chuyÊn ĐỀ 1: tỔng quan vỀ quẢn trỊ kinh doanheldata15.topica.edu.vn/hoclieu/man411/giao...

14
Chuyên đề 1: Tng quan vqun trkinh doanh MAN411_Chuyen de 1_v1.0013104204 1 Ni dung Khái nim, bn cht vkinh doanh và các khái nim liên quan đến hot động kinh doanh. Khái nim doanh nghip; mi quan hgia doanh nghip và môi trường kinh doanh. Khái nim vqun trkinh doanh; đặc đim qun trkinh doanh. Quy lut, đặc đim quy lut, các loi quy lut cn chú ý trong kinh doanh. Nguyên t c, các nguyên t c trong kinh doanh. Hướng dn hc Mc tiêu Nm bt các vn đề lý thuyết để tìm ra bn cht ca nhng khái nim cơ bn trong bài. Liên htình hung và làm các bài tp thc hành để tăng khnăng vn dng lý thuyết vào thc tế. Thi lượng hc 25 tiết Nm rõ được bn cht kinh doanh, qun trkinh doanh, đặc đim ca qun trkinh doanh. Hiu rõ doanh nghip, mc tiêu doanh nghip, mi quan hgia doanh nghip và môi trường. Hiu rõ để kinh doanh thành công, các doanh nghip phi tuân theo nhng ràng buc mang tính quy lut, nguyên tc cơ bn trên thtrường. CHUYÊN ĐỀ 1: TNG QUAN VQUN TRKINH DOANH

Upload: dangkhanh

Post on 29-Aug-2019

220 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Chuyên đề 1: Tổng quan về quản trị kinh doanh

MAN411_Chuyen de 1_v1.0013104204 1

Nội dung

Khái niệm, bản chất về kinh doanh và các khái niệm liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Khái niệm doanh nghiệp; mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh.

Khái niệm về quản trị kinh doanh; đặc điểm quản trị kinh doanh.

Quy luật, đặc điểm quy luật, các loại quy luật cần chú ý trong kinh doanh.

Nguyên tắc, các nguyên tắc trong kinh doanh.

Hướng dẫn học Mục tiêu

Nắm bắt các vấn đề lý thuyết để tìm ra bản chất của những khái niệm cơ bản trong bài.

Liên hệ tình huống và làm các bài tập thực hành để tăng khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế.

Thời lượng học 25 tiết

Nắm rõ được bản chất kinh doanh, quản trị kinh doanh, đặc điểm của quản trị kinh doanh.

Hiểu rõ doanh nghiệp, mục tiêu doanh nghiệp, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và môi trường.

Hiểu rõ để kinh doanh thành công, các doanh nghiệp phải tuân theo những ràng buộc mang tính quy luật, nguyên tắc cơ bản trên thị trường.

CHUYÊN ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên đề 1: Tổng quan về quản trị kinh doanh

2 MAN411_Chuyen de 1_v1.0013104204

1.1. Tổng quan về kinh doanh

1.1.1. Khái niệm kinh doanh

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng sản phẩm trên thị trường nhằm mục đích sinh lời (theo Điều 4, Luật Doanh nghiệp Việt Nam ngày

12/12/2005).

Hoặc kinh doanh là hoạt động nhằm mục tiêu sinh lời của các chủ thể kinh doanh trên thị trường bằng việc sản xuất, trao đổi sản phẩm trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng và

tác động đến môi trường.

Chủ thể kinh doanh có thể là: doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân… Đặc trưng của các chủ thể kinh doanh là: phải có quyền sở hữu về yếu tố sản xuất, phải được tự chủ trong kinh doanh, trong khuôn khổ pháp luật và tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động kinh doanh của mình.

Khách thể kinh doanh là: khách hàng, bạn hàng, đối thủ cạnh tranh, các cơ quan quản lý vĩ mô…

Mục đích chủ yếu của kinh doanh là sinh lợi (trong khuôn khổ pháp luật).

1.1.2. Các khái niệm liên quan đến hoạt động kinh doanh

Trong kinh doanh, có nhiều yếu tố tác động đến quá trình hoạt động của chủ thể kinh doanh. Hiểu rõ được khái niệm và bản chất của các yếu tố đó sẽ giúp việc kinh doanh

được thuận lợi hơn. Các khái niệm đó là:

Nhu cầu

Nhu cầu: là trạng thái tâm lý căng thẳng khiến con người cảm thấy thiếu thốn về một cái gì đó và mong muốn được đáp ứng nó. Nhu cấu được phân loại theo một

số tiêu chí khác nhau:

o Theo tính chất vật lý: nhu cầu được chia thành 2 nhóm: nhu cầu vật chất, nhu

cầu tinh thần.

o Theo mức độ cần thiết của con người: nhu cầu theo A.H.Maslow được chia thành 5 nhóm: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu địa vị

xã hội, nhu cầu hiện thực hoá bản thân.

Chuyên đề 1: Tổng quan về quản trị kinh doanh

MAN411_Chuyen de 1_v1.0013104204 3

o Theo khả năng thanh toán và tính cách văn hoá của con người thì nhu cầu được

chia thành: nhu cầu lý thuyết, nhu cầu tiềm năng, nhu cầu hiện thực.

Nhu cầu phù hợp với văn hoá khác nhau của con người được gọi là mong muốn.

Cầu

Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán. Cầu là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng thanh toán ở các mức giá

khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.

Sản phẩm

Sản phẩm là hàng hoá và dịch vụ mà người bán cung cấp trên thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu

của người mua.

Khách hàng

Khách hàng là người đi mua sản phẩm trên thị

trường nhằm đáp ứng nhu cầu của mình.

Cung

Cung là bên sở hữu những sản phẩm tương tự và đem bán cho khách hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Cung là số lượng hàng hoá và dịch vụ mà người bán có khả năng và

sẵn sàng thanh toán ở các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định.

Thị trường

Thị trường là tập hợp các thoả thuận giữa người mua và người bán nhằm thoả mãn

các mục tiêu khác nhau.

1.2. Doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm và phân loại

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh (theo Luật Doanh nghiệp

Việt Nam năm 2005).

Mục tiêu của doanh nghiệp bao gồm: mục tiêu lợi nhuận (là mục tiêu cơ bản nhất), mục tiêu cung cấp hàng hoá và dịch vụ thoả mãn nhu cầu khách hàng,

mục tiêu phát triển, trách nhiệm xã hội.

Phân loại doanh nghiệp dựa theo các tiêu chí sau:

Theo quy mô: doanh nghiệp được chia thành các loại sau:

o Doanh nghiệp lớn: là những doanh nghiệp có số vốn > 20 tỷ đồng và số lao

động > 300 người).

o Doanh nghiệp vừa và nhỏ (được thể hiện ở tiêu chí dưới đây).

o Doanh nghiệp siêu nhỏ (được thể hiện ở tiêu chí dưới đây).

Chuyên đề 1: Tổng quan về quản trị kinh doanh

4 MAN411_Chuyen de 1_v1.0013104204

Doanh nghiệp

siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Quy mô

Khu vực Số

lao động

(người)

Tổng

nguồn vốn

(tỷ đồng)

Số

lao động

(người)

Tổng

nguồn vốn

(tỷ đồng)

Số

lao động

(người)

I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản < 10 < 20 10 – 200 20 – 100 200 – 300

II. Công nghiệp và xây dựng < 10 < 20 10 – 200 20 – 100 200 – 300

III. Thương mại và dịch vụ < 10 < 10 10 – 50 10 – 50 50 – 100

(Theo NĐ 56/2009/CP ngày 30 tháng 06 năm 2009)

Theo hình thức sở hữu: doanh nghiệp được chia thành các loại sau:

o Doanh nghiệp Nhà nước: là tổ chức kinh doanh do Nhà nước thành lập hoặc tham gia góp vốn trên 50% vốn điều lệ, quản lý hoặc tham gia quản lý với tư cách chủ sở hữu. Doanh nghiệp nhà nước là một pháp nhân kinh tế, hoạt động

theo pháp luật.

o Công ty trách nhiệm hữu hạn: là doanh nghiệp với các đặc điểm sau:

Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản

khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.

Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các

điều 43, 44 và 45 của Luật doanh nghiệp.

Các thành viên có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng không quá 50.

o Công ty cổ phần: là doanh nghiệp với các đặc điểm sau: vốn điều lệ được chia

thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp.

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế

số lượng tối đa.

o Công ty hợp danh: là doanh nghiệp với các đặc điểm sau:

Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty (thành viên hợp danh), cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung, ngoài thành viên hợp

danh có thể có thành viên góp vốn.

Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản

của mình về các nghĩa vụ của công ty.

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong

phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

o Doanh nghịêp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu

trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Theo lĩnh vực: doanh nghiệp được chia thành các lĩnh vực:

o Lĩnh vực sản xuất – kinh doanh;

o Lĩnh vực thương mại – dịch vụ;

o Lĩnh vực tư vấn – thiết kế.

Chuyên đề 1: Tổng quan về quản trị kinh doanh

MAN411_Chuyen de 1_v1.0013104204 5

1.2.2. Đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp

Doanh nghiệp là:

Một nhóm người () có tổ chức, bị ràng buộc vào nhau theo Luật doanh nghiệp và cùng hoạt động vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Là nơi tiếp nhận, “chế biến” các “đầu vào” (các yếu tố của quá trình sản xuất như lao động, vốn, nguyên vật liệu, năng lượng).

Là nơi tạo ra các “đầu ra” (cung cấp sản phẩm cho khách hàng để thu lợi nhuận).

Là nơi phân chi lợi nhuận của các bên có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh.

1.2.3. Doanh nghiệp và môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh là nơi doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Doanh nghiệp tác động đến môi trường và môi trường cũng tác động trở lại doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh cần nghiên cứu trong nội dung chuyên đề này là môi trường vĩ mô và môi trường vi mô.

Môi trường vi mô

Môi trường vi mô: là những lực lượng bên ngoài có tác động qua lại, trực tiếp tới doanh nghiệp và những khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Môi trường vi mô theo Micheal Porter gồm các yếu tố sau:

o Các nhà cung ứng: là những đơn vị cung cấp cho doanh nghiệp các thiết bị, nguyên liệu, điện, nước và các vật tư khác để phục vụ quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Phân tích yếu tố nhà cung ứng bao gồm: số lượng nhà cung ứng, khả năng và đặc điểm của các nhà cung ứng, cơ cấu cạnh tranh, xu hướng biến động giá và sự khan hiếm vật tư...

o Đối thủ cạnh tranh hiện tại: là tất cả những đơn vị kinh doanh cùng sản phẩm với doanh nghiệp.

Chuyên đề 1: Tổng quan về quản trị kinh doanh

6 MAN411_Chuyen de 1_v1.0013104204

o Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn (mới): là những đối thủ mới tham gia thị trường làm tăng tính chất và quy mô cạnh tranh trên thị trường ngành do năng lực sản xuất và khối lượng sản phẩm được tạo ra đều tăng.

o Khách hàng (người mua): là người mua sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường để đáp ứng nhu cầu của mình. Mỗi khách hàng khác nhau sẽ có các sức ép khác nhau. Do vậy, doanh nghiệp phải linh hoạt trong các chính sách đối với khách hàng.

o Sản phẩm thay thế: là những sản phẩm cùng loại, tương tự như sản phẩm của các doanh nghiệp trong ngành đã sản xuất và tiêu thụ. Sự xuất hiện sản phẩm thay thế gây ra nguy cơ đối với hoạt động chiến lược của doanh nghiệp trong ngành.

Môi trường vĩ mô: là những tác nhân, lực lượng bên ngoài có tính chất xã hội rộng lớn hơn có khả năng tác động đến doanh nghiệp và cả những tổ chức thuộc môi trường vi mô của doanh nghiệp.

o Môi trường kinh tế: liên quan đến tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, biến đổi của thu nhập, thuế, tỷ giá hối đoái...

o Môi trường chính trị: liên quan đến tình hình đảng phái, nhà cầm quyền...

o Môi trường xã hội: tình trạng việc làm, phân phối thu nhập.

o Môi trường pháp luật: hệ thống luật, quy chế, quy định.

o Môi trường văn hoá: lối sống, trình độ giáo dục, bản sắc dân tộc…

o Môi trường công nghệ: nghiên cứu khoa học, phát minh công nghệ, tình hình sử dụng công nghệ…

o Môi trường tự nhiên: khí hậu, địa hình, tài nguyên thiên nhiên…

o Môi trường quốc tế: cơ chế mở cửa, quy chế và thông lệ quốc tế…

Tác động của môi trường đến doanh nghiệp: môi trường tạo thuận lợi (cơ hội) cho doanh nghiệp, song mặt khác môi trường còn có những ràng buộc (thách thức) gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

Tác động của doanh nghiệp đến môi trường

o Doanh nghiệp tác động tích cực đến môi trường: cung cấp hàng hoá và dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo công ăn việc làm, nộp thuế cho địa phương và Nhà nước, nâng cao đời sống kinh tế địa phương…

o Doanh nghiệp tác động tiêu cực đến môi trường như gây ô nhiễm môi trường.

1.3. Quản trị kinh doanh

1.3.1. Khái niệm

Quản trị là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản trị lên đối tượng bị quản trị nhằm đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi trường.

Quản trị kinh doanh là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng bằng quyền lực của chủ thể doanh nghiệp lên các nguồn lực, các cơ hội,

Chuyên đề 1: Tổng quan về quản trị kinh doanh

MAN411_Chuyen de 1_v1.0013104204 7

các thách thức, các mối quan hệ của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật và điều kiện biến động của môi trường.

Xét về mặt tổ chức và kỹ thuật, quản trị kinh doanh thực chất là quản trị con người trong doanh nghiệp, là điều chỉnh hành vi của con người để sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực trong doanh nghiệp.

Xét về mặt kinh tế xã hội, bản chất của quản trị kinh doanh tuỳ thuộc vào chủ sở hữu của doanh nghiệp. Đối với một số chủ doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp là vì mục tiêu lợi ích của doanh nghiệp nhưng với một số chủ doanh nghiệp khác là sự tồn tại và phát triển lâu dài…

1.3.2. Đặc điểm của quản trị kinh doanh

Phải có chủ thể quản trị và đối tượng bị quản trị nhằm đạt mục tiêu chung;

Có đầu vào, đầu ra và cơ chế tổ chức;

Quản trị kinh doanh là một hành động: phải có kết quả hoạt động;

Quản trị kinh doanh là một quá trình: có bắt đầu, diễn biến và kết thúc;

Quản trị kinh doanh là một khoa học: doanh nghiệp có nhiều mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ, đối tác, nhân viên trong doanh nghiệp cũng như với môi trường bên ngoài. Vì vậy, để quản trị kinh doanh thành công, các quyết định liên quan đến các mối quan hệ trên đạt hiệu quả cao thì chủ doanh nghiệp phải nắm vững và tuân theo quy luật, nguyên tắc trong kinh doanh;

Quản trị kinh doanh là một nghề: muốn điều hành doanh nghiệp một cách chắc chắn thì chủ doanh nghiệp phải có tri thức và được đào tạo;

Quản trị kinh doanh là một nghệ thuật: kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào tài năng, thiên bẩm, thủ đoạn, kinh nghiệm… của người lãnh đạo.

1.4. Quy luật trong quản trị kinh doanh

1.4.1. Khái niệm

Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến của các sự vật và hiện tượng trong những điều kiện nhất định.

1.4.2. Đặc điểm quy luật

Con người không thể tạo ra quy luật nếu điều kiện của quy luật chưa có và ngược lại khi điều kiện của quy luật vẫn còn thì con người không thể xoá bỏ được quy luật;

Quy luật tồn tại và hoạt động không phụ thuộc vào việc con người nhận biết được nó hay không, ưa thích nó hay không;

Các quy luật tồn tại đan xen nhau tạo thành một hệ thống: là sự vật hiện tượng chịu tác động của các quy luật theo sự tương tác, thống nhất với nhau.

Các quy luật luôn chi phối và chế ngự lẫn nhau: các quy luật kinh tế, công nghệ, tự nhiên, con người… có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Chuyên đề 1: Tổng quan về quản trị kinh doanh

8 MAN411_Chuyen de 1_v1.0013104204

1.4.3. Cách thức vận dụng quy luật

Muốn làm bất cứ việc gì thành công thì đều cần phải nhận biết được các quy luật có liên quan đến việc đó và tuân thủ các đòi hỏi của các quy luật khách quan này.

Phải nhận biết được quy luật.

Tổ chức các điều kiện chủ quan của hệ thống để quy luật phát sinh tác dụng.

Tổ chức thu thập thông tin sai phạm do việc không tuân thủ các đòi hỏi của quy luật để có biện pháp xử lý kịp thời.

1.4.4. Một số quy luật trong kinh doanh

Trong quản lý doanh nghiệp, có nhiều loại quy luật như kinh tế, tâm lý, công nghệ, đối ngoại… mà bản thân trong mỗi loại này lại có các quy luật cụ thể.

1.4.4.1. Quy luật kinh tế

Quy luật quan hệ sản xuất: phải phù hợp với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất.

Quy luật cạnh tranh: doanh nghiệp sử dụng mọi biện pháp để chiếm ưu thế trên thị trường. Cạnh tranh là việc các chủ thể tham gia cạnh tranh cố gắng nhằm dành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh.

Quy luật giá trị: giá cả luôn biến động xoay quanh giá trị.

Quy luật cung – cầu – giá cả: cung và cầu cắt nhau sẽ xác định được giá và sản lượng cân bằng. Nếu giá cao hơn mức giá cân bằng sẽ xảy ra dư cung và thị trường dần dần điều chỉnh để mức giá hạ xuống để đạt điểm cân bằng (ngược lại khi mức giá thấp hơn giá cân bằng).

Sơ đồ 1.1: Quy luật cung – cầu – giá cả

Quy luật về tăng lợi nhuận: doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để tăng lợi nhuận thông qua các giải pháp về đổi mới công nghệ, cách thức quản trị và giải pháp về giá cả.

Chuyên đề 1: Tổng quan về quản trị kinh doanh

MAN411_Chuyen de 1_v1.0013104204 9

Khi bán sản phẩm với giá P thì số lượng bán được là Q (điểm A); khi tăng giá lên

P + ΔP thì lượng sản phẩm bán được là Q – ΔQ (điểm B với: Δ 0). Tương quan % giữa mức tăng giá và mức giảm số lượng bán (cầu) được gọi là hệ số co giãn giữa cầu và giá, được tính bằng công thức:

Sơ đồ 1.2: Quy luật tăng lợi nhận

c/g

QQ

eP

P

; hay c/gQ P

e (%)P Q

Công thức chỉ rõ, khi tăng giá lên 1% ở mức giá P thì cầu giảm xuống ec/g%. Giải pháp tăng giá chỉ có nghĩa khi ec/g < 1.

Bài tập ứng dụng: Tìm hệ số co giãn giữa mức tăng giảm sản lượng với mức tăng giảm giá bán với các số liệu cho trước

Khối lượng sản phẩm bán (sản phẩm) 8.000 7.500 7.000

Giá bán (triệu đồng/sản phẩm) 2,2 2,5 2,7

Hệ số co giãn ở mốc giá 2,2 và 2,5:

2,2 2,5

QQ PQ

P Q PP

e

2,2 2,5

75000 8000 2,20,42

8000 2,5 2, 2e

Hệ số co giãn ở mốc giá 2,5 và 2,7:

2,5 2,7

7000 75000 2, 20,83

7500 2,7 2,5e

Chuyên đề 1: Tổng quan về quản trị kinh doanh

10 MAN411_Chuyen de 1_v1.0013104204

Hệ số co giãn trung bình

0,42 0,830,66

2e

Quy luật lưu thông tiền tệ: khối lượng tiền cần thiết (M) cho lưu thông trong một thời gian nhất định phụ thuộc vào tổng giá cả của hàng hoá được sản xuất đưa vào lưu thông (ΣPQ) và tốc độ lưu thông tiền tệ trong thời gian đó (V) được ngân hàng quy định.

Quy luật kích thích sức mua giả tạo: sức mua của khách hàng có thể tăng lên do doanh nghiệp áp dụng các biện pháp tăng cường hoạt động chiêu thị; ngừng bán hoặc bán hàng nhỏ giọt trong một thời gian ngắn để tạo cảm giác thiếu hàng…

1.4.4.2. Quy luật tâm lý

Quy luật tâm lý khách hàng: khách hàng là yếu tố sống còn của doanh nghiệp nên việc nắm được quy luật tâm lý khách hàng là vấn đề vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.

o Khởi đầu là sự nảy sinh nhu cầu của khách hàng (do bản thân khách hàng tạo ra, hoặc do tác động của người bán sản phẩm thông tin ngược cho khách hàng khiến cho khách hàng nảy sinh nhu cầu). Từ nhu cầu này, được gọi là nhu cầu tiềm năng, khách hàng bắt đầu tìm hiểu kỹ các thông tin về những loại sản phẩm của các nhà cung cấp trên thị trường, kiểm tra, điều chỉnh bổ sung các hiểu biết cần thiết về sản phẩm nhằm đáp ứng cho nhu cầu của mình. Sau đó (hoặc cùng lúc) họ tiến hành các trao đổi với những người quen biết trong gia đình, cơ quan, xã hội hoặc những người có thể giúp cho họ các thông tin chính xác về sản phẩm (mà những người trao đổi có biết về các loại sản phẩm này, như các cơ quan tư vấn sản phẩm, các chuyên gia có hiểu biết về công nghệ tạo ra sản phẩm…). Cuối cùng của bước này là khách hàng phải xem lại khả năng tài chính, khả năng thanh toán của mình để hình thành nên chính xác nhu cầu sẽ được giải quyết (thường gọi là cầu).

o Bước tiếp theo của khách hàng là khi đáp ứng nhu cầu của bản thân là hành vi tiến hành mua sản phẩm về sử dụng. Việc này liên quan đến chỗ mua sản phẩm, tức là liên quan đến phương thức và hình thức bán hàng của bên cung (thái độ của nhân viên và cửa hàng, thủ tục mua, phương thức chuyên chở, chế độ hướng dẫn sử dụng sản phẩm, chế độ bảo hành sản phẩm; chế độ cung ứng vật tư nếu có trong sử dụng sản phẩm…).

o Cuối cùng là sự hình thành cảm nhận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, bước này thường khách hàng kiểm chứng lại các thông tin về sản phẩm mà bên bán tuyên truyền, giới thiệu, quảng cáo (và các hoạt động tiếp thị khác), đồng thời họ cũng sẽ có các hoạt động trao đổi với các nhóm trao đổi để hình thành ra các kết luận và hành vi tiếp theo sau khi sử dụng sản phẩm. Toàn bộ

Chuyên đề 1: Tổng quan về quản trị kinh doanh

MAN411_Chuyen de 1_v1.0013104204 11

các hoạt động kể trên đều có sự chỉ huy của yếu tố tâm lý con người, vì thế các chủ doanh nghiệp với tư cách là bên cung sản phẩm phải nghiên cứu để chiếm được sự ưu ái, tín nhiệm của khách hàng.

Sơ đồ 1.3: Quy luật tâm lý khách hàng

Sơ đồ sau mô tả các bước mua và tiêu dừng sản phẩm của khách hàng có nhu cầu1

Sơ đồ 1.4: Các bước mua và tiêu dùng sản phẩm của khách hàng có nhu cầu

Quy luật tâm lý lan truyền: tình cảm, xúc cảm của một người trước một đối tượng (doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ…) có thể lan truyền sang người khác.

Trong các quy luật liên quan đến doanh nghiệp, các quy luật quan trọng là quy luật tâm lý (nhất là tâm lý khách hàng và tâm lý người lao động) và quy luật kinh tế (nhất là quy luật cạnh tranh và quy luật công nghệ).

1.5. Các nguyên tắc quản trị kinh doanh

1.5.1. Khái niệm

Nguyên tắc quản trị kinh doanh là các ràng buộc mang tính khách quan, khoa học mà các chủ doanh nghiệp phải tuân thủ trong quá trình kinh doanh.

Yêu cầu nguyên tắc: do con người đặt ra nhưng phải tuân thủ các đòi hỏi khách quan. 1 http://vehow.com/nghien–cuu–kinh–doanh–va–quan–tri–doanh–nghiep/cac–quan–diem–co–ban–ve–khach–hang–2/

Chuyên đề 1: Tổng quan về quản trị kinh doanh

12 MAN411_Chuyen de 1_v1.0013104204

1.5.2. Một số nguyên tắc cơ bản

Nguyên tắc tuân thủ luật pháp và thông lệ kinh doanh: luật pháp và thông lệ kinh doanh là những ràng buộc của Nhà nước đối với mọi doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp không chấp hành sẽ bị xử lý bằng biện pháp hành chính, biện pháp kinh tế…

Nguyên tắc xuất phát từ khách hàng: khách hàng là người đem lại thành công , sự tồn tại cho doanh nghiệp. Khách hàng là căn cứ đề hình thành chiến lược của mỗi doanh nghiệp.

Nguyên tắc hiệu quả: đòi hỏi mọi hoạt động của doanh nghiệp phải đạt được mục tiêu đề ra một cách thiết thực và an toàn thể hiện ở các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cao. Hiệu quả được tính toán là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.

Nguyên tắc phân cấp (tập trung dân chủ): là một số quyết định, lĩnh vực phải phân cấp cho các đơn vị cấp dưới để giảm bớt gánh nặng cho nhà lãnh đạo hoặc có những quyết định cần sự tham gia lấy ý kiến của nhiều thành viên trong tổ chức. Song, có những quyết định phải do người lãnh đạo đưa ra để tạo sự thống nhất chung.

Nguyên tắc chuyên môn hoá: đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng người có chuyên môn, được đào tạo, có kinh nghiệm theo các lĩnh vực khác nhau trong doanh nghiệp.

Nguyên tắc kết hợp hài hoà các loại lợi ích: đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải biết cân đối lợi ích giữa các thành phần khác nhau liên quan đến doanh nghiệp. Lợi ích liên quan bao gồm: lợi ích người lao động trong doanh nghiệp, lợi ích của khách hàng, lợi ích của Nhà nước và xã hội, lợi ích của các bạn hàng (các cá nhân và đơn vị cùng tham gia cung ứng một phần hoặc toàn bộ các đầu vào của doanh nghiệp).

Nguyên tắc nắm chắc khâu xung yếu: doanh nghiệp phải tìm ra được thế mạnh, sự khác biệt, mũi nhọn mà doanh nghiệp có ưu thế vượt trội so với các doanh nghiệp khác.

Nguyên tắc khéo che dấu ý đồ, nguồn lực: do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, các doanh nghiệp nếu quá phô trương, thể hiện rõ ý đồ của mình sẽ làm cho đối thủ cạnh tranh nắm bắt được và gây bất lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguyên tắc biết dừng lại đúng lúc: trong kinh doanh, mọi chính sách, chiến lược, giải pháp đều có ngưỡng, tuổi thọ nhất định. Do vậy, doanh nghiệp phải linh hoạt, nhạy bén để xác định nên dừng lại tại thời điểm nào để phù hợp với biến động môi trường.

Nguyên tắc biết tận dụng cơ hội kinh doanh: môi trường kinh doanh luôn biến động không ngừng, doanh nghiệp phải biết khai thác thông tin từ mọi nguồn lực để giành các ưu thế về mình.

Nguyên tắc xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp: trong các nguyên tắc trên, nguyên tắc hiệu quả và tuân thủ pháp luật là những nguyên tắc quan trọng.

Chuyên đề 1: Tổng quan về quản trị kinh doanh

MAN411_Chuyen de 1_v1.0013104204 13

1.6. Chức năng quản trị kinh doanh

1.6.1. Khái niệm

Chức năng quản trị kinh doanh là hình thức biểu hiện sự tác động có chủ đích của chủ thể quản trị lên đối tượng và khách thể quản trị.

1.6.2. Phân loại

Có nhiều quan điểm với nhiều tiêu chí khác nhau trong việc phân loại chức năng quản trị kinh doanh.

Theo giai đoạn tác động thì quản trị kinh doanh có 5 chức năng là hoạch định, tổ chức, điều hành, kiểm tra và điều chỉnh (sẽ nghiên cứu chi tiết ở chuyên đề 2). Đối với doanh nghiệp, hoạch định là chức năng quan trọng nhất còn đối với nhà quản trị thì kiểm tra là chức năng quan trọng nhất. Các phân loại này có ý nghĩa quan trọng vì nó bao hàm mọi cách phân loại khác.

Theo nội dung tác động, quản trị kinh doanh có các chức năng sau: chức năng quản trị sản xuất, chức năng quản trị nguồn nhân lực, chức năng quản trị tài chính, chức năng quản trị công nghệ, chức năng quản trị chất lượng, chức năng quản trị marketing…

Quản trị sản xuất: là sự tác động có tổ chức và bằng quyền lực của chủ doanh nghiệp lên các yếu tố cấu thành sản xuất theo mục tiêu đã đề ra của doanh nghiệp.

Quản trị công nghệ: là sự tác động có tổ chức, có mục tiêu theo một lộ trình về công nghệ và thiết bị của chủ doanh nghiệp vì mục tiêu tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Quản trị nguồn nhân lực: là sự tác động có tổ chức bằng quyền lực của chủ doanh nghiệp lên nguồn nhân lực trong doanh nghiệp để bảo tồn, phát triển nhằm đạt tới mục đích, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.

Quản trị tài chính: là sự tác động có tổ chức của chủ doanh nghiệp và bộ phận tài chính chuyên trách của doanh nghiệp lên các hoạt động tài chính của doanh nghiệp vì mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của chủ doanh nghiệp.

Quản trị marketing: là sự tác động có tổ chức của chủ doanh nghiệp lên các hoạt động marketing nhằm giúp cho hoạt động kinh doanh được phát triển bền vững trong điều kiện biến động của môi trường.

Quản trị chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm là các thuộc tính có giá trị của sản phẩm đạt mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh với các dấu hiệu đặc thù, các dữ liệu hoặc các thông số cơ bản. Quản trị chất lượng sản phẩm là sự tác động có tổ chức của chủ doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đặt ra trong các giai đoạn nhất định.

Chuyên đề 1: Tổng quan về quản trị kinh doanh

14 MAN411_Chuyen de 1_v1.0013104204

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Kinh doanh là gì? Quản trị kinh doanh là gì? Vì sao nói quản trị kinh doanh vừa là khoa học, vừa là một nghề, vừa là nghệ thuật?

2. Doanh nghiệp là gì? Phân loại doanh nghiệp như thế nào? Nêu đặc điểm của doanh nghiệp? Phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp?

3. Thế nào là quy luật? Các quy luật nào cần lưu ý trong quản trị kinh doanh? Tại sao để kinh doanh thành công, các doanh nghiệp phải nhận thức và tuân thủ các đòi hỏi của quy luật khách quan liên quan đến quá trình quản trị? Phân tích nhận định sau: “Chủ doanh nghiệp có thể loại bỏ các quy luật bất lợi gây ra cho doanh nghiệp mình”?

4. Thế nào là quy luật? Nêu đặc điểm của quy luật? Cách thức vận dụng quy luật? Hãy nêu một số quy luật trong kinh doanh? Ví dụ minh hoạ?

5. Nguyên tắc là gì? Căn cứ vào đâu để hình thành các nguyên tắc? Hãy nêu những nguyên tắc cơ bản trong quản trị kinh doanh? Nguyên tắc nào quan trọng nhất? Vì sao? Ví dụ minh hoạ?