Đề tài cấp viện 2013 - ott (final)

88
BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆN CHIẾN LƯỢC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG BÁO CÁO ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP QUẢN TRỊ DỊCH VỤ OVER-THE-TOP (OTT) Chủ trì đề tài: Ban Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông

Upload: kun-ngo

Post on 21-Oct-2015

228 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

VIỆN CHIẾN LƯỢC THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

BÁO CÁO

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP QUẢN TRỊ DỊCH VỤ OVER-THE-TOP

(OTT)

Chủ trì đề tài: Ban Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông

Hà Nội, 12/2013

Page 2: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................4

PHẦN I: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT CHUNG CỦA ỨNG DỤNG OTT.....6

I.1. Giới thiệu chung về OTT..........................................................................................6

I.1.1. Khái niệm về OTT..............................................................................................6

I.1.2. Quá trình xuất hiện và phát triển các dịch vụ OTT............................................9

I.1.3. Phân loại OTT theo dịch vụ.............................................................................10

I.2. Đặc điểm kĩ thuật chung của OTT..........................................................................16

PHẦN II: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CỦA OTT Ở VIỆT NAM, CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ OTT ĐỐI VỚI XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRUYỀN THỐNG.............................................................................................................................24

II.1. Thực trạng phát triển của dịch vụ OTT ở Việt Nam..............................................24

II.2.Tác động của dịch vụ OTT đối với xã hội và dịch vụ viễn thông truyền thống.....26

PHẦN III: NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA OTT THẾ GIỚI.............30

III.1. Số liệu về sự phát triển của OTT trên thế giới......................................................30

III.2. Dự báo xu hướng phát triển của OTT trên thế giới..............................................33

III.3. Kinh nghiệm thế giới về quản lý dịch vụ OTT.....................................................39

III.3.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ..............................................................................39

III.3.2. Nhứng nguyên tắc của APEC đối với thương mại dịch vụ xuyên biên giới 43

III.3.3. Kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu EU.....................................................44

III.4. Nhận xét chung.....................................................................................................44

PHẦN IV. NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA OTT TẠI VIỆT NAM...45

IV.1. Xu hướng phát triển của OTT TV tại Việt Nam..................................................45

IV.2. Xu hướng phát triển của OTT viễn thông tại Việt Nam.......................................46

PHẦN V: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DỊCH VỤ OTT TẠI VIỆT NAM ĐỂ ĐẢM BẢO CHO THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG PHÁT TRIỂN LÀNH MẠNH...............................................................................................................................48

V.1. Phương pháp tiếp cận vấn đề quản lý dịch vụ OTT tại Việt Nam.........................48

2

Page 3: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

V.2. Đề xuất các giải pháp, chính sách quản lý dịch vụ OTT tại Việt Nam..................48

V.3. Nhận xét, kết luận và lựa chọn giải pháp, chính sách quản lý dịch vụ OTT phù hợp cho Việt Nam..........................................................................................................50

V.4. Nhận xét, kết luận và lựa chọn giải pháp cho doanh nghiệp quản trị dịch vụ OTT tại Việt Nam...................................................................................................................51

KẾT LUẬN.......................................................................................................................53

3

Page 4: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

MỞ ĐẦU

Các dịch vụ ứng dụng đa phương tiện miễn phí trên di động (còn gọi là dịch vụ cung cấp nội dung trên nền mạng viễn thông OTT - over - the - top content) thu hút hàng triệu người dùng ở Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Các dịch vụ này làm các nhà mạng viễn thông trong nước lo ngại bị cạnh tranh, chia sẻ doanh thu. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh của các OTT đang là xu hướng không thể tránh khỏi và cần sự thỏa hiệp, hợp tác giữa các nhà mạng và các doanh nghiệp OTT.

Xu hướng sử dụng dịch vụ OTT đang lan tỏa mạnh, thể hiện qua lượng người dùng tăng chóng mặt. Trên thế giới, một số ứng dụng OTT thành công có thể kể đến như Line, ra mắt vào tháng 6-2011 đã nhanh chóng lan tỏa đến 231 quốc gia và chỉ mất hơn 19 tháng để vượt con số 100 triệu người dùng. Hay như Viber, một công ty nhỏ của Israel, tuyên bố chạm mốc 175 triệu người dùng chỉ sau hơn 12 tháng ra mắt. Ứng dụng Whatsapp đang nắm khoảng 250 triệu người dùng tại Châu Âu. Và không thể không nhắc đến Skype – dịch vụ hiện sở hữu 800 triệu khách hàng, với khoảng 280 triệu người dùng hằng tháng.

Tính riêng tại Việt Nam, mỗi ngày dịch vụ OTT Viber nhận thêm 20.000 người dùng mới và con số tăng thêm trong tháng 2 năm 2013 là 500.000 người, đạt tổng cộng 3,5 triệu người dùng. Hay như dịch vụ OTT Line mới xuất hiện ở Việt Nam từ tháng 9-2012 mà hiện có hơn 1 triệu người dùng. Ngay cả sản phẩm nội địa như Zalo của VNG, gần cuối tháng 2 đã đạt xấp xỉ 1 triệu người dùng.

Nguyên nhân chủ yếu có thể kể tới là hạ tầng mạng viễn thông đã phát triển rất mạnh và hiệu quả trong thời gian vừa qua, đáp ứng tốt các nhu cầu truyền thông đa phương tiện. Thêm vào đó là lượng người dùng điện thoại di động thông minh (smartphone) ngày càng gia tăng, tạo nên một một thị trường lớn cho các ứng dụng đa phương tiện miễn phí.

Việc người dùng dịch vụ viễn thông sử dụng các dịch vụ OTT miễn phí này thay vì dùng các dịch vụ viễn thông truyền thống có tính phí khiến cho doanh thu từ các dịch vụ trên của các nhà mạng bị ảnh hưởng và buộc các đơn vị này phải phản ứng. Tại một hội thảo ngành thông tin truyền thông gần đây, đại diện Viettel phân tích, những dịch vụ viễn thông cơ bản như điện thoại, nhắn tin và truyền hình đang chiếm đến 80% doanh thu của các nhà mạng với khoảng 100.000 tỉ đồng. OTT có thể dẫn tới nguy cơ doanh thu này của các nhà mạng bị sụt giảm mạnh.

Các mạng di động lớn khác như VinaPhone, MobiFone, dù không lên tiếng nhưng cũng bắt đầu có những động thái liên quan. Chỉ khác Viettel một điều là họ không đòi chặn OTT. Vậy trước tình hình cạnh tranh giữa các dịch vụ mới xuất hiện và dịch vụ truyền thống, liệu có thể thỏa hiệp và hợp tác chia sẻ lợi ích giữa các đơn vị này? Xu hướng phát triển của các dịch vụ OTT mới trên thế giới như thế nào? Với đặc thù riêng

4

Page 5: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

của Việt Nam đặt trong xu hướng chung của thế giới, sự phát triển của các dịch vụ truyền thống và dịch vụ OTT ở Việt Nam sẽ như thế nào? Điều này cần có sự nghiên cứu, đánh giá lại thực trạng và đưa ra hướng tiếp cận mới để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên có liên quan, cũng như đảm bảo cho thị trường viễn thông phát triển lành mạnh.

Trong khuôn khổ của đề tài, báo cáo sẽ tập trung vào phạm vi nghiên cúu cụ thể cho trường hợp các ứng dụng OTT tại Việt Nam. Mục tiêu của đề tài là đưa ra là tìm ra được một bộ các giải pháp, chính sách thống nhát và phù hợp cho các doanh nghiệp quản trị dịch vụ OTT để dung hòa các lợi ích đang xung đột và tạo không gian cho các úng dụng OTT phát triển.

5

Page 6: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

PHẦN I: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT CHUNG CỦA ỨNG DỤNG OTT

Phần này sẽ trình bày các thông tin tổng quan về OTT, ứng dụng OTT và công ty OTT. Các thông tin ở phần này sẽ góp phần xác định rõ vị trí của một ứng dụng OTT ở trên thị trường công nghệ thông tin và truyền thông. Qua đó, chỉ ra các ưu, nhược điểm của ứng dụng OTT, dự báo các tương tác (nếu có) giữa các ứng dụng OTT và mạng viễn thông, cũng như giữa công ty OTT và công ty viễn thông truyền thống (telco).

I.1. Giới thiệu chung về OTT

I.1.1. Khái niệm về OTT

a) Khái niệm về OTT, ứng dụng OTT và công ty OTT

Một ứng dụng over-the-top (OTT) là một ứng dụng cung cấp một sản phẩm hoặc dịch vụ trên Internet và bỏ qua phương pháp phân phối dịch vụ truyền thống trong lĩnh vực viễn thông. Dịch vụ OTT thường liên quan đến thông tin liên lạc và truyền thông đa phương tiện nói chung, và thường có chi phí thấp hơn so với phương pháp phân phối dịch vụ truyền thống1.

Cổng thông tin Techopedia đưa ra một cách giải thích ứng dụng Over-the-Top (OTT) khái quát hơn là: Một ứng dụng over-the-top có thể xem như bất cứ yếu tố gì gây phá vỡ mô hình thanh toán truyền thống - ở đây là của các công ty viễn thông hoặc các công ty truyền hình cáp / truyền hình vệ tinh. Ví dụ như Hulu hay Netflix cho video (thay thế nhà cung cấp dịch vụ truyền hình thông thường) hoặc Skype (thay thế nhà cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài).

Trong phạm vi của đề tài này, để có sự phân định rõ ràng giữa các khái niệm được sử dụng, từ phần này xin được sử dụng khái niệm như sau: OTT (Over The Top) là giải pháp cung cấp nội dung cho người sử dụng dựa trên nền tảng Internet. Lĩnh vực được ứng dụng nhiều nhất là cung cấp các nội dung truyền hình qua giao thức Internet (IPTV), các video theo yêu cầu (VOD) tới người dùng cuối và các dịch vụ viễn thông khác.

Ưu thế lớn nhất của công nghệ OTT là việc cho phép cung cấp nguồn nội dung phong phú và đa dạng theo yêu cầu của người sử dụng vào bất kì thời điểm nào và tại bất cứ nơi đâu chỉ với 1 thiết bị phù hợp có kết nối Internet. Ngoài ra, công nghệ này còn cung cấp nhiều loại công cụ tiện ích khác mang tính ứng dụng cao như: VoIP, Mạng xã hội, truyền hình trực tiếp (Live Broadcasting). Với nhiều ứng dụng thiết thực, công nghệ OTT được dự báo sẽ còn phát triển mạnh trong tương lai và trở thành một trong những xu thế công nghệ.

Từ khái niệm OTT, có thể hiểu khái niệm ứng dụng OTT là một ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông sử dụng công nghệ OTT, hay cụ thể hơn là ứng dụng cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dựa trên nền tảng Internet. Công ty OTT là công ty sở

1 Dragon Multimedia Technologies Jsc. 2012

6

Page 7: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

hữu, vận hành và quản lý ứng dụng OTT. Các công ty này thường được hiểu là không sở hữu hạ tầng mạng viễn thông, để chỉ ra sự khác nhau giữa các công ty này và các công ty viễn thông truyền thống (có sở hữu hạ tầng mạng viễn thông).

b) OTT và các khái niệm có liên quan

Sau khi đã đưa ra các khái niệm về OTT ở phần trên, phần này sẽ xem xét và chỉ ra sự liên hệ của OTT, ứng dụng OTT với các khái niệm có liên quan. Trước hết, OTT và ứng dụng OTT là công nghệ, dịch vụ thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Theo đó, OTT, ứng dụng OTT và công ty OTT thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của 2 bộ Luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Luật Viễn thông (số 41/2009/QH12) và Luật Công nghệ thông tin (số 67/2006/QH11). Cũng theo Nghị định 132/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ rõ OTT, ứng dụng OTT và công ty OTT nắm trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông. Các đối tượng này sẽ trực tiếp chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông. Hiện tại (tính đến thời điểm tháng 11/2013), chưa có văn bản dưới luật nào được ban hành bởi các cơ quan nhà nước để trực tiếp điều chỉnh các đối tượng: OTT, ứng dụng OTT và công ty OTT.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, các dịch vụ OTT laij được xếp vào nhóm các dịch vụ giá trị gia tăng. Các dịch vụ OTT có đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ viễn thông thuộc nhóm này. Chi tiết về dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng được trình bày trong phần này.

Một dịch vụ giá trị gia tăng (value added service - VAS) là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp viễn thông, dùng để chỉ các dịch vụ không cốt lõi, hoặc chỉ có tính chất ngắn hạn, thời điểm. Tất cả các dịch vụ không phải là các cuộc gọi thoại tiêu chuẩn và truyền fax đều được coi là dịch vụ giá trị gia tăng. Theo sự biến đổi của thị trường dịch vụ viễn thông, các dịch vụ được coi là cốt lõi của ngành công nghiệp viễn thông đã được mở rộng ra thêm dịch vụ tín nhắn (chữ, hình ảnh, thoại) và dịch vụ dữ liệu di động. Ngoài ra, khái niệm dịch vụ giá trị gia tăng còn có thể được sử dụng một cách tự do hơn, trong bất kỳ ngành công nghiệp dịch vụ nào, dùng để chỉ dịch vụ có chi phí rất thấp, hoặc miễn phí được dùng để thúc đẩy dịch vụ kinh doanh chính của họ.

Trong ngành công nghiệp viễn thông, ở một một mức độ nào đó, dịch vụ giá trị gia tăng thêm giá trị cho dịch vụ cung cấp chính, tiêu chuẩn, thúc đẩy các thuê bao sử dụng điện thoại của họ nhiều hơn và cho phép các nhà điều hành mạng làm tăng doanh thu dịch vụ của họ. Đối với điện thoại di động, các dịch vụ như SMS, MMS và dữ liệu di động trước đây thường được coi là dịch vụ giá trị gia tăng, nhưng trong những năm gần đây tin nhắn SMS, MMS và dữ liệu di động đã được chấp nhận rộng rãi như các dịch vụ viễn thông cốt lõi, tiêu chuẩn mới.

Ngay trong các dịch vụ dịch vụ giá trị gia tăng di động cũng có sự khác biệt, phân hóa thành các nội dung tiêu chuẩn (ngang hàng peer -to-peer) và nội dung cao cấp – có

7

Page 8: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

tính phí. Dịch vụ giá trị gia tăng được cung cấp hoặc từ chính các nhà điều hành mạng di động hoặc bởi một nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng (value-added service provider - VASP) bên thứ ba, còn được gọi là một nhà cung cấp nội dung (content provider CP).

Nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng VASP thường kết nối với các nhà điều hành sử dụng các giao thức như giao thức tin nhắn ngắn ngang hàng (Short message peer-to-peer protocol - SMPP), kết nối trực tiếp đến trung tâm dịch vụ tin nhắn ngắn ( SMSC ) hay một cổng kiểm soát bản tin cung cấp cho các nhà điều hành sự kiểm soát tốt hơn các nội dung chạy trên mạng của họ.

c) Một số đặc điểm chung của OTT

OTT là một phương thức truyền tải nội dung, bản thân OTT không phải là một loại hình ứng dụng đơn lẻ hay có tính cá biệt. Điều tạo nên sự khác biệt lớn của ứng dụng OTT là nó cung cấp nội dụng và dịch vụ qua mạng Internet, chứ không qua mạng chuyên dùng của các dịch vụ truyền thống như điện thoại cố định (mạng điện thoại cố định chuyển mạch công cộng PSTN), truyền hình cáp (mạng truyền hình hữu truyến)…

Gắn liền với mạng Internet: Các ứng dụng OTT triển khai cung cấp dịch vụ và nội dung hoàn toàn trên Internet. Chính bởi đặc điểm này, OTT chỉ phát triển nhanh và mạnh ở nhứng khu vực có hạ tầng mạng viễn thông phát triển cao, với số lượng người sử dụng dịch vụ viễn thông lớn. Nhưng cũng cần phân biệt, không phải dịch vụ nào được cung cấp qua mạng Internet cũng là dịch vụ OTT. Đơn cử như dịch vụ IPTV MyTV của tập đoàn viễn thông Việt Nam VNPT, tuy được cung cấp qua mạng Internet nhưng là phần mạng Internet trong mạng lưới do VNPT triển khai và cung cấp dịch vụ. Nhứng người sử dụng dịch vụ Internet không phải do VNPT cung cấp thì không sử dụng được dịch vụ MyTV này. Dịch vụ MyTV chỉ có thể được sử dụng bởi người dùng thuộc một phần mang Internet “đóng kín”. Như vậy, phải nhấn mạnh là dịch vụ OTT phải là dịch vụ được cung cấp qua mạng Internet không bị giới hạn bởi hạ tầng mạng Internet hay nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP nào.

Tính năng kết nối điểm - điểm và điểm – đa điểm: tạo cho công nghệ OTT sự linh hoạt và thích hợp với nhiều ứng dụng người dùng. ưu điểm nổi bật so với các mạng chuyên dùng truyền thông (mạng PSTN: chỉ có kết nối điểm - điểm; mạng truyền hình cáp: chỉ có dạng phát quảng bá broadcast). Các tính năng này có được là do sử dụng tối đa bộ giao thức Internet, mở ra một dải rộng các dịch vụ và nội dung mà công nghệ OTT có thể góp phần đưa đến người dùng.

d) Một số đặc điểm chung của ứng dụng OTT và công ty OTT

Các ứng dụng OTT này còn có thể hiểu là các ứng dụng “giá trị gia tăng”, nghĩa là người dùng sẽ trả thêm chi phí để được sử dụng những dịch vụ này bên cạnh chi phí thuê bao Internet (hữu tuyến hoặc vô tuyến Mobile Internet).

Các chi phí “giá trị gia tăng” này thường chỉ có công ty OTT được hưởng, mà công ty cung cấp dịch vụ Internet không được hưởng. Việc này có thể sẽ không gây ra

8

Page 9: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

mâu thuẩn lớn như vậygiữa công ty OTT và công ty viễn thông truyền thống, nếu các dịch vụ mà các ứng dụng OTT này cung cấp là những ứng dụng hoàn toàn mới, không gây ảnh hưởng đến các dịch vụ viễn thông mà các công ty viễn thông truyền thống đang cung cấp. Trên thực tế, các ứng dụng OTT mà các công ty OTT cung cấp đều là các dịch vụ thay thế cho các dịch vụ hiện đang có trên thị trường của các công ty viễn thông truyền thống. Sự xung đột lợi ích giữa các dịch vụ OTT được các công ty OTT cung cấp và các dịch vụ viễn thông truyền thống của các công ty viễn thông truyền thống, các công ty OTT và các công ty viễn thông truyền thống như vậy, là không thể tránh khỏi.

Các công ty OTT khi khởi điểm thường là những công ty cỡ vừa và nhỏ, và không sở hữu hạ tầng mạng viễn thông. Tính chất không sở hữu hạ tầng mạng viễn thông được nhấn mạnh, để làm rõ sự khác biệt giữa các công ty OTT và các công ty viễn thống truyền thống. Các công ty viễn thông truyền thống hoàn toàn có thể phát triển và vận hành các ứng dụng OTT. Tuy nhiên, ngay từ ban đầu, họ thiếu động lực để thực hiện việc này do:

(a) Các dịch vụ tương tự đã có và vận hành ổn định trên mạng lưới viễn thông mà họ sở hữu và

(b) Các dịch vụ OTT đem lại doanh thu thấp hơn so với các dịch vụ tương tự đang được cung cấp trên hạ tầng mạng viễn thông của họ.

Đây cũng là hai yếu tố chính khiến cho các công ty viễn thông truyền thống hiện không phải là những đơn vị dẫn đầu trên thị trường ứng dụng OTT. Qua đây, cũng có thể kết luận các công ty OTT đang là những lực đẩy lớn trên thị trường viễn thông thé giới, làm thay đổi những mô hình kinh doanh viễn thông đã tồn tại hàng chục năm qua.

I.1.2. Quá trình xuất hiện và phát triển các dịch vụ OTT

Thuật ngữ Over the Top còn tương đối xa lạ với nhiều người. Mặc dù hiện nay OTT được hiểu là các dịch vụ gia tăng chạy trên nền các dịch vụ và hạ tầng mạng nhưng thực tế thuật ngữ này đã phổ biến ở các nước phương Tây từ lâu, dùng để chỉ bất kì yếu tố nào gây phá vỡ các yếu tố truyền thống, các yếu tố cũ. Thời gian gần đây, ngành công nghiệp công nghệ cao đã lựa chọn Over The Top thành một thuật ngữ của mình khi đề cập đến các dịch vụ cung cấp nội dung chạy trên các thiết bị của người dùng qua mạng Internet.

Một số sự kiện nổi bật, đáng lưu ý trong lịch sử xuất hiện và phát triển của các dịch vụ OTT được liệt kê sau đây:

Năm 1995, phần mềm VoIP đầu tiên được bán trên thị trường của một công ty của Israel mang tên Internet phone. VoIP đòi hỏi cả hai người gọi cùng có một máy tính được trang bị phần mềm VoIP, cùng với một card âm thanh và micro. Người gọi chỉ có thể trao đổi cuộc gọi với những người cũng cùng sử dụng Phần trình này. Phần trình này được nhận xét chắp vá và chậm chạp, tuy nhiên, nó chính là khởi nguồn của các công nghệ mới trong đó có VoIP và OTT.

9

Page 10: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

Giao thức Session Initiation Protocol (SIP) là một trong những giao thức quan trọng nhất đối với công nghệ OTT và là một trong thành phần cơ bản của giao thức Internet IP, được thiết kế bởi Henning Schulzrinne và Mark Handley vào năm 1996. Trong tháng 11 năm 2000, SIP đã được chấp nhận như là một giao thức tín hiệu 3GPP và là một thành phần thường trực của kiến trúc IP Multimedia Subsystem (IMS) cho giao thức Internet IP dựa trên các dịch vụ trực tuyến đa phương tiện trong hệ thống di động. Nhóm công tác mạng IETF xuất bản RFC 3261 - 2013 là phiên bản mới nhất cập nhật các đặc điểm kỹ thuật của giao thức SIP – vào tháng 6 năm 2002

Vào tháng 3/2007, FCC (Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ) đã yêu cầu mọi TV mới đều phải có bộ chuyển đổi số, và khuyến khích người dùng sử dụng bộ chuyển đổi số nhỏ gọn có tên là CableCard. FCC hướng tới CableCard trở thành phương tiện duy nhất để giải mã tín hiệu TV số. Tuy nhiên, sự tốn kém trong việc xây dựng hệ thống tương thích lại dễ dàng giết chết CableCard. Truyền hình cáp truyền thống đứng trước ngưỡng cửa của sự thay đổi, nhưng quá chậm chạp. Truyền hình Internet, IPTV dần xuất hiện nhưng dịch vụ đi kèm phát triển lại không tương xứng. Không được phép tích hợp dịch vụ truyền hình trực tiếp vào sản phẩm của mình, các công ty trong ngành công nghiệp công nghệ cao đã dành nguồn lực để xây dựng hệ sinh thái dành cho nội dung video phát trên Internet. Apple TV, Xbox 360 của Microsoft cho phép thuê phim trực tuyến, PS3 của Sony cho phép theo dõi tất cả các giải thi đấu nhà nghề Hoa Kỳ như MLB, NBA, NFL… Và từ đây bắt đầu kỉ nguyên của OTT TV.

Vào đầu năm 2013, kênh truyền hình CBS đã mở rộng sự hiện diện của mình trên thị trường với sự ra mắt ứng dụng CBS dành cho iPhone và iPad, cho phép người xem miễn phí Phần trình giờ vàng sau 8 ngày kể từ khi phát sóng; với Phần trình đêm khuya thì trong vòng 24 giờ sau khi phát sóng. Các thương hiệu truyền hình có tiếng khác trên thế giới như YouView, NOW TV hay Sky cũng đang dần hòa mình vào dòng chảy OTT. Và những cách mà người tiêu dùng đang truy cập nội dung OTT này tiếp tục phát triển, cho dù đó là cách thông qua set-top box chuyên dụng như Apple TV hoặc Roku, máy tính xách tay, máy chơi game, máy tính bảng hay smartphone.

Gần đây, ý nghĩa của thuật ngữ OTT đã được mở rộng hơn, áp dụng cho bất kỳ nhà cung cấp nội dung nào. Điểm mấu chốt của tất cả điều này là các ứng dụng/dịch vụ OTT không đến từ các công ty viễn thông truyền thống hoặc các nhà cung cấp dịch vụ Internet. Các công ty viễn thông và công ty cung cấp dịch vụ Internet ISP chỉ đơn thuần là các nhà cung cấp kết nối Internet mà các ứng dụng OTT hoạt động trên đó.

I.1.3. Phân loại OTT theo dịch vụ

Theo yêu tố dịch vụ được cung cấp, có thể chia ứng dụng OTT thành 2 nhóm lớn:

OTT TV: là ứng dụng OTT cung cấp dịch vụ truyền hình (bao gôm video). Các dịch vụ này có thể bao gồm các dịch vụ cơ bản như: truyền hình theo yêu cầu, hội nghị truyền hình…

10

Page 11: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

OTT viễn thông là các dịch vụ có tính năng tương tự như các dịch vụ viễn thông truyền thống, và các ứng dụng OTT này có khả năng thay thế cho các dịch vụ đó. Các dịch vụ OTT viễn thông cơ bản có thể bao gôm: gọi điện, nhắn tin,

a) OTT TV

Viết tắt của Over – The – Top Television, OTT TV cung cấp video qua kết nối Internet trực tiếp cho người dùng. Thông qua một thiết bị có khả năng giải mã tín hiệu số (chức năng tương tự như Set top box), dịch vụ OTT TV cho phép người dùng truy cập vào các dịch vụ bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào và trên bất kỳ thiết bị nào.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các thiết bị cầm tay hiện nay như Smartphone hay máy tính bảng, hệ thống Internet băng thông rộng cũng như kết nối 3G đang dần mở ra cánh cửa mới cho ngành công nghiệp truyền hình. Từ đó dịch vụ Over The Top TV có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của truyền hình Internet và TV có kết nối Internet. OTT là một trong những câu trả lời cho câu hỏi bấy lâu nay của ngành công nghiệp truyền hình: Làm thế nào để phát triển công nghệ tiên tiến trong tầm tay mà vẫn giữ mô hình kinh doanh hiện tại? Có lẽ điều băn khoăn lớn nhất của các nhà cung cấp truyền hình là việc kiểm soát các nội dung mà họ đã đầu tư tốn kém khi đưa lên mạng.

Hiện tại, có 2 hình thức dịch vụ OTT TV trả tiền để xem nội dung truyền hình thông qua băng thông rộng:

“Pureplay” OTT bao gồm các dịch vụ trực tuyến như Hulu, Amazon, Netflix… và xem trực tiếp trên thiết bị chuyên dụng như Apple TV hay Roku hoặc các máy game console. Đặc điểm của loại OTT TV này là chỉ xem được trên các thiết bị chuyên dụng (mang tính tương đối).

“TV Everywhere” có sẵn từ các nhà cung cấp truyền hình trả tiền, thông qua các ứng dụng người dùng có thể dễ dàng xem truyền hình bất kì ở đâu trên thiết bị di động. Các ứng dụng OTT TV này có thể được sử dụng trên hầu hết các thiết bị di động phổ thông có kết nối Internet.

Tuy nhiên không phải việc đưa truyền hình lên thiết bị cầm tay lúc nào cũng dễ dàng. Motorola và Cisco đã thất bại khi mà chi phí quá cao với cáp, hộp kết nối, hệ thống chuyển mạch, quản lý trong khi đó việc di chuyển lên ứng dụng điện toán đám mây giúp giảm khá nhiều chi phí cho nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ nhỏ cũng như người dùng cá nhân.

Có không ít các nhà cung cấp đang dần khẳng định mình như HBO Go cho phép người dùng xem mọi nơi mọi lúc khi bạn trả tiền 1 lần duy nhất cho dịch vụ cáp HBO truyền thống. Và chính các kênh video, dịch vụ trực tuyến khác như Netflix và Hulu cũng cạnh tranh khốc liệt với YouTube…

Từ đầu năm 2013 đến nay doanh số bán hàng của các nhà đài trên thế giới đã giảm khá mạnh, và đây là lần giảm đầu tiên trong lịch sử truyền hình cáp. Tuy nhiên, hệ thông

11

Page 12: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

truyền hình cáp tại Việt Nam vẫn khá tốt, một phần là do nền tảng công nghệ còn nhiều hạn chế và người sử dụng chưa sẵn sàng thay đổi thói quen của mình.

Một báo cáo được công bố bởi công ty nghiên cứu The Diffusion Group cho thấy sự quan tâm lớn người dùng trong việc tiếp cận nội dung thông qua nhiều thiết bị, có tới 75% lượng thuê bao truyền hình trả tiền có khả năng sử dụng nhiều thiết bị khác nhau để xem nếu nội dung được cung cấp đầy đủ trọn vẹn. Cuộc điều tra cũng cho thấy khả năng phát triển doanh thu từ quảng cáo kĩ thuật số trên các thiết bị di động giúp nhà đài bổ sung nguồn thu đáng kể.

Intel với tham vọng tạo ra kênh truyền hình mới thông qua Internet đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các công ty truyền hình cáp. Người ta lo ngại rằng Intel và OTT TV của họ sẽ mở cửa cho những người khổng lồ khác như Apple và Google tham gia vào, cũng như khả năng đe dọa ngành công nghiệp truyền hình cáp.

Truyền hình OTT ứng dụng trong nhiều lĩnh vực:

• Phát hình trực tiếp (LCD media)

• Giảng dạy trực tuyến (Live Education)

• Giao lưu trực tuyến (Website báo điện tử)

• Tư Vấn và chăm sóc khách hàng (Web video)

• Hội nghị khách hàng (Đại hội cổ đông)

• Du lịch (Web Travel)

• Và nhiều dịch vụ khác.

Đặc điểm chung của các ứng dụng này là tính cá nhân hóa và tính tương tác người dùng rất cao so với các dịch vụ truyền hình phổ biến hiện tại. Người tiêu dùng có thể xem nội dung OTT qua hai cách: tải ứng dụng về cho thiết bị di động, hoặc bằng cách xem trực tuyến thông qua đường truyền trực tiếp hoặc VOD (Video On Demand - video theo yêu cầu).

Tại Việt Nam, hệ thống các ứng dụng xem truyền hình trên các thiết bị di động cũng đã có sự phát triển nhất định. Hiện nay các ứng dụng tập trung vào các kênh truyền hình miễn phí như VTV, VTC… Tuy nhiên đây là phần thị trường đang bị các đài phát thanh, truyền hình trong nước bỏ qua, ít có sự quan tâm tham gia. Yếu tố này công với thực tế là hầu hết các ứng dụng OTT TV này xuất phát từ các cá nhân hay tổ chức nhỏ, nên chất lượng các ứng dụng này thấp, không hấp dẫn đối với người tiêu dùng.

Nếu như các đài phát thanh, truyền hình đang bỏ qua phương thức truyền tải nội dung đến người dùng này thì các đơn vị cung cấp nội dung số lại đang nhanh chóng tiếp cận phần thị trường còn đang bỏ ngỏ này. Tiên phong trong lĩnh vực này tại Việt Nam phải nói đến các đơn vị cung cấp nội dung số VNG, FPT và VTC với các ứng dụng OTT TV dựa trên cơ sở nội dung số có sẵn của mình.

12

Page 13: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

OTT TV đang dần trờ thành một xu hường trên thị trường phát thanh truyền hình thế giới nhưng ngành công nghiệp truyền hình Việt Nam hiện chưa có dấu hiệu bị ảnh hưởng. Tuy nhiên với sự thay đổi trong cách thức thưởng thức truyền hình, những thay đổi sẽ dần xuất hiện. Theo sách trắng công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2013 do Bộ Thông tin và Truyền thông ấn hành, tại 6 thành phố lớn của Việt Nam, thời gian xem TV trung bình mỗi ngày đã giảm từ 140 phút trong năm 2008 xuống còn 124 phút trong năm 2012. Ngược lại, thời gian trực tuyến lại tăng từ 44 phút mỗi ngày lên 84 phút mỗi ngày trong cùng kỳ.

Về lý thuyết, các ứng dụng OTT TV này sẽ cạnh tranh với các sản phẩm và dịch vụ truyền hình đang có mặt trên thị trường và nảy sinh các mâu thuẫn. Trên thế giới, đặc biết ở Hoa Kỳ, đây là thực tế đã và đang xảy ra khi các OTT TV đang chiếm lĩnh thị trường và làm giảm cả thị phần cũng như doanh thu của các dịch vụ truyền hình khác. Tuy nhiên, đây không phải là mâu thuẫn xuất hiện ở thị trường Việt Nam, do nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố quan trọng nhất có lẽ là các sản phẩm OTT TV nội địa kém hấp dẫn và các OTT TV ngoại không gây ảnh hưởng đến thị trường hiện có của các doanh nghiệp phát thanh truyền hình trong nước.

OTT TV có thể phát triển để đáp ứng nhu cầu quy mô lớn của người xem truyền hình khi mà nhà cung cấp dịch vụ đầu tư cơ sở hạ tầng phân phối của riêng mình. Tuy nhiên, cũng không phải là yêu tố mong muốn của các đơn vị cung cấp nội dung số, khi mà họ đang phân phối nội dung số qua mạng của các công ty viễn thông và có giá thành rẻ hơn nhiều so với tự đầu tư hạ tầng.

Ưu và nhược điểm của OTT TV so với các hình thức truyền hình khác được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 1: Ưu và nhược điểm của OTT TV so với các hình thức truyền hình khác

Công nghệ Web Tivi OTT TV IPTV P2P TV

Kinh tếChi phí trung bình

Chi phí trung bình

Chi phí cao

Chi phí thấp, chỉ phải mua licence khoảng 100.000 USD gần như miễn phí hoàn toàn

An toàn, an ninh

Đảm bảo an toàn Đảm bảo an toàn Đảm bảo an toàn

Không thực sự đảm bảo an toàn, không chủ động về chất lượng.

Người sử dụng Không cần Set – Top – Box, xem trực tiếp từ máy

Phải mua thiết bị Set –Top – Box, xem trực tiếp

Phải mua thiết bị Set –Top - Box

Không cần Set – Top – Box, phải cài đặt

13

Page 14: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

tính qua Tivi thườngphần mềm, xem trực tiếp từ máy tính

Triển khai hệ thống

Đơn giản, chỉ cần thuê hệ thống máy chủ phân tán

Đơn giản, chỉ cần thuê hệ thống máy chủ phân tán

Phải sử dụng mạng truy nhập, sử dụng hạ tầng mạng viễn thông để triển khai hệ thống các thiết bị nếu muốn cung cấp dịch vụ tại mạng viễn thông của các ISP khác

Rất đơn giản, sử dụng công cụ miễn phí của các nhà cung cấp dịch vụ để cung cáp nội dung kênh Phần trình.

b) OTT viễn thông

Công nghệ OTT được ứng dụng vào trong các dịch vụ viễn thông, trở thành các ứng dụng OTT viễn thông.

Công nghệ OTT được áp dụng cho các ứng dụng nhắn tin, thay thế cho các dịch vụ nhắn tin SMS tốn chi phí truyền thống do các công ty viễn thông cung cấp. Một số ứng dụng tiêu biểu có thể kết đến như: WhatsApp, Apple iMessage, BlackBerry Messenger (BBM), TU Me ...

Công nghệ OTT được áp dụng cho các ứng dụng gọi điện thoại, thay thế cho các dịch vụ thoại nội hạt, quốc tế có chi phí cao do các công ty viễn thông cung cấp. Một số ứng dụng tiêu biểu có thể kể đến như: Apple FaceTime, Microsoft Skype, Google Voice (Hangout)…

Ngoài ra còn có rất nhiều các ứng dụng khác kết hợp gọi điện, nhắn tin và nhiều tính năng khác trong một như: Viber, WeChat, Tango…Các ứng dụng có hình thức và tính năng tương tự cũng xuất hiện ngày càng nhiều, tạo cho người sử dụng dịch vụ OTT rất nhiều sự lựa chọn. Hệ quả tất yếu của "sự xâm lăng" này là doanh thu của các công ty viễn thông bị suy giảm nghiêm trọng. Công ty phân tích và nghiên cứu thị trường Ovum đã ước tính sự suy giảm này lên đến 13,9 tỷ USD chỉ tính riêng trong năm 2011.

Các ứng dụng và dịch vụ OTT là một trong những nguyên nhân của cuộc chiến tranh đang diễn ra giữa "các nhà cung cấp nội dung" và "các nhà cung cấp truy cập" một sự cạnh tranh căng thẳng trong thế giới Internet và rất khó để dung hòa lợi ích của cả 2 bên. Vì vậy, các mâu thuẫn này khó có thể được giải quyết nều cả công ty OTT và công ty viễn thông không nhượng bộ và hợp tác.

Một điểm đáng chú ý của các ứng dụng OTT viễn thông là về cơ bản, chỉ những người dùng cùng một ứng dụng OTT viễn thông mới có thể liên lạc với nhau qua ứng dụng OTT viễn thông đó. Điều này mang lại cho OTT tính năng kết nối cộng đồng người

14

Page 15: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

sử dụng, tính năng tương tự như các mạng xã hội. Yêu tố này sẽ được phân tích kĩ hơn ở phần 3 của báo cáo này.

Mô hình kinh doanh của các công ty OTT viễn thông có thể tóm tắt thành 3 dạng chính như sau:

Thu phí dịch vụ từ người dùng Cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dùng và thu doanh thu từ sự hiện diện trên

ứng dụng OTT của mình Các hình thức khác

Lần lượt các hình thức kinh doanh này sẽ được trình bày ngắn gọn như sau:

Thu phí sử dụng từ người dùng: Đây là hình thức có thể coi là cổ điển nhất, giống như các dịch vụ viễn thông thông thường từ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống. Tuy nhiên, ở trên các OTT viễn thông, hình thức này có những thay đổi để hấp dẫn người dùng hơn, bên cạnh yếu tố chi phí thấp hơn đáng kể so với các dịch vụ viễn thông truyền thống như thoại, SMS. Trong hình thức kinh doanh này lại có thể chia nhánh thành:

Cách 1: Trả phí một lần duy nhất để kích hoạt dịch vụ. Ứng dụng OTT nhắn tin có số lượng người sử dụng cao nhất thế giới Whatsapp ban đầu chọn phương pháp này. Tuy nhiên, sau đó họ đã thay đổi cách thức kinh doanh và chuyển sang cách 2.

Cách 2: Hầu hết các ứng dụng OTT viễn thông thành công mà có thu phí từ người sử dụng đều chọn hình thức: miễn phí hoàn toàn cho các dịch vụ cơ bản và thu phí cho các dịch vụ nâng cao. Cách thu phí lại chia thành 2 loại là thu phí duy trì dịch vụ theo thời gian (định kì ngày, tuần, tháng…) và thu phí một lần duy nhất (kích hoạt dịch vụ nâng cao). Ứng dụng nổi bật chọn hình thức kinh doanh này có thể kể đến như: Skype và Viber.

Cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dùng và thu doanh thu từ bán sự hiện diện trong ứng dụng (quảng cáo, quảng bá, trò chơi…) trên ứng dụng OTT của mình: Đây là hình thức được phần lớn các ứng dụng OTT viễn thông lựa chọn. Tuy nhiên, những ứng dụng này thường không thành công, có số lượng người sử dụng thường xuyên thấp dẫn đến doanh thu cũng không đáng kể. Nguyên nhân có thể dễ nhận thấy là người sử dụng không thích sự xuất hiện của quảng cáo trong khi họ đang sử dụng các thiết bị điện tử của mình. Hình thức này đang dần xuất hiện ở các ứng dụng OTT viễn thông có cộng đồng người sử dụng lớn.

Các hình thức khác Các hình thức này có thể bao gồm:

Miễn phí hoàn toàn, không kinh doanh: Thường các công ty OTT sử dụng mô hình này ở giai đoạn ban đầu khi ứng dụng đang ở trong giai đoạn sơ khai và phát triển. Các chi phí cần thiết cho duy trì hoạt động của công ty OTT được lấy từ vốn của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư này, với hy vọng khi ứng dụng này trở nên thành công thương mại hoặc được mua bán, sáp nhập, sẽ thu lại được lợi nhuận từ khoản đầu tư của mình.

15

Page 16: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

Bán thông tin số liệu về sử dụng của người dùng: Hiện các tổ chức nghiên cứu thị trường kinh tế, xã hội để có được những báo cáo khoa học có chất lượng cao, rất cần những thông tin số liệu đầy đủ và chính xác. Họ sẽ phải mua lại từ những những nhà vận hành mạng, ở đây là các công ty OTT. Nhược điểm, của hình thức này là doanh thu tương đối thấp, và chỉ có những công ty OTT với những ứng dụng OTT thành công mới bán được các số liệu này.

Và còn nhiều hình thức kinh doanh khác như sẽ được phân tích chi tiết hơn ở phần 3 của bản báo cáo này.

Ưu, nhược điểm của ứng dụng OTT viễn thông so với các ứng dụng viễn thông truyền thống.

Bảng 2: Ưu và nhược điểm của úng dụng OTT viễn thông so với các úng dụng viễn thông truyền thống

Dịch vụ viễn thông truyền thống

Dịch vụ OTT viễn thông

Chi phí của người dùng

Tương đối cao Rất thấp, hoặc miễn phí

Chất lượng dịch vụ

Tốt, ổn định Không ổn định, chất lượng thay đổi tùy theo từng loại dịch vụ và ứng dụng khác nhau, không có cam kết về chất lượng

Tính dê tiếp cận qua thiết bị đầu cuối

Cao, cho tất cả các loại thiết bị viễn thông

Thấp, chỉ các thiết bị viễn thông hiện đại hoặc các thiết bị chuyên dùng như điện thoại thông minh, máy tính bảng…

An ninh, bảo mật Cao, chính sách, quản lý rõ ràng

Không rõ ràng, không có cam kết về vấn đề này

I.2. Đặc điểm kĩ thuật chung của OTT

Phần này sẽ xem xét mô hình kĩ thuật của một ứng dụng OTT thông thường, sau đó so sánh nó với mô hình kĩ thuật của một công ty viễn thông để quan sát thấy những sự khác biệt. Cũng theo đo, có thể đánh giá được những tương tác của phần nội dung số do OTT cung cấp lên phần hạ tầng mạng của các công ty viễn thông. Cuối cùng, các xung đột có thể xảy ra giữa hai bên này sẽ được phân tích và đánh giá.

a) Mô hình kĩ thuật của ứng dụng OTT không khác biệt lớn so với các công ty viễn thông truyền thống

Có rất nhiều sự khác biệt giữa 2 sản phẩm: dịch vụ viễn thông của công ty viễn thông và dịch vụ OTT của công ty OTT, do đó mô hình công ty viễn thông và mô hình dịch vụ OTT đôi khi được xem là khác nhau về cơ bản. Đó là khi yêu tố chủ yếu được dùng để đánh giá thường là tính cạnh tranh về mặt thương mại khi mà mô hình ứng dụng

16

Page 17: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

OTT đang phá vỡ thị trường truyền thống của các công ty viễn thông. Trong phần này sẽ chi ra và so sánh một số đặc điểm kĩ thuật và mô hình vận hành của mỗi công ty.

Điều đầu tiên có thể khẳng định là kiến trúc vận hành của một công ty viễn thông và một công ty OTT là không mấy khác nhau.

Hình 1: So sánh kiến trúc vận hành của công ty viễn thông truyền thống và công ty ứng dụng OTT2

Liên quan đến dịch vụ viễn thông, kiến trúc của công ty ứng dụng OTT và công ty viễn thông thường được coi là khác nhau về bản chất.

Công ty viễn thông kiến trúc truyền thông thường được chia thành ba lớp độc lập:

• Lớp mạng lưới, truy cập và mạng lõi;

• Kớp điều khiển, với xử lý dịch vụ và quản lý người dung AAA, cũng như kiểm soát thông tin liên lạc (yếu tố lịch sử quan trọng của các công ty viễn thông); và

• Lớp ứng dụng, với các nền tảng dịch vụ cung cấp bổ sung các dịch vụ giá trị gia tăng ở trên lớp kiểm soát, sử dụng các giao thức SIP (giao diện ISC).

Các lớp kiểm soát ở đây được liên kết chặt chẽ với lớp mạng lưới. Đầu tiên, lớp kiểm soát có thể thí điểm các lớp mạng. Ví dụ, trong các kiến trúc IMS, việc xử lý của các luồng thông tin truyền thông (ví dụ như QoS) phụ thuộc vào các lớp tín hiệu (lớp vật lý). Thứ hai, thông tin từ tầng mạng có thể được tái sử dụng bởi các lớp điều khiển. Ví dụ, việc xác thức trên mạng đôi khi được sử dụng bởi các lớp kiểm soát để cá nhân hoá dịch vụ. Khi truy cập cổng thông tin điều hành, các khách hàng của một mạng lưới cung cấp truy cập vào sẽ được công nhận trực tiếp, mà không cần phải qua bước xác nhận trên lớp điều khiển (xác thực ngầm).

Điều thú vị là mô hình OTT có kiến trúc lớp khá tương tự:

• Một lớp kiểm soát, quản lý nhận dạng, kiểm soát truy cập và giao tiếp ứng dụng API, cũng như các dịch vụ OTT quan trọng (ví dụ: tìm kiếm cho Google, kiểm soát thông tin liên lạc cho Skype hoặc mạng xã hội cho Facebook);

• Một lớp ứng dụng, nơi các bên thứ ba cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng phúa trên lớp điều khiển, sử dụng các API; và

• Một lớp mạng, tương tự như của các công ty viễn thông.

2 Nguồn: [2]

17

Page 18: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

Lớp điều khiển ở đây là hoàn toàn độc lập với lớp mạng. Điều này có nghĩa là sẽ có hai nhược điểm chính. Đầu tiên, một lớp kiểm soát độc lập không thể quyết định các chính sách mạng để áp dụng cho các dòng dữ liệu IP. Thứ hai, nó không có thể sử dụng thông tin ở mức mạng lưới để phục vụ cho việc điều hành và quản lý dịch vụ. Tuy nhiên những hạn chế bị phá vỡ bởi các doanh nghiệp OTT. Ngày nay, băng thông mạng không còn là một vấn đề về cung cấp dịch vụ thời gian thực trên các mạng truy cập không dây, đặc biệt với sự ra đời và phổ biến ngày càng nhanh của các mạng di động thế hệ tiếp theo. Hơn nữa, quyền hạn của họ cũng như các cơ quan quản lý ngăn chặn các nhà khai thác hoạt động các lớp mạng không được áp dụng các chính sách làm cản trở truy cập vào dịch vụ của họ. Cuối cùng, các công ty ứng dụng OTT quản lý hoạt động mà không cần thông tin đến từ mạng, chỉ dựa vào các thiết bị đầu cuối. Ví dụ, với chứng thực tiềm ẩn, trải nghiệm người dùng tương tự có thể được đáp ứng bằng việc sử dụng cookie của trình duyệt web.

Để kết luận, kiến trúc của 2 mô hình được so sánh ở đây có chức năng gần giống nhau, sự khác biệt chủ yếu là liên kết giữa các mạng và các lớp điều khiển. sự khác biệt về kiến trúc này hàm ý một mô hình kinh doanh; về bán hàng, công ty viễn thông truyền thống cung cấp dịch vụ của họ cho khách hàng địa phương của họ (tức là khách hàng của các mạng truy cập của họ ), trong khi thị trường tự nhiên của các công ty ứng dụng OTT là trên toàn cầu mở và không giới hạn đối với một cơ sở khách hàng cụ thể. Về mặt này, những công ty OTT đã bắt đầu thách thức mô hình dịch vụ kiểu truyền thống với việc tạo ra một mô hình kinh doanh mới từ các truy cập dịch vụ.

(b) Các ứng dụng OTT không thúc đẩy một thế giới mạng mở nhiều

Công ty viễn thông hoạt động trên một mạng viễn thông đóng, trong khi công ty OTT hoạt động trên mạng viễn thông mở, mạng Internet. Công ty viễn thông chắc chắn sé ủng hộ một mô hình hoạt động trong một mạng viễn thông “đóng”, với sự thành công của nhiều mạng viễn thông khắp thế giới. Nhưng công ty OTT có thực sự thúc đẩy một thế giới mạng mở?

Hợp tác liên kết là thành phần cốt lõi của công ty viễn thông. Những nhà mạng sở hữu hợp tác liên kết, sử dụng chúng để điều hành một loạt các nền tảng và thiết bị từ các nhà sản xuất khác nhau, và để đảm bảo rằng chúng làm việc cùng nhau để cung cấp các dịch vụ viễn thông bắt buộc, dựa trên giao thức chuẩn giữa tất cả những yếu tố này. Đối với dịch vụ thoại truyền thống, mỗi nhà khai thác vận hành được với tất cả những nhà mạng khác, bởi \những quá trình tiêu chuẩn hóa mạnh mẽ, và đạt được thông qua các thỏa thuận ngang hàng. Liên kết hợp tác này dựa trên các tiêu chuẩn mở đã được chứng minh là một cách rất hiệu quả để kết nối hàng chục ngàn nhà khai thác mạng trên toàn thế giới với nhau, hoàn toàn chia sẻ doanh thu một cách minh bạch. Lớp ứng dụng chính là hạn chế và rào cản tương thích giữa các nhà khai thác mạng khác nhau.

Khả năng tương tác khó khăn của lớp ứng dụng có thể được phân tích như một hệ quả của cách tổ chức mạng viễn thông. Như các nhà khai thác mạng chỉ có thể cung cấp

18

Page 19: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

dịch vụ cho khách hàng của một vùng lãnh thổ nhất định có sự hiện diện của họ, mở rộng mạng lưới của họ cũng bằng cách mở rộng vùng phủ sóng theo phạm vi địa lý là giải pháp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nỗ lực hợp tác, liên kết mạng như vậy vẫn chưa được áp dụng rộng rãi bởi các dịch vụ VoIP. Hợp tác, liên kết mạng giữa các nhà khai thác VoIP khác nhau vẫn chủ yếu được thực hiện thông qua mạng PSTN, một phần vì lý do pháp lý. Các tiêu chuẩn đã được xây dựng, nhưng thông số kĩ thuật khuyến nghị và thỏa thuận ngang hàng thì không.

Trái lại, các mô hình OTT không thể hợp tác cùng hoạt động liên kết được, không phải ở lớp kiểm soát, cũng không phải ở lớp ứng dụng. Ví dụ cụ thể là một cuộc gọi điện thoại từ một người dùng mạng T-Mobile để người dùng mạng Orange là hoàn toàn tự nhiên, nhưng kết nội một người sử dụng MySpace vào mạng Facebook không thể thực hiện được. Kể từ khi các nhà cung cấp OTT bắt đầu hoạt động trên một thị trường toàn cầu và khách hàng của họ dễ tiếp cận hơn so với các nhà khai thác, sự quan tâm của họ trong các thỏa thuận hợp tác, liên kết ngang hàng là thấp hơn nhiều. Hơn nữa, các nhà phát triển ứng dụng không được truy cập đến lớp kiểm soát của nhà cung cấp OTT. Một ứng dụng iPhone sẽ không bao giờ chạy trên Android, ngay cả khi đã có những nhà khai thác cố gắng thực hiện việc bắc cầu này với Parlay hoặc Jain để cung cấp các API chung cho các lớp kiểm soát. Một số dịch vụ OTT đã áp dụng thậm chí đầy đủ các mô hình “đóng”, ví dụ Apple, duy trì toàn quyền kiểm soát trên các ứng dụng được xây dựng trên lớp điều khiển của họ, đòi hỏi từng ứng dụng phải được chấp thuận trước khi xuất bản.

Tóm lại, khả năng tương tác, liên kết hợp tác là một sức mạnh quan trọng của các công ty viễn thông, thậm chí nhiều hơn so với tính mở. Khả năng tương tác, liên kết, hợp tác được thực hiện giữa các nhà mạng, thông qua các tiêu chuẩn và các thỏa thuận, nó đòi hỏi đặc điểm kỹ thuật chi tiết và kiểm soát chặt chẽ.

Tính mở có nghĩa là thành phần nhỏ hơn tham gia mạng có thể sử dụng hệ thống của các nhà mạng theo cách không xác định trước được, đó là việc cho đi một số quyền lực để đạt được nhiều quyền lực hơn. Liên quan đến ứng dụng OTT, mức độ mở phụ thuộc vào sức mạnh của công ty sở hữu ứng dụng (lợi thế cạnh tranh) và chiến lược của họ. Ví dụ, khách hàng của Apple hỗ trợ các mô hình “đóng” bởi vì họ đánh giá cao lợi thế cạnh tranh của các thiết bị và giao diện rất có ích của Apple. Sự cởi mở không phải là một yếu tố quan trọng để đạt được hoặc giữ chân khách hàng, nhưng nó là một lựa chọn chiến lược.

(c) Ứng dụng OTT là không biên giới

Gần đây, ngành công nghiệp viễn thông đã thiết lập ra mô hình công ty viễn thông 2.0 để cạnh tranh với các công nghệ OTT bằng cách xem xét thị trường toàn cầu chứ không chỉ quan tâm đến thị trường cục bộ (tức là xem xét cung cấp dịch vụ liên quan đến mạng truy cập). Điều này là có thể bởi về cơ bản làm tạo ra một API mở ở trên lớp kiểm soát của công ty viễn thông để thu hút các nhà phát triển, xây dựng một hệ sinh thái ứng dụng đầy đủ, có thể hiểu như là một ứng dụng OTT trong một khung “đóng”. Nó là một

19

Page 20: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

nỗ lực hướng tới một cấu trúc mở, nhưng kiến trúc mở là không đủ để thành công trên thị trường, như đã đề cập ở trên. Chiến lược công ty viễn thông 2.0 có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường kinh doanh nhất định, và nó cũng rất có giá trị cho các nhà khai thác bên trong như một trình điều khiển theo hướng kiến trúc hướng dịch vụ. Mô hình này khuyến khích công ty viễn thông để phân tách nền tảng dịch vụ của họ, và cung cấp các API có thể được tái sử dụng trong nội bộ của các dịch vụ khác từ các nhà điều hành mạng tương tự. Tuy nhiên, các dịch vụ hầu như bị bỏ trống và cho đến nay, chưa có chút thành công nào để chống lại các dịch vụ OTT. Công ty viễn thông đang thực sự giới hạn trong một lãnh thổ địa lý nhất định, do họ trung thành với một mạng truy cập, như đã thấy trong phần trên.

Trong khi đó, công ty OTT lớn đã mở rộng chiến lược của họ đối với các thiết bị. Trong thế giới viễn thông, thiết bị đầu cuối được coi là điểm mạng lưới và điểm điều khiển cuộc gọi; bị xếp bên ngoài mô hình kinh doanh cốt lõi của các nhà khai thác. Đồng thời, một trong những điểm mạnh của mô hình OTT là kiểm soát của họ trên lớp điều khiển thiết bị, ví dụ như thông qua hệ điều hành Android hoặc iOS. Khả năng điều khiển này cho phép họ làm mờ ranh giới giữa cục bộ và từ xa, bằng cách cho phép người sử dụng liên tục đồng bộ dữ liệu cục bộ và từ xa (ví dụ như với Apple iCloud hoặc Google Chrome OS).

Kết luận, ranh giới lịch sử công ty viễn thông giữa các thiết bị và nền tảng mạng (User- Network Interface) là chắc chắn sẽ mờ dần, nhưng một ranh giới mới đang tăng lên. Kết quả là hệ sinh thái OTT vẫn độc lập và không tương thích. Apple iCloud là một ví dụ chỉ làm việc với các thiết bị của Apple. Trên internet, khách hàng đã chấp nhận di chuyển rất nhanh đến một giải pháp duy nhất, khi chi phí di chuyển tương đối thấp (ví dụ như thay đổi một số thói quen, nhập lại dữ liệu). Khách hàng có lẽ sẽ ít nhiều quyết định chỉ mua sản phẩm từ một hệ sinh thái – phù hợp kinh doanh hoặc theo số đông thị trường. Công ty viễn thông ở đây có tiềm năng mang lại tiêu chuẩn hóa và khả năng tương tác, liên kết, hợp tác.

(d) Tính trung lập về mạng lưới chỉ là một giải pháp

Tính trung lập về mạng lưới nhằm mục đích ngăn cản việc các nhà vận hành mạng sử dụng tài nguyên mạng của họ để phân biệt đối xử giữa dịch vụ khác nhau. Như chúng ta đã thảo luận ở trên, một quy định có tính đối xứng nên mở rộng nguyên tắc này đến lớp kiểm soát: Các công ty nội dung số sẽ không thể sử dụng các lớp kiểm soát của họ để phân biệt giữa các nhà cung cấp ứng dụng khác nhau. Hơn nữa, lớp điều khiển của ứng dụng OTT nên tương thích, ít nhất là đến một mức độ nhất định. Điều này chắc chắn sẽ bao hàm một số yêu cầu tiêu chuẩn hóa. Hình 7 tượng trưng cho nhu cầu này cho khả năng tương tác với các phích cắm và ổ cắm.

Cơ quan quản lý của chính phủ Pháp đã quyết định nghiên cứu những khó khăn những người dùng hiện tại gặp phải khi muốn di chuyển môi trường kỹ thuật số của họ (dữ liệu cá nhân, ứng dụng,…) khi thay đổi thiết bị di động. Tim Wu, người đã xác lập

20

Page 21: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

các khái niệm về tính trung lập mạng lưới và hiện là cố vấn cao cấp của FCC, hiện đang ủng hộ một nguyên tắc tách: "những người phát triển thông tin, những người kiểm soát các cơ sở hạ tầng mạng mà thông tin được truyền đi, và những người kiểm soát các công cụ hoặc các địa điểm truy cập mạng phải được tách độc lập với nhau". Điều này sẽ ngăn chặn, ví dụ, một nhà cung cấp ứng dụng phân biệt đối xử giữa các ứng dụng nó xuất bản, hoặc với một công cụ tìm kiếm từ đối thủ cạnh tranh.

(e) Công ty điện thoại/viễn thông là không thể bị thay thế

Các trường hợp sử dụng điện thoại đã thay đổi rất ít kể từ thời gian điện thoại được chế tạo ra. Trên mạng PSTN, ISDN, hoặc thông qua một hệ đã phương tiện công nghệ IP, A vẫn gọi B bằng cách soạn số điện thoại của B trên thiết bị của mình, điện thoại đổ chuông của B, B có cuộc gọi và cả hai nói chuyện với nhau. A thường được tính phí cho cuộc gọi đó. Trường hợp sử dụng cơ bản này được mở rộng bằng một loạt các tính năng được gọi là dịch vụ bổ sung, trong đó bao gồm chuyển tiếp cuộc gọi, chặn cuộc gọi, giữ cuộc gọi, chờ cuộc gọi, hiện/chặn số điện thoại. Một tài sản đáng kể của các công ty viễn thông ở đây là các số điện thoại: các khả năng để liên kết một số điện thoại công cộng với một thiết bị và để định tuyến một cuộc gọi đến số này theo một cách mà tương thích giữa các nhà khai thác mạng.

Trường hợp sử dụng và các dịch vụ mở rộng đã ngầm định hướng thiết kế của giao thức điện thoại, trong đó có SIP, một giao thức mà được thiết lập giống như một giao thức cho điện thoại. Nhìn thoáng qua, các ứng dụng OTT có thể được xem như sự sao chép trường hợp sử dụng của mạng điện thoại đang được đề cập ở đây. Tuy nhiên, xem xét kĩ hơn thì điều này là không thực sự chính xác. Đầu tiên, các ứng dụng OTT cung cấp một hội nhập sâu cho người sử dụng vào tất cả các phương tiện truyền thông. Ví dụ, Skype cung cấp một bộ đầy đủ thông tin liên lạc bao gồm sổ địa chỉ, sự hiện diện, tín nhắn, video và các cuộc gọi thoại. A đầu tiên có thể tìm B trong sổ địa chỉ của mình và xem sự hiện diện của B trước khi gọi anh ta. Google đã tích hợp dịch vụ thoại vào các dịch vụ webmail Gmail, và Google Voice đề xuất một số điện thoại cá nhân duy nhất, không giống với số điện thoại của thiết bị. Việc đánh số ở đây là một phần thay thế dần khái niệm liên lạc; một người dùng không phải quay số điện thoại bởi vì chúng đã được lưu trữ như địa chỉ liên lạc. Điện thoại là dịch vụ viễn thông cơ bản của thế giới viễn thông; thoại chỉ là một phần của một bộ thông tin liên lạc trong môi trường OTT.

Bước thứ hai có thể được coi là triệt để hơn. Trình duyệt web đã trở thành đầu cuối được sử dụng rộng rãi nhất để truy cập vào các dịch vụ kỹ thuật số. Về dịch vụ truyền thông, trình duyệt web cũng đã được sử dụng như đầu cuối cho thoại và video thông qua hoặc dựa trên một số triển khai độc quyền, ví dụ, Adobe Flash hay các plug-in. Nỗ lực để RTC-web (truyền thống thời gian thực trên các trình duyệt WEB) được tiếp tục để chuẩn hóa với sự hỗ trợ của tương tác truyền thông thời gian thực trong trình duyệt, thông qua các nhóm công tác của IETF và W3C. Công việc IETF sẽ tập trung vào các

21

Page 22: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

giao thức, trong khi W3C sẽ xác định một tập hợp các giao điện lập trình ứng dụng API Javascript để thí điểm thiết lập và kiểm soát truyền thông.

Phát triển mới nhất này có thể sẽ thách thức sâu sắc điện thoại như chúng ta biết. Thay vì gọi B, A có thể duyệt trang Facebook của B với điện thoại thông minh của mình, và chỉ cần nhấp vào để gọi B. B sé được thông báo và thiết lập trả lời trong ứng dụng Facebook của mình. Tất cả các dòng kiểm soát được duy trì nội bộ trong Facebook, không cần đến thiết bị đầu cuối nào. Khái niệm về số điện thoại công cộng sẽ biến mất, ít nhất là cho những người cùng sử dụng nền tảng mạng xã hội tương tự. Như hầu hết các truyền thông với những người từ mạng xã hội, trường hợp sử dụng mới này có thể dễ dàng trở nên rất phổ biến. Bộ ứng dụng truyền thông có thể trở thành một thành phần dự kiến của một ứng dụng mạng xã hội, và, mặc dù điện thoại truyền thống sẽ vẫn còn, tầm quan trọng của nó sẽ giảm dần. Tuy nhiên, điều này có thể buộc các công ty OTT rời khỏi vị trí đơn vị phát triển phần mềm và trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, với tất cả các nhiệm vụ liên quan, chẳng hạn như can thiệp pháp lý, dịch vụ phổ cập hoặc gọi điện thoại khẩn cấp.

Phải đối mặt với mối đe dọa này trên thị trường điện thoại, công ty viễn thông có thể chọn để chặn loại ứng dụng điện thoại mới này ở cấp độ mạng, ví dụ dùng phương pháp lọc địa chỉ IP, hoặc thậm chí cơ chế kiểm duyệt thông tin DPI (Deep packet inspection) – và cuối cùng bỏ việc chặn này với điều kiện phải trả phí.

Công ty viễn thông cũng có thể, đồng thời xem xét việc phân tách lớn hơn giữa lớp kiểm soát và lớp mạng, ví dụ bằng cách hợp tác với một số nhà cung cấp OTT. Họ thậm chí có thể cạnh tranh với các nhà cung cấp OTT bằng cách cung cấp truyền thông hợp nhất, giống như họ đã cố gắng với bộ truyền thông tiên tiến RCS (Rich Communication Suite). Thị trường doanh nghiệp trong tình huống này là phát triển cao hơn, và các nhà khai thác lớn có được vị trí như những nhà quản lý truyền thông toàn cầu hơn là các nhà khai thác viễn thông đơn thuần. Bằng cách tích hợp sản phẩm phần mềm và dịch vụ mạng khác nhau, doanh nghiệp có thể gần như không bao giờ phải lựa chọn một sản phẩm duy nhất cho tất cả các nhu cầu thông tin liên lạc. Ví dụ, gần đây nhà cung cấp dịch vụ BT đã công bố việc tích hợp các dịch vụ TelePresence và visioconference từ Cisco, Polycom và Tandberg vào trong cùng một hội nghị trực tuyến.

Để kết luận, chúng tôi tin rằng cuộc chiến giữa các công ty viễn thông và công ty OTT đang được tiến hành cả trên lớp kiểm soát và cả trên các thiết bị người dùng. Công ty viễn thông có một số lợi thế quan trọng.

- Cơ sở người dùng của họ (do mạng lưới vật lý), cho cả lắp đặt thiết bị và phân phối các thiết bị cho khách hàng thông qua các điểm giao dịch khách hàng, tức là mạng lưới phân phối của họ chuẩn mực trong cả hai mặt kỹ thuật và tiếp thị.

- Văn hóa của họ về khả năng tương tác, cả nội bộ (để tích hợp và vận hành thiết bị và các thiết bị từ nhà cung cấp khác nhau) và bên ngoài (hợp tác ngang hàng, thỏa thuận, chuyển vùng).

22

Page 23: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

- Kinh nghiệm của họ với quy định quản lý và bảo mật.

- Khả năng cung cấp thông tin liên lạc thống nhất mà không gắn với một phạm vi duy nhất của các thiết bị và dịch vụ.

Còn các công ty OTT cũng có những lợi thế dễ thấy, chẳng hạn như:

- Khả năng của họ để giải quyết vấn đề thị trường toàn cầu.

- Khả năng của họ để xây dựng hệ sinh thái dịch vụ thống nhất.

- Sự nhạy bén của họ trong phát triển CNTT, một phần do không phải thừa kế những nhược điểm của mạng viễn thông.

Trong tương lai, chúng ta có thể sẽ chứng kiến một sự phân lớp trong chuỗi giá trị viễn thông giữa OTT và các nhà khai thác, trong đó các nhà khai thác cung cấp các lớp mạng và các công ty OTT cung cấp lớp ứng dụng. Riêng lớp điều khiển sự phân chia sẽ theo đặc thù của từng quốc gia. Một số nhà khai thác cũng có thể liên hiệp để giải quyết thị trường toàn cầu, như bắt đầu với WAC (Wholesale Applications Community) liên minh toàn cầu trong lĩnh vực chợ ứng dụng. Những sáng kiến như vậy cũng có thể được xuất hiện trong các lĩnh vực dịch vụ khác, ví dụ trong thoại chất lượng cao HD voice, truyền hình hội nghị Visio-conference hay TelePresence, để tăng cường khả năng tương tác của các công ty viễn thông.

23

Page 24: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

PHẦN II: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CỦA OTT Ở VIỆT NAM, CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH VỤ OTT ĐỐI VỚI XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ VIỄN

THÔNG TRUYỀN THỐNG

II.1. Thực trạng phát triển của dịch vụ OTT ở Việt Nam

Không khó để thấy được những tiềm năng và ứng dụng hấp dẫn mà OTT có thể mang lại và khai thác tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt khi tỉ lệ các thiết bị thông minh (smart devices – bao gồm: smartphone, tablet, phablet, smart TV) đang ngày một phổ biến trên thị trường.

Một yếu tố thuận lợi khác cho thấy đây là thời điểm tốt để OTT phát triển tại Việt Nam là hạ tầng internet tại VN đã khá hoàn chỉnh với chi phí đầu cuối khá thấp. Điều này giúp Việt Nam có tỷ lệ người dùng internet, 3G cao, độ phủ rộng.

Báo cáo của ComScore về lượng truy cập video trực tuyến tại châu Á

Hình 2: Lượng truy cập xem video trực tuyền của khu vực châu Á3

Theo báo cáo của comScore vào Quý II/2012 vừa qua, Viêt Nam có khoảng 13 triệu người xem video trực tuyến, lọt vào top dẫn đầu về lượng truy cập video trực tuyến tại châu Á. Trong số các nước châu Á – Thái Bình Dương được nghiên cứu, Việt Nam nằm trong số quốc gia có mật độ người xem video trực tuyến cao nhất, gần 90% người sử dụng internet truy cập xem video trực tuyến so với mức độ trung bình 83,1% của thế giới. Youtube vẫn là kênh được xem nhiều nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tuy Youtube là ứng dụng OTT dẫn đầu mảng VOD tại Việt Nam song để lại một khoảng trống lớn mà các nhà cung cấp dịch vụ nội dung Việt Nam có thể nhảy vào chiếm lĩnh, đó là những nội dung video/phim có thời lượng dài và chất lượng cao (HD).

3 Nguồn: comScore, 2012.

24

Page 25: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

Từ những ngày đầu năm 2012 đã có những sự chạy đua phát triển giữa các dịch vụ IPTV và VOD khai thác mảng phim HD với thời lượng dài tại Việt Nam. Không khó để kể ra những cái tên tiêu biểu như Pub, Soha Phim, Vivo, Clip.vn, HDViet, iCine, VyuhaTV,… và còn hàng ngàn trang phim nhỏ lẻ khác (phần lớn “ký sinh” vào các nguồn khác cho phép nhúng nội dung lên trang khác như Youtube, Clip.vn, Dailymotion).

Tuy nhiên có thể khẳng định rằng ứng dụng OTT không hề đơn giản cho những đơn vị làm công nghệ thông tin và nội dung số nhỏ lẻ. Trước nhất xét qua những khó khăn ở 4 yếu tố chính tạo nên quy trình khai thác nội dung số tại Việt Nam bao gồm:

Nội dung Hạ tầng & công nghệ Kênh thanh toán Truyền thông.

Nội dung: Có bản quyền là một rào cản cực lớn khi chi phí bỏ ra để sản xuất nội dung hoặc mua bản quyền phim/video là rất lớn. Chính ngay ở yếu tố đầu tiên này đã có thể loại bỏ không ít nhà cung cấp dịch vụ nội dung số.

Hạ tầng & công nghệ: Không quá khi nói OTT và đặc biệt là VOD là những cỗ máy “ngốn” server. Không chỉ với các dịch vụ xem phim HD trực tuyến chiếm băng thông mạng server, mà ngay cả những ứng dụng nhắn tin có chức năng thoại cũng cần lượng tài nguyên server lớn không kém. Yếu tố hạ tầng và công nghệ sẽ là mấu chốt quyết định sự thành công hay thất bại (cả về ngắn và dài hạn) ở mảng nội dung số và đặc biệt là ở những nhà khai thác công nghệ truyền tải nội dung OTT.

Kênh thanh toán: Đây là một bài toán làm đau đầu không ít nhà cung cấp dịch vụ nội dung số. Hình thức thanh toán đang được triển khai tại Viện Nam khá đa dạng từ chuyển SMS, Internet Banking, thẻ cào đến ví điện tử, chuyển khoản ngân hàng. Tuy nhiên hình thức tiện lợi và được sử dụng phổ biễn nhất vẫn là tài khoản SMS vẫn đang nằm trong tay của 3 nhà mạng lớn dẫn dắt thị trường, công với tính cạnh tranh kém của thì ttrường viễn thông làm chi phí tăng cao, gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu.

Truyền thông: Đây có lẽ là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của một nhà cung cấp dịch vụ OTT. Chi phí dành cho việc phát triển và vận hành một dịch vụ OTT có thể thấp hơn rất nhiều so với việc phát triển và vận hành một dịch vụ thông tin/ viễn thông truyền thống khác. Tuy nhiên, chi phí cho truyền thông/marketing của những dịch vụ này thì không khác nhứng dịch vụ truyền thống, có thể lên tới 50% giá trị sản phẩm. Điều này cho thấy ở cuộc chơi này, khi yếu tố sản phẩm và chất lượng có sự tương đồng rõ rệt thì truyền thông là cứu cánh tạo nên sự thành công và doanh thu cho dịch vụ.

Như vậy xét tổng thể 4 yếu tố trên, thì ngoài Kênh thanh toán được xem là yếu tố khách quan và là khó khăn chung, thì 3 yếu tố còn lại phụ thuộc vào tiềm lực và cách

25

Page 26: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

vận hành của từng nhà cung cấp dịch vụ. Nói cách khác 3 yếu tố này sẽ là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt và thành công của mỗi nhà cung cấp.

Hình 3: Mô hình hạ tầng hệ thống của nhà cung cấp dịch vụ OTT [9]

Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) công bố tại Ngày Internet Việt Nam 4/12, tỷ lệ sử dụng các dịch vụ OTT qua smartphone tại Việt Nam đang tăng dần từ 24,7% trong năm 2012 lên 33,8% vào năm 2013; dự kiến 3 năm 2014 - 2015 - 2016 sẽ tiếp tục đạt được các mức 41% - 44,2% - 45,5%.

II.2.Tác động của dịch vụ OTT đối với xã hội và dịch vụ viễn thông truyền thống

Trong năm 2011, phân khúc dịch vụ OTT chiếm khoảng 10% tổng lợi nhuận trong ngành công nghiệp viễn thông và chiếm gần 50% tổng lưu lượng trong các mạng băng rộng di động và cố định trên thế giới. OTT hiện đang là phân khúc thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh, tại các thị trường khác nhau doanh thu từ loại hình dịch vụ này cũng tương đối khác nhau.

26

Page 27: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

Hình 4: Thị phần thị trường viễn thông thế giới năm 2011 và 20124

Theo một báo cáo của Mobile Squared công bố tháng 8/2012 thì có tới 73,7% nhà mạng cho rằng tin nhắn SMS sẽ là dịch vụ bị đe dọa nhiều nhất bởi OTT, sau đó tới cuộc gọi thoại và video.

Hình 5: Đóng góp lưu lượng của các dịch vụ viễn thông5

Đứng ở góc độ hoạt động kinh doanh, sự bùng nổ của các dịch vụ OTT đã mang lại cho các nhà mạng nhiều thách thức mới:

Theo kịp và đáp ứng sự phát triển của các công nghệ cũng như việc mở rộng quy mô mạng, cung cấp chất lượng dịch vụ (QoS) yêu cầu cho nhu cầu sử dụng và số lượng người dùng ngày càng tăng;

Tìm kiếm một phương thức để tạo doanh thu và lợi nhuận từ sự tăng trưởng

Có thể thấy, khả năng mà các dịch vụ OTT chiếm phần lớn doanh thu từ những dịch vụ viễn thông cơ bản (nhắn tin, gọi điện) là khá rõ ràng, đặc biệt khi chất lượng cuộc

4 Nguồn: Mobile Squared, 2012.5 Nguồn: Mobile Squared,2012.

27

Page 28: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

gọi OTT được nâng cao tiệm cận chất lượng cuộc gọi di động truyền thống sẽ khiến doanh nghiệp viễn thông trong khi phải đầu tư rất lớn cho hạ tầng viễn thông mà không có doanh thu tại các dịch vụ cơ bản chủ yếu, trong khi chi phí dịch vụ, doanh thu quảng cáo sẽ chi cho bên sở hữu dịch vụ OTT. Mặt khác, khi lưu lượng OTT tăng cao, phần mềm cung cấp thêm chức năng như tải nhạc, xem phim trực tuyến, gửi nhận file dung lượng cao sẽ gây tắc nghẽn băng thông 3G của nhà mạng.

Thêm vào đó là những vấn đề về bảo mật, bởi các phần mềm OTT có thể cài thêm các chức năng theo dõi vị trí người sử dụng, kiểm soát toàn bộ dữ liệu trong điện thoại, danh bạ, tin nhắn hoặc nghiêm trọng hơn là phá hoại phần mềm của máy điện thoại. Do đó, đối phó với các dịch vụ OTT được coi là một bài toán khó với nhiều nhà mạng. Sự bùng nổ của dịch vụ này khiến họ phải triển khai những đầu tư lớn nhằm nâng cấp hạ tầng mạng để cung cấp QoS tốt hơn mà vẫn đảm bảo tối ưu chi phí hoạt động cũng như giá cước dịch vụ. LTE, với kiến trúc phẳng và băng thông truy cập cao hơn, cung cấp chi phí /bit thấp nhất, nên được nhiều nhà mạng lựa chọn cho việc nâng cấp trong tương lai.

Một thách thức lớn đối với các nhà mạng là tạo doanh thu từ sự tăng trưởng, do đó cần có sự cân bằng giữa chi phí và lợi nhuận dịch vụ. Bởi nếu giá cước cao sẽ không khuyến khích được người sử dụng lựa chọn và sử dụng dịch vụ. Thực tế, thuê bao chỉ trả tiền cho đúng giá trị mà họ nhận được từ các dịch vụ, vì vậy dịch vụ tốt, phổ biến là điều cần thiết. Ví dụ, tại Ấn Độ, người sử dụng 3G trung bình tiêu thụ gần 400MB mỗi tháng, mức sử dụng 3G chiếm khoảng 21% lưu lượng truy cập - phần còn lại là 2G. Việc truy cập và giá cước 3G là những yếu tố chính quyết định việc sử dụng 3G. Do đó, các nhà khai thác nước này đã thực hiện chiến lược giảm giá cước 3G và điều này đã làm giảm đáng kể việc truy cập Internet tại các điểm truy cập công cộng.

Cơ sở hạ tầng mạng của các nhà khai thác chính là yếu tố chủ chốt để cung cấp các dịch vụ OTT. Mạng ban đầu được thiết lập chủ yếu dành cho các ứng dụng thoại và tin nhắn SMS, do đó các nguồn doanh thu đều liên quan đến hai dịch vụ này. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của dữ liệu và các giao diện truyền thông mở, hạ tầng mạng đã trở thành một nền tảng hỗ trợ đối với các ứng dụng cụ thể. Hạ tầng mạng hiện nay được coi như là một tiện ích hỗ trợ một hệ sinh thái các thiết bị và các dịch vụ cung cấp cho thuê bao bao gồm cả các dịch vụ OTT.

Những thành phần hạ tầng mạng được coi là tiện ích để hỗ trợ phân phối dịch vụ, bao gồm mạng truy cập (hữu tuyến và vô tuyến), backhaul (các mạng, đồng bộ và không đồng bộ, điện và quang), các đường truyền liên lục địa.

Các nhà mạng kiểm soát các ứng dụng thoại và tin nhắn SMS, sau đó phân phối chúng cho khách hàng. Do đó, chính nhà mạng cũng kiểm soát việc phân phối giá trị cho khách hàng - và tạo nên các liên kết trong chuỗi giá trị.

Tuy nhiên, sự phát triển của Web và các công nghệ đã và đang thay đổi chuỗi giá trị này. Ví dụ, Amazon hoặc Apple cả hai nhà cung cấp thiết bị hiện còn cung cấp nội dung, ứng dụng và nhiều dịch vụ trực tiếp cho khách hàng. Như vậy, họ đã cung cấp trực

28

Page 29: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

tiếp giá trị đến khách hàng, thông qua các thiết bị họ sản xuất và bán. Như vậy các dịch vụ OTT tạo ra những liên kết mới trong chuỗi giá trị. Khi đó, hạ tầng mạng đóng vai trò như một tiện ích; dịch vụ được triển khai trên nền mạng, sử dụng các giao diện kết nối mở. Các thuê bao dịch vụ OTT có mối quan hệ trực tiếp với nhà cung cấp dịch vụ OTT mà không phụ thuộc vào nhà cung cấp mạng. Cho dù sử dụng mạng của nhà khai thác nào hay loại mạng nào (hữu tuyến hay vô tuyến), người tiêu dùng đều nhận được các dịch vụ trên bất kỳ mạng dữ liệu gì mà họ kết nối.

Sự phát triển mạnh của các OTT đang là xu hướng không thể tránh khỏi, do đó các nhà khai thác cần có những chiến lược hợp lý để tham gia vào phân khúc này. Nhiều nhà phân tích cho rằng các nhà mạng cần sáng tạo và linh hoạt hơn trong phân khúc OTT, nếu không sẽ có thể mất đi một cơ hội tăng trưởng và trở thành nhà cung cấp băng thông đơn thuần. Sự thành công của nhà cung cấp OTT phụ thuộc vào sự phong phú của nội dung/dịch vụ mà họ cung cấp. Mặt khác, các nhà mạng cũng được hưởng lợi từ các dịch vụ OTT cung cấp cho các thuê bao của mình.

Theo một khảo sát vừa được công bố mới đây của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen tại Việt Nam, khảo sát người dùng trong năm 2012 về tốc độ và chất lượng dịch vụ 3G của các nhà mạng thì chỉ hơn 55% người dùng cảm thấy hài lòng về tốc độ đường truyền, thấp hơn so với 64% của năm 2011; 26% người dùng không hài lòng và 19% rất không hài lòng.

Tóm tắt, các điểm đã đạt được và các vấn đề còn tồn tại trong quản lý hoạt động của các dịch vụ OTT trên thị trường Việt Nam:

Hành lang pháp lý đối với việc quản lý dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông nói chung và dịch vụ OTT nói riêng về cơ bản đã đầy đủ (Luật Công nghê thông tin, Luật Viễn thông, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP).

An toàn, an ninh thông tin và bảo mật thông tin không được đảm bảo.

Cac dịch vụ OTT tăng trưởng nhanh, kéo theo yêu cầu phát triển tài nguyên mạng, trong khi các nhà mạng giảm doanh thu, không đảm bảo việc phát triển hạ tầng mạng đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng

29

Page 30: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

PHẦN III: NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA OTT THẾ GIỚI

III.1. Số liệu về sự phát triển của OTT trên thế giới

Cuối năm 2012, khoảng 350 triệu gia đình trên toàn cầu đã đăng ký truy cập các dịch vụ theo yêu cầu thông qua truyền hình trả tiền của họ (thông qua các giải pháp VOD). Năm 2017, con số này được dự báo sẽ tăng lên gần 500 triệu gia đình.

IHS Screen Digest, một nhà nghiên cứu thị trường, cũng ước tính rằng chi phí cho truyền hình trả tiền đã tăng gấp mười từ năm 2005 đến năm 2012, với khoảng 22 tỷ USD yêu cầu nội dung thông qua các dịch vụ VOD truyền hình trả tiền vào năm 2012, dự báo sẽ vượt quá 40 tỷ USD trong năm 2016. Phí thu VOD TV dự kiến sẽ vượt quá 8 tỷ USD trên toàn cầu vào năm 2017, với mức tăng hàng năm là 15%.

Hình 6: So sánh doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông toàn cầu và doanh thu của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT6

Nhà mạng lớn thứ hai của Singapore là StarHub vừa tuyên bố bắt tay với Tencent, nhà phát triển ứng dụng WeChat của Trung Quốc. Theo đó, StarHub sẽ cung cấp cho các khách hàng trả trước gói cưới sử dụng hầu như không giới hạn ứng dụng này với mức cước 0,32 USD/ngày (khoảng 6.700 đồng) hoặc 4,80 USD/tháng (khoảng trên 100.000 đồng).

6 Nguồn: IDATE, 2013.

30

Page 31: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

Chiến lược này của StarHub cũng tương tự như những gì mà đối thủ lớn hơn của họ là SingTel đã công bố hồi tháng Tám vừa qua. SingTel đã cng cấp dịch vụ WhatsApp với mức phí 0,40 USD/ngày (8.500 đồng) hoặc 4,80 USD/năm (trên 100.000 đồng). Cả hai nhà mạng đều cung cấp dung lượng dữ liệu để sử dụng các ứng dụng OTT trên là 1GB/ngày. Theo các nhà mạng, với mức dung lượng này, hầu như người dùng có thể sử dụng thoải mái, không hạn chế các dịch vụ của ứng dụng OTT.

Theo bình luận của các chuyên gia, các mối quan hệ hợp tác của nhà mạng với các nền tảng OTT là nỗ lực nhằm thu hút và giữ chân thuê bao. Trong khi đó, nhà mạng vẫn tiếp tục đưa các dịch vụ do chính họ phát triển ra thị trường. Hồi tháng 2/2013, cả hai nhà mạng viễn thông lớn của Singapore đã công bố các kế hoạch cạnh tranh với các ứng dụng nhắn tin OTT bằng nền tảng riêng của họ. Tuy nhiên, những nỗ lực gần đây của SingTel đối với “ứng dụng liên lạc tất cả trong một” LoopMe lại gặp khó ở một số khâu pháp lý hồi đầu năm nay. Song SingTel khẳng định họ vẫn quyết tâm theo đuổi chiến lược.

Điều thú vị là nhà mạng thứ và và là nhà mạng nhỏ nhất của Singapore là M1 vẫn chưa có bất kỳ động thái đáng kể nào trên thị trường OTT. Gần đây, M1 chỉ tiết lộ ý định “tập trung lại vào việc kiếm doanh thu từ các kết nối dữ liệu hoặc các dịch vụ viễn thông truyền thống, chứ không chạy theo việc phát triển nội dung hay bắt tay với các nhà OTT”. Nếu M1 quyết định vào cuộc, vẫn còn rất nhiều đối tác tiềm năng để hãng có thể bắt tay, như LINE, Nimbuzz, và KakaoTalk.

Sự phổ biến và lớn mạnh của các hãng OTT đang dần dần làm xói mòn tỷ suất lợi nhuận của các nhà mạng, các dịch vụ nhắn tin SMS và thoại thông thường đang bị thay thế bằng các dịch vụ OTT cung cấp thoại và tin nhắn miễn phí qua giao thức Internet. Các ứng dụng này còn có thêm những tính năng được giới trẻ ưa chuông như gắn nhãn sticker vui nhộn, ghi âm tin nhắn thoại và chat nhóm. Theo nghiên cứu, tác động của các ứng dụng OTT là nguyên nhân lớn khiến doanh thu SMS hàng năm trên toàn cầu giảm 23 tỷ USD xuống còn 96,7 tỷ USD năm 2018, trong đó khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ phải chịu mức giảm mạnh nhất.

Mới đây, China Mobile, nhà mạng lớn nhất thế giới đã phản ứng lại thách thức OTT bằng việc ra mắt dịch vụ Jego cạnh tranh với Skype. Ứng dụng Jego cho phép bất kỳ ai ở ngoài Trung Quốc đều có thể nhận được các cuộc gọi đến miễn phí qua một kết nối dữ liệu trên smartphone Android hay iOS.

Xu hướng hợp tác sẽ mạnh trong năm 2014

Sự lớn mạnh của các nền tảng OTT là điều không có gì phải nghi ngờ. Theo thông tin, nền tảng nhắn tin, gọi điện OTT WeChat của Tencent hiện có 270 triệu người dùng hàng tháng, trong đó có 100 triệu người ở ngoài Trung Quốc. WeChat ra mắt hồi tháng 1/2011 và hiện mỗi ngày có thêm 8.000 thành viên gia nhập.

Theo trang CNTT The Verge, WeChat vẫn đứng sau hãng OTT dẫn đầu thị trường hiện nay là WhatsApp. Tính đến tháng 10, WhatsApp có trên 350 triệu người dùng hàng

31

Page 32: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

tháng, tăng 50 triệu so với tháng 8/2013. Trong khi đó, ứng dụng LINE cũng đang lớn mạnh với khoảng 260 triệu người dùng sau 2 năm ra mắt, trong đó hơn một nửa người dùng LINE có được là trong năm nay. KakaoTalk có trên 110 triệu người dùng với 40% ở ngoài nước Hàn Quốc.

Trước đây, hầu hết các nhà mạng trên thế giới đều kịch liệt phản đối các dịch vụ OTT hoạt động, vì chúng khiến doanh thu nhà mạng sụt giảm. Tuy nhiên, theo một khảo sát được thực hiện hồi tháng Tám thì có 36% các nhà mạng đang chọn giải pháp hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ OTT. Con số này tăng so với mức 32% của năm 2012. Hãng nghiên cứu Ovum cho rằng những hoạt động hợp tác này sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong năm 2014 tới.

Hiện nay, các nhà mạng của Ấn Độ như Airtel, Tata DoCoMo, Aircel và Reliance đều đã có những ký kết hợp tác với những nhà cung cấp dịch vụ OTT như Nimbuzz, WhatsApp và Facebook để cung cấp truy cập không giới hạn đến các dịch vụ OTT với một mức phí hàng tháng. Nhà mạng Globe Telecom của Philippines cũng bắt đầu cung cấp gói cước sử dụng không giới hạn đến các dịch vụ OTT như Viber, Facebook Messenger, Kakao, WeChat, WhatsApp, Line và các dịch vụ khác trong gói cước trả trước hàng ngày GoUNLI30 của họ.

Hình 7: Sự phân hóa của các ứng dụng OTT theo thị trường

Nguồn: onDevice research, 2013.

32

Page 33: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

III.2. Dự báo xu hướng phát triển của OTT trên thế giới

Do đặc điểm lịch sử của hai lĩnh vực dịch vụ truyền hình và viễn thông là tương đối khác nhau, gây ra sự phân hóa trong xu hướng phát triển của các ứng dụng OTT trong lĩnh vực này. Phần này sẽ tách và trình bày xu hướng phát triển của OTT TV và OTT viễn thông thành 2 phần riêng biệt.

a) Dự báo xu hướng phát triển của OTT TV trên thế giới

Dự báo của The Diffusion Group cho biết, doanh thu năm 2009 dưới 1 tỷ USD và đến năm 2014 sẽ đạt doanh số 5,7 tỷ USD. Những dự báo này là một phần của bảng phân tích mới nhất về nhu cầu sử dụng loại hình truyền hình OTT của TDG. Theo báo cáo này, khán giả truyền hình OTT TV sẽ nhiều hơn số lượng người xem IPTV vào năm 2013. OTT TV sẽ thành trào lưu mới với việc sử dụng các thiết bị kết nối Internet để truy cập nội dung video, sự sẵn có của các thương hiệu như BBC iPlayer và Netflix, và nỗ lực tiếp thị bởi các nhà sản xuất thiết bị, theo một nghiên cứu mới từ Informa Telecoms & Media chỉ ra.

Dự báo đến năm 2015 khoảng 380 triệu người trên thế giới sẽ xem video trực tuyến bằng cách sử dụng một thiết bị kết nối giống như giao diện điều khiển TV, trò chơi hoặc set-top box. Con số này là hơn hai lần con số 163 triệu thuê bao IPTV mà IDG dự báo cho năm 2015.

Ở một số nơi trên thế giới, sự khác biệt giữa hai dịch vụ này thậm chí sẽ còn lớn hơn. Ví dụ, ở Anh, số lượng người xem OTT TV đã vượt quá số lượng người xem IPTV. Đến năm 2015, số lượng người xem IPTV của Vương quốc Anh sẽ giảm xuống 3,6 triệu trong khi 27 triệu người sẽ xem OTT TV trực tuyến.

Dịch vụ truyền hình Over-the-Top đã cách mạng hóa truyền hình ở cách dịch vụ được phân phối và tiếp cận, cả cố định lẫn di động. Trong khi truyền hình truyền thống vẫn còn cung cấp trên mạng lưới hữu tuyến đến người xem thì OTT TV đại diện cho một sự thay đổi cơ bản trong tương lai của các mô hình tiêu dùng truyền hình , cá nhân, tương tác và tạo doanh thu từ các nội dung.

Các tính chất đột phá của OTT TV sẽ tiếp tục thách thức các mô hình kinh doanh của các bên liên quan hiện có và tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty mới, sáng tạo tham gia vào thị trường. Các nhà khai thác PayTV, các nhà sản xuất nội dung, các đài truyền dẫn và phát sóng, và các nhà cung cấp dịch vụ phải đối mặt với vô số các quyết định kỹ thuật và kinh doanh khó khăn khi họ tung ra các sản phẩm mới, dịch vụ bổ sung, cạnh tranh hơn với đầy đủ tính năng đặc sắc hơn trên OTT TV.

Hiện nay các hãng truyền thông lớn trên thế giới đang phát triển dịch vụ truyền hình OTT như: Netflix, GoogleTV, AppleTV, Hulu... Một số hãng điện tử lớn cũng đưa ra các loại TV tích hợp bộ giải mã cho OTT như: Sony, Samsung, Roku, Western Digital,…

33

Page 34: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

Một cách xu hướng công nghệ mới, giúp ứng dụng OTT TV tiếp cận người tiêu dùng là Syncbak - một server nhỏ được gọi là Syncbox, tạo ra tín hiệu truyền đi theo dạng khép kín thông qua phổ phát sóng, có khả năng xác nhận rằng với những nội dung đang được truyền hình trực tuyến thỉ chỉ những người sử dụng có đăng ký truy cập theo tín hiệu không dây mới có thể xem được. CBS và Fox là hai đài truyền hình thử nghiệm công nghệ này đầu tiên, và mang truyền hình trực tuyến tới địa phương. Các đài địa phương có thể tiến xa hơn nữa trong việc tạo các ứng dựng trên “TV kết nối Internet”, và kể cả trên smartphone và máy tính bảng.

Một giải pháp OTT TV khác như Skitter đang được xem như là lựa chọn tốt nhất dành cho ISP muốn cung cấp truyền hình trực tiếp cho khách hàng của họ. Người dùng sở hữu một box truyền và sử dụng giải pháp Skitter để cung cấp truyền hình trực tiếp với các thiết bị OTT cho phép, với video định dạng MPEG-3ABR mã hóa có thể kiểm soát luồng dữ liệu cho thuê bao có thẩm quyền sử dụng.

Giới quan sát cho rằng truyền hình Over-The-Top (OTT TV) trực tuyến qua Internet như Netflix hay Apple là tương lai của truyền hình. Các số liệu thống kê cũng đã góp phần làm rõ quan điểm này khi theo bản báo cáo của Generator đến cuối năm 2013 tổng cộng 158,2 triệu hộ gia đình trên toàn thế giới sẽ xem một số Phần trình truyền hình hình thức OTT trên TV kết nối Internet. Và trong số này, 76.600.000 hộ gia đình (234 triệu người) sẽ được xem Phần trình truyền hình OTT TV internet một cách thường xuyên, định kì trong năm 2013. Dự đoán, vào năm 2017, số lượng người xem thường xuyên sẽ tăng lên 373.100.000 hộ gia đình với 1.189 triệu cá nhân.

Để có thể dễ dàng cho việc phân tích số liệu này, có thể đặt nó trong một so sánh với số lượng người xem thường xuyên của mạng truyền hình cáp hiện nay. Có khoảng 350 mạng lưới truyền hình cáp lớn hoạt động trên toàn cầu, trong đó đạt cơ sở khách hàng tổng hợp của khoảng 550 triệu hộ gia đình, mặc dù ngành công nghiệp truyền hình cáp đã mất tới hơn 30 năm để đạt được quy mô này7.

Tuy nhiên, theo hãng nghiên cứu IHS Screen Digest thì các chi phí của OTT TV khá cao để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhà cung cấp nền tảng OTT như Netflix hay Apple có thể phải thay đổi mô hình phát triển như đầu tư vào hạ tầng nội dung, tương tự như các công ty truyền hình trả tiền. Tuy nhiên, khi phát triển đến mức độ này thì lợi thế về giá thành của OTT TV sẽ không còn so với các nhà cung cấp truyền thống.

Một ví dụ cho hay: chi phí cho hệ thống máy chủ chứa nội dụng CDN (Content Devilery Network) dành cho OTT thu được độ phân giải HD phục vụ cho toàn dân ở Anh sẽ tốn khoảng 1,2 tỷ Euro. Chi phí này đáp ứng được khoảng 5.000 kênh truyền hình truyền thống, gấp 10 số kênh hiện nay. Theo IHS Screen Digest, chi phí CDN truyền hình vệ tinh độ nét tiêu chuẩn (SD) vẫn ổn định như số lượng người xem tăng. Tuy nhiên,

7 Generator, 2013

34

Page 35: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

CDN chi phí mỗi giờ để cung cấp OTT trực tuyến độ nét tiêu chuẩn (SD) tăng lên vượt quá truyền hình vệ tinh khi số người xem lên hơn 8.000.

(b) Dự báo xu hướng phát triển của OTT viễn thông trên thế giới

Về xu hướng phát triển của OTT trên thế giới, với sự thành công của làn sóng các ứng dụng OTT trong những năm trờ lại đây, dự báo trong thời gian tới sẽ có ngày càng nhiều các công ty phát triển ứng dụng OTT và thâm nhập vào thị trường viễn thông thế giới. Tuy nhiên, để cạnh tranh với những ứng dụng OTT đã thành công và có mặt trên thị trường từ trước đó, các sản phẩm mới gia nhập thị trường này sẽ được phát triển để mang một hoặc nhiều đặc điểm sau:

Kết hợp với mạng xã hội, hoặc phát triển các yếu tố mạng xã hội: Khả năng kết nối của mạng xã hội là rất lớn, đồng thời có 2 yếu tố chính khiến cho việc kết hợp mạng xã hội vào ứng dụng OTT trở nên rất hấp dẫn là: (1) số liệu thống kế cho thấy người dùng sử dụng thời gian trên Internet ngày càng nhiều cho việc truy cập mạng xã hội và (2) mạng xã hội luôn có được cộng đồng người sử dụng ổn định và tỉ lệ sử dụng thường xuyên ở mức cao nhất trên mạng Internet.

Hướng tới trải nghiệm người dùng và cá nhân hóa dịch vụ Thương mại hóa các dịch vụ OTT viễn thông và đơn giản hóa quá trình thanh toán Kết hợp nhiều dịch vụ OTT trong một ứng dụng OTT.

Còn về phía các công ty viễn thống truyền thống trên thế giới, hiện tại đang phân hóa ba xu hướng ứng phó với sự gia tăng cạnh tranh từ các dịch vụ OTT:

Một số công ty viễn thông và ISP đã nhận thấy xu hướng của thị trường và cố gắng để trở thành một nhà cung cấp dịch vụ OTT cạnh tranh trên mạng, cung cấp dịch vụ tốt nhất có thể dựa trên lợi thế hạ tầng và công nghệ sẵn có. Điều nay dẫn tới tái cơ cấu và thay đổi căn bản về mô hình hoạt động và kinh doanh của các công ty này.

Một số công ty khác đổi mới các gói dịch vụ và tung ra các ứng dụng/dịch vụ OTT riêng không giới hạn đối với cơ sở khách hàng của mình. Đây là một xu hướng khả phổ biến. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ thành công về dài hạn hay không thì còn phụ thuộc vào việc có khắc phục được căn bản vấn đề cạnh tranh với các ứng dụng OTT. Nếu những thỏa thuận hợp tác giữa các bên liên quan đạt được, thì đây là một giải pháp tương đối khả dĩ cho các công ty viễn thông truyền thống. Hình thức này có thể giữ chân được lượng khách hàng lớn của các mạng viễn thong, tuy nhiên cũng sẽ dẫn tới những thay đổi căn bản về mô hình hoạt động và kinh doanh của các công ty này.

Một vài các công ty viễn thông khác thì lại cố gắng vận đồng Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU), và các cơ chế đa phương, quốc tế khác nhằm điều tiết các ứng dụng OTT và các nhà cung cấp thông qua Hội nghị Thế giới về Viễn thông quốc tế (WCIT). Họ hy vọng WCIT sẽ là một phương tiện để tạo lập sự cân bằng,

35

Page 36: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

khôi phục lại doanh thu của mình và bằng cách nào đó bắt đầu tính phí đối với các nhà cung cấp OTT.

Việc thâu tóm, mua, sáp nhập các công ty ứng dụng công nghệ OTT vào các công ty viễn thông cũng là một khả năng có thể xảy ra. Các công ty viễn thông mua lại các đơn vị cạnh tranh này có thể là một giải pháp để tiến nhanh hơn vào thị trường ứng dụng OTT và làm giảm cạnh tranh. Tuy nhiên, việc thâu tóm các công ty này không phải là việc đơn giản khi chúng đang là xu hướng và có sự đầu tư, hậu thuẫn rất lớn từ các công ty đầu tư cũng như thị trường tài chính.

Tại các thị trường viễn thông phát triển, như Hoa Kỳ, cả nhà cung cấp OTT và nhà mạng đều trưởng thành theo đúng nghĩa, do đó các nhà mạng có thể tập trung vào việc cung cấp hạ tầng điện toán đám mây an toàn và theo nhu cầu cho khách hàng doanh nghiệp. Còn tại các thị trường đang phát triển như Ấn Độ, phân khúc OTT vẫn còn mới, nội dung và dịch vụ còn khá hạn chế. Trong trường hợp này, các nhà khai thác có lợi thế lớn hơn, họ có thể trở thành nhà cung cấp hạ tầng với quy mô lớn và kinh tế. Ngoài ra, họ cũng có thể tham gia vào phân khúc OTT để khuyến khích phát triển các nội dung và dịch vụ, cung cấp nhiều giá trị hơn cho thuê bao, nhằm thu hút và hấp dẫn thuê bao hơn, tăng lưu lượng sử dụng và mang lại nhiều giá trị hơn cho các nhà cung cấp nội dung.

Thương mại hóa các dịch vụ OTT viễn thông

Các ứng dụng OTT như Skype, Viber hay WhatsApp thương mại hóa như thế nào? Đây là một câu hỏi hợp lý để xem xét khi dễ thấy rằng lý do cơ bản cho sự thành công của họ với việc thu hút hàng trăm triệu người sử dụng ở khắp nơi trên thế giới phần lớn là vì các dịch vụ mà họ cung cấp (ít nhất là ban đầu) là miễn phí .

Từ đó, hầu hết các công ty OTT đều cố gắng để đưa mô hình kinh doanh đến dạng “Freemium”, theo đó một tỷ lệ phần trăm nhỏ của người sử dụng của dịch vụ (giả sử 1%) sẽ chọn trả tiền cho một số tính năng cao cấp. Vấn đề ở đây nằm trong việc thuyết phục rằng 1% số người sử dụng đó, sẽ phải trả tiền cho tính năng cao cấp gì.

Dự báo các hình thức thương mai hóa ứng dụng OTT

Nếu bạn là một công ty OTT và vẫn chưa có công ty hay tổ chức đầu tư nào quyết thâu tóm lại công ty OTT đó trong một thỏa thuận mua bán, sáp nhập, mô hình kinh doanh nào để các công ty OTT này có thể bắt đầu nhìn thấy một số doanh thu thực tế ? Dưới đây là một vài mà trường hợp cụ thể thu thập được trên thị trường:

Thuê bao

Trong năm 2013, WhatsApp, ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất thế giới, chuyển từ thanh toán một lần duy nhất trên hệ điều hành iOS của Apple thành thuê bao $ 0,99/năm. Đây cũng là mô hình phù hợp với chính sách của Android - một động thái mà chuyên gia Lauren Hockenson từ GigaOm mô tả như "một động thái khôn ngoan cho công ty". Chuyên gia này tiếp tục giải thích rằng các nhà mạng hiện nay có thể có nhiều lý do hơn để sợ các ứng dụng OTT này, ngay cả khi nó không còn được miễn phí:

36

Page 37: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

Thiết lập một thuê bao hàng năm có chi phí thấp như vậy khiến Whatsapp trờ thành một lựa chọn không phải suy nghĩ cho người dùng ứng dụng này với khoảng hơn 8 tỷ tín nhắn nội mạng và 12 triệu tin nhắn ngoại mạng được gửi đi thông qua các ứng dụng mỗi ngày bởi vì nó vẫn còn quá rẻ so với các dịch vụ nhắn tin cao cấp hoặc phí roaming chuyển vùng quốc tế. Ứng dụng WhatsApp, đã bắt đầu có được dòng doanh thu mới và ổn định, hướng tới một mô hình kinh doanh bền vững.

Kết nối liên mạng

Kết nối liên mạng là cách phổ biến nhất để kiếm tiền với các ứng dụng VoIP, đặc biệt là khi nói đến kết nối liên mạng trên các mạng viễn thông khác nhau và ở các nước khác nhau. Về cơ bản nó liên quan đến việc người sử dụng dịch vụ thoại hay hội nghị truyền hình với nhau trong một mạng khép kín của một dịch vụ (ví dụ Skype, chỉ nhứng người sử dụng cùng dịch vụ này mới thực hiện được phương thức trên, do đó “khép kín”). Nhưng nếu một người sử dụng Skype sau đó muốn quay số để gọi ra với phần còn lại của thế giới hoặc nhận cuộc gọi từ những người sử dụng dịch vụ điện thoại cố định PSTN, công ty OTT có thể tính phí sử dụng, tạo nên doanh thu trên việc thiết lập kết nối liên mạng đó.

Skype (mạng quốc tế lớn nhất của các cuộc gọi thoại) đã làm việc đó. Cũng theo đó là Rebtel, cùng nhiều ứng dụng OTT khác. Vấn đề ở đây là các ứng dụng OTT càng lớn và càng thành công, thì số lượng các cuộc gọi mà thực sự sẽ cần phải được thực hiện thông qua PSTN sẽ là càng thấp. Vì khả năng rất lớn những người muốn giao tiếp với nhau có thể đã sử dụng cùng một dịch vụ OTT nổi tiếng.

Kinh doanh trò chơi (game) trong ứng dụng OTT

Nhìn vào mô hình kinh doanh cho Tango, công ty OTT với các dịch vụ gọi điện thoại, video di động miễn phí. Triết lý của công ty này là “tin rằng các cuộc gọi video nên được miễn phí cho mọi người [...]. Chúng tôi có rất nhiều ý tưởng về cách để kiếm tiền một khi Tango đạt đến một cộng đồng người sử dụng ổn định, và sẽ khám phá và thử nghiệm với nhiều cách để kiếm tiền từ các cuộc gọi video di động bao gồm cung cấp dịch vụ cao cấp.

Trên thực tế là ngay cả khi Tango đã thu hút được một cộng đồng người sử dụng ấn tượng với 120 triệu người sử dụng, nó vẫn không có mô hình kinh doanh thực sự khi nói đến cung cấp dịch vụ cao cấp. Thay vào đó, nhà báo Jon Russell từ The Next Web, cho rằng Tango bây giờ cố gắng để thu hút ngành công nghiệp game bằng cách tung ra một nền tảng nội dung mới cho các nhà phát triển game, trong đó cung cấp cho họ "yếu tố mạng xã hội" vào cơ sở người dùng của Tango trong trở lại.

Kiếm tiền thông qua chơi game, thường là thông qua trong mua hàng trong game, là một hướng mà khá nhiều công ty OTT trên thị trường châu Á đang bắt đầu thực hiện, bao gồm cả ứng dụng OTT LINE từ Nhật Bản với trên 200 triệu, WeChat của Trung Quốc, và KakaoTalk của Hàn Quốc.

37

Page 38: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

Mạng đích của các cuộc gọi

Viber chưa bao giờ có một mô hình kinh doanh thực sự nhưng bây giờ đang cố gắng để tạo ra một mô hình kinh doanh mới: ứng dụng OTT VoIP di động với trên 200 triệu người sử dụng toàn cầu này hiện đang thử nghiệm một mô hình mà trong đó các nhà mạng khai thác sẽ trả tiền cho Viber để thực hiện cuộc gọi có nghĩa là cho phép các cuộc gọi đến được đích của nó. (Và nếu Viber sau đó không quyết định cung cấp dịch vụ này, nó sẽ trở thành tùy chọn cơ sở). Đây là một ý tưởng thú vị bởi vì trong Viber cố gắng để trở thành một mạng đích của các cuộc gọi quốc tế, nó thực sự để lại gánh nặng thanh toán trên các nhà khai thác mạng, chứ không phải là người dùng của họ.

Quảng cáo

Các công ty OTT đã cố gắng để ít, nhiều cung cấp quảng cáo bên cạnh các dịch vụ thông tin liên lạc của họ trong suốt những năm qua. Skype đã ứng dụng cách thức kinh doanh này được một vài năm, và là một trong những người đầu tiên sử dụng mô hình này và kiếm được tiền từ nó. Dịch vụ chat video miễn phí của họ mang quảng cáo, và họ cũng kiếm tiền từ dịch vụ của họ thông qua một thanh công cụ mà họ cài đặt trên trình duyệt của người dùng. Nhưng nếu bạn trả tiền cho các phiên bản đặc biệt của dịch vụ của họ, các quảng cáo được loại bỏ.

Quảng bá thương hiệu (“trang vàng”)

Khi chúng ta nghĩ về quảng bá thương hiệu công ty, cái tên Facebook thường xuất hiện đầu tiên. Nhưng tại Hàn Quốc, KakaoTalk hiện đã bắt đầu một chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số bằng cách giới thiệu thương hiệu FriendPlus và các trang giao diện người nổi tiếng. Các nhà cung cấp phải trả KakaoTalk để lưu trữ chúng với trang thương hiệu riêng trên mạng dịch vụ của họ mà người dùng có thể theo dõi, và nhận được cung cấp nội dung độc quyền .

Trên đây đã tổng kết những mô hình kinh doanh từ ứng dụng OTT của các công ty OTT. Đây cũng là những ví dụ cụ thể và tiêu biểu nhất cho các xu hướng thương mại hóa ứng dụng OTT trên thị trường. Có thể thấy là đã có rất nhiều xu hướng khác nhau, với những ưu nhược điểm khác nhau. Rõ ràng là vẫn chưa đủ căn cứ để có thể xác định được đâu là mô hình thành công về thương mại, và đâu là mô hình sẽ được các công ty OTT sử dụng, hướng tới trong tương lại. Sự xuất hiện của nhiều xu hướng khác nhau cũng đã minh chứng cho nhận định này: hiện chưa có mô hình tối ưu, bền vứng cho việc kinh doanh của các công ty OTT. Tất cả mới chỉ là bước đi đầu tiên, và sẽ mất khoảng vài năm để mô hình kinh doanh của các công ty OTT này định hình.

Dự báo về một khía cạnh khác cho những công ty OTT này là liệu họ có thể thành công lớn về mặt doanh thu trong làn sóng công nghệ OTT mới này không?. Giống như Facebook và Twitter đã thành công với làn sóng công nghệ mạng xã hội trước đó. Đây là câu hỏi mà sẽ rất khó để có câu trả lời chắc chắn khi mà mô hình thương mại hóa của các công ty OTT vẫn chưa được định hình. Hiện tại, có thể khằng định là nguồn doanh thu

38

Page 39: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

của các ứng dụng OTT so với những thiệt hại mà các ứng dụng OTT gây ra cho các công ty viễn thông truyền thống là nhỏ hơn nhiều lần. Tuy nhiên, cá nhân tác giả báo cáo cho rằng rất khó để các ứng dụng OTT viễn thông này đạt được thành công rộng lớn và có tính toàn cầu như các mạng xã hội đã làm được trước đó, do còn tốn tại rất nhiều rào cản khác nhau mà các công ty OTT phải vượt qua.

III.3. Kinh nghiệm thế giới về quản lý dịch vụ OTT

Như đã phân loại trong phần đầu tiên, các ứng dụng OTT này thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Hay cụ thể hơn là các ứng dụng công nghệ thông tin xuyên biên giới. Hiện tại có trên thế giới có rất ít những quy định cụ thể cho riêng lại hình ứng dụng OTT này. Cá biệt có những trường hợp được các cơ quan quản lý xử lý trực tiếp khi các tranh chấp có sự đóng góp của ứng dụng OTT xuất hiện. Còn lại, hấu hết đều áp dụng các chính sách quản lý của lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin xuyên biên giới để quản lý các ứng dụng OTT này. Hiện các ứng dụng OTT vẫn đang phát triển ở giai đoạn bùng nổ, trong tương lại chắc chắn sẽ có các chính sách, quy định cụ thể cho lại hình ứng dụng này xuất hiện trên thế giới. Phần này sẽ tổng hợp và tóm tắt kinh nghiệm thể giới về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin xuyên biên giới và một số trường hợp cụ thể về ứng dụng OTT.

III.3.1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

Chính sách chung

Khuyến khích các doanh nghiệp tự quản lý và bảo vệ dữ liệu cá nhân đồng thời ban hành nhiều đạo luật liên quan tới bảo vệ dữ liệu cá nhân trong các lĩnh vực có tính nhạy cảm cao, ví dụ như Đạo luật Gramm-Leach-Bliley năm 1999 về hiện đại hóa dịch vụ tài chính, Đạo luật Bảo vệ quyền riêng tư của trẻ em trên mạng năm 1988,…

Hoa Kỳ và các thông lệ quốc tế trong việc thúc đẩy luồng thông tin xuyên biên giới

Hoa Kỳ định hướng sự phát triển và tuân theo những thông lệ quốc tế minh bạch, những quy tắc, thực thi về luồng dữ liệu số xuyên biên giới và các công nghệ đồng thời điều chỉnh các nước tuân theo những cam kết quốc tế hiện tại. Những nỗ lực này phải nhận ra và hài hòa sự khác biệt mang tính pháp lý theo quan điểm luật pháp như vấn đề an ninh và quyền riêng tư giữa các quốc gia cũng như những ngành xuyên biên giới. Họ cần tuân thủ những nguyên tắc quan trọng như không phân biệt đối xử và đối xử quốc gia, coi đó như nền móng của hệ thống thương mại trong suốt hàng thập kỷ

Chính phủ Hoa Kỳ theo đuổi các cam kết quốc tế đối với một số mục tiêu quan trọng, bao gồm: Nghiêm cấm các biện pháp ngăn chặn luồng dữ liệu xuyên biên giới hoặc kết nối lợi ích thương mại với đầu tư trong nước, giải quyết các vấn đề chính sách và luật pháp nổi cộm liên quan đến nền kinh tế số, thúc đẩy tiêu chuẩn, đối thoại quốc tế định hướng ngành, mở rộng thương mại giao dịch hàng hóa, dịch vụ và hạ tầng số. Hoa Kỳ nỗ lực bảo vệ những thỏa thuận thương mại liên quan đến công nghệ số có thể phát

39

Page 40: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

triển được trong tương lai. Đồng thời, Hoa Kỳ làm việc với các chính phủ ở khắp nơi trên thế giới để đạt được các chính sách khác mà những chính sách này khuyến khích luồng dữ liệu xuyên biên giới bao gồm những thỏa thuận Nguyên tắc xây dựng chính sách Internet liên quan đến sở hữu trí tuệ và hạn chế trách nhiệm pháp lý trung gian của OECD vào tháng 7/2011

Hoa Kỳ tìm kiếm những cam kết quốc tế tập trung vào các mục tiêu sau:

Nghiêm cấm việc cản trở, ngăn chặn luồng thông tin xuyên biên giới hợp pháp. Những nước trên thế giới không ngừng áp dụng các biện pháp ngăn chặn và phân biệt đối xử đối với những luồng thông tin nước ngoài, dịch vụ thông tin và công nghệ. Chính phủ các nước ngăn chặn sự tiếp cận với các dịch vụ thông tin, chẳng hạn như facebook, Twitter, WordPress và Youtube. Những nước này nên cam kết tuân thủ truyền dữ liệu và không ngăn cấm các cá nhân, công ty việc truy cập tới những thông tin được luật pháp cho phép sẵn có mà những thông tin này lưu trữ ở nước ngoài. Đối với các ngành dịch vụ tài chính, việc truyền tải cho phép các tổ chức quản lý rủi ro hợp lý, và đảm bảo sự truy cập hợp pháp tới các thông tin trọng yếu và phù hợp. Suy rộng ra, việc truy cập đến nguồn dữ liệu tin cậy là quan trọng đối với thành công của một doanh nghiệp, với công nhân và các công ty trên toàn nước Hoa Kỳ.

Nghiêm cấm những yêu cầu đầu tư và hạ tầng trong nước: Nhiều nước đã đưa ra những biện pháp buộc những người cung cấp dịch vụ tài chính sử dụng dữ liệu trong nước hoặc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến hoặc các công ty khác đặt hạ tầng vật lý như serve ở trong lãnh thổ nước họ. Một số nước khác để theo đuổi chính sách đổi mới trong nước, đã đề xuất quy định việc tiếp cận thị trường dựa trên cơ sở “nơi quyền sở hữu trí tuệ được triển khai hoặc đăng ký”. Những biện pháp này vừa phân biệt đối xử vừa đi ngược với khái niệm thương mại xuyên biên giới. Những chính phủ này cam kết ngăn chặn các biện pháp yêu cầu người cung cấp dich vụ lắp đặt hạ tầng trong biên giới của một nước hoặc vận hành trong lãnh thổ nước đó. Ngoài ra, những nước này không nên phân biệt đối xử hàng hóa và người cung cấp dịch vụ dựa trên cơ sở vị trí của thông tin thương mại và tài chính hoặc địa điểm mà quyền sở hữu trí tuệ được sinh ra và đăng ký. Những công ty toàn cầu nên được cho phép truy cập minh bạch và công bằng tới hạ tầng trong nước và phổ quốc gia

Thúc đẩy các cuộc đối thoại, tiêu chuẩn và việc thực thi quốc tế. Những quy định chính phủ về tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật có thể mở cửa thị trường công nghệ và tạo điều kiện cho những nhà cung cấp trong nước hoặc các công nghệ cụ thể. Hoa Kỳ nên khuyến khích các tiêu chuẩn định hướng ngành, những quy định kỹ thuật và việc thực thi tại các diễn đàn thích hợp trên khắp thế giới. Theo đuổi quan hệ đối tác giữa khu vực công và tư trên khắp toàn cầu, nơi phát triển những tiêu chuẩn, quy chuẩn và những thực thi quốc tế có thể giúp các nước hài hòa, hiểu tốt hơn các hệ thống quốc gia khác nhau và xây dựng chính sách thích hợp nhằm bảo đảm Internet an toàn đồng thời tối thiểu hóa khả năng của các nước trong việc tham gia vào vấn đề bảo vệ số của các nước.

40

Page 41: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

Thúc đẩy sự minh bạch và tính dự đoán: Các chính phủ nên cung cấp sự minh bạch và tính dự đoán khi điều tiết nền kinh tế số. Ví dụ, chính phủ các nước nên ban hành các biện pháp đã được đề xuất dưới dạng bản phác thảo và đưa ra thời gian, các cơ hội đầy đủ để nhận xét bình luận, đưa ra các yêu cầu công khai về thông tin hoặc những yêu cầu chính phủ khác về nhà cung cấp dịch vụ để tối đa hóa tính khả thi, và cung cấp các cơ hội thách thức các biện pháp của chính phủ mà những biện pháp này ngăn chặn dòng thông tin xuyên biên giới.

Giải quyết các vấn đề về chính sách và luật pháp nổi cộm liên quan đến nền kinh tế số. Các chính phủ nên làm việc với nhau để giải quyết các vấn đề chính sách và luật pháp nổi cộm được đưa ra bởi luồng dữ liệu xuyên biên giới. Nếu không được quản lý một cách phù hợp, luật mới trong các nước này có thể trở thành rào cản thương mại không thuế quan trọng đối với nền kinh tế số. Có minh chứng ngày càng rõ ràng rằng các chính phủ đang tận dụng những lý do về mục tiêu chính sách hợp pháp, ví dụ như sự tuân theo luật pháp, an toàn số hoặc bảo vệ người tiêu dùng để có thể ngăn chặn thương mại số. Để đối phó với vấn đề này, Chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ và xây dựng những khung luật pháp và đối thoại quốc tế về các vấn đề sau:

Mở cửa tự do Internet: người sử dụng phải có khả năng truy cập Internet để mua hoặc tiếp cận những sản phẩm, nội dung và dịch vụ số sẵn có một cách hợp pháp. Chính phủ nỗ lực hạn chế lựa chọn và sự cạnh tranh làm hại đến các cá nhân và các doanh nghiệp tham gia vào và hưởng lợi từ nền kinh tế số. Luật pháp cần hỗ trợ sự trung lập về công nghệ đối với các sản phẩm số, những chính sách cạnh tranh minh bạch và công bằng và lựa chọn công nghệ của người tiêu dùng.

An ninh và quyền riêng tư: Cộng đồng các doanh nghiệp cần ủng hộ quyền của các chính phủ trong việc bảo đảm tính an toàn, an ninh và quyền riêng tư của công dân ở nước họ và cần nhận thức rằng những quan điểm có thể khác nhau giữa các quốc gia xuyên biên giới. Đồng thời, bất cứ biện pháp nào ảnh hưởng đến thương mại quốc tế thì chính phủ cần phải truyền bá luật, các thủ tục theo quy định một cách rõ ràng mà những thủ tục này quản lý lợi ích của doanh nghiệp và cá nhân, cần chắc chắn rằng những thủ tục này không phải là gánh nặng, phân biệt đối xử, hoặc ngăn chặn gián tiếp tới thương mại quốc tế.

Quyền tài phán: Nước đang thực thi những điều liên quan đến hàng hóa, dịch vụ số gồm có việc lưu trữ hay truy cập dữ liệu vào các serve ở xa chỉ ra sự phức tạp của luật pháp mới về nghiệp vụ. Sự phát triển của khung số như điện toán đám mây đã đóng góp cho những câu hỏi mới về quyền tài phán và luật áp dụng

Mở rộng giao dịch hạ tầng, dịch vụ và hàng hóa: Để tránh việc hạn chế khả năng của các công ty Hoa Kỳ tham gia hiệu quả vào thị trường nước ngoài, đồng thời tăng giá truy cập và hạn chế việc cung cấp sản phẩm đổi mới đến chính phủ, doanh nghiệp và người dân trong nước, Hoa Kỳ nên nỗ lực theo đổi kiên quyết các mục tiêu, các thỏa thuận về mở cửa thị trường mà những thỏa thuận này thúc đẩy việc tiếp thu các công nghệ truyền thông và thông tin trên thế giới, cạnh tranh, và đầu tư mạng lưới. Ví dụ,

41

Page 42: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

người cung cấp dịch vụ viễn thông toàn cầu có thể phải đạt được giấy phép, định vị quang phổ, đầu tư và vận hành mạng lưới mà những mạng này quan trọng trong việc giúp cho Internet trở thành “con đường thương mại của thế kỷ 21”

Bảo đảm rằng các thỏa thuận thương mại bao trùm dịch vụ số có thể được thực thi trong tương lai: Các chính phủ cần thảo ra các thỏa thuận thương mại mà những thỏa thuận này không phải là để giải quyết những vấn đề hôm nay mà là giải quyết các vấn đề trong tương lai. Họ cần phải đưa ra những giải pháp trung lập về công nghệ liên quan đến những ngành chưa được phát triển để những thỏa thuận này không cần phải đàm phán lại thường xuyên. Điều quan trọng là những thỏa thuận thương mại được đàm phán trong “danh sách tiêu cực” theo cách này bao hầm tất cả các ngành dịch vụ nếu không thì những người đàm phán sẽ thỏa thuận loại chúng ra

Dịch vụ xuyên biên giới: Bài học từ việc cung cấp dịch vụ đánh bạc trực tuyến của nước Hoa Kỳ

Năm 2003, Antigua đã yêu cầu WTO thiết lập một diễn đàn thảo luận về các biện pháp được Hoa Kỳ áp dụng choviệc cung cấp dịch vụ đánh bạc xuyên biên giới của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài. Antigue cho rằng bản danh sách các biện pháp này đang làm cho việc cung cấp các dịch vụ cá cược và đánh bạc xuyên biên giới trở nên bất hợp pháp, chủ yếu trái với điều XVI của GATS về việc đảm bảo sự tiếp cận thị trường.Tuy nhiên, việc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới đã bị Hoa Kỳ phủ nhận khi họ cho rằng tất cả các loại hình đánh bạc thông qua internet đều là bất hợp pháp (dù là nhà cung cấp dịch vụ trong nước hay nước ngoài). Antigue cho rằng Hoa Kỳ không thể duy trì một lệnh cấm như vậy, ngược với cam kết của GATS. Hơn nữa, họ cho rằng Hoa Kỳ vẫn cho phép những nhà khai thác Internet nội địa cung cấp những dịch vụ này bất chấp những cam kết với GATS.

Hoa Kỳ đáp trả rằng họ chưa bao giờ cam có những cam kết cụ thể của GATS về vấn đề dịch vụ đánh bạc xuyên biên giới. Họ lý luận rằng bất cứ việc cung cấp dịch vụ nào từ xa dù là nhà cung cấp nội địa hay nước ngoài thì cũng đều bị cấm ở nước Hoa Kỳ và việc cấm này là bắt buộc áp dụng với cả nhà cung cấp trong nước và nước ngoài.

Giới thiệu về những quy định của GATS và những cam kết áp dụng với các dịch vụ điện tử

Phương thức 1: Cung cấp dịch vụ xuyên biên giới: Những dịch vụ được cung cấp từ lãnh thổ của thành viên WTO này sang lãnh thổ của thành viên WTO khác (ví dụ, dịch vụ được cung cấp qua biên giới thông qua hạ tầng bưu điện hoặc truyền thông mà thiếu việc dời khỏi nước chủ nhà của nhà cung cấp dịch vụ hoặc người tiêu thụ dịch vụ)

Phương thức 2: Tiêu thụ ở nước ngoài: Dịch vụ được cung cấp trong lãnh thổ của một nước thành viên WTO tới một khách hàng hoặc một công dân của một nước thành viên WTO khác (ví dụ, dịch vụ được sử dụng ở trong nước của người cung cấp dịch vụ bởi người tiêu thụ của nước khác, người này đi đến nước của nhà cung cấp dịch vụ).

42

Page 43: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

Điều thành công nhất trong vụ tranh cãi đánh bạc ở Hoa Kỳ là việc khẳng định rằng luật của WTO được áp dụng đối với thương mại điện tử và/hoặc dịch vụ được cung cấp dựa trên điện tử. Cả hai luật này đều áp dụng khung pháp lý của GATS đối với việc cung cấp dịch vụ xuyên biên giới điện tử, cho rằng tiểu ngành trong danh sách GATs của Hoa Kỳ bao gồm những cam kết cụ thể về dịch vụ đánh bạc thông qua Internet. Cụ thể là, những quy định của Hoa Kỳ đã cấm việc sử dụng ít nhất một hoặc một số các biện pháp cung cấp dịch vụ bao gồm trong Phương thức 1 của GATS.

Sau một thời gian tranh cãi giữa các bên, kết luận chỉ ra rằng các thành viên của WTO nên tận dụng cơ hội về trường hợp đánh bạc của Hoa Kỳ, và coi đó là sự công nhận mang tính ràng buộc pháp lý rằng Phương thức 1 của GATS có thể áp dụng với tất cả các dịch vụ truyền điện tử xuyên biên giới

III.3.2. Nhứng nguyên tắc của APEC đối với thương mại dịch vụ xuyên biên giới

Bảo vệ khách hàng trong giao dịch điện tử: Nền kinh tế các nước APEC nên chấp nhận và duy trì cơ chế hiệu quả và minh bạch để bảo vệ người tiêu dùng khỏi những hoạt động lừa đảo khi họ tham gia vào các dịch vụ xuyên biên giới thông qua các kênh điện tử

Khuyến khích, cho phép luồng thông tin xuyên biên giới: Nền kinh tế các nước APEC nên nỗ lực tạo điều kiện cho luồng thông tin phù hợp những quy định và luật pháp tương ứng của những nước đó.

Các nền kinh tế thành viên APEC nhận thức được tiềm năng to lớn của thương mại điện tử trong việc mở rộng cơ hội kinh doanh, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả, cải thiện đời sống nhân dân và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp nhỏ tham gia sâu rộng vào thương mại toàn cầu. Việc ban hành một số nguyên tắc nhằm thúc đẩy trao đổi dữ liệu điện tử trong khu vực sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho người tiêu dùng, doanh nghiệp và các chính phủ. Với nhận thức đó, các Bộ trưởng APEC đã thông qua “Những nguyên tắc cơ bản về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong thương mại điện tử của APEC”. Những nguyên tắc này đã thể hiện tầm quan trọng của hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm xoá bỏ các rào cản trong trao đổi thông tin và bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế - thương mại bền vững trong khu vực APEC. Chín nguyên tắc cơ bản bảo vệ dữ liệu cá nhân trong trong thương mại điện tử là:

Ngăn ngừa thiệt hại Thông báo trước Giới hạn phạm vi thu thập dữ liệu cá nhân Quyền lựa chọn của chủ thể dữ liệu cá nhân Tính toàn vẹn của dữ liệu cá nhân An ninh, an toàn dữ liệu cá nhân Tiếp cận và điều chỉnh dữ liệu cá nhân Trách nhiệm

43

Page 44: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

III.3.3. Kinh nghiệm của Liên minh Châu Âu EU

Năm 1995, Ủy ban Châu Âu đã thông qua Chỉ thị số 95/46/EC về bảo vệ dữ liệu cá nhân. Cấm việc truyền gửi dữ liệu cá nhân tới các nước không có các biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân “một cách thích đáng” theo cách đánh giá của EU.

Để đảm bảo các doanh nghiệp có trụ sở tại khu vực EU có thể truyền gửi thông tin cá nhân sang Hoa Kỳ, hai bên đàm phán, xây dựng và đưa vào vận hành “Phần trình Cảng an toàn giữa Hoa Kỳ và EU” (US-EU Safe Habor Framwork) từ năm 2000.

Hiện nay EU đang xây dựng một đạo luật mới nhằm xây dựng một thị trường điện tử duy nhất với hai tiêu chí: bảo vệ dữ liệu cá nhân và không hạn chế dữ liệu bởi bất cứ đường biên nào

III.4. Nhận xét chung

Đối với các quốc gia được tiến hành nghiên cứu, tham khảo về kinh nghiệm trong việc quản lý các dịch vụ OTT nói riêng và dịch vụ CNTT xuyên biên giới nói chung, chúng ta có thể rút ra một số kết luận sau đây:

Lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông là một dịch vụ rất quan trọng trong xã hội, là một lĩnh vực đang phát triển nhanh với ngày càng nhiều nhà cung cấp dịch vụ đa dạng về hình thức và loại dịch vụ, từ các nhà cung cấp trong nước đến các nhà cung cấp nước ngoài, từ cung cấp dịch vụ tại chỗ đến cung cấp dịch vụ xuyên biên giới.

Các quốc gia đều đã xây dựng những khung chính sách, mục tiêu đảm bảo quản lý dịch vụ CNTT với phương pháp tiếp cận phù hợp với đặc trưng văn hóa của từng nước. Tuy nhiên, với riêng nhóm các dịch vụ OTT, các quốc gia vẫn điều tiết nó theo khung chính sách và quản lý hiện tại cho tất cả các ứng dụng công nghệ thông tin nói chung. Việc xây dựng chính sách riêng cho các dịch vụ OTT có thể được coi là không cấp thiết, tuy nhiên những điều chỉnh để điều tiết thị trường viễn thông đang dần thay đổi do các dịch vụ OTT là điều cần làm. Các chính sách quản lý và điều tiết các dịch vụ OTT trên thế giới vẫn đang được tích cực chuẩn bị, và thu hút sự quan tâm rất lớn của tất cả các bên liên quan là: cơ quan quản lý nhà nước, các công ty viễn thông, các công ty OTT và từ phía người dân.

Các quốc gia đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự phối hợp ở nhiều cấp, giữa các nhà nước, doanh nghiệp, tư nhân trong việc quản lý luồng dữ liệu thông tin xuyên biên giới mà dịch vụ OTT là một phần trong đó, đặc biệt quan tâm đến việc tuân thủ các điều ước, cam kết quốc tế mà họ đã tham gia. Qua đó, cho thấy vai trò cần thiết của công tác hợp tác quốc tế trong việc quản lý dịch vụ OTT nói riêng và dịch vụ CNTT xuyên biên giới nói chung. Các quốc gia cũng thống nhất cần xây dựng được mối quan hệ hợp tác, tin tưởng lẫn nhau và xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin chung giữa các chính phủ có liên quan đối với các bên có liên quan.

44

Page 45: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

PHẦN IV. NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA OTT TẠI VIỆT NAM

IV.1. Xu hướng phát triển của OTT TV tại Việt Nam

Nếu như trước đây (thời điểm trước năm 2012), thị trường OTT TV tại Việt Nam là gần như bỏ ngỏ cho các dịch vụ OTT TV nước ngoài, thì hiện nay đã có những dấu hiệu của các nhà cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình và nội dung số ra nhập thị trường còn bỏ trống này.

Tuy không phải là dịch vụ OTT TV, các dịch vụ IPTV cũng đang mở rộng dần thị phần của mình trên thị trường phát thanh, truyền hình. Hai dịch vụ IPTV được dự báo là sẽ chiếm lính phần lớn thị trường IPTV trong những năm sắp tới là MyTV của VNPT và NextTV của Viettel. Tuy nhiên, như đã trình bày ở phần I, các dịch vụ IPTV này có điểm khác cơ bản so với các dịch vụ OTT TV là phát triển trên hạ tầng mạng Internet “đóng”, do đó, sẽ không có sự cạnh tranh gay gắt nào trên thị trường. Sự thành công của các dịch vụ IPTV này có thể được dự đoán bằng việc dựa vào các số liệu của thì trường cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam.

Cuối tháng 11 năm 2013, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC và Samsung đã đạt được sự đồng thuận trong việc hợp tác phát triển các ứng dụng xem truyền hình qua giao thức OTT trên các dòng sản phẩm SmartTV của Samsung. Theo đó, Samsung sẽ tích hợp bộ thu VTC có tính năng cung cấp những dịch vụ trên nền tảng OTT vào các sản phẩm SmartTV của Samsung. Người dùng các tivi này kết nối với Internet là có thể xem nội dung truyền hình và một số tiện ích khác trong Apps của VTC. VTC đang tiến hành xây dựng nội dung cho Apps này để cung cấp nội dung trên SmartTV của Samsung, sẽ thử nghiệm trong khoảng vài tuần tới. Dự kiến chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng trong đầu năm 2014.

Qua đó, người dùng có thể xem được nội dung truyền hình VTC và trải nghiệm một số tiện ích khác chỉ với một chiếc SmartTV có kết nối Internet. Ứng dụng được tích hợp có tên là VTC Play. Đây là ứng dụng có thể sử dụng trên các thiết bị di động khác khống phải là TV thông minh như điện thoại Iphone, Android, máy tính bảng Ipad, Android… do VTC nghiên cứu và phát triển. Chỉ cần cài đặt VTC Play lên các thiết bị di động, người dùng có thể thưởng thức hàng loạt các Phần trình truyền hình nổi tiếng trong nước và quốc tế, thưởng thức các bộ phim bom tấn trong kho phim VOD đa dạng, phong phú cùng cá tiện ích khác đi kèm.

Đại diện VTC cho hay, việc cung cấp nội dung truyền hình lên SmartTV đòi hỏi chọn lọc nội dung rất khắt khe và chỉ cung cấp những nội dung có bản quyền. VTC đang tiếp tục đàm phán với một số nhà sản xuất tivi khác để hợp tác đưa ứng dụng OTT vào sản phẩm SmartTV của các hãng này. Việc triển khai hợp tác giữa các đơn vị cung cấp nội dung số và các đơn vị sản xuất thiết bị nghe nhìn, được sẽ trờ thành một xu hướng mới trong ngành công nghệ thông tin truyền thông nói chung và công nghệ nội dung số

45

Page 46: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

nói riêng. Những thỏa thuận hợp tác kiểu như vậy được dữ báo là sẽ mở rộng về quy mô cũng như sản phẩm dịch vụ trong thời gian sắp tới, bởi chúng là những thỏa thuận hợp tác có lợi cho cả hai bên tham gia.

Về lý thuyết, các ứng dụng OTT TV này sẽ cạnh tranh với các sản phẩm và dịch vụ truyền hình đang có mặt trên thị trường và nảy sinh các mâu thuẫn. Trên thế giới, đặc biết ở Hoa Kỳ, đây là thực tế đã và đang xảy ra khi các OTT TV đang chiếm lĩnh thị trường và làm giảm cả thị phần cũng như doanh thu của các dịch vụ truyền hình khác. Tuy nhiên, đây không phải là mâu thuẫn xuất hiện ở thị trường Việt Nam, do nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố quan trọng nhất có lẽ là các sản phẩm OTT TV nội địa chưa hấp dẫn người tiêu dùng và các OTT TV ngoại không gây ảnh hưởng đến thị trường hiện có của các doanh nghiệp phát thanh truyền hình trong nước.

Việc cung cấp bộ thu OTT dùng cho các thiết bị tivi, máy tính bảng, điện thoại là một xu hướng công nghệ mà các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình đang hướng tới. Tuy nhiên, giờ mới chỉ là thử nghiệm về công nghệ và tăng thêm tiện ích cho người dùng.Đại diện VTC cũng cho biết, VTC chưa tính đến bài toán kinh doanh trong thời điểm hiện tại nên chưa thể thương mại hóa, do đó trong thời gian trước mắt người dùng SmartTV sẽ được trải nghiệm miễn phí dịch vụ này.

Tóm lại, những xu hướng phát triển của OTT TV tại Việt Nam trong những năm tới:

Hợp tác giữa các đơn vị cung cấp nội dung số và các đơn vị sản xuất thiết bị nghe nhìn để đưa dịch vụ OTT TV lên các sản phẩm TV thông minh.

OTT TV tiếp tục giữ một thị phần nhỏ trên thị trường sản phẩm, dịch vụ phát thanh truyền hình từ nay cho đến năm 2015. Sau năm 2015, OTT TV có thể phát triển mạnh do ảnh hưởng của quá trình số hóa hệ thống truyền dẫn, phát thanh truyền hình Việt Nam, tạo thêm nhiều đối tượng khách hàng tìm kiếm các sản phẩm dịch vụ nghe nhìn hiện đại.

IV.2. Xu hướng phát triển của OTT viễn thông tại Việt Nam

Tại Việt Nam, xu hướng phát triển của các dịch vụ OTT nói chung tương tự như xu hướng phát triển của các dịch vụ OTT thế giới. Các xu hướng của dịch vụ OTT thế giới đã được trình bày trong phần 3 của báo cáo này. Tại thị trường Việt Nam, sau khi đã xem xét các yếu tố văn hóa và đặc trưng riêng, có thể dự báo các xu hướng phát triển sau:

Về các ứng dụng OTT viễn thông “nội”

Ít có thêm các ứng dụng OTT viễn thông mới xuất hiện. Các ứng dụng phổ biến và thành công đều được nghiên cứu, phát triển và vận hành bởi các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và nội dung số lớn như: Vinagame, FPT, VTC. Không loại trừ các nhà mạng viễn thông Viettel, Vinaphone, Mobifone cũng phát triển các ứng dụng OTT của riêng mình. Sự phát triển của các ứng dụng OTT nội

46

Page 47: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

này sẽ giúp thị trường lấy lại sự cân bằng, tránh sự áp đảo của các OTT viễn thông ngoại như thời gian trước đây.

Chất lượng của các OTT viễn thông nội ngày một được nâng cao, thu hút sự quan tâm và sử dụng của nhiều khách hàng trong nước, lượng người dùng thường xuyên tăng cao và ổn định. Hiện này ứng dụng Zalo của Vinagame đã có các tính năng tương đương với những ứng dụng OTT gọi điện, nhăn tn hàng đầu thế giới. Thêm vào đó, người tiêu dùng Việt Nam vốn có thói quen tiêu dùng hàng hóa nội địa cũng góp phần thúc đẩy xu hướng này trong thị trường OTT.

Kết hợp nhiều dịch vụ OTT trong một ứng dụng OTT. Kết hợp nhiều hình thức thanh toán đơn giản và phù hợp với người tiêu dùng Việt

Nam

Về người dùng các dịch vụ OTT:

Số lượng người dùng các ứng dụng OTT tăng cao và ổn định, do nhiều nguyên nhân: (1) cơ sở hạ tầng mạng viễn thông đang ngày một được hoàn thiện, các dịch vụ dữ liệu di động trở nên phổ biến và có chất lượng tốt hơn; (2) Công đồng người sử dụng các dịch vụ OTT đang phát triển mạnh, thu hút nhiều người gia nhập cộng đồng này; (3) Các thiết bị di động hiện đại (điện thoại thông minh, máy tính bảng...) ngày một trở nên phổ biễn hơn, và trở nên dễ tiếp cận hơn.

Người dùng các dịch vụ OTT chuyển dần sang sử dụng dịch vụ dữ liệu di động là chủ yếu, biến việc sử dụng các dịch vụ viễn thông truyền thống như gọi điện, nhẵn tin trờ thành thứ yếu. Trong các dịch vụ dữ liệu di động thì dịch vụ dữ liệu di động không giới hạn sẽ trở thành gói dịch vụ phổ biến nhất. Việc này khiến thay đổi tỉ trọng đóng góp của các dịch vụ vào doanh thu các công ty viễn thông. Theo đó, doanh thu của các dịch vụ gọi điện, nhắn tin sẽ giảm, còn các dịch vụ dữ liệu di động sẽ tăng.

Về các công ty viễn thông:

Sử dụng các biện pháp kĩ thuật để ngăn cản các dịch vụ OTT, giảm các tác động bất lợi của các dịch vụ OTT gây ra đến doanh thu các dịch vụ viễn thông của họ. Tuy nhiên, đây chỉ là các phản ứng có tính tạm thời, ngắn hạn của các nhà mạng cho đến khi các văn bản quản lý nhà nước của Bộ Thông tin truyền thông về quản lý các dịch vụ OTT được ban hành. Hoặc cho đến khi các thỏa thuận hợp tác giữa các nhà mạng viễn thông và các công ty OTT đạt được,

Thay đổi các sản phẩm dịch vụ viễn thông để trở nên phù hợp với người tiêu dụng dịch vụ OTT hơn. Ví dụ như thay đổi các gói cước dịch vụ dữ liệu di động không giới hạn, thay đổi giá cước các dịch vụ gọi điện, nhắn tin trở nên hấp dẫn hơn...

Hợp tác với các công ty OTT trong và ngoài nước để đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp cho người tiêu dùng dịch vụ OTT. Đảm bảo cho người tiêu dùng sử dụng dịch vụ có chất lượng tốt nhất, với mức giá hợp lý, phù hợp và hợp lý cho cả 3 bên liên quan là: người tiêu dùng, nhà mạng viễn thông và nhà cung cấp dịch vụ OTT.

47

Page 48: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

PHẦN V: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DỊCH VỤ OTT TẠI VIỆT NAM ĐỂ ĐẢM BẢO CHO THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG

PHÁT TRIỂN LÀNH MẠNH

V.1. Phương pháp tiếp cận vấn đề quản lý dịch vụ OTT tại Việt Nam

Bộ Thông tin và Truyền thống là cơ quan Chính phủ trực tiếp thực hiện các giải pháp, chính sách quản lý dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông nói chung. Với vai trò là cơ quan chức trách trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông đã luôn thực hiện những nguyên tắc cơ bản sau để đảm bảo cho một thị trường viễn thông phát triển lành mạnh:

Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia thị trường công nghệ thông tin và truyền thông

Tính trung lập và công nghệ, về mạng lưới và về thị trường Đảm bảo an ninh quốc phòng trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông Đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông

tin và truyền thông Đảm bảo các thành phần tham gia đặc biệt là các thành phần có yếu tố nước ngoài

tuân thủ đúng và đẩy đủ luật pháp Việt Nam.

Từ các nguyền tắc cơ bản trên, bản báo cáo này đề xuất các mục tiêu hướng tới của các giải pháp, chính sách quản lý dịch vụ OTT tại Việt Nam như sau:

Tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng hơn giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở trong nước với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ở nước ngoài;

Quản lý được thuế đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam;

Đảm bảo được an toàn, an ninh, bảo mật thông tin dữ liệu; Đảm bảo quyền lợi của người sử dụng; Mở rộng thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán.

V.2. Đề xuất các giải pháp, chính sách quản lý dịch vụ OTT tại Việt Nam

Với cac mục tiêu hướng tới của các giải pháp, chính sách quản lý ứng dụng OTT tại Việt Nam đã nêu trên, có thể nhận thấy có 3 phương án chính cho vấn đề giải pháp, chính sách quản lý dịch vụ OTT tại Việt Nam là:

Phương án 1: Siết chặt quản lý dịch vụ OTT

Phương án 2: Tự do hóa thị trường dịch vụ OTT

Phương án 3: Ủng hộ thỏa hiệp giữa các bên liên quan

Tuy nhiên, với hiện trạng và xu hướng của thị trường công nghệ thông tin và truyền thông đã được trình bày ở phần trên, có thể thấy phương án 1 là quá cứng nhắc, đi ngược với xu hướng công nghệ, và chỉ có tính thời điểm, ngắn hạn. Trong khi đó, phương án 2

48

Page 49: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

sẽ không thúc đẩy được thị trường phát triển một cách cân bằng và lành mạnh do chỉ có một trong các bên liên quan là các nhà mạng sẽ tiếp tục chịu thiệt hại do sự phát triển của các ứng dụng OTT.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, chiến lược tối ưu cho các nhà mạng đối với phân khúc OTT là khuyến khích sự phát triển của OTT, đồng thời tham gia xây dựng hạ tầng lưu trữ và phân phối, nhằm góp phần thúc đẩy sáng tạo các nội dung phong phú mới. Lớp hạ tầng này được coi là phân lớp liền kề và nằm giữa các nhà cung cấp nội dung/dịch vụ và nhà mạng. Ở đây xuất hiện cả quan hệ hợp tác và quan hệ cạnh tranh - quan hệ đối tác đối với hạ tầng mạng chung để cung cấp dịch vụ cho các thuê bao và quan hệ cạnh tranh đối với hạ tầng riêng mà cung cấp các dịch vụ như điện toán đám mây cho khách hàng doanh nghiệp.

Bảng 3: Dự báokết quả của các giải pháp quản lý ứng dụng OTT lên thị trường viễn thông

Công ty cung cấp ứng dụng OTT

Công ty cung cấp dịch vụ viễn thông (nhà mạng)

Người dân sử dụng dịch vụ

Cơ quan quản lý nhà nước

Phương án 1: Siết chặt quản lý dịch vụ OTT

Các ứng dụng OTT khó tiếp cận thị trường Việt Nam hơn

Giảm sự cạnh tranh từ ứng dụng OTT, giảm thiệt hại về doanh thu viễn thông

Khó tiếp cận được với những ứng dụng OTT.

Có thể gặp chỉ trích từ người tiêu dùng.

Có khả năng vi phạm các quy định thương mại quốc tế

Phương án 2: Tự do hóa thị trường dịch vụ OTT

Tiếp tục phát triển như giai đoạn trước đây

Chịu thiệt hại do doanh thu liên tục giảm sút, không thể tái đầu tư hạ tầng, mạng lưới

Người tiêu dùng được sử dụng ứng dụng OTT với chi phí thấp.

Nguy cơ mất an ninh an toàn thông tin cá nhân

Không giải quyết được mâu thuẫn làm thị trường phát triển mất cân bằng.

Phương án 3: Ủng hộ thỏa hiệp giữa các bên liên quan

Từng bước chịu sự quản lý về kinh doanh, dịch vụ, chất lượng và giá

Chia sẻ lợi ích với các nhà mạng

Chịu thiệt hại do doanh thu giảm sút

Hợp tác với các công ty OTT để giảm bớt tác động tiêu cực

Thay đổi chiếu

Người tiêu dùng được sử dụng ứng dụng OTT với chi phí thấp

Khó đạt được sự cân bằng trong khoảng thời gian ngắn

49

Page 50: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

lược sản xuát kinh doanh

V.3. Nhận xét, kết luận và lựa chọn giải pháp, chính sách quản lý dịch vụ OTT phù hợp cho Việt Nam

Do những lý do trên, báo cáo này lựa chọn phương án thứ 3 là ủng hộ sự thỏa hiệp giữa các bên liên quan, nhắm chia sẻ lợi ích giữa các bên xảy ra mâu thuẩn là các đơn vị cung cấp ứng dụng/ dịch vụ OTT và các nhà mạng viễn thông, đồng thời cũng đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng được tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ công nghệ hiện đại với chi phí và chất lượng được đảm bảo.

Cụ thể: quản lý các đơn vị cung cấp ứng dụng OTT giống như tất cả các doanh nghiệp khác đang hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông trên thị trường Việt Nam:

Phải đăng kí hoạt động kinh doanh và phải được các cơ quan quản lý Việt Nam cấp phép hoạt động.

Phải đăng ký cung cấp dịch vụ hoặc đăng ký cấp mã số quản lý sản phẩm quy định Bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký,

công bố hoặc theo thỏa thuận giữa tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và khách hàng

Khuyến khích thực hiện mô hình hợp tác giữa các công ty viễn thông với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ OTT nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và đảm bảo quyền lợi của người sử dụng dịch vụ, cũng như của doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT.

Đối với các doanh nghiệp viễn thông:

Cho phép các nhà mạng chặn toàn bộ các ứng dụng OTT nước ngoài không thực hiện đúng các quy định về quản lý ứng dụng OTT nêu trên

Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông khác, các cơ quan chức năng của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông phòng chống tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao, các hình thực sử dụng dịch vụ OTT để gây mất an toàn, an ninh thông tin.

Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thống kê về quản lý giá cước nói chung, giá cước dịch vụ viễn thông quốc tế và giá thanh toán quốc tế theo quy định

Áp dụng các tiêu chuẩn, công nghệ tiên tiến trên thế giới vào kiểm soát luồng thông tin của các ứng dụng OTT, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các ứng dụng OTT (nếu có).

Với những giải pháp đã nêu trên, cơ bản sẽ giải quyết một cách hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia thị trường. Cấm toàn bộ các ứng dụng hay để các dịch vụ OTT tự do phát triển xem ra đều là quá cứng nhắc và không nên áp dụng. Một giải pháp, một quy

50

Page 51: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

định, một chế tài cho phép các OTT hoạt động tự do trong một khuôn khổ nhất định xem ra là một giải pháp vẹn toàn hơn cả trong bối cảnh như hiện nay đã được trình bày.

V.4. Nhận xét, kết luận và lựa chọn giải pháp cho doanh nghiệp quản trị dịch vụ OTT tại Việt Nam

Đông bộ với các giải pháp, chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý cung cấp dịch vụ OTT đã được trình bày ở trên, phân này của báo cáo sẽ đựa ra một số giải pháp cho doanh nghiệp viễn thông cũng như doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT.

(a) Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT cùng hợp tác đưa ra các sản phẩm dịch vụ mới như gói cước dữ liệu di động dành riêng cho người dùng ứng dụng OTT.

Gói cước có dạng là gói cước dịch vụ dữ liệu di động không giới hạn, với tốc độ dữ liệu phù hợp và có giới hạn giảm tốc độ truy cập. Đây là hình thức gói cước đã được bắt đầu áp dụng ở một số quốc gia ASEAN (Singapore, Indonesia). Theo đó, doanh nghiệp viễn thông cùng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT cùng đưa ra cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ dữ liệu di động nói chung và dịch vụ OTT nói riêng tốt nhất cho người sử dụng gói cước này.

Cam kết này thu hút thêm lượng khách hàng sử dụng dịch vụ dữ liệu của các doanh nghiệp viễn thông, qua đó bù lại phần doanh thu giảm sút từ các dịch vụ thoại và nhắn tin. Thêm vào đó, 2 bên tham gia thỏa thuận hợp tác sẽ thống nhất chia tỉ lệ doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của ứng dụng OTT (mức tham khảo là 30 – 70% [4]). Theo đó, doanh nghiệp viễn thông được hưởng 30% doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của ứng dụng OTT. Những thỏa thuận này mới được bắt đầu đi vào triển khai và chưa đủ thời gian để đánh giá mức độ hiệu quả cũng như công bằng của nó. Tuy nhiên, đây cũng là tín hiệu đáng mứng cho sự hợp tác giữa các bên liên quan.

(b) Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT hợp tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và bảo mật thông tin người dùng.

Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT công bố chính sách, cam kết về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Tránh để kẻ xấu lợi dụng phát tán các thông tin bị cấm như trong điều 5 Nghị định 72/2013/NĐ-CP đã quy định.

Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT công bố chính sách cũng như cam kết bảo mật thông tin người dùng dịch vụ OTT.

(c) Doanh nghiệp viễn thông tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế với các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông trong khu vực và trên thế giới. Qua đó, tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm nhắm kiểm soát tốt các ứng dụng công nghệ thông tin xuyên biên giới nói chung và các ứng dụng OTT nói riêng. Tăng cường tiêu chuẩn hóa, quy chuẩn hóa các tiêu chuẩn kĩ thuật cho các loại hình ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông mới xuất hiện, trong đó có ứng dụng OTT.

51

Page 52: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

(d) Doanh nghiệp viễn thông tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kĩ thuật có trình độ cao để đảm bảo vận hành hệ thống trang thiết bị hoạt động ổn định. Tăng cường bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các cán bộ, công nhân viên chức đặc biệt là đội ngũ cán bộ kĩ thuật và làm thị trường về các ứng dụng OTT.

(e) Doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ OTT phối hợp để tổng hợp các số liệu có liên quan về cnng cấp dịch vụ viễn thông, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước thường kỳ và đột xuất khi có yêu cầu.

(f) Thay đổi tỉ trọng tái đầu tư mạng lưới viễn thông cho phù hợp, theo đó nâng cao tỉ trọng phần đầu tư cho mạng viễn thông thế hệ mới (3G, 4G…) nhắm đáp ứng nhu cầu dịch vụ dữ liệu di động đang tăng cao.

52

Page 53: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

KẾT LUẬN

Báo cáo đề tài này trình bày những kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học cấp Viện “Nghiên cứu kĩ thuật và đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp quản trị dịch vụ Over-the-top (OTT)”, Mã số: do Ban Cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông chủ trì.

Theo đề cương nghiên cứu được phê duyệt, đề tài gồm một số nội dung như sau:

Nghiên cứu đặc điểm kĩ thuật chung của các ứng dụng OTT

Nghiên cứu thực trang phát triển dịch vụ OTT ở Việt Nam, các tác động của dịch vụ OTT đối với xã hội và các dịch vụ viễn thông truyền thống

Nghiên cứu xu hướng phát triển của OTT thế giiới

Nghiên cứu xu hướng phát triển của OTT ở Việt Nam

Đề xuất các giải pháp, chính sách quản lý dịch vụ OTT tại Việt Nam để đảm bảo cho thị trường viễn thông phát triển lành mạnh

Những kết quả đạt được của đề tài

Dựa trên đề cương nghiên cứu được phê duyệt, đề tài được cấu trúc thành bốn Phần:

Phần I: NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM KĨ THUẬT CHUNG CỦA ỨNG DỤNG OTT

Phần II: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG CỦA OTT Ở VIệT NAM, CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DịCH VỤ OTT ĐỐI VỚI XÃ HỘI VÀ DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TRUYỀN THỐNG

Phần III: NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA OTT THẾ GIỚI

Phần IV: NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA OTT Ở VIỆT NAM

Phần V: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DỊCH VỤ OTT TẠI VIỆT NAM ĐỂ ĐẢM BẢO CHO THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG PHÁT TRIỂN LÀNH MẠNH

Trong Phần I, Báo cáo đã trình bày tổng quan về đề tài, tổng quan về OTT, ứng dụng / dịch vụ OTT và doanh nghiệp OTT. Từ những nghiên cứu sơ lược về vấn đề quản lý dịch vụ OTT, đề tài chỉ ra rằng quản lý dịch vụ OTT đã và đang trờ thành một thách thức, xu thế được các quốc gia, tổ chức quốc tế… quan tâm, nghiên cứu và xử lý. Trong Phần này, báo cáo đề tài cũng đưa ra khái niệm liên quan về phương thức cung cấp dịch vụ, dịch vụ công nghệ thông tin. Báo cáo cũng đã có những phần tích chi tiết về sự khác biệt giữa mô hình kĩ thuật của ứng dụng OTT và ứng dung viễn thông truyền thống. Cũng theo đó, báo cáo đã tách các dịch vụ OTT thành 2 nhóm chính là OTT TV và OTT viễn thông để đi sâu nghiên cứu ở những phần sau.

53

Page 54: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

Trong Phần II, Báo cáo đề tài trình bày về những nội dung nghiên cứu thực trạng của OTT ở Việt Nam, các tác động của dịch vụ OTT đối với xã hộ và dịch vụ viễn thông truyền thống. Báo cáo chỉ ra các dịch vụ OTT đang phát triển rất nhanh và được người tiêu dùng đón nhận, và sử dụng. Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra các yếu tố nguy cơ gây mất ổn định thị trường viễn thông khi các doanh nghiệp viễn thông đang là những người chịu thiệt hại lớn khi các dịch vụ OTT trở nên ngày càng phổ biến,

Trong Phần III, Báo cáo đề tài trình bày về xu hướng phát triển của các dịch vụ OTT trên thế giới. Báo cáo đã chỉ ra những xu hướng phát triển của các dịch vụ OTT TV và dịch vụ OTT viễn thông trên thế giới, đưa ra kết luận đây là những dịch vụ công nghệ sẽ trở nên rất phổ biến trong tương lai, và là một trong những xu hướng phát triển của ngành công nghệ thông tin và truyền thông. Bao cáo cũng nghiên cứu và tham khảo kinh nghiệm thế giới quản lý dịch vụ công nghệ thông tin xuyên biên giới nói chung và quản lý dịch vụ OTT nói riêng ở một số nước như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, và một số nguyên tắc của APEC. Đề tài đã học hỏi kinh nghiệm quản lý dịch vụ công nghệ thông tin xuyên biên giới ở các nước và bài học áp dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh tại Việt Nam như: cần phải có những chính sách, mục tiêu rõ ràng phương pháp tiếp cận phù hợp với đặc trưng văn hóa của từng nước, đưa ra giải pháp hỗ trợ và cam kết chặt chẽ từ phía chính phủ thông qua cấu trúc tổ chức và quy định rõ về vai trò trách nhiệm của các đơn vị có liên quan.

Trong Phần IV, Đề tài đã phân tích những xu hướng phát triển của ứng dụng OTT ở Việt Nam. Theo đó, các ứng dụng OTT TV sẽ phát triển trong giai đoạn sau năm 2015, theo sự phát triển của thiết bị nghe nhìn và lộ trình số hóa hệ thống phát thanh truyền hình Việt Nam. Còn các ứng dụng OTT viễn thông sẽ ngày càng phát triển mạnh với số lượng người sử dụng đồng đảo, lên tới khoảng 45% cộng đồng người sử dụng các thiết vị di động thông minh. Qua đây cũng chỉ ra những thách thức lớn cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý các ứng dụng OTT, đặc biệt là các ứng dụng OTT xuất phát từ nước ngoài.

Trong Phần V, trên cơ sở phân tích, đánh giá và các kết quả nghiên cứu từ các Phần I, II, III và IV, báo cáo đề tài đã trình bày tổng hợp đề xuất biện pháp quản lý phù hợp cho cả cơ quan quản lý nhà nươc, doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp ứng dụng OTT nhằm tăng cường việc quản lý dịch vụ OTT tại Việt Nam. Các giải pháp chủ yểu được đề xuất ở đây hướng tới thúc đẩy việc hợp tác giữa các doanh nghiệp viễn thông và doanh nghiệp ứng dụng OTT. Cùng theo sự hợp tác đó là phối hợp nhằm đảm bảo an ninh, an toàn thông tin, bảo mật thông tin người dùng cũng như các thách thức khác trong thời đại công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại.

54

Page 55: Đề tài cấp viện 2013 - OTT (final)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Parmy Olson, “These numbers show Facebook is trailing social messaging apps globally”, Forbes.com, http://www.forbes.com/sites/parmyolson/2013 /11/26/these-numbers-show-facebook-is-trailing-social-messaging-apps-globally/ , .ruy cập làn cuối: 04-12-2013.

[2]. Bertin, Emmanuel, Noel Crespi, and Michel L'Hostis. "A few myths about telco and OTT models." Intelligence in Next Generation Networks (ICIN), 2011 15th International Conference on. IEEE, 2011.

[3]. Poulos Ponderings, “Earning money from OTT”, publish on telecomasia.net, http://www.telecomasia.net/blog/content/earning-money-ott , . Truy cập lần cuối: 04-12-2013.

[4]. Stephen Shankland, “Viber CEO takes on carriers' over-the-top attack”, February 26, 2013 5:22 AM PST, CNet, http://reviews.cnet.com/8301-13970_7-57571275-78/viber-ceo-takes-on-carriers-over-the-top-attack/ . Truy cập lần cuối ngày: 03-12-2013

[5]. Dự thảo Nghị định về dịch vụ Công nghệ thông tin[6]. Nghị định 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet

và thông tin trên mạng[7]. Nghị định 25/2011/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật viễn thông[8]. David Goldman, “You’re using more smartphone data than you think”,

February 8, 2011: 10:48 AM ET, CNN Money, http://money.cnn.com/2011/ 02/08/ technology/smartphone_data_usage/, Truy cập lần cuối: 04/12/2013

[9]. Dương Đại Hiệp, “Tiềm năng ứng dụng công nghệ truyền tải nội dung OTT tại Việt Nam”, Apr 05, 2013, Techdaily.vn, http://techdaily.vn/blog/tiem-nang-ung-dung-cong-nghe-truyen-tai-noi-dung-ott-tai-viet-nam// Truy cập lần cuối 4-12-2013

55