danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp khcn 2004 · web viewngày nay, với sự phát triển...

21
Tóm tắt bài viết cho tuyển tập KHCN 2016 TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắt I Thủy nông - Môi trường 1. Mô hình dòng chảy nước dưới đất đảo Côn Sơn - Côn Đảo ThS. Nguyễn Thị Minh Trang TS. Lê Đình Hồng, PGS.TS. Võ Khắc Trí Để mô phỏng hệ thống nước dưới đất thì phương pháp mô hình toán thường được sử dụng. Bên cạnh chức năng mô phỏng dòng chảy cho chuỗi thời gian hiện tại thì các mô hình mô phỏng nước dưới đất còn có khả năng dự đoán các thay đổi hay tác động đến các tầng chứa nước dưới đất trong tương lai. Trong bài báo này, phần mềm GMS 10. được lựa chọn sử dụng để mô phỏng dòng chảy nước dưới đất tại Đảo Côn Sơn - Huyện Côn Đảo. Dựa trên các số liệu quan trắc mực nước, khai thác, bổ cập và bốc hơi theo thời gian kết hợp cùng với lý thuyết về mô hình hóa dòng chảy theo Modflow thì mô hình dòng chảy nước dưới đất tại đảo Côn Sơn được thiết lập. 2. Dự báo dòng chảy nước dưới đất ở đảo Côn Sơn theo kịch bản biến đổi khí hậu ThS. Nguyễn Thị Minh Trang TS. Lê Đình Hồng, PGS.TS. Võ Khắc Trí Dự báo sự thay đổi mực nước dưới đất trong tương lai là một bài toán thường gặp trong quản lý và quy hoạch khai thác nước dưới đất. Trong bài báo này, phần mềm GMS 10. được lựa chọn sử dụng để mô phỏng dòng chảy nước dưới đất tại Đảo Côn Sơn - Huyện Côn Đảo. Dựa trên các số liệu quan trắc mực nước, khai thác, bổ cập và bốc hơi theo thời gian kết hợp cùng với lý thuyết về mô hình hóa dòng chảy theo Modflow thì mô hình dòng chảy nước dưới đất tại đảo Côn Sơn được xây dựng. Từ đó sẽ xác định được các vấn đề cần quan tâm là: Mực nước, mực nước hạ thấp mà cụ thể là sự thay đổi mực nước dưới đất trong thời gian tính toán và tương lai theo kịch bản biến đổi khí hậu. 3. phỏng thí nghiệm lan truyền AMONI NH 4 trong các ThS. Nguyễn Thị Minh Trang TS. Lê Đình Hồng, Lan truyền ô nhiễm chất hòa tan trong các tầng chứa nước dưới đất là một trong những vấn đề ô nhiễm thiết thực hiện nay không chỉ tại Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong

Upload: others

Post on 04-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004 · Web viewNgày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều mô hình toán thủy động lực và vận

Tóm tắt bài viết cho tuyển tập KHCN 2016

TT Tên bài viết Tác giả Tóm tắtI Thủy nông - Môi trường1. Mô hình dòng chảy

nước dưới đất đảo Côn Sơn - Côn Đảo

ThS. Nguyễn Thị Minh TrangTS. Lê Đình Hồng,PGS.TS. Võ Khắc Trí

Để mô phỏng hệ thống nước dưới đất thì phương pháp mô hình toán thường được sử dụng. Bên cạnh chức năng mô phỏng dòng chảy cho chuỗi thời gian hiện tại thì các mô hình mô phỏng nước dưới đất còn có khả năng dự đoán các thay đổi hay tác động đến các tầng chứa nước dưới đất trong tương lai. Trong bài báo này, phần mềm GMS 10. được lựa chọn sử dụng để mô phỏng dòng chảy nước dưới đất tại Đảo Côn Sơn - Huyện Côn Đảo. Dựa trên các số liệu quan trắc mực nước, khai thác, bổ cập và bốc hơi theo thời gian kết hợp cùng với lý thuyết về mô hình hóa dòng chảy theo Modflow thì mô hình dòng chảy nước dưới đất tại đảo Côn Sơn được thiết lập.

2. Dự báo dòng chảy nước dưới đất ở đảo Côn Sơn theo kịch bản biến đổi khí hậu

ThS. Nguyễn Thị Minh TrangTS. Lê Đình Hồng,PGS.TS. Võ Khắc Trí

Dự báo sự thay đổi mực nước dưới đất trong tương lai là một bài toán thường gặp trong quản lý và quy hoạch khai thác nước dưới đất. Trong bài báo này, phần mềm GMS 10. được lựa chọn sử dụng để mô phỏng dòng chảy nước dưới đất tại Đảo Côn Sơn - Huyện Côn Đảo. Dựa trên các số liệu quan trắc mực nước, khai thác, bổ cập và bốc hơi theo thời gian kết hợp cùng với lý thuyết về mô hình hóa dòng chảy theo Modflow thì mô hình dòng chảy nước dưới đất tại đảo Côn Sơn được xây dựng. Từ đó sẽ xác định được các vấn đề cần quan tâm là: Mực nước, mực nước hạ thấp mà cụ thể là sự thay đổi mực nước dưới đất trong thời gian tính toán và tương lai theo kịch bản biến đổi khí hậu.

3. Mô phỏng thí nghiệm lan truyền AMONI NH4

trong các cột đất Côn Sơn

ThS. Nguyễn Thị Minh TrangTS. Lê Đình Hồng,PGS.TS. Võ Khắc Trí

Lan truyền ô nhiễm chất hòa tan trong các tầng chứa nước dưới đất là một trong những vấn đề ô nhiễm thiết thực hiện nay không chỉ tại Việt Nam mà còn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bài báo này, với mục tiêu chính là nghiên cứu xác định các thông số lan truyền amoni (NH4

+) trong đất và tầng chứa nước dưới đất tại Thung lũng Côn Sơn - Huyện Côn Đảo, các thí nghiệm lan truyền với chất chỉ thị trơ natri clorua và dung dịch amoni clorua đã được tiến hành trên các ống cột đất Côn Sơn. Các thông số lan truyền được ước tính bằng sự hỗ trợ của phần mềm Hydrus 1D dựa trên thuật toán ước tính ngược thông số Levenberg-Marquardt. Kết quả các thí nghiệm cho thấy, các hệ số phân tán, hệ số phân vùng và hệ số chuyển đổi chất đặc trưng cho quá trình lan truyền amoni trong dung dịch đất Côn Sơn đều tương thích với đặc tính cơ lý của đất cũng như thành phần hạt trong tầng chứa nước dưới đất của Thung lũng Côn Sơn.

4. Nghiên cứu, đánh giá chất lượng nước vùng PGS.TS. Lương Văn Thanh Dựa trên kết quả phân tích và tính toán của đề tài nghiên cứu giải pháp thủy lợi phục vụ nuôi

Page 2: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004 · Web viewNgày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều mô hình toán thủy động lực và vận

cửa sông ven biển từ Vũng tàu tới Trà Vinh phục vụ yêu cầu phát triển thủy sản

ThS. Lương Văn Khanhtrồng thủy sản, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vùng nuôi ven biển từ Vũng Tàu đến Trà Vinh các tác giả đã đánh giá hiện trạng chất lượng nước vùng cửa sông và ven bờ biển nhằm xác định được các tác nhân cũng như nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước. Bài báo đã đề xuất được các giải pháp khả thi nhằm giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm nước vùng nghiên cứu góp phần từng bước cải thiện chất lượng nước của phục vụ phát triển nông nghiệp, nuôi thủy sản và cấp nước sinh hoạt cho khu vực nghiên cứu mà đặc biệt quan trọng cho vùng vịnh Gành Rái nơi có nhiều ảnh hưởng quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh bà Rịa Vũng Tàu và là cửa ngõ ra biển của miền Đông Nam bộ nói riêng và của miền Nam nói chung.

5. Một số kết quả nghiên cứu về thủy sinh vật vùng cửa sông ven biển từ Vũng tàu đến Trà Vinh phục vụ yêu cầu phát triển thủy sản

PGS.TS. Lương Văn ThanhThS. Lương Văn KhanhCN. Huỳnh Vũ Ngọc QuýCN. Trần Vĩnh HoàngCN. Huỳnh Đức Khanh

Vùng cửa sông và ven biển từ Vũng Tàu tới Trà Vinh Tây hiện nay vẫn được biết đến như một vùng rừng đa dạng sinh thái của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Tuy nhiên, trong những năm gần đây do các hoạt động khai thác mạnh mẽ tiềm năng rừng và thủy sản của con người cũng như qúa trình xây dựng các hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển công nghiệp, nông nghiệp, phát triển nông thôn mới trong vùng đã tác động rất mạnh mẽ đến môi trường thủy sinh vật. Do vậy, việc nghiên cứu tổng hợp về sinh vật nước trong vùng làm cơ sở dữ liệu cho các công tác qui hoạch phát triển kinh tế tổng hợp và nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết. Qua kết qủa đo đạc thực tế mùa mưa tháng 11 năm 2014 và mùa khô tháng 5 năm 2015 tác giả muốn phân tích đánh giá hiện trạng về thành phần loài và mật độ của thủy sinh vật tại các vùng cửa sông, ven biển và đề xuất một số kiến nghị phục vụ cho công tác nghiên cứu, qui hoạch sử dụng tiềm năng của vùng đất này cho phát triển sản xuất và nuôi trồng thủy sản một cách có hiệu quả.

6. Nghiên cứu chế độ tưới thích hợp cho cây nho lấy lá bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt tại vùng khan hiếm nước

ThS. Trần Thái HùngPGS.TS Võ Khắc TríGS.TS Lê Sâm

Thực nghiệm nghiên cứu chế độ tưới với 3 chu kỳ tưới: 2 ngày, 3 ngày và 4 ngày cho cây nho lấy lá bằng kỹ thuật tưới nhỏ giọt (có lắp đặt thêm hệ thống tưới phun sương cải tạo vi khí hậu) tại vùng khan hiếm nước, tỉnh Bình Thuận. Áp dụng phương pháp Penman tính toán lượng nước tưới thực nghiệm theo 3 mức: nhiều nước, trung bình và ít nước. Kết quả thực nhiệm đã giúp phần đánh giá hiệu quả của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước so với phương pháp tưới cổ truyền trong việc sử dụng nước, sự phát triển và tăng năng suất cây trồng, đặc biệt là để thiết lập chế độ tưới nhỏ giọt thích hợp (hệ số cây trồng Kc) cho cây nho lấy lá với chu kỳ tưới 2ngày và mức nước tưới thấp theo các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây. Kết quả nghiên cứu này góp phần ứng dụng vào thực tiễn nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp tại vùng khô hạn một cách hiệu quả.

7. Một số vấn đề sản xuất lúa vụ thu đông ở đồng

ThS.Nguyễn Văn HoạtTS.Hoàng Quốc TuấnGS.TS.Tăng Đức Thắng

Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa (đặc biệt là vụ Thu Đông) ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang có những biến động lớn, do sự biến động về nguồn nước, kinh

Page 3: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004 · Web viewNgày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều mô hình toán thủy động lực và vận

bằng sông Cửu Long PGS.TS.Nguyễn Thanh HảiThS.Phạm Văn GiápKS.Vũ Quang Trung

nghiệm sản xuất và khả năng thị trường. Vẫn còn rất nhiều quan điểm về cơ cấu mùa vụ và hiệu quả sản xuất, đặc biệt là lúa, trên các vùng khác nhau, vấn đề chuyển đổi các loại cây/con thay lúa vẫn đang là vấn đề nóng. Nhằm bổ sung thêm các căn cứ khoa học cho việc xây dựng mùa vụ hợp lý trên đồng bằng, bài báo này sẽ cung cấp một số kết quả nghiên cứu liên quan đến sản xuất lúa, trong đó lúa Thu Đông vùng lũ và sự thay đổi nguồn nước về đồng bằng là những quan tâm chính. Một số vấn đề sâu hơn về nguồn nước trong tương lai sẽ được đề cập trong thời gian tới.

8. Một số vấn đề về dòng chảy lũ ở đồng bằng sông Cửu Long nhìn từ trận lũ lớn năm 2011

GS.TS.Tăng Đức ThắngPGS.TS.Nguyễn Thanh HảiThS.Phạm Văn GiápKS.Vũ Quang Trung ThS.Nguyễn Văn Hoạt

Lũ 2011 là trận lũ lớn hiếm hoi kể từ năm 2003 đến nay, xảy ra trong điều kiện hạ tầng trên châu thổ (cả Campuchia và Việt Nam) đã có nhiều thay đổi. Trận lũ này cũng đã để lại nhiều câu hỏi còn chưa có lời giải đáp về tính hợp lý của phát triển hạ tầng và sản xuất hiện nay, nhất là vùng ngập lũ. Trong khi đó, việc tổng kết một cách khoa học cũng chưa được thực hiện đủ sâu sắc, làm cho việc đánh giá tương tác lũ-hạ tầng còn nặng về cảm tính, hoặc định lượng ở mức sơ bộ, thiếu phát hiện mới. Bài báo này nhằm cung cấp một số tính toán đánh giá về trận lũ này, giúp cho các nghiên cứu sau này về Đồng bằng được thuận lợi hơn.

9. Áp dụng chỉ số mờ cho đánh giá chất lượng nước mặt

TS. Bùi Việt Hưng Chỉ số mờ (Fuzzy Comprehensive Evaluation – FCE) dựa trên cơ sở lý thuyết mờ của giáo sư L.A. Zadeh, Mỹ (1965), được áp dụng cho việc đánh giá chất lượng nguồn nước do nó đánh giá được tính không chắc chắn của các chỉ số chất lượng đo đạc và cho kết luận khá khách quan về chất lượng nguồn nước của khu vực. Điều này rất hữu ích cho các nhà quản lý môi trường. Với việc sử dụng bộ số liệu quan trắc chất lượng nguồn nước mặt trên địa bàn huyện An Phú, tỉnh An Giang làm ví dụ cho việc áp dụng chỉ số mờ trong đánh giá mức độ ô nhiễm, điều này sẽ phần nào làm sáng tỏ tính logic và tính phù hợp của chỉ số. Đồng thời qua việc áp dụng chỉ số mờ trong đánh giá chất lượng nguồn nước sẽ giúp các nhà quản lý thêm thông tin đánh giá môi trường đáng tin cậy hơn.

10. Tính toán nhu cầu nước và đánh giá khả năng nguồn nước phục vụ nối mạng chuyển nước lưu vực tỉnh Ninh Thuận

ThS.NCS. Nguyễn Đình VượngKS. Nguyễn Xuân Hòa

Ninh Thuận có lưu vực sông Cái Phan Rang là chủ yếu với hệ thống các nhánh sông, suối lớn nhỏ nằm ở phía bờ tả Sông Cái như Sông Sắt, sông Cho Mo, Suối Ngang,… cùng Sông Ông, Sông Than và Sông Lu nằm phía bờ hữu Sông Cái. Ngoài ra còn có một số sông, suối độc lập chảy thẳng ra biển như Sông Trâu, suối Nước Ngọt, suối Bà Râu, suối Kiền Kiền, suối Vĩnh Hy, suối Quán Thẻ,… Theo tính toán thì lượng nước mặt trên các hệ thống sông nội tỉnh không nhiều và rất hạn chế, bị lệ thuộc chủ yếu vào nguồn nước bổ sung từ các tỉnh khác (lượng nước bổ sung từ ngoại tỉnh khoảng 500 triệu m3/năm). Trong khi đó, các ngành kinh tế của tỉnh đang trên đà phát triển và mở rộng, một số khu công nghiệp đã và đang được đầu tư

Page 4: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004 · Web viewNgày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều mô hình toán thủy động lực và vận

xây dựng nên nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng, do đó cần thiết phải xem xét tính toán nhu cầu nước và đánh giá tiềm năng nguồn nước có thể khai thác phục vụ nối mạng chuyển nước giữa các lưu vực, các tuyến công trình thủy lợi nhằm phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

11. Đặc điểm lâm sinh học của rừng Tràm tái sinh ở Vườn quốc gia U Minh Thượng từ sau khi xảy ra cháy rừng tháng 3/2002 đến nay

ThS.NCS. Phạm Văn Tùng Để thuận tiện cho việc xác định khả năng tái sinh của rừng tràm, tác giả chia ra làm 3 mức độ ảnh hưởng của ngập nước để điều tra đo đạc lâm sinh rừng tràm là 0÷30cm; 30÷60cm; và >60cm. Chọn mật độ ô mẫu là 15 ô, tương ứng với 3 mức ngập nước (5 ô mẫu cho một mức độ ngập), diện tích 500m2, kích thước 20x25m. Kết quả là ở mức ngập nông 0÷<30cm có sinh trưởng đường kính và chiều cao tốt nhất, giảm dần ở các mức ngập cao hơn qua 4 lần điều tra; mật độ cây tràm tái sinh sau cháy rừng có quan hệ chặt chẽ với mức độ ngập nước và đường kính của cây; mức ngập càng cao thì tỷ lệ cây xấu càng nhiều; độ ngập nông rừng tràm cho trữ lượng cao nhất và giảm dần ở các mức ngập cao hơn, trữ lượng rừng tăng dần theo thời gian năm tái sinh; sinh khối của rừng tràm tái sinh ở độ ngập nông cao nhất và giảm dần ở các mức ngập cao hơn.

12. Quản lý nước ở vườn quốc gia U Minh Thượng từ sau khi xảy ra cháy rừng tháng 3/2002 đến nay và những tác động đến hệ sinh thái rừng

ThS.NCS.Phạm Văn TùngPGS.TS. Lương Văn Thanh

Cháy rừng được coi là một mắt xích trong quá trình sinh trưởng và phát triển của hệ sinh thái rừng. Tuy nhiên, cháy rừng cần được kiểm soát để không xảy ra thiệt hại lớn về tài nguyên và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Phục hồi rừng sau cháy rừng là nhiệm vụ quan trọng cần được quan tâm và triển khai sớm để rừng nhanh trở lại như trước kia. Sau trận cháy rừng ở VQG U Minh Thượng tháng 3/2002, do e ngại cháy rừng có thể tiếp tục xảy ra nên việc quản lý chế độ nước trong rừng ở mức cao hơn so với trước kia làm ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, làm chậm quá trình phục hồi tái sinh rừng, thể hiện qua diện tích rừng tràm bị suy giảm từ năm 2006-2009 là 498,36 ha và đồng cỏ ngập nước theo mùa giảm 1.417,04 ha. Từ năm 2010-2014 ở VQG U Minh Thượng đã phân làm 3 khu để quản lý nước, phần nào giảm được mức độ ngập nước ở khu A và khu B nhưng ở khu C thì chưa được cải thiện, thời điểm này rừng tràm đã tăng lên 430,38 ha và đồng cỏ ngập nước theo mùa tăng 1.397,66 ha.

13. Ứng dụng mô hình “ Ngân hàng đất” trong công tác nạo vét kênh rạch phục vụ sản xuất kết hợp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

PGS.TS. Trịnh Công VấnThS. Trần Minh TuấnThS. Nguyễn Lê Huấn

Hệ thống sông, kênh rạch dày đặc ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc vận chuyển nước (thoát lũ, cung cấp nước tưới, cung cấp nước mặn), trữ nước, vận tải thủy nội địa và duy trì môi trường sinh thái. Tuy nhiên hệ thống này bị bồi lắng nhanh (do phù sa) đặc biệt kênh rạch khu vực ven biển và giáp nước, nên hàng năm phải nạo vét một khối lượng lớn bùn, cát mới sử dụng được. Vấn đề bức xúc nhất hiện nay chính là tìm vị trí đổ khối lượng lớn bùn cát nạo vét kênh rạch hàng năm cho ĐBSCL nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng.

Page 5: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004 · Web viewNgày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều mô hình toán thủy động lực và vận

Nhằm thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nông thôn mới (nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hàng Trung ương). Trong khuôn khổ đề tài Nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Bến Tre, bài báo này đề xuất một cách tiếp cận mới trong công tác quản lý và vận hành nạo vét, xử lý bùn cát góp phần đưa công tác nạo vét kênh rạch trên địa bàn tỉnh Bến Tre có cơ hội phát triển theo hướng bền vững, phục vụ sản xuất và phát triển bền vững Nông thôn mới trên vùng nghiên cứu.

14. Tính toán cân bằng nước phục vụ giải pháp nối mạng chuyển nước liên thông hệ thống công trình thủy lợi tỉnh Ninh Thuận

ThS.NCS. Nguyễn Đình VượngThS. Huỳnh Ngọc Tuyên

Ninh Thuận là địa phương có nguồn nước mặt vào loại khan hiếm nhất của cả nước, lượng mưa phân bố không đồng đều theo thời gian và không gian (giữa vùng núi và vùng ven biển). Có những vùng thuận lợi để xây dựng hồ chứa, tuy vậy một số vùng lại không có điều kiện để xây hồ, có những vùng thừa nước tưới nhưng cũng có khu vực lại rất khan hiếm nước đặc biệt vào mùa khô. Chính vì vậy việc tính toán cân bằng nước nhằm đề xuất được các biện pháp điều hòa lượng nước giữa các vùng thông qua giải pháp nối mạng chuyển nước liên thông giữa hệ thống các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh là vấn đề rất cấp thiết trong điều kiện hiện nay và thời gian tới, thích ứng với biến đổi khí hậu

15. Ứng dụng lý thuyết thành phần nguồn nước để tính toán lan truyền ô nhiễm trong kênh dẫn vùng triều xét với các trường hợp khoảng cahs kênh nhánh so với biển.

ThS.NCS. Nguyễn Đình Vượng Bài viết này trình bày việc ứng dụng lý thuyết thành phần nguồn nước kết hợp với mô hình toán thủy lực chất lượng nước là phần mềm MIKE11 để mô phỏng thành phần nước ô nhiễm lan truyền trong kênh dẫn vùng triều, ví dụ tính toán được xem xét với các trường hợp vị trí/khoảng cách kênh nhánh (Xk) so với biển. Kết quả tính toán cho thấy quá trình triết giảm thành phần nước ô nhiễm phụ thuộc vào khoảng cách gần hay xa của kênh nhánh so với biển và có xét đến vai trò của biên độ triều biển Đông và triều biển Tây. Ứng dụng lý thuyết này cho thấy các kênh gần biển (Xk nhỏ) triết giảm TPN ô nhiễm nhanh hơn hẳn so với trường hợp các kênh xa biển (Xk lớn).

16. Nghiên cứu vận động khối nước ô nhiễm trong kênh vùng triều ứng với trường hợp thay đổi lưu lượng nguồn và vị trí đặt kênh

ThS.NCS. Nguyễn Đình Vượng Bài này trình bày kết quả tính toán mô phỏng quá trình vận động khối nước ô nhiễm trong kênh vùng triều thông qua việc ứng dụng lý thuyết thành phần nguồn nước và sử dụng mô hình toán MIKE11, xét với điều kiện thay đổi lưu lượng nguồn và vị trí khoảng cách kênh chứa thành phần nước ô nhiễm so với biển. Kết quả tính toán cho thấy rằng lưu lượng nguồn đóng vai trò quan trọng trong quá trình triết giảm thành phần nước ô nhiễm ở các kênh cách xa biển, kênh gần biển triết giảm thành phần nước ô nhiễm ít phụ thuộc vào lưu lượng mà ảnh hưởng chủ yếu vào triều.

17. Đánh giá thực trạng tài nguyên nước mặt tỉnh Cà Mau và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước

Trần Ký, Hoàng Trung Thông Tỉnh Cà Mau là một tỉnh ven biển nằm trong chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nói riêng và cả nước, nói chung. Trong vài thập niên qua, với đường lối đổi mới của Đảng, cùng với cả nước Cà Mau đã có những bước phát triển đáng kể. Đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản mà sản phẩm chính là lương thực và nguồn lợi thuỷ sản.Bên cạnh sự phát triển một cách

Page 6: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004 · Web viewNgày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều mô hình toán thủy động lực và vận

nhanh chóng về sản xuất nông nghiệp, hệ thống hạ tầng cơ sở trong vùng cũng có những phát triển đáng kể.

Tuy nhiên, để phát triển đúng với tiềm năng vốn có, tỉnh Cà Mau còn phải đương đầu với biết bao khó khăn, thử thách. Nằm ở vị trí cuối nguồn của sông Mekong, đang phải đối diện với các thách thức với sự khai thác quá mứctừ thượng nguồn, tình trạng thiếu nước trong mùa khô, ngập triều, ngập úng trong mùa mưa; tình trạng phèn, mặn hoá. Đặc biệt, sự tự ý chuyển đổi sản xuất (nông nghiệp sang nuôi trồng thuỷ sản) của người dân đang ngày càng gia tăng, các mâu thuẫn giữa các đối tượng dùng nước: nông nghiệp, thuỷ sản, rừng … đang diễn ra hết sức gay gắt, gây những ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển của tỉnh. Vì vậy việc đánh giá thực trạng nước mặt cho tỉnh Cà Mau trong điều kiện BĐKH-NBD và đề xuất một số giải pháp khai thác và bảo vệ môi trường nước mặt cho tỉnh Cà Mau trong điều kiện BĐKH-NBD, là rất cần thiết.

18. Nghiên cứu thực nghiệm xây dựng đường đặc trưng ẩm của đất (pF) phục vụ xác định chế độ tưới hợp lý cho cây trồng cạn tại vùng khô han Nam Trung bộ

ThS. Trần Thái Hùng, PGS.TS Võ Khắc Trí,GS.TS Lê Sâm

Nghiên cứu thực nghiệm xây dựng đường đặc trưng ẩm của đất (pF) tại vùng khô hạn Nam Trung Bộ cho kết quả tương quan khá chặt chẽ (R2 từ 0,96÷0,99). Kết quả tính toán khả năng trữ nước của đất cho thấy, tỷ lệ giữa lượng trữ nước tích lũy hữu dụng so với lượng trữ nước tích lũy ở điểm thủy dung trong đất tương đối cao, từ 56,91% (tầng đất 0÷10cm) đến 64,64% (tầng đất 0÷60cm); lượng nước dễ hữu dụng của một số cây trồng cạn, trong đó ba loại cây với bộ rễ hoạt động 0÷40cm thì cây nho có lượng nước dễ hữu dụng thấp nhất, lần lượt kế đến là thanh long và mía, cây táo với bộ rễ hoạt động 0÷60cm có lượng nước dễ hữu dụng ở mức trung bình, riêng hành, tỏi và các loại rau với bộ rễ hoạt động 0÷20 hoặc 30cm có lượng nước dễ hữu dụng khá thấp. Các kết quả thực nghiệm và tính toán này rất quan trọng, để ứng dụng xác định động thái ẩm của đất phục vụ thiết lập chế độ tưới hợp lý cho các loại cây trồng cạn phổ biến tại vùng khô hạn Nam Trung Bộ.

19. Diễn biến ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long theo một số kịch bản bao đê

GS.TS. Tăng Đức ThắngPGS.TS. Nguyễn Thanh HảiThS. Phạm Văn GiápKS. Vũ Quang TrungThS. Nguyễn Văn Hoạt

Trong những năm gần đây, đê bao bờ bao đã được phát triển mạnh mẽ trên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm chủ động hơn cho sản xuất. Việc phát triển đê bao bờ bao triệt để trong thời gian qua không ít trường hợp đã nằm ngoài quy hoạch, và có thể để lại những tác động tiêu cực và chiều hướng này vẫn có thể tiếp tục diễn ra trong tương lai. Bài báo này sẽ khảo cứu chế độ ngập trên Đồng bằng ứng với các phương án (PA) bao đê khác nhau, từ đó rút ra các kết luận phục vụ cho xây dựng định hướng bao đê thích hợp cho tương lai. Một số kết luận quang trọng đáng chú ý là việc bao đê vùng ngập sâu gần Vĩnh Tế, Sở Thượng, Cái Cỏ, Long Khốt cần cân nhắc kỹ do tác động gây gia tăng mực nước đáng kể cho các vùng này và các vùng lân cận.

20. Research on Infiltration Spread in

Tran Thai Hung, Vo Khac Tri,

The technique of drip irrigation is a solution of water saving for crops in the scarce region. Water is supplied on the soil surface directly, continuously and regularly by drippers and then

Page 7: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004 · Web viewNgày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều mô hình toán thủy động lực và vận

Soil of Drip Irrigation Technique for Grape Leaves at the Water Scarce Region of Vietnam

Le Sam it infiltrates into the cultivated soil layer to ensure that plants will grow and develop well. During the experimental process of researching on soil moisture of drip irrigation technique to determine the suitable irrigation schedule for Grape Leaves at the water scarce region, the authors carried out the experiment and observed infiltration spread. Based on calculated and observed results, the authors have proposed correlation of parameters as follows: infiltration depth, average radius of wetting front on horizontal direction, irrigation water amount versus time, velocity of horizontal (vr) and vertical (vz) permeability of drip irrigation technique. The correlation coefficients of parameters are high (R2 from 0.906 to 0.9899) and conformable to research on soil moisture dynamic in order to determine the suitable irrigation schedule for Grape leaves in particular and for terrestrial plants (with short roots) in general at the water scarce region of the South Central region of Vietnam.

II Chỉnh trị sông - bảo vệ bờ sông, bờ biển - Phòng chống thiên tai1. 1Tổng quan về mô hình

thủy động lực và vận chuyển bùn cát, khả năng ứng dụng và đào tạo.

TS. Hồ Trọng TiếnNCS. Lê Ngọc Anh

Quản lý hiệu quả tài nguyên nước mặt là một trong những nhiệm vụ quan trọng và trong bối cảnh biến đổi khí hậu cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các loại hình thời tiết cực đoan thì điều đó càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Để có thể quản lý hiệu quả tài nguyên nước mặt thì cần phải có những công cụ dự báo nhanh với độ tin cậy cao. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều mô hình toán thủy động lực và vận chuyển bùn cát ra đời và trở thành công cụ hổ trợ tích cực cho các nhà hoạch định chiến lược trong quản lý tài nguyên nước. Bài báo này sẽ tổng quan một số mô hình thủy động lực phổ biến trong nước và trên thế giới và khả năng ứng dụng của nó trong nghiên cứu và đào tạo.

2. 2Tác động của bãi triều đến chế độ dòng chảy trong hạ lưu sông Đồng Nai

ThS.NCS.Phạm Thế Vinh GS.TS. Tăng Đức ThắngGS.TSKH. Nguyễn Ân Niên

Biến động mực nước trên sông là một vấn đề phức tạp, chịu tác động của nhiều yếu tố. Ngoài tác động của thiên nhiên như các yếu tố về khí tượng, mưa, tác động của thủy triều, địa hình lòng dẫn, thảm phủ thực vật thì các tác động của con người cũng làm thay đổi chế độ thủy văn thủy lực. Cho tới nay, các nghiên cứu về biến động mực nước do tác động thiên nhiên kể cả có xét đến biến đổi khí hậu đã được xét đến. Tuy nhiên, một số tác động của con người tới dòng chảy cho tới nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này sẽ làm cho mực nước sông ngày càng cao gây không ít khó khăn cho việc xây dựng, quản lý và vận hành các công trình. Bài báo này trình bày việc phân tích các biến động về thay đổi mặt bằng xây dựng thông qua việc thống kê sử dụng đất tại các địa phương, phân tích ảnh vệ tinh để xác định biến động mặt bằng xây dựng trong hạ lưu sông Đồng Nai. Sự thay đổi dòng chảy trong sông được tính toán thông qua bài toán thủy lực. Các kết quả cho thấy sự biến động về mặt bằng đã làm cho dòng chảy của các sông thay đổi đáng kể và có xu hướng bất lợi cho việc phát triển kinh tế.

3. 3Nghiên cứu ứng dụng giải pháp bảo vệ bờ sông bằng công nghệ

PGS.TS. Trịnh Công VấnThS. Trần Minh TuấnThS. Nguyễn Lê Huấn

Cùng với xâm nhập mặn, lũ lụt; sạt lở bờ là một trong ba vấn đề trọng tâm cần phải tiếp tục nghiên cứu hiện nay tại ĐBSCL nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng. Sạt lở bờ là hiện tượng

Page 8: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004 · Web viewNgày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều mô hình toán thủy động lực và vận

mềm - một giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre

hiệu ứng của một tai biến trong tự nhiên, gây thiệt hại nặng nề đến các hoạt động phát triển dân sinh, kinh tế và môi trường của khu vực ven sông, ven kênh rạch.

Nhằm thực hiện nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hàng Trung ương. Trong khuôn khổ đề tài Nghiên cứu khoa học cấp tỉnh Bến Tre, bài báo này đề xuất ứng dụng một giải pháp bảo vệ bờ bằng công nghệ mềm nhằm góp phần ổn định phát triển kinh tế- xã hội tại các khu vực bị sạt lở bờ phục vụ phát triển Nông thôn mới trên địa bàn.

4. 4Nghiên cứu cơ sở khoa học hỗ trợ điều hành xả lũ hợp lý đảm bảo an toàn tuyệt đối hồ Dầu Tiếng, phòng và giảm lũ cho hạ du sông Sài Gòn

ThS.NCS. Nguyễn Văn LanhPGS.TS. Lê Văn Dực

Hồ Dầu Tiếng có vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp nước phục vụ:nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ, cải thiện môi trường và chống xâm nhập mặn cho hạ du Sông Sài Gòn và Sông Vàm Cỏ Đông. Công trình cũng góp phần vào việc phòng và giảm lũ cho hạ du, trong 30 năm qua, lưu lượng xả lũ lớn nhất Q= 600 m3/s, tương ứng với đỉnh lũ lớn nhất Qmax= 1300 m3/s vào năm 2000, đã cho thấy vai trò điều tiết lũ của công trình, góp phần vào sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội của TP. HCM, vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Tuy nhiên, lũ thiết kế chưa từng xảy ra và những phương án điều tiết lũ hiện nay còn chứa nhiều lỗ hỗng, chưa xem xét thấu đáo đến vấn đề "an toàn cho công trình". Đó là lý do chúng tôi giới thiệu trong bài báo này phương án "điều tiết lũ hợp lý", là phương án điều tiết có xét cho cả hai mục tiêu: an toàn công trình, và phòng và giảm lũ cho hạ du.

5. Nghiên cứu cơ sở khoa học hỗ trợ điều hành tích nước hợp lý và đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình Thủy lợi Dầu Tiếng

ThS.NCS. Lê Văn LanhPGS.TS. Lê Văn Dực

Điều hành hồ chứa là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác quản lý, khai

thác và vận hành công trình thủy lợi. Để giúp cho công tác điều hành hồ được hiệu quả hơn,

trong thời gian qua đã có không ít công trình nghiên cứu với nhiều công cụ, phương pháp

được đề xuất áp dụng, bước đầu đã mang lại hiệu quả rỏ rệt. Song một thực tế về những tồn tại

hiện nay trong hầu hết các hồ chứa mà chủ hồ quan tâm nhất, lo ngại nhất là : (i) Làm sao tích

nước đạt hiệu quả nhất; (i) Làm sao để phòng, giảm lũ cho hạ du tốt nhất; (iii) Làm sao để hệ

thống công trình luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối. Trong bài báo này, chúng tôi tính toán phục

hồi giá trị mực nước hồ khi chưa xả nước xuống sông Sài Gòn để tìm lượng nước tích lũy

trong mùa mưa lũ từ 1/7 đến 30/11 hàng năm trong suốt 30 năm vận hành , trên cơ sở đó,

chúng tôi xây dựng đường tích nước hồ và đường phòng, chống lũ hợp lý cho công trình. Việc

bổ sung thêm đường tích nước hồ và đường phòng, chống lũ hợp lý cho công trình vào biểu đồ

điều hành hồ truyền thống tạo nên cơ sở khoa học điều hành hồ mới đã giúp chủ hồ vận hành

hiệu quả trong mùa mưa lũ, đảm bảo hài hòa giữa các mục tiêu: Tích nước hiệu quả, an toàn

Page 9: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004 · Web viewNgày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều mô hình toán thủy động lực và vận

công trình, phòng và giảm lũ cho hạ du.

III Địa chất nền móng - Vật liệu xây dựng - Công nghệ mới, vật liệu mới trong xây dựng thủy lợi1. Nghiên cứu giải pháp

tường cọc xi măng đất chống sạt lở bờ sông ở tỉnh Long An

TS. Đỗ Thanh Hải

KS. Đoàn Nhật Phi

Bài báo này tiến hành thí nghiệm đất ở Long An trộn xi măng với các hàm lượng xi măng/đất tương ứng với 150 kg/m3, 200 kg/m3 và 250 kg/m3 được bảo dưỡng trong điều kiện ngập nước, gần đúng như trong nền với thời gian bảo dưỡng lần lượt 7, 14, 28 ngày; từ đó đề xuất tỷ lệ hợp lý để đưa vào sử dụng gia cố mái dốc ven sông. Từ kết quả thí nghiệm, lựa chọn các thông số dựa trên kết quả của mẫu đất với tỷ lệ (X/Đ) là 200kg/m3 ở 28 ngày tuổi tính toán, so sánh chuyển vị ngang của nền đất yếu được gia cố bằng tường cọc xi măng đất với chuyển vị ngang của nền đất yếu được gia cố bằng cọc bê tông cốt thép dự ứng lực. Kết quả là chuyển vị ngang của bờ kè giảm 0.126 cm và 0.039 cm khi khai thác ngắn hạn và dài hạn

2. Nghiên cứu phương pháp ổn định mái dốc bằng đất trộn xi măng kết hợp sợi xơ dừa

TS. Đỗ Thanh Hải

KS. Phạm Thành Long

Bài báo nghiên cứu khả năng gia tăng cường độ mái dốc khu vực tỉnh Đồng Nai bằng cọc xi măng đất trộn với sợi xơ dừa khi xét đến ảnh hưởng của yếu tố mưa kéo dài khiến mái dốc bị giảm sức chống cắt đột ngột gây sạt lở nguy hiểm cho khu dân cư bên dưới. Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm cắt trực tiếp để xác định hàm lượng xơ dừa thích hợp, các hàm lượng xơ dừa được xét đến : 0%; 0.3%; 0.6%; 0.9%; 1.2%, xơ dừa cắt nhỏ thành từng đoạn 2 cm. Đồng thời hỗn hợp vật liệu này được ứng dụng gia cố mái dốc tại khu dân cư xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai. Về ảnh hưởng của cọc xi măng đất trộn với sợi xơ dừa đối với ổn định mái dốc, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ số ổn định của mái dốc tăng 56.5% từ 0.9 ( ứng với độ bảo hòa Sr=80%) lên 1.409 khi mái dốc được gia cố bằng hệ thống cọc xi măng đất trộn xơ dừa

3. Sự thay đổi đặc trưng cơ lý đất xung quanh cọc sau khi ép

PGS. TS. Bùi Trường SơnTh.S NCS. Phạm Cao HuyênKS. Phạm Lê Anh Tuấn

Do sự chiếm chỗ của cọc, đất nền xung quanh cọc có thể bị nén ép và xuất hiện áp lực lỗ rỗng thặng dư trong vùng ảnh hưởng. Trong quá trình cố kết do tiêu tán áp lực lỗ rỗng thặng dư trong đất xung quanh, đặc trưng cơ lý đất bị thay đổi. Kết quả nghiên cứu thí nghiệm cho thấy sau hai tháng kể từ khi hạ cọc, đặc trưng cơ lý của lớp đất yếu gần bề mặt thay đổi đáng kể, tính biến dạng được cải thiện do áp lực tiền cố kết gia tăng, tính nén ép giảm. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng cho việc đánh giá sự thay đổi khả năng chịu tải của cọc theo thời gian

4. Đánh giá quy luật phân bố ma sát của cọc theo độ sâu

PGS. TS. Bùi Trường Sơn Ma sát đóng vai trò quan trọng trong tổng khả năng chịu tải của cọc. Việc đánh giá đúng đắn thành phần ma sát dẫn đến tính toán sức chịu tải của cọc chính xác. Kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh có đo áp lực nước lỗ rỗng (CPTu) và thử động biến dạng lớn (PDA) cho phép xác định qui luật phân bố sức kháng ma sát theo độ sâu. Kết quả phân tích cho thấy ma sát đơn vị có dạng đường cong bậc hai, dạng tam giác hay dạng phân bố đều theo độ sâu tùy thuộc vào loại đất. Kết quả thí nghiệm xuyên tĩnh điện cho phép đánh giá thành phần ma sát bên hợp lý hơn trong tính toán thiết kế móng cọc

5. Phân tích đánh giá khả năng chịu tải của cọc theo kết quả thí nghiệm nén tĩnh

PGS. TS. Bùi Trường Sơn Căn cứ trên cơ sở dữ liệu thí nghiệm nén tĩnh cọc thực tế, tải trọng giới hạn được đánh giá theo các phương pháp khác nhau. Các phương pháp Offset Limit Mazurkiewicz, De Beer và tiêu chuẩn 80% Brinch Hansen cho phép đánh giá tải trọng giới hạn của cọc hợp lý căn cứ kết quả nén cọc đến phá hoại. Ngoài ra, các phương pháp Chin – Kondner, Decourt,

Page 10: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004 · Web viewNgày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều mô hình toán thủy động lực và vận

Mazurkiewicz và tiêu chuẩn 80% Brinch Hansen có thể sử dụng trong trường hợp tải trọng thí nghiệm chưa đạt đến giá trị giới hạn.

6. Đặc trưng cơ lý của sét mềm và đất rời từ thí nghiệm nén ngang ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh

PGS. TS. Bùi Trường Sơn Thí nghiệm nén ngang (PMT) là một trong các thí nghiệm hiện trường có thể thực hiện ở các độ sâu khác nhau. Thí nghiệm này cho phép không chỉ xác định các đặc trưng biến dạng (Eo, Er) và độ bền (pL) mà còn trạng thái ứng suất ban đầu, trong đó, giá trị áp lực ngang ban đầu oh. Kết quả của thí nghiệm có thể sử dụng để tính toán móng nông, móng cọc và đặc biệt phù hợp cho các loại hình công trình ngầm. Việc tổng hợp đánh giá các đặc trưng thu nhận từ thí nghiệm này trong các loại đất phổ biến như sét mềm bão hòa nước và đất rời ở khu vực Tp. HCM và lân cận có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác địa kỹ thuật.

7. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cột đất - xi măng ở duyên hải - Trà Vinh

TS.Nguyễn Thành ĐạtKS. Huỳnh Nguyễn Ngọc Tiến

Bài viết trình bày nội dung đánh giá khả năng ứng dụng của công nghệ trộn xi măng dưới sâu. Từ các thí nghiệm trong phòng và tại hiện trường với điều kiện địa chất khu vực Duyên Hải – Trà Vinh, chúng ta sẽ tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng, độ bền của trụ xi măng đất. Đồng thời, xác định được tỷ lệ tối ưu về hàm lượng xi măng, nước sao cho mẫu đất sau khi được gia cố đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế - kỹ thuật. Cuối cùng, tiến hành phân tích dữ liệu thí nghiệm phục vụ cho tính toán và mô phỏng dựa vào mô hình hồi quy tuyến tính của Microsoft Excel.

8. Đánh giá sức chịu tải của nền cát hóa lỏng dưới móng bè

PGS.TS. Võ Phán KS. Nguyễn Đức Huy

Hiện tượng hóa lỏng do động đất là một trong những nguyên nhân chính gây ra các thiệt hại lớn lên kết cấu các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi… Ảnh hưởng của hiện tượng hóa lỏng nền khi có động đất đến sức chịu tải của nền là một vấn đề cần được quan tâm, xem xét trong quá trình thiết kế nền móng công trình. Bài báo sẽ đưa ra các phương pháp dự đoán sức chịu tải của nền cát hóa lỏng dưới móng bè và ứng dụng tính toán cho địa chất khu vực quận 1, TP. Hồ Chí Minh.

9. Nghiên cứu giải pháp cải tạo đất địa phương bằng vôi kết hợp vải địa kỹ thuật làm đất đắp nền đường khu vực tỉnh Hậu Giang

PGS.TS. Võ Phán KS. Nguyễn Hữu Trung Tín

Bài báo trình bày phương pháp sử dụng đất sét yếu địa phương đã được cải tạo với vôi để đắp nền đường có trải vải địa kỹ thuật. Bằng thí nghiệm cắt trực tiếp và nén một trục nở hông, nghiên cứu xác định hàm lượng vôi hợp lý nhất về mặt hiệu quả cải tạo đất, từ đó áp dụng vào nền đất đắp để làm giảm hàm lượng vải địa kỹ thuật cần sử dụng. Các hàm lượng vôi được xét đến: 0%, 6%, 8%, 10. Ứng dụng kết quả này vào công trình đường tại Thành phố Vị Thanh - tỉnh Hậu Giang.

10. Nghiên cứu giải pháp

gia cố đất bằng xi

măng kết hợp vải địa kỹ

thuật để đắp đường.

PGS. TS. Võ Phán

KS. Nguyễn Tấn Thành

Nội dung bài báo nghiên cứu khả năng cải tạo đất yếu khu vực tỉnh Trà Vinh bằng xi măng có

gia cường vải địa kỹ thuật để đắp đường . Bằng thí nghiệm cắt trực tiếp và nén một trục nở

hông với các hàm lượng xi măng thích hợp. Xi măng sử dụng loại PCB40, các hàm lượng xi

măng được xét đến : 6%, 8%, 10%. Ứng dụng của hỗn hợp vật liệu này vào đắp đường có gia

cường vải địa kỹ thuật tại Khu kinh tế Định An - Huyện Duyên Hải - Trà Vinh.

Page 11: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004 · Web viewNgày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều mô hình toán thủy động lực và vận

11. Thiết lập bảng tính lún nền đất yếu dưới nền đường ở khu vực thành phố Vị Thanh - tỉnh Hậu Giang

PGS. TS. Võ Phán

KS. Nguyễn Thanh Dũng

Thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang là vùng có nền đất yếu. Nhưng cùng với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước tỉnh Hậu Giang cũng xây dựng nhiều công trình giao thông trọng điểm, huyết mạch, nhằm phát triển nền kinh tế tỉnh nhà. Từ đó lập bảng tra kết quả tính lún (có so sánh độ lún của các đơn vị thiết kế khác) và đề xuất công thức tính lún tại thành phố Vị Thanh phục vụ cho bước lập dự án đầu tư là rất thiết thực và tiết kiệm kinh phí cho các dự án. Giúp cho cơ quan chức năng có thể ước lượng được kết quả lún nền đường, kiểm tra sơ bộ kinh phí đầu tư và phương án xử lý nền đất yếu.

12. Nghiên cứu, ứng dụng

giải pháp tường kè trên

hệ cọc bê tông cốt thép

để ổn định bờ kè sông

Cổ Chiên của thành

phố Vĩnh Long

PGS. TS. Võ Phán

KS. Nguyễn Văn Tuấn Anh

Các công trình kè ven sông Cổ Chiên có lớp đất yếu thường có giá trị chuyển vị ngang lớn.

Ngoài ra, việc san lấp sau lưng tường trên đất yếu thường gây độ lún và gia tăng áp lực lên

tường kè. Kết quả mô phỏng đánh giá chuyển vị ngang của công trình kè sông Cổ Chiên trên

đất yếu cho phép rút ra các nhận định hữu ích trong tính toán thiết kế công trình kè. Vì thế

chọn giải pháp tường kè trên hệ cọc bê tông cốt thép để ổn định nền đất yếu là phù hợp với

khu vực ven sông Cổ Chiên.

13. Ứng dụng bệ phản áp vào ổn định nền đường với kích thước tối ưu nhất.

PGS. TS. Võ Phán

KS. Trần Đức Thưởng

Nước ta có nhiều vùng lãnh thổ thành tạo từ đất yếu, đặc biệt là các vùng ở đồng bằng sông Cửu Long. Sự mất ổn định gây hư hỏng nền đường đắp vẫn xảy ra trên những vùng đất yếu này, có nhiều biện pháp để xử lý vấn đề trên, trong đó, sử dụng bệ phản áp cũng là một trong những giải pháp đó. Ưu điểm của bệ phản áp là phân bố lại ứng suất trong nền, đảm bảo ổn định, chống trượt trồi, và hạn chế mức độ chuyển vị ngang của nền đất yếu dưới công trình nền đắp cao.

14. Ứng dụng Plaxis 2D trong phân tích ứng xử cố kết của nền đất yếu được gia cố bằng trụ đất - xi măng dưới tải trọng đất đắp.

KS. Trần Hữu ThiệnPGS. TS. Lê Bá Vinh

Có nhiều nghiên cứu về ứng xử của nền đất yếu được gia cố bằng trụ đất-xi măng và đây cũng là một phương pháp gia cố khá phổ biến cho đất yếu. Bài báo này tiến hành khảo sát ứng xử cố kết của nền đất yếu được gia cố bằng phương pháp đó dưới tải trọng đất đắp thông qua các trường hợp mô phỏng bằng chương trình PLAXIS. Kết quả cho thấy rằng khi tăng tiết diện cũng như chiều dài của trụ thì độ lún của nền giảm và tốc độ cố kết tăng nhanh do sự tăng lên của hệ số cố kết. Chiều dày của phần đất yếu không được gia cố càng giảm thì độ lún của nền càng giảm và tốc độ cố kết của nền càng tăng. Từ đó, có thể rút ra kết luận rằng, tiết diện trụ và chiều dài trụ là hai thông số quan trọng khi thiết kế nền đất đắp trên nền đất yếu được gia cố bằng trụ đất-xi măng trong việc điều chỉnh thời gian cố kết theo mong muốn.

15. Ứng dụng công nghệ phụt vữa thành trong việc gia tăng sức chịu tải cọc khoan nhồi.

PGS.TS Võ Phán

KS. Hà Vĩnh Phúc

Việc gia tăng sức chịu tải thành bên của cọc thông qua công tác phun vữa áp lực cao vào vùng đất xung quanh cọc làm thay đổi các chỉ tiêu cơ lý một cách đáng kể. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tính chất của đất sau khi phun vữa còn nhiều hạn chế dẫn đến việc tính toán và mô phỏng còn thiếu tính chính xác. Đề tài nghiên cứu thêm sự thay đối tính chất cơ lý của đất sau phụt vữa, sử dụng các kết quả thí nghiệm tải cọc khoan nhồi bằng hộp Ocell có được tại khu vực

Page 12: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004 · Web viewNgày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều mô hình toán thủy động lực và vận

Tp. Hồ Chí Minh kết hợp với phần mềm Plaxis để so sánh, đánh giá sự cải thiện sức kháng hông đơn vị của cọc có phụt vữa, đồng thời đưa ra các hệ số cải thiện thực tế cho vài loại đất

16. Đánh giá ảnh hưởng ma sát âm do thay đổi tải trọng tác dụng đến vị trí mặt phắng trung hòa của cọc trong đất yếu

PGS.TS Võ Phán KS. Tô Lê Hương

Trong bài báo này, tác giả đánh giá sự phân bố vị trí mặt phẳng trung hòa khi xét ảnh hưởng ma sát âm lên cọc trong đất yếu do thay đổi tải trọng tác dụng, cụ thể là thay đổi chiều cao đất đắp tôn nền từ 1,7m đến 3.0m. Vị trí mặt phẳng trung hòa được xác định theo ba phương pháp: Phương pháp đơn giản của W.H.Ting, Phương pháp Thống nhất của Fellenius và Phương pháp mô phỏng bằng phần mềm PLAXIS 2D v8.5. Cả ba phương pháp đều cho thấy khi tăng chiều cao đất đắp thì độ sâu mặt phẳng trung hòa càng lớn, nghĩa là có xu hướng phát triển về phía mũi cọc. Tuy vậy, giữa kết quả tính từ Plaxis và các phương pháp còn lại cósự chênh lệch khá lớn về độ sâu mặt phẳng trung hòa ứng với cùng một chiều cao tải đắp. So sánh các kết quả tính của PLAXIS ở các giai đoạn khác nhau, tác giả nhận thấyvới cùng một thời gian cố kết, chiều cao đất đắp tăng cũng làm cho vị trí mặt phẳng trung hòa tăng lên nhưng mức độ tăng không đáng kể.

17. Ứng dụng giếng cát kết hợp gia tải trước để xử lý nền đất yếu cho khu vực Ninh Kiều Thành phố Cần Thơ

PGS.TS Võ Phán

KS. Trần Ngọc Thái

Bài báo này trình bày ứng dụng giải pháp xử lý nền đất yếu bằng giếng cát kết hợp gia tải trước để tính lún cho nền đất yếu, rút ngắn thời gian thi công khi xử lý nền đất yếu có chiều dày lớn. Trong quá trình nghiên cứu tác giả đã sử dụng phương pháp giải tích, phương pháp quan trắc và phần mềm plaxis 2D v8.5 để tính toán thời gian cố kết và độ lún ổn định của nền. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành phân tích sự ảnh hưởng của các thông số như đường kính, chiều dài, khoảng cách và sơ đồ bố trí lưới của giếng cát để đánh giá sự thay đổi về mức độ cố kết của nền đất dẫn đến thay đổi độ lún ổn định dưới đất nền.

18. Ứng dụng trụ đất xi măng- vôi xử lý nền đất yếu khu vực Trà Nóc, thành phố Cần Thơ.

PGS.TS. Võ Phán KS. Huỳnh Văn Lê

Bài báo trình bài nghiên cứu thí nghiệm của đất trộn xi măng – vôi xác định hàm lượng tối ưu và biến dạng đối với địa chất ở khu vực Trà Nóc, Tp. Cần Thơ. Đồng thời tác giả ứng dụng những thông số sau khi thí nghiệm để tính toán xử lý nền nhà máy bằng phương pháp giải tích và mô phỏng bằng phần mềm Plaxis v8.5. Sau khi nghiên cứu tác giả đưa ra kiến nghị về mật độ cọc, đường kính cọc, chiều dài cọc đạt hiệu quả tối ưu trong điều kiện địa chất khu vực Trà Nóc, Tp. Cần Thơ.

19. Ứng dụng trụ đất xi măng để xử lý đất yếu dưới nền đường dẫn vào cầu nhằm giảm lún lệch với mố trụ cầu.

PGS.TS. Võ Phán KS. Nguyễn Thị Tú Uyên

Việc lựa chọn giải pháp nào để gia cố nền đường cũng như hạn chế sự lún lệch giữa hai nền đường là hết sức quan trọng trong công tác thiết kế, giải pháp trụ đất xi măng được áp dụng gia cố nền đường trên nền đất yếu ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đã đạt được hiệu quả cao. Đề tài sử dụng phần mềm Plaxis 2D version 8.5 để mô phỏng và tính toán. Kết quả ước lượng độ lún theo phương pháp giải và theo phương pháp phần tử hữu hạn cho giá trị gần bằng nhau và độ chênh lệch lún giữa đường dẫn và mố cầu khi sử dụng hai phương pháp này là không đáng kể, có thể ứng dụng thực tế để xử lý các công trình tương tự trong khu vực thành phố Cần Thơ.

20. Phương pháp ước lượng độ lún ngắn hạn và lâu dài nền đất có

PGS. TS. Bùi Trường Sơn ThS. Huỳnh Quốc Kha

Việc ước lượng độ lún thường căn cứ giá trị ứng suất gia tăng và áp lực nước lỗ rỗng thặng dư. Trong thực tế, trạng thái ứng suất trong nền phụ thuộc ứng suất do tải trọng ngoài, trọng lượng bản thân, áp lực lỗ rỗng thặng dư và cột nước thủy tĩnh. Phương pháp dự tính độ lún có

Page 13: Danh s¸ch bµi viÕt cho tuyÓn tËp KHCN 2004 · Web viewNgày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều mô hình toán thủy động lực và vận

xét đến trạng thái ban đầu

xét đến trọng lượng bản thân, cột nước thủy tĩnh kết hợp với việc hiệu chỉnh biến dạng do trọng lực được thiết lập và đề nghị. Ưu điểm của phương pháp này thể hiện thông qua việc sử dụng các đặc trưng biến dạng thoát nước thay cho đặc trưng biến dạng không thoát nước để đánh giá độ lún ban đầu. Kết quả tính toán cho thấy độ lún ngắn hạn, lâu dài và theo thời gian theo tổng độ lún lớp phân tố xấp xỉ với các kết quả theo các phương pháp đã có. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để dự tính độ lún nền đất yếu bão hòa nước theo thời gian và bổ sung thêm các phương pháp dự tính độ lún.

21. Nghiên cứu ứng dụng giải pháp chống sạt lở bờ kè Quận Cái Răng – sông Cần Thơ

PGS.TS. Võ Phán ThS. Trần Đức Trung

Thành phố Cần Thơ là một trong năm thành phố lớn trực thuộc Trung ương, có vị trí thuận tiện. Do đó, sự cần thiết cho việc mở rộng diện tích xây dựng, cơ sở hạ tầng và đường giao thông kết nối nhiều nơi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc thúc đẩy kinh tế của thành phố. Bên cạnh đó, tình trạng sạt lở hàng năm ven sông xuất hiện ngày càng nhiều và gây thiệt hại tài sản của người dân và Nhà nước. Có rất nhiều giải pháp được đặt ra để chống sạt lở sông như: tường cọc bản, cọc bê tông dự ứng lực .... Tuy nhiên, hầu hết các giải pháp thường tốn kém và khó thực hiện. Vì vậy tác giả nghiên cứu, ứng dụng một giải pháp "Tường kè và cọc bê tông cốt thép" trong việc ổn định mái dốc. Bản tường bê tông cốt thép có nhiệm vụ giữ lớp đất mặt không trượt, bản tường được liên kết với cọc qua đài cọc. Đây là giải pháp có hiệu quả và dễ thực hiện trong một phạm vi rộng, tiết kiệm chi phí đầu tư.