Đề cương môn logistics

21
Đề cương môn Logistics - ĐHHP [Nguồn: thầy Vũ Thế Bình - CN khoa Kinh tế & QTKD - Trường Đại học Hải Phòng (2008)] Đề cương môn LOGISTIC I.Câu hỏi: Câu 1. Phân tích khái niệm logistic. Vai trò của logistics trong nền kinh tế? Câu 2. Phân loại logistics? Câu 3. Các giai đoạn phát triển của logistics và xu hướng phát triển của logistics? Câu 4. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động logistics? Câu 5. Mối quan hệ logistics và vận tải? Câu 6. Chi phí logistics? Cách xác định? Câu 7. Bản chất và quy trình cung cấp dịch vụ logistics? Câu 8. Các dòng logistics trên quan điểm hệ thống? Câu 9. Phân tích logistics container? Giải thích chức năng vận chuyển trong container đường biển? Câu 10. Khái niệm, phân loại container đường biển? Câu 11. Khái niệm người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO)? Kể tên các bên tham gia vận tải đa phương thức? Câu 12. Trách nhiệm của MTO đối với hàng hóa? Câu 13. Nội dung chứng từ vận tải đa phương thức? Phân biệt với hợp đồng?

Upload: ta-ngoc-huy

Post on 23-Jul-2015

908 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đề cương môn Logistics

Đề cương môn Logistics - ĐHHP [Nguồn: thầy Vũ Thế Bình - CN khoa Kinh tế & QTKD - Trường Đại học Hải Phòng (2008)]

Đề cương môn LOGISTIC

I.Câu hỏi: 

Câu 1. Phân tích khái niệm logistic. Vai trò của logistics trong nền kinh tế? 

Câu 2. Phân loại logistics? 

Câu 3. Các giai đoạn phát triển của logistics và xu hướng phát triển của logistics? 

Câu 4. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động logistics? 

Câu 5. Mối quan hệ logistics và vận tải? 

Câu 6. Chi phí logistics? Cách xác định? 

Câu 7. Bản chất và quy trình cung cấp dịch vụ logistics? 

Câu 8. Các dòng logistics trên quan điểm hệ thống? 

Câu 9. Phân tích logistics container? Giải thích chức năng vận chuyển trong container đường biển? 

Câu 10. Khái niệm, phân loại container đường biển? 

Câu 11. Khái niệm người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO)? Kể tên các bên tham gia vận tải đa phương thức? 

Câu 12. Trách nhiệm của MTO đối với hàng hóa? 

Câu 13. Nội dung chứng từ vận tải đa phương thức? Phân biệt với hợp đồng? 

Câu 14. Các chứng từ liên quan đến vận tải đa phương thức? 

Câu 15. Một số dạng bài tập?

 

 

Page 2: Đề cương môn Logistics

II. Trả lời:

Câu 1. Phân tích khái niệm logistic . Vai trò của logistics trong nền kinh tế? 

a) Phân tích khái niệm logistics: 

Ngày nay, logistics là 1 trong những thuật ngữ ít nhận được cách hiểu thống nhất, vì mỗi cá nhân hay công ty có khuynh hướng sử dụng nó theo cách riêng của họ. Một số người chỉ định nghĩa chung chung rằng logistics là hỗ trợ, trong khi 1 số khác lại đưa ra những định nghĩa chính xác và dài cả trang giấy. 

- Theo quan niệm mở rộng thì logistics được hiểu: logistics là việc tổ chức hoạt động thực tiễn cần thiết nhằm để thực hiện 1 kế hoạch phức hợp thành công khi mà kế hoạch đó liên quan đến nhiều người và nhiều trang thiết bị. 

- Trong lĩnh vực sx, logistics là 1 chuỗi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, các dịch vụ... cho hoạt động của tổ chức hay của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, nhịp nhàng, có hiệu quả. Bên cạnh đó còn tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm mới. Giờ đây, 1 trong 3 hướng phát triển quan trọng của quá trình chuỗi cung ứng là quản trị chuỗi / dây chuyền cung ứng. 

- Dưới góc độ quản trị cung ứng: logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí lưu trữ, chu chuyển các nguồn tài nguyên hay là yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sx, người bán buôn - bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế (Theo tài liệu giảng dạy của World Maritime University, 1999). 

- Về tổ chức hoạt động thực tiễn thì logistics là 1 cơ cấu lập kế hoạch kinh doanh về việc quan lí vật tư, dịch vụ, thông tin và dòng vốn. Nó bao gồm việc thông tin liên lạc phức hợp ngày càng tăng và hệ thống kiểm soát cần thiết trong môi trường kinh doanh hiện nay (Logistics Parrner Oy, Helsinhi, FI, 1966). 

Tóm lại: Qua các khái niệm đều có điểm chung về logistics là nó liên quan đến việc lưu chuyển, tích trữ và xử lí các nguồn lực (hàng hóa, dịch vụ và thông tin đi kèm) từ điểm đầu đến điểm kết thúc mà không bị ách tắc - tồn đọng mà phải thông suốt và đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Yêu cầu đó mà logistics phải đáp ứng là sản phẩm phải được cung cấp đúng hình thái, đúng thời gian và đúng địa điểm. 

Như vậy, cho đến nay trên thế giới chưa có sự thống nhất cao về định nghĩa logistics. 

b) Vai trò của logistics trong nền kinh tế: 

- Logistics hỗ trợ cho luông chu chuyển các giao dịch kinh tế 

- Logistics có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất hàng hóa từ khâu đầu vào của nguyên vật liệu, phụ kiện... tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng. 

Page 3: Đề cương môn Logistics

- Làm tăng khả năng hội nhập kinh tế. 

- Tăng tính cạnh tranh của 1 quốc gia trên thế giới

 

 

 

Câu 2. Phân loại logistics? 

1. Theo hình thức hoạt động, có 5 loại như sau: 

- Logistics tự cấp (1PL - First Party logistics): Người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động L để đáp ứng nhu cầu của bản thân. 

- Cung cấp dịch vụ logistics ((LSP) hay (2PL) - Second Party logistis): Người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ trong chuỗi hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, chưa tích hợp hoạt động logistics. 

- Cung cấp dịch vụ logistics thứ 3 (3PL - Third Party logistics) hay logistics hợp đồng: Người thay mặt cho chủ hàng quản lí và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng. 

- Cung cấp dịch vụ logistics thứ 4 (4PL - Fourth Party logistics) hay logistics chuỗi phân phối, hay nhà cung cấp chủ đạo (LPL): Người tích hợp, gắn kết các nguông lực tiềm năng và cơ sở vật chất khoa học kĩ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics. 4 PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, có liên quan và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng bao gồm các lĩnh vực rộng hơn. 

- Cung cấp dịch vụ L thứ 5 (5PL): Phát triển phục vụ cho thương mại điện tử. 

2. Theo tính chuyên môn hóa cung cấp dịch vụ logistics, gồm các loại công ty sau: 

- Công ty cung cấp dịch vụ vận tải. 

- Công ty cung cấp dịch vụ phân phối . 

- Công ty cung cấp dịch vụ hàng hóa. 

- Công ty cung cấp dịch vụ logistics chuyên ngành. 

3. Theo khả năng tài chính, gồm các loại công ty sau: 

- Công ty cung cấp dịch vụ logistics có tài sản. 

Page 4: Đề cương môn Logistics

- Công ty cung cấp dịch vụ logistics không có tài sản. 

4. Theo lĩnh vực hoạt động, logistics được phân chia thành 4 loại sau: 

- Logistics trong lĩnh vực sx kinh doanh (Business logistics). 

- Logistics quân sự (Millitary logistics). 

- Logistics sự kiện (Event logistics). 

- Logistics dịch vụ (Service logistics).

Câu 3. Các giai đoạn phát triển của logistics và xu hướng phát triển của logistics? 

a) Các giai đoạn phát triển của logistiscs: 

Theo ESCAP thì logistics phát triển qua 3 giai đoạn: 

- Giai đoạn 1: Phân phối vật chất. Vào những năm 60, 70 của thế kỉ 20 thì cung ứng sản phẩm vật chất, hay còn gọi là logistics đầu ra. Các hoạt động bao gồm: Vận tải; Phân phối; Bảo quản hàng hóa; Quản lí tồn kho; Bao bì đóng gói; Phân loại; Dán nhãn... 

- Giai đoạn 2: Quản lí dây chuyền cung ứng. Vào những năm 80, 90 của thế kỉ 20 thì kết hợp cả 2 mặt đầu vào (cung ứng vật tư), đầu ra (cung ứng sản phẩm) để tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả. Đây gọi là quá trình logistics. 

- Giai đoạn 3: Quản trị dây chuyền cung ứng. Những năm cuối thế kỉ 20. Đây là 1 khái niệm thương mại mang tính chiến lược quản trị chuỗi nối tiếp các hoạt động từ cung cấp đến người sản xuất, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cùng với việc lập các chứng từ có liên quan, hệ thống theo dõi kiểm tra, làm tăng thêm giá trị sản phẩm.

b) Xu hướng phát triển của logistics: 

- Ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng trong lĩnh vực logistics. 

- Phương pháp quản lí logistics kéo ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần thay thế cho phương pháp đẩy theo truyền thống. 

- Thuê dịch vụ logistics từ các công ty logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến.

Câu 4. Các nguyên tắc cơ bản của hoạt động logistics? 

1. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống (System approach): 

Page 5: Đề cương môn Logistics

- Hệ thống là sự tập hợp bởi các thực thể (đối tượng khác nhau) có sự tương tác với nhau. Sự biến đổi của 1 thực thể này có thể ảnh hưởng đến sự biến đổi của 1 hoặc nhiều thực thể khác và ngược lại và cuối cùng làm cho hệ thông biến đổi. 

- Tiếp cận hệ thống là phương pháp khá phổ biến trong khoa học. Theo phương pháp này thì nghiên cứu vấn đề cần đặt nó vào môi trường mà nó tồn tại. Nói cách khác, là xem xét nó như là 1 bộ phận của tổng thể lớn hơn, mà ta thường gọi là môi trường bên ngoài. 

- Logistics trong hoạt động kinh doanh được coi là 1 hệ thống lớn. Hệ thống gồm 3 hệ thống nhỏ tương tác với nhau, đó là hệ thống cung ứng vật tư, hệ thống phân phối thành phẩm, và hệ thống thu hồi (tái chế và tái sử dụng). 

2. Nguyên tắc xem xét tổng chi phí (Total - cost approach): 

- Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở là tất cả các chức năng liên quan trong logistics được coi như toàn bộ, không riêng lẻ. Các hoạt động trong khu vực chức năng của logistics đều phải nằm trong "cái ô" tổng chi phí của logistics. 

3. Nguyên tắc tránh tối ưu hóa cục bộ (The avoidance of suboptimization): 

- Theo nguyên tắc này, các vấn đề được xem xét toàn bộ. 

- Ví dụ: 1 dây chuyền sx gồm các công đoạn khác nhau, là mỗi công đoạn này lại là 1 bộ phận có tính độc lập tương đối, nghĩa là có thể xem xét như 1 đối tượng điều khiển độc lập. 

Như vậy, nó có thể được tối ưu hóa riêng (tối ưu hóa cục bộ). Tối ưu hóa cục bộ có thể đưa đến 2 tình huống: thúc đẩy hoặc kìm hãm tính tối ưu toàn hệ thống. Vì vậy, nguyên tắc này chỉ ra rằng khi tối ưu hóa cục bộ không tạo được kết quả tối ưu cho toàn hệ thống thì không nên tối ưu hóa cục bộ. 

4. Nguyên tắc bù trừ (Cost trade - offs): 

- 1 nguyên tắc quan trọng được hình thành từ nguyên tắc tổng chi phí và hỗ trợ cho nguyên tắc tổng chi phí đó là nguyên tắc bù trừ chi phí. Nguyên tắc này được hiểu là sự thay đổi các hoạt động chức năng của hệ thống lưu thông phân phối sẽ làm cho 1 số chi phí tăng lên, 1 số chi phí giảm xuống.  

- Ví dụ: Nhà sx muốn tận dụng giá cước vận chuyển đường biển thấp thì phải tích tụ 1 số lượng hàng hóa lớn và điều này dẫn đến chi phí tồn trữ tăng lên. Ngược lại, nhà sx giao hàng bằng máy bay thì giá cước vận chuyển sẽ cao hơn rất nhiều so với đường biển nhưng chi phí tồn trữ thấp. Tuy nhiên, hiệu quả thực sự của nguyên tắc này sẽ là tổng chi phí giảm xuông tương ưng với mục đích phục vụ khách hàng được xác định.

 

 

Page 6: Đề cương môn Logistics

Câu 5. Mối quan hệ logistics và vận tải? 

1. Hợp lí hóa tổ chức vận tải: 

- Đối với các lô hàng nhỏ và yêu cầu vận chuyển thường xuyên đã đặt ra những đòi hỏi mới đối với vận tải. Một mặt, vận tải phải đáp ứng được nhu cầu về việc vận chuyển các lô hàng nhỏ, đều đặn. Mặt khác phải đảm bảo chi phí vận tải chiếm 1 tỉ lệ hợp lí trong giá bán của hàng hóa. Điều này dẫn đến 1 hệ quả tất yếu là tổ chức vận tải phải thay đổi theo. 

- Phương pháp vận chuyển trực tiếp sẽ được thay đổi bằng phương pháp vận chuyển qua các điểm trung chuyển để có hiệu quả hơn. 

2. Logistics tạo nền tảng cho phát triển vận tải đa phương thức: 

- Ngày nay, công tác tổ chức vận tải phải thống nhất, và thông suốt trong toàn bộ dây chuyền vận tải. Đó là vận tải đa phương thức. Toàn bộ hoạt động vận tải có thể được thực hiện theo 1 hợp đồng vận tải đa phương thức duy nhất và sự phối hợp mọi chu chuyển hàng hóa do 1 người tổ chức dịch vụ vận tải đa phương thức đảm nhận. 

3. Logistics tạo tiền đề hoàn thiện chất lượng vận tải và dịch vụ: 

- Người sử dụng dịch vụ vận tải (chủ hàng) có thể chọn 1 dịch vụ hoặc sự phối hợp giữa các dịch vụ sao cho đảm bảo được sự cân bằng tốt nhất giữa các dịch vụ và giá cả dịch vụ. Người sử dụng dịch vụ vận tải có thể xem xét để lựa chọn dịch vụ vận tải nào thích hợp theo các chỉ tiêu chất lượng, đó là:  

• Giá cả vận tải 

• Thời gian vận tải 

• Mức độ rủi ro, mất mát đối với hàng hóa. 

- Vì vậy, vận tải phải đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ vận tải theo các tiêu chí đã nêu trên.

Câu 6. Chi phí logistics? Cách xác định? 

a) Khái niệm chi phí logistics: 

- Những chi phí gắn liền với lưu chuyển và phân phối nguyên vật liệu và hàng hóa thường gọi là chi phí logistics. 

Page 7: Đề cương môn Logistics

- Các nội dung và phương pháp tính toán chi phí logistics là khác nhau tùy thuộc vào loại hình và lĩnh vực kinh doanh. Ngay cả khi các loại hình và lĩnh vực kinh doanh như nhau - tương tự, phạm vi và cách tính toán sẽ khác nhau tùy thuộc vào các mục tiêu quan lí. 

b) Cách xác định chi phí logistics: 

- Logistics gắn bó chặt chẽ và là 1 hoạt động có liên quan tới "tối ưu hóa và thực thi quá trình lưu chuyển - lưu thông , phân phối của nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất cũng như hàng hóa thành phẩm cho tới khi đến tay người tiêu dùng. Đây chính là cơ sở để xác định chi phí này thuộc về chi phí logistics. 

- Logistics là 1 chuỗi tích hợp nhiều hoạt động kinh tế nhằm tối ưu hóa vị trí và quá trình chu chuyển, dự trữ hàng hóa từ điểm đầu tới điểm cuối - người tiêu dùng cuối cùng. Có bao nhiêu loại hình hoạt động logistics thì cũng có bấy nhiêu thứ chi phí. 

- Trong thực tiễn kinh doanh, có những chi phí dễ dàng được xác định là chi phí logistics, song cũng có những chi phí "ẩn" mà việc xác định chúng khá khó khăn. 

- Phát hiện chi phí ẩn phải làm rõ những chi phí nào thuộc chi phí logistics và không thuộc chi phí logistics. Bên cạnh những chi phí dễ dàng nhận biết thuộc về chi phí logistics như phí vận chuyển, phí lưu kho thương mại. Còn có những chi phí không dễ dàng xác định có thuộc về phí logistics hay không như chi phí lưu kho riêng, chi phí do thiếu và bù đắp cho hàng bị đổ vỡ, chi phí kiểm soát phân phối... Có những chi phí phát sinh do phân phối vật liệu sau khi hoàn thành sản phẩm và nằm ngoài việc kiểm soát của người mua, kiểm soát sản xuất. Đó là những chi phí phân phối vật tư và không phải là chi phí logistics. 

- Trong thực tế, việc tính toán các chi phí như cước phí vận chuyển, phí lưu kho và những chi phí bên ngoài khác được xác định 1 cách dễ dàng nhưng chi phí logistics tại nhà máy thì không đơn giàn và rõ ràng. Những chi phí này lên được phân loại từ nhiều mục khác nhau của tài chính kế toán, hoặc phân chia phù hợp với khối lượng công việc và tỷ lệ liên quan. 

- Để phát hiện chi phí ẩn, người ta theo thuyết tảng băng trôi. Thuyết tảng băng trôi cho phép hình dung những chi phí logistics ta dễ dàng nhận thấy như phần nổi của tảng băng còn phần chi phí ẩn như phần chìm của tảng băng đó. Việc xác định rõ các khoản chi phí logistics là vô cùng cần thiết vì nó góp phần chỉ ra các biện pháp giảm thiểu chi phí, đặc biệt là chi phí lưu thông.

Câu 7. Bản chất và quy trình cung cấp dịch vụ logistics? 

a) Bản chất kinh tế của logistics: 

- Với nhà sx: Mục tiêu quan trọng là bán hàng tới người tiêu dùng với giá rẻ nhất nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đây chính là bản chất kinh tế của logistics. 

• Giá bán hàng hóa đến người tiêu dùng phải đảm bảo bù đắp các chi phí sau: 

Giá thành sx ra hàng hóa (cơ sở cho việc xác định giá EXW) gọi là C1 

Page 8: Đề cương môn Logistics

Chi phí hoạt động Marketting C2 

Chi vận tải C3 

Chi phí cơ hội cho vốn và cho hàng tồn trữ C4 

Chi phí bảo quản hàng hóa C5. 

- Với các nhà cung cấp dịch vụ: Mục tiêu quan trọng là bán sản phẩm dịch vụ tới người sử dụng dịch vụ với giá rẻ nhất với thởi gian kịp thời nhất. 

b) Quy trình cung cấp dịch vụ logistics: 

- Bản chất của những công ty logistics hàng đầu trên thế giới như Maersk logistics, APL logistics, NYK logistics, CargoSmart... là nhằm cung cấp dịch vụ quản lí chuỗi cung ứng tối ưu cho khách hàng. Chuối cung ứng này gồm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng như quản lí đơn giao hàng, giao nhận hàng tận nơi, kho bãi... và thay đổi tùy theo quy mô và yêu cầu của khách hàng cũng như của chính khả năng của nhà cung cấp dịch vụ. 

- Tuy nhiên, mỗi công ty logistics có những đặc điểm khác nhau khi áp dụng quy trình khai thác, trong chừng mực nào đó. Dưới đây là những điểm chung nhất và hiện đang được đa số áp dụng tại Việt Nam đối với vận chuyển đường biển: 

• Giữa người mua hàng và công ty logistics sau khi đạt được thỏa thuận về dịch vụ được cung cấp, bên cung cấp dịch vụ sẽ xây dựng lên quy trình logistics, trong đó thể hiện rõ mọi yêu cầu về dịch vụ của người mua hàng mà theo công ty logistics có bổn phận phải thực hiện đúng. Quy trình này có tên là quy trình logistics hiện hành (Working Logistics Procedure) hay quy trình khai thác tiêu chuẩn (Standard Operating Procedure). Đây chính là kim chỉ nam mà các công ty logistics tại Việt Nam phải tuân thủ chặt chẽ theo cam kết dịch vụ của khách hàng. Quy trình logistics bao gồm những bước sau: 

Lập Booking 

Giao hàng 

Lập chứng từ.

Câu 8. Các dòng logistics trên quan điểm hệ thống? 

1. Dòng logistics đi vào (Inbound logistics): 

- Dòng này bao gồm toàn bộ quá trình dịch chuyển vật tư, nguyên vật liệu và các bộ phận cấu thành nên sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau và qua nhiều công đoạn khác nhau. Nhà sx cần phải kiểm soát dòng dịch chuyển này, không chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ các yếu tố nhập lượng hữu hình cho quá trình sx được tiến hành trôi chảy mà còn phải đảm bảo sử dụng vốn ít nhất và chi phí thấp nhất để tạo ra các xuất lượng (thành phẩm) với giá thành rẻ nhằm đáp ứng

Page 9: Đề cương môn Logistics

đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng. Kiểm soát dòng dịch chuyển này còn gọi là logistics đầu vào. 

2. Dòng logistics đầu ra (Outbound logistics): 

- Dòng logistics đầu ra liên quan đến việc dịch chuyển hàng hóa từ điểm cuối cùng của dậy chuyển sx đến khách hàng. Sự chu chuyển của hàng hóa từ nhà máy thông qua các kênh phân phối (trực tiếp hoặc gián tiếp) rồi đến tay người tiêu dùng. 

3. Dòng thu hồi để tái chế và tái sử dụng (Return logistics): 

- Các hoạt động logistics trong lĩnh vực kinh doanh thường tập trung vào dòng vật chất thuận chiều (dòng vật tư, nguyên vật liệu đi vào nhà máy và dòng sản phẩm từ nhà máy đi ra, và đến khách hàng cuối cùng), nhưng thực tế còn có 1 dòng vật chất đi ngược với dòng vật chất thuận chiều nêu trên cần phải được quan tâm lập kế hoạch và kiểm soát chúng. Dòng vật chất ngược chiều được hình thành do phải thu hồi các sản phẩm không bán được để nâng cấp; hoặc thu hồi các sản phẩm có những khuyết tật để sửa chữa; thu hồi sản phẩm đã sử dụng để tháo dỡ tái sử dụng 1 phần; thu hồi và tái sử dụng bao bì. 

- Thu hồi các sản phẩm không bán được hoặc các sản phẩm bị khuyết tật: 

• Các sản phẩm được đưa vào thị trường nào đó khá lâu nhưng không bán được vì không có nhu cầu hoặc nhu cầu đã bão hòa có thể được thu hồi để chuyển sang bán ở thị trường khác đang có nhu cầu. 

• Các sản phẩm đưa vào thị trường nhưng công dụng, màu sắc, kiểu dáng, tính năng của sản phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên không tiêu thụ được sản phẩm cần phải thu hồi để nâng cấp, thay đổi kiểu dáng, mẫu mã rồi sau đó lại được tiếp tục đưa vào mạng phân phối ở 1 thị trường khác. 

• Các sản phẩm được tung ra thị trường nhưng có những khuyết tật hoặc lỗi nào đó lên nhà sx phải thu hồi để sửa chữa và sau đó lại tiếp tục đưa vào thị trường tiêu thụ. 

Tóm lại, khi thu hồi các sản phẩm không bán được, hoặc các sản phẩm bị khuyết tật, nhà sx phải gánh chịu thêm chi phí. Vì vậy, cần phải tổ chức và kiểm soát tốt các hoạt động có liên quan đến dòng thu hồi vốn này. 

- Thu hồi để tháo dỡ các sản phẩm đã qua sử dụng: 

Khi sản phẩm đã hết thời hạn sử dụng, khách hàng thải hồi chúng. Việc thải hồi các sản phẩm này có thể ảnh hưởng đến môi trường. Vì vậy, nhà sx có trách nhiệm (tự nguyện hoặc bắt buộc của chính quyển) đối với việc bảo vệ môi trường nên sản phẩm được tổ chức thu hồi xử lí, tiêu hủy chúng an toàn. Mặt khác, nhà sx có thể thu hồi và tái sử dụng 1 số bộ phận của sản phẩm. 

- Thu hồi và tái sử dụng các bao bì sản phẩm: 

Page 10: Đề cương môn Logistics

Một số lượng bao bì của hàng hóa khi khách hàng sử dụng các sản phẩm được thải hồi phải được thu gom lại để tái sử dụng theo phuơng cách nào đó của nhà sx nhằm giảm chi phí, hoặc dưới áp lực của cộng đồng, của chính quyền hoặc xã hội buộc nhà sx phải thu gom để tiêu hủy chúng theo cách an toàn nhất cho môi trường. Vấn đề đặt ra ở đây là tổ chức thu gom như thế nào để đảm bảo phục vụ cho việc đóng hàng đầy đủ, kịp thời với chi phí thấp hơn chi phí sx mới.

 

- Dòng tái sử dụng container: 

Khi các công ty vận tải container mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động, số lượng container cũng ngày càng phức tạp hơn. Với sự ra đời của logistics giúp các công ty trên có 1 sự nhận thức tốt hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn trong vấn đề quản lí và sử dụng container. Các nguyên tắc của logistics trong lĩnh vực sx kinh doanh được các công ty vận tải container (đặc biệt là các công ty lớn áp dụng). Các hãng tàu container nước ngoài đã thiết kế và tổ chức cho mình 1 hệ thống logistics riêng để thực hiện công việc quản lí, điều phối, sử dụng container.

Câu 9. Phân tích logistics container? Giải thích chức năng vận chuyển trong container đường biển? 

- Khái niệm: 

- Khi các công ty vận tải mở rộng phạm vi , quy mô hoạt động, sản lượng container đưa vào khai thác ngày càng nhiều lên, việc quản lí, kiểm soát, điều phối container cũng ngày càng phức tạp. Với sự ra đời của logistics giúp các công ty trên có sự nhận thức tốt hơn, đầy đủ hơn, toàn diện hơn trong vấn đề quản lí và sử dụng container. 

- Chức năng vận chuyển trong container đường biển:

Câu 10. Khái niệm, phân loại container đường biển? 

a) Khái niệm: 

Theo ISO, container là 1 dụng cụ vận tải có các đặc điểm: 

- Có hình dáng cố định, bền chắc, được sử dụng nhiều lần. 

- Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng 1 hoặc nhiều phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường. 

- Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác. 

- Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng vào và dỡ hàng ra. 

- Có dung tích không ít hơn 1 m3 . 

Page 11: Đề cương môn Logistics

b) Phân loại: 

1. Theo kích thước: 

- Container loại nhỏ : Trọng lượng nhỏ hơn 5 tấn - Dung tích nhỏ hơn 3 m3 . 

- Container loại trung bình: Trọng lượng 5-8 tấn - Dung tích 3-10 m3 . 

- Container loại lớn: Trọng lượng lớn hơn 8 tấn - Dung tích lớn hơn 10 m3 . 

2. Theo vật liệu đóng container: 

- Container thép; nhôm; gỗ dán; nhựa tổng hợp.... 

3. Theo cấu trúc container: 

- Container kín (Closed container) 

- Container mở (Open container) 

- Container khung (France container) 

- Container gấp (Tilt container) 

- Container phẳng (Flat container) 

- Container có bánh lăn (Rolling container)

4. Theo công dụng container: 

- Nhóm I - Nhóm container chở hàng bách hóa: gồm các container kín có cửa ở 1 đầu, conainer kín có cửa ở 1 đầu và các bên, có cửa trên nóc, mở cạnh, mở trên nóc, mở bên cạnh... 

- Nhóm II - Nhóm container chở hàng rời: là loại dùng chở hàng rời như thóc hạt, xà bông bột... đôi khi chuyên chở hàng hóa có miệng trên mái để xếp hàng vào và có cửa container để dỡ hàng ra. Tiện lợi của nó là tiết kiệm sức lao động khi xếp và dỡ hàng. Nhưng nó có điểm bất lợi là trọng lượng vỏ nặng, số cửa và nắp có thể gâp khó khăn trong việc giữ an toàn và kín nước cho container vì nếu nắp nhồi hàng nhau sẽ gấy khó khăn cho việc xếp hàng có thứ tự. 

- Nhóm III - Nhóm container bảo ôn, nóng, lạnh: là loại có sườn, sàn, mái và cửa ốp chất cách nhiệt để hạn chế sự dịch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài container, nhiểu khi loại container này có thiết bị làm lạnh hoặc làm nóng được đặt ở 1 bên đầu hay bên thành container. Nhiều container lại dựa vào sự làm lạnh hỗn hợp. Đây là loại chứa hàng mau hỏng (rau quả..) và các loại container bị ảnh hưởng do sự thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên, vì chỉ có lớp cách nhiệt và nếu có thể tăng thêm đồng thời lớp cách điện và máy làm lạnh này cũng làm giảm dung tích chứa hàng

Page 12: Đề cương môn Logistics

của container, sự bảo quản máy móc cũng yêu cầu đòi hỏi cao hơn nếu các thiết bị máy được đặt ở trong container. 

- Nhóm IV - Nhóm container thùng chứa: dùng để chở hàng nguy hiểm hoặc hàng đóng rời (thực phẩm lỏng, hóa chất...). Những thùng chứa bằng thép được chế tạo phù hợp với kích thước của ISO dung tích 20 ft, hình dáng như 1 khung sắt hình chữ nhật chứa khoảng 400 galon (1540l) tùy theo yêu cầu, loại này có thể nắp thêm thiết bị làm lạnh hay nóng. Đây là loại container được chế tạo cho những hàng hóa đặc biệt, nó có ưu điểm là sức lao động yêu cầu để đổ đầy và hút hết là nhỏ nhất, và có thể sử dụng như kho chứa tạm thời. 

Tuy nhiên, nó có những mặt hạn chế: Giá thành ban đầu và giá bảo dưỡng cao, các hàng hóa khi cho vào đòi hỏi phải làm sạch thùng chứa (mỗi lần cho hàng hóa vào là 1 lần làm sạch), khó khăn trong vận chuyển nên hàng bị rơi, trọng lượng vỏ cao. 

- Nhóm V - Nhóm container đặc biệt, container chở súc vật sống: Được nắp đặt theo ISO, cố định những ngăn chuồng cho súc vật và có thể hoặc không thể chuyển đổi thành container phù hợp cho mục đích chở hàng bách hóa. Loại này dùng chở súc vật sống lên nhược điểm chính là vấn đề làm sạch giữa các loại hàng hóa. Trong nhiều quốc gia, đó là vấn đề kiểm dịch khi các container rỗng dùng để chở súc vật sống quay lại dùng để tiếp tục bốc hàng.

Câu 11. Khái niệm người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO)? Kể tên các bên tham gia vận tải đa phương thức? 

a) Khái niệm MTO: 

- Theo công ước của LHQ về vận tải đa phương thức, MTO là bất kì người nào, tự mình hoặc thông qua một người khác, kí kết một hợp đồng vận tải đa phương thức và hoạt động như 1 bên chính và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức. 

- Theo "Bản quy tắc" về chứng từ vận tải đa phương thức: MTO là bất cứ người nào kí hợp đồng VTĐPT và chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó như 1 người chuyên chở". 

b) Các bên tham gia vận tải đa phương thức: 

- MTO có tàu (VO - MTOs) 

- MTO không có tàu (Non VO - MTOs)

 

Câu 12. Trách nhiệm của MTO đối với hàng hóa? 

Trách nhiệm này được quy định trong công ước của LHQ về VTĐPT quốc tế năm 1980 và trong bản quy tắc của UNCTADICC về chứng từ VTĐPT số xuất bản 481 gồm 3 vấn đề cơ bản: 

a) Thời hạn trách nhiệm (Period of Responsibility): 

Page 13: Đề cương môn Logistics

- MTO phải chịu trách nhiệm về hàng hóa kể từ khi MTO đã nhận hàng để chở cho đến khi MTO giao hàng cho người nhận hàng. 

- MTO coi như đã nhận hàng XK để chở kể từ khi anh ta đã nhận hàng từ: 

• Người gửi hàng, người thay mặt người gửi hàng. 

• 1 cơ quan có thẩm quyền hoặc bên thứ 3 mà theo luật lệ hoặc quy tắc tại nơi nhận hàng để chở, hàng hóa phải giao qua những người đó để vận chuyển. 

- MTO coi như đã xong hàng khi: 

• Đã giao cho người nhận hàng. 

• Đã đặt hàng dưới sự định đoạt của người nhận phù hợp với hợp đồng VTĐPT hoặc luật lệ, tập quán bán buôn mặt hàng đó tại nơi giao hàng, trong trường hợp người nhận không nhận hàng từ MTO. 

• Đã giao cho 1 cơ quan có thẩm quyền hoặc 1 bên thứ 3 khác mà theo luật lệ hoặc tập quán tại nơi giao hàng, hàng hóa phải giao cho họ. 

b) Cơ sở trách nhiệm (Basis of Liability): 

- MTO phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do mất mát hoặc do hư hỏng hàng hóa, cũng như hậu quả từ việc giao chậm hàng nếu gây ra mất mát, hư hỏng khi hàng hóa còn thuộc trách nhiệm của MTO, trừ khi MTO chứng minh được rằng anh ta - người làm công hoặc đại lí của anh ta đã áp dụng mọi biện pháp hợp lí, cần thiết để ngăn ngừa sự cố xảy ra và hậu quả của nó. 

c) Giới hạn trách nhiêm: 

- Theo công ước về VTĐPT thì giới hạn trách nhiệm của MTO là 920 SDR cho mỗi kiện hay đơn vị hoặc 2,75 SDR cho mỗi kg hàng hóa cả bì bị mất tùy theo cách tính nào cao hơn. 

- Để tính toán số tiền nào cao hơn, áp dụng các quy tắc: 

• Nếu hành trình VTĐPT không gồm vận tải đường biển hay thủy nội địa thì trách nhiệm của MTO không vượt quá 8,33 SDR cho mỗi kg cả bì hàng hóa bị mất mát, hư hỏng. 

• Với việc giao chậm hàng thì trách nhiệm của MTO sẽ là 1 số tiền tương đương 2,5 lần tiền cước của số hàng giao chậm nhưng không vượt quá tổng số tiền cước theo hợp đồng VTĐPT. 

- Giới hạn trách nhiệm của MTO theo Bản quy tắc của UNCTAD/ICC: 666,67 SDR cho mỗi kiện hàng hay đơn vị hoặc 2,0 SDR cho mỗi kg hàng cả bì bị mất mát, hư hỏng. 

- Theo quy định của Công ước và Bản quy tắc gọi là chế độ trách nhiệm thống nhất thì chỉ có 1 chế độ trách nhiệm áp dụng cho nhiều phương thức vận tải khác nhau trong 1 hành trình vận tải.

Page 14: Đề cương môn Logistics

 

 

Câu 13. Nội dung chứng từ vận tải đa phương thức? Phân biệt với hợp đồng? 

a) Nội dung chứng từ VTĐPT: 

- Khái niệm: Chứng từ VTĐPT là 1 chứng từ chứng minh cho 1 hợp đồng VTĐPT, cho việc nhận hàng để chở của MTO, và cho việc cam kết của MTO giao hàng phù hợp với các điều kiện, điều khoản của hợp đồng. 

- Nội dung: 

• Tính chất chung của hàng hóa, những kí mã hiệu chính để nhận dạng hàng hóa. Tính chất nguy hiểm của hàng hóa nếu có, số kiện, trọng lượng cả bì và những chi tiết khác do người gửi hàng cung cấp. 

• Tình trạng bên ngoài của hàng hóa. 

• Tên và trụ sở kinh doanh chính của MTO. 

• Tên người gửi hàng. 

• Người nhận hàng nếu do người gửi chỉ định. 

• Ngày và nơi mà MTO nhận hàng để chở. 

• Nơi giao hàng. 

• Ngày và thời hạn giao hàng nếu có thỏa thuận giữa các bên. 

• Chứng từ VTĐPT là lưu thông được hay không lưu thông được. 

• Ngày và nơi cấp chứng từ VTĐPT. 

• Chữ kí của MTO hoặc người được MTO ủy quyền. 

• Tiền cước 

• Hành trình VTĐPT, các phương thức vận tải tham gia và nơi chuyển tải: nếu có thỏa thuận hoặc tiền cước do người nhận trả... 

b) Phân biệt với hợp đồng: 

Page 15: Đề cương môn Logistics

- Hợp đồng là 1 cam kết thỏa thuận giữa 2 bên hay nhiều bên (pháp nhân) để làm hoặc không làm 1 việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền với dự án, trong đó 1 bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay 1 phần dự án cho mình. Và giống như dự án, có dự án chính trị xã hội và dự án kinh doanh, hợp đồng có thể là sự thỏa ước dân sự về kinh tế (HĐKT) hay xã hội. 

- Hợp đồng có thể thực hiện bằng văn bản hay bằng miệng có thể có người làm chứng. Nếu vi phạm hợp đồng hay không theo cam kết thì 2 bên cùng nhau ra tòa và bên thua phải chịu phí tổn. 

- Cấu trúc, nội dung cần thiết trong hợp đồng: 

• Tên, thông tin địa chỉ các bên. 

• Thông điệp nêu rõ sự đồng ý trên thỏa thuận 

• Nội dung và phạm vi công việc thực hiện - hàng hóa được mua bán. 

• Giá cả và sản lượng hàng hóa. 

• Phương thức giao hàng 

• Phương thức giải quyết tranh chấp, luật áp dụng và tòa thụ lí nếu có tranh chấp. 

• Bảo mật thông tin 

• Các điều khoản chung và thời hạn thực hiện hợp đồng.

Câu 14. Các chứng từ liên quan đến vận tải đa phương thức? 

1. FIATA Negotiable Multimodal Transport Bill of Lading (FBL): 

- Là loại do hiệp hội giao nhận quốc tế soạn thảo, gọi tắt là vận đơn hỗn hợp FBL 

2. COMBIDOC: 

- Là do công hội hàng hải BIMCO soạn thảo 

Cả 2 loại trên đều được xây dựn dựa trên bản quy tắc thống nhất về chứng từ VTĐPT của phòng thương mại quốc tế (ICC) đã được UNCTAD chấp nhận và có hiệu lực ngày 01/01/1999. 

3. MULTIDOC (Chứng từ VTĐPT):  

- Là chứng từ mà người chuyên chở ĐPT (Combined Transport Operator) kí phát cho người gửi hàng theo yêu cầu của người này. Nó có chức năng giao dịch của 1 chứng từ vận tải đầy đủ pháp lí: 

Page 16: Đề cương môn Logistics

• Biên lai giao nhận hàng 

• Chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng 

• Bằng chứng 1 hợp đồng vận tải đã kí kết. 

4. Combile Transport B/L (Vận đơn vận tải phối hợp hay vận đơn vận tải đa phương thức: 

- Là loại vận đơn chở suốt mà hàng hóa được chuyên chở từ nơi gửi (nơi bốc hàng) đến nơi đến bằng phương tiện của các phương tiện vận tải khác nhau. Vận đơn này do người khai thác VTĐPT kí kết với người gửi hàng hay chủ hàng trên danh nghĩa là người chuyên chở theo hợp đồng. Vận đơn VTĐPT có nhiều điều khoản và điều kiện chuyên chở khác xa so với vận đơn đường biển thông thưởng nhưng nó cũng có đủ chức năng là biên lai giao nhận hàng, giấy xác nhận quyền sở hữu và bằng chứng của 1 hợp đồng VTĐPT đã được kí kết.