duc tin cua nguoi cong giao

398
JEAN DEVEAUX Lm. DUY ÂN MAI, ofm ĐỨC TIN ĐỨC TIN CỦA CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO NGƯỜI CÔNG GIÁO

Upload: lekhoavi

Post on 28-Dec-2015

32 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Sach hay

TRANSCRIPT

Page 1: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

JEAN DEVEAUXLm. DUY ÂN MAI, ofm

ĐỨC TIN ĐỨC TIN CỦA CỦA

NGƯỜI CÔNG GIÁONGƯỜI CÔNG GIÁO

Page 2: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

IMPRIMATURSài Gòn, ngày 25-9-1992+Phaolô Nguyễn Văn BìnhTổng Giám mục

Lm. DUY ÂN MAI, ofm

Viết theo La vraie Vie-la foi du chrétien catholique của Lm. Jean Deveaux, Nhà Mame Paris xuất bản, với sự đồng ý của tác giả và Nhà xuất bản.

2

Page 3: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

LỜI GIỚI THIỆU

Học tập là một nhu cầu rất lớn do chính cuộc sống tạo ra cho người thời đại chúng ta. Ngay cả người nông dân cũng phải không ngừng mở rộng kiến thức, nâng cao hiểu biết để hoàn thiện nghề nghiệp và đời sống cho kịp với các tiến bộ khoa học, kỹ thuật.

Mỗi ngày người ta được cung cấp một lượng thông tin lớn.

Các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình... đưa đến tầm tay của mọi người những kiến thức chuyên môn và những tác phẩm văn chương, nghệ thuật mà xưa kia chỉ dành cho một thiểu số xã hội.

Trong phạm vi tôn giáo, rất tiếc là các phương tiện học tập còn quá ít và chênh lệch so với phạm vi "người đời". Mà trình độ văn hoá càng tăng, nhu cầu hiểu biết về giáo lý, thần học càng mạnh.

Nếu không đáp ứng kịp thời nhu cầu đó, nếu sự chênh lệch giữa kiến thức đạo và kiến thức đời nơi người Kitô hữu quá lớn, thì đời sống đức tin sẽ bị thiệt thòi và thậm chí có thể gặp khủng hoảng.

Hiện nay các sách giáo lý tạm gọi là "phổ thông", từ lớp vở lòng đến lớp Thêm sức và Bao đồng, có lẽ còn tạm đủ. Nhưng khi một người giáo dân muốn hiểu biết đạo một cách sâu xa hơn và nâng kiến thức tôn giáo của mình lên một mức cao hơn, họ sẽ khó tìm cho ra được tài liệu thích hợp.

3

Page 4: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Cuốn "ĐỨC TIN NGƯỜI CÔNG GIÁO", do linh mục Duy Ân Mai, dòng Phanxicô, phỏng dịch cuốn "La vraie Vie" của linh mục Jean Deveaux, nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

Chúng tôi tin tưởng cuốn sách này sẽ giúp ích cho nhiều người như nó đã góp phần quí báu trong một chương trình giáo lý mở rộng, qua những lần xuất bản và tái bản trước đây.

Linh mục NGUYỄN HỒNG GIÁO

4

Page 5: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

ĐỨC TINCỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO

LỜI NÓI ĐẦU

Cuốn giáo lý này soạn ra trước hết cho học sinh các lớp phổ thông Trung học, và các người lớn muốn thấm nhuần đức tin Công giáo.

Cuốn này không phải là sách uyên thâm trí thức: chúng ta chỉ muốn hết sức đơn giản, trình bày dễ đọc, dễ hiểu.

Cuốn này cũng không phải là sách biện hộ tôn giáo: vì tin rằng chân lý nó đã có giá trị minh chứng xác thực rồi, cho nên chúng ta chỉ tìm cách trình bày lý thuyết Công giáo một cách thực nghiệm thôi.

Nếu bạn muốn chúng tôi nói rõ mục đích, thì chúng tôi xin thưa, là chúng tôi chỉ cố gắng nói lên sự thực, nói một cách rõ ràng và sống động.

SỰ THỰC: Bạn đọc sẽ thấy ngay, nhất là trong phần thứ nhất, không có một lời, một câu xác định quả quyết nào mà không dựa vào Kinh Thánh và Truyền Thống, là nguồn mạch đức tin của chúng ta.

RÕ RÀNG: Một lần nữa, để tránh đơn giản hoá các vấn đề và phân chia chương mục đi sâu vào nhiều chi tiết quá,

5

Page 6: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

chúng tôi chỉ thêm vào mỗi chương trình một ít tiểu đề, một ít đoạn ngắn và cố gắng tổng hợp lại để dễ thấy rõ ràng hơn.SỐNG ĐỘNG: Biết chắc rằng những người Công giáo có ý thức thời nay đều cảm thấy nhu cầu tìm hiểu sâu rộng hơn về đạo Công giáo, để ăn ở hợp với đạo và giúp người khác sống đạo, cho nên mỗi lúc có thể được, chúng tôi đề cao những giá trị thực tế của tín điều, đề cao hậu quả sống động của chân lý siêu nhiên. Chúng tôi nêu lên nhiều liên quan với Thánh Lễ và với nhiều phương diện khác nhau trong đời sống Công giáo.

Hơn ai hết chúng tôi thấy rõ giữa mục đích và việc thực hiện mục đích con đường vừa xa vừa khó, nên chúng tôi hân hạnh được bạn đọc góp ý kiến để cuốn sách này được hoàn hảo hơn.

Cuối cùng nếu được phép nói lên một nguyện vọng, thì chúng tôi tha thiết ước mong rằng cuốn sách nhỏ bé này, sẽ được phổ biến rộng rãi để giúp những ai muốn sống tìm được nguồn mạch sự sống thật phong phú dồi dào.

J.D

6

Page 7: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

PHẦN DẪN NHẬP

Chương I: Ý NGHĨA ĐỨC TIN

Chương II: CÁC NGUỒN CỦA ĐỨC TIN

Chương III: NHÌN TỔNG QUÁT VỀ KHOA TÍN LÝ

7

Page 8: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

"Phúc cho những kẻ không thấy mà tin" (Ga 20,29)

CHƯƠNG I

Ý NGHĨA ĐỨC TIN

I. THẾ NÀO LÀ TIN?

Đối với mọi người, tin tức là chấp nhận đúng sự thật một quả quyết của kẻ khác.

Còn đối với chúng ta, người Kitô hữu, tin tức là chấp nhận đúng sự thật những gì Thiên Chúa nói, được Chúa Giêsu mạc khải, được Giáo hội dạy.

II. CẦN PHẢI TIN

Tất cả mọi người đều cần phải tin vào kẻ khác vì không ai tự mình mà có thể biết hết mọi sự. Chẳng hạn muốn học lịch sử hay địa lý, trước tiên phải tin vào chứng tá của kẻ khác. Cả trong đời sống hằng ngày nữa, nếu không tin vào những người xung quanh chúng ta thì sống làm sao được?

Còn chúng ta, người Kitô hữu, tin lại cần thiết: nếu trí óc chúng ta có thể nhận thấy Thiên Chúa hay linh hồn bất tử chúng ta không thể nào biết được những chân lý mà chỉ có Thiên Chúa mới tường được và nếu Người không mạc khải cho ta.

III. TIN LÀ MỘT HÀNH ĐỘNG HỢP LÝ

8

Page 9: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Tin vào lời nói của của người khác là một hành động hợp lý, miễn là người ấy đáng cho chúng ta tin cậy. Họ đáng cho chúng ta tin cậy khi con người của họ là một bảo đảm cho sự thật hay họ đưa ra đủ bằng chứng để quả quyết.

Đối với chúng ta, người Kitô hữu, tin cũng là hành động hợp lý vì lời của Chúa đến với chúng ta qua những đường lối rất đáng tin: những sử liệu bất khả kháng (Kinh thánh) và chuyển đạt bằng miệng qua những nhân vật có uy tín (Truyền thống). Lời Chúa còn được các phép lạ và các tiên tri xác thực hoá và tăng sức mạnh.

IV. TẠI SAO CHÚNG TA TIN?

Chúng ta tin các chân lý siêu nhiên không phải vì chúng ta đã thấu hiểu hay vì chúng đã được chứng minh một cách khoa học; cũng không phải vì chúng ta tốt đẹp hay có lợi, nhưng vì chúng ta đã nhận những chân lý ấy do Thiên Chúa và Lời Chúa có đủ bảo đảm. Đây hoàn toàn là vấn đề tin tưởng.

V. VẤN ĐỀ CÁC "MẦU NHIỆM"

Vì đức tin căn cứ trên Lời Chúa, chúng ta không nên lấy làm lạ, nếu đạo Kitô có những "mầu nhiệm", nghĩa là những sự thật siêu nhiên vượt quá khả năng con người và chúng ta có biết thì chỉ biết vì Thiên Chúa đã mạc khải thôi.

Nhìn nhận có những "mầu nhiệm" cũng không phải là phủ nhận trí khôn của chúng ta; trái lại chúng ta chỉ nhìn nhận cương giới tự nhiên của trí khôn chúng ta và trí thông minh của Chúa vượt hẳn khả năng hiểu biết của chúng ta. Một nhà bác học trứ danh, Charles Nicolle, khi trở lại đạo, có thốt ra câu này: "May mà còn có những mầu nhiệm của tôn giáo! Nếu không thì thật là khả nghi vì tôi sợ rằng đó chỉ là một

9

Page 10: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

sản phẩm giả tạo của trí óc loài người. Mầu nhiệm của tôn giáo làm tôi an tâm. Nó là biểu hiệu của Thiên Chúa". Gustave Thibon: "Mầu nhiệm không phải là một thứ vách tường chận đứng trí óc của chúng ta, mà là biển cả trong đó trí óc chìm đắm".

Cũng nên thêm rằng ngoài lãnh vực tôn giáo, còn có những lãnh vực khác mang nhiều mầu nhiệm nếu hiểu theo nghĩa là những điều chưa ai hiểu và còn rất khó hiểu. Mọi nhà học xứng danh đều thú nhận họ không sao hiểu nổi một số sự kiện: chẳng hạn hạt lúa nảy mầm làm sao? bản thể của vật chất là gì? Không ai hiểu thấu được. Nhà toán học Poincarré nói: "khoa học có phát triển đến đâu đi nữa, lãnh vực của nó vẫn có giới hạn, mầu nhiệm vẫn bao phủ biên giới của nó, càng lùi xa thì lại càng bao la".

VI. VẤN ĐỀ "CÁC PHÉP LẠ"

Cũng như Thiên Chúa có những chân lý chúng ta không hiểu được, thì Người còn có thể làm những việc mà tự lực chúng ta không thể làm được (phép lạ).

Một khi phép lạ có những lời chứng đáng tin, chúng ta phải thành thật chấp nhận và nhận đó là một bằng chứng có Thiên Chúa toàn năng. Người đã có thể dựng nên vũ trụ thì Người cũng có thể sửa đổi các định luật do Người đã đặt ra.

Chúng ta có nghe một vài người vô tín ngưỡng lập luận như thế này: "Không thể có phép lạ vì phép lạ biểu hiện siêu nhiên và siêu nhiên thì không thể có được". Lý luận như thế thì không xứng đáng với một nhà bác học chính danh. Không có bằng chứng mà quả quyết rằng một sự vật này nọ không có bởi vì chúng ta không thể hình dung nó ra làm sao cả, thì

10

Page 11: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

thật là một lối trốn tránh vấn đề không phù hợp với thái độ chân thành của người tìm chân lý.

VII. TRONG THỰC TẾ ĐỨC TIN ĐẾN VỚI CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

Người Kitô hữu tin, tức là ẳm nhận chân lý siêu nhiên. Nhưng điểm riêng biệt cho đạo Công giáo và không có nơi các tôn giáo khác, là chân lý siêu nhiên ấy không phải chỉ là một thuyết vô danh, mà là một chân lý nhập thể trong một Người, cụ thể hoá trong một nhân vật lịch sử, trong Chúa Giêsu Kitô.

Do đó mà đạo Kitô không phải là một thứ tổng hợp các chân lý, một hệ thống tư tưởng, mà là một sự chọn lựa các gắn bó với một Đấng, một sự quyến luyến cá nhân với Chúa Giêsu Kitô. Và thời nay gắn bó với Chúa Giêsu tức là gắn bó với Giáo hội Công giáo vì chúng ta nhận thấy Chúa Kitô sống động trong Giáo hội ấy.

Người Kitô hữu chính là người đã gặp Đức Kitô trên đường đời và đã nhận thấy Ngài là "đường, là sự thật và là sự sống" (Ga 14,6).

Vậy trong thực tế, đức tin là cuộc gặp gỡ người sống với người sống.

Những người đồng thời với Chúa Giêsu đã tin Ngài như thế nào?

Có phải bởi vì trí óc họ đã thấy rõ ràng không? Không, họ tin Chúa Giêsu nhờ một sức mạnh thiêng liêng, nhờ nhân cách và uy thế toả ra tự Chúa Kitô: Họ trầm trồ với nhau: "Chưa

11

Page 12: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

bao giờ có ai ăn nói như Ngài" (Ga 7,46). "Chúng ta chưa bao giờ từng thấy như thế" (Mc 2,12).

Sau Chúa Kitô, các tông đồ đã làm cho nhiều người Do Thái và lương dân trở lại cũng chẳng phải vì đã đưa ra một lý thuyết thông minh, nhưng chỉ vì đã rao giảng Chúa Kitô sống, Chúa Kitô chịu đóng đanh, Chúa Kitô sống lại. (Công vụ Tông đồ 2,32; 3,15; 4,10; 5,30). Ngày nay cũng thế: chấp nhận các chân lý siêu nhiên là thái độ của con người đặt cả tin tưởng vào Chúa Kitô, Con Thiên Chúa. Người Kitô hữu tin chân lý siêu nhiên bởi vì chân lý ấy đã được Chúa Kitô quả quyết. Chúa Kitô là ánh sáng của thế gian (Ga 8,12) và Ngài có những lời hằng sống (Ga 6,69).

Vì vậy chúng ta phải xác nhận những điểm sau đây:

a) Bởi vì Kitô giáo là một sự gắn bó với Chúa Kitô sống động, nên công việc chính của chúng ta không phải là chứng minh đạo Công giáo như chứng minh một bài toán học, công việc chính là tìm cho được gặp gỡ Chúa Kitô trong Phúc âm và Giáo hội, bởi Chúa Kitô là Con Thiên Chúa, tất cả những điều Ngài nói là của Thiên Chúa không cần phải được kiểm soát hay chứng minh là chân thật bằng những phương pháp loài người.

b) Bởi vì Kitô giáo là một sự gắn bó với Chúa Giêsu Kitô sống động, nên nếu một sự thắc mắc hay nghi ngờ trên một điểm nào của toàn bộ đạo lý của Người đã được nêu ra, chúng ta không có quyền nghi ngờ tất cả đạo ấy: vì đây không phải một vấn đề hiểu rõ của trí khôn cho bằng là một vấn đề tín nhiệm. Tôi tin không phải vì tôi thấy rõ một chân lý trong Phúc âm và trong Giáo hội cho bằng vì tôi đặt tin tưởng vào Chúa Kitô Con Thiên Chúa (Ga 1,1-14).

12

Page 13: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

c) Bởi vì Kitô giáo là sự gắn bó với Chúa Kitô sống động nên so sánh đạo ấy với các tôn giáo khác là một việc không cần xét theo một khía cạnh cũng không thể được. Các tôn giáo khác có thể so sánh với nhau vì tất cả đều là những cố gắng của con người để giải quyết mối tương quan giữa nhân loại và Thiên Chúa.

Còn đạo Chúa Kitô không phải là sản phẩm của con người mà là một cuộc gặp gỡ giữa Chúa Kitô và chúng ta- sự gặp gỡ ấy cũng do Thiên Chúa mà đến. "Không ai có thể đến với Ta nếu Cha Ta, Đấng đã sai Ta, không kéo họ đến" (Ga 6,44) "không ai có thể đặt nền tảng khác nền tảng đã đặt tức là Chúa Kitô" (1Cr 3,11).

VIII. PHẢI CÓ NHỮNG ĐIỀU KIỆN NÀO ĐỂ TIN?

Muốn tin phải có 3 điều kiện:

1. Mở trí óc đón nhận Lời Chúa.2. Tâm linh thiên về sự thiện.3. Được ơn Chúa giúp.

a) Phần trí óc:

Chúng ta không chủ trương thông hiểu hoàn toàn các mầu nhiệm nhưng chúng ta có thể tìm kiếm những bằng chứng để biết rằng chính Thiên Chúa đã nói với con người trong lịch sử nhân loại, học hỏi Lời Chúa để biết rõ ý nghĩa và tìm hiểu những Lời Chúa soi sáng và hướng dẫn đời chúng ta thế nào.

b) Tâm linh thiên về sự thiện:

Tin không chỉ là hành động của lý trí mà là hành động của toàn con người. Con người còn là ý chí và tình cảm nữa. Để

13

Page 14: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

tin thực sự cần phải muốn nữa. Phải chấp nhận những cố gắng, những hy sinh cần thiết. Đức tin là ánh sáng cho đời sống, nếu tôi có đức tin, tôi phải sống khác những người không có đức tin. Phải có can đảm để khước từ lối sống theo xác thịt.

Người đòi hiểu cho được tất cả rồi mới tin thì sẽ không bao giờ tin. Người vô luân, thường sẽ khó mà chấp nhận Chúa Kitô.

c) Phần ơn thánh:

Chính là điều quan trọng nhất, bơỉ vì đức tin là một ơn siêu nhiên lệ thuộc Thiên Chúa trước hết. Gặp Chúa Kitô là một hiện trạng vượt phàm, hoàn toàn do quyền năng Chúa. Chúa Kitô đã tuyên bố rõ ràng như thế. Ngài nói: "Không ai có thể đến với Ta, nếu Cha Ta, Đấng đã sai Ta, không kéo họ đến". "Không ai có thể đến với Ta nếu Cha Ta không ban cho ơn ấy" (Ga 6,44). Khi Phêrô tuyên xưng Ngài là Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, Ngài cũng xác định đó là do ơn Chúa Cha: "Simon, con có phúc bởi vì không phải là máu thịt đã tỏ ra điều đó cho con mà là chính Cha Ta trên trời" (Mt 16,17).

Vậy phải có ơn Chúa để ao ước tin, tin và giữ đức tin. Nhờ kinh nguyện, nhờ các bí tích và nhờ những cố gắng của chúng ta sống theo ý Chúa, chúng ta có thể được Chúa giúp ơn.

IX. CHÚNG TA CÓ THỂ MẤT ĐỨC TIN KHÔNG?

Có, chúng ta có thể mất đức tin, cũng như chúng ta có thể mất một báu vật nếu không lo giữ gìn cho cẩn thận.

14

Page 15: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Mất đức tin vì thiếu học hỏi các chân lý siêu nhiên hay nhiễm lấy những tư tưởng nghịch lý đức tin.

Tuy nhiên, cần phải nói ngay rằng: Thái độ hoài nghi trong khi thành thật tìm hiểu một hay nhiều điểm giáo lý nào đó, tự nó không thể làm mất đức tin. Chân thành tìm hiểu là bổn phận của trí óc của chúng ta để trưởng thành trong đời sống tôn giáo, tìm hiểu với kinh nguyện, với suy nghĩ, với sự giúp đỡ của kẻ khôn ngoan.

- Đàng khác, sống bê tha, sống ngược lại các tôn chỉ của tôn giáo cũng có thể làm mất đức tin. Kiêu căng và vô luân thường là đường dẫn đến diệt vong đức tin.

- Không sống đạo, bỏ các nhiệm tích, bỏ kinh nguyện cũng làm tiêu hao đức tin.

X. PHẢI NGHĨ THẾ NÀO VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐÃ MẤT ĐỨC TIN:

Ai để mất đức tin thì hoàn toàn mang lấy trách nhiệm, không thể đổ tội cho kẻ khác. Không phải tại Chúa, vì Chúa muốn mọi người được cứu rỗi và Chúa ban đủ ơn cần thiết.

Nhưng chỉ có Chúa mới rõ trách nhiệm ấy.

Chúng ta chỉ có việc là cầu nguyện cho họ.

XI. PHẢI NGHĨ THẾ NÀO VỀ NHỮNG NGƯỜI SỐNG NGOÀI GIÁO HỘI SONG THÀNH THẬT

Người sống ngoài Giáo hội (hữu hình) song thành thật, không thể coi như người vì lỗi mình mà mất đức tin. Họ không biết đạo Kitô và đồng thời theo một tôn giáo khác.

15

Page 16: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Thật ra họ thuộc về Giáo hội một cách mặc nhệm, nhờ thái độ sẵn sàng chấp nhận Chúa Kitô lúc có cơ hội hiểu biết.Kẻ nào nghe theo tiếng lương tâm và thành thật phụng sự Chúa chắc chắn sẽ được rỗi linh hồn.

Chúa không thể loại bỏ những ai không đồng tình với sự sai lầm và cũng chưa biết chân lý. Họ thuộc về hạng con cái của Chúa bằng ước muốn.

Cả những ai bắt bớ Giáo hội nữa cũng có thể được cứu rỗi, nếu họ hành động vì lòng ngay lành. Thánh Phaolô chẳng hạn, phân trần: “Thuở trước tôi là một tên phạm thượng, một người bắt đạo, một kẻ chưỡi bới hỗn xược, nhưng Chúa Kitô thương xót tôi vì tôi thành thực trong hành động vô đạo” (1Tm 1,13).

XII. PHẢI NGHĨ GÌ VỀ NHỮNG AI BIẾT ĐẠO KITÔ, SONG SỐNG TRONG TÌNH TRẠNG VÔ ĐẠO, NGHĨA LÀ PHỦ NHẬN THIÊN CHÚA?

Có người không tin có Thiên Chúa vì trong đường lối suy luận và tìm tòi của họ, họ đi đến nhiều kết luận khác nhau hay hoàn toàn nghịch nhau và cũng có nhiều tâm trạng khác nhau trước vấn đề Thiên Chúa. Có những người không tin có Thiên Chúa vì chủ trương hưởng mọi lạc thú vật chất (libertin).

Có người vì cảm thấy và tưởng rằng cách người ta hình dung Thiên Chúa không hợp với phẩm giá con người và nhất là không hợp, không xứng đáng với bản tính Thiên Chúa. Lập trường của hạng người này có thể do lòng ngay lành và như vậy họ có thể được xếp vào hạng người chúng ta vừa nói trên (XI).

16

Page 17: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Người Kitô hữu có nhiệm vụ tìm hiểu người không tin có Thiên Chúa và đừng vội kết án ai, để Chúa toàn quyền định đoạt số phận của họ.

Công việc của chúng ta, những người Kitô hữu phải làm, là ý thức trách nhiệm của mình và tự hỏi có phải vì cái lối giữ đạo của ta đã làm Chúa khó lòng đến với họ, hay hơn nữa đã làm cho nhiều người không thể chấp nhận Chúa.

XIII. NHIỆM VỤ CHÚNG TA ĐỐI VỚI ĐỨC TIN CỦA CHÚNG TA

a) Tạ ơn Chúa đã ban cho ta của báu ấy.

b) Gìn giữ đức tin bằng cách tránh những nguy hiểm nói trên.

c) Làm cho đức tin thêm sáng suốt bằng công trình học hỏi đạo Chúa cho sâu rộng và nhất quyết hiểu biết Phúc âm cách trực tiếp.

d) Bênh vực đức tin, không mặc cảm khi người ta chế diễu...

e) Sống đức tin: Đây là nhiệm vụ chính.

Đức tin phải làm cho chúng ta phán đoán ngay thẳng, điều khiển đời sống của chúng ta trong gia đình, nơi xã hội và trước tiên, đặt đức ái trong lòng chúng ta, "Có thế người ta mới nhận ra chúng con là tín đồ của Thầy, nghĩa là nếu chúng con yêu thương lẫn nhau" (Ga 13,35).

f) Phổ biến đức tin bằng những sinh hoạt sau đây:- nêu gương sáng bằng một đời sống đạo đầy đủ và phù hợp với giáo lý,

17

Page 18: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

- cầu nguyện cho người chưa có hoặc đã mất đức tin ,- tham gia vào Công giáo tiến hành có tổ chức đàng hoàng,- tham gia vào đời sống của họ đạo, vào công việc truyền giáo.

"Chúng con là ánh sáng của thế gian... người ta không thắp đèn để rồi giấu dưới đáy thùng..." (Mt 5,14-17).

18

Page 19: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CHƯƠNG II

CÁC NGUỒN CỦA ĐỨC TIN

I. CHÂN LÝ CỦA LÝ TRÍVÀ CHÂN LÝ CỦA ĐỨC TIN

a) Chân lý của lý trí (chân lý luận chứng): Một trong những đặc quyền của con người là trí khôn. Nhờ trí khôn mà con người giống Thiên Chúa và khác biệt loài vật. Nếu con người biết dùng trí khôn với những điều kiện tự nhiên, con người có thể khám phá một vài chân lý tôn giáo: Thiên Chúa, linh hồn bất tử, vv... Đó là những chân lý thuộc phạm vi lý trí.

b) Chân lý của đức tin (chân lý mạc khải): Ngoài những chân lý mà trí khôn con người có thể biết, còn có những chân lý khác chỉ có Thiên Chúa mới hiểu biết và Người có mạc khải chúng ta mới biết, chẳng hạn các mầu nhiệm trong đạo. Đàng khác, cả những chân lý tôn giáo mà chân lý tôn giáo mà trí khôn chúng ta có thể biết được, nếu Thiên Chúa không cho thêm ánh sáng thì con người có thể hiểu sai lệch trong bản tính hoặc trong hậu quả của chúng. Hai thứ chân lý này đều do Thiên Chúa mạc khải. Người ta gọi là những chân lý của đức tin. Chúng ta tin vì là Lời Chúa, Giáo hội truyền lại và giải thích cho chúng ta.

II. CÁC CHÂN LÝ CỦA ĐỨC TIN ĐƯỢC CHẤT CHỨA Ở ĐÂU?

Các chân ký của đức tin được chứa đựng trong Lời mạc khải.

19

Page 20: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Lời mạc khải gồm một số văn kiện hay tài liệu và những lời truyền miệng qua các thế hệ.

Mạc là tấm màn, khải là mở. Chúa mở tấm màn huyền bí che mắt chúng ta, một kiểu diễn tả bằng hình ảnh để nói rằng Chúa có nói chúng ta mới biết, chứ tự lực chúng ta không làm sao biết được.

III. LỜI MẠC KHẢI ĐƯỢC LƯU TRỮ Ở ĐÂU?

Lời mạc khải được lưu trữ trong Kinh thánh và trong Truyền thống.

Thánh kinh và Truyền thống là hai nguồn đức tin của chúng ta.

Nói đúng hơn, chỉ có một Nguồn nhưng đến với chúng ta bằng hai thể thức.

a) KINH THÁNH hay THÁNH KINH:

Là tất cả những tài liệu viết đã được Thiên Chúa linh ứng. Những tài liệu này chứa đựng các chân lý đức tin.

b) TRUYỀN THỐNG:

Là những lời chứng không được ghi chép, nhưng được truyền lại theo giòng thế kỷ trong Giáo hội, những lời chứng ấy bổ túc và làm rõ thêm những chân lý của đức tin chứa đựng trong Kinh thánh (những chứng ấy có thể đến chúng ta dưới hình thức tài liệu viết, truyền lại một cách trung thành lời giảng dạy của Giáo hội mặc dầu các tài liệu ấy không được Thiên Chúa trực tiếp linh ứng).

20

Page 21: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

A. KINH THÁNH

IV. KINH THÁNH GỒM CÓ MẤY PHẦN?

Kinh thánh hay Sách thánh gồm có 2 phần:

a) Cựu ước: gồm những sách do các tiên tri và các tác giả Do Thái được Thiên Chúa linh ứng đã viết trước Chúa Giêsu ra đời.

b) Tân ước: gồm những sách viết sau Chúa Giêsu do các thánh sử, các tông đồ và đồ đệ trực tiếp các ngài.

V. CỰU ƯỚC LÀ GÌ?

Là những sách thuật lại nguồn gốc vũ trụ và loài người, lịch sử dân Do Thái đã được Chúa chọn để đón nhận, bảo vệ và truyền lại các chân lý của đức tin và cũng tường thuật những giai đoạn của thời chuẩn bị ngày Chúa Kitô đến.

Tất cả Cựu ước có 46 cuốn được phân chia làm 3 loại:1. Loại lịch sử: có những sách: Ngũ thư do Moise viết,

Các Vua, sách các anh em Macabê. Một vài cuốn thuộc loại tiểu sử: sách Jousé, Tobie...

2. Loại thơ phú hay luân thường: 150 ca vịnh, Châm ngôn, Truyền đạo...

3. Loại sấm ký (sách tiên tri): Sách tiên tri của Isaia. Jeremia, Ezechiel, Daniel và 12 tiên tri nhỏ: Ôsê, Joel, Jonas, Michê...

VI. TÂN ƯỚC LÀ GÌ?

21

Page 22: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Là những sách thánh thuật lại cuộc đời của Chúa Giêsu Kitô, đời sống của các tông đồ và tín đồ đầu tiên, và chép lại đạo lý của Chúa Kitô và các tông đồ.

Tất cả có 27 cuốn.

Các sách Tân ước cũng được chia ra làm 3 loại:1. Loại lịch sử: gồm có 4 cuốn Phúc âm theo thánh

Matthêu, Marcô, Luca và Gioan và tập Công vụ Tông đồ của thánh Luca.

2. Loại thánh thư: đều là những cánh thư các tông đồ viết để giảng cho rõ thêm những điểm thuộc về tín lý và luôn lý. Tác giả là: Thánh Phaolô, thánh Phêrô, thánh Gioan, thánh Giacôbê và thánh Giuđa.

3. Sách khải huyền: của thánh Gioan biên chép những gì thánh Gioan thấy về cánh chung vũ trụ và Giáo hội.

VII. ĐỐI VỚI NGƯỜI KITÔ HỮU,UY THẾ CỦA KINH THÁNH BỞI ĐÂU MÀ ĐẾN?

Kinh thánh đối với người Kitô giáo có một uy thế đặc biệt, bởi vì Kinh thánh chẳng những có một giá trị nhân bản (valeur humaine) mà còn có một giá trị thần linh (valeune divine).

a) Giá trị nhân bản: Các sách Cựu ước và Tân ước đều có một giá trị nhân bản không thể chối cãi được, cả những người vô thần cũng nhìn nhận. Một số sách như Ngũ thư, Phúc âm, Tông đồ Công vụ đều là những tài liệu lịch sử cho thế kỷ 20 này. Riêng về các sách Tân ước, Daniel Rops nói: "Chúng đã được lưu truyền lại cho chúng ta bằng những bản viết tay, vừa nhiều vừa gần tác giả và giống nhau, nên chúng ta có thể so sánh ngang hàng với các sử liệu đời cổ. Đối

22

Page 23: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

chiếu với các tài liệu đời, người ta càng nhận ra giá trị lịch sử của các sách thánh" (Daniel Rops. Jesus en son temps).

Những loại sách khác như Sách Triết ngôn, Thánh thơ là những sách có giá trị luân lý và thiêng liêng.

Có loại sách thánh lại có giá trị văn chương như Ca vịnh, sách các tiên tri...

b) Giá trị thần linh: Nhưng giá trị nhân bản không đáng gì khi so sánh với giá trị thần linh. Người Kitô hữu tin rằng tác giả chính của Kinh thánh là Thiên Chúa. Các vị đã viết ra chỉ là tác giả phụ, được Thiên Chúa linh ứng.

Nhờ được Chúa linh ứng mà Kinh thánh có một giá trị đặc biệt không thể có nơi một sách vở nào khác. Tất cả những gì đã ghi chép trong Kinh thánh đều không sai lầm vì Thiên Chúa là Tác giả chính và Người không thể sai lầm và cũng không thể lừa dối ai.

VIII. CHÚNG TA DỰA VÀO ĐÂU ĐỂ TIN VÀO GIÁ TRỊ THẦN LINH CỦA KINH THÁNH?

a) Dựa vào lời chứng của Kinh thánh:

Trong Phúc âm nhiều lần chính Chúa Giêsu tuyên bố Kinh thánh có một uy thế lớn hơn lời của nhân loại của Thiên Chúa. Chẳng hạn khi ngài trích ca vịnh của Cựu ước, Ngài nói David đã viết dưới sự linh ứng của Thánh linh (Mt 22,43). Nơi khác Ngài tuyên bố "Kinh thánh là lời của Thiên Chúa không thể huỷ bỏ được" (Ga 10,35). Nhiều lần Ngài dẫn chứng Kinh thánh như một uy quyền tuyệt đối: Kinh thánh nói rằng... Kinh thánh cần được nên trọn... (Mt 26,31; Ga 17,12).

23

Page 24: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Thánh Phalô viết: "Tất cả bộ Kinh thánh đều được Thiên Chúa linh ứng và có ích cho việc giảng dạy, thuyết phục, cải thiện, và đưa về công chính" (2 Tm 3,16).

Thánh Phêrô tuyên bố thế này: "Tiên vàn phải biết điều này, là tất cả mọi lời sớm sét của Kinh thánh không phản chiếu tư tưởng cá nhân của vị tiên tri. Bởi vì không bao giờ người ta lại nói tiên tri về mình; chính Thánh Linh đã làm cho những vị ấy nói" (2 Pr 1,20).

b) Các Thánh phụ cũng đồng thanh tuyên xưng Thiên Chúa là tác giả của Kinh thánh: "Viết ra nhờ Thánh Linh tác động"... "Nhưng văn thơ Thiên Chúa gởi xuống"... "Viết dưới sự linh ứng của Thiên Chúa...".

c) Các công đồng: Công đồng Florence (1439) tuyên bố: Giáo hội Roma

tin và xưng hô rằng tác giả của Cựu ước và Tân ước là Thiên Chúa duy nhất, bởi vì các Thánh của hai giao ước đã nói dưới sự linh ứng của cùng một Thánh Linh".

Công đồng Trente (1545-1563) tuyên bố: "Công đồng tôn kính tất cả mọi sách của Cựu ước và Tân ước, vì Thiên Chúa là tác giả của hai thứ sách ấy".

Công đồng Vatican I (1870) kết án và tuyệt thông những ai "không chấp nhận Kinh thánh toàn bộ hay một phần nào, hay phủ nhận Thiên Chúa đã linh ứng".

IX. THIÊN CHÚA LÀ TÁC GIẢ CỦA KINH THÁNH, NHƯNG TÁC GIẢ NHƯ THẾ NÀO?

Trước tiên Thiên Chúa thúc đẩy các tác giả phụ để họ khởi công viết. Và trong lúc họ viết Thiên Chúa hỗ trợ các ngài để

24

Page 25: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

các ngài "tư tưởng, thuật lại và diễn giải những điều Chúa truyền viết và chỉ viết những điều Chúa truyền mà thôi, đúng sự thật, không thể sai lầm được" (Léon 13 Providentissimus).

Ảnh hưởng siêu nhiên này gọi là tác động linh ứng.

X. PHẦN CỦA TÁC GIẢ PHỤ Ở CHỖ NÀO?

a) Phần nội dung:

- Một ít tác giả phụ còn được Thiên Chúa trực tiếp mạc khải những điểm lạ như thánh Gioan tronh sách Khải huyền.

- Nhiều vị khác thuật lại những điều mắt thấy, tai nghe: "Những gì chính mắt chúng tôi đã thấy, chính tay chúng tôi đã sờ đến, chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho anh em" (1 Ga 1,1-3). Nói đến lưỡi đòng đâm cạnh sườn Chúa, thánh Gioan cũng thêm: "Chính người đã mục kích quả quyết điều đó: lời chứng của người thì đích đáng và người cũng chắc chắn rằng mình làm sự thật để anh em tin" (Ga 19,35). Thánh Phêrô khi thuật lại biến cố trên núi Tabor, thanh minh: "tiếng nói này bởi trời mà xuống, chúng tôi đã nghe chính tai chúng tôi ở trên núi với Ngài" (2 Pr 1,18).

Thánh Tông đồ còn thêm: "Chúng tôi đã ăn uống với Ngài sau khi Ngài Phục sinh bởi kẻ chết" (Cv 10,41).

- Cũng có những tác giả phụ đã phải sưu tầm công phu các tài liệu trước khi viết, như thánh Luca: "Ớ bạn Théophile, tôi đã phải điều tra kỹ lưỡng và lâu dài về tất cả những câu chuyện này rồi mới thảo cho bạn một tiểu sử có đầu có đuôi" (Lc 1,3). Tác động linh ứng của Thiên Chúa không ngăn cản công trình sưu tầm của con người.

25

Page 26: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

b) Phần hình thức (hành văn):

Khi trình bày cũng như trong lối hành văn mỗi tác giả phụ vẫn duy trì cá tính của mình, vẫn tuỳ thuộc trình độ kiến thức của mình, vẫn có những đặc tính văn chương riêng tư của mình. Tuy giống nhau trên điểm căn bản, 4 thánh sử đặc biệt khác nhau trên hình thức. Thánh Matthêu là một người Do Thái viết cho người Do thái; nên ngài dùng nhiều lối nói có tính cách Do Thái hơn ba đấng kia, và thiên về những bằng chứng đánh động dân này hơn, tức là các lời sấm của Cựu ước. Thánh Marcô viết theo những lời tường thuật của thánh Phêrô, nên để ý đến những chi tiết cụ thể hơn, văn hoa hơn. Thánh Gioan viết lối ba mươi năm sau các vị trên; tác giả của người sâu sắc hơn, "thiêng liêng" hơn; bởi vì ngài chẳng những biên chép những gì ngài nhớ mà cả những gì ngài suy niệm ra nữa.

XI. KINH THÁNH CÓ THỂ CHỨA NHỮNG ĐIỂM SAI LẦM VỀ KHOA HỌC KHÔNG?

Chúng ta thấy giữa Kinh thánh và khoa học những sự khác biệt đôi khi khá sâu trên cách thức trình bày một số sự kiện, chẳng hạn: tạo dựng vũ trụ, dựng nên con người, lụt hồng thuỷ, Josué bắt mặt trời dừng lại...

Để hiểu những điểm khác biệt giữa hai phạm vi Kinh thánh và khoa học, chúng ta cần lưu ý đến những nguyên tắc sau đây:

a) Chúa có thể làm những phép lạ ngược lại luật tự nhiên cũng do Người mà có.b) Nhất thiết là không thể có mâu thuẫn giữa đức tin và khoa học, mặc dầu chúng ta tưởng là là có; vì Chúa là tác giả của vũ trụ và của các chân lý mạc khải.

26

Page 27: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

c) Kinh thánh không phải là loại sách khoa học, mà là loại sách tôn giáo. Khi linh ứng các tác giả phụ Thiên Chúa nhằm mục đích chính là thông cho con người một giáo huấn ích lợi cho linh hồn của họ. Vì thế mà thay vì tìm cách để các sự kiện tường thuật trong Kinh thánh ăn khớp với khoa học, chúng ta trước tiên nên tìm trong Kinh thánh những bài học thiêng liêng và luân thường; đồng thời để khoa học giải thích những sự việc thuộc về phạm vi khoa học.

d) Mỗi tác giả của Kinh thánh chỉ có thể chấp nhận những quan niệm khoa học của thời mình và những lối nói của thời mình. Do đó mà chúng ta không nên lấy làm lạ nếu những cuốn sách thánh viết từ 10 hay 15 thế kỷ trước Chúa Cứu Thế, căn cứ trên những kiến thức khoa học và thảo theo lối nói khác với thời của chúng ta.

XII. GIÁO HỘI DÙNG KINH THÁNH LÀM SAO?

a) Khi đọc những chương sau này ta sẽ thấy Giáo hội lấy Thánh kinh làm nền tảng cho mọi tín điều.

b) Các tôn chỉ luân lý phần lớn cũng dựa trên Kinh thánh, Giáo hội dùng Kinh Thánh để điều khiển đòi sống chúng ta.

c) Sau hết Giáo hội dùng Kinh thánh rất nhiều trong đời sống phụng vụ, đặc biệt trong Thánh lễ và trong Kinh nhật tụng.

B. TRUYỀN THỐNG (La Tradition)

XIII. TRUYỀN THỐNG LÀ GÌ?

27

Page 28: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Người ta định nghĩa: Truyền thống là "ký ức của Giáo hội giữ kín kho tàng đức tin".

Chúa Kitô đã uỷ thác cho Giáo hội sứ mệnh thông lại cho nhân loại lời hằng sống của Ngài. Ngài cũng hứa là Thánh Thần sẽ yểm trợ Giáo hội nhận thức chân lý mạc khải, và tuần tự thấm nhuần chân lý ấy để sinh hao trái.

Như thế Truyền thống là Kinh thánh được nối tiếp được suy cứu.

Cũng cần hiểu điểm này là Chúa Kitô không viết gì hết và các tông đồ đã tuân lệnh Ngài khởi công bằng giảng thuyết. Các ngài chỉ ghi chép sau nay thôi và cũng ghi lại phần chính của các bài giảng. Các ngài tuyên bố rõ ràng các tài liệu các ngài để lại không biên chép hết những gì Chúa đã nói và đã làm. Thánh Gioan kết thúc tập Phúc âm của ngài như thế nầy:" Chúa Giêsu còn làm nhiều việc khác nữa. Nếu phải ghi lại từng điều một, tôi tưởng thế gian này sẽ không đủ chỗ để chứa hết các sách viết ra" (2Tm2-2)

Thánh Phaolô cũng lưu ý chúng ta đến đức tin truyền miệng khi ngài nói: Con hãy truyền lại cho những người đáng tin những giáo thuyết con đã nhận nơi Cha để họ cũng có thể dạy lại cho kẻ khác" (2 Tm 2-2).

Bây giờ chúng ta có thể kết luận rằng đức tin truyền thống bao hàm nhiều chân lý hơn Kinh thánh: nghĩa là nơi đức tin truyền thống có những chân lý không có trong Kinh thánh. Chẳng hạn sự thành lập nhiệm tích Hôn phối.

XIV. TRUYỀN THỐNG ĐƯỢC DIỄN TẢ Ở ĐÂU?- Diễn tả trong các tác phẩm của các Thánh phụ. Các Thánh phụ là những vị đại diện có uy tín của giáo đoàn sơ khai. Các

28

Page 29: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

ngài đã nhận lãnh đức tin do miệng các tông đồ và dạy lại cho giáo hữu.

Các vị có uy tín nhất: thánh Ignace, thánh Irénée, Cyprien, Athanse, Basile, Jean Chrysostome, hai Grégeire de Nysse và de Nazianse, Augustin, Ambroise, Jerome...

Origène và Tertulien, tuy không làm thánh, song cũng được kể như là những nhà văn thông lại cho hậu lai đức tin truyền thống.

- Diễn tả trong những kinh rất xưa của Giáo hội.

- Diễn tả trên những đài, lăng tẩm nơi các hang hầm toại đạo của ba thế kỷ đầu.

- Diễn tả trong văn kiện của các Công đồng, của các Giáo hoàng.

- Diễn tả trong những hình thức đạo đức, trong những tôn chỉ thiêng liêng đã được toàn Giáo hội chấp nhận từ sơ khai.

XV. GIÁ TRỊ THẦN LINH CỦA TRUYỀN THỐNG CĂN CỨ VÀO ĐÂU?

Chính lời Chúa Giêsu nói với các tông đồ làm căn bản cho giá trị của Truyền thống. Ngài phán: "Ta sẻ ở với các ngươi cho đến ngày tận thế" (Mt 28,20) hay khi Ngài hứa sẽ sai Thánh Thần để bảo vệ các Tông đồ cho khỏi mọi lỗi lầm: "Ta sẽ nguyện xin Chúa Cha và Người sẽ sai Thánh Thần của chân lý; Thánh Thần sẽ ở lại với các ngươi luôn mãi (Ga 14,16-17) "Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Ta, Ngài sẽ dạy các ngươi hết mọi sự và sẽ nhắc lại cho các ngươi những điều Ta đã dạy"? (Ga 14,26). "Ta còn nhiều

29

Page 30: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

điều phải nói với các ngươi... nhưng khi nào Thánh Thần của chân lý đến. Ngài sẽ dẫn các ngươi vào tất cả sự thật" (Ga 16, 12-13).

XVI. GIÁO HỘI CÓ THỂ ĐƯA RA NHỮNG TÍN ĐIỀU MỚI KHÔNG?

Tín điều mới nghĩa là do Giáo hội tự mình mà tìm ra, thì thật không thể được; bởi vì từ ngày vị tông đồ cuối cùng đã tạ thế, kho tàng mạc khải đóng cửa và mọi tín điều phải bắt nguồn trong thế kỷ thứ nhất sau Chúa Cứu Thế.

Nhưng với thời gian, một điểm tín lý có trong Kinh Thánh hay trong Truyền thống, trước kia còn lu mờ, bây giờ được Giáo hội nhận thức rõ ràng và đem ra cho giáo dân tin với một lời tuyên bố long trọng của một vị Giáo hoàng hay một Công đồng. Chẳng hạn tín điều Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (1854); tín điều Đức Giáo hoàng vô ngộ nhận (1870) và Mẹ Hồn Xác Lên Trời (1950).

XVII. KẾT LUẬN

Những hàng trên đây cho chúng ta thấy tầm quan trọng của Kinh Thánh và của Truyền thống. Nên trong những bài học sau đây chúng ta sẽ luôn luôn dựa vào đó để dẫn chứng. Nguồn mạc khải với hai hình thức này là bảo đảm cho mọi chân lý siêu nhiên.

Người Kitô hữu muốn có một đức tin sáng suốt, tất nhiên là phải học hỏi, suy niệm nhiều về Kinh Thánh, nhất là bộ Phúc âm... và theo sát đức tin sống động trong Giáo hội qua các văn kiện chính thức của các vị Lãnh tụ Giáo hội, của các Công đồng và riêng các thông điệp của các vị Giáo hoàng.

30

Page 31: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CHƯƠNG III

31

Page 32: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

NHÌN TỔNG QUÁT VỀ KHOA TÍN LÝ

I. NHỮNG TÔN CHỈ HƯỚNG DẪN KHOA TÍN LÝ

Trước khi học những chân lý phải tin, chúng ta cần biết tránh ba nguy hiểm sau đây:

a) Chúng ta không được tách rời chân lý này khỏi chân lý khác. Khi học, chúng ta sẽ phải nhìn ngắm từng điểm một. Nhưng trong thực tế tất cả cùng nhau làm thành một hệ thống rất hợp lý cấu kết với nhau rất là chặt chẽ và chúng ta phải chấp nhận toàn bộ.

b) Chúng ta cũng không được tách rời các chân lý ra khỏi đời sống của chúng ta. Các mầu nhiệm siêu nhiên không phải là thứ lý thuyết suông mặc dù là tốt đẹp để thoả mãn trí óc tìm hiểu. Các chân lý ấy có chủ đích soi sáng tư tưởng của chúng ta, dạy chúng ta cách sống đạo. Tin tưởng vào các chân lý siêu nhiên, tức là suy nghĩ, phán đoán và ăn nói theo từng chân lý và đem chúng vào đời sống hằng ngày.

c) Sau hết không được tách rời các chân lý siêu nhiên ra khỏi con người sống động của Chúa Kitô. Chúng ta cần nhắc lại điểm này, là tin Đạo Chúa Kitô không phải là chấp nhận một lý thuyết của trí khôn tìm ra, nhưng là thái độ gắn bó với Chúa Giêsu Kitô hằng sống giữa chúng ta. Các tín đồ của các tôn giáo khác chỉ chấp nhận một số quyết đoán do con người. Còn chúng ta, người Kitô hữu, chúng ta tin vào một chân lý nhập thể trong con người của Chúa Kitô. Chính Ngài đã tuyên bố: "Ta là ánh sáng của thế gian; ai theo Ta sẽ không đi trong bóng tối; người ấy sẽ có ánh sáng của sự sống" (Ga 8,12).

32

Page 33: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

II. TRUNG TÂM CỦA TOÀN BỘ TÍN LÝ.

Chân lý làm nền tảng cho cả toà nhà tín lý là:

Thiên Chúa không kêu gọi chúng ta để chỉ sống cuộc đời của con người tự nhiên: mà để sống cuộc đời của Người, cuộc đời siêu nhiên.

- Đời sống tự nhiên của nhân loại là: Sinh ra, lớn lên, ăn ngủ, nói, suy nghĩ, học hành, yêu thương, hoạt động...

- Đời sống của Thiên Chúa thì vô cùng cao quí hơn, làm chúng ta không còn chỉ là những tạo vật của Thiên Chúa như các sinh vật khác, nhưng nâng chúng ta lên làm những đứa con của Thiên Chúa mang trong mình đời sống của Thiên Chúa.

Đời sống siêu nhiên là một món quà Chúa ban cho nhưng không gồm hai giai đoạn:

1) Giai đoạn trần gian: sống nhờ Ơn Thánh.2) Giai đoạn đời đời: sống trên Thiên Đàng.

Giai đoạn thứ nhất chuẩn bị cho giai đoạn thứ hai và là điều kiện cần thiết. Để mai sau sống đời đời như Con của Thiên Chúa thì bây giờ ở đời tạm này chúng ta không phải sống trong ơn nghĩa của Người.

Người Kitô hữu thật là người kitô hữu khi nào họ sống thật sự trong ơn nghĩa của Chúa, là khi nào họ hằng cố gắng làm cho ơn nghĩa ấy sinh hoa trái trong họ và ngoài họ.III. LỊCH SỬ CỦA ĐỜI SỐNG SIÊU NHIÊN TRONG THẾ GIAN.

33

Page 34: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Thiên Chúa là nguồn của sự sống vĩnh cửu. Người đã ban sự sống ấy cho con người ngay sau khi dựng nên họ. Nhưng con người đã mất sự sống ấy do tội của Adong. Chúa Giêsu Kitô đã đến trong thế gian và đã trả lại sự sống ấy. Ngài còn sáng lập nên Giáo hội để Giáo hội chuyển sự sáng ấy sang cho mỗi người. Một ngày kia tất cả những ai đã sống ơn thánh tại trần gian sẽ hưởng sự sống ấy liên mãi trên trời.

IV. LỊCH SỬ CỦA SỐNG SIÊU NHIÊN TRONG MỖI NGƯỜI KITÔ HỮU

Đời sống của Ơn Thánh được ban xuống cho ta khi chịu phép Thánh Tẩy. Chúng ta có thể mất khi cả lòng phạm tội trọng. Nhưng nhờ phép Giải tội chúng ta có thể khôi phục lại. Đời sống của Ơn thánh như mọi đời sống khác, cần phải lớn lên. Các Bí tích tăng thêm đời sống Chúa trong linh hồn người Kitô hữu.. Bí tích Thêm Sức và Thánh Thể đặc biệt đã được thành lập để thực hiện mục tiêu ấy. Ngoài ra còn kinh nguyện và sinh hoạt của đức Ái trong khi chu toàn nhiệm vụ hằng ngày, đều là những phương tiện siêu nhiên đưa đời sống của Ơn Thánh đến mức trưởng thành.

V. CHƯƠNG TRÌNH CỦA KHOA TÍN LÝ

PHẦN THỨ NHẤT: Nguồn của sự sống.1) Có Thiên Chúa 2) Có đời sống của Chúa Ba Ngôi

PHẦN THỨ HAI: Chúa ban sự sống.1) Sáng tạo thế giới2) Sáng tạo con ngườiPHẦN THỨ BA: Con người mất sự sống1) Adong sa ngã

34

Page 35: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

2) Tội Tổ Tông

PHẦN THỨ TƯ: Chuộc lại sự sống.1) Thiên Chúa nhập thể.2) Công trình cứu độ

PHẦN THỨ NĂM: Chuyển thông sự sống.- Giáo hội .

PHẦN THỨ SÁU: Sự sống trọn vẹn, sung mãn.1) Cánh chung.2) Sự sống đời đời.

35

Page 36: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

PHẦN THỨ NHẤT

NGUỒN CỦA SỰ SỐNG

Chương I: CÓ THIÊN CHÚA

Chương II: CHÚNG TA BIẾT GÌ VỀ THIÊN CHÚA

Chương III: MẦU NHIỆM CHÚA BA NGÔI

Môsê hỏi Chúa tên gì? Chúa trả lời: "Ta là Đấng Tự Hữu". (Xh 3,14).

CHƯƠNG I

36

Page 37: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CÓ THIÊN CHÚA

I. NHỮNG NGƯỜI KHÔNG TIN CÓ THIÊN CHÚA

Tin có Thiên Chúa là chân lý làm nền tảng cho mọi chân lý khác.

Nhưng thời nay chân lý căn bản này, nhiều người không chấp nhận nữa: Người Tin lành của thế kỷ 16 đã tuyên bố: "không còn Giáo hội nữa". Các nhà triết gia của thế kỷ 18 hô to: "không có Chúa Kitô nữa!". Và thế hệ của người không tin có Thiên Chúa hô hào: "không còn Thiên Chúa nữa!"

Chúng ta phải công nhận rằng con người càng tiến bộ về mặt vật chất, họ càng phụ nhận các chân lý thiêng liêng và luân thường. Đứng trước tình trạng này, người kitô hữu không thể hài lòng với câu trả lời đơn giản: "Tôi tin có Thiên Chúa !". Họ phải biết nói lên những lý do của đức tin mình. Muốn được thế họ phải hiểu biết đạo lý cách sâu sắc do sự học hỏi của chính họ.

Sau đây là những người không tin có Thiên Chúa .

a) Có những người tưởng rằng tin có Thiên Chúa là một sự nghịch với khoa học. Thái độ này rất thịnh hành hồi thế kỷ 19, thế kỷ đã khám phá ra nhiều phát minh khoa học, nên nhiều nhà bác học tin vào những bước tiến vô hạn định của khoa học. Thế kỷ 20 này, thái độ ấy đã giảm đi nhiều; vì người ta đã biết phân biệt lãnh vực của tôn giáo.

37

Page 38: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

b) Có những người tưởng rằng tin có Thiên Chúa là một trở ngại cho tự do của con người. Họ phụ nhận Thiên Chúa bởi vì nhìn nhận có Thiên Chúa tất nhiên phải chấp nhận những tôn chỉ luân thường của tôn giáo. Thường là của những người mất đức tin khi đến cái tuổi người ta muốn sống một cuộc đời riêng biệt, không muốn đầu phục một quyền bính nào ngoài họ. Những người này chỉ muốn lấy lạc thú của thể xác làm mẹo mực cho đời họ; Thiên Chúa chỉ gây phiền toái.

Thái độ này thực ra sợ Thiên Chúa hơn là phụ nhận có Thiên Chúa.

c) Có những người tưởng rằng nhìn nhận có Thiên Chúa là phủ nhận phẩm giá của con người. Nhưng phát minh thần kỳ của con người tân tiến làm cho một số tin rằng con người mới là Chúa thật của vũ trụ, con người được thần hoá đến thay thế một Thiên Chúa trên con người. Sau đây là một tỷ dụ điển hình của những người ấy. Jaures tuyên bố như thế này tai Quốc hội Pháp: "Không có chân lý siêu nhiên, nghĩa là chân lý mà con người không có quyền khám phá. Tất cả những chân lý không do chúng ta tìm ra, đều là nói láo, là ảo tưởng... Nếu lý tưởng siêu nhiên trở nên hữu hình, nếu Thiên Chúa chống lại con người dưới mọi hình thức sống động, con người có bổn phận từ chối sự vâng lời, và có quyền đặt mình ngang hàng để nói chuyện chứ không phải coi Thiên Chúa như một người chủ phải chấp nhận".

d) Còn có những người cho rằng tin có Thiên Chúa đã trở nên lỗi thời, là một điều vô ích, có hại nữa, mâu thuẫn với các định luật của cuộc tiến hoá của nhân loại.

Chủ thuyết trên có thể tóm lại như sau đây: Chỉ có vật chất và mọi sự đều do vật chất. Nhưng vật chất không phải là một cái gì bất động. Nó có một động lực bắt nó luôn luôn bành

38

Page 39: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

trướng; nhưng nói đụng bộ với một lực lượng này lại đi về ổn định. Giữa hai lực lượng này tiếp diễn một cuộc tranh đấu. Tranh đấu là định luật của sự sống và của sự tiến bộ. Cuộc tranh đấu này hiện diện trong mỗi vật và giữa vật này với vật khác: Lịch sử của nhân loại chỉ là lịch sử của các cuộc tranh đấu giữa các giai cấp xã hội, giữa người bị bóc lột và người bóc lột. Giai cấp bị bóc lột là lực lượng của sự tiến bộ; còn giai cấp bóc là lực lượng phản lại tiến bộ. Nhân loại ngày nay đang tiến gần đến cuộc tranh đấu cuối cùng: cách mạng sẽ tiêu huỷ hoàn toàn dưới tư bản. Sau đó thế giới sẽ đựợc tổ chức lại trên những nền tảng mới và mỗi người sẽ hưởng hạnh phúc cho toàn thể.

Lý thuyết này có chủ đích tiêu diệt các bất công xã hội. Những bất công này của xã hội, người công giáo chúng ta cũng kết án. Đàng khác cũng phải công nhận rằng lý thuyết trên cũng có một phần hợp lý và cao thượng. Nhưng cũng là một cố gắng hủy bỏ Thiên Chúa; chẳng những huỷ bỏ Thiên Chúa khỏi đời tư của cá nhân mà huỷ bỏ Thiên Chúa khỏi cộng đồng nhân loại.

e) Thế giới hiện sinh cho rằng tin có Thiên Chúa là một quan niệm mâu thuẫn. Theo J.P.Sartre không thể tin được Thiên Chúa tự hữu. Vì nếu tin như thế thì Thiên Chúa lại là nguyên nhân của mình, nguyên nhân phải có trước hậu quả.

Người Kitô có thể trả lời: Ý niệm "nguyên nhân" và "hậu quả" chỉ có nghĩa khi nói đến loài thụ tạo: Loài thụ tạo sống trong thời gian. Còn Thiên Chúa không lệ thuộc thời gian; Người ra ngoài thơì gian. Nơi Người không có trước không có sau. Người đời đời sống trong hiện tại.

Thuyết hiện sinh đi đến kết luận này: không thể giải thích tại sao có con người; con người có là một sự thật vô lý. "Những

39

Page 40: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

gì có đều sinh mà ra không có lý do; tiếp tục sống vì hèn nhát và chết vì đụng độ với một lực khác" (J.P Sartre: la nausee). "Ý nghĩa cao cả nhất của phẩm giá con người là con người được kêu gọi tới kết hợp với Thiên Chúa . Nhưng có nhiều người không nhận ra hoặc công khai gạt bỏ sự liên kết mật thiết và sống động giữa con người với Thiên Chúa ...

"Có người phủ nhận Thiên Chúa cách tỏ tường, có người lại nghĩ rằng con người hoàn toàn không thể quả quyết gì và về Thiên Chúa cả. Có người cứu xét vấn đề Thiên Chúa theo một phương pháp làm cho vấn đề đó xem ra thiếu hẳn ý nghĩa. Vượt quá phạm vi khoa học thực nghiệm, nhiều người hoặc chủ trương giải thích mọi sự chỉ bằng khoa học này, hoặc trái lại, hoàn toàn không chấp nhận một chân lý nào là tuyệt đối. Có người lại quá đề cao con người đến nỗi sự tin tưởng vào Thiên Chúa trở nên như vô nghĩa. Những người này xem ra muốn đề cao con người hơn là muốn chối bỏ Thiên Chúa . Có người hình dung một Thiên Chúa theo kiểu họ tưởng đến nỗi Thiên Chúa mà họ phủ nhận không phải là Thiên Chúa của Phúc âm...".

(Công đồng Vaticanô II)

II. TẠI SAO CHÚNG TÔI QUẢ QUYẾT CÓ THIÊN CHÚA

Tin có Thiên Chúa vì chỉ có thế mới giải thích được đầy đủ tai sao có:

1) Những vật không tự hữu; 2) Sự sống và sức vẫn chuyển;3) Trật tự vật lý;4) Trật tự tinh thần.

40

Page 41: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Đấy là bốn 4 bằng chứng để nói có Thiên Chúa. Chúng ta sẽ phải tìm hiểu từng bằng chứng một. Song tất cả 4 đều do một nguyên tắc duy nhất: Cái hơn không thể do cái thua kém mà sinh ra".

Nói cách khác, nếu không có một nguyên nhân bên ngoài, người ta không thể hiểu làm sao từ không sang có; từ không có sự sống sang có sự sống; từ hỗn tạp sang trật tựu, từ vật vô ý thức sang vật có ý thức.

Phải có một nguyên nhân bên ngoài các sự vật này và nguyên nhân này phải tự hữu, phải sống động, thông minh và tốt lành.

1) Những vật không tự hữu.

Chúng ta có thể lập luận như thế này: Thế giới này được kết thành do những vật không thể tự mình mà có; những vật này cần đến một nguyên nhân có trước. Từ vật này lên vật trước, phải đến lúc có một nguyên nhân cuối cùng, tức là Thiên Chúa .

2) Sự sống và sức vận chuyển.

Thế gian này có những vật có sự sống và tự mình vận chuyển thì phải có một cái gì sống và vận chuyển trước chúng nó. Nếu cứ từ vật sống này lên vật sống khác, chúng ta cũng phải ngừng ở nguyên nhân có sự sống sau hết và tự mình mà có sự sống và sức vận chuyển, không còn nhờ đến ai khác nữa. Người sống tự mình có là Thiên Chúa .

3) Trật tự vật lý của vũ trụ.

41

Page 42: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chúng ta đang sống trong một thế giới hữu cơ nghĩa là có những định luật rõ ràng điều khiển các vật, điều hoà sinh hoạt của chúng và bảo đảm thăng bằng và trật tự của toàn bộ. Nếu khi ngắm một bộ máy tính hoàn hảo, chúng ta nhìn nhận người kỹ sư thông minh và tài ba; phải ngắm vụ trũ tuyệt hảo như vậy, chúng ta cũng phải nhìn nhận phải có một trí óc thông minh và một quyền năng vượt mọi trí óc và quyền năng đã sáng tạo ra. Đấng thông minh và toàn năng ấy, chính là Thiên Chúa.

Để nhận thấy trật tự thần kỳ của vụ trũ chúng ta hãy nhìn qua:

a/ Thế giới vô cùng lớn lao;b/ Thế giới vô cùng nhỏ bé;c/ Những kỳ công trong thể xác loài người.

a/ Thế giới vô cùng lớn lao.

Quả địa cầu của chúng ta cách mặt trời 150 triệu cây số; nó quay quanh mặt trời với tốc độ là 108.000 cây số giờ.

Ngoài trái đất còn có nhiều hành tinh khác thuộc thái dương hệ, như Mercure cách mặt trời 65 triệu cây số;Pluton cách 6 tỷ cây số.

Mặt trời lớn hơn trái đất 1.300.000 lần, và cũng là thành phần của một thế giới tinh tú. Với loại kính thường người ta đếm được 2.270.000 tinh tú. Nhưng bây giờ người ta mới tạo ra bên Mỹ một thứ kính có một khả năng thấy xa hơn con mắt đến 1.500.000 lần. Với những dụng cụ này các nhà thiên văn đếm số sao của sông Ngân hà; đếm cả cách khoảng giữa các ngôi sao .

42

Page 43: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Sông Ngân hà có chừng 50 đến 80 tỷ ngôi sao. Ngôi sao gần chúng ta hơn hết là 36.000 tỷ cây số ngàn. Sao bắc đẩu cách 440.000 tỷ cây số ngàn .

Nhưng ngôi sao khác xa nhau quá, không thể lấy đơn vị cây số mà tính được . Phải lấy đơn vị ánh sáng ,giây ánh sáng , năm ánh sáng. Một giây ánh sáng đi được 300.000 cây số; một năm, ánh sáng đi được 9.460.800.000 cây số.

Tính như thế từ đầu này sông Ngân Hà đến đầu kia có 100.000 năm ánh sáng.

Và chưa hết: còn nhiều hệ thống khác giống như sông Ngân Hà. Đến bây giờ, người ta mới đếm được 2 triệu hệ thống. Chẳng hạn hệ thống Hercule là một khối có hàng triệu mặt trời; hệ thống Sagittaire có trên 800 triệu mặt trời xa trái đất đến 30.000 năm ánh sáng… Và cũng chưa hết: Còn nhiều vũ trụ khác giống như vũ trụ của chúng ta. Vũ trụ có tên là tinh vân Andromede, gần trái đất hơn cả cũng phải mất 750.000 năm ánh sáng. Người ta còn khám phá ra hằng ngàn vũ trụ tương tự và luân chuyển xa hơn chúng ta… đến 1 tỷ năm ánh sáng.

Trước những con số khổng lồ đó, Kinh thánh trong Ca vịnh hô lên rằng: “Các tầng trời cao rao vinh quang của Thiên Chúa và không gian loan tin kỳ công của tay Người” (Cv.18). Newton cũng nói: “Tôi thấy Chúa đi qua trước ống kiến viễn vọng của tôi”.

Đứng trước một hệ thống bao la và nguy nga luân chuyển theo những định luật rất khôn khéo, người ta cảm thấy mình thấp hèn và đầy thán phục, và người ta phải đồng ý với Cuenot khi ông nói: “Đối với tôi phép lạ của các phép lạ là

43

Page 44: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

vũ trụ nầy bao giờ cũng đi về trật tự, chứ không rơi vào hỗn loạn”.

b) Thế giới vô cùng nhỏ bé

Vật nhất của vũ trụ cũng đưa chúng ta đến chỗ nhìn nhận Thiên Chúa.

Một gam nước chẳng hạn chứa đến 33.500 tỷ của hàng tỷ phân tử. Một phân tử nước hợp thành bởi nguyên tử Hydro và Oxy. Nguyên tử Hydro cũng do hai đơn vị khác: dương điện tử và âm điện tử (proton và électron). Còn nguyên tử Oxy thì lại có 8 dương điện tửvà 8 trung hoà tử. Hai thứ này cấu thành nòng cốt; ngoài ra còn có 8 âm điện tử nữa. Tất cả ba thứ này cùng nhau kết thành một nguyên tử lớn bằng một phần trên 10 triệu phân của 1 li.

Một kính hiển vi thường có thể cho thấy những sự lạ: trên cánh bướm mỗi phân vuông có đến 16.500 cái vi; trong một li khối nước có đến 40 triệu con vật tí hon.

c) Cơ thể của con người

Chúng ta còn có thể kinh ngạc nhiều trước những kỳ công trong cơ thể của con người. Hai cuống phổi thật là một xưởng máy làm dưỡng khí; dạ dày và ruột lọc và làm cho tinh vi các thức ăn; gan là nhà máy phát sức nóng và sức chuyển động; lá lách là nơi làm ra hồng huyết cầu; thận là nhà máy lọc các chất dơ ; trái tim là thứ ống bơm hai chiều; óc và thần kinh là một thứ nhà máy phát điện và thông sự sống cho toàn bộ phận; tay là cơ quan để động; chân cơ quan để di chuyển; hai con mắt là một thứ tiếng tinh xảo; tai là cơ quan để nghe; họng là thứ máy nói sống động.

44

Page 45: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chúng ta chỉ cần trích ra đây hai đoạn sách rất danh tiếng của bác sỹ Alexis Carrel: “Máu của con người ta có chừng 30 nghìn tỷ hồng huyết cầu và 50 tỷ bạch huyết cầu. Những trung tâm thần kinh chất chứa lối 12 tỷ tế bào và nối liền nhau nhờ những sợi dây phân chia ra nhiều thứ. Nhờ những thớ thịt này các tế bào chằng chịt lại với nhau hàng triệu lần và thành một khối rất thống nhất sinh hoạt như một. Chúng ta quen với những máy móc đơn giản, với những dụng cụ đo lường rất đúng; khi nhìn vào cơ thể con người thì phải công nhận là một thần kỳ và khó hiểu”. (Con người. tr 38 và 45).

Một khi đã ngắm nhìn những kỳ công lớn nhất cũng như nhỏ nhất trong vũ trụ, nhất là chúng luân chuyển không bao giờ bị trắc trở và rất khéo léo; một khi nhìn ngắm cơ thể con người rồi, chúng ta chỉ có một lết luận hợp lý: “Tất cả những thứ ấy không thể tự tạo nên. Ngẫu nhiên không thể giải thích tại sao có tình trạng điều hoà như thế, tại sao bao nhiêu phương tiện lại thích hợp đến thế với chủ đích nhất định. Chỉ có một quyền năng bên ngoài mới có thể làm chủ một công việc bao la như thế: Tôi tin có Thiên Chúa, Đấng đã sáng tạo Trời và Đất.”

Bây giờ chúng ta mới hiểu lời nói của Kinh Thánh: “Tất cả họ đều khờ dại, những ai không biết Thiên Chúa qua những vật hữu hình, những ai không nhìn ra người thợ qua những kỳ công của Người.” (Sagesse 13,1-9). Và: “Người lương dân có thể nhận biết những gì về Thiên Chúa và họ đã nhận biết Thiên Chúa đã tỏ ra cho họ. Bởi từ khi sáng tạo vũ trụ, những đức tính vô hình đã tự bày tỏ ra trong các tạo vật, đặc biệt quyền năng đời đời và thần tính của Người. Do đó mà họ không thể vô tội”. (Rm 1,19-20).

4) Trật tự luân lý

45

Page 46: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Có thể lập luận như thế này: Mỗi người đều nghe tiếng nói của lương tâm phân biệt Lành và dữ. Ai cũng biết rằng mình phải làm Lành lánh Dữ, mặc dầu họ có thể hiểu sai đâu là Lành đâu là dữ, hay có thể phản lại mệnh của lương tâm. Ai đã đặt trật tự này trong con người?

Không thể là con người, vì con người lệ thuộc luật ấy và có khi còn muốn được thoát ly nữa. Cũng không phải do xã hội; xã hội lắm lúc cũng đi ngược luật lương tâm. Vậy phải nhìn nhận đó là luật của Thiên Chúa đã ghi vào lương tâm của con người . Thiên Chúa là sự thiện tuyệt đối.

III. CÁC NHÀ BÁC HỌC NGHĨ GÌ?

Những ai biết suy nghĩ đều có thể hiểu các lý lẽ chúng tôi mới trình bày trên đây. Mặc dầu cũng nên nhắc lại rằng trong quá khứ cũng như hiện tại, các nhà bác học lỗi lạc nhất đều xưng hô đức tin của họ: Họ tin có Thiên Chúa. Chúng ta hãy nghe lời tuyên xưng cảm động của một trong những nhân vật của thời nay, lời tuyên xưng của nhà địa chất học Pierre Termier: “Hai chương cuối cùng của tôi là những trang dẫn chứng của đạo Chúa Kitô. Và người biện chứng là con người từ tuổi trẻ cho đến trưởng thành chỉ chuyên về những khoa của thiên nhiên và không bao giờ vì đó mà giảm bớt Đức Tin, Đức Cậy và Đức Ái. Xưa nay tôi đã tin và bây giờ vẫn còn tin đạo Kitô là chân lý và ngoài đạo ấy ra không thể cứu độ thế giới bằng cách nào khác. Tôi tưởng thời nay rất hệ trọng, vì thời nay tất cả mọi tín đồ Kitô phải chứng tỏ họ đã thâm hiểu các lý lẽ của đức tin mình và chứng rằng họ đã quyết tâm chọn con đường hẹp và gồ ghề này giữa 20 con đường trước mắt; bởi vì con đường này dẫn đến nguồn sống… (La Joie de Conaitre, tr 8).

46

Page 47: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Một số đông bác học có thể ký bản tuyên xưng này. Một số khác nếu không rõ ràng như thế, song vẫn không giấu diếm họ tin có Thiên Chúa. Chẳng hạn Pascal, Newton, Cuvier, Claude Bernard, Ampere, Lavoisier, Branly, De Broglie…

Trường hợp các nhà bác học danh tiếng nhất không bao giờ gặp khó khăn cho đức tin của họ vì khoa học, tuy không phải là bằng chứng đích xác, vẫn có giá trị lớn cho việc minh chứng Thiên Chúa. Một nhà biện giải mới làm một bản thống kê cho giới khoa học. Thế kỷ 19 có tất cả 432 bác học trứ danh và trong đó đã có 357 tín đồ Kitô. Còn là 75 vị, song có 44 vị không ai rõ về thái độ tôn giáo. (R.P.Eymieux: La part des croyants dans les progres de la science).

Năm 1928 Robert de Flers có làm một cuộc điều tra nơi 72 hội viên của Hàn Lâm Viện khoa học trên vấn đề này: “Khoa học có phản lại tín ngưỡng không?”.

Hầu hết các vị ấy trả lời là không; bởi vì mỗi sinh hoạt có một phạm vi riêng biệt. Một số còn đi xa hơn và tuyên bố rằng tin có Thiên Chúa là câu trả lời hợp lý hơn cả cho mọi cố gắng tìm tòi và lo âu của nhà bác học.

“… Không có gì cản trở tinh thần khoa học hoà hợp với những tín ngưỡng đã được suy nghĩ và sáng suốt. Trái lại với khoa học càng được đào sâu thì tôn giáo lại thêm sức mạnh, lại làm sáng tỏ bàn tay của Tạo Hoá”. (Tướng Bourgeois, giáo sư tại trường Polytechnique).

“… Tại sao lại không nhấn mạnh điểm này là chính khoa học cho chúng ta thấy một vũ trụ tuyệt đẹp và rất thứ tự, và chứng tỏ có hoà hợp giữa các cuộc được thí nghiệm và lý thuyết? Nhìn khoa học như thế, khoa học dẫn đến lập trường duy linh”. (Léon Guillet, Giám đốc trường Centranle).

47

Page 48: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

“… Ngày nào Hàn Lâm Viện của khoa học cho biết rằng có một người đã thay đổi con đường luân chuyển của các tinh tú trên trời, con đường mà vũ trụ đã theo hàng ngàn thế kỷ nay; ngày nào mà một người khác hay cũng chính người đó, chỉ trỏ ngón tay mà làm cho những hạt giống trở thành đống lúa mì hay giỏ bông hường, có tài tạo nên con chí hay con voi hay con rắn lục hay con hươu, hay là ban cho mỗi người chúng ta trí khôn và lòng tốt, ngày đó thật là một biến cố lớn lao trong lịch sử của khoa học. Một số người sẽ dựa vào đó mà phủ nhận Thiên Chúa, phủ nhận Đấng Tạo Hoá: riêng tôi, tôi biết có người sẽ nói thế này thôi: “Con người đã đi vào trong bí mật của Thiên Chúa!” (Lindet, Giáo sư tại trường National Agronomique).

“… Vũ trụ vô tận! Thật là một cảnh tượng vĩ đại, tuyệt đẹp! Nếu có thể được, bạn hãy hình dung một thế giới khác hùng tráng hơn, thanh bình hơn, cao cả hơn; bạn hãy tưởng tượng ra một nguồn vui thú trong trắng hơn, tế nhị hơn và cao thượng hơn! Bạn hãy ngắm nhìn, hay khâm phục, hãy tìm hiểu, hãy quan sát, hãy dò xét, hãy tính toán, hãy đo lường, hãy đối chiếu, hãy quan niệm, hãy mơ mộng, bạn hãy thử làm tất cả những gì kỳ lạ, là liều lĩnh. Nếu bây giờ lý trí bạn bất cập, vô phương, chịu thua, bị đè bẹp, đầy cảm động, bạn hãy thử có thái độ kiêu hạnh trước bí mật lạ lùng và hùng vĩ đang hoa mắt bạn và đang gây rối loạn tinh thần nơi bạn. Bây giờ nếu bạn thú nhận không thể được, bạn hãy vâng theo những khát vọng thâm sâu của linh hồn bạn mà nhận một Đấng toàn năng, toàn thiện, một vị trên hết mọi sự đã sáng tạo ra vũ trụ vật chất và thế giới tinh thần”. (Ch. Moureu, giáo sư tại Collège de France).

IV. KẾT LUẬN

48

Page 49: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Nếu chúng ta đem những lập trường phủ nhận Thiên Chúa so sánh với những bằng chứng bênh vực lập trường tin có Thiên Chúa, tất cả những ai khách quan, không bị kiêu căng hay thiên kiến chi phối, phải nhìn nhận rằng con người và vũ trụ không thể hiểu được nếu không có một Thiên Chúa tự hữu và siêu việt. Con người và thế giới cũng không thể sống trong trật tự nếu không có một quyền bính tối cao điều khiển và thưởng phạt cuộc đời luân thường.

Phủ nhận Thiên Chúa, tức là thần hoá con người, và như thế con người trở thành người chủ của mình, một người chủ không biết hạn chế ham muốn và tham vọng.

Phủ nhận Thiên Chúa, tức là thần hoá chính quyền và như thế chính quyền (quốc gia) trở thành cứu cánh của con người, quan toà tối thượng để phân xử lành và dữ, bạo chúa chẳng tôn trọng các quyền lợi của con người.

Phủ nhận Thiên Chúa, tức là phá huỷ nguồn gốc chung, định mệnh chung của toàn thể nhân loại.

Phủ nhận Thiên Chúa, tức là phá huỷ căn bản của mọi quyền bính và như thế quyền bính sẽ không còn dây cương, quyền bính sẽ là dụng cụ đầy nguy hiểm của sức mạnh và tham vọng.

Ngày nay chúng ta sống trong một thế giới vô thần. “Vô thần không phải là một sự kiện địa phương, nghĩa là có một vài nơi vắng Thiên Chúa. Thiên Chúa vắng mặt khắp nơi và đây là một sự kiện gây nên do một thâm ý của con người. Thiên Chúa vắng mặt vì bị trục xuất ra khỏi lòng người, khỏi xã hội và xã hội tự đóng cửa. Xã hội do đó mà thành trống không. Vì trống không mà xã hội đi về cõi chết” (Hồng y Suhard).

49

Page 50: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Loại trừ Thiên Chúa thì sinh ra nạn bất an ninh, nạn tranh đấu, nạn đói khổ và hỗn loạn. Chúng ta có thể quả quyết với Đức Piô 12: “Những lối lo sợ của thời hiện nay biện hộ cho đạo Kitô một cách rất là hào hùng. Bao nhiêu thuyết sai lầm, bao nhiêu phong trào chống đạo Kitô đã đem lại hoa trái đắng cai đến nỗi chúng chính là quan toà lên án thế giới vô thần khá hùng biện rồi, không cần phải nhờ đến một thuyết nào nữa” (Thông điệp Summi Pontificatus).

Lời nói của tiên tri Isaia trở nên rất thích thời cho ngày nay: “Hãy trở về với Ta thì các ngươi sẽ được cứu vãn, hới các dân tộc trên hoàn cầu, bởi vì Ta là Thiên Chúa và không có ai khác” (Is 45,22).

Để kết thúc chương này chúng tôi xin trích lên đây lời kêu gọi thống thiết của Đức Piô 12 trong đài vô tuyến truyền thanh đọc cho mọi dân tộc và chính quyền trên thế giới: “Thiên Chúa! Thiên Chúa! Thiên Chúa! Chớ gì cái tên khôn tả nầy, nguồn của mọi thứ quyền, của mọi thứ công lý, của mọi thứ tự do, chớ gì cái tên này rền vang trong các quốc hội, và tại những nơi công cộng, trong các gia đình và trong các xưởng máy, trên môi miệng của giới trí thức và anh em thợ thuyền, trong báo chí và truyền thanh.

“Chớ gì danh của Thiên Chúa, cái danh đồng nghĩa với hoà bình, với tự do, trở nên lá cờ của mọi người thiện chí mối dây thắt chặt các dân tộc và các quốc gia, dấu hiệu để người ta nhìn nhận nhau là anh em một nhà, là những người thợ cùng thực hiện một công việc chung: công việc cứu rỗi.

“Chớ gì Danh Thánh của Ngài vang dội trong các đền thờ, trong các tấm lòng như là một tiếng kêu van Thiên Chúa để Người dùng quyền năng của Người mà yểm trợ sức hèn của

50

Page 51: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

nhân loại hầu hoàn thành những công việc tự lực mình con người rất khó làm được…

------------------o0o-------------------

51

Page 52: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CHƯƠNG II

CHÚNG TA BIẾT GÌVỀ THIÊN CHÚA?

Chúng ta biết có Thiên Chúa và đó là chân lý nền tảng.

Nhưng cần phải biết nhiều hơn và tự nhiên chúng ta đặt câu hỏi: Thiên Chúa là gì?

Phải thú nhận rằng chúng ta lúng túng khi muốn trả lời câu hỏi này. Người ta chỉ muốn trình bày cách rõ ràng những gì người ta biết chính xác. Đàng nầy như thánh Gioan đã tuyên bố: “Chưa một ai đã thấy Thiên Chúa bao giờ” (1Ga 4,12). Chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa sau nầy thôi, một khi đã về trời và bấy giờ như thánh Gioan đã nói, chúng ta sẽ thấy Thiên Chúa trong bản tính Người” (1Ga 3-2). Thánh Phaolô cũng dạy như thế: “Bây giờ thì chúng ta thấy Thiên Chúa như qua tấm gương, thấy cách lu mờ; nhưng lúc ấy chúng ta sẽ thấy Chúa nhãn tiền” (1 Cr 13-12).

Nhưng hiện giờ chúng ta có ánh sáng của lý trí và của mạc khải để nói về bản tính của Thiên Chúa.

I. LÝ TRÍ NÓI VỀ THIÊN CHÚA?

Nếu chúng ta căn cứ trên ba bằng chứng trên đây chúng ta có thể kết luận như sau:

A) THIÊN CHÚA LÀ NGUYÊN NHÂN ĐỆ NHẤT:

Nguyên nhân đệ nhất hay Đấng tự hữu, nghĩa là Thiên Chúa không do một ai khác, một ai ngoài Người mà có. Người tự

52

Page 53: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

mình mà có và tất cả mọi loài khác đều do Người sáng tạo nên. Cho nên:

1) Chỉ có một Thiên Chúa. Giả thuyết có nhiều Thiên Chúa là nhìn nhận của nhiều nguyên nhân đệ nhất, như thế là vô lý. Thế giới thần thoại của thời xưa cũng tưởng có nhiều vị thần và người ta đã hình dung các vị ấy với những tình dục của con người. Hình dung thần thánh như con người thì không còn gì là Thiên Chúa nữa.

2) Thiên Chúa là một Vị toàn thiện toàn hảo. Nếu Thiên Chúa không toàn thiện toàn hảo thì tự nhiên bản tính của Ngài phải có giới hạn, phải tận cùng. Và nếu Người không toàn thiện toàn hảo thì Người có thể nhận sự thiện nơi một Đấng khác thiện hảo hơn và như thế Người không còn là nguyên nhân đệ nhất nữa.

3) Thiên Chúa hằng có đời đời. Người không bao giờ bắt đầu và cũng không bao giờ hết. Giả sử Người đã có khởi điểm, như thế co một lúc Người đã không có và có một lúc Người đã ra đời. Như thế mâu thuẫn với ý niệm nguyên nhân đệ nhất. Giả sử rằng Người có thể cáo chung hay nói là Người có thể hết, tức là nói Người không toàn thiện. Bởi lý do là Đấng toàn thiện không thể bị ai tiêu diệt được.

B) THIÊN CHÚA LÀ NGUỒN ĐỆ NHẤT CỦA SỰ SỐNG

Thiên Chúa là Đấng hằng sống. Và sự sống nơi Người thì không có những khuyết điểm và ranh giới như nơi các loài khác. Sự sống đó, có những đặc điểm sau đây:

1) Thiên Chúa hoàn toàn linh thiêng. Thiên Chúa không có thể xác. Thiên Chúa có thể xác tức là Thiên Chúa có giới hạn, tức là Thiên Chúa không toàn thiện. (Khi diễn tả Thiên

53

Page 54: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chúa, Kinh thánh và cả chúng ta nữa thường dùng hình ảnh như: Chúa thấy, Chúa nghe, ngón tay của Thiên Chúa, mắt của Thiên Chúa. Nhưng Thiên Chúa không thấy với hai con mắt, nghe với hai lỗ tai… như chúng ta).

2) Thiên Chúa vô cùng thông minh. Thiên Chúa thông biết mọi sự và biết mọi cách hoàn toàn, không thể lầm lẫn dẫu là trong sự nhỏ nhặt nhất. Những gì có Người biết hết, kể cả những tư tưởng kín mật của chúng ta nữa. Dĩ vãng, hiện tại và tương lai Người thấy tất cả trong hiện tại. Nơi Thiên chúa không có trước, không có sau. Thời gian cần cho thụ tạo. Thiên Chúa sống ngoài thời gian.

VẤN ĐỀ TỰ DO CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ THÔNG MINH CỦA THIÊN CHÚA

Người ta vấn nạn: Nếu Thiên Chúa biết cả tương lai, phải chăng chúng ta không còn tự do làm những gì chúng ta muốn?

Chúng ta có thể trả lời như thế nầy:

a) Mỗi khi chúng ta không nhìn nhận ra mối liên quan giữa hai sự kiện, chúng ta không có quyền phủ nhận sự kiện nào cả. Chúa biết tương lai là một sự kiện và tự do của con người là một sự kiện khác.

Thiên Chúa có biết tương lai chăng? – Có, Người biết tương lai; vì nếu không, thì tức là nhìn nhận Thiên Chúa khuyết điểm.

Có người có tự do chăng? – Con người có tự do. Và tất cả chúng ta ai cũng bảo vệ tự do của mình như một giá trị quí

54

Page 55: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

nhất trên đời ta. Đàng khác những quan niệm: trách nhiệm, thưởng phạt, chỉ có nghĩa khi người ta nhìn nhận có tự do.

Thế nghĩa là phải chấp nhận hai sự thật này: Thiên Chúa biết tương lai và con người có tự do.

b) Lý do tại sao chúng ta không thấy mối liên quan giữa hai thực tại nầy là vì chúng ta không nhận ra Chúa thông biết bằng cách nào. Khi nói Thiên Chúa biết quá khứ, hiện tại và tương lai, chúng ta diễn tả theo lối biết của nhân loại một thực tại mà trí óc con người không nhận thấy. Chúa hiểu biết các sự việc ngoài thời gian và biết cách đầy đủ không mảnh vụn như chúng ta. Thiên Chúa biết mọi sự trong hiện tại vĩnh cửu: đối với Thiên Chúa không có dĩ vãng, hiện tại, tương lai. Do đó mà chúng ta không thể giải quyết vấn đề được.

c) Không thể giải quyết nhưng ít nữa chúng ta có thể nói rằng không có gì mâu thuẫn khi chấp nhận Chúa biết tương lai và con nguời vẫn tự do. Mâu thuẫn là chẳng hạn quả quyết rằng một người trên trần gian này biết trước việc người khác sẽ làm và người sau vẫn tự do. Mâu thuẫn là vì con người biết trước một sự việc chắc chắn sẽ xảy đến là nhờ sự hiểu biết các định luật nhất định. Mà nếu một sự việc xảy đến do một định luật nhất định thì không còn tự do nữa. Còn Thiên Chúa sống ngoài thời gian và ngoài những định luật thiên nhiên. Người có thể biết trước những gì chúng ta sẽ chọn và hành động.

3) Thiên Chúa toàn năng. Khi tìm hiểu thế giới vô cùng lớn lao và thế giới vô cùng nhỏ bé, chúng ta có thể nhận thấy Thiên Chúa toàn năng đến mức nào. Đàng khác nếu Người không toàn năng tất nhiên Người cũng không hoàn hảo và như thế tất phải phủ nhận Thiên Chúa toàn thiện. Mà không toàn thiện thì không còn là Thiên Chúa nữa.

55

Page 56: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

C) THIÊN CHÚA LÀ CHỦ CỦA CHÂN LÝ

Thiên Chúa là sự thiện tuyệt đối. Tất cả nơi Người đều hướng về sự lành, sự thiện. Chính Người là sự thiện. Tất cả những gì tốt lành nơi thụ tạo đều là phản ảnh của con Người. Mặt khác Thiên Chúa không có một trách nhiệm gì đối với chúng ta; Người chỉ có quyền trên chúng ta thôi. Và Người cũng không có quyền nào trên Thiên Chúa nhưng chỉ có nhiệm vụ đối với Người thôi.

Chẳng hạn, khi chúng ta cầu nguyện, chúng ta chỉ thi hành bổn phận của chúng ta, bổn phận thờ phượng, tạ ơn và xin tha thứ. Không khi nào kinh nguyện của chúng ta có thể trình bày một đòi hỏi nào, một yêu sách nào, cả khi chúng ta xin một việc gì.

II. KINH THÁNH DẠY GÌ VỀ THIÊN CHÚA?

“Thuở xưa Thiên Chúa đã nói với cha ông chúng ta qua trung gian các tiên tri. Bây giờ người nói với chúng ta qua trung gian Con Người” (Dt 1,1).

Toàn bộ Kinh thánh là lịch sử của Lời Chúa. Con người đã tuần tự nhận biết Thiên Chúa, nhận biết Người một cách sâu xa nhờ lời Chúa hơn là nhờ lý trí.

a) Cựu ước

Trong Cựu ước Thiên Chúa hiện ra như một nhân vật sống động. Người chăm sóc đến dân Người như một người thân yêu để nối lại với nhân loại những mối dây liên lạc đã bị tội lỗi cắt đứt. Các tác giả của Kinh thánh phải dùng từ ngữ của con người để diễn tả những chân lý siêu nhiên nên có khi hình dung Thiên Chúa với những cử chỉ của con người: nói

56

Page 57: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

chuyện thân mật với Adong, tỏ bày khuôn mặt, giơ tay… cả với tâm tình của con người nữa, như hối tiếc… Thiên Chúa không phải là một vị thần lạnh lùng, trìu tượng. Trái lại Người là một nhân vật bang giao với nhân loại như người với người.

Dân Do Thái sống ở giữa dân ngoại luôn luôn bị lôi cuốn thờ phượng Jahvé với những ngẫu tượng như họ. Để ngăn ngừa dân ấy sa vào lầm lẫn thô bỉ kia, các tiên tri hằng nhắc nhở họ biết rằng Thiên Chúa của họ ca cả và trọng đại hơn thần thánh.

- Thiên Chúa chỉ có một. “Thật thế, chỉ có Ta là Chúa và không ai khác. Ta là Thiên Chúa và không một ai ngang hàng với Ta” (Is 46-9).

- Thiên Chúa là đấng tối cao đã hiện ra với Maisen giữa sấm sét; tư tưởng và dự định của Người thì không ai có thể khám phá ra được (Gióp).

- Thiên Chúa thánh thiện tuyệt hảo - Người đời phải tới gần trong kính sợ. Không ai có thể nhìn thẳng vào mặt Người.

- Thiên Chúa vĩnh cửu. “Trước khi có sông núi, trước khi trời đất sinh ra, Lạy Chúa, Chúa hằng có” (Tv. 90-2).

- Thiên Chúa toàn năng “Chúa chúng ta ngự trên trời. Người làm tất cả gì Người muốn” (Tv. 115-3).

- Thiên Chúa hiện diện khắp mọi nơi. “Con lên trời thì có Chúa đó, con xuống âm phủ, Chúa cũng có đó, nếu con bay về chân trời và nếu con đến tận cùng nước biển, tại đó cũng chính do bàn tay Chúa dẫn con đến” (Tv. 139-8-10).

57

Page 58: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Thiên Chúa cao cả, uy nghiêm và toàn năng đòi hỏi chúng ta thờ lạy và kính sợ. Những đặc tính ấy như đào sâu một cái hố giữa Chúa và thụ tạo, sâu đến nỗi không ai lấp được. Mặc dầu cũng nên biết rằng các tiên tri có lần đã nói Thiên Chúa hiện diện trong chúng ta, Thiên Chúa trung thành với lời hứa, Thiên Chúa tốt lành đến mức âu yếm: “Ta đã tập đi đứng cho Ephraim, Ta đã bồng bế chúng trong tay, Ta đã đối xử với chúng như người mẹ áp đứa con vào má”(Hosê 11-3-4) . b) Tân ước

“ Chưa bao giờ một ai đã thấy Thiên Chúa: Con Một trong lòng Chúa Cha, chính Ngài đã mặc khải Thiên Chúa” (Ga 1-18). Mầu nhiệm mà các tiên tri chỉ mới gợi lên, thì bây giờ được bày tỏ rõ ràng nhờ uy thế của Con Thiên Chúa. “Thiên Chúa yêu thương chúng ta” và đây là Tin mừng đầy dẫy trong các sách của Tân ước. Bộ Phúc âm nhất lãm chép lại bài chính của Chúa Giêsu: Thiên Chúa là Cha của chúng ta, một người Cha săn sóc chúng ta tận tình, một người Cha mà chúng ta có hân hạnh kêu cầu, một người Cha yêu ta đến độ tha thứ những hành động xúc phạm đến Người. (Lc 15).

Thánh Phaolô nói Thiên Chúa là Cha chúng ta, chẳng những vì đã sáng tạo nên chúng ta mà nhất là Người đã ban sự sống thần linh ơn thánh cho chúng ta, đã nâng chúng ta lên địa vị thiên tự có quyền hưởng gia tài của Người. (Gl 4-5-7).

Thánh Gioan tông đồ, vị đã được hân hạnh sống trong tình thân mật của Chúa Kitô, đã nhờ Chúa Kitô dạy rằng Thiên Chúa kêu mời chúng ta đi vào trong một mối tình rất là sâu

58

Page 59: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

đậm: “Các con sẽ biết Ta ở trong Cha và các con trong Ta và Ta trong các con” (Ga 14-20). Nhờ thánh Gioan mà chúng ta nhận được lời mặc khải vô cùng quí hoá, lời mặc khải nói cho chúng ta biết bản tính của Thiên Chúa: “Thiên Chúa là yêu thương” (1Ga 4,16).

Biết Thiên chúa nhờ Kinh thánh và biết Thiên Chúa nhờ lý trí khác xa nhau vô cùng.

III. TRUYỀN THỐNG NÓI GÌ VỀ THIÊN CHÚA?

Cộng đồng Vatican I (1870) tóm lược đức tin của Giáo hội về Thiên Chúa như sau: “Giáo hội tin rằng chỉ có một Thiên Chúa, chân thật và hằng sống, Tạo hoá và Chúa của trời đất, toàn năng, đời đời, vô giới hạn, lớn hơn tất cả những gì chúng ta có thể quan niệm, có trí thông minh vô cùng, có ý chí và tất cả mọi khả năng toàn thiện, Đấng linh thiêng, bất di bất dich, tách biệt khỏi thế giới, vượt lên trên hết mọi loài có thể tưởng tượng được”.

Mấy hành động đặc biệt này chỉ tổng lược đức tin truyền thống xưa nay luôn luôn trung thành với Mạc khải, Giáo hội dạy tín đồ sống thân mật với Thiên Chúa và cũng không bao giờ quên dạy rằng Thiên Chúa vô cùng lớn lao.

IV. KẾT LUẬN

Để kết thúc chương này, chúng ta hãy đọc câu kinh rất cảm động của thánh Augustin. “Lạy Chúa tôi, Chúa là gì? Chúa là ai? nếu không phải là Thượng Đế, là Thiên Chúa vô cùng uy nghiêm, đồng thời cũng vô cùng tốt lành; quyền năng của Chúa tôi chẳng những rất cao mà là vô cùng. Chúa tôi rất nhân từ và cũng rõ rệt hơn cả: tốt đẹp nhất, hùng mạnh nhất, vững chắc và không sao hiểu thấu được, bất di bất dịch và

59

Page 60: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

nguyên nhân của mọi thay đổi, không bao giờ mới và cũng không bao giờ cũ, luôn luôn hoạt động và cũng luôn luôn nghỉ ngơi. Lạy Chúa, lời con nói lên lời thì thấm gì với sự thật nơi Chúa? Khi nói về Chúa người ta nói gì được?.

Như chúng ta vừa thấy, Mạc Khải đem đến cho chúng ta những ánh sáng rất qúi hoá về bản tính Thiên Chúa. Những ánh sáng ấy giúp chúng ta vào trong mầu nhiệm của Thiên Chúa, một hành động mà lý trí con người không sao làm được. Chúng ta đi vào trong đời sống của Thiên Chúa và như thế tấm màn phân tách nhân loại và Thiên Chúa đã được hé mở. Thánh Phaolô nói : “Không ai biết được Thiên Chúa là gì, chỉ có Thần Linh của Thiên Chúa mới biết được, vì Thần Linh ấy thấu suốt mọi sự, cả những vực sâu trong Thiên Chúa nữa… Và chúng ta, chúng ta đã nhận lãnh Thần Linh từ Chúa đến…” (1Cr 2,11-12).

Mầu nhiệm lớn nhất Mạc Khải đã công bố là Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.

----------------« + »----------------

60

Page 61: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CHƯƠNG III

ĐỜI SỐNG NỘI TẠI CỦA THIÊN CHÚAMẦU NHIỆM CHÚA BA NGÔI

I. ĐỜI SỐNG CỦA THIÊN CHÚA

Thiên Chúa là nguồn của mọi sự sống và chính Người cũng sống. Nhưng sự sống của Người khác hẳn sự sống của nhân loại, vì nhân loại có xác hợp với linh hồn. Sự sống của Thiên Chúa cao quý hơn nhiều, vì Thiên Chúa không có thể xác và hoàn toàn tốt đẹp, vô cùng thiện hảo.

Vì không có một điểm tương đồng nào giữa con người và Thiên Chúa, nên nếu Chúa Kitô không đến mạc khải thì chúng ta không có cách nào hiểu biết bản tính nội tại của Người. Chúa Kitô là Thiên Chúa và đồng thời cũng là một người. “Chưa bao giờ một ai đã biết Thiên Chúa : nhưng Con Một trong lòng Cha đã cho chúng ta biết Thiên Chúa” (Ga 1,18).

Vậy nếu chúng ta có biết được đời sống nội tại của Thiên Chúa là nhờ lời mạc khải của Chúa Kitô, và chỉ nhờ lời ấy mà thôi, tức là Phúc âm.

II. MẦU NHIỆM CHÚA BA NGÔI

Điểm căn bản của Phúc âm về đời sống của Thiên Chúa là chỗ nầy : Tự đời đời Thiên Chúa là Cha; Người có một người Con cũng đời đời như Người, cũng toàn thiện như Người, nghĩa là ngang hàng với Người trên mọi mặt; và trong đời đời Chúa Cha kết hợp với Chúa Con bởi Chúa

61

Page 62: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Thánh Thần, cũng ngang hàng với Chúa Cha và Chúa Con, đời đời và toàn thiện như Chúa Cha và Chúa Con.

Bởi vì chỉ có một Đấng toàn thiện, nên chỉ có một Thiên Chúa. Chúng ta đã chứng minh trong chương II. Nhưng Thiên Chúa độc nhất lại là Cha, Con và Thánh Thần mà vẫn Thiên Chúa duy nhất : một bản tính trong ba ngôi vị; đây là một sự thật huyền nhiệm vượt hẳn khả năng hiểu biết của chúng ta. Đó là mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.

III.MẦU NHIỆM Ở CHỖ NÀO?

Điểm không hiểu được nơi mầu nhiệm một Chúa trong ba Ngôi vị, không phải ở chỗ vấn đề biết thế nào 3=1, như thể nói ba Thiên Chúa là một Thiên Chúa. Nói như thế là cả một sự vô lý và sai lầm. Ba Chúa không có thể kết thành một Thiên Chúa.

Chúng ta nói rằng ba “Ngôi vị” thần tính chỉ là một “bản thể” thần tính. Đây là một cách nói khác hẳn và không vô lý.

Để hiểu chân lý nầy, chúng ta cần biết đích xác “Ngôi vị” Thiên Chúa là gì và “bản thể” Thiên Chúa là gì? Trên thế gian này, chúng ta chỉ thấy có bản thể nhân tính, và mỗi lần, bản thể ấy thể hiện thời lại thể hiện trong một ngôi vị nhân tính duy nhất. Mỗi người quanh chúng ta đều có một bản thể nhân tính và đồng thời cũng chỉ là một ngôi vị duy nhất được gọi với một tên riêng.

Vì những lý do ấy mà chúng ta không thể hiểu trong Thiên Chúa làm sao ba Ngôi vị lại chia sẻ một bản thể duy nhất. Mầu nhiệm là ở chỗ đó.

IV. MẠC KHẢI MẦU NHIỆM

62

Page 63: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Nếu chúng ta không thể hiểu được một Thiên Chúa trong ba ngôi vị là như thế nào,, thì ít ra chúng ta chắc chắn là có một Thiên Chúa trong Ba Ngôi và như vậy, thì cũng quý hoá lắm rồi.

a./ Cựu ước khi nói đến Thiên Chúa thì chỉ nhấn mạnh về một bản thể độc nhất. Cũng dễ hiểu : sống giữa bao nhiêu dân tộc đa thần, dân Do Thái có sứ mạng bảo vệ chân lý một Thiên Chúa duy nhất. Nếu bấy giờ mạc khải cả mầu nhiệm Ba Ngôi nữa thì sợ họ lầm tưởng có ba Thiên Chúa (Đức tin của dân Do Thái cũng còn non nớt vì thế mà nhiều lần họ đã bị đa thần chi phối)

b./ Đến để bổ túc Cựu ước, Tân Ước chú trọng đến việc mạc khải mầu nhiệm Ba Ngôi. Thiên Chúa nhận thấy nhân loại đã sẵn sàng đón nhận điểm mới này. Đàng khác, một Giáo Hội sẽ được thành lập để bảo vệ nguyên vẹn chân lý một Thiên Chúa trong ba ngôi vị.

V. CHÚA KITÔ DẠY VỀ THIÊN CHÚA BA NGÔI

a/ Trong Phúc Âm Chúa Kitô thường nói đến Ba Ngôi phân biệt nhau song cả ba chỉ là một Thiên Chúa toàn thiện.

1/ Chúa Cha : sau đây là hai dẫn chứng đặc biệt giữa bao nhiêu lời khác.

“Lạy Cha, Chúa cả trời đất, con ca ngợi Cha, vì Cha đã che giấu Tin Mừng không cho kẻ khôn ngoan và thông thái biết mà tỏ ra cho người khiêm nhường” (Mt 11,25).

“Lạy Cha, sống đời đời là biết Cha, Thiên Chúa chân thật và độc nhất và biết người Cha sai đến, là Giêsu kitô” (Ga 17,1 và 3).

63

Page 64: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

2) Chúa Con: Chúa Kitô còn cho biết Chúa Cha có một người Con và người Con ấy cũng chính là Ngài. Trong ba trường hợp Ngài quả quyết Ngài là Con Thiên Chúa.

Một lần Ngài hỏi các Tông đồ người ta nghĩ gì về Ngài. Đoạn Ngài thêm: “Còn chúng con, chúng con nói Thầy là ai?” – Simon phêrô thưa: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”. Chẳng những Ngài chấp nhận là tuyên bố của Phêrô, mà Ngài còn tán thưởng Phêrô đã nhân danh 12 anh em để trả lời : “Simon, con Gioan, con có phúc; bởi vì không phải thịt, máu đã cho con biết điều ấy mà là chính Cha Ta trên trời” ( Mt 16,13-18).

Một lần khác tại Giêrusalem, người Do thái vây quanh Ngài và hỏi Ngài: “ Nếu ông là Đức Kitô, thì hãy nói thật đi”. Chúa Giêsu trả lời: “ Ta đã nói với các ngươi rồi song các ngươi không tin…Cha Ta và Ta, chúng tôi chỉ là một”. Người Do thái lấy đá định ném Ngài. Chúa Giêsu thêm: “ Làm sao các ngươi có thể tố cáo là nói phạm thượng Người mà Chúa Cha đã tấn phong để sai xuống trần gian, vì Ta đã nói: Ta là Con Thiên Chúa… Ít nữa hay tin vào việc Ta làm và nhờ đó các ngươi sẽ nhận biết Cha trong Ta và Ta ở trong Cha” (Ga10,22,39).

Sau nầy, nhân cuộc xứ án Ngài, lúc đứng trước mặt Caipha, vị thượng tế hỏi Ngài: “ Nhân danh Thiên Chúa hằng sống, Ta khiến Ngươi hãy nói Ngươi có phải là Đức Kitô, Con Thiên Chúa chăng?”. Chúa Giêsu đáp: “ Thật như ngài vừa nói” . Tức thì vị thượng tế xé áo mình ra và nói: “ Nó đã phạm thượng” ( Mt 63.26,26).

3) Chúa Thánh Thần

64

Page 65: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chiều thứ năm Tuần Thánh, tại phòng tiệc ly, Chúa Giêsu tâm sự lần cuối cùng với các tông đồ. Ngài báo tin cho họ biết Chúa Thánh Thần gần đến. Sau đây là hai đoạn:

“ Đấng bênh vực, Chúa Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy là vị sẽ dạy chúng con về mọi sự và sẽ nhắc lại cho các con những gì Thầy đã nói” ( Ga 14,26).

“ Khi nào Thánh Thần đến, Đấng mà Ta sẽ sai cho chúng con từ Chúa Cha, Đấng ấy là Thánh Thần của chân lý do Chúa Cha mà ra, Ngài sẽ làm chứng về Ta” ( Ga 15.26).

b) Có những đoạn trong phúc âm nói đến Ba Ngôi chung với nhau, chứ không nói riêng rẽ nữa.

Lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa “Trời mở ra Thánh Thần ngự xuống trên Ngài dưới hình bồ câu và một tiếng như từ trời phán: Người là Con Ta rất yêu mến, hằng làm cho Ta được toại nguyện” ( Lc 3,21).

Ngày Chúa Giêsu lên trời, Ngài dạy các tông đồ: “Hãy đi giảng dạy cho mọi dân tộc và rửa tội họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” ( Mt 28,19)

VI. CHÚA BA NGÔI VÀ CHÚNG TA:

Nếu chỉ nhìn qua thì không thấy mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi có thể ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta. Chúa cao trọng thế kia và nhất là có vẻ xa chúng ta quá!

Thiên Chúa Ba Ngôi làm sao có thể trực tiếp liên quan đến con người trần thế?

65

Page 66: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Thế mà trong thực tế không có chân lý nào khác quan trọng hơn, có thể biến đổi đời sống của chúng ta hơn. Ba điểm sau đây sẽ thuyết phục chúng ta.

a) Trong mỗi giây phút mỗi người chúng ta đều thụ ân của Chúa Ba Ngôi.

Chúa Cha đã sáng tạo vũ trụ, Người cũng đã dựng lên linh hồn của chúng ta và Người không ngừng tỏ ra tình thương của Người bằng yểm trợ chúng ta trong mọi hoàn cảnh và hằng chấp nhận kinh nguyện của chúng ta theo định hướng của Người.

Chúa Con nhờ mầu nhiệm nhập thể mà đã thành một người giữa chúng ta, đã cho chúng ta nhận biết Chúa Cha, đã chết đau đớn để cứu thoát chúng ta và đã trả lại cho chúng ta cái quyền làm con cái của Thiên Chúa và sau này được hưởng hạnh phúc nhìn ngắm Thiên Chúa Ba Ngôi nhãn tiền.

Còn Chúa Thánh Thần thì từ ngày chúng ta lọt lòng mẹ, Ngài đã hoạt động trong tâm hồn chúng ta, Ngài không ngừng thánh hoá chúng ta, nghĩa là ban cho chúng ta sự sống của Chúa Ba Ngôi .

Như thế nghĩa là thay vì xa lạ với con người, Chúa Ba Ngôi thiết thực săn sóc mỗi một chúng ta. Ý thức được vai trò thần diệu của Thiên Chúa Ba Ngôi , chúng ta có thể thân mật bang giao với Ngài : Chúa Cha đã dựng nên chúng ta; Chúa Con đã cứu thoát chúng ta và Chúa Thánh Thần thánh hoá chúng ta.

b) Nhờ ơn thánh chúng ta trở nên thành phần của gia đình Chúa Ba Ngôi. Chính Thánh Phaolô đã dạy chúng ta chân lý nầy:

66

Page 67: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

“Anh em không còn là người dưng hay khách lạ nữa; anh em là những đấng thánh đồng địa vị với các thánh; anh em là con cái trong gia đình Thiên Chúa” (Ep 2.19).

Khi ban cho chúng ta ơn thánh hoá, Chúa Cha đã nhận chúng ta như những nghĩa tử. Cũng chính thánh Phaolô tuyên bố điểm này: “Thiên Chúa đã sai Con của Ngài… để làm cho chúng ta trở nên nghĩa tử…Ngươi thấy chưa, ngươi không còn là nô lệ, ngươi là con cái. Mà nếu là con cái thì ngươi cũng là thừa tự của Thiên Chúa nhờ ơn thánh của Người” (Gl 4,48).

Thánh Gioan ngay trong đoạn nhập đề Phúc Âm , cũng đã nói đến sự kiện siêu nhiên này: “Tất cả những ai đón nhận Người, Ngôi Lời đã cho họ quyền làm con Thiên Chúa “.

Thiên Chúa có thể nói về mỗi người chúng ta lời mà Người đã thốt ra về Chúa Giêsu lúc chịu thánh tẩy và lúc biến hình trên núi Tabor: “Người nầy là con Ta yêu mến và hằng thoả lòng Ta” (Lc 3,22;17,5).

c) Nhờ sống trong ơn thánh, mỗi người chúng ta là toà ngự của Ba Ngôi

Đây là một chân lý lạ lùng. Nếu chúng ta ý thức được và căn cứ trên đó mà sống thì đời chúng ta phải được thay đổi toàn diện. Chúa Ba Ngôi ngự trị trong chúng ta là một sự thật được Chúa Kitô tuyên bố rõ ràng và quyết liệt đến mức mà chúng ta không còn cách nào để nghi ngờ. Ngày thứ năm Tuần thánh, Chúa Giêsu nói với các tông đồ : “Người nào yêu mến Thầy, chúng tôi sẽ đến với họ và sẽ ở trong họ” (Ga 14-23).

67

Page 68: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Và thánh Phaolô vì quá thâm hiểu mà đã nhắc đi nhắc lại trong thơ gởi cho giáo đoàn Corinthô: “anh em không biết rằng anh em là đền thờ của Thiên Chúa và Chúa Thánh Thần ngự trong anh em sao? Đền thờ của Thiên Chúa thì phải thánh và chính anh em là đền thờ ấy” (1Cr 3,16,17).

“Anh em không biết rằng thân xác anh em là đền thờ của Chúa Thánh Thần , Đấng ngự trị trong anh em sao?” (1Cr 6,19).

Thánh Phaolô còn đi xa hơn: “không phải tôi sống mà là Chúa Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20).

Nếu chúng ta ý thức đủ sự hiện diện thần kỳ Chúa Ba Ngôi trong chúng ta , và nhờ đó mà sống, thì kinh nguyện của chúng ta phải là một cuộc đối thoại thân mật với Chúa; nhiệm vụ hằng ngày của chúng ta phải là một công việc làm chung với Thiên Chúa ; đồng thời chúng ta phải nhận thấy sự tốt đẹp và trong sạch của một đền thánh đáng cho Chúa ngự trị. Nhờ đó chúng ta sẽ không giám làm hoen ố thể xác chúng ta , vì nó là đền thờ của Thiên Chúa (1 Cr 6,15).

VII. CHÚA BA NGÔI VÀ PHỤNG VỤ CỦA GIÁO HỘI

Trong năm Phụng vụ có một lễ đặc biệt dâng kính Chúa Ba Ngôi , tức là Chúa nhật thứ nhất sau lễ Hiện xuống.

Ngoài ra, tín điều Một Chúa Ba Ngôi còn chiếm một chỗ trọng yếu trong các kinh chính thức của Giáo hội. Một số lớn những kinh ấy nhắc nhở ta tin vào mầu nhiệm Ba Ngôi.

Chẳng hạn những mẫu kinh sau đây:

68

Page 69: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

- Dấu Thánh giá diễn tả đức tin của chúng ta đối với mầu nhiệm Cứu chuộc và mầu mhiệm Chúa Ba Ngôi .- Kinh Sáng danh sau mỗi Ca vịnh.- Trong Thánh lễ có nhiều kinh diễn tả mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi .- Những lời nguyện trong lễ nghi Thánh tẩy.- Lời xá giải trong phép rửa tội.- Các lời nguyện khi ban phép lành.

VIII. PHẦN KẾT THÚC THỰC HÀNH: MỐI BANG GIAO GIỮA TA VÀ CHÚA BA NGÔI

Tất cả trong chương nầy chúng ta thấy phần chính yếu của đạo Kitô. Vậy con người Kitô chính danh là gì?

Thưa là người mà suốt đời mình thật sự muốn sống như:- Người con của Chúa Cha - Người em của Chúa Giêsu - Người chiến sĩ của Chúa Thánh Thần .

a) Tôn sùng Chúa Cha :

Nếu chúng ta muốn trở thành những đứa con của Chúa Cha , chúng ta phải cố gắng lãnh nhận thánh ý của Người trong mọi hoàn cảnh, nghĩa là vâng lời những vị thay mặt Người (cha mẹ, các đấng bề trên), thi hành nhiệm vụ hằng ngày cho hết sức và thể hiện sứ mạng Chúa giao phó trong địa vị chúng ta. Chúa Giêsu , Con Một Chúa Cha , đầu tiên đã nhấn mạnh trên điểm chính yếu này: “Thức ăn của Ta là thi hành ý muốn của Cha Ta và thực hiện công việc của Người” (Ga 3,34) – “Ta xuống trần gian không phải làm theo ý Ta; nhưng để làm theo ý Đấng đã sai Ta” (Ga 6, 38) – “Lạy Cha, không phải theo ý con, mà theo ý Cha” (Lc 22,24).

69

Page 70: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

b) Tôn sùng Chúa Con:

Nếu chúng ta sống thật sự như những người em của Chúa Kitô, chúng ta phải cố gắng gắn bó với Ngài; cố gắng dựa trên Phúc âm của Ngài mà sống, mà suy nghĩ, mà phê phán; sau hết lấy gương Ngài làm mức thước cho đời chúng ta. Thánh Phaolô khuyến khích chúng ta về điểm này khi ngài viết: “Những ai Thiên Chúa đã biết trước, Người tiền định họ phải là hình ảnh của Con Người, để Con Một Người làm anh cả của nhiều anh em” (Rm 8,29).

Để được thế, chúng ta phải đưa vào trong đời sống của chúng ta sự vâng lời của Ngài, sự siêu thoát của Ngài , tình yêu của Ngài đối với mọi người; tinh thần kinh nguyện của Ngài.

c/ Tôn sùng Chúa Thánh Thần :

Xưa kia ngày lễ Hiện xuống Thánh Thần đã thực hiện những công việc thần kỳ nơi các tông đồ. Các ông là những người dốt nát, thế mà Người đã làm cho thành những trí óc thông minh. Chính Chúa Giêsu đã hứa với họ: “Thánh Thần của chân lý sẽ dẫn đưa chúng con vào trong chân lý toàn diện” (Ga 16,13), các ông là những người nhát gan, thế mà Người đã làm cho họ thành những anh hùng không biết sợ chết. Trước khi về trời, những anh hùng không biết sợ chết. Trước khi về trời Chúa Giêsu đã dặn họ: “Hãy lưu lại trong thành (Giêrusalem) cho đến khi chúng con nhận lãnh sức mạnh của Đấng tối cao” (Lc 24,49).

Còn chúng ta cũng thế, chúng ta đã nhận lãnh Thánh Thần ngày chịu Thanh Tẩy và Thêm Sức. Để trung thành với Thánh Thần chúng ta phải sẵn sàng đón nhận những ơn soi sáng của Người; hợp tác với Người để thánh hoá bản thân

70

Page 71: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

chúng ta; đừng bao giờ gây chướng ngại cho Người và phổ biến đức tin của chúng ta chung quanh chúng ta.

------------------[+]------------------

71

Page 72: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

PHẦN THỨ HAI

CHÚA BAN SỰ SỐNG

Khai đề: ĐỨC GIÊSU VÀ KHOA HỌC

Chương I: SÁNG TẠO VŨ TRỤ

Chương II: SÁNG TẠO CON NGƯỜI

Chương III: SÁNG TẠO CÁC THIÊN THẦN

Chương IV: CHÚA TIẾP TỤC SÁNG TẠO VÀ CHÚA QUAN PHÒNG

“Chúa chúng ta ở trên trời: Người hoàn tất mọi điều Người muốn” (Ca vịnh 115,3).

72

Page 73: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CHƯƠNG KHAI ĐỀ

ĐỨC TIN VÀ KHOA HỌC

I. TÀI LIỆU VỀ NGUỒN GỐC VŨ TRỤ VÀ CON NGƯỜI

Để giái quyết vấn đề nguồn gốc của con người trong mức độ có thể được, chúng ta có hai thứ tài liêu: mạc khải của Thiên Chúa và khoa học của nhân loại:

a/ Mạc khải: - Qua trung gian tác giả của Kinh Thánh, Thiên Chúa đã tuyên bố chân lý của căn bản nầy: Chính Người là Đấng đã sáng tạo nên vũ trụ và con người. Dựa trên mạc khải, kiến thức của chúng ta bắt đầu từ trên xuống: từ Thiên Chúa rồi đến vũ trụ và đến nhân loài.

b/ Khoa học: - Nhờ những phương pháp riêng của mình, khoa học cũng tìm cách trả lời những câu hỏi trí óc con người đặt ra và cũng đem lại những ánh sáng qúi hoá cho vấn đề. Con đường khoa học theo thì ngược chiều với mạc khải, nghĩa là bắt đầu từ dưới lên. Nhờ khoa địa chất học (Géologie), khoa sinh vật (Biologie) và khoa cổ sinh vật (Paléontologie) các nhà bác học tìm những định luật điều khiển cuộc biến hoá của các sinh vật và khám phá ra cả bí mật của nguồn gốc sự sống.

Người Kitô hữu lợi dụng hai nguồn liệu nầy, chúng có tính cách bổ túc cho nhau và phải được duy trì trong phạm vi riêng biệt của mình.

73

Page 74: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

II. KINH THÁNH THUẬT LẠI NGUỒN GỐC CỦA VŨ TRỤ VÀ CỦA CON NGƯỜIKinh Thánh có hai đoạn thuật lại công trình sáng tạo. Hai đoạn văn này khác nhau về lối văn, về ngày tháng đã viết. Đoạn thứ nhất (St I.II) thuật lại công trình sáng tạo toàn thế giới. Đoạn thứ hai (St 2,4-25) đặc biệt kể lại việc dựng nên con người.

Hai bản văn này cùng kể lại những sự việc như nhau, song theo thứ tự khác nhau. Các tác giả Kinh Thánh không coi trọng thứ tự của các biến cố; các ngài chỉ có mục đích là trình bày những chân lý căn bản của tôn giáo.

III. PHẢI HIỂU ĐOẠN VĂN THÁNH KINH NHƯ THẾ NÀO?

Đức Léon XIII trong Thông điệp Providentissimus, đã nhắc lại rằng không nên tìm trong Kinh Thánh những bài học thuộc phạm vi khoa học, mà là những bài học tôn giáo diễn tả bằng một từ ngữ đơn sơ, có hình ảnh và thích hợp với tâm lý của người Do Thái thời Maisen. Uỷ ban chuyên về Kinh Thánh do Đức Thánh Cha làm chủ tịch đã tuyên bố như sau liên quan đến sách Sáng thế: “ Khi thuật đoạn nầy tác giả không có chủ đích dạy một cách khoa học cách thức cấu tạo nên những vật hữu hình và thứ tự toàn diện của công trình sáng thế; tác giả chỉ muốn đem lại cho dân một kiến thức bình dân theo như người ta hiểu biết thời ấy” (30-6-1909).

Do đó cần phân biệt những gì Chúa mạc khải với lối diễn tả bằng hình ảnh. Lối diễn tả bằng hình ảnh là phương thức để trình bày chân lý mạc khải thôi.

IV. BÀI HỌC TÔN GIÁOTRONG ĐOẠN TƯỜNG THUẬT CỦA KINH THÁNH

74

Page 75: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Bởi vì tác giá Kinh Thánh chủ trương dạy người đồng hương về mặt tôn giáo, chúng ta trước tiên phải tìm hiểu những chân lý tôn giáo chứa chất trong ấy.

1/ Thiên Chúa là Đấng Tạo hoá mọi sự

Chân lý nầy cần được đặc biệt nhấn mạnh vì dân Do Thái sống giữa bao nhiêu dân ngoại chuyên thờ nhiều thần và thờ cả những thụ tạo nữa. Khi kê khai tất cả những gì người ta biết được trên trần gian nầy, Kinh Thánh tuyên xưng tất cả đều do Thiên Chúa đã làm ra.

2/ Thiên Chúa đã ấn định nghĩ việc ngày thứ 7

Sau sáu ngày làm lụng, tuần lễ được kết liễu bằng một ngày nghỉ để lo việc thánh hoá linh hồn và để cho thân xác được rảnh rang. Để luật nghỉ nầy co hựu nghiệm, tác giả lấy Thiên Chúa làm mẫu: Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ và con người trong sau ngày và Người nghỉ việc ngày thứ bảy.

3/ Con người cao cả hơn mọi loài

Thiên Chúa đặc biệt ưu đãi con người có linh hồn giống Chúa: “ Ta hãy dựng con người giống hình ảnh Ta”

4/ Người nữ là bạn đường của người nam và cùng bản tính và đồng địa vị

Tư tưởng nầy đã được ghi lại thoáng qua trong đoạn nhất rồi. Trong đoạn nhì nó được nổi bật hơn bằng một hình ảnh rất đánh động: người nữ được dựng nên do một xương sườn của người nam. Chân lý nầy rất cần được nhắc đi nhắc lại, nhất là

75

Page 76: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

tại Á Đông người ta toàn hạ giá người nữ xuống địa vị người tôi tớ.V. NGƯỜI KITÔ HỮUTRƯỚC PHÁT MINH CỦA KHOA HỌC

a/ Với một tâm trạng chống đối không đâu khi tìm hiểu nguồn gốc của vũ trụ, có người tưởng Kinh Thánh phản lại khoa học.

Một số bác học vô thần tưởng rằng phải phủ nhận Kinh Thánh vì khoa học.

Một số người công giáo hẹp hòi tưởng rằng phải nghi ngờ giá trị của khoa học để trung thành với Kinh Thánh.

b/ Giải pháp: Tâm trạng chống đối nầy gây nên do sự lầm lẫn hai phạm vi: tôn giáo và khoa học. Bởi vì khi chúng ta tìm hiểu thể giới vật chất với những nguyên tắc của nó, khi đó chúng ta ở trong phạm vi khoa học. Những phát minh của khoa học có thể không hợp với cách thức diễn tả của Kinh Thánh. Nhưng từ những chỗ khác nhau đó mà nêu lên kết luận về mặt tôn giáo thì người ta ra khỏi phạm vi khoa học.

Đàng khác khi chúng ta đọc Kinh Thánh, chúng ta phải tìm ra những bài học tôn giáo để nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng. Nếu đòi hỏi nơi Kinh Thánh bài học của khoa học thì chúng ta lại ra khỏi phạm vi tôn giáo.

Kết luận: Những người vô thần liều lĩnh và những tín đồ nhát đảm đều sai lầm như nhau. Sai lầm của họ là muốn đối chiếu trực tiếp Kinh Thánh và khoa học, vì họ không nhận thấy Kinh Thánh và khoa học không cùng bình diện và không đồng loại… Kinh Thánh theo đuổi một mục đích khác mục

76

Page 77: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

đích của khoa học…Không khoa nào phủ nhân khoa nào (Card. Liénart).

“Không thể nào có mâu thuẫn giữa chân lý chắc chắn của đức tin và sự việc rõ ràng của khoa học. Thiên Chúa không thể tự mâu thuẫn” (Piô 12).

--------------~~~~~~-------------

77

Page 78: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CHƯƠNG I

SÁNG TẠO VŨ TRỤ

I. TÍN ĐIỀU VỀ SỰ KIỆN SÁNG TẠO

“ Từ thuở ban đầu Thiên Chúa sáng tạo Trời và Đất…”. Đây là lời mở đầu của cuốn sách Sáng thế và cũng là lời nói đầu của toàn bộ Kinh Thánh.

Chân lý tuyên khởi này cũng được tuyên xưng trong Kinh Tin Kính của Cộng đồng Nicée như sau đây: “ Tôi tin kính một Thiên Chúa là, là Cha toàn năng, Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình…”

Để diễn tả hành động của Thiên Chúa, chúng ta dùng động từ sáng tạo (créer). Sáng tạo chính nghĩa là làm cho một vật tự không mà có. Chỉ có Thiên Chúa mới có thế sáng tạo theo nghĩa này vì Người toàn năng.

Còn chúng ta, nếu chúng ta có sáng tạo ra được cái gì mới là từ một vật chất đã có, từ một năng lực đã có: “ Trong vũ trụ không có gì tự tạo nên mình; không có gì tự mình mà ra không”. Trái lại, trước khi Thiên Chúa sáng tạo thì không có gì ngoài Thiên Chúa. Sau công trình sáng tạo, mọi vật chất, mọi sinh lực đều do Thiên Chúa. Những vật chất thiêng liêng cũng do Người mà có.

Trên đây là lời tuyên xưng đức tin của chúng ta.

78

Page 79: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

II. TẠI SAO CHÚA SÁNG TẠO ?

a/ Thiên Chúa là yêu thương: Người đã sáng tạo vì tình yêu.

Thiên Chúa hoàn toàn hạnh phúc trong sự hoà hợp của Ba Ngôi và không cần đến một ai để thêm thánh thiện; Người đã muốn dựng nên loại khác để thông cho họ hạnh phúc của Người.

b/ Thiên Chúa sáng tạo để Người được vinh quang. khi con người tìm vinh danh cho mình, là họ đi lạc huớng; vì con người là một thụ tạo có giới hạn, nhưng không toàn thiện. Trái lại, Thiên Chúa chỉ có thể tìm vinh quang cho mình thôi vì sự toàn thiện của Người đòi hỏi như thế. Đó là mục đích cáo quí nhất của việc sáng tạo vũ trụ.

Cũng nên thêm rằng vinh quang Thiên Chúa là sự toàn thắng của sự thiện. Sự thiện toàn thắng tức là hạnh phúc cho thụ tạo. Đối với Thiên Chúa tìm vinh quang cho mình cũng là minh chứng tình yêu.

III. SÁNG THẾ THẾ THUẬT

Chẳng những tuyên xưng Thiên Chúa sáng tạo vũ trụ, tác giả còn thuật lại trong chi tiết công việc sáng tạo ấy.

Tác giả trình bày công việc sáng thế như một vở kịch có bảy màn. Mỗi màn là một giai đoạn công việc tạo dựng.

- Ngày thứ nhất Thiên Chúa dựng nên ánh sáng.- Ngày thứ hai Thiên Chúa dựng nên không gian.- Ngày thứ ba Người dựng nên đất và thảo mộc.- Ngày thứ tư Người dựng nên mặt trời, mặt trăng và

các ngôi sao.

79

Page 80: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

- Ngày thứ năm Người dựng nên chim cá.- Ngày thứ sáu Ngài dựng nên súc vật và con người.- Ngày thứ bảy Thiên Chúa nghỉ việc.

IV. PHẢI HIỂU BÀI TƯỜNG THUẬT TRÊN ĐÂY NHƯ THẾ NÀO?

Trước tiên phải công nhận bài tường thuật này có vài ba điểm nghịch lý và tác giả thế nào cũng phải nhận thấy khi viết. Chẳng hạn, ánh sáng đã có ngày thứ nhất trong khi mặt trời chỉ hiện ra ngày thứ tư; trước khi có mặt trời đã có buổi mai và buổi chiều, thảo mộc đã có ngày thứ ba trước khi có mặt trời. Sau khi Thiên Chúa nghỉ việc như thể Người cũng cần nghỉ như chúng ta.

Đây là dịp tốt để chúng ta nhớ lại một nguyên tắc đã học rồi. Nghĩa là tác giả của Kinh Thánh không để tâm đến kỹ thuật trình bày bằng đến những chân lý tôn giáo cần phải dạy dân chúng. Tác giả vì thế mà không theo một thứ tự của thời gian hay của khoa học. Tác giả đã tìm ra một thứ tự hợp với mục đích theo đuổi. Và mục đích của tác giả là dạy dân Do thái chân lý căn bản nầy: Thiên Chúa là Đấng Tạo hoá và Chúa của vạn vật. Do đó mà tác giả kể lể kỹ lưỡng những vật bất động và những vật có sự sống, có giác quan… để đi đến kết luận: tất cả đều do Thiên Chúa.

Sau đó tác giả lợi dụng dịp tốt để nhắc nhở dân bổn phận nghỉ việc ngày thứ bảy. Chia ra làm bảy ngày với dụng ý là dành ngày thứ bảy cho Thiên Chúa, để làm việc lành tôn thờ Thiên Chúa.

KẾT LUẬN:

80

Page 81: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Thiên Chúa sáng tạo mọi sự. Người là chủ của mọi vật. Bởi vì Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ cho vinh quang của Người, thế giới phải tiến tới theo hướng đi Thiên Chúa đã ấn định.

Nhưng bây giờ con người đã mất liên lạc với Thiên Chúa và cả gan phủ nhận Thiên Chúa là nguồn gốc của vũ trụ. Kết quả của thái độ nầy ai cũng rõ: con người đi về hư không, và chỉ gây tai ương cho mình một khi từ chối Thiên Chúa.

Người Kitô, thay vì hoang mang trước tình thế đen tối của sự dữ, phải can đảm ý thức đức tin của mình và căn cứ trên đức tin ấy để sống làm sao hầu đưa thế giới về ánh sáng đời đời.

---------------------i+i--------------------

81

Page 82: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CHƯƠNG II

THIÊN CHÚASÁNG TẠO CON NGƯỜI

A. SỰ VIỆC SÁNG TẠO

I. THỂ XÁC CỦA CON NGƯỜI

1) Sách Sáng thế thuật: “Thiên Chúa tạo nên con người từ bụi đất.” (St 2,7). Giáo hội không nói phải hiểu như thế nào chất liệu Thiên Chúa đã dùng để dựng nên thể xác con người. Giáo hội chỉ tuyên xưng Thiên Chúa đã tạo dựng nên nó thật, và dành cho khoa học công việc tìm hiểu Thiên Chúa đã tạo dựng làm sao theo như có thể biết được.

2) Các giả thuyết khoa học. - Từ mấy chục năm nay các nhà bác học tìm hiểu rất nhiều về nguồn gốc của thể xác con người. Các ông đang còn rất xa nhau trong ý kiến. Nhờ khoa học cổ sinh vật cứ đem lại phát minh mới nên các giả thuyết cũng cứ theo nhau mà về bóng tối.

Giả thuyết biến hoá chủ trương rằng con người là điểm tới của một cuộc diễn tiến của các sinh vật. Hiện giờ trên mặt khoa học giả thuyết nầy đang vấp phải một số khó khăn rất lớn, những khó khăn mà các thuyết gia tiên khởi không thấy. Thành ra vẫn còn chỉ là một giả thuyết, chưa có gì xác đáng.

82

Page 83: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Thuyết biến hoá phân ra làm hai thứ:

- Biến hoá toàn bộ - Lập trường nầy không nhìn nhận một sự can thiệp nào bên ngoài do Thiên Chúa .- Biến hoá ôn hoà - Lập trường này nhìn nhận phải có sự can thiệp của Thiên Chúa ngoài các định luật tự nhiên.

3) Lập trường Công giáo. – “Giáo hội buộc chúng ta tin rằng Thiên Chúa đã trực tiếp dựng nên linh hồn. Nhưng Giáo hội không cấm đoán các nhà bác học và thần học tranh luận về thuyết biến hoá, miễn là tất cả mọi người sẵn sàng tùng phục tiếng nói của Giáo hội; bởi vì Giáo hội đã được Chúa Kitô uỷ thác nhiệm vụ xác định nghĩa của Kinh Thánh và bảo vệ đức tin. Công việc tìm hiểu thể xác con người đã thành hình do một sinh vật đã có rồi hay không…chưa có gì vững chắc, nên các đối phương cần thận trọng và khôn ngoan trong khi tranh luận. Cũng có một số đi quá mức và xem lập trường của mình như là chắc chắn khi nó chỉ dựa trên một ít dấu tích đó. Họ đoán chắc rằng thể xác con người đã thành hình do một sinh vật đã có trước như thế là trong nguồn mạc khải không có một tí gì về phương diện này có thể buộc họ dè dặt và khôn ngoan hơn” (Piô 12: Humani generis). II. LINH HỒN CỦA CON NGƯỜI

Trong đoạn hai Kinh Thánh trình bày công việc sáng tạo Adong như thế nầy: “Thiên Chúa sáng tạo con người từ bụi đất và hà vào lỗ mũi một hơi sống và con người trở nên một sinh vật” (St 2,7).

Khi dùng hình ảnh để diễn tả, tác giả Kinh Thánh muốn tuyên bố chân lý căn bản này: Thiên Chúa đã trực tiếp dựng nên linh hồn và kết hợp nó với một cơ thể để thành một thụ

83

Page 84: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

tạo mới. Tinh thần và vật chất kết hợp với nhau trong con người.

Không thể lấy thuyết biến hoá mà giải thích sự hiện diện của linh hồn. Sự hiện diện của linh hồn là một sự kiện đặc biệt, cần phải có Thiên Chúa can thiệp trực tiếp. Tư tưởng kế tiếp sự sống, song phải vượt qua một khoảng cách, chỉ có Thiên Chúa mới làm cho tư tưởng qua được khoảng cách đó.

Trong đoạn nhất Kinh Thánh thuật lại sau đây: “Chúa nói: Chúng ta hãy dựng nên con người giống hình ảnh Ta… Và Thiên Chúa dựng nên con người giống hình ảnh Người; Người dựng nên con người giống hình ảnh Thiên Chúa . Người dựng nên người nam và người nữ, Thiên Chúa chúc lành cho họ và truyền dạy: Hãy sinh sản nhiều con cái, hãy chiếm đoạt toàn trái đất và hãy điều khiển nó” (St 1,26-28).

Khi nhắc đi nhắc lại điểm con người giống Thiên Chúa, Kinh Thánh muốn tuyên bố rằng giữa các thụ tạo chỉ có người là loài được cấu tạo nên do hai yếu tố: tinh thần và vật chất.

Khi thuật lại Thiên Chúa dựng nên người nam và người nữ và truyền cho họ sinh sản con cái, Kinh Thánh muốn dạy rằng:

a) Phép hôn phối là một định chế do Thiên Chúa và nó không thể phân ly được. Kinh Thánh còn nói thêm: “Người nam sẽ bỏ cha mẹ và ở với vợ mình, hai người sẽ thành một xương một thịt” (St 1-24).

b) Người đàn bà là bạn của người đàn ông, đồng địa vị với người chồng. Đây là một chân lý mà Giáo hội ngay từ thuở sơ khai, đã tuyên xưng để chống lại quan niệm lương dân cho rằng nữ giới thua kém nam giới.

84

Page 85: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

c) Tất cả mọi người đều bắt nguồn do cặp vợ chồng này.

B. CHÚA ĐÃ SÁNG TẠO CON NGƯỜI TRONG TÌNH TRẠNG NÀO?Adong và Evà là những tuyệt tác của công trình sáng tạo.

Thiên Chúa đã làm cho ông bà những điều mà không một thụ tạo nào khác dựng nên trước được hưởng.

a) Người ban cho họ một linh hồn thiêng liêng giống hình ảnh của Người. Khoa thần học gọi là Ơn tự nhiên.

b) Người nâng họ lên địa vị con Thiên Chúa và cho họ sống đời đời của Người: Ơn thánh hoá. Ơn thánh này chuẩn bị họ sau nầy hưởng nhan Người đời đời trên Thiên Đàng. Đó là những Ơn siêu nhiên.

c) Người còn ban cho họ những đặc ân phụ để bổ khuyết những thiếu sót của nhân tính. Đó là những Ơn trừ nhiên.

I. ƠN HUỆ TỰ NHIÊN LÀ NHỮNG THỨ NÀO?

Adong và Evà có bản tính nhân loại đầy đủ, nghĩa là một thể xác và một linh hồn. Thể xác của họ cũng có cảm giác như của thú vật. Linh hồn của họ giống hình ảnh của Chúa nhờ bản tính linh thiếng có những khả năng mà thú vật không có: trí khôn có thể hiểu biết và ý chí tự do có thể hành động.

Con người móc nối thụ tạo với Đấng Tạo Hoá:

Bởi vì con người là một thể xác, con người là thành phần của thế giới vật chất; thành ra cũng lệ thuộc các định luật của vật chất; ăn, mặc, ở, cả kinh nguyện và tư tưởng cũng tuỳ thuộc

85

Page 86: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

của các định luật ấy nữa. Nhưng trái lại con người thông cảm những kỳ công của vũ trụ , con người còn có thể hành động trên vật chất và đóng ấn vào vật chất dấu vết của tinh thần.

Bởi vì con người là một linh hồn, con người còn là thành phần của thế giới linh thiêng; con người hiểu biết và tự do. Sinh hoạt của con người một phần không lệ thuộc các định luật của vật chất; con người làm chủ vật chất và đang tiếp tục công việc của Thiên Chúa khi họ hoạt động trong thế giới vật chất. Hướng về đời đời, con người dựng nên để tìm kiếm và yêu mến những giá trị đời đời, chân , thiện, mỹ. Tư tưởng và những khát vọng của con người không bị hạn chế trong thời gian và không gian: con người được dựng nên để sống vĩnh cửu. Sự kiện này nâng cao giá trị và địa vị của con người: vua của vũ trụ.

II. ƠN HUỆ SIÊU NHIÊN LÀ NHỮNG THỨ NÀO?

Thiên Chúa ban cho các thụ tạo khác một sự sống xứng hợp với bản tính của chúng; còn con người được Người ban cho vinh dự chia phần chính sự sống của Người.

Một lần nữa chúng ta nói đến chân lý căn bản của đạo Kitô. Trong kế hoạch của Thiên Chúa, con người không cùng số phận với các loài khác; con người được nâng lên làm “con nuôi” của Thiên Chúa để sống vĩnh cửu trong gia đình của Người. Sống đời đời có nghĩa là ngắm nhìn nhan thánh Người.

Ngay dưới thế nầy con người đã hưởng thụ một phần nào mối tình và sự sống của Thiên Chúa, tức là Ơn thánh hoá, đời sống của ơn thánh. Nhờ ơn thánh nầy mà linh hồn con người được thần hoá và dọn đường cho nó để mai sau bước vào sự sống vinh hiển.

86

Page 87: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

III. ƠN TRỪ NHIÊN LÀ NHỮNG THỨ NÀO?

Đáng ra con người phải chịu một số khuyết điểm do bản tính của mình. Nhưng Chúa cũng muốn giải thoát họ khỏi những khuyết điểm ấy.

a) Phần thể xác - Lẽ ra Adong và Eva cũng phải lệ thuộc định luật đau khổ và chết. Thiên Chúa đã ban cho họ đặc ân làm việc mà không biết mệt nhọc và sống mà không bệnh tật. Thiên Chúa cũng chuẩn cho họ khỏi chết và có thể bước thẳng sang sự sống đời đời trên Thiên Đàng.

b) Phần linh hồn – Đáng ra Adong và Eva không thể biết một số chân lý và phải tuỳ thuộc một số xu hướng của giác quan. Nhưng Thiên Chúa đã cho họ biết những chân lý cần thiết và ban cho họ làm chủ tình dục. Giác quan tuỳ thuộc lý trí và lý trí tuỳ thuộc Thiên Chúa.

Tất cả các ơn huệ ban cho Adong và Eva phải được cha truyền con nối và truyền lại cho cả nhân loại. Adong và Eva là cặp vợ chồng tiên khởi của nhân loại và cũng là thủ lãnh có trách nhiệm đối với toàn thể nhân loại.

--------------/|\--------------

87

Page 88: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CHƯƠNG III

TẠO DỰNG CÁC THIÊN THẦN

Các thụ tạo có sự sống không đồng giá trị như nhau. Giữa, chúng ta có một cái thang giá trị:

- Ở nấc chót là thảo mộc: chúng sinh nở lớn lên, thở kín, tự nuôi mình và rồi chết, nhưng không ý thức gì cả về những việc đó.

- Ở nấc thứ hai là thú vật, chúng hơn thảo mộc ở chỗ có giác quan và có một thứ hiểu biết; nhưng chúng không biết suy nghĩ và không có tự do khi hành động. Chúng bị bản năng tự nhiên điều khiển.

- Ở nấc thứ ba là con người, có thể xác và linh hồn linh thiêng bất tử, có trí hiểu và ý chí tự do.

- Trên hết là các Thiên Thần. Thiên Thần không có thể xác; chỉ có bản tính linh thiêng mà thôi.Như thế nghĩa là Thiên Thần là thụ tạo hoàn hảo nhất của Thiên Chúa. Khi bàn đến các Thiên Thần chúng ta sẽ có dịp ngắm nhìn kỳ công tốt đẹp nhất của chương trình tạo dựng.

Đàng khác các Thiên Thần có những mối liên quan với loài người. Học hỏi với các Thiên Thần chúng ta đương nhiên học hỏi một vấn đề liên hệ đến mỗi người trong chúng ta, và sẽ tìm hiểu chúng ta phải đối xử với các ngài như thế nào.

88

Page 89: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

A. BẢN TÍNH, VAI TRÒ CÁC THIÊN THẦN

I. CÁC THIÊN THẦN VÀ KINH THÁNH

Kinh Thánh không nói gì về việc sáng tạo các Thiên Thần; nhưng nhiều lần nói đến các Ngài. Có khi gọi các ngài bằng tên chung: các Thiên Thần; có khi khai rõ các thứ hạng của các Ngài; có khi đặc biệt nói đến từng vị với những tên riêng.

a) Kinh Thánh nói về các Thiên Thần cách chung:

- Một Thiên Thần cầm tay Abraham lại khi ông định giết Issaac để lễ tế (St 22,11).

- Các Thiên thần hiện đến với Jacop lúc ông ngủ (St 28,12).

- Một Thiên Thần mạc khải cho Giuse biết mầu nhiệm Nhập Thể (Mt 1,20).

- Một Thiên Thần báo tin Chúa Giáng Sinh cho các mục tử (Lc 11,9).

- Các Thiên Thần ca hát trên hang đá Bêlem (Lc 11,13).

- Một Thiên Thần đưa lệnh cho Giuse bảo phải sang Ai Cập (Mt 11,13).

- Các Thiên Thần tới gần Chúa Giêsu sau khi Ngài bị cám dỗ và hầu hạ Ngài (Mt 4,11).

- Một Thiên Thần từ trời xuống an ủi Chúa Giêsu trong giờ hấp hối (Lc 22,43).

89

Page 90: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

- Một Thiên Thần báo tin cho các bà Chúa đã sống lại (Mt 28,2-6).

- Những Thiên Thần hiện đến với các tông đồ sau khi Chúa lên trời (Cv 1,10).

- Một Thiên Thần cứu Phêrô ra khỏi tù (Cv 12,7).

Cũng nên biết rằng đôi khi Chúa Giêsu có nói đến các Thiên Thần :

- Trong dụ ngôn cỏ lùng: “Các thợ gặt, tức là các Thiên Thần … (Mt 13,39).

- Trong dụ ngôn đồng bạc mất: “Thiên Thần rất vui mừng mỗi khi một người có tội trở lại” (Lc 15,10).

- Nhân cuộc phán xét chung: Khi Con Người sẽ đến trong vinh quang và tất cả các Thiên Thần với Ngài…” (Mt 25,31).

- Khi bị bắt, Chúa nói đến 12 đạo quân Thiên Thần Chúa Cha có thể gởi đến (Mt 26,53).

b) Kinh Thánh nói rõ một vài thứ hạng:

- Thiên Thần loại Cherubim được Thiên Chúa đặt trước cửa vườn Địa Đàng (St 3,24).

- Các Thiên Thần Cherubim hiện đến với tiên tri Ezéchiel (10,3).

- Các Thiên Thần loại Seraphim hiện đến với tiên tri Isaia (Is 6,5).

90

Page 91: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

c) Kinh Thánh có nói đặc biệt đến một số Thánh Thần riêng biệt:

- Tổng lãnh Thánh Thần Raphael đã dẫn đường cho Tôbia con (Tb 12,15)..

- Tổng lãnh Thiên Thần Gabriel báo tin cho Zacharia biết vợ ông sẽ sinh Gioan Tẩy giả (Lc 1,11) và truyền tin cho Đức Maria biết Ngôi Hai nhập thể (Lc 1,26).

- Tổng lãnh Thiên Thần Micae, theo sách Khải huyền, là tướng lãnh các Thiên Thần lành (Kh 12,7).

II. CÁC THIÊN THẦN VÀ PHỤNG VỤ

Trong sách Nhật tụng, một vài kinh kêu cầu đến các Thiên Thần, chẳng hạn trong kinh giờ tối.

Trong thánh lễ cũng nhắc nhở đến các Thiên Thần :

- Đầu kinh Vinh Danh Thiên Chúa, là kinh của các Thiên Thần .

- Kinh Tiền Tụng.

- Kinh Sanctus: Thánh, Thánh, Thánh, do các Seraphim hát.- Kinh: Lạy Chúa toàn năng, chúng con nài xin Chúa truyền cho sứ thần…

Thánh Micae trong kinh:

- Khi làm phép hương.

91

Page 92: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Sau hết Giáo hội mừng lễ thánh Raphael, thánh Gabriel và thánh Micae 29/9.

III. BẢN TÍNH CÁC THIÊN THẦNQua hầu hết các câu văn của Kinh Thánh, chúng ta nhận thấy các Thiên Thần ra với hình vóc của thể xác. Nhưng bản chất của các Ngài thì hoàn toàn thiêng liêng và do đó mà các Ngài có trí thông minh và ý chí vượt hẳn trình độ con người. Đàng khác các Ngài còn được thông phần đời sống của Thiên Chúa.

IV. VAI TRÒ CỦA CÁC THIÊN THẦN

Các Thiên Thần có hai nhiệm vụ:

1) Thi hành các lệnh của Thiên Chúa. Các Ngài là những sứ giả của Chúa.

2) Nhiệm vụ thứ hai là ca ngợi Thiên Chúa. Các Ngài nhìn ngắm và thờ lạy Thiên Chúa .

B. CÁC THIÊN THẦN BỊ THỬ THÁCH

I. CUỘC THỬ THÁCH

Thiên Chúa ban cho các Thiên Thần ơn thánh hoá và sống trong tình nghĩa với Người. nhưng các Ngài cần phải qua một cuộc thử thách để có thể đáng hưởng tình yêu của Thiên Chúa. Các Ngài cần dùng tự do của mình mà chấp nhận hay từ chối Chúa.

Chúng ta không thể biết cuộc thử thách đó là như thế nào song có thể qủa quyết được là nó không quá sức các Ngài .

92

Page 93: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

II. HẬU QUẢ CỦA CUỘC THỬ THÁCH

Những vị nào đã nhìn nhận quyền bính của Thiên Chúa, tức là thắng cuộc và được thưởng cách vĩnh viễn, tức là nhìn ngắm nhan Thiên Chúa mà không bao giờ có thể mất.

Các vị nào vì kiêu ngạo đã thua trận thì bị phạt, nghĩa là không thể hưởng nhan Chúa trên Thiên Đàng, và phải trầm luân đời đời trong hoả ngục. Thánh Phêrô trong bài thơ thứ hai (11,4) nói: “Thiên Chúa đã không tha thứ các Thiên Thần phạm tội; nhưng đã giam họ trong vực đầy tối tăm”.

Phần thưởng hay hình phạt của các Thiên Thần thì sẽ không bao giờ thay đổi; bởi vì các Ngài được tạo dựng nên trong tình trạng hoàn hảo.

C) CÁC THIÊN THẦN VÀ CHÚNG TA

I. CÁC THIÊN THẦN LÀNH VÀ CHÚNG

Có nhiều nơi trong Kinh Thánh nói đến vai trò trung gian của các Thiên Thần lành giữa Chúa và chúng ta .

1) Các Ngài yểm trợ chúng ta sống dưới thế. Theo Thánh Phaolô: ‘ Các Ngài được cử đến phục vụ những ai đang tranh đấu để được cứu rỗi” (Dt 1-14).

2) Các Ngài dâng lên Thiên Chúa kinh nguyện của chúng ta. Thánh Thần Raphael nói: “khi ngươi kinh nguyện, ta dâng kinh ấy cho Thiên Chúa” (Tb 12-12).

3) Các Ngài dẫn chứng ta về trời, nếu chúng ta đã thắng trận. Dụ ngôn người giàu có và anh ăn mày có câu: “Rồi khi chết anh ăn mày được các Thiên Thần rước về trời” (Lc 16,22).

93

Page 94: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

4) Mỗi người trong chúng ta đều có một Thiên Thần giữ mình. Khi nói về các trẻ em, Chúa phán: “Đừng kinh thường các trẻ em; Ta nói thật với các ngươi, bởi vì các Thiên Thần của chúng hằng nhìn ngắm mặt Cha Ta trên trời” (Mt 18,10).

Trong Tông đồ Công vụ, khi Phêrô đã được cứu thoát khỏi tù, và về gõ cửa thì các giáo hữu tưởng là chính Thiên Thần của ông gõ cửa (Cv 12-15).

Giáo hội mừng lễ các Thiên Thần bản mệnh ngày 2 tháng 10. Chúng ta cần tỏ lòng tin vào các Ngài nhất là bằng sự kính nể các Ngài hiện diện bên chúng ta và bằng sự kêu cầu các Ngài khi gặp khó khăn.

II. CÁC THIÊN THẦN DỮ VÀ CHÚNG TA

a) Có ma quỉ

Kinh Thánh, nhất là Phúc âm, rất minh xác về điểm này. Thường nói đến quỉ với nhiều tên: quỉ sứ, quỉ satan, quỉ dữ, thần dữ.

- Chúa Giêsu để cho ma quỉ cám dỗ.- Chúa Giêsu trừ quỉ ra khỏi nhiều người.

Khi giảng thuyết Ngài cũng xác nhận ma quỉ hoạt động trong thế gian. Chẳng hạn khi giải nghĩa dụ ngôn người gieo giống. Ngài nói: “Những hạt rơi trên lề đường, tức là những ai chỉ nghe qua. Đoạn ma quỉ đến và cướp Lời Chúa ra khỏi lòng họ để họ hết tin và không được cứu rỗi” (Lc 8-12).

94

Page 95: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Dụ ngôn cỏ lùng: “Người gieo giống tức là Con Người. Đám ruộng ám chỉ thế gian. Giống tốt tức là con cái của nước trời. Cỏ lùng tức là con cái của thần dữ. Kẻ thù gieo cỏ lùng tức là ma quỉ” (Mt 13-37-39).

Khi Giuđa bán Chúa: “Satan nhập Giuđa Iscariote, là một trong số 12” (Lc 23-3).

Chúa Giêsu ban cho các tông đồ quyền đuổi ma quỉ (Mt 10-1 và Mc 16-17).

Trong phụng vụ Giáo hội cũng có nhiều kinh xin Thiên Chúa ban sức mạnh để chống với ma quỉ: khi chịu phép Thánh Tẩy; khi dọn mình rước lễ trọng thể; khi làm phép nước và có nhiều lời nguyện trừ quỉ…

b) Ma quỉ nhiễu hại

Ma quỉ cũng có quyền, quyền hạn chế, để làm sự dữ. Bao giờ quyền của chúng cũng lệ thuộc vào quyền năng của Chúa.

1) Ma quỉ có thể hành hạ thể xác chúng ta. Phúc âm nói ma quỉ nhập vào nhiều người và nhiễu hại thân xác của họ bằng đủ cách.

Thời nay tại các xứ truyền giáo, cả tại các nước văn minh nữa, đôi khi cũng xảy ra những vụ quỉ ám.

Chuyện các thánh thường cũng gặp những vụ ma quỉ tìm cách phá phách các Ngài; chẳng hạn thánh Gioan Vianney, Cha sở họ Ars.

2) Ma quỉ làm hại các linh hồn. Nhờ sự cám dỗ, ma quỉ hằng cố sức đưa người ta đến sự dữ, nghĩa là phạm tội. Thánh

95

Page 96: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Phêrô khuyên chúng ta giữ mình như thế nầy: “Anh em hãy tỉnh thức và ăn ở tiết độ. Vì ma quỉ, kẻ thù của anh em hằng rình chực và gầm thét như sư tử quanh anh em để tìm mồi nuốt sống. Hãy chống lại với chúng bằng một đức tin vững chắc” (1 Ep 5,8-9).

Để nhận thức rõ về việc ma quỉ cám dỗ cần phải biết ba điểm sau đây:

a) Khi bị cám dỗ, đừng tưởng rằng Chúa bỏ rơi chúng ta. Trái lại bị cám dỗ có thể là một bằng chứng Người yêu chúng ta cách đặc bịêt. Vì nhờ đó chúng ta có thể thêm công trạng. Thiên Thần Raphael bày tỏ như thế này với ông Tôbia: “Bởi vì người đẹp lòng Chúa; người cần được thử thách”(Tb 12,13). Các vị thánh lớn thường bị thử thách nhiều.

b) Bị cám dỗ không phải là một tội. Không được lộn cảm thấy và ưng thuận. Có tội là từ khi chúng ta chấp thuận sự dữ mà trí khôn đưa đến. Trong kinh Lạy Cha, chúng ta xin cho khỏi sa chước cám dỗ; chứ không xin cho khỏi bị cám dỗ. Chúa Giêsu mà cũng bị cám dỗ.

c) Không bao giờ bị cám dỗ hết sức mình.

Thánh Phaolô tuyên bố: “Sự thử thách đang xâm chiếm anh em không quá sức loài người. Thiên Chúa trung thành không để anh bị cám dỗ ngoài sức chống cự của anh em, và Người sẽ sắp đặt làm sao cho anh em có thể chịu được” (1Cr 10,13).

Có những giờ chúng ta thốt ra: “Thật là quá sức tôi”. Khi đó cần dựa vào sức của Chúa trong kinh nguyện và các bí tích.

III. MỘT VÀI THỨ THÔNG GIAO VỚI MA QUỈ.

96

Page 97: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

- Bói khoa là nhờ ma quỉ người ta biết được một số sự kiện mật (Divination).- Ma thuật (hay quỉ thuật) nhờ ma quỉ người ta thực hiện một việc kỳ lạ.

- Khoa thần linh (Spiritisme) nhờ sự can thiệp của quỉ ma người ta liên lạc với thế giới thần linh.

Để phán đoán cho ngay thẳng trong những trường hợp này cần phân biệt:

a) Một số hành động do ảo thuật.

b) Một số sự kiện hoàn toàn tự nhiên hay do khoa học tạo nên.c) Một sự kiện thật là do ma quỉ.

Trong đời sống hằng ngày, Giáo hội lấy thái độ khôn ngoan mà cấm nhặt các tín hữu tham gia vào các trò của khoa thần linh mặc dầu với lý do tọc mạch hay nghiên cứu. Giáo hội cũng cấm bói khoa, và quỉ thuật nếu rõ là có sự can thiệp của quỉ.

-----------------o+o-----------------

97

Page 98: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CHƯƠNG IV

THIÊN CHÚA TIẾP TỤC SÁNG TẠOTHIÊN CHÚA QUAN PHÒNG

I. THIÊN CHÚA TIẾP TỤC SÁNG TẠO

Khi chúng ta nói đến công việc sáng tạo của Chúa, chúng ta nghĩ ngay đến việc làm đầu tiên của Người, là sự từ không mà làm cho có vũ trụ; từ không làm cho có sự sống.

Thật ra thì các thụ tạo chẳng những cần Thiên Chúa để ra đời, mà còn cần Thiên Chúa để được tồn tại nữa. Là một ngộ nhận nếu chúng ta tưởng Thiên Chúa sáng tạo cũng như một người thợ sau khi làm xong công việc là bỏ đó rồi nghỉ ngơi. (Chúng ta đã nói phải hiểu làm sao lời Kinh Thánh: “Chúa nghỉ việc” trong chương I). Thiên Chúa là nguồn của mọi sự, Người vẫn luôn mãi mãi hoạt động để duy trì các thụ tạo, để thông sự sống cho những loài sống. Vô cùng toàn năng, vô cùng giàu sang, Người là Đấng cần thiết cho sự tồn tại của mọi loài; không có Người, tất cả sẽ trở về không. Chúng ta có biết mỗi giây trong đời ta là một món quà hiện thời của Thiên Chúa không?

II. THIÊN CHÚA QUAN PHÒNG

Còn một chân lý khác phải bắt chúng ta tri ân Thiên Chúa cách chí thiết nữa, là Người trực tiếp săn sóc mỗi thụ tạo của Người, và nhất là Người lo lắng cách riêng đến mỗi người trong chúng ta như một người cha; chúng ta là những nghĩa

98

Page 99: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

tử của Người. Người lo lắng đến từng người; song không tiêu huỷ tự do mà Người đã cho chúng ta .Cố nhiên là rất khó tưởng tượng được công trình lớn lao của Chúa trong vũ trụ vật chất và thiêng liêng. Khó khăn có lẽ là vì chính chúng ta đã không thi hành nhiều việc trong một lúc và trong mọi hành động, chúng ta bị giới hạn trong thời gian và không gian. Còn nơi Chúa thì không có giới hạn: Toàn năng của Người làm cho Người săn sóc từng vật một và trong chi tiết, không trừ một cái gì hết; Người sống đời đời nên không thể bị hạn chế do thời gian; Người vô cùng, nên không thể bị hạn chế do không gian.

III. THIÊN CHÚA QUAN PHÒNG THEO PHÚC ÂM

Trong Phúc âm Chúa Giêsu nhiều lần nhắc đi nhắc lại việc Chúa Cha săn sóc tất cả mọi tạo vật và nhất là săn sóc đến con người vì con người là nghĩa tử của Ngài .

a) Săn sóc mọi loài

“Hãy nhìn chim trời, chúng không gieo, không hái, không tích trữ trong lẫm, thế mà Cha trên trời vẫn nuôi dưỡng… Hãy nhìn bông huệ ngoài đồng, chúng mọc song không làm lụng, không may dệt…Nếu hoa cỏ ngoài đồng nay còn, mai bỏ vào lò mà còn được Thiên Chúa cho mặc đẹp như thế; huống chi các ngươi, hỡi những người kém tin” (Mt 6,26,28,30).

Hai con sẻ chẳng bán được một đồng xu sao? Thế mà không con nào rơi xuống đất mà không do ý Cha các ngươi? (Mt 10,29).

Cha Ta hoạt động cho tới bây giờ, và Ta cũng thế, Ta cũng hoạt động (Ga 5,17).

99

Page 100: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

b) Thiên Chúa đặc biệt săn sóc con người“Còn các ngươi, tất cả mọi sợi tóc trên đầu đều được đếm cả. Đừng có lo sợ: các ngươi cao trọng hơn bầy sẻ” (Mt 10,30).

“Cha các ngươi trên trời cho mặt trời chiếu sáng trên người lành cũng như trên người dữ, cho mưa rơi trên người công chính cũng như trên người tội lỗi” (Mt 5,45).

IV. KẾT LUẬN THỰC TẾ

Một khi tin chắc chắn vào việc Chúa lo lắng từng người trong chúng ta và nếu chúng ta năng nghĩ đến chân lý ấy, lòng tin tưởng vào tình thương của Chúa sẽ tăng cường và lòng tri ân của chúng ta cũng tăng thêm. Như thế chúng ta sẽ kêu cầu đến Người hơn nữa để xin Người ban ơn thiêng liêng và vật chất hợp với nhu cầu của chúng ta .

----------------------^-^----------------------

100

Page 101: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

PHẦN THỨ BA

CON NGƯỜI MẤT SỰ SỐNG

Chương I: MẤT SỰ SỐNG: SỰ KIỆN LỊCH SỬ

Chương II: MẤT SỰ SỐNG: HẬU QUẢ CHO NHÂN LOẠI

Chương III: SAU KHI MẤT SỰ SỐNG: VẤN ĐỀ ĐAU KHỔ

Chương IV: SAU KHI MẤT SỰ SỐNG: LỜI HỨA VÀ HY SINH

101

Page 102: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

“ Tội lỗi đã thâm nhập vào thế gian do một người, và vì tội lỗi nên có sự chết…” (Rm 5-2).

CHƯƠNG I

ADONG VÀ EVAĐÃ LÀM MẤT SỰ SỐNG:

SỰ KIỆN LỊCH SỬ

I. NHẬP ĐỀ

Adong là tổ tiên của nhân loại. Thiên Chúa đã ban cho ông những ơn siêu nhiên, tự nhiên và trừ nhiên. Đáng ra ông phải chuyển sang cho con cháu mai sau những ân huệ ấy.

Nhưng thay vì sử dụng tự do để làm lành, ông đã dùng nó để phản lại Thiên Chúa. Và như thế chẳng những ông đã làm mất một phần các ơn riêng ấy cho ông, ông còn làm mất cho nhân loại nữa. Như Thánh Phaolô nói: “Do một người, tội lỗi vào trong thế gian”…

Đây không phải là câu chuyện bịa ra để lừa dối trẻ con hay những đầu óc dễ tin; đây là một biến cố lịch sử đem lại cho mọi người trong chúng ta những hậu quả lớn lao. Biến cố này chẳng những liên quan đến công trình cứu rỗi, mà còn ảnh hưởng quyết liệt đến đời sống luân thường của chúng ta …

II. KINH THÁNH THUẬT

Sách sáng thế trong chương III, thuật lại rằng Thiên Chúa đã đặt Adong và Eva trong tình trạng thử thách để ông bà có cơ

102

Page 103: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

hội tỏ ra hằng tuân phục Thiên Chúa và biểu lộ thái độ hiếu thảo của con cái. Nhưng Eva rồi đến Adong cả hai để ma quỉ phỉnh gạt tưởng rằng sẽ hưởng thêm một quyền lợi nữa; nên hai ông bà đã vi phạm lệnh của Thiên Chúa và tức khắc nhận thấy mất một phần lớn các ân huệ Chúa đã cho, đồng thời toàn nhân loại cũng phải chịu thiệt thòi về những ơn ấy nữa.

III. PHẢI HIỂU NHƯ THẾ NÀO LỜI TƯỜNG THUẬT CỦA KINH THÁNH?

Căn cứ trên sắc lênh của Uỷ ban chuyên về Kinh Thánh, chúng ta có thể nhận định được như sau đây:

a) Nội dung của câu chuyện là một biến cố hoàn toàn lịch sử và có thật: Chúa đã thử thách hai ông bà; hai ông bà đã bị cám dỗ; hai ông bà đã sa ngã và đã bị phạt.

b) Còn về phần các chi tiết và “cách thức” tường thuật Kinh Thánh dùng để đánh động và để ghi vào trí nhớ những sự kiện vừa kể trên, không buộc chúng ta phải chấp nhận các chi tiết ấy đúng nghĩa đen của chúng. Chỉ buộc chúng ta chấp nhận phần cốt yếu của câu chuyện thôi. Giáo hội không buộc chúng ta phải tin rằng Chúa đã thực sự dùng một thứ trái cây để thử thách; ma quỉ đã thực sự hiện ra dưới hình thức con rắn; hay rắn đã thực sự nói chuyện với Eva. Trên những điểm này Giáo hội để chúng ta tự do tìm hiểu.

IV. BẢN CHẤT CỦA TỘI ADONG

Trước tiên chúng ta phải nhận thấy rằng tội của Adong không phải là một tội tham ăn thông thường, hay là tội bất tuân thông thường một lệnh của Chúa. Hình dung Thiên Chúa cấm con cái đá đụng tới một vật, tức là không hiểu nghĩa và tầm quan trong của Kinh Thánh và hạ giá vai trò

103

Page 104: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

giáo dục của Thiên Chúa . Bản chất của tội Adong thì khác hẳn.

Mặc dầu không biết rõ việc cấm đoán, lệnh truyền của Chúa theo đuổi một mục đích quan trọng: bắt con người nhìn nhận những quyền tối thượng của Người như là Tạo hoá và là Cha.

Tội Adong thật là một tội kiêu ngạo: “Các ngươi sẽ giống như Thiên Chúa”. Ma quỉ gợi nơi hai ông bà tham vọng ấy, nên hai ông bà đã vi phạm mệnh lệnh của Thiên Chúa. Tội Adong không phải do hành động bên ngoài và hình phạt theo sau; nhưng là do thái độ bên trong: muốn trở nên bằng Thiên Chúa.

V. TÍNH CÁCH NẶNG NỀ CỦA TỘI ADONG

Chúng ta có thể hiểu sâu hơn: tội kiêu ngạo này là tất cả thái độ tâm lý của con người đứng trước Thiên Chúa: thái độ độc lập, một thứ giải phóng nguỷ tạo của thụ tạo khỏi quyền hành của Tạo Hoá, tự do và ý thức từ chối mọi quyền bính của Thiên Chúa quan niệm con người hoàn toàn tự trị, không còn lệ thuộc một ai trên mình và chỉ biết khoái lạc chỉ một chốc lát.

Có nhận thấy tội Adong và Eva như thế mới thật là xác đáng và chúng ta mới thấy tính cách nặng nề của nó. Đây cũng là thái độ của giới người chủ trương vô thần ngày nay.

VI. HẬU QUẢ CỦA TỘI ADONG

a) Adong và Eva liền mất thăng bằng bên trong, nghĩa là lý trí hết lệ thuộc Thiên Chúa, cảm giác hết tuỳ thuộc lý trí, và từ đó họ ước muốn làm sự dữ, và các bản năng không còn nguyên vẹn như trước nữa.

104

Page 105: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

b) Đồng thời họ cũng mất luôn những ơn trừ nhiên. Từ nay họ có thể lầm lạc trong khi tìm hiểu, họ phải đau khổ, họ sẽ phải chết, phải làm việc khó nhọc.

c) Hai ông bà mất cả những ơn siêu nhiên nữa, nghĩa là mất quyền hưởng thụ hạnh phúc đời đời trên trời; mất tình nghĩa với Thiên Chúa ngay dưới đất này. Sống trong tình nghĩa với Chúa dưới đất này là điều kiện tiên quyết chuẩn bị hạnh phúc mai sau.

VII. MỘT ÁNH SÁNG HY VỌNG

Nhưng cũng may là ngày sau khi lên án hai ông bà, Thiên Chúa thốt ra một lời đầy hy vọng: “Một ngày kia nòi giống của người nữ sẽ đạp đầu ma quỉ”. Giáo hội luôn tin rằng đây là lời hứa cuộc cứu rỗi Chúa Kitô sẽ thể hiện mai sau.

--------------*|*-------------

105

Page 106: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CHƯƠNG II

ADONG VÀ EVA LÀM MẤT SỰ SỐNG:HẬU QUẢ CỦA TỘI ADONG

CHO TOÀN NHÂN LOẠI

I. TÍN ĐIỀU VỀ TỘI TỔ TÔNG

Một trong những tín điều căn bản của đức tin Công giáo là tội Adong mang theo hậu quả thảm hại, chẳng những chính cho tổ tông chúng ta mà còn cho tất cả toàn nhân loại.

Thánh Phaolô quả quyết có tội tổ tông, nghĩa là cái “chết của linh hồn” vì tội Adong, thâm nhập mỗi một người chúng ta và cái chết ấy có nghĩa là chúng ta mất đời sống Thiên Chúa .

“Bởi một người, tội lỗi đã nhập vào thế gian nầy, bởi tội thì có sự chết, thành ra cái chết tràn lan đến mọi người vì hết thảy đều phạm tội”. Vì một người không vâng phục, muôn người hoá thành tội nhân” (Rm 5,12.19). Vậy hậu quả tội Adong thâm nhập nòi giống nhân loại là một chân lý đức tin.

II. SỰ QUAN TRỌNG CỦA TỘI TỔ TÔNG

Chúng ta đứng trước một tín điều quan trọng, về mặt đạo lý cũng như về mặt thực tế.

a) Về phương diện đạo lý. Vì tội tổ tông giúp chúng ta hiểu tại sao Thiên Chúa nhập thể và chịu chết để cứu chuộc.

106

Page 107: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chúa Giêsu, Ngôi Hai đã xuống thế và chết trên thánh giá, chính là để hồi phục chương trình của Thiên Chúa mà tôi Adong đã làm sai lệch, và để trả lại cho nhân loại đời sống Chúa mà tội tổ tiên đã làm mất.

b) Về phương diện thực tế. Tội tổ tông đã làm chúng ta hiểu tại sao mỗi một người chúng ta, trong đời sống luân lý riêng, bị sự dữ lôi cuốn, mặc dầu chúng ta muốn sự lành. “Sự lành tôi muốn, tôi lại không làm, còn điều xấu tôi không muốn, tôi lại làm” (Rm 7,19).

Những người Manichéen ngày xưa cho rằng con người xấu từ bẩm sinh, những đồ đệ ngày nay của J. J. Rousseau lại cho nhân chi sơ tính bản thiện, con người sinh ra tốt, nó xấu là tại xã hội. Người Công giáo quả quyết rằng: con người Thiên Chúa dựng nên trong một tình trạng nguyên vẹn và thánh thiện, nhưng ngày nay là nạn nhân của điều ác quyến rũ. Đó là hậu quả của tội tổ tông.

Vì vậy mỗi người chúng ta cần phải chú ý thận trọng về chế ngự những xu hướng xấu. Vì vậy các nhà giáo dục cần phải luyện tập các trẻ em trong tự do chừng mực, biết cầm hãm những bản năng của chúng và dần dần chinh phục được nghệ thuật ăn ở đứng đắn.

III. TỘI TỔ TÔNG TRUYỀN ĐẠT CHO CON CHÁU

Người ta có thể tự hỏi: tại sao vì tội tổ tông, mỗi người chúng ta lại trở nên nạn nhân một tội mà riêng chúng ta không phạm? Như thế có phải là bất công vì toàn thể mọi người bị phạt chung sau bao từng thế kỷ về sau vì một tội riêng?

107

Page 108: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chính thế, tội Adong không phải là tội riêng của một cá nhân, nhưng là một tội của một thủ lãnh chịu trách nhiệm cho toàn thể nhân loại.

Nếu Adong không phạm tội, Adong sẽ lưu truyền lại cho cả con cháu một bản tính nguyên vẹn. Bởi đã phạm tội, Adong truyền lại cho tất cả nòi giống nhân loại, một bản tính không còn được những ơn huệ siêu nhiên và trừ nhiên; trong cả hai trường hợp sự lưu truyền cũng là hợp lý.

Không ai có thể lưu truyền lại cho kẻ khác cái mà mình đã làm mất. Một người cha gia đình thất bại trong công việc làm ăn không thể lưu truyền lại cho con cái những tài sản mà ông không còn nữa, và các con cái sẽ không còn được hưởng gia tài của cha.

Cũng thế, Adong mhư một nhà triệu phú bị phá sản không có thể lưu truyền lại cho chúng ta đời sống Chúa mà ông đã làm mất vì tội mình, và ngày nay chúng ta sinh ra với một bản tính xa Chúa và mất tình nghĩa Chúa.

IV. TỘI TỔ TÔNG TRUYỀN LÀ GÌ?

Trước hết, phải hiểu danh từ “tội” ở đây có nghĩa khác. Thường thì tội là một hành động phi pháp, phạm với sự hiểu biết và ưng thuận.

Trong trường hợp tội tổ tông, chúng ta không làm một hành động phi pháp nào như thế lúc chúng ta sinh ra.

Vậy tội tổ tông không phải là một tội riêng chúng ta phạm. Các nhà thần học gọi tội tổ tông là tội thuộc “bản tính”, nghĩa là một tình trạng tự nhiên do một tội riêng lưư truyền.

108

Page 109: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Tình trạng trong đó chúng ta sinh ra không làm hư hỏng trực tiếp bản tính nhân loại của chúng ta. Bản tính con người của chúng ta vẫn còn hai khả năng: trí khôn và ý chí tự do. Nhưng:a) Tội tổ tông làm cho chúng ta mất các ân huệ siêu nhiên Chúa ban cho Adong. Bởi vậy chúng ta sinh ra không còn được nghĩa cùng Chúa, mất ơn thánh sủng, không có quyền được lên trời mà ơn thánh là điều kiện cần thiết.

b) Tội tổ tông còn làm chúng ta mất những ân huệ trừ nhiên Chúa ban cho Adong. Bởi vậy chúng ta cũng như Adong sau phạm tội, phải chịu dốt nát, đau khổ và chết, rồi còn lệ thuộc nhục dục, nghĩa là bị điều xấu lôi cuốn.

Vậy tội tổ tông không tích cực làm hư hỏng bản tính nhân loại của chúng ta, nhưng nó làm mất những đặc ân, những ân huệ phụ thuộc và được ban nhưng không, điều đó làm tổn thương sự quân bình nhiên tự nhiên của chúng ta .

c) Sự sử dụng các năng lực tự nhiên của chúng ta trở nên khó khăn vì tình trạng suy nhược nầy. Mất các ân huệ siêu nhiên và trừ nhiên ảnh hưởng đến trí khôn và ý chí của chúng ta .

V. MỘT VÀI ĐIỂM NÊN BIẾT TRƯỚC

Những ân huệ trừ nhiên chỉ sẽ được trả lại cho chúng ta ngày tận thế. Trên trần gian, mỗi người chúng ta còn có một khuynh hướng về sự xấu của nhục dục và những hậu quả khác vì sự thiếu các ân huệ ấy.

Nhưng Thiên Chúa trong tình yêu thương của Người đã tìm được cách trả lại những ân huệ siêu nhiên cho nhân loại.

109

Page 110: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Không muốn bỏ rơi con người trong địa vị của “triệu phú bị phá sản” Chúa đã có một kế hoạch vĩ đại về con người. Con người đã được sáng tạo giống hình ảnh Thiên Chúa, sẽ được lại chức vị và quyền lợi của “người con của Thiên Chúa”.

CHƯƠNG III

SAU KHI ADONG VÀ EVA ĐÃ LÀM MẤT SỰ SỐNG:

VẤN ĐỀ ĐAU KHỔ

I. BA VẤN ĐỀ

Trước khi tiếp tục kế hoạch vĩ đại của Thiên Chúa được thực hiện như thế nào, kế hoạch mà tội tổ tông đã làm gián đoạn, chúng ta hãy ngừng đây một lúc.

Tội tổ tông, với các hậu quả của nó, đặt chúng ta trước một vấn đề kinh khủng cần được nhìn thẳng vào bởi vì sớm hay muộn nó sẽ dày vò và làm khổ tâm những ai suy nghĩ, những ai chiến đấu, những tâm hồn đau khổ. Đó là vấn đề đau khổ.

Thiên Chúa tốt lành vô cùng, khôn ngoan vô cùng, phép tắc vô cùng, sao Người lại để cho có sự dữ, ác hoạ và đau khổ, trong thế giới mà chính Người đã dựng nên?

Chúng ta đặt lại vấn đề ấy cho rõ hơn như sau đây:

1) Tại sao Thiên Chúa lại còn được dựng nên con người tự do, mặc dầu Người biết trước rằng con người sẽ lạm dụng cái quyền tự do ấy mà làm điều dữ.

110

Page 111: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

2) Tại sao Thiên Chúa lại để có sự dữ, ác hoạ và đau khổ, trong thế gian này?

3) Tại sai Thiên Chúa lại để cho người này sung suớng hơn người nọ, kẻ này khổ sở hơn người kia? II. CẦN CHÚ Ý TRƯỚC

Chúng ta thấy, thật là một vấn đề quan trọng cần phải được giải quyết theo ánh sáng lý trí và đức tin. Nhưng trước khi giải quyết, nhất thiết, chúng ta phải có một thái độ khiêm tốn, nghĩa là chúng ta phải đặt chúng ta ở đúng địa vị chúng ta, địa vị thụ sinh trước Đấng Tạo hoá.

a) Không có lòng khiêm nhượng căn bản ấy, một số đông đã lâm vào tội kiêu ngạo dám tố cáo Chúa, chỉ trích Chúa. Thật là quái gở. Hoặc là nhận thấy quan điểm của Chúa khác quan điểm của mình thế rồi tự cho những quan điểm của mình đúng và phê bình quan điểm của Chúa, thật là phi lý!

b) Chúng ta phải biết rằng chúng ta đâu có quyền đòi Chúa phải biện bạch với chúng ta về những sự Người đã làm hoặc sẽ làm. Ngược lại, mai sau chính chúng ta phải trả lời cho Chúa về tất cả các hành động của chúng ta .

Những lúc mà những quan điểm của chúng ta không đi đôi với những quan điểm của Chúa, trước tiên chúng ta phải cho rằng chính chúng ta sai lầm, vì trí khôn của chúng ta có giới hạn, trí khôn của Chúa thì vô biên.

Đã hẳn, trong Thiên Chúa , có những mầu nhiệm chúng ta không thể hiểu thấu được.

111

Page 112: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Theo lý, chúng ta không thể nghi ngờ rằng Thiên Chúa có thể sai lầm được.

Chúng ta phải đơn sơ suy rằng những mầu nhiệm ấy vượt tầm hiểu biết của chúng ta hoặc chúng ta giải quyết không đúng sự thật.

Một người con đâu hiểu luôn được vì lý do nào cho mình đã lấy quyết định nọ, quyết định kia. Nếu con có những thắc mắc muốn được cho giải quyết cho, thì phải khiêm nhường kính cẩn hỏi han. Nếu con muốn tranh luận tay đôi với cha, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy người cha sẽ từ chối.

Đối với Thiên Chúa cũng vậy. Chúng ta không có quyền chất vấn Chúa. Chúng ta không có quyền đòi buộc Chúa phải cho chúng ta biết các lý do các hành động của Người .

Vậy chúng ta khiêm tốn và cung kính tìm hiểu những quan điểm của Chúa theo sức của chúng ta không thấu hiểu, chúng ta sẽ tin cậy vào sự khôn ngoan vô tận của Chúa.

Bây giờ chúng ta tìm giải quyết vấn đề nêu trên.

III. TẠI SAO THIÊN CHÚA LẠI DỰNG NÊN CON NGƯỜI TỰ DO MẶC DẦU NGƯỜI BIẾT TRƯỚC CON NGƯỜI SẼ LẠM DỤNG SỰ TỤ DO MÀ LÀM ĐIỀU XẤU?

a) Chúng ta phải cho Chúa lý do, vì Chúa không làm sự gì vô lý. Khi Người sáng tạo, Người có một mục đích.

Chắc chắn Thiên Chúa đã cân nhắc, đã biết bên nào hơn. Nếu Người nhất định cứ dựng nên con người tự do mặc dầu Người biết sẽ có những hậu quả không tốt do sự tự do con

112

Page 113: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Người gây ra, như thế là Người cho tốt hơn. Không, Chúa không muốn dựng nên một “người máy”, Người có đủ lý.

b) Đàng khác khi chúng ta hiểu tự do là gì? chúng ta sẽ nhìn nhận thật là một đặc ân quí hoá lắm Chúa đã ban cho loài người. Tự do một quyền chọn lựa, nhưng trước hết, tự do là một quyền chọn điều lành. Chắc chắn là với một phương diện này mà Chúa đã dựng nên con người tự do. Chúa muốn mỗi người phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình và như thế đáng đuợc phần phúc thiên đàng mai sau.

IV. TẠI SAO THIÊN CHÚA ĐỂ CHO CÓ SỰ DỮ, TAI HỌA VÀ ĐAU KHỔ TRONG THẾ GIAN NÀY?

Hình như sự hiện diện của tai họa và đau khổ đi đôi với sự trọn lành của Thiên Chúa được.

Nhưng tai hoạ và đau khổ nào?

a) Nếu là những tai hoạ thiên nhiên như động đất, bão lụt… gây nên cho loài người những hậu quả tàn khốc thảm thương, các tai hoạ ấy là do sự khuyết điểm của thế giới. Chỉ có một mình Thiên Chúa là trọn lành. Tất cả cái gì ngoài Chúa mặc dầu là đã được Chúa dựng nên đều không trọn lành. Nhưng chúng ta hỏi: Tại sao Thiên Chúa lại không dựng nên một thế giới trọn lành? Lại một lần nữa, chúng ta không có quyền đòi buộc Chúa phải cho chúng ta biết mọi ý của Chúa.

Chúng ta nên suy nghĩ rằng Chúa muốn dùng những đau khổ do những tai hoạ ấy gây ra để luyện sạch linh hồn chúng ta và để nhắc cho chúng ta nhớ thế gian này là nơi tạm gởi; trời, mới là quê thật của chúng ta .

113

Page 114: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

b) Nếu là những tai hoạ do loài người gây nên như chiến tranh giặc giã thì những tai hoạ ấy do loài người đã lạm dụng sự tự do Chúa ban. Nếu loài người ích kỷ tham lam không chịu nghe nhau, nếu loài người lạm dụng khoa học để giết hại nhau - ấy là lỗi về loài người chứ không phải lỗi về Thiên Chúa.

c) Nếu là những đau khổ về thân xác và tinh thần như đau yếu, bệnh tật và sự chết, những đau khổ ấy là hậu quả của tội tổ tông truyền mà ra. Chúa đã bảo trước Adong : Ngày nào người ăn trái cấm, người sẽ chết. Adong đã biết mà không tuân lệnh Chúa thì Adong và cả loài người bị phạt. Lỗi lại cũng không phải về Chúa mà còn về loài người. Thiên Chúa đã ban cho loài người vô vàn ân huệ, nhưng loài người đã từ chối!

Đàng khác sự đau khổ về thân xác và tinh thần vẫn còn có thể là một nguồn lợi thiêng liêng cho linh hồn.

d) Tất cả giải đáp kể trên sẽ yếu lắm khi con người gặp phải đau khổ nặng nề và cuối cùng chỉ có đức tin mới giải quyết được vấn đề đau khổ. Vì tất cả các thử thách – các đau khổ - một phần nào do Thiên Chúa để cho có. Có lúc chính Chúa gởi những thánh giá ấy.

Nhưng các thử thách, những đau khổ ấy đều để mưu ích cho chúng ta. Chính những lúc này chúng ta phải dùng đến những ánh sáng đức tin của chúng ta. Chúa Kitô đã nói: “Nếu ai muốn theo Ta, hãy vác thánh giá mà theo Ta (Mt 26,24). Từ ngày Chúa đã nêu gương, đối với linh hồn anh dũng, sự đau khổ đã trở nên một nguồn sinh lực và một điều kiện để được cứu rỗi. Chúng ta chớ lẫn lộn sự lành với sở thích: có những cuộc đời tốt đẹp mặc dầu gặp nhiều đau khổ, trái lại có

114

Page 115: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

những cuộc đời thế gian cho là sung sướng nhưng trước mặt Chúa thì xấu xa đáng ghét.

Chúng ta cũng đừng quên tín điều: “Các thánh thông công”. Công phúc của người này sinh lợi cho người kia. Có những khổ cực các linh hồn anh dũng chịu vui lòng, hơn nữa có những linh hồn tự tìm những khổ cực để chịu mà lập công đức. Các công phúc đức ấy cũng sinh ích cho chúng ta cho cả Giáo hội .

V. TẠI SAO TRÊN TRẦN GIAN NÀY, THIÊN CHÚA CHO NGƯỜI NẦY SUNG SƯỚNG HƠN NGƯỜI KIA, KẺ NÀY KHỔ SỞ HƠN NGƯỜI NỌ, KẺ LÀNH BỊ THIỆT THÒI, CÒN NGƯỜI GIAN ÁC LẠI ĐƯỢC THỊNH VƯỢNG?

Chúng ta phải thú nhận rằng phương diện này của vấn đề thật là nan giải cho người không có đức tin.

Chỉ có đức tin Công giáo mới đem ánh sáng hoàn toàn cho chúng ta về vấn đề này.

Vấn đề sự dữ, ác dữ và đau khổ nhìn theo phương diện này cũng không đủ để kết án Chúa, ngược lại nó đòi hỏi phải có một Thiên Chúa công bằng và nhân từ sẽ thưởng phạt hoàn toàn ở đời sau. Nếu chết là hết, thì những bất công, những chênh lệch trên trần gian này, sự phân phối hạnh phúc và đau khổ không đồng đều sẽ là những lý do mạnh cho chúng ta trách móc Chúa. Nhưng không, chết không phải là hết. Người Công giáo tin có cuộc đời mai sau. Công bình tuyệt đối không có ở trần gian này, chính vì thế mà phải có cuộc đời sau. Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tuỳ theo công nghiệp và tội ác của họ.

115

Page 116: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Vì vậy chúng ta chưa hiểu được hoàn toàn tại sao Chúa để cho người này sung sướng hơn người nọ, kẻ này khổ sở hơn kẻ kia ở trần gian này. Chúa muốn chúng ta tin có Thiên Chúa và Người là Đấng chí công, là Đấng yêu thương mọi người.

Bệnh tật cũng là một ân huệ.Ingnace de Loyola là một sĩ quan trẻ tuổi rất háo danh, hay nóng giận, nhưng có tài chỉ huy. Một hôm ông cầm binh đánh giặc chẳng may ông bị thương gãy chân. Trong lúc điều dưỡng trên giường bệnh, ông đọc tiểu thuyết cho giải khuây. Người ta cũng đưa cho ông ta những sách hạnh các thánh và sách cuộc đời Chúa Cứu Thế. Lần đầu ông cầm quyển sách đạo ông lấy làm ngại ngùng, nhưng không có sách nào khác nữa buộc lòng ông ta phải xem. Đọc xong mấy cuốn ông khám phá ra được những ý tưởng mới hẳn, mà ông chưa từng biết: lòng khiêm tốn mạnh hơn lòng thù oán, lòng sốt sắng chinh phục các linh hồn.

Rồi với một tâm hồn cao thượng sẵn có, ông tự bảo: “Sao tôi lại không làm những sự mà thánh Phanxicô và thánh Đôminicô đã làm?”. Ingnace nhất định theo gương hai đấng thánh trên và ông đã trở nên một vị thánh lớn.

VI. THAY LỜI KẾT

Mỗi người đều biết chuyện ông Gióp, một người công chính, đã mất hết của cải, nhưng đã bằng lòng chấp nhận thử thách, ông nói: “Thiên Chúa đã ban cho tôi, Thiên Chúa đã lấy lại, ngợi khen Thiên Chúa”.

Cựu ước chẳng những ghi lại chuyện ông Gióp, mà còn bàn luận về vấn đề đau khổ trình bày dưới hình thức một cuộc đối

116

Page 117: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

thoại giữa ông Gióp và các bạn hữu của ông Gióp bị thử thách.

Các bạn ông Gióp cho rằng đau khổ là những hình phạt Chúa giáng trên người tội lỗi. Nhưng Gióp tin rằng mình vô tội, nên Gióp tìm sự giải thích đích thực của đau khổ nhưng không gặp.

Cuối sách, Thiên Chúa hiện ra và đối thoại với Gióp.

Chúng ta không thể kết luận hơn bằng đoạn sách sau đây về vấn đề đau khổ:

“ Giữa cơn bão táp, Thiên Chúa trả lời cùng Gióp và phán:“Ai là kẻ làm lu mờ kế hoạch của Ta bằng những lời vô ý thức?“Ta sẽ hỏi ngươi và ngươi hãy dạy Ta. Khi Ta đặt nền móng trái đất, thì ngươi ở đâu? Nếu ngươi thông minh hãy nói đi. Ai đã đặt khuôn khổ kích thước của trái đất? Người biết không?“Từ khi ngươi ra đời, ngươi có điều khiển buổi sáng không? Ngươi có xuống tận cùng nguồn mạch biển cả không?“Ngươi có bước đi dưới đáy của vực sâu không? Ngươi hãy nói đi… Có phải ngươi làm cho mặt trời mọc không? Có phải ngươi nuôi các chim trời không?”.

Gióp trả lời cùng Chúa:

“Con biết Chúa toàn năng, Chúa có thể làm mọi sự.“Vâng, con đã ăn nói dại dột về những sự kỳ diệu vượt quá trí khôn con và con chẳng biết.“Vì vậy con xin hối hận ăn năn” (Sách Gióp đoạn 38).

117

Page 118: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

-----------------x!x----------------

CHUƠNG IV

SAU KHI MẤT SỰ SỐNGHỨA HẸN VÀ HY VỌNG

I. NHÂN LOẠI SAU TỘI ADONG

“ Trong tình trạng hiện tại của những kiến thức của chúng ta, ít ra là đã được 35.000 năm từ khi có loài người. Có thế đến 40.000 hay 50.000 năm. Ngày nay, người ta nói ít là đã 300.000 năm”. (nhà địa chất học Pierre Termier).

Như thế, suốt từng ngàn năm, Loài người đã sống xa Chúa, ngoài tình nghĩa của Người.

Trong khoảng thời gian ấy, dân số nhân loại ngày càng tăng thêm và lan tràn khắp mặt đất, con người dần dần biết tìm của nuôi thân, biết xây dựng cửa nhà, sản xuất các dụng cụ, là vua vạn vật, con người cai quản các súc vật và cây cối.

Nhưng linh hồn họ không có đời sống siêu nhiên.

Ý chí họ rất chóng trở nên dụng cụ và sức mạnh của lòng ích kỷ và tội ác. Trí khôn họ quên ý niệm về Chúa thật, bày ra

118

Page 119: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

trăm nghìn ngẫu tượng và thần thánh và sai lầm đến nỗi thờ lạy cả các súc vật của vạn vật. Nhưng, không phải hoàn toàn mất hết, Adong nhận được một lời hứa hẹn rằng sự sống sẽ được trả lại, bằng những danh từ còn mờ ám. Thiên chúa phán cùng ma qủi cám dỗ tổ tông những lời mầu nhiệm:“Ta sẽ đặt một mối nghịch thù giữa mày và người nữ, giữa dòng dõi mày và người nữ. Người nữ sẽ đạp đầu mày và mày sẽ tìm cắn gót chân người” (Sáng tạo 3,5). Đó đã là một Tin mừng cứu rỗi.

II. DÂN ĐƯỢC TUYỂN CHỌN

Gần 2.000 năm trước kỷ nguyên, để thực hiện kế hoạch của Người, Thiên Chúa chọn một dân tộc: dân Do Thái, mà suốt 20 thế kỷ Chúa uỷ thác cho hai sứ mệnh:

a) Duy trì trong thế giới chìm đắm trong lầm lạc, ý niệm một Thiên Chúa độc nhất chân thật, ý niệm dễ bị hoà tan trong những thuyết đa thần và ngẫu tượng của nhiều người.

b) Chuẩn bị cho Chúa Cứu Thế giáng trần, Đấng sẽ thực hiện lời hứa của Chúa với Adong và sẽ trả lại cho nhân loại sự sống Chúa đã mất.

Thiên Chúa ban cho dân Do thái một lãnh thổ: Đất Canaan tức là xứ Palestina. Ở đây họ phải sống dưới sự hướng dẫn của các lãnh tụ Chúa chọn, trong sự chờ đợi Chúa thực hiện các lời Chúa đã hứa và vâng phục lề luật Chúa.

III. CÁC NHÀ LÃNH TỤ CỦA DÂN ĐÃ ĐƯỢC CHỌN

119

Page 120: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

a) Trước hết là các tổ phụ mà những đấng danh tiếng như: Abraham (lối 2000 năm), Isaac, con Abraham, Giacop hay Israel, Joseph.

b) Thứ đến ông Maisen là người đã ban hành hiến pháp cho dân Do thái. Lối thế kỷ 15 trước Chúa Cứu Thế, sau khi dân Do thái di cư sang Ai Cập, Maisen được Chúa uỷ thác cho sứ mệnh giải phóng dân Người và đem dân Người về đất đã hứa.

c) Sau hết là các vua Saul (thế kỷ 11 trước Chúa Cứu Thế ), David và Salômon đem dân được tuyển chọn đến tột điểm.

Salômon khuất đi, nước Palestina phải chia làm hai.

Nước Israel ở phía Bắc, thủ đô là Samaria, và nước Giuđa ở phía Nam đặt Giêrusalem làm thủ đô. Cho tới năm 722, Samari bị vua Assyria chinh phục và năm 586 Giêrusalem bị vua Babylone là Nabuchodonosor phá huỷ.

Dân Do thái phải dẫn đi lưu đày trong 70 năm tại Babylon và sau nhiều thế kỷ chiến đấu chống lại các vua ngoại bang đã ra sức chinh phục họ, và cuối cùng dân Do thái phải rơi vào tay người Romain năm 63 trước Chúa Cứu Thế. Người Romain đem nhập Do thái vào đế quốc lớn lao của họ.

IV. NHỮNG ĐIỀU CHÚA ĐÃ HỨA VỚI DÂN CHÚA ĐÃ TUYỂN CHỌN

Trong lịch sử dân Chúa đã tuyển chọn, Chúa đã nhiều lần nhắc lại những lời hứa của Người hoặc trực tiếp Người phán phán cùng các tổ phụ và Maisen, hoặc cách gián tiếp qua các tiên tri Người phái đến dân Do thái những lúc mà họ để các dân tộc lân cận ảnh hưởng.

120

Page 121: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Các tiên tri nói nhân danh Thiên Chúa. Có 4 đấng danh tiếng mà Cựu ước giữ lại những tác phẩm của họ, ấy là: ISAIA, JEREMIA, EZECHIEL, DANIEL.

Với Abraham, Chúa phán:

“Ta đã tiền định cho con sinh trưởng cả một dân tộc vĩ đại” (St 12,2).

Mai này Abraham sẽ nổi tiếng là tổ phụ một dân lớn. “Các dân thiên hạ vì dân Abraham lại đuợc vinh phúc” (St 18,18).

Với Isaac Chúa phán:

“Ta sẽ chúc lành cho ngươi… Ta sẽ giữ lời Ta đã hứa cùng tổ phụ Abraham, cha ngươi” (St 26,3-4).

V. LỀ LUẬT ĐƯỢC BAN HÀNH CHO DÂN CHÚA

Để gìn giữ dân Do thái trong đường ngay chính, Thiên Chúa đã ban hành cho họ một lề luật. Người trao cho Maisen trên núi Sinai.

Lề luật ấy gồm có 10 đều răn ( Thập giới) và từ đây sẽ đây là mẫu mực đời sống dân Do thái.Lề luật ấy như sau:

1) Ta là Thiên Chúa, Chúa ngươi: Cấm không được thờ phượng thần nào khác ngoài một mình Ta.

2) Chớ kêu danh Ta vô cớ.

3) Hãy nhớ ngày thứ 7 là ngày thánh.

121

Page 122: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

4) Hãy thảo kính cha mẹ.

5) Chớ giết người.

6) Chớ phạm tội ngoại tình.

7) Chớ trộm cướp.

8) Chớ làm chứng dối hại đến kẻ khác.9) Chớ muốn vợ kẻ khác.

10) Chớ tham nhà cửa kẻ khác.

VI. HỆ LUẬN:NHỮNG NGƯỜI SỐNG THỜI TRƯỚC CHÚA CỨU THẾ RA ĐỜI CÓ ĐƯỢC RỖI LINH HỒN KHÔNG?

Theo luật thường, mọi người, vì tội tổ tông, không còn được hưởng ơn thánh hoá trên trần gian và không đuợc xem thấy Chúa trên trời.

Nhưng Thiên Chúa, trong tình yêu thương của Người, đã tìm ra cách trả lại cho nhân loại sự đã mất: Đấy là mầu nhiệm Cứu chuộc Đức Chúa Con sẽ thực hiện.

Đức Chúa Con – Ngôi Hai - Sẽ là người để nhân danh nhân loại, lấy lại đời sống Chúa mà nhân loại đã mất.

Ơn Cứu Chuộc phải đạt tới mọi người không trừ ai, dù đã sống trong dĩ vãng, trong hiện tại hay trong tương lai.

Vậy những kẻ sống trước Chúa Cứu Thế ra đời, cũng như tất cả mọi người khác, đều cũng được hưởng các hiệu quả của

122

Page 123: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Ơn Cứu Chuộc. Thiên Chúa cũng ban cho họ phương thế để được cứu rỗi linh hồn, vì vậy Người áp dụng trước cho họ những công nghiệp của Chúa Giêsu.

Nếu họ là lương dân, họ cố gắng giữ lề luật tự nhiên họ mang trong lươmg tâm họ và nếu họ thuộc về dân Do thái họ vâng giữ luật Maisen, họ có thể thụ hưởng trước những phương thế của Ơn Cứu Chuộc mà Chúa Kitô mang lại cho toàn cả nhân loại.

Nhưng cửa Thiên Đàng còn đóng lại cho đến lúc Ơn Cứu Chuộc được thực hiện.

-----------------@----------------

123

Page 124: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

PHẦN THỨ BỐN

SỰ SỐNG ĐƯỢC TRẢ LẠI

Chương I: ĐỨC TRINH NỮ MARIA, ĐẤNG ĐÃ LÀM CHO SỰ SỐNG CÓ THỂ ĐƯỢC TRẢ LẠI

Chương II: CHÚA GIÊSU KITÔ, ĐẤNG ĐÃ TRẢ LẠI CHO CHÚNG TA SỰ SỐNG

Chương III. SỰ SỐNG ĐƯỢC TRẢ LẠI CHO CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO ?

124

Page 125: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chương IV: 1) SỰ CHẾT CỦA CHÚA KITÔ TRÊN THÁNH GIÁ2) SỰ SỐNG LẠI VÀ LÊN TRỜI CỦA CHÚA GIÊSU

‘Thiên Chúa đã sai Con Một Người đến trong thế gian ngõ hầu chúng ta được sự sống nhờ Ngài” (1 Ga 4,9).

LỜI NÓI ĐẦU

SỰ PHỤC HƯNG KẾ HOẠCHCỦA THIÊN CHÚA

Thiên Chúa sáng tạo loài người, Thiên Chúa đã san sẻ sự sống Người cho loài người. Thiên Chúa đã ban cho loài người sự sống siêu nhiên.

Loài người, vì tội mình, đã làm mất sự sống ấy.

Nhưng Thiên Chúa yêu thương loài người, cho nên Người đã quyết định trả lại cho loài người sự sống siêu nhiên mà loài người đã làm mất.

nhưng mà sự công bằng đòi hỏi một người phải đền lại, nhân danh nhân loại, sự mà tổ tông đã làm hư hỏng.

Để thực hiện công việc đền bù ấy, Thiên Chúa đã dùng một phương thế lạ lùng mà con người tự mình không thể tưởng

125

Page 126: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

tượng ra được. Con người, nhân danh nhân loại đứng ra đền bồi sự mà tội tổ tông đã làm hư hỏng sẽ là chính Con Thiên Chúa, Ngôi Hai trong Chúa Ba Ngôi.

Chính Đấng vừa là Thiên Chúa vừa là con người sẽ thực hiện việc trả lại sự sống Chúa cho nhân loại.

Đồng thời, kế hoạch Thiên Chúa lại có thể thực hiện: Người lại ban cho loài người có thể trở nên con Chúa, bởi sự sống Chúa.“Và Ngôi Hai nghĩa là Đức Chúa Con đã nhập thể…” (Ga 1,12).

CHƯƠNG I

ĐỨC TRINH NỮ MARIAĐẤNG ĐÃ LÀM CHO SỰ SỐNG

CÓ THỂ ĐƯỢC TRẢ LẠI

I. ĐỊA VỊ ĐỨC TRINH NỮ MARIA TRONG KẾ HOẠCH CỦA THIÊN CHÚA

Để ban cho Con Chúa một bản thể nhân loại hoàn toàn, để cho Con Chúa một thể xác nhân loại, để Ngài có thể trở nên con người hoàn toàn nhưng đồng thời vẫn còn là hoàn toàn Thiên Chúa, Thiên Chúa đã chọn một phụ nữ mà Người đã phối hợp với Người đặng thực hiện kế hoạch của Người: Đức Trinh nữ Maria trở nên mẹ Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, như thế là mẹ Thiên Chúa. Ngài đã đóng một vai trò cốt yếu trong lịch sử trả lại sự sống cho nhân loại tội lỗi. Tiên tri Isaia đã báo tin trước: “Một Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh một

126

Page 127: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

người con, và Trinh nữ sẽ đặt tên cho là Emmanuel nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng tôi” (Isaia 7,14).

II. CHUẨN BỊ XA : TRINH KHIẾT HOÀI THAI

Mẹ Thiên Chúa phải là Đấng không vướng mắc tội lỗi gì, vì vậy Trinh nữ Maria, một mình Ngài trong tất cả thụ tạo, được khỏi tội tổ tông truyền ngay từ lúc đầu thai: đây là đặc ân Trinh khiết hoài thai, Maria vô nhiễm nguyên tội, Đức Pio IX đã tuyên bố như một tín điều năm 1854 và 4 năm sau, Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức đã làm chứng Ngài chẳng hề mắc tội tổ tông truyền.

Đặc ân Trinh khiết hoài thai có hai phương diện:a) Cách tiêu cực: Đức Mẹ chẳng mắc tội tổ tông ( như thế là chẳng hề hướng về tội lỗi, thì Đức Mẹ cũng chẳng mắc tội gì mình phạm).

b) Cách tích cực. Đức Mẹ đầy ơn Chúa, như thế Đức Mẹ là thánh. Đúng như Sứ thần Gabriel đã chào Ngài : “Kính mừng Maria đầy ơn phúc”.

Lễ Đức Mẹ chẳng hề mắc tội tổ tông được mừng vào ngày 8 tháng 12.

III. CHUẨN BỊ GẦN: TRUYỀN TIN

Để Đức Mẹ Maria góp phần vào công việc cứu chuộc, Thiên Chúa đã nài đến sự tự do của Mẹ, Thiên Chúa sai sứ thần Gabriel đến cùng Mẹ và xin Mẹ chấp thuận. Được Sứ thần giải thích cho biết về những điều kiện trong đó mầu nhiệm nhập thể sẽ được thưc hiện, Maria liền thưa: “này tôi là tôi tớ Thiên Chúa , tôi xin vâng như lời truyền” (Lc 1,16-30).

127

Page 128: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

IV. KẾ HOẠCH CỦA THIÊN CHÚA ĐƯỢC THỰC HIỆN: MẦU NHIỆM NHẬP THỂ

Ngay từ khi Maria chấp thuận kế hoạch của Thiên Chúa, Con Thiên Chúa nhập thể trong lòng Trinh nữ Maria.

Khi thì giờ đã đến Maria phải sinh con (Lc 2,1-8), Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa và Con Maria, ra đời trong máng cỏ Bêlem. Nhưng mầu nhiệm nhập thể còn phải ẩn dấu cho người đời, nhờ sự hiện diện thánh Giuse bên cạnh Maria. Ai cũng cho thánh Giuse là cha của Chúa Giêsu” (Lc 2,41-52).

V. SAU CHÚA GIÁNG SINH: MARIA MẸ LOÀI NGƯỜI

Bởi vì Maria là Mẹ Chúa Giêsu , Ngài cũng là Mẹ chúng ta nữa, theo nghĩa thật.

a) Maria đã chấp thuận một cách tự do sự nhập thể và nhờ Ngài sự cứu chuộc mới được thực hiện, như vậy Maria có phần trực tiếp và cá nhân trong sự trả lại đời sống Chúa cho nhân loại tội lỗi. Ngài thật là Mẹ chúng ta vì Ngài đã ban cho chúng ta sự sống.

b) Trên thánh giá, Chúa Giêsu , trước khi chết, đã giao phó Đức Maria cho thánh Gioan và thánh Gioan cho Đức Mẹ Maria (Ga 19,26-27): Giáo hội luôn luôn nhìn nhận thánh Gioan ngày ấy là đại diện cho tất cả mọi người mà Chúa Giêsu trao phó cho Mẹ Ngài .

VI. ĐỜI SỐNG TRẦN GIAN VÀ SỰ LÊN TRỜI CỦA ĐỨC MARIA

Sau khi Chúa Giêsu lên trời, Đức mẹ dẫn đầu các tông đồ và có mặt giữa các đấng ngày lễ Hiện xuống.

128

Page 129: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Ngài sống trong tưởng niệm các biến cố quan trọng liên can mật thiết với đời Ngài .

Sau khi cuộc đời trần gian của Ngài kết liễu, Maria được đưa lên trời cả hồn và xác.

VII. ĐỜI SỐNG TRÊN TRỜI CỦA MARIA: MARIA LÀ ĐẤNG TRUNG GIAN VÀ THÔNG MỌI ƠN THIÊN CHÚA

Đây là một quả quyết truyền thống trong Giáo hội : Trên trời Maria là Đấng trung gian giữa Chúa Giêsu và nhân loại và giữa nhân loại với Chúa Giêsu. Chúa Giêsu cũng đã qua Đức Mẹ để được cứu rỗi: đấy là kế hoạch của Thiên Chúa .

Tất cả mọi kinh nguyện và công phúc của chúng ta đều qua Maria để tới Chúa Giêsu .

Tất cả các ơn cũng qua Maria để đến loài người.

VIII. KẾT LUẬN THỰC HÀNH: LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ MARIA

Tất cả những gì chúng ta nói trên đây đưa chúng ta đến kết luận này: sự sùng kính Đức Maria của người Công giáo không phải là một sự sùng kính cảm tình, tuỳ ý hay phụ thuộc, nhưng là một đòi hỏi của đức tin.

Đức Trinh nữ Maria, chúng ta đã thấy, chiếm một địa vị quan trọng trong kế hoạch của Thiên Chúa.

Maria đã chấp thuận hiến dâng cho Con Thiên Chúa một bản tính nhân loại, đồng thời nhờ đó mà Con Thiên Chúa làm

129

Page 130: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

người có thể cứu chuộc nhân loại. Khi một người Công giáo qua Đức Mẹ để đi tới Chúa Kitô, người ấy đã đi con đường thẳng: đường thẳng dẫn tới Chúa đi qua Đức trinh nữ Maria.

Muốn tỏ lòng sùng kính Đức Maria, chúng ta phải có những tâm tình:a) biết ơnb) hãnh diệnc) tin cậy

a) Biết ơn: vì nhờ Mẹ Maria ưng thuận mà Thiên Chúa đã làm cho người và cứu chuộc chúng ta , đẹp lòng Chúa, chúng ta được lại sự sống Chúa: mỗi người Kitô thật là con của Maria.

b) Hãnh diện: vì trên trần gian, chỉ có Maria là thụ tạo tinh truyền đầy ơn Chúa, đẹp lòng Chúa, là vinh dự cho vạn vật:

c) Tin cậy: các kinh nguyện của chúng ta qua Maria chắc chắn sẽ được chấp nhận.

Các phép lạ ở Lộ Đức và Fatima chứng tỏ đủ quyền năng của Ngài.

IX. ĐỨC MARIA TRONG PHỤNG VỤ

Giáo hội đã lập trong phụng vụ nhiều lễ kính Đức Mẹ:- lễ Mẹ vô nhiễm nguyên tội: 8 tháng 12- sinh sinh nhật Đức mẹ: 8 tháng 9- truyền tin : 25 tháng 3- lên trời : 15 tháng 8

lại có rất nhiều kinh và bài hát về Đức Mẹ.

130

Page 131: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CHƯƠNG II

ĐẤNG ĐÃ TRẢ LẠI SỰ SỐNG CHO CHÚNG TA: ĐỨC GIÊSU KITÔ,

VỪA LÀ THIÊN CHÚA,VỪA LÀ NGƯỜI

(MẦU NHIỆM NHẬP THỂ)

I. MẦU NHIỆM NHẬP THỂ LÀ GÌ?

Mầu nhiệm nhập thể chủ yếu là ở điểm này: Con Thiên Chúa, Ngôi thứ Hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa, đã làm người để trả lại cho loài người đời sống Thiên Chúa mà họ đã mất vì tội Adong, nhờ thế mà trở nên các em của Ngài .

Theo lối nói của thần học, thì người ta sẽ nói rằng: Mầu nhiệm nhập thể chủ yếu là ở chỗ Một Ngôi (Ngôi Con Thiên Chúa ) đã có hai tính: tính Thiên Chúa là tính của Ngài từ đời đời theo tư cách Ngài là Ngôi hai trong Ba Ngôi Thiên Chúa

131

Page 132: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

và tính loài người mà Ngài có nhờ Trinh nữ Maria khi Ngài sinh ra ở trần gian này.

Việc Ngôi Hai mà có hai tính đó là một sự kiện độc nhất không có hai lần.

Bởi đó, chúng ta không biết lấy gì mà so sánh để có thể đi sâu vào mầu nhiệm này, chúng ta đành buộc lòng phải tra cứu các tài liệu trung thực vốn làm nền tảng lịch sử cho chúng ta tin vào Đức Giêsu Kitô.

II. CÁC TÀI LIỆU LỊCH SỬVề Chúa Giêsu kitô, chúng ta có những tài liệu đời và đạo:

a) Tài liệu phần đời:

Tacite, trong Niên giám của ông về vụ Neron đốt thành Roma, nói về Đức Kitô “Đấng đã bị Pontiô- Philatô kết án, dưới đời Tibêriô (sách 15,44).

Suétone, một sử gia La tinh khác, cũng nói về những người Kitô hữu và lãnh tuh của họ là Christus (Đời Claude 25,11).

Pline le Jeune, đại sứ tại Tiểu Á Đông, trong thư ông viết cho hoàng đế Trajan, nói về đời sống của các tín hữu đầu tiên: “chúng đọc kinh với nhau, chúng ca tụng Đức Kitô như một Thiên Chúa” (Thư 10,96).

Ba sử gia trên đây sống vào cuối thế kỷ thứ I và đầu thế kỷ thứ II sau Chúa Cứu Thế .

b) Những tài liệu phần đạo.

132

Page 133: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

- Thư các tông đồ, nhất là các thư thánh Phaolô viết vào năm 51 và 67.

- Công vụ tông đồ của Luca viết vào năm 62.- Ba Phúc âm của Matthêu, Marcô và Luca viết vào

khoảng năm 50 đến 60.- Phúc Âm thánh Gioan viết chừng năm 90.

Tất cả các tài liệu viết trên đây khi nói về Chúa Giêsu Kitô đều kể Ngài vừa là người vừa là Con Thiên Chúa .

Các tài liệu ấy đối với chúng ta có một giá trị đặc biệt bởi lẽ là do các nhân chứng phần đông đã tai nghe mắt thấy (Ga 19,35; Cv 10-41,2 Thư thánh Phêrô, 1Ga 1,13).CHÚ Ý: VỀ VẤN ĐỀ VỀ CÁC BẢN PHÚC ÂM ĐƯỢC LƯU TRUYỀN LẠI

Bản văn cổ nhất của Phúc âm mà chúng ta có đề lối 130 sau Chúa Cứu Thế, 50 papyrus, sao lại bản chính (thế kỷ thứ II). Chúng ta có 2.500 bản viết tay của Phúc âm bằng tiếng Hy lạp, 8.000 bản chép lại cuốn Vulgate bản dịch của thánh Jerôme thế kỷ thứ IV.

Đừng quên các tác phẩm của Euripide cách nhau đến 1.600 năm chẳng hạ. Vậy không có bản sách nào thời cổ được lưu truyền lại trong những điều kiện hoàn toàn bằng các tài liệu Công giáo .

A.“VÀ NGÔI LỜI NHẬP THỂ”CHÚA GIÊSU LÀ CON THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI.

I. CHÚA GIÊSU KITÔ LÀ NGƯỜI

1/ Khung cảnh lịch sử của đời sống nhân loại của Chúa Kitô.

133

Page 134: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Những tài liệu đời và đạo đặt vị trí trong lịch sử đời sống nhân loại của Chúa Kitô như sau:

Maria và Giuse tới Bêlem, một làng nhỏ xứ Giuđêa, dịp hoàng đế Augustô ra lệnh kiểm tra dân số, chính ở đây Chúa Kitô Giáng Sinh.

Thánh Luca nói về Đức Kitô khi Ngài bắt đầu đời sống công khai của Ngài với những chi tiết lịch sử rõ hơn như sau: “Năm thứ 15 đời Tibere Cesar: Pontiô Philatô cai trị xứ Giuđêa, Anna và Caipha làm thượng phẩm” (Lc 3,1).

2/ Khung cảnh địa lý của đời sống nhân loại của Chúa Kitô.

Đời sống nhân loại của Chúa Kitô diện ra tại Palestina, “đất đã hứa” thuở xưa mà Thiên Chúa đã chỉ cho dân Người đã chọn. Một miền có 200 km từ bắc đến nam và 150 km từ đông qua tây.

Xứ Palestina gồm 5 tỉnh được sông Jordanô đi qua:a) Giuđêa: Nơi đây Chúa Giêsu sinh tại Bêlem và Ngài

bị bắt, bị xử án tại Giêrusalem trên núi sọ.b) Samaria: Nơi đây Ngài có dịp gặp và đàm thoại với

phụ nữ Samaria.c) Galilê: Nơi Chúa sống ẩn dật và làm phép lạ đầu tiên

biến nước hoá rượu, và cũng nơi đây Chúa biến hình trên núi Thabor.

d) Pêrêa: Chúa qua giảng.e) Décapole: Nơi Chúa cứu một người khỏi quỉ ám.

3/ Tổ tiên của Chúa Kitô.

Thánh Mathêu viết cho đồng bào Do thái nên nhấn mạnh mối liên lạc của Chúa Giêsu với Abraham và Đavid.

134

Page 135: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Thánh Luca viết cho lương dân lên tới Adong là tổ tiên nhân loại.

4/ Gia đình của Chúa Kitô.

Phúc âm thuật lại Chúa Giêsu Giáng Sinh, bề ngoài giống như các trẻ nhỏ khác: Maria, Mẹ Ngài, sinh Ngài trong một máng cỏ, tại Bêlem (Lc 2,6-7).

Sau này, thánh Gioan ghi rằng các dân thành Nazareth, kể Chúa Giêsu là một người như các người khác, họ tin rằng Chúa Giêsu là ông Giuse và bà Maria.Thánh Matthêu và Marcô, Luca nói về bà con Chúa Giêsu: Jacôbê, José, Giuđa, Simon và các bà con (Mt 12,40; Mc 6,3).

5/ Nghề nghiêp.

Chúa Giêsu đã muốn làm một nghề, Ngài làm nghề thợ mộc, Ngài làm việc với Giuse trong cơ xưởng Nazareth (Mc 6,3).

6/ Thân xác Chúa Kitô.

Sau Phục Sinh, Chúa Giêsu cho các tông đồ nhìn nhận thân xác của Ngài (Lc 24,39).

Ngài đã sinh ra, đã lớn lên, đã làm việc, đã chịu đau khổ, và đã chết cũng như mọi người sinh ra, lớn lên, làm việc, đau khổ và chết.

Ngài cũng cảm thấy trong thân xác những yếu hèn sẵn có của bản tính loài người.

135

Page 136: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Ngài mệt nhọc khi đi đường (Ga 4,6), Ngài nghỉ và ngủ (mc 4,38), Ngài đói khát (Mt 4,2; Ga 4,7). Ngài khóc (Lc 19,41,22,44).

Thánh Phaolô giải thích vì sao Ngài nhận lấy tất cả yếu hèn: “ Bởi vì Ngài đến cứu giúp nòi giống Abraham, Ngài phải giống các anh em mình, Ngài đã muốn cảm thấy các yếu hèn của chúng ta trừ tội lỗi” (Dt 2,16).

Chúng ta thấy Ngài ăn uống với các tông đồ, với các bạn hữu, với các người biệt phái (Mt 26,20; Lc 10,38; 7,36; Ga 2,2).

Tay Ngài làm việc gỗ (Mc 6,3), bẻ bánh (Mt 14,19), chữa các bệnh nhân (Mc 7,33), cầm tay con gái ông Jaire mà cho nó sống lại, bị đóng đanh trên thập giá (Ga 20,15).

Mắt Ngài nhìn đám đông dân chúng (Mc 3,5), quan sát những kẻ cúng dâng tiền vào thùng nhà thờ (Mc 12,41), nhìn ông Zachê, người thanh niên giàu có, ngước lên trời để cầu xin (Mc 6,41), nhìn Phêrô sau khi Phêrô chối Ngài (Lc 22,61), từ trên thập giá nhìn Maria và Gioan (Ga 19,26).

II. CHÚA GIÊSU KITÔ LÀ THIÊN CHÚA

Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa, đấy là chân lý trung tâm của tín điều Công giáo mà tất cả Tân ước đều quả quyết.Chân lý ấy dựa trên nền tảng:

a/ Bằng chứng bởi trời

Hai lần, Chúa Giêsu chịu phép rửa và khi Ngài biến hình, tiếng Thiên Chúa Cha quả quyết Chúa Giêsu là Con thật của Ngươì “Này là Con yêu dấu của Ta” (Mt 3,17; 5).

136

Page 137: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Sứ thần cũng nói Maria: “Trẻ sinh ra bởi Bà sẽ gọi là Con Thiên Chúa” (Lc 1,35).

b/ Bằng chứng của các tông đồ và các môn đệ:

Thánh Marcô bất đầu Phúc âm của Ngài : “ Bắt đầu Phúc Âm Đức Giêsu Kitô , ConThiên Chúa”( 1,1).

Thánh Gioan kết thúc Phúc âm của Ngài : “Các điều này được viết ra để cho anh em tin rằng Đức Giêsu Kitô là Đấng kitô, Con Thiên Chúa và để cho anh em tin và được sống” (Ga 20,33).Thánh Phaolô cũng tin Đức Giêsu là Thiên Chúa, ngài giảng: “Đức Kitô là Con Thiên Chúa” (Cv 9,20). “Khi thì giờ đã điểm Thiên Chúa đã sai Con Người đến, sinh ra bởi một người đàn bà, để làm cho chúng ta trở nên con nuôi của Chúa” (Gal 4,4).

N.B. Lời nói “Con Thiên Chúa” chứng tỏ bản tính Cha cũng như bản tính Con. Có bản văn còn quả quyết Đức Kitô là Thiên Chúa. Ngôi Lời ở gần Thiên Chúa và Ngôi lời là Thiên Chúa, và Ngôi lời nhập thể (Ga 1,114) “Chính Ngài là Thiên Chúa thật” (1Ga 5,20).

c) Bằng chứng của loài người:

Trên núi Sọ, viên đội trưởng thấy những sự xảy ra lúc Chúa Giêsu tắt thở liền kêu lên: “Thật Người này là Con Thiên Chúa” (Mc 15,39).

Khi thấy Chúa Giêsu đi trên mặt nước, các môn đệ đều kêu lên: “Thật Thầy là Con Thiên Chúa (Mt 14,33).

137

Page 138: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

d/ Bằng chứng của Chúa Giêsu được xác thực hoá bởi các phép lạ và các lời tiên tri.

Khi nói về Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Giêsu đã quả quyết rõ ràng Ngài là Thiên Chúa.

Đáp lại lời tuyên xưng đức tin của Phêrô, và trả lời cho Caipha trước toà án, Chúa Giêsu cũng quả quyết như vậy.

Ngoài ra, Phúc Âm ghi nhiều lời Chúa Giêsu ám chỉ thần tính của Ngài.

1) Chúa Giêsu tự cho mình có những quyền hành mà chỉ có Thiên Chúa mới được. Ngài tha tội (Mc 2,10). Ngài quả quyết Ngài là chủ ngày sabba (Mc 2,28), Ngài báo tin đến ngày tận thế Ngài sẽ phán xét loài người (Mt 25,31).

2) Chúa đã tự gắn cho mình những sự hoàn hảo mà chỉ có Thiên Chúa có: “Ta là đàng, là sự thật, là sự sống” (Ga 14,6).

“Trước khi có Abraham thì đã có Ta!” (Ga 8,58).“Ta là bánh bởi trời mà xuống: Ai ăn bánh này, sẽ được sống đời đời” (Ga 6,51).

3) Chúa Giêsu quả quyết Ngài bằng Thiên Chúa Cha “ Cha Ta và Ta là một” (Ga 10,30).

“Ai trông thấy Ta, là thấy Cha Ta” (Ga 14,9).“Ai tin Con thì có sự sống đời đời” (Ga 3,36).

III. MỘT SỬ GIA LÚNG TÚNG

Mặc dầu chúng ta đã thấy bao nhiêu bằng chứng rõ ràng như trên, thế mà trong sách “Cuộc đời Chúa Giêsu” của Renan,

138

Page 139: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

trang 252, tác giả bảo là “Không bao giờ Đức Giêsu Kitô cho mình là Thiên Chúa nhập thể. Phúc Âm cũng không nói gì đến”.

Một sử gia vô tư nghĩ sao?

IV. PHÉP LẠ CHÚA GIÊSU ĐÃ LÀM CHỨNG THỰC NHỮNG LỜI NGÀI ĐÃ QUẢ QUYẾT.

Trong đời sống trần gian của Ngài , Chúa Giêsu đã làm nhiều phép lạ.

Chỉ một lời Ngài nói, các bệnh tật được chữa lành, các người chết sống lại. và có quyền lực lạ thường trên vạn vật: Ngài nhân bánh hoá ra nhiều, cho nước trở nên rượu, bão táp yên lặng và cuối cùng phép lạ lớn nhất ấy là tự Ngài đã sống lại.

Những phép lạ Chúa Giêsu đã làm, chỉ có Thiên Chúa mới làm được, và như thế Ngài làm có ý chứng minh sự Ngài quả quyết là chân thật. Thiên Chúa không thể đồng loã với một sự bịp bợm dối trá (Ga 9, 31,34).

Vậy các phép lạ Chúa Kitô đã làm là một bằng chứng rõ ràng Ngài là Thiên Chúa (Ga 5,39; Mc 2,1-13).

V. NHỮNG LỜI TIÊN TRI CHỨNG THỰC NHỮNG LỜI CHÚA GIÊSU ĐÃ QUẢ QUYẾT

a) Chúa Giêsu đã làm trọn những lời tiên tri trong Cựu ước về Đấng Cứu thế sẽ đến cứu chuộc nhân loại.

“Này một Trinh nữ sẽ thụ thai và sinh con và sẽ đặt tên là Emmanuel (Thiên Chúa ở cùng chúng ta)” (Is 7,14).

139

Page 140: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

“Và ngươi, hỡi Bêlem, bởi ngươi sẽ sinh ra Đấng cai trị Israel” (Miché 5,1).

“Hỡi Jerusalem, đây, Vua ngươi đến cỡi trên con lừa…” (Zacharia 9,9).“Người ta đánh đập Ngài … Ngài bằng lòng chịu” (Is 53, v.v…). Tất cả những lời tiên tri trên đây viết ra kể từ trăm năm trước Chúa Giêsu, Chúa Giêsu đã thực hiện hoàn toàn.

b) Chính Chúa Giêsu đã nói những lời tiên tri sau này được thực hiện từng chữ.Ngài nói tiên tri với các tông đồ biết trước Ngài sẽ chịu đau khổ, chịu chết và sẽ sống lại. “Đây chúng ta lên thành Jêrusalem và tất cả những gì các tiên tri nói về Con Người sẽ được thực hiện: Ngài sẽ bị đánh đập, sẽ bị án tử hình… Nhưng ngày thứ ba Ngài sẽ sống lại” (Lc 18,31-35).

Ngài nói tiên tri đạo lý của Ngài sẽ được phổ biến khắp thế giới (Mt 24,14).

Giáo hội của Ngài sẽ tồn tại mãi mãi (Mt 18,20). Sau cùng Ngài nói tiên tri thành Jêrusalem sẽ sụp đổ (Lc 19,43-44) và chúng ta thấy lời tiên tri ấy đã đúng, năm 70 quân đội Lamã của Titus đã phá huỷ.

B. “VÀ NGÀI Ở GIỮA CHÚNG TA”- CHÚA GIÊSU DƯỚI MẮT CÁC NGUỜI ĐỒNG THỜI CỦA NGÀI.

Phúc âm cho phép chúng ta quả quyết rằng 2 tính: tính Thiên Chúa và tính loài người được kết hợp với nhau trong Chúa Giêsu. Đồng thời Phúc âm cũng cho chúng ta thấy Chúa Giêsu sống, nói và hành động, vừa khôn ngoan, vừa có quyền thế, vừa có tình cảm yêu thương, lôi cuốn, thâm sâu, làm cho

140

Page 141: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

những người đồng thời của Ngài thán phục, trìu mến, yêu thương và với một mức độ chưa bao giờ có ai đạt tới.

I. CHÚA GIÊSU KITÔ: MỘT QUYỀN LỰC MÀ MỌI SỰ PHẢI VÂNG PHỤC

Quyền năng của Chúa Giêsu có ba điểm:a) bao quátb) dễ dàng,c) tuỳ lúc.

a) Bao quát: Chúa Giêsu thật là Chúa mọi sự và mọi loài. Ngài có quyền trên vật chất mà Ngài biến đổi tuỳ ý (nước đổi ra rượu, bánh nhân hoá nhiều). Ngài chữa lành các bệnh tật (Ga 2,1-12…).

Quyền năng của Ngài được thấy rõ nhất là trong thế giới vô hình: Ngài đuổi ma quỷ (Mc 5,13). Ngài tha thứ các tội lỗi (Lc 5,20).

b) Dễ dàng:

Ngài sử dụng quyền năng của Ngài một cách dễ dàng: Ngài nói một lời “Hãy im và ra khỏi người này" (đuổi quỷ Mc 1,25). “Ta muốn, ngươi hãy được lành” (Mc 1,4), Chúa chữa một người cùi: “Ta truyền cho ngươi: “Hãy chỗi dậy” (Mc 2,11). “Hỡi Lazarô, ra (Ga 11.43).

c) Tuỳ lúc:

“Chúa Giêsu sử dụng quyền lực của Ngài khi Ngài muốn và trước hết có ý đạt tới một kết quả thuộc phạm vi thiêng liêng.

141

Page 142: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Ngài chữa lành bệnh tật hồn xác là có ý chứng tỏ cho biết Ngài thật là Đấng Thiên Chúa phái đến. Vì vậy Ngài đòi kẻ xin phép lạ phải có những điều kiện bên trong nhất là đức tin (Mt 8,13). Vì vậy mà Ngài từ chối không làm phép lạ lúc không có đủ điều kịên (Mt 12,38-39).

II. CHÚA GIÊSU KITÔ: MỘT SỰ KHÔN NGOAN MÀ KHÔNG AI BẮT BẺ ĐƯỢC.

Lời giảng dạy của Chúa Giêsu trong đời công khai của Ngài, đã làm Ngài phải đương đầu với hai hạng người, biệt phái và Sadducéo, tín đồ của hai giòng tôn giáo chi phối dân Do thái: trong những cuộc tranh luận, Chúa Giêsu đã tỏ ra Ngài sáng suốt, khôn ngoan khéo léo làm cho dân chúng phải thán phục. Đến cả những viên công an được phái đi bắt Ngài cũng đành buộc lòng phải thú nhận: “Chưa bao giờ có nguời nào ăn nói như người này” (Mt 7,46).

a) Khi thì Ngài trả lời những câu người ta hỏi Ngài vừa tránh khỏi những cảm bẫy người ta đặt bắt Ngài : về vấn đề bất khả ly dị trong cuộc hôn nhân (Mc 10,2-10); về vấn đề phải trả thuế cho Cesar (Mt 22,15); về vấn đề sống lại (Mt 22.23-24). Thánh Matthêu thêm : ‘Từ ngày ấy, không ai giám chất vấn Ngài nữa” (Mt 22,46).

b) Khi Ngài đoán trước những điều người ta chất vấn Ngài và Ngài giải đáp liền (Mt 12,24).

c) Khi thì chính Ngài chất vấn trước và các thính giả Ngài không biết trả lời. Như vụ Chúa chữa một bệnh nhân ngày nghỉ Sabbat (Lc 13,14); vụ phép rửa của Gioan (Mt 91,24); vụ nguồn gốc Ngài bởi Chúa mà ra (Mt 22,41-46).

142

Page 143: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chúa Giêsu khôn ngoan tuyệt đối đến nỗi các địch thù Ngài không tìm ra lỗi để tố cáo Ngài (Mt 14,55).

III. CHÚA KITÔ: MỘT TRÁI TIM DỄ CẢM ĐỘNG YÊU THƯƠNG, LÂN TUẤT, VÀ THA THỨ.

Người ta cảm thấy nơi Ngài rung động một trái tim nhân loại biết yêu đương, thương xót và tha thứ.

a) Một trái tim yêu đương:

Chúa Giêsu biết hưởng cái thú vị và chiều thẳm sâu của tình yêu nhân loại. Maria, Mẹ Ngài, chắc chắn được Ngài yêu mến nhất. Rồi đến Gioan tông đồ (Ga 13,33), Lazarô bạn Ngài , người thanh niên giàu (Mc 10,11).

b) Một trái tim thương xót:

Phúc âm nhấn mạnh biết bao lần Chúa Giêsu đầy tình thương đối với những thính giả và riêng những người đau khổ. “Ta thương đám đông này”… (Mt 15,32), trông thấy đám tang của con bà goá thàn Naim, Ngài cảm động thương xót (Lc 7,13).

c) Một trái tim tha thứ:

Sự tha thứ là bằng chứng của tình thương. Chúa Giêsu đã chẳng tuyên bố: “Hãy yêu những kẻ nghịch cùng chúng con, hãy làm ơn cho những kẻ ghét chúng con, cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ chúng con”.

Chính Ngài đã làm gương, trên thánh giá, Ngài nói: “Lạy Cha xin tha thứ cho chúng vì chúng nhầm chẳng biết việc chúng làm” (Lc 23,34).

143

Page 144: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

IV. CHÚA GIÊSU KITÔ: MỘT SỨC MẠNH LÔI CUỐN CÁC LINH HỒN

Phúc âm còn làm sáng tỏ cái sức quyến rũ lạ lùng của Chúa Giêsu trên các linh hồn, con người Ngài có một sức mạnh lôi cuốn, lời Ngài đơn sơ và sâu sắc.

Chỉ ba tiếng của Ngài đủ làm cho linh hồn theo Ngài : “Hãy theo Ta”, Ngài đã lôi cuốn như thế Phêrô và Andrê (Mt 5,19), Jacôbê và Gioan (Mt 4,21), Philiphê (Ga 1,43) và Matthêu (9,9).

Họ bỏ tất cả để theo Ngài , Ngài ban cho họ cái gì? Và Ngài đòi hỏi họ chi, lúc Ngài kêu gọi họ đi theo Ngài như vậy?

a) Ngài ban gì cho họ?

Ngài nói thẳng với các tông đồ biết trước rằng Ngài sẽ chịu đau khổ , và chịu chết (Mt 16,21; 17,21; 20,18; 26,2).

Còn các tông đồ của Ngài rồi sẽ bị bắt bớ, vì môn đệ không hơn thầy (Mt 10,24; Mt 10,17: Lc 6,22,21,17).

Cũng không phải Ngài sẽ cho họ danh vọng trần tục. Đối với Ngài, quyền bính trước hết là để phục vụ. Chính Ngài đến không phải để được hầu hạ nhưng mà để phục vụ (Mc 9,35; 10,43).

Họ chỉ cần biết rằng, mai sau, họ sẽ được sống đời đời (Mc 10,30).

b) Ngài đòi hỏi gì nơi họ?

144

Page 145: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Ngài không muốn các tông đồ Ngài theo Ngài nửa mùa hay một cách nông cạn.

“Kẻ nào yêu cha mình, mẹ mình hơn Ta, không xứng đáng làm môn đệ Ta… Ai trong các ngươi không từ bỏ tất cả để theo Ta không thể làm môn đệ Ta” (Mt 10,37-18).

Như thế, chúng ta thấy các tông đồ Chúa đã theo Chúa trong những điều kiện nào. Thật con người Chúa Giêsu phải là một sức mạnh khác thường mới lôi cuốn và giữ gìn các tông đồ trong sự trung thành với một chương trình như vậy.

V. CHÚA GIÊSU KITÔ: TIẾNG NÓI VỪA TẦM HIỂU MỌI NGƯỜI.

Dân chúng nghe Chúa giảng dạy đều thán phục. Tại sao vậy?

a) Trước hết, sự mới lạ của giáo huấn Chúa, là chỗ Ngài đặt đời sống con người trong phối cảnh thật của nó, phục hưng trong các linh hồn quan niệm chính thật về Thiên Chúa và đặt lại tình huynh đệ thật trong các mối liên hệ giữa loài người.

b) Thứ đến, uy thế lúc Chúa nói cũng là một động lực lôi cuốn dân chúng, Người ta thán phục giáo lý Ngài dạy, vì lời Ngài dạy có uy quyền, chứ không phải như các luật sĩ (Mc 1,22).

c) Sau cùng tính cách đơn giản trong Lời Chúa giảng dạy. Ngài dùng các dụ ngôn, những tỷ dụ, nhữg ẩn ngữ liên quan đến đời sống hằng ngày.

- Những dụ ngôn, ngày nay còn được ghi nhớ trong mọi người, sau 20 thế kỷ. Dụ ngôn “người gieo giống”, “người

145

Page 146: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

quản lý bất trung”, “tiệc cưới”, “người biệt phái và người thu thuế”, “người Samaria nhân lành”, “người co hoang đường” (Mt 13,4-23; Lc 16,1-18; 18,9; 18,9-15; 10.30.15,11-33).

- Những tỷ dụ ai cũng hiểu được, mục đích là làm cho hiểu những chân lý cao siêu nhất. Nước Thiên Chúa so sánh với hạt cải nhỏ lớn lên thành cây; so sánh với những men người đàn bà trộn với bột làm dẫy bột (Mt 13,31-33).

- Những ẩn ngữ, ám chỉ đời sống hằng ngày: “Người mục tử đi tìm chiên lạc” (Mt 18,12) “đèn thắp đặt trên giá” (Lc 8,16).Thật, giáo lý Chúa dạy cho biết mọi người. Bây giờ ta hiểu, có lần Chúa Giêsu đã có thể nói lên: “Lạy Cha, con chúc tụng Cha, vì Cha đã dấu ẩn những sự này với những người khôn ngoan, và đã tỏ ra cho những người hèn mọn” (Mt 11,25).

VI. CHÚA GIÊSU KITÔ: TIN LÀNH VỀ NƯỚC THIÊN CHÚA.

Sứ điệp tôn giáo mà Chúa Giêsu đem đến cho loài người là gì? Chúng ta không thể trình bày với tất cả các chi tiết. Nhưng chúng ta tóm lược những điểm chính như sau.

Giáo lý Chúa Giêsu mang lại cho nhân loại về:- quan niệm chính thực về Thiên Chúa .- quan nệm chính thực về loài người.- quan niệm chính thực về những mối liên lạc giữa con

người với Thiên Chúa .- quan niệm chính thực về những mối giao hảo giữa

loài người với nhau.

a) Quan niệm chính thực về Thiên Chúa

146

Page 147: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Ngược lại với quan niệm tà giáo của các thuyết thần nhân đồng hình chủ trương rằng Thiên Chúa cũng có hình dạng và tâm tình như con người hoặc với quan niệm trừu tượng của các nhà triết gia xưa, hay với quan niệm thực dụng của dân Do Thái, Chúa Giêsu quả quyết rằng Thiên Chúa vừa là đấng cao siêu trác tuyệt vừa là Cha.

Chúa Giêsu, cũng như Cựu ước, mạc khải: Thiên Chúa là Đấng cao siêu, mọi sự phải vâng phục. “Thiên Chúa là thần linh” (Ga 4,24). Nhưng sự mới lạ của sứ điệp của Ngài là “Tin mừng” tóm lại trong những chữ này: “Thiên Chúa là Cha và Người yêu thương chúng ta” (Mt 6,9; Ga 26,27).

Thiên Chúa là Cha, Người săn sóc đến mọi thụ tạo của Người, đặc biệt loài người là con cái của Người (Mt 6,25-33).

Người nhậm lời các con cái nguyện xin (Mt 6,6; Lc 9,13).

Người tha thứ các tội lỗi con cái của Người (Mt 6,14).

Người thưởng những cố gắng và hy sinh của con cái (Mt 6,14).

Người không hẹp hòi, Người ban ơn lành cho tất cả mọi người không trừ ai (Mt 5,45).

b) Quan niệm chính thực về loài người.

Đối với Chúa Giêsu, điều làm cho loài người cao trọng, ấy là loài người mang một giá trị vô cùng: linh hồn của con người, được Chúa kêu gọi và hứa cho sống đời đời (Mt 16,26).

147

Page 148: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Loài người, từ đời này, phải đeo đuổi những giá trị vĩnh viễn và đừng để cho của cải dễ hư chi phối (Mt 6,20; Lc 12,31). Loài người phải xây dựng đời sống Ngài mình trên hiến chương Nước Trời, trên các mối Phúc Thật, trong đó Chúa Giêsu vất bỏ những giá trị thường được người ta chấp nhận, Chúa Giêsu đề cao những giá trị linh hồn: tinh thần nghèo khó, tinh thần hy sinh, hiền lành, sự khát công chính, lòmg từ bi, trong sạch, hoà bình can đảm trong thử thách (Mt 5,3-11).

c) Quan niệm chính thực về những giao thiệp của loài người với Thiên Chúa.

“Tôn giáo” phải kết hợp con người với Thiên Chúa, trước hết phải là một tôn giáo tình yêu và tin cậy: người là một đứa con biết tỏ tình yêu mến cha mình, chứ không phải là một tôi tớ run sợ trước một người chủ khắt khe (Lc 15).

Một tôn giáo bề trong, khởi điểm từ tâm hồn con người: Chúa Giêsu không ngừng đả kích sự giả dối của bọn biệt phái, quá trọng quá mức về những nghi lễ bề ngoài (n.4,23,1-37).

Một tôn giáo nhập thể không phải chỉ “hoạt động tôn giáo” trong một vài lúc trong đời, nhưng một thái độ của linh hồn biến đổi tất cả hoạt động của con người (Mt 5 và 6).

d) Quan niệm chính trực về những giao thiệp giữa loài người với nhau.

Người Do thái và các lương dân cũng nói đến tình huynh đệ nhân loại. Nhưng Chúa Giêsu đặt một ý nghĩa, một sự thâm sâu chưa từng biết: chúng ta phải yêu mến mọi người như anh em chúng ta bởi vì Thiên Chúa yêu thương họ, như

148

Page 149: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Người yêu thương chúng ta, bởi vì tình yêu mà chúng ta yêu họ lan tràn tới Chúa.

Chúng ta không cần phải xét đoán ai không xứng đáng được chúng ta yêu mến: chỉ có Chúa có quyền xét đoán (Mt 544; Lc 10,30).

Vậy đức bác ái đối với kẻ khác là dấu hiệu phân biệt môn đệ chính thật của Chúa Giêsu (Ga 13,15). Nó tóm kết tất cả các bổn phận đối với người khác: buộc phải làm hoà với kẻ khác trước khi dâng của lễ cho Thiên Chúa (Mt 5,23), buộc phải yêu kẻ nghịch với chúng ta, làm ơn cho họ và cầu nguyện cho họ (Mt 5,44).Phải giúp đỡ kẻ cần đến chúng ta giúp đỡ mặc dầu chúng ta không biết họ. Phải làm cho khác sự mà chúng ta muốn họ làm cho chúng ta (Mt 7,12). Tại sao? Bởi vì “Tất cả những gì chúng ta làm cho một người nhỏ bé trong anh em Ta, ấy là chúng con làm cho chính Ta” (Mt 25,40).

VII. CHÚA GIÊSU KITÔ: MỘT SỰ THÁNH THIỆN VÔ SONG

Các người đồng thời Chúa Giêsu đã nhận thấy nơi Ngài một người không có tội, không ai trách được điều gì (Ga 8,46). Hơn nữa họ nhận thấy nơi Ngài một gương mẫu vâng lời (Lc 2,51), khiêm nhường (Ga 13,4), nghèo khó (Lc 9,58), nhẫn nhục (bài Thương khó), ngay thẳng (Lc 20,21).

Đọc Phúc âm ngày nay chúng ta cũng cần nhận thấy nơi Chúa Giêsu một sự thánh thiện vô song như vậy.

Sự thánh thiện của Chúa Giêsu:- trọn vẹn ngay từ đầu.

149

Page 150: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

- thăng bằng nghĩa là kết hợp điều hoà các đức đối nhau: oai quyền và hiền hậu, quyền thế và nhân từ, cao trọng và đơn giản,

- anh dũng nghĩa là với một phẩm giá tuyệt cao,- dũng cảm trong bất cứ thử thách nào.

Mọi người đều cảm nhận rằng Chúa Giêsu là đấng thánh vượt lên trên hết.

SỰ PHONG PHÚ KHÔN LƯỜNG CỦA CHÚA KITÔ

Một ít điểm đặc sắc nêu trên không thể nói hết được sự phong phú khôn lường của Chúa Kitô (Ep 3,8).

Nhưng những điểm trên đặt trước mặt chúng ta Chúa Giêsu mà người đồng thời Ngài đã nhìn thấy. Phải nhận tất cả các điểm ấy đừng phân ly, nếu chúng ta sẽ cắt xén và làm méo mó bộ mặt Con Thiên Chúa làm người.

-----------------o0o----------------

150

Page 151: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

KẾT LUẬN

HẬU QUẢCỦA MẦU NHIỆM NHẬP THỂ

Hai tính trong một Ngôi: đó là mầu nhiệm nhập thể.

Thánh Gioan diễn tả chân lý ấy như sau: “Ngôi Lời đã làm người và ở giữa chúng ta”( Ga 1,14).

Và thánh Phaolô: “Đức Giêsu Kitô có bản tính Thiên Chúa, Ngài không giữ cho mình sự ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng Ngài tự hạ mình nhận lấy bản tính tôi tớ và trở nên giống mọi người khác” (Phil 2,6-7).

Hậu quả của hai bản tính trong một Ngôi Vị Con Thiên Chúa là tất cả những gì là nhân loại trong Đức Giêsu Kitô đều có

151

Page 152: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

thể quy về Con Thiên Chúa: chính Con Thiên Chúa đã ăn, ngủ, nói và đau khổ.

Vì vậy chúng ta gọi Maria là Mẹ Thiên Chúa, chúng ta kính Trái Tim Chúa Giêsu , vì trái tim là biểu hiện của tình yêu.

Đàng khác, chúng ta được chuẩn bị để hiểu dễ dàng hơn mầu nhiệm Cứu Chuộc: Nhờ bản tính nhân loại mà Chúa Kitô đã chịu chết trên cây thánh giá. Nhưng Đấng đã chịu chết ấy lại là Con Thiên Chúa, nên hậu quả của cái chết này là một hậu quả của Thiên Chúa : trả lại sự sống cho loại người; loài người có thể trở nên “con nuôi” của Thiên Chúa .

KẾT LUẬN THỰC HÀNH

NGƯỜI KITÔ VÀ CHÚA GIÊSU KITÔ

Chính Chúa Kitô đã nói rõ địa vị Ngài phải chiếm trong đời sống các người Kitô, đồ đệ của Ngài, khi Ngài tuyên bố trước các tông đồ, ngày thứ Năm Tuần Thánh: “Ta là Đàng, là Chân lý và là Sự sống” (Ga 14,6).

Ta là Đàng: Nghĩa là đường phải theo từ đây để đi tới Chúa Cha. “Không có ai tới Chúa Cha mà không qua Ta” (Ga 14,6). Nhờ sự nhập thể của Ngài . Ngài trở nên Đấng trung gian, nghĩa là, giây nối Chúa Cha (mà Ngài là Chúa Con từ đời đời) và loài người (mà Ngài nhập thể đã trở nên người anh).

Bởi đó, chúng ta có những mối liên lạc mới với Thiên Chúa:

152

Page 153: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

- liên lạc con cái với Cha chúng ta trên trời,- liên lạc yêu đương với Chúa Kitô người anh của

chúng ta ,- liên lạc thân ái với Chúa Thánh Thần , ân huệ mà

Chúa Cha ban cho chúng ta bởi Chúa Con.

Từ đây Ơn Thánh từ Chúa Cha đến với chúng ta qua Chúa Con và tất cả kinh nguyện của chúng ta cũng phải qua Chúa Con mà lên tới Chúa Cha : “Nhờ Chúa Kitô , Chúa chúng tôi”.

Ta là Chân lý : Chúa Kitô đến mạc khải cho chúng ta mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi và tất cả các chân lý Thiên Chúa cần thiết để làm nền tảng cho đời sống của chúng ta. “Ta đến thế gian này để làm chứng cho chân lý, Kẻ nào thuộc về chân lý thì nghe lời Ta” (Ga 18,37).

“Ta là ánh sáng thế gian: Ai theo Ta không đi trong bóng tối nhưng sẽ có ánh sáng sự sống (Ga 8,12).

Đối với người Kitô, Phúc âm dẫn đường soi lối cho biết phải tư tưởng và phải sống thể nào. Từ đây, chúng ta chỉ có Một Thầy là Chúa Kitô (Mt 23,10).

Ta là Sự sống: “Ta đến, Chúa Giêsu nói, để ban sự sống, và ban dồi dào” (Ga 10,10).Sự sống đây chính là sự sống Thiên Chúa của ơn thánh sủng. Nhờ cái chết của Ngài trên thập giá, Ngài đến để trả lại sự sống cho chúng ta. Ngài đến Phục hưng kế hoạch Thiên Chúa về con người mà tội Adong đã làm ngăn trở: Mầu nhiệm tình thương, mầu nhiệm sự sống, mà chúng ta gọi là mầu nhiệm Cứu Chuộc.

Mầu nhiệm này sẽ được chiêm ngưỡng với cả các chi tiết trong các bài học sau đây, để chúng ta hiểu rõ hơn địa vị

153

Page 154: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chúa Kitô phải có trong đời sống con người và người Kitô hữu của chúng ta, đời sống được tóm kết trong câu bất hủ của thánh Phalô: “Đối với tôi, Chúa Kitô là đời sống tôi” (Phil 1,21).

CHƯƠNG III

SỰ SỐNG ĐƯỢC TRẢ LẠICHO CHÚNG TA NHƯ THẾ NÀO?

SỰ CHẾT CỦA CHÚA KITÔTRÊN THÁNH GIÁ

I. LỄ TẾ CỦA CHÚA KITÔ

Tội Adong đã cắt đứt liên lạc với Thiên Chúa : bằng một hành động tự do, thụ tạo đã muốn giải thoát mình khỏi ách phục tùng Tạo Hoá.

Chúa Kitô xuống thế để tái lập giao hoà giữa loài người với Thiên Chúa. Ngài đã tự hiến mình làm lễ vật để cứu chuộc loài người.

154

Page 155: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Lễ tế Chúa Kitô được hoàn tất bằng hai giai đoạn sau:

a) Nhờ cái chết của Ngài trên thánh giá…

Ngài tự hiến mình nhân danh loài người, các em Ngài, trong một hành động yêu thương trọn vẹn và hoàn toàn phục tùng Chúa Cha.

b) Nhờ sự sống lại và lên trời của Ngài .

Ngài đã sống lại và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha, Đấng đã ưng nhận lễ tế của Ngài và đã tôn vinh Ngài .

Hai giai đoạn cuộc tế lễ Chúa Kitô làm mầu nhiệm Cứu chuộc.

II. SỰ KIỆN LỊCH SỬ CÁI CHẾT CỦA CHÚA KITÔ TRÊN THÁNH GIÁ

Bốn Phúc âm đều thuật lại rằng Chúa Giêsu, sau 30 năm sống ở Nazareth, và 3 năm đi rao truyền Phúc âm và làm nhiều phép lạ trong xứ Galilê , Samaria và Giuđêa, thì bị Giuđa một trong 12 tông đồ, nộp bán cho quân dữ, là bọn biệt phái và Saducêô, Ngài bị toà án Do thái xét xử và bị Philatô đại diện chính quyền Lamã kết án tử hình. Cuối cùng Ngài bị đóng đinh vào thập giá trên đồi núi Sọ, gần thành Jêrusalem.

Đó là những sự kiện.

Người vô tín ngưỡng cho đó là một vụ án một người vô tội, thế thôi.

155

Page 156: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Nhưng đối với người Kitô, cái chết của Chúa Kitô trên thánh gía kết thúc mầu nhiệm nhập thể là hành động tối cao tái lập sự giao hoà giữa con người và Thiên Chúa.

III. CÁI CHẾT CỦA CHÚA KITÔ: NHÌN VỀ PHÍA CHÚA KITÔ

Lễ tế chủ yếu trước hết là một sự hiến dâng bên trong biểu lộ bằng một lễ vật bên ngoài dâng lên Thiên Chúa để nhìn nhận quyền tạo hoá của Người, tạ ơn Người về những ân huệ Người đã ban và xin Người các ơn hoặc đền tội đã phạm.

Theo nghĩa trên, một kinh nguyện, một việc làm, một giọt nước mắt của Con Thiên Chúa làm người đủ để cấu thành một sự dâng hiến hoàn hảo, nghĩa là một lễ tế trọn vẹn.

Nếu lễ tế của Ngài được thực hiện dưới hình thức của một sự hiến sinh, chính là vì, sau tội Adong làm gián đoạn giao hoà giữa loài người với Thiên Chúa, tế lễ cần có một yếu tố đau khổ và phô diễn bằng một tình yêu lớn hơn, sự cố gắng của con người để được Thiên Chúa thứ tha.

Trước Chúa Kitô, tất cả mọi dân tộc và mọi tôn giáo cũng đã dùng những của vật chất, súc vật hoặc cả đến mạng sống người nữa, tế lễ dâng lên Thiên Chúa. Nhưng đây chỉ là những tế lễ không hoàn hảo, và lễ vật cũng không hoàn hảo.

Ngược lại, ngày mà Chúa Kitô tự hiến dâng mình làm lễ vật, lễ tế hoàn hảo đã được thực hiện: Đấng dâng và kẻ được dâng, Đấng tế lễ và của lễ, chính là Con Thiên Chúa, lễ tế Ngài đã chắc chắn làm đẹp lòng Chúa Cha và có những hiệu quả nhất định, uyên thâm, vượt hẳn các hiệu quả các tế lễ bất toàn trước.

156

Page 157: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Lễ tế Chúa Kitô trên thánh giá là:

a) Một hành động tự do Ngài muốn.

Ngài đã nói: “Không ai cất sự sống Ta, chính tự ý Ta, Ta hiến dâng. Ta có quyền cho và có quyền lấy lại. Đấy là lệnh của Cha Ta đã ban cho Ta” (Ga 10,18).

Người chăn chiên nhân lành hy sinh mạng sống mình cho các chiên mình (Ga 10,11).

Trên thánh giá, Ngài nhấn mạnh Ngài chết một cách tự do: “Lạy Cha, Con phó linh hồn trong tay Cha” (Lc 23,46).

b) Một hành động yêu thương hoàn toàn

Ngài nói: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu cuả kẻ hy sinh mạng sống mình cho người mình yêu” (Ga 15,13).

Đọc bài trường thuật sự Thương khó, chúng ta cảm động trước tình yêu Chúa bao la đành chịu mọi tố cáo nhục nhã, chịu đánh đập tàn nhẫn, chịu đau khổ và chịu chết, và như thế, Ngài không than phiền, kêu ca, phản kháng, chứng minh Ngài vô tội. Mỗi một người trong chúng ta có thể nói như thánh Phaolô: “Ngài đã yêu tôi và đã phó mình vì tôi” (Gl 2,20).

IV. CÁI CHẾT CỦA CHÚA KITÔ: NHÌN VỀ PHÍA CHÚA CHA

Chúa Cha đã nhìn trong cái chết của Con Người không phải là những đau khổ mà cái chết ấy đã gây ra, nhưng cường độ của tình yêu mà những đau khổ ấy đã đòi hỏi Ngài .

157

Page 158: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Nếu Thiên Chúa không muốn cái chết của người tôi lỗi, nhưng mà sự sống nó (Ed 18,23), thì trông thấy Con Chúa vô tội đau đớn chịu chết, làm sao mà Chúa Cha vui lòng được?

Trước mặt Chúa Cha , đều đã đền tội Adong một cách dư dật, ấy là thái độ của tâm hồn vâng phục và yêu thương của Chúa Kitô.

Tội Adong với những hậu quả đáng buồn là một tội kiêu căng một sự từ chối không vâng phục quyền Chúa.

Cái chết của Chúa Kitô với những hậu qủa diễm phúc, đối với Chúa Cha, là một hành động khiêm tốn hoàn toàn và vâng phục trọn vẹn của con người trước thánh ý Chúa.

Chúa Kitô, đầu của nhân loại, trở nên “Adong mới” để trả lại sự sống mà Adong thứ nhất đã làm mất (Rm 5,19).

V. CÁI CHẾT CỦA CHÚA KITÔ: NHÌN VỀ PHÍA LOÀI NGƯỜI

Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, chắc chắn sẽ không chết, nếu không có người đã gây ra. Nhất là những người biệt phái đã âm mưu giết Ngài, Juđa đã nộp Ngài cho họ, Anna và Caipha, các thầy cả thượng phẩm, đã kêu nài đến quyền bính La Mã, Philatô đã kết án Ngài tử hình và quân lý hình đã đóng đinh Ngài trên thập giá.

Không phải việc chúng ta xét đến trách nhiệm mỗi người trên đây trong vụ án Chúa Kitô. Chúng ta phải quả quyết rằng tất cả những người ấy đã hành động một cách tự do.

158

Page 159: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Vậy làm sao mà hoà giải được phần tích cực của những người đã gây ra cái chết Chúa Kitô và Chúa Kitô chết cho loài người.

Chúng ta gặp đây vấn đề nan giải về sự Chúa biết trước về sự tự do của con người.

Chúng ta đã nói vấn đề hiện thời nan giải và chúng ta đành phải quả quyết rằng Thiên Chúa có kế hoạch trên con người và con người vẫn tự do, khi thực hiện kế hoạch đó.

Trước vụ Juđa và các thủ phạm khác về cái chết của Chúa Kitô, chúng ta sẽ quả quyết hai điều có vẻ chống đối nhau sau đây:

- Những người đã đóng đinh Chúa Kitô đều có ý hành động như vậy.

- Chúa Giêsu , một cách tự do, đã muốn chịu nạn chịu chết.

VI. HIỆU QUẢ CỦA ƠN CỨU CHUỘC

Cái chết của một người bị án thường chỉ đem đến hậu quả nói lên tiếng nói cuối cùng cho công lý, tội nặng đáng hình phạt nặng, đó là công bằng và như thế sẽ làm gương cho kẻ khác sợ mà xa tránh tội ác.

Trong trường hợp Chúa Kitô , không có vấn đề công lý nhân loại đòi phạt tội ác đã phạm, vì nhân cách Con Thiên Chúa và tất cả những gì mà chúng ta biết về đời sống Ngài đủ để biện chứng rằng Ngài vô tội; hai bằng chứng mà các kẻ nghịch Chúa đưa ra lúc kiện Ngài : “Nó tự xưng mình là Con Thiên Chúa” và “Nó tự xưng là Vua”, đáng lý buộc phải tha Ngài , vì Ngài đã nói thật.

159

Page 160: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Hiệu quả cái chết của Chúa Kitô , khác hẳn hiệu quả thuộc phạm vi nhân loại. Hiệu quả cái chết của Chúa Kitô là trả lại cho cả nhân loại Sự sống Thiên Chúa . Thánh Phaolô nói: “Chúng ta đã được hoà giải với Thiên Chúa nhờ cái chết của Con Người” (Rm 5,10) và nơi khác: “Ngài chết để xoá tội của giao ước thứ nhất, để những kẻ được chọn nhận lãnh gia tài vĩnh cửu mà Thiên Chúa đã hứa” (Dt tin 9,15).

Chính là cũng một chân lý mà thầy cả phô diễn ở thánh lễ, lúc ngài đọc: “Lạy Chúa Giêsu , vì ý Chúa Cha với sự cộng tác của Chúa Thánh Thần , Chúa đã chịu chết để cho thế gian được sống”.

Nhờ cái chết của Chúa Kitô , Con Thiên Chúa , chúng ta đã được lại sự sống Thiên Chúa mà tội Adong đã làm mất.

Chúng ta lại được quyền làm con Thiên Chúa : trên thế gian bằng cuộc đời ơn Thánh, và mai sau bằng cuộc đời vinh quang trên trời.

Nhờ cái chết trên thánh giá, Chúa Giêsu đã mở cửa thiên đàng lại.

“Anh em đã được cứu chuộc bằng một giá rất cao” (Cr 6,20).

VII. MỰC ĐỘ CỦA ƠN CHUỘC

Trong ý Chúa Kitô , ơn cứu chuộc là cho hết mọi người.

“Chúa Kitô đã chịu chết cho mọi người không trừ ai”

“Chúa Cứu Thế muốn cho mọi người được cứu rỗi.

160

Page 161: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Ngài đã tự hiến dâng chịu chết đền tội cho mọi người (Tin Mừng 2.46). “Ngài chết cho mọi người” (2 Cr 5,15).

Sự thật, như vậy thì hết mọi người có được cứu rỗi không?Chúng ta phải trả lời là không. Chúa Giêsu , phần Ngài , đã làm tất cả những gì tuỳ Ngài, nhưng con người vẫn còn tự do, và Thiên Chúa đã dựng con người tự do, thì kính trọng luôn luôn sự tự do của con người.

Mỗi người muốn được cứu rỗi thì phải tự do đặt mình vào tình trạng cần thiết để thụ hưởng ơn cứu chuộc.Phương thế thứ nhất Chúa muốn là Phép Rửa Tội (Rửa bằng nước cho những kẻ có thể chịu được, hay bằng máu hoặc bằng ước muốn).

Vả lại, mỗi người bằng đời sống cá nhân mình phải được thụ hưởng đời sống Chúa Kitô đã trả lại. Như thế, đời sống ân sủng đối với mỗi người chúng ta, vừa là một ân huệ Thiên Chúa ban nhờ Chúa Kitô , vừa là một sự chinh phục riêng của chúng ta .

VIII. KẾT LUẬN: NGƯỜI KITÔ HỮU VÀ THÁNH GIÁ

Trong thời cổ La Mã, thánh giá biểu hiện sự nhục nhã vì nó là hình phạt cho những tội nhân lớn nhất. Thánh giá giờ đây đối với người Kitô trở nên biểu hiệu vinh quang của sự cứu chuộc mình, dấu hiệu của sự sống đã được trả lại, nhắc nhở cho mọi người giá cứu chuộc của sự đau khổ biết nhận nó như Chúa Kitô xưa.

Dấu phân biệt người Kitô là dấu thánh giá, mà chúng ta làm với sự cung kính và biết ơn.

161

Page 162: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Trong gia đình chúng ta , thánh giá phải để chỗ trọng nhất để trông nom những vui buồn của cuộc đời.

Phụng vụ dạy làm dấu thánh giá nhiều lúc, nhất là lúc làm các phép bí tích và thánh lễ.

Tất cả những dấu hiệu cung kính của người Công giáo đối với thánh giá thừa nhận vai trò quan trọng thánh giá trong mầu nhiệm cứu rỗi thế giới.

CHƯƠNG IV

SỐNG LẠI VÀ LÊN TRỜI

I. CHẾT VÀ SỐNG LẠI

Nếu cuộc đời trần gian của Chúa Giêsu kết thúc ở cái chết của Ngài, chúng ta có thể nói được đấy là một sự thất bại: Đấng đến cứu chuộc loài người đã bị thua vì loài người.

Trái lại sự sống lại của Chúa Kitô đã làm cho sự chết của Ngài trở nên một sự thành công hoàn toàn và chắc chắn: Chúa Kitô thắng được sự chết là chứng tỏ Ngài thắng tội lỗi (1 Cr 15,14).

Sự lên trời của Chúa Kitô sống lại đóng ấn và kết thúc công việc cứu chuộc: Chúa Cha đón nhận Con Chúa trong vinh quang chứng nhận rằng lễ tế trên núi Sọ đã được Người thừa nhận và sự sống Thiên Chúa đã được trả lại cho nhân loại.

162

Page 163: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chúa Giêsu, người đầu tiên vào đời sống mới mà Ngài đã lấy máu mình mà chiếm được, làm cho đời sống nhân loại đặt tới sự hoàn thành ấy là đạt tới mục đích của sự sáng tạo: Sự chiếm hữu Thiên Chúa và sự kết hợp các con cái Chúa trong “Nhà Cha”.

II. CÁC SỰ KIỆN

Bốn Phúc âm (Mt 27,6; Mc 15;46; Lc 23,53; Ga 19,38) đều quả quyết rằng sau khi chết, Chúa Giêsu được đặt vào một mộ mới do Joseph d’Arimathie, một trong các môn đệ dâng. Mộ thì khoét trong tảng đá, và theo thói quen thì một hòn đá nặng đắp cửa mộ.

Để bảo đảm cuộc chiến thắng, các tư tế trưởng và biệt phái đặt người canh mộ, và cửa mộ được đóng ấn cẩn thận. Nhưng, sáng ngày thứ ba, các bà đạo đức, Phêrô và Gioan đi tới mộ và gặp thấy mộ không, hòn đá đẩy cửa mộ lăn ra một bên.

Một sứ thần ở cửa mộ loan tin: “Các ngươi tìm Giêsu Đấng đã bị đóng đinh, Ngài không còn ở đây nữa, Ngài đã sống lại, như Ngài đã phán trước”.

Sự thực, Chúa Giêsu đã tỏ ra mình sống lại, suốt 40 ngày, Ngài nói chuyện với các tông đồ , chỉ cho các Đấng xem những vết thương của Ngài, Ngài ăn uống với họ, ban bố những Huấn dụ cuối cùng và cho họ những quyền hành cần thiết để thiết lập Giáo hội của Ngài.

Sau cùng, 40 ngày sau sống lại, Chúa Giêsu trước sự hiện diện của các tông đồ và của cả một đám đông dân chúng, Ngài lên trời, xa khuất mắt họ: Chúa Kitô trở về cùng Cha của Ngài .

163

Page 164: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Đó là những sự kện mà các tài liệu lịch sử là các Phúc âm thuật lại.

Người không tín ngưỡng, trước một biến cố lạ lùng như thế và nặng nhiều hậu quả quan trọng, bị cám dỗ quả quyết trước mặt các tiên thiên rằng, biến cố như thế không thể có được, và sau đó mới tìm cách tranh luận về những nền tảng chắc chắn của biến cố.

Còn người Kitô, bắt đầu quan sát cẩn thận những sự kiện và kết luận: Chúa Kitô đã sống lại.III. SỰ KIỆN THỨ I: CHÚA GIÊSU ĐÃ NHIỀU LẦN NÓI TRƯỚC NGÀI SẼ SỐNG LẠI

Chúng ta hãy chọn trong Phúc âm những đoạn đặc sắc.

1) Sau khi đuổi các người buôn bán ra khỏi đền thờ: Chúa Giêsu phán cùng người Do thái rằng: “Hãy phá đền thờ này đi, Ta sẽ xây lại trong ba ngày”. Người Do thái đáp lại: “Người ta xây đền thờ này mất 46 năm, mà ông xây nó lại trong ba ngày sao?”. Nhưng Chúa Giêsu nói về xác Ngài. Chỉ sau khi Chúa Giêsu chết rồi sống lại, các môn đệ Ngài mới nhớ đến những lời trên…(Ga 2,19-23)…..

2) Điềm Jonas: Một nhóm Luật sĩ và biệt phái hỏi Chúa rằng: “Lạy Thầy, chúng tôi muốn xem một dấu hiệu của Thầy”. Chúa Giêsu đáp: “Dòng dõi hung ác gian dâm xin dấu lạ; song, ngoài phép lạ Giona tiên tri ra, nó chẳng được xem phép lạ nào khác”. Như xưa Giona ở trong bụng cá lớn ba ngày ba đêm thể nào, Con Người cũng sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm như vậy (Mt 12,38-41).

164

Page 165: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

3) Sau khi biến hình: Xuống núi, Chúa Giêsu dặn các tông đồ đừng nói cho ai sự lạ họ vừa thấy, cho đến khi Con Người từ kẻ chết sống lại (Mc 9,9-10).

4) Báo tin cuộc tử nạn: Ngài đem 12 tông đồ đi với, và nói với họ: “Này, chúng ta lên Jêrusalem và tất cả những lời các tiên tri nói về Con Người sẽ được trọn: Ngài sẽ bị nộp cho lương dân, họ sẽ nhục mạ Người. Nhưng ngày thứ 3 Ngài sẽ sống lại” (Lc 18,31-34).

5) Tại bữa tiệc ly: Vậy Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ : “Tất cả chúng con sẽ vấp ngã về Thầy đêm nay… nhưng, sau khi Thầy sống lại, Thầy sẽ tới Galilê trước chúng con” (Mt 26,31).

Người ta hiểu lời Sứ thần nói với các bà đạo đức ngày sống lại: “Ngài đã sống lại như lời Ngài đã phán trước” (Mt 29,6).

IV. SỰ KIỆN THỨ II: CHÚA GIÊSU THẬT SỰ ĐÃ BỊ GIẾT CHẾT.

Thánh Gioan, người đã mắt thấy, làm chứng:

“Các lính đến đập gãy ống chân hai người cùng bị án tử hình. Đến Chúa Giêsu, thấy Ngài đã chết rồi, chúng không đập gãy ống chân Ngài, nhưng một tên lính lấy đòng đâm thâu cạnh Ngài …” (Ga 19,32).

Chúng ta còn có bằng chứng công khai của người Do thái:

“Giuse d’Arimathie đến xin Philatô tỏ ra ngạc nhiên rằng Ngài đã chết rồi; ông cho hỏi viên sĩ quan canh gác và khi đã biết Ngài đã chết, liền giáo xác Ngài cho Giuse” (Mc 15,43-46).

165

Page 166: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chúng ta thêm hai bằng chứng giá trị:

1) Không có ai bị người ta ghét như Chúa Giêsu bị ghét do quân nghịch của Ngài , không bao giờ bọn biệt phái bỏ rơi Chúa Giêsu, trước khi biết chắc Ngài đã chết.

2) Không ai được yêu mến như Chúa Giêsu được các môn đệ Ngài yêu. Không bao giờ môn đệ Ngài lại chôn Ngài trong mộ đá, nếu Ngài còn sống .

Và 100 cân thuốc thơm ướp xác Chúa Giêsu cũng đủ Ngài chết ngạt.

V. SỰ KIỆN THỨ III: MỘ ĐÃ TRỞ NÊN TRỐNG KHÔNG.

Các phụ nữ, Phêrô và Gioan đến mộ và đã gặp mộ trống không, đá cửa mộ đã lăn qua một bên…

Ai đã lấy trộm xã Chúa Giêsu .

- Các địch thù của Chúa Giêsu?

Nhưng chúng cẩn thận đóng ấn mộ và canh gác xung quanh, chúng còn xin Philatô cho lính gách “kẻo sợ môn đệ đến lấy xác rồi phao tin: Ngài sống lại chăng” (Mt 27,64).

Thái độ những tư tế trưởng đối với bọn lính canh chứng tỏ họ đã thất bại: “Chúng cho lính canh nhiều tiền bạc và nói: “các anh hãy phao tin rằng môn đệ nó đến ban đêm trong lúc các anh ngủ và đã lấy trộm xác” (Mt 28,12).Cũng lạ thật, lính canh lại ngủ được!

166

Page 167: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

- Các môn đệ Chúa Giêsu ?

Không thể được, vì người Do Thái đã canh giữ cẩn thận, đàng khác khó tin, nếu chúng ta thấy các phụ nữ khi tới mộ đều sợ hãi, và Madalena đã khóc lên vì trông thấy mộ trống không. Và chính 11 tông đồ không tin khi nghe các bà nói Chúa đã sống lại, nhất là Thôma (Mc 16,3; In 24,11; Ga 20,2-10).

VI. SỰ KIỆN THỨ IV: CHÚA GIÊSU HIỆN RA, SỐNG VỚI CÁC TÔNG ĐỒ 40 NGÀY NỮA.Chúa Giêsu sống lại hiện ra cùng Maria Madalena, cùng hai môn đệ thành Emmau, cùng 11 tông đồ, trên bờ hồ Tiberiade, cho các tông đồ đánh được nhiều cá, và sau cùng gần Bêthania ngày lên trời.

Thánh Phaolô sau này làm chứng nữa: “Tôi truyền lại cho anh em giáo lý căn bản mà chính tôi đã học rằng: Chúa Kitô đã chết, để chuộc tội chúng ta, theo Thánh kinh, Ngài đã được táng trong mộ, Ngài đã sống lại ngày thứ 3 cũng theo Kinh Thánh , Ngài hiện ra cùng Cephas (Phêrô) đoạn cùng 12, rồi cùng hơn 500 anh em một lượt mà số đông còn sống hôm nay, Ngài còn hiển ra với Jacôbê và hết thảy các tông đồ” (1Cr 15,3-9).

Chúng ta lưu ý, hơn một lần, Chúa Giêsu khi hiện ra với các tông đồ, Ngài đã làm chứng rằng chính thật là Ngài chứ không phải là ma.

“Chúng con hãy nhìn tay chân Thầy. Chính Thầy đây. Hãy sờ Thầy và xem. Một thần linh không có xương có thịt như chúng con thấy Thầy có” và để các tông đồ tin hơn, Ngài ăn một miếng cá nướng (Lc 24,38) (Vụ thánh Thôma – cf. Ga 20, 27).

167

Page 168: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

VII. SỰ KIỆN THỨ V: CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ CHỨNG KIẾN NHỮNG VỤ CHÚA KITÔ HIỆN RA, NÓI VỀ NGÀI LUÔN LUÔN NHƯ MỘT KẺ SỐNG.

Công vụ Tông đồ đầy những bằng chứng như vậy.

1) Bài diễn thuyết của Phêrô sau lễ Hiện xuống… “Chính Chúa Giêsu mà Thiên Chúa đã làm cho sống lại, chúng tôi tất cả làm chứng Ngài” (Cv 2,29).

2) Sau vụ một người què được chữa lành. Phêrô nói: “Anh em đã từ chối đấng Thánh… anh em đã xin tha một đứa sát nhân, anh em đã giết chết tác giả sự sống, đấng mà Thiên Chúa làm cho sống lại, từ kẻ chết, chúng tôi làm chứng” (Cv 3,14).

3) Sau khi các tông đồ bị bắt, Phêrô và Phaolô trả lời: “Thà vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời loài người. Thiên Chúa các tổ tiên chúng ta đã cho Đức Giêsu Kitô sống lại, Giêsu mà các ngươi đã giết treo trên thập giá… Còn chúng tôi, chúng tôi làm chứng các điều ấy” (Cv 5,29).

4) Thánh Phêrô ở Cesarê. Phêrô nói: “Chúng tôi làm chứng những điều Chúa Giêsu đã làm trong nước Do thái tại Jêrusalem.

Họ đã giết Chúa Giêsu, treo Ngài trên thập giá, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Ngài sống lại ngày thứ 3 và Ngài đã hiện ra không phải cùng toàn dân, nhưng cùng những chứng nhân Chúa đã chọn, cùng chúng tôi là những người đã ăn uống với Ngài sau khi Ngài đã bởi kẻ chết sống lại” (Cv 10,39-42).

VIII. LẠI CÒN SỬ GIA BỐI RỐI

168

Page 169: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Renan lúng túng trước sự kiện Chúa Kitô đã sống lại. Ông gọi các đoạn Phúc âm thuật lại sự kiện ấy là “thần thoại”. Nhưng Renan không đưa ra một bằng chứng nào để biện hộ lập trường của ông. Chúng ta có đủ tài liệu lịch sử của các Phúc âm chứng tỏ rõ ràng Chúa Kitô đã sống lại.

KẾT LUẬN: CHÚA KITÔ HẰNG SỐNG

‘Chúa Kitô , một lần đã từ kẻ chết sống lại, không chết nữa, sự chết không còn quyền hành trên Ngài nữa” (Rm 6,9).Các người danh tiếng của lịch sử đã chết và mộ họ chỉ còn giữ lại được nắm tro tàn.

Còn Chúa Kitô, Ngài luôn luôn sống, sống “có xương có thịt” trên trời, nơi Ngài đã lên ngày Thăng Thiên, để dọn cho chúng ta một chỗ gần Chúa Cha, và Ngài còn sống trong mỗi nhà tạm của chúng ta .

Vậy thì chúng ta nói với một Người sống, khi ngày nay chúng ta cầu nguyện với Ngài .

Chính là cuộc đời và những lời giáo huấn của một người sống mà chúng ta đọc trong Phúc âm ngày nay.

Chính là một người sống mà chúng ta làm cho kẻ khác biết và yêu mến, khi chúng ta cố gắng tưởng nhớ và sống theo lý tưởng mà Ngài đem đến cho chúng ta.Chính là một người sống mà chúng ta làm cho kẻ khác biết và yêu mến, ngày nay nữa khi chúng ta làm tông đồ của Ngài bằng gương mẫu, lời nói và việc làm của chúng ta.

169

Page 170: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

~~~~~~~(+)~~~~~~~

PHẦN THỨ NĂM

TRUYỀN ĐẠT SỰ SỐNG

Mở đầu: Giáo hội là gì?

A. GIÁO HỘI: LỊCH SỬ GIÁO HỘI

Chương I: SỰ KIỆN CHÚA GIÊSU KITÔ SÁNG LẬP GIÁO HỘI

Chương II: “PHÉP LẠ CỦA GIÁO HỘI” TRẢI QUA CÁC THỜI ĐẠI

B: GIÁO HỘI: BẢN TÍNH CỦA GIÁO HỘI

Chương III: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHÍNH YẾU

Chương IV: GIÁO HỘI “MÌNH MẦU NHIỆM CHÚA KITÔ”

170

Page 171: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

C: GIÁO HỘI: VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI

Chương V: PHƯƠNG DIỆN KHÁC NHAU CỦA SỨ MỆNH CỦA GIÁO HỘI

Chương VI: “ NGOÀI GIÁO HỘI CÓ ĐƯỢC CỨU RỖI KHÔNG?

Con là Đá, và trên đá này Ta sẽ xây Giáo hội Ta” (Mt 16,18).

MỞ ĐẦU

GIÁO HỘI LÀ GÌ?

I. GIÁO HỘI ĐỂ LÀM GÌ?

Đời sống Thiên Chúa của ơn Thánh sủng làm cho loài người trở nên con Thiên Chúa (nghĩa là con người được Thiên Chúa hoá để hưởng mặt Chúa đời đời), đã được trả lại cho nhân loại nhờ lễ tế của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa làm người.

Trên nguyên tắc đời sống Thiên Chúa được trả lại cho nhân loại.

Nhưng thực sự ? Mỗi người làm thế nào để được hưởng đời sống ấy?

- Bằng cách gia nhập Giáo hội. Chúng ta hãy nói rõ: “Chúa Giêsu Kitô có thể tự Ngài ban ơn cứu rỗi trực tiếp cho tất cả

171

Page 172: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

nhân loại: Nhưng Ngài đã muốn dùng Giáo hội hữu hình làm trung gian, dùng một Giáo hội gồm những con người và họ sẽ cộng tác với Giáo hội ban phát các hiệu quả ơn cứu chuộc”. Piô XII (Thông điệp Mystici Corporis, tội tổ tông 9-10). Như vậy trong Giáo hội và nhờ Giáo hội , ngày nay chúng ta nhận đời sống ơn Thánh, đời sống con cái Chúa.

Sau thảm kịch ở núi Sọ, đời sống Thiên Chúa không chỉ còn là một sự phong phú cá nhân. Đời sống Thiên Chúa trở nên một công cuộc tập thể (việc làm tập hợp).

II. GIÁO HỘI LÀ GÌ?Giáo hội là cộng đồng hữu hình và có thể tổ chức mà Chúa Kitô đã sáng lập để lưu tồn sự hiện diện của Ngài trên trần gian và tiếp tục thực hiện hai sứ mệnh của Ngài là giảng dạy chân lý và thông ban sự sống.

A) GIÁO HỘI LÀ MỘT CỘNG ĐỒNG HỮU HÌNH

Giáo hội trên thế gian gồm tất cả mọi người kitô hữu được kết hợp lại:

- Bằng cũng một Đức tin của Chúa Kitô .

- Bằng cũng một sự vâng phục Đức Giáo hoàng, là người đại diện hữu hình của Chúa Kitô.

- Bằng một sự tham dự sống động vào các phép bí tích Chúa Giêsu đã lập.

Tất cả hợp thành một khối duy nhất trong Chúa Thánh Thần, làm nên một dân tộc mới của Thiên Chúa , như Công đồng Vatican II đã nhắc lại:

172

Page 173: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

“Những ai tin kính Chúa Kitô, đều được tái sinh không phải bởi mầm mống hay hư nát, nhưng do mầm mống bất diệt nhờ lời Thiên Chúa hằng sống, không phải bởi xác thịt, nhưng bởi nước và Thánh Thần , và cuối cùng trở thành một dòng giống được tuyển chọn, một hàng tư tế vương giả, dân tộc thánh, dân tộc đã được Thiên Chúa thu phục, trước kia không phải là một dân mà nay là Dân của Thiên Chúa” (Hiến chế về Giáo hội, số 9…).

B) GIÁO HỘI LÀ MỘT CỘNG ĐỒNG CÓ TỔ CHỨC

Giáo hội gồm một hàng giáo phẩm: Đức Giáo hoàng và các Giám mục là những thủ lãnh dẫn dắt giáo dân.

C) GIÁO HỘI LÀ MỘT CỘNG ĐỒNG LƯU TỒN SỰ HIỆN DIỆN CỦA CHÚA KITÔ

Chúa Kitô hiện diện trong mỗi người giáo dân và trong mỗi người thủ lãnh của Ngài .

Ngài làm cho các phần tử nhiệm thể mà Ngài là Đầu được sống nhờ Thần khí và ơn thánh Ngài .

“Giáo hội chính là Chúa Kitô được truyền ra và thông đạt” (Bossuet).

“Giáo hội là sự nhập thể thường trực của con Thiên Chúa”. (Suhard).

D) GIÁO HỘI LÀ MỘT CỘNG ĐỒNG TIẾP TỤC CHÚA KITÔ CHÂN LÝ VÀ SỰ SỐNG

Nghĩa là Giáo hội là một cơ quan lưu truyền, phân phát và tiếp tế. Giáo hội tiếp tục công việc Chúa Kitô bằng cách gìn

173

Page 174: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

giữ nguyên vẹn giáo lý của Ngài, phổ biến giáo lý Ngài trong khắp thế giới và thông đạt đời sống Thiên Chúa của ơn Thánh sủng cho tất cả mọi người.

III. YẾU TỐ THIÊN CHÚA VÀ YẾU TỐ NHÂN LOẠI TRONG GIÁO HỘI

Giáo hội là Chúa Kitô kéo dài, yếu tố Thiên Chúa và yếu tố nhân loại được kết hợp rất khăng khít với nhau, cũng như trong Chúa Kitô , tính Thiên Chúa và tính nhân loại được kết hợp với nhau mặc dầu khác nhau.Giáo hội (thuộc về Thiên Chúa) là thần linh, bởi vì Giáo hội là Chúa Kitô, bởi vì Giáo hội tiếp tục việc Chúa Kitô, bởi vì Giáo hội chắc chắn được Chúa Kitô luôn luôn giúp đỡ.

Giáo hội là nhân loại, bởi vì Giáo hội được thành lập cho loài người, bởi vì Giáo hội gồm có loài người, bởi vì Giáo hội có con người làm thủ lãnh.

Vì vậy chúng ta hiểu Giáo hội vừa là thực tại vô hình vừa là xã hội hữu hình, vừa là hoàn toàn vừa là chưa thành tựu, vừa thánh thiện, vừa không trọn lành, vừa siêu phàm, vừa thế tục.

Vì vậy trải qua lịch sử, Giáo hội có hai mối lo: luôn luôn trung thành với sứ mệnh thần linh giữa những rối loạn nhân loại và cương quyết thích nghi với những nhu cầu cần thiết của thời đại.

174

Page 175: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

______(-|-)_____

A- GIÁO HỘI: LỊCH SỬ GIÁO HỘI

CHƯƠNG I

CHÚA KITÔ SÁNG LẬP GIÁO HỘI NGÀI - SỰ KIỆN LỊCH SỬ

MỞ ĐẦU

Trước hết phải ghi nhận sự kiện lịch sử: Chúa Kitô thật sự đã sáng lập trên trần gian Giáo hội này, cần thiết để lưu truyền chân lý và sự sống Ngài .

Chúng ta hãy mở Phúc âm.

Chúng ta gặp sự này:

Chúa Kitô, lúc sinh thời, đã muốn và đã sáng lập:

- một xã hội hữu hình,

175

Page 176: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

- được dẫn dắt do những thủ lãnh,- dưới quyền một thủ lãnh tối cao.

Xã hội này được gọi trong Phúc âm lúc thì bằng chính danh hiệu: “Nước Trời” hoặc “Nước Thiên Chúa”, lúc thì bằng chính danh từ “Giáo hội” (Mt 16,18 và 18,17).

I. CHÚA GIÊSU KITÔ, TRONG LÚC GIẢNG DẠY, ĐÃ TRÌNH BÀY GIÁO HỘI NGÀI DƯỚI PHƯƠNG DIỆN MỘT XÃ HỘI HỮU HÌNH

Đành rằng, trước mặt Philatô, Ngài đã long trọng quả quyết rằng Nước Ngài “không thuộc về thế gian này” (Ga 18,36). Nhưng nói như thế Ngài có ý nhấn mạnh rằng không phải là vua theo lối loài người, nhưng Nước Ngài là Nước các linh hồn.

Trong nhiều đoạn Phúc âm khác chúng ta gặp nhiều ví dụ, nhiều sự so sánh chứng tỏ ý Ngài muốn lập một xã hội hữu hình trên trần gian. Xã hội ấy tiếp tục công việc truyền bá chân lý và thông ban sự sống Ngài cho loài người: Nước Thiên Chúa được trình bày như một thực tại bên ngoài và cụ thể, có thể tăng thêm và mở rộng.

Chúng ta hãy nêu ra vài thí dụ:

Mt 13,24-43: So sánh với đồng ruộng có lúa và cỏ lùng.

Mt 13,31-32: So sánh với hạt cải bé tí ám chỉ sự Giáo hội lớn lên dần.

Ga 10,16: Chuồng chiên dưới quyền một mục tử độc nhất.

176

Page 177: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

II. THỰC SỰ, CHÚA GIÊSU KITÔ ĐÃ ĐẶT NHỮNG THỦ LÃNH CÓ QUYỀN THẾ LÀM ĐẦU CÁC TÍN HỮU NGÀI.

a) Chính Ngài đã chọn các thủ lãnh

“Đến sáng, Ngài gọi các môn đệ và Ngài chọn 12 người mà Ngài gọi là tông đồ …” (Lc 6,12-17).“Không phải các con chọn Ta, nhưng chính Ta chọn các con để các con đi và mang lại hoa quả” (Ga 19,16).

b) Chính Ngài huấn luyện các thủ lãnh.Ngài muốn họ trở nên những “nhà đánh cá người” (Mt 4,19).

Ngài giáo huấn họ bằng cách riêng: Ngài giải thích cho các đấng ấy ý nghĩa một số dụ ngôn (Mt 13,36).

Ngài dặn dò nhắn nhủ cách riêng (Mt 10, 5-23).

c) Ngài đã uỷ thác cho các thủ lãnh ấy một sứ mệnh.

Sau khi sống lại, Ngài hiện ra cùng với 11 tông đồ trên núi Galilêa và tuyên bố long trọng: “Tất cả mọi quyền năng trên trời dưới đất được ban cho Ta. Hãy đi thâu nạp môn đồ khắp muôn dân và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Và này Ta ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,18).

Những bản văn trên quả quyết chẳng những là sứ mệnh của các tông đồ và hàng giáo phẩm trong Giáo hội mà còn sứ mệnh của những đấng nối nghiệp họ cho đến tận thế và trong “khắp thế gian”.

177

Page 178: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

d) Ngài đã ban cho các thủ lãnh ấy những quyền phép đặc biệt. “Tất cả những gì các con cầm buộc trên thế gian thì cũng bị cầm buộc trên trời, tất cả những gì các con tha trên trần gian thì cũng được tha trên trời” (Mt 18,28).

“Hãy nhận Chúa Thánh Thần, chúng con tha tội cho ai, thì họ được tha”.

Ai nghe các con, là nghe Ta.Ai khinh các con là khinh Ta (Lc 10,16).

Hãy rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần (Mt 28,29).“Hãy làm sự này để nhớ đến Ta” (Lc 22,19).

III. THỰC SỰ CHÚA GIÊSU KITÔ ĐÃ BAN CHO CÁC TÍN HỮU VÀ CÁC THỦ LÃNH NGÀI MỘT THỦ LÃNH TỐI CAO, ĐỘC NHẤT:

a) Ngài đã hứa đặt Phêrô làm đầu các tông đồ khác: “Con có phúc, Simon con Gioan, bởi vì không phải máu mủ đã tỏ sự ấy cho con nhưng Cha Ta trên trời. Còn Ta, Ta bảo con là Đá và trên đá này, Ta sẽ xây Giáo hội Ta và các cửa hoả ngục không làm lay chuyển được. Ta ban cho con chìa khoá Nước Trời; và tất cả những gì con cầm buộc trên trần gian sẽ bị cầm buộc trên trời và tất cả những gì con tháo mở trên trần gian, thì cũng sẽ tháo mở trên trời”.

Chúng ta phải ghi nhớ rằng: trong bản văn trên đây không những quyền riêng và độc nhất Chúa hứa ban cho Phêrô mà còn cả câu “Giáo hội Ta” câu này đủ để nói rõ ý Chúa Kitô muốn sáng lập một xã hội sống động tiếp tục công cuộc cứu độ của Ngài trên trần gian.

178

Page 179: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chúng ta cũng nên ghi nhớ luôn rằng những quyền phép ban cho Phêrô sẽ được lưu truyền cho các đấng kế tiếp Phêrô: Giáo hội Chúa Kitô không thể giới hạn cho một thời đại, sự tranh đấu giữa Giáo hội Chúa Kitô và các cửa hoả ngục “kéo dài mãi cho đến tận thế”.

b) Thật sự Chúa Kitô đã ban cho Phêrô địa vị tối cao mà Ngài đã hứa.

Ngài đặt Phêrô làm đầu Giáo hội : sau khi sống lại, Ngài hiện ra gần hồ Tiberiade và sau phép lạ cho bắt được nhiều cá, hai lần Ngài phán cùng Phêrô: “Hãy chăn dắt các chiên Ta”, rồi thêm: “Hãy chăn dắt các chiên mẹ của Ta. Như vậy, Ngài ban cho Phêrô quyền riêng trên các chiên Ngài, nghĩa là chẳng những trên các giáo dân mà còn trên các mục tử khác” (Ga 21,15).

IV. TỪ NHỮNG THẾ KỶ ĐẦU, CHÚNG TA NHẬN THẤY CÓ MỘT GIÁO HỘI, ĐƯỢC TỔ CHỨC VỚI CÁC THỦ LÃNH, CÁC GIÁM MỤC, KẾ NGHIỆP CÁC TÔNG ĐỒ VÀ THỦ LÃNH TỐI CAO LÀ ĐỨC GIÁO HOÀNG, ĐẤNG KẾ VỊ THÁNH PHÊRÔ.

Chúng ta hãy kể ra đây một ít bằng chứng lịch sử:

a) Công vụ các tông đồ của Thánh Luca:

Chúng ta gặp bài tường thuật Công đồng thứ nhất Jêrusalem, ở đấy các tông đồ hội họp dưới quyền Thánh Phêrô, lấy những quyết định theo phương thức danh tiếng “Chúa Thánh Thần và chúng tôi quyết định”. (Năm 50 sau Chúa Cứu Thế ) (Cv 15,28).

179

Page 180: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

b) Thánh Clément thành Rôma, môn đệ trực tiếp Thánh Phêrô và Phaolô tông đồ và Giáo hoàng thứ IV, Ngài viết lối 96-98 sau Chúa Cứu Thế : “Các tông đồ được Chúa Kitô phái đến, mang Phúc âm lại cho chúng ta, và Chúa Kitô cũng là đấng được Thiên Chúa sai đến. Vậy Chúa Kitô là đại sứ của Thiên Chúa; các tông đồ là thừa sai của Chúa Kitô”.

c) Thánh Ignace thành Antioche: viết cuối thế kỷ I: “Tất cả những kẻ thuộc về Thiên Chúa và Đức Kitô Giêsu thì hiệp nhất với Giám mục”. Chỗ khác Ngài viết: “Giám mục ở đâu, dân chúng phải ở đấy, cũng như Chúa Kitô ở đâu, Giáo hội Công giáo cũng ở đấy”.

KẾT LUẬN: Chúa Kitô đã muốn rằng chân lý và sự sống mà Ngài đem đến cho nhân loại được lưu truyền nhờ một xã hội sống động và có phẩm trật.

Vậy ai muốn được chân lý hoàn toàn và sự sống Thiên Chúa, phải qua Chúa Kitô để đến Thiên Chúa, phải qua Giáo hội để đến Chúa Kitô.

--------------////-------------

180

Page 181: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CHƯƠNG II

PHÉP LẠ GIÁO HỘITHEO DÒNG THẾ KỶ

MỞ ĐẦU

Chúa Giêsu đã uỷ thác cho các thủ lãnh Giáo hội Ngài sứ mệnh giảng dạy và rửa tội “mọi dân tộc”, Ngài nói thêm: “Này Ta ở cùng các con cho tới tận thế” (Mt 28,20).

Từ đây lời hứa long trọng này đã được thực hiện: Ngày nay Giáo hội luôn luôn đứng vững, sau 20 thế kỷ lịch sử, trải qua thời gian ấy, Giáo hội hầu như luôn luôn phải đương đầu với những cuộc tấn công bên trong và bên ngoài. Mặc dầu có những cuộc khủng hoảng trong đó, hơn một lần, theo mắt trần, tình trạng Giáo hội hình như nguy ngập và có khi tuyệt vọng, Giáo hội với ơn Chúa giúp đã duy trì được nguyên vẹn sự độc lập và sức sống của mình.

181

Page 182: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Một vài nét đại cương về những cuộc tranh đấu mà Giáo hội phải đương đầu từ ngày được sáng lập cho đến ngày nay sẽ làm cho chúng ta nhận thấy điều mà người ta gọi không chút phóng đại : “Phép lạ Giáo hội”.

Chúng ta chia đoạn này ra làm 2 phần:

a) Mặc dầu những nguy cơ bên ngoài, Giáo hội Công giáo đã gìn giữ được nguyên vẹn sự kiên cố lịch sử của mình.

b) Mặc dầu những nguy cơ bên trong, Giáo hội Công giáo đã giữ gìn nguyên vẹn sự kiên cố giáo lý của mình.I. SỰ KIÊN CỐ LỊCH SỬ CỦA GIÁO HỘI, BẤT CHẤP NHỮNG NGUY NGẬP BÊN NGOÀI

1) Nguy cơ Do Thái (thế kỷ I).

Vừa ra đời, Giáo hội đã phải giải quyết một vấn đề quan trọng mà sự giải quyết đả động đến cả nền tảng của mình: có buộc phải đòi hỏi như một điều kiện để được rửa tội là phải qua những lễ nghi tôn giáo Do Thái trước không?

Các thủ lãnh đầu tiên của Giáo hội là những người Do thái, họ có thể bị quyến rũ đặt một ách nặng trên những kẻ trở lại đầu tiên.

Nhưng thánh Phaolô tự đặt mình làm biện hộ cho sự độc lập và theo ngài, tại Công đồng Jêrusalem năm 56, các tông đồ dứt bỏ những nghi lễ Do Thái, vì sứ mệnh DoThái đã hết và từ nay Giáo hội Chúa Kitô thay thế.

2) Những cuộc bắt đạo do La Mã (3 thế kỷ đầu).

182

Page 183: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Từ đầu, Giáo hội bị quyền bính La Mã xem như là một sự mới lạ nguy hiểm, và sau lại bị coi như là một thế lực làm trở ngại cần phải tiêu diệt.

Các hoàng đế khủng bố Giáo hội một cách kịch liệt. Họ dùng mọi hình khổ để bắt các tín hữu bỏ đạo: trục xuất, đày ra các cù lao, bắt làm việc khổ sai trong các mỏ, chặt đầu, đóng đanh, thiêu đốt, bỏ cho thú vật ăn, không kể mất các chức tước và bị tịch thu tài sản.

Sau 3 thế kỷ, bị bắt bớ gần như không ngừng, Giáo hội lại trở nên mạnh mẽ hơn khi nào hết.

Năm 313, đời hoàng đế La Mã Constantinô, các Kitô hữu được tự do bình an (Sắc chỉ Mi Lan) và năm 337 Hoàng đế tự xin rửa tội.

3) Những cuộc xâm lăng man di (thế kỷ thứ 5).

Nguy cơ mới: Giáo hội nương tựa trên ngai các vua Chúa có thể sẽ đồng số phận với đế quốc La Mã suy đồi và chết dưới lực lượng các cuộc xâm lăng man di.

Tràn xông vào đế quốc La Mã và chiếm thành Roma để đặt Odoacre, một người của họ lên ngôi, quân man di ghét cả đế quốc lẫn Giáo hội.

Nhưng Giáo hội cũng thoát khỏi được cơn thử thách nay vẫn nguyên vẹn và lớn thêm: không chịu liên đới trách nhiệm với dĩ vãng, Giáo hội bảo giản quay về tương lai và Giáo hội không khiếp sợ còn tính chuyện khai hoá cả bọn man di. Không run sợ, Giáo hội nhất định làm cho dân man di trở lại. Thánh Rémi rửa tội cho Vua Clovis tại thành Reims năm 496 và thánh Giáo hoàng Grégerio sai truyền giáo cho dân Anglo

183

Page 184: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Saxon, đấy là những ngày thánh lịch sử đáng ghi nhớ trong khúc quanh này của Giáo hội.

KẾT QUẢ. Không đầy 3 thế kỷ, tất cả các dân tộc Nhật Nhĩ man đã trở lại đạo Công giáo.

4) Mưu toan áp chế Giáo hội thời phong kiến (thế kỷ 10 tới 14).

Vài thế kỷ sau, một nguy cơ mới đe doạ Giáo hội : chính quyền phong kiến vượt qua khu vực mình, mưu toan áp bức Giáo hội, muốn dùng Giáo hội như một dụng cụ dễ bảo. Các vua tự chọn các Giám mục và cả Giáo hoàng. Họ đặt những người của họ làm đầu coi sóc các xứ và các tu viện. Đấy là vụ “tranh quyền phong chức”, một cuộc chiến tranh thật giữa Nhà nước và Giáo hội. Trong vụ này, Giáo hội lại cũng thắng: Đức Giáo hoàng Lêô IX nhờ sự hiền từ của Ngài , và Đức Giáo hoàng Grégerio VII nhờ sự cương nghị đã quả quyết sự ưu thế thiêng liêng của Giáo hội chống lại các hoàng đế và các vua chúa.

Cuối cùng Hoàng đế nước Đức chấp nhận và ký Hiệp Ước Worms năm 1122. Ở Pháp, vua Philiphê le Bel (1285-1314) hai thế kỷ sau, chống lại Đức Giáo Hoàng Boniface VIII: vua muốn bắt Giáo hội lệ thuộc quyền đời, vua đặt ngai Giáo hoàng tại Avignon. Nhưng năm 1377, sau 69 năm lưu đày, quyền Giáo hoàng độc lập, trở về Roma.

5) Những cuộc tranh đấu hiện đại chống Giáo hội.

Thế kỷ 16 và 17 những nguy cơ của Giáo hội phần lớn lại từ bên trong xảy ra (thuyết tin lành và Jêrusalem (sẽ nói sau.)

Nhưng thế kỷ 18 cuộc xung đột bên ngoài khởi sự lại.

184

Page 185: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Ở Pháp cách mạng cố tìm tiêu diệt Giáo hội (Hiến pháp dân sự của hàng giáo phẩm, bắt bớ các linh mục, đóng cửa các nhà thờ, tôn thờ thần Lý trí) Rồi chính Napoleon bỏ tù Đức Giáo hoàng Piô VII tại Fontainebleau. Ở Đức, trong 90 năm đầu thế kỷ 19, người ta ghi nhận một cuộc chống đối Công giáo kịch liệt. Bismarck mưu toan lập Giáo hội quốc gia Đức, vin lẽ rằng để phản đối tín điều Đức Giáo hoàng không thể sai lầm được, tuyên bố tại công đồng Vaticano năm 1870. Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, ở Pháp hội Tam Điểm (bè nhiệm) lại chống Giáo hội (Gambetta, Jules, Ferry, Combes): họ đặt các luật về ly dị, về học đường, về các hội đoàn, và tách Giáo hội khỏi chính quyền.Ngày nay, Giáo hội hưởng thụ 20 thế kỷ tranh đấu và thắng trận, còn luôn luôn đứng vững, sống động khắp nơi, và mặc dầu những chống đối và thù ghét, Giáo hội còn có thể tiếp tục công việc chân lý và bác ái của mình trong một thế giới xáo trộn và mất thăng bằng vì chiến tranh.

II. SỰ KIÊN CỐ GIÁO LÝ CỦA GIÁO HỘI Mặc dầu có những nguy cơ bên trong, sự kiên cố về giáo lý của Giáo hội lại càng lạ lùng kỳ diệu hơn nữa. Giáo hội vẫn giữ được đức tin mình nguyên vẹn tinh tuyền không bị bụi đời làm hoen ố, mặc dầu những mối tà thuyết, theo thường lệ, có lẽ đã làm sụp đổ hết đức tin và luân lý của Giáo hội .

Có những lạc giáo (chỉ tin một số tín điều mình chọn), và ly giáo (không phục quyền Giáo hoàng) nổi dậy trong lòng Giáo hội trải qua các thế kỷ.

Chúng ta kể qua ra đây:

185

Page 186: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

1) Duy trí (= Trực quan thuyết) chủ nghĩa (Gnosticisme) (thế kỷ 2)

Phái thuyết này quả quyết rằng trong vũ trụ có hai nguyên lý: sự lành là Thiên Chúa , sự dữ là vật chất. Một hậu quả thần học do thuyết này gây ra là: thân xác thuộc về vật chất, nguyên lý xấu. Vậy Chúa Kitô chỉ mặc “hình dáng thân xác”, như thế thuyết này chối Mầu nhiệm nhập thể.

2) Arianisme (thế kỷ thứ 4):

Một thế kỷ rưỡi sau, Giáo hội lại phải đương đầu với một cuộc tranh luận thần học nữa. ARIUS, linh mục thành Alexandria, chống lại bản tính Thiên Chúa của Chúa Kitô. Arius cho rằng Con không đồng nhất thể với Cha và không tin Con cũng bằng Cha.

Thánh Athanase chống lại tà thuyết Arius, công đồng Nicée (325) và Constantinope (318) kết án nó. Tà thuyết Arius chỉ biến dần trong lãng quên và theo người đời, người ta không thể hiểu được làm sao Giáo hội chỗi dậy sau một cơn khủng hoảng như vậy.

3) Cảnh giáo và độc tính thuyết (Nestorianisme và Monophysisme). Thế kỷ V, Nestorius lại chủ trương rằng trong Chúa Giêsu chẳng những có hai tính mà còn có hai ngôi. Vì vậy Đức Mẹ Maria chỉ là Mẹ của con người Giêsu.

Thánh Cyrilie, giám mục thành Alexandria, tại công đồng Ephêsô năm 431 kết án tà thuyết Nestorius và quả quyết rằng Đức Maria thật là Mẹ Thiên Chúa. Eutyches, tu sĩ ở Constantinope, ngược lại, nói rằng trong Chúa Giêsu chỉ có một bản tính, Bản tính Thiên Chúa.

186

Page 187: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Công đồng Chalcedo năm 451 kết án tà thuyết này và tuyên bố long trọng Chúa Giêsu có hai tính: tính Thiên Chúa và tính loài người kết hợp trong một “ngôi”: ngôi Con Thiên Chúa .

4) Pélagianisme (thế kỷ 4 và 5).

Pélagiô, một tu sĩ, chống lại tín điều ơn Thánh. Ông quả quyết rằng loài người tự sức mình không cần ơn Chúa giúp, cũng được rỗi linh hồn.

Thánh Augustinô, thế kỷ thứ 5, bênh vực ơn Thánh chống lại tà thuyết Pélagiô.

5) Ly giáo Đông phương (thế kỷ 9 và 11). Ly giáo Hy Lạp ra đời dựa trên nguyên tắc này rằng: Giám mục thành Constantinope phải có quyền ưu tiên ngay liền sau Giám mục thành Roma: như thế là bắt hàng giáo phẩm các Giáo hội lệ thuộc vào hiến pháp nhà nước chứ không bắt nguồn từ các tông đồ. Bởi vậy Giám mục thành Constantinope tự cho mình chức tước “thượng phụ” và làm chủ quyền trong cả Đông phương.

Công đồng Constantinope năm 381 chấp nhận nguyên tắc trên đây nhưng Đức Thánh Cha khong đồng ý và kết án tà thuyết ly giáo Đông phương.

Photius (857) và Cerrulaire, (1054) chống lại tỏ tường với Đức Giáo hoàng và ly khai với Roma.

Ly giáo của Giáo hội Hy Lạp gọi là “chính thống” lôi theo ly giáo Nga sô – Ly giáo Nga sô nhìn nhận chỉ có giáo quyền là quyền Nga hoàng.

187

Page 188: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Ngày nay, các tín hữu các Giáo hội Đông phương tách biệt Roma làm thành những công đồng độc lập, bao nhiêu quốc gia bấy nhiêu Giáo hội : Giáo hội : Nga, Hy Lạp, Rumani…

6) Tà thuyết Albigeoise (thế kỷ 12 và13)

Đời Trung cổ tà thuyết nguy hiểm nhất là tà Albigoeise, bên Pháp. Bè rối này quả quyết có hai thần: thần sự lành và thần sự dữ. Các tín hữu chia ra làm hai lớp: lớp người trong sạch hay trọn lành sống trong sự nhiệm nhặt và không kết hôn. Lớp người thường sống theo tình dục họ.

Tà thuyết này kết thúc một cách đẫm máu do đoàn Nghĩa binh Albigeoise.7) Phong trào Phục hưng (cuối thế kỷ 15 và 16).

Sự trở lại với nguồn cảm đời thượng cổ đánh dấu thời Phục hưng. Tự nó, tốt lắm. Nhưng đồng thời nó gây nên cả trong Giáo hội một sự trở lại đời sống ngoại giáo tai hại với những chủ trương : lý trí độc lập, bỏ tất cả quyền hành hay luật luân lý, chủ trương khoái lạc. Giáo hội dễ bị lây phải. Thánh Phanxicô đệ Salêsiô chứng tỏ rằng người ta có thể lấy những cái hay cái tốt trong thời cổ mà không cần phải bỏ lý tưởng Kitô giáo (nhân văn chủ nghĩa Kitô giáo).

8) Phong trào “Cải cách” Tin lành:

Thật là một cơn bão táp lớn nhất cho Giáo hội. Không phải chỉ một tín điều nọ tín điều kia bị đả kích nhưng chính vấn đề giải thích Kinh Thánh và sự cần thiết của Giáo hội hữu hình bị đả động.

Thệ phản hay Tin lành ra đời thế kỷ 16.

188

Page 189: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Ở thế kỷ này có những lạm dụng, những tệ tập đã xảy ra trong Giáo hội, cần phải có một sự cải thiện. Một tu sĩ, Martin Luther (1283- 1546), tự đề xướng thực hiện cải cách ngoài Giáo hội và chống lại Giáo hội. Ông chống đối ra mặt với Đức Giáo hoàng về vấn đề ân xá, và tội tổ tông , về sự giải thích Kinh Thánh, về sự độc thân của các linh mục.

Với sự giúp đỡ các hoàng đế Đức, Luther xúi giục một phần lớn nước Đức chống lại Roma và đoạn tuyệt với Giáo hội Roma.

Chúng ta hãy thêm rằng: Giáo hội cũng đã thực hiện cải cách của mình: Công đồng Tridentinô (1545-1563) đã đem lại cho giáo lý những tia sáng cần thiết để cải chính những sự sai lầm và đem lại cho lề luật nhiều điều luật cần sửa đổi các thói xấu, nhất là về vấn đề đào luyện hàng giáo sĩ.

Ở Thụy Sĩ, Zwingle, một đệ tử của Luther (1484- 1564) phổ biến lý thuyết tin lành, lấy Genève làm kinh đô cho Giáo hội cải cách.

Ở Pháp, dưới ảnh hưởng của Calvin, những cuộc tranh luận tôn giáo, được chính trị nuôi dưỡng, phân chia các tâm hồn thành hai bè chống nhau, suốt 30 năm. Đấy là chiến tranh tôn giáo.

Ở Anh quốc, phong trào cải cách đầu tiên chỉ là một ly giáo do vua Henri VIII (1509-1547) gây ra. Henri VIII đoạn tuyệt với Roma, chỉ vì Đức Giáo hoàng Clément VII năm 1527 từ chối không tuyên bố rằng cuộc hôn nhân nhà vua không thành. Những vua kế tiếp vua Henri VIII nhất là vua Edouard VI và hoàng hậu Elizabeth lập giáo phái Anh quốc.

189

Page 190: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Ngày nay, ba ngành Tin lành (Luther, Calvin và giáo phái Anh quốc) được chia ra nhiều phái.

CHÚ Ý: Kể chung, Tin lành tin Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Nhưng họ khác chúng ta ở những điểm chính sau đây:

- Không vâng phục Đức Giáo hoàng.- Tự do giải thích Kinh Thánh.- Lý thuyết về tội tổ tông và tiền định.- Quan niệm bên ngoài về sự công chính hoá.- Không tin Chúa Giêsu ngự thật trong Thánh Thể.- Chủ trương không có luyện ngục.- Không tin Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.- Bỏ sự tôn sùng các Thánh và ảnh tượng thánh.- Bỏ các ơn xá.

9) Tà thuyết: Dương thân chủ nghĩa (Janséneus) thế kỷ 17 (đạo đức khắc khổ nghiêm nhặt).

Bàn lại vấn đề rỗi linh hồn, Jansénius, giám mục thành Ypres và các đệ tử rơi vào tà thuyết ngược hẳn lại tà thuyết Pélagiô xưa.

Pélagiô chủ trương: Loài người tự sức mình là có thể được rỗi linh hồn, chứ không cần ơn Chúa.Jansénius quả quyết: “Sự rỗi linh hồn chỉ là việc của Chúa. Con người được tiền định lên Thiên đàng hay xuống hoả ngục, con người tự mình không thể làm gì được hết”.

Tà thuyết Janséneus bị Giáo hội kết án, đã đầu độc một số đông linh hồn. Ngày nay ảnh hưởng còn chưa tắt.

10) Vô tín ngưỡng đời nay: thế kỷ 18 và 20.

190

Page 191: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Vô tín ngưỡng, từ thế kỷ 18, chống lại chính nguyên tắc của tín ngưỡng tôn giáo và tuyên bố tự do tư tưởng.

Ở Đức, có những lý thuyết mới ra đời với Karl Marx (1818- 1883), ông tổ chủ nghĩa xã hội và Frederic Nietzche (1844-1990), tác giả thuyết siêu nhân.

Ở Pháp, ba nhân vật đều toa rập tấn công đã phá Giáo hội , đức tin và luân lý:

Voltaire: (1694-1778): suốt đời chế diễu tôn giáo và các đấng trong giáo phẩm.

Reman: (1823-1892), một nhà văn lỗi lạc, bề ngoài có vẻ kính trọng Chúa Kitô, nhưng sự thực đã tìm cách tiêu diệt đức tin trong các linh hồn.Anotole France: (1844-1924): Nhà văn ham khoái lạc và sắc sảo mỉa mai tất cả những gì là đáng kính.

Ngày nay, song song với một mùa xuân Công giáo trong văn chương Pháp mà Paul Claudel là nhân vật danh tiếng nhất, một số nhà văn băn khoăn về vấn đề tôn giáo: André Gide, Montherlant, Camus.

Một số nhà văn khác, với Jean Paul Sartre và trường của ông, cố xây dựng một triết lý có mạch lạc: thuyết hiện sinh vô thần.

Lịch sử Giáo hội tiếp tục, trong một thế giới lạc hướng đang tìm đường…

KẾT LUẬN: Chúng ta mượn tư tưởng của Pascal để kết luận:

191

Page 192: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Cái điều kỳ diệu và hoàn toàn thần linh, là tôn giáo này luôn luôn bị đả kích, vẫn tồn tại. Ngàn lần, sắp bị tiêu diệt toàn diện, và mỗi lần trong tình trạng này, Thiên Chúa dùng quyền năng Người đã cho đứng dậy. Pascal lại thêm: “Tôn giáo này được duy trì và không bị lay chuyển, đó là bằng chứng tôn giáo này của Thiên Chúa”. Trước sức sống lạ lùng này, chúng ta cũng sẽ nói chỉ có Thiên Chúa mới có thể gìn giữ Giáo hội Người được như vậy.

Đàng khác, Chúa Giêsu lại chẳng hứa rằng với ơn Ngài giúp, lực lượng hoả ngục không làm lay chuyển Giáo hội xây trên Đá đó ư?

B. GIÁO HỘI: BẢN TÍNH CỦA GIÁO HỘI

CHƯƠNG III

ĐẶC TÍNH CỐT YẾUCỦA GIÁO HỘI

MỞ ĐẦU

Ngày nay, sau 20 thế kỷ chiến đấu và thắng trận, mà chúng ta đã tường thuật, Giáo hội Công giáo La Mã tự phô bày trước mắt chúng ta như là cơ quan cần thiết, Chúa Kitô đã muốn và sáng lập, để truyền đạt và phổ biến trong thế giới chân lý Thiên Chúa và đời sống Thiên Chúa.

192

Page 193: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Muốn bênh vực một yếu sách như vậy, và nhận thức một sứ mệnh như thế, Giáo hội phải kêu gọi đến dĩ vãng và hiện tại để qủa quyết với đủ bằng chứng rằng ở thế kỷ thứ 20 này cũng như các thế kỷ đầu, trong tổ chức, trong giáo lý và trong đời sống mình, Giáo hội có những đặc tính mà Chúa Giêsu Đấng sáng lập muốn cho Giáo hội Ngài.

Đây là những đặc tính chính:- Duy nhất- Thánh thiện- Công giáo - Tông truyền.

Đó là những đặc tính chúng ta tuyên xưng khi chúng ta hát trong kinh Tin Kính: Tôi tin Giáo hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền.

I. CHÚA GIÊSU ĐÃ MUỐN GIÁO HỘI NGÀI DUY NHẤT: GIÁO HỘI ROMA LÀ ĐỘC NHẤT:

a) Chúa Giêsu chỉ muốn có một Giáo hội:

Giáo hội “của Chúa Giêsu” phải duy nhất dưới ba phương diện:

- Duy nhất trong giáo lý mà Giáo hội dạy, bởi vì sẽ mâu thuẫn nếu có nhiều chân lý nghịch nhau. Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ: “Hãy dạy các dân tộc và dạy họ giữ điều răn của Ta” (Mc 28,19-20).

- Duy nhất trong quyền hành: “Chỉ có một đoàn chiên và một đấng chăn” (Ga 10,16).

193

Page 194: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

- Duy nhất trong đời sống: “Con cầu cho những kẻ tin Con để họ được nên một như Cha trong Con và Con trong Cha, để họ nên một trong Chúng Ta” (Ga 17,20-21).

b) Giáo hội Roma là duy nhất.

1) Trong giáo lý. Thánh Phaolô viết: “Chỉ có một Thiên Chúa, chỉ có một đức tin” (Êph 4,6).

Nếu ai, cả đến Thánh Thần, giảng cho anh em một Phúc âm khác, người đó sẽ bị trục xuất (Gl 1,8).

Ngày nay, Giáo hội Công giáo Roma cũng có thể nói như vậy.

Tất cả mọi tín hữu trong khắp thế giới học cùng một giáo lý, hát cùng một kinh Tin Kính và tin hoàn toàn cùng những chân lý như nhau.2) Duy nhất trong quyền hành.

Giáo hội Công giáo Roma chỉ có một thủ lãnh, thay mặt Chúa Giêsu trên trần gian: ấy là Đức Giáo hoàng - Đức Giáo hoàng chọn các giám mục và đặt các ngài làm đầu các địa phận, các giám mục hợp nhất với Đức Giáo hoàng.Các giáo dân và các linh mục trong thế giới phải vâng lời Đức Giáo hoàng.

3) Duy nhất trong đời sống.

Các phép Bí tích phân phát trong cả Giáo hội đều như nhau: “Chỉ có một phép rửa tội” (Ep 4,5).

194

Page 195: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Ngày nay, trẻ em Việt nam, trẻ em Trung Hoa, trẻ em Pháp, trẻ em Phi châu, trẻ em Mỹ châu cũng đều chịu một phép rửa tội như sau.

Các người Công giáo khắp năm châu tất cả đều cùng chịu phép bí tích Thánh Thể, các bí tích Giải tội, Hôn nhân, Xức dầu thánh. Các linh mục không kể nòi giống đen, trắng hay vàng đều chịu cùng một phép bí tích Truyền chức.

Sau hết, mặc dầu có những lễ nghi bên ngoài khác nhau, cũng một thánh lễ đuợc cử hành trên khắp hoàn cầu, cũng một sự thờ phượng mà mọi người tín hữu của Giáo hội Công giáo dâng Thiên Chúa nhờ Chúa Giêsu Kitô.

II. CHÚA GIÊSU ĐÃ MUỐN GIÁO HỘI NGÀI THÁNH THIỆN: GIÁO HỘI ROMA LÀ THÁNH THIỆN.

a) Chúa Giêsu đã muốn Giáo hội Ngài thánh thiện.

Ngài phán: “Ta đến để ban sự sống và ban sự sống dồi dào” (Ga 10,10).

Chúng ta đã nói trước đây Chúa Kitô đã đến để trả lại cho chúng ta đời sống Thiên Chúa của ơn sủng mà Adong đã làm mất. Và Ngài đã sáng lập Giáo hội Ngài để lưu truyền sự sống ấy. Trong ý của Chúa Kitô , mọi người đều có thể trở nên thánh được. Sự thánh thiện sẽ là một đặc tính của Giáo hội Chúa Kitô, nếu thực sự người ta luôn luôn thấy nơi tín hữu, nhiều gương thánh thiện rạng ngời, chứng tỏ rằng một linh hồn có thể lên đến đâu khi linh hồn ấy thực hiện hoàn toàn lý tưởng của sự thánh thiện Kitô.

b) Giáo hội Roma là thánh thiện

195

Page 196: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Nhờ giáo huấn mà Giáo hội ban bố cho tín hữu, nhờ những điều răn và lời khuyên bảo, nhờ các bí tích mà Giáo hội phân phát cho họ, mọi người có thể nên thánh. Nếu có những phần tử trong Giáo hội đã xa lý tưởng thánh thiện, lỗi là ở chỗ họ đã lạm dụng tự do của họ mà không nghe lời Giáo hội dạy bảo, không giữ giới răn, cũng không chịu các bí tích.

Nhưng thực sự, suốt lịch sử mình, Giáo hội Công giáo đã hãnh diện nêu lên vô số gương thánh thiện anh hùng. Trải qua mọi thời đại, thuộc mọi giống nòi, mọi giai cấp, có những bằng chứng sống động làm sáng tỏ sự thánh thiện của Giáo hội. Có những thánh hiện đại như: Cha sứ Ars, thánh Têrêxa Hài đồng Giêsu, thánh Bernadetta, Catherine Labouré, v.v…

III. CHÚA GIÊSU ĐÃ MUỐN GIÁO HỘI NGÀI LÀ CÔNG GIÁO: GIÁO HỘI ROMA LÀ CÔNG GIÁO

a) Chúa Giêsu đã muốn Giáo hội Ngài là Công giáoDanh từ “Công giáo” nghĩa là “phổ quát”, là chung cho hết mọi người.

Chúa cứu chuộc hết mọi người, Giáo hội phải thông ban ơn cứu chuộc cho mọi người chẳng trừ ai. Chúa Giêsu đã phán: “Phúc âm này sẽ được rao giảng khắp hoàn cầu cho mọi dân tộc” (Mt 24,14).

“Hãy đi khắp thế giới, rao giảng Phúc âm cho mọi loài” (Mt 16,15). Chúng con sẽ làm chứng cho Thầy… khắp cùng trái đất” (Cv 1,8).

b) Giáo hội Roma Công giáo:

196

Page 197: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Nói rằng Giáo hội Roma là công giáo nghĩa là tự bản tính Giáo hội là phổ quát, đời sống mà Giáo hội mang phải được tràn lan khắp nơi, và Giáo hội được sáng lập cho cả nhân loại, vì vậy bao lâu chưa được đạt tới toàn thể nhân loại, Giáo hội còn phải cố gắng chinh phục hết những phần tử còn ở ngoài Giáo hội.

Trong 20 thế kỷ, Giáo hội đã chứng tỏ rằng Giáo hội có thể biến đổi tất cả mọi hình thức văn hoá và trong mỗi một văn hoá tất cả mọi sinh hoạt, tất cả mọi tuổi và mọi hoàn cảnh, và trong mỗi một người, mọi phương diện hoạt động của con người: trí thức, gia đình, nghề nghiệp, xã hội, công dân, quốc tế. Bởi Giáo hội đạt tới trong con người cái gì là thâm sâu, là phổ quát, đồng thời, Giáo hội chứng tỏ có thể kết hợp tất cả mọi người trong một cộng đồng bác ái không phân biệt màu da nòi giống (ngoài ra, Giáo hội là công giáo còn có nghĩa là giáo lý và đời sống do Giáo hội ban ra, có thể thoả mãn mọi nhu cầu, mọi ước vọng chính đáng của con người).

Các cuộc truyền giáo (và nói chung, tất cả các việc tông đồ của Giáo hội) nói lên một cách sống động đặc tính Công giáo này và đồng thời là bằng chứng hiệu quả của đặc tính ấy.

IV. CHÚA GIÊSU ĐÃ MUỐN GIÁO HỘI NGÀI LÀ TÔNG TRUYỀN: GIÁO HỘI ROMA LÀ TÔNG TRUYỀN:

a) Chúa Giêsu đã muốn Giáo hội Ngài là tông truyền, nghĩa là nối liền với các tông đồ, bắt nguồn với các tông đồ .

Ý Chúa Kitô lúc uỷ thác cho các tông đồ sứ mệnh giảng dạy và rửa tội là một đàng các đấng kế tiếp các tông đồ được nối liền với họ bằng một sự kế thừa hợp pháp và không gián đoạn và một đàng giáo lý mà các đấng kế vị giảng dạy là

197

Page 198: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

giáo lý mà chính Ngài đã dạy cho các tông đồ. “Thầy ở cùng các con cho đến tận thế” (Mt 28,20).

b) Giáo hội Roma là tông truyền

Nếu người ta quan sát sự kế tiếp các thủ lãnh hữu hình của Giáo hội (Đức Giáo hoàng và các Giám mục) người ta nhận thấy Giáo hội lên tới các tông đồ bằng một sợi dây liên lạc không gián đoạn (Piô XII - 258, Gioan 23-259, Paul VI - 260). Chúng ta có một danh sách tất cả các Giáo hoàng từ thánh Phêrô là đấng thay mặt Chúa đầu tiên, đến Đức Phaolô VI là đấng thứ 260, Gioan- Phaolô I- 261, và Gioan Phalô II- 262.

Nếu người ta quan sát giáo lý, giáo lý ngày nay nguyên vẹn là giáo lý mà các tông đồ để lại cho chúng ta. Đành rằng có những tiến triển nhưng không phải trong sự khởi thảo những tín điều mới, mà chính là trong sự hiểu biết và giải thích giáo lý Phúc âm sâu xa hơn.

Lời chú thích lịch sử

Sự ly giáo Tây phương (1377-1418) phân chia Giáo hội về vấn đề hợp pháp về quyền giáo hoàng không làm tổn thương nào đến sự tông truyền của Giáo hội. Chỉ có một giáo hoàng hợp pháp, giáo hoàng thành Roma được chọn trước nhất. Như thế, sự kế tiếp của các giáo hoàng với thánh Phêrô không bị gián đoạn.

KẾT LUẬN: GIÁO HỘI CÔNG GIÁO ROMA, GIÁO HỘI CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ

Theo dòng lịch sử mình, Giáo hội Roma đã hai lần nhìn thấy một số con cái ly khai vì vấn đề tín ngưỡng hay quyền hành:

198

Page 199: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Giáo hội Đông phương thế kỷ 10 và Giáo hội Tin lành vào thế kỷ 16.

Sự kiện cắt đứt lịch sử này làm cho hai cộng đồng Kitô lìa bỏ Giáo hoàng đấng kế vị Phêrô, không thể cho mình là “tông truyền”.

Về sự thánh thiện, các Giáo hội ly khai có thể có những tấm gương sáng không chối cãi được. Nhưng chúng ta xin lưu ý hai điểm sau đây:

1) Nếu sự thánh thiện có thật trong Giáo hội ly khai, sự ấy là do tất cả những gì các Giáo hội còn giữ lại chung với Giáo hội Roma.

2) Nếu các Giáo hội Đông phương còn giữ các bí tích thì các Giáo hội Tin lành lại đã bỏ các phương thế đó, những phương thế mà Chúa lập ra để làm cho thánh thiện. Nhưng vậy chính các Giáo hội ấy mất đi nguồn mạch sự thánh thiện Kitô thật.

Chúng ta tóm kết: Chỉ có mình Giáo hội Công giáo Roma là có đầy đủ những dấu hiệu mà Chúa Kitô đã muốn như là những đặc tính của Giáo hội mà Ngài đã sáng lập để lưu truyền và phổ biến đời sống Chúa.

Giáo hội Công giáo Roma là Giáo hội của Chúa Giêsu Kitô.

199

Page 200: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

…../././.\.\.\.\....

CHƯƠNG IV

GIÁO HỘI“NHIỆM THẾ CHÚA KITÔ”

MỞ ĐẦU

Bốn đặc điểm của Giáo hội mà chúng ta vừa học không đưa chúng ta đi vào bản chất sâu xa của Giáo hội .

Nếu chúng ta muốn biết Giáo hội là gì, bây giờ chúng ta phải mở lại Phúc Âm và các Thánh Thư của thánh Phaolô: dưới nhiều hình thức, chúng ta gặp một định nghĩa đưa chúng ta đi

200

Page 201: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

vào lòng của mầu nhiệm Giáo hội: Giáo hội là một thân thể sống động có đời sống siêu nhiên, một thân xác mà Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể, gọi tắt là Nhiệm thể.

I. HỌC THUYẾT VỀ NHIỆM THỂ

I) GIÁO HUẤN CỦA CHÚA KITÔ

“ Thầy là cây nho thật, cũng như cành không thể có trái nếu nó không ở trên cây, chúng con cũng vậy, nếu chúng con không ở trong Thầy. Thầy là cây nho, chúng con là cành nho. Ai ở trong Thầy thì sẽ có nhiều hoa trái, vì không có Thầy chúng con chẳng làm gì được” (Ga 15,1-6). Chúng ta nhận thấy:

Trong cây Nho

1. Gốc nho hút trong đất những yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho cây nho và lưu truyền nhựa cho các cành.Trong Giáo hội

- Chúa Kitô có sự sống Thiên Chúa tràn trề và lưu truyền cho nhân loại.

2. Các cành không thể có trái nếu không kết hợp với gốc, gốc lưu truyền nhựa.

- Loài người không thể có sự sống đời đời nếu không kết hợp với Chúa Kitô , Chúa Kitô lưu truyền sự sống

3.Cành nào lìa gốc thì chết và không thể có hoa trái.

- Những người cố tình xa lìa Chúa Kitô sẽ mất sự sống Thiên Chúa

201

Page 202: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

4. Nhựa là nguồn gốc trọng yếu cần cho sự sống của cây và của mỗi cành.

- Đời sống ơn sủng là nguồn gốc trọng yếu cần cho sự sống của toà Giáo hội và của mỗi phần tử.

5. Tất cả các cành cùng nhau sống nhờ cùng một nhựa và giúp vào sự sống của cả cây nho.

- Tất cả mọi phần tử Giáo hội kết hợp chung nhờ cùng một đời sống Thiên Chúa.

II) GIÁO HUẤN CỦA THÁNH PHAOLÔ

Trong các thư ngài, thánh Phaolô so sánh Giáo hội như một thân thể. Ngài nói: “Anh em là thân thể Chúa Kitô và là chi thể của Ngài” (1Cr 12,27). Sự so sánh này cũng như sự so sánh với cây nho:Trong cây nho

Chúa Kitô : gốcnhân loại: cànhƠn thánh: nhựa

Trong thân thể

Chúa Kitô : đầunhân loại: chi thểƠn thánh: máu

III) GIÁO HỘI “NHIỆM THỂ CHÚA KITÔ”

Chúng ta có thể kết luận:

202

Page 203: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

1. Giáo hội là một thân thể, nghĩa là một cộng đồng hữu hình.

2. Giáo hội là một thân thể sống động, sống nhờ đời sống Thiên Chúa do các bí tích đem lại.

3. Giáo hội là thân thể sống động của Chúa Kitô và của các tín hữu: Phép rửa tội đã làm cho chúng ta trở nên chi thể của thân thể Ngài , kết hợp mật thiết chúng ta với Chúa Kitô , đấng ban cho chúng ta sự sống Thiên Chúa và kết hợp chúng ta với nhau (Thông điệp Nhiệm thể).

II. NHỮNG LUẬT LỚN CỦA NHIỆM THỂ:

Tất cả những kẻ đã chịu phép rửa tội và tuyên xưng đức tin Công giáo là những chi thể sống động với Chúa Kitô là Đầu, cấu thành nhiệm thể này và có đời sống siêu nhiên, đều lệ thuộc ba điều luật lớn mà thánh Phaolô luôn luôn nhắn nhủ những người kitô hữu đầu tiên.

1. Luật hợp nhất.2. Luật tương trợ.3. Luật phân công.

I) LUẬT HỢP NHẤT, TRONG NHIỆM THỂ

Trong nhiệm thể cũng như trong thân thể người ta, tất cả đều được hướng về một mục đích độc nhất: Sự sống và sự phát triển của toàn thân thể. “Cũng như thân thể của thân thể, mặc dầu có nhiều chi thể và tất cả các chi thể của thân thể, mặc dầu nhiều, nhưng chỉ làm thành một thân thể, Chúa Kitô cũng thế. Phải, chúng ta được rửa trong cùng một Thánh

203

Page 204: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Thần để thành một thân thể, tất cả, Do thái và lương dân, nô lệ và tự do”(1Cr 12,12-13).

“Một thân thể và một thần khí, một hy vọng. Một Chúa, một đức tin, một phép Rửa, một Thiên Chúa và Cha chung, đấng ở trên hết, hoạt động nơi mọi người và ở trong mọi người” (Ep 4,4).

Cái làm hợp nhất tất cả, chính là Đức Kitô , đầu Nhiệm thể.Ngài phán: “Xin cho tất cả môn đệ được nên “một” (ga 17,20).Sự kết hợp với Chúa Kitô, nguồn sống của sự hợp nhất, là phương thế cần thiết cho chúng ta thụ hưởng đời sống ơn thánh và được nên một chi thể sống động của cộng đồng nhân loại của Nhiệm thể.

II) LUẬT TƯƠNG TRỢ, TRONG NHIỆM THỂ

Trong Nhiệm thể cũng như trong thân thể người ta, tất cả mọi chi thể đều liên đới với nhau, sự sống của một phần tử sinh ích cho tất cả chi thể khác: “Nếu chân nói vì tôi không phải là tay, tôi không thuộc về thân xác” thật sự chân hết còn thuộc thân xác không? Nếu toàn thân đều mắt, thì thính quan ở đâu?... Vậy mắt không thể nói với tay: tôi không cần mày… “ Một chi thể đau, tất cả các chi thể khác cũng đau” (1Cr 11,15).

Ngày nay người ta nói nhiều về tình liên đới nhân loại.

Tình liên đới chân thực của chúng ta sâu xa hơn là tình liên đới thuần tuý nhân loại, vì là sự liên đới trong một sự sống thần linh.

204

Page 205: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Tất cả mọi người đối với chúng ta, là chi thể của Chúa Kitô trong nguyên tắc hay thật sự.

III) LUẬT PHÂN CÔNG, TRONG NHIỆM THỂ

Trong Nhiệm thể cũng như trong thân thể người ta, mỗi phần tử phải làm một vai trò riêng tuỳ thuộc đoàn thể (1Cr 12,4-8-11) “Các ân tứ dẫu khác nhau, tuy nhiên cũng cùng Thánh Thần, phục vụ có nhiều hình thức nhưng cũng chỉ có một Chúa. Công tác có nhiều hình thức, nhưng cũng là một Thiên Chúa hoạt động. Ơn Thánh Thần phát biểu ra nơi mỗi người một khác tuỳ ích chung”.

Điều quan trọng đối với mỗi phần tử là đóng vai trò Thiên Chúa đã chỉ định. Nghĩa là trung thành với ơn kêu gọi của mình. Trong Nhiệm thể vai trò của linh mục chẳng hạn, không phải là vai trò của giáo dân, vai trò của bệnh nhân trong nhà thương không phải vai trò cô y tá, vai trò nữ tu sĩ dòng kín không phải là vai trò của bà mẹ gia đình, vai trò cậu sinh viên không phải vai trò của anh thợ trong nhà máy: Mỗi một người đừng so sánh với kẻ khác, nhưng phải ý thức chức vụ riêng của mình và cố gắng thực hiện cho hết sức để sinh ích cho toàn Nhiệm thể.

KẾT LUẬN

Chúng ta hiểu rằng giáo lý về Nhiệm thể ngày càng hợp thời. Ngày nay, vào một thời đại mà trên kế hoạch tập hợp, trong lãnh vực quốc tế cũng như trong lãnh vực xã hội hay chính trị, chúng ta chứng kiến một sự nỗ lực hợp đoàn thành từng khối, nghiệp đoàn, đảng phái, công tự do, v.v…

Nhất là trên phạm vi thiêng liêng, không có những cá thể biệt lập.

205

Page 206: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Không ai có thể lo phần rỗi mình mà lại sao lãng phần rỗi kẻ khác.

Mỗi người ở địa vị mình, phải, nhưng phải cho toàn thể được hưởng.

III. CÁC PHẦN TỬ CỦA NHIỆM THỂ KẾT HỢP VỚI CHÚA KITÔ LÀ ĐẦU

I. CHÚA KITÔ TOÀN THỂ

Một trong những đòi hỏi thực tế của nhiệm thể ấy là sự kết hợp trọng yếu cần thiết giữa đầu và chi thể, nghĩa là giữa Chúa Kitô và chúng ta .

Sự kết hợp này đã được thực hiện bởi phép rửa tội chúng ta đã chịu. Phép rửa tội “ghép chúng ta vào Chúa Kitô” (Rm 11,23-24), làm cho chúng ta sống đời sống Ngài, như trong cây nho các cành nho sống đời sống gốc cây, như trong thân thể người ta các chi thể sống đời sống của đầu.

Nhờ sự kết hợp trọng yếu này giữa Chúa Kitô và chúng ta, người ta có thể nói được rằng chúng ta với Chúa Kitô cấu tạo thành một “Ngôi vị mầu nhiệm” hay là như thánh Augustinô nói, Chúa Kitô toàn thể (Thông điệp Nhiệm thể , trang 38).

II. ĐẾN MỘT SỰ KẾT HỢP CHẶT CHẼ HƠN

Nhưng sự kết hợp này, mà phép rửa tội đã thực hiện và ơn Thánh gìn giữ trong chúng ta, phải được mỗi một người chúng ta bành trướng thêm cho đến cùng, nếu chúng ta muốn trở nên những chi thể sống động của Nhiệm thể. “Như cành

206

Page 207: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

không thể mang trái nếu không kết hợp với cây nho, cũng vậy, nếu chúng con không ở trong Thầy” (Ga 15,4).

Ở đây không chỉ là một “trạng thái” nhưng là một đời sống, mà đời sống phải được dưỡng nuôi và lớn lên.

Chúng ta bành trướng sự kết hợp chúng ta với Chúa Kitô bằng cách:

a. Phát triển những nhân đức đối thần trong chúng ta . Đức tin kết hợp chặt chẽ chúng ta với Chúa Kitô như mguồn mạch chân lý : “Kẻ nào xưng ra Chúa Kitô là Con Thiên Chúa, Thiên Chúa ở trong kẻ ấy và kẻ áy ở trong Chúa” (1 Ga 5,15).

Đức cậy làm chúng ta hướng về Ngài càng ngày càng hơn như hướng về nguồn hạnh phúc chân thực.

Đức ái gắn bó chúng ta với Chúa bằng một giây chắc chắn của tình yêu: “Thiên Chúa là tình yêu, kẻ nào ở trong tình yêu là ở trong Chúa và Chúa ở trong kẻ ấy” (1Ga 4,16) (Ga 14,23 và 15,9).

b. Vâng giữ các điều răn của Ngài

“Nếu các con giữ các điều răn của Thầy, các con sẽ ở trong tình yêu Thầy, như Thầy giữ các điều răn của Cha Thầy và Thầy ở trong tình yêu của Người” (Ga 15,18).

Chúng ta yêu Chúa Kitô, tình yêu chúng ta phải được chứng tỏ ra bằng việc làm. “Các con nhỏ, đừng yêu bằng lời nói và bằng miệng, nhưng bằng hành động và thực sự (1 Ga 3,18).

c. Yêu kẻ khác

207

Page 208: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Vì “làm sao mà chúng ta quả quyết rằng chúng ta yêu Chúa nếu chúng ta ghét những chi thể của Nhiệm thể Ngài” (Thông điệp Nhiệm thể, trang 41).

“Kẻ nào nói yêu Chúa mà ghét anh em mình, kẻ ấy nói dối vì kẻ không yêu anh em thấy không thể yêu Thiên Chúa mà kẻ ấy chẳng thấy” (1 Ga 4,20-21).

d. Tham dự Thánh thể

Thánh thể kết hợp chúng ta với Chúa Kitô trong lễ dâng toàn Nhiệm thể Ngài cho Đức Chúa Cha .

Sự chịu lễ cho linh hồn chúng ta được dưỡng nuôi mình bằng chính Chúa Kitô và thực hiện với Ngài sự kết hợp mật thiết nhất.

IV. CÁC PHẦN TỬ CỦA NHIỆM THỂ KẾT HỢP VỚI NHAUI. BA BÌNH DIỆN CỦA NHIỆM THỂ

Tất cả những kẻ được “ghép” vào Chúa cấu thành một thân thể sống động mà Chúa Kitô là đầu và họ là chi thể.

Ở đâu có những linh hồn sống đời sống Chúa, ở đâu ơn thánh chảy, ở đấy là Nhiệm thể.

Nhiệm thể vượt qua giới hạn trần gian, và nhìn nhận như thuộc gia đình, tất cả những kẻ sau cuộc đời trần gian, đã đạt tới đời sống Thiên Chúa trên trời hoặc còn phải tinh luyện dưới luyện ngục.

Vậy có ba bình diện của Nhiệm thể:

208

Page 209: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

1, Giáo hội chiến đấu (trên trần gian)2, Giáo hội đau thương (trong luyện ngục)3, Giáo hội khải hoàn (trên trời)

II. CÁC THÁNH THÔNG CÔNG:

Cũng đời sống chảy từ Đức Kitô qua mọi chi thể của Giáo hội . Một mối giây liên lạc trọng yếu chung thắt chặt họ: đó là điều mà người ta gọi là “các Thánh thông công”.

Các Thánh thông công là gì?

Các “Thánh” ở đây có nghĩa rộng gồm “tất cả các linh hồn sống ơn thánh sủng”.

Các Thánh thông công là sự kết hợp tất cả những kẻ sống đời sống siêu nhiên trên trần gian, trong luyện ngục hay trên trời và bởi thế phải duy trì với nhau những mối liên lạc huynh đệ của những phần tử của Nhiệm thể.CHÚ Ý:

a. Những kẻ phạm tội trọng tự mình cắt đứt khỏi đời sống thông công của các Thánh; nhưng họ vẫn luôn luôn thuộc về Nhiệm thể: họ là những “chi thể tàn tật” của thân thể. “Họ mất đức ái và ơn thánh sủng, nhưng họ còn giữ đức tin và đức cậy Kitô và nhờ ơn Chúa soi sáng dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, họ biết sợ và ăn năn hối cải (Thông điệp “Nhiệm thể” trang 14).

b. Những kẻ mắc vạ tuyệt thông bị tẩy ra khỏi Giáo hội của Nhiệm thể, vì họ hành động như những phần tử bất xứng, có thể làm hư hỏng các phần tử khác bằng lý thuyết hay gương xấu của họ.

209

Page 210: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Nếu họ ăn năn họ sẽ được trở về với Nhiệm thể.

c. Những kẻ vô tín ngưỡng hoặc những kẻ rói đạo hoặc ly khai, một cách cong khai họ đứng ngoài Nhiệm thể.

III. LIÊN LẠC TRỌNG YẾU GIỮA CÁC THÁNH TRÊN TRẦN GIAN VỚI NHAU

Tất cả những kẻ trên trần gian tham dự vào đời sống Thiên Chúa của Chúa Kitô và của Giáo hội Ngài được kết hợp bằng những mối liên lạc tương trợ trọng yếu: như vậy họ liên quan đến kho thiêng liêng của toàn Nhiệm thể , họ có quỹ bù trừ cho phép họ đổi nhau, công đức người này làm giàu sang cho người khác.

Mỗi một phần tử cuae Nhiệm thể có thể vừa là:

a. Một nhà sản xuất: mọi cố gắng, mọi hy sinh, mọi kinh nguyện, mọi công đức, mọi việc bác ái của một linh hồn sống trong ơn nghĩa Chúa được chảy tràn vào kho chung, gồm có công đức của Chúa Kitô , của Đức Mẹ và các thánh.

“Mọi linh hồn lên cao đều nâng thế giới lên” (Elisabeth Leseur).

b. Một nhà tiêu thụ:

Mỗi một người trong chúng ta hưởng thụ các việc lành phúc đức của kẻ khác và chân lý này dạy chúng ta vừa biết tin cậy và khiêm tốn: lúc chúng ta được mọt thắng lợi, khi chúng ta quảng đại, biết đâu chúng ta nhờ một “người vô danh” đã giúp chúng ta .

210

Page 211: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CHÚ Ý:

1. Sự liên hệ thiêng liêng của tất cả những phần tử của Nhiệm thể, dựa trên sự các công đức người này có thể chuyển qua người khác là một trong những tín điều phong phú nhất của Đức tin Kitô: điều đó đòi chúng ta phải hiểu rằng việc chúng ta làm, trước mắt Thiên Chúa, không đo lường với hào nhoáng bề ngoài, nhưng ở mức độ tình yêu ở trong các việc ấy. Như vậy những kẻ hèn mọn đau khổ, những bệnh nhân và tất cả những ai cảm thấy mình bất lực theo mắt người đời, ngược lại, sẽ có thể nuôi dưỡng các phần tử khác của Nhiệm thể bằng các công đức của mình.

2. Tín điều này sẽ giải thích và sẽ là lẽ sống của những dòng kín là những dòng giữ một vai trò cần thiết trong thế giới, vì các phần tử cầu nguyện và hy sinh cho kẻ khác.

IV. LIÊN LẠC TRỌNG YẾU GIỮA CÁC “THÁNH” TRẦN GIAN VÀ CÁC THÁNH TRONG LUYỆN TỘI.

Các anh em chúng ta trong luyện tội chưa sống đời sống Thiên Chúa đủ để được vào Thiên đàng. Họ sung sướng biết mình được rỗi linh hồn nhưng họ cần phải đền tội: họ có thể chịu đau khổ để đền tội nhưng không cò lập được công đức. Vì vậy các “Thánh” trần gian có thể dâng lời cầu nguyện và lập công đức dâng cho những kẻ đau khổ trong luyện tội và giúp họ sớm được “giải thoát”. Chúng ta có thể múc trong kho chung, những ân xá cho họ và nhất là xin lễ cho họ.

V. LIÊN LẠC TRỌNG YẾU GIỮA CÁC “THÁNH” TRẦN GIAN VỚI CÁC “THÁNH” TRÊN TRỜI

Các anh chị em chúng ta trên trời đã tới nơi hạnh phúc vĩnh cửu. Họ hoàn toàn hưởng đời sống Thiên Chúa. Chúng ta

211

Page 212: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

không còn phải cầu nguyện cho họ. Nhưng chúng ta có thể xin họ cầu nguyện cho chúng ta và cho các phần tử khác của Nhiệm thể đang còn ở trần thế hoặc ở luyện tội. Thánh Têrêxa nói ngài về trời để giúp ích cho thế gian.

--------------“+”--------------

C. GIÁO HỘI: VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI

CHƯƠNG V

PHƯƠNG DIỆN KHÁC NHAUCỦA SỨ MỆNH CỦA GIÁO HỘI

I. HAI NHIỆM VỤ CỐT YẾU CỦA GIÁO HỘI

Bởi vì Giáo hội là sự nhập thể thường trực của Con Thiên Chúa, Giáo hội vừa là thần linh vừa là nhân loại, như Đức

212

Page 213: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Kitô đấng sáng lập, mà Giáo hội lưu tồn sự hiện diện giữa con người.

Vì danh tước ấy, Giáo hội có hai nhiệm vụ phải thi hành trong thế giới là:

- Ban Thiên Chúa cho loài người.- Dẫn dắt loài người đến Thiên Chúa.

II. PHƯƠNG DIỆN KHÁC NHAU CỦA HAI NHIỆM VỤ CỐT YẾU NÀY

a. Ban Thiên Chúa cho loài người: Nghĩa là một đàng lưu truyền cho loài người chân lý Thiên Chúa mà Chúa Kitô đã mang lại cho họ, một đàng lưu truyền cho loài người sự sống Thiên Chúa mà Chúa Kitô đã trả lại cho họ.

b. Dẫn loài người đến Thiên Chúa: Nghĩa là một đàng dẫn dắt các tín hữu để họ ở trong đường ngay của chân lý Chúa và giúp họ sống đầy đủ đời sống Chúa.

Một đàng lôi kéo những kẻ ở ngoài chân lý và sự sống Thiên Chúa để họ có thể biết chân lý và sống đời sống này.

Hai nhiệm vụ chính yếu của Giáo hội đưa chúng ta đến khảo sát trong các chi tiết 4 phương diện thực tế cấu thành sứ mệnh của Giáo hội.

1) Sứ mệnh giảng dạy chân lý Chúa.2) Sứ mệnh lưu truyền sự sống Chúa.3) Sứ mệnh cai trị các tín hữu.4) Sứ mệnh làm cho dân ngoại trở lại.

A. GIÁO HỘI CÓ SỨ MỆNH GIẢNG DẠY CHÂN LÝ CHÚA

213

Page 214: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

I/ CHÚA GIÊSU ĐÃ BAN CHO CÁC TÔNG ĐỒ VÀ CÁC ĐẤNG KẾ TIẾP SỨ MỆNH GIẢNG DẠY CHÂN LÝ THIÊN CHÚA

“ Tất cả quyền phép trên trời dưới đất đều được ban cho Ta.

“Hãy đi giảng dạy mọi dân tộc. Hãy dạy họ giữ các điều răn Thầy…Thầy ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,18).

Chúa Giêsu đã ban quyền giảng dạy chẳng những cho các tông đồ Ngài mà lại cho các đấng kế vị các tông đồ . Các tông đồ làm sao mà giảng dạy tất cả mọi dân tộc, vì các đấng ấy đâu có sống mãi đến tận thế.

II/ CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ CHU TOÀN SỨ MỆNH GIẢNG DẠY CHÂN LÝ THIÊN CHÚA

a. Các ngài đã ý thức sứ mệnh này:

Thánh Phaolô nói: Đức tin thì do sự giảng dạy mà đến, và sự giảng dạy chính Chúa Kitô cho lệnh (Rm 10,18).

“Tôi đã nhận sứ mệnh Chúa Giêsu giao phó là rao truyền Phúc âm. “Vô phúc cho tôi nếu tôi không giảng Phúc âm”… (1 Cr 9,16).

Các tông đồ chọn các thầy phó tế thay thế các ngài trong việc tiếp tế vật chất: “Chúng tôi không nên bỏ lời Chúa để lo phục vụ cơm nước. Để chúng tôi chuyên đọc kinh cầu nguyện và rao giảng lời Chúa”. (Cv 6,2-5).

b. Các ngài đã thi hành sứ mệnh ấy.

214

Page 215: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Từ khi các ngài đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần, các ngài giảng dạy (Cv 2).

“Hãy đi giảng công khai cho dân những lời hằng sống” (Cv 5,20) (1Cr 15,33; Gl 1,6; 1Ga 2,18…).

III/ NGÀY NAY GIÁO HỘI GIẢNG DẠY CHÂN LÝ THIÊN CHÚA NHƯ THẾ NÀO?

A. Ai có sứ mệnh giảng dạy?

Đức Giáo hoàng và các Giám mục: các đấng là những vị kế tiếp các tông đồ vì thế hưởng thụ những lời Chúa Kitô hứa giúp đỡ. Vì lẽ ấy, các đấng làm thành Giáo hội giảng dạy (chủ huấn).

B. Giáo hội giảng dạy đưa ra những bảo chứng nào cho giáo dân?

Trước hết và quan trọng là bảo chứng quyền hợp pháp: quyền này do Chúa Kitô ban cho và tự nó là một bảo chứng sự thật: vì Giáo hội có quyền giảng dạy mà giáo dân tin cậy và trung thành với Giáo hội.

Thứ đến, bảo chứng sự không sai lầm được, đặc ân gìn giữ Giáo hội khỏi bị sai lầm.

Chúa Giêsu đã hứa cho tông đồ Ngài sẽ “ở với các đấng cho đến tận thế” và phái Chúa Thánh Thần đến các đấng và ở với các đấng luôn mãi cùng dẫn đưa các đấng trong chân lý toàn diện (Mt 28,20; Ga 14,16 và 16,13).

“Các lực lượng hoả ngục không thể làm lay chuyển Giáo hội” (Mt 16,18) và Ngài hứa gìn giữ Giáo hội cách riêng:

215

Page 216: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

“Thầy cầu cho con để đức tin con không suy vong và con, khi con đã được vững mạnh, con hãy củng cố anh em con” (Lc 22,32).

Đặc ân không thể sai lầm về giáo lý được ba cho:

a. Các Giám mục rải rác khắp năm châu kể chung và kết hợp với Đức Giáo hoàng. Sự các đấng ấy đồng ý hoàn toàn về những điểm giáo lý đó là đức tin của toàn Giáo hội giảng dạy.

b. Các Giám mục hợp thành công đồng chung mà Đức Giáo hoàng triệu tập, chủ toạ hay cho đại diện chủ toạ và chấp thuận. Những chân lý được công đồng chung xác định đều không thể sai lầm được. Tín điều Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa được cộng đồng Ephesô năm 431 xác định. Đã có 31 công đồng chung.

c. Đức Giáo hoàng, với tính cách các nhân.

Đặc ân này được Chúa Kitô ban cho Phêrô và các vị kế tiếp.Giáo hội phải truyền đạt nguyên vẹn chân lý Chúa, thủ lãnh hữu hình của Ngài phải được Chúa Thánh Thần giúp đỡ cách riêng và gìn giữ ngài khỏi bị sai lầm khi ngài giảng dạy giáo dân.

Công đồng Vaticanô nói rõ những điều kiện trong đó Đức Giáo hoàng được bảo đảm không sai lầm là “Lúc Ngài nói với tư cách là một chủ chăn tối cao và thầy dạy mọi tín hữu, Ngài xác định một điểm giáo lý về đức tin và luân lý (phong tục) và Ngài có ý buộc toàn Giáo hội phải tin”.

216

Page 217: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

C. Trong thực tế, Giáo hội thi hành sứ mệnh giảng dạy như thế nào?

1) Một số giáo huấn được Giáo hội trình bày trong những hoàn cảnh đặc biệt.

- Đức Giáo hoàng long trọng xác định những tín điều phải tin.- Các công đồng long trọng xác định.

- Những thông điệp hay là thư luân lưu trong khắp thế giới trong đó Đức Thánh cha xác định điểm nọ điểm kia về tín lý hay luân lý (Thông điệp Rerum Novarum (1891) của Đức Lêô XIII về thợ truyền)…

2) Nhưng chung chung, các giáo huấn của Giáo hội được giảng dạy cách thông thường:

- giáo lý dạy trong họ đạo- thư các Giám mục -diễn văn của Đức Thánh cha.

D. Bổn phận các tín hữu đối với các thủ lĩnh của Giáo hội là thế nào?

Các tín hữu phải kính trọg và vâng phục hoàn toàn Giáo hội giảng dạy, vì Giáo hội đại diện quyền Chúa Kitô, đấng xưa đã phán cùng các tông đồ : “Ai nghe các con là nghe Ta, ai khinh bỉ các con là là khinh bỉ Ta” (Lc 10,16).

B. GIÁO HỘI CÓ SỨ MỆNH TRUYỀN ĐẠT SỰ SỐNG THIÊN CHÚA

217

Page 218: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

I/ CHÚA GIÊU KITÔ ĐÃ BAN CHO CÁC TÔNG ĐỒ VÀ CÁC ĐẤNG KẾ TIẾP CÁC TÔNG ĐỒ SỨ MỆNH TRUYỀN ĐẠT SỰ SỐNG THIÊN CHÚA

Chúa Kitô đã đến thế gian để trả lại sự sống Thiên Chúa cho chúng ta. Ngài phán: “Ta đến để chúng có sự sống và sự sống dồi dào (Ga 10,10).

Nhưng Ngài đã muốn rằng sau Ngài, Giáo hội Ngài lưu truyền sự sống ấy cho tất cả mọi người. Bởi thế Ngài ban các quyền linh mục cho các tông đồ Ngài và đồng thời ch các vị kế tiếp, vì đó là sứ mệnh làm cho mọi người mọi thời đại cho đến tận thế được hưởng sự sống Thiên Chúa.

Phúc âm ghi lại một số lời Chúa rõ ràng về điểm ấy:

“Hãy rửa tội cho mọi dân tộc nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” (Ga 26,19).

“Hãy nhận Chúa Thánh Thần, các tội sẽ được tha cho những kẻ các con tha và tội sẽ bị cầm buộc cho những kẻ mà chúng con cầm buộc (Ga 20,23).

“Hãy làm sự này mà nhớ đến Ta” (Lc 22).

II/ CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ CHU TOÀN SỨ MỆNH TRUYỀN ĐẠT SỰ SỐNG THIÊN CHÚA

1) Chính ngày lễ Hiện Xuống, các tông đồ đã rửa tội lối 3.000 người (Cv 2,41). Thánh Phêrô rửa tội ông Corneille và cả gia đình (Cv 10,48; 6,33,19,6).

218

Page 219: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

2) Các tông đồ đặt tay trên những tín hữu đã chịu phép rửa tội và các tín hữu ấy đã nhận Chúa Thánh Thần (Bí tích Thêm Sức) (Cv 8,15-17 và 19,6).

3) Các tông đồ tái hành trước các tín hữu sự bẻ bánh (Bí tích Thánh Thể) (Cv 2,42 và 20,7).

4) Các tông đồ đặt tay trên các vị kế tiếp các Ngài và truyền lại cho họ các quyền chức linh mục và Giám mục (Cv 13,3 và 1 Tin Mừng 5,22).

5) Các tông đồ làm phép Bí tích Xức dầu (Jac 5,14-15).

N.B. Công vụ Tông đồ không nói đến bí tích giải tội và hôn nhân. Công vụ Tông đồ chỉ nói về thời sự lịch sử. Nhưng chúng ta biết Phúc Âm nói rõ về các vấn đề ấy.

III/ NGÀY NAY GIÁO HỘI TRUYỀN ĐẠT SỰ SỐNG THIÊN CHÚA THẾ NÀO?

- Cũng bằng các Bí tích mà Chúa Kitô đã lập và các tông đồ đã ban nhân danh Chúa.

a. Bí tích là gì?

Bí tích là “dấu bề ngoài chuyển thông ơn bề trong”.

Dấu tích bề ngoài là hoặc một sự vật chất có thể xem, sờ mó, ngửi nếm hoặc là một lời nói, có thể nghe được hay là một cử chỉ có thể quan sát được. Sẽ thành bí tích khi một dấu bề ngoài, nhờ quyền phép toàn năng của Chúa Kitô và những điều kịên Ngài muốn, có những hiệu quả siêu nhiên như nước rửa tội: xoá tội tổ tông; dầu Thêm sức tăng thêm ơn thánh.

219

Page 220: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

b. Bí tích để làm gì?

Các bí tích mà Chúa Giêsu sáng lập Giáo hội ban hành để cho sự sống, không phải là những biểu hiệu hay là những dấu suông. Các Bí tích một khi được ban hành hợp lệ đều sinh sản ơn thánh. Chúng ta lại gặp quan niệm về Nhập thể . Chúa Kitô nhập thể để trả lại sự sống Thiên Chúa cho loài người, Ngài đã muốn chẳng những lập một Giáo hội hữu hình tiếp tục sự nhập thể của Ngài , mà lại còn dùng những phương thế hữu hình để truyền đạt cho loài người sự sống Thiên Chúa, để đem lại cho các linh hồn ơn thánh vô hình. Sau sự nhập thể của Chúa Kitô và nhờ sự nhập thể của sự siêu nhiên trong Giáo hội, bây giờ sự sống Thiên Chúa phải được nhập thể trong đời sống của mỗi người: các bí tích, dấu bề ngoài sinh ơn bề trong, là sự biểu lộ sống động của sự nhập thể này.

c. Các bí tích và đời sống Thiên Chúa của chúng ta .

Nhờ những phần tử của Giáo hội được “phong chức” để làm sứ mệnh ấy, nhờ những quyền phép linh mục mà các tông đồ truyền lại. Bí tích Thêm sức và Truyền chức là những bí tích dành riêng cho các Giám mục ban, Bí tích Rửa tội, Giải tội, Thánh thể và Xức dầu thánh thì do Giám mục và linh mục ban.

Bí tích Hôn nhân do chính hai đôi bạn ban cho nhau. Linh mục chỉ chứng kiến.

d. Các bí tích và đời sống Thiên Chúa của chúng ta .

Bảy bí tích đáp lại những nhu cầu của đời chúng ta .

220

Page 221: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Đời sống Thiên Chúa trong chúng ta trước hết bắt đầu một sự “tái sanh” (Ga 3,3-5) đó là bí tích Rửa tội, đoạn tiếp đời sống ấy “lớn lên”, đó là bí tích Thêm sức kế đến đời sống ấy đòi khử trừ những “thuốc độc” và một sự “vệ sinh” thiêng liêng: đó là bí tích Giải tội; Đời sống ấy cần “của ăn” để cho được tồn tại: đó là bí tích Thánh thể; đời sống ấy cần được trực tiếp lưu truyền cho kẻ khác: đó là bí tích “Truyền chức thánh” và đời sống ấy được gián tiếp lưu truyền cho kẻ khác, bí tích Hôn nhân (qua đời sống tự nhiên). Và trước khi được nảy nở đời đời, đời sống ấy cần được rửa sạch lần cuối cùng: đó là bí tích “Xức dầu thánh”.

C. GIÁO HỘI CÓ SỨ MỆNH CAI TRỊ CÁC TÍN HỮU

I/ CHÚA GIÊSU ĐÃ BAN CHO CÁC TÔNG ĐỒ VÀ CÁC VỊ KẾ TIẾP SỨ MỆNH CAI TRỊ CÁC TÍN HỮU

Giáo hội nối tiếp Chúa Kitô : giảng dạy chân lý và thông ban sự sống. Như thế thật hợp lý nếu Giáo hội thi hành quyền của Chúa Kitô trên những người Giáo hội truyền đạt chân lý và sự sống. Chúa Kitô đã ban cho các tông đồ và các vị kế tiếp quyền cai trị, khi Ngài nói: “Ai nghe các con là nghe Ta” (Lc 10,17). Đồng thời Ngài cũng ban cho các tông đồ quyền phán xét và nếu cần quyền sửa phạt những kẻ có tội. Nếu em con phạm tội hãy đi sửa dạy nó, riêng con và nó mà thôi. Nếu nó không nghe, hãy đem một hay hai người nữa… Nếu nó không nghe, hãy trình với Giáo hội; nếu nó không nghe Giáo hội, con hãy kể nó như người ngoại” và Chúa thêm: “Tất cả những điều các con cầm buộc ở dưới đất thì trên trời cũng cầm buộc, và tất cả những điều các con tha, thì trên trời cũng tha… (Mt 18,15-19).

Chúa không hạn chế quyền cai trị mà Ngài đã ban cho các thủ lãnh của Giáo hội Ngài .

221

Page 222: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

II/ CÁC TÔNG ĐỒ ĐÃ SỬ DỤNG QUYỀN CAI TRỊ

a. Các Ngài đặt các qui luật:

Công vụ Tông đồ thuật lại rằng: “Giáo hội, các tông đồ và các kỳ cựu, cùng nhau hội lại để xét vấn đề có phải bắt người ngoại chịu cắt bì không? Sau một cuộc tranh luận, Giáo hội tuyên bố: “Thánh Thần và chúng tôi quyết định không chất thêm gánh nặng nào cho anh em, trừ một vài điều cần kíp này: kiêng tránh đồ cúng, ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết và dâm bôn” (Cv 15,28-29) (1Cr 7,12).

b. Các Ngài đã phân xử các tín hữu:

Thánh Phaolô giải quyết những vấn đề lương tâm (1Cr 8 và 10,25-30), Ngài khuyên bảo, khiển trách các giáo hữu thành Corinthe (1Cr 11,17) (Cor 6,1-8, II Ga 10 và11).

c. Các Ngài đã phạt những người có tội:“Phần tôi, tuy phần xác vắng mặt nhưng hiện diện cách thiêng liêng, tôi đã tuyên án rồi…Trong buổi hội này, nhân danh Chúa Giêsu, cậy vào quyền năng của Ngài , tôi đã quyết định nộp con người như thế cho Satan”(…1 Cr 5,4-13, 1 Tin Mừng 1,20).

III/ NGÀY NAY GIÁO HỘI CAI TRỊ CÁC TÍN HỮU NHƯ THẾ NÀO:

a. Giáo hội cử ai cai trị giáo hữu? Toàn thể Giáo hội được điều khiển do một lãnh tụ độc nhất là Đức Thánh cha hay Giáo hoàng, đấng kế vị thánh Phêrô và cầm quyền bính tói cao lập pháp, tư pháp và cưỡng chế.

222

Page 223: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Các Giám mục trên thế giới kết hợp với Đức Giáo hoàng và hội thành công đồng chung, cũng có quyền lập những quy chế cho toàn Giáo hội.

Trong thực tế, Đức Thánh cha, để cai trị Giáo hội, thường có triều đình Roma gồm có một số thánh bộ, cầm đầu là Đức Hồng y. Mỗi địa phận có Giám mục mình, kế vị các tông đồ và có quyền trên khu vực đã được uỷ thác.

Trong thực tế Giám mục được các linh mục giúp.

b. Thường thường Giáo hội cai trị các tín hữu như thế nào?

Giáo hội trung thành với sư mệnh Chúa Kitô giao phó, cai trị tín hữu dưới quyền mình:

1. Bằng cách lập các qui luật,2. Ban bố những huấn lệnh,3. Tuyên bố những án phạt,4. Tổ chức việc thờ phượng chung.

D. GIÁO HỘI CÓ SỨ MỆNH LÀM CHO NHỮNG NGƯỜI VÔ TÍN NGƯỠNG TRỞ LẠI

I/ CHÚA KITÔ UỶ THÁC CHO GIÁO HỘI SỨ MỆNH LÀM CHO CÁC NGƯỜI VÔ TÍN NGƯỠNG TRỞ LẠI

Đó là lý do khiến Chúa sáng lập Giáo hội.

Chân lý mà Giáo hội rao truyền là chân lý Thiên Chúa, sự sống mà Giáo hội truyền đạt là sự sống Thiên Chúa , tất cả mọi người không trừ ai có quyền được thụ hưởng: vì thế Giáo hội cần phải rao truyền chân lý và lưu truyền sự sống cho tất cả mọi người.

223

Page 224: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Sứ mệnh truyền giáo được uỷ thác cho tất cả mọi phần tử Giáo hội, giáo dân, Giám mục và linh mục, tất cả phải hiệp lực “để soi sáng những kẻ còn ngồi trong bóng tối tăm và trong bóng sự chết” (Lc1,76).

a. Chúa Giêsu phán cùng các tông đồ :

“Hãy theo Ta, Ta sẽ cho các ngươi trở thành những kẻ đánh lưới người” (Mt 19). “Hãy đi, hãy dạy mọi dân tộc; các ngươi sẽ làm chững cho Ta ở Giêrusalem và khắp mọi nơi” (Cv 1-8) (Ga 15,16, Mt 28,19).

b. Chúa phán cùng các tín hữu:

“Chúng con là muối đất… chúng con là ánh sáng thế gian… Sự sáng các con phải soi trước mắt người ta để họ xem thấy việc lành của các con mà ngợi khen Cha các con ở trên trời” (Mt 5,12-17) (1 Pr 2,9; Phil 2,15).

Dĩ nhiên sứ mệnh giao phó cho giáo dân không cùng cấp bậc với sứ mệnh giao phó cho các tông đồ và các vị kế tiếp. Nhưng tất cả mọi phần tử của Nhiệm thể không trừ ai, mỗi người ở địa vị mình, và tuỳ khả năng của mình, phải làm cho nhiều linh hồn được thụ hưởng chân lý và đời sống Thiên Chúa.

II/ TRONG DĨ VÃNG CÁC TÔNG ĐỒ VÀ CÁC KITÔ HỮU ĐÃ THỰC HIỆN SỨ MỆNH NÀY

Kitô giáo lan tràn mau chóng khắp đế quốc Roma từ những thế kỷ đầu của Giáo hội chứng minh điều đó.

a. Từ Giáo hội, chúng ta thấy các tông đồ hăng hái đi rao giảng Phúc âm khắp thế giới ngoại giáo. “Vô phúc cho tôi,

224

Page 225: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

thánh Phaolô la lên, nếu tôi không rao giảng Phúc Âm” (1 Cr 9,16; II Cr 3,16 và 46; (II Cr 11,24-18).

Các đấng đã đổ máu ra để làm chứng chân lý Kitô.

b. Từ đầu Giáo hội, chúng ta cũng thấy các tín hữu làm tông đồ giảng dạy cho anh em mình.

Hai mươi thế kỷ đã qua từ ngày Chúa Kitô ra đời, Giáo hội trung thành với mệnh lệnh của Chúa Kitô đã cố gắng nhiều để lan tràn khắp thế giới.

III/ NGÀY NAY GIÁO HỘI CHU TOÀN SỨ MỆNH NÀY THẾ NÀO

Ngày nay Chúa Kitô cũng vẫn nhắc nhở Giáo hội: “Hãy đi, hãy dạy mọi dân tộc… chúng con là ánh sáng thế gian”. Công việc tông đồ chẳng những không ngừng, mà còn phải bành trướng thêm, chẳng những trong các nước xa xăm, mà còn trong các nước văn minh, trong đó một phong trào bỏ đạo đang xâm nhập.

-----------------@----------------

225

Page 226: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CHƯƠNG VI

NGOÀI GIÁO HỘI CÓ ĐƯỢC CỨU RỖI KHÔNG?

Tất cả mọi người, bởi cùng bản tính chung và định mệnh chung, là phần tử của cùng một thân thể, và nhân loại cấu thành một toàn thể liên đới và sống động mà mạch sống được Giáo hội công giáo Roma bảo đảm.

Đúng theo ý Chúa Kitô , Giáo hội lãnh trách nhiệm về cả nhân loại làm cho phần rỗi của tất cả mọi người được thể hiện.

226

Page 227: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Giáo hội trực tiếp ban cho các tín hữu những phương tiện để họ được rỗi linh hồn. Còn các người lương dân, Giáo hội làm cho phong phú, biến đổi và kết thúc tất cả những chân lý từng phần của họ, tất cả những nhân đức còn khiếm khuyết của họ, mà chỉ có Giáo hội mới ban cho một hiểu lực Thiên Chúa .

Trong viễn cảnh ấy, câu “Ngoài Giáo hội, không có ơn cứu rỗi” có nghĩa như vậy: “Chính là nhờ Giáo hội, nhờ Giáo hội mà thôi, chúng ta mới được cứu rỗi.

Nói cách khác: trong nhân loại kể chung, sự rỗi linh hồn chỉ nhờ Giáo hội mới có thể thực hiện được. Giáo hội là cơ thể mà chính Thiên Chúa đã lập ra để bảo đảm sự hiện diện của Chúa Kitô giữa nhân loại, để lưu tồn chân lý toàn diện và để truyền đạt sự sống Thiên Chúa.

Bởi thế chúng ta phải ghi nhớ hai kết luận này:

1) Giáo hội Công giáo đóng một vai trò chính yếu cho phần rỗi nhân loại, Giáo hội cần phải lớn luôn mãi, để biến hoá thế giới và đêm tất cả những người ngoại giáo vào Giáo hội. Vậy những kẻ nào biết Giáo hội thì buộc gia nhập vào Giáo hội thực sự.

2) Những kẻ ở ngoài Giáo hội hữu hình vì không biết và không phải vì lỗi họ, thật sự cũng liên kết với thân thể Giáo hội mặc dầu cách gián tiếp và không trông thấy được.

Vậy những kẻ không thuộc về Giáo hội Công giáo Roma có thể được rỗi linh hồn. Họ cũng phải được cứu rỗi bởi Giáo hội.Giải quyết như trên thoả mãn được 2 đòi hỏi:

227

Page 228: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

- Cần có Giáo hội hữu hình.- Những kẻ ở ngoài Giáo hội hữu hình vì không biết và vì lý ý ngay lành cũng có thể được rỗi linh hồn.

Hiến chế về Giáo hội của Công đồng Vatican II dạy:

“Những ai không do lỗi mình mà không biết Phúc âm Chúa Kitô và Giáo hội Ngài , nhưng thực tâm tìm Chúa và nỗ lực, dưới ảnh hưởng của ơn sủng, hành động thế nào để làm trọn thánh ý Chúa, theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu rỗi. Cả những kẻ vô tình chưa nhận biết Thiên Chúa cách rõ ràng, nhưng nhờ ơn Chúa, cố gắng sống đời chính trực, thì Chúa Quan Phòng không từ chối ban ơn trợ lực cần thiết để họ đựoc cứu rỗi” (số 16).

KẾT LUẬN

Kết thúc đoạn này, chúng ta không thể không mời gọi những ai ở trong Giáo hội hữu hình mà Chúa Kitô đã muốn và đã sáng lập, ý thức hơn hạnh phúc, trách nhiệm và bổn phận của họ.

a. Hạnh phúc: Họ đã nhận được một ơn lớn của Chúa là đã làm cho họ trở nên phần tử của Giáo hội Công giáo, và cho họ đựoc cả chân lý toàn diện với những phương tiện công hiệu nhất để sống đời sống Chúa.

b. Trách nhiệm: Những gì họ đã nhận được, họ phải làm cho có giá trị vì Chúa đã phán “đã ban cho ai nhiều sẽ đòi lại nhiều” (Lc 12,48).

c. Bổn phận: Họ phải lấy tình huynh đệ mà cầu nguyện cho tất cả những người còn ngoài đường cứu rỗi, họ phải làm cho những kẻ ấy cũng được thụ hưởng những việc phúc đức và

228

Page 229: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

những cố gắng của họ, họ phải trở nên tông đồ chân lý và sự sống, nâng đỡ các công cuộc công giáo tiến hành và truyền giáo.

CHÚ Ý: VỀ MỘT VÀI VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN GIÁO HỘI

Những ai suy nghĩ không khỏi thắc mắc về một số vấn đề sau đây:

1) Nếu điều Giáo hội dạy là chân lý Thiên Chúa , tai sao Thiên Chúa không buộc tất cả mọi người phải tin? (vấn đề nguyên tắc).

2) Nếu điều Giáo hội dạy là chân lý Thiên Chúa , làm sao giải thích rằng những người sống trong sai lầm mà không biết họ sai lầm? (vấn đề sự kiện).

3) Nếu Giáo hội dạy là chân lý Thiên Chúa , tại sao người Công giáo lại không tốt hơn những người vô tín ngưỡng. (vấn đề phẩm).

TRẢ LỜI:

1) Thiên Chúa đã dựng nên con người tự do, Người kính trọng sự tự do đó. Sự tự do có thể làm cho chúng ta vô phúc, nhưng đừng quên nó có thể làm cho chúng ta nên cao trọng.

Con người lại được Chúa ban cho một trí khôn để biết, một ý chí để hành động, một lương tâm để phán đoán mình.Thiên Chúa giữ quyền xét xử mai sau.

2) Phải phân biệt trường hợp các lãnh tụ và trường hợp dân chúng.

229

Page 230: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

a. Các lãnh tụ: nghĩa là những kẻ làm căn nguyên sai lầm. Những kẻ ấy có thể biết rõ họ sai lầm, nhưng thường thì họ kiêu ngạo, vì ảo tưởng, vì thiên kiến, mà trí khôn họ sai lạc.

b. Dân chúng: ngược lại có thể sống trong lầm lạc mà không biết. Thường họ nhận chân lý qua các người làm trung gian nên có thể hiểu lầm…

3) Chân lý không thuộc số người tin.

a. Lúc Chúa Kitô bắt đầu giảng dạy, thì chỉ có một nhóm nhỏ người biết chân lý Kitô. Tất cả mọi người khác không biết. Nhưng chân lý vẫn là chân lý Kitô.

b. Đàng khác, chân lý Thiên Chúa không thể so sách các học thuyết người đời được.

Thiên Chúa là tác giả chân lý, tin vào chân lý không phải là trí khôn chỉ nhận chân lý mà thôi đâu, nhưng còn là một sự dấn thân của cả cuộc đời. Vậy chúng ta đừng ngạc nhiên lúc thấy ít người chịu dấn thân như thế.

c. Nói vậy không có nghĩa là chúng ta không cần phải tìm thêm nhiều người tin vì Chúa Kitô đã bảo: “Hãy đi, hãy giảng dạy tất cả mọi dân tộc” (Mt 28,19).

4).a. Đặt vấn nạn dưới hình thức như thế là không đúng: người ta không chú ý đủ khi so sánh những người vô tín ngưỡng tốt nhất với những người tín hữu xấu nhất.

b. Đừng quên rằng những cái tốt nơi những người vô tín ngưỡng chính là những cái tốt Kitô giáo mà họ có. Người tin

230

Page 231: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

lành chẳng hạn: họ còn giữ lại Phúc âm . Như vậy là một mạch sống Thiên Chúa chảy qua họ: nhưng mạch sống ấy từ bên Công giáo mà chảy qua.

Còn những người ngoại giáo nếu họ thành thực, họ có lòng bác ái, họ can đảm làm việc, họ sống đàng hoàng, thì họ thực sự là những “ người Kitô hữu mà họ không biết”.

Trái lại, cái xấu mà người Kitô hữu xấu có , cái xấu ấy không phải bởi đạo Công giáo mà xấu. Nếu chúng ta cứ muốn so sánh những người Công giáo tốt với những người ngoại tốt, chúng ta đừng quên người Công giáo có những nguồn mạch vô song của sự sống trong Phúc âm, trong kinh nguyện, trong sự dẫn dắt thiêng liêng, trong sự vâng phục Giáo hội mà những người ngoại không có.

KẾT LUẬN:

GIÁO HỘI VÀ NHỮNG NGƯỜI VÔ TÍN NGƯỠNG

Thái độ của Giáo hội đối với sự vô tín ngưỡng sẽ là : - Khăng khăng một mực về giáo lý.- Nhân từ và thông cảm với con người.

a. Giáo hội biết mình giữ chân lý Thiên Chúa và chân lý ấy thì độc nhất.

Vậy, đúng lẽ, tất cả những ai không nhận chân lý độc nhất ấy là sai lầm. Vì vậy Giáo hội luôn luôn lo lắng giữ gìn các tín hữu khỏi sai lầm.

b. Giáo hội cũng biết những người sống trong lầm lạc không phải là nhất định hị có lỗi.

231

Page 232: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chúa Kitô đã phán: “Đừng xét đoán để chúng con khỏi bị xét đoán” (Mt 7,1). Giáo hội để Thiên Chúa phán xét những linh hồn vô tín ngưỡng.

Còn chúng ta ?

Chúng ta cũng phải áp dụng cho chúng ta 2 thái độ Kitô ấy của Giáo hội.

* Tuyệt đối khăng khăng một mực về giáo lý.

Bởi thế, chúng ta đề phòng khỏi sai lầm và nhất là tìm hiểu chân lý cho thâm sâu (như học Phúc âm và các thông điệp).

* Bác ái đối với con người:

Bởi vậy cầu nguyện cho các việc truyền giáo và cho Giáo hội: kết thân với những kẻ đang tìm đường; nhất là sống đạo một cách hãnh diện, trong sạch, vui vẻ và nhiệt thành, làm cho ta nên một bằng chứng dễ thương, thông cảm và lôi cuốn, có lợi cho chân lý Chúa Kitô.

---------------((+))--------------

232

Page 233: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

PHẦN THỨ SÁU

ĐỜI SỐNG SUNG MÃN

Chương I : TỪ ĐỜI SỐNG ÂN SỦNG ĐẾN ĐỜI SỐNG VING QUANG

233

Page 234: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chương II: MẤT HẲN SỰ SỐNG: HOẢ NGỤC

Chương III. CHẬM TRỄ TRONG SỰ HƯỞNG ĐƯỢC SỰ SỐNG: LUYỆN NGỤC

Chương IV: ĐƯỢC SỐNG ĐỜI ĐỜI: THIÊN ĐÀNG

Hiện giờ chúng ta thấy mờ mờ như trông vào gương, nhưng mai sau, trên trời chúng ta sẽ thấy tận mắt diện đối diện (1Cr 13,4).

CHƯƠNG I

TỪ ĐỜI SỐNG ƠN SỦNGĐẾN ĐỜI SỐNG VINH QUANG

MỞ ĐẦU

Đời sống Thiên Chúa của ơn sủng, mà Thiên Chúa ban cho loài người, con người đã mất vì tội Adong, được Chúa Kitô đã trả lại và Giáo hội lưu truyền, sự sống của ơn sủng đó chỉ là sự phác hoạ và sự chuẩn bị cho một đời sống khác hoàn toàn tất đời sống Thiên Chúa của ơn sủng: đó là đời sống vinh quang.

234

Page 235: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Đời sống vĩnh cửu, bắt đầu trên trần gian với ơn thánh, sẽ được trọn vẹn và sung mãn nhờ sự trông thấy Chúa, Đấng sẽ ban cho hạnh phúc hoàn toàn. Như vậy tất cả mọi người chẳng những được dựng nên để biết và yêu Chúa trên trần gian mà còn được thấy Người và hưởng mặt Người trên thiêng đàng.

Như vậy, tước vị làm con nuôi của Thiên Chúa ban cho chúng ta ngay trên trần gian này một sự thông phần vào đời sống Thiên Chúa , thì cũng phải ban cho chúng ta quyền được hưởng đời đời và trọn vẹn đời sống Thiên Chúa, sau cuộc đời tạm này.

Cho được đạt tới đích này, là đích thật của đời người, chúng ta phải qua sự chết; chết rồi, chúng ta phải chịu Chúa phán xét riêng; linh hồn chúng ta lúc ấy, nếu xứng đáng, sẽ được chiêm ngưỡng Chúa.

Đến ngày tận thế, xác chúng ta sẽ sống lại, để kết hợp với linh hồn chúng ta (và lần này vĩnh viện).

Sau sự phán xét chung, chúng ta sẽ được cả linh hồn và xác hưởng hạnh phúc vĩnh cửu.

Trong kế hoạch của Thiên Chúa, đó là ơn kêu gọi của co cái Chúa.

Những kẻ vô phúc chết trong tình trạng cố chấp cách biệt Chúa, sẽ đời đời ở trong tình trạng ấy. Đối với họ, đó là hoả ngục.

Còn những kẻ tuy chết trong ơn nghĩa Chúa, nhưng chưa thánh thiện đủ để được hưởng ngay nhan Chúa, thì trước khi

235

Page 236: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

xác thịt sống lại phải qua một tình trạng lâm thời luyện lọc: đó là luyện tội.

Đó là tứ chung của con người, mà chúng ta sẽ học sau đây.

I. SỰ CHẾT

Chết là linh hồn lìa khỏi xác.

Xác được chôn trong mộ để thành tro bụi, chờ đợi ngày sống lại cuối cùng.

Linh hồn bất tử sẽ chịu Chúa phán xét ngay về việc lành dữ đã làm.

a. Sự chết là một hậu qủa dĩ nhiên của bản tính con người.

Xác chúng ta gồm những yếu tố hay hư nát, dĩ nhiên là nó sẽ hư đi.

b. Sự chết cũng là một hậu qủa của tội Adong .

Thiên Chúa ba cho tổ tiên chúng ta đặc ân không chết, nhưng Người đặt đặc ân ấy dưới điều kiện là Adong và Evà phải vâng phục Người: “Ngày nào ngươi ăn trái cây biết lành biết dữ ngươi sẽ phải chết” (Sáng tạo 2,7).

Sự bất tuân của Adong và Evà đã làm cho lời Chúa nên thật: “Bởi ngươi đã ăn trái cấm… người sẽ trở về tro bụi” (St 3,17-19).

Vậy sự chết là hình phạt tội lỗi. Tội lỗi đã nhập vào thế gian bởi một người và bởi tội lỗi thì có sự chết. Vậy là tại loài

236

Page 237: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

người mà có sự chết, chứ không phải tại Thiên Chúa. Thiên Chúa không làm ra sự chết và Người cũng không vui gì khi thấy loài người chết. Vì Thiên Chúa đã dựng nên con người để nó sống đời đời. Thiên Chúa đã dựng nên con người giống hình ảnh Chúa (Khôn ngoan 1, 13,2,24).

c. Sự chết chỉ sự chung kết của đời sống trần gian và sự khởi đầu đời sống vĩnh cửu.

Vậy chết không phải là hết, nhưng là bước qua một đời sống khác: đời sống được thay đổi chứ không bị huỷ diệt. Bởi người Kitô hữu tin vào đời sống mai sau, nên chỉ mặc dầu cũng như mọi người khác phải buồn khổ vì phải xa cách những người thân yêu, vẫn nhìn nhận trong sự chết chẳng những cái nó cất đi, nhưng còn những cái nó đem lại và, với ơn Chúa, người Kitô hữu gặp được sức mạnh để chấp nhận nó cho chính mình và chịu đựng nó nơi kẻ khác nữa.

II. NHỮNG LỜI DẶN BẢO CỦA CHÚA KITÔ VỀ SỰ CHẾT

Mỗi người chúng ta đều phải chết, sự ấy chắc chắn rồi, nhưng ngày giờ chết thì không biết.

Vì vậy Chúa Kitô trong Phúc Âm dặn bảo chúng ta ăn ở làm sao để giờ chết đến, chúng ta sẵn sàng.

Ngài phán: “Hãy coi chừng, phải tỉnh thức và cầu nguyện, vì chúng con chẳng biết rõ thời ấy đến khi nào”… (Mc 13,33).

“Phải biết điều này, nếu chủ nhà biết giờ nào kẻ trộm đến, hẳn ông phải canh phòng không để đào ngạch nhà mình đâu, vậy, các con phải sẵn sàng vì lúc bất ngờ. Con Người sẽ đến” (Mt 24,42; Mt 25,1-13; Lc 12,16-22). Chúa Kitô đã lập một

237

Page 238: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

bí tích riêng để giúp đỡ chúng ta , ấy là bí tích Xức dầu thánh, bí tích này ban thêm ơn thánh và nếu bệnh nhân không thể xưng tội được, có thể tất cả mọi tội.

III. GIÁO HỘI DẶN BẢO VỀ SỰ CHẾT

Giáo hội yêu cầu các linh mục và giáo dân cố gắng lo liệu cho những bệnh nhân hấp hối được chịu các bí tích cuối cùng (Giải tội, Thánh thể và Xức dầu thánh).

IV. PHÁN XÉT RIÊNG

Giáo hội chưa xác định chính thức rằng chết rồi linh hồn phải chịu phán xét riêng liền. Nhưng truyền thống dạy như vậy. Liền sau khi linh hồn lìa khỏi xác, linh hồn thấy rõ giá trị thật của mình và số phận đời đời mình phải chịu.

a. Giáo huấn của Chúa Kitô :Trong dụ ngôn “ông Lazarô và nhà triệu phú”, Chúa Giêsu trình bày số phận hai người được ấn định một cách vĩnh viễn liền sau khi chết: Lazarô được các Thiên Thần mang về trời, còn nhà triệu phú xấu xuống hoả ngục” (Lc 16,22).

Người trộm lành cũng được lên thiên đàng ngay khi chết rồi (Lc 23,43).

b. Giáo huấn của thánh Phaolô:

“Như đã định cho con người chết có một lần, sau đó tiến đến phán xét!...” (Dt 9,27). “Toàn thể chúng ta đều phải ra toà Chúa, mỗi người khai báo những điều lành dữ mình đã làm” (II Cr 5,8-10).

c. Giáo huấn của Giáo hội :

238

Page 239: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

“Linh hồn những kẻ chết đang mắc tội trọng phải xuống ngay hoả ngục” (Benoit 12 và Công đồng Lyon).

V. XÁC THỊT SỐNG LẠI

Chân lý này được ghi trong Kinh Tin Kính: “Tôi tin xác thịt ngày sau sống lại”.

Công đồng IV Latran đã xác định rằng: “Ngày tận thế, tất cả mọi người đều sẽ sống lại với cả xác mình, để được thưởng phạt tuỳ theo công việc mình đã làm”.

Tín điều này dựa trên Kinh Thánh:

a. Chúa Kitô trong Phúc Âm quả quyết nhiều lần rằng ngày tận thế Ngài sẽ cho kẻ chết sống lại “Thì giờ đến, mọi kẻ ở trong mồ mả sẽ được nghe tiếng Con Thiên Chúa : ai đã làm lành sẽ sống lại để được sống đời đời, còn ai làm ác sẽ sống lại mà chịu đoán phạt” (Ga 5,20-29).

Đây là ý muốn của Cha: hệ ai xem thấy Con và tin Ngài sẽ được hằng sống và Ta sẽ cho kẻ ấy được sống lại trong ngày sau hết” (Ga 6,40).

Thánh Phaolô cũng nói nhiều về xác thịt sẽ sống lại. Tất cả mọi người sẽ sống lại trong Chúa Kitô” (1 Cr 15,12-23). Đấng đã cho Chúa Giêsu sống lại, thì cũng sẽ cho chúng ta sống lại với Chúa Giêsu” (II Cr 4,13-14).

VI. QUAN NIỆM THỂ NÀO VỀ XÁC SỐNG LẠI

239

Page 240: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Công đồng IV Latran quả quyết rằng: “Mọi người sẽ sống lại với xác mình”. Thiên Chúa sẽ trả lại cho linh hồn chúng ta quyền làm cho xác chúng ta sống lại.

Chúng ta thật khó mà nói rõ hơn. Xác chúng ta đã ra tro, bụi, chắc là có những yếu tố mới thuộc về xác, nhưng giống các yếu tố đã cấu tạo xác mà linh hồn chúng ta đã làm cho sống lúc chúng ta sống trên thế gian.

Thánh Phaolô giải thích phần nào mầu nhiệm ấy cho chúng ta. Ngài so sánh với cây cối “Kẻ chết sống lại thế nào? Phi lý chưa? Vật gì ngươi gieo, thoạt đầu nếu không mục đi thì sống sao được? Vật gì ngươi gieo đâu phải là thân hình tương lai, chẳng qua chỉ nguyên là cái hạt, như hạt lúa mì hay thứ khác chẳng hạn, mà Thiên Chúa cho nó hình nào tuỳ ý: “mỗi hạt đều được hình thù riêng” (1 Cr 15,35-39).

VII. TÌNH TRẠNG XÁC SỐNG LẠI:

Thánh Phaolô thêm ít chi tiết về đặc điểm mới mà sự sống lại mang đến cho xác chúng ta: “việc kẻ chết sống lại cũng thế, gieo trong mục nát sống lại rồi thì bất hủ. Gieo trong ô nhục, sống lại trong vinh quang; gieo trong đau yếu, sống lại trong mạnh khoẻ, người ta gieo một thể xác vật chất, người ta sống lại với một thân xác thiêng liêng” (1 Cr 15,42; 43,44). Chúng ta chỉ biết trích ra đây bản văn quan trọng trên, hiện giờ chúng ta chẳng biết hơn những kế hoạch của Thiên Chúa.

VIII. PHÁN XÉT CHUNG

Sẽ có phán xét chung. Kinh Tin Kính quả quyết: “Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu Kitô… Ngồi bên hữu Đức Chúa Cha … và Ngài sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết…”.

240

Page 241: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Kinh Thánh làm chứng điều đó.

a. Sau khi tả những dấu báo hiệu ngày tận thế, Chúa Kitô thêm: “Khi ấy, điềm Con Người sẽ hiện ra trên trời. Rồi mọi dân tộc dưới đất sẽ than khóc, và sẽ thấy Con Người ngự xuống đám mây trên không rất uy nghiêm hiển sáng. Ngài sẽ sai Thiên Thần dịch loa lớn tiếng, mà chiêu tập các kẻ Ngài đã chọn ở khắp bốn phương (Mt 24,29).

b. Ít ngày trước chịu nạn, Chúa Kitô tả “phán xét chung” rằng: “Khi ấy Con Người ngự xuống một cách oai nghiêm… muôn dân sẽ hội họp trước mặt Ngài, và Ngài chia ra làm hai. Ngài nói với những người bên hữu: Hỡi những kẻ Cha Ta đã chúc phúc, hãy đến nhận lấy phần thưởng đã sắm sẵn cho các ngươi từ thuở sáng lập vũ trụ… Kế đó Ngài bảo với những kẻ bên trái: Hỡi kẻ bị nguyền rủa, các ngươi hãy đi khuất mắt Ta, và xuống chịu lửa đời đời (Mt 25,31-46).

CHƯƠNG II

MẤT HẲN SỰ SỐNG: HỎA NGỤC

I. CÓ HỎA NGỤC LÀ MỘT ĐIỀU CHẮC CHẮN

Giáo hội không bày ra hỏa ngục để đe dọa những tâm hồn ngây thơ làm cho họ sợ mà ăn ở tự tế.

Hỏa ngục là một thực tại mà Chúa Kitô và các tông đồ nhiều lần nhắc nhở đến để chứng tỏ rằng sau khi chết người lành sẽ được thưởng và kẻ dữ sẽ bị phạt.

241

Page 242: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

a. Chúa Kitô thường quả quyết rằng những kẻ cố tình xa Chúa sẽ chịu một hình phạt vĩnh viễn. Ngài tuyên bố: “Nếu tay ngươi nên dịp tội, hãy chặt nó đi, thà rằng cụt tay mà vào chốn trường sinh, còn hơn có hai tay mà sa hỏa ngục chịu lửa chẳng hề tắt”.(Mc 9,43-49).

“Hãy đi cho khỏi mặt Ta, hỡi những kẻ bị nguyền rủa, và xuống chịu lửa đời đời đã dọn sẵn cho ma quỉ” (Mt 25,41).

b. Thánh Phaolô cũng nói về hỏa ngục: “Chúa Kitô sẽ từ trời đến để xử những kẻ không biết Chúa và không vâng phục Phúc Âm, những kẻ ấy sẽ chịu hình phạt đời đời xa Chúa”( II Thesse 1,1-9).

II. NHỮNG KẺ BỊ ĐÀY HỎA NGỤC, ĐỜI ĐỜI SẼ PHẢI CHỊU HAI HÌNH PHẠT

Hình phạt những kẻ bị đày hỏa ngục thì đời đời. Các văn bản trích trên dây nói rõ, Chúa Kitô nói đến “lửa đời đời”, “lửa không tắt”.

Những người bị đày hỏa ngục đau khổ thế nào?

Theo các văn bản trên, những người bị đày hỏa ngục phải chịu hai thứ thống khổ:

a. Xa Thiên Chúa : Thật là một sự đau khổ kinh khủng đối với những kẻ bị lưu đày hỏa ngục khi họ biết đời đời xa Chúa, (trên trần gian chúng ta không thể hiểu được) và lương tâm họ bị tội lỗi cắt rứt.

b. Chịu hình phạt lửa: Chúng ta hiện giờ không thể nói rõ bản chất của lửa như thế nào. Chúng ta chỉ dựa vào bằng chứng nêu trên đây mà quả quyết rằng: Linh hồn và

242

Page 243: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

xác,trong hỏa ngục, chịu một sự đau khổ khác sự đau khổ vì xa Chúa mà hiệu quả giống như lửa.

III. HỎA NGỤC KHÔNG TRÁI NGHỊCH VỚI SỰ CÔNG BẰNG VÀ SỰ NHÂN TỪ CỦA THIÊN CHÚA

Hình phạt hỏa ngục có tính cách vĩnh viễn, sự đó làm nhiều người vấp phạm vì cho là trái sự công bằng và lòng nhân từ của Chúa. Chúa ra hình phạt đời đời cho những tội ngắn ngủi.

Chúng ta xin trả lời:

1) Điều đó sẽ là bất công nếu người ta bị đầy hỏa ngục vì những tội không quan trọng, phạm vì nhẹ dạ và không biết.

Nhưng không phải vậy, chỉ những kẻ phạm tội trọng, nghĩa là họ biết rõ ràng, và họ tự do lỗi luật Chúa trong điều nặng, họ cố tình từ chối Chúa cho đến cùng, mới bị đày hỏa ngục.

2) Điều đó sẽ bất công nếu người bị đày hỏa ngục không được cảnh cáo trước. Nhưng không phải vậy, Thiên Chúa đã phái Con Một Người, là Chúa Kitô để chỉ cho con người biết đường sự sống. Chúa Kitô đã lập Giáo hội để phổ biến lời Ngài kêu gọi khắp nơi và ban cho những phương tiện để đạt tới (Lc 16,27).

Còn những kẻ lúc sống trên trần gian không biết đến Chúa, cũng không biết đến Giáo hội, họ sẽ được phán xét theo lòng ngay của họ…

3) Điều đó sẽ bất công, nếu Thiên Chúa không ban cho như mọi người những phương tiện đủ để được rỗi linh hồn. Nhưng không phải vậy, “Thiên Chúa muốn mọi người được

243

Page 244: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

cứu rỗi” (1Tm 2,4). Người ban cho mọi người những ơn cần thiết cho họ được cứu rỗi.

Nhất là chúng ta phải hiểu rằng sự chết đem chúng ta vào sự sống đời đời, đặt chúng ta đời đời vào tình trạng lúc chúng ta chết. Ngay sau khi chúng ta chết, chúng ta được đặt vào một hiện tại vĩnh viễn: Chúng ta đời đời hạnh phúc, nếu khi chết chúng ta còn ở trong ơn nghĩa Chúa; đời đời khốn nạn, nếu chúng ta chết lúc mắc tội trọng.

Thực ra, không phải chính Thiên Chúa đày xuống hỏa ngục: chính tội nhân cứng lòng, tự đày mình, chúng ta thật là chủ định mệnh chúng ta; chúng ta tự do. “Ta vui thích trông thấy kẻ dữ chết sao? Chúa phán: Chẳng phải là Ta muốn nó bỏ đường tội lỗi và nó được sống sao?” (23. 18, 23).

“Chúa nhẫn nại chờ đợi, Người không muốn một ai chết nhưng Người muốn mọi người ăn năn trở lại” (2 Pr 3,9).

---------_- ((+)) -_-----------

244

Page 245: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CHƯƠNG III

LUYỆN NGỤC

I. CÓ LUYỆN NGỤC LÀ ĐIỀU CHẮC CHẮN

Có một nơi trong đó những linh hồn chết trong ơn nghĩa Chúa nhưng chưa thánh thiện đủ để hưởng mặt Chúa đời đời nên còn phải luyện lọc. Đó chẳng những là một chân lý hợp lý và đúng với những điều chúng ta biết về sự khôn ngoan và sự công bình của Thiên Chúa, mà đó còn là chân lý đức tin, dựa trên Thánh Kinh và đã được Giáo hội xác định long trọng.

a. Chân lý này dựa trên Thánh Kinh.

245

Page 246: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Cựu ước kể: “Juđa Macabê, sau một trận giặc, quyên tiền và gửi vào đền Jêrusalem để xin lễ cho các linh hồn những binh sĩ đã tử trận. Tác giả Kinh Thánh thêm: “Cầu nguyện cho những người đã chết cho họ được sạch mọi tội lỗi là một việc lành và có giá trị cứu thoát” (II Mac 2,12-46).

Những linh hồn ở đây chưa lên trời (vì còn tội phải đền) cũng không xuống hỏa ngục (vì còn có thể cứu thoát khỏi tội lỗi họ). Như thế là còn có một đời sống trong đó linh hồn còn phải đền tội: đó là luyện ngục.

b. Chân lý này đã được Giáo hội xác định.

Tại Công đồng II Lyon 1274, tại công đồng Florence 1439 và công đồng Trentinô 1563. Các tín hữu còn sống có thể cầu nguyện cho các linh hồn dưới luyện ngục được giảm bớt hình phạt.

II. ĐAU KHỔ VÀ VUI MỪNG CỦA CÁC LINH HỒN TRONG LUYỆN NGỤC

a. Các linh hồn dưới luyện ngục chịu những hình phạt, những đau khổ, mà chúng ta không thể hiểu bản tính được. Sự đau khổ chính là phải xa cách Chúa.

b. Các linh hồn dưới luyện ngục chết trong ơn nghĩa Chúa, biết chắc mình sẽ được hưởng mặt Chúa, nên chắc họ cũng vui mừng và sự vui mừng ấy giúp họ can đảm chịu đau khổ.

III. CÁC LINH HỒN DƯỚI LUYỆN NGỤC CÓ THỂ HƯỞNG NHỜ NHỮNG VIỆC LÀNH PHÚC ĐỨC CỦA CHÚNG TA.

246

Page 247: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chân lý này an ủi những ai phải xa lìa những kẻ thân yêu. Các tín hữu có thể cho các linh hồn dưới luyện ngục hưởng nhờ các phúc đức và kinh nguyện của mình. Nhất là có thể xin lễ cho các linh hồn.

Bù lại, các linh hồn ở trong ơn nghĩa Chúa có thể cầu nguyện cho chúng ta .

Luyện ngục chỉ có tính cách tạm thời. Sau khi xác thịt sống lại, sẽ chỉ còn hỏa ngục và Thiên Đàng.

CHƯƠNG IV

ĐỜI ĐỜI ĐƯỢC SỐNG: THIÊN ĐÀNG

I. THIÊN ĐÀNG LÀ ĐÍCH THẬT CỦA ĐỜI SỐNG CHÚNG TA TRÊN TRẦN GIAN

Không có chân lý nào được Chúa Giêsu quả quyết nhiều lần như chân lý này: Có một nơi hạnh phúc hoàn toàn để thưởng những người lành.

Phải chăng đó cũng là mục đích mầu nhiệm cứu chuộc: Trả lại cho chúng ta sự sống Adong đã làm mất, cho chúng ta lại được trở nên “Con nuôi Chúa”, chẳng những trên trần gian nhờ ơn thánh, mà còn trên Thiên Đàng nhờ sự được hưởng mặt Chúa đời đời .

247

Page 248: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Về Thiên Đàng, thì lẽ ra phải kể hết cả Phúc Âm. Nhưng chúng ta chỉ nêu một vài đoạn sau đây:

1) Trong bài giảng trên núi, Chúa Kitô đặt Thiên Đàng như đích thật của đời sống con người. “Ai có lòng khó khăn ấy là phúc thật vì sẽ được nước Đức Chúa Trời làm của mình vậy”.

“Ai có lòng trong sạch ấy là phúc thật vì sẽ được thấy Chúa. Chúng con hãy vui đi, vì phần thưởng chúng con sẽ lớn trên trời” (Mt 5,3-12).

2) Cũng trên bài giảng trên núi: Ngài phán: “Hãy tích chứa của cải trên trời: nơi mối mọt dỉ sét không làm hư hại” (Mt 2,19-20).3) Trong dụ ngôn các nén bạc: Chúa Giêsu nói với người đầy tớ đã làm sinh lợi các nén bạc đã giao phó: “Tốt lắm, hãy vào hưởng sung sướng của chủ ngươi” (Mt 26-21).

4) Cùng các tông đồ, Chúa nói: “Thầy đi dọn chỗ cho các con. Thầy sẽ trở lại và đem các con sống gần Thầy để Thầy ở đâu, các Con cũng ở đấy” (Ga 14,2-3).

5) Ngày phán xét chung, “Hãy vào nhận nước Thiên Đàng đã dọn sẵn cho các ngươi từ ngày sáng tạo vũ trụ” (Mt 25,34).

Các tông đồ cũng đều nhấn mạnh rằng Thiên Đàng là đích thật của cuộc đời trần gian của chúng ta (II Cr 5,1; Rm 8,17-19; 1 Pr 1,3-4; 1 Ga 3,2).

II. QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ THIÊN ĐÀNG

a. Quan niệm trẻ con về Thiên Đàng.

248

Page 249: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Đối với nhiều người Thiên Đàng trước hết là phần thưởng giống như phần thưởng cha mẹ hứa cho con cái để thúc đẩy chúng làm việc.

Giáo hội dạy rằng nếu Thiên Đàng là phần thưởng (Mt 5,12) nhưng không với ý nghĩa thực dụng như người ta thường hiểu: Thiên Đàng trước hết là cứu cánh của con cái Chúa, mục đích Thiên Chúa đã chỉ định cho đời sống trần gian của chúng ta, đời sống ơn thánh nẩy nở thành đời sống vinh quang.

Khi người ta trách chúng ta làm việc lành vì vụ lợi, chúng ta hãy trả lời: đấy là mục đích độc nhất của đời sống trên trần gian của chúng ta, nếu chúng ta không vụ lợi, không tha thiết, chúng ta quên cái chính yếu của kế hoạch của Thiên Chúa, và làm cho đời chúng ta chẳng có nghĩa gì nữa.

b. Quan niệm vật chất về Thiên Đàng.

Có nhiều người khác lại cho rằng Thiên Đàng trước hết chấm dứt và giải phóng khỏi tất cả những lo âu, những thử thách của đời trần gian. Xin nhớ hạnh phúc vĩnh cửu là một hạnh phúc siêu nhiên để thoả mãn những nhu cầu của linh hồn chúng ta, nhờ trông thấy Chúa và hưởng mặt Chúa.

c. Quan niệm tình cảm về Thiên Đàng.

Vì đức tin Kitô quả quyết cho chúng ta rằng mai sau trong đời sống kia, chúng ta sẽ gặp lại những người thân yêu của chúng ta. Coi chừng! Đừng quan niệm Thiên Đàng như nơi gặp gỡ các tình nghĩa trần gian. Phải, Thiên Đàng là nhà “gia đình” nhưng trước hết là “nhà của Chúa”.

249

Page 250: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

III. HẠNH PHÚC THIÊN ĐÀNG CHÍNH LÀ ĐƯỢC HƯỞNG MẶT CHÚA

Hiện nay, chúng ta không thể diễn tả hạnh phúc như thế nào được.

Muốn khỏi sai lầm,chúng ta nên dựa vào Kinh thánh. Các văn bản Kinh Thánh tỏ cho chúng ta hay rằng hạnh phúc Thiên Đàng chính yếu là chỗ chúng ta trông thấy và hưởng nhan thánh Chúa: chúng ta sẽ vào “nhà Thiên Chúa”, ở đó “chúng ta sẽ trông thấy Chúa”, “chúng ta sẽ thấy Người mặt đối mặt”. Chúa Kitô sẽ đưa chúng ta đến “gần Ngài”, chúng ta sẽ được vinh quang với Ngài. Trông thấy Chúa sẽ làm cho tất cả nguyện vọng của chúng ta sẽ được thoả mãn, Thánh Phaolô thêm : “mắt người chưa bao giờ thấy, tay chưa hề nghe, lòng chưa bao giờ nếm những sự Thiên Chúa dọn cho những kẻ Người yêu” (1 Cr 2.9).

IV. SỰ HƯỞNG THỤ THIÊN CHÚA SẼ CÂN XỨNG VỚI CÔNG TRẠNG MỖI NGƯỜI

Chúa Kitô đã phán: “Trong nhà Cha Ta, có nhiều chỗ lắm” (Ga 14,2). “Ai huỷ bỏ một điều răn nhỏ mọn trong những giới lệnh này, lại dạy người ta làm như vậy, sẽ kể là hèn mọn nhất trên Thiên Đàng ; còn ai làm và dạy người ta làm như thế thì kể là kẻ lớn nhất trên trời” (Mt 5,19) và Thánh Phaolô cũng ám chỉ mọi người không hạnh phúc như nhau; ngài so sánh: “mặt trời sáng khác; mặt trăng sáng khác, tinh tú sáng khác nhau. Việc kẻ chết sống lại cũng thế” (1 Cr 15,41).

Công đồng Florence dựa trên văn bản này đã tuyên bố: “Các đấng thánh tuỳ theo công trạng khác nhau, sẽ thấy Chúa người này hoàn toàn hơn người khác”.

250

Page 251: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Đó là hợp lý và công bằng. Sẽ không có sự phân bì ghen ghét, vì mỗi người trên trời biết rõ Chúa công bằng và yêu thương.

V. THIÊN ĐÀNG LÀ NƯỚC TÌNH YÊU

Trên trần gian, 3 nhân đức cho chúng ta liên lạc với Chúa:

- Đức tin làm cho chúng ta thấy Chúa- Đức cậy làm chúng ta cậy trông Chúa.- Đức mến làm cho chúng ta yêu mến Chúa trên hết

mọi sự.

Trên trời, đức tin không còn cần thiết nữa, vì chúng ta sẽ trông thấy Chúa nhãn tiền.Đức cậy cũng không còn đối tượng nữa, vì chúng ta được có Chúa đời đời .

Chỉ còn đức mến, sẽ tồn tại mãi: Thiên Đàng là nước tình yêu, các thánh chỉ còn yêu mến Chúa đời đời .

Vì vậy thánh Phaolô nói: “Hiện nay chúng ta có 3 điều: đức tin, đức cậy , đức mến, mà đức mến là điều hệ trọng hơn cả” (1 Cr 13,13).

__________-*-_________

251

Page 252: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

TỔNG KẾT

ĐỜI SỐNG THẬT

“Hỡi người Kitô, hãy nhận biết ngươi cao trọng là dường nào! Ngươi được thông phần vào chính bản tính Thiên Chúa” (Thánh Giáo hoàng Lêô).

Bởi vậy, chúng ta phải kết thúc những bài học hỏi chúng ta bằng một tâm tình cảm tạ và ghi ơn Chúa sâu xa.

Chúa Kitô lại nói với chúng ta như xưa đã phán với phụ nữ Samaria:

“Nếu con nhận biết được ơn Thiên Chúa ban” (Ga 4.10).

252

Page 253: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Nhưng nếu chúng ta đưa mắt nhìn chung quanh chúng ta , chúng ta không thể không thầm cảm thấy một mối âu lo trước mắt thế giới, sau 20 thế kỷ Chúa Cứu Thế đã ra đời, mà vẫn rất ít biết đến sự cao trọng ấy mà cũng rất ít nhờ đến những tài sản phong phú ấy mà sống.

Chúng ta lấy lại lời Chúa Kitô phán với người nữ Samaria để nói lên cho cả toàn nhân loại: “Nếu ngươi biết ơn huệ Chúa ban!”.

Và sau đây là vấn đề quan trọng được đặt ra:

Thế giới ngày nay sẽ cứ tiếp tục sống ngày càng xa các tài sản phong phú của Đời sống Thật sao? Hay là chịu trở về với các giá trị thật có thể dẫn đưa nhân loại đến mục đích của mình để được cứu rỗi?Và bởi vì Chúa Kitô đã chọn Giáo hội làm phương thế để lưu truyền cho nhân loại ý niệm và thực tại của Đời sống Thật, tựu trung vấn đề trên đây được đặt ra như thế này:

“Giáo hội sẽ cứu rỗi thế giới không?”.

Thời nay nhân loại ngày càng phải chọn một trong hai quan niệm hết sức tương phản về đời sống:

- Chủ nghĩa vật chất đem con người đến trạng thái bế tắc.

- Kitô giáo đưa con người đến cùng đích của mình.

Vấn đề quan trọng mà không một ai biết suy nghĩ lại có thể bỏ qua được.

HAI ĐIỀU CẦN THIẾT

253

Page 254: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Muốn Giáo hội cứu rỗi thế giới, muốn Giáo hội ban một linh hồn cho thế giới không hồn, phải có hai điều kiện:

a. Trên nguyên tắc, Giáo hội phải có những gì cần thiết để cứu rỗi thế giới.

b. Trong thực tế, Giáo hội phải có thể thông ban cho thế giới những gì cần thiết để cứu rỗi thế giới thật sự.

NHƯNG HIỆN GIỜ CHÚNG TA TỚI ĐÂU RỒI?

Đứng trước hai điều kiện cần thiết này, những người của thời nay, nhất là những người Kitô hữu nghĩ gì?

Chúng ta phải thú nhận rằng một số đông tự để cho một vài băn khoăn không đâu làm lung lay lòng tin tưởng họ vào Giáo hội .

a. Một số người, tuy với tính cách là người Kitô hữu, họ tin Giáo hội có hai sứ mệnh (lưu truyền chân lý và thông ban sự sống) nhưng trên phương diện con người, họ nghi ngờ Giáo hội ngày nay có đủ những gì cần thiết để hướng dẫn, để làm sống, để cứu rỗi thế giới hiện tại.

b. Một số người khác, vì là người Kitô hữu, họ tin vào hai sứ mệnh của Giáo hội , vì là người, họ tin Giáo hội có đủ những gì cần thiết để cứu rỗi thế giới, nhưng họ nghi ngờ rằng Giáo hội thực sự có thể đem cho thế giới những gì cần thiết để cứu rỗi nó.

Nhóm người thứ nhất nghi ngờ về nội dung sứ điệp của Giáo hội.

Nhóm người thứ hai nghi ngờ về hiệu lực thực tế của sứ điệp.

254

Page 255: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chúng ta hãy nhìn kỹ hai thái độ trên đây.

I/ NGHI NGỜ VỀ NỘI DUNG SỨ ĐIỆP CỦA GIÁO HỘI

Thật ra, sự ngờ vực này là do hai đòi hỏi hết sức tương phản dẫn đến cùng một kết quả: làm lung lay tin tưởng đối với Giáo hội .

Bởi đó tâm trạng thứ nhất bao hàm hai hạng người Kitô hữu:

- Kẻ thì muốn Giáo hội thần linh hơn,- Người thì muốn Giáo hội nhân loại hơn,

Chúng ta hãy giải thích rõ:

a. Nhóm người muốn Giáo hội thần linh hơn.

Một số người Kitô hữu khi họ nhìn Giáo hội, họ thấy trong Giáo hội, hay nói đúng hơn, nơi những kẻ đại diện Giáo hội, những con người tầm thường có những yếu đuối, cả những tội lỗi nữa.

Họ lấy làm phẫn uất và ý thức hay không, họ nghĩ: “Nếu Giáo hội thật là thánh thiện, bộ mặt Giáo hội đâu có những vết lem luốc và các phần tử Giáo hội có những yếu hèn như vậy”.

TRẢ LỜI

Đối với những kẻ ngày nay mất lòng tin tưởng vào Giáo hội vì họ cảm thấy những yếu đuối thuộc bản tính loài người, chúng ta xin trả lời:

255

Page 256: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Chúng ta cũng nhận thấy những yếu đuối, những lỗi lầm nơi các phần tử của Giáo hội, nhưng chúng ta không chịu gắn những yếu đuối, những lỗi lầm ấy cho Giáo hội, Giáo hội có sứ mệnh rao giảng chân lý và phân phát sự sống. Thật vậy, Giáo hội là sự nhập thể thường xuyên của Chúa Kitô, Con Thiên Chúa, cho nên Giáo hội vừa là thần linh vừa là nhân loại, Giáo hội có nhiệm vụ bảo tồn chân lý và sự sống Thiên Chúa, nhưng Giáo hội bảo tồn trong những “bình mỏng mảnh”. Các lãnh tụ của Giáo hội là những con người nên chi yếu đuối và có thể lỗi lầm như các người khác.

Dĩ nhiên chúng ta tưởng là tốt đẹp hơn và hợp lý hơn nếu tất cả những người thừa hành chân lý và sự sống là những người thánh và không sai lầm. Nhưng trong thực tế, không được như vậy: ơn linh mục giao phó cho các lãnh tụ của Giáo hội một chức vụ chính thức và những quyền bính của Thiên Chúa; nhưng không ban cho họ ơn không sai lầm hay là ơn không thể phạm tội. Ơn linh mục mang lại cho họ sức mạnh của Chúa cần thiết để họ có thể trở nên thánh; nhưng Chúa Kitô muốn đề nghị ơn thánh ấy chứ không cưỡng ép. Chúa luôn luôn kính trọng sự tự do của con người.

Thánh Chrysostome viết: “Khi bạn thấy một linh mục tội lỗi, bạn đừng kết án chức linh mục, nhưng hãy kết án con nguời thi hành không xứng đáng chức linh mục vì nếu Giuđa nội công, thì phải kết án đời sống tư của anh ta, chứ không được kết án sứ vụ tông đồ”.

Đức Hồng y Đệ Noailles năm 1721 viết: “Anh em gán cho Giáo hội, bạn của Chúa Kitô luôn luôn trong sạch, luôn luôn thánh thiện, anh em gán những tội lỗi của những người thừa hành: Giáo hội than vãn, Giáo hội trừng phạt họ, nhưng Giáo hội không có tội…Anh em tự do kết án những cái xấu của các Giám mục, của các Hồng y, đến cả các Đức Giáo hoàng,

256

Page 257: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

khi hành động của họ không xứng hợp với chức vụ họ; nhưng hãy kính trọng Giáo hội đã ban bố những luật thánh và được Thần linh của thánh thiện và chân lý hướng dẫn”.

Đàng khác, chúng ta có nên ngạc nhiên không, khi không thấy nơi giáo dân cũng là những phần tử của Giáo hội, những nhân đức mà chính những nhà lãnh đạo cũng không có luôn?

Chúng ta hãy lặp lại về giáo dân những điều chúng ta đã nói về các nhà lãnh đạo: giáo dân cũng là người, những người được gọi trở nên thánh, nhưng là những người tự do, những người bị thử thách trong đó ơn thánh Chúa, mỗi ngày phải đụng độ với những hậu thảm hại của tội tổ tông .

Người ta nói Giáo hội đầy tội lỗi? Chúng ta hãy nói đúng hơn Giáo hội đầy những người tội lỗi. Bản tính Giáo hội không cho phép huỷ bỏ hai yếu tố cấu thành Giáo hội: thần tính của Giáo hội, bởi vì Chúa Kitô luôn luôn ở trong Giáo hội và Chúa Thánh Thần soi sáng thêm sức cho Giáo hội, nhân tính của Giáo hội, bởi vì Chúa Kitô giao phó chân lý và sự sống cho con người, Chúa Không uỷ thác cho những thần khí linh thiêng.

“Trong Giáo hội, cái gì bởi Chúa Kitô mà ra thì thánh thiện và vô tì vết”.

“Cái gì bởi tự do nhân loại thì có thể có những khuyết điểm” (Hồng y đệ Noailles).

b. Nhóm người muốn Giáo hội trần thế hơn.

Một số người tha thiết với vấn đề cứu rỗi thế giới, muốn Giáo hội cầm đầu tổ chức nhân loại ngày nay. Họ dựa vào một dĩ vãng lịch sử: thời trung cổ trong đó thế tục được ghép

257

Page 258: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

vào thiêng liêng đã thực hiện được một cuộc văn hoá lý tưởng bởi vì Giáo hội điều khiển các tổ chức chính trị và xã hội, đã đạt tới một sự thống nhất giữa vật chất và tinh thần đến nỗi vật chất trở nên như tinh thần vậy.

TRẢ LỜI

Giáo đoàn thuộc về chính thể thần quyền của thời trung cổ có nhiều nhược điểm: Thế giới bị Giáo hội chi phối làm cho người đời chê ghét, thánh chiến, chiến tranh tôn giáo, tôn giáo pháp đình là những hành động của một dân Thiên Chúa hiện hữu như một quốc gia, như thế có phải là lý tưởng không?

Chúng ta có thể khám phá rằng nhóm người trên đây đã rơi vào một sự sai lầm căn bản về vai trò của Giáo hội. Giáo hội không trách nhiệm trực tiếp đối với thế giới này. Nhiệm vụ chính của Giáo hội là chuẩn bị con người tổ chức thế giới bằng giáo huấn và bằng các bí tích, nghĩa là thực thi sứ mệnh phổ biến chân lý và lưu truyền sự sống.

Nếu Giáo hội cứ giữ vai trò khích lệ và giáo dục các tâm lý và các ý chí con người, Giáo hội có thể biến cải thế giới.

II/ NGHI NGỜ VỀ HIỆU LỰC CỦA SỨ ĐIỆP

Sau đây là một thứ nghi ngờ khác. Sứ điệp chân lý và sự sống làm sao đạt tới những người của kỷ thuật tinh hoa, của ích kỷ, của vô lương tâm, của thù nghịch lẫn nhau, của thế giới ngày nay?

Chúng ta lấy một thí dụ: Một nhà giảng thuyết nói trước những thính giả bít tai lại để không nghe, nhà giảng thuyết

258

Page 259: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

này sẽ mất thì giờ. Dầu nhà giảng thuyết lợi khẩu, nói hay, cũng sẽ không đạt được kết quả nào.

Vì vậy:

1) Nhà giảng thuyết phải thay đổi cách làm của mình và dùng chẳng hạn máy phóng thanh, những bản viết rõ, hơn là dùng tài hùng biện của mình.

2) hoặc cách đơn giản, các thính giả bằng lòng không bịt lỗ tai nữa…

Chúng ta hãy áp dụng tỉ dụ trên đây vào vấn đề chúng ta .

Thế giới ngày nay không nghe Giáo hội nữa, Giáo hội liều mình giảng dạy trong sa mạc.

a. Hoặc là Giáo hội thay đổi kiểu cách mình làm và nhất quyết thích nghi với thế giới hiện tại.

b. Hoặc là thế giới hiện tại thay đổi và hướng về Giáo hội.

Chính ở đây chúng ta gặp sự ngờ vực về hiệu lực thực tế của sứ điệp, dưới hai hình thức liên quan đến hai điều kiện chúng ta đã ghi trên.

- Một số người này nói: “Giáo hội chậm tiến, Giáo hội không thể thay đổi…”

- Một số người nọ nói: “Thế giới đã quá dấn thân, thế giới không thể thay đổi”.

Cả hai hạng người trên đều đi tới một kết luận như nhau: “Hỡi ôi! Chúng ta không thể hy vọng Giáo hội sẽ cứu rỗi thế

259

Page 260: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

giới nữa. Sự gián đoạn giữa Giáo hội và thế giới thật hoàn toàn vô phương cứu chữa”.

TRẢ LỜI

Chúng ta không thể chối cãi, ngày nay có một sự ly dị sâu xa giữa Giáo hội và thế giới.

Nhưng chúng ta phải quả quyết chống lại thái độ chủ bại cuả các hạng người trên đây: Nếu chúng ta biết dĩ vãng của Giáo hội và nếu chúng ta tin vững vào giá trị thần linh của sứ điệp Chúa Kitô, chúng ta sẽ giữ một lòng tin tưởng không lay chuyển: Giáo hội có thể cứu rỗi thế giới.

a. Vâng, Giáo hội có thể trẻ lại. Chúng ta nói rõ là Giáo hội, tự bản tính siêu việt và thần linh đối với các hình thức văn hoá, không thể đồng hoá với một hình thức văn hoá nào.

Điều chúng ta mong ước và muốn nói là Giáo hội có đủ sức để trẻ lại, để đừng bao giờ khép mình vào trong những văn hoá lỗi thời và nhất quyết can đảm hướng về những cơ cấu mới của văn hoá để thánh hoá những cơ cấu ấy.

Có những sự kiện để chứng minh cho chúng ta thấy, vào tất cả các khúc quah của lịch sử Giáo hội, Giáo hội luôn luôn biết thích nghi với các điều kiện mới đưa đến do các văn hoá kế tiếp nhau, mà vẫn không lệ thuộc những điều kiện ấy.

Giữa bao nhiêu xáo trộn chính trị, trước những hình thức mới cứ tiếp nhau, Giáo hội vẫn luôn luôn sống và luôn luôn tươi trẻ.

Một tỉ dụ: Giáo hội thời các dân tộc man rợ. “Liên kết với Đế quốc La Mã, Giáo hội xem như làm một với tất cả nhân loại.

260

Page 261: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Giáo hội đã đạt tới lý tưởng mong muốn; Giáo hội không còn chờ đợi gì nơi tương lai nữa và tất cả tham vọng và duy trì sự có mặt trường cửu… Nhưng Giáo hội đã biết nhìn trong bình tĩnh; Giáo hội không thất vọng về nhân loại. Giáo hội không tin rằng tất cả đều phải điêu vong vì La Mã sụp đổ. Giáo hội tìm hiểu toàn diện phong trào khổng lồ đang tiến đến và nhận ra một thế giới kỳ lạ đang được sinh hạ. Giáo hội cảm thấy trước một cái gì mới và tuyệt đẹp có thể diễn tả bằng hai chữ mâu thuận: văn minh man rợ, nghĩa là thứ văn minh không cần đến văn minh La Mã và còn đi xa hơn văn minh của La Mã. Ý thức rõ ràng sứ mệnh vĩnh cửu của mình, Giáo hội không chút nghi ngờ lo sợ để đi với những dân tộc mới và sát cánh với họ, Giáo hội bước vào con đường của tương lai” (G.Kurth).Những bài học của dĩ vãng đối với chúng ta là một sự bảo đảm cho hiện tại và một nguồn tin cho tương lai: “Tất cả có thể xẩy đến: bắt đạo, tà thuyết, chiến tranh; nhưng chúng ta tin hơn lúc nào khác Giáo hội đời đời tươi trẻ” (hồng y Suard).

b. Vâng, thế giới có thể biến cải.

Ơn Chúa luôn luôn có thể làm những việc bất ngờ, dầu trong những hoàn cảnh tuyệt vọng nhất theo người đời.

Chúng ta muốn nói đến trách nhiệm và sứ mệnh của người Kitô hữu. Vì nếu thế giới phải biến cải, đó sẽ công việc của các người Kitô hữu.

Nếu các Kitô hữu hưởng thụ chân lý siêu nhiên và được đời sống Chúa nuôi dưỡng, chỉ nghĩ đến “phần rỗi mình” và không quan tâm đến thế giới trong đó họ sống với những thèm khát tiện nghi và an nhàn, thì sẽ không thể hy vọng nhân loại được cứu rỗi.

261

Page 262: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Nhưng nếu như men trong bột, các người Kitô hữu trung thành với sứ mệnh ngàn đời của mình, chấp nhận mình là “ánh sáng của thế gian” và là “muối của trần gian”, họ dấn thân vào đời, tham gia vào đới sống chính trị, đứng đầu các cuộc cải cách xã hội, cùng đi đôi với sự tiến bộ nhân loại, tóm kết, dấn thân vào thế giới ngày nay để cho thế giới một linh hồn, thì chúng ta có thể và chúng ta phải quả quyết rằng: thế giới này sẽ biến đổi và nhờ những cố gắng chung, với ơn Chúa giúp, một nhân loại mới sẽ ra đời.Chỉ còn có một mối lo: “Nếu các người Kitô hữu không trung thành với sứ mệnh họ…”

Mỗi người trong chúng ta nắm câu trả lời.Thế giới hấp hối chờ đợi chúng ta .

Nếu người Kitô hữu trả lời: “Tôi có mặt đây”! Người ấy sẽ nghe Chúa Kitô nói lại như một tiếng vang dội:

“HÃY TIN CẬY,TA ĐÃ THẮNG THẾ GIAN”

(Ga 16,33)

-----------<+>-----------

262

Page 263: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

MỤC LỤC

PHẦN DẪN NHẬP

CHƯƠNG I: Ý nghĩa đức tinCHƯƠNG II: Các nguồn của đức tin

CHƯƠNG III: Nhìn tổng quát về khoa tín lý

PHẦN THỨ NHẤTNGUỒN CỦA SỰ SỐNG

CHƯƠNG I: Có Thiên ChúaCHƯƠNG II: Chúng ta biết gì về Thiên Chúa

CHƯƠNG III: Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi

PHẦN THỨ HAI

263

Page 264: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

CHÚA BAN SỰ SỐNG

MỞ ĐỀ: Đức tin và khoa họcCHƯƠNG I: Sáng tạo vũ trụ

CHIƯƠNG II: Thiên Chúa sáng tạo con ngườiCHƯƠNG III: Tạo dựng các Thiên thần

CHƯƠNG IV: Thiên Chúa tiếp tục sáng tạo

PHẦN THỨ BACON NGƯỜI MẤT SỰ SỐNG

CHƯƠNG I: Mất sự sống: sự kiện lịch sửCHƯƠNG II: Mất sự sống: hậu quả

CHƯƠNG III: Sau khi mất sự sống: vấn đề đau khổCHƯƠNG IV: Sau khi mất sự sống: hứa hẹn và hy vọng

PHẦN THỨ BỐNSỰ SỐNG ĐUỢC TRẢ LẠI

CHƯƠNG I: Đức Trinh nữ MariaCHƯƠNG II: Đấng trả lại sự sống: Đức Giêsu Kitô

CHƯƠNG III: Sự sống được trả lại như thế nào: Sự chết của Chúa Kitô

CHƯƠNG IV: Sự sống được trả lại như thế nào: sự sống lại và lên trời

PHẦN THỨ NĂM

264

Page 265: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

TRUYỀN ĐẠT SỰ SỐNG

MỞ ĐẦU: Giáo hội là gì?A. GIÁO HỘI: LỊCH SỬ GIÁO HỘI

CHƯƠNG I: Sự kiện Chúa Kitô sáng lập Giáo hộiCHƯƠNG II: “Phép lạ của Giáo hội “ trải qua các thời

đại

B. GIÁO HỘI: BẢN TÍNH GIÁO HỘICHƯƠNG III: Những đặc điểm chính yếu của Giáo hội

CHƯƠNG IV: Giáo hội “Nhiệm thể Chúa Kitô”

C. GIÁO HỘI: VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘICHƯƠNG V: Phương diện khác nhau của sứ mệnh của

Giáo hộiCHƯƠNG VI: Ngoài Giáo hội có được rỗi linh hồn

không?

PHẦN THỨ SÁUĐỜI SỐNG SUNG MÃN

CHƯƠNG I: Đời sống ơn thánh tới đời sống vinh quangCHƯƠNG II: Đời đời mất sự sống: Hỏa ngục

CHƯƠNG III: Phải chậm lại mới được sống đời đời : Luyện ngục

CHƯƠNG IV: Được sống đời đời : Thiên Đàng

TỔNG KẾT

265

Page 266: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

Người Kitô với vấn đề Cứu rỗi thế giới

266

Page 267: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

267

Page 268: Duc Tin Cua Nguoi Cong Giao

268