Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · pdf filethiẾt kẾ...

56
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN NGHIỆP VỤ CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Giấy phép xuất bản số: 1745/GP-BTTTT ngày 25/10/2011 Chỉ số ISSN: 0866 - 7799 TổNG BIêN TậP ThS. Trần Phú Minh HỘI ĐỒNG BIêN TậP TS. Nguyễn Chí Trang; ThS. Đào Quang Trường; TS. Phạm Văn Bốn; ThS. Trần Tú Cát; ThS. Nguyễn Gia Thế; ThS. Nguyễn Chính Tuấn; TS. Hoàng Phương Lan; Nguyễn Văn Quang; ThS. Đào Dung Anh; TS. Nguyễn Đình Trung. PHó TổNG BIêN TậP Vũ Mạnh Tiến THIẾT KẾ TRÌNH BÀY Phạm Huy Cường ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội Tel: 04. 3311 9390; 04. 3736 5659 - 7445 Fax: 04. 3736 5672 Email: [email protected] Website: www.vdb.gov.vn IN ấN Công ty Cổ phần In Khoa học Công nghệ Hà Nội. THôNG TIN Sự KIệN 2 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam PV 3 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2015: Nền kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực dù chịu tác động bất lợi PV (TổNG HợP) 5 Chào mừng Đại hội thi đua yêu nước VDB lần thứ II: Thi đua là động lực, là sức mạnh để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ PV 8 Quy định tiếp nhận ý kiến về thủ tục giải quyết công việc của VDB THU HồNG NGHIêN CứU TRAO đổI 10 Nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng đột biến? NGUYễN đìNH BíCH 12 Một số vấn đề về thực hiện tín dụng Nhà nước trong quá trình tái cơ cấu đầu tư công ThS. TRươNG VăN MINH 15 Mộ số điểm mới về thực hiện Quy chế đảm bảo tiền vay của VDB Võ THANH PHONG 16 Nhận biết nguyên nhân rủi ro tín dụng khi xác định mức cho vay và giá trị giải ngân thanh toán khối lượng hoàn thành đỗ MạNH Tú 20 Những quy định cơ bản về chế định thừa phát lại ở Việt Nam THế HIệP 24 Phát triển kênh phân phối cho sản phẩm cơ điện của Việt Nam ThS. NGUYễN VăN TRị 28 Quản lý rủi ro tín dụng: Kinh nghiệm của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc TS. NGUYễN CảNH HIệP TIếNG NóI Từ Cơ Sở 31 Góp ý đối với Dự thảo Quy chế Thanh toán không dùng tiền mặt PHòNG TàI CHíNH KếTOáN 33 Vai trò của Công đoàn cơ sở trong tổ chức, sắp xếp lại các chi nhánh, sở giao dịch trực thuộc VDB Lê NGọC CHâU TRONG Số NàY Tạp chí ra hàng tháng 35 Xử lý các khoản nợ vay của các đơn vị nông, lâm nghiệp khi sắp xếp, đổi mới Lê NGọC QUANG 38 Chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động nghiệp vụ của VDB HOA NGUYễN 40 Lê Minh Thư: Nặng tình quê hương, tận tâm cống hiến HOA NGUYễN 42 Không nản trước khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ NHư QUỳNH TàI TRợ Dự áN 44 Cho vay dự án nhà ở xã hội: Lưu ý về đối tượng vay vốn thực hiện dự án BAN THẩM địNH 45 Merap và mục tiêu thuốc tốt cho người việt HOA NGUYễN 47 Vượt bão thành công NHư QUỳNH VăN HóA - Xã HộI 51 Sống như những đóa hoa đàO THU NGA 52 Thu vàng mộng mơ PHạM MạNH HIếU 53 Sóng ngầm QUANG Tự TìM HIểU PHáP LUậT 54 Tình huống pháp lý số 40 LưU VăN TUấN THôNG TIN TàI CHíNH - NGâN HàNG 55 Mục tiêu tới năm 2020: Kim ngạch xuất khẩu đạt 300 tỷ USD THANH TùNG (TổNG HợP) CHUYêN NGữ TIếNG ANH 56 Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàng NHóM BHTG KV Hà NộI 1 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015) Tạp chí

Upload: nguyennhan

Post on 19-Feb-2018

216 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN NGHIỆP VỤCỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Giấy phép xuất bản số: 1745/GP-BTTTT ngày 25/10/2011Chỉ số ISSN: 0866 - 7799

Tổng biên Tập ThS. Trần Phú MinhHỘi ĐỒng biên Tập TS. Nguyễn Chí Trang; ThS. Đào Quang Trường;

TS. Phạm Văn Bốn; ThS. Trần Tú Cát;ThS. Nguyễn Gia Thế; ThS. Nguyễn Chính Tuấn;TS. Hoàng Phương Lan; Nguyễn Văn Quang;ThS. Đào Dung Anh; TS. Nguyễn Đình Trung.

pHó Tổng biên Tập Vũ Mạnh TiếnTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường

ĐỊA CHỈ TÒA SOẠn 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà NộiTel: 04. 3311 9390; 04. 3736 5659 - 7445Fax: 04. 3736 5672Email: [email protected]: www.vdb.gov.vn

in ấn Công ty Cổ phần In Khoa học Công nghệ Hà Nội.

Thông Tin sự kiện

2 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

PV

3 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2015: Nền kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực dù chịu tác động bất lợi

PV (Tổng hợP)

5 Chào mừng Đại hội thi đua yêu nước VDB lần thứ II: Thi đua là động lực, là sức mạnh để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ

PV

8 Quy định tiếp nhận ý kiến về thủ tục giải quyết công việc của VDBThu hồng

nghiên cứu Trao đổi

10 Nhập siêu từ Trung Quốc sẽ tăng đột biến?nguyễn đình bích

12 Một số vấn đề về thực hiện tín dụng Nhà nước trong quá trình tái cơ cấu đầu tư công

ThS. Trương Văn Minh

15 Mộ số điểm mới về thực hiện Quy chế đảm bảo tiền vay của VDBVõ Thanh Phong

16 Nhận biết nguyên nhân rủi ro tín dụng khi xác định mức cho vayvà giá trị giải ngân thanh toán khối lượng hoàn thành

đỗ Mạnh Tú

20 Những quy định cơ bản về chế định thừa phát lại ở Việt NamThế hiệP

24 Phát triển kênh phân phối cho sản phẩm cơ điện của Việt NamThS. nguyễn Văn Trị

28 Quản lý rủi ro tín dụng: Kinh nghiệm của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc

TS. nguyễn cảnh hiệP

Tiếng nói Từ cơ sở

31 Góp ý đối với Dự thảo Quy chế Thanh toán không dùng tiền mặtPhòng Tài chính KếToán

33 Vai trò của Công đoàn cơ sở trong tổ chức, sắp xếp lại các chi nhánh, sở giao dịch trực thuộc VDB

Lê ngọc châu

Trong Số này

Tạp chí ra hàng tháng

35 Xử lý các khoản nợ vay của các đơn vị nông, lâm nghiệp khi sắp xếp, đổi mới

Lê ngọc quang

38 Chú trọng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động nghiệp vụ của VDB

hoa nguyễn

40 Lê Minh Thư: Nặng tình quê hương, tận tâm cống hiếnhoa nguyễn

42 Không nản trước khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụnhư quỳnh

Tài Trợ dự án

44 Cho vay dự án nhà ở xã hội: Lưu ý về đối tượng vay vốn thực hiện dự án

ban ThẩM định

45 Merap và mục tiêu thuốc tốt cho người việthoa nguyễn

47 Vượt bão thành côngnhư quỳnh

văn hóa - xã hội

51 Sống như những đóa hoađào Thu nga

52 Thu vàng mộng mơPhạM Mạnh hiếu

53 Sóng ngầmquang Tự

Tìm hiểu pháp luậT

54 Tình huống pháp lý số 40Lưu Văn Tuấn

Thông Tin Tài chính - ngân hàng

55 Mục tiêu tới năm 2020: Kim ngạch xuất khẩu đạt 300 tỷ USDThanh Tùng (Tổng hợP)

chuyên ngữ Tiếng anh

56 Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàngnhóM bhTg KV hà nội

1Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 2: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

VDB có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam; có vốn điều lệ, có con dấu, được

mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước và nước ngoài, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.

Nhà nước là chủ sở hữu của VDB. Chính phủ thống nhất quản lý thực hiện quyền, nhiệm vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với VDB.

Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc ủy quyền cho Bộ Tài chính.

Bộ Tài chính thực hiện một số quyền, nhiệm vụ của chủ sở hữu theo phân công của Chính phủ hoặc theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ và quy định tại Điều lệ.

Hội đồng quản trị là cơ quan đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại VDB, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của VDB theo phân cấp quy định tại điều lệ này.

Người đại diện theo pháp luật của VDB là Tổng giám đốc.

Vốn điều lệ của VDB là 30.000 tỷ đồng. VDB hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận; được ngân sách nhà nước cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.

Hoạt động của VDB bao gồm: (i) Hoạt động huy động vốn; (ii) Hoạt động tín dụng; (iii) Hoạt động ủy thác và nhận ủy thác; (iv) Tham gia thị trường liên ngân hàng; tổ chức thanh toán nội bộ; cung cấp các dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngoại hối và các dịch vụ ngân hàng khác cho khách hàng; thực hiện hoạt động ngoại hối; tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; (v) Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

VDB được quyền thành lập công ty con hoặc tham gia thành lập các công ty liên kết trong và ngoài nước để quản lý, khai thác, bán tài sản để thu hồi nợ sau khi có sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

Hội đồng quản trị làm việc theo chế độ chuyên trách.

Cơ cấu tổ chức quản lý của VDB gồm: Hội đồng quản trị; Ban Kiểm soát; Tổng giám đốc và bộ máy giúp việc.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị VDB, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của chủ sở hữu vốn nhà nước tại VDB, nhân danh VDB để quyết định, thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của VDB, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu, Bộ Tài chính; chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu, Bộ Tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

Cơ cấu Hội đồng quản trị gồm: Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị khác. Số thành viên của Hội đồng quản trị tối đa là 05 người, làm việc theo chế độ chuyên trách. Tổng giám đốc VDB là thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng giám đốc VDB do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm; các thành viên Hội đồng quản trị còn lại do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 05 năm; nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Hội đồng quản trị thành lập Ban thư ký Hội đồng quản trị; thành lập một số bộ phận chuyên môn để giúp việc Hội đồng quản trị sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính. Chức năng

Thủ Tướng Chính phủ phê duyệTĐiều lệ tổ chức và hoạt độngcủa NgâN hàNg Phát triểN Việt Nam

ngày 03/9/2013, Thủ tướng nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 1515/QĐ-TTg ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của ngân hàng phát triển Việt nam (VDb). Theo đó, VDb là ngân hàng chính sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

2 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 3: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Tại phiên họp, Chính phủ nghe, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm

2015, dự báo cả năm 2015 và định hướng năm 2016; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; báo cáo đánh giá tình hình thực hiện Ngân sách Nhà nước năm 2015, dự toán Ngân sách Nhà nước 2016; báo cáo kết quả tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước 8 tháng năm 2015 và một số nội dung quan trọng khác.

Nền kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực

Các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định, tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2015 tiếp tục chuyển biến

tích cực trên hầu hết các lĩnh vực trong bối cảnh diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới (giá dầu giảm, sự phá giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc và các đồng tiền khác, diễn biến bất thường của các thị trường chứng khoán trên thế giới...). Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định tích cực, lạm phát thấp. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 giảm 0,07%. Tín dụng đối với nền kinh tế tính đến ngày 20/8 tăng 9,3%. Tổng kim ngạch xuất khẩu 8 tháng ước tính đạt gần 106 tỉ USD, tăng 9%. Thu Ngân sách Nhà nước đạt hơn 67% dự toán năm, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng vốn FDI đăng ký mới và tăng thêm đạt khoảng 13 tỉ USD, tăng hơn 30%; vốn thực hiện ước đạt 8,5 tỉ USD, tăng 7,6%.

phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2015NềN kiNh tế tiếP tục chuyểN biếNtích cực dù chịu tác độNg bất lợi

Trong hai ngày 31/8 và 01/9 năm 2015, Thủ tướng nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2015.

� pv (tổng hợp)

nhiệm vụ cụ thể của Ban thư ký và các bộ phận chuyên môn do Hội đồng quản trị quyết định.

Ban kiểm soát thực hiện quyền kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết, quyết định và các văn bản chỉ đạo khác của chủ sở hữu và bộ Tài chính, Hội đồng quản trị. Ban Kiểm soát gồm 3 thành viên, trong đó 01 thành viên làm Trưởng ban. Các thành viên do Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm, làm việc theo chế độ chuyên trách.

Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 năm. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu hoặc bổ nhiệm với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc, bộ phận kiểm toán nội bộ; hoạt động theo quy chế do Bộ Tài chính ban hành, chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ Tài chính về thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của VDB, điều hành hoạt động hàng ngày của VDB, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Nhiệm kỳ của Tổng giám đốc là 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

Ngoài ra Điều lệ còn quy định chi tiết nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc VDB; quy định chi tiết về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc và Trưởng các đơn vị trực thuộc VDB. Đồng thời quy định chi tiết quyền, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các Bộ, Ngành liên quan.

Nguồn: Internet

3Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 4: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Các ngành kinh tế tiếp tục phát triển tích cực; khu vực công nghiệp tăng mạnh, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 8 tháng tăng 9,9%, trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 10,4%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng tăng hơn 10%, cho thấy sức mua tiếp tục phục hồi tích cực.

Đối diện một số khó khăn, thách thức

Bên cạnh kết quả đạt được, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối diện một số khó khăn, thách thức như giá dầu thô thế giới tiếp tục diễn biến khó lường, trong tháng 8/2015, có lúc đã xuống dưới 40 USD/thùng, ảnh hưởng đến thu ngân sách, cán cân thương mại; việc thực hiện tái cơ cấu còn chậm; thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia đạt được một số kết quả nhưng chưa như mong muốn. Sản xuất và tiêu thụ nông sản vẫn còn nhiều khó khăn. Giá nông sản trên thị trường thế giới tiếp tục xu hướng giảm, làm cho xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của nước ta giảm.

Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, tình hình kinh tế-xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2015 tiếp tục chuyển biến tích cực và đạt kết quả khá toàn diện mặc dù nền kinh tế đối diện nhiều khó khăn, thách thức, bị ảnh hưởng bởi những biến động gần đây của kinh tế thế giới. “Kết quả này tạo tiền đề thuận lợi để những tháng cuối năm, nếu không có gì đột biến, thì chúng ta có khả năng hoàn thành 14 chỉ tiêu năm 2015 như đã báo cáo Quốc hội”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý những biến động khó lường của

kinh tế thế giới thời gian qua tác động không nhỏ tới Việt Nam trên cả 2 mặt đan xen, cả thuận lợi, cơ hội cũng như khó khăn, thách thức. “Bước đầu chúng ta đã ứng phó hiệu quả nhưng không được chủ quan. Phải bám sát tình hình, phản ứng chính xác, nhanh nhạy, kịp thời, hiệu quả; chủ động đưa ra những giải pháp chính sách nhằm hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực, khai thác tốt nhất các mặt thuận lợi. Phải làm sao biến thách thức thành cơ hội. Tinh thần là bám sát các mục tiêu đã đề ra, nỗ lực đạt kết quả cao nhất”, Thủ tướng nêu rõ.

Nhiệm vụ trước mắt

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu thực hiện nhất quán mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. “Lạm phát đừng để thấp quá mà chủ động kiểm soát theo mục tiêu để tạo thuận lợi cho nền kinh tế phát triển”. Theo dõi sát tình hình kinh tế thế giới và trong nước, nhất là các động thái của các quốc gia có tác động lớn đến Việt Nam để phối hợp thực hiện đồng bộ, kịp thời các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra từ đầu năm.  Ngân hàng Nhà nước điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến lạm phát và tình hình kinh tế vĩ mô, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam, kiểm soát tỷ giá, thị trường ngoại hối. Bộ Tài chính tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước. Theo dõi sát diễn biến của giá xăng dầu thế giới để chủ động có những giải pháp ứng phó kịp thời. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, tập trung vào tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng, đầu tư công. Các

ngành, các cấp tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân tất cả các nguồn vốn, nhất là các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, công trình thủy lợi cấp bách, qua đó làm tăng tổng cầu và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển…

2016: Đặt mức tăng trưởng GDP khoảng 6,7%

Về định hướng năm 2016, sau khi nghe ý kiến các thành viên Chính phủ, Thủ tướng cho ý kiến đối với các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội như về tăng trưởng GDP, đặt mức khoảng 6,7%; lạm phát khoảng 5%; kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31% GDP...

Vấn đề Ngân sách Nhà nước năm 2016 và giai đoạn 2016 - 2020, qua thảo luận tại phiên họp vẫn còn có các ý kiến khác nhau, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành liên quan tiếp tục tính toán theo hướng tăng trưởng kinh tế năm 2016 sẽ cao hơn, thu ngân sách khả quan hơn. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần đẩy mạnh chi cho đầu tư phát triển, tiết kiệm triệt để chi thường xuyên.

Về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, các ý kiến thảo luận tại phiên họp thống nhất giảm tối đa số lượng chương trình mục tiêu giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng lồng ghép các chương trình có cùng mục tiêu, nhiệm vụ. Theo đó, sẽ thu gọn từ 61 chương trình còn 21 chương trình. “Nguyên tắc chỉ loại bỏ các mục tiêu trùng lắp, không phù hợp hay đã hoàn thành, chứ không bỏ sót mục tiêu, nhiệm vụ chi nào. Các nhiệm vụ cần phải chi, nhất là chi cho con người thì không giảm cái nào”, Thủ tướng nêu rõ.

4 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 5: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

hưởng không nhỏ đến hoạt động tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh doanh nghiệp vay vốn ngân hàng thương mại của VDB. Chính phủ ban hành Nghị định mới về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước (Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011) trong đó có nhiều thay đổi về nghiệp vụ đối với VDB, đòi hỏi phải tổ chức sửa đổi hệ thống các văn bản nghiệp vụ để phù hợp với quy định mới. Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của Chính phủ, các bộ, ngành trong việc xây dựng hoàn thiện cơ chế chính sách, chiến lược phát triển của VDB, hoạt động của VDB từng bước đi vào ổn định, bước

Thấm nhuần tinh thần thi đua của Bác, trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Phát triển

Việt Nam (VDB) đã thường xuyên quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng, coi đây là động lực để toàn Ngành phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Chính phủ giao. Nhiều phong trào thi đua đã được phát động và nhân rộng ra toàn hệ thống, từ những phong trào này đã xuất hiện ngày càng nhiều các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, dám nghĩ, dám làm và sức sáng tạo của cán bộ viên chức (CBVC) VDB. Công tác thi đua - khen thưởng hàng năm tại VDB cũng luôn được cải tiến, đổi mới từ khâu đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân, tập thể tới việc lựa chọn bình xét các danh hiệu thi đua, quyết định các hình thức khen thưởng. Kể từ năm 2010, các đơn vị trong hệ thống được chia thành 07 Cụm thi đua; năm 2015 VDB đã tổ chức sắp xếp lại thành 5 cụm Thi đua trong toàn hệ thống. Các cụm thi đua là đầu mối trong việc tổ chức triển khai các phong trào thi đua, khen thưởng của VDB tại các đơn vị, nhờ đó việc xem xét khen thưởng bám sát hơn với thực tế các chi nhánh, những vướng mắc được xem xét, giải quyết kịp thời...

Giai đoạn từ năm 2010 - 2014, tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và diễn biến khó lường; ảnh

Chào mừng Đại hội Thi đua yêu nước VDB lần thứ II:

thi đua là động lực, là sức mạnhđể hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất” và “cùng nhau đẩy mạnh thi đua yêu nước thì khó khăn gì cũng vượt qua được, nhiệm vụ gì cũng hoàn thành tốt”.

Ảnh: TL

đầu đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đội ngũ CBVC được đào tạo cơ bản, có năng lực, có ý thức trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, luôn đoàn kết thống nhất, phối hợp chặt chẽ trong hệ thống, tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua do Nhà nước và VDB phát động đã góp phần vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho VDB.

Việc tổ chức tốt các phong trào thi đua chính là động lực để tập thể CBVC VDB phấn đấu thi đua hoàn thành tốt các nhiệm vụ Chính phủ giao.

5Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 6: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Giai đoạn 2010-2014, tỷ trọng vốn của VDB (bao gồm cả vốn ODA cho vay lại) cung ứng cho nền kinh tế trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội trung bình đạt 4%/năm. Tốc độ tăng trưởng tổng tín dụng bình quân là 11,8%/năm, trong đó: vốn ODA cho vay lại tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 17%/năm; tín dụng các loại trong nước tăng 7,7%. Tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân là 14,6%/năm. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bình quân đạt 13,1%/năm; tỷ lệ nguồn trong nước/tổng nguồn vốn (không kể vốn ODA) đến cuối năm 2014 là 90%; tỷ lệ trái phiếu các loại/tổng nguồn vốn (không kể vốn ODA) khoảng 75%-80%; tỷ lệ an toàn vốn CAR đạt 7,8%.

Về huy động vốn: Trong giai đoạn 2010-2014, VDB đã huy động tổng số trên 233 ngàn tỷ đồng, bằng 3,5% tổng vốn đầu tư xã hội cùng thời kỳ, tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn bình quân đạt 13,1%/năm, đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu về vốn giải ngân cho các chương trình mục tiêu, kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao và yêu cầu tăng trưởng tín dụng, bảo đảm an toàn thanh khoản. Ngoài ra, VDB đã đẩy mạnh việc huy động, thu hút các nguồn vốn nước ngoài cho đầu tư phát triển. Trong thời gian qua, VDB đã huy động thành công 470 triệu USD. Các tổ chức tài chính quốc tế đã cam kết tiếp tục tài trợ cho VDB gần 2 tỷ USD.

Về tín dụng đầu tư: Đến 31/12/2014, VDB đang quản lý trên 1.500 dự án vay vốn tín dụng đầu tư với tổng số vốn theo hợp đồng đã ký là trên 202.000 tỷ đồng; trong giai đoạn 2010 - 2014, số dự án cho vay là gần 200 dự án, với tổng số vốn chấp thuận cho vay 92.000 tỷ đồng. Vốn tín dụng đầu tư giải ngân hàng năm bình quân chiếm 2,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 0,8% GDP. Tổng dư nợ Tín dụng đầu tư tăng trưởng bình

quân 12,3%/năm. VDB ưu tiên vốn tài trợ các dự án thuộc chương trình trọng điểm theo chủ trương của Chính phủ, góp phần tăng cường cơ sở vật chất cho nền kinh tế. Với vai trò là công cụ của Chính phủ trong thực hiện các chính sách tín dụng của Nhà nước, VDB đã tập trung cho vay các dự án tại các địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn chiếm tỷ trọng khoảng 70% số vốn vay. Vốn tín dụng đầu tư tăng nhanh tỷ trọng vào các dự án công nghiệp nặng, công nghiệp trong nông nghiệp nông thôn, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản... góp phần tác động tích cực đến sự phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các vùng miền và cả nước.

Trong điều kiện khó khăn về vốn Ngân sách Nhà nước, thời gian qua VDB đã huy động vốn từ thị trường để góp phần thực hiện các chương trình kiên cố hóa kênh mương, giao thông nông thôn, tôn nền vượt lũ vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo đúng chủ trương của Chính phủ. Thực hiện mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, VDB luôn chú trọng dành vốn cho các dự án thuộc lĩnh vực an sinh xã hội như đầu tư xây dựng các công trình cung cấp nước sạch, các nhà máy xử lý nước thải, rác thải, dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê và người có thu nhập thấp; dự án thuộc chương trình 18 bệnh viện công lập, xã hội hóa y tế, giáo dục. VDB cũng đáp ứng kịp thời, hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất, đặc thù theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiệm vụ quản lý cho vay, cấp phát ủy thác một số dự án trọng điểm Quốc gia...

Về tín dụng xuất khẩu: VDB đã cho vay trên 50.000 tỷ đồng vốn tín dụng xuất khẩu, bằng 0,4% kim ngạch xuất khẩu, dư nợ bình quân 10.000 tỷ đồng, góp phần

tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cần khuyến khích theo chủ trương của Chính phủ.

Thực hiện quản lý cho vay lại ODA và cho vay theo chương trình mục tiêu, VDB đang quản lý, cho vay trên 450 dự án với dư nợ gần 140.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2010 - 2014, VDB đã được Bộ Tài chính ký ủy nhiệm quản lý cho vay 41 dự án với tổng số vốn khoảng 3,67 tỷ USD. So với thời điểm 31/12/2010, cuối năm 2014, dư nợ vốn nước ngoài tăng lên khoảng gần 51.736 tỷ đồng, tương đương 61,3%. Trong giai đoạn từ năm 2010 - 2014, VDB đã thu hồi tổng số nợ vốn vay với giá trị quy đổi khoảng 47.704 tỷ đồng, trung bình hàng năm thu nợ gần 9.500 tỷ đồng. Tổng số giải ngân ODA trong giai đoạn là gần 90.000 tỷ đồng, bình quân hàng năm giải ngân cho nền kinh tế là gần 18.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, VDB thực hiện có hiệu quả một số nhiệm vụ hỗ trợ sau đầu tư, cấp phát ủy thác và cho vay nhận ủy thác. VDB đã ký thỏa thuận hợp tác với trên 30 ngân hàng thương mại về lĩnh vực bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp; đã chấp thuận bảo lãnh cho gần 300 dự án và gần 2.000 phương án sản xuất kinh doanh với tổng số tiền gần 15.350 tỷ đồng, đã phát hành chứng thư bảo lãnh cho trên 2.000 lượt doanh nghiệp vay vốn NHTM với tổng số tiền gần 10.700 tỷ đồng.

VDB thực hiện cho doanh nghiệp vay để trả lương, thanh toán BHXH và trợ cấp thôi việc, đối với các khoản vay này được VDB áp dụng lãi suất 0%, tổng số tiền cho vay của Chương trình là trên 326 tỷ đồng. Đồng thời, thực hiện cấp bù lãi suất cho các khoản vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu trong gói kích cầu của Chính phủ góp phần thực hiện mục tiêu chống suy giảm kinh tế

6 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 7: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế của đất nước.

VDB thực hiện thêm các hoạt động bảo lãnh, thanh toán tập trung, đầu tư xây dựng đường cao tốc, đầu tư phát triển điện gió; triển khai nhiều hơn các quỹ quay vòng, các chương trình mục tiêu lớn của Quốc gia; mở rộng quan hệ quốc tế, nguồn vốn nước ngoài được tăng cường. Từ nguồn vốn tín đụng đầu tư của Nhà nước, vốn ODA cho vay lại, VDB đã đồng hành cùng sự phát triển của nhiều công trình, dự án lớn trên cả nước như: Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, Điện gió Bạc Liêu, Đường Cao tốc Hà Nội - Lào Cai; Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; các nhà máy sản xuất phân bón và hóa chất phục vụ nông nghiệp như: Đạm Cà Mau, Đạm Ninh Bình, Đạm Hà Bắc; DAP Lào Cai, DAP Hải Phòng... đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Đội ngũ CBVC VDB ngày càng trưởng thành, hệ thống cơ bản được ổn định, cơ sở vật chất từng bước được bổ sung; quy mô hoạt động của VDB đến nay đã nằm trong tốp các ngân hàng hàng đầu. Đây là kết quả của sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự hỗ trợ giúp đỡ của các bộ, ngành, cơ quan Trung ương - địa phương, các tổ chức tài chính - ngân hàng và hơn hết là sự nỗ lực của tập thể hơn 3.000 CBVC VDB.

Qua các phong trào thi đua trong hệ thống, đã có nhiều tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu trong các phong trào thi đua đã được tập thể VDB noi gương học tập đó là: các tập thể điển hình tiến tiến như: Ban Quản lý Vốn nước ngoài, Ban Kiểm tra Nội bộ, Trung tâm Thanh Toán, Sở Giao dịch 1, Sở Giao dịch 2, Chi nhánh VDB Thừa Thiên Huế, Chi nhánh VDB Ninh Bình, Chi nhánh VDB Bình Phước, Chi nhánh VDB

Lào Cai, Chi nhánh VDB Nghệ An, Ban Quản lý dự án - VIDIFI, Phòng Tín dụng Chi nhánh VDB Đà Nẵng…; các cá nhân điển hình tiên tiến, như: Nguyễn Gia Thế, Nguyễn Khắc Bình, Hoàng Yến, Phạm Lệ Dung, Phạm Hải Hà… (Hội sở chính), Nguyễn Thị Tuyết Mai, Ngô Thị Lan Anh (Sở Giao dịch II), Nghiêm Quang Trung, Đinh Thị Kiều Anh (Ninh Bình); Nguyễn Thị Thanh Tuyền (Bình Phước), Nguyễn Thị Chính, Vũ Hoàng Mai (Sở Giao dịch I), Nguyên Đức Minh (VIDIFI), Ngô Văn Quảng (Nam Định), Lê Quang Toàn (Thừa Thiên Huế), Đặng Hoài Sơn (Đà Nẵng)…; Trong lao động, trong công tác, trong cuộc sống thường ngày có nhiều việc làm của cán bộ đáng được học tập đó là các gương người tốt việc tốt, tiêu biểu như: Nguyễn Văn Chính (Hà Nam), Trần Minh Ngọc (Tuyên Quang), Hoàng Mai Hiền (Ninh Bình), Nguyễn Quang Lộc (Thừa Thiên Huế), Võ Chí Hiếu (Văn phòng Đại diện), Nguyễn Ngọc Khanh (Hội sở chính), Trương Văn Minh (Đà Nẵng), Hồ Công Sơn (Sở Giao dịch II)…

Những cố gắng và nỗ lực không ngừng trong các phong trào thi đua giai đoạn 2010 - 2014 đã giúp VDB đạt được những thành công nhất định. Ngày 24/6/2011, VDB vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký Quyết định số 953/QĐ-CTN tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Ba vì đã có những thành tích đặc biệt xuất sắc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Nhiều tập thể và cá nhân trong trong hệ thống VDB được tôn vinh khen thưởng, cụ thể như:

Khen thưởng cấp Nhà nước gồm: 01 tập thể và 02 cá nhân được tặng Huân chương Độc lập Hạng Ba; 01 cá nhân được tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất; 01 tập thể, 02 cá nhân được

tặng Huân chương Lao động Hạng Nhì; 03 tập thể, 13 cá nhân được tặng Huân chương Lao động Hạng Ba; 04 tập thể được tặng Cờ thi đua của Chính phủ; 10 tập thể, 38 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

Khen thưởng cấp Ngành gồm: 101 tập thể và 336 cá nhân được tặng Bằng khen của Tổng Giám đốc VDB; 89 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp Ngành; 29 tập thể được tặng Cờ thi đua của VDB; 200 tập thể (50 đơn vị và 150 phòng thuộc các đơn vị) được tặng danh hiệu Tập thể lao động Xuất sắc; 34 tập thể và 503 cá nhân thuộc Hội sở chính được tặng Giấy khen của Tổng Giám đốc VDB; 1.086 cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; giai đoạn 2010 - 2014 có 21 tập thể và 58 cá nhân được tặng danh hiệu Điển hình tiên tiến; 55 cá nhân được tôn vinh gương “Người tốt, việc tốt”.

Khen thưởng ngoài Ngành: Năm 2010, VDB được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen đã có thành tích trong công tác đầu tư và tạo việc làm cho đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần củng cố, phát huy khối đại đoàn kết các dân tộc. Năm 2011, VDB có 07 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen đã có thành tích trong tham gia xây dựng cơ chế, chính sách và chỉ đạo thực hiện dự án di dân, tái định cư nhà máy Thủy điện Sơn La. Năm 2012, tập thể Công đoàn VDB và 01 cá nhân được tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội đã có thành tích xuất sắc trong phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” giai đoạn 2007 - 2012. Năm 2013, VDB và 01 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa” giai đoạn 2007 - 2012; có 03 cá nhân được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng

7Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 8: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

hòa dân chủ nhân dân Lào; Tập thể VDB được tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, 01 tập thể đơn vị được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì và 01 tập thể phòng được tặng Huân chương Lao động hạng Ba của Chủ tịch nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào đã có thành tích góp phần quan trọng vun đắp mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng và nhân dân hai nước Lào - Việt Nam. Trong giai đoạn này, VDB đã có 56 tập thể đơn vị và 99 cá nhân được tặng Bằng khen của UBND tỉnh hoặc các Bộ, ngành, Đoàn thể địa phương.

Đại hội thi đua yêu nước VDB lần thứ II nhằm biểu dương những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, những gương người tốt việc tốt trong giai đoạn 2010 - 2015. Việc tuyên dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có nhiều nỗ lực trong thực thi nhiệm vụ không chỉ là việc ghi nhận, biểu dương của các cấp có thẩm quyền đối với thành tích của các tập thể, cá nhân đó mà còn có tác dụng khích lệ người khác, tập thể khác trong hệ thống noi gương phấn đấu, là nguồn cổ vũ động viên to lớn để tập thể, cá nhân đó tiếp tục phấn đấu đóng góp nhiều hơn nữa cho hoạt động của đơn vị, sự nghiệp của Ngành, xứng đáng với phần thưởng được trao tặng.

Tin tưởng rằng, các tập thể, cá nhân được tặng thưởng các danh hiệu của Nhà nước, của Chính phủ và của Ngành... trong giai đoạn vừa qua sẽ tiếp tục phát huy tốt thành tích đã đạt được và trở thành những tấm gương tiêu biểu, động lực to lớn thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước của VDB trong giai đoạn tiếp theo lên một bước phát triển cao hơn, đạt được nhiều kết quả tốt đẹp hơn nữa.

� pv

Nội dung phản ánh, kiến nghị

- Phản ánh, kiến nghị về những quy định thủ tục giải quyết công việc của VDB không rõ ràng, không hợp pháp, không hợp lí, không đồng bộ, không thống nhất giữa hệ thống văn bản hướng dẫn chế độ, nghiệp vụ của VDB hoặc với hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc các điều ước quốc tế có liên quan.

- Phản ánh, kiến nghị về việc thực hiện thủ tục giải quyết công việc của cán bộ, viên chức VDB (những biểu hiện, hành vi): (i) Từ chối thực hiện, kéo dài thời gian thực hiện hoặc tự ý yêu cầu bổ sung thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định mà không nêu rõ lý do bằng văn bản. (ii) Hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây phiền hà, gây khó khăn cho đối tượng thực hiện thủ tục, lợi dụng các quy định, các vướng mắc về thủ tục giải quyết công việc để trục lợi. (iii) Nhận tiền hoặc quà biếu dưới bất kỳ hình thức nào từ đối tượng thực hiện thủ tục giải quyết công việc khi tiếp nhận, giải quyết công việc ngoài phí, lệ phí thực hiện thủ tục hành chính đã được quy định và công bố công khai. (iv) Đùn đẩy trách nhiệm, thiếu hợp tác,

chậm trễ, gây cản trở trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Đề xuất phương án xử lý những phản ánh nêu trên hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định thủ tục giải quyết công việc của VDB.

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị:

Đơn vị tiếp nhận: Ban Pháp chế, VDB

Địa chỉ liên hệ: 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội

Số điện thoại: 04 37365659, máy lẻ 7657; fax: 04 37365672.

Địa chỉ thư điện tử: [email protected]

Trang thông tin điện tử: htpt://vdb.gov.vn

Hoặc đơn vị đầu mối tiếp nhận tại các Chi nhánh VDB trên địa bàn toàn quốc.

Yêu cầu đối với những phản ánh, kiến nghị

- Đối với những phản ánh, kiến nghị bằng văn bản (gồm văn bản

Quy định tiếp nhận ý kiếnvề thủ tục giải quyếtcông việc của VDB

ngày 24/8/2015, ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) ban hành Quyết định số 332/QĐ-nHpT quy định tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về thủ tục giải quyết công việc của VDb. Quyết định này thay thế Quyết định số 388/QĐ-nHpT ngày 27/6/2011 của VDb về nội dung trên.

8 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 9: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

giấy hoặc thư điện tử): Cá nhân, tổ chức chuyển văn bản phản ánh, kiến nghị đến VDB bằng cách chuyển trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua địa chỉ email. Ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng Việt. Ghi rõ nội dung phản ánh, kiến nghị: ngày, tháng, năm văn bản; họ và tên, địa chỉ công tác (nếu có) và số điện thoại (hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ) của cá nhân, tổ chức phản ánh, kiến nghị; nội dung, yêu cầu hoặc những đề xuất (nếu có); chữ ký của cá nhân, tổ chức phản ánh, kiến nghị (ghi rõ họ tên).

- Đối với những phản ánh, kiến nghị bằng điện thoại: Cá nhân, tổ chức phản ánh, kiến nghị thông qua số điện thoại chuyên dùng. Ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Việt, trình bày rõ nội dung phản ánh, kiến nghị; thông báo tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc địa chỉ thư tín khi cần liên hệ); Cán bộ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị có trách nhiệm ghi chép trung thực và đầy đủ thông tin về phản ánh, kiến nghị theo mẫu tiếp nhận phản ánh.

- Đối với những phản ánh, kiến nghị trực tiếp: Cá nhân, tổ chức phản ánh, kiến nghị đến trao đổi trực tiếp tại đơn vị tiếp nhận phản ánh kiến nghị của VDB. Cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn cá nhân, tổ chức ghi các thông tin phản ánh, kiến nghị theo mẫu tiếp nhận phản ánh.

Quy trình xử lý phản ánh, kiến nghị

Một là, xác nhận và làm rõ thông tin phản ánh, kiến nghị.

Sau khi tiếp nhận nội dung phản ánh, kiến nghị, đơn vị được giao nhiệm vụ xử lý làm việc trực tiếp hoặc qua điện thoại với bên phản ánh, kiến nghị để làm rõ những nội dung nếu thấy cần thiết.

Hai là, phân loại phản ánh, kiến nghị.

Những phản ánh, kiến nghị đủ cơ sở để xem xét, xử lý là những phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của VDB, đã được xác minh, làm rõ thông tin và đầy đủ cơ sở xem xét xử lí theo quy định.

Những phản ánh, kiến nghị chưa đủ cơ sở để xem xét, xử lí là những phản ánh, kiến nghị không thuộc thẩm quyền giải quyết của VDB hoặc những phản ánh, kiến nghị đã xác minh nhưng chưa đủ cơ sở xem xét, xử lí.

Ba là, xử lý phản ánh, kiến nghị.

- Đối với các phản ánh, kiến nghị liên quan đến thủ tục giải quyết công việc: Đơn vị được giao xử lý tiến hành xem xét quy định giải quyết công việc được phản ánh, kiến nghị theo các tiêu chí sau: sự cần thiết; tính hợp lý, hợp pháp, dễ hiểu; tính khả thi; sự thống nhất, đồng bộ với các quy định hành chính khác; sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

- Sau khi xem xét theo các tiêu chí trên, đơn vị xử lý đưa ra đề xuất theo 02 trường hợp:

Trường hợp phản ánh, kiến nghị phù hợp với quy định của pháp luật, của VDB và tình hình thực tế, đơn vị xử lý phản ánh, kiến nghị nghiên cứu đề xuất

trình Tổng giám đốc VDB theo các hình thức:

+ Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ quy định thủ tục giải quyết công việc không còn phù hợp thuộc phạm vi của VDB theo thẩm quyền;

+ Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, hủy bỏ quy định không còn phù hợp tình hình thực tế theo quy định của pháp luật;

+ Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền ban hành quy định mới phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ của VDB.

Trường hợp phản ánh, kiến nghị không phù hợp, căn cứ theo thẩm quyền giải quyết, đơn vị xử lý phản ánh, kiến nghị báo cáo Tổng giám đốc hoặc Giám đốc Chi nhánh nội dung trả lời.

Bốn là, công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị:

Đơn vị phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức thực hiện công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị thông qua một hoặc nhiều hình thức sau: Đăng tải trên Trang Thông tin điện tử của VDB (vdb.gov.vn) và Tạp chí Hỗ trợ phát triển; gửi công văn thông báo cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị hoặc các hình thức khác...

� thu hồng

Nguồn: Internet

9Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 10: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

“Tác động kép”

Trước hết, các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, tính đến năm 2010, Trung Quốc đã đạt được kỳ tích tăng trưởng bình quân 10,1%/năm trong ba thập kỷ liên tục (1981 - 2010) và trở thành cường quốc kinh tế số 2 thế giới.

Thế nhưng, nếu như kinh tế Trung Quốc năm 2011 vẫn còn tăng trưởng 9,5% thì từ năm 2012 đến nay đã hạ nhiệt rất nhanh, bởi nhịp độ tăng trưởng lần lượt chỉ đạt 7,8; 7,7 và 7,4%. Còn theo số liệu thống kê của Trung Quốc, hai quý đầu năm nay nền kinh tế này chỉ tăng trưởng 7,0%, tiếp tục giảm khá mạnh so với 7,4 và 7,5% cùng kỳ năm 2014.

Có nhiều ý kiến cho rằng, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại như vậy là do nguyên nhân “kép”: bản thân người Trung Quốc “lười mua hàng”, đồng thời xuất khẩu cũng tăng chậm lại.

Thế nhưng, các số liệu thống kê của Trung Quốc cho thấy, tuy bán lẻ hàng hoá vào đầu thập kỷ 80 cao ngất ngưởng bằng 75,3% GDP và chạm đáy chỉ với 33,3% vào năm 2007, nhưng nhờ chính sách kích cầu rất có hiệu quả của nước này từ đó đến nay, tỷ trọng này đã tăng rất mạnh lên 41,2% trong năm 2014 vừa qua.

Trong khi đó, tỷ trọng của “rổ hàng hoá xuất khẩu” so với GDP từ chỉ 9,5% đã tăng rất mạnh và đạt đỉnh 35,5% vào năm 2006, còn sau đó đã giảm, đặc biệt là giảm mạnh đều đặn liên tục từ năm 2012 trở lại đây và năm 2014 chỉ còn bằng 22,6% GDP.

Tiếp theo động thái này, xuất khẩu hàng hoá trong bảy tháng đầu năm nay của Trung Quốc đã giảm 0,5%, riêng tháng 7 giảm rất mạnh 8,3%, trong khi bảy tháng đầu năm 2004 vẫn còn tăng 2,9% và cùng kỳ năm 2013 tăng 9,5%…, trong khi bán lẻ

hàng hoá tháng 7 năm nay vẫn tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2014.

Nếu so sánh trực tiếp, trong hai năm 2006 và 2007 “rổ hàng hoá xuất khẩu” đã lớn hơn “rổ hàng hoá bán lẻ” của Trung Quốc, nhưng năm 2014 đã “co lại” chỉ còn bằng 54,8%.

Tất cả những điều nói trên có nghĩa là, xuất khẩu không còn là đầu tàu kéo nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng, trong khi tiêu dùng trong nước tuy đã phục hồi mạnh nhưng cũng không thể khoả lấp khoảng trống đó của xuất khẩu.

Trong điều kiện hai thị trường đầu ra phát triển trái chiều nhau như vậy, việc Trung Quốc giảm giá NDT liên tiếp trong 3 ngày trung tuần tháng 8 với tổng mức giảm lên tới 4,7% chắc chắn là nhằm đạt mục tiêu “kép” sau đây:

- Thứ nhất, nói như một số tờ báo nước ngoài, “đây chủ yếu là món quà Bắc Kinh dành cho các nhà xuất khẩu” và giải pháp này sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.

Sở dĩ như vậy là bởi lẽ, với việc giảm giá NDT mạnh như vậy, giá hàng “Made in China” ở thị trường ngoài nước sẽ rẻ hơn, xuất khẩu sẽ có thêm động lực để phát triển, và do vậy, nền kinh tế sẽ có động lực tăng trưởng mạnh hơn.

- Thứ hai, tuy NDT giảm giá mạnh như vậy đương nhiên sẽ khiến hàng nhập khẩu đắt đỏ hơn, nhưng do Trung Quốc vẫn xuất siêu khổng lồ, cho nên cái được sẽ lớn hơn cái mất và tạo cơ hội cho hàng hoá “Made in China” được tiêu thụ mạnh hơn ở chính thị trường trong nước.

Các số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới cho thấy, hầu như liên tục trong 25 năm trở lại đây Trung

nhẬp SIêu TỪ TRung QuỐCSẼ tĂNg đột biếN?

Từ nhiều năm qua, nhập siêu từ Trung Quốc là nỗi ám ảnh đối với nền kinh tế nước ta. Với việc Trung Quốc phá giá nhân dân tệ (nDT), câu hỏi đặt ra là liệu nhập siêu của nước ta từ thị trường này có tăng đột biến?

� nguyễn Đình Bích

10 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 11: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Quốc vẫn xuất siêu và nếu chỉ tính 10 năm trở lại đây thì tổng kim ngạch xuất siêu cũng đã lên tới 2.246 tỷ USD, đạt tỷ lệ xuất siêu hết sức đáng nể 17,7%.

Trong khi đó, tuy người tiêu dùng Trung Quốc phải chịu thiệt do hàng hoá nhập khẩu đắt đỏ hơn, nhưng đó lại là cơ hội để hàng hoá “Made in China” được tiêu thụ mạnh hơn ở chính thị trường trong nước.

Điều này cũng có nghĩa là, giải pháp giảm giá đồng NDT có tác động kép thúc đẩy nền kinh tế Trung quốc phát triển thông qua đẩy mạnh xuất khẩu và mở rộng thị trường trong nước.

Nhập siêu của Việt Nam ít khả năng tăng đột biến

Hẳn nhiên, là đối tác thương mại lớn nhất của nước ta, việc Trung Quốc giảm mạnh giá NDT như vậy sẽ tác động mạnh đến cán cân thương mại giữa hai nước.

Trước hết, các số liệu thống kê của nước ta trong 10 năm trở lại đây cho thấy, do xuất khẩu chỉ tăng bình quân 17,8%/năm, trong khi nhập khẩu tăng gần gấp rưỡi, cho nên nhập siêu tăng 32,7%/năm và năm 2014 đã đạt kỷ lục 28,8 tỷ USD.

Nghiêm trọng hơn thế, bảy tháng đầu năm nay xuất khẩu chỉ nhúc nhích tăng 5,2%, trong khi nhập khẩu tiếp tục tăng 23%, chiếm 29,8% tổng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường thế giới, cho nên nhập siêu đã đạt kỷ lục 19,3 tỷ USD và tỷ lệ nhập siêu cũng đã đạt kỷ lục mới 213,6%.

Trong bối cảnh như vậy, việc Trung Quốc giảm mạnh giá NDT có thể khiến hàng “Made in China” có thể tràn ngập thị trường nước ta hơn nữa, trong khi hàng “Made in Vietnam” khó chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc hơn.

Mặc dù vậy, có ba lý do chủ yếu sau đây để cho rằng, nhập siêu từ “người khổng lồ” Trung Quốc khó tăng mạnh hơn nữa:

- Thứ nhất, ngay sau khi Trung Quốc giảm giá NDT trong hai ngày liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ ±1% lên ±2% và một tuần sau đó đã bất ngờ công bố điều chỉnh tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND/USD thêm 1%, từ 21.673 đồng/USD lên 21.890 đồng/USD, đồng thời điều chỉnh tăng biên độ tỷ giá từ ±2% lên ±3%.

Những động thái này của NHNN đương nhiên cũng có tác động kép đối với hàng hoá “Made in

Vietnam” và nền kinh tế Việt nam còn mạnh hơn những gì Trung Quốc đã làm đối với hàng hoá và nền kinh tế của họ. Đó là gia tăng động lực cho hàng xuất khẩu của nước ta sang thị trường Trung Quốc nói riêng và thị trường thế giới nói chung, đồng thời làm cho hàng hoá sản xuất từ Trung Quốc nói riêng và hàng hoá nhập khẩu từ thị trường thế giới nói chung đắt đỏ hơn ở thị trường trong nước, và do vậy, khuyến khích người Việt Nam “yêu” hàng Việt Nam hơn.

Mặc dù tương kể tựu kế như vậy, cũng không thể phủ nhận rằng, chúng ta không có lợi thế như Trung Quốc, cho nên cái giá phả trả cũng sẽ không nhỏ.

Đó trước hết là, xét trên tổng thể nền kinh tế, do xuất khẩu bảy tháng đầu năm nay chỉ tăng nhỉnh hơn một nửa so với nhập khẩu, cho nên thua thiệt do hàng nhập khẩu tăng giá sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế nói chung. Trong đó, riêng khu vực kinh tế trong nước đang quá khó sẽ càng khó hơn. Bởi lẽ, trong khi xuất khẩu của khu vực kinh tế này bảy tháng qua đã giảm mạnh 9,2%, nhưng nhập khẩu vẫn tăng 6,8%.

Bên cạnh đó, do nợ nước ngoài của nước ta không hề nhỏ, cho nên gánh nặng trả nợ đương nhiên sẽ càng lớn.

- Thứ hai, cho dù tập trung nhập khẩu rất nhiều từ Trung Quốc, nhưng chúng ta cũng có những bạn hàng khác và những nền kinh tế thị trường này còn giảm giá đồng tiền của mình mạnh hơn, cho nên giá cả hàng hoá của các đối tác thương mại này còn cạnh tranh hơn.

Chẳng hạn, trong khi đồng NDT trong 24 ngày đầu tháng 8 giảm giá 1,5% so với tháng 1 năm nay và 1,6% so với tháng 7, thì đồng Ringgit của Malaysia đã giảm giá rất mạnh tới 11,9% và 5,2%, đồng Rupiah của Indonesia cũng giảm tới 9,0% và 2,4%, hay đồng Baht của Thái Lan giảm 7,8% và 2,9%…

Trong điều kiện như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể có những lựa chọn khác nhau trong nhập khẩu, chứ không duy nhất phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

11Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 12: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

- Thứ ba, một điều cũng rất quan trọng là, liệu xuất khẩu hàng hoá của nước ta sang thị trường Trung Quốc trong những tháng tới sẽ giảm mạnh?

Câu trả lời có thể là không bởi nhiều lẽ

Trước hết là nhập khẩu của Trung Quốc bảy tháng đầu năm nay đã giảm rất mạnh 14,4%. Trong điều kiện như vậy, xuất khẩu hàng hoá của nước ta sang thị trường này vẫn tăng 5,2% chứng tỏ rằng, nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng “Made in Vietnam” vẫn rất lớn.

Hơn thế, “bí mật” của việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chỉ tăng khiêm tốn như vậy là ở chỗ, giá hàng của nước ta xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung và thị trường Trung Quốc nói riêng vẫn liên tục giảm từ năm 2012 đến nay.

Cụ thể, các kết quả tính toán từ các số liệu thống kê của nước ta cho thấy, trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu 15 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có đủ số liệu thống kê về lượng và giá trị trong “rổ hàng hoá xuất khẩu” của nước ta bảy tháng đầu năm chỉ đạt gần 13,3 tỷ USD, nhưng nếu quy về giá năm 2011 thì sẽ đạt 18,6 tỷ USD, tức là chúng ta đã bị thua thiệt về giá tới 5,3 tỷ USD, tương ứng với 39,7% giá trị xuất khẩu thực tế. Đây là thực tế chung của thị trường thế giới mà bất cứ quốc gia nào tham gia vào cuộc chơi toàn cầu cũng buộc phải chấp nhận.

Tóm lại, với việc Trung Quốc giảm mạnh giá của NDT, chắc chắn cán cân thương mại của nước ta với “người khổng lồ” này sẽ vẫn tiếp tục xấu, nhưng nhiều khả năng sẽ không có đột biến.

Quan điểm xuyên suốt về đổi mới tư duy kinh tế của Đảng, Nhà nước ta là dần tách bạch

hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) ra khỏi hoạt động quản lý của Nhà nước; chuyển nền kinh tế dần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cao hơn nữa đó là kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chi tiêu đầu tư của Nhà nước được điều chỉnh theo hướng các dự án có khả năng thu hồi vốn chuyển sang cơ chế vay trả. Vốn ngân sách Nhà nước (NSNN) chỉ dành cho những công trình phúc lợi, những dự án không có khả năng thu hồi vốn. Theo đó, nhận thức và quản lý sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước dần phù hợp với bản chất, yêu cầu của từng loại vốn Nhà nước; mô hình tổ chức quản lý, phương thức chuyển vốn đầu tư vào nền kinh tế đã có nhiều thay đổi hợp lý hơn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của đất nước, nhất là giai đoạn chuyển tiếp như hiện nay, đã bộc lộ nhiều bất cập

trong công tác quản lý điều hành, trong đó nổi bật lên là chính sách đầu tư công và nợ công.

Mặc cho có nhiều luồng ý kiến đánh giá khác nhau về mức nợ công hiện nay đã vượt giới hạn an toàn hay chưa, thì thực tế đã cho thấy rằng nợ công hiện nay đã gần chạm đến mức ngưỡng của nó và đã gióng lên hồi chuông báo động. Theo một số ước tính, đến cuối năm 2015 nợ công Việt Nam có thể tăng lên mức cao kỷ lục 64% GDP. Từ đầu năm Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã bắt đầu cảnh báo về “áp lực trả nợ lớn”, trong khi nguồn thu NSNN chủ yếu dựa vào dầu mỏ, thuế, thu hải quan, nhưng thu thuế có xu hướng giảm vì gia nhập WTO, các AFTA... buộc phải cắt giảm thuế theo cam kết. Đối với nguồn vốn ODA, thì Việt Nam đã là nước có thu nhập trung bình. Vì vậy, nguồn vay ODA ưu đãi giảm dần; chi phí vay vốn ODA sẽ có xu hướng tăng; chưa kể trường hợp biến động tỷ giá của đồng ngoại tệ (USD) sẽ tác động rất lớn, tăng chi

Một sô vân đề vềthưc hiện tín dung nhà nươctrong qua trinh tai cơ câuđâu tư công

� thS. trương văn Minh chi nhanh vDB Khu vực Quang nam - Đa năng

Luật Đâu tư công được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2014 và có hiệu lưc từ ngày 01/01/2015. Theo Luật Đâu tư công, vốn đâu tư công gồm: vốn nSnn, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đâu tư phát triển của nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đâu tư nhưng chưa đưa vào cân đối nSnn, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đâu tư.

12 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 13: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

phí vay. Điều này đã tạo áp lực lớn lên NSNN và tình hình đầu tư công.

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển đất nước ngày càng tăng và duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm, Chính phủ đã phải vay nợ trong và ngoài nước ngày càng nhiều. Nợ công ngày càng gia tăng với tốc độ chóng mặt. Dù đã có một số cải thiện, nhưng hiệu quả đầu tư vẫn ở mức thấp, hệ số ICOR của Việt Nam giảm từ 6,7% giai đoạn 2009 - 2010 xuống còn 5,33% giai đoạn 2011 - 2013 nhưng vẫn cao hơn so với các nước trong khu vực và mức khuyến cáo của WB đối với các nước đang phát triển. Trước thực trạng đó, Đảng, Nhà nước có chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế với 3 trọng tâm là tái cấu trúc đầu tư, trước hết là đầu tư công; tái cấu trúc doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nước (DNNN); và tái cấu trúc hệ thống tài chính - ngân hàng, trọng tâm là các tổ chức tín dụng (TCTD). Đầu tư công được chọn là một trong ba trọng tâm cần cơ cấu lại nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư đồng thời khắc phục những yếu kém, hạn chế đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát, tham nhũng, nhất là trong tình trạng mất cân đối vốn đầu tư của cả Trung ương và chính quyền địa phương.

Thực tế, nếu muốn duy trì tăng trưởng cao, thì cần phải tiếp tục tăng đầu tư công, bội chi NSNN, nợ công tăng. Nếu cắt giảm đầu tư công để giảm thâm hụt ngân sách thì chấp nhận giảm sút tăng trưởng, giảm việc làm... Vì vậy, để giải quyết bài toán vừa đảm bảo mức đầu tư công hợp lý để duy trì mức tăng trưởng kinh tế và thực hiện tốt hơn công bằng, tiến bộ xã hội, bảo vệ môi trường,... đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững, đó thật sự là bài toán hết sức nan giải đặt ra. Nhu cầu đầu tư công của đất nước ta còn rất lớn và sự

phát triển, hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới tạo ra những cơ hội lớn, thách thức không nhỏ để nâng cao hiệu quả chính sách đầu tư công, cũng như thực hiện thành công tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Để quản lý, khai thác có hiệu quả nguồn vốn nhà nước luôn là bài toán phức tạp, đặc biệt trong điều kiện Luật Đầu tư công mới ban hành và đầu tư công đang trong quá trình tái cơ cấu. Dưới góp độ chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước, thiết nghĩ các nhà hoạch định và thực thi chính sách có thể nghiên cứu, xem xét một số gợi ý sau để bổ sung, hoàn thiện chính sách trong quá trình tái cơ cấu đầu tư công.

Một là, đầu tư công bằng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước một giải pháp giúp cải thiện, nâng cao hiệu quả của đầu tư công.

Thực tế có nhiều dự án được quyết định đầu tư trong khi chưa bảo đảm về nguồn vốn đầu tư hoặc chưa xem xét đầy đủ về hiệu quả kinh tế-xã hội, thậm chí nó phá vỡ quy hoạch, mô hình kinh tế nhưng vẫn được quyết định đầu tư. Đầu tư công bằng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phần nào sẽ hạn chế được tình trạng này (trừ các trường hợp cho vay đặc thù theo chỉ định). Vì, dự án được xem xét cho vay, phải thỏa mãn các tiêu chuẩn tín dụng nghiêm ngặt, phải thẩm định tính khả thi nguồn vốn tham gia dự án và quy trình cho vay, quản lý dự án khá chặt chẽ để đảm bảo thu hồi đủ vay và Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm vay trả. Đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước mặt nhiên tồn tại sự kiểm soát từ 2 phía.

- Về phía bên cho vay phải kiểm soát chặt chẽ từ khâu thẩm định (đảm bảo chủ trương, quy hoạch, nguồn vốn thực hiện,...)

đến triển khai thi công (giám sát, hạn chế việc chậm trễ tiến độ,…) và quản lý thu hồi đủ nợ (đưa vào sử dụng hiệu quả hơn).

- Về phía bên vay - Nhà đầu tư buộc phải đầu tư dự án thực sự có hiệu quả để trả đầy đủ nợ và lãi. Theo đó, khi quyết định đầu tư dự án buộc người quyết định đầu tư phải cân nhắc đến hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả đầu tư công. Bên cạnh đó, việc thẩm định cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phải quan tâm đến các điều kiện khác theo những quy định của nhà nước, như: Quy hoạch, các mục tiêu xã hội của dự án,... khác với cho vay tín dụng thương mại, hầu như chỉ xét đến yếu tố lợi nhuận dự án mang lại.

Vì vậy, tái cơ cấu đầu tư công cần theo hướng chú trọng chuyển sang hình thức đầu tư bằng vốn tín dụng đầu tư của nhà nước, gắn với trách nhiệm vay trả. Đây cũng có thể xem là giải pháp khá tối ưu giảm áp lực bội chi NSNN. Việc chuyển sang hình thức cho vay, tức là sẽ có hạn kỳ thu hồi, tạo xoay vòng đồng vốn, giảm áp lực bội chi NSNN. Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm hoàn trả vốn. Đương nhiên, về phía ngân hàng cho vay cũng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng đầu tư của nhà nước để thực hiện hiệu quả chính sách đầu tư công.

Hai là, giảm tỷ trọng đầu tư bằng NSNN, chú trọng hơn đầu tư bằng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, đồng thời với đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP nhằm huy động các nguồn vốn khác từ các thành phần kinh tế.

Đẩy mạnh hình thức đầu tư PPP trên cơ sở hỗ trợ tín dụng (vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước). Thực tế, trong thời gian 2005 - 2012, tỷ trọng vốn đầu tư từ NSNN luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn đầu tư của Nhà nước

13Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 14: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

(năm 2005 - 2010 chiếm bình quân tới 55,6%, năm 2011 là 52,1 và năm 2012 là 54,8%).

Mặc dù, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, tuy nhiên thực tế triển khai vẫn còn mức hạn chế. Theo hình thức đối tác công tư, vốn NSNN được đầu tư một phần các công việc nhất định của dự án và công việc còn lại do nhà đầu tư tự sắp xếp nguồn vốn để thực hiện. Cần phải nhận thức rằng, đây là giải pháp khá hiệu quả mở rộng các hình thức đầu tư để huy động các nguồn lực, thu hút các thành phần kinh tế khác nhau tham gia đầu tư; giảm áp lực vốn NSNN.

Thực tế, đối với các dự án chủ yếu là có hiệu quả xã hội, ít có hiệu quả về mặt kinh tế (quy mô lớn, thời gian thu hồi vốn dài, rủi ro cao,...) tư nhân không muốn đầu tư thì nhà nước đảm nhận đầu tư một phần (như xây dựng công trình phụ trợ, tổ chức bồi thường,... theo Điều 11, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015) và hỗ trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước để có mức lợi nhuận hợp lý, đủ cao thu hút nhà đầu tư.

Ba là, hoàn thiện thể chế, chính sách về đầu tư công, trong đó xây dựng, ban hành Luật về Ngân hàng Phát triển nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác sử dụng vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Nhà nước đã ban hành hàng loạt các Luật quan trọng, như: Luật Đầu tư công, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào SXKD tại doanh nghiệp, Luật NSNN 2015, Luật Quản lý nợ công... Tuy nhiên, đối với vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước có những đặc thù riêng (vừa mang tính chất vốn NSNN và mang tính

chất như các nguồn vốn tín dụng khác), vốn tín dụng đầu tư cũng là vốn vay trả, nhưng nhà đầu tư phải thực hiện theo những mục tiêu mà nhà nước hướng đến; nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng vốn đầu tư của toàn xã hội (trong giai đoạn 2010 - 2014 vốn tín dụng đầu tư giải ngân hàng năm bình quân chiếm 2,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 0,8% GDP) và chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước thuộc chính sách tài khóa của Chính phủ, nhưng chưa có khung pháp lý (Luật) riêng phù hợp để quản lý, vận hành, như nhiều nước trên thế giới đã thực hiện và theo thông lệ quốc tế.

Vì vậy, Nhà nước cần sớm xây dựng, ban hành Luật về Ngân hàng Phát triển. Thực tế, hiện nay Ngân hàng Phát triển Việt Nam hoạt động tuân thủ song hành theo 02 luật (Luật các TCTD và Luật NSNN). Điều này, đã tạo ra những bất cập nhất định.

Bốn là, bên cạnh việc ban hành luật tạo cơ sở pháp lý hoạt động, thì nhất thiết phải xây dựng Ngân hàng Phát triển Việt Nam đủ mạnh về tiềm lực tài chính để hỗ trợ đầu tư (hỗ trợ tín dụng), đảm bảo thực hiện tốt chức năng, vai trò của mình trong đầu tư công.

Ngoài ra, cần phải ưu tiên tập trung nguồn vốn ODA cho vay lại của Chính phủ qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Vì, về bản chất nguồn vốn ODA là vốn NSNN. Đồng thời, NHTM chỉ đơn thuần là kinh doanh tiền tệ, nhưng Ngân hàng Phát triển là Ngân hàng chính sách của Chính phủ, thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và kiểm soát chi vốn ODA trên cơ sở đảm bảo khai thác hiệu quả vốn ODA, sử dụng vốn đúng mục đích theo chủ trương của nhà nước trên các mặt kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh quốc phòng, như: Quy hoạch, các mục tiêu xã hội...

Năm là, rà soát lại danh mục đầu tư công theo hướng: Tách bạch rõ ràng giữa đầu tư vào DNNN vì mục tiêu SXKD với đầu tư công, dự án ưu tiên chi tiêu đầu tư công và loại bỏ dự án không hiệu quả, lãng phí.

Vốn NSNN chỉ tập trung cho những lĩnh vực, công trình cấp bách, quan trọng, đặc biệt quan trọng tạo sự đột phá trong phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, tạo chuyển dịch lớn về cơ cấu kinh tế,... và là vốn “mồi” (hỗ trợ đầu tư) để thu hút đầu tư từ các các nguồn vốn khác. Theo đó, giảm áp lực NSNN/giảm đầu tư vốn NSNN vào các dự án SXKD của các DNNN, tập đoàn kinh tế, mà doanh nghiệp phát hành trái phiếu (Chính phủ không bảo lãnh; không làm tăng nợ công) để đầu tư tùy thuộc vào mức tín nhiệm của mình và tự vay tự chịu trách nhiệm. Đồng thời, xây dựng các tiêu chí thẩm định lựa chọn, đánh giá hiệu quả đầu tư làm cơ sở xem xét quyết định đầu tư, bố trí cân đối nguồn vốn đầu tư: NSNN đầu tư hay ưu đãi, hỗ trợ đầu tư mà không nhất thiết Nhà nước phải “ôm đồm”. Đây cũng là cơ sở để giám sát đầu tư công hiệu quả và giữ nghiêm kỷ cương tài chính.

Tái cơ cấu đầu tư công là một trọng tâm của tái cơ cấu nền kinh tế mang tính đột phá chiến lược giai đoạn 2011 - 2020 và liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp độ, nhiều tầng lớp trong xã hội và có tính chiến lược lâu dài nhằm giữ vững an ninh tài chính Quốc gia. Vì vậy đòi hỏi phải xem xét toàn diện trên nhiều mặt và có bước thực hiện đồng bộ, thận trọng. Trong đó, việc xây dựng, hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư của nhà nước cũng là một trong những việc không thể bỏ qua và cần thiết phải sớm thực hiện, đồng bộ với các chính sách khác về đầu tư công.

14 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 15: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Theo đó, việc hướng dẫn thực hiện Quy chế bảo đảm tiền vay của VDB hiện nay có rất nhiều

điểm mới so với trước đây, trong đó có một số điểm mới nổi bật mà cán bộ nghiệp vụ cần quan tâm, xin được trao đổi như sau:

Thứ nhất, về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Trước đây, theo Công văn số 971/NHPT-PC quy định “trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo giá đất do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mà không khấu trừ giá trị quyền sử dụng đất đối với thời gian đã sử dụng”. Công văn số 2785/NHPT-PC quy định “trường hợp hộ gia đình, cá nhân thế chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất như giao đất không thu tiền thì giá trị quyền sử dụng đất được xác định không vượt quá Bảng giá đất do UBND tỉnh,

thành phố trực thuộc trung ương quy định nhưng chỉ áp dụng đối với diện tích đất trong hạn mức theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành (không tính giá trị quyền sử dụng đất đối với phần đất vượt hạn mức vào tài sản thế chấp)”.

Qua đó cho thấy điểm mới của việc xác định giá trị quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện nay là giá trị quyền sử dụng đất không vượt quá (trước đây là theo) Bảng giá đất do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định và không tính giá trị quyền sử dụng đất đối với phần đất vượt hạn mức vào tài sản thế chấp. Để có thể xác định rõ phần đất vượt hạn mức vào tài sản thế chấp thì cán bộ nghiệp vụ cần tham khảo tại Điều 44 về Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản  của Luật Đất đai số 45/2013/QH13.

Thứ hai, về hình thức công chứng, chứng thực của hợp đồng bảo đảm tiền vay

Trước đây, theo Công văn số 971/NHPT-PC quy định “sau khi ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay, Chi nhánh phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm đối với các giao dịch bảo đảm phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật”. Công văn số 2785/NHPT-PC cũng quy định “sau khi ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay, Chi nhánh phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm đối với các giao dịch bảo đảm phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, điểm mới của Công văn số 2785/NHPT-PC là quy định về hình thức công chứng hoặc chứng thực hợp đồng bảo đảm. Cụ thể là Chi nhánh phải thực hiện công chứng hợp đồng bảo đảm. Trường hợp tài sản đảm bảo ở vùng sâu, vùng xa, không thuận tiện cho việc thực hiện công chứng thì Chi nhánh mới chọn lựa việc chứng thực hợp đồng bảo đảm nhưng phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp pháp của hợp đồng.

Như vậy, theo quy định mới để hợp đồng bảo đảm có tính hợp pháp cao và đảm bảo theo đúng quy định của VDB, các Chi nhánh phải ưu tiên lựa chọn hình thức công chứng hợp đồng bảo đảm và hạn chế đến mức thấp nhất việc chứng thực hợp đồng bảo đảm.

Thứ ba, quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất không được nhận thế chấp.

Điểm mới của Quy định là bổ sung thêm nhiều trường hợp không được nhận thế chấp

Một sô điểm mơi về thực hiện Quy chế đảm bảo tiền vay của Vdb

� thS. võ thanh phongchi nhanh vDB vĩnh Long

Để quy định về bảo đảm tiền vay trong hoạt động cấp tín dụng tại các đơn vị thuộc và trưc thuộc ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) được thống nhất, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành (Luật Đất đai 2013, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật nhà ở 2014...), ngày 24/7/2015 VDb đã ban hành Công văn số 2785/nHpT-pC về việc sửa đổi, bổ sung Công văn số 971/nHpT-pC ngày 14/4/2014 hướng dẫn thưc hiện Quy chế bảo đảm tiền vay của VDb.

15Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 16: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

Ngoài các trường hợp quyền sử dụng đất không được nhận thế chấp được quy định tại điểm 2.5 khoản 2 mục III Phần A của Công văn số 971/NHPT-PC, theo Công văn số 2785/NHPT-PC thì các trường hợp không được nhận thế chấp Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất đã được bổ sung thêm. Cụ thể là các trường hợp: Đất của tổ chức được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư vì mục đích lợi nhuận (không bao gồm dự án xây dựng kinh doanh nhà ở) mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Phần diện tích đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất. Đất tại cảng hàng không, sân bay; Đất, tài sản gắn liền với đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng chung.

Thứ tư, việc nhận thế chấp nhà ở để đảm bảo một hoặc nhiều nghĩa vụ.

Công văn số 971/NHPT-PC quy định “Chi nhánh cần lưu ý: khi nhận thế chấp nhà ở để đảm bảo một hoặc nhiều nghĩa vụ, Chi nhánh phải tuân thủ theo quy định tại Điều 114 Luật Nhà ở 2005 (giá trị của nhà ở đó lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ và chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng).

Điểm mới, theo Công văn số 2785/NHPT-PC quy định “Chi nhánh cần lưu ý: khi nhận thế chấp nhà ở để đảm bảo một hoặc nhiều nghĩa vụ, Chi nhánh phải tuân thủ theo quy định tại Điều 114 Luật Nhà ở 2005 (giá trị của nhà ở đó lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ và chỉ được thế chấp tại một tổ chức tín dụng) đã được xóa bỏ.

Tác giả Trần Trọng Vượng cho rằng việc xác định vốn vay và giá trị thanh toán khối lượng hoàn

thành theo quy định hiện hành sẽ dẫn đến hệ quả: “(i) Giá trị tài sản hình thành từ vốn vay thực chất không ngang bằng với số vốn đã đầu tư (theo sổ sách), dẫn đến giá trị tài sản thế chấp đối với khoản vay của VDB là không bảo đảm; (ii) dự án có thể chỉ được đầu tư dở dang, nếu mục tiêu chính của nhà đầu tư là chiếm đoạt vốn vay hoặc sử dụng một phần vốn vay vào mục tiêu khác. Như vậy, VDB chỉ nắm được một lượng tài sản đầu tư dở dang, không ngang giá, ngày càng mất giá, không có tính thanh khoản và rất khó để giải quyết dứt điểm được các khoản vay đầu tư dở dang này”.

Tôi đồng tình với nhận định trên đây của tác giả về khả năng rủi ro tín dụng có thể xảy ra trong việc xác định vốn vay và trong việc xác định giá trị khối lượng

hoàn thành, tuy nhiên để nhận diện ra nó và có biện pháp để giảm thiểu rủi ro thì tác giả lại chưa đề cập đến.

Còn tác giả Lê Ngọc Quang thì cho rằng “trong quá trình tác nghiệp, khi chấp hành nguyên tắc quản lý chi phí đầu tư và xây dựng theo Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ và thực hiện nghiêm chỉnh quy định của VDB hiện hành, VDB có thể hoàn toàn tránh được rủi ro xác định mức cho vay và giá trị giải ngân thanh toán khối lượng hoàn thành dự án”.

Tuy nhiên ai chấp hành, chủ đầu tư hay nhà thầu, đơn vị tư vấn giám sát hay cán bộ VDB…, rủi ro cá nhân hay rủi do tín dụng thì tác giả lại chưa làm rõ. Mặt khác, khi VDB thực hiện hoạt động cho vay thì trong hoạt động đó luôn hàm chứa rủi ro tiềm ẩn. Ngay cơ chế chính sách về xây dựng cũng luôn phải điều chỉnh cho phù

nhận biết nguyên nhân rủi rotín dung khi xác định mức cho vayvà gia trị giải ngân thanh toankhối lượng hoàn thành

Tiếp theo bài viết của tác giả Trân Trọng Vượng về “Rủi ro trong xác định mức vốn cho vay và giải ngân thanh toán khối lượng hoàn thành dư án” và bài viết của tác giả Lê ngọc Quang về “Hạn chế rủi ro trong xác định mức vốn cho vay và giải ngân thanh toán khối lượng hoàn thành dư án” đăng trên Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 103 (tháng 4/2015) và số 105 (tháng 6/2015); Tôi xin trao đổi thêm về “nhận diện nguyên nhân rủi ro tín dụng khi xác định mức cho vay và giá trị giải ngân thanh toán khối lượng hoàn thành”.

� Đỗ Mạnh túchi nhanh vDB Bắc giang

16 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 17: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

hợp với thực tế khách quan mà các quy định hiện tại không đáp ứng được. Có nghĩa rằng, rủi ro do chính sách chưa lường trước được vẫn có thể xảy ra, chưa nói đến hành vi, thủ đoạn của các đối tượng tội phạm ngày càng tinh vi, phức tạp. Do vậy tác giả khẳng định VDB có thể hoàn toàn tránh được rủi ro xác định mức cho vay và giá trị giải ngân thanh toán khối lượng hoàn thành dự án là chưa chắc chắn.

Để làm rõ hơn về rủi ro và hạn chế rủi ro tín dụng trong xác định mức cho vay và giá trị giải ngân thanh toán khối lượng hoàn thành của 2 tác giả, tôi xin trao đổi thêm, như sau:

Về nhận diện nguyên nhân rủi ro tín dụng ở khâu xác định mức cho vay và giá trị giải ngân thanh toán khối lượng hoàn thành dự án

Nhận diện rủi ro tín dụng đầu tư

Rủi ro là những sự kiện xảy ra có thể làm mất tài sản hay phát sinh một khoản nợ, là khả năng những sự kiện chưa chắc chắn trong tương lai sẽ làm cho chủ thể không đạt được những mục tiêu chiến lược và mục tiêu hoạt động, cũng như chi phí cơ hội của việc làm mất những cơ hội thị trường. Các ngân hàng thường đánh giá các cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan hệ rủi ro - lợi ích để lựa chọn danh mục sản phẩm dịch vụ cho mình. Có thể kể ra hàng loạt các rủi ro trong hoạt động ngân hàng như: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro nguồn vốn (thừa hoặc thiếu vốn), rủi ro hối đoái, rủi ro thanh toán, rủi ro thuần tuý (lụt lội, hoả hoạn, động đất… hoặc mất trộm, bị lừa đảo, tham nhũng…), rủi ro mất khả năng thanh toán.

Rủi ro tín dụng đầu tư của VDB được Ngân hàng Nhà nước quy định tại Thông tư số 24/2013/TT-

NHNN ngày 02/12/2013 “là khả năng tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của VDB do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hay toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển có thể xảy ra từ các yếu tố ngoại lai, từ phía khách hàng, từ cơ chế chính sách và từ phía VDB (tất cả các khâu từ thẩm định, quyết định cho vay, ký hợp đồng tín dụng, giải ngân, thu hồi và xử lý nợ), có thể liệt kê thành 2 nhóm:

(i) Nhóm nguyên nhân khách quan: Những yếu tố thiên tai (bão, lũ, động đất), dịch bệnh... bất khả kháng làm ảnh hưởng đến hoạt động của các dự án cho vay, dẫn đến nguy cơ mất nguồn thu nợ. Sự thay đổi cơ chế, chính sách kinh tế của Nhà nước hoặc các địa phương cũng làm ảnh hưởng đến hiệu quả của phương án kinh doanh, kéo theo khả năng thu hồi vốn vay gặp khó khăn. Từ phía người vay: Cố tình lừa đảo ngân hàng, lập dự án cốt để vay được tiền, sử dụng sai mục đích, chây ì không trả nợ cho ngân hàng nhằm chiếm dụng vốn, trình độ năng lực quản lý của người đứng đầu doanh nghiệp yếu kém, dẫn đến doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả hoặc thua lỗ, không đủ nguồn trả nợ vốn vay hoặc doanh nghiệp vay vốn bị phá sản, giải thể không có khả năng trả nợ. Người vay bị chết hoặc mất tích mà không có người kế thừa nghĩa vụ trả nợ, nên ngân hàng không thể đòi được hết số nợ phải trả và bị mất vốn.

(ii) Nhóm nguyên nhân chủ quan (nguyên nhân từ phía VDB): Quy chế quy trình cho vay có kẽ hở, chưa hoàn chỉnh. Cán bộ VDB không tuân thủ đúng trình tự thủ cho vay tín dụng đầu tư nên đã chấp thuận cho vay cả những đối

tượng khách hàng không đủ điều kiện về năng lực pháp luật hay năng lực tài chính hoặc bộ hồ sơ vay vốn chưa hợp pháp, hợp lệ. Ngân hàng bố trí cán bộ năng lực trình độ yếu kém thực hiện thẩm định và cho vay, nên không lường trước được rủi ro. Công tác kiểm tra, giám sát chưa hoàn chỉnh, không chặt chẽ nên không nhận diện và phát hiện nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến khả năng không thu hồi được nợ...

Nhận diện nguyên nhân rủi ro tín dụng từ việc xác định mức vốn cho vay

Tác giả Trần Trọng Vượng cho rằng “VDB cho vay tối đa 70% tổng mức đầu tư tài sản cố định của dự án dựa trên cơ sở tổng mức đầu tư là thiếu chính xác, xuất phát từ các nguyên nhân:

(i) Tổng mức đầu tư của dự án phần lớn chỉ dựa trên kết quả mang tính khái toán.

(ii) Giá trị đầu tư không bắt buộc phải được thẩm định, đánh giá bởi cơ quan quản lý chuyên ngành của Nhà nước.

(iii) Giá trị tổng mức đầu tư được chính chủ đầu tư dự án phê duyệt”.

Thực ra theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Chính phủ quy định: “Mức vốn cho vay đối với mỗi dự án tối đa bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động), đồng thời phải đảm bảo mức vốn cho vay tối đa đối với mỗi chủ đầu tư không được vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của VDB”.

Tôi cho rằng, rủi ro tín dụng đầu tư có thể xảy ra ở khâu này, nếu cán bộ VDB thẩm định không

17Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 18: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

đầy đủ và chấp thuận theo chủ đầu tư. Tuy nhiên, theo quy định của Chính phủ và quy chế cho vay của VDB, Chủ đầu tư chỉ được vay vốn tại VDB khi dự án đầu tư phải được chính VDB thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ và chấp thuận cho vay. Chủ đầu tư phải hoàn chỉnh mọi khuyến cáo của VDB trước khi quyết định đầu tư dự án. Mặt khác, 70% tổng mức đầu tư (trừ vốn lưu động) là mức trần tối đa mà VDB có thể cho vay một dự án, nên giá trị thực cho vay của VDB phải dựa trên kết quả giải ngân cho khách hàng.

Vậy nguyên nhân có thể xảy ra rủi ro tín dụng ở khâu này là gì? Với định nghĩa trên ta có thể liệt kê các nguyên nhân chủ yếu:

(i) Nguyên nhân từ phía chủ đầu tư và tư vấn lập dự án (Chủ đầu tư): Thông tin, tài liệu đưa vào dự án thiếu trung thực, đặc biệt là thông tin về giá máy móc thiết bị công nghệ; áp dụng định mức, đơn giá xây dựng không đúng; dự tính chi phí khác thiếu cơ sở; dự kiến chi phí sản xuất thử theo quy trình công nghệ trừ chi phí thu hồi và vốn lưu động ban đầu cho dự án thiếu căn cứ; năng lực lập dự án của chủ đầu tư yếu kém.

(ii) Nguyên nhân từ phía VDB: Năng lực thẩm định tổng mức đầu tư có vấn đề hoặc yếu kém, làm theo chủ đầu tư, không phát hiện được các chi phí bất hợp lý mà chủ đầu tư cố tình đưa vào tổng mức đầu tư hoặc không đưa đầy đủ vào tổng mức đầu tư; không tuân thủ quy định về đầu tư xây dựng của Nhà nước, quy chế và hướng dẫn thẩm định dự án của VDB; Cán bộ thẩm định thông đồng với chủ đầu tư để lập tổng mức đầu tư không đúng quy định.

(iii) Nguyên nhân từ cơ chế chính sách: Điều chỉnh Luật Xây dựng, các nghị định, thông tư liên

quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Nhận diện nguyên nhân rủi ro tín dụng từ việc giải ngân khối lượng hoàn thành (nghiên cứu gói thầu thực hiện đấu thầu).

Như chúng ta biết, tổng mức đầu tư chỉ là cơ sở để VDB xác định mức cho vay tối đa khi quyết định cho vay và ký hợp đồng tín dụng. Nhưng để nhận nợ vay chính thức bao nhiêu lại phụ thuộc vào khối lượng giá trị hoàn thành và điều kiện giải ngân mà hai bên đã thoả thuận. Đây mới là khâu quyết định đến giá trị vốn vay thực tế của hợp đồng tín dụng. Thông thường, VDB không tham gia vào quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự toán công trình, không tham gia vào việc kiểm soát hồ sơ mời thầu, chấm thầu. Theo quy định hiện hành, Chủ đầu tư gửi đến VDB hồ sơ ban đầu bao gồm: Dự toán và quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình, công việc của dự án và các quyết định điều chỉnh (nếu có); bảo lãnh thực hiện hợp đồng; bảo lãnh tạm ứng hợp đồng; Hợp đồng xây dựng ký giữa chủ đầu tư với nhà thầu; phụ lục hợp đồng, hợp đồng sửa đổi bổ sung (nếu có) và các tài liệu kèm theo hợp đồng; Giấy phép xây dựng công trình (trừ trường hợp không bắt buộc phải có theo quy định của pháp luật); văn bản thẩm tra thiết kế của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật và văn bản điều chỉnh (nếu có). Nhưng không quy định thẩm định nội dung tổng dự toán, dự toán hạng mục công trình, công việc của dự án mà chỉ thực hiện thẩm định khối lượng nghiệm thu và giá trị khối lượng hoàn thành so với kết quả trúng thầu theo hợp đồng đã ký.

Tôi cho rằng giá trị giải ngân vốn vay không tương xứng với

giá trị đầu tư của tác giả Trần Trọng Vượng có lẽ xuất hiện ở khâu này. Nhưng nguyên nhân dẫn đến hệ quả này xuất phát từ đâu? Ngoài nguyên nhân từ phía chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn và giám sát công trình. Có lẽ việc coi nhẹ thẩm định dự toán, kiểm tra hiện trường trước khi giải ngân và việc thẩm định khối lượng, giá trị giải ngân của cán bộ VDB chưa chuẩn xác, không chấp hành đầy đủ quy chế, quy trình là nguyên nhân chính gây ra rủi ro tín dụng ở khâu này. Xin đơn cử, có trường hợp hồ sơ đề nghị giải ngân của chủ đầu tư gửi đến VDB cho một gói thầu thông qua đấu thầu rất hoàn hảo từ hồ sơ nghiệm thu đến tính khối lượng giá trị hoàn thành, khi đối chiếu với dự toán trúng thầu, dự toán công trình không hề phát hiện ra sai sót. Nhưng dự toán công trình không thống nhất trong việc áp dụng định mức và sử dụng đơn giá; hoặc áp dụng giá vật liệu cùng loại không đúng thời điểm. Trong trường hợp thực hiện đấu thầu lại không minh bạch, giám sát thi công lại thông đồng với nhà thầu, chắc chắn sẽ dẫn đến giá trị thanh toán không đúng với giá trị đầu tư. Nếu cán bộ của VDB không thẩm định dự toán công trình mà chỉ dựa vào khối lượng nghiệm thu đã được các bên xác nhận và dự toán trúng thầu để thanh toán, vô hình dung VDB đã chấp nhận một giá trị thanh toán không tương xứng với với giá trị thực khối lượng hoàn thành. Chưa kể trong giai đoạn hiện nay thị trường bất động sản chưa được phục hồi, các doanh nghiệp cung cấp vật liệu đang phải cạnh tranh khốc liệt (ví như trăm người bán chỉ có một người mua). Các doanh nghiệp cung cấp vật liệu tranh nhau tiếp thị bằng nhiều cách, giảm giá bán, chiết khấu cho người mua, chấp nhận cung cấp vật tư đến tận chân công trình không nhận chi phí vận chuyển… Nên không thiếu các

18 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 19: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

trường hợp chủ đầu tư danh chính ngôn thuận đấu thầu giao hết cho nhà thầu thực hiện từ A-Z vẫn trực tiếp tìm nguồn cung cấp vật liệu cho công trình để hưởng chênh lệch với nhà thầu (rút ruột công trình thông qua nhà thầu), nhưng phía VDB không phát hiện ra được. Vì bản thân VDB không kiểm tra đến đơn vị cung cấp vật liệu do đó không thể có bằng chứng để chứng minh chủ đầu tư thông đồng với nhà thầu. Hoặc trong quá trình thi công, nhà thầu thông đồng với chủ đầu tư, tư vấn giám sát bớt xén vật tư, nghiệm thu khống khối lượng, nhất là chi phí phát sinh ở phần chìm, góc khuất của công trình…

Các giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng ở khâu xác định mức cho vay và giá trị giải ngân thanh toán khối lượng hoàn thành dự án

Việc nhận diện nguyên nhân rủi ro tín dụng ở khâu xác định mức cho vay và giá trị giải ngân thanh toán khối lượng hoàn thành dự án, là cơ sở để chúng ta nghiên cứu đưa ra các giải pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng. Theo tôi VDB cần quan tâm một số nội dung sau:

Một là, VDB đang hướng tới xây dựng một Ngân hàng “An toàn hiệu quả, hội nhập quốc tế và phát triển bền vững”, do đó đội ngũ CBVC của VDB cần thiết phải chuyên nghiệp, tinh thông nghiệp vụ và có đạo đức nghề nghiệp. Nói thì rất dễ, nhưng làm mới thật là khó. Thực tế trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại nói chung, của VDB nói riêng không thiếu rủi ro tín dụng do khách hàng lừa dối Ngân hàng mà nguyên nhân chính là do cán bộ có trình độ chuyên môn yếu hoặc suy thoái về đạo đức. Việc đào tạo, đào tạo lại, bổ sung kiến thức chuyên ngành và đi vào chiều sâu, theo

chuyên đề là vấn đề không thể thiếu trong hoạt động của VDB. Để cán bộ thẩm định có đủ năng lực thẩm định tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán công trình, khối lượng hoàn thành công trình, đặc biệt là thẩm định giá trị thiết bị công nghệ, vốn lưu động ban đầu trong tổng mức đầu tư, cần trang bị và bổ sung kịp thời cho cán bộ VDB kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực thẩm định như việc tính toán khối lượng theo thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tra cứu áp dụng định mức, đơn giá và tính toán tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán...

Hai là, do khâu thẩm định dự toán, đặc biệt là dự toán các gói thầu tổ chức đấu thầu chưa thực sự trở thành định chế của VDB, nên thực tế việc thẩm định dự toán chưa được cán bộ tín dụng quan tâm đúng mức. Do vậy VDB cần quy định các công trình, hạng mục công trình, công việc xây dựng thuộc danh mục vay vốn phải được chính VDB thẩm định tổng dự toán, dự toán bằng văn bản nhằm ngăn chặn triệt để những sai sót trong việc tính toán khối lượng, áp dụng định mức, đơn giá và các chỉ dẫn kỹ thuật, chỉ dẫn sử dụng vật tư vào công trình. Chủ đầu tư phải thực hiện các khuyến cáo của VDB trước khi phê duyệt tổng dự toán, dự toán. Tổng dự toán, dự toán sau khi điều chỉnh theo khuyến cáo của VDB, được cấp có thẩm quyền của chủ đầu tư phê duyệt. Đây sẽ là cơ sở để chủ đầu tư lập hồ sơ mời thầu, chấm thầu, trình phê duyệt kết quả trúng thầu trong việc lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình và là một trong những điều kiện để VDB giải ngân vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Ba là, trong quy chế, Sổ tay nghiệp vụ tín dụng đầu tư và các văn bản hướng dẫn của VDB đều

yêu cầu phải kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay (riêng giải ngân tạm ứng, VDB chỉ tạm ứng theo tỷ lệ tương ứng với từng loại gói thầu và có bảo đảm bằng bảo lãnh tạm ứng và bảo lãnh thực hiện hợp đồng nên khả năng rủi ro tín dụng chỉ xảy ra khi đến thời điểm bảo lãnh tạm ứng hết hiệu lực, chủ đầu tư không xin gia hạn, sử dụng vốn sai mục đích để công trình dở dang mà VDB không thực hiện yêu cầu ngân hàng bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ có liên quan) nhưng chưa có văn bản nào yêu cầu phải kiểm tra thực tế tại hiện trường trước khi giải ngân vốn tín dụng đầu tư. Có thể nói trước khi giải ngân VDB chỉ kiểm soát trên hồ sơ là chính, sau khi giải ngân mới kiểm tra sử dụng vốn, chính vì lẽ này mà chủ đầu tư lừa đảo lập hồ sơ “ma” rút vốn tại VDB. Vì vậy để VDB tránh được rủi ro và giám sát giá trị khối lượng hình thành từ vốn vay, đảm bảo vốn được giải ngân tương xứng với khối lượng giá trị hoàn thành, tạo tiền đề cho việc định giá tài sản hình thành từ vốn vay sau khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng. Trước mỗi lần giải ngân khối lượng hoàn thành VDB phải kiểm tra thực tế khối lượng hoàn thành theo điểm dừng kỹ thuật, kiểm tra việc sử dụng chủng loại vật tư, vật liệu đưa vào công trình và lập thành văn bản có xác nhận của chủ đầu tư, nhà thầu và tư vấn giám sát, thiết kế (nếu cần), để ghi nhận những yếu tố không bình thường, có biện pháp xử lý kịp thời nhằm ngăn ngừa các rủi ro tiềm ẩn...

Hy vọng, bài viết này có tác dụng hữu ích cho các đồng nghiệp quan tâm đến quản trị rủi ro tín dụng và đóng góp phần nào trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách phòng ngừa và quản trị rủi ro của hệ thống VDB.

19Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 20: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Năm 2009, Chính phủ có Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa

phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Quyết định số 224/QĐ-TTg chính thức phê duyệt đề án “thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh”.

Tháng 11/2012, Quốc hội có Nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc thực hiện thí điểm định chế Thừa phát lại; Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2013 sửa đổi Nghị định số 61/2009/NĐ-CP Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 510/QĐ-TTg về việc phê

duyệt Đề án “tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”, theo đó, các bộ, ngành có liên quan có trách nhiệm ban hành các Thông tư hướng dẫn chi tiết.

I. Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi; vi bằng ghi nhận hiện trạng

Trong số các nghiệp vụ thuộc thẩm quyền của Văn phòng Thừa phát lại thì lập vi bằng là hoạt động nghiệp vụ đặc trưng, riêng biệt của Thừa phát lại. Cụ thể, vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác (khoản 3 Điều 2 Nghị định

số 135/2013/NĐ-CP). Hay nói theo cách hiểu thực tế thì vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu cần thiết). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ trước Tòa án nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập  vi bằng, có thể nói đây là một nghiệp vụ mới trong hệ thống pháp luật và có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội. Căn cứ theo các quy định hiện hành của pháp luật, vi bằng và việc lập vi bằng của

NhỮNg Quy địNh cƠ bẢN VỀ ChẾ ĐỊnh ThỪA phÁT LẠI Ở VIệT nAM

Thưc hiện nghị quyết số 49-nQ/TW ngày 02/6/2005 của bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, xác định “nghiên cứu chế định Thừa phát lại: trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở đó tổng kết, đánh giá thưc tiễn sẽ có bước đi tiếp theo”.

� thế hiệp - Ban KiểM tra nội Bộ, vDB

Ảnh: TL

20 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 21: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Thừa phát lại có một số đặc điểm, yêu cầu sau:

- Hình thức của vi bằng là văn bản. Văn bản này phải do chính thừa phát lại lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng;

- Việc lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản;

- Vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; đó là kết quả của quá trình quan sát trực quan và được phản ánh một cách khách quan, trung thực trong một văn bản do Thừa phát lại lập;

- Vi bằng do Thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật được xem là chứng cứ và có giá trị chứng minh;

- Vi bằng có thể được sao chép và được sử dụng làm chứng cứ lâu dài. Việc vào sổ theo dõi, lưu trữ vi bằng phải tuân thủ các quy định về bảo mật và lưu trữ.

Hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại có những nét, những đặc điểm giống với hoạt động công chứng của công chứng viên kể cả về phương pháp tiến hành cũng như mục đích hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động lập vi bằng không phải là hoạt động công chứng. Nếu công chứng là việc công chứng viên thay mặt Nhà nước để chứng kiến và công nhận tính xác thực của các văn kiện giấy tờ, các hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng tại Văn phòng công chứng. Hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại là lập các chứng thư (vi bằng) về những sự kiện, hành vi xảy ra ở mọi nơi mà ít bị khống chế về mặt không gian tại địa điểm công chứng, về thời gian có thể ngoài giờ hành chính… Vai trò của Thừa

phát lại là sẽ chứng kiến và lập vi bằng sự việc, về những vi phạm xảy ra trong quá trình thực hiện các cam kết.

Qua những nội dung trên, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay, thu nợ của VDB, cán bộ VDB sẽ có thêm công cụ, phương án để tùy từng vụ việc, trường hợp sử dụng vi bằng của Thừa phát lại trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của VDB.

II. Tống đạt văn bản

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 135/2013/NĐ-CP thì: Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

Qua khái niệm trên, ta có thể thấy việc tống đạt của Thừa phát lại có một số đặc trưng cơ bản sau:

+ Việc tống đạt được thực hiện trên cơ sở sự ủy quyền của Tòa án và cơ quan thi hành án thông qua văn bản thỏa thuận là hợp đồng;

+ Văn bản được tống đạt chỉ là một số loại giấy tờ phổ biến của Tòa án và cơ quan thi hành án như giấy mời, giấy triệu tập, bản án, quyết định... chứ không phải tất cả các loại giấy tờ của các cơ quan này;

+ Việc tống đạt chỉ được thực hiện trên một phạm vi và thời gian nhất định, đồng thời phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về tố tụng và thi hành án dân sự;

+ Hoạt động này vừa mang tính quyền lực (thực hiện theo sự ủy quyền của cơ quan nhà nước, theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định) vừa mang tính dịch vụ (theo hợp đồng và được hưởng thù lao).  

Việc tống đạt được thực hiện theo các phương thức đó là: Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; niêm yết công khai; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc tống đạt hiện nay được thực hiện theo quy định của Luật Tố tụng dân sự 2004 và Luật Thi hành án Dân sự 2008. Pháp luật hiện hành về công tác tống đạt tương đối phức tạp, đòi hỏi nhiều thủ tục ký tên, đóng dấu. Luật Thi hành án dân sự và Luật Tố tụng dân sự đều quy định, trừ trường hợp giao văn bản trực tiếp cho người cần tống đạt, các trường hợp khác đều phải có người chứng kiến (giao gián tiếp) hoặc có xác nhận của ủy ban nhân dân cấp xã, phường.

Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời hạn của mình; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thưởng theo quy định.

Chi phí cho việc tống đạt có thể do Nhà nước hoặc do đương sự chịu trách nhiệm chi trả. 

Trên đây là một vài tổng hợp, phân tích, đánh giá về chức năng tống đạt cũng như quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ này của Thừa phát lại. Qua đó, có thể thấy chức năng này chủ yếu được thực hiện giữa bên cơ quan có thẩm quyền (Tòa án, Thi hành án) với bên Thừa phát lại, VDB cũng có thể là đương sự liên quan trong trường hợp phải chịu chi phí tống đạt.

III. Tổ chức thi hành án

Khi VDB nói riêng, các cá nhân, tổ chức nói chung phát sinh tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết, phán quyết của Tòa án chỉ là kết quả về mặt pháp lý. Để bảo vệ quyền lợi của mình trên thực

21Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 22: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

tế, bên thắng kiện phải yêu cầu cơ quan thi hành án tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án được gọi là thi hành án. Và hiện tại, pháp luật cho phép Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án tương như Chi cục Thi hành án, tạo điều kiện cho chủ thể yêu cầu thi hành án được lựa chọn dịch vụ thi hành án một cách tốt nhất để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Về thẩm quyền thi hành án của Văn phòng Thừa phát lại có nét tương đồng với Chi cục Thi hành án dân sự cấp quận, huyện. Cụ thể, Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở tại quận, huyện nào thì có thẩm quyền thi hành án tại địa bàn đó, Văn phòng Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định:

- Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án quận, huyện nơi văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

- Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;

- Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp quận, huyện.

Văn phòng Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các bản án, quyết định nói trên ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài quận, huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Tuy nhiên, trong các nghiệp vụ của Văn phòng Thừa phát lại, thì việc tổ chức thi hành án là nghiệp vụ chưa đạt được mục đích, mong muốn của Quốc hội về việc giảm tải, đẩy nhanh tiến độ thi hành án do hiện nay theo quy định Thừa phát lại muốn cưỡng chế, thì phải xin ý kiến Ban chỉ đạo thi hành án dân sự cấp huyện, nơi đặt Văn phòng và kế hoạch cưỡng chế phải được Cục trưởng thi hành án dân sự phê duyệt. Quy định này đã làm mất đi tính chủ động của Thừa phát lại. Do đó, trong thời gian tới, rất nhiều ý kiến đề nghị bỏ quy định nói trên, cho phép Thừa phát lại được lập kế hoạch cưỡng chế và công an có trách nhiệm bảo vệ việc cưỡng chế đó.

IV. Xác minh điều kiện thi hành án

Theo Luật Thi hành án dân sự năm 2008, để bản án, quyết định của Tòa án dân sự được thi hành thì người phải thi hành án phải có điều kiện thi hành án, tức là người phải thi hành án phải có tài sản, thu nhập để thi hành nghĩa vụ về tài sản, tự mình hoặc thông qua người khác thực hiện nghĩa vụ thi hành án. Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, theo đó luật quy định rõ: “Người được thi hành án có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện thi hành án. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang nắm giữ thông tin hoặc quản lý tài sản, tài khoản của người phải thi hành án có trách nhiệm cung cấp thông tin khi người được thi hành án hoặc người đại diện theo ủy quyền của người được thi hành án ủy quyền có yêu cầu. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân đó từ chối cung cấp thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”. Như vậy, thấy rõ xác minh điều kiện thi hành án là việc người được thi

hành án, Chấp hành viên, Thừa phát lại tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của người phải thi hành án để thi hành nghĩa vụ về tài sản của người phải thi hành án. Nói cách khác, bản án, quyết định của Tòa án là điều kiện cần để thi hành án thì việc xác minh được chủ thể phải thi hành bản án, quyết định có tài sản là điều kiện đủ của quá trình tổ chức thi hành án.

Khi thực hiện xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn  tỉnh, thành phố nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Khi thực hiện, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản tại địa phương đó. Tuy nhiên, hiện tại văn bản pháp quy chưa quy định quyền của Thừa phát lại trong việc chủ động xác minh điều kiện khi có bản án (do phụ thuộc vào cơ chế thanh toán chi phí, cơ quan thi hành án, chấp hành viên tại cơ quan thi hành án được chủ động xác minh không phụ thuộc phải bên yêu cầu thi hành án có đề nghị và được ngân sách thanh toán chi phí).

Để đẩy nhanh việc thi hành án, bên được thi hành án trong trường hợp cần thiết có thể thỏa thuận với Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án đối với bên phải thi hành án. Kết quả xác minh của Thừa phát lại sẽ được cung cấp cho cơ quan thi hành án làm cơ sở cho việc xác minh lại hay ra quyết định thi hành án. Ngoài ra, trên thực tế người được thi hành án có thể yêu cầu thừa phát lại xác minh bổ sung hoặc xác minh lại nếu họ có cơ sở xác định việc xác minh trước là chưa đầy đủ hay không chính xác.

22 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 23: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Việc xác minh điều kiện thi hành án phát sinh khi bên được thi hành án có liên quan đến việc thi hành án có yêu cầu gửi tới Văn phòng Thừa phát lại. Trong đó, có các nội dung: Nội dung cần xác minh, trong đó nêu cụ thể yêu cầu xác minh về điều kiện tài sản hay các điều kiện khác của đương sự, cụ thể như: có hay không có tài sản để đảm bảo việc thi hành án; thu nhập có đủ để thi hành án hay không; tài sản là vật có giá trị hay không có giá trị sử dụng; Thời gian thực hiện việc xác minh: theo đó phải quy định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc việc xác minh điều kiện thi hành án trong từng trường hợp cụ thể (cần lưu ý thời gian xác minh phù hợp để tránh tình trạng hết thời hạn, thời hiệu yêu cầu thi hành án); Quyền, nghĩa vụ của các bên; Chi phí xác minh; Các thỏa thuận khác (nếu có), như các bên có thể thỏa thuận về vấn đề bồi thường thiệt hại, tình huống bất khả kháng, điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng, quyền lợi của người thứ ba...

Trên cơ sở quyết định thụ lý tại sổ thụ lý của Thừa phát lại, căn cứ vào các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự cũng được áp dụng trong việc xác minh điều kiện thi hành án thì Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, Bảo hiểm xã hội, cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, cơ quan đăng ký  tài sản khác và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại về xác minh điều kiện thi hành án và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.

Khi trực tiếp xác minh điều kiện thi hành án của đương sự, Thừa phát lại phải trực tiếp thu thập thông tin, gặp các bên liên quan hay trực tiếp đến nơi có tài sản để xác minh về tình trạng tài

sản của người phải thi hành án. Việc xác minh phải được lập thành biên bản. Biên bản xác minh phải có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, uỷ ban nhân dân, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh.

Trường hợp việc xác minh được thực hiện bằng văn bản thì thừa phát lại phải lập văn bản trong đó nêu rõ đối tượng cần xác minh, các nội dung cần xác minh, thông tin cần cung cấp... sau đó gửi đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần xác minh, cung cấp thông tin để yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến việc xác minh. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại và chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp.

Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời cơ quan chuyên môn hoặc chuyên gia để làm rõ các nội dung cần xác minh. Cơ quan, tổ chức, đơn vị chuyên môn và chuyên gia có liên quan không chỉ chịu trách nhiệm về nội dung thông tin đã cung cấp mà còn phải tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục, thời gian cung cấp thông tin. Khi yêu cầu các tổ chức và cá nhân này cung cấp thông tin, thừa phát lại phải giải thích rõ các quy định về trình tự, thủ tục này.

Tùy từng trường hợp cụ thể việc xác minh điều kiện thi hành án tập trung vào những nội dung:

- Đối với việc xác minh điều kiện về tài sản: phải trả lời được câu hỏi người phải thi hành án có tài sản hay không, tài sản đó là gì và có đủ để đảm bảo thi hành án hay không; tình trạng tài sản thế nào, có thể sử dụng hay không; tài sản đang ở đâu, ai quản lý, là sở hữu chung hay sở hữu riêng...

- Xác minh các điều kiện khác của đương sự có thể tập trung xác định một số nội dung như: xác định thu nhập của người phải thi hành án từ hoạt động kinh doanh của họ; xác định khả năng khai thác tài sản mà người phải thi hành án đang trực tiếp khai thác; về việc người phải thi hành án có tự nguyện chấm dứt việc thực hiện công việc mà theo bản án, quyết định không; khả năng bố trí người lao động trở lại làm công việc theo nội dung bản án, quyết định của người phải thi hành án (trường hợp họ là người sử dụng lao động)...

Văn bản xác minh điều kiện thi hành án được lập bằng tiếng Việt và phải có chữ ký của Thừa phát lại và những người có liên quan khác (người làm chứng, chuyên gia, đại diện cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin...). Nội dung văn bản xác minh phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu theo hợp đồng đã ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với đương sự. Ngoài ra, văn bản xác minh điều kiện thi hành án có thể thể hiện các nội dung khác nhằm chứng minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án như: tài liệu thu thập từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân; kết luận của cơ quan chuyên môn, chuyên gia;...

Từ những phân tích sơ lược về chức năng xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại theo yêu cầu của đương sự. Có thể thấy, trong trường hợp cần thiết phải xác minh điều kiện thi hành án (điều kiện về tài sản…), VDB hoàn toàn có thể thỏa thuận với Thừa phát lại góp phần đẩy nhanh hơn tiến độ thi hành án, xác minh bổ sung các điều kiện đủ là có tài sản của phía bị thi hành án để việc yêu cầu thi hành án đạt hiệu quả cao nhất.

23Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 24: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Nếu sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý, công tác truyền thông tốt nhưng tổ

chức phân phối kém dẫn đến hàng hóa không đến được với người tiêu dùng khi đó DN đã thất bại, mọi nỗ lực ban đầu đến đây đều là uổng phí. Do vậy phân phối thể hiện một vai trò rất quan trọng trong những nỗ lực tiếp cận thị trường của DN. Nhưng điều đó không có nghĩa là chỉ dừng ở việc lựa chọn và thiết lập kênh phân phối. Xây dựng hệ thống phân phối đòi hỏi việc quản lý và điều hành ở một trình độ chuyên nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực có tính cạnh tranh gay gắt như ngày nay. Hơn nữa nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các DN trong nước không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các DN nước ngoài. Do vậy phát triển kênh phân phối cần phải được xem xét như vấn đề mang tính chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu cuối cùng của DN.

Kênh phân phối

Theo quan điểm tổng quát kênh phân phối là một tập hợp các DN và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá

trình đưa hàng hoá từ người SX đến người tiêu dùng. Nói cách khác đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng cho người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghiệp, để họ có thể mua và sử dụng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hoá hoặc thông qua các trung gian tới người mua cuối cùng. Nằm giữa nhà SX và người tiêu dùng là các trung gian. Có nhiều loại trung gian tham gia vào kênh phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau.

Nhà bán buôn: Là những trung gian bán hàng hoá và dịch vụ cho các trung gian khác, cho nhà bán lẻ hoặc cho những nhà sử dụng công nghiệp.

Nhà bán lẻ: Là những người trung gian hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.

Đại lý và môi giới: Là những nhà trung gian có quyền hành động hợp pháp thay mặt nhà SX.

Nhà phân phối: Dùng để chỉ những trung gian thực hiện phân phối trên thị trường công nghiệp. Đôi khi người ta cũng dùng để chỉ nhà bán buôn.

Thực trạng ngành sản xuất thiết bị điện, động cơ điện

Tiềm năng của ngành sản xuất thiết bị điện, động cơ điện.

Hiện nay ngành SX thiết bị điện, động cơ điện đang có lộ trình và cơ hội phát triển do có tiềm năng tiêu thụ lớn trong và ngoài nước. Với thị trường trong nước, theo kế hoạch phát triển ngành

SX động cơ điện đã được Chính phủ phê duyệt, giai đoạn 2015 - 2025 ngành sẽ phải phát triển để đáp ứng 70% nhu cầu trong nước về thiết bị đường dây, trạm biến áp; 55% về động cơ điện, một số chủng loại máy phát điện thông dụng và năm 2025 có thể SX, cung ứng trọn bộ thiết bị điện cho các công trình đường dây điện, trạm biến áp; 50 - 60% nhu cầu máy biến thế 110-220KV và năm 2015 xuất khẩu đạt 30 - 35% giá trị sản xuất; đáp ứng 60 - 70% nhu cầu trong nước các loại công tơ điện, khí cụ điện, các hệ thống ghi đếm - giám sát an toàn lưới điện, trọn bộ thiết bị trạm điện, và xuất khẩu đạt 19 - 20% giá trị sản xuất; tập trung sản xuất các loại dây - cáp điện chất lượng cao với kim ngạch xuất khẩu tăng 35,5%/năm… Một thị trường nữa cũng đang rất cần sự có mặt của các sản phẩm từ DN trong ngành là những khu vực ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo… Ở những khu vực này, theo kế hoạch sẽ phải tăng khai thác tối đa lợi thế điều kiện tự nhiên, tiềm năng năng lượng mới - năng lượng tái tạo để cấp điện tại chỗ. Đây là thị trường tiềm năng cho ngành SX thiết bị điện, động cơ điện, thiết bị cho công nghiệp tái tạo, thiết bị cho SX điện công nghiệp sạch. Vì thế ngành SX thiết bị điện, động cơ điện đang có một thị phần rất lớn ở trong nước và được khuyến khích phát triển. Đối với thị trường xuất khẩu, bên cạnh các thị trường truyền thống, ngành SX thiết bị điện, động cơ điện cũng có tiềm năng lớn ở các thị trường lân cận là Lào và Campuchia. Lào với dân số hơn 7 triệu người tiềm năng thủy điện khoảng 23.000 MW, song công suất lắp đặt hiện có khoảng 1.826 MW và Lào đang có mục tiêu sẽ

Phát triểN kÊNh PhâN PhỐi ChO SẢn phẨM CƠ ĐIện CủA VIệT nAM

� thS. nguyễn văn trị Đại học nội vụ ha nội

phân phối là một trong những khâu quan trọng trong hoạt động sản xuất (SX), kinh doanh (KD) của doanh nghiệp (Dn).

24 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 25: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

đạt 90% điện khí hóa nông thôn vào năm 2020. Campuchia với dân số 14 triệu người, có tiềm năng thủy điện ước đạt 10.000 MW, trong đó quy mô thủy điện lớn khoảng 89%, quy mô trung bình 10%, thủy điện nhỏ 2%. Tuy nhiên hiện tỷ lệ hộ được cấp điện lưới mới chỉ đạt 22,47%, trong đó thành thị đạt 82,53%, nông thôn 9,31%. Campuchia có định hướng phát triển ngành điện đến năm 2030 sẽ có 70% hộ nông thôn được dùng điện. Với hai thị trường này, Việt Nam đã đạt được những cam kết dưới hình thức những bản ghi nhớ, hiệp định hợp tác đầu tư phát triển lĩnh vực điện.

Những khó khăn trong việc phát triển kênh phân phối của ngành SX thiết bị điện, động cơ điện ở Việt Nam

Tuy nhiên ngoài những thuận lợi trên ngành SX thiết bị điện, động cơ điện ở Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Một trong những khó khăn chính đó là hoạt động phát triển kênh phân phối sản phẩm thiết bị điện, động cơ điện của các DN.

Phát triển kênh phân phối đã và đang là một vấn đề được các DN SX quan tâm, bởi vì nó mang lại cho họ khả năng cạnh tranh khác biệt trên thị trường. Ngành sản xuất kinh doanh (SXKD) thiết bị điện, động cơ điện và thị trường thiết bị điện, động cơ điện có nhiều điểm đặc thù dẫn đến hoạt động phát triển kênh phân phối sản phẩm của các DN SXKD thiết bị điện, động cơ điện cũng có nhiều sự khác biệt so với các ngành SXKD khác.

Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng một mạnh mẽ đã và đang tác động tới mọi hoạt động SXKD, đặc biệt là hoạt động marketing của các DN Việt Nam. Các DN SX thiết bị điện, động cơ điện nước

ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức to lớn do quá trình này mang lại.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến thị trường và ngành KD thiết bị điện, động cơ điện còn nhiều hạn chế và bất cập chính là từ hoạt động tổ chức và quản lý kênh phân phối của các DN sản xuất động cơ điện trên thị trường. Hiện nay, kênh phân phối thiết bị điện, động cơ điện của các DN SX động cơ điện tại Việt Nam hoạt động rất phức tạp với nhiều kiểu kênh phân phối, nhiều hình thức tổ chức kênh và nhiều chính sách phân phối khác nhau. Mỗi DN SX thiết bị điện động cơ điện đều đang lựa chọn cách thức tổ chức và quản lý kênh phân phối riêng phù hợp với đặc điểm của thị trường, đặc điểm của các trung gian thương mại, các dự án và khả năng nguồn lực của DN…

Hệ thống phân phối thiết bị điện, động cơ điện của các DN SX động cơ điện tại Việt Nam đang bị đánh giá là còn nhiều yếu kém và hạn chế, hoạt động chưa hiệu quả, không đảm nhiệm được chức năng là cầu nối giữa SX với tiêu dùng, chức năng điều hòa cung cầu thị trường.

Hệ thống phân phối thiết bị điện, động cơ điện hiện nay đang phát triển mang tính tự phát, thiếu định hướng về mặt chiến lược, thiếu tính chuyên nghiệp. Hiện nay trên thị trường SX sản phẩm thiết bị điện, động cơ điện tại Việt Nam đã có hơn 150 DN cùng hàng nghìn chi nhánh với quy mô SXKD khác nhau, cách thức phân phối và tổ chức mạng lưới phân phối khác nhau cùng nhiều loại hình trung gian thương mại khác nhau làm tăng thêm tính phức tạp của thị trường.

Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ASEAN và nhiều tổ chức thương

mại quốc tế khác. Do đó, thị trường thiết bị điện, động cơ điện Việt Nam sẽ hội nhập với thế giới theo những cam kết. Với sự đầu tư của nhiều DN và ngày càng nhiều DN được thành lập, tham gia vào thị trường SXKD thiết bị điện, động cơ điện cùng với sự xâm nhập, cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm thiết bị điện, động cơ điện Trung Quốc giá thấp, các sản phẩm của Nhật, Mỹ, Đức… có chất lượng tốt sẽ làm cho thị trường sản phẩm thiết bị điện, động cơ điện Việt Nam những năm tới có nhiều biến động, tạo ra áp lực cạnh tranh giữa các kênh phân phối của các DN SX thiết bị điện, động cơ điện tại Việt Nam.

Đề xuất một số giải pháp phát triển kênh phân phối cho sản phẩm cơ điện hiện nay

Lựa chọn phương thức phân phối thích hợp

Để đạt được sự bao phủ thị trường tốt nhất, DN phải quyết định số lượng các trung gian ở mỗi mức độ phân phối. Có ba mức độ phân phối là phân phối rộng rãi, phân phối chọn lọc và phân phối duy nhất.

Đối với các DN chuyên SX thiết bị điện thì nên chọn phương thức này. Đây là phương thức phân phối mà DN cố gắng đưa sản phẩm và dịch vụ tới các nhiều người bán lẻ càng tốt. Hơn nữa phương thức phân phối rộng rãi thường được sử dụng cho các sản phẩm và dịch vụ thông dụng. Do đó phương thức phân phối này phù hợp với các DN SX thiết bị điện, các thiết bị mà người tiêu dùng, các hộ gia đình thường xuyên sử dụng.

Đối với các DN SXKD sản phẩm động cơ điện, động cơ điện công suất lớn thì có thể sử dụng phương thức phân phối duy nhất. Phân phối duy nhất là phương thức ngược lại với phân phối rộng rãi bởi vì chỉ có một người bán

25Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 26: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

lẻ được bán sản phẩm của DN ở một khu vực địa lý cụ thể. Việc phân phối này thường đi đôi với bán hàng độc quyền. Chẳng hạn đối với các động cơ điện công suất lớn thì chỉ phục vụ các công trình lớn, các công trình thủy điện, công trình trọng điểm của vùng, quốc gia. Qua việc giao độc quyền phân phối nhà sản xuất mong muốn người bán sẽ tích cực hơn, dễ kiểm soát về chất lượng, tính sử dụng của sản phẩm, cũng đảm bảo về độ an toàn của sản phẩm.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả cao trong hoạt động phân phối thì các DN trong ngành sản xuất thiết bị điện, động cơ điện có thể sử dụng phân phối chọn lọc. Phân phối chọn lọc nằm giữa phân phối rộng rãi và phân phối độc quyền. Đây là hình thức phân phối phổ biến nhất và thường dùng cho các loại hàng mua có suy nghĩ và cho các DN đang tìm cách thu hút trung gian. Các DN sản xuất có thể tập trung nỗ lực, mở quan hệ làm ăn tốt đẹp với các trung gian chọn lọc nên đạt được quy mô thị trường thích hợp và tiết kiệm chi phí phân phối.

Phát triển các kênh phân phối

Khác với các kênh phân phối cho hàng hóa tiêu dùng hàng ngày, các kênh phân phối hàng công nghiệp như các sản phẩm thiết bị điện, động cơ điện thường ngắn hơn và thường chỉ có một trung gian hoặc không. Vì những người sử dụng công nghiệp ít về số lượng, tập trung về mặt địa lý hoặc theo các công trình của dự án, vùng miền, khu vực. Đối với các sản phẩm động cơ điện, máy phát điện, tổ máy có công suất lớn thì DN không thể sử dụng kênh phân phối thông qua các cửa hàng bán lẻ mà sử dụng kênh trực tiếp đưa sản phẩm đến công trình, dự án. Các sản phẩm này có thể được phân phối thông qua các công ty xây dựng, công ty tư vấn thiết kế.

Nhưng với sản phẩm thiết bị điện cần thiết cho hoạt động dân dụng thì các DN có thể thông qua nhà phân phối, các đại lý cửa hàng bán lẻ đế đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, hộ gia đình.

- Kênh trực tiếp (còn gọi là kênh cấp không):

Sản phẩm của công ty được bán trực tiếp đến tận tay người sử dụng. Kênh trực tiếp này thì các DN trong ngành sử dụng chủ yếu đối với các sản phẩm động cơ điện, máy phát điện cỡ lớn, công suất lớn phục vụ cung cấp trực tiếp cho các công trình dự án lớn, dự án thủy điện, dự án trọng điểm. Đồng thời, tại mỗi chi nhánh hay vùng, miền công ty có một phòng dự án, phòng này sẽ có các nhân viên KD với nhiệm vụ tiếp cận các công trình xây dựng để giới thiệu và bán sản phẩm của công ty trực tiếp cho chủ đầu tư, xây dựng công trình.

Doanh thu bán hàng mà kênh này mang lại chủ yếu thông qua các chủ đầu tư, dự án xây dựng công trình. Thông qua kênh phân phối trực tiếp này với việc cử nhân viên trực tiếp vận chuyển đưa sản phẩm đến người sử dụng thì DN có thể thu thập thêm thông tin từ phía khách hàng, tiếp nhận khiếu nại để kịp thời xử lý giải quyết với khách hàng về những sản phẩm có khuyết tật, sai quy cách...

- Kênh một cấp:

Kênh này bao gồm một trung gian đó là cửa hàng bán lẻ, công ty xây dựng, công ty tư vấn thiết kế. Các DN sử dụng kênh này đối với các sản phẩm động cơ điện cỡ vừa và nhỏ như các máy phát điện, máy biến áp, tủ điện... Các sản phẩm này được sủ dụng nhiều trong các công trình xây dựng, các chung cư.

Với các công ty xây dựng, nhân viên KD của công ty liên hệ

và làm việc trực tiếp với phòng dự án của các công ty xây dựng này. Nhân viên KD của DN tiến hành gửi báo giá, cung cấp các chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, đàm phán để ký hợp đồng cung cấp sản phẩm với các công ty xây dựng này. Khi hợp đồng đã được hai bên ký kết, DN tiến hành SX, cung cấp, giao hàng theo đúng điều kiện đã được soạn thảo trong hợp đồng cung cấp sản phẩm.

Tương tự với các công ty tư vấn thiết kế, các nhân viên KD của DN tiến hành tiếp cận và hợp tác với các công ty này tư vấn, giới thiệu sản phẩm của DN vào các công trình xây dựng của khách hàng. Đại đa số các công ty tư vấn thiết kế đều có một đội ngũ thi công công trình, vì vậy sau khi tư vấn các sản phẩm của DN vào công trình, DN sẽ tiến hành cung cấp các sản phẩm cho các công ty tư vấn thiết kế này để họ triển khai thi công, lắp đặt công trình.

- Kênh hai cấp:

Với dân số nước ta hiện nay hơn 90 triệu người, nhu cầu về sử dụng các loại động cơ điện cỡ nhỏ là tương đối lớn như các sản phẩm máy bơm nước được sử dụng phổ biến trong sinh hoạt của các hộ gia đình, tưới tiêu trong lĩnh vực nông nghiệp... Và các sản phẩm thông dụng như dây điện, Attomat được sử dụng nhiều, phổ biến ở trong các hộ gia đình. Vì vậy để mở rộng thị trường tiêu thụ thì các DN SXKD động cơ điện cần phải phát triển kênh phân phối hai cấp tới mọi vùng miền khu vực cả thành thị và nông thôn cũng như vùng cao...

Các DN trong ngành SXKD động cơ điện và thiết bị điện cần có chính sách khuyến mãi cho các đại lý có doanh thu lớn để từ đó khuyến khích sàng lọc những đại lý có năng lực KD, có uy tín trên thị trường và công ty có khả năng

26 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 27: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

đầu tư các dịch vụ hỗ trợ tốt hơn. Công ty đã thực hiện những hợp đồng kinh tế lớn với các nhà phân phối, các cửa hàng bán lẻ (tại các tỉnh thành trên cả nước). Các nhà phân phối, cửa hàng bán lẻ này hầu hết đã có sẵn mạng lưới phân phối rộng khắp bao gồm các đại lý, của hàng lớn nhỏ,…

Nhân viên KD của các DN SX và KD động cơ điện và thiết bị điện có trách nhiệm giữ liên hệ thường xuyên và mật thiết với các cửa hàng bán lẻ, nhà phân phối tại khu vực thị trường mình phụ trách nhằm triển khai các chương trình khuyến mại, tìm kiếm đơn hàng, thúc đẩy thanh toán và thu công nợ. Đồng thời cùng với các cửa hàng bán lẻ, nhà phân phối tiến hành tìm kiếm những khách hàng mới, mở rộng thị trường tiêu thụ và gia tăng doanh thu.

Tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát chặt chẽ các đại lý lớn để đảm bảo họ thực hiện tốt các cam kết với DN. Có biện pháp ưu đãi khuyến khích hoạt động tiêu thụ ở các đại lý một cách linh hoạt, trong đó phải đa dạng các hình thức thanh toán, thực hiện áp dụng hai mức giá bán buôn, bán lẻ một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ vận chuyển để khuyến khích các trung gian phân phối nỗ lực hơn nữa trong tiêu thụ. Uỷ quyền cho các đại lý lớn, ký hợp đồng bán hàng với khối lượng lớn, thúc đẩy họ tìm kiếm khách hàng mới.

Để tiếp tục mở rộng và chiếm lĩnh thị trường hơn nữa, trong thời gian tới các chi nhánh của các DN này cần thực hiện “giãn” mật độ đại lý phân phối theo hướng mở rộng mạng lưới tiêu thụ ra các vùng nông thôn, vùng xa có số đại lý ít hoặc chưa có, đồng thời công ty cần tìm hiểu rõ về yêu cầu, đòi hỏi của các đại lý trong tiêu thụ cũng như các vướng mắc, khó khăn của họ để có biện pháp giúp

đỡ, giải quyết và gắn bó quyền lợi của các đại lý với các quyền lợi của công ty.

Sau khi thực hiện phân cấp đại lý có thể sử dụng các biện pháp đãi ngộ đối với từng cấp đại lý, lựa chọn một số đại lý cấp 1 đủ tiêu chuẩn làm nòng cốt tại khu vực thị trường đó để kích thích hoạt động tiêu thụ. Hoặc thông qua đại lý cấp 1 để điều tiết, quản lý các đại lý phân phối khác. Điều này sẽ giảm mức độ chồng chéo trong phân phối, hạn chế mâu thuẫn trong kênh và khả năng cạnh tranh của các đại lý công ty trong cùng một khu vực thị trường. Các đại lý cấp 1 này có thể thực hiện chức năng thu thập thông tin thị trường, quảng cáo trực tiếp và thực hiện các chế độ với khách hàng tiêu dùng, với các đại lý khác một cách đầy đủ hơn, hiệu quả hơn. Đồng thời họ có thể phản ánh mọi vướng mắc, khó khăn của các đại lý trong khu vực, đề xuất phương án hữu hiệu để giải quyết. Như vậy họ đã san sẻ bớt công việc quản lý giám sát và kích thích tốt các đại lý cấp dưới trong khu vực thị trường đó.

Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Hiện tại, theo các chuyên gia: khó khăn lớn nhất của ngành SX thiết bị điện là có tới 60 - 80% nguyên liệu dùng trong sản xuất như đồng, nhôm, kẽm, thép kỹ thuật, dầu cách điện... đều phải nhập khẩu do trong nước chưa SX được. Do đó chi phí SX tăng cao làm giảm nguồn ngân quỹ cho việc phát triển hệ thống kênh phân phối của các DN trong ngành cũng như khó khăn trong cạnh tranh với các sản phẩm giá thấp của Trung Quốc, sản phẩm có chất lượng của Nhật, Đức, Mỹ…Vì vậy để cần khuyến khích các DN trong ngành SX, KD động cơ điện và thiết bị điện phát triển, Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ các DN, cụ thể:

Hoàn thiện chính sách thương mại, đặc biệt là chính sách xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ SX các sản phẩm thiết bị điện để tạo điều kiện cung cấp nguyên vật liệu nhanh chóng và giá cả hợp lý;

Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho các DN SX, KD thiết bị điện được vay vốn bằng đồng ngoại tệ để nhập khẩu nguồn vật tư, nguyên liệu (hiện trong nước không có nguồn khai thác) kịp thời phục vụ SX;

Nhà nước, các bộ ngành liên quan cần ban hành chính sách thông thoáng hơn nữa trong việc hỗ trợ các DN SX, KD thiết bị điện như: Chính sách đầu tư và hỗ trợ đầu tư, chính sách thuế quan, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách tỷ giá hối đoái, chính sách tín dụng và trợ cấp xuất khẩu…;

Hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường thuận lợi và ổn định cho SXKD trong nước;

Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với các DN đã chủ động thực hiện nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị theo công nghệ mới thay thế hàng nhập khẩu;

Đồng thời, hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các DN bằng cách hỗ trợ kinh phí tham gia triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu sản phẩm ngành thiết bị điện & động cơ điện tăng cường hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho đội ngũ kỹ thuật, cán bộ quản lý của DN.

Tài Liệu THAM KHảO1. Bộ Công Thương (2008), Quy hoạch

phát triển ngành sản xuất thiết bị điệngiai đoạn 2006 - 2015, tầm nhìn

đến năm 2025, Hà Nội.2. Wetbsite của Bộ Công Thương Việt

Nam http://www.moit.gov.vn3. Năng lượng Việt Nam (2012), Quy

hoạch phát triển điện lực Quốc gia giaiđoạn 2011-2020, có xét đến

năm 2030, tháng 7/2012.

27Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 28: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Vài nét về Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc

Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (Korea Development Bank - KDB) là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước được thành lập năm 1954 theo một đạo luật riêng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Tái thiết Hàn Quốc (Korea Reconstruction Bank). Mục tiêu hoạt động của ngân hàng này là cung ứng và quản lý nguồn vốn dành cho các ngành công nghiệp chủ yếu của Hàn Quốc.

Đến năm 2009, KDB chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn tài chính (KDB Financial Group) với 5 đơn vị thành viên hoạt động trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, đầu tư, quản lý tài sản. Đơn vị hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng được gọi là KDB Bank.

Đến hết năm 2014, Tập đoàn tài chính KDB được Chính phủ Hàn Quốc tổ chức lại sau khi hợp nhất với Công ty tài chính Hàn Quốc (Korea Finance Corporation). Theo mô hình này, KDB Bank trở thành công ty mẹ của Tập đoàn, còn các đơn vị thành viên khác của Tập đoàn tài chính KDB trước đây và các đơn vị thành viên của Công ty Tài chính Hàn Quốc trở thành đơn vị thành viên của KDB Bank.

Trải qua 60 năm hoạt động, KDB đã rất thành công trong việc hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp cũng như nền kinh tế của

Hàn Quốc. Ngoài vị thế đang nắm giữ là ngân hàng hàng đầu của Hàn Quốc trong lĩnh vực tài trợ phát triển vùng và tài trợ dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, KDB còn được mệnh danh là “Ngân hàng tiên phong của châu Á” và hiện đang từng bước mở rộng hoạt động của mình ra phạm vi toàn cầu với việc thành lập KDB châu Á, KDB châu Âu, KDB Brasil, KDB Ireland, KDB Uzebekistan… KDB cũng được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đánh giá rất cao với kết quả xếp hạng năm 2014 của Fitch là AA-, của Moody’s là Aa3, của S&P và R&I là A+…

Những điểm nổi bật trong quản lý rủi ro tín dụng của KDB

KDB coi quản lý rủi ro (QLRR) là nội dung trọng tâm trong công tác quản trị và là chìa khoá cơ bản tạo nên thành công của mình, do đó rất chú trọng công tác QLRR và nỗ lực đưa nó thành một hoạt động có vai trò quan trọng hàng đầu và toàn diện. Đặc biệt, KDB coi rủi ro tín dụng (RRTD) là rủi ro quan trọng nhất cần phải quản lý

trong hoạt động kinh doanh và sử dụng nhiều biện pháp để quản lý loại rủi ro này.

Những điểm nổi bật trong quản lý RRTD của KDB là

Thứ nhất, thiết lập bộ máy QLRR chuyên biệt.

Trước đây khi hoạt động theo mô hình tập đoàn tài chính, KDB đã thiết lập bộ máy QLRR tại Tập đoàn cũng như tại KDB Bank và các đơn vị thành viên khác với các thành tố chủ yếu gồm:

Ban QLRR (Risk Management Department) thuộc bộ máy điều hành: Ban này được thành lập ở Tập đoàn cũng như ở KDB Bank và các đơn vị thành viên khác, có trách nhiệm thiết lập các giới hạn tổng thể về rủi ro cho cả Tập đoàn; xác định giới hạn rủi ro từng loại của Tập đoàn (bao gồm cả RRTD) cũng như giới hạn rủi ro của các đơn vị thành viên; thiết lập giới hạn RRTD theo ngành và quản lý RRTD của từng ngành cụ thể.

Quản lý rủi ro tín dụng: Kinh nghiệm của ngân hàng phát triển hàn Quôc

Nguồn: Internet

� tS. nguyễn cảnh hiệpBan chính sach phat triển, vDB

28 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 29: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Giám đốc QLRR (Chief Risk Officer - CRO): Tập đoàn và mỗi đơn vị thành viên (bao gồm cả KDB Bank) đều có các CRO, làm chức năng tham mưu về chiến lược và chính sách QLRR của Tập đoàn và các đơn vị thành viên.

uỷ ban QLRR (Risk Management Committee) thuộc Hội đồng quản trị: Uỷ ban QLRR được thành lập ở Tập đoàn KDB cũng như ở các đơn vị trực thuộc. Uỷ ban này có 5 thành viên, trong đó chủ yếu là thành viên độc lập, chịu trách nhiệm ban hành các chiến lược, chính sách về QLRR, thiết lập các giới hạn về RRTD cho Tập đoàn cũng như các đơn vị thành viên và thực hiện việc quản lý tổng thể các vấn đề liên quan đến rủi ro.

Hội đồng QLRR (Risk Management Council): Hội đồng QLRR được thành lập ở cấp Tập đoàn cũng như đơn vị thành viên, trong đó Hội đồng QLRR ở cấp Tập đoàn gồm các thành viên là CRO của Tập đoàn, các CRO của các đơn vị thành viên và Trưởng ban QLRR của Tập đoàn. Hội đồng này có nhiệm vụ kiểm tra các nội dung cụ thể liên quan đến RRTD, bao gồm cả đo lường và quản lý RRTD cũng như xây dựng và áp dụng các chính sách về QLRR.

Sau khi chuyển sang hoạt động theo mô hình mới, KDB vẫn tiếp tục duy trì Uỷ ban QLRR thuộc Hội đồng quản trị. Uỷ ban này có Chủ tịch là một thành viên độc lập (outside director) và 5 thành viên khác, bao gồm cả Tổng giám đốc của KDB. Chức năng của Uỷ ban là xây dựng các chính sách về QLRR, tính toán mức an toàn vốn của ngân hàng và nghiên cứu các nội dung cần thiết liên quan đến QLRR, từ đó đưa ra các quyết định liên quan đến những vấn đề này. Uỷ ban QLRR cũng thực hiện việc soát xét tổng thể đối với các hoạt động liên quan đến QLRR cũng

như xem xét lại các quyết định của Hội đồng quản trị.

Trong cơ cấu của KDB theo mô hình mới vẫn có Ban QLRR. Ban này nằm trong khối QLRR (Risk Management Division) thuộc bộ máy điều hành, chịu trách nhiệm giám sát tổng thể công tác QLRR của KDB (bao gồm cả quản lý RRTD) và cung cấp thông tin liên quan đến rủi ro cho các thành viên Hội đồng quản trị và Ban điều hành.

Ngoài các bộ phận chuyên trách nói trên, KDB cũng thành lập một bộ phận không chuyên trách gọi là Uỷ ban thực hành QLRR (Risk Management Practice Committee). Uỷ ban này bao gồm các lãnh đạo chủ chốt trong các thành phần kinh doanh của KDB, có chức năng soát xét các vấn đề liên quan đến việc phân bổ hạn mức vốn cho các thành phần kinh doanh cũng như các vấn đề cần thiết khác liên quan đến rủi ro.

KDB cũng rất chú trọng thiết lập sự phối hợp giữa các ban nhằm nâng cao hiệu quả của công tác QLRR.

Thứ hai, thực hiện công tác QLRR qua nhiều tầng nấc.

Trước đây khi hoạt động theo mô hình Tập đoàn tài chính, Ngân hàng KDB và Tập đoàn KDB đều xây dựng và vận hành chính sách và chiến lược riêng về quản lý từng loại rủi ro cụ thể của Ngân hàng và của cả Tập đoàn, tuy nhiên các chính sách và chiến lược này đều phải phù hợp với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng cũng như phải phù hợp chính sách và chiến lược về QLRR tương ứng của Tập đoàn. Bộ máy QLRR ở cấp Tập đoàn không chỉ đảm nhiệm việc quản lý RRTD của Tập đoàn mà còn có nhiệm vụ kiểm soát công tác quản lý RRTD của Ngân hàng KDB và các đơn vị thành viên khác.

Còn hiện nay, khi chuyển sang hoạt động theo mô hình mới, KDB vẫn tiếp tục theo đuổi chính sách QLRR theo triết lý này. Theo đó, hoạt động QLRR nói chung và quản lý RRTD nói riêng của KDB được chia thành 2 tầng, trong đó tầng thứ nhất thực hiện việc đo lường và theo dõi rủi ro, còn tầng thứ hai sử dụng các thông tin về RRTD và các rủi ro khác thu được từ tầng thứ nhất để thực hiện các chiến lược quản trị của Ngân hàng.

Thứ ba, đo lường RRTD bằng phương pháp định lượng.

KDB thực hiện việc đo lường RRTD theo phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn hoá (Standardized Approach) và phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ (Internal Ratings-Based Approach).

Đối với phương pháp tiếp cận dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ, KDB áp dụng theo tiêu chuẩn Basel II. Còn đối với phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn hoá, KDB áp dụng các trọng số rủi ro (risk weight) dựa theo kết quả đánh giá của các tổ chức đánh giá tín nhiệm, bao gồm cả các tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế (OECD, S&P, Moody’s và Fitch) và các tổ chức đánh giá tín nhiệm của Hàn Quốc (Korea Investors Service Co., Ltd., NICE Investors Service Co., Ltd., Korea Ratings Co., Ltd.).

Kết quả xếp hạng tín dụng của KDB được thể hiện thành các hạng khác nhau dựa trên kết quả đánh giá khả năng trả nợ gốc và lãi của khoản vay. Theo mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ, KDB phân chia khách hàng của mình thành 20 hạng.

Thứ tư, chú trọng sử dụng kết quả xếp hạng trong quản lý RRTD.

29Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 30: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng, KDB thực hiện việc phân biệt đối xử đối với khách hàng trên nhiều khía cạnh khác nhau: quy trình xử lý khoản vay, hạn mức tín dụng, lãi suất cho vay, quản lý khoản vay sau khi giải ngân, đo lường RRTD, xác định giới hạn mất vốn cho phép…

Việc xếp hạng tín dụng của KDB được thực hiện định kỳ mỗi năm một lần. Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng tín dụng của khách hàng có sự thay đổi, KDB sẽ thực hiện việc điều chỉnh xếp hạng tín dụng của khách hàng một cách phù hợp.

KDB thực hiện việc phân loại nợ dựa trên kết quả phân tích và đánh giá RRTD. Tiêu chuẩn phân loại nợ do KDB xây dựng không chỉ phản ánh lịch sử trả nợ của người vay mà còn khả năng trả nợ của họ trong tương lai. Dựa vào các tiêu chuẩn này, KDB phân loại các khoản nợ thành 5 nhóm: “bình thường”, “cần chú ý”, “dưới chuẩn”, “nghi ngờ” hoặc “có khả năng mất vốn”. Kết quả phân loại nợ được KDB sử dụng để trích lập dự phòng rủi ro phù hợp, phòng khi không thu được nợ từ khoản vay.

Thứ năm, kiểm soát vấn đề tập trung tín dụng.

KDB thực hiện việc quản lý RRTD đối với từng khoản vay riêng lẻ cũng như toàn bộ danh mục cho vay.

Ở phạm vi các khoản vay riêng lẻ, KDB thực hiện việc quản lý RRTD theo từng khách hàng vay vốn. Còn ở phạm vi danh mục cho vay, KDB thực hiện việc kiểm soát nhằm giảm thiểu tập trung tín dụng vào một lĩnh vực cụ thể, đồng thời sắp xếp cơ cấu danh mục cho vay hợp lý để tối đa hoá lợi nhuận trong phạm vi rủi ro cho phép.

Để tránh tập trung tín dụng, KDB thực hiện việc quản lý chi tiết giới hạn tín dụng theo khách hàng, nhóm khách hàng và ngành kinh doanh. KDB cũng tiến hành đánh giá RRTD theo ngành định kỳ 2 lần mỗi năm, từ đó ban hành văn bản hướng dẫn riêng về quản lý RRTD đối với từng ngành cụ thể.

Thứ sáu, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh RRTD.

KDB theo dõi xếp hạng tín dụng của người vay từ khi bắt đầu vay đến khi thu hết nợ, đồng thời thực hiện việc kiểm tra định kỳ và giám sát thường xuyên tình trạng của người vay để ngăn ngừa phát sinh các khoản nợ xấu.

KDB cũng vận hành một hệ thống cảnh báo sớm (Early Warning System) để nhận diện những khách hàng có dấu hiệu mất khả năng trả nợ. Hệ thống này cung cấp thông tin về tình hình tài chính và các giao dịch tài chính của người vay cho nhân viên quản lý khách hàng và nhân viên tín dụng để theo dõi cũng như điều chỉnh xếp hạng tín dụng của người vay.

Theo hệ thống cảnh báo sớm này, những người vay có nhiều khả năng không trả được nợ được phân loại thành “khách hàng cảnh báo sớm” (early warning borrower) hoặc “khách hàng cần chú ý” (precautionary borrower). Đối với những khách hàng này, KDB xây dựng kế hoạch cụ thể và khả thi nhằm hỗ trợ khôi phục khả năng trả nợ phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng. Còn đối với các khách hàng mất khả năng trả nợ vay và được phân vào nhóm “khách hàng dưới chuẩn” (sub-standard borrower), KDB thậm chí còn áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn, bao gồm cả việc khởi kiện, xử lý tài sản bảo đảm hoặc kiểm soát các luồng tiền vào/ra nếu cần thiết.

Một số bài học từ hoạt động quản lý RRTD của KDB

Nghiên cứu hoạt động quản lý RRTD của KDB, có thể thấy ngân hàng này rất coi trọng và có những giải pháp hữu hiệu để quản lý RRTD trong quá trình hoạt động của mình. Từ thành công của KDB, có thể rút ra một số bài học về quản lý RRTD đối với các ngân hàng Việt Nam như sau:

Một là, quản lý RRTD phải được thực hiện một cách đồng bộ và có hệ thống, thông qua việc ban hành các chiến lược, chính sách về QLRR và thiết lập một bộ máy cùng với quy trình QLRR tương ứng. Việc tổ chức bộ máy QLRR chuyên biệt là điều kiện tiên quyết để hoạt động quản lý RRTD được thực hiện chuyên nghiệp và có hiệu quả.

Hai là, để phòng ngừa RRTD, ngoài việc thực hiện tốt khâu thẩm định dự án, phương án vay vốn và thẩm định năng lực khách hàng, ngân hàng cần chú trọng việc xác định hạn mức cho vay phù hợp đối với từng khách hàng và nhóm khách hàng cũng như từng ngành nhằm hạn chế tập trung tín dụng.

Ba là, trong công tác đo lường RRTD, cần coi trọng việc thiết lập và sử dụng các mô hình, công cụ hiện đại phục vụ việc lượng hoá RRTD. Đây chính là nền tảng để phân loại khách hàng và khoản vay theo mức độ rủi ro làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp QLRR phù hợp.

Bốn là, việc rà soát, đánh giá thường xuyên đối với từng khoản vay cũng như toàn bộ danh mục cho vay của ngân hàng cần được thực hiện thường xuyên nhằm phát hiện các vấn đề bất ổn để áp dụng biện pháp kiểm soát và xử lý RRTD một cách kịp thời và hiệu quả.

Tài Liệu THAM KHảO: - Báo cáo thường niên 2011,

2012, 2013, 2014 của KDB

30 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 31: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Dưới góc độ là một trong các đơn vị tác nghiệp, chúng tôi có một số ý kiến đóng góp đối với

Dự thảo, cụ thể như sau:

1. Điều 4 Chương i - Giải thích từ ngữ, đề xuất ý kiến tại 2 khoản, gồm:

Khoản 2 - quy định về khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán... VDB đang trong giai đoạn phát triển, cần mở rộng các đối tượng khách hàng nên chúng ta không nên bó gọn việc khách hàng sử dụng dịch vụ phải là khách hàng có quan hệ hoặc có liên quan đến nhiệm vụ của VDB. Vì việc đặt ra tiêu chí này cũng gây không ít khó khăn trong việc thực hiện của các chi nhánh trong tiếp xúc với khách hàng. Một số khách hàng trong quá khứ có quan hệ với VDB, tuy nhiên do chính sách thay đổi nên tạm thời không còn quan hệ tín dụng. Như vậy, theo quy chế này thì có chấm dứt cung cấp dịch vụ cho các đối tượng khách hàng này hay không?

Khoản 5 - Quy định về tài khoản thanh toán chung: Cần thay thế từ “quy định” bằng từ “thỏa thuận” tại câu thứ 2 “Mục đích sử dụng tài khoản thanh toán chung...” sẽ hợp lý hơn giữa ngân hàng và các khách hàng, từ “quy định” không mang tính chất giao thoa thỏa thuận giữa hai bên.

2. Điều 5 Chương i - Quy định về các hành vi bị cấm:

Cần bổ sung theo điểm 6 “Các hành vi khác bị pháp luật nghiêm cấm” để mở rộng nội dung của quy định này, chặt chẽ hơn vì các

hành vi bị pháp luật nghiêm cấm có thể được quy định tại nhiều văn bản pháp quy và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bổ sung từng thời điểm phù hợp với tình hình thực tế của các hành vi phạm tội.

3. Khoản 2 Điều 7 Chương ii - Quy định về việc trả lãi đối với số dư trên tài khoản:

Đề nghị bỏ cụm từ “Mức lãi suất”. Câu “Số dư trên tài khoản thanh toán được hưởng lãi theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn do VDB ấn định và niêm yết công khai theo quy định của pháp luật” đã súc tích và thể hiện đầy đủ ý

trong đó đã bao gồm mức lãi suất do VDB ấn định.

4. Điều 8 Chương ii - Quy định về ủy quyền trong sử dụng tài khoản.

Chúng tôi cho rằng vì đây là văn bản quy chế nên ta chỉ cần quy định các nội dung chung, còn các chi tiết thực hiện nên ban hành bằng các văn bản hướng dẫn thực hiện.

Do đó, chúng tôi đề nghị sửa đổi, bổ sung ở hai điểm.

Điểm thứ nhất, ở khoản 2: Đề nghị bỏ câu thứ 2 vì theo quan điểm trên câu này mang ý nghĩa

gÓP Ý đỐi VỚi dự thẢOQuy ChẾ ThAnh TOÁn KhÔng dÙng TIỀn MẶT

� phòng tài chính Kế toánSở giao dịch ii, vDB

Thưc hiện chỉ đạo của ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) tại văn bản số 2750/nHpT-TCKT ngày 13/7/2015 về việc tham gia ý kiến Dư thảo Quy chế thanh toán không dùng tiền mặt.

Nguồn: Internet

31Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 32: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

chi tiết không cần phải quy định ở quy chế và bổ sung ở cuối câu 1 nội dung “...theo quy định của pháp luật về ủy quyền và điều lệ, quy định của tổ chức mở tài khoản” để tạo sự chặt chẽ trong quy định này.

Điểm thứ hai, phần nội dung của khoản 3, đề nghị sửa lại câu “Để ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản phải gửi VDB, nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền...”, sử dụng dấu phẩy giữa câu này rất dễ gây hiểu nhầm rằng khách hàng phải gửi văn bản ủy quyền cho cả VDB và chi nhánh VDB nơi khách hàng mở tài khoản, để tránh gây hiểu nhầm ta sửa thành “... chủ tài khoản phải gửi VDB (nơi mở tài khoản) văn bản ủy quyền...”; đồng thời ở câu này cũng nên bỏ nội dung “(trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu), nội dung này quá chi tiết không cần phải đưa vào quy chế.

Tại Điều 9 Chương ii của quy chế này khá chi tiết: Đề nghị chỉ ghi chung là “Các quy định cụ thể về hình thức mở tài khoản thanh toán; hồ sơ, thủ tục và trình tự mở tài khoản thanh toán; quản lý hồ sơ tài khoản thanh toán; sử dụng tài khoản; tạm khóa, phong tỏa

và đóng tài khoản thanh toán... do VDB quy định phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quy định của pháp luật có liên quan.”

Đồng thời ở nội dung này, chúng tôi kiến nghị VDB nghiên cứu và ban hành mẫu đăng ký mở tài khoản tích hợp với Hợp đồng mở tài khoản để giảm bớt các thủ tục hành chính.

Tại Điều 10 Chương iii của quy chế này quy định về chứng từ thanh toán: Đề nghị sửa lại đoạn đầu tiên “chứng từ thanh toán là những chứng từ ngân hàng dùng làm căn cứ để thực hiện các dịch vụ thanh toán”, vì bộ chứng từ thanh toán có thể gồm nhiều chứng từ kèm theo nên dùng từ “một” không hợp lý.

Tại Điều 13 Chương iii: Quy định về dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi. Tại khoản 1, để nội dung chặt chẽ hơn, đề nghị sửa bồ sung lại như sau “Dịch vụ thanh toán lệnh chi, ủy nhiệm chi (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán ủy nhiệm chi) là việc VDB thực hiện yêu cầu của bên trả tiền theo lệnh chi, Ủy nhiệm chi trích một số tiền nhất định trên tài khoản thanh toán của bên trả tiền để trả hoặc chuyển tiền cho bên thụ

hưởng. Bên thụ hưởng có thể là bên trả tiền.”

Cũng như lý do trên, chúng tôi đề nghị sửa lại tại khoản 1 Điều 14 Chương III, quy định về dịch vụ thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu như sau “Dịch vụ thanh toán nhờ thu, ủy nhiệm thu (sau đây gọi là dịch vụ thanh toán ủy nhiệm thu) là việc VDB thực hiện theo đề nghị của bên thụ hưởng (theo Ủy nhiệm thu) thu hộ một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của bên trả tiền để chuyển cho bên thụ hưởng…”

Tại khoản 1, Điều 18, Chương iV: Quy định quyền của VDB, chúng tôi góp ý điều chỉnh một số điểm như sau:

Gạch đầu dòng thứ nhất: Đề nghị bổ sung như sau “Để thu các khoản nợ đến hạn, quá hạn, tiền lãi, phí của các khoản vay/bảo lãnh và các chi phí phát sinh ...”.

Gạch đầu dòng thứ 3: bổ sung “... và phải thông báo cho chủ tài khoản biết các nội dung điều chỉnh”

Tại Điều 19, Chương iV: Quy định về nghĩa vụ của VDB, bổ sung hai điểm sau để nội dung quy định chặc chẽ và hợp lý. Một, tại khoản 2, đề nghị bổ sung nội dung trong ngoặc đơn “(trường hợp khách hàng là tổ chức không thuộc đối tượng bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng)”. Hai, tại khoản 3, đề nghị bổ sung “; niêm yết công khai về các quy định, thủ tục và phí dịch vụ thanh toán”.

Trên đây là một số ý kiến đóng góp của chúng tôi cho Dự thảo Quy chế thanh toán không dùng tiền mặt của VDB. Hy vọng những góp ý này sẽ góp phần hữu ích trong việc xây dựng quy chế thanh toán không dùng tiền mặt của VDB.

Nguồn: Internet

32 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 33: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Đó là một trong 05 yêu cầu đặt ra trong giai đoạn I (từ năm 2013 đến năm 2015) của quá

trình tái cơ cấu lại hoạt động Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) theo Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 369/QĐ-NHPT ngày 28/02/2013.

Để thực hiện mục tiêu nói trên, ngày 24/3/2015, Hội đồng quản lý VDB đã ban hành Nghị quyết số 64/NQ-HĐQL về việc tổ chức, sắp xếp lại các Chi nhánh, Sở Giao dịch VDB. Triển khai thực hiện Nghị quyết này, Tổng giám đốc VDB đã ban hành Quyết định thành lập 07 Chi nhánh Khu vực trên cơ sở giải thể, tổ chức lại 15 Chi nhánh VDB tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Như vậy, kể từ ngày 01/5/2015 với số lượng 46 Chi nhánh, Sở Giao dịch (trong đó có 12 Chi nhánh Khu vực) về cơ bản VDB đã đáp ứng yêu cầu về số lượng theo Chiến lược phát triển.

Việc đi vào hoạt động theo mô hình chi nhánh khu vực có thể xem là một bước ngoặt mới ở những chi nhánh được tổ chức lại. Mặc dù, đã có bước chuẩn bị trong nhiều năm gắn với các Đề án tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển, song khi đi vào thực tiễn triển khai không tránh khỏi những lúng túng, bỡ ngỡ. Kèm theo đó là những diễn biến đa chiều về mặt tâm tư, tình cảm của cán bộ, viên chức và người lao động (gọi chung là CBVC). Từ đó, đặt ra nhiều vấn đề đòi hỏi cần có sự tập trung trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhằm giảm thiểu những tác động bất lợi. Trong đó, công tác lãnh đạo về mặt tư tưởng vốn đã được xem là trọng tâm của mỗi cấp ủy đảng ở cơ sở thì nay lại càng phải được chú trọng và xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu.

Để thực hiện tốt công tác tư tưởng cho CBVC không thể thiếu vai trò của Công đoàn cơ sở (CĐCS) trong việc tuyên truyền,

giáo dục giúp CBVC nâng cao về mặt nhận thức, hiểu rõ, hiểu đúng chủ trương của lãnh đạo VDB. Cùng với đó là chú trọng thực hiện tốt quy chế dân chủ trong mọi hoạt động tạo sự đồng thuận cao trong CBVC; trực tiếp tìm hiểu và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của CBVC; chủ động tham gia có trách nhiệm trong việc bố trí, sắp xếp vị trí làm việc phù hợp với trình độ chuyên môn, năng lực công tác; đảm bảo các chế độ, quyền lợi CBVC theo quy định.

Từ thực tiễn trong thời gian qua, có thể rút ra mấy bài học kinh nghiệm về lãnh đạo công tác tư tưởng CBVC trong quá trình triển khai tái cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy các Chi nhánh theo mô hình mới (Khu vực):

Thứ nhất, chú trọng thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Mọi chủ trương, quyết định đưa ra trong quá trình triển khai tái cơ cấu đều phải tuân thủ nguyên tắc tập trung, dân chủ; công khai,

Vai trò của Công đoàn cơ sở trong tổ chức, sắp xếp lại

“Tổ chức lại bộ máy các Chi nhánh và Sở giao dịch cho phù hợp với định hướng về phạm vi, quy mô hoạt động theo hướng hình thành các Chi nhánh Khu vưc, theo đó đến cuối năm 2015 toàn hệ thống còn khoảng 45 Chi nhánh”.

các Chi nhánh, Sở Giao dịch trực thuộc VDB � Lê ngọc châu

chi nhanh vDB Khu vực Bến tre - tiền giang

Nguồn: Internet

33Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 34: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

minh bạch; thấu tình, đạt lý. Từ đó kiến tạo niềm tin của CBVC đối với sự lãnh đạo của cấp ủy, điều hành của Ban giám đốc; tránh tư tưởng lo lắng, hoài nghi khi tổ chức lại.

Thứ hai, phát huy đầy đủ vai trò của các đoàn thể, nhất là tổ chức CĐCS trong công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động; chủ động phòng ngừa, uốn nắn các quan điểm sai trái, lệch lạc. Đề cao trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong việc tham gia đảm bảo quyền lợi chính đáng và hợp pháp của CBVC.

Thứ ba, đề cao tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Mỗi đảng viên phải là hạt nhân cơ sở, là cầu nối, là kênh thông tin để tiếp nhận, phân tích và phản ánh với cấp ủy để từ đó có những chủ trương, quyết sách lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp với thực tiễn. Đồng thời, mỗi đảng viên, nhất là đảng viên giữ các chức danh chủ chốt tại đơn vị phải là tấm gương tốt để quần chúng tin tưởng noi theo.

Định hướng công tác tư tưởng và giải pháp trong thời gian tới

Điều 10, Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động…, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;… giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Công đoàn có vai trò to lớn trong việc góp phần xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động

của hệ thống chính trị. Tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân, bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm thực thi pháp luật và để Nhà nước thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân; đảm bảo sự ổn định về chính trị. Trong lĩnh vực văn hoá - tư tưởng, Công đoàn phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục CBVC nâng cao lập trường giai cấp, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động, phát huy những giá trị cao đẹp, truyền thống văn hoá dân tộc và tiếp thu những thành tựu tiên tiến của văn minh nhân loại góp phần xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.

Từ nhận thức nêu trên, gắn với thực tiễn yêu cầu nhiệm vụ và tình hình hoạt động của VDB trong tiến trình triển khai thực hiện Chiến lược phát triển, việc tiếp tục sắp xếp, tổ chức lại các chi nhánh theo mô hình Chi nhánh khu vực hoặc Chi nhánh Vùng, miền,… là tất yếu khách quan. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải thực hiện tốt công tác tư tưởng, chính trị, duy trì sự ổn định, đoàn kết nội bộ, xây dựng Chi nhánh khu vực thật sự vững mạnh. Một số giải pháp cần tiếp tục quan tâm thực hiện là:

- Phải tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác tư tưởng bằng nghị quyết, chỉ thị, chương trình hành động. Đồng thời, xây dựng, ban hành đầy đủ, kịp thời quy chế phối hợp, phân công công tác cụ thể giữa Cấp ủy đảng với Ban chấp hành CĐCS.

- Chú trọng phát huy đầy đủ, có hiệu quả vai trò CĐCS trong công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho CBVC

về quan điểm, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; đề cao tính thượng tôn, tuân thủ pháp luật trong công tác cũng như trong sinh hoạt.

Kiện toàn nhân sự Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở theo đúng quy định để giúp cấp ủy lãnh đạo thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, mở rộng dân chủ trực tiếp, tạo sự đồng thuận cao trong nhận thức và hành động của CBVC.

Thứ tư, coi trọng và thực hiện có hiệu quả cơ chế đối thoại giữa lãnh đạo đơn vị với CBVC (trực tiếp hoặc thông qua vai trò đại diện của BCH CĐCS) để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của CBVC, hoàn thiện cơ chế điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ hoặc kịp thời giảỉ quyết những kiến nghị chính đáng, hợp lý, hợp tình, tạo niềm tin cho CBVC.

BCH CĐCS chú trọng hơn công tác nắm bắt dư luận trong quần chúng, theo sát diễn biến tư tưởng, tâm tư nguyện vọng CBVC nhằm kịp thời tham mưu cho cấp ủy, phối hợp thủ trưởng đơn vị có giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác tư tưởng đối với CBVC Chi nhánh.

Tóm lại, phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò của CĐCS, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng môi trường công tác tốt, ổn định đoàn kết nội bộ... sẽ tạo được nền tảng quan trọng để hoạt động Chi nhánh Khu vực/vùng miền nhanh chóng ổn định, triển khai thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, tạo tiền đề phát triển bền vững, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

34 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 35: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Việc cho vay ưu đãi đối với dự án trồng mới rừng đã làm thay đổi nhận thức của người

dân về phát triển kinh tế lâm nghiệp và thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, đồng thời tạo đà cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển, đẩy nhanh tiến trình xã hội hóa trồng rừng, gắn lợi ích của doanh nghiệp, người dân với trồng rừng. Chính sách này thực sự là hướng đi tích cực trong việc xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đang tích cực đẩy nhanh công tác tái cơ cấu các công ty nông, lâm nghiệp Nhà nước theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị; Nghị định số 118/2014/NĐ-CP

ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Các công ty nông, lâm nghiệp thuộc quyền quản lý của các địa phương, tập đoàn, tổng công ty và Bộ, ngành chủ quản, quản lý hàng triệu héc ta đất trên toàn quốc cần phải được đổi mới, sắp xếp lại dưới hình thức là công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên để thoát khỏi bao cấp, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, có một thực trạng còn các khoản nợ vay cũ của các công ty nông, lâm trường tồn tại từ những năm trước, qua nhiều đời lãnh đạo, quản lý là gánh nặng khó xử lý để chuyển đổi mô hình hoạt động. Vấn đề này, hiện tại cũng đang được Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp đang quan tâm xử lý.

Hiện nay, các đơn vị thuộc VDB tích cực bám sát tiến trình sắp xếp, đổi mới của công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị; Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; chủ trương sắp xếp, đổi mới của các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước (có công ty nông, lâm nghiệp).

Theo quy định của Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp và Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn xây dựng Đề án và Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014: các Công ty nông, lâm

Xử lý các khoản nợ vay của các đơn vịnông, lâm nghiệpkhi sắp xếp, đổi mới

� Lê ngọc Quangchi nhanh vDB Bắc giang

Trong thời gian qua, VDb đã thể hiện vai trò tích cưc, góp phân đưa nguồn vốn tín dụng ưu đãi đến các doanh nghiệp, các nông, lâm trường để thưc hiện tốt dư án trồng rừng.

Nguồn: Internet

35Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 36: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

nghiệp có trách nhiệm lập Đề án trình UBND cấp tỉnh (đối với công ty trực thuộc tỉnh); tập đoàn, tổng công ty (đối với công ty trực thuộc tập đoàn, tổng công ty); bộ, ngành chủ quản (đối với các công ty do các bộ, ngành làm đại diện chủ sở hữu vốn) thẩm định. UBND cấp tỉnh, tập đoàn, tổng công ty, bộ, ngành chủ quản căn cứ các đề án sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp đã được thẩm định, tổng hợp thành Phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lập nghiệp do địa phương, tập đoàn, tổng công ty, bộ, ngành mình quản lý; sau khi phương án tổng thể được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND cấp tỉnh, tập đoàn, tổng công ty, bộ, ngành chủ quản phê duyệt Đề án của công ty nông, lâm nghiệp trực thuộc và tổ chức thực hiện.

Theo đánh giá, hiện nay nhiều Bộ, ngành và địa phương còn lúng túng trong quá trình sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp dẫn đến tiến độ thực hiện rất chậm. Đến cuối tháng 5/2015 mới chỉ có 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Lạng Sơn hoàn thành xong quy hoạch sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp đặc thù. Như vậy, để có thể lên phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp do địa phương, tập đoàn, tổng công ty, bộ, ngành mình quản lý rất cần có hướng dẫn xử lý các khoản nợ của các doanh nghiệp trên.

Hiện nay, khoản nợ đối với các Doanh nghiệp Nhà nước nói chung và các công ty nông, lâm nghiệp nói riêng đang có quan hệ vay vốn của VDB được thực hiện theo Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Quyết định số 17/QĐ-HĐQL ngày 17/3/2008 của Hội đồng quản lý VDB: ban hành Quy chế xử lý rủi ro vốn tín dụng

đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Quyết định số 69/QĐ-HĐQL ngày 04/9/2014 của Hội đồng quản lý VDB ban hành Quy chế hướng dẫn thực hiện Đề án xử lý nợ xấu tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại VDB theo Quyết định số 2619/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, hướng dẫn xử lý rủi ro tại Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 và Quyết định số 17/QĐ-HĐQL ngày 17/3/2008 của Hội đồng quản lý VDB là hướng dẫn cho việc thi hành Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước (hiện tại, Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 có hiệu lực thi hành từ kể từ ngày 20/10/2011 đã thay thế Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006); Quyết định số 17/QĐ-HĐQL ngày 17/3/2008 quy định xử lý rủi ro cho các đối tượng thực hiện chuyển đổi sở hữu (cổ phần hoá, giao công ty cho tập thể người lao động, bán công ty Nhà nước) theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có khó khăn về tài chính nhất thiết phải được xử lý (đối với khách hàng là Công ty Nhà nước), không quy định đối tượng chuyển đổi sở hữu (Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành Ban quản lý rừng phòng hộ...); Quyết định số 69/QĐ-HĐQL ngày 04/9/2014 của Hội đồng quản lý VDB về việc ban hành Quy chế hướng dẫn thực hiện Đề án xử lý nợ xấu tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tại VDB: Phạm vi xử lý các khoản nợ xấu đến ngày 31/12/2013.

Đồng thời, với quy định hiện hành, trong quá trình cổ phần hóa nếu doanh nghiệp cổ phần hóa có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ quá hạn vay của VDB do kinh doanh thua lỗ thì xử lý nợ theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng;

Các khoản lỗ sau khi đã xử lý theo các quy định nêu trên tính đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp mà vẫn còn các khoản nợ đọng của VDB, thì doanh nghiệp cổ phần hóa có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện xóa nợ lãi vay theo quy định hiện hành của Nhà nước về xử lý nợ tồn đọng được áp dụng cho các đối tượng cổ phần hóa theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Chưa có hướng dẫn xử lý nợ cho các đối tượng chuyển đổi sở hữu theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 (đối tượng thực hiện chuyển đổi là các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã được chuyển đổi theo Nghị định số 170/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nông trường quốc doanh; Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh; Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ về chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu).

Từ những bất cập như trên, việc hướng dẫn xử lý các khoản nợ vay của công ty nông, lâm nghiệp khi thực hiện sắp xếp, đổi mới của công ty nông, lâm nghiệp là vấn đề cấp thiết (VDB cần hướng dẫn cơ chế tài chính trong chuyển đổi doanh nghiệp phản ánh đặc thù lâm nghiệp). Xin có đề xuất giải pháp khi thực hiện sắp xếp, đổi mới của công ty nông, lâm nghiệp, như sau:

Một là, các đơn vị thuộc hệ thống VDB chủ động kiểm tra, rà

36 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 37: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

soát danh sách các khách hàng là công ty nông, lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp, đổi mới, khẩn chương rà soát hồ sơ đối với các dự án/khoản vay, nắm bắt tiến độ, nội dung đề án và phương án tổng thể sắp, đổi mới công ty nông, lâm nghiệp theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ và Thông tư số 02/2015/TT-BNNPTNT ngày 27/01/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong trường hợp các khoản nợ VDB cần được xử lý nhưng chưa có cơ chế thì báo cáo đề xuất về Hội sở chính để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo tinh thần chỉ đạo tại Thông báo số 22/TB-NHPT ngày 23/7/2015 của VDB.

Hai là, sau khi công ty nông, lâm nghiệp có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện sắp xếp, đổi mới theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, VDB và công ty nông, lâm nghiệp phải thực hiện ngay việc đối chiếu, xác nhận khoản nợ vay cần phải xử lý, tài sản bảo đảm của khoản nợ vay trên cơ sở hợp đồng tín dụng, hồ sơ về tài sản bảo đảm tiền vay, khế ước nhận nợ và các tài liệu khác có liên quan.

Ba là, đề xuất hướng dẫn xử lý các khoản nợ vay của công ty nông, lâm nghiệp khi thực hiện sắp xếp, đổi mới của công ty nông, lâm nghiệp.

Về đối tượng áp dụng: Các công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP; nông, lâm trường quốc doanh Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP.

Về nguyên nhân được xử lý rủi ro: Khách hàng là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP; nông, lâm trường quốc doanh Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP thực hiện chuyển đổi sở hữu theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có khó khăn về tài chính, không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn cho Chi nhánh Ngân hàng Phát triển như cam kết trong hợp đồng tín dụng (Phụ lục hợp đồng tín dụng) đã ký, nhất thiết phải được xử lý.

Về thời điểm xem xét xử lý rủi do: Việc xem xét xử lý rủi ro được thực hiện trên cơ sở thực tế phát sinh theo quy định của pháp luật về chuyển đổi sở hữu.

Về biện pháp xử lý rủi ro: VDB được thực hiện theo các biện pháp xử lý rủi ro của Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 và áp dụng cho từng loại hình chuyển đổi:

+ Đối với công ty nông, lâm nghiệp được tiếp tục duy trì, củng cố, phát triển và tái cơ cấu theo khoản 1 Điều 4, khoản 2 Điều 8 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP.

+ Đối với công ty nông, lâm nghiệp chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, ban quản lý rừng phòng hộ theo Điều 5, Điều 6, khoản 3 Điều 8, Điều 9, Điều 10 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP.

+ Đối với công ty nông, lâm nghiệp giải thể theo Điều 7 và Điều 11 Nghị định số 118/2014/NĐ-CP.

+ Xử lý nợ vay đối với trường hợp đất của công ty nông, lâm nghiệp bàn giao về địa phương quản lý mà tài sản trên đất hình thành từ nguồn vốn vay VDB.

Về thẩm quyền xử lý nợ: Cần hướng dẫn cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan có liên quan, trách nhiệm của VDB và của khách hàng trong qúa trình xử lý nợ.

Về hồ sơ xử lý nợ: Được áp dụng theo Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 và Quyết định số 17/QĐ-HĐQL ngày 17/3/2008 của Hội đồng quản lý VDB về việc Ban hành Quy chế xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Nguồn: Internet

37Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 38: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Ban KTNB được thành lập theo Quyết định số 49/QĐ-NHPT ngày 26/01/2010 về việc ban

hành quy định tổ chức hoạt động của bộ máy kiểm tra nội bộ trong hệ thống VDB. Hiện nay, Ban gồm 3 phòng chức năng và 24 CBVC, với các nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện công tác kiểm tra, tự kiểm tra trong toàn hệ thống; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng chống rửa tiền; phòng, chống tham nhũng trong hệ thống VDB. Với chức năng, nhiệm vụ được giao, đòi hỏi cán bộ viên chức Ban KTNB phải có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn vững vàng; có phẩm chất đạo đức, có trách nhiệm cao, khách quan, thận trọng, minh bạch, rõ ràng và sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ.

Nhận thức sâu sắc trách nhiệm của Ban và từng cá nhân, những năm qua, trong giai đoạn nhiều khó khăn của nền kinh tế nói chung, của VDB nói riêng, Ban KTNB luôn chủ động triển khai nhiệm vụ, cải tiến và đổi mới phong cách làm việc, không ngừng nâng cao chất lượng

chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc. Từ đó, góp phần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động nghiệp vụ của VDB.

Là đơn vị tham mưu cho Lãnh đạo VDB ban hành các quy định về công tác kiểm tra nội bộ, trong giai đoạn 2010-2014, Ban đã xây dựng được hệ thống các quy định trong công tác kiểm tra của VDB áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống, gồm: Quy định về công tác kiểm tra trong hệ thống, quy định về Đề cương kiểm tra, quy định về mẫu phiếu kiểm tra đối với 15 loại hình nghiệp vụ chính của hệ thống. Trong quá trình triển khai, các quy định này đã được các Chi nhánh đánh giá là đầy đủ, chi tiết, giúp các đơn vị triển khai có chất lượng công tác kiểm tra, khắc phục, chấn chỉnh sau kiểm tra.

Định kỳ hàng năm, Ban KTNB xây dựng kế hoạch kiểm tra đối với các đơn vị trong toàn hệ thống. Mỗi năm, Ban thực hiện công tác kiểm tra, rà soát toàn diện hoặc theo chuyên đề đối với

hàng chục chi nhánh, sở giao dịch trong toàn hệ thống. Ban cũng thường xuyên cử cán bộ tham gia các đoàn công tác dài ngày để rà soát các hoạt động nghiệp vụ, tham gia tổ xử lý, thu hồi nợ tại các đơn vị cơ sở. Việc đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sắp xếp cán bộ tham gia các đoàn công tác đảm bảo phát huy tốt năng lực trình độ của cán bộ cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của CBVC (bố trí Trưởng, phó các đoàn công tác đều do cán bộ chủ chốt đảm nhận, trong đó trưởng đoàn là Lãnh đạo Ban, Trưởng phòng và phó đoàn là Lãnh đạo phòng).

Tập thể điển hình tiên tiến của VDB giai đoạn 2010 - 2015

Hoạt động Kiểm tra nội bộ (KTnb) luôn được ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) xác định là một nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên của hệ thống. bộ máy KTnb trong hệ thống VDb gồm ban KTnb ở Hội sở chính và phòng Kiểm tra tại các Sở giao dịch, Chi nhánh.

Chú trọng nâng cao chất lượng công táckiểm tra, kiểm soát các mặt hoạt động nghiệp vụ của VDB

38 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 39: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Qua kết quả kiểm tra, Ban đã tổng hợp các nhóm sai sót thường gặp của từng loại hình nghiệp vụ để phổ biến trong toàn hệ thống, qua đó giúp các đơn vị rút kinh nghiệm và tránh lặp lại các sai sót tương tự, hạn chế rủi ro; góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kiểm tra tại các đơn vị… Đồng thời, tham mưu, đề xuất những nội dung hướng dẫn chi tiết có ý nghĩa thiết thực trong việc phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ để đáp ứng với yêu cầu quản lý điều hành của VDB hàng năm và từng thời kỳ (về rà soát lại toàn bộ hợp đồng tín dụng tại Hội sở chính và Chi nhánh; về chế độ kiểm soát đặc biệt đối với hoạt động của các đơn vị trong hệ thống; Quy định về giám sát đặc biệt đối với các dự án, khoản vay của khách hàng; văn bản hướng dẫn việc rà soát hồ sơ hỗ trợ lãi suất 4%...).

Được giao là đầu mối liên hệ và làm việc với các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (kiểm toán, thanh tra, công an...), Ban đã hoàn thành tốt nhiệm vụ từ công tác chuẩn bị đến tổ chức thực hiện theo yêu cầu của các Đoàn thanh tra, kiểm toán. Các loại báo cáo, tài liệu, hồ sơ, công tác hậu cần... đều được triển khai một cách đồng bộ, nhanh chóng, kịp thời và đảm bảo theo yêu cầu đề ra, luôn được lãnh đạo VDB và các cơ quan đánh giá cao về tinh thần phối hợp công tác. Việc tổng hợp

kết quả thanh tra, kiểm tra, kiểm toán cụ thể, nhanh chóng để kịp thời tham mưu cho Lãnh đạo VDB ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trong hệ thống tổ chức kiểm điểm trách nhiệm và khắc phục kịp thời các sai sót, tồn tại mà thanh tra, kiểm toán, kiểm tra phát hiện.

Đối với nhiệm vụ phòng chống tham nhũng tại VDB, trong giai đoạn 2010-2014, Ban KTNB đã tham mưu để triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ các ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; trình Tổng giám đốc ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn triển khai công tác này trong hệ thống Hoàn thành Dự thảo Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng chống tham nhũng của Chính phủ tại VDB; Xây dựng và kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng của VDB theo Nghị quyết số 21/NQ ngày 12/5/2009. Trình Tổng giám đốc ban hành Quyết định kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng của VDB. Thường xuyên theo dõi, báo cáo tình hình triển khai công tác phòng, chống tham nhũng, việc tặng quà, nhận quà và xử lý quà tặng của hệ thống cho Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng.

Về công tác phòng chống rửa tiền, trong giai đoạn 2010-2014 Ban KTNB đã tham mưu trình Tổng Giám đốc ban hành Quy định về

công tác phòng, chống rửa tiền, thành lập Tiểu ban phòng chống rửa tiền trong hệ thống thay thế quy định đã ban hành từ năm 2007. Kịp thời hướng dẫn các Chi nhánh trong việc cảnh báo, giám sát các nảy sinh từ các giao dịch đáng ngờ trong hoạt động. Hầu hết các vụ việc giải quyết liên quan đến phòng, chống rửa tiền đều được quản lý, xử lý và lưu trữ theo chế độ “MẬT”.

Nhiệm vụ kiểm tra nhiều khó khăn, phức tạp, có khi không tránh khỏi những đụng chạm, nhạy cảm; nhiệm vụ cũng đòi hỏi những chuyến công tác dài ngày, có khi cả tháng hoặc vài tháng... Vượt qua những khó khăn, thách thức, Tập thể Ban KTNB luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể; học hỏi, nâng cao nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp; phối hợp tốt với các cơ quan thanh tra, kiểm tra và các cơ quan có liên quan để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Những cố gắng nỗ lực của Ban KTNB đã được ghi nhận bằng những danh hiệu thi đua: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm (2010) Tập thể lao động Xuất sắc các năm (2010; 2012; 2014); Đạt giải nhất phong trào thi đua năm 2012 toàn hệ thống; giải Nhì Cụm thi đua Hội sở chính năm (2010) giải Ba Cụm thi đua Hội sở chính các năm (2013, 2014). Năm 2015, Ban được công nhận là Tập thể Điển hình tiên tiến của VDB giai đoạn 2010 -2014.

� hoa nguyễn

39Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 40: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Năm 1983, tốt nghiệp khoa Kinh tế Trường Đại học Nông nghiệp IV TP. Hồ Chí Minh,

được giữ lại Trường làm giảng viên nhưng anh đã xin được về công tác tại quê nhà, với tâm niệm phải cố gắng làm được cái gì đó cho quê hương. Anh đã trải qua nhiều đơn vị công tác với những công việc khác nhau và phải luôn đối mặt với không ít gian nan, thử thách. Đầu những năm 1990, công trình Nhà máy đường Phú Yên được khôi phục cũng là lúc anh vừa tốt nghiệp Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc trở về, anh được bổ nhiệm làm Phó Ban quản lý công trình rồi Trưởng ban. Năm 1995, khi công trình hoàn thành, anh được bổ nhiệm làm Giám đốc đầu tiên của Công ty Mía đường Tuy Hòa, anh thuộc hàng ngũ Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước trẻ nhất nước lúc bấy giờ. Năng động và xông xáo trong mọi lĩnh vực công tác, nặng tình với quê hương, anh đã làm được điều mình mong muốn, đó là những đóng góp tích cực của cá nhân anh cho sự nghiệp phát triển công nghiệp mía đường, góp phần quan trọng tạo cơ hội thoát nghèo cho hàng vạn nông dân Phú Yên. Với những thành tích nổi bật trong quá trình phấn đấu của mình, anh được nhận Huy chương danh dự của Ban chấp hành TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được công nhận Chiến sĩ thi đua cấp Ngành, Chiến sĩ thi đua Toàn quốc thời kỳ đổi mới đất nước, Bằng khen của Thủ tướng Chỉnh phủ về thành tích đặc biệt xuất sắc từ năm 1997 - 1999 góp phần xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc… Năm 2000, anh được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Mía đường II.

Tháng 7/2003, anh về đảm nhiệm vai trò Giám đốc Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ Phát triển Phú Yên (nay là Chi nhánh VDB Phú Yên), cũng là lúc anh mang đến cho Chi nhánh một luồng sinh khí mới, phong cách mới, cách làm mới rất cần thiết và phù hợp với quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động từ Cục Đầu tư Phát triển sang Quỹ Hỗ trợ Phát triển, rồi VDB. Đó là việc làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, cách phục vụ thụ động, trông chờ, mang nặng tư tưởng ỷ lại và phân phối cào bằng thu nhập trong CBVC; từ thực trạng ấy, anh đã tập trung xây dựng một đội ngũ CBVC có khả năng tác nghiệp tốt, năng động, sáng tạo, chủ động phục vụ, quảng bá hoạt động, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm việc làm để vừa góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, vừa tạo thu nhập chính đáng, từng bước nâng cao đời sống CBVC.

Với vai trò và trách nhiệm của người đứng đầu Chi nhánh VDB Phú Yên, anh hiểu hoạt động ngân hàng là một lĩnh vực hoạt động rất nhạy cảm, nhiều áp lực và cũng không ít khó khăn, thách thức trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng cao; đòi hỏi người lãnh đạo đơn vị phải luôn tư duy, trăn trở, linh hoạt, quyết đoán, xứng tầm và tận tâm với công việc. Thấm nhuần tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, quan điểm của anh là “dĩ công vi thượng”, luôn đặt lợi ích chung của Ngành, của đơn vị lên trên hết, đối xử với người, với việc không mảy may có

chút chủ nghĩa cá nhân. Điều đó giúp anh quyết đoán trong lãnh đạo, điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh. Cách anh triển khai công việc bao giờ cũng quyết liệt; có chương trình, có kế hoạch, có mục tiêu cụ thể… Yêu cầu cơ bản và thường xuyên nhất của anh đối với CBVC trong công việc là phải tích cực học tập, học để hiểu biết, làm việc một cách chủ động, đề xuất những giải pháp biện pháp tác nghiệp cụ thể, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động nghiệp vụ.

Để làm tốt nhiệm vụ của Chi nhánh, anh luôn bám sát chủ trương định hướng chỉ đạo của Ngành với những mục tiêu cơ bản, nhiệm vụ trọng tâm trong từng giai đoạn, từng năm kế hoạch để xây dựng những nhóm giải pháp, biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn, đảm bảo an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng. Theo anh, trong mọi lĩnh vực, nhất là trong hoạt động tín dụng, việc xây dựng tốt các mối quan hệ sẽ đưa đến những thành công nhất định. Vì vậy, bên cạnh việc chú trọng chất

Gương người tốt việc tốt của VDB giai đoạn 2010 - 2015

Lê Minh Thư Nặng tình quê hương, tận tâm cống hiến

� hoa nguyễn

Mạnh mẽ, quyết đoán và luôn tư duy, trăn trở, quyết tâm cao đối với công việc là những nét đặc trưng dễ bắt gặp nhất ở anh Lê Minh Thư, bí thư Chi bộ, giám đốc Chi nhánh ngân hàng phát triển phú Yên - một người lãnh đạo luôn say mê, tận tụy, hết lòng vì công việc.

40 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 41: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

lượng chuyên môn, kỹ năng tác nghiệp của CBVC, anh luôn quan tâm duy trì các mối quan hệ xã hội để tạo dựng nền tảng vững chắc cho công việc. Nhờ phát huy được sức mạnh, trí tuệ tập thể CBVC, sự hỗ trợ tích cực từ các mối quan hệ xã hội nên việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của Chi nhánh VDB Phú Yên luôn đạt hiệu quả cao. Năm 2010, Chi nhánh VDB Phú Yên và Giám đốc Lê Minh Thư được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, ghi nhận những thành tích nổi bật của đơn vị và cá nhân trong 5 năm (2005 - 2009) xây dựng và trưởng thành dưới sự tác động của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới.

Trong giai đoạn phấn đấu mới (2010 - 2014) hoạt động của VDB nói chung, của Chi nhánh VDB Phú Yên nói riêng với tình hình được nhận định là không ít khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh ấy, anh Thư luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm “nói đi đôi với làm”, chủ động, tập trung tư duy, bản lĩnh, quyết tâm cao theo phương châm: “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, căn cứ vào yêu cầu của công việc để tổ chức hành động, kiên trì cùng với tập thể CBVC của Chi nhánh vượt qua khó khăn thách thức, hoàn thành nhiệm vụ được giao. Những cố gắng của anh và CBVC Chi nhánh đã mang lại kết quả đáng khích lệ. Trong 5 năm liền chỉ tiêu giải ngân qua các năm của Chi nhánh đều đạt 100% kế hoạch; Chỉ tiêu thu nợ gốc đạt từ 98% đến 100% kế hoạch; Chỉ tiêu thu nợ lãi đạt từ 98% đến 107% kế hoạch; Chỉ tiêu nợ quá hạn đều dưới 1% dư nợ.

Đánh giá về những đóng góp của Chi nhánh đối với địa phương, ông Đào Tấn Lộc, Uỷ viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Phú Yên, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội của tỉnh ghi nhận: trong những năm qua

Chi nhánh VDB Phú Yên đã nỗ lực không ngừng để tổ chức triển khai thực hiện toàn diện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; đồng hành với các chủ đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế,... hỗ trợ kịp thời tín dụng Nhà nước cho các dự án trọng điểm, các chương trình, mục tiêu của Chính phủ; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, an sinh xã hội… trên địa bàn tỉnh.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của VDB trong giai đoạn hiện nay là tăng trưởng tín dụng gắn với xử lý và thu hồi nợ. Theo anh, việc tăng trưởng tín dụng, thu nợ, xử lý nợ xấu vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, là vấn đề cấp thiết và cực kỳ khó khăn phức tạp, phụ thuộc quá nhiều vào tiến độ xử lý của các cơ quan chức năng có liên quan, vào thái độ hợp tác, thiện chí của khách hàng. Với trách nhiệm là Tổ trưởng Tổ thu nợ, xử lý nợ tại Chi nhánh Phú Yên, anh đã suy nghĩ, cố gắng, nỗ lực triển khai thực hiện quyết liệt công tác thu nợ, xử lý nợ; kiên trì, linh hoạt trong vận dụng các mối quan hệ, các biện pháp, giải pháp tích cực; bám sát theo dõi tình hình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp để thu nợ, xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ xấu tích tụ, dây dưa kéo dài từ các mô hình hoạt động tiền thân của VDB, góp phần bảo toàn vốn của Nhà nước. Qua 5 năm thực hiện nhiệm vụ xử lý, thu hồi nợ (2010 - 2014), nợ quá hạn của Chi nhánh luôn ở mức dưới 1% năm, thấp hơn nhiều so với bình quân chung của toàn hệ thống.

Là cán bộ lãnh đạo, anh luôn gương mẫu, lo toan trong mọi việc như một người anh cả trong gia đình. Mỗi ngày làm việc (đã thành nền nếp) anh là người có mặt ở cơ quan sớm nhất, cũng là

người ra về muộn nhất và không bao giờ quên căn dặn việc bảo vệ an toàn tuyệt đối cơ quan. Anh quan tâm tới việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CBVC đầy đủ, kịp thời; Tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức: Chi bộ, Công đoàn cơ sở, Chi đoàn thanh niên phối hợp đồng bộ chặt chẽ, hoạt động có hiệu quả, triển khai thực hiện tốt, đầy đủ các nhiệm vụ. Nhiều năm liền, các tổ chức trong hệ thống chính trị của Chi nhánh đều được công nhận đạt danh hiệu: Chi bộ trong sạch vững mạnh xuất sắc tiêu biểu, Công đoàn cơ sở vững mạnh, Chi đoàn vững mạnh xuất sắc; Chi nhánh Phú Yên liên tục được công nhận là cơ quan văn hóa.

Dường như tuổi tác không làm giảm đi lòng say mê tâm huyết với công việc của anh. Mặc dù công việc rất bận rộn, chịu nhiều áp lực, song anh luôn cố gắng sắp xếp thời gian một cách khoa học, hợp lý để vừa làm việc vừa nghiên cứu, trao đổi, học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng lãnh đạo. Anh chịu khó tổng kết kinh nghiệm từ thực tiễn, nghiên cứu viết bài gửi đăng các tạp chí kinh tế chuyên ngành; làm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học: “Giải pháp lựa chọn dự án vay vốn tín dụng đầu tư tại VDB trong điều kiện nguồn vốn cho vay có giới hạn” là đề tài cấp ngành, được Hội đồng nghiên cứu khoa học VDB nghiệm thu đánh giá đạt loại Giỏi. Năm 2010, anh đã hoàn thành khoá học Thạc sĩ kinh tế, hiện tại anh đang theo học nghiên cứu sinh kinh tế…

Trong cuộc sống, anh luôn giữ lối sống giản dị, gần gũi, quan hệ chân thành, đúng mực với cán bộ, đảng viên, viên chức; đoàn kết, trung thực, đồng cảm chia sẻ với đồng nghiệp. Với mẹ, anh là người con hiếu thảo, từ nhỏ đã biết thay cha để chăm sóc, dạy bảo em trai, đỡ đần cho mẹ. Với gia đình nhỏ

41Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 42: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

của mình, anh luôn là người chồng mẫu mực, người cha lý tưởng. Đặc biệt, anh đã nhận phụng dưỡng đến suốt đời một người dì có chồng hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ lúc chưa kịp sinh con. Anh dành những ngày nghỉ phép hiếm hoi của mình để chăm sóc mẹ và dì lúc đau ốm nặng.

Tinh thần say mê, tận tụy, hết lòng vì công việc làm bảng thành tích của anh đầy lên qua các năm, với nhiều danh hiệu và hình thức khen thưởng: Huân chương Lao động Hạng Ba; Bằng khen của Chính phủ về thành tích đặc biệt xuất sắc từ năm 2005 - 2008; Chiến sĩ thi đua của Quỹ Hỗ trợ phát triển; Tấm gương Người tốt việc tốt của VDB giai đoạn 2006 - 2009 và giai đoạn 2010 - 2014. Ngoài ra anh còn nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của Ngành, của các cơ quan Trung ương và địa phương. Tấm gương lao động, rèn luyện tu dưỡng đạo đức cách mạng của anh được tập thể CBVC trong cơ quan ghi nhận, trân trọng.

Nói về quá trình phấn đấu của mình, anh tâm sự: trở thành gương người tốt việc tốt của VDB, thành tích tuy còn rất khiêm tốn nhưng đó là niềm vui, là nguồn động viên, cổ vũ lớn lao, ghi nhận những nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của bản thân tôi trong suốt những giai đoạn khó khăn nhất của Ngành. Thành tích này giúp tôi có thêm nghị lực, không ngừng phấn đấu vươn lên để tiếp tục cống hiến nhiều hơn nữa cho quê hương, cho Ngành...

Được trò chuyện với anh, nghe anh chia sẻ những trăn trở, quyết tâm cao đối với công việc, càng thấy cảm phục phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo nói đi đôi với làm và làm phải như nói. Chắc chắn rằng, quê hương này, đất nước này mãi luôn rất cần những con người như thế.

Bằng nhiệt huyết với nghề, anh Nguyễn Văn Chương - cán bộ phòng Tín dụng Chi nhánh

Ngân hàng Phát triển Khu vực Hải Dương - Hưng Yên (VDB KV Hải Dương-Hưng Yên) đã cùng đồng nghiệp vượt qua trở ngại hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần sử dụng hiệu quả đồng vốn của Nhà nước qua VDB.

Ấn tượng lần đầu gặp anh trong chuyến công tác về Chi nhánh là nụ cười luôn thường trực trên môi khiến người đối diện cảm thấy gần gũi. Khi tôi ngỏ ý xin viết bài về anh, anh thẳng thừng từ chối với lí do: thành tích nào cũng đều là thành tích chung của cả tập thể Chi nhánh mới làm nên được chứ không phải ở mình anh. Lần lữa mãi cuối cùng anh cũng đồng ý chia sẻ về công việc của mình.

Sinh năm 1978 tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, hiện anh đã tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Anh tâm sự: Với vai trò và trách nhiệm là một cán bộ của VDB, tôi luôn xác định cho mình những mục tiêu, lý tưởng là tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự phát triển của Ngành và luôn tận tâm với công việc mình đã chọn. Chính sách đầu tư phát triển của Nhà

nước với ý nghĩa là vốn mồi để đầu tư cho các dự án hoạt động, thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân. Với ý nghĩa như vậy, tôi luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi công việc được lãnh đạo giao.

Trong các dự án anh được giao quản lý theo dõi và thu nợ tất nhiên không tránh khỏi những dự án gặp khó khăn khi thu hồi vốn. Theo anh chia sẻ, trong tổng số hơn 10 dự án anh được giao chuyên quản, có tới 06 dự án gặp khó khăn không có khả năng trả nợ từ nguồn thu hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án. Anh bảo, công việc tín dụng, quản lý và thu nợ một dự án khó khăn vất vả bằng 2, bằng 3 lần các dự án bình thường. Không nản chí, một mặt anh chấp nhận sự khó khăn, đồng cảm với Chủ đầu tư, mặt khác chủ động nắm bắt tình hình, rà soát kiểm tra hồ sơ chặt chẽ, đảm bảo đẩy đủ, đúng quy định. Luôn kiên trì, bám sát theo dõi kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư, tài chính của đơn vị, kiên quyết tận thu, đôn đốc Chủ đầu tư trả nợ khi có nguồn thu và khéo léo động viên Chủ đầu tư quyết tâm để vượt qua khó khăn.

Một trong những dự án để lại trong anh nhiều ấn tượng nhất là:

Công việc tín dụng vốn không đơn giản bởi nó đòi hỏi ở người làm rất nhiều kĩ năng cả về chuyên môn lẫn sức khỏe, không chỉ có vậy, khả năng giao tiếp, tuyên truyền là điều kiện cân với mỗi ai làm công việc này.

Không nảntrước khó khăn,

� như Quỳnh

hoàn thành tốt nhiệm vụ

42 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 43: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xí măng lò quay phương pháp khô công suất 1.000 tấn clinker/ngày của Công ty Cổ phần sản xuất vật liệu xây dựng Thành Công 3 được đầu tư năm 2006 và hoàn thành đi vào hoạt động năm 2010. Dự án này anh tiếp nhận chuyên quản từ tháng 7/2011, đúng thời kỳ Dự án gặp nhiều khó khăn, cuối năm 2011 đầu năm 2013. Đây cũng là giai đoạn khó khăn chung với Ngành sản xuất xi măng do chính sách thắt chặt đầu tư công của Nhà nước, thị trường bất động sản và nhà ở gần như “đóng băng”, dẫn đến nhu cầu xây dựng trong nước rất thấp, thị trường đầu ra của ngành vật liệu xây dựng sụt giảm, giá bán sản phẩm clinker và xi măng liên tục giảm, sản xuất ra không tiêu thụ được sản phẩm tồn kho lớn trong khi vẫn phải duy trì sản xuất để đảm bảo giữ lao động có tay nghề, tiết kiệm chi phí khởi động lại lò nung. Khó khăn chồng chất khó khăn, khi lãi suất vay vốn lưu động và lương công nhân ngày càng tăng, doanh thu sụt giảm dẫn đến tình hình tài chính của Chủ đầu tư lao đao.

Trước nguy cơ mất khả năng thanh toán các khoản chi phí và không trả được nợ đến hạn do không đủ nguồn thu từ dự án, một mặt anh động viên, tư vấn cho Chủ đầu tư huy động mọi nguồn vốn hợp pháp khác để duy trì hoạt động và đảm bảo trả nợ đúng cam kết. Mặt khác, với chủ trương hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ, vận dụng các chính sách của Nhà nước và của Ngành, anh đã tham mưu cho Chủ đầu tư lập phương án đề nghị VDB và NHTM cơ cấu lại nợ cho dự án, điều chỉnh mức trả nợ trong thời gian khó khăn, kéo dài thời gian cho vay đối với các hợp đồng tín dụng theo đúng chủ trương, chính sách của từng ngân hàng cho dự án để giảm áp lực về trả nợ, tránh phát sinh nợ quá hạn dẫn đến lãi suất vay vốn

cao, giúp giảm bớt khó khăn về tài chính để tập trung vốn cho các chi phí thiết yếu của Công ty...

Được sự giúp đỡ, ủng hộ của VDB và lãnh đạo Chi nhánh, dự án đã được cơ cấu nợ theo đúng đề nghị. Việc này đã làm giảm áp lực tài chính cho Chủ đầu tư kịp thời, đúng thời điểm, dự án sau đó phát huy hiệu quả rõ rệt, đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của Chủ đầu tư, làm tăng thêm quyết tâm vượt qua khó khăn và sự tin tưởng của Chủ đầu tư vào chính sách tín dụng của Nhà nước nói chung và của VDB nói riêng. Đến 31/7/2015, dư nợ của dự án tại VDB là hơn 22,6 tỉ đồng, không có nợ quá hạn.

Anh chia sẻ thêm: Đối với một số dự án khó khăn khác trong từng giai đoạn, thời kỳ nhất định, tôi xác định đó là khó khăn tạm thời. Nhưng nếu không bám sát, đôn đốc và quyết liệt trong việc thu hồi nợ thì số nợ ngày càng tăng cao, số phải thu quá lớn so với khả năng trả nợ của dự án hay chủ đầu tư. Từ đó dẫn đến tâm lý ngại trả, chây ỳ trong việc trả nợ và từ khó khăn tạm thời thành khó khăn dài hạn, mất khả năng trả nợ, ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ và phục hồi sản xuất của dự án. Bằng cách cho chủ đầu tư luôn luôn có ý thức cao, nghiêm túc trong việc trả nợ, xác định “công nợ trả dần”, khi có nguồn thu là trích một phần trả nợ, không để nợ lũy kế quá cao dẫn đến mất khả năng thanh toán. Đồng thời, được sự chỉ đạo, giúp đỡ, động viên của lãnh đạo Chi nhánh, lãnh đạo Phòng và các đồng nghiệp, cộng với sự kiên trì, bền bỉ của bản thân, anh đã lần lượt thu được hết nợ quá hạn của các dự án khó khăn. Năm 2011, sau khi tiếp nhận anh đã thu nợ dứt điểm và thanh lý hợp đồng tín dụng Dự án đầu tư xây dựng mở rộng sản xuất Công ty May 2 Hải Dương có nợ quá hạn kéo dài theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. Một số dự án còn được thu

hồi nợ trước hạn so với hợp đồng tín dụng đã kí do Chủ đầu tư cảm thông, ghi nhận và quyết tâm tìm nguồn trả nợ cho VDB... Cụ thể năm 2013, anh thu nợ gốc trên 100 tỷ đồng từ các dự án chuyên quản, thậm trí còn thu vượt kế hoạch trên 15 tỷ đồng, không phát sinh nợ quá hạn.

Với kết quả đó, anh đã góp phần vào thành tích chung của Chi nhánh và tập thể Phòng Tín dụng thời gian qua. Cá nhân anh đã được lãnh đạo VDB, lãnh đạo Chi nhánh, tập thể Phòng và đồng nghiệp ghi nhận, đánh giá cao về những nỗ lực trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ năm 2006 đến nay anh liên tục đạt danh hiệu Lao động tiên tiến. Năm 2013 với thành tích tốt trong nhiệm vụ thu nợ anh đã được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở. Năm 2015, anh được VDB công nhận là Gương người tốt việc tốt giai đoạn 2010 - 2014.

Luôn hoàn thành tốt công tác chuyên môn, năng nổ trong các hoạt động đoàn thể, anh Chương còn là cộng tác viên tích cực của Tạp chí Hỗ trợ phát triển với nhiều bài viết hay và ý ngĩa về Ngành. Anh tâm sự: “Tôi nhận thấy mình phải tiếp tục cố gắng hơn nữa để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao trong thời gian tới, để tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa vào sự phát triển của Chi nhánh VDB KV Hải Dương - Hưng Yên và trong toàn hệ thống”.

Được gặp và nghe anh chia sẻ về công việc, tôi thấy khâm phục ý chí vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ của anh. Và tôi nhớ đến câu hát trong bài Về Hải Dương của Thanh Phương:

“Nhà máy reo vui nắng chiều nhẹ buông

Hải Dương yêu sao những con người chung tay đắp xây đời”.

43Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 44: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Quy định về đối tượng vay vốn TDĐT của Nhà nước

Đối với dự án xây dựng, phát triển nhà ở cho sinh viên thuê, nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị:

a. Dự án xây dựng, phát triển nhà ở cho sinh viên thuê:

Việc cho vay vốn TDĐT của Nhà nước đối với các dự án này hiện được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề thuê, Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

b. Dự án xây dựng, phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị:

Trước đây, việc cho vay vốn TDĐT của Nhà nước đối với các dự án này được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê, Quyết định số 67/2009/QĐ-TTg ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị và Nghị định số 75/2011/NĐ-CP.

Tuy nhiên, hiện các Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg, số 67/2009/QĐ-TTg nêu trên đã hết hiệu lực thi hành theo quy định tại Điều 28 Nghị định số 188/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ không ban hành Quyết định thay thế các văn bản này. Do vậy, chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện việc cho vay vốn TDĐT của Nhà nước đối với dự án xây dựng, phát triển nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê và dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo quy định tại Nghị định số 75/2011/NĐ-CP (trừ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn,… quy định tại Mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này).   

Đối với dự án xây dựng, phát triển nhà ở xã hội

Đối chiếu Danh mục dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước ban hành

kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP, loại hình dự án xây dựng, phát triển nhà ở xã hội chưa được quy định cụ thể tại danh mục ngành nghề - lĩnh vực đầu tư được vay vốn (mục I - III). Bên cạnh đó, Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, Nghị định số 188/2013/NĐ-CP và Thông tư số 08/2014/TT-BXD ngày 23/5/2014 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 188/2013/NĐ-CP chỉ quy định chung là dự án phát triển nhà ở xã hội được vay vốn ưu đãi, không quy định cụ thể loại hình dự án này được vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước tại VDB. 

Do vậy, hiện chưa có đủ cơ sở pháp lý để khẳng định sự phù hợp về đối tượng vay vốn TDĐT của Nhà nước của các dự án xây dựng, phát triển nhà ở xã hội (trừ dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn,… quy định tại Mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP). 

Giải pháp cơ quan quản lý Nhà nước

Hiện tại, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định định mới về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước (thay thế Nghị định số 75/2011/NĐ-CP) theo hướng dự án xây dựng, phát triển nhà ở xã hội thuộc Danh mục các dự án vay vốn tín dụng đầu tư. Do vậy, trong trường hợp Nghị định mới được ban hành quy định dự án xây dựng, phát triển nhà ở xã hội thuộc Danh mục các dự án vay vốn TDĐT của Nhà nước, VDB sẽ ban hành văn bản hướng dẫn về việc cho vay vốn TDĐT của Nhà nước đối với loại hình dự án này để áp dụng triển khai thực hiện trong toàn hệ thống.

(Nguồn tham khảo: Công văn số 3111/NHPT-TDĐT ngày 14/8/2015 và số

3153/NHPT-TĐ ngày 19/8/2015). 

cho vay dự án nhà ở xã hội Lưu ý về đối tượng vay vốn thực hiện dự án

� Ban thẩM Định - vDB

Trên cơ sở nghiên cứu quy định hiện hành của pháp luật, ban Thẩm định - ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) lưu ý một số vấn đề liên quan đến đối tượng vay vốn tín dụng đâu tư (TDĐT) của nhà nước đối với các dư án xây dưng, phát triển nhà ở xã hội nói chung và dư án xây dưng, phát triển nhà ở cho sinh viên thuê, công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê, nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vưc đô thị nói riêng.

44 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 45: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Ấn tượng thu hút ban đầu về Công ty là cảnh quan hài hòa với những hàng liễu rủ soi

bóng xuống mặt hồ nước ngay trước lối vào; trong khuôn viên, những ga ra ô tô được bao phủ bởi tấm bạt thiên nhiên là những hàng dây leo xanh mát mắt; những khu nhà được sơn màu xanh trắng hài hòa với màu xanh cây lá và những thảm cỏ xanh. Công ty được bao bọc và hòa vào không gian thoáng đãng, trong lành của vùng thôn quê đồng bằng Bắc bộ. Bởi thế, khi chúng tôi đến Công ty vào một ngày tháng tám “nắng rám trái bòng”, cái nắng, nóng dường như đã dịu đi rất nhiều trước khung cảnh nên thơ ấy.

Tiếp chúng tôi là Tổng giám đốc Tô Hồng Thái. Trông anh trẻ trung hơn nhiều so với tuổi tác và vị trí công việc của Tổng giám đốc một Tập đoàn phân phối, sản xuất dược phẩm hàng đầu tại Việt Nam. Anh hồ hởi chia sẻ: Tập đoàn hiện có 3 văn phòng đại diện tại

Hà Nội, Thành phố  Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, có các công ty thành viên tại 4 thành phố lớn: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ; tất cả các công ty thành viên của Merap Group  đều  đạt chứng nhận GDP của  Bộ Y tế và Sở  Y tế trực thuộc. Kinh doanh dược phẩm, Merap Group hướng tới mục tiêu “Vì sức khỏe cộng đồng” với phương châm: Tâm huyết - nội lực - sắc bén.

Xây dựng và phát triển thương hiệu Merap

Công ty Cổ phần tập đoàn Merap, tiền thân là Công ty cổ phần Hợp Nhất, được thành lập năm 1999, có trụ sở chính tại Hà Nội. Ban đầu Công ty chủ yếu phân phối dược phẩm nhập khẩu. Do nguồn lực còn hạn hẹp nên Công ty chọn kênh bán hàng ETC là kênh đầu tư thấp nhưng cho doanh số tăng nhanh, rồi dần mở rộng địa bàn kinh doanh. Đến năm 2000, Công ty đã có lực để mở tiếp Công ty thứ 2 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Giai đoạn đầu, với mục tiêu phát triển mạnh cả về quy mô và số lượng, Merap tập trung xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy chuyên trách các phòng ban, chú trọng xây dựng “Văn hóa con người Merap”, mở thêm công ty thành viên. Mỗi năm Công ty đầu tư khoảng 1 triệu USD cho hoạt động quảng bá sản phẩm và thương hiệu. Phát triển các kênh OTC (nhà thuốc), INS (bảo hiểm), kênh phòng mạch tư, phát triển không ngừng kênh ETC.

Từ năm 2006, Merap Group đặt mục tiêu: Phát triển bền vững gắn với tăng trưởng ổn định. Theo đó Công ty đã chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất thuốc tân dược đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, đầu tư vào phát triển các sản phẩm có giá trị chất xám cao, đưa ra tiêu thụ trên thị trường dược phẩm để phát triển thương hiệu riêng.

Đến nay, qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển, từ một Công ty chủ yếu phân phối dược phẩm nhập khẩu, Merap Group đã có Nhà máy sản xuất thuốc riêng. Sản phẩm được sản xuất bởi Merap được phân phối trên 61 tỉnh, thành trong cả nước với nhiều loại thuốc kháng sinh nằm trong danh mục thuốc kê đơn trong các bệnh viện... Ngoài ra, Merap Group còn là chủ sở hữu của nhiều thương hiệu OTC (nhà thuốc) dẫn đầu như: thuốc nhỏ mắt Osla, nước biển sâu Xisat, sữa vệ sinh phụ nữ Shema, thuốc dạ dày Trimafort... Các sản

merap và mục Tiêu“Thuốc Việt tốt cho người Việt”

� hoa nguyễn

Theo sư giới thiệu của Chi nhánh ngân hàng phát triển (VDb) khu vưc Hải Dương - Hưng Yên, chúng tôi đã có dịp tới thăm và làm việc tại nhà máy sản xuất thuốc tân dược cũng là trụ sở chính của Công ty Cổ phân tập đoàn Merap (Merap group) nằm trong khuôn viên rộng 03 ha tại xã Tân Tiến, huyện Văn giang, tỉnh Hưng Yên.

Ảnh: Quỳnh Châu

45Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 46: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

phẩm này đã nhận được niềm tin về chất lượng, hiệu quả điều trị và sự tín nhiệm của các bác sĩ, dược sĩ cũng như người tiêu dùng. Doanh thu của Công ty tăng trưởng qua từng năm: năm 2012 là 105 tỷ đồng, năm 2013 là 173 tỷ đồng và năm 2014 là 211 tỷ đồng.

Bên cạnh việc tập trung đầu tư cho sản xuất kinh doanh, Công ty đặc biệt quan tâm đến người lao động: Đào tạo nâng cao tay nghề; thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đối với người lao động; có chính sách lương, thưởng, đãi ngộ thỏa đáng (thu nhập bình quân 10 triệu đồng/người/tháng)... vừa thu hút được lao động có tay nghề cao vừa là động lực để họ gắn bó với Công ty, làm việc với năng suất cao.

Là đơn vị tích cực tham gia các hoạt động xã hội, trong những năm qua Merap Group cũng đã dành nhiều tỷ đồng ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ người bị nhiễm chất độc màu da cam, tặng quà thương binh - gia đình liệt sỹ. Riêng năm 2014 vừa qua, trong Chương trình Vì biển đảo quê hương, cán bộ người lao động thuộc Công ty đã đến thăm, giao lưu và ủng hộ 300 triệu đồng cho Cảnh sát biển vùng 2; trao 100 suất học bổng với tổng trị giá 100 triệu đồng cùng các phần quà tặng cho con em ngư dân có thành tích học tập tốt trên đảo Lý Sơn. Nhãn hàng Osla thuộc Công ty cũng phối hợp với Bệnh viện Nhân dân Gia Định tổ chức khám, tư vấn và phát thuốc, phát quà miễn phí cho 300 thành viên các gia đình ngư dân tại trung tâm y tế của huyện đảo.

Về định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn tiếp theo, Tổng giám đốc Tô Hồng Thái cho biết: Merap đã có chiến lược nâng cấp chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn GMP của châu Âu. Cụ thể, từ nay đến năm 2017, Công ty sẽ hoàn thành việc nâng cấp

và xây mới giai đoạn II nhà máy sản xuất thuốc với công nghệ tiên tiến, hiện đại tiêu chuẩn châu Âu. Merap cũng đặt mục tiêu lâu dài có thể xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường dược phẩm thế giới.

Vai trò nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

Từ năm 2006, Merap Group đặt mục tiêu phát triển bền vững gắn với tăng trưởng ổn định. Trong kinh doanh dược phẩm, muốn ổn định phải có nhà máy sản xuất thuốc, phải làm chủ về quản lý chất lượng và phải có nguồn lực đủ mạnh để phát triển sản phẩm theo hướng tạo ra các dạng bào chế mới, tối ưu hóa hiệu quả sử dụng, mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và khẳng định thương hiệu. Ngoài mục đích để phát triển bền vững, một lý do quan trọng để Merap đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất thuốc tân dược là vì sức khỏe cộng đồng, “Thuốc Việt tốt cho người Việt”.

Trên tinh thần ấy, năm 2009 Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất thuốc tân dược của Merap được khởi công xây dựng tại Văn Giang, Hưng Yên. Đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất thuốc vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra, Công ty phải đối mặt với bao khó khăn về vốn. May mắn, Dự án đã nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ của VDB Chi nhánh Hưng Yên (nay là Phòng Giao dịch Hưng Yên).

Dự án Nhà máy sản xuất thuốc tân dược của Merap có tổng mức đầu tư gần 300 tỷ đồng, trong đó vốn vay VDB là 109 tỷ đồng, thời hạn cho vay 08 năm, lãi suất 6,9%. Số vốn vay đã được VDB giải ngân trong vòng 1 năm, từ tháng 6/2010 đến tháng 6/2011.

Trao đổi với chúng tôi, Tổng giám đốc Tô Hồng Thái nhấn mạnh ý nghĩa nguồn vốn từ VDB đối với Dự án: Có thể nói, nguồn

vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước như cứu cánh cho Doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn. Ban đầu Dự án triển khai bằng nguồn vốn tự có của Công ty và nguồn vốn vay ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, vào thời điểm 2009 - 2011 lãi suất tại các ngân hàng thương mại tăng đến chóng mặt (có lúc lên tới 18 - 20%) khiến cho chi phí xây dựng Dự án tăng cao. Thời điểm này chính nguồn vốn với lãi suất ưu đãi từ VDB đã giúp Công ty tiếp tục triển khai và hoàn thành Dự án đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình. Doanh nghiệp đã thoát ra khỏi những khó khăn chung về vốn của các doanh nghiệp lúc bấy giờ, trong đó có nhiều doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm.

Tiền thân là nhà phân phối dược phẩm nhập khẩu nên Merap Group hiểu được gánh nặng chênh lệch giá cả giữa thuốc nhập khẩu và thuốc sản xuất trong nước mà bệnh nhân phải chịu. Quan điểm của Công ty là sản phẩm của mình sản xuất ra được người bệnh tin dùng thì chất lượng thuốc là điều quan trọng nhất. Thuốc sản xuất trong nước, có giá thành nội nhưng phải là chất lượng ngoại. Đây cũng chính là lý do mà Merap đã đầu tư xây dựng Nhà máy dưới sự tư vấn của các chuyên gia Đức, từ khâu xây dựng, bố trí nhà xưởng, thiết bị, hệ thống phụ trợ… cho đến lựa chọn các công nghệ sản xuất tiên tiến nhất của Đức.

Cuối năm 2011, Nhà máy sản xuất thuốc chính thức đi vào hoạt động. Công ty lần lượt được cấp chứng nhận GMP - WHO cho xưởng thuốc kháng sinh viên và tiêm bột, cho xưởng thuốc nhỏ mắt, mũi, tai và cho xưởng thuốc dùng ngoài.

Sau 4 năm đi vào sản xuất, Nhà máy thuốc tân dược của Merap đã sản xuất được khoảng 40 sản phẩm, trong đó sản phẩm chủ đạo là 3 loại kháng sinh tiêm bột, 6 loại

46 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 47: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

kháng sinh viên, 6 loại kháng sinh nhỏ mắt, đều thuộc top chất lượng cao so với sản phẩm tân dược được sản xuất trong nước. Các loại thuốc kháng sinh dòng Cephalosporine như: Mecefix B.E, Efodyl, Acebis, Akedim với chất lượng tương đương các sản phẩm ngoại của Đức, Anh.

Trong sản xuất thuốc dòng kháng sinh, Công ty phối hợp với các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam đầu tư nghiên cứu để ra được sản phẩm tương đương sinh học với biệt dược gốc. Ngoài ra, một yếu tố rất quan trọng khác giúp Merap có thể đảm bảo cam kết mang đến sản phẩm chất lượng tương đương với biệt dược gốc và ổn định theo thời gian là việc lựa chọn nguồn nguyên liệu, được chọn lọc cẩn thận từ các nguồn nguyên liệu của châu Âu. Giá thành sản phẩm các loại thuốc kháng sinh của Merap cũng có giá thấp hơn nhiều so với thuốc kháng sinh ngoại nhập tương đương, đây cũng chính là một lợi thế cho Merap cạnh tranh với nhiều hãng khác trên thị trường.

Có thể nói, với việc tạo dựng được nhiều nhãn hàng OTC có uy tín với người tiêu dùng trong cả nước; thuốc kháng sinh đã được tham gia vào kênh bảo hiểm y tế tại các bệnh viện, Merap đã bước đầu gặt hái được thành công trên con đường chinh phục mục tiêu Thuốc Việt tốt cho người Việt.

Trong kế hoạch đầu tư Dự án nâng cấp - xây mới Nhà máy sản xuất thuốc giai đoạn II tới đây, Tổng giám đốc Thái khẳng định: vào thời điểm này có thể lãi suất từ nguồn vốn vay VDB không còn tính ưu đãi rõ nét như các giai đoạn trước nhưng vẫn mang tính ổn định, thời gian cho vay vốn phù hợp với đầu tư dài hạn nên Công ty vẫn mong muốn nhận được sự ủng hộ của VDB đối với dự án của Merap.

Đến với Thành Công III, trước mắt chúng tôi là ngút ngàn những núi nguyên liệu đá vôi đã

được nghiền nhỏ chờ để vào lò. Tiếng xe ầm ì nối đuôi nhau trở nguyên liệu về nơi sản xuất.

Trong bộn bề công việc, Tổng giám đốc Lê Văn Định dành thời gian tiếp đón chúng tôi. Ấn tượng ban đầu về Tổng giám đốc Định là một doanh nhân có khuôn mặt phúc hậu, mái tóc phong sương, vầng trán rộng và đôi mày đậm nét, thái độ niềm nở dễ gần. Ông cho biết, vị trí của Công ty ở ngay cạnh cảng Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn - nơi được thiên nhiên ưu ái ban tặng hàng trăm triệu tấn đá vôi nguyên liệu sản xuất xi măng. Cũng bởi vậy, ngay từ thập niên 80 của thế kỷ trước, nơi đây đã trở thành một trong những trung tâm sản xuất xi măng lớn của cả nước.

Trước thời điểm năm 2007, Công ty đã có 2 dây chuyền sản xuất xi măng và clinker công suất lớn. Vào thời điểm đó, xi măng

trong nước đang thiếu trầm trọng, phải nhập khẩu, có những năm cao điểm nhập đến 10 triệu tấn clinker nên Công ty quyết định đầu tư dây chuyền sản xuất thứ 3, đó là dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy xi măng lò quay phương pháp khô công suất 1.000 tấn clinker/ngày” (Dự án Thành Công III). Dự án với tổng mức đầu tư hơn 367 tỷ đồng, được VDB cho vay 77 tỷ đồng với thời hạn 96 tháng (sau khi điều chỉnh là 132 tháng). Nguồn vốn vay từ VDB để thực hiện đầu tư chi phí xây dựng, chi phí thiết bị của dự án. Việc đầu tư dây chuyền thứ 3 này đã nâng tổng công suất của Công ty lên 600.000 tấn xi măng/năm và 450.000 tấn clinker/năm.

Những khó khăn và quyết tâm “vượt bão”

Dự án Thành Công III được khởi công vào tháng 9/2007, đến cuối tháng 6/2009, Công ty đã hoàn thành các hạng mục xây dựng cơ bản và hoàn thành việc lắp đặt dây chuyền thiết bị trong

vượT “bão” Thành công � như Quỳnh

Trong chuyến công tác làm việc với một số dư án có quan hệ tín dụng với ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Hưng Yên, chúng tôi đã có dịp tới thăm và làm việc tại Công ty Cổ phân sản xuất vật liệu xây dưng Thành Công iii - nằm trong Cụm Công nghiệp Hiệp Sơn, xã Hiệp Sơn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.

Ảnh: Quỳnh Châu

47Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 48: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

tháng 8/2009. Từ tháng 9/2009 đến tháng 12/2009, Nhà máy đã chạy thử đồng bộ dây chuyền thiết bị không tải, chạy thử và căn chỉnh có tải. Từ tháng 01/2010, sản xuất ra sản phẩm với sản lượng đạt công suất thiết kế, chất lượng sản phẩm dần ổn định.

Tổng giám đốc Định chia sẻ: Dự án được khởi công đúng vào thời điểm nguồn cung ít mà nhu cầu tăng cao thực sự là một lợi thế để Doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, sau khi Dự án khởi công một thời gian, từ năm 2008, với chính sách thắt chặt đầu tư công, thị trường bất động sản chìm lắng nên ngành xây dựng nói chung và Thành Công nói riêng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giai đoạn từ năm 2009 - 2012 lãi suất ngân hàng thương mại rất cao có những lúc đạt ngưỡng 19-20%/năm. Tại thời điểm Dự án đi vào vận hành cung vượt cầu do cả nước có thêm nhiều nhà máy sản xuất xi măng mới, dẫn đến tiêu thụ sản phẩm khó, giá bán thấp.

Giai đoạn năm 2008 - 2009 là thời điểm vô cùng khó khăn của Công ty, vì ngoài khó khăn về sức tiêu thụ của thị trường, khả năng quay vòng vốn lưu động phục vụ cho sản xuất, Công ty phải trả những khoản lớn nợ gốc, nợ lãi cho VDB cùng các NHTM khác, trong khi vẫn chưa có nguồn thu từ Dự án. Một khó khăn lớn nữa là do biến động tài chính trong nước và quốc tế năm 2008 làm chi phí lãi vay vốn trong thời gian xây dựng cơ bản tăng lên, Công ty phải cân đối lại tình hình tài chính vừa bảo đảm tiến độ đầu tư vừa tìm kiếm nguồn trả nợ gốc, lãi đến hạn theo hợp đồng tín dụng đã ký.

Dự án Thành Công III khi đi vào hoạt động luôn đạt công suất thiết kế, nhưng do biến động tình hình kinh tế nói chung và khó khăn của ngành xi măng nói riêng đã làm cho hiệu quả kinh

tế của Dự án không đạt được như dự kiến ban đầu. Điều đó dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty liên tục lỗ qua các năm, lượng hàng tồn kho lớn. Công ty phải tập trung mọi nguồn lực có thể để vừa duy trì sản xuất ổn định, có doanh thu, việc làm, thu nhập cho lao động vừa trả nợ vốn vay các ngân hàng. Sau 3 năm kể từ khi đưa Dự án đi vào hoạt động nhưng tình hình tài chính vẫn không mấy khả quan, Công ty liên tục lỗ: năm 2010 lỗ 5,4 tỷ đồng; năm 2011 lỗ 4,7 tỷ đồng; năm 2012 lỗ 15,9 tỷ đồng.

Ông Định cho biết thêm, để tháo gỡ khó khăn, tiêu thụ được hàng tồn kho, Công ty đã giảm giá thành sản xuất, thực hành tối đa việc tiết kiệm điện, than, dầu đốt để tạo giá cạnh tranh, hút sức mua. Công ty cũng cho ra đời sản phẩm mới là xi măng PCB 40, tìm phân khúc thị trường mới đang được nhiều địa phương chấp nhận, đó là xi măng phục vụ phát triển giao thông nông thôn cùng sản phẩm truyền thống là xi măng dân dụng và xi măng xây trát với 2 thương hiệu Hải Dương và Thành Công.

Từ năm 2013, nắm bắt thời cơ các nhà máy sản xuất xi măng trong nước tìm lối thoát, bắt đầu tham gia thị trường xuất khẩu, cùng lợi thế vị trí địa lý gần cảng biển, Thành Công III bắt đầu chiến lược mở rộng thị trường, tìm kiếm các đối tác nước ngoài để xuất khẩu thành phẩm của Công ty. Tại thời điểm 2013, Công ty đã sản xuất 460 nghìn tấn clinker, 400 nghìn tấn xi măng, trong đó xuất khẩu được trên 200 nghìn tấn clinker.

Đến nay, xi măng do Thành Công sản xuất đã có thương hiệu trong thị trường tiêu thụ. Lượng tiêu thụ chủ yếu tại tỉnh Hải Dương (chiếm 50% tổng sản lượng của Công ty), xi măng Thành Công cũng có mặt tại các tỉnh lân cận

như Hải Phòng, Quảng Ninh... Đó là một thành công lớn bởi khu vực Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh có không ít các nhà máy xi măng lớn cùng những thương hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, nhờ kênh xuất khẩu cho doanh thu mỗi năm khoảng 200 tỷ đồng nên dù thị trường trong nước còn khó khăn nhưng Công ty vẫn bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho 800 lao động với mức lương từ 6 - 7 triệu đồng/người/tháng, cùng các chế độ cho người lao động theo đúng quy định. Công ty nộp ngân sách Nhà nước riêng từ Dự án từ 15 - 20 tỷ đồng/năm.

Từ một đơn vị kinh doanh liên tục lỗ, thiếu vốn, Thành Công III đã có cú hồi sức thần kì, vượt qua những khó khăn để vươn lên như đúng cái tên của Công ty “Thành Công”.

VDB đồng hành tháo gỡ khó khăn cùng Doanh nghiệp

Trong giai đoạn gặp khó khăn về tài chính, Thành Công vẫn luôn có trách nhiệm trong việc thực hiện trả nợ vay theo Hợp đồng tín dụng, cố gắng thu xếp mọi nguồn lực để trả nợ cho VDB và các tổ chức tín dụng khác theo cam kết. Tính đến 31/3/2013, Công ty đã cố gắng và trả hơn 36,7 tỷ đồng nợ gốc và toàn bộ tiền lãi phát sinh gần 29 tỷ đồng cho Chi nhánh VDB Hải Dương. Đây cũng là cố gắng lớn của Chủ đầu tư trong giai đoạn khó khăn.

Là đơn vị cho vay vốn, Chi nhánh VDB Hải Dương đã bám sát, quản lý, theo dõi tình hình tài chính và hiểu rõ những khó khăn của Công ty. Đồng hành cùng tháo gỡ khó khăn cho Thành Công III, Chi nhánh đã đề xuất với Hội sở chính phương án điều chỉnh tăng thời gian vay vốn từ 96 tháng lên 132 tháng, trong đó điều chỉnh tăng thời gian trả nợ gốc từ 78 tháng lên 114 tháng nhằm tháo gỡ khó khăn

48 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 49: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

cho Doanh nghiệp và đã được Hội sở chính VDB chấp nhận, thông qua. Việc VDB chấp thuận phương án cơ cấu nợ cho Dự án: kéo dài thêm thời gian cho vay, điều chỉnh vào trong hạn và giảm mức trả nợ gốc từng kỳ đối với Dự án... đã giảm được áp lực trả nợ rất lớn, giúp Chủ đầu tư tiếp tục yên tâm duy trì hoạt động sản xuất để thực hiện tốt các hợp đồng với các bạn hàng trong nước và xuất khẩu cho các bạn hàng quốc tế... Đây cũng là động lực tạo đà phục hồi trong sản xuất kinh doanh, mang lại tính hiệu quả cho Dự án. Tính đến 31/7/2015, dư nợ của Dự án là 22,638 tỷ đồng, không có nợ quá hạn (gốc, lãi).

Chia sẻ về mối quan hệ tín dụng với VDB, Tổng giám đốc Lê Văn Định rất cám ơn VDB về những hỗ trợ của Ngân hàng đối với Thành Công III, từ vốn vay cho tới cơ cấu nợ cho Doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn. Trong thời điểm thực hiện xây dựng Dự án, khi lãi suất ngân hàng vượt ngưỡng thì Công ty đã may mắn tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi của VDB, tiếp sức cho Công ty hoàn thành được Dự án theo đúng kế hoạch. Vào thời điểm Công ty gặp khó khăn nhất cũng lại chính VDB gắn bó, đồng hành tháo gỡ cho Doanh nghiệp bằng những phương án hỗ trợ thiết thực, như một cú hích, tạo động lực cho toàn Công ty vững tâm sản xuất để được kết quả khả quan như ngày hôm nay.

Thăm nhà máy sản xuất, được tận mắt chứng kiến hệ thống dây chuyền, lò quay… hiện đại, trong tiếng máy chạy ầm ì, những người công nhân miệt mài làm việc, niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt khi những mẻ clinker sắp ra lò. Hòa chung vào niềm vui đó, chúng tôi vui vì đồng vốn của VDB đã phát huy được hiệu quả, đúng với ý nghĩa là nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển.

Quá trình phát triển của KCP VIL

Tập đoàn KCP ở Ấn Độ (Công ty mẹ của KCP VIL) nổi tiếng là nhà sản xuất với kinh nghiệm hơn 60 năm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp các loại máy móc chất lượng cao cho các ngành công nghiệp xi măng, sắt, thép và sản xuất đường. Tại Việt Nam, từ đầu những năm 1990, Tập đoàn KCP đã đóng góp tích cực trong việc phát triển ngành công nghiệp mía đường bằng việc cung cấp các dự án chìa khoá trao tay cũng như các dự án mở rộng.

Năm 1998 - 1999 KCP đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất đường trên địa bàn của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên do nguyên liệu đầu vào không đáp ứng được công suất của nhà máy, Công ty đứng trên bờ vực phá sản do thiếu nguyên liệu. Lúc này, Hội đồng quản trị Công ty đã quyết định di chuyển Nhà máy về huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên. Theo khảo sát của Công ty thì huyện Sơn Hoà - Phú Yên là vùng nguyên liệu mía lớn có thể đảm bảo cho Nhà máy hoạt động theo công suất thiết kế, đồng thời làm giảm khó khăn trong việc tiêu

nâng công suấT nhà máy đường sơn hòa:

Chi nhánh ngân hàng phát triển phú Yên vừa ký kết hợp đồng tín dụng cho Công ty TnHH Công nghiệp KCp Việt nam (KCp ViL) vay vốn thưc hiện Dư án nâng công suất nhà máy đường Sơn Hòa lên 10.000 tấn mía/ngày. Dư án sẽ góp phân giảm thời gian ép mía, tăng hiệu suất thu hồi đường, đáp ứng mong đợi của người trồng mía ở địa phương.

� thu hồng

Đáp ứng mong đợi của người trồng mía

Nguồn: Internet

49Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 50: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

thụ sản phẩm của nông dân trồng mía. Quyết định này của Công ty đã nhận được sự ủng hộ từ phía Chính phủ Việt Nam, tỉnh Phú Yên và các cơ quan hữu quan, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là VDB).

Giai đoạn đó, KCP VIL đã được VDB tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước với tổng số vốn hàng trăm tỷ đồng để di dời Nhà máy và cho vay vốn lưu động để sản xuất kinh doanh ban đầu. Có thể nói, đây là một bước ngoặt quan trọng đưa Công ty hoạt động trở lại. Nguồn vốn qua VDB đã giúp KCP VIL vượt qua thời điểm khó khăn nhất và phát triển vững mạnh. Nhà máy đường Sơn Hòa chính thức đi vào sản xuất từ tháng 6/2001 với công suất ban đầu là 2.500 tấn mía cây/ngày, sau đó mở rộng từng giai đoạn, giúp cho bà con nông dân địa phương trong việc phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo, tiến lên làm giàu từ việc trồng nguyên liệu mía. Từ khi có nhà máy đường, nhiều gia đình đầu tư trồng mía ở Phú Yên kinh tế trở nên khá giả.

Theo ông K.V.S.R Subbaiah - Tổng giám đốc KCP VIL, thời điểm di chuyển vào Phú Yên, Công ty gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản. Tuy nhiên, nhờ lãnh đạo tỉnh Phú Yên bảo lãnh, KCP VIL đã được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển. Vượt qua những ngày đầu khó khăn, càng ngày Công ty càng phát triển và từng bước nâng công suất nhà máy đường từ 2.500 tấn mía/ngày lên 5.000 tấn mía/ngày và sắp tới là 10.000 tấn mía/ngày. Ngoài ra, Công ty còn đầu tư một số dự án như nhà máy sản xuất phân vi sinh, cồn ethanol, điện Đồng Phát… để tận dụng hết những sản phẩm sau đường, phát huy hiệu quả đầu tư của dự án.

Trong quá trình sản xuất, Công ty đã ký hợp đồng đầu tư

bao tiêu sản phẩm với các hộ nông dân trong vùng nguyên liệu đã quy hoạch cho KCP VIL thuộc các huyện: Sơn Hòa, Phú Hòa, Tuy An, Đồng Xuân và thị xã Sông Cầu. KCP VIL đã giúp cho dân cư trong vùng cải thiện cuộc sống và đặc biệt là các hộ dân tộc thiểu số tạo công ăn việc làm trực tiếp hoặc gián tiếp trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như một số dịch vụ khác có được việc làm cùng với sự phát triển của Công ty.

Sự cần thiết đầu tư mở rộng Dự án

Theo KCP VIL, Nhà máy đường Sơn Hòa hoạt động với công suất 5.000 tấn mía/ngày hoạt động từ năm 2008, đến nay đã quá tải. Trong khi đó, nguồn nguyên liệu mía ngày càng dồi dào do vùng nguyên liệu được mở rộng. Mùa vụ ép mía kéo dài từ 5 đến 6 tháng làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cũng như chữ đường. Do vậy, Công ty quyết định đầu tư nâng công suất Nhà máy đường Sơn Hòa lên 10.000 tấn mía/ngày nhằm rút ngắn thời gian ép mía còn 4 tháng để tăng hiệu suất thu hồi đường, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh; góp phần tiêu thụ hết mía cho nông dân, giảm thiệt hại đối với người trồng mía; đồng thời đáp ứng nhu cầu về đường thực phẩm có chất lượng cao cho các ngành chế biến thực phẩm. Dự án sẽ thực hiện theo hai giai đoạn: Giai đoạn 1 triển khai từ năm 2015 đến 2016, nâng công suất Nhà máy lên 8.000 tấn mía/ngày; giai đoạn 2 thực hiện từ năm 2017 đến 2018, nâng công suất lên 10.000 tấn mía/ngày. Khi đi vào hoạt động, dự án sẽ tạo việc làm ổn định cho hơn 600 lao động tại Nhà máy đường Sơn Hòa và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động nông thôn sản xuất mía nguyên liệu phục vụ cho nhà máy; góp phần tăng thu ngân sách địa phương.

Để thực hiện dự án mở rộng, Chủ đầu tư đã đề nghị tiếp tục được vay vốn tại VDB - Chi nhánh Phú Yên. Sau khi thẩm định, VDB đã đồng ý cho Chủ đầu tư vay 330 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư hơn 1.150 tỷ đồng, thời hạn vay tối đa là 92 tháng với lãi suất cho vay vốn tín dụng đầu tư theo quy định tại thời điểm giải ngân.

Ông K.V.S.R Subbaiah cho biết: Dự án nói trên phù hợp với chiến lược của Ngành mía đường đến năm 2020 và phù hợp với quy hoạch phát triển ngành công nghiệp mía đường của Phú Yên. Vì theo quy hoạch chi tiết đã được UBND tỉnh phê duyệt, vùng nguyên liệu mía của Công ty KCP có diện tích 13.000 ha và diện tích có khả năng phát triển cây mía là 16.950 ha thuộc các huyện Sơn Hòa, Phú Hòa, Đồng Xuân, Tuy An và thị xã Sông Cầu. Đến nay, Công ty đã phát triển diện tích trồng mía theo lộ trình cho phép và ký hợp đồng trồng mía với nông dân địa phương trên diện tích khoảng 17.000 ha. Với diện tích này và năng suất bình quân 65 tấn/ha thì sản lượng mía hàng năm đạt hơn 1,1 triệu tấn, sẽ đáp ứng nhu cầu của Nhà máy với công suất 8.000 tấn mía/ngày giai đoạn 2015-2016. Khi năng suất mía tăng lên 80 tấn/ha thì sản lượng mía hàng năm đạt khoảng 1,36 triệu tấn, đáp ứng cho Nhà máy với công suất 10.000 tấn mía/ngày vào các năm 2017-2018.

Mục tiêu của Công ty là phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất vì lợi ích song phương của người trồng mía và của Nhà máy, làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, mong muốn góp một phần nhỏ bé của mình cho sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương và nâng cao đời sống của người trồng mía, vun đắp cho tình hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ.

50 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 51: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Với tôi, một người con gái không sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Tình yêu của tôi đối với Hà Nội bắt đầu từ ánh mắt đầy yêu thương với cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ,

với những ngôi nhà cổ, với những hàng cây thay màu lá ấy...

Nhịp sống vẫn trôi, những bước đi của những con người quanh tôi vẫn đầy vội vã. Bước qua tháng 8 - bước vào MÙA THU. Mùa thu năm nay thật đặc biệt, nó mang đến sự dịu ngọt của yêu thương và để lại trong tôi nhiều kỷ niệm thật sâu lắng.

Người ta hay nghĩ nghề nào nghiệp đó. Ai cũng nghĩ làm kỹ thuật sẽ khô khan, làm kinh tế sẽ mạch lạc, làm nghệ thuật mới lãng mạn và có tâm hồn. Nhưng không phải. Nhân một dịp ở cơ quan, tôi may mắn được ngồi cạnh các bậc cha chú, những người lớn tuổi hơn cả bố tôi. Cả buổi tối ấy, được nghe tiếng đàn ghi-ta, được nghe những ca khúc đã đi vào năm tháng, nghe những câu chuyện hóm hỉnh, những câu hát vui của những người “bạn già” ấy. Tôi thấy tâm hồn mình như đang được sống lại. Trong không khí vẫn còn mùi biển, tôi được nghe những câu hát về Hà Nội mùa thu, về tình yêu với nơi mà mình đang sống và làm việc.

Tôi nhận ra rằng: Tình yêu với con người, tình yêu với quê hương, tình yêu với tháng năm, với thời gian và với công việc của mình luôn sống mãi, luôn mạnh mẽ và lớn lao vô cùng trong lòng mỗi người “bạn” của tôi. Dù cho họ đang sống ở độ tuổi nào đi nữa. Nhìn vào những ánh mắt ấy, gạt qua những lo toan lớn lao, khôn cùng cho công việc chung, đó là sự từng trải, sự cảm thông, sự chia sẻ, sự hòa mình vào nhau để chúng ta cùng trẻ lại, cùng say với mùa thu và tình yêu ở bên nhau.

“Chúng tôi đi trên những chặng đường Tổ quốc thân yêu Việt Nam

Mang nguồn vốn cho vay đến từng công trình, mở ra tương lai rực rỡ...

Hãy hát, hãy cất tiếng hát, hát về chúng tôi Ngân hàng Phát triển Việt Nam...

Mang bao ước vọng khát khao mang niềm tự hào Ngân hàng Phát triển Việt Nam.”

(Khúc ca VDB)

Khi được ngân lên những câu hát ấy, với những người cán bộ trẻ như chúng tôi, gọi vui là những cô cậu mới bắt đầu bước vào Ngành, lần đầu được ngân lên những câu hát này trái tim chúng tôi như sôi lên một tình yêu, cháy lên một ngọn lửa với nơi mình đang gắn bó hàng ngày, tình yêu với Ngân hàng của chúng tôi.

“Chưa đủ nhớ để gọi là yêuChưa đủ quen để thành xa lạ

Chưa đủ trải để cống hiến được nhiều...”

Nhưng mỗi bước đi qua mỗi mùa, tôi mong chúng tôi sẽ được nhận, được truyền nhiều cảm hứng sống và làm việc nhiều hơn từ những người “bạn già” ấy để chúng tôi biết mình phải làm gì, phải sống ra sao. Phải cảm nhận tình yêu với cuộc sống và công việc thế nào để luôn thấy mình đang sống có ý nghĩa...

“Và tôi sống như đoá hoa nàyToả ngát hương thơm cho đờiSống với nỗi khát khao rằngĐược hiến dâng cho cuộc đời

Hôm nay dẫu có gian nanThì ngày mai là ngày tươi sáng hơn

Tôi sẽ viết nên câu chuyện của cuộc đời riêng tôi.”

Mong mỗi người trong chúng tôi sẽ cùng cố gắng viết nên một câu chuyện cuộc đời của riêng mình; sẽ đẹp, sẽ đáng nhớ, sẽ có ý nghĩa và xứng đáng phải không “chúng tôi” ơi?

SỐNG NHƯ NHỮNG

ĐÓA HOATình yêu bắt đầu từ đôi mắt

Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay...

� Đào thu ngatrung tâm thanh toan, vDB

51Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 52: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Đêm Sầm Sơn lòng dạt dào cảm xúcBiển ru ta bằng khúc hát yêu thươngSóng nghiêng xô khỏa lấp những nỗi buồnTa say sưa vui đùa cùng tiếng sóng

Phút này đây thời gian như lắng đọngTa đắm chìm trong biển cả tình yêuCó phải ta đã yêu biển quá nhiềuNên trước biển có ngàn điều muốn nói

Sóng rì rào hay biển đang vẫy gọiVà để rồi biển trói cả hồn taĐẩy đưa ta theo tiếng sóng reo caGiữa bao la một đại dương đầy gió

Trên bầu trời ánh trăng vàng sáng tỏThả sợi tình xuống mặt biển lung linhTa miên man bắt lấy một bóng hìnhNàng Nguyệt Nga đẹp xinh vờn sóng nước Bãi cát dài thênh thang ta dạo bướcNgắm con thuyền ngược sóng rẽ vào đêmBiển cồn cào khi nước thủy triều lênBọt trắng tung ướt môi mềm mặn chát

Đêm Sầm Sơn, thơ, sóng, tình dào dạt…

Em ơi có thấy thu sangNgoài vườn rực rỡ cúc vàng nở hoa

Gió thu nhè nhẹ hiền hòaKhẽ vờn trên má như là đùa trêu

Dáng em xinh đẹp yêu kiềuNhẹ nhàng chân bước trong chiều thu sang

Nắng thôi oi ả, nắng vàngNắng luồn kẽ lá, dịu dàng nắng buông

Anh ngồi nhặt nắng bên đườngGửi trao cùng những yêu thương đến người

Anh gom cả đám mây trờiCài lên mái tóc của người anh yêu

Mùa thu đẹp biết bao nhiêuMùa vàng thêu dệt những điều mộng mơ.

� phạM Mạnh hiếu chi nhanh vDB ninh Bình

Biển đêm

� phạM Mạnh hiếuchi nhanh vDB ninh Bình

Thu vàngMộng mơ

52 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 53: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Nghĩa sâu � Lê ngọc châu

Ào ào mưa trút đêm thâuVùng than trắng xóa, nhuốm nâu cửa nhà

Hạ Long, Cẩm Phả xót xaCô Tô, Quan Lạn… đảo xa nhói lòng

Em thơ ngơ ngác giữa dòngMẹ già thảng thốt, lưng còng nỗi đau

Điện đường trường trạm dìm sâuĐắng lòng vùng mỏ, quặn đau ruộng đồng

Quảng Ninh ơi, quá nhói lòngVàng đen, danh thắng nắng hồng còn đâu?

Mênh mông sóng cả bạc nâuVề đâu giữa chốn bể dâu sẩm bùn?

… “Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Tận cùng khốn khó gian nanMuối vừng san sẻ vô vàn nghĩa sâu!

Mỹ tho, 30/7/2015

Sóng ngầm � Quang tự

Trăng soi cửa sổ tìm aiEm đang nghiên cứu miệt mài thâu đêm

Doanh thu ngày một tăng lênEm vui cùng với ánh trăng bên thềm

Đường xa chân cứng đá mềmCho vay, thu nợ - con thuyền lênh đênh

Khi lên thác, lúc xuống ghềnhBình minh đến sớm bồng bềnh nhổ neo

Em luôn giữ vững tay chèoLướt trên ngọn sóng, sóng reo mạn thuyền

Ngân hàng Phát triển ba miềnĐường dài nối gót chân tiên diệu kỳ

Sóng ngầm nhẹ đẩy thuyền điSóng vỗ bờ cát mấy khi dỗi hờn

Năm thì sóng dữ ầm ầmXô thuyền xô lái, âm thầm bẻ ngang

Em trong tiềm thức vững vàngĐưa thuyền tới bến, em mang trăng vào

Trăng treo giọng hát ngọt ngàoBâng khuâng nỗi nhớ dạt dào nơi em

Hạnh phúc bến đỗ vẹn toànLung linh giọt sáng ngập tràn đêm trăng.

Ecopark, 8/2015

53Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 54: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Năm 2010, Công ty TNHH Bệnh viện A vay vốn tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng

Phát triển B để đầu tư dự án khám chữa bệnh tại huyện vùng cao C. Tổng giá trị dự án là: 10.000 triệu đồng, trong đó vốn vay là 6.500 triệu đồng và vốn tự có của Doanh nghiệp là: 3.500 triệu đồng. Doanh nghiệp dùng toàn bộ tài sản của dự án để thế chấp. Đến hạn trả nợ,

Ý KIẾN GIẢI ĐÁP TÌNH HUỐNG:

Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế Giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ (Thông tư 219) thì một trong các đối tượng không phải chịu thuế GTGT là “Bán tài sản bảo đảm tiền vay do tổ chức tín dụng hoặc do cơ quan thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm tiền vay”.

Như vậy, trường hợp Chi nhánh Ngân hàng Phát triển B bán tài sản bảo đảm tiền vay để thu hồi nợ thì tài sản bán ra không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, nên Chi nhánh Ngân hàng Phát triển B ghi hóa đơn có thuế GTGT là sai quy định.

Công ty TNHH Bệnh viện A không có khả năng trả và phải bàn giao tài sản bảo đảm cho Chi nhánh Ngân hàng Phát triển B để xử lý theo quy định của pháp luật.

Chi nhánh Ngân hàng Phát triển B đã thực hiện các thủ tục để trực tiếp bán tài sản. Kết quả, Công ty TNHH Bệnh viện D mua với giá mua là: 8.800 triệu đồng. Công ty TNHH Bệnh viện D yêu

cầu Chi nhánh Ngân hàng Phát triển B xuất hóa đơn GTGT và Chi nhánh đã xuất hóa đơn với giá bán: 8.000 triệu đồng, thuế GTGT 10%: 800 triệu đồng.

Hỏi: Chi nhánh Ngân hàng Phát triển B xuất hóa đơn như vậy có đúng quy định không? Trong trường hợp nào tài sản thế chấp vay vốn khi bán để trả nợ phải chịu thuế GTGT?

Tuy nhiên, cũng theo khoản 8 Điều 4 Thông tư 219 nêu trên thì trường hợp các bên thỏa thuận người có tài sản bảo đảm tự bán tài sản bảo đảm để trả nợ, nếu người có tài sản bảo đảm là người nộp thuế GTGT và tài sản đem bán thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

Trường hợp tổ chức tín dụng nhận tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán tăng giá trị tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh, khi tổ chức tín dụng bán tài sản phục vụ hoạt động kinh doanh nếu tài sản thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì tổ chức tín dụng phải kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định.

� Lưu văn tuấn (vpĐD)

TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ SỐ 40

Ảnh: Minh họaNguồn: Internet

54 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 55: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

Theo đó, đề án đặt ra mục tiêu phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2020 đạt 300 tỷ USD; tốc độ

tăng trưởng xuất khẩu bình quân từ 11% - 12%/năm trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2020; phấn đấu cân bằng thương mại ổn định vào năm 2020 và đạt thặng dư thương mại bền vững từ năm tiếp theo.

Theo đó, tới năm 2020, Việt Nam sẽ đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường truyền thống gồm: Đông Nam Á đạt khoảng 30 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 10%; Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) đạt khoảng 45 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 11%; Trung Quốc đạt 35 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 10%; châu Đại Dương đạt 10 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 15%; Hoa Kỳ và Canada đạt 70 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 15%; châu Âu đạt khoảng 60 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 15%; Các nước Mỹ la tinh đạt 10 tỷ USD,

tăng trưởng trung bình 15%; châu Phi đạt khoảng 13 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 15-20%; Tây Á đạt 18 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 15%; Nam Á đạt 9 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 15%.

Giảm bớt sự phụ thuộc của xuất khẩu vào một số thị trường nhất định nhằm hạn chế rủi ro trước những biến động của thị trường cũng như các yếu tố kinh tế, chính trị khu vực và thế giới.

Khai thác và tận dụng tốt cơ hội mở cửa thị trường theo lộ trình cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu; nâng cao hiệu quả xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang các thị trường đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA); thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước phát triển đã ký FTA với Việt Nam để tiếp nhận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia ngày càng sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Một trong các giải pháp thực hiện đề án là xúc tiến thương mại. Trong đó nhấn mạnh việc thực hiện các giải pháp tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường ngoài nước, đặc biệt là tại các hội chợ chuyên ngành thường niên uy tín giúp kết nối với các hệ thống phân phối và thu hút được nhiều đối tác trên thế giới tại các thị trường trọng điểm.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác xây dựng, quảng bá thương hiệu hàng hóa Việt Nam gắn với các hoạt động xúc tiến thương mại tại các thị trường xuất khẩu nhằm xây dựng hình ảnh, tạo cơ sở phát triển xuất khẩu hàng Việt Nam ổn định, vững chắc. Ưu tiên hỗ trợ thâm nhập thị trường nước ngoài đối với các thương hiệu hàng hóa thuộc Chương trình Thương hiệu Quốc gia.

Mục tiêu tới năm 2020:kim ngạch xuât khẩu đạt 300 tỷ uSd

� thanh tùng (tổng hợp)

ngày 24/8/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1467/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển các thị trường khu vưc thời kỳ 2015 - 2020, tâm nhìn đến năm 2030.

Nguồn: Internet

55Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí

Page 56: Điều lệ tổ chức và hoạt động - vdb.gov.vn · PDF fileTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường ... Hàn Quốc TS. nguyễn cảnh hiệ P ... tướng guyễn Tấn

1. Tangible asset

In accounting, any asset that can be seen and touched. Tangible assets include things that can be reproduced, such as widget or a widget factory, and things that cannot be reproduced, such as the land upon which the widget factory is built. Tangible assets are comparatively easy to price, and therefore they are often used to express the value of a company. However, because they do not include intangible but still valuable things like patents and brand recognition, they may not truly express a company’s value. Less commonly, tangible assets are called hard assets.

Tài sản hữu hình

Là bất kỳ tài sản nào có thể nhìn thấy và chạm vào được. Tài sản hữu hình bao gồm những vật có thể tái tạo được như một nhà máy, hay như những phụ tùng trong nhà máy đó; hoặc ngay cả những vật không thể tái tạo được, cụ thể như miếng đất xây nhà máy. Việc quy đổi giá trị của tài sản hữu hình thường khá dễ dàng, do đó, chúng thường được dùng để thể hiện giá trị của công ty. Tuy nhiên, tài sản hữu hình không bao gồm những thứ vô hình nhưng vẫn có giá trị như bằng sáng chế và chứng nhận thương hiệu, điều này có thể dẫn tới thiếu hụt khi định giá công ty. Trong một số ít trường hợp, tài sản hữu hình còn được gọi là tài sản cứng.

2. Intangible asset

In accounting, any asset that cannot be seen or touched. Intangible assets include things like patents and brand recognition, which add value to a company, but are difficult to price. Intangible assets explicitly do not include actual things, such as widgets, a widget factory, or the land upon which the widget factory is built. Because of the difficulty in pricing, intangible assets are sometimes not included in a company’s valuation. However, not including them may not express the company’s true value.

Tài sản vô hình

Là những tài sản không thể nhìn và chạm được. Tài sản vô hình bao gồm những thứ như bằng sáng chế và giấy chứng nhận thương hiệu; chúng có giá trị lớn đối với công ty, nhưng lại khó để định giá. Công cụ, nhà máy hay đất đai- những đồ vật cụ thể đều

không thuộc nhóm tài sản này. Do khó khăn trong xác định giá, tài sản vô hình đôi khi không được đề cập khi định giá công ty. Điều này dẫn tới thiếu chính xác khi thẩm định giá trị thật của công ty.

3. Asset turnover ratio

The amount of sales or revenues generated per dollar of assets. The Asset Turnover ratio is an indicator of the efficiency with which a company is deploying its assets.

Hệ số xoay vòng tổng tài sản

Sản lượng hoặc doanh thu trên mỗi đơn vị tài sản. Là tỷ lệ đánh giá sự hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản của mỗi công ty.

4. Asset turnover = Sales or Revenues/Total Assets

Generally speaking, the higher the ratio, the better it is, since it implies the company is generating more revenues per dollar of assets.  But since this ratio varies widely from one industry to the next, comparisons are only meaningful when they are made for different companies in the same sector.

The Asset turnover ratio is also a key component of DuPont Analysis, which breaks down Return on Equity into three parts, the other two being profit margin and financial leverage. 

Vòng quay tổng tài sản = LN hoặc DTBH/ tổng tài sản

Tỷ lệ này càng cao càng chỉ ra khả năng của công ty trong việc tối đa lợi nhuận thu được trên mỗi đơn vị tài sản. Do tính chất đặc thù của mỗi ngành công nghiệp, việc so sánh đánh giá tỷ lệ giữa các công ty chỉ nên được áp dụng trong khuôn khổ 1 ngành công nghiệp nhất định.

Hệ số này cũng là một thành phần quan trọng trong mô hình phân tích DuPont, trong đó chia lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thành ba phần, hai phần còn lại là tỷ suất lợi nhuận và gánh nặng tài chính.

Tài Liệu THAM KHảO http://financial-dictionary.thefreedictionary.com

http://www.investopedia.com

Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàng

56 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 108 (9/2015)Tạp chí