cÔng ty tnhh vĨ an - quang binh province · web viewtrưởng Đại diện imf khuyến nghị,...

28
BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO (Ngày 31 tháng 8 năm 2016) TIÊU ĐIỂM........................................... 1 1. Thủ tướng: “Nhiều người dân nói chúng ta sử dụng tài sản công còn lãng phí”.......................1 2. Không còn được “vung tay quá trán”, nhiều địa phương kém vui...................................3 3. Chấm dứt tình trạng lãnh đạo tỉnh lên Bộ “xin” giao dự toán thấp.....................................4 CHÍNH SÁCH MỚI...................................... 5 4. Những chính sách mới có hiệu lực kể từ ngày 01/09. 5 5. Dự thảo sửa Thông tư 30 chưa giảm áp lực cho giáo viên, học sinh...................................6 CHỈ THỊ MỚI......................................... 7 6. Cổ phần hóa phải được kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp.....................................7 MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP........................7 7. “Thực hành quản trị công ty ở Việt Nam hầu hết vẫn còn hình thức”...................................7 8. Trưởng Đại diện IMF tại Việt Nam: Tăng trưởng GDP trên 6% là kết quả tích cực......................8 9. Tổng cục Thống kê: Lao động bỏ việc nhà nước ra làm tư nhân ngày một nhiều...........................8 10. Chỉ 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốn ngân hàng........................................9 QUẢN LÝ............................................. 9 11. Chủ tịch nước cảnh báo tất cả sẽ thua nếu xung đột Biển Đông........................................9 12. Thanh tra các vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai trên cả nước....................................10 13. Điểm tên các “ông lớn” nhà nước giấu thông tin, phớt lờ “lệnh” Chính phủ........................11 1

Upload: others

Post on 01-Jan-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

BẢN TIN PHỤC VỤ LÃNH ĐẠO(Ngày 31 tháng 8 năm 2016)

TIÊU ĐIỂM...........................................................................................................11. Thủ tướng: “Nhiều người dân nói chúng ta sử dụng tài sản công còn lãng

phí”...............................................................................................................12. Không còn được “vung tay quá trán”, nhiều địa phương kém vui...................33. Chấm dứt tình trạng lãnh đạo tỉnh lên Bộ “xin” giao dự toán thấp..................4CHÍNH SÁCH MỚI..............................................................................................54. Những chính sách mới có hiệu lực kể từ ngày 01/09.......................................55. Dự thảo sửa Thông tư 30 chưa giảm áp lực cho giáo viên, học sinh...............6CHỈ THỊ MỚI........................................................................................................76. Cổ phần hóa phải được kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp...................7MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP..............................................................77. “Thực hành quản trị công ty ở Việt Nam hầu hết vẫn còn hình thức”.............78. Trưởng Đại diện IMF tại Việt Nam: Tăng trưởng GDP trên 6% là kết quả

tích cực.........................................................................................................89. Tổng cục Thống kê: Lao động bỏ việc nhà nước ra làm tư nhân ngày một

nhiều.............................................................................................................810. Chỉ 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốn ngân hàng...................9QUẢN LÝ.............................................................................................................911. Chủ tịch nước cảnh báo tất cả sẽ thua nếu xung đột Biển Đông......................912. Thanh tra các vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai trên cả nước...................1013. Điểm tên các “ông lớn” nhà nước giấu thông tin, phớt lờ “lệnh” Chính phủ 1114. 2 “siêu Bộ” bị truy trách nhiệm sau thanh tra EVN.......................................1115. Có 18 tỉnh không giao cho ai quản lý kinh tế hợp tác....................................13CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH................................................................................1416. Đà Nẵng: Hẹn giờ giao dịch hành chính qua cuộc gọi và tin nhắn................14QUẢN LÝ NGÂN SÁCH...................................................................................1417. Bội chi ngân sách hơn 111.000 tỷ đồng trong 8 tháng...................................1418. Lần đầu phát hành, Bà Rịa-Vũng Tàu không bán được trái phiếu.................15THẾ GIỚI............................................................................................................1519. Tổng thống Mỹ cam kết thông qua TPP.........................................................15

TIÊU ĐIỂM

Thủ tướng: “Nhiều người dân nói chúng ta sử dụng tài sản công còn lãng ph픓Nhiều người dân nói chúng ta sử dụng còn lãng phí. Vậy giải pháp nào để quản lý tài sản công tốt nhất? Thế hiện nay các công sở sử dụng kém hiệu quả trên cả nước này thì cần biện pháp nào?”, Thủ tướng nói tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 30/8.

1

Page 2: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

Thủ tướng cho rằng, một điều đáng mừng là không khí sản xuất kinh doanh, niềm tin xã hội, niềm tin thị trường được khôi phục một bước rất quan trọng, trong đó, nhiều tỉnh, thành phố tiến hành xúc tiến đầu tư, cải cách, tạo mọi điều kiện cho sản xuất, kinh doanh phát triển. Kỷ cương phép nước được củng cố. Nhiều vụ phá rừng được nghiêm trị. Một số cán bộ vi phạm trên một số lĩnh vực đã được xử lý nghiêm.

“Chúng ta cũng hoan nghênh kết quả mà sẽ được thảo luận sau đây là việc Tổ công tác của Thủ tướng đã đi xuống một số bộ để kiểm tra thực tế việc tổ chức triển khai kết luận của Chính phủ, Thủ tướng, Phó Thủ tướng đạt ở mức độ nào, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm gì trong việc thực hiện giữa lời nói và việc làm”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng cho biết, ngày 29/8, Thường trực Chính phủ đã bàn về việc cổ phần hóa Tổng Công ty Bia Sài Gòn (Sabeco), Tổng Công ty Bia Hà Nội (Habeco) cũng như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), những doanh nghiệp có lợi nhuận lớn, trong đó đã quán triệt tinh thần theo cơ chế thị trường, công khai, minh bạch, đưa lên sàn chứng khoán, đấu giá quốc tế trong nước, công khai cả nhà đầu tư để chống tiêu cực, lợi ích nhóm.

“Tôi nói như vậy để thấy rằng, chúng ta đã công khai, minh bạch một phần rất quan trọng để tạo niềm tin cho mọi nhà đầu tư trong nước và nước ngoài”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng đã đề nghị các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận xem bộ máy có thực sự chuyển động, có hướng về người dân và doanh nghiệp, có tạo nên sự phát triển hay không? “Cả hệ thống chúng ta phải có khát vọng chuyển biến tình hình, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân”, Thủ tướng bày tỏ.

Với tinh thần Chính phủ kiến tạo, Thủ tướng yêu cầu phiên họp này tiếp tục dành thời gian cho công tác xây dựng thể chế, mà theo chương trình làm việc Chính phủ sẽ thảo luận 5 dự thảo luật, 1 nghị định, 1 pháp lệnh và một số văn bản quan trọng khác.

Thủ tướng yêu cầu đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, bảo đảm khả thi, hợp lý, thực sự là Chính phủ kiến tạo, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; phải đánh giá kỹ tác động của chính sách, tiếp thu ý kiến của các đối tượng chịu tác động. Các quy định, chính sách phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng, coi trọng chế tài xử lý vi phạm, thể hiện tính nghiêm minh, răn đe của luật pháp.

Thủ tướng cũng yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận về dự thảo Nghị định về Quy chế làm việc của Chính phủ khóa mới. Đây là nghị định quan trọng, quy định tổng thể các công việc của Chính phủ, Thủ tướng, trong đó

2

Page 3: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

quy định cụ thể trình tự, thủ tục, cách làm theo hướng xác định rõ trách nhiệm cải cách thủ tục hành chính. “Có liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ nhân dân chính là thông qua quy chế này”, Thủ tướng nêu rõ.

Cũng tại phiên họp này, Chính phủ sẽ nghe báo cáo chuyên đề do Bộ Tài chính trình về “Tình hình và giải pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài sản công”, trong đó có các tài sản như công sở, xe công. “Nhiều người dân nói chúng ta sử dụng còn lãng phí. Vậy giải pháp nào để quản lý tài sản công tốt nhất? Thế hiện nay các công sở sử dụng kém hiệu quả trên cả nước này thì cần biện pháp nào?”, Thủ tướng nêu vấn đề và mong muốn các đại biểu góp ý, đưa ra các giải pháp mạnh mẽ, mang tính cách mạng để “người dân thấy rằng Chính phủ chúng ta sử dụng tài sản công hiệu quả nhất vì đây là mồ hôi công sức của nhân dân”.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 dự kiến diễn ra trong 2 ngày rưỡi, từ 30/8 đến sáng 1/9, dành 1 ngày rưỡi để bàn về xây dựng thể chế và 1 ngày bàn về kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2016. (Bizlive.vn 30/8) Về đầu trang

Không còn được “vung tay quá trán”, nhiều địa phương kém vuiMột số địa phương đã bắt đầu phản ứng với Luật Đầu tư công do không còn được quyền “tự tung tự tác” với các dự án đầu tư, tình trạng đã đẩy nền kinh tế xuống hố chỉ vài năm trước.

UBND một tỉnh vừa gửi văn bản lên Bộ KH&ĐT yêu cầu bỏ qua bước phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án có tổng mức đầu tư dưới 15 tỉ đồng. Tương tự, UBND một tỉnh khác lại gửi văn bản đề xuất bỏ qua các bước thẩm định nội bộ với các dự án đầu tư công có tổng mức đầu tư dưới 15 tỉ đồng. Thể hiện tinh thần đang bị trói chân chói tay, công văn này cũng đề nghị sửa luôn Nghị định 136/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 có những quy định chặt chẽ trong đầu tư công.

Những văn bản đòi nới lỏng các điều kiện đầu tư tương tự như trên từ các địa phương đang ngày càng nhiều lên, gây sức ép với Bộ KH&ĐT bất chấp các nguyên tắc về đầu tư công đã được quy định rõ trong Luật Đầu tư công, mà muốn sửa đổi lại thuộc thẩm quyền của Quốc hội.

Bộ KH&ĐT ghi nhận, có 12 nhóm vấn đề từ các địa phương liên quan đến việc triển khai thực hiện Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó phần lớn là những thắc mắc do các quy định mới là quá chặt chẽ. Kể từ khi Luật Đầu tư công chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, toàn bộ quy trình phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư, bố trí vốn kế hoạch, triển khai giải ngân… đều phải tuân thủ các trình tự, thủ tục chặt chẽ hơn trước rất nhiều.

Theo báo cáo công bố tuần trước của Kiểm toán Nhà nước, tình trạng vi phạm các trình tự, thủ tục như Luật Đầu tư công yêu cầu là rất phổ biến ở các bộ,

3

Page 4: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

ngành và địa phương. Chẳng hạn, các địa phương vẫn bố trí vốn cho các dự án chưa đủ điều kiện. Quảng Bình có 455 dự án, Hậu Giang 117 dự án, Đà Nẵng 79 dự án, Nam Định 61 dự án, Cần Thơ 43 dự án.

Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ ra hàng loạt các hạn chế khác như nhiều dự án phải điều chỉnh quy mô do lập quy hoạch không thực tế, không tuân thủ các quy định, phê duyệt khi chưa xác định rõ nguồn vốn,… Báo cáo Kiểm toán Nhà nước, trích số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết nợ đọng xây dựng cơ bản của các bộ, ngành và địa phương đến cuối năm 2014 là gần 97.000 tỉ đồng.

Trích dẫn vài số liệu trả nợ của các cơ quan nhà nước, Kiểm toán Nhà nước khẳng định: “Qua kiểm toán cho thấy đây chỉ là số liệu tổng hợp, không có chi tiết dự án và không có phương án, lộ trình xử lý trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020”.

Tình hình trên cho thấy, các bộ, ngành và địa phương vẫn muốn níu kéo tình trạng “vung tay quá trán” và tỏ thái độ “kém vui” khi bị quản lý chặt.

Trong một động thái bảo vệ tinh thần của Luật Đầu tư công, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đã gửi Công văn số 6561 tới tất cả các Chủ tịch tỉnh. Ông Dũng khẳng định, tinh thần chỉ đạo của Chính phủ cũng như của Bộ KH&ĐT là sẽ vẫn thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành, đảm bảo công tác quản lý đầu tư công một cách chặt chẽ, hiệu quả trong thời gian tới. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 30/8) Về đầu trang

Chấm dứt tình trạng lãnh đạo tỉnh lên Bộ “xin” giao dự toán thấpTại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 diễn ra ngày 30/8, Tổ công tác của Thủ tướng đã báo cáo Chính phủ về kết quả kiểm tra tại Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính.

Theo đó, với Bộ KH&ĐT, theo thống kê trên Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo dõi, từ ngày 1/1 đến 22/8, tổng số nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng giao là 241. Trong số 87 nhiệm vụ đến hạn phải thực hiện, có 73 nhiệm vụ đã hoàn thành, còn 14 nhiệm vụ đã quá hạn chưa thực hiện. Số liệu trên cho thấy, số nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn của Bộ còn nhiều, ngay trong số 73 nhiệm vụ đã hoàn thành có tới 63 nhiệm vụ hoàn thành quá hạn (chiếm 86,3%).

Với Bộ Tài chính, kiểm tra cho thấy, Bộ Tài chính triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao khá tốt, số nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn chỉ chiếm 5% trên tổng số 170 nhiệm vụ được giao. Trong số 100 nhiệm vụ đến hạn phải thực hiện có 95 nhiệm vụ đã hoàn thành, còn 5 nhiệm vụ chưa thực hiện.

Sau khi rà soát, trao đổi trên tinh thần thẳng thắn, khách quan, không né tránh, đoàn kiểm tra đánh giá nguyên nhân của việc chậm tiến độ hoàn thành nhiệm vụ tại hai bộ, có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tổ công tác kiến nghị với

4

Page 5: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

Chính phủ chỉ đạo Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính khắc phục một số hạn chế, yếu kém và tiếp tục làm tốt một số nhiệm vụ.

Đáng chú ý, đối với Bộ Tài chính, Tổ công tác kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính cần có biện pháp nhắc nhở về ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ với một số đơn vị và các công chức được giao triển khai thực hiện nhiệm vụ để quá hạn. Phải chủ động và quyết liệt hơn trong đôn đốc, phối hợp với các bộ, cơ quan trong việc xử lý các vấn đề có tính liên ngành.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính cần tiếp tục thay đổi cách lập, duyệt dự toán thu ngân sách, bảo đảm công khai, minh bạch, sát thực tế. Chấm dứt tình trạng lãnh đạo địa phương lên “xin” giao dự toán thấp để có phần vượt thu cao so với dự toán. Tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ hơn nữa trong lĩnh vực thuế, hải quan, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong lĩnh vực này. Lấy sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả hoạt động của ngành thuế, hải quan.

Đối với 5 nhiệm vụ quá hạn chưa hoàn thành, Bộ trưởng Tài chính trực tiếp chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể đến từng lãnh đạo, chuyên viên của từng đơn vị, xác định rõ thời gian hoàn thành; đồng thời chỉ đạo quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ trong hạn theo tinh thần không chờ đến hạn mới thực hiện.

Theo đó, Bộ cần khẩn trương, tích cực triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thể chế, chính sách, đặc biệt là việc xây dựng Nghị định về chống chuyển giá, trốn thuế, Nghị định về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016-2017…

Đối với các nhiệm vụ có vướng mắc về cơ chế, chính sách hoặc thời gian giao không đảm bảo, không thể thực hiện được do thiếu các điều kiện về nguồn lực thì hai Bộ phải kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng và đề xuất biện pháp xử lý, điều chỉnh, đặc biệt là các nhiệm vụ có tính cấp bách, liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. (Doanhnghiepvn.vn 30/8) Về đầu trang

CHÍNH SÁCH MỚI

Những chính sách mới có hiệu lực kể từ ngày 01/09Tăng 8% lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ, công chức, thẻ tạm trú cho nhân viên lãnh sự nước ngoài có thời hạn đến 5 năm, bổ sung đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu... là những chính sách có hiệu lực kể từ ngày 1/9.

Bổ sung đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 bổ sung đối tượng chịu thuế mới, đó là: Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp

5

Page 6: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/9/2016 và bãi bỏ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005.

Tăng 8% lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ, công chức: Theo Thông tư 23/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH có hiệu lực từ ngày 1/9/2016, mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ xã, phường, thị trấn bắt đầu hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng trong thời gian từ ngày 1/1/2015 đến trước ngày 1/5/2016 được tăng thêm 8%. Như vậy, mức lương hưu, trợ cấp hàng tháng mới của các đối tượng này sẽ bằng mức lương hưu, trợ cấp hiện hưởng nhân với 1,08.

Công chức quản lý thị trường không được sách nhiễu, đòi tiền: Theo Pháp lệnh Quản lý thị trường số 11/2016/UBTVQH13 , công chức quản lý thị trường không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thái độ, cử chỉ, phát ngôn không đúng quy định đối với tổ chức, cá nhân trong khi thi hành công vụ. Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01/09/20/16,

Thẻ tạm trú cho nhân viên lãnh sự nước ngoài có thời hạn đến 5 năm: Có hiệu lực từ ngày 1/9/2016, Thông tư 04/2016/TT-BNG của Bộ Ngoại giao quy định thẻ tạm trú cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức liên Chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc đi cùng có ký hiệu NG3, có thời hạn tối đa là 5 năm và ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.

Xếp lương giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư: Nghị định 117/2016/NĐ-CP đã được Chính phủ ban hành ngày 21/7/2016, trong đó, đáng chú ý là quy định bổ sung về xếp lương đối với giảng viên cao cấp được bổ nhiệm chức danh giáo sư. Thời hạn xét nâng lương của cấp bậc quân hàm/cấp bậc hàm đối với cấp tướng, cấp tá và đại úy là 4 năm; đối với thượng úy là 3 năm. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 15/9/2016.

Quảng cáo hóa chất y tế không có Giấy xác nhận bị phạt đến 20 triệu: Từ ngày 15/09/2016, quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng không có Giấy xác nhận quảng cáo do Bộ Y tế cấp sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng; trường hợp quảng cáo không đúng theo Giấy xác nhận quảng cáo, phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng. Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 115/2016/NĐ-CP của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 15/9. (Trí Thức Trẻ 30/8) Về đầu trang

Dự thảo sửa Thông tư 30 chưa giảm áp lực cho giáo viên, học sinhBộ GD&ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Thông tư 30 trước thềm năm học mới. Có 3 thay đổi quan trọng là đánh giá định lượng bằng ba mức A, B, C; bỏ Sổ theo dõi chất lượng giáo dục để giảm tải cho giáo viên và quy định cụ thể việc khen thưởng.

6

Page 7: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

Hoan nghênh tinh thần lắng nghe của Bộ khi sửa thông tư 30, thầy Hải, giáo viên lớp 4 cho biết, việc đánh giá chất lượng học tập theo 3 mức A, B, C với hướng dẫn ngoài nhận xét của giáo viên còn phụ thuộc điểm kiểm tra cuối kỳ, cuối năm đạt 9 trở lên, gây rắc rối. Học sinh và phụ huynh sẽ ngầm hiểu mức A là điểm 9-10, mức B là 7-8 và mức C là dưới 7. Chỉ có 3 mức sẽ vô tình đánh đồng học sinh dưới 7 điểm đều là mức C, dưới và trên trung bình, như vậy không hợp lý.

Dự thảo quy định bỏ Sổ theo dõi chất lượng giáo dục, nhưng lại thêm Sổ tay ghi chép giáo viên. Hồ sơ học sinh sẽ chỉ còn học bạ, Bảng đánh giá và Sổ ghi chép, tưởng nhẹ hơn mà không nhẹ. Liệu cuốn sổ này có bắt buộc giáo viên phải có hay không? Bộ nói là kiểm tra khi cần thiết nhưng cấp quản lý cơ sở vẫn sẽ kiểm tra thường xuyên. Khi đó, giáo viên lại có thêm áp lực và phải dành thời gian "làm đẹp" sổ để không bị phê bình.

Học bạ trước đây ghi điểm kỳ 1, kỳ 2 và nhận xét chung cả năm. Học bạ mới theo dự thảo Thông tư 30 có phần điểm và nhận xét môn các học kỳ 1, 2. Tinh thần của Bộ là muốn học sinh được nhận xét tỉ mỉ hơn. "Nhưng học bạ được nhà trường giữ suốt 5 năm, không được trả về nhà và khi nào học sinh chuyển cấp thì cũng chuyển theo. Thầy cô giáo có nhận xét kỹ, phê hay, phê sát thực tế thì phụ huynh đâu có đọc được, làm sao biết con tiến bộ như thế nào", thầy nói và cho biết, rất nhiều giáo viên mong muốn trong học bạ chỉ cần nhận xét như trước đây.

Thầy Hải phân vân, dự thảo sửa đổi không nói rõ sẽ góp ý trong thời gian bao lâu, nếu quá gấp gáp thì không có hiệu quả rồi lại phải sửa. "Có ý kiến nói rằng giáo viên phản ứng với Thông tư 30 vì ngại thay đổi. Nhưng chúng tôi là những người trực tiếp đứng lớp và hiểu rõ những bất cập khi quy định này đi vào thực tế. Nếu quy định tốt, nhân văn và giảm nhẹ áp lực thì tội gì giáo viên không thực hiện?", giáo viên này đặt câu hỏi.

Hoan nghênh việc Bộ Giáo dục tiếp thu góp ý và đưa ra dự thảo sửa đổi, song Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng những điều cơ bản thì chưa sửa được. Thứ nhất, dự thảo sửa đổi vẫn kiên trì quan điểm "không cho điểm, vì sợ gây áp lực đối với học sinh". Trong khi điểm là cách đánh giá định lượng, đảm bảo chính xác, rõ ràng nhất.

Để điểm số không gây áp lực lên trẻ nhỏ, thầy cô có thể áp dụng một số biện pháp như: không cho điểm những bài chưa đạt mà hướng dẫn các em làm lại để đạt yêu cầu và khi đó mới cho điểm; ghi nhận mỗi sự tiến bộ của học sinh bằng điểm cao hơn lần trước để động viên; chỉ công bố trước lớp những điểm khá, giỏi để động viên học sinh khá, giỏi và khuyến khích em khác vươn lên, còn những em chỉ đạt điểm trung bình trở xuống thì giáo viên thông báo riêng với cha mẹ để không tạo sự so sánh, mặc cảm ở các em.

7

Page 8: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

Thứ hai, dự thảo sửa đổi thông tư tuy có bổ sung quy định tổng hợp kết quả đánh giá thường xuyên về học tập bằng ba mức A, B, C, nhưng mỗi học kỳ chỉ có một lần xếp loại thì quá ít. Nhiều bậc cha mẹ "trở tay không kịp" nếu đến tận cuối học kỳ mới biết kết quả học tập của con. Bên cạnh đó, dự thảo cũng không cho biết mối quan hệ giữa xếp loại A, B, C này với kết quả bài kiểm tra được đánh giá theo thang điểm 10 như thế nào?

Thứ ba, việc đánh giá phẩm chất của học sinh bằng xếp loại A, B, C là phù hợp, nhưng căn cứ rất mơ hồ. Ví dụ, mức A là "nhận thức đầy đủ, làm tốt, hứng thú, tự tin" thì không biết nhận thức đầy đủ là cái gì; làm tốt là làm tốt việc gì; và hứng thú là hứng thú với chuyện gì?

Dự thảo sửa đổi bỏ yêu cầu giáo viên ghi nhận xét hàng ngày vào Sổ theo dõi chất lượng giáo dục là việc nên làm. Nhưng nếu thay nó bằng ghi nhận xét vào sổ tay giáo viên thì cũng nên quy định cụ thể hơn để tránh việc cấp quản lý thường xuyên kiểm tra hoặc lấy việc ghi sổ làm tiêu chí thi đua, gây áp lực "làm đẹp" sổ. (Vnexpress.net 30/8) Về đầu trang

CHỈ THỊ MỚI

Cổ phần hóa phải được kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệpVăn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, doanh nghiệp do các tập đoàn kinh tế nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) có mức vốn chủ sở hữu trên 5.000 tỷ đồng thực hiện cổ phần hóa nhưng chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa phải được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán kết quả định giá doanh nghiệp và xử lý các vấn đề về tài chính trước khi định giá doanh nghiệp.

Các trường hợp cần thiết khác không phân biệt quy mô vốn chủ sở hữu, Thủ tướng đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán theo quy định của Luật Kiểm toán Nhà nước.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính trước ngày 15/9 nghiên cứu, đề xuất các trường hợp thí điểm thuê các công ty kiểm toán, tư vấn định giá quốc tế đã hoạt động ở Việt Nam, thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp, giá khởi điểm và sử dụng kết quả này thực hiện chào bán cổ phần ra quốc tế. (Website Chính Phủ 30/8) Về đầu trang

8

Page 9: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ – HỘI NHẬP

“Thực hành quản trị công ty ở Việt Nam hầu hết vẫn còn hình thức”“Thực hành ‘quản trị công ty tốt” tại Việt Nam đang ở mức độ khá là thấp so với các nước trong khu vực. Theo Kết quả thẻ điểm Quản trị công ty ASEAN (năm 2011- 2012- 2013, 2014), Việt Nam đứng ở mức thấp nhất (sau Indonesia, Malaysia, Phillippines, Singapore, Thái Lan), Việt Nam không có mục nào đạt trên 50 điểm trong 5 nguyên tắc lớn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD.”

Ông Bùi Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Quản lý Kinh doanh Chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục nhấn mạnh, “so với Thái Lan với mức 78 điểm – 80 điểm thì Việt Nam chỉ có 42 điểm, đây vị trí của rất thấp,” tại Hội thảo Bộ quy tắc về Quản trị công ty, do Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) phối hợp tổ chức, ngày 29/8.

Trên thực tế nếu so với 10 năm trước đây, quản trị công ty của các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, với những bước tiến trong về việc xác lập các quyền cơ bản của cổ đông, xác định các cơ chế để bảo vệ các quyền lợi cơ bản này hay như điều lệ doanh nghiệp, trình tự tổ chức đại hội cổ đông, công bố thông tin, tính độc lập của Hội đồng quản trị.

Song, ông Hải lại thẳng thắn chỉ ra, thất vọng lớn nhất chính là sự tuân thủ, bởi quản trị công ty ở Việt Nam vẫn còn mang tính hình thức. Phần lớn các công ty chỉ tuân thủ theo yêu cầu của Luật pháp và do có chế tài. Cụ thể, không ít công ty mặc dù đã đáp ứng các yêu cầu Luật, có thành viên Hội đồng quản trị không điều hành, nhưng thực chất những người này có vai trò gì trong Hội đồng quản trị hay không vẫn là câu hỏi lớn.

Không chỉ có vậy, “Luật yêu cầu phải công bố thông tin, song không thể quy định chi tiết thông tin như thế nào là tốt - không tốt, vì vậy nhiều công ty cứ công bố thông tin song công chúng thực chất không biết doanh nghiệp muốn công bố thông tin về điều gì. Thêm vào đó, quy định doanh nghiệp phải có quy chế về quản trị nội bộ, mặc dù hầu hết các doanh nghiệp đều có nhưng khi triển khai nhiều doanh nghiệp lại không thực hiện trình tự thủ tục này,” ông Hải chỉ ra. (Vietnamplus.vn 29/8) Về đầu trang

Trưởng Đại diện IMF tại Việt Nam: Tăng trưởng GDP trên 6% là kết quả tích cựcChiều 30/8, tiếp ông Jonathan Dunn, Trưởng Đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ Việt Nam cam kết cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

9

Page 10: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự giúp đỡ hiệu quả, thiết thực của IMF đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực cải cách tài chính-ngân hàng, quản lý nợ công, cải cách doanh nghiệp Nhà nước… đồng thời bày tỏ hy vọng, trong quá trình phát triển đất nước thời gian tới, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ hiệu quả của IMF trong tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô.

Trưởng Đại diện IMF khẳng định cam kết mạnh mẽ của IMF trong việc hợp tác chặt chẽ với các cơ quan liên quan của Việt Nam đưa ra những khuyến nghị về chính sách vĩ mô giúp Chính phủ Việt Nam phát triển kinh tế đúng mục tiêu và định hướng.

“Chúng tôi đánh giá cao chương trình cải cách của Việt Nam như tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, cũng như sự quan tâm của Ngài đối với khu vực tư nhân. Có thể nói, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều thách thức thì Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng trên 6% là kết quả tích cực”, ông Jonathan Dunn bày tỏ.

Trưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong giai đoạn mới, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt nợ công, hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, cải cách DNNN. (Đầu Tư 30/8) Về đầu trang

Tổng cục Thống kê: Lao động bỏ việc nhà nước ra làm tư nhân ngày một nhiềuTừ số liệu của Tổng cục thống kê, có thể thấy đang có sự dịch chuyển lao động từ khu vực Nhà nước sang khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo đó, tại thời điểm 1/8, số lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, lao động trong khu vực doanh nghiêp nhà nước giảm 0,7%, trong khi khu vực ngoài nhà nước tăng 1,9% còn khu vực FDI tăng tận 8,1%.

Tổng cục Thống kê cũng cho biết tại thời điểm trên, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng giảm 4,8% so với cùng thời điểm năm trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là bởi ngành khai khoáng đang trong cơn thoái trào, gặp nhiều khó khăn, bất lợi.

Trái ngược với tình hình lao động trong ngành khai khoáng, lượng lao động trong ngành chế biến, chế tạo tăng 5,7%; ngành cung cấp nước, xử lý rác thải, nước thải tăng 3,4%; ngành sản xuất, phân phối điện bằng mức cùng thời điểm năm trước.

Tính đến thời điểm 1/8/2016, Thái Nguyên là địa phương có lượng lao động của các doanh nghiệp lớn tăng cao nhất là 34%; tiếp đến là Hải Phòng tăng 12,7%;

10

Page 11: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

Đồng Nai và Bình Dương cùng tăng 7,2%; Vĩnh Phúc tăng 6,2%; Bắc Ninh tăng 3,6%; Đà Nẵng tăng 3,1%; Hải Dương tăng 2,7%; Quảng Nam tăng 2,4%; Bà Rịa - Vũng Tàu tăng 1,9%; Hà Nội tăng 1%; thành phố Hồ Chí Minh tăng 0,6%; Quảng Ninh giảm 0,3%; Quảng Ngãi giảm 3,4%. (Trí Thức Trẻ 30/8) Về đầu trang

Chỉ 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa được tiếp cận vốn ngân hàngĐây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo "Giải pháp tài chính để tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp vào chuỗi giá trị toàn cầu trong bối cảnh hội nhập mới" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 30/8 tại Hà Nội.

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, cả nước với gần 600.000 doanh nghiệp, trong đó 96% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có một thực tế là phần lớn sự hiểu biết của các doanh nghiệp nhỏ và vừa về hội nhập còn chưa có hệ thống. Doanh nghiệp không biết sẽ phải làm cái gì, làm từ đâu và làm như thế nào? Trong đó, 3 cản trở lớn nhất đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đó là: vốn, trình độ nguồn nhân lực và công nghệ. Việc chỉ có 30% các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn qua kênh ngân hàng, nguyên nhân chính được chỉ ra đó là do hiện nay hầu hết các doanh nghiệp thiếu kinh nghiệm, không đủ tài sản đảm bảo, báo cáo tài chính không minh bạch đầy đủ.

Thông qua hội thảo, các chuyên gia tài chính cũng đưa ra các giải pháp như cần phải tạo chuỗi liên kết để phát triển, cải thiện các yếu tố đầu vào sản xuất đối với các doanh nghiệp. Cùng với đó, các Bộ, ngành, Hiệp hội nghề cũng cần đẩy mạnh việc triển khai thực hiện nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Có như vậy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam mới có thể hoàn thiện và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ. (VTV.vn 30/8) Về đầu trang

QUẢN LÝ

Chủ tịch nước cảnh báo tất cả sẽ thua nếu xung đột Biển Đông"Nếu chúng ta cho phép bất ổn xảy ra, đặc biệt là trong trường hợp xung đột vũ trang, sẽ không có người thắng hay kẻ thua, mà tất cả đều sẽ thua", AFP dẫn lời Chủ tịch nước ngày 30/8 nói tại chương trình Đối thoại Singapore lần thứ 38 do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) tổ chức.

Phát biểu trước các nhà ngoại giao, học giả và sinh viên tại Singapore, Chủ tịch nước cho rằng Biển Đông không chỉ đem lại nhiều lợi ích quan trọng cho các nước trong khu vực mà còn là tuyến đường thiết yếu đối với vận tải hàng hải và hàng không của thế giới. Tuy nhiên, những diễn biến đáng quan ngại tại đây "tác động tiêu cực đến môi trường an ninh khu vực, đặc biệt là an ninh và an toàn hàng hải, tự do đi lại trên biển và trên không", Chủ tịch nước khẳng định.

11

Page 12: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông bằng "đường lưỡi bò" tự vẽ ra, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng. Nước này đã xây dựng đảo nhân tạo, đường băng có khả năng chứa máy bay quân sự cùng nhiều cơ sở khác trên các đá, bãi ngầm ở khu vực. Hoạt động của Trung Quốc cũng vấp phải sự chỉ trích kịch liệt từ nhiều nước, trong đó có Mỹ.

Tòa Trọng tài hôm 12/7 đã ra tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò".

Trong chuyến thăm Singapore từ 28 đến 30/8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khẳng định lập trường chung của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc giải quyết các tranh chấp ở khu vực, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn ở Biển Đông.

Hai lãnh đạo cũng nhất trí thúc đẩy giải quyết các tranh chấp ở khu vực này bằng mọi biện pháp hòa bình, cùng các bên thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử (COC). (Vnexpress.net 30/8) Về đầu trang

Thanh tra các vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai trên cả nướcThủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt “Đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020”. Mục tiêu của đề án là tăng cường phát hiện và xử lý dứt điểm các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai, nhằm chấn chỉnh, tăng cường quản lý nhà nước về đất đai.

Theo kế hoạch, năm 2016, đề án sẽ thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý đất đai của UBND các cấp trên phạm vi cả nước; năm 2017, tập trung thanh tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai; năm 2018, thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu kinh tế.

Đến năm 2019, đề án tập trung thanh tra việc quản lý, sử dụng đất tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài khu công nghiệp và năm 2020, thanh tra việc chấp hành pháp luật đất đai trong việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

Dự kiến, "đề án tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020" sẽ được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước từ tháng 1/2016 - 12/2020. (VTV.vn 30/8) Về đầu trang

Điểm tên các “ông lớn” nhà nước giấu thông tin, phớt lờ “lệnh” Chính phủBộ KH&ĐT vừa có báo cáo việc thực hiện Nghị định 81 của Chính phủ quy định phải công khai thông tin về tình hình doanh nghiệp của các doanh nghiệp Nhà nước.

12

Page 13: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

Đáng chú ý, tính đến 31/7, trong số 31 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước phải thực hiện công bố thông tin, song chưa có doanh nghiệp nào thực hiện công bố đầy đủ các nội dung theo quy định Nghị định 81. Chỉ duy nhất có doanh nghiệp Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) thực hiện công bố 6/7 báo cáo đến thời hạn công bố.

Còn lại, các doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba), Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafe), Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (Vinafood 1), Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Thiết bị y tế Việt Nam là những đơn vị chưa thực hiện công bố công khai bất cứ một nội dung nào về công bố thông tin theo quy định.

Bộ KH&ĐT cho biết, sau 9 tháng kể từ khi Nghị định 81 có hiệu lực, kết quả công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước đang cho thấy nhiều doanh nghiệp không công bố theo quy định.

Việc này ảnh hưởng đến việc giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một trong những nội dung quan trọng công bố thông tin là về tình hình tài chính, cơ cấu và sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, do đó việc chậm trễ công bố thông tin ảnh hưởng đến kế hoạch tái cơ cấu các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước...

Về quy định xử phạt, Nghị định 81 nêu rõ, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước áp dụng hình thức khiển trách hoặc cảnh cáo người quản lý doanh nghiệp trong trường hợp vi phạm các quy định như: Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng thời hạn các quy định về công bố thông tin; nội dung công bố thông tin không trung thực theo quy định tại Nghị định.

Trong trường hợp người đại diện vốn Nhà nước, Chủ tịch Tập đoàn, Tổng Công ty không kịp thời đưa ra các ý kiến chỉ đạo, khuyến nghị, giải pháp, dẫn đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, gây thất thoát vốn nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước áp dụng hình thức kỷ luật từ hạ bậc lương đến buộc thôi việc và kiến nghị cơ quan chức năng xử lý hình sự đối với người quản lý doanh nghiệp. (Bizlive.vn 30/8) Về đầu trang

2 “siêu Bộ” bị truy trách nhiệm sau thanh tra EVNTheo một nguồn tin, Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa có báo cáo gửi Thủ tướng về xử lý kết luận thanh tra tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Mặc dù ghi nhận EVN đã khắc phục các tồn tại theo kết luận, nhưng cơ quan này cho rằng 2 Bộ: Công Thương, Tài chính vẫn chưa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm về trách nhiệm của các bộ này với một số tồn tại và khuyết điểm đã nêu.

Báo cáo này nhằm làm rõ việc thực hiện các kết luận hậu thanh tra năm 2013 tại EVN. Tại thời điểm đó, Thanh tra Chính phủ đã kết luận một số sai phạm của

13

Page 14: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

EVN về đầu tư ra ngoài ngành, mua xe công vượt tiêu chuẩn, định mức... với số tiền hàng trăm tỷ đồng. Riêng về khoản nợ 7.000 tỷ đồng với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), tính đến tháng 12/2015, EVN cũng đã thanh toán toàn bộ khoản nợ của mình cho Tập đoàn này.

Theo Thanh tra Chính phủ, cho đến nay, về các khoản chi sai quy định của EVN, Tập đoàn này cơ bản đã khắc phục, thực hiện đúng yêu cầu của đoàn thanh tra. Tuy nhiên, cả 2 Bộ: Công Thương và Tài chính đều chưa thực hiện các yêu cầu của cơ quan thanh tra.

"Bộ Công Thương chưa tổ chức kiểm điểm rút kinh nghiệm về trách nhiệm của Bộ đối với một số tồn tại, khuyết điểm đã nêu tại kết luận thanh tra", báo cáo gửi Thủ tướng do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh nêu.

Thanh tra Chính phủ cũng cho biết, Bộ Công Thương chưa thực hiện rà soát những việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ này với tổ chức, hoạt động của EVN nhằm tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy thực hiện tốt các nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh và tái cơ cấu với tập đoàn này.

Bộ Công Thương cũng được Thanh tra Chính phủ nhắc chưa làm đúng trách nhiệm khi chưa thực hiện nhiều việc khác đã nêu trong kết luận thanh tra như chưa chỉ đạo EVN đề xuất các biện pháp xử lý công nợ khi bàn giao Tổng công ty Truyền tải điện và 5 Tổng công ty điện lực với các đối tác ngân hàng và EVN; chưa ban hành khung giá phát điện phù hợp với lộ trình các cấp độ phát triển của thị trường điện, chưa ban hành khung giá bán buôn điện theo lộ trình.

"Bộ Công Thương chưa chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh kiểm tra, rà soát điều kiện kinh doanh, an toàn lưới điện và giá bán điện cho người dân địa phương do các Tổ chức dịch vụ bán lẻ điện năng ngoài EVN bán và đề xuất biện pháp xử lý", văn bản gửi Thủ tướng của Thanh tra Chính phủ nêu.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng nhắc việc từ khi ban hành kết luận thanh tra đến nay, đã gần 2 năm nhưng Bộ Công Thương vẫn chưa chỉ đạo Cục Điều tiết điện lực và các cá nhân có liên quan kiểm điểm, xử lý theo thẩm quyền trong việc không trả lời báo cáo giải trình của EVN về giá bán buôn điện bình quân, giá truyền tải điện trước đây.

Về phía Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng, Bộ này cũng chưa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm về trách nhiệm của Bộ này với một số tồn tại, khuyết điểm được nêu trong kết luận thanh tra trước đây; chưa thực hiện rà soát những việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ này đối với tổ chức, hoạt động của EVN.

Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ cũng ghi nhận Bộ Tài chính đã thực hiện một số kết luận của đoàn thanh tra như đã đề xuất xử lý số tiền mua ô tô vượt qui

14

Page 15: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

định với giá trị trên 5,22 tỷ đồng (trong đó EVN là 3 tỷ đồng và một tổng công ty trực thuộc là 2,2 tỷ đồng). Nhưng Bộ Tài chính được cho là vẫn chưa đề xuất xử lý số tiền trên 3,1 tỷ đồng do thẩm định tiền lương của Hội đồng thành viên, Tổng giám dốc EVN năm 2010 chưa đúng ý kiến của Thủ tướng.

Bộ Tài chính được ghi nhận đã thực hiện rà soát, xử lý các khoản chi phí xây dựng nhà ở, nhà quản lý vận hành của 6 dự án nguồn điện của EVN, theo đó, các chi phí đầu tư cho các công trình phúc lợi như nhà trẻ, bể bơi, sân tennis...không được Bộ Tài chính cho tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh mà phải dùng Quỹ phúc lợi hoặc các nguồn tài trợ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân để đầu tư. (Dân Trí 30/8) Về đầu trang

Có 18 tỉnh không giao cho ai quản lý kinh tế hợp tácThông tin được ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đưa ra tại buổi làm việc với Phó thủ tướng Vương Đình Huệ. ngày 29/8.

Báo cáo của ông Cự cũng cho thấy quản lý Nhà nước về kinh tế hợp tác, hợp tác xã chưa tập trung, còn phân tán, manh mún, tách rời từ Trung ương đến địa phương. Công tác tham mưu được giao cho các sở, ngành khác nhau, vì vậy thiếu sự thống nhất, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Cụ thể, có 14 tỉnh giao cho Sở NN&PTNT; 18 tỉnh giao cho Sở KH&ĐT; 13 tỉnh giao cho Liên minh Hợp tác xã tỉnh và 18 tỉnh chưa giao cụ thể cho cơ quan nào quản lý kinh tế hợp tác.

Bên cạnh đó, hành lang pháp lý còn bó hẹp, cơ chế chính sách không đồng bộ, thiếu hấp dẫn, không đi vào cuộc sống. Nghị định riêng về hợp tác xã nông nghiệp không ra đời được, rất nhiều chính sách ưu đãi theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012 không được cụ thể hóa nên khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại…

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, một trong những nguyên nhân khiến hợp tác xã phát triển chưa tương thích với tiềm năng một phần là do nhận thức. “Tư duy hợp tác xã kiểu cũ vẫn lởn vởn đâu đó, người ta không mặn mà với mô hình này. Mô hình hợp tác xã kiểu mới hoàn toàn khác hợp tác xã kiểu cũ, không những không thủ tiêu kinh tế hộ mà còn là một tổ chức làm gia tăng giá trị của kinh tế hộ”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng khẳng định nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, người dân chưa đầy đủ, bản thân hợp tác xã không phải là doanh nghiệp, trong hợp tác xã có thể có doanh nghiệp, cần nghiên cứu nhu cầu, điều kiện nào phát triển doanh nghiệp trong hợp tác xã, để đóng góp vào mục tiêu phát triển 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020, theo Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ.

15

Page 16: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

Do đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Nội vụ, Bộ KH&ĐT giúp Chính phủ, Thủ tướng sớm kiện toàn năng lực, chức năng quản lý nhà nước với lĩnh vực kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã theo hướng Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh tế tập thể, giao cho Bộ KH&ĐT giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về hợp tác xã và Liên minh Hợp tác xã.

Tới đây, Chính phủ sẽ xây dựng nghị định khung về các bộ, cơ quan ngang bộ và quy định chi tiết, cụ thể chức năng, nhiệm vụ của Bộ KH&ĐT, các bộ có liên quan, UBND các cấp. Bộ Nội vụ phải quán triệt được tinh thần này trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức năng quản lý nhà nước của Bộ KH&ĐT và các bộ. Các Nghị định này Thủ tướng đang chỉ đạo quyết liệt, chậm nhất quý IV/2016 hoàn thành, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ.

Trước thực trạng 18 tỉnh “không biết giao cho ai quản lý kinh tế hợp tác”, Phó Thủ tướng chỉ đạo phải sớm chấm dứt tình trạng thiếu thống nhất và thiếu rõ ràng; giao hai Bộ Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư sớm giúp Chính phủ củng cố, tăng cường bộ máy quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể từ Bộ KH&ĐT, Sở KH&ĐT và Phòng kinh tế các quận, huyện, nhiệm kỳ này phải chấm dứt tình trạng chức năng, nhiệm vụ có nhưng triển khai thiếu đầy đủ, không quyết liệt.

“Quan trọng không phải là bao nhiêu người mà quan trọng là đã có bộ máy và củng cố lại trên cơ sở biên chế hiện có. Cho nên nói là cho tôi một tổ chức, tôi có thể xoay chuyển mọi thứ”, Phó Thủ tướng khẳng định. (Bizlive.vn 30/8) Về đầu trang

CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH

Đà Nẵng: Hẹn giờ giao dịch hành chính qua cuộc gọi và tin nhắnTừ ngày 1/9, ba Sở Xây dựng, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng sẽ thí điểm tiện ích hẹn giờ giao dịch hành chính với công dân qua cuộc gọi và tin nhắn đến tổng đài.

Hẹn giờ giao dịch là tiện ích không bắt buộc. Thay vì chờ đợi đến lượt giải quyết các thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả lời kết quả của các sở (đặt tại tầng 1 Trung tâm hành chính Đà Nẵng), công dân có thể gọi điện hoặc nhắn tin hẹn giờ đến giao dịch.

Sau 10 phút kể từ thời điểm hẹn giao dịch nếu tổ chức, công dân không đến thực hiện giao dịch thì lịch hẹn sẽ tự động được hủy. Theo Trung tâm thông tin dịch vụ công Đà Nẵng, tiện ích này giúp tiết kiệm thời gian chờ đợi của tổ chức, công dân cũng như thuận tiện hơn cho cơ quan đơn vị trong cung ứng dịch vụ công, giảm tình trạng ùn tắc tại các điểm giao dịch. (Vnexpress.net 30/8) Về đầu trang

16

Page 17: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH

Bội chi ngân sách hơn 111.000 tỷ đồng trong 8 thángTheo Tổng cục Thống kê, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2016 ước tính đạt 603.700 tỷ đồng, bằng 59,5% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 486.200 tỷ đồng, bằng 61,9%; thu từ dầu thô đạt 24.600 tỷ đồng, bằng 45,2%; thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 90.200 tỷ đồng, bằng 52,4%.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục Trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá, “tiến độ thu ngân sách Nhà nước 8 tháng đạt thấp chủ yếu do ảnh hưởng của giá dầu giảm và tác động của chuyển hướng thương mại, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa nhập khẩu khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTAs)”.

Tính từ đầu năm đến thời điểm 15/8 ước tính đạt 715.200 tỷ đồng, bằng 56,2% dự toán năm, trong đó chi đầu tư phát triển đạt 107.200 tỷ đồng, bằng 42,1%; chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính đạt 506.700 tỷ đồng, bằng 61,5%; chi trả nợ và viện trợ đạt 96.200 tỷ đồng, bằng 62%. Như vậy, cân đối thu chi cho thấy, 8 tháng qua, bội chi ngân sách nhà nước 111.500 tỷ đồng. (VOV.vn 30/8) Về đầu trang

Lần đầu phát hành, Bà Rịa-Vũng Tàu không bán được trái phiếuĐợt đấu thầu lần đầu tiên với khối lượng 500 tỉ đồng trái phiếu chính quyền địa phương của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 26/8 đã thất bại do không có lãi suất trúng thầu.

Các nhà đầu tư là thành viên thị trường trái phiếu Chính phủ đã đặt mua khối lượng khá lớn trái phiếu của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại phiên đấu thầu trái phiếu địa phương này diễn ra tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) tuần rồi, song do lãi suất bên bán và bên mua chênh lệch nhau khá xa nên không có trái phiếu được khớp lệnh.

Đây là lần đầu tiên Bà Rịa-Vũng Tàu phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và bị thất bại. Đợt đấu thầu có thể được tổ chức lại lần hai hoặc không tiếp tục.

Trên thị trường trái phiếu chính quyền địa phương, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Đã Nẵng, TPHCM là những tỉnh, thành đã đã phát hành trái phiếu. Trong đó, đứng đầu về khối lượng trái phiếu đã bán ra là TPHCM và Hà Nội. (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn 29/8) Về đầu trang

17

Page 18: CÔNG TY TNHH VĨ AN - Quang Binh Province · Web viewTrưởng Đại diện IMF khuyến nghị, Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục những nỗ lực cải cách trong

THẾ GIỚI

Tổng thống Mỹ cam kết thông qua TPPNhà Trắng vừa tuyên bố có thể đảm bảo thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trước khi nhiệm kỳ của Tổng thống Obama kết thúc cuối năm nay.

Phát biểu tại cuộc họp báo trước thềm chuyến thăm châu Á vào tuần này của Tổng thống Mỹ Obama, người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest cho biết, Chính phủ Mỹ có thể giành được sự ủng hộ của Quốc hội Mỹ thông qua Hiệp định TPP trước khi nhiệm kỳ Tổng thống Obama kết thúc.

"Tổng thống Mỹ có nhiều cơ sở để đảm bảo sự ủng hộ mạnh mẽ của hai đảng đối với việc thông qua Hiệp định TPP. Một cuộc thăm dò mới đây của NBC cho thấy, có một sự ủng hộ rộng rãi trong nội bộ đảng Dân chủ và Cộng hòa đối với thỏa thuận thương mại này. Đang có một hướng đi rõ ràng cho việc thông qua TPP trước khi Tổng thống Obama rời nhiệm sở" - ông Josh Earnest, phát ngôn viên Nhà Trắng, cho biết.

Dự kiến Tổng thống Mỹ Obama sẽ có bài phát biểu trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Lào vào ngày 6/9, trong đó thông báo về kế hoạch thông qua TPP - một Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có sự tham gia của 12 nước ký kết, trong đó có Việt Nam. (VTV.vn 30/8)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

18