cho thỊ trƯỜng bẤt ĐỘng sẢn cuỐi nĂm...

29
32 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ VẤN ĐỀ HÔM NAY Nửa đầu năm 2016, tình hình kinh tế thế giới biến động khó lường, kinh tế trong nước không như mong đợi nhưng thị trường bất động sản phát triển khá tốt. Tuy nhiên, nửa cuối của năm 2016 và cả năm sẽ diễn biến theo chiều hướng nào? Nghiên cứu này đóng góp một phần trong việc nhận định tình hình, xem xét các rủi ro cũng như những kịch bản thị trường bất động sản và kiến nghị một số giải pháp để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển ổn định, bền vững. TÌNH HÌNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016 Một là, tình hình kinh tế tổng hợp không tốt nhưng nằm trong phạm vi cho phép. Tăng trưởng thấp hơn cùng kì nhưng lạm phát cao hơn cùng kì. Hạn hán, rét đậm, thảm họa môi trường, giá dầu biến động, giá vàng biến động. Những yếu tố này đã ảnh hưởng không thuận đối với tăng trưởng kinh tế. Hai là, ngân sách khó khăn, tiền tệ thắt chặt từ từ (hay ngược lại, được hiểu là thắt chặt có lộ trình). Ngân sách đầu năm đã phải đi vay. Nợ công chạm trần, thu ngân sách chỉ đủ chi tiêu thường xuyên và trả nợ, nhưng không được vay một cách rộng rãi nên đầu tư công chỉ ở mức trung bình. Hơn nữa, đầu tư công vì nhiều lý do, đã không giải ngân triệt để như đáng có. Ba là, nguồn vốn quốc tế không vận hành như kì vọng, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động. Brexit (ủng hộ cho Liên hiệp Vương quốc Anh rời khỏi khối liên minh Châu Âu) đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp. Giá vàng biến động theo chiều hướng tăng, vì vậy, kênh đầu tư vàng trở thành một kênh cạnh tranh với đầu tư bất động sản. Tình hình Biển Đông gây quan ngại của các bên cũng làm hạn chế nguồn đầu tư, đặc biệt vào bất động sản. Bốn là, thị trường bất động sản có những xu hướng trái chiều, bất động sản cao cấp trỗi dậy, các sản phẩm cao cấp được tăng cường giao dịch. Sản phẩm 80 triệu đồng/m 2 đã xuất hiện không chỉ ở các dự án siêu sang mà bắt đầu ở các dự án tiêu dùng. Những dự án condotel (căn hộ khách sạn) xuất hiện nhiều ở Nha Trang, Đà Nẵng và đang trở thành một kênh đầu tư được chú trọng. Các chủ đầu tư mới tham gia thị trường nhưng là chủ các dự án lớn đã xuất hiện, một số dự án có tiến độ triển khai rất tốt. Trong khi đó, các sản phẩm giá thấp, mặc dù nhu cầu vẫn rất cao, lại có xu hướng suy giảm. Đi ngược với xu hướng chung của thị trường bất động sản, các sản phẩm giá thấp đang có xu hướng thu hẹp. Hoạt động M&A (sáp nhập mua lại) khá quyết liệt, nhất là các dự án có giá trị lớn. PGS. TS Trần Kim Chung BA KỊCH BẢN CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CUỐI NĂM 2016

Upload: others

Post on 02-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

32 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Nửa đầu năm 2016, tình hình kinh tế thế giới biến động khó lường, kinh tế trong nước không như mong đợi nhưng thị trường bất động sản phát triển khá tốt. Tuy nhiên, nửa cuối của năm 2016 và cả năm sẽ diễn biến theo chiều hướng nào? Nghiên cứu này đóng góp một phần trong việc nhận định tình hình, xem xét các rủi ro cũng như những kịch bản thị trường bất động sản và kiến nghị một số giải pháp để thị trường bất động sản Việt Nam phát triển ổn định, bền vững.

TÌNH HÌNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2016Một là, tình hình kinh tế tổng hợp không tốt nhưng nằm trong phạm

vi cho phép. Tăng trưởng thấp hơn cùng kì nhưng lạm phát cao hơn cùng kì. Hạn hán, rét đậm, thảm họa môi trường, giá dầu biến động, giá vàng biến động. Những yếu tố này đã ảnh hưởng không thuận đối với tăng trưởng kinh tế.

Hai là, ngân sách khó khăn, tiền tệ thắt chặt từ từ (hay ngược lại, được hiểu là thắt chặt có lộ trình). Ngân sách đầu năm đã phải đi vay. Nợ công chạm trần, thu ngân sách chỉ đủ chi tiêu thường xuyên và trả nợ, nhưng không được vay một cách rộng rãi nên đầu tư công chỉ ở mức trung bình. Hơn nữa, đầu tư công vì nhiều lý do, đã không giải ngân triệt để như đáng có.

Ba là, nguồn vốn quốc tế không vận hành như kì vọng, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động. Brexit (ủng hộ cho Liên hiệp Vương quốc Anh rời khỏi khối liên minh Châu Âu) đã có những tác động trực tiếp và gián tiếp. Giá vàng biến động theo chiều hướng tăng, vì vậy, kênh đầu tư vàng trở thành một kênh cạnh tranh với đầu tư bất động sản. Tình hình Biển Đông gây quan ngại của các bên cũng làm hạn chế nguồn đầu tư, đặc biệt vào bất động sản.

Bốn là, thị trường bất động sản có những xu hướng trái chiều, bất

động sản cao cấp trỗi dậy, các sản phẩm cao cấp được tăng cường giao dịch. Sản phẩm 80 triệu đồng/m2 đã xuất hiện không chỉ ở các dự án siêu sang mà bắt đầu ở các dự án tiêu dùng. Những dự án condotel (căn hộ khách sạn) xuất hiện nhiều ở Nha Trang, Đà Nẵng và đang trở thành một kênh đầu tư được chú trọng. Các chủ đầu tư mới tham gia thị trường nhưng là chủ các dự án lớn đã xuất hiện, một số dự án có tiến độ triển khai rất tốt. Trong khi đó, các sản phẩm giá thấp, mặc dù nhu cầu vẫn rất cao, lại có xu hướng suy giảm. Đi ngược với xu hướng chung của thị trường bất động sản, các sản phẩm giá thấp đang có xu hướng thu hẹp. Hoạt động M&A (sáp nhập mua lại) khá quyết liệt, nhất là các dự án có giá trị lớn.

PGS. TS Trần Kim Chung

BA KỊCH BẢN CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢNCUỐI NĂM 2016

33 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Năm là, các luồng tiền có xu hướng trái chiều. Luồng tiền từ hệ thống ngân hàng diễn biến tiệm tiến, luồng tiền nước ngoài không như mong đợi, luồng tiền trong dân lớn. Các công cụ tài chính phát sinh vẫn rất thưa vắng, chậm chạp ra đời, không đáp ứng kì vọng. Luồng tiền vào bất động sản đang bị canh tranh bởi luồng tiền vào thị trường bất động sản, thị trường vàng và thị trường cơ sở hạ tầng.

BỐI CẢNH 6 THÁNG CUỐI NĂM 2016Bối cảnh kinh tế thế giới, trong nước và thị trường bất động sản cuối

năm 2016 đan xen giữa thuận lợi và khó khăn. Đầu tiên, Brexit sẽ tác động khó dự báo đến tình hình kinh tế thế giới và trong nước. Việc giá vàng biến động rất bất thường, khó dự báo là một thể hiện rõ nét nhất. Tiếp đó, Biển Đông đang tiềm ẩn những bất thường, quan điểm không thống nhất, các bên liên quan chưa tìm được tiếng nói chung. Điều này rõ ràng ảnh hưởng đến kinh tế khu vực và Việt Nam. Thị trường bất động sản không nằm ngoài vòng ảnh hưởng. Thêm nữa, bầu cử Quốc hội đi vào giai đoạn kết nhưng chưa rõ ràng.

Bối cảnh kinh tế trong nước 6 tháng cuối năm cũng có nhiều yếu tố thuận lợi và không thuận lợi đối với thị trường bất động sản. Thứ nhất, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đi vào triển khai thực tiễn với nhiều quyết tâm cao của Đảng và Nhà nước là một thuận lợi. Sau nửa đầu hoàn thiện tổ chức, nhân sự, nửa sau năm 2016, các Nghị quyết sẽ được tập trung thực hiện là một yếu tố thuận lợi, thúc đẩy. Thứ hai, TPP đang trong quá trình phê chuẩn cũng là một yếu tố thúc đẩy nguồn đầu tư nước ngoài. Thứ ba, ngân sách và tiền tệ khó khăn. Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, trần nợ công đã đạt ngưỡng, việc vay nợ để đầu tư bị hạn chế nên nguồn đầu tư công sẽ hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục tái cơ cấu và xử lý tồn đọng nên khả năng tốt nhất của hệ thống này với thị trường bất động sản chỉ là không bị thắt chặt tín dụng. Hay nói khác đi, nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng sẽ nhanh chóng đạt ngưỡng. Vì vậy, có thể thấy chính sách kinh tế vĩ mô và các luồng tiền chủ đạo với thị trường bất động sản là hạn hẹp.

BA KỊCH BẢN CHO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN CUỐI NĂM 2016

Kịch bản thứ nhất, thị trường phát triển ngoại suy tiệm tiến Các phân khúc sẽ sôi động hơn một chút. Tất cả các địa bàn đều có

Những dự án condotel xuất hiện nhiều ở Nha Trang, Đà Nẵng và đang trở thành một kênh đầu tư được chú trọng

giao dịch. Các bên liên quan đều hồ hởi nhưng dè chừng. Một số sản phẩm cao cấp tiếp tục chiếm lĩnh thị trường. Một số sản phẩm condotel tiếp tục xuất hiện. Các dự án đã khó khăn dần được đổi chủ dự án và tái khởi động. Nghĩa là, phương án này cho thấy một bức tranh tương đối tốt, nhưng không có nhiều tiềm năng. Đây là phương án khả thi nhất nhưng không phải phương án được kì vọng của tất cả các bên. Để có thể xảy ra phương án này, các bên chỉ cần giữ nguyên hiện trạng, nắm bắt tốt các luồng thông tin cũng như xu thế dòng tiền.

Kịch bản thứ hai, thị trường bùng nổCác luồng tiền, đặc biệt là luồng tiền

nước ngoài vận hành vào mạnh mẽ. Các dự án cao cấp được mua vét (với mong muốn đón bắt các nhà đầu tư nước ngoài). Các dự án trung cấp được đổi chủ và khởi động lại một cách mạnh mẽ. Các nguồn tiền trong dân được khơi dậy và vận hành vào thị trường bất động sản (để tránh bị đánh thuế lạm phát). Các chủ đầu tư cả mới và cũ hào hứng khởi công và kết thúc dự án. Chính sách Nhà nước tiếp tục không thay đổi (chí ít là hết Tết âm lịch năm 2016-2017). Đây là kịch bản các bên mong muốn nhất nhưng cũng nghi ngại nhất. Có thể nói, năm 2016 là năm bàn đạp cho thị trường bất động sản xác định xu hướng (có hay không một chu kì phát triển mạnh mẽ mới). Vì vậy, khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra nếu các bên hữu quan hào hứng: Nhà nước tiếp tục chính sách tiền tệ không thắt chặt; Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục nhìn nhận thị trường bất động sản Việt nam có cơ hội; Các nhà đầu tư trong nước quyết tâm đón bắt cơ hội mới.

Kịch bản thứ ba, kịch bản trầm lắngKhả năng xảy ra kịch bản này trong

nửa cuối năm 2016 là thấp nhất nhưng vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Với kịch bản này, thị trường bị trầm lắng. Luồng tiền nước ngoài không những không vận hành vào mà còn bị rút đi. Nhà nước tăng cường giám sát chặt chẽ giải ngân từ hệ thống ngân hàng thương mại. Các thể chế tài chính không giải ngân đầu tư vào bất động sản. Tiền trong dân không vào bất động sản (mà đầu tư vàng, ngoại tệ hoặc đơn giản là không giải ngân cho bất động sản). Các dự án chỉ có giao dịch nếu triển khai tốt. Các dự án khó khăn tiếp tục không được triển khai. Đây là kịch bản không được mong muốn nhất của các bên hữu quan nhưng nếu có những biến

34 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

động kinh tế xã hội không thuận, kịch bản này vẫn xảy ra.

CÁC RỦI RO TIỀM TÀNGCác rủi ro tiềm tàng cho nửa cuối năm

2016 đối với thị trường bất động sản là rất rõ. Một là, rủi ro kinh tế và quan hệ kinh

tế quốc tế. Brexit sẽ tiếp tục tác động gián tiếp (qua giá vàng, giá dầu, nguồn FDI, tỷ giá) đến kinh tế Việt Nam và từ đó, tác động đến thị trường bất động sản Việt Nam. Biển Đông tiếp tục là mối quan ngại đối với tất cả các bên liên quan đối với thị trường bất động sản Việt Nam (qua môi trường đầu tư quốc tế, môi trường bất động sản nghỉ dưỡng và môi trường đầu tư dài hạn). TPP được phê chuẩn hay không, phê chuẩn sớm hay muộn, cũng là một yếu tố tạo nên thuận lợi hay khó khăn cho đầu tư nói chung và đầu tư bất động sản Việt Nam nói riêng.

Hai là, rủi ro kinh tế vĩ mô. Hiện tại, ngân sách rất khó khăn (thu chỉ đủ chi thường xuyên và trả nợ). Bên cạnh đó, nợ công đã chạm trần nên dư nợ vay là khó khăn nên dẫn đến đầu tư công rất khó khăn. Hệ quả là nguồn đầu tư hạ tầng (xung lực của thị trường bất động sản) sẽ khó khăn. Đồng thời, hệ thống ngân hàng tiếp tục phải tái cơ cấu nên khả năng luồng tiền từ hệ thống ngân hàng thương mại hỗ trợ cho thị trường bất động sản là không lớn và không chắc chắn. Hơn nữa, nếu lạm phát tiềm ẩn tăng cao (do giá vàng tăng, giá dầu tăng, hạn hán, bão lụt…), đi liền với những rủi ro này, nếu bất cứ yếu tố nào xảy ra, nguồn đầu tư dân cư sẽ bị thu hẹp.

Ba là, rủi ro chính sách. Trước hết, chính sách tiền tệ rất dễ thay đổi theo hướng thắt chặt đối với thị trường bất động sản (các liệu pháp Nghị quyết 11 năm 2011 của Chính phủ) từ chính sách thắt chặt dần dần hiện nay nếu có những biến động trên thị trường tài chính ngân hàng hay thị trường bất động sản. Thứ hai, các chính sách về thị trường tài chính thứ cấp, mặc dù đã có, nhưng sẽ được thúc đẩy hay trì hoãn, hiện vẫn đang không rõ rệt. Hơn nữa, chính sách mở rộng mua và sở hữu nhà trên địa bàn lãnh thổ Việt Nam đối với các chủ thể có yếu tố nước ngoài vẫn chưa có những tác động. Vấn đề tới đây có chính sách gì để tăng cường hay hạn chế vẫn đề này cũng chưa rõ.

Bốn là, rủi ro thị trường vẫn hiện hữu. Thị trường bất động sản hiện vẫn chưa xác lập được mảng sản phẩm chủ đạo và hướng phát triển chủ đạo. Sản phẩm giá thấp mặc

Có thể nói, năm 2016 là năm tạo đà cho thị trường bất động sản xác định xu hướng

dù nhu cầu thường xuyên cao nhưng cung rất ít. Mảng sản phẩm cao cấp hiện đang phát triển tốt nhưng nếu có biến động, dù là trong hay ngoài thị trường bất động sản, thì đều bị điều chỉnh theo hướng suy giảm, trầm lắng. Bên cạnh đó, hướng phát triển tập trung hay phân tán thị trường trên từng địa bàn; hướng tập trung hay phân tán các loại hình sản phẩm trên một địa bàn hiện vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Do vậy, thị trường bất động sản hiện vẫn tiềm tàng những rủi ro nội tại. Hơn nữa, thị trường bất động sản còn bị tác động rất rõ nét bởi thị trường tài chính nên không độc lập, chủ động được. Rủi ro thị trường, nhất là thị trường tài chính là hiện hữu đối với thị trường bất động sản hiện nay.

Năm là, rủi ro đối tác vẫn là điều chưa được tường minh, hiện hữu. Mặc dù một số chủ thể mới xuất hiện và đã có vị thế nhất định nhưng các chủ thể trên thị trường bất động sản hiện nay vẫn chủ yếu là có từ trước giai đoạn khó khăn 2011-2013. Rất nhiều doanh nghiệp lớn, mạnh trong giai đoạn trước 2011 nhưng nay đang rất khó khăn. Rất nhiều dự án tồn đọng từ trước 2011 hiện vẫn chưa được xử lý. Do đó, tình trạng tài chính, dự án, tình trạng kinh doanh của các chủ thể này rất cần được minh bạch. Tuy nhiên, điều này là rất khó trong thời điểm hiện nay. Vì vậy, rủi ro đối tác vẫn là hiện hữu trong thị trường bất động sản hiện nay.

KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

Một là, tăng cường công tác dự báo. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động, một trong những vấn đề quan trọng, cần thiết là phải bám sát tình hình, dự báo sát diễn biến để từ đó có những ứng phó kịp thời. Hơn lúc nào hết, công tác dự báo hiện nay cần được kiện toàn và nâng lên một bước. Đặc biệt, đối với thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, việc dự báo tình hình kinh tế, triển vọng luồng tiền và ứng xử của các bên là một việc quan trọng và cần thiết.

Hai là, ổn định chính sách. Một trong các biện pháp hạn chế rủi ro tác động đến thị trường bất động sản, mà có thể chủ động được, là hạn chế rủi ro chính sách. Đặc biệt, chính sách tiền tệ và tài chính đối với thị trường bất động sản, cần công khai, minh bạch, ổn định và dự báo được. Các chính sách này cần có độ ổn định càng dài hạn càng thuận lợi cho thị trường bất động sản, chí ít là trong ngắn hạn.

35 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Thị trường bất động sản hiện vẫn tiềm tàng những rủi ro nội tại

Ba là, công khai thông tin thị trường. Hạn chế rủi ro thị trường đối với thị trường bất động sản cũng là một giải pháp cần tăng cường. Để thị trường giảm bớt tính rủi ro, cần công khai minh bạch thông tin về dự án, thông tin về tài chính dự án, thông tin về chủ đầu tư.

Bốn là, kiên định chính sách tạo lập các công cụ tài chính phát sinh. Về trung và dài hạn, để thị trường bất động sản có thể phát triển bền vững, việc tăng cường các luồng vốn, luồng tài chính, luồng tài chính dài hạn vẫn là một giải pháp quan trọng. Để có thể có những bước đi dài hạn, cần thiết có những bước đi ban đầu trong việc hình thành các công cụ tài chính phát sinh trong thị trường bất động sản. Trước hết, cần tích cực triển khai quỹ tương hỗ đầu tư bất động sản, hệ thống tái thế chấp bất động sản. Hiện thực hóa quỹ đầu tư bất động sản…

Năm là, cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Các dự án bất động sản hiện đang tái khởi động, các hoạt động M&A đang diễn ra mạnh mẽ, việc quan trọng để hỗ trợ thúc đẩy thị trường là giảm thiểu các thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục đất đai, xây dựng, M&A, thu hút vốn… cho các dự án bất động sản.

Thị trường bất động sản đang có biến chuyển tốt, cần tiếp tục nuôi dưỡng xu hướng này. Chính sách cần ổn định, hướng đến bền vững và tạo thuận lợi

cho thị trường. 6 tháng cuối năm 2016 là thời điểm bản lề cho sự thăng hoa hay trầm lắng của thị trường bất động sản.

*Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương

Tài liệu tham khảo1. Trần Kim Chung, Đào Xuân Tùng Anh (2016), Tình hình kinh tế 6

tháng và triển vọng năm 20162.http://vneconomy.vn/dich-vu-san-pham/4-ong-lon-bat-dong-

san-co-anh-huong-nhat-nam-qua-2016020-709052-222.-htm;//kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/bat-dong-san/7-xu-huong-tac-dong-den-bat-dong-san-nam-2016-3335913;//vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/dau-tu/313504/ba-dai-gia-bi-an-dan-dau-con-sot-toan-da-nang.html;//kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/bat-dong-san/bat-dong-san-sieu-sang-dua-nhau-lo-dien-3376747.html;http://-www.-thesaigontimes.-vn/-142382/-Bat-dong-san-truoc-chinh-sach-tin-dung-moi.html...

36 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

ỐI CẢNHTrong hơn hai thập kỷ qua, Việt

Nam đã trải qua một quá trình đô thị hóa nhanh. Tỷ lệ đô thị hóa từ 23,7% vào năm 1999 tăng lên 35,7% năm 2015.

Trong hai thập kỷ tới, dân số đô thị toàn quốc có thể đạt khoảng 52 triệu người vào năm 2025, chiếm 50% dân số cả nước. Đô thị hóa tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và quá trình phát triển chung của đất nước. Mức độ đô thị hóa được phản ánh qua chất lượng cuộc sống của người dân đô thị và khả năng tạo động lực tăng trưởng cho các vùng xung quanh.

Quá trình đô thị hóa trong giai đoạn vừa qua, một số lượng lớn các dự án phát triển đô thị (xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở…) đã được triển khai. Tuy nhiên, việc thực hiện các dự án phát triển đô thị còn chứa đựng nhiều bất cập. Nhiều dự án bị trì hoãn hay chậm tiến độ do mâu thuẫn trong quá trình thu hồi đất đai,

giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình. Một số các dự án khác không phù hợp với nhu cầu của thị trường, gây lãng phí nguồn lực đầu tư, cá biệt còn gây khiếu kiện, bất ổn xã hội.

Việc thực hiện các dự án phát triển đô thị liên quan đến lợi ích của nhiều bên tham gia (cộng đồng dân cư, doanh nghiệp và chính quyền đô thị) mà trong nhiều trường hợp các lợi ích này không đồng nhất. Sự khác biệt về lợi ích và các mối quan tâm cũng có khả năng xuất hiện trong nội bộ một bên tham gia: Các dự án phát triển đô thị mang lại lợi ích do việc cải thiện hệ thống hạ tầng cho một nhóm dân cư nhưng cũng tạo ra ảnh hưởng tiêu cực cho một nhóm dân cư khác (di rời, tái định cư). Những bên bị tác động tiêu cực thường có xu hướng phản đối, cản trở hay trì hoãn việc thực hiện dự án bằng nhiều cách. Các vấn đề trên có thể làm cho dự án không thực hiện được hay thời gian thực hiện bị kéo

dài làm giảm hiệu quả của nhiều dự án phát triển đô thị. Thực tế cho thấy, một trong các phương pháp để điều hòa lợi ích và mâu thuẫn trong việc thực hiện các dự án phát triển đô thị là tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án và việc tham gia này phải được thể chế hóa.

Ở Việt Nam, cơ chế khuyến khích người dân tham gia vào quá trình xây dựng và giám sát việc thực thi chính sách pháp luật đã được thực hiện từ những năm 1990. Việc lấy ý kiến người dân đã được thực hiện đối với Hiến pháp và các dự án Luật, Pháp lệnh và những vấn đề có quan hệ tới lợi ích của nhiều bên. Chính phủ đã có các quy định pháp luật về hoạt động này như trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Pháp lệnh Dân chủ cơ sở... Trong các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quy hoạch và

PGS.TS. Hoàng Vĩnh Hưng

ĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNGT TRONG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NHỮNG BÀI HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

37 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

phát triển đô thị cũng đã có một số quy định liên quan đến việc xin ý kiến cộng đồng dân cư trong giai đoạn lập quy hoạch đô thị.

Từ khi Luật Quy hoạch đô thị quy định lấy ý kiến người dân trong quá trình lập quy hoạch, sự tham gia cộng đồng trong công tác quy hoạch đô thị nói chung và các dự án phát triển đô thị nói riêng đã được nhìn nhận và quan tâm hơn. Chính quyền đô thị các cấp đã được thể hiện rõ vai trò đầu tàu trong công tác này. Ý thức của người dân trong việc tham gia vào các dự án đã có thay đổi. So với quá khứ, tỷ lệ tham gia chưa thật cao nhưng cộng đồng hiện nay quan tâm hơn đến dự án, chủ động hơn trong việc tham gia ý kiến.

Bên cạnh các ưu điểm, còn tồn tại nhiều bất cập. Sự tham gia của người dân vào quá trình quy hoạch phát triển đô thị mới chỉ dừng ở cấp độ ban đầu, ở mức tiếp cận thông tin. Chưa có một cơ chế khả thi, rõ ràng cho sự tham gia cộng đồng ở mức độ cao vào công tác quy hoạch phát triển đô thị. Hệ thống văn bản pháp quy chưa thống nhất, còn chồng chéo, làm giảm hiệu quả, tính khoa học và hiệu lực của ý kiến đóng góp. Nhiều bất cập trong quy hoạch phát triển đô thị liên quan đến vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương do cơ chế tham gia cộng đồng chưa được nghiên cứu rõ ràng để có thể đưa vào Luật Quy hoạch; mức độ tham gia cộng đồng khi làm quy hoạch còn thấp do các hình thức tham gia chưa hiệu quả. Trong bối cảnh đó,

việc nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, phân tích đối chiếu với thực trạng để tìm ra bước đi phù hợp nhằm xây dựng quy trình xin ý kiến cộng đồng trong các dự án phát triển đô thị là cần thiết.

KHÁI NIỆM SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG

Khái niệm “xin ý kiến cộng đồng” ở Việt Nam nằm trong một thuật ngữ mang tính phổ quát – “sự tham gia của cộng đồng”. Từ những năm 1960 của thế kỷ 20, thuật ngữ “sự tham gia của cộng đồng” (community participation) đã được thảo luận, nghiên cứu và thực hành trong công tác hoạch định chính sách của nhiều nước trên thế giới. Sự tham gia của cộng đồng có thể được xem như là sự tương tác liên tục giữa

Chính phủ và người dân, bắt đầu từ việc thông báo (cung cấp thông tin) đến việc đồng ý và cùng thực hiện các giải pháp; trong quá trình đó có đối thoại, tranh luận và phân tích. Tham gia của cộng đồng có thể được mô tả như một quá trình thảo luận mà qua đó các công dân quan tâm hoặc bị ảnh hưởng, tổ chức xã hội dân sự và các cấp chính quyền cùng tham gia hoạch định chính sách trước khi một quyết định chính trị được thực hiện. Viện nghiên cứu về tham gia cộng đồng Châu Âu nhận định rằng thành phần cốt lõi của sự tham gia chính là khả năng các bên liên quan thay đổi suy nghĩ của họ, cho phép mọi người chia sẻ sự hiểu biết về các vấn đề và đưa ra các giải pháp thay vì chỉ trao đổi quan điểm [2].

SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH, PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Sự tham gia của cộng đồng trong các dự án quy hoạch và phát triển đô thị không phải là một nội dung mới. Từ những năm 1970 đến nay sự tham gia của cộng đồng được biết đến như một phương pháp quy hoạch, phát triển đô thị hiệu quả được áp dụng tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới, nhất là các nước phát triển ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Từ thập kỷ 1980 - 1990, công tác này đã trở nên phổ biến thông qua các chương trình phát triển nhà ở và hạ tầng của Ngân hàng Thế giới tại các nước đang phát triển [2].

Khái niệm “sự tham gia của cộng đồng” trong các dự án quy hoạch, phát triển đô thị có một đặc điểm riêng. “Cộng đồng” có thể định nghĩa là một nhóm người sống trong cùng một khu vực địa lý và có chia sẻ nhiều đặc điểm chung [3]; khái niệm “cộng đồng” có tính chất địa lý và xã hội: Một nhóm người sống trong cùng một khu vực sinh sống và có những hoạt động mang tính chất tập thể nhằm hướng tới một mục tiêu chung [3].

“Sự tham gia” (participation) có thể hiểu là hành động hưởng ứng bằng cách tham dự vào một công tác nào đó. “Sự tham gia” còn thể hiện mối quan hệ giữa các nhà làm quy hoạch và cộng đồng trong quá trình thực hiện dự án phát triển đô thị. “Sự tham gia” có hai biểu hiện:

(I) Cộng đồng sẽ có vai trò và trách nhiệm tương đương với các nhà làm quy hoạch, các nhà đầu tư và đồng thời chia sẻ với họ vai trò quyết định đến phương án quy hoạch. Điều này thể hiện “sự cùng hợp tác” [3] giữa các thành phần liên quan trong quá trình thực hiện dự án phát triển đô thị. Trong trường hợp này, vai trò của cộng đồng là rất cao.

(II) Cộng đồng sẽ không nắm một vai trò hay trách nhiệm cụ thể nào trong việc ra quyết định cuối cùng về phương án quy hoạch. Tuy nhiên, các đóng góp ý kiến của cộng đồng vẫn được tiếp thu trong quá trình ra quyết định. Điều này thể hiện “sự tham khảo ý kiến” của cộng đồng trong quá trình thực hiện dự án phát triển đô thị. Trong

Luật Quy hoạch đô thị quy định lấy ý kiến người dân trong quá trình lập quy hoạch

38 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

trường hợp này vai trò của cộng đồng không chiếm vị trí quan trọng.Từ những phân tích trên, có thể thấy khái niệm “sự tham gia của cộng đồng”

thể hiện hành động hưởng ứng bằng cách tham dự vào một hoạt động cụ thể (dự án phát triển đô thị) của một nhóm người sinh sống trên cùng một khu vực địa lý xác định nhằm đạt được một kết quả có lợi cho toàn bộ nhóm người tham gia trên. Bên cạnh đó, từ một góc nhìn khác [4], chúng ta có thể thấy khái niệm “sự tham gia của cộng đồng” trong quá trình thực hiện dự án phát triển đô thị đã được thể hiện rõ ràng thông qua vai trò và mối quan hệ ràng buộc giữa cộng đồng địa phương với các nhà quy hoạch, các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện một dự án phát triển đô thị.

Trên thực tế, đối với một dự án phát triển đô thị, việc lập quy hoạch, thực hiện dự án chắc chắn sẽ gây nên những ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hiện tại của các cư dân địa phương trong vùng được quy hoạch thực hiện dự án. Bởi vậy, việc tham gia của cộng đồng vào quá trình thực hiện dự án phát triển đô thị là rất cần thiết để có thể xây dựng một dự án phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương.

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÁC DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

“Sự tham gia của cộng đồng” thể hiện hành động hưởng ứng bằng cách tham dự vào một hoạt động cụ thể (dự án phát triển đô thị)

Shard London Bridge - Vương quốc Anh

Từ nhiều thập kỷ qua, sự tham gia của cộng đồng hay người dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được quan tâm tại nhiều nước trên thế giới. Sự tham gia của cộng đồng được coi là yếu tố thiết yếu cho sự thành công trong việc phát triển và duy trì thực hiện chính sách. Các ví dụ về sự tham gia của cộng đồng có thể được tìm thấy trong rất nhiều lĩnh vực: Trong lĩnh vực xã hội, trong việc xây dựng, duy trì và quản lý công trình hạ tầng, các tiện ích, không gian công cộng. Chính phủ các nước ngày càng có xu hướng chuyển giao nhiều quyền hơn cho xã hội và người dân trong việc cung cấp các dịch vụ công.

Sự tham gia của cộng đồng thường xuyên nhất và sôi động nhất đó là vào các dự án quy hoạch và phát triển đô thị. Bài học quý báu là cách mà sự tham gia của cộng đồng được thể chế hóa và đặt vào trong các khuôn khổ pháp lý của nhiều nước. Đây là điểm rất quan trọng để tạo khuôn khổ pháp lý cho chính quyền địa phương thiết lập cơ chế và cấu trúc cho công chúng và cộng đồng tham gia vào các hoạt động phát triển nói chung và phát triển đô thị nói riêng. Cách thức tham gia được thể chế hóa phù hợp với điều kiện pháp lý của từng quốc gia.

Từ những năm 1960, sự tham gia của cộng đồng trong các dự án quy hoạch và phát triển đô thị đã được nghiên cứu và áp dụng tại các quốc gia trong Liên minh Châu Âu (nay là Cộng đồng Châu Âu) như Anh, Pháp, Đức, Bỉ. Điều này thể hiện quá trình thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quy hoạch đô thị tại các quốc gia trên. Trong bối cảnh với nhiều sự thay đổi về Kinh tế, chính trị và xã hội: Kinh tế ngày càng phát triển theo hướng toàn cầu hóa; thể chế chính trị ngày một dân chủ hơn và đòi hỏi ngày càng cao của người dân đối với các vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống của họ như phát triển đô thị, nhà ở, dịch vụ xã hội,.. Nhà nước, các cơ quan quản lý cũng như những nhà chuyên môn tại các quốc gia phát triển đã có nhiều chuyển biến trong cách tư duy và phương thức quản lý đô thị, nhất là

39 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

trong việc thực hiện các dự án phát triển đô thị:

Thay đổi cách tư duy trong lập quy hoạch đô thị

Điều này thể hiện bước chuyển tiếp từ tư duy “chuyên gia” sang “tư duy cộng đồng”: Các chuyên gia quy hoạch đã nhận thấy rằng những ý tưởng cá nhân của mình không thể đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của người dân. Họ đã thừa nhận rằng họ không thể thành công nếu không có cộng đồng cư dân và nhận ra rằng “giải pháp cộng đồng” sẽ là phù hợp nhất cho bài toán quy hoạch, phát triển đô thị.

Thay đổi trong cách quản lý đô thị, thực hiện dự án phát triển đô thị

Trong bối cảnh mà sự quản lý của Nhà nước ngày càng giảm, nhu cầu tự quản và tính dân chủ ngày càng tăng: Từ những năm 1960, các quốc gia phát triển đã dần chuyển từ cách quản lý từ trên xuống (Top –

down) sang cách quản lý theo quan hệ cạnh tranh (Competition) và đến đỉnh cao là cách quản lý theo quan hệ hợp tác (Cooperation) vào đầu những năm 1980. Chính cách quản lý theo quan hệ hợp tác đã cho phép sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch đô thị và phát triển đô thị.

Trên đây là hai sự chuyển biến thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng trong các dự án quy hoạch và phát triển đô thị tại các quốc gia phát triển. Để thực hiện sự tham gia của cộng đồng, các quốc gia phát triển đã nghiên cứu và áp dụng nhiều Luật. Mục đích của các Luật là để làm cho sự tham gia của cộng đồng vào quá trình lập quy hoạch và phát triển đô

thị được thực hiện hiệu quả hơn. Nó cung cấp cách thức tham gia được tổ chức ở các điều kiện khác nhau. Nó đưa ra các khái niệm về sự tham gia của công chúng nói chung, trước khi đi sâu vào tổ chức quá trình tham gia. Nghiên cứu các trường hợp khác nhau cho thấy công cụ và các phương pháp của chính quyền trong việc thúc đẩy sự tham gia trong quá trình phát triển bao gồm:

(I) Các cơ quan có trách nhiệm, bằng những phương tiện thích hợp, cung cấp cho các công dân và các hiệp hội đại diện cho người dân cơ hội để người dân được biết và công khai trao đổi quan điểm của họ trong tất cả các bước triển khai thực hiện và quản lý dự án.

(II) Các cơ quan có trách nhiệm duy trì đối thoại cởi mở, minh bạch và thường xuyên với Đại diện các hiệp hội và cộng đồng.

(III) Ủy ban Châu Âu thực hiện tham vấn rộng rãi với các bên có liên quan để đảm bảo rằng các hành động của Cộng đồng Châu Âu là chặt chẽ và minh bạch.

Các mức độ của sự tham gia: (1) tiếp cận với thông tin, (2) tham vấn và (3) tham gia tích cực thông qua đối thoại và hợp tác. Điều quan trọng là các nước Châu Âu đã nhận ra những giai đoạn và mức độ khác nhau của sự tham gia nhằm điều chỉnh sự tham gia hoặc để thiết kế các mô hình phù hợp. Nghiên cứu bản chất của các cấp độ khác nhau và mối quan hệ phát sinh từ đó xem xét các mô hình tương thích, cụ thể hóa các mối quan hệ để đảm bảo sự tham gia có hiệu quả trong các dự án phát triển đô thị.

CÁC BÀI HỌC CÓ THỂ ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM

Từ những phân tích nêu trên, có thể thấy được quá trình chuyển biến thúc đẩy việc tham gia của cộng đồng trong các dự án quy hoạch và phát triển đô thị tại một số quốc gia phát triển. Đó là một quá trình thay đổi trong tư duy và phương pháp quản lý đô thị ngày một đề cao vai trò của cộng đồng. Những thay đổi này đã được chuyển hóa thành các đạo luật khuyến khích tham gia của cộng đồng tại các quốc gia trên. Mục tiêu của các đạo luật này là hướng tới việc tạo môi trường để các nhà quy hoạch phối hợp với chính quyền, cộng đồng, các nhà đầu tư để quy hoạch, triển khai các dự án phát triển đô thị.

Phân tích các kinh nghiệm tham gia của cộng đồng trong các dự án quy hoạch và phát triển đô thị ở một số nước trên thế giới cho thấy để áp dụng ở Việt Nam, cần tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cán bộ chính quyền các cấp, người dân, chuyên gia, nhà đầu tư về ý nghĩa quan trọng của việc tham gia của cộng đồng. Bên cạnh đó cần giải quyết một số thách thức khi triển khai thực hiện trong điều kiện của Việt Nam.

Ý nghĩa của sự tham gia của cộng đồng ở Việt Nam- Tham gia của cộng đồng dựa trên niềm tin rằng những người bị ảnh

hưởng bởi quyết định xây dựng dự án có quyền được tham gia vào quá trình ra quyết định.

- Tham gia của cộng đồng bao gồm các nhận thức rằng sự đóng góp của công chúng sẽ ảnh hưởng đến các quyết định quy hoạch, triển khai xây dựng dự án.

- Tham gia của cộng đồng thúc đẩy quyết định bền vững bằng cách nhận ra và truyền đạt nhu cầu và lợi ích của tất cả các bên tham gia, bao gồm cả những người ra quyết định.

- Tham gia của cộng đồng tìm kiếm và tạo điều kiện cho sự tham gia của những người có khả năng bị ảnh hưởng bởi hoặc quan tâm đến quyết định quy hoạch và xây dựng dự án.

- Tham gia của cộng đồng tìm hiểu thông tin từ những người tham gia trong việc xây dựng cách thức để họ tham gia vào quá trình xây dựng dự án.

- Tham gia của cộng đồng cung cấp cho người tham gia những thông tin mà họ cần để tham gia một cách có hiệu quả.

- Tham gia của cộng đồng làm cho người tham gia nhận biết rằng thông

Hình 1: Thay đổi trong chế độ quản lý đô thị tại các nước phát triển từ những năm 1960 [5]

40 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Việc tham gia của cộng đồng vào quá trình thực hiện dự án phát triển đô thị là rất cần thiết để có thể xây dựng một dự án phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương

tin đầu vào của họ ảnh hưởng như thế nào đến các quyết định.

Những thách thức cần giải quyết khi cộng đồng tham gia

Lập quy hoạch và thực hiện các dự án phát triển đô thị có sự tham gia của cộng đồng bản thân nó không phải là một phương pháp cho sự thành công. Trong bối cảnh của Việt Nam, có một số thách thức cần giải quyết:

- Việc thực hành tham gia của cộng đồng có thể tốn kém thời gian và tiền bạc và có thể được các chủ đầu tư dự án cho là không hiệu quả.

- Có một khoảng cách kiến thức về chuyên môn và văn hóa cần được thu hẹp giữa công dân và cán bộ chính quyền các cấp trong quá trình phức tạp của việc ra quyết định thực hiện dự án.

- Việc tổ chức tham gia đôi khi bị chỉ trích là thiếu tính đại diện bởi chỉ liên quan đến những người có điều kiện, những công dân được giáo dục tốt.

- Cách cơ quan chính quyền hoạt động không phải luôn luôn phù hợp với quá trình tham gia. Ví dụ, thủ tục

ra quyết định chính thức thường kéo dài, mà không tương ứng với kết quả và sự mong đợi của người dân tham gia.

KẾT LUẬN Có thể nói, sự tham gia của cộng đồng trong các dự án quy hoạch và phát

triển đô thị đã cho thấy nhiều ưu điểm của một phương pháp phát triển đô thị hiện đại: Mang tính chất mềm dẻo, linh hoạt, phương pháp này có thể đáp ứng tốt không chỉ nhu cầu phát triển của một thành phố hay vùng lãnh thổ mà còn thể hiện tính dân chủ trong công tác phát triển đô thị. Nó giảm thiểu mâu thuẫn về lợi ích giữa các bên tham gia, góp phần lành mạnh hóa công tác đầu tư phát triển đô thị và giữ ổn định xã hội.

Sự tham gia của cộng đồng vào các dự án quy hoạch và phát triển đô thị đã được thực hành ở nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới và đã đạt được những thành công đáng kể, nhất là sau khi được luật hóa thành các công cụ phát triển đô thị. Đối với Việt Nam, sự tham gia của cộng đồng trong các dự án quy hoạch và phát triển đô thị cần tiếp tục được cải tiến về nhiều mặt để có thể tạo hành lang pháp lý và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển đô thị, hướng tới phát triển bền vững.

Tài liệu tham khảo1. Arnstein, Sherry R. “A Ladder of Citizen Participation,” JAIP, Vol. 35, No. 4, July 1969, pp. 216-2242. F. Frank, “Sách Trắng Cộng đồng kiểm soát: con người thực sự, quyền lực thực sự” và “Chính quyền địa phương, Xây dựng và Phát triển kinh tế”, 2011.3. Nabeel Hamdi and Reinhard Goethert, 1997. Action Planning for Cities: A Guide to Community Practice.4. Nick Wates, 2000. The Community Planning Handbook,5. Yves Chalas, 2001. L’invention de la ville.

41 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Tóm tắt: Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo coi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là cách thức chủ yếu để huy động nguồn lực đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề hiệu quả kinh tế khi thực hiện đầu tư theo hình thức này vào lĩnh vực công ích đô thị là nội dung cần được quan tâm khi triển khai thực hiện bởi có rất nhiều yếu tố tác động như: Cơ chế chính sách, phân chia lợi nhuận, phân bổ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân, nguồn lực tài chính của khu vực tư nhân và Nhà nước, vấn đề nghiên cứu ra quyết định đầu tư theo hình thức PPP phù hợp, quản lý sản phẩm đầu ra của dự án theo hình thức PPP… Việc nghiên cứu kỹ hơn nội dung này sẽ giúp cho việc nâng cao hiệu quả đầu tư dự án trong lĩnh vực công ích đô thị theo hình thức PPP trong thời gian tới.

Từ khóa: PPP, đầu tư, dự án công ích.Abstract: In the orientation of Viet Nam socio-economic development (period

2016-2020) and the following years, investment in the form of PPP is considered the main way to mobilize investment sources. However, the matter of economic effectiveness when applying investment in this way in urban public interests is the issue that needs consideration when implementing due to many different factors such as policy mechanism, profit distribution, risk distribution between state and private investors, financial sources of state sector and private sector, the matter of researching in order to make proper decision on investment in the form of PPP, the management of outcome products of project in the form of PPP… A more thorough study on this issue will help improve the project investment effectiveness in urban

public interests in the form of PPP for the time coming.

Keywords: PPP, investment, public utility project.

Nhận ngày 10/8/2016, chỉnh sửa ngày 15/8/2016, chấp nhận đăng ngày 22/8/2016.

Trong giai đoạn vừa qua, phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong tăng trưởng. Đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng đã được quan tâm tập trung nhưng chủ yếu là sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước bao gồm cả nguồn hỗ trợ chính thức (ODA). Giai đoạn tới, theo tính toán sơ bộ, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thiết yếu tại Việt Nam (như giao thông, điện, cấp nước, y tế…) trong vòng 10 năm tới vào khoảng 400 tỷ Đô la Mỹ, riêng lĩnh vực hạ tầng đô thị chiếm khoảng 50%, tuy nhiên khả năng huy động từ ngân sách

MỘT SỐ YẾU TỐ CHỦ YẾU TÁC ĐỘNG ĐẾN

THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƯ (PPP)

HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ

Ths. Hoàng Anh Tuấn*

42 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC PPP

Tác động của cơ chế chính sách có liên quan đến đầu tư theo hình thức PPPCơ chế chính sách phù hợp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế khi thực hiện đầu tư

theo hình thức này. Chính phủ đã tập trung cố gắng tiếp cận kinh nghiệm về PPP của các nước thành công trên thế giới và điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Cụ thể là Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 (NĐ 15) về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư đã được ban hành trong đó hướng dẫn những nội dung cơ bản và giao cho các Bộ, ngành triển khai các quy định, chính sách liên quan đến lĩnh vực quản lý của Bộ ngành mình. Tuy nhiên, Nghị định này vẫn chỉ dừng lại ở việc quản lý các bước, các nội dung cơ bản khi triển khai dự án PPP mà chưa giải quyết được một số tác động cơ bản để huy động nguồn lực nhà đầu tư tư nhân tham gia PPP trong lĩnh vực công ích đô thị mà lĩnh vực này thông thường tính hấp dẫn không cao do ít có khả năng mang lại lợi nhuận và phụ thuộc vào các nhu cầu thiết thực của người dân. Hai vấn đề về chính sách cần được giải quyết đó là vấn đề bảo lãnh doanh thu tối thiểu bảo đảm lợi ích của nhà đầu tư và vấn đề bảo lãnh vốn vay của Nhà nước đối với dự án đầu tư theo hình thức này. NĐ15 chưa giải quyết hài hòa nội dung này từ đó làm giảm khả năng huy động nguồn lực của các nhà đầu tư tư nhân tham gia bỏ vốn đầu tư.

Nhà nước và các nguồn vốn đầu tư công truyền thống chỉ đáp ứng một phần nhu cầu. Với tình hình này, mô hình đầu tư theo hình thức đối tác công tư là một trong các phương thức hữu hiệu để huy động nguồn lực tài chính cũng như kinh nghiệm của khu vực tư nhân.

Vài năm trở lại đây, vấn đề đầu tư theo hình thức PPP đã và đang được triển khai ở Việt Nam, đối với lĩnh vực công ích đô thị như cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải rắn, bước đầu đã huy động được nguồn lực tư nhân tham gia. Tuy nhiên nhiều dự án triển khai rất khó khăn, hiệu quả kinh tế không được kiểm chứng do đây là một nội dung khá mới mặc dù nhiều nước trên thế giới có triển khai thực hiện, có thành công cũng như thất bại. Sở dĩ còn tồn tại nhiều khó khăn vướng mắc, đặc biệt là vấn đề đánh giá hiệu quả kinh tế do thực hiện đầu tư theo hình thức này trong lĩnh vực công ích đô thị chịu tác động của rất nhiều yếu tố. Việc nghiên cứu tác động của những yếu tố này sẽ giúp cho công tác nâng cao hiệu quả đầu tư dự án trong lĩnh vực công ích đô thị theo hình thức PPP.

KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC PPP TRONG LĨNH VỰC CÔNG ÍCH ĐÔ THỊ

Theo Luật Đầu tư công năm 2014 và Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 thì “Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu, hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công”, PPP có những đặc điểm như: Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư tư nhân xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nhằm cung cấp những dịch vụ công thuộc trách nhiệm cung ứng của Nhà nước; thường là hợp đồng trung và dài hạn (thông thường từ 7 đến 20 năm); nhà đầu tư chủ yếu được lựa chọn thông qua quá trình đấu thầu cạnh tranh; Nhà nước tập trung quản lý các sản phẩm, dịch vụ

đầu ra mà dự án cung cấp thay vì tập trung quản lý những yếu tố đầu vào theo cách truyền thống; các rủi ro của dự án được phân bổ theo hợp đồng dự án cho bên có khả năng quản lý rủi ro tốt nhất.

PPP có thể được thực hiện theo nhiều loại hợp đồng cụ thể khác nhau như xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO); xây dựng - kinh doanh - sở hữu (BOO) hay xây dựng - chuyển giao - cho thuê (BTL)… Tùy vào đặc điểm của từng dự án cũng như nhu cầu, năng lực Nhà nước, nhà đầu tư mà lựa chọn loại hợp đồng cụ thể.

Hiệu quả của dự án đầu tư theo hình thức PPP là việc dự án mang lại kết quả tốt nhất có thể có sau khi đã tính đến tất cả các lợi ích, chi phí, rủi ro trong suốt vòng đời dự án. Thực hiện đánh giá hiệu quả đầu tư dự án theo hình thức PPP là quá trình đánh giá xem PPP có phải là phương án khả thi làm gia tăng giá trị của số tiền đầu tư theo hình thức này so với phương án đầu tư truyền thống và việc kiểm soát chất lượng của tài sản, dịch vụ, lợi ích của Nhà nước và xã hội bằng hình thức PPP được so sánh với phương án đầu tư khác có tính khả thi cao nhất.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng tiếp đoàn Nhật Bản nhằm thúc đẩy hình thành các dự án theo hình thức PPP

43 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Tác động của yếu tố kiểm soát nguồn lực tài chính của khu vực tư nhân và Nhà nước

Tài chính cho các dự án PPP thường được cung cấp bởi ba nguồn cơ bản là từ nhà đầu tư (thông qua việc bỏ vốn chủ sở hữu vào trong doanh nghiệp dự án), từ bên cho vay (thông qua việc bỏ vốn cho vay vào dự án) và từ Nhà nước (thông qua việc cấp chi phí chuẩn bị dự án, chi phí xây dựng các hợp phần phụ trợ cho dự án hoặc giải phóng mặt bằng, nhằm đảm bảo tính khả thi về mặt tài chính cho dự án.

Đối với phần vốn chủ sở hữu, nhà đầu tư sẽ thực hiện bỏ vốn chủ sở hữu vào dự án thông qua việc góp vốn điều lệ vào doanh nghiệp dự án (nếu dự án có thành lập mới doanh nghiệp dự án) hoặc góp trực tiếp vào dự án. Nguồn vốn này do nhà đầu tư tự huy động và thường chiếm từ 10% đến 15% tổng vốn đầu tư của nhà đầu tư đối với dự án. Vốn vay sẽ do bên vay cung cấp theo thỏa thuận vay ký giữa nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp dự án với bên cho vay. Phần vốn này có thể lên đến 70 – 80% tổng mức đầu tư của dự án nếu như dự án không nhận được hỗ trợ tài chính của Nhà nước trong thời gian xây dựng. Vốn do Nhà nước cung cấp, chi trả cho phần chi phí chuẩn bị dự án và chi phí cho giải phóng mặt bằng, xây dựng công trình phụ trợ. Trên thực tế tại Việt Nam trong thời gian qua, nhà đầu tư được lựa chọn ở giai đoạn rất sớm của quá trình chuẩn bị dự án và họ thường được yêu cầu phải tạm ứng một phần chi phí chuẩn bị dự án. Việc kiểm soát chặt chẽ các nguồn cung cấp tài chính của cả khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân trong suốt quá trình chuẩn bị, triển khai dự án sẽ giảm thiểu rủi ro và kiểm soát được hiệu quả đầu tư của dự án.

Tác động của vấn đề về phân chia lợi nhuận, phân bổ rủi ro giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân

Hai vấn đề này cũng là những nội dung quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư dự án đầu tư lĩnh vực công ích đô thị theo hình thức PPP. Giải quyết hài hòa mâu thuẫn về lợi ích giữa khu vực Nhà nước và khu vực

tư nhân đối với hai nội dung này là một bài toán liên quan đến hiệu quả kinh tế.Nếu khu vực Nhà nước không quan tâm đến vấn đề lợi nhuận cho khu vực

tư nhân và đẩy rủi ro về phía nhà đầu tư tư nhân sẽ không thu hút và huy động được các nhà đầu tư tư nhân tham gia đầu tư. Trong khi đó nhu cầu đầu tư cho lĩnh vực công ích đô thị là một nhu cầu hết sức cần thiết. Ngược lại, nếu không kiểm soát chặt chẽ và để lợi nhuận cho nhà đầu tư tư nhân quá lớn hoặc Nhà nước chịu phần lớn rủi ro thì rõ ràng hiệu quả kinh tế của mô hình PPP cho lĩnh vực công ích đô thị không đạt mục tiêu và yêu cầu đặt ra. Các dự án PPP phải mang lợi nhuận cho đối tác tư nhân nếu không thì họ sẽ không đầu tư vào các dự án đó. Nhà nước và người sử dụng có thể hưởng lợi từ hiệu quả về kinh tế mà dịch vụ đó mang lại. Yếu tố “lợi nhuận” đối với nhà đầu tư tư nhân đơn thuần là sự thu hồi vốn đầu tư mà họ bỏ ra và những rủi ro đi kèm. Nếu như dự án PPP được lập cơ cấu tốt và được đấu thầu cạnh tranh cùng với sự phân bổ rõ ràng về các rủi ro thì đối tác tư nhân sẽ nhận được lợi nhuận hợp lý nếu họ thực hiện tốt, còn nếu không lợi nhuận sẽ bị suy giảm. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà một dự án PPP có thể đạt được “siêu lợi nhuận” mà ở đó đối tác tư nhân thu lại lợi nhuận nhiều hơn so với mức dự kiến đối với một dự án với quy mô như vậy. Trong trường hợp đó, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể đàm phán với nhà đầu tư để thiết lập một cơ chế “chia sẻ lợi nhuận” trong hợp đồng dự án. Đây là cách làm đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng.

Trong quá trình phát triển một dự án cơ sở hạ tầng để cung cấp dịch vụ công tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và được phân thành 3 nhóm chính: Rủi ro về kỹ thuật, rủi ro về tài chính và rủi ro về pháp lý. Các rủi ro này có thể nằm trong quá trình thiết kế, thi công, vận hành, khai thác dự án và trải dài suốt cả vòng đời dự án. Do vậy, việc phân bổ hiệu quả rủi ro giữa Nhà nước và tư nhân là một trong những phương thức quan trọng nhất để mang lại hiệu quả cho các dự án PPP. Tuy nhiên, các rủi ro được chuyển giao giữa các bên kèm theo chi phí. Nếu như Nhà nước phân bổ rủi ro cho bên tư nhân thì bên tư nhân có thể phải được thanh toán thêm để có thể gánh rủi ro này. Bởi vậy, việc phân bổ rủi ro chỉ diễn ra khi động lực mà nó tạo ra giá trị hơn nhiều so với chi phí bổ sung để quản lý rủi ro đó. Rủi ro được phân bổ cho bên tư nhân bởi họ có năng lực tốt nhất để

Nhu cầu đầu tư cho lĩnh vực công ích đô thị là một nhu cầu hết sức cần thiết

HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

44 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

quyền khi đưa ra quyết định về việc thực hiện dự án theo mô hình PPP hay theo mô hình đầu tư truyền thống. Thông thường, các nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn lập đề xuất dự án và được nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn trong báo cáo nghiên cứu khả thi.

Tác động của vấn đề quản lý sản phẩm đầu ra của dự án theo hình thức PPPTrong thời gian vừa qua không chỉ các dự án theo hình thức PPP mà hầu như

tất cả các dự án đầu tư theo hình thức khác, nội dung gây nên hiệu quả đầu tư của dự án không như mong muốn ban đầu là việc kiểm soát sản phẩm đầu ra của dự án một cách tùy tiện, không được nghiên cứu kỹ càng.

Đối với các dự án PPP tập trung vào các yếu tố đầu ra, thường được hiểu là chất lượng, giá cả và phương thức cung cấp của các sản phẩm, dịch vụ tạo ra bởi công trình kết cấu hạ tầng. Mục tiêu cuối cùng của Nhà nước là cung cấp các dịch vụ công với chất lượng tốt và mức giá hợp lý. Do đó, việc tập trung quản lý các yếu tố đầu ra sẽ giúp Nhà nước dễ dàng hơn trong việc đạt được mục tiêu quản lý của mình. Đây là cơ sở để xác định doanh thu của dự án trong việc đánh giá hiệu quả đầu tư.

Mục đích ban đầu của Chính phủ khi thực hiện một dự án PPP là tạo ra dịch vụ công thiết yếu cho xã hội, cho người dân. Vậy nên sau khi đã tính toán hiệu quả đầu tư dự án theo mô hình PPP (tính cho cả vòng đời dự án), Chính phủ chỉ tập trung quản lý, giám sát và hỗ trợ khu vực tư nhân thực hiện hợp đồng, đảm bảo đầu ra của dự án là dịch vụ công; còn các yếu tố đầu vào sẽ được phía tư nhân phát huy tối đa kinh nghiệm, năng lực tài chính, quản lý để sử dụng các yếu tố đầu vào được tối ưu.

* Vụ Kinh tế xây dựng, Bộ Xây dựng

quản lý, mặc dù có một số rủi ro có thể được quản lý tốt bởi cả hai bên. Dự án PPP cần cân nhắc việc phân chia rủi ro hợp lý giữa các bên ngay từ những giai đoạn đầu chuẩn bị dự án, vì nó sẽ làm giảm được tổng mức đầu tư của dự án và đảm bảo rằng chi phí rủi ro dự án sẽ giảm xuống.

Tác động của vấn đề nghiên cứu chi phí khi ra quyết định đầu tư theo hình thức PPP phù hợp

Việc lựa chọn ra quyết định đầu tư theo hình thức PPP phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có nhiều phương pháp để so sánh lựa chọn. Một trong những phương pháp được các nước vận dụng và khuyến nghị là việc nghiên cứu so sánh hiệu quả tài chính của một dự án PPP so với mô hình đầu tư truyền thống.

Theo phương pháp này, hiệu quả tài chính của dự án sẽ được đánh giá bằng cách so sánh các chi phí đã tính chiết khấu theo mô hình PPP với những chi phí đó nếu thực hiện theo mô hình đấu thầu, quản lý và vận hành truyền thống. Sự so sánh này phải được dựa trên cùng cơ sở về “chất lượng” sản phẩm, dịch vụ được cung cấp và tất cả các “chi phí” cần phải có để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ đó. Khi kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nếu dự án thực hiện theo mô hình PPP cung cấp được sản phẩm, dịch vụ với chất lượng đáp ứng được yêu cầu tối thiểu đề ra và có mức chi phí thấp hơn so với mô hình đầu tư truyền thống thì dự án sẽ được lựa chọn thực hiện theo mô hình PPP. Quá trình đánh giá sẽ thực hiện qua 3 bước:

Bước 1: Thực hiện một so sánh với dự án đầu tư công tương tự trong đó tính toán chi phí cho các vòng đời dự án khi thực hiện theo phương thức đầu tư truyền thống;

Bước 2: Tính toán toàn bộ chi phí cho cả vòng đời dự án khi thực hiện đầu tư theo mô hình PPP;

Bước 3: Thực hiện so sánh giá chiết khấu giữa hai mô hình và sau đó xác định mô hình nào có chi phí hiện tại ròng thấp nhất.

Nghiên cứu phải được xác định trước khi đấu thầu để cung cấp thông tin cho cơ quan Nhà nước có thẩm

Việc lựa chọn ra quyết định đầu tư theo hình thức PPP phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có nhiều phương pháp để so sánh lựa chọn

Tài liệu tham khảo1. Luật Đầu tư công.2. Luật Xây dựng.3. Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 về Đầu tư theo hình thức đối tác công tư.4. Báo cáo về tình hình thực hiện các dự án PPP, Bộ Xây dựng.5. Tài liệu Khóa đào tạo cơ bản về PPP ở Việt Nam.6. TP. HCM triển khai nhiều dự án PPP, Báo Đấu thầu.http://baodauthau.vn/dau-tu/tphcm-trien-khai-nhieu-du-an-ppp-24347.html7. Tin tưởng vào hiệu quả các dự án PPP môi trường, Báo Đấu thầu.http://baodauthau.vn/doanh-nghiep/tin-tuong-vao-hieu-qua-cac-du-an-ppp-moi-truong-21698.html.

45 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP

Kế thừa, phát huy bản sắc kiến trúc địa phương trong kiến trúc, quy hoạch, phát triển đô thị,một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi địa phương

NỀN KIẾN TRÚC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

mang bản sắc dân tộc

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ, TỔNG HỢP HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CỦA BẢN SẮC KIẾN TRÚC DÂN TỘC, ĐỊA PHƯƠNG

Mỗi địa phương đều có những đặc trưng tự nhiên, kinh tế văn hoá, xã hội trong đó có kiến trúc. Nhằm mục tiêu kế thừa, phát huy bản sắc kiến trúc địa phương trong kiến trúc, quy hoạch, phát triển đô thị, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi địa phương, khu vực là: Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá, xây dựng hệ thống các yếu tố đặc trưng của kiến trúc địa phương; xây dựng các văn bản, tài liệu hướng dẫn về bản sắc kiến trúc địa phương, dân tộc và việc ứng dụng phát huy giá trị bản sắc trong kiến trúc quy hoạch phát triển đô thị. Kết quả của công tác nghiên cứu, đánh giá, tổng hợp các đặc điểm của bản sắc kiến trúc cần được thể hiện dưới 3 nhóm yếu tố.

Nhóm bản sắc mang tính “tích cực - khách quan”

Đây là nhóm các yếu tố bản sắc được hình thành và tồn tại xuất phát từ những quy luật tự nhiên và xã hội khách quan, những điều kiện tự nhiên cụ thể như thời tiết, khí hậu, thuỷ văn, đất đai, môi trường nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho con người sinh sống, làm việc, hoạt động một cách thuận lợi phù hợp và gắn kết với môi trường thiên nhiên.

Nhóm yếu tố “tích cực” còn được hình thành từ các giá trị bản sắc văn hoá, các phương thức sống, quan điểm sống mang tính nhân văn, tích cực phù hợp với xu thế hiện đại ngày nay, ví dụ như tính “chân – thiện – mỹ” trong bản chất văn hoá Việt Nam thể hiện trong kiến trúc qua quy hoạch làng xóm mang tính cộng đồng mở, giao lưu hoà nhập, giúp đỡ tương trợ nhau. Các không gian quy hoạch,

TS. Hoàng Hải *

(Phần III)

46 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

cụm công trình, nhà cửa liên kết hài hoà với nhau thông qua các yếu tố thiên nhiên như cây xanh, hồ nước, ao vườn, hàng rào xanh mang tính ước lệ. Kiến trúc nhà ở thể hiện sự chung sống giữa nhiều thế hệ đồng thời thể hiện sự biết ơn, tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên. Mối quan hệ mật thiết giữa kiến trúc với các ngành nghệ thuật như văn học, hội hoạ, thơ ca, điêu khắc, triết học… là những biểu hiện của bản sắc kiến trúc xuất phát từ bản sắc văn hoá dân tộc.

Nhóm yếu tố nêu trên có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc truyền thống vì nó mang lại các giá trị khách quan, tích cực, phục vụ trực tiếp cho cuộc sống kinh tế, văn hoá, xã hội, cuộc sống vật chất- tinh thần của con người và cộng đồng xã hội.

Nhóm bản sắc mang tính “chủ quan” Ngược lại với nhóm bản sắc mang tính “tích cực -

khách quan”, nhóm bản sắc này được hình thành độc lập với điều kiện tự nhiên, môi trường, không phản ánh tính tích cực về bản sắc văn hoá dân tộc, địa phương mà thường hình thành một cách tự phát theo phong tục, tập quán, tôn giáo - tín ngưỡng, thói quen, quan điểm tư duy hình thành một cách chủ quan trong quá khứ. Ví dụ các công trình đình, đền, chùa, miếu mạo thường có các chi tiết trang trí rồng phượng, hoạ tiết tượng trưng cho mây gió, mặt trăng, mặt trời trên các riềm mái cong thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên hay trong bố trí công năng, đồ đạc trong công trình người ta theo

các quan niệm tâm linh, phong thuỷ khác nhau. Màu sắc vàng, đỏ trong các công trình tôn giáo hay quyền quý thể hiện sự tôn nghiêm, quyền lực.

Các đặc điểm trên ít có tính kế thừa, phát huy trong môi trường sống công nghiệp, hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, việc lựa chọn áp dụng một số nét tiêu biểu của các đặc tính trên về cơ bản chỉ thể hiện được tính hình thức của hình khối, không gian kiến trúc nhất định.

Nhóm đặc tính mang tính “tiêu cực - chủ quan”Các yếu tố thuộc nhóm đặc tính mang tính “tiêu cực -

chủ quan” chủ yếu được hình thành và tồn tại từ bối cảnh của một nền kinh tế, văn hoá, xã hội lạc hậu kém phát

triển, từ phong tục tập quán, phương thức sống thiếu cơ sở khoa học, tập tục mê tín dị đoan hay những tệ nạn xã hội… Ví dụ như nhà sàn dân tộc thiểu số với không gian ở bên trên gắn kết với khu vực chăn nuôi bên dưới gây ô nhiễm môi trường, hệ thống cửa đi, cửa sổ công trình có lưới thép, hoa sắt bảo vệ do tệ nạn trộm cắp, bạo lực tồn tại trong đời sống đô thị hay các chi tiết kiến trúc, bình phong trừ ma quỷ đặt trước cửa công trình… chính vì thế các đặc điểm thuộc nhóm trên không đại diện cho bản sắc truyền thống mang tính tích cực, khoa học, không phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại, nhân văn.

CÁC CẤP ĐỘ TRONG GIỮ GÌN GIÁ TRỊ BẢN SẮC DÂN TỘC, ĐỊA PHƯƠNG TRONG KIẾN TRÚC NGÀY NAY

Nhằm mục đích nghiên cứu xây dựng các định hướng tạo lập bản sắc kiến trúc địa phương, có thể phân loại và hệ thống hoá các cấp độ khác nhau liên quan đến tạo lập giữ gìn và phát huy bản sắc kiến trúc như sau:• Tạo lập tính bản địa – địa phương• Tính dân tộc • Tính quốc tế và vấn đề toàn cầu hóa• Tạo lập bản sắc kiến trúc công trình

Tạo lập tính bản địa, địa phươngBất kỳ công trình kiến trúc nào cũng gắn liền với một

không gian kiến trúc, nhân tạo và tự nhiên xung quanh; Nói rộng hơn là không gian tự nhiên, nhân tạo và xã hội của địa phương mà công trình hay dự án được triển khai. Việc đảm bảo sự hòa hợp, thống nhất với tính đặc thù về điều kiện tự nhiên, khí hậu, văn hóa xã hội của địa phương là rất cần thiết. Xét trong phạm vi hẹp, mỗi công trình, nhóm công trình gắn liền với một khu đất có đặc điểm riêng, đồng thời nằm trong tổng thể không gian cảnh quan của khu vực.

Ở các địa phương, chúng ta có thể tạo lập tính đặc thù, giữ gìn bản sắc kiến trúc truyền thống nếu tạo điều kiện về vật chất, chính sách thích hợp cũng như khuyến khích các cộng đồng duy trì và phát triển văn hoá của riêng mình với một diện mạo kiến trúc riêng. Trong không gian kiến trúc địa phương đó các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch, các nhà tư vấn chuyên ngành sẽ giúp người dân chọn lựa và truyền tải những yếu tố đặc thù của văn hoá truyền thống sang “ngôn ngữ kiến trúc” thông qua việc thiết kế những kiểu nhà ở, không gian sinh hoạt cộng đồng, biểu trưng, các hình thái vật chất và tinh thần thể hiện được bản sắc văn hoá kiến trúc của mỗi khu vực, địa phương.

Kiến trúc “xanh”, kiến trúc “hữu cơ” hoà nhập tự nhiên, cảnh quan khu vực dễ hòa nhập với kiến trúc và cảnh quan không gian địa phương đồng thời phù hợp với xu hướng kiến trúc bền vững của thế giới. Đặc điểm khí hậu rất nóng về mùa hè, lạnh về mùa đông, lượng mưa hàng năm tương đối lớn cần một hình thức kiến trúc đảm bảo chống nóng, lạnh, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng. Không nên đưa các công trình cao tầng bọc nhôm kính quá nhiều vào khu vực của dự án. Không nên quy định mang tính áp đặt các hình thức kiến trúc được coi là truyền thống

Các công trình đình, đền, chùa, miếu có thiết kế riềm mái cong thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên

47 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

như mái dốc, mái cong. Nên sử dụng các hình thái và vật liệu kiến trúc bền vững có tính cách nhiệt, tiết kiệm năng lượng trong sử dụng.

Tính dân tộc Như trên đã nhận định, một công trình ngoài bản

sắc kiến trúc địa phương còn phải là sự hiện thân của bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, tinh hoa kiến trúc và nghệ thuật truyền thống nói riêng. Cần chắt lọc và thấm nhuần các tinh hoa của bản sắc dân tộc và kiến trúc truyền thống, không đi theo xu hướng lạm dụng các chi tiết hiện hữu mang tính vật thể của truyền thống. Tính chân – thiện – mỹ, tính cộng đồng, tính nhân văn, tính hòa hợp thiên nhiên, những nét tinh hoa của văn hoá vật thể – phi vật thể và hệ tư tưởng dân tộc, sự hòa nhập trong kiến trúc của thơ ca, văn học, hội họa, tạo hình... là những yếu tố của bản sắc dân tộc mà dự án có thể khai thác sử dụng.

Tính quốc tế và hội nhậpXu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã có tác

động rất mạnh mẽ tới lĩnh vực phát triển kiến trúc xây dựng tại mỗi quốc gia và địa phương khác nhau. Trong kiến trúc, quy hoạch xây dựng phát triển đô thị, toàn cầu hóa về cơ bản có tính chất hai mặt: Mặt tích cực là việc ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, vật liệu hiện đại xây dựng những công trình đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của đời sống con người; Mặt tiêu cực là sự chi phối, ảnh hưởng của các xu hướng, trào lưu kiến trúc và bản sắc văn hóa khác nhau trên thế giới làm xóa nhòa bản sắc kiến trúc đặc trưng của mỗi vùng, mỗi quốc gia.

Trong nhiều trường hợp không có danh giới rõ ràng giữa hai yếu tố trên. Việc ứng dụng khoa học công nghệ cao không phù hợp với điều kiện, đặc điểm của một dự án sẽ để lại hậu quả. Ngược lại, các hình thái văn hóa kiến trúc tiên tiến của thế giới được ứng dụng hợp lý sẽ tạo ra các hình thái và bản sắc kiến trúc mới, phong phú đặc trưng cho mỗi khu vực và quốc gia.

Tính quốc tế và toàn cầu hóa là yêu cầu tất yếu và quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và mọi

mặt của cuộc sống con người thế kỷ XXI. Nhiệm vụ của mỗi quốc gia là vận dụng sáng tạo các thành tựu của khoa học, công nghệ tiên tiến phù hợp với đặc điểm, điều kiện mỗi khu vực hay quốc gia phục vụ cuộc sống con người.

Trong nhiều thập kỷ trở lại đây ở hầu hết các nước phát triển, xu hướng xây dựng nền kiến trúc mang mầu sắc văn hóa đặc thù của mỗi quốc gia đã trở thành cấp thiết và phổ biến. Trào lưu“hiện đại hóa kiến trúc bản địa, kiến trúc dân tộc” và ngược lại xu thế “dân tộc hóa, địa phương hóa kiến trúc hiện đại” đã diễn ra sôi nổi tại nhiều nước trên thế giới.

Tạo lập bản sắc kiến trúc Bên cạnh việc xác định và phát huy giá trị bản sắc địa

phương, dân tộc trong xu hướng hội nhập toàn cầu hoá, một trong các tiêu trí hàng đầu đảm bảo giá trị sáng tác kiến trúc là mang lại phong cách, bút pháp hay hình thái kiến trúc đặc thù cho công trình, tổ hợp công trình hay một một thành phố, làng xã.

Một ví dụ cụ thể là trong quy hoạch cần tạo ra được sự kết nối hài hoà hữu cơ giữa các công trình, giữa kiến trúc với môi trường thiên nhiên, xã hội. Khai thác, tối ưu hoá những mặt mạnh của thiên nhiên, xã hội, khắc phục những bất lợi của môi trường và điều kiện xã hội, tạo ra các không gian đô thị tràn ngập trong môi trường xanh, tự nhiên. Sử dụng nhiều thủ pháp khoa học tạo lập bản sắc trong quy hoạch từ việc tổ hợp các công trình hợp khối có bố cục chặt, mật độ xây dựng cao tạo hiệu quả sử dụng và không khí – cảm quan đô thị kết hợp với các không gian mở, hoà nhập thiên nhiên tạo cảm ứng thiên nhiên – nhân tạo hài hòa. Bố cục không gian công cộng như công viên, quảng trường, vườn hoa, cây xanh, sân vườn... hài hoà với địa hình, cảnh quan, tính chất khu vực. Không trồng cây và bố trí các diện tích cây xanh dàn trải, đều đều mà cần có bố cục chính – phụ rõ ràng. Các cây cao, tạo bóng mát hài hoà với những thảm cỏ tự nhiên, kết hợp với các khóm cây cảnh trang trí sẽ tạo ra những không gian xanh có giá trị về thẩm mỹ và góp phần tạo nên bản sắc kiến trúc, quy hoạch.

Các không gian chuyển tiếp giữa trong và ngoài công trình, giữa công trình và tự nhiên, giữa các công trình với nhau nên khai thác trong thiết kế xây dựng. Về hình khối công trình và các chi tiết mặt đứng cần chú trọng đặc biệt về tỷ lệ, hình khối không gian, giữa các mảng đặc và rỗng, giữa chính và phụ, giữa phần tường và cửa. Giữa các công trình trong một nhóm và mở rộng hơn là trong một dự án lớn, một khu đô thị, nông thôn cần có một ngôn ngữ kiến trúc thống nhất trong sự biến đổi đa dạng về tổ hợp không gian hình khối và chi tiết công trình.

Mỗi công trình cần có một hình thái kiến trúc hoặc biểu tượng riêng khác với các công trình khác nhưng lại nằm trong một ngôn ngữ, một hình thái đặc thù của địa phương. Hình thái và biểu tượng có thể được khai thác sử dụng dưới dạng một thành phần hoặc công trình kiến trúc, một dạng tổ hợp không gian, một hình thái sân vườn hay một gam mầu hoặc vật liệu đặc trưng được sử dụng... Nhưng hình thái và biểu tượng có chiều sâu lại cần phải được nghiên

Kiến trúc “xanh” dễ hòa nhập với kiến trúc và cảnh quan không gian địa phương đồng thời phù hợp với xu hướng kiến trúc bền vững của thế giới

48 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

cứu, thể hiện bằng ngôn ngữ kiến trúc đặc thù. Trong thiết kế công trình không áp đặt hình thức kiến trúc mô phỏng theo truyền thống hay hiện đại mà chú trọng vào tính đặc thù của công năng.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC KIẾN TRÚC ĐỊA PHƯƠNG

Kiến trúc, quy hoạch là một lĩnh vực khoa học kết hợp trong nó rất nhiều các lĩnh vực nghệ thuật từ hội hoạ, tạo hình, âm nhạc đến các lĩnh vực khác như tâm lý học, triết học, xã hội học, kinh tế học… Lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật không có giới hạn và công thức cụ thể mà phụ thuộc vào các quan điểm, trường phái, khuynh hướng khác nhau. Do vậy, việc lựa chọn giải pháp cho công tác phát huy bản sắc kiến trúc địa phương cũng không áp đặt các nguyên tắc cứng nhắc theo những công thức cố định mà đòi hỏi nghiên cứu xây dựng một số định hướng cơ bản trong quá trình tư vấn thiết kế, thi công xây dựng và sử dụng công trình.

Bảo tồn các giá trị truyền thống kiến trúc địa phương từ đồ án quy hoạch, thiết kế kiến trúc và xây dựng

Việc bảo tồn, phát huy các giá trị của bản sắc kiến trúc cần được nghiên cứu, xem xét từ vĩ mô đến vi mô, từ tổng thể đến chi tiết, từ đặc điểm, hình thái quy hoạch của đô thị, nông thôn, khu đô thị cho đến các công trình kiến trúc cụ thể. Như Le Corbusier đã nói: Quy hoạch là “nghệ thuật tổ chức không gian”, “nghệ thuật xắp xếp và bố cục không gian”. Bản chất của kiến trúc quy hoạch là tạo lập môi trường sống cho con người. Với đồ án quy hoạch khoa học, nhân văn các kiến trúc sư quy hoạch và cả các nhà quản lý quy hoạch góp phần cơ bản làm cho con người gắn kết với nhau, gần gũi nhau, tương tác lẫn nhau thúc đẩy xã hội phát triển. Ngược lại đồ án quy hoạch kém chất lượng không chỉ kìm hãm phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội mà còn làm cô độc hoá con người và xã hội, kìm hãm xã hội phát triển theo hướng nhân văn và xu thế tiến bộ của thời đại văn minh.

Từ các phân tích thực tế trên ta thấy rằng quy hoạch và kiến trúc có một vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống nói chung, bản sắc kiến trúc mỗi địa phương, vùng miền nói riêng. Trong quy

Trong thiết kế công trình không áp đặt hình thức kiến trúc mô phỏng theo truyền thống hay hiện đại mà chú trọng vào

tính đặc thù của công năng

hoạch, thiết kế kiến trúc, phát triển đô thị hiện nay các giá trị truyền thống, tính chân – thiện – mỹ, tính đoàn kết, liên kết cộng đồng xã hội, quan hệ khăng khít gia đình, kính trọng tổ tiên, tôn trọng trật tự xã hội, thân thiện với thiên nhiên cần được phát huy. Quy hoạch đô thị, nông thôn đến thiết kế khu chung cư, căn hộ, nhà ở biệt thự, liền kề trong các khu đô thị mới cần tạo ra tính kết nối gia đình, cộng đồng, tính hoà nhập cảnh quan thiên nhiên. Các không gian ở, phòng ở bên cạnh tính riêng biệt cần có sự liên kết về vật thể, phi vật thể khuyến khích sự giao tiếp gia đình. Mô hình nhà ở nhiều thế hệ rất phù hợp với nền tảng đạo đức gia đình truyền thống Việt Nam.

Tạo lập bản sắc đặc thù, phát huy giá trị truyền thống trong quy hoạch xây dựng, thiết kế phát triển đô thị đang là một vấn đề đặt ra trước đòi hỏi của quá trình đô thị hoá và toàn cầu hoá. Khai thác những những lợi thế từ thiên nhiên, chắt lọc truyền thống tìm ra các đặc điểm tích cực, nhân văn phù hợp với xu thế thời đại là hết sức quan trọng, góp phần phát triển đô thị bền vững.

Tạo lập và phát huy giá trị bản sắc thông qua các yếu tố tinh thần và đặc thù con người, xã hội địa phương

Ngày nay, trong quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới cũng như ở Việt Nam, hầu như những yếu tố vật thể giải quyết các nhiệm vụ về công năng, đặc trưng cho hình thái vật chất của mỗi địa phương hay đô thị như kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội thường được coi trọng và quan tâm hàng đầu thì dường như các yếu tố tinh thần, phi vật thể đặc trưng cho bản sắc ít được quan tâm. Tinh hoa văn hoá địa phương và giá trị tinh thần chính là linh hồn của những yếu tố vật chất của môi trường tự nhiên và môi trường xây dựng, kiến trúc. Những yếu tố tinh thần như văn hóa, lịch sử, phong cách, phong tục tập quán, lối sống là nền tảng tinh thần quan trọng hình thành nên bản sắc địa phương. Như vậy, muốn tạo lập và phát huy giá trị bản sắc kiến trúc địa phương ngoài các công cụ vật chất, việc điều tra, nghiên cứu, đánh giá, ứng dụng các yếu tố tinh thần và đặc thù con người, xã hội địa phương là rất quan trọng và cần thiết.

Xây dựng nền kiến trúc Việt Nam nói chung, kiến trúc các vùng miền, địa phương nói riêng tiên tiến, hiện đại, có bản sắc đặc thù địa phương là nhiệm vụ khó khăn nhưng hết sức cần thiết, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập. Đây là sự nghiệp lâu dài và liên tục không thể áp đặt và không có một công thức hay phương pháp xác định bởi kiến trúc là lĩnh vực sáng tác nghệ thuật vô cùng phong phú, đa dạng, không giới hạn. Để thực hiện mục tiêu trên cần có sự chỉ đạo thống nhất ở tầm vĩ mô, kết hợp quản lý và chỉ đạo chặt chẽ từ các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn, các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, các nhà nghiên cứu trên mọi lĩnh vực.

* Trưởng khoa Quản lý đô thị - Học viện AMC

49 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

KHÍA CẠNH THỜI GIAN

Ths.KTS. Lê Xuân Hùng*

TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN GẮN KẾT

GIỮA LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HÓA VÀ KHU ĐÔ THỊ MỚI

Tóm tắt: Khía cạnh thời gian đóng vai trò quan trọng trong các lý thuyết về cấu trúc không gian đô thị. Luận điểm của những lý thuyết này có giá trị tích cực trong gắn kết những không gian trong đô thị. Đô thị Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa, mở rộng ra nhiều khu vực làng xóm nông nghiệp. Sự gắn kết giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hóa đã đặt ra nhiều thách thức nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của Thủ đô. Trong đó, việc gắn kết các thực thể đô thị cần đảm bảo tính thời gian trong hoạt động sử dụng và sự ổn định, gắn kết các cộng đồng dân cư.

Từ khoá: Tính thời gian, tổ chức không gian, không gian gắn kết, làng xóm đô thị hoá, khu đô thị mới, phát triển đô thị bền vững.

Abstract: Time aspect plays an important role in the theories of urban space structure. The viewpoints of these theories have positive values in cementing urban spaces. Hanoi city is in the process of urbanization, enlargement to many agricultural villages. The cohesion between new urban areas and urbanized villages has posed many challenges towards the sustainable development of the capital, in which, the association of urban entities should ensure the time aspect in the usage and the stability, cohesion among communities.

Key words: Time aspect, space organization, coherent space, urbanized villages, new urban areas, sustainable urban development.

Nhận ngày 01/9/2016, chỉnh sửa ngày 05/9/2016, chấp nhận đăng ngày 12/9/2016

50 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

KHÍA CẠNH THỜI GIAN TRONG TỔ CHỨC KHÔNG GIANThời gian là chiều cạnh thứ 4 trong tổ chức không gian

[3]. Sự chuyển động của thời gian đòi hỏi các đặc tính hoạt động trong không gian đô thị. Không gian đô thị chịu tác động ở 2 khía cạnh: 1) Hoạt động và môi trường cảnh đô thị biến đổi theo từng chu kỳ thời gian (ngày, tháng, năm… ); 2) Lưu dấu về biểu hiện vật chất đô thị qua thời gian.

Trong khía cạnh của sự biến đổi theo chu kỳ tác động tới sử dụng không gian đô thị. Mỗi ngày, không gian được cảm thụ khác nhau bởi các hình ảnh bóng đổ công trình thay đổi xuống bề mặt. Trong từng mùa, khung cảnh môi trường đô thị thay đổi tác động tới cảm nhận, lôi cuốn con người. Do đó, thiết lập không gian đô thị cần phản ánh sự chuyển động của thời gian [5]. Bên cạnh đó, sự chuyển động của thời gian gián tiếp tác động tới những yếu tố kinh tế - xã hội, do đó nó cần được kiểm soát để đưa vào những

hoạt động phù hợp theo từng thời điểm, tránh sự chồng lấn, xung đột hoặc bổ trợ lẫn nhau. Theo J.Jacob “tính đa dạng” của không gian đô thị được hình thành bởi sự tham gia hoạt động vào mọi thời gian, dẫn tới hình thành không gian hỗn hợp cho các thời điểm khác nhau [4]. Hay K. Lynch coi những không gian an toàn khi có hoạt động trong ngày, trong giờ làm việc, có thể sẽ trở nên không an toàn khi không còn trong ngày, giờ làm việc [6]. Điều này là cơ sở để hình thành ý tưởng “thành phố 24h” tại các đô thị châu Âu và Bắc Mỹ nhằm cho phép diễn ra các hoạt động kinh tế và văn hoá ngoài thời gian làm việc ban ngày [3].

Trong chuỗi thời gian dài hơn, không gian còn chứa đựng các biểu hiện của quá khứ - hiện tại - tương lai. Các biểu hiện này là những công trình, biểu tượng, vật liệu, màu sắc và sự tác động của thiên nhiên [2]. Vì thế, thiết lập không gian đô thị là sự tiếp diễn, biểu đạt cho tính liên tục trong

Việc lựa chọn ra quyết định đầu tư theo hình thức PPP phụ thuộc vào nhiều yếu tố, có nhiều phương pháp để so sánh lựa chọn

Hình ảnh hoạt động ban đêm của một không gian công cộng điển hình tại thành phố Amsterdam

51 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

“Khu đô thị mới” và “làng xóm đô thị hóa” là những biểu hiện của đô thị hóa tại Hà Nội. Sức ép kinh tế, gia tăng dân số đã tác động tới sự “dịch lại gần nhau” của những không gian này, nảy sinh và tạo lập những không gian thiếu định tính, nhiều mâu thuẫn về hoạt động sử dụng, khiến những khu vực trở thành những không gian phân tách trong khi đáng ra phải là sự gắn kết như định hướng phát triển chung của chính quyền đô thị.

Tại đây, các biểu hiện mâu thuẫn về hoạt động kinh tế như: (1) Mâu thuẫn về sử dụng không gian cho các hoạt động thương mại dịch vụ, đặc biệt cho nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp của người dân làng xóm đô thị hóa. Trong khi nhu cầu về hoạt động dịch vụ cao nhưng phần không gian cho hoạt động này bên phía làng xóm đô thị hóa là thấp, dẫn tới sự tràn sang lấn chiếm bên phía khu đô thị mới, khi mà nhu cầu về hoạt động dịch vụ thương mại thấp nhưng không gian lại có nhiều hơn. (2) Sự gia tăng hoạt động thương mại dịch vụ, giao thông của làng xóm đều chuyển hướng về đây dẫn tới tình trạng quá tải thường xuyên xảy ra. Cá biệt, tại một số khu vực chưa có mạng giao thông đồng bộ, lòng đường hẹp, không cân đối vỉa hè giữa 2 bên vấn đề trên lại càng làm trầm trọng hơn.

Về hạ tầng xã hội, một số công trình công cộng như nhà trẻ, trường học bên phía làng xóm đô thị hóa buộc phải đáp ứng cho một lượng không nhỏ dân cư khu đô thị mới. Các khu cây xanh trở nên thiếu thốn trầm trọng.

Sự thiếu thốn tác động tới sự hình thành các không gian tự phát tại các công trình chung cư tại khu đô thị mới. Kết quả này ảnh hưởng mạnh mẽ tới việc phát triển thiếu kiểm soát, bất ổn tại khu vực. Do vậy, đề giải quyết thực trạng trên và tổ chức không gian có tính liên tục giữa quá khứ - hiện tại – tương lại, nhiệm vụ được đặt ra gồm:

- Gắn kết với định hướng phát triển chung: Tuân thủ và thích nghi mềm dẻo với biến động đô thị.

- Gắn kết về không gian sử dụng: Không gian có vai trò

gắn kết thời gian [2]. Bên cạnh đó, tạo lập không gian đô thị “có ý nghĩa” cần mang lại giá trị gợi nhớ lại những “ký ức của xã hội” [3]. Do vậy, thiết lập sự biến đổi không gian chỉ nên diễn ra từng phần và tránh sự xáo trộn biến đổi khác biệt hoàn toàn [2]. Theo J. Jacob, thiết lập sự đa dạng trong đô thị cần lưu giữ và bảo tồn những công trình cũ, đặc trưng của quá khứ [4], hoặc có sự thích nghi với biến động tương lai [5], [6].

KHU VỰC VEN ĐÔ HÀ NỘI VÀ CÁC VẤN ĐỀ VỀ GẮN KẾT KHÔNG GIAN GIỮA KHU ĐÔ THỊ MỚI VÀ LÀNG XÓM ĐÔ THỊ HÓA

Theo quy hoạch chung thành phố Hà Nội, khu vực đô thị mở rộng Hà Nội bao gồm các khu vực nội đô mở rộng, các chuỗi đô thị, vùng đệm cây xanh, và các đô thị sinh thái [1]. Trong khoảng 2 thập kỉ gần đây, sự phát triển đã biến đây thành khu vực cung cấp nguồn lao động dồi dào, quỹ đất lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng cho thành phố, mang một diện mạo mới biểu hiện xen trộn giữa mới và cũ, giữa “đô thị” với “nông thôn”.

Hình thái đô thị tại khu vực Trung Hòa –Nhân Chính, Hà Nội

Biểu đồ 2. Biểu đồ mô tả tần suất hoạt động tại khu vực tiếp giáp giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá

Biểu đồ 1. Biểu đồ mô tả mức độ biến đổi không gian cho các hoạt động phi nông nghiệp giữa khu đô thị mới và làng xóm đô thị hoá

52 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

và gắn kết với các không gian lân cận nhằm bổ sung vào chuỗi thời gian hoạt động của toàn đô thị.

- Gắn kết trong hoạt động sử dụng không gian: Đảm bảo cho các hoạt động đa dạng đang diễn ra trong mọi thời điểm.

- Có tính đặc trưng: Mang đặc trưng của đô thị mở rộng, hài hòa giữa quá khứ và hiện đại, kế thừa và phát triển thông qua các biểu hiện về kiến trúc – cảnh quan.

GIẢI PHÁP TỔ CHỨC GẮN KẾT KHÔNG GIAN THEO KHÍA CẠNH THỜI GIAN

Tổ chức không gian chia sẻ Không gian được sử dụng cho nhiều đối tượng, được

thiết lập và phân bố tạo lập vùng phục vụ giao thoa và đan xen, không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố tầng bậc quản lý hành chính. Không gian chia sẻ hình thành là phù hợp, bổ

trợ cho nhu cầu sử dụng của dân cư khu đô thị mới và dân cư trong làng xóm đô thị hóa cho những hoạt động hàng ngày như nghỉ, vui chơi, tập luyện, gặp gỡ.

Chia sẻ không gian cho những hoạt động thiết yếu như dừng đỗ xe, điểm vui chơi, tập luyện thể thao với việc tận dụng một phần những không gian mở bên ngoài các chung cư, các công viên sẵn có, hoặc cải tạo bổ sung các tầng hầm bên dưới những khu cây xanh, đồng thời tạo nên sự sống động, phòng ngừa các vấn đề gây bức xúc và tạo sự mất ổn định trong những khu vực phát triển này.

Thiết lập tính đa dạngĐặc tính đa dạng đáp ứng các hoạt động khác nhau

trong cùng một thời điểm. Không gian được thiết kế phù hợp cho nhiều hoạt động về dịch vụ, buôn bán, làm việc; nhiều hoạt động nghỉ ngơi, giải trí; những hoạt động về giao thông đi lại. Vận dụng lý thuyết về khoảng cách riêng tư và công cộng, các hoạt động được phân bố phù hợp. Phạm vi gần nhà thiết lập không gian riêng tư, cá nhân như bán hàng, mua hàng; không gian công cộng được bố trí kế tiếp dành cho hoạt động gặp gỡ, trao đổi; vùng không gian xa hơn dành cho các hoạt động xã hội như đi lại, quan sát.

Đặc tính đa dạng đáp ứng hoạt động trong những khoảng thời gian khác nhau. Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng, việc tích hợp các hoạt động tại những thời điểm khác nhau là cần thiết. Các không gian tuyến dịch chuyển tốc độ thấp có thể không sử dụng phân tách giữa vỉa hè và lòng đường nhằm đảm bảo tính chuyển đổi công năng linh hoạt. Các không gian mở của các chung cư, nhà cao tầng được kết nối thuận tiện tới các lối đi bộ nhằm kết hợp cho các hoạt động văn hoá, biểu diễn trong khu vực v.v…

Những giải pháp đưa ra đã giải quyết một phần vấn đề hạn hẹp quỹ đất đai và phù hợp với những biểu hiện hiện nay. Các không gian chia sẻ được thiết lập không chỉ gắn kết, giao lưu văn hoá giữa các cộng đồng, mà còn là không gian thực thể cho thiết lập các chuyển giao kết nối giao thông giữa các khu vực và giữa các phương tiện giao thông khác nhau.

Các lý luận quy hoạch và tổ chức không gian cho thấy việc gắn kết sử dụng không gian không chỉ nhắm tới những hình ảnh, biểu tượng đặc trưng mà cần gắn kết với những giá trị sử dụng theo thời gian, của các đối tượng dân cư đang sinh sống tại đây. Việc gắn kết này không chỉ mang lại các giá trị kinh tế cho khu vực, mà còn mang những giá trị tinh thần gắn kết các cộng đồng dân cư cũ và mới, đô thị và nông thôn. Vận dụng các lý thuyết này là một hướng giải quyết những tồn tại, mâu thuẫn về không gian và hoạt động giữa khu đô thị mới với làng xóm đô thị hóa tại Hà Nội nói riêng và các đô thị Việt Nam nói chung. Những kết quả đạt được không những mang lại sự ổn định, bền vững phát triển của đô thị Hà Nội, mà còn mang tới những bài học tích cực cho quá trình đô thị hóa tại nhiều khu vực khác trên cả nước.

*Khoa Quy hoạch Đô thị và Nông thôn , ĐH Kiến trúc Hà Nội

Tổ chức đa dạng hoạt động trên không gian gắn kết

Tài liệu tham khảo[1]. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 1259/

QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

[2]. Alexander, C. (1987). A new theory of urban de-sign, Oxford University Press.

[3]. Carmona, M. (2010). Public places, urban spac-es: the dimensions of urban design, Routledge.

[4]. Jacobs, J. (2010). “The Death and Life of Great American Cities.” The Blackwell City Reader. London: John Wiley & Sons: 273-278.

[5]. Lynch, K (1972), What time is this place?, MIT Press.

[6]. Lynch, K. (1984). Good city form, MIT press.

53 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TỪ KHI LUẬT XÂY DỰNG SỐ 50/2014/QH13 NGÀY 18/6/2014 CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH ĐẾN NAY

Sau gần 10 năm áp dụng Luật Xây dựng 2003, ngày 18 tháng 6 năm 2014 Quốc hội nước ta đã thông qua Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (sau đây viết tắt là Luật Xây dựng 2014) thay thế cho Luật Xây dựng 2003 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 (ngày có hiệu lực của Luật Xây dựng 2014). Để cụ thể hóa Luật Xây dựng 2014, Chính phủ đã ban hành 06 Nghị định, trong đó có 04 Nghị định liên quan đến cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng đó là: Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng; Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Đồng thời Bộ Xây dựng cũng ban hành nhiều Thông tư để hướng dẫn cụ thể thi hành các Nghị định này như: Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng; Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng; Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

Về cơ bản, cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng giai đoạn này kế thừa các nội dung đã được quy định trong giai đoạn trước. Tuy nhiên, cũng có một số thay đổi, điều chỉnh, cụ thể:

(I) Bước đầu đã hình thành cơ chế

Cùng với sự đổi mới cơ chế quản lý đầu tư xây dựng, trong thời gian qua cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng cũng đã có những đổi mới, bước đầu phát huy tác dụng trong việc quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng. Những đổi mới về cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng qua các thời kỳ đã góp phần tạo nền tảng và thiết lập cơ sở cho hoạt động đầu tư xây dựng theo cơ chế của nền kinh tế thị trường, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nhà nước thống nhất quản lý chi phí trên cơ sở ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, nguyên tắc và phương pháp lập, điều chỉnh đơn giá, dự toán, định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi phí. Việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng đã được phân cấp phù hợp với nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình, giảm dần sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước và tạo sự chủ động cho các chủ thể tham gia hoạt

động đầu tư xây dựng đối với việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Quá trình đổi mới cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng là quá trình vận động liên tục, mang tính kế thừa và phát triển, những đổi mới trong thời gian qua đã góp phần tạo nên những thành tựu và đổi mới chung của ngành Xây dựng. Trong khuôn khổ bài báo, tác giả trình bày quá trình thay đổi, phát triển của cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ khi Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2014 có hiệu lực thi hành đến nay.

CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC -NHỮNG ƯU ĐIỂM, HẠN CHẾ

SỐ 50/2014/QH13

* Nguyễn Bắc Thủy** PGS.TS. Trần Văn Tấn

UẬT XÂY DỰNG L

54 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

quản lý chi phí đầu tư xây dựng cho từng nguồn vốn đầu tư thông qua việc định hướng, kiểm soát của Nhà nước vào quá trình hình thành, xác lập và điều chỉnh chi phí đầu tư xây dựng.

(II) Đề cao vai trò tiền kiểm trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng các cấp.

(III) Phạm vi điều chỉnh của cơ chế quản lý chi phí được áp dụng cho tất cả các dự án sử dụng vốn Nhà nước bao gồm cả các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), không phân biệt giá trị phần vốn của Nhà nước tham gia đầu tư trong dự án.

(IV) Hạn chế thẩm quyền của chủ đầu tư trong việc quyết định một số vấn đề liên quan đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước (người quyết định đầu tư phê duyệt dự toán xây dựng; dự toán chi phí xây dựng phải được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định; sử dụng định mức xây dựng do Bộ Xây dựng công bố hoặc thỏa thuận để các cơ quan có thẩm quyền công bố đối với các định mức đặc thù; chủ đầu tư chỉ được điều chỉnh dự toán xây dựng, giá hợp đồng trong phạm vi của dự toán, giá gói thầu được phê duyệt). Quy định này nhằm khắc phục tình trạng lạm dụng quyền hoặc ngược lại có những chủ đầu tư không dám đưa ra quyết định đối với các vấn đề liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng của cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong thời kỳ trước.

(V) Quy định về điều chỉnh tổng mức đầu tư được quy định một cách mềm dẻo hơn bằng việc bổ sung quy định cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư trong trường hợp chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt.

(VI) Bổ sung thêm một chỉ tiêu chi phí đầu tư mới đó là “dự toán gói thầu” hay còn được gọi là giá gói thầu. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng, nhằm

xác định chính xác chi phí cần thiết cho một gói thầu cụ thể tương ứng với mặt bằng giá cả tại thời điểm lựa chọn nhà thầu. Chỉ tiêu này trước kia chưa được coi trọng và vì vậy nó được đồng nhất với dự toán xây dựng.

NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ TỒN TẠI CỦA CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HIỆN NAY

Quá trình thay đổi, điều chỉnh và phát triển của cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng đã đóng góp không nhỏ cho việc đổi mới quản lý đầu tư xây dựng công trình theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước tiếp cận với thông lệ thế giới:

(I) Cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng hiện nay đã quy định chặt chẽ, phù hợp hơn với thực tiễn quản lý chi đầu tư xây dựng.

(II) Nâng cao vai trò của cơ quan quan lý Nhà nước trong nhiệm vụ định hướng, tạo thị trường cạnh tranh bình đẳng và minh bạch (Nhà nước công bố định mức, suất vốn đầu tư, chỉ số giá, hướng dẫn lập và quản lý chi phí).

(III) Bước đầu đã đề ra cơ chế quản lý chi phí cho phù hợp với từng nguồn vốn đầu tư, trong đó “xiết chặt” quản lý nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (sử dụng định mức do Nhà nước công bố; chi phí đầu tư xây dựng phải được các cơ quan chuyên môn về xây dựng của Nhà nước thẩm định) và các dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách (bao gồm cả dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư -

PPP) được Nhà nước quản lý, kiểm soát nhằm khắc phục tình trạng nâng giá để tăng chi phí sản xuất kinh doanh, tăng thời gian vận hành dự án.

(IV) Tạo cơ chế định giá sản phẩm xây dựng cho phù hợp với đặc tính của từng loại công trình, quy mô của từng công trình, phù hợp với mặt bằng giá thị trường và phân định được việc quản lý chi phí xây dựng giai đoạn tiền hợp đồng và giai đoạn thực hiện hợp đồng.

(V) Phân định và nâng cao vai trò, trách nhiệm của các chủ thể trong từng khâu của quá trình quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

(VI) Bước đầu đã hình thành được đội ngũ tư vấn quản lý chi phí đầu tư xây dựng “chuyên nghiệp” thông qua việc đào tạo và cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng, tiến tới là sát hạch trình độ của đội ngũ này để cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng.

(VII) Xây dựng và hoàn thiện dần hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc xác lập và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng.

(VIII) Vai trò của hợp đồng xây dựng được nâng cao.

(IX) Công tác thanh toán, quyết toán vốn đầu tư đã được gắn chặt với công tác thanh toán, quyết toán hợp đồng xây dựng. Phân định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, trong đó đặc biệt là định rõ chức năng của Kho bạc Nhà nước đúng với bản chất là cơ quan “giữ tiền hay thủ quỹ của Nhà nước”.

Đề cao vai trò tiền kiểm trong công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng thông qua việc thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng các cấp

55 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Bên cạnh đó, cơ chế quản lý chi phí hiện nay cũng vẫn tồn tại một số nội dung còn chưa phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thông lệ quốc tế, như:

(I) Các công cụ để quản lý chi phí xây dựng và cơ sở dữ liệu để hình thành chi phí đầu tư xây dựng (định mức, đơn giá, giá cả các yếu tố chi phí, chỉ số giá xây dựng,…) còn nhiều bất cập:

+ Còn mang tính bình quân chung, chưa phản ánh được bản chất riêng của từng công trình, không phản ánh được sự khác biệt giữa các giải pháp thiết kế xây dựng và biện pháp tổ chức thi công xây dựng công trình, dẫn đến sai số lớn.

+ Còn chưa theo kịp với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật trong xây dựng, dẫn đến tình trạng nhiều chỉ tiêu (định mức) còn quá cao hoặc quá thấp so với mức hao phí thực tế.

+ Nhiều chỉ tiêu định mức còn lạc hậu, không kịp thời cập nhật cho phù hợp với những thay đổi của thị trường.

+ Các nhà thầu gần như chưa có cơ sở dữ liệu để định giá sản phẩm xây dựng riêng của mình, hầu hết sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố.

+ Hệ thống cơ sở dữ liệu chưa được chuẩn hóa và định kỳ cập nhật.

+ Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc định giá xây dựng ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư chưa đầy đủ, cụ thể là thiếu hệ thống định mức dự toán tổng hợp để xác định tổng mức đầu tư.

+ Quy định hiên hành về đơn giá xây dựng tổng hợp là chưa phù hợp.

+ Hệ thống cơ sở dữ liệu (định mức, đơn giá) vẫn do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc công bố, chưa được xã hội hóa. Do vậy, nó vẫn mang tính chủ quan, chưa phản ánh đúng yếu tố thị trường.

Sự bất cập này của hệ thống cơ sở dữ liệu đã dẫn đến tình trạng đối với những dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn Nhà nước nhiều chủ đầu và nhà thầu cố tình lờ đi những chỉ tiêu định mức có mức chi phí cao, còn những chỉ tiêu có mức chi phí không đủ để bù đắp chi phí thực tế thì sẽ kêu Nhà nước nhằm mục đích tư lợi, do tiền đầu tư là của Nhà nước.

(II) Chưa hình thành được phương pháp đo bóc khối (tiên) lượng chuẩn.

(III) Chi phí chung mặc dù đã được xác định theo loại công trình, quy mô của từng công trình, nhưng vẫn chưa tách biệt được chi phí quản lý công

trường và chi phí quản lý chung, dẫn đến không chính xác và không đầy đủ chi phí. Thêm vào đó, chưa có cơ chế định kỳ cập nhật chi phí này cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường.

(IV) Thiếu sự gắn kết giữa các điều khoản thương mại của hợp đồng xây dựng với việc xác lập chi phí đầu tư xây dựng giai đoạn tiền hợp đồng, đặc biệt là dự toán gói thầu.

(V) Thiếu cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng chung đối với các công trình đi qua nhiều địa bàn khác nhau.

(VI) Việc hình thành và sử dụng những tổ chức chuyên nghiệp về quản lý chi phí xây dựng để xác lập và kiểm soát chi phí xây dựng còn nhiều hạn chế. Hiện này, việc xác lập chi phí chủ yếu do một bộ phận của tư vấn thiết kế thực hiện.

(VII) Mức độ chính xác (sai số) trong công tác xác lập chi phí xây dựng tương ứng với mức độ đầy đủ của lượng thông tin đầu vào (mức độ chi tiết của thiết kế, giai đoạn thực hiện) chưa được đề cập đến.

(VIII) Mặc dù cơ chế thị trường đã được vận dụng vào công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, nhưng các yếu tố chi phí (vật liệu, nhân công, máy thi

Quá trình thay đổi, điều chỉnh và phát triển của cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng góp phần đổi mới quản lý đầu tư xây dựng công trình theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, từng bước tiếp cận với thông lệ thế giới

56 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

công) còn chưa thực sự được xác định theo thị trường, do một số thị trường các yếu tố sản xuất xây dựng còn chưa thực sự hoàn thiện hoặc chưa có.

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HIỆN NAY

Để khắc phục những tồn tại đối với công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng, xin đưa ra một số giải pháp sau:

(I) Xây dựng đồng bộ và kịp thời cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở tất cả giai đoạn đầu tư, trong tất các ngành, lĩnh vực nhằm hạn chế tình trạng có Luật nhưng không thi hành được trong thực tiễn do phải chờ Nghị định và Thông tư.

(II) Thiết lập cơ chế gắn liền công tác định giá xây dựng giai đoạn tiền hợp đồng phải được gắn với các điều khoản thương mại của hợp đồng xây dựng, nhằm nâng cao tính khả thi và chính xác của giá hợp đồng.

(III) Thiết lập một hệ thống các công cụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng và cơ sở dữ liệu phù hợp với cơ chế thị trường xây dựng, những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và được cập nhật kịp thời. Trong đó, phải từng bước xã hội hóa công tác xây dựng, công bố, cập nhật hệ thống công cụ và cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

(IV) Đối với hệ thống định mức xây dựng và giá xây dựng:

Trong ngắn hạnCần phải rà soát, sửa đổi hệ thống định mức hiện hành

cho phù hợp với những tiến bộ khoa học, trình độ quản lý, trình độ phát triển của ngành Xây dựng nhằm hạn chế những định mức lạc hậu và bổ sung những định mức chưa có trong hệ thống định mức xây dựng hiện hành. Đặc biệt, cần phải xây dựng hệ thống định mức dự toán theo hướng gắn liền các mức hao phí với công nghệ thi công (mỗi loại máy thi công có các mức hao phí khác nhau), xóa bỏ cơ chế hao phí định mức chung.

Cập nhật kịp thời hệ thống cơ sở dữ liệu về giá như: Giá vật liệu xây dựng, giá nhân công xây dựng, chỉ số giá xây dựng,... cho phù hợp với biến động của thị trường.

Trong dài hạnThiết lập cơ chế chủ đầu tư của các dự án sử dụng vốn

Nhà nước phải áp dụng định mức do Nhà nước ban hành/công bố, không chỉ áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và việc điều chỉnh các định mức này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Cần nghiên cứu thay đổi cách quản lý định mức xây dựng hiện nay theo hướng ban hành/công bố định mức năng suất: Định mức năng suất lao động, định mức năng suất máy,...) gắn liền với quy mô xây dựng. Đồng thời, cần nghiên cứu ban hành/công bố định mức xây dựng tổng hợp để phục vụ cho công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án (thiết kế cơ sở) – khi mà lượng thông tin đầu vào để xác lập chi phí đầu tư xây dựng còn hạn chế.

Hệ thống định mức tỷ lệ phải được định kỳ cập nhật (hàng năm) cho phù hợp với trình độ phát triển của nền

Thiết lập cơ chế chủ đầu tư của các dự án sử dụng vốn Nhà nước phải áp dụng định mức do Nhà nước ban hành

kinh tế nước ta, đặc biệt là trình độ phát triển của ngành Xây dựng từng thời kỳ. Song song với đó, từng bước nghiên cứu xây dựng, ban hành/công bố định mức hao phí lao động cho công tác tư vấn đầu tư xây dựng để làm cơ sở xác lập và kiểm soát chi phí tư vấn đầu tư xây dựng theo phương pháp lập dự toán “man-month”.

Chuẩn hóa quy định về đơn giá xây dựng tổng hợp, đồng thời xây dựng bổ sung hệ thống đơn giá xây dựng tổng hợp này theo đúng nghĩa “tổng hợp” – do lượng thông tin đầu vào để xác lập chi phí còn chưa đầy đủ (cho nhóm công tác xây dựng, bộ phận kết cấu, hạng mục công trình, công trình,…).

Hình thành cơ chế công bố giá các yếu tố chi phí đầu vào như vật liệu xây dựng theo quy mô xây dựng, nhằm đưa nguyên lý “tính kinh tế nhờ quy mô” vào thực tiễn quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

(V) Thiết lập cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng chung đối với các công trình đi qua nhiều địa bàn khác nhau, nhằm thống nhất việc xác lập và kiểm soát chi phí xây dựng.

(VI) Từng bước xây dựng, đào tạo, hình thành, sử dụng những tổ chức chuyên nghiệp về quản lý chi phí đầu tư xây dựng để xác lập và kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng.

(VII) Hình thành phương pháp đo bóc khối lượng chuẩn để phục vụ quản lý chi phí đầu tư xây dựng, trong đó phải gắn liền quá trình lựa chọn nhà thầu với quá trình xác lập chi phí đầu tư xây dựng.

(VIII) Tách biệt chi phí quản lý công trường với chi phí quản lý chung. Đồng thời làm rõ các nội dung chi phí cấu thành trong chi phí quản lý công trường, chi phí chung và tạo lập cơ chế định kỳ cập nhật các mức chi phí này cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ngành Xây dựng.

(IX) Đưa ra quy định về mức độ chính xác (sai số) trong công tác xác lập chi phí đầu tư xây dựng tương ứng với mức độ đầy đủ của lượng thông tin đầu vào (mức độ chi tiết của thiết kế, giai đoạn thực hiện) nhằm làm tuân thủ tốt hơn nguyên tắc tính đúng và tính đủ.

57 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

KẾT LUẬNCơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng của nước ta đã có nhiều thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn

phát triển của nền kinh tế, nhằm quản lý tốt nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, mang lại hiệu quả cao. Quá trình thay đổi của cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng từ cơ chế quản lý tập trung, bao cấp, mọi chỉ tiêu kinh tế đều do cơ quan Nhà nước ban hành và kiểm soát, đã từng bước chuyển sang cơ chế thị trường thông qua việc giảm sự kiểm soát, can thiệp của Nhà nước vào công tác định giá sản phẩm xây dựng, gắn liền công tác định giá sản phẩm xây dựng với sự thay đổi của thị trường thông qua chỉ số giá xây dựng, chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá, điều chỉnh giá hợp đồng... Mỗi một giai đoạn phát triển của cơ chế này luôn tồn tại những mặt được và chưa được. Để khắc phục được những tồn tại của cơ chế này đòi hỏi phải có sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính trị với những quyết tâm cao. Hy vọng rằng, cơ chế quản lý chi phí đầu tư xây dựng hiện nay sẽ được hoàn thiện hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý tiết kiệm và hiệu quả đồng vốn đầu tư của Nhà nước.

* Vụ Kinh tế Xây dựng - Bộ Xây dựng** Trường Đại học Xây dựng

Tài liệu tham khảo 1. Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ

Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, 2016.

2. Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nuớc, 2016.

3. Thông tư 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, 2016.

4. Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, 2016.

5. Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10 tháng 3 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, 2007

6. Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng, 2016.

7. Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30 tháng 06 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình, 2016.

8. Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng, 2015.

9. Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2015 của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, 2015.

10. Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, 2015.

11. Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng, 2015.

12. Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, 2014.

58 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

QUẢN LÝ CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Mục tiêu quản lý công chứcQuản lý công chức cũng giống

như quản lý nguồn nhân lực của tổ chức nhằm tạo ra một nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của tổ chức. Quản lý công chức nhằm đạt được mục tiêu sau:

- Đáp ứng đòi hỏi của tổ chức về phát triển nguồn nhân lực. Quản lý công chức nhằm xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu của tổ chức (cơ quan Nhà nước) để thực hiện mục tiêu mà tổ chức đã đề ra.

- Phát triển đội ngũ công chức thích ứng với yêu cầu của từng giai đoạn xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, cải cách nền hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức và yêu cầu quản lý mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội.

- Tạo cơ hội để công chức phát triển tài năng.

- Bảo đảm việc thực thi công vụ đúng pháp luật Nhà nước quy định.

- Xây dựng một môi trường làm việc có văn hóa, có hiệu quả trên cơ sở hợp tác, phối hợp giữa từng công chức với nhau trong cơ quan, tổ chức.

Các nguyên tắc quản lý công chứcCông chức là một bộ phận quan

trọng của nguồn nhân lực làm việc trong các cơ quan Nhà nước, một mặt phải tuân thủ các nguyên tắc đặc trưng trong khoa học quản lý nguồn nhân lực. Mặt khác, đây là nguồn nhân lực

đặc biệt, mang những đặc trưng riêng, do đó quản lý công chức phải tuân thủ một số nguyên tắc có tính đặc thù riêng. Điều 5 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định việc quản lý công chức phải tuân thủ 5 nguyên tắc sau đây:

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước.

- Kết hợp giữa tiêu chuẩn chức danh, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng.

- Việc sử dụng, đánh giá, phân loại công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ.

- Thực hiện bình đẳng giới. Nội dung quản lý công chức Nội dung quản lý công chức được

quy định trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008, gồm những nội dung cơ bản sau:

- Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về công chức.

- Xây dựng kế hoạch, quy hoạch công chức.

- Quy định chức danh và cơ cấu công chức.

- Quy định ngạch, chức danh, mã số công chức; mô tả quy định vị trí việc làm và cơ cấu công chức để xác định số lượng biên chế.

Ngoài các nội dung trên, việc quản lý công chức còn bao gồm các công tác khác liên quan được quy định

tại Luật Cán bộ, công chức như tuyển dụng, sử dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, biệt phái, bổ nhiệm, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, chế độ tiền lương,...

Việc quản lý công chức được quy định để bảo đảm sự thống nhất trong xây dựng và phát triển đội ngũ công chức. Trong đó, Khoản 2 Điều 67 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 đã giao “Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về công chức”. Điều đó có nghĩa là việc quản lý công chức trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập đều phải thống nhất thực hiện theo các quy định của Luật Cán bộ, công chức và các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành. Bao gồm từ công việc quản lý biên chế, tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, điều động, biệt phái, bổ nhiệm, miễn nhiệm, từ chức, luân chuyển đến các công việc đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu...

Muốn xây dựng đội ngũ công chức đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, trước hết cần thiết phải ban hành thể chế quản lý công chức; tiếp đó là triển khai thực hiện và tuân thủ đúng quy trình về quản lý công chức và cuối cùng là bộ máy thực hiện việc quản lý đội ngũ công chức. Để bảo đảm tính hiệu lực,

Nguyễn Minh Ngân*

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG CHỨC

ột số yêu cầu

Đội ngũ công chức đóng vai trò nòng cốt trong các cơ quan hành chính Nhà nước, có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải cách hành chính được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã thực hiện nhiều hoạt động cải cách trong công tác quản lý đội ngũ công chức. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đội ngũ công chức còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: Cơ cấu, chất lượng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

59 Số 49.2016 XÂY DỰNG & ĐÔ THỊ

Nguyễn Minh Ngân*

ột số yêu cầu tự, thủ tục áp dụng miễn nhiệm, cho thôi việc, bố trí công tác khác. Văn hóa giao tiếp của công chức theo Luật Cán bộ, công chức chưa được triển khai đầy đủ và có hiệu quả trong hoạt động công vụ. Trách nhiệm giải trình của công chức chưa thực sự trở thành

chế độ pháp lý để quản lý hiệu quả công vụ.Triển khai xác định vị trí việc làm và cơ

cấu ngạch công chức theo tinh thần Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012; Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 07/3/2012 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011- 2016 và Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” ban hành kèm theo Quyết định số 1557/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 36/2013/NĐ-CP về xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Điều đó dẫn đến chưa đổi mới được cơ chế quản lý cán bộ, công chức, ảnh hưởng đến việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.

Chậm sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức và chức vụ lãnh đạo, quản lý của cán bộ, công chức. Các văn bản đã được ban hành qua nhiều năm, nay không còn phù hợp với thực tiễn quản lý, sử dụng công chức nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế. Chất lượng công tác tuyển dụng đối với công chức và thi nâng ngạch công chức còn hạn chế, chưa chú trọng đến năng lực thực thi công vụ. Từ đó,

hiệu quả và tính thống nhất trong quản lý công chức, Nhà nước cần phải thể chế đầy đủ các nội dung quản lý công chức thành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc thực hiện các nội dung quản lý công chức nêu trên. Đây chính là hình thức biểu hiện của thể chế quản lý công chức. Thể chế này quy định, hướng dẫn các nội dung liên quan đến tiêu chuẩn, điều kiện tuyển công chức; nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm của công chức; những điều công chức không được làm; cách thức, trình tự, thủ tục trong công tác khen thưởng, kỷ luật, sử dụng, thăng tiến, bổ nhiệm, chế độ đãi ngộ và quản lý công chức. Ngoài ra, hệ thống các văn bản này còn bao gồm các văn bản quy định việc sắp xếp, tổ chức, chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn, kiểm tra đối với việc thực hiện các quy định về quản lý công chức. Quá trình thực hiện, theo thẩm quyền được giao, cơ quan hành chính các cấp như Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng ban hành các văn bản hướng dẫn việc áp dụng quy định của Nhà nước cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện phù hợp với điều kiện, đặc điểm và thực tế của ngành, của địa phương. Những văn bản này cũng được tính vào hệ thống các văn bản quản lý công chức. Tổng hợp hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật này sẽ tạo thành thể chế quản lý công chức. Các hình thức biểu hiện của hệ thống thể chế quản lý công chức bao gồm các loại chủ yếu sau:

- Luật (hoặc Pháp lệnh).- Nghị định của Chính phủ.- Thông tư hoặc Thông tư liên

tịch quy định chi tiết và hướng dẫn việc thực hiện.

- Quyết định, chỉ thị và các văn bản hành chính thông thường của các bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Hệ thống các văn bản quản lý

này muốn đi vào cuộc sống thì phải được bộ máy các cơ quan quản lý công chức thực hiện. Toàn bộ hoạt động của bộ máy này sẽ được tiến hành trên cơ sở các quy định của pháp luật đã ban hành về quản lý công chức, công vụ. Nhờ có sự hoạt động của bộ máy quản lý công chức này mà Nhà nước có thể thực hiện được “sự tự quản lý” đối với đội ngũ công chức của mình. Bộ máy này được bố trí ở Bộ, ngành và địa phương, từ cơ quan cấp trên đến cơ quan cấp dưới và hoạt động đồng bộ, thống nhất theo các quy định chung trong phạm vi cả nước. Quy trình quản lý công chức được xác định gồm nhiều bước khác nhau và gồm các nội dung cơ bản sau đây: Quản lý biên chế; xác định vị trí việc làm; tuyển dụng; bố trí, sử dụng; đánh giá; chế độ tiền lương; bổ nhiệm, miễn nhiệm; đào tạo, bồi dưỡng; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật; thôi việc và nghỉ hưu; giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến công chức và thực thi công vụ của công chức.

Một số tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý công chức hiện nay

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm tạo điều kiện cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mới về công vụ, công chức, tuy nhiên cho đến nay hệ thống thể chế công vụ vẫn chưa đầy đủ, chưa tạo cơ sở pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động thực thi công vụ của công chức. Luật Cán bộ, công chức quy định về nghĩa vụ nhưng chưa quy định về quyền hạn, trách nhiệm của công chức là người đứng đầu; về “chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ” hiện nay có nhiều điểm không còn phù hợp nhưng chưa được sửa đổi, bổ sung. Đối với các công chức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành hạn chế về kết quả theo quy định tại Khoản 3, Điều 29 Luật Cán bộ, công chức cũng chưa có hướng dẫn cụ thể về trình

Lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên ngành Xây dựng

được tổ chức tại Học viện AMC

60 HỌC VIỆN CÁN BỘ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VÀ ĐÔ THỊ

VẤN ĐỀ HÔM NAY

vẫn còn tồn tại tình trạng “thừa vẫn thừa, thiếu vẫn thiếu” - thừa những người không làm được việc, thiếu những người làm được việc.

Việc ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý công chức còn nhiều hạn chế (thi tuyển, thi nâng ngạch, báo cáo thống kê, duy trì cơ sở dữ liệu...).

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÔNG CHỨC

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức

Các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương triển khai việc xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức tại tất cả các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Trong năm 2014 và các năm tiếp theo cần phải phấn đấu hoàn thành cơ bản việc xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý theo đúng tinh thần Kế hoạch đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức. Bộ Nội vụ đẩy mạnh tổ chức hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương nắm vững phương pháp xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức trước khi tiến hành để bảo đảm tiến độ và chất lượng thực hiện.

Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, chức danh ngạch công chức

Các cơ quan có thẩm quyền cần khẩn trương triển khai việc rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức, cụ thể là các Bộ quản lý ngạch công chức chuyên ngành (Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Ngân hàng Nhà nước, Thanh tra Chính phủ) chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ rà soát, đánh giá hệ thống tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức thuộc ngành, lĩnh vực quản lý và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Trên thực tế, việc sử dụng công chức trong các cơ quan, đơn vị theo hai hướng: (1) công chức có khả năng lãnh đạo quản lý, điều hành thì thường được bố trí sử dụng giữ các vị trí lãnh đạo cơ quan, đơn vị; (2) công chức có khả năng nghiên cứu chuyên sâu về chuyên môn, nghiệp vụ thì phát triển theo chức nghiệp (ngạch), vì vậy, xác định tỷ lệ cơ cấu ngạch công chức của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị để làm cơ sở bố trí, sử dụng và quản lý công chức nhằm phát huy hết tiềm năng của đội ngũ công chức trong các cơ quan, đơn vị để phục vụ nền công vụ.

Nghiên cứu, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định về ngạch cao nhất trong cơ quan hành chính Nhà nước.

Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác thi tuyển công chứcDưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền cần tiếp

tục nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện phần mềm thi tuyển công chức trên máy vi tính, nâng cao chất lượng tuyển dụng công chức, bảo đảm thực hiện nguyên tắc khách quan, công bằng trong tuyển dụng công chức, nhằm lựa chọn được người có đủ năng lực, phẩm chất để tuyển dụng vào đội ngũ công chức. Thông qua kinh nghiệm thực hiện tại Bộ Nội vụ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để rút kinh nghiệm và tiếp tục nhân rộng việc áp dụng hình thức thi tuyển qua phần mềm trên máy vi tính tại các Bộ, ngành, địa phương. Các Bộ, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thi tuyển công chức. Bảo đảm mục tiêu đến năm 2017, 100% các cơ quan ở Trung ương và 70% các cơ quan ở địa phương thực hiện ứng dụng công nghệ tin học vào thi tuyển công chức. Theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, cần tập trung hướng dẫn và theo dõi, giám

sát việc ứng dụng công nghệ tin học vào tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch công chức.

Tiếp tục thực hiện chính sách tinh giản biên chế

Các Bộ, ngành, địa phương rà soát, thực hiện nghiêm túc quy định của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế; kiên quyết thực hiện chính sách tinh giản biên chế gắn với công tác đánh giá để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; thực hiện nguyên tắc số công chức được tuyển dụng mới vào công vụ không quá 50% số công chức đã ra khỏi biên chế; 50% số biên chế còn lại để bổ sung cho những lĩnh vực cần tăng hoặc tổ chức được giao nhiệm vụ mới.

Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về Chính sách tinh giản biên chế. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng thể hiện rõ tại Điều 1 và Điều 2.“Tinh giản biên chế” trong Nghị định này được hiểu là việc đánh giá, phân loại, đưa ra khỏi biên chế những người dôi dư, không đáp ứng yêu cầu công việc, không thể tiếp tục bố trí sắp xếp công tác khác và giải quyết chế độ, chính sách đối với những người thuộc diện tinh giản biên chế.

Việc tiếp tục đổi mới công tác quản lý đội ngũ công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước là một yêu cầu có tính tất yếu khách quan, góp phần xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả. Bên cạch các yêu cầu quản lý công chức đã đặt ra ở trên, cần phải kết hợp hài hòa với các nội dung khác trong công tác quản lý công chức như: Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật... đối với công chức.

Nhiều Bộ, ngành và địa phương đang áp dụng hình thức thi tuyển qua phần mềm trên máy vi tính