dkrr frp - cdmetuchen.orgcdmetuchen.org/upload/dacsan2014.pdf+dgoh\ 5rdg 6rxwk 3odlqilhog 1- 7ho )d[...

122

Upload: others

Post on 24-Sep-2019

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Kính Chuùc

Cha Chaùnh Xöù Our Lady of Czestochowa Cha Quaûn Nhieäm Coäng Ñoaøn

Quyù Cha, Quyù Thaày, Quy ù Nöõ Tu Quyù Vò AÂn Nhaân

Cuøng Toaøn Theå Quyù Vò

Giaùo Phaän Metuchen , NJ Coäng Ñoaøn Ñöùc Meï Hoàn Xaùc Leân Trôøi

Moät Naêm Môùi An Laønh vaø Haïnh Phuùc

Ñöùc Cha, Quyù Cha Giaùo Phaän Metuchen

Möøng Xuaân Giaùp Ngoï 2014

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 1

Đặc San Tết Giáp Ngọ 2014 - “Nẻo Đường Việt Nam”

Nội Dung

Chủ Đề

03 Chào Mừng ......................................................................Fr. Majciek

04 Thư Ngỏ ...................................................................Ban Chấp Hành06 Tình Hoài Hương......................................................... Tôn Thất Đàn09 Xa Rồi Những Nẻo Đường Quê Hương........................... Quang Huy

12 Nẻo Đường Việt Nam, Nẻo Đường Di Tản............. NguyễN Thị Ngọc16 Xuân Giáp Ngọ, Nẻo Đường Việt Nam.......................... Phan Văn An17 Quảng Biên: Trăng Sáng Miền Ấu Thơ ................................... Tí Ngô

Năm Giáp Ngọ

21 Năm Giáp Ngọ nói chuyện Ngựa .................................. Phan Văn An27 Ngựa Trong Đời Sống Văn Hóa ......................................... Anh Hùng

56 Chuyện Năm Ngọ ........................................................ Tôn Thất Đàn59 Tản Mạn về Ngựa.................................................................. Kỳ Hoa68 Kỷ Lục về Ngựa................................................................. Minh Hữu

Sinh Hoạt

38 Hình Ảnh Sinh Hoạt Cộng Đoàn.......................................Cộng Đoàn

35 Cái Tôi Trong Đời Sống Vợ Chồng ...................................... Lê Thiên

48 Tâm Sự Tuổi Về Vườn ........................................................ Lê Thiên

52 Mái Tóc Muối Hạt Tiêu....................................................Dạ Lữ Hành

Xã Hội

29 Nàng Con Dâu ............................................................. Tôn Thất Đàn33 Chuyến Xe Cảm Động ................................................... Chương Đài43 Thân Phận Nữ Giới ................................................................. H.H.H

63 Một Đời Người 2 Con Đường ..................................... Linh Hoài Tâm

71 Lời Tình Cuối cho Anh ................................................. Tôn Thất Đàn76 Hạnh Phúc Xót Xa ................................................ Phạm Tín An Ninh

Thơ

08 Những Bóng Xuân Mơ.........................................................Hải Thụy11 Thời Xuân Mộng ................................................................. Hoài Thu

15 Khắc Khoải......................................................... Nguyễn Đức Khổng20 Những Bóng Xuân Mơ.........................................................Hải Thụy26 Xuân Lạc Loài .................................................................... Hoài Thu

32 Tình Xuân ........................................................................... Hoài Thu

34 Quê Hương và Nỗi Nhớ................................................. Chương Đài37 Xuân .................................................................................. Hoài Thu

47 Yêu Anh ........................................................................ Chương Đài50 Vào Đông ........................................................... Nguyễn Đức Khổng55 Mừng Ngân Khánh ....................................................... Phan Văn An66 Lũ Lụt Miền Trung ......................................................... Chương Đài67 Vào Thu ..............................................................................Mỹ Dung75 Trước Xuân .........................................................................Hải Thụy

Nhạc

51 Cao Niên Hành Khúc ......................................................... Minh Tâm

Cộng Đoàn Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời

Giáo Phận Metuchen, NJ

Our Lady of Czestochwa Church

807 Hamilton Blvd.

South Plainfield, NJ 07080

http://www.cdmetuchen.org

Quản Nhiệm

LM. Phêrô Trần Việt HùngĐiện Thoại: (732) 372-3839

Email: [email protected]

Ban Biên Tập

Hồ Đức LinhLê Thiên Phúc

Kỹ Thuật

Lê Ngọc Diệp / Nguyễn NamNguyễn Chinh Nguyên / Lê Duy

Trương Văn Tân / Tôn Thất ThắngTrần Quốc Hùng / Nguyễn Phước

Lê Thiên Phúc

Quảng Cáo Nguyễn Đức Minh

Vũ Quốc Bảo

Hình Bìa

Ngô An

Với Sự Cộng Tác

Anh Hùng / Chương ĐàiDạ Lữ Hành / H.H.HHải Thụy / Hoài ThuKỳ Hoa / Lê Thiên

Linh Hoài Tâm / Minh HữuMinh Tâm / Mỹ Dung

Nguyễn Đức Khổng / Quang HuyPhạm Tín An Ninh / Tí Ngô

Phan Văn An / Tôn Thất Đàn

2 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Our Lady of Czestochowa R.C. Church 120 Kosciusko Avenue, South Plainfield, NJ 07080

Rev. J. Maciej Melaniuk, Pastor Tel: 908.756.1333 Rev. Peter Tran, Parochial Vicar Cell: 732.372.3839E-Mail: [email protected] Fax: 908.756.8557

TET 2014

Dear Vietnamese Parishioners,

I would like to congratulate you, your loved ones and guests on the celebration of Tet Nguyen Dan.

Every nation has days that are dear to their heart, and I know that Tet is the most important in the Vietnamese culture. It is like combining the American Thanksgiving, New Year’s Day, Halloween and Birthday. So, it is an occasion for a great celebration…not just one day, but three days!

Every New Year, whether Tet or the one celebrated on January 1, is a time of new beginnings and fresh starts. A time not only to remember the past, but look to the future. From the Christian point of view, it is a time to let go of past hurts and practice the forgiveness of Christ, especially within our families and friends.

When the founders of Our Lady of Czestochowa Church formed this parish in 1943, they had no vision of what the future would hold 70 years later. But, thanks be to God, we have kept the doors of our parish open to everyone. And, so, in 2012, our parish became richer by having the Vietnamese community worshipping together with us. For this, I am very grateful, and everyone can see what a tremendous impact you have had on the life of this parish,

My friends, let us remember that each New Year, we have before us is like a brand new book containing 365 blank pages. Let us fill them with all the forgotten things from last year – the words we forgot to say, the love we forgot to show, and the charity we forgot to offer – and practice all of them in this New Year.

May God bless you with all the choicest blessings your heart desires,

Fr. J. Maciej Melaniuk Pastor

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 3

Thư ngỏ của Ban Chấp Hành và Hội Đồng Mục Vụ

Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam, Giáo phận Metuchen, NJ

Kính thưa quý ông bà và anh chị em,

Được phép Cha Quản nhiệm, Ban Chấp Hành và Hội Đồng Mục Vụ xin được mạn phép qua Đặc

san Xuân này bày tỏ cùng Cộng đoàn chúng ta đôi dòng tâm sự thô thiển.

Trước hết, xin trân trọng kính chúc mọi thành viên trong Cộng đoàn cùng thân quyến một năm

Giáp Ngọ 2014 tràn đầy an bình, hạnh phúc và thịnh vượng. Với quý thân hữu cùng quý ân nhân

xa gần của Cộng đoàn, chúng tôi cũng xin hân hạnh bày tỏ lòng tri ân, quý mến và cầu chúc một

Mùa Xuân như ý cùng một Năm 2014 an lành.

Thời gian trôi thật nhanh. Mới ngày nào đây, Cộng đoàn chúng ta tưng bừng mừng lễ Chúa

Giáng sinh 2012 rồi mừng Xuân Quý Tỵ 2013. Nay đang vào Xuân Giáp Ngọ.

Nhìn lại năm qua, tuy chúng ta đã đối diện với không ít những thử thách, nhưng bù lại Thiên

Chúa đã thương ban cho Cộng đoàn chúng ta nhiều ơn lành và dìu dắt Cộng đoàn trên bước

đường sống đạo giữa đời. Những hoạt động nổi bật là sinh hoạt phụng vụ đều đặn cùng với

những sinh hoạt văn hóa tôn giáo khác như các lớp giáo lý, các lớp Việt ngữ, các cuộc picnic,

cắm trại, crawfish festival, v.v. Đó là chưa kể những sinh hoạt tuy bất thường, nhưng cũng đã

diễn ra trong bầu khí thân tình, ấm áp, như lễ Tạ ơn 25 năm hồng ân linh mục của Cha cựu quản

nhiệm Phêrô Võ Cao Phong.

Về mặt rèn tâm luyện đức, Cha Quản nhiệm và Ban Tĩnh tâm đã ân cần mời các vị linh mục nổi

danh đến giúp Cộng đoàn tĩnh tâm vào các mùa Vọng, Mùa Chay, tĩnh tâm giới trẻ hay hội thảo

về hạnh phúc gia đình. Tất cả những sinh hoạt ấy đều thành công chính là nhờ sự đóng góp tích

cực và đắc lực của từng người trong Cộng đoàn từ các em thiếu nhi đến các cụ cao niên. Nhắc tới

đây chúng ta không thể quên công lao của các Cha từ nhiều nơi xa xôi đến giúp Cộng đoàn trong

năm qua như: Cha Hoàng Tiến Đoàn giảng tĩnh tâm Mùa Chay, Cha Trần Công Danh giúp tĩnh

tâm cho giới trẻ, Cha Ung Quang Lượng chủ trì hội thảo hạnh phúc gia đình và Cha Phạm Mạnh

Cương giúp tĩnh tâm Mùa Vọng vừa rồi. Chúng con cũng không quên cám ơn các Cha Việt Nam

lân cận đã đến giúp ban bí tích hòa giải vào các dịp tĩnh tâm của Cộng đoàn. Xin Chúa trả ơn

bội hậu cho quý Cha.

Riêng mùa Lễ Chúa Giáng sinh và dịp Tết Nguyên đán là thời điểm bận rộn nhất của sinh hoạt

Cộng đoàn. Để mừng Tết cổ truyền Việt Nam, Cộng đoàn chúng ta phải dốc toàn lực, toàn tâm

4 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

để thực hiện một chương trình văn nghệ “cây nhà lá vườn” sinh động, phản ảnh những nét độc

đáo của nền văn hóa dân tộc cổ truyền, qua sắc màu phong phú và hấp dẫn nơi những điệu múa,

bài ca, hoạt cảnh. Công lao này quả thật không nhỏ được cống hiến một cách nhiệt tình và kiên

trì từ các em bé nhỏ nhất đến các anh chị thanh niên, các bậc trung niên, và cả các cụ cao niên.

Cảm động biết mấy trước những người cống hiến quên mình. Những người mang cái no, cái vui

cho người khác, trong khi chính bản thân họ thì vùi đầu vào trách nhiệm đã tự nguyện lãnh nhận,

không còn giờ để ăn uống hay để thưởng thức niềm vui cùng với những người khác. Có những

bậc phụ huynh ngày ngày vất vả với công việc mưu sinh, cuối tuần lại phải đưa con em đi tập

dượt dù cho thời tiết mưa gió lạnh lẽo. Có những anh chị chẳng những góp công, góp sức mà còn

góp cả phần tài chính để mua sắm những vật dụng, trang bị thiết yếu cho đêm văn nghệ.

Một Cộng đoàn nhỏ mà số người tham gia cho đêm diễn lên tới hàng trăm, và ai nấy cũng vui vẻ

làm tròn vai trò của mình một cách tuyệt hảo và nhịp nhàng. Thậm chí có người miệt mài chịu

thương chịu khó âm thầm làm việc ở một góc riêng, cực nhọc, vất vả, song vẫn tươi cười. Không

ai đòi hỏi cho mình một sự trả công, thậm chí một lời khen, lời động viên cổ vũ! Đó là dấu chỉ

của tinh thần đoàn kết vượt bực mà mọi người chúng ta nung nấu được trong bầu khí tương thân

tương ái của Cộng đoàn.

Chúng ta không tự hào mình hoàn hảo. Không! Chẳng ai, và chẳng có gì là hoàn hảo, trừ Thiên

Chúa Chí Tôn. Trái lại, chúng ta đều bất toàn, mọi việc chúng ta làm đều khập khiễng. Chúng ta

đạt được thành quả nào cũng là nhờ ơn Chúa dìu dắt. Đôi khi chúng ta bất đồng với nhau trong

một vấn đề hay sự việc nào đó, nhưng chính tinh thần hợp nhất, tinh thần đoàn kết trong Chúa

Kitô và Mẹ Maria kéo chúng ta xích lại gần nhau, kết nối nhau nên một, cùng nhau tay trong tay

hoàn thành phần vụ của mỗi người vì “danh Chúa cả sáng”.

Chúng ta, những người còn sống và còn sinh hoạt trong Cộng đoàn, không quên nhớ đến những

thành viên Cộng đoàn đã được Chúa gọi ra đi trước chúng ta. Vì vậy, trong khi nhớ đến nhau,

chúng ta cùng cầu nguyện cho các linh hồn ấy sớm hưởng nhan thánh Chúa.

Trong không khí mừng Xuân Mới với tâm tình tri ân, một lần nữa BCH và HĐMV xin chân

thành cám ơn mọi đóng góp quý báu của từng cá nhân trong Cộng đoàn. Cầu xin ơn tha thứ về

mọi lỗi lầm và thiếu sót. Cùng cầu chúc hết thảy chúng ta cũng như thân nhân và ân nhân chúng

ta vui trọn niềm vui Xuân cổ truyền dân tộc Việt Nam và một năm Giáp Ngọ hạnh phúc trong

Chúa Giêsu Kitô và Mẹ Maria.

Ban Chấp Hành &

Hội Đồng Mục Vụ

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 5

Tôn Thất Đàn

Tính ra, tôi rời xa quê hương cũng được 22 năm, đã gần một phần tư thế kỷ rồi! Trôi nổi đó đây với nhiều âu lo dằn vặt, thêm tuổi đời cứchồng chất lên mãi… nên ký ức xói mòn theo năm tháng. Đến nỗi chuyện gì xảy ra hôm tuầnrồi, tháng trước… có khi không nhớ! Vậy mà hình ảnh quê hương mình, vẫn còn nằm y nguyên đâu đó trong ký ức, với những kỷ niệmvụn vặt của năm sáu chục năm về trước! Ở đây chỉ cần một chút hình ảnh tương tự như quê hương mình, là nó hiện lên rõ rệt không thiếumột chi tiết, làm như mình đang sống ở đó mớihôm qua, hôm kia… Tình yêu quê hương sao mà nó kỳ diệu đến thế!

Gia đình tôi đến Mỹ vào mùa Đông năm 1992, tuyết phủ ngút ngàn, trắng xóa cả đấttrời! Ngoài trời lạnh buốt dưới 0 độ C. Thờigian trôi nhanh như gió thoảng mây bay! Sau hơn 10 năm sống chen chúc chật vật trong thành phố Queens của tiểu bang New York đầyxa hoa, ồn ào náo nhiệt. Mấy đứa con củachúng tôi nói: “Ba Má già rồi mà ở New York đâu có tốt. Nội cái không khí ô nhiễm cũng đủlàm cho Ba Má bệnh lên bệnh xuống.” Thế làchúng nó chạy kiếm mua một cái nhà tận tuốtbên tiểu bang New Jersey này.

Nhà có đất rộng có thể trồng hoa màu được, có cây xanh chung quanh. Ở mấy nhà hàng xóm cũng vậy, hoa nở rộ cùng một lúc vào mùa Xuân, nên trông thật là đẹp mắt. Thành phố này tuy nhỏ nhưng ngăn nắp, sạch sẽ. Ở đâu cũng thấy cây xanh dọc theo vỉa hè và ở các ngã ba, ngã tư, mặt tiền nhà phố đềucó trồng bông rất mỹ thuật.

Chảy ngang qua thành phố là một con sông nhỏ rộng độ vài mươi thước. Hai bên bờ là hai con đường nhựa chạy dọc theo hai hàng cây xanh. Xa xa dưới kia là nhà thờ có tháp chuông cao ngất ngưởng giống ở quê tôi.

Con sông không rộng, nước trong nhìn thấy đáy. Lòng sông đầy đá cuội tròn tròn. Nhìn nước chảy, nhìn những viên đá cuội tròn tròn tôi bỗng nhớ đến dòng sông quê tôi. Nó nhắc tôi một cái gì sâu đậm hơn là kỷ niệm, một cái gì mà trong cuộc đời lưu vong này tôi vẫn mang trong tâm tư, nó nhắc nhở tôi nhớ vềcái quê hương cách xa ngàn trùng!

Nơi tôi sinh trưởng cũng là một cái làng nho nhỏ. Nó không ngăn nắp, sạch sẽ, không có nhà cao tầng, không được trang hoàng bằngnhững bông hoa đầy màu sắc, cũng như không có xe cộ ngược xuôi rộn ràng như ở đây. Nhưng làng tôi rất đẹp, nằm bên tả ngạn mộtcon sông. Con sông đó có cái tên rất là văn chương, đó là “sông An Cựu nắng đục mưatrong”. Trong làng chỉ có một con đường tráng nhựa, đó là đường liên tỉnh, cũng còn được gọilà đường quốc lộ số 1 nối xóm trên và xóm dưới. Ngoài ra, toàn là đường đất, cho nên những con đường trong làng đều chạy cong cong quẹo quẹo.

Làng tôi có một ngôi chợ lợp bằng tranh, nhưng chỉ có nhóm buổi sáng, gọi là chợ Mai. Xế xế về phía con lộ là trường tiểu học vớihàng rào cây chè tàu lá xanh che kín chung quanh.

Làng tôi không có nhà thờ, nhưng có mộtngôi đình làng nho nhỏ nằm trên khu đất cao có rào tre chung quanh. Nhà cửa trong làng nhỏlớn gì cũng có hàng rào. Phần nhiều là hàng rào bằng cây bông điên điển, hoặc bằng giậu mồngtơi.

Đó, làng tôi đó! Quê mùa lắm, chẳng có chút màu mè! Vậy mà sao tôi vẫn thấy thương, thấy nhớ vô cùng!

…Thương những con đường đất mà hai bên là bờ cỏ may. Đến mùa, cọng cỏ may đưa bông lên tua tủa tím ngắt, chỉ chực bám đầyống quần nào bất chợt đi ngang.

Tình hoài hương

6 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

…Thương những đoạn đường ngoằnngoèo, mùa mưa nước ngập, phải xăn quần vén áo để đi qua. Thương bờ sông An Cựu vớinhững cây sung mọc không thẳng hàng. Mấycây sung đó nằm quá gần bờ nước, trẻ con chúng tôi thường trèo lên đó để phóng xuốngsông nô đùa lặn hụp, tắm mát vào những ngày Hè.

…Thương cây phượng vĩ nằm bên bờ,trước cửa trường tiểu học. Thân nó to bằng 3 người ôm, gốc rễ lấn luôn ra mặt đường. Đó là cây phượng đẹp nhất trong làng, hằng năm vào mùa nghỉ Hè là cây trổ hoa đỏ trời, và sau đó hoa lại rụng đỏ đất.

…Và còn thương nhiều thứ nữa, kể biếtbao giờ cho hết. Nhà tôi ở giữa xóm. Gia đình tôi nghèo. Cha tôi mất sớm! Mẹ tôi một mình hằng ngày buôn tảo bán tần ngoài chợ nuôi hai anh em tôi ăn học.

Nhớ hoài, thời tôi học tiểu học. Mỗi buổisáng, sau khi húp một chén cháo với chút nướcmắm, tôi vội ôm cặp sách vở chạy đến trường. Tuổi sức đang lớn “ăn chưa no, lo chưa tới” mà chỉ có một chén cháo lót lòng buổi sáng, để rồiphải chịu đựng đến trưa mới có cơm ăn, nên có lần tôi bị xỉu trong lớp, thầy giáo làng phải gọimẹ tôi đến đưa tôi về nhà. Cũng vì hoàn cảnh nhà nghèo nên tôi cũng không trách cứ ai, vảlại càng thương mẹ tôi nhiều hơn!

Hồi đó, sau những buổi học ở trường, tôi thường chạy lúp xúp theo mẹ ra chợ để coi mẹmua bán ngoài chợ. Tôi chỉ học buổi sáng. Mẹtôi bán ở chợ cũng vậy. Trưa chợ tan sớm hơn trường học, mẹ đến ngồi đợi tôi dưới gốc cây phượng gần cổng trường để đón tôi về.

Hồi đó còn nhỏ, đi theo mẹ không kịp, nên thường phải chạy lúp xúp cho kịp mẹ. Có lầntôi nhìn xuống bước chân của mẹ, xem mẹ đi cách nào mà mình cứ phải chạy theo lúp xúp mãi vậy?! Mẹ đâu có bước lẹ, mẹ bước đều. Mẹđi chân không, mỗi bước chân của mẹ giậmxuống làm tung lên một chút bụi đường mòn. Tôi nhìn thấy chỉ có vậy thôi.

Hơn 60 năm sau. Bây giờ đang ngồi nơi vùng trời Đông Bắc nước Mỹ này, cách xa quê mẹ hơn nửa vòng trái đất, tôi đâu cần nhìn mà sao vẫn thấy được, thấy rõ hai bàn chân củamẹ! Hai bàn chân to bề ngang, mấy ngón chân chè bè không bao giờ xếp lại được. Hai bàn chân xấu xí đó chưa từng đụng tới đôi giày, đôi dép. Hai bàn chân chỉ biết có đôi guốc mộc khi rửa chân đi ngủ, hay khi đi dự đám giỗ, đám tang… Hai bàn chân đó đã bám lấy đất để đứng vững một mình nuôi hai thằng con trai, hỏi sao không chè bè, cục mịch cho được?!

Tôi bồi hồi nhớ lần tôi lau rửa đôi bàn chân của mẹ. Đó là hồi mẹ tôi mất sau một thờigian dài nằm bệnh viện, vì tuổi gìa sức yếu! Tôi lau chân mẹ lần đó là lần đầu, và dĩ nhiên cũng là lần cuối! Tôi lau gót chân nứt nẻ. Tôi lau lòng bàn chân chai mòn. Tôi lau những ngón chân tròn cứng như những hòn sỏi. Tôi lau chân mẹ bằng suối nước mắt, và bằng tất cả sựthận trọng như khi lau một món đồ thật là trân quý!

Mẹ tôi như vậy đó! Quê mùa mộc mạc như làng của tôi, vậy mà tôi thương vô cùng! Tôi thương đâu cần mẹ tôi phải đẹp, quê hương tôi phải sang! Tôi thương, vì tất cả đều gắn liềnvới tôi từ thuở tôi chào đời. Tôi đã quen thở,quen sống trong vòng tay của mẹ giữa lòng quê hương, đã lớn lên trong cái thật thà chất phát đó. Cho nên hình ảnh của mẹ, của quê hương đã ghi sâu vào lòng tôi đến độ khi thiếu vắng, thì tôi thương tôi nhớ! Và tình thương đó vẫnchưa thấy cạn, mặc dầu bây giờ tôi đã bước vào cái tuổi “thất thập cổ lai hy” rồi!.

oOo

Ngồi một mình, miên man suy nghĩ: “Những hình ảnh mà mình vừa gợi lại trong trí nhớ sao mà dễ thương quá! Mình phải viết ra

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 7

để cho các con, các cháu của mình thấy, và hiểu tại sao đã gần 22 năm rồi sống trên đất Mỹmà cha, ông của chúng không nói thương nướcMỹ”? Mà cứ nhắc hoài người mẹ đi chân đất, và cái làng quê mùa không có một con đường tráng nhựa, và chẳng có một ngọn đèn đường?!

Thật quả đúng như hai câu thơ:

“Quê hương là chùm khế ngọt,Nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người!”

Và tôi cũng rất tâm đắc với một nhà thơ nào đó đã viết:

“Ở đây cho đến mãn đời,Cũng không thành Mỹ, vẫn người Việt Nam.

Da này còn mãi da vàng, Tóc này vẫn mãi hàng hàng tóc đen!”

Cũng cùng chung một tâm trạng như nhà thơ trên! Một nhà thơ khác cũng đã trải lòng:

“Anh có ở lại đây một trăm năm,

Ăn gà tây, uống Coca, cũng không thành Mỹ trắng.Anh có ở lại đây một ngàn năm,

Cắt cỏ, dang nắng, cũng không thành Mỹ đen”.

Quả đúng như vậy, nên hằng đêm tôi luôn mơ về một ngày mai đất nước Việt Nam không còn bóng Cộng Sản. Người dân Việt Nam đượcsống trong Tự do, Dân chủ và Nhân quyền. Khi đó, chúng ta sẽ trở về, và được sống trên quê hương nơi chôn nhau cắt rốn của mình, để rồiđược chết và nằm trong lòng đất Mẹ Việt Nam, thì thật mãn nguyện biết dường nào!

Đó là ước mơ chung của chúng ta, nhữngngười Việt Nam đang sống lưu vong trên đấttạm dung này! Xin hồn thiêng sông núi phù trợcho dân tộc Việt Nam một ngày mai được an bình, thịnh vượng! Toàn dân Việt Nam đượchưởng ấm no, hạnh phúc và bền lâu cho tương lai con cháu của chúng ta sau này.

NHỮNG BÓNG XUÂN MƠ

HẢI THỤY

Văng vẳng bên lòng tiếng lá nhắc

Dừng bước rong chơi - trở gót chiều

Lá thư tình cũ nhàu...chưa rách

Bao năm vẫn giữ bóng hình yêu.

Từ độ chia xa phiêu cánh vạc

Hải Hòa đồng lúa có lên xanh

Hàng cau bên ấy còn đơm trái

Người quen xóm Chợ... hỏi chi mình.

Chẳng biết ai kia ... kho không nữa

Món cá rô mong1 - ớt với măng

Những ngày trái gió phùn bấc lạnh

Cay - mặn nhìn nhau ...khóe mắt nhăn.

Nhớ bếp Quê nghèo ba mươi Tết

Thấp thỏm theo Xuân - bấy nhiêu lần

Tâm sự riêng chôn ...mồ dĩ vãng

Xứ người mộng gối tiếc bâng khuâng.

Ô - Lâu mùa nắng ...đêm trăng sáng

Ước về chung tắm lại một lần

Xin đừng trách cứ - chim bằng nữa

Dâu bể - lục bình con nước lan.

Lỡ cuộc tha phương thường lặng nghĩ

Thềm nhà Mẹ mãi ngóng xa xôi

Vôi lên chớ để - thời gian mất

Mùa Vu Lan thiếu đóa hồng tươi.

Mơ Quê gặp bạn khuya hôm cuối

Cạn chén ...Kim Long2 - dấu ngậm ngùi

Cất tiếng hòa chung mừng năm mới

Dẫu lòng chỉ sót... nụ mai vui !

1 Cá rô mong = cá rô đồng nhỏ (phương ngữ)2 Kim Long = Địa danh nơi sản xuất Rượu có tiếng củaTỉnh Quảng Trị

8 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Quang Huy

Thế là tôi xa thành phố ấy, xa một cách thật bất ngờ vội vã, không kịp một lời chào, không kịp một chia tay khi sự hỗn loạn vềchính trị, về đất nước trong cơn mù mịt. Tất cảnhư quay cuồng, như bão táp... Người người rủnhau ra biển, người người rủ nhau tìm đường vượt biên giới, băng qua rừng sâu, băng biểndữ để tìm một lối thoát mà tôi là một trong những người bị cuốn hút trong giòng sông lịch sử đó.

Hai mươi năm sau, khi “bọn người chiếnthắng” đã đưa dân tộc xuống vực thẳm tận cùng của sự đói nghèo ngang nhiên thay đổi tội danh của những người vượt biên như tôi từ “phảnquốc” trở thành “việt kiều yêu nước”, tôi quyếtđịnh trở về thăm quê. Tôi trở về không phải vì những lời đường mật ngon ngọt của lũ “lừathầy phản bạn”; nhưng tôi trở về để tìm lại những gì của một thời quá khứ và để chứng kiến những mất mát tức tưởi của một quê hương mà tôi yêu mến vô cùng. Đà Lạt nơi tôi sinh ra và lớn lên với bao đầy ắp kỷ niệm ngọtngào, tôi trở về để tìm, để kiếm những gì còn vương vãi hay rơi rớt ở một góc xó nào, nhưng tìm hoài vẫn không gặp, vẫn không thấy... Đi ngang ngôi nhà cũ của mình nay đã đổi chủ cho dù không bán, không sang nhượng. Hai cây tùng cảnh trồng hai bên cổng không còn nữa, cây leo một bên tường với những chiếc lá to như chiếc dù con chỉ còn lác đác vài lá trên cao, cái xích đu nằm một góc sân thường ngồi mộtmình trong tối nhìn trăng sáng trên đầu nhữngngọn thông nay cũng không còn... Tất cả như bịđảo lộn, như trống trơn, nhìn lên căn gác lửng

của những tối học bài, của những đêm không ngủ cắn bút tập làm thơ, của những đêm hốthoảng nhìn hỏa châu chiếu sáng một góc trời... kỷ niệm nhiều quá, kỷ niệm chênh vênh trên những cành ổi của những trưa hè im lặng, vừahọc bài vừa cắn dòn những trái ổi xanh chưa kịp chín... Tuổi thơ tôi, hạnh phúc tôi cùng gia đình đầm ấm trong ngôi nhà đó, tất cả đã bị bứctử một cách đau đớn tiếc nuối. Khung cửa sổnên thơ đầy ắp kỷ niệm đó giờ đây giăng đầyquần áo vô trật tự của những kẻ tự xưng là “đỉnh cao trí tuệ của con người”. Tôi quặn đau nuối tiếc, tôi cảm thấy tôi bị mất thêm một lầnnữa, mất tất cả và mất quê hương.

Những bước chân như không định hướng cứ thả dài trên triền núi, bên rặng thông ít người qua lại... ngoài xa thật xa, tháp chuông nhà thờ cô độc, sừng sững chứng kiến nhữngđổi thay như chứng kiến một ngọn sóng thầnvừa đổ ập lên bờ, cuốn tất cả nụ cười hạnh phúc ra khơi. Thác nước dưới chân đèo Pren vẫnvậy, những tảng đá to như rêu mốc nằm kềnhlên nhau như thách đố thời cuộc. Những dòng nước từ trên cao vẫn ồ ạt đập mạnh vào nhữngtảng đá dưới chân núi, dưới ghềnh làm bắn tung toé nước như vô tình không biết đến cái đau ngút ngàn của người đang đi tìm kỷ niệm, đang bị kỷ niệm đùa cợt như nắm lá thông đang từ từrơi qua kẽ những ngón tay cho dù cố nắm thậtchặt, nhưng không nắm nổi, không giữ đượccho mình. Suối Vàng không còn nước ồ ạt như xưa, chỉ còn róc rách tuôn trên những tảng đá không đều nhau tạo thành những âm thanh buồn bã.

Thả bộ quanh hồ Xuân Hương, Thủy Tạcòn đó, nhưng tất cả hầu như đã đổi thay, hàng cây gục đầu buồn bã, lặng câm chịu đựng như một thất vọng, hụt hẫng, cứ đeo theo bên mình để rồi kết tụ lại thành những nỗi buồn cứ bịgiằng co, xâu xé, héo mòn dần theo những làn gió lạnh tanh. Ngày xưa “đi dăm phút đã về

chốn cũ” (nhạc phẩm Phố Núi Cao) thấy lòng ấm áp, hôm nay đi dăm phút thấy lòng nặng trĩu một nỗi oán hờn vu vơ.

Một ngày của 30 tháng 4 đi qua như mộtcuồng phong quét sạch mọi sự bình an, mọihạnh phúc. Tất cả như chơi vơi, bồng bềnh trên

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 9

biển cả mênh mông, không phương hướng. Đà Lạt ngơ ngác buồn đau, Đà Lạt thê lương ảmđạm, thành phố buồn đang chít khăn tang đểtang cuộc tình, để khóc người ra đi, khóc ngườiở lại...Thành phố của thơ và nhạc giờ chỉ còn nghe những tiếng thở dài, những tiếng thầm thì to nhỏ nơi những quán cóc, nơi những góc đường. “Thành phố buồn nhớ không em, nơi

chúng mình tìm phút êm đềm…” hoặc “theo em

xuống phố trưa nay, đang còn chất ngất cơn

say…” những dòng nhạc của Chế Linh và mộtLê Uyên Phương ngày nào đang xoáy mòn vào ký ức làm tâm hồn thêm rướm máu.

Về lại Sài Gòn để giã từ những gì đã mấtmà tưởng rằng sẽ tìm lại được. Sài Gòn đó bây giờ sao xa lạ quá, cũng như Đà Lạt, Sài Gòn không còn là Sài Gòn của ngày xưa. Sài Gòn không còn êm ả, trữ tình sang trọng như ngày nào, Sài Gòn bây giờ vội vã hơn, tất tả hơn, xô bồ hơn, bụi bặm hơn và hình như mưa, nắngcũng thất thường hơn. Tôi hát lẩm nhẩm ca khúc: “Sài Gòn ơi tôi đã mất người trong cuộcđời…” của nhạc sĩ Nam Lộc với giọt nước mắtlăn dài trên má. Tôi mới thấm thía và nghiệm ra rằng: không những tôi đã mất thành phố Đà Lạt, nơi tôi sinh ra và lớn lên, mà tôi đã mất tấtcả mọi thành phố, mọi nẻo đường của cả quê hương.

Sài Gòn từ từ biến mất phía dưới, nắng chiếu qua khung cửa sổ của máy bay, tôi nhếch người ngồi dựa vào thành ghế, sửa lại thế ngồiđể tránh cái nắng đang chiếu vào mặt.

- Xin lỗi, anh vừa về thăm nhà?

Giật mình nhìn sang bên cạnh, một cô gái khá xinh, hơi đứng tuổi bắt chuyện với tôi.

- Đúng vậy.

Cô ta nhìn mông lung ra cửa sổ và hỏi tiếp:

- Anh về thăm nhà thường xuyên lắm phảikhông?

- Không, đây là lần đầu, thế còn cô? Chắccô cũng đã về nhiều lần?

- Không, tôi cũng như anh, đây là lần tiên tôi về thăm nhà sau 20 năm.

Tôi mỉm cười im lặng, cô ta lên tiếng tiếp:

- Từ khi lên máy bay đến giờ, tôi thấy anh cứ đăm chiêu nhìn ra cửa sổ đã lâu, chắc là anh đang nhớ và tiếc nuối Sài Gòn phải không?

Tôi lắc đầu:

- Nếu nói nhớ Sài Gòn thì chẳng có gì đểnhớ nữa, chỉ thấy tiếc nuối thôi. Sài Gòn bây giờ khác lạ quá, không giống ngày xưa nữa. Tôi có cảm tưởng như mình không có chỗ đứng khi trở về. Thấy mình lạc lõng...

Chợt thấy mình nói hơi nhiều, bộc lộ cảmnghĩ của mình hơi nhiều với người khách đồnghành bên cạnh nên mỉm cười chữa thẹn:

- Xin lỗi cô nhé, đó chỉ là cảm nghĩ riêng của tôi thôi.

- Không không, anh nhận xét đúng, Sài Gòn bây giờ thay đổi nhiều, nhanh quá đến nỗitôi không thể tưởng tượng được, nhưng đó chỉlà bề mặt, Sài Gòn đàng sau cũng vẫn lam lũ, nghèo khổ không đủ ăn, đủ mặc... à, anh về kỳnày định bao giờ trở lại?

Tôi đăm chiêu nhìn ra cửa sổ:

- Có lẽ còn lâu lắm, tôi có cảm tưởng Sài Gòn không có chỗ cho tôi nữa, Cô biết không? Đi giữa thành phố Sài Gòn mà mình có cảm

10 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

tưởng như đi giữa một nơi thật xa lạ, không quen thuộc, không liên hệ, đi giữa phố đông người nhưng mình lại cảm thấy cô đơn, cái cô đơn không giống cái cô đơn của mình ở ngoạiquốc, cái cô đơn ngay tại quê hương mình thấyxót xa, thấy thương mình, tội nghiệp mình lắm. Có lẽ tại tôi đa cảm nên cái nhìn có vẻ lệch lạc, buồn cười lắm phải không? Thế còn cô, cô vềlần đầu thấy thế nào? Vui chứ?

Cô gái trầm tư hồi lâu, khe khẻ nói:

- Anh có suy nghĩ gần giống như tôi, không hiểu sao tôi cứ dằn vặt mình bằng nhữngcâu hỏi nếu ngày ấy tôi đừng đi thì tôi sẽ ra sao? Hay nếu lần này tôi đừng trở về... phải chi tôi đừng trở về thì hơn.... nhưng, dù sao thì cũng đã trở về, dù sao trở về lần này cũng tốt, để mình có thể nhìn kỹ mọi sự việc hơn, đểhiểu rõ người, hiểu rõ mình hơn... có lẽ anh và tôi cùng giống nhau trong cái nhìn của ngườitrở về...

Nghe tiếng nói đều đều của người ngồi bên cạnh như tâm sự, như kể lể, phân bua làm lòng tôi chùng xuống. Tôi im lặng, người ngồi bên cũng im lặng. Cái im lặng như hai con đường song song, cứ đi hoài trên lộ trình như quen, như xa lạ...Tôi cảm thấy lòng mình ấm lại sau những ngày len lỏi tìm kiếm những gì đã mất. Tôi đã tìm thấy người đồng hành, không phải cô bạn bên cạnh mà thôi, mà có lẽ đa số nhữngngười tỵ nạn vì một chính nghĩa.

Tất cả chìm vào im lặng. Mọi người trong tàu mệt mỏi ngủ vùi trên tuyến đường dài. Bên ngoài trời vẫn tối, những vì sao lấp lánh trong bầu trời đêm, dựa đầu nhìn qua khung cửa... một vì sao băng vừa đổi chỗ, quá nhanh không kịp đọc một lời nguyện ước...

Thời Xuân Mộng Hoài Thu

Thời gian thấm thoát mấy Xuân rồi?

Đất khách nhìn Xuân lặng lẽ trôi...

Man mác lòng nghe sầu xa vắng

Dường như thương nhớ một phương trời

Xuân của ngày xưa ngập hoa vàng

Trời Xuân tươi đẹp nắng hòa chan,

Cỏ cây hoa lá vươn mầm sống.

Nhẹ gót du Xuân những rộn ràng!!!

Nhè nhẹ gió Xuân tà áo bay,

Tóc thề buông xỏa tựa ngàn mây

Mưa Xuân lất phất thêm tình ý

Thắm đẹp Xuân nồng hương quyện say...

Một thời Xuân mộng đã trôi qua,

Thầm nhớ Xuân xưa dạ xót xa!

Nuối tiếc lệ rơi ngày Xuân cũ,

Vọng về tiềm thức Xuân, Xuân ca...

Mong Xuân, Xuân đến, rồi Xuân đi...

Khắc khoải nỗi niềm lệ ướt mi!

Tết đến nào vui bao thổn thức,

Lòng nghe chan chứa nỗi ai bi!!!

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 11

Nguyễn Thị Ngọc

"Con ơi! Con ngủ cho say..." N nằm trên chiếc võng đu đưa đứa gái út

vừa tròn sáu tháng tuổi. Miệng hát à ơi mà lòng cứ miên man nghĩ về chồng mình, người cha của mấy đứa con, đang đầu sóng ngọn gió ởmột quận lỵ xa xôi phía cực bắc của tỉnh.

N. chợt nhớ vụ “Tổng tấn công” Huế hồiTết Mậu Thân 1968 mà đã nhiều lần được nghe biết qua sách báo, nhất là qua quyển "Giải khăn sô cho Huế" của nhà văn Nhã Ca!

Cơn ác mộng Tết Mậu Thân Huế 1968

Tết Mậu Thân 1968! Người dân cố đô Huếhớn hở ăn “Tết đình chiến” bỗng tiếng súng lớnsúng nhỏ nổ rền vang từ mọi phía hòa với tiếng pháo giao thừa đì đùng! Dân chúng ngạc nhiên nửa mừng, nửa nơm nớp lo sợ, chẳng hiểu sao năm nay tiếng pháo mừng Xuân nổ to khác thường, đì đùng chan chát kéo dài hơn mọinăm. Để mừng thôi bắn giết nhau chăng? Sao lại có tiếng súng lớn súng nhỏ lẫn với tiếng pháo?

Thì ra, lợi dụng giờ hưu chiến, thừa lúc chiến sĩ Quân lực VNCH tôn trọng lệnh ngưng bắn để vui Xuân, cộng sản từ miền Bắc ViệtNam lén lút xâm nhập trái phép vào lãnh thổVNCH, bất thần mở cuộc tấn công đánh úp thành phố Huế cùng các đô thị lớn.

Không ít quân nhân, cán bộ, công chức, kểcả những người đã nghỉ hưu từ hơn chục năm về trước trót tin lời dụ dỗ đường mật, nhanh chân ngoan ngoãn trình diện. Ai nấy nóng lòng trông chờ vào “ơn khoan hồng đại xá” của“cách mạng”!

Cũng vậy, một số tu sĩ, linh mục, các cụcao niên, các người làm công tác văn hóa, giáo dục, cứ nghĩ mình vô tội! Những con ngườihiền hoà ấy thay vì được buông tha, đã bị các “Tòa án Nhân Dân” lôi ra hành quyết, không căn cứ vào điều khoản luật lệ nào. Kẻ thì bịchém bằng mã tấu, người bị đâm bằng lưỡi lê, kẻ khác bị búa bổ vào đầu, nhiều người khác bịxếp hàng ngang để lãnh những loạt đạn dã man đến rợn người. Tất cả các nạn nhân ấy cuốicùng đều bị vùi chôn dưới những nấm mồ tậpthể đào vội lấp vội! Những nạn nhân chưa chếtbởi các cực hình thì cũng chết vì bị chôn sống!

Người ta khám phá thêm nhiều nấm mồ,không phải tại những nơi núi rừng heo hút màlà ngay trung tâm phố thị, như tại Chùa Áo Vàng, đường Võ Tánh và sân trường Gia Hội, Huế.

Trong số các nạn nhân được đào bới sau đó, có cả những người chưa bao giờ hoạt độngcho Tây, cho Nhật, cho Mỹ hay cho phía “Quốcgia”

Lại có cả các tu sĩ, giáo sĩ Công Giáo như linh mục Bửu Đồng, linh mục Nguyễn Văn Hộ,các linh mục tu sĩ Dòng Biển Đức Thiên An hoặc những người ngoại quốc làm việc thiệnnguyện y tế xã hội như hai vị bác sĩ người Đứcdạy y khoa Đại học Huế và phục vụ tại Bệnhviện Huế - hai bác sĩ Discher và Krainic chỉbiết cống hiến đời mình phụng sự y tế và giáo dục cho người Việt Nam.

Một nhà thơ không nhớ danh tánh đã phác họa cuộc tàn sát Mậu Thân 1968 Huế qua bài “Đưa em đi đào xác” bằng những vần thơ não nuột:

Bên hố chôn tập thể

Từng mảng người rưng rưng

Nhặt những xác vữa nát Còn vương trói dây thừng. Chiếc sọ nào nguyên vẹn Sau nhát cuốc hãi hùng Những người dân vô tội Chết sấp mặt phơi lưng.

N mường tượng một biến cố Mậu Thân tương tự sắp ập xuống Miền Nam Việt Nam và

12 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

chắc chắn nó sẽ đẫm máu khốc liệt hơn cái thời1968 ở Huế. Chồng chị hay có thể cả gia đình N và hàng hàng lớp lớp người dân cả MiềnNam sẽ cùng chung số phận chết oan, chếtthảm như người dân Huế hồi đó.

Ngày 01/4/1975, đài BBC Luân Đôn tăng tốc đưa tin dồn dập về những biến động bất lợicho phía Việt Nam Cộng Hòa.

Quốc lộ 1 từ Miền Trung về Sài Gòn diễnra cảnh bi đát không thể tưởng tượng. Lợi dụngtình trạng rối ren này, một số Cộng Sản nằmvùng cùng với bọn du côn du đảng và lính đào ngũ trà trộn vào đám dân di tản để cướp bóc, bắn giết và quấy rối. Nhưng người dân bấtchấp! Họ sẵn sàng bỏ lại mọi thứ để chạy theo quân đội VNCH hơn là ở lại đón chờ “quân giảiphóng” hay “bộ đội Bắc Việt” là thứ quân chỉnghe tới tên, dân chúng đã hãi hùng.

Hỗn loạn đường xuôi nam

Chị N rùng mình với cơn bấn loạn cuống cuồng của mọi người. Kẻ thì đùm túm khăn gói, người thì mình trần thân trụi, ai nấy đua nhau chạy thục mạng. Xe tải, xe đò, xe dân sựcác loại chất người như chất củi, nào trong thùng xe, trên mui xe, trước đầu xe hay sau đuôi xe, và cả hai bên thành xe, không chỗ nào không có người bám víu. Xe lớn, xe nhỏ, xe bốn bánh, xe hai bánh chen chúc nhau lẫn lộnvới đám người gồng gánh chạy bộ. Cha hốthoảng tìm con. Vợ la khóc kêu chồng. Con gào thét không thấy bóng mẹ. Bom nổ! Đạn rơi! Thịt xương tung toé!

Hàng đoàn quân xa, kể cả thiết vận xa cũng đang cần đường để tiến về các chiếntrường, bắt buộc phải vượt lên phía trước.

Nhưng giao thông tắt nghẽn. Cảnh chen lấncàng lúc càng loạn! Hầu như ai cũng chỉ nghĩ tới mình, tới mạng sống của mình. Bản năng sinh tồn! Bất chấp luật pháp! Hầu như không còn nữa lòng trắc ẩn, người ta giẫm đè lên nhau! Bước đường cùng của bản năng tự vệ?

Đạn pháo của cộng quân liên tục rót bừabãi đó đây. Chỉ một vài quả pháo rơi giữa khu dân cư cũng đủ cất đi hàng trăm sinh linh vô tội! Đầu óc chị N quay cuồng, không còn bình tĩnh để chống lại ý muốn của chồng: Tìm đường thoát thân.

Đêm 13-4, để đưa cả gia đình đến khu bãi biển Tân Thành cách làng quê khoảng 15 km, vợ chồng N thuê bao một chiếc Peugeot già cũ kỹ, mình thùng bọc lưới, chuyên dùng chở vịt. Ngồi trên xe, N cảm thấy ngộp thở vì mùi hôi của lông vịt lẫn mùi phân vịt, nhưng biết làm gì hơn, đành nín thở qua sông.

Để tránh nạn kẹt xe và cũng né sự rình rậpcủa mấy tay “đục nước béo cò”, thay vì bon bon trên đường nhựa, tài xế lái xe chạy luồnlách trong những con đường đất ngoằn ngoèo khúc khuỷu ven lối mòn các xóm làng. Nhiềulúc xe phải ỳ ạch lăn bánh trên những quãng đường đầy cát ven bãi biển. Cả vợ chồng N và đám con hầu như ngộp thở trên chuyến xe di chuyển khổ sở này, nhưng rồi cũng đến đượcbến bãi.

Di tản bằng đường biển

Khoảng ba giờ sáng, ghe nhổ neo. Chủ ghe rất thận trọng và kín đáo, thế mà ghe vừa nổmáy đã đông nghẹt khách không mời.

Lần đầu tiên N đi ghe. Ôi! Thập tử nhấtsinh! Ghe lao đi trong đêm, bềnh bồng giữamưa bão sóng gió. Chị say sóng, chao đảochoáng váng. Đám con thì ói mửa. Khách trên ghe, người này nôn mửa trên đầu người kia, nhưng chẳng ai phiền trách ai. Chị N đã ói mửanhiều trước đây trên xe chở vịt, giờ đây chẳng còn gì trong bụng để mà nôn ói nữa, trong khi lại hứng chịu những thứ chất thải hôi tanh từnhững người ngồi bên trên, nhưng vì mải lo cho con, chị chẳng để tâm tới.

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 13

Rồi chị N nghĩ về cha mẹ! Hồi nhỏ chịđược cưng chiều và ít khi rời khỏi vòng tay âu yếm của mẹ cha. Nay vì chồng, vì con và vì sinh mạng của chính mình, chị phải lìa bỏ cha mẹ, anh chị em ruột thịt mà ra đi. Lênh đênh giữa biển trời mênh mông, dẫu có muốn trở về,cũng không cách nào quay về được nữa. Ruộtgan rối bời, chị chỉ còn biết phó dâng hồn xác mình và chồng con vào tay Chúa quan phòngmà thôi.

Tiền bạc, nữ trang cha mẹ chị dành dụmchắt chiu từ bao chục năm nay lôi ra đưa cho chị làm hành trang chạy giặc đều bị côn đồ trên tàu trấn lột sạch! Một khách đàn ông trên tàu vì chống trả bọn côn đồ, đã bị chúng xô xuốngbiển làm mồi cho cá. Chẳng một ai dám can dựvào!

Khách trên ghe hầu như mỗi người có ít nhất một đôi kỷ niệm về chuyến đi không hẹnngày về của mình. Nhiều người bỏ đường bộ,chuyển sang đường biển. Thật ra, đường bộ hay đường biển, đường nào cũng là ngõ cụt, đường dẫn tới cõi chết. Nhưng kinh nghiệm của nhữngngười di tản từ Bến Hải, Đông Hà hay TriệuPhong… của Miền Trung vào cho thấy di tảnđường biển vào thời khắc dầu sôi lửa bỏng này ít rủi ro hơn là đường bộ.

Khác với đường biển mênh mông, đường quốc lộ như thu hẹp lại nhiều đến tắc nghẽntrước số lượng người và xe đông vô kể, chen chúc nhau tranh nhau từng tấc. Xe trước cảnđường xe sau; xe sau cố tranh vượt qua xe trước. Người chạy bộ làm cản lối đi của xe bốnbánh và cả các loại xe hai bánh… Súng nổ, đạn

rơi! Kẻ bị thương và tử thương không sao cấpcứu được. Thậm chí có những đứa con gục ngã trước mặt cha mẹ, người cha hay người mẹkhông thể nào dừng lại một giây, một phút đểnói với con lời vĩnh biệt hay đưa xác con trở vềquê.

Đâu còn nữa Sài Gòn hoa lệ: Sài Gòn đổ lệ

Tới Sài Gòn, N và gia đình tiếp tục lang thang một thời gian vô hạn định giữa thành đô đang lên cơn sốt giống như các tỉnh thị ở MiềnTrung! Đạn bay trên đầu. Pháo nổ trước mặt. Hoả tiển xé không gian. Người chạy quên mũ áo. Xe phóng quên tốc độ. Hỗn độn chưa từng thấy!

Chị N bâng khuâng: “Thoát miền Trung lửa đạn, lại rơi vào giữa Sài Gòn rối loạn không kém. Hay là Mậu Thân Huế 1968 sắp tái diễn ởđây, ngay tại thủ đô của nước Việt Nam CộngHòa này? Ghê quá!” Vợ chồng chị N dắt díu con cái bôn ba khắp đầu đường xó chợ Sàigòn-Chợ Lớn. Các trung tâm tiếp cư đều tràn ngậpngười là người, hết chỗ. Tìm nhà thuê giá vừatúi tiền không là chuyện dễ, trong khi nhà củabà con họ hàng cũng chẳng còn chỗ chứa thêm cả một bán tiểu đội báo cô!

May thay! Chị gặp được một ngôi nhà lợptôn bỏ hoang trong một ngõ hẻm đường Nguyễn Văn Thoại, nơi mà vợ chồng chị chưa hề bén mảng tới. Người dân trong ngõ hẻm ấybảo rằng căn nhà vô chủ ấy bỏ trống đã lâu vì… có ma, ai muốn ở cứ vào mà ở, nhưng nhiều năm nay chưa ai dám. Chị N không tin nhà có ma. Tuy nhiên, giả sử có ma thật, thì cũng liều vào ở thôi! Vật lộn với ma để tranh sống! Chồng chị N mừng rỡ: “Buồn ngủ gặpchiếu manh! Có còn hơn không! Ma đêm đâu đáng sợ bằng ma ngày đang gây điên đảo mọingười!”

Sài Gòn ngập chìm trong cảnh dân chúng tranh nhau lao vào cõi chết. Đường vào Tòa Đại Sứ Mỹ không còn chỗ chen. Lối vào phi trường Tân Sơn Nhất không khá hơn. Các cửangõ dẫn đến bến Bạch Đằng, bến Chương Dương, bến Vân Đồn, Nhà Bè, đều chật ních người và xe di tản. Đạn pháo và hỏa tiển của

14 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Cộng quân tiếp tục dội bừa vào các khu dân cư. Cả ngày lẫn đêm!

Tối 23-4-1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đọc bài "diễn văn quan trọng" và tuyên bố từ chức, trao quyền cho ông Phó TT TrầnVăn Hương. Nhiều tướng tá và viên chức cao cấp trốn ra nước ngoài. Tình hình mỗi lúc mỗitồi tệ thêm. Mỗi người hay mỗi gia đình tự lo lấy thân chưa chắc đã ổn, thời giờ và tâm trí đâu lo cho kẻ khác?

Hàng triệu quân nhân, công chức VNCH cùng với gia đình họ di tản từ khắp miền Trung đều chui vào cái rọ đang nhốt hơn 4 triệu dân này (thời điểm Tháng Tư 1975). Hàng hàng lớplớp người chen nhau tìm vào những con đường gọi là "huyết lộ", liều chết kiếm sống. Cái nồithập cẩm khổng lồ Sài Gòn sôi bùng, chỉ chờmột lúc nào đó là trào ra!

Càng về cuối Tháng Tư, đường phố càng thưa bóng nhân viên công lực! Bọn nằm vùng, du đảng và đám cơ hội bắt đầu quậy phá. Quầnchúng hoang mang hỗn độn!

Sáng ngày 24/4/75, có tin đồn ông Đạitướng Dương Văn Minh sắp thay thế cụ TrầnVăn Hương. Dư luận xôn xao, hỗn loạn càng tăng. N thương lắm các con của chị! Giữa cơn bấn loạn, chị càng thấy sự hiện diện của các con bên cạnh mình, khắng khít bên mình là điều cần thiết. Chị không muốn đứa con nào của chị rời xa chị dù nửa bước hay chỉ trong giây phút. Nhưng ngày nào tin dữ cũng rót vào tai N, lại đêm đêm nằm nghe tiếng hỏa tiển, đạn pháo nổ chát chúa, N càng kinh hãi, có cảmtưởng như thể thần chết đang rình rập cướp lấyđám con!

Các đài truyền thanh BBC và VOA đềuloan tin, ngày 16-4-1975 công quân Khờ Me Đỏ đã cưỡng chiếm Campuchia. Một cuộc tàn sát dã man đang diễn ra ở đây. Người dân ởMiền Nam Việt Nam lên cơn sốt, lo sợ không biết ngày nào sẽ tới phiên mình khi CSVN tràn vào.

N càng thấy nỗi sợ của mình và của cả dân miền Nam là có cơ sở. Chị vô cùng bối rối, chẳng biết tính liệu làm sao, đành phó mặc cho

chồng tìm phương liệu kế, cứu được đứa con nào, mừng cho đứa ấy. Viễn ảnh phân ly giữachị N và hai đứa con trai của chị sắp thành sựthật, một sự thật phũ phàng xé nát con tim chịvà dằn vặt chị ròng rã 15-16 năm trời!

Khắc khoảiNguyễn Đức Khổng

Tức cảnh làm thơ tưởng nhớ người

Nhớ về quê cũ đã xa xôi

Tay anh đè ngực tim đau nhói

Cũng muốn quên đi cố mà vui

Xa nhà lâu lắm tưởng đã quên

Bổng dưng gợi lại để ưu phiền

Để thêm day dứt buồn thương nhớ

Khắc khoải trong lòng mong lãng quên

Cuối thu 2013

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 15

Xuân Giáp Ngọ, Nẻo đường Việt NamPhan Văn An

X in chúc chư vị xuân tươi,

U ẩn khúc, phiền muộn tạm thời bỏ quên

 n lộc tận hưởng luôn luôn

N hàn cư vui sống là nguồn ủi an

G ia sức nhận lãnh hồng ân

I n sâu tâm khảm muôn vàn chớ quên.

A n thân vui hưởng nguồn ơn,

P hân bì, ghen ghét hãy luôn chớ đừng.

N hững lúc gặp cảnh khốn cùng

G ồng mình chấp nhận chờ mong thoát vòng

O m sòm than trách uổng công

Chẳng hề giải thoát khỏi vòng khó khăn

N hớ lại kỷ niệm năm xưa

E m cùng sánh bước vui xuân quê nhà

O m sòm cảnh tết chợ hoa

Đ ường đi nhộn nhịp chan hòa ánh sao

Ư ơm bông mấy tháng trôi qua

Ơ n trời mưa móc quả là thành công

N ẻo đường xuôi ngược chờ mong

G ắng sức, góp của vui xuân chờ ngày.

V iệt Nam đất nước ngày nay

I m lìm sống tủi chờ ngày sáng tươi

Ê m đềm sống chốn quê người

T hương yêu, đùm bọc tươi cười với nhau

N hìn về đất nước khổ đau

A nh em ruột thịt xa nhau nghìn trùng

M ẹ già thấp thỏm chờ mong

Cùng con sum họp thong dong tuổi già

16 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Tí Ngô

Nghe tiếng chị tôi gọi dậy chuẩn bị đi học, tôi choàng tỉnh giấc, mở mắt uể oải nhìn ra bên ngoài cửa sổ. Ngoài trời đã sáng tỏ. Chim chóc đang líu lo ca hát. Tiếng gà vịt từ trong chuồngtúa ra kiếm ăn. Đám heo trong chuồng lồng lên vì đói. Nhiều người ra rẫy làm việc từ rất sớm, vừa đi vừa trò chuyện râm rang. Tiếng lọc cọcphát ra từ những chiếc xe thồ thô sơ mà ngườinông dân dùng để chuyên chở những dụng cụcần thiết cho công việc đồng án. Đó là âm thanh của buổi sớm mai ở miền quê tôi ngày ấy, giúp tôi nhận ra một ngày mới đang đến.Tôi nhắm mắt, và ráng nướng trên giường thêm một chút nữa. Nhớ lại đêm qua, Tôi đã có mộtbuổi tối thật vui, chạy nhảy vui đùa cùng vớiđám bạn dưới ánh trăng rằm sáng tỏ. Ngày ấyđèn điện chưa đến được với vùng quê này, nên bọn nhỏ chúng tôi đã thường tận dụng nhữngđêm trăng sáng, một tháng vài ba lần, để vui chơi cho thỏa thích. Chúng tôi chia phe để rượtbắt nhau, vừa la hét và vừa chạy nhảy từ đầuxóm cho đến cuối thôn. Về đến nhà cũng đã khá khuya, và người cũng thấm mệt. Tôi đã ngủ một giấc ngon lành cho tới sáng. Đang miên man nghĩ ngợi, chị tôi lại lên tiếng thúc giục tôi thức dậy chuẩn bị đi học. Không còn dám nướng thêm một chút nào nữa, tôi miễncưỡng bước xuống khỏi giường, làm vệ sinh

buổi sáng, sau đó ăn vội mấy củ khoai luộc đểsẵn trên bàn, vơ mấy cuốn tập, và vội vàng chạy ngay đến trường. Đó chính là trường tiểuhọc Quảng Biên, cách nhà tôi không bao xa, chỉmất chừng khoảng 5 phút chạy bộ.

Ngôi trường bé xíu ấy nằm lọt thỏm ngay chính giữa cái thôn cùng tên, thuộc thị xã Trảng Bom, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Quảng Biên! Nếu không phải là cư dân tại nơi đây hay những vùng lân cận, ít ai biết đến cái thôn bé tí này, chỉ rộng khoảng chừng 6 cây sốvuông. Tuy nhiên, nếu ai đó đã từng một lầnqua đây, họ sẽ dễ dàng nhận ra nơi này. Đó là tượng đài Đức Mẹ rất cao, sừng sững nằm ngay bên cạnh đường Quốc Lộ I, bên phía tay phảinếu đi từ hướng Sài Gòn lên. Quảng Biên tiếpgiáp với đường Quốc Lộ I ở phía Bắc, và cuốithôn có tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy ngang ở hướng Nam. Phía tây cách thành phố Biên Hòa khỏang chừng 15 kilomet, và cách thị xã Long Khánh 20 kilomet về hướng Đông. Tôi nghe kể lại rằng, tên Quảng Biên được ghép lạitừ tên của hai địa danh. Đó là Quảng Trị vàBiên Hòa. Quảng Biên xưa thuộc tỉnh Biên Hòa, và cũng là vùng đất có nhiều bà con gốcQuảng Trị di cư vào đây sinh sống từ năm 1967, sau khi đất đai và nhà cửa của họ bị san phẳng, để Mỹ lập phòng tuyến chiến lược dọctheo bờ nam của sông Bến Hải.

Tôi được sinh ra tại Sài Gòn. Sự kiện lịch sử năm 1975 đã đẩy gia đình tôi từ Sài Gòn lưu lạc đến vùng quê này. Ba tôi là một sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Sau ngày mấtNước, có lẻ Ông mơ hồ đoán được một tháng học tập dành cho sĩ quan của chế độ cũ màCộng Sản Việt Nam hứa chỉ là cái bánh vẽ, cho nên Ba tôi đã chuẩn bị cuộc sống lâu dài cho gia đình Tôi tại đây. Mạ của tôi xưa nay chưa một lần ra ngoài xã hội để mưu sinh. Nay mộtnách nuôi mười đứa con còn đang nheo nhóc là cả một vấn đề lớn. Cày cấy có thể kiếm đượcbữa cơm qua ngày. Lý do Ba tôi chọn nơi này một phần vì Quảng Biên khá gần với Sai Gòn, nơi Ông Bà ngoại và một số người trong gia đình tôi vẫn còn sống tại đó. Còn một lý do khác nữa đó là Quảng Biên là nơi sinh sống củanhiều bà con và người cùng quê Quảng Trị với

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 17

Ba tôi. Họ có thể đỡ đần gia đình tôi phần nào trong thời gian đầu lập nghiệp.

Ngôi nhà nhỏ của gia đình chúng tôi tạithôn Quảng Biên nằm trên một mảnh đất khá rộng, khoảng chừng một sào. Khung nhà đượclàm bằng gỗ, mái tôn vách đất, và nền được trảibằng một lớp đất nện. Vì nền nhà được làm bằng đất, nên trước khi quét nhà, mấy chị củaTôi thường phải rẫy nước làm ước nền trước. Sau đó mới quét để tránh bụi bặm. Vì mái nhà được lợp bằng tôn, nên trong nhà rất nóng vàonhững ngày nắng gắt. Tuy vậy, sống dưới mái nhà tôn đôi khi cũng có những giây phút thú vịbất ngờ. Vào những đêm mưa dầm, hàng vạnhạt mưa rơi xuống trên mái tôn, tạo nên một âm thanh vô cùng đặc biệt. Hạt lớn và hạt nhỏ rơi xuống có lúc nhanh, đôi khi lại chậm, đã tạonên một âm thanh vô cùng tuyệt vời, có lúc êm ái, nhiều khi lại nhẹ nhàng, có lúc thì lên cao, đôi khi lại xuống thấp. Giống như dàn nhạcgiao hưởng đang trình diễn một bản nhạc hay vậy. Những "bản nhạc giao hưởng" ấy, không có bản nào giống bản nào, liên tu bất tận, thường đã đưa tôi vào những giấc ngủ êm đềmcủa những ngày thơ ấu ấy. Phía trước nhà tôi là một khoảng sân rộng, được ngăn cách với con đường đất rộng chạy ngang là hàng rào kẽm gai và hàng cây dâm bụt. Bên phải là nghĩa trang Quảng Biên. Bên trái là con đường chạy dài ra tới đường Quốc Lộ I. Ngoài gian nhà chính, nhà Tôi còn có một gian nhà bếp và nơi chăn nuôi gia súc, được nối với gian nhà chính bằngmột cánh cửa nhỏ. Mái nhà bếp được lợp bằngcỏ tranh nên rất mát mẽ. Đây chính là nơi trốnnóng tuyệt vời trong những ngày hè oi bức. Gian nhà chính và bếp đều có cửa thông ra mảnh sân sau nhà, cùng với khu vườn rộng, luôn được phủ đầy bóng mát cũa những cây ổi, mit, soài, và chuối. Một con đường nhỏ lát gạch uốn cong dẫn từ cửa bếp ra đến tận bờgiếng, nơi nước được kéo lên để dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh bờ giếng là một nhà tắm lộ thiên, được che chắn một cách sơ sài, nhưng rất kín đáo.

Quảng Biên trong ký ức của tôi là những con đường chạy dài thẳng tắp. Hai bên đường là những cây Bạch Đàn và Khuynh Diệp cao to,

rợp bóng mát, và tỏa hương thơm ngát vào những mùa nở hoa. Con đường đất cát trắng mịn và mềm mại như được trải thãm, không pha lẫn một chút sỏi đá, đã nâng niu nhữngbước chân của bọn trẻ chúng tôi ngày ấy, vốnchẳng có thói quen mang giày xõ dép, chạynhảy khắp nơi, từ đầu thôn cho đến cuối xóm.

Quảng Biên là môt vùng đất nghèo và cằncổi. Thành phần của đất phần nhiều là cát. Quảng Biên nằm trên một vùng đất cao và khô ráo. Không sông suối cũng chẵng kênh rạch, nên phù sa không được bồi đắp. Đất đai vốn đã cằn cỗi, nay ngày càng trở nên cằn cỗi hơn. Những ngày đầu đến định cư nơi đây, tôi thấyngười nông dân còn có thể trồng được cây lúa. Một vài năm sau đó, những cánh đồng lúa đượcthay thế bằng những cánh đồng bắp. Đến khi cây bắp không còn phát triển được nữa, ngườita đã thay thế nó bằng cây sắn hay còn gọi là cây khoai mì. Và kể từ ngày đó, Quảng Biên đã trở thành một mãnh đất trồng sắn, và chỉ có sắn. Sắn bạt ngàn, và đâu đâu cũng thấy sắn. Sắn sống chung hòa bình với người dân QuảngBiên, vốn cần cù, nhưng cũng chẳng biết làm gì hơn với mãnh đất cằn cỗi này.

Phía cuối thôn là nghĩa trang Quảng Biên. Bên kia nghĩa trang là tuyến đường sắt Bắc-Nam và nhà ga Quảng Biên. Cái đường tàu này, cùng với cái ga nhỏ xíu ấy đã trở thành phương tiện và kế sinh nhai cho rất nhiều ngườidân Quảng Biên trong thời Việt Nam còn ngăn cấm buôn bán trong Nước. Một khi trồng trọtlà nghề chính của người dân tại đây đã không còn sinh hoa lợi, và cây sắn là cây duy nhất có thể trồng được trong vùng đất này lại không

18 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

đem lại giá trị kinh tế cao, người dân nơi này đã tìm cách để cải thiện đời sống gia đình bằngnhững chuyến đi buôn đầy cam go và tủi nhục. Mỗi khi có đoàn tàu vào ga, khu nhà ga ấy đã trở nên nhộn nhịp một cách khác thường. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng khóc la, thậm chí chửi rủa của những con buôn có hàng hóa vừamới bị công an tịch thu, đã biến một góc củaQuảng Biên ấy vốn yên tĩnh, trở nên bát nháo và hỗn loạn. Hồi đó, khi nhìn những cãnh ấythường làm tôi hoảng sợ. Trong suy nghĩ còn non nớt của một đứa trẻ như tôi ngày ấy, cuộcsống sao lại quá khắc nghiệt và hỗn loạn đếnvậy sao!

Mặc cho những vất vả và khó nhọc mà người lớn phải vật lộn với cuộc sống hàng ngày để mưu sinh, tôi miệt mài "vật lộn" với đám bạn cùng trang lứa với đủ thứ trò chơi như không bào giờ dứt. Với cái đầu trần và đôi chân đất, tôi "bôn ba" khắp thôn xóm cùng vớiđám bạn. Tuổi thơ của tôi trôi qua gắn liền vớinhững trò phá phách. Từ chuyện vạch hàng rào để đột nhập vào nhà hàng xóm để bẻ trộm trái cây, cho đến ném đất đá lên mái tôn để chọcphá một gia đình nào đó mà bọn trẻ chúng tôi không ưa thích. Chán phá phách, bọn chúng tôi lại quay sang làm dàn ná để đi bắn chim. Chán nghề "săn bắn", chúng tôi lại quay sang chơi trò bắn bi. Hết bắn bi thì chơi trò tạt lon. Chán tạtlon quay sang chơi trò căn cù. Trong tất cả các trò chơi, Tôi thích nhất là thả diều và đá dế.Sau những trận mưa đầu mùa, chúng tôi rủnhau vào rẫy bắt dế. Dế thường thích núp dướicác tảng đất lớn được máy cày lật lên, hay những đống cỏ được người ta thu gom lại chờkhô để đốt. Chúng tôi lật tung để tìm bằngđược những chú dế to và khỏe, và thường ra vềvới những "chiến lợi phẩm". Ngay sau đó là những cuộc so tài. Những chú dế được móc vào sợi tóc, quay cho bọn dế chóng mặt, và thảcho chúng điên tiết lao vào nhau để ăn thua đủ.Bầu trời Quảng Biên vào hè thường được lấpđầy bởi những cánh diều lớn nhỏ. Những con diều hình vuông, được chúng tôi tự làm từ giấyhọc trò, cùng với những thanh tre được chẻnhỏ. Cái nghĩa trang gần nhà được chúng tôi chọn làm nơi thả diều. Chúng tôi vô tư vui đùa bên cạnh những người đã chết. Nơi mà bọn trẻ

chúng tôi không bao giờ dám bén mảng tới mộtkhi mặt trời đã khuất sau lùm cây.

Khu nghĩa địa nằm khuất ở cuối thôn, được ngăn cách với khu dân cư bằng một con đường đủ rộng để xe tang có thể đi qua. Nhà của tôi cách khu nghĩa địa khoãng 200 mét, nơi được đồn đoán là có Ma. Trong suốt thời gian ở đây, Tôi chưa từng thấy Ma xuất hiện tạinghĩa trang này bao giờ! Tuy nhiên, vào mộthôm khi trời đang chập choạn tối. Đang chơi đùa vui vẻ ngay trước cổng nhà, cả đám chúng tôi hét toáng lên, vì đứa nào cũng nhìn thấy mộtquả cầu lửa to hơn trái banh, sáng rực và đang bay lập lờ cách mặt đất khoãng chừng 2 mét, theo con đường chạy dọc theo nghĩa trang. Kểtừ ngày đó, bọn trẻ chúng tôi chẳng đứa nào dám la cà quanh khu vực ấy vào những lúc tốitrời. Trừ những hôm phải đi lễ về khuya, tôi luôn luôn theo sát gót một người lớn nào đó trong gia đình.

Dân di cư đến Quảng Biên phần nhiều là người Công Giáo. Vì khá đông giáo dân, nên thay vì một ngôi nhà thờ chung, Quảng Biên có đến hai Giáo xứ và hai ngôi nhà thờ riêng biệt. Đó là nhà thờ Quảng Biên và nhà thờ ĐồngPhát. Gia đình tôi thuộc Giáo Xứ Đồng Phát, nơi tôi vẫn thường xuyên lui tới để học Giáo Lý và thờ phượng Chúa. Trong thời gian sinh hoạttại đây, tôi may mắn được chọn vào ban giúp lễ. Vào những dịp lễ trọng, cầm cây nến sáng trong tay, Tôi tiến lên bàn thờ một cách cung kính, dưới hàng trăm cặp mắt thèm thuồng củabọn trẻ cùng trang lứa.

Ngày ấy tôi có khá nhiều bạn, là những người bạn hàng xóm, bạn giúp lễ, và dĩ nhiên rất nhiều người bạn ở trường của tôi. Ngôi

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 19

trường của tôi được làm bằng tre, mái tranh, vách đất. Trông nó yếu ớt và xiu vẹo trong mùa mưa bão. Nhưng rất mát mẽ vào nhữngtrưa hè oi bức, và đã trở thành một nơi tuyệtvời để bọn trẻ chúng tôi, đang độ tuổi ăn ngủ,gà gật trong khi thầy cô giáo đang hăng say giảng bài trên bục giảng. Chuyện chúng tôi bịphạt vì tội ngủ gật trong lớp thường xuyên xảyra như cơm bữa. Ngày ấy chúng tôi đến lớp đểchơi hơn là để học. Thầy cô thì bị chi phối bởicuộc sống khó khăn. Bọn học sinh chúng tôi đi học bữa được bữa mất. Nhiều đứa bỏ học đểlêu lõng rong chơi. Cũng không ít đứa phải ra rẫy phụ giúp cha mẹ mỗi khi mùa thu hoạch lạiđến.

Mỗi lần nhìn thấy trăng tròn, Tôi lại nhớđến Quảng Biên, và vô vàn kỷ niệm của mộtthời thơ ấu ấy. Trong một lần trở về Việt Nam, trên chuyến xe về lại Sài Gòn qua đường QuốcLộ I. Khi xe chạy ngang qua Quảng Biên, Tôi đã cố gắng tìm lại hình ảnh quen thuộc củathôn Quảng Biên ngày ấy. Nhưng tôi đã hoàn toàn thất vọng. Quảng Biên bây giờ giống như một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Tượng đài ĐứcMẹ ngày xưa có thể thấy được từ một khoãng cách khá xa, nay đã hoàn bị che khuất bởinhững căn nhà cao tầng mọc lên san sát dọctheo con đường Quốc Lộ. Nghe nói bên trong Quảng Biên cũng đã thay đổi nhiều. Nhữngcăn biệt thự và nhà lầu đã thay thế những căn nhà tranh vách đất ngày xưa. Những con đường đất nay đã được trải nhựa. Tôi bồi hồinuối tiếc và tự hỏi: Không biết trăng QuảngBiên bây giờ, có còn đẹp và sáng tỏ như ánh trăng của Quảng Biên ngày ấy nữa chăng?

NHỮNG BÓNG XUÂN MƠ HẢI THỤY

Văng vẳng bên lòng tiếng lá nhắc Dừng bước rong chơi - trở gót chiều Lá thư tình cũ nhàu...chưa rách Bao năm vẫn giữ bóng hình yêu.

Từ độ chia xa phiêu cánh vạc Hải Hòa đồng lúa có lên xanh Hàng cau bên ấy còn đơm trái Người quen xóm Chợ... hỏi chi mình.

Chẳng biết ai kia ... kho không nữa Món cá rô mong 1 - ớt với măng Những ngày trái gió phùn bấc lạnh Cay - mặn nhìn nhau ...khóe mắt nhăn.

Nhớ bếp Quê nghèo ba mươi Tết Thấp thỏm theo Xuân - bấy nhiêu lần Tâm sự riêng chôn ...mồ dĩ vãng Xứ người mộng gối tiếc bâng khuâng.

Ô - Lâu mùa nắng ...đêm trăng sáng Ước về chung tắm lại một lần Xin đừng trách cứ - chim bằng nữa Dâu bể - lục bình con nước lan.

Lỡ cuộc tha phương thường lặng nghĩ Thềm nhà Mẹ mãi ngóng xa xôi Vôi lên chớ để - thời gian mất Mùa Vu Lan thiếu đóa hồng tươi.

Mơ Quê gặp bạn khuya hôm cuối Cạn chén ...Kim Long 2 - dấu ngậm ngùi Cất tiếng hòa chung mừng năm mới Dẫu lòng chỉ sót... nụ mai vui !

1 Cá rô mong = cá rô đồng nhỏ (phương ngữ)

2 Kim Long = địa danh nơi sản xuất rượu có tiếng củaTỉnh Quảng Trị

20 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Năm Giáp Ngọ

Nói Chuyện NgựaPhan Văn An

Rắn bò đi, ngựa phi về, Kính chúc quý vị tràn trề lộc xuân.

Thể xác mạnh khỏe trăm phần, Tinh thần minh mẫn luôn luôn tràn đầy.

Gia đình đoàn tụ sum vầy,Người người hạnh phúc quây quần bên nhau

Theo truyền thuyết, loài người bắt đầunuôi ngựa vào khoảng năm 4000-4500 trướcTây lịch. Ngựa được nuôi phổ biến ở Âu Châu vào khoảng năm 3000-2000. Ngựa rất được xửdụng trong thời chiến tranh, nhất là vào thờitrung cổ khi mà khoa học, kỹ thuật chưa phát triển, vũ khí chiến tranh còn thô thiển, lạc hậu. Ở Việt Nam, ngựa được xếp vào loại lục súc.

Tùy thuộc nhiều yếu tố, ngựa có thể sốngtừ 25-30 năm. Ngựa cái mang thai khoảng 335- 340 ngày và chỉ sinh ra một ngựa con. Ngựabốn tuổi được coi là trưởng thành. Ngựa có thểăn cỏ, rơm hoăc lúa dẹp giống như lừa hoặc bò. Tùy theo màu sắc, ngựa có thể được gọi là ngựa bạch (bạch mã), ngựa vằn hoặc ngựanâu… Nếu ngựa được nuôi ở nhà thì gọi là ngựa nhà, nếu ngựa không có chủ thì gọi là ngựa rừng. Ngựa nhà hay ngựa rừng thì hình thù vẫn giống nhau. Mặc dầu thịt ngựa không được thông dụng như thịt heo, thịt bò hoặc thịttrâu, nhưng nhiều vùng, nhất là những vùng quê, người ta vẫn dùng thịt ngựa trong các bữaăn của gia đình. Trong bản tin tháng 11 năm 2013, ở Pháp có chừng tám chục ngàn con ngựa phải đưa vào lò sát sinh.

Người Trung Quốc gọi ngựa là Mã, NhậtBản gọi ngựa là Uma, tên Phạn của nó là Asu có nghĩa là “Mau lẹ”, còn tên Ariăng là Asuba có nghĩa là “chạy”. Ở Trung Quốc có dòng họMã lấy theo tên ngựa, trong đó có nhiều ngườinổi danh như Mã Viện, Mã Đang, Mã Siêu, Mã Anh Cửu. Trong ngôn ngữ xuất hiện cụm từthiên lý mã để chỉ những con ngựa chạy nhanh nghìn dặm, phi ngựa là cưỡi ngựa chạy như bay. Có cả cụm từ lạm phát phi mã để chỉ nạnlạm phát không kiềm chế nổi. Người ta vẫn lấysức ngựa (mã lực) làm tiêu chuẩn tính sứcmạnh của động cơ…, trước pháp đình, tộiphạm hay cho trước vành móng ngựa

Ở Việt nam, đôi khi ngựa còn là biểutượng cho sức mạnh tình dục của phái nữ. Từlóng “con ngựa hay con đĩ ngựa, quá ngựa” dùng để ám chỉ những người phụ nữ có sứcmạnh tình dục cao, hiếu dục, trong lúc đó thì người đàn ông nào có tình dục cao thì được gọilà “dê”.

Các loại gia súc như trâu, bò, heo gà ngoài việc cung cấp thực phẩm cho loài ngưòi còn có công dụng giúp người nông dân trong việc cày bừa, trồng trỉa. Riêng loài ngựa không trực tiếpgiúp đỡ trong việc nông nghiệp, nhưng cũng giúp chuyên chở sản phẩm. Tuy nhiên nếu sánh với các loại gia súc khác thì ngựa dự một vài trò khá quan trọng trong lãnh vực chiến tranh nhất là trong thời thượng và trung cổ

Khi khoa học, kỹ thuật, còn ở thời kỳ phôi thai, chưa tiến bộ, thì vũ khí chiến tranh cũng còn lạc hậu. Các cuộc nội chiến cũng như ngoạixâm vũ khí rất thô thiển, không có bom nguyên tử hoặc đầu đạn hoặc những thứ vũ khí nặngmà cả hai phe tham chiến chỉ có những thứ vũ khí nhẹ chỉ đủ tấn công nhau trong trân địa. Chính vì thế ngựa được xử dụng tối đa trong các trận chiến.

Sau đây xin đan cử một vài hình ảnh ngựatrong các trận chiến.

Trong Thiên Anh Hùng Ca Iliade củaHomère có kể chuyện con ngựa thành Troie nhu sau: Theo truyền thuyết, đoàn quân anh hùng của Hy-lạp, với hàng ngàn binh mã và hàng trăm chiến thuyền đã bao vây kinh thành

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 21

Troie suốt một năm ròng, nhưng không sao lọtvào được thành Troie. Họ bèn bày quỷ kế. Họrầm rộ chiêng trống rút khỏi thành Troie. Họ đểlại trước cửa thành Troie con ngựa khổng lồ.Con ngựa nầy được làm bằng gỗ quý. Một độicảm tử vào nằm trong bụng con ngựa. Quân thành Troie tưởng mình đắc thắng, reo hò vang cả một đại dương. Ban đêm họ cho kéo con ngựa vào trong thành để ăn mừng. Đêm ấy họsay sưa nhảy múa. Và đêm ấy đội quân cảm tửcủa Hy-lạp mở toang bụng con ngựa nhảy vào chém giết và kinh thành Troie đã thất thủ.

Trong lịch sử Việt Nam cũng nói đến con ngựa sắt của Phù Đổng Thiên Vương. Con ngựa nầy được bọc sắt, cao lớn, có khả năng phi nhanh, khạc ra lửa và có thể bay cao lên trời. Theo huyền sử thì vào thời Hùng Vương thứ 6, có quân đội Nhà Ân tràn vào xâm lượcnước Văn Lang, gây nhiều tội ác. Hùng Vương rất lo và cho sứ giả đi tìm khắp nơi để kiếmngười ra cứu nước. Ở Kẻ Dõng, thuộc bộ PhủNinh có cậu con trai tên là Gióng đã lên 3 tuổimà không biết nói cười. Nghe sứ giả nhà vua đi kén người ra giúp nước thì cậu nói được và mờisứ giả đến và nói: “Ngài về tâu với đức vua đúc cho con ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt và chiếcnón sắt mang đến cho ta để ta đi đánh giặc Ân.” Sau hôm đó Gióng lớn nhanh như thổi. Ngựasắt, nón sắt và giáp sắt đã làm xong. Gióng nhảy lên lưng ngựa, ngựa tu một tiếng dài, thét ra lửa, lao vút vào trận. Phá xong giặc Ân, Gióng phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn, ghìm cương, cởi giáp và nón treo lên một cành cây, sau đó cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời. Hùng Vương nhớ ơn Gióng bèn lập đền thờ ở

Kẻ Dõng và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương.

Hai câu chuyện trên đây,tuy có tính cách hoang đường và lịch sử, nhưng cũng nói lên được vai trò quan trọng của ngựa trong chiếntranh nhất là vào thời thượng cổ và trung cổ khi mà khoa học kỷ thuật chưa tiến bộ, vũ khí chiến tranh còn thô thiển.

Ở Trung Quốc, khoảng 2000 năm trướcCông Nguyên, ngựa được dùng để kéo chiến xa và khoảng 1000 năm sau đó ngựa được dùng đểlàm ngựa chiến. Ngựa tham dự chiến trận suốtchiều dài lịch sử của Trung Quốc trong thờitrung cổ.

Hình ảnh ngựa trong chiến tranh có vẻ xa lạ với chúng ta, nhất là trong những cuộc chiếnhôm nay, hình ảnh ngựa đã mai một, mà ngườita chỉ thấy máy bay, hỏa tiển, phóng pháo. Đểthực tế, chúng ta sẽ trình bày một vài hình ảnh ngựa trong cuộc sống.

Ở đất nước chúng ta, nhất là ở vùng quê, trong những thập niên trước đây và ngay cả bây giờ khi trong gia đình có người từ trần, làm gì có nhà quàn (funeral home) để gửi xác mà chỉđể trong nhà cho đến ngày chôn cất. Khi xác đã đuợc bỏ vào quan tài và di chuyển ra nghĩatrang thì thường những trai tráng trong làng được chia phiên nhau khiêng quan tài. Tuy nhiên những gia đình khá giả hoặc có chút địavị thì thường quan tài được bỏ trên cổ xe và do hai hoặc bốn con ngựa kéo gọi là song mã hoặctứ mã. Trường hợp nầy rất hiếm có ở nhà quê mà chỉ dành cho những người có địa vị trong xã hội.

Cũng ở vùng quê, nhất là những vùng đồinúi, đường xá ngoằn ngoèn, khúc khuỷu, thì ngựa cũng được xử dụng làm phương tiện đi lại, giao thông. Các linh mục ở những xứ đạomiền núi thướng xử dụng ngựa để đi thăm viếng các họ đạo nhỏ. Ở Việt nam trước đây thay vì xử dụng các loại xe khác để di chuyển, người ta cũng có thể dùng xe ngựa để chuyệnchở hành khách hoặc hàng hoá từ chổ nầy qua chỗ khác trong thành phố. Xử dụng xe ngựatrong thành phố tuy không được nhanh như các loại xe khác nhưng an toàn hơn, nhất là có chút

22 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

tính lãng mạn. Sau những buổi tan trường, khi những cơn mưa nặng hạt bắt đầu rơi xối xả,năm ba cô cậu học sinh ngồi bịt bùng trên chiếcxe ngựa để được đưa về một vùng ngoại ô thành phố. Trên chuyến xe các cô cậu có thờigian để chuyện trò, tâm sự và nhìn ngắm dung nhan của nhau thật kỹ lưỡng. Trong những năm còn ở bậc Trung Học, tôi được gia đình gửi vào một nội trú ở T.Đ. Sau khi xuống xe lửa, tôi thường dùng xe ngựa để về trường. Trên khoảng đường dài, chiếc xe ngựa chậm chạp di chuyển làm lòng tôi se lại và nhớ tới nhữngngười thân yêu của những ngày hè êm ấm bên gia đình và những vất vả, bộn rộn của nhữngngày trong tương lai.

Ngày nay nếu có dịp ghé qua những thành phố lớn như New York, Phila chúng ta còn thấycảnh sát xử dụng ngựa trong việc an ninh, trậttự.

Nếu nói về hình ảnh của ngựa trong chiếntranh và trong cuộc sống đại chúng mà không nêu lên một vài hình ảnh của ngựa trong Văn Chương, nhất là trong văn chương Việt Namthì quả là thiếu sót. Vậy sau đây xin lược qua một vài hình ảnh ngựa trong Văn chương bác học cũng như trong Văn học bình dân ViệtNam.

Trong tác phẩm Chinh Phụ Ngâm Khúc bằng Hán văn của Đặng Trần Côn do nữ sĩ Đoàn thị Điểm diễn nôm có mô tả cảnh tiễnđưa giữa người chinh phụ ra mặt trận và ngườichinh phụ trở lại hậu phương. Cảnh tiễn đưa có cờ, có trống, có thuyền, có ngựa. Nhưng trớtrêu thay con thuyền là một vật vô tri vô giác,

con ngựa là một động vật nhưng lại được diễmphúc theo chàng ra tận biên cương, còn nàng là người vợ, người thân thương nhất đời lại không được hân hạnh đó mà lại phải cô đơn quay vềsống cảnh phòng không, gối chiếc, chịu trăm ngàn cô đơn, lẽ bóng, lạnh lùng suốt thời gian dài xa chồng, một mình nuôi dạy con và nuôi dưỡng mẹ già. Trong hoàn cảnh thương tâm này nàng đã phải ghen với chiếc thuyền và con ngựa:

Ngòi đầu cầu nước trong như lọc Đường bên cầu cỏ mọc còn non Đưa chàng lòng dặc dặc buồn

Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền

Cụ Nguyễn Du trong tác phẩm TruyệnKiều khi nói về Ngày Thanh Minh, cụ cũng có nhắc đến hình ảnh ngựa

Ngày xuân con én đưa thoi,

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Thanh minh trong tiết tháng ba Lễ là tảo mộ, hội là Đạp Thanh

Gần xa nô nức yến oanh Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân

Dập dìu tài tử giai nhân Ngựa xe như nước, áo quần như nen

Một chỗ khác cũng trong Truyện Kiều,Nguyễn Du lại nhắc đến hình ảnh ngựa:

Buồng không lạnh ngắt như tờ

Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh

Hoặc:

Tuyết in sắc ngựa câu dòn, Cỏ pha mùi áo nhuộn non da trời

Nẻo xa mới tỏ mặt người Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình.

Bà Huyện Thanh Quan trong bài Thăng Long Hoài cổ cũng có câu đề cập tới hình ảnh ngựa:

Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo Nền cũ lâu đài bóng tịch dương

Trong Văn Chương Bình Dân Việt Nam, ngựa cũng là con vật quen thuôc, được người

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 23

bình dân xử dụng nhiều trong văn chương truyền khẩu của họ

Để nói đến sự đoàn kết, sự gắn bó trong gia đình, đoàn thể, tục ngữ có câu:

Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ

Lúc gặp nhau, hay khi chuẩn bị thực hiệnmột công việc tốt đẹp hữu ích, người ta hay dùng câu tục ngữ sau đây để chúc nhau, cầumong cho nhau gặp đều may mắn, tốt lành:

Mã đáo thành công

Để chỉ những người tuổi trẻ thường có tính hung hăng, thiếu suy nghĩ chín chắn hay thích khoe khoang, mặc dầu tài lực chẳng có bao nhiêu. Để ám chỉ những người như thế, tục ngữcó câu:

Ngựa non háu đá.

Theo thói thường tình, khi muốn quan sát hay nhận xét một điều gì tận gốc, tận rễ, đếnnơi đến chốn, người ta phải chậm rãi, kỹ lưõng xem xét từng chi tiết của đối vật, đối tượng. Nhưng có nhiều người lại coi thường, chỉ xem xét qua loa trước khi quyết định cũng như những ngưòi muốn xem cảnh đẹp, muốc xem màu hoa sặc sở nhưng lại ngồi trên ngựa phóng nhanh. Để ám chỉ những người thiếu quan sát, nhận định trước khi quyết định, người bình dân có câu:

Cỡi ngựa xem hoa.

Trong cuộc sống hằng ngày, người bình dân Việt Nam thường có câu:

Có tật, có tài.

Nhận xét đó đúng hay sai, tùy theo quan niệm của mỗi người. Tương tự như vậy, trong Văn Chương Bình Dân Việt Nam khi nhận xét về loài vật nhất là loài ngựa họ cũng có câu:

Ngựa chứng là ngựa hay.

Câu nầy nếu áp dụng vào con ngườithường được giải thích là những người có tài thường có những tật xấu đi theo như kiêu căng, ngạo mạn…

Con người sinh ra vốn bản tính tốt lành (nhân chi sơ tính bản thiện) nhưng rồi vì hoàn

cảnh, vì xã hội lôi kéo họ trở nên xấu. Tuy nhiên nhờ giáo dục, nhờ hoàn cảnh tốt, nhiềungười đã thay đổi lối sống, trở nên hiền lành, tốt đẹp. Nhưng có rất nhiều người vẫn không thay đổi được, chứng nào vẫn tật đó. Để ám chỉnhững hạng người nầy, tục ngữ có câu:

Ngựa quen đường cũ

Cộng đồng nhân loại ngày nay thật đông đúc, sống rải rác trên nhiều quốc gia rộng lớn,với nhiều phong tục tập quán khác nhau vớinhiều nền văn hóa đa dạng. Đó là đối với thếgiới. Riêng đối với đất nước Việt Nam nhỏ bé, tuy cũng là một dân tộc,một quê hương, nhưng mỗi vùng, mỗi miền cũng có những phong tụctập quán và nhiều lúc ngôn ngữ cũng có cách phát âm và ý nghĩa khác nhau. Đó là nhữngsinh hoạt bên ngoài, còn quan niệm sống, đường lối sinh hoạt tôn giáo, chính trị lại càng khác nhau hơn nữa. Những ngưới có cùng quan niệm, đường lối sinh hoạt giống nhau thường qui tụ thành những nhóm, những tập thể để sinh hoạt với nhau. Để ám chỉ công việc nầy, tụcngữ có câu:

Ngưu (trâu) tầm ngưu, Mã (ngựa) tầm mã.

Sống trong xã hội, người tốt, người có tư cách, biết đối xử tốt với nhau, có tình ngườichiếm đa số nhưng bên cạnh đó không thiếunhững thành phần sống vô liêm sỉ, sống thiếutình người, họ là những kẻ đại bất lương. Đểám chỉ bọn người nầy, tục ngữ có câu:

Đầu trâu mặt ngựa

Tục ngữ Trung Hoa có câu:

Lương dược khổ khẩu lợi ư bệnh Trung ngôn nghịch nhĩ lợi ư hành

24 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Hai câu trên được dịch ra tiếng Việt như sau

Thuốc đắng đã tật,Nói thật mất lòng.

Đúng như thế, muốn chữa bệnh, nhất là những chứng bệnh nan y, nguy hiểm người ta thường phải dùng đến độc dược, đắng cay, khó uống mới hy vọng chữa lành bệnh. Còn nhữngthứ thuốc ngọt ngào, dễ uống thường là nhữngthứ thuốc bổ, tăng cường sinh lực mà không có khả năng chữa bệnh. Trong cuộc sống hằngngày cũng thế, những lời nói nịnh bợ, nửa vời, ngọt ngào thường thiếu tính cách xây dựng nên không va chạm đến người khác. Còn những lờinói có tính cách xây dựng, chỉ trích đúng đắnthì thương hay bị đụng chạm, mất lòng ngườikhác. Để chỉ những người nói thẳng thắn,rõràng, không úp mở, tục ngữ có câu:

Thẳng như ruột ngựa

Sống trong xã hôi, nhất là xã hội văn minh ngày nay, con người thường có tính đua đòi, bắt chước, nhiều khi sự bắt chước đua đòi không đúng cách, lố bịch. Để nói lên sự bắtchước lố bịch nầy người bình dân có câu:

Ngựa lồng cóc cũng lồng

Khi ra chiến trường chiến đấu, trong hai phe tham chiến thế nào cũng kẻ chiến thắng, người thất bại, cũng có kẻ sống sót nhưng có lắm kẻ ngã gục trên chiến trường. Để nói vềngười lính đã tử vong trên chiến trường, tụcngữ có câu:

Da ngựa bọc thây.

Trong cuộc sống không ai không gặp khó khăn, nghịch cảnh. Nhưng có nhiều người khi gặp khó khăn được nhiều người nâng đỡ, trái lại một số người khác chỉ chịu đựng một mình không ai nâng đỡ. Để nói lên hoàn cảnh cô đơn nầy tục ngữ Việt Nam có câu:

Một mình một ngựa

Để khuyên mọi người phải cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, nhất là tránh việc nói xấu, xúc phạm đến uy tín, danh dự của ngưới khác. Mộtlời đã nói ra khó lòng mà lấy lại được. Để nhắc

nhớ những người ăn nói bừa bãi, thiếu suy nghĩ, người bình dân có câu:

Một lời nói ra bốn ngựa khó tìm(Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy)

Chắc ai trong chúng ta cũng biết câu chuyện “Tái ông thất mã”. Chuyện kể rằng có một ông già ở một vùng nhà quê nọ, ông có một con ngựa duy nhất nhưng bị trộm bắt mất. Hàng xóm đến chia buồn với ông. Ông nói : “Chưa chắc đã xui, trong cái xui có cái hên”. Một thời gian sau con ngựa trở về, người ta lạiđến chúc mừng ông. Ông lại trả lời “Chưa chắcđẽ hên.”. Khi có con ngựa ở nhà cậu con trai của ông thường cỡi ngựa rong chơi. Một ngày kia cậu bị té què chân. Người ta lại đến chia buồn với ông. Cũng một giọng điệu như hai lầntrước đây, ông lại nói:

“Chưa hẳn đã xui.”.

Quả đúng như vậy, trong khoảng thời gian nầy có chiến tranh xảy ra, các thanh niên cùng trang lứa với con trai của ông đều phải nhậpngũ, nhiều người bị thương hoặc chết ngoài mặt trận riêng con trai của ông ở nhà bình yên. Đúng là: “Trung phúc hữu họa, trung họa hữuphúc.”

Người ta thường ví cuộc đời ngắn ngủi như con ngựa chạy vút qua cửa sổ. Để nói lên sựviệc nầy, tục ngữ có câu:

Bóng ngựa qua cửa sổ

Theo lẽ thường khi sống với nhau một thờigian ngắn , người ta khó lòng hiểu rõ được con người chung sống. Nhưng nếu sống với nhau lâu dài người ta mới thấy được những khuyếtđiểm của nhau. Cũng như một con ngựa muốnbiết nó hay hoặc dở thì phải chạy đường trường mới rõ:

Đường dài mới biết sức ngựa

Trong các đảng phái, nhất là trong các đảng phái chính trị, thường có những kẻ phảnđảng, phản tổ chức của mình đi theo một đảngphái, một phe nhóm khác. Để ám chỉ nhữngngười hành động như thế, tục ngữ có câu:

Thay ngựa đổi chủ

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 25

Trong lịch sử nhân loại, nhiều quốc gia có cuộc sống chính trị rất bằng yên, phẳng lặng, nhưng có nhiều quốc gia được dân chúng bầulên làm nguyên thủ nhưng rồi vì những bất bình về đường lối chính trị, ngoại giao hoặc vì những thế lực ngoại bang nên chưa hết nhiệmkỳ đã bị lật đổ, cách chức bằng cuộc cách mạng hoặc ép phải thoái vị. Khi nhưng trường hợpnhư vậy xảy ra, người ta gọi là:

Thay ngựa giữa dòng.

Trong Truyện Kiều, ngoài những nhân vậttài sắc như Thúy Kiều, Kim Trọng, nhân vậtnổi tiếng ghen như Hoạn Thư, nham hiểm như Tú Bà v.v. Còn có một nhân vật khác, đểu giảmà ngày nay người ta còn nhắc đến nhiều đó là chàng Sở Khanh. Không phải chỉ thời NguyễnDu mới có Sở Khanh mà trong xã hội hôm nay cũng còn đầy dẫy những Sở Khanh. Những anh chàng thanh niên không có tình yêu chân thành mà chỉ ham mê nhan sắc, dục vọng, lường gạtngười con gái để thỏa mãn ham muốn xác thịt. Sau khi thoả mãn, chàng bỏ rơi nàng rồi để cho nàng đau khổ, hối hận. Để ám chỉ việc làm bấtlương như vậy, tục ngữ có câu:

Quất ngựa truy phong.

Để kết luận bài viết nầy, kính chúc qúy vịmột mùa xuân an lành, sức khỏe và gặp nhiềumay mắn trong năm mới. Cách riêng kính chúc những vị nào mang tuổi ngọ luôn tiến nhanh, tiến mạnh giống như ngựa phi vậy.

XUÂN LẠC LOÀI

Hoài Thu

Xuân đến quê người vui với ai

Lòng bao thổn thức dạ u hoài

Nhớ Xuân ngày ấy vui biết mấy

Bây chừ đất khách xuân lạc loài

Mỗi lần Xuân đến tiếng thở dài

Nhớ nhà, thương nước nặng hai vai

Xuân đi Xuân đến lòng ray rứt

Chồng chất nổi buồn chẳng phôi phai

Thời gian thấm thoát đã mấy mươi

Xuân đến thờ ơ, vắng tiếng cười

Vật đổi sao dời thương kiếp sống

Lặng lẽ âm thầm đếm Xuân trôi

Xuân nữa lại về với bâng khuâng

Ai đó cùng ta nhấp chén nồng

Mong ước một ngày Xuân nắng ấm

Chan hòa tình điệu của non sông...

26 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Ngựa Trong Đời Sống

Văn Hóa Việt Nam © ANH HÙNG

Trong các vật nuôi, ngựa là loài có ý nghĩa

tinh thần phong phú và giá trị biểu tượng cao. Nó thể hiện vai trò gần gũi mà quan trọng, tạonên những ảnh hưởng mạnh mẽ, đa dạng và tích cực trong đời sống văn hóa Việt Nam.

Do được sử dụng phổ biến, lâu dài, mang giá trị vật chất đa dạng và mật thiết, nên ngựacũng tạo giá trị tinh thần phong phú, ảnh hưởng sâu rộng đến tâm linh và đời sống văn hóa nghệthuật của người Việt Nam. Tín ngưỡng cổtruyền quan niệm có nhiều vị thần cưỡi ngựa du hành hoặc cùng ngựa góp sức tạo ra, điềuchỉnh, chuyển hóa 5 bản nguyên thế giới: kim(kim loại), mộc (cây cối), thủy (nước), hỏa(lửa), thổ (đất). Sự năng động của ngựa đôi khi được coi là nguồn gốc hoặc tượng trưng cho sựluân hồi giữa những mặt đối lập của vũ trụ và nhân thế: sáng - tối, nóng - lạnh, sống - chết, hòa hợp - xung đột... Ở nhiều địa phương, ngựalà hiện thân của may mắn, hạnh phúc, mơ thấyngựa hoặc ra ngõ gặp ngựa là điềm may hoặcgặp được người đang cần tìm. Tại các đình, đền, chùa, hai bên thường thờ hai con ngựa gỗgiống nhau nhưng khác màu (một con màu trắng, con kia màu đỏ), tượng trưng cho uy linh, sự tôn nghiêm và tính cân xứng.

Trong ngôn ngữ Việt Nam, hình ảnh ngựaxuất hiện vừa phổ biến, đa dạng lại vừa hấpdẫn, sáng tạo. Chúng ta gặp “ngựa” (mã) ở đủmọi lĩnh vực ngôn từ: tự nhiên và xã hội, lý thuyết sách vở và giao tiếp thực tiễn. “Sứcngựa” (mã lực) là đơn vị công suất, xấp xỉ bằng 75kgm trong 1 giây - tương đương công suấtcủa một con ngựa khỏe; “ngựa chứng” là thói ương bướng, ngổ ngáo; “vành móng ngựa” là chỗ đứng của người bị truy tố nơi tòa án; “ghếngựa” là giường gỗ độc đáo, đóng thành hai tấm hình chữ nhật, kê ghép lại trên hai cái mễ;“mã tấu” là dao dài, to bản, mũi vát nhọn; “mã vũ” là thiết bị âm nhạc làm từ lông đuôi ngựa,

dùng để kéo đàn nhị .v.v... Động vật có con bọngựa, cá ngựa, sóc ngựa, dơi ngựa, gấu ngựa... Thực vật thì có cây ké đầu ngựa, cỏ roi ngựa, lau đuôi ngựa .v.v... Ngựa hiện diện trong nhiều loại địa danh: núi Mã Yên, Mã Hương, Mã Trường, Thiên Lý Mã (Ninh Bình), sông Mã (Thanh Hóa), đền Bạch Mã, phường, bếnxe và đường phố Kim Mã (Hà Nội) .v.v...

Ngựa được lấy làm đối tượng cho hàng ngàn câu ngạn ngữ, phương ngữ, tục ngữ, thành ngữ, ca dao, rất sinh động và giàu ý nghĩa, thựcsự là tinh hoa của xử thế và nghệ thuật. Ngựacũng là hình ảnh đẹp đi vào thơ, được nhiều thi sĩ yêu chuộng, tạo nên những bài thơ nổi tiếng: Con ngựa bỏ ở chân thành của Nguyễn Du, Người đẹp trên mình ngựa của Ninh Tốn,Mòn mỏi của Thanh Tịnh, Ngựa thồ củaHoàng Trung Thông, Ngựa nông trường củaYến Lan, Ngựa hồng của Chế Lan Viên, Song mã của Lê Thị Kim .v.v... Ngựa xuất hiện trong âm nhạc, có ở không ít ca khúc được thính giảsay mê, chẳng hạn bài hát Lý ngựa ô vui nhộnvà tình tứ. Còn trẻ em Việt Nam khi chơi trò ú tim thường thuộc lòng bài đồng dao: “Chi chi chành chành/ Cái đanh thổi lửa/ Con ngựa chếttrương... ”.

Ngựa trở thành nhân vật, phương tiện hoặcđề tài trung tâm của nhiều truyền thuyết, truyệnkể, sự tích độc đáo. Kỳ vĩ nhất là truyền thuyếtThánh Gióng, nói về sức mạnh, công lao củangười, của ngựa trong truyền thống giữ nướcoai hùng. Vào đời Hùng Vương thứ 6, giặc Ân tràn vào xâm lược nước ta. Cậu bé tên Gióng truyền tâu vua cử thợ đúc cho mình một con ngựa sắt khổng lồ. Gióng cưỡi lên, ngựa bỗnghí vang, phun ra lửa, phi như vũ bão đưa Gióng vào chiến trận, đánh tan quân thù. Dẹp xong

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 27

giặc, Gióng cùng ngựa bay lên trời, để lại tớingày nay vết chân ngựa là những ao hình tròn nối nhau liên tiếp ở Sóc Sơn (Hà Nội) và nhữngbụi tre do ngựa phun lửa vào nên ngả màu vàng óng (gọi là tre “đằng ngà”) ở Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ (Bắc Ninh)!

Ngựa nhập hệ lịch can chi 12 con vật, là biểu tượng chi Ngọ - một chi quan trọng, mang những ý nghĩa triết lý và nhân văn sâu sắc. GiờNgọ kéo dài từ 11 đến 13 giờ, khoảng thời gian sáng sủa nhất trong ngày (chính ngọ là đúng 12 giờ trưa, lúc Mặt Trời ở thẳng đứng trên đỉnhđầu). Tháng con ngựa là tháng Năm âm lịch, giữa mùa hạ, cây cối xanh tốt, sung mãn nhất, ra hoa kết quả nhiều nhất, con người cũng dồidào sinh lực nhất và tương quan trời - đạt đếnđộ hài hòa tối đa. Quan niệm tín ngưỡng còn cho rằng người tuổi Ngọ thường năng động, tài giỏi, thành đạt và gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong đời. Câu ca dao: “Người ta tuổi Ngọ

tuổi Mùi/ Riêng tôi ngậm ngùi mang lấy tuổiThân” có ý nghĩa xuất phát từ đó.

Hình ảnh ngựa trở nên sinh động, gần gũi hơn qua những trò chơi và lễ hội truyền thống. Trẻ em ta thuở xưa đến tận bây giờ vẫn thích thú chơi trò Cưỡi ngựa vật nhau: hai đội, mỗiđội gồm 4 đứa với 3 đứa kết thành một “con ngựa”, 1 đứa là “kỵ sĩ”; hai “ngựa” diễu quanh sân, những người xem đi theo sau cổ vũ và cùng hát câu: “Nhong nhong ngựa ông đã về/Cắt cỏ bồ đề cho ngựa ông ăn”; sau khi diễu ba vòng, mọi người tản ra xếp thành hình tròn đểhai “kỵ sĩ” trên “ngựa” bá cổ vật nhau, bên nào không vững, ngã xuống đất trước là bên ấythua. Thanh niên thì ngoài đua ngựa còn tổchức trò phi ngựa bắn cung, múa trên lưngngựa, cưỡi ngựa nấu cơm... như một hình thứcsinh hoạt văn hóa - thể thao hấp dẫn, khỏekhoắn, đồng thời cũng tạo nhịp cầu giao lưu, kết bạn, kết duyên. Các lễ hội dân gian tạinhiều nơi có cưỡi hoặc rước ngựa rất tưng bừng, náo nhiệt: hội Gióng, hội Kẻ Giá, hội Bà Chúa Ngựa...

Ở một phương diện khác, tĩnh lặng nhưng phong phú, bền vững là hình tượng ngựa trong kiến trúc, tạo hình, trang trí. Ngựa được thểhiện đa dạng trên tranh, bia, miếu, đình, đền,

chùa, nhà thờ, cung điện, công sở… với đủ loạichất liệu: đất, đá, vữa, đồng, gỗ, mực... và bằngnhiều kỹ thuật: tạc, đắp, nặn, chạm, khắc, đúc, nung, vẽ... Người ta đã tìm thấy tượng ngựabằng gốm trong các ngôi mộ cổ thế kỷ IV-V tạiChương Mỹ (Hà Nội), bức phù điêu chạm khắcngựa rất đẹp vào thế kỷ IX ở Trà Kiệu (QuảngNam). Tại chùa Phật Tích (Bắc Ninh), có đôi ngựa đá lớn làm từ thế kỷ XI, dáng căng tròn, sung mãn. Vào thời kỳ này, cũng có nhiềutượng ngựa bằng gốm nơi đình, đền, chùa và trên các bàn thờ gia đình. Nhưng phải tới thế kỷXV, nghệ thuật trang trí, tạo hình ngựa mớiphát triển đa dạng, rầm rộ. Ngựa vũ trụ với hai cánh chéo trên lưng mang ý nghĩa “con vật chởbầu trời đi” có ở đình Tây Đằng (Hà Nội). Còn tại bệ tượng chùa Trà Phương (Hải Phòng), hiện diện con long mã (đầu rồng thân ngựa), biểu trưng cho siêu lực... Từ thế kỷ XVII, hình tượng ngựa ngày càng phổ biến, có khi nó đượctạc bằng đá, tầm vóc lớn hơn ngựa thực tế (như ở mộ quận Đăng, Thanh Hóa, năm 1629) hoặcnhóm tượng rất đẹp cùng với giám mã (ở đình Hương, Bắc Ninh, đầu thế kỷ XVIII). Các bứcchạm khắc ngựa trong cảnh vinh quy, du hành, chiến trận thấy ở đình Hoành Sơn, đền Tam Lang (Hà Tĩnh), cảnh cưỡi ngựa đấu võ thấy ởđình Nội (Bắc Ninh). Trong rất nhiều đình, đền,chùa, vẫn thờ cặp tượng gỗ bạch mã (ngựatrắng) - xích mã (ngựa đỏ), bức chạm khắc vân mã (ngựa bay trên mây) hoặc mã hầu (khỉ cưỡingựa)... Tranh vẽ ngựa cũng xuất hiện khá sớm, nay còn trên bản khắc gỗ tại chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) các bức địa mã (ngựa ăn cỏ), tòng giá (theo hầu ngựa), tỳ giá (dong ngựa). Nhữngthế kỷ gần đây, tranh ngựa có nhiều ở dòng tranh cổ truyền Hàng Trống (Hà Nội), làng tranh nổi tiếng Đông Hồ (Bắc Ninh) và thu hút năng lực sáng tạo của không ít họa sĩ Việt Nam hiện đại.

28 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Nàng Con Dâu

Tôn Thất Đàn

Nam là đứa con trai học hành chăm chỉ, tốtnghiệp bằng kỹ sư điện toán, đang là “quản lý” một hệ thống điện toán tại một bệnh viện lớn ởthành phố New York.

Nam là con trai duy nhất trong gia đình, nên bà Bảy cưng chiều lắm. Bà thường làm hếtmọi việc trong nhà ngoài ngõ. Anh con trai chưa hề mó tay vào làm bất cứ chuyện nhỏ nhặtnào trong gia đình này như rửa chén bát, hút bụi nhà, cắt cỏ, quét lá trong vườn. Anh như một người khách trọ, trong nhà ngoài ngõ mọisự đều có người khác lo.

Một buổi sáng Chủ nhật, bà thấy Nam đem máy ra cắt cỏ ở sân trước nhà. Bà ngạc nhiên đứng nhìn đứa con trai đang hì hục vụng về đẩychiếc xe cắt cỏ. Xưa nay anh chưa bao giờ đụngđến việc nhà, có nhờ được anh cũng khó, và chưa chắc anh đã làm. Anh cứ lần khần mãi, rồiquên việc người khác nhờ…Hôm nay bà thấyNam cắt cỏ cẩn thận, cắt đi cắt lại, nghiêng đầungắm nghía cho đến khi vừa lòng mới thôi. Bà Bảy đứng âu yếm nhìn con:

- Sao hôm nay con của mẹ giỏi thế? Cắt cỏgiúp ba mẹ, lại cắt cẩn thận và đẹp nữa chứ! Nam nhìn mẹ cười và nói tỉnh bơ:

- Tuần trước Liên ghé đây chơi, thấy cỏcao, bảo con sao không cắt cho đẹp vườn.

- Liên là ai?

- Dạ, là bạn gái của con.

Bà Bảy hừ một tiếng nhỏ tức tối. Con củabà sinh ra, nuôi nấng, thương yêu, bà nhờkhông được, bà nói không nghe, thế mà cái con Liên nào đó mới mở miệng một tiếng, thì nó lạirăm rắp làm. Trong lòng bà bỗng thấy không ưa cái con Liên kia, bà cảm thấy hơi buồn!

Sáng Chủ nhật bà pha cà phê cho chồng, và pha luôn cho Nam một ly. Bà biết hai cha con đều ghiền cà phê và thuốc lá. Thấy anh con trai không buồn đụng đến ly cà phê, và chẳng còn hút thuốc lá nữa, bà hỏi:

- Sao con không uống liền đi, để nguội mấtngon?

- Thôi, con không uống cà phê nữa đâu, và con cũng bỏ hút thuốc lá rồi mẹ ạ!

- Sao vậy?

- Liên bảo con bỏ cà phê, bỏ thuốc lá. Uống cà phê nhiều, và hút thuốc lá không tốt. Nghe con nói mà bà điên tiết, muốn lộn máu lên. Liên là đứa nào, có quyền lực gì, mà làm cho thằng con trai cưng của bà răm rắp tuân lời? Trong lúc bà khuyên lơn, năn nỉ, ỉ ôi nó bỏthuốc lá từ năm này qua năm khác, mà có bao giờ nó chịu nghe đâu! Còn cà phê thì bà bảođừng uống quá nhiều thì thôi, chứ uống vừaphải, thì cà phê cũng tốt cho sức khỏe, khỏibuồn ngủ. Thế mà anh con trai cưng của bà đánh trống lảng, rồi bỏ lên lầu, không đụng đếnly cà phê bà đã pha.

Bà nói với chồng:

-Thằng Nam nhà mình thế mà dại gái. Cha mẹ nói rát cả họng thì không nghe, cái con nhỏvất vơ nào đó, nói ra cái gì, thì nó răm rắp nghe theo, thiệt là bực. Con mình sinh ra dạy dỗ,nuôi nấng mà nó không coi mình bằng ngườingoài!

Kỳ này bà thấy Nam lại không hớt tóc theo kiểu cũ, lối tóc chổng ra như rễ tre, mà hớt lốimới trông gọn gàng, lịch sự hơn. Bà khen Nam. Nam nói rằng, Liên không thích kiểu tóc cũ. Nghe mà phát tức, cái gì thằng con trai của bà cũng nghe con Liên là sao? Bà thấy tự ái của bà bị tổn thương nặng nề!

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 29

Nhà cha mẹ của Liên có kinh doanh cửahàng ăn uống. Một hôm em gái của Nam báo cho bà Bảy biết:

- Mẹ ơi, con gặp anh Nam đang bưng phởcho khách tại tiệm của ba má chị Liên. Anh còn cắt rau, nhặt tôm, phụ bếp nữa. Anh đến đó làm việc để lấy điểm với ông bà già chị Liên. Bà Bảy mặt mày nhăn nhó, thở dài, thất vọng nói: “Đồ khôn nhà dại chợ, việc nhà thì nhác, việcchú bác thì siêng”. Công việc ở nhà không đụng móng tay vào, ra ngoài thì làm mọi không công cho thiên hạ. Học hành cho giỏi, mà vẫncứ ngu dại như thường. Ngay tức thì, bà kêu con gái lái xe đưa bà đi xem mặt mũi cái con Liên kia ra thế nào, mà sai khiến được ông con cưng của bà như vậy!

Sau khi nhìn thấy mặt đứa con gái tên Liên, bà càng giận hơn. Trở về nhà bà bứt rứt, đi lui đi tới, chờ anh con trai về để “giũa” cho một trận:

- Thằng ngu! Cái con Liên đó có đẹp đẽ gì đâu, da ngăm, mũi tẹt, mông teo, mắt lé. Mày đã ăn phải bùa mê thuốc lú của nó chưa, mà đi làm mọi cho gia đình nó? Cha mẹ nói thì không nghe, lại nghe lời đứa con gái vất vơ đó. Tưởng cành vàng lá ngọc chi cho cam, chỉ con nhà tiệm ăn…

- Mẹ đừng kỳ thị. Nghề nào cũng quý. Còn mẹ thấy Liên không đẹp, mà con thấy đẹp thì sao? Đẹp xấu tùy người đối diện. Con không cần vợ đẹp, con cần người con gái có duyên thì thu hút và hấp dẫn hơn đẹp. Mấy cô đẹp thường hay kênh kiệu, và đòi hỏi đủ điều. Lấy mấy cô đó làm vợ mệt lắm, và chưa chắc đã được lâu bền.

Bà Bảy ngạc nhiên nhìn con trai chòng chọc, bà nói: “Anh ăn nói như ông cụ non, thôi thì mẹ chịu thua”!

Chẳng qua vì bà quá thương, và cưng đứacon trai của bà. Bà không muốn con bà thương ai hơn, nghe lời ai hơn là nghe lời bà. Có nhữngkhi Nam mời Liên về nhà chơi, bà Bảy cố tình làm mặt lạnh, để lộ ra rằng bà không ưa cô. Bà còn nói bóng nói gió xa gần rằng, đàn bà không có ngực sau này khó nuôi con, đàn bà mông

nhỏ sinh con khó, hiếm muộn v.v…Liên vẫnvui vẻ, bình thường, làm như không biết bà Bảyđang ám chỉ mình. Thấy thái độ của mẹ, Nam không dám đưa Liên về nhà thường xuyên. Ông Bảy khuyên vợ rằng:

- Bà càng tỏ ra chống đối, thì chúng nó càng khắng khít. Tình yêu là một thứ xúc tác kỳlạ, càng có nhiều trắc trở thì càng nhiều nồngnàn, cháy bỏng! Bà cứ để cho chúng nó tự do tìm hiểu nhau, đừng gây khó khăn, cản trở mà sau này có hậu quả không tốt, con dâu nó xa lánh gia đình chồng, và mình cũng mất con luôn! Bà Bảy cũng hiểu thế, nhưng cái ghét bỏcô Liên vẫn tiềm tàng trong lòng bà, tại vì Nam nghe lời cô này răm rắp, mà không nghe lời bà là người mẹ đã dành hết tình thương cho con. Nó coi người khác quan trọng hơn bà.

Ông Bảy nói rằng việc chi mà phải ganh tịtình thương? Khi còn trẻ, thì ganh với bà mẹchồng, bây giờ thành bà mẹ chồng, thì lại ganh với con dâu. Dân Á Đông mình thì mẹ chồngnàng dâu lục đục. Dân Âu Mỹ thì mẹ vợ và con rể không ưa nhau. Cứ cái vòng lẩn quẩn này quay đi quay lại hoài, không được gì, mà chỉgây thêm sứt mẻ, lộn xộn. Bà Bảy nghe vậy mà vẫn còn ấm ức trong lòng.

Dù cho bà có bóng gió nói xấu cô Liên đếnđâu đi nữa, cũng không làm suy giảm được cái tình si của anh con trai đã dành cho cô Liên! Bà mẹ có dàn cảnh, giới thiệu cho anh bao nhiêu cô gái khác, đẹp hơn, giàu hơn, anh cũng không màng để mắt đến, một hai đòi cưới cô Liên cho bằng được. Bà Bảy đành cắn răng chấp nhậncho Nam cưới Liên. Bà tiếc rằng, từ nay những

30 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

bà bạn có con gái đến tuổi cặp kê, hết o bế bà, bớt nồng nàn, săn đón với bà hơn trước!

oOo

Sau đám cưới, Nam muốn dọn ra riêng đểtránh cảnh “mẹ chồng nàng dâu” đâm ra khó xửcho vợ. Bà Bảy xuống nước năn nỉ Nam khoan dọn ra riêng. Nhưng anh con trai không trả lờidứt khoát, và cho biết tùy theo ý kiến của vợ.Cũng lại nghe lời vợ nữa! Bà Bảy phải nói thẳng với con dâu rằng, nếu các con khoan dọnra riêng, thì sẽ tiết kiệm được một số tiền, mua nhà sớm hơn và tốt hơn. Bà không ngờ cô con dâu vui vẻ trả lời rằng: “Nếu ba mẹ cho chúng con ở chung trong thời gian đầu, thì chúng con mừng lắm! Được cha mẹ cho ở, cho ăn, và gia đình sum vầy thì vui hơn là tách biệt ra”. Câu nói của cô con dâu làm bà mát lòng mát dạ!Sau thời gian đầu bỡ ngỡ, đứa con dâu dần dầnthích nghi với sinh hoạt của gia đình. Ban đầubà Bảy nghĩ rằng, lại phải hầu hạ thêm một cô nương nữa. Bà không ngại, miễn sao giữ anh con trai cưng của bà ở lại trong gia đình là được. Nhưng không, qua thời gian bỡ ngỡ lúc ban đầu, dần dần cô con dâu đã chứng tỏ đượcrằng, mình là một phụ nữ đảm đang, đủ sức lo cho chồng, và cả cha mẹ chồng nữa.

Mỗi buổi chiều đi làm về, cô vất xong cái cặp vào phòng, chạy vội xuống bếp phụ mẹchồng sửa soạn cơm tối. Cô phụ làm các việclặt vặt, chỉ làm những chuyện mẹ chồng sai bảo. Có cô con dâu phụ bếp, dù không phụ gì được nhiều, nhưng làm cho bà Bảy thấy vui trong lòng. Mỗi khi cô con dâu tự ý làm giúp ông bà việc gì, thì bà Bảy nói nhỏ với chồng:

- Cô con dâu này ưa làm màu mè lắm! Ông chồng bà trả lời:

- Thà có đứa con dâu làm màu mè, còn hơn là đứa ngang ngạnh, không coi ai ra gì. Nhưng qua một thời gian dài sống chung với nàng dâu, bà Bảy mới nhận ra rằng, con dâu của bà nó khôn khéo, biết xã giao, hiểu đời, và khôn lanh hơn thằng con trai của bà nhiều, bà thủ thỉ vớichồng như vậy! Rồi bà biết con dâu của bà được giáo dục trong một môi trường văn hóa Việt Nam tốt, biết lễ nghĩa, biết kính trên nhường dưới. Nhất là biết đi thưa về trình, chào

hỏi người lớn, mà văn hóa Việt Nam thế hệ củaông bà rất chú trọng đến điều đó.

Vào mỗi buổi sáng rất sớm, bà Bảy đã nghe tiếng lịch kịch trong bếp của nàng dâu dậypha trà, pha cà phê cho chồng, cho bố chồng. Đồng thời nấu món cháo gạo lứt, nấu đặc rền, ăn với cá nục kho khô có tiêu ớt để ông bà ăn sáng trước khi cô đi làm. Cái món này làm ông bà Bảy trở nên mê mẩn, cứ thích ăn hoài! Ông bà Bảy cũng phải công nhận ăn cháo gạo lứtvừa ngon, vừa tốt cho sức khỏe, bớt được chấtbéo, chất đường.

Cô còn đề nghị bà Bảy thỉnh thoảng để cho cô phụ trách nấu món phở truyền thống, hoặcmón bún bò Huế, bún riêu, để cả nhà ăn chơi cho vui mỗi cuối tuần. Đúng là: “Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”, con củaông chủ kinh doanh cửa hàng ăn uống có khác! Cô nấu ngon không chê vào đâu được. Ông bà Bảy ăn rồi khen rối rít. Bà Bảy lại còn họcthêm được những bí quyết nấu nướng của cô con dâu. Bà không ngờ cô con dâu của bà quá giỏi trong công việc tề gia nội trợ, và đối xử rấttốt với bố mẹ chồng, và cả bên nhà chồng nữa. Từ đó bà Bảy bắt đầu thay đổi thái độ với nàng dâu, không còn nói xấu, nói móc nàng dâu củabà ta nữa, mà đi đâu bà cũng khoe nàng dâu của bà biết ăn biết ở, biết hiếu biết thảo với gia đình chồng, và không những thế mà còn biếtnấu ăn ngon nữa.

Bà còn khoe nhiều nữa. Bà khoe, nhiềuhôm cô con dâu của bà đi ăn nhà hàng cùng cácnhân viên trong sở, thấy thức ăn ngon, bèn mua về cho cả nhà cùng ăn. Chưa vào tận nhà, cô dâu đã rối rít: “Món ăn ngon quá, con mua về

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 31

cho bố mẹ và cả nhà cùng ăn cho vui”. Không cần ăn ngon hay dở, nghe thế bà Bảy cũng đã mát lòng mát ruột, và cảm động! Xưa nay chồng bà, con bà chưa hề thấy ngon mà mua vềcho bà bao giờ. Hơn thế nữa, vào dịp nhữngngày lễ Sinh Nhật, Tết Nguyên Đán, ngày Father’s Day, Mother’s Day v.v…cô con dâu của bà không quên mua những món quà đầy ý nghĩa để kính biếu bố mẹ chồng. Thật là mộtnàng dâu chí hiếu chí tình, mà suýt nữa bà đã để mất một cơ hội tốt cho gia đình bà, và làm cho con trai bà phải duyên tình lận đận! Từ đó, đi đâu bà cũng khoe bà có thêm một đứa con gái, có thêm một người bạn thân thiết để tâm sự. Bà còn nói, từ ngày anh con trai có vợ, gia đình thấy vui hơn, hạnh phúc và thương yêu nhau hơn! Bây giờ bà lại khen anh con trai khôn ngoan và khéo chọn bạn trăm năm. Bà không còn chê cô con dâu là trán ngắn, mắt lé, mông teo, miệng móm nữa.

Một hôm đã khuya, bà Bảy thức giấcxuống lầu uống nước. Thấy có bóng người thấpthoáng ở sân sau, bà ghé mắt nhìn. Dưới ánh trăng thu vằng vặc, hai vợ chồng Nam ngồi tâm sự bên nhau trên chiếc ghế dài ngoài sân. Bà nghe tiếng thì thầm: “Đôi khi thấy mẹ anh thương, và bênh em, làm anh phát ghen lên. Em làm gì mà mê hoặc được mẹ anh đến thế?”. Tiếng cô con dâu trong trẻo đáp lại:

- Thương yêu và thông cảm! Đem hết tấmlòng mình ra mà đãi người, rồi sẽ được ngườiđáp lại bằng tấm lòng! Nhờ em biết thương ba mẹ anh như ba mẹ ruột, thì ông bà mới thương yêu em như con ruột. Em có thêm một ông bố,một bà mẹ, một cô em, có thêm nhiều tình thương. Từ đó vợ chồng mình hòa thuận hơn!”.

Bà Bảy len lén trở lại phòng, chép miệng và nghĩ rằng, bà đã già một đời rồi mà còn khờkhạo, cứ ganh ghét với gia đình chồng, ganh ghét với con dâu! Bọn trẻ con ngày nay, có nhiều đứa khôn hơn thế hệ của bà nhiều!

TÌNH XUÂN Hoài Thu

Lang thang chiều nắng vàng Hương quyện khói mây ngàn Đứng giữa trời chạng vạng Thấy Xuân về mênh mang Những cánh hoa trong gió Những chiếc lá bay bay Vương trên làn óc xõa Em đang mơ gì đây? Cuốn theo chiều gió lộng Hương hoa lá ngất ngây Tâm hồn ta xao động Xuân đến với tháng ngày Ta tìm gì trong nắng Chút ân tình thơ ngây Ngày xưa ta còn nhớ Tình Xuân vẫn đong đầy Một chút buồn vương vấn Một thoáng tình nao nao Cho nắng Xuân ngọt ngào Cho gió Xuân lao xao....

32 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Chương Đài

Mười hai năm trước trong lần về Việt Nam thăm quê hương, tôi đã gặp được cô, người đã làm tôi nhớ mãi, dù bao nhiêu năm tôi khônggặp lại cô và cũng chẳng biết tên cô.

Tôi ngồi gần cô trên chuyến xe đò từ xã Long Thạnh là quê tôi, thuộc huyện Phụng Hiệp qua quê chồng tôi ở Trà Vinh. Xe chạy từ Long Thạnh đến gần bắc Cần Thơ, đoạn đường gần 19km nhưng tôi và cô không làm quen nhau. Tôi rất muốn làm quen cô để nói chuyện cho vui, nhưng thấy cô không nhìn tôi mà cứ nhìn qua cửa sổ, nên thôi. Khi xe ngừng trạm xăng gần bắc Cần Thơ, có rất nhiều người bán hàng rong lên xe. Thấy cô gọi môt chị bán hàng đến rồi mua nhiều bánh mì và bánh tráng sữa mà không trả giá, vì ngại cô ở dưới quê không biết giá cả đã mua lầm, nên tôi nói nhỏ với cô sao cô không trả giá. Cô nói cô đã mua nhiều lần từ chị ấy rồi, nên cô biết bánh cô mua rất ngon và đúng giá.

Qua khỏi bắc Cần Thơ, tôi bắt đầu làm quen cô, tôi hỏi cô mua nhiều bánh mì và bánh tráng sữa cho ai. Thế là cô bắt đầu kể cho tôi nghe về gia đình và quê hương cô. Cô nói quê

cô ở Đồng Tháp, gia đình cô sống chủ yếu bằng nghề làm mướn. Hai năm trước trong mùa nước lũ, chồng cô bị té khi vác lúa mướn, bao lúa nặng đè lên người chú, làm chú gãy cột sống, từ đó chú không làm mướn được nữa. Cô có năm người con, hai cô gái lớn vừa lập gia đình ở xa, cuộc sống cũng nghèo nên không phụ giúp thêm được cho gia đình cô. Cô còn ba đứa con nhỏ sống chung, đứa lớn nhất vừa vào lớp 10, hai đứa nhỏ còn tiểu học. Vì nghề làm mướn dưới quê cô ngày có việc làm ngày không, gia đình túng thiếu, nên cô đã nhận công việc rửa chén cho một gia đình có quán ăn ở Sóc Trăng, do một người quen giới thiệu. Cứ vài tháng cô mang tiền về quê thăm gia đình một ngày. Cô nói cố gắng làm mướn sống xa nhà tạm thời vài năm, vì cô không muốn đứa con lớn bỏ học. Cô nói con lớn nó học giỏi, vàngoan lắm, ngoài giờ đến trường, nó còn đi bán vé số phụ cô lo cho gia đình. Chồng và các con của cô rất thích bánh mì và bánh tráng sữa, nên mỗi lần về thăm gia đình, cô mua rất nhiều bánh mang về cho gia đình vui, dù cô không có nhiều tiền.

Đang say sưa nghe cô kể nhiều chuyện về quê hương Đồng Tháp của cô, thì nghe anh lơ xe bảo đã đến bến xe Vĩnh Long rồi, bà con nào muốn xuống Vĩnh Long thì hãy chuẩn bị hành lý xuống xe. Nghe cô kể về gia đình của cô, tôi rất cảm động và cảm thấy tội nghiệp cho cô lắm, tôi định tí nữa trước khi xuống xe, tôi sẽ cho cô một ít tiền, nhưng không ngờ tôi phải xuống xe nhanh vậy. Tôi vội mở bóp của mình, nhưng mới nhớ ra là tôi chỉ giữ một ít tiền lẻ Việt Nam trong người mà thôi. Trước khi lên xe, tôi đã đưa hết tiền của mình cho người anh bà con bạn dì, và chồng tôi đi chung giữ, vì tôi sợ bị móc bóp khi đi xe đò. Anh bà con và chồng tôi ngồi hàng ghế cuối, hai người đã đứng lên ra cửa sau chuẩn bị xuống xe, nên tôi không thể bảo họ đưa tiền cho tôi. Tôi móc hết tiền tôi có trong bóp của mình, chắc đâu gần 100,000 đồng VN, tôi vội nhét vào tay cô rồi nói: “Con không còn tiền trong người, chỉ còn có chút ít tiền lẻ thôi, cô hãy mua thêm bánh mì làm quà cho gia đình cô nhá!”. Cô nhìn tôi với đôi mắt rất ngạc nhiên và cảm động, rồi cô đứng dậy òa khóc, cô ôm chầm lấy tôi nói lời

Chuyeán Xe Ñoø

Caûm Ñoäng

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 33

cảm ơn trong nước mắt. Cô làm tôi cảm thấy bối rối, và cảm động quá, làm tôi cũng rơi nước mắt theo cô. Anh lơ xe phải hối tôi xuống xe. Tôi lau những giọt nước mắt vội vã chào cô bước xuống xe, cô đã đưa tôi ra đến cửa, và vẫy tay tạm biệt tôi trong nước mắt khi xe đã chạy.

Trước khi gặp cô, hàng năm chúng tôi chỉ biết gởi tiền giúp bà con nghèo dưới quê của tôi, và giúp anh chị em bên gia đình của chồng tôi, như một bổn phận, và trách nhiệm của chúng tôi. Vì bà con của chúng tôi nhiều người cũng còn nghèo, nên tôi chưa bao giờ nghĩ đến giúp một người xa lạ. Câu chuyện gia đình của cô, những giọt nước mắt cảm động của cô hôm đó đã làm tôi rất là vui khi đã giúp một người xa lạ, tôi cảm thấy là tôi đã làm một việc rất có ý nghĩa, dù tôi luôn hối tiếc là tôi chẳng thể cho cô nhiều hơn. Từ ngày gặp cô, tôi đã bắt đầu thích tìm giúp những người nghèo xa lạ, những người mà tôi có duyên biết đến, đã làm tôi cảm động và thương mến.

Bao năm qua tôi vẫn luôn nhớ đến cô, nhất là mỗi lần về Việt Nam thăm quê hương. Năm năm trước tôi có về quê cô Đồng Tháp thămcác cháu trong hình mà tôi đã giúp, đi xe đò về Đồng Tháp tôi ao ước vô tình được gặp lại cô, tôi ước gì tôi đã có thể cho cô nhiều hơn. Cám ơn cô, cám ơn những giọt nước mắt hiền lành và chân tình của cô, đã làm tôi cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn từ đấy.

02/16/2013

Chương-Đài

Một chút thoáng buồn nhớ chuyện xưa

Nhớ ngày lặng lẽ bước trong mưa

Rời căn nhà nhỏ buồn hiu hắt

Đau nhói con tim ngoại tiễn đưa.

Kể từ ngày ấy còn đâu nữa

Mái ấm quê nghèo ngoại cách xa

Những chiều mưa đổ tôi hay khóc

Mưa gõ con tim nỗi nhớ nhà.

Tôi nhớ mẹ tôi nhớ em tôi

Nhớ ngoại nhớ dì ở xa xôi

Nhớ cây cầu khỉ qua sông nhỏ

Nhớ mái nhà tranh ấm tình người.

Tôi mong học xong sẽ trở về

Sống với ngoại dì ở dưới quê

Nhưng rồi ngày tháng trôi qua mãi

Tôi vẫn nơi đây mộng ngày về.

Tôi sẽ trở về, sẽ trở về

Dù cho dì ngoại ở dưới quê

Đã ra đi mãi, xa tôi mãi

Còn đó quê hương mộng ước thề.

11/24/2013

34 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Lê Thiên

Ngày 28/10/2013, trong cuộc Hội Thảo vềHạnh Phúc Gia Đình tại Cộng đoàn CGVNgiáo phận Metuchen, NJ, người viết được phân công chia sẻ về đề tài “Xung Đột Trong ĐờiSống Vợ Chồng: Nguyên Nhân, Hậu Quả và Phương Thức Giải Quyết”.

Đây không phải là một bài thuyết trình hay là một bản phân tích, mà là mẩu chia sẻ ngắnnhư là nét phác họa đại cương về Nguyên Nhân, Hậu Quả và Phương Thức Giải QuyếtXung Đột Trong Đời Sống Vợ Chồng nhằm gợiý các tham dự viên cùng đóng góp cái nhìn và kinh nghiệm bản thân.

Nguyên nhân gây xung đột

Cùng với nhiều nguyên nhân gây nên xung đột hay mâu thuẫn trong đời sống vợ chồng, nguyên nhân chính có lẽ là do một phía trong đôi vợ chồng sa vào cái bẫy TÔI của mình khiến phía bên kia cảm thấy bị tổn thương. Mâu thuẫn nẩy sinh từ đó.

Trong tiếng Việt, từ TÔI có thể biến thái theo ba dấu sắc, huyền và nặng để thành TỐI, TỒI và TỘI. Dấu hỏi và dấu ngã không có mặttrong từ ngữ này.

Người Pháp có câu “Le moi est haïssable –Cái tôi là [cái] đáng ghét”. Nhưng người Pháp không chứng minh được “cái tôi đáng ghét” ởchỗ nào.

Người Anh/Mỹ dùng chữ “I” (tức I hoa) làm chủ từ ngôi thứ nhất, nhưng túc từ ngôi thứnhất thì là “me”. Phải chăng dân Anh/Mỹ muốntỏ rõ bản lãnh trách nhiệm của mình như là chủ

thể của một động tác, một việc làm khi dùng i hoa (I) để làm chủ từ? Quan sát tiếng Anh/Mỹ,

ta thấy trong bộ mẫu tự abc của họ có 5 nguyên âm: a, e, i, o, u, thì chữ i nằm ở trung tâm. Chữi viết hoa – I – càng nổi bật vị trí trung tâm củanó.

I (tức là TÔI) cho thấy rõ tư thế “làm chủ” của nó. Nhưng cái tôi (I hay me) của Anh/Mỹchưa lột tả được cái tâm tình của hai bên đốithoại.

Riêng ngôn ngữ xưng hô tiếng Việt thì lạicó nét đặc thù hết sức Việt Nam mà có lẽkhông nước nào khác có được. Người ViệtNam trong đối thoại, luôn tế nhị về cách xưng hô, một sự tế nhị tự nhiên mà ngay đứa bé mớitập nói cũng sở đắc. Người Việt Nam luôn tránh dùng chữ TÔI một cách tự nhiên chứkhông gượng ép. Tùy theo thứ bậc trong gia đình hay xã hội mà người mình có những cách xưng tụng nhau tuy mang màu sắc tôn ti đẳngcấp, nhưng lại là thứ tôn ti đầy tình thân ái, mậtthiết: Cha/Con; Mẹ/Con; Anh/Em; Chị/Em; Ông, Bà, Chú, Bác, Cô, Dì/Cháu; và ngược lại. Cả trong xưng hô vua-tôi thời phong kiến, chữTÔI cũng tránh không dùng tới, mà là Trẫm/Khanh (Vua phán xuống Quan, Dân), Thần/Bệ Hạ (Dân, Quan tâu lên Vua)…

Riêng trong đời sống vợ chồng, ngoài cách xưng hô Anh/Em, người ta còn được nghe vợchồng tỉ tê với nhau, một điều MÌNH, hai điềuMÌNH! Chồng xưng MÌNH với vợ và cũng gọivợ là MÌNH. Vợ thỏ thẻ với chồng cũng vậy: Mình/Mình! Một lối xưng hô đặc thù khó mà chuyển dịch chính xác sang ngôn ngữ khác. Thân mật làm sao! Bình đẳng làm sao! Hòa đồng làm sao! Hai con người xa lạ bỗng hòa quyện lại với nhau nên MỘT! Đáp ứng lờiKinh Thánh: “Họ không còn là hai, mà đã trở

thành một”. Hoặc: “Này là xương bởi xương

tôi và thịt bởi thịt tôi”.

Thế nên, trong đời sống vợ chồng, một khi lối xưng hô Anh/Em hay Mình/Mình bị gạtsang một bên, thay vào đó là Ông/Tôi, Bà/Tôi, Anh/Tôi hay Chị/Tôi dù chỉ trong một khoảnhkhắc ngắn ngủi, thì sự nồng ấm cũng bị giảmđi, thậm chí nó có thể vắng bóng dài hạn hoặcbiến mất hoàn toàn, nếu cái tình Anh/Em,

CÁI

TRONG ĐỜI SỐNGRONG ĐỜI SỜỜ ỐNGỐỐ

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 35

Em/Anh hay Mình/Mình không trở về trong ngôn ngữ thân mật vợ chồng!

Như vậy, chúng ta hiểu được vì sao cái TÔI là nguyên nhân chính của xung đột, căng thẳng trong đời sống vợ chồng! Cho nên, chúng ta luôn luôn luôn cảnh giác với cái TÔI trong quan hệ vợ chồng. Bao lâu cái TÔI còn ngự trịở phía bên này hay phía bên kia giữa đôi vợchồng, bấy lâu xung đột càng tồn tại và xung khắc càng gia tăng lộng hành, làm đổ vỡ tình yêu lứa đôi và hạnh phúc gia đình!

Quả thật, trong đời sống vợ chồng, giữatrăm ngàn sự HY SINH cho nhau để trọn đờithủy chung bên nhau, cái HY SINH thiết yếunhất, một sự HY SINH “ắt có và đủ” đó là HY SINH CÁI TÔI.

Hai hình hí hoạ trong bài này mượn từ quyển “I Never

Knew That Was in the Bible!” do Martin H. Manser biên

tập, NXB Thomas Nelson, Hoa Kỳ, 1999. (Y phục cổ

truyền người Do Thái).

Hậu quả của sự xung đột

TÔI nói. Tôi BẢO. TÔI dư biết! TÔI thừahiểu! TÔI luôn luôn phải! TÔI lúc nào cũng đúng! TÔI có lý! TÔI thế này thế nọ. Toàn là những cái TÔI thống trị, khống chế, vượt lên trên... Thảy thảy những thứ TÔI ấy chắc sẽđược đáp trả bằng một tràng TÔI liên thanh! Hòn đá ném đi, hòn chì ném lại! Chẳng TÔI nào chịu thua TÔI nào!

Hậu quả là khi mà hai bên cùng hùng dũng “TÔI” với nhau chính là lúc cả hai cùng xô nhau vào u TỐI, không phân biệt phải trái, mấtcả ý chí chống lại TỘI lỗi đang rình rập! Ngườita không còn chế ngự được mình. Tự ái dâng

trào dẫn tới nóng giận, bất bình, bất bất tín, bấthòa, đổ vỡ: “Giết nhau chẳng cái lưu cầu (con dao)/ Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa?”

(Nguyễn Du). TỘI nào lớn hơn cái TỘI giết hạinhau? Chính cái TÔI, thay vì củng cố và phát huy niềm vui và hạnh phúc vợ chồng, đã làm cho cuộc sống gia đình trở nên u TỐI, TÔI tệ và TỘI vạ là vậy. Cuộc sống chung đôi bạn vì đó trong nhiều trường hợp đã dẫn tới cái kết thúc bi thảm: Nửa đường đứt gánh. Hạnh phúc tan vỡ. Nếu họ đã có con với nhau, thì tội nghiệpthay! Con cái họ trở thành nạn nhân của sự đổvỡ ấy! Vì vậy xung đột cần phải được giảiquyết ngay khi nó mới bắt đầu có dấu hiệu âm ỉ.

Giải quyết xung đột

Làm sao giải quyết xung đột? Mỗi ngườitùy suy tư, sáng kiến, ý chí và hoàn cảnh riêng mà hạ giảm sức vùng dậy của cái TÔI ngạonghễ. Nhưng, có lẽ cách tối ưu để giảm thiểurồi loại hẳn cái TÔI tự ái, tự mãn, cao ngạo ra khỏi chính mình và ra khỏi đời sống vợ chồnglà vợ chồng kết gắn với nhau bằng sự chan hòa, quan tâm tới nhau, chú ý tới nhu cầu hay sởthích của người phối ngẫu hơn là chỉ nhìn vào mình, cho mình là quan trọng, tự đặt mình ở vịthế cao hơn người bạn đời. Khó mà loại trừđiều không hay, không tốt, điều nguy hại (mà chúng ta tưởng là tuyệt hảo) ra khỏi con ngườichúng ta nếu chúng ta không nhìn vào cái ưu điểm nơi gười đối diện vốn là chồng mình, vợmình để hân hoan đón nhận, trân trọng ưu điểmấy, lấy ưu điểm của vợ mình, chồng mình làm tài sản quý báu của chính mình.

Chúng ta có chữ ĐỒNG: “Đồng vợ, đồngchồng, biển đông cũng cạn”. Thế tại sao mình lại không tìm sự hòa đồng – đồng tâm, đồngthuận cả với những điều mình không ưng ý, hay nói cách khác, những điều ngược với CÁI TÔI của mình? Tình nghĩa vợ chồng luôn đượcbiểu thị bằng “tâm đầu, ý hợp”. Đi ngược địnhluật tâm lý này, chúng ta sẽ phá tan giềng mốivợ chồng và thiêu rụi tấm chăn hạnh phúc gia đình.

36 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Người thứ ba xuất hiện

Để giải quyết mối xung đột vợ chồng, người ta còn lưu ý tới “đệ tam nhân”. Ngườithứ ba này có thể là hàng xóm láng giềng, có thể là cha mẹ hay dòng họ hai bên, có thể là con cái, cháu chắt và cũng có thể là các chuyên gia tư vấn gia đình, v.v... Những đệ tam nhân này, có người hoặc có trường hợp giúp giải tỏahay giảm thiểu xung đột, xung khắc, nhưng không ít “đệ tam nhân” vô tình đổ dầu vào lửalàm xào xáo thêm bầu khí đang sôi sục! Có lẽphải mất nhiều giấy bút, nhiều thời giờ mới có thể bàn “rốt ráo” hình thái và vai trò của mỗiloại “đệ tam nhân”. Nên xin không bàn thêm ởđây.

Tuy nhiên, là người Công Giáo, chúng ta không thể chối từ, trái lại càng phải luôn luôn van nài cầu khẩn “một đệ tam nhân” tuyệt vời ra tay can thiệp cứu giúp. Đó là Đức Tin. Tin vào Thánh Gia Thất – Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Cả Giuse, những tấm gương chói lọi vềlòng khiêm cung, nhịn nhục và tràn đầy yêu thương chan hòa trong đời sống hạnh phúc gia đình.

Cuối năm 2013

XUÂNHoài Thu

Chồi non trổ lộc mầm Xuân mới

Trao đổi xôn xao gió cuối trời

Lần nữa ta nhìn Xuân trở lại

Tóc sương hơn nửa kiếp đời người

Xuân ở tha phương lại đến rồi

thơ nhòe lệ mặn thấm đôi môi

Nữa thời Quê Mẹ, thời rong ruổi

Lận đận đời ta kiếp nổi trôi...

Năm cùng vườn mộng trãi hương Xuân

Sắc thắm trăm hoa bướm đón mừng

Én lượn tung tăng vờn nắng ấm

Hò reo trổi nhạc hát tưng bừng...

Đã mấy mươi lần Xuân vụt qua

Xứ người Xuân đến lệ Xuân nhòa

Trong lòng khắc khoải niềm xa xứ

Hoài niệm Xuân xưa thắm đậm đà...

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 37

38 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 39

40 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 41

42 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Thân Phận Nữ Giới trong thời chiến tranh qua

văn chương và cuộc sống

Hồi ký của H.H.H

Niên khóa 1970-1971, tôi bước chân vào lớp 10 của một trường trung học thì cũng chính năm đó, cuộc chiến giữa hai miền Nam BắcViệt Nam trở nên khốc liệt. Trong chương trình việt văn lớp 10, ngoài phần văn chương bình dân như ca dao, tục ngữ, chuyện cổ v.v.., chúng tôi còn phải học thêm về những tác phẩm cổnhư Lục Vân Tiên, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm Khúc, Đoạn Trường Tân Thanh. Lợi dụng tình thế và muốn cho bọn họcsinh chúng tôi đóng góp vào chương trình giảng dạy, khi học về tác phẩm Chinh PhụNgâm, giáo sư môn Việt Văn đã chia nhóm và bắt các nhóm thuyết trình về những đề tài đã được chỉ định. Tôi chịu trách nhiệm phụ trách đề tài trên: “Thân Phận Nữ Giới trong thờichiến tranh qua văn chương và cuộc sống”.

Mặc dầu thời gian đã khá lâu, nhưng tôi xin ghi lại những gì còn lưu lại trong đầu óc đểtặng Hội Các Bà Mẹ cũng như các bà, các chịlúc đó là mẹ, là chị, là em gái, là vợ của các quân nhân tiền tuyến cũng như hậu phương.

Mở đầu tác phẩm Chinh Phụ Ngâm Khúc, Đặng Trần Côn viết:

Thiên địa phong trần, Hồng nhan đa truân

Hai câu chữ Hán trên đã được nhiều tác giảdịch ra chữ Nôm, nhưng chính xác và rõ ràng nhất phải kể đến nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, bà diễnNôm như sau:

Thuở trời đất nổi cơn gió bụi

Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.

Qua hai câu mở đầu của tác phẩm, chúng ta thấy tác giả cũng như dịch giả đã không đềcập gì đến thân phận của nam nhi mà chỉ nói đến sự khổ cực, đau buồn của nữ giới. Không biết nhận xét của tác giả có công bằng không? Hay tác giả cho rằng bổn phận của nam nhi là phải:

Làm trai cho đáng nên trai,

Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài tan

Còn nữ giới tuy không phải xông pha trân mạc, nhưng ở nhà nàng cũng phải gánh chịunhững khổ đau tinh thần, thể xác không kém gì những người xông pha đầu tên, lửa đạn.

Để thấy rõ thân phận của nữ giới trong thờìchiến, xin dựa vào tác phẩm Chinh Phụ Ngâm để trình bày những khổ sở, chịu đựng củangười chinh phụ khi chồng phải xông pha trậnmạc.

Nỗi buồn khi chiến tranh xảy ra

Đã một thời gian dài sống trong cảnh thanh bình, vợ chồng, con cái sống yên ấm, hạnh phúc bên nhau:

Nước thanh bình ba trăm năm cũ

Nhưng vào một đêm tĩnh mạc chiến tranh xảy đến, lệnh vua ban ra, người chồng phảichuẩn bị lên đường. Người vợ ở lại, lòng dạbuồn rầu, rối loạn, lo lắng đủ điều, cho dầunàng có kêu trách, oán hận nhưng rồi cuối cùng cũng phải chấp nhận gạt lệ để chàng ra đi theo tiếng gọi của sông núi:

Chín từng gươm báu trao tay,

Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.

Nỗi buồn lúc tiễn biệt chồng lên đường

Trong cuộc sống, đã nhiều lần chúng ta đón tiếp người đến và tiễn đưa người đi, mỗilần có một ý nghĩ khác nhau. Nhưng khi tiễnđưa người thân nhất trong cuộc đời của mình đi vào một nơi nguy hiểm, coi cái chết nhẹ như lông hồng, thì chắc chắn tâm tư, tình cảm lạicàng lo lắng, hồi hộp và có nhiều suy nghĩ khác nhau. Nàng chinh phụ đã đau khổ, buồn rầu đếnnỗi nàng đã so đo, ghen tương với những vật vô

Thân Phận Nữ Giới trong thời chiến tranh

qua văn chương và cuộc sống

Hồi ký của H.H.H

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 43

tri như con ngựa, chiếc thuyền, vì chúng đượctheo chồng nàng ra trận tuyến, còn nàng thì phải ôm sầu nuốt tủi lủi thủi về nhà:

Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,Đường bên cầu cỏ mọc còn non Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,

Bộ khôn bằng ngựa thủy khôn bằng thuyền.

Nổi buồn lúc chàng ra mặt trận

Trên đường dẫn đoàn quân ra măt trậntham chiến, có trống, có kèn, có cờ xí ngập trời, những hình ảnh và âm thanh đó càng làm cho tâm hồn người chinh phụ đã cô đơn lại càng cô đơn thêm. Hai hình ảnh thật trái ngược: mộtđoàn trai tráng hùng dũng tiến bước ra chiếntrường, coi cái chết nhẹ như lông hồng; trái lạihình ảnh một nữ nhi trở về phòng không, gốichiếc, sống cô đơn, giá lạnh:

Quân đưa chàng ruổi lên đường, Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?

Nỗi buồn khi ngóng theo chồng

Trong cuộc đời mỗi người chúng ta, ai cũng có ít nhất một lần tiễn đưa bạn bè hoặcngười thân đi xa. Không có cảnh chia ly nào mà không rơi lệ, ngay cả người được tiễn đưa đi đến một chỗ hạnh phúc, sung sướng, yên hàn. Trái lại cuộc tiễn đưa giữa chinh phụ và chinh phu là một cuộc tiễn đưa bất đắc dĩ, chàng thì đi vào nơi cát bụi, mưa gió, đầu tên, lửa đạn, sống chết lúc nào không hay, ăn sương, nằm cát. Trong lúc đó nàng lui về sốngcảnh phòng không, gối chiếc, đêm ngày không thấy bóng chồng, không nghe tiếng chồng, thậm chí cũng không biết tin tức của chồng. Cảnh sống cô đơn đó làm cho nàng càng thêm oán giận chiến tranh:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ gối chăn

Đoái trông xem đã cách ngăn

Tuôn màu mây biếc trải ngàn núi xanh …

Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

Những giây phút tiễn đưa ngắn ngủi, đau buồn, ứa lệ đã trôi qua. Bây giờ thực sự chàng và nàng đã xa nhau, mỗi người mang một tâm trạng, một môi trường, có muốn níu kéo thờigian cũng không cho phép:

Chàng thì đi cõi xa mưa gió

Thiếp thì về buồng cũ gối chăn.

Ra chiến trường, chàng có thương con, nhớvợ và mẹ già, nhưng ngoài chiến trường, sốngđầu mũi tên lửa đạn, cái chết nhiều lúc làm chàng quên tất cả, hơn nữa trong đời sống quân ngũ, bạn bè cũng là nguồn an ủi. Trong lúc người vợ quay về căn phòng cũ, mái nhà xưa, nhìn quanh quẩn không thấy bóng chồng. Bao nhiêu hình ảnh của những tháng ngày chung sống trong quá khứ hiện ra trong đầu óc nàng và làm nàng buồn tê tái. Càng buồn thương bao nhiêu thì nàng càng thương, sợ cho chàng bấynhiêu.

Thưong chàng phải vất vả

Tiễn chàng ra chiến trưòng xong, nàng trởlại ngôi nhà, bao nhiêu hình ảnh nỗi dậy trong đầu óc nàng: nào là lo cho chồng không có nơi ăn chốn ở, lo cho chàng không có chỗ ấmnương thân trước gió lạnh của rừng núi. Càng lo lắng, thương chồng bao nhiêu thì nàng lại

44 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

oán hận chiến tranh bấy nhiêu. Oán hận không được thì nàng lại buồn tủi cho thân phận mình bấy nhiêu. Người ta sao vui cảnh đoàn tụ, còn mình lại phải sống cảnh xa cách trong buồn tủi, lo sợ.

Nỗi thương nhớ

- Than cách trở: Thương ai thì luôn luôn muốn sống gần gủi người đó. Chinh phu và chinh phụ đã chung sống với nhau có một đứacon, nhưng nay vì vận nước chàng phải lên đường tòng quân, để lại vợ con ở chốn hậuphương. Đây là nỗi buồn da diết cho nàng, tưởng không có gì có thể làm nguôi đi được. Đây không phải là nỗi buồn của riêng nàng mà là thân phận chung của các nữ giới trong thờichiến tranh khi chồng phải khoác áo chiến binh ra mặt trận:

Nỗi niềm biết ngỏ cùng ai Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây

Trong cửa nầy đã đành phận thiếp Ngoài mây kia, há thiếp chàng vay

Những mong cá nước sum vầy Bao giờ đôi ngã nước mây cách vời

- Lỗi ngày hẹn: Xa nhau, đợi chờ đã làm cho người chinh phụ héo mòn tâm can. Thêm vào đó, giờ phút chia tay hai người đã có những hẹnhò gặp lại nhau, nhưng thơi gian trôi qua vẫnbiệt vô âm tín, chẳng những không gặp lạinhau, mà đầy đủ tâm sự im lặng lại càng làm cho nàng đau buồn thêm. Những câu thơ sau đây đã diễn tả đầy đủ tâm trạng của ngườichinh phụ:

Thuở lâm hành oanh chưa bén liệu Hỏi ngày về ước nẻo quyên ca Nay quyên đã trục oanh già Ý nhi lại gáy trước nhà líu lo

Tâm trạng lẻ loi của ngưòi chinh phụ

Nuôi mẹ, dạy con: Tiễn chàng ra mặt trận, đi vào nơi nguy hiểm, xông pha đầu mũi tên lửađạn, nàng trở lại chốn củ, sống cô đơn, lẽ bóng, nhưng không yên thân, nàng phải thay chàng nuôi dưỡng mẹ già, cha yếu và lo nuôi nấngdạy dỗ con cái. Không thấy chàng, không có những giờ phút tâm sự với chàng, nàng chỉ còn

cách lấy những vật cũ ra chiêm ngắm cho đỡnhớ thương:

Xót người lần lữa ải xa Xót người nương chốn Hoàng hoa dặm dài

Tình gia thất nào ai chẳng có? Kìa tứ thân khuê phụ nhớ thương

Tóc già phơ phất mái sương

Con thơ măng sữa vả đương bộ trìLòng lão thân buồn khi tựa cửa

Miệng hài nhi chờ bữa mớm cơm

Ngọt bùi thiếp đỡ hiếu nam Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân

Nay một thân nuôi già dạy trẻ……

Nhìn chiếc nhẫn đeo tay, chiếc trâm cài đầu, nàng càng thương nhớ chồng tha thiết, nàng muốn lột hết và gửi cho chồng cho vơi nỗiniềm thương nhớ:

Nhẫn đeo tay, mọi khi ngắm nghía Ngọc cài đầu thủa bé vui chơi

Cậy ai mà gửi tới nơi

Để chàng trân trọng dấu người tương thân.

Càng sống trong cô đơn lẽ bóng bao nhiêu thì càng ngóng trông đoàn tụ bấy nhiêu. Nhưng trông mong mà không thỏa mãn thời phát sinh sầu muộn và chán nản:

Trải mấy xuân, tin đi tin lại Tới xuân nầy tin hãy vắng không

Hay:

Buồn muốn nói chẳng ra lời Hoa đèn kia với bóng người khá thương

Trên đây là hình ảnh của người chinh phụtrong thời chiến tranh qua văn vhương, đặc biệtqua Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đặng TrầnCôn. Tuy tình tiết có vẻ lãng mạn, kết cấu có vẻđầu đuôi, nhưng nếu xét về mặt bi thảm, đau thương thì không thể bằng hình ảnh nhữngngười chinh phụ sống trong xã hội dưới thờichiến tranh.

Nếu những chị nào có cha, có anh, có chồng hay có người yêu mà ở trong quân ngũ vào thời chiến tranh thì sẽ cảm nghiệm được sựbồi hồi, lo lắng, sợ sệt. Không lo sao được, khi thấy những chàng trai trẻ vừa mới xong trung học hoặc việc học còn dở dang đã phải khoác

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 45

lên mình “bộ đồ tác chiến”. Họ ra đi mà không hẹn ngày về, nhiều lúc họ về nhưng không phảitrong chiến thắng, nhưng trong chiếc quan tàiphủ lá cờ để thăm làng xóm và người thân lầncuối. Làm sao không rơi lệ được khi bà mẹ già lo cho con ăn học, lớn lên, nhưng chiến tranh đã cướp mất đứa con yêu quý của bà không một lời trăn trối, từ giả. Không đau buồn sao được, một chàng trai khôi ngô, tuấn tú mới kếthôn một thời gian rất ngắn thì chiến tranh đã cướp giật chàng khỏi sự âu yếm, ve vuốt củanàng và để nàng trở thành một quả phụ trẻ, suốtđời ân hận chiến tranh. Không đau buồn sao được khi người quả phụ một mình phải nuôi dạy một đàn con mà chồng thì đã bỏ mình ngoài chiến trường. Thật rùng rợn và thê thảmkhi có chiếc quan tài phủ quốc kỳ về làng, mọingười đều rung sợ và muốn biết sớm thi thể đó là ai cho đến lúc được công bố mới an tâm. Thời đó tôi chưa có gia đình, nhưng hai ngườianh trai của tôi cũng đang phục vụ ngoài chiếntrường, nên lúc nào mẹ con tôi cũng hồi hộp lo sợ. Trong làng tôi ở, có một trường hợp thậtthương tâm và quá đau xót. Cặp trai gái cướinhau ngày thứ bảy thì thứ hai chàng trở lại đơn vị chiến đấu và thứ bảy sau đó gia đình và người vợ nhận được tin chàng tử trận. Thế là người đàn bà trẻ, được vinh dự làm vợ trong đúng một tuần lễ thì chịu cảnh góa bụa. Tuy sống vào những năm tháng cuối thế kỷ 20, nhưng có những bà mẹ chồng còn phong kiến, cổ hủ, khắt khe, không cho con dâu tái giá. Thếlà nàng phải sống cảnh phòng không gối chiếc, đơn côi, lẻ bóng, chịu đựng bao sự đắng cay, tủi nhục của phía nhà chồng và sự nghi ngờ,mất tin tưởng về sự chung thủy của nàng. Thậtkhông có gì đau xót, và thương tâm cho nhữngthiếu phụ trẻ như vậy. Một trường hợp khác, người bạn gái của tôi, mới tốt nghiệp lớp 12, nàng quen thân và đem lòng yêu một chàng trung úy, hào hoa, phong nhã, đẹp trai. Mối tình của đôi trai tài gái sắc mới chớm nở thì chàng bước vào cõi thiên thu. Chàng ra đi thì yên phận, nhưng còn nàng, làm sao quên được khi mối tình còn rạo rực, hình ảnh những ngày mớiquen nhau cứ ám ảnh, theo đuổi nàng trong suốt những ngày tháng buồn tẻ. Nếu có dịp gặp

và tâm sự với nàng, nàng chỉ tự yên ủi mình và nói: “tình chỉ đẹp khi còn dang dở.”

Một trong những nỗi khổ tâm của những người vợ có chồng ra biên cương là sự nghi ngờ của phía nhà chồng, nhiều khi cả chồng ởbiên thùy nữa. Câu chuyện thương tâm sau đây nói lên được phần nào sự nghi ngờ của chồngkhi phải sống xa nhà, xa gia đình, xa người vợthân thương.

Chuyện kể rằng: “Có người đàn bà lấychồng họ Trương, được nửa năm chồng phải đi lính. Lúc chồng đi, bà đã có có thai. Khi chồngvắng nhà, bà sinh được một đứa con trai đặt tên là Đản. Khi chồng đi vắng, ban đêm bà ngồichơi với con, thường trỏ vào bóng mình mà nói dối là ba con đó. Ba năm sau chồng về, đứa bé đã biết nói. Khi gọi nó, nó lấy làm lạ hỏi: “Ông cũng là cha tôi ư?” Sao nay lại biết nói? Trướccha tôi không biết nói, cứ tối thì thấy đến, mẹtôi ngồi thì ngồi, mẹ tôi đi thì đi theo.” Ngườichồng thấy con nói thế, sinh lòng ngờ vực vợ,rồi mắng nhiếc sỉ nhục vợ, đến nỗi ngưòi vợphải đâm đầu xuống sông Hoàng giang tự tử.

Sau nầy nhân một buổi tối, chồng ngồi vớicon, bồng đứa con trên tay, nó chỉ vào hình và nói: “kìa cha Đản lại đến kia.” Người chồngbây giờ mới nghĩ ra, biết nỗi oan của vợ mình, bèn lập đàn ở bờ song để giải oan cho vợ. Dân vùng ấy sau lập miếu thờ bà ấy ở trên bờ sông. Vua Lê Thánh Tôn nhân đi qua đó, biết đầuđuôi câu chuyện, nên có bài thơ vịnh nàng như sau:

Nghi ngút đầu ghềnh tỏa khói hương,

Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.

Ngọn đèn dầu tắt đừng nghe trẻ, Làn nước chi cho lụy đến nàng.

Chứng quả có đôi vừng nhật nguyệt Giải oan chi mượn đến đàn tràng

Qua đây mới biết nguồn cơn ấy Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.

Qua bài thơ nầy, chúng ta thấy nhà vua đã trách móc người cha vì quá nghe lời trẻ con, và nghi người vợ, nàng vì không chịu nỗi sự oan ức nên đã tìm giòng nước để giải oan. Và đây cũng là thân phận đau thương của phái nữ trong thời chiến cuộc khi phải sống xa chồng để rồi

46 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Yêu Anh

HQTC Chương Đài

Thật là buồn, nhưng em phải miễn cưỡng xa anh

Em phải xa anh, như nhũng cơn sóng vỗ bờ

Một ngày nào đó, anh thấy em trên chiếc lá xanh nhỏ

Là em trở về từ cõi chết bên anh

Có thể một ngày anh nghe giọng hát mong manh

Tiếng chim hót trên cành gởi từ trái tim em đó

Nếu không, anh sẽ gặp em trong ngày thu mưa gió

Em sẽ hiện về từ những chiếc lá vàng bay

Có lẽ anh sẽ cảm nhận em qua mùi hương của hoa lài

Đó có nghĩa tình yêu em cho anh là vĩnh củu

Có thể anh sẽ gặp em bên ánh trăng tròn khi ngủ

Ru giấc mộng nồng nàn và chúc phúc cho anh

Đôi khi anh sẽ gặp em trên bầu trời nắng trong xanh

Anh hãy biết rằng em bình an nơi em đến

Em là không khí sẽ theo anh khắp nơi thương mến

Anh yêu ơi hãy đành lòng khi phải xa em.

02/02/2013

chịu những tiếng thị phi mà không minh oan được.

Sau khi đã phân tích tâm chinh phụ trong Chinh Phụ Ngâm của Đặng Trần Côn, do nữ sĩ Đoàn thị Điểm dịch, chúng ta thấy tâm trạng của nàng là một tâm trạng của một ngưòi đàn bà lúc tổ quốc lâm nguy, tâm trạng của một nữnhi khi có chồng phải tòng quân, tâm trạng củamột người tiễn chồng ra mặt trận, tâm trạng khi chàng lên đường, tâm trạng của những ngườingóng trông nhau trong giờ tiễn biệt, tâm trạng của một người sợ chàng vất vả ngoài trậnchiến, tâm trạng sợ chàng thiệt thân, tâm trạng của những kẻ sống xa cách nhau, tâm trạng củanhững kẻ trách lỗi ngày về, tâm trạng lỗi nơi hẹn, tâm trạng của những kẻ sống lẽ loi, nhưng trên vai đầy trách nhiệm và bổn phận, tâm trạngcủa kẻ chờ mong, đoàn tụ trong tuyệt vọng và cuối cùng chỉ than thở và bạn với đèn, trăng. Để rồi khi tuổi già chợt đến chỉ biết sầu nhớ,nhìn cảnh vật tất cả đều ảm đạm thê lương, sinh chán nản, lưòi biếng, nản lòng, cảnh vật chung quanh luôn làm cho nàng chinh phụ luôn chán nán, thất vọng và mọi cảnh vật đều là nguyên cớ dẫn đến sự buồn bã cho tâm hồn nàng như câu thơ của Nguyễn Du:

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Trên đây là tâm trạng của người chinh phụtrong văn chương. Còn ra ngoài xã hội, hình ảnh của chiến tranh ảnh hưởng đến nữ giới còn rõ ràng, bi thảm và thê luơng hơn. Trong thờichiến tranh cũng như lúc chiến tranh đã chấmdứt, một số khá đông nữ giới sống cảnh góa bụa, nhiều người tuổi còn trẻ, nhiều người đã cao tuổi, nhưng phải một mình nuôi nấng đàn con chồng để lại, không ai nâng đỡ, ủi an. Cuộcsống của các cô nhi, quả phụ thật vất vả. Cuộcđời tinh thần đã cô đơn, cuộc đời vật chất lạicàng túng thiếu làm cho cuộc đời của họ mất cảý nghĩa và sự than phiền về chiến tranh lại càng cao độ nơi những người đã có chồng hy sinh đểbảo vệ quê hương, xứ sở.

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 47

Tâm sự

tuổi về vườn

Lê Thiên

Bài này chỉ đưa ra một cái nhìn chủ quan củangười viết, không hề phản ánh quan điểm củaBĐH Hội Cao Niên tân lập hay của ai khác.

Sinh, bệnh, lão, tử! Đó là bốn lẽ thường trong thiên hạ! Ở đây chỉ xin chỉ đề cập đếnthân phận những kẻ mới bước vào hay đang lậpcập lê chân trên quãng đường cuối của mình. Quãng đường này ngắn hay dài tùy theo “ý

Chúa phân định” hay nói theo sách bổn (Sách Giáo lý): “Tử kỳ hữu định”.

Có nhiều cách gọi khác nhau dành cho người tuổi già: Tuổi về chiều, tuổi về vườn,tuổi đuổi gà, tuổi hưu, người cao niên, tuổi nhìn trời, nhìn đời hiu quạnh... Nói chung là ngườigià.

Câu truyện thương tâm

Lang thang trên internet, tôi đọc được mẫutruyện mà người ta cho là “theo tác giả Huy Phương” như dưới đây:

Tháng trước, trong một dịp đưa người thân đi Việt Nam, tại quầy vé China Airline ở phi

trường Los Angeles tôi đã chứng kiến một cảnhkhá đau lòng. Trong khi mọi người đang xếphàng trình vé, cân hàng thì một bà cụ ngườiViệt cứ loay hoay lúng túng trước quầy vé vớicác thứ giấy tờ vương vãi, bề bộn trên sàn nhà. Bà ngồi bệt xuống đất hết móc túi này đến túi nọ, vẻ mặt lo lắng. Một nhân viên an ninh phi trường thấy tôi cũng là người Á Đông, ngỏ ýmuốn tôi lên giúp bà cụ. Nhân viên quầy vé cho biết bà có vé máy bay, một visa nhập cảnh ViệtNam nhưng không có passport hay thẻ xanh. Tôi giúp bà moi từ đống giấy tờ ra chỉ thấy mộtcái hộ chiếu của Việt Nam cấp cách đây mườimấy năm khi bà đến Mỹ đã hết hạn và một cái ID của bà do tiểu bang Florida cấp. Bà mới từFlorida đến phi trường Los mấy giờ trước đây

một mình và trình giấy tờ để lên máy bay điViệt Nam.

Cuối cùng, bà cũng lên được máy bay, nhưng bà sẽ không bao giờ có thể trở lạiFlorida nữa vì trong tay bà không có passport của Hoa Kỳ, không thẻ xanh, không "entry permit". Đây là trường hợp một bà mẹ già, quê mùa bị con cái "mời khéo" về Việt Nam. Tộinghiệp cho bà đã ngồi trên máy bay năm sáu

tiếng đồng hồ để đến phi trường LAX, sắp tiếptục chặng đường về Việt Nam nhưng không biếtlà mình không thể trở lại Mỹ và lòng bất nhân của con cái.

Hình ảnh bà già này cứ ám ảnh tôi mãi. Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng.Thôi để cho bà đi, khi biết mình không trở lạiMỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lạitrên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốnkém.”

Bơ vơ tuổi già

Đọc xong câu truyện, đầu óc tôi loay hoay với nhiều câu hỏi: Con cháu bà cụ đâu hết rồimà để mặc bà đơn thương độc mã bơ vơ giữa phi trường trong khi bà không biết một chữ i-tờtiếng Anh, tiếng Mỹ, thân già lẩm cẩm lúng túng đến độ chẳng nhớ nổi giấy tờ mình để ởnơi nào? Vì sao không ai giúp bà? Cả về giấytờ định cư lẫn giấy tờ hồ sơ đi Việt Nam? Làm

48 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

sao có chuyện “một bà mẹ già, quê mùa bị con cái ‘mời khéo’ về Việt Nam”? Tàn nhẫn đến thếđược sao? Và còn nhiều, thật nhiều những câu hỏi khác về nỗi tủi đau của thân phận ngườigià.

Tôi lại cảm thấy đau nhói ruột gan khi đọccâu kết của bài báo: “Bà vụng về, quê mùa, có lẽ cũng chẳng giúp ích được gì cho con cái mà chỉ thêm gánh nặng. Thôi để cho bà đi, khi biếtmình không trở lại Mỹ được thì chuyện đã rồi. Tuổi bà có nằm lại trên quê hương cũng phải, sống chẳng giúp ích gì được cho ai, chết ở đây bao nhiêu thứ tốn kém.”

Không rõ câu truyện trên có được bao nhiêu phần trăm là của Huy Phương, bao nhiêu phần trăm đúng sự thật, bao nhiêu phần trăm là hư cấu, vẽ vời? Nhưng, ở một khía cạnh nào đó, bài viết làm cho người đọc suy nghĩ.

Tủi lắm thân phận kẻ về chiều! Phận bạcnhư vôi! Cô đơn làm sao! Cô đơn có thể không do con cái hắt hủi mà có thể là do con cái bậnrộn với bao nỗi lo toan và sự sống còn trên xứsở tạm dung này. Đầu tắt mặt tối, sớm đi tối vềhết ngày này sang ngày khác, không có giờngồi nhâm nhi cà phê, không có giờ ngồi nhà ăn một bữa cơm trưa thoải mái, còn đâu nữathời giờ hầu hạ chăm sóc cha mẹ già.

Thế nên người già Việt Nam nơi xứ ngườikhó mà hưởng trọn niềm vui “con cháu quây quần” hay tận hưởng cái “thú điền viên vui tuếnguyệt”! Chán lắm cuộc sống trầm lặng lê thê buồn tẻ giữa bốn bức tường cửa đóng then cài.

Tìm một hướng xoa dịu nỗi cô đơn

Có những người già còn đủ đôi quấn quít bên nhau. Có những người còn thoải mái đọcsách báo, xem TV, internet, hoặc nghe phone… Nhưng vẫn còn cái gì đó khiến người già không hết buồn tủi! Chẳng lẽ cứ tự chôn chân mãi trong căn nhà nhỏ bé? Phải bước ra ngoài! Ít ra thỉnh thoảng có thể đi đây đi đó, gặp gỡ bạn bè! Niềm vui tuổi già là đó! Giải buồn cuối đời!

Vả lại, học thầy không tày học bạn! Họcbạn được nhiều thứ! Tìm hiểu những chương trình an sinh xã hội-y tế liên quan tới ngườigià! Chuyện đời, chuyện người, chuyện xưa,

chuyện nay… cần lắm người tri kỷ để trao đổi, tỏ bày. Giải tỏa những vướng mắc còn dồn nén trong lòng! Ít ra mỗi tháng một lần. Không phiền hà tới con cháu, mà con cháu cũng an tâm lo tròn việc mình, việc đời cùng đầu tư cho thế hệ mai sau.

Đó là lý do hình thành HỘI CAO NIÊN ởvùng Trung-đông-bắc New Jersey này mà các hội viên tiên phong là những người cao tuổitrong Cộng đoàn chúng ta. Hội được phát khởitừ sáng kiến của Cha Quản nhiệm Phêrô TrầnViệt Hùng với sự tiếp tay cổ võ của anh PhạmVăn Hoạt nhân ngày dã trại (picnic) hàng năm vào tháng 8/2013 của CĐCGVN Giáo phậnMetuchen.

Sau một vài phiên họp trù bị, Hội Cao Niên chính thức hình thành ngày 07/12/2013. Ông Nguyễn Trọng Tài được bầu làm HộiTrưởng với nhiệm kỳ 2 năm; ông Phạm Văn Hoạt, Hội Phó; ông Nguyễn Minh Tâm, Thư kýkiêm Thủ quỹ.

Nội quy của Hội cũng đã được công bố.Người ta đọc thấy tâm tình của người già thậtthấm thía qua Lời Phi Lộ của Nội quy như sau:

Lời Phi lộ.- Bất cứ ai trong chúng ta khi bước vào tuổi ngũ tuần cũng đều nhận ra “cái

già xồng xộc nó thì theo sau”: Con cái bắt đầutrưởng thành, tự tách ra khỏi vòng tay của cha mẹ, sống tự lập và độc lập hoặc tạo một mái ấm riêng! Từ đó, bỗng thấy mình rơi vào

khoảng không, lạc lỏng, chúng ta – nhữngngười cao tuổi – bèn hướng tới những bạnđồng hạng tuổi, đồng tâm trạng, đồng cảnh ngộ

xung quanh, những người có thể chia sớt nỗibuồn vui hoặc san sẻ những chuyện thế sự,chuyện trên trời dưới đất, để cùng “quẳnggánh lo đi và vui sống”.

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 49

Nhu cầu “tìm đến với nhau” ấy trở thành đòi hỏi cấp bách đối với người cao tuổi đang

cần giải tỏa những dồn nén của những chuỗingày dài cô liêu dù rằng đôi khi con cái cháu

chắt vẫn còn quây quần quấn quýt, giúp lấp đi

phần nào những trống vắng tuổi về chiều củaông bà cha mẹ. Nhưng mấy cái thế hệ thứ hai, thứ ba ấy làm sao thấu hiểu nổi những khắckhoải riêng tư của các bậc tiền bối, những khúc mắc mà chỉ những ai đồng dạng, đồng hình,đồng cảnh ngộ mới đồng cảm.

Tin rằng Hội Cao Niên trong tinh thầntương thân tương trợ sẽ giúp kết nối nhữngngười trong Hội thành một khối thân hữu sẵnsàng chia sẻ cho nhau mọi khúc khuỷu của đờingười hầu dìu nhau đi nốt quãng đường còn lại, lạc quan hơn, thanh thản hơn,“an nhiên tự

tại” hơn!

Có sinh… phải có dưỡng

Bất cứ tổ chức nào, phong trào nào buổiđầu phôi thai cũng đầy hứa hẹn. Nhưng sau buổi khai sinh tưng bừng, nhiều phong trào, tổchức đã phải chết non, chết yểu. Các thành viên đầu tiên của Hội Cao Niên tân lập này cam kếtbảo vệ và phát triển Hội. Tuy nhiên, những cam kết đầy tâm huyết ấy hãy còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà chính bản thân các hội viên tuổi già sức yếu “lực bất tùng tâm”, chỉ biếttrông chờ vào các thế hệ đi sau, nhất là lựclượng trẻ.

Do vậy, sự hỗ trợ, yểm trợ và khích lệ tinh thần là rất quan trọng! Hội Cao Niên sống lâu, sống khỏe hay chết non, chết yểu đều tùy thuộcvào sự tiếp tay giúp đỡ của mọi người, cách này hay cách khác, nhất là về mặt tài chánh để

sinh hoạt vui chơi, du xuân, du ngoạn, hôn quan tương tế.

Vào Đông Nguyễn Đức Khổng

Ngoài trời lất phất tuyết rơi

Nhìn ra phong cảnh chơi vơi cõi lòng

Nơi này trời đã vào đông

Ra ngoài phải khoác áo lông áo cừu

Không ai muốn phải đi nhiều

Mùa Đông giá buốt tiêu điều xác xơ

Vợ hiền cùng với con thơ

Đi làm đi học ta chờ ta mong

Thân thương trắc ẩn đau lòng

Già rồi bệnh hoạn sầu đông

Cầu trời lạnh buốt qua mau

Tuyết đông phiền quá đau lòng xót xa

Người đi thương kẻ ngồi nhà

Chờ mong lo lắng vào ra ngóng chờ

Ngồi nhà than thở thẩn thờ

Cầu xin tuyết bớt bơ phờ người ơi.

50 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 51

Dạ Lữ Hành

Trong khi các cháu nhỏ đã tụ họp sinh hoạtvới nhau, đã đóng góp cách sôi nổi vào nhữnghoạt động của cộng đoàn từ 17 năm nay, mãitới nay, tức là sau ngót 30 năm từ ngày cộngđoàn thành lập, nay mấy ông bà già mới chính thức có một tổ chức. Đúng là “sinh con rồi mớisinh cha, sinh cháu giữa nhà rồi mới sinh ông.” Thôi thì muộn còn hơn chẳng bao giờ.

Vào cái ngày đẹp trời hôm ấy, trong ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, tại Roosevelt Park, khi các cháu hò hét, cười đùa với nhiềutrò chơi, các cụ nhà ta ngồi nhâm nhi cà phê.Hình như “similis similem quaerit”, các cụ tìmđến với nhau bàn chuyện nhân tình thế thái. Không biết chuẩn bị từ bao giờ, một cụ Choai Choai (nghĩa là chưa già lắm) đưa ra một lô những con số sau:

Thống kê:

Ước tính của văn phòng kiểm tra dân số2010 cho biết, tại Hoa kỳ:

- Dân số là 308,745,538, trong đó số ngườitrên 65 tuổi chiếm 40,267,984.

- Vào năm 2050 số người trên 65 tuổi sẽ từ40.2 triệu lên tới 88.5 triệu.

- Mỗi ngày có 10,000 người bước vào tuổi65, thuộc giới cao niên.

- Ở tuổi 85, số cụ bà gấp đôi số cụ ông. - Hiện có 2 triệu người sống trong viện

dưỡng lão. 50 triệu người Mỹ hiện đang sinh sống rồi ra sẽ đi vào ngày cuối đờitrong viện người già.

Nghe xong, bà ba Sông Hương buông mộtcâu làm các cụ cười thích thú “bây giờ còn thấycon nít chạy ngoài đường, vài ba chục năm nữara đường chắc là gặp toàn các cụ già chốnggậy!” Ông năm Ngự Bình xen vào: “Xem ra đàn ông mình lúc ấy có giá. Các bà ế dài dài…” Ấy đấy, khi các cụ ngồi với nhau thì vui nhưtết… Không muốn để dịp vui qua mau, ông hai Bến Hải tằng hắng. Mọi người quay về phíaông chờ đợi. Ông hai xoa tay vào nhau hỏi mộtcách nghiêm túc rằng “căn cứ vào đâu để bảorằng mình già?”, rồi ông cũng tự trả lời rằng:

Những dấu hiệu về già:

Thực ra ranh giới giữa cao niên và tuổi già khó mà phân biệt, nó tùy thuộc hoàn cảnh và phong tục tập quán. Ở Việt Nam, 50 tuổi đãđược gọi bằng cụ. Tại Mỹ, có người ở tuổi 65, khi được mời vào “hội cao niên”, lại có vẻ hơigiận: “Hí! ai mà vào hội người già!”. Nhiềutrường hợp, khi nhập Mỹ, đã khai rút tuổi đểkhông bị coi là già; nhiều người lớn tuổi vẫnnhuộm tóc, căng da để vẫn còn trẻ. Vậy thì

“Trai bao nhiêu tuổi trai già. Gái bao nhiêu tuổi vẫn (còn) là gái xuân.”?

Chung chung thì người ta “già” khi vai trò hay những hoạt động xã hội thay đổi, chẳng hạn khi trở thành ông nội bà ngoại hay khi vềhưu, rõ rệt nhất là khi sút giảm về tình trạng thểlý và tâm lý. Một tác giả vô danh tâm sự:

“Lâu nay đâu biết mình già, Bây giờ mới biết quả là y chang.

Suốt ngày nói chuyện thuốc thang, Về trăm thứ bệnh ngày càng khác xưa:

Da nhăn, má lõm, răng thưa,Mắt lòa, gối mỏi, lại vừa đau lưng. Ban đêm thức giấc không chừng,

Cũng vì “mót ấy” không đừng được lâu. Tóc bạc xen lẫn tóc sâu,

52 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Mà không dám nhổ (sợ) sọ dừa, bình vôi.Nếu mà kể hết khúc nhôi,

Tiểu đường, cao máu, bụng sôi, mỡ nhiều. Lại còn hơi thở phì phều,

Tim, can, phế, phổi nhiều điều nhiêu khê. Nói chi đến chuyện phu thê,

“Năm thì mười họa chăng hay chớ, Một tháng đôi lần có như không.”

Thôi!Cái đó chuyện nhỏ có chi,

Cái đáng sợ nhất là khi về già. Cho dù có con đàn cháu đống,

Cũng mỗi đứa mỗi ngả cuộc đời,Để ông già bà cả chơi vơi một mình. Để ban ngày đếm từng giọt nắng rớt Và đêm về cô quạnh giữa màn đen.

Buồn lắm thay! Sợ lắm thay!”

Một giây im lặng hơi nặng nề, cô giáoNinh Hòa bồi cho nặng thêm: “Bức tranh vâncẩu vẽ người (già) tang thương” của ngòi bútvô danh có lẽ phản ảnh câu nói của ngườiTrung Hoa nào đó rằng “đa thọ đa nhục”, hay nhân sinh quan “Tứ Đế” sinh, lão, bệnh, tử.Đọc mà thấy ngậm ngùi, run rẩy trước ngưỡngcửa tuổi già. Và như vậy hội “cao niên” trởthành một tập thể của những u buồn, đau khổchồng chất; một hội bi quan chán đời, hận đời, thù đời.

“Buồn lắm thay! Sợ lắm thay!” em chảmuốn làm hội viên “Hội Cao Niên” đâu!

Hoảng quá, mấy bà đưa mắt nhìn ông HộDiêm cầu cứu. Ông Hộ Diêm có tài gỡ rối tơvò. Ông thông kinh sử sách, ông lại biết cách áp dụng sử sách kinh điển vào tình huống éo le để biến đổi tình thế. Ông cho rằng càng về già con người càng giống hình ảnh Thiên Chúa qua lòng bao dung và sự khôn ngoan.

Sách Sáng Thế Ký (Kn) kể “Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta.” […] Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnhmình, Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa. Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ. […] Thiên Chúa thấy mọi

sự Người đã làm ra quả là tốt đẹp.” (Kn 1:26-31) và tuổi già quả là tốt đẹp, đẹp về:

Sự trao ban, bao dung, che chở:

Trong họa phẩm “Tạo dựng Adam”, qua dung mạo một vị cao niên râu tóc bạc trắng, danh họa Michelangelo muốn diễn tả ĐấngSáng Tạo trong tầm vóc con người. Thiên Chúa vẫn còn đang làm việc, (nhưng đã vào tuổi lụctuần(!) ngày thứ sáu (Kn 1:31) nên tóc bạc, Ngài nghỉ làm khi tới thất tuần(!), ngày thứ bảy (Kn 2:1)). Cảm hứng từ Luca 15:11-32 sáng táctuyệt tác phẩm “Người Con Hoang Đàng” Rembrandt cũng có dung nhan người cha già, mắt lòa vì năm tháng hay, lòa vì năm tháng đợichờ hay, lòa vì nhòa lệ vì quá xúc động khi con trở về. Cái đặc biệt của hai họa phẩm là đôi bàntay. Bàn tay Đấng Sáng Tạo nhồi nặn, nắn bópnên hình hài con, trao ban sự sống và đưa con vào đời (Kn 2:7-8). Bàn tay Người Cha Nhân Lành đón nhận con trở về, ôm con vào lòng, trảlại quyền làm con với con tim rộng mở. Tựa đềLuca 15:11-32 là “Người Con Hoang Đàng’ tương quan với “Người Cha bị tổn thương, bịmất mát, giầu lòng thương xót, bao dung, che chở”. Cha/mẹ nào thì cũng đã một thời làm con (ngoại trừ Adong-Eva, cả hai được tạo thành mà không phải được sinh ra). Ai cũng dễ dàng đặt mình vào vị trí người con cả hay người con thứ: “Tôi giống hai người con này quá, cũngphung phá, hoang đàng, hờn ghen, ích kỷ, ganh tỵ”. Chả lẽ khi tóc đã bạc màu vì những cảmnghiệm giống như người cha: bị tổn thương, bịmất mát, hụt hẫng, mà vẫn quan tâm, lo lắng, yêu thương, bao dung, tha thứ, người cha/mẹlại không thể nói “tôi giống người cha”. Cái đẹp của tuổi già là sống cả hai cảm nghiệmtrong tương quan với Thiên Chúa và tương quan với con cái mình. Rembrandt bắt đầu

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 53

những nét sơ thảo vào năm 1636, năm ông 30 tuổi, mãi tới năm cuối cuộc đời, năm 1669, tuổigià, mới hoàn thành tuyệt tác phẩm. Bức họa là chính cảm nghiệm sống của ông về: được tha thứ và tha thứ, được đón nhận trở về nhà Cha, và đón nhận về nhà cha (mẹ), được bao dung tha thứ và tỏ lòng bao dung thứ tha.

Ông Ngự Bình giơ tay định phát biểu,nhưng dòng tư tương đang chảy nên ông HộDiêm tiếp tục nói đến sự khôn ngoan.

Sự Khôn Ngoan:

Có thể tìm thấy trên internet vài phân biệtgiữa kiến thức và khôn ngoan.

- Kiến thức bao gồm những gì mình biết, khôn ngoan là khả năng tùy cảnh áp dụngmột cách đúng đắn

- Khôn ngoan là tỉnh táo cân nhắc mọi cảnhhuống với mong ước tránh lầm lỗi và hậuquả xấu khi hành động

Câu nói thường nghe “Con đi trường học, mẹ đi trường đời” gợi ý tới hai con đường giúp trau dồi kiến thức và học hỏi khôn ngoan. Những gì gặt hái được từ trường học để trởthành kẻ sĩ, sư, gia (như: bác sĩ, nha sĩ, chiến sĩ,văn sĩ, nghệ sĩ, tu sĩ, giáo sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư, võ sư, luật sư, thiền sư, thương gia, chính trịgia, khoa học gia,…) cho kẻ thư sinh kiến thức khoa bảng, đóng khung trong lãnh vực chuyênmôn.

Muốn có khả năng áp dụng cách đúng đắnvà tỉnh táo cân nhắc để tránh lầm lỗi cần lănlóc trong trường đời.

Trong trường đời có những “khôn ba nămdại một giờ” thời danh như vụ Watergate của

TT Richard Nixon, vụ Lewinsky của TT Bill Clinton. Một vị thánh trong Cựu Ước, thánh vương David, cũng đã rơi vào cái “dại một giờ” ấy. Một buổi chiều đẹp trời mùa xuân, vua David dạo mát trên sân thượng. Nhìn xuống, mắt vua bắt gặp một phụ nữ tuyệt đẹp đang tắm. Mặc dầu biết nàng là vợ của Uriah, một vịtướng đang chiến đấu vùng biên ải, nhưng cầmlòng chẳng đặng, vua đã làm cho nàng có bầu. Trót đã nhúng chàm, khi không thể lấp liếmmình là tác giả của cái bầu, vua đã âm mưumượn tay kẻ thù giết Uriah: “Hãy đặt Uriah ởhàng đầu, chỗ mặt trận nặng nhất, rồi rút lui, bỏnó lại, để nó bị trúng thương mà chết.” (2Sm 11:1-15)

Nghe tới đây mấy bà lườm lườm định phang một câu gì trúng tim đen các ông. Nhanh hơn, ông Năm Sa-đéc giơ tay phát biểu: Dĩnhiên trường đời thì không có cái dại nào nhưcái dại nào và chẳng thiếu gì kẻ khôn ba nămdại một giờ như ông Hộ Diêm kể. Có nhữngtrường hợp cứ tưởng mình khôn hóa ra lại dạihết chỗ nói. Đây nhá Phúc Âm Luca 12:13-21 kể dụ ngôn về một nhà phú hộ lập kế hoạchhưởng già, dưỡng già. Ông cho xây những vựalúa kếch sù và nhà kho chứa của cải, rồi lòngnhủ lòng: Sướng nhá! Tuổi già sẽ rất phong lưu, chỉ việc ăn chơi cho phỉ chí tang bồng. Nhưng bỗng nghe tiếng Chúa “Đồ ngốc! Nếuđêm nay, mạng ngươi không còn thì liệu nhữnggì ngươi sắm sẵn đó về tay ai nhỉ?”. Rồi ôngNăm Sa-đéc kết luận là phải biết đếm nhữngtháng ngày mình sống để tâm trí được khôn ngoan. Và

“Kính sợ Chúa là đầu mối của khôn Ngoan, Sáng suốt thay kẻ thực hành như vậy.”

(Tv 111:10)

Sau mấy giây ngỡ ngàng nhìn ông NămSa-đéc, vì ông Năm rất ít nói, hôm nay nghe ông nói hay quá ai nấy nhiệt liệt vỗ tay hoan hô. Chờ tràng pháo tay hết nổ, ông Hộ Diêmnói hết điều ông muốn nói. Lợi dụng cái ý “đếm tháng ngày mình sống” của ông Năm, Ông Hộ Diêm cho rằng gừng càng già càng cay, người càng già càng khôn. Ông nói có sách, mách có chứng nên trưng dẫn nhiều câutrong sách ông Gióp(G):

54 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

“Người tóc bạc được trí thông minh, Bậc tuổi cao có tài thông hiểu.”

(G 12:12) “Tôi tự nhủ: “Kẻ già mới có quyền ăn nói,

Người cao tuổi mới dạy lẽ khôn ngoan.”

(G 32:7)

Từ nãy tới giờ, cụ Choai Choai nghe cáccụ chính danh trích dẫn Kinh Thánh làu làu, lấylàm bái phục, nên xin một vị nào đó nói thêmvề blessings của tuổi già. Ông Ngự Bình ít lâutrước chưa có dịp phát biểu, nên chi ông đồng ý đóng góp. Ông nói về: tuổi già là một vinh dựvà được trọng kính.

Một vinh dự và được trọng kính:

Sách Tư Tế (Leviticus) diễn tả con người hình ảnh của Đấng Sáng Tạo dưới khía cạnh rấtư là vinh dự: “…trọng kính người già cả là trọng kính Thiên Chúa: “Đức Chúa phán vớiông Mô-sê rằng: Hãy nói nới toàn thể cộng đồng con cái Israel rằng:[…] Thấy người đầubạc ngươi phải đứng lên, ngươi phải kính trọngngười già cả: như vậy là ngươi kính sợ ThiênChúa của ngươi.” (Lv 19:32). Sách Châm Ngôn, phần Sưu Tập Những Lời của Bậc KhônNgoan, khuyên răn người trẻ rằng: “Hãy lắngnghe cha con, đấng sinh thành ra con. Đừngkhinh rẻ (=hãy trọng kính) mẹ con khi ngườigià yếu. (Cn 23:22). Cũng Sách Châm Ngôn (Cn) nói đừng nhuộm tóc, uổng lắm, vì “Máiđầu bạc là triều thiên vinh hiển, được tặng ban cho kẻ sống công chính.”(Cn 16:31) và nếu“Sức mạnh là niềm tự hào của người thanh niên, (thì) mái đầu bạc là vinh dự của hàng bô lão.” (Cn 20:29).

Không chờ để ông Ngự Bình chấm dứt, mọi người vỗ tay biểu đồng tình. Hình như ai cũng lên tinh thần vì ai cũng cảm thấy đồngthanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Hiểu và được hiểu được nói ra điều muốn nói và có người lắng nghe. Còn gì bằng!

Vậy là mỗi tháng các ông bà lớn tuổi gặp nhau một lần. Cứ gặp nhau là vui rồi chả cần chương trình hay khóa biểu gì hết trọi.

Mừng Ngân Khánh Cha Phêrô Võ Cao Phong

Phan Văn An

Gió to, sóng cả tứ bề, Ơn gọi vẫn vững không hề đổi thay

Gian nan, chán nản ai hay? Một lòng ký thác vào tay Chúa Trời

Đời tu lắm lúc chơi vơi Nào ai an ủi, nào ai đỡ đần Hai mươi lăm năm hiến thân

Rao giảng Tin Mừng, Thánh Thần sáng soi Lời Chúa hết sức tìm tòi

Giải thích cặn kẽ cho người giáo dân Tín hữu lãnh nhận muôn phần

Đem ra thực hiện ân cần trước sau Ba năm Quản nhiệm Cộng Đoàn

Khiêm nhường, nhịn nhục, châm ngôn dẫn đường Nhiều lúc cũng có tai ương

Cha luôn cứng rắn yêu thương làm đầu Cầu cha sống khỏe, sống lâu

Sống đời phục vụ, phong trần vượt qua Phêrô thánh cả chói lòa,

Ban ơn phù trợ cho cha suốt đời.

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 55

Chuyện Năm Ngọ Tôn Thất Đàn

Thời gian thấm thoát thoi đưa! Mới đó mà năm Tỵ đã qua, và năm Ngọ lại về với chúng ta. Năm nay là năm Giáp Ngọ (2014) là năm cầm tinh con Ngựa.

Ngựa là loài động vật chuyên ăn cỏ. Loài ngựa sống trong thời đại đồ đá là ngựa hoang, chỉ là con mồi để người ta săn bắn làm thức ăn. Ngựa có đầu dài và cổ có bờm. Các chân mảnh dẻ, chỉ có một móng guốc, được bảo vệ bởi mộtguốc bằng chất sừng. Chúng có đuôi dài và mảnh dẻ.

Động vật họ Ngựa là động vật sống từngbầy, chuyên gặm cỏ. Tuy nhiên, khi cần thiếtchúng cũng ăn cả các loại thức ăn nguồn gốcthực vật khác, như lá, quả, và vỏ cây v.v…Ngựa có tuổi thọ khoảng chừng 25 đến 30 năm. Ngựa sinh con, và thường sinh một con. Ngựa cái mang thai kéo dài khoảng 335 đến340 ngày (11 tháng). Ngựa 4 tuổi được coi là ngựa trưởng thành. Sau khi được loài ngườithuần dưỡng, ngựa phục vụ rất nhiều cho con người không chỉ là sức kéo xe, mà còn là vậtcưỡi của những tướng lãnh ngày xưa, nhữngchàng kỵ sĩ, công tử…Đặc biệt, ngựa đóng mộtvai trò rất lớn trong lịch sử chiến tranh.

- Lịch sử Việt Nam cũng nói đến con ngựasắt thần kỳ của Phù Đổng Thiên Vương. Con ngựa này được bọc sắt, cao lớn, có khả năng phi nhanh, khạc lửa, và có thể bay lên trời.

Theo huyền sử thì vào đời Hùng Vương thứ 6, có quân nhà Ân tràn vào xâm lược nướcVăn Lang, gây nhiều tội ác. Vua Hùng Vương rất lo lắng, và cho sứ giả đi khắp nơi để tìm người tài ra cứu nước. Ở làng Phù Đổng có cậuGióng đã lên 3 tuổi mà không biết nói biếtcười. Nghe sứ giả của nhà vua đi tìm người ra giúp nước thì cậu ta nói được, và mời vị sứ giảđến và bảo: “Ngài về tâu với đức vua, đúc cho một con ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt và chiếcnón sắt mang đến cho ta để ta đi đánh giặc Ân”.

Sau ngày hôm đó, Gióng lớn nhanh như thổi, ăn uống rất nhiều.. Ngựa sắt, giáp sắt và nón sắtđã rèn xong. Gióng nhảy lên lưng ngựa. Ngựahí một tiếng dài, thét ra lửa, lao vút ra trận. Phá xong giặc Ân, Gióng phi ngựa đến chân núi Sóc Sơn, ghìm cương, cởi áo giáp và nón sắttreo lên một cành cây. Sau đó cả người lẫnngựa bay thẳng lên trời. Vua Hùng Vương nhớơn Gióng, bèn cho lập đền thờ ở làng Phù Đổngvà phong thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. (theo Sử học VN thời cổ đại).

- Lịch sử Trung Hoa cũng có con NgựaXích Thố. Ngựa Xích Thố là một con ngựa nổitiếng trong thời Tam quốc. Ngựa Xích Thốđược xem như là một trong những “thần mã” của lịch sử Trung quốc. Con ngựa này dài mộttrượng, cao 8 thước, màu đỏ rực như lửa, tuyệtkhông có một sợi lông tạp nào, ngày chạy ngàn dặm không mỏi mệt, trèo non vượt suối dễdàng. Con ngựa Xích Thố này Quan Vũ thừahưởng từ Lã Bố. Quan Vũ cưỡi ngựa Xích Thốbăng qua 5 cửa ải chém 6 tướng. Khi Quan Vũ mất thì nó cũng mất theo ông. (Theo Sử Trung Hoa thời Tam quốc)

- Còn ở VN, tại cố đô Huế ngày xưa nơi cửa Thượng Tứ có khu vườn nuôi ngựa để kéo xe cho vua, nên người ta gọi là ngựa Thượng Tứ. Tại sao gọi là ngựa Thượng Tứ? Thượng là thuộc về vua. Tứ là xe 4 bánh do ngựa kéo. Gần cửa Đông Nam, một trong 8 cửa của kinh thành Huế, xưa có khu nuôi ngựa chỉ để dành kéo xe cho vua đi thăm dân cho biết sự tình mà thôi. Cửa Đông Nam này vì ở gần khu vườnnuôi ngựa, nên người dân gọi luôn là cửa

56 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Thượng Tứ, chứ không ai còn để ý đến hai chữĐông Nam đã ghi trên vọng lâu nữa.

Những con ngựa Thượng Tứ này trước kia rất là dữ dằn, lúc nào cũng lồng lộn lên như những con ngựa chứng, nên phải do đội “phi kỵvệ” và “khinh kỵ vệ” nuôi dạy, huấn luyện cho ngựa trở nên thuần thục rồi mới để kéo xe cho vua. Ở Huế khi nói về một người đàn bà hung dữ, có lời ăn tiếng nói thô lỗ, cử chỉ vùng vằng, người ta thường ví kẻ đó như con ngựa Thượng Tứ vậy.

- Ngoài ra, ở Huế còn có xe ngựa kéo, người ta còn gọi là xe “thổ mộ”. Xe ngựa thì hồi xưa ở tỉnh nào cũng có. Nhưng ở Huế hồithập niên 50, hình ảnh chiếc xe ngựa này vẫncòn nằm trong ký ức tôi của một thời thơ ấu! Đó là những chiếc xe có hai bánh bằng gỗ to nằm hai bên trên một cái thùng cũng hoàn toàn bằng gỗ, chỉ ngồi được mỗi bên 3 người, tứchai bên chỉ được 6 người, và ở giữa có anh “nài ngựa” nữa là 7. Đó là sức chứa tối đa của mộtchiếc xe ngựa. Bến xe ngựa này nằm trước bếnVân Lâu, chạy rước khách phần nhiều là mấybà buôn bán ngoài chợ, từ Đông Ba qua Gia Hội hoặc từ Thượng Tứ lên Kim Long rồi đếnVăn Thánh, Võ Thánh v.v…mà hồi đó tôi thường được đi xe ngựa lên Kim Long vào mỗicuối tuần để thăm người bà con trong họ.

Hình ảnh con ngựa kéo xe cũng vậy. Nó đã in sâu vào tâm trí tôi như một con “thần mã”. Trông cái bờm phủ trước mặt rất là oai phong. Khuôn mặt thật dài. Đúng là “đố mặt ai dài bằng mặt ngựa?”. Trên vòng cổ nó có đeo mộtcái “lục lạc”, khi ngựa chạy, tiếng leng keng kêu lên rất là vui tai. Hai bên mắt của ngựa kéo xe, có hai miếng da giày che hai bên để cho

ngựa chỉ nhắm hướng trước mặt để chạy cho đúng đường. Đặc biệt ngựa không bao giờ quên đường cũ. Đúng là “ngựa quen đường cũ”. Mỗilần được đi xe ngựa là mỗi lần tôi rất thích thú với tiếng lóc cóc của vó ngựa gõ đều trên mặtđường, cộng thêm vào đó là tiếng leng keng của chùm “lục lạc” đeo trên cổ ngựa tạo nên một âm thanh thật là vui tai. Hình ảnh chiếc xe thổ mộ (xe ngựa) đó đã in sâu vào tâm khảm tôi của một thời sinh ra và lớn lên trên mảnh đấtngàn năm văn vật, đó là cố đô Huế!

Những hình ảnh thân thương ấy bây giờchỉ còn là kỷ niệm! Có chăng nữa chúng ta chỉcòn gặp lại một số rất ít ở những nơi du lịch như Huế, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu và các tỉnh miền Tây để cho khách du lịch đi du ngoạnngắm cảnh mà thôi.

- Ngoài ngựa kéo xe, lại còn có “ngựa đua” nữa. Thú chơi ngựa đua xuất hiện ở nước ta vào khoảng đầu thế kỷ 20. Phú Thọ là trường đua ngựa duy nhất tại Việt Nam, được một nhóm thương gia, sĩ quan người Pháp thành lập vào năm 1932. Đến năm 1954 được giao cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Vùng Đức Hòa, tỉnh Long An là nơi nổitiếng về huấn luyện ngựa đua. Nơi đây đượcnhiều người biết đến như một cái nôi của nghềnuôi ngựa đua, chuyên luyện ngựa đem đi thi đấu tại trường đua Phú Thọ. Nhiều thế hệ ngựa“chiến” đã xuất thân từ vùng này. Những ngựagiỏi sau khi già, hoặc bị thương trong thi đấu sẽđược giữ lại để phối giống nhằm sinh ra nhữngngựa tài về sau.

Nuôi ngựa đua rất công phu, nhưng ngườinuôi ngựa đua có một đam mê lạ lùng với ngựa, họ dồn hết tâm sức để huấn luyện mong có được một con ngựa hay. Dân nuôi ngựa đua cho biết: “Ngựa đua là một con vật rất ngoan, mến chủ, thấy mình là nó hí lên liền, khôn lắm! Nuôi ngựa là một niềm đam mê, chứ tính toán lời lỗ thì không ai nuôi. Dân Đức Hòa thì máu mê ngựa đua đã ngấm vào người. Ở đây ngườita coi ngựa đua như một thành viên trong gia đình, cũng như nhớ tên và lý lịch từng con ngựa.”

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 57

Sau một thời gian bị gián đoạn, kể từ năm 1989 trường đua Phú Thọ hoạt động trở lại và được một thương gia đầu tư để tu sửa. Năm 2003 trường đua được giao cho “Câu Lạc Bộthể thao” Phú Thọ quản lý và nâng cấp. Vào mỗi thứ Bảy và Chủ nhật, trường đua tổ chức10 đợt thi đấu, mỗi đợt thi có 12 con ngựa. Trong các cuộc đua thu hút từ 2000 đến 3000 lượt khán giả. Mỗi dịp Xuân về, nhất là TếtNguyên Đán, trường đua đều có tổ chức giảilớn để ngựa tranh tài.

- Vậy thịt ngựa có gì lạ? Một số ngườitừng ăn cho biết, nhìn chung thịt ngựa ngon hơn thịt bò. Còn tác dụng chữa bệnh thì các nhà chuyên môn cho rằng chưa có cơ sở. Gần đây nhiều người tiêu dùng khá quan tâm đến mộtloại thực phẩm mới nhập khẩu vào thị trường Việt Nam, đó là thịt ngựa. Nhiều người tò mò muốn ăn thử xem mùi vị thế nào. Nhưng mộtsố người khác lại bị hấp dẫn bởi những thông tin “ăn gì bổ nấy” của món thịt ngựa.

Giá bán thịt ngựa tương tự như thịt bò ngoại. Theo một đơn vị đang kinh doanh thịtngựa tại Việt Nam, nguồn thịt ngựa đang bán trên thị trường thành phố Sài Gòn chủ yếu đượcnhập từ Mông Cổ, Trung Quốc, Lào và một sốít là nguồn hàng trong nước được đơn vị tổchức chăn nuôi tại các làng người dân tộc ở cao nguyên Trung phần và vùng núi phía Bắc. Giá thịt ngựa nhìn chung cao hơn nhiều so với thịt heo, thịt bò trong nước. Riêng món “ngọcdương” (dái ngựa) giá bán gần 1 triệu đồngVN/1 bộ. (theo vnexpress.net).

Vậy ta chỉ nên coi món thịt ngựa chỉ là món thực phẩm mà thôi. Giới chuyên môn cũng như một số người đã từng nếm qua món này cho biết thịt ngựa mềm, ngọt và bùi hơn thịt bò. Thịt sống có màu khá giống thịt bò, nhưng thớ thịt to hơn.

Xung quanh sản phẩm thịt ngựa, xưa nay người ta thường nói nhiều đến công dụng chữabệnh kiểu “ăn gì bổ nấy”. Chẳng hạn thịt ngựagiúp trẻ em cứng cáp, nhanh nhẹn, thanh niên vạm vỡ cường tráng, người già không bị đau nhức và sống lâu. Dương vật ngựa chữa đượcbệnh liệt dương. Móng chân ngựa trị được bệnh

trĩ, và thịt ngựa có tính mát, bổ cho gân cốt. Vì những đặc tính ưu điểm đó, cho nên thịt ngựađắt giá hơn các loại thực phẩm thông thường tương tự như thịt trâu, bò, heo v.v…

- Năm Ngọ nói nhiều về Ngựa mà không nhắc đến những người tuổi Ngọ là cả một sựthiếu sót. Ngọ được coi là con giáp du mụctrong 12 con giáp. Người sinh tuổi Ngọ luôn tớilui chỗ này sang chỗ khác. Nhảy từ dự án này sang dự án nọ, chương trình này sang chương trình khác. Người tuổi Ngọ ưa thích sự đổi mới, ham hoạt động, thích độc lập, khó thích ứng với công việc cố định và nhàm chán.

Người sinh năm Ngọ rộng rãi, hào phóng, mẫn tiệp, giỏi đối đáp, khéo ngoại giao, sứcquan sát tốt, đầu óc nhanh nhẹn, cởi mở, dí dỏmlý thú, thích tự do đi đây đi đó, không chịu sựràng buộc vào bất cứ cái gì, thích làm việc theo sở thích, hay thay đổi, dễ đam mê và cũng mau chán, tính khí nóng nảy, khi bị chọc tức thì lửagiận bừng bừng, song cũng hết giận rất nhanh. Những người tuổi Ngọ thường khá bốc đồng, họkhông chịu nổi những gì tẻ nhạt, rập khuôn. Họcó khuynh hướng rất thích đi xa và không dừngở đâu lâu được. (theo thoibao.com).

…Ôi thời gian như gió thoảng mây bay! Ngồi viết những dòng này vào một ngày cuốiĐông, ngoài trời lạnh và tuyết rơi thật nhiều! Mới đó mà Tết con Ngựa lại sắp về với chúng ta trên quê hương tạm dung này! Chúng ta tạơn Thượng Đế đã ban cho ta được may mắnhưởng những mùa Xuân đầy ấm no hạnh phúc trên một đất nước đầy Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền này. Chúng ta không quên cầumong cho đất nước Việt Nam sớm vắng bóng Cộng Sản để chúng ta sớm được trở về sốngtrên quê hương yêu dấu của chúng ta trong TựDo, Dân Chủ khi không còn bóng quân thù.

Năm nay là năm Giáp Ngọ, tôi xin gởi đếnquý độc giả vài điều tản mạn về con Ngựa đểquý vị “mua vui cũng được một vài trống canh.”

Trước thềm Năm mới Giáp Ngọ (2014), kính chúc toàn thể độc giả một Năm Mới an khang, thịnh vượng trong một thế giới hòa bình và đầy yêu thương.

58 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

© KỲ HOA

Hiện diện từ rất sớm trên khắp thế giới, loài ngựa trải qua nhiều thời kỳ phát triển, có tập tính đa dạng và chủng loại phong phú. Từ

xưa, ngựa cũng đã được thuần dưỡng, đi vào

cuộc sống con người, tạo nên các vai trò đặctrưng và những giá trị, ảnh hưởng to lớn cả về

vật chất lẫn tinh thần.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển

Theo phân loại động vật, họ Ngựa(Equidae) thuộc bộ Ngón lẻ (Perrisodactyla),xuất hiện cách đây chừng 55-60 triệu năm. Thủy tổ sớm nhất của chúng được gọi là eohippus (tức “ngựa ban đầu” hay thủy mã)hoặc tên khoa học là hyracotherium. Ngựa thuởsơ khai này tầm vóc chỉ nhỏ bằng con cáo, sống trong các vùng rừng châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Á, ăn lá, cây bụi, có 4 ngón ở chân trước và 3 ngón ở chân sau.

Dần qua nhiều triệu năm, các thế hệ của động vật nhỏ bé ấy mới tiến hóa thành giống thú ăn cỏ lớn hơn, có 3 ngón và sau đó chỉ còn 1 ngón duy nhất ở tất cả các chân. Trước tiên, giống ngựa ăn lá cây, mang tên mesohippus(“ngựa trung gian” hay trung mã) rồi đếnparahippus (“sát với ngựa” hay cận mã) có răng nhai với thân răng thấp. Cách đây khoảng23-25 triệu năm, đồng cỏ bắt đầu thay thế các vùng rừng ở Bắc Mỹ. Nhằm thích nghi với môitrường mới, chân ngựa tiến hóa dài hơn để có thể đi nhanh khắp miền rộng lớn kiếm tìm cỏvà chạy trốn khi bị mãnh thú săn đuổi, đồngthời thân răng nhai cao hơn để phù hợp vớithức ăn là cỏ thô ráp. Giống ngựa ăn cỏ sớmnhất là merychippus (“ngựa đã hình thành” hay chủ mã), rồi dần dần được thay thế bởi giống pliohippus (“ngựa đa phần” hay toàn mã) làngựa 1 ngón đầu tiên. Giống ngựa này sinh ra

equus (“ngựa thời đại” hay chính mã) từ cách đây khoảng 2 triệu năm.

Giống equus bao gồm nhiều loài ngựa, nhưng chỉ hai loài przewalski và tarpan là sốngsót được qua thời Trái Đất bị băng phủ (thời kỳbăng hà, cách đây chừng 11.000-15.000 năm). Ngựa przewalski nguồn gốc ở các vùng thảonguyên Mông Cổ, hiện tại chỉ còn vài chục con sống hoang nơi vùng núi Tachin Shara Nuru và được gây nuôi, bảo tồn ở một số vườn thú lớn. Còn ngựa tarpan nguồn gốc ở miền Nam nướcNga, những thế kỷ trước chúng sống khá nhiềuở Đông Âu nhưng hiện tại không còn nữa do săn bắt gắt gao và con cuối cùng bị giết chếtnăm 1851 tại vùng núi Carpat (Ukraine). Hailoài ngựa đó được coi là thủy tổ gần nhất củacác loài ngựa trên thế giới ngày nay.

Đặc điểm sinh học và đời sống

Tất cả các loài ngựa hiện nay đều là thú ngón lẻ vì chỉ có 1 ngón (móng guốc) rất phát triển ở mỗi chân. Mặt ngựa dài đặc trưng, chứacác giác quan nhạy cảm và mồm hơi hẹp, răng to. Mắt tinh, tầm nhìn xa rộng nhưng lại kém về xác định màu nên chỉ phân biệt được 4 màu: đỏ, vàng, xanh lá cây, xanh da trời. Tai to, rấtthính, cử động dễ dàng và thu nhận được nhữngâm thanh cực nhỏ. Mũi đánh hơi, phân biệt mùi giỏi, có thể nhận biết hơi lạ - quen ở cách hàng trăm mét. Là động vật thông minh, khả năng ghi nhận, phán đoán và trí nhớ của ngựa rất tốt.

Cả cổ, mình lẫn chân ngựa đều khá dài, khỏe, linh động. Toàn thân chúng phủ lớp lông ngắn, mịn nhưng lông phía trên cổ (bờm), sau gót chân và đuôi thì rất dài, hơi xù. Phần lớncác loài ngựa chỉ mang một màu lông, dù gam sắc đa dạng: trắng, hồng, vàng, xám, nâu, đen... Một số ít loài có 2-4 màu lông (ngựa khoang). Ngựa vằn châu Phi lại mang sắc lông ngộnghĩnh, độc đáo: nền trắng hoặc vàng trắng nổibật những sọc đen hoặc nâu đen xen kẽ.

Ngựa ăn cỏ và các cây thân bụi. Chúng sống ở vùng quang đãng, mang tính quần thểcao, thường sinh hoạt từng nhóm gia đình, các nhóm hợp lại thành bầy. Hành vi cơ thể củachúng rất đa dạng, thể hiện sinh động thái độbiểu cảm: ngựa sửng sốt thì ngẩng cao đầu, hai

Tản mạn về Ngựa

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 59

tai vểnh sang hai bên; phân vân thì một tai hướng về phía trước, tai kia hướng về phía sau; quá đói thì liên tục dùng chân gõ đất; sợ hoặccáu thì đá hậu; tức giận thì dướn miệng, nhe răng, tai cụp về phía sau; gọi bạn hoặc báo động nguy hiểm thì hí dài.v.v... Chúng chạynhanh, đi xa để kiếm mồi, tìm nước, tránh ruồimuỗi khi thời tiết nóng bức và trốn sự săn đuổi. Ngựa có thể duy trì tốc độ 25-40 km/giờ trong nhiều tiếng đồng hồ, ở cự ly ngắn chúng đạtđược tới 65-70 km/giờ.

Ngựa cái giao phối với ngựa đực thường vào mùa xuân và đẻ một con (hiếm khi sinh đôi) sau khi mang thai khoảng 335-340 ngày (riêng ngựa vằn khoảng 370-375 ngày). Sau lúc đẻ chừng 1 giờ, ngựa con đã có thể đi lại đượcvà nó ăn thêm cỏ chỉ sau vài tuần dù ngựa mẹthường cho con bú tới 1 năm. Được 2,5-4,5 tuổi, ngựa con hoàn toàn trưởng thành, có khảnăng rời đàn lập ra nhóm mới và đạt tầm vóc tối đa. Trong họ hàng nhà ngựa, tầm vóc này rất khác nhau: lớn nhất là loài shire ở Anh, trung bình cao (tính tới đỉnh vai) 170-190 cm, nặng 700-1.100 kg; còn nhỏ nhất là loài falabella ở Argentina vì chỉ cao 45-80 cm, nặng 36-45 kg. Tuổi thọ các loài ngựa cũng khá khác nhau, nhìn chung ở khoảng 18-40 năm, con sống lâu nhất được tới 60 năm.

Giá trị tinh thần đối với con người

Ngựa mang những giá trị tâm linh đặc biệt, được nhiều dân tộc quý trọng và sùng bái. Họthờ phụng ngựa như vị thần góp công tạo ra, điều chỉnh, chuyển hóa các bản nguyên thếgiới: nước, lửa, đất và không khí. Sự năng độngcủa ngựa được quan niệm tượng trưng cho sựluân hồi giữa những mặt đối lập của vũ trụ và nhân thế: sáng - tối, nóng - lạnh, sống - chết, hòa hợp - xung đột...

Ở nhiều nơi, ngựa là hiện thân của may mắn, hạnh phúc. Tại Tây Âu và Nam Á, mơ thấy ngựa hoặc ra đường gặp ngựa là điềm may hoặc sẽ gặp được người đang cần tìm. Bộ tộcBouriate có tập tục buộc ngựa của người mắcbệnh vào gần chỗ nằm để bệnh nhân gần ngựamà chóng khỏi. Người La Mã thường cúng thầnMars một con ngựa trước cuộc xuất binh hoặc

mùa thu hoạch hoa màu để hy vọng thắng lợi. Ở Ireland, trong ngày lễ thánh Jean, các nông dân hân hoan rước và chào đón một chú ngựato làm bằng gỗ mà theo họ là biểu thị cho tất cảgia súc.

Ngựa được coi là linh vật liên quan mậtthiết với nước và tạo được nắng - mưa. TạiNam Âu, người ta quan niệm con ngựa nào đi qua vùng hạn hán mà đột nhiên dừng lại, đậpmạnh móng xuống đất thì trời sắp mưa hoặc có mạch nước ngầm ở vùng đó. Bộ tộc Bambara thuộc Mali trong các lễ cầu mưa thường cưỡinhững con ngựa gỗ tượng trưng cho những con ngựa có cánh của các thần linh mà họ cầu khẩnđem mưa tới. Ngư dân nhiều vùng ở Ấn Độ, Hy Lạp, Nga... nếu muốn đánh bắt cá được bội thu thì thường cúng dâng ngựa cho thần biển, thầnsông. Trong hầu hết các tín ngưỡng, tôn giáo trên thế giới, đều có thần nắng cưỡi ngựa hoặcngựa kéo cỗ xe Mặt Trời.

Ngựa còn được tôn vinh là biểu tượng củasức mạnh, của năng lực sáng tạo, của tuổi trẻ.Đạo Veda của Ấn Độ khẳng định điều này và vị thần Ashvin hiện thân cho tri thức mang dáng đầu ngựa mình người (nhân mã). Dân Mông Cổ coi ngựa là điển hình của sự thông tuệ và hùng hậu. Các bộ tộc Ural-Altai (Bắc Á) coi ngựa là biểu hiện tươi trẻ, là chủ thể sung mãn của sản sinh. Ngựa kami ở Nhật Bản và long mã ở Trung Quốc tượng trưng cho sự trẻhóa, sống lâu hoặc bất tử.

Ngựa cũng là vật cưỡi đặc thù của các anh hùng, thánh nhân hoặc là chính họ. Hình ảnhChúa Jesus khi du hành thường được tạo dựng là đang cưỡi ngựa màu trắng và tay phải cầmchiếc gậy quyền lực màu đen. Ở Ấn Độ, vị thầnKalki (biểu trưng cho tương lai) là một con ngựa. Theo đạo Hồi, thánh Mohamet lúc giáng trần chỉ cưỡi bạch mã. Còn theo đạo Phật, khi Thích Ca ra đi kiến tạo sự giác ngộ tối cao thì cưỡi ngựa trắng và khi kiến tạo đạt rồi thì chỉthấy ngựa, không thấy ngài đâu nữa, tức là PhậtThích Ca cuối cùng đã hóa thân vào con - ngựa- vĩ - đại của ngài.

Trên khắp thế giới, ngựa là đối tượng phổbiến của các loại hình văn hóa nghệ thuật

60 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

truyền thống và hiện đại. Sự nhanh nhẹn, độtinh khôn, các kiểu đi, tiếng hí, bộ bờm, cú đá hậu, cái đuôi ngựa... trở thành nền tảng xuấtphát của nhiều câu thành ngữ, tục ngữ thâm thúy - thực sự là tinh hoa của xử thế và nghệthuật. Ngựa là đối tượng trung tâm của nhiềutruyền thuyết, huyền thoại gần gũi hoặc kỳ vĩ, được tạo dựng và tồn tại sâu đậm trong tâm trí con người qua hàng ngàn năm. Trong kho tàng truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn... thế giới, cũng gặp một lượng lớn truyện có nhân vật chính là ngựa (hoặc cặp nhân vật chính ngựa - bò, ngựa- cáo, ngựa - khỉ, ngựa - hổ, ngựa - người). Vẻđẹp độc đáo, thanh nhã, gọn, khỏe và linh độngcủa ngựa là đề tài hấp dẫn xưa nay của nhiềungành mỹ thuật: hội họa, đúc nặn, điêu khắc, nhiếp ảnh... Tượng ngựa đá tạc nơi sườn núi Stone (Mỹ), tượng ngựa đồng Zizeka (Czech) là hai bức tượng bằng chất liệu đá, đồng công phu nhất, vĩ đại nhất thế giới. Không ít nghệnhân chuyên nặn, đúc, khắc, tạc tượng ngựa và họa sĩ chuyên vẽ về ngựa, nổi tiếng đặc trưng trong lịch sử tạo hình phải kể đến nghệ sĩ Albert (Đức) chuyên khắc ngựa trên gỗ, Reni (Italia) chỉ vẽ ngựa trên tường, Jerico (Pháp) chuyên vẽ ngựa đua, ngựa chiến đầy vẻ bạoliệt, Từ Bi Hồng (Trung Quốc) vẽ ngựa tuyệttác bằng bút lông.

Công dụng và giá trị thức tiễn

Nếu về mặt văn hóa và quan niệm, ngựakhá phong phú, tích cực, thì về mặt giá trị thựctiễn, ngựa cực kỳ hữu ích, gần gũi đối với con người và được sử dụng vào nhiều công việckhác nhau. Ngựa thuần dưỡng sớm nhất tạiSyrie (cách đây khoảng 6.300 năm), tiếp theo lan ra những vùng khác trên thế giới. Ngay sau khi mới thuần dưỡng, ngựa được cưỡi hoặcthắng vào xe kéo và ưu điểm của ngựa phục vụhiệu quả cho các cuộc chiến tranh. Đế quốc Hy Lạp, La Mã, Mông Cổ .v.v... xưa kia nổi tiếng thành công phần lớn do có những đạo quân cưỡi ngựa (kỵ binh) hùng hậu. Vua Macedoin là Alexandre (356-323 trước Công nguyên) đã cùng đoàn kỵ binh chinh phục khắp thế giới -từ Hy Lạp ở phía tây tới Ai Cập ở phía nam và phía đông thì tiến xa tới tận Ấn Độ. Hơn 15 thếkỷ sau, Hoàng đế Mông Cổ là Thành Cát Tư

Hãn (1162-1227) cùng các kỵ sĩ du mục cũng chinh phục được vùng lãnh thổ trải dài suốtchâu Á sang tận châu Âu - từ Thái Bình Dương đến Hắc Hải. Tên nhiều con ngựa chiến xuấtsắc đã được lưu danh cùng với chủ nó: ngựaBucephalus của Alexandre, ngựa Xích Thố củaQuan Công, ngựa Marengo của Napoleon...

Ngựa cũng sớm được sử dụng trong săn bắn và thông tin liên lạc. Từ vua chúa, quan lạiđến cư dân rừng núi đều thường thích cưỡingựa đi săn vì ngựa phù hợp với mọi địa hình, nhanh nhạy và có khả năng bám sát con mồi. Còn việc chuyển tin bằng người cùng ngựa hỏa tốc thì được coi là phát minh cổ xưa. Ngay khoảng năm 600 trước Công nguyên đã tồn tạidịch vụ ngựa chạy thư thông thường. Nhữngngười đưa tin hỏa tốc đổi ngựa tại các trạm, nhận bưu tín mới, nghỉ ngơi đôi chút rồi lại tiếptục hành trình. Với tốc độ cao và bền bỉ, ngựatrở thành phương tiện nhanh nhất phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc khi chưa có phương tiệncơ giới.

Ngựa từng là đối tượng phổ biến đượcdùng sức cho công việc kéo, chở, thồ hàng và cày ruộng. Ngày nay, những nhu cầu đó vẫn rấtthịnh hành tại các nước đang phát triển (nhất là các nước châu Á, Bắc Phi và Mỹ Latinh). Còn tại những nước phát triển, việc sử dụng ngựahạn chế hơn do có nhiều máy móc hiện đại thay thế, nhưng sức nó vẫn được dùng trong các lĩnh vực truyền thống hoặc đặc biệt. Chẳng hạn, ởAnh, Bỉ, Đức, Đan Mạch, ngựa sử dụng nơi nhà máy để cung cấp năng lượng cho động cơ và máy nghiền mạch nha làm rượu bia, hoặcxay lúa mì thành bột, hoặc để kéo sợi và thổilò. Ở Scotland, Hà Lan, Mỹ, Canada, ngựa lùn được dùng dưới hầm mỏ để kéo than từ vỉaquặng và trên mặt đất để kéo thuyền dọc kênh đào... Thuật ngữ chỉ công suất của động cơ vẫnmang danh “sức ngựa” - mã lực (ký hiệu CV): 1 mã lực hệ Anh, Mỹ tương đương công suất745,7 oát (W) và 1 mã lực hệ Pháp tương đương 735,5 W.

Ngựa ngày càng được sử dụng đa dạngtrong cả hoạt động thể thao lẫn nghệ thuật. Ngay từ khoảng năm 1.500 trước Công nguyên, cuộc đua xe ngựa sớm nhất diễn ra tại Hy Lạp.

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 61

Tiếp đó, phong trào đua xe ngựa và đua cưỡingựa lan khắp thế giới. Đua xe bốn ngựa còn trở thành một môn tham gia Đại hội Thể thao Olympic thời xưa (lần đầu diễn ra năm 776 trước Công nguyên). Tới cuối thế kỷ 11, nhữngcuộc đua trên đất bằng phẳng đầu tiên được tổchức tại Anh. Vào thời Phục Hưng ở châu Âu, các trường bắt đầu dạy thuật cưỡi ngựa cổ điển. Năm 1750, câu lạc bộ đua ngựa chuyên nghiệpthành lập tại Anh và đến năm 1775 thì đua ngựa nước kiệu bắt đầu ở Nga... Ngày nay, ngoài đua ngựa, còn nhiều môn khác như ngựaviệt dã vượt rào, nhảy qua chướng ngại vật, lộinước .v.v... và đặc biệt là môn polo (cưỡi ngựađánh bóng). Những môn thể thao ngựa mang tính nghệ thuật làm nảy sinh hình thức xiếcngựa. Đến thế kỷ 18, biểu diễn xiếc ngựa đã có ở nhiều nơi nhưng tại châu Âu là rầm rộ nhấtvới loại sân khấu xiếc độc đáo hình tròn, đường kính 13 m. Người ta huấn luyện cho ngựa làm được nhiều trò xiếc phức tạp và hấp dẫn như: tìm đồ vật do anh hề giấu, làm toán (dùng mộtchân trước gõ xuống đất số lần tương ứng vớiđáp số), nhảy múa theo nhạc, đi và nhảy bằnghai sau, nhảy dây, di chuyển đội hình, lao qua vòng lửa, đi trên bán cầu trơn mà không ngã... Nếu đồng thời có nghệ sĩ trên lưng, người ấy sẽkết hợp đánh đàn, tung hứng, nhào lộn... rấtvui.

Phần lớn các bộ phận từ cơ thể ngựa đềucó thể dùng làm thực phẩm và mang tác dụng y dược phong phú. Thịt ngựa khá ngon, giàu chấtdinh dưỡng, ăn vào sẽ làm khỏe gân, mạnh xương và là thuốc chữa nhiệt khí, đau lưng, tê bại, rụng tóc, lở hói đầu. Cao xương ngựa bồibổ, chữa mệt mỏi, trị bệnh phong thấp, khí hư. Sữa ngựa dễ uống vì mang vị thanh mát và có tác dụng tiêu nhiệt, giải độc, lợi tiểu, chữa bệnhđường ruột. Y học hiện đại còn dùng các cơ quan bên trong ngựa điều chế được những loạithuốc bột đặc chủng: bột từ tuyến giáp trạng của ngựa sử dụng để trị chứng suy tuyến giáp,

bệnh phù viêm, béo bệu; bột thượng thận ngựachữa bệnh suy thận, chứng mệt mỏi và nhữngtrường hợp ngộ độc do thức ăn; bột tuyến yên ngựa chữa chứng còi cọc, chậm lớn, bệnh thiểunăng sinh dục.

Do ưu điểm nhanh, khỏe, thông minh, dễdạy bảo, giỏi chịu đựng..., ngựa hiện nay vẫnđược sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nữa. Tạicác nước có địa hình hiểm trở, ngựa là phương tiện đi lại, tuần tra hữu hiệu của lính biên phòng. Một bộ phận cảnh sát Mỹ, Brazil, Anh, Bồ Đào Nha còn chuyên dùng ngựa truy đuổitội phạm hoặc trấn áp biểu tình. Ở các nướcphát triển, người ta hay dùng ngựa cho thí nghiệm khoa học hoặc dịch vụ du lịch. Tại các quốc gia theo thể chế quân chủ, thành viên hoàng tộc ưa dùng ngựa và ngựa thường phảicó trong những lễ nghi trọng đại .v.v... Các phần cơ thể ngựa còn được dùng trong nhiềungành với tác dụng đặc biệt, chẳng hạn, trong chăn nuôi, người ta dùng huyết thanh ngựachửa để gây động dục mạnh, tăng vọt tỷ lệ thụthai và năng suất sinh sản của bò cái, lợn nái; trong âm nhạc, lông đuôi ngựa là nguyên liệulý tưởng nhất để chế tạo dây đàn violông xen (đàn cello).

Trên thế giới hiện nay có hơn 100 loài ngựa, tổng số khoảng 74 triệu con. Nhiều nhấtlà châu Mỹ: 36,8 triệu con, tiếp theo là châu Á 19,2 triệu con (riêng Việt Nam 138 ngàn con), châu Âu 10,3 triệu con, châu Phi 6,9 triệu con, châu Đại Dương 0,8 triệu con. Nhìn chung, ngựa là con vật nhiều công dụng nhất, đượcdùng vào nhiều việc nhất và cùng với chó, mèo, nó gắn bó nhất với người trong tất cả các vậtnuôi. Chính vì vậy, người ta rất quan tâm và trọng dụng ngựa. Các trại nuôi ngựa, chương trình nghiên cứu ngựa, dự án lai tạo ngựa, hộibảo vệ ngựa, quỹ cứu trợ ngựa hoang... có ởnhiều nơi. Một số nước (Hà Lan, Hungary...) long trọng dành riêng cho ngựa một ngày Tếtđặc biệt hàng năm. Còn ngày Quốc tế Ngựa thì được thế giới quy định 4 năm một lần vào chủnhật tuần thứ hai của tháng 10 (gần đây nhất là năm 2010). Trong tương lai, con người chắcchắn sẽ tiếp tục củng cố, phát triển loài vật rấtphổ biến, gần gũi, hữu ích này.

62 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Một Ðời Người

2 Con Ðường

Linh Hoài Tâm

Năm 1920 trong khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ tại Hoa Kỳ đang bắt đầu suy sụp trầm trọng. Ông Warren G. Harding đảngCộng Hoà đã dành được chiến thắng chiếc ghếTổng Thống thứ 29 của Hoa Kỳ. Luật cấm bán rượu trên đất Mỹ được ban hành, và cũng là lầnđầu tiên phụ nữ Mỹ đã được quyền tham gia bầu cử Tổng Thống, thì bên kia bờ đại dương tại một làng nông thôn miền Bắc Việt Nam, một bé gái mới vừa chập chững đang mở tròn đôi mắt, há miệng chờ đợi muỗng cơm củangười mẹ đánh dấu ngày đầu tiên không cầnphải nhờ vào giòng sữa của mẹ.

Nguyễn Thị Nhài mà trong nhà thường gọilà “Nhài Con” (vì người chị cũng tên là Nhài và được gọi là Nhài Lớn) người con thứ tư trong 6 chị em. Nhài từ thưở nhỏ đã được các anh chịcho theo ra đồng để mò tôm bắt Cá, lớn hơn một chút thì tập làm về những công việc căn bản mà một người nhà nông cần phải biết. Nhài tuy không được đi học nhưng rất thông minh, đặc biệt là trí nhớ. Những câu ca dao, tục ngữtruyền khẩu, những con đê, kênh rạch Nhài đềuthuộc lòng.

Ngoài mùa lúa, Nhài thường đội hoặc gánh những thúng rau từ sáng sớm, nàng phải băng qua những cánh đồng, những con đê cao ngấthàng chục cây số để kịp họp phiên chợ ởhuyện, sau phiên chợ nàng lo cơm nước cho cảnhà và sau đó là đến những công việc nhà Xứ… hầu như lúc nào nàng cũng bận rộn.

Cũng như những người con gái khác, năm 1940 Nhài kết hôn với một chàng trai trong làng. Chồng nàng, Soạn một thanh niên khoẻmạnh chất phát, nghèo mồ côi cha mẹ từ thưởnhỏ chân lấm tay bùn. Soạn được ơn trên phú cho khiếu âm nhạc, Soạn tham gia nhữngphường Trắc, ban kèn Tây của họ đạo. Sau khi lập gia đình, Soạn nộp đơn và được trúng tuyểnvào quân đội Pháp. Trong thời gian Soạn họcquân sự ở quân trường, Nhài thường lặn lội lên tỉnh thăm chồng. Sau khi ra trường, Soạn đượccử về làm phó trưởng ban Quân Nhạc tỉnh HảiDương, sau đó Soạn đưa Nhài và con về ởtrong trại lính.

Từ trại lính ra căn cứ của Soạn gần 3 cây số, mỗi buổi trưa trừ Chúa Nhật Nhài đội mâm cơm từ trại lính đến căn cứ để đem cơm cho chồng. Nhài cố gắng chắt chiu để dành tiềnmua cho được một cái mâm đồng, chén kiểu và một cái lồng bàn, và mỗi lần mang cơm cho chồng, Nhài cố gắng sửa soạn những món ăn thịnh soạn dù rằng ở nhà Nhài và các con dùng những bữa cơm ảm đạm đơn sơ để cho chồngmình được nở mày nở mặt với bạn bè. Nhài thường cám ơn Chúa đã ban cho Nhài một cuộcsống bình an.

20 tháng 7 năm 1954 hiệp định Genève đã chia đôi đất nước Việt Nam, Soạn cũng như cảtriệu người đưa vợ con lên tàu di cư vào Nam định cư tại Lâm Ðồng. Vợ chồng Nhài làm công việc hái Trà được vài tháng thì Soạn đượclệnh tái thành lập ban Quân Nhạc cho Quân Ðoàn II, Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại ThịXã Qui Nhơn Tỉnh Bình Ðịnh. Qua bao tháng vất vả để liên lạc được các anh em trong ban Quân Nhạc cũ, cuối cùng thì Soạn cũng thành lập lại được ban Quân Nhạc cho Quân Ðoàn II. Vì là Trưởng ban Quân Nhạc Quân Ðoàn, nên hầu như các đoàn Hát lớn từ Sài Gòn ra Qui Nhơn trình diễn hoặc các đại nhạc hội tổ chứctại Qui Nhơn Soạn đều được có vé mời. Mỗilần như vậy, Nhài cố gắng thu xếp buổi cơm chiều cũng như công việc nhà xong càng sớmcàng tốt để rồi còn kịp đi coi hát, và cũng có lúc Nhài không nuốt nổi miếng cơm khi nghe có đoàn hát nổi tiếng từ Sài Gòn đến. Các con Nhài theo dòng máu âm nhạc của bố nên từ bé

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 63

đã được mời đi hát khắp nơi ở Qui Nhơn cũng như tỉnh Bình Ðịnh, mỗi dịp như vậy đương nhiên Nhài là người sát cánh bên các con.

Soạn mở một cửa hàng cung cấp vật liệuxây cất cách nhà 2 cây số để cho Nhài trông coi, vì thế Nhài thường phải đến những nơi sảnxuất để coi hàng mẫu và đặt hàng, hầu như Nhài đã đi khắp các nơi trong tỉnh Bình Ðịnhvà một vài nơi ở các tỉnh lân cận. Cuộc sống cứthế trôi qua, 2 người con trai lớn sau khi tốtnghiệp trường Sĩ Quan Thủ Ðức đã lập gia đình và đóng ở Sài Gòn. Người con gái lớn lấychồng Sĩ Quan Quân Y ở Qui Nhơn, 2 ngườicon trai kế vào dòng tu Don Bosco ở Thủ Ðức. Ông bà Soạn thầm cám ơn Chúa đã ban cho ông bà và các con, cháu một cuộc sống êm đềm và hạnh phúc.

Năm 1967 Quân Ðoàn II có lệnh di chuyểnlên Pleiku, bà Soạn theo chồng đưa 3 con nhỏlên Pleiku miền núi đất đỏ cao nguyên. Thờigian ở đây bà cũng buôn bán, lúc rảnh rỗi thì bà đi thăm các con, cháu ở Qui Nhơn, Sài Gòn và Thủ Ðức. Thỉnh thoảng bà cũng theo chồng đi dự tiệc trong cũng như ngoài tỉnh do Quân Ðoàn tổ chức và một lần nữa bà lại ngửa mặt cám ơn Chúa đã ban cho bà những gì bà có được hôm nay.

Ông Soạn gần tới tuổi về hưu và muốn ởgần với con cái nên ông mua một căn nhà ở Sài Gòn rồi đưa vợ và các con vào Sài Gòn trước, đến năm 1972 ông về hưu và sinh sống ở Sài Gòn. Giờ đây ông bà Soạn không còn phải bôn ba như trước nữa, ông bà vui vẻ với đồng lương hưu trí của ông. Ông bà sống bình an trong kinh nguyện và bận bịu với đàn cháu, nhưng xãhội và con người đã không để cho ông bà đượcthảnh thơi dễ dàng như vậy.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, một ngày mà ông bà Soạn cũng như toàn dân miền Nam ViệtNam không thể nào quên được, người ta gọinôm na là “Một cuộc đổi đời”; một ngày đã làm đảo ngược cuộc sống của ông bà Soạn. Các con trai và con rể của bà lần lượt vào các trại tùCộng Sản mà nhà nước gọi là “Học tập cảitạo”. Trong căn nhà ông bà Soạn giờ đây chỉcòn lại ông bà, 2 người con gái, 5 cô con dâu và

một đàn cháu. Ðêm đêm bà Soạn thường khóc một mình, thỉnh thoảng bà tâm sự với con dâu:

Tôi biết như vầy, trước đây tôi để các con tôi đạp Cyclo thì bây giờ các con tôi đâu có khổ.

Ông Soạn bây giờ phải chạy xe Lambro mà người dân ở Sài Gòn gọi là xe “Lam” đểchở khách sinh sống qua ngày, các cô con gái cũng như con dâu đầu tắt mặt tối đi buôn lậutrên các chuyến xe Lửa để nuôi con, cuộc sốngbây giờ hình như mạnh ai nấy sống.

Hôm nay ông Soạn thức dậy 3 giờ sáng đểchở mối khách ra bến xe Xa Cảng Miền Tây, thì bà Soạn cũng vừa nấu xong nồi cơm. Bà đang cố gắng nắm những thỏi cơm chặt lại, đểsửa soạn đi thăm nuôi một trong những đứa con của bà trong trại tù cải tạo mà lần đầu tiên bà nhận được giấy báo. Sau khi mọi thứ đã chuẩnbị, bà và người con dâu rời nhà để đi thăm nuôi. Có những lúc bà đi thăm con một mình, bà lội bộ hàng chục cây số; vượt qua những con suối; băng ngang những con rừng, có khi phảingủ trọ nhà dân để đi thăm nuôi con bà trong các trại tù cải tạo. Bà đã đi lại trên những đạilộ, những con đường mà trước đây bà đượcngười ta đưa đón. Cũng những khúc quanh này, bà đã nở một nụ cười hãnh diện thì bây giờ bà đang lo sợ, lun run đưa túi xách cho anh công an khám xét. Bà nhớ lại mỗi lần trước khi đi thăm hoặc dự một lễ ra trường, bà thường đứngtrước gương sửa soạn lại gương mặt, quần áo để chồng cũng như con bà không phải hổ thẹnvới bạn bè. Còn bây giờ thì nhiều khi bà không kịp chải lại mớ tóc bù xù để kịp chuyến xe ngựa đi ngang chở bà đến nơi con bà đang ngóng chờ bà. Các con bà bị chuyển trại đi đếnđâu thì gót chân bà đều có mặt, những lúc bà

64 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

cảm thấy kiệt sức thì bà thường siết chặt cỗtràng hạt mà cầu nguyện.

Nhà nước ra chiến dịch triển khai những vùng kinh tế mới, ông Soạn nhờ có người em gái ở Cần Thơ cho đất và ruộng nên ông bà không phải đi kinh tế mới. Ông Soạn vẫn bám vào chiếc xe Lam cũ kỹ để làm phương tiệnsinh sống, bà Soạn cùng hai người con gái và đàn cháu về Cần Thơ lập nghiệp. Bà Soạn giờđây đã xấp xỉ 60, nhưng bà nhổ mạ cấy lúa cũng không thua gì dân bản xứ, đôi khi công việc đồng áng làm cho bà quên đi những lo âu trước mắt. Bà đâu còn sức khoẻ như xưa, nhưng bà vẫn cố gắng lặn lội xuống Rạch Giá, Bạc Liêu, Cà Mau… trông coi cửa hàng tạphoá và các cháu cho con gái bà để con gái bà có thời giờ chuẩn bị sắp xếp đóng tàu vượt biên.

1982 ông bà Soạn nhận được giấy tờ bảolãnh của con từ Mỹ gởi về, nhưng ông bà không đi vì còn một người con trai còn trong trại cải tạo, hơn nữa các con mới được về còn trong thời gian quản thúc cho nên ông bà không đành bỏ đi.

1992 ông bà Soạn đặt chân đến tiểu bang New Jersey Hoa Kỳ sau khi các con đã và sắpsửa đi Mỹ theo diện Humanitarian Operation mà đa số thường gọi là diện “H. O.”. Vì các con bên này đông nên ông bà ở luân phiên mỗingười con vài năm và sau đó về vùng ấmFlorida ở với người con gái.

Hàng năm, con cháu khắp nơi về thăm ông bà. Mỗi dịp như vậy, niềm vui của bà Soạn là được sống lại thời son trẻ qua những lời tâm sựvới con cháu. Bà thường cười sang sảng, lớntiếng khi nhớ đến những ngày hạnh phúc êm thắm, ánh mắt bà tỏ ra kiêu hãnh khi nhìn lạinhững tấm hình của một thời xa xưa, một đàn

con thành tài khôn lớn. Nhưng! cũng không thiếu những giọt nước mắt tức tưởi, nghẹn ngào trong tiếng nấc khi nhắc đến những lúc bà gánh 2 đứa con của bà để chạy loạn khi Việt Minh nổi dậy chống Pháp ngoài Bắc, để rồi một đứacon của bà đã chết trong thúng từ bao giờ.Những lúc lặn lội 2, 3 ngày đường đi thăm nuôi con để rồi đến nơi họ đổi ý không cho gặp. Có những lúc bà tâm sự:

- Khiếp! Hồi đó sao mà tôi khoẻ thế, từngoài Bắc vô miền Trung rồi vào trong Nam và sau đó là xuống miền Tây, chỗ nào cần tôi cũng lần mò tới được.

… * …

Ông Soạn được đưa vào cấp cứu từ hôm qua, ông mê man cả chiều nay. Tối nay bà Soạnvà đứa con trai mới từ bên New Jersey qua ở lạitrong bệnh viện để thay thế cho con gái bà, cảđêm chỉ còn nghe tiếng khò khè thở chậm củaông Soạn. Tội nghiệp, đứa con trai đến không kịp để nghe những lời trăn trối sau cùng củaông mà chỉ còn nghe tiếng thở càng lúc càng chậm lại và thưa dần. Bà Soạn đã thiếp đi trên chiếc ghế dựa của bệnh viện, tiếng ngáy của bà càng lúc càng lớn hình như mới cách đây không lâu bà rất mệt mỏi và căng thẳng.

Người con trai vội vàng nhỏm dậy vì âm thanh và thời gian tiếng thở của ông Soạn khác lạ, hắn vội cầm lấy tay ông thì cũng chính lúc đó hắn không còn nghe tiếng thở của ông Soạnnữa. Ðứa con trai đánh thức bà Soạn dậy và báo cho bà biết ông Soạn đã ra đi.

Sau 72 năm làm vợ, giờ đây chồng bà không còn ở bên cạnh bà nữa. Sức khoẻ bà Soạn xuống hẳn, mới tháng trước bà còn đi đi lại lại mỗi ngày, bây giờ thì bà cần phải có chiếc xe đẩy để trợ giúp. Dạo gần đây trí nhớbà kém dần, không còn tự mình làm nhữngcông việc vệ sinh hằng ngày được nữa, bà phảiđể cho con gái bà lo cho bà mỗi ngày.

Bà thường ngồi một mình nhìn ra cửa sổ,không biết bà nghĩ gì?, có lúc bà nhận ra con cháu mình, có lúc bà cũng chẳng nhận ra là ai. Có những lúc khuôn mặt bà rực sáng nhưng cũng có lúc ánh mắt bà long lanh giọt nước mắt

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 65

đã khô từ bao giờ. Có lẽ bà cũng chẳng còn nuối tiếc và mãn nguyện về cuộc đời của bà, vì dù sao thì bà cũng đã được có cơ hội để đi quanhiều con đường trên quê hương bà. Có nhữngcon đường bà đi trong hân hoan, nhưng cũng có nhiều con đường bà phải bước đi trong tủi nhụcnghẹn ngào.

… * …

Tháng 8 năm 2013, trong khi đất nước ViệtNam đang ăn mừng ngày Phụ Nữ thì bên kia bờđại dương tại tiểu bang Florida Hoa kỳ, mộtphụ nữ đang cố gắng mở tròn đôi mắt, há miệng chờ đợi miếng cháo đặc của đứa con dâu, đánh dấu ngày đầu bước chân vào cánh cổng cuối đời của một kiếp người.

Bà Nguyễn Thị Nhài mà mọi người gọi bà là bà Soạn.

… * …

- Má à! Có biết ai đây không?

- Thằng Tính đấy, con trai Má đó. Chị tôi nói lớn.

- … à, anh Tính đấy hả.

Hôm nay giỗ đầu của Ba tôi, không biếtMẹ tôi có nhớ không?

Mẹ tôi vẫn ngồi chiếc ghế này nhìn ra cửasổ, vẫn ăn; vẫn ngủ; vẫn thở, nhưng có mộtđiều tôi biết chắc rằng: kể từ đây tôi sẽ khôngcòn nghe Mẹ tôi tâm sự về cuộc đời của Mẹnữa.

New Jersey 12/12/2013

CHƯƠNG ĐÀI

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Người ơi cứu giúp Miền Trung

Cứu người gặp nạn lũ vùng quê ta

Xót xa cho những cụ già

Sau cơn bão lụt không nhà trú thân

Quặn đau cho cảnh nghèo bần

Nhà tan cửa nát nhọc nhằn điêu linh

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình

Nghệ An, Quảng Trị, nghĩa tình ai ơi

Thừa Thiên, Hà Tỉnh quê người

Tang thương xơ xác ta ngồi sao yên

Mong người hãy nhín chút tiền

Giúp người gặp nạn khắp miền thiên tai

Giúp người người giúp ngày mai

Nghĩa tình đức trọng ơn nầy không quên

11/2013

66 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

VÀO THU Trích thơ Tản Đà

Từ vào Thu đến nay Gió Thu hiu hắt Sương Thu lạnh Trăng Thu bạch

Khói Thu xây thành Lá Thu rơi rụng đầu gành

Sông Thu đưa lá bao ngành biệt ly

Nhạn về én lại bay đi Đêm thì vượn hót ngày thì ve ngâm

Lá sen tàn tạ trong đầm Nặng mang giọt lệ âm thầm khóc hoa...

TIẾU HỌA THƠ Mỹ Dung

Từ vào Thu đến nay Tim tôi hiu hắt Thân tôi lạnh Mắt tôi bạch

Tóc tôi xây thành Môi tôi sưng bự chành bành

Răng tôi nhức nhối chờ ngày biệt ly

Nhạn về én lại bay đi Thêm năm thêm tuổi có gì vui đâu!

Đêm đêm thức giấc âu sầu Trời Thu để lại lòng đau ngút ngàn...

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 67

Những kỷ lục về Ngựa

© MINH HỮU

Ngựa là loài vật phổ biến và quen thuộcbậc nhất đối với con người. Được nuôi trên khắp thế giới, có số lượng đông đảo, chủng loạiđa dạng, hoạt động nhanh nhẹn, cấu tạo và khả

năng sinh học phong phú, nên ngựa tạo lậpđược nhiều kỷ lục thú vị, độc đáo, đáng để

chúng ta ngạc nhiên.

Ngựa cổ nhất, hiếm nhất

Cổ nhất, hiếm nhất trong họ hàng nhà ngựalà hai loài ngựa hoang: przewalski và tarpan.Chúng còn sống sót sau thời Trái Đất bị băng phủ (thời kỳ băng hà) cách đây khoảng 11.000-15.000 năm và là thủy tổ của các loài ngựangày nay.

Ngựa przewalski nguồn gốc ở các vùng thảo nguyên Mông Cổ. Loài này tầm vóc hơi nhỏ, ngắn, đầu to, lông rậm màu vàng hoặcvàng nâu, túm lông bờm sẫm và chân sẫm. Hiện tại chỉ còn khoảng vài chục con sống nơi vùng núi Tachin Shara Nuru (Mông Cổ).Những năm 1942-1945, người ta có bắt đượcmấy con và ngày nay được gây nuôi, bảo tồntrong một số vườn thú lớn trên thế giới.

Ngựa tarpan nguồn gốc ở miền Nam nướcNga. Loài này dáng đẹp, bờm thẳng, chân cao,

lông xám mịn với một sọc đen chạy dọc lưng. Những thế kỷ trước, chúng sống khá nhiều ởĐông Âu, nhưng đến nay tiếc là không còn nữado săn bắt gắt gao và con cuối cùng bị giếtchết năm 1851 tại vùng núi Carpat (Ukraine).

Ngựa lớn nhất

Loài ngựa shire ban đầu được nuôi ở nướcAnh để lao động tại các trang trại và kéo hàng nặng. Chúng mang màu sẫm, đuôi ngắn, lông dài trùm chân và tầm vóc lớn nhất họ ngựa: trung bình khi trưởng thành có chiều cao (tính từ gót trước tới đỉnh vai) 170-190 cm, cân nặng 700-1.100 kg.

Con ngựa đực lớn nhất thuộc loài shire tên là Sampson (sinh năm 1846), cao 216 cm, nặng 1.500 kg. Con ngựa cái lớn nhất mang tên Brooklyn Supreme (1928-1948), thuộc loài ngựa Bỉ thuần chủng, cao 198 cm, nặng 1.440kg.

Hai chú ngựa Firpon (1959-1972) ởArgentina và Big Jim (chết năm 1957) ở Mỹcũng có chiều cao 216 cm, nhưng không nặngbằng Sampson (Firpon 1.350 kg, Big Jim 1.290 kg). Còn cô ngựa cái nặng nhất thế giới là Wilnla du Bos (1966-1984) vì có khối lượng tới 1.500 kg lúc đang... mang thai.

Ngựa nhỏ nhất

Danh hiệu này dành cho loài ngựafalabella (mang tên người lai tạo ra chúng) ởArgentina, vì trung bình khi trưởng thành chỉcao 45-80 cm, nặng 36-45 kg. Trong bầy ngựa600 con do ông Julio Falabella gây giống, có một nàng ngựa cái bé xíu với chiều cao 38 cm, nặng 12 kg.

Tuy nhiên, kỷ lục tuyệt đối lại thuộc vềcon ngựa Little Pumpkin (nghĩa là “quả bí đỏ

68 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

bé bỏng”) của ông John William ở South Carolina (Mỹ), bởi lẽ bác sĩ Hamison củaTrung tâm Thú y Spartenburg đã cân đo cẩnthận và xác nhận rằng chú ngựa này chỉ cao 35,5 cm, nặng 9,1 kg. Ông William cũng có một trại nuôi 300 con ngựa tí hon, nhiều con cao không quá 75 cm và đang cố gắng lai tạomột loài ngựa chỉ cao 30 cm - bằng chiều cao thủy tổ xưa nhất của họ ngựa (sống cách đây 55 triệu năm).

Ngựa chạy nhanh nhất

“Chạy nhanh như ngựa” là câu thành ngữphổ biến của nhiều dân tộc. Nhưng thực tế thì cự ly càng ngắn ngựa chạy càng nhanh và tốcđộ tối đa vẫn thua một số loài thú khác (báo bờm 109 km/giờ, linh dương 83 km/giờ, hươu Bắc Mỹ 95 km/giờ...). Ngựa vằn grevy ở châuPhi là loài ngựa hoang chạy nhanh nhất, đạt tớivận tốc 72km/giờ lúc bị săn đuổi. Còn vớingựa nhà, vận tốc kỷ lục khi cự ly 5.000 m là 41km/giờ, 2.500 m là 54 km/giờ, 150 m là 66 km/giờ. Chú ngựa Arrow của ông David Stuart hiện đang giữ tốc độ nhanh nhất ở cự ly ngắn150 m, đạt được năm 1998 tại trường đua London (Anh): 69,24 km/giờ.

Ngựa nhảy cao nhất, xa nhất

Con ngựa nhảy cao nhất là Loyal do anh Alberto Laraguben người Chile cưỡi: nó nhảycao được 2,47 m. Tầm nhảy này tương đương với tầm nhảy của người vô địch thế giới, nhưng lại chỉ bằng khoảng một nửa tầm nhảy cao củanhững loài thú hùng mạnh: hổ 4 m, sư tử 4,8 m, báo puma 4,5 m...

Nhảy xa nhất là con ngựa Pando của ông Carlos Santa ở Tây Ban Nha: bước tung mình xa nhất đạt 8,26 m. Mức này thua đôi chút so

với kỷ lục nhảy xa 8,95 m vô địch thế giới mà vận động viên Mike Powell đang giữ. Nó cũng kém nhiều so với báo puma hoặc hươu châu Âu: một bước nhảy của chúng có thể xa tới 14-15 m.

Ngựa khỏe nhất

Kỷ lục đơn khỏe nhất do chú ngựa Forsnước Nga thuộc loài ngựa kéo vladimir đạtđược. Trong một cuộc thi năm 1951, nó đã kéo nổi 23 tấn hàng với cự ly 35 m (trọng tải hàng nặng gấp 29 lần khối lượng của nó).

Còn kỷ lục đôi khoẻ nhất thuộc về hai con ngựa kéo 42,3 tấn gỗ trên tuyết. Đôi ngựa tổngcộng 1.580 kg này đã kéo khối lượng gỗ nặng gấp 27 lần chúng đi được 251 m trên tuyết vào ngày 26/2/1893 ở Ewen, bang Michigan (Mỹ).

Ngựa đắt nhất

Tính đến nay, con ngựa đắt nhất do mộtngười mua vẫn là Seattle Dancer. Nó là ngựađực 1 tuổi, được bán cho ông Robert Sangster tại bang Kentucky (Mỹ) vào ngày 23/7/1985 với giá 13,1 triệu dollars Mỹ (USD).

Tuy nhiên, mức giá trên còn thua xa con ngựa đắt nhất do nhiều người mua. Đó là chú ngựa đua mang tên Conquistador được nhiềungười góp tiền vốn mua chung với giá 254triệu francs Pháp (tương đương 38 triệuUSD). Đây cũng là kỷ lục đắt nhất trong sựmua bán các loài động vật hiện biết.

Nơi và thời thuần dưỡng ngựa sớm nhất

Viện Nghiên cứu Orient thuộc Đại họcTổng hợp Chicago cuối năm 1992 cho biết mộttoán nhà khảo cổ Mỹ khi đó phát hiện tại nướcSyrie bức tượng một con ngựa nhỏ chạm khắccách đây chừng 6.300 năm. Nó là biểu trưng của loài ngựa đã được thuần dưỡng lâu đời nhấttrên thế giới. Phát hiện này cũng cho thấy loài ngựa được sử dụng tại Trung Đông sớm hơn rấtnhiều so với điều mọi người dự tưởng.

Chiếc xe ngựa cổ nhất

Qua nghiên cứu lịch sử và những di tích khai quật, các nhà khoa học khẳng định rằngchiếc xe ngựa xuất hiện sớm nhất là tại miền

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 69

Nam của Mesopotamia (Tây Á): cách đây khoảng 5.500 năm. Sau đó, xe ngựa có ở lưu vực sông Indus (Ấn Độ) cách đây chừng 4.500 năm, Hy Lạp - 3.550, Nga - 3.400, Anh - 2.500 năm...

Cuộc đua xe ngựa sớm nhất

Tuy thời điểm sử dụng xe ngựa tới chậmhơn so với nhiều vùng trên thế giới, nhưng HyLạp lại là nước đầu tiên có các cuộc đua xe ngựa. Cuộc đua sớm nhất được tổ chức cách đây khoảng 3.500 năm. Đua xe bốn ngựa còn trở thành một môn tham gia Đại hội Thể thao Olympic thời xưa, lần đầu diễn ra năm 776

trước Công nguyên.

Tác phẩm điêu khắc ngựa lớn nhất

Tác phẩm ba người cưỡi ngựa được tạckhắc vào bề mặt núi Stone ở bang Georgia (Mỹ) chiếm diện tích 1,33 hecta với phần cao nhất là 27,4 m. Công trình điều khắc lớn nhấtthế giới này được làm trong 8 năm 174 ngày

(từ 12/9/1963 đến 3/3/1972) do ông Roi Faulkmer cùng nhà điêu khắc Walker Kirtlandvà các cộng sự tiến hành.

Tượng ngựa xưa nhất

Đó là tượng một con ngựa được tạc từ ngà voi mamut đã có cách đây 28.000 năm và mớiđược phát hiện trong hang Vogeltherd ở Đức.

Tượng ngựa lớn nhất

Tượng bằng đá lớn nhất là con ngựa vớimột vị tù trưởng da đỏ ngồi trên lưng, tạc nơi sườn núi Thunderhead thuộc bang South Dakota (Mỹ). Tượng cao 194,86 m, dài 171,15 m. Đến năm 1982, pho tượng khổng lồ đó mớichỉ được đẽo tạc sơ sài vì tác giả là nhà điêu khắc người Mỹ Korczak Ziolowski mất vào năm ấy. Tuy vậy, tượng vẫn tiếp tục được hoàn thành với số tiền 4 triệu USD do ông để lại. Năm 1984, hơn 200.000 tấn đá hoa cương bịkhai thác khỏi sườn núi Thunderhead để thựchiện tác phẩm kỳ vĩ này, nâng tổng số đá đượckhai thác lên tới 7,8 triệu tấn.

Còn tượng bằng đồng lớn nhất là con ngựado thủ lĩnh Zizeka cưỡi, trên đồi Vitkov ở Praha

(Czech). Tượng cao 9 m, dài 10 m, nặng 16,5 tấn. Bức tượng đồng lớn nhất thế giới này đượcđặt ở chính nơi Zizeka năm 1420 đã cùng các binh sĩ của mình đánh bại quân xâm lược.

Trong một năm thắng đua ngựa nhiều lầnnhất

Kỷ lục này hiện nay vẫn do vận động viên đua ngựa Kenta Desormesa giữ dù nó đã đượclập từ năm 1989. Trong năm ấy, ở cuộc đua

cuối cùng tại Lawrence, bang Maryland (Mỹ), anh giành thắng lợi lần thứ 548 trong 2.129 lầnđua. Anh đã phá vỡ kỷ lục do Mac Ceron giữsuốt 15 năm trước đó (năm 1974, Ceron dự đua 2.199 lần và thắng 546 lần).

Cuộc du lịch bằng ngựa độc đáo nhất và dài nhất

Sau lễ cưới, anh kỹ sư Roberto Rafford 33 tuổi cùng chị họa sĩ kiêm nhà điêu khắc Betina Bonipati 22 tuổi, người Argentina, quyết định tổ chức “tuần trăng mật” của mình kéo dài 4năm trời (1988-1992) bằng cách chỉ cưỡi ngựadạo thăm suốt dọc toàn bộ châu Mỹ với chặng đường dài trên 30.000 km.

Hôm lên đường, đích thân Tổng thống Argentina thân mật ra tiễn và chúc hai người“bốn năm trăng mật hạnh phúc”. Khởi hành từthành phố cực nam Argentina, cuộc du lịch củahọ đầy vui vẻ, kỳ thú nhưng cũng gặp không ít khó khăn, nguy hiểm. Cuối cùng, hai người đã đến được dải đất Alaska ở cực bắc châu Mỹ,đúng vào dịp kỷ niệm trọng đại 500 năm (1492-1992) ngày Christopher Columbus tìm ra châu lục này.

70 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Sau ngày 30/4/1975, khi miền Nam VN hoàn toàn rơi vào tay cộng sản Bắc Việt, thì có hàng ngàn sĩ quan cũng như quân cán chính dưới chế độ cũ đều phải tập trung vào các nhà tù, mà chúng gọi là “Trại học tập cải tạo”.

Có người bảo tôi rằng: “Sao đến hôm nay đã qua gần 40 năm rồi mà anh cứ nhắc hoài chuyện cũ đau thương làm gì nữa?” “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Vẫn biết vậy, nhưng hôm nay trong chuyện nầy, tôi không kể những sinh hoạt trong nhà tù, mà kể về anh Nghĩa, mộtngười bạn tù nằm cạnh tôi, cùng hoàn cảnh nghèo như nhau nên hai đứa thân nhau, độngviên nhau trong những lúc khó khăn, và kể cho nhau nghe những tâm trạng khổ đau của đờimình!

Trong tù các bạn gọi hai đứa tôi là con “bàxơ”, ý nói là con hoang trong trại mồ côi do các “bà xơ” nuôi dưỡng, vì suốt cả mấy năm chẳng thấy có ai vào thăm và tiếp tế gì cả. Thế mà, một hôm tôi bị “cảm cúm” rất nặng, ăn uốngchẳng được gì, nằm mê man cả ngày đêm. Đưa lên trạm xá thì bệnh gì bác sĩ cũng cho thuốc“xuyên tâm liên” bảo là thuốc trị bá bệnh. Rút cuộc, cơn bệnh chẳng thuyên giảm chút nào. Thế rồi anh Nghĩa nằm bên cạnh tôi cũng nghèo và không có thăm nuôi như tôi, nhưng ảnh còn mấy viên thuốc “Tylenol” để hộ thân lỡ khi đau ốm, thế mà anh đã nhường hết cho tôi uống để qua cơn sốt hiểm nghèo! Thật là

cao quý cho một tình bạn, trong lúc khốn khó mới hiểu được lòng nhau. Từ đó hai đứa tôi kếtbạn tâm giao như anh em ruột thịt.

Chúng tôi nghèo quá, vợ con ở nhà phảichắt bóp hầu bao, tần tảo quanh năm mới nuôi nổi các con, thì lấy tiền đâu mà đi thăm nuôi chồng trong trại cải tạo? Thế rồi qua một thờigian sau, tôi và anh Nghĩa cũng được vợ ra thăm nuôi, dù chỉ được một đôi lần và mỗi lầnchỉ được một bao cát nhỏ: một gói đường tán đen, gói cá khô, ít bắp và gạo, ít thuốc men, chỉvậy thôi, vì phí tổn xe cộ, ăn uống dọc đường cũng khá nhiều. Nhưng vợ chồng gặp mặt nhau là quý rồi! Tôi mừng lắm, nhưng anh Nghĩa lạimừng hơn. Lần thăm nuôi nào anh cũng bảo:

- Đây là lần chót!

Thế rồi sau một thời gian, anh lại được gọira gặp thân nhân, thì anh ta ngạc nhiên bảo: “Ai thăm tôi đây? Bà cụ thì quá yếu không đi đượcrồi.”

Tôi bảo anh: “Không phải vợ, thì ai vào đây thăm anh nữa?”

Theo vợ tôi kể lại cho tôi nghe, trong mộtlần vợ tôi cùng đi thăm nuôi với vợ anh Nghĩa mà hai người thành bạn thân với nhau. Cả hai đều cùng ở chung một thị xã, lại có chồng là bạn nằm cạnh nhau trong tù nên hai bà thân nhau, thường giúp đỡ nhau trong việc mưu sinh buôn bán hằng ngày. Còn anh Nghĩa với tôi thì quá gần gũi với nhau trong tù qua mấy năm nay, nên coi nhau như ruột thịt. Vì mỗi lần anh được gọi ra thăm nuôi, anh cứ bảo: “Đây là lầnchót”, nên tôi có hỏi anh tại sao khi nào anh cũng bảo đây là lần chót vậy? Vì quá thân tình, nên có lần anh đã tâm sự cho tôi nghe. Và đây là câu chuyện theo lời anh Nghĩa kể:

oOo

- Tôi là đứa “con cầu tự” của mẹ tôi. Đúng hơn, tôi là con trai độc nhất của cả dòng họ nhà tôi. Cha mất sớm, nếu mẹ tôi không sinh ra tôi trước khi ba tôi mất thì coi như dòng họ “Đinh Viết” của tôi tuyệt tự. Vì thế, năm tôi vừa lên 20 tuổi mẹ tôi đã hối thúc tôi đi kiếm vợ để kịpcó cháu nội trai hầu nối dõi tông đường, sau nầy lo nhang khói cho ông bà tổ tiên.

Tôn Thất Đàn

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 71

Tôi cứ ậm ừ cho qua ngày. Vì hồi đó tôi còn quá trẻ. Hơn nữa, tôi đang học lên Đại học, tương lai còn rộng mở. Còn việc vào quân độithì tôi hoàn toàn được miễn, vì tôi là con trai độc nhất trong gia đình. Tưởng thế là yên. Nhưng không, đến đầu năm 1968 sau Tết MậuThân, chiến cuộc leo thang, Cộng quân tấncông khắp nơi trên toàn lãnh thổ miền Nam VN. lệnh “Tổng động viên” được ban hành. Tấtcả các tầng lớp thanh niên đều phải tòng quân nhập ngũ để làm tròn bổn phận người trai trong thời loạn. Tôi cũng không tránh khỏi vòng quy luật đó.

Đến khi tôi sắp sửa vào trường Sĩ quan Thủ Đức thì mẹ tôi bảo phải lấy vợ, sinh con trai để nối dõi tông đường theo lời yêu cầu bên họ nhà chồng. Tôi thưa rằng: “Con chưa có người yêu”. Mẹ tôi bảo, chuyện đó con khỏi lo. Mẹ tôi đến nhà các bà bạn dò la, ngắm nghía cô nầy, xem tướng cô kia, cuối cùng bà cũng chọncho tôi được một cô. Sau đó mẹ tôi mua một ít trái cây, đưa tôi đến thăm nhà bà bạn của bà đểtôi được coi mắt người vợ tương lai của tôi. Vô tình cô gái không biết có sự sắp xếp giữa hai gia đình nên cô ta tiếp tôi rất hồn nhiên, vô tư như bạn bè của hai nhà đã quen biết nhau tứtrước. Tôi thấy cô cũng xinh xinh, hiền hiền, vui vẻ, nên khi về nhà tôi thưa với mẹ rằng: “Nếu mẹ thấy vừa ý, thì mẹ đặt đâu con ngồiđó”.

Quả thật cô gái hoàn toàn không biết gì vềviệc cô sẽ là vợ tôi. Trước ngày tôi vào quân trường Thủ Đức, hai gia đình muốn tổ chức lễhỏi và cưới luôn một lần cho tiện. Khi đó cô mới được thông báo. Cô ta liền từ chối quyếtliệt. Hóa ra cô đã có người yêu.

Sau nầy tôi mới biết người cô yêu là một“ca nhạc sĩ” nghiệp dư. Anh chàng khỏi đi lính vì có khuyết tật ở chân, nên được miễn dịch vĩnh viễn. Nhờ thế anh ta yên tâm ở nhà sáng tác nhạc , đàn ca xướng hát, tán tỉnh cô nầy cô kia. Con gái mới lớn cô nào cũng thích các ca nhạc sĩ hát hay, đàn giỏi, sáng tác những bảnnhạc trữ tình làm cô ta yêu mê mệt chàng ca nhạc sĩ, và quyết cùng chàng “một túp lềutranh, hai quả tim vàng”. Bất ngờ cô bị ép phải

lấy tôi làm chồng, cô bị cú “sốc” quá nặng, nên cô tuyên bố với cha mẹ cô rằng, cô ta sẽ tìm cách đi theo với chàng “ca nhạc sĩ” đó. Nếukhông được, thì cô sẽ uống thuốc rầy tự tử.!

Cũng tại gia đình cô ta có sự xích mích vớigia đình nhà ca nhạc sĩ đó, nên ba mẹ cô không muốn làm “sui gia” với họ. Vì thế, bà mẹ mớibảo với con gái rằng: “Mày muốn trốn theo trai thì đi, nhưng không được theo thằng chó chết“xướng ca vô loại” của nhà đó. Nếu mày theo nó, thì 3 ngày sau nhớ quay về dự đám tang tao! Còn mày muốn uống thuốc rày tự tử thì tao sẽ mua cho mày một chai. Nhưng mày uốngnửa chai thôi, còn nửa chai để cho tao. Nuôi mày khôn lớn để mày trả hiếu cho cha mẹ như vậy làm nhục cả gia phong!

Lời tuyên bố đó khiến cô ta nhụt chí, không còn lựa chọn nào khác. Thế nên trướcngày cưới, cô ta hẹn tôi ra một quán nước gầnthị xã. Đúng hẹn, chúng tôi gặp nhau. Tôi ngồi đối diện với cô. Quán vắng người, nên cô ta chẳng cần rào đón mà bảo tôi ngay: “Tôi vớianh không hề thương nhau, chưa bao giờ hẹnhò với nhau, tại sao anh lại cố tình phá vở tình yêu của chúng tôi? Anh có biết vợ chồng không có tình yêu mà sống với nhau là sống trong địangục không?” Tôi trả lời: “Đây là chuyện giữahai gia đình, giữa người lớn với nhau, cô không bằng lòng lấy tôi thì cứ nói thẳng với ba mẹ cô, hoặc nói với mẹ tôi. Tôi không có ý kiến, tôi chưa cần vợ, nhưng mẹ tôi cần có cháu nội trai để nối dõi tông đường. Tôi vì chữ hiếu, quá thương mẹ già, vì bà quá cần có cháu nội trai để làm vừa lòng bên dòng họ nhà chồng, nên tôi phải vâng lời đến với cô. Nhưng bây giờ tôi đã hiểu cô, đã biết mối tình của cô. Vậy cô cứyên tâm, tôi sẽ báo cho mẹ tôi hủy bỏ chuyệnnầy. Cô đừng lo!”

Tôi đứng lên định ra về, thì cô ra dấu cho tôi ngồi xuống. Cô nói trong ngấn lệ: “Anh chẳng có lỗi gì cả, gia đình tôi nhất định gả tôi cho người khác, ai cũng được, ngoại trừ ngườitôi yêu là anh “ca nhạc sĩ” đó”. Rồi cô nhìn thẳng vào tôi, môi mím lại mà nói rằng: “Tôi đồng ý lấy anh. Nhưng tôi cho anh biết tôi không thù ghét anh, nhưng tôi không thể yêu

72 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

thương ai ngoài người tôi yêu! Về làm vợ anh tôi sẽ không bao giờ nói tiếng yêu thương cùng anh! Sống với anh, chúng ta như cảnh “đồngsàng dị mộng” vậy! Mong anh cũng làm như thế!”.

Tôi giận sôi gan, muốn tát vào mặt cô ta một tát cho hả giận, nhưng nghĩ đến mẹ tôi, tôi cố bình tĩnh nói: “Tôi giữ lời, vì chúng ta chẳng hề yêu thương nhau. Tôi cũng yêu cầu cô nhớlời cô nói đó! Từ hôm nay cho đến tuần sau, cô có thể báo cho mẹ tôi biết quyết định của cô. Chỉ mong cô cố gắng cho mẹ tôi một đứa cháu nội trai. Xin cô giúp tôi.”

Đến đây, đôi mắt anh Nghĩa có hơi ngấnlệ, rồi anh kể tiếp: Chúng tôi đã có 2 mặt con với nhau (1 trai và1 gái), nhưng không bao giờtôi nghĩ cô ta còn lưu lại trong gia đình tôi cho đến ngày tôi vô tù như hôm nay. Thế nên, mỗikhi được gọi ra thăm nuôi, anh thường nghe tôi tự hỏi: “ai thăm nuôi” mình? Vì tôi cứ nghĩ là cô ta đã bỏ tôi về với người tình, để khỏi nuôi hai đứa nhỏ và khỏi đi thăm nuôi tôi!

Tôi ái ngại hỏi anh: “Vậy anh có thể nói thật, anh có thương vợ anh không?”.

- Anh trầm ngâm một lúc rồi mới trả lời: “Chỉ sau nầy thôi! Khi tôi vào tù, cô ta không bỏ tôi, lại phải vất vả, bương chải để nuôi sống bao nhiêu người trong gia đình, tôi mới nghĩ rằng cô là vợ tôi. Trước kia tôi không bao giờnghĩ đến tình cảm của vợ tôi, chúng tôi rất ít nói chuyện với nhau! Tôi đi hành quân liên miên, lần nào về phép tôi cũng ôm con mà cứnghĩ rằng đây là lần cuối mình được gần các con! Ra trận bom đạn rải như mưa, bạn bè, đồng đội tôi ngã xuống ngay bên cạnh, trướcsau gì cũng đến lượt mình! Còn vợ tôi, tôi có cảm tưởng như giữa hai đứa có một bức tường vô hình ngăn cách, mà cô ta sinh con như mộtcổ máy sản xuất ra một sản phẩm, rồi giao lạicho tôi vậy thôi!”

Người ngoài nhìn vô thì thấy đó là một gia đình bình thường. Mẹ tôi thì bà vô tư và vui mừng lắm! Bà cụ không biết dĩ vãng của cô, cũng không thấy những đợt sóng ngầm đang âm ĩ, thì thầm gọi cô thoát ly! Bây giờ ở tù kiểu

nầy thì chỉ có chết, hoặc mọt gông trong tù mà thôi, vì chẳng ai biết được ngày về! Cái chếtđối với những chiến binh như bọn mình thì sá gì, nhưng tôi thương các con tôi quá, chỉ mong được về để lo cho chúng và bù đắp cho gia đình những gì có thể làm được.

Từ khi nghe anh Nghĩa kể chuyện gia đình, tôi cũng đâm ra hồi hộp mỗi khi nghe tên anh được gọi ra thăm nuôi. Tôi cứ tưởng mẹ anh, hoặc bà cụ nhờ một người nào đó vào gặp anh và báo tin vợ anh đã bỏ đi lấy chồng rồi! Nhưng lần nào cũng là chị ta.

Hơn 6 năm sau đó, chúng tôi cùng ra trại tù một lần vào tháng 6 năm 1981. Chúng tôi người nào trông cũng đã hom hem, tóc đã có sợi bạc, chân tay khẳng khiu dù tuổi đời mớivào độ trung niên. Thời gian ra tù, chúng tôi chỉđược lao động bằng chân tay như đạp xích lô, bán vé số, vá ruột xe đạp v.v…Tôi và anh Nghĩa mỗi người một chiếc xe đạp rảo quanh các khu phố chợ để hàn soong, hàn nồi, hàn thùng thiếc lủng cho các bạn hàng hầu độ nhựtqua ngày!

Thế rồi, đầu thập niên 1990 có chương trình “tù cải tạo” được đi định cư ở Mỹ. Gia đình tôi và gia đình anh Nghĩa đến cùng tiểubang New York nhưng khác thành phố, cách nhau hơn hai giờ lái xe. Bước đầu đến xứ ngườivới hai bàn tay trắng, chúng tôi lao động chân tay, lương tiền chẳng được bao nhiêu, chúng tôi ít khi gặp nhau, chỉ gọi điện thoại nói chuyện, hỏi thăm sức khỏe nhau mà thôi. Tôi cũng không còn để ý đến chuyện xưa của vợ chồnganh Nghĩa, và cũng không bao giờ kể cho vợtôi nghe.

Sau hơn 10 năm ở xứ Mỹ, vài đứa con củagia đình tôi và gia đình anh đã tốt nghiệp Đạihọc, có việc làm tốt phụ giúp được cho cha mẹ,nên chúng tôi rảnh rang, thỉnh thoảng có dịpthăm viếng nhau. Bao nhiêu năm mới gặp lại, thấy anh Nghĩa khỏe mạnh, da dẻ hồng hào hơn trước, chị vợ cũng mập ra, gặp lại vợ tôi như gặp cố nhân, hai người chuyện trò không ngớt. Nơi xứ người bơ vơ, nên chúng tôi coi nhau như anh chị em một nhà.

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 73

Bỗng một hôm, vào khoảng 10 giờ tối, điện thoại reo, tôi bắt máy lên. Bên kia đầugiây vợ anh Nghĩa hốt hoảng:

-Không hiểu sao ăn tối xong, ảnh ngồi xem TV. Thình lình ảnh kêu “Đau đầu quá!” rồi gụcxuống bất tỉnh. Em gọi 911 và xe cứu thương đã đến đưa vô bệnh viện rồi. Hiện em đang ởphòng cấp cứu. Ảnh chưa tỉnh, em rối trí quá không biết mình phải làm gì đây?

- Tôi trấn an chị! Ảnh không sao đâu, chịhãy bình tỉnh, đưa vô bệnh viện được là yên tâm rồi, vợ chồng tôi sẽ đến ngay. Hai tiếng nữa chúng tôi sẽ có mặt tại bệnh viện.

Anh Nghĩa nằm trên giường với đủ thứgiây nhợ, ống trợ hô hấp nối với dàn máy sát tường. Một cái máy đo “Điện tâm đồ” với làn sóng xanh chạy đều đều yếu ớt. Chị Nghĩa quỳbên cạnh, nắm tay chồng thì thầm:

- Anh cố gắng nghe em nói. Em chỉ nói một câu thôi! Em mà không nói được cho anh nghe, thì em sẽ đau khổ suốt đời còn lại củaem, em sẽ ân hận vô cùng! Anh có thương em không? Thương em thì nghe em nói! Tộinghiệp em mà anh!

Chúng tôi đứng sau lưng mà chị không hay biết. Vợ tôi cúi xuống vỗ nhẹ lên vai chị, chịquay lại, đứng lên ôm vợ tôi, nước mắt trào ra:

- Ảnh không nghe em nói. Ảnh không biếtgì nữa! Sao em khờ quá, không nói với ảnh khi ảnh còn mạnh khỏe, mà bất thần ảnh bị như vầy, em hối hận quá chị ơi! Vợ tôi không hiểugì cả, nhưng vẫn cố an ủi:

Chị yên tâm đi, anh sẽ tỉnh lại mà. Nhưng Bác sĩ nói sao?

- Bác sĩ nói, anh bị “xuất huyết não” đang chuẩn bị đưa vô phòng mổ ngay. Em sợ ngườita mổ, rồi ảnh sẽ đi luôn. Em không nói đượcvới ảnh chắc em ân hận suốt một đời chị ơi!

Vợ tôi nhìn tôi không hiểu chuyện gì cả.Đúng ra chính người hấp hối mới cần trăn trốitrước khi từ giã cõi đời chứ! Vợ tôi cứ luôn trấnan chị;

- Sáng mai mổ xong anh tỉnh dậy sẽ nghe chị nói. Chị bình tĩnh mà cầu xin ơn trên cho anh tai qua nạn khỏi.

Nhưng chị ta cứ lãm nhãm:

- Bao nhiêu tình thương mà anh đã dành cho em, em hiểu. Bao nhiêu sự săn sóc anh đã dành cho mẹ con em, em đón nhận, nhưng emkhông nói cho anh biết là em cũng đã thương yêu anh rất nhiều! Vì em quá ngu muội, vì tự ái nhất thời của em, đã làm cho anh đau buồntrong suốt thời gian qua! Vì em đã lỡ lời từchối tình yêu của anh lúc ban đầu, nên lâu nay em chưa dám tỏ tình lại với anh là em cũng đã yêu thương anh rất nhiều! Em xin tạ lỗi cùng anh, và xin anh nghe em nói, chỉ một câu thôi!

Vợ tôi ngớ ra không hiểu gì cả. Chỉ mộtmình tôi biết điều đó. Tôi nói với chị ta:

- Xin chị bình tỉnh, tôi sẽ giúp chị thử sao? Tôi với anh Nghĩa thân thiết như anh em ruộtthịt. Hy vọng tôi nói anh sẽ nghe.

Nhìn “điện tâm đồ” thấy những làn sóng rất yếu ớt, tôi nghĩ có mổ cũng rất ít hy vọng, nhưng tôi tin sự sống trong anh vẫn còn. Tôi ra dấu chị Nghĩa đến bên cạnh, rồi cúi đầu sát tai anh nói chậm rãi:

- Tôi là Nguyễn sơn Hà bạn anh đây. Chúng ta ở tù chung khi còn ở bên VN anh còn nhớ không? Anh cố gắng nghe tôi nói một điềurất quan trọng:

- Vợ anh đang đứng bên anh đây. Bây giờchị sẽ nói một đôi lời tận đáy lòng chị cùng anh. Nếu anh nghe được, và anh chấp nhậnnghe chị nói, thì xin anh chuyển động mi mắthoặc con ngươi của mắt anh cho mọi người

74 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

biết! Mọi người im lặng chăm chú nhìn đôi mắtđang nhắm nghiền của anh Nghĩa. Đột nhiên đôi mi anh chuyển động như muốn mở ra rồinhắm lại, tuy rất nhẹ nhưng mọi người đều thấyrõ.

Chị Nghĩa ôm chầm lấy chồng khóc òa lên, tin rằng chồng mình còn nghe và hiểu đượcnhững lời của mình nên chị quỳ xuống, cúi sát tai chồng và nói từng tiếng một:

- Anh Nghĩa, anh là chồng em! Em yêu thương chỉ một mình anh! Em yêu thương từngày trở thành vợ anh, nhưng em không dám tỏtình và nói cho anh biết một lời, vì em đã trót lỡcự tuyệt tình yêu của anh dành cho em lúc ban đầu! Cũng vì tự ái “hảo” của một người vợ dạikhờ, đã làm cho anh đau buồn nhiều năm qua! Em xin lỗi anh, đừng giận em nữa nghe anh! Em lạy anh, xin anh tha thứ cho em, em là vợcủa anh. Tội nghiệp em nghe anh!

Nói đến đó thì nghẹn lời. Chị đứng lên và lùi lại, hai tay để lên ngực, nhưng mắt vẫnkhông rời đôi mắt chồng. Mọi người nín thởchờ đợi…Rồi tự nhiên đôi mắt nhắm nghiềncủa anh Nghĩa chuyển động nhẹ, hướng về chịNghĩa và dừng lại!

Tôi nói với chị:

- Anh Nghĩa đã hiểu chị, đã chấp nhậnnhững lời yêu thương thốt ra từ đáy lòng chị.

Bỗng chị Nghĩa lảo đảo níu tay vợ tôi rồingã quỵ xuống bất tỉnh.

Vợ tôi đỡ lấy chị, hoảng hốt ngồi bệtxuống sàn, ôm chị vào lòng.

Tôi bảo vợ:

- Không sao đâu, bị xúc động mạnh. Đểanh đi gọi y tá.

Thật ra chị Nghĩa đã tỏ tình với chồng, tuy rằng đã quá muộn!!! ./.

TRƯỚC XUÂN HẢI THỤY

Đường quê trở gió - én đùa bay Lả tả vàng mai lá rụng đầy Kẽo kẹt hàng tre reo nắng ấm Lâng lâng hương Tết dậy lòng say Chợ phiên tấp nập vui như hội Giấy mực nghênh ngang trải khắp quày Lên - xuống ông Đồ tung nét bút Mùa Xuân muôn vẻ - khó ai bày

* * *

Chợ Xuân muôn vẻ khéo chưng bày Bánh mứt - rượu trà đủ các quày Lan cúc đào mai khoe sắc thắm Trẻ già - trai gái ...ngắm hàng say Lung linh ngõ xóm đèn hoa rạng Rạo rực nhà ai bếp lửa đầy Không khí làng quê đầm ấm lạ Trước sân phơi phới ... phướn nêu bay !

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 75

Phạm Tín An Ninh

Tôi vô cùng ngạc nhiên, khi nhận đượcmột thiệp mời đám cưới gởi qua đường bưu điện, danh tánh nhà trai, nhà gái và cả cô dâu chú rể đều xa lạ. Gần nửa giờ ngồi “điểm danh” tất cả bà con, bè bạn xa gần, vợ chồng tôi và mấy đứa con cũng chẳng tìm ra “tông tích” họlà ai. Nghe bạn bè kể lại, một số không ít ngườiViệt mình thích có nhiều thực khách tham dựtiệc cưới của con cháu. Khách càng đông càng chứng tỏ được thế giá của gia đình. Vì vậy có người chỉ gặp ai ở đâu đó một lần thoáng qua, cũng có thể trở thành “quan viên” hai họ. Hơn nữa, ở cái vương quốc nhỏ bé và hiền lành này, muốn tìm ai, cứ việc mở cuốn điện thoại niên giám hoặc vào guleside gõ cái tên là có ngay sốphone và địa chỉ. Cũng có thể là do một ông bà khách nào đó được mời nhưng hồi báo không thể tham dự được nên vợ chồng tôi được chọnđể “điền vào chỗ trống cho có đầy đủ ý nghĩa” chăng?

Địa điểm tổ chức tiệc cưới là một nhà hàng Tàu sang trọng nằm ngoại ô thành phố Oslo, không xa nơi tôi ở. Ngày đám cưới còn hơn một tháng, nhưng lại đúng vào ngày mà vợchồng tôi phải sang London thăm vợ chồng cô con gái và mừng thôi nôi thằng cu cháu ngoại. Vé máy bay đã “búc” rồi. Vợ chồng cô con gái cũng đã lấy hè để đón chúng tôi. Nên dù có biếtcha mẹ hay cô dâu chú rể có tên trong thiệpmời chăng nữa, chúng tôi cũng không thể tham dự được, huống hồ lại là một người nào đó không quen. Thấy tôi phân vân, bà xã cầm tấm

thiệp màu hồng vất vào kệ sách, lắc đầu bảo“forget it!”

Sáng thứ Bảy, một tuần sau đó, khi đang sửa soạn hành lý, nghe điện thoại reo, tôi bốcmáy lên nghe, nhưng không thể nhận ra ngườibên kia đầu dây. Một người đàn bà, tự giớithiệu tên Bích, rất lễ phép khi hỏi đúng cả tên lẫn họ của tôi.

- Vâng, đúng là tôi, nhưng chị có thể nói rõ hơn về chị không ạ, vì xin lỗi tôi không nhớ ra.

- Em là Bích Kiều đây, Lê Thị Bích Kiều,mà khi mới sang Na-uy, anh làm thông dịch giúp em đó. Tên em trong thiệp mời đám cướilà Yvonne Bich, chắc anh chị đã nhận được.Em đổi tên này sau khi có quốc tịch Na-uy.

Tôi giật mình nhớ ra ngay. Mặc dù trong thời gian làm thông dịch, giúp khá nhiều bà con người Việt mới đến định cư, có biết bao nhiêu cái tên làm sao nhớ hết. Hơn nữa cũng đã hơn 25 năm rồi còn gì. Nhưng đặc biệt, Lê Thị Bích Kiều thì tôi không thể nào quên. Sau khi thăm hỏi, Bích Kiều xin được đến thăm vợ chồng tôi vào lúc bốn giờ chiều. Cô bảo, gặp nhau sẽ có biết bao nhiêu điều muốn nói.

o O o

Thời gian còn ở trại tỵ nạn Bataan bên Phi Luật Tân, tôi may mắn được chọn làm phụgiảng cho các lớp học tiếng Nauy. Được thầycô dạy kèm riêng, và nhờ phụ giúp mỗi ngày trong các lớp học cũng như làm thông dịch bấtđắc dĩ cho những thuyền nhân mới đến đảo,nên tôi có một số vốn liếng tiếng Na-uy, mộtthứ ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ với hầu hết ngườiViệt nam lúc ấy. Và cũng nhờ cái vốn bì bõm này, khi sang định cư ở Na-uy, tôi được chọnlàm thông dịch tạm thời cho Phòng Xã Hội và Sở Cảnh Sát thị xã, nơi gia đình tôi tạm cư. Thời gian này Na-uy nhận một số lượng khá đông thuyền nhân được tàu Na-uy vớt trên biểnvà một số trường hợp nhân đạo khác.

Nói là thông dịch chứ thực ra chỉ giúp bà con làm hồ sơ, khai lý lịch ở Sở Cảnh sát, xin trợ cấp ở Phòng Xã Hội, hoặc gặp bác sĩ, nha sĩ, hay vào bệnh viện khám và chữa bệnh. Cũng qua công việc này, tôi mới thấy rõ Na-uy là

76 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

một quốc gia giàu lòng nhân đạo, mở rất rộngvòng tay, đối xử quá tốt với những người tỵnạn mà họ cứu vớt, cưu mang. Công việc nhàn nhã mà lương bổng cũng khá, lại còn được cơ hội trau dồi ngôn ngữ mới, nên sau này, khi đã được chính thức nhận vào học và đi làm trong ngành ngân hàng bưu điện, tôi vẫn xin giữ cái “job” phụ này, nhưng chỉ làm thêm ngoài giờhành chánh.

Tuy nhiên, bên cạnh những điều vui ấy, tôi cũng bị “tai nạn nghề nghiệp” không ít. Đặcbiệt khi phải thông dịch cho những bà con mà tàu của họ bị bọn hải tặc tấn công. Nghe họ kểnhững cảnh nghiệt ngã, thương tâm trên biển, tôi vừa không nén được xúc động vừa ngạingùng khi phải thông dịch lại bằng tiếng Na-uy. Hơn nữa lúc ấy tôi cũng chưa có đủ ngôn từ đểdiễn đạt những điều “tế nhị”.

Ngày ấy có một Viện Tâm Thần dành riêng cho người tỵ nạn, nằm trong Viện ĐạiHọc Oslo, do bác sĩ Hauff, cũng là một giáo sư tâm lý học, điều hành. Ông là vị bác sĩ có lòng nhân hậu và rất tận tâm với nghề nghiệp.Những người tỵ nạn gặp điều không may, bịhải tặc đánh đập hãm hiếp, hay bị mất ngườithân trên đường vượt biển, đều được ông tậntình thăm nom, chăm sóc cũng như can thiệpCơ quan Di Trú cho ưu tiên bảo lãnh gia đình và Sở Xã Hội cấp thêm nhiều phương tiện sinh hoạt, giải trí. Tôi sợ nhất là những lúc phải làm thông dịch để ông tâm tình, khuyên giải, an ủinạn nhân, mà thời gian có khi kéo dài cả mộtvài ngày. Bởi vốn liếng tiếng Na-uy còn quá nghèo nàn, làm sao tôi có thể truyền đạt được

những gì ông muốn nói. Có lần nghe ông dặndò trước khi làm việc:

- Đây không phải một cuộc nói chuyệnbình thường mà là một ca điều trị. Có điều, những bệnh nhân này chúng ta không chữabằng thuốc mà chữa bằng ngôn ngữ.

Mà ngôn ngữ của tôi thuộc loại ăn đong, thì làm sao giúp ông chữa loại bệnh đặc biệttrầm kha này. Nhiều lần tôi xin từ chối, nhậnmình không đủ khả năng, nhưng Phòng Xã Hộikhông tìm được người thông dịch khác, và bác sĩ Hauff cứ gật đầu bảo là ông tin tưởng ở tôi. Cuối cùng tôi phải yêu cầu ông nói thật chậmvà dùng những từ ngữ tương đối đơn giản đểtôi hiểu rõ, và nhất là không hiểu lầm, những gì ông nói.

o O o

Một hôm tôi được Văn Phòng Xã Hội cho biết, phải đi theo bà Kari Mette ra phi trường Fornebu đón một người tỵ nạn đặc biệt, đượcNa-uy nhận nhân đạo từ một trại tỵ nạn Thái Lan. Người này được đưa thẳng từ Thái Lan đến Na-uy, mà không qua trại tỵ nạn chuyểntiếp Bataan, như những người khác. Bà Kari Mette làm việc cho một nhà thờ công giáo, nhưng vì có nhiều khả năng và uy tín, nên đượcyêu cầu kiêm nhiệm đại diện cho Sở Tỵ Nạntrong khu vực thị xã.

Chúng tôi được vào tận cửa gate máy bay. Người mà chúng tôi đón hôm nay là một cô con gái trẻ, ngồi trên xe lăn, trên người choàng mộttấm chăn mỏng, được một cô tiếp viên hàng không đẩy ra giao cho chúng tôi cùng túi hành lý nhỏ và một phong bì đựng hồ sơ có in huyhiệu Cao Ủy Tỵ Nạn LHQ. Trông cô ta tiều tụy, xanh xao. Tôi giới thiệu và dịch vài lờichào mừng của bà Kari Mette. Khi đưa tay nhận bó hoa hồng từ bà Kari Mette, cô gật đầu, lí nhí hai tiếng cám ơn. Theo sau bà Kari Mette, tôi đẩy cô gái theo một lối đi riêng, không phảiqua kiểm soát. Một chiếc xe tản thương và cô ý tá chờ sẵn bên ngoài. Khi phụ dìu cô gái lên nằm trên một băng ca trong xe, tôi mới biết là cô ta đang mang bầu. Theo yêu cầu của cô ý tá, tôi ngồi luôn trên xe tản thương, tháp tùng vềbệnh viện. Bà Kari Mette lái xe chạy theo sau.

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 77

Ở phòng nhận bệnh, khi nghe bà Kari Mette nói chuyện với vị bác sĩ, tôi mới biết cô gái này có tên Lê thị Bích Kiều, 21 tuổi, bị hảitặc giam giữ ở một hoang đảo ngoài khơi Thái Lan gần một năm, trước khi được một lựclượng tuần cảnh phối họp với hải quân Thái cứu thoát. Cô ta đang mang thai hơn năm tháng, sức khỏe rất yếu. Việc ưu tiên phải làm là giúp cô sớm hồi phục sức khỏe và bảo vệthai nhi.

Khi trả lời một số câu hỏi của bác sĩ, cô luôn nhìn tôi bằng đôi mắt thật buồn và ái ngại, Một vài câu hỏi cô ngại ngần không muốn trảlời. Tôi từ tốn bảo cô cứ yên tâm, nếu điều nào chưa muốn nói ra, cô không cần thiết phải trảlời, tôi sẽ liệu cách để nói lại với bác sĩ. Nhưng sau đó, tôi mới hiểu ra, người cô ngại chính là tôi chứ không phải ông bác sĩ. Mặc dù trướckhi bắt đầu làm việc, tôi đã nói với cô là nhữngngười làm thông dịch như tôi đều phải ký giấycam kết taushetsplikt (bổn phận bảo mật nhữngđiều tai nghe mắt thấy). Cô được y tá đưa vào phòng tắm rửa và thay áo quần bệnh viện. Khi trở ra, cô tươi tỉnh hơn, bây giờ nhìn kỹ tôi thấycô có khuôn mặt khá xinh, dù đôi mắt thậtbuồn. Theo cô y tá đưa cô lên một phòng riêng ở tầng ba, tôi bảo y tá bật cao đầu chiếc giường và đỡ cô ngồi dậy theo yêu cầu của cô, dịch cho cô nghe những điều dặn dò của bác sĩ, hỏi cô thích ăn uống những gì để tôi nói lại với cô y tá, rồi chào cô ra về, sau khi chúc cô ăn ngon và tối nay có một giấc ngủ thật bình yên. Cô nhìn tôi, nói cám ơn rồi vội vàng cúi xuống. Thoáng qua đôi mắt, tôi biết cô băn khoăn lo lắng, khi phải ở lại một mình. Tôi ghi số điệnthoại trên mảnh giấy nhỏ đưa cô y tá. Bảo là trường hợp bệnh nhân hay y tá cần điều gì, cứgọi cho tôi.

Kể từ hôm ấy, ngoài bổn phận thông dịch tôi còn là người thân quen duy nhất của cô. Hôm nào cô ngỏ ý thèm các thức ăn Việt nam, tôi bảo bà xã tôi làm rồi mang đến cho cô, cùng mấy tờ báo Văn Nghệ Tiền Phong, và tậptruyện của ông Duyên Anh mà cô thích đọc.

Sau một tuần lễ, sức khỏe của cô khá hơn, nhưng y tá cho biết tâm trí chưa ổn định, cô thường giật mình thức giấc rồi la hét, khóc lóc

lúc nửa đêm. Cứ vài ngày, bác sĩ Hauff từ ViệnTâm Thần đến thăm, cho cô quà, an ủi và khuyên cô hãy đọc sách, xem TV, cần nghĩ tớiđứa bé sắp chào đời, dù gì nó cũng là giọt máu của mình. Có điều gì cần, hoặc cảm thấy nặngnề trong lòng, cô cứ nói ra mỗi lần ông đếnthăm.

Cô không phải đến Sở Cảnh Sát để làm hồsơ di trú như những người tị nạn khác, mà do yêu cầu của Sở Tỵ Nạn, vị trưởng phòng Cảnh sát ngoại kiều đã đích thân đến bệnh viện đểgặp cô sáng hôm sau. Qua làm việc, tôi đượcbiết cô gái sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt. Trước75, mẹ cô là cô giáo và cha là một sĩ quan cấptá, bị mất tích tại Đà Nẵng khi Vùng I vvvvc d1i tản. Vượt biên từ Rạch Giá cùng vị hôn phu. Anh là con trai lớn của một người bạncùng khóa Võ Bị với cha cô. Chiếc thuyền nhỏchở theo 47 người, ra khơi ba ngày thì gặp hai chiếc ghe đánh cá của Thái Lan chặn lại. Cảbọn gần 20 tên mang dao búa và cả súng nữa, xông lên thuyền uy hiếp. Anh tài công bị giếtđầu tiên bằng búa đánh vào đầu, một vài thanh niên khỏe mạnh có ý chống cự, liền bị chém chết. Chúng chia nhau lục soát trên tàu và trên từng người để cướp vàng bạc, đồng hồ. Trướckhi rời khỏi thuyền, chúng phá hỏng máy, và bắt theo khoảng mười cô gái. Khi hai tên trong bọn kéo Kiều đi, người vị hôn phu của Kiềuxông đến định giật lại Kiều, bị chúng bắn bịthương rồi đạp xuống biển, trước tiếng la khóc thất thanh của Kiều cùng những cô gái khác.

Vừa mới lên tàu, bọn hải tặc luân phiên hãm hiếp những cô gái bị chúng bắt theo. Tiếng van xin la khóc quyện vào âm thanh của nhữngngọn sóng dường như cũng đang thét gào phẫnnộ. Chỉ duy nhất có Kiều được thoát, không bịhiếp, nhưng bị cột cả hai tay vào phía sau phòng lái, và phải chứng kiến hành động dã man, bỉ ổi của bọn dã thú, cùng những khuôn mặt sợ hải đau đớn uất hận tột cùng của nhữngcô gái nạn nhân.

- Tại sao cô lại được tha, không bị chúng hiếp? Anh cảnh sát ngạc nhiên hỏi.

- Làm sao được tha. Có lẽ thấy tôi có chút nhan sắc, nên tên thuyền trưởng dành riêng tôi

78 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

cho hắn. Khi ấy hắn đang lái tàu! Cô gái sụtsùi.

Tối hôm ấy, cô đã bị cướp đi đời con gái. Qua một ngày kinh hãi, biết mình không thểchống cự, cô đã nằm im phó thác cho số phận.Trong khi thân xác bị dày vò, cô nghĩ đến cảnh người yêu vừa bị giết tức tưởi trưa nay, cắnchặt lưỡi giữa hai hàm răng ứa máu.

Tay thuyền trưởng hải tặc không đánh đậphành hạ cô như những cô gái khác. Hắn săn sóc, mang cho cô một tô cháo cá nóng, nhỏ nhẹdỗ dành cô ăn, nhưng cô không thể nào nuốtnổi, dù bụng đang đói. Nằm thiếp đi cả mộtngày trong phòng lái, khi nghe tiếng ồn ào gọinhau của bọn hải tặc, giật mình thức dậy, cô thấy tàu cặp vào một hòn đảo.

Sau khi ra lệnh cho đám thuộc hạ quăng neo, tay thuyền trưởng cõng cô trên lưng, lộivào bờ. Cô ngạc nhiên rùng mình khi không thấy các cô gái khác. Số phận họ ra sao? Cô bịtkín hai tai, nhưng tiếng van xin kêu khóc hãi hùng của ngày hôm qua như muốn vỡ tung đầuóc. Cô tưởng tượng họ bị hiếp cho đến chết, rồiquăng xác xuống biển. Thật thảm thương tộinghiệp. Nhưng dù sao họ cũng không phải sốngcả một đời thừa thãi trong nỗi dày vò, mặc cảmvà vô vọng như cô. Biển xanh sẽ ôm ấp vỗ vềcả thân xác lẫn linh hồn họ. Là cánh hoa tả tơi duy nhất còn sót lại sau một ngày đêm dông bão, cô ví mình chẳng khác nào rác rưởi tắpvào một nơi hoang vắng. Cô tự hỏi, đó có phảilà điều may mắn?

Anh cảnh sát ngồi bất động nghe cô kể,thỉnh thoảng ngước mặt lên trần nhà để giấunhững giọt nước mắt. Tôi thầm tội nghiệp cho anh ta, một người sinh ra và lớn lên trên mộtvương quốc an bình, giàu có, hà cớ gì phảikhóc cho nỗi đau thương, bất hạnh của dân tộctôi. Chúng tôi dừng lại khi thấy cô gái sụt sùi. Tôi đứng dậy đi lấy mấy tờ giấy soft cho cô lau nước mắt và mời cô một ly nước saft.

- Rồi đời sống của cô trên đảo ra sao trướckhi cô được cứu thoát? Anh cảnh sát hỏi.

- Tôi được đưa vào một cái hang đá khá lớn, có sẵn một số thức ăn, nước uống và cả áo

quần cùng nhiều vật dụng mà có lẽ bọn họcướp được từ những lần trước.

Đó là một đảo hoang. Một trong những“hậu trạm”. Cứ bốn, năm hôm, có khi cả tuầnlễ, bọn hải tặc trở về đây nghỉ ngơi đôi ngày, chia chác “chiến lợi phẩm”, rồi lại ra đi. Tiếptục những chuyến làm ăn khác, hoặc vào bờ lấythêm nhiên liệu, lương thực. Tay thuyền trưởng cao lớn, tóc phủ tới lưng, cả ngày chỉ mặc mộtcái quần short ố vàng, phơi tấm thân trần đen đúa với đầy những hình xâm. Không biết vì nghĩ là cô không hiểu tiếng Thái hay là bản tính ít nói, cả ngày hắn lầm lì, chỉ thỉnh thoảng mỉmcười. Hắn luộc tôm cá tươi ép cô ăn và bắt cô uống rượu. Miệng hắn lúc nào cũng nồng nặcmùi rượu. Đôi mắt đỏ ngầu. Rượu giúp hắn trởthành con hổ đói cuồng bạo trên tấm thân liễuyếu của cô. Hắn lột hết áo quần cô, làm nhiềucách hầu tạo kích thích, nhưng cả thân xác và tâm hồn cô đã trở thành gỗ đá, lạnh lùng, không còn cảm giác. Chỉ biết nhắm mắt chịu đựng đau đớn, để cho hắn ta mặc tình hành hạ.

Bọn họ ra đi từ lúc trời chưa sáng. Khi cô thức dậy chung quanh vắng lặng, ngoài tiếng sóng biển rì rào. Cảm giác da thịt rã rời. Phảingồi khá lâu mới đứng dậy được. Cô chui ra khỏi hang, trèo xuống hốc núi tìm đường ra biển. Hôm nay trời nắng, biển êm. Nhìn biểnmênh mông, trong gió nghe như có tiếng gọitên mình, cô giật mình nghĩ tới người yêu và những cô gái đồng hành bất hạnh. Cô xăn quầnlội xuống, vốc một vốc nước rửa mặt. Nướcbiển làm rát khóe mắt, nhưng giúp cô tỉnh táo. Bỗng cô nghĩ đến cái chết. Chỉ cần lội ra xa đểcho sóng cuốn đi là cô sẽ gặp lại người tình ởđâu đó dưới đáy đại dương và sóng biển có thểrửa bớt phần nào nhơ nhớp trên tấm thân, mà bao nhiêu lần, mẹ đã ôm cô dặn dò phải cố giữgìn, trước lúc từ biệt ra đi. Chợt nhớ tới mẹ,nhớ các em, cô đứng bất động nghe lòng dạ bồihồi.

Gió từ biển khơi thổi tới như muốn an ủivỗ về, giúp cô tìm lại một chút yên ả. Cô bướclên đi dọc theo bờ biển. Tiếp tục nghĩ đến mẹvà hai đứa em nhỏ dại. Giờ này không biết họra sao. Có biết mình đang lưu lạc trên mộthoang đảo xa lạ giữa trời biển mênh mông với

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 79

tấm thân hoen ố ê chề. Hay là vẫn đang hy vọng đứa con gái, người chị của mình đã đếnđược một xứ thiên đường nào, để có thể cứusống cả gia đình đang ở bước đường cùng. Bao nhiêu vốn liếng chắt chiu dành dụm được, kể cảchiếc nhẫn cưới và sợi dây chuyền vàng mà bà ngoại đã đeo lên cổ mẹ ngày vu quy, cũng chỉđủ gom góp mua một cây vàng, và phải năn nỉlắm mới được đóng trước một nửa cho chủ tàu, nửa còn lại khi nào đến nơi sẽ trả. Sau ngày cha cô vĩnh viễn không về, cùng nhiều đồng đội gởixác thân ở một nơi vô danh nào đó, rồi cả miềnNam đang trù phú, hạnh phúc một thời, bỗngdưng trở nên đói nghèo, chia ly tan tác, cũng như những gia đình sĩ quan công chức khác, mẹcon cô đã trải qua bao tháng năm cùng cực. Cô đã phải bỏ học, phụ mẹ buôn tảo bán tần, mà cảnhà vẫn bữa đói bữa no. Nghĩ đến tương lai mịtmờ của mấy đứa con, mẹ bàn với cô, chỉ còn cách duy nhất, là cô phải ra đi. Bao lần tìm được mối, nhưng lo cho thân gái dặm trường, có biết bao điều bất trắc, cuối cùng bà rất vui mừng khi có người yêu của cô, cũng là con củamột người bạn cùng khóa với chồng, cùng đi với con gái. Trước ngày đi, hai gia đình gặpnhau, tổ chức một lễ đính hôn rất vội vàng, đơn giản.

Cô bước đi những bước vô hồn trên những bọt sóng xô bờ, hình dung tới tuổi ấu thơ và cảmột thời cùng gia đình sống trong hạnh phúc. Nhớ mấy năm cha cô được đổi về làm huấnluyện viên trường Võ Bị Đà Lạt, nơi ông đã gặp mẹ cô, khi còn là một sinh viên sĩ quan trai trẻ, từng đứng trên đỉnh Lâm Viên với hào khí ngút trời. Nơi ông cùng bè bạn đồng môn, đã quỳ xuống vũ đình trường trong ngày mãn khóa, giữa không khí uy linh, đưa tay thề quyếtbảo vệ núi sông. Cô cũng nhớ tới đám bạn bè một thời nhỏ dại. Không biết những cánh chim non hồn nhiên ngày ấy, giờ tản mác trôi dạt vềđâu sau cơn bão lửa. Cũng như cô, tất cả đã mấtrồi, cả một bầu trời xanh bao la với bao nhiêu ước vọng thuở nào. Không bao giờ còn tìm lạiđược!

Đầu óc mơ hồ, tưởng mình đang đi tìm dấuvết tuổi thơ bên bờ hồ Xuân Hương thơ mộng. Khi nghiêng mình để tìm ngôi nhà Thủy Tạ,

nơi lần đầu hò hẹn người yêu, cô bỗng giậtmình nhận ra tảng đá trên hoang đảo, nơi cô bịgiam lỏng từ mấy hôm nay. Giấc mơ xưa ngắnngủi vỡ tan như bọt biển. Ngồi bệt xuống cát, thẫn thờ gọi mẹ, gọi em, và gọi tên người tình. Cô gọi đến khan cả cổ, để chỉ nghe tiếng mình dội lại từ đại dương mênh mông xa thẳm, không tìm thấy chân trời. Cô đã bật khóc.

o O o

Tôi định đưa tay bảo cô ngừng kể, để tôi kịp dịch lại cho anh cảnh sát, đang hồi hộp ngồichờ, nhưng chợt thấy cô cũng đang khóc. Anh cảnh sát đứng lên nháy mắt, làm dấu cho tôi cùng bước ra ngoài để cho cô được tự nhiên. Khi trở vào, anh cảnh sát nhờ tôi hỏi, nếu cô muốn bảo lãnh cho mẹ và các em còn ở ViệtNam, anh sẽ trình lên Sở Ngoại Kiều, lập hồ sơ cho cô được ưu tiên. Có thể trong vòng từ sáu đến tám tháng, cô sẽ được đoàn tụ với gia đình. Suy nghĩ một chập, cô lắc đầu:

- Em chưa chuẩn bị được tâm lý, không muốn mẹ và các em sẽ đau buồn vì những gì em đã trải qua, và nhất là cái thai trong bụng, em vẫn còn đang giấu mẹ. Chờ sinh đẻ xong, em mới bình tĩnh mà quyết định được. Mặc dù em rất nhớ mẹ và các em.

Ngần ngừ một lúc cô ngõ ý muốn đượcPhòng Xã Hội cho mượn một số tiền để gởi vềgiúp gia đình, sau này đi làm cô sẽ trả. Anh cảnh sát gật đầu, hứa sẽ nói việc này với Phòng Xã Hội. Anh bắt tay cô, chúc sớm bình phục, gặp nhiều may mắn, và hẹn sẽ trở lại thăm cô để xin hỏi thêm cô ít điều bổ túc hồ sơ.

Hai hôm sau, qua điện thoại từ Phòng Xã Hội, tôi đến nhận số tiền 10.000 kroner (khoảng 1.200 USD), để giao lại cho cô và yêu cầu cô ký tên vào biên nhận. Tôi cũng mang đến biếu cô mấy trái xoài chua, lần trước cô bảo là cô rất thèm. Gặp lại tôi, cô tỏ ra mừng rỡ. Lần đầu tiên tôi thấy cô nhoẻn miệng cười. Cô bảo cô rất buồn và thấy cô đơn, vì không có tôi cô chẳng biết nói chuyện cùng ai. Cô ngạcnhiên và thoáng một chút xúc động khi tôi đưa cho cô số tiền của Phòng Xã Hội, và bảo đó là tiền cô được cấp, chứ không phải mượn. Tôi giải thích thêm về những trợ cấp khác dành cho

80 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

người tỵ nạn lúc ban đầu và hằng tháng sau này, cũng như trợ cấp việc sinh đẻ và nuôi con. Tôi bảo cô yên tâm, đừng bận tâm gì về chuyệntiền bạc. Cô càng vui và tỏ ra thân thiện hơn khi nghe tôi bảo trước đây tôi cũng là lính, sau gần 8 năm tù trở về, vợ con cũng khốn cùng như gia đình cô. Tôi kể chuyện gia đình tôi vượt biên nhưng may mắn được tàu Na-uy vớt, mới đến Na-uy tám tháng, nhưng mọi việc tạmthời ổn định. Cô nhớ tới cha cô, đôi mắt sáng lên và say sưa kể cho tôi nghe những ngày cô theo cha ra đơn vị, hoặc cùng mẹ vào trường Võ Bị tham dự các buổi lễ ra trường. Khi tôi đứng dậy cáo từ, cô viết tên và địa chỉ của mẹcô, nhờ tôi gởi hết số tiền còn nguyên Nhữngngười may mắn đến được bến bờ tự do trong bì thơ về cho mẹ. Trong mắt cô sáng lên niềm vui.

Một lần cô ngỏ ý muốn học tiếng Na-uy đểgiết thì giờ. Tôi bảo là ở Na-uy vừa mới có cuốn tự điển Nauy-Việt, tôi sẽ liên lạc Phòng Xã Hội để xin cho cô. Hai hôm sau, tôi mang cuốn tự điển đến, chỉ cho cô cách sử dụng, nói và viết vài câu đơn giản. Cô khá thông minh nên hiểu rất nhanh. Cô còn nhờ tôi viết cho cô vài câu tiếng Na-uy. Trong đó có một câu cô bảo là lời một bản nhạc nào đó mà cô rất thích: “Ngày mai, tôi muốn bỏ đi thật xa”.

o O o

Khi được biết là sẽ sinh con trai, cô vui lắm, nhưng ngay sau đó tôi thấy cô ngồi thẫnthờ, suy nghĩ mông lung. Gần tới ngày cô sinh, tôi xin phép cô cho bà xã tôi đến thăm, đểhướng dẫn chỉ vẽ cho cô ít nhiều kinh nghiệmsinh đẻ mà vợ tôi đã trải qua. Hơn nữa, khi sinh đẻ, có một người đàn bà thân quen bên cạnh cũng an tâm. Biết cô ái ngại, nên tôi nói trướclà vợ tôi hoàn toàn không biết gì về hoàn cảnh của cô, và tất nhiên tôi không hề tiết lộ điều gì. Tôi sẽ nói với vợ tôi là chồng cô còn ở trại tịnạn Thái Lan, sẽ được định cư sau. Ngần ngừmột lúc, cuối cùng cô gật đầu. Cuối tuần, vợchồng tôi đến thăm. Vợ tôi mang đến cho cô một ít thức ăn Việt nam và mấy bộ áo quần con nít. Đàn bà dễ thông cảm với nhau, nhất là vợtôi sinh mấy đứa con cũng không có mặtchồng, vì tôi bận tham dự hành quân, không vềkịp. Tôi ra ngoài, để cho hai người đàn bà dễ

nói chuyện sinh đẻ. Cô sinh vào ban đêm, lúc trời đã vào đông. Tuyết rơi kín cả khung trời. Vợ chồng tôi đến phòng sinh lúc cô đau bụng. Vợ tôi ở bên cạnh cô, còn tôi ngồi ngoài phòng đợi. May mắn là cô sinh rất nhanh. Khoảng hơn 30 phút, tôi đã nghe tiếng con nít khóc. Khi mọi việc đã xong, nghe tiếng vợ gọi, tôi bướcvào chúc mừng cô. Thằng bé đang nằm trên ngực mẹ. Tôi thấy cô khóc. Không biết đó là những giọt nước mắt xót xa hay hạnh phúc.

Sau một tuần ở bệnh viện, mẹ con cô chuyển đến một khách sạn, được phòng xã hộimướn cho cô tạm trú một thời gian, vì chưa tìm được căn nhà thích hợp cho cô. Khách sạn khá sang trọng, nằm không xa bệnh viện, để tiệncho các y tá đến thăm và chăm sóc mẹ con cô.

Mấy ngày sau, tôi đến khách sạn cô ở.Không phải để thăm cô mà để làm thông dịch cho bác sĩ Hauff và nhân viên phòng xã hội. Họmang đến cho con cô nhiều quà tặng. Ai cũng ngạc nhiên và thích thú khi thấy cô biết nói vài câu ngắn bằng tiếng Na-uy. Bác sĩ Hauff hỏi là cô có cần ông giúp điều gì nữa không, cô bậpbẹ trả lời: “tôi sẽ nói với ông sau”. Tuy khôngđúng hẳn, nhưng mọi người đều hiểu được.

Ngày đầy tháng, vợ tôi nhớ và nhắc tôi đếnthăm mẹ con cô. Chúng tôi ghé siêu thị chọnmua một món quà mừng thằng bé. Bấm chuông phòng, cửa không mở. Gõ nhẹ cũng không thấylên tiếng. Tôi đến văn phòng khách sạn hỏi. Họcho biết là cô vừa mới chuyển đi. Tôi gọi hỏiPhòng Xã Hội, họ cho biết là cô đã chuyển đi một thành phố rất xa, và theo yêu cầu của cô, họ không tiết lộ địa chỉ mới cho bất cứ một ai. Sau một thoáng ngạc nhiên, tôi chợt nhớ đếnlời một bài ca nào đó mà cô đã nhờ tôi viết ra bằng tiếng Na-uy và chỉ cho cô đọc đi đọc lạinhiều lần: “ngày mai, tôi muốn bỏ đi thật xa”. Trên đường về, bà xã tôi thắc mắc tại sao cô lạichuyển đi sớm và không cho chúng tôi hay. Tôi lắc đầu, mặc dù tôi đã vừa mới hiểu ra.

Từ hôm ấy, tôi không bao giờ gặp lại cô. Vài lần nhớ tới cô, tôi định hỏi thăm qua mộtsố người quen ở các thành phố khác, hoặc gọicho Sở Tỵ Nạn. Nhưng rồi tôi quyết định

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 81

không tìm, vì có lẽ cô không muốn gặp lại tôi, một người biết quá nhiều về cô.

o O o

Bích Kiều đến đúng giờ hẹn. Khi thấychiếc taxi đỗ ngay trước cổng nhà, vợ chồng tôi chạy ra đón. Tôi cũng nóng lòng muốn xem lạidung nhan của người con gái xinh đẹp nhưng găp phải điều bất hạnh của hai mươi lăm năm trước. Bây giờ chắc tuổi cũng đã 45, 46. Vợchồng tôi ngạc nhiên khi thấy Bích Kiều vẫncòn trẻ đẹp. Cặp kiếng cận làm tăng nét tao nhã quí phái. Cô ôm chầm chúng tôi, rồi lấy kiếng xuống để chùi nước mắt.

- Không ngờ Kiều bây giờ còn đẹp hơn hồixưa nhiều lắm. Sao đi có một mình ên còn ảnhthì giấu kỹ ở đâu rồi không cho trình diện?

Câu nói đùa của bã xã tôi làm cô bớt xúc động, nở nụ cười sau một thoáng thẹn thùng:

- Em vẫn còn độc thân mà! Hôm nay xuống đây nhờ anh chị làm mai đây.

Chúng tôi đi quanh khu vườn sau nhà. Bà xã muốn khoe mấy cụm hồng vàng vừa mới nởhoa, trước khi dắt tay cô bước vào phòng khách. Tôi mang nước ra mời và ngồi nghe hai người đàn bà nói chuyện trang điểm, phấn son xong mới lên tiếng:

- Vậy là Kiều đang ở Trondheim. Tôi thấyđịa chỉ trong tấm thiệp cưới. Ngày ấy, tự dưng Kiều biến mất, làm bọn tôi cứ nghĩ là nàng trích tiên đã ngao ngán cảnh trần gian mà bay lại về trời rồi chứ. Cô cười bẽn lẽn:

- Hôm nay đến cũng để xin lỗi anh chị đây. Ngày ấy lòng em còn đau xót lắm, nên muốn đi đến một nơi thật xa, không muốn gặp bất cứngười Việt nào và nhất là những ai đã biết vềmình. Mặc dù em rất thương quí và mang ơn anh chị.

Tôi cười:

- Tôi biết, nên chỉ thương chứ có nỡ lòng nào mà trách. Chắc Kiều còn nhớ cái câu tiếng Na-uy “Ngày mai tôi muốn bỏ đi thật xa” mà Kiều nhờ tôi viết ra và chỉ cho Kiều đọc đi, đọclại bao nhiêu lần. Khi ấy Kiều bảo rất thích câu ấy trong một bài hát mà Kiều hay hát? Nhờ đó mà tôi hiểu được, nên không có ý tìm Kiều.

o O o

Đúng là cô đã đi thật xa, một hòn đảo nhỏnằm ngoài khơi thành phố Ålesund. Ở đó không có một người Việt nào sinh sống. Chính quyền và dân chúng rất tốt. Mẹ con cô đượcchăm sóc chu đáo. Một năm sau cô bảo lãnh mẹvà hai cậu em sang đoàn tụ. Gia đình sốngtrong hạnh phúc. Đứa bé lớn lên trong vòng tay yêu thương của mọi người. Cháu được đặt tên Trần huy Bách, và trong giấy khai sanh có cha là Trần Huy Trác. Tên người vị hôn phu củaKiều. Anh đã bị chính cha ruột của thằng bé giết chết thảm thương rồi vất xác xuống biển.Kiều giấu kín mẹ và các em điều đau thương này, nên đến lúc qua đời, mẹ cô vẫn tin đứacháu ngoại duy nhất của mình là con của Trác. Bà mất đột ngột sau cơn bệnh tim, khi sang Na-uy được mười sáu năm.

Được chính phủ trợ cấp, cho học bổng, và nhờ mẹ giúp trông con cùng mọi việc trong nhà, nên Kiều và hai em được đi học. Cả ba chịem đều xong đại học. Hai cậu em đang là kỹsư, còn cô làm y tá trong bệnh viện. Khi hai cậuem được nhận vào trường NTH, một đại học kỹthuật bách khoa nổi tiếng tại thành phốTrondheim, miền trung Na-uy, cả nhà đã di chuyển về đây sau sáu năm ở Ålesund. Cháu Huy Bách, con của Kiều cũng vừa tốt nghiệp ởtrường này mùa hè năm ngoái.

- Vợ chồng tôi mừng cho Kiều, cho sựthành công của mẹ con Kiều cùng hai cậu em,

82 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

và cũng xin chia buồn về việc bà cụ đã ra đi. Tiếc là chúng tôi không có dịp được gặp bà.

Đang vui, bỗng Kiều xúc động:

- Tất cả đều nhờ mẹ em. Cả một đời thiệtthòi, chịu đựng vất vả với con cháu. Em vẫn ân hận là em đã phải nói dối với bà về chuyện củacháu Bách.

- Tôi nghĩ Kiều làm như thế là đúng. Ít nhất là không làm đau lòng thêm những ngườiruột thịt vốn đã chịu quá nhiều nhục nhằn, khốnkhổ. Tôi tin là bác ra đi thanh thản, không có trách gì Kiều về sự việc ấy đâu. Tôi nói để an ủi.

Bà xã tôi nãy giờ không hiểu hết những gì chúng tôi trao đổi, hỏi Kiều:

- Sao cô lại không giữ tên Kiều mà lấy tên Bích. Tôi thấy tên Bích Kiều đẹp lắm. Ngày xưa gần nhà tôi ở Nha Trang cũng có tiệm uốntóc Bích Kiều. Mấy cô con gái đều đẹp. Tôi quen cả hai chị em.

- Dạ, em thấy cuộc đời nàng Kiều của ông Nguyễn Du sao mà ba chìm bảy nổi quá, mà dường như cũng đã vận vào em, em sợ nên đổitên Bích, cũng là chữ lót của em.

Tôi cười phụ họa:

- Nàng Kiều nào cũng đã chết rồi. Bây giờ,đang ngồi trước mặt tôi là Bích. Một cô Bích hoàn toàn khác. Chúng tôi rất mừng được như vậy. Xin lỗi, đáng lẽ ra không nên gọi cô là Kiều nữa. từ bây giờ chúng tôi gọi tên Bích nghe.

- Có sao đâu anh. Hai đứa em của em cũng gọi em là chị Kiều mà. Ngoài gia đình, chỉ có anh chị là biết cái tên này của em. Chuyện xưa cũng đã qua rồi. Em muốn anh chị cứ gọi em là Kiều như ngày trước. Hơn nữa, em biết, ngày ấy anh chị cũng thương yêu cô Kiều đó lắm, phải vậy không?

Cả ba chúng tôi đều cười.

Kiều nhìn đồng hồ trên tường, khi nghe tiếng chuông báo giờ. Không biết vì không muốn nhắc lại chuyện cũ, hay là sợ không còn nhiều thời gian, cô bắt đầu một câu chuyện

khác. Cô mở xách tay lấy ra mấy tấm ảnh đưa cho chúng tôi xem. Ảnh của Bách, con trai cô vừa chụp với cô vợ tương lai trong ngày lễ đính hôn hơn ba tháng trước. Một cô gái Việt nam. Cả hai cô cậu đều đẹp, mũi cao, đôi mắt to, vầng trán thoáng lên nét thông minh.

- Hai cháu rất xứng đôi vừa lứa! Vợ chồng tôi khen.

Cô cho biết cô dâu tương lai là một dược sĩ vừa mới tốt nghiệp, con gái út của vợ chồngmột vị giáo sư trước 75, được con bảo lãnh sang Na-uy, và bây giờ lớn tuổi đã về hưu. Ông bà đang sống ở Oslo. Gia đình nề nếp, đạo đức, có năm người con, tất cả đều thành đạt. Cô nhờvợ chồng tôi, tuổi tác ngang với cha mẹ cô dâu, đứng ra thay mặt nhà trai trong ngày đám cưới. Nhưng điều quan trọng hơn, theo cô, là để cho cháu Bách, và chính cô nữa, được tự tin, ấm áp hơn về phía gia đình mình. Bởi vợ tôi là ngườichứng kiến khi Bách ra đời, còn tôi là ngườiđồng hương duy nhất biết rõ về Bách, về nhữngtình huống để có Bách hiện diện trên thế gian này.

- Sự có mặt của anh chị trong ngày đám cưới cháu Bách, là một kỷ niệm thiêng liêng quý giá đối với mẹ con em. Bởi vì khi nhìn thấy anh chị, em sẽ có cảm giác như là đang có anh Trác bên cạnh. Xin lỗi anh chị, em cũng đã nói dối với cháu Bách, anh là người duy nhất ởNa-uy này biết chuyện Trác, và tội nghiệp,cháu Bách vẫn tin anh Trác là ba của nó. Em thường bắt gặp cháu đứng thật lâu trước tấmảnh của anh Trác trên bàn thờ.

- Vậy nhỡ cháu Bách hỏi tôi về Trác, tôi biết nói gì với cháu?

Nghĩ ngợi một lúc, Kiều lên tiếng:

- Em chỉ nói với cháu Bách, là ngày xưa anh ở trong quân đội, nên biết ba của anh Trác là ông nội cháu, thế thôi. Chứ lúc ấy anh Trác còn nhỏ lắm. Em thiết tha mong anh chị giúp em. Vì trong lúc này, em cảm thấy thật lo sợ và cô đơn. Những hình ảnh hãi hùng ấy cứ tưởng đã quên được từ lâu rồi, vậy mà bây giờ nó lạihiện lên liên tục, ngay cả trong giấc ngủ củaem. Thú thực, ban đầu em không có ý định gặp

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 83

anh chị, nhưng càng gần ngày đám cưới cháu, em càng thấy lòng bất an. Cuối cùng bất ngờem đã nghĩ đến anh chị, người đã biết tường tậnhoàn cảnh của mẹ con em, bỗng dưng em thấynhẹ nhàng, như vừa giải tỏa được những gì cứphải chôn giấu, đè nặng mãi trong lòng.

Nhớ tới hai người em trai của cô, vợ tôi hỏi:

- Còn hai cậu em của cô bây giờ ra sao. Đã có gia đình riêng hay vẫn ở chung với cô?

- Cậu lớn sống chung với cô bạn gái ngườiNa-uy hơn hai năm thì chia tay, còn cậu út vẫnchưa lập gia đình. Tuy nhiên, hai cậu đều ởriêng.

o O o

Cuối cùng, vợ chồng tôi quyết định hủy bỏchuyến đi London. Phải gọi sang xin lỗi và giảithích cho vợ chồng cô con gái, bảo đây là mộtviệc ba má cần làm để giúp cho những ngườibất hạnh có thể tìm lại ít nhiều hạnh phúc. Lễthành hôn được tổ chức buổi sáng thứ Bảy. Chúng tôi đến khách sạn Royal Christiania khi trời vừa mới trải qua một cơn mưa hạ. Ánh nắng bắt đầu chói chang rọi qua những tàn cây tạo thành những vệt lung linh trên các bãi cỏxanh điểm những chấm vàng rực rỡ của hoa løvetann đang mùa nở rộ. Họ nhà trai dùng khách sạn này, nơi mẹ con Kiều và hai cậu em đang ở mấy hôm nay, làm “điểm xuất phát”. TừTrondheim xuống, nên họ chỉ có bốn người. Thêm một cậu người Na-uy ở Oslo, bạn họccủa Bách làm phụ rể. Vợ chồng tôi đến với hai cô con gái và ba đứa cháu, để bưng các mâm lễvật, theo yêu cầu của Kiều.

Lần đầu tiên chúng tôi gặp Bách. Cậu bé ra đời vào một đêm đông tuyết giá, trong nỗi cô đơn và xót xa của mẹ, chỉ có vợ chồng tôi, hai người đồng hương xa lạ, có mặt và nghe tiếng khóc đầu đời, bây giờ là một thanh niên tuấn tú, có học, chân thật hiền lành. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là Bách nói tiếng Việt rất giỏi. Bấtgiác, tôi nhớ tới những điều Kiều kể với vịcảnh sát ngoại kiều trước kia trong bệnh viện.Đầu óc như mơ hồ có tiếng sóng biển thét gào phẫn nộ, và hình dung tới gã hải tặc Thái Lan

có mái tóc phủ xuống lưng, trên người đầynhững hình xâm với đôi mắt lúc nào cũng đỏngầu trong men rượu. Bỗng tôi giật mình vớicảm giác như vừa làm điều phạm tội. Cố gắng hướng tâm trí tới những điều thánh thiện, tốtđẹp khác để xua đuổi hết những hình ảnh đen tối ấy vào giờ phút mọi người đang cần có niềm vui và hạnh phúc.

Lễ thành hôn đã diễn ra tốt đẹp. Ông bà sui của Kiều đều là nhà giáo, hiểu biết và tôn trọngnề nếp cũ. Mọi nghi thức hôn lễ theo tập tục do ông bà hướng dẫn khá tỉ mỉ. Con cháu đềuthành đạt, lễ phép. Tôi mừng cho Kiều, và nhấtlà cho cháu Bách đã may mắn là con rể của gia đình này. Có lẽ thấu hiểu hoàn cảnh của Kiềuvới lòng mến mộ, sau khi lạy ông bà trên bàn thờ gia tộc, ông giáo hướng dẫn cô dâu chú rểđến dâng rượu và xin lạy mẹ của Bách hai lạy. Ông giải thích, một lạy cảm tạ công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ. Mất chồng từ khi còn rất trẻ, nhưng không bước thêm một bước nào nữa mà dành hết cuộc đời cho đứa con duy nhấtcủa mình. Một lạy xin mẹ nhận thay cha, để hai con tưởng nhớ đến người cha bất hạnh, sớm lìađời khi chưa thấy mặt con. Khi vợ chồng cháu Bách mời rượu, nói những lời cám ơn thật cảmđộng, Kiều âu yếm nhìn hai con, định nói điềugì, nhưng rồi nghẹn ngào, sau một lúc mới nởđược nụ cười trong ràn rụa nước mắt. Tôi thấylòng bâng khuâng. Thầm mong đó không phảilà những giọt nước mắt xót xa mà là niềm vui của hạnh phúc. Không khí bỗng lắng xuống. Mọi người đều xúc động. Kiều ngước lên, đúng vào lúc tôi quay mặt đi để giấu những giọtnước mắt của chính mình.

84 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Coäng Ñoaøn Ñöùc Meï Hoàn Xaùc Leân Trôøi Giaùo Phaän Metuchen

Haân Hoan Chuùc Möøng

Cha Quaûn Nhieäm Pheâroâ Traàn Vieät Huøng Kyû Nieäm

15 Naêm Linh Muïc.

Nguyeän Xin Thieân Chuùa vaø Meï Maria Luoân Gìn Giöõ

Cha Treân Böôùc Ñöôøng Taän Hieán.

Giao Phaän Metuchen

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 85

Cuøng hieäp thoâng vôùi

Linh Muïc Pheâroâ Voõ Cao Phong

Taï Ôn Thieân Chuùa

Ñaõ thöông yeâu vaø giöõ gìn Cha trong suoát 25 Naêm.

Xin Chuùa vaø Meï Maria ban nhieàu ôn ñeå Cha luoân trung

thaønh vôùi ôn goïi vaø Thieân chöùc Chuùa ñaõ trao ban.

86 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Cha Meï vaø OÂng Baø chuùng con laø:

Trong taâm tình yeâu thöông vaø hieáu thaûo, chuùng con vaø caùc chaùu

haân hoan möøng Kim Khaùnh 50 naêm Thaønh Hoân cuûa Ba Meï vaø OÂng Baø. Chuùng con vaø caùc chaùu cuøng chung lôøi caûm taï Thieân Chuùa, Ñöùc Meï Maria vaø Thaùnh caû Giuse ñaõ luoân ban ôn laønh xuoáng cho Ba Meï vaø OÂng Baø. Chuùng con vaø caùc chaùu luoân ghi loøng taïc daï coâng ôn sinh thaønh, döôõng duïc.

Nguyeän xin Thieân Chuùa, Ñöùc Meï vaø Thaùnh caû Giuse luoân ban cho Ba

Meï vaø OÂng Baø cuûa chuùng con ñöôïc hoàn an xaùc maïnh, ñeå vui höôûng tuoåi giaø trong Hoàng AÂn Thieân Chuùa cuøng caùc con vaø caùc chaùu.

Xin quyù OÂng Baø vaø Anh Chò Em baïn höõu gaàn xa cuøng hieäp yù caàu

nguyeän vaø caûm taï Hoàng AÂn Thieân Chuùa cho Ba Meï cuûa chuùng con.

Caùc con vaø caùc chaùu ñoàng kính chuùc

Traàn Tuaán Haûi - Vôï vaø caùc con

Traàn Leä Haèng - Choàng vaø caùc con

Linh muïc. Pheâroâ Traàn Vieät Huøng

Traàn Anh Huy - Vôï vaø caùc con

Traàn Baûo Hoaøng - Vôï vaø caùc con

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 87

Haõy Ñeán Vôùi Saøi Goøn Grill,

Quyù Vò Seõ Ñöôïc Taän Höôûng Nhöõng Moùn AÊn Thuaàn Tuùy

Vieät Nam, Vôùi Söï Phuïc Vuï Chu Ñaùo, Vaø Moät Khoâng Gian

Lòch Söï - Trang Nhaõ - AÁm Cuùng

Giôø Môû Cöûa:

Chuû Nhaät: 11:00AM - 8:30PM

Thöù Hai - Thöù Naêm: 11:00AM - 9:30PM

Thöù Saùu & Thöù Baûy: 11:00AM - 11:00PM

88 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 89

1628-1630 Route 27, Edison N.J. 08817

Tel.: (732) 572-7272 · Fax: (732) 572-2914

Open Daily: 11am – 10pm Dim Sum Daily: 11am – 3pm

GOOD FOOD FOR GOOD HEALTH

China Bowl Chinese Restaurant provides on and off premises catering and

private parties for all occasions:

� Wedding Parties � Business Lunches

� Birthday Parties � Business Meeting

� Holiday Parties � Office Parties

Our newly renovated dining room can accommodate parties of over 200 people.

Please contact us at 732-572-7272 for your next event.

China Bowl Restaurant $3 off

When you spend $29 or more

*Cash only, dine in only Expiration 12/31/2014

China Bowl Restaurant $5 off

When you spend $49 or more

*Cash only, dine in only Expiration 12/31/2014

China Bowl Restaurant $10 off

When you spend $99 or more

*Cash only, dine in only Expiration 12/31/2014

90 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

bánh mì vi�t 381 OLD POST ROAD, EDISON NJ 08817

TEL: (732) 626-5542

��c bi�t: Bánh mì th�t ngu�i (mua 5 t�ng 1)

Bánh Mì: ��Bánh mì th�t n��ng ��Bánh mì bì ��Bánh mì gà n��ng ��Bánh mì cá mòi ��Bánh mì xíu m�i ��Bánh mì bò n��ng x� � � � ��Bánh mì paté, ch� l�a

��c bi�t Cu�i Tu�n:

��Bánh ���� ��������� �

��Ch� l�a ��Ch� sng ��Nem chua

��Bánh ch�ng ��Bánh ú ��Các lo�i xôi, chè, bánh

��Các lo�i sinh t ��Các lo�i n��c gi�i khát thun tuý Vi�t Nam ��Các lo�i bubble tea

Gi� M� Ca:

Th� Ba - Ch Nh�t: 9 AM - 9 PM

Th� Hai: �óng C�a

*** Nhn ��t Ti�c ***

*** Nhn N�u Các Món Nhu ***

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 91

Phôû Vieät AÙnh Vietnamese Restaurant 136 Talmadge Road - Edison, NJ 08817

Phone: 732-662-1911

Môû Cöûa 7 Ngaøy: Thöù Hai - Thöù Baåy: 11:00 AM - 10:00 PM

Chuùa Nhaät: 11:00 AM - 9:00 PM

Haân haïnh ñöôïc phuïc vuï Quyù Khaùch

Côm gia ñình: � Caù chieân xaû � Caù haáp

� Canh chua � Caù kho toä

Moùn aên chôi: � Buùn boø � Buùn rieâu

� Buùn maém � Baùnh cuoán

Ñaëc Bieät:

92 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Phôû Thaønh Ñoâ Beef Noodle Soup Specialty

1876 Rt. 27 Lincoln Hwy. Edison, NJ 08817 Phone: 732-248-9080

Ñaàu Beáp Töø California Nhieàu Naêm Kinh Nghieäm Ñaûm Traùch

PPHHÔÔÛÛ NNGGOONN NNOOÅÅII TTIIEEÁÁNNGG

� Chaû Gioø, Goûi Cuoán

Ñaëc Bieät Caùc Moùn AÊn Thuaàn Tuùy Vieät Nam

� Goûi Toâm Thòt, Chaïo Toâm � Goûi Khoå Qua Toâm Thòt � Huû Tieáu Nam Vang, Mì Haûi Vò � Buùn Toâm,Thòt Nöôùng, Chaû Gioø � Baùnh Hoûi Chaïo Toâm, Taøu Huû Ky � Côm Boø Luùc Laéc, Côm Söôøn Bì Chaû…

Nhaän Ñaët Tieäc: Sinh Nhaät, Hoäi Hoïp, Lieân Hoan Tieáp Ñaõi AÂn Caàn, Nhanh Nheïn, Nhaõ Nhaën

Baõi Ñaäu Xe Roäng Raõi An Toaøn

Caùm Ôn Quí Khaùch Ñaõ Ñeán UÛng Hoä PhôûThaønh Ñoâ Trong Thôøi Gian Qua

Phôû Thaønh Ñoâ Kính Môøi

Kính Chuùc Quí Khaùch Moät Naêm Môùi An Khang Thònh Vöôïng

Tues – Thurs: 11:00AM – 9:30PM

Fri & Sat: 11:00AM – 10:00PM

Sun : 11:00AM – 9:00PM

MONDAY CLOSED

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 93

691 Route 1 South & Wooding Ave. Edison, NJ 08817 Ñieän Thoaïi: (732) 985-7977

Giôø Môû Cöûa:

Thöù Hai – Thöù Baûy: 11:00AM – 9:45PM Chuùa Nhaät: 11:00AM – 9:00PM

Thöù Ba: ÑOÙNG CÖÛA

Kính Chuùc Quyù Khaùch Moät Naêm Môùi Nhieàu Vui Töôi vaø Haïnh Phuùc

RESTAURANT

AUTHENTIC VIETNAMESE CUISINE

Ñaày Ñuû Nhöõng Moùn AÊn THUAÀN TUYÙ QUEÂ HÖÔNG Muøi Vò Thôm Ngon – Khung Caûnh AÁm Cuùng – Tieáp Ñaõi AÂn Caàn & Vui Veû

� Buùn Maêng Vòt � Buùn Toâm Nöôùng � Buùn Moäc � Buùn Rieâu � Baùnh Hoûi Nem Nöôùng � Baùnh Hoûi Thòt Nöôùng � Huû Tieáu Mì Trieàu Chaâu � Huû Tieáu Mì Ñoà Bieån

Nhaän Ñaët Tieäc

Sinh Nhaät – Hoäi Hoïp – Lieân Hoan

� Canh Chua� Côm Söôøn Nöôùng Bì Chaû � Côm Boø Luùc Laéc � Côm Gaø Xaøo Xaû ÔÙt

� Buùn Boø Hueá � Chaû Gioø � Goûi Ñu Ñuû � Baùnh Xeøo

Roäng Raõi & An ToaønBaõi Ñaäu Xe

Phôû Anh Ñaøo

94 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

2090 Highway 27 - Edison, NJ 08817Tel: (732) 287-9500 - Fax: (732) 287-9333

(Ñoái Dieän Nhaø Haøng Pine Manor)

Höông Vò Queâ Höông

� Chaû gioø - Bì cuoán - Goûi cuoán � Chaïo toâm - Goûi gaø � Buùn toâm nöôùng - Buùn gaø nöôùng � Huû tieáu boø kho - Buùn oác � Buùn boø Hueá - Buùn rieâu cua

Baùnh xeøo toâm thòt Baùnh beøo Baùnh taàm bì Côm söôøn bì chaû Nem nöôùng Thòt boø nöôùng xaû Phôû boø, phôû gaø thôm ngon,

höông vò ñaäm ñaø

Bãi ��u xe r�ng rãi – Nhà hàng khang trang – Ti�p �����ng h�u.

Thöù Hai - Thöù Naêm: 11:00AM - 9:30PM GIÔØ MÔÛ CÖÛA:

Thöù Saùu - Thöù Baûy: 11:00AM - 10:00PM Chuùa Nhaät: 11:00AM - 9:30PM

Kính Chúc Quý Khách M��������i An Khang Thnh V��ng

(BIÊN HÒA C�)

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 95

Nhaân Dòp Xuaân Veà,

Saøi Goøn Restaurant

Xin Kính Chuùc Quyù

Khaùch Moät Naêm Môùi

An Khang vaø Thònh Vöôïng !!!

96 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Downtown Renal Medicine, PC

Baùc só Nguyeãn Ñaêng Duõng 41 Elizabeth Street, Suite 302,New York,NY 10013

Tel:(212) 334-8108 – (212) 334-8147 – Fax (212) 334-4055

Nhaän giuùp ñoàng höông khaùm söùc khoûe:

� Chích ngöøa vaø coá vaán � Du Lòch � Baèng Nail Certificate � Baèng Marriage

Certificate

Toát Nghieäp Chuyeân Khoa Noäi Thöông Y Khoa Ñaïi Hoïc New York Chuyeân Trò: Caùc beänh veà tim, phoåi, beänh thaàn kinh, beänh veà maùu, beänh tieâu hoùa, beänh noäi tieát, beänh dò öùng, beänh phong thaáp, beänh ngoaøi da vaø hoa lieãu.

Cung Chuùc Taân Xuaân

Toát Nghieäp Chuyeân Khoa Thaän, Ñöôøng Tieåu vaø AÙp Huyeát Cao taïi Albert Einstein College of Medicine, New York Chuyeân trò: Caùc beänh veà thaän, ñöôøng tieåu, vaø aùp huyeát cao; chaïy thaän nhaân taïo, söûa soaïn gheùp thaän. Nhaän coá vaán veà thaän cho Baùc Só chuyeân

Tröôøng hôïp khaån caáp Khaùm bònh trong ngaøy phoøng maïch môû cöûa hoaëc goïi (212) 334-8108

Giôø Laøm Vieäc Thöù Hai, Tö, Saùu: Töø 11 am ñeán 6:30 pm Thöù Ba: Töø 1 pm ñeán 6:30pm Thöù Naêm: Nghæ Thöù Baûy Töø 10 am ñeán 3:00pm Chuû Nhaät vaø nhöõng ngaøy leã lôùn: Nghæ

ÑAËC BIEÄT � Board Certified in Internal Medicine� Board Certified in Nephrology� Fellow of American College of Physicians (FACP)� Fellow of the American Society of Nephrology (FASN)� Medical Co-Director, Chinatown Dialysis Center� Attending Physician, NYU Downtown Hospital� Attending Physician, St. Vincent Hospital Manhattan� Attending Physician, Lower Manhattan Dialysis Center

� Nhaän MEDICARE, BCBS, HIP, UNITED HEALTHCARE, OXFORD, GHI, CIGNA, AETNA, MULTIPLAN, HEALTH FIRST, HEALTHNET vaø nhieàu Baûo Hieåm khaùc

� Giaù ñaëc bieät neáu ñoàng höông khoâng coù Baûo Hieåm.

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 97

Y Khoa Toång Quaùt

Giôø Laøm Vieäc: Thöù Hai - Thöù Saùu: 2:00 PM-6:00PM Thöù Baûy, Chuùa Nhaät vaø Ngaøy Leã: Nghæ

Kính Chuùc Quyù Thaân Chuû vaø Gia Quyeán

Moät Naêm Môùi An Khang & Thònh Vöôïng

Baùc Só Böûu Caàn vaø Toaøn Theå Nhaân Vieân

SUMMIT AVE.

JOURNALSQUARE

JONES ST.

ENOS PL.

BERGEN AVE.

KENNEDY BLVD.

NJ TURNPIKEEXIT 15E I-9

2 Jones Street

Jersey City, NJ 07306

(201) 653-9473

Nhaän Medicare, Medicaid, Vaø caùc loaïi Baûo Hieåm

98 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Kính Chuùc Quyù Vò Ñoàng Höông Moät Naêm Môùi

Thaønh Coâng, Haïnh Phuùc vaø Khoeû Maïnh

TRUNG TAÂM Y TEÁ

38 Watchung Ave � Plainfield, NJ 07061

ÑT: (908) 769-7881 Fax: (908) 769-0061

Trung Taâm coù Baùc Só, Nha Só Chuyeân Khoa

Tín Nhieäm vaø Taän Taâm Phuïc Vuï Quyù Vò Ñoàng Höông

Y Khoa: Baùc Só Leâ Ñình Thöông Nha Khoa: Nha Só Nguyeãn Thanh Ngoïc

� Höôùng daãn moïi thuû tuïc Nha-Y Khoa

� Nhaän Medicare � Baûo Hieåm HORIZON NJ HEALTH � Coù chöông trình traû goùp

PLAINFIELD HEALTH CARE CENTER

Nöõ Nha Só Thanh Ngoïc Nguyeãn

Kinh Nghieäm – Taän Taâm – Nheï Tay

Giôø Môû Cöûa:

Thöù Hai & Thöù Ba: 10:00AM-5:00PM

Thöù Naêm: 10:00AM-6:00PM

Thöù Saùu: 10:00AM-3:00PM

Thöù Baûy: 10:00AM-2:00PM

Thöù Tö & Chuû Nhaät: Ñoùng Cöûa

SÖÙC KHOEÛ LAØ VAØNG

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 99

100 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 101

T & S AUTO REPAIR297 Vail Avenue Piscataway, NJ 08854

(Off Washington Ave. at corner of Vail Ave. & New Market Rd.)

Phone: (732) 424-7900 � Fax: (732) 424-3988

� Engine repair and rebuild � Engine performance diagnose� Exhaust system � Heating & Air conditioning� Transmission and clutch � Electrical diagnose� Timing belt/chain � Engine tune up� State inspection

Over 20 Years of ExperienceComplete Factory Trained

“A” TechnicianFactory Honda & Acura Accessories

Kính Chuùc Quyù Thaân Chuû Moät Naêm Môùi An Khang vaø Thònh Vöôïng

All Work Guaranteed6 months or 6,000 miles on O.E.M. parts

(No guarantee on customer supplied parts and used parts)

HOURS of OPERATIONMonday to Friday: 8:00AM – 5:00PM

Saturday: 9:00AM – 1:00PMCLOSED SUNDAY

Huy Nguyeãn & Sôn Nguyeãn

ACURA – HONDA – TOYOTA

LEXUS – INFINITI- NISSAN

MAZDA – ISUZU – MITSUBISHI

102 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

D&K Contractor Air Conditioning & Heating

Home Improvement

75 Wooding Ave., Edison, NJ 08817

Tel: (732) 985-2717 & Cell: (908) 380-1790

�Heating & cooling Air Condition

�Home Remodeling

�Floor Tile

�Hardwood Floor

�Roofing

�Windows

�Masonry

License #13VH07060200

Xin Liên Lạc Nguyễn Thương

Email: [email protected]

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 103

Refrigeration Air Conditioning and Heating

122 Cook Avenue Middlesex, N.J. 08846 Ñ.T. (732) 627-9433 & Cell: (732) 742-7541

Maùy Laïnh cho caû nhaø

(Whole House Air Conditioning System)

Maùy Söôûi

(Whole House Heating System)

Maùy Phun Hôi AÅm Muøa Ñoâng (Humidifier)

Bình Nöôùc Noùng (Hot Water Heater)

Quaït Huùt Hôi (Exhaust Fan)

Nhieàu Naêm Kinh Nghieäm

Baûo Ñaûm & Nhanh Choùng

Vöøa Loøng vaø Giaù Phaûi Chaêng

Kính Chuùc Quyù Ñoàng Höông

Moät Naêm Môùi An Khang, Thònh Vöôïng.

Taâm Traàn

104 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 105

KP ACCOUNTING, INC. Văn Phòng Kế Toán & Thuế Vụ 2445 5th Ave. K228 New York, NY 10001

Mailing: 2449 Stecher Ave. Union, NJ 07083

Tel: (201) 895-3039 Fax: (877) 483-3088

�� Khai thuế cá nhân và cơ sở thương mại

�� Giữ sổ sách cho cá nhân và công ty

�� Đại diện cho thân chủ trong trường hợp bị audit

�� Nhận giữ sổ sách và lương nhân viên

�� Bảo đảm, kín đáo và tín nhiệm

Email: [email protected]

Kathy Phạm

Accountant

(201) 895-3039

106 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Pacific Travel & Services

Vé Máy Bay - Chyển Tiền - Dịch Vụ 1999 Licoln Hwy (Rt. 27) Edison, NJ 08817

Phone: (732) 248-3366 Cell: (732) 921-0501 Fax: (732) 248-0300

�� BÁN VÉ MÁY BAY VÀ TOUR DU LỊCH TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

�� XIN VISA KHẨN, NHẬN VISA TẠI SÂN BAY, XIN CHINA VISA

�� CÔNG HÀM ĐỘC THÂN, GIA HẠN HỘ CHIẾU VIỆT NAM

�� DỊCH VỤ DI DÂN:

Bảo lãnh thân nhân, du lịch, quốc tịch, thẻ xanh.

�� ĐỔI PASPORT MỸ KHẨN CẤP

�� NOTARY PUBLIC

�� DỊCH CÁC GIẤY TỜ:

Văn bằng, khai sinh, hôn thú, khai tử…

�� CHUYỂN TIỂN NHANH CHÓNG 24 HRS, UY TÍN, GIAO TẬN NHÀ

�� ĐẠI LÝ THẺ ĐIỆN THOẠI V247

�� BẢO HIỂM DU LỊCH, SỨC KHOẺ XE, NHÀ, TIỆM NAILS

Giờ Mở Cửa:

Thứ Hai - Thứ Sáu: 10am - 6pm

Thứ Bảy: 10am - 2pm

Victoria Phạm [email protected]

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 107

108 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Long Ngô

Registered Representative

[email protected]

Tel: (732) 452-7213 / Cell: (201) 388-6492 / Fax: (732) 906-3618

AXA Advisors, LLC

333 Thornall Street, 8th

Chúng tôi cung c�p các d�ch v�:

Floor, Edison, NJ 08837

� Business Planning

� Estate Planning Strategies

� Retirement Planning

� Insurance

� Asset Allocation

� Education Planning

� Tax Planning

(1)

(2)

� Survivorship Planning

� Disability-Income Insurance

� Long-Term Care Insurance

� Ho������nh Kinh Doanh

� �������� c Ho������nh Tài S�n

� Ho������nh �������

� B�o Hi�m

� Phân Ph�i C�a C�i

� Ho������nh v� Giáo D�c (1)

� Ho������nh v� Thu�

(2)

� Ho�����������������i Th�a K�

� B�o Hi�m L i T!c Tàn T"t

� B�o Hi�#���$#�%��'*+���n

www.axa-equitable.com

1. �� c tr� dùng b�o hi�m nhân th; và các s�n ph<m tài chánh khác

2. Xin tham v=n v>+�����i c� v=n v� thu� ho?��@�@�MO�Q� bi�t các tình tr����Q?c biUt c�a quý v�.

Ch!ng khoán do AXA Advisors, LLC cung c=p (NY, NY 212-314-4600), hVi viên FINRA, sipc. Niên kim và

các s�n ph<m b�o hi�m do AXA Network, LLC và các cZ�[�\��]�o hi�m chi nhánh c�a hãng cung c=p.

AXA Network, LLC kinh doanh t�+��\M+^���+\�_�>i tên AXA Network Insurance Agency of California, LLC

và, t�+�`j\�z�_�>i tên AXA Network Insurance Agency of Utah, LLC|������i c� v=n AXA và chi nhánh c�a

hãng không tham v=n v� thu� và pháp lý. GE-55128b (4/10)

}���j�~���j+��j�����j�Z���M\+��%�j�� ch� b�ng ti�ng Anh.”

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 109

VAÊN PHOØNG LUAÄT SÖ STEVEN NGUYEN

ATTORNEY AT LAW New Jersey

279 Amboy Avenue - Woodbridge, New Jersey 07095

Tel: (732) 582-6762 - Fax: (732) 582-6763

DÂN S�: - Tai n�n xe h�i, tr��t, té, ngã - Tai n�n lao ��ng - B�t c�n y khoa * Không t�n ti�n lut s

n�u không th�ng ki�n

TH��NG M�I: - Mua ho�c bán nhà c�a, c� s� th��ng m�i, ti�m, nhà hàng - Thành l�p c� s� th��ng m�i, công ty - Tranh t�ng v� th��ng m�i

LY D�: - Ly d� nhanh chóng - Tranh t�ng v� tài s�n, c�p d��ng, quy�n gi� con, quy�n th�m con - B�o ��ng trong gia �ình

DI CHÚC: - Vi�t di chúc th�a k� tài s�n

KHÁNG CÁO TI�N THUÊ �T: - Kháng cáo �� gi�m ti�n thuê ��t ( property tax appeal)

HÌNH S�: - Can t�i gây án m�ng / th��ng tích - Can t�i tàng tr� / s� d�ng ma túy - Can t�i v� b�o ��ng tình d�c

DI TRÚ: - B�o lãnh thân nhân - Xin th� xanh - ��n xin th� xanh 10 n�m b� t� chi - Xin th� xanh 10 n�m ��n ph��ng - �ang b� tòa Di Trú tr�c xu�t

PHÁ SN: - Xóa �i n� nn - Ng�n ch�n ch n� xi�t ti�n trong bank, l��ng b#ng, ho�c kéo nhà, kéo xe

THU�: - B� S� Thu� ki�m toán (tax audit) - ��i di�n thân ch khi g�p S� Thu� và tr��c Tòa Án Thu�

GIM TI�N MORTGAGE: - �i�u �ình v�i Lender �� gi�m ti�n mortgage hàng tháng

110 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 111

D��NG V�N LU Kính M�i

SPECIALIZING INFOREIGN & DOMESTIC CARS

STATE INSPECTION

618 Monroe Avenue Elizabeth, NJ 07201

Tel. (908) 355-1001 - Fax (908) 355-6976

�� Tires & Tire Repair �� Steering & Suspension �� Performance Exhaust

�� Batteries, Starting & Charging �� Brakes and Brake Repair Service

Mon - Fri: 8:00 AM - 6:00 PM

Saturday: 8:00 AM - 1:00 PM

Closed Sunday

�� Engine Tune Up �� Transmission Service

�� Mufflers & Exhaust Service �� Oil, Lube & Filter Change �� Heating & Air Conditioning

112 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

LC Auto Repair Inc. Lòch Cao (LC) Mechanic

41 Main Street – Woodbridge, NJ 07095

ÑT: (732) 750-3100 – Fax: (732) 750-0172

Your One Stop For Complete Car Care

Choã Tín Nhieäm & Chu Ñaùo Cho Taát Caû Dòch Vuï Söûa Xe

7,500 / 15,000 / 30,000 / 60,000 Miles

Dealer Maintenance Services

ALL WORK WARRANTED

� Oil Change� Shocks / Struts� Timing Belts� Fan Belts� Water Pumps� Tires� Transmission Services

� TUNE - UPS

� Alternators / Starters� Batteries

� BRAKES

� Computer Diagnosis� Cooling System Service� C.V. Joints / Axles

� GENERAL REPAIRS

� MUFFLERS

Giôø Môû Cöûa: Thöù Hai – Thöù Saùu: 8:00AM – 6:00PM

Thöù Baûy: 8:00AM – 2:00PM

Kính Chuùc Quyù Thaân Chuû Moät Naêm Môùi An Khang vaø Thònh Vöôïng

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 113

AUTO REPAIR. INC.327 Bound Brook RdMiddlesex. NJ 08846Ð.T. (732) 968-8986

Löu Nguyeãn Kính Môøi

ÑAËC BIEÄT

� Chuyeân söûa caùc loaïi xe Nhaät

� ACURA

� HONDA

� TOYOTA

� NISSAN

� MAZDA

� MITSUBISHI

� Hôn 20 naêm kinh nghieäm.

� Cöïu chuyeân vieân huaán luyeän cuûa haõng

American Honda Motor.

� Thôï maùy chính laâu naêm cho caùc ñaïi lyù

Honda

SPECIALIZED IN:

� State Inspection & Emission, Repair facility

� Engine & Transmission

� Check all Computer System

� Front & Rear Suspension

� Brake System

� Engine Tune Up

ÑAËC BIEÄTBôùt 10% Cho Ngöôøi Ñoàng Höông

� Increases Engine Efficiency

� Increases Fuel Economy

� Reduces Emissions

� Lifetime Warranty

� No Maintenance

� Made in the USA

GIÔØ MÔÛ CÖÛA: Thöù Hai-Thöù Saùu : 8 AM – 6 AMThöù Baûy: 9 AM – 4 PM

Chuùa Nhaät: Ñoùng Cöûa

Kính Chuùc Quí Vò Moät Naêm Môùi An Khang Thònh Vöôïng

114 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

We

Beat Most

Competitor’s

We Also Carry & N E X T E LAuthorized Representative

Ask About Our Special Calling Rates… CHINA 2.5¢ per minute

PHILIPPINES 11¢ per min.

Stop in for complete details

- No Social Security Required. - No Credit, still get Services:

- $39.99 per month - Unlimited Calling Night &Weekend

AT&T Authorized Retailer 24 S. Plainfield Ave.

S. Plainfield, NJ 07080 908-222-2188

GSM CELLULAR LLC

JASON LIN

Tel#: 908-757-8899 Fax#: 908-757-8886

[email protected]

Low Prices

to India, China ,

Philippines & VietNam

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 115

116 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

HỘI ĐỒNG MỤC VỤ 2012-2014Linh Mục Quản Nhiệm PHÊRÔ TRẦN VIỆT HÙNG 732 372-3839 [email protected]

Chủ Tịch TÔN THẤT THẮNG 908 400-3090 [email protected]

Thư Ký NGUYỄN PHƯỚC 908 881-0555 [email protected]

Thủ Quỹ ĐÀO ĐÌNH DINH 848 248-5553 [email protected]

MỤC VỤ - TÔN GIÁO TRẦN QUỐC HÙNG 732 200-5406 [email protected]

Phụng Vụ:

� Giúp Lễ

� Phụng Vụ Lời Chúa

� Phụng Viên Thánh Thể

� Phòng Thánh

� Tiếp Tân

� Thánh Lễ Ngày Thường

� Đưa Mình Thánh Chúa

� Cắm Hoa Đức Mẹ

� Dâng Hoa / Thánh Vũ

Trần Quốc Hùng

Nguyễn Đình Quân

Nguyễn Thái Quỳnh Mai

Bùi Ngọc Oanh

Trương Tân

Lê Tăng Tuyết

Trần Quốc Hùng

Thi Anh Tài

Trương Diệu Hiền

Nguyễn Kim Oanh

732 200-5406

732 752-0545

609 371-1602

732 937-9307

732 572-3959

908 251-5389

732 200-5406

732 662-4218

732 752-0545

732 723-7166

[email protected]

[email protected]

[email protected]

[email protected]

[email protected]

[email protected]

[email protected]

[email protected]

[email protected]

[email protected]

Ca Đoàn Trần Thị Ngọc Long 908 217-5438 [email protected]

Tôn Vương Đức Mẹ Trần Quốc Hùng 732 200-5406 [email protected]

Tĩnh Tâm Cộng Đoàn Nguyễn Chinh Nguyên 732 973-9307 [email protected]

Tĩnh Tâm Giới Trẻ Hồ Đức Linh 732 723-7166 [email protected]

Giáo Lý

� Rửa Tội / Tân Tòng

Bùi Ngọc Oanh / Sr. Lan

Nguyễn Chinh Nguyên

732 973-9307

732 973-9307

[email protected]

[email protected]

Hội Đoàn

� Legio Mariae

� Đồng Hành Dấn Thân

� Muối Đất

� Các Bà Mẹ Công Giáo

� Thăng Tiến Hôn Nhân

Phạm Văn Hoạt

Hoàng Hóa

Thi Anh Tài

Victoria Hoàng

Nguyễn Thị Nhung

Phạm Văn Hoạt

732 549-4010

732 494-6872

732 662-4218

732 662-7076

908 400-9871

732 549-4010

[email protected]

[email protected]

[email protected]

[email protected]

[email protected]

KẾ HOẠCH – SINH HOẠT VŨ QUỐC BẢO 908 405-1097 [email protected]

Ẩm Thực Nguyễn Thị Hằng 908 616-5612 [email protected]

Khánh Tiết / Trật Tự Vũ Quốc Bảo 908 405-1097 [email protected]

Gây Quỹ Nguyễn Đức Minh 908 616-5612 [email protected]

VĂN HÓA – XÃ HỘI LÊ THIÊN PHÚC 908 265-4701 [email protected]

Truyền Thông

� Thông Tin

� Nhiếp Ảnh

� Báo Chí

Hồ Đức Linh

Nguyễn Nam

Lê Ngọc Diệp

Hoàng Quốc

Lâm Hoàng

Hồ Đức Linh

732 723-7166

908 307-6659

908 251-5389

732 626-3917

732 752-3263

732 723-7166

[email protected]

[email protected]

[email protected]

[email protected]

[email protected]

[email protected]

Việt Ngữ Nguyễn Kim Chi 732 548-5628 [email protected]

Kỹ Thuật Nguyễn Minh TuấnNguyễn Hữu Châu

908 412-8826732 763-0070

[email protected]@gmail.com

Văn Nghệ Nguyễn Kim Oanh Lê Nữ Ngọc Châu

732 723-7166347 302-5813

[email protected]@gmail.com

Thể Thao Lê Thiên Phúc 908 265-4701 [email protected]

��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam" 117

Cảm Tạ Cộng Đoàn Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời xin chân thành cảm tạ và ghi ơn quý thân chủ quảng cáo, quý vị ân nhân và quý vị mạnh thường quân đã hỗ trợ tinh thần và vật chất để giúp hoàn thành cuốn đặc san Xuân và cũng để tổ chức Đại Hội Văn Nghệ Tết Giáp Ngọ 2014 với chủ đề “Nẻo Đường Việt Nam”.

Cộng Đoàn xin kính chúc quý vị một Năm Mới an bình, dồi dào sức khoẻ và tràn đầy yêu thương hạnh phúc.

Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam, Giáo Phận Metuchen, NJ

kính mời quý vị đến tham dự chương trình văn nghệ đặc biệt mừng

Có bán các món ăn Việt Nam trong đêm văn nghệ

Chương Trình Hoàn Toàn Miễn

Phí

Thứ Bảy Ngày 1 Tháng 2, 2014

Tại Ukrainian Cultural Center

135 Davidson Ave., Somerset, NJ

3:00 PM Thánh Lễ Tất Niên

6:00 PM Văn Nghệ Tết

8:00 PM Xổ Số - Samsung 55” LED SMART HDTV

- Apple IPad Air

- Apple IPad Mini w/ Retina Display 8:30 PM Dạ Vũ

với chủ đề

118 ��c San T�t Giáp Ng� 2014 "N�o ���ng Vit Nam"

Center for Advanced Pain Management and Rehabilitation

249 Bridge St., Bridge Pointe Metuchen, NJ 08840

(732) 516-1060

102 Towne Center Dr. Hillsborough, NJ 08844

(908) 359-3499

41-51 Wilson Ave, Wilson Tower 1st Floor, Unit 18

Newark, NJ 07105 (973) 344-3400

Boqing Chen, MD, PhD Board Certified in Pain Management / Board Certified in Sports Medicine Co-director, Pain Management and Musculoskeletal Medicine Fellowship Program, UMDNJ Clinical Assistant Professor UMDNJ, Newark, NJ

Spinal Intervention Reduce pain and improve patient’s quality of life Help patients return to normal activities without heavy reliance on medications.

Physical Therapy Progressive Exercise Programs Hands on Manual Therapy Activity Training Early prevention for Post Operation Candidate

Acupuncture People who may benefit from acupuncture:

Patients with chronic pain and other symptoms. Patients not responding to Western medical treatments. Patients who are seeking alternatives to surgery. Patients who are taking a lot of medications and are reluctant to take more. Patients that are interested in reducing the amount of medication.

D i s h ng d n và i u hành c a

Bác S Boqing Chen, MD, PhD Chuyên khoa v au nh c và x ng s ng Do các nhân viên chuyên nghi p m trách ã

T t nghi p Khoa V t Lý Tr Li u T t nghi p Khoa Châm C u T t nghi p Khoa Xoa Bóp

Chuyên i u tr : au nh c gân c t au th n kinh hông au l ng au c au u au nh c sau khi gi i ph u l ng au nh c kh p x ng

B y u ho c tê tay chân B th ng vì tai n n xe c , vi c làm ho c th thao

We accommodate the following languages: Chinese, Portuguese, Spanish, Tagalog and Korean.