ĐỒ dÙng d ¤y hc tÊn ĐỒ dÙng dy hc -...

14
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TÊN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC HNG G DC - Đ TẠ HYN H TN TNG THC H THNH Người thực hiện N iáo viên rường S Phú hành Năm học 2016 - 2017

Upload: voque

Post on 29-Aug-2019

217 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐỒ DÙNG D ¤Y HC TÊN ĐỒ DÙNG DY HC - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/20__Thuyet_minh.pdfBN TH YẾT M NH TÓM TẮT TH ẾT B DY HC TỰ L M DỰ TH NĂM

ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

TÊN ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

H NG G D C - Đ TẠ H Y N H T N

T NG THC H TH NH

Người thực hiện N

iáo viên rường S Phú hành

Năm học 2016 - 2017

Page 2: ĐỒ DÙNG D ¤Y HC TÊN ĐỒ DÙNG DY HC - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/20__Thuyet_minh.pdfBN TH YẾT M NH TÓM TẮT TH ẾT B DY HC TỰ L M DỰ TH NĂM

BẢN TH YẾT M NH TÓM TẮT TH ẾT BỊ DẠY HỌC TỰ L M DỰ TH

NĂM HỌC 2016 - 2017

_____________________

1. Tên thiết bị dạy học: Sơ đồ cắt ngang của thân cây trưởng thành

2. Môn: Sinh học Khối: 6 Phục vụ tiết dạy: 16 chương III: Thân

3. Họ và tên tác giả: Ngô Thị Bích Chi

4. Đơn vị công tác: Trường THCS Phú Thành

5. Tính mới và sáng tạo:

- Thiết bị dạy học tự làm được dùng để phục vụ cho bài 16 (Thân to ra do đâu? ) của bộ môn sinh

học lớp 6.

- Thiết bị dạy học tự làm được sử dụng đèn led cho bộ phận tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ, mạch rây và

mạch gỗ. Mỗi bộ phận biểu diễn màu đèn led khác nhau được liên kết với công tắc có hệ thống

điện. Mô hình không ghi chú thích các bộ phận của thân cây trưởng thành mà chỉ chú thích tên của

mô hình: Sơ đồ cắt ngang của thân cây trưởng thành.

Giáo viên có thể sử dụng mô hình để kiểm tra kiến thức, kỹ năng học sinh, chỉ cần bậc công tắc

đèn led là học sinh chú thích các bộ phận cấu tạo trong thân cây, giúp các em ghi nhớ kiến thức một

cách sâu sắc hơn, chính xác hơn đồng thời sử dụng thành thạo mô hình được áp dụng.

6.Tính khả thi:

- Thời gian thực hiện: Từ 17/ 10/ 2016 – 22/ 10/ 2016

- Đưa vào sử dụng từ năm học 2016 - 2017

7. Tính hiệu quả:

- Nguyên vật liệu để làm thiết bị dạy học gồm:

+ Bóng đèn led: 449 bóng ( 121 bóng màu trắng, 117 bóng màu xanh lá, 143 bóng màu vàng, 68

bóng màu xanh dương)

+ Công tắc : 4 cái

+ Bộ nguồn: 1 cái

+ Dây điện nối bóng đèn led : 4m

+ Tấm alu: 1 tấm ( 80cm x 60cm)

+ Tấm nhôm : 1 tấm ( 80cm x 60cm)

+ Khung sắt - ốp nhôm: 4 cây dài 80cm, 4 cây dài 60cm

+ Ốc vặn: 26 ốc

+ Giấy đềcan: 1m

- Giá thành của thiết bị dạy học tự làm: 550.000 đồng

- Cách vận hành thiết bị:

+ Gắn bộ nguồn của mô hình với dòng điện

+ Điều khiển 4 công tắc (công tắc 1, 2, 3, 4)

Bậc công tắc số 1 (bậc lên) bóng đèn led màu vàng sáng chỉ bộ phận mạch gỗ thân cây.

Bậc công tắc số 2 (bậc lên) bóng đèn led màu xanh dương sáng chỉ bộ phận tầng sinh trụ thân cây.

Bậc công tắc số 3 (bậc lên) bóng đèn led màu xanh lá sáng chỉ bộ phận mạch rây.

Bậc công tắc số 4 (bậc lên) bóng đèn led màu trắng sáng chỉ bộ phận tầng sinh vỏ.

- Hiệu quả của thiết bị dạy học tự làm:

Mô hình có hiệu quả trực quan rất cao, học sinh thích thú quan sát, thu hút sự chú ý của các em.

Học sinh hình thành kỹ năng sử dụng mô hình rút ra được kiến thức của bài, nhớ bài ngay tại lớp

học. Bản thân học sinh tự tin hứng thú học tập hơn.

Trước khi áp dụng thiết bị dạy học tự làm, dạy phần 1 (tầng phát sinh) bài 16 (thân to ra do

đâu?) giáo viên sử dụng hình vẽ minh hoạ (sơ đồ cắt ngang của thân cây trưởng thành) trong sách

giáo khoa trang 51. Gọi 2-3 học sinh lên xác định các bộ phận trong hình vẽ. Từ đó tìm điểm khác

Page 3: ĐỒ DÙNG D ¤Y HC TÊN ĐỒ DÙNG DY HC - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/20__Thuyet_minh.pdfBN TH YẾT M NH TÓM TẮT TH ẾT B DY HC TỰ L M DỰ TH NĂM

nhau về cấu tạo trong thân cây trưởng thành với cấu tạo trong thân non?. Học sinh thụ động, không

khí lớp học nặng nề nhiều học sinh không chú ý bài còn lơ là trong tiết học, kết quả làm bài chưa

cao (74 %). Sau khi áp dụng thiết bị dạy học tự làm, mô hình sử dụng đèn led để minh hoạ các bộ

phận thân cây. Giáo viên dạy đến bộ phận nào của thân cây thì bậc công tắc đèn led của bộ phận đó.

Lớp học sôi nổi, sinh động thật sự hứng thú say mê học tập. Học sinh chăm chú, tập trung, phát huy

được năng lực, tích cực của các em theo từng đối tượng. Từ đó học sinh chiếm lĩnh kiến thức một

cách nhanh lẹ, sâu hơn, kết quả làm bài cao hơn (100 %).

8. Ý kiến nhận xét sử dụng của Tổ trưởng hoặc của giáo viên trong tổ:

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

9. Ý kiến của Hội đồng chấm chọn của đơn vị:

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................

10. Xếp loại sản phẩm: ..........................................................................................................

…………….., ngày …… tháng …… năm ……

H T ỞNG

(Ký tên và đóng dấu)

Page 4: ĐỒ DÙNG D ¤Y HC TÊN ĐỒ DÙNG DY HC - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/20__Thuyet_minh.pdfBN TH YẾT M NH TÓM TẮT TH ẾT B DY HC TỰ L M DỰ TH NĂM

BẢN TH YẾT M NH CH T ẾT

KÈM THE TH ẾT BỊ DẠY HỌC TỰ L M DỰ TH

NĂM HỌC 2016-2017

. TÍNH M C ĐÍCH CỦA TH ẾT BỊ DẠY HỌC TỰ L M:

Một trong những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay là cuộc cách mạng khoa học – công

nghệ đang phát triển như vũ bảo đã dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Tình hình đó đòi hỏi người giáo

viên phải không ngừng đổi mới, hiện đại hoá nội dung dạy học để phản ánh những thành tựu hiện

đại về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội – nhân văn, nhằm cung cấp cho học sinh

những khối lượng kiến thức mới được cập nhật để họ có thể thích nghi với cuộc sống và có cơ sở để

tiếp tục học tập.

Trong quá trình dạy học hiện nay, giáo viên cần quan tâm khai thác vốn sống phong phú và

đa dạng của học sinh và tính đến khả năng nhận thức của các em, không ngừng đổi mới nội dung,

cải tiến phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động dạy học để có thể giúp cho các em phát huy

hết tiềm năng và vốn sống của mình. Việc nghiên cứu đổi mới tự làm đồ dùng dạy học – thiết bị dạy

học là một trong những phương tiện trực quan giúp học sinh phát triển năng lực và nhận thức một

cách toàn diện nhất, khoa học nhất. Vì lẽ đó quá trình dạy học ở bậc trung học, người giáo viên sử

dụng tốt đồ dùng dạy học thì sẽ có tác động rất lớn đối với các em trong quá trình học tập và tự tìm

tòi học hỏi, khắc sâu kiến thức, mở rộng hiểu biết về khoa học, từ đó hình thành cho học sinh quan

điểm đúng đắn để theo kịp sự phát triển giáo dục hiện nay.

Với mô hình sơ đồ cắt ngang của thân cây trưởng thành, chỉ cần gắn nguồn điện, bật công tắc

là học sinh biết được bộ phận tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ, mạch rây, mạch gỗ trong thân cây. Từ đó

học sinh hiểu được cấu tạo trong thân cây trưởng thành có tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ còn cấu tạo

trong thân non không có tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ. Qua đây học sinh biết được nhờ sự phân chia

tế bào mô phân sinh tầng sinh vỏ giúp vỏ cây to ra, nhờ sự phân chia tế bào mô phân sinh tầng sinh

trụ giúp trụ giữa thân cây to ra. Từ đó hình thành học sinh kiến thức thân cây to ra do sự phân chia

các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. Với mô hình này dễ sử dụng, học sinh rất

hào hứng trong học tập, kích thích tính tò mò thích thú của học sinh, các em dễ hiểu bài, thuộc bài

ngay tại lớp, giúp học tập đạt hiệu quả cao.

. TÍNH KH A HỌC:

1- Thực trạng ban đầu của vấn đề.

Qua quá trình công tác giảng dạy trong những năm qua tôi nhận thấy rằng việc trực tiếp

truyền thụ kiến thức thực cho học sinh, nhưng truyền đạt như thế nào cho các em dễ hiểu, dễ nhớ và

tiếp thu bài một cách nhanh chóng và tự giác. Nhất là bộ môn sinh học ở trung học cơ sở là môn

khoa học thực nghiệm, cho nên trong việc giảng dạy bộ môn sinh học thì nhất thiết đòi hỏi giáo

viên phải sử dụng và làm đồ dùng dạy học để minh hoạ cho học sinh, từ đó học sinh chú ý làm việc

một cách cao độ, mạnh dạn đưa ra nhiều vấn đề để tư duy, trao đổi, thảo luận về một vấn đề nào đó,

làm cho học sinh hoạt động hơn, khắc sâu kiến thức hơn và có thái độ tìm tòi sáng tạo. Đồng thời

đồ dùng dạy học là một dụng cụ cực kỳ quan trọng, giúp cho học sinh hình dung được, nhìn thấy

được các chi tiết nhỏ mà mắt thường không quan sát được. Do đó làm thế nào để cho các em yêu

thích môn học này hơn. Muốn vậy theo phương pháp mới, giảng dạy bộ môn sinh học, người giáo

viên nên hạn chế giải thích bằng lời, giảng suông trong giảng dạy, người giáo viên phải tạo ra cơ

hội cho học sinh tiếp cận, gần gũi với đồ dùng dạy học trong mỗi giờ học và sử dụng như thế nào là

hợp lý. Đó là vấn đề tôi muốn trình bày.

Khi chưa áp dụng thiết bị dạy học tự làm hiệu quả của tiết dạy có nhưng không cao bởi vì

hình ảnh vẽ sơ đồ trong sách giáo khoa không thu hút được sự chú ý học sinh, nhiều em còn làm

việc riêng không tập trung trong tiết học. Khi bắt chợt gọi thì học sinh ngơ ngác hỏi lại cái gì cô ?.

Page 5: ĐỒ DÙNG D ¤Y HC TÊN ĐỒ DÙNG DY HC - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/20__Thuyet_minh.pdfBN TH YẾT M NH TÓM TẮT TH ẾT B DY HC TỰ L M DỰ TH NĂM

Nhưng sau khi áp dụng mô hình dạy học tự làm (sơ đồ cắt ngang của thân cây trưởng thành), dưới

ánh đèn led nhiều màu tất cả học sinh của lớp đều tập trung chú ý theo dõi sơ đồ một cách say mê

thích thú, tiếp thu kiến thức mau lẹ, chính xác, rõ ràng nội dung bài, hiệu quả của giờ dạy được

nâng lên, lớp học trở nên sôi động.

2- Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành:

a- Cách vận hành thiết bị dạy học:

Tên mô hình: sơ đồ cắt ngang của thân cây trưởng thành

- Trước tiên là gắn bộ nguồn của mô hình với dòng điện

- Sau đó điều khiển 4 công tắc (công tắc 1, 2, 3, 4)

Page 6: ĐỒ DÙNG D ¤Y HC TÊN ĐỒ DÙNG DY HC - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/20__Thuyet_minh.pdfBN TH YẾT M NH TÓM TẮT TH ẾT B DY HC TỰ L M DỰ TH NĂM

Bậc công tắc số 1 (bậc lên) bóng đèn led màu vàng sáng chỉ bộ phận mạch gỗ thân cây

Bậc công tắc số 2 (bậc lên) bóng đèn led màu xanh dương sáng chỉ bộ phận tầng sinh trụ thân cây

Bậc công tắc số 3 (bậc lên) bóng đèn led màu xanh lá sáng chỉ bộ phận mạch rây

Page 7: ĐỒ DÙNG D ¤Y HC TÊN ĐỒ DÙNG DY HC - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/20__Thuyet_minh.pdfBN TH YẾT M NH TÓM TẮT TH ẾT B DY HC TỰ L M DỰ TH NĂM

Bậc công tắc số 4 (bậc lên) bóng đèn led màu trắng sáng chỉ bộ phận tầng sinh vỏ

Các bộ phận không gắn đèn led trong mô hình:

Mô hình tổng thể có chú thích:

Vỏ

Thịt vỏ

uột

Vỏ

Tầng sinh vỏ

Thịt vỏ

Mạch rây

Tầng sinh trụ

Mạch gỗ

uột

Page 8: ĐỒ DÙNG D ¤Y HC TÊN ĐỒ DÙNG DY HC - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/20__Thuyet_minh.pdfBN TH YẾT M NH TÓM TẮT TH ẾT B DY HC TỰ L M DỰ TH NĂM

b- p dụng vào phần bài dạy cụ thể:

Mô hình sơ đồ cắt ngang của thân cây trưởng thành được áp dụng vào bộ môn sinh học 6 bài

16: thân to ra do đâu? Phần 1 tầng phát sinh. Cách tiến hành như sau:

- Học sinh quan sát, nghiên cứu chú thích hình 15.1( cấu tạo trong của thân non) trong sách giáo

khoa trang 49 và hình 16.1(sơ đồ cắt ngang của thân cây trưởng thành) trong sách giáo khoa trang

51.

- Giáo viên hỏi: Cấu tạo trong của thân cây trưởng thành có gì khác cấu tạo trong của thân non ?

- Học sinh trả lời được: Cấu tạo trong của thân cây trưởng thành có tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ. Còn

cấu tạo trong của thân non không có tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.

- Giáo viên sử dụng mô hình chốt lại kiến thức: Thân cây trưởng thành ngoài các bộ phận giống

thân non còn có 2 bộ phận nữa là tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. Lúc đó giáo viên bậc công tắc số 4

đèn led màu trắng sáng chỉ bộ phận tầng sinh vỏ, bậc công tắc số 2 đèn led màu xanh dương sáng

chỉ bộ phận tầng sinh trụ.

Vỏ

Thịt vỏ

Mạch rây

Ruột

Mạch gỗ

Cấu tạo trong thân non

ơ đồ cắt ngang của thân cây trưởng thành

Vỏ

Tầng sinh vỏ

Mạch rây

Tầng sinh trụ

Mạch gỗ

Ruột

Thịt vỏ

Page 9: ĐỒ DÙNG D ¤Y HC TÊN ĐỒ DÙNG DY HC - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/20__Thuyet_minh.pdfBN TH YẾT M NH TÓM TẮT TH ẾT B DY HC TỰ L M DỰ TH NĂM

Từ mô hình ánh đèn led sáng lên thu hút được sự chú ý của học sinh, lớp học sinh động, ghi nhớ

kiến thức sâu hơn, biết được thân cây trưởng thành có thêm tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin □ sách giáo khoa trang 51 trong 1 phút.

- Giáo viên yêu cầu : Nêu vị trí của tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ trong thân cây trưởng thành ?

- Học sinh đáp: Tầng sinh vỏ nằm trong lớp thịt vỏ

Tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ

- Giáo viên chỉ trên mô hình cho học sinh hiểu rõ:

+ Tầng sinh vỏ nằm trong lớp thịt vỏ, hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp tế bào vỏ và phía trong

một lớp thịt vỏ

+ Tầng sinh trụ: nằm giữa mạch rây và mạch gỗ, hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch rây

(ngay lúc đó giáo viên bậc công tắc số 3 đèn led màu xanh lá sáng chỉ bộ phân mạch rây), phía

trong một lớp mạch gỗ (ngay lúc đó giáo viên bậc công tắc số 1 đèn led màu vàng sáng chỉ bộ phân

mạch gỗ thân cây).

Vỏ

Thịt Vỏ

Page 10: ĐỒ DÙNG D ¤Y HC TÊN ĐỒ DÙNG DY HC - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/20__Thuyet_minh.pdfBN TH YẾT M NH TÓM TẮT TH ẾT B DY HC TỰ L M DỰ TH NĂM

- Giáo viên phát huy tính tìm tòi suy nghĩ kiến thức học sinh bằng câu hỏi: Khi bóc vỏ cây thì bộ

phận nào của thân cây bị bóc theo vỏ ?

- Học sinh trả lời: Bộ phận vỏ, tầng sinh vỏ, thịt vỏ, mạch rây

- Giáo viên dùng mô hình chốt lại kiến thức: giáo viên tắc đèn led tầng sinh vỏ (bậc xuống công tắc

số 4) và tắc đèn led mạch rây (bậc xuống công tắc số 3). Còn lại ánh đèn led của tầng sinh trụ và

mạch gỗ.

Mô hình dễ sử dụng, áp dụng mô hình daỵ học tự làm trong giảng dạy học sinh thật sự hứng

thú, say mê học tập hơn so với hình vẽ từ sách giáo khoa.

- Giáo viên kiểm tra học sinh trên mẫu vật minh hoạ của thân cây trưởng thành: giáo viên dùng dao

khẽ cạo cho bong lớp vỏ màu nâu lộ phần màu xanh. Giáo viên hỏi đây là bộ phận nào của thân cây

? Học sinh nêu được là tầng sinh vỏ. Tiếp tục dùng dao khía sâu vào thân cây cho đến lớp gỗ, tách

khẽ lớp vỏ này ra học sinh lấy tay sờ lên phần gỗ, nhận xét có độ nhớt. Giáo viên hỏi phần nhớt là

bộ phận nào của thân cây ? Học sinh nêu là tầng sinh trụ.

- Giáo viên rèn luyện kỹ năng cho học sinh sử dụng mô hình dạy học bằng cách gọi lần lượt một vài

em lên xác định các bộ phận cấu tạo trong thân cây trưởng thành trên mô hình đèn led.

Page 11: ĐỒ DÙNG D ¤Y HC TÊN ĐỒ DÙNG DY HC - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/20__Thuyet_minh.pdfBN TH YẾT M NH TÓM TẮT TH ẾT B DY HC TỰ L M DỰ TH NĂM

- Học sinh hào hứng sung phong trình bày chú thích, phát huy được tính tích cực của học sinh, lớp

học sinh động, vui vẻ.

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4 em trong thời gian 5’ trả lời câu hỏi sau:

Vỏ cây to rta nhờ bộ phận nào ?

Trụ giữa to ra nhờ bộ phận nào ?

Thân cây to ra do đâu ?

- Học sinh thảo luận tích cực, hiệu quả đạt rất cao. Bởi vì qua sử dụng mô hình các em đã hiểu rõ

được vấn đề là phần vỏ có thêm tầng sinh vỏ, phần trụ giữa có thêm tầng sinh trụ. Nên các nhóm trả

lời rất chính xác đáp án, kết quả tất cả các em trong lớp học đều hiểu được thân cây to ra nhờ bộ

phận tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ từ đó học sinh ghi nội dung bài học vào tập.

- Trong phần này giáo viên còn lồng ghép vào việc giáo dục học sinh bảo vệ cây xanh bằng câu hỏi

liên hệ bản thân các em cần làm gì để cây xanh sinh trưởng và phát triển tốt ? Học sinh qua sự hiểu

biết bản thân nêu: trồng, chăm sóc cây tưới nước, bón phân, làm cỏ, vun xới, không bẻ cành cây

ngọn cây, không dùng dao chặt vào thân cây, không buộc dây thép vào cây, tuyên truyền vận động

người dân trồng và bảo vệ cây xanh …

- Giáo viên còn kiểm tra hiểu bài học sinh bằng các câu hỏi trắc nghiệm chọn câu đúng nhất trong

các câu sau:

1. Cấu tạo trong của thân cây trưởng thành khác với cấu tạo trong của thân non là :

a. có tầng sinh vỏ b. có tầng sinh trụ

c. có thịt vỏ d. có tầng phát sinh

2. Vị trí của tầng sinh vỏ trong thân cây trưởng thành :

a. nằm trong lớp thịt vỏ b. nằm giữa mạch rây và mạch gỗ

c. nằm phần ruột d. nằm phần trụ giữa

3. Vị trí của tầng sinh trụ trong thân cây trưởng thành :

a. nằm phần ruột b. nằm giữa mạch rây và mạch gỗ

c. nằm trong lớp thịt vỏ d. nằm phần vỏ

4. Thân cây to ra nhờ sự phân chia các tế bào mô phân sinh của bộ phận nào ?

a. thịt vỏ b. tầng sinh vỏ

c. tầng sinh trụ d. tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

Page 12: ĐỒ DÙNG D ¤Y HC TÊN ĐỒ DÙNG DY HC - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/20__Thuyet_minh.pdfBN TH YẾT M NH TÓM TẮT TH ẾT B DY HC TỰ L M DỰ TH NĂM

5. Khi bóc vỏ cây thì bộ phận nào của thân cây bị bóc theo vỏ ?

a. mạch gỗ b. mạch rây

c. ruột d. tầng sinh trụ

Học sinh mạnh dạn trình bày, phát biểu tích cực, lớp học vui vẻ, thoải mái. Hầu hết các em

đều hiểu bài thuộc ngay tại lớp, giờ dạy đạt hiệu quả cao.

3. Kết quả đạt được:

- Đối với bản thân:

+ Đồ dùng dạy học giúp phát huy tính năng động, hiếu kỳ của học sinh, kích thích sự tò mò thích

thú của các em trong lớp học.

+ Truyền tải kiến thức cho các em rất dễ dàng chỉ thông qua mô hình

+ Có nhiều thời gian khai thác kiến thức sâu hơn

+ Giáo viên rèn luyện được lối diễn đạt nội dung, phù hợp hình ảnh biểu thị đèn led trên mô hình,

để thu hút sự tập trung cao độ của học sinh.

+ Giáo viên giờ dạy trở nên vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng hơn, lớp học thì sinh động, chất lượng giờ

dạy được nâng lên.

- Đối với học sinh:

+ Các em được hiểu bài ngay tại lớp, tăng cường ghi nhớ kiến thức nhanh hơn, sâu sắc hơn.

+ Học sinh mạnh dạn phát biểu nhiều hơn, chủ động tham gia vào quá trình học tập

+ Thúc đẩy sự giao tiếp, trao đổi thông tin, giúp học sinh học tập có hiệu quả

+ Học sinh rất vui vẻ sau tiết học

- Đối với tổ chuyên môn:

+ Có 1 đồ dùng dạy học tự làm sẽ thúc đẩy các thành viên trong tổ nghiên cứu cải tiến, tự làm đồ

dùng dạy học để giờ dạy đạt hiệu quả cao.

+ Nâng cao hiệu quả giờ dạy của giáo viên trong tổ từ đó nâng cao được tay nghề giảng dạy. Giáo

viên mạnh dạn tham gia các hội thi giáo viên giỏi do trường, ngành tổ chức.

- Đối với nhà trường:

+ Giờ dạy sinh động, dễ hiểu thu hút được học sinh yêu thích bộ môn sinh học, từ đó giảm tình

trạng bỏ tiết, nghỉ học của trường, hạn chế tình trạng lưu ban bỏ học vì học sinh yếu hay chán học.

+ Nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.

4- Tồn tại nẩy sinh trong quá trình tổ chức:

- Mô hình cần có điện sóng, không sử dụng được điện pin. Nếu trong lúc giảng dạy cúp điện là

không sử dụng được mô hình

- Mô hình trong quá trình vận chuyển có một bóng đèn led hở mạch không cháy sáng khi bậc công

tắc.

. TÍNH THỰC T ỄN:

1- Tác dụng của thiết bị dạy học tự làm:

- Đối với học sinh:

+ Cho các em thấy mô hình trực quan dễ hiểu hơn

+ Rèn luyện cho các em các kĩ năng được tốt hơn: kĩ năng nhận xét, kĩ năng quan sát, kĩ năng sử

dụng đồ dùng dạy học, kĩ năng trình bày tranh luận …

+ Giúp các em tư duy được nhiều hơn

- Đối với bản thân: giáo viên tự tin hơn trong giảng dạy, mạnh dạn hơn trong việc đổi mới phương

pháp dạy học, có nhiều hứng thú, đầu tư, hiệu quả giờ dạy được nâng lên.

- Đối với tổ chuyên môn và nhà trường: Có tác dụng kích thích phong trào làm đồ dùng dạy học

mới, cải tiến đồ dùng dạy học không có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học

trong nhà trường.

2- hạm vi tác dụng của thiết bị dạy học tự làm:

Page 13: ĐỒ DÙNG D ¤Y HC TÊN ĐỒ DÙNG DY HC - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/20__Thuyet_minh.pdfBN TH YẾT M NH TÓM TẮT TH ẾT B DY HC TỰ L M DỰ TH NĂM

Mô hình sơ đồ cắt ngang của thân cây trưởng thành có tác dụng trực tiếp với bộ môn sinh

học 6 bài 16 (Thân to ra do đâu ?), ngoài ra có thể sử dụng mô hình cho phần kiểm tra kiến thức cũ

liên quan, chuyển ý vào bài 17 (vận chuyển các chất trong thân). Đồng thời với thiết bị dạy học này

giúp cho các môn khác có cách suy nghĩ khác về bộ môn của mình, mà nẩy sinh ý tưởng làm mới

hay cải tiến các đồ dùng phù hợp với bài học để nâng cao hiệu qủa giờ dạy của giáo viên.

3- Bài học kinh nghiệm:

Qua những kết quả đạt được tôi nhận thấy những biện pháp trên đã có tác dụng thiết thực, đã

nâng cao được hiệu quả học tập của học sinh. Tuy nhiên để nó trở thành một phương pháp hoàn

chỉnh thì bản thân cần nỗ lực nhiều hơn nữa, cố gắng phát huy những điều đã đạt được và tìm thêm

những phương thức phù hợp nhất giải quyết triệt để những mặt còn hạn chế trong giảng dạy.

Muốn sử dụng đồ dung dạy học đạt kết quả tối ưu cần đòi hỏi người giáo viên phải có sự đầu

tư nghiên cứu, chuẩn bị thật kỹ lưỡng kế hoạch dạy học, hệ thống bài học, giúp học sinh tìm tòi và

có sự hứng thú chiếm lĩnh tri thức, tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực, chủ động vào quá

trình học tập. Do đó người giáo viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,

học tập kinh nghiệm giảng dạy từ đồng nghiệp. Vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học, phải gắn

liền với việc sử dụng đồ dùng dạy học sao cho phù hợp với nội dung của bàì học, đó là mục tiêu

quan trọng, nhằm kích thích cho các em quan sát một cách trực quan để dễ dàng tiếp thu bài hơn,

nhớ lâu hơn.

Ngoài ra cần phải có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của người giáo viên.

V. KẾT L ẬN:

Chất lượng giáo dục có vai trò quan trọng vì nó phản ánh trình độ dân trí, hiểu biết của người

dân một nước, là nền tảng cho chiến lược phát triển con người. Bác hồ đã căn dặn chúng ta: “Dù

cho có khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt và học tốt”. Vì vậy việc nâng cao chất lượng học

tập môn sinh học nó góp phần quan trọng trong việc trang bị kiến thức chắc chắn cho các em – thế

hệ tương lai- tạo cho các em sự tự tin vững chắc bước tiếp con đường học vấn và tích lũy kĩ năng

sống, có bản lĩnh, có trình độ, có đạo đức, có kiến thức để tham gia lao động sáng tạo đạt hiệu quả

cao nhất về sau.

Việc cải tiến và làm mới đồ dùng dạy học là cần thiết bởi vì đồ dùng dạy học góp phần tích cực

trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đồ dùng trực quan sẽ dễ dàng kích thích học sinh ham học

hơn, tư duy nhiều hơn, hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài lâu hơn. Do vậy với mô hình “sơ đồ cắt ngang

của thân cây trưởng thành”đã giúp tôi thực hiện thành công trong việc đổi mới phương pháp dạy

học, tạo được hiệu quả trong các tiết dạy, giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng

mau lẹ hơn, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, phát triển toàn diện cho học sinh.

hú thành, ngày 6 tháng 2 năm 2017

Người viết

Ngô Thị Bích Chi

Page 14: ĐỒ DÙNG D ¤Y HC TÊN ĐỒ DÙNG DY HC - angiang.edu.vnangiang.edu.vn/upload/19228/20180511/20__Thuyet_minh.pdfBN TH YẾT M NH TÓM TẮT TH ẾT B DY HC TỰ L M DỰ TH NĂM