cuỐi tuẦn -...

12
Hành trình khám phá cây gì quí nhất với người Tây Nguyên Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 352 - 4862 THỨ BẢY, NGÀY 26/8/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN BÀI HỌC TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945: Nhân dân chính là người làm nên thắng lợi lịch sử Kỳ vĩ Động Thiên Đường TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI: Nhanh, chắc chắn và chất lượng 3 Qua những ngày vội vã 7 Một người đàn ông Ê Đê chỉ lên cây M’nút trong rừng. Ảnh: Nguyễn Hàng Tình Niềm hạnh phúc mênh mông 5 Truyện ngắn: PHAN THỊ ANH THƯ 115 điểm bưu điện văn hóa xã, phường, thị trấn đã được xây dựng trong toàn tỉnh, thu hút các tầng lớp nhân dân đến tìm hiểu thông tin. Nguồn: Tỉnh ủy C ách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi đã để lại nhiều bài học lịch sử vô giá cho cách mạng Việt Nam trong tiến trình phát triển. Trong đó, bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là bài học có giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc và vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Nhận định về thắng lợi vĩ đại và là thắng lợi đầu tiên của một dân tộc thuộc địa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành được chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền về lại cho nhân dân, đã xây dựng nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc”. Sử gia Tô-mát Hót- kin (người Anh) cho rằng: “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử thế giới sau Cách mạng Tháng Mười Nga. Đó là cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, một Đảng chỉ mới ra đời được 15 năm. Đó là cuộc cách mạng đầu tiên thành công trong việc lật đổ chính quyền của chế độ thuộc địa. Nó đã nổ ra trong một thời điểm lịch sử kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai… Như vậy, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự bắt đầu của một thời kỳ mới, nó vạch đường ranh giới của thời đại thực dân bắt đầu nhường chỗ cho thời đại phi thực dân hóa”. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 là sự ghi nhận thành công của Đảng về lãnh đạo phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong đấu tranh giành chính quyền cách mạng, trước hết là trong hoạch định đường lối cách mạng. Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh thể hiện “chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”. Đồng thời khẳng định: “Coi quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy, Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể, không cứ theo chủ nghĩa quốc tế hay quốc gia, miễn thành thực muốn đánh đuổi Nhật, Pháp để dựng lên một nước Việt Nam tự do và độc lập”...

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Hành trình khám phá cây gì quí nhất với người Tây Nguyên

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 352 - 4862THỨ BẢY, NGÀY 26/8/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

BÀI HỌC TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 1945:

Nhân dân chính là người làm nên thắng lợi lịch sử Kỳ vĩ Động Thiên ĐườngTRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

TRANG 6

XEM TIẾP TRANG 2

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI: Nhanh, chắc chắn và chất lượng

3

Qua những ngày vội vã7

Một người đàn ông Ê Đê chỉ lên cây M’nút trong rừng. Ảnh: Nguyễn Hàng Tình

Niềm hạnh phúc mênh mông

5Truyện ngắn:

PHAN THỊ ANH THƯ

115 điểm bưu điện văn hóa xã, phường, thị trấn đã được xây dựng trong toàn tỉnh, thu hút các tầng lớp nhân dân đến tìm hiểu thông tin.

Nguồn: Tỉnh ủy

Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi đã để lại nhiều bài học lịch sử vô giá cho cách mạng Việt Nam trong tiến trình phát triển. Trong đó,

bài học về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc là bài học có giá trị lý luận, thực tiễn sâu sắc và vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn cách mạng hiện nay.

Nhận định về thắng lợi vĩ đại và là thắng lợi đầu tiên của một dân tộc thuộc địa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành được chính quyền về tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Cách mạng Tháng Tám đã lật đổ nền quân chủ mấy mươi thế kỷ, đã đánh tan xiềng xích thực dân gần 100 năm, đã đưa chính quyền về lại cho nhân dân, đã xây dựng nền tảng cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, độc lập, tự do, hạnh phúc”. Sử gia Tô-mát Hót-kin (người Anh) cho rằng: “Cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là một sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử thế giới sau Cách mạng Tháng Mười Nga. Đó là cuộc cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo, một Đảng chỉ mới ra đời được 15 năm. Đó là cuộc cách mạng đầu tiên thành công trong việc lật đổ

chính quyền của chế độ thuộc địa. Nó đã nổ ra trong một thời điểm lịch sử kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai… Như vậy, cuộc Cách mạng Tháng Tám đã đánh dấu sự bắt đầu của một thời kỳ mới, nó vạch đường ranh giới của thời đại thực dân bắt đầu nhường chỗ cho thời đại phi thực dân hóa”.

Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 là sự ghi nhận thành công của Đảng về lãnh đạo phát huy sức mạnh toàn dân tộc trong đấu tranh giành chính quyền cách mạng, trước hết là trong hoạch định đường lối cách mạng. Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh thể hiện “chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc dân tộc giải phóng và sinh tồn”. Đồng thời khẳng định: “Coi quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy, Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp những cá nhân hay đoàn thể, không cứ theo chủ nghĩa quốc tế hay quốc gia, miễn thành thực muốn đánh đuổi Nhật, Pháp để dựng lên một nước Việt Nam tự do và độc lập”...

2 THỨ BẢY 26 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

... Cùng với hoạch định đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng ta còn nhạy bén trong việc xác định rõ kẻ thù, mục tiêu cách mạng trong từng thời điểm, kịp thời đề ra khẩu hiệu đấu tranh thích hợp, đáp ứng nguyện vọng bức thiết của quần chúng. Do vậy, Tổng khởi nghĩa Tháng Tám là biểu tượng sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, của mọi tầng lớp nhân dân. Thắng lợi minh chứng sinh động về sức mạnh đồng thuận của cả dân tộc khi được Đảng khơi dậy, tổ chức tập hợp với tinh thần tự lực, tự cường. Thắng lợi cũng khẳng định trong thực tế lòng tin tuyệt đối của quần chúng nhân dân vào đường lối cứu nước, giải phóng dân tộc của Đảng.

Bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp của nhân dân, đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Thực tiễn cách mạng nước ta 72 năm qua là hiện thực sinh động chứng tỏ: phát huy sức mạnh toàn dân tộc là đường lối chiến lược cơ bản, lâu dài của cách mạng, là sự tiếp tục phát triển và hoàn thiện đường lối, quan điểm của Đảng trong điều kiện lịch sử mới. Từ Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đã hoạch định đường lối đổi

mới của đất nước, chỉ rõ 4 bài học kinh nghiệm lớn, trong đó, bài học đầu tiên là: “Trong toàn bộ hoạt động của mình, Đảng phải quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động”. Nghị quyết 8b (ngày 27/3/1990) về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, trong đó nhấn mạnh quan điểm: cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đến Cương lĩnh (năm 1991) nêu 5 bài học lớn, trong đó có bài học: “Chính nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử” và “không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết; đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế”… Nhìn lại 30 năm đổi mới, Đảng ta đã rút ra bài học: “đổi mới phải luôn quán triệt quan điểm lấy “dân làm gốc”, vì lợi ích của nhân dân, dựa vào nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”. Đến Đại hội XII của Đảng đã đề ra phương hướng: Củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân

dân; tập hợp, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, tạo thành phong trào cách mạng rộng lớn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Theo đó, một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XII đã xác định: “Thu hút, phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực và sức sáng tạo của nhân dân… Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Thực tế chứng minh nguồn sức mạnh làm nên thắng lợi của đất nước chính là ở chỗ Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân; dân chủ “vừa là mục tiêu vừa là một động lực của công cuộc đổi mới xã hội ta”. Phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc trong Cách mạng Tháng Tám, trước yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của đất nước, hiện thực hóa mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng cần tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân và sự đồng thuận của toàn xã hội trong tiến trình xây dựng đất nước hiện nay! HỒ LAN

Bài học từ Cách mạng Tháng Tám 1945... TIẾP TRANG 1

Báo cáo tại Hội nghị sơ kết công tác phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PHPBGDPL) từ đầu

năm 2017 đến nay, Thường trực Hội đồng PHPBGDPL tỉnh cho biết: Sau khi kiện toàn tổ chức Hội đồng PHPBGDPL từ tỉnh xuống các huyện, thành phố, các cấp, ngành đã triển khai thực hiện nhiều đề án, chương trình TTPBGDPL, đạt kết quả đáng ghi nhận, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của cán bộ, nhân dân, LLVT, học sinh, sinh viên… Chẳng hạn: Đề án “TTPBPL cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS” với sự tham gia của 11.000 lượt người tham gia; Đề án “Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường và Đề án “Phòng chống bạo lực học đường” đã thu hút hơn 21.000 lượt học sinh, giáo viên tham gia; ngành LĐTBXH triển khai thực hiện Đề án “TTPBGDPL cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp” và phối hợp với Đài PT-TH thực hiện các chuyên mục “Lao động xã hội”; “Vì chất lượng cuộc sống”… Tỉnh Đoàn Lâm Đồng tổ chức hơn 100 buổi học tập, TTPBGDPL cho gần 10.000 lượt đoàn viên, thanh niên về các lĩnh vực phòng chống ma túy, HIV/

AIDS và các tệ nạn xã hội, Luật BHXH, BHYT, BHTN; Tỉnh Đoàn phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức các cuộc thi “Thanh niên với Luật ATGT đường bộ”, “Thanh niên với văn hóa giao thông”, “Thanh niên với Hiến pháp, pháp luật”; xây dựng, đưa vào hoạt động nhiều CLB có ý nghĩa thiết thực như: “Tuổi trẻ với pháp luật”, “Tuổi trẻ phòng chống tội phạm”, “Thắp sáng niềm tin”. Đặc biệt, trong 8 tháng qua, các thành viên Hội đồng PHPBGDPL tỉnh đã tổ chức gần 30 hội nghị tập huấn Luật Phòng chống tham nhũng; Pháp lệnh thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các văn bản có liên quan cho khoảng 6.000 đại biểu đại diện báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cán bộ pháp chế các sở, ngành, cán bộ chuyên viên bộ phận một cửa của các sở, ngành, cán bộ tư pháp các huyện, thành phố, thành viên Ban giám sát đầu tư cộng đồng, tổ trưởng các thôn, buôn… Hội đồng PHPBGDPL đã phối hợp với các sở, ngành, các địa phương tổ chức nhiều hội thi tìm hiểu pháp luật như: Hội thi “Cải cách hành chính năm 2017”, Hội thi “Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X của Đảng bộ tỉnh Lâm

Đồng”, Hội thi “Tìm hiểu tác hại của thuốc lá”… Đồng thời, toàn tỉnh hiện có 500 “Nhóm nòng cốt” ở khu dân cư, 200 CLB pháp luật, 54 CLB “Tuổi trẻ phòng chống tội phạm”, 24 CLB “Nông dân với pháp luật”, 62 CLB “Phụ nữ với pháp luật”… đang hoạt động đạt nhiều kết quả tốt trong việc TTPBPL.

Tuy nhiên, theo đồng chí Trần Ngọc Liêm - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng PHPBGDPL tỉnh thì 8 tháng qua, trong hoạt động TTPBGDPL trên địa bàn của tỉnh vẫn còn bộc lộ nhiều khó khăn hạn chế, nhất là kinh phí cấp cho hoạt động của Hội đồng PHPBGDPL chưa đủ, chậm, gây khó khăn cho hoạt động của Hội đồng; việc nắm bắt công tác TTPBGDPL của thường trực Hội đồng với cơ sở thiếu kịp thời, đầy đủ; nhiều cấp, nhiều ngành thiếu chủ động trong tổ chức hoạt động TTPBGDPL, hình thức TTPBGDPL còn đơn điệu, thiếu năng động, sáng tạo, hấp dẫn nên chưa thu hút được đông đảo người dân tham gia… Những khó khăn, hạn chế đó cần phải được khẩn trương khắc phục để công tác TTPBGDPL trong những tháng cuối năm 2017 đạt kết quả cao.

HOÀNG ĐẠI HUYNH

Triển khai thực hiện phổ biến giáo dục pháp luật đạt kết quả

Ngày 22/8, tại huyện Lâm Hà, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) - Ban Quản lý rừng Lán Tranh và Công ty TNHH MTV Him Lam Mắc Ca đã ký kết hợp tác cho vay đầu tư phát triển cây mắc ca trên đất giao khoán với các hộ nông dân, dựa trên Công văn số 215/TB - UBND ngày 30/5/2017 của UBND huyện Lâm Hà, về việc triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2017 lồng ghép với phát triển cây mắc ca trên địa bàn. Theo đó, Ban Quản lý rừng Lán Tranh và UBND xã Tân Thanh có trách nhiệm hỗ trợ, kiểm tra việc sử dụng vốn, thu hồi nợ; Công ty TNHH MTV Him Lam Mắc Ca cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng, kỹ thuật trồng - chăm sóc cây mắc ca và bao tiêu sản phẩm của nông dân...

Ký kết hợp tác đầu tư trồng cây mắc ca trên đất giao khoán

Đại diện Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và UBND xã Tân Thanh ký kết hợp tác đầu tư phát triển

cây mắc ca trên đất giao khoán.

Sự hợp tác này được triển khai trong khuôn khổ của Đề án 04/ĐA-UBND của UBND huyện Lâm Hà về việc “Phát triển

rừng trên diện tích lâm nghiệp do người dân lấn chiếm, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Lâm Hà giai đoạn 2014-2019” và lồng ghép với kế hoạch phát triển cây mắc ca từ nguồn vốn vay của LienVietPostBank. 6 hộ nông dân đầu tiên của xã Tân Thanh đã ký hợp đồng với LienVietPostBank, vay tín chấp từ 50-80 triệu đồng; đồng thời sẽ nhận giống và tiến hành trồng cây trong tháng 8.

Cũng tại buổi lễ, đại diện Công ty TNHH MTV Him Lam Mắc Ca đã giải đáp một số câu hỏi của người dân về chất lượng cây giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây, cũng như đầu ra cho trái mắc ca. Công ty cũng khuyến cáo nông dân nên đầu tư ngay từ khâu đào hố ban đầu, đảm bảo kỹ thuật và chú trọng nước tưới... PHẠM LÊ

Nhà đầu tư góp 50 tỷ đồng trồng rau, hoa công nghệ cao

Môt nhà đầu tư đến từ Đài Loan và 2 nhà đầu tư Việt Nam vừa được cơ quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng chấp thuận cùng góp nguồn vốn 50 tỷ đồng đầu tư sản xuất rau, hoa công nghệ cao tại xã

Phú Hội, Đức Trọng. Đây là dự án sản xuất nông nghiệp công

nghệ cao với quy mô diện tích hơn 2.750 m², tọa lạc trên các thửa đất 243, 261, tờ bản đồ số 37, thuộc xã Phú Hội nêu trên. Những

hạng mục được phép xây dựng gồm: nhà kính sản xuất rau, hoa (2.000 m²), khu vực nhà kho đóng hàng (100 m²), khu vực điều

khiển hệ thống trung tâm (20 m²), đường sân bãi, trồng cây xanh (hơn 530 m²), phòng

thí nghiệm, văn phòng làm việc (50 m²)…Dự kiến trong một năm tới, 3 nhà đầu tư

nói trên tiến hành xong các thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, cấp phép xây dựng...

Giai đoạn tiếp theo từ tháng 7/2018 đến tháng 12/2019, tổ chức san lấp mặt bằng,

thi công các hạng mục công trình phục vụ sản xuất. Từ tháng 1/2020, hoàn thành toàn

bộ dự án và đưa vào hoạt động. VŨ VĂN

Công an tỉnh tặng quà cho học sinh nghèo xã Tu Tra

Nhân dịp tựu trường năm học mới (2017 - 2018), với chủ đề “Hành trang

cho em trong năm học mới”, ngày 21/8, Chi đoàn Thanh niên Phòng PA61 và

PA72 Công an tỉnh đã phối hợp với Sở Ngoại vụ và Phòng Giáo dục huyện Đơn

Dương xuống thăm, trao tặng 69 phần quà gồm 20 chiếc cặp, vở, bút viết cho

các em học sinh nghèo là con em người DTTS đang học ở khối lớp 4 và lớp 5

của Trường Tiểu học Rờ Lơm Ơm xã Tu Tra, ngoài ra đoàn còn trao 6 suất học

bổng, mỗi suất 500 ngàn đồng cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó

khăn nhưng đã vượt khó vươn lên trong học tập. Nhân dịp này, Phòng Giáo dục

huyện Đơn Dương còn vận động các nhà hảo tâm trao tặng 351 suất quà gồm

đồ dùng học tập cho toàn thể học sinh Trường Tiểu học Rờ Lơm Ơm, tổng trị

giá quà tặng lên đến 20 triệu đồng.NGỌC THANH

ĐÀ LẠT: Nhiều tổ chức hội được Nhà nước hỗ trợ

UBND Đà Lạt cho biết, toàn thành phố hiện nay có 68 tổ chức hội đang hoạt động với hơn 70 nghìn hội viên tham gia. Trong

đó có 16 tổ chức hội có phạm vi hoạt động trong toàn thành phố, số còn lại hoạt

động trong phạm vi xã, phường.Hội có số lượng đông nhất thành phố hiện nay là Hội Khuyến học với trên

38.200 hội viên; kế tiếp là Hội Chữ thập đỏ với gần 15.400 hội viên; Hội Người

cao tuổi thành phố có gần 14.100 hội viên. Trung bình các hội còn lại có lượng hội viên từ vài chục đến gần 500 người, ít hội viên nhất là Hội Đông y với 33 người.

Trong tổng số hội trên, có 54 tổ chức hội được công nhận là hội đặc thù; 58 hội

được bố trí cơ sở và nơi làm việc (trong đó cấp thành phố 6, còn lại là cấp phường,

xã); có 8 tổ chức hội hoạt động trong phạm vi thành phố được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động; 52 hội

phường, xã được UBND các phường, xã hỗ trợ kinh phí sinh hoạt căn cứ vào nhu

cầu thực tế tại địa phương.VT

3 THỨ BẢY 26 - 8 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

KHẢI NHIÊN

Quá trình xây dựng NTM được Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM Lâm Đồng xác định “là nhiệm

vụ chính trị trọng tâm thường xuyên” của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, đấy cũng là “sự nghiệp của toàn thể nhân dân”. Điều đó có nghĩa rằng, để xây dựng thành công xã, huyện đạt chuẩn NTM cần sự chung sức của mọi thành phần, tầng lớp trong xã hội. Trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Lâm Đồng đặt ra mục tiêu phấn đấu có thêm ít nhất 12 xã đạt 19/19 tiêu chí NTM, nâng tổng số xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn NTM từ 72 xã trở lên. Đi đôi với việc triển khai xây dựng các xã đạt chuẩn, Ban chỉ đạo xây dựng NTM của tỉnh cũng đề ra kế hoạch “nâng cao chất lượng tiêu chí đối với xã, huyện đã đạt chuẩn NTM” và chỉ đạo các huyện, thành phố kiểm tra, rà soát 19 tiêu chí đã hoàn thành, xác định rõ tiêu chí cần bổ sung hoàn thiện, những tiêu chí cần tiếp tục đầu tư để nâng cao... để trên cơ sở đó xây dựng lộ trình, các giải pháp cụ thể thực hiện. Riêng huyện NTM Đơn Dương thực hiện Đề án giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM tại 8/8 xã đã đạt chuẩn.

Sự chung tay xây dựng NTM ở Lâm Đồng những năm qua được biểu hiện trên nhiều mặt, nhất là trong vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất, cũng như y tế, giáo dục, văn hóa và bảo vệ môi trường nông thôn. Cụ thể, từ nguồn vốn ngân sách và sự tham gia đóng góp của người dân, toàn tỉnh đã xây dựng mới, nâng cấp 340 km đường giao thông nông thôn; xây dựng, cải tạo nâng cấp 76 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, gần 28 km kênh mương và 369 ao hồ nhỏ... đảm bảo cho 59,17% diện tích

XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI:

Nhanh, chắc chắn và chất lượng Việc xây dựng thành công huyện nông thôn mới (NTM) Đơn Dương trở thành huyện đầu tiên khu vực Tây Nguyên đạt chuẩn NTM đã bổ sung cho Lâm Đồng những kinh nghiệm quý báu trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn theo hướng hiện đại. Qua đó, Lâm Đồng đang có những bước đi vững chắc, tiến nhanh nhưng không nóng vội trên hành trình chuẩn hóa các xã đạt chuẩn NTM, đồng thời giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM đã đạt.

đất gieo trồng chủ động nước tưới - tương đương khoảng 143.820 ha. Ngoài ra, đã xây dựng 40,8 km đường điện trung thế, 65,1 km đường dây hạ thế và 32 trạm biến áp đáp ứng nguồn điện năng sinh hoạt và sản xuất cho 94,87% dân số khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất y tế, giáo dục, văn hóa, hệ thống chợ nông thôn, bưu điện và nhà ở... cũng được đầu tư nâng cấp, sửa chữa và nâng cao chất lượng hoạt động, sinh hoạt đối với cộng đồng dân cư nông thôn.

Xây dựng NTM không nằm ngoài mục tiêu phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân mà trọng tâm của vấn đề này nằm ở chỗ thực hiện hiệu quả đề án tái cơ cấu kinh tế, hướng trọng tâm là tái cơ cấu, phát triển ngành nông nghiệp toàn diện, hiện đại. Thể hiện rõ nét nhất ở các chương trình sản xuất ứng dụng công nghệ cao tiếp tục được quan tâm đầu tư phát triển cả về

diện tích, năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời hình thành các hình thức tổ chức sản xuất, mô hình kinh tế ở các xã NTM tiếp tục được quan tâm, phát triển...

Dựa trên những kết quả đạt được, Lâm Đồng đề ra mục tiêu trong năm nay bình quân đạt được trên 17,5% tiêu chí/xã và phấn đấu có ít nhất 12 xã đạt chuẩn NTM, từ đó thực hiện giảm 1 - 1,5% tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới, tăng tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia từ 51 - 53%, có 80% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, bảo hiểm y tế toàn dân đạt 77,8%, đặc biệt thu nhập bình quân đầu người đạt từ 54 - 54,5 triệu đồng/năm. Theo báo cáo của UBND tỉnh, kế hoạch vốn đầu tư phát triển từ ngân sách thực hiện chương trình xây dựng NTM năm 2017 là 1.119 tỷ đồng được phân bổ cho các xã để thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong đó, vốn hỗ trợ trực tiếp cho chương trình NTM

136 tỷ đồng, vốn lồng ghép 983 tỷ đồng. Và từ đầu năm đến nay giá trị khối lượng thực hiện vốn ngân sách tại các địa phương đạt khoảng 45% so với kế hoạch. Việc đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó ưu tiên tổ chức sản xuất, hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, phát triển dịch vụ nông thôn, ngoài vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án thì vốn thuộc chương trình NTM năm 2017 đã đầu tư cho các nội dung trên hơn 16 tỷ đồng. Qua đó nâng diện tích sản xuất theo hưởng ứng dụng nông nghiệp cao toàn tỉnh hiện có 50.728 ha, tăng 1.639 ha so với năm 2016 và tổng đàn gia súc đều tăng so với cùng kỳ. Cũng theo UBND tỉnh, trong 6 tháng đầu năm đã đào tạo nghề cho 15.000 lao động, giải quyết việc làm cho 19.700 lao động, trợ cấp cho 25.595 đối tượng bảo trợ xã hội và cấp 373.600 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số tại các vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn... Hiện tại có 100 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ mần non 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, trung học cơ sở mức độ 1 và xóa mù chữ mức độ 2... và có 108 xã được công nhận đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế, 67 xã đạt chuẩn văn hóa NTM trong tổng số 117 xã của tỉnh. Tỷ lệ hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 86,8%; lượng rác thải được thu gom, xử lý đạt trên 90% trên địa bàn các xã... Tính đến nay, toàn tỉnh đã có 60/117 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, riêng trong năm 2017, có 18 xã phấn đấu đạt chuẩn và qua rà soát đã có 10 xã đạt 19/19 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 15 - 18 tiêu chí. Với những gì đã và đang đạt được trong xây dựng NTM đảm bảo Lâm Đồng sẽ đạt mục tiêu đề ra trong năm có từ 72 xã trở lên đạt chuẩn NTM, đạt 61,53% trong tổng số xã của tỉnh. Từ các bước đi trên, Lâm Đồng thể hiện quyết tâm xây dựng NTM nhanh, chắc chắn trên từng tiêu chí cụ thể và không nóng vội, đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng các tiêu chí, tiến tới xây dựng huyện NTM kiểu mẫu Đơn Dương và tại mỗi huyện, thành xây dựng 1 xã NTM kiểu mẫu.

DIỆP QUỲNH

Đặc biệt hơn nữa, tất cả diện tích trồng rau CNC nhà kính của Ninh Loan đều “trồng rau theo địa chỉ”,

cung cấp hàng hóa theo hợp đồng với doanh nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người trồng.

Ông Trần Ngọc Năm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Loan, người có gần 20 năm gắn bó với hoạt động nông hội chia sẻ, trước đây, dù ngoài Đức Trọng, Đơn Dương hay Đà Lạt, nông dân trồng rau, hoa trong nhà kính rất nhiều nhưng ở Ninh Loan, bà con yên phận với cây rau màu, cây cà phê. Bởi Ninh Loan ở khá xa so với trung tâm, đường đi lại khó khăn, trồng rau cũng không dễ dàng tìm nơi tiêu thụ. Tuy vậy, chính quyền và nhân dân Ninh Loan vẫn mong mỏi tiếp cận với mô hình trồng trọt mang lại thu nhập cao này. Quyết là làm, năm 2009, một tổ hợp tác trồng rau, hoa công nghệ cao

được thành lập và những sào nhà kính đầu tiên được hiện lên với sự hỗ trợ 50% của ngành nông nghiệp Đức Trọng, vốn vay của Ngân hàng Chính sách và vốn vay từ Hội Nông dân tỉnh. Lần lượt trong 4 năm, 8 hộ trong tổ rau hoa có được 1,4 ha nhà kính đầu tiên và bắt đầu xuống giống học làm rau sạch.

Ông Phạm Văn Sinh, thôn Hải Ninh là một thành viên trong tổ hợp tác với 3 sào nhà lồng trồng dưa leo baby và cà chua beff. Ông Sinh chia sẻ, thời gian đầu tiên nhà kính mới đưa vào sản xuất hàng hóa rất khó bán do Ninh Loan ở xa, thương lái ép hàng, ép giá rất chặt. Tuy nhiên, khi THT rau hoa Ninh Loan tìm được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, trồng rau theo hợp đồng, mọi việc hoàn toàn thay đổi. Ông Sinh cho hay: “Hiện tất cả thành viên trong tổ đang trồng rau theo hợp đồng liên kết với HTX Tiến Huy, chủ yếu là cây dưa leo baby và cà chua beff. Chúng tôi

xuống giống theo kế hoạch, giống và kỹ thuật do bên Tiến Huy cung cấp. Trồng rau theo hợp đồng với HTX Tiến Huy yêu cầu về mặt kỹ thuật rất cao, rau phải làm đúng quy trình rau an toàn, không sử dụng thuốc BVTV và cán bộ kỹ thuật của họ thường xuyên xem xét, đánh giá vườn. Khi thu hoạch HTX vào tận vườn lấy hàng, nông dân không phải đưa đi xa”. Toàn bộ diện tích của THT đang trồng rau theo hợp đồng, ăn giá “chết” với đối tác và khi trả lời câu hỏi nếu giá thị trường cao hơn, bà con có đem hàng bán ra ngoài không thì câu trả lời chung là “không”, nông dân trông đợi sự bền vững, ổn định trong mối liên kết với doanh nghiệp.

Trồng rau CNC theo hợp đồng đã mang lại hiệu quả kinh tế rất tốt cho những người nông dân vùng sâu Ninh Loan. Gia đình anh Tô Văn Hòa, thôn Ninh Thái cho biết, nhà anh chuyên trồng dưa leo baby cho HTX Tiến Huy. Với diện tích 1,1 sào

Trồng rau công nghệ cao ở vùng sâu Ninh LoanNinh Loan, xã thuộc “vùng Loan” vốn là một trong những địa phương xa nhất thuộc huyện Đức Trọng chuyên canh tác cà phê, cây lúa nước. Nhưng hiện nay, giữa ruộng lúa và bạt ngàn cà phê đã xuất hiện những nếp nhà kính chuyên trồng rau công nghệ cao (CNC).

xuống giống 3.500 gốc, anh thu xấp xỉ 7 tấn/vụ với giá chết 14 ngàn đồng/kg. Trừ chi phí giống má, thuốc men, công chăm các loại, anh có lời 50 - 60 triệu đồng/vụ. Mà một vụ dưa leo baby, từ khi ươm hạt tới khi thu hoạch xong chỉ có 75 ngày. Anh Hòa khẳng định: “Ở Ninh Loan tôi chưa thấy trồng cây gì có lợi hơn trồng rau CNC. Trồng một sào rau thu nhập gấp rưỡi trồng 1 ha cà phê. An toàn nhất là mình trồng theo hợp đồng, giá chết, có thể tính toán sẵn thu nhập nên rất ổn định”. Chính vì thu nhập cao và ổn định từ trồng rau CNC, mặc dù không còn hỗ trợ từ Nhà nước nhưng các gia đình ông Vũ Quang Dung, bà Vũ Thị Vân thôn Nam Hải vẫn đầu tư làm thêm 2,3 sào nhà kính với giá cả 200 triệu đồng/sào hoàn chỉnh. Ông Năm cho biết thêm, dù không còn vốn ưu đãi nhưng xã vẫn hỗ trợ cho các hộ làm mới nhà kính bằng nguồn kinh phí phát triển nông thôn mới số tiền 12,5 triệu đồng/sào. Từ sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp và chính quyền, sự mạnh dạn của người nông dân đã được phát huy và hiệu quả kinh tế từ những mái nhà kính đã góp phần làm giàu cho mảnh đất vùng sâu Ninh Loan.

Mô hình sản xuất cây đặc sản ở xã NTM Ka Đô huyện Đơn Dương. Ảnh: P.Nhân

4 THỨ BẢY 26 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

THEO DÒNG SỰ KIỆN

Biểu diễn Quan họ trên thuyền phục vụ nhân dân và du khách.

Chương trình biểu diễn dân ca Quan họ trên thuyền được diễn ra tại khu vực hồ Nguyên Phi Ỷ Lan, thành phố Bắc Ninh.

Các tiết mục dân ca Quan họ (lời cổ) do các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh thực hiện với thời lượng 60 phút, gồm các tiết mục đơn ca, song ca, đối ca, tốp ca... Đây là chương trình thực hiện chủ trương của tỉnh Bắc Ninh về việc tổ chức hát Quan họ trên thuyền vào tối thứ bảy hằng tuần nhằm giới thiệu, quảng bá nét đẹp, nét văn hóa đặc trưng của quê hương Quan họ “Bắc Ninh - Kinh Bắc”, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của nhân loại, đồng thời thu hút du khách đến với quê hương Kinh Bắc.

Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2009. Đến nay, sau hơn tám năm được vinh danh,

Biểu diễn Quan họ trên thuyền vào tối thứ bảy hằng tuần

Ghi chép: NGUYỄN THƯỢNG THIÊM

Vừa dẫn tôi đi xem các công đoạn chế biến hạt điều, Hưng vừa kể tôi nghe:

- Quê em ở xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Em lớn lên bên con sông Hồng khi hiền khi dữ, làm lụng thì vất vả mà cũng không đủ no…

Nghe Hưng nói, tôi nhớ lại cái đận 1969, sông Hồng năm ấy nước lên cao. Cả tuyến đê thuộc các xã Khai Thái, Hồng Thái (huyện Phú Xuyên) bị vỡ. Nước ngập mênh mông chìm cả mái nhà. Sau lũ, mùa màng, của cải mất sạch. Đời sống nhân dân muôn vàn khó khăn. Những năm sau, việc đi tìm vùng đất mới như một điều tất yếu của kế sinh nhai. Và, năm 1984, khi 13 tuổi, Hưng theo gia đình vào lập nghiệp tại xã Hà Đông, huyện Đạ Tẻh bây giờ.

Trước khi vào đây, ông Trương Quang Lang - Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho tôi biết: Hưng được Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng tặng Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2012 - 2016, một điển hình trong phong trào học tập và làm theo Bác. Khi nghe dự tính muốn viết về anh, Hưng nhìn tôi như thăm dò, rồi bộc bạch:

- Em sinh ra thì Bác Hồ kính yêu đã đi xa được hai năm. Em có gì để đáng cho anh viết báo đâu. Em chỉ biết làm ăn thôi mà…

- Vậy anh em mình chỉ nói chuyện làm ăn thôi. Thế từ khi vào vùng đất này, Hưng làm những gì?

Hưng tâm sự: - Gần 10 năm bươn trải, lúc làm ruộng, khi chăn nuôi. Em bỏ ra cả 12 năm làm thầu xây dựng… nhưng, vẫn không giàu có được. Em xin vào Hội Nông dân, thế là được đi học các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, đi tham quan. Em thích nhất là được Hội cho sang Bình Phước học cách sản xuất và chế biến hạt điều.

Đưa tôi đến xem công đoạn phân loại thành phẩm trước khi đóng gói

Anh Hưng làm giàu từ hạt điềuTôi từ thị trấn Đạ Tẻh vào xã Hà Đông lúc 8 giờ sáng. Cạnh đường 725, một cổng chào bề thế nổi lên hàng chữ “Nhân dân thôn I Hà Đông quyết tâm giữ vững danh hiệu Thôn văn hoá”. Hỏi thăm rồi tôi tìm đến cơ ngơi của Lê Văn Hưng. Một người đàn ông tầm thước, khỏe mạnh. Chiếc áo sơ mi và chiếc quần lửng cũ dính đầy nhựa hạt điều. Chân dung ban đầu của một giám đốc “hay lam hay làm” đã lôi cuốn tôi.

xuất khẩu, Hưng say sưa kể:- Anh biết không? Hạt điều rất

giàu sắt, phốt pho, selen, magiê và kẽm. Chúng cũng là nguồn cung cấp tốt các chất chống oxy hóa và protein. Nó có 7 tác dụng như: Ngăn ngừa ung thư. Tốt cho tim, da và tóc. Giúp xương chắc khỏe. Tốt cho các dây thần kinh. Ngăn chặn sỏi mật và giảm cân cho người béo phì. À, anh có nhậu được không? Nếu được thì hạt điều là món rất hợp. Ngoài việc rang, nướng để khai vị, anh bẻ hạt điều ra từng miếng, thêm chúng vào món salad… rất ngon. Ngâm nửa chén hạt điều trong nước độ 15 phút sau đó xay cho mịn và cho chúng vào các món hầm hoặc cà ri… rất tuyệt!

Nghe Hưng nói mà thèm, chắc người này cũng kể vào bậc thầy các món nhậu. Tôi ngắt lời anh: Được rồi để lát nữa “trà dư, tửu hậu” ta sẽ bàn tiếp, thế sau khi ở Bình Phước về thì sao?

- Mê điều rồi, em xây dựng ngay một đề án sản xuất và chế biến điều xuất khẩu trình Hội Nông dân. Được Hội đứng ra tín chấp, em vay của Ngân hàng Chính sách, Quỹ hỗ trợ nông dân và Ngân hàng Nông nghiệp được một tỷ đồng. Cộng với tiền tích luỹ, em xây dựng 250 m2 nhà xưởng. Mua các loại máy móc hiện đại như: Máy tách, máy hấp, máy thổi vỏ lụa, nồi hơi và một số máy móc khác… hết trên 2 tỷ đồng.

Tôi dạo vòng quanh xưởng. Tiếng máy rộn ràng. Tiếng người râm ran. Sự manh nha của nền móng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đang hiện ra. Xưởng có 65 công nhân, đều là lao động địa phương. Mỗi tháng chế biến 100 tấn điều thô, bán trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Mỗi kg thành phẩm có giá 10 đô-la. Lợi nhuận thu về từ 5 đến 10%. Năm 2013, doanh thu đạt hơn 2 tỷ đồng, trừ chi phí còn lãi 950.000 triệu đồng. Từ 2014 đến nay, năm sau nguồn thu đều cao hơn năm trước. Tôi hỏi về thu nhập của công nhân, Hưng cho biết bình quân mỗi công nhân một

tháng 5,5 triệu đồng. Cá biệt do công việc, có người 8 triệu đồng. Anh cho biết mình còn ủng hộ 50 triệu đồng cho xã thực hiện chương trình “Thắp sáng đường quê”, giúp 5 hộ nghèo 95 triệu đồng không tính lãi để họ xóa nhà tạm và phát triển chăn nuôi. Riêng gia đình có 4 người, vợ chồng và hai con, thu nhập bình quân 20 triệu đồng một người, một tháng. Gia đình đã xây nhà riêng, có các phương tiện đắt tiền phục vụ cho đời sống hàng ngày.

Ngồi trên bộ salon gỗ thật đẹp, Hưng lấy trong tủ 2 cốc nước, anh gọi là “Sữa điều” mời tôi. Chỉ cần nửa chén hạt điều xay ra rồi cho vào 2 chén nước lọc, thêm chút đường là thành thứ nước uống thơm và bổ dưỡng. Nhâm nhi để thẩm thấu từng giọt “Sữa điều”, tôi có cảm giác là lạ, uống đến đâu biết đến đó. Dịu, thanh, tinh khiết, đậm đà…

Như một chuyên gia về dinh dưỡng, Hưng giới thiệu:

- Anh ạ, điều cũng giúp mọi người tránh được bệnh tiểu đường vì nó có thể làm giảm mức độ chất béo trung tính và giúp bảo vệ cơ thể khỏi các biến chứng của bệnh tiểu đường. Nó giúp bảo vệ răng và nướu răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Hạt điều có thể bị hỏng nếu chỉ bảo quản ở nhiệt độ phòng, vì vậy nên giữ cho chúng trong tủ lạnh sau khi đã đóng gói kĩ càng. Hạt điều được bảo quản cẩn thận có thể sử dụng kéo dài đến cả năm.

Tôi tản bộ quanh chiếc sân rộng đang phơi hàng tấn điều nguyên liệu, chỗ nào cũng sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, vệ sinh. Như hiểu ý tôi, Hưng nói ngay: Anh yên tâm, em rất tuân thủ nguyên tắc, phát triển kinh tế phải gắn với việc bảo vệ môi trường. Không làm được như thế chắc em bị bà con đuổi đi khỏi chỗ này rồi.

Nghe Hưng nói, tận mắt xem Hưng làm, tôi có cảm giác anh chính là tấm gương điển hình của những người nông dân làm theo tấm gương Bác Hồ kính yêu. Học Bác chính là làm theo Bác. Dân giàu thì nước mạnh đấy Hưng ơi.

Anh Lê Văn Hưng bên hàng tấn điều

nguyên liệu mới thu mua.

Ảnh: N.T.Thiêm

Truyện ngắn: PHAN THỊ ANH THƯ

Đồng hồ trên tường thong thả gõ đến tiếng thứ mười. Mưa ngoài trời mỗi lúc

mỗi nặng hạt hơn. Tháng 9. Trời tối đen như mực, gió rít ào ào trên mái tôn nghe rợn người. Con đường nhỏ từ quốc lộ rẽ vào nơi làm việc của Hội Người mù giờ không một bóng người. Bão số 09 đêm nay sẽ đổ bộ vào miền Trung.

- Đêm nay bão nên mưa lớn quá, chú chờ mưa tạnh tạnh rồi hẵng về - Tiếng Liễu khe khẽ vang lên trong đêm vắng.

- Chắc phải vậy? Mưa lớn quá. - Lâm trả lời.

Liễu lò dò từng bước chậm rãi đến bên chiếc bàn nhỏ cuối phòng thuần thục pha một bình trà mời Lâm. Lúc này Lâm mới có dịp nhìn cô, nhất là đôi mắt sáng tinh khôi thỉnh thoảng cứ chớp liên tục làm khuôn mặt cô càng thêm duyên dáng đến lạ thường. Lâm cố nén tiếng thở dài chua xót. Đôi mắt ấy vĩnh viễn không còn thấy ánh sáng của cuộc đời, cũng có nghĩa là khép lại bao nhiêu ước mơ của một cô gái đang độ xuân thì, một cô giáo trẻ vùng quê sâu đang ấp ủ bao nhiêu hoài bão.

- Chú đừng ngại sợ con buồn, con đã quen như vậy rồi. Buồn nhất là ngày khai trường. Giá như… giá như con không bị bệnh bất ngờ thì ngày mai con đã rất hạnh phúc với đám học trò nhỏ của mình rồi. Chú đang nhìn con phải không? Con đang tưởng tượng chú rất hiền, ít nói và… - Liễu bật cười.

- Chú rảnh không? Để con kể chuyện của con cho chú nghe há? - Liễu đề nghị.

- Sẵn sàng nhưng không được khóc đó nghe. - Lâm pha trò.

Câu chuyện cứ đều đều trôi trong đêm mưa bão. Thỉnh thoảng sấm chớp phát ra những tiếng kêu răng rắc kèm với những tiếng

nổ đì đùng. Ly trà nóng đã nguội dần. Lâm không tài nào uống được vì bận cuốn hút vào câu chuyện buồn của cô.

Liễu ra đời ở một vùng quê nghèo đầy khốn khó. Từ tấm bé Liễu luôn mơ ước trở thành cô giáo đứng trên bục giảng để đem kiến thức đến với học sinh nghèo quê cô như một sự trả ơn nơi chôn nhau cắt rốn. Cái ngày đậu vào trường cao đẳng, cô bé Nguyễn Thị Thúy Liễu đã khóc thật nhiều vì hạnh phúc đúng với tâm nguyện của mình. Ngày ấy…

Cái làng quê nhỏ mút tận ngọn con rạch hôm nay xôn xao với cái tin con Liễu đậu vào trường cao đẳng sư phạm. Không xôn xao sao được học trò nghèo ấp này tối ngày phải phụ giúp cha mẹ kiếm ăn bằng mọi cách. Giỏi lắm chỉ học đến lớp bảy, lớp tám là nghỉ học, vậy là quý rồi chớ nói chi đến đậu tú tài, đậu cao đẳng như người ta.

Ba mẹ Liễu mấy đêm rồi không ngủ vì mừng vui có, hãnh diện có, lo lắng có.

- Hay là con thôi không học nữa để tìm việc gì tiếp giúp gia đình, nhà mình còn nghèo quá. - Liễu khẩn khoản.

Ve vuốt lên mái tóc dài đen mượt của con, mẹ Liễu ôn tồn:

- Sao con nói vậy? Dù nghèo mấy cũng phải học. Tiền nong để ba mẹ lo liệu.

Nói cho yên lòng con chớ lòng dạ bà cũng rối bời. Ba Liễu thì trầm ngâm suy nghĩ bên khung của sổ với những điếu thuốc lá vô hồn. Vậy là phải cầm cố một công vườn còn lại để chuẩn bị cho Liễu vào giảng đường. Những ngày ở ký túc xá dù rất nhớ gia đình nhưng Liễu cố nén lòng ở lại để khỏi phải tốn kém tiền xe. Khi gian phòng vắng tanh vì bạn bè đã về quê hay đi vui chơi, mua sắm, Liễu lại ngồi khóc một mình trong tủi hờn con gái.

Hạnh phúc tưởng đã đến với cô gái nghèo khi xuất hiện một người bạn học hết lòng chăm sóc yêu thương.

tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều chủ trương trong việc bảo tồn và phát triển Dân ca Quan họ Bắc Ninh như thực hiện chế độ đãi ngộ với các nghệ nhân Quan họ; công tác sưu tầm, nghiên cứu được tiếp cận đa chiều làm giàu thêm giá trị dân ca Quan họ; việc tuyên truyền, truyền dạy Quan họ được chú trọng…

5 THỨ BẢY 26 - 8 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Niềm hạnh phúc mênh mông

nhịn ăn để kịp đến lớp trong cái lạnh xanh môi tím mặt.

Vậy mà lớp không đứa nào bỏ học giữa chừng. Có lẽ chúng muốn chia sẻ niềm vui với một cô giáo trẻ mới ra trường đang khát khao thực hiện nhiều hoài bão vì đàn em thân yêu. Hai năm đứng trên bục giảng thì hai năm cứ đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, lũ học trò nhỏ ấy xúm xít vây quanh chúc mừng cô với những bó hoa dân dã nhưng nồng ấm tình người.

Liễu nhớ lắm cái lần lũ học trò lấp ló ngoài sân nhà cô. Mười mấy đứa xúm xít trên chiếc xuồng nhỏ cặp sát mé rạch, trai có, gái có. Vậy mà không đứa nào dám bước lên.

- Sao mấy em tới mà hổng lên còn ở đó?

- Dạ,… dạ… nè mấy bạn lên đi… - Tiếng đứa này hối thúc đứa kia nhưng rồi không ai rời khỏi xuồng.

Rất lâu. Thằng Tửng, trưởng lớp lấm la lấm lét nhảy lên bờ, tay ôm một bó hoa đủ loại như: vạn thọ, cúc, hướng dương… Nó ấp úng

thị và đăng ký công tác tại Hội Người mù thành phố, hiện đang là Thường vụ Thành hội. Hàng ngày với nhiệm vụ phụ trách công tác tuyên giáo, cô lắng nghe tâm tư nguyện vọng của trên bảy trăm người đồng cảnh ngộ để tư vấn động viên, tháo gỡ những ách tắc tạo thêm nghị lực sống cho họ, chủ động đề xuất những giải pháp khả thi dựa vào sự quan tâm giúp đỡ hỗ trợ từ cộng đồng xã hội. Liễu còn đang ấp ủ nguyện vọng dạy Anh văn cho hội viên của mình.

- Con luôn nhớ lời Bác Hồ dạy tuy tàn nhưng không phế, cạnh đó mình phải cùng thông cảm sẻ chia nỗi bất hạnh của những mảnh đời không may mắn, giờ thì con rất lạc quan yêu đời.

Dù rất khó khăn nhất là việc lo toan chu đáo sinh hoạt cá nhân, đi lại, kể cả việc tự nấu ăn hàng ngày giờ đây đã quá quen thuộc với bản thân. Hàng đêm cô lại tự mày mò đọc sách báo, nghiên cứu tài liệu với niềm đam mê rất lạ thường. Dù cơ quan cách nhà trên 20 km, nhưng tuần nào Liễu cũng tranh thủ về đoàn tụ với gia đình, kể lại những công việc đã làm được trong niềm hạnh phúc vô biên.

- Nói thật lòng, ai cũng mong mình có được một mái ấm riêng tư dù rất mong manh nhưng không phải không có được trong cuộc đời này phải không chú?

- Chú tin là như vậy. - Lâm trả lời. Đôi mắt cứ đăm đăm nhìn thật sâu vào đôi mắt Liễu.

Trong khoảng đêm đầy giông bão, Lâm đang thấy thấp thoáng trước mắt mình những bó hoa đồng nội của học sinh quê nghèo đến với Liễu trong ngày 20/11, cô sẽ được nắm lấy những bàn tay nhỏ xíu chai sần, để thầy trò cùng khóc trong niềm hạnh phúc mênh mông.

Hôm nay Lâm nhận được một thiếp cưới rất lạ thường. Thiệp của Liễu báo tin cô lấy chồng. Lấy chồng đúng vào ngày tựu trường 5 tháng 9. Hấp tấp dựng xe vào góc sân đầy sình đất sau cơn mưa tầm tã tháng 11, Lâm đã nhìn thấy Liễu hôm nay thật rạng rỡ xinh đẹp hơn bao giờ hết, đang nắm tay chồng lần dò từng bước chậm rãi bước ra mừng bạn bè.

- Chú đây. Liễu ơi. - Lâm sung sướng thốt lên.

- Chú hả? - Giọng Liễu ngập ngừng xúc động, con trông chú quá trời.

- Đây là chú Lâm, người mà em thường kể cho anh nghe đó. - Liễu ôn tồn nói với chồng.

Sau này Lâm mới biết, người thanh niên ấy mỗi tuần từ thị xã về quê thăm nhà, duyên nợ thế nào mà cả hai đều là hành khách thường xuyên trên những chuyến xe buýt. Từ cám cảnh, thán phục rồi chuyển dần sang tình yêu. Nghĩ rất lạ.

Cả hai vợ chồng nắm chặt lấy tay Lâm như muốn sẻ chia niềm hạnh phúc đang đong đầy. Đồng nghiệp xưa của Liễu hôm nay có mặt đầy đủ, ai cũng đôi mắt đỏ hoe vì xúc động, mừng cho cô có được một mái ấm gia đình rất đặc biệt, rất bất ngờ này.

Hôm nay, ngày tựu trường. Lâm lại nhớ đến Liễu, một cô giáo bất hạnh nhưng đầy nghị lực, đang chuẩn bị làm mẹ với niềm hạnh phúc mênh mông.

mãi mới nói thành lời:- Nhân ngày của cô, tụi em bơi

xuồng đến nhà, trước chúc cô vui vẻ, mạnh khỏe, sống lâu, và… - Nói đến đó nó hướng mắt về phía đám học trò còn ngồi dưới xuồng ra hiệu

- Một… hai… ba… - Tửng bắt nhịp.- Mong cô sớm có chồng. - Cả

lũ đồng thanh thét lên rồi vỗ tay rần rần.

Liễu lặng người vì quá bất ngờ và xúc động. Chúng nó thơ ngây, thiếu thốn và chân thật đến dường nào. Hạnh phúc đến tái tê lòng.

Vậy mà bất hạnh đã ập tới đè nặng lên cuộc đời cô như nghiệp chướng cứ mãi đeo mang. Đôi mắt cứ bị mờ dần. Chạy chữa khắp nơi nhưng tất cả đều vô vọng. Bác sỹ kết luận Liễu bị viêm màng bồ đào không còn cứu được đôi mắt, căn bệnh quái ác hiếm hoi kia lại rơi ngay xuống cô, một cô giáo trẻ đang căng đầy nhựa sống. Lúc đầu cô nghĩ quẩn liều toan kết liễu đời mình nhưng được sự động viên của gia đình nên lại thôi. Cô nghĩ

chết là một sự trốn chạy yếu hèn nên xua tan ý nghĩ ấy đi.

Đau đớn nhất là những ngày không còn nhìn thấy ánh sáng cuộc đời, bóng đêm cứ dần ập đến như một ngọn nến đang tàn dần trong màn đêm u tịch. Cô chỉ biết khóc, oán than, trách móc cuộc đời, trách móc sự bất công của tạo hóa. Liễu khép mình trong bóng đêm với bốn bức tường nhà để trốn chạy sự tuyệt vọng không lối thoát. Đến bữa ăn cô không tài nào gắp được thức ăn khiến cả nhà đều khóc.

Bất hạnh chồng lên bất hạnh. Người bạn trai đã từng thề non hẹn biển ấy chuẩn bị tiến đến hôn nhân sau khi biết cô lâm bệnh hiểm nghèo, ban đầu còn lui tới thăm hỏi động viên, nhưng rồi cũng thưa dần và biệt dạng. Nghe đâu đang chuẩn bị kết hôn cùng một cô gái khác. Liễu không trách hờn oán giận. Âu cũng là lẽ thường tình. Người ta có quyền lựa chọn hướng đi riêng cho cả cuộc đời tươi đẹp của họ. Có chăng chỉ là sự thương hại trong một vài giây phút xao lòng khi nhớ về quá khứ êm đềm. Cô cố dằn lòng xua tan hình bóng người yêu cũ để có được nghị lực sống. Nói nghe dễ chớ để quên mối tình đầu thì thật khắc nghiệt và chua xót đến dường nào.

Nhói lòng nhất là đến ngày 20/11, Ngày Nhà giáo Việt Nam, Liễu đã không còn được đến trường để nhìn thấy đồng nghiệp, được nhận những bó hoa đồng nội đơn sơ nhưng ấm áp nghĩa tình của lũ học trò nghèo. Cô không còn nước mắt để khóc than oán hờn. Có lẽ nước mắt đã chảy ngược vào lồng ngực, làm ướt đẫm trái tim của cô như sự một sự nghiệt ngã vô chừng.

- Rồi sao nữa? Cô kể tiếp đi. - Tiếng Lâm cắt ngang câu chuyện kể với vẻ sốt ruột.

- Chú cứ từ từ. Chuyện còn dài lắm. Mưa còn lớn phải không chú? Con nghe tiếng mưa còn nặng hạt mà. - Liễu vẫn từ tốn nhẹ nhàng.

Một hôm nghe trên radio kể chuyện một em nhỏ bị tật gù lưng và mất một phần thân thể nhưng vẫn lạc quan yêu đời làm nhiều việc có ích cho xã hội, Liễu xúc động quá và quyết định chọn cho mình một hướng đi mới lạc quan hơn. Cô đăng ký học chữ bơ-rai, loại chữ dành cho người khiếm

Minh họa: Phan Nhân

Di sản tư liệu Triều Nguyễn được giới thiệu từ ngày 26/8 tại nhà Thái Học thuộc Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) thông qua triển lãm “Tiếp cận di sản tư liệu thế giới tại Việt Nam qua Di sản tư liệu Triều Nguyễn”.

Đây là một trong những hoạt động thiết thực chào mừng Quốc

khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2017) do Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV và Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp tổ chức.

Triển lãm trưng bày hơn 70 tài liệu, hình ảnh về mộc bản, châu bản và thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế - đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Các chủ đề nổi bật gồm “Quốc hiệu đất nước”, “Khoa cử thời Nguyễn”, “Tinh thần dân tộc qua thơ trên kiến trúc cung đình Huế.

Giới thiệu Di sản tư liệu Triều Nguyễn

Triển lãm - Hội chợ sách quốc tế Việt Nam lần thứ VI - năm 2017 diễn ra từ ngày 23 đến 27/8, tại Công viên Thống Nhất (Hà Nội), có sự tham gia của 94 đơn vị, trong đó có 63 đơn vị trong nước (22 nhà xuất bản, 41 đơn vị phát hành). Cùng với đó, 6 đơn vị nước ngoài trực tiếp tham gia tổ chức gian hàng và các hoạt động giao dịch, mua bán bản quyền, bao gồm Công ty Wedge Holdings Co., Ltd.; Công

ty Vista P.S; Công ty Tuttle Mori Thailand; Nhà xuất bản John Wiley & Sons; Nhà xuất bản Pearson; Nhà xuất bản Cengage. Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga cũng tham dự sự kiện.

Ngoài ra, có 24 nhà xuất bản lớn, có uy tín của nước ngoài như Oxford, Macmillan, Express, Collin... ủy nhiệm tham gia các hoạt động của Hội chợ sách thông qua 7 đơn vị xuất nhập khẩu của

Việt Nam. Tổng số gian hàng tham dự Triển lãm - Hội chợ là 90. Tổng số xuất bản phẩm được trưng bày, quảng bá, giới thiệu, phục vụ bạn đọc tại Triển lãm - Hội chợ sách Quốc tế Việt Nam lên đến gần 40.000 tên sách với hàng vạn bản sách các loại, trong đó có trên 7.500 tên sách với trên 20.000 bản sách ngoại văn.TS tổng hợp (theo baovanhoa.vn

và hanoimoi.com.vn)

Gần 4 vạn tên sách được giới thiệu tại Triển lãm - Hội chợ sách quốc tế Việt Nam lần thứ VI

- Ra trường đi dạy vài năm, hai đứa mình làm đám cưới nghe. - Phong, bạn trai Liễu bao giờ cũng động viên như vậy.

- Lỡ ba má anh hổng chịu em rồi sao?

- Nói bậy không hà? Ba má thương anh nhất nhà đó. Mà em quá dễ thương lại hiền lành ai mà không mến.

- Nè. Rủi mai mốt em bị bệnh gì đó bất ngờ không giống người ta. Anh có còn thương em không?

- Sao em nói vậy? Dù có chuyện gì thì anh vẫn sẽ thương em suốt đời. - Giọng Phong chắc nịch.

Những lúc ấy Liễu nghe lòng ấm áp, hạnh phúc và thương Phong đến lạ lùng.

Ra trường cả hai được phân công về công tác tại một trường trung học cơ sở. Liễu giảng dạy môn Anh văn. Hàng ngày vượt gần chục cây số đường làng, cô hăm hở đến với học trò của mình với bao niềm vui, niềm ước mơ cháy bỏng. Nhìn lũ học trò nghèo chân đất đến trường trong những bộ quần áo bạc thếch vàng úa lấm lem sình đất, cô đã cố nén lòng để không bật lên tiếng khóc vì xúc động dâng trào.

Quê cô nghèo và đầy nắng gió vẫn chưa hàn gắn hết vết thương chiến tranh hằng mấy mươi năm qua. Lũ học trò nghèo vẫn cứ quanh quẩn lo toan cái ăn cái mặc đã lắm vất vả gian nan, nói chi đến chuyện tới lớp tới trường. Có đứa sau buổi học lấy mò ốc bắt cua dầm mình trong mưa lạnh để tiếp giúp gia đình. Mùa khô còn đỡ chớ mùa lũ hàng năm tràn về chúng lại tất tả gấp nhiều lần khi phải lội sông,

6 THỨ BẢY 26 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

HỒ SƠ - TƯ LIỆU

KHÁNH LINH

(TIẾP THEO)Xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)ổn định, thịnh vượng,có khả năngcạnh tranh caoQuyết định xây dựng AEC vào

năm 2020 trong Tuyên bố Hòa hợp ASEAN (Tuyên bố Bali II - tháng 10/2003) ghi rõ: Tạo dựng một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và cạnh tranh cao, nơi có sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, di chuyển tự do hơn của các luồng vốn, phát triển kinh tế đồng đều và giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về kinh tế - xã hội. Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 12 tại Cebu, Philíppin, tháng 1/2007 đã quyết định rút ngắn thời hạn hình thành Cộng đồng ASEAN, trong đó có Cộng đồng Kinh tế, từ năm 2020 xuống năm 2015.

AEC nhằm mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn với đầu tư - kinh doanh từ bên ngoài.

Kế hoạch tổng thể về AEC đã được các nước thông qua với bốn nội dung chính, đồng thời là yếu

Bao trăm năm qua, kể từ khi có lịch sử thành văn, câu hỏi về cây gì quí thiêng nhất với người sơn nguyên cứ đeo bám tôi, khi mà Tây Nguyên là xứ rừng, trung tâm tiêu biểu của nền “Văn minh rừng”. Lật tung lịch sử và mọi trước tác đã ra đời, không có ai đề cập, soạn viết về điều này, nghĩa là nó bị bỏ lửng. Chỉ còn có cách tự mình đi trả lời câu hỏi đó cho chính mình thôi. Hành trình một mình rỗi hơi lạc lõng đó diễn ra không cưỡng được…

Hành trình khám phá cây gì quí nhất với người Tây Nguyên

Đi trong rừng nguyên sinh nghe được sự mát lành của đất đai. Đi giữa rừng nguyên sinh, nghe dậy mùi thảo mộc. Êm ả đó, nhưng mà cứ hồi hộp. Thứ hồi hộp vô định, rất cụ thể mà rất không cụ thể, vu vơ. Đi trong nguyên sinh nó không có chỗ cho buồn, không có thời gian để buồn. Giữa nguyên sinh, cảm nhận được sự nhỏ bé lẻ loi của mình. Dưới nguyên sinh tôi nhận ra sự hữu hạn ở bất cứ động vật nào, trong đó có động vật gọi là “người” này của tôi. Ở trong hoang dã giống loài tôi mới biết sợ các loài khác, kể cả thực vật. Tôi nghe được sự rộn rã của muôn loài.

XEM TIẾP TRANG 11

Tác giả ôm lấy một loài cây cổ thụ trong rừng. Một cây K’tơng cổ thụ.

Cô gái Ê Đêbên chiếc

cầu thang nhà dài.

LÊ ĐÌNH

Sáng sớm, trời đã ngằn ngặt nắng. Người đi trên phố vẫn điềm nhiên như thể sự chịu

đựng nắng nóng là bản năng phải thế. Và mình, như cũng đang gồng lên trong cái không khí ngột ngạt muốn phát điên ấy.

Thức dậy sớm hơn và quyết định không chạy xe đến cơ quan như mọi ngày, nhờ vậy mới bất ngờ nhận ra hàng cây bằng lăng trên cung đường mươi phút tản bộ đã nở rộ, tím ngát đến nao lòng. Ô hay, vậy những ngày hoa làm duyên chớm nở là bao giờ? Không biết nữa! Ý niệm về thời gian hàng ngày đã bị những thứ “văn minh nút bấm” (hoặc ngón cái) kéo tuột đi và đắm chìm trong nó với những báo cáo, kế hoạch, viết lách, kiếm tiền,…

Đã nhiều lúc nghĩ rằng như thế là mình đang sống, đang không phí hoài tuổi trẻ, và hãnh diện vì điều đó. Nhưng, rất lâu rồi mình không nhìn ra bộ mặt lãng mạn của thành phố cổ xưa nhỏ bé này, rằng trong lòng nó có một trời bằng lăng tím đến ngẩn ngơ, và hẳn sẽ còn nhiều thứ đáng yêu khác nữa trong những góc hẹp phố phường. Ai đó từng nói sống chậm cũng là một giá trị. Nhưng rồi trong bộn bề, mình (và nhiều người khác) đã không thể sống chậm, không thể tách mình khỏi vòng quay của ồn ã, đua tranh,

TẢN VĂN

Bút ký: NGUYỄN HÀNG TÌNH

Rừng xanh xô tôi vào cuộc hun hút giữa những sinh vật di động và sinh vật bất động, thú và cây.

Bao nhiêu loài thú đã nhìn thấy, duy chỉ có những giống loài được xem quí hiếm thì đúng là biền biệt tăm dạng. Thì phải đi sâu và xa hơn thôi, mới may ra diện kiến.

Ngơ ngácĐó là những ngày đi kiếm con

B’nul - người rừng, tiếng K’Ho - ở trên dãy núi Bra Yang ở cao nguyên Di Linh. Rồi tìm con Bos Sauveli - bò xám - ở rừng Chư Mo Ray ở miền hạ Lào nơi tỉnh Kon Tum. Phiêu liêu tìm cọp ở hệ rừng cây bụi ở Chư Prông phía Tây Gia Lai. Tìm loài chim công nơi những cù lao độn giữa cỏ dại và cát trắng thanh lặng trong rừng nhiệt đới. Tìm con voọc Chà Vá ở vùng rừng chuyển tiếp giữa cao nguyên và đồng bằng giữa Phú Yên và Đắk Lắk. Tìm con tê giác Java một sừng ở trung nguồn sông Đạ Đơng. Tìm sự đa dạng sinh học trên dãy Tà Đùng giữa Lâm Đồng và Đắk Nông. Và cả tìm những bờ bãi giữa rừng sâu tụ tập một “phân loài” của loài người ngày nay là dân giang hồ đào đãi vàng hoặc đá quí ở Đam Rông, Đắk Song... B’nul, Bos Sauveli, tê giác Java một sừng... đâu không thấy, chỉ thấy muốt mùa cây, toàn cây, dưới đại ngàn lặng ngắt. Cái cây nó khác con thú ở sự di chuyển và không di chuyển được mà, nhưng nhìn những tàng cây nguyên sinh to dày, cứ như hết thảy chúng giống nhau, cây nào cũng như cây nào - bất lực cả với thực vật.

Những cuộc về với rừng dài ngắn đó, chuyển thành cuộc trao đổi chất tự nhiên của tôi với nguyên sinh. Chợt, nhiều lúc thế này tôi nghĩ đến những tổ người, cộng đồng sơn nguyên ngây thơ, trong sáng, bé bỏng, có khi lại là oai hùng sống chung bao đời với rừng núi, coi rừng là quê nhà quanh đây. Họ lang thang trên rừng tự nhiên, chứ không như tôi chủ đích đi khám phá. Tình yêu rừng của họ nó thẳm ngút, điệp trùng chứ không phải le lói, tỵ nạn như tôi. Đại ngàn vô tận đấy, thế mà với họ, cái gì trong đó mà chẳng có tên, chẳng thuộc, thuộc rừng như tôi nhận ra số nhà ở phố. Tôi biết nó thân thuộc như bản năng thích ngủ trong căn nhà dài, nhà sàn, thảo mộc đẫm hòa mọi thứ xung quanh, từ dưới chân cầu thang đến bức vách, vật dụng nơi gian bếp giữa nhà, và chỗ ăn, ngủ, ân ái. Thì thôi tôi chỉ còn

cách là phải nhờ đến họ, đi cùng họ, người bản địa sơn nguyên, để họ khai minh, chỉ cho tôi về cây cối xung quanh mà với họ là “Nhà” còn với tôi là “Rừng” này. Thì có sao đâu, có đoàn nghiên cứu lâm sinh nào trên đất nước này mà những chuyến vào rừng “nghiên cứu” ấy không có người bản địa đi cùng.

Hơi ấm Cộng đồng của Y Vang mùa

nào cũng lên rừng hái M’nga (tiếng phổ thông gọi phong lan rừng) về bán kiếm cơm áo. Loài cỏ trên cây bỗng cũng trở thành hàng hóa được - người đồng bằng, thành thị thích ngắm hoa phong lan, và bán buôn nó. Những ngày trước Vang hái M’nga ở rừng Buôn Ja Vầm. Sống bằng nghề hái M’nga, Vang cứ đi thế, từ buôn Dtun của người Ê Đê, xã Ea Bur vào cánh rừng xa hơn như ở vùng Buôn Đôn này mới có nhiều M’nga. Để có M’nga Vang trèo lên trên cây cổ thụ thế này để gỡ, vì nó là loài (thực vật) nương sinh. Vang bảo, không chỉ nơi thân cây, vỏ cây, gốc cây, như mọi người bản địa, trong rừng, nhìn lá cây là anh biết thân cây gì đang thẳng lên trời kia. Cái lá cây dù tươi hay khô nó

đều chứa “thông tin” thảo mộc. Vì mỗi loài cây có hình thái lá với cấu trúc, độ dày mỏng, gân thớ, mượt, sần riêng biệt. Với tôi, là lá hay thân ở bất cứ cây gì cũng chỉ là một “mớ” xenlulô cấu tạo thành màng lưới bao bọc tế bào thực vật, hoặc là một “đống” tinh bột mà tôi học trong nhà trường hồi xa lắc - nghĩa là tôi chỉ biết khái niệm, lý thuyết cấu trúc vật chất, mù mờ ở phần xác phàm của thực vật, mà không biết gì về phần thực tiễn lẫn linh hồn. Phần hồn nó mới nói được cái cao cả, thực chất của thảo mộc. Hiểu được nó mới hiểu được người Tây Nguyên với tư cách con dân rừng núi, với mối quan hệ của họ với bao la các loài thực vật giữa đại ngàn kia - rằng không phải mọi cây đều như nhau.

Và Y Vang chỉ ra cây Ana Kpẽh (tiếng phổ thông gọi chệch thành

Căm xe), K’chih (tiếng phổ thông gọi chệch là Cà chít) là thứ cây ấm áp và gần gũi nhất với cộng đồng sơn nguyên của anh. Bao giờ làm nhà dài, nhà sàn cũng tìm thứ cây này về làm. Gỗ Ana K’pẽh, Ana K’chih không ngấm nước, chịu được ẩm lẫn nắng nóng, màu gỗ đẹp, không mối mọt - là bền. Sàn nhà thì làm bằng ván Ana K’lông, vì nó thơm, nhẹ, và vân đẹp mềm dịu. Nếu không có Ana K’pẽh, Ana K’chih, thì chọn Ana Asan (tiếng phổ thông gọi là cây Hương) thay, để làm khung sườn, cột nhà. Quá nhiều cây hiện ra trong sử thi của họ - Khan, Ót N’rông đó, lúc còn trong xã hội bộ lạc, tiếng của họ chưa ghi thành ký hiệu (chữ), Nhưng trong lòng họ, kéo dài cho đến ngày nay, ra ngoài cuộc đời thật này, thì Ana K’pẽh, Ana K’chih là cây rừng thân,...

7 THỨ BẢY 26 - 8 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

KỶ NIỆM 50 NĂM HIỆP HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

Việt Nam tham gia tích cực các trụ cột cộng đồng ASEANtố cấu thành của Cộng đồng Kinh tế ASEAN:

(1) Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất chung, được xây dựng thông qua tự do lưu chuyển hàng hóa; tự do lưu chuyển dịch vụ; tự do lưu chuyển đầu tư; tự do lưu chuyển vốn và tự do lưu chuyển lao động có tay nghề.

(2) Một Khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử.

(3) Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN.

(4) Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung cấp toàn cầu (WTO).

Nhằm xây dựng một khu vực cạnh tranh về kinh tế, ASEAN thúc đẩy chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thương mại điện tử... Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đồng đều, ASEAN đã thông qua và đang triển khai Khuôn khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế đồng đều (AFEED), trong

đó đáng chú ý là hỗ trợ các nước thành viên gia nhập sau, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.

ASEAN cũng nhất trí xác định 12 lĩnh vực ưu tiên đẩy nhanh liên kết với lộ trình hoàn thành đến năm 2010, đó là: Hàng nông sản; ô tô; điện tử; nghề cá; các sản phẩm từ cao su; dệt may; các sản phẩm từ gỗ; vận tải hàng không; thương mại điện tử ASEAN; chăm sóc sức khỏe; du lịch và Logistics.

Đối với cộng đồng ASEAN, việc thành lập AEC sẽ kết nối nền kinh tế của 10 quốc gia ASEAN với quy mô dân số khoảng 630 triệu người, được kỳ vọng sẽ giúp khu vực này cạnh tranh hiệu quả hơn với các khu vực, các nền kinh tế, các tổ chức kinh tế lớn, nhất là các nước lân cận như Trung Quốc và Ấn Độ; góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng của khu vực cũng như tạo ra các cơ hội phát triển cho tất cả các thành viên.

Trong những năm qua, Việt Nam đã tham gia xây dựng AEC với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm. Thúc đẩy việc thành lập AEC luôn là một trong những ưu tiên cao nhất của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với ASEAN, Việt Nam quyết tâm và dành nỗ lực cao nhất để triển khai các cam kết, chương trình, sáng kiến hướng tới mục tiêu thành lập

AEC vào cuối năm 2015, đặc biệt là các biện pháp ưu tiên nhằm thực hiện Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC.

Khi AEC thành lập, Việt Nam có cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu; tiếp cận thị trường sẽ được cải thiện nhờ việc không ngừng mở rộng bởi môi trường thương mại hiệu quả, minh bạch và dễ dự đoán, loại bỏ các rào cản thương mại và dịch vụ, cắt giảm thuế quan cùng với việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm thiểu chi phí cho các giao dịch thương mại quốc tế, góp phần tạo dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh. Đây là cơ hội quý báu để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, nhanh chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh tế của khu vực và thế giới. Theo đó, các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp địa phương cũng có cơ hội để mở rộng thị trường sang các quốc gia trong khu vực; không những thế còn có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn là những đối tác của ASEAN và một số nước khác thông qua các thỏa thuận Thương mại tự do (FTAs) riêng rẽ.

Đối với tỉnh Lâm Đồng, một địa phương có khí hậu mát mẻ nằm

trong khu vực nhiệt đới, những mặt hàng nông sản ôn đới, du lịch là những lợi thế khi tham gia vào AEC. Vấn đề đặt ra là ngoài các chính sách của tỉnh, các doanh nghiệp địa phương phải chủ động tìm hiểu, thâm nhập vào thị trường khu vực để giới thiệu, quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng hóa có tính đặc trưng của mình.

Tuy nhiên, khi AEC chính thức có hiệu lực, bên cạnh thời cơ, kinh tế Việt Nam cũng phải đương đầu với những khó khăn, thách thức như: AEC hoạt động sẽ tạo ra một sự dịch chuyển mới về nhiều mặt trên lĩnh vực kinh tế, mà rõ nét nhất là phân phối lại thị trường hàng hóa, đặc biệt hàng tiêu dùng với giá cả tương đối cạnh tranh sẽ tràn sang lấn sân hàng Việt Nam; chăn nuôi gặp khó khăn do năng suất, chất lượng thấp mà giá thành lại cao; các nông sản khác và đặc biệt là trái cây của Việt Nam do số lượng, chất lượng và giá bán nên không chỉ khó khăn trong cạnh tranh xuất khẩu mà cả trong việc giữ thị trường nội địa; năng suất lao động, kỹ năng chuyên môn, trang bị công nghệ, máy móc hiện đại, tự động hóa đang làm mất dần lợi thế lao động giá rẻ; cộng đồng doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhỏ tiềm lực kém, khả năng cạnh tranh thị trường yếu sẽ phải đối mặt với môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn từ hội nhập kinh

tế khu vực, rất dễ bị đào thải bởi các quốc gia trong khu vực ASEAN có nhiều điểm tương đồng trong sản xuất các mặt hàng và các lĩnh vực thế mạnh… Mặc dù là vậy, nhưng xét một cách tổng thể, AEC sẽ đem lại nhiều cơ hội và lợi ích thiết thực cho nền kinh tế, đặc biệt là cho các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và doanh nghiệp ASEAN nói chung.

Để tận dụng tốt cơ hội lớn, khắc phục khó khăn, thách thức, đòi hỏi Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa cải cách trong nước nói chung, cải cách thể chế nói riêng, đặc biệt là hoàn thiện thể chế kinh tế và hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế; tiến hành tái cơ cấu - hiện đại hóa nền kinh tế, nâng cao trình độ phát triển trên tất cả các các lĩnh vực, nhất là trình độ khoa học - công nghệ, nguồn nhân lực trình độ cao và năng lực cạnh tranh… Đó là những vấn đề cấp thiết đặt ra cho Việt Nam khi gia nhập AEC. Đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng thay đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng giá trị gia tăng, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu…

Với tinh thần đó, Việt Nam sẽ tiếp tục những nỗ lực, cùng các nước thành viên ASEAN hoàn thành mục tiêu xây dựng Cộng đồng, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển, vì cuộc sống tốt đẹp hơn của người dân trong khu vực.

(CÒN NỮA)

Qua những ngày vội vã

cơm áo… Trong nhịp quay không ngừng nghỉ ấy, ở một quán cà phê, cô nhân viên cứ lặp lại câu hỏi “chị còn đợi ai nữa phải không?”, rồi nét mặt bỗng ngây ra, sau đó là một nụ cười bí ẩn khi nghe mình rổn rảng: bật nhạc lên đi em, chị đi một mình, chỉ uống cà phê và nghe nhạc Trịnh!

Những ngày vội vã, đôi mắt đau mỏi vì đã phải “dán” trước màn hình máy tính nhiều giờ liền, đèn sáng cũng trở nên nhức nhối. Hôm qua, rồi nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm trước đó, mình đã tin rằng người bận rộn có niềm vui của người bận rộn, bận rộn một thời gian để tự do về sau. Tin và lao vào những bận rộn ấy không mệt mỏi.

Nhưng rồi, ngay đến cả chiếc đồng hồ luôn chạy một chiều thì hẳn nó cũng sẽ yếu dần khi cạn nguồn pin, và nếu không thay vào đó một cục pin mới, nó sẽ ngừng quay. Con người cuồng quay nhiều trạng thức hơn chiếc đồng hồ vô tri, vì thế ngày vội vã cũng đến hồi kéo mình chậm lại.

Những ngày vội vã, chiếc biển báo “được rẽ phải khi đèn đỏ” gắn trên cột đèn ở các ngã ba ngã tư cũng đủ để kiến tạo niềm vui. Lý trí mâu thuẫn, rằng đâu nhất thiết phải rẽ, ba mươi giây có đáng là bao? Nhưng nhiều khi chậm trễ ba mươi giây là mất cơ hội, mất chữ tín. Chẳng phải ở thời chiến, chỉ hơn nhau một vòng xe thôi mà lằn ranh

sinh tử cũng rõ ràng được đó sao? Con người thật lạ, dường như khi bận bịu, lý lẽ của trái tim và khối óc như hai thái cực không bao giờ tìm được sự đồng điệu.

Những ngày vội vã là những lời mời qua lại, những cuộc vui để nói những điều người khác muốn nghe còn mình thì lập trình một nụ cười, một ánh mắt nền nã và đẳng cấp. Mọi sự quan tâm đều thoáng qua chỉ để thấy an lòng nhau. Người ta nói cười rổn rảng bên những chén trà ngon, hàng tá thứ chuyện vụn vặt đàn bà và những mối bận tâm về ý nghĩ của người khác. Những cái nắm tay, những cái ôm ấm áp trong cuộc vui say, nhiều ngày sau gặp lại đã không thể nhớ ai là ai…

Nắng vẫn ngằn ngặt. Quán cà phê quen thuộc trong con ngõ nhỏ tĩnh lặng cứ miên man những khúc ca đời, chỉ để phục vụ một vị khách là mình. Bỏ lại những ngày vội vã, đóng sập cánh cửa ồn ào lại, thấy mình cô đơn và bé nhỏ. Nhắm mắt lại để cảm nhận xem ngoài phố mùa đông, đôi môi em là đốm lửa hồng đẹp thế nào, tự nghĩ cho mình một mùi cốm sữa vỉa hè thơm ra sao… Có cần thêm một ai để cùng uống cà phê và nghe nhạc không nhỉ? Hỏi thế rồi bật cười thành tiếng và quyết định là không.

Qua những ngày vội vã, cần chậm lại, đến lúc thay cho mình một “cục pin” mới, vậy thôi…

Ảnh minh họa.

LÊ HỒNG VĂN

Đón Bác về quê(Kính viếng hương hồn Bác Võ Nguyên Giáp)

Sau cơn bão xác xơ là hung tin Bác mất Nỗi đau bao trùm lên mọi nỗi đau Dòng Kiến Giang nơi tuổi thơ Bác tắm Chưa kịp xanh trong lại đẫm tang buồn.

Đường Hoàng Diệu vạn người viếng Bác Lần cuối tiễn Người vị Tướng lòng dân Lệ Thủy cháu con hướng về nức nở Tim Bác ngừng rồi đau nhói triệu con tim.

Bác đã về với thế giới nghìn thuXao xuyến mùa Thu ngày giành độc lậpTrận Điện Biên Bác thành bất tửNgười cùng Bác Hồ chói lọi đỉnh vinh quang.

Cảm ơn quê hương sinh thành ra Bác Đồng trũng chiêm mùa nghề chiếu lác nổi danh Lúc sinh thời Bác thường nhắn nhủ Yêu Tổ quốc mình hãy yêu lấy nhân dân.

Bảy mươi năm Bác xa quê hương Vẫn giọng Quảng Bình mô tê răng rứa Mỗi lần thăm quê vui như ngày hội Con cháu quây quần đón Bác Giáp ta.

Nay Bác lại về giữa sông núi hồn quê Đảo Én Vũng Chùa ru yên Bác ngủ Vị Đại tướng tiên phong trăm trận thắng Mà giữa nhân dân thật thơm thảo dịu hiền.

Làm cách mạng là “dĩ công vi thượng”Suốt cuộc đời vì nước vì dânChúng con nhớ Bác ơi xin hứaKính yêu Bác nhiều phải xứng với lời răn.

8 THỨ BẢY 26 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

Tập hợp ảnh: TIỂU VÂN

Động Thiên Đường nằm trong khu vực quần thể Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ

Bàng, tại Km16, nhánh Tây đường Hồ Chí Minh, ở xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Động Thiên Đường có chiều dài 31,4 km. Động Thiên Đường được ví như một tác phẩm của tạo hóa, một thiên cung trong lòng đất, là di sản trong quần thể Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

Chuyện về Động Thiên Đường được kể rằng: Một người dân địa phương tên là Hồ Khanh đã phát hiện ra động từ năm 1991. Nhưng đến năm 2005, đoàn thám hiểm của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (BCRA) mới gặp được ông Khanh và cùng ông đi tìm động. Ngay khi tìm ra động (năm 2007), họ đã không nén nổi cảm xúc và thốt lên hai tiếng “Thiên đường”. Từ đó, Động Thiên Đường đã trở thành tên gọi và được biết đến như một trong những hang động tuyệt đẹp, vô cùng rộng lớn và kỳ vĩ vào bậc nhất của thế giới, đã khám phá ra một hang động mới.

Động Thiên Đường là hang động khô dài nhất châu Á, với hệ thống măng đá, nhũ đá có vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, ngoài sức tưởng tượng của con người... cộng với không khí trong lành của khu rừng nguyên sinh thuộc Vườn Quốc gia Phong - Nha Kẻ Bàng tạo nên sự thích thú khôn cùng của du khách khi đến khám phá và thưởng ngoạn...

Sự đa dạng của các khối đá, khối thạch nhũ gợi nên hình ảnh của các nhân vật cổ tích, huyền thoại, hoặc liên tưởng đến nhiều kiến trúc, phong cảnh của xã hội hiện thực như hoàng cung, cánh rừng, ngôi nhà rông Tây Nguyên, ruộng nước, thác đổ… Đâu đó, trong động vẫn có tiếng nước tí tách rơi tiếp tục sự hình thành và biến hóa của các thạch nhũ.

Động Thiên Đường được giao cho Tập đoàn Trường Thịnh đầu tư, giữ gìn và bắt đầu khai thác từ cuối năm 2010. Có 2 công trình nhân tạo tại Động Thiên Đường là hệ thống cầu thang gỗ dài hơn 1.000 m - rộng 2m, và hệ thống đèn LED hợp lý, vừa thuận lợi và an toàn cho khách tham quan, vừa tạo cảm giác gần gũi và tự nhiên để du khách đi lại, nghỉ ngơi và chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ vĩ của động.

Ngoài ra, du khách có thể khám phá 7 km tiếp theo của Động Thiên Đường với các hoạt động chèo tuyền, đi bộ, tắm suối, ngủ động… Chuyên mục Du lịch của Báo Lâm Đồng giới thiệu đến độc giả chùm ảnh Động Thiên Đường của phóng viên tác nghiệp tại Quảng Bình.

Kỳ vĩĐộng Thiên Đường

Du khách say mê vẻ đẹp của Động Thiên Đường.

Thạch nhũ kỳ bí. Hoàng cung.

Nhà rông Tây Nguyên.

Thác đổ.

Trong 2 ngày 22-23/8, Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức chương trình famtrip và presstrip - khảo sát các sản phẩm du lịch và kết nối tour, tuyến du lịch tại Quảng Bình, với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng nghiên cứu, hợp tác, mở rộng thị trường; đồng thời, quảng bá và giới thiệu tiềm năng của du lịch Quảng Bình và Lâm Đồng nhằm thu hút du khách tham gia các tour du lịch kết nối giữa Lâm Đồng và Quảng Bình.

Tại Quảng Bình, đoàn tham gia khảo sát và thưởng ngoạn thắng cảnh Động Thiên Đường, trải nghiệm các dịch vụ du lịch Hang Tối, viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tham quan Khu du lịch Vũng Chùa - Đảo Yến, tìm hiểu các dịch vụ và môi trường du lịch của Quảng Bình; dự Hội nghị kết nối phát triển du lịch Quảng Bình - Lâm Đồng…

P.L.H

Lâm Đồng tổ chức famtrip và presstrip tại Quảng Bình

Đoàn famtrip và presstrip Lâm Đồng được đón tiếp tại KDL sinh thái Động Thiên Đường.

Tháp Liên Hoa - vẫn đang được hình thành...

9 THỨ BẢY 26 - 8 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

KHÁNH PHÚC

Qua cuộc trò chuyện, chúng tôi mới thấy được ý chí và nghị lực vượt khó vươn

lên làm giàu chính đáng của chàng thanh niên thế hệ 8X Lâm Thành Đức. 18 tuổi, cái tuổi đẹp nhất của thời trai trẻ, Đức đã rời quê hương đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Với 10 năm làm việc ở xứ người, sau đó anh trở về Việt Nam làm thông dịch viên cho một công ty ở TP Hồ Chí Minh với mức lương ổn định từ 15 - 20 triệu đồng/tháng. Đang có mức thu nhập mà nhiều người ở tuổi mình mơ ước, nhưng anh nhận thấy việc làm công ăn lương với nhiều áp lực rất khó để làm giàu. Rồi anh nghĩ rằng, để vươn lên làm giàu chính đáng là phải tự mình làm chủ chính bản thân mình. Chính suy nghĩ đó, đã thôi thúc anh mạnh dạn từ bỏ công việc ổn định về quê đầu tư xây dựng trang trại phát triển chăn nuôi.

Anh Đức cho biết: “Trước khi quyết định đầu tư xây dựng trang trại, tôi đã tìm hiểu và nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn thức ăn ở vùng đất Đạ Tẻh là rất

lý tưởng để phát triển chăn nuôi bò. Sau đó, tôi đã tìm về một số trang trại chăn nuôi bò thịt ở các tỉnh miền Tây để tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật. Năm 2015, tôi quyết định nghỉ việc ở TP Hồ Chí Minh về đầu tư gần 1,5 tỷ đồng mua 1 ha đất xây dựng chuồng trại, trồng cỏ và mua 25 con bò lai sind ở địa phương về nuôi vỗ béo. Sau gần 1 năm chăm sóc vỗ béo đàn bò, tôi đã xuất bán lứa bò đầu tiên và thu được nguồn lợi nhuận gần 200 triệu đồng”.

Từ kinh nghiệm thực tế và tìm hiểu qua sách, báo, Đức nhận thấy việc nuôi bò vỗ béo thì các giống bò nhập ngoại từ Úc hay Pháp mang lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với giống bò địa phương mà mình đã từng nuôi. Đức chia sẻ: “Tìm hiểu từ sách, báo và mạng internet mình nhận thấy, ưu điểm vượt trội mà các giống bò thuần chủng của Úc và Pháp là khung hình to lớn và tăng trọng nhanh hơn so với bò địa phương. Vì vậy, mình đã quyết định nhập

khẩu 25 con bò siêu thịt các giống Brahman và Red angus thuần chủng của Úc và bò Chorolais của Pháp về nuôi”.

Để vỗ béo đàn bò nhập ngoại, Đức đã chọn cách chăm sóc bò theo quy trình TMR - Total Mixed Ration (quy trình phối trộn thức ăn hỗn hợp cho bò). Với quy trình này, hàng ngày, đàn bò nhập ngoại của Đức được cung cấp đầy đủ các chủng loại thức ăn cần thiết (thô, tinh và bổ sung…) có đầy đủ chất dinh dưỡng (năng lượng, prôtein, khoáng và vitamin…). Tất cả đều được Đức trộn lẫn với nhau và cho bò ăn cùng lúc. Chính việc áp dụng quy trình chế biến thức ăn này đã giúp Đức tận dụng được nguồn thức ăn dồi dào sẵn có ở địa phương cho bò như cây bắp, rơm rạ và cỏ. Đồng thời, với quy trình chế biến thức ăn khoa học đã hạn chế tối đa các bệnh đường ruột và giúp bò kích thích tiêu hóa ăn nhiều. Cùng với đó, để phòng bệnh cho bò vào thời điểm “giao mùa”, Đức đã chủ động tìm hiểu triệu chứng các loại bệnh thường gặp như phó thương hàn, tụ huyết trùng, lở mồm long móng... để tuân thủ khâu tiêm vắc xin phòng

8X làm giàu từ nuôi bò ngoại nhậpLà một thông dịch viên tiếng Hàn đang có công ăn việc làm ổn định ở TP Hồ Chí Minh với mức lương từ 15 - 20 triệu đồng/tháng, nhưng anh Lâm Thành Đức (32 tuổi, ngụ tại Tổ dân phố 9, thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh) vẫn quyết định về quê làm trang trại với giống bò nhập khẩu từ Úc và Pháp để chăn nuôi phát triển kinh tế làm giàu.

Anh Đức bên đàn bò nhập ngoại đang vỗ béo. Ảnh: K.Phúc

HỒNG THẮM

Theo số liệu từ UBND huyện, tính đến hết tháng 7/2017, tổng số người tham gia BHYT trên

toàn huyện là trên 124.603 người, chiếm tỉ lệ 68,09% và đạt 81,29% kế hoạch đã đề ra. Tuy vậy, vẫn còn nhiều xã có tỉ lệ người tham gia BHYT thấp như: Hiệp An (43,64%), Đà Loan 48,52%), Liên Hiệp (52,22%), Bình Thạnh (52,52%)...

Ghi nhận tại xã Hiệp An, địa phương có tỉ lệ người dân tham gia BHYT thấp nhất, chỉ 43,64%. Xã có tỉ lệ người DTTS khá cao, trên 46%, đây cũng chính là đối tượng khó vận động tham gia BHYT vì đời sống bà con còn nhiều khó khăn. Trước tình trạng này thì địa phương cũng đã tiến hành họp nhiều lần phối hợp với Bảo hiểm Xã hội (BHXH) huyện, mời các tổ chức, đoàn thể đối thoại trực tiếp với người dân để nắm được tâm tư, nguyện vọng cũng như giải đáp những thắc mắc của bà con về các chính sách liên quan đến BHYT.

Tương tự ở Liên Hiệp, địa

phương đứng thứ 13/15 xã, thị trấn về tỉ lệ tham gia BHYT với tỉ lệ 52,22%. Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, thực tế tại địa phương, người dân vẫn còn chưa mặn mà với BHYT. Phần lớn các đối tượng tham gia khám và điều trị thông qua BHYT là các đối tượng chính sách, người được cấp thẻ BHYT miễn phí, còn lại thì người dân sẽ nghĩ đến việc tự mua thuốc, khám bệnh bằng hình thức dịch vụ.

“Từ đầu năm đến nay, xã đã cố gắng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhưng thực sự vẫn chưa được sâu, rộng. Cả xã có 6 đại lý BHYT nhưng nhân viên đại lý vẫn chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm nên vẫn còn thụ động, chờ người dân tới đăng ký mua chứ không chủ động trong việc vận động người dân tham gia”, ông Dũng thẳng thắn thừa nhận.

Theo ông Dũng, tại Liên Hiệp, dù nhận thức và đời sống của người dân từng bước được cải thiện nhưng với mức thu BHYT hiện nay thì vẫn còn khá cao so với nhiều hộ gia đình, nhất là các hộ dân tộc thiểu số (trên 2.000 khẩu).

Cụ thể tại thôn Gân Reo - thôn DTTS duy nhất của xã Liên Hiệp với 318 hộ, trong đó có 68 hộ nghèo và cận nghèo. Trưởng thôn Gân Reo - Ha Tông cho hay, ngoài những hộ nghèo, hộ gia đình chính sách được cấp miễn phí thì còn lại, tỉ lệ người dân tham gia mua BHYT tự nguyện chưa đến 15%. Nguyên nhân

chính là do từ đầu năm đến nay, bà con không còn được cấp thẻ miễn phí từ Nhà nước nên nhiều người cảm thấy hụt hẫng, trong khi chính sách BHYT theo hộ gia đình với mức phí đóng tương đối lớn, vượt quá khả năng chi trả của nhiều gia đình.

Đảng ủy, UBND xã Liên Hiệp đã quyết định đưa BHYT vào chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội hàng năm và 5 năm của địa phương. Cụ thể, xã phối hợp với BHXH tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân tham gia BHYT, tiến hành rà soát, lập danh sách các hộ dân chưa tham gia, tham gia chưa đủ để tổ chức vận động đến từng hộ dân; thành lập ở mỗi thôn một tổ vận động để phấn đấu đạt mục tiêu tỉ lệ bảo hiểm y tế tự nguyện đạt 85% vào cuối năm; huy động cả lực lượng y tế thôn bản và cộng

các phòng, ban, đơn vị liên quan tăng cường phối hợp kiểm tra việc thực hiện chính sách BHYT, BHXH cho người dân.

Tiếp tục đẩy mạnh việc mở rộng số lượng đại lý BHYT. Toàn huyện hiện có 105 nhân viên đại lý tại 17 đơn vị (tăng 34 đại lý so với năm 2016)), cố gắng mở rộng mạng lưới đại lý thu mua BHYT đến từng tổ, thôn, xóm nhằm giúp người dân đăng ký tham gia nhanh chóng, thuận tiện. Huyện xác định trong thời gian tới sẽ mở rộng đại lý tại Trung tâm Y tế huyện và Hội Phụ nữ huyện để phát triển đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình cao hơn.

Theo lãnh đạo huyện Đức Trọng, huyện sẽ chú trọng công tác tọa đàm, giải đáp, tư vấn cho người dân về ý nghĩa của chính sách BHYT và quyền lợi khi tham gia. Huyện cũng chỉ đạo BHXH thực hiện tốt công tác cải cách hành chính bằng hình thức giao dịch điện tử, tập huấn việc lập và gửi hồ sơ điện tử đến các đại lý thu BHYT hộ gia đình trên toàn huyện. Đồng thời tích cực triển khai dịch vụ công trực tuyến nhằm tạo môi trường giao dịch điện tử thuận lợi, hiệu quả giữa cơ quan BHXH và người tham gia.

Huyện cũng xây dựng kế hoạch vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân hỗ trợ một phần kinh phí cho người dân còn gặp khó khăn về kinh tế, các hộ làm nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình khi tham gia BHYT.

ĐỨC TRỌNG: Đẩy mạnh bao phủ bảo hiểm y tế toàn dânĐảng ủy, UBND huyện Đức Trọng đã và đang có những chính sách đẩy mạnh tuyên truyền, phấn đấu toàn huyện đạt tỉ lệ bao phủ BHYT toàn dân trên 85%.

tác viên dân số cùng chung tay vận động người dân. Địa phương cũng linh động giải quyết mua BHYT cho các cá nhân có nhu cầu chứ không bắt buộc phải đợi tất cả mọi thành viên trong gia đình mới được tham gia.

Đầu tháng 8/2017, huyện Đức Trọng đã tổ chức họp, đánh giá kết quả 7 tháng đầu năm. Qua đó xác định có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc tỉ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn toàn huyện còn thấp, tại nhiều xã còn giảm sút so với năm 2016, đặc biệt là BHYT hộ gia đình. Đức Trọng đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến hết năm 2017, tỉ lệ bao phủ BHYT toàn dân từ 85% trở lên đối với các xã nông thôn mới và 80% đối với thị trấn Liên Nghĩa.

Để đạt được kết quả đó, huyện đã đề ra nhiều giải pháp, chỉ đạo

bệnh đúng theo định kỳ. Ngoài ra, hàng ngày, hàng tuần Đức còn đặc biệt chú trọng đến việc vệ sinh chuồng trại, phun xịt các loại thuốc khử trùng. “Với quy trình TMR mà tôi áp dụng để vỗ béo, sau 6 - 8 tháng, đàn bò nhập ngoại có thể đạt trọng lượng từ 700 - 800 kg/con. Sau khi xuất bán mang lại cho tôi nguồn lợi nhuận từ 13 - 15 triệu đồng/con. Sau gần 2 năm chăn nuôi, tôi đã xuất bán được gần 50 con bò các giống thuần chủng của Úc và Pháp. Hiện, tôi đang có đàn bò 25 con, tất cả đều là giống nhập ngoại đã được vỗ béo tháng thứ 4. Trong tương lai, tôi sẽ đầu tư mở rộng chuồng trại để đầu tư nuôi vỗ béo từ 40 - 50 con/lứa” - Đức cho biết thêm.

Chị Phạm Thị Duyên, Bí thư Đoàn Thanh niên thị trấn Đạ Tẻh (huyện Đạ Tẻh), khẳng định: “Anh Đức là một trong những thanh niên tiêu biểu làm kinh tế giỏi của địa phương đã được Huyện Đoàn Đạ Tẻh tuyên dương khen thưởng trong năm 2016. Hiện nay, anh Đức là người duy nhất ở địa phương xây dựng mô hình chăn nuôi vỗ béo các giống bò ngoại nhập mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với những thành công trên con đường khởi nghiệp của mình, anh thực sự là một tấm gương sáng đáng để các đoàn viên, thanh niên huyện nhà học hỏi và làm theo”.

Người dân đăng ký khám bệnh BHYT tại Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng. Ảnh: H.Thắm

10 THỨ BẢY 26 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm

Đồng. ĐT: 063.3811383Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm

Đồng. ĐT: 063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân hàng Công thương chi

nhánh Lâm Đồng - VietinBank. PHÒNG BẠN ĐỌC

Đó là em Ka Linh sinh năm 2000, thường trú tại Thôn 1, xã B’Lá, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.

Năm 2000, mới tròn 19 tuổi, Ka Luyền - mẹ của Ka Linh quan hệ với bạn trai có thai rồi sinh con. Thấy con bị tàn tật, Ka Luyền bỏ đi biệt tích, để lại con gái cho ông bà ngoại là ông K’Tiêu (SN 1959) và bà Ka Sen (SN 1958). Gia đình ông K’Tiêu đông con lại phải nuôi và chăm sóc thêm cháu ngoại Ka Linh tàn tật nên hoàn cảnh gia đình ông rất khó khăn, túng thiếu.

Hiện, tình trạng sức khỏe của Ka Linh rất yếu, em bị liệt toàn thân, chân và tay teo cơ co quắp chỉ nằm một chỗ, em không thể tự ăn, tự vệ sinh cá nhân được, phải có người chăm sóc… Tình trạng của em rất cần sự giúp đỡ và sẻ chia của cộng đồng.

Em Ka Linh rất cần sự sẻ chia của cộng đồng

VIỆT QUỲNH

Xu hướng nông nghiệp mới nhiều ưu điểmLà một trong những người đầu tiên ở

Đà Lạt trồng rau thủy canh, anh Tô Quang Dũng - Công ty rau sạch Trường Phúc hiện đang có 2.000 m² trồng thủy canh với khoảng 10 loại xà lách ở xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Theo anh Dũng, so với sản xuất rau trồng dưới đất truyền thống, việc áp dụng mô hình thủy canh hồi lưu đối với cây rau ăn lá cho thấy cây phát triển tương đối tốt, độ đồng đều cao, tỷ lệ cây sống đạt 99%. Sản xuất rau thủy canh cũng cho sản lượng vượt trội, nếu như bình thường xà lách trồng trên đất sau 35 ngày cho thu hoạch 1,5 tấn/sào thì trồng thủy canh có thể lên được 4 tấn, cho thu nhập trên dưới 50 triệu đồng/vụ, mỗi năm trồng được đến 11 vụ - nhiều hơn 3 vụ so với trồng địa canh.

Đặc biệt, với cách trồng này, cây rau không trực tiếp tiếp xúc với các loại thuốc bảo vệ thực vật nên sản phẩm khá sạch, độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao. Giá bán vì vậy mà cao hơn nhiều so với rau trồng dưới đất.

Với những ưu điểm như vậy, xu hướng trồng rau không cần đất đang thực sự nở rộ tại Lâm Đồng. Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT Lâm Đồng, hiện diện tích trồng rau thủy canh trên địa bàn tỉnh đã lên tới trên 20 ha, được trồng chủ yếu tại Đà Lạt và các huyện lân cận như Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà. Các loại rau trồng thủy canh chủ yếu là xà lách như lô lô, rô men, xà lách xoăn, xà lách xoong…

Phương pháp canh tác theo công nghệ thủy canh là trồng rau bằng nước. Cây rau (chủ yếu là xà lách, rau ăn lá ngắn ngày) sẽ được trồng trong nhà kính và trên giàn cao, cách ly hoàn toàn khỏi mặt đất - nơi tiềm ẩn những nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất. Mô hình trồng rau thủy canh là một trong những phương thức đang được nhiều nhà vườn tại Lâm Đồng áp dụng rộng rãi dù chi phí khá cao. Theo anh Dũng, chỉ tính riêng tại TP Đà Lạt, trong

Phát triển nhanh diện tích rau thủy canh: Cần nhiều thận trọngTrồng rau theo phương thức thủy canh bắt đầu nhen nhóm phát triển tại Lâm Đồng từ năm 2012 như một xu hướng mới. Với những ưu thế như giá bán cao, năng suất vượt trội, vòng xoay nhanh và không yêu cầu diện tích lớn, nông nghiệp thủy canh đang dần trở thành lựa chọn của nhiều nông dân. Tuy nhiên, diện tích trồng rau thủy canh đang tăng mạnh dẫn đến mối lo tình trạng cung vượt cầu sẽ không thể tránh khỏi.

vòng 2 năm trở lại đây, diện tích trồng rau thủy canh đã tăng từ 3 ha lên gần 10 ha, và dự kiến sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới.

Theo đánh giá của nhiều nông dân, phương pháp thủy canh hồi lưu có nhiều ưu điểm nhưng nhược điểm cũng không ít. Thực tế, mô hình trồng rau thủy canh rất khó áp dụng đại trà; chất lượng của sản phẩm vẫn còn có không ít vấn đề cần xử lý. Mùi vị của rau khá nhạt. Rau có mẫu mã rất đẹp, nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ là rau héo giập, nhanh nhũn...

Mặt khác, theo anh Nguyễn Anh Quang - đại diện Mimoza Farm, TP Đà Lạt, để có được 1.000 m2 sản xuất rau thủy canh, nông dân phải đầu tư hơn một tỷ đồng, bao gồm phần lớn các thiết bị phục vụ gieo trồng đều phải nhập từ nước ngoài. Dù lợi nhuận có thể đạt hàng trăm triệu đồng/năm thì ít nhất cũng phải 4-5 năm nông dân mới thu hồi vốn.

Thị trường - yếu tố quyết định Điều khiến anh Tô Quang Dũng trăn trở

nhất hiện nay là vấn đề sản xuất rau thủy

canh tự phát, nhiều nông dân chỉ chạy theo hiệu ứng đám đông trong khi chưa tìm hiểu kỹ thị trường thế nào, người tiêu dùng đón nhận sản phẩm mới ra sao đã vội đầu tư. Anh cho hay: “Nếu tình hình trồng tự phát tiếp tục kéo dài thêm một vài năm nữa thì vấn đề cung vượt cầu, đổ bỏ rau là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi”.

Hiện tại, phân khúc thị trường dành cho rau thủy canh theo anh Dũng còn khá hạn chế. Hiện mỗi ngày, cơ sở của anh xuất đi khoảng 500 kg rau cho các siêu thị Big C, Metro, các thị trường khác vẫn đang còn bỏ ngỏ. Muốn cung cấp được cho các hệ thống siêu thị thì cơ sở sản xuất phải có khả năng cung cấp liên tục - Đó lại là vấn đề mà những hộ sản xuất nhỏ lẻ đang gặp phải.

Do đó, nếu các hộ nông dân trong và ngoài liên kết tiếp tục mở rộng diện tích, cơ

sở của anh Dũng sẽ gặp khó trong việc tìm đầu ra cho xã viên.

Công ty TNHH Đà Lạt Rau thủy canh (40 Vạn Thành, Phường 5) cũng là một địa điểm được nhiều người biết đến. Giám đốc công ty - anh Nguyễn Văn Dương, cho biết: Trước đây, diện tích sản xuất rau thủy canh của công ty lên đến 1 ha, phục vụ cho nhu cầu thị trường kết hợp làm du lịch. Công ty chủ động mời đón khách du lịch bằng cách dành ra những khoảng không gian cho khách trải nghiệm cảm giác tự trồng và thu hoạch rau, có khu trưng bày và giới thiệu các loại rau cùng với cách chế biến và công dụng để du khách lựa chọn và thưởng thức rau… với kỳ vọng sẽ đón khoảng 400 ngàn lượt khách/năm

Tuy nhiên, anh Dương nhận định, làm thủy canh chỉ cốt phục vụ du lịch là không ăn thua, chỉ bán vé chứ không bán được sản phẩm. Bởi du khách đến tham quan đa phần chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu chụp ảnh, xem cho biết là chính chứ rất ít khi mua rau. Họ cũng ngại mua rau thủy canh, thay vào đó, dâu tây vẫn là sự lựa chọn số 1 khi du khách mua làm quà.Thị trường tiêu thụ rau thủy canh gặp rất nhiều khó khăn, nên hiện tại, Công ty TNHH Đà Lạt Rau thủy canh đã thu nhỏ quy mô xuống chỉ còn 5000 m2.

Theo anh Dương, hiện tại đa số các thiết bị lắp đặt làm hệ thống thủy canh đều nhập từ nước ngoài, chi phí đắt đỏ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, những linh kiện trên sẽ dần được thay thế bởi những sản phẩm sản xuất trong nước hoặc các nước có giá thành thấp như Trung Quốc,... do đó chi phí sẽ hạ xuống 1/2 hoặc thấp hơn so với hiện nay. Đấy sẽ là lúc bùng nổ diện tích rau thủy canh. Do đó, nông dân phải thận trọng trong việc tìm hiểu thị trường, nghiên cứu kỹ trước khi quyết định đầu tư.

Ông Hoàng Sĩ Bích - Phó Giám đốc Sở NN - PTNT Lâm Đồng cho biết, đa số các nông hộ canh tác rau thủy canh trên địa bàn TP Đà Lạt đã có thị trường ổn định. Tuy nhiên, nếu tiếp tục mở rộng thêm diện tích canh tác thì việc nghiên cứu sâu hơn về thị hiếu người tiêu dùng và thị trường mục tiêu là yếu tố quan trọng hàng đầu. Bởi hiện nay, rau thủy canh không chỉ phát triển ở Lâm Đồng mà còn ở nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước như: Vĩnh Phúc, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và rất nhiều hộ gia đình tại các thành thị trồng rau thủy canh tại nhà.

So với trồng rau dưới đất, trồng rau thủy canh mang lại năng suất cao vượt trội. Ảnh: V.Quỳnh

Ka Linh bị liệt toàn thân.

11 THỨ BẢY 26 - 8 - 2017CUỐI TUẦNNHÌN RA BỐN PHƯƠNG

... vật thân, như máu thịt xuyên suốt. Và chiếc cầu thang nhà dài, lối lên nhà duy nhất, với đôi nhũ hoa của người phụ nữ - biểu tượng của xã hội mẫu hệ, ngay giữa thế kỷ XXI này vẫn sừng sững - làm bằng Ana K’chih. Đến những vườn tiêu kia, các làng người ở Tây Nguyên còn lấy Ana K’chih làm giá thể cho tiêu leo. Sự thật vật chất và tình cảm máu thịt với Ana K’pẽh, Ana K’chih, Ana K’lông tràn đầy trong căn nhà của họ, sinh hoạt của họ, vật dụng của họ. Ngay như H’Len bạn tôi, ở buôn Ako Dhông trên Buôn Ma Thuột, mới đây cất một căn nhà dài - dù đã ở trong một biệt thự kiểu Pháp mới xây - cũng tìm mua cho được Ana K’pẽh, Ana K’chih từ bên Cambodia về để làm kìa.

Bởi họ biết cây gì phù hợp với công dụng nào, và cái tình đi theo công dụng, sinh sôi, qua trao đổi chất như thực vật trong sinh trưởng.

Như vật thân khác, con thuyền độc mộc, cũng chỉ lấy cây Dhi Grier (tiếng phổ thông gọi cây Sao) để làm. Nhà nào cần một cái thuyền thì đi chặt đúng một cây Dhi Grier về làm - đục thành thuyền.

Không riêng sắc dân Ê Đê, mà sắc dân J’rai, Banah, Sê Đăng, Rơ Ngao, K’Ho, M’Nông cũng thế, vẫn chỉ gắn bó máu thịt với cây Cà chít, Căm xe, chỉ có tên của nó được gọi tên khác đi thôi - vì khác hệ ngôn ngữ, giữa Nam Đảo và Môn-Khơme.

Phản xạ của họ trước rừng, là chỉ lẩy, khai thác vài loại cây ấy mang về phục vụ không gian sống thôi, chứ không phải thấy cây gì to cũng đốn hạ, chặt hàng loạt, hay khai thác trắng. Vì nên nhớ, đến thập niên 1990 của thế kỷ trước, trong cộng đồng các dân tộc bản địa Tây Nguyên vẫn không hề coi gỗ rừng là “hàng hóa’, không có nghề xẻ gỗ trên rừng và buôn bán gỗ. Và sống dưới ngọn núi, dải rừng, thung lũng nào đó là ở mãi quanh đấy, hoàn toàn không có chuyện “du canh du cư” như người ta hay gán oan nghiệt và đau đớn cho họ (mà họ vẫn không hề lên tiếng), vì đặc điểm của họ là nhạy cảm, nặng tình và yếu đuối, không thể xa rời rừng quê, núi quê, không chịu được không gian lạ. Nên những thứ cây mà dân nhập cư chúng tôi cho là cao giá, “gỗ quí”, như Cẩm lai, Lim, Gõ, Pơmu, Huỳnh đàn, Dỗi, Bằng lăng… họ cũng không để ý, dù biết hết chúng ở chỗ nào trên rừng kia, tên cây, hình thù thân, lá, đặc điểm sinh trưởng. Ngay thứ cây có giá trị bạc tiền cao là K’Năng Jieng (tiếng phổ thông gọi là Trầm hương) họ cũng không hề đụng đến, mà toàn dân dưới xuôi và phương xa ngược núi lùng sục, tung hoành khai thác, kể từ thời người Chămpa, Pháp, và chúng ta tiếp tục từ đấy về sau. Họ không có lòng tham với rừng, không vơ vét, tận thu hết sản vật trong rừng kia,

mà chỉ dùng những gì mình gần gũi, yêu, và dùng đủ cần, như lấy cây về làm xong căn nhà thôi, mà không dự trữ, và trục lợi (bán), hay lẩy từ rừng ra đủ một mảnh rẫy để trồng đủ lương thực để ăn cho đến mùa hoa lợi mới. Hai ba mảnh rẫy nhỏ xoay quần để làm trong chu kỳ ba năm luân phiên, để đất được nghỉ ngơi, tái tạo dưỡng chất, tốt cây trồng.

Thiêng: là “ánh sáng”Bình thường, giản dị thì như Ana

Bơlơng. Ana Bơlơng (Pơlang - tiếng K’ho) nó là biểu hiện của niềm vui. Vì nó “vui”, nên thường trồng nó trong làng, đốn nó về dựng làm cây nêu khi có hội hè. Và cũng vì nó vui, nên trồng nó ở khu nhà mồ để tiễn người thân “ra đi” thật nhẹ êm.

Dĩ nhiên với người sơn nguyên, rừng đã là thiêng, toàn bộ, ở đó có Yàng (thần). Nhưng trong cái thiêng bao trùm bao giờ cũng có cái thiêng cụ thể. Vậy cây gì là thiêng nhất với cộng đồng sơn nguyên? Ana Truol (tiếng phổ thông gọi Bằng lăng), Ana K’lông (Dâu), Ana Jrê (Si), Ana H’ra (Sung), Ana K’hô (tiếng phổ thông không có), Ana Tơnir, Ana K’nang, Ana Êrăng, Ana Sam Drau, Ana Bgir, hay Dhi Kơ dăm, Dhi Mơpih...? Suốt hai lăm năm qua, khi gặp bất cứ người bản địa sơn nguyên nào, tôi vẫn chỉ hỏi, rằng cây gì quí thiêng nhất đó. Vang lẫn H’ Điệp, Y Khuyên, H’Di, Y Blai Niê, Y Phôn... ở vùng Ê Đê, lẫn Y Cư, Y Nghuông, Y Bhun... ở vùng M’Nông, rồi Ka Jarai, K’nhul... ở vùng Cill, Ka Èo, Ka Nói, K’Boi ở vùng K’Ho, Mạ... đều nói ngay là Ana/Dhi (nhóm Môn-Khơme) (cây) K’tơng. Họ rằng, cây thiêng là cây tụ nhiều linh hồn, tinh túy rừng núi, chứa những điều tốt lành của sơn nguyên - sức mạnh huyền bí. K’tơng nó tốt bụng và thiêng vì nó che chở nguồn nước (Ko Ea), mà nguồn nước là khởi đầu sự sống. Chỗ nào có K’tơng là chỗ đó có mát lành, cộng đồng sống được. Nên ở K’nang Ea (rỉ ra giọt nước - tạm hiểu như Bến nước) luôn có mặt nó. Người sơn nguyên luôn cúng Bến nước, trong đó có Ana K’tơng. Cây thiêng tiếp nữa với họ là Ana M’nút. Cây này thiêng cũng vì nó tạo ra được Ko Ea, và giữ được Ko Ea. Phát rẫy thấy cây M’nút thì chừa ra. Bến nước có cây này hiện diện thì không được tắm vào 12 giờ trưa, và cần gì cũng không được bước xuống đó lúc 12 giờ đêm. Giờ cây nghỉ ngơi, tái tạo “sức khỏe”. Và cây thiêng dạng này nữa là Ana K’djar (Dhi/Chi Jri/Jrê - tiếng M’Nông/Mạ). Ana K’djar là cây đa theo cách gọi của người Kinh tôi. Ngay cả Y Phôn - người viết những bài hát sâu nặng nhất về cây cỏ, núi đồi Tây Nguyên cũng từng bảo tôi Ana K’djar là điểm tựa, che chở cho làng, là cây của muôn cây. Làng nào dựng lập ở chỗ thiếu nó, chơi vơi lắm. Bây giờ đã có y học hiện

đại, đau ốm đều đưa đi bệnh viện, nhưng cùng lúc cũng ra cúng nó mới yên tâm, vì cuộc sống con người do trời đất nặn ra, mà Ana K’djar nó hiện thân cho cao thiêng trời đất. Nên người M’Nông - sắc dân bản địa lâu đời nhất miền thượng này, mới có câu: “Hên sit bah ri ta Jri bar jâng” (Đi xa về ghé gốc cây đa). Cả ba cây trên con người khi đến gần nó đều không được nói bậy chứ đừng nói chơi trèo, hay đụng chạm cái gì vào. Ngay con thú cho thịt ngon nhất, nhưng đã đậu hoặc đứng dưới bóng của nó thì con người cũng không được săn. Con thú đó đang được Yàng che chở, lúc đó nó như con người rồi. K’tơng, M’nút, K’djar mà xuất hiện ở nghĩa địa thì càng hóa thiêng hơn. Dù có tục bỏ mả/ma nghĩa là quên luôn xác thân lẫn linh hồn người chết, nhưng những cây này thì vẫn cứ phải nhớ đến. Nó được quyền tồn tại miên viễn, cứ đứng đó, sống chung với con người; nó chỉ tự đổ, vì nguyên nhân gì đó từ thiên nhiên, chứ con người không được làm nó đổ. Tôi lật sử thi ra xem, thì nó là thứ cây được nhắc đến nhiều nhất trong Khan, Ót Nrông Tây Nguyên.

Nhưng cái cây cao thiêng bao trùm chứa cả điều thiện lành lẫn xấu ác lại là cây T’lôn. Nó bí ẩn, hơn cả những loài thú tinh khôn và hiếm nhất. Vì hiếm người nhìn thấy được nó. Có người sinh ra đến lúc tàn đời mà đi rừng vẫn chưa từng gặp. Đại ngàn bao la, nhưng chỗ nào có cây T’lôn là thông tin này truyền đi khắp bon, buôn, plei này qua bon, buôn, plei kia, từ nơi cư trú của người M’Nông sang nơi của người Ê Đê, J’rai, Ba Nah, Sê Đăng... Y Blai Nie từng nghe ở vùng rừng xa cách trở, giữa Yang Sơn (huyện Lak, Dak Lak) với vùng Krông Ana còn một cây. Nếu ai gặp thấy là gặp thấy tình cờ, chứ không được rủ nhau đi nhìn. Và cây thiêng cao to khổng lồ không gần gũi với con người, chứa cả xấu tốt - tức chứa cả ma quỉ lẫn thánh thần - nữa là Ana Săr Chinpí. Cây này tán rộng hàng chục người nối tay chưa hết tán, và gốc có khi cả chục thước. Những người trẻ giờ gần như không còn hay biết đến nó nữa. Những người lớn tuổi thì từng nghe nói, có người thấy được nó ở tận rừng… Cambodia. Con dân núi rừng mà, nhiều khi đi rừng là cứ lê thê theo màu xanh thiên nhiên, xúc cảm, ý niệm lằn ranh hành chính không có hoặc nhòe đi. Cây này gỗ có màu đỏ đẹp nồng nàn nhất trong các loài cây thịt thân màu đỏ, nhưng không ai dám đụng vào. Bởi hình dáng nó lạ quá. Nó lạ thì kiêng nể vậy. Đụng vô là “chết”, không tai vạ này cũng tai vạ khác, vì có Yàng hoặc ma quỉ trong đó. Vậy là cây ma quỉ nhiều cũng tránh, mà thần thánh nhiều cũng kiêng dè. Kiêng dè là sống dưới nó, còn tránh là sợ hãi, cách ly. Nhờ biết “sợ” mà thương yêu rừng núi, nên rừng

còn. Hết ngưỡng vọng và hết “sợ” rừng ở chỗ nào là chỗ đó hết rừng.

“Di sản” tinh thầnNhìn lại mà xem thế có đúng không nào. Vì vậy mà hạ một cái cây về làm nhà

cũng cúng, cây để đẽo tượng cho người chết ở nhà mồ cũng vậy, và cây để làm cây nêu cho lễ hội làng cũng thế. Đều làm lễ “xin” trời đất cho phép - cúng, cúng thần cây, thần rừng. Họ sống nương tựa, chan hòa, và có đạo với thiên nhiên. Ấy là hành thiện tránh ác - Đạo Trời. Ý thức “Mẫu thượng ngàn” (Mẹ rừng đầu non) là thật, đạo Mẫu là có thật, dù họ không cần đưa thành khái niệm, và không thuyết giảng, và không biết UNESCO vừa phong Đạo Mẫu, cái tục Thờ Mẫu với thiên nhiên là trung tâm của người Kinh là di sản văn hóa đại diện của nhân loại. UNESCO hẳn là không cổ hủ, lạc thời khi vinh danh Đạo Mẫu của người Kinh tôi. Dù người Kinh tôi có chân thành với thiên nhiên, ứng xử có xuyên suốt với Mẹ thiên nhiên không thì họ - người sơn nguyên - không rõ. Họ chỉ cần tự mình tôn trọng thiên nhiên, cho chính mình, biết ơn và thành tâm trước rừng - “Kòn vơnus song dơpú ngan” (Con người là trung thực - thành ngữ, tiếng K’Ho) mà. Riêng với dân nhập cư đến miền thượng thì tôi có biết, khỏi nói rồi, họ có chiêm bái hay kiêng sợ gì đâu; coi mọi cây, con đều là “con tép”, là của cải, bạc tiền giữa trời mà không có khóa. Nên chỉ khi lũ lụt đổ xuống, thiên tai ập về xuôi, họ chơi vơi, họ nhìn nhau, họ kêu ca, họ than khóc, và họ chửi rủa vào những nguyên do. Vậy thì đâu nhân bản hơn, đâu nhìn xa hơn.

Có một chiều của văn minh mà loài người đang (cho) nghĩ mình tiên tiến nhưng học hoài không tới cõi đó, hoặc muốn quay về, là bản thể thiên nhiên. Ứng xử với thiên nhiên tử tế bỗng một ngày trở thành thứ xa xỉ, khó nhất.

Những năm gần đây, nơi kia chỗ nọ ở dưới xuôi, sắc tộc khác, người ta bỗng đưa những cây nguyên sinh lẻ loi còn trơ trọi giữa trùng trùng thành “Cây di sản”.

Miền thượng Tây Nguyên đã hình thành hàng trăm triệu năm, con người xuất hiện ở Tây Nguyên cũng hàng vạn năm rồi, và nó là xứ đại ngàn, nhưng đây là lần đầu tiên chúng ta đề cập đến đề tài này - họ trong mối liên hệ với thực vật. Tôi cũng không muốn đo chiều dài của văn minh trong các xứ sở, trong các cộng đồng người xa gần, trong các thời đại của nhân loại. Tôi chỉ biết cái tình của người sơn nguyên với Mẫu Thượng Ngàn nó lê thê, lê thê từ trong sử thi ra bên ngoài, là từ xa xưa tới buổi hiện đại đây. Nó lắng, nó tĩnh tại, nó bàng bạc, nó minh tri ngay giữa dòng đời hối hả, xô bồ này. Nó hiện sinh và thực tiễn chứ không mơ màng như tôi với những cuộc về rừng ngơ ngác...

Hành trình khám phá... TIẾP TRANG 6

Khi nhật thực diễn ra, các nhà khoa học còn phát hiện thấy nhiều loài động vật có phản ứng cực khó hiểu.

Sự kiện Nhật thực toàn phần diễn ra ngày 21/8 được đông đảo người yêu thiên văn trên thế giới chào đón.

Đặc biệt hơn nữa, đây là hiện tượng nhật thực tuyệt vời nhất trong suốt 99 năm qua với người Mỹ bởi họ có thể chiêm ngưỡng hiện tượng này từ rất nhiều tiểu bang của Mỹ.

Tuy nhiên, thật tiếc là nhật thực toàn phần lần này chỉ được nhìn thấy trên toàn bộ khu vực Bắc Mỹ và một phần của

Nam Mỹ. Việt Nam không có cơ hội chiêm ngưỡng

hiện tượng lần này mà chỉ có thể ngắm qua livestream.

Nhưng nghiên cứu của các chuyên gia đã chỉ ra rằng, mỗi khi hiện tượng thiên văn này diễn ra, rất nhiều loài động vật dường như đã “phát điên”.

Giới chuyên gia dù đã nghiên cứu rất nhiều nhưng vẫn chưa thể giải mã hết được lý do nào khiến chúng có những phản ứng kỳ quặc vậy mỗi khi nhật thực diễn ra.

Theo TTVN.VN

Điều lạ lùng xảy ra khi nhật thực toàn phần diễn ra

Bản đồ mô phỏng đường đi của Mặt Trời tại Mỹ vào ngày 21/8.

THỨ BẢY 26 - 8 - 2017 CUỐI TUẦN12

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT