đặc điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

23
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -----***----- BÀI THUYẾT TRÌNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH Lớp: Quản trị kinh doanh_29 GVHD: Phan Thị Thanh Hoa Danh sách nhóm: Hoàng Thế Công Minh Nguyễn Hoàng Nam Nguyễn Thanh Ngọc Nguyễn Thị Ngọc Thạch Nguyễn Thị Thu Liễu

Upload: hoang-minh

Post on 15-Apr-2017

1.081 views

Category:

Economy & Finance


6 download

TRANSCRIPT

Page 1: đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

-----***-----

BÀI THUYẾT TRÌNH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANHLớp: Quản trị kinh doanh_29GVHD: Phan Thị Thanh Hoa

Danh sách nhóm:

Hoàng Thế Công MinhNguyễn Hoàng NamNguyễn Thanh NgọcNguyễn Thị Ngọc ThạchNguyễn Thị Thu LiễuNguyễn Thị QuỳnhNguyễn Đức Long

Hà Nội,12 tháng 11 năm 2015

Page 2: đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

Mục lục:

I.Lịch sử hình thành nhượng quyền thương mại

II.Định nghĩa

III.Các hình thức nhượng quyền

IV.Nhân tố tác động

V.Lợi ích

VI.Khó khăn, thách thức

VII.Liên hệ thực tế

Page 3: đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

I.Lich sư hinh thành nhương quyên thương mai:

- Trên thê giơi

Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, hình thức sơ khai của lối kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu.

Tuy nhiên, hoạt động nhượng quyền kinh doanh (hay nhượng quyền thương mại) được chính thức thừa nhận khởi nguồn, phát triển là tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19, khi mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên cho đối tác của mình.

Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Thế Chiến II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này. Từ những năm 60, franchise trở thành phương thức kinh doanh thịnh hành, thành công không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở những nước phát triển khác như Anh, Pháp... Sự lớn mạnh của những tập đoàn xuyên quốc gia của Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn nhanh, khách sạn-nhà hàng đã góp phần “truyền bá” và phát triển franchise trên khắp thế giới. Ngày nay, franchise đã có mặt tại hơn 150 nước trên thế giới, riêng tại Châu Âu có khoảng 200 ngàn cửa hàng kinh doanh theo phương thức nhượng quyền.

- Ơ Viêt Nam:

Từ những năm 90 của thế kỉ XX, hình thức nhượng quyền thương mại xuất hiện nhưng vân còn khá mới mẻ, khi VN là thành viên chính thức của WTO hoạt động nhượng quyền thương mại mới thực sự nở rộ.

Tính từ thời điểm năm 1997, khi mà thương hiệu trung nguyên xuất hiện nhan nhản khắp VN thì đó là khởi phát của hoạt động nhượng quyền thương mại. Đến năm 2003, khi mà phở 24 lần đầu tiên xuất hiện trên các trang web họ đưa ra khái

Page 4: đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

niệm nhượng quyền thương mại và tìm đối tác nhượng quyền thì thực sự hoạt động nhượng quyền thương mại đã phát triển mạnh me kể từ khi có luật nhượng quyền năm 2005.

II.Khái niêm Nhượng quyền thương mại còn được biết đến với 1 cái tên phô biến là

“franchise”. Trên thế giới có rất nhiều khái niệm về NQTM.

- Theo Uy ban thương mại liên bang hoa kì (FTC):

“Franchise là hợp đồng, thoa thuận giữa các bên, mà trong đó các 1 bên chủ thương hiệu cho phep bên kia được quyền kinh doanh sản phâm, dịch vụ theo kế hoạch, hệ thống gắn liền với thương hiệu của chủ thương hiệu. Người được cấp quyền phải trả cho bên được cấp quyền các khoản phí trực tiếp hay gián tiếp, gọi là Franchise”

- Theo điều luật 284 Luật Thương mại VN (2005):

Điều 284. Nhượng quyền thương mạiNhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng

quyền cho phep và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tô chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khâu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

III.Các hinh thức nhương quyên thương mai

Hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển rất đa dạng và phong phú qua các thời kỳ, bao gồm nhiều hình thức khác nhau. Các học giả ở nhiều nước phát triển trên thế giới, căn cứ vào nhiều loại tiêu chí khác nhau, đã đưa ra nhiều cách phân loại khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại hoạt động nhượng quyền thương mại căn cứ vào những tiêu chí cụ thể nhất định.

Page 5: đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

Căn cứ vào nội dung của hoat động kinh doanh:

 Học thuyết về nhượng quyền thương mại ở các nước phát triển (như Hoa Kỳ, Tây Âu) cho rằng có hai hình thức nhượng quyền thương mại căn cứ vào nội dung của hoạt động kinh doanh: nhượng quyền phân phối sản phâm và nhượng quyền phương thức kinh doanh.

- Nhượng quyền phân phối sản phâm (product distribution franchise): là hình thức nhượng quyền thương mại trong đó bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận quyền nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, logo của mình, dịch vụ quảng cáo trên phạm vi quốc gia và quan trọng nhất là sản phâm. Bên nhượng quyền không cung cấp cho bên nhận quyền cách thức điều hành kinh doanh.

- Nhượng quyền phương thức kinh doanh (business format franchise): là hình thức nhượng quyền thương mại trong đó bên nhượng quyền có thể cung cấp cho bên nhận quyền rất nhiều dịch vụ, bao gồm nhãn hiệu hàng hóa/dịch vụ, logo, cũng như phương thức kinh doanh. Bên nhượng quyền se hỗ trợ bên nhận quyền trong việc lựa chọn địa điểm kinh doanh, cách thiết kế và bài trí nội thất, thuê và đào tạo nhân công, quảng cáo và tiếp thị, cung cấp sản phâm… Đây là hình thức nhượng quyền thương mại phô biến nhất hiện nay.

Căn cứ vào cách thức tiên hành nhương quyên:

Có thể chia nhượng quyền thương mại thành nhượng quyền cho từng cơ sở (single-unit franchise) và nhượng quyền đa cơ sở (multiple-unit franchise).

- Nhượng quyền thương mại cho từng cơ sở (single-unit franchise): Nhượng quyền thương mại cho từng cơ sở là cách thức nhượng quyền thương mại trong đó bên nhượng quyền tiến hành nhượng quyền trực tiếp cho từng đối tác riêng lẻ để mở một cơ sở kinh doanh. Đây là hình thức nhượng quyền thương mại đơn giản nhất và phô biến nhất.

- Nhượng quyền thương mại đa cơ sở (multi-unit franchise): Đây là cách thức nhượng quyền thương mại thông qua đó thiết lập nhiều hơn một cơ sở kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.

Khái niệm nhượng quyền thương mại đa cơ sở xuất hiện chưa lâu. Bước vào thế kỷ 21, cách thức nhượng quyền này được chú ý đến nhiều và phát triển mạnh,

Page 6: đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

đồng thời xuất hiện nhiều khái niệm mới thuộc nội hàm nhượng quyền thương mại đa cơ sở. Bên cạnh 2 dạng nhượng quyền thương mại đa cơ sở phô biến và được công nhận rộng rãi là area development franchise (tạm dịch là nhượng quyền phát triển khu vực) và subfranchising (tạm dịch là nhượng quyền thương mại chung), còn có area representation (nhượng quyền thương mại thông qua đại diện khu vực) và franchise brokerage (nhượng quyền thương mại thông qua môi giới).

Căn cứ vào pham vi lãnh thổ: có hai loại nhượng quyền là nhượng quyền thương mại trong nước và nhượng quyền thương mại quốc tế .

- Nhượng quyền thương mại trong nước là quan hệ nhượng quyền thương mại trong phạm vi một quốc gia, do pháp luật quốc gia điều chỉnh.

- Nhượng quyền thương mại quốc tế là quan hệ nhượng quyền thương mại có yếu tố nước ngoài, do pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế điều chỉnh.

IV.Các nhân tố tác động tơi nhương quyên thương mai:

1. Bản sắc thương hiêu

Bản sắc thương hiệu: là giá trị cốt lõi và đặc trưng của thương hiệu, là dấu ấn tồn tại trong tâm trí khách hàng một cách sâu đậm nhất và tạo nên khác biệt so với các thương hiệu khác. Có thể nói, giá trị lớn nhất của hợp đồng thương hiệu nhượng quyền nằm ở việc chuyển tải bản sắc này đến người được nhượng quyền như là một lợi thế cạnh tranh ưu việt giúp họ xây dựng công việc kinh doanh một cách nhanh chóng nhất. Nhưng những thương hiệu nhượng quyền rất khó bảo vệ giá trị này vì nó phụ thuộc vào người được nhượng quyền có giữ được tính toàn vẹn của hình ảnh thương hiệu ở mức nhất định hay không. Hệ thống nhượng quyền càng lớn, họ càng dễ mất quyền kiểm soát nếu bản sắc thương hiệu không được củng cố và bảo vệ. 

2. Sự tin tưởng tuyêt đối vào mô hinh kinh doanh

Sự tin tưởng tuyệt đối vào mô hình kinh doanh của người nhận nhượng quyền rất quan trọng, thiếu sự tin tưởng này người nhận nhượng quyền không thể đảm bảo được tính đồng bộ của toàn thể của hàng trong hệ thống. Nghiêm trọng hơn,

Page 7: đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

việc thiếu tin tưởng dân đến làm sai có thể phải nhận các mức kỷ luật từ người nhượng quyền. Việc này gây trở ngại cho việc mở rộng kinh doanh của hệ thống, se gây thiệt hại cho cả hai bên.

3. Sự am hiểu đia phương

Sự am hiểu địa phương cũng là nhân tố quan trọng đảm bảo sự phù hợp giữa đặc tính cuả sản phâm với nhu cầu của khách hàng sở tại. sự am hiểu này còn giúp người nhận nhượng quyền trong những việc liên quan tới bất động sản, nguồn cung hàng hóa, pháp luật, tài chính…

VD: -  McDonalds là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh sử dụng hệ thống nhượng quyền thành công nhất trên thế giới, nhưng nhìều người không biết rằng nguyên tắc kinh doanh của họ là bên cạnh việc tập trung vào thức ăn nhanh còn tập trung vào bất động sản. Những vị trí đặt cửa hàng McDonalds phải là những vị trí hai mặt tiền nằm ngay trung tâm của khu phố, và có mật độ dòng người qua lại cao nhất . - Phở 24 cũng rất ken chọn trong việc đặt vị trí và chỉ nằm ở những con đường có đông khách nước ngòai. Đối với các cửa hàng kinh doanh nhượng quyền như vậy thì địa điểm là đòi hoi khó khăn nhất trong việc lựa chọn người được nhượng quyền.

4. Chiên lươc kinh doanh dài han và khả năng tài chính của người nhận nhương quyên.

Chi phí đầu tư ban đầu khá là lớn bao gồm: phí phí nhượng quyền, chi phí đầu tư cửa hàng, nguồn hàng, một phần chi phí đào tạo, chị phí lao động…

Những thương hiệu nhượng quyền phần lớn có ngân sách tiếp thị giành riêng cho mình. Nhiều mô hình nhượng quyền đòi hoi những qui luật tiếp thị khá đặc biêt và có sự kết hợp giữa người nhượng quyền và người được nhượng quyền. Tùy thuộc vào loại hình kinh doanh được chọn, có thể lựa chọn phương thức tiếp thị và quảng cáo phù hợp nhất. VD: Starbucks thành công với việc biến mỗi nhân viên của mình bất kể vị trí nào phải là một chuyên gia tiếp thị cừ khôi để mọi nơi mọi lúc có thể tư vấn, có thể tiếp thị trực tiếp cho thương hiệu của Starbucks.

Thông thường việc nhượng quyền se giúp rút ngắn được thời gian chuân bị những cơ sở ban đầu, nhưng không có nghĩa là không phải xây dựng một chiến lược dài hạn. Một đại lý nhượng quyền cũng cần khoảng 2 đến 3 năm trước khi

Page 8: đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

thấy được lợi nhuận, và nếu không có kế hoạch đầy đủ thì se bị nuốt chửng trước khi có cơ hội thành công.

V.LỢI ÍCH NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Hình thức kinh doanh này hiện tại se trở thành một xu thế phát triển trong tương lai. Đối với đất nước đang phát triển như Việt Nam thì Nhượng quyền thương mại se trở thành 1 công cụ để giúp đất nước phát triển.

1. Bên nhận quyênNhượng quyền thương mại mang lại lợi ích to lớn cho bên nhận quyền. - Đầu tiên, nhượng quyền thương mại se giúp cho bên nhận quyền được phep

sử dụng uy tín thương hiệu của người chủ thương hiệu để kinh doanh. Mặc dù bên nhận quyền không phải là người sáng lập ra thương hiệu đó nhưng họ được phep kinh doanh bằng thương hiệu đó. Đây là một tài sản có giá trị lớn và được xây dựng qua nhiều năm.

- Do không phải bắt đầu từ việc sáng lập nên se giảm thiểu rủi ro khi khởi nghiệp. Mà chỉ cần phát triển thương hiệu đó để phù hợp với môi trường kinh doanh hiện tại

- Đồng nghĩa với việc được sử dụng uy tín thương hiệu của người chủ, bên nhận quyền se được kinh doanh những sản phâm vốn có của bên nhượng quyền. Nghĩa là đảm bảo được những vấn đề: chất lượng sản phâm, dịch vụ đi kèm sản phâm, và đảm bảo sản phâm dịch vụ và hệ thống đã được

chuân hóa- Không chỉ về phía thương hiệu hay sản phâm, bên nhận quyền kinh doanh

cũng được đào tạo về kĩ năng quản lí, kinh doanh, có thể là của chủ thương hiệu hoặc đại lý quyền thương mại độc quyền.

- Trước khi khai trương, nhười mua se nhận được sự hỗ trợ về đào tạo, kỹ thuật, thiết kế, lựa chọn địa điểm, nguồn cung cấp hang, tiếp thị, quảng cáo,… Giúp giảm thiểu chi phí cũng như rủi ro cho bên nhận quyền

- Quan trọng hơn, người mua quyền thương mại se được thừa hưởng một số lượng khách hàng nhất định từ hệ thống

- Thụ hưởng hiệu ứng chuỗi cũng là 1 lợi ích giúp hình thức Nhượng quyền kinh doanh trở nên hữu ích và quan trọng trong một nền kinh tế.

2. Bên nhương quyên:

Page 9: đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

Không chỉ mang lại lợi ích cho bên nhận quyền, mà bên nhượng quyền cũng có những lợi ích nhất định giúp cho hình thức này phô biến hơn:

- Khi nhượng quyền cho 1 khu vực địa lý nhất định, bên nhượng quyền đã mở rộng được hoạt động kinh doanh, mà lại có thể giảm chi phí thâm nhập thị trường. Đây là một chiến lược kinh doanh có lợi cho cả 2 bên.

- Giảm thiều được chi phí khi thâm nhập thị trường, những rào cản thương mại gây khó khăn cản trở se được giảm bớt

- Một thương hiệu xuất hiện đồng thời ở nhiều khu vực địa lý, điều đó có nghĩa sản phâm của thương hiệu đó tốt, được ưa chuộng. Chính vì thế, Nhượng quyền thương mại cũng là một cách để quảng bá thương hiệu đến rộng rãi người tiêu dùng- một cách quảng bá vừa hiệu quả mà lại an toàn

- Tối đa hóa thu nhập đó cũng là một lợi ích được thể hiện rõ ràng và quan trọng cho bên nhượng quyền.

- Tận dụng được nguồn nhân lực ở các khu vực địa lý khác nhau tạo được việc làm cho mọi người.

Người ta thấy rằng, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền thương mại có xu hướng gia tăng. Hình thức này khuyến khích các nỗ lực cá nhân và việc sử dụng nguồn vốn tự có trong bối cảnh hoạt động kinh doanh rất rủi ro và sự khó khăn khi huy động thông qua ngân hàng hay thị trường chứng khoán.

VI.Khó khăn thách thứ:

A.Bên nhận quyên

- Phụ thuộc vào tiềm lực tài chính của bên nhận nhượng quyền. Chi phí mua franchise có thể cao hơn 40% so với chi phí bạn bo ra nếu có dự án kinh doanh độc lập. Khoản tiền đầu tư ban đầu hay khoản tiền bản quyền có thể có giá trị lớn

- Người nhận quyền không hiểu người nhượng quyền, không được tự do hoàn toàn khi đưa ra những quyết định riêng của mình.

- Bị ảnh hưởng bởi sự bất ôn trong hệ thống sơ khai, phải tuân theo phương pháp và hệ thống hoạt động sẵn có mà không được phep thay đôi. Người nhượng

Page 10: đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

quyền có thể áp đặt các hệ thống lỹ thuật hay quản lý không phù hợp với người nhận quyền.

- Không đủ trình độ vận hành , quản lí, chỉ có thể kinh doanh đúng lĩnh vực mà mình được nhượng quyền, giá cả cũng được đặt theo một chuân mực dựa trên thị trường địa phương.

- Ảnh hưởng thương hiệu lân nhau giữa những bên nhận quyền. Số lượng cửa hàng của người nhượng quyền có thể tăng lên nhanh chóng trong khu vực, từ đó tạo ra các đối thủ cạnh tranh cho người nhận quyền.Công việc kinh doanh của bạn phụ thuộc hoàn toàn vào uy tín của thương hiệu mà bạn đại diện. Nếu thương hiệu đó có vấn đề gì thì việc kinh doanh của bạn ngay lập tức bị ảnh hưởng.

- Tại Việt Nam những điều luật về nhượng quyền thương mại còn chưa đầy đủ.

B.Bên nhương quyên

- Hoạt động không hiệu quả của một đơn vị se ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu. Việc bảo vệ hình ảnh của công ty chuyển nhượng tại thị trường nước ngoài có thể gặp nhiều khó khăn.

- Sự tranh chấp của các cơ sở kinh doanh. Bất đồng với bên nhận quyền có thể xảy ra, bao gồm cả những tranh chấp pháp lý.

- Mất quyền kiểm soát và quyền hạn trong kinh doanh.Việc duy trì kiể soát đói với bên nhận quyền có thể gặp khó khăn về mặt nhân lực, khoảng cách địa lý,... Đòi hoi phải kiểm tra đánh giá tình hình hoạt động của công ty nhận quyền, cung cấp hỗ trợ thường xuyên.

- Ý thức chấp hành hợp đồng của bên nhận nhượng quyền chưa cao. Công ty nhận quyền có thể lợi dụng kiến thức thu được và trở thành đối thủ cạnh tranh trong tương lai.

VII.Đặc điểm trong mô hinh franchise KFC tai Viêt Nam

1. Thương hiêu

KFC đã đầu tư rất nhiều công sức, tiền bạc, thời gian để xây dựng và duy trì thương hiệu của mình với mục tiêu là mang đến với người tiêu dùng một thương hiệu hàng đầu về thực phâm, sáng tạo ra sự tươi sáng và vui nhộn cho tất cả mọi

Page 11: đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

người ở mọi lứa tuôi. Qua đó nhằm hình thành nên những mong đợi của khách hàng đối với thương hiệu từ chất lượng sản phâm, bao bì, quảng bá thương hiệu, dịch vụ, nhân viên phục vụ, môi trường cửa hàng.

Khi bạn thấy quảng cáo món gà rán của KFC, ngay lập tức bạn có thể liên tưởng đến đội ngũ nhân viên thân thiện và niềm nở đón khách vào cửa hàng, cảnh mọi người xếp hàng để chờ đến lượt được phục vụ, hình dung những miếng gà rán thơm ngon kèm theo những miếng khoai tây giòn tan. Bạn cũng có thể gợi nhớ thương hiệu qua hình ảnh các quảng cáo ngộ nghĩnh với hình ảnh ông già đầu bếp với chú gà nho nhắn xinh xắn, vui nhộn... Đó chính là những liên tưởng và trải nghiệm thương hiệu nhất quán mà bạn có được khi mua và thưởng thức sản phâm tại mọi cửa hàng của KFC.

Điểm đáng chú ý nhất ở đây chính là logo của KFC. KFC đã duy trì một cách đáng kinh ngạc nhận diện của nó hơn 50 năm qua. Cả năm lần thay đôi, KFC đều tập trung hoàn chỉnh thiết kế hình tượng ngài đại tái Sander, điều này nhằm đảm bảo logo giữ lại được những đặc tính riêng quen thuộc. Các chi tiết còn lại đều giữ nguyên vẹn, từ chiếc nơ con bướm, gọng kính đen, chòm râu phơ phất của vị cố chủ tịch cho đến hai màu trắng - đo đặc trưng. Logo được thiết kế rất ấn tượng với các chi tiết mảng khối tỉ mỉ. Thủ pháp phân mạng, thực tế làm tăng ấn tượng về khối, chiều sâu và cảm giác năng động cho logo. Sự đầu tư tỉ mỉ vào logo đã giúp cho KFC taok được ấn tượng thân thiên những cũng đầy sức sống đối với khách hàng.

Với những giá trị to lớn của một thương hiệu nôi tiếng, trong quá trình franchising. KFC luôn đảm bảo một sự đồng nhất tại tất cả các cửa hàng và người được nhượng quyền phải cam kết giữu tính toàn vẹn của hình ảnh thương hiệu ở mức cao

2. Sản phẩm, dich vụa. Sản phâm

Tất cả những cửa hàng của KFC bán ra những sản phâm như nhau và đạt được chất lương tương đồng. Phía nhận chuyển nhượng đồng ý điều khiển nhà hàng của họ theo tiêu chuân về chất lượng, dịch vụ, vệ sinh, giá trị của KFC.KFC thường xuyên kiểm tra chất lượng đầu ra của bên nhận quyền, nếu những tiêu chuân không được duy trì, họ có thể bị rút giấy phep.

Page 12: đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

Tuy nhiên, KFC cũng có những thay đôi cho phù hợp với khâu vị của người tiêu dùng ở từng thị trường.

Ở Việt Nam, KFC đã điều tra về đặc điểm khâu vị ăn uống của người Việt Nam là thích những món ăn giòn, dai dễ uống với rượu, bia, món canh và món mặn như kho, rim để ăn với cơm. Về mùi vị sử dụng nhiều loại gia vị đặc trưng như ớt, toi gừng, riếng, mẻ, mắm tôm... để làm tăng sự hấp dân về mùi vị đối với sản phâm. Về màu sắc ngoài việc sử dụng màu sắc tự nhiên của nguyên liệu còn sử dụng các chất màu thực phâm để làm tăng màu sắc của sản phâm, tạo sự hấp dân của sản phâm đối với khách hàng.

Khâu vị ăn uống của người Việt Nam được phân biệt khá rõ giữ ba miền. Từ bắc vào nam thường sự ưa thích về khâu vị chua, cay, ngọt tăng dần. Có thể thấy người Việt không hề thích vị beo ngậy mà đó lại là điểm đặc trưng của các sản phâm thức ăn nhanh của KFC. Đây trở thành một rào cản rất khó khăn đối với KFC khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Sau khi xem xet đước những đặc điểm này thì KFC đã hoạch định chiến lược cạnh tranh cho mình. Nhận thấy ba giá trị cốt lõi ngon, rẻ, tiện lợi đã không đảm bảo tại Việt Nam, KFC bắt đầu thay đôi chiến lược:

- Tạo ấn tượng đặc biệt:

KFC đã gây ấn tượng với vị gà cay hay truyền thống đủ sức thuyết phục bất cứ khách hàng khó tính nào. Hễ bước vào KFC ngườ ta nghiĩ ngay đến gà cay hay là truyền thống. Đó trở thành điểm mạnh nhất của sản phâm KFC.

- Đa dạng hoá danh mục sản phâm:

KFC đã thêm một số món để phục vụ những thức ăn hợp khâu vị người Việt như: gà giòn không xương, bánh mì mềm, cơm gà gravy, bắp cải trộn Jumbo...

Kích thước Hamburger cũng thay đôi, trở nên nho hơn thích hợp với vóc dáng nho nhắn của người Việt Nam.

Danh mục sản phâm được sắp xếp khoa học, dễ chọn sản phâm.

Page 13: đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

Một số sản phâm mới được tung ra thị trường Việt Nam góp phần đa dạng hoá danh mục thực đơn như : Bơ gơ phi lê, bơ gơ tôm, nước evian... tạo sự thích thú và tò mò cho giới thanh niên, từ đó có thể giảm sự nhàm chán ở nơi khách hàng.

- Coi trọng sức khoẻ khách hàng:

Năm 2007, KFC đã thay đôi loại dầu chiên gà ít chất beo ở 5500 tiệm KFC trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Đây là loại dầu đậu nành được dùng thay cho dầu rau mà công ty cho rằng ảnh hưởng đến bệnh tim mạch.

KFC đã khắc phục được những khó khăn do dịch cúm gia cầm. Cụ thể vào năm 2004, khi dịch cúm gà vừa bùng phát, KFC đã có kế hoạch nhập khâu thịt gà đông lạnh từ Bắc Mỹ, cũng thực hiện một quy trình chế biến gà sách vạ dảm bảo vệ sinh an toàn thực phâm.

Bên cạnh đó, KFC cũng bô sung vào thực đơn của nhà hàng các món chế biến từ cá , bò, heo thay cho thịt gà để làm khách hàng an tâm hơn.

- Giá cả hợp lí:

KFC giữ được vị trí tương đối về giá trong việc cạnh tranh. Ta thấy được sự chuyển đôi rõ rệt trong chiến lược cạnh tranh từ ngon, rẻ trở thành ngon hơn và rẻ hơn.

Ngoài ra, KFC sử dụng biểu ngữ “Ăn thật no, khoi lo về giá”, “Vị ngon trên từng ngón tay” để thu hút khách hàngcó thu nhập thấp cũng như mong muốn đem đến cho giới trẻ Việt món thức ăn nhanh kiểu Mỹ giá Việt Nam.

b. Dịch vụ:- Dịch vụ khách hàng:

Phong cách dịch vụ điểm chung là tạo sự bình đẳng, công bằng như nhau.

- Dịch vụ phụ:

Gửi xe miễn phí, giao hàng tận nơi mà không tính phí vận chuyển, tô chức sinh nhật trọn gói với 6 thực đơn từ 400k đến 500k cho 10 trẻ em, trong đó bao gồm dân chương trình, trang trí, bong bóng, thiệp mời, mũ sinh nhật, giải thưởng cho các trò chơi.

Page 14: đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

Một số cửa hàng còn có không gian vui chơi, tivi chiếu phim hoạt hình cho trẻ em.

3. Bí quyêt công nghê

Các sản phâm của KFC đều đều tuân theo quy trình chặt che và giống nhau như đã được quy định theo tiêu chuân chung toàn thế giới.

Gà lấy giống Mỹ và nuôi theo kỹ thuật, có hệ thống kiểm dịch chặt che.

Được chế biến theo một công thức bí mật, tâm ướp một loại hương vị đặc biệt, pha chế dựa trên 11 loại thảo mộc cùng kỹ thuật nấu cơ bản. Loại gia vị đặc biệt được chế biến sẵn và đóng gói chuyển từ Mỹ sang Việt Nam và chỉ có ít người biết đến.

4. Hê thốnga. Mô hình các cửa hàng chuân hoá

Tất cả các cửa hàng của công ty đều có sự đồng nhất với nhau, từ vị trí cửa hàng, cách bày biện, bố trí trong cửa hàng tới các cách từng nhân viên phục vụ.

Vị trí

Chuỗi cửa hàng KFC luôn được đặt tại những vị trí thuận lợi, trung tâm ngay góc các giao lộ, trung tâm mua sắm, siêu thị, những nơi có vị thế đẹp và có nhiều người... vừa giúp ngườ tiêu dùng tiện lợi lui tới, vừa giúp việc kinh doanh ngày càng phát triển, thu hút nhiều khách hàng hơn.

Cách bài trí

Đó là cách bài trí và phục vụ theo phong cách tây âu trong những cửa hàng sang trọng. Các cửa hàng KFC Việt Nam đều có một sự thống nhất, dễ dàng nhận thấy với tông màu đo trắng và hình ảnh ông Sander với màu đo là màu chủ đạo, không gian trong cửa hàng thiết kế với sự thoải mái để vừa ăn vừa chuyện vừa bàn bạc công việc.

b. Chính sách quản lý: Hệ thống quản lý và cấp bậc rất tiến bộ của KFC

Quản lý:

Quản lý khu vực (AM)

Page 15: đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

Cửa hàng trưởng (RGM)

Trợ lý (ARGM)

Supervisor (S)

Nhân viên:

Star lên All Star: 6-9 Tháng

Crew lên Star: 6 tháng

Trainee lên Crew: 1 tháng

c. Huấn luyện, tư vấn

Nhân viên đều phải qua một khoá huấn luyện của công ty tuỳ theo vị trí. Tất cả các nhân viên KFC làm việc theo phương châm “Work hard – Play hard” và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu đã kí.

d. Hệ thống phân phối, quá trình vận hành: hoàn hảo, thuận tiện và chuân hoá

Hệ thông các cửa hàng: chuỗi các cửa hàng rộng khắp cả nước có cửa hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,Đồng Nai,Cần Thơ,Vũng Tàu,Bà Rịa,Đà Nẵng,Huế,Buôn Mê Thuật,Bình Dương và Hải Phòng.

e. Chương trình xúc tiến thương mại

Quảng cáo - khuyến mãi:

Chiến lược quảng cáo của KFC là tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu, tạo sự quen thuộc cho người tiêu dùng về một cách ăn mới lạ nhưng nôi tiếng trên thế giới đó là fastfood. KFC không chỉ quảng cáo trên các phương tiện in ấn như báo chí, tạp chí mà còn được quảng cáo trên các phương tiện điện tử như truyền hình, ỉnternet. Bên cạnh đó KFC còn tô chức quảng cáo ngoài trời như: Panô, áp phích, bảng hiệu,vv...

Các chiến dịch quảng cáo của KFC luôn trẻ trung, mới là và táo bạo để có thể khai thác sự chú ý của khách hàng.

Quan hệ công chúng (PR):

Page 16: đặC điểm trong mô hình franchise kfc tại việt nam

Để quảng bá cho thương hiệu của mình, KFC thường xuyên có các hoạt động từ thiện, tài trợ như: Trao tặng 64 triệu đồng cho quỹ từ thiện của Hội bảo trợ trẻ em mồ côi – tàn tật Q.Gò Vấp – TP Hồ Chí Minh nhằm góp phần vào hoạt động nuôi dạy trẻ bất hạnh nhân kỷ niệm 8 năm thành lập KFC Việt Nam.

Bên cạnh đó, KFC cũng lập đội tình nguyện KFC tham gia các hoạt động từ thiện, giúp các trẻ em mồ côi, tàn tật... Tài trợ các giải thi đấu thể thao trong nước.