ĐỀ 1 i. ĐỌc hiỂu (3.0 điểm) - trường thpt phan …pct.edu.vn/files/bo mon/van/tham...

24
ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Những tay thét ra lửa, những tay sừng sỏ mà tôi từng kính nể, bỗng dưng tôi thấy họ bình thường. Họ cố gắng dùng đôi bàn tay chứng tỏ mình, khuếch trương mình, những cái họ có được chỉ là thứ trơ trẽn. Họ không bình yên trên vật chất họ có được. Họ khoác những chiếc áo sang trọng, tay đeo đầy những kim cương, xịt toàn nước hoa hảo hạng, nhưng không bao giờ có mùi hương thanh tao, dịu ngọt, tỏa lan khắp bầu trời. Tôi bị ám ảnh, vì trong tôi hoài thai một lối sống. Tôi muốn thoát khỏi bàn tay của chính mình. Tôi là người tìm kiếm bàn tay đẹp. Bàn tay biết dang ra, biết sẻ chia là bàn tay đẹp. Bàn tay biết nắm lấy tay người bất hạnh hơn mình để cùng bước là bàn tay đẹp. Bàn tay biết nâng niu, gìn giữ cái đẹp, cái chân, cái thiện, là bàn tay đẹp. Và hàng ngàn định nghĩa về bàn tay đẹp khác. Có bàn tay cầm nắm rất nhiều, có thể điều khiển người khác. Có bàn tay xòa ra ăn xin từng đồng lẻ bố thí. Có bàn tay khéo léo làm nên những tuyệt tác nghệ thuật. Có bàn tay vụng về chỉ làm đổ vỡ mọi thứ khi chạm vào. Có bàn tay cho đi. Có bàn tay giữ lại. Nhưng khi về với đất, bàn tay nào cũng rỗng. Rỗng tuyệt đối. Vậy sao không ướp hương cho bàn tay mình, tôi tự hỏi lòng như thế (...) Khi sinh ra tay tôi nắm chặt. Khi chết đi tay tôi buông thõng. Từ nắm chặt đến buông thõng, một hành trình dài đầy nụ cười hạnh phúc và nước mắt đau thương. (Nguyễn Bảo Trung, Vô thường, NXB Lao động, 2016, tr 40) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? Câu 2: Xác định phép tu từ nổi bật nhất và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật mà phép tu từ đó mang lại cho đoạn trích. Câu 3: Anh/ chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Bàn tay biết dang ra, biết sẻ chia là bàn tay đẹp.”? Câu 4: Nêu thông điệp chính của đoạn trích. II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Anh/ chị đã làm gì để “ướp hương cho bàn tay mình? Hãy trả lời câu hỏi trên trong một đoạn văn khoảng 200 chữ. Câu 2. (5.0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ những cảm nhận mới mẻ về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó... (Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước, Ngữ văn 12, trang 118) - Hết -

Upload: dinhdien

Post on 07-Sep-2018

217 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐỀ 1

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:

Những tay thét ra lửa, những tay sừng sỏ mà tôi từng kính nể, bỗng dưng tôi thấy họ bình thường.

Họ cố gắng dùng đôi bàn tay chứng tỏ mình, khuếch trương mình, những cái họ có được chỉ là thứ trơ

trẽn. Họ không bình yên trên vật chất họ có được. Họ khoác những chiếc áo sang trọng, tay đeo đầy những

kim cương, xịt toàn nước hoa hảo hạng, nhưng không bao giờ có mùi hương thanh tao, dịu ngọt, tỏa lan

khắp bầu trời.

Tôi bị ám ảnh, vì trong tôi hoài thai một lối sống. Tôi muốn thoát khỏi bàn tay của chính mình. Tôi

là người tìm kiếm bàn tay đẹp.

Bàn tay biết dang ra, biết sẻ chia là bàn tay đẹp. Bàn tay biết nắm lấy tay người bất hạnh hơn mình

để cùng bước là bàn tay đẹp. Bàn tay biết nâng niu, gìn giữ cái đẹp, cái chân, cái thiện, là bàn tay đẹp. Và

hàng ngàn định nghĩa về bàn tay đẹp khác.

Có bàn tay cầm nắm rất nhiều, có thể điều khiển người khác. Có bàn tay xòa ra ăn xin từng đồng lẻ

bố thí. Có bàn tay khéo léo làm nên những tuyệt tác nghệ thuật. Có bàn tay vụng về chỉ làm đổ vỡ mọi thứ

khi chạm vào. Có bàn tay cho đi. Có bàn tay giữ lại. Nhưng khi về với đất, bàn tay nào cũng rỗng. Rỗng

tuyệt đối.

Vậy sao không ướp hương cho bàn tay mình, tôi tự hỏi lòng như thế (...) Khi sinh ra tay tôi nắm

chặt. Khi chết đi tay tôi buông thõng. Từ nắm chặt đến buông thõng, một hành trình dài đầy nụ cười hạnh

phúc và nước mắt đau thương.

(Nguyễn Bảo Trung, Vô thường, NXB Lao động, 2016, tr 40)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích?

Câu 2: Xác định phép tu từ nổi bật nhất và nhận xét về hiệu quả nghệ thuật mà phép tu từ đó mang lại cho

đoạn trích.

Câu 3: Anh/ chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Bàn tay biết dang ra, biết sẻ chia là bàn tay đẹp.”?

Câu 4: Nêu thông điệp chính của đoạn trích.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Anh/ chị đã làm gì để “ướp hương cho bàn tay mình”?

Hãy trả lời câu hỏi trên trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.

Câu 2. (5.0 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ những cảm nhận mới mẻ về đất nước của Nguyễn Khoa

Điềm:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể.

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó...

(Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước, Ngữ văn 12, trang 118)

- Hết -

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Hướng dẫn chung

Đọc - hiểu: (3.0 điểm)

- Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức Đọc hiểu văn bản.

- HS có thể trình bày dưới hình thức gạch đầu dòng, trình bày theo ý.

Làm văn: (7.0 điểm)

- Nhận diện đúng dạng đề, khoa học trong cách xử lí đề.

- Bài làm có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ xác đáng và dẫn chứng xác thực.

- Bố cục, kết cấu và lập luận chặt chẽ, logic.

- Diễn đạt mạch lạc không mắc lỗi câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả.

- Thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Lưu ý chung: Dưới đây chỉ là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể, giáo viên

cần chú ý kĩ năng làm bài và sự sáng tạo của học sinh, tránh việc đếm ý cho điểm.

II. Hướng dẫn chấm chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

Đọc

hiểu

1 Phương thức biểu đạt: nghị luận 0.5

điểm

2 - Phép tu từ nổi bật: phép lặp cấu trúc/ phép điệp/ điệp ngữ: Họ...; Có bàn tay..;

Bàn tay... là bàn tay...

- Tác dụng: tạo âm điệu nhịp nhàng và làm nổi bật thông điệp chính của văn bản.

1.0

điểm

3 Anh/ chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Bàn tay biết dang ra, biết sẻ chia là bàn

tay đẹp.”?

- Khẳng định ý nghĩa của hành động sẻ chia, yêu thương trong cuộc sống của mỗi

người.

- Sự yêu thương và bao dung làm cho bàn tay trở nên thơm thảo và đẹp đẽ. Câu

nói là lời nhắc nhở mỗi người cần biết dang tay ra để thể hiện tình yêu thương.

1.0

điểm

4 Thông điệp: từ định nghĩa về bàn tay đẹp, tác giả đã khẳng định, tình yêu thương

và sự sẻ chia làm nên giá trị làm người của mỗi cá nhân trong cuộc sống.

0.5

điểm

Làm

văn

1 Bài làm có hình thức của một đoạn văn hoàn chỉnh, có phần mở đoạn, phần triển

khai, phần kết đoạn. Diễn đạt mạch lạc, hành văn gãy gọn, đúng chính tả.

0.25

điểm

Xác định đúng vấn đề nghị luận: những việc bản thân cần làm để thể hiện tình

yêu thương và sự chia sẻ, để ướp hương cho bàn tay.

0.25

điểm

- Mỗi cá nhân có một cách khác nhau để thể hiện tình yêu thương.

- Việc làm phải xuất phát từ sự chân thành, không phải là sự ban ơn, bố thí để thể

hiện bản thân.

- Phê phán những biểu hiện của thái độ lạnh lùng, ích kỉ, thờ ơ trước nỗi đau của

đồng loại.

1.0

điểm

Bài học nhận thức và hành động: Thí sinh tự rút ra bài học nhận thức và hành

động phù hợp.

0.25

điểm

Bài làm có sáng tạo, suy nghĩ mới mẻ, độc đáo, thể hiện cái nhìn nhân văn. 0.25

điểm

2 Bài làm có hình thức của một bài văn hoàn chỉnh, có đầy đủ bố cục 3 phần: Mở

bài, Thân bài, Kết bài.

0.25

điểm

Xác định đúng vấn đề nghị luận: cảm nhận mới mẻ về Đất Nước qua đoạn thơ. 0.25

điểm

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. 0.5

điểm

Phân tích đoạn trích để làm sáng tỏ những cảm nhận mới mẻ về đất nước của

Nguyễn Khoa Điềm:

- Cảm nhận mới mẻ về đất nước thể hiện trong cách định nghĩa nguồn gốc, sự

hình thành của đất nước:

+ Đất nước ra đời từ rất lâu rất sớm “khi ta lớn lên, Đất Nước đã có rồi”, không

gắn liền với một mốc thời gian hay một sự kiện cụ thể mà gắn liền với mạch

nguồn văn hóa dân gian, với cái “ngày xửa ngày xưa...” đã ăn sâu trong tâm thức

dân tộc.

+ Đất nước không tồn tại trong “sách trời” mà tồn tại trong những phong tục tập

quán tạo thành lối sống, cốt cách tâm hồn của người Việt, những thói quen sinh

hoạt lâu đời, những sự vật bình dị, thân thương.

+ Đất nước phát triển qua quá trình đấu tranh giữ nước “trồng tre đánh giặc” và

sự nghiệp lao động tạo ra của cải vật chất “hạt gạo một nắng hai sương xay, giã,

giần, sàng”..

- Cảm nhận về đất nước được thể hiện bằng ngôn ngữ thuần Việt, chất liệu văn

hóa dân gian với cổ tích, truyền thuyết, ca dao, thành ngữ, phong tục..., nhờ vậy,

đất nước từ một khái niệm trừu tượng trở thành một sinh thể có quá trình hình

thành, sinh thành và phát triển.

- Nguyễn Khoa Điềm đã nỗ lực bình dị hóa đất nước một cách bất ngờ, khiến

người đọc nhận ra rằng, không phải tìm đất nước ở đâu xa, đất nước có trong,

hiện hữu trong cuộc sống của mỗi người, từ những điều đơn sơ, bình dị nhất.

3.0

điểm

2.0

điểm

0.5

điểm

0.5

điểm

Đánh giá chung:

- Cảm nhận mới mẻ về đất nước là sự hiện thực hóa tư tưởng Đất Nước của Nhân

dân trong đoạn trích.

- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

0.5

điểm

Diễn đạt mạch lạc, hành văn gãy gọn, dùng từ chính xác, viết đúng chính tả. 0.25

điểm

Bài làm sáng tạo trong cách suy nghĩ, mới mẻ trong cách hành văn. 0.25

điểm

ĐỀ 2

I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống

được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được

những con gà rừng không ? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ

sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?

Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng

chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được

người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ

vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân

biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh

mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con

chim trong rất nhiều lớp lồng.

[…] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị “Tất cả

những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ”. Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công

bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì

bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát

và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các

con vật đều chết – và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.

Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã

đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh

mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa

là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, Nxb Hội nhà văn, 2012, tr 135)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2. Vấn đề chính tác giả đặt ra trong văn bản là gì?

Câu 3. Tại sao Robert Fulghum cho rằng “Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ”?

Câu 4: Anh chị hiểu như thế nào về ý kiến của Phạm Lữ Ân: “Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng

của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất

nhiều lớp lồng.”

LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do,

bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.

Anh chị có đồng ý với nhận xét của tác giả bài viết không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ)

trao đổi với Phạm Lữ Ân về bản năng độc lập của giới trẻ hiện nay.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh chị về màu sắc Nam bộ trong truyện Những đứa con trong gia đình của

Nguyễn Thi.

-------Hết-------

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

PHẦN Câu/ý Nội dung Điểm

I 1 Phong cách ngôn ngữ: Nghị luận 0,5

2 Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được

ngắn gọn vấn đề chính trong đoạn trích là: chúng ta đang dần đánh mất bản

năng độc lập, chủ động, tự do.

0,75

3 Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải lí giải được

vấn đề Robert Fulghum cho rằng “Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được

học ở nhà trẻ” bởi vì: những kĩ năng mà tác giả Robert Fulghum đưa ra gắn

liền với những kĩ năng sống cần thiết của mỗi người, với bản năng độc lập

của mỗi cá nhân.

0,75

4 Thí sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được một

số ý sau:

- Con người đang dần mất bản năng độc lập, sống phụ thuộc vào người

khác, sống theo lối mòn, theo cách thức được định sẵn.

- Tuy nhiên, vẫn có bộ phận lớp trẻ đang cố gắng vươn lên, vượt ra

khỏi rào cản của tư duy cũ.

- Cần phải phát huy bản năng độc lập của cá nhân để ngày càng phát

triển, đáp ứng yêu cầu của xã hội.

1,0

II 1 Nghị luận xã hội: Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ

được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập

của mình.

Anh chị có đồng ý với nhận xét của tác giả bài viết không? Hãy viết đoạn

văn (khoảng 200 chữ) trao đổi với Phạm Lữ Ân về bản năng độc lập của giới

trẻ hiện nay.

1a Giải thích:

- Bản năng độc lập: là khả năng tự mình tồn tại, hoạt động, không nương

tựa hoặc phụ thuộc vào ai, vào cái gì khác. Tự do: là khả năng biểu hiện ý

chí, làm theo ý muốn của mình trên cơ sở nhận thức được quy luật phát

triển của tự nhiên và xã hội.

- Ý kiến của Phạm Lữ Ân: khi chúng ta có thể tự tồn tại thì ta có thể làm

theo những ý chí, khát vọng của bản thân để vươn lên.

0,25

0,25

1b Bàn luận với tác giả về bản năng độc lập của giới trẻ hiện nay:

- Ý kiến của Phạm Lữ Ân là một ý kiến đúng. Bản năng độc lập là một điều

cần thiết với mọi người. Bản năng độc lập đem lại cho chúng ta sự vững

vàng, có những chính kiến riêng và tự tin trong mỗi quyết định. Nó sẽ giúp

bản thân vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. (dẫn chứng)

- Có bản năng độc lập, chúng ta mới có thể tự quyết định được cuộc sống

của chính bản thân, đó là sự tự do. (dẫn chứng)

- Phê phán hiện tượng sống ỷ lại của giới trẻ.

0,5

0,25

0,25

1c Bài học: Thí sinh tự rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. 0,5

II

2 Cảm nhận của anh chị về màu sắc Nam bộ trong truyện “Những đứa con

trong gia đình” của Nguyễn Thi.

2a Giới thiệu khái quát về Nguyễn Thi và truyện “Những đứa con trong gia

đình”

- Nguyễn Thi là một trong những câu bút văn xuôi hàng đầu của văn

nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mĩ cứu nước – nhà văn của người

nông dân Nam bộ.

- Truyện “Những đứa con trong gia đình” là khúc ca của tuổi trẻ miền

Nam thời anh hùng đánh Mỹ.

- Một trong những nét đặc sắc của nghệ thuật truyện ngắn này là màu

sắc Nam bộ.

0,5

2b Thế nào là “màu sắc Nam bộ”

Màu sắc Nam bộ thể hiện ở những yếu tố nào?

Màu sắc Nam bộ bao phủ toàn thiên truyện, từ cảnh vật được miêu tả, sự

việc được nói đến, tính cách, ngôn ngữ nhân vật được khắc họa.

0,5

2c Màu sắc Nam bộ được thể hiện trong tác phẩm

Cảnh tượng chiến trường ở nới nào, ở thời nào cũng giống nhau.

Nhưng dưới ngòi bút của Nguyễn Thi chiến trường sau tiếng bom lại có nét

riêng rất Nam bộ: “đồng không mông quạnh”, “tiếng dế gáy u u cao vút mãi

lê” giữa đêm sâu thăm thẳm. Giữa không gian ấy Việt nhớ về kỉ niệm tuổi

thơ (một nơi trên vùng đồng bằng Nam bộ), “nhà day ra của sông, trong đêm

vui náo nức này, đom đóm từ ngoài rặng bần cũng kéo về đầy nhà. Chúng

bay chớp chớp như dò trên nóc rồi sà xuống mặt Việt’ Nhà canh cái văm,

kênh, rặng bần, khóm đước – Không gian sinh sống người dân Nam bộ

Màu sắc Nam bộ được thể hiện ở vật dụng. Ở gia tài mà máu đã để

lại “năm công ruộng hồi trước mấy chú cấp cho ba má”, “hai công mía để

dành làm đám giỗ má”. Những thứ làm ăn của người nông dân nghèo khó

lam lũ: nồi, lu, chén, đĩa, cuốc, rá, đèn soi…

Cảnh đêm tòng quân của tuổi trẻ vùng đồng bằng Nam bộ vui như

ngày hôi. Bà con, cô bác cả xã kéo đến “đèn sáng rực”, hai chị em Chiến

Việt tranh nhau đi bộ đội. Chú Năm phải đứng ra phân xử “Hai đứa cháu tôi

nó một lòng theo Đảng như vật, tôi cũng mừng. Vậy xin nên cứ ghi tên cả

hai. Việc lớn ta tính theo việc lớn, còn việc thỏn mỏn trong nhà tôi thu xếp

khắc xong”. Đó là tấm lòng, ý nghĩ, cách nói chất phác của bà con nơi miệt

vườn đồng bằng Nam bộ.

Màu sắc Nam bộ được thể hiện rõ nhất ở tính cách và ngôn ngữ của

các nhân vật.

- Tính cách quyết liệt, mạnh mẽ của người dân Nam bộ thể hiện qua

tính cách của Việt, Chiến.

+ Chiến giống mẹ “hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu cháy nắng” như má,

tiếng “cóc”, tiếng “nghen”, tiếng “ừ”, tiếng chân “bịch bịch” in như má

vậy”. Đảm đang tháo vát, biết lo liệu, nhường nhịn em. “Khôn! Việc nhà nó

thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước

non”. Chiến có tư thế hiên ngang quyết liệt như cái o du kích Bến Tre “Đã

làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu. Nếu giặc còn thì tao mất, vậy

à”.

+ Việt : hình ảnh đẹp nhất in đậm màu sắc Nam bộ. Nụ cười “lỏn lẻn”,

cái ná thun của tuổi thơ vẫn mang theo đi bộ đội; hồn nhiên, trong sáng, hau

tranh với chị nhưng “giấu chị như giấu của riêng” vì sợ mất chị trước lời đùa

3,5

của anh em trong đơn vị. Dũng cảm trong chiến đấu không sợ giặc mà sợ

ma. Lập được chiến công diệt xe bọc thép của Mỹ, khi bị trọng thương, lạc

đơn vị vẫn tìm giặc để đánh. “Trên trời có mây, dưới đất có mày, cả khu

rừng này còn có mình tao. Mày có bắn tao thì tao cũng bắn được mày…”

2d Bình luận về vai trò ý nghĩa của màu sắc Nam bộ của Nguyễn Thi

“Những đứa con trong gia đình” kết tinh nghệ thuật của Nguyễn Thi. Nghệ

thuật kể chuyện, dựng cảnh, tạo hình, chọn chi tiết điển hình, phân tích tâm

lý nhân vật, cá biệt hóa ngôn ngữ nhân vật…Tất cả mang màu sắc và hương

vị Nam bộ. Chính màu sắc Nam bộ đã tạo nên phong cách ngôn ngữ nghệ

thuật của Nguyễn Thi. Sự thành công đó đã khẳng định vị thế Nguyễn Thi –

“Nhà văn của người dân Nam bộ thời chống Mỹ”.

0,5

Lưu ý chung: Học sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức

và kĩ năng làm bài. Trên đây chỉ là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng ý,

giáo viên cần chú ý thêm kĩ năng làm bài của học sinh

ĐỀ 3

I. ĐỌC HIỂU(3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

Tiếng chổi tre

TỐ HỮU

1. Những đêm hè 3. Sáng mai ra

Khi ve ve Gánh hàng hoa

Đã ngủ Xuống chợ

Tôi lắng nghe Hoa Ngọc Hà

Trên đường Trần Phú Trên đường rực nở

Tiếng chổi tre Hương bay xa

Xao xác hàng me Thơm ngát

Tiếng chổi tre Đường ta

Đêm hè Nhớ nghe hoa

Quét rác... Người quét rác

Đêm qua.

2. Những đêm đông 4. Nhớ nghe em

Khi cơn dông Tiếng chổi tre

Vừa tắt Chị quyét

Tôi đứng trông Những đêm hè

Trên đường lặng ngắt Đêm đông gió rét

Chị lao công Tiếng chổi tre

Như sắt Sớm tối đi về

Như đồng Giữ sạch lề

Chị lao công Đẹp lối

Đêm đông Em nghe

Quét rác...

6-1960

(Gió lộng)

Câu 1 : Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?(0,5 điểm)

Câu 2: Những câu thơ “ Nhớ nghe hoa … Nhớ nghe em …” tác giả muốn nói điều gì?(0,5 điểm)

Câu 3.Nêu và phân tích hiệu quả nghệ thuật một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ 2 ? ( 1

điểm)

Câu 4. Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp gì? ( 1,0 điểm)

II. LÀM VĂN(7 điểm)

Câu 1(2 điểm): Từ thông điệp của bài thơ Tiếng chổi tre anh chị hãy trình bày suy nghĩ về vấn đề rác thải hiện nay

bằng 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ).

Câu 2(5 điểm):

Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu :

- Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Nhớ từng rừng nứa bờ tre

Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy

Ta đi, ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...

Thương nhau, chia củ sắn lùi

Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng

----Hết----

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 3.0

1 Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật 0,5

2 : Những câu thơ “ Nhớ nghe hoa … Nhớ nghe em …” tác giả muốn nhắc nhở mọi

người phải biết ơn những người lao công và có ý thức bảo vệ môi trường sạch đẹp

0,5

3 -HS nêu được một biện pháp tu từ ( so sánh; điệp ngữ …)

- HS phân tích được hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu tù đó 1,0

4 Văn bản trên gửi đến chúng ta thông điệp : Thấy được sự vất vả ,gian khổ của những

người quyét rác từ đó thể hiện lòng biết ơn và góp phần bảo vệ môi trường sạch đẹp 1,0

II LÀM VĂN 7.0

1 Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp của bài thơ Tiếng

chổi tre của Tố Hữu

2.0

a.Đảm bảo hình thức viết đoạn văn:

Đoạn văn phải đáp ứng hình thức trình bày của 1 đoạn văn: có lùi đầu dòng và trình

bày theo một trong những hình thức viết đoạn như: diễn dịch, quy nạp, tổng – phân –

hợp…

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận :Biết ơn công lao khó nhọc của những người

lao công và chung tay bảo vệ môi trường

0,25

c. Triển khai tốt vấn đề cần nghị luận; vận dụng tốt thao tác lập luận; kết hợp chặt

chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

1,5

Nêu thông điệp ::Biết ơn công lao khó nhọc của những người lao công và chung tay

bảo vệ môi trường 0,25

Bàn luận: Học sinh có thể trình bày một số ý sau: + Bảo vệ môi trường sống sạch dẹp là trách nhiệm không chỉ của những người lao

công mà của tất cả mọi người…..

+ Thực trạng hiện nay là hiện tượng vứt bừa bãi ra đường hoặc nơi công cộng khá

phổ biến….

+ Nguyên nhân là do thói quen, do lối sống ích kỉ, do việc giáo dục ý thức bảo vệ

môi trường chưa đúng mức, chế tài chưa nghiêm khắc…

+ Phải làm cho mọi người thấy được bảo vệ môi trường sạch đẹp là quyền lợi và

nghĩa vụ của mỗi thành viên sống trong cộng đồng….

- Bài học nhận thức và hành động

0.25

0,5

0.5

2 Cảm nhận về đoạn thơ. 5.0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.Mở bài

nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ trích từ bài

“Việt Bắc” – Tố Hữu. 0,5

c. Triển khai tốt vấn đề cần nghị luận; có những cảm nhận sâu sắc về vấn đề; vận

dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 3,5

*Giới thiệu khái quát, sơ lược về tác giả, tác phẩm

- Việt Bắc là tập thơ xuất sắc của Tố Hữu nằm trong tập thơ Việt Bắc, sáng tác trong gian

đoạn 1946 – 1954.

- Đoạn thơ này là lời người cán bộ kháng chiến về xuôi đáp lại lời nhắn nhủ của đồng bào

Việt Bắc.

0,5

* Cảm nhận vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ:

3,0

Lưu ý chung: 1. Do đặc trưng của môn Ngữ văn, bài làm của thí sinh cần được đánh giá tổng quát, tránh

đếm ý cho điểm..

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi

câu, đồng thời phải chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.

3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Bài viết có thể không giống đáp án, có những ý ngoài đáp

án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.

4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng hoặc phần thân bài ở câu nghị

luận văn học chỉ viết một đoạn văn.

-. Mở đầu đoạn thơ là lời đáp của người ra đi khẳng định tình cảm thuỷ chung của mình:

“Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu”

- Người ra đi đã khẳng định “mình đi, mình lại nhớ mình” là để trả lời cho câu hỏi đặt ra của đồng bào Việt Bắc ở trên (“Mình đi mình có nhớ mình”…)- “Ta – mình”, “mình – ta” quấn quýt, quyện hoà, ta với mình là một. Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh. Đinh ninh là sự khẳng định chắc chắn, mãi mãi, gắn bó, thuỷ chung với Việt Bắc. Việt Bắc là cái nôi cội nguồn của cách mạng làm sao dễ dàng quên.

- Sự so sánh “Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu” đã khẳng định sự chung thuỷ son sắt với Việt Bắc như tình yêu đôi lứa bền chặt, mãi mãi, không bao giờ cạn như nguồn nước kia.

0,75

- Nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến đối với Việt Bắc vừa đa dạng, vừa cụ thể. Trong cuộc đời, có mảnh đất nào đã đi qua, đã từng gắn bó mà khi ra đi lại không để thương nhớ cho lòng người. Trong hoài niệm của nhà thơ, Việt Bắc không chỉ là những ngày mưa rừng sương núi mà còn là một vùng đất thơ mộng, thanh bình, yên ả gợi bao nỗi nhớ niềm thương:

“Nhớ gì như nhớ người yêu …………………..Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”

0,75

Nhớ nhất là con người Việt Bắc vô cùng gian khổ nhưng nghĩa tình sâu nặng: “Ta đi ta nhớ những ngày

………….Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” - Cuộc sống của đồng bào Việt Bắc tuy nghèo khó nhưng là những con người giàu tình nghĩa. Họ sẵn sàng chia sẻ cho người cán bộ kháng chiến từng “bát cơm”, “củ sắn lùi”, mảnh “chăn sui”. Hình ảnh thơ thật mộc mạc, giản dị như chính bản thân cuộc sống vậy. Ở đây không phải sẻ chia những gì lớn lao như tính mệnh hay xương máu , mà sẻ chia những sự vật bình thường nhỏ nhoi hàng ngày

0,75

Đánh giá - Đoạn thơ là tiếng lòng của người cán bộ kháng chiến về xuôi đối cảnh vật và con

người Việt Bắc. Trong nỗi nhớ của người ra đi, cảnh vật Việt Bắc hịên lên thật gần gũi thân thương và thật đẹp; con người Việt Bắc tuy đời sống thiếu thốn, gian khổ nhưng đầy tình nghĩa.

- Thể thơ lục bát quen thuộc và những hình ảnh được lấy ra từ đời sống thực tế, điệp từ “nhớ” được lặp lại nhiều lần góp phần thể hiện thành công nỗi nhớ vừa chân thành tha thiết, vừa mênh mông bất tận của người cán bộ về xuôi đối với Việt Bắc, tạo nên sự rung động sâu sắc trong lòng người đọc.

0,25

d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo; thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận mới mẻ,

sâu sắc về vấn đề. 0,25

e. Chính tả, dùng từ , đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25

ĐỀ 4

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Sau trận động đất mạnh gây cảnh báo sóng thần đã diễn ra ở Nhật cuối tháng 11 vừa rồi, một hình ảnh

được phát đi từ hãng thông tấn AP đã gây ấn tượng cho những người theo dõi sự kiện. Đó là hình ảnh

dòng xe đi tránh thảm họa sóng thần xếp hàng dài, trật tự chạy trên đường.(1)

Cư dân mạng ngay lập tức lấy đăng lại kèm theo bức ảnh chụp cảnh hỗn loạn tại một nút giao thông của

Việt Nam. Hai bức ảnh cho thấy sự trái ngược hoàn toàn. Người Việt Nam, nhất là những người sống ở

hai thành phố lớn đang có vấn nạn ùn tắc giao thông là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, như

những chuyện khác, lại giật mình xấu hổ bởi “Trông người lại ngẫm đến ta – Kiều”(2)

Điều gì đã khiến những người ngay cả trong khi chạy nạn vẫn bình tĩnh xếp hàng đợi đến lượt mình? Và

điều gì đã khiến những con người ngay cả khi không có gì phải vội vã cũng vẫn tìm mọi cách lao lên chen

lấn, tràn sang làn đường người khác, vượt cả vỉa hè, gây nên cảnh bấn loạn chỉ để được đi nhanh hơn

người bên cạnh một chút?(3)

… Không ai là không biết rằng càng chen lấn càng ách tắc, chỉ có trật tự mới có thể di chuyển được, rằng

trong những chuyện thế này, thủ phạm cũng chính là nạn nhân. Nhưng sao vẫn không thể trật tự, vẫn cứ

chen lấn, tự làm khó mình và làm khó người xung quanh, như một thứ bệnh không chữa được. (4)

( Trích Chuyện chen lấn hay nỗi lo… “thua thiệt” của người Việt? của Cát Thụy – Theo trang Dân trí

ngày 6.12.2016)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả, những xấu xí của người Việt có thể kể đến là gì trong nhận định ở đoạn ( 2): Người

Việt Nam,… như những chuyện khác, lại giật mình xấu hổ bởi “Trông người lại ngẫm đến ta –

Kiều”?(0,5 điểm)

Câu 3. Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (3). (1 điểm)

Câu 4. Anh/chị suy nghĩ như thế nào trước hai bức tranh giao thông “Hai bức ảnh cho thấy sự trái ngược

hoàn toàn” (Trình bày khoảng 7,8 dòng) (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết 1 bài văn ngắn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về căn bệnh không chữa được

khi tham gia giao thông của người Việt như ý kiến trong đoạn trích:

“Không ai là không biết rằng càng chen lấn càng ách tắc, chỉ có trật tự mới có thể di chuyển được, rằng

trong những chuyện thế này, thủ phạm cũng chính là nạn nhân. Nhưng sao vẫn không thể trật tự, vẫn cứ

chen lấn, tự làm khó mình và làm khó người xung quanh, như một thứ bệnh không chữa được.”

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận vào đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

“ - Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.”

( Ngữ Văn 12, tập 1, tr 110)

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Hướng dẫn chung

Đọc – hiểu: (3 điểm)

- Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức Đọc hiểu văn bản.

- HS có thể trình bày dưới hình thức gạch đầu dòng, trình bày theo ý.

Làm văn: (7 điểm)

- Nhận diện đúng dạng đề, khoa học trong cách xử lý đề.

- Bài có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ xác đáng và dẫn chứng xác thực.

- Bố cục, kết cấu và lập luận chặt chẽ, logic.

- Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả.

- Thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau những phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

II. Hướng dẫn chấm chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

I 1 Phương thức biểu đạt: nghị luận 0,5

2 Những xấu xí của người Việt: tham gia giao thông vô ý thức, chen lấn, chụp

giật; xả rác bừa bãi; không tôn trọng di tích;…

(HS có thể kể 2 thói quen xấu của người Việt như sự vô ý thức trong ứng xử

cộng đồng)

0,5

3 Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc, điệp từ (Điều gì đã khiến….), Câu hỏi tu từ.

(HS chỉ cần nêu 1 biện pháp và xác định từ ngữ biểu đạt là tròn 0,5 điểm)

0,5

0,5

4 Bức tranh 1: trật tự, tinh thần pháp luật công bằng, sự chia sẻ khốn khó.

Bức tranh 2: ích kỷ chỉ muốn hơn người, thái độ tùy tiện, vô ý thức trong tuân

thủ các quy tắc công cộng.

Hai bức tranh trái ngược đã phản ánh sự xấu xí trong văn hóa sống của người

Việt.

(HS thể hiện cái nhìn so sánh vào hai bức tranh và nêu suy nghĩ về ý thức tuân

thủ quy tắc cộng đồng của người Việt rất kém.

Bài viết tùy vào diễn đạt của HS mà GV cân nhắc đến 0,25)

1,0

II Làm văn 7,0

1 Viết đoạn văn ngắn bàn luận về vấn đề: căn bệnh không chữa được của những

người Việt tham gia giao thông.

2,0

a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn nghị luận ngắn: Có đủ các phần mở đoạn,

thân và kết đoạn. Phần thân đoạn phải triển khai được vấn đề.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý thức tham gia giao thông kém của

người Việt.

0,25

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập

luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành

động.

* Giải thích ý kiến: ý thức giao thông kém, bất chấp luật lệ và tư tưởng chen lấn

ích kỷ đã khiến tình trạng giao thông ách tắc tồi tệ.

0,25

* Bình luận:

HS có thể trình bày quan điểm cá nhân hợp lý, thuyết phục, dưới đây là một số

gợi ý.

- Căn bệnh không chữa được trong tham gia giao thông của người Việt:

+ Căn nguyên của căn bệnh là do sự nóng nảy, vội vàng, thích bon chen, tư

tưởng chụp giật, tâm lý bất an, sợ thua thiệt…

+ Hệ thống hạ tầng kém, thiếu kiến thức pháp luật đồng bộ, không tuân thủ văn

hóa xếp hàng…

+ Ách tắc giao thông gây những thiệt hại cho kinh tế, tinh thần, văn hóa...

- Phê phán văn hóa và thái độ ứng xử trong cộng đồng của người Việt: tự đề cao

lợi ích cá nhân, thiếu sự tôn trọng cần có với luật pháp.

1,0

- Bài học bản thân: ý thức tuân thủ pháp luật và nhường nhịn với người xung

quanh trong tham giao thông.

d. Chính tả, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, đặt câu 0,25

2 Cảm nhận vào đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

“ - Ta với mình, mình với ta

….

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.”

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở

bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý, đoạn văn; kết

luận kết được nhiều đoạn văn.

0,5

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bằng hình thức tự phân thân, TH thể

hiện tình cảm thủy chung sắt son của người ra đi – ân tình cách mạng, đồng thời

là tái hiện nỗi nhớ về cảnh và người VB.

Kết hợp nhuần nhuyễn hình thức nghệ thuật thơ dân tộc.

0,5

c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác

lập luận; kết hợp chặt chẽ giữ lí lẻ và dẫn chứng.

* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:

- TH là nhà thơ của lý tưởng cộng sản. Thơ TH là thơ trữ tình chính trị.

- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể: tháng 10. 1954, TW

Đảng và CP từ chiến khu VB về HN, cuộc chia tay trở thành cảm hứng sáng tác.

0,25

* Cảm nhận về bài thơ

- Bốn câu đầu: TH phân thân đối thoại – độc thoại trữ tình để thể hiện ân tình

cách mạng thủy chung, son sắt.

+ Sử dụng nhuần nhuyễn và linh hoạt hình thức nghệ thuật dân tộc, lối đối đáp

giao duyên và đại từ mình – ta:

“mình –ta”: mình là tôi, và cũng là anh.

“mình” thay đổi vị trí đối tượng trong câu hỏi “mình đi mình lại nhớ mình”

+ HÀng loạt từ láy giàu sắc thái cảm xúc: mặn mà, đinh ninh,..

+ Hình ảnh gợi biểu tượng thiêng liêng về cội nguồn: nguồn – nước – nghĩa

tình.

+ Cách sử dụng cặp từ nối “bao nhiêu – bấy nhiêu”

Từ ngữ biểu cảm thể hiện cảm xúc thủy chung son sắt, đại từ mình – ta tạo sự

hô ứng, đồng vọng tâm tình độc đáo, ân tình cách mạng được thể hiện chân

thành trong lòng người đi – kẻ ở.

- Bốn câu sau:

+ Điệp từ “nhớ” – tâm trạng kẻ ở - người đi, là những hồi tưởng về cảnh, người

VB.

+ Cảnh sắc đặc trưng của VB: “trăng đầu núi”, nắng chiều lung nương”, sớm

khuya bếp lửa…

+ Cảnh hài hòa với người trong cái nhìn vời vợi yêu thương: “người thương đi

về”

- Đánh giá chung:

+ đoạn thơ thể hiện đặc trưng trong phong cách thơ TH là trữ tình chính trị.

+ Thể thơ lục bát truyền thống chuyển hóa nhuần nhị và độc đáo ân tình cách

mạng. Giọng thơ tâm tình ngọt ngào tha thiết.

3,0

1,0

1,0

1,0

d. Sáng tạo: Có cách cảm nhận mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị

luận

0,5

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: - Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0,25

ĐỀ 6

I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:

Tôi ước, giá như một ngày có 48 giờ, thì có lẽ tôi sẽ dành thời gian cho những người tôi yêu thương

nhiều hơn.

Nhưng rồi tôi lại nghĩ, nếu như một ngày quá dài với 48 tiếng đồng hồ, tôi lúc nào cũng được bên

cạnh những người thân yêu, lúc nào cũng an nhàn với công việc và học tập, thì tôi có còn biết quý những

giây phút thiêng liêng nhất không?

Bởi nếu một ngày như mọi ngày, vẫn dài dai dẳng thì người ta có thể nằm ườn cho thời gian trôi đi

mà không sợ mất những giây phút quý báu, thì người ta có thể đi thật chậm đến nỗi ì ạch vì không thể chạy

đua với thời gian, thì người ta lúc nào cũng có thể dành thời gian cho người thân và coi đó là một điều

bình thường không mấy khó khăn.

Vậy nên, một ngày chỉ có 24 giờ, để người ta biết thế nào là hối hả, bận rộn, để biết mình đang

sống có ích, để người ta hiểu ra khoảnh khắc được bên nhau là ngắn ngủi, và vì nó ngắn ngủi nên chúng ta

mới cảm nhận được hạnh phúc, và học được cách quý trọng thời gian... Ngày mai, tôi sẽ phải học cách

chia thời gian, để trong vòng 24 giờ, tôi vẫn có thể đặt những người thân yêu vào một góc trái tim tôi và

lắng nghe họ tâm sự, để 24 giờ của mình trôi qua không hề vô ích.

(Tại sao chúng ta phải sống?, NXB Kim Đồng, 2011, tr 59)

Câu 1: Đoạn trích chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0.5 điểm)

Câu 2: Xác định các phép liên kết và phương tiện thực hiện phép liên kết trong đoạn trích. (0.5 điểm)

Câu 3: Nêu thông điệp chính của đoạn trích? (1.0 điểm)

Câu 4: Vì sao tác giả lại cho rằng: “một ngày chỉ có 24 giờ, để người ta biết thế nào là hối hả, bận rộn, để

biết mình đang sống có ích, để người ta hiểu ra khoảnh khắc được bên nhau là ngắn ngủi, và vì nó ngắn

ngủi nên chúng ta mới cảm nhận được hạnh phúc, và học được cách quý trọng thời gian...”? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Bạn đã làm gì để “24 giờ của mình trôi qua không hề vô ích.”?

Hãy trả lời câu hỏi ấy trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.

Câu 2. (5.0 điểm)

Có ý kiến cho rằng, thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.

Anh/ chị hãy phân tích đoạn thơ sau để làm sáng tỏ ý kiến trên:

- Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

- Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…

(Tố Hữu, Việt Bắc)

- Hết -

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Hướng dẫn chung

Đọc - hiểu: (3.0 điểm)

- Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức đọc-hiểu văn bản.

- HS có thể trình bày dưới hình thức gạch đầu dòng, trình bày theo ý.

Làm văn: (7.0 điểm)

- Nhận diện đúng dạng đề, khoa học trong cách xử lí đề.

- Bài làm có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ xác đáng và dẫn chứng xác thực.

- Bố cục, kết cấu và lập luận chặt chẽ, logic.

- Diễn đạt mạch lạc không mắc lỗi câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả.

- Thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Lưu ý chung: Dưới đây chỉ là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể, giáo viên cần

chú ý kĩ năng làm bài và sự sáng tạo của học sinh, tránh việc đếm ý cho điểm.

II. Hướng dẫn chấm chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

Đọc

hiểu

1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận 0.5

điểm

2 - Phép liên kết và phương tiện liên kết:

+ Phép nối: nhưng, bởi, vậy nên

+ Phép lặp: một ngày

0.5

điểm

3 Đại ý: Đoạn trích nhắc nhở mọi người cần biết quý trọng khoản thời gian

ngắn ngủi để sống hạnh phúc và có ý nghĩa.

1.0

điểm

4 Vì:

- Tâm lí con người thường không biết quý những gì đang có. Thời gian

càng nhiều, con người càng rẻ rúng, xem thường, hoang phí.

- Thời gian càng ngắn lại, ít ỏi hơn, con người sẽ biết quý trọng, nâng niu,

từ đó sẽ có ý thức sống để kịp thời gian, cuộc sống nhờ vậy trở nên ý

nghĩa.

1.0

điểm

Làm

văn

1 *Giới thiệu và giải thích ý kiến:

Ý kiến là một câu hỏi về điều cá nhân sẽ làm trong để mỗi ngày trôi qua

không uổng phí.

0.25

điểm

*Bình luận ý kiến:

- Thí sinh phải thể hiện nhận thức đúng đắn về thời gian, về hạnh phúc, đưa

ra những việc ý nghĩa mình sẽ làm cho bản thân, gia đình và xã hội nhưng

phải có lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh cho quan điểm của bản thân.

- Câu hỏi thức tỉnh mỗi chúng ta về quỹ thời gian hữu hạn, nhắc nhở ta về

giá trị cuộc sống gắn liền với nỗ lực khẳng định của mỗi cá nhân, khuyên

ta nên biết nâng niu thời gian, quý trọng hạnh phúc.

- Ý kiến phê phán những người lãng phí thời gian vào những trò vô bổ,

sống một cách nhàm chán dung tục, vô ích và vô nghĩa.

1.5

điểm

*Bài học nhận thức và hành động: Thí sinh tự rút ra bài học nhận thức và

hành động phù hợp.

0.25

điểm

2 Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. 0.5

điểm

Giải thích ý kiến:

- Tác phẩm được gọi là có tính dân tộc khi có nội dung tư tưởng gắn liền

với cuộc sống và những truyền thống đạo lí của dân tộc, có nghệ thuật biểu

hiện gần gũi với văn học dân gian, văn học cổ điển...

- Đoạn thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu, đây là đoạn thơ đậm

đà tính dân tộc trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật.

0.5

điểm

Phân tích đoạn thơ để làm sáng tỏ ý kiến:

- Về nội dung:

+ Tính dân tộc của đoạn thơ thể hiện ở tình cảm gắn bó, thủy chung, son

sắt giữa đồng bào Việt Bắc với cán bộ cách mạng về xuôi sau mười lăm

năm gắn bó nghĩa tình. Lời nhắn nhủ của đồng bào Việt Bắc và không khí

lưu luyến của buổi chia tay đã cho thấy tình cảm sâu nặng giữa nhân dân

và kháng chiến.

+ Tình cảm ấy có sự gắn bó, hòa nhập với truyền thống tinh thần và đạo lí

của dân tộc – đạo lí thủy chung, uống nước nhớ nguồn.

- Về nghệ thuật:

+ Tính dân tộc của đoạn thơ thể hiện ở thể thơ lục bát truyền thống với âm

điệu tha thiết, nhịp điệu cân xứng nhịp nhàng; kết cấu đối đáp giao duyên

của ca dao, dân ca được vận dụng sáng tạo và uyển chuyển để thể hiện tình

cảm giữa người đi và kẻ ở.

+ Cách xưng hô “mình”, “ta” biến tình cảm kháng chiến thành yêu đôi lứa,

tình cảm vợ chồng, những cách diễn đạt quen thuộc trong thơ ca dân gian

(câu hỏi tu từ, các biện pháp hoán dụ, so sánh, điệp ngữ, điệp cú pháp...).

3.5

điểm

+ Hình ảnh ước lệ của văn học cổ điển, cách nói bóng gió, xa gần... tạo âm

hưởng dân gian quen thuộc cho đoạn thơ.

Bình luận ý kiến:

- Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.

- Ý kiến là một gợi ý cho người đọc khi tiếp nhận và tìm hiểu đoạn thơ

cũng như bài thơ Việt Bắc.

0.5

điểm

ĐỀ 7

I. ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:

Ngày trước, chẳng cần tới các cụ mà chính chúng ta đây, vào thư viện mượn một cuốn sách thì lắm

khi mất cả buổi. Mới đọc được ít trang thủ thư phải giờ cơm. Nay có internet để tha hồ tra cứu thì ta lại

hay dùng internet để đọc những tin kiểu như anh A bỏ cô B cặp cô C rồi quỳ gối xin lỗi cô B, mà cả ba vị

A, B, C kia đều chẳng là ai cả, chẳng có sản phẩm văn hóa xã hội gì, nhưng mà họ đi ăn ốc cũng có báo

viết, và cũng có ta đọc.

Ngày trước, các cụ lắc lư trên xe lửa bao nhiêu ngày mới đi được từ miền này sang miền khác.

Thời giờ trôi lâu quá, các cụ lấy sách ra đọc, và học được bao nhiêu là thứ. Lại ra cửa sổ toa tàu ngắm

cảnh, ngẫm về đất nước với quê hương... Ngày nay, chúng ta lên máy bay vèo một cái tới nơi, ngồi cạnh

cửa sổ đến ngắm trời trên cao như cảnh tiên cũng không buồn ngắm, mắt rũ ra vì cuộc ăn nhậu đêm trước,

hoặc có tỉnh thì lại mở máy chơi game “giết thời gian”.

Thời giờ của ngày hôm nay đa phần dùng quá phí. Trong khi đáng lẽ phải mang ý nghĩ “mình đang

bị đầu độc (bằng thức ăn) và cuộc sống bị rút dần” để dùng nó cho hiệu quả hơn, cho có ích hơn, thì ta lại

để nó được lấp đầy bằng toàn những thứ ngon miệng, ngon mắt, dễ nghe, dễ hiểu – những thứ sung sướng

làm người ta ảo tưởng sẽ sống đến muôn đời, đúng kiểu tiên ông.

(Phan Thị Vàng Anh, Ghi chép nhỏ của người cưỡi ngựa, NXB Trẻ, 2016, tr 136)

Câu 1: Xác định thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích? (0.5 điểm)

Câu 2: Nêu thông điệp chính của đoạn trích. (0.5 điểm)

Câu 3: Nêu nhận xét của anh/ chị về thực trạng một số người “dùng internet để đọc những tin kiểu như

anh A bỏ cô B cặp cô C rồi quỳ gối xin lỗi cô B, mà cả ba vị A, B, C kia đều chẳng là ai cả, chẳng có sản

phẩm văn hóa xã hội gì, nhưng mà họ đi ăn ốc cũng có báo viết, và cũng có ta đọc.” hoặc “ngồi cạnh cửa

sổ đến ngắm trời trên cao như cảnh tiên cũng không buồn ngắm, mắt rũ ra vì cuộc ăn nhậu đêm trước,

hoặc có tỉnh thì lại mở máy chơi game “giết thời gian”.?

Câu 4: Anh/ chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Trong khi đáng lẽ phải mang ý nghĩ “mình đang bị đầu độc

(bằng thức ăn) và cuộc sống bị rút dần” để dùng nó cho hiệu quả hơn, cho có ích hơn, thì ta lại để nó

được lấp đầy bằng toàn những thứ ngon miệng, ngon mắt, dễ nghe, dễ hiểu – những thứ sung sướng làm

người ta ảo tưởng sẽ sống đến muôn đời, đúng kiểu tiên ông.”? (1.0 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Anh/ chị có đồng tình với nhận xét của tác giả: “Thời giờ của ngày hôm nay đa phần dùng quá

phí.”?

Hãy bày tỏ ý kiến của bản thân trong một đoạn văn khoảng 200 chữ.

Câu 2. (5.0 điểm)

Về nhân vật người lái đò Sông Đà trong tùy bút cùng tên của Nguyễn Tuân, có ý kiến cho rằng,

người lái đò không chỉ là anh hùng bách chiến bách thắng trong cuộc thư hùng cùng sơn thần thủy quái mà

còn là một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác ghềnh.

Từ cảm nhận về nhân vật người lái đò, anh/ chị hãy bình luận ý kiến trên.

- Hết -

HƯỚNG DẪN CHẤM

I. Hướng dẫn chung

Đọc - hiểu: (3.0 điểm)

- Dạng câu hỏi kiểm tra kiến thức đọc-hiểu văn bản.

- HS có thể trình bày dưới hình thức gạch đầu dòng, trình bày theo ý.

Làm văn: (7.0 điểm)

- Nhận diện đúng dạng đề, khoa học trong cách xử lí đề.

- Bài làm có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ xác đáng và dẫn chứng xác thực.

- Bố cục, kết cấu và lập luận chặt chẽ, logic.

- Diễn đạt mạch lạc không mắc lỗi câu, lỗi dùng từ, lỗi chính tả.

- Thí sinh có thể làm theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.

Lưu ý chung: Dưới đây chỉ là những ý cơ bản học sinh cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể, giáo viên cần

chú ý kĩ năng làm bài và sự sáng tạo của học sinh, tránh việc đếm ý cho điểm.

II. Hướng dẫn chấm chi tiết

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần Câu Nội dung Điểm

Đọc

hiểu

1 Thao tác lập luận chính: so sánh 0.5

điểm

2 Thông điệp chính của văn bản: Khuyên con người hãy từ bỏ những thú vui

vô bổ, nhạt nhẽo, tận dụng thời gian để nâng cao đời sống tinh thần, hướng

đến một cuộc sống có chiều sâu và ý nghĩa.

0.5

điểm

3 Nhận xét thực trạng được đề cập:

- Thực trạng chung đáng buồn của xã hội.

- Thoạt nhìn thì có vẻ là biểu hiện của cuộc sống hiện đại, thực chất là biểu

hiện của một cuộc sống tầm thường, dung tục khi chỉ quan tâm đến những

chuyện nhảm nhí, vô nghĩa, những trò chơi vô bổ, làm mòn năng lực của cá

nhân, không giúp ích gì cho xã hội.

1.0

điểm

4 Câu nói có ý nghĩa:

- Phê phán những biểu hiện của lối sống phung phí, dễ dãi, hời hợt.

- Khuyên con người hướng đến cuộc sống có chiều sâu, có ích, có hiệu quả

vì “cuộc sống đang bị rút dần”.

1.0

điểm

Làm

văn

1 *Giới thiệu và giải thích ý kiến:

Ý kiến là một lời nhận xét thẳng thắn về việc lãng phí thời gian của xã hội

hiện nay.

0.25

điểm

*Bình luận ý kiến:

- Thí sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình, nhưng phải có lí lẽ và

dẫn chứng minh họa cho chính kiến của mình, thể hiện cái nhìn khách quan

về thực trạng.

- Từ chỗ nhận thức đúng về thực trạng, bài viết cần chỉ ra những sai lầm

của việc lãng phí thời gian, từ đó đề xuất cách sử dụng thời gian có hiệu

quả, đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội, góp phần nâng cao

chất lượng cuộc sống.

1.5

điểm

*Bài học nhận thức và hành động: Thí sinh tự rút ra bài học nhận thức và

hành động phù hợp.

0.25

điểm

2 Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận. 0.5

điểm

Giải thích ý kiến:

- Anh hùng là bản lĩnh tự tin, dũng cảm, mưu trí trong cuộc chiến đấu cùng

thiên nhiên; nghệ sĩ là sự tài hoa, khéo léo trong lao động.

- Ý kiến đề cập đến hai phẩm chất tưởng là đối lập nhưng lại thống nhất

trong hình tượng nhân vật người lái đò Sông Đà.

0.5

điểm

Cảm nhận hình tượng người lái đò:

+ Người lái đò là một anh hùng bách chiến bách thắng trong cuộc thư

hùng cùng sơn thần thủy quái. Qua 3 lần phá vòng vây, đương đầu cùng

trùng vi thạch trận Sông Đà, người lái đò đã bộc lộ tính cách gan dạ, bản

lĩnh, đầy tự tin và kì tuyệt thông minh từ quá trình phòng ngự đến chủ động

tiến công khiến những tên đá tướng hiếu chiến nhất cũng phải tiu nghỉu cái

mặt xanh lè thất vọng.

+ Người lái đò là một nghệ sĩ trong nghệ thuật vượt thác ghềnh. Ông xử lí

tình huống khéo léo, nhanh nhạy, linh hoạt, thay đổi chiến thuật liên tục để

phù hợp với sự ma mãnh, lắm quái chiêu của Sông Đà. Sau cuộc chiến, ông

bình thản, ung dung thưởng ngoạn những thú vui cuộc sống, không bàn tán

một lời nào về cuộc chiến nơi ải nước vừa rồi.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: thủ pháp đối lập kết hợp với sự tổng hợp

tri thức văn hóa từ các ngành khoa học và nghệ thuật đã tạo nên vẻ đẹp của

người lao động trong thời đại mới.

3.5

điểm

Bình luận ý kiến:

+ Ý kiến nhận xét đầy đủ, toàn diện vẻ đẹp của người lái đò Sông Đà.

+ Ý kiến là một gợi ý cho người đọc trong quá trình phân tích và cảm nhận

hình tượng.

0.5

điểm