cỘng ĐỒng cÔng giÁo viỆt nam tỔng giÁo phẬn ... · đơn sơ nhỏ bé, ưa thích...

12
Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON DŨNG LẠC 8503 S. Kirkwood Rd. - Houston, Texas 77099 - Phone: 281-495-8133 www.cgvnhouston.org SUY NIỆM LỜI CHÚA Địa lý nước Do Thái chia làm ba miền. Miền Nam được gọi là Giuđêa. Miền Trung là Samaria. Miền Bắc là Galilêa. Thủ đô Giêrusalem thuộc về miền Nam. Đây là trung tâm chính trị và tôn giáo. Vua Hêrôđê đóng đô ở Giêrusalem. Đền thờ Giêrusalem là trái tim của dân tộc Do Thái. Hằng năm người ở mọi miền tuốn về Giêrusalem dự lễ. Đây cũng là nơi quy tụ quyền lực tôn giáo. Có dinh thầy cả Thượng Phẩm. Có các luật sĩ, biệt phái, văn nhân. Người ở Giuđêa coi Giêrusalem là đền thờ duy nhất, đạo ở Giu- đêa là chính thống. Họ tẩy chay người ở Sa- maria, coi Samaria là ngoại đạo vì người ở Samaria xây cất đền thờ riêng trên núi Gari- dim. Người ở Giuđêa không bao giờ đi lại tiếp xúc với người Sa- maria. Còn miền Gal- ilêa ở phía Bắc, tuy không có đền thờ đối nghịch với Giuđêa, nhưng bị Giuđêa khinh miệt vì đó là nơi pha tạp đủ mọi sắc dân, là đất của dân ngoại. Khởi đầu sứ vụ công khai, Chúa Giêsu đã không chọn rao giảng tại Giêrusalem. Bởi vì Giêrusalem là vùng toàn tòng theo đạo, nhưng lại kiêu căng hợm mình, loại trừ người khác. Khi mới sinh ra, Chúa Giêsu đã phải chạy trốn bạo vương Hêrôđê. Hôm nay Hêrôđê con ông lại ra lệnh giết Thánh Gi- oan Baotixita chỉ để thỏa mãn ước vọng ngông cuồng của một phụ nữ. Chúa Giêsu đã không chọn Giêrusalem làm điểm xuất phát, bởi vì các thày thượng tế, các văn nhân, luật sĩ, biệt phái đã chai đá, luôn tìm cách bắt bẻ, chứ không biết mở rộng tâm hồn đón nhận giáo lý của Người. Người đã chọn Galilêa vì Galilêa là vùng quê nghèo khiêm tốn, nhưng dân cư thuộc đủ mọi chủng tộc đã biết mở lòng đón nhận giáo lý của Người. Người đã chọn Galilêa vì ở đây không có loại trừ, mọi người biết đón nhận nhau, chung sống hòa thuận. Người đã chọn Galilêa vì Galilêa là vùng đất bị khinh miệt, dân cư bị gạt ra ngoài lề xã hội. Ngay từ buổi ban đầu Chúa Giêsu đã không để giáo lý của Người bị đóng khung trong bốn bức tường đền thờ, bị giới hạn trong một khung cảnh địa lý và dành riêng cho một giai cấp. Ngay từ buổi ban đầu Chúa Giêsu đã vạch ra cho Giáo Hội một đường hướng. Đó là ra đi, ra đi không ngừng nghỉ, ra đi đến những chân trời xa lạ, ra đi đến với mọi người thuộc đủ mọi chủng tộc, ngôn ngữ, màu da. Đó là đi đến với những người bị bỏ rơi, bị khinh miệt, bị gạt ra ngoài lề xã hội. Việc lựa chọn môn đệ của Chúa Giêsu cũng rất độc đáo. Người không lựa chọn môn đệ trong đền thờ, nhưng lựa chọn môn đệ giữa chợ đời. Người không lựa chọn những kẻ nhàn hạ rảnh rang, nhưng lựa chọn những người đang tất bật làm việc. Người không chọn những người trí thức uyên thâm, thông kinh hiểu luật, nhưng lựa chọn những anh thuyền chài, đơn sơ, cục mịch. Ý định truyền giáo của Người là rất rõ ràng. Người lựa chọn những người dám ra đi, dám mạo hiểm, sẵn sàng từ bỏ, không ngần ngại, không do dự. Người lựa chọn những con người có trái tim mở rộng, biết hy sinh quên mình, không bám víu vào bất cứ một điểm tựa nào, dù là lề luật, dù là đền thờ, dù là kiến thức. Buông tất cả để chỉ nắm lấy Thiên Chúa. Bỏ tất cả để chỉ đi theo Chúa. Những lựa chọn của Chúa Giêsu khiến tôi hiểu rằng: Người yêu thích những tâm hồn rộng mở biết sống hài hòa, biết đón nhận anh em. Người yêu thích những tâm hồn đơn sơ nhỏ bé, ưa thích sống đời khiêm nhường bình dị. Người yêu thích những tâm hồn nồng nàn yêu thương. Đó là những tâm hồn dễ dàng đón nhận và chia sẻ Tin Mừng. Đó là những thửa đất tốt cho hạt giống Tin Mừng nảy mầm, đơm bông kết trái. Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133 Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston Chủ Tịch: Ô. Phêrô Võ Tiến Đạt Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể 281-827-9571 Phó CT Nội Vụ: Ô. Phêrô Nguyễn Tài (GXĐMLV) 281-932-4655 Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Phêrô Vũ Đức Phú (GXLĐ) 281-777-2229 Tổng Thư Ký: Giuse Nguyễn Văn Hùng (CĐSJ) 832-403-7871 Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành Lm. Giovanni Nguyễn Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm Pt. Giuse Lê Văn Rõ 10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521 GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am; 2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Phêrô Nguyễn Cường Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng 8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099 281-495-8133 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP. Lm. Phaolô Nguyễn Hải Đăng, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh 12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Giuse Trần Trung Liêm, OP. Lm. Gioan Hoàng Thanh Sơn, OP. Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương 6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906 CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. Giuse Phan Đình Lộc 1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135 Chúa Nhật III TN, Năm A, Ngày 26-01-2020: - Is 9, 1-4; - 1Cr 1, 10-13. 17 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu 4, 12-23

Upload: others

Post on 03-Jul-2020

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BTDL 26-01-2020 tr. 1

Thánh lễ cuối tuần

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON

VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON

DŨNG LẠC

8503 S. Kirkwood Rd. - Houston, Texas 77099 - Phone: 281-495-8133 www.cgvnhouston.org

SUY NIỆM LỜI CHÚA

Địa lý nước Do Thái chia làm ba miền. Miền Nam được gọi là Giuđêa. Miền Trung là Samaria. Miền Bắc là Galilêa. Thủ đô Giêrusalem thuộc về miền Nam. Đây là trung tâm chính trị và tôn giáo. Vua Hêrôđê đóng đô ở Giêrusalem. Đền thờ Giêrusalem là trái tim của dân tộc Do Thái. Hằng năm người ở mọi miền tuốn về Giêrusalem dự lễ. Đây cũng là nơi quy tụ quyền lực tôn giáo. Có dinh thầy cả Thượng Phẩm. Có các luật sĩ, biệt phái, văn nhân. Người ở Giuđêa coi Giêrusalem là đền thờ duy nhất, đạo ở Giu-đêa là chính thống. Họ tẩy chay người ở Sa-maria, coi Samaria là ngoại đạo vì người ở Samaria xây cất đền thờ riêng trên núi Gari-dim. Người ở Giuđêa không bao giờ đi lại tiếp xúc với người Sa- maria. Còn miền Gal-ilêa ở phía Bắc, tuy không có đền thờ đối nghịch với Giuđêa, nhưng bị Giuđêa khinh miệt vì đó là nơi pha tạp đủ mọi sắc dân, là đất của dân ngoại.

Khởi đầu sứ vụ công khai, Chúa Giêsu đã không chọn rao giảng tại Giêrusalem. Bởi vì Giêrusalem là vùng toàn tòng theo đạo, nhưng lại kiêu căng hợm mình, loại trừ người khác. Khi mới sinh ra, Chúa Giêsu đã phải chạy trốn bạo vương Hêrôđê. Hôm nay Hêrôđê con ông lại ra lệnh giết Thánh Gi-oan Baotixita chỉ để thỏa mãn ước vọng ngông cuồng của một phụ nữ. Chúa Giêsu đã không chọn Giêrusalem làm điểm xuất phát, bởi vì các thày thượng tế, các văn nhân, luật sĩ, biệt phái đã chai đá, luôn tìm cách bắt bẻ, chứ không biết mở rộng tâm hồn đón nhận giáo lý của Người.

Người đã chọn Galilêa vì Galilêa là vùng quê nghèo khiêm tốn, nhưng dân cư thuộc đủ mọi chủng tộc đã biết mở lòng đón nhận giáo lý của Người. Người đã chọn Galilêa vì ở đây không có loại trừ, mọi người biết đón nhận nhau, chung sống hòa thuận. Người đã chọn Galilêa vì Galilêa là vùng đất bị khinh miệt, dân cư bị gạt ra ngoài lề xã hội. Ngay từ buổi ban đầu Chúa Giêsu đã không để giáo lý của Người bị đóng khung trong bốn bức tường đền thờ, bị giới hạn trong một khung cảnh địa lý và dành riêng cho một giai cấp. Ngay từ buổi ban đầu Chúa Giêsu đã vạch ra cho Giáo Hội một đường hướng. Đó là ra đi, ra đi không ngừng nghỉ, ra đi đến những chân trời xa lạ, ra đi đến với mọi người thuộc đủ mọi chủng tộc, ngôn ngữ, màu da. Đó là đi đến với những người bị bỏ rơi, bị khinh miệt, bị gạt ra ngoài lề xã hội.

Việc lựa chọn môn đệ của Chúa Giêsu cũng rất độc đáo. Người không lựa chọn môn đệ trong đền thờ, nhưng lựa chọn môn đệ giữa chợ đời. Người không lựa chọn những kẻ nhàn hạ rảnh rang, nhưng lựa chọn những người đang tất bật làm việc. Người không chọn những người trí thức uyên thâm, thông kinh hiểu luật, nhưng lựa chọn những anh thuyền chài, đơn sơ, cục mịch. Ý định truyền giáo của Người là rất rõ ràng. Người lựa chọn những người dám ra đi, dám mạo hiểm, sẵn sàng từ bỏ, không ngần ngại, không do dự. Người lựa chọn những con người có trái tim mở rộng, biết hy sinh quên mình, không bám víu vào bất cứ một điểm tựa nào, dù là lề luật, dù là đền thờ, dù là kiến thức. Buông tất cả để chỉ nắm lấy Thiên Chúa. Bỏ tất cả để chỉ đi theo Chúa.

Những lựa chọn của Chúa Giêsu khiến tôi hiểu rằng: Người yêu thích những tâm hồn rộng mở biết sống hài hòa, biết đón nhận anh em. Người yêu thích những tâm hồn đơn sơ nhỏ bé, ưa thích sống đời khiêm nhường bình dị. Người yêu thích những tâm hồn nồng nàn yêu thương. Đó là những tâm hồn dễ dàng đón nhận và chia sẻ Tin Mừng.

Đó là những thửa đất tốt cho hạt giống Tin Mừng nảy mầm, đơm bông kết trái.

Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo

Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G

Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục

Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133

Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston

Chủ Tịch: Ô. Phêrô Võ Tiến Đạt

Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể

281-827-9571

Phó CT Nội Vụ: Ô. Phêrô Nguyễn Tài (GXĐMLV)

281-932-4655

Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Phêrô Vũ Đức Phú (GXLĐ)

281-777-2229

Tổng Thư Ký: Giuse Nguyễn Văn Hùng (CĐSJ)

832-403-7871

Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn

GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành

Lm. Giovanni Nguyễn Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm

Pt. Giuse Lê Văn Rõ

10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521

GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ

TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am;

2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ

Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Phêrô Nguyễn Cường

Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng

Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng

8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099

281-495-8133

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG

TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP.

Lm. Phaolô Nguyễn Hải Đăng, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP

Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh

12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086

281-999-1672

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Giuse Trần Trung Liêm, OP. Lm. Gioan Hoàng Thanh Sơn, OP.

Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương

6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906

CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM

TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. Giuse Phan Đình Lộc

1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135

Chúa Nhật III TN, Năm A, Ngày 26-01-2020: - Is 9, 1-4; - 1Cr 1, 10-13. 17 Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu 4, 12-23

BTDL 26-01-2020 tr. 2

Chương Trình Phát Thanh Tin Yêu: Saigon-Houston làn sóng 900 AM từ 4:00 đến 4:45 chiều Chúa Nhật

Phụ Trách

AC. Trần Tú - Mai Dung 281-467-5223 - [email protected] AC. Nguyễn Lập - Huệ 281-253-9761 - [email protected] A. Đỗ Minh Tân 281-736-7970 - [email protected] AC. Nguyễn Lương - Anna Phương 832-816-3402 - [email protected]

Muốn nhận Bản Tin Dũng Lạc qua email xin gửi điện thư yêu cầu về: [email protected] hay [email protected]

Ban Điều Hành Bản Tin Dũng Lạc

Ô. Nguyễn Văn Mẫu 713-231-6242 - [email protected] Ô. Nguyễn Đức Chính 713-269-0554 - [email protected] Ô. Nguyễn Văn Thắng 832-661-3076 - [email protected] Ch. Hiền Lê 281-495-8133 - [email protected]

Lạy Chúa Giêsu, xin mở lòng con để con đón nhận được Lời Chúa và để Lời Chúa sinh nhiều bông hạt.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG: 1) Chúa Giêsu có những lựa chọn khác với thường tình. Tại sao? 2) Tại sao Chúa không bắt đầu rao giảng tại thủ đô Giêrusalem, nhưng lại bắt đầu từ Galilêa,

vùng đất dân ngoại? 3) Tại sao Chúa lại chọn tông đồ giữa đám thuyền chài thất học?

+ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt.

CỘNG ĐOÀN HOLY ROSARY

CN: 3:15; 6:30 Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

3617 Milam St. - Houston, TX 77002 713-518-2319

CỘNG ĐOÀN ST. CHRISTOPHER

CN: 4:30 Lm. Giuse Lê Thu

8150 Park Place – Houston, TX 77017

713-645-6614

CĐ. ST. JUSTIN TỬ ĐẠO

CN: 12:00 Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng

Pt. Giuse Trần Văn Nhật

13350 Ashford Point Dr. Houston, TX 77082 281-556-5116

CỘNG ĐOÀN FATIMA

CN: 9:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP.

1003 Gulf Bank-Houston, TX 77037

713-732-0132

Giáo xứ Mỹ

có thánh lễ Việt ngữ cuối tuần

TB: 8:00 pm St. Elizabeth Ann Seton

6646 Addicks Satsuma Rd. Houston, TX 77084 281-463-7878

TB: 7:00 pm St. Francis de Sales

8200 Roos Rd. Houston, TX 77036

713-774-7475

LIÊN ĐOÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ Tổng Tuyên Úy: Lm. Giuse Lê Thu

Trưởng Phêrô Võ Khanh Tony (GX/CTTĐVN) 832-455-5961

LIÊN HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Bùi Phương Tiến

___________________________ __________________

LIÊN ĐOÀN LIÊN MINH THÁNH TÂM Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Vũ Thành

Ông Nguyễn Thanh Xuân 832-260-5016

LIÊN ĐOÀN TÔNG ĐỒ FATIMA Tổng Linh Hướng: Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-518-2319 Ông Phêrô M. Nguyễn Văn Triệu (Gx. CTTĐ)

281-484-3157

ĐẠO BINH ĐỨC MẸ (LEGIO MARIE) Tổng Linh Hướng: Lm. Giovanni Nguyễn Hùng

Trưởng Curia Giuse Nguyễn Ngọc Thiên 832-433-2198

PHONG TRÀO CURSILLO Tổng Linh Hướng:

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM.

Trưởng Lãnh Đạo: Maria Nguyễn Thu Trang 713-303-7982

LH. ĐOÀN DÒNG BA ĐA MINH Tổng Linh Hướng: Lm. Đinh Minh Tiên, OP

Ông Cao Văn Thuận (Giáo Xứ Lộ Đức)

281-859-8268

TUYÊN UÝ NHÀ THƯƠNG

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-757-1000 ext. 1624

PHÁT THANH TIN YÊU Tuyên Úy: Lm. Gioan Trần Đình Khả

10135 West Rd. Houston, TX 77064

281-955-7328

(Để minh họa cho sứ điệp của Tin Mừng hôm nay, chúng ta thử phác hoạ tâm trạng của Simon Phêrô khi được gọi làm tông đồ và được Chúa Giêsu trao trọng trách trong Giáo Hội) Hôm ấy, tại thành Xêdarê Philípphê, sau khi Simon Phêrô tuyên xưng Đức Giêsu là Đấng Kitô,

Con Thiên Chúa hằng sống và được Chúa Giêsu long trọng tuyên bố trước mặt các môn đệ: "Simon, Anh là Tảng Đá, và trên Tảng Đá nầy, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy... Thầy sẽ trao cho Anh chìa khoá Nước Trời. Những gì Anh cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc, những gì Anh tháo cởi dưới đất, trên Trời cũng tháo cởi" (Mt 16, 13-19)... thì liền sau đó, Simon Phêrô đâm ra đăm chiêu nghĩ ngợi. Simon vẫn nghĩ rằng một người thuyền chài quê mùa chất phác như mình thì chẳng làm được gì khác ngoài việc quăng chài hay kéo lưới.

Đêm ấy, trằn trọc không ngủ được vì những lời Thầy vừa công bố và trong thinh lặng của màn đêm, Simon hồi tưởng lại buổi sáng đẹp trời cách đó không lâu trên biển hồ Galilê, đang khi ông và Anrê đang quăng chài dưới biển thì Thầy tiến đến. Thầy giơ tay vẫy chào và cất tiếng gọi mời: "Các Anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các Anh thành những kẻ lưới người như lưới cá!"

Lời Thầy có sức cuốn hút nhiệm mầu. Thế là hai anh em bỏ thuyền bỏ lưới theo Thầy.

Đi một quãng nữa, Thầy gặp hai anh em khác con ông Dêbêđê, là ông Giacôbê và người em là Gioan. Hai ông này đang cùng với cha là ông Dêbêđê vá lưới ở trong thu-yền. Thầy lại cất tiếng mời gọi, lập tức các ông bỏ thuyền, bỏ cha lại mà theo Thầy. (Mt 4, 18-22)

Thế là bốn bạn chài quê mùa xứ Galilê bỗng nhiên trở thành những môn đệ đầu tiên của Thầy Giêsu, được gọi lên đường chinh phục thế giới...

Đang mơ màng với dòng suy tưởng, Simon chợt thấy Thầy mới trở về sau giờ cầu nguyện, Anh liền mời Thầy ra ngoài góc sân và nói:

"Thầy ơi! Tại sao sáng nay Thầy lại đề cao con quá vậy? Con đáng sá gì mà Thầy đặt con làm Đá Tảng cho Thầy xây Hội Thánh, con có là gì mà nắm giữ chìa khoá Nước Trời! Thầy không nhớ con xuất thân từ một gã thuyền chài ư? Sao Thầy không chọn những luật sĩ uyên bác? Sao Thầy không tìm người lãnh đạo nơi hàng ngũ những người biệt phái uy tín và đạo đức mà lại chọn dân chài như chúng con?

Chúa Giêsu ôn tồn vỗ vai Simon: "Simon, đừng lo! Đây không phải là việc của con người mà là việc của Thiên Chúa. Rồi đây các Anh sẽ là những người thay đổi bộ mặt thế giới".

* * * Để chinh phục thế giới, Thiên Chúa đã chọn bốn người thuyền chài làm những môn

đệ đầu tiên và lại giao cho ngư phủ Simon Phêrô thay Ngài lãnh đạo Hội Thánh. Tại sao Chúa Giêsu lại trao cho hạng ngư phủ đảm nhận những cương vị hết sức hệ

BTDL 26-01-2020 tr. 3

“Cầu nguyện khi không thấy thích, vậy đó có thực sự là cầu nguyện không?”

Câu trả lời của Thánh Josemaria Escriva:

Việc cầu nguyện hay dâng lễ trong lúc bạn thực sự không muốn làm như vậy, có phải là đạo đức giả không? Hãy xem Thánh Josemaria Escriva, vị sáng lập Hội Opus Dei, cho chúng ta lời giải đáp.

“Không cầu nguyện thì làm gì cũng vô giá trị, cầu nguyện có giá trị hơn khi đi kèm với hy sinh” – Thánh Josemaria Escriva.

Thánh JoseMaria Escriva là một vị thánh của thời đại cho người giáo dân hôm nay, vị sáng lập Hội Opus Dei, hội được thiết lập để dạy mọi người về ơn gọi nên thánh và về cuộc sống đời thường có thể đưa đến sự thánh thiện.

Trong suốt cuộc đời, Ngài được biết đến với khả năng liên kết với người khác, Ngài ủng hộ sự hiểu biết và đối thoại. Ngài đặc biệt nổi tiếng với khả năng kết nối với giới trẻ, và là phụ trách việc cổ vũ thành lập nhiều trường học trên khắp thế giới.

Trong chuyến đi mục vụ đến Brazil vào năm 1974, chỉ một năm trước khi Ngài qua đời, Ngài đã đến thăm một trường đại học

vào ngày 1 tháng 6. Ở đó, một sinh viên trẻ đã hỏi một câu hỏi mà tất cả chúng ta có thể đã suy nghĩ cách này cách khác khi đối diện với đời sống thiêng liêng bên trong chúng ta: “có phải đạo đức giả không khi chúng ta cầu nguyện mà

không thực sự cảm thấy thích điều đó? Sau đây là những lời khôn ngoan thánh

thiện từ Cha Josemaria Escriva mà mỗi người Công Giáo cần theo dõi lắng nghe:

Bản dịch của đoạn video: Câu hỏi: Thưa Cha, con là một sinh

viên, và mọi người trong lớp con thường nói rằng bạn chỉ nên đi lễ và cầu nguyện, khi bạn cảm thấy thích, bởi vì nếu bạn làm điều mà bạn không thích thì chỉ là đạo đức giả. Con có thể nói gì với họ? Làm thế nào con có thể chỉ ra điểm chưa đúng của họ?

Thánh Josemaria Escriva: Con của Cha, hãy nghe đây, Cha cũng rất hiếm khi cảm thấy thích cầu nguyện.

Chúng ta phải làm những việc mà chúng ta không muốn làm, và tiếp theo, khi những điều đó dựa trên sự hy sinh, sự khó khăn, chúng sinh hoa trái nhiều hơn cả và điều đó có giá trị nhiều hơn trước Chúa, chúng tỏa sáng như những vì sao trong đêm.

Khi con đi cầu nguyện và con không cảm thấy thích việc cầu nguyện hay không thể nghĩ bất cứ điều gì để nói với Chúa, hãy đặt mình trong sự hiện diện của Chúa và

Đọc tiếp trang 7

Văn Phòng Ơn Gọi Linh Mục và Tu Sĩ

713-652-8239

Đại Chủng Viện St. Mary

713-686-4345

MỤC VỤ GIỚI TRẺ Lm. JBA Trần S. Steven, CSsR

713-433-9836

Lm. Nguyễn Cao Trường Sơn

832-788-1636

MỤC VỤ GIA ĐÌNH Lm. Giuse Châu Xuân Báu, CSsR

713-681-5144 ext. 107

ỦY BAN PHỤNG VỤ Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng

832-425-5116

ỦY BAN THÁNH NHẠC Lm. Christopher Nguyễn Cường

281-356-2000

ỦY BAN GIÁO LÝ Lm. Đinh Minh Tiên, OP

713-732-0132

ỦY BAN CÔNG LÝ

HÒA BÌNH - LIÊN TÔN

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM

281-575-7246

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

713-529-4854

DÒNG CHÚA CỨU THẾ

3417 W. Little York Road

Houston, TX 77091

713-681-5144

DÒNG NỮ ĐA MINH

5250 Gasmer Drive

Houston, Texas 77035

713-723-8250

TU XÁ THÁNH ĐA MINH

12314 Old Foltin Road

Houston, TX 77086

281-999-4928

DÒNG NỮ LA SAN 14562 Cypress N. Houston

Cypress, TX 77429

281-894-7756

DÒNG MẾN THÁNH GIÁ 8138 Lynn St.

Houston, TX 77017

346-571-5116

DÒNG CHÚA THÁNH THẦN

4410 Yoakum Blvd.

Houston, TX 77006

713-529-0405

TU HỘI TẬN HIẾN

20303 Kermier Road

Waller, TX 77484-8743

832-923-7784

TU HỘI GIA ĐÌNH

MẸ MARIA THĂM VIẾNG

11663 Quinn Ridge Way

Houston, TX 77038

713-518-2977

Website

Cộng Đồng Công Giáo VN - Houston

www.cgvnhouston.org Phụ Trách: Pt. Giuse Trần Văn Nhật

[email protected]

713-870-8955

trọng nầy? Phải chăng tiêu chí đầu tiên của Chúa Giêsu khi tuyển chọn môn đồ và những người

kế vị mình trong sứ mạng cao cả và đầy gian truân là phải dạn dày sương gió, là không ngại khó, sẵn sàng đối đầu với bão tố cuồng phong? Ngư phủ là những người vốn có những tố chất như thế trong máu thịt mình.

Nếu không có những con người dạn dày sương gió như Thánh Phanxicô Xavie vượt đại dương đi đến với các dân tộc xa lạ trên lục địa Châu Á mênh mông, không có những người xâm mình mạo hiểm như các nhà thừa sai Paris đến rao giảng Tin Mừng tại Việt Nam trong thời kỳ cấm cách và bắt bớ... thì làm gì có hạt giống đức tin triển nở dồi dào trên các vùng đất Á Châu cũng như ở Việt Nam!

Và hôm nay, Giáo Hội Việt Nam đang khựng lại trên con đường truyền giáo, số lượng những người theo Chúa không thể tăng lên trong suốt nhiều thập kỷ qua, cũng chỉ vì thiếu những con người dạn dày sương gió bất chấp nguy khó để loan báo Tin Mừng.

* * * Lạy Chúa Giêsu, Giáo Hội Việt Nam cũng như Hội Thánh Chúa trên khắp hoàn cầu

đang cần những con người nhiệt thành, mạo hiểm, cần đến những người dám lìa bỏ bờ bến an toàn để dấn bước ra khơi.

Xin Chúa tiếp tục rảo bước trên quê hương chúng con và kêu gọi thêm nhiều tâm hồn thiện chí để bổ sung vào đội ngũ các môn đệ tiên phong của Chúa ngày xưa.

Xin cho ngọn lửa của Chúa Thánh Linh trong ngày lễ Ngũ Tuần tiếp tục cháy lên trong lòng các môn đệ Chúa để cho Tin Vui, Tin Cứu Độ của Chúa được loan báo cho hết mọi người.

Lm. Ignatiô Trần Ngà

Thánh Josemaria Escriva

BTDL 26-01-2020 tr. 4

Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ Tư 15/01/2020, Đức Thánh Cha tiếp tục loạt bài giáo lý về sách Công Vụ Tông Đồ. Ngài cho biết bài giáo lý kết thúc sách Công Vụ Tông Đồ hôm nay nói về bước cuối cùng trong hành trình truyền giáo của Thánh Phaolô, đó là tại Roma (Cv 28, 14). Đức Thánh Cha lưu ý rằng tác giả Luca không kết thúc tác phẩm với cuộc tử đạo của Thánh Phaolô nhưng bằng việc mô tả việc loan báo Tin Mừng không mệt mỏi của thánh nhân. Thánh Phaolô đến Roma với xiềng xích nhưng cho thấy sức mạnh của ơn Chúa mở cửa các tâm hồn đến với ơn cứu độ.

Nếu được sống với đức tin, hành trình của con người có thể dẫn đến ơn cứu độ.

Hành trình của Thánh Phaolô, là một hành trình cùng với hành trình của Tin Mừng, là bằng chứng cho thấy con đường của con người, nếu được sống trong đức tin, có thể trở thành không gian trung chuyển cho ơn cứu độ của Thiên Chúa, qua Lời của đức tin, là men nồng hoạt động trong lịch sử, có khả năng biến đổi các tình huống và mở ra những con đường mới.

Lời Chúa không thể bị ngăn cản. Tường thuật của sách Công Vụ

Tông Đồ kết thúc khi Thánh Phaolô đến trung tâm của Đế Quốc Roma, nhưng không kết thúc với cuộc tử đạo của thánh nhân, mà với việc Lời Chúa được gieo rắc khắp nơi. Phần kết thúc của câu chuyện của Thánh Luca tập trung vào hành trình Tin Mừng trên thế giới, chứa đựng và tóm tắt tất cả sự năng động của Lời Chúa, là Lời không thể bị ngăn cản, Lời muốn loan đi để truyền đạt ơn cứu độ cho tất cả mọi người.

Tin Mừng hoàn thành những lời Thiên Chúa hứa với dân Do Thái.

Tại Roma, trước hết Phaolô gặp các anh em của mình trong Chúa Kitô, những người chào đón Ngài và bao bọc Ngài với lòng can đảm (x. Cv 28, 15) và sự hiếu khách nồng hậu của họ cho thấy họ chờ đợi và mong muốn Ngài đến với họ tới mức nào. Sau đó, Ngài được phép sống một mình dưới sự canh gác của quân lính, nghĩa là với một người lính canh giữ Ngài, Ngài bị quản thúc tại gia. Mặc dù là tù nhân, Thánh Phaolô có thể

gặp gỡ những người Do Thái nổi tiếng để giải thích lý do tại sao Ngài buộc phải kháng cáo lên Hoàng Đế và nói với họ về vương quốc của Thiên Chúa. Thánh nhân cố gắng thuyết phục họ về Chúa Giêsu, bắt đầu từ Kinh thánh và trình bày cho thấy sự liên tục giữa Tin Mừng của Chúa Kitô và "niềm hy vọng của Israel" (Cv 28, 20). Thánh Phaolô nhìn nhận mình là người Do Thái tự thẳm sâu và thấy trong Tin Mừng mà Ngài rao giảng, nghĩa là trong lời loan báo Chúa Kitô chịu chết và sống lại, sự hoàn thành những lời hứa cho những dân tộc được chọn.

Vương quốc Thiên Chúa. Sau cuộc gặp gỡ không chính thức

đầu tiên, khi Thánh Phaolô gặp được những người Do Thái thật sẵn sàng, một cuộc gặp gỡ chính thức hơn diễn ra trong suốt cả ngày, Thánh Phaolô loan báo về vương quốc của Thiên Chúa và cố gắng giúp những người đối thoại của mình đến với đức tin vào Chúa Giêsu, bắt đầu từ "luật của Môsê và các ngôn sứ " (Cv 28, 23). Vì không phải mọi người đều bị thuyết phục, thánh nhân tố cáo sự cứng lòng của dân Chúa, nguyên nhân sự kết án của họ (x. Is 6,9-10), và cử hành ơn cứu độ của các vùng đất nhạy cảm với Chúa và có khả năng lắng nghe Lời của Tin Mừng sự sống (x. Cv 28, 28).

Giáo Hội: ngôi nhà luôn mở cửa chào đón mọi người.

Tại điểm này của câu chuyện, Thánh Luca kết thúc tác phẩm của mình bằng cách cho chúng ta thấy không phải cái chết của Thánh Phaolô nhưng là sự năng động của lời giảng dạy của Ngài, về một Lời "không bị xiềng xích" (2Tm 2. 9) – Thánh Phaolô không được tự do đi lại nhưng được tự do nói bởi vì Lời không bị xiềng xích - đó là Lời đã sẵn sàng để được Thánh Tông Đồ gieo rắc khắp nơi. Thánh Phaolô làm điều đó "với tất cả sự thẳng thắn và không bị cản trở" (Ac 28, 31), trong một ngôi nhà, nơi Ngài chào đón những người muốn đón nhận lời loan báo về vương quốc của Thiên Chúa và muốn biết Chúa Kitô. Ngôi nhà này mở ra cho tất cả các trái tim đang tìm kiếm là hình ảnh của Giáo Hội, mặc dù bị bắt bớ, hiểu lầm và bị xiềng xích, không bao giờ mệt mỏi chào đón mọi người nam nữ với trái tim của

người mẹ để loan báo cho họ tình yêu của Chúa Cha, được thể hiện rõ nơi Chúa Giêsu.

Cuối cùng Đức Thánh Cha mời gọi: Anh chị em thân mến, vào cuối hành trình này, hành trình chúng ta đã trải qua với nhau khi theo bước Tin Mừng trên thế giới, xin Chúa Thánh Thần làm sống lại trong mỗi người chúng ta ơn gọi trở thành các nhà loan báo Tin Mừng can đảm và vui tươi. Ngài làm cho chúng ta có thể như Thánh Phaolô, làm cho ngôi nhà chúng ta thấm nhuần Tin Mừng và làm cho các ngôi nhà trở thành nhà Tiệc Ly của tình huynh đệ, nơi đón tiếp Chúa Kitô hằng sống, Đấng “đến gặp chúng ta trong mọi người và mọi thời đại.

Hồng Thủy - Vatican

Matthew Schmitz là một trong hai chủ biên của tờ First Things. Ông là cây bút thường xuyên của tờ Catholic Her-ald, và là cộng tác viên thường trực của New York Times, the Wall Street Jour-nal, the Washington Post, the Spectator, và các báo chí khác tại Hoa Kỳ.

Hôm 13 tháng Giêng, tờ First Things đã đăng một bài nhận định của ông về cuốn sách mới của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 và Đức Hồng Y Robert Sarah, Tổng Trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

A Call to Arms. Một Lời Kêu Gọi Chiến Đấu.

Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu cầu xin Chúa Thánh Thần canh tân trong chúng ta ơn gọi là các môn đệ truyền giáo can đảm và vui tươi của Chúa Kitô. Theo gương Thánh Phaolô, chúng ta sẽ loan báo Tin Mừng cho thế giới và làm cho các cộng đoàn của chúng ta trở thành nơi chốn của tình huynh đệ, nơi tất cả có thể gặp Chúa Kitô Phục Sinh.

BTDL 26-01-2020 tr. 5

Ngay khi có tin cho biết Đức

Bênêđíctô XVI và Đức Hồng Y Robert Sarah đã xuất bản một cuốn sách bảo vệ luật độc thân linh mục, hai vị đã lập tức bị buộc tội tấn công Đức Thánh Cha Phanxicô. Thoạt nhìn, ta thấy ngay đó là một cáo buộc kỳ lạ. Chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã bảo vệ chuẩn mực độc thân linh mục, trong khi tự hỏi liệu các ngoại lệ mở rộng có khả thi hay không. Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah cho biết các vị hoàn toàn không chỉ trích Đức Thánh Cha, nhưng viết cuốn sách này “trong tinh thần vâng phục hiếu thảo đối với Đức Giáo Hoàng Phan-xicô.”

Nhưng trong Giáo Hội chúng ta ngày nay, bất kỳ sự khẳng định rõ ràng nào về chính thống đều được hiểu như là một thách thức đối với uy quyền của Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Đây là một sự thật bi đát, mà Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah đều nhận thức rõ. “Chúng tôi muốn tách biệt với tất cả những gì có thể gây tổn hại cho sự hiệp nhất của Giáo Hội,” các Ngài viết trong phần giới thiệu cuốn Từ thẳm sâu tâm hồn: Chức tư tế, Luật độc thân linh mục và Cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội Công Giáo” (First Things có trong tay bản sắp chữ của ấn bản tiếng Anh). “Những tranh cãi cá nhân, thao túng chính trị, những trò chơi quyền lực, những thao túng ý thức hệ và những lời phê bình đầy cay đắng là trò chơi của ma quỷ – là kẻ gây chia rẽ, và là cha đẻ của sự dối trá.”

Cho dù bày tỏ lòng vâng phục của mình, cả Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah đều cho rằng khoảnh khắc phi thường này đòi hỏi phải có một phản ứng ngoại thường từ giáo dân. Đức Hồng Y Sarah nhắc lại và đánh giá cao gương của Thánh Catêrina thành Siena. Ngài nhận xét rằng “Trước đây, phát biểu ý kiến tự do hơn so với ngày nay. Thật tốt để nhắc nhớ, như một mẫu gương, những lời trách móc của Thánh Catêrina thành Siena đối với Đức Giáo Hoàng Gregory XI. Giám Mục nào, Giáo Hoàng nào ngày hôm nay sẽ cho phép mình bị thách thức một cách kịch liệt như thế? Hôm nay, những tiếng nói háo hức tranh cãi sẽ ngay lập tức mô tả Thánh Catêrina thành Siena là kẻ thù của Giáo Hoàng hay là kẻ cầm đầu các đối thủ của Ngài.”

Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sa-rah cho rằng các vị có “bổn phận thiêng liêng phải nhắc nhớ sự thật về chức tư tế Công Giáo. Vì qua các tấn kích nhắm vào chức tư tế ấy, toàn bộ vẻ đẹp của Giáo Hội đang bị đặt thành vấn đề.” Bổn phận long trọng này mở rộng đến tất cả các Kitô hữu. Các Ngài viết “Điều cấp bách và cần thiết đối với tất cả mọi

người – giám mục, linh mục và giáo dân là phải ngăn chặn đừng để mình bị đe dọa bởi những lời thỉnh cầu lầm lạc, những trò đóng kịch, những lời dối trá hiểm ác và những sai lầm thịnh hành của thời đại chúng ta đang cố gắng hạ thấp nếp sống độc thân linh mục. Chúng ta hãy lên tiếng mạnh dạn tuyên xưng đức tin mà đừng sợ bị cho là không có lòng bác ái.”

Điều này không gì khác hơn là một lời kêu gọi chiến đấu không dùng vũ khí thế gian, cũng không phá vỡ sự hiệp nhất Kitô giáo bằng những lời cay đắng, nhưng là sử dụng thanh kiếm của Thần Khí, là Lời Chúa. Cuốn sách này được dành riêng cho một tập hợp các suy tư thần học và mục vụ, được chia thành bốn phần: suy tư của Đức Bênêđíctô, suy tư của Đức Hồng Y Sarah, và lời giới thiệu cũng như kết luận của hai vị đồng tác giả.

Đức Bênêđíctô, trong phần suy tư của Ngài, truy nguyên cuộc tấn công luật độc thân linh mục cho tới tận sự khinh miệt đối với chính ý tưởng chức tư tế, là điều đi liền với sự phủ nhận Cựu Ước của bè rối Marcion [nổi lên vào khoảng năm 144. Marcion tin Chúa Giêsu là Chúa Cứu Thế do Chúa Cha sai đến và Thánh Phaolô là vị Tông Đồ cả của Người. Nhưng ông phủ nhận Cựu Ước và Thiên Chúa của Israel – chú thích của người dịch] Trong lối văn xuôi sáng sủa không thể bắt chước được của mình, Đức Bênêđíctô mô tả cách thế các phong tục xung quanh việc kiêng khem tình dục trong chức tư tế thời Aaron đã tiền định sự hiểu biết của chính Giáo Hội về luật độc thân linh mục như thế nào:

Sự tiền định trong Cựu Ước này được viên mãn nơi các linh mục của Giáo Hội trong một cách thế mới mẻ và sâu sắc hơn: họ phải sống chỉ bởi Thiên Chúa và cho Người. Thánh Phaolô nói rõ ràng hệ quả của điều này một cách cụ thể. Người Tông Đồ phải sống dựa trên những gì mọi người ban cho anh ta, bởi vì chính anh ta ban cho họ Lời của Thiên Chúa là bánh chân chính và là cuộc sống đích thực của chúng ta. Trong Cựu Ước, các tư tế Lêvi từ bỏ quyền sở hữu đất đai. Trong Tân Ước, sự từ bỏ này được chuyển hóa và đổi mới nơi các linh mục, vì họ được thánh hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa, từ bỏ hôn nhân và gia đình.

Đức Bênêđíctô cũng xúc động nhớ lại khi Ngài được đón nhận vào hàng tư tế. Tại thời điểm đó, Ngài không còn là giáo dân nữa nhưng trở thành giáo sĩ. Ngài đã đọc những lời Dominus Pars hereditatis meae et calicis mei, nghĩa là Chúa là phần gia nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con,

như một phần trong nghi thức phong chức, đó là một lời nhắc nhở rằng Thiên Chúa – chứ không phải là đất đai, gia đình – là gia nghiệp và là chén phần phúc của linh mục.

Đức Hồng Y Sarah, rút ra từ kinh nghiệm của chính mình, công việc mục vụ cho những làng quê xa xôi thiếu vắng các linh mục dưới chính sách khủng bố của Sekou Toure, để kết luận rằng “phong chức linh mục cho người nam đã lập gia đình sẽ là một thảm họa mục vụ, dẫn đến sự nhầm lẫn Giáo Hội Học và làm lu mờ sự hiểu biết của chúng ta về chức linh mục.” Ngài tin rằng việc cung cấp linh mục cho các làng quê chịu thiệt thòi bằng cách phong chức linh mục cho những người nam đã lập gia đình là một hành động khinh miệt, khi tước mất của họ quyền có được chứng tá của một người nam tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa.

Ngài viết: “Tôi tưởng tượng việc loan báo Tin Mừng ở làng tôi sẽ như thế nào nếu như họ đã phong chức linh mục cho một người đàn ông có gia đình. Tôi chắc chắn sẽ không phải là một linh mục như ngày hôm nay, bởi vì tính cách triệt để trong cuộc sống của các nhà truyền giáo là những gì thu hút tôi.”

Theo quan điểm của Đức Hồng Y Sarah, quá nhiều linh mục Công Giáo “đã trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực hoạt động xã hội, chính trị hay kinh tế,” cung cấp được các nhu cầu vật chất chứ không phải là các nhu cầu tinh thần mà họ được ủy thác để chăm sóc. Ngài viết: “Tôi thấy hổ thẹn khi thừa nhận rằng anh chị em Tin Lành đôi khi trung thành với Chúa Kitô hơn chúng ta.”

Đức Hồng Y Sarah chỉ ra rằng tại đất nước của Ngài, cũng như ở Nhật Bản sau khi các nhà truyền giáo đã bị hành quyết vì đạo hoặc bị trục xuất, chính các giáo lý viên giáo dân đã bảo tồn đức tin. Và một trong các yếu tố đức tin mà họ bảo tồn là chức tư tế độc thân. Các Kitô hữu Nhật Bản được dạy phải nhìn vào ba dấu chỉ sau để nhận biết ai là linh mục: “Họ sống độc thân, họ có một bức tượng của Đức Maria, họ vâng phục Đức Giáo Hoàng Rôma.” Điểm cuối cùng này không bị mất đối với Đức Hồng Y Sarah, là người không chỉ bày tỏ lòng tôn kính đối với Đức Thánh Cha Phanxicô nhưng (tôi có thể nói từ kinh nghiệm của mình) còn kêu gọi những người đến với Ngài với những nghi ngờ và lo lắng hãy làm như vậy.

Cuộc sống độc thân đang bị tấn công. Những ai đang tìm cách bãi bỏ kỷ luật độc thân linh mục viện dẫn các ngoại lệ trước đây của quy luật này như là tiền lệ cho yêu sách của họ, nhưng thực tế họ hy vọng sẽ tiến xa hơn. Theo

Đọc tiếp trang 10

BTDL 26-01-2020 tr. 6

Ruth Marcus, phó tổng biên tập của tờ Washington Post, phụ trách mục xã luận có bài nhận định nhan đề: “Most of us are bad at apologizing. The pope just showed us how it’s done” nghĩa là “Hầu hết chúng ta đều khó nói lên lời xin lỗi. Đức Giáo Hoàng chỉ cho chúng ta thấy làm sao thực hiện điều đó.”

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Còn một minh họa nào rúng động hơn về tình trạng tê liệt những dây thần kinh tập thể của chúng ta cho bằng việc Đức Giáo Hoàng tát vào bàn tay một phụ nữ? Nhưng còn một gương sáng nào hay hơn về cách chúng ta nên đối phó với những khiếm khuyết không thể tránh khỏi của chúng ta cho bằng lời xin lỗi nhanh chóng và không quanh quẩn?

Hãy xem video Đức Giáo Hoàng đi bên ngoài Đền Thờ Thánh Phêrô vào đêm giao thừa và bạn có thể hiểu cách người phụ nữ đã quên đi chính mình và tại sao Đức Giáo Hoàng lại phản ứng mạnh mẽ như vậy. Ngài đang đi dọc theo hàng rào an ninh, dừng lại để bắt tay với tiếng reo hò cổ vũ của đám đông: một nữ tu lớn tuổi trong tu phục màu đen của bà, những đứa trẻ đội mũ mùa đông, một cô gái được công kênh trên vai cha cô đang giơ hai tay lên trong một biểu tượng chiến thắng khi Đức Giáo Hoàng chồm qua đám đông để chạm vào tay cô.

Người phụ nữ làm dấu thánh giá và khoanh tay, như thể đang cầu nguyện, khi Đức Giáo Hoàng đến gần hơn. Cô nhìn chăm chú, nhưng khi Ngài bắt đầu quay đi. Cô đưa tay ra và nắm lấy Ngài, bằng một tay, rồi cả tay kia nữa. Cô kéo Ngài lùi lại và nhất quyết không buông tay. Đức Giáo Hoàng tát vào tay cô - một lần, và sau đó một lần nữa. Ngài quay mặt đi, trừng mắt.

Nhà văn Công Giáo John Allen Jr nói với CNN: “Nói thẳng thắn, Đức Giáo Hoàng cách nào đó mất tự chủ?”

“Có đúng thế không? Chúng ta thì sao nào?” “Tình yêu làm cho chúng ta kiên nhẫn,” Đức Giáo Hoàng đã ứng khẩu nói vào ngày hôm sau. “Quá thường, chúng ta mất kiên nhẫn. Tôi cũng vậy, và tôi xin lỗi vì gương xấu tối

hôm qua”. Vào buổi bình minh của một thập

kỷ mới, chúng ta sống trong một thế giới bên bờ vực, có thể hiểu là như vậy. Mọi chính trị gia, mọi quốc vương, mọi Giáo Hoàng nào mạo hiểm bên những hàng rào an ninh đều hiểu rằng có những nguy cơ rình rập đâu đó - những người điên có ý định làm hại mình, nhưng cũng có những người hâm mộ quá nhiệt tình, những ủng hộ viên quá sôi nổi. Và đó chỉ mới là vài điều không chắc chắn bạn có thể tưởng tượng ra được.

Đức Thánh Cha Phanxicô biết điều này như bất cứ ai. Ngài đã quyết định bất chấp, khi có thể, không cần đến những chiếc Popemobile chống đạn – “một hộp cá mòi”, như Ngài thường gọi – vì điều đó sẽ khiến Ngài bị ngăn cách khỏi đàn chiên. Tuy nhiên, đã có những khoảnh khắc khi người hâm mộ quá nhiệt tình trắc nghiệm sự bình tĩnh của Đức Giáo Hoàng. Trong chuyến tông du đến Mễ Tây Cơ vào năm 2016, một người hâm mộ đã chộp lấy chiếc áo choàng của Đức Giáo Hoàng, khiến Ngài vấp ngã vào một đứa trẻ trên xe lăn. “No seas egoista,” “Đừng có ích kỷ như thế”, Đức Giáo Hoàng hét vào mặt người hâm mộ.

Bạn không cần phải là một người nổi tiếng để nhận ra phản ứng này. Nếu tình yêu làm cho chúng ta kiên nhẫn, như Đức Giáo Hoàng khuyên, thì tình yêu cũng có những giới hạn của nó. Đôi khi có quá nhiều bàn tay nắm lấy, quá nhiều tiếng nói kêu gọi sự chú ý của chúng ta, quá nhiều yêu cầu về thời gian của chúng ta. Những khoảnh khắc này có thể là dần trôi qua – như khi con cái lớn lên, tổ ấm gia đình trống rỗng - nhưng tức thời, nó đủ để khiến bạn hét lên về sự ích kỷ.

Và có một lớp bất ổn khác đang rình mò: nguy hiểm hiện diện khắp mọi nơi. Nó ẩn nấp tại quảng trường Thánh Phêrô, nhưng nó có thể nổi lên, chúng ta nhận biết điều này một cách đau đớn trong khi cộng đoàn lên rước lễ tại một nhà thờ ở một thị trấn nhỏ ở Texas, hoặc trong một bữa tiệc Hanukkah tại nhà của một giáo sĩ Do Thái Chính Thống ở ngoại ô New York, ở một trường trung học tại California hoặc trên một cây cầu ở Luân Đôn. Không có nơi nào là an toàn; không có nơi tôn nghiêm nào thực sự là một chốn bình an. Sự lo lắng làm xói mòn sự kiên nhẫn.

Ân sủng giúp khôi phục tình yêu. Lời xin lỗi của Đức Giáo Hoàng đã đến một cách nhanh chóng và vô điều kiện. Thay vì tự giải thích hoặc đề nghị rằng

trách nhiệm cần phải được chia sẻ, chắc chắn là như thế, nhưng tuyên bố của Đức Giáo Hoàng rất mạnh mẽ bởi sự đơn sơ của nó: “Tôi xin lỗi vì gương xấu ngày hôm qua”.

Thật đánh động khi tưởng tượng ra những từ như vậy có thể phát ra từ miệng - hoặc từ một tweet trên Twitter - của một người phối ngẫu, của người anh, người chị, người em, hay có thể là từ một đồng nghiệp, thậm chí có thể là Một Người Nào Đó sống trên Đại lộ Pennsylvania. Nhưng sự thật là những lời xin lỗi, chân thành và không do dự, không dễ dàng đến với hầu hết những người chúng ta. Chắc chắn với tôi cũng thế.

“Tôi xin lỗi vì gương xấu ngày hôm qua”. Đó không phải là những điềm xấu đánh dấu bình minh của một thập kỷ mới đầy lo lắng, nhưng là một điều ta nên ghi nhớ khi chúng ta muốn đưa con người bất toàn của mình tiến lên phía trước.

Đặng Tự Do Source:Washington PostMost of us are bad at apologiz-

ing. The pope just showed us how it’s done.

Khủng hoảng Giáo Hội đang phải đối diện xuất phát từ cố gắng - ngay cả bởi một số thành phần bên trong Giáo Hội – muốn thích ứng với văn hóa và từ bỏ những giáo huấn về đức tin. Đức Hồng Y Mueller cảnh giác như trên trong ngày đầu năm mới 1/1/2020.

Đức Hồng Y Mueller đã bày tỏ lập trường trên với hàng ngàn tham dự viên của Hội Nghị Thượng Đỉnh về nghệ thuật lãnh đạo sinh viên 2020 tại Phoe-nix do Hiệp Hội Các Sinh Viên Đại Học, gọi tắt là FOCUS, tổ chức. Ngài nói thêm: “Cuộc khủng hoảng trong Giáo Hội là do con người tạo ra và nó nổi lên bởi vì chúng ta đã thích nghi chính mình một cách tháo thứ với tinh thần của một cuộc sống không có Chúa.”

BTDL 26-01-2020 tr. 7

“Chất độc gây tê liệt Giáo Hội là ý

kiến cho rằng chúng ta nên thích nghi với Zeitgeist, tức là với tinh thần thời đại, chứ không phải tinh thần của Chúa, và rằng chúng ta nên tương đối hóa các điều răn của Chúa và giải thích lại tín lý về đức tin đã được mặc khải.”

Đức Hồng Y cảnh giác rằng ngay cả một số người trong Giáo Hội đang “mong ngóng” một loại Công Giáo không có tín lý, không có Bí Tích và không có huấn quyền bất khả ngộ.

Đức Hồng Y Mueller, nguyên Tổng Trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, đã cử hành thánh lễ đầu năm mới kính Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa. Trong bài giảng Thánh lễ, Ngài đã suy tư về mong muốn của con người đón nhận những niềm vui khác khi Thiên Chúa bị qua một bên.

“Nhưng người tín hữu không cần ý thức hệ. Ai hy vọng sẽ không tìm đến thuốc phiện. Ai yêu thương thì không chạy theo dục vọng của thế giới này, là điều sẽ qua đi cùng thế giới. Ai yêu Chúa và tha nhân sẽ tìm thấy hạnh phúc trong sự hy sinh trao ban chính mình.”

“Chúng ta sẽ hạnh phúc và tự do khi trong thần khí của tình yêu, chúng ta đón nhận hình thái sự sống mà Thiên Chúa đã mời gọi mỗi người chúng ta một cách cá vị: trong Bí Tích Hôn Nhân, trong đời sống độc thân linh mục, hoặc trong đời sống tu trì theo ba lời khấn khó nghèo, vâng phục và khiết tịnh vì Nước Trời.”

Đức Hồng Y Mueller nhấn mạnh rằng tạ ơn là một phần quan trọng của đời sống Kitô hữu. Vào đầu năm mới, Ngài khuyến khích người Công Giáo nói lên lòng biết ơn đối với tất cả các kỳ công sáng tạo, lòng biết ơn Thiên Chúa đã gửi Chúa Kitô đến thế giới như vị cứu tinh của chúng ta, lòng biết ơn Đức Trinh Nữ Maria, Giáo Hội Công Giáo, hồng ân gia đình và tất cả các phước lành khác mà nhiều người có thể dễ dàng coi là chuyện đương nhiên.

“Là các Kitô hữu, chúng ta có một nhận thức có tính âm nhạc về cuộc sống: Trong trái tim chúng ta vang lên bài ca tạ ơn vì được cứu chuộc. Giai điệu của cuộc sống chúng ta là tình yêu, và hòa âm của nó là niềm vui trong Chúa”.

Thay vì đặt hy vọng vào số phận, Kitô hữu nhận ra rằng đau khổ là không thể tránh khỏi, nhưng vẫn có thể tìm thấy niềm vui trong Chúa Kitô, Đấng cũng phải chịu đau khổ và mở ra cho chúng ta cánh cửa đến sự sống đời đời.

Tuy nhiên, trong những thời điểm thử thách này, những tai tiếng trong Giáo Hội và một cuộc khủng hoảng giữa các xã hội có truyền thống Kitô ở phương Tây đã khiến nhiều người lo lắng tự hỏi liệu tảng đá trên đó Chúa Kitô xây dựng Giáo Hội của Ngài có bị

vỡ vụn hay không, Đức Hồng Y nói. “Đối với một số người, Giáo Hội

Công Giáo bị tụt hậu đến 200 năm so với thế giới ngày nay. Có chút sự thật nào trong lời cáo buộc này không?”

Những đòi hỏi hiện đại hóa cho rằng Giáo Hội phải bác bỏ những gì Giáo Hội vẫn coi là đúng, nhằm mục đích xây dựng “một tôn giáo mới thống nhất với thế giới”, Đức Hồng Y Mueller cảnh báo.

“Để có thể được nhận vào thứ siêu tôn giáo này, cái giá duy nhất mà Giáo Hội phải trả là từ bỏ yêu sách chân lý của mình. Dường như không có vấn đề gì lớn, vì chủ nghĩa tương đối thống trị trong thế giới của chúng ta dù sao cũng bác bỏ ý tưởng rằng chúng ta thực sự có thể biết sự thật, và chủ nghĩa tương đối ấy cho rằng mình là người bảo đảm cho hòa bình giữa tất cả các quan điểm thế giới và các tôn giáo trên thế giới.”

Xã hội hậu Kitô giáo hoan nghênh

những nỗ lực này để tái cấu trúc Giáo Hội “như là một tôn giáo dân sự thuận tiện”, Đức Hồng Y nói.

Thuốc giải độc cho thế tục hóa trong Giáo Hội là một đời sống đức tin, được sống trong sự thật trường tồn của Chúa Kitô, Đức Hồng Y Mueller nói với những người có mặt.

Ngài nhấn mạnh rằng: Thiên Chúa, Đấng vĩnh cửu, không thể bị thay đổi bởi ý thích bất chợt của xã hội.

“Trong một con người cụ thể là Chúa Giêsu thành Nagiarét, sự thật phổ quát của Thiên Chúa hiện diện một cách cụ thể ở đây và bây giờ - trong thời gian và không gian lịch sử,” Ngài nói. “Chúa Giêsu Kitô không phải là một biểu trưng của một số sự thật tối cao: Ngài là hiện thân của ‘đường, sự thật và sự sống’”.

Đặng Tự Do Source: Catholic News AgencyCardinal Mueller:

Church crisis comes from abandoning God, adapting to culture

thân thưa với Ngài. Như con đã nói với Cha, hãy cầu nguyện rằng : “Lạy Chúa, con thực sự không muốn nói chuyện với Ngài, con không muốn dành một phút nào cho Ngài cả, con cảm thấy như thể đang giúp Ngài làm gì đó vậy”

Và con sẽ chợt nghe thấy trong sâu thẳm trái tim con như một tiếng thân thương nhưng mạnh mẽ,

Một tiếng nói từ Chúa: “Chính Ta là người giúp đỡ con khi

Ta mời gọi con phục vụ Ta, khi Ta mời gọi con nói chuyện với Ta, khi Ta nói với con rằng Ta muốn kết bạn với con, với chính linh hồn của con.”

Và sau đó, cho dù con có cảm thấy thích hay không, con sẽ đi và dành thời gian cầu nguyện mỗi ngày, ở nhà, hoặc trên đường phố, tại văn phòng, hoặc ở trường đại học, hay tại studio của con, trên đường cao tốc, khi con đi du lịch, hoặc trong nhà thờ, trước Nhà Tạm, Chúa Giêsu Kitô đang ở đó, Người Con của Mẹ Maria diễm phúc đồng trinh;

Chúa Giêsu, Đấng đã sinh ra trong một chuồng ngựa, Đấng đã lao tác với Thánh Giuse, đã học cách làm việc từ Ngài, rồi đi rao giảng, chịu tử nạn trong cuộc Vượt Qua, đã chịu đóng đinh vì yêu và đã để cho mình chịu gắn chặt vào cây thập tự.

Chúa Giêsu đang đợi chúng ta ở đó; bởi vì con và cha hiểu biết với đức tin rằng những gì ẩn giấu trong các dấu chỉ Bí Tích là chính Chúa Kitô.

Chúa Kitô ở đó: chính thân xác, máu của Người, linh hồn và thiên tính của Người, một tù nhân của tình yêu.

Chúng ta sẽ đến với Ngài ngay khi không cảm thấy thích điều đó, nhưng

biết rằng Ngài đang lắng nghe chúng ta nói với Ngài rằng chúng ta không thích cầu nguyện – để rồi ngay lúc đó chúng ta đang cầu nguyện.

Và con sẽ thấy cách Ngài nói chuyện với con, cách Ngài tác động lên con, cách con không còn phải học cách trò chuyện, trò chuyện với Chúa chúng ta và ngày mà con thấy không nói chuyện với Chúa sẽ như thế nào.

Cho dù con có muốn hay không, ngày đó con sẽ háo hức đi cầu nguyện, con sẽ cảm thấy cần phải cầu nguyện.

Tôma Phạm

(Chuyển ngữ từ ucatholic.com)

Tiếp theo tr. 3:

Năm Canh Tý có con số đẹp là 2020, giống như con số nhị phân có thể chia đôi, đặc biệt là giống nhau – 20 và 20. Năm nay là năm Con Chuột, người ta thường cho rằng “Chuột chạy vào nhà sẽ làm xáo trộn cuộc sống của chúng ta.” Ôi chao, đó là điều tất nhiên, thế nhưng khổ nỗi là người ta lại mê tín dị đoan, tin đó là “điềm gở” về điều gì đó xui xẻo. Thật là vớ vẩn – và (nói thẳng) là… ngu xuẩn!

Tại sao tin “Chuột chạy vào nhà làm xáo trộn cuộc sống” là vớ vẩn?

BTDL 26-01-2020 tr. 8

Chẳng phải ngày Tết mà ngày nào cũng vậy, Chuột vào nhà sẽ phá phách, làm đồ ăn vương vãi, cắn quần áo và đồ đạc, khiến “khổ chủ” cảm thấy khó chịu, bực bội. Đơn giản thế thôi, chẳng có gì liên quan điềm báo tâm linh chi cả. Vậy mà người ta vẫn sợ nhắc tới “ông Chuột” hoặc “chú Tý”. Đúng là vớ vẩn, là Kitô hữu mà còn tin nhảm như thế thì thật đáng trách.

Kinh Thánh có là một “điệu lý” vang lên trong Dc 2: 11-12 thế này:

Tiết đông giá lạnh đã qua, Mùa mưa đã dứt, đã xa lắm rồi. Sơn hà nở rộ hoa tươi, và mùa ca hát vang trời về đây. Đông qua nghĩa là Xuân tới – quy

luật bất biến của Tạo Hóa – Thiên Chúa, Đấng dựng nên muôn vật hữu hình và vô hình. Một ngày, một tuần, rồi một tháng, cứ nối nhau cho đầy một năm.

Cứ khởi đầu rồi kết thúc, những khoảng “mở – kết” đó được gọi là thời gian. Trong đó chia thành bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa mỗi vẻ. Nhưng thời gian là của Chúa: “Ngày là của Chúa, đêm cũng là của Chúa; chính Ngài sắp đặt tinh tú cùng thái dương; chính Ngài vạch biên cương cho cõi đất, thời hạ tiết đông, cũng chính Ngài thiết lập.” (Tv 74: 16-17)

Tứ thời, bát tiết. Hết Đông rồi vào Xuân. Cái này đi, cái khác tới. Quy luật tất yếu: “Bao lâu đất này còn thì mùa gieo mùa gặt, trời lạnh và trời nóng, tiết hạ và tiết đông, ban ngày và ban đêm, sẽ không ngừng đắp đổi.” (St 8: 22) Mùa Xuân khởi đầu, Kỷ Hợi kết thúc cũng là lúc Canh Tý khởi đầu. Năm mới là ngày Tết, đó là dịp tốt, là cơ hội thuận tiện để người ta nghỉ ngơi và bày tỏ tình nghĩa với nhau, đặc biệt là dành thời gian cho Chúa nhiều hơn.

Đầu năm, cùng với Chuột lăng xăng một chút cho vui chứ không lăng nhăng. Chuột ít được nhắc tới trong Kinh Thánh. Cựu Ước đề cập vài lần, Tân Ước không đề cập lần nào. Trong các loài vật, chuột là loài ô uế, nghĩa là luật cấm đụng vào nó hoặc ăn thịt nó. Đây là một số câu Kinh Thánh đề cập loài chuột:

Lv 11: 29-30 – “Trong số các loài vật nhỏ lúc nhúc trên mặt đất, các ngươi phải coi những loài này là ô uế: CHUỘT CHŨI, CHUỘT NHẮT, mọi thứ thằn lằn, tắc kè, kỳ đà, cắc ké, kỳ nhông, thạch sùng.”

1 Sm 6: 1-5 – Hòm Bia Đức Chúa ở trong lãnh thổ người Philitinh bảy tháng. Người Philitinh mời các tư tế và thầy bói đến và hỏi: “Chúng tôi phải làm gì với Hòm Bia Đức Chúa? Xin cho chúng tôi biết phải trả Hòm Bia về chỗ cũ bằng cách nào.”

Họ đáp: “Nếu anh em trả lại Hòm

Bia Thiên Chúa Ítraen, thì đừng trả lại không, nhưng phải nộp cho Người một của lễ đền tội. Bấy giờ anh em sẽ khỏi bệnh và sẽ biết tại sao tay của Người đã không tha anh em.” Người Philitinh hỏi: “Của lễ đền tội chúng tôi phải nộp cho Người là gì?”

Họ đáp: “Năm cái khối u bằng vàng và năm CON CHUỘT bằng vàng, tính theo số các vương hầu người Philitinh, vì cũng một tai họa đã giáng xuống trên tất cả anh em và trên các vương hầu của anh em. Anh em hãy làm những hình ảnh các khối u của anh em, và hình ảnh các CON CHUỘT đang phá phách xứ sở, và hãy tôn vinh Thiên Chúa Ítraen. May ra Người sẽ nhẹ tay với anh em, với các thần của anh em và xứ sở anh em.”

1 Sm 6: 11 – “Chúng đặt Hòm Bia Đức Chúa lên xe, cùng với cái tráp đựng các CON CHUỘT bằng vàng và hình ảnh các khối u của chúng.”

1 Sm 6: 17-18 – “Đây là các u bướu bằng vàng người Philitinh đã nộp cho Đức Chúa làm lễ đền tội: một cho Át-đốt, một cho Gada, một cho Átcơlôn, một cho Gát, một cho Écrôn. Ngoài ra còn có các CON CHUỘT bằng vàng, tính theo số tất cả các thành người Phi-litinh thuộc về năm vương hầu, từ thành kiên cố cho đến làng bỏ ngỏ. Tảng đá lớn trên đó người ta đã đặt Hòm Bia Đức Chúa là bằng chứng cho đến ngày hôm nay, trong cánh đồng ông Giơhôsua người Bết Semét.”

Is 2: 17-20 – “Người phàm tự kiêu sẽ bị khuất phục, và con người ngạo nghễ rồi sẽ bị hạ xuống; ngày đó, chỉ một mình Đức Chúa được suy tôn. Các tà thần sẽ đồng loạt biến đi. Người ta sẽ chui vào hốc đá, vào khe đất, để tránh nỗi kinh hoàng Đức Chúa gây ra, tránh oai phong lẫm liệt của Người, khi Người đứng lên làm cho đất hãi hùng. Ngày đó, con người sẽ ném cho CHUỘT CHÙ, cho dơi những tà thần bằng bạc, tà thần bằng vàng của họ mà họ đã làm ra để thờ.”

Is 66: 17 – “Những kẻ tự thánh hiến và tự thanh tẩy để vào các khu vườn sau một người đứng ở giữa, những kẻ ăn thịt heo, thịt các thú vật kinh tởm và THỊT CHUỘT, đều sẽ chết cả lũ.”

Trong cuộc sống, ai cũng biết Chuột là loài phá phách, làm hư hỏng bất cứ thứ gì. Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) có bài thơ Tăng Thử (Ghét Chuột). Loài chuột luôn bị ghét, vì chúng không chỉ phá hại đồng ruộng mà còn ẩn nấp, tìm cơ hội để làm điều khuất tất, gian dối, xảo trá, lừa bịp,… Đây là một đoạn trích trong bản dịch của Ngô Lập Chi:

Chuột lớn kia bất nhân, Gậm khoét thật thâm độc,

Đồng ruộng trơ lúa khô, Kho đụn hết gạo thóc, Nông phụ cùng nông phu, Bụng đói miệng gào khóc, Mệnh người dám coi thường, Chuột mi sao tàn khốc? Ỷ thành xã làm càn, Thần, nhân đều hằn học. Chí sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm không

chỉ nhắm vào “chuột súc vật” mà ông còn nhắm vào đám “chuột người” – tức là lũ tham quan, ô lại, chỉ lo vinh thân phì da, hại dân hại nước, hứa hẹn đủ điều hay nhưng chẳng làm được gì. Vô tích sự mà thôi!

Năm nay là năm có con số đẹp – 2020, nhưng con vật đại diện lại… không đẹp – xấu đủ thứ, từ vóc dáng tới tính nết. Thật vậy, chuột là loài sống chui rúc ở những nơi tối tăm, biểu hiện sự gian xảo, ranh ma, chờ cơ hội để phá phách, gặm nhấm bất cứ thứ gì. Con người cũng tương tự. Những kẻ ở trong bóng tối là những kẻ mờ ám, xấu xa, độc ác. Người ta luôn phải cố gắng diệt chuột để bảo vệ tài sản của mình thế nào thì đối với những ác ý của con người cũng phải nỗ lực triệt tiêu như vậy – và còn phải dứt khoát hơn mới được.

Lạy Thiên Chúa chí thánh, xin tẩy rửa chúng con để chúng con không còn ô uế, được trở nên thanh sạch trước Thánh Nhan Ngài. Xin thánh hóa chúng con để chúng con không còn hôi hám như loài chuột, và xin biến đổi chúng con để chúng con sống hữu ích chứ đừng gặm nhấm tha nhân vì thói tham lam ích kỷ. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất của nhân loại. Amen.

TRẦM THIÊN THU (dcht)

Thực hành sự khiêm nhường sẽ dẫn đến hàng loạt các lợi ích. Nó xoa dịu tâm hồn, nâng tầm kỹ năng lãnh đạo, giúp tự chủ, tăng hiệu suất làm việc và xây dựng tương quan lành mạnh hơn, gắn kết hơn.

“Thế giới của chúng ta không đề cao nó nhưng lại rất cần nó”. Đọc tr. 10

BTDL 26-01-2020 tr. 9

ta thử nghĩ một chút, rằng nghe những lời than phiền ấy cha mẹ có đau lòng hay không?

“Vạn cổ tình thâm ơn cúc dục Thiên thu nghĩa trọng đức sinh thành”.

Sai lầm lớn nhất của chúng ta chính là thể hiện bản tính tồi tệ nhất và mặt xấu nhất trước mặt người thân quen, nhưng lại dành sự kiên nhẫn và bao dung cho những người xa lạ.

Khi đối đãi với người thân thiết, chúng ta thường hành động theo thói quen dưỡng thành tự nhiên: Chẳng biết lễ phép, không dịu dàng hòa nhã, quên mất phải kính trên nhường dưới. Nếu không phải là kêu la om sòm, không ngừng trách móc, thì cũng là lơ đãng chẳng quan tâm, ngó lơ chẳng trả lời.

Cũng bởi vì quan niệm rằng người thân vốn đã quá quen thuộc, nên chúng ta quên mất phải lễ phép lịch sự, để rồi dần dần mất đi sự kiên nhẫn, khoan dung và tôn trọng.

Khi con đã trưởng thành, nhiều bậc cha mẹ lựa chọn sống tách biệt với con cái. Lý do là vì họ sợ gặp phải mâu thuẫn, sợ rằng con cái quay ra dạy bảo chỉ dẫn họ đủ điều. Hai thế hệ luôn có quan điểm và cách sống khác nhau.

Trong gia đình thường xảy ra sự bất đồng giữa cha mẹ và con cái. Nhẹ thì trách móc, hậm hực, nặng thì bất mãn, không nhìn mặt nhau. Hiển nhiên cha mẹ nào cũng muốn con cái được hạnh phúc, và ngược lại, có đứa con nào lại không mong cha mẹ hạnh phúc? Ấy vậy mà hai bên lại gây khổ cho nhau!

Tại sao cha mẹ không hiểu con? Tại sao con không theo ý cha mẹ? Cũng bởi vì cả hai bên không thể thấu hiểu nhau mà cứ cố tình đưa cho người kia thứ mình cho là đúng.

Có một cặp vợ chồng cao niên, mặc dù con cái họ vô cùng hiếu thảo, mỗi tháng đều chu đáo gửi tiền phụng dưỡng, nhưng ông bà vẫn kiên quyết không sống cùng các con.

Hai ông bà nói: Người già không thể sống cùng với những người trẻ hiện đại vì cả hai bên đều có lối sống khác nhau. Ở cùng một chỗ sẽ chỉ phiền toái đôi bên, tốt hơn hết là nên ở riêng, thoải mái không bị ai ràng buộc.

Ông lão kể rằng, các con đều đối xử với ông rất tốt, cũng rất hiếu thuận. Nhưng khi ở trước mặt chúng ông cảm thấy mình như đứa trẻ mắc phải sai lầm nào đó. Ông sợ rằng chúng xem ông bà như con trẻ mà quay ngược lại giáo dục mình:

– Sao cha không đánh răng trước khi đi ngủ, miệng của cha sẽ mùi lắm.

– Sao cha không thích tắm, cổ áo đều bị đen dơ thế này.

– Người già không nên ăn quá nhiều thịt và đồ ngọt, dễ mắc bệnh.

– Sao cha mẹ lại chăm cháu theo cách đó, như thế là không đúng, phải như vầy, như vầy…

Cha mẹ nào cũng hy vọng được con cái thể hiện tình yêu thương. Nhưng đôi khi con cái vì quá thân quen mà đánh mất đi sự tôn trọng và lòng kiên nhẫn, quên đi tâm trạng và lòng tự ái của cha mẹ mình.

Người cao tuổi rất khát khao tình cảm, ai chẳng muốn con cháu quây quần ríu rít. Nhưng ngoài những khoản chu cấp về vật chất, họ còn mong muốn được tôn trọng. Họ hồi tưởng con mình của ngày xưa, ngây thơ vui vẻ mà nắm lấy vạt áo họ không muốn rời. Trong mắt cha mẹ con dù có trưởng thành đến đâu cũng vẫn là đứa trẻ, vậy nên bản năng bảo vệ con cái của cha mẹ vẫn rất mãnh liệt, sợ rằng không có mình thì con cái sẽ lầm đường, sẽ lạc lối.

Vì sao chúng ta không thể kiên nhẫn với người thân của mình? Là bởi vì chúng ta cho rằng người thân thiết nhất sẽ chẳng bao giờ rời bỏ mình mà đi. Cho dù chúng ta có phạm sai lầm, và dù có làm họ tức giận, họ cũng sẽ không bao giờ trách tội chúng ta.

Lúc còn bé, cha mẹ nói gì chúng ta đều cho là đúng, mỗi người con đều tin rằng cha mẹ là toàn năng, không gì không làm được. Đến khi trưởng thành, ta mới phát hiện thì ra cha mẹ cũng chỉ là người bình thường, cũng có lúc phạm sai lầm, có những chuyện lực bất tòng tâm. Thế rồi những mộng tưởng tan tành và sụp đổ, kèm theo đó là sự nổi loạn bên trong chính chúng ta. Nhưng rồi theo thời gian, không biết từ khi nào chúng ta không còn đối chọi với cha mẹ nữa, thậm chí còn thấy thương tâm khi nhận ra rằng cha mẹ đã già rồi, cũng cần người chăm sóc. Lúc ấy trong lòng mỗi người đều cảm thấy day dứt, ý thức trách nhiệm cũng được nâng cao.

“Có phải cha mẹ hứa nhau từ kiếp trước Tạc lại hình con nguyên vẹn trái tim người”.

Tình cảm thật sự rất mong manh, bất kể là tình thân, tình bạn bè, tình yêu hay là hôn nhân đều rất mong manh dễ vỡ. Đừng đợi cho đến khi có vết nứt thì mới bắt đầu hàn gắn, bởi một khi đã xuất hiện vết nứt thì dù cho bạn có làm bất kì điều gì cũng khó mà khôi phục trở lại hình dáng ban đầu.

Ngay cả những người thân thiết nhất, nếu như chúng ta có những lời nói vô tình hay hành động thiếu tôn trọng cũng sẽ dễ làm họ bị tổn thương.

Thế nên, dù như thế nào, thì hãy tinh tế, cẩn trọng trong lời nói và hành động của bản thân mà chăm sóc yêu

Một người bạn kể cho tôi câu chuyện anh vừa trải qua:

“Anh biết không, tôi dùng tất cả những gì mình có, từ khả năng, vật chất, cho đến tiền tài để giúp đỡ cậu bạn thân đang gặp rắc rối. Nhưng kết quả thì… anh đoán xem cuối cùng thế nào? Một lời cảm ơn cũng không có! Thế mà anh ta còn nói đùa với tôi rằng hãy làm nhiều thêm một chút. Tốt xấu gì cũng là do tôi bỏ tiền túi, vận dụng các mối quan hệ quen biết, hết sức mình giúp đỡ anh ta. Tôi không cầu mong anh ta phải mang ơn, nhưng ít nhất cũng phải nói một câu cảm kích chứ!”.

Tôi an ủi anh bạn: “Có thể với cậu ấy anh là người quá thân thiết, nói lời cảm ơn thì dường như khách khí. Chẳng phải cậu ta đã nói đùa là anh hãy giúp lâu hơn chút nữa sao?”.

Chúng ta cũng vậy, rất dễ dàng phạm phải sai lầm tương tự: Đối xử với người ngoài thì cung kính, còn đối với thân nhân thì lại quá hà khắc. Chúng ta thường hay thể hiện phần bản tính xấu nhất trước mặt người thân thiết của mình.

Ví như những lúc tâm trạng không tốt, chúng ta có thể trút giận lên anh chị em thậm chí cả cha mẹ. Những lúc nghe cha mẹ nhắc nhở, chúng ta lại không ngừng oán trách phàn nàn, thậm chí lời nói ra cũng thiếu đi vài phần tôn kính. Nào là “Ba mẹ nói nhiều, con không chịu được nữa”, nào là “Cứ để con làm theo ý của con, ba mẹ nói nhiều quá con không chịu được”… Những lời nói vô tình của ta khiến cha mẹ đau lòng, cũng khiến bản thân lại mang tội bất hiếu.

Cha mẹ đã phải cực nhọc vất vả để nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn thành người. Nhưng chúng ta thì sao? Những lúc cha vì chúng ta mà rong ruổi mưu sinh, còn mẹ vì chúng ta mà tận tình chăm sóc, có bao giờ chúng ta nói một câu “Cám ơn cha mẹ, cha mẹ cực khổ quá rồi”? Hay chỉ là những lời than phiền trách cứ: “Con không thích cha chạy xe ôm, không thích cha làm phu hồ!”, “Thức ăn mẹ xào mặn lắm, con chẳng thể nuốt trôi”… Có khi nào chúng

BTDL 26-01-2020 tr. 10

thương họ nhiều hơn. Đây không chỉ là cách thể hiện sự trân trọng người thân yêu mà cũng là cách đối nhân xử thế của một người trưởng thành chân chính.

Theo Cmoney

hơn về khả năng thay đổi bản thân của mình. Tôi nói điều này cũng là để nói cho chính bản thân tôi. Tôi không chỉ hoạch định những quyết tâm cho Năm Mới, mà còn liên tục đưa ra các kế hoạch lớn để tự cải thiện bản thân, điều mà nếu khiêm nhường hơn một chút, tôi sẽ nhanh chóng nhận ra là chúng vượt quá khả năng của mình.

Trong suốt đời tôi, tôi đã chiến đấu với sự kiêu ngạo. Cha giải tội của tôi có lẽ đã quá mệt khi nghe tôi xưng tội về nó: nghe tất cả những ý nghĩ đầy xét đoán (mà tôi đã ước gì mình đã đừng nghĩ thế), nghe về những lãnh đạm tôi dành cho người khác.

Kiêu ngạo là dấu hiệu của một tâm trí thiếu khôn ngoan. Socrates nói: “Bước đầu tiên để hướng tới sự khôn ngoan, đó là ngạc nhiên”. Một người nhìn vào vũ trụ với sự ngạc nhiên sẽ có niềm say mê như trẻ nhỏ về sự bí ẩn của tất cả những gì người đó không hiểu. Một người biết ngạc nhiên sẽ đánh giá cao người khác và ngạc nhiên về sự độc đáo thú vị nơi họ. Thái độ ngạc nhiên này dẫn đến sự khôn ngoan bởi vì nó dẫn chúng ta tới sự lắng nghe và học hỏi một cách khiêm nhường.

Trong khi đó, một người kiêu ngạo thì không khôn ngoan, bởi vì anh ta nghĩ rằng anh ta đã biết tất cả mọi thứ và không còn gì để học nữa. Sự kiêu ngạo này, ít nhất là theo như tôi đã xem xét nó trong bản thân tôi, là một sự bất an tiềm ẩn, một nhu cầu gây ấn tượng với người khác bởi vì tôi thèm khát sự bợ đỡ của họ.

Tất cả chúng ta cần liên tục để ý tới sự kiêu ngạo nơi bản thân chúng ta. Nó là một loại tật xấu dẫn đến sự trì trệ thay vì tăng trưởng nhân cách, bởi vì một người kiêu ngạo hoặc sẽ nghĩ rằng mình có thể dễ dàng thay đổi và sau đó kết thúc trong thất bại, hoặc sẽ không bao giờ nghĩ rằng mình cần phải thay đổi ngay từ đầu.

Sự thay đổi bản thân hoàn toàn có thể làm được nhưng rất khó khăn, thế nên chúng ta sẽ thành công hơn nhiều nếu chúng ta tiếp cận mục tiêu của mình với sự khiêm nhường. Đây là lý do tại sao Thánh Augustinô nói: “Khiêm nhường là nền tảng của tất cả các nhân đức khác.” Tất cả mọi thứ chúng ta làm sẽ tốt đẹp hơn nhờ một chút khiêm nhường, vì vậy nó rất đáng để được xem xét.

Khiêm nhường là gì? Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách liệt kê những gì không phải là khiêm nhường. Khiêm nhường không phải là: cảm thấy xấu hổ về bản thân với những lý do không chính đáng, hay thiếu lòng tự trọng, hay không sẵn sàng mạo hiểm, hoặc là thụ động.

Một người khiêm nhường không chối bỏ những lời khen ngợi hoặc khước từ những lời biểu dương khi hoàn thành tốt công việc. Thánh Tôma Aquinô, trong một định nghĩa đơn giản nhưng chính xác, đã nói: “Nhân đức khiêm nhường bao gồm việc nhìn nhận bản thân mình có giới hạn.”

Như thế, nếu chúng ta ao ước trở nên khiêm nhường, chúng ta phải biết mình cách chính xác để nhận ra những giới hạn của mình. Chúng ta biết những gì chúng ta có thể làm và những gì chúng ta không thể. Một người khiêm nhường là một người trung thực.

Một vài năm gần đây, khi tôi bắt đầu chú trọng đến sự khiêm nhường một cách nghiêm túc, tôi quyết định tự kiểm điểm bản thân một cách trung thực. Nhận biết đầu tiên của tôi là tôi không thể đơn giản ngừng kiêu ngạo và thay đổi bản thân chỉ sau một đêm (khi nghĩ rằng mình có thể làm được như thế, thì đấy đúng là kiêu ngạo!).

Có vài người trong đời tôi đã thể hiện sự khiêm nhường và truyền cảm hứng cho tôi. Tôi muốn trở nên giống như họ, nhưng tôi cũng biết rằng mình còn kém xa họ. Rõ ràng là tôi cần phát triển những thói quen tốt hơn và bắt đầu thực hiện từng bước nhỏ để hướng tới mục tiêu lớn lao đó.

Có một vài tập quán khiêm nhường, mà tất cả chúng ta đều có thể phát huy ngay cả khi cảm thấy mình không khiêm nhường, cùng với thời gian sẽ hình thành nơi chúng ta cách cư xử khiêm nhường hơn, và dần dần sự thay đổi bên ngoài sẽ được nội tâm hóa.

Tôi đã tìm thấy một vài gợi ý khá hay trên internet: “Hãy nuôi dưỡng một tâm hồn quảng đại để chia sẻ niềm tin”, hãy thường xuyên nói tiếng “cám ơn”, hãy nói về “bạn” hơn là nói về “tôi”, hãy xin góp ý, hãy đặt câu hỏi, hãy lắng nghe, hãy thừa nhận những thất bại, và hãy phát huy khả năng ngạc nhiên như chúng ta đã nói trong bài viết này.

Thực hành sự khiêm nhường sẽ dẫn đến hàng loạt các lợi ích. Nó xoa dịu tâm hồn, nâng tầm kỹ năng lãnh đạo, giúp tự chủ, tăng hiệu suất làm việc và xây dựng tương quan lành mạnh hơn, gắn kết hơn.

Điều tôi đã nhận ra được trong suốt hành trình cá nhân hướng đến sự khiêm nhường là khá đơn giản: Mọi người thực sự thích tôi hơn (và tôi không trở nên kiêu ngạo, điều đó thật sự đúng!). Tôi cũng nhận ra rằng tôi được hưởng những điều có giá trị nếu tôi sẵn sàng lắng nghe, ngay cả trong những lĩnh vực mà tôi nghĩ rằng mình đã nắm vững. Luyện tập sự khiêm nhường khiến tôi trung thực hơn, đánh giá cao về người khác và tự tin hơn. Đọc tiếp tr. 12

kế hoạch của họ, việc phong chức cho người nam đã có gia đình sẽ không phải là một ngoại lệ nhưng phải trở thành một chuẩn mực. Những suy tư của Đức Bênêđíctô chứng minh rằng động thái này thiếu sự đảm bảo thần học. Những phản ánh của Đức Hồng Y Sarah cho thấy nó thiếu sự biện minh mục vụ. Như thế thì điều gì đang thúc đẩy đề xuất thay đổi này?

Chúng ta đang sống không phải trong một thế giới phi Kitô giáo cho bằng trong một thế giới hậu Kitô giáo, nơi có đầy những con người phẫn nộ với Giáo Hội vì đã nhắc nhở họ về những sự thật mà họ đã từ bỏ. Cơ man các giáo sĩ bối rối trước tình huống này và tìm kiếm những dịp để báo hiệu sự háo hức của họ đối với một Giáo Hội buông trôi giáo huấn về tính dục, dẹp tan kỷ luật về tình trạng độc thân và từ bỏ bất cứ điều gì khác thiên hạ không vừa ý. Những người chống đối kỷ luật độc thân không đáp ứng các nhu cầu mục vụ cho bằng một mong muốn của hàng giáo sĩ được có hòa bình với thế gian, theo các điều khoản của thế gian. Bởi vì thế gian muốn chúng ta tuân phục những ưu tiên và quyền lực của nó, nó ghét sự độc thân, vì đó là một dấu chỉ cho sự vâng phục triệt để đối với Thiên Chúa.

Theo những cách khác nhau, Đức Bênêđíctô và Đức Hồng Y Sarah đều nhận ra rằng độc thân linh mục không phải là một kỷ luật độc đoán. Đó là một dấu chỉ cho thấy Giáo Hội từ chối vâng phục luận lý của thế gian này và thay vào đó tuân theo luận lý của một thế giới nơi người ta không lấy vợ lấy chồng. Chừng nào các Kitô hữu vẫn còn bị cám dỗ thần tượng hóa các quyền lực trần thế – đảng phái, quốc gia và thị trường – thì chúng ta không thể bỏ rơi dấu chỉ trung thành với Nước Trời này.

Matthew Schmitz Thế Giới Nhìn Từ Vatican (VietCatholic)

Source:The First ThingsA Call to Arms

by Matthew Schmitz

Tiếp theo tr. 5:

Tiếp theo tr. 8:

Hôm nay, khi mà tất cả chúng ta đã từng đề ra rồi sau đó gần như từ bỏ ngay lập tức các quyết tâm của mình cho Năm Mới, thì vẫn có một kế hoạch phù hợp hơn cho việc tự cải thiện bản thân, đó là tập đức Khiêm nhường.

Chúng ta cần có cái nhìn thực tế

BTDL 26-01-2020 tr. 11

BTDL 26-01-2020 tr. 12

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Đăng quảng cáo xin liên lạc: Ch. Hiền Lê: 281-495-8133

email: [email protected]

Mùa Xuân Thiên Chúa an bài Đâm chồi, nẩy lộc hạt mầm Đức Tin Vườn thiêng Hội Thánh ân ban Mở toang cánh cửa Đức Tin về nguồn.

Hương xuân thơm ngát một trời Lời kinh khấn nguyện xin Tin một lòng Tuyên xưng Thiên Chúa ba ngôi Chúa Cha tạo dựng, sinh linh vũ hoàn

Chúa Con nhập thể cứu người Phục Sinh vinh hiển đời đời uy nghi Thánh Linh thánh hóa muôn loài Sáng soi lòng trí nhân gian kiếm tìm.

Đầu xuân tha thiết xin dâng Đức Tin non yếu, xin nâng đỡ nhiều Chúa Xuân ở giữa con người Mùa Xuân bất tận kỳ công Chúa Trời.

Jos. Hoàng Mạnh Hùng

Chúng ta không bao giờ đi trọn được con đường, không bao giờ có khoảnh khắc mà chúng ta có thể thư thái và tuyên bố rằng, cuối cùng chúng ta cũng đã khiêm tốn hơn những người khác, nhưng khi cuộc hành trình vẫn còn đang tiếp diễn thì đấy quả là một tin tốt lành. Điều đó có nghĩa là luôn có điều gì đó mới mẻ sắp đến.

Có lẽ việc trở nên khiêm tốn hơn là một quyết tâm mà tất cả chúng ta nên thực hiện mỗi năm. Nếu chúng ta kiên trì làm điều đó, ai mà biết được những gì chúng ta sẽ có thể hoàn thành?

Lm. Michael Rennier (aleteia.org) / Chuyển ngữ: Anna Lệ Thuý / Nguồn: WGPSG

Đầu Mùa Xuân là Tết Cái lạnh Đông đã qua Xuân về cho Tết ấm Hòa âm khúc tình ca

Tết thên quen, chẳng lạ Không xa mà rất gần Ở đây và ở đó Giữa gia đình, người thân

Tổ ấm không thể lạnh Thế mới là gia đình Luôn phải có hơi ấm Là nhường nhịn, hy sinh

Gia đình là nơi thánh Như Thánh Gia ngày xưa Có Chúa ở bên cạnh Tết ấm áp bất ngờ.

TRẦM THIÊN THU