chuyÊn ĐỀ - loggingoff.info · quy định về gỗ hợp pháp đưa vào cơ sở chế...

32
QUÝ III - IV/2015 Mạng lưới VNGO - FLEGT THỰC THI LÂM LUẬT - QUẢN TRỊ RỪNG - THƯƠNG MẠI LÂM SẢN (FLEGT) 1 Mạng lưới VNGO - FLEGT TRONG SỐ NÀY 1 Báo động tình trạng sử dụng gỗ bất hợp pháp của các hộ gia đình sản xuất đồ gỗ 8 Khung pháp lý chưa rõ ràng, gỗ rừng trồng từ hợp pháp thành bất hợp pháp trong bối cảnh việt nam tham gia VPA/FLEGT. 14 An toàn lao động và bảo vệ môi trường – hai yếu tố “cần” cho gỗ hợp pháp. 20 Liên kết làng nghề chế biến gỗ để tránh “Gục ngã ngay trên sân nhà” CHUYÊN ĐỀ Hoàng Quốc Chính, Nguyễn Quang Tân THÔNG ĐIỆP CHÍNH VỚI TRUYỀN THỐNG SẢN XUẤT QUY MÔ NHỎ, VIỆT NAM CÓ RẤT NHIỀU HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT ĐỒ GỖ SỬ DỤNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU ĐA DẠNG. TRONG ĐÓ, GỖ RỪNG TỰ NHIÊN KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC (KHÔNG CÓ GIẤY TỜ HỢP PHÁP) ĐƯỢC ƯA CHUỘNG DO GIÁ CẢ “MỀM”, NGUỒN CUNG LINH HOẠT VÀ DỄ TIẾP CẬN. ĐÂY LÀ THÁCH THỨC LỚN CHO NGÀNH GỖ VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI GỖ VỚI CHÂU ÂU LÀ NƠI CÓ HỆ THỐNG QUY ĐỊNH NGHIÊM NGẶT. ĐỂ TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG TUÂN THỦ GỖ HỢP PHÁP CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT HỘ GIA ĐÌNH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC BÁO ĐỘNG TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG GỖ BẤT HỢP PHÁP CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT ĐỒ GỖ GIỚI THIỆU Việt Nam là quốc gia có ngành sản xuất đồ gỗ phát triển mạnh. Với ưu thế về tài nguyên rừng cũng như khả năng tiếp cận nguồn cung gỗ đa dạng, Việt Nam hiện TẾ, CẦN CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHƯ KHUYẾN KHÍCH HỢP TÁC ĐỂ MỞ RỘNG QUY MÔ SẢN XUẤT VÀ TĂNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN CUNG GỖ HỢP PHÁP, SONG SONG VỚI CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIÁM SÁT CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT TẠI ĐỊA PHƯƠNG.

Upload: others

Post on 01-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

QUÝ III - IV/2015

Mạng lướiVNGO - FLEGT

THỰC THI LÂM LUẬT - QUẢN TRỊ RỪNG - THƯƠNG MẠI LÂM SẢN (FLEGT)

1 Mạng lưới VNGO - FLEGT

TRONG SỐ NÀY

1

Báo động tình trạng sử dụng gỗ bất hợp pháp của các hộ gia đình sản xuất đồ gỗ

8

Khung pháp lý chưa rõ ràng, gỗ rừng trồng từ hợp pháp thành bất hợp pháp trong bối cảnh việt nam tham gia VPA/FLEGT.

14

An toàn lao động và bảo vệ môi trường – hai yếu tố “cần” cho gỗ hợp pháp.

20

Liên kết làng nghề chế biến gỗ để tránh “Gục ngã ngay trên sân nhà”

CHUYÊN ĐỀ

Hoàng Quốc Chính, Nguyễn Quang Tân

THÔNG ĐIỆP CHÍNH

VỚI TRUYỀN THỐNG SẢN XUẤT

QUY MÔ NHỎ, VIỆT NAM CÓ RẤT

NHIỀU HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT ĐỒ

GỖ SỬ DỤNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU

ĐA DẠNG. TRONG ĐÓ, GỖ RỪNG

TỰ NHIÊN KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC

(KHÔNG CÓ GIẤY TỜ HỢP PHÁP)

ĐƯỢC ƯA CHUỘNG DO GIÁ CẢ “MỀM”,

NGUỒN CUNG LINH HOẠT VÀ DỄ TIẾP

CẬN. ĐÂY LÀ THÁCH THỨC LỚN CHO

NGÀNH GỖ VIỆT NAM KHI THAM GIA

HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI GỖ VỚI CHÂU

ÂU LÀ NƠI CÓ HỆ THỐNG QUY ĐỊNH

NGHIÊM NGẶT. ĐỂ TĂNG CƯỜNG KHẢ

NĂNG TUÂN THỦ GỖ HỢP PHÁP CỦA

CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT HỘ GIA ĐÌNH

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC

BÁO ĐỘNG TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG GỖ BẤT HỢP PHÁP CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH SẢN XUẤT ĐỒ GỖ

GIỚI THIỆU

Việt Nam là quốc gia có ngành sản xuất đồ gỗ phát triển mạnh. Với ưu thế về tài nguyên rừng cũng như khả năng tiếp cận nguồn cung gỗ đa dạng, Việt Nam hiện

TẾ, CẦN CÓ NHỮNG GIẢI PHÁP HỖ

TRỢ NHƯ KHUYẾN KHÍCH HỢP TÁC

ĐỂ MỞ RỘNG QUY MÔ SẢN XUẤT VÀ

TĂNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN

CUNG GỖ HỢP PHÁP, SONG SONG VỚI

CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIÁM SÁT CÁC CƠ

SỞ SẢN XUẤT TẠI ĐỊA PHƯƠNG.

Mạng lưới VNGO - FLEGT 2

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC KÊ KHAI TRONG KHAI THÁC

Bài viết này tập trung vào việc tuân thủ các quy định về nguyên liệu gỗ hợp pháp trong các cơ sở sản xuất đồ mộc quy mô hộ gia đình. Dựa trên kết quả khảo sát tại các tỉnh Hòa Bình, Nghệ An, Bình Định, Kon Tum do mạng lưới VNGO-FLEGT thực hiện năm 2015, bài viết mô tả thực trạng vi phạm các quy định về gỗ nguyên liệu của các hộ gia đình, và đề xuất một số giải pháp hỗ trợ. Để người sản xuất tuân thủ tốt các quy định về gỗ hợp pháp, cần có chính sách hỗ trợ hiệu quả và cơ chế giám sát thực thi luật chặt chẽ.

QUY ĐỊNH ĐÃ BAN HÀNH NHƯNG THỰC TẾ THÌ SAO

Về mặt pháp lý, Nhà nước đã ban hành quy định về gỗ hợp pháp đưa vào cơ sở chế biến. Cụ thể, các loại giấy tờ cần có để chứng minh gỗ hợp pháp là bảng kê lâm sản (do hộ/ cơ sở trồng rừng lập), hóa đơn mua hàng có thuế giá trị gia tăng (VAT) (áp dụng trong trường hợp mua gỗ từ tổ chức) và Biên bản xác nhận của kiểm lâm (xem chi tiết Hộp 1).

Hộp 1: Quy định về gỗ hợp pháp đưa vào cơ sở chế biến

Gỗ nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất chế biến phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp như sau:

Bảng kê lâm sản (Thông tư 01/2012/BNNPTNT Điều 12,14,16,20; Thông tư 42/2012/BNNPTNT Điều 1)

Hóa đơn thuế giá trị gia tăng (VAT) (Thông tư 01/2012/BNNPTNT Điều 20)

Biên bản xác nhận đóng búa kiểm lâm (áp dụng với gỗ tròn có đường kính đầu lớn >= 25cm và chiều dài >= 1m được khai thác từ rừng tự nhiên và gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm được khai thác từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu trong trường hợp không có dấu búa hoặc ký hiệu đặc biệt của nước xuất khẩu, gỗ sau xử lý tịch thu) (Thông tư 01/2012/BNNPTNT Điều 9)

nay là trung tâm chế biến và xuất khẩu gỗ lớn nhất Đông Nam Á và thứ sáu trên thế giới (VNForest 2015). Gỗ nguyên liệu dưới dạng hộp, ván, thanh… từ nhiều nguồn cung khác nhau được đưa vào vô vàn cơ sở sản xuất lớn nhỏ để làm ra các sản phẩm như đồ dân dụng và công sở, hàng mỹ nghệ, vật dụng xây dựng… để tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu. Với cấu trúc sản xuất đa dạng, phức tạp về nguồn nguyên liệu, quy mô và cách thức hoạt động, việc tuân thủ tốt các quy định về gỗ hợp pháp là nhiệm vụ không dễ dàng.

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

Tuy nhiên, mức độ tuân thủ các quy định này trên thực tế còn thấp. Hiện nay trên toàn quốc có khoảng vài chục ngàn hộ gia đình tham gia vào hoạt động sản xuất đồ gỗ và thường sử dụng nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, gỗ không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp (còn gọi là gỗ trôi nổi), thường là gỗ rừng tự nhiên, được sử dụng phổ biến. Gỗ trôi nổi được mua với giá rẻ và có thể mua với số lượng nhỏ lẻ linh hoạt, vì vậy rất phù hợp với cách thức sản xuất của các hộ gia

Biểu 1: Tỉ lệ hộ sản xuất thiếu giấy tờ pháp lý về nguồn gốc gỗ

100%

80%

60%

40%

20%

0%Bảng kê lâm sản Biên bản xác nhận dấu búa

kiểm lâmHóa đơn GTGT

Nghệ An Bình Định Kon Tum

3 Mạng lưới VNGO - FLEGT

đình. Hiện nay không có số liệu thống kê chính thức về lượng gỗ nguyên liệu của các hộ sản xuất do họ không thường xuyên ghi chép sổ sách và cũng bởi tính chất “nhạy cảm” của gỗ rừng tự nhiên. Kết quả khảo sát 112 hộ sản xuất đồ gỗ ở Nghệ An, Bình Định, Kon Tum cho thấy khoảng 65% số hộ thiếu hóa đơn VAT, 75% số hộ thiếu bảng kê lâm sản và 41% thiếu biên bản xác nhận đóng búa kiểm lâm (xem chi tiết từng tỉnh ở Biểu 1).

Mạng lưới VNGO - FLEGT 4

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

HIỂU BIẾT QUY ĐỊNH NHƯNG VẪN “LÀM LIỀU”

Các chủ cơ sở sản xuất đồ gỗ thường có năng lực tiếp cận thông tin đại chúng, có hiểu biết các quy định hiện hành về chế biến gỗ hợp pháp. Một số hộ có quan hệ chặt chẽ với chính quyền địa phương, đặc biệt là các cơ quan chức năng như UBND, Hạt kiểm lâm, Phòng TNMT… Kết quả khảo sát ở Nghệ An, Bình Định, Kon Tum cho thấy 49% chủ hộ hiểu biết về yêu cầu đối với giấy tờ chứng minh gỗ hợp pháp như bảng kê lâm sản, hóa đơn, dấu búa kiểm lâm (mặc dù có thể không biết chính xác tên quy định, văn bản). Câu hỏi đặt ra là tại sao các cơ sở cố tình vi phạm quy định, mặc dù biết là có thể bị kiểm tra và xử phạt.

Trước tiên, ta cần phân tích sâu hơn về nguồn cung gỗ cho sản xuất đồ mộc. Thị trường gỗ nguyên liệu hiện nay gồm các nguồn cung chính sau:

i. gỗ rừng tự nhiên nhập khẩu chính ngạch (Lào, Myanma, châu Phi, Nam Mỹ…)

ii. gỗ rừng tự nhiên khai thác trái phép hoặc nhập khẩu theo đường tiểu ngạch (còn gọi là gỗ trôi nổi)

iii. gỗ rừng tự nhiên bị kiểm lâm tịch thu và bán đấu giá (phần lớn là gỗ xuất xứ từ nguồn (ii) và được hợp pháp hóa)

iv. gỗ rừng trồng và cây phân tán thu mua từ các hộ trồng rừng ở địa phương

Phần lớn các hộ sản xuất nhỏ chỉ có khả năng tiếp cận nguồn cung (ii) và (iv), trong đó gỗ từ nguồn cung (ii) là bất hợp pháp, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc. Điều này có nghĩa là các hộ chỉ có khả năng mua gỗ trôi nổi với số lượng nhỏ lẻ do đầu nậu cung cấp, hoặc gỗ rừng trồng và cây phân tán từ các hộ dân trồng rừng ở địa phương. Một số hộ muốn mua gỗ có hóa đơn (để chứng minh tính hợp pháp, từ đó có thể vận chuyển sản phẩm ra ngoài địa phương) cũng gặp khó khăn do các doanh nghiệp lớn không có thừa gỗ để bán nhỏ lẻ cho các hộ.

Thảo luận nhóm với các hộ sản xuất đồ gỗ ở TP. Kon TumNguồn: Do tác giả cung cấp

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

5 Mạng lưới VNGO - FLEGT

Hộp 2: Nguồn cung cấp gỗ cho các hộ sản xuất ở TP Kon Tum

Hộ gia đình anh L.H.S. làm nghề mộc ở thành phố Kon Tum. Hộ sử dụng khoảng 6 m3 gỗ tự nhiên năm 2014, hầu hết là gỗ Sao xanh và Giổi gừng được mua từ xưởng cưa ở huyện Ngọc Hồi.

Hộ gia đình anh P.T. sử dụng khoảng 10 m3 gỗ tự nhiên, chủ yếu là gỗ bìa, ván do đầu nậu cung cấp và vận chuyển từ huyện Sa Thầy.

Những trường hợp này là phổ biến ở Kon Tum, không có giấy tờ pháp lý như nêu trong Hộp 1. Phần lớn các hộ sản xuất nhỏ không thể mua gỗ thanh lý đấu giá từ Hạt kiểm lâm vì lô đấu giá thường cả trăm khối, đòi hỏi nguồn vốn lớn, nhà xưởng kho bãi rộng.

NĂNG LỰC THỰC THI LUẬT PHÁP CÒN THIẾU VÀ YẾU TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP THƯƠNG MẠI

Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước là năng lực thực thi luật pháp còn thiếu và yếu ở địa phương. Ở cấp huyện, Hạt kiểm lâm là cơ quan phụ trách chung các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến gỗ trên địa bàn. Số lượng cán bộ kiểm lâm, đặc biệt là công chức ở các

Nguyên nhân của tình trạng này là đa phần các hộ có năng lực và quy mô sản xuất nhỏ (khoảng vài m3 gỗ/năm), vốn ít, không có kho bãi chứa nguyên vật liệu, không có thị trường tiêu thụ lớn, nên chỉ mua gỗ với số lượng nhỏ lẻ. Trong khi đó, gỗ nguyên liệu từ nguồn cung (i) và (iii) chủ yếu là những đơn hàng lớn, chỉ những doanh nghiệp lớn mới có khả năng tiếp cận.

Hạt kiểm lâm không đủ đáp ứng khối lượng công việc. Theo quy định, cứ 1000 ha rừng có 01 cán bộ kiểm lâm (Nghị định 119/2006/NĐ-CP), và 500 ha rừng đặc dụng có 01 công chức kiểm lâm (Nghị định số 117/2010/NĐ-CP). Với diện tích rừng khoảng 13.9 triệu ha (VNForest 2014) thì cần khoảng 16,000 kiểm lâm viên, trong khi cả nước hiện nay có khoảng 12,000 kiểm lâm viên. Ở mỗi xã phường có hoạt động sản xuất chế biến gỗ, chỉ có 01 cán bộ kiểm lâm địa bàn chịu trách nhiệm quản lý, giám sát số lượng lớn các hộ sản xuất nhỏ lẻ. Với nguồn lực và ngân sách Nhà nước có hạn, nhân sự thiếu, trang thiết bị và chế độ lương thưởng chưa thỏa đáng, đây thực sự là vấn đề nan giải cho hệ thống giám sát thực thi luật ở địa phương.

Trong bối cảnh hội nhập thương mại quốc tế, đối diện với những yêu cầu khắt khe về gỗ hợp pháp từ thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ, EU … tình trạng vi phạm các quy định hiện hành sẽ ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu gỗ của Việt Nam.

Đối với xuất khẩu gỗ, thị trường EU được đánh giá là ổn định, bền vững, và đem lại giá trị thặng dư cao vì EU nhập khẩu sản phẩm gỗ thay vì gỗ tròn, gỗ xẻ ( xem Hộp 3) .

Từ tháng 3/2013, EU áp dụng Quy chế về gỗ, thắt ngặt các yêu cầu về chứng minh nguồn gốc hợp pháp của sản phẩm gỗ nhập cảng EU. Theo cam kết, chính phủ Việt Nam sẽ hoàn thành đàm phán hiệp định thương mại về gỗ với EU trong năm 2016, tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về gỗ hợp pháp trên toàn bộ chuỗi cung từ khâu khai thác đến vận chuyển, chế biến, tiêu thụ và xuất khẩu. Tuy nhiên, tình trạng thiếu giấy tờ pháp lý để truy xuất nguồn gốc như hiện nay sẽ dẫn đến hệ quả là sản phẩm gỗ của các hộ sản xuất không đảm bảo tính hợp pháp và có thể vi phạm hiệp định thương mại với EU.

Mạng lưới VNGO - FLEGT 6

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:

Thiếu tuân thủ hay vi phạm các quy định hiện hành về gỗ hợp pháp là một thực trạng phổ biến ở các cơ sở sản xuất đồ gỗ quy mô hộ gia đình. Bên cạnh nguyên nhân chủ quan là sự cố tình vi phạm để thu lợi nhuận hay mưu sinh, có những nguyên nhân khách quan như không có khả năng tiếp cận nguồn cung gỗ hợp pháp đã ảnh hưởng lớn đến phương thức hoạt động và khả năng tuân thủ quy định của các hộ sản xuất nhỏ này.

Để hỗ trợ các hộ sản xuất quy mô nhỏ thích nghi và phát triển trong bối cảnh Việt Nam chuẩn bị tham gia hiệp định thương mại quốc tế về gỗ, bài viết mạn phép đưa ra một số giải pháp đồng bộ để tăng cường khả năng tuân thủ gỗ hợp pháp như sau:

- Thứ nhất, cần tập trung giải quyết vấn đề gỗ trôi nổi được sử dụng làm nguyên liệu trong các cơ sở chế biến của hộ gia đình. Gỗ trôi nổi không có giấy tờ hợp pháp được khai thác trộm từ các khu rừng tự nhiên trong nước hoặc vận chuyển trái phép theo đường tiểu ngạch. Chính quyền địa phương cần giám sát và có chế tài xử phạt nghiêm minh các trường hợp mua bán, vận chuyển, chế biến gỗ không có giấy tờ hợp pháp.

- Song song với đó, cần hỗ trợ nhóm hộ chế biến tiếp cận nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp bằng cách xây dựng mô hình tổ nhóm sản xuất hoặc cao hơn là ban quản lý làng nghề. Ban quản lý do các hộ chế biến trong làng nghề hoặc cụm công nghiệp bầu chọn ra và có nhiệm vụ điều tiết nguồn nguyên liệu gỗ đầu vào, quản lý lưu trữ kho vận, tiếp cận thị trường đầu ra, cũng như tư vấn hỗ trợ về giấy tờ gỗ hợp pháp. Khi hoạt động ở quy mô tập thể, các hộ chế biến có cơ hội tiếp cận nguồn gỗ hợp pháp thông qua đại diện là ban quản lý.

Hộp 3: Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào EU từ 2012 – 2015

Năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm gỗ vào EU đạt 703 triệu usd, tăng gần 100 triệu usd so với 2013 là 608 triệu usd. Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2015 đạt 442 triệu usd. EU hiện là thị trường xuất khẩu gỗ lớn thứ tư của Việt Nam.

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gỗ vào EU từ 2012 - 2014 bình quân đạt 2.2%/năm.

Nguồn: Forest Trends 2015

7 Mạng lưới VNGO - FLEGT

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Hiệp định đối tác tự nguyện, Phụ lục 2 về Định nghĩa gỗ hợp pháp (dự thảo 8). VNForest, 2015

Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Bộ NNPTNT, 2012

Thông tư 42/2012/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT. Bộ NNPTNT, 2012

Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Bộ NNPTNT, 2011

Nghị định 119/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm. 2006

Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng. 2010

Quyết định 3322/QĐ-BNN-TCLN về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2013, 2014

Quy chế gỗ Liên minh châu Âu. EU, 2013

Báo cáo Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam – EU. Forest Trends, 2015

- Thứ ba, khi cấp phép kinh doanh cho các cơ sở sản xuất phải kèm theo điều kiện bắt buộc là cam kết chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ nguyên liệu hợp pháp. Cần có cơ chế phối hợp giám sát giữa cơ quan chức năng địa phương và cộng đồng dân sự, khi mà cơ quan chức năng không có đủ nguồn lực để giám sát.

- Thứ tư, về dài hạn, cần có chiến lược phù hợp để tăng cường năng lực thực thi luật pháp ở cấp địa phương. Đặt trong chiến lược bảo vệ phát triển rừng mà chính phủ đề ra, cũng như mục tiêu tăng trưởng thương mại gỗ, thiết nghĩ cần xây dựng đội ngũ kiểm lâm viên đảm bảo về số lượng và chất lượng, trang thiết bị, cơ chế lương thưởng để họ hoàn thành tốt công việc bảo vệ phát triển rừng và đảm bảo kiểm soát chuỗi cung gỗ hợp pháp, là điều kiện tiên quyết để phát triển ngành gỗ Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Mạng lưới VNGO - FLEGT 8

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

KHUNG PHÁP LÝ CHƯA RÕ RÀNG, GỖ RỪNG TRỒNG TỪ HỢP PHÁP THÀNH BẤT HỢP PHÁP TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM THAM GIA VPA/FLEGT

Hoàng Xuân Đức ( Trung tâm RESED )

THÔNG ĐIỆP CHÍNH

HIỆN NAY, XU THẾ NHIỀU HỘ GIA ĐÌNH TRỒNG RỪNG LIỀN KỀ NHAU CÙNG BÁN CHO MỘT THƯƠNG LÁI HOẶC TỰ LIÊN KẾT VỚI NHAU ĐỂ KHAI THÁC ĐANG DIỄN RA Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG. TUY NHIÊN, KHUNG PHÁP LÝ LẠI CHƯA QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ VIỆC LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM) CHO HAI TRƯỜNG HỢP NÊU TRÊN KHI TỔNG DIỆN TÍCH RỪNG CỦA CÁC HỘ ĐẠT TỚI TRÊN 200 HA. TRONG BỐI CẢNH HIỆP ĐỊNH VPA/FLEGT CHUẨN BỊ ĐƯỢC KÝ KẾT, GỖ RỪNG TRỒNG KHAI THÁC VỚI DIỆN TÍCH TẬP TRUNG LỚN HƠN 200 HA NẾU KHÔNG CÓ QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐTM SẼ TRỞ THÀNH GỖ BẤT HỢP PHÁP. VÌ VẬY CẦN CÓ CÁC QUY ĐỊNH, HƯỚNG DẪN CỤ THỂ VỀ VIỆC LẬP BÁO CÁO ĐTM TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP NÀY NHẰM ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VỀ GỖ HỢP PHÁP.

GIỚI THIỆU

Với các chính sách phù hợp và định hướng xã hội hóa ngành lâm nghiệp, diện tích rừng trồng của Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây từ 1 triệu ha năm 1990 lên gần 3,7 triệu ha năm 2014. Trồng rừng đang là một nguồn sinh kế góp phần cải thiện thu nhập cho khoảng 1,4 triệu hộ gia đình. Với tốc độ phát triển như vậy, việc phát sinh các tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình trồng, khai thác rừng là khó tránh khỏi. Pháp luật Việt Nam quy định, việc khai thác rừng trồng có diện tích tập trung và lớn hơn 200 ha thì bắt buộc phải lập báo cáo ĐTM.

9 Mạng lưới VNGO - FLEGT

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

CƠ SỞ PHÁP LÝ CÒN THIẾU CỤ THỂ, CƠ QUAN THỰC THI CHƯA NẮM RÕ

Khung pháp lý chưa quy định cụ thể cho trường hợp khai thác rừng trồng của nhiều hộ gia đình liền kề nhau và tổng diện tích lớn hơn 200 ha phải lập báo cáo ĐTM (xem hộp 1). Luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định lập báo cáo ĐTM đối với dự án khai thác rừng với diện tích từ 200 ha trở lên đối với rừng trồng là rừng sản xuất, áp dụng phương thức chặt trắng, có lô thiết kế khai thác diện tích tập trung. Tuy nhiên, những văn bản này không nêu rõ trong các trường hợp (i) cá nhân hoặc tổ chức mua lại rừng trồng của nhiều người có diện tích lớn, liền kề nhau để khai thác. (ii) nhiều hộ gia đình có diện tích liền kề, liên kết với nhau để khai thác diện tích lớn hơn 200 ha.

Dựa trên kết quả điều tra ở các tỉnh Hòa Bình, Nghệ An, Bình Định và Kon Tum (tháng 8/2015), bản tin này chỉ ra rằng trường hợp nhiều hộ trồng rừng bán lại cho thương lái khai thác hoặc các hộ gia đình có diện tích liền kề và lớn hơn 200 ha liên kết với nhau để khai thác đã và đang diễn ra. Tuy nhiên, việc lập báo cáo ĐTM trong cả hai trường hợp trên đều không được thực hiện bởi quy định trong khung chính sách chưa cụ thể về những trường hợp kể trên, điều này sẽ trở nên cần thiết hơn trong bối cảnh Việt Nam tham gia hiệp định đối tác tự nguyện về thực thi Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA/FLEGT).

Hộp 1: Quy định về bảo vệ môi trường và hồ sơ khai thác rừng trồng.

1. Đối tượng phải thực hiện ĐTM: - Các dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (Điều 18 Luật bảo vệ môi trường năm 2014)- Dự án khai thác rừng diện tích 200 ha trở lên đối với rừng trồng là rừng sản xuất áp dụng phương thức chặt trắng, có lô thiết kế khai thác diện tích tập trung (Điều 12 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP)

2. Hồ sơ khai thác: bao gồm bản đăng ký khai thác và bảng dự kiến sản phẩm khai thác (Điều 19 Thông tư số 35/2011/TT-BNNPTNT)Hình 1: Các điểm nghiên cứu

Mạng lưới VNGO - FLEGT 10

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

Ngoài ra, trách nhiệm phê duyệt hồ sơ khai thác rừng trồng của hộ gia đình có nguồn vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã. Nhưng cán bộ phụ trách của UBND xã lại không nắm được quy định về việc lập báo cáo ĐTM đối với việc khai thác rừng trồng có diện tích lớn nên đã không yêu cầu các chủ khai thác thực hiện nhiệm vụ này. Theo kết quả điều tra, đánh giá tác động tiềm tàng của VPA đến sinh kế của các nhóm dễ bị tổn thương tại Nghệ An và Hà Tỉnh, 100% cán bộ Lâm nghiệp xã được phỏng vấn đều không năm rõ quy định về việc lập báo cáo ĐTM khi khai thác rừng trồng với diện tích lớn hơn 200 ha.

KHAI THÁC RỪNG TRỒNG CÓ DIỆN TÍCH LỚN HƠN 200 HA CÓ XU HƯỚNG GIA TĂNG KHI NGƯỜI DÂN PHẢI BÁN CÂY ĐỨNG CHO CÁC THƯƠNG LÁI

Theo kết quả điều tra tại 4 tỉnh chỉ khoảng 10% các hộ trồng rừng tự khai thác. Các hộ trồng rừng còn lại do không có đủ nhân lực, máy móc để để khai thác và không có phương tiện để vận chuyển đến nơi tiêu thụ nên phải bán cho các thương lái (xem hộp 2). Các thương lái này là những cá nhân, tổ chức có tiềm lực kinh tế mạnh, có kiến thức, kinh nghiệm trong việc khai thác rừng trồng và có năng lực trong việc tìm kiếm các đầu ra ổn định. Mặt khác khi rừng đạt tuổi khai thác, các hộ trồng rừng mong muốn bán được tại thời điểm giá cả tốt nhất, người khai thác cũng ưu tiên việc mua của các hộ có diện tích liền kề để thuận lợi trong khai thác và tiết kiệm chi phí. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu mua diện tích rừng lớn, tập trung, quay vòng vốn nhanh, tiết kiệm được thời gian,

chi phí; các chủ thể này sau khi thu mua sẽ tổ chức mở đường vận xuất (nếu cần), tổ chức khai thác được bao nhiêu thì vận chuyển tiêu thụ đến đó.

Bên cạnh đó, số lượng các thương lái tại mỗi địa phương là không nhiều. Theo kết quả nghiên cứu, tại tỉnh Hòa Bình với tổng diện tích rừng trồng tại 03 huyện nghiên cứu là 17.899 ha, nhưng chỉ khoảng 100 thương lái chuyên mua gỗ rừng trồng trên địa bàn này - trung bình mỗi thương lái sẽ thu mua khoảng 179 ha cho mỗi chu kỳ khai thác. Tại Nghệ An với diện tích rừng trồng khu vực nghiên cứu là 15.673 ha và số lượng thương lái khoảng 70 người, trung bình mỗi thương lái thu mua được khoảng 224 ha. Tuy nhiên, với những thương lái có điều kiện kinh tế khá, có đầy đủ máy móc thiết bị và phương tiện vận chuyển thì con số này sẽ lớn hơn số trung bình nhiều lần.

Như vậy, trường hợp một thương lái có thể thu gom rừng trồng của nhiều hộ gia đình với diện tích lớn hơn 200 ha để khai thác đang diễn ra ở một số địa phương.

Hộp 2: Người trồng rừng phải bán rừng cho thương lái khai thác.

Việc thu mua gỗ rừng trồng vốn quay vòng rất nhanh nên mỗi năm trung bình mua được từ 400-500 ha. Chủ yếu mua của các hộ gia đình nhận khoán đất của Lâm trường hoặc Tổng đội thanh niên xung phong, tập trung tại một số xã có diện tích rừng trồng lớn. Trong năm 2014, chúng tôi đã mua được cả một tiểu khu với diện tích hơn 220 ha. Tại các xã có diện tích rừng trồng nhỏ thì chủ yếu được thu mua bởi các cá nhân nhỏ lẻ khác (theo ông N.Đ.B, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An)

11 Mạng lưới VNGO - FLEGT

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

Người dân không có phương tiện để vận chuyển gỗ khi khai thácNguồn: Do tác giả cung cấp

Mạng lưới VNGO - FLEGT 12

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

VÀ XU THẾ LIÊN KẾT GIỮA CÁC HỘ GIA ĐÌNH ĐANG TẠO NÊN DIỆN TÍCH LỚN KHI KHAI THÁC

Để tránh việc bị các thương lái ép giá và góp phần nâng cao giá trị kinh tế của rừng trồng, các hộ trồng rừng ở một số nơi đã tự liên kết với nhau để mở đường vận xuất, cùng tổ chức khai thác, thuê phương tiện để vận chuyển và tiêu thụ. Việc mở đường vận xuất chỉ cần thực hiện cho chu kỳ khai thác đầu tiên, các chu kỳ sau chỉ cần nâng cấp sửa chữa trước khi khai thác (xem hộp 3). Đây có thể là giải pháp khả thi cho các hộ trồng và khai thác rừng, vì vậy trong tương lai việc áp dụng xu thế này ở nhiều địa phương là hoàn toàn có thể xảy ra, đặc biệt là các huyện miền núi có địa hình phức tạp, giao thông khó khăn.

Theo đánh giá của các nhóm nghiên cứu, trường hợp người dân tự liên kết trong khai thác rừng trồng tạo nên diện tích tập trung lớn hơn 200 ha đã xuất hiện tại hầu hết các huyện nghiên cứu là huyện miền núi.

TRỞ THÀNH GỖ BẤT HỢP PHÁP KHI HIỆP ĐỊNH VPA/FLEGT ĐƯỢC KÝ KẾT

Với hai trường hợp nêu trên, có thể khẳng định rằng: Việc khai thác rừng trồng của nhiều hộ gia đình có diện tích tập trung và lớn hơn 200 ha đã, đang và sẽ diễn ra trong tương lai.

Trong khi đó, dự thảo Định nghĩa gỗ hợp pháp (LD) hiện hành yêu cầu gỗ trong quá trình khai thác với diện tích tập trung lớn hơn 200 ha (đối với rừng trồng) phải có Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM. Khi hiệp định VPA/FLEGT được ký kết, việc khai thác diện tích lớn hơn 200 ha mà không có Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM thì khối lượng gỗ khai thác tại những khu vực đó sẽ trở thành gỗ bất hợp pháp.

Hiện tại, các hộ trồng rừng, khai thác rừng gần như không lập bất kỳ hồ sơ gì liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Số liệu điều tra đã chỉ ra rằng 100% các hộ trồng rừng, khai thác rừng không có hồ sơ hoặc không áp dụng việc lập hồ sơ báo cáo ĐTM. Trong khi việc các hộ trồng rừng bán cho thương lái khai thác, tiêu thụ cũng như nhiều hộ tự liên kết với nhau trong quá trình khai thác với diện tích lớn hơn 200 ha đã xuất hiện ở tất cả các tỉnh nghiên cứu.

Hộp 3: Xu thế liên kết giữa các hộ gia đình trong khai thác rừng trồng.

Do không có đường vận xuất, rừng trồng Keo tại làng chỉ bán được 25-30 triệu/ha, trong khi giá bán trung bình trên địa bàn xã khoảng 50 triệu/ha. Trong làng hiện đã có 15 hộ có diện tích liền kề với tổng diện tích khoảng 209 ha, đã góp tiền để mở đường, cùng tổ chức khai thác và thuê xe vận chuyển đi tiêu thụ (theo ông VL, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định).

13 Mạng lưới VNGO - FLEGT

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:

Theo quy định hiện hành, gỗ khai thác từ rừng trồng có diện tích tập trung lớn hơn 200 ha nếu không có Quyết định phê duyệt ĐTM sẽ trở thành gỗ bất hợp pháp. Bên cạnh đó, Hiệp định VPA/FLEGT mà Việt Nam sẽ sớm ký kết yêu cầu không chỉ gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường EU phải là gỗ hợp pháp mà gỗ và sản phẩm gỗ tiêu thụ trong thị trường nội địa cũng phải hợp pháp.

Vì vậy, việc tiêu thụ số lượng gỗ bất hợp pháp nói trên sẽ gặp rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến thu nhập cũng như đời sống của người trồng, khai thác rừng, đặc biệt là người dân ở các huyện miền núi. Nhằm đảm bảo quyền lợi của người trồng rừng, khai thác rừng trong tiến trình VPA/FLEGT, cũng như tránh việc các hộ khai thác vi phạm các quy định của pháp luật, chúng tôi đưa ra một số gợi ý chính sách như sau:

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP cần làm rõ có hay không việc lập báo cáo ĐTM cho trường hợp mua lại rừng trồng của nhiều hộ gia đình với diện tích tập trung lớn để khai thác hoặc các hộ gia đình có đất liền kề liên kết với nhau để khai thác với diện tích lớn hơn 200 ha.

- Để thực hiện được kiến nghị trên, tại các tỉnh có diện tích rừng trồng lớn, UBND tỉnh cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể và phổ biến đến các ban ngành liên quan, chính quyền huyện và xã. UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Hạt kiểm lâm và các chủ rừng là tổ chức cần nắm rõ danh sách các hộ trồng rừng để tuyên truyền nâng cao nhận thức về quy định gỗ hợp pháp; đặc biệt là các cá nhân, tổ chức trên địa bàn thường xuyên thu mua rừng trồng để khai thác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo nghiên cứu đánh giá khả năng đáp ứng tiêu chuẩn gỗ hợp pháp (LD) của các hộ gia đình tại các tỉnh: Hòa Bình, Nghệ An, Bình Định và Kon Tum.

Báo cáo tác động của quản lý rừng dựa vào cộng đồng (CBFM) đến sinh kế của người dân tại huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.

Mạng lưới VNGO - FLEGT 14

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

THÔNG ĐIỆP CHÍNH

QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG (MT VÀ ATLĐ) CHO CƠ SỞ CHẾ BIẾN HỘ GIA ĐÌNH ĐÃ CÓ NHƯNG QUÁ TRÌNH THỰC THI CÒN LỎNG LẺO VÀ THIẾU TOÀN DIỆN DO CÁC CHỦ HỘ THIẾU VỐN ĐẦU TƯ VÀ CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ CHƯA GIÁM SÁT HIỆU QUẢ. ĐIỀU NÀY ẢNH HƯỞNG XẤU ĐẾN SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNG, SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG, GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ TĂNG TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG CỦA NHÓM HỘ CHẾ BIẾN KHI VIỆT NAM KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH VPA - FLEGT. ĐỂ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG TRÊN GÓP PHẦN THỰC HIỆN THÀNH CÔNG SÁNG KIẾN FLEGT THÌ CẦN CÓ NHỮNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỐN CHO CHỦ CƠ SỞ VÀ ĐẶC BIỆT LÀ TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VỀ

MT VÀ ATLĐ.

GIỚI THIỆU

Việt Nam đang trong quá trình đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) với Liên minh Châu Âu về “Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản- FLEGT”. Hai phụ lục quan trọng của VPA là Định nghĩa gỗ hợp pháp (LD) và Hệ thống đảm bảo gỗ hợp pháp (TLAS) đặt ra những yêu cầu về MT và ATLĐ trong quá trình chế biến. Tuy nhiên vẫn còn một khoảng cách lớn giữa những quy định và việc thực thi những quy định đó. Kết quả nghiên cứu của dự án EU- FLEGT tại 4 tỉnh Hòa Bình, Nghệ An, Bình Định, Kon Tum (xem Hình 1) từ tháng 6 – 10/2015 cho thấy các cơ sở chế biến hộ gia đình chưa đáp ứng các quy định về MT

AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG- HAI YẾU TỐ “CẦN” CHO GỖ HỢP PHÁP

Nguyễn Thị Dung (Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc) Nguyễn Quang Tân (Trung tâm vì Con người và Rừng)

và ATLĐ. Điều này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường và làm tăng tính dễ bị tổn thương cho hộ chế biến trong tiến trình thực hiện VPA. Để giải quyết những vấn đề trên chúng tôi đề xuất một số chính sách tăng cường giám sát thực thi và hỗ trợ các hộ thực thi quy định về MT và ATLĐ.

Hình 1: Các điểm nghiên cứu

15 Mạng lưới VNGO - FLEGT

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

TÌNH HÌNH THỰC THI QUY ĐỊNH MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA HỘ CHẾ BIẾN ĐANG Ở MỨC BÁO ĐỘNG

Trong quá trình phát triển của ngành chế biến gỗ Việt Nam, các cơ sở chế biến gỗ quy mô hộ gia đình đã hình thành và đang nhanh chóng phát triển ở nhiều địa phương. Để các cơ sở chế biến hộ gia đình sản xuất an toàn và phát triển bền vững không thể không tính đến các biện pháp bảo vệ MT và ATLĐ. Các văn bản pháp luật cũng đã đề cập đến vấn đề trên. (Xem hộp 1). Theo đó, chủ các cơ sở chế biến gỗ cần phải đăng ký bản cam kết bảo vệ MT và cam kết này phải được thừa nhận bằng Văn bản chấp nhận bản cam kết bảo vệ MT do UBND huyện hoặc UBND xã cấp.

Trên thực tế rất ít hộ có văn bản chấp nhận bản cam kết bảo vệ MT, số còn lại không những không có mà còn không hề hay biết gì đến quy định này. Nguy hại hơn là tình trạng vi phạm cam kết bảo vệ môi trường diễn ra rất phổ biến. Ví dụ như chất thải sinh ra trong quá trình xẻ, cưa, bào, trà nhám không có hệ thống thu gom xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm. Các xưởng chế biến nhỏ lẻ được đặt ngay tại nhà, liền kề khu dân cư gây tiếng ồn ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng địa phương.

Hộp 1: Yêu cầu về môi trường và an toàn lao động với hộ chế biến gỗ

1. Quy định về cam kết bảo vệ môi trường (Điều 29, 32, 33 Nghị định số 29/2011/NĐ-CP)

2. Quy định về an toàn - vệ sinh lao động. (Bộ Luật Lao động 2012: Chương IX, khoản 1 điều 137, điều 138 Luật lao động 10/2012/QH13)

3. Quy định về phòng cháy, chữa cháy. (Điều 9, 16, 17 Nghị Định số 35/2003/NĐ-CP)

Tương tự như vậy, việc thực thi các quy định về ATLĐ của các chủ chế biến gỗ cũng rất hạn chế. Kết quả cuộc điều tra tại gần 200 cơ sở chế biến gỗ nhỏ lẻ tại Hòa Bình, Nghệ An, Bình Định và Kon Tum cho thấy những con số đáng báo động: 70% số hộ không có nội quy về PCCC; 78% số hộ không có nội quy về ATLĐ (xem chi tiết ở biểu đồ 1). Đó là chưa kể đến số hộ có nội quy nhưng sử dụng không hiệu quả do đặt ở những nơi không ai nhìn thấy hoặc đã quá cũ mờ, bụi phủ.

Biểu đồ 1: Tỉ lệ hộ không có nội quy PCCC & ATLĐ theo tỉnh

Bình Định Kon Tum Hòa Bình Trung bình 4 tỉnhNghệ An

96%

62%58%

74%66% 66% 70%

78%96%

22%

Không có nội quy ATLĐKhông có nội quy PCCC

Mạng lưới VNGO - FLEGT 16

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

Khi được hỏi về các biện pháp bảo vệ MT và ATLĐ, 100% công nhân đều cho biết họ chưa từng tham gia một khóa huấn luyện về bảo vệ MT và ATLĐ trong chế biến gỗ. Mọi thao tác chế biến chủ yếu được dựa trên kinh nghiệm của người thợ chính và chủ cơ sở sản xuất. Công nhân không được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ, tai nghe chống ồn…Máy móc thiết bị trong các xưởng chế biến gỗ hộ gia đình chủ yếu

Ảnh 1: Lưỡi cưa đứt đột ngột trong quá trình chế biến gỗ gây mất an toàn cho người lao động là chuyện thường tình

Nguồn: Do tác giả cung cấp

là loại tự lắp đặt, thiếu cơ cấu che chắn, bảo vệ nên không đảm bảo ATLĐ (xem ảnh 1). Các xưởng không có những hướng dẫn cần thiết cho công nhân về cách vận hành an toàn. Tại nhiều xưởng, máy cưa vòng nằm vẫn được vận hành để xẻ gỗ trong tình trạng có thể gây rủi ro cho công nhân. Hệ thống điện tại các xưởng chế biến cũng chưa đảm bảo, dễ gây cháy nổ, ảnh hưởng đến ATLĐ.

17 Mạng lưới VNGO - FLEGT

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

HỆ QUẢ KHI CÁC CƠ SỞ CHẾ BIẾN KHÔNG TUÂN THỦ QUY ĐỊNH MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Bảo vệ MT và ATLĐ là hai hạng mục rất quan trọng trong quá trình sản xuất, đảm bảo cho các cơ sở chế biến gỗ phát triển bền vững và góp phần thực hiện thành công sáng kiến FLEGT tại Việt Nam. Khi quy định về MT và ATLĐ không được các hộ chế biến tuân thủ sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng:

Thứ nhất: Việc không thực hiện những biện pháp xử lý chất thải và không đảm bảo điều kiện sản xuất cho người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người lao động. Loại chất thải

Ảnh 2: Chị Bùi Thị Hiệu – Tp Hội An bị đứt lìa cánh tay khi lao động trong xưởng chế biến gỗ. Sau tại nạn chị phải đeo tay giả.

Nguồn: Do tác giả cung cấp

Thông tin từ bài viết Giải pháp nào để phát triển nghề gỗ bền vững trong bối cảnh thực thi hiệp định đối tác tự nguyện? Quý I-II/2015, Đỗ Thị Hà An - SRD

phổ biến nhất và nhiều nhất trong các cơ sở chế biến gỗ là bụi gỗ. Số liệu điều tra tại làng gỗ Hữu Bằng cho thấy mỗi năm làng gỗ này chế biến khoảng 200,000 – 300,000 m3 gỗ và thải ra tới 100,000 kg bụi tinh. Loại chất thải này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người lao động và khu vực dân cư lân cận như gây ra các bệnh về mắt, hô hấp và da liễu. Việc thiếu các biện pháp và công cụ đảm bảo ATLĐ cũng đe dọa đến tính mạng và sức khỏe công nhân trong khi các chế độ về bảo hiểm kèm theo hợp đồng lao động cho họ là không có (xem ảnh 2)

Thứ hai: Việc chưa sẵn sàng tuân thủ các quy định về MT và ATLĐ sẽ làm tăng tính

Mạng lưới VNGO - FLEGT 18

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

dễ bị tổn thương cho nhóm hộ chế biến gỗ khi Việt Nam ký kết hiệp định VPA. Cho dù các cơ sở chế biến gỗ hộ gia đình không trực tiếp tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm xuất khẩu sang châu Âu, nhưng khi hiệp định VPA được thực hiện, các cơ sở chế biến hộ gia đình cũng sẽ phải tuân thủ theo định nghĩa gỗ hợp pháp và hệ thống TLAS. Như đã nói ở trên, yêu cầu về bảo vệ MT và ATLĐ là hai trong những yêu cầu được nêu ra trong định nghĩa gỗ hợp pháp. Như vậy chỉ khi các cơ sở chế biến gỗ tuân thủ cam kết bảo vệ MT và ATLĐ thì gỗ của họ mới được coi là hợp pháp

TẠI SAO CÁC HỘ CHẾ BIẾN CHƯA TUÂN THỦ QUY ĐỊNH VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

Thiếu vốn đầu tư và hiểu biết chưa đầy đủ về ý nghĩa của việc thực hiện các biện pháp bảo vệ MT và ATLĐ là nguyên nhân hộ chế biến chưa thể tuân thủ các quy định này.

Kết quả điều tra hiện trường cho thấy nguyên nhân các hộ chế biến chưa tuân thủ quy định bảo vệ MT & ATLĐ là do thiếu tiền đầu tư các trang thiết bị xử lý chất thải và mua sắm các vật dụng ATLĐ cho công nhân. Chủ hộ giải thích do sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm sản xuất ra bán chậm hoặc bán với giá rất thấp nên họ không có đủ tiền đầu tư vào các hạng mục đó. Ngoài ra, một nhóm các hộ không biết đến các quy định về MT và ATLĐ nên không thực thi. Đây chủ yếu là những hộ không có giấy phép đăng ký kinh doanh. Một số ít các hộ khác tuy có biết về quy định bảo vệ MT và ATLĐ nhưng do chưa nhận thức đầy đủ nên không thấy

tầm quan trọng của hoạt động này và không thực hiện (xem ví dụ Hộp 2).

Hộp 2 Tâm lý chủ quan của hộ chế biến gỗ về vấn đề ATLĐ

Hộ chế biến gỗ cho rằng tủ thuốc hoặc hộp cứu thương là không cần thiết. “Không cần có tủ thuốc hay hộp cứu thương gì đâu, nếu công nhân có gặp tai nạn thì đưa vào trạm xá là được rồi” – Chia sẻ của chủ xưởng cưa xẻ tại huyện Hoài Ân – Bình Định.

VỀ PHÍA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ

Ngoài nguyên nhân chủ quan từ phía người dân thì nguyên nhân khách quan từ phía cơ quan quản lý được xem là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng các hộ chế biến không tuân thủ quy định về MT và ATLĐ. Một khi các cơ quan quản lý chưa quyết liệt thực thi các quy định về MT và ATLĐ thì sự hạn chế trong việc tuân thủ của người dân là điều hiển nhiên. Tâm lý nể nang, né tránh trong công việc của đội ngũ quản lý địa bàn làm cho người dân chây lì vì không tuân thủ các quy định cũng chỉ bị nhắc nhở mà không bị xử phạt. Thêm vào đó, một đội ngũ cán bộ chuyên trách tại các địa phương còn yếu và thiếu nên không thường xuyên giám sát kiểm tra các cơ sở chế biến gỗ hộ gia đình. (xem ví dụ Hộp 3)

19 Mạng lưới VNGO - FLEGT

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ MẶT CHÍNH SÁCH:

Thiếu vốn đầu tư; nhận thức chưa đầy đủ; hoạt động giám sát thực thi của cơ quan quản lý chưa chặt chẽ là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện trạng các cơ sở chế biến gỗ hộ gia đình chưa tuân thủ các quy định về MT & ATLĐ. Dựa vào đó, chúng tôi đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường thực thi hiệu quả các quy định trên, đồng thời góp phần thực hiện thành công sáng kiến FLEGT tại Việt Nam như sau:

- Cần có chế độ ưu đãi như vay vốn hay phương thức nhà nước và nhân dân cùng làm theo tỉ lệ 50 -50 để đầu tư các trang thiết bị xử lý chất thải, dụng cụ bảo hộ lao động cho các cơ sở chế biến gỗ nhỏ lẻ.

- Trước khi ký kết hiệp định VPA - FLEGT, cần phải thông báo, hướng dẫn cho các chủ cơ sở chế biến và tổ chức các chiến dịch truyền thông thay đổi hành vi về bảo vệ MT và ATLĐ nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi tập quán sản xuất không bền vững của nhóm hộ chế biến gỗ.

- Tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao năng lực giám sát thực thi quy định về MT và ATLĐ cho đội ngũ cán bộ quản lý lâm nghiệp cấp cơ sở.

- Cần quy định chi tiết hơn cơ chế giám sát việc thực thi các quy định bảo vệ MT và ATLĐ tại các cơ sở chế biến, cụ thể bao gồm: nhân lực cho việc thực hiện, thời gian, tần suất thực hiện và các biện pháp xử phạt nếu cán bộ không giám sát hoặc người dân không thực hiện đúng quy định.

Hộp 3 Hoạt động giám sát thực thi quy định bảo vệ MT và ATLĐ còn mang tính hình thức.

Tại hầu hết các địa phương được phỏng vấn đều nổi cộm lên vấn đề đội ngũ cán bộ chuyên trách còn yếu và thiếu dẫn đến hoạt động kiểm tra, giám sát việc thực thi các biện pháp bảo vệ MT và ATLĐ của cán bộ môi trường và kiểm lâm địa bàn còn mang tính hình thức và chưa thường xuyên. Khi cán bộ kiểm lâm địa bàn tại xã Ân Tường Tây, Hoài Ân, Bình Định dẫn đoàn khảo sát đến một cơ sở chế biến để phỏng vấn thì không thấy cơ sở đó đâu nữa. Những người hàng xóm ở đây cho biết: cơ sở chế biến này đã chuyển đi một nơi khác, cách đây chừng 1km từ gần một năm nay rồi, vậy mà cán bộ kiểm lâm không hề hay biết.

Mạng lưới VNGO - FLEGT 20

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

THÔNG ĐIỆP CHÍNH

VIỆT NAM HIỆN CÓ HƠN 300 LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN GỖ ĐANG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT THEO HÌNH THỨC HỘ GIA ĐÌNH. TUY NHIÊN, MỨC ĐỘ LIÊN KẾT, TRAO ĐỔI TRONG SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI ĐANG CÒN RẤT YẾU. QUY MÔ CÁC LÀNG NGHỀ ĐANG BỊ THU HẸP DẦN DO HIỆU QUẢ LAO ĐỘNG THẤP VÀ SẢN PHẨM TIÊU THỤ CHẬM TRÊN THỊ TRƯỜNG. TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ MÀ CỤ THỂ LÀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO

LIÊN KẾT LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN GỖ ĐỂ TRÁNH “GỤC NGÃ NGAY TRÊN SÂN NHÀ”

Nguyễn Văn Hoàng, Trần Nam Thắng. Trung tâm nghiên cứu và tư vấn quản lý tài nguyên (CORENARM)

(FTA), HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TTP), HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TỰ NGUYỆN VỀ THỰC THI LÂM LUẬT, QUẢN TRỊ RỪNG VÀ THƯƠNG MẠI LÂM SẢN (VPA - FLEGT) CẦN THIẾT PHẢI CÓ SỰ LIÊN KẾT CHẶT CHẼ GIỮA CÁC LÀNG NGHỀ VÀ SỰ HỖ TRỢ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC BÊN LIÊN QUAN ĐỂ CỦNG CỐ NĂNG LỰC, TĂNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CHO CÁC LÀNG NGHỀ VÀ SẢN PHẨM TRÊN THỊ TRƯỜNG.

21 Mạng lưới VNGO - FLEGT

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

ĐỂ TẠO SỰ LIÊN KẾT, QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH MẠNG LƯỚI LÀNG NGHỀ HIỆU QUẢ CẦN CÓ CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỒNG BỘ TỪ PHÍA NHÀ NƯỚC, SỰ THAM GIA TÍCH CỰC VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN CŨNG NHƯ SỰ VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN, HỢP TÁC VÀ PHÁT HUY NỘI LỰC CỦA CHÍNH CÁC LÀNG NGHỀ.

GIỚI THIỆU

Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang đứng trước những thách thức cũng như cơ hội rất lớn trước bối cảnh hội nhập quốc tế và nhiều hiệp định thương mại được ký kết trong thời gian qua như Hiệp định thương mại tự do (FTA), Hiệp định thương mại

xuyên Thái Bình Dương (TTP), và sắp tới là Hiệp định đối tác tự nguyện về Thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (VPA – FLEGT). Các hiệp định này mang lại nhiều lợi ích rõ ràng nhưng cũng được dự báo là sẽ đi kèm những khó khăn thách thức, trong đó bao gồm việc giảm sức cạnh tranh của sản phẩm nội địa.

Trong khi đó, ngành chế biến gỗ, đặc biệt là các làng nghề, phải đương đầu với những khó khăn trong việc thiếu chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn vốn vay, thị trường xuất khẩu trọng điểm bị thu hẹp, hàng hóa tồn đọng, giá đầu ra giảm, dẫn tới các đơn hàng vừa giảm, vừa khó thực hiện. Để tăng khả năng cạnh tranh, chất lượng các sản phẩm, đồng thời nâng cao trình độ tay nghề của thợ thủ công cần có sự thay đổi trong phương thức sản xuất, thương mại. Nói cách khác, đây cũng có thể là cơ hội lớn cho ngành chế biến gỗ và các làng nghề liên kết, tái cấu trúc lại để có thể đủ năng lực cạnh tranh, đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất, đào tạo đội ngũ quản lý, lao động.

Trong bản tin này chúng tôi thảo luận sự cần thiết của việc thúc đẩy liên kết các làng nghề mộc thủ công mỹ nghệ nhằm hình thành quan hệ thương mại, trao đổi thông tin về sản phẩm, quy trình công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề lao động với mục tiêu tăng cường năng lực sản xuất các mặt hàng đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, gia tăng vị thế và tính cạnh tranh của ngành sản xuất mộc thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trên trường quốc tế.

Mạng lưới VNGO - FLEGT 22

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

có hơn 80% làng nghề chỉ bán sản phẩm trong phạm vi quốc gia. Nghiên cứu trên 200 hộ chế biến tại 4 tỉnh Hòa Bình, Nghệ An, Bình Định và Kon Tum cũng chỉ ra rằng 97% các hộ sản xuất mộc thủ công mỹ nghệ tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa (VNGO-FLEGT, 2015).Ngay cả một số làng nghề gỗ có truyền thống phát triển lâu đời, sản phẩm được xuất bán trên cả nước và xuất khẩu đi các nước trên thế giới cũng không tránh khỏi việc sản xuất cầm chừng như: Làng nghề gỗ truyền thống Vạn Điểm – Thường Tín, Hà Nội, Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc, Tấn Bào - Bắc Ninh, Quang Phong. Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, có hơn 50% làng nghề phải đóng cửa hoặc sản xuất cầm chừng (Hộp 1).

SỰ THU HẸP DẦN QUY MÔ SẢN XUẤT CỦA CÁC LÀNG NGHỀ CHẾ BIẾN GỖ

Việt Nam hiện nay có khoảng trên 300 làng nghề chế biến gỗ cung cấp việc làm cho khoảng 300.000 lao động. Ngoài một số ít làng nghề có khả năng tạo ra các sản phẩm có giá trị cao phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, hầu hết các làng nghề sử dụng công nghệ thô sơ trong sản xuất chế biến gỗ, sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường, giá thành sản phẩm cao và làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Các cơ sở sản xuất đồ gỗ của Việt Nam, trong đó có các làng nghề đang mất dần thị phần. Tại thị trường trong nước, đồ gỗ Việt chỉ chiếm khoảng 40% tổng giá trị thương mại, phần còn lại là các sản phẩm đồ gỗ cao cấp được nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước Đông - Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Singapore... Riêng Trung Quốc, chỉ tính trong 5 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ thị trường này với giá trị lên tới 84,3 triệu USD, tăng 13,93% so với cùng kỳ năm trước (Goviet.org.vn, 2015).

Chủ tịch Hội làng nghề gỗ Đồng Kỵ - Vũ Quốc Vương cũng thừa nhận “Mặc dù sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ làng nghề Đồng Kỵ đã có mặt ở hầu hết các địa phương trong cả nước, nhưng hiện tại trong tổng doanh thu của làng nghề từ 800 đến 1.000 tỷ mỗi năm thì cũng mới chỉ chiếm khoảng 20% thị phần trong nước”.

Song song với việc suy giảm thị phần là sự thu hẹp quy mô sản xuất. Hiện nay

Hộp 1: Các làng nghề chế biến gỗ tại Nghệ An đang dần bị thu hẹp trước sức ép của sản phẩm từ bên ngoài.

Các làng nghề ở Nghệ An đang đứng trước sức ép từ các sản phẩm bên ngoài. Một khó khăn lớn của các làng nghề là mẫu mã sản phẩm không tinh xảo và thiếu đa dạng. Nhiều sản phẩm cùng loại từ thị trường bên ngoài được đem đến bán tại Nghệ An có hình thức mẫu mã đẹp hơn, nhưng giá bán thấp hơn nhiều so với giá sản phẩm sản xuất tại địa phương. Hệ quả là, các hộ gia đình trong nhóm sơ chế - chế biến gỗ ngày càng thu hẹp quy mô sản xuất. Khi thành lập năm 2002, làng nghề Quang Phong, Thái Hòa, Nghệ An có 186 hộ gia đình tham gia, năm 2014 chỉ còn 67 hộ làm nghề với 143 lao động. Tương tự tại Làng nghề Tân – Quyết – Thắng được thành lập từ năm 2003 với 150 hộ tham gia, năm 2014 chỉ còn 43 hộ làm nghề với 150 lao động tham gia (UBND phường Hòa Hiếu, 2014)

23 Mạng lưới VNGO - FLEGT

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

THIẾU LIÊN KẾT VÀ SẢN XUẤT THEO PHƯƠNG THỨC MẠNH AI NẤY LÀM

Một trong những vấn đề chính hiện nay ở các làng nghề là hình thức sản xuất theo quy mô nhỏ lẻ, đa phần các hộ chạy theo nhu cầu của thị trường chứ chưa chú ý đến việc tìm hiểu thông tin, liên kết thị trường và định hướng thị trường sản phẩm (Hộp 2). Tại các làng nghề chưa có sự liên kết chuyên môn hóa rõ ràng giữa các hộ cung ứng - sản xuất - kinh doanh. Quy mô sản xuất kinh doanh ở các làng nghề thường là quy mô nhỏ hộ gia đình từ 2 – 15 lao động. Các hộ thường sản xuất theo mô hình một sản phẩm chủ lực bắt đầu từ khâu sơ chế cho đến khâu tiêu thụ. Không có liên kết nào được hình thành giữa các hộ sản xuất đã dẫn đến tình trạng mạnh ai nấy làm và cạnh tranh theo số lượng chứ không phải là chất lượng sản phẩm. Các hộ gia đình sản xuất và cạnh tranh không lành mạnh theo hình thức hạ giá, phá giá để chiếm thị trường tiêu thụ, chạy theo số lượng để nâng cao lợi nhuận chứ không tập trung vào phát triển chất lượng sản phẩm

Hộp 2: Sản xuất mộc mỹ nghệ tại Bình Định

Các hộ gia đình sơ chế, chế biến gỗ hộ gia đình tại Bình Định có quy mô lao động từ 2 – 15 người trong đó 74% số hộ sản xuất chỉ duy trì được 2 lao động làm việc thường xuyên. Có 83% số hộ vẫn đang thực hiện hết các công đoạn từ khâu sơ chế cho đến khâu xuất bán ra thị trường. Các hộ này chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ chứ chưa tham gia sản xuất quy mô lớn, Hơn 64% số hộ có mức doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm trong đó 34% số hộ có mức doanh thu dưới 50 triệu đồng/năm. Số hộ bán được hàng hóa ra thị trường ngoài nước chỉ chiếm 10%.

Các hộ gia đình trong làng nghề thiếu thông tin về thị trường, sản phẩm và hầu như không có sự chia sẻ thông tin về các lĩnh vực này. Theo các hộ gia đình này, đây được xem là bí mật nghề nghiệp và kinh doanh của các hộ gia đình. Thiếu thông tin về thị trường, sản phẩm và thiếu sự trao đổi thông tin cũng là những nguyên nhân dẫn đến việc sản xuất theo hình thức mạnh ai nấy làm như hiện nay.

Xưởng sản xuất nhỏ lẻ tại làng nghề gỗ Tân Quyết Thắng - Nghĩa Đàn - Nghệ An

Nguồn: do tác giả cung cấp

Mạng lưới VNGO - FLEGT 24

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

Hộp 3: Khả năng tuân thủ quy định về gỗ hợp pháp

Việc lưu giữ hồ sơ nguồn gốc gỗ ở các làng nghề dừng lại ở mức rất thấp khoảng 16.7% hồ sơ khai thác, 29.2% về mua bán và vận chuyển gỗ. Nguyên nhân là do các hộ chưa có hiểu biết, chưa có sự quản lý chặt chẽ về nguồn gốc gỗ của các cơ quan chức năng. Phần lớn các hộ gia đình ở các làng nghề cũng không được hướng dẫn về các quy định hiện hành về khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ trong 12 tháng qua. Số ít hộ tham gia các khóa tập huấn của địa phương, nhưng hiệu quả tập huấn cũng chưa rõ ràng

THIẾU SỰ QUAN TÂM HỖ TRỢ ĐỒNG BỘ Ở CÁC CẤP VÀ VẤN ĐỀ NỘI LỰC CỦA CÁC LÀNG NGHỀ

Việc thiếu vắng chính sách hỗ trợ tổng thể và cụ thể được thực hiện một cách đồng bộ ở tầm quốc gia cũng là nguyên nhân quan trọng làm suy giảm năng lực sản xuất và cạnh tranh của các làng nghề. Các chính sách hiện tại mới dừng lại ở góc độ định hướng, chủ trương và chưa thực sự đưa đến các hỗ trợ cụ thể cho các làng nghề. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các làng nghề hoạt động không hiệu quả và không có được các sản phẩm chủ lực đủ sức cạnh tranh với thị trường bên ngoài.

Ngoài sự thiếu vắng chính sách hỗ trợ của nhà nước, sự thiếu quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan quản lý địa phương về vốn, định hướng thị trường, công nghệ sản xuất và nâng cao tay nghề cho các làng nghề cũng là những nguyên nhân làm suy giảm sản xuất và cạnh tranh của các làng nghề. Kết quả khảo sát ở các địa phương cho thấy việc tập huấn nâng cao nhận thức về phát luật, định hướng sản phẩm và nâng cao tay nghề cho các làng nghề đang còn rất thiếu và yếu (Hộp 3).

Thêm vào đó, năng lực và trình độ sản xuất của người lao động trong ngành chế biến, sản xuất gỗ của các doanh nghiệp nước ta còn thấp, trong khi năng suất lao động các nước nội khối khá cao. Một khó khăn khác là trình độ công nghệ, quản trị kinh doanh, tiếp thị dịch vụ, mẫu mã sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước đang có khoảng cách rất lớn so với các nước trong khu vực.

Ngoài việc thiếu sự hỗ trợ của chính sách và các bên liên quan, các làng nghề cũng chưa thật sự chủ động trong việc như tạo nguồn nguyên liệu bền vững, thiếu liên kết trao đổi thông tin, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị và tiền vốn và liên kết trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Do đó, chưa tăng được hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh hoạt động chế biến, thương mại hàng thủ công mỹ nghệ.

Thảo luận nhóm kinh doanh của làng nghề gỗ Tân Quyết Thắng - Nghĩa Đàn - Nghệ An

Nguồn: do tác giả cung cấp

25 Mạng lưới VNGO - FLEGT

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

Hộp 4: Các mô hình liên kết trong sản xuất chế biến gỗ

Liên kết theo chuỗi khép kín từ giống cây – trồng rừng – khai thác – thu gom – chế biến – thương mại: hình thức liên kết này, hiện hầu như chưa có ở Việt Nam;

- Liên kết từ giống cây – trồng rừng – thu mua nguyên liệu: hình thức này đã hình thành và tồn tại nhiều năm nay (ví dụ công ty VIJACHIP ở Đà Nẵng liên kết với VINAFOR, các công ty lâm nghiệp Việt Nam; công ty CP Lâm sản Nam Định, Công ty Wood Land,... liên kết với công ty trồng rừng, hộ gia đình);

- Liên kết trồng rừng – chế biến (như công ty Đại Thành; Công ty Trường Thành,... liên kết với các công ty trồng rừng);

- Liên kết thu mua nguyên liệu – chế biến – xuất khẩu (như Tổng công ty PISICO Bình Định, Tổng công ty Lâm nghiệp,...liên kết với hộ gia đình trồng rừng – công ty chế biến gỗ).

(Nguồn: Trang và cộng sự, 2013)

NHU CẦU LIÊN KẾT ĐỂ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN

Có thể thấy, với những khó khăn hiện tại với các làng nghề. Việc cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước và các bên liên quan nhằm thúc đẩy liên kết nội tại trong và giữa các làng nghề là việc làm cực kỳ bức thiết. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi không có liên kết nào được hình thành giữa các hộ (ví dụ các hộ không tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp như Hiệp hội, hoặc hợp tác xã) dẫn đến trình trạng mạnh ai người ấy làm, chưa tạo được tính thống nhất trong nội bộ của làng nghề. Điều này dẫn đến những hạn chế rất lớn trong các làng nghề, ví như việc cạnh tranh không lành mạnh, hạ giá để chiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, bỏ qua các khâu theo yêu cầu, quy định của pháp luật nhằm giảm giá thành, nâng cao lợi nhuận. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, việc không tuân thủ các quy định sẽ là cản trở rất lớn để gỗ của Việt Nam xâm nhập được các thị trường quốc tế.

Mạng lưới VNGO - FLEGT 26

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

Việc hình thành sự liên kết giữa các làng nghề gỗ thủ công mỹ nghệ sẽ thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, thúc đẩy sự gia tăng năng suất, tăng sức cạnh tranh cho các sản phẩm trên thị trường. Quan hệ mua – bán tập trung gia tăng lợi ích giữa đầu vào và

các kênh phân phối hàng hóa dịch vụ sẽ tạo thuận lợi trong việc trao đổi, khai thác thông tin về sản phẩm và quy trình công nghệ, đào tạo lao động và định hướng phát triển thị trường chiến lược. Tiếp cận những điều kiện cần thiết trên là điều

27 Mạng lưới VNGO - FLEGT

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

Hộp 5: Hiệu quả của hoạt động liên kết trong sản xuất

Công ty TNHH Đức Phong là đơn vị chuyên thu gom sản phẩm cho các làng nghề mây tre đan ở huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nghi Lộc, Thanh Chương... Mỗi năm Công ty mua 2.000 tấn nguyên liệu để cung ứng cho các làng nghề và thu gom sản phẩm xuất khẩu đạt giá trị hơn 1 triệu USD/năm. Hàng chục năm nay, mối quan hệ khăng khít giữa doanh nghiệp với lao động làng nghề đã làm cho nghề mây tre đan có sức sống bền bỉ ngay cả những lúc thăng trầm. Ông Thái Đại Phong - Giám đốc Công ty cho biết: Doanh nghiệp chăm lo trọn vẹn cho làng nghề, từ cung ứng nguyên liệu tinh (đã chẻ thành nan) cho đến đào tạo nghề và bao tiêu sản phẩm, thanh toán đầy đủ kịp thời tiền công cho người lao động. Doanh nghiệp thường xuyên liên kết với làng nghề, kịp thời tháo gỡ những khó khăn cho người lao động để khuyến khích họ yên tâm gắn bó với nghề.

kiện tiên quyết cho sự phát triển các làng nghề trong bối cảnh hội nhập. Sản phẩm mộc thủ công Việt Nam sẽ dễ dàng chinh phục được những thị trường khó tính trên thế giới mà các làng nghề không thể thâm nhập nếu hoạt động riêng lẻ.

Sự lớn mạnh của mạng lưới làng nghề sẽ làm tăng cơ hội tiếp cận với nguồn vốn đầu tư, thị trường và dây chuyền công nghệ hiện đại. Việc gắn kết các làng nghề được nhìn nhận như một giải pháp tích cực và hiệu quả trong quá trình hội nhập và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chính vì thế, việc liên kết sẽ giúp cho các làng nghề hạn chế được các khó khăn thách thức cũng như tận dụng được cơ hội của quá trình hội nhập, duy trì và phát triển các làng nghề theo hướng bền vững.

Mạng lưới VNGO - FLEGT 28

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:Hội nhập thị trường quốc tế thông qua việc tham gia tích cực vào các Hiệp định thương

mại vừa là cơ hội vừa là thách thức cho ngành gỗ Việt Nam. Tham gia vào các Hiệp định Thương mại quốc tế tạo cơ hội thông qua các cơ chế khuyến khích các làng nghề vươn tới thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên các hiệp định này cũng đặt ra các yêu cầu khắt khe hơn trong việc tuân thủ các quy định pháp luật và tạo sự cạnh tranh khốc liệt trong thị trường sản phẩm. Các làng nghề chế biến gỗ đang đứng trước những cơ hội và thách thức rất lớn để vượt qua những khó khăn và tận dụng được các cơ hội để phát triển. Cần có sự liên kết giữa các làng nghề để có thể tồn tại và phát triển, đủ sức cạnh tranh và cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu của hội nhập thị trường quốc tế.

Để các làng nghề có những bước chuyển mình kịp thời phù hợp với xu thế thị trường, ngoài quy hoạch và định hướng phát triển từ phía nhà nước các làng nghề cần có sự chủ động về nguồn nguyên liệu, liên kết trao đổi thông tin, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị và tiền vốn và liên kết trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tăng hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh chế biến, thương mại hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ trong quá trình hội nhập.

Để hỗ trợ việc liên kết giữa các làng nghề, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất cụ thể sau:

Thứ nhất, ban hành chính sách hỗ trợ quy hoạch các làng nghề tạo ra sự liên kết, hình thành quan hệ mua – bán tập trung và kênh phân phối hàng hóa dịch vụ, thị phần bằng cách chia sẻ công nghệ, lực lượng lao động, thông tin thị trường sản phẩm chiến lược;

Thứ hai, hỗ trợ liên kết công nghệ sản xuất trong nội bộ làng nghề và các làng nghề lân cận theo hướng chuyên môn hóa. Thành lập hội nghề nghiệp đủ sức quản lý, vận hành hiệu quả mạng lưới làng nghề, đảm bảo tốt tiến trình chia sẻ thông tin.

Thứ ba, cần quan tâm ứng dụng khoa học, công nghệ vào làng nghề, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, trong thiết kế, sáng tạo mẫu mã. Đồng thời tổ chức các lớp đào tạo nghề đảm bảo nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

Thứ tư, tổ chức các hội chợ thương mại để tăng cơ hội giao lưu học hỏi giữa các làng nghề, với các bạn hàng trong nước và trên thế giới, nhằm định hướng sản xuất ra các mặt hàng đáp ứng thị hiếu cũng như tập quán của từng nhóm đối tượng khách hàng.

Thứ năm, tạo điều kiện để các làng nghề, hộ gia đình chế biến sản phẩm được tiếp cận với nguồn vốn sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng, từ đó xây dựng hình ảnh và quảng bá sản phẩm tại thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Thứ sáu, tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức, năng lực để các hộ gia đình, làng nghề thực hiện và tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo sản phẩm đạt các yêu cầu, tiêu chuẩn của thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, cần tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng nhằm hỗ trợ các làng nghề đảm bảo các yêu cầu và quy định của pháp luật.

29 Mạng lưới VNGO - FLEGT

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

TÀI LIỆU THAM KHẢO

VNGO-FLEGT, 2015. Các báo cáo nghiên cứu về khả năng thực thi lâm luật của các hộ trồng, khai thác, vận chuyển và chế biến lâm sản

VNFOREST, 2013. Văn bản số 1334/TCLN-KH&HTQT ngày 30/8/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc góp ý Dự thảo 6.3 Định nghĩa gỗ hợp pháp và Dự thảo 2 Phụ lục 3 Hệ thống TLAS

Nguyễn Tôn Quyền và cộng sự, 2012. Làng nghề chế biến gỗ trong bối cảnh thực thi FLEGT và REDD+ tại Việt Nam

Goviet.org.vn, 2015. Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc 2012 – 2014

LỜI CẢM ƠNNhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn sự hỗ trợ về mặt tài chính và kỹ thuật của trung

tâm SRD, mạng lưới VNGO-FLEGT. Nghiên cứu sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu sự tham gia tích cực của các nhân viên trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn Quản Lý tài nguyên (CORENARM), và các giáo viên khoa Lâm Nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Huế (HUAF).

Mạng lưới VNGO - FLEGT 30

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

31 Mạng lưới VNGO - FLEGT

QUÝ III- IV/2015Sustainable Rural Development

Mạng lưới VNGO - FLEGT 32

Trung taâm Phaùt Trieån Noâng Thoân Beàn Vöõng (SRD)Địa chỉ: số 56, ngách 19/9, phố Kim Đồng, phường Giáp Bát,quận Hoàng Mai, TP. Hà NộiĐiện thoại: 04.3943 66 76 / Fax: 04.3943 64 49Email: [email protected] / Website: www.srd.org.vn

* K

Ỷ N

IỆ

M 10 NĂM THÀNH LẬ

P * K

ẾT N Ố I VÀ S Ẻ C HIA 2006 -2016

Sustainable Rural Development

AÁn phaåm ñöôïc hoã trôï bôûi Lieân minh Chaâu AÂu (EU) thoâng qua toå chöùc FERN.

SRD chòu traùch nhieäm veà noäi dung cuûa aán phaåm vaø trong moïi tröôøng hôïp aán phaåm khoâng theå hieän quan ñieåm cuûa EU vaø FERN.

Vôùi söï hoã trôï cuûa Trung taâm vì Con ngöôøi vaø Röøng

In 500 cuốn, khổ 19 x 26.5 cmChấp nhận ĐKKHXB số: 4104 - 2015/CXBIPH/30 - 106/HĐ

Quyết định xuất bản số: 331/QĐ-NXBHĐIn xong nộp lưu chiểu quý IV-2015 / Mã số ISBN: 978-604-86-8138-8

Thiết kế & in: Công ty TNHH Thương mại & Quảng cáo Phương ĐôngĐịa chỉ: Số 8, ngõ 281 Trần Khát Chân, P. Thanh Nhàn, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội