cung vua và phủ chúa - · pdf file... lời mở Đầu ... bạn đọc...

45
Cung Vua và Phủ Chúa (Cung đình Cộng sản Hà Nội từ 1991 đến 2008) Bùi Tín MỤC LỤC LƯU VŨ GIớI THIệU ................................................................................................................................................. 1 I - LờI Mở ĐầU ............................................................................................................................................................ 2 III - Sự HÌNH THÀNH CủA PHủ CHÚA BÊN CạNH CUNG VUA.................................................................... 17 IV- NHữNG ĐặC ĐIểM CủA PHủ CHÚA THờI HIệN ĐạI.................................................................................. 24 V. CUộC ĐấU TRANH VạCH MặT HOạT ĐộNG Tệ HạI CủA PHủ CHÚA ..................................................... 28 Lưu Vũ giới thiệu: Suốt từ những năm của thập kỷ 90 đến nay, kể từ khi tị nạn chính trị tại Cộng hoà Pháp (9/1990), nhà báo lão thành Bùi Tín đã cung cấp liên tục cho bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác phẩm được in thành sách (“Mây mù Thế Kỷ”, “Mặt Thật”, …) và rất nhiều bài báo với nội dung vừa biểu thị tâm huyết của một con người trăn trở, suy tư trước vận mệnh của dân tộc, vừa có giá trị về thông tin, tư liệu, có hiệu quả không nhỏ trong dòng truyền thông tự do của người Việt ở nước ngoài quảng bá và tranh đấu cho tiến trình dân chủ hoá của Việt Nam. Sức viết của nhà báo Bùi Tín thật đáng khâm phục. Trước và sau tuổi 80, ngòi bút của ông vẫn không ngưng nghỉ. Ông đã dồn sức mạnh vào ngòi bút – một vũ khí lợi hại và sắc bén, luôn làm nhà cầm quyền Hà Nội khó chịu, nhất là khi ông tận dụng các nguồn thông tin từ bè bạn, chiến hữu, đồng nghiệp trong nước, công kích thẳng vào não sậu của Tập đoàn lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Những bí mật của Cung đình Hà Nội được phơi bày và đưa ra mổ xẻ trước dư luận. Đàn Chim Việt nhận được bài nghiên cứu, biên khảo dưới đây. Đây là bài viết có giá trị không những về tổng hợp tư liệu, mà qua các phân tích của tác giả còn làm sáng tỏ nhiều vấn đề gai góc, phức tạp trong hậu trường Cung đình cộng sản Hà Nội, có tầm ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng tới quyền lợi và vận mệnh của đất nước. Bỏ công sức trong ba tháng trời, cần mẫn làm việc với lương tâm của một nhà báo tự do, chân chính, khách quan, với ý thức trách nhiệm cao trước dư luận và các thế hệ mai sau, tác giả Bùi Tín đã thâu tóm ngắn gọn bối cảnh đặc biệt một giai đoạn lịch sử quan trọng của Việt Nam dưới triều đại cộng

Upload: dotuong

Post on 02-Feb-2018

220 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

Cung Vua và Phủ Chúa(Cung đình Cộng sản Hà Nội từ 1991 đến 2008)

Bùi Tín

MỤC LỤC

LƯU VŨ GIớI THIệU .................................................................................................................................................1

I - LờI Mở ĐầU............................................................................................................................................................2

III - Sự HÌNH THÀNH CủA PHủ CHÚA BÊN CạNH CUNG VUA....................................................................17

IV- NHữNG ĐặC ĐIểM CủA PHủ CHÚA THờI HIệN ĐạI..................................................................................24

V. CUộC ĐấU TRANH VạCH MặT HOạT ĐộNG Tệ HạI CủA PHủ CHÚA .....................................................28

Lưu Vũ giới thiệu:

Suốt từ những năm của thập kỷ 90 đến nay, kể từ khi tị nạn chính trị tạiCộng hoà Pháp (9/1990), nhà báo lão thành Bùi Tín đã cung cấp liên tục chobạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác phẩm được in thành sách(“Mây mù Thế Kỷ”, “Mặt Thật”, …) và rất nhiều bài báo với nội dung vừa biểuthị tâm huyết của một con người trăn trở, suy tư trước vận mệnh của dântộc, vừa có giá trị về thông tin, tư liệu, có hiệu quả không nhỏ trong dòngtruyền thông tự do của người Việt ở nước ngoài quảng bá và tranh đấu chotiến trình dân chủ hoá của Việt Nam.

Sức viết của nhà báo Bùi Tín thật đáng khâm phục. Trước và sau tuổi 80,ngòi bút của ông vẫn không ngưng nghỉ. Ông đã dồn sức mạnh vào ngòi bút– một vũ khí lợi hại và sắc bén, luôn làm nhà cầm quyền Hà Nội khó chịu,nhất là khi ông tận dụng các nguồn thông tin từ bè bạn, chiến hữu, đồngnghiệp trong nước, công kích thẳng vào não sậu của Tập đoàn lãnh đạo đảngcộng sản Việt Nam. Những bí mật của Cung đình Hà Nội được phơi bày vàđưa ra mổ xẻ trước dư luận.

Đàn Chim Việt nhận được bài nghiên cứu, biên khảo dưới đây. Đây là bài viếtcó giá trị không những về tổng hợp tư liệu, mà qua các phân tích của tác giảcòn làm sáng tỏ nhiều vấn đề gai góc, phức tạp trong hậu trường Cung đìnhcộng sản Hà Nội, có tầm ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng tới quyền lợivà vận mệnh của đất nước.

Bỏ công sức trong ba tháng trời, cần mẫn làm việc với lương tâm của mộtnhà báo tự do, chân chính, khách quan, với ý thức trách nhiệm cao trước dưluận và các thế hệ mai sau, tác giả Bùi Tín đã thâu tóm ngắn gọn bối cảnhđặc biệt một giai đoạn lịch sử quan trọng của Việt Nam dưới triều đại cộng

Page 2: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

sản từ năm 1991 đến 2008 – tức là từ khi hệ thống cộng sản tại Nga vàĐông Âu sụp đổ tới nay.

Bài viết cho thấy:

“Suốt gần 20 năm nay kể từ sau Đại hội VII (1991), đảng CS Trung Quốc đãrắp tâm cấy vào trong lòng chế độ hiện hành ở Việt Nam một nhóm lãnh đạobản xứ trung thành với họ, nhằm kìm hãm nước ta trong vòng kiềm tỏa củahọ, nhằm phục vụ cho mục tiêu bành trướng vô hạn.

Nhóm này đã leo lên đến những chức vụ cao nhất của chế độ, đảng CS vàNhà nước, và ban phát nhiều chức vụ hệ trọng nhằm tác động lâu dài trênquan điểm “tác thành”, nhằm duy trì những tay chân thân tín làm lợi choThiên triều.

Nhóm này cũng rèn dũa được một công cụ tình báo sắc bén với phương tiệnvà quyền năng vô hạn, có cơ sở pháp lý hẳn hoi, nhằm duy trì chế độ độcđảng lạc hậu, kềm hãm tốc độ đổi mới và hội nhập, chĩa mũi nhọn chuyênchính vào các chiến sỹ dân chủ, bất chấp dư luận xã hội và công luận quốctế”.

Với tinh thần phục vụ và lòng biết ơn, tác giả “rất mong bài nghiên cứu nàyđược phổ biến rộng rãi trong, ngoài nước, được các vị thức giả trao đổi bổsung, các giáo sư, sinh viên - đặc biệt là ở ngành sử học, luật học, quan hệquốc tế... cùng các nhà báo bình luận và nhận xét”.

DCVOnline biên tập, hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần, đăng tải 2 kỳ mỗituần bắt đầu từ thứ 2 ngày 28/04/2008.

I - Lời mở đầu

Vì sao lại cần ngiên cứu chuyên đề này?

Từ cuối năm 2001, các bạn tôi từ Hà Nội cho biết có một chính phủ MA ở HàNội. Tôi tưởng đây là câu nói đùa cho vui. Thế mà là sự thật. Một sự thậtthâm thúy, không dễ thấy. MA là gì? Phải chăng đó là viết tắt tên của 2 nhânvật tuy đã về hưu nhưng vẫn còn quyền uy lớn đối với chế độ cộng sản hiệnhành? M là chỉ ông Mười, Đỗ Mười; A là chỉ ông Anh, Lê Đức Anh. MA là M+Amột cặp nhân vật gắn bó với nhau Mười + Anh.

MA còn có nghĩa là ma quỷ, là có những mưu đồ thâm hiểm xảo quyệt, cóhại cho dân cho nước. MA còn có nghĩa nữa là không có thật, nhưng do lòngtin mù quáng của một số người đời mà thành ra có uy quyền, gây nể sợ choxã hội. Như con ma ở gốc cây đa, không có thật, nhưng do mê tín của ngườiyếu bóng vía nên được kinh sợ, được cúng bái, dâng lễ, cầu xin sự che chở

Page 3: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

và ban ơn, ban bổng lộc, hạnh phúc.

Cũng từ Hà Nội các bạn tôi nói đến Cung Vua và Phủ Chúa. Ý nói Cung đìnhHà Nội có thể ví như một triều đình phong kiến, Tổng bí thư có uy quyền tốicao, như một Hoàng đế, là kẻ có quyền quyết định tối cao và cuối cùng.Cũng như thời xưa, có Vua tốt, tài giỏi, đức độ, có Vua xấu, dốt, ăn chơi tráctáng.

Quanh Vua là Tứ trụ triều đình, gồm có Ủy viên Thường trực Bộ chính trị,Chủ tịch Nước, Thủ tướng và Chủ tich Quốc hội.

Còn Phủ Chúa là ai? là cái thế lực không có tên gọi, danh xưng chính thức,không có trụ sở chính thức, không có bộ máy chính thức, chỉ có M+A, chỉ có2 nhân vật đã nghỉ hưu, nhưng vẫn có thế lực và quyền uy, có công cụkhông thể coi thường. Xưa kia, có những thời kỳ có 2 quyền lực song songtồn tại, phối hợp rồi lại cạnh tranh với nhau, vua Lê - chúa Trịnh trong thếkỷ thứ 16.

Tình trạng Cung Vua và Phủ Chúa trong chế độ độc đảng ở Việt Nam là cóthật. Không những thế, nó là chìa khóa để có thể hiểu rõ được mọi diễn biếnchính của thời cuộc Việt Nam, của diễn biến thời sự ở Việt Nam, những thànhđạt và nhất là những trở ngại, mâu thuẫn và nghịch lý ở Việt Nam trên conđường “đổi mới” và “hòa nhập”, từ khoảng năm 1991, nghĩa là từ đại hội VIIĐảng CS Việt Nam (ĐCSVN) đến nay.

Nó xứng đáng được đặt thành một chủ đề để khảo cứu một cách nghiêmchỉnh và khoa học, nhất là đối với các nhà hoạt động chính trị, những tổchức và cá nhân đối lập với chính quyền độc đảng toàn trị, những trí thứcyêu nước, nhà văn hóa, hoạt động văn học nghệ thuật chuộng tự do sángtạo, các bạn trẻ khao khát cống hiến cho Tổ quốc.

II - Hoàn cảnh dẫn đến tình trạng “cung Vua và phủ Chúa”

1 - Sự sụp đổ của phe Xã hội chủ nghĩa (XHCN) và khủng hoảng chếđộ chính trị ở Việt Nam

Các nước XHCN ở Đông Âu lâm vào khủng hoảng chính trị vào cuối nhữngnăm 80 của thế kỷ 20, dẫn đến các nước Ba Lan, Tiệp Khắc cũ (nay là CHCzech và Slovakia), Bulgaria, Hungary, Nam tư cũ (Yugoslavia)... chuyển từchế độ độc đảng lên đa đảng, rồi sự kiện bức tường Berlin đột nhiên sụp đổtháng 11/1989 dẫn đến hòa bình thống nhất nước Đức trong chế độ dân chủđa đảng đã là những sự kiện chính trị cực kỳ chấn động vào cơ quan lãnhđạo Đảng CS Việt Nam. Niềm tin vững chãi do mù quáng giáo điều vào sựbất khả xâm phạm và thế tất thắng của phe XHCN bị tiêu tan trong thực tế;lý luận cơ bản về “bước quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội(mác-xít) trên phạm vi toàn thế giới” bị thực tế bác bỏ. Một không khí ảm

Page 4: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

đạm, giao động, cho đến hoang mang và bi quan bao trùm đảng. Bộ chínhtrị đảng CS Việt Nam cố trấn tĩnh khi nhận những tin dữ, như vợ chồng“đồng chí tổng bí thư Ceausescu” ở Romania bị xử bắn và “đồng chí tổng bíthư Honecker” ở Berlin bị quản chế, chờ ngày ra tòa...

Niềm an ủi duy nhất đối với nhóm lãnh đạo ở Hà Nội lúc ấy là dù sao Liên Xôthành trì của phong trào cộng sản quốc tế còn tồn tại, và vẫn còn tồn tại vàinước cộng sản khác: Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Cuba; có thể kể thêm Làonữa.

Một thời gian sau đó, vào tháng 8/1991, tình hình Liên Xô đột biến, cuộc đảochính nhằm lật đổ tổng thống Gorbachev thất bại, Đảng CS Liên xô bị giảithể, Liên bang Xô Viết tan vỡ, tổng thống Yeltsin lên cầm quyền với mộtnước Nga đa nguyên đa đảng. Trên thế giới, chiến tranh lạnh giữa hai phechấm dứt. Phong trào cộng sản quốc tế tan vỡ. Đây là một cơn động đấtchính trị kinh hoàng đối với nhóm lãnh đạo CS cầm quyền ở Hà Nội. Vì suốtnửa thế kỷ, đảng CS Liên xô và Liên bang Xô viết là chỗ dựa vững chắc về tưtưởng, lý luận, chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng, là Người Thầy, làNgôi sao, là Khuôn mẫu, nguồn cung cấp vũ khí - tên lửa, máy bay, rada,tàu chiến - trang bị kỹ thuật công nghiệp, lương thực, ngoại tệ...

2 - Trước một sự lựa chọn có ý nghĩa quyết định:

Nhóm lãnh đạo CS ở Hà Nội đứng trước một sự lựa chọn có ý nghĩa quyếtđịnh cả về đường lối đối nội và về đường lối đối ngoại

Về đối nội, có nên tiếp tục con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội (mác-xít)và chủ nghĩa cộng sản như đã thực hiện lâu nay hay không? Hay nên theocon đường chuyển biến từ chuyên chế sang dân chủ, từ độc dảng sang đanguyên đa đảng như một số nước ở Đông Âu cùng nước Nga và một số nướcthuộc Liên Xô cũ vừa trải qua, theo con đường Perestroika (cải tổ) vàGlasnost (minh bạch) do Gorbachev đề xướng?

Về đối ngoại, có nên rời bỏ phong trào cộng sản quốc tế đã tan rã và phe xãhội chủ nghĩa đã tan vỡ, để hòa nhập dứt khoát vào thế giới dân chủ gồmtuyệt đại đa số nước đã thực hiện chế độ chính trị đa nguyên đa đảng, lấy xãhội công dân, với tự do ngôn luận, báo chí, bầu cử làm nền tảng?

Thật ra đã không có một cuộc thảo luận nghiêm chỉnh trong đảng CS, trongquốc hội, trong bộ máy chính quyền, trong giới trí thức-học thuật cũng nhưtrong giới truyền thông báo chí ở nước ta. Sự thật đáng sợ quá!

Qua nửa thế kỷ cầm quyền của đảng CS trên miền Bắc và hơn 16 năm trêncả nước, quyền tự do suy nghĩ, tự do ngôn luận của người dân đã bị thủ tiêu,người dân ít có ai giữ được khả năng tư duy độc lập, hầu như toàn dân đãquen với nếp sống đã có đảng lo nghĩ thay cho mình mọi sự. Cả một lớp trí

Page 5: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

thức đã bị đảng làm cho mê muội, cắt đứt với thế giới tiến bộ, gần như vôcảm đối với vận mệnh dân tộc và cuộc sống mất tự do của nhân dân.

Hệ thống truyền thông như truyền thanh, truyền hình, báo chí đều nằm trọntrong tay đảng, nếu như đảng sáng suốt, minh mẫn, sáng tạo thì dân đượcnhờ, đảng sai lầm, giáo điều, hủ lậu thì dân đành chịu, chỉ còn biết lắc đầu,thở dài và cam chịu, nếu không muốn chuốc vạ vào mình và gia đình.

Do đó, vào năm 1991, khi đảng CS Liên Xô tắt thở và phe XHCN cáo chung,lẽ ra đảng CS Việt Nam cần có một cuộc nhìn lại mình thật sâu sắc, triệt để,thực hiện một cuộc tự phê bình chân thực đầy trách nhiệm trước dân tộc vànhân dân, bày ra mọi khả năng lựa chọn về con đường sắp tới, lấy ý kiếncủa toàn đảng và toàn dân, cân nhắc phải trái, hơn thiệt cho thật kỹ càngchu đáo, thế nhưng nhóm lãnh đạo đảng CS đã không làm như thế.

Tệ sùng bái đảng CS, sùng bái lãnh tụ Hồ Chí Minh, đinh ninh rằng đảng vàlãnh tụ không bao giờ lầm lẫn, làm cho mỗi con người mất sáng suốt, mùquáng, dù thấy sai cũng không dám nói, biết đường đì sai mà không dámquay lại, đây là bi kịch kinh khủng nhất của đảng CS, của nước ta, trong hơnnửa thế kỷ qua. (1)

Một cơ hội lịch sử đã bị bỏ qua, do bản chất tự mãn, cao ngạo của nhómlãnh đạo cộng sản, luôn bị tự mình mê hoặc mình về cái gọi là “chiến cônglịch sử đánh thắng liền 3 đế quốc hàng đầu của châu Á (Nhật bản), châu Âu(Pháp) và châu Mỹ (Hoa kỳ)”. Những cơn say chiến thắng với căn bệnh kiêungạo chủ quan của nhóm lãnh đạo dẫn đến thảm họa sâu thẳm và kéo dàinhư vô tận của nhân dân bất hạnh không lối thoát.

Trách nhiệm này đè nặng trên vai Bộ chính trị của Đai hội VII ĐCS Việt Nam.Mặt khác, cả một tầng lớp trí thức vốn thông minh hiếu học bị chăn dắt theokiểu nhồi sọ, giáo điều lâu năm đã trở nên thụ động và vô cảm, để mặc chotình hình đất nước nổi trôi, tự cảm thấy vô can và bất lực. Với tình trạng ấy,trong đảng và ngoài đảng, khó có thể xuất hiện một nhân vật mà lịch sử cầnđến, như một Lech Walesa hay một Vaclav Havel, một Gorbachev hay mộtYeltsin.

Công bằng mà nói, hồi 1988 có xuất hiện một Trần Xuân Bách trong Bộchính trị, rồi đến 1995 một Trần Độ với quân hàm trung tướng, nguyên uỷviên Trung ương đảng, phó chủ tịch Quốc hội, rồi một Phan Đình Diệu, tiếnsỹ toán học, ủy viên Đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc... lên tiếng đòi chấmdứt nền chuyên chính một đảng, chuyển sang nền chính trị đa nguyên, tiếntheo những giá trị dân chủ của thới đại. Những nhân vật này, tuy thất bạitạm thời, đã vớt vát danh dự của cả lớp trí thức còn mê muội và mê ngủ, đểchuốc lấy sự trừng phạt, trả thù và vu cáo của nhóm lãnh đạo, nhưng đã nêugương sáng quý hiếm về trí tuệ và tâm huyết cho thế hệ tiếp theo.

Page 6: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

3 - Chọn phương hướng của Đại hội VII ĐCS Việt Nam

Năm 1986, Đại hội VI họp từ ngày 15 đến 18 tháng 12 quyết định thực hiệnđường lối “Đổi mới”. Một không khí phấn chấn và hy vọng nảy sinh sau hơn10 năm khủng hoảng triền miên, do bị cô lập và phong tỏa sau khi quân đội“nhân dân” Việt Nam vào Cambốt (Cambodia) và ở lại, sa lầy trong gần 10năm. Việt Nam vào Liên Hợp Quốc từ cuối năm 1977, nhưng chỉ để bị lên ántại đó về hành động “chiếm đóng lâu dài đất nước Chùa Tháp”. Cuộc chiếntranh biên giới Việt -Trung phía Bắc năm 1979 và cuộc chiến tranh Việt Nam- Khơme Đỏ ở phía Nam (từ 1977 đến 1988) là hai cuộc chiến do bànhtrướng Bắc Kinh thực hiện nhằm làm suy yếu Việt Nam toàn diện. Lạm phátlên đến 300, rồi 500%/năm. Tài nguyên kiệt quệ. Chỗ dựa duy nhất ở bênngoài là Liên Xô cũng đầy khó khăn và khủng hoảng. Nhóm lãnh đạo doTổng bí thư Trường Chinh, rồi Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (được bầu trongĐại hội VI) cầm đầu không còn con đường nào khác, buộc phải thực hiệncuộc “đổi mới” theo hướng perestroika (cải tổ) và glasnost (minh bạch, côngkhai) của đảng CS Liên xô. “Quân tình nguyện” Việt Nam rút hết khỏiCambốt năm 1988. Khoán sản phẩm được thực hiện rộng khắp trong nôngnghiệp; tự do buôn bán, lưu thông, kinh doanh được áp dụng; tự do sángtạo trong văn học nghệ thuật được khuyến khích. Một không khí thoải mái,dễ thở, hy vọng được nhen nhóm. Trong giới trí thức và hàng ngũ lãnh đạođảng CSVN có một luồng không khí lạc quan tuy còn dè dặt đặt ở các nhânvật Nguyễn Văn Linh, Trần Xuân Bách, Nguyễn Cơ Thạch, Võ Văn Kiệt...Trong những năm 1987 và 1988, bên cạnh tự do kinh tế, một số tự do chínhtrị đã thành hiện thực, như bước đầu tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự dotranh luận và tự do sáng tác trong không khí khá là cởi mở, thoáng đãng vàhứng thú.

Lẽ ra Đại hội VII được chuẩn bị từ đầu năm 1990, họp từ 24 đến 27 rháng 6năm 1991 phải mang những nội dung tiến bộ hơn Đại hội VI như cả xã hộimong chờ, thì ngược lại, nó lại là một bước lùi, và oái oăm hơn, còn là bướclùi ngoạn mục!

Trước những diễn biến thời cuộc ở Đông Âu năm 1990, thắng lợi của Côngđoàn Đoàn kết ở Ba Lan, bước tiến của Hiến chương 77 ở Tiệp Khắc, dânHungary hàng vạn người di cư sang Áo, tiếp đến bức tường Berlin bị thủng,rồi vỡ tan trong niềm hân hoan phẩn khởi vô tận của quần chúng tại đó, Bộchính trị ở Hà Nội lại hoảng sợ đến kinh hoàng. Họ hoảng sợ bị mất quyền,quyền lợi cũng sẽ mất.

Nghị quyết Đại hội VII ghi rõ nguy cơ số một của đảng và đất nước là “trệchhướng Xã hội chủ nghĩa”, nói rõ đây là CNXH mác-xít, với nền chuyên chínhvô sản, độc quyền của đảng cộng sản, và nguy cơ đi cùng nguy cơ nói trênlà nguy cơ “diễn biến hòa bình” nghĩa là thay đổi chế độ từ độc đảng sang đanguyên, đa đảng bằng phương pháp không bạo lực. Hai nguy cơ khác nữađược Đại hội VII chỉ ra là nguy cơ tham nhũng tràn lan và nguy cơ tụt hậu,

Page 7: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

thua kém các nước láng giềng ngày càng xa.

4 - Từ phân tích nguyên nhân tan rã của phe XHCN

Về nguyên nhân đột biến chính trị ở Đông Âu và nguy cơ tan rã của pheXHCN, có hai cách phân tích trái ngược nhau.

a) - Một cách phân tích phổ biến rộng rãi trên thế giới cho rằng sự thất bạicủa mô hình XHCN mác-xít, sự tan rã của phe XHCN do Liên Xô cầm đầu làhợp quy luật phát triển xã hội, là nằm trong cái bản chất độc đoán phi dânchủ của cái mô hình và cái phe ấy, nằm trong bản chất hung bạo của nềnchuyên chính vô sản và của học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩaMác, ở tính chất tàn bạo phi nhân trong vận dụng lý luận Mác-xít vào thực tếbởi Lénin, Stalin, Mao và các đảng cộng sản khi nắm được chính quyền. “Hồsơ đen của chủ nghĩa cộng sản” (Le livre noir du communisme) là cuốn sáchkinh điển do các nhà lý luận chính trị, triết học có uy tín nhất ở phương Tâychung sức tổng kết đã chứng minh chủ nghĩa xã hội thực tiễn đã tàn sát đếnhơn 100 triệu nhân dân các nước nó thống trị trong “hòa bình”, phần lớn làthuộc bộ phận tinh hoa của các dân tộc, vượt quá tội ác của phát xít Hitler.

Những người có tư duy khách quan khoa học trên đây coi sự xuất hiện củaphe XHCN - mà Việt Nam từng tự nhận là một tiền đồn - thật ra chỉ là mộtlầm lẫn của Lịch sử loài người, sự tiêu vong tất yếu của nó nằm ngay trongbản chất Trí tuệ, Thiện, Lành mạnh của con người với khả năng chiến thắngmặt Mù quáng, Ác, Bệnh hoạn cũng của con người trên thế gian này. Họđánh giá Walesa, Havel, Gorbachev, Yeltsin... là những nhân vật sáng suốtvà dũng cảm, những nhân vật mang chất nhân bản và anh hùng, được cảquần thể loài người quý trọng bền lâu, chẳng cần đến tượng đồng hay biađá, lăng tẩm đồ sộ nặng nề. Họ đã được các thế lực tiến bộ trên khắp thếgiới khuyến khích, ủng hộ và tiếp sức trong sự nghiệp cứu nước của mình.

b) Cách phân tích khác cho rằng các nước XHCN Đông Âu bị giải thể, từơngBerlin bị đổ sập, đảng CS Liên Xô tan vỡ, Liên bang Xô viết cáo chung, pheXHCN rã rời là một sự kiện đau xót cho phong trào cộng sản quốc tế và nhânloại tiến bộ (!), là tội ác phá hoại gây nên bởi bọn cơ hội hữu khuynh trongphong trào cộng sản đã phản bội phong trào, tự nguyện làm tay sai cho chủnghĩa đế quốc thế giới. Với cách phân tích chủ quan, giáo điều, không dámnhìn thẳng vào sự thật, những người lãnh đạo cộng sản mù quáng, hoangtưởng giải thích rằng thất bại này chỉ là về chiến thuật, tạm thời (!), chỉ làmột cơn bão có giới hạn trong không gian và thời gian, rồi sẽ trời quang mâytạnh, phong trào cộng sản và phe XHCN sẽ hồi phục và toàn thắng (!).

Cứu vớt CNXN đang lâm nguy, cứu vớt phe XHCN đang chìm xuồng là hai lờikêu cứu và khẩu hiệu hành động khẩn cấp trong Đại hội VII của đảng CSVN.

Trung thành với chủ nghĩa Mác-Lénin - mà bức chân dung màu to lớn của hai

Page 8: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

vị này nổi bật trước hội trường của Đại hội, ngự trị ngay trên bức tượng HồChí Minh - Đại hội VII chủ trương trụ vững chế độ XHCN mác-xít trước sóngto gió lớn, thắt chặt liên minh với các nước XHCN anh em còn lại bao gồmTrung Quốc, Cuba, Lào và Bắc Hàn.

Chủ trương và đường lối này liên quan đến mối quan hệ giữa Việt Nam vàTrung Quốc, giữa đảng CS Việt Nam với đảng CS Trung Quốc.

Mối quan hệ này đóng vai trò cực kỳ hệ trọng, có thể nói là quyết định trongviệc hình thành thế “Cung vua và Phủ chúa” - là chủ đề nghiên cứu của bàikhảo luận này.

5 - Mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc

Đây là mối quan hệ thay đổi, lên xuống, khi là bạn cực thân khi là thù khôngđội trời chung, khi là đồng chí khi là địch thủ, khi hòa bình khi chiến tranh,khi liên minh đoàn kết khi mâu thuẫn đối kháng trong mấy chục năm qua.

Từ xa xưa, một nghìn năm Bắc thuộc, rồi các cuộc xâm lược thời Nguyên -Mông để lại những dấu ấn sâu đậm trong quan hệ hai nước.

Bước vào Đại hội VII, giữa năm 1991, quan hệ Việt-Trung đang ở vào thờiđiểm tế nhị. Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung đầu năm 1979 vẫn hằnsâu trong trí nhớ của nhân dân hai nước. Cuộc chiến tranh Việt nam - KhơmeĐỏ cũng là một kiểu chiến tranh Việt – Trung: Bắc Kinh dùng quân KhơmeĐỏ do họ nuôi dưỡng, trang bị, huấn luyện và chỉ huy làm chảy máu ViệtNam ròng rã hơn 10 năm (với hơn 50 ngàn sinh mạng thanh niên Việt và 30vạn bị thương) chỉ mới chấm dứt được hơn hai năm, khi quân Việt Nam rúthết khỏi Cambốt.

Lê Duẩn, Tổng bí thư đảng CS Việt Nam từ Đại hội III (tháng 9/1960) trongthời kỳ cuối đời mình đã chuyển sang lập trường chống bá quyền Trung Quốcmạnh mẽ nhất - từng nói công khai rằng “Việt Nam còn phải kiên cường vàcảnh giác chống bành trướng bá quyền Trung Quốc hàng trăm năm nữa” -đã qua đời vào tháng 7 năm 1987. Bên Trung Quốc, Đặng Tiểu Bình tổng bíthư đảng CS Trung Quốc, người từng chủ trương trừng phạt Việt Nam bằngnhững đòn quân sự mạnh mẽ, vẫn còn ở cương vị đầy quyền uy: Chủ tịch ủyban Quân sự trung ương đảng. Đặng Tiểu Bình cũng đã đặt vào vị trí tổng bíthư đảng CS Trung quốc nhân vật tin cẩn nhất của ông ta là Giang TrạchDân từ tháng 6 năm 1989, cùng với Lý Bằng ở cương vị Thủ tướng. Hai nhânvật này theo gương Đặng Tiểu Bình luôn tỏ ra cao ngạo, trịch thượng với Việtnam.

Đặng cũng như Giang và Lý đều rất cay cú về việc tháng 12/1980, Quốc hộinước Cộng hòa XHCN Việt Nam khóa VI, kỳ họp thứ 7, nhất trí thông quabản Hiến pháp mới năm 1980, thay cho bản hiến pháp cũ năm 1960, trong

Page 9: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

đó “Lời nói đầu” đã thêm hẳn một đoạn, toàn văn như sau:

“Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta tha thiếtmong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu vớibọn bá quyền Trung quốc xâm lược, cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giànhđược thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chốngbọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây-Nam và chống bọn bá quyềnTrung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất vàtoàn vẹn lãnh thổ của mình”.

6 - Cuộc gặp cấp cao Việt - Trung ở Thành Đô (tháng 9/1990)

Từ đầu năm 1990, khi các văn kiện chuẩn bị cho Đại hội VII đã được thôngqua và đưa xuống cho cơ sở các địa phương thảo luận. Bắc Kinh qua sứ quáncủa mình ở Hà Nội nắm chắc mọi động tĩnh trong nội bộ đảng CS Việt Nam,ngửi thấy xu thế mong muốn hòa giải và liên minh trở lại với Trung Quốc,liền đi một nước cờ hiểm hóc.

Ngày 29/08/1990 đại sứ Trương Đức Duy xin gặp Tổng bí thư Nguyễn VănLinh và Thủ tướng Đỗ Mười để chuyển thông điệp của Tổng bí thư GiangTrạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng mời ba vị: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh,Thủ tướng Đỗ Mười và cố vấn Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, thủ phủ tỉnhTứ Xuyên vào ngày 3/09/1990 để “hội đàm bí mật về vấn đề Cambốt và vấnđề bình thường hóa giữa 2 nước”. Mới trước đây họ tỏ ra lạnh nhạt, chần chừtrong việc gặp cấp cao và bình thường hóa, bỗng tỏ ra thiện chí nhanh nhẩuđến mức khẩn cấp, cuộc gặp sẽ diễn ra chỉ sau lời mời có năm ngày. Nhómlãnh đạo Bắc Kinh sớm nhận ra rằng trong cơ quan lãnh đạo Hà Nội đanghình thành một nhóm nhân vật tỏ rõ nhu cầu sớm hòa giải và liên minh vớiTrung Quốc, cần tranh thủ ngay để tác động đến Đại hội VII cả về đường lốivà nhân sự.

Theo nhận xét của thứ trưởng Trần Quang Cơ lúc ấy nắm chắc mọi hồ sơtuyệt mật, cuộc họp cấp cao Thành đô là một thất bại, phía Việt Nam bị mắcbẫy, bị mắc lỡm, bị đánh lừa và chơi xấu bởi Đặng tiểu Bình, Giang TrạchDân và Lý Bằng. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh thiếu kinh nghiệm quốc tế,nhanh nhẩu “vâng vâng dạ dạ” trước mọi ý kiến của phía Trung Quốc, thậmchí còn đi xa hơn họ, “bảo hoàng hơn vua”, đồng tình ngay với công thức6+2+2+2+1 = 13 về thành viên của Hội đồng Quốc gia tối cao SNC (SuperNational Council) ở Cambốt: 6 người phía Hun Sen+2 Khơme đỏ, 2 của SonSan , 2 của Sihanouk + bản thân Sihanouk. Dự kiến trước đó là SNC chỉ có12 người, mỗi phía 6, không có riêng Sihanouk ở vị trí Chủ tọa như Bắc kinhvừa thêm vào. Sự chấp nhận của Hà Nội ngay sau đó vấp phải sự phản đốicủa Hun Sen. Hun Sen cho rằng Việt Nam đã thỏa hiệp vô nguyên tắc trênlưng chính quyền Phnom Penh.

Page 10: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

Bẽ bàng hơn nữa cho phía Việt Nam là “giải pháp đỏ” đưa ra với nội dungđoàn kết chặt chẽ tất cả các đảng cộng sản lại từ đảng CS Trung Quốc, ViệtNam, đảng của Hun Sen, CS Khơme đỏ..., cùng nhau trụ lại trước hiểmnguy, tưởng rằng sẽ được Bắc Kinh vồ vập, liền bị phía Trung Quốc lạnh nhạtbác bỏ. Lý Bằng giải thích rằng đảng của Hun Sen và đảng của Pol Pốt khóđoàn kết với nhau. Hai phái cộng sản này uy tín quốc tế kém hơn uy tín quốctế của phái Son San và phái Sihanouk, do đó nếu gắn bó với nhau chỉ cảntrở thêm cho công việc của Hội đồng Dân tộc Tối cao trong thực hiện hòagiải ở Cambốt. Giang Trạch Dân còn nói rõ cho phía Việt Nam rằng: “Tìnhhình quốc tế hiện nay, nếu để hai đảng CS (Trung quốc và Việt Nam) bắt taynhau là không có lợi; các nước phương Tây rất chú ý đến quan hệ giữachúng ta”'. Ai cũng biết, từ lâu Đặng Tiểu Bình và nhóm lãnh đạo Bắc Kinhkhông còn nói đến chủ nghĩa quốc tế vô sản, không nói gì đến phe XHCN, họnhấn mạnh đến kiểu XHCN riêng biệt của Trung quốc, mang màu sắc riêng,đặc biệt của dân tộc Trung quốc, quay về chủ nghĩa dân tộc, trong khi nhómlãnh đạo Việt nam vẫn cò mơ màng về tình nghĩa quốc tế.

Trước khi khai mạc Đại hội VII, cố vấn Phạm Văn Đồng lúc này đã 85 tuổi,mắt gần như mù, tai ngễnh ngãng, dự cuộc họp của bộ chính trị kiểm điểmvề công tác đối ngoại, than thở rằng: “Ở Thành Đô chúng ta đã sai lầm, đểlại hậu quả xấu; ta đã hớ, ta đã dại. Tôi rất ân hận; lẽ ra tôi không nên đi;tôi rất đau lòng”.

Chỉ có Thủ tướng Đỗ Mười là hài lòng, thậm chí vui sướng về chuyến điThành Đô. Từ giữa năm 1990, khi bàn đến nhân sự cho Đại hội VII, Tổng bíthư Nguyễn Văn Linh đã hơn 76 tuổi ngỏ ý xin nghỉ, sẽ ở vị trí cố vấn. Cuộcloại bỏ nhân vật cấp tiến Trần Xuân Bách năm 1989 như một vòi nước lạnhdội lên cuộc “đổi mới” chỉ mới khởi động được hơn hai năm. Một trào lưu bảothủ giáo điều cơ hội trỗi dậy với những nhân vật dẫn đầu trong bộ chính trịkhóa VI là: Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Nguyễn Đức Bình, PhạmThế Duyệt, Đoàn khuê, Nông Đức Mạnh. Mọi người đều biết Tổng bí thư mớisẽ là ông Đỗ Mười, tuy đã 73 tuổi, và Thủ tướng mới sẽ là ông Võ Văn Kiệt.

Ông Đỗ Mười liền chọn ngay ông Lê Đức Anh, uỷ viên bộ chính trị, đại tướng,bộ trưởng bộ Quốc phòng làm người thân tín nhất. Từ cuối năm 1990, ôngĐỗ Mười giao hẳn cho tướng Anh, nguyên tư lệnh ''quân tình nguyện Việtnam'' ở Cambốt, phụ trách theo dõi việc giải quyết vấn đề Cambốt cùng vớiban đối ngoại trung ương do Hồng Hà - một người tin cẩn của ông Mười, làmtrưởng ban. Trên thực tế ông Mười đặt bộ trưởng ngoại giao Nguyễn CơThạch và bộ ngoại giao trong đó có Vụ Trung quốc trong tình trạng ''ngồichơi xơi nước''. Ông Thạch không được Trung quốc mời sang Thành đô; đitheo 3 cụ lớn đến Thành đô chỉ có Chánh văn phòng trung ương Hồng Hà(lúc này Hồng Hà đã được Đỗ Mười hứa cho chức Trưởng ban đối ngoại trungương thay Hoàng Bích Sơn sắp về nghỉ). Tướng Anh ngay từ cuối năm 1990đã cùng Hồng Hà mời cơm riêng Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy cũngnhư tiếp trợ lý ngoại trưởng Từ Đôn Tín khi ông này ghé qua Hà Nội.

Page 11: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

7 - Chủ trương “liên minh với Bắc Kinh” được thực hiện

Nét nổi bật ở Đại hội VII trong đường lối đối ngoại của đảng CS là xích gầnlại với Bắc Kinh, ngả theo Bắc Kinh, sớm bình thường hóa với Bắc Kinh, điđến thắt chặt liên minh với Bắc Kinh, trước nguy cơ CNXH bị thủ tiêu và pheXHCN bị tan vỡ.

Khác hẳn với Nghị quyết của Đại hội VI (tháng 12/1986) chủ trương quan hệđa phương, bình thừơng hóa với tất cả các nước, hợp tác trao đổi kinh tế,giao hảo với tất cả các nước gần xa trên cơ sở bình đẳng tôn trọng lẫn nhau,Đại hội VII lái hẳn sang hướng ưu tiên hòa giải và kết liên minh trở lại vớiTrung Quốc XHCN, bởi lẽ Trung Quốc có chung một chế độ XHCN mác-xít,đều lãnh đạo bởi một đảng CS theo học thuyết Mác-Lénin, lại ở sát bênnhau, hiện cùng gặp những nguy cơ chung là mất CNXH, mất độc quyềnchuyên chính của đảng CS. Chủ trương này được gọi gọn là “giải pháp đỏ”.

Sau Đại hội VII (tháng 6-1991), nhất là sau khi Liên bang Xô Viết tan rã vàđảng CS Liên Xô bị giải thể (tháng 08/1991), hơn 200 báo cáo viên của Bantư tưởng và văn hóa trung ương được phái đi các địa phương, các ngành đểphổ biến nội dung Nghị quyết của Đại hội, đặc biệt chú trọng lời căn dặn mỗiđảng viên phải ghi nhớ rằng trong quan hệ đối ngoại tuy đảng nói công khailà bình thường hóa, quan hệ hữu hảo, làm bạn với “tất cả các nước”, nhữngvẫn phải phân biệt 5 nấc bạn bè đậm nhạt khác nhau:

a) Trước hết là các nước XHCN, cùng chung chế độ chính trị, dù cho có lúc cóxung đột tạm thời, nay phải cùng nhau trụ lại trên tinh thần quốc tế vô sảnđể vượt qua nguy cơ bị lật đổ, gốm có Việt Nam, Cuba, Trung Quốc, BắcHàn, Lào.

b) Các nước độc lập dân tộc tiến bộ từng chung hàng ngũ chống đế quốc,như Ấn Độ, Algieria, Ai-cập (Egypt), Venezuela...

c) Các nước độc lập dân tộc khác từng chống đối Việt Nam, sẽ có quan hệbình thường và hợp tác, như các nước trong tổ chức ASEAN: Thái lan,Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore và Nam Hàn, Đài loan...

d) Các nước tư bản nói chung: Pháp, Đức, Ý (Italy), Tây Ban Nha (Spain)... ởchâu Âu, Canada, Úc (Australia), Tân Tây Lan (New Zealand), Nhật Bản(Japan)...

đ) Cuối cùng là Hoa Kỳ, kẻ thù cũ đang còn có âm mưu thực hiện “diễn biếnhòa bình”, cần thận trọng và cảnh giác với nước này còn vì trên đất Mỹ hiệncó thế lực chống cộng “nguy hiểm” nhất trong cộng đồng người Việt ở hảingoại.

Page 12: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

Tại Đại hội VII họp từ 24 đến 27/06/1991, ông Nguyễn Văn Linh lên hàng cốvấn cùng với Chủ tịch nước Võ Chí Công đã 78 tuổi, Đỗ Mười nhận chức tổngbí thư, tướng Lê Đức Anh được phân công chờ cuộc họp Quốc hội giữa năm1992 để thay ông Công làm Chủ tịch nước. Ngay sau Đại hội, Đỗ Mười xếptướng Anh ở vị trí số hai trong đảng, phụ trách cả 4 mảng: chính quyền,quốc phòng, an ninh và đối ngoại, nhân vật số ba trong đảng là Đào DuyTùng, ủy viên thường trực Ban bí thư, một nhân vật rất giáo điều, bảo thủ,từng đòi “đưa Trần Xuân Bách ra khỏi đảng CS”. Ngoại trưởng Nguyễn CơThạch, từng nhận ông Trần Xuân Bách về làm việc tại bộ ngoại giao ngaysau khi ông bị khai trừ khỏi Bộ chính trị và ban chấp hành trung ương, từngcãi lại phái viên ngoại giao của Bắc Kinh Từ Đôn Tín chiều 13/06/1990 rằng“chúng tôi không nói dối, chính các vị đã xuyên tạc” và hai người đã từ biệtnhau bằng lời chào nhau chưa từng có “chào ngài”, đến Đại hội VII ôngThạch cũng bị đưa ra khỏi Bộ chính trị, coi như “món quà tặng” cho Thiêntriều. (2)

8 - Từ đặc phái viên đến Đoàn đại biểu đặc biệt của Ban chấp hànhtrung ương

Ngay sau khi Đại hội VII kết thúc, Tổng bí thư mới Đỗ Mười gặp đại sứ TrungQuốc Trương Đức Duy ngỏ ý cử ngay một Phái viên đặc biệt của đảng CSViệt Nam sang Bắc Kinh thông báo về kết quả tốt đẹp của Đại hội. Bắc Kinhtỏ ý hân hoan và nâng cấp lên thành “Đoàn đại biểu đặc biệt của Ban chấphành trung ương”, dù cho Đoàn chỉ gồm có hai người: nhân vật số 2 Lê ĐứcAnh, ủy viên thường trực Bộ chính trị, phụ trách lãnh đạo cả bốn mảng:chính quyền, quốc phòng, an ninh và đối ngoại và ủy viên Ban bí thư trungương Hồng Hà, mới nhận chức Trưởng ban đối ngoại trung ương đảng, rấtgần với ông Mười và ông Anh. Đoàn được cả Giang Trạch Dân, Lý Bằng niềmnở tiếp đón ngày 28/07/1991. Lê Đức Anh và Hồng Hà còn hạ mình xin gặpthứ trưởng ngoại giao Từ Đôn Tín - người từng cãi, to tiếng với ngoại trưởngNguyễn Cơ Thạch hơn một năm trước - để “tạ lỗi” (!) rằng: “Năm ngoái khiđồng chí sang Việt Nam đã có những trục trặc không vui, chúng tôi rất đaulòng”.

Chỉ hơn 3 tháng sau, việc bình thường hóa giữa hai nước được ký kết vàongày 5/11/1991 tại Bắc Kinh, với sự tham gia của Tổng bí thư Đỗ Mười vàThủ tướng Võ Văn Kiệt. Việc bình thường hóa diễn ra chỉ hơn hai tháng saukhi đảng CS Liên Xô bị giải thể, Liên bang Xô Viết tan rã, phe xã hội chủnghĩa mất đầu, rã rời. Lãnh đạo Việt Nam hý hửng nghĩ rằng may ra có thểtrụ lại bằng “giải pháp đỏ”, tất cả các lực lượng cộng sản còn lại, bất kể màusắc ra sao, cùng nhau trụ lại quanh đảng CS Trung Quốc to lớn, có 40 triệuđảng viên trên một nước rộng lớn có hơn 1 tỷ dân. Việt Nam nhỏ bé mất chỗdựa quý báu, toàn diện, vững chãi là Liên Xô, nay tìm ngay ra một chỗ dựamới khá là bề thế để có thể yên lòng. Họ vẫn còn mơ màng khôi phục lại pheXHCN và phong trào CS quốc tế vang bóng một thời, với người anh Cả mới làđảng CS Trung Quốc.

Page 13: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

Thế nhưng đảng CS Trung Quốc không nghĩ vậy. Họ có cách nhìn tỉnh hơn,thực tế hơn. Sau khi bình thường hóa với Việt Nam, hệ thống báo cáo viêncủa họ tỏa đi khắp nước và giải thích qua báo, phát thanh địa phương rằngViệt Nam vẫn không đáng tin. Họ vẫn ôm mộng bá chủ Đông dương, cho nênmối quan hệ Trung-Việt phải theo nội dung: “thân mà không gần, nhạt màkhông xa, chống mà không đánh nhau”, (thân nhi bất cận, sơ nhi bất viễn,tranh nhi bất đấu). Họ hiểu rõ tâm lý dân Việt, tinh thần chống bành trướngphương Bắc trong nhân dân, trong quân đội và trí thức, cũng như tinh thầngiáo điều ỷ lại mong muốn liên minh với họ của một nhóm lãnh đạo đảng CSViệt Nam giao động, nao núng trước thời cuộc. Họ rắp tâm lôi kéo, muachuộc nhóm này không phải để khôi phục phe XHCN và phong trào CS quốctế mà chỉ nhằm phục vụ cho dã tâm bành trướng của họ.

Ông Nguyễn Cơ Thạch từng phân tích sâu sắc hai mặt của nhóm lãnh đạoTrung Quốc: mặt cách mạng, cộng sản, XHCN, tinh thần quốc tế... và mặtbá quyền, bành trướng, xâm lược, dân tộc nước lớn, và cho rằng đối với ViệtNam, Đông Dương và Đông Nam Á, Trung Quốc đang “biểu diễn mặt thứ hailà mặt chính, mặt thật”. Trên tinh thần ấy, ông Thạch hạ một nhận địnhchua cay: “việc bình thường hóa Việt - Trung tháng 11/1991 như đã diễn ra,sự thật là bắt đầu một thời kỳ phụ thuộc hóa!”. Chúng ta nghĩ đến thời kỳBắc thuộc nghìn năm thời xa xưa. Nay nó khởi đầu lại từ Đại hội VII (1991),qua 3 đại hội, đến sau Đại hội X (2006) rồi, gần 20 năm nay vẫn chưa chấmdứt.

9 - Cơn thèm bành trướng sau bình thường hóa tháng 11/1991

Sang năm 1992, Bắc kinh lại có thêm nhiều tin mừng. Sứ quán Trung quốctrên đường Hoàng Diệu (dinh Hoàng Cao Khải cũ, cực kỳ tráng lệ) đóng cửatừ năm 1978, hé mở từ năm 1990, sau khi bình thường hóa giữa 2 nước từtháng 11/1991 đước mở rộng cửa, xe cộ ra vào tới tấp, cờ 5 sao lớn đượcdựng lên, các dãy nhà chính của Sứ quán và cơ quan lãnh sự đều sơn cửa,tường quét vôi mới.

Theo kể lại của nguyên Thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ hồi ấy, trongphiên họp Hội đồng chính phủ đầu năm 1992, Trưởng ban đối ngoại trungương Hồng Hà (cũng là ủy viên Ban bí thư trung ương) phổ biến cho các bộtrưởng rằng theo phân công của đảng, từ nay “hai đồng chí Lê Đức Anh vàHồng Hà phụ trách việc thương lượng về giải pháp cho vấn đề Cambốt; trongquan hệ với Trung quốc, từ nay các đồng chí có thể quan hệ thẳng với anhTrương Đức Duy, không cần qua sứ quán ta ở Bắc Kinh”. Ý Hồng Hà muốnnói là đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy đã trở nên thân thiết như ngưòianh em của ta (gọi Trương Đức Duy bằng “anh” lúc này còn thân hơn là“đồng chí”). Hơn nữa, lúc này chưa có ai thay ông Nguyễn Cơ Thạch làm bộtrưởng ngoại giao; còn đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh Đặng Nghiêm Hoành đãbị gọi về sau khi thứ trưởng Từ Đôn Tín “mách” với Lê Đức Anh hồi tháng

Page 14: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

07/1991 rằng “đại sứ Hoành luôn tránh mặt tỏ ra không muốn gặp chúngtôi”.

Quốc hội khóa IX họp tháng 6/1992 cử tướng Lê Đức Anh vào chức Chủ tịchnước Cộng hòa XNCN thay ông Võ Chí Công lên hàng Cố vấn Ban chấp hànhtrung ương. Trên thực tế, chủ tịch Anh có thực quyền rộng lớn hơn cả Tổngbí thư Đỗ Mười, vì ôm cả bốn lĩnh vục quan trọng nhất: chính quyền, quânđội, an ninh và đối ngoại.

Cặp Mười + Anh gắn bó, ăn ý trong việc kết liên minh với Trung quốc nhằmtrụ vững trước nguy cơ lớn “trệch hướng XHCN” và “diễn biến hòa bình”.Quanh hai nhân vật Mười, Anh dẫn đầu trong kết thân với Bắc kinh là các vịsau đây trong bộ chính trị: Đào Duy Tùng, Thường trực bộ chính trị; tướngĐoàn Khuê, Bộ trưởng Quốc phòng; Nguyễn Đức Bình, phụ trách mặt lýluận, tư tưởng ý thức hệ; Phạm Thế Duyệt, Bí thư thành ủy Hà Nội. Bộtrưởng ngoại giao mới được cử vào tháng 6/1992 Nguyễn Mạnh Cầm khi ấymới là uỷ viên trung ương, thứ trưởng Bộ ngoại thương, đến Hội nghị trungương 6 khóa VII tháng 11/1993 được bổ sung vào Bộ chính trị, cũng là mộtnhân vật được đào tạo từ Trung quốc. (Ông Trần Quang Cơ nhận xét rằngNguyễn Mạnh Cầm sở dĩ được tuyển lựa trong danh sách gồm: Vũ Oanh, VũKhoan, Hoàng Bích Sơn, Nguyễn Dy Niên, Nguyễn Mạnh Cầm chỉ vì ông Cầmkhông có một “tiền sự” nào làm phật ý Trung Quốc.

Tình nghĩa Trung - Việt được khôi phục tuy không còn đậm đà như trước liềnkích thích mạnh cơn thèm bành trướng lãnh thổ xuống phương Nam củathiên triều Bắc Kinh. Họ không bỏ qua thời cơ khi nhóm lãnh đạo chóp bu ởHà Nội đã tình nguyện chọn họ làm chỗ dựa, làm anh Cả mới, làm ông thầymới. Bắc Kinh bày ra ngay một trận “lấn đất” quy mô trên đất liền, trên lãnhhải, trên cả vùng quần đảo phương Nam thật nhanh, gọn, êm, bằng ngòi bútngoại giao. Mao chẳng đã dạy bài học chiến lược: khi nào địch hay đốiphương lùi là ta phải tiến ngay.

Lập tức cuộc đàm phán về biên giới - bị bỏ dở từ những năm 1958, rồi haicuộc đàm phán từ 15/8 đến 22/11/1974 và từ tháng 10/1977 đến tháng6/1978 đều ở Bắc Kinh không đi đến một thỏa thuận nào - liền được nối lạingay từ giữa năm 1992, để đi đến ngày 19/10/1993, hai nước ký “Thỏathuận về những nguyên tắc cơ bản giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ hainước”.

Từ năm 1995, ba diễn đàn đàm phán Việt - Trung cấp chuyên gia và mộtdiễn đàn đàm phán cấp Chính phủ được mở ra nhằm chuẩn bị cho các Hiệpđịnh về biên giới trên bộ, trong Vịnh Bắc Bộ và trên Biển Đông.

Hai trưởng ban biên giới cũ là ông Lưu Văn Lợi và ông Lê Minh Nghĩa nhậnxét rằng suốt 20 năm trước các cuộc đàm phán về biên giới với Trung Quốcgay go, khó khăn, dậm chân tại chỗ, đều bế tắc thì nay mọi sự trở nên trôi

Page 15: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

chảy, chóng vánh lạ thường!

Sau Đại hội VIII (từ 28/06 đến 1/07/1996), công việc của các đoàn đàmphán còn thuận lợi hơn nữa. Tại Đại hội, nhóm lãnh đạo mặn mà với Bắckinh chiếm những vị trí quyết định. Chủ tịch Lê Đức Anh đọc diễn văn khaimạc Đại hội. Tổng bí thư Đỗ Mười đọc báo cáo chính trị. Các bộ trưởng thenchốt gồm Đoàn Khuê (Quốc phòng), Nguyễn Mạnh Cầm (Ngoại giao), LêMinh Hương (An ninh), và các ủy viên Bộ chính trị phụ trách tư tưởngNguyễn Đức Bình... đều lần lượt sang Bắc Kinh trình diện và hứa hẹn họckinh nghiệm đàn anh. Mối quan hệ 16 chữ vàng (!) được cam kết: “Lánggiềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.

Thế là Bản Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước Cộng hòa XHCN ViệtNam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được long trọng ký ở Hà nộingày 30 tháng 12 năm 1999, chỉ 1 ngày trước khi kết thúc năm 1999.

Chỉ một năm sau, Bản Hiệp ước phân định trong Vịnh Bắc Bộ giữa 2 nướcđược long trọng ký kết ở Bắc Kinh ngày 26/12/2000, chỉ 5 ngày trước khinăm 2000 và thế kỷ 20 kết thúc.

Về hai bản Hiệp ước Việt-Trung nói trên, hơn 8 năm nay, đã có rất nhiều bàntán, bình luận trong và ngoài nước, với những nhận định trái ngược nhau.Giới lãnh đạo ở Hà Nội, giới truyền thông trước hết là báo Nhân Dân, các ôngLê Công Phụng, nguyên trưởng Ban biên giới, Thứ trưởng ngoại giao VũDũng, người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Dũng đều khẳng định rằng nội dungký kết hai bản Hiệp ước nói trên là hợp lý, thực tế, công bằng, rằng phía takhông bị lép vế, ăn hiếp, không bị mất đất, thiệt thòi gì cả, ngay ở các điểmẢi Nam quan (còn gọi là Hữu Nghị quan), Bản Giốc (Cao Bằng) hay Lão Sơn(Hà Giang) ta cũng không bị lấn ép gì cả. Ngược lại, một số nhà nghiên cứunhư ông Trương Nhân Tuấn, ông Trần Đại Sỹ ở Pháp, tiến sỹ ngành sử họcNguyễn Nhã ở trong nước, một số nhà báo, nhà đấu tranh cho dân chủ quantâm đến thời cuộc và mối quan hệ Việt - Trung cho rằng ở các điểm trên đâyphía ta đã bị lấn đất rõ rệt, rằng trên đất liền phía ta đã để Trung Quốc xàxẻo tổng cộng từ 200, đến 600, thậm chí đến 850 km vuông, và có thể hơnnữa, từ Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng lên đến Lào Cai, Hà Giang vàHoàng Liên Sơn.

Ở trong Vịnh Bắc Bộ, so với Hiệp ước Pháp - Thanh năm 1887 (quy định ranhgiới Việt - Trung theo đường thằng đứng kinh tuyến Bắc Nam đi qua điểm105°43' Đông), bản Hiệp ước năm 2000 chia lại theo một đường cong tạonên bởi 21 điểm nằm giữa đường cơ sở của 2 bên. Theo kiểu chia mới này,phía Việt Nam bị mất khoảng 11.930 km vuông vùng biển so với trước. Vậymà Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Dy Niên ký bản Hiệp ước này khoe rằngđây là “thắng lợi lớn” của ta. Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn nghiên cứutừng điểm một của 21 điểm khẳng định rằng từ điểm 9 đến điểm 10 và cácđiểm từ 12 đến 19 thuộc vùng kinh tế độc quyền và thềm lục địa, đều chia

Page 16: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

không đều và đều thiệt cho phía Việt Nam.

Có nhiều nghi ngờ về sự khuất tất, nhẹ dạ, thậm chí về sự nhân nhượngthỏa hiệp từ người lãnh đạo đến người đàm phán trong quá trình thươnglượng Trung - Việt, dựa vào một loạt câu hỏi như sau:

a) Vì sao không có thông tin cho nhân dân, công luận, báo chí biết về quátrình thương lượng, để tạo nên sự ủng hộ đối với ta, sức ép với đối phương,như từng có trước kia, khi thương lượng với Pháp, với Mỹ?

b) Vì sao từ năm 1994 đến năm 2000, qua 14 kỳ họp Quốc hội, chính phủkhông hề thông báo cho các đại biểu của nhân dân biết gì về diễn tiến củađàm phán; những vấn đề gặp phải và hướng giải quyết?

c) Vì sao việc Quốc hội thông qua hai Hiệp định trên với diễn tiến không bìnhthường, không có bản tường trình của Chính phủ, không có bản tường trìnhcủa Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, cũng không có một buổi chất vấn nàocủa Quốc hội và trả lời của Chính phủ về vấn đề rất hệ trọng này?

d) Vì sao Hiệp ước về phân giới trong Vịnh Bắc Bộ được ký từ ngày26/12/2000 cùng với Nghị định thư về đánh cá chung trong Vịnh Bắc Bộ, màmãi đến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XI ngày 15-6-2004, nghĩa là bốnnăm rưỡi sau, mới được thông qua? sao lại có sự không bình thường nhưthế?

đ) Vì sao nội dung bản Hiệp ước phân định biên giới trên bộ Việt-Trung đãđược phổ biến dù rất chậm trên báo và trên báo điện tử Nhân Dân, nhưngcho đến nay tập bản đồ chi tiết kèm theo - được coi như bộ phận cấu thànhchính thức của bản Hiệp ước - vẫn còn được giữ kín như bưng? báo giấy vàbáo điện tử đều im lặng?

e) Theo báo chí Việt nam và Trung quốc kể lại, trong năm 1998 và 1999, khigặp Tổng bí thư Lê Khả Phiêu ở Bắc Kinh, Tổng bí thư Giang Trạch Dân đềuthúc dục rằng: việc đàm phán Việt - Trung không nên để kéo dài, nên sớmkết thúc, việc ký Hiệp ước trên bộ cần thực hiện trong năm 1999, và việc kýkết Hiệp định trong Vịnh Bắc Bộ nên thực hiện trong năm 2000, nghĩa là giảiquyết xong trong thế kỷ 20 này. Ông Phiêu đã nhanh nhẩu đồng ý, và phíaTrung Quốc ghi nhận điều ấy như một cam kết ép buộc các đoàn đàm phánphải thực hiện bằng được, trên thực tế là ép đoàn Việt Nam phải nhượng bộnhững đòi hỏi của Trung quốc. Quả nhiên việc ký hai Hiệp ước đã diễn ra vàosát những ngày cuối năm 1999 và 2000, Hiệp ước về đất liền vào ngày30/12 là một ngày trước cuối năm và Hiệp ước về Vịnh Bắc Bộ được ký chỉ 5ngày trước khi thế kỷ 20 kết thúc.

Có ai đi đàm phán lại bị đối phương ép về thời gian chặt chẽ và trắng trợnnhư thế, dù cho có thể còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Chính sự dễ

Page 17: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

dãi nhẹ dạ này của Tổng bí thư Lê khả Phiêu đã bị Đỗ Mười và Lê Đức Anhviện ra, tạo cớ thuyết phục để kết án Phiêu rất nặng là “bán đất, bán biểncho Trung Quốc”, ngay trước khi họp Đại hội IX (tháng 4-2001) và để đưaNông Đức Mạnh lên thay Phiêu làm tổng bí thư trong Đại hội IX. (3)

Hiện nay việc cắm mốc biên giới trên bộ đang được khẩn trương tiến hành,theo thỏa thuận của 2 bên, sẽ hoàn thành vào cuối năm 2008. Cùng với việccắm mốc, tập bản đồ tỷ mỷ đang được vẽ theo đúng thực địa và kèm theoNghị định thư cuối cùng và sẽ là bộ phận cấu thành của toàn bộ Hiệp ước.Lúc ấy 2 bên sẽ phải in rộng rãi hàng nghìn bản đồ ấy cho các thôn xã ở cơsở và các ngành hành chính, quân sự, an ninh, hải quan, nông nghiệp,thương mại, giao thông, thuế quan, giáo dục, y tế, văn hóa, du lịch... Lúc ấyso sánh với bản đồ cũ thời thuộc Pháp còn lưu ở kho lưu trữ Aix-en-Province(Pháp), với bản đồ mới được Google Earth vẽ ra với những phương pháp hiệnđại chuẩn xác nhất, mọi người có thể so sánh và thấy rõ phía ta có bị mấtđất hay không, mất ở những chỗ nào, mất bao nhiêu, không ai có thể cãiliều, cãi xóa được.

III - Sự hình thành của Phủ Chúa bên cạnh Cung Vua

Có người đặt vấn đề là từ Đại hội VII (năm 1991) đến nay, trong cơ quanlãnh đạo của đảng CS, trong Bộ chính trị và trong Ban chấp hành trungương, phải chăng là có hai phái, được gọi là phái bảo thủ giáo điều và pháiđổi mới cấp tiến, còn gọi là phái thân Trung quốc và phái thân phương Tây,hai phái đấu tranh với nhau khá là quyết liệt?

Cách nhìn ấy bị ảnh hưởng bởi cách nhìn trong nền dân chủ đa nguyên ởphương Tây, hoàn toàn khác với nền chính trị độc đảng, chế độ độc quyềncủa đảng CS. Trong đảng CS chỉ cho phép tồn tại một đường lối đối nội gắnvới một đường lối đối ngoại duy nhất. Trong cơ quan lãnh đạo đòi hỏi ấycàng thêm chặt chẽ. Cho nên trong nội bộ đảng không được đặt ra để tranhluận việc giữ hay bỏ CNXH (mác-xít). Ai chủ trương xóa bỏ CNXH mác-xítnhư nó đã bị vứt bỏ triệt để ở Liên Xô và các nước Đông Âu, thì người ấykhó, nếu không nói là không thể nào vào được cơ quan lãnh đạo, vào Trungương hay Bộ chính trị.

Về đường lối đối ngoại cũng vậy, khi Đại hội VII đã xác định rõ trong nội bộđảng là có 5 nấc thứ hạng “bạn” khác nhau, khi Trung Quốc được xếp ở hạngnhất, các nước phương Tây và Hoa Kỳ ở hạng 4 và hạng 5, thì ai không chấpnhận ngôi thứ ấy cũng khó có thể vào cơ quan lãnh đạo. Thực tế ông TrầnXuân Bách muốn đa nguyên, đã bị loại ngay từ cuối năm 1990. Ông NguyễnCơ Thạch chỉ mới cãi lại phái viên của Bắc Kinh Từ Đôn Tín đã bị mất ghế ủyviên Bộ chính trị và ghế Bộ trưởng ngoại giao. Cho đến uỷ viên trung ươngTrần Quang Cơ muốn vạch rõ tâm địa bành trướng Đại Hán của nhóm lãnhđạo Trung Quốc, cũng tự biết rằng cần phải rút sớm trước khi là quá muộn.Ông đã từ chối ghế Ngoại trưởng và rút ra khỏi Trung ương.

Page 18: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

Cho nên có thể khẳng định rằng, tất cả ủy viên Bộ chính trị được cử ra sauĐại hội VII và Đại hội VIII đều là thân Trung Quốc, đều là bảo thủ giáo điều,đều chủ trương giữ CNXH (mác-xít), chống nguy cơ “chệch hướng XHCN”,chống cái gọi là “nguy cơ diễn biến hòa bình”. Điểm có thể khác nhau là ởmức độ đậm nhạt trong lập trường chính trị giáo điều bảo thủ, ở độ đậmnhạt trong thái độ thân Trung Quốc mà thôi.

1 - Nhóm chí cốt với Bắc Kinh, từ đỉnh cao đến đà tụt dốc

Từ sau Đại hội VIII (6-1996) nhóm chí cốt với Bắc Kinh gồm Tổng bí thư ĐỗMười, Chủ tịch nước Lê Đức Anh, Bộ trưởng quốc phòng Đoàn Khuê, Tổngtham mưu trưởng Phạm Văn Trà, Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm,Bộ trưởng Bộ công an Lê Minh Hương, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm ThếDuyệt, Phó thủ tướng Trần Đức Lương, Ủy viên phụ trách tư tưởng-lý luậnNguyễn Đức Bình... cùng nhau tạo nên thanh thế quyền lực ngày càng cao.

Công cuộc đổi mới kinh tế thu được kết quả khả quan so với thời kỳ trì trệnặng nề kéo dài trước đó. Nguồn đầu tư từ nước ngoài đưa vào ngày càngtăng, nhất là từ Singapore, Đại Hàn, Đài Loan, Nhật Bản và Liên hiệp Âuchâu (EU). Sự trợ giúp của các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thếgiới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cóhiệu quả.

Sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ cuộc cấm vận Việt Nam từ tháng 3/1994, quan hệngoại giao giữa hai nước được thiết lập từ giữa năm 1995, buôn bán giữa hainước được mở rộng nhanh chóng đi đến ký Hiệp ước thương mại vào tháng 7năm 2000. Từ tháng 7/1995 Việt Nam gia nhập Tổ chức các nước Đông NamÁ (ASEAN) cũng tạo nên một vị thế quốc tế và khu vực mới. Bước vào năm1997 các nước Đông Nam Á vấp phải khủng hoảng tài chính nặng, lạm pháttăng, xuất khẩu giảm mạnh, riêng Việt Nam không bị ảnh hưởng trực tiếp,vẫn giữ được tốc độ phát triển khá. Khối ngoại tệ từ cộng đồng người Việtgửi về tăng lên đến khoảng 3 hay 4 tỷ đôla, càng giúp cho cuộc sống trongnước khá lên.

Dựa vào 2 thành tích “phát triển kinh tế” và “xã hội ổn định”, mặc dầu thamnhũng trở thành quốc nạn bất trị và tệ nạn xã hội lan tràn, trong Bộ chính trịphát sinh những tranh chấp nội bộ, ngày càng gay gắt. Tổng bí thư Đỗ Mườivốn có đường quan lộ thuận lợi - vào Ban chấp hành trung ương đảng từnăm 1960, khi 43 tuổi, nhận chức Bộ trưởng nội thương cũng vào năm 1960,tháng 12/1969 lên chức Phó thủ tướng, năm 1976 vào Bộ chính trị, tháng3/1988 nhận chức Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng (Thủ tướng), nay lên ngôiTổng bí thư, là nhân vật số 1 của chế độ, vẫn còn nuôi tham vọng lớn. Vớihọc vấn cấp sơ học, xuất thân công-nông, khi trẻ làm nghề thiến heo, chữakhóa rong, rồi thợ sơn như đã ghi trong lý lịch, thành tích nổi bật nhất củaông Mười là các cuộc cải tạo công thương nghiệp diệt trừ tận gốc giai cấp tư

Page 19: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

sản ở Hải Phòng, Hà Nội (1957-1960) rồi toàn miền Nam (1975-1977). ĐếnĐại hội VIII (tháng 6/1996) ông Mười (sinh ngày 2/02/1917) đã 79 tuổi, vậymà vẫn nghĩ rằng do được Bắc Kinh tín nhiệm mạnh mẽ, được nhóm lãnhđạo đảng chí cốt với Trung quốc tin cậy, ông có thể ngự trị ở vị trí số 1 củachế độ lâu thêm nữa, qua cả Đại hội IX vào năm 2001, sang đầu thế kỷ XXI,coi như một trường hợp hết sức đặc biệt trong lịch sử. (4)

Nhân vật Lê Đức Anh, cặp bài trùng của Đỗ Mười từ Đại hội VII đến nay cũngcó tham vọng không kém. Sinh ngày 1/12/1920 ở tỉnh Thừa Thiên, kém ôngMười gần 4 tuổi, Lê Đức Anh vốn là thượng tá, Cục phó Cục tác chiến Bộtổng tham mưu, được phái vào chiến trường miền Nam cuối năm 1963, làmviệc tại Tham mưu Bộ tư lệnh Miền (Nam). Cuối 1968 Lê Đức Anh nhận chứcTư lệnh quân khu IX (miền Tây Nam-bộ) với cấp đại tá, tháng 12/1974 đượcphong vượt cấp lên trung tướng do thành tích mở rộng vùng giải phóng đồngbằng sông Cửu long sau Hiệp định Paris (tháng 1/1973). Tướng Anh đượcvào Ban chấp hành trung ương đảng tại Đại hội IV (năm 1976), là Tư lệnhBộ chỉ huy “Quân tình nguyện Việt Nam ở Cambốt” từ năm 1979, vào Bộchính trị tại Đại hội V (năm 1982), với quân hàm Thượng tướng, Tổng thammưu trưởng từ cuối năm 1986 và Đại tướng Bộ trưởng quốc phòng từ tháng2/1987, Chủ tịch nước từ tháng 6/1992. (5)

Có thể tóm tắt vài nét đặc biệt về nhân vật Lê Đức Anh như sau: lý lịch cónhững nghi vấn là ngày vào đảng CS không rõ ràng, khi ông khai là từ năm1936, lúc 16 tuổi, khi khai là từ năm 1944, không cho hay ở chi bộ cơ sở nàocụ thể, lại không nói là do ai giới thiệu ông vào đảng như điều lệ đảng đòihỏi. Ông Anh khai thuộc thành phần công nhân (làm công nhân đồn điền caosu), trong khi một số công nhân cao tuổi đồn điền Đất Đỏ biết ông chính làviên “Cai Anh”, còn được gọi là “Cai Huế” (vì nói tiếng Huế), đã từng cónhững hành động đàn áp phu đồn điền theo lệnh chủ Pháp. Cũng có người tốcáo ông về tư cách đạo đức. Sau khi tập kết ra Bắc sau Hiệp định Giơnevơnăm 1954, ông khai man là vợ ông trong Nam đã đi lấy chồng để ông lấy vợkhác ở Hà Nội vào năm 1959. Để hiểu rõ hơn nhân vật này, xin nhắc lại đôichút về mối hiềm khích không thể che dấu giữa hai đại tướng Võ NguyênGiáp và Lê Đức Anh.

2 - Cuộc đọ kiếm giữa hai đại tướng

Đã từ lâu hai ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ không ưa gì tướng Giáp. Sau khiphát hiện sai lầm “Cải cách Ruộng đất”, Tổng bí thư Trường Chinh bị kỷ luật,ông Hồ có ý chọn ông Giáp lên thay. Về sau, Lê Duẩn được chọn do am hiểumiền Nam hơn, thuận lợi cho cuộc chiến tranh giải phóng. Nhưng ông Duẩnvà ông Thọ vẫn e ngại uy tín của ông Giáp trong xã hội, thêm nữa ông Hồ cóvẻ tin cậy ông Giáp hơn cả. Ông Thọ rắp tâm dựng lên vụ án “Xét lại chốngđảng, làm gián điệp cho Liên Xô” do tướng Giáp chủ mưu nhưng khôngthành, nay ông Thọ lại dùng tướng Anh để hạ bệ tướng Giáp (?). Với vai tròTrưởng ban tổ chức trung ương, phân phát các chức vụ, tại Đại hội V (tháng

Page 20: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

12/1982) ông Thọ đưa tướng Giáp ra khỏi Bộ chính trị, đồng thời đưa ôngAnh vào, để rồi đến Đại hội VII (tháng 6-1991) ông Giáp bị đưa ra khỏiTrung ương đảng thì ông Anh lên Chủ tịch nước, chức vị cao hơn hẳn tướngGiáp trước đó. Ở Hà Nội, các sỹ quan ở Câu lạc bộ Quân nhân gọi đây là“hành trình ngược chiều” của hai ông đại tướng.

Trên cương vị Chủ tịch nước, cũng là nhân vật số 2 trong đảng, ông Anh liềnra sức bôi xấu, hạ nhục ông Giáp. Kẻ phục vụ đắc lực mưu đồ này là ĐặngĐình Loan, cùng quê Thừa Thiên với ông Anh, làm trong ngành thông tin,từng bị khai trừ khỏi đảng CS, tác giả bốn tập tiểu thuyết lịch sử “ĐườngThời Đại” dày hai nghìn trang, ra mắt năm 1993 do nhà xuất bản Quân độiNhân dân in và phát hành. Nội dung sách đề cao ông Hồ cùng ba ông họ Lê:Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Lê Đức Anh, đồng thời hạ ông Giáp xuống hàng thứyếu. Đặng Đình Loan trong năm 1996 được dùng xe ô tô của Bộ Quốc phòngđi từ Bắc vào Nam quảng cáo cho cuốn tiểu thuyết của mình là ngang tầmvới tập “Chiến tranh và Hoà bình” của đại văn hào Nga Léon Tolstoi! Đi quaHuế (tháng 11/1996) Loan yêu cầu tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế triệu tập cán bộcho y nói chuyện, với tư cách là chuyên viên cao cấp của Tổng cục Chính trị,về những điều cơ mật nhất, sau khi trưng ra những bức ảnh chụp riêng vớitướng Anh. Loan kể lể bảy tội nặng của tướng Giáp theo kiểu bịa đặt, thêudệt, thầm thì từ lâu, như: con nuôi chánh mật thám Pháp, xin học bổng thựcdân, xu nịnh ông Hồ, thậm thụt với đại sứ Nga Serbakov, không chỉ huy ởĐiện biên phủ, không vào chiến trường miền Nam, tằng tịu với bà giáodương cầm... (6)

Con bài Đặng Đình Loan của tướng Anh không có hiệu quả; tập tiểu thuyết“Đường Thời Đại” chết yểu trên thị trường và công luận. Loan không đượckết nạp vào Hội nhà văn. Tướng Giáp và những người ủng hộ ông nghĩ đếnthời cơ để phản kích, điều này sẽ nói đến ở phần sau.

3 - Tổng cục 2, công cụ lợi hại, phi pháp

Sau khi nhận chức Bộ trưởng Quốc phòng giữa năm 1987, tướng Lê Đức Anhbắt tay ngay vào việc tổ chức lại bộ máy quân báo của quân đội. Từ khithành lập quân đội, trong bộ Tổng tham mưu có Cục sau đây: Cục 1 là CụcTác chiến; Cục 2 là Cục Quân báo; Cục 3 là Cục Quân huấn, Cục 4 là CụcQuân lực, Cục 5 là Cục Thông tin, cho đến Cục Động viên, Cục Dân quân...Các Cục trên đều trực tiếp đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Tổng thammưu trưởng. Ngang hàng với Bộ Tổng Tham mưu có Tổng cục Chính trị,Tổng Cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật và Tổng cục Kinh tế. Bộ Tổng thammưu và các Tổng cục đều đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởngQuốc phòng.

Sự thay đổi lớn nhất là Cục Quân báo dưới quyền Bộ Tổng tham mưu đượcmở rộng, nâng cao lên ngang hàng với Bộ Tổng Tham mưu, đặt trực tiếpdưới quyền chỉ huy của Bộ trưởng quốc phòng, mang tên mới là Tổng Cục 2,

Page 21: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

với trách nhiệm và quyền hạn mở ra rất rộng, bao gồm cả ngành tình báo,an ninh, bảo vệ đảng, bảo vệ chính quyền, phản gián.

Để thực hiện tham vọng cực kỳ ngông cuồng này, tướng Anh nhân danh Chủtịch nước, nhân vật số 2 của đảng, tranh thủ sự đồng tình của Tổng bí thưĐỗ Mười để rồi cùng nhau ép buộc và thuyết phục Chủ tịch Quốc hội NôngĐức Mạnh hạ bút ký vào Pháp lệnh của Chủ tịch Quốc hội về tổ chức ngànhtình báo quốc gia ngày 14/12/1996, không qua thảo luận trong Ban thườngvụ Quốc hội, cũng không có ý kiến, thảo luận gì trong Quốc hội.

Sau đó, hai nhân vật trên cũng vừa ép buộc vừa thuyết phục Thủ tướng VõVăn Kiệt hạ bút ký vào Quyết định số 96/QĐ của Chính phủ ngày19/11/1997 về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục 2.

Tổng cục 2 nhanh chóng phình to gấp 8 lần Cục Quân báo cũ, do tướng Anhtrực tiếp điều động cán bộ, chiếm lĩnh các trụ sở, cơ quan, hội trường, nhàkhách, cơ sở tuyệt mật, lớp học, công ty kinh doanh, nhà nghỉ, khách sạn ởHà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Đà Lạt, Đồ Sơn... bao trùmcả nước, mua nhiều cơ sở mới ở nước ngoài.

4 - Một vương triều Vũ Chính trong nền dân chủ mác-xít

Một số cán bộ ở Bộ Tổng tham mưu, từ năm 1999 đã mô tả Tổng cục 2 nhưlà một triều đình, có vua quan, có hoàng đế và hoàng hậu, có hoàng tử,công chúa và phò mã, có cung điện lộng lẫy và những yến tiệc sa hoa. Sựmô tả có phần phóng đại theo kiểu ngoa ngôn, nhưng không phải bịa đặtkiểu dựng đứng. Lê Đức Anh chọn thượng tá Đặng Vũ Chính, thân tín từ khicòn ở quân khu IX với ông để đưa về đứng đầu Tổng cục 2 với cấp đại tá từcuối năm 1994, thay cho tướng Nguyễn Tư Văn nguyên Cục trưởng Cục 2 vềnghỉ hưu. Được trao quyền rất rộng, Vũ Chính xếp đặt rất nhanh bộ máy,dựa trước hết vào những người thân tin cẩn nhất trong gia đình. Bà NguyễnThị Nhẫn, vợ ông Chính, được phong cấp sỹ quan, làm việc tại văn phòngTổng cục, tay hòm chìa khóa giữ những tài liệu và tài sản tuyệt mật, về sauđược giao chỉ đạo các công ty Vasuco và Toseco, hoạt động ngoại thương, kểcả buôn vũ khí, ngoại tệ... Con trai ông Chính là Đặng Vũ Dũng từ cấpthượng úy nhảy lên cấp trung tá trong một năm, làm Cục trưởng Cục 12. Haicô con gái là Đặng thị Tuyết và Đặng thị Mai đều mang quân hàm đại úycũng làm việc ở khách sạn Hoàng Gia và công ty xây dựng Hồng Bàng đềuthuộc Tổng cục 2. Đầu năm 2000 ông Đặng Vũ Chính chuẩn bị về hưu, ngườiđược chọn thay thế đã được chuẩn bị trước là Tổng cục phó Nguyễn Chí Vịnh,con rể ông Chính và bà Nhẫn; vợ Nguyễn Chí Vịnh là cô Đặng Thị Ngọc, congái đầu của ông Chính, cũng là một sỹ quan trong Tổng cục 2.

Nguyễn Chí Vịnh là con trai đại tướng Nguyễn Chí Thanh, từng học trườngđại học kỹ thuật quân sự ở Vĩnh Yên nhưng chưa tốt nghiệp, được tướng LêĐức Anh nhận là con nuôi từ năm 1985 khi ông là Tổng tham mưu trưởng và

Page 22: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

bắt đầu có ý định xây dựng Tổng cục 2 thành một công cụ lợi hại lâu dài. Lúcnày Vịnh mới là đại úy, rồi lên cấp trung tá, với chức Cục trưởng trong Tổngcục 2 từ năm 1986. Năm 2000 khi kế nghiệp bố vợ trong chức vụ Tổng cụctrưởng, Nguyễn Chí Vịnh là đại tá, lên ngay thiếu tướng vào năm 2003, rồilên trung tướng vào năm 2006. Chưa có một sỹ quan nào lên cấp nhanh nhưvậy, ngay cả trong thời chiến tranh. (7)

5 - Sự xuống dốc của cặp Đỗ Mười và Lê Đức Anh

Trong cuộc đời, không thể cứ may mắn và đi lên mãi; lên cao quá rồi sẽxuống, bất kể tham vọng ra sao. Sau Đại hội VIII, nạn tham nhũng nặngtràn lan thêm, Tổng bí thư Đỗ Mười không hề tỏ ra có một tài năng dù nhỏbé nào, vẫn chỉ là con người “phá giỏi hơn xây” như chính ông Phạm VănĐồng nhận xét. Ông Lê Đức Anh không có một cuộc nói chuyện hay tiếp xúcvới quần chúng nào để lại một ấn tượng dù nhỏ. Thủ tướng Võ Văn Kiệt đượctrí thức và tuổi trẻ đặt ít nhiều hy vọng lúc đầu nhận chức, ông sớm gây thấtvọng vì bà Cầm vợ ông được chính giới kinh doanh và đầu tư gọi là bà “đitx-puốc-xăng” (mười phần trăm - 10%).

Sau vài năm kinh tế phát triển khá, một không khí trì trệ xuất hiện, bất côngxã hội tăng nhanh. Tại Hội nghị Ban chấp hành trung ương đảng lần thứ 4khóa VIII họp vào tháng 12 năm 1997, một số đại biểu nêu thành vấn đềthảo luận hạn tuổi khi ứng cử và đề cử vào các cấp ủy nhằm trẻ hóa bộ máylãnh đạo. Hội nghị đề ra mức 55 tuổi là cao nhất để vào Trung ương và 60tuổi để vào Bộ chính trị, không có ngoại lệ cho bất kể ai.

Trong Hội nghị, Lê Đức Anh cố sức vận động nhân khi Đỗ Mười tuổi quá caophải rời vị trí lãnh đạo, viện cớ giữ cho lãnh đạo được liên tục ổn định, đểđược kiêm thêm chức Tổng bí thư trong vài năm nữa, giống như ở TrungQuốc, Hồ Cẩm Đào kiêm luôn hai chức Tổng bí thư đảng với Chủ tịch nước,nhưng tham vọng ấy không được ai nhắc lại. Lúc này ông Đỗ Mười đã 80,ông Lê Đức Anh cũng đã 76 tuổi, lại vừa bị một cơn nhồi máu cơ tim, Võ VănKiệt cũng 75 tuổi. Thế là cả 3 vị đều bị “mời” lên ngôi “cố vấn ban chấp hànhtrung ương”, thay cho ba ông cố vấn cũ là Nguyễn Văn Linh, Phạm VănĐồng, Võ Chí Công về hưu. Ba nhân vật mới lên thay là Tổng bí thư Lê KhảPhiêu, Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan văn Khải.

Hai ông Mười và Anh cay cú gọi cuộc họp Trung ương 4 này là một cuộc “đảochính”, vì theo điều lệ đảng chỉ có Đại hội đảng mới có quyền bầu Tổng bíthư mới. Tuy nhiên ông Anh cũng tỏ ra yên tâm vì Tổng bí thư mới Lê KhảPhiêu tuy yếu kém, mờ nhạt, nhưng đã từng là cán bộ tin cẩn trực tiếp dướiquyền ông hơn 12 năm ở Quân khu IX cũng như ở Bộ tư lệnh “Quân tìnhnguyện” ở Cambốt.

Ông không ngờ rằng khi lên chức vị số 1 rồi, ông Phiêu trở nên tự phụ, kiêungạo, tự coi mình là “Vua Lê mới”, cho tu bổ lăng Lê Lợi ở Lam Sơn - Thanh

Page 23: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

Hóa, đưa các quần thần họ Lê của mình ở Thanh Hóa vào các chức vụ cao, bịtố cáo là thực hiện “Thanh Hóa hóa” chính quyền. Tiêu biểu là việc đưa ôngNguyễn Dy Niên lên thay Ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm. Ông Phiêu còn tỏý định sẽ theo gót đảng Trung Quốc xóa bỏ luôn cái chức “cố vấn ban chấphành trung ương”.

6 - Những đồng chí thù địch

Khi thế kỷ XX kết thúc cũng là lúc tình hình Việt Nam vừa có những bướcphát triển mới, vừa gặp những thử thách lớn. Cuối năm 1999 và cuối năm2000, hai Hiệp ước Việt-Trung được ký kết, mối quan hệ hai đảng CS ViệtNam v2 Trung Quốc thắt chặt hơn, thêm vào 16 chữ vàng, như những sợidây thắt chặt mối quan hệ 4 tốt hơn trước: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồngchí tốt, đối tác tốt”.

Lẽ ra hai bên còn đàm phán về tranh chấp các hải đảo phía Nam Vịnh Bắc Bộlà các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như đã dự định từ năm 1993, nhưngphía Trung quốc trở mặt, phớt lờ, coi như mọi việc đã xong, khẳng định tấtcả các quần đảo nói trên là thuộc chủ quyền của Trung Quốc từ lâu rồi.

Với Mỹ, sau Hiệp định Thương mại Mỹ - Việt (tháng 6-2000), chuyến thămchính thức của Tổng thống Bill Clinton (tháng 11/2000) đánh dấu bước pháttriển mới trong quan hệ hai nước, ghi nhận bước hòa nhập với thế giới bênngoài.

Đúng vào thời điểm này, quan hệ trong đảng sa sút tệ hại khi cơ quan lãnhđạo chuẩn bị nội dung và nhân sự cho Đại hội IX sẽ họp vào tháng 4/2001.Trong Bộ chính trị gồm 19 vị, ai đi ai ở? Ai ra ai vào? Chủ tịch nước sẽ vẫn làTrần Đức Lương, Thủ tướng vẫn sẽ là Phan Văn Khải (vừa nhận chức được 3năm), còn Tổng bí thư Lê Khả Phiêu sẽ tại vị không?

Dư luận thủ đô, cán bộ trí thức đều cho rằng ông Phiêu về tài năng lãnh đạo,kiến thức xã hội, về phong cách đức độ đều yếu kém, là một “người lùn” sovới các tổng bí thư thời trước, càng “lùn” thêm khi đứng cạnh các nhà lãnhđạo hiện tại của các nước Đông Nam Á.

Từ tháng 11/2000, Trưởng Ban tư tưởng và văn hóa Hữu Thọ khi vào SàiGòn đã loan tin bán chính thức sẽ thay tổng bí thư. Hai nhân vật muốn hạ bệông Phiêu nhất lại chính là hai ông cố vấn Mười và Anh. Ông Mười không dấuniềm hận thù khi nói với bạn thân: “Nó lật tôi, tôi lật nó”.

Ngay giữa đại hội đảng bộ quân đội (tháng 1/2001) ông Anh kể ra đủ thứ tộicủa Tổng bí thư đương nhiệm, nào là bán đất, bán biển cho Trung Quốc, độcđoán, âm mưu lật đổ nội bộ, địa phương chủ nghĩa, đưa vụ Xiêm Riệp(Cambốt) ra công khai, làm cả đại hội sửng sốt vì rất nhiều người biết rõ ôngAnh gắn bó với Bắc Kinh còn hơn ông Phiêu nhiều.

Page 24: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

Hội nghị trung ương lần thứ 11 khóa VIII được dự định là cuộc họp cuối cùngtrù bị xong về nội dung và nhân sự cho Đại hội IX, nhưng phải kéo sang Hộinghị trung ương 11b (1 ngày rưỡi), rồi thêm Hội nghị trung ương lần thứ 12(2 ngày) mới xong. Cuối cùng mới tìm ra được người cho chiếc ghế tổng bíthư mới, như lời nhận xét của nhóm trí thức Đà lạt, theo kiểu “vơ bèo vạttép”, “thắp đuốc bắt ếch”, ếch tìm , không ra, chỉ vớ được con nhái bén.

Giữa lúc hàng vạn ý kiến góp ý với đại hội IX yêu cầu một cuộc cách mạngtrong tuyển lựa nhân tài, tuyển chọn trước hết những nhân vật lãnh đạo tiêubiểu cho tinh hoa dân tộc, am hiểu thời đại để đưa vào Trung ương và Bộchính trị, trên cơ sở ấy cử ra một tổng bí thư “xuất chúng”, thì kết quả chỉ làmột Bộ chính trị xoàng xoàng, và một tổng bí thư còn nhạt nhẽo và xoànghơn trước.

Ông Nông Đức Mạnh được chọn không phải vì tài đức, vì chất lượng nhân lựcnào nổi bật, mà chỉ do được sự đồng thuận của những nhóm nhỏ trong Bộchính trị được gắn bó với nhau không phải trên cơ sở một đường lối chính trịnào, mà chỉ thân nhau do tình cảm và sự gắn bó cá nhân. Thế là con ngườiđơn độc, dân tộc Tày, ít hiểu biết về chính trị nhất, không tham vọng vì tựhiểu bản thân mình, xuất thân từ ngành lâm nghiệp ở Thái Nguyên, đượcphần lớn Bộ chính trị ép nhận, sau khi chính lúc đầu ông ta cũng thật lòng từchối.

Cặp bài trùng Mười + Anh tạm chọn Nông Đức Mạnh với chủ đích tận dụngnhững chỗ yếu kém của nhân vật này nhằm phục vụ cho tham vọng khônghạn độ của mình. Hai vị biết rằng từ nay mình không còn một quyền thếnào, cho đến cái tư thế “cố vấn của ban chấp hành trung ương” cũng chấmdứt, nên hai vị đã cẩn thận cài vào Bộ chính trị và Trung ương khóa IX mộtloạt bộ hạ tin cẩn nhất. Trong Bộ chính trị mới gồm 15 vị, bên cạnh tổng bíthư Nông Đức Mạnh là các ông: Trần Đức Lương (Chủ tịch nước, nhân vật số2), Lê Minh Hương (Bộ trưởng công an, nhân vật số 6), Phạm văn Trà (Bộtrưởng quốc phòng, nhân vật số 11), Trần Đình Hoan (Trưởng ban tổ chứctrung ương, số 14) và Nguyễn Khoa Điềm (Trưởng ban tư tưởng-văn hóa, số15).

Thế là dần dà hình thành một trung tâm quyền lực mới bên cạnh quyền lựchợp pháp, bên cạnh Chính phủ và Quốc hội của nước Cộng hòa XHCN ViệtNam. Nói một cách có hình ảnh, theo mô hình đã từng xuất hiện ở thủ đôThăng Long trong thế kỷ thứ XVI, bên cạnh Cung Vua còn có Phủ Chúa, mộtkiểu 2 chính quyền song hành, vừa ganh đua, chèn ép nhau, vừa hợp tác vớinhau trong những điều kiện nhất định để đi đến cuối cùng loại bỏ nhau.

IV- Những đặc điểm của Phủ Chúa thời hiện đại

1 - Có mà không, không mà có

Page 25: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

Phủ Chúa ở chỗ nào? hình thù ra sao? địa chỉ ở đâu? Không ai biết, khôngthể biết. Thế nhưng nó có thật, nó có quyền uy, nó có phát huy tác dụng.Không ai có thể khẳng định là nó chỉ là chính quyền ảo, hoàn toàn bịa đặt,tưởng tượng, không có thật.

2 - Thật ở chỗ nào?

Phủ Chúa có thật trước hết ở hai nhân vật đã mô tả ở các phần trên. Ởcương vị nguyên Ủy viên Trung ương đảng (từ năm 1960), nguyên Bộ trưởng(từ năm 1961), nguyên Thủ tướng, nguyên Tổng bí thư, nguyên Cố vấn banchấp hành trung ương đảng, Đỗ Mười - sinh năm 1917 - năm nay (2008) 91tuổi, về nghỉ hưu từ sau Đại hội IX (tháng 4/2001), nhưng vẫn còn thamchính theo cách riêng của mình.

Nó cũng có thật ở chỗ, nguyên Tư lệnh Quân khu IX, nguyên Tư lệnh “Quântình nguyện Việt Nam” ở Cambốt, nguyên Tổng tham mưu trưởng, nguyênBộ trưởng quốc phòng, nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh - sinhnăm 1920 - năm nay (2008) 88 tuổi, về nghỉ hưu từ sau Đại hội IX (tháng04/2001), nhưng vẫn còn tham chính cùng ông Đỗ Mười theo cách riêng củahai vị.

Nó có thật còn ở chỗ, hai vị tuy đã nghỉ hưu, vẫn còn có văn phòng riêng đặttại tư dinh của mình (tư dinh ông Mười ở đường Phạm Đình Hổ quận Hai bàTrưng, tư dinh ông Anh ở trên đường Phan Đình Phùng, quận Ba Đình). Mỗivị có một chánh văn phòng, hai viên thư ký, một bác sỹ, một lái xe, hai bảovệ, một cần vụ, một người nấu ăn, cùng với điện thoại liên lạc theo ba hệthống, với nội bộ trung ương đảng, trong nước và viễn liên.

3 - Một quan niệm từ xưa: “tôi tác thành cho anh, anh là người củatôi”

Theo cách hành xử từ thời phong kiến xa xưa, một viên chức gia nhập ngànhhành chính, quan lại sẽ luôn ghi ơn suốt đời mình: ông bà, cha mẹ sinh ramình, những thầy giáo từng dạy mình khôn lớn và những nhân vật cấp trênđã chỉ bảo, nâng đỡ, dìu dắt và trọng dụng mình, chọn lựa và đặt mình vàocác chức vụ hệ trọng nhất. Gói gọn trong một danh từ ghép, việc làm nhưthế gọi là “tác thành”. Công ơn tác thành là điều mà các hiền sĩ, người quântử luôn ghi nhớ để khi có dịp thì báo ân, trả ơn theo nếp sống đậm đà tìnhnghĩa.

Mặt khác, các quan chức cao cấp thường tận dụng nếp nghĩ có nghĩa tìnhnhư thế để coi những kẻ hậu sinh mà mình từng có dịp tác thành là nhữngđồ đệ tin cậy của mình, với những niềm vui và hãnh diện đã biết phát hiện,chọn lựa hiền tài (!) cho đất nước. Cũng có người quen thói cá nhân vụ lợitận dụng những mối quan hệ tình nghĩa ấy để kiếm lợi riêng cho tham vọng

Page 26: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

cá nhân. Họ ép buộc những kẻ từng hàm ơn họ phải trung thành và phục vụhọ cả trong những mưu đồ riêng tư.

Điều này giải thích vì sao các ông Trần Đức Lương, Trần Đình Hoan, PhạmVăn Trà, Nguyễn Khoa Điềm... lại gắn bó với ông Mười đến thế, chỉ vì ôngMười khi là Phó thủ tướng, Thủ tướng, rồi Tổng bí thư, đã đưa ông Lương ởTổng cục địa chất, ông Hoan ở Bộ lao động, ông Trà ở Quân khu VII, ôngĐiềm ở Sở thông tin văn hóa Thừa Thiên vào các cương vị cao nhất là ủyviên Bộ chính trị.

Tại sao ông Anh lại được các ông tướng Lê văn Dũng, Phạm Trung Kiên,Nguyễn Huy Hiệu... của quân đội, rồi các ông tướng Nguyễn Khánh Toàn,Nguyễn Văn Hưởng, Lê Thế Tiệm... ở ngành công an biết ơn đến vậy? Chỉ vìông Anh đã ký lệnh thăng vượt cấp các vị nói trên cùng 178 viên tướng kháctheo tiêu chuẩn trung thành với cá nhân mình, trong thời gian ông làm Chủtịch nước chỉ từ tháng 6/1992 đến tháng 12/1997, nghĩa là trong 5 nămrưỡi, nhiều hơn cả ông Hồ Chí Minh trong 25 năm làm Chủ tịch nước và Chủtịch Đảng.

Mối quan hệ cá nhân kiểu thầy-trò như trên là hệ quá tai hại của nếp lựachọn nhân tài không qua thi cử, không qua thăm dò dư luận, không mảymay công khai, minh bạch, không qua ý kiến tập thể cân nhắc cẩn thận, lạitheo cách thức hết sức cá nhân, tùy tiện, ngẫu nhiên, vô nguyên tắc. Chonên mới có người kém cỏi, tài ít, đức mỏng, tham tàn lại cố kết với nhauthành phe nhóm nắm quyền đè nén dân, tàn phá xã hội.

4 - Công cụ chính của Phủ Chúa: bộ máy tình báo

Công cụ lợi hại nhất của cặp nhân vật ngự trị trong Phủ chúa là bộ máy tìnhbáo Tổng cục 2 đã nói đến ở phần trên.

Qua kế hoạch nâng cao Tổng cục 2 ngang với Bộ Tổng tham mưu, phình tođể gồm có 12 Cục, với chức năng rộng lớn bao gồm an ninh nội bộ đảng, nộibộ quân đội, nội bộ cộng đồng người Việt ở nước ngoài, an ninh quốc tế, dothám và phản gián, tham vọng của ông Lê Đức Anh là đặt nó ngang với CIAcủa Mỹ và Gestapo của Đức ngày trước. Tổng cục 2 ngoài cài sâu vào mọi tổchức cảnh sát, an ninh, bảo vệ, còn cài sâu vào mọi tổ chức chính trị, tôngiáo, kinh tế, ngoại thương, văn hóa, du lịch, thể thao... Nó có vô vàn chânrết, tai mắt, nhân viên, cộng tác viên ở mọi cấp, trở thành “quân đội trongquân đội”, “nhà nước trong nhà nước”, “đảng ở trong đảng”.

Ngân sách cho nó thì vô kể, không ai có thể biết cụ thể là bao nhiêu. Kinhdoanh của nó cũng không hạn chế. Ngoại tệ mạnh của nó cũng dồi dào.Người tin cẩn về mặt này của ông Mười là ông Nguyễn Sinh Hùng, cùng ở xãKim Liên (Nghệ An) với ông Hồ Chí Minh, được ông Mười “tác thành”, từ Thứtrưởng tài chính sau Đại hội VII, lên Bộ trưởng tài chính sau Đại hội VIII, rồi

Page 27: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

lên Phó thủ tướng sau Đại hội IX, nay là Phó thủ tướng thường trực sau Đạihội X, nghĩa là Phó thủ tướng thứ nhất, đặc trách về tài chính tiền tệ. Cắtxén ngân sách quốc gia cho bộ máy cồng kềnh của đảng, cắt xén hậu hĩ tiềncủa nhà nước, tức là của dân, cho hai quan hệ trọng nhất của đảng là Bantài chính quản trị trung ương đảng và Tổng cục 2 là “nghĩa vụ” hàng đầu củaông Nguyễn Sinh Hùng.

5 - Hai Bố già và công ty bảo kê quốc tế

Phủ Chúa thời hiện đại hoạt động theo kiểu Mafia quốc tế. Nó đứng ngoàiLuật pháp và Hiến pháp; nó dùng uy lực tinh thần và sức đe dọa trừng phạtkiểu Mafia, nghĩa là kiểu lưu manh hung bạo.

Khi tổng bí thư Lê Khà Phiêu dẫn đầu đoàn cấp cao thăm Pháp cuối năm2000, nhân viên Tổng cục 2 đi theo đã theo lệnh tướng Anh chụp trộm mộtsố ảnh Phiêu đang ăn nằm với Thị Hà và Thị Dung đi phục vụ trong đoàn, đểsau đó chỉ ba tháng Lê Đức Anh chìa ra cho đoàn chủ tịch Đại hội đảng toànquân xem, tô đậm tội “hủ hóa”, một trong mười tội lớn của Phiêu, khi Phiêudám đưa ra ý kiến phế bỏ chức “cố vấn trung ương” của Mười, Anh và Kiệt.

Mới đây, tháng 3/2008 một quan chức thuộc Tổng cục 2 xuống tận HảiPhòng đe dọa nhà văn đối kháng Nguyễn Xuân Nghĩa khi ông này định về HàNội dự lễ tang ông Hoàng Minh Chính là: “Có còn nhớ cái chết của vợ chồngLưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh trên đừơng số 5 hồi nào không?”, gián tiếpthừa nhận bàn tay mafia chính trị trong vụ án tai nạn giao thông giết hai vợchồng nghệ sỹ cùng đứa con trai, chỉ vì Lưu Quang Vũ bằng các tác phẩmxuất sắc của mình lên án quyết liệt những mặt trái của chế độ.

Bố Già trong các nhóm mafia Ý hoặc Nam Mỹ là những tay anh chị lão luyệntrong nghề, từng vào tù ra tội, già dặn trong thử thách, tiếng tăm trongcông luận. Ông Mười 91 tuổi và ông Anh 88 tuổi có thể coi là Bố Già củamafia chính trị hiện đại Việt Nam.

Mỗi nhóm mafia thường được đỡ đầu, che chở kín đáo bởi một công ty, mộtnhóm cảnh sát, công an, quan chức có quyền lực, thần thế, theo kiểu có đicó lại, qua thương lượng, thông đồng, bằng tiền bạc, hiện vật quý hiếm.Nhóm mafia thượng thặng trong cung đình cộng sản Hà Nội được chínhquyền cộng sản Bắc Kinh đỡ đầu, bảo kê, nuôi dưỡng và chỉ đạo. Chỗ mạnhghê gớm của nó nằm ở đó. Nhưng chỗ yếu chí mạng của nó cũng nằm ở đó.

Được Thiên triều bảo kê, Phủ Chúa Hà Nội có thế rất cao. Hệ thống điệnthoại đặc biệt nối thẳng tới sứ quán Trung quốc trên đường Hoàng Diệu, đếnphòng làm việc của đại sứ Hồ Càn Văn. Hồ Càn Văn là ai? Năm 1990 ông tacòn là Bí thư thứ nhất của Sứ quán, trực tiếp thu xếp cuộc gặp riêng của đặcphái viên Bắc Kinh là Từ Đôn Tín với Bộ trưởng quốc phòng Lê Đức Anh. Cáccuộc gặp không cần phiên dịch, vì cả đại sứ hồi ấy là Trương Đức Duy cũng

Page 28: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

như Từ Đôn Tín và Hồ Càn Văn đều nói tiếng Việt cực kỳ thông thạo nhưngười Việt vậy.

Có những lương y giỏi nhất từ Bắc Kinh thường xuống khám bệnh, bốc thuốccho ông Mười và ông Anh. Nhờ đó ông Mười 91 tuổi vốn bị bệnh thần kinhmất ngủ đã khỏi bệnh, lưng vẫn còn thẳng. Giới trí thức thủ đô kể rằng năm1997, khi vào tuổi 80, ông có vẻ hồi xuân, tỏ tình, muốn cưới bà tiến sỹ toánH.X.S., đã đưa “lễ chạm ngõ” nhưng không được đồng ý. Ông Anh yếu hơnvì cơn nhồi máu cơ tim năm 1989, nay nhờ các thầy lang Tàu cũng hồi phụctuy nói còn khó khăn, mồm hơi méo.

Bảo kê của Bắc Kinh còn được thực hiện qua cơ quan Tình báo Trung Quốc ởHoa Nam, đóng tại thành phố Quảng Châu (tỉnh Quảng đông), có mối quanhệ cực kỳ chặt chẽ với Tổng cục 2. Các quan chức và cả gia đình của Tổngcục 2 thường được mời sang nghỉ tại những nhà nghỉ đặc biệt của Tình báoHoa Nam trên bờ biển đảo Hải Nam.

V. Cuộc đấu tranh vạch mặt hoạt động tệ hại của Phủ Chúa

Cần nói thật rằng cuộc đấu tranh vạch mặt phản dân hại nước của Phủ Chúa,tay sai bành trướng Bắc Kinh chưa được mạnh. Cuộc đấu tranh ấy còn quáyếu.Trước hết vì chúng hoạt động lén lút, không hợp pháp. Chúng có mà không,không mà có. Nên có khi chúng bị người dân gọi là MA, ghép 2 chữ M (Mười)và A (Anh). Nhân dân lại quen bị bưng bít lâu ngày; nỗi sợ cường quyền tuycó giảm vẫn còn dai dẳng. Thế nhưng sự chống đối vẫn tồn tại. Thà có cònhơn không có.

1- Bức thư của ông đại tướng bị chơi xấu

Bức thư dài 7 trang của tướng Võ Nguyên Giáp đầu năm 2004 đã được nhiềungười biết. Đây là phản ứng có phần chậm với cú chơi xấu trước đó củatướng Lê Đức Anh. Từ hồi Đại hội VII (1991), tướng Anh đã dùng nhân vậtSáu Sứ cùng nhân vật Năm Châu từ trong Nam ra Hà Nội tiếp xúc với tướngGiáp và một số nhân vật thân cận, mật ghi trong 16 băng ghi âm nhằm kếttội tướng Giáp về hoạt động chia rẽ và lật đổ. Sau đó, như trên đã nói, tướngAnh dùng Đặng Đình Loan đi các địa phương kể lể về 7 tội của tướng Giáp.Tướng Giáp cố nén tức giận, chờ đến ngày 3-1-2004 mới lên tiếng qua bứcthư gửi Bộ chính trị, công khai gửi rộng rãi cho báo chí trong nước. Mục đíchchính của tướng Giáp chỉ là thanh minh cho cá nhân mình, nhằm bảo vệdanh dự và uy tín cá nhân, nhưng qua đó nhiều vấn đề cực kỳ nghiêm trọngđược phơi bày, như việc thành lập sai nguyên tắc và sự lộng hành của Tổngcục 2, vụ án Sáu Sứ và Năm Châu. Tướng Giáp chọn thời điểm này vì hơn100 ngày nữa sẽ kỷ niệm trọng thể 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954- 2004), tiếng tăm cá nhân tướng Giáp sẽ được đánh bóng và đề cao, trongkhi tướng Anh đã mất chức ''cố vấn trung ương'' từ tháng 12- 1998, không

Page 29: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

còn vai vế nào trong cơ chế.

Một loạt tướng tá lên tiếng ủng hộ tướng Giáp, lên án tướng Anh, trước hếtlà thượng tướng Nam Khánh, từng là phó chủ nhiệm tổng cục chính trị, phụtrách công tác giáo dục chính trị cho Quân đội. Rồi đại tướng Chu Huy Mân,đại tướng Nguyễn Quyết, các thượng tướng Hoàng Minh Thảo, Lê Ngọc Hiền,Phùng Thế Tài, các trung tướng Lê Tự Đồng, Phạm Hồng Sơn, Đặng Vũ Hiệp,cho đến tướng anh hùng ngành công an Nguyễn Tài đều cất tiếng hoà theođòi hỏi của tướng Giáp, vạch mặt sự lừa dối phạm pháp của Lê Đức Anh, cònyêu cầu đưa ra xét xử theo pháp luật. Sau Đại hội X, cuộc họp Trung ươngra quyết định lập một Ban kiểm tra liên ngành gồm có đại diện bộ chính trị,ban kiểm tra trung ương, ban bảo vệ đảng trung ương, bộ công an, Việnkiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao. [8]

2- Ai cứu nguy cho Phủ Chúa ?

Ban kiểm tra liên ngành do bộ trưởng Công An Lê Hồng Anh cầm đầu trìnhra bộ chính trị dự thảo báo cáo điều tra về những tố cáo của tướng Giáp vàmột số tướng trên đây. Bức thư của cụ Phạm Văn Xô gần trăm tuổi, - sánglập viên đảng CS Đông dương duy nhất còn sống, am hiểu rõ về Lê Đức Anh,từ Sài Gòn gửi ra là thêm một bằng chứng hiển nhiên về tội lỗi của Lê ĐứcAnh. Nếu bản báo cáo điều tra này được đưa ra trước ban chấp hành trungương khoá X gồm 160 ủy viên chính thức và 21 ủy viên dự khuyết thì sẽ cựckỳ tai hại cho đương sự, còn tai hại về nhiều mặt cho đảng.

Theo tiết lộ từ Văn phòng trung ương đảng, chính tổng bí thư Nông ĐứcMạnh là người đầu tiên có ý kiến đề xuất là ''khoanh vấn đề này trong phạmvi bộ chính trị'', ém nhẹm Bản báo cáo của Ban kiểm tra liên ngành, chỉ báocáo tóm tắt cho các vị trung ương là:

- đương sự, đồng chí Lê Đức Anh, quả là có một số khuyết điểm khi khai lýlịch của mình, nay đã bổ cứu cho chính xác;

- những vấn đề ấy thuộc về lịch sử, từ 1945 đến nay đồng chí Anh đã hoànthành xuất sắc mọi chức vụ cao trong quân đội và nhà nước và nay đã vềhưu;

- việc chấn chỉnh Tổng cục 2 và cả bộ máy tình báo-an ninh-phản gián-bảovệ nội bộ đang được thực hiện và sẽ báo cáo với trung ương.

Trong đảng CS, nhiều người biết rằng ông Mạnh trở thành nhân vật số 1không phải do khả năng lãnh đạo, sự hiểu biết, tài nói viết và suy nghĩ. Ônglên cao hoàn toàn dựa vào cái may của hoàn cảnh. Chính ông Mười và ôngAnh trong Đại hội IX (2001) đã đưa ông Mạnh lên tổng bí thư sau khi cânnhắc với các ông Trần Đức Lương, Nguyễn Phú Trọng, Phan Diễn, NguyễnMạnh Cầm. Lúc ấy nhiều người nghĩ rằng ông Mạnh chỉ là nhân vật đệm,

Page 30: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

một nửa nhiệm kỳ hay cùng lắm là một nhiệm kỳ. Đến Đại hội X (tháng 4-2006) ông Mạnh đã mê say cái ghế của mình, vừa lúc Phủ Chúa lâm nguycần một người thân tín bên Cung Vua. Ông Mười và ông Anh qua các nhânvật thân tín trong bộ chính trị và trung ương liền vận động để giữ ông Mạnhthêm một thời gian, mặc dù lúc ấy ông Mạnh đã 64 tuổi, nghĩa là quá mứctuổi qui định là dưới 60 tuổi để vào bộ chính trị. Qua Đại hội X, ông Mạnhkhông thể quên cái ơn tác thành của Phủ Chúa đối với mình. Thế là ông Mườivà ông Anh khỏi lo khi cả 4 nhân vật trong bộ chính trị gần gũi nhất với haiông là các ông Trần Đức Lương, Phạm Văn Trà, Trần Đình Lương và NguyễnKhoa Điềm đều phải về hưu cùng một lúc. Việc tranh thủ được ông Mạnhđứng hẳn về phía mình là rất có lợi cho Phủ Chúa, vì có gì hơn là được nhânvật số 1 thông báo thường xuyên kịp thời mọi tình hình nội bộ cơ mật nhất.

3- Bão nổi từ Hoàng Sa và Trường Sa

Từ cuối năm 2007, vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa trở thành đề tài nóngtrong quan hệ Việt Trung, trong khu vực Đông Nam Á. Theo mưu đồ đượcchuẩn bị có bài bản, Bắc Kinh muốn khẳng định chủ quyền trên vùng biển vàcác quần đảo ở phía Nam, nơi có tiềm lực dầu mỏ và khí đốt ngày càng đượcxác định là dồi dào, nơi có hành lang vận chuyển trên biển nhộn nhịp vàoloại nhất thế giới, nơi Trung Quốc có thể bành trướng rộng xuống vùng xíchđạo nhằm khống chế toàn vùng Đông Nam Á.

Từ việc xây dựng sân bay, lô cốt, pháo đài, dàn khoan, doanh trại, trạm đothời tiết trên các đảo họ cưỡng chiếm từ năm 1974 và 1988 trong quần đảoHoàng Sa và Trường Sa, tháng 11-2007 hải quân Trung Quốc mở cuộc tâptrận khá lớn có bắn đạn thật. Tháng 1-2008, tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) raquyết định thành lập thị trấn Tam Sa để cai quản vùng quần đảo Hoàng Savà Trường Sa, một kiểu khẳng định ngang ngược rằng toàn bộ vùng ''NamHải'' là thuộc trọn chủ quyền của họ, mặc dầu Bắc Kinh hứa hẹn giữ nguyêntrạng để các nước có tranh chấp sẽ cùng nhau giải quyết bằng con đườngthương lượng. Tin rước đuốc 0lympic 2008 sẽ đi qua Trường Sa và Hoàng Salà thêm một khiêu khích trắng trợn của thế lực bành trướng ngang ngược.

Nhóm lãnh đạo Việt Nam chí cốt với Bắc Kinh, nhất là hai nhân vật trong PhủChúa và ông tổng bí thư giật mình. Họ hiểu rằng vấn đề chủ quyền quốc giavà danh dự dân tộc là những vấn đề cực kỳ nhạy cảm với nhân dân ta, nhấtlà quân đội, cựu chiến binh, tuổi trẻ, trí thức, văn nghệ sĩ. Trước đó, nhữngcuộc đụng độ của tàu chiến, tàu đánh cá có vũ trang của Trung Quốc bắnvào thuyền đánh cá Việt Nam thuộc các tỉnh Thanh Hoá, Hà Tĩnh... đã gâyphẫn nộ trong nhân dân ta.

Từ nay, vấn đề chú quyền quốc gia trên lãnh thổ và vùng biển, hải đảo luônlà vấn đề mang tính bùng nổ giữa hai nước vừa anh em, vừa thù địch trongquá khứ, cũng đồng thời mang tính chất căng thẳng và bùng nổ giữa nhândân và lãnh đạo, trong khi thái độ kiêu ngạo nước lớn của Bắc Kinh sẽ có thể

Page 31: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

châm ngòi bất cứ lúc nào. Bắc Kinh luôn chủ quan vì đã tạo nên một nhómtự nguyện phục vụ đắc lực bản chất bành trướng của chúng, Bắc Kinh cũngchủ quan cho rằng chúng đã giúp cho chế độ độc đảng ở Hà Nội một bộ máyan ninh - gián điệp - cảnh sát, đàn áp rất hung hãn và thâm độc, chúngkhông tính đến tình trạng tức nước vỡ bờ khi quần chúng đói nghèo bị chàđạp nặng nề.

Bão táp phẫn nộ dân tộc về chủ quyền quốc gia đã có những tín hiệu báođộng. Tháng 12 - 2007 và tháng 01 - 2008 đã có những cuộc biểu tình tựphát của tuổi trẻ, nhà báo, cựu chiến binh, văn nghệ sĩ trước sứ quán vàlãnh sự quán Trung Quốc. Nhà báo lão thành Tương Lai viết bài trên báo Đạiđoàn kết chất vấn nhà nước về hành động ngăn chặn biểu tình ôn hoà củacông dân; lần đầu tiên, trong cuộc họp của trung ương Mặt trận Tổ quốc,nhiều tiếng nói cất lên chất vấn về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa một cáchkhá gay gắt dù cho vấn đề này không có trong chương trình. Rồi nhà báođiện tử VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn bị mất chức Tổng biên tập chỉ vì dámđưa lên mạng một bài bình luận tâm huyết về chủ quyền quốc gia, có tít:''Sức mạnh đồng thuận Việt Nam, nhìn từ Hoàng Sa và Trường Sa''.

Một chủ đề gai góc đang hình thành trong nhận thức của xã hội Việt Namtrong thời kỳ mở cửa, đổi mới và hội nhập, đó là: một chính quyền ngăn cấmviệc tự do thông tin về vấn đề hệ trọng liên quan đến chủ quyền quốc gia vàtoàn vẹn lãnh thổ, một chính quyền coi những hành động yêu nước là phạmpháp và đàn áp người yêu nước là chính quyền gì, thuộc loại gì?

4- Những kiêu binh hiện đại

Trong chế độ độc đảng phản dân chủ ngự trị bằng đe doạ và lừa dối, bộ máycảnh sát là thế lực thống trị. Cảnh sát giao thông, công an phường, xã, côngan hộ khẩu thời trước, công an văn hoá ngày nay, tha hồ vùng vẫy o ép,quấy rầy, úc hiếp người dân. Bộ máy đàn áp đặc biệt mẫn cán trong đàn ápcác chiến sĩ dân chủ, dùng cả những thủ đoạn bẩn thỉu hèn hạ nhất như vucáo, bỏ thuốc phiện, ma tuý, lựu đạn, súng vào vườn, vào hành lý, còn bắtluật sư tỉnh táo vào bệnh viện tâm thần. Chính chúng chế diễu khẩu hiệu''công an là bạn dân'', ''yêu dân'',''quý dân'', xử sự như bọn mafia hiện đại,như lũ kiêu binh thời trước, bất chấp luật pháp và đạo đức. Chúng coi dânnhư cỏ rác, có khi như chó mèo, để cho ăn được ăn, cho uống được uống, lôiquẳng lên xe rồi tống xuống nửa đêm giữa đường vắng.[9]

Bọn kiêu binh hiện đại dựa vào cái uy của Phủ Chúa để lộng hành đến mứchọ dám vuốt râu cả những công thần cao nhất đuơng chức của chế độ. Cóthể nói trên hành tinh này, không một ai to gan hơn họ. Cuối năm 1994 họdám cả gan gửi một bản báo cáo tuyệt mật cho Bộ trưởng quốc phòng bịađặt rằng Tổng cục 2 đã đặt được một ''đặc tình'' - nhân viên tình báo đặcbiệt - vào một bộ phận đầu não của cơ quan tình báo trung ương Mỹ CIA ởLangley, gần thủ đô Washington DC, mang bí danh là ''T4''. T4 đã báo cáo

Page 32: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

về rằng ''CIA đã tranh thủ, lôi kéo, mua chuộc được các ông Phạm VănĐồng, Võ Nguyên Giáp, cho đến cả thủ tướng Võ Văn Kiệt, chủ tịch quốc hộiNguyễn Văn An để lấy được nhiều thông tin quan trọng. Tướng Giáp còn lợidụng khi gặp một số nhà báo và học giả Mỹ biết tiếng Pháp để thông tin trựctiếp, không qua người phiên dịch chỉ biết tiếng Anh''. Báo cáo còn nói rõ làcác ủy viên bộ chính trị Phan Diễn, Trương Tấn Sang và phó thủ tướng PhạmGia Khiêm cũng đã có lần cộng tác với CIA (!). T4 báo cáo rằng hai bộtrưởng nội vụ kế tiếp là Mai Chí Thọ và Bùi Thiện Ngộ cùng tướng Lê VănDũng (chủ nhiệm tổng cục chính trị) và bà Võ Thị Thắng (tổng cục trưởng dulịch) cũng đã từng làm việc cho CIA (!).

Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh nhận xét rằng cái báo cáo táo tợn nàyđược thảo ra khi 2 nhân vật M + A cảm thấy sắp bị về hưu hoàn toàn nên, -ngay trước thềm Đại hội IX, họ đã âm mưu dựa vào Tổng cục 2 và quân độilàm một cuộc đảo chính quân sự, bắt giữ và kết tội tất cả các nhân vật trênđây, xây dựng một chính quyền mới được Bắc Kinh công khai yểm trợ mạnhmẽ. Cuối cùng mưu đồ này bị từ bỏ vì không ăn chắc, do vấp phải sự lạnhnhạt của phần lớn tư lệnh quân đội đang tại chức. Sau Đại hội IX, khi haiông Phan Diễn và Trần Đình Hoan đến gặp riêng hai ông cựu cố vấn Mười vàAnh thông báo tình hình và nói đến việc tướng Giáp và tướng Nam Khánhvẫn yêu cầu giải quyết công khai vụ Tổng cục 2, ông Anh liền nổi gần nhưmột cơn điên để nói rằng: sao các đồng chí không ra quyết định khai trừGiáp và Nam Khánh về tội phá hoại sự đoàn kết của đảng? Phan Diễn lúc ấylà ủy viên thường trực bộ chính trị, đã rất e ngại, can ngăn rằng: khai trừ thìcó khó khăn vì phải đưa ra bàn và lấy quyết định ở chi bộ cơ sở, mà chi bộcơ sở lại ủng hộ họ. Sau đó để trả lời cho sự thách thức của Phủ Chúa, chi bộđảng CS Cửa Nam đã họp và nhất trí bầu tướng Nam Khánh là ''đảng viênxuất sắc'' của năm 2004. [10]

Nhóm MA tìm cách khử Võ Nguyên Giáp

Sau thất bại này, Phủ Chúa không chịu nằm yên. Tổng cục 2 vẫn ngangnhiên mạnh tay đàn áp các chiến sĩ dân chủ, những nông dân oan ức mấtđất mất nhà, kéo dài nhùng nhằng các vụ án tham nhũng lớn, đưa một trungtướng của họ vào chức Chánh án toà án Nhân dân tối cao. Họ cũng vấp phảithất bại nặng; tuy được tổng bí thư Nông Đức Mạnh tiếp sức, cuộc họp trungương trước Đại hội X đã từ chối không chấp nhận cho Nguyễn Chí Vịnh nhậnchức Thứ trưởng quốc phòng, cũng đồng thời bác bỏ việc cho con trai NôngĐức Mạnh là Nông Quốc Tuấn vào ban chấp hành trung ương. Họ không cònmuốn gì được nấy.

Hơn một năm nay, để giữ uy thế, vớt vát thể diện, 2 cụ già trên dưới 90 vẫncố sống dai và tìm cách xuất hiện trong các buổi lễ long trọng để ngồi ởhàng đầu trong hội trường, trong buổi khai mạc Đại hội X cũng như khai mạcQuốc hội khoá XII, kỷ niệm Quốc khánh 2 tháng 9, cũng như kỷ niệm 90

Page 33: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

năm cách mạng tháng mười 1917. Xem ra sức sống dai dẳng của Phủ Chúachỉ còn gửi gắm ở một tâm lý xã hội nước ta được cắm rễ khá sâu là tâm lýnhược tiểu, sùng bái và e sợ nước lớn, mặc dầu ông cha ta đã bao lần quậtkhởi đánh đuổi quân bành trướng phương Bắc, giữ vững nền độc lập.

VI. Cuộc đọ sức giữa dân chủ và 2 thế lực đặc quyền đảng trị

Trên đây đã trình bày hoàn cảnh lịch sử quốc tế và trong nước, sự hìnhthành của một thế lực ma quái được nước lớn phương Bắc nuôi dưỡng, côngcụ và mưu đồ của thế lực ấy, cũng như những kết quả, trở ngại và thất bạicủa chúng trong gần 20 năm qua.

Vì cái thế lực ấy hoạt động lén lút, ẩn hiện, như có như không, nên không dễgì nhận ra cho thật rõ ràng, do đó cần phơi bày nó ra ánh sáng để cả xã hộinhận diện nó cho thật minh bạch, hiểu rõ sự tệ hại nó gây ra cho đất nướcđể có thái độ cần thiết.

1- Phủ Chúa và Cung Vua không đối kháng nhau

Có một ngộ nhận cần xoá bỏ, là coi Cung Vua đối lập với Phủ Chúa, cho rằnghai thế lực này đối kháng nhau, loại bỏ nhau, sống mái quyết liệt với nhau.

Hai thế lực này cùng chung một đường lối, một bản chất, một chiến lược,một ý thức hệ. Đó là ý thức hệ mác xít với độc quyền đảng trị, thực hiệnXHCN kiểu mác xít lấy chuyên chính chà đạp nhân quyền làm đường lối, đổimới về kinh tế mà không đổi mới dứt khoát về chính trị và văn hoá, thựchiện chiến lược hoà nhập 2 mặt - vừa là bạn vưà là thù - trong đối ngoại, lấysự sống sót của chế độ đặc quyền đặc lợi làm mục tiêu.

Cái khác nhau của hai thế lực là sự khác nhau về chiến thuật, trong đậmnhạt về màu sắc trong thi hành chính sách, trong tốc độ nhanh chậm về tốcđộ đổi mới, trong tính toán về bước đi trong cáỉ cách, chống tham nhũngcũng như trong hội nhập quốc tế.

Trong thái độ gắn bó với bá quyền Bắc Kinh, một bên là thái độ gắn bó thàytrò, tin cậy, chí cốt, tự nguyện làm tay trong mẫn cán, một bên là ''lánggiềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt''. Trong kinh tế, một bên là giữvững các doanh nghiệp nhà nước, các cơ sở quốc doanh, coi là nòng cốt lâudài, một bên là từ từ giải thể một bộ phận cơ sở quốc doanh đồng thời pháttriển các cơ sở hợp tác xã (mới) và tư nhân. Trong đàn áp các chiến sĩ dânchủ, dân oan, người đòi tự do tôn giáo, một bên chủ trương dùng bạo lựcchuyên chính mạnh bất chấp công luận, một bên chủ trương đàn áp mạnhnhưng phải tính đến công luận. Trong quan hệ quốc tế, một bên chủ trươnggắn bó chặt chẽ chí cốt với Trung Quốc, từ từ chậm chậm trong quan hệ vớiphương tây, một bên chủ trương mở rộng quan hệ toàn diện với phương Tây

Page 34: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

với nhịp độ cao hơn đôi chút.

Do cũng chung một bản chất, chỉ có đậm nhạt khác nhau, khó có một ranhgiới thật rõ rệt, đồng thời có sự chuyển hoá giữa người của hai thế lực ấy,tùy theo điều kiện và hoàn cảnh, và có những người vừa làm việc cho bênnày cũng đồng thời là người của phía bên kia, như ở phần trên đã thấy.

2- Kẻ thù chung của cả Cung Vua và Phủ Chúa

Kẻ thù chung của cả Cung Vua và Phủ Chúa là những ai chủ trương chuyểntừ chế độ độc đoán độc đảng sang chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng, sangchế độ mà công dân có những quyền tự do ghi trong hiến pháp, tự do tưtưởng, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do lập hội. Họ là những người mongmuốn xây dựng một xã hội công dân, trên nền tảng luật pháp bình đằng chomọi người, không ai có đặc quyền đặc lợi, hội nhập nhanh chóng với thế giớitiến bộ trên cơ sở bình đẳng tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau.

Lực lượng đấu tranh cho độc lập đầy đủ, dân chủ và tự do về mọi mặt chodân tộc đang ngày càng phát triển từ khi có chính sách đổi mới và mở cửa(từ 1986) đến nay, bao gồm nhiều trí thức, văn nghệ sĩ, tuổi trẻ, giới kinhdoanh, trong đó nổi lên nhiều chuyên gia các ngành am hiểu dân tộc và thếgiới, các chuyên viên các ngành khoa học xã hội và khoa học kỹ thuật, cácluật gia luật sư am hiểu luật pháp, các nhà giáo dục, sử học, văn hoá tâmhuyết với dân tộc.

Họ nằm rải rác ở khắp các địa phương, xuất hiện công khai dần từ các đô thịlớn, 15 năm trước nếu kể tên có thể có danh sách vài trăm, khi thế kỷ 20 kếtthúc con số ấy đã lên vài ngàn, và đến nay đã là hàng vạn, hàng chục vạntấm lòng dấn thân ở những mức độ khác nhau cho quyền sống tự do củanhân dân, cho sự phát triển hài hoà bền vững của đất nước. Rồi đến lúcthuận lợi, gần như toàn dân sẽ ủng hộ họ. Họ là tinh hoa dân tộc, họ chứngminh rằng Tổ quốc ta, hiền tài thuở nào cũng có, khi đất nước cần là luôn cólớp lớp kẻ sĩ vẫy gọi nhau dấn thân cho đất nước, không quản hiểm nguy,không ngại gian khổ khó khăn.

Một bộ phận tiên tiến của các chiến sĩ dân chủ bị truy tố, kết án bởi nhữngphiên toà ''bịt miệng'' kiểu phát xít, đã và đang nêu gương sáng đẹp chotoàn xã hội, tạo niềm tin ngày càng vững vào tương lai dân chủ tất yếu ởphía trước.

Chỉ hơn một năm sau khi nước ta gia nhập WTO - tổ chức thương mại thếgiới, nhân dân ta hiểu ngày càng rõ giá trị của thông tin chuẩn xác, nhanhnhậy, trên tinh thần công khai minh bạch, giới học sinh sinh viên sớm nhậnra sự lợi hại vô cùng của '' thế giới phẳng'', với công cụ tuyệt diệu đến thầnkỳ của mạng lưới internet toàn cầu, với vô vàn mạng báo - thông tin điện tử, vô vàn bloggers đối thoại giao lưu trong không trung để cùng nhau tìm ra

Page 35: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

sự thật, lẽ sống và đường đi tối ưu cho mình và cho nước mình.

3- Đối tượng trên thực tế của cả Cung Vua và Phủ Chúa

Nhóm lãnh đạo hiện nay không phải chỉ coi những chiến sĩ dân chủ, nhữngngười đòi tự do công giáo, đòi nhà nước trả lại các cơ sở tôn giáo bị trưngthu trưng dụng trong thời chiến, bị nhà nước tạm mượn rối ''quên trả'',những người mong muốn xây dựng chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng ... lànhững phần tử thù địch, chống đối chế độ nguy hiểm cần theo dõi, cô lập vànghiêm trị.

Tất nhiên cũng như trong mọi chế độ chính trị khác, đối tượng của mọi chếđộ cần theo dõi, phát hiện và trừng phạt theo luật còn có những kẻ phạmpháp, vi phạm trật tự an ninh xã hội, những phần tử cướp của giết người,bọn tham nhũng, nhằm bảo vệ cuộc sống yên lành và quyền lợi hợp phápcủa xã hội.

Trong một chế độ toàn trị của một đảng, khi nhân dân không được quyền tựdo tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do bầu cử, những quyền tựdo cơ bản tự nhiên của con người, thì trên thực tế bộ máy thống trị đã đặttoàn dân thành đối tượng kiểm soát, và coi bất kỳ một người dân bìnhthường nào cũng là một ''kẻ đối lập tiềm năng ''. Chỗ yếu cơ bản của nó là ởđó.

Do đó các chế độ độc đảng chỉ tạo nên tâm lý sợ hãi, chứ không tạo nênniềm tin cậy hay tin yêu, nếu có chăng chỉ là niềm tin hời hợt, cưỡng ép, giảtạo. Trong thời điểm hiện nay, đang có chuyển biến hai chiều trong tâm lýxã hội. Nhân dân trong thời đổi mới, trong lúc CNXH mác-xít không còn đấtsống, phe XHCN tan vỡ, lý tưởng cộng sản mờ nhạt, đảng viên từng đượcdạy ''đi trước thiên hạ trong chiến đấu hy sinh, đi sau thiên hạ trong hưởngthụ'' thì nay lại bỏ xa nhân dân trong nghèo khổ để lao tới hưởng thụ vậtchất còn quá tư sản thời xưa; niềm khinh ghét cường quyền nảy nở, bọnkiêu binh lộng hành bất chấp đạo lý càng làm cho dân phẫn nộ. Một bộ phậntiên tiến trong trí thức và tuổi trẻ thức tỉnh rất nhanh cả về số lượng và chấtlượng, họ dám công khai chất vấn nhà cầm quyền về những hiệp ước bấtbình đẳng Việt- Trung, về sao lại cấm dân biểu lộ lòng yêu nước khi biểu tìnhtrước các cơ quan của bọn bành trướng, sao lại đàn áp dân oan là nhữngngười lẽ ra chế độ phải bênh vực. Nhà cầm quyền không nhận ra sự thứctỉnh cao đẹp ấy của công dân, lại coi sự thức tỉnh ấy là nguy hiểm và đànáp; chính họ đang đổ dầu vào ngọn lửa uất hận chính đáng của đông đảoquần chúng. Chính họ đang là nguyên nhân tạo nên sự chống đối chế độtoàn trị ngày càng tăng.

4- Đối sách khác nhau đối với Cung Vua và Phủ Chúa

Các chiến sĩ dân chủ tự nguyện dấn thấn giành lại cuộc sống tự do cho nhân

Page 36: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

dân đã chọn con đường không bạo lực, cho nên vũ khí duy nhất của dân chủlà lý lẽ, là đối thoại, là những bài báo cuốn sách, buổi phát thanh, trang điệntử, là tranh luận làm rõ sự thật, phải trái, đúng sai để công luận xã hội xemxét, đánh giá, tiếp nhận có lựa chọn, làm trọng tài.

Trong khi nêu lên cái sai, sự tệ hại của chế độ độc đảng phản dân chủ, cácchiến sĩ dân chủ chúng ta công nhận những điều tiến bộ, đúng đắn có kếtquả của chính quyền hiện tại, đồng thời vạch rõ những hạn chế, bất cập, sựtrì trệ lạc hâu của đường lối, chính sách đang được thi hành và chỉ ra conđường đúng đắn mà đất nước cần thực hiện để có phát triển bền vững vàphồn vinh trong công bằng xã hội, trong hạnh phúc của toàn dân.

Tuy đảng CS vì nhận ra sự đuối lý của họ nên không dám chấp nhận đốithoại bình đẳng công khai với các tổ chức và cá nhân dân chủ, chỉ dùng vucáo, xuyên tạc và đàn áp, nhưng dần dần những lý lẽ đúng đắn và thái độ vôtư vì nhân dân và đại nghĩa đang chinh phục xã hội, bắt đầu từ những tríthức có tâm và có thiện ý, có trí tuệ và lòng yêu nước thương dân. Xu thếtiến bộ trong tư duy của nhân loại thời đại mới cùng công nghiệp thông tinhiện đại đang đẩy nhanh sự thức tỉnh đẹp đẽ này.

Chúng ta đặc biệt vạch trần những hoạt động phá hoại, phạm pháp của PhủChúa, những tội ác chúng gây ra, những ngáng trở nguy hiểm làm chậm đàphát triển, làm chúng ta luôn chậm chân, lẹt đẹt lẽo đẽo phía xa sau lưngnước lớn, bỏ qua nhiều cơ hội quý hiếm, lại còn bị thiệt đơn thiệt kép, bị lấnđất lấn biển, mất đảo và vô vàn tài nguyên quý hiếm của quốc gia.

Đồng thời, với nước láng giềng lớn, chúng ta chủ trương thực hiện một quanhệ bình đẳng, tôn trọng độc lập và chủ quyền của nhau, không can thiệp vàocông việc nội bộ của nhau, giữ quan hệ láng giềng tốt, được sự đồng thuậncủa các nước Đông Nam Á và Liên Hợp Quốc.

Chúng ta cần mạnh dạn và khôn khéo đòi hỏi tách dần mối quan hệ khuấttất không minh bạch giữa chính quyền đương nhiệm với Phủ Chúa, khi hai kẻcầm đầu M+A của Phủ Chúa không còn có cương vị và quyền hạn nào nữatrong đảng công sản cũng như trong bộ máy nhà nước.

Cần khắc phục một nhận thức không phù hợp với sự thật là hai '' bố già ''cao tuổi hiện ốm đau sắp đến ngày ''ra đi '' rồi, không cần đếm xỉa đến làmgì, họ đã thuộc về quá khứ rồi, bận tâm làm gì cho phí sức. Thật ra họ vẫnsống, vẫn có mưu đồ cực thâm độc, vẫn có kẻ trong bộ chính trị đến báo cáovà xin chỉ thị, họ vẫn sử dụng công cụ - lại là loại công cụ nhọn sắc kiểumafia, không thể coi thường. Thông qua họ, nước lớn mới thực hiện đượcnhững mưu ma chước quỷ, gây vô vàn mất mát, lại kìm hãm tốc độ pháttriển của ta để mãi mãi buộc ta phải phụ thuộc.

Page 37: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

Chính vì cái Phủ Chúa tệ hại đang tự phơi bày những tội lỗi cực kỳ nhamhiểm cùng với thế cô đơn, cô lập trước công luận của nó mà tất cả sức đấutranh lành mạnh của xã hội cần giáng một đòn quyết định để kết thúc nó.Các thế lực lương thiện trong xã hội hãy đòi công khai hoá bản kết luận củaBan kiểm tra liên ngành về Tổng cục 2 và nhân vật Lê Đức Anh (đã bịkhoanh lại và ỉm đi), đòi chính quyền cao nhất là chính phủ và quốc hội côngkhai hủy bỏ các Quyết định về chức năng và quyền hạn của Tổng cục 2, đưaTổng cục 2 trở về vị trí Cục 2 thuộc bộ Tổng tham mưu như đã được quyếtđịnh.

5- Phủ Chúa đổ sập thì Cung Vua cũng rung rinh theo

Cái sai, cái dại dột chết người của chính quyền hiện tại là không tách khỏinhóm nhân vật tận tụy gắn mình với bành trướng Bắc Kinh. Họ nghĩ rằngliên minh với thế lực M+A là khôn ngoan, là tăng thêm chỗ dựa, nhưng rõràng đó là con đường xa rời nhân dân, con đường đi ngược với quyền lợi dântộc. Đó là điểm yếu, là huyệt yếu - ''tử huyệt'', là '' gót chân Achille '' củachính quyền hiện tại. Nhân dân ta, xã hội ta, một bộ phận trong đảng cộngsản đã nhận ra điều ấy. Tiến công vào thế lực nguy hiểm nhất cho dân tộc,cũng là tiến công vào chỗ sơ hở yếu kém nhất của chính quyền độc đảng,đang là một mục tiêu trước mắt của tất cả các lực lượng dân chủ và tiến bộcủa xã hội ta.[11]

6- Những đồng minh tạm thời và những đồng minh lâu bền

Những bức thư của tướng Giáp, tướng Nam Khánh, tướng Nguyễn Hoà haythư của cụ Phạm Văn Xô tố cáo sự dối trá của Lê Đức Anh hay hồi kí củanguyên phó thủ tướng Đoàn Duy Thành vạch mặt thâm hiểm của Đỗ Mười,các chiến sĩ dân chủ đưa ra công khai và phổ biến rộng rãi không phải vì cácnhân vật ấy là thân thiết chí cốt với chúng ta, là thuộc cùng chung đội ngũđấu tranh với chúng ta, mà chỉ vì những chính kiến, đòi hỏi hay tố cáo củahọ chĩa đúng vào những đối tượng có hại cho nhân dân nhất mà chúng tacần vạch mặt và loại bỏ. Những nhân vật trên đây chỉ là những đồng minhtạm thời thôi, vì họ vẫn trung thành với nền chuyên chính độc đảng, nhữngđiều họ tố cáo cường quyền còn mang nặng động cơ cá nhân, họ còn đối lậpvới xu thế dân chủ hoá. Không tận dụng thái độ cụ thể ''thức thời '' nào đócủa họ là dại, là sai nhưng không thể lầm lẫn. Chúng ta chỉ coi là bạn thân,là ''đồng chí '' chí cốt của các chiến sĩ dân chủ chúng ta những ai chủ trươngthay thế chế độ độc quyền đảng trị bằng chế độ dân chủ đa nguyên đa đảng,với nền luật pháp bình đẳng công bằng cho mọi công dân.

Do đó, cần làm rõ vị trí của ông Võ Nguyên Giáp và ông Võ văn Kiệt trongthời cuộc hiện nay. Theo ý kiến chung của anh chị em dân chủ trong nước,tướng Giáp hiện 97 tuổi qua 3 bức thư năm 2004, 2006 và 2008 vẫn chỉ lothanh minh cho uy tín cá nhân riêng (rất hão huyền) của mình; chúng tôinhiều lần kêu gọi ông cuối đời hãy nghĩ kỹ câu ''nhất tướng công thành vạn

Page 38: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

cốt khô'' để lên tiếng trả lại tự do thật sự cho xã hội mà vì nó hàng triệuchiến sĩ đã bỏ mình, mà đảng của ông và chính ông đã ''quỵt'' họ. Ông rấtđáng trách khi gần đây không gửi một vòng hoa hay một lời viếng đến giađình ông Hoàng Minh Chính, một người từng có chiến công lớn chống thựcdân Pháp và dấn thân cho dân chủ. Nhiều tướng lĩnh và cựu chiến binh chỉmong, trước khi từ biệt cõi trần, ông có một lời công bằng giải oan chothượng tướng Chu Văn Tấn, trung tướng Đặng Kim Giang, Lê Liêm, các đạitá Đỗ Đức Kiên, Lê Minh Nghĩa, Phạm Quế Dương.. và ngỏ một lời hối hậnchân thành vì đã tham gia chủ trương đày đoạ hàng chục vạn sĩ quan vàviên chức, nhân sĩ miền Nam, tạo nên bi kịch thuyền nhân... Ông còn chútthời gian để nghĩ lại và hãy tỏ ra là một vị tướng có học thức, có chất nhândân, có lòng Nhân.

Ông Võ Văn Kiệt vừa có bài đòi quan tâm đến người nghèo, nhưng ai đãnhân danh thủ tướng để ký Nghị định dựng lên cái Tổng cục 2, để cho nólộng hành, đánh đập dân oan, tra tấn các chiến sĩ dân chủ, còn viện an ninhTrung Quốc ra doạ dân Việt Nam, và nay ông thản nhiên để nó mặc sức gâytội ác? Lời kêu gọi hoà hợp dân tộc của ông vẫn gượng gạo, trịch thượng khiông không hề tỏ ra hối hận về chủ trương''trả thù, chiếm đóng và tự thựcdân hoá miền Nam'' hồi 1975 như nhà báo Pháp Jean Lacouture nhận địnhrất sâu sắc (politique de revanche, d'occupation et d ' auto-colonisation).

Có một lực lượng xã hội tuy có vẻ rời rạc, thiếu tổ chức nhưng lại là lựclượng đấu tranh cho dân chủ có tiềm năng cực lớn, đó là lực lượng nông dânbị tước quyền tư hữu ruộng đất đang có ý thức giành lại quyền sở hữu chínhđáng ấy. Họ là bạn đồng minh lâu bền của chúng ta. Các Luật đất đai 1987,1993, 2003 đều quy định '' đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ đều thuộcquyền sở hũu toàn dân '', một hình thức sở hũu kỳ quặc, không hề có trongpháp luật quốc tế. Cả hơn 80 triệu dân đều sở hưũ chung mỗi một tấc đấtcủa đất nước, do đó trên thực tế không có ai có một tấc đất nào cả. Vì đảngcộng sản ngang nhiên tịch thu quyền sở hũu ruộng đất của nông dân, chỉcho họ ''quyền sử dụng'', từ đó đẻ ra chuyện ''thu hồi'' tùy tiện, rồi chuyện''đền bù'' và ''cưỡng chế'', rồi ''giải toả'' vô cùng phức tạp và rối loạn màkhông nước nào có cả.

Nhiều luật gia trẻ và sinh viên ngành luật nghiên cứu những luật đất đai thờiphong kiến và thời Pháp thuộc cho rằng nếu so sánh thì luật đất đai thờiXHCN là phi lý, không thực tế và không tưởng, đã đến lúc cần có dũng cảmđể sửa chữa sai lầm khổng lồ này và trả lại cho nông dân quyền tư hữuruộng đất, sau khi đã trả lại quyền tư hữu cho giới buôn bán, kinh doanh,thủ công, công nghiệp và dịch vụ.

Những người làm luật cổ Hy lạp đã tả rất đúng rằng thiên nhiên xa xưa chỉcó núi rừng rậm rịt đầy thuồng luồng rắn rết, người nông dân cổ đại dũngcảm bền bỉ khai phá từng tấc đất, tạo nền đồng ruộng phì nhiêu và mùamàng phong phú, xứng đáng là người chủ chân chính của mỗi thửa đất được

Page 39: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

khai phá, mang biết bao mồ hôi xương máu của họ, của lớp lớp con cháu họsau này.

Vấn đề nông dân, nông thôn, nông nghiệp đang là vấn đề chiến lược nóngbỏng; tình hình cần đến những trí thức nông dân mới, những luật gia có lòngvới nông thôn lâp gấp những tổ chức, những tờ báo, mạng điện tử như''tiếng nói nông dân'', ''nông dân đòi lại quyền tư hữu '', nêu lên cho toàn xãhội về các vấn đề : ''luật đất đai đúng, sai ở chỗ nào?'', ''sao nhà buôn, nhàkinh doanh, người làm dịch vụ có quyền sở hữu tư nhân mà người nông dânlại không?'', và chứng minh rằng từ bỏ khái niệm ''sở hữu toàn dân'' kỳ dịquái đản sẽ giải quyết xong xuôi các sự kiện ''thu hồi đất'', sinh ra việc''cưỡng chế'' và ''đền bù'', dẫn đến hiện tượng ''dân oan'' đông đảo, phứctạp, nan giải, làm chấn động xã hội.

Mỗi chiến sĩ dân chủ cần quan tâm thật sự đến vấn đề nông dân vẫn cònchiếm gần 70% số dân, vì nông dân bị hy sinh tính mạng nhiều nhất trongchiến tranh, bị bỏ rơi và bạc đãi trong ''xây dựng''và ''đổi mới'', với lớp lớpcường hào cộng sản mới, hiện nay đất bị thu hẹp, nước sạch không có, hứngchịu ô nhiễm tràn về từ thành thị, khu công nghiệp. Hội nông dân trong Mặttrận Tổ quốc chỉ là bù nhìn mờ nhạt, một cái bóng ô nhục của đảng cầmquyền. Lời than từ nông thôn: đảng Cộng sản phản bội nông dân không phảilà quá đáng.

VII. Kết luận

1- Một đặc điểm của tình hình gần 20 năm nay

Suốt gần 22 năm nay kể từ sau Đại hội VII (1991), đảng CS Trung Quốc đãrắp tâm cấy vào trong lòng chế độ hiện hành ở Việt Nam một nhóm lãnh đạobản xứ trung thành với họ, nhằm kìm hãm nước ta trong vòng kiềm tỏa củahọ nhằm phục vụ cho mục tiêu bành trướng vô hạn.

Nhóm này đã leo lên đến những chức vụ cao nhất của chế độ, đảng CS vàNhà nước, và ban phát nhiều chức vụ hệ trọng nhằm tác động lâu dài trênquan điểm ''tác thành'', nhằm duy trì những tay chân thân tín làm lợi choThiên triều.

Nhóm này cũng rèn dũa được một công cụ tình báo sắc bén với phương tiệnvà quyền năng vô hạn, có cơ sở pháp lý hẳn hoi, nhằm duy trì chế độ độcđảng lạc hậu, kềm hãm tốc độ đổi mới và hội nhập, chĩa mũi nhọn chuyênchính vào các chiến sĩ dân chủ, bất chấp dư luận xã hội và công luận quốctế.

Thế lực ''ngoại xâm'' trong nội bộ chế độ hiện hành đã ngăn chặn mọi cuộcđối thoại ngay thẳng, lành mạnh trong nội bộ dân tộc để tìm ra con đường

Page 40: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

đúng đắn cho đất nước, thực hiện đoàn kết dân tộc, dân chủ, tự do, pháttriển hài hoà và bền vững trong công bằng và bình đẳng xã hội.

Chính thế lực này đã dùng quyền uy để ''khoanh'' các vấn đề, định ra các''giới hạn'', cấm cản trí thức tranh luận vấn đề ''độc đảng hay đa đảng'', ''giữlại hay từ bỏ chủ nghĩa Mác Lênin'','' chủ nghĩa xã hội kiểu mác-xít hay kiểuxã hội dân chủ'', cũng như đề ra chủ trương cưỡng bách ''không đưa ra Banchấp hành trung ương Bản báo cáo tuyệt mật của Ban kiểm tra liên ngànhvề những vấn đề liên quan đến đảng viên Lê Đức Anh'', mặc dầu việc thànhlập Ban kiểm tra liên ngành là do Ban chấp hành trung ương quyết định vàmặc dầu theo đúng Điều lệ đảng, Ban chấp hành trung ương là cấp cao hơnbộ chính trị !

Chính nhờ nhóm tay trong thúc đẩy mà Bắc Kinh đã trôi chảy ngoạm đượcnhững mảng đất lớn (có thể là hơn 850 km vuông), những vùng biển lớn(hơn 10 ngàn km vuông) cùng vô vàn tài nguyên hải sản trong hợp tác đánhcá chung (!) và ngang nhiên chiếm đoạt nhiều đảo trong các quần đảoHoàng Sa và Trường Sa.

Những hành động phục vụ bọn bành trướng phương Bắc đã diễn ra chỉ sauhơn 20 năm quân lính của chúng tràn vào 6 tỉnh phía Bắc nước ta để tàn sátvà tàn phá hàng chục vạn thường dân, đồng thời chúng huấn luyện, trang bịvà chỉ huy bọn lính Khơme Đỏ chống trả ''quân tình nguyện Việt Nam'' ởKampuchia, gây nên hơn 50 ngàn lính trẻ chết và 300 ngàn thương binh.

2- Nhận diện những nhân vật hiến mình cho ngoại bang

Như trên đây đã nói, trong bộ chính trị hiện nay, tất cả đều ít nhiều thânTrung Quốc hơn là thân với các nước dân chủ phương Tây. Thật ra gốc gáccủa ''tinh thần Bắc thuộc'' ấy bắt nguồn từ ngay khi thành lập đảng CS Đôngdương năm 1930 ở Hoa Nam, từ tinh thần sùng bái Mao Trạch Đông của ôngHồ Chí Minh khi khẳng định '' bác Mao không bao giờ phạm sai lầm'' (1952),từ khi ông Phạm Văn Đồng (1958) nhanh nhẩu công nhận việc mở rộng lãnhhải Trung Quốc xuống phía Nam. Hiện nay, những người lãnh đạo còn sốngvẫn theo cái đà mù quáng ấy. Tuy nhiên trong tình hình mới, tinh thần Bắcthuộc, thân Trung Quốc trong họ cũng có những mức độ, màu sắc đậm nhạtkhác nhau.

Trái lại, trong tâm lý xã hội, trong quần chúng nhân dân, trong trí thức ưaphóng khoáng, tự do sáng tạo thì khuynh hướng có cảm tình với phương Tâyrõ ràng là đậm đà. Với việc mở rộng thông tin, giao dịch, du học nước ngoàivà du lịch, khuynh hướng ưa thích văn hoá học thuật giáo dục phương Tâyđang ngéy càng phát triển. Hai luồng tâm lý trái ngược trên đây có thểchuyển hoá và tác động lẫn nhau tùy theo điều kiện, nhưng sự chuyển hoátheo chiều hướng thân phương Tây, thân các nước dân chủ vẫn là hướng ápđảo.

Page 41: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

Trên đây đã điểm mặt các nhận vật chính trị hiện tại ở nước ta thân thiết vớibành trướng Bắc Kinh nhất, từ 2 ông M+A, đến tổng bí thư đương nhiệmNông Đức Mạnh, phó thủ tướng thường trực đặc trách về tài chính NguyễnSinh Hùng, đến những nhân vật đã nhanh nhẩu thúc đẩy việc đàm phán vàký kết 2 Hiệp ước Việt-Trung cùng Nghị định thư về hợp tác đánh cá chungtrong Vịnh Bắc bộ. Cũng cần kể đến nhân vật hiện có thế lực nhất ở Bộ côngan là thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn thứ trưởng thường trực bộ công an,phó bí thư đảng ủy ngành công an, bị nhiều sĩ quan cấp cao trong ngành tốcáo về tệ tham nhũng, độc đoán, gia đình trị (vợ và 2 con trai đều trongngành và sống xa hoa, ngạo mạn), tiếp đến là ủy viên bộ chính trị trưởngban Tổ chức trung ương đảng Hồ Đức Việt và ủy viên trung ương đảngtrưởng ban Tuyên giáo trung ương đảng Tô Huy Rứa là những người thườngxuyên công khai đi Bắc Kinh để chăm chỉ học theo kinh nghiệm của TrungQuốc và trao đổi cởi mở với lãnh đạo Trung Quốc về nội tình Việt Nam.

Cũng cần nói đến 2 ông Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng khi mới vàobộ chính trị được một số cán bộ coi là có tư tưởng tương đối cởi mở, có xuhướng đổi mới, nhưng với thời gian hai ông đều lòi đuôi giáo điều bảo thủnặng khi ông Triết tuyên bố duy trì đến cùng chế độ độc đảng vì '' nếu đảngCS thực hiện đa đảng thì sẽ là tự sát '' (!), còn ông Dũng thì ngang nhiênkhẳng định trong cuộc phỏng vấn trực tuyến rằng '' chính tôi đã ký chỉ thịcấm tư nhân làm báo '', tự mình thú nhận chống lại điều khoản về tự do báochí ghi trong Hiến pháp.

3- Những chủ đề cần khơi dậy để đấu tranh

Theo tinh thần tự do dân chủ chống độc đoán, mọi vấn đề của cuộc sống đềucó thể là nội dung đấu tranh, không có vấn đề nào là cấm kỵ, là tránh né, là''khoanh'' lại, nhằm nói lên sự thật và chân lý, vì một nền truyền thôngphóng khoáng lành mạnh.

Chủ đề lớn nhất là ''đổi mới'' và ''hội nhập'' thực sự ắt phải đi đến thực hiệndân chủ đa đảng, như hiến pháp hiện hành công nhận các ''quyền tự do lậphội'' và ''quyền tự do bầu cử ''; đó là mục tiêu hệ trọng nhất nhằm giải quyếtmọi nan đề hiện nay của đất nước.

Chủ đề chống tham nhũng và lãng phí với sức ép mọi cấp chính quyền phảilàm đúng lời hứa, chống kiểu khẩu hiệu suông, lời hứa hão, không thể để vụPMU 18 hơn 2 năm chưa giải quyết xong, chỉ vì vướng con gái và con rể tổngbí thư; không đụng đến lời hứa dỡ bỏ hệ thống tổ chức song trùng đảng vàchính quyền, chủ tịch và bí thư, ủy ban và đảng ủy, ban và bộ, dẫm dạp vàtrùng lắp, ngốn vô vàn ngân sách mà hiệu quả lại thấp, xây ít phá nhiều,không giống một nước nào. Chỉ riêng việc này đã có thể tiết kiệm đến hàngtrăm nghìn tỉ đồng.

Page 42: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

Hiện nay, khi lạm phát tăng nhanh, khủng hoảng kinh tế cùng với khủnghoảng xã hội xuất hiện, khoảng cách giàu nghèo mở rộng, nông dân, côngnhân, lao động, viên chức sống lao đao, cần chỉ rõ nguyên nhân bất công xãhội nằm ở chế độ độc quyền đảng trị nuôi dưỡng tệ tham nhũng và nạn hànhchính quan liêu.

Cuộc khủng hoảng kinh tế có nguy cơ kéo dài và trầm trọng vì những ngườicầm quyền, quan chức cao cấp nhất luôn mắc bệnh thành tích và bệnh chủquan, chỉ thích thổi phồng thành tích để tuyên truyền huênh hoang, khôngmuốn nói đến yếu kém, khuyết điểm và sai lầm, không muốn nhìn thẳng vàosự thật nên luôn bị bất ngờ, bị động, hốt hoảng.

Gần đây khi cả thế giới lên án sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc ở TâyTạng thì cả 600 báo chí và đài phát thanh ở Việt Nam đều im lặng một cáchtrơ trẽn, tự phơi bày sự cô lập và thú nhận tự do báo chí chỉ là lừa dối.

Những gì chính quyền phản dân chủ muốn ''khoanh'' lại, muốn ỉm đi, sợ dưluận xã hội biết rõ, tất cả các phương tiện truyền thông dân chủ càng cầnđưa ra một cách rõ ràng, bền bỉ, phổ cập rộng rãi trong xã hội, nhằm ''nhânbản'', ''tăng âm'' những tài liệu nhạy cảm ấy. Nhiều tài liệu liên quan đếnTổng cục 2 và nhân vật T4, đến các Hiệp ước Việt - Trung, đến Hoàng Sa vàTrường Sa ... được ở ngoài nước in thành tập, gửi về nước, được tìm đọc nhưnhững văn kiện quý hiếm.

4 - Thời cơ đấu tranh ngày càng nhiều và thuận lợi

Cuộc đấu tranh cho dân chủ phơi bày bộ mặt thật phục vụ bọn bành trướngnước ngoài và dựa vào chúng, quay lưng lại dân tộc mình, nhân dân mìnhngày càng thuận lợi. Nhân dân ta ngày càng bớt sợ hãi chính quyền hunghãn và bộ máy đàn áp. Trong bộ máy đàn áp (cảnh sát, công an) phần lớnchỉ vì miếng cơm manh áo cuộc sống của gia đình mà làm việc được giao,nhiều người có lương tâm, e ngại làm việc thất đức, không ít nhân viên ở cơsở đồng tình với nạn nhân bị đàn áp. Sự đồng tình và ủng hộ quốc tế đối vớicác chiến sĩ dân chủ nước ta cũng là một cổ vũ quý báu cho những tấm lòngyêu nước thương dân muốn dấn thân vào cuộc đấu tranh cao đẹp này.

Bất công xã hội mở rộng, hố cách biệt giàu nghèo ngày thêm sâu thẳm,chứng minh bọn gian thần hiện đại làm giàu trên mồ hôi và nước mắt ngườilao động, mặc sức '' múc '', '' xúc '', chia chác tài sản chung trong một chếđộ không có công bằng và luật pháp nghiêm, một nền quản trị đất nướchỏng từ gốc vì mang bản chất độc đoán, không thể kén chọn, tuyển lựanhân tài.

Một Nhà nước thân bành trướng Bắc Kinh, dựa theo mô hình độc đảng BắcKinh đang dẫn dân tộc ta đến thảm hoạ. Công nhân và lao động làm thuêcho tư bản nước ngoài và cho các cơ sở quốc doanh bị bóc lột tàn nhẫn;

Page 43: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

công đoàn được đảng cộng sản tổ chức chỉ phục vụ cho bọn chủ xí nghiệp.Lao động xuất khẩu cũng bị các công ty của đảng đem bán cho tư bản nướcngoài theo kiểu đem con bỏ chợ. Ở Malaixia hơn 300 người chết chỉ tronghơn 2 năm. Chính các tổ chức bênh vực người lao động Việt Nam trong cộngđồng người Việt ở hải ngoại đã dựa vào luật lao động quốc tế để bênh vực cóhiệu quả quyền lợi chính đáng của anh chị em; bộ lao động và Tổng côngđoàn ở Hà Nội không cảm thấy hổ thẹn sao? Hội liên hiệp phụ nữ của đảnghoàn toàn dửng dưng và vô cảm trước thảm trạng phụ nữ và trẻ em ta bịđem bán sang Kampuchia, Malaixia, Đại Hàn, Đài loan ... hàng ngàn, vạnngười, thành nô lệ mới, gái điếm bần cùng.

Gần dây, chính quyền yếu hẳn do khả năng quản trị đất nước kém cỏi, sasút, thiếu công tâm. Chống tham nhũng bùng nhùng. Đất đai rối loạn. Chỉtiêu cơ bản về phát triển đã buộc phải lùi. Việc cấm tiểu thương hàng rong,cấm xe ba gác giáng bừa vào dân nghèo. Chứng khoán xì hơi. Việc phá hộitrường Ba đình không tránh khỏi làm hư hại nặng Di tích Hoàng thành. Tiếnlui đều khó. Nhưng cái thế buộc phải lui, không thì khốn.

Năm 2008 đang mở ra nhiều triển vọng cho cuộc đấu tranh của nhân dân tacho dân chủ tự do và nhân quyền.

Bài biên khảo này nghiên cứu sự hình thành của một thế lực tận tụy bánmình cho bành trướng nước ngoài trong những điều kiện nào, trong hoàncảnh nào; điểm mặt chỉ tên những kẻ cầm đầu cùng với lai lịch, chân dung,trình độ, tư cách và mưu đồ của chúng; chỉ ra công cụ lợi hại chúng đã dựnglên và xử dụng như thế nào; tuy chúng không còn thực quyền hợp phápnhưng chúng vẫn lũng đoạn và khống chế bộ máy đương quyền ra sao;những kẻ đương quyền nào đang ra tay tiếp sức cho chúng; chúng đã từngbị điều tra và kết luận ra sao, suýt ở vào ghế bị cáo, suýt đứng trước vànhmóng ngựa nhưng đã tạm thời thoát nạn như thế nào, bằng chủ trương''khoanh'' lại, ỉm đi, bóp chết vụ án như thế nào. Bài biên khảo chỉ ra sự nảysinh và khuynh loát của thế lực mafia hiện đại này đã kìm hãm tốc độ ''đổimới'' và ''hội nhập quốc tế'' của nước ta ra sao, gây nên sự lạc hậu về mọimặt của nước ta như thế nào, từ chậm ký Hiệp định buôn bán tay đôi vớiHoa kỳ (BTA) đến chậm gia nhập Tổ chức buôn bàn quốc tế (WTO). Chínhthế lực nguy hiểm này đã kìm hãm chặt chẽ nước ta không cho chuyển sangchế độ dân chủ thật sự là chế độ đa nguyên đa đảng, để có thể hội nhậphoàn toàn vào thế giới dân chủ hiện đại.

Bài biên khảo còn chỉ ra sự liên minh nguy hiểm giữa 2 thế lực Cung Vua vớiPhủ Chúa, dựa dẫm vào nhau, bắt tay với nhau tuy có những chủ trương vàbước đi khác nhau, cũng có khi chống đối nhau, thù hận nhau quyết liệt theokiểu những ''đồng chí cộng sản thù địch'', để loại bỏ nhau, ''gạt '' nhaukhông thương tiếc, đến độ vu cáo nhau là cộng tác viên, nhân viên của cơquan tình báo Hoa Kỳ CIA trong một báo cáo chính thức, nhằm lật đổ vàtrừng phạt nhau.

Page 44: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

Bài biên khảo này là lời kêu gọi khẩn thiết, chỉ ra phương hướng đấu tranhcủa các chiến sĩ dân chủ cùng toàn dân ta, những thời cơ thuận lợi mới trongthời mở cửa, đổi mới và hội nhập, nhằm giành lại mọi quyền tự do chânchính vốn có của nhân dân ta, giành lại nền độc lập thật sự và chủ quyềntrên lãnh thổ toàn vẹn của Tổ quốc Việt Nam ta.

Trong bài nghiên cứu có nói đến nhiều cá nhân, nhân vật nhưng tác giảkhông có một định kiến hay hiềm khích cá nhân nào với bất cứ ai, chỉ nungnấu một niềm đau chung của dân tộc và nhân dân, trước một vụ án được coilà siêu nghiêm trọng kéo dài mấy chục năm, gây vô vàn thảm hoạ, hàngtriệu người đã biết, vậy mà những kẻ gây ra vẫn không hề hấn gì, còn ngạonghễ '' khoanh lạĩ '', ỉm đi, vậy có một thách thức nào láo xược hơn, khủngkhiếp hơn, cay đắng làm cho toàn dân Việt Nam ta, - với tất cả danh dự dântộc, bất bình hơn?

Đã đến lúc mỗi người Việt Nam chất vấn lương tâm mình. Không thể dửngdưng và bỏ qua. Hãy tìm hiểu rõ và có thái độ.

Tác giả rất mong bài nghiên cứu này được phổ biến rộng rãi trong, ngoàinước, được các vị thức giả trao đổi bổ sung, các giáo sư sinh viên đặc biệt làở ngành sử học, luât học, quan hệ quốc tế... cùng các nhà báo bình luận vànhận xét.

Xin đa ta và biết ơn.Bùi TínParis, tháng 2 - tháng 4-2008

!!!Chú thích:

Chú thích: Các phụ lục được dẫn trong bài:(1) - Bài luận văn “Hồ Chí Minh: sự tước đoạt lòng yêu nước” của nhà triếthọc Pháp Jean-François Reveel.(2) - Hồi ký của cựu thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ “Hồi ức và Suynghĩ”(3) - Bài viết của ông Nguyễn Chí Trung, thiếu tướng, nguyên là trợ lý củatổng bí thư Lê Khả Phiêu từ năm 1998 đến 2001.(4) - Hồi ký của nguyên phó thủ tướng Đoàn Duy Thành “Làm người là khó,làm người xã hội chủ nghĩa khó hơn”.(5) - Thư của các đảng viên lão thành Phạm Văn Xô, Đồng Văn Cống vàNguyễn Văn Thi về lý lịch của Lê Đức Anh.(6) - Thư của đại tá Nguyễn Trần Thiết gửi Tổng cục chính trị.(7) - Tài liệu “Vương triều Vũ Chính” về sự hình thành Tổng Cục 2.[8] Xem thư đề ngày 3-1-2004 của đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Ban chấphành trung ương, Ban kiểm tra trung ương, góp ý kiến về xây dựng đảng.

Page 45: Cung Vua và Phủ Chúa - · PDF file... LờI Mở ĐầU ... bạn đọc Việt Nam trên toàn thế giới những tác ... hiệu đính và chia bài viết làm 6 phần,

[9] Tài liệu Về Tổng Cục II , '' những tin tức đáng lưu ý về Tổng cục II- Bộquốc phòng ''[10] Thư của Thượng tướng Nguyễn Nam Khánh, nguyên phó Chủ nhiệmTổng cục chính trị Quân đội nhân dân.[11] Thư lên án việc xuât bản sách Đại tướng Lê Đức Anh do Đỗ Mười viếtLời giới thiệu.