Địa chính trị - tiểu luận

15
Câu 1: Châu Á là châu lục lớn nhất hành tinh Trước thập niên 90 thì châu á luôn luôn là một khu vực chịu ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh của các nước lớn,chính trước quá trình như vậy thì đã có động lực lôi kéo các nước trong khu vực theo các ảnh hưởng khác nhau đối đầu,mâu thuẫn và cạnh tranh,xung đột với nhau khá gay gắt. Tuy nhiên,kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc,thì xu hướng hướng tâm – xu hướng thể hiện sự quay trở lại khu vực và dựa trên nền tảng khu vực để phát triển diễn ra rộng khắp,quá trình hội nhập của châu á bật lên và tạo ra một dấu ấn rất riêng và biểu hiện rõ nét của quá trình này là sự xuất hiện và phát triển của các mô hình liên kết khu vực về chính trị,kinh tế ,văn hóa…tạo ra những cơ sở rất tích cực cho khu vực: Đầu tiên có thể kể dến là ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên..ASEAN được coi là một trong những tổ chức khu vực khá thành công, trên nền tảng của nó quá trình hợp tác càng ngày càng mở rộng.Quá trình đi lên của asean thể hiện tính chất khu vực hóa rất rõ nét ở châu á,từ 5 nước,quá trình thống nhất đi lên của asean là quá trình đặc biệt ,sau chiến tranh lạnh thì quá trình vực hóa của asean diễn ra càng rõ nét.Sự kiện vn gia nhập asean là một trong những sự kiện hết sức trọng đại bởi vn có chế độ chính trị khác với các quốc gia trong khu vực vẫn gia nhập hợp tác và

Upload: khanh-ha-vu-dinh

Post on 25-Dec-2015

71 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

Tiểu luận cá nhân

TRANSCRIPT

Page 1: Địa chính trị - tiểu luận

Câu 1:

Châu Á là châu lục lớn nhất hành tinh Trước thập niên 90 thì châu á luôn luôn là một khu vực chịu ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh của các nước lớn,chính trước quá trình như vậy thì đã có động lực lôi kéo các nước trong khu vực theo các ảnh hưởng khác nhau đối đầu,mâu thuẫn và cạnh tranh,xung đột với nhau khá gay gắt.

Tuy nhiên,kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc,thì xu hướng hướng tâm – xu hướng thể hiện sự quay trở lại khu vực và dựa trên nền tảng khu vực để phát triển diễn ra rộng khắp,quá trình hội nhập của châu á bật lên và tạo ra một dấu ấn rất riêng và biểu hiện rõ nét của quá trình này là sự xuất hiện và phát triển của các mô hình liên kết khu vực về chính trị,kinh tế ,văn hóa…tạo ra những cơ sở rất tích cực cho khu vực:

Đầu tiên có thể kể dến là ASEAN: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên..ASEAN được coi là một trong những tổ chức khu vực khá thành công, trên nền tảng của nó quá trình hợp tác càng ngày càng mở rộng.Quá trình đi lên của asean thể hiện tính chất khu vực hóa rất rõ nét ở châu á,từ 5 nước,quá trình thống nhất đi lên của asean là quá trình đặc biệt ,sau chiến tranh lạnh thì quá trình vực hóa của asean diễn ra càng rõ nét.Sự kiện vn gia nhập asean là một trong những sự kiện hết sức trọng đại bởi vn có chế độ chính trị khác với các quốc gia trong khu vực vẫn gia nhập hợp tác và phát triển cho thấy đây là xu hướng tất yếu.Trước đó ,vn đã có xu hướng ngã về các nước xã hội chủ nghĩa và mâu thuẫn với các nước trong khu vực,tuy nhiên đã hướng về pha triển với các quốc gia láng giềng,sau đó lần lượt các quốc gia khác cũng kết nạp vào tổ chức này mà đỉnh cao là năm 1999 khi campuchia nước đông nam á cuối cùng(khi này chưa có đông ti mo) được kết nạp vào asean đã cho thấy asean là một mô hình khu vực hóa khá thành công khi tất cả các nước trong khu vực đều là thành viên của asean.Từ đó nhiều cơ chế hợp tác bắt đầu được đẩy mạnh mà hạt nhân là asean,chẳng hạn a+1 (a – trung quốc,a-nhat,a han quoc),a+3 (a voi tq,nhat ban,han quoc). Hợp tác ASEAN + 3 là một trong những cơ chế sống động nhất của ASEAN. Sự hợp tác của 13 quốc gia với trên 2 tỷ dân và gần 8.000 tỷ USD giá trị GDP đã khiến cho cơ chế này trở thành một đối tác lớn, có vị trí, tiếng nói đầy trọng lượng đối với thế giới.a+3 có tầm ảnh hưởng cao hơn: tạo ra một cơ sở để các nước trong khu vực liên kết,mở rộng và hình thành nên một cơ chế lớn hơn đó là hợp tác đông á mà đầu tiên là hợp tác kinh tế đông á,đang đc đẩy mạnh cho thấy ý thức trách nhiệm của trung quốc và nhât bản.Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và Cộng đồng Đông Á sẽ đóng vai trò kiểm soát hành vi, đưa mối quan hệ vốn nhiều sóng gió giữa các nước này vào xu thế ổn định và dễ đoán định hơn. ASEAN hiểu rõ tác dụng của cơ chế hợp tác tập thể đối với việc kiềm chế xung đột của các thành viên Đông - Bắc Á. Bởi ASEAN có vai trò đặc thù trong việc tạo thế cân

Page 2: Địa chính trị - tiểu luận

bằng giữa các nước lớn và với chính sách linh hoạt, mềm dẻo đã được các nước trong khu vực coi như “động lực” chính nhằm điều hòa các hoạt động liên kết hợp tác kinh tế, an ninh, chính trị toàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương.Trung quốc và nhật bản xác định rất rõ vai trò của mình trong quá trình phát triển của khu vực và đây là xu hướng hướng tâm rất rõ nét.không chỉ có trung quốc và nhật bản ,mà gàn đây người ta còn đề cập đến a+4 với sự tham gia của ấn độ.Như vậy các quốc gia đã ý thức được trách nhiệm và vị trí của mình và chú ý hơn đến việc đoàn kết, hợp tác và phát triển.

Khu mậu dịch tự do asean AFTA: Năm 1992, theo sáng kiến của Thái lan, Hội nghị

Thượng đỉnh ASEAN họp tại Singapore đã quyết định thành lập một Khu vực Mậu dịch

Tự do ASEAN (gọi tắt là AFTA). Mục đích của AFTA là nâng cao năng lực cạnh tranh

của ASEAN với tư cách là một cơ sở sản xuất trên thế giới, đồng thời tăng cường tính

hấp dẫn đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài. AFTA đang từng bước hình thành nhằm

từng bước mở rộng quan hệ buôn bán trong khối..

ASEM: Diễn đàn hợp tác Á–Âu (viết tắt ASEM) được chính thức thành lập vào tháng 3

năm 1996 trong hội nghị cấp cao đầu tiên tại Bangkok, đánh dấu sự mở đầu quan hệ mới

của 2 châu lục trên tinh thần bình đẳng, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau. ASEM là một diễn

đàn liên khu vực bao gồm Ủy ban châu Âu và 27 nước thành viên của Liên minh châu

Âu (EU)  ASEAN cộng 3.

Bên cạnh đó,có một tổ chức mà nền tảng phát triển của nó cũng từ các quốc gia châu á đó là apec. APEC ra đời vào tháng 11/1989 với 12 thành viên sáng lập: Australia, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brunei, Indonesia, New Zealand, Canada, Mỹ. APEC hiện nay có hai chức năng lớn, nhưng trên thực tế chức năng kinh tế lại phục vụ chức năng chính trị, từ đó tạo ra cơ sở để hạn chế xung đột về chiến lược giữa các nước trong khu vực.hiện nay,dấu ấn của apec là rất lớn với 21 thành viên gồm các nền kinh tế lớn trên thế giới.Bước vào thế kỉ 21,apec có nhiều chuyển biến mới bởi có sự tham gia của nhiều nước ngoài châu á,tuy vậy ý tưởng ban đầu của các nước chấu á vẫn còn chi phối APEC..

Ngoài ra ở châu á còn có nhiều mối liên hệ khác như ở trung á có tổ chức hợp tác thượng hải : SCO được hình thành theo sáng kiến của Bắc Kinh với nhiệm vụ ban đầu là giải quyết những vấn đề biên giới giữa Trung Quốc với các nước láng giềng thuộc Liên Xô(cũ)gồm Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan .Chính thức được thành lập sau khi kết nạp thêm Uzbekistan, SCO có thêm nhiệm vụ mới là chống ma túy, chủ nghĩa khủng bố và ly khai trong khu vực. SCO có tiềm lực rất lớn,phạm vi ảnh hưởng hiện nay của SCO đã có 25% dân số thế giới,tổng diện tích các nước thành viên chiếm khoảng 60% lãnh thổ của 2 châu lục Á, Âu .Điều này làm cho SCO có thể là một đối trọng mới của NATO sau khi Khối hiệp ước Warsaw tan rã. Ngày nay SCO được coi như là một

Page 3: Địa chính trị - tiểu luận

"Warsaw mới ở phương đông" - là lực lượng đối trọng với NATO khi tổ chức này đang mở rộng tiến sát biên giới với Nga.

Ở nam á còn có Hiệp hội Nam Á vì sự Hợp tác Khu vực (gọi tắt là SAARC)là một tổ chức hợp tác kinh tế-chính trị của 8 quốc gia Nam Á.mục tiêu của tổ chức là thúc đẩy sự phát triển của tất cả các dân tộc tại Nam Á và nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ cùng với sự phát triển toàn diện kinh tế-văn hóa-xã hội, tăng cường sự hợp tác, tin cậy lẫn nhau giữa các nước Nam Á…

Bên cạnh xu hướng hướng tâm hiện tượng li tâm cũng là một hiện tượng nổi bật , đan xen với hướng tâm và đôi khi tác động đến sự vận động địa chính trị của các quốc gia khác.Hiện tượng này trở thành hiện tượng nổi bật và trở thành một hiện tượng đáng chú ý.Hiện tượng li tâm được nhìn nhận như là các cuộc li khai,các phong trào li khai ở nội bộ các quốc gia và hiện tượng này tác động rất lớn đến sự phát triển của các quốc gia đó và có thể ảnh hưởng đến quá trình hợp tác của khu vực.

Đầu tiên là ở khu vực đông nam á.Hiếm có một khu vực nào trên thế giới lại có sự đa dạng về sắc tộc và tôn giáo ở đông nam á cho nên khi gặp các vấn đề xung đột về quyền lợi ,tôn giáo ..thì đây lại là khu vực mà phong trào li khai diễn ra mạnh và phức tạp:

Inđônêsia:sau đông ti mo thì hiện nay indonesia vẫn phải đối mặt với khủng hoảng từ phong trào li khai trong nước mà điển hình nhất và mạnh nhất là ở 2 vùng :

+vùng acel với phong trào Phong trào Aceh Tự do (GAM ). GAM nuôi nhiều hy vọng, và cũng từ đó họ bắt đầu tăng cường các hoạt động bạo lực chống phá, buộc Chính phủ Indonesia phải tăng cường quân đội vào Aceh. Tuy nhiên, việc dùng bạo lực, giết chóc ngày càng trở nên phản tác dụng, đã bộc lộ mặt trái dã man, đánh mất cảm tình ủng hộ của người dân địa phương và đi đến thỏa thuận với chính phủ . Một trong những điều khoản quan trọng trong thỏa thuận hòa bình Helsinki là, Chính phủ Indonesia sẽ trao cho Aceh quyền tự trị nhất định, quân đội và cảnh sát, an ninh Chính phủ sẽ rút hoàn toàn khỏi Aceh.

+vùng broneo: xung đột giữa người dayak và madura diễn ra mạnh mẽ.Philipin:vùng đang đấu tranh đòi li khai là vùng phía nam philipin là đảo mindano.đây là nơi tập trung lực lượng chống chính phủ.

Thái lan:cũng có phong trào li khai rất mạnh ở miền nam-vốn là nơi có đông người hồi giáo gốc malaisia sinh sống bởi họ cho rằng chính phủ thái lan có sự phân biệt đối xử với người hồi giáo ở 3 tỉnh phía nam .đứng trước sự xung đột xã hội,xung đột sắc tộc và nhất là phong trào li khai ngày càng tăng lên chính phủ các nước đông nam á đã tìm cách để khắc phục tình trạng trên

Page 4: Địa chính trị - tiểu luận

Như vậy nhìn chung đông nam á có những trường hợp li khai khá phức tạp,nhìn tổng thể thì các trường hợp này liên quan đến yếu tố phức tạp là yếu tố tôn giáo(hồi giáo)

Song song đó là cuộc tranh chấp biển đông giữa các nước đông nam á và trung quốc như tranh chấp quần đảo hoàng sa giữa việt nam và trung quốc,quần đảo trường sa giữa việt nam,trung quôc,philipin,malaisia,inđônếia…đã trở thành những nhân tố bất ổn định tìm ẩn,gây lo ngại sâu sắc cho nhiều nước trên thế giới.

Tiếp đến là khu vực đông bắc á:

+Bán đảo triều tiên:đây là một trong những hiện tượng li tâm mang tầm thế giới,vốn là sản phẩm của chiến tranh lạnh. Cùng một dân tộc nhưng do ảnh hưởng của thời cuộc mà đặc biệt là chiến tranh lạnh mà hai nhà nước này lại đối đầu và mâu thuẫn với nhau khá gay gắt. Người ta luôn hi vọng vào một nhà nước Triều Tiên thống nhất nhưng thực sự việc thống nhất của triều tiên chỉ là “viễn cảnh” bởi nó không chỉ phụ thuộc vào CHDCND Triều Tiên và Hàn Quốc mà còn có sự phụ thuộc vào các cường quốc khác mà Trung Quốc là một điển hình.Một khi thống nhất giữa miền nam và miền bắc thì rất có thể nền kinh tế của Hàn Quốc sẽ đè bẹp nền kinh tế của Triều Tiên và làm chêch hướng phát triển chủ nghĩa xã hội của nước này,Trung Quốc không hề muốn mất đi một nước xã hội chủ nghía trong một trục xã hội chủ nghĩa xung quanh mình và tránh sức ảnh hưởng của Mĩ một khi Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên thống nhất, bởi Hàn Quốc là một đồng minh thân cận của nước này .Bằng con bài hạt nhân CHDCND Triều Tiên đã gây nên sóng gió trên bán đảo Triều Tiên và đe dọa đến an ninh chung của toàn khu vực chính vì vậy mà tình hình của triều tiên rất được dư luận quan tâm. Mới đây thì chủ tịch triều tiên vừa qua đời đã gây nên những lo ngại gia tăng từ các nước về tương lai hạt nhân của triều tiên sẽ mù mịt một khi quá trình chuyển giao quyền lực không được thực hiện êm đẹp.ngoài ra, Giới phân tích cho rằng việc Chủ tịch Triều Tiên qua đời gây ra một cuộc khủng hoảng về chính sách ngoại giao tức thì và nghiêm trọng đối với Washington cùng các đồng minh, do quốc gia được cho là sở hữu vũ khí hạt nhân này vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.  +Đài loan:trên đại thể trung quốc không coi đài loan là một chủ thể riêng mà coi đài loan là một phần laanhx thổ không thể tách rời của mình Đài Loan ko những có vị thế chiến lược: chiếm đc nó là kiểm soat đc lối ra eo biển Trung hoa, nơi qua lại của hàng nghìn con tàu, kiểm soát việc cung cấp dầu lửa of NB, chiếm đc vũ khí tinh xảo of phuong Tây cung cấp cho Đài Loan . Do vây, Đài Loan là vấn đề sống còn đối với các nhà lãnh đạo TQ.Tuy nhiên ,đài loan cho rằng họ là một chủ thể độc lập và không liên quan đến trung quốc.hiện nay việc ủng hộ đài loan không còn nhiều nữa bởi nhiều nước coi đài loan là bộ phận của trung quốc và trung quốc luôn tin tưởng rằng đài loan sẽ quay trở về với mình trong tương lai.

Page 5: Địa chính trị - tiểu luận

Bên cạnh đó xu hướng li khai còn nổi lên ở các khu vực như khu tự trị Tây Tạng,Tân Cương của trung quốc đe dọa đến ổn định chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khổng lồ này

Nam á: có 2 trường hợp

Srilanca:một bộ phẩn dân tộc nổi dậy và chống đối chinh phủ srilanca trong một thời gian rất dài là những con hổ tamin,luôn đòi li khai……

Ân độ:vùng luôn đòi li khai ,độc lập là vùng caxmia.caxmia vốn là vùng đất khá nhạy cảm,là khu vực tranh chấp dữ dội giữa ấn độ và pakistan.Ân độ không để caxmia rời khỏi mình bởi họ muốn dùng caxmia như là một vùng đệm ngăn cản sự ảnh hưởng trực tiếp của pakistan.trong thời gian gần đây đã nổi lên một phong trào rất mạnh mẽ dể đòi độc lập,lực lượng này xuất phat từ nhánh hồi giáo từ pakistan sang..những hiện tượng này làm mâu thuẫn giữa 2 nước ngày càng tăng.

Tây á: nổi bật là trường hợp người Cuốc ,đây là một dân tộc chiếm một không gian chính trị hết sức phức tạp ở miền nam irac và miền bắc thổ nhĩ kì,dân tộc này cũng đang đấu tranh quyết liệt để được công nhận và thành lập một nhà nước riêng của người kurd.không chỉ li tâm về mặt dân tộc mà còn hiến hai nhà nước luôn ở trạng thái đối đầu với nhau.

Kết luận : nhìn chung,xu hướng hướng tâm vẫn sẽ là một xu hướng chính của châu Á. Hình ảnh về một châu á lỏng lẻo, chia rẽ, đối đầu, nghèo khổ đang từng bước nhường chỗ cho một Châu á đoàn kết, hợp tác ngày càng phồn vinh nhất là từ sau ctl với những nét ct sau: Cục diện đối đầu giữa hai khối đông tây đươc thay thế bằng nhiều trung tâm quyền lực. Các nước tranh thủ pt kt, đồng thời mong muốn có môi trường hòa bình ổn định. Do đó các điểm nóng dần dịu xuống, đối thoại song phương, đa phương được thúc đẩy. Đối các vđ an ninh các nước đều tỏ ra thận trọng, tự kiềm chế. Quan hệ giữa các nước lớn đi vào xu thế vừa hợp tác vừa đấu tranh, đấu tranh nhưng tránh đối đầu căng thẳng.

Câu 2 :

Sự ra đời của liên minh châu âu(eu): Lịch sử của Liên minh châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II. Ý tưởng về hội nhập châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Năm 1951,Hiệp ước Paris đưa đến việc thành lập Cộng đồng Than Thép châu Âu (ECSC).,sau đó vào năm 1957 thì Hiệp ước Roma đã đưa dến việc thành

Page 6: Địa chính trị - tiểu luận

lập Cộng đồng Nguyên tử lượng (Euratom) và thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC).,Tháng 5-1967, các nước thành viên của ba cộng đồng gồm Cộng đồng than thép châu Âu,Cộng đồng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu đã ký Hiệp ước hợp nhất thành một tổ chức gọi là Hiệp ước về Cộng đồng châu Âu (EC). Sau 3 lần mở rộng trong những năm 70-80, Cộng đồng châu âu EC bao gồm 12 nước thành viên là Ailen, Anh, Bỉ, Bồ đào nha, Đan mạch, Đức, Hà lan, Hi lạp, Italia, Luxambua, Pháp, Tây ban nha. Tháng 12/1991 hội nghị tđ EC họp tại Maastricht (hà lan) đã kí hiệp ước thành lập liên minh châu âu EU. Hiệp ước Maastricht có hiệu lực từ ngày 1/1/1993 đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình nhất thể hóa châu âu. Đây là một biến động địa chính trị bật nhất châu âu sau chiến tranh lạnh. Tháng 1/1995 kết nạp them 3 thành viên mới là Aó, Thụy điển, Phần lan nâng tổng số thành viên lên 15 tv. Năm 2004, kết nạp thêm 10 thành viên bao gồm Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta, Cộng hòa Síp tăng tổng số lên thành 25. Năm 2007 kết nạp thêm Romania, Bungary nâng tổng số thành viên là 27 quốc gia.

Mô hình tổ chức : chức được thể hóa chặt chẽ, eu trở thành tổ chức kv mạnh nhất trên

tg hiện nay. Lợi dụng cuộc đối đầu đt kết thúc, các nước Tây âu đẩy mạnh các nổ lực để

từng bước thoát ra khỏi sự pụ thuộn nặng nề vào mỹ, xd châu âu vs trụ cột là EU thành 1

cực quyền lực qt độc lập, ổn định trong cục diện tg đa cực đang hình thành.các trụ cột của

EU:Hội đồng châu Âu, Hội đồng bộ trưởng ,Uỷ ban châu Âu, Nghị viện châu Âu,Toà án

châu ÂuToà kiểm toán châu Âu,Uỷ ban kinh tế và xã hội,Uỷ ban về khu vực,Ngân hàng

Đầu tư châu Âu.

Mục tiêu tiêu chiến lược của EU bao gồm:Xd một châu âu thống nhất, ko biên giới với

nền kt ổn định và pt cao.Thiết lập nền an ninh và phòng thủ chung câ vs bản sắc riêng,

độc lập dần hạn chế sự lệ thuộc vào mỹ. Mở rộng pv ảnh hưởng đv khu vực khác bằng

cách đẩy mạnh truyền bá các gt phương tây và thiết lập một trật tự tg mới dưới sự lđ of

phương tây.

Quá trình nhất thể hóa của liên minh châu âu tính đến thời điểm hiện tại:

Qúa trình hoạt động nội tại: để tiến tới một châu âu thống nhất, eu qđ thành lập các liên

minh trong nội bộ khối như liên minh kinh tế và tiền tệ, liên minh chính trị. Đây thực chất

là chủ trương nhất thể hóa eu trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, tài chính, tiền tệ đến

Page 7: Địa chính trị - tiểu luận

chính trị, ngoại giao, an ninh, nội chính và tư pháp…nhằm đưa eu tới vị trí cường quốc số

1 tg.

+ Nhất thể hóa kinh tế: sau khi kí hiệp ước maastricht,EU xúc tiến việc hình thành 3

vành đai kinh tế.vành đai thứ nhất bao gồm các nước eu đóng vai trò hạt nhân của quá

trình thống nhất châu âu vầ kinh tế.vành đai thứ hai thuộc hiệp hội các nước buôn bán tự

do châu âu .vành đai thứ 3 bao gồm các nước trung-đông âu có quan hệ mật thiết với

eu.sự phát triển các mối quan hệ bổ sung lẫn nhau và thâm nhập vào nhau giữa 3 vành đai

kinh tế trên sẽ củng cố cơ sở của quá trình thống nhất châu âu.

Một dội dung cốt lõi của quá trình thống nhất kinh tế châu âu là thực hiện liên minh

kinh tế,tiền tệ. Tổ chức tiền tệ giữa các nước Châu Âu. Ra đời ngày 7.2.1992 theo quyết

định của Hội nghị Thượng đỉnh Liên hiệp Châu Âu (EU) họp tại Maxtơrich trong các

ngày 9 - 10.12.1991. Hiệp ước Maxtơrich 1991 đã đề ra công việc chuẩn bị cho sự ra đời

của đồng tiền chung Châu Âu (EURO) trong khuôn khổ xây dựng một LMTTCÂ (EMU).

Đây là tiến trình hoà hợp các chính sách kinh tế - tiền tệ của các nước thành viên Liên

hiệp Châu Âu và là khâu quan trọng có tính chất quyết định cuả quá trình chuẩn bị cho sự

ra đời của đồng tiền chung Châu Âu (ECU). Các nước thành viên của Liên hiệp Châu Âu

muốn gia nhập LMTTCÂ thì phải đạt được 5 tiêu chuẩn sau đây: bội chi ngân sách không

quá 3% GDP; lạm phát không cao q uá 1,5% bình quân của 3 nước có mức giá tăng thấp

nhất; mức dư nợ nhà nước không quá 60% GDP; lãi suất dài hạn không quá 2% mức dài

hạn bình quân của 3 nước có mức lãi suất cao nhất; mức độ ổn định và mức độ biến động

tỉ giá do Hệ thống tiền tệ Châu Âu (EMS) quy định. Quá trình nhất thể hoá Châu Âu về

kinh tế - tiền tệ và sự hình thành LMTTCÂ gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1, bắt đầu từ 1991 -1993: tăng cường phối hợp các chính sách giữa các nước

thành viên; tăng cường hợp tác giữa các ngân hàng trung ương các nước thành viên, hoàn

thành thị trường chung Châu Âu; tự do hoá hoàn toàn lưu thông vốn trong các nước thành

viên của Liên hiệp Châu Âu.

Giai đoạn 2( 1994-1997)tăng cường triển khai chiến lược phối hợp và hợp tác các chính

sách kinh tế - tiền tệ giữa các nước thành viên trên cơ sở Hiệp ước Maxtơrich, bảo đảm

Page 8: Địa chính trị - tiểu luận

cho đồng EURO trở thành một đồng tiền mạnh và ổn định; hoàn thành công việc chuẩn bị

về mặt thể chế và kĩ thuật cho đồng EURO ra đời; xác định rõ tiêu thức các nước tham

gia đồng EURO.

Giai đoạn 3 từ năm 1997 : lập Ngân hàng trung ương thống nhất của Liên hiệp Châu

Âu. bắt đầu từ 1.1.1999, đồng EURO chính thức đi vào hoạt động trong đời sống của 11

nước thành viên Liên hiệp Châu Âu (EU11) là : Đức, Pháp, Ailen, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha,

Hà Lan, Italia, Luxembua, Phần Lan, Tây Ban Nha,tháng 4 năm 2000 Hy Lạp được bổ

sung thêm. Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong

12 quốc gia thành viên Cho đến hiện nay đã có thêm 5 nước dùng đồng Euro làm tiền tệ

chính thức là Cyprus, Malta, Slovenia, Slovakia và Estonia nâng tổng số thành viên sử

dụng đồng ero lên 17.

+ Nhất thể hóa chính trị: do rào cản biên giới giữa các nước thành viên ngày càng được

dở bảo nên hợp tác chính trị ,xã hội và giao luuw văn hóa khoa học kĩ thuật …được thúc

đẩy mạnh mẽ.hướng tới một chính sách an ninh chung,các nước eu chủ trương từng bước

xác định chính sách quốc phòng chung và khi có điều kiện thích hợp sẽ xây dựng nền

quốc phòng chung.tuy nhiên điều đó không có nghĩa là các nước eu muốn phá vỡ mối

quan hệ bên trong nato.với phương án xây dựng tây âu thành một cực an ninh độc lập,

EU đang cố gắng tạo cho mình “một cánh tay quân sự” bên cạnh “cánh tay kinh tế” với

bản sắc riêng của mình, hạn chế sự lệ thuộc vào Hoa Kỳ.bên cạnh đó sự bành trướng ảnh

hưởng của nato trong thời gian gần đây ở châu âu nhất là cuộc chiens của nato chống nam

tư(1999)đưa đến những biến động địa chính trị khá sâu rộng trên qui mô châu lục và toàn

cầu.

Ở mảng đối ngoại,. việc mở rộng sang phía Đông sẽ giúp bảo đảm rằng khu vực này sẽ

phát triển theo hướng dân chủ và thị trường tự do. Kỷ luật và điều lệ đối với thành viên

EU sẽ giúp ngăn chặn tái diễn các cuộc xung đột liên quan đến biên giới lãnh thổ, sắc tộc

ở Trung và Đông Âu do lịch sử để lại. Những xung đột này, nếu xẩy ra, sẽ làm cho Tây

Âu bất ổn định và sẽ gây ra làn sóng người tị nạn chạy sang Tây Âu. Do vậy ,EU cần

phải kéo các nước Trung-Đông Âu vào các mối quan hệ chiến lược với mình. Những

nhận thức trên đây cho thấy các nhà lãnh đạo Tây Âu thấy được lợi ích chiến lược, lợi ích

chính trị trong việc mở rộng sang phía đông, các nước EU đã thống nhất với nhau rằng

EU là một lực hút kinh tế có thể kéo Đông Âu tiến tới một khu vực thịnh vượng chung

mới của các dân tộc tự do.

Page 9: Địa chính trị - tiểu luận

. Vai trò đi đầu của EU trong chương trình này không chỉ giúp cho EU thêm sức mạnh

trong chính sách đối ngoại của mình mà còn có vai trò ngày càng lớn trong tương lai của

Đông Âu ở cả phương diện chính trị cũng như kinh tế.song song đó là sự cải thiện quan

hệ với liên bang nga và chuẩn bị kết nạp các thành viên mới từ các nước XHCN ở đông

âu trước đây…

Mở rộng EU sang phía Đông mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn đối với EU. Mặc dù các

nước Đông Âu đang cố gắng điều chỉnh cải cách và đạt được những tiến bộ; nhưng xét

về mặt kinh tế cũng như về thể chế luật pháp họ đều chưa sẵn sàng có thể tham gia EU.

Việc mở rộng sớm hay muộn phụ thuộc vào khả năng EU tiếp nhận các thành viên mới

trong khi vẫn đảm bảo tính cố kết và duy trì tiến trình liên kết.

thực hiện chiến lược mở rộng xuống phía nam,các nước chủ chốt trong eu xác định lại

chính sách trong quan hệ với các nước châu phi,nêu ý tưởng thành lập khu vực mậu dịch

tự do châu âu-địa trung hải.đối với khu vực châu á thái bình dương,eu tăng cường quan

hệ kinh tế thương mại,coi qun hệ với khu vực này là quan hệ tạo thành đối trọng với mỹ

và nhật bản,bởi vậy eu không chỉ đối thoại kinh tế mà còn tăng cường đối thoại về chính

trị ,an ninh khu vực và thúc đẩy quan hệ toàn diện giữa 2 châu lục âu-á ví dụ hội nghị

thưởng dỉnh á âu lần 1 ở băng cốc,lần 2 ở luân đôn… đối với các nước mỹ la tinh eu chủ

động hợp tác trên nhiều mặt ví dụ hội nghị thượng đỉnh eu-nam mỹ tháng 7/1999 đề xuất

thành lập khu vực mậu dịch tự do xuyên đại tây dương vào đầu thế kỉ 21…

như vậy có thể thấy eu đang nỗ lực tạo lập các điều kiện cho việc nhất thể hóa trên nhiều

lĩnh vực ,việc làm này đang góp phần đưa vị trí và vai trò của eu cao hơn trên trường

quốc tế.

vậy tương lai của nào cho quá trình nhất thể hóa châu âu?

Quá trình thống nhất châu âu được xem là một hiện tượng địa chính trị thế giới.quá trình này diễn ra hết sức đặc biệt và đầy triển vọng,eu được đánh giá là có thể thống nhất thành một siêu nhà nước được.

Thế nhưng,theo quá trình thống nhất này người ta đang cảm giác rằng eu có vấn đề :gặp nhiều thách thức trong đó thách thức cơ bản về liên kết kinh tế.trước đây khi các nước chấu âu hợp nhất lại với nhau họ cho rằng với một bản sắc chung họ có thể hợp nhất dễ dàng nhưng hiện nay chấu âu đang gặp phải sự khủng hoảng của các nước thành viên mà bắt nguồn từ trình độ phát triển không đồng đều cũng như những khác biệt về lợi ích giữa các thành viên không cho eu có thể dễ dàng tìm được tiếng nói chung. Hiện nay, vấn đề đồng ero đang là một vấn đề rất nóng .ở hiện tại thì tương lai của đồng ero khá mù mịt và rất có thể trụ cột như đức và một số quốc gia nữa sẽ rút khỏi khu vực đồng châu âu khi mà không đạt được thỏa thuận giữa các quốc gia ,khi đó khu vực đồng ero sẽ tan

Page 10: Địa chính trị - tiểu luận

rã đồng nghĩa với sự sụp đổ của liên minh tiền tệ,sự sụp đổ này cũng sẽ ảnh hưởng đến eu để trở thành một “siêu nhà nước” sẽ vô cùng khó khăn và trở thành viễn cảnh. Điều cốt lõi nhất châu Âu cần nhận ra đó là một đồng tiền chung sớm muộn sẽ sụp đổ nếu như không có các quy định chặt chẽ chung về kinh tế cho các thành viên, nhằm ngăn chặn một số quốc gia vung tay quá trán khiến tình trạng thâm hụt nghiêm trọng đe doạ những thành viên còn lại

Bên cạnh những vấn đề thực tại,người ta đang đặt dấu hỏi lớn cho mô hình nhà nước tương lai của eu sẽ như thế nào?Một siêu nhà nước?Một mô hình liên bang như mỹ mà các quốc gia thành viên sẽ là các bang?hay liên minh các quốc gia độc lập ?Nếu trở thành một siêu nhà nước thì việc lãnh lãnh đạo và điều hành không hề đơn giản ,nếu phát triển theo hướng liên minh các quốc gia độc thì không đúng các tiêu chí mà họ đã đề ra trước đó,sẽ còn nhiều vấn đề bất ổn hơn nữa và các quốc gia không phải mất công đi nhất thể hóa như vậy.có thể là liên bang nhưng có vẻ châu âu vẫn chưa từ bỏ tham vọng trở thành một siêu nhà nước khi mà vẫn còn những hy vọng mặc dù khó khăn sẽ tăng lên bội phần với họ!