng bào dân tộc thiểu số

Đây là nhiệm vụ quan trọng của công tác dân tộc trong giai đoạn hiện nay, trong đó các nội dung cụ thể cần tập trung thực hiện từ nay đến năm 2010 là:

- Xây dựng, hoàn thiện Dự án Luật dân tộc làm cơ sở pháp lý điều chỉnh thống nhất các vấn đề về dân tộc và quan hệ dân tộc.

- Xây dựng Đề án phát triển toàn diện các dân tộc thiểu số theo 3 khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ đến 2010 và 2020.

- Xây dựng Đề án điều tra, nghiên cứu xây dựng bộ dữ liệu về các dân tộc thiểu số làm cơ sở cho việc quản lý nhà nước về dân tộc và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước.

- Trên cơ sở kết quả đạt được của việc thực hiện Chương trình 135 giai đoạn I, tiếp tục tổ chức thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010).

b. Xây dựng, hoàn thiện chính sách dân tộc

- Rà soát, đánh giá việc tổ chức thực hiện các chính sách hiện hành, trên cơ sở đó bổ sung, sửa đổi, ban hành chính sách mới cho phù hợp.

- Bổ sung, sửa đổi hoặc xây dựng mới một số chính sách để giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số phát huy được nội lực, phấn đấu vươn lên hòa nhập với sự phát triển chung của cả nước, tập trung vào các lĩnh vực: phát triển giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực; đào tạo cán bộ cho hệ thống chính trị cơ sở; phát triển văn hóa các dân tộc; giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng (bản, buôn, sóc).

c. Thực hiện phân công, phân cấp trong công tác dân tộc

- Xây dựng quy chế, quy trình phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc với các Bộ, ngành Trung ương và chính quyền địa phương trong việc thực hiện công tác dân tộc.

- Xác định cụ thể quyền và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trong tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sá, pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc và công tác dân tộc.

- Phân định rõ phạm vi, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số.

- Thực hiện phân công, phân cấp giữa cơ quan Trung ương và địa phương trong thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số theo hướng: cơ quan

Page 18: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 18

Trung ương quản lý, hướng dẫn và kiểm tra; địa phương (các cấp tỉnh, huyện, xã) tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm từ khâu kế hoạch đến kết quả cuối cùng.

- Phân loại cấp độ về chính sách, chương trình, dự án để hoàn thiện cơ chế quản lý, đầu tư và thanh quyết toán vốn từ ngân sách nhà nước cho từng cấp ở địa phương.

d. Huy động các nguồn vốn và sử dụng nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số

Nội dung công tác này bao gồm các mặt hoạt động chủ yếu sau:

- Đa dạng hóa nguồn tài chính; ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào các vùng dân tộc thiểu số; tăng cường khai thác các nguồn vốn từ hợp tác quốc tế, thành lập quỹ phát triển cho vùng dân tộc thiểu số.

- Tăng ngân sách nhà nước hàng năm cho việc thực hiện chính sách dân tộc và cho đầu tư phát triển các vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

- Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra tài chính, nhằm chống thất thoát, lãng phí, nâng cao hiệu quả, chất lượng đầu tư và thực hiện chính sách dân tộc.

đ. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số

- Xây dựng và thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, thanh tra, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số.

- Xây dựng các quy định, quy chế giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số; phát huy vai trò của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở các cấp và các tầng lớp nhân dân trong hoạt động giám sát theo phương châm: công khai, dân chủ, kỷ cương.

e. Tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia thực hiện chính sách dân tộc

- Tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước bằng nhiều biện pháp, hình thức để đồng bào các dân tộc hiểu rõ và chủ động tham gia vào quá trình thực hiện; trong đó chú trọng vùng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tây Nam bộ, Tây Bắc và đồng bào Chăm.

- Cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp cơ sở, phải thường xuyên đi sâu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của đồng bào các dân tộc; vận động đồng bào đấu tranh chống lại những luận điệu của các thế lực thù địch, đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

- Tổ chức các phong trào tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc, trong cùng dân tộc, trong cộng đồng làng, bản,... Tổ chức hoạt động kết nghĩa giữa các địa

Page 19: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 19

phương nhằm tương trợ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, giải quyết khó khăn trong cuộc sống.

g. Nghiên cứu khoa học phục vụ quản lý nhà nước về dân tộc

- Xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước về dân tộc, phục vụ xây dựng chiến lược, quy hoạch, chính sách, chương trình, dự án phát triển vùng dân tộc thiểu số.

- Xây dựng chương trình, kế hoạch đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật và chuyển giao khoa học và công nghệ tiên tiến vào vùng dân tộc thiểu số, nhằm đẩy mạnh sản xuất, thực hiện có hiệu quả công tác xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội.

- Nghiên cứu đặc điểm, bản sắc văn hóa các dân tộc; cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của các dân tộc.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đề xuất những giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở trong vùng dân tộc thiểu số.

- Củng cố tổ chức cơ quan nghiên cứu khoa học của Ủy ban Dân tộc, xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học dài hạn, từng năm phục vụ cho công tác xây dựng quy hoạch và chiến lược phát triển vùng dân tộc thiểu số.

- Tăng cường công tác thông tin khoa học trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc và các Bộ, ngành, địa phương, phục vụ cho công tác nghiên cứu, quản lý, xây dựng chính sách dân tộc.

h. Xây dựng hệ thống thông tin về tình hình dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc

- Áp dụng công nghệ thông tin, xây dựng và tổ chức hệ thống thông tin trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc; thu thập số liệu thống kê về tình hình vùng dân tộc thiểu số, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương; thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, thiên tai, lũ lụt... vùng dân tộc thiểu số, để có giải pháp ứng phó kịp thời.

- Nâng cao năng lực cho cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác thông tin, thực hiện báo cáo về tình hình vùng dân tộc thiểu số.

i. Kiện toàn bộ máy cơ quan làm công tác dân tộc

- Tiếp tục kiện toàn cơ quan chuyên trách làm công tác dân tộc ở các cấp theo Nghị định số 51/2003/NĐ-CP và Nghị định số 53/2004/NĐ-CP của Chính phủ.

Page 20: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 20

- Kiện toàn tổ chức, xác định cụ thể chức năng, nhiệm vụ và biên chế của các đơn vị (cục, vụ, viện,...) của cơ quan dân tộc ở Trung ương và địa phương (cấp tỉnh, cấp huyện).

- Quy định cụ thể tiêu chuẩn cán bộ, công chức làm công tác dân tộc trong cơ quan công tác dân tộc các cấp theo chức danh; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ công tác dân tộc và quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, lý luận chính trị, tin học... cho đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác dân tộc ở Trung ương và địa phương.

- Bảo đảm điều kiện, phương tiện, kinh phí hoạt động thường xuyên cho cơ quan công tác dân tộc các cấp và chính sách lương, phụ cấp... nhằm động viên, thu hút cán bộ, công chức về làm việc ở các cơ quan công tác dân tộc và vùng dân tộc thiểu số.

3. Cơ quan quản lý nhà nước về dân tộc

a. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về dân tộc

Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về dân tộc được quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003, Nghị định số 51/2003/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc, Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp (thể hiện ở sơ đồ dưới đây).

b. Việc tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban Dân tộc và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dân tộc

* Đối với Uỷ ban Dân tộc:

Để bảo đảm cho Uỷ ban Dân tộc có thể thực hiện tốt chức năng giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về dân tộc trên phạm vi cả nước, ngày 01 tháng 7 năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 749/2004/QĐ-TTg về việc thành lập 3 cơ quan chuyên trách để giúp Uỷ ban Dân tộc theo dõi công tác dân tộc ở 3 khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long (gọi là 3 cơ quan thường trực khu vực của Uỷ ban Dân tộc). Theo Quyết định này, cơ quan thường trực khu vực Tây Bắc đặt tại tỉnh Sơn La, cơ quan thường trực khu vực Tây Nguyên đặt tại tỉnh Đăk Lăk, cơ quan thường trực khu vực đồng bằng sông Cửu Long đặt tại thành phố Cần Thơ. Các cơ quan thường trực này có địa vị pháp lý tương đương với cấp Vụ thuộc Ủy ban Dân tộc, có trụ sở, con dấu và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước địa phương nơi đặt trụ sở.

Page 21: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 21

Sơ đồ tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc

* Đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:

Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu cư trú tập trung tại một số tỉnh. Các hoạt động quản lý nhà nước về dân tộc ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sự khác nhau, nên tuỳ theo tình hình công tác dân tộc ở địa phương, việc tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ này có thể thực hiện theo mô hình đơn vị chuyên trách công tác dân tộc hoặc đơn vị quản lý đa ngành, trong đó có công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể là:

- Thành lập Ban Dân tộc, là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc, tại những tỉnh, thành phố có ít nhất một trong ba tiêu chí sau:

+ Có trên 20.000 (hai mươi nghìn) người dân tộc thiểu số sống tập trung thành cộng đồng làng, bản.

+ Có dưới 5.000 (năm nghìn) người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển.

Uỷ ban Dân tộc

UBND cấp tỉnh

UBND cấp huyện

UBND cấp xã

- Ban Dân tộc tương đương Sở - Ban Dân tộc thuộc UBND - Sở quản lý đa ngành, trong đó có công tác dân tộc

- Phòng Dân tộc - Phòng quản lý đa ngành, trong đó có công tác dân tộc (VD: Phòng Dân tộc – Tôn giáo) - Bộ phận chuyên trách thuộc VP.UBND

- 1 Uỷ viên UBND theo dõi công tác dân tộc

(các xã trọng điểm có cán bộ tăng cường)

CHÍNH PHỦ

Chú thích: quan hệ chỉ đạo, chấp hành

cơ quan chuyên trách về dân tộc, có chức năng tham mưu

cơ quan thực hiện các thẩm quyền về quản lý dân tộc

CHÍNH PHỦ

Page 22: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 22

+ Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại.

Trong trường hợp này, Ban Dân tộc có địa vị pháp lý tương đương một đơn vị cấp Sở, có con dấu, tài khoản riêng để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao.

- Đối với những tỉnh, thành phố có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, nhưng chưa có các điều kiện nói trên, thì tổ chức cơ quan làm công tác dân tộc theo một trong hai mô hình sau:

+ Ban Dân tộc trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, chịu sự lãnh đạo trực tiếp Uỷ ban nhân dân cấp này về công tác chuyên môn; Văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện và điều kiện làm việc. Trong trường hợp này, Ban Dân tộc không phải là một đơn vị độc lập có tài khoản riêng.

+ Sở có chức năng quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực dân tộc và các lĩnh vực khác có liên quan nhiều đến lĩnh vực dân tộc, trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

- Ban Dân tộc hoặc Sở quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc tại địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của Uỷ ban nhân dân cùng cấp; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý trong lĩnh vực dân tộc từ Trung ương đến địa phương. Để thực hịên chức năng này, Ban dân tộc hoặc Sở quản lý về lĩnh vực dân tộc có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

+ Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các quyết định, chỉ thị để chỉ đạo công tác dân tộc tại địa phương.

+ Trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành các chương trình, kế hoạch công tác dài hạn và hàng năm, các dự án quan trọng thuộc lĩnh vực dân tộc tại địa phương.

+ Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh triển khai những biện pháp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

+ Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án đã được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý.

+ Điều tra, nghiên cứu, tổng hợp về nguồn gốc lịch sử, sự phát triển của các dân tộc; đặc điểm, thành phần dân tộc, kinh tế, xã hội, đời sống văn hoá, phong tục tập quán và những vấn đề khác về dân tộc tại địa phương theo phân công, phân cấp.

Page 23: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 23

+ Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước: về quyền dùng tiếng nói, chữ viết; về phát triển giáo dục, mở mang dân trí, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số; về chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

+ Chủ trì, phối hợp với các ngành, các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, dự án, mô hình thí điểm, các chính sách ưu đãi đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng có khó khăn đặc biệt do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban Dân tộc giao.

+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chính sách của Nhà nước về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giữ gìn, tăng cường đoàn kết và tương trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phương.

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

+ Trình Uỷ ban nhân dân các biện pháp cụ thể để duy trì, bảo tồn và phát triển các tộc người tại địa phương; chỉ đạo và tổ chức thực hiện sau khi đã được phê duyệt.

+ Tiếp đón, thăm hỏi đồng bào các dân tộc thiểu số; phối hợp với các cơ quan Nhà nước ở địa phương giải quyết những nguyện vọng chính đáng của đồng bào theo chế độ chính sách và quy định của pháp luật.

+ Tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các dân tộc để giao lưu trao đổi kinh nghiệm nhằm tăng cường khối đoàn kết các dân tộc tại địa phương.

+ Bồi dưỡng, lựa chọn những tập thể và cá nhân là người dân tộc thiểu số ở địa phương, có uy tín, gương mẫu thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, để làm hạt nhân trong phong trào phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nhân rộng các điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu trên địa bàn.

+ Phối hợp thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác dân tộc tại địa phương.

+ Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc bố trí tỷ lệ biên chế là người các dân tộc thiểu số tại chỗ trong tổng số biên chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân, đối với những tỉnh, huyện có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực dân tộc thuộc phạm vi quản lý.

+ Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của cơ quan theo mục tiêu và nội dung được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

Page 24: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 24

+ Thực hiện công tác thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban Dân tộc.

+ Quản lý bộ máy tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền.

+ Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan theo quy định của pháp luật và phân cấp của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao.

* Đối với Uỷ ban nhân dân cấp huyện:

Tương tự như đối với cấp tỉnh, căn cứ đặc điểm, khối lượng công việc quản lý nhà nước về dân tộc trên địa bàn huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà việc tổ chức đơn vị làm công tác dân tộc có thể thực hiện theo 1 trong 3 mô hình sau:

- Thành lập Phòng Dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện tại những nơi có một trong hai tiêu chí sau:

+ Có ít nhất 5.000 (năm nghìn) người dân tộc thiểu số đang cần Nhà nước tập trung giúp đỡ, hỗ trợ phát triển.

+ Có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở địa bàn xung yếu về an ninh, quốc phòng; địa bàn xen canh, xen cư; biên giới có đông đồng bào dân tộc thiểu số nước ta và nước láng giềng thường xuyên qua lại.

- Đối với những huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nhưng chưa đủ các tiêu chí nêu trên thì tổ chức cơ quan làm công tác dân tộc theo một trong hai mô hình sau:

+ Thành lập phòng quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực dân tộc và các lĩnh vực khác liên quan nhiều đến lĩnh vực dân tộc (ví dụ: lĩnh vực tôn giáo), trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện nhưng phải bảo đảm số phòng ở cấp huyện theo quy định của Nghị định số 12/2001/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2001 của Chính phủ.

+ Bố trí cán bộ chuyên trách công tác dân tộc trong Văn phòng Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân hoặc phòng chuyên môn khác hiện có của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

- Phòng Dân tộc hoặc Phòng có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc là cơ quan chuyên môn, tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc tại địa phương, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

Page 25: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 25

+ Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện ban hành các văn bản hướng dẫn về công tác dân tộc trên địa bàn và tổ chức, triển khai thực hiện theo các văn bản đó sau khi được phê duyệt.

+ Trình Uỷ ban nhân dân cấp huyện kế hoạch công tác dài hạn và hàng năm về lĩnh vực dân tộc; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác sau khi được phê duyệt.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc tổ chức thực hiện các chính sách dân tộc, các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn; công tác định canh, định cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

+ Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp huyện và các đoàn thể, tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách và vận động đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và các quy định của pháp luật.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan tới dân tộc theo quy định của pháp luật.

+ Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về công tác dân tộc.

+ Thực hiện công tác thông tin, báo cáo, thống kê, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công tác dân tộc trên địa bàn với Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Ban Dân tộc cấp tỉnh.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.

Như vậy, việc tổ chức đơn vị chuyên trách quản lý nhà nước về dân tộc chỉ thực hiện ở 2 cấp là cấp tỉnh và cấp huyện. Theo Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp, thì căn cứ vào nguyên tắc và tiêu chí kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc như đã nêu trên đây, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng đề án kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc các cấp của địa phương mình trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định. Tuy nhiên, đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thành lập cơ quan làm công tác dân tộc từ trước thì không phải làm thủ tục thành lập lại.

4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã trong công tác dân tộc

a. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã trong công tác dân tộc

Page 26: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 26

Với địa vị pháp lý là cơ quan quyền lực nhà nước ở cấp xã, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, trong lĩnh vực dân tộc, Hội đồng nhân dân cấp xã có nhiệm vụ được quy định tại Điều 32, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân là: Quyết định biện pháp thực hiện chính sách dân tộc, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số; bảo đảm thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tăng cường đoàn kết toàn dân và tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các dân tộc ở địa phương.

Uỷ ban nhân dân cấp xã, với chức năng là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, đồng thời là cơ quan quản lý nhà nước ở cấp xã, trong lĩnh vực dân tộc có nhiệm vụ được quy định khái quát tại Điều 116 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân là: tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật.

b. Các nhiệm vụ cụ thể của Uỷ ban nhân dân cấp xã trong quản lý nhà nước về dân tộc

Đối với các xã, phường, thị trấn tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, công tác dân tộc là hoạt động gắn liền với các mặt hoạt động quản lý nhà nước của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án về dân tộc theo sự chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và Phòng Dân tộc. Trong đó, một số mặt hoạt động chủ yếu là:

- Phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới.

Theo sự chỉ đạo của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật cấp trên, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xây dựng kế hoạch để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đường lối, chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết và các chủ trương của địa phương về phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng, an ninh biên giới; các quy định pháp luật gắn trực tiếp với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số (nhất là các quy định pháp luật về đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, trình tự, thủ tục về giao đất rừng, giao khoán rừng và đất lâm nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khiếu nại, tố cáo, phòng chống ma túy, hôn nhân và gia đình, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, các chính sách chế độ mà người dân được hưởng, các quy định về thực hiện Quy chế dân chủ phù hợp với đặc thù địa bàn nông thôn miền núi); phổ biến và hướng dẫn đồng bào thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số cần thực hiện bằng các phương thức như thông qua hoạt động hòa giải; qua các phương tiện thông tin đại chúng; qua hoạt động văn hóa truyền thống; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý...

Page 27: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 27

Để thực hiện tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với đồng bào dân tộc thiểu số, Uỷ ban nhân dân cấp xã cần chú ý phát triển, mở rộng đội ngũ tuyên truyền viên là các già làng, trưởng bản, các vị chức sắc tôn giáo tại địa phương.

Đối với các xã biên giới, Uỷ ban nhân dân xã cần phối hợp chặt chẽ, mật thiết với bộ đội biên phòng để chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền cho đồng bào vùng biên giới tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.

- Quản lý dân cư, vận động đồng bào các dân tộc định canh, định cư, xóa đói giảm nghèo; vận động đồng bào không vượt biên giới trái phép.

- Tổ chức việc cấp, phát, sử dụng các loại báo, tạp chí mà Nhà nước cấp không thu tiền, đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh các nhiệm vụ trên đây, Uỷ ban nhân dân cấp xã ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số còn có một số nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được giao tại các văn bản quy phạm pháp luật, đó là:

- Tổ chức thực hiện các công việc được Uỷ ban nhân dân cấp huyện phân công trong khuôn khổ Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135).

Đối với những xã có năng lực quản lý, được Uỷ ban nhân dân cấp huyện phân cấp làm chủ đầu tư các hạng mục thuộc Chương trình 135 thì có trách nhiệm tổ chức quản lý đầu tư, bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả đầu tư đúng quy định của pháp luật.

- Trong việc thực hiện Chương trình 134 (theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn): Uỷ ban nhân dân cấp xã thuộc địa bàn được áp dụng Chương trình này có một số nhiệm vụ, quyền hạn trong việc cho phép khai thác gỗ để hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, với hình thức người dân được hỗ trợ gỗ làm nhà tự khai thác theo Quyết định số 03/2005/QĐ-BNN ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các trách nhiệm cụ thể của Uỷ ban nhân dân cấp xã là:

+ Giao nhiệm vụ khai thác gỗ để hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đúng đối tượng được quy định tại Quyết định nói trên.

+ Chủ trì cùng cơ quan kiểm lâm, cơ quan lâm nghiệp huyện, chủ rừng và đại diện các hộ dân được cấp gỗ làm nhà, trực tiếp vào các khu rừng được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Uỷ ban nhân dân cấp huyện cho phép khai thác để xác định cây cần chặt và công chức lâm nghiệp huyện đóng búa bài cây, lập lý lịch, đánh số thứ tự gỗ theo từng hộ gia đình được hỗ trợ để theo dõi việc khai thác sau này.

Page 28: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 28

+ Hướng dẫn, giám sát người khai thác vào chặt hạ đúng cây đã có dấu bài chặt và số hiệu cây của từng hộ ghi trên lý lịch của từng hồ sơ trong giấy phép.

- Trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ: Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm hàng năm, căn cứ vào đối tượng quy định được thụ hưởng chính sách, phổ biến đến từng thôn, bản, phum, sóc để nhân dân tự bình xét, sau đó tập hợp danh sách các hộ gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp gửi Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định.

- Trong việc thực hiện chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo theo Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ: Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác định, lập danh sách hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo cần được hỗ trợ đất sản xuất theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ để đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định theo thẩm quyền.

c. Tổ chức, cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về dân tộc ở Uỷ ban nhân dân cấp xã

Khác với cấp tỉnh và cấp huyện, ở cấp xã không thành lập tổ chức riêng để phụ trách công tác dân tộc, mà tại các xã, phường, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số cư trú, Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phân công một ủy viên Uỷ ban nhân dân kiêm nhiệm theo dõi, tổ chức thực hiện công tác dân tộc. Tuy nhiên, tại các xã trọng điểm vùng dân tộc thiểu số, có đông đồng bào dân tộc thiểu số cư trú và còn nhiều yếu kém về kinh tế - xã hội, Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện về xã có thời hạn để giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng ở địa phương.

Trong công tác dân tộc, cán bộ, công chức được tăng cường về các xã trọng điểm theo Quyết định số 56/2006/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ, có trách nhiệm tham mưu để Uỷ ban nhân dân xã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức phát triển sản xuất, đẩy mạnh xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, làm chuyển biến tích cực tình hình kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hoá, bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số và bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở phù hợp với tập quán, văn hoá của mỗi vùng dân tộc.

Page 29: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 29

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh - quốc phòng, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, chính sách dân tộc, tôn giáo.

- Tổ chức công tác tuyên truyền, vận động quần chúng thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi tiếp nhận cán bộ, công chức tăng cường, có trách nhiệm quản lý, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức đó thực hiện các nhiệm vụ nói trên; bố trí chỗ ở, nơi làm việc để cán bộ, công chức tăng cường hoàn thành tốt nhiệm vụ và thực hiện nghiêm Quy chế của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với cán bộ, công chức tăng cường.

III. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý TRONG CÔNG TÁC DÂN TỘC TẠI CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ

1. Hiện nay, các thế lực thù địch đang tìm mọi thủ đoạn để lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm can thiệp, phá vỡ sự ổn định chính trị - xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Một trong những thủ đoạn ấy là kích động gây mâu thuẫn, chia rẽ dân tộc, tạo cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của Nhà nước ta. Mục tiêu mà các thế lực thù địch chú ý là các khu vực tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số, như: khu vực đồng bào H’mông (ở Tây Bắc), khu vực đồng bào Khơ Me (ở Tây Nam bộ), và đặc biệt là khu vực Tây Nguyên.

Lợi dụng chính sách thông thoáng về xuất nhập cảnh của Nhà nước ta, các thế lực thù địch ngoài nước núp dưới danh nghĩa du lịch, đầu tư hợp tác kinh tế, hoặc về thăm thân nhân trong nước để xâm nhập, cấu kết, móc nối với bọn phản động trong nước thực hiện các hành vi chống phá Nhà nước ta, như: tuyên truyền xuyên tạc về tình đoàn kết truyền thống anh em giữa các dân tộc; bôi nhọ bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta; dụ dỗ, lừa gạt đồng bào dân tộc thiểu số chống chính quyền; thu thập danh sách đồng bào dân tộc thiểu số gửi sang Mỹ để lừa bịp các tổ chức quốc tế, mong nhận được sự ủng hộ, tài trợ vật chất. Chúng kích động, dụ dỗ đồng bào các dân tộc thiểu số vượt biên trái phép, trực tiếp gây tổn hại đến sự ổn định chính trị tại một số khu vực.

Để tích cực ngăn ngừa, sớm phát hiện và xử lý ngay từ đầu những hiện tượng trên, chính quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cấp xã tại khu vực đồng bào dân tộc thiểu số cư trú, cần thực hiện tốt chính sách dân tộc để ổn định cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, củng cố niềm tin vào chế độ, vào Đảng và Nhà nước. Đồng thời, chính quyền ở các địa bàn đặc biệt khó khăn, kinh tế - xã hội kém phát triển, xung yếu về quốc phòng - an ninh, phức tạp về an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội phải tăng cường công tác nắm tình hình, quản lý chặt chẽ dân cư, kết hợp với việc đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để sớm phát hiện và giải quyết những hiện tượng vi phạm pháp luật.

Page 30: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 30

2. Trong công tác dân tộc, cần quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng ta: “Công tác dân tộc là nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của toàn bộ hệ thống chính trị”. Đồng thời, cũng phải xác định rõ, quản lý nhà nước về dân tộc là trọng tâm của nhiệm vụ chính trị về chính sách dân tộc, phải được tiến hành thường xuyên để mang lại hiệu quả tốt nhất. Đồng thời, để chính quyền quan tâm thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, Hội đồng nhân dân tại địa phương có đại bộ phần dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số cần coi việc giám sát thực hiện chính sách dân tộc là hoạt động thường xuyên, chủ đạo trong sự quan tâm và quyết sách về phát trỉên kinh tế - xã hội của địa phương.

3. Trong giai đoạn mới, để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc, chính quyền các cấp cần chú ý đến những phương thức hoạt động cơ bản sau:

a. Quán triệt đầy đủ và sâu sắc phương châm công tác dân tộc:

Cơ quan nhà nước ở các cấp quán triệt, thực hiện phương châm công tác dân tộc: chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, vững chắc; vận dụng phương pháp công tác phù hợp với đặc thù của từng dân tộc, từng địa bàn, từng địa phương.

Cán bộ công tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải quán triệt, thực hiện tốt phong cách công tác dân vận: trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với dân.

b. Tăng cường công tác nắm tình hình vùng dân tộc thiểu số:

- Chính quyền các cấp phải nắm chắc tình hình kinh tế - xã hội ở vùng dân tộc thiểu số mà mình quản lý.

- Nắm tình hình toàn diện, đặc biệt chú trọng đến nội dung, yêu cầu phát triển sản xuất, đời sống, sức khỏe, giáo dục, sinh hoạt văn hóa của các dân tộc thiểu số; nắm chắc các địa bàn trọng điểm, xung yếu, tiềm ẩn những nhân tố bất ổn về an ninh; chú trọng đến đơn vị làng, bản, buôn... trong công tác nắm tình hình.

- Có phương pháp khoa học, nghiệp vụ trong công tác thu thập, phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin ở vùng dân tộc thiểu số, bảo đảm yêu cầu: bám sát trọng điểm, có trọng tâm, độ chính xác cao, thời gian ngắn, toàn diện và có hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước và tham mưu về lĩnh vực dân tộc.

c. Nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào các dân tộc thiểu số thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; các cuộc vận động lớn, các phong trào thi đua yêu nước do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân phát động:

- Tất cả các chính sách, chương trình, dự án... phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số phải được phổ biến, tuyên truyền công khai, sâu rộng trong cả nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng.

Page 31: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 31

- Tăng cường các chương trình phát thanh, truyền hình; các hoạt động văn hóa, tuyên truyền, giáo dục hướng về cơ sở; từng bước nâng cao nhận thức, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các dân tộc thiểu số phát triển dân trí, thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc và các phong trào thi đua yêu nước.

- Tuyên truyền, vận động, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất, tiền vốn, công sức... cho các hộ dân tộc nghèo đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước hòa nhập vào sự phát triển chung của cả nước.

d. Phát huy dân chủ ở cơ sở, coi trọng vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng:

- Các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp xã, cần tiếp tục hoàn thiện và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc, nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc theo phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

- Huy động sâu rộng sự đóng góp, tham gia của Mặt trận tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân và mọi tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước ở vùng dân tộc thiểu số.

đ. Phát huy vai trò của toàn bộ hệ thống chính trị trong việc vận động đồng bào các dân tộc tham gia thực hiện và giám sát việc thực hiện chính sách, chương trình, dự án ở vùng dân tộc thiểu số.

e. Đẩy mạnh việc xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến về phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc:

- Thường xuyên xây dựng, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến về phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện chính sách dân tộc; đặc biệt chú trọng các mô hình phát huy nội lực, xóa đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu, khắc phục tư tưởng tự ti, ỷ lại trong đồng bào dân tộc thiểu số; tổ chức tham quan, học tập các mô hình, điển hình tiên tiến.

- Tranh thủ và huy động các nguồn lực trong việc đa dạng hóa các loại mô hình, điển hình tiên tiến vùng dân tộc thiểu số, phát huy các mô hình giúp nhau cùng phát triển kinh tế - xã hội giữa các dân tộc và các vùng dân tộc thiểu số, các mô hình tổ chức và doanh nghiệp tham gia giúp đồng bào dân tộc thiểu số xóa đói, giảm nghèo.

g. Tăng cường cán bộ có năng lực và ý thức trách nhiệm cao đến vùng dân tộc thiểu số để đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này.

Page 32: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 32

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC CÁC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM

(xếp theo thứ tự bảng chữ cái)

STT Tên gọi chính thức

Tên gọi khác STT Tên gọi chính thức

Tên gọi khác

1 Ba Na BơNâm, Roh, Kon Kđe, Ala Kông, Kpang Kông

28 La ha Xá Cha, Xá Bung, Xá Khao, Xá Táu Nhạ, Xá Poọng, Xá Uống, Bủ Hả, Pụa

2 Bố y Chủng Chá, Trọng Gia...

29 La hủ Xá lá vàng, Cò Xung, Khù Sung, Kha Quy, Cọ Sọ, Nê Thú

3 Brâu Brao 30 Lào Phu Thay, Phu Lào

4 Bru - Vân Kiều

Bru, Vân Kiều 31 Lô lô Mùn Di, Di, Màn Di, La Ha, Qua La, Ô man, Lu Lộc Màn

5 Chăm (Chàm)

Chàm, Chiêm, Chiêm thành, Chăm Pa, Hời...

32 Lự Phù Lừ, Nhuồn, Duồn

6 Chơ ro Châu Ro, Dơ Ro, Chro, Thượng

33 Mạ Châu Mạ, Chô Mạ, Chê Mạ

7 Chu ru Chơ Ru, Kru, Thượng 34 Mảng Mảng Ư, Xá Mảng, Niểng O, Xá Bá O

8 Chứt Rục, Arem, Sách 35 Mường

9 Co Cua, Trầu 36 Mnông

10 Cống 37 Ngái Ngái Hắc Cá, Ngái Lầu Mần, Hẹ, Sín, Đản, Lê, Xuyến

11 Cơ ho 38 Nùng

12 Cơ Lao Tứ Đư, Ho Ki, Voa Đề 39 Ơ đu Tày Hạt

13 Cơ Tu Ca Tu, Ka Tu 40 Pà thẻn Mèo Lài, Mèo Hoa, Mèo Đỏ, Bát tiên tộc...

14 Dao Mán 41 Phù lá Xá Phó, Cần Thin

15 Ê đê Anăk Ê Đê, Ra Đê, Ê Đê-Êgar, Đê

42 Pu Péo La Quả, Penti Lô Lô

16 Giáy Nhắng, Giảng 43 Raglay

Page 33: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 33

17 Gia rai Giơ Ray, Chơ Ray 44 Rơ măm

18 Giẻ - Triêng

Cà Tang, Giang Rẫy 45 Sán chay (Cao lan-Sán chỉ)

Hờn Bán, Chùng, Trại...

19 Hà nhì U Ní, Xá U Ní 46 Sán dìu Trại, Trại Đất, Mán Quần Cộc, Mán Váy xẻ

20 Hoa (Hán)

Khách, Hán, Tàu

47 Si la Kha Pẻ

21 H’rê Chăm Rê, Chom, Thượng Ba Tơ, Luỹ, Sơn Phòng, Đá Vách, Chăm Quảng Ngãi, Chòm, Rê, Man Thạch Bích.

48 Tày Thổ

22 H’ Mông (Mèo)

Mẹo, Mèo, Miếu Ha, Mán Trắng

49 Tà ôi Tôi Ôi, Pa Cô, Tà Uốt, Kan Tua, Pa Hi ...

23 Kinh (Việt)

Kinh 50 Thái Tay Thanh, Man Thanh, Tay Mười, Tay Mường, Hàng Tổng, Tay Dọ, Thổ

24 Kháng Háng, Brển, Xá 51 Thổ Người Nhà làng, Mường, Con Kha, Xá Lá Vàng

25 Khmer Cur, Cul, Cu, Thổ, Việt gốc Miên, Khmer K'rôm

52 Xinh mun Puộc, Xá, Pnạ

26 Khơ mú Xá Cẩu, Khạ Klẩu, Măng Cẩu, Tày Hạy, Mứn Xen, Pu Thềnh, Tềnh

53 Xê đăng Xê Đăng, Kmrâng, Con Lan, Brila

27 La chí Thổ Đen, Mán, Xá 54 X’tiêng Xa Điêng, Xa Chiêng

(Nguồn: Tổng cục Thống kê)

Page 34: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 34

PHỤ LỤC 2

HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ LĨNH VỰC DÂN TỘC

a. Nhóm quy định pháp luật về quyền bình đẳng về chính trị của dân tộc thiểu số và đồng bào dân tộc thiểu số

- Hiến pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2001.

- Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội năm 1997, được sửa đổi, bổ sung năm 2001.

- Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001.

- Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003.

- Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1981, được sửa đổi, bổ sung lần thứ nhất năm 1990, lần thứ hai năm 1994, lần thứ ba năm 2005.

- Luật Thanh niên năm 2005.

- Luật Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.

b. Nhóm quy định pháp luật về đầu tư phát triển kinh tế - xã hội đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số

- Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.

- Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

- Nghị định số 02/2002/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2002 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

- Thông tư liên tịch số 07/2002/TTLT-BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT ngày 12 tháng 8 năm 2002 của Bộ Thương mại, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thi hành Nghị định số 02/2002/NĐCP ngày 03 tháng 01 năm 2002 và Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

- Chỉ thị số 16/2003/CT-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135).

Page 35: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 35

- Quyết định số 393/2005/QĐ-UBDT ngày 29 tháng 8 năm 2005 của Uỷ ban Dân tộc về việc ban hành quy định Tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển.

- Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Quyết định số 122/2003/QĐ-TTg ngày 12 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc.

- Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.

- Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi - Giai đoạn 2006-2010.

- Quyết định số 15/2005/QĐ-TTg ngày 19 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung các xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa.

- Thông tư số 01/2006/TT-BXD ngày 17 tháng 5 năm 2006 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010.

c. Nhóm quy định pháp luật về đất đai, nhà ở, tài nguyên, môi trường sinh thái ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số

- Quyết định số 245/2003/QĐ-TTg ngày 18 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ghi nợ lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân ở các xã thuộc Chương trình 135 và hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

- Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.

- Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo.

Page 36: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 36

- Quyết định số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên.

- Quyết định số 03/2005/QĐ-BNN ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định về khai thác gỗ để hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ.

- Thông tư số 18/2004/TT-BTC ngày 15 tháng 3 năm 2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 245/2003/QĐ/TTg ngày 18 tháng 11 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ghi nợ lệ phí trước bạ nhà ở, đất ở đối với hộ gia đình, cá nhân ở các xã thuộc Chương trình 135 và hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.

d. Nhóm quy định pháp luật về an ninh, quốc phòng

- Luật Quốc phòng năm 2005.

- Pháp lệnh Dân quân, tự vệ năm 2004.

- Luật Biên giới quốc gia năm 2003.

- Nghị định số 140/2004/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Biên giới quốc gia.

đ. Nhóm quy định pháp luật về giáo dục đối với đồng bào dân tộc thiểu số

- Luật Giáo dục năm 2005.

- Thông tư số 01/1997/TT-GD-ĐT ngày 03 tháng 02 năm 1997 của Bộ Giáo dục và đào tạo hướng dẫn việc dạy học tiếng nói và chữ viết dân tộc thiểu số.

- Quyết định số 82/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh mức học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học quy định tại Quyết định số 194/2001/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ.

- Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú.

- Quyết định số 02/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Ban hành Chương trình khung đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết).

e. Nhóm quy định pháp luật về y tế - văn hoá - xã hội đối với khu vực đồng bào dân tộc thiểu số

Page 37: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 37

- Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989.

- Thông tư số 02/1999/TT-BYT ngày 12 tháng 3 năm 1999 của Bộ Y tế hướng dẫn việc tổ chức bán thuốc chữa bệnh có trợ cước vận chuyển ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

- Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg ngày 03 tháng 12 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác văn hóa - thông tin ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Quyết định số 1637/2001/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số loại báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và Gia đình đối với các dân tộc thiểu số.

- Quyết định số 83/2003/QĐ-UBDT ngày 05 tháng 5 năm 2003 của Uỷ ban Dân tộc về việc ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Uỷ ban Dân tộc và hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc ở địa phương (giai đoạn 2003 - 2007).

- Quyết định số 124/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam.

- Quyết định số 275/2005/QĐ-UBDT ngày 15 tháng 6 năm 2005 của Uỷ ban Dân tộc ban hành Quy định về ký hợp đồng đặt hàng và quản lý, sử dụng một số loại báo, tạp chí cấp cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

- Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển Dự án Hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn (quy định tại Quyết định số 133/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ) thành chính sách hỗ trợ hộ dân tộc đặc biệt khó khăn.

- Quyết định số 166/2001/QĐ-UBDTMN ngày 05 tháng 9 năm 2001 của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi về việc ban hành quy định tiêu chí Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

- Thông tư liên tịch số 912/2001/TTLT-UBDTMN-BTC-BKHĐT ngày 16 tháng 11 năm 2001 của Uỷ ban Dân tộc - Miền núi, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.

- Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là dân tộc thiểu số các tỉnh thuộc Quân khu 7, Quân khu 9 tham gia kháng chiến chống Mỹ về địa phương trước ngày 10/01/1982.

Page 38: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 38

- Thông tư liên tịch số 190/2005/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC ngày 07 tháng 12 năm 2005 của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là dân tộc thiểu số thuộc quân khu 7, quân khu 9 tham gia kháng chiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10/01/1982.

- Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010.

g. Nhóm quy định pháp luật về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dân tộc

- Luật Tổ chức Chính phủ năm 2001.

- Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003.

- Nghị định số 51/2003/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc.

- Nghị định số 53/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ về kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác dân tộc thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp.

- Quyết định số 749/2004/QĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập 3 cơ quan thường trực khu vực của Ủy ban Dân tộc.

- Thông tư liên tịch số 246/2004/TTLT-UBDT-BNV ngày 06 tháng 5 năm 2004 của Uỷ ban Dân tộc, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương.

- Quyết định số 1277/2005/QĐ-TTg ngày 07 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc giai đoạn 2006 - 2010.

- Nghị định số 10/2006/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra công tác dân tộc.

h. Nhóm quy định pháp luật về ưu đãi đối với cán bộ, công chức ở khu vực miền núi, dân tộc

- Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi.

- Quyết định số 56/2006/QĐ-TTg ngày 13 tháng 3 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về các huyện, xã trọng điểm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Page 39: CHÍNH SÁCH DÂN T C VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN …ttbd.gov.vn/Modules/NCS.Module.ReferenceDocument/Upload/Cac van de xa... · những thông tin cơ bản về:

Hội nghị tập huấn “Vai trò của ĐBHĐND với nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương”

Tài liệu tham khảo Đăk Nông, 8-10/3/2007 39

- Quyết định số 34/2006/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số giai đoạn 2006 – 2010.

- Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số.