c¤ng cuéc tuy£n truyÒn cña viÖt minh · 2018-10-12 · robert james hurle 484 c¤ng cuéc...

23
484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG QUÇN CHóNG TRONG MéT X· HéI §A D¹NG NCS Robert James Hurle Hi Việt Minh (hay Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội) đã lãnh đạo thành công phong trào đấu tranh chống li vic tái thiết lp chế độ thc dân ti Vit Nam trong giai đoạn tnăm 1946 đến năm 1954. Mấu cht dẫn đến thành công ca Hi chính là việc huy động phn ln nhân dân tham gia kháng chiến chng thực dân Pháp. Công cuộc kêu gọi toàn dân được triển khai ngay khi Hội thành lập năm 1941 và rất nhiều phương pháp tuyên truyền đã được áp dng. Hiểu sâu sắc văn hoá Việt Nam, Vit Minh sdng những tài liệu có tính cộng hưởng khp nhân dân nhằm tranh thủ sng hcho cuộc kháng chiến. Bài tiểu luận này nghiên cứu mt stài liệu tuyên truyền vi mục đích hiểu rõ hơn lời kêu gọi và hiệu quả ca nó. Các vấn đề đặt ra là: hạn chế của công cuộc huy động trong một xã hội phc tp như Việt Nam; thay đổi diễn ra với tốc độ nào; việc huấn luyện cán bộ tuyên truyền nòng cốt; đóng góp của tng lớp trí thức với công cuộc kêu gọi nhân dân. Chế độ thc dân Pháp ti Vit Nam được cng cvng chc khi Hiệp ước Patenôtre được ký kết vào ngày 6 tháng 6 năm 1884. Hiệp ước nêu rõ sáu tỉnh Nam Kđược nhượng lại cho chính quyền thực dân Pháp và sẽ trở thành xứ thuộc địa Pháp với tên gọi là Cochinchine; chính phủ bảo hđược thiết lp ti Trung Kỳ (mà thực dân Pháp gọi là An Nam) và Bắc K(với tên gọi là Tonkin), ấn tín bằng vàng của Hoàng đế Trung Hoa biểu tượng quyền lc – bị nấu chảy 1 . Cuộc kháng chiến chng thc dân Pháp diễn ra không ngừng ktlúc Pháp lên nắm quyền cho đến khi chế độ thc dân Pháp sụp đổ hoàn toàn trong trận Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954, trận chiến mà hàng triệu nhân dân Việt Nam đã Trường Văn hLịch sử và Ngôn ngữ, Đại học Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia Australia. KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI

Upload: others

Post on 27-Jul-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

Robert James Hurle

484

C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950:

Sù HUY §éNG QUÇN CHóNG TRONG MéT X· HéI §A D¹NG NCS Robert James Hurle∗

Hội Việt Minh (hay Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội) đã lãnh đạo thành công phong trào đấu tranh chống lại việc tái thiết lập chế độ thực dân tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1954. Mấu chốt dẫn đến thành công của Hội chính là việc huy động phần lớn nhân dân tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp. Công cuộc kêu gọi toàn dân được triển khai ngay khi Hội thành lập năm 1941 và rất nhiều phương pháp tuyên truyền đã được áp dụng. Hiểu sâu sắc văn hoá Việt Nam, Việt Minh sử dụng những tài liệu có tính cộng hưởng khắp nhân dân nhằm tranh thủ sự ủng hộ cho cuộc kháng chiến. Bài tiểu luận này nghiên cứu một số tài liệu tuyên truyền với mục đích hiểu rõ hơn lời kêu gọi và hiệu quả của nó. Các vấn đề đặt ra là: hạn chế của công cuộc huy động trong một xã hội phức tạp như Việt Nam; thay đổi diễn ra với tốc độ nào; việc huấn luyện cán bộ tuyên truyền nòng cốt; đóng góp của tầng lớp trí thức với công cuộc kêu gọi nhân dân.

Chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam được củng cố vững chắc khi Hiệp ước Patenôtre được ký kết vào ngày 6 tháng 6 năm 1884. Hiệp ước nêu rõ sáu tỉnh Nam Kỳ được nhượng lại cho chính quyền thực dân Pháp và sẽ trở thành xứ thuộc địa Pháp với tên gọi là Cochinchine; chính phủ bảo hộ được thiết lập tại Trung Kỳ (mà thực dân Pháp gọi là An Nam) và Bắc Kỳ (với tên gọi là Tonkin), ấn tín bằng vàng của Hoàng đế Trung Hoa – biểu tượng quyền lực – bị nấu chảy1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp diễn ra không ngừng kể từ lúc Pháp lên nắm quyền cho đến khi chế độ thực dân Pháp sụp đổ hoàn toàn trong trận Điện Biên Phủ vào tháng 5 năm 1954, trận chiến mà hàng triệu nhân dân Việt Nam đã

∗ Trường Văn hoá Lịch sử và Ngôn ngữ, Đại học Châu Á Thái Bình Dương, Đại học Quốc gia

Australia.

KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO QUOÁC TEÁ VIEÄT NAM HOÏC LAÀN THÖÙ BA TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM HIEÄN ÑAÏI

Page 2: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

CÔNG CUỘC TUYÊN TRUYỀN CỦA VIỆT MINH THỜI KỲ NHỮNG NĂM 1940…

485

tham gia. Bài tiểu luận này phản ánh nghiên cứu trước đây2 và xem xét công cuộc kêu gọi của Việt Nam Độc lập Đồng minh Hội (viết tắt là Việt Minh).

Bối cảnh

Tổ chức Việt Minh được thành lập vào khoảng năm 1936 hoặc 1937, là một công cụ nhằm gắn kết chặt chẽ những người Cộng sản và những người không Cộng sản Việt Nam khao khát làm chính trị tại Nam Kinh (Trung Quốc)3. Tên gọi này được lấy lại từ tên gọi của Đảng Cộng sản Đông Dương bao gồm rất nhiều các tổ chức hoạt động nhằm giành lại độc lập từ chính quyền thực dân Pháp. Theo đề nghị của Hồ Chí Minh, cái tên Việt Minh được chấp nhận và quyết định đưa ra Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 5 năm 1941 tại Cao Bằng. Ngay khi nhận thấy thời cơ chín muồi cho cuộc cách mạng đã đến, Hồ Chí Minh rời Trung Quốc về nước vào ngày 28 tháng 1 năm 19414.

Đường lối chỉ ra rõ ràng công cuộc đấu tranh và cách mạng sẽ tập trung ở khu vực nông thôn (đặc biệt ở miền Bắc) từ tháng 9 năm 1939, khi Đảng Cộng sản Đông Dương bị cấm hoạt động, các cơ sở ở thành thị tan rã, các toà báo cánh tả phải đóng cửa, và rất nhiều cán bộ nòng cốt phải chạy trốn về nông thôn hoặc đến nơi khác ở Đông Dương5. Từ khi thành lập đến đầu năm 1945, Việt Minh đã trải qua ba giai đoạn6. Giai đoạn đầu tiên từ tháng 5 năm 1941 đến tháng 12 năm 1941 khi Hồ Chí Minh tập trung xây dựng Việt Minh bằng cách hình thành mạng lưới liên kết và củng cố lời kêu gọi của Hội. Tuy sự hợp tác giữa các thành viên sáng lập ra tổ chức Việt Minh ở Trung Quốc sụp đổ vào đầu năm 1942, nhưng tháng 1 năm đó đã đánh dấu sự khởi đầu cho giai đoạn 2, bí mật mở rộng hoạt động ra toàn miền Bắc Việt Nam. Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh trở lại Trung Quốc và bị Quốc dân Đảng bắt giữ, đến tháng 9 năm 1943, Người được thả tự do nhưng không được phép về Việt Nam cho đến tháng 8 năm 1944. Giai đoạn 3 trong quá trình xây dựng Việt Minh kéo dài từ tháng 9 năm 1943 đến tháng 9 năm 1944. Trong suốt thời gian này, chính quyền Pháp liên tục có những hành động quấy phá khiến Việt Minh rơi vào tình trạng bất ổn định.

Năm 1944, khi Hồ Chí Minh quay trở lại miền Bắc Việt Nam (chiến khu Việt Bắc), vận mệnh của Việt Minh bắt đầu khởi sắc, Người tiếp tục công cuộc tuyên truyền đấu tranh và xây dựng mạng lưới liên kết chặt chẽ. Tôi xin nói thêm về giai đoạn 4 trong sự phát triển của Việt Minh, đó là thời điểm sau ngày 9 tháng 3 năm 1945 khi Nhật hất cẳng Pháp, khiến nhiều tướng Pháp bị giết hoặc bị bắt. Kể từ đó, các hoạt động của Việt Minh thoát khỏi sự kiểm soát của thực dân Pháp và ít chịu sự can thiệp của phát xít Nhật.

Từ tháng 3 đến tháng 8 năm 19457, Việt Minh xây dựng cơ sở, thu hút nhiều người gia nhập với hình ảnh đất nước Việt Nam độc lập, và quan trọng hơn cả,

Page 3: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

Robert James Hurle

486

là phân phát gạo trong kho cứu hàng triệu người dân miền Bắc đang chết đói8. Đến tháng 8, Việt Minh đã đủ vững mạnh để có thể chiếm giữ những thành phố lớn, tuyên bố Độc lập (vào ngày 2 tháng 9 năm 1945) và bắt tay vào công cuộc cải tổ chính quyền trong cả nước. Thực dân Pháp không công nhận chính quyền Hồ Chí Minh và cố tái thiết lập chế độ thuộc địa. Mối quan hệ căng thẳng giữa Việt Minh và thực dân Pháp chấm dứt vào ngày 19 tháng 12 năm 1946, khi xung đột nổ ra và lên đến đỉnh điểm. Đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, Việt Minh giành chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ9. Mặc dù Pháp đã tính toán đưa 605.000 quân sang Việt Nam nhằm chống lại lực lượng Việt Minh chỉ với 185.000 người10, nhưng Việt Minh đã được nhân dân giúp đỡ11 nên có thể tích luỹ rất nhiều phương tiện (thường là không vũ trang) cho việc di chuyển (mọi thứ từ xe đạp đến xe tải nhập từ Trung Quốc) và để hoàn thành nhiệm vụ12. Mục tiêu của bài tiểu luận này là giới thiệu một vài điều rút ra từ các phương pháp tuyên truyền Việt Minh đã sử dụng nhằm huy động nhân dân trong thời kỳ đầu những năm 1940 đến năm 1954.

Môi trường văn hoá – xã hội trong hoạt động của Việt Minh

Trong nghiên cứu về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam năm 1976, William Duiker đã kết thúc lý lẽ của mình bằng cách đặt ra những vấn đề Việt Minh gặp phải đầu năm 1941: Liệu nông dân sẽ ủng hộ những người Cộng sản? Liệu Đảng có khả năng thuyết phục người nông dân rằng đó sẽ là sự kế tục cầm quyền tuyệt vời? Liệu rằng có thể xoa dịu mâu thuẫn trong những yêu cầu giữa thành thị và nông thôn, giữa lòng tự tôn dân tộc và cải cách xã hội trong một cuộc đấu tranh gian khổ, chống lại kẻ địch cũng như với thực dân Pháp?13

Những câu hỏi trên càng nêu bật tình thế khó khăn, phức tạp Việt Minh gặp phải trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Nho giáo

Đến đầu những năm 1940, Việt Nam phải đương đầu với tình trạng tư tưởng Khổng Tử chính trị14 thất bại trong việc cai trị đất nước. Ở các xứ bảo hộ phương Bắc, những quan lại không từ quan về ở ẩn hoặc chạy trốn sang các nước khác15 đều bị coi là tay chân của giặc ngoại xâm; hoàng đế - người đại diện cho quyền thống trị - bắt người dân nộp thuế và đi lao dịch. Chính quyền thực dân Pháp nỗ lực lợi dụng lòng trung thành với Nho giáo trong nhân dân qua việc làm lễ tái sắc phong cho Hoàng đế Bảo Đại vào tháng 9 năm 193216. Tháng 5 năm 1933, trích lời Tướng chỉ huy Pierre Pasquyer, Lockhart bàn về thời kỳ mới của Viện Cơ mật Huế như sau: Kể từ bây giờ mọi người phải tuân theo các quy tắc đạo đức đã được Hoàng đế thông qua. Những quy tắc này giống như những lời dạy của Thánh nhân [tác giả kinh điển Trung Hoa] thời xưa17.

Thực dân Pháp muốn đặt ra quan điểm của hoàng đế như niềm tin đạo Khổng cổ xưa nhằm cai quản Việt Nam. Một nỗ lực củng cố (ít ra về hình thức) tư

Page 4: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

CÔNG CUỘC TUYÊN TRUYỀN CỦA VIỆT MINH THỜI KỲ NHỮNG NĂM 1940…

487

tưởng Khổng giáo về chính trị đã thất bại trong việc ngăn chặn sự xâm lăng của thực dân Pháp thế kỷ XIX. Lockhart đã vạch ra ảo tưởng trong việc đưa hoàng đế trở lại, và nhận thức rằng hoàng đế, quần thần cùng các vị cố vấn đều không được nắm thực quyền: “Điều này có nghĩa như “quả bóng thử nghiệm” trong việc gia tăng quyền lực hoàng gia đã bị bắn vỡ. Nền quân chủ rơi vào thoái trào trong thời kỳ chiến tranh và đang dẫn đến hành động cuối cùng của nó”18.

Jasmin H. Cheung – Gertler đã nghiên cứu rất nhiều văn chương Nho giáo ở Việt Nam trong thế kỷ XIX và thế kỷ XX. Bà đã lập biểu đồ về sự bất lực của đạo Khổng đối với cuộc xâm lăng của thực dân Pháp. Tuy nhiên, bà tiếp tục chỉ ra thực dân Pháp đã dùng đạo Khổng và các hành vi đạo đức như thế nào trong nỗ lực kiểm soát người dân bản địa19. Jasmin kết luận rằng đạo đức Khổng giáo vẫn tồn tại (bà dùng thuật ngữ “nhu cầu đạo đức”), điều này phù hợp với học thuyết Cộng sản, cho Liên minh cách mạng như Việt Minh và cả “nhiệm vụ văn minh hoá” của thực dân Pháp, đặc biệt trong thời kỳ Chính phủ Vichy ở Pháp. Bà viết rằng: Tư tưởng Khổng giáo không thể tách rời khỏi tầm ảnh hưởng chính trị. Được cả thực dân Pháp và người bản địa sử dụng, tư tưởng Khổng Tử vốn liên hệ mật thiết với giai cấp quý tộc trở thành phần không thể thiếu trong chiến lược chính trị hợp pháp và có quyền hành. Cả chủ nghĩa đế quốc Pháp và chủ nghĩa dân tộc cộng sản Việt Nam đều vận dụng tư tưởng Khổng giáo vào kế sách chính trị. Sức thuyết phục trong tư tưởng đạo đức đề cập cả nhân cách và truyền thống của dân tộc Việt Nam – đối với họ tính hợp pháp chính trị nằm trong phạm vi đạo đức xã hội Khổng giáo – cũng như đề cập đến sức thuyết phục trong nhu cầu đạo đức với nhu cầu đế quốc và dân tộc. Sự kết hợp với tư tưởng Khổng Tử đã trở thành lực lượng chính trị không thể cưỡng lại20.

Do đó có thể khẳng định chắc chắn rằng giá trị của tư tưởng Nho giáo như vai trò của gia đình, quan hệ vị trí trong gia đình, sự ngưỡng mộ học vấn, văn chương và lòng tôn kính tổ tiên đã trở thành một phần trong cuộc sống người Việt, cũng như sự kính trọng vương quyền. Vấn đề đặt ra cho thực dân Pháp (và cả Việt Minh) là làm sao tận dụng được điều này. Trong phần tóm tắt bài nghiên cứu về tư tưởng Nho giáo để lại dấu ấn trong văn hoá Việt Nam, Shawn McHale đã đưa ra minh chứng cho một vài ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo về xã hội. Shawn cho rằng: Tóm lại, giả thiết người Việt Nam đánh giá cao học vấn của các tác giả thời kỳ từ năm 1920 đến năm 1945 là chưa chính xác. Sự thật, người Việt Nam hiểu rõ những quan điểm quan trọng trong tư tưởng Nho giáo như tam tòng và tứ đức, và thường xuyên bàn về phẩm chất như hiếu nghĩa và trung thành21.

Tác phẩm của McHale đề cập đến dấu ấn văn hoá và những nhận xét của ông dường như thích hợp với thành thị hơn là nông thôn. Tuy nhiên, chúng ta sẽ xem xét sau, những tư tưởng như ý niệm về thầy đồ trong làng đầy tôn kính, xuất

Page 5: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

Robert James Hurle

488

phát từ một vài nhận thức trong tư tưởng Nho giáo có thể được sử dụng để kêu gọi nông dân như cách mà Việt Minh đã thuyết phục họ tham gia cách mạng.

Thiên Chúa giáo

Hoạt động truyền đạo Thiên Chúa ở Việt Nam ít nhất bắt đầu từ thế kỷ XVI, nhờ đó chữ quốc ngữ có vai trò quan trọng. Đến thế kỷ XX, một bộ phận đáng kể người Việt Nam đã theo đạo Thiên Chúa, nhưng khuôn mẫu của đạo Thiên Chúa giữa miền Bắc và miền Nam lại khác nhau. Ở miền Nam, nhiều người theo đạo qua con đường truyền giáo và cầu nguyện tại gia đình bởi trong làng toàn những người lương. Trong khi đó, ở miền Bắc, ở làng xóm vẫn có các giáp cùng nhau theo đạo, theo đó quyền lực tôn giáo trong làng hoặc giáp giống nhau và tồn tại hàng trăm năm22.

Thế kỷ XX chứng kiến sự “Việt Nam hoá” từng bước xâm nhập vào Nhà thờ đạo Thiên Chúa, “đến năm 1945 các giám mục Việt Nam quản lý một nửa số nhà thờ Thiên Chúa trên cả nước, trong khi 12 năm trước chỉ là con số không”23. Về phía Việt Minh, bộ phận nhân dân theo đạo Thiên Chúa vừa đem lại cơ hội vừa đem lại những thách thức. Một mặt những người theo đạo Thiên Chúa phản đối chế độ thực dân, mặt khác mối quan hệ giữa cộng đồng Thiên Chúa với chính quyền Pháp rất êm đẹp. Chỉ có vài người trong chính quyền thực dân không thích ảnh hưởng của Toà thánh Vatican lan rộng trong cộng đồng Thiên Chúa suốt những năm 1940, và có những nghi ngờ trong cộng đồng Thiên Chúa về việc thực dân Pháp ủng hộ những tri thức Nho giáo mới. Mặt khác, vấn đề ở đây chính là việc chống lại Cộng sản của Toà thánh Vatican khi mà thành phần chủ chốt của Việt Minh hầu hết thuộc Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng có tầm ảnh hưởng quan trọng với Việt Minh24. Chính sách tuyên truyền của Việt Minh cần nắm rõ được vấn đề nếu những người theo đạo Thiên Chúa tham gia vào cuộc kháng chiến.

Năm 1946, một số chiến sỹ Việt Minh cố gắng chống phá những hoạt động Thiên Chúa vì cho rằng Giáo hội Thiên Chúa giáo nghiêng về chính quyền thực dân. Nhưng sự việc này không được những người lãnh đạo Việt Minh ủng hộ, Chu T. Lan nhận xét thái độ của những người lãnh đạo về việc này: Do vậy Việt Minh không cần thiết phải chống lại tôn giáo, nhưng người ta lại cho rằng tôn giáo là sự nguỵ trang của các thế lực ngoại xâm – ở đây là thực dân Pháp25.

Những người theo đạo Thiên Chúa không phản đối tôn giáo nhưng họ nghi ngờ lòng trung thành với Tổ quốc. Việt Minh chưa sẵn sàng tiếp nhận những giáo lý chính trị vận hành ở châu Âu, vốn là hình mẫu cho lập trường phi tôn giáo xuất hiện trong bài nhận định tôn giáo với cụm từ “thuốc phiện của con người” của Mác26. Tuy nhiên, sau năm 1946, thái độ của Việt Minh cứng rắn hơn và những thành phần không theo chủ nghĩa cộng sản phần lớn rời khỏi liên minh chính phủ và quan điểm của Thiên Chúa giáo cũng bắt đầu thay đổi. Đến năm 1951, với thành công của Đảng Cộng sản ở Trung Quốc dẫn đến thất bại của Thiên Chúa

Page 6: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

CÔNG CUỘC TUYÊN TRUYỀN CỦA VIỆT MINH THỜI KỲ NHỮNG NĂM 1940…

489

giáo ở đây, các giám mục Việt Nam lo ngại chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, đã đưa ra lá thư khẳng định lại tuyên bố của Vatican “không thể cùng lúc tồn tại cả Thiên Chúa giáo và chủ nghĩa cộng sản”27.

Môi trường trí thức

Có hai nhân tố quan trọng cần được cân nhắc khi đặt ra câu hỏi về sự phát triển môi trường trí thức trong những năm 1940. Đầu tiên là ngôn ngữ và thứ hai là sự phát triển trong chính sách văn hoá của Đảng Cộng sản28.

Người Việt có thói quen viết chữ Hán hoặc chữ Nôm. Vào đầu thế kỷ XVI, những nhà truyền đạo Thiên Chúa Bồ Đào Nha, đứng đầu là Francisco de Pina, Gaspa do Amaral và Anrónio Barbarosa, đã tạo ra hệ chữ viết mới. Hệ thống chữ viết mới rất phổ biến với các nhà truyền đạo Cơ Đốc và được nhà truyền đạo đến từ Avignon29 là Alexandre de Rhodes đưa vào từ điển viết. Hệ chữ viết mới này sử dụng các chữ cái Latinh kèm theo các dấu thanh, được biết đến với tên gọi chữ quốc ngữ. Hệ chữ viết này dễ học hơn chữ Hán hoặc chữ Nôm và được sử dụng từ năm 1907 để dạy ngữ văn30. Nó đã trở thành phương tiện trong sự phát triển văn chương những năm 1920 và 1930, lần đầu tiên thơ ca, tiểu thuyết, báo chí trở nên phổ biến với mọi người, ít nhất cũng ở các thành thị. Từ đó các ý tưởng được trao đổi nhanh và chính xác hơn. Chữ quốc ngữ cũng tạo dựng cơ sở cho chương trình xoá mù chữ toàn dân rất thành công và phổ biến của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau năm 1945.

Nhân tố thứ hai trong môi trường trí thức những năm cuối 1940 là những nỗ lực của Đảng Cộng sản nhằm đưa nghệ thuật và văn chương vào sự nghiệp của mình. Điều này được báo trước khi tác phẩm Đề cương văn hoá của Tổng Bí thư Trường Chinh xuất bản31. Trong khi bàn về tác phẩm Đề cương văn hoá, Kim N. B. Ninh đã nhận định rằng “đó là những phát biểu tương đối ngắn gọn và tự do của Chủ nghĩa Mác xít”32. Bà Kim N. B. Ninh đã tóm tắt lại như sau:

Tài liệu đã phơi bày những nguy cơ khi văn hoá Việt Nam bị thực dân Pháp áp đặt và bị phát xít Nhật chiếm giữ, và đưa ra sự lựa chọn dứt khoát: hoặc văn hoá Việt sẽ ngày càng lạc hậu nếu văn hoá phát xít thắng thế hoặc nó sẽ phá vỡ khuôn mẫu và theo kịp với thế giới khi cách mạng dân tộc giành thắng lợi… Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và hiện thực xã hội cuối cùng sẽ thắng thế33.

Điều này là lời cảnh báo rõ ràng đến các trí thức hãy đóng góp trí tuệ của mình cho sự nghiệp cách mạng. Rất nhiều trí thức đã làm như thế và việc tuyên truyền của Việt Minh đem lại những ảnh hưởng rõ rệt. Sau Hội nghị Văn nghệ Việt Bắc vào tháng 9 năm 1949, số trí thức ủng hộ Đảng Cộng sản gia tăng nhờ vào tài tổ chức của những người lãnh đạo Đảng như Trường Chinh, việc này khiến nhiều người trong số họ cân nhắc lại việc ủng hộ Việt Minh34. Các nghệ sỹ và nhà văn dần dần gia nhập các đơn vị quân đội sau thời gian này như một số tài liệu tuyên truyền chỉ rõ.

Page 7: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

Robert James Hurle

490

Phong trào dân tộc, quan điểm dân tộc và đảng cộng sản

Như David Marr đã chỉ ra, chủ nghĩa dân tộc Việt Nam lớn mạnh vượt khỏi phạm vi chống thực dân35. Trong những năm 1940, Việt Nam chịu sự thống trị độc đoán như trong quá khứ, chỉ khác kẻ nắm quyền là thực dân Pháp. Chưa từng có tiền lệ, đó là việc những ngôi làng phải chịu thuế và lao dịch nặng nề. Sau thất bại của những cuộc khởi nghĩa do các nhà Nho lãnh đạo cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, người dân thành thị bắt đầu viết bài và bàn luận về những khả năng xảy ra với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam (có lẽ cả Đông Dương). Một vài đảng phái chính trị hình thành, một số hoạt động bí mật, nhưng sự đàn áp của thực dân Pháp, sự cả tin và cạnh tranh giữa các đảng phái đã dẫn đến sự thất bại cho chính họ36. Chẳng hạn, Việt Nam Quốc dân Đảng là một trong những đảng lớn nhất thành lập cuối năm 192537. Đây là một trong những đảng có tư tưởng cấp tiến về việc phải có sự thay đổi ở Việt Nam, nhưng tất cả đã bị phá sản sau những nỗ lực vô ích trong khởi nghĩa Yên Bái tháng 2 năm 1930. Chính phủ bảo hộ Pháp thành công trong việc kiểm soát các tổ chức dân tộc tại Việt Nam, nhưng không thể tiêu diệt những hoạt động chống đối lan rộng đến Thái Lan và miền Nam Trung Quốc, bao gồm những người chống đối và gia đình của họ, một số người từ phong trào Đông Du của Phan Bội Châu bị trục xuất khỏi Nhật năm 190938. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các hoạt động bên ngoài Việt Nam diễn ra rất tích cực và đó là lý do vì sao Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) có thể xây dựng lực lượng kháng chiến từ khi ông đặt chân lên Trung Quốc cuối năm 192439. Sự tồn tại những mạng lưới ở Thái Lan và Trung Quốc giải thích tại sao Việt Minh có thể gây dựng lại cơ sở nhanh chóng đến như vậy sau cuộc đàn áp của thực dân Pháp năm 1943 và 194440.

Việc thành lập Đảng Cộng sản bắt nguồn từ khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (gọi tắt là Thanh niên) ra đời năm 1925 tại Quảng Châu (Trung Quốc)41. Một vài đảng cộng sản thành lập năm 1929 được củng cố vững mạnh cùng với tổ chức Thanh niên, sau này là Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Hồng Kông do Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) lãnh đạo. Tên gọi này được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương vào tháng 10 năm đó. Tuy nhiên con đường dẫn đến chủ nghĩa dân tộc không bằng phẳng khi Quốc tế Cộng sản chịu sức ép từ cuộc cách mạng Nga kiểu mẫu – đó là tiến hành cách mạng xã hội trước rồi mới đến cách mạng dân tộc. Đến cuối những năm 1930 xu hướng này vẫn tiếp diễn và Duiker khi nghiên cứu về thời gian này đã nhận định rằng: “Khuynh hướng phi dân tộc [của đảng cộng sản] đầu những năm 1930 không hoàn toàn biến mất, một số thành viên vẫn phản đối lời kêu gọi yêu nước từ quần chúng”42. Duiker cũng chỉ ra rằng cuối những năm 1930: “Chủ nghĩa dân tộc ôn hoà nói chung trong những năm này cho thấy hình ảnh của năng lực yếu ớt”43. Thêm vào đó cuối những năm 1930, Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn còn thái độ hai chiều đối với người nông dân – mà Duiker nhấn mạnh “Quốc tế Cộng sản vẫn nghi ngờ giai cấp nông dân”44. Sự quay vòng của Quốc tế Cộng sản khi đối mặt với chủ nghĩa phát xít đã không hoàn toàn nắm được các nhân tố của Đảng Cộng sản Đông

Page 8: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

CÔNG CUỘC TUYÊN TRUYỀN CỦA VIỆT MINH THỜI KỲ NHỮNG NĂM 1940…

491

Dương. Năm 1936, (thời kỳ Mặt trận bình dân ở Pháp và biện pháp ôn hoà với các nhà xã hội ở Việt Nam), Đảng Cộng sản Đông Dương vẫn theo đường lối của Quốc tế Cộng sản vạch ra ở Moskva và tiếp tục khuyến khích cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo ở Việt Nam. Vấn đề về sự phù hợp của “cách mạng vô sản hoá” theo chủ nghĩa Mác – Lênin không được bàn đến45. Tuy vậy về mặt lâu dài, chủ nghĩa cộng sản Việt Nam thoát ra khỏi tiến trình này. Cheung-Gertler viết: Khác với chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ nghĩa Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh vai trò của giai cấp nông dân trong đội ngũ cách mạng. Trong khi Hồ Chí Minh không hoàn toàn tách rời tư tưởng Lênin ủng hộ liên minh “công nông”, nhưng ông không phân biệt giữa “lực lượng lãnh đạo”, “đội quân tiên phong” của giai cấp vô sản với “lực lượng cơ bản” và vai trò phụ thuộc của người nông dân46.

Việc tái định hướng của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam với cách mạng dân tộc mà giai cấp nông dân công khai lên lãnh đạo là suy nghĩ của Hồ Chí Minh trong suốt cuối những năm 1930 và đầu những năm 1940 và được củng cố tại Hội nghị Trung ương 8 của Đảng Cộng sản Đông Dương. Lockhart nhận xét rằng: Cho đến khi phải lựa chọn, Đảng Cộng sản Đông Dương cân nhắc giữa cách mạng Nga kiểu mẫu dựa vào đấu tranh giai cấp và cách mạng Trung Quốc nhấn mạnh vào giải phóng dân tộc là biện pháp hợp lý nhất để giành độc lập hiện nay47.

Thất bại của thực dân Pháp trong việc đàn áp các cuộc nổi dậy tại miền Bắc và miền Nam cuối năm 1940 đã cổ vũ thêm sự thay đổi này48.

Hội nghị Trung ương 8 tổ chức tại tỉnh Cao Bằng tháng 5 năm 1941 đã thay đổi mọi thứ. Duiker nghiên cứu về Hội nghị này đã viết: “Lần đầu tiên chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa cộng sản kết hợp với nhau với trọng tâm là chủ nghĩa dân tộc”49. David Marr cũng chỉ ra rằng: Về ý thức hệ, Hội nghị lần thứ 8 đã đưa ra nghị quyết quan trọng giải quyết sự chậm trễ trong nhu cầu của giai cấp lao động và tầng lớp nông dân nghèo nói chung trong “cách mạng giải phóng dân tộc”50.

Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam có khởi đầu khó khăn nhưng đến năm 1941, Đảng Cộng sản Đông Dương đã rèn luyện Việt Minh thành tổ chức có những phẩm chất dân tộc xuất sắc. Tuy nhiên, Việt Minh phải đối mặt với điểm khác nhau cơ bản giữa cải tạo nền dân tộc còn sót lại với những cái cần gây dựng. Cụ thể miền Nam Việt Nam, Nam Kỳ, chưa được Nhật Bản trao trả cho chính quyền Việt Nam sau vụ đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi Trần Trọng Kim nhậm chức trong chính phủ bù nhìn Việt Nam51. Nhiệm vụ thuyết phục nhân dân miền Nam ủng hộ Việt Minh khác với nhiệm vụ mà cán bộ nòng cốt đối mặt ở miền Bắc. Duiker khi đánh giá về Đảng Cộng sản Đông Dương và chủ nghĩa địa phương đã ghi lại: “Đáng chú ý là có quá ít quan điểm địa phương xuất hiện trong nửa đầu phong trào cộng sản. Về phương diện này Đảng đã làm tiến bộ hơn cha ông của họ”52. Tuy nhiên chúng ta chưa biết được tình trạng căng thẳng tại địa phương là gì, cũng như những thảo luận diễn ra trong Đảng Cộng sản Đông Dương nhằm giải quyết vấn đề này.

Page 9: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

Robert James Hurle

492

Đảng Cộng sản Đông Dương có quan hệ khó khăn trong và ngoài nước. Để tháo gỡ những lo lắng về quan hệ giữa các chiến sỹ Cộng sản trong nước, Hồ Chí Minh đã chính thức giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương vào ngày 11 tháng 11 năm 1945 và các thành viên sẽ gia nhập vào “Nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác”, thực chất đây vẫn là Đảng Cộng sản Đông Dương nhưng được gọi với tên khác. Đây là giai đoạn Đảng đi vào hoạt động bí mật53. Việc này không tạo ra nhiều chuyển biến ở Việt Nam nhưng chặn đứng được hành động táo bạo của lực lượng Tưởng Giới Thạch muốn thay thế chính quyền Việt Nam. Goscha nhận xét rằng: “Một số lãnh tụ Cộng sản hàng đầu ở nước ngoài nghi ngờ liệu các đồng chí Việt Nam đã đánh mất ý chí cách mạng”54, và chuyển biến sau đó “đã liên kết Việt Nam vào phong trào Cộng sản quốc tế tháng 1 năm 1950”55. Nhờ đó, Việt Minh trong những năm đầu độc lập đã thành lập chính quyền của mình, nhưng một số nhà dân tộc ở Việt Nam cho là “quá Cộng sản”, nghi ngờ quan hệ của nó với Quốc tế Cộng sản và sự điều hành của Đảng Cộng sản hoạt động bí mật.

Cuộc sống làng quê

Đa số tài liệu tuyên truyền của Việt Minh đều phân phát ở các làng quê Bắc Bộ Việt Nam, vì thế cần tìm hiểu các đặc trưng của cuộc sống làng quê ở những vùng này. Đặc trưng những làng quê Bắc Bộ là cộng đồng khép kín với luỹ tre làng bao quanh. Nguyễn Khắc Tụng đã miêu tả như sau: Về hình thức, làng quê và các thôn xóm có nhiều điểm tương đồng. Chúng đều được bao bọc bởi hàng rào luỹ tre tạo thành ranh giới không thể xâm phạm56.

Về hành chính, các làng quê miền Bắc theo truyền thống tự quản. Nguyễn Từ Chi, trong tác phẩm về các làng Việt Nam ghi lại rằng hương ước là đặc trưng tạo nên mỗi làng xã, được truyền khẩu (ít nhất đến thời Pháp khi chữ viết trở nên thông dụng) và một số trong đó dựa theo chỉ dụ của vua Lê Thánh Tông (nắm quyền từ năm 1460 đến năm 1497)57. Các làng xã đều tự đề ra quy định về thưởng phạt khi phạm những tội không nghiêm trọng, về bồi thường, các ngày nghỉ lễ và an ninh trong thôn58. Thuế được quy định từ bên trên nhưng làng xã chịu trách nhiệm phân chia lại tiền thuế và phân bổ lại đất công59. Do vậy, làng xã Việt Nam được coi là mô hình thu nhỏ của chính quyền nhà nước. Làng xã là một thực thể xuất hiện nhiều trong các tài liệu tuyên truyền của Việt Minh.

Tác giả Woodside cũng chỉ ra bằng cách nào mô hình thu nhỏ này ở các làng quê lại được sử dụng để tổ chức các cuộc bạo động nông dân và thậm chí là cả hoạt động cách mạng: Tại các làng quê, khi xuất hiện bọn đầu sỏ, tương đối dễ tổ chức những nhóm du kích: nông dân biết nhau từ lâu nên có thể nắm được khuynh hướng chính trị của hàng xóm, và biết được ai là bạn ai là thù60.

Về phía các công nhân thành thị, Woodside cho rằng: “Tình trạng vô tổ chức không căn nguyên ở đô thị không phải là mấu chốt dẫn đến cách mạng bí mật ở một nước thuộc địa”61. Tôi tin chắc rằng Woodside đã đúng khi nói rằng giai cấp công nhân ở thành thị vừa không có nền tảng vừa không có tổ chức. Thực tế ông

Page 10: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

CÔNG CUỘC TUYÊN TRUYỀN CỦA VIỆT MINH THỜI KỲ NHỮNG NĂM 1940…

493

đã phủ nhận điều này ở trang 205 khi ông cho rằng làm thế nào công nhân có thể “quay trở lại quê hương trong dịp Tết” và chịu lệ thuộc vào phong tục và quy định ở làng quê. Bên cạnh đó những người ở làng quê, những công nhân khác ở nông thôn bị áp bức dã man – chẳng hạn vào thời kỳ năm 1917 và 1951, tại đồn điền cao su Michelin ở Thủ Dầu Một, hơn một phần tư công nhân đã chết62. Sự tàn phá tổ chức xã hội ở các đồn điền cao su đã dẫn đến nhu cầu cần có một tổ chức thay thế, mà điều này cách mạng sẽ giúp họ đạt được63.

Các hình thức và mục tiêu tuyên truyền

Rất nhiều hình thức tuyên truyền của Việt Minh dùng trong nghiên cứu này được trưng bày tại các bảo tàng ở các thành phố lớn nhỏ của Việt Nam. Bảo tàng Cách mạng và Cục Lưu trữ Quốc gia ở Hà Nội có cả một bộ sưu tập lớn, tôi đã nghiên cứu một vài trong số đó. Trong vài năm vừa qua Bảo tàng Cách mạng và Cục Lưu trữ Quốc gia đã phát hành một số tài liệu về vấn đề này64.

Các hình thức tuyên truyền chính được nhắc đến trong các tài liệu của Việt Minh và Đảng Cộng sản là:

• Áp phích quảng cáo: được thiết kế dán lên tường ở khu vực đông đúc. Đa số là tranh tận dụng, có kèm vài câu thơ hoặc đoạn trích và một số chỉ có đoạn trích.

• Tờ rơi.

• Bài hát.

• Báo chí.

• Sách vở (đúng hơn là những cuốn sách nhỏ).

• Triển lãm.

• Diễn kịch. Có cả một đội tuyên truyền Ngọn gió đỏ của nhóm Báo chí65 và tôi cho rằng đây là hoạt động diễn kịch tương tự như màn kịch đã được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng cuối những năm 1930.

Những vấn đề xuất hiện trong tài liệu tuyên truyền do Việt Minh phát tán đều liên quan đến con người thôn quê, những người sống và làm việc ở nông thôn. Công chúng thành thị đã có báo chí nhưng ở các vùng quê, đa số dân chúng không biết đọc66. Thậm chí một trong những phương tiện tuyên truyền của Việt Minh là báo Việt Nam Độc lập được viết tay và phân phát ở các khu vực phía Bắc, được đưa đến các làng quê và được cán bộ Việt Minh đọc to cho dân chúng67.

Trong bài này tôi muốn tập trung vào các áp phích và tờ rơi được niêm yết ở những khu vực đông người như chợ, gần trường học hoặc được truyền tay ở những nơi đông người tụ tập như nhà thờ Thiên Chúa. Hầu hết các tài liệu được thảo luận ở đây đều được sưu tập từ Bảo tàng Cách mạng tại Hà Nội mà tôi đã nghiên cứu trước đây68. Rất nhiều trong số đó hiện xuất hiện trong ba ấn phẩm – một của Bộ Văn hoá – Thông tin, và hai của Bảo tàng Cách mạng69.

Page 11: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

Robert James Hurle

494

Các mối quan tâm chính trong việc tuyên truyền

Các mối quan tâm chính trong việc tuyên truyền trên các áp phích được tóm tắt tài tình trên một áp phích (xem hình minh hoạ 1)70 . Mười điều kháng chiến ở đây là:

1. Kháng chiến để giành quyền sống, thề quyết không làm nô lệ;

2. Du kích – quấy rối địch, không để địch ăn yên, ở yên;

3. Dân quân – canh gác, đề phòng Việt gian, giúp việc vận tải, tiếp tế, phá hoại, cứu thương;

4. Đề phòng – phòng địch, phòng Gian, giữ bí mật, không biết, không nghe, không thấy;

5. Giao thông – ta biết địch rõ một cách nhanh chóng thì ta thắng;

6. Tản cư – không thể đội trời chung với quân cướp nước;

7. Tăng gia sản xuất để kiên quyết kháng chiến giành độc lập hoàn toàn;

8. Tuyên truyền để người dân cùng hăng hái kháng chiến đến thắng lợi;

9. Cán bộ làm việc vì dân, làm việc cho dân (dạy tập đọc ví dụ này);

10. Đại đoàn kết – độc lập thống nhất nhất định thành công.

Page 12: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

CÔNG CUỘC TUYÊN TRUYỀN CỦA VIỆT MINH THỜI KỲ NHỮNG NĂM 1940…

495

Hình minh họa 1: Mười điều kháng chiến

Các chủ đề này đã được kết hợp với nhau – hỗ trợ quân đội chính quy trong các tài liệu tuyên truyền về sau. Tờ áp phích đặc biệt này được trình bày đơn giản và thể hiện được những cảnh tượng được cho là tiêu biểu của làng quê – như cổng làng với luỹ tre chẳng hạn. Đề nghị tản cư ở đây có thể là cho các thị xã và thị trấn hơn là cho các tỉnh thành lớn, ngoại trừ những vùng giải phóng ở phía bắc đang bị Pháp kiểm soát. Thông điệp cuối cùng, sự cần thiết thống nhất đất nước đã xuất hiện trong suốt quá trình tuyên truyền và Việt Minh đã hết sức để cổ vũ cho thông điệp này. Trong rất nhiều hình thức tuyên truyền khác chúng ta thấy chỉ còn lại 3 mục tiêu chính: thực dân Pháp (không phải người Pháp nói chung), giặc đói và mù chữ.

Một số nét đặc trưng trên tờ áp phích

Thi đua

Hình minh hoạ 2: Thi đua trong lớp học

Khẩu hiệu thi đua là một khẩu hiệu quan trọng trong các tài liệu tuyên truyền (ngày nay nó vẫn nguyên giá trị với Việt Nam, hầu hết các trường học vẫn treo khẩu hiệu thi đua). Đây là một khái niệm rất khó nắm bắt bằng tiếng Anh và tờ áp

Page 13: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

Robert James Hurle

496

phích trong hình minh hoạ 2 sẽ giúp chúng ta hiểu khẩu hiệu này dễ dàng hơn70. Từ thi đua được dịch sang tiếng Anh thường là “competition”, “emulation” hoặc đơn giản là “emulation”71. Trong tờ áp phích minh hoạ, hai người thợ mộc đang đóng bàn ghế cho một trường học, người này thách đố người kia hoàn thành công việc trong vòng 2 tháng và câu trả lời là “Tôi đồng ý!”. Điều này cho thấy có một ý thức “cạnh tranh thân thiện” tồn tại trong khái niệm thi đua. Bên cạnh đó, xã hội rất miệt thị và coi thường những người không tham gia phong trào thi đua. Người dân ở làng quê Việt Nam sống với nhau rất gần gũi và những ai phá vỡ hoặc không tuân theo các luật lệ (bất thành văn) sẽ bị xã hội lên án.

Phong trào thi đua đã gặp khó khăn khi cần phải có các tờ áp phích tuyên truyền được thiết kế nhằm giải thích cho người dân hiểu và tham gia phong trào. Hình minh hoạ 3 là một tờ áp phích được làm năm 1948, minh hoạ gia đình cụ Ba trước (2 cột bên tay trái) và sau (3 cột bên tay phải) khi nhận thức được sự cần thiết của phong trào thi đua ái quốc.

Hình minh hoạ 3: Gia đình thi đua ái quốc

Phân tích chặt chẽ ngôn từ ở đây sẽ cho thấy đâu là cái quan trọng đối với khái niệm gia đình thi đua. Các đặc trưng dưới đây là rất quan trọng:

– Chung sức làm và sử dụng vũ khí – đó là tham gia tích cực vào công cuộc kháng chiến;

Page 14: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

CÔNG CUỘC TUYÊN TRUYỀN CỦA VIỆT MINH THỜI KỲ NHỮNG NĂM 1940…

497

– Tăng gia sản xuất;

– Đánh bại “giặc dốt”, phải biết đọc, biết viết, biết toán và địa lý;

– Tránh lãng phí trong các nghi lễ (trong tờ áp phích này, bên tay trái là đám tang tiêu biểu được tổ chức theo nghi lễ của vùng nông thôn Việt Nam, nhưng bên tay phải là một đám tang giản dị và riêng tư hơn nhiều của một gia đình “cải cách”;

– Cùng nhau xây dựng kế hoạch cho làng xã và gia đình;

– Quý trọng người già – họ là những người chỉ huy.

Cụ Ba đã xây dựng một kế hoạch mà gia đình cụ sẽ thực hiện để trở thành một gia đình thi đua trong tất cả các lĩnh vực trên. Một lần nữa chúng ta có thể thấy chủ đề xuyên suốt của công tác tuyên truyền là ba kẻ thù cần đánh bại: thực dân Pháp, giặc đói và giặc dốt (mù chữ). Hầu hết các tuyên truyền đều nhấn mạnh yêu cầu của việc đánh bại giặc đói và giặc dốt, rất ít tuyên truyền phải chống lại nước Pháp hay người Pháp nói chung, nhưng có rất nhiều tuyên truyền nhấn mạnh phải đánh đuổi thực dân Pháp.

Thơ ca và tranh vẽ dân gian

Tờ áp phích trong hình minh hoạ 472 cho thấy một số đặc điểm hết sức thú vị của các áp phích tuyên truyền. Trong bức tranh là một phụ nữ đang khâu vá dưới ánh sáng của ngọn đèn và em bé đang nằm ngủ ngon trong nôi. Tác giả của tờ áp phích rõ ràng rất khéo léo trong việc thể hiện kỹ thuật vẽ điêu luyện của mình, tập trung vào các đường nét, những chi tiết sáng tối của bức tranh. Dưới đây là bài thơ trong bức tranh:

Em ơi, em ngủ say rồi, Ngọn đèn chị thắp chị ngồi chị may.

Cho xong áo trấn thủ này, Gửi đến chiến sỹ kịp ngày mùa đông.

Để cho chiến sỹ ấm lòng, Vững tay cầm súng, ra công diệt thù.

Page 15: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

Robert James Hurle

498

Hình minh hoạ 4: Khâu áo cho chiến sỹ

Nội dung trong bức tranh có một số đặc điểm rất thú vị. Thứ nhất, bài thơ được viết theo thể thơ lục bát gồm cặp câu sáu chữ và tám chữ, đây là thể thơ được dùng rất phổ biến trong ca dao. Thể thơ này được gieo vần như sau: tiếng thứ 6 của câu lục phải vần với tiếng thứ 6 của câu bát; tiếng thứ 8 của câu bát vần với tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo. Thể thơ này rất dễ nhớ đối với người Việt Nam.

Đặc điểm thú vị thứ hai trong ví dụ này là trang phục của người phụ nữ và em bé và kiểu cách của chiếc nôi. Tất cả trang phục và chiếc nôi đều là đặc trưng của dân tộc Nùng – một dân tộc thiểu số ở phía Bắc Việt Nam. Ngày nay, nếu có dịp ghé thăm Cao Bằng hoặc Lạng Sơn, chắc chắn sẽ được chiêm ngưỡng những bộ trang phục và những chiếc nôi giống như trong bức tranh.

Đặc điểm thú vị thứ ba chính là cách sử dụng ngôn ngữ trong bài thơ. Thông thường từ em chỉ được dùng để xưng hô với những người trẻ hơn mình (hoặc được người con trai dùng để gọi người yêu của mình) và từ chị được dùng để xưng hô với người lớn tuổi hơn. Nhưng theo tôi được biết thì người dân Cao Bằng dùng từ em để gọi em bé. Hơn nữa, nhiều người khi được xem bức tranh này đã nói ngôn từ trong bài thơ hàm ý rằng mối quan hệ của hai người trong bài thơ là mối quan hệ mẹ con chứ không đơn thuần là chị em. Họ không lấy làm ngạc nhiên khi người mẹ tự cho mình là một người chị73.

Đây chỉ là một trong rất nhiều ví dụ cho thấy sự tỷ mỷ đến từng chi tiết mà những người viết tuyên truyền đã biên tập tài liệu. Thoạt nhìn, tờ tuyên truyền trông có vẻ giản dị, mộc mạc và dễ hiểu, nhưng xem xét kỹ hơn sẽ thấy sự tỷ mỷ trong từng tờ áp phích để có thể lôi cuốn độc giả. Quy trình làm ra những tờ áp phích rất đơn

Page 16: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

CÔNG CUỘC TUYÊN TRUYỀN CỦA VIỆT MINH THỜI KỲ NHỮNG NĂM 1940…

499

giản, có khi được làm thủ công, có khi được làm từ những tờ giấy dó sản xuất từ các làng quê ở miền Bắc Việt Nam. Việc làm này có tác dụng giúp cho công tác tuyên truyền như được sinh ra từ nhân dân và do đó bất kỳ người dân nào cũng có thể làm tuyên truyền và thông điệp gửi đi sẽ được đón nhận như một phần của cộng đồng.

Hình minh hoạ 5: Ếch học “i, t”.

Một ví dụ khác về tranh dân gian được trình bày trong hình minh hoạ 574. Tờ áp phích này là của tỉnh Yên Bái và là một trong bộ ba áp phích trong chiến dịch “Giáo dục nhân dân”. Hai tờ áp phích khác là “Công việc sản xuất” và “Bảo vệ xóm làng”. Bức tranh sử dụng hình ảnh con cóc như một thầy nho làng có học thức, gần giống như bức tranh làng Đông Hồ nổi tiếng, chỉ khác là cóc ở đây đang dạy học sinh học “i t” (giống dạy “ABC” trong tiếng Anh). Chữ viết trong tranh Đông Hồ gốc là chữ Nôm và nhiều người không đọc được, còn chữ viết trong tờ áp phích này là chữ quốc ngữ, do đó đã đề cao việc học chữ. Con cóc có lịch sử lâu đời trong dòng tranh dân gian Việt Nam, thậm chí còn xuất hiện trên trống Đông Sơn trên 5000 năm tuổi75. Bài thơ trên tờ áp phích dựa vào hình ảnh đầy chất thơ giữa người con trai (anh) và người con gái (em) và được viết bằng thể thơ lục bát:

Xuân sang hoa lá tươi cười, Có chàng dốt chữ phải chui cổng mù.

Còn anh đã biết đọc chưa? Nếu chưa xin chớ sang nhà, em kiêng.

Trong nhiều áp phích khác, từ anh và em cũng được sử dụng rất thịnh hành (cách nói của những người đang yêu), người con gái thích người con trai biết chữ và làm việc cho kháng chiến. Nhiều áp phích khác cùng sử dụng đề tài này nhưng phản ánh trực tiếp hơn bằng cách đưa ra bức tranh những chàng trai, cô gái đang

Page 17: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

Robert James Hurle

500

làm việc cho kháng chiến như đang vận chuyển gạo, hoặc đang phá hoại các mục tiêu của Pháp.

Các tài liệu tuyên truyền khác

Mặc dù không được thảo luận một cách kỹ lưỡng nhưng chúng ta không thể không đề cập tới vai trò của các loại tài liệu tuyên truyền khác. Stein Tonnesson đã có lý khi đánh giá cao vai trò của báo chí, đặc biệt là tờ báo Việt Nam Độc lập76. Ấn phẩm này do Hồ Chí Minh sáng lập và viết số đầu tiên. Người đã đặt nền móng cho những nỗ lực tuyên truyền tiếp theo của Việt Minh. Hồ Chí Minh đã tự mình dạy cho các nhà báo của Việt Minh cách viết đơn giản và dễ hiểu, với cách viết đó thì những người dân bình thường cũng cảm nhận được họ là người trong cuộc. Do vậy, phong cách viết này được sử dụng trên các báo và trong phần lớn các tài liệu mà tôi đã nghiên cứu. Tuy nhiên, tài liệu dành cho huấn luyện tuyên truyền viên lại được viết theo một lối khác, lan man hơn. Một số áp phích được thiết kế để gây ấn tượng trực tiếp với những người Việt Nam đang làm trong quân đội của Pháp nhằm thuyết phục họ ủng hộ phong trào giành độc lập dân tộc và những áp phích này thường chỉ có nội dung văn bản (có khẩu hiệu nhưng không có tranh). Một số áp phích và tờ rơi khác được thiết kế dành riêng cho những người theo đạo Thiên Chúa nhằm nhấn mạnh sự phá huỷ nhà thờ và chia rẽ cộng đồng của Pháp. Có những bài hát đã được những đoàn dân công hát để phục vụ chiến tranh. Một lĩnh vực vẫn chưa được nghiên cứu là hoạt động của các đoàn biểu diễn – một công việc gần giống các đoàn biểu diễn nổi tiếng của Trung Quốc trong chiến tranh chống xâm lược Nhật Bản năm 193777.

Kết luận

Hai đặc điểm của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sau đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đều rõ ràng – mọi chuyện xảy ra nhanh và hiện tại cũng dễ bị lãng quên nhanh. Do vậy, ý thức dân tộc của người dân Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc ôn lại các sự kiện này.

Đọc một số tài liệu nội bộ của Việt Minh về công tác tuyên truyền và một số tài liệu huấn luyện của họ thì bộ mặt cai trị đối lập của Pháp càng trở nên rõ ràng. Những người bị lôi cuốn bởi phương thức dành độc lập của Việt Minh đều có những động cơ riêng và cần phải có cách tiếp cận và tuyên truyền khác nhau. Sự tiếp cận và tuyên truyền linh hoạt rất cần thiết đối với những vùng mới được giải phóng khỏi kiểm soát của Pháp cũng như nhiều vùng khác của Việt Nam.

Trong quá trình tuyên truyền, ít nhất có hai nguồn thông tin đã được sử dụng: đầu tiên là các nội dung có thật, các ngôn từ trong các bài thơ và tranh ảnh trên các áp phích; thứ hai là các thông tin được truyền đi bằng các phương tiện thông tin đại chúng. Marshall McLuhan khi viết về các phương tiện truyền thông

Page 18: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

CÔNG CUỘC TUYÊN TRUYỀN CỦA VIỆT MINH THỜI KỲ NHỮNG NĂM 1940…

501

hiện đại như là ti vi đã viết “các phương tiện truyền thông là thông điệp” để miêu tả quá trình này78. Trong công tác tuyên truyền, các bài thơ thường được truyền đi bằng miệng, còn các bức tranh thường rất mộc mạc và gợi nhớ về một làng nghề thủ công. Ngay cả các phương tiện vật chất như giấy cũng được làm thủ công như các làng giấy vẫn làm. Tất cả những điều này đã nói lên sự gắn bó giữa những người tổ chức tuyên truyền với những người đang được tuyên truyền.

Báo chí xuất hiện và trở nên vô cùng quan trọng trong công tác tuyên truyền. Tuy nhiên, tôi mới chỉ có một nghiên cứu sơ bộ về báo Việt Nam Độc lập và tạp chí văn học Tiên phong. Nếu tìm hiểu kỹ hơn về ngôn ngữ của các báo khác, đặc biệt là báo Cứu quốc, và nghiên cứu về các tranh biếm hoạ được đăng trên các báo đó thì chúng ta sẽ hiểu hơn về quan điểm và quan niệm của thời đại. Đặc biệt, tôi rất hy vọng nghiên cứu trên chuyên mục “Tiếng nói của bạn” sẽ soi sáng bối cảnh của công tác tuyên truyền và đưa ra các cuộc thảo luận sâu sắc trong cộng đồng. Phương tiện truyền thông đại chúng đầu tiên của Hồ Chí Minh cũng xuất hiện trong ấn phẩm này.

CHÚ THÍCH 1 Ấn tín nặng 5,9 cân bị nấu chảy là minh chứng cho sự chấm dứt liên kết quyền lực giữa

Trung Hoa và Việt Nam. Xem Oscar Chapius, The Last Emperors of Vietnam: From Tu Duc to Bao Dai, tập 7. Westport, Connecticut; NXB Greenwood, London, 2000, tr.69.

2 Xem Robert James Hurle, Propaganda and the People: An examination of persuasion in the struggle for independence in Việt Nam to 1954, Thạc sỹ Triết học, Khoa Nghiên cứu châu Á, Đại học Quốc gia Australia, 2005 (luận văn không xuất bản).

3 Stein Tonnesson, trong bài nghiên cứu năm 1991, bàn chi tiết về sự ra đời của Việt Minh. Xem Stein Tonnesson, The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War, London, Newbury Park, New Delhi: SAGE Publications (for PRIO International Peace Research Institute Oslo), 1991, tr.120 – 122 và tr.149 (ghi chú 32).

4 Xem Pierre Brocheux, Ho Chi Minh: A Biography, Dịch giả Claire Duiker, NXB Đại học Cambridge, 2007, tr.68 – 83. Thời gian Hồ Chí Minh trở về Việt Nam được lấy từ tấm bia đặt tại Pắc Bó.

5 Xem Alexander B. Woodside, Community and Revolution in Modern Vietnam, Boston: Houghton Mifflin, 1976, tr.215. Xem Christopher E. Goscha, Thailand and the Southeast Asian Networks of the Vietnamese Revolution, 1885 – 1954, Richmond, Surrey: Curzon Press for the Nordic Institute of Asian

Page 19: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

Robert James Hurle

502

Studies, 1999 xem bài thảo luận về những hoạt động của những người phản kháng bên ngoài Việt Nam.

6 Stein Tonnesson, The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War, sđd, tr.117 – 119.

7 Cho đến nay ghi chép đúng đắn nhất về thời kỳ này là của David Marr. Xem David G. Marr. Vietnam 1945: The Quest for Power, Berkeley, University of California Press, 1995.

8 Bất chấp những nỗ lực của Việt Minh, khoảng 1 – 2 triệu người dân đã chết vì nạn đói năm 1944, 1945. Xem Văn Tạo và Furuta Motoo, Nạn đói năm 1945 ở Việt Nam – những chứng tích lịch sử, Viện Sử học, 1995.

9 Ghi chép đúng đắn nhất cho trận chiến Điện Biên Phủ có lẽ của Bernard Fall, nhưng cũng không thể bỏ qua ghi chép của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Xem Bernard B. Fall, Hell in a Very Small Place: The Siege of Dien Bien Phu. Philadelphia, New York: L. B. Lippincott Company, 1967; và Võ Nguyên Giáp, "Dien Bien Phu", in General Võ Nguyên Giáp: People's War People's Army, tr.151 – 217, Hanoi: Foreign Languages Publishing House, 1961.

10 Xem John Prados, "Assessing Dien Bien Phu", Chương 11 in The First Vietnam War: Colonial Conflict and Cold War Crisis, tr.215 – 239, do Mark Atwood Lawrence and Frederik Logevall. Cambridge, MA: Harvard University Press, 2007, tr.221, mặc dù quyển Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000, tập 1: 1945 – 1954 cho rằng lực lượng còn nhiều hơn thế, khoảng 460.000 lính Pháp và 350 – 400,000 quân Việt Nam. Số liệu của Prados lấy từ CIA. Xem trang 264 trong sách của Đặng Phong, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000; tập 1: 1945 – 1954, NXB Khoa học Xã hội, Viện Kinh tế học, Hà Nội, 2002.

11 “Nhân dân” ở đây mang nghĩa rộng, bởi nhiều người sinh sống ở thành thị lại ủng hộ thực dân Pháp. Dân chúng ở khu vực nông thôn ủng hộ Việt Minh. Dân số thuộc chính quyền Pháp giảm từ 22.5 triệu năm 1942 xuống còn 10 triệu năm 1951 – 1952 và còn 6 triệu năm 1953, đã chứng minh cho sự thành công của Việt Minh. Xem Đặng Phong, Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945 – 2000; tập 1: 1945 – 1954, sđd, tr.452.

12 Việt Minh có thể huy động hàng trăm nghìn quân tình nguyện cho trận Điện Biên Phủ năm 1954, ngoài ra còn có “hàng nghìn xe đạp, hàng trăm thuyền ván, và thồ ngựa...”. Xem Võ Nguyên Giáp, "Dien Bien Phu", in General Võ Nguyên Giáp: People's War People's Army, tr.151 – 217, tr.182 – 185 và Bernard B. Fall, Hell in a Very Small Place: The Siege of Dien Bien Phu, sđd, tr.133.

13 Xem William J. Duiker, The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900 – 1941. Ithaca and London: Cornell University Press, 1976, tr.291 – 292.

14 Thuật ngữ “tư tưởng Khổng giáo xã hội” và “tư tưởng Khổng giáo chính trị” là của tác giả. 15 Christopher E. Goscha, Thailand and the Southeast Asian Networks of the Vietnamese Revolution,

1885 – 1954, sđd, tr.21 – 22. Xem bài miêu tả việc tản cư khi thực dân Pháp tấn công bất ngờ. 16 Bruce McFarland Lockhart, The End of the Vietnamese Monarchy, New Haven: Council on

Southeast Asia Studies, Yale Center for International and Area Studies, 1993, tr.65. 17 Bruce McFarland Lockhart, The End of the Vietnamese Monarchy, sđd, tr.77. 18 Bruce McFarland Lockhart, The End of the Vietnamese Monarchy, sđd, tr.115.

Page 20: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

CÔNG CUỘC TUYÊN TRUYỀN CỦA VIỆT MINH THỜI KỲ NHỮNG NĂM 1940…

503

19 Xem Jasmin H. Cheung-Gertler, "The Moral Imperative and the Politics of Confucianism in

French Indochina: Vietnamese Strategies of Resistance, Appropriation and Transformation". In Explorations in Southeast Asian Studies: A Journal of the Southeast Asian Students Association, 2004.

20 Jasmin H. Cheung-Gertler, "The Moral Imperative and the Politics of Confucianism in French Indochina: Vietnamese Strategies of Resistance, Appropriation and Transformation", tr.14. (Việc đánh số trang có thể thay đổi vì văn bản lưu hành trên Internet).

21 Shawn Frederick McHale, Print and Power: Confucianism, Communism and Buddhism in the Making of Modern Vietnam, Honolulu: University of Hawaii Press, 2004, tr.76.

22 Văn bản mật, Peter Hansen, Melbourne College of Divinity, 1 – 2008. 23 Charles Kieth, Yale University, gửi e-mail cho nhóm Nghiên cứu Việt Nam, 12 – 2 – 2008.

Rất nhiều ghi chép sau này được lấy từ nguồn này. 24 Xem David G. Marr, Vietnam 1945: The Quest for Power, Berkeley: University of California

Press, 1995, tr.170. Bài miêu tả mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Đông Dương và Việt Minh. 25 Lan T. Chu, "Catholicism vs. Communism, Continued: The Catholic Church in Vietnam",

Journal of Vietnamese Studies 3, No. 1 (2008, 2008): 151 – 192, p. 157. 26 Karl Marx sử dụng cụm từ này, nhưng nhiều nhà văn đã sử dụng trước đây. Cụm từ đầy

đủ mà Marx sử dụng trong văn bản phù hợp với tôn giáo: “Nỗi đau tôn giáo là biểu hiện của nỗi đau đích thực và cùng lúc phải chống lại nỗi đau này. Tôn giáo là dấu hiệu của những sinh vật bị áp bức, trái tim của thế giới không có trái tim, vì nó chính là tinh thần trong thế giới không có tinh thần. Nó chính là thuốc phiện của con người”. Xem Karl Marx, “Toward a critique of Hegel's Philosophy of Right: Introduction”, 1884, translated by Loyd D. Easton and Kurt H. Guddart, Chương 6 trong Modern Political Thought: Readings form Machiavelli to Nietzsche, tr.782 – 789, edited by David Wootton. Indianapolis: Hackett Publishing Company, 1996, tr.782.

27 Lan T. Chu, "Catholicism vs. Communism, Continued: The Catholic Church in Vietnam", sđd, tr.158.

28 Kim N. B. Ninh, A World Transformed: The Politics of Culture in Revolutionary Vietnam, 1945 –1965, Ann Arbor: University of Michigan Press, 2002 ,tr.19 – 20.

29 Roland Jaques, Portuguese Pioneers Of Vietnamese Linguistics prior to 1650 (L'Œuvre de Quelques Pionniers Portugais dans le Domaine de la Linguistique Vietnamienne Jusqu'en 1650), translated by Rita F. Uson and Marguerite Uson, Bilingual edition. Bangkok: Orchid Press, 2002.

30 Kim N. B. Ninh, A World Transformed: The Politics of Culture in Revolutionary Vietnam, 1945 – 1965, sđd, tr.18.

31 Tôi đã dịch tác phẩm này. Xem Robert James Hurle, "Propaganda and the People: An examination of persuasion in the struggle for independence in Vietnam to 1954". Thạc sỹ Triết học, Khoa Nghiên cứu châu Á, Đại học Quốc gia Australia, 2005, tr.144 – 148. Có vài nhầm lẫn về nguồn gốc và tính thực tiễn của tài liệu, được viết lần đầu năm 1943 nhưng một vài ấn bản có từ năm 1948 hoặc lâu hơn.

32 Kim N. B. Ninh, A World Transformed: The Politics of Culture in Revolutionary Vietnam, 1945 – 1965, sđd, tr.28.

Page 21: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

Robert James Hurle

504

33 Kim N. B. Ninh, A World Transformed: The Politics of Culture in Revolutionary Vietnam, 1945 –

1965, sđd, tr.28. 34 Robert James Hurle, "Propaganda and the People: An examination of persuasion in the

struggle for independence in Vietnam to 1954", sđd, tr.46. 35 David G. Marr, Vietnamese Anticolonialism 1885 – 1925. Berkeley: University of California

Press, 1971. 36 McHale nhận xét rằng: “Giữa các nhóm trở nên căng thẳng hơn”. Xem Shawn Frederick

McHale. Print and Power: Confucianism, Communism and Buddhism in the Making of Modern Vietnam, sđd, tr.108.

37 William J. Duiker, The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900 – 1941, sđd, tr.155. 38 Christopher E. Goscha, Thailand and the Southeast Asian Networks of the Vietnamese Revolution,

1885 – 1954, sđd, tr.38 – 43. Phần này miêu tả việc thành lập Sreté của Albert Sarraut, và mục đích là thông báo cho chính quyền thực dân Pháp nắm được các hoạt động chống phá bên ngoài, cũng như ngăn chặn các nhà hoạt động trong nước.

39 Christopher E. Goscha, Thailand and the Southeast Asian Networks of the Vietnamese Revolution, 1885 – 1954, sđd, tr.64 – 96 về mạng lưới và phản ứng của Nguyễn Ái Quốc trong thời kỳ từ năm 1925 đến năm 1939.

40 Tonnesson ghi chép, “[đến tháng Mười 1944] người Pháp lại nhìn thấy những khuôn mặt tươi vui khi họ đi du lịch đến tỉnh [Cao Bằng]”. Stein Tonnesson, The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a World at War, sđd, tr.133.

41 Shawn Frederick McHale. Print and Power: Confucianism, Communism and Buddhism in the Making of Modern Vietnam, sđd, tr.108.

42 William J. Duiker, The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900 – 1941, sđd, tr.254. 43 William J. Duiker, The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900 – 1941, sđd, tr.254. 44 William J. Duiker, The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900 – 1941, sđd, tr.284. 45 Alexander B. Woodside, Community and Revolution in Modern Vietnam, sđd, tr.203. 46 Jasmin H. Cheung-Gertler, "The Moral Imperative and the Politics of Confucianism in

French Indochina: Vietnamese Strategies of Resistance, Appropriation and Transformation", sđd, tr.13. Ở đây, Cheung-Gertler dựa vào ghi chép của Duiker trong The Communist Road to Power in Vietnam, 2nd ed. Boulder: Westview, 1996.

47 Greg Lockhart, Nation in Arms: The origins of the People's Army of Vietnam. Sydney: Asian Studies Association of Australia in association with Allen & Unwin, 1989, tr.81.

48 Greg Lockhart, Nation in Arms: The origins of the People's Army of Vietnam, sđd, tr.79 – 81. 49 William J. Duiker, The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900 – 1941, sđd, tr.276. 50 David G. Marr. Vietnam 1945: The Quest for Power, sđd, tr.170. 51 Alexander B. Woodside, Community and Revolution in Modern Vietnam, sđd, tr.227. 52 William J. Duiker, The Rise of Nationalism in Vietnam, 1900 – 1941, sđd, tr.284. 53 Xem Christopher E. Goscha. "Courting Diplomatic Disaster? The Difficult Integration of

Vietnam into the Internationalist Communist Movement (1945 – 1950)", Journal of Vietnamese Studies 1, No. 1 – 2 (2006): 59 – 103, tr.62.

Page 22: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

CÔNG CUỘC TUYÊN TRUYỀN CỦA VIỆT MINH THỜI KỲ NHỮNG NĂM 1940…

505

54 Christopher E. Goscha, Thailand and the Southeast Asian Networks of the Vietnamese Revolution,

1885 – 1954, sđd, tr.63. 55 Christopher E. Goscha, Thailand and the Southeast Asian Networks of the Vietnamese Revolution,

1885 – 1954, sđd, tr.63. 56 Nguyễn Khắc Tụng, "The Village: Settlement of Peasants in Northern Vietnam", 1981,

trong Phan Huy Lê – Nguyễn Từ Chi – Nguyễn Đức Nghinh – Dương Kinh Quốc – Cao Văn Biền – Phan Đại Doãn – Huy Vũ – Tô Lan – Nguyễn Khắc Tụng – Nguyễn Danh Phiệt – Chương Thâu – Phạm Xuân Nam và Nguyễn Sinh, The Traditional Village in Vietnam, NXB Thế giới, Hà Nội, 1993, tr.13.

57 Xem Nguyễn Từ Chi, "The Traditional Viet Village in Bac Bo: Its Organizational Structure and Problems", 1980, trong Phan Huy Lê – Nguyễn Từ Chi – Nguyễn Đức Nghinh – Dương Kinh Quốc – Cao Văn Biền – Phan Đại Doãn – Huy Vũ – Tô Lan – Nguyễn Khắc Tụng – Nguyễn Danh Phiệt – Chương Thâu – Phạm Xuân Nam và Nguyễn Sinh, The Traditional Village in Vietnam, NXB Thế giới, Hà Nội, 1993, tr.118 – 119.

58 Nguyễn Từ Chi, "The Traditional Viet Village in Bac Bo: Its Organizational Structure and Problems", sđd, tr.119.

59 Nguyễn Từ Chi, "The Traditional Viet Village in Bac Bo: Its Organizational Structure and Problems", sđd, tr.127 – 134.

60 Alexander B. Woodside, Community and Revolution in Modern Vietnam, sđd, tr.205 – 206. 61 Alexander B. Woodside, Community and Revolution in Modern Vietnam, sđd, tr.206. 62 Woodside trích dẫn 11.376 người chết trên tổng số 45.000 công nhân (Alexander

B. Woodside, Community and Revolution in Modern Vietnam, sđd, tr.210). Các nguồn khác cũng có số liệu tương tự.

63 Alexander B. Woodside, Community and Revolution in Modern Vietnam, sđd, tr.209 – 211. 64 Xem phần sách tham khảo để biết thêm chi tiết về các ấn phẩm này. Một số không dễ tìm

bởi số lượng phát hành khá ít (khoảng 500 bản). 65 Đảng Cộng sản Việt Nam (Editorial Committee). Văn kiện Đảng 1930–1945 (Lưu hành nội bộ) –

tập 3, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, Hà Nội, 1977, tr.471. 66 David Marr ước tính tỷ lệ mù chữ ở Việt Nam năm 1939 là 10% (David G. Marr, Vietnamese

Tradition on Trial, 1920 – 1945, Berkeley: University of California Press, 1981, tr.34). Không có số liệu riêng cho khu vực nông thôn nhưng có thể tỷ lệ mù chữ sẽ thấp hơn.

67 Xem Phạm Mai Hùng, Báo Việt Nam độc lập (1941 – 1945), (Ban đầu phát hành dưới dạng chuỗi các bài viết trên báo), NXB Lao động – Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Hà Nội, 2000.

68 Robert James Hurle, Propaganda and the People: An examination of persuasion in the struggle for independence in Vietnam to 1954, (luận văn Thạc sỹ không xuất bản), sđd.

69 Xem Phạm Mai Hùng – Triệu Văn Hiển – Trần Hải Nhị – Nguyễn Thị Sáu – Nguyễn Trọng Hậu và Ngô Thị Ba, Truyền đơn cách mạng trước tháng 9 năm 1945, NXB Chính trị Quốc gia – Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, 2004; Triệu Văn Hiển – Trần Hải Nhị – Lê Thị Thuý Hoàn và Ngô Thị Ba, 9 năm kháng chiến qua tranh tuyên truyền cổ động [9 years of resistance war through propaganda paintings and posters], Dịch giả Lê Thị Thuý Hoàn, SAVINA – Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Hà Nội, 2007; Nguyễn Đạo Toàn – Lê Hữu Cảnh – Nguyễn Công

Page 23: C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH · 2018-10-12 · Robert James Hurle 484 C¤NG CUéC TUY£N TRUYÒN CñA VIÖT MINH THêI Kú NH÷NG N¡M 1940 Vµ 1950: Sù HUY §éNG

Robert James Hurle

506

Quang, 60 năm tranh cổ động Việt Nam 1945 – 2005, Nhóm dịch giả NXB Thế giới, Hà Nội, 2006.

70 Số DSCN0347/13 trong catalog của tôi. 71 Xem ví dụ Bùi Phụng, Từ điển Việt – Anh: Vietnamese English Dictionary, NXB Thế giới, Hà

Nội, 2000, tr.1868. 72 Catalog số DSCN0328/1. 73 Nhiều người dân ở các vùng khác của Việt Nam không đồng tình với quan điểm này

nhưng đây là thông tin của tôi có được khi tiếp xúc, trò chuyện với các gia đình dân tộc Nùng tại một xã nhỏ ở Cao Bằng.

74 Số DSCN0357/21 trong catalogue của tôi. 75 Phạm Huy Thông, "Giới thiệu", trong Phạm Huy Thông – Phạm Minh Huyền – Nguyễn

Văn Hảo – Lại Văn Tới, Trống Đông Sơn ở Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, 1990, tr.262 – 282. 76 Stein Tonnesson, The Vietnamese Revolution of 1945: Roosevelt, Ho Chi Minh and de Gaulle in a

World at War, sđd, tr.124 – 128. 77 Chang-Tai Hung, War and Popular Culture: Resistance in Modern China, 1937 – 1945, Berkeley

and Los Angeles, California: University of California Press, 1994, tr.49 – 92. 78 Marshall McLuhan, "Các phương tiện truyền thông là thông điệp", Chương 1 trong Am hiểu

về truyền thông: dành cho con người, tr.7 – 21. London: ARK Paperbacks, 1987.