cÔng nghỆ di dỜi nhÀ Ở nƯỚc ngoÀi

32
164 CÔNG NGHDI DI NHÀ NƯỚC NGOÀI Lê Văn Kim Khoa KThut Xây Dng, Trường Đại Hc Bách Khoa TP.HCM Đặt vn đề Trong quá trình chnh trang, ci to, quy hoch li các đô th, các khu công nghip thường ny sinh các vn đề: phi di di mt snhà ca, công trình còn khá tt đến mt vtrí khác. Chng hn phi mrng các đường ph, các qung trường để gii quyết tình trng ùn tc giao thông, phi bo tn các công trình văn hóa lch s, các tượng đài nghthut cbng cách di di chúng ti các địa đim xng đáng vi ý nghĩa, hoc phi đôn cao chúng lên cho phù hp vi cnh quan. Trong quá trình di di nhà phi bo đảm my yêu cu sau: - Tính nguyên vn ca công trình. - Ssinh hot bình thường ca cư dân. - Tiết kim kinh phí, lao động và vt liu xây dng nhiu nht. Các hướng và các dng di di nhà Có các loi di di nhà theo hướng như sau: Di di nhà đi ngang: theo hướng dc nhà, theo hướng ngang nhà, theo hướng xiên và quay hướng nhà như trong H.1. Đôn nhà lên cao: chng hn cn phi mmt tuyến đường mi xuyên qua mt dãy nhà nm chn ngang, thì không cn phi di di ngôi nhà chn ngang đó đi đâu xa, chcn nâng nó lên mt độ cao đảm bo xe clưu thông bên dưới nhà, ri đặt nhà lên các ct đứng cách nhau 6 – 10m. Di di tp th: Để mrng đường phcũ, ti Moskva (Nga) người ta đã di di trên 30 ngôi nhà, hu hết là nhà 5 tng lùi sâu 20 – 40m. Để quy hoch li đô thMngười ta đã di di cmt tiu khu dân cư vi các nhà nhiu tng sang mt địa đim khác cách xa hàng cây s. Di di các nhiu nhà mt lúc thì chi phí di di càng thp. Khi tích nhà càng ln thì chi phí di di tính theo 1m 3 nhà càng h. Di di nhà công nghip: Ti mt nhà máy luyn kim cn phi thay thế mt lò cao cũ bng mt lò cao mi trong mt thi gian tht ngn để không nh hưởng nhiu đến sn xut. Bên cnh lò cũ người ta đặt đường ray và xây dng trên đó mt lò cao mi; sau đó dch chuyn lò cũ ra phía ngoài và di di lò mi vào thay thế lò cũ. Đáng llò cao phi ngng hot động trong 4 tháng thì nay chngng vic trong 15 ngày. Công nghdi di nhà là công nghmi m, phc tp, khó khăn, đòi hi nhng thiết bđặc bit. Tht khó hình dung được cách thc nhbt ngôi nhà nng 10 – 20 ngàn tn ri khi móng cũ ca nó,

Upload: lyxuyen

Post on 29-Jan-2017

245 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

164

CÔNG NGHỆ DI DỜI NHÀ Ở NƯỚC NGOÀI

Lê Văn Kiểm

Khoa Kỹ Thuật Xây Dựng, Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM Đặt vấn đề

Trong quá trình chỉnh trang, cải tạo, quy hoạch lại các đô thị, các khu công nghiệp thường nảy sinh

các vấn đề: phải di dời một số nhà của, công trình còn khá tốt đến một vị trí khác.

Chẳng hạn phải mở rộng các đường phố, các quảng trường để giải quyết tình trạng ùn tắc giao

thông, phải bảo tồn các công trình văn hóa lịch sử, các tượng đài nghệ thuật cổ bằng cách di dời chúng

tới các địa điểm xứng đáng với ý nghĩa, hoặc phải đôn cao chúng lên cho phù hợp với cảnh quan.

Trong quá trình di dời nhà phải bảo đảm mấy yêu cầu sau:

- Tính nguyên vẹn của công trình.

- Sự sinh hoạt bình thường của cư dân.

- Tiết kiệm kinh phí, lao động và vật liệu xây dựng nhiều nhất.

Các hướng và các dạng di dời nhà

Có các loại di dời nhà theo hướng như sau:

Di dời nhà đi ngang: theo hướng dọc nhà, theo hướng ngang nhà, theo hướng xiên và quay hướng nhà

như trong H.1.

Đôn nhà lên cao: chẳng hạn cần phải mở một tuyến đường mới xuyên qua một dãy nhà nằm chắn

ngang, thì không cần phải di dời ngôi nhà chắn ngang đó đi đâu xa, chỉ cần nâng nó lên một độ cao

đảm bảo xe cộ lưu thông bên dưới nhà, rồi đặt nhà lên các cột đứng cách nhau 6 – 10m.

Di dời tập thể: Để mở rộng đường phố cũ, tại Moskva (Nga) người ta đã di dời trên 30 ngôi nhà, hầu

hết là nhà 5 tầng lùi sâu 20 – 40m. Để quy hoạch lại đô thị ở Mỹ người ta đã di dời cả một tiểu khu

dân cư với các nhà nhiều tầng sang một địa điểm khác cách xa hàng cây số.

Di dời các nhiều nhà một lúc thì chi phí di dời càng thấp. Khối tích nhà càng lớn thì chi phí di dời

tính theo 1m3 nhà càng hạ.

Di dời nhà công nghiệp: Tại một nhà máy luyện kim cần phải thay thế một lò cao cũ bằng một lò cao

mới trong một thời gian thật ngắn để không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất. Bên cạnh lò cũ người ta đặt

đường ray và xây dựng trên đó một lò cao mới; sau đó dịch chuyển lò cũ ra phía ngoài và di dời lò mới

vào thay thế lò cũ. Đáng lẽ lò cao phải ngừng hoạt động trong 4 tháng thì nay chỉ ngừng việc trong 15

ngày.

Công nghệ di dời nhà là công nghệ mới mẻ, phức tạp, khó khăn, đòi hỏi những thiết bị đặc biệt.

Thật khó hình dung được cách thức nhổ bật ngôi nhà nặng 10 – 20 ngàn tấn rời khỏi móng cũ của nó,

165

đặt nó lên một phương tiện gì đó và dẫn dắt nó đi "chu du" tới một nơi khác cùng với tất cả cư dân của

nó.

Di dời nhà gỗ

So với nhà gạch thì nhà gỗ có độ dẻo cao.

Nhà gỗ thường có kích thước không lớn và trọng lượng nhỏ, có thể dùng đòn bẩy lần lượt

nâng dần các góc nhà, các cột nhà lên để kê độ lên dần.

Di chuyển nhà gỗ trên nền đất không bằng phẳng, nó không bị hư hại nhiều do nhà gỗ có tính

đàn hồi cao.

Di dời nhà gạch

Khác với nhà gỗ, mỗi biến dạng nhỏ nhất của nhà gạch đều có thể gây ra những vết nứt không

vãn hồi. Các vết nứt phân cắt tường gạch thành nhiều thành phần, làm nhà gạch mất tính toàn khối,

dễ sập đổ khi di dời.

Thực ra cấu trúc tường gạch không chỉ gồm nhiều viên gạch dán dính nhau bằng lớp vữa mỏng,

mà các tường gạch còn được liên kết vuông góc vào nhau và được giằng ngang bằng các dầm, các

sàn tầng nên chúng cũng khó biến dạng.

Tách phần chân tường ra khỏi móng nhà tại một cao trình nhất định (bằng cách kích đội), đảm

bảo nhà bao giờ cũng nằm trên một mặt phẳng ngang bằng, thuận lợi cho di dời.

Nâng hạ nhà bằng các kích đặt dưới tường gạch phải thật đồng đều, đồng thời và ngang bằng.

Độ nâng không đều và độ võng của nhà không được vượt quá mức độ gây nứt; thường độ võng

hẫng này không được lớn hơn 1,5mm cho mỗi mét dài tường.

166

Các bước di dời nhà gạch

• Gia cố nhà gạch để di dời:

Dưới chân các bức tường gạch tầng trệt (hay tại thân móng băng) ở một cao trình nhất định

nào đó, người ta đục hàng lỗ xuyên tường để đặt các thanh dầm lần lượt theo hướng ngang rồi lại đặt

một hàng dầm khác theo hướng dọc, tức vuông góc với các dầm trên (H.2), như vậy tạo thành một

"khay đế cứng" bao hết bề mặt đáy nhà.

• Sau khi đã kê được nhà lên khay đế rồi, thì tuần tự đục một dãy lỗ khác trong thân móng băng,

bên dưới khay đế, làm chỗ đặt các kích vít 5 – 50T. Các kích này hoạt động đồng thời đội nhà lên, tách

rời nhà khỏi móng.

• Đặt đường ray dưới gầm nhà, theo hướng di dời. Trên ray xắp xếp các con lăn (một loại bánh

xe). Trên các con lăn đặt một cặp thép hình I, liên kết thành một đế rộng gọi là "đế di động" (H.3).

• Tại nơi có tải trọng lớn như chân cột gạch, thì đế di động là một bản thép dầy 30 – 50mm,

hoặc là một đế cứng ghép bởi vài đoạn thép hình (H.4), dài không quá 1,5m. Các con lăn nằm ngay

bên dưới đế cứng di động nhỏ này.

• Khổ đường ray bằng ½ khổ đường sắt thông thường.

Để có đủ không gian đặt đường ray bên dưới gầm nhà, thường phải nâng cao nhà lên bằng

các kích kê dưới khay đế và giữ nhà ở một độ cao cần thiết. Đặt xong đường ray thì hạ

thấp nhà xuống và đặt nhà lên đế di động, tức nằm trên các con lăn. (H.5)

Đặt đường ray chạy suốt chiều dài di dời nhà, hay đặt dần từng đoạn đường ngắn một.

• Làm chuyển động nhà bằng các kích đẩy đặt ngang (H.6) hoặc dùng các máy tời kéo nhà bằng

dây cáp (H.7).

• Trườc khi di dời nhà, tại địa điểm mới phải xây xong móng cho nhà, đặt xong các đường ống

ngầm cần thiết.

H.2 – Khay đế

167

1- dầm giằng gia cố N0 24-40; 2- Ván đệm giảm sóc; 3- thanh đỡ ngang N0 50-60;

4- Nêm thép ;5- Đế di đông N050-60; 6- Thanh liên kết ; 7- Con lăn; 8- Thanh ray; 9- tà vẹt; 10- Balát; 11- Kích; 12- Độ cao cắt dời nhà

H.3 – Cấu tạo để thực hiện việc di dời nhà

H.4 – Đế chân cột và đường di dời khi quay hướng nhà

Một vài trường hợp di dời nhà ở Mỹ.

Di dời nhà trên đường xe lửa

• Năm 1899, người ta đã sử dụng đường sắt xe lửa để di chuyển một ngôi nhà gạch 2 tầng, kích

thước mặt bằng 12x25m, cao 14m, nặng 70T (H.8) đi xa 35km. Nhà được đặt trên 4 toa bằng liên kết

với nhau bằng dàn thép. Để tăng độ ổn định, nhà được giằng bằng các dây cáp vào 2 toa chở đá, một

toa đằng trước, một toa nằm sau dùng làm neo chống lật.

Tốc độ di chuyển 10km/h trên đoạn đường sắt không có cầu.

168

H.5 – Đặt đường di dời nhà

a, Dầm giằng gia cố chân tường b, Đường ray chạy luồn dưới dầm giằng c, Đế di động đỡ dưới dầm giằng

H.6 – Kích đẩy đặt ngang

169

H.7 – Sơ đồ bố trí hai máy tời máy kéo để di động

1- Máy tời ; 2- Puli gắn vào đế di động ; 3- puli gắn vào neo cố định; 4- dây cáp ; 5- đế di động

H.8

Di dời nhà bằng kéo lết trên ray

• Năm 1900, ở thành phố Pittsburg, bang Newyork, 8 ngôi nhà gạch 3 và 4 tầng được di dời

bằng cách kéo nhà trượt (lết) (không dùng các con lăn) trên các thanh ray được sát xà bông tạo độ

trơn.

Di dời nhà trên đường chồng cũi gỗ

• Năm 1915 ở thành phố Pittsburg, do chỉnh trang lại thành phố người ta di chuyển một ngôi

nhà thờ ra nơi khác: ban đầu phải nâng nhà lên cao 2,6m rồi di dời vào sâu 6,1m (H.9a)

170

H.9 – Sơ đồ di dời nhà

a,- lên cao và đi xa b, - vượt qua đường lộ

Ngôi nhà thờ này nặng 4000T, các tường bên ngoài bằng gạch, bên trong có 8 cột gạch bố trí

thành 2 hàng. Do không có tường ngang chịu lực nên cấu tạo khay đế của nhà gạch khác khay đế nêu

trong H.2. Ở đây các tường dọc được đỡ bên dưới bằng nhiều dầm gánh thép hình I đặt vuông góc với

tường (H.10). Các đầu mút dầm gánh gối lên các kích vít loại 20T, đặt trên các chồng tàvẹt gỗ. Các

kích vít này nâng nhà lên cao vài mm để tách nó ra khỏi móng.

Khi đã nâng nhà lên tới độ cao yêu cầu (2,6m), người ta đặt đường ray lên các chồng cũi gỗ,

trên ray xếp các con lăn, trên con lăn là các dầm đế di động. Các kích sẽ hạ thấp và đặt nhà lên các

dầm đế di động.

Di dời nhà đi 6,1m mất 18 giờ.

H.10 – Dầm gánh đỡ ngang tường dọc 1- tường dọc; 2- gỗ đệm; 3- dầm gánh; 4- gỗ độn; 5- đế di động; 6- con lăn; 7- đường ray; 8- tà vẹt

• Năm 1919 tại Detroit (Michigan) người ta di dời ngôi nhà gạch 3 tầng có thêm tầng hầm của

hãng GMC (General motors corporation)

Hướng di dời song song với tường dọc nhà.

Nhà được nâng lên bằng 500 kích tựa trên sàn tầng hầm.

Khi đã nâng nhà cùng tường tầng hầm lên cao 0.9m, người ta xếp các chồng cũi gổ trên sàn

tầng hầm, trên cũi tuần tự đặt đường di dời, các con lăn và dầm đế di động. Sau đó hạ kích để đặt nhà

lên đường. Nhà di dời ngang bằng, trong một rãnh đào sẵn.

171

Tốc độ di dời 15m/ngày. Mỗi khi nhà di dời được một đoạn đường thì tháo dỡ các chồng cũi

gỗ phía sau để mang sang phía trước dùng lại. Các bộ phận làm đường đều bằng gỗ, nghĩa là nhà được

di chuyển trên một nền đàn hồi nhưng vẫn đủ độ cứng cần thiết.

Di dời nhà băng qua đường lộ

Năm 1929 tạ hoa cững (H.11). Kích thước mặt bằng 22,9 x33,5m. thể tí 11000m3, trọng

lượng 6000T. Tường ngo dầy.

Trước tiăng qua một đường lộ ( H.9b). Mặt đất khơ cị dốc.

Tại cao trình tầng trệt người ta luồn một khay để gồm nhiều dầm thắ hoa cững đều được đỡ

bởi một dầm thắc ñi cĩn cột, được kă trăn bản đế cứng.Trọng lư 450T, hay 40kg sắt thắ gối tựa

kí vẹt gỗ.

Mỗi cơnh 20kích, họ đi theo ćng một hướng, sau mỗi tíc kích vít ¼ vịng. Mỗi vịng quay

víng lăn 16mm.

Địa hình dốc nă vẫn luơn luơn nằm trong mặt phẳng ngang.

H.11 – Di dời ngơm 1929 tại Chicago người ta di dời một ngơi 84m vượt qua một đường ph để cho mặt chính trơc.

Sau khi di dời, ngơo chỗ điŢ mới, tức kắi ngơ thờ thăm ra 9m nữa Toàn bộ cơm 1930, ngơm bưu điện ở Indianapolis có phần cao 8 tầng, có phần cao 9 tầng (

H.13), kích thước mặt bằng 41,1 x 18,8m, nặng 10.000T, phy dựng một ngơ: nĩ phải di dời từ vị trí A sang vị trí B theo hướng thẳng 15,85m, rồi phải quay 900 sang vị trí để không ảnh hưởng đến một

ngơc nằm ở góc phố. Để đảm bảo một tốc độ di dời thật chậm người ta sử dụng 18 kí, mọi đường ống vẫn họat động

bình thường.

172

H.12 – Di đời ngôi nhà thờ

H.13 – Di dời ngôi nhà Trung tâm bưu điện

Một vài trường hợp di dời nhà ở Nga

Gia cường chân tường bằng cặp dầm giằng

Năm 1935 Moskva người ta di dời một ngôi nhà gạch ba tầng để mở thông một con đường

cụt, cho các xe tải ra dọn đống đất tập chung lấy từ một giếng khoan lên, khi thi công đào đường xe

điện ngầm trong lòng đất.

173

Các tường chịu lực của ngôi nhà gạch được gia cường bằng cặp dầm giằng thép hình (H.14)

ghép lẩn vào trong tường gạch tại cao trình tách nhà khỏi móng.

Hiệu quả của phương pháp gia cường này là, giảm được các độ võng không đồng đều, tăng

được độ dốc di dời. So với phương pháp dùng “khay đế” thì phương pháp “dầm giằng” này còn làm

tăng tuổi thọ công trình. Lượng sắt thép tiêu tốn dưới 6kg/m3 nhà.

Dầm giằng của tường dọc đặt theo hướng di dời, có thể đồng thời dùng làm đế di động; còn

daàm giằng của các tường ngang thì đặt tựa lên các dầm giằng tường dọc ( H.15)

H.14- Gaén daàm giaèng gia coá töôøng

H.15 – Nhà gạch trên đường di dời 1- Dầm giằng ; 2 – Con lăn ; 3 – Ray; 4 – Tà -vẹt

Di dời nhà theo hướng xiên.

Có một chỗ höôùng di dời ngôi nhà gạch ba tầng nêu trên không song song với một bức tường

nào của ngôi nhà, nên người ta di chuyển nhà theo “ hướng xiên”, trên con lăn thép ống đặt lệch ( so

với hướng tường nhà ). ( H.16), và kéo nhà bằng các tời tay, với tốc độ 6m/giờ.

174

Sau khi di chuyển nhà theo hướng xiên được 12m, người ta lại thay đổi hướng đi của nhà bằng

cách đặt các con lăn từ thế nằm vuông góc với hướng di chuyển sang thế nằm xiên hướng tâm (xoøe

hoa) ( H.17; kết quả là xoay hướng nhà được 100

Mọi thao tác như ghép dầm giằng, nâng cao và di chuyển nhà được thực hiện trong 25 ngày,

mỗi ngày làm 2 ca.

Năm 1938 tạo Moskva, người ta đã di dời một ngôi nhà gạch bốn tầng, đi xa 62,9m theo

hướng xiên, như trong hình chụp ( H.18)

H.16 – di dời nhà gạch theo hướng xiên

H. 17 – Xoay hướng nhà

175

H. 18 - Đường di dời theo hướng xiên cùng các ống dẫn mềm phía sau .

Quay hướng nhà

Năm 1937 một ngôi nhà gạch hai tầng nằm trên một tuyến kênh sắp đào, nên nó phải di dời xa

250m theo höôùng thẳng, hướng xiên và quay hướng nhà.

Nhà gạch hai tầng này có một số cột bê tông cốt thép

Bằng cách đặt các con lăn, hướng tâm tại khúc quay, như trong H.17, nên nhà đước quay sang

hướng khác trong lúc di chuyển.

Trước di dời cả ngôi nhà được nâng cao 1m bằng các kích thủy lực, vì địa điểm mới cao hơn

địa điểm cũ.

Di dời nhà dạng L

Ở Moskva có một ngôi nhà gạch sáu tầng được xây dựng từ năm 1929, nằm ở một góc phố,

mặt bằng nhà có dạng hình L, dài 88,60m, rộng 11,30m, cao 23,5m; thể tích 21600m3, trọng lượng

8000T, có tầng hầm.

176

Sàn nhà trên tầng hầm làm bằng dầm thép với các vòm cong bằng bêtông, các sàn tầng trên

đều bằng gỗ. Cột gạch thay thế những bức tường ngang chịu lực. Tường ngoaøi của ba tầng dưới dầy

2,5 viên gạch.

Năm 1937 cần di dời một phần ngôi nhà này sang nơi khác để lấy chỗ làm con đường mới dẫn

thẳng ra một cây cầu lớn.

Ngôi nhà góc phố này được xẻ làm hai khối hộp ( H.19) theo thẳng đứng bằng búa máy, tại ô

gian cầu thang. một bức tường chịu lực của ô gian này sát với khối nhà di dời, được di chuyển cùng

với khối nhà đó. khối nhà giữ lại bị hở hông, nên trước khi tiến hành di dời nhà người ta đã xây tröôùc

một bức tường bêtông cốt thép mới, dầy 10cm, cách mép hở 10cm; vậy một phía ô gian cầu thang bị

thu hẹp 20cm; các bậc thang trước kia tựa lên tường chịu lực, nay bị thu ngắn lại và tựa một đầu lên

bức tường mới đúc.

Hướng di chuyển của khối nhà là đường cong với bán kính nhỏ nhất là 101,23m. Chọn các

bán kính đường cong sao cho vị trí mới của nhà nằm dọc làm ranh lộ giới mới, khi đường được mở

rộng. Theo bán kính trung bình thì chiều dài ñoaïn cong di chuyển nhà là 43,45m, và góc quay hướng

nhà là 1905’.

Nhà được tách rời khỏi móng tại chỗ xây đá hộc chuyển sang xây gạch. Dọc theo đường tách

nhà đó, các tường gạch chịu lực được gia cường bằng cá dầm giaèng thép I N0 45, ghép lẩn vào tường

ở cả hai phía. Các dầm giằng này không chỉ đỡ tường mà còn chạy đỡ tất cả các cột gạch bên trong

nhà. Đóng mở điện đồng thời cho tất cả các kính bằng một cầu dao điện, nhưng mỗi kích vẫn có một

cầu dao riêng.

H. 19 - Xẻ đôi ngôi nhà góc phố, dạng L để di dời một phần

177

H.20 _Các đường ống mềm tạm thời

Trong suốt thời gian di dời nhà, các đường ống dẫn mềm ( cấp thoùat nước, điện, điện thọai )

tạm thời thay thế các đường ống dẫn cố định ( H.20)

Di dời nhà dạng L có tầng hầm .

Một ngôi nhà gạch 5 tầng và một tầng hầm xây dựng vào năm 1929 ở Moskva, mặt bằng nhà

dạng L, khối tích nhà 17.600m3, trọng lượng nhà 7500T.

Năm 1937 có yêu cầu phải nâng nhà lên cao 1,85m, và di dời nhà đi xa 74m theo hướng thẳng.

Công nghệ di dời như sau: Ở độ cao 1,5m trên sàn tầng hầm tòan bộ các tường chịu lực đều

được gia cường bằng các dầm giằng thép hình I N0 45 và N055, trong đó các dầm giằng của các tường

song song với hướng di dời được sử dụng đồng thời làm chức năng dầm đế di động.

Khi gắn xong các dầm giằng vào tường bằng hồ bêtông, người ta đục 92 lỗ xuyên tường bên

dưới dầm giằng để làm nơi đặt các kích dầu loaïi 200, nâng cao nhà lên 1,85m. Tốc độ nâng cao ban

đầu là 2cm/giờ, sau là 5cm/giờ

Kiểm tra độ đồng đều nâng nhà bằng một hệ thống ống thủy bình, làm việc theo nguyên lý các

bình thông nhau, với các ống nhánh đi tời từng kích một.

Di dời nhà đi 74m bằng các tời điện loại 10T, với tốc độ 6m/giờ.

178

Di dời nhà dạng E có tầng hầm.

Bệnh viện mắt ở Moskva có mặt bằng dạng E,thể tích 23.400m, trọng lượng 13.300T. Tầng

hầm nhà chỉ chiếm 9% mặt bằng xây dựng. Tại những chỗ không có tầng hầm sàm tầng trệt nằm trực

tiếp trên đất nền.

Cao trình tách nhà khỏi móng đặt ở độ sâu 1,5m, tính từ đáy lớp bê tông lót sàn tầng trệt

xuống, với hai lý do:

- Độ sâu này cho chiều cao tối thiểu đề thi công được ở giữa lớp đá dăm lót ñöôøng ray đến đáy

sàn tầng trệt.

- Độ sâu này rất thuận tiện cho việc ghép dầm giằng thép vào chân tường gạch, chứ không

ghép vào lớp móng đá. hộc bên dưới, vì cường độ móng đá hộc yếu hơn cường độ tường gạch

lại phải đào hầm bên dưới sàn tầng trệt sâu hơn.

Khi đào hầm bên dưới sàn tầng trệt, cần phải gia cố sàn đó khỏi sập bằng một kết cấu sàn khác đỡ

bên dưới; cấu tạo sàn này gồm

Các dầm thép I và các tấm đan BTCT đúc sẵn, lát tựa lên ác cánh hạ của dầm thép, bên trên nhồi

sỉ. Gia cố sàn tầng trệt như vậy để đảm bảo bệnh viện vẫn hoạt động bình thường trong suốt thời gian

thi công.

Theo hướng di dời thấy mặt đất không bằng phẳng mà thấp dần tới 3,8m, nên tại địa điểm mới

người ta xây trước một tầng bệ thật cao để nhà vẫn chỉ di chuyển trên một mặt phẳng ngang; sau di dời

nhà 3 tầng trở thành nhà 4 tầng.

Di dời nhà có tầng hầm và sân trong

Năm 1938 ở Moskva do phải mở rộng đại lộ Gooc-ki từ 20 m thành 60 m (H.21) người ta đã di

dời một nhà dãy nhà phố lùi vào sâu theo hướng thẳng, trong số đó có ngôi nhà N024 , thể tích nó

46600 m3, trọng lượng 22400T. Nhà này có 2 sân trong, bên dưới toàn bộ nhà và sân trong đều có

tầng hầm, sàn trên tầng hầm bằng cuốn gạch; các sàn trên nữa bằng dầm thép lát gỗ.

Công nghệ di dời nhà này có 2 đặc điểm sau :

- Nhà được tách rời khỏi móng tại mặt sàn tầng hầm, trên sàn này đặt các đường ray, như vậy

có thể di dời được cả nhà cùng các tường tầng hầm và cùng các sàn sân trong. Nếu phá dỡ các

tấm sàn sân trong này để tạo giếng thông từ tầng hầm lên trên thì hầm đó không được che đậy

khỏi mưa và rác rưỡi.

- Không xây trước móng cho nhà ở vị trí mới như thông thường. Nhà cùng các tường tầng hầm

được di dời trên con đường đá dăm khá dày; lớp đá dăm lót đường ray này truyền được toàn

bộ tải trọng nhà lên đất nền, nên khi dời nhà đến vị trí mới xong, người ta phục hồ xi măng cát

bằng khí nén vào trong khối đá dăm lót bên đường đó, tạo thành móng bêtông đến nay trên 40

năm mà nhà vẫn không lún. Trong nhà có trên 500 người ở, họ vẫn sinh hoạt bình thường

trong khi di dời. Thời gian thi công gần 5 tháng.

179

H.21 - Mở rộng một đường phố

Di dời nhà dạng U có tầng hầm

Trụ sở một cơ quan là ngôi nhà gạch bốn tầng: mặt bằng nhà dạng U, thể tích nhà 32500 m3,

trọng lượng 20.000 T.

Tầng hầm chỉ chiếm một phần nhỏ của mặt bằng nhà

Sàn tầng trệt tại nôi không có tầng hầm, đúc trên một lớp bêtông lót ngay trên mặt đất nền.

Nhà phải di dời đi 13,65 m theo hướng thẳng, lùi xa khỏi đường, cơ quan này làm việc liên tục

suốt ngày đêm, không được phép ngừng hoạt động dù chỉ 1 giờ, nên công tác thi công di dời phải thực

hiện ngầm bên dưới gầm nhà và khu vực sung quanh.

- Thời gian di dời nhà mất 40 phút, với tốc độ 20 m /giờ .

- Lực kéo di dời bằng 5% trọng lựơng nhà.

- Kinh phí chiếm 35,7 % giá trị ngôi nhà.

Gia cường nhà bằng thép hình

Năm 1941 trên đường Goocki ở Moskva người ta di dời một ngôi nhà gạch gỗ 4 tầng được xây

dựng từ thế kỷ 18, nó có ý nghĩa lịch sử vì tại ngôi nhà đó, năm 1812 Napoleon đã đặt tại bản doanh.

Thể tích nhà 25000 m3, trọng lượng nhà 13000 T.

Nhà di chuyển theo hướng song song với tường dọc. Trường hợp này để gia cường nhà người ta

áp dụng loại kất cấu” Dầm giằng, đồng thời là dầm đế di động. Thay cho loại kết cấu “ dầm gánh “

Vì tiết kiệm được sắt thép, tăng độ bền vững cho nhà cổ, đồng thời chỉ cần đặt một đường ray

bên dưới mỗi bức tường dọc.

Gia cường nhà bằng đai bê tông cốt thép

Ở Pháp người ta cũng đã di dời nhiều nhà gạch đi xa hàng cây số , và họ đã gia cường chân

tường gạch bằng chiều dày tường, cao khoảng 1m (H.22).

180

Phần tường gạch phía trên móng băng được đục nhiều lỗ xuống cách quãng nhau 1m trong lỗ

kê những gối đỡ Pynford, đó là các khối bêtông đúc sẵn hay là các nêm chặt cứng trong lỗ. Sau đó

đục phá tiếp phần tường gạch còn lại nằm giữa các khối đỡ này, tạo thành khe rỗng chạy dài, được

chống đỡ hoàn toàn bằng các gối đỡ Pynford.

Hai khung phẳng cốt thép gia công sẵn lắp táp phía ngoài các gối đỡ, tạo thành bộ khung cốt

thép dầm giằng. Ghép các cốt pha thành và đổ hồ bêtông vào khe rãnh , đầm thật kỹ tạo nên một dầm

giằng bêtông cốt thép dỡ dọc tường cũ.

DI DỜI NHÀ KHUNG

Di dời nhà khung thép 8 tầng

Năm 1927 tại Olbani, bang Newyork,một ngôi nhà khung thép 8 tầng với 2,5 cột, phải di dời để

dành chỗ xây dựng một cơ quan nhà nước.

Trước di chuyển nhà được nâng lên cao 0,51m, sang tới địa điểm mới nhà được hạ xuống

1,37m, bằng 1000 kích vít loại 20 T quay tay.

Nhà chuyển dịch 112,78m theo một hướng và 18,39 m theo hướng khác vuông góc. Khi thay

đổi hướng di chuyển 900, nhà được “cưỡi” lên một bệ giàn sắt khác gồm các dầm đế di động liên kết

cứng với nhau và các con lăn.

Tại địa điểm mới, một móng bêtông cốt thép đã được xây dựng trước cho toàn bộ nhà. Phần

chân cột thép cùng với bản đế cũ được tháo dỡ từ nhà, bấy giờ được nối vào móng mới.

Cắt ngôi nhà 13 tầng để di dời một phần.

Năm 1936 tại Los-angeles người ta thấy cần phải di dời toàn bộ một ngôi nhà cao 13 tầng vì

một đầu hồi nhà đó nhô ra 1,5 m khỏi làn ranh một con đường mới mở rộng.

Sau đó thì một giải pháp khác đơn giản hơn được thực hiện như sau : đập bể một đoạn nhà rộng

2,6 m giữa 2 búc tường ngang lên suốt chiều cao nhà, phân cắt nhà làm 2 phần.

181

Một phần nhà bị cắt, rộng 15,2 m, cao 48,8m được dịch chuyển đi một đoạn đường ngắn là

1,5m, cho áp dính vào phần nhà đứng yên còn lại.

Vào thời bấy giờ đó là ngôi nhà cao nhất thế giới được di dời .

Di dời nhà khung 5 tầng cả móng

Năm 1958 ở Moskva người ta đã di dời 2 nhà khung bêtông cốt thép 5 tầng giống hệt nhau.

Công nghệ di dời như dau:

Mỗi cột nhà liều móng được nâng lên cao bằng một đai ôm và 2 kích đặt ở 2 bên chân cột; để

bảo đảm an toàn khi nâng, cột nhà được chống đỡ tạm từ dưới đế bằng 2 cây chống .(H.23);

Như vậy cả hàng cột nhà cẫn được treo; độ cao treo cột 2 - 4 m các kích bố trí bên ngoài hàng

cột để tạo khoảng trống dưới chân các cột.

Sau đó đặt các đường ray, con lăn và dầm ghế di động bên dưới chân cột

Hạ cột lên các dầm đế di động trên các đệm gỗ. Nhà di chuyển theo hướng thẳng, khoảng cách

giữa các đường ray là 6m. Chiều rộng nhà 15,8 m chỉ cần 3 đường ray.

Tốc độ di dời nhà ; 8-10 m/giờ. Thời gian di dời: 8giờ.

Chi phí di dời chiếm 40 % trị giá ngôi nhà.

Di dời gara chứa xe khung thép 4 tầng

• Năm 1940 ở bang Ohio (Mỹ), để mở rộng một đường phố người ta đã đẩy lùi vào 8m một nhà

gara chứa xe ôtô, nhà này cao 4 tầng, kích thước mặt bằng 100 x 20m, trọng lượng 9000T.

Khung nhà là một kết cấu thép với 66 cột, bố trí thành 16 hàng cột, các tường ngoài bằng gạch

xây chèn.

Trước di dời, khung nhà được gia cố bằng hàn thêm các tấm thép đứng vào các cột nhà; lại hàng

các tấm thép đứng này vào những thanh giằng ngang, vuông gốc cho hướng di chuyển nhà.

Các đường ray và các dầm đế di động đặt ở 2 bên hàng cột nhà, như vậy nhà di chuyển trên 32

đường ray.

Toàn bộ các công việc nêu trên, kể cả xây móng mới làm trong 120 ngày. Tong suốt thời gian

này gara vẫn phục vụ 400 xe ô tô ra vào liên tục bằng một số cầu tạm.

182

H.23 - Nâng bổng chân cột nhà bằng cặp kích

Đường di dời

Kinh nghiệm cho thấy:

“Đường ray di dời nhà càng ngắn bao nhiêu thì giá thành di dời càng thấp bấy nhiêu “

Khi di dời nha øtheo hướng thẳng, trên các con lăn thì lấy cặp dầm giằng của tường làm dầm

đế di động; bên dưới các dầm giằng này bố trí 2 thanh ray cách nhau bằng chiều dày bức tường.

Khi di dời nhà theo hướng xiên hoặc khi quay hướng nhà thì bên dưới các dầm giằng tường phải

đặt các bản đế (H.5) để dẫn dắt các con lăn bên dưới theo hướng di chuyển, và phải sắp xếp các đường

ray dày hơn, rộng hơn, nghĩa là phải đặt nhiều thanh ray hơn, vì đường lăn bao giờ cũng lệch sang bên.

Bệ xe mang kích để di dời nhiều nhà khung 15 tầng

Năm 1974 ở Nga người ta di dời bốn ngôi nhà khung bê tông cốt thép, cao 15 tầng trên bãi biển,

lùi sâu vào khoảng 40 m theo hướng thẳng.

Nền đất bãi biển là loại cát sỏi khá cứng nên chỉ cần đặt 2 đường ở 2 bên hông nhà (H.24)

183

Tại tầng trệt người ta luồng xiên ngang nhà những cặp dầm gánh bằng thép hàng tổ hợp, hình I ,

cao 2m. Mỗi cặp dầm thép này đỡ một hàng 3 cột nhà ở cả X và 2 phía cột, các đầu mút của cặp dầm

gánh thòi ra khỏi nhà, tựa lên các bệ xe mang kích dầu (hay các kích dầu có bánh xe).

Bước đầu các kích bốc cao nhà lên 10 –15 cm để bóc tấm móng bè đúc toàn khối lên khỏi đất

nền, sau đó di chuyển toàn bộ nhà trên các bệ xe mang kích.

Toàn bộ kết cấu thép phục vụ di dời ngôi nhà thứ nhất được tháo dỡ để dùng lại cho việc di dời 3

ngôi nhà khác.

H.24 –Di dời nhà khung 15 tầng 1- Cặp dầm gánh xuyên ngang nhà. 2- Đai ôm liên kết dầm gánh vào cột nhà. 3- Bệ xe mang kích. 4- Đường ray.

Di dời nhà thờ cổ trên bệ xe mang kích

Năm 1975 tại Mosta (C.H. Séc) người ta di dời một nhà thờ kiểu Gôtích, dài 60m, rộng 30m,

cao đến đỉnh 33.9m, nặng 13000T.

Nhà thờ dịch chuyển từ đầu hồi theo bốn con đường cong đồng tâm bán kính trung bình

548cm. địa điểm mới lại thấp hơn địa điểm cũ 10m, nên nhà di dời với tốc độ dốc 1,25%.

Vừa di chuyển theo đường cong rồi lại di chuyển theo độ dốc một đoạn khá dài, người ta thấy

không nên sử dụng các con lăn; hợp lý nhất là là sử dụng nhữ xe mang kích. Ngôi nhà thờ được đặn 53

cặp bệ xe tám bánh (H.25); mỗi cặp bệ xe trọng tải 500T, ở chính giữa đặt một kích thủy lực cùng một

trọng tải.

184

Di dời nhà khung bốn tầng bốn nhịp.

Ở Pháp, một nhà kho có khung bê tông cốt thép bốn nhịp, kích thước mặt bằng 100x20m (H.26)

đã được di dời trên có hai đường ray mà thôi. Tải trọng từ hàng cột thứ nhất , thứ ba và thứ năm truyền

qua các thanh chống xiên xuống đường ray dưới hàng cột thứ hai và thứ tư.

Có trường hợp ngôi nhà ở gần đường lộ đắp khá cao, nay phải di dời vượt qua đường lộ sang

phía bên kia đường, thì ban đầu người ta cho nhà lùi xa đường lộ, làm tăng khỏang cách từ nhà đến

đường lộ, nhằ giảm độ dốc theo hướng di dời, để nhà có thể vượt qua lộ, nhằm giảm độ dốc theo

hướng di dời, để nhà có thể vượt qua lộ trên trên các bệ xe mang kích.

Mấy đặc điểm của bệ xe mang kích.

- Các kích chống đỗ tất cả các tường nhà, đảm bảo các tường đều nằm trên một mặt phẳng

ngang bằng, suốt thời gian di dời.

- Chiều cao bước kích lớn cho phép di dời nhà gạch không chỉ trên các nền đất lún không

đồng đều mà cả trên các địa hình dốc lên xuống, mặt đất vồng hay võng.

- Các kích di động theo nhà (theo xe) nên không tốn công làm bệ tựa kích và đặt kích nhiều

lần.

- Các kích được điều khiển bởi một máy bơm chung, nên không cần phải san nền theo một

cao trình cho trước trên một địa bàn rộng lớn nơi cần di dời nhiều nhà.

H.25 -Các bệ xe mang kích

185

H. 26- di dời nhà khung ba tầng, bốn nhịp

DI DỜI CÁC VẬT THỂ KHÁC

Di dời ngôi tháp cổ

Năm 1975 người ta đã di dời ngôi “ Tháp Bát Giác” cổ (H.27) đi xa 22m, vào sâu trong một

công viên văn hóa.

Phương pháp di dời: dùng kích đẩy trượt trên ray một đế di động dạng nêm (vát), lên dốc 70

Di dời các bồn công nghệ bằng thép.

Di dời trên đất liền: các kích nâng bổng bồn thép lên để luồn xuống dưới bồn một “ bàn lết ».

Đường di chuyển được san lấp phẳng trước bằng máy cạp.

Di dời trên đường sông: Bồn thép được dẫn đến sát bờ sông để lên một sà lan đã bị dận chìm

xuống nước. Bốc dỡ hết các vật dằn đi để sà lan mang bồn nổi lên mặt nước. Tàu kéo sẽ dẫn sà lan tới

địa điểm mới.

Di dời cây cổ thụ.

Năm 1944 tại Kiép (Ukraina) người ta di dời một cây cổ thụ 100 năm tuổi, có bộ rễ nổi cộm lên

trên mặt đất.

Phải di chuyển cây cùng với khối đất bó quanh nó, khối này có diện tích 2x2m hoặc 3x3m tùy

theo lọai đất và tuổi cây, độ sâu 1,5 – 2m.

Gia cố khối đất bằng một khuôn đai bó bốn phía; đóng khuôn đai bằng những thanh gỗ thiết

diện 15x15cm; các góc liên kết bằng đinh đỉa. Trước tiên đóng một đợt khuôn đai xuống sâu 30cm;

sau 20 ngày lại đóng một đợt khuôn đai kế tiếp, cứ thế tiếp tục, nhưng vẫn giữ khoảng cách thời gian

trên.

186

Theo hướng di chuyển cây người ta đào một rãnh rộng 5m, sâu 2,5m, dài 9m; rải lên mặt rãnh

một lớp rơm dầy 10cm để giảm ma sát trượt; trên rơm ghép các tấm cừ thép phẳng thành một bản đế

rộng 3,3m, dài 5m.

Dùng kích thủy lực loại 10T để nén bản đề thép đó chui sâu dưới khuôn đai gỗ. Điểm tùy kích là

vách đất rãnh đào, được lót gỗ cây, liên kết bằng đinh đỉa. Khi bản đế thép tiến sâu thì phải độn gỗ tỳ

cho kích theo chiều dài tương ứng.

Nén xong bản để thép vào sâu được 5m thì đào rãnh đường chạy suốt chiều dài di chuyển. Đầu

mút bản đế thép hàn vào thanh thép hình U N0 30 để dễ kéo.

Dùng tới 10T hoặc các máy kéo nhỏ để kéo lết di chuyển cây. Lực kéo phải lơn hơn lực ma sát

trượt, không được nhỏ hơn 0,6 trọng lượng khối đất và trọng lượng cây (2,5T)

H. 27 – Di dời “ Tháp Bát giác “ lên dốc .

Di dời mảng chính diện một nhà băng

Năm 1926 ở Albani người ta quyết định lấy mảng chính diện của ngôi nhà băng cũ hai tầng để

gắn vào mặt tiền ngôi nhà băng mới 16 tầng (H.28), là vì mảng chính diện của nhà cũ lại không ở vào

chính giữa mặt tiền nhà mới, vậy cần phải di dời mảng chính diện này.

Sự di dời này còn nhằm gìn giữ một kiến trúc cổ điển bất hủ, kiểu cách của cuối thế kỷ 1, và

cũng có lợi về mặt kinh doanh: diện mạo đó khẳng định sự hoạt động hiệu quả và lâu đời, tất nhiên cả

độ đáng tin cậy của nhà băng.

187

Khoảng cách di dời này khá ngắn, nên khi tách mảng chính diện đó ra khỏi nhà cũ; nó được kéo

di dời bằng các thanh gnang có ren răng để vặn ốc, các thanh kéo này bố trí ở nhiều điểm suốt cao

tường.

H. 28 – Di dời mảng chính diện

CHỈ TIÊU KINH TẾ – KỸ THUẬT

Đánh giá lơi ích kinh tế của việc di dời nhà trước tiên là phải so sánh kinh phí di dời với giá trị

ngôi nhà:

Các nhân tố sau đây ảnh hưởng đền kinh phí di dời :

1. Khoảng cách di dời: gần hay xa

188

2. Hướng di dời: Dọc, ngang, xiêng, quay, lùi để tiến

3. Hình dạng nhà: Mặt bằng, chiều cao, trọng lượng, có tầng hầm hay không.

4. Tình trạng nhà: Còn tốt hay xấu. Thực ra điều này ít ảnh hưởng đến chi phí di dời, vì nhà ít

chịu rung động khi di dời.

5. Kinh phí di dời nhà khung thấp hơn kinh phí di dời nhà không khung, vì nhà không khung

yêu cầu phải được gia cố bằng các đại giằng.

6. Số lượng đường ray để di chuyển nhà càng ít thì kinh phí làm đường giảm đáng kể. Khoảng

cách giữa các đường ray tối thiểu là 6m.

7. Phải làm đường dưới mỗi tường chịu lực của nhà không khung. Phải làm đường dưới mỗi

hàng cột của nhà khung.

8. Khoảnh cách di dời càng dài thì số lượng đường ray càng phải ít.

9. Kinh phí di dời nhà có tầng hầm thấp hơn kinh phí di dời nhà không có tầng hầm

Di dời nhà không có tầng hầm thì nên làm thêm tầng hầm cho nó tại địa điểm mới.

Kinh phí di dời nhà, cũng như kinh phí xây dựng nhà, tính cho 1m3 nhà .

Bảng tổng kết kinh phí di dời nhà theo hướng thẳng (T), hướng xiêng (X),

Quay hướng (Q) của GS.Genden E.M. Nêu dưới đây để tham khảo.

Tổng kết kinh phí di dời nhà gạch đi xa 70 m, theo các hướng di chuyển

Số tầng Một tầng Hai tầng Ba tầng Bốn tầng Năm tầng

Hướng T X Q T X Q T X Q T X Q T X Q

% 70 79 80 57 66 66 48 57 57 40 49 49 34 42 43

Ghi chú : Tính số % của giá trị ngôi nhà.

Tổng kết vật liệu xây dựng và công lao động tính cho 10 m3 nhà, di dời theo hướng thẳng

Các chỉ tiêu Khi di dời Khi xây mới Tỷ lệ

Sắt thép (T) 0.20 1.00 20

Gỗ ( m3) 0.8 5 16

Xi măng (T) 0.8 3.2 25

Gạch ( ngàn viên ) 1.75 7.7 22.5

Lao động ( công ) 50 100 50

Theo hai bảng tổng kết trên thì thấy kinh phí di dời nhà bao giờ cũng nhỏ hơn giá trị ngôi nhà (đã

khấu hao), ngoài ra giải pháp di dời nhà còn tiết kiệm được khá nhiều vật liệu xây dựng, dành cho các

công trình xây mới khác .

189

Khi chỉnh trang các đô thị cũng nhờ giải pháp di dời mà người ta đã bảo tồn được nhiều công

trình lịch sử, tượng đài văn hoá vô giá.

Công việc và kinh phí

1. Gia cố tường bằng dầm, giằng và bố trí các kích

• Ấn định chiều cao dầm giằng theo khoảng cách giữa các đường di dời (gối tựa của dầm

giằng), chiều cao nhà, chiều dầy tường và cường độ khối xây.

• Đục lỗ dưới dầm giằng và đặt kích.

Kinh phí cho công việc này thường không vượt quá 4% giá trị nhà

2. Kê đặt nhà lên ray trong hai trường hợp:

a) Nhà di chuyển theo hướng thẳng, gồm công việc:

• Nâng các tường song song với hướng di chyển lên 1-2 mm, để tách nhà khỏi móng.

• Phá dỡ khối móng một độ cao 50 cm bên dưới dầm giằng, tạo chỗ trống đặt đường di dời.

• Đặt tà-vẹt lên lớp hồ ximăng, gắn ray lên tà- vẹt, rải đều các con lăn.

• Hạ nhà xuống dầm đế di động.

• Đóng nên chèn khe hở giữa dầm giằng và dầm đế di động

b) Nhà di chuyển theo hướng xiên và quay, thì thay đổi đôi chút:

• Đặt tà –vẹt lên lớp hồ ximăng khắp bề mặt đế nhà, gắn ray lên tà – vẹt theo hướng di

chuyển, cách nhau 0,3 – 0,5 m.

• Rãi các con lăn, đặt các bản đế lên các con lăn, hàn đính bản đế vào dầm giằng.

• Kinh phí cho công việc này nằm trong giới hạn từ 2 % (trường hợp a) đến 6% (trường

hợp b).

3. Chuẩn bị nền đường

• Khi đường di dời ngắn (tới 50 m) thì nên chọn cao trình tách nhà khỏi móng thật thấp

nhất.

• Muốn chọn cao trình tách nhà tối ưu thì phải so sánh chi phí công tác đất mở đường với

chi phí khối xây thêm tại địa điểm mới.

Hai chí phí này lại phụ thuộc chiều dày lớp đất đắp đường dễ lún. Nền đường càng tốt thì

chiều dày lớp đá dăm lót đường càng nhỏ, từ đó cho phí đường ray cũng nhỏ.

4. Chuẩn bị địa điểm mới

• Đào đất, xây móng mới, đặt các đường ống …

Chi phí xây móng tại địa điểm mới thường không vượt quá chi phí xây móng cùng sàn tầng

hầm mới (tức từ cao trình số “ không” của nhà xây mới).

Chi phí đặt các đường ống dẫn vào nhà bằng chi phí đặt các đường ống mới của nhà.

5. Đảm bảo các đường ống cũ của nhà vẫn hoạt động bình thường

Chi phí cho điều này thường chiếm 0,3 đến 1% tổng chi phí di dời nhà.

6. Lắp đặt đường ray giữa vị trí cũ và vị trí mới.

190

Công việc gồm: Rãi lớp đá lót đường , gắn tà – vẹt lên lớp lót bằng hồ ximăng, đặt ray, chi

phí gồm:

Khấu hao lớp đá lót bằng 10% giá thành của nó.

Khấu hao đường ray bằng 3% giá thành của ray.

7. Lắp các thiết bị kéo đẩy nhà

Thường sử dụng tời điện, ròng rọc, dây cáp hoặc kích thuỷ lực để di chuyển nhà.

Di chuyển nhà một đoạn đường ngắn và di chuyển có quay nhà thường sử dụng các kích

đẩy.

Di chuyển nhà nặng và đi xa thường sử dụng các kích đẩy và tời kéo để thắng sức ỳ quán

tính của nhà.

Chi phí cho công việc này không quá 3% tổng chi phí di dời.

8. Quá trình di dời

Tốc độ di dời nhà : 4-8 m/giờ

Đội ngũ lao động phục vụ di dời

1 kỹ sư xây dựng và 1 kỹ sư phụ tá

1 kỹ thuật viên cơ khí và 1 kỹ thuật viên trắc địa công trình

Mỗi kỹ sư phụ trách 2-4 đường ray.

Hai công nhân làm việc phía trước đường ray.

Hai công nhân làm việc bên cạnh mỗi đường ray.

Tám công nhân làm dịch vụ chung.

Kinh phí là tiền lương trả cho đội ngũ lao động này theo thời gian di dời nhà.

9. Tháo bóc đường

• Tuần tự nâng nhà lên 1-2mm

• Thu dọn các con lăn, ray , tà –vẹt bên dưới dầm giằng.

• Xây chèn khoảng trống giữa các dầm giằng và móng mới

Kinh phí không quá 10% tổng kinh phí di dời.

10. Khôi phục tầng hầm và hoàn thiện cảnh quan

• Trong tầng hầm lắp đặt lại những gì đã tháo dỡ, như các đường ống, cáp điện, lò đun nước

nóng, bể phốt….

• Xây hè và đường đi quanh nhà.

• Trồng cây xanh.

Kinh phí không quá 5% tổng kinh phí di dời.

11. Lập dự toán

Chi phí chiếm 4-6 % giá thành.

12. Những công việc không lường trước

191

a. Dọn dẹp rác rươỉ của các nhà đã di dời, bỏ lại.

b. San lắp các ao sâu, vũng lầy….

c. Sửa chữa, đắp lại các đoạn đường yếu cá biệt, nếu để chúng lún nhiều khi nhà đi qua,

sẽ làm đất nến các nhà khác ven đường lún theo.

Chi phí cho những việc này thường lấy bằng 2 –2,5 % trị giá nhà.

Khấu hao thiết bị

Tính khấu hao thiết bị cho một lần di dời ngôi nhà nặng 20.000T đi xa 70m.

d. Các con lăn lấy từ trục bánh xe những toa tàu cũ, rồi tiện lại cho chúng có cùng một

đường kính. Mỗi con lăn này nặng 150 kg, truyền được tải 60 T. Công ty di dời nhà cần 400 con lăn (

kể cả lượng dự trữ). Trọng lượng số con lăn này là :0,15 x 400 = 60T.

Khấu hao cho một lần di dời nhà bằng 2% trị giá

e. Ray. Cần 2400m ray cho đường dài 70 m.

Khấu hao: 2% trị giá

f. Tời điện: Loại tới có lực kéo 10 T, dung lượng dây cáp 800m.

Công suất động cơ : 20Kw.

Cải tiến tang tời để tăng lực kéo lên 15 T.

Cần 2 tời loại này để kéo nhà nặng 20000 T

Khấu hao : 3% trị giá

g. Dây cáp. Cần 2000 m dây cáp θ 21 -22 mm, nặng 3T

Khấu hao : 10 % trị giá

h. Puli. Cần 50 puli, đường kính 500 mm để di dời nhà 20.000T

Khấu hao : 5% trị giá

i. Kích thuỷ lực (H .29) Loại 100T, bước kích 10cm/phút

Cần 5 kích và một máy bơm dầu chạy điện

Khấu hao: 10 % trị giá

j. Các thiết bị dùng để lắp ráp kết cấu thép:

Một máy nén khí

Buá hơi

Máy khoan lỗ vào tường gạch

Cưa đĩa chạy điện để cắt rãnh đặt dầm giằng

Máy hàn điện

Máy cắt hàn xì

k. Máy làm đường

Máy ủi đất

Máy bốc chất đá dăm

192

H.29 – Kích thủy lực tự nâng

a) Hình dạng bên ngòai ; b) Trình tự kê kích lến cao

Một vấn đề thời sự liên quan

Trong những năm gần đây nẩy sinh một vấn đề là xử lý thế nào những ngôi nhà chung cư thấp

tầng ( 4 – 5 tầng) còn tốt, được xây dựng khá nhiều và không lâu, chúng chiếm nhiều mặt bằng, đất đai

ở trung tâm các đô thị đang được chỉnh trang, nơi mà mật độ dân cư không ngừng tăng trưởng.

Ngoài giải pháp di dời những nhà ít tầng ấy ra một địa điểm khác, để lấy chỗ xây dựng các

nhà cao tầng mới thì còn hai giải pháp nữa là:

- Cơi thêm tầng bên trên các nhà thấp tầng ấy.

- Đôn cao các nhà thấp tầng để xây thêm một số tầng ở bên dưới nó.

a- Trường hợp cơi thêm tầng lên trên những ngôi nhà 4-5 tầng này thì phải:

- Gia cường kết cấu bên dưới để chịu tải trọng gia tăng từ các tầng xây thêm bên trên

(H.30a)

- Xây các tầng mới trên móng độc lập(H.30b)

- Tháo dỡ phần mái nhà, ảnh hưởng đến sinh họat của cư dân.

b- Trường hợp đôn cao nhà 4 -5 tầng lên cao 10 -12 m, đẩ xây thêm vài ba tầng nữa bên dưới,

như một số nước đã làm, để tăng diện tích ở, và cải thiện hình dạng ngôi nhà cùng diện mạo đường

phố.

Ngày nay khi cần giải quyết “di dời” một ngôi nhà thấp tầng cũng nên xét thêm mức độ lợi hại

của giải pháp “ đôn cao”nó lên. Di dời và đôn cao nhà đều cần một khay đế cứng bên dưới, vậy lên

tận dụng khay đế đó vào việc nâng bổng ngôi nhà lên thật cao, dọn chỗ cho việc xây độn bên dưới nó

3 – 4 tầng nữa (H. 30c)

193

Đôn cao một phân xưởng

Ở một nhà máy do áp dụng công nghệ sản xuất mới cần phải tăng tọng tải cần trục và tăng

chiều cao phân xưởng lên hơn nữa. Nhà máy không còn mặt bằng để di dời phân xưởng cũ còn khá tốt

đi chỗ khác, nên phải tính chuyện đôn phân xưởng đó lên 9,15m.

Thể tích nó tăng nên tới 1 triệu m3, nhưng chi phí đôn cao chỉ chiếm 4,7% giá thành xây dựng

phân xưởng mới.

Cũng không cần phải gia cố nền móng, vì khi đôn cao phân xưởng thì các bệ tựa kích đã nén

ép đất nền tới ứng suất ngang bằng với ứng suất do tải trọng m tới tác dụng.

H. 30 – Các sơ đồ cấu tạo nhà xây thêm tầng

Ý TƯỞNG MỚI

H.31 giới thiệu một mô hình lắp dựng ngôi nhà ở mới từ các hộp phòng bêtông cốt thép, tại

mặt đất, với bốn thao tác chính sau:

1- Kích đội ; 2- Nâng bổng ; 3- Kệ độn ; 4- Di dời

H.32 và H.33 giới thiếu thiết bị khênh công trình nặng lên cao bằng các kích 150 T đặt trên

đỉnh cột nhà; cột có dạng hộp thép, làm gối tựa trung gian cho công trình. Khi cần đảm bảo ổn định

cho cột nhà thì đặt thêm các thanh giằng cột theo hướng dọc nhà và đặt các thanh chống xiên tạm thời

theo hướng ngang nhà.

194

H. 31 – Nâng đội các hộp phòng lên cao và chuyển dịch ngang chúng về vị trí thiết kế

H.32 – Kênh phân phối mái 96 x 48m, nặng 1200 tấn

195

H.33 – Thiết bị khênh khối mái

KẾT LUẬN

Khi chỉnh trang đô thị, qui họach lại khu công nghiệp người ta thường nghĩ đến chuyện phá bỏ

một số nhà cũ còn sử dụng được để lấy mặt bằng xây dựng nhà mới; không mấy người nghĩ đến việc

di dời nhà cũ đến một nơi khác để sử dụng tiếp tục, tránh lãng phí.

Đối với gia chủ, có thể họ chưa biết rằng: chi phí di dời một ngôi nhà 5 tầng đi xa khỏang

50m, chiếm không tới 1/2 giá thành xây dựng mới ngôi nhà này.

Đối với Kiến trúc sư và Kỹ sư xây dựng thì việc di dời mỗi ngôi nhà là một dự án cá biệt, cần

một giải pháp công nghệ độc đáo, cần được những văn bản quy phạm kỹ thuật Nhà nước chỉ dẫn.

Đối với các công trình bị lún nghiêng hoặc bị lún không đồng đều thì công nghệ này cũng có

thể giúp việc khắc phục sự cố.

Cần thành lập những công ty chuyên nghiệp vừa nghiên cứu, thiết kế và thi công di dời nhà,

có tiềm năng và phương tiện thiết bị, đủ khả năng di chuyển được các ngôi nhà lớn đi xa, cân chỉnh

được các công trình lún nghiêng

Các trường kỹ thuật cần bổ sung vào chương trình đào tạo môn học “Sửa chữa, khôi phục, tôn

tạo công trình” nhằm bổ sung kiến thức cơ sở về lĩnh vực chuyên môn hậu xây dựng cho học viên.