cÂu chuyỆn sỰ thay ĐỔi nhi - wvi.org 3 nhiem vu moi.pdf · dạy trẻ em và cha mẹ...

24
mi mi Nhim vNhim vCÂU CHUYN STHAY ĐỔI Bn phm: Sáng kiến phòng chng mua bán người và di cư không an toàn

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

mớimớiNhiệm vụNhiệm vụCÂU CHUYỆN SỰ THAY ĐỔI

Bộ ấn phẩm: Sáng kiến phòng chống mua bán người và di cư không an toàn

Bộ ấn phẩm: Sáng kiến phòng chống mua bán người và di cư không an toàn

© TNTG Quốc tế 2014

ISBN 978-0-918261-45-8

Tác giả và cộng sự: Karen Rivera, Ardoon Jittawattana.

Bản Quyền: nghiêm cấm in, sao bất cứ phần nào câu truyện mà không xin phép trước, trừ trường hợp trích đoạn

Tác phẩm do Chương trình Chấm dứt Mua bán người (ETIP) - TNTG in ấn và phát hành.

Tầm nhìn Thế giới (TNTG) là tổ chức nhân đạo Cơ đốc, thực hiện các chương trình cứu trợ và phát triển nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, đặc biệt là trợ giúp trẻ em, người nghèo và người gặp hoàn cảnh khó khăn. TNTG hoạt động phục vụ tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, dân tộc hay giới

Để có thêm thông tin chi tiết về các ấn phẩm của TNTG hoặc lấy thêm bản sao của ấn phẩm này, hãy liên hệ tới địa chỉ: [email protected].

TNTG rất cảm kích nếu nhận được thông tin về việc sử dụng ấn phẩm này cho tập huấn, nghiên cứu, thiết kế chương trình, thực hiện và đánh giá. Xin lưu ý, câu chuyện này dành cho thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi và không phù hợp với trẻ dưới 12 tuổi

Thay mặt Chương trình ETIP: John Whan Yoon và Amy Collins. Biên tập: Heather Elliott. Quản lý in ấn: Katie Klopman Fike. Hiệu đính: Ian Pugh. Tranh minh họa: James Dimanarig

Cuốn sách được Chương trình ETIP xây dựng, dựa trên bài học thực tế từ Dự án Ngăn ngừa Buôn bán Phụ nữ và Trẻ em (MDRTS)

Đồ họa, thiết kế và in ấn: Inís Communication – www.iníscommunication.com

Chương trình Chấm dứt Mua bán ngườiTổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt NamTầng 4, tòa nhà HEACSố 14-16 Hàm Long, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt NamĐiện thoại: (84-4) 3943 9920Fax: (84-4) 3943 9921Website: http://www.wvi.org/vietnam

mớimớiNhiêm vụNhiệm vụCÂU CHUYỆN SỰ THAY ĐỔI

Bộ ấn phẩm: Sáng kiến phòng chống mua bán người và di cư không an toàn

2

P’Noi giật mình bởi tiếng gõ cửa dồn dập. Đêm đã về khuya và chị không hẹn ai tới nhà giờ này cả.

“Ai đấy?” Chị hỏi.

“Xin cô giúp cháu với.Cháu cần chỗ để trốn mẹ cháu”, một giọng nói khẩn khoản đáp lại.

3

4

P’Noi nhanh chóng mở cửa và thấy bé gái con của gia đình vừa mới chuyển tới phía đối diện bên kia đường.

“Tại sao cháu lại trốn mẹ?” Chị hỏi cô bé.

“Mẹ cháu lại bắt cháu phải ngủ với một người đàn ông khác”, vừa nói cô bé vừa khóc. “Cháu sợ bị xâm hại và không muốn có thai”.

5

6

7

Cô bé nói mình mới có 13 tuổi. Mẹ cô bé đã dùng cô và 3 chị em gái khác để kiếm tiền kể từ khi bố các cô bé bỏ nhà đi. Trước khi tới Sankhla Buri, Thái Lan, cả nhà cô bé đã sống ở nhiều nơi khác nhau. Bất kể đi tới đâu đi chăng nữa thì mẹ của cô bé cũng bắt ép các cô ngủ với đàn ông. Từ câu chuyện mà cô bé kể về gia đình, P’Noi biết được rằng họ là những người di cư bất hợp pháp.

P’Noi cảm thấy rất sợ hãi. Chị cảm thấy thương cho cô bé và để cô bé ngủ lại nhà mình đêm đó. Chị muốn nói chuyện với mẹ cô bé nhưng chồng chị bảo chị đừng nên tham gia. Chị đã nghe anh nhưng quyết định vẫn để mắt tới cô bé.

8

P’Noi cũng biết thông tin về những người lao động di cư tới từ nước láng giềng Myanmar. Họ thường lén vào làng chị để tìm việc. Chị cũng biết là có những người rời bỏ làng để tìm việc bất hợp pháp ở những thành phố lân cận, nhưng chị cũng không bận tâm tới việc nói chuyện với họ.

Chị luôn bận rộn khi thực hiện một dự án dành cho thanh niếu niên trong làng, bao gồm việc dạy cho họ cách làm vườn và nấu ăn. Chị cũng tổ chức các lớp học để giữ cho lũ trẻ luôn có việc để làm và tránh xa những rắc rối khi không học ở trường. Chị cũng tự nguyện dành thời gian dạy các điệu múa truyền thống và đánh trống ở một trường học ở địa phương.

9

10

Một hôm, Som, một nhân viên tổ chức TNTG tới thăm nhà P’Noi. Anh đang tìm kiếm những tình nguyện viên giúp nâng cao nhận thức về nạn mua bán người và di cư an toàn trong làng. Anh cũng giải thích với chị về cách thức chị có thể giúp xác định, phòng ngừa và ứng phó với những vấn đề về mua bán người như thế nào. P’Noi nhớ tới trường hợp cô bé ở phía đối diện nhà chị và quyết định muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề liên quan tới mua bán người và di cư.

Chị đã tham gia các khóa tập huấn. Tại đó, chị đã học thêm được nhiều kiến thức về vấn đề mua bán người, pháp luật về lao động và di cư an toàn. Chị đã hiểu thêm về những thách thức và rủi ro mà những người rời nhà đi tìm việc ở nơi khác phải đối mặt.

11

12

Càng học được nhiều kiến thức từ các buổi tập huấn này thì P’Noi càng nhận ra rằng chị có thể dạy những người di cư những kỹ năng để họ không phải rời nhà đi tìm việc ở nơi xa.

“Tôi có thể dạy cho họ cách trồng rau hoặc chế biến những món ăn mà họ có thể đem bán để kiếm tiền. Nếu họ có thể kiếm tiền ở đây thì họ sẽ không phải di cư đến nơi khác để tìm việc làm”, chị tự nhủ. P’Noi quyết định mời cả người lớn tới tham dự các lớp làm vườn và nấu ăn của cô.

13

14

Một hôm, chị quyết định tự giới thiệu mình với người mẹ của cô bé nhà bên đường tên là Mya. Họ nhanh chóng trở thành bạn bè. Chị khuyến khích mẹ cô bé suy nghĩ về các nguồn thu nhập khác có thể kiếm được cho gia đình. Chị cũng tạo việc làm cho mẹ cô bé như nhận là quần áo thêm tại nhà và mời chị tham gia lớp học nấu ăn của mình.

“Hôm nay tôi sẽ dạy cho chị cách chuẩn bị món bánh quy vị bí ngô,” chị nói với người bạn mới này. “Cách chế biến món này rất dễ và chị có thể làm và bán bánh lấy tiền.”

P’Noi cũng bắt đầu đưa cô con gái của Mya tới tham dự các buổi tập huấn kỹ năng sống để cô bé có thể gặp gỡ các bạn cùng tuổi khác.

15

16

Khi Mya và con gái của cô đã tham gia nhiều hơn vào các hoạt động này thì những tiếng quát mắng, la hét và đánh nhau bên kia đường đã giảm đi. Một hôm, bố của cô bé trở về làng. Ông và vợ đã đoàn tụ và gia đình họ chuyển tới một ngôi làng khác.

Từ đó, P’Noi không nghe tin tức gì từ họ nữa. “Mình hy vọng chị ấy sẽ ghi nhớ tất cả những gì mình đã dạy”, P’Noi tự nhủ: “Mình thực sự hy vọng chị ấy sẽ sử dụng tất cả những điều học được từ lớp nấu ăn của mình để kiếm tiền”.

17

18

P’Noi tiếp tục tổ chức lớp học tại nhà cũng như dạy trẻ em và cha mẹ chúng cách trồng vườn. Các lớp học của chị còn dạy nhiều kiến thức khác nữa chứ không chỉ kỹ năng làm vườn và nấu ăn. Chị nhân cơ hội này để dạy cha mẹ và trẻ em về tệ nạn mua bán người và những nguy cơ khi làm việc ở những thành phố lớn.

19

20

21

Chương trình Chấm dứt Mua bán ngườiTổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam

Tầng 4, tòa nhà HEACSố 14-16 Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: (84-4) 3943 9920 Fax: (84 4) 3943 9921Website: www.wvi.org/vietnam