cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở việt nam

20
Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam Tổng quan về Dự án Sức khoẻ sinh sản Improving Women’s Health Worldwide

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt NamTổng quan về Dự án Sức khoẻ sinh sản

Improving Women’s Health Worldwide

Parthfinder Overview Viet 2.indd 1 7/19/08 10:18:57 AM

Page 2: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Namii

Tóm tắt

Giới thiệu chung ............................................................................Chất lượng: Một tầm nhìn toàn diện ..............................................Các kết quả về chất lượng ...............................................................Xây dựng kế hoạch để duy trì bền vững và nhân rộng: 2002-2010 .......Các kết quả duy trì bền vững ..........................................................Kết luận .........................................................................................Kế hoạch tiếp theo ......................................................................... Tài liệu tham khảo .........................................................................

1471014161717

CÁC TỈNH DASKSS

Tổ chức Pathfinder International cam kết cống hiến cho sự nghiệp cải thiện cuộc sống của các phụ nữ và các gia đình ở khắp các nước đang phát triển, bằng cách hỗ trợ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình có chất lượng. Cùng với các đối tác của mình, Pathfinder phòng ngừa và điều trị HIV/AIDS, chăm sóc cho các phụ nữ bị tai biến do phá thai không an toàn, hướng tới vị thành niên với các dịch vụ được thiết kế theo yêu cầu của họ, và vận động cho các chính sách đúng đắn về sức khoẻ sinh sản ở Mỹ và các nước khác. Pathfinder là đối tác điều hành Dự án Sức khoẻ sinh sản.

Tổ chức EngenderHealth đã hoạt động suốt 60 năm với mục đích tạo ra các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản an toàn, sẵn có, và có thể duy trì bền vững cho phụ nữ và nam giới trên khắp thế giới. EngenderHealth làm việc trên phạm vi toàn cầu trong mối quan hệ đối tác với các chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để giúp các cán bộ y tế, các nhà quản lý, các bác sĩ, các nhân viên bệnh viện và các cán bộ tư vấn cung cấp những dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có chất lượng.

Tổ chức Ipas là một tổ chức phi chính phủ quốc tế đã nỗ lực suốt ba thập niên để giảm bớt tử vong và tai biến liên quan đến phá thai; tăng khả năng của phụ nữ trong việc thực hiện các quyền sức khoẻ sinh sản và tình dục của họ; và cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, bao gồm cả chăm sóc phá thai an toàn.

Dự án Sức khoẻ sinh sảnTrung Quốc

Lào

Thái Lan

Quảng NinhThái Nguyên

Hà Nội

Vĩnh Phúc

Quảng Bình

Hồ Chí Minh

Sóc Trăng

Hậu GiangCần Thơ

An Giang

Thừa Thiên - Huế

Cam-pu-chia

Việt Nam

Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc Hoàng Chí DũngBiên tập và chịu trách nhiệm nội dung: Pathfinder International tại Việt NamIn theo giấy phép xuất bản số: 38-2008/CXB/08-21/HĐ cấp ngày 18/07/2008In xong và nộp lưu chiểu quý 3-2008Design and Production by Lotus Communications, [email protected]

Parthfinder Overview Viet 2.indd 2 7/19/08 10:19:02 AM

Page 3: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam 1

1. Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em Kế hoạch hóa gia đình đã được đổi tên thành Vụ Sức khỏe sinh sản vào những năm 2002 - 2007 và mới đây vừa được đổi tên thành Vụ Sức khỏe bà mẹ - trẻ em.

GIớI THIệu CHuNGNăm 1994, Vụ Bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em/Kế hoạch hoá gia đình (BVSKBMTE/KHHGĐ)1 của Bộ Y tế Việt Nam bắt đầu một mối quan hệ đối tác chưa từng có với ba tổ chức phi chính phủ quốc tế nhằm mục đích cải thiện chất lượng và các loại hình dịch vụ sức khoẻ sinh sản của hệ thống y tế công. Với sự hỗ trợ tài chính của một nhà tài trợ giấu tên, Dự án Sức khoẻ sinh sản (DASKSS) đã được khởi động vào thời điểm khi 89% số khách hàng sử dụng biện pháp tránh thai nhận dịch vụ tại các cơ sở BVSKBMTE/KHHGĐ nhà nước thuộc tuyến tỉnh. Các cơ sở tuyến tỉnh cung cấp dịch vụ và hỗ trợ các cơ sở tuyến huyện và tuyến xã. Mặc dù phạm vi bao phủ của các cở sở này rất rộng, chất lượng dịch vụ lại là một vấn đề cần quan ngại. Không có các hướng dẫn chuẩn quốc gia về lâm sàng hay tài liệu đào tạo; các nhân viên cung cấp dịch vụ hầu như không tư vấn cho khách hàng; công tác khống chế nhiễm khuẩn thực hiện chưa tốt; cơ sở vật chất xuống cấp và chưa thực sự hướng tới khách hàng. Mặc dù các chỉ số sức khoẻ chung đang dần được cải thiện, các rào cản đối với việc cải thiện SKSS bao gồm cơ cấu các biện pháp tránh thai mất cân đối trầm trọng, nhiều nhu cầu về kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) không được đáp ứng, và việc điều hòa sinh sản chủ yếu dựa vào phá thai. (xem khung 1).

Tổ chức Pathfinder International đóng vai trò là đối tác điều hành của DASKSS, dự án hợp tác giữa ba đối tác quốc tế Pathfinder, Engenderhealth và Ipas. DASKSS bắt đầu một chương trình đào tạo khá tham vọng với các cơ sở BVSKBMTE/KHHGĐ ở bốn tỉnh. Các giảng viên tuyến tỉnh được đào tạo bằng giáo trình đào tạo giảng viên mới được xây dựng. Việc đào tạo lâm sàng dựa theo năng lực được áp dụng để đào tạo cho các cán bộ cung cấp dịch vụ ở các cơ sở lâm sàng tuyến tỉnh. Các cán bộ này không chỉ trực tiếp cung cấp dịch vụ mà còn có trách nhiệm đào tạo và giám sát các cơ sở lâm sàng tuyến huyện và tuyến xã. Dự án đã nâng cấp các Trung tâm BVSKBMTE/KHHGĐ - sau này đổi tên là Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản (Trung tâm CSSKSS), cung cấp trang thiết bị và dụng cụ cần thiết để các cán bộ cung cấp dịch vụ đã được đào tạo có thể thực hành những gì đã học. Ngoài ra, dự án đã tiến hành giám sát sau đào tạo, theo dõi và giám sát định kỳ rất chặt chẽ và nghiêm túc.

Giai đoạn II của dự án bắt đầu từ năm 1998 đã mở rộng phương pháp tiếp cận toàn diện này. Với sự hỗ trợ bổ sung từ một nhà tài trợ thứ hai − Đại sứ quán Hà Lan, chương

Ông Daniel Pellegrom – Chủ tịch Pathfinder International và Bà Joellen Lambrotte – nguyên trưởng đại diện Pathfinder International tại Việt Nam nhận Bằng khen Vì hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc do Ông Vũ Xuân Hồng – Chủ tịch Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) trao tặng nhân dịp 10 năm DASKSS.

Các cán bộ Trung tâm CSSKSS Thừa Thiên - Huế.

Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt NamTổng quan về Dự án Sức khoẻ sinh sản

Parthfinder Overview Viet 2.indd 1 7/19/08 10:19:18 AM

Page 4: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam2

trình đã tiếp tục cải thiện việc cung cấp dịch vụ và tăng cường năng lực đào tạo và quản lý bằng cách:

Nhân rộng các hoạt động của giai đoạn I ra bốn tỉnh mới; Bổ sung việc đào tạo và hỗ trợ đối với các nội dung mới về SKSS bao gồm nhiễm khuẩn

đường sinh sản (NKĐSS), nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục (NKLQĐTD); Phổ biến đào tạo lâm sàng, theo dõi, giám sát, và các cải thiện chất lượng xuống các

trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã ở cả 8 tỉnh được dự án hỗ trợ; Củng cố việc đào tạo lâm sàng bằng cách tổ chức các chuyến giám sát sau đào tạo và

giám sát định kỳ một cách có hệ thống; Đào tạo giảng viên bổ sung và nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên; Đào tạo cho nhân viên của tất cả các trung tâm CSSKSS tỉnh về hệ thống lưu trữ hồ sơ,

quản lý/giám sát, quản lý tài chính và các chủ đề quản lý khác.

Vào cuối giai đoạn II, các đầu tư về cơ sở hạ tầng thiết yếu, năng lực cán bộ và các quy trình làm việc đã có tác dụng cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ từ tuyến tỉnh đến

GIAI ĐOẠN THỜI GIAN TRỌNG TÂM CHIẾN LƯỢC CÁC ĐỐI TÁC CHỦ CHỐT CÁC KẾT QUẢ CHÍNH

Giai đoạn I 1994-98 Cải thiện chất lượng chăm sóc và các loại hình dịch vụ thông qua đào tạo lâm sàng và nâng cấp cơ sở.Xây dựng năng lực đào tạo.

• Bộ Y tế• CácTrungtâmBảovệsứckhoẻbà

mẹ trẻ em/Kế hoạch hoá gia đình (BVSKBMTE/KHHGĐ) của 4 tỉnh/thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Thừa thiên - Huế và Sóc Trăng

• BệnhviệnPhụsảnHàNội• NhàtàitrợMỹgiấutên

• Các khoá đào tạo được xây dựng và thông qua:- KHHGĐ - Phá thai an toàn- Khống chế nhiễm khuẩn- Tư vấn- Chất lượng chăm sóc- NKĐSS/NKLQĐTD

• Đào tạo giảng viên • CảithiệnchấtlượngchămsóctạicácTrungtâmBVSKBMTE/

KHHGĐ tỉnh • Nângcấp/trangbịchocáccơsởytế

Giai đoạn II

1998-2002/03

Mở rộng chương trình ra 4 tỉnh bổ sung. Mở rộng việc đào tạo xuống tuyến huyện và tuyến xã ở tất cả các tỉnh.

• BộYtế• CácTrungtâmBVSKBMTE/KHHGĐcủa4

tỉnh cũ và 4 tỉnh mới: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, An Giang và Cần Thơ

• BệnhviệnPhụsảnHàNội• NhàtàitrợMỹgiấutênvàĐạisứquán

Vương quốc Hà Lan

• Thiết lập nhóm giảng viên ở 8 tỉnh • Đàotạovềsứckhoẻsinhsảntoàndiệncho2.300nhânviêncung

cấp dịch vụ • Giớithiệuphươngphápgiámsátlồngghépở8tỉnh• Nângcấpcơsởvậtchấtbổsung(baogồmcảcungcấpcáctàiliệu

thông tin - giáo dục - truyền thông và bơm hút thai chân không bằng tay) ở 8 tỉnh

Giai đoạn III

2002-08 Xúc tiến việc duy trì bền vững thông qua việc cải thiện các hệ thống quản lý và lập kế hoạch, mạng lưới đào tạo và các chính sách , cùng với việc phổ biến các cách tiếp cận của dự án.Sử dụng mô hình đã được thiết lập để giải quyết các ưu tiên về SKSS mới nảy sinh.

• Bộ Y tế • BệnhviệnPhụsảntrungươngvà

Bệnh viện Từ Dũ• SởYtếvàTrungtâmCSSKSScủa8tỉnh

dự án cũ • BệnhviệnPhụsảnHàNội• SởYtếvàTrungtâmCSSKSScủa3tỉnh

dự án mới: Hậu Giang, Quảng Bình và Thái Nguyên

• NhàtàitrọMỹgiấutên(đếnhếtnăm 2007) và Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan

• Nâng cao năng lực đào tạo cho các nhóm giảng viên tuyến tỉnh • CácnhómgiảngviêntuyếntỉnhtiếnhànhđàotạovềCSSKSStoàn

diện, giám sát lồng ghép trong CSSKSSS (GSLG) và các chủ đề khác• ĐàotạovềGSLGcho240giámsátviên• Thíđiểmmạnglướiđàotạolại,tiếpthịxãhội,dịchvụthânthiện

với thanh thiếu niên và sáng kiến làm mẹ an toàn • Xâydựngnănglựclậpkếhoạchchiếnlượcvàvậnđộng• 2bảnkếhoạch5nămvềCSSKSSđãđượcỦybannhândântỉnh

phê duyệt • 8tỉnhdựáncókếhoạchvậnđộng• Phổbiếnhệthốnglưutrữhồsơ• HướngdẫnchuẩnquốcgiavềCSSKSS,tàiliệuđàotạochuẩn

quốc gia về CSSKSS, tài liệu đào tạo về GSLG được phê duyệt và phổ biến

Giai đoạn IV

2008-10 Thể chế hoá mạng lưới quốc gia về đào tạo lại. Xúc tiến việc nhân rộng các phương pháp cung cấp dịch vụ mới.

• Bộ Y tế • SởYtếvàTrungtâmCSSKSScủa8tỉnh

đối tác dài hạn • BệnhviệnPhụsảnHàNội• SởYtếvàTrungtâmCSSKSScủa3tỉnh

mở rộng đầu tiên: Hậu Giang, Quảng Bình và Thái Nguyên

• SởYtếvàTrungtâmCSSKSScủa5tỉnh mới (sẽ được xác định)

• ĐạisứquánVươngquốcHàLan

TóM TắT CáC GIAI đoạN CủA dự áN

Mẹ và con, Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Parthfinder Overview Viet 2.indd 2 7/19/08 10:19:27 AM

Page 5: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam 3

Trong những năm trước khi dASKSS bắt đầu,ViệtNamđãcónhữngbướctiếnrõrệtvềcácchỉsốytế.Tổngtỷsuấtsinhgiảmtừ5,1năm1979(TổchứcYtếthếgiới,1995)xuốngcòn3,1năm1993(Điềutranhânkhẩuhọcgiữakỳ,1995).Đếnnăm1994,44%phụnữđãlậpgiađìnhtrongđộtuổi15–49sửdụngcácbiệnpháptránhthaihiệnđại(Điềutranhânkhẩuhọcgiữakỳ,1995).Tỷsuấttửvongtrẻemdưới1tuổigiảm20%trongkhoảngthờigiantừnăm1984–1994vàmứcgiảmcủatỷsuấttửvongtrẻemthậmchícònnhiềuhơn(Điềutranhânkhẩuhọcgiữakỳ,1995).Nhờcómạnglướicáccơsởytếbaophủrộng khắp, các chính sách quốc gia đúng đắn, và chính sách mới hỗ trợ cơ cấu các biện pháp tránh thai đa dạng hơn, các dịch vụ KHHGĐ và chăm sóc sức khoẻ bà mẹ trẻ em của nhà nước có sẵn ở khắp nơi. Tuy nhiên, một số chỉ số khác lại rất cần có sự cải thiện, đó là:

Nhu cầu chưa được đáp ứng về KHHGđ và việc phá thai:Tổngcácnhucầuchưađượcđápứng(đốivớibấtkỳbiệnpháptránhthainàohayđốivớimộtbiệnpháptránhthaihiệuquả)ướcchiếmkhoảng32%vàonăm1994(Điềutranhânkhẩuhọcgiữakỳ,1995).Mộtchỉsốnóilênnhucầuchưa được đáp ứng về KHHGĐ là việc sử dụng dịch vụ phá thai. Một nghiên cứu về số liệu thống kê dịch vụ tiến hành năm 1994 ước tính rằng một phụ nữ Việt Nam trongcuộcđờicótrungbình2,5lầnpháthai(Goodkin,1994)vàhơn1,4triệucapháthaivàhútđiềuhoàkinhnguyệtđãđượcthựchiệntrongnăm1993(TổchứcYtếthếgiới,1995).Trongkhiđó,tỷlệchấpnhậnbiệnphátránhthaisaupháthaitheoướctínhcủaBộYtếthấphơn10%.

Cơ cấu các biện pháp tránh thai: Việc sử dụng biện pháp đặt dụng cụ tử cung chiếm tỷ lệ khoảng gần 3/4 trong tổng số các biện pháp tránh thaihiệnđại(Điềutranhânkhẩuhọcgiữakỳ,1995)vàđiềunàychothấycơcấucácbiệnpháptránhthaimấtcânđốitrầmtrọng.MặcdùTổchứcYtếthếgiớicholàcó“sựcamkếtcaovềchínhsáchđốivớiviệcmởrộngsựlựachọncácbiệnpháptránhthai”,cácchinhsáchvẫnnhấnmạnhvàocácbiệnphápdàihạnvàchínhphủvẫnchỉ“tuyêndương”cáccộngtácviêndânsốvàcácnhânviênytếcăncứvàochỉtiêuvềsốngườisửdụngbiệnphápđặtdụngcụtửcungvàtriệtsảnlầnđầu.Ngoàira,ổmộtsốtỉnh,nhữngtrườnghợpchấpnhậntriệtsảnhoặcsửdụngbiệnphápđặtdụngcụtửcunglầnđầucònđượcnhậnđãingộ(TổchứcYtếthếgiới,năm1995).

Nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục: ViệnDaliễutrungươngướctínhcókhoảng20–40%dânsốnôngthônmắccácNKĐSS(tríchdẫnbởiTổchứcYtếthếgiới,1995).

Chăm sóc sức khoẻ bà mẹ: Việcchămsócsứckhoẻbàmẹcơbảnkhôngđápứngđượcchogầnmộtnửasốdân:năm1994,43%sốphụnữmangthaikhôngnhậnđượccácdịchvụchămsóctrướcsinhtừcácnhânviênđượcđàotạovà44%đẻtạinhà(Điềutranhânkhẩuhọcgiữakỳ,1995).Chưađến1/3sốbàmẹđượctiêmphònguốnván,vàmặcdùcóítnhất60%cácbàmẹbịchẩnđoánlàthiếumáu,việccungcấpviênsắtkhôngđượcthựchiệnmộtcáchthườngxuyên(tríchdẫnbởiTổchứcYtếthếgiới,1995).

TÌNH HÌNH SỨC KHỎE SINH SẢN Ở VIệT NAM NĂM 1994

Huấn luyện về phá thai an toàn tại Thừa Thiên - Huế.

tuyến huyện và tuyến xã. Một đoàn đánh giá độc lập đã tiến hành đánh giá chiến lược chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản để xem xét tiến độ và những trở ngại trong chương trình. Đoàn đánh giá (năm 2000) đã kết luận là DASKSS “đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận trong việc tập huấn toàn diện về SKSS toàn diện cho các nhân viên y tế và đã có những đòng góp đáng kể trong việc cải thiện chất lượng CSSKSS...” Dựa vào các kết quả này, các đối tác của dự án bắt đầu cân nhắc cách thức để duy trì bền vững các can thiệp của dự án.

Hai nhà tài trợ của DASKSS đã cung cấp cho dự án một cơ hội có một không hai, đó là một giai đoạn dành riêng cho việc củng cố, nhân rộng các thành quả của dự án và chuẩn bị cho việc kết thúc dự án. Giai đoạn III tập trung vào việc thể chế hoá các thành tựu cơ bản và giúp Bộ Y tế nhân rộng ra cấp quốc gia các hợp phần chương trình có tác động lớn. Trong giai đoạn III, DASKSS đã làm việc với Bộ Y tế để tạo điều kiện cho việc thông qua các cách tiếp cận và các giáo trình đào tạo của dự án, cũng như để xây dựng và phổ biến các chính sách, hướng dẫn và phác đồ phù hợp. Ở tuyến tỉnh, dự án tập trung vào việc củng cố và phổ biến các phương pháp quản lý và cung cấp dịch vụ, tiếp tục nâng cao năng lực đào tạo và tạo dựng sự cam kết của các nhà hoạch định chính sách đối với việc duy trì bền vững các hoạt động của dự án.

Năm 2006, thành công của 8 tỉnh dự án được mở rộng sang 3 tỉnh khác. Các can thiệp về dịch vụ cũng được mở rộng để bao gồm cả những ưu tiên mới nảy sinh như đào tạo và hỗ trợ cho các dịch vụ CSSKSS cho vị thành niên và thanh niên, sức khoẻ bà mẹ ở những khu vực chưa được đáp ứng đủ nhu cầu.

Trong các trang tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu về dự án đang ngày một phát triển này, đặc biệt là về những nỗ lực của dự án để cải thiện chất lượng dịch vụ theo cách có thể duy trì bền vững và nhân rộng được. Chúng tôi sẽ xem xét các chiến lược DASKSS áp dụng và các thành tựu của dự án cũng như tóm tắt kế hoạch của dự án trong tương lai.

Parthfinder Overview Viet 2.indd 3 7/19/08 10:19:40 AM

Page 6: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam4

Ngay từ khi DASKSS mới bắt đầu, các đối tác của dự án đã hiểu rằng để cải thiện chất lượng dịch vụ, họ cần phải giải quyết nhiều khía cạnh của việc cung cấp dịch vụ. Quan trọng nhất là cần cải thiện kỹ năng tư vấn và lâm sàng của các cán bộ cung cấp dịch vụ và nâng cấp cơ sở vật chất để có thể sử dụng những kỹ năng mới học được mà không bị cản trở bởi các yếu tố như thiếu vật tư và trang thiết bị hoặc cơ sở xuống cấp. Các giám sát viên và các nhà quản lý cần có sự chuẩn bị tốt hơn để giám sát cơ sở và cán bộ cung cấp dịch vụ. Những chiến lược được sử dụng để đem lại các cải thiện này được bàn luận ở phần dưới đây.

CHIẾN LƯỢC 1: Thiết lập một chương trình đào tạo phân cấp. Khoá đào tạo về SKSS toàn diện được Bộ Y tế chấp thuận cho các nhóm giảng viên tuyến tỉnh giảng dạy gồm 15 mô-đun về các chủ đề giám sát, KHHGĐ, tư vấn, khống chế nhiễm khuẩn, NKĐSS, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, phá thai an toàn, KHHGĐ sau phá thai, và dịch vụ thân thiện với thanh thiếu niên (DVTTTTN). Chương trình đào tạo được thiết kế cho các nhân viên khác nhau bao gồm các bác sĩ, y sĩ sản nhi và nữ hộ sinh.

Bộ giáo trình đào tạo giảng viên được xây dựng để nâng cao năng lực của nhóm giảng viên chủ chốt. Các nhóm giảng viên này được thành lập tại từng tỉnh trong 8 tỉnh dự án để đảm bảo duy trì bền vững các can thiệp về đào tạo. Hơn 150 giảng viên tuyến tỉnh đã được đào tạo giảng viên cơ bản, 37 người được đào tạo giảng viên sau cơ bản và 33 người được đào tạo giảng viên nâng cao. Các cơ sở đào tạo ở 8 trung tâm CSSKSS đã được nâng cấp với các mô hình giải phẫu và các thiết bị giảng dạy khác. Các cán bộ chương trình của văn phòng dự án và các chuyên gia đã giám sát chặt chẽ quá trình đào tạo, thực hiện cầm tay chỉ việc và phản hồi dựa vào các công cụ được chuẩn hoá.

CHIẾN LƯỢC 2: Cung cấp đào tạo về SKSS toàn diện. Phương pháp đào tạo của DASKSS mang tính hệ thống, toàn diện, áp dụng lý thuyết về cách học của người lớn. Kết hợp nội dung đào tạo chi tiết, dựa trên bằng chứng với các phương pháp đào tạo hỗ trợ, dựa theo năng lực, các khoá đào tạo được xuất phát từ việc đánh giá thực tế để tìm hiểu xem các cán bộ cung cấp dịch vụ đã biết những gì và cần biết những gì để cung cấp các dịch vụ CSSKSS có chất lượng. Việc đào tạo kết hợp các phương pháp giảng dạy lý thuyết với hướng dẫn thực hành, cả trên mô hình và trên khách hàng, vì vậy các học viên có thể thử áp dụng các kỹ năng mới dưới sự giám sát của giảng viên trước khi quay về nơi công tác của mình. Các khoá đào tạo được tiến hành tại các Trung tâm CSSKSS tỉnh thay vì các bệnh viện lớn hơn để phù hợp với cơ sở làm việc của các học viên. Tất cả các khoá đào tạo đều::

Phù hợp với các chính sách, hướng dẫn và phác đồ quốc gia cũng như các chuẩn mực quốc tế;

Được thiết kế dựa trên các phát hiện từ đánh giá nhu cầu đào tạo; Chú ý một cách toàn diện đến các kỹ năng cần thiết về SKSS/KHHGĐ; Do các nhóm giảng viên được đào tạo và giám sát chặt chẽ tiến hành; Được thiết kế để chuyển giao năng lực cho các học viên người lớn một cách chắc chắn.

Nội dung đào tạo bao gồm:- Mục tiêu cụ thể, đo lường được;- Các kỹ thuật đào tạo theo phương pháp giảng dạy tích cực như nghiên cứu tình

huống, bài tập đóng vai, và thảo luận; - Thực hành các kỹ năng mô phỏng;- Thực hành lâm sàng và quan sát thực địa; - Các bảng kiểm kiến thức, thái độ và kỹ năng;- Các bài tập để xây dựng kế hoạch hành động;

Được đánh giá một cách minh bạch và khách quan; Được hỗ trợ bởi việc thực hiện nghiêm túc các chuyến giám sát sau đào tạo do các giảng viên

và cán bộ văn phòng DASKSS tiến hành, bao gồm cả cầm tay chỉ việc và phản hồi; Được hỗ trợ bởi việc nâng cấp cơ sở, vận động của cơ sở, và các quy trình được cải thiện.

Công tác đào tạo đang tiến triển. Các giáo trình đào tạo đang tiếp tục được hoàn thiện và cập nhật. Gần đây, dự án đã xây dựng và thử nghiệm tài liệu đào tạo mới về Tư

CHẤT LƯỢNG: MỘT TẦM NHÌN ToÀN dIệN

“Khóa đào tạo này thật đặc biệt.

Tôiđãtiếpthuđượcnhiềukỹ

năng mới trong khám thai, đỡ đẻ

thường,vàchămsócsơsinhtheo

HướngdẫnChuẩnquốcgiavàsẽ

ápdụngcáckỹnăngnàytrong

công việc hàng ngày của tôi. Có đi

họctôimớibiếtcáckỹnăngcủa

tôi đã lạc hậu đến mức nào và việc

nắmvữngcáckỹthuậtmớinhất

để thực hiện công tác chăm sóc

có chất lượng cao cho khách hàng

quantrọngrasao.”

– Học viên, Khóa đào tạo Làm mẹ an toàn và Chăm sóc trẻ sơ sinh.

Huấn luyện lâm sàng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Parthfinder Overview Viet 2.indd 4 7/19/08 10:19:45 AM

Page 7: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam 5

vấn lồng ghép dựa trên các vấn đề khái quát về giới và tình dục trong bối cảnh khách hàng sử dụng các biện pháp KHHGĐ, mang thai và phá thai, cũng như khi đánh giá nguy cơ NKLQĐTD/HIV. Tài liệu đào tạo này được sửa đổi từ tài liệu đào tạo về Tư vấn toàn diện của tổ chức EngenderHealth và đã được Bộ Y tế thông qua năm 2007. Các giảng viên ở cả 8 tỉnh đã được đào tạo để sử dụng giáo trình đào tạo này và hiện đã tiến hành đào tạo cho các cán bộ cung cấp dịch vụ tuyến tỉnh và tuyến huyện. Mới đây, DASKSS cũng đã hoàn thành tài liệu đào tạo giảng viên về SKSS cho vị thành niên và thanh niên, chủ yếu được chỉnh sửa từ tài liệu đào tạo Dịch vụ CSSKSS cho vị thành niên của tổ chức Pathfinder. Việc đào tạo về phá thai bằng thuốc do tổ chức Ipas tiến hành, sử dụng các tài liệu đào tạo được xây dựng cho bối cảnh của Việt Nam. Dự án tiến hành định kỳ việc cập nhật các chủ đề SKSS được quan tâm, ví dụ ung thư tử cung, tránh thai cho vị thành niên và sức khoẻ phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.

CHIẾN LƯỢC 3: Cung cấp hỗ trợ kỹ thuật liên tục sau đào tạo. Việc đào tạo bản thân nó không có điểm kết. Để có thể sử dụng thành thạo các kỹ năng mới và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, các học viên cần được hỗ trợ liên tục. Cách tiếp cận toàn diện của DASKSS cho phép thực hiện được điều này, đầu tiên thông qua các chuyến giám sát sau đào tạo được thực hiện một cách nghiêm túc, và sau đó là các chuyến theo dõi giám sát được tổ chức một cách có hệ thống.

Giám sát sau đào tạo. Một thời gian ngắn sau khi việc đào tạo được tiến hành, các giảng viên thực hiện những chuyến giám sát để quan sát việc sử dụng các kỹ năng mới của học viên. Giảng viên tiến hành cầm tay chỉ việc và đưa ra các chỉ dẫn, đảm bảo học viên tuân thủ các thực hành mới, và giúp họ giải quyết các vấn đề nảy sinh. Trong những chuyến giám sát này, giảng viên thực hiện cầm tay chỉ việc cho cán bộ cung cấp dịch vụ, đồng thời cũng thu thập thông tin để sau đó thảo luận với các tỉnh nhằm tìm ra các cách giúp thể chế hoá tốt hơn những thực hành này.

Giám sát lồng ghép vì chất lượng chăm sóc. Ở Việt Nam, các cơ sở y tế tuyến trên có chức năng giám sát hoạt động của các cơ sở y tế tuyến thấp hơn, tuy nhiên việc giám sát thường không tập trung vào chất lượng kỹ thuật. Các giám sát viên ít nhận được các chỉ dẫn về cách tiến hành một chuyến giám sát. Thiếu các phác đồ hoặc các định nghĩa chuẩn về chất lượng, họ thường tập trung vào các chỉ tiêu và các vấn đề hành chính. Việc đánh giá thường mang tính phê phán, điều này rất ít có tác dụng thúc đẩy chất lượng hay đạo đức của nhân viên. Một cuộc đánh giá độc lập tiến hành năm 2002 đã cho thấy các giám sát viên thường không có đủ kiến thức lâm sàng trong lĩnh vực họ được giao nhiệm vụ giám sát và các chuyến giám sát thường chỉ giới hạn trong một ngày, trong đó có thể đã dùng đến nửa ngày cho việc chào đón và giới thiệu. Vì không có các hoạt động theo dõi tiếp tục, một vấn đề thậm chí có thể vẫn tồn tại, không được giải quyết sau rất nhiều chuyến giám sát.

DASKSS đã thí điểm phương pháp giám sát mới ở các Trung tâm CSSKSS và các huyện lựa chọn gọi là Giám sát lồng ghép trong chăm sóc sức khoẻ sinh sản (GSLG). Phương pháp này

Xem xét không chỉ thực hành của các cá nhân mà cả những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ở tất cả các khía cạnh (ví dụ cơ sở, trang thiết bị, vật tư, công tác đào tạo và việc tổ chức dịch vụ);

Định nghĩa chất lượng cả theo quan điểm lâm sàng và quan điểm của khách hàng; Thực hiện xem xét một cách có hệ thống việc cung cấp dịch vụ, số liệu thống kê dịch vụ,

và kết quả phỏng vấn khách hàng trước khi rời cơ sở; Huy động sự tham gia của nhân viên ở tất cả các cấp – từ nhân viên vệ sinh đến lãnh

đạo – vào việc phát hiện các vấn đề và xây dựng kế hoạch hành động; Dựa vào thực hành cầm tay chỉ việc và làm mẫu mang tính hỗ trợ của các giám sát viên; Khuyến khích việc theo dõi tiếp tục những vấn đề nêu ra trong các cuộc giám sát trước đó.

Trong những chuyến giám sát kéo dài 2 ngày tiến hành hàng quý, giám sát viên và nhân viên sử dụng các công cụ như quan sát cơ sở dịch vụ, quan sát dịch vụ tư vấn và lâm sàng dựa vào

“Năm ngoái, tôi tham dự một khoá

đào tạo 2 tuần về SKSS toàn diện

dochịNgọctiếnhành.Đầunăm

nay, tôi đã dự khoá đào tạo nâng

cao 1 tuần về chủ đề này. Một vài

ngày sau khi khoá đào tạo kết thúc,

chịNgọcđãđếncơsởcủachúng

tôi để xem liệu chúng tôi có thể áp

dụngnhữngkỹnăngmớivàocông

việc hay không. Bất cứ khi nào

chúngtôigặpkhókhăn,chịNgọc

đềugiúpchúngtôingay.”

– Cán bộ cung cấp dịch vụ, Trung tâm Y tế dự phòng, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang.

Các giáo trình đào tạo do DASKSS xây dựng.

Parthfinder Overview Viet 2.indd 5 7/19/08 10:20:09 AM

Page 8: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam6

Khu chờ của Trung tâm CSSKSS Quảng Ninh trước khi nâng cấp.

Khu chờ của Trung tâm CSSKSS Quảng Ninh sau khi được DASKSS

nâng cấp.

các bảng kiểm chuẩn, xem xét số liệu dịch vụ, phỏng vấn khách hàng trước khi rời cơ sở, tự đánh giá. Sau đó, các nhân viên xây dựng kế hoạch hành động cho khoảng thời gian từ chuyến giám sát hiện tại đến chuyến giám sát tiếp theo. Được thực hiện một cách hiệu quả, GSLG thúc đẩy tinh thần tự học, trách nhiệm cá nhân, phương pháp làm việc theo nhóm, cam kết đảm bảo chất lượng và cải thiện dịch vụ một cách bền vững. GSLG đang được áp dụng tại hơn 40 cơ sở của 8 tỉnh, và sẽ được mở rộng ra các tỉnh mới trong thời gian sắp tới. Dự án đang tiếp tục hoàn thiện hệ thống GSLG cũng như khả năng sử dụng hệ thống này của nhân viên. Vì đối với phương pháp GSLG, số liệu đóng vai trò trọng tâm nên dự án đã tiến hành các hội thảo cho những nhà quản lý và các cán bộ y tế tuyến tỉnh về việc sử dụng hiệu quả số liệu để ra quyết định.

CHIẾN LƯỢC 4: Cải thiện cơ sở cung cấp dịch vụĐể làm việc hiệu quả, bên cạnh công tác đào tạo, giám sát sau đào tạo, và giám sát định kỳ có chất lượng, cán bộ cung cấp dịch vụ cần có cơ sở hạ tầng cơ bản. Nước máy, các thiết bị hoạt động tốt, các vật tư cho khống chế nhiễm khuẩn, và các tài liệu cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng là những nhu cầu thiết yếu. Các cải thiện cơ bản về cơ sở hạ tầng và dịch vụ gồm có:

Tài liệu giáo dục khách hàng. Dự án xây dựng và cung cấp một loạt tài liệu thông tin - giáo dục - truyền thông (TT-GD-TT), bao gồm bộ tranh lật về các biện pháp tránh thai, áp phích, tờ rơi cho khách hàng, sách nhỏ và phim video về tư vấn.

Nâng cấp cơ sở. Việc cải thiện cơ sở cho phép mở rộng các loại hình dịch vụ CSSKSS. Thực hiện nâng cấp và cải thiện việc bố trí của các khu vực tiếp đón, tư vấn, tiệt trùng, thủ thuật lâm sàng và sau thủ thuật cũng như cung cấp đủ các thiết bị CSSKSS chất lượng cao. Các thiết bị và vật tư được trang bị bao gồm hoá chất tiệt trùng và nồi hấp, các dụng cụ, thuốc thiết yếu, bộ triệt sản nam, bộ triệt sản nữ, thiết bị bơm hút thai chân không bằng tay, hệ thống ánh sáng cải tiến. Đánh giá về phương pháp GSLG tiến hành năm 2002 đã xác định các cải thiện về cơ sở cung cấp dịch vụ có tác dụng động viên các nhân viên, làm cho họ có trách nhiệm hơn đối với cơ sở.

Hệ thống lưu trữ hồ sơ khách hàng. Với sự hỗ trợ của Dự án SKSS, Trung tâm SKSS tỉnh An Giang đã thiết lập một hệ thống lưu trữ hồ sơ lần đầu tiên cho phép các cán bộ cung cấp dịch vụ có thể lấy ra được hồ sơ khám chữa bệnh của khách hàng. Nhờ áp dụng hệ thống này, hiện tất cả các trung tâm CSSKSS của các tỉnh dự án đều lưu các hồ sơ khách hàng để xem xét và cập nhật. Hệ thống này đang được thí điểm ở tuyến quận/huyện, và Bộ Y Tế đã khuyến nghị nhân rộng hệ thống này ra các tỉnh thành khác.

CHIẾN LƯỢC 5: Làm cho dịch vụ dễ tiếp cận hơn đối với những nhóm người chưa được đáp ứng nhu cầu.Các dịch vụ có thể được cải thiện nếu làm cho chúng thích hợp hơn và dễ tiếp cận hơn đối với những người có nhu cầu nhưng lại không thể tiếp cận dịch vụ. Một khi các cơ sở cung cấp dịch vụ đạt được những yêu cầu chất lượng cơ bản về các mặt cơ sở hạ tầng, các kỹ năng CSSKSS, và công tác giám sát thì các cơ sở đó có thể mở rộng và thay đổi các dịch vụ cho phù hợp với những nhóm người chưa được đáp ứng nhu cầu. Ví dụ, dự án đào tạo các cán bộ cung cấp dịch vụ và nâng cấp cơ sở vật chất ở 8 huyện khó khăn vùng sâu vùng xa của 3 tỉnh để cải thiện công tác làm mẹ an toàn ở những nơi các chỉ số về sức khoẻ bà mẹ còn thấp.

Nhận thức được sự thay đổi về các chuẩn mực xã hội, vào năm 2004, DASKSS đã đảm nhận một công việc mang tính đột phá là thí điểm một mô hình có tiềm năng nhân rộng về dịch vụ thân thiện với thanh thiếu niên (DVTTTTN). Các cơ sở thí điểm gồm có các Trung tâm CSSKSS tỉnh, một bệnh viện phụ sản thành phố, một trung tâm y tế huyện và một trạm y tế xã. Tài liệu đào tạo của Pathfinder về “Dịch vụ sức khoẻ sinh sản cho vị thành niên” đã được sửa đổi để phù hợp với các hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế (Các thành phần của bộ tài liệu đào tạo này đã được lồng ghép vào tài liệu đào tạo quốc gia về CSSKSS của Bộ Y tế). Dự án đã sử dụng bộ tài liệu này để tiến hành đào tạo các giảng viên, sau đó những giảng viên này đã tiến hành đào tạo cho các cán bộ cung cấp dịch vụ thích hợp làm việc tại tuyến tỉnh. Tiếp sau các khoá đào tạo là các chuyến giám sát thực địa để đảm bảo việc áp dụng kỹ năng. Các cơ sở thí điểm triển khai dịch vụ “Dấu hỏi xanh” dành riêng cho vị thành niên và thanh niên, cung cấp nhiều loại dịch vụ CSSKSS và tư vấn. Các dịch vụ được cung cấp với sự chú ý đặc biệt đến tính riêng tư, kín đáo và nhu cầu sức khoẻ của đối tượng này. Các đối tác Việt Nam đã sử dụng ngân sách địa phương cải tạo, nâng cấp cơ sở để có khu chờ, phòng tư vấn và đôi khi cả phòng khám dành riêng cho vị thành niên và thanh niên. Nhiều loại tài liệu TT-GD-TT được để ở khu chờ và phòng tư vấn. Dịch vụ được quảng bá cho vị thành niên và thanh niên qua các câu lạc bộ tuổi trẻ, cửa hàng sách, hiệu thuốc, các phương tiện thông tin đại chúng và đội ngũ giáo dục viên đồng đẳng ở các trường học.

Parthfinder Overview Viet 2.indd 6 7/19/08 10:20:11 AM

Page 9: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam 7

“Đây là lần đầu tiên tôi có thể nói

chuyện như thế này. Tôi không

nghĩ là các thông tin này sẽ được

cung cấp tại đây. Tôi chỉ nghĩ là

tôi đến đây để làm thủ thuật như

ở các bệnh viện khác. Ngay cả ở

phòngkhámtưnhân,họcũng

khôngtưvấnnhưthếnày.”

- Khách hàng phá thai, 20 tuổi, Hà Nội.

Kỹ năng của các giảng viên đã được dự án đào tạo đã được Bộ Y tế và các đoàn đánh giá độc lập công nhận. Các chuyến giám sát hàng quý và các số liệu thống kê dịch vụ khẳng định chất lượng của các dịch vụ CSSKSS được cung cấp tại các cơ sở do DASKSS hỗ trợ, đặc biệt tại tuyến tỉnh. Các kết quả về chất lượng ghi nhận từ Đánh giá chiến lược Chương trình Sức khoẻ sinh sản và các đánh giá khác được bàn luận ở phần dưới đây.

KẾT QUẢ 1: Các tỉnh có khả năng tiến hành đào tạo cho các bác sĩ, y sĩ sản nhi và nữ hộ sinh tại tuyến tỉnh, huyện và xã. Đánh giá chiến lược Chương trình Sức khoẻ sinh sản ghi nhận các Trung tâm CSSKSS có “cam kết thực sự đối với việc cung cấp các khoá đào tạo SKSS chất lượng cao.” Các kết quả cụ thể về năng lực đào tạo gồm:

Chương trình đào tạo phân cấp. Chương trình đào tạo đã được phân cấp thành công xuống 8 tỉnh;

Giáo trình đào tạo về SKSS chất lượng cao. Giáo trình đào tạo về SKSS đã được áp dụng thành công cả cho việc đào tạo cũng như để chuẩn hoá các thực hành lâm sàng;

Năng lực đào tạo và quản lý công tác đào tạo được xây dựng và sử dụng hiệu quả. DASKSS đã thành công trong việc phát triển năng lực lập kế hoạch và quản lý công tác đào tạo một cách có hệ thống, phát triển đội ngũ giảng viên địa phương thế hệ thứ hai và đôi khi thế hệ thứ ba. Nhờ kết quả của chương trình đào tạo kỹ năng giảng dạy và các hỗ trợ khác, đến nay đã có hơn 220 giảng viên có kỹ năng lập kế hoạch và tiến hành đánh giá nhu cầu đào tạo, soạn các bài tập đào tạo, lên kế hoạch chương trình đào tạo, và đánh giá kết quả đào tạo. Những giảng viên này đang tiến hành các khoá đào cho cán bộ cung cấp dịch vụ tuyến tỉnh, huyện và xã về các nội dung: CSSKSS toàn diện cho các nhân viên mới, Hướng dẫn chuẩn quốc gia về CSSKSS, và cập nhật kỹ thuật về CSSKSS. Các giảng viên nâng cao cũng tiến hành các khoá đào tạo giảng viên.

KẾT QUẢ 2: Hơn 2600 cán bộ cung cấp dịch vụ được cải thiện kỹ năng lâm sàng.Chương trình đào tạo lâm sàng đã đào tạo cho hơn 2600 bác sĩ, nữ hộ sinh và y sĩ của 11 tỉnh (8 tỉnh đối tác ban đầu và 3 tỉnh mới tham gia dự án năm 2006) theo giáo trình đào tạo về SKSS toàn diện. Theo Đánh giá chiến lược, kỹ năng lâm sàng của các cán bộ cung cấp dịch vụ được đánh giá là “rất tốt”, các học viên rất hài lòng với việc đào tạo nói chung và đặc biệt đánh giá cao tính phù hợp của nội dung đào tạo đối với công việc hàng ngày của họ.

KẾT QUẢ 3: Cán bộ và cơ sở cung cấp dịch vụ chấp nhận cách tiếp cận mới hướng tới khách hàng. Khi dự án mới bắt đầu, các dịch vụ KHHGĐ của ngành y tế thường phục vụ các mục tiêu nhân khẩu học mà ít chú ý đến nhu cầu của khách hàng. Khách hàng thường không được cung cấp thông tin đầy đủ khi lựa chọn các biện pháp KHHGĐ do tư vấn chưa tốt, thông tin về khách hàng không đầy đủ, và có ít biện pháp để lựa chọn. Các kết quả của dự án bao gồm:

Cán bộ cung cấp dịch vụ thực hiện tư vấn cho khách hàng. Các cán bộ cung cấp dịch vụ thực hiện tư vấn cho khách hàng với sự nhận thức sâu sắc lợi ích của công tác tư vấn, đồng thời cũng chú ý đến tiền sử của khách hàng khi tư vấn và sử dụng hệ thống lưu trữ hồ sơ mới đã được chấp thuận để nhân rộng. Phụ nữ giờ đây có thể có được những thông tin chính xác về các biện pháp tránh thai thông qua tư vấn, các tài liệu TT-GD-TT, băng video, cũng như từ các cán bộ cung cấp dịch vụ trong quá trình khám và thực hiện thủ thuật.

Chú ý đến quan điểm của khách hàng giờ đây là quy trình vận hành chuẩn. Các nhân viên được yêu cầu phải thường xuyên đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng và chú ý đến quan điểm của khách hàng khi đề xuất những cải thiện về chất lượng dịch vụ.

KẾT QUẢ 4: Khách hàng được tiếp cận với các loại hình dịch vụ và các biện pháp tránh thai đa dạng hơn.Các biện pháp KHHGĐ và các dịch vụ đa dạng hiện có sẵn ở tất cả các cơ sở cung cấp dịch vụ. Khách hàng hầu hết đều rời các Trung tâm CSSKSS với những biện pháp tránh thai như bao cao su, viên tránh thai hoặc đặt dụng cụ tử cung. Việc sử dụng thuốc tiêm tránh thai tăng dần lên trong những năm gần đây, trong khi việc triệt sản đang trở nên ngày càng ít gặp. Thuốc cấy tránh thai gần đây được đưa vào sử dụng ở một số cơ sở theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Ngoài các dịch vụ KHHGĐ và phá thai, các khách hàng còn nhận được các dịch vụ khám và điều trị phụ khoa, chăm sóc trước sinh, chẩn đoán và điều trị NKLQĐTD, và nhiều dịch vụ khác.

Thêm vào đó, một thành tựu đáng ghi nhận của dự án là tăng tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai sau phá thai. Hiện nay, phần lớn các khách hàng phá thai đều rời các Trung tâm CSSKSS với một biện pháp tránh thai.

CáC KẾT QuẢ VỀ CHẤT LƯỢNG

Tư vấn cho khách hàng là thanh niên tại Cơ sở dịch vụ Dấu hỏi Xanh, Sóc Trăng.

Parthfinder Overview Viet 2.indd 7 7/19/08 10:20:15 AM

Page 10: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam8

KẾT QUẢ 5: Những dịch vụ chủ yếu của các Trung tâm CSSKSS đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế . Nhiều dịch vụ cung cấp tại các cơ sở đối tác của DASKSS đạt tiêu chuẩn quốc tế về mặt chất lượng. Quy trình khống chế nhiễm khuẩn được tuân thủ nghiêm ngặt và nhìn chung tốt hơn so với các cơ sở CSSKSS khác. Các dụng cụ khống chế nhiễm khuẩn cũng như các thiết bị và vật liệu tiêu hao luôn có đủ cho tất cả các bước khử nhiễm, làm sạch, và tiệt trùng hay khử khuẩn mức độ cao. Các nhà đánh giá đã quan sát 96% thời gian rửa tay khi chuyển từ khách hàng này sang khách hàng khác và nhận thấy rằng khăn lau vô trùng luôn có sẵn và được sử dụng, và các biện pháp phòng ngừa phổ quát được tuân thủ ở tất cả các thủ thuật hút thai chân không bằng tay và đặt dụng cụ tử cung.

Tương tự, các thủ thuật phá thai cũng đảm bảo chất lượng cao. Một đánh giá của Bộ Y tế tiến hành năm 1997 nhận thấy có sự lạm dụng trong việc sử dụng biện pháp nong và nạo để chấm dứt thai nghén đối với tuổi thai từ 6 – 12 tuần. Kết quả các hoạt động đào tạo, nâng cấp cơ sở, giám sát và vận động của dự án có thể tóm tắt như sau: Các dịch vụ phá thai an toàn được cập nhật. Phương pháp nong và nạo “hầu như bị loại

trừ” ở tuyến tỉnh và tuyến huyện, những nơi trước đây thường áp dụng phương pháp này. Phương pháp được dùng để thay thế là phương pháp hút thai chân không bằng tay. Gần đây, phương pháp phá thai bằng thuốc cũng đã bắt đầu được áp dụng. Phương pháp phá thai bằng thuốc hiện đã có ở bệnh viện tuyến trung ương và 22 tỉnh thành trong đó có 8 tỉnh được DASKSS hỗ trợ. Mặc dù có sự bất tiện phải đi đến cơ sở y tế nhiều lần, số phụ nữ lựa chọn phương pháp phá thai bằng thuốc đang tăng lên.

Các dịch vụ phá thai có chất lượng tốt. Các thủ thuật hút thai chân không bằng tay có sẵn ở hầu hết các cơ sở cùng các kỹ năng chuyên môn và giao tiếp rất tốt của cán bộ cung cấp dịch vụ và việc tuân thủ các quy trình khống chế nhiễm khuẩn. Khách hàng được giải thích rõ về phương pháp này. Họ được tư vấn để giảm bớt sự lo lắng trong quá trình làm thủ thuật. Tỷ lệ tai biến thấp và hầu như không xảy ra những tai biến nghiêm trọng sau phá thai.

Số phụ nữ lựa chọn các biện pháp tránh thai sau phá thai ngày càng tăng. Trong khoảng thời gian từ năm 1999 - 2007, tỷ lệ chấp nhận các biện pháp tránh thai sau phá thai tăng lên rất cao ở các cơ sở được dự án hỗ trợ, cụ thể là từ 48% lên tới 82% như đã thấy ở biểu đồ 1.

KẾT QUẢ 6: Khách hàng rất hài lòng với các dịch vụ cung cấp. Những nỗ lực làm cho các dịch vụ đáp ứng tốt hơn với nhu cầu của khách hàng đã gặt hái được thành công. Các chuyến giám sát hàng quý do cán bộ văn phòng dự án cùng các giám sát viên tuyến tỉnh tiến hành khẳng định mức độ hài lòng cao của khách hàng. Thêm vào đó: Phần lớn khách hàng được phỏng vấn trong Đánh giá chiến lược năm 2000 hoàn toàn hài

lòng với chất lượng dịch vụ nhận được. Các cán bộ cung cấp dịch vụ được khen ngợi về sự nhiệt tình, thân thiện và thái độ tôn trọng khách hàng, “đây là những điều khách hàng đánh giá cao và nói rằng đó chính là lý do khiến họ đến nhận dịch vụ chăm sóc tại cơ sở”.

Tỷ lệ hài lòng của khách hàng nữ nhận dịch vụ tại 5 cơ sở thí điểm sáng kiến tiếp thị xã hội giai đoạn 2004 – 2006 nằm trong khoảng từ 87% – 100%, hầu hết các cơ sở đạt trên 90%.

Tỷ lệ hài lòng của khách hàng vị thành niên và thanh niên nhận dịch vụ tại 6 cơ sở DVTTTTN nằm trong khoảng từ 89% – 100%.

Năm 2006, mức độ hài lòng của khách hàng ở tất cả các cơ sở thực hiện dự án đạt 4,6 điểm (điểm tối đa là 5).

KẾT QUẢ 7: Số khách hàng sử dụng các dịch vụ CSSKSS tăng.Số lượt khách hàng tại 8 Trung tâm CSSKSS tỉnh tăng từ 115.000 lượt năm 1999 ước tính lên đến 172.000 lượt năm 2007, tỷ lệ tăng 50%.

KẾT QUẢ 8: Công tác theo dõi giám sát được cải thiện.Theo Đánh giá chiến lược, các nhà quản lý thực hiện tốt việc theo dõi hoạt động của các cơ sở. Việc giám sát được cải thiện sau khi các bảng kiểm chuẩn được giới thiệu và có sự nhấn mạnh vào phương pháp giám sát hỗ trợ. Quan trọng nhất là các Trung tâm này đã xây dựng được văn hoá về kèm cặp hướng dẫn và giải quyết vấn đề. Ngoài ra, sự tự tin của các giám sát viên

“Lúc đầu, thực sự tôi rất sợ các

giám sát viên tuyến tỉnh đến giám

sát chúng tôi; sau đó tôi biết rằng

với phương pháp giám sát lồng

ghép, các nhân viên không bị

tráchmắng.Giờthìtôicảmthấy

thoải mái và mong được gặp các

giámsátviênvàhyvọngrằnghọ

đếnthườngxuyênvìhọchỉmuốn

giúpđỡchúngtôi.”

– Đại diện Trung tâm Y tế huyện Phú Tân, tỉnh An Giang.

Giám sát viên hướng dẫn nhân viên cung cấp dịch vụ trong đợt

giám sát lồng ghép.

Parthfinder Overview Viet 2.indd 8 7/19/08 10:20:17 AM

Page 11: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam 9

đã được cải thiện nhờ các khoá đào tạo về SKSS toàn diện họ nhận được từ dự án. Một vài năm sau, với việc áp dụng phương pháp GSLG ở 8 Trung tâm CSSKSS tỉnh và 32 huyện của những tỉnh này, các cải thiện đang được duy trì. Đánh giá về việc thực hiện thí điểm phương pháp GSLG tiến hành năm 2001 cho thấy phương pháp này là một phương pháp rất tích cực và mang lại “sự hiểu biết lẫn nhau, một môi trường làm việc được tôn trọng và tinh thần làm việc nhóm giữa lãnh đạo và nhân viên”. Những người được phỏng vấn cho biết không khí làm việc đã được thay đổi, làm cho những người được giám sát cảm thấy họ được trao quyền nhiều hơn và có ý thức tự chủ cao hơn. Ngoài ra, một khi các khuyến nghị được thực hiện, các nhân viên của cơ sở cảm thấy quan tâm và có trách nhiệm hơn với các dịch vụ và cơ sở họ làm việc.

Bên cạnh việc gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng (đã bàn luận ở phía trên), các cán bộ chương trình của DASKSS khi tiến hành các chuyến giám sát việc thực hiện hệ thống giám sát mới này cũng ghi nhận những thay đổi như sau: Thực hành giám sát. Các giám sát viên nhất quán hơn trong

việc cầm tay chỉ việc lâm sàng và phản hồi, phân tích các thông tin liên quan đến chất lượng chăm sóc, khuyến khích môi trường có lợi cho các dịch vụ chất lượng cao và sử dụng các tiêu chí khách quan để đánh giá chất lượng công việc;

Tổ chức dịch vụ. Các cơ sở đã tiến hành những hoạt động để cải thiện dịch vụ như bố trí phòng tư vấn để đảm bảo tính riêng tư, kín đáo, cải thiện khu vực chờ, đảm bảo có đủ các tài liệu TT-GD-TT, và cải thiện luồng khách hàng để giảm thời gian chờ đợi;

Quản lý cơ sở. Việc thu thập số liệu được cải thiện và được sử dụng một cách nhất quán hơn để xác định các vấn đề và các giải pháp và khuyến khích đối thoại giữa nhân viên và ban lãnh đạo; nhân viên hiểu rõ hơn các quyền khách hàng và chú ý đến quan điểm của khách hàng, cởi mở hơn và đánh giá cao công tác giám sát.

KẾT QUẢ 9: Các nhóm trước đây chưa được đáp ứng nhu cầu giờ đã được tiếp cận dịch vụ. Ba tỉnh đã xây dựng được mô hình cung cấp DVTTTTN có thể nhân rộng trong khuôn khổ các cơ sở y tế công hiện có. Báo cáo đánh giá mô hình thí điểm này cho thấy có “sự cải thiện đáng kể về môi trường cung cấp DVTTTTN tại các khu thí điểm dịch vụ Dấu hỏi xanh so với đánh giá ban đầu.” Đánh giá cũng cho thấy là hầu như tất cả 236 khách hàng được phỏng vấn đều thoả mãn với thái độ của các nhân viên và các dịch vụ được cung cấp. 85% trong số những người được phỏng vấn nói rằng các cán bộ cung cấp dịch vụ có thái độ thân thiện và 88% nói rằng họ thông cảm, không phán xét và tế nhị với khách hàng. Vị thành niên và thanh niên được phỏng vấn cũng cho biết họ cảm thấy thoải mái trong những phòng dành riêng cho họ sử dụng. Các quan sát dịch vụ đã khẳng định rằng việc tư vấn cho vị thành niên và thanh niên có chất lượng tốt. Số vị thành niên và thanh niên nhận dịch vụ tại các cơ sở thí điểm của thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và Hà Nội tăng lên 29%, 32% và 21% tương ứng. Đánh giá này đã kết luận rằng sự thành công của mô hình một phần là do có sự ủng hộ mạnh mẽ (và những đóng góp về tài chính) của chính quyền địa phương, cũng như nền tảng vững chắc về chất lượng dịch vụ đã có ở các cơ sở tham gia thí điểm.

Dựa vào thành công của việc thực hiện thí điểm, mô hình DVTTTTN đang được nhân rộng ra 5 tỉnh khác của dự án cũng như một số cơ sở bổ sung của 3 tỉnh thí điểm, tổng cộng lên tới 19 cơ sở. Những kinh nghiệm ban đầu từ việc thực hiện thí điểm đã đóng góp vào việc xây dựng Kế hoạch tổng thể về Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ của vị thành niên và thanh niên Việt Nam và Hướng dẫn Cung cấp dịch vụ sức khoẻ thân thiện với vị thành niên và thanh niên.

“Trước khi có các khoá đào tạo

lại về lâm sàng và giám sát lồng

ghép, việc chấp nhận các biện

pháp KHHGĐ sau phá thai chỉ

khoảng45%(ởtrungtâmchúng

tôi).Hiệntại,vớikỹnăngvà

phươngpháptưvấnmới,85%

sốkháchhàngpháthairờitrung

tâm với một biện pháp KHHGĐ.

Đểđạtđượckếtquảnàyđòihỏi

phải có sự giám sát chặt chẽ và

cácnỗlựcđểtăngcườngkỹnăng

tư vấn, cũng như để thay đổi thái

độ của nhân viên đối với khách

hàng... Số ca phá thai đã giảm

từ600cahàngthángxuốngcòn

600 ca hàng quý do kết quả của

công tác tư vấn và việc sử dụng

cácbiệnphápKHHGĐtăng.”

– Nhân viên, Trung tâm CSSKSS Quảng Ninh

100.0%

90.0%

80.0%

70.0%

60.0%

50.0%

40.0%

30.0%

20.0%

10.0%

0.0%1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Biểu đồ 1: Tỷ lệ chấp nhận biện pháp tránh thai sau phá thai của 8 Trung tâm CSSKSS giai đoạn 1999-2007

1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Biểu đồ 2: Tổng số khách hàng tới các trung tâm

190000

180000

170000

160000

150000

140000

130000

120000

110000

100000

Parthfinder Overview Viet 2.indd 9 7/19/08 10:20:18 AM

Page 12: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam10

Thường thì những thay đổi tích cực không được duy trì sau khi nhà tài trợ chấm dứt viện trợ. Các mô hình được giới thiệu; nhân viên, lãnh đạo và khách hàng đều thấy rõ giá trị của chúng; nhưng khi đó các đối tác lại thiếu năng lực, nguồn lực, và sự ủng hộ chính trị cần thiết để duy trì các kết quả. Để tránh một kết cục như vậy, DASKSS đã hợp tác với Bộ Y tế và các đối tác tuyến tỉnh để thực hiện một giai đoạn dự án hoàn toàn được thiết kế riêng cho mục đích duy trì bền vững, cụ thể là: tăng cường khả năng của Bộ Y tế để quản lý và nhân rộng các can thiệp của DASKSS; thể chế hoá công tác đào tạo lại và phương pháp giám sát tiên tiến; thu hút thêm khách hàng; và hỗ trợ các Sở Y tế và Trung tâm CSSKSS tuyến tỉnh vận động để giành sự ủng hộ của chính quyền địa phương đối với những nhu cầu của họ.

CHIẾN LƯỢC 1: Tạo dựng sự ủng hộ của các nhà hoạch định chính sách tuyến trung ương và tuyến tỉnh trong việc duy trì bền vững và nhân rộng các can thiệp. Vận động là yếu tố chủ chốt dẫn đến sự thành công của DASKSS, cả ở tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Dự án đã vận động để có được sự đóng góp ngân sách đối ứng của chính phủ cũng như sự chấp nhận và nhân rộng các thực hành chất lượng cụ thể, các chính sách, tài liệu đào tạo và các bộ công cụ.

Bộ Y tế. Ở tuyến trung ương, DASKSS làm việc với Bộ Y tế để tăng cường khả năng duy trì bền vững của dự án và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhân rộng các phương pháp tiếp cận của dự án. DASKSS tham gia vào việc cập nhật phiên bản Hướng dẫn chuẩn quốc gia về CSSKSS 2001 và 2008. Dự án và các đối tác cũng đóng góp hỗ trợ kỹ thuật và nguồn lực tài chính vào việc xây dựng Tài liệu đào tạo quốc gia về SKSS năm 2005, gồm cả các nội dung hướng dẫn việc sử dụng kỹ thuật phong bế cổ tử cung cho thủ thuật phá thai, các dung dịch khử khuẩn hiệu quả có chi phí thấp và tư vấn toàn diện hơn.

Sở Y tế. Do hệ thống phân cấp quản lý của Việt Nam, việc cấp kinh phí và một số quyết định chính sách được thực hiện ở tuyến tỉnh. DASKSS đã huy động được sự tham gia của Sở Y tế (là cơ quan quản lý/lập kế hoạch y tế và là cơ quan tham mưu về chính sách của chính quyền cấp tỉnh) vào việc thiết kế các hoạt động và cách tiếp cận bền vững, định hướng cho các cán bộ công chức về những thành tựu của dự án, và thảo luận về những yêu cầu đối với cả hai phía đối tác để duy trì bền vững và nhân rộng các thành tựu này. Các tỉnh đã đóng góp kinh phí như một điều kiện để tham gia dự án. Lúc đầu là các khoản đóng góp cụ thể (ví dụ dụng cụ bơm hút thai chân không bằng tay, đào tạo). Sau đó, 5 tỉnh đã phát triển các kỹ năng tốt hơn về xây dựng kế hoạch chiến lược và vận động và đã xây dựng kế hoạch chiến lược về CSSKSS của tỉnh. Các bản kế hoạch này bao gồm cả những nhu cầu cụ thể về nguồn lực, được xây dựng dựa trên các bài học kinh nghiệm và các thành tựu của DASKSS. Hai trong số các bản kế hoạch này đã được phê duyệt vào năm 2007 và các bản kế hoạch còn lại đang được các Ủy ban Nhân dân tỉnh xem xét để phê duyệt.

XÂY dựNG KẾ HoạCH đỂ duY TRÌ BỀN VỮNG VÀ NHÂN RỘNG: 2002-2010

Thảo luận nhóm tại cuộc họp thường niên các đối tác dự án năm 2006.

Parthfinder Overview Viet 2.indd 10 7/19/08 10:20:22 AM

Page 13: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam 11

CHIẾN LƯỢC 2: Hỗ trợ Bộ Y tế và các tỉnh trong việc thể chế hoá và nhân rộng các mô hình chủ yếu của dự án. GSLG. Trong những năm đầu, DASKSS đã đào tạo các cán bộ chủ chốt của tuyến tỉnh về các kỹ thuật GSLG, đào tạo, phản hồi và cầm tay chỉ việc... Vào năm 2000, Đánh giá chiến lược cho thấy DASKSS đã nâng cao “đáng kể” năng lực của các nhân viên tuyến tỉnh để quản lý và giám sát các nhân viên tuyến huyện và tuyến xã. Vào năm 2004, GSLG đã được đưa vào áp dụng thành công ở 8 Trung tâm CSSKSS của 8 tỉnh và 3 − 4 huyện ở mỗi tỉnh.

Để thể chế hoá và phổ biến rộng hơn hệ thống này, dự án đã:

Có được sự phê duyệt của Bộ Y tế đối với giáo trình đào tạo GSLG, coi đây là phương pháp giám sát được công nhận ở cấp quốc gia và đã được phổ biến ra 64 tỉnh thành.

Đào tạo 11 giảng viên cấp quốc gia để cung cấp đào tạo GSLG cho các tỉnh nằm ngoài dự án.

Đào tạo 48 giảng viên tuyến tỉnh để tiến hành đào tạo về GSLG ở tỉnh của họ và cho các tỉnh lân cận thông qua mạng lưới đào tạo.

Tổ chức những hội thảo định hướng cho các nhà quản lý và các cán bộ cung cấp dịch vụ ở tuyến tỉnh và tuyến huyện.

Chỉnh sửa các công cụ GSLG để phản ánh các tiêu chuẩn chất lượng về làm mẹ an toàn và dịch vụ thân thiện với thanh thiếu niên.

Hỗ trợ các Trung tâm CSSKSS tỉnh để vận động kinh phí cho việc đào tạo và giám sát sau đào tạo về GSLG.

Sau năm 2006, các nhà chức trách y tế tuyến tỉnh đã tiến hành các bước để nhân rộng phương pháp GSLG ở tỉnh của họ. Năm tỉnh đã sử dụng ngân sách địa phương để mở rộng việc đào tạo và thực hiện GSLG ở các huyện khác của tỉnh. Hai Sở Y tế đã ban hành quyết định quy định GSLG là phương pháp chính thức được sử dụng để giám sát các dịch vụ CSSKSS ở trong tỉnh. Ngoài ra, có một tỉnh còn sử dụng giảng viên của DASKSS để cung cấp đào tạo GSLG cho các lĩnh vực khác của hệ thống y tế.

đào tạo lại. Hiện nay, Việt Nam đã có các giáo trình đào tạo chất lượng cao, các cơ sở đào tạo được nâng cấp, và đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm và kỹ năng tốt, nhưng chưa có một hệ thống nào để đảm bảo việc đào tạo lại một cách liên tục. Hai bệnh viện phụ sản đầu ngành là Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Từ Dũ ở thành phố Hồ Chí Minh luôn ở trong tình trạng quá tải, không có đủ cơ sở hoặc giảng viên có chất lượng để tiến hành đào tạo cho tất cả các nhân viên của 64 tỉnh thành. Nguồn lực hiện tại của những bệnh viện này cũng không cho phép tiến hành ngay các công việc như đánh giá nhu cầu đào tạo, tiến hành việc giám sát sau đào tạo, hay giám sát các thực hành đã được cải thiện. Văn bản pháp luật sắp ban hành có thể sẽ yêu cầu việc cấp phép hành nghề hoặc tái cấp phép hành nghề cho các nhân viên y tế và điều này có thể sẽ tạo ra nhu cầu lớn hơn về đào tạo. Các tỉnh không phải lúc nào cũng có thể đào tạo thay cho các cơ sở đào tạo quốc gia được: một số Trung tâm CSSKSS có năng lực đào tạo rất tốt nhưng không có cơ chế cho phép các tỉnh lân cận tận dụng được nguồn lực này

DASKSS đang hỗ trợ việc thí điểm mạng lưới quốc gia về đào tạo lại, một mạng lưới có thể gắn các thành công của dự án trong lĩnh vực đào tạo với một cơ chế được thiết lập và công nhận trong Bộ Y tế. Mạng lưới này hiện đang được thí điểm, gồm các đơn vị ở cả ba tuyến, mỗi đơn vị có các vai trò và nhiệm vụ riêng như sau:

Bộ Y tế: Bộ Y tế có trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, khuyến khích, đưa ra các chính sách và cung cấp các hỗ trợ khác;

Hai bệnh viện phụ sản đầu ngành (Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Từ Dũ thành phố Hồ Chí Minh). Các cơ sở này cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và giám sát các cơ sở đào tạo tuyến tỉnh, và cấp chứng chỉ đào tạo;

Các Trung tâm CSSKSS tỉnh: Các Trung tâm CSSKSS tiến hành đào tạo về SKSS cho các cán bộ y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện và tuyến xã. Trong giai đoạn thí điểm, với sự hỗ trợ của DASKSS, ba Trung tâm CSSKSS đang cung cấp các khoá đào tạo này, mỗi Trung

Cán bộ Trung tâm CSSKSS thành phố Hồ Chí Minh.

Parthfinder Overview Viet 2.indd 11 7/19/08 10:20:28 AM

Page 14: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam12

tâm đào tạo cho một tỉnh lân cận. Các giảng viên có thể tiến hành đào tạo 21 nội dung về SKSS, sử dụng đa dạng nhiều giáo trình đào tạo đã được thử nghiệm tại Việt Nam. Vì việc đào tạo diễn ra ở một tỉnh lân cận (thay vì ở tuyến trung ương) nên đỡ tốn kém hơn và các học viên có thể thực hành với những khách hàng có cùng phông văn hoá và có các vấn đề sức khoẻ tương tự như những người họ sẽ phục vụ sau này.

Mạng lưới đào tạo tuyến tỉnh cung cấp các khoá đào tạo cho các tỉnh lân cận với chi phí xấp xỉ bằng 1/3 chi phí các khoá đào tạo do DASKSS trực tiếp tiến hành. Tính đến nay, hơn 300 cán bộ cung cấp dịch vụ đã được đào tạo thông qua mạng lưới này.

Trong khi hỗ trợ mạng lưới thí điểm, DASKSS hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng khung chính sách cho công tác đào tạo lại, bao gồm việc soạn thảo một cơ chế để công nhận các giảng viên nguồn có chất lượng; các hướng dẫn về thù lao và quản lý nhân lực; và việc chứng nhận các cơ sở đào tạo. Dự án cũng tăng cường việc đào tạo giảng viên, công tác quản lý đào tạo và năng lực giám sát của các cơ sở đào tạo quốc gia. Ở cấp độ chính sách quốc gia, dự án cũng hỗ trợ việc xây dựng khung pháp lý cho công tác đào tạo y khoa liên tục và hy vọng khung pháp lý này sẽ được đưa vào một dự luật mới ban hành năm 2009.

Các tiêu chuẩn chất lượng. Với sự hỗ trợ của DASKSS, nhóm công tác do Bộ Y tế chỉ đạo đã xây dựng được các tiêu chuẩn chất lượng. Các giảng viên trong mạng lưới cần phải tham gia vào một khoá chứng nhận giảng viên do khoa Giáo dục Y học trường Đại học Y Hà Nội, cơ sở có trách nhiệm chứng nhận kỹ năng thiết kế và tiến hành đào tạo còn các bệnh viện trong mạng lưới có trách nhiệm chứng nhận kỹ năng lâm sàng. Tính đến nay, có 28 giảng viên đã nhận được cả hai loại chứng chỉ này. Mạng lưới cũng xác định các yêu cầu kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo bao gồm nơi đào tạo, các thiết bị, và các quy tắc trong quan hệ với khách hàng. Cuối cùng, mạng lưới đã xác định các tiêu chuẩn sư phạm cho việc đào tạo, gồm có việc sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực, giám sát sau đào tạo và sự cân đối phù hợp giữa các phần đào tạo lý thuyết theo giáo trình và đào tạo dựa theo năng lực.

CHIẾN LƯỢC 3: Làm việc với các tỉnh để cải thiện việc sử dụng công cụ vận động và xây dựng kế hoạch chiến lược.Khi xây dựng kế hoạch hàng năm và kế hoạch 5 năm, các Trung tâm CSSKSS có thể hướng các ưu tiên và phân bổ nguồn lực của chính phủ để đảm bảo duy trì bền vững các kết quả can thiệp của DASKSS. Tuy nhiên, để làm được điều này, họ cần phải có các kỹ năng vận động và xây dựng kế hoạch chiến lược tốt hơn.

Xây dựng kế hoạch chiến lược. Việc xây dựng kế hoạch ở Việt Nam thường được thực hiện một cách đơn giản bằng cách điều chỉnh kế hoạch của những năm trước. DASKSS đã đề nghị cả lãnh đạo và các cán bộ chủ chốt của các Trung tâm CSSKSS và các cán bộ Sở Y tế của 5 tỉnh chưa xây dựng kế hoạch 5 năm thực hiện một phương pháp tiếp cận mang tính chiến lược hơn. Đầu tiên, dự án giúp các tỉnh tiến hành đánh giá nhu cầu, thu thập thông tin, và tiến hành các cuộc họp lập kế hoạch với các đối tác. Sau đó, dự án đã tổ chức hội thảo định hướng cho các cán bộ y tế chủ chốt của Trung tâm CSSKSS và Sở Y tế của cả 5 tỉnh, tiếp theo là các cuộc họp riêng cho từng tỉnh với nội dung tương tự. Dự án đã giúp các tỉnh xem xét quá trình thu thập số liệu tại các cơ sở thực địa; tổ chức hội thảo để giúp các tỉnh phân tích các số liệu thu thập được; và hỗ trợ các tỉnh xây dựng kế hoạch 5 năm về CSSKSS của tỉnh. Các cán bộ của DASKSS cũng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để đảm bảo các kế hoạch này phù hợp với chiến lược quốc gia, giải quyết các nhu cầu mới nảy sinh về SKSS, đóng góp vào việc duy trì bền vững và được gắn với các nỗ lực vận động. Các đối tác tuyến tỉnh đã tham vấn ý kiến lãnh đạo và chuyên viên các ban ngành liên quan của tỉnh ở tất cả các bước của quá trình xây dựng kế hoạch, tạo dựng được sự ủng hộ tích cực đối với bản kế hoạch. Điều quan trọng là ở một số tỉnh, các thành tựu chủ yếu của DASKSS đã được lồng ghép vào kế hoạch 5 năm của tỉnh bao gồm cả phần ngân sách.

Vận động. Nếu các can thiệp và các cách tiếp cận của dự án cần được duy trì và trong một số trường hợp phổ biến xuống tuyến huyện và tuyến xã, thì lãnh đạo các Trung tâm CSSKSS (thường là các bác sĩ) cần phải chuẩn bị để thực hiện việc vận động các ban ngành liên quan

Trình diễn đặt dịch vụ tử cung trên mô hình, tại buổi ra mắt Mạng lưới Đào tạo lại về sức

khỏe sinh sản.

Parthfinder Overview Viet 2.indd 12 7/19/08 10:20:32 AM

Page 15: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam 13

của tỉnh. Một đánh giá độc lập tiến hành năm 2003 đã cho thấy mặc dù lãnh đạo các Trung tâm CSSKSS nhận được sụ ủng hộ chính trị mạnh mẽ của chính quyền địa phương, việc thiếu các kỹ năng về lập kế hoạch, xây dựng ngân sách, và viết đề xuất dự án có thể sẽ là rào cản đối với việc duy trì bền vững. Để cải thiện việc vận động, DASKSS đã tiến hành các hoạt động sau:

Đào tạo cán bộ về vận động. Dự án đã tổ chức đào tạo cho 40 cán bộ chủ chốt của cả Sở Y tế và Trung tâm CSSKSS về xây dựng kế hoạch chiến lược, cách viết các đề xuất và kỹ thuật vận động. Các học viên đã nhận thức được rằng lãnh đạo ngành y tế muốn là các đề xuất phải có sự phân tích số liệu sâu hơn, giải trình ngân sách hợp lý hơn, các chỉ tiêu gắn với các chiến lược của tỉnh, trích dẫn được các quy chế phù hợp và được trình bày tốt hơn. Các học viên đã học được cách làm thế nào để hợp tác với các cơ quan thông tin đại chúng – nuôi dưỡng mối quan hệ, quản lý việc họp báo, và quảng bá các thông điệp. Họ cũng học được cách xác định các vấn đề cần vận động và xây dựng kế hoạch vận động.

Hỗ trợ các Trung tâm chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch vận động. Các kế hoạch vận động vạch rõ các vấn đề cần vận động, mục tiêu vận động, đối tượng vận động sơ cấp và thứ cấp, các thông điệp vận động (được hỗ trợ bởi các số liệu), các hoạt động cụ thể, các nguồn lực cần thiết, những người chịu trách nhiệm, và khung thời gian. Ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo cấp cao − đối tượng của vận động − thường tham gia vào quá trình vận động từ những giai đoạn đầu. Điều này cho phép tất cả mọi người tham gia sớm đạt được sự đồng thuận hoặc giải quyết những ý kiến bất đồng trước khi thông báo công khai các mục tiêu vận động. Về các nỗ lực vận động đầu tiên, phần lớn các nhà quản lý của các Trung tâm CSSKSS đều hỗ trợ việc duy trì thực hành GSLG. Ví dụ ở một tỉnh, lãnh đạo Trung tâm đề nghị Sở Y tế yêu cầu tất cả các huyện đưa GSLG vào kế hoạch của các huyện. Một tỉnh khác thì vận động để GSLG trở thành hoạt động thường quy ở tất cả các cơ sở CSSKSS ở một thành phố.

CHIẾN LƯỢC 4: Hỗ trợ các tỉnh tiếp thị dịch vụ tới khách hàng.Ở Việt Nam, không phải lúc nào chất lượng dịch vụ được cải thiện cũng luôn dẫn đến sự gia tăng trong việc sử dụng dịch vụ. Để tạo ra nhu cầu bổ sung, DASKSS đã thực hiện sáng kiến tiếp thị xã hội (TTXH) thí điểm. TTXH được chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam và đã được sử dụng để khuyến khích việc mua bao cao su và các dung dịch bù nước và điện giải đường uống. Tuy nhiên, với nỗ lực thí điểm của DASKSS, lần đầu tiên TTXH được sử dụng để thu hút khách hàng đến các cơ sở CSSKSS. Căn cứ vào các phát hiện từ việc phỏng vấn 3.500 thanh thiếu niên và phụ nữ đã lập gia đình trong độ tuổi sinh sản, dự án đã áp dụng các nguyên tắc và các hoạt động TTXH cho 11 cơ sở CSSKSS ở 5 tỉnh trong giai đoạn 2004 – 2006. Để có thể rút ra dược nhiều bài học nhất, các dịch vụ được quảng bá (và tương ứng là các nhóm đối tượng đích) và các cơ sở tham gia thí điểm cũng được lựa chọn một cách đa dạng. Sử dụng các kết quả nghiên cứu, từng cơ sở đã chuẩn bị kế hoạch tiếp thị xã hội để quảng bá dịch vụ qua các tài liệu in ấn, các kịch bản phát thanh và phóng sự truyền hình, các buổi nói chuyện cộng đồng và trang web dành cho vị thành niên và thanh niên. Một đánh giá về mô hình thí điểm đã xem xét sự hiểu biết của nhóm đối tượng đích về các dịch vụ và các tài liệu quảng bá, cũng như sự gia tăng lượng khách hàng, sự hài lòng của khách hàng và tỷ lệ khách hàng mới do kết quả của những nỗ lực TTXH. Trong giai đoạn thí điểm, tỷ lệ phụ nữ đã lập gia đình sử dụng dịch vụ của các cơ sở thí điểm tăng trong khoảng từ 13% đến hơn 100% tuỳ theo từng cơ sở, với số khách hàng mới do kết quả của các hoạt động TTXH chiếm tỷ lệ từ 47% đến 83%. Việc sử dụng dịch vụ của thanh thiếu niên cũng tăng với tỷ lệ tương tự (tuy vậy, số liệu ban đầu ở cơ sở có số lượt khách hàng tăng gấp đôi rất nhỏ). Tỷ lệ khách hàng mới là thanh thiếu niên cho biết các hoạt động và tài liệu TTXH chính là lý do thu hút họ sử dụng dịch vụ tại các cơ sở thí điểm. Việc sử dụng dịch vụ của các nhóm đối tượng này tiếp tục tăng lên sau khi kết thúc giai đoạn thí điểm, điều này đã thúc đẩy DASKSS tiếp tục và mở rộng sáng kiến TTXH đối với các cơ sở mới thực hiện DVTTTTN vào năm 2008.

Để hỗ trợ việc nhân rộng, DASKSS phối hợp với Bộ Y tế đã tổ chức hội thảo phổ biến kết quả thực hiện thí điểm, sau đó 5 tỉnh tham gia thí điểm đã tổ chức các hội thảo phổ biến của tỉnh. Một hội thảo phổ biến quốc gia đã được Bộ Y tế tổ chức vào tháng 1/2007, kết hợp với cuộc họp giao ban hàng năm của hệ thống SKSS.

“Tiếp thị xã hội là rất cần thiết.

Tiếp thị xã hội không chỉ có ích

đối với cơ sở trong việc tăng

lượngkháchhàngmàcòngiúp

tăngcườngthôngtinchonhân

dân về các dịch vụ CSSKSS. Chúng

tôi cho rằng đây là công việc của

cơ sở, của địa phương và cần chủ

động phát huy nguồn lực sẵn có

chocôngtácnày...”

– Bs. Nguyễn Tiến Thắng, Giám đốc Trung tâm CSSKSS tỉnh Vĩnh Phúc.

Lễ phát động Tiếp thị xã hội dịch vụ TTTTN, thành phố Hồ Chí Minh, 2006.

Parthfinder Overview Viet 2.indd 13 7/19/08 10:20:36 AM

Page 16: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam14

CáC KẾT QuẢ duY TRÌ BỀN VỮNG

Việc phối hợp các can thiệp về vận động, phát triển năng lực, phát triển hệ thống và các can thiệp khác đã làm tăng đáng kể khả năng của các đối tác trong việc duy trì bền vững các cải thiện về chất lượng của dự án.

KẾT QUẢ 1: Bộ Y tế đang tiến hành các bước cơ bản để duy trì bền vững các cách tiếp cận của dự án và làm cho các cách tiếp cận này có sẵn trên phạm vi toàn quốc.Nhờ các nỗ lực vận động và các hỗ trợ kỹ thuật của DASKSS, Bộ Y tế đã:

Xây dựng Tài liệu đào tạo SKSS quốc gia, sử dụng giáo trình đào tạo toàn diện của DASKSS làm tài liệu tham khảo chính thức;

Phê duyệt tài liệu đào tạo về GSLG để phổ biến toàn quốc thông qua hội thảo phổ biến cho 64 tỉnh thành. Bộ Y tế cũng đã kết hợp với DASKSS đào tạo 11 giảng viên GSLG cấp quốc gia, những người sẽ thực hiện vai trò là nhóm giảng viên quốc gia về GSLG để nhân rộng phương pháp giám sát này ra các tỉnh khác trên toàn quốc, cũng như tham gia vào các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về GSLG;

Tiến hành giám sát và tham gia vào các chuyến GSLG định kỳ tới các tỉnh dự án để đảm bảo việc cung cấp các dịch vụ CSSKSS tuân thủ Hướng dẫn chuẩn quốc gia;

Phê duyệt Hướng dẫn chuẩn quốc gia về CSSKSS năm 2001. Hiện tại, Bộ Y tế đang cập nhật tài liệu này với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chính của DASKSS;

Phê duyệt phương pháp phá thai bằng thuốc (năm 2003); Phê duyệt Hướng dẫn cung cấp dịch vụ sức khoẻ thân thiện với vị thành niên và thanh niên; Phổ biến các kinh nghiệm TTXH của DASKSS ra 64 tỉnh thành; Phổ biến DVTTTTN và TTXH cho các vụ cục của Bộ Y tế và các tổ chức làm việc về lĩnh vực SKSS ở Việt Nam; Xây dựng các tiêu chí để chuẩn hoá và chứng nhận việc đào tạo lại về SKSS; Tổ chức hội thảo giới thiệu Mạng lưới thí điểm Đào tạo lại về SKSS; Soạn thảo kế hoạch phê duyệt hệ thống lưu trữ hồ sơ khách hàng được xây dựng ở An Giang với sự hỗ trợ của DASKSS; Đồng ý phê duyệt và phổ biến tài liệu đào tạo giảng viên cơ bản và nâng cao của DASKSS.

KẾT QUẢ 2: Các hệ thống chủ yếu để đảm bảo chất lượng đang được duy trì, thể chế hoá và nhân rộng. Bộ Y tế và các đối tác tuyến tỉnh thể hiện sự cam kết cao đối với việc duy trì bền vững hai hệ thống chủ yếu để cải thiện và đảm bảo chất lượng, đó là mạng lưới đào tạo lại và GSLG.

Đào tạo giảng viên về dịch vụ thân thiện thanh thiếu niên, Hà Nội, 2007.

Parthfinder Overview Viet 2.indd 14 7/19/08 10:20:41 AM

Page 17: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam 15

đào tạo lại. Từ khi bắt đầu thí điểm mạng lưới đào tạo lại về SKSS đến nay, các Trung tâm CSSKSS đã đào tạo được hơn 300 cán bộ y tế cho các tỉnh lân cận, đồng thời vẫn tiếp tục đào tạo cho các cán bộ của tỉnh họ. Đánh giá mô hình thí điểm do Viện Chiến lược và chính sách y tế (trực thuộc Bộ Y tế) tiến hành đã kết luận mạng lưới đào tạo lại về SKSS thí điểm là hữu ích và có tính khả thi. Báo cáo đánh giá cũng cho thấy các đối tác đều cho rằng việc đào tạo do mạng lưới này tiến hành có chất lượng cao và kết luận rằng cách tiếp cận phân cấp, trong đó các Trung tâm CSSKSS tỉnh cung cấp đào tạo lại cho các tỉnh lân cận của mạng lưới là phù hợp. Rào cản lớn nhất là thiếu ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo, tuy nhiên có thể dự đoán là trong tương lai chính phủ và các nhà tài trợ sẽ dành ngân sách cho mạng lưới đào tạo, nhất là khi việc cấp phép và tái cấp phép hành nghề trở thành bắt buộc. Trước mắt, những người lãnh đạo mạng lưới hy vọng họ có thể thu hút được các yêu cầu từ các Sở Y tế, các tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ để cung cấp đào tạo cho những tỉnh khác. Một cuộc đánh giá dự tính tiến hành vào năm 2008 sẽ xem xét việc mạng lưới này cần vận hành như thế nào trong tương lai. Nếu các phát hiện là khả quan, Bộ Y tế bày tỏ mối quan tâm có thể nhân rộng mạng lưới này để hỗ trợ chương trình mục tiêu quốc gia, điều này dự đoán sẽ có các hoạt động đào tạo với quy mô rộng từ năm 2008. Các trung tâm được DASKSS hỗ trợ ở 5 tỉnh còn lại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, An Giang và Quảng Ninh cho thấy họ đã sẵn sàng và mong muốn gia nhập mạng lưới với tư cách là các cơ sở đào tạo.

Giám sát lồng ghép. Khoảng 240 giám sát viên tuyến tỉnh và tuyến huyện của các tỉnh do dự án hỗ trợ đã được đào tạo về GSLG, và Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt và phổ biến giáo trình đào tạo GSLG. Các tỉnh dự án cũng đã sử dụng ngân sách địa phương để giới thiệu phương pháp GSLG cho các huyện không được dự án hỗ trợ. Nhờ các nỗ lực vận động do các tỉnh tiến hành để giành được sự ủng hộ về nguồn lực và các chính sách hỗ trợ, phương pháp này đã được thể chế hoá ở 5 tỉnh và được lồng ghép thành công vào các chuyến giám sát thường quy. GSLG đã được điều chỉnh cho phù hợp với các dịch vụ thân thiện thanh thiếu niên và làm mẹ an toàn, và sẽ được áp dụng cho 7 tỉnh thực hiện DVTTTTN và 8 huyện của 3 tỉnh thực hiện các can thiệp về làm mẹ an toàn. Một vài tổ chức quốc tế làm việc ở Việt Nam đã áp dụng phương pháp GSLG ở các dự án tuyến tỉnh của họ.

KẾT QUẢ 3: Các tỉnh ngày càng có trách nhiệm đối với việc duy trì bền vững các can thiệp của dự án. Hiện tại, các Sở Y tế có sự gắn kết tốt hơn với DASKSS. Nhận thức rõ hơn các thành quả và cống hiến của dự án, giờ đây họ hỗ trợ việc sử dụng ngân sách của tỉnh để phổ biến các tiến bộ này xuống tuyến huyện và tuyến xã. Mối quan hệ đối tác mới này cũng đã tạo điều kiến thuận lợi cho các hỗ trợ quan trọng về chính sách và quy chế. Ví dụ:

Các đối tác tuyến tỉnh đóng góp từ 19% đến 65% ngân sách đối ứng trong tổng ngân sách của dự án. DASKSS đã chấm dứt các hoạt động cải tạo, nâng cấp cơ sở và không còn cung cấp trang thiết bị và vật tư nữa; các tỉnh đã đảm nhận toàn bộ chi phí cho các hoạt động này. Tất cả các tỉnh cũng đã sử dụng ngân sách địa phương để tiến hành các khoá đào tạo về SKSS và GSLG;

Năm tỉnh đã xây dựng và đệ trình kế hoạch 5 năm về SKSS của tỉnh với các ưu tiên để duy trì các thành tựu về đào tạo lại, GSLG, DVTTTTN, nâng cấp cơ sở, và sử dụng biện pháp tránh thai sau phá thai. Các tỉnh đã vận động để giành được sự ủng hộ đối với bản kế hoạch này và đến thời điểm này, hai bản kế hoạch đã được phê duyệt. Đây là một thành công quan trọng vì những bản kế hoạch này sẽ đóng vai trò chỉ đạo các hoạt động SKSS trong những năm tới;

Cán bộ nhân viên của các cơ sở đang vận động các cấp cao hơn để tăng cường các nguồn lực và cải thiện các chính sách. Một vài tỉnh đã ban hành các quy chế và các hướng dẫn liên quan đến việc duy trì và mở rộng GSLG, mua bơm hút thai chân không bằng tay, các thực hành lâm sàng chất lượng cao (ví dụ kỹ thuật phong bế cổ tử cung) và các cải thiện khác về chất lượng chăm sóc.

Đào tạo lại về CSSKSS tại Sóc Trăng.

“Khoá đào tạo tại Vĩnh Phúc rất

bổ ích và các giảng viên giảng

dạyrấtlýthú.Họcònmuacảmô

hình cho chúng tôi thực tập trên

lớp. Chúng tôi cũng có thể thực

tập trên khách hàng. Chỉ bằng

cách này chúng tôi mới có thể

nhớđượcnhữngkỹnăngmớivà

áp dụng chúng khi về nhà. Đối

với các nhân viên tuyến huyện

nhưchúngtôi,chưabaogiờ

chúng tôi được dự một kháo đào

tạonàocóchấtlượngnhưvậy.”

- Cán bộ cung cấp dịch vụ khoa sản, Bệnh viện đa khoa huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Parthfinder Overview Viet 2.indd 15 7/19/08 10:20:49 AM

Page 18: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam16

KẾT LuẬNTừ khi bắt đầu cho đến nay, DASKSS đã gặt hái được những thành quả đáng kể. Với tổng giá trị đầu tư trung bình khoảng dưới 2 triệu đô-la mỗi năm, dự án đã nỗ lực để xây dựng và duy trì những cải thiện về chất lượng thông qua công tác phát triển năng lực và bằng cách thúc đẩy quan hệ đối tác và tính tự chủ đối với các thành tựu của dự án.

Dự án đã tạo nên văn hoá về chất lượng. Cách tiếp cận cải thiện chất lượng mà DASKSS áp dụng không chỉ đơn thuần là việc đào tạo được thực hiện nghiêm túc, mà còn đặc sắc ở chỗ các hoạt động dự án chính là cầu nối gắn liền việc đào tạo với việc cung cấp dịch vụ. Các kinh nghiệm quốc tế khẳng định rằng không phải lúc nào việc cải thiện năng lực cán bộ cung cấp dịch vụ cũng dẫn đến việc cải thiện các thực hành của họ. Họ cần có đủ cơ sở vật chất và thiết bị, cần nhận được sự giám sát hỗ trợ và một cái gì đó vô hình hơn: họ cần phải biết chất lượng là quan trọng – quan trọng đối với cả các giám sát viên, khách hàng và các nhân viên. Mối quan tâm về chất lượng cần phải có ở mọi lúc mọi nơi, phải là điểm tham chiếu chung mà tất cả các hoạt động cần tập trung vào. Ngay từ những ngày đầu, DASKSS đã tạo ra tiếng nói chung bằng cách tổ chức các hội thảo về chất lượng chăm sóc và xây dựng những chỉ số về chất lượng chăm sóc dùng để theo dõi giám sát các cải thiện về chất lượng. Các nhân viên đã tiến hành những chuyến giám sát hàng quý, sử dụng các bảng kiểm chất lượng chăm sóc để xem xét công tác tư vấn, khống chế nhiễm khuẩn, các thủ thuật lâm sàng và các lĩnh vực khác. Hơn nữa, họ tham gia đối thoại thường xuyên với các nhà quản lý, các cán bộ cung cấp dịch vụ, và các khách hàng về chất lượng dịch vụ. Họ đã xây dựng cách tiếp cận mới hướng tới khách hàng, tổ chức lại và mở rộng các dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và đảm bảo rằng các khách hàng tự ra quyết định về CSSKSS cho bản thân họ khi đã được cung cấp đầy đủ thông tin. Qua các nỗ lực như vậy, một văn hoá về chất lượng đã được thiết lập. Các cán bộ cung cấp dịch vụ mới được đào tạo không chỉ tư vấn cho khách hàng, mà theo Đánh giá chiến lược, họ còn thực sự hiểu tại sao tư vấn lại có vai trò quan trọng. Các thành tích về khống chế nhiễm khuẩn không chỉ rất ấn tượng mà còn là niềm tự hào đối với các cán bộ cung cấp dịch vụ làm việc ở các cơ sở do DASKSS hỗ trợ.

Sự hỗ trợ có tầm nhìn của các nhà tài trợ đã cho phép các đối tác thể chế hoá những cải thiện về chất lượng. Các nhà tài trợ của dự án có tầm nhìn rất dài hạn, giúp cho DASKSS phát triển, đáp ứng được các cơ hội và nhu cầu nảy sinh. Nhờ có tầm nhìn và sự linh hoạt, DASKSS đã thận trọng trọng việc xây dựng mối quan hệ đối tác, các mô hình, các kỹ năng, các giá trị và sự cam kết cần thiết để tạo ra những thay đổi. Những sáng kiến đổi mới không chỉ được giới thiệu mà còn được khách hàng, cán bộ cung cấp dịch vụ, nhà quản lý và nhà hoạch định chinh sách đánh giá cao. Những người này sau đó lại sẵn sàng vận động và dành nguồn lực cho việc duy trì, mở rộng và nhân rộng các sáng kiến đổi mới. Kết quả sẽ là sự thay đổi mang tính bền vững và có tiềm năng ảnh hưởng sâu rộng về cách thức cung cấp các dịch vụ CSSKSS ở Việt Nam. Quan hệ đối tác tạo điều kiện thúc đẩy tính tự chủ và khả năng duy trì bền vững.Việc DASKSS tồn tại trong một thời gian dài cho phép có được sự cam kết rất cao của các đối tác. Các đối tác Việt Nam cho biết họ vừa đánh giá cao vừa cảm thấy bị thách thức bởi cách giám sát thường xuyên, nghiêm ngặt mà dự án áp dụng. Đặc biệt, thời gian dài cho phép dự án tạo dựng được sự tin tưởng và trân trọng lẫn nhau từ cả hai phía, điều này làm tăng hiệu quả của các hỗ trợ kỹ thuật và dẫn đến những cải thiện tốt hơn về chất lượng. Như một đối tác đã nhận xét: “Các dự án của những các nhà tài trợ khác chỉ chờ báo cáo từ chúng tôi mà không tích cực đi thực địa. Các dự án đó thường chỉ có quy mô nhỏ và ngắn hạn, trong khi các can thiệp của DASKSS với tổ chức Pathfinder sâu hơn và rộng hơn.”

Việc thảo luận thường xuyên với tất cả các đối tác khuyến khích cơ chế hợp tác, thúc đẩy các đối tác cùng lập kế hoạch, cùng đánh giá và cùng tôn vinh các thành công. Một đối tác khác đã phát biểu: “Khi mới bắt đầu dự án, chúng tôi ở vị trí thụ động, nhưng bây giờ chúng tôi đã chủ động hơn. Chúng tôi hiện đang cố gắng tìm cách để đạt được các mục tiêu, không chỉ ngồi chờ để Pathfinder giúp. Chúng tôi đang vận động cho các hoạt động của dự án. Path-finder đã giúp chúng tôi nhận rõ trách nhiệm và nắm lấy quyền làm chủ đối với dự án.”

“Khi mới bắt đầu dự án, chúng tôi

ởvịtríthụđộng,nhưngbâygiờ

chúng tôi đã chủ động hơn. Chúng

tôi hiện đang cố gắng tìm cách

để đạt được các mục tiêu, không

chỉngồichờđểPathfindergiúp.

Chúng tôi đang vận động cho các

hoạt động của dự án. Pathfinder

đã giúp chúng tôi nhận rõ trách

nhiệm và nắm lấy quyền làm chủ

đốivớidựán.”

Tại khu đón tiếp bệnh nhân, TT YT huyện Yên Hưng, tỉnh

Quảng Ninh.

Parthfinder Overview Viet 2.indd 16 7/19/08 10:20:54 AM

Page 19: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

RHPs | DASKSS/Tổng quan về Dự án Sức khỏe sinh sản tại Việt Nam 17

TÀI LIệu THAM KHẢo

Tổng cục Thống kê 1995, Điều tra nhân khẩu học giữa kỳ của Việt Nam 1994: Các phát hiện chính. Hà Nội, Nhà in Tổng cục Thống kê, 1995.

Goodkind D 1994, Phá thai ở Việt Nam: Các số liệu lượng giá, các vấn đề khó giải quyết và các mối quan tâm, Tạp chí Các nghiên cứu về KHHGĐ, 1994, 25(6):342–352

Kane, Thomas T. và cộng sự 2000. Đánh giá chiến lược Chương trình Sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam.

Hội đồng Dân số 2007, Đánh giá việc thực hiện thí điểm Dịch vụ thân thiện với thanh thiếu niên ở Việt Nam. Báo cáo đánh giá.

Dự án Sức khoẻ sinh sản 2002, Đánh giá Giám sát lồng ghép vì chất lượng chăm sóc.

Chương trình phát triển Liên hiệp quốc/Quỹ dân số Liên hiệp quốc/Tổ chức y tế thế giới/Ngân hàng thế giới 1999, Phá thai ở Việt Nam: Đánh giá về các vấn đề chính sách, chương trình và nghiên cứu.

Tổ chức Y tế thế giới 1995, Đánh giá về nhu cầu giới thiệu các biện pháp tránh thai ở Việt Nam, trang web http://www.who.int/reproductive-health/publications/HRP_ITT_95_3/HRP_ITT_95_3_contents.en.html, truy cập ngày 10/30/07.

Giai đoạn IV kéo dài đến năm 2010 được thiết kế để hỗ trợ việc tiếp tục thể chế hoá và củng cố mạng lưới đào tạo lại về SKSS. Một mặt, việc xây dựng chính sách sẽ được tiếp tục với mục đích thông qua các tiêu chuẩn đào tạo CSSKSS có chất lượng. Mặt khác, mạng lưới đào tạo sẽ mở rộng việc đào tạo CSSKSS có chất lượng, đặc biệt ở các tỉnh xa xôi hơn và có điều kiện kinh tế khó khăn, thông qua các cơ sở đào tạo mới ở tuyến tỉnh. Mạng lưới sẽ được quảng bá và tăng cường để trở nên hoàn toàn độc lập tại thời điểm dự án dự kiến kết thúc vào năm 2010. Dự kiến có thêm hơn 600 cán bộ cung cấp dịch vụ được hưởng lợi từ các khoá đào tạo lâm sàng chất lượng cao do mạng lưới này cung cấp.

KẾ HoạCH TIẾP THEo

Parthfinder Overview Viet 2.indd 17 7/19/08 10:20:58 AM

Page 20: Cải thiện chất lượng chăm sóc sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam

Improving Women’s Health Worldwide

Parthfinder Overview Viet 2.indd 18 7/19/08 10:20:59 AM