cÔng ty tnhh vĨ an - quang binh province · web viewtheo y sĩ tuyết, do gai cá đuối có...

41
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 20 tháng 4 năm 2016) St t Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 1. Xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch: Rừng đầu nguồn bị tàn phá, Nhân dân lo không còn đất sinh sống – Kỳ 3 -Không hài hòa lợi ích, người dân bỗng dưng bị mất đất sản xuất, dẫn đến tranh chấp kéo dài Người Cao Tuổi 19/4, tr11, tác giả Hoàng Linh – Hải Long 2. Xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Rừng đầu nguồn bị tàn phá, nhân dân lo không còn đất sinh sống: - Kỳ 4: Tỉnh Quảng Bình cần xem xét lại chính sách giao đất, giao rừng Người Cao Tuổi 20/4, tr11, tác giả Hoàng Linh – Hải Long 3. Bí thư Quảng Bình 'trảm' Chủ tịch xã vì lộng quyền Nguoiduatin.vn 20/4, tác giả Ngô Huyền; Tuổi Trẻ Online 20/4, tác giả Quốc Nam; Tiền Phong Online 20/4, tác giả Hoàng Nam; Vietnamnet.vn 20/4, tác giả Hải Sâm; VTCNews 20/4; Sài Gòn Giải Phóng Online 19/4, tác giả Minh Phong; Tamnhin.net 20/4, tác giả Thanh Hà 4. Thông tin mới nhất về vụ Công An Nhân Dân 20/4, 1

Upload: others

Post on 29-Dec-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CÔNG TY TNHH VĨ AN

ĐIỂM BÁO

THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 20 tháng 4 năm 2016)

Stt

Tên bài/Nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

1.

Xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch: Rừng đầu nguồn bị tàn phá, Nhân dân lo không còn đất sinh sống – Kỳ 3 -Không hài hòa lợi ích, người dân bỗng dưng bị mất đất sản xuất, dẫn đến tranh chấp kéo dài

Người Cao Tuổi 19/4, tr11, tác giả Hoàng Linh – Hải Long

2.

Xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Rừng đầu nguồn bị tàn phá, nhân dân lo không còn đất sinh sống: - Kỳ 4: Tỉnh Quảng Bình cần xem xét lại chính sách giao đất, giao rừng

Người Cao Tuổi 20/4, tr11, tác giả Hoàng Linh – Hải Long

3.

Bí thư Quảng Bình 'trảm' Chủ tịch xã vì lộng quyền

Nguoiduatin.vn 20/4, tác giả Ngô Huyền; Tuổi Trẻ Online 20/4, tác giả Quốc Nam; Tiền Phong Online 20/4, tác giả Hoàng Nam; Vietnamnet.vn 20/4, tác giả Hải Sâm; VTCNews 20/4; Sài Gòn Giải Phóng Online 19/4, tác giả Minh Phong; Tamnhin.net 20/4, tác giả Thanh Hà

4.

Thông tin mới nhất về vụ sai phạm nghiêm trọng ở xã Hoàn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình

Công An Nhân Dân 20/4, tr7, tác giả Dương Sông Lam

5.

Chủ tịch xã “phù phép” trên 1.000 m2 đất công để dựng nhà cho con gái

Người Lao Động Online 20/4, tác giả Hoàng Phúc

6.

“Nghị quyết T.Ư 4 chính là sự kiểm tra, đánh giá mỗi con người”

Lao Động Online 20/4, tác giả Xuân Hải

7.

Quảng Bình: Hội thảo nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

Quochoitv.vn 19/4, tác giả Võ Linh; Đại Biểu Nhân Dân 20/4, tr1, tác giả Xuân Kỳ; Nhân Dân 20/4, tr3

8.

Bàn giao danh sách chính thức ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021

Baoquangbinh.vn 20/4, tác giả Đ.V

KINH TẾ

9.

Hội thảo "TTP và FTA- Bối cảnh, xu thế dịch chuyển kinh doanh tại Việt Nam 2016-2018"

Baoquangbinh.vn 20/4, tác giả Lan Chi

XÃ HỘI

10.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Gấp rút làm rõ hiện tượng cá chết hàng loạt

VietnamPlus.vn 20/4, tác giả Hùng Võ; Soha.vn 20/4, tác giả B.Bình

11.

Cảnh báo hiện tượng cá chết hàng loạt tại các vùng biển miền Trung

VietnamPlus.vn 20/4, tác giả Hùng Võ; Công Lý Online 20/4, tác giả Tuyết Nhung

12.

Cá chết bất thường do nước biển ô nhiễm từ Vũng Áng

News.zing.vn 20/4, tác giả Văn Được - Kim Ngân; Thiennhien.net 20/4; Lao Động Online 19/4, tác giả Lê Phi Long; Giaoduc.net.vn 20/4, tác giả Thủy Phan; Tuổi Trẻ Online 20/4, tác giả Quốc Nam; Thanh Niên Online 19/4, tác giả Trương Quang Nam; Dân Trí 19/4, tác giả Đặng Tài; Cafef.vn 20/4; Hà Nội Mới Online 20/4; Tuổi Trẻ 20/4, tr2, tác giả Quốc Nam; Người Lao Động 20/4, tr7, tác giả Hoàng Phúc – Quang Nhật; Nhân Dân 20/4, tr5+8; Thanh Niên 20/4, tr3, tác giả T.Q.Nam – N.Phúc; Nông Nghiệp Việt Nam 20/4, tr2, tác giả Tâm Phùng

13.

Bé gái 8 tuổi bị ngộ độc nghi do ăn cá chết ở Quảng Bình

Giadinhvietnam.com 20/4, tác giả L.H; Vntinnhanh.vn 20/4, tác giả Ánh Nguyệt; VietQ.vn 20/4, Nguyễn Hương; Người Lao Động Online 20/4, tác giả Q.Nhật- H. Phúc; Nông Thôn Ngày Nay Online 20/4; VTVNews 20/4; Nông Thôn Ngày Nay 20/4, tr6, tác giả Anh Thư; Gia Đình & Xã Hội 20/4, tr16, tác giả Đức Thọ

14.

Đi xem cá biển chết bất thường, 3 người phải đến trạm y tế điều trị

Nông Thôn Ngày Nay Online 20/4, tác giả Phan Phương

15.

Dân Quảng Tiến nói chuyện phải đeo khẩu trang, ăn cơm chung với... ruồi

Giaoduc.net.vn 20/4, tác giả Thủy Phan

16.

Ngắm hoa Vàng Anh rực rỡ trên quê hương Quảng Bình

Xây Dựng Online 19/4

17.

BĐBP Quảng Bình cứu tàu bị nạn trên biển

Biên Phòng Online 19/4, tác giả Châu Thành

AN NINH - QUỐC PHÒNG

18.

Siết chặt quản lý vận tải khách dịp lễ 30/4 - 1/5

Giao Thông 20/4, tr6, tác giả Quỳnh Anh

19.

Quảng Bình: Một kiểm lâm bị đánh

Nông Nghiệp Việt Nam 20/4, tr19, tác giả Tâm Phùng; Người Lao Động Online 19/4, tác giả Hoàng Phúc; Giáo Dục & Thời Đại Online 19/4, tác giả Vĩnh Quý; Người Lao Động 20/4, tr5, tác giả H/P

20.

Công an TP. Đồng Hới : Bắt 4 đối tượng trộm chó

Baoquangbinh.vn 19/4, tác giả Trần Tuấn; Đại Đoàn Kết 20/4, tr11, tác giả Xuân Thi

I. Thời sự - Chính trịXã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch: Rừng đầu nguồn bị tàn phá, Nhân dân lo không còn đất sinh sống – Kỳ 3 -Không hài hòa lợi ích, người dân bỗng dưng bị mất đất sản xuất, dẫn đến tranh chấp kéo dài

(Người Cao Tuổi 19/4, tr11, tác giả Hoàng Linh – Hải Long)

Theo tài liệu lưu giữ, đến năm 1993 Lâm trường Bố Trạch còn quản lí diện tích 12.135ha đất rùng trên địa bàn xã Xuân Trạch, thực hiện các hợp đồng giao khoán với các hộ dân để trồng và bảo vệ rừng theo Dự án 327. Nhưng sau khi sáp nhập thành lập Công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình, năm 2009, UBND tỉnh ban hành quyết định cho Công ty thuê hơn 10.000ha, các hộ dân chỉ được giao hơn 1.000ha, nên không đủ đất sản xuất, dẫn đến tranh chấp ngày càng gay gắt với Lâm trường Bố Trạch...

Ông Cao Thế Vĩnh - Chủ tịch UBND xã Xuân Trạch cho biết: Tình trạng tranh chấp đất rừng giữa người dân địa phương với Lâm trường Bố Trạch nổi lên từ mấy năm nay. Năm 2010, 2011 bà con đã có đơn khiêu kiện. Đất rừng xã Xuân Trạch được UBND tỉnh giao cho Công ty TNHH một thành viên Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình quản lí, trực tiếp là Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch, về chủ trương trồng rừng, Lâm trường Bố Trạch chọn cây keo là cây có giá trị kinh tế cao. Thấy vậy, bà con cũng có nguyện vọng trồng rửng, nên kiến nghị để được giao đất. Từ năm 2013-2014 trở lại đây, tình hình tranh chấp trở nên rất nóng. Người dân yêu cầuchính quyền xã phải giành lại đất của Lâm trường để giao cho dân. Nhưng đất rừng thì UBND tỉnh đã giao cho Công ty TNHH một thành viên Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình, là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh để sản xuất, kinh doanh theo chức năng, nhiệm vụ của họ. Vì vậy, người dân địa phương sống gần rừng, nhưng diện tích đất rừng được giao không đáng kể.

Ông Vĩnh cũng xác nhận cuộc sống người dân nơi đây hiện rất khó khăn. Cơn lũ năm 2013 tàn phá hầu hết diện tích đất trồng hoa màu của bà con, toàn xã có 30ha đất 2 vụ lúa, thì vừa bị cuốn trôi, vừa bị bồi lấp mất khoảng 10 ha. Trước đây nguồn nước mùa khô chỉ thiếu khoảng 1 đến 2 tháng, nhưng nay thiếu nước đến 3 - 4 tháng. Mặc dù cũng biết tác hại của việc phát rùng trồng cây keo, nhưng Lâm trường làm thì bà con cũng chỉ biết đứng nhìn. Nhu cầu được giao đất rừng của bà con là thực tế, tuy nhiên để hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân, thì thấm quyền và trách nhiệm thuộc UBND tỉnh, xã và huyện cũng chỉ biết kiến nghị.

Tính đến nay, xã mới tiếp nhận 5 quyết định giao đất của UBND tỉnh, tổng cộng gần 1.000ha, trong đó có gần 500ha là đất rừng tự nhiên, địa phương phải giao cho cộng đồng quản lí, xã đang làm thủ tục giao vẫn chưa xong. Trong số diện tích tỉnh giao lại cho địa phương quản lí, thì xã mới chỉ giao cho dân được hơn 100ha, còn lại dân chưa đồng tình. Vừa rồi xã lập phương án giao đất, nhưng người dân vẫn chưa đồng ý, vì thực tế diện tích tỉnh giao vẫn quá ít. Trước đây các hộ có thể di dân được giao khoán 30ha, nay trong số diện tích địa phương được nhận lại, phải rà soát, bóc tách, tính toán để giao cho dân, thì không đủ diện tích. Do đó dân tiếp tục khiếu nại. Tỉnh đã có những văn bản trả lời, người dân vẫn chưa đồng ý.

Tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng tranh chấp đất rừng giữa người dân với Lâm trường Bố Trạch, được biết: Năm 2002, UBND tỉnh Quảng Bình quyết định sáp nhập các lâm trường Bắc Quảng Bình, thành lập Công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình, trực thuộc UBND tỉnh. Ngày 3/12/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 200/2004/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh. Trên cơ sở đó, ngày 29/6/2010 UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1472/QĐ-UBND, chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên Lảm Công nghiệp Bắc Quảng Bỉnh, gồm 6 đơn vị thành viên, trong đó có Lâm trường Bố Trạch quản lí địa bàn xã Xuân Trạch.

Trước đó, ngày 9/12/2009, UBND tỉnh đã kí Quyết định số 3545/QĐ-UBND, cho Công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình (chưa chuyển đổi) thuê 106.579.665m2 (10.657,97ha) đất rừng sản xuất tại xã Xuân Trạch, để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp, thời hạn cho thuê đất đến ngày16/7/2049. Đồng thời, quyết định này cũng có nội dung thu hồi 1.953.487m2 (1.953,487ha) đất lâm nghiệp của Công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình, giao cho UBND huyện Bố Trạch, UBND xã Xuân Trạch quản lí và có kế hoạch giao cho các hộ gia đinh, cá nhân sử dụng. Công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình có trách nhiệm thu hồi sản phẩm và bàn giao đất cho địa phương...

Như vậy, số đất lâm nghiệp để lại cho dân quá ít so với diện tích đất cho Công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình thuê. Mặt khác, việc UBND tỉnh ban hành quyết định cho Công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình thuê phần lớn đất rừng ở xã Xuân Trạch, trong thời gian dài (50 năm), là không phù hợp với quy định của pháp luật, trái với chủ trương giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nhằm phát triển và bảo vệ rừng của Nhà nước, cần phải khẳng định rằng, chủ trương giao đất rừng cho hộ gia đình, cá nhân để trống, khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng, được Chính phủ quy định, là xuyên suốt, về cơ bản không thay đổi.

Bắt đầu từ Quyết định số 327-CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng), về một số chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng... (gọi là Dự án 327), đã có quy định: Lấy hộ gia đinh làm đơn vị sản xuất, lấy doanh nghiệp quốc doanh hoặc đơn vị kinh tế tập thể làm chỗ dựa: xây dựng kinh tế vườn đối với hộ gia đình. Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các hộ với cộng đổng, với các thành phần kinh tè tập thể, quốc doanh trên địa bàn nhằm phát triển mạnh sản xuất, bảo đảm lợi ích của mỗi hộ, dồnq thời làm trònnghĩa vụ đối với Nhà nước và tập thể;... (Điều 3). Về chính sách giao đất, giao rừng, Điều 6 Quyết định số 327-CT nêu rõ: “Đối với các dự án về trồng các loại rừng: Phòng hộ, đặc dụng sản xuất trên đồi núi trọc,... và các dự án về bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh rừng các loại,... mỗi hộ (kể cả đổng bào định canh, định cư) được giao hoặc khoán một số diện tích để trồng mới rừng hoặc để bảo vệ, khoanh nuôi và tái sinh rừng...

Tiếp đó, ngày 15/1/1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 02-CP, quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, trong đó quy định rõ tại Điều 1: Đất lâm nghiệp Nhà nước giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài gồm: Đất có rừng tự nhiên, đất đang có rừng trổng; đất chưa cỏ rửng được quy hoạch để gày, trổng rừng, khoanh nuòi, bảo vệ thảm thực vật. Điều 2: “Nhà nước giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhản sử dụng ổn định, lâu dài... gồm: Rừng phòng hộ; vùng khoanh nuôi, bảo vệ thảm thực vật được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn... Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản khác..., và kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái. Điểu 3 quy định rõ: “1-Nhà nước giao đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên, có rừng trồng bằng vốn của Nhà nước cho tổ chức theo luận chứng kinh tế kĩ thuật, dự án quản li, xây dựng khu rừng được cơ quan quản li nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; cho hộ gia đình, cá nhân theo phương án quản lí, sử dụng rùng được cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, để bảo vệ, phát triển và sử dựng ổn định, lâu dài theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước;...

Để cụ thể hóa, ngày 12/11/2001, Thủ tướng ban hành Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg, quy định về việc hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Trong đó, tại khoản 2, Điều 8 quy định: “Được phép khai thác khi rừng đạt tiêu chuẩn khai thác và được hưởng 75-85% giá trị lâm sản khai thác sau khi nộp thuế, tùy theo cấp tuổi rừng lúc được giao...”. Ngày 3/9/2003, Bộ NN&PTNT và Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/QĐ-TTg của Thủ tướng về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp, trong đó xác định bên giao khoán là các tổ chức nhà nước được Nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp để sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp gồm: Lâm trường quốc doanh,... Bên nhận khoán là các hộ gia đình, cá nhân và được hưởng các lợi ích từ rừng theo quy định của pháp luật. (Còn nữa) Về đầu trang

Xã Xuân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình: Rừng đầu nguồn bị tàn phá, nhân dân lo không còn đất sinh sống: - Kỳ 4: Tỉnh Quảng Bình cần xem xét lại chính sách giao đất, giao rừng

(Người Cao Tuổi 20/4, tr11, tác giả Hoàng Linh – Hải Long)

Như số báo trước đã nêu, diện tích đất rừng UBND tỉnh Quảng Bình quyết định cho Công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình thuê quá lớn so với diện tích giao cho người dân toàn xã. Hơn nữa, tại Quyết định số 3545/QĐ-UBND có nội dung: “Công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình có trách nhiệm thu hồi sản phẩm...”, là trái với chính sách của Nhà nước...

Không những diện tích đất rừng cho Công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình thuê lớn hơn rất nhiều (gấp gần 100 lần) diện tích đất giao cho các hộ gia đình, cá nhân củ xã Xuân Trạch, mà nội dung “Công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình có trách nhiệm thu hồi sản phẩm...” còn trái với chính sách của Nhà nước tại Nghị định số 02-CP, Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg và Thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT/BNN-BTC, quy định về quyền lợi của hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp. Đó là nguyên nhân chính xảy ra tranh chấp giữa các hộ dân với Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch sau này. Ngày 3/12/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 200/2004/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh. Theo đó, quy định những lâm trường đang quản lý chủ yếu là rừng trồng sản xuất, đất quy hoạch để trồng rừng sản xuất và quản lý rừng sản xuất chủ yếu là rừng tự nhiên có quy mô diện tích tập trung, thì tổ chức lại thành công ty lâm nghiệp, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Tuy nhiên, ở tỉnh Quảng Bình, việc sáp nhập các lâm trường, chuyển sang hình thức Công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình đã được thực hiện trước khi Chính phủ ban hành Nghị định số 200/2004/NĐ-CP 2 năm (năm 2002).

Từ tháng 12/2009, UBND tỉnh Quảng Bình có quyết định cho Công ty Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình thuê đất, rồi chuyển đổi mô hình thành Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình năm 2010, để hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Trước đó, năm 2004, Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch (thành viên của Công ty) đã gom diện tích giao khoán cho các hộ gia đình trồng rừng theo Dự án 327 (chủ yếu là cây huynh, có tuổi khai thác là 50 năm), rồi cho đốn cây huynh có tuổi mới trên dưới 10 năm, đồng thời khai thác rừng tự nhiên đầu nguồn, để trồng thay thế vào đó là cây keo lá tràm, là giống cây kinh tế ngắn ngày. Đến năm 2014, Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch khai thác cây keo lá tràm, cho máy móc múc đất làm đường chằng chịt để cho xe lên chở gỗ cây keo, phá nhiều đồi núi, không còn giữ được trạng thái như ban đầu. Việc làm đó của Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch gây bức xúc cho nhân dân địa phương, dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện ngày càng gay gắt.

Đến đây, mọi việc đã khá rõ ràng, kể từ khi chuyển đổi mô hình từ lâm trường quốc doanh sang mô hình công ty lâm nghiệp theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP, Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch, thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình đã phá vỡ mối quan hệ lâm trường – các hộ gia đình, cá nhân đã hình thành và tồn tại trước đây, với mô hình lâm trường là “bà đỡ”, các hộ dân thực hiện các công việc trồng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng; để lâm trường chuyển sang thế độc quyền, chiếm hữu phần lớn đất rừng ở địa phương này, khiên nhân dân địa phương hầu như không còn đất để sản xuất, chăm lo cuộc sống (trong số hơn 12.000 ha Lâm trường Bố Trạch quản lý năm 1993, đến năm 2009 được tỉnh cho thuê 10.657,97 ha; các hộ dân xã Xuân Trạch chỉ được giao lại 195,349 ha). Như vậy, là chưa phù hợp với quy định tại các Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng và các Thông tư hướng dẫn.

Thực tế, Nghị định 200/2004/NĐ-CP là văn bản pháp quy, chuyên về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường Quốc doanh, không liên quan đến chính sách giao rừng và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, tại Điều 5 Nghị định này cũng có nội dung quy định: “3 – Công ty Lâm nghiệp được lựa chọn các hình thức khoán rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để bảo vệ, trồng và khai thác rừng có hiệu quả theo quy định của pháp luật”. Nội dung này đã không được Chi nhánh Lâm trường Bố Trạch, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình (nói riêng), UBND tỉnh Quảng Bình (nói chung) thực hiện đúng.

Sau nhiều đơn khiếu nại, kiến nghị của người dân, ngày 30/10/2012, UBND tỉnh ban hành Quyết định 2702/QĐ-UBND, thu hồi 5.056.615 m2 (505,662 ha) đất của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình, giao cho UBND xã Xuân Trạch quản lý. Ngày 23/9/2013, UBND tỉnh ban hành tiếp Quyết định 2330/QĐ-UBND, thu hồi 887.226 m2 (88,723 ha) đất của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình, giao cho UBND xã Xuân Trạch quản lý... Tiếp đến, ngày 7/9/2015, UBND tỉnh lại có Quyết định số 2477/QĐ-UBND, thu hồi 1.659.920 m2 (165,992 ha) đất bằng trồng cây hàng năm khác của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình, giao cho UBND xã Xuân Trạch quản lý, lập hồ sơ giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân... lý do Công ty tự nguyện trả lại đất. Cuối cùng, ngày 22/12/2015, UBND tỉnh lại ban hành Quyết định 3707/QĐ-UBND, thu hồi 399.741 m2 (40 ha), của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình, cũng với mục đích và lý do như trên...

Như vậy, tính từ năm 2009 đến hết năm 2015, UBND tỉnh Quảng Bình có 5 quyết định giao đất cho UBND xã Xuân Trạch, với diện tích vỏn vẹn gần 1.000 ha (chưa bằng 1/10 diện tích đất cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình thuê), để xã lập phương án giao cho các hộ gia đình, cá nhân trồng và bảo vệ rừng. Chưa nói đến việc thu hồi và giao đất quá manh mún, thì trong số gần 1.000 ha giao lại cho xã Xuân Trạch đã có gần 500 ha rừng tự nhiên thuộc vùng bảo vệ nguồn nước chảy về đập, chỉ có thể giao cho cộng đồng dân cư quản lý, khoanh nuôi, bảo vệ. Số còn lại 500 ha chia cho các hộ dân, với dân số khoảng 6.000 người, để trồng rừng sản xuất là quá ít. Do đó, đang trở thành gánh nặng vô cùng khó khăn với UBND xã Xuân Trạch trong việc giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân (do không đủ để chia).

Về chính sách giao rừng, giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân trồng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng của Nhà nước là xuyên suốt, chưa bao giờ thay đổi. Thiết nghĩ, tỉnh Quảng Bình nên xem xét lại việc cho Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình thuê diện tích lớn đất rừng tại xã Xuân Trạch, đồng thời cân đối lại diện tích rừng, đất lâm nghiệp giao cho các hộ gia đình, cá nhân, sao cho hài hòa lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp (theo kiến nghị của dân, út nhất cũng phải đạt tỷ lệ 50/50), tạo điều kiện để người dân vừa tham gia sản xuất, vừa tham gia bảo vệ rừng, là lá chăn bảo vệ cuộc sống bình yên ở nơi đây. Về đầu trang

Bí thư Quảng Bình 'trảm' Chủ tịch xã vì lộng quyền

(Nguoiduatin.vn 20/4, tác giả Ngô Huyền; Tuổi Trẻ Online 20/4, tác giả Quốc Nam; Tiền Phong Online 20/4, tác giả Hoàng Nam; Vietnamnet.vn 20/4, tác giả Hải Sâm; VTCNews 20/4; Sài Gòn Giải Phóng Online 19/4, tác giả Minh Phong; Tamnhin.net 20/4, tác giả Thanh Hà)

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình yêu cầu cách chức Chủ tịch xã Hoàn Trạch cùng một số cán bộ chủ chốt vì để xảy ra nhiều sai phạm trong quản lý đất đai (Ảnh: Sài Gòn Giải Phóng)

Ông Hoàng Đăng Quang, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình vừa chỉ đạo cách chức ông Hoàng Đức, Chủ tịch UBND xã Hoàn Trạch (Bố Trạch) cùng các cán bộ chủ chốt vì để xảy ra nhiều sai phạm trong quản lý đất đai.

Trước hàng loạt những sai phạm của lãnh đạo chủ chốt xã Hoàn Trạch (huyện Bố Trạch, Quảng Bình), ngày 19/4 trong cuộc kiểm tra hoạt động bầu cử tại huyện Bố Trạch, ông Hoàng Đăng Quang, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình đã chỉ đạo Ban thường vụ Huyện ủy Bố Trạch cách chức ông Hoàng Đức, Chủ tịch UBND xã Hoàn Trạch.

Đồng thời, yêu cầu cơ quan công an phải nhanh chóng khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Ngọc Sơn, cán bộ địa chính xã Hoàn Trạch, mở rộng điều tra các cá nhân có liên quan.

Trong cuộc họp, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cũng yêu cầu lãnh đạo huyện cho thôi giữ chức, luân chuyển công tác đối với ông Trần Thanh Tường, Bí thư Đảng ủy xã Hoàn Trạch vì thiếu trách nhiệm, có dấu hiệu làm ngơ trước những sai phạm của cấp dưới.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình cũng giao Thường vụ Huyện ủy Bố Trạch xem xét kỷ luật các tập thể, cá nhân liên quan đến sai phạm như Trung tâm quỹ đất, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường…

Theo đó, liên quan đến những sai phạm này, đầu năm 2013, ông Hoàng Đức, Chủ tịch UBND xã Hoàn Trạch đã tự ý cho con gái làm nhà trái phép trên đất công.

Để hợp lý hóa mảnh đất này, năm 2015, ông Đức lại có công văn tham mưu huyện và Sở TNMT cho đấu giá lô đất và ông Đức đã đấu trúng với giá 56.200.000 đồng. Ông Đức xác nhận 1000m² đất được khai hoang từ năm 1998 lùi về năm 1991 để không phải nộp tiền sử dụng đất.

Ngoài ra, ông Đức còn cho phép hai hộ gia đình khởi công xây nhà trên lô đất trước ngày tổ chức đấu giá. Sau đó, dưới sự trợ giúp của vị chủ tịch xã, hai hộ gia đình này đã đấu trúng hai lô đất với giá chỉ cao hơn giá khởi điểm 1 triệu đồng.

Không chỉ dừng lại ở đó, với chức danh Chủ tịch xã, ông Hoàng Đức đã đóng dấu treo, ký phiếu thu khống rồi giao cho ông Nguyễn Ngọc Sơn, cán bộ địa chính xã thu tiền làm sổ đỏ của người dân. Tuy nhiên, ông Đức đã câu kết với cấp dưới, không nộp vào ngân sách nhà nước mà tư lợi toàn bộ số tiền này.

Theo điều tra ban đầu của công an huyện Bố Trạch, ông Sơn cùng ông Đức đã bỏ ngoài sổ sách hơn 700 triệu đồng từ tiền thu của 31 hộ dân có nhu cầu làm sổ đỏ. Theo quy định, lệ phí thu làm sổ đỏ cho người dân chỉ 150 nghìn đồng, nhưng ông Sơn đã yêu cầu không ít hộ dân phải nộp đến 80 triệu đồng. Về đầu trang

http://www.nguoiduatin.vn/tin-tuc-bi-thu-quang-binh-tram-chu-tich-xa-vi-long-quyen-a237136.html

Thông tin mới nhất về vụ sai phạm nghiêm trọng ở xã Hoàn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình

(Công An Nhân Dân 20/4, tr7, tác giả Dương Sông Lam)

Người dân cung cấp nhiều thông tin sai phạm của cán bộ xã Hoàn Trạch đến với phóng viên Báo CAND.

Báo CAND phản ảnh về những sai phạm của ông Nguyễn Ngọc Sơn, cán bộ địa chính xã Hoàn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình. Chỉ trong 3 năm bằng hình thức lừa người dân nộp tiền để làm sổ đỏ, Sơn đã thu của người dân hàng tỷ đồng để tiêu xài.

Sở dĩ Nguyễn Ngọc Sơn tự tung tự tác được như vậy là có sự “giúp sức” của ông Hoàng Đức, Chủ tịch UBND xã Hoàn Trạch. Ngày 19-4, trao đổi với phóng viên Báo CAND, lãnh đạo Huyện ủy Bố Trạch khẳng định, Huyện ủy, UBND huyện đang chỉ đạo các cơ quan chức năng gồm Công an huyện Bố Trạch, Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Bố Trạch điều tra, kiểm tra những sai phạm ở xã Hoàn Trạch để xử lý nghiêm theo quy định.

Năm 2012, vợ chồng ông Hoàng Văn Cò ở thôn 6, xã Hoàn Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình mừng như vào hội khi nhận được thông báo lên xã nộp tiền để làm sổ đỏ cho vợ chồng anh con trai là Hoàng Tiến Đạt. Anh Đạt là bộ đội xuất ngũ nên nằm trong diện ưu tiên được cấp đất cùng với hơn 30 hộ nghèo của xã.

Sau khi nộp 15 triệu đồng cho cán bộ địa chính xã Nguyễn Ngọc Sơn, cha con ông Cò mòn mỏi trông chờ nhưng chẳng thấy sổ đỏ đâu, hỏi ông Hoàng Đức, Chủ tịch UBND xã và ông Nguyễn Ngọc Sơn, cán bộ địa chính xã Hoàn Trạch thì ông Cò chỉ nhận được vài lời bâng quơ “chờ đợi đã”.

Ông Nguyễn Hữu Trường, trú thôn 6, xã Hoàn Trạch cũng chạy lên xã để nộp tiền mua đất làm nhà cho con trai là Nguyễn Hữu Trình ra ở riêng. Biết ông Trường có nhu cầu về đất nên Nguyễn Ngọc Sơn cũng thu 25,7 triệu đồng, song đến nay ông Trường cũng chẳng biết đất mình ở đâu. Lên hỏi Chủ tịch xã Hoàng Đức, thì ông Đức trả lời “không biết”.

Hàng loạt hộ gia đình ở Hoàn Trạch có nhu cầu được cấp đất, mua đất để làm chỗ ở đều rơi vào cảnh bị Chủ tịch xã thông báo, cán bộ địa chính thu tiền, nhưng chẳng biết đất mình thế nào, khi nào có sổ đỏ. Khi người dân lên UBND và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bố Trạch hỏi thì mới vỡ lẽ họ đã bị cán bộ xã lừa.

Trong lúc người dân trên địa bàn thiếu chỗ ở thì ông Chủ tịch UBND xã Hoàn Trạch đã mua một lúc 10 lô đất ngay cạnh trung tâm xã. Theo hồ sơ của cơ quan chức năng huyện Bố Trạch, đầu năm 2016, xã Hoàn Trạch có kế hoạch đấu giá một số lô đất trên địa bàn để giúp người dân có nhu cầu mua làm nhà ở.

Lẽ ra, với cương vị là Chủ tịch UBND xã, ông Hoàng Đức phải cho người thông báo công khai đến với người dân. Nhưng có lẽ sợ nhiều người đấu thì giá đất lên cao nên ông Đức lặng lẽ tự mình “đấu” mua lấy 10 lô đất để dành. Trước đó, nhiều người dân đến nộp đơn để đấu thầu mua đất nhưng không được vì bị thông báo hết hồ sơ.

Không những mua một lúc 10 lô mà ông Đức còn tìm cách phải lấy 10 lô sát nhau để khi cần bán cho được giá. Các lô đất của ông Đức có trong danh sách theo số thứ tự số lô đất từ số 60 đến số 69.

Mới đây, xã Hoàn Trạch xây dựng nông thôn mới, trong quá trình làm đường bê tông của xã, người dân thôn 6 họp bầu ra Ban giám sát cộng đồng để giám sát việc làm đường, khi Ban giám sát kiểm tra công trình, có người phản ánh đến ông Nguyễn Đức, Chủ tịch UBND xã, ông Đức đã xuống hiện trường đuổi cả Ban giám sát, kỷ luật Bí thư và Trưởng thôn.

Về những sai phạm của cán bộ xã Hoàn Trạch, ông Nguyễn Văn Thủy, Chủ nhiệm UBND Kiểm tra Huyện ủy Bố Trạch cho biết, hiện Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy đã thu thập đầy đủ hồ sơ, vụ việc liên quan để trình Thường trực Huyện ủy ra thông báo kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với với ông Hoàng Đức. Huyện ủy Bố Trạch cũng đã quyết định không để ông Đức tham gia và vào Hội đồng nhân dân xã Hoàn Trạch khóa tới.

Trao đổi với phóng viên Báo CAND, ông Phan Văn Gòn, Bí thư Huyện ủy Bố Trạch khẳng định: Tập thể lãnh đạo Huyện ủy đã họp bàn về vấn đề sai phạm ở xã Hoàn Trạch như Báo CAND từng phản ánh, quan điểm của lãnh đạo huyện là xử lý nghiêm túc các cán bộ sai phạm, lấy lại niềm tin trong cán bộ và quần chúng nhân dân trên địa bàn.

Còn đối với cán bộ địa chính Nguyễn Ngọc Sơn lừa đảo hàng chục hộ nghèo trên địa bàn xã đã thu lợi bất chính số tiền gần cả tỷ đồng, hiện Công an huyện Bố Trạch đang vào cuộc thu thập nhiều chứng cứ sai phạm và đang hoàn chỉnh hồ sơ để xử lý theo quy định của pháp luật. Về đầu trang

Chủ tịch xã “phù phép” trên 1.000 m2 đất công để dựng nhà cho con gái

(Người Lao Động Online 20/4, tác giả Hoàng Phúc)

ông Hoàng Đức - Chủ tịch UBND xã Hoàn Trạch

Chủ tịch xã cấu kết với cán bộ địa chính “phù phép” biến lô đất công thành đất đã khai hoang để dựng nhà trái phép cho con gái mình.

Trưa 20-4, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Quang Vũ, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình), cho biết theo sự chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Đăng Quang, ngay trong chiều nay (20-4), Ban Thường vụ Huyện ủy sẽ tổ chức họp để tiến hành cách chức đối với ông Hoàng Đức – Chủ tịch UBND xã Hoàn Trạch (huyện Bố Trạch) và yêu cầu Công an huyện Bố Trạch nhanh chóng khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Ngọc Sơn, cán bộ địa chính xã Hoàn Trạch, vì đã có nhiều sai phạm trong quá trình công tác. Đồng thời, Ban Thường vụ Huyện ủy Bố Trạch cũng xem xét cho thôi chức vụ Bí thư Đảng ủy xã đối với ông Trần Thanh Tường để chuyển công tác khác vì thiếu trách nhiệm, có dấu hiệu làm ngơ trước những sai phạm cấp dưới.

Theo đó, trong quá trình công tác, ông Hoàng Đức đã “tự tung, tự tác” dưới sự giúp sức của ông Nguyễn Ngọc Sơn, để thực hiện những hành vi đóng dấu treo, ký phiếu thu khống rồi tự ý thu tiền làm sổ đỏ của người dân bỏ túi riêng chia chác số tiền nói trên mà không nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều tra ban đầu của Công an huyện Bố Trạch cho thấy ông Sơn cùng ông Đức bỏ ngoài sổ sách hơn 700 triệu đồng từ số tiền đã thu của 31 hộ dân. Được biết, theo quy định, lệ phí phu làm sổ đỏ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân chỉ 150.000 đồng, cán bộ địa chính đã yêu cầu không ít hộ dân phải “cống nạp” với số tiền đến 80 triệu đồng.

Ngoài ra, trong năm 2013, ông Hoàng Đức đã tự ý cho con gái làm nhà trái phép trên 1.000 m² đất công. Trước những sai phạm này, năm 2015, ông Đức lại có công văn tham mưu huyện và Sở Tài nguyên - Môi trường cho đấu giá lô đất này với số tiền trên 56 triệu đồng. Để đảm bảo cho con gái đấu trúng thầu, ông Đức làm “khống” giấy tờ xác nhận lô đất này được gia đình khai hoang từ năm 1998 lùi về năm 1991 để không nộp tiền sử dụng đất. Điều tra khác cho thấy ông Đức còn tự ý cho phép 2 hộ gia đình khác khởi công xây nhà trên lô đất trước ngày tổ chức đấu giá rồi “phù phép” cho 2 hộ này trúng 2 lô đất này cao hơn giá khởi điểm chỉ 1 triệu đồng.

Trước những sai phạm đã nêu, vào ngày 19-4, trong cuộc kiểm tra hoạt động bầu cử tại huyện Bố Trạch, ông Hoàng Đăng Quang, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, đã yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Bố Trạch căn cứ các quy định hiện hành xử lý nghiêm đối với những cán bộ trên. Về đầu trang

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/chu-tich-xa-phu-phep-tren-1000-m2-dat-cong-de-dung-nha-cho-con-gai-20160420122010964.htm

“Nghị quyết T.Ư 4 chính là sự kiểm tra, đánh giá mỗi con người”

(Lao Động Online 20/4, tác giả Xuân Hải)

Ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang (Ảnh: X.H)

Ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang đã nói như vậy với báo chí bên lề Hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng do Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức từ ngày 19 - 20.4, tại Hà Nội.

Ông Vinh cho biết: Sau khi tham gia học tập và quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng XII, về địa phương chúng tôi phải rà soát lại Nghị quyết của địa phương, đơn vị mình. Chính nhờ Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI mà trong 5 năm qua, Hà Giang đã lấy lại được hình ảnh của mình. Và trong thời gian tới, Nghị quyết Trung ương 4 là một biện pháp quan trọng để xây dựng Đảng.

“Như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã nêu ra tại hội nghị, có một bộ phận không nhỏ suy thoái. Đó là một bộ phận không thể định lượng được, vì nó ở ngay trong mỗi chúng ta. Bởi trong công tác xây dựng Đảng cũng như bản thân chúng ta, trong một ngày, có một giờ nào đó, chúng ta lúng túng trong công việc, không thể vượt qua thì đó chính là suy thoái, thiếu ý chí. Nghị quyết Trung ương 4 chính là sự kiểm tra, đánh giá trong mỗi con người” – ông Vinh nói.

Nhấn mạnh về việc làm thế nào để đưa nghị quyết vào cuộc sống, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn cho rằng, trong quá trình học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết thì vai trò người đứng đầu hết sức quan trọng. Người đứng đầu không chỉ đôn đốc việc học tập, thực hiện Nghị quyết mà còn phải là người trực tiếp quán triệt, nêu gương trong quá trình thực hiện Nghị quyết. Thời gian qua, một số địa phương như Quảng Bình, Quảng Ninh, các đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã làm rất tốt vấn đề này.

Ông Môn nhấn mạnh, đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân rất rộng lớn. Trong đó, người nông dân là chủ thể để phát triển, sản xuất nông nghiệp; họ cũng là chủ thể xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, trong kỳ này, Hội Nông dân Việt Nam có chương trình hành động, xây dựng người nông dân mới với những tiêu chí mới, gắn liền với quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam, đổi mới mô hình tăng trưởng. Người nông dân mới phải gắn liền với việc xây dựng nông thôn mới, lề lối mới.

Nói về công tác triển khai của Hà Nội sắp tới, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho biết: Sau hội nghị toàn quốc này, Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng XII đến cán bộ chủ chốt của thành phố, sau đó là đến các quận, huyện và Đảng bộ trực thuộc; tiếp đó là đến các cán bộ đảng viên, nhân dân trên địa bàn thành phố.

Theo bà Hằng, Thành ủy Hà Nội đang khẩn trương triển khai 8 chương trình trọng tâm để cụ thể hóa, thực hiện Nghị quyết của Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ TP Hà Nội ở trên các lĩnh vực, như: công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; chương trình phát triển kinh tế; phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; chương trình đầu tư đồng bộ về hạ tầng đô thị; chương trình cải cách hành chính; chương trình đảm bảo an ninh - quốc phòng; chương trình phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm;.. Đó là những nội dung trọng tâm. Trong tháng 4.2016, Thành ủy Hà Nội sẽ thông qua các chương trình công tác lớn và triển khai cụ thể ngay.

http://laodong.com.vn/chinh-tri/nghi-quyet-tu-4-chinh-la-su-kiem-tra-danh-gia-moi-con-nguoi-542741.bld Về đầu trang

Quảng Bình: Hội thảo nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân

(Quochoitv.vn 19/4, tác giả Võ Linh; Đại Biểu Nhân Dân 20/4, tr1, tác giả Xuân Kỳ; Nhân Dân 20/4, tr3)

Tại TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và Nhóm nữ đại biểu Quốc hội Việt Nam tổ chức hội thảo Nữ ứng cử viên đại biểu Quốc hội, HĐND và việc thúc đầy bình đẳng giới khu vực Bắc trung bộ, gồm 6 tỉnh thành từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.

Xin mời xem chi tiết tại video ở link sau:

http://quochoitv.vn/hdnd-cac-cap/2016/4/quang-binhhoi-thao-nu-ung-cu-vien-dai-bieu-quoc-hoihoi-dong-nhan-dan-/126264 Về đầu trang

Bàn giao danh sách chính thức ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021

(Baoquangbinh.vn 20/4, tác giả Đ.V)

Đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh bàn giao biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách chính thức những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 cho đại diện UBBC tỉnh.

Chiều 19-4, Ủy ban MTTQVN tỉnh tổ chức lễ bàn giao biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách chính thức những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 cho Ủy ban bầu cử (UBBC) tỉnh. Dự hội nghị có các đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBBC tỉnh; Trần Văn Tuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN tỉnh, Phó Chủ tịch UBBC tỉnh cùng đại diện các sở, ngành liên quan.

Tại hội nghị, đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN tỉnh đã bàn giao biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách chính thức 8 ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XIV và 83 ứng cử viên đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 cho đại diện UBBC tỉnh, đồng thời đề nghị UBBC tỉnh sớm xem xét, công bố danh sách chính thức ứng cử viên đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh theo từng đơn vị bầu cử để có cơ sở tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử theo đúng tiến độ đề ra.

Thay mặt UBBC tỉnh, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hương đã tiếp nhận biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách chính thức những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021 và hứa sẽ nhanh chóng hoàn tất các công việc để tạo tiền đề thuận lợi cho cuộc bầu cử diễn ra thành công, đạt kết quả cao. Về đầu trang

http://www.baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201604/ban-giao-danh-sach-chinh-thuc-ung-cu-vien-dai-bieu-quoc-hoi-khoa-xiv-va-dai-bieu-hdnd-tinh-nhiem-ky-2016-2021-2134463/

II. Kinh tế

Hội thảo "TTP và FTA- Bối cảnh, xu thế dịch chuyển kinh doanh tại Việt Nam 2016-2018"

(Baoquangbinh.vn 20/4, tác giả Lan Chi)

Tiến sĩ Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương giải đáp những thắc mắc của doanh nghiệp khi gia nhập TTP và FTA tại hội thảo.

Ngày 19-4, Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh đã phối hợp với Trường Đào tạo Doanh nhân PTI tố chức hội thảo “TTP và FTA- Bối cảnh, xu thế dịch chuyển kinh doanh tại Việt Nam 2016-2018”.

Tham gia hội thảo có hơn 200 doanh nhân đại diện cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh ở tất cả các lĩnh vực xây dựng, vận tải, du lịch... Trong đó, có 50 người là giám đốc, nhà quản lý các doanh nghiệp đang theo học lớp Giám đốc điều hành chuyên nghiệp (CEO 01) tại Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên.

Tại buổi hội thảo, Tiến sĩ Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương đã chia sẻ những hiểu biết cơ bản về TTP (Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương) và FTA (Hiệp định thương mại tự do), giúp doanh nghiệp trong tỉnh chủ động cho hội nhập kinh tế quốc tế.

Tiến sĩ Võ Trí Thành cũng chia sẻ với doanh nhân trong tỉnh những phương pháp để thực hiện việc hội nhập TTP và FTA một cách hiệu quả nhất cũng như giải đáp những thắc mắc của các doanh nhân về những vướng mắc có thể gặp phải khi hội nhập vào kinh tế quốc tế.

Được biết, sau buổi hội thảo này, Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên sẽ tiếp tục phối hợp với Trường Đào tạo Doanh nhân PTI mở thêm các lớp Giám đốc điều hành chuyên nghiệp (CEO 02), lớp Nâng cao năng lực quản trị cho quản lý cấp trung (cấp trưởng phòng), lớp Kỹ năng bán hàng hiệu quả. Dự kiến các lớp này sẽ khai giảng vào khoảng tháng 5-2016.

http://www.baoquangbinh.vn/xa-hoi-doi-song/201604/hoi-thao-ttp-va-fta-boi-canh-xu-the-dich-chuyen-kinh-doanh-tai-viet-nam-2016-2018-2134459/ Về đầu trang

III. Xã hội

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: Gấp rút làm rõ hiện tượng cá chết hàng loạt

(VietnamPlus.vn 20/4, tác giả Hùng Võ; Soha.vn 20/4, tác giả B.Bình)

Cá chết hàng loạt tại vùng biển Quảng Bình. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Trước mối lo cá chết hàng loạt tại các vùng biển miền Trung, sáng 20/4, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp khẩn với các đơn vị chức năng liên quan để gấp rút làm rõ nguyên nhân cá chết hàng loạt ở ven biển miền Trung, nhất là 3 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.

Tại cuộc họp, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho biết, ngay sau khi có thông tin về hiện tượng cá chết tại vùng biển Vũng Áng (Hà Tĩnh) và sau đó lan ra vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị, lãnh đạo Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường, Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng với các địa phương làm rõ nguyên nhân cá chết ở trên từng địa bàn.

“Về việc này, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân sẽ chủ trì việc xác định nguyên nhân, đánh giá đúng nguyên nhân và tìm ra giải pháp lâu dài đối với tổ chức và cá nhân để xảy ra sự cố (nếu có) đồng thời cung cấp thông tin về sự việc với các phương tiện thông tin đại chúng,” Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Cũng tại buổi họp, ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, Tổng cục đã cử đoàn công tác (gồm Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường, Cục Kiểm soát ô nhiễm và Trung tâm Quan trắc môi trường) vào phối hợp đến các địa phương phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh trên để lấy mẫu nước, khảo sát hiện trường…

“Hiện, đoàn công tác đang phối hợp với các địa phương tìm hiểu nguyên nhân gây nên hiện tượng cá chết hàng loạt này. Khi chưa có nguyên nhân cụ thể, chúng tôi rất mong người dân không hoang mang. Về phần mình, chúng tôi sẽ phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường cáctỉnh để sớm làm rõ nguyên nhân sự việc và thông tin để người dân yên tâm,” ông Tùng nói.

Về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết. Do đó, các đơn vị chức năng sẽ có trách nhiệm sớm làm rõ nguyên nhân có phải cá chết do ô nhiễm môi trường hay không bằng các chứng minh có cơ sở, luận chứng khoa học rõ ràng. “Khi chưa có cơ sở cụ thể, chúng ta không nên vội nêu nguyên nhân hiện tượng cá chết hàng loạt này do đâu,” Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân nói.

Sau khi nghe báo cáo của các đơn vị chuyên môn, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã chỉ đạo Tổng cục Môi trường chủ trì phối hợp với Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam và các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân sự việc theo nguyên tắc “tìm kiếm vết dầu loang.” Ngoài ra, các đơn vị chức năng cần nhanh chóng nắm rõ tình hình về phạm vi, bán kính, quy mô, của hiện tượng cá chết để tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục…

“Đây là vấn đề dự luận hết sức quan tâm. Thiệt hại của việc cá chết là khá lớn nhưng chúng ta với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cũng cần điều tra kỹ càng, thận trọng, chính xác và tránh phát ngôn khi chưa có kết luận để không làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang hoạt động ở khu vực ven biển này…,” Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh.

Cũng ngay trong sáng 20/4, sau khi có thông tin hiện tượng cá chết hàng loạt đã xảy ra tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân đã chỉ đạo đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương lấy mẫu cá chết, gửi đi phân tích để làm rõ nguyên nhân.

Trước đó, ngày 15/4, Tổng cục Môi trường cũng đã có Văn bản số 799/TCMT-KSMT thành lập đoàn kiểm tra do ông Nguyễn Văn Tài - Tổng cục trưởng làm Trưởng đoàn kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở khu vực Vũng Áng nằm trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Tiếp đến, ngày 19/4, Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường đã có Kế hoạch số 127/KSMT-KNTC về việc khảo sát hiện trạng môi trường ven biển các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình để tiến hành khảo sát từ ngày 20/4.

http://www.vietnamplus.vn/bo-truong-tran-hong-ha-gap-rut-lam-ro-hien-tuong-ca-chet-hang-loat/382143.vnp Về đầu trang

Cảnh báo hiện tượng cá chết hàng loạt tại các vùng biển miền Trung

(VietnamPlus.vn 20/4, tác giả Hùng Võ; Công Lý Online 20/4, tác giả Tuyết Nhung)

Cá chết hàng loạt tại vùng biển Quảng Trị. (Nguồn ảnh: TTXVN)

Liên quan đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại các vùng biển miền Trung, ngày 20/4, trao đổi với phóng viên VietnamPlus, ông Hoàng Dương Tùng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cử cán bộ vào phối hợp với các địa phương lấy mẫu phân tích, xác định nguyên nhân để đưa ra hướng xử lý.

Theo ông Tùng, nguyên nhân dẫn đến cá chết hàng loạt tại 3 vùng biển (Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị) là do nhiều nguồn gây ô nhiễm nhạy cảm khác nhau. Ngoài lý do vi khuẩn gây bệnh, hiện tượng cá chết cũng có thể do yếu tố độc trong môi trường nước như các nhà khoa học dự đoán.

“Tuy nhiên, tại mỗi vùng biển, hiện tượng cá chết khác nhau nên việc xác định nguyên nhân trong vùng biển mênh mông cũng cần phải thận trọng. Hiện tại, chúng tôi cũng đang phối hợp với các đơn vị chuyên môn xác định nguyên nhân để xử lý kịp thời,” ông Tùng nói.

Trước đó, Trung tâm quan trắc Môi trường và bệnh Thủy sản miền Bắc (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng đã có thông báo về nguyên nhân hiện tượng cá chết hàng loạt tại biển Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh), một trong 3 vùng biển xuất hiện cá chết nhiều nhất tại khu vực miền Trung.

Thông báo trên cho biết, sau sự việc cá nuôi lồng và cá tự nhiên chết hàng loạt tại biển Vũng Áng, Trung tâm quan trắc Môi trường và bệnh Thủy sản miền Bắc đã phối hợp các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh và thị xã Kỳ Anh xuống tận hiện trường để kiểm tra, thu mẫu nước, mẫu cá, tìm hiểu nguyên nhân cá chết.

Qua kết quả phân tích một số yếu tố môi trường và nguyên nhân gây bệnh trên cá thu được từ hiện trường, cơ quan chức năng cho rằng vi khuẩn gây bệnh không phải là nguyên nhân gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt tại biển Vũng Áng, mà là do “yếu tố gây độc trong môi trường nước.”

Từ kết quả nghiên cứu, phân tích, chuyên môn, cơ quan chức năng nhận định rằng “yếu tố gây độc trong nước” tại biển Vũng Áng được bắt từ nguồn nước thải chưa được xử lý nhưng được đổ trực tiếp ra sông, biển, hòa lẫn vào nước biển gây ô nhiễm nguồn nước, làm cá bị ngộ độc, chết hàng loạt.

Để khắc phục tình trạng cá chết hàng loạt tại biển Vũng Áng do “yếu tố gây độc trong nguồn nước,” Trung tâm quan trắc Môi trường và bệnh Thủy sản miền Bắc đề nghị các cơ quan chức năng liên quan phải kiểm tra, rà soát lại hệ thống xử lý nguồn nước thải của tất cả các công ty, nhà máy chế biến, khu công nghiệp tại thị xã Kỳ Anh, vùng biển Vũng Áng.

Ngoài ra, cơ quan chức năng địa phương cũng cần phải thực hiện việc quan trắc thường xuyên chất lượng nguồn nước tại đây (bao gồm cả các chất độc từ thuốc, hóa chất nông nghiệp và chất thải công nghiệp), đặc biệt ở các nguồn nước phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản.

Liên quan đến sự việc, như thông tin báo chí phản ánh, từ những ngày đầu tháng Tư đến nay, 14 hộ nuôi cá bè với 18 lồng nuôi các loại (cá như cá hồng, cá bớp, cá giò, cá mú, cá chẽm, cá hồng mỹ) trên vùng biển Vũng Áng thuộc địa bàn thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã bị chết hàng loạt, thiệt hại ước tính trên 1 tỷ đồng.

Dọc theo bờ biển xã Quảng Đông (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) những ngày đầu tháng Tư, người dân cũng đã phát hiện cá biển chết bất thường. Những ngày tiếp theo, tình trạng này lan dần xuống các vùng biển phía nam ở các huyện Bố Trạch, Đồng Hới, Lệ Thủy…

Những ngày gần đây, hiện tượng cá chết hàng loạt tiếp tục xuất hiện tại bờ biển huyện Vĩnh Linh và Gio Linh (tỉnh Quảng Trị). Nhiều người đi dọc bờ biển cho biết đã nhặt hàng chục kilogram cá biển chết trương phình về làm thức ăn cho gia súc. Những con cá chưa chết hẳn được người dân vớt đem bán.. Về đầu trang

http://www.vietnamplus.vn/canh-bao-hien-tuong-ca-chet-hang-loat-tai-cac-vung-bien-mien-trung/382128.vnp

Cá chết bất thường do nước biển ô nhiễm từ Vũng Áng

(News.zing.vn 20/4, tác giả Văn Được - Kim Ngân; Thiennhien.net 20/4; Lao Động Online 19/4, tác giả Lê Phi Long; Giaoduc.net.vn 20/4, tác giả Thủy Phan; Tuổi Trẻ Online 20/4, tác giả Quốc Nam; Thanh Niên Online 19/4, tác giả Trương Quang Nam; Dân Trí 19/4, tác giả Đặng Tài; Cafef.vn 20/4; Hà Nội Mới Online 20/4; Tuổi Trẻ 20/4, tr2, tác giả Quốc Nam; Người Lao Động 20/4, tr7, tác giả Hoàng Phúc – Quang Nhật; Nhân Dân 20/4, tr5+8; Thanh Niên 20/4, tr3, tác giả T.Q.Nam – N.Phúc; Nông Nghiệp Việt Nam 20/4, tr2, tác giả Tâm Phùng)

Theo sở Nông nghiệp tỉnh Quảng Bình, hiện tượng cá chết bất thường là do nước biển bị ô nhiễm ở khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), theo dòng hải lưu lan vào tận Quảng Trị, Huế.

Sáng 20/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Bình cho biết, nguyên nhân hiện tượng cá chết bất thường ở vùng biển ven bờ của tỉnh này "không phải tác nhân vi khuẩn, virus mà do nguồn nước bị ô nhiễm".

Cá chết bắt đầu từ khu công nghiệp Vũng Áng

Trước khi xảy ra ở vùng biển Quảng Đông (huyện Quảng Trạch), cá chết hàng loạt từng được phát hiện ở khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh). Trung tâm quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Bắc (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1) kết luận, cá chết ở Hà Tĩnh do “môi trường nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc trong môi trường”.

Sở Nông nghiệp Quảng Bình đã trao đổi thông tin với cơ quan chuyên môn đồng cấp của Hà Tĩnh và thống nhất kết luận. Theo đó, "dưới tác động của dòng hải lưu Bắc Cực – Xích đạo, nguồn nước ô nhiễm ở Hà Tĩnh bị đẩy vào phía nam gây nên hiện tượng cá chết ven biển Quảng Bình, kéo dài từ bắc xuống nam theo thời gian”.

Dòng hải lưu này đẩy nguồn nước nhiễm độc vào đến vùng biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

Tuy xác định nguồn nước có yếu tố gây độc, song ông Trần Đình Du, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Quảng Bình cho hay, cơ quan chức năng vẫn chưa tìm ra yếu tố cụ thể đó là gì.

Sở Nông nghiệp Quảng Bình khuyến cáo những hộ gia đình nuôi trồng thủy sản tạm dừng lấy nước biển vào ao nuôi cho đến khi không còn hiện tượng cá chết để giảm bớt rủi ro. Sở cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường tìm nguyên nhân cụ thể để phòng tránh.

Dân miền biển hoang mang

Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực Hòn La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất hiện tình trạng này.

Riêng tại Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn.

Công văn báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh gửi lên Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, hiện tượng xảy ra mà không rõ nguyên nhân khiến người dân "hoang mang, lo lắng".

Một số loài thuỷ sản nuôi lồng bè (như cá hồng, cá bống bớp và tôm) và thuỷ sản tự nhiên (như tôm, cá…) chết với số lượng ước tính khoảng 39.000 con. 5.000 m2 ao nuôi tôm, kể cả tôm nuôi công nghiệp có sử dụng nước biển, cũng gặp tình trạng này.

Ngoài ra, một số loài cây như đước, sú và vẹt sống tại khu vực ven biển thuộc xã Kỳ Hà (Kỳ Anh) cũng bị chết.

Báo cáo của Hà Tĩnh cũng chỉ rõ, trên vùng biển và ven bờ của các khu biển thuộc tỉnh đã và đang có nhiều dự án hoạt động đầu tư và sản xuất như Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I, Tổng kho xăng dầu Vũng Áng và Tổng kho khí hoá lỏng LPG.

Những dự án này đều có hoạt động liên quan đến xả thải ra biển.

Hà Tĩnh đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường có các biện pháp yêu cầu các đơn vị có dự án tại khu vực khẩn trương hoàn thành xác nhận công trình bảo vệ môi trường, tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát công trình môi trường, đảm bảo quản lý vệ sinh môi trường.

Trên cơ sở đó, Hà Tĩnh kiến nghị Bộ chỉ đạo, bố trí cán bộ và phương tiện để hỗ trợ kiểm tra, xác định nguyên nhân để có biện pháp phù hợp. Về đầu trang

http://news.zing.vn/ca-chet-bat-thuong-do-nuoc-bien-o-nhiem-tu-vung-ang-post643446.html

Bé gái 8 tuổi bị ngộ độc nghi do ăn cá chết ở Quảng Bình

(Giadinhvietnam.com 20/4, tác giả L.H; Vntinnhanh.vn 20/4, tác giả Ánh Nguyệt; VietQ.vn 20/4, Nguyễn Hương; Người Lao Động Online 20/4, tác giả Q.Nhật- H. Phúc; Nông Thôn Ngày Nay Online 20/4; VTVNews 20/4; Nông Thôn Ngày Nay 20/4, tr6, tác giả Anh Thư; Gia Đình & Xã Hội 20/4, tr16, tác giả Đức Thọ)

Dọc bờ biển Quảng Bình xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ

Trạm y tế xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình xác nhận thông tin, ngày 19/4, đơn vị này tiếp nhận bé Trần Thanh Thủy, 8 tuổi, quê ở xã Quảng Phú, bị ngộ độc thực phẩm nghi do ăn cá chết trước đó.

Sau khi ăn cá vớt trên bờ biển thì bé Thủy bị các triệu chứng như nôn, tiêu chảy... Bệnh nhân đang được các y, bác sỹ truyền nước và theo dõi tại trạm y tế.

Trong vòng 1 tuần qua, nhiều loài cá chết và trôi dạt vào bờ dọc bờ biển khiến người dân Quảng Bình hết sức lo lắng. Cá chết bao gồm các loại cá đục, cá liệt, cá bò, cá phèn...

Sáng 19/4, người dân sống dọc sông Roòn - chảy qua địa phận các xã Quảng Tùng, Quảng Phú (H.Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) tiếp tục phát hiện số lượng rất lớn cá chết nổi trắng bờ sông với mức độ dày đặc.

Chiều tối 19/4, Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình cho biết, kết quả phân tích mẫu nước, mẫu cá bước đầu kết luận, nguyên nhân hiện tượng cá chết hàng loạt là do nguồn nước bị ô nhiễm, có yếu tố gây độc. Tuy nhiên, yếu tố cụ thể nào của môi trường nước làm cho cá chết bất thường vẫn chưa được xác định cụ thể. Về đầu trang

http://www.giadinhvietnam.com/tin-nhanh/be-gai-8-tuoi-bi-ngo-doc-nghi-do-an-ca-chet-o-quang-binh-d92502.html

Đi xem cá biển chết bất thường, 3 người phải đến trạm y tế điều trị

(Nông Thôn Ngày Nay Online 20/4, tác giả Phan Phương)

Người dân đi bắt cá chết dạt vào bờ ở Quảng Bình.

Sáng nay (20.4), trao đổi với PV, y sĩ Lê Thị Tuyết, cán bộ Trạm y tế xã Quảng Phú (Quảng Trạch, Quảng Bình) cho biết, trong 2 ngày qua, liên quan đến hiện tượng cá chết hàng loạt dạt vào bờ, đã có một số người dân địa phương phải đến trạm y tế để điều trị.

Các bệnh nhân gồm: Huỳnh Văn Tài (15 tuổi), Phan Thanh Điệp (26 tuổi), Đặng Thị Mỹ Duyên (21 tuổi), đến trạm y tế trong tình trạng tay chân bị sưng đỏ, đau nhức, ngứa ngáy khó chịu.

Những người này cho biết, trong lúc hiếu kỳ đi xem hiện tượng cá chết hàng loạt dạt vào bờ biển, họ phát hiện có nhiều con cá đuối (còn gọi là cá thờn bơn) đang bơi lờ đờ sát bờ nên lao ra bắt và không may bị gai của nó đâm phải.

Theo y sĩ Tuyết, do gai cá đuối có một lượng độc tố nhỏ nên đã làm vết thương của các nạn nhân sưng tấy, khó chịu. Sau khi thăm khám, trạm y tế đã cho các bệnh nhân uống thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng và họ đã trở về nhà bình thường.

Liên quan đến thông tin chiều 19.4, bé Trần Thanh Thủy (8 tuổi) đến trạm y tế để điều trị vì nghi là ngộ độc do ăn cá chết, y sĩ Tuyết xác định đúng là bé này có đến trạm để điều trị. Tuy nhiên, cháu cũng chỉ bị ngộ độc nhẹ, có triệu chứng nôn chứ không đi ngoài. Tram y tế đã truyền cho cháu Thủy một chai nước, cháu đã đỡ và trở về nhà.

Bà Phạm Thị Lệ (mẹ bé Thủy) cho biết, cháu Thủy không phải ăn cá chết, mà hôm qua cháu có ăn hơi nhiều mực. “Nhà tui làm nghề đi biển, hôm qua cha nó đi biển về, có nhiều mực tươi nên tui ép nó ăn hơi nhiều” - chị Lệ nói.Về đầu trang

http://danviet.vn/tin-tuc/di-xem-ca-bien-chet-bat-thuong-3-nguoi-phai-den-tram-y-te-dieu-tri-674968.html

Dân Quảng Tiến nói chuyện phải đeo khẩu trang, ăn cơm chung với... ruồi

(Giaoduc.net.vn 20/4, tác giả Thủy Phan)

Có những ngày, người dân phải ăn cơm trong màn để tránh ruồi (Ảnh: Thủy Phan)

Mỗi lần đốt rác, mùi hôi nồng nặc bốc vào nhà dân khiến nhiều người phải đeo khẩu trang. Đến bữa ăn, họ phải bỏ tấm dính ruồi xung quanh mâm cơm.

Thực trạng trên diễn ra nhiều năm nay, khiến hàng chục hộ dân ở xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình rất khổ sở khi phải sống gần bãi rác.

Ăn cơm chung với... ruồi

Bãi rác nằm cạnh thôn Văn Hà, xã Quảng Tiến, huyện Quảng Trạch, (Quảng Bình) hoạt động từ năm 2013 đến nay. Từ khi bãi rác này đi vào hoạt động, cuộc sống của hàng chục hộ dân sống gần đó như rơi vào “địa ngục” vì hàng ngày phải sống chung với ruồi, nhặng.

Chúng tôi đến nhà của ông Trần Hoạch (92 tuổi, trú xóm 2, thôn Văn Hà) vào giờ cơm trưa. Bữa cơm của gia đình ông dọn nguyên cả nồi, mỗi người khi gắp thức ăn xong thì nhanh chóng đậy nắp lại.

Ông Hoạch bày tỏ: “Ở đây, chúng tôi ăn cơm không dám dọn mâm, mà cứ để nguyên cả nồi như thế này. Gắp thức ăn xong thì phải đậy luôn nắp nồi lại, chứ không thì ruồi, nhặng sẽ bâu hết vào.

Rồi phải đặt mấy tấm dính ruồi ở xung quanh nồi cơm, không thì chúng bâu lên nắp”.

Theo nhiều người dân, để tránh ruồi, những hộ dân ở đây đều phải đóng cửa gần như 24/24 để ruồi khỏi bay vào nhà. Muốn dọn mâm ăn cơm, chỉ có bữa tối mới dám dọn, nhưng cũng phải chờ đến lúc trời tối mịt, xua hết ruồi trong nhà, đóng cửa, bật điện rồi mới dám ăn.

Thậm chí, những hôm trời âm u, nhiều nhà không chịu nổi phải ăn cơm trong màn. Khổ nhất là nhà nào có hiếu, hỉ hay có giỗ, ruồi nhặng bu đầy mâm cỗ, bay vo ve khắp nhà, nhìn thôi cũng sợ rồi.

“Đi chợ mua thức ăn về mà không làm nhanh để cất, chỉ một tý thôi là đã bị ruồi, nặng bu đầy rồi. Cứ sống thế này, không biết rồi có bị bệnh tật gì không nữa”, bà Tạ Thị Vạc (83 tuổi) than thở.

Chưa có giải pháp

Không chỉ phải chịu cảnh sống chung với ruồi, người dân nơi đây còn chịu đựng mùi hôi thối nồng bốc lên bay vào khu dân cư nặc mỗi khi rác được đốt. Nhiều người không chịu nổi phải đeo khẩu trang, kể cả lúc đang ngồi trong nhà.

Ông Trần Đình Toàn (82 tuổi), nhà ở thôn Vân Hà, cách bãi rác khoảng 300m theo đường chim bay cho biết: “Cứ đến ngày đốt rác là mùi hôi thối bốc lên nồng nặc bay thẳng vào nhà. Dù ngồi trong nhà, nhưng nhiều khi không chịu nổi, tôi phải lấy khẩu trang ra đeo.

Sống ở đây khổ lắm, dù nhà mình có sạch sẽ bằng mấy thì cũng vẫn đầy ruồi. Mỗi lần các con tôi ở xa về, muốn dọn mâm ăn cơm cũng không dám. Có đi mua thuốc diệt ruồi muỗi về phun thì cũng chỉ được một lúc, rồi lại đâu vào đấy”.

Theo tìm hiểu được biết, bãi rác trên có diện tích 10.500 m2, là nơi tập kết rác thải của thị xã Ba Đồn, và nhiều xã ở huyện Quảng Trạch. Mỗi ngày, có hàng chục xe rác được tập kết tới đây.

Phần đất của bãi rác chủ yếu thuộc xã Quảng Lưu (huyện Quảng Trạch), nhưng người dân xã Quảng Tiến phải hứng chịu.

Nhiều người dân sống gần khu vực này cho biết, mỗi ngày có hàng chục chuyến xe chở rác đến điểm tập kết, nhưng có xe lợi dụng khi vắng người, chưa đến nơi họ đã đổ luôn ra đường.

Được biết, quy hoạch ban đầu của bãi rác Quảng Tiến sẽ được thực hiện bằng phương án san lấp. Tuy nhiên, từ khi hình thành bãi rác đến nay, bãi rác này luôn được xử lý thủ công bằng cách đốt cháy.

Theo cán bộ xã Quảng Tiến, cả thôn Vân Hà có khoảng 200 hộ dân thì có khoảng 50-70 hộ tập trung ở xóm 2 và xóm 3 là bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nếu tính theo đường chim bay, những nhà ở gần nhất cách bãi rác khoảng 200 m.

Ông Phan Thanh Hoàn, Phó Chủ tịch xã Quảng Tiến cho biết: “Vấn đề này, chúng tôi đã có phản ánh lên các cấp trong những cuộc họp, tiếp xúc cử tri, nhưng việc xử lí chỉ mới nằm ở khâu đốt rác. Bên huyện cũng có hứa xử lý, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy gì.

Chúng tôi cũng đã cử người rình bắt những đối tượng đổ rác không đúng nơi quy định để xử lý, nhưng họ đổ trộm nên chưa phát hiện hết được ”. Về đầu trang

http://giaoduc.net.vn/xa-hoi/dan-quang-tien-noi-chuyen-phai-deo-khau-trang-an-com-chung-voi-ruoi-post167235.gd

Ngắm hoa Vàng Anh rực rỡ trên quê hương Quảng Bình

(Xây Dựng Online 19/4)

Với những tín đồ “săn hoa”, mùa Vàng Anh bung nở ở suối Moọc thực sự là điểm đến hấp dẫn không thua kém mùa Tam giác mạch ở Hà Giang hay mùa hoa mận ở tận Mộc Châu xa xôi.

Cứ mỗi độ tháng Tư về, hoa Vàng Anh lại bung nở rợp trời trên suối Moọc (Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng). Nơi dòng suối không rõ nguồn phun lên từ chân núi, người ta thấy giữa bạt ngàn màu xanh cây cỏ, nổi bật lên thảm hoa Vàng Anh rực rỡ, bừng sáng như ngọn lửa rừng.

Tháng Tư, từng chùm hoa Vàng Anh lúc lỉu gọi chim về xây tổ. Trong sắc vàng rưng rức, hoa bung nở rợp trời, báo hiệu tiết xuân gần hết, nhường chỗ cho hè sang. Đây cũng là thời điểm suối Moọc hân hoan đón chào du khách gần xa ghé thăm.

Cùng với những ghềnh Chum, ghềnh Chồm, cùng Thạch Tuyền Lan viên với hàng trăm loài lan khoe sắc, thì mùa Vàng Anh bừng thức thực sự là điểm nhấn không thể nào quên.

Một số hình ảnh hoa Vàng Anh ở suối Moọc:

http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/van-hoa-the-thao/ngam-hoa-vang-anh-ruc-ro-tren-que-huong-quang-binh.html Về đầu trang

BĐBP Quảng Bình cứu tàu bị nạn trên biển

(Biên Phòng Online 19/4, tác giả Châu Thành)

Cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Nhật Lệ và cán bộ Quân y BĐBP tỉnh Quảng Bình, đang cấp cứu các thuyền viên bị nạn trên tàu QB 91856 TS. Ảnh: Châu Thành

Vào lúc 8 giờ 10 phút ngày 18-4, Đồn BP Nhật Lệ, BĐBP tỉnh Quảng Bình nhận được tin báo: Tàu QB 91856 TS, do anh Trương Vũ Linh, sinh năm 1989, ở Hà Thôn, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới làm Thuyền trưởng, trên tàu có 8 thuyền viên đang hành nghề đánh bắt hải sản trên vùng biển vịnh Bắc bộ, khu vực biển Quảng Bình (tại tọa độ 19o00'N - 107o40'E) thì bất ngờ gặp gió lốc, tàu lắc mạnh đột ngột, các thuyền viên trên tàu bị va chạm mạnh nên bị thương nặng, yêu cầu các cơ quan chức năng giúp đỡ.

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Đồn BP Nhật Lệ, các lực lượng chức nặng và cán bộ Quân y Trạm xá điều dưỡng BĐBP tỉnh khẩn trương triển khai phương tiện, lực lượng tiếp cận, ứng cứu tàu bị nạn, đồng thời duy trì thông tin liên lạc với chủ phương tiện...

Rất may, tàu QB 91856 TS không bị sóng nhấn chìm, nên không thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, vì sóng to, gió lớn nên công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Sau gần một ngày, đêm túc trực ứng cứu, đến sáng 19-4, khi tiếp cận với tàu QB 91856 TS, thì có 3 thuyền viên bị thương nặng, gồm: Lê Văn Hóa, sinh năm 1986, ở xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch; Hoàng Quang Minh, sinh năm 1993, ở thôn Hà Thôn, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới; Nguyễn Tấn Giang, sinh năm 1986, ở thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới.

Các thuyền viên bị thương nặng được cán bộ, chiến sĩ Đồn BP Nhật Lệ và Quân y BĐBP tỉnh Quảng Bình chuyển sang phương tiện ứng cứu và được chăm sóc y tế, sơ cứu ban đầu, băng bó vết thương và chuyển lên bệnh viện tuyến trên tiếp tục điều trị... Về đầu trang

http://www.bienphong.com.vn/bdbp-quang-binh-cuu-tau-bi-nan-tren-bien/

IV. An ninh – Quốc phòng

Siết chặt quản lý vận tải khách dịp lễ 30/4 - 1/5

(Giao Thông 20/4, tr6, tác giả Quỳnh Anh)

Lực lượng CSGT tăng cường kiểm tra xử phạt vi phạm xe khách chuẩn bị dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.

Để đảm bảo TTATGT dịp 30/4-1/5, Quảng Bình đã siết chặt quản lý chất lượng và ATGT đối với các phương tiện VTHK.

Để đảm bảo TTATGT dịp 30/4 - 1/5, UBND tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành, đơn vị và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện các quy định pháp luật về TTATGT trên các phương tiện thông tin đại chúng; Cảnh báo nguy cơ mất ATGT; Phổ biến các biện pháp phòng ngừa TNGT; Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng; Siết chặt quản lý chất lượng và ATGT đối với các phương tiện vận tải hành khách…

Các sở, ngành và lực lượng chức năng cần tăng cường phối hợp lực lượng, kết hợp TTKS bảo đảm trật tự ATGT và an ninh, trật tự trên các tuyến giao thông, bến xe, bến tàu, bến thuyền; Kiểm tra điều kiện an toàn các công trình kết cấu hạ tầng giao thông; Tăng cường nhân lực, trang thiết bị phục vụ công tác thu phí thuận tiện, nhanh chóng. Cần tăng cường công tác TTKS, xử lý nghiêm các vi phạm giao thông, đặc biệt là công tác TTKS lưu động để nâng cao hiệu quả xử phạt. Về đầu trang

http://www.atgt.vn/quang-binh-tang-cuong-ttks-luu-dong-dip-le-304--15-d146735.html

Quảng Bình: Một kiểm lâm bị đánh

(Nông Nghiệp Việt Nam 20/4, tr19, tác giả Tâm Phùng; Người Lao Động Online 19/4, tác giả Hoàng Phúc; Giáo Dục & Thời Đại Online 19/4, tác giả Vĩnh Quý; Người Lao Động 20/4, tr5, tác giả H/P)

Ngày 19/4, Hạt KL Quảng Ninh (Quảng Bình) cho biết, đã có văn bản báo cáo cơ quan chức năng để điều tra làm rõ các đối tượng có hành vi hành hung cán bộ kiểm lâm khi đang thực thi công vụ.

Trước đó, vào rạng sáng 17/4, anh Nguyễn Sơn Thủy (SN 1971) - trạm phó trạm KL Trường Sơn và anh Hoàng Tuấn Anh (SN 1982) - kiểm lâm viên công tác tại trạm KL Trường Sơn (thuộc Hạt KL huyện Quảng Ninh), đang làm nhiệm vụ tại chốt công tác ở thôn Hồng Sơn - xã Trường Sơn, thì có 2 đối tượng đi xe máy tới xin ngủ nhờ. Khi các anh từ chối thì 2 đối tượng này lên tiếng đe dọa rồi bỏ đi.

Sau đó, có khoảng 7 đối tượng đi xe máy đến dùng lời đe dọa, chửi bới, lăng nhục. Thấy vậy, các anh rời chốt để đến khu dân cư gần đó để xác minh lý lịch các đối tượng. Khi hai anh quay lại chốt gác thì bất ngờ bị 1 đối tượng từ bóng tối xông ra dùng gậy gỗ đánh từ trên đầu xuống bả vai anh Thủy, rồi bỏ chạy.

Nhận được tin báo, Trạm KL Trường Sơn, chính quyền địa phương và lực lượng đồn Biên phòng làng Mô đã đến hiện trường để truy bắt các đối tượng gây án và nhanh chóng đưa anh Thủy đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới. Về đầu trang

Công an TP. Đồng Hới : Bắt 4 đối tượng trộm chó

(Baoquangbinh.vn 19/4, tác giả Trần Tuấn; Đại Đoàn Kết 20/4, tr11, tác giả Xuân Thi)

4 đối tượng tại Cơ quan điều tra Công an TP. Đồng Hới.

Ngày 19-4, Công an TP. Đồng Hới cho biết, đơn vị vừa thực hiện lệnh bắt đối với Hoàng Đỉnh (SN 1987), Bùi Vũ Lâm (SN 1986), trú tại tổ dân phố (TDP) 1, phường Bắc Nghĩa và Đào Văn Quý (SN 1978), trú ở thôn 2 và Nguyễn Tiến Trọng (SN 1988), trú ở thôn 4 xã Nghĩa Ninh, TP. Đồng Hới về hành vi trộm cắp tài sản.

Theo kết quả điều tra ban đầu, thì trước đó vào tối ngày 19-11-2015, nhóm 4 đối tượng Đỉnh, Lâm, Quý và Trọng đã điều khiển 2 xe mô tô 73N9-1559 và 73G1-070.84 cùng với dây thòng lọng đã tiến hành bắt trộm chó nhà bà Phạm Thị Phương, ở TDP Diêm Nam, phường Đức Ninh Đông và tiếp tục gây vụ trộm chó tại nhà bà Bùi Thị Hạ, ở TDP Diêm Bắc 1, phường Đức Ninh Đông, TP. Đồng Hới.

Sau đó, chúng đem bán cho Nguyễn Thị Diệp, ở TDP 14, phường Bắc Lý, TP. Đồng Hới với giá 1 triệu đồng và chia nhau tiêu xài. Theo kết luận định giá thì tài sản bị chiếm đoạt là 2 con chó có trị giá 2,7 triệu đồng.

Trước đó, vào ngày 7-4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Đồng Hới đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố các bị can Đỉnh, Lâm, Quý và Trọng về tội trộm tài sản.

Thời gian gần đây, Công an TP. Đồng Hới đã liên tiếp phát hiện và bắt quả tang nhiều đối tượng trộm chó, tuy nhiên tình trạng trên vẫn không thuyên giảm, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Thủ đoạn của các đối tượng này rất manh động, liều lĩnh không chỉ gây bức xúc dư luận mà còn khiến tình hình an ninh trật tự trở nên phức tạp.

Do đó, người dân bị mất trộm chó hoặc chứng kiến cảnh trộm chó cần bình tĩnh, tránh nhữnh hành vi quá khích, cần kịp thời báo với chính quyền địa phương hoặc cơ quan chức năng xử lý. Về đầu trang

http://www.baoquangbinh.vn/phap-luat/201604/cong-an-tp-dong-hoi-bat-4-doi-tuong-trom-cho-2134439/

V. Điểm tin đã đưa

Trên đoạn QL 1A, đoạn qua xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) chỉ trong 2 ngày đã xảy ra 3 vụ tai nạn khiến 2 người chết tại chỗ, nhiều phương tiện giao thông hư hỏng nặng. (Pháp Luật Việt Nam Online 19/4; VTVNews 19/4; Công An Nhân Dân 20/4, tr1)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

1

1