duthao-quyhoachhtvtcaobang (v3.2)

180
Y BAN NHÂN DÂN TNH CAO BNG QUY HOCH HTNG KTHUT VIN THÔNG THĐỘNG TNH CAO BNG GIAI ĐON 2015 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 Cao Bng, tháng 12 năm 2015

Upload: truonghuong

Post on 30-Jan-2017

250 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

ỦY BAN NHÂN DÂN T ỈNH CAO BẰNG

QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020,

ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Cao Bằng, tháng 12 năm 2015

Page 2: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

ỦY BAN NHÂN DÂN T ỈNH CAO BẰNG

QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT VIỄN THÔNG THỤ ĐỘNG TỈNH CAO BẰNG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020,

ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ ĐƠN VỊ TƯ VẤN

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

GIÁM ĐỐC

Hoàng Ngọc Sơn

VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT BƯU ĐIỆN

PHÓ VIỆN TRƯỞNG

Đỗ Trọng Đại

Page 3: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

3

MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................................... 3

DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................................... 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................. 7

THUẬT NGỮ ...................................................................................................................... 9

PHẦN I. MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 12

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY D ỰNG QUY HOẠCH ................................... 12

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH ........................................................ 13

1. Các văn bản của Trung ương ..................................................................... 13 2. Các văn bản của địa phương ...................................................................... 14

III. PHẠM VI, THỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH ................................................ 15

1. Phạm vi Quy hoạch .................................................................................... 15

2. Thời kỳ Quy hoạch ..................................................................................... 15

IV. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH .. 15

1. Mục tiêu của quy hoạch ............................................................................. 15

2. Nội dung nghiên cứu và quan điểm quy hoạch .......................................... 16

3. Nhiệm vụ của dự án quy hoạch .................................................................. 17 PHẦN II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI .................................................. 19

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ................................................................................ 19

1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 19

2. Địa hình ...................................................................................................... 19 3. Khí hậu ....................................................................................................... 19

II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN .................................................................... 20

1. Tài nguyên đất ............................................................................................ 20

2. Tài nguyên rừng ......................................................................................... 20

3. Tài nguyên khoáng sản ............................................................................... 20

III. TIỀM NĂNG KINH TẾ .............................................................................. 21

1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế ................................................................... 21 2. Tiềm năng du lịch ....................................................................................... 21

IV. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG .......................................................................... 22

1. Dân số và Dân tộc ...................................................................................... 22

2. Lao động ..................................................................................................... 22

V. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ........................................ 22

1. Về kinh tế: .................................................................................................. 23

2. Về xã hội: ................................................................................................... 23

Page 4: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

4

3. Về môi trường: ........................................................................................... 24

VI. HẠ TẦNG .................................................................................................... 24

1. Hệ thống giao thông ................................................................................... 24

2. Mạng lưới cấp điện..................................................................................... 25

3. Các khu công nghiệp .................................................................................. 27

4. Các khu kinh tế cửa khẩu ........................................................................... 28

VII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI .................................. 28

VIII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG ................................ 31

1. Thuận lợi .................................................................................................... 31

2. Khó khăn .................................................................................................... 32

3. Cơ hội ......................................................................................................... 32 4. Thách thức .................................................................................................. 33

PHẦN III. HI ỆN TRẠNG HẠ TẦNG MẠNG VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG ...................................................................................................................... 34

I. HIỆN TRẠNG MẠNG VIỄN THÔNG TỈNH CAO BẰNG ........................ 34

1. Các chỉ tiêu viễn thông ............................................................................... 34

2. Xác định những vấn đề còn tồn tại về sử dụng dịch vụ. ............................ 37

II. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG MẠNG VIỄN THÔNG TỈNH CAO BẰNG .... 38

1. Hiện trạng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng .......................... 38

2. Hiện trạng cột ăng ten thu phát sóng .......................................................... 41

3. Hiện trạng mạng cáp ngoại vi viễn thông .................................................. 43 III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG .... 46

1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. ...................................................... 46 2. Tình hình triển khai thực hiện .................................................................... 46 3. Đánh giá ..................................................................................................... 47

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG VIỄN THÔNG ............ 47

1. Điểm mạnh. ................................................................................................ 47

2. Điểm yếu. ................................................................................................... 48

3. Thời cơ. ...................................................................................................... 48

4. Thách thức. ................................................................................................. 49

PHẦN IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG........ 50

I. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN .......................................................... 50

1. Xu hướng phát triển chung của viễn thông. ............................................... 50 2. Xu hướng phát triển hạ tầng viễn thông. .................................................... 52 3. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông. ............................................. 62

Page 5: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

5

II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN ........................................................................ 65

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN .......................................................................... 65

1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 65

2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 65

IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2020 .................................................................................................................... 66

1. Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia ............ 66 2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng. .......................................... 66

3. Hạ tầng cột ăng ten phát sóng thông tin di động. ....................................... 69

4. Cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm. ........................................ 73

V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025 ........................................ 77

1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng ........................................... 77

2. Cột an ten ................................................................................................... 78 3. Hạ tầng mạng cáp viễn thông. .................................................................... 78

4. Các dịch vụ viễn thông ............................................................................... 79

VI. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ................................................................. 81

1. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng ............. 81

2. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng hạ tầng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng ....................................................................................................... 81

3. Nhu cầu sử dụng đất để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm . 82

VII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ................................................ 82

PHẦN V. KHÁI TOÁN, PHÂN KỲ ĐẦU TƯ DANH MỤC DỰ ÁN ............................ 86

I. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ, NGUỒN VỐN .................................................. 86

II. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ ..................................................................................... 86

III. KHÁI TOÁN VÀ PHÂN KỲ ĐẦU TƯ. .................................................... 87

1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng ........................................... 87

2. Hạ tầng cống bể cáp ................................................................................... 88

3. Cải tạo, chỉnh trang mạng cáp .................................................................... 89 4. Cột ăng ten ................................................................................................. 89

5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước để quản lý, thực hiện quy hoạch .... 91 IV. DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM ....................................... 92

PHẦN VI. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............................................ 93

I. GIẢI PHÁP ..................................................................................................... 93

1. Quản lý nhà nước. ...................................................................................... 93

2. Phát triển hạ tầng. ....................................................................................... 93

Page 6: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

6

3. Cơ chế chính sách. ..................................................................................... 94

4. Thực hiện đồng bộ quy hoạch. ................................................................... 95 5. Huy động vốn đầu tư. ................................................................................. 97

6. Khoa học và công nghệ. ............................................................................. 97

7. An toàn, an ninh thông tin, đảm bảo an ninh quốc phòng ......................... 98

8. Phát triển nhân lực và tuyên truyền nhận thức ........................................... 98

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN .............................................................................. 99

1. Sở Thông tin và Truyền thông. .................................................................. 99 2. Sở kế hoạch đầu tư ..................................................................................... 99

3. Sở Tài chính ............................................................................................... 99

4. Sở Giao thông vận tải ............................................................................... 100

5. Sở Xây dựng ............................................................................................. 100

6. Sở Tài nguyên môi trường ....................................................................... 101 7. Sở Công thương ....................................................................................... 101

8. Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu ........................ 101

9. Các sở ban ngành khác ............................................................................. 102

10. UBND cấp huyện, thành phố ................................................................. 102 11. Các doanh nghiệp ................................................................................... 102

III. KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ ................................................................... 102

1. Kết luận .................................................................................................... 102

2. Kiến nghị .................................................................................................. 103

PHẦN VII. PHỤ LỤC ..................................................................................................... 104

PHỤ LỤC 1: SỞ CỨ TÍNH TOÁN QUY HOẠCH PHẦN CỘT ĂNG TEN ................ 104

PHỤ LỤC 2: BẢNG BIỂU QUY HOẠCH .................................................................... 114

PHỤ LỤC 3: BẢN ĐỒ QUY HOẠCH ........................................................................... 167

PHỤ LỤC 4: CÁC KHUYẾN NGHỊ .............................................................................. 168

PHỤ LỤC 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH .................................................. 175

Page 7: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

7

DANH MỤC HÌNH V Ẽ

Hình 1. Kỹ thuật khoan định hướng ............................................................................ 169

Hình 2. Kỹ thuật khoan tác động ................................................................................. 170

Hình 3. Kỹ thuật Microtunnelling ............................................................................... 171

Hình 4. Bản vẽ mô tả thiết kế Tuynel, hào kỹ thuật .................................................... 172

Hình 5. Bản vẽ mô tả thiết kế rãnh kỹ thuật ................................................................ 173

Hình 6. Bản vẽ mô tả vị trí Tuynel, hào, rãnh kỹ thuật ............................................... 173

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1. Hiện trạng thuê bao điện thoại cố định trên địa bàn tỉnh..................................... 35

Bảng 2. Hiện trạng thuê bao điện thoại di động trên địa bàn tỉnh .................................... 36

Bảng 3. Hiện trang thuê bao Internet tỉnh Cao Bằng ........................................................ 36

Bảng 4. Danh sách điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng (các điểm giao dịch) tại các huyện, thành phố. ................................................................................................... 39

Bảng 5. Hiện trạng hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng theo loại cột.................................. 41

Bảng 6. Hiện trạng hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng theo nhà cung cấp ........................ 41

Bảng 7. Hiện trạng hệ thống cáp treo, cáp ngầm .............................................................. 44

Bảng 8. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ cố định đến năm 2025 .................................... 63

Bảng 9. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động đến năm 2025 ..................... 64

Bảng 10. Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ .... 67

Bảng 11. Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ .............................................................................................................................. 68

Bảng 12. Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ giai đoạn 2015 - 2020 ................................................................................ 87

Bảng 13. Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ giai đoạn 2021 - 2025 ................................................................................ 87

Bảng 14. Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ giai đoạn 2016 - 2020 ........................................................................... 88

Bảng 15. Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ giai đoạn 2021 - 2025 ........................................................................... 88

Bảng 16. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cống bể cáp giai đoạn 2016-2020 ................... 89

Bảng 17. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cống bể cáp giai đoạn 2021-2025 ................... 89

Bảng 18. Dự án đầu tư cải tạo chỉnh trang mạng cáp giai đoạn 2021-2025 ..................... 89

Bảng 19. Dự án đầu tư cải tạo hạ tầng cột ăng ten ........................................................... 90

Bảng 20. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cột ăng ten dùng chung ................................... 90

Page 8: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

8

Bảng 21. Dự án đầu tư hạ tầng cột ăng ten dùng riêng hạ tầng ........................................ 90

Bảng 22. Dự án đầu tư cột ăng ten thu phát sóng ứng dụng công nghệ mới .................... 91

Bảng 23. Dự án đầu tư hạ tầng cột ăng ten dự phòng cho doanh nghiệp mới .................. 91

Bảng 24. Dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị nâng cao năng lực quản lý nhà nước, thực hiện quy hoạch ........................................................................................................... 92

Bảng 25. Danh mục các dự án đầu tư trọng điểm ............................................................. 92

Bảng 26. Thông số giả định của máy thu (điện thoại di động) ....................................... 105

Bảng 27. Thông số giả định của Node-B. ....................................................................... 105

Bảng 28. Thông số độ cao ăng ten theo vùng phủ sóng ................................................. 106

Bảng 29. Bảng tính bán kính phủ sóng trạm thu phát sóng ............................................ 106

Bảng 30. Giá trị K theo cấu hình trạm ............................................................................ 107

Bảng 31. Danh mục các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng ......................... 114

Bảng 32. Danh mục các khu vực, tuyến đường, phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1 .................................................................................................................................... 145

Bảng 33. Quy hoạch khu vực, tuyến đường, phố chuyển đổi cột ăng ten loại A2b sang cột ăng ten loại A1 ........................................................................................................... 149

Bảng 34. Danh mục các khu vực, tuyến đường, phố được lắp đặt cột ăng ten cồng kềnh ................................................................................................................................. 151

Bảng 35. Danh mục các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật để lắp đặt cáp viễn thông .................................................... 158

Page 9: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

9

THUẬT NGỮ

1. Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là công trình viễn thông có tính chất, đặc điểm, quy mô phù hợp với tiêu chí xác định công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được ban hành theo Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng là địa điểm lắp đặt các thiết bị đầu cuối viễn thông và các trang thiết bị có liên quan khác do doanh nghiệp viễn thông trực tiếp quản lý, khai thác để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng, bao gồm: điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ (sau đây gọi là điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng loại Đ1) và điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ (sau đây gọi là điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng loại Đ2).

3. Mạng ngoại vi là một phần của mạng viễn thông, bao gồm hệ thống cáp, hệ thống ăng ten và các hệ thống thiết bị viễn thông khác, nằm bên ngoài nhà, trạm viễn thông.

4. Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động bao gồm nhà, trạm viễn thông, cột ăng ten, cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (cống, bể, hào và tuy nen kỹ thuật, v.v) được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có giấy phép viễn thông, giấy phép tần số thuê hoặc tự xây dựng để lắp đặt thiết bị viễn thông.

5. Trạm viễn thông là nhà hoặc công trình xây dựng tương tự khác được sử dụng để lắp đặt thiết bị mạng.

6. Cột ăng ten là cột được xây dựng để lắp đặt ăng ten thu, phát sóng vô tuyến điện (không bao gồm ăng ten máy thu thanh, thu hình của các hộ gia đình).

7. Cột ăng ten không cồng kềnh (sau đây gọi là cột ăng ten loại A1) là cột ăng ten được lắp đặt trong và trên các công trình xây dựng nhưng không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn của công trình xây dựng, bao gồm:

a) Cột ăng ten tự đứng được lắp đặt trên các công trình xây dựng có chiều cao của cột (kể cả ăng ten, nhưng không bao gồm kim thu sét) không quá 20% chiều cao của công trình nhưng tối đa không quá 3 mét và có chiều rộng từ tâm của cột đến điểm ngoài cùng của cấu trúc cột ăng ten (kể cả cánh tay đòn của cột và ăng ten) dài không quá 0,5 mét (sau đây gọi là cột ăng ten loại A1a);

b) Cột ăng ten thân thiện với môi trường là cột ăng ten được thiết kế, lắp đặt ẩn trong kiến trúc của công trình đã xây dựng, mô phỏng lan can, mái hiên, mái

Page 10: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

10

vòm, bệ cửa, vỏ điều hòa, bồn nước, tháp đồng hồ, tác phẩm điêu khắc, v.v, hoặc được lắp đặt kín trên cột điện, đèn chiếu sáng hoặc dưới các hình thức ngụy trang phù hợp với môi trường xung quanh và có chiều cao, chiều rộng như quy định tại điểm a, mục 7 nêu trên (sau đây gọi là cột ăng ten loại A1b).

8. Cột ăng ten cồng kềnh (sau đây gọi là cột ăng ten loại A2), bao gồm:

a) Cột ăng ten được lắp đặt trên các công trình xây dựng không thuộc cột ăng ten loại A1 được quy định mục 7 nêu trên (sau đây gọi là cột ăng ten loại A2a);

b) Cột ăng ten được lắp đặt trên mặt đất (sau đây gọi là cột ăng ten loại A2b);

c) Cột ăng ten khác không thuộc cột ăng ten các loại A1a, A1b, A2a, A2b (sau đây gọi là cột ăng ten loại A2c).

9. Cột treo cáp là cột bằng thép, bê tông cốt thép hoặc vật liệu khác dùng để treo cáp tuân theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2011/BTTTT về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông đối với cột treo cáp viễn thông riêng biệt (sau đây gọi là cột treo cáp loại C1), hoặc các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đối với cột treo cáp sử dụng chung với các ngành khác, như cột điện, cột đèn, v.v (sau đây gọi là cột treo cáp loại C2).

10. Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (bao gồm cống cáp, bể cáp, hào và tuy nen kỹ thuật, v.v) là công trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng ngầm dưới mặt đất để lắp đặt cáp, tuân theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 33:2011/BTTTT về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông đối với công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm viễn thông riêng biệt (sau đây gọi là công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm loại N1), hoặc các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật có liên quan đối với công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm sử dụng chung với các ngành khác, như công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm điện lực, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, cung cấp năng lượng, v.v (sau đây gọi là công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm loại N2).

12. Nhà trạm: Công trình xây dựng để bảo vệ thiết bị viễn thông và các thiết bị phụ trợ.

13. Trạm thu phát sóng thông tin di động: Bao gồm các công trình nhà trạm, cột ăng ten và các thiết bị phụ trợ để phục vụ việc thu phát sóng thông tin di động tại một địa điểm. Trong mạng thông tin di động thế hệ thứ 2 (2G), trạm thu phát sóng thông tin di động được gọi là BTS; mạng 3G (Node B); mạng 4G (RAP - Radio Access Point hoặc eNode B).

14. Vị trí trạm: Địa điểm, khu vực (xã, phường) lắp đặt trạm thu phát sóng thông tin di động.

15. Dùng riêng hạ tầng: Tại một vị trí chỉ có 1 doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ

Page 11: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

11

tầng cung cấp dịch vụ.

16. Dùng chung hạ tầng: Tại một vị trí có nhiều doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng hạ tầng và cung cấp dịch vụ.

17. Thiết bị khác: Thiết bị có khả năng kết nối vào hạ tầng mạng thông tin di động và sử dụng các dịch vụ thông tin di động nhưng không phải là điện thoại di động. (Ví dụ: thiết bị khác như USB 3G, Ipad, máy tính xách tay….).

18. Đường dây thuê bao cố định bao gồm: Thuê bao điện thoại cố định, thuê bao internet cáp đồng và cáp quang.

Page 12: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

12

PHẦN I. MỞ ĐẦU

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY D ỰNG QUY HOẠCH

Viễn thông là ngành kinh tế kỹ thuật, dịch vụ quan trọng thuộc kết cấu hạ tầng của nền kinh tế quốc dân, là công cụ quan trọng để hình thành xã hội thông tin, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Viễn thông có nhiệm vụ đảm bảo thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp Ủy Đảng và Chính quyền, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, phòng chống thiên tai; đáp ứng các nhu cầu trao đổi, cập nhật thông tin của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực, các vùng miền của tỉnh.

Ngành Viễn thông trên địa bàn tỉnh trong những năm vừa qua đã có sự phát triển nhanh chóng, tỷ lệ đóng góp của Viễn thông vào GDP của tỉnh ngày càng cao, góp phần không nhỏ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, việc Viễn thông phát triển nhanh, bùng nổ, đã dẫn tới một số bất cập trong phát triển hạ tầng mạng lưới và đặt ra nhiều vấn đề về quản lý nhà nước, phát triển hạ tầng chưa đồng bộ với phát triển hạ tầng kinh tế – xã hội, phát triển chưa đồng bộ với các ngành khác, phát triển hạ tầng chồng chéo, mỗi doanh nghiệp xây dựng một hạ tầng mạng riêng; hệ thống trạm thu phát sóng di động dầy đặc…gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, giảm hiệu quả sử dụng hạ tầng mạng lưới.

Thực tế hiện nay tại Cao Bằng, việc xây dựng, cấp phép xây dựng và công tác quản lý nhà nước đối với các trạm thu phát sóng gặp rất nhiều khó khăn. Số lượng các trạm thu phát sóng xây dựng nhiều đã ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị và kiến trúc tổng thể tại một số khu vực. Vấn đề không sử dụng chung cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp gây nên sự lãng phí trong xã hội cũng được đặt ra nhưng chưa thực sự được các doanh nghiệp chú trọng, các văn bản quản lý nhà nước tại địa phương về việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp đều chưa có. Do vậy, công tác quản lý nhà nước tại địa phương thực tế gặp nhiều khó khăn.

Trong thời gian gần đây, Chính phủ và Bộ Thông tin Truyền thông đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo đề cập đến việc xây dựng, quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông, quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động (Luật viễn thông; chỉ thị số 422/CT-TTg; nghị định số 25/2011/NĐ-CP…). Quy hoạch này nhằm cụ thể hóa những quan điểm chỉ đạo trên tại địa phương.

Page 13: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

13

Công nghệ viễn thông có sự thay đổi nhanh chóng (2G, 3G, 4G, NGN…), do đó cần xây dựng Quy hoạch để phù hợp với xu hướng phát triển của công nghệ.

Quy hoạch Phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh chưa đề cập đến việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông, ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi…Quy hoạch này sẽ đề cập cụ thể các nội dung trên (cơ chế, giải pháp, tổ chức thực hiện) và làm rõ vai trò, thẩm quyền của địa phương đối với việc quản lý, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động.

Dựa trên những sở cứ trên, việc xây dựng Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025 là thực sự cần thiết.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

1. Các văn bản của Trung ương

Luật Viễn thông số 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;

Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Nghị định 41/2007/NĐ-CP, ngày 22/3/2007 của Chính phủ về xây dựng ngầm đô thị, hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng các yêu cầu đặc thù của xây dựng ngầm đô thị;

Nghị định 38/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 quy định về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;

Nghị định 39/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về Quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị.

Nghị định 25/2011/NĐ-CP ngày 6/4/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Viễn thông;

Nghị định 72/2012/NĐ-CP, ngày 24/9/2012 quy định về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và khuyến khích áp dụng đối với khu vực ngoài đô thị;

Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

Chỉ thị 422/CT-TTg ngày 2 tháng 4 năm 2010 của Thủ tướng Chính Phủ về việc tăng cường quản lý và phát triển bền vững cơ sở hạ tầng viễn thông;

Quyết định 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020;

Page 14: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

14

Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23/10/2012 của Chính phủ về tiêu chí xác định công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia;

Quyết định số 512/QĐ-TTg ngày 11/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Thông tư 12/2007/TTLT/BXD-BTTTT ngày 11/12/2007, hướng dẫn những nội dung về cấp giấy phép xây dựng cho việc xây dựng, lắp đặt các trạm thu, phát sóng thông tin di động ở đô thị;

Thông tư 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ GTVT về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ;

Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 9/2/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Thông tư 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;

Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT ngày 27/12/2013 về việc Quy định dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;

Thông tư liên tịch số 210/2013/TTLT-BTC-BXD-BTTTT ngày 30/12/2013 về việc Hướng dẫn cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;

Công văn số 325/CVT-HTKN ngày 26/3/2014 của Cục Viễn thông về một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương theo Thông tư số 14/TT-BTTTT;

2. Các văn bản của địa phương

Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 26/10/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt dự án quy hoạch Phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020.

Page 15: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

15

Quyết định số 1426/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng v/v Phê duyệt phát triển giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030.

Quyết định số 671/QĐ-UBND ngày 26/5/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng v/v Phê duyệt đề cương, nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật Viễn thông thụ động tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2025.

III. PHẠM VI, TH ỜI KỲ LẬP QUY HOẠCH

1. Phạm vi Quy hoạch

Phạm vi quy hoạch hạ tầng mạng viễn thông thụ động được thực hiện trên phạm vi toàn bộ diện tích tự nhiên theo địa giới hành chính tỉnh Cao Bằng.

2. Thời kỳ Quy hoạch

Xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025.

IV. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHI ỆM VỤ CỦA DỰ ÁN QUY HOẠCH

1. Mục tiêu của quy hoạch

Tăng cường quản lý nhà nước trong phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh.

Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo đúng định hướng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Bảo đảm phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động bền vững; thu hẹp khoảng cách phát triển viễn thông giữa các vùng, miền; bảo đảm bảo vệ môi trường, cảnh quan, mỹ quan đô thị; bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin.

Thống nhất, đồng bộ phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động với xây dựng, phát triển hạ tầng đô thị, điểm dân cư nông thôn, với xây dựng, phát triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước và các công trình hạ tầng kỹ thuật khác.

Tạo lập thị trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh trong hoạt động viễn thông trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

Quy hoạch nhằm xác định những mục tiêu, định hướng phát triển, đề ra các lĩnh vực, dự án cần ưu tiên đầu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu quả, đề xuất các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực

Page 16: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

16

nhằm thực hiện các dự án cấp thiết về phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

Quy hoạch tổng thể hạ tầng mạng viễn thông thụ động nhằm đồng bộ với quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Cao Bằng.

Hiện đại hóa hạ tầng, mạng lưới viễn thông, truyền dẫn phát sóng tốt nhất, gần gũi nhất với người tiêu dùng, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương với chất lượng cao.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện cho việc phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu và đảm bảo chất lượng dịch vụ.

Thống nhất việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng (Cống bể, Nhà trạm, cột ăng ten, truyền dẫn và các thiết bị phụ trợ khác….) để các doanh nghiệp thực hiện xây dựng, mở rộng mạng lưới mạng viễn thông một cách đồng bộ, khoa học, không chồng chéo theo đúng quy định của pháp luật.

Làm cơ sở trong xây dựng, mở rộng hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn cho công trình, các công trình lân cận; đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành, không gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe cho cộng đồng; đảm bảo tuân thủ quy hoạch chuyên ngành, xây dựng, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

Xác định những mục tiêu, định hướng phát triển, đề ra các lĩnh vực, những dự án cần ưu tiên đầu tư tập trung để nhanh chóng phát huy hiệu quả, đề xuất các giải pháp cụ thể để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm thực hiện thành công các dự án cấp thiết về phát triển hạ tầng viễn thông.

2. Nội dung nghiên cứu và quan điểm quy hoạch

2.1. Nội dung nghiên cứu

Khảo sát hiện trạng mạng viễn thông trên địa bàn, trong đó tập trung vào hạ tầng mạng thông tin di động; hạ tầng mạng cống bể, cột treo cáp; hạ tầng hệ thống nhà trạm viễn thông.

Nghiên cứu cơ chế quản lý của các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước về quá trình xây dựng, quản lý, khai thác hạ tầng viễn thông thụ động.

Nghiên cứu xu hướng phát triển hạ tầng mạng viễn thông, kinh nghiệm của một số nước về quản lý và phát triển hạ tầng viễn thông.

Nghiên cứu các luận chứng, lựa chọn các phương án quy hoạch phù hợp với hiện trạng và các định hướng phát triển của tỉnh.

Page 17: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

17

2.2. Quan điểm xây dựng quy hoạch

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông đồng bộ, phù hợp, thống nhất với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của các ngành khác tại địa phương (giao thông, xây dựng, điện, nước...) và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển ngành gắn hiệu quả tổng thể, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Bảo đảm tính khoa học, tiên tiến, liên tục và kế thừa; dựa trên các kết quả điều tra cơ bản, các tiêu chí, chỉ tiêu có liên quan để xây dựng quy hoạch.

3. Nhiệm vụ của dự án quy hoạch

3.1. Quy hoạch công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Xác định địa điểm hoặc tuyến hướng, quy mô các khu vực trên địa bàn được sử dụng để xây dựng; loại hình và thời điểm đưa vào sử dụng công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

3.2. Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

Xác định các yêu cầu cụ thể đối với việc bố trí và xây dựng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có/không người phục vụ nhằm bảo đảm mỹ quan, an toàn, thuận tiện trong việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông.

Xác định dự kiến số lượng, địa điểm, quy mô các điểm trên địa bàn được dùng để triển khai và thời điểm đưa vào sử dụng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.

3.3. Quy hoạch cột ăng ten

Xác định các yêu cầu cụ thể đối với việc bố trí và xây dựng các cột ăng ten nhằm bảo đảm an toàn cho hoạt động của mạng viễn thông và bảo vệ cảnh quan môi trường, đặc biệt trong các khu vực đô thị.

Từng bước cải tạo, hạn chế việc xây dựng các cột ăng ten cồng kềnh, đặc biệt là các cột ăng ten cao trên 50m, đồng thời triển khai kế hoạch chuyển đổi cột ăng ten cồng kềnh sang cột ăng ten không cồng kềnh trên địa bàn trong thời hạn của quy hoạch nhằm tiến đến một không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn không có cột ăng ten cồng kềnh, hoặc hạn chế cột ăng ten cồng kềnh đến mức thấp nhất.

Page 18: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

18

3.4. Quy hoạch cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm

Xác định các yêu cầu cụ thể đối với việc bố trí và xây dựng cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm.

Nâng cấp, cải tạo mạng cáp treo; tăng cường sử dụng chung cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm; triển khai kế hoạch ngầm hóa cáp viễn thông.

Page 19: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

19

PHẦN II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH T Ế XÃ HỘI

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị trí địa lý

Cao Bằng là tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.703,42 km², chiếm khoảng 2,12% diện tích cả nước. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có đường biên giới dài 333 km, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn, phía Đông Nam giáp tỉnh Lạng Sơn. Theo chiều Bắc - Nam là 80 km từ 230o7’12’’ ÷ 22021’21’’ v ĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm). Theo chiều Đông - Tây là 170 km, từ 105016’15’’ ÷ 106050’25’’ kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện Hạ Lang). Là tỉnh miền núi vùng cao biên giới, xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Bắc và cả nước nhưng Cao Bằng lại có ba cửa khẩu là Tà Lùng, Hùng Quốc và Sóc Hà. Đây là lợi thế quan trọng, tạo điều kiện cho tỉnh giao lưu kinh tế với bên ngoài, nhất là Trung Quốc.

2. Địa hình

Kiến tạo địa chất chủ yếu là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, bị chia cắt bởi nhiều sông suối ngắn, thung lũng hẹp đã chia Cao Bằng thành bốn vùng địa hình chính: (i) địa hình vùng núi đá vôi phía Bắc và Đông Bắc, chiếm 32% diện tích tự nhiên của tỉnh dọc biên giới Vi ệt Trung, thuộc các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc, Thông Nông, Hà Quảng, Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Quảng Uyên, Phục Hòa và Thạch An. Độ cao trung bình trong vùng từ 700-1.000m; (ii) Địa hình vùng núi đất ở phía Tây và Tây Nam, chiếm khoảng 40% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thuộc các huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc và Nguyên Bình. Đặc trưng chủ yếu là địa hình núi cao bị phân cắt mạnh bởi các khe, thung lũng sâu. Độ cao trung bình từ 700-1.000m; (iii) Địa hình vùng bồn địa thuộc thành phố Cao Bằng và huyện Hòa An dọc sông Bằng, chiếm 12% toàn tỉnh; và (iv) Địa hình vùng thấp (thung lũng, bồn trũng) chiếm khoảng 16% diện tích toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện Hòa An, Hà Quảng, Trùng Khánh, Quảng Uyên.

3. Khí hậu

Khí hậu Cao Bằng mang tính chất nhiệt đới, gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đông Bắc. Trong năm có hai mùa rõ rệt: mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 3. Mùa hè có nhiệt độ trung bình 25-280C và

Page 20: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

20

nóng nhất vào tháng 7. Mùa đông có nhiệt độ trung bình 14-180C và lạnh nhất vào tháng Giêng. Vào mùa đông, trên vùng núi đá vôi ở phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh thường có sương muối, nhiệt độ trung bình khoảng 50C, có ngày xuống đến 00C. Ngoài ra, còn có các tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới, cho phép phát triển nhiều loại vật nuôi, cây trồng đa dạng.

Lượng mưa trung bình hàng năm của tỉnh từ 1.300-1.500 mm/năm. Số ngày mưa trung bình khoảng 92 ngày, số giờ nắng không nhiều, chỉ khoảng 1.500-1.600 giờ/năm, độ ẩm trung bình khoảng 80%.

II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

1. Tài nguyên đất

Đất đai là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của tỉnh với tổng diện là 670.786 ha, trong đó đất nông nghiệp có 629.362 ha, chiếm 93,82% diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp truyền thống có diện tích trên 94,576 nghìn ha (chiếm 14,1%), đất lâm nghiệp 534,3 nghìn ha (chiếm 79,66%) gồm ba loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đất nuôi trồng thủy sản là 443 ha (chiếm 0,07%). Hệ số sử dụng đất là 1,3 lần. Về cơ bản, nguồn tài nguyên đất đã được khai thác khá triệt để, khả năng mở rộng diện tích canh tác trong tương lai không lớn.

2. Tài nguyên rừng

Đất lâm nghiệp có rừng của tỉnh chiếm tỷ trọng cao 79,66% tổng diện tích đất tự nhiên, độ che phủ rừng ước đạt 52%. Hiện trên địa bàn tỉnh chủ yếu là rừng nghèo, rừng non mới tái sinh, rừng trồng và rừng vầu nên trữ lượng gỗ ít. Rừng tự nhiên còn một số gỗ quý như nghiến, sến, tô mộc, lát nhưng không còn nhiều, dưới tán rừng còn có một số loài đặc sản quý như sa nhân, bạch truật, ba kích, hà thủ ô và một số loài thú quý hiếm như: gấu, hươu, nai, và một số loài chim… Ngoài ra, tài nguyên rừng ở khu vực Phja Oắc, Phja Đén (huyện Nguyên Bình) có thể khai thác để hình thành các khu du lịch sinh thái.

3. Tài nguyên khoáng sản

Cao Bằng có nguồn tài nguyên khoáng sản rất đa dạng và phong phú, cho phép phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Tỉnh có 146 mỏ và điểm quặng với 22 loại khoáng sản khác nhau, trong đó có những mỏ quy mô khá tập trung nhiều ở các huyện Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Hạ Lang, Nguyên Bình, Thạch An… Khoáng sản của tỉnh có thể chia làm 5 nhóm chính: (i) nhóm Năng lượng có than và uran; (ii) nhóm Kim loại: bao gồm sắt, mangan, đồng, niken, chì, kẽm, bauxit, antimon, thiếc - wonfram, vàng; (iii) nhóm

Page 21: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

21

khoáng sản không kim loại, bao gồm pyrit, barit, pluorit, photphorit; (iv) nhóm đá quí, bán đá quí: Hiện Cao Bằng mới chỉ phát hiện loại bán đá quí đó là thạch anh tinh thể, một trong những loại kim loại quý hiếm hiện nay; và (v) Nhóm vật liệu xây dựng (VLXD) bao gồm đá vôi, dolomit, sét (gạch), cát cuội sỏi thuận lợi cho các ngành sản xuất VLXD phát triển. Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản của Cao Bằng tuy đa dạng về chủng loại nhưng trữ lượng thấp, đã được khai thác nhiều và phân bố rải rác trên nhiều địa bàn cách xa nhau, không thuận lợi về mặt giao thông. Bên cạnh đó, Cao Bằng cũng có một số mỏ có ý nghĩa chiến lược về kinh tế và quốc phòng, có trữ lượng tương đối lớn và chất lượng tốt, là cơ sở để trở thành mũi nhọn trong phát triển công nghiệp khai khoáng của tỉnh (như sắt, mangan, chì, thiếc…).

III. TIỀM NĂNG KINH T Ế

1. Những lĩnh vực kinh tế lợi thế

Cao Bằng có nhiều cửa khẩu thông thương với Trung Quốc tạo thuận lợi giao lưu, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá. Bên cạnh đó nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cũng là tiền đề để phát triển ngành công nghiệp của tỉnh. Đất nông – lâm nghiệp còn tiềm năng chưa được khai thác, đất vườn tạp còn nhiều, khả năng thâm canh tăng vụ còn lớn. Đó là các cơ sở và cũng là điều kiện cho phép phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả. Với những đặc điểm địa hình, đất đai, nguồn nước và khí hậu đã tạo cho Cao Bằng có điều kiện phát triển một nền nông lâm nghiệp đa dạng, phong phú với nhiều loại cây, con sinh trưởng và phát triển tốt cho sản phẩm có giá trị hàng hoá cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Nhân dân các dân tộc Cao Bằng có truyền thống cách mạng, yêu nước, đoàn kết xây dựng quê hương

2. Tiềm năng du lịch

Cao Bằng có nhiều danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử và có ba cửa khẩu chính thuận tiện cho phát triển thương mại và khai thác du lịch. Về di tích lịch sử: khu di tích Pắc Bó; khu di tích Lam Sơn; khu di tích lịch sử rừng Trần Hưng Ðạo (Nguyên Bình); khu di tích lịch sử Đông Khê, thành nhà Mạc, thành Nà Lữ, đền Kỳ Sầm, hầm pháo đài thị xã. Về cảnh quan thiên nhiên: tỉnh có nhiều khu hồ có cảnh quan đẹp như hồ Thang Hen, hồ Khuổi Lái; một số địa danh đã có tiếng trong toàn quốc như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao. Bên cạnh đó là các cửa khẩu Tà Lùng, Trà Lĩnh và Sóc Giang thông thương với Trung Quốc có thể hình thành các tour du lịch mua sắm hấp dẫn. Các tiềm năng du lịch sinh thái đáng lưu ý khác là khu bảo tồn sinh thái Phja Oắc – Phja Đén, khu nước khoáng Tân An phù hợp với nhiều loại hình du lịch đa dạng như du

Page 22: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

22

lịch sinh thái, khám phá, nghỉ dưỡng, tâm linh, mua sắm...

Ngoài ra, Cao Bằng còn có một số làng dệt thổ cẩm, nghề rèn và những làn điệu hát then, hát si, hát lượn... của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó hát then của các dân tộc vùng Đông Bắc đang đề nghị UNESCO công nhận là di sản phi vật thể của thế giới. Đây là nét đẹp bản sắc dân tộc thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với tỉnh.

IV. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG

1. Dân số và Dân tộc

Dân số tính đến năm 2014 khoảng 520.168 người. Mật độ dân số khoảng 77 người/km2. Dân số thành thị chiếm khoảng 23% dân số, dân số khu vực nông thôn chiếm khoảng 77% dân số tòan tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó tỉ lệ đồng bào các dân tộc ít người chiếm 92% (Tày 41%, Nùng 31,3%, H’mông 10,1%, Dao 10,1%, Kinh 5,8%, Sán Chay 1,4%...), Cao Bằng là một trong số ít các tỉnh miền núi phía Bắc có tỉ lệ đồng bào các dân tộc ít người cao. Mỗi dân tộc đều có những di sản văn hóa độc đáo của mình, tạo nên một nét đẹp văn hóa đa dạng và hấp dẫn của Cao Bằng.

2. Lao động

Tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn tỉnh Cao Bằng năm 2014 đạt khoảng 346,461 người; chiếm khoảng 66% dân số. Trong đó, tỷ lệ lao động ngành nông, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao, lao động qua đào tạo chiếm 58%.

Nguồn lao động trên địa bàn tỉnh khá dồi dào là yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế, nhưng cũng tạo ra sức ép lớn trong giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội.

Đánh giá chung về nguồn nhân lực của tỉnh có thể thấy: Cao Bằng có một lực lượng lao động tương đối dồi dào, nhưng chất lượng còn thấp và chủ yếu tập trung trong lĩnh vực NLNN là lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng thấp, đồng thời khả năng tiếp cận tư duy kinh tế thị trường, tác phong và kỷ luật lao động theo kiểu công nghiệp có nhiều hạn chế. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với Cao Bằng trong giai đoạn phát triển mới.

V. TÌNH HÌNH PHÁT TRI ỂN KINH T Ế - XÃ HỘI

Bước vào thực hiện năm kế hoạch 2014 nền kinh tế của cả nước nói chung và của tỉnh Cao Bằng nói riêng vẫn tiếp tục gặp khó khăn, song với sự nỗ lực

Page 23: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

23

của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng năm 2014 có những chuyển biến tích cực.

Ngày 11/4/2014 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 512/QĐ-TTg, v/v phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, định hướng đến năm 2020. Với mục tiêu phát triển kinh tế Cao Bằng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên các lợi thế về điều kiện tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, lịch sử, xã hội và được vận hành trên cơ sở nền hành chính cải cách theo hướng cởi mở, thân thiện. Đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt mức khá trong khu vực và khoảng cách ngày càng được rút ngắn so với mức trung bình của cả nước; đời sống tinh thần được duy trì và phát triển trên cơ sở nền văn hóa đa dân tộc; nền an ninh, quốc phòng, trật tự xã hội, môi trường sống của người dân luông được củng cố và cải thiện, với các mục tiêu cụ thể.

1. Về kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 bình quân đạt khoảng 13,8%/năm; giai đoạn 2016 - 2020, bình quân đạt khoảng 14,2%/năm; giai đoạn 2021 - 2025, bình quân đạt khoảng 13,4%/năm. Kim ngạch xuất khẩu tăng 18-20%/năm.

- Đến năm 2015: Cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản tương ứng là 30,5%, 45,3%, và 24,2%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.179 USD/năm, thu ngân sách đạt khoảng 1.500 tỷ đồng/năm.

- Đến năm 2020: Cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ nông - lâm nghiệp - thủy sản tương ứng là 33,4%, 46,6% và 20,2%%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.484 USD/năm, thu ngân sách đạt khoảng 4.300 tỷ đồng/năm.

- Tầm nhìn đến 2025: Cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản tương ứng là 33,3%, 50%, và 16,7%; GDP đầu người đạt khoảng 5.143USD/năm.

2. Về xã hội:

- Phấn đấu tốc độ tăng dân số khoảng 0,6%/năm; tạo việc làm mới bình quân mỗi năm khoảng 9.500 người; giảm tỷ lệ hộ nghèo khoảng 3%/năm.

- Đến năm 2015: Phấn đấu 14% (90/657) số trường học đạt chuẩn Quốc gia, trong đó 75% số trường dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia; phổ cập giáo dục

Page 24: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

24

tiểu học đúng độ tuổi, đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 34%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 20%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 40%; tỷ lệ phủ sóng phát thanh - truyền hình đạt 100%; 60% xã, thị trấn có nhà văn hóa và 100% làng bản có nhà văn hóa; 80% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa; phấn đấu mỗi huyện có từ 1 đến 2 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Đến năm 2020: Phấn đấu 28% số trường học đạt chuẩn Quốc gia, trong đó 100% số trường dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia; đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục phổ thông trung học. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50-55%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dướu 18%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 60%; 100% xã, thị trấn có nhà văn hóa và 100% làng bản có nhà văn hóa; 85% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa; tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 20%.

3. Về môi trường:

- Tỷ lệ che phủ của rừng trên 55% năm 2015 và trên 60% năm 2020.

- Đến năm 2015: 87% dân số đô thị được dùng nước sạch, 86% dân cư vùng nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.

- Phấn đấu đến năm 2020, 100% dân số vùng đo thị và nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; 100% đo thị có quy hoạch bãi rác thảu và thực hiện thu gom rác thải, 60% các khu đô thị và trên 80% các cơ sở có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường.

VI. HẠ TẦNG

1. Hệ thống giao thông

Cao Bằng có duy nhất một loại hình giao thông đó là giao thông đường bộ. Với tổng chiều dài 4.462,7 km trong đó: Quốc lộ: 413 km; tỉnh lộ: 607 km; huyện lộ: 1.002,4 km; đường xã: 2.440,3 km.

- Hệ thống đường quốc lộ, với tổng chiều dài 413 km về cơ bản đã được nhựa hóa, đạt tiêu chuẩn từ đường cấp IV miền núi (61,6%) đến cấp V miền núi (khoảng 38,4%). Đây là những trục đường giao thông chính kết nối việc giao lưu của Cao Bằng với các tỉnh khác trong cả nước Việt Nam. Chất lượng mặt đường loại tốt 206 km, chiếm 50%, chất lượng mặt đường loại khá 166 km chiếm 40%, và chất lượng mặt đương loại xấu hoặc đang thi công có 41 km, chiếm 10%. Hiện nay QL34 đang từng bước được cải tạo để đạt chuẩn cấp IV miền núi.

- Hệ thống đường tỉnh lộ, với tổng chiều dài 607 km bao gồm 18 tuyến

Page 25: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

25

đường, được phân bố khắp các huyện lỵ của tỉnh Cao Bằng, các loại đường chủ yếu từ cấp IV đến cấp VI miền núi và loại GTNT A-B. Trong đó có 463,4 km đã được rải nhựa, chiếm 76%, còn 144 km đường có mặt rải đá dăm, chiếm 24%. Hiện tại mới có 43 km đường tỉnh lộ đạt chuẩn cấp IV miền núi. Tỉnh đang tiếp tục triển khai thi công 53 km đoạn Quảng Uyên - Thác Bản Giốc và 31 km đoạn Quảng Uyên - Hạ Lang.

- Đường Đô thị với tổng chiều dài 145,8 km, bao gồm 142 tuyến, có 11,5 km bê tông xi măng, 72,5 km được rải nhựa, 61,8 km km là đường rải đá dăm và đường đất.

- Hệ thống đường huyện và đường xã với tổng chiều dài 1.002,4 km đường huyện và 2.440,3 km đường xã, tỷ lệ đường đã kiên cố hóa hết năm 2010 đạt khoảng 8,2%. Trong đó tỷ lệ nhựa hóa đường huyện là khoảng 174,9 km, chiếm 27,6%, đường xã được nhựa hóa là khoảng 55 km, chiếm 2,3%, còn lại chủ yếu là đường cấp phối, cấp phối đá dăm và đường đất. Chất lượng đường huyện nói chung có mặt đường hẹp, kết cấu mặt đường, móng, hệ thống cống, rãnh thoát nước còn thiếu nhiều, do vậy khi có mưa thoát nước không kịp dẫn đất bị xói lở, phá nền đường, mặt đường. Hệ thống đường xã nhìn chung là loại đường nhỏ, hẹp chủ yếu là đường đất và đường cấp phối.

Quyết định số 1426/QĐ-UBND ngày 10/9/2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng v/v Phê duyệt phát triển giao thông vận tải tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã đặt ra các mục tiêu cụ thể phát triển hệ thống giao thông tỉnh Cao Bằng, trong ngoài việc định hướng phát triển nâng cấp hệ thống đường bộ, đã định hướng nghiên cứu để đề xuất phát triển các hệ thống giao thông đường thủy, đường không và đường sắt.

2. Mạng lưới cấp điện

Cao Bằng là một trong những tỉnh nằm trong vùng tương đối khó khăn trong việc cung cấp điện từ lưới điện quốc gia, với địa hình đồi núi cao, hiểm trở, các đường dây điện lưới Quốc gia cung cấp cho Cao Bằng chủ yếu được xây dựng băng qua các vùng đồi núi cao.

Trong những năm qua, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, Tỉnh đã cùng Tổng Công ty Điện lực Việt Nam có nhiều cố gắng trong việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư phát triển lưới điện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh hệ thống cấp điện gồm có:

2.1. Đường dây và trạm biến áp hiện có:

Đường dây 220kV và các đường dây 110kV vận hành tốt, ổn định và vừa

Page 26: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

26

tải.

Các trạm biến áp gồm: Trạm biến áp 220 kV Cao Bằng công suất 125MVA; Trạm biến áp 110kV Cao Bằng, công suất 40MVA; Trạm biến áp 110kV Nguyên Bình, công suất 2x25MVA; Trạm biến áp 110kV Bảo Lâm, công suất 16MVA; Trạm biến áp 110kV Chu Trinh, công suất 25MVA; Trạm biến áp 110kV Hòa An, công suất 16MVA.

2.2. Các công trình đã và đang triển khai xây dựng:

Đường dây 220kV:

- Thủy điện Nho Quế - Trạm 220kV Cao Bằng, chiều dài 105km.

- Trạm 220kV Cao Bằng - Trạm 220kV Bắc Kạn, chiều dài 70 km.

Đường dây 110kV:

- Cao Bằng - Quảng Uyên, chiều dài 20km.

- Quảng Uyên - Tràng Định (Lạng Sơn), chiều dài 55km.

- Cao Bằng - Khu CN Gang thép Cao Bằng, chiều dài 16,5km

Trạm biến áp 220kV:

- Cải tạo, nâng cấp Trạm biến áp 220kV Cao Bằng, công suất thêm 125 (MVA).

Trạm biến áp 110kV:

- Trạm biến áp Quảng Uyên, công suất 16 (MVA).

- Trạm biến áp Gang Thép, công suất 16 (MVA).

2.3. Các công trình dự kiến xây dựng giai đoạn 2016-2020:

Đường dây 220kV:

- Trạm 220kV Cao Bằng - Trạm 220kV Lạng Sơn, chiều dài 125km.

Đường dây 110kV:

- Trạm 220kV Cao Bằng - Trạm 110kV Hòa An, chiều dài 15km.

- Trạm 220kV Cao Bằng - Trạm 110kV Nguyên Bình, chiều dài 36km.

Trạm biến áp 220kV:

- Cải tạo, nâng cấp Trạm biến áp 220kV Cao Bằng, công suất thêm 125 (MVA).

Trạm biến áp 110kV:

- Cải tạo, nâng cấp Trạm biến áp Nguyên Bình, công suất thêm 25(MVA).

- Cải tạo, nâng cấp Trạm biến áp Gang Thép, công suất thêm 40 (MVA).

Page 27: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

27

- Cải tạo, nâng cấp Trạm biến áp Hòa An, công suất thêm 16 (MVA).

- Cải tạo, nâng cấp Trạm biến áp Quảng Uyên, công suất thêm 16 (MVA).

3. Các khu công nghiệp

Năm 2013 Lãnh đạo tỉnh Cao Bằng đã phê duyệt bản quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2020, có xét đến năm 2025 với mục tiêu: - Trong giai đoạn từ nay đến 2015 Cao Bằng phấn đầu quy hoạch diện tích đất các cụm công nghiệp đạt khoảng 130 ha. Cụ thể thành lập 03 cụm công nghiệp:

+ Cụm công nghiệp Hưng Đạo (50 ha);

+ Cụm công nghiệp Miền Đông I (50 ha);

+ Cụm công nghiệp Bảo Lâm (30 ha)

+ Cụm công nghiệp Đề Thám (92 ha)

- Trong giai đoạn 2016 đến 2020 phấn đấu đưa tổng diện tích đất các cum công nghiệp lên 315 ha, bao gồm mở rộng 02 cụm công nghiệp và thành lập thêm 04 cụm công nghiệp cụ thể:

+ Mở rộng diện tích 02 cụm công nghiệp Hưng Đạo và Miền Đông I lên 45 ha, (cụm công nghiệp Hưng Đạo (20 ha), cụm công nghiệp Miền Đông I (25 ha);

+ Cụm công nghiệp Chu Trinh (50 ha);

+ Cụm công nghiệp Trà Lĩnh (40 ha);

+ Cụm công nghiệp Bạch Đằng (20 ha);

+ Cụm công nghiệp Thông Huề (30 ha)

- Định hướng đến năm 2025, căn cứ theo nhu cầu thực tế xem xét tăng tổng diện tích đất cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh lên 440 ha, dựa trên khả năng mở rộng quy mô của các khu công nghiệp (Chu Trinh, Bạch Đằng, Thông Huề) và thành lập thêm 03 cụm công nghiệp cụ thể:

+ Mở rộng các cụm công nghiệp Chu Trinh lên 75 ha; Bạch Đằng lên 50 ha, Thông Huề lên 50 ha;

+ Thành lập thêm 03 cụm công nghiệp (cum công nghiệp tại huyện Nguyên Bình - 15 ha; cụm công nghiệp tại huyện Trùng Khánh - 20 ha và cụm công nghiệp tại huyện Thông Nông - 15 ha).

Thông tin chi tiết các khu công nghiệp:

3.1. Cụm công nghiệp Hưng Đạo:

- Diện tích: 70 ha (giai đoạn I: 50 ha; giai đoạn II: 20 ha)

Page 28: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

28

- Vị trí: thuộc xã Hưng Đạo thành phố Cao Bằng, cụm công nghiệp nằm canh nơi giao nhau của QL3 và QL34, cách Tp Cao Bằng khoảng 6 km

- Hiện tại đã tích tụ dự án công nghiệp, tạo mặt bằng tiếp nhận một số cơ sở công nghiệp di dời từ nội thị đến.

3.2. Cụm công nghiệp Miền Đông I:

- Diện tích: 50 ha (giai đoạn I: 50 ha; giai đoạn II: 20 ha)

- Vị trí: thuộc thị trấn Tà Lùng - Huyện Phục Hòa - tỉnh Cao Bằng, Cụm công nghiệp nằm cạnh QL3 và cách cửa khẩu Tà Lùng 3 km.

- Hiện tại đang trong thời kỳ hoàn thiện cơ sở hạ tầng.

3.3. Cụm công nghiệp Bảo Lâm:

- Diện tích: 30ha

- Vị trí: Thuộc huyện Bảo Lâm - tỉnh Cao Bằng, cụm công nghiệp nằm cạnh QL34 nối tỉnh Cao Bằng với tỉnh Hà Giang.

- Hiện tại đang xây dựng cơ sở hạ tầng

3.4. Cụm công nghiệp Đề Thám:

- Diện tích: 92 ha

- Vị trí: Thuộc xã Đề Thám, TP Cao Bằng, nằm cạnh QL3 (cách trung tâm Thành phố 7km theo hướng Hà Nội).

- Hiện tại đang xây dựng cơ sở hạ tầng

4. Các khu kinh tế cửa khẩu

Tỉnh Cao Bằng có 3 khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) là Khu KTCK Tà Lùng, Khu KTCK Trà Lĩnh và Khu KTCK Sóc Giang.

Các khi kinh tế cửa khẩu hiện nay đang thực hiện giải phóng mặt bằng và triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng.

VII. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRI ỂN KINH T Ế XÃ HỘI

Phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ (đến năm 2015), công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp (đến năm 2020) và dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp (giai đoạn sau năm 2020), được củng cố vững chắc dựa trên các lợi thế về điều kiện tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, lịch sử, xã hội và được vận hành trên cơ sở nền hành chính được cải cách theo hướng cởi mở, thân thiện.

Phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu. Nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ

Page 29: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

29

trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành kinh tế giữ vai trò chủ đạo của Tỉnh. Coi trọng hàng đầu việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tích cực chuẩn bị tốt tiền đề để phát triển nhanh và bền vững hơn.

Tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy tiến bộ và thực hiện công bằng xã hội; đặc biệt, chú ý đến vùng núi, Biên giới và vùng đồng bào dân tộc ít người, trước hết là nâng cao dân trí và mức sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

Lộ trình định hướng phát triển được tổng quát như sau:

- Giai đoạn đến năm 2020: với mục tiêu chuẩn bị những điều kiện cho phát triển kinh tế bền vững, hiệu quả và sự hình thành vững chắc cơ cấu kinh tế công nghiệp – TMDV - nông nghiệp, cần phải đẩy mạnh tập trung vào phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, trong đó trước hết là thu hút được các nhà đầu tư vào khai thác và chế biến khoáng sản với quy mô lớn hơn. Hình thành khu kinh tế và cơ sở hạ tầng cho phát triển các ngành dịch vụ như: thương mại dịch vụ cửa khẩu, trao đổi và trung chuyển hàng hóa quy mô lớn, mạng lưới du lịch trên địa bàn tỉnh. Ngành nông nghiệp thực hiện đầu tư phát triển theo hướng chuyên môn hóa theo vùng các sản phẩm nông nghiệp đặc sản phù hợp với đặc trưng khí hậu và địa hình và gắn với áp dụng khoa học công nghệ tiến tiến trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh để mở rộng phạm vi trao đổi hàng hóa hướng tới thị trường Trung Quốc.

- Giai đoạn sau năm 2020 (trước hết là đến 2025): ổn định và đi vào chiều sâu, với quy mô lớn và hiệu quả ngành khai thác và chế biến khoáng sản trong tỉnh, tiến hành nhập khẩu nguyên liệu thô để chế biến. Ngành công nghiệp chế biến khoáng sản cùng với TMDV ti ếp tục giữ vững là ngành trụ cột cho phát triển kinh tế. Đẩy mạnh phát triển khu kinh tế - công nghiệp cửa khẩu, phát triển du lịch theo khu, cụm bảo đảm tiêu chí chất lượng cao, đẩy mạnh phát triển dịch vụ đô thị gắn với quá trình CNH, chuyển từ cơ cấu Công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp sang cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp – nông nghiệp. Ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao gắn với áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến. Đời sống vật chất và tinh thần nâng cao rõ rệt, dựa trên sự lan tỏa tích cực của các vùng động lực đối với vùng chậm phát triển trong toàn tỉnh.

Một số chỉ tiêu phấn đấu chủ yếu đến 2020:

a) Về phát triển kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt khoảng 13,8%/năm giai

Page 30: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

30

đoạn đến năm 2015, khoảng 14,2%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và khoảng 13,4%/năm giai đoạn 2021 - 2025; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân từ 18 -20%/năm

- Đến năm 2015: cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản tương ứng là 30,5%, 45,3% và 24,2%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 1.179 USD/năm; thu ngân sách đạt khoảng 1.500 tỷ đồng/năm.

- Đến năm 2020: cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản tương ứng là 33,4%, 46,6% và 20,2%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.484 USD/năm; thu ngân sách đạt khoảng 4.300 tỷ đồng/năm.

- Tầm nhìn đến năm 2025: cơ cấu kinh tế các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, nông - lâm nghiệp - thủy sản tương ứng là 33,3%, 50% và 16,7%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 5.143 USD/năm;

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp - phi nông nghiệp. Quy hoạch thay đổi cơ bản cơ cấu nông nghiệp và phi nông nghiệp theo hướng phát triển nhanh các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, TTCN, dịch vụ) theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn để thu hút lao động, nâng cao mức sống nhân dân. Tuy khu vực nông nghiệp tiếp tục có sự tăng trưởng và phát triển mới về chất, nhưng tỷ lệ tương đối trong cơ cấu GDP sẽ tiếp tục giảm xuống và chỉ còn dưới 17% vào năm 2025.

Chuyển dịch cơ cấu khu vực sản xuất - khu vực dịch vụ. Phát triển mạnh các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống, trong đó chú trọng các dịch vụ: du lịch, thương mại; vận tải và tài chính, ngân hàng... theo hướng hiện đại, chất lượng cao. Quan hệ tỷ lệ giữa khu vực sản xuất và dịch vụ được điều chỉnh một cách hợp lý hơn theo hướng gia tăng khu vực dịch vụ từ mức 41% GDP hiện nay lên trên 47% năm 2020 và khu vực sản xuất giảm từ mức 58,7% hiện nay xuống còn khoảng 53% năm 2020. (Nguồn:Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025 ).

b) Về phát triển xã hội

Phấn đấu tốc độ tăng dân số khoảng 0,6%/năm; tạo việc làm mới bình quân mỗi năm khoảng 9.500 người; giảm tỷ lệ hộ nghèo khoảng 3%/năm.

- Đến năm 2015: phấn đấu 14% (90/657) số trường học đạt chuẩn quốc gia, trong đó 75% số trường dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, đạt tiêu chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 34%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 20%; tỷ lệ

Page 31: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

31

số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 40%; tỷ lệ phủ sóng phát thanh và truyền hình đạt 100%; 60% xã, thị trấn có nhà văn hóa và 100% làng bản có nhà văn hóa; 80% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa; phấn đấu mỗi huyện có từ 1 đến 2 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Đến năm 2020: phấn đấu 28% số trường học đạt chuẩn quốc gia, trong đó 100% số trường dân tộc nội trú đạt chuẩn quốc gia; đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục phổ thông trung học. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50-55%; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 18%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 60%; 100% xã, thị trấn có nhà văn hóa; 85% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa; tỷ lệ xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới chiếm khoảng 20%.

(Nguồn:Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025 ).

VIII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH T Ế XÃ HỘI ĐẾN SỰ PHÁT TRI ỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG

1. Thuận lợi

Thứ nhất, tỉnh Cao Bằng có nhiều lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển nông lâm nghiệp theo hướng sản xuất nông sản đặc sản, có giá trị thương phẩm cao và thương hiệu riêng, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Vùng đai cao á nhiệt đới ở độ cao 800-1.200m so với mực nước biển. Đây chính là lợi thế to lớn của Cao Bằng để phát triển các cây trồng vật nuôi ôn đới chất lượng cao, các loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, các khu nghỉ dưỡng lý tưởng gần Hà Nội (cách thủ đô 230km) mà các tỉnh khác không có.

Thứ hai, tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú về chủng loại, nhưng trữ lượng không lớn, đã được khai thác nhiều và phân bố rải rác ở nhiều vùng địa hình phức tạp, cho phép phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai khoáng ở qui mô vừa và nhỏ. Nguồn tài nguyên nước phong phú đủ khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất và phát triển thủy điện vừa và nhỏ. Điều này cho phép tỉnh phát triển công nghiệp khai khoáng kết hợp qui mô lớn (đối với các mỏ có giá trị kinh tế cao) với qui mô vừa và nhỏ (đối với các loại mỏ còn lại), trong đó các cơ sở qui mô lớn sẽ trở thành động lực cho sự phát triển ngành công nghiệp của tỉnh.

Thứ ba, với cảnh quan phong phú, có nhiều vùng tiểu khí hậu đa dạng và một nền văn hóa đậm bản sắc, nhiều di tích lịch sử độc đáo (đặc biệt là nơi cội nguồn của cách mạng), tỉnh cũng có nhiều tiềm năng để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch lịch sử, du lịch hang động, khám phá, du lịch nghỉ

Page 32: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

32

dưỡng, du lịch cộng đồng, sinh thái, tâm linh, mua sắm...

Thứ tư, đặc biệt, với đường biên giới dài tiếp giáp tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) đã được phân giới, cắm mốc xong năm 2009, biên giới ổn định là điều kiện thuận lợi để phát triển KTXH kết hợp củng cố an ninh, quốc phòng. Cao Bằng có tiềm năng lớn trong việc mở ra một tuyến hành lang kinh tế mới nối các tỉnh Tây Nam Trung Quốc (Trùng Khánh, Tứ Xuyên – Quý Châu – Bách Sắc [Quảng Tây]) với trục đường Hồ Chí Minh, tuyến đường Xuyên Á và đến các nước ASEAN qua địa phận tỉnh. Chính phủ đã đồng ý về chủ trương với đề nghị của tỉnh Cao Bằng về việc mở tuyến hành làng này. Nếu tuyến hành lang kinh tế này được hai Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc chính thức phê duyệt, hệ thống đường giao thông liên tỉnh và nội tỉnh được nâng cấp, hoàn thiện thì Cao Bằng có thể sẽ trở thành điểm nối quan trọng trong giao lưu hàng hóa giữa Hà Nội, các tỉnh vùng Đông Bắc nói riêng và thị trường các nước ASEAN nói chung với thị trường Trung Quốc.

2. Khó khăn

Thứ nhất, Cao Bằng là tỉnh miền núi phía Bắc, địa hình phức tạp đường giao thông kết nối tỉnh với các tỉnh lân cận nhiều đèo dốc, đi lại khó khăn.

Thứ hai, với địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, các tiềm năng trên của tỉnh lại phân bố rải rác trên một địa bàn rộng, bất lợi về chi phí vận tải làm giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của tỉnh tăng, thiếu tính cạnh tranh. Đặc biệt, tuyến đường Hồ Chí Minh hiện nay chưa được khai thác hiệu quả, một phần là do đoạn từ Bắc Kạn lên Cao Bằng chưa được khai thông.

Thứ ba, nguồn nhân lực chất lượng thấp, ý thức kỷ luật chưa cao, tư duy về nền kinh tế thị trường chưa rõ nét… là một trở ngại lớn trong sự phát triển của tỉnh.

Kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung có được cải thiện nhưng vẫn còn kém, nhất là khu vực nông thôn.

3. Cơ hội

Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, là cơ hội cho tỉnh Cao Bằng mở rộng thị trường thu hút vốn đầu tư.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy nhu cầu liên lạc quốc tế, cơ hội lớn để có thể phát triển dịch vụ quốc tế.

Trong tương lai, kinh tế Cao Bằng sẽ phát triển mạnh, đây là cơ hội để tỉnh thu hút các nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng mạng lưới trên địa bàn.

Các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh vẫn đang tiếp tục

Page 33: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

33

được mở rộng sẽ thu hút thêm nguồn lao động đến làm việc trong tỉnh khi đó nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông tăng. Kinh tế phát triển ổn định, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông, giải trí tăng. Điều này sẽ có ảnh hưởng tốt đến việc phát triển hạ tầng viễn thông thụ động tại địa phương.

Hạ tầng giao thông của tỉnh tuy đang phát triển rộng khắp nhưng trong giai đoạn tới vẫn tiếp tục nâng cấp, mở các tuyến giao thông mới, sẽ là điều kiện tốt cho việc hoàn thiện hạ tầng viễn thông thụ động. Nhất là việc ngầm hóa mạng ngoại vi.

Nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân còn lớn (nhất là các dịch vụ mới, dịch vụ gia tăng…).

4. Thách thức

Khu vực nông thôn rộng sẽ ảnh hưởng đến việc ngầm hóa mạng ngoại vi bởi các doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra số tiền lớn để ngầm hóa mạng ngoại vi khi mật độ dân cư khu vực nông thôn không cao, số lượng người dân sử dụng dịch vụ ở mức trung bình khả năng thu hồi vốn thấp.

Tuy các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu và du lịch trong tỉnh đã phát triển nhưng nền kinh tế vẫn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp, lâm nghiệp với tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, thu nhập của người dân dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp nên không ổn định. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Yêu cầu về chất lượng dịch vụ khi kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp trong việc phát triển hạ tầng và phát triển dịch vụ.

Page 34: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

34

PHẦN III. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG MẠNG VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG

I. HIỆN TRẠNG MẠNG VIỄN THÔNG TỈNH CAO BẰNG

1. Các chỉ tiêu viễn thông

Quy hoạch Phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 được phê duyệt theo Quyết định số 2139/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2007 của UBND tỉnh; sau hơn 6 năm thực hiện quy hoạch, Cao Bằng đã có mạng lưới viễn thông hiện đại, rộng khắp, phát triển theo đúng định hướng quy hoạch đề ra; hầu hết các khu dân cư trên địa bàn tỉnh đều được cung cấp các dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng về viễn thông với chất lượng cao, loại hình đa dạng, giá thành phù hợp:

- Hạ tầng mạng viễn thông có độ phủ tương đối tốt (100% huyện, thành phố có truyền dẫn cáp quang; 100% huyện, thành phố có trạm thu phát sóng thông tin di động; 100% huyện, thành phố có điểm chuyển mạch viễn thông...), công nghệ hiện đại, có khả năng nâng cấp để đáp ứng các dịch vụ mới trong tương lai.

- Thị trường viễn thông có nhiều doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ, sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp đã làm cho chất lượng của các dịch vụ liên tục được cải thiện, đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng về chất lượng dịch vụ, cũng như giá cước.

- Mật độ thuê bao điện thoại di động phát triển vượt chỉ tiêu quy hoạch đặt ra.

Bên cạnh những kết quả đạt được, còn một số chỉ tiêu hiện trạng đạt thấp hơn so với chỉ tiêu quy hoạch đặt ra:

- Chỉ tiêu điện thoại cố định giảm dần hàng năm: Do sự phát triển của dịch vụ điện thoại di động thu hút được đa số người sử dụng bởi sự tiện dụng và giá cả phù hợp, người dùng hủy, bỏ dịch vụ điện thoại cố định chuyển sang sử dụng dịch vụ điện thoại di động.

- Tỷ lệ dân số sử dụng Internet vẫn còn ở mức thấp (18%) so với chỉ tiêu quy hoạch đặt ra (37%).

- Chỉ tiêu ngầm hóa mạng ngoại vi đạt khoảng 7%, thấp hơn so với chỉ tiêu quy hoạch đặt ra là ngầm hóa tại thành phố Cao Bằng, tại các trung tâm huyện, các thị trấn, các khu công nghiệp và khu đô thị mới và trên tất cả các tuyến đường giao thông huyện, tại khu vực nông thôn chiều dài cáp treo không

Page 35: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

35

quá 500m.

1.1. Thống kê, đánh giá tình hình sử dụng các dịch vụ viễn thông.

a) Dịch vụ điện thoại cố định

Đã được phổ cập trên địa bàn toàn tỉnh, 100% số xã, phường, thị trấn có máy điện thoại.

Năm 2010, tổng số thuê bao điện thoại cố định trên địa bàn tỉnh đạt 123.743 thuê bao, mật độ 15,7 thuê bao/100 dân, cao hơn chỉ tiêu quy hoạch (14,94 thuê bao/100 dân).

Tuy nhiên, đến năm 2012, tổng số thuê bao điện thoại cố định trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể, chỉ đạt 66.087 thuê bao, mật độ 8,4 thuê bao/100 dân (bao gồm cố định có dây và cố định không dây).

Bảng 1. Hiện trạng thuê bao điện thoại cố định trên địa bàn tỉnh

Năm Tổng số thuê bao điện thoại cố định

Mật độ (thuê bao/100 dân)

Tốc độ phát tri ển

(%) 2009 142.626 18,2

2010 123.743 15,7 -13

2011 90.058 11,4 -27

2012 66.087 8,4 -27 2013 38.350 7,37 -41,97 2014 27.695(*) 5,32 -27,78

Nguồn: Thống kê từ doanh nghiệp, (*) Báo cáo Số: 3444/BC-UBND ngày 20/11/2014 của UBNN tỉnh Cao Bằng

Giai đoạn 2009 - 2012, thuê bao điện thoại cố định có sự tăng trưởng âm, nguyên nhân một phần do xu hướng sử dụng dịch vụ của người sử dụng có nhiều thay đổi; một phần do dịch vụ điện thoại cố định chịu sự cạnh tranh mạnh từ các dịch vụ khác (dịch vụ điện thoại di động, Internet) dẫn tới một số thuê bao hủy bỏ hợp đồng sử dụng dịch vụ.

b) Dịch vụ điện thoại di động

Đã phủ sóng rộng khắp địa bàn của các xã, phường, thị trấn của tỉnh.

Năm 2010, mật độ thuê bao điện thoại di động đạt 18,17 thuê bao/100 dân, cao hơn 0,17 thuê bao so với chỉ tiêu quy hoạch (18,0 thuê bao/100 dân).

Năm 2013, tổng số thuê bao điện thoại di động trên địa bàn toàn tỉnh đạt 186.223 thuê bao, mật độ 36,29 thuê bao/100 dân.

Năm 2013, tổng số thuê bao điện thoại di động trên địa bàn toàn tỉnh đạt 186.223 thuê bao, mật độ 36,29 thuê bao/100 dân.

Page 36: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

36

Bảng 2. Hiện trạng thuê bao điện thoại di động trên địa bàn tỉnh

Năm Tổng số thuê bao điện thoại di động

Mật độ (thuê bao/10 dân)

Tốc độ phát triên %

2009 92.164 18,17 2010 108.785 21,29 18,03 2011 155.861 30,45 43,27

2012 186.223 36,29 19,48

2013 218.853 42,26 17,52 2014 489.789 94,08 123,8

Nguồn: Thống kê từ doanh nghiệp, (*) Báo cáo Số: 3444/BC-UBND ngày 20/11/2014 của UBNN tỉnh Cao Bằng

c) Dịch vụ Internet

Dịch vụ Internet tốc độ cao đã được triển khai cung cấp đến cấp xã.

Năm 2012, tổng số thuê bao Internet băng rộng cố định (xDSL, FTTH) trên địa bàn tỉnh đạt 3.916 thuê bao. Tuy nhiên số thuê bao Internet này chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm (Thành phố, huyện lỵ). Còn khu vực xã đến thời điểm hiện tại chỉ có 16/199 xã có cung cấp dịch vụ Internet đạt khoảng 0,08%; thấp hơn rất nhiều so với chỉ tiêu quy hoạch (Chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2015,

70% số xã có điểm truy cập Internet công cộng).

Bảng 3. Hiện trang thuê bao Internet tỉnh Cao Bằng

Năm Tổng số thuê bao Internet

(xDSL, FTTH) Mật độ

(thuê bao/100 dân) Tốc độ phát triên

%

2009 7.855 0,56

2010 9.053 0,64 14,6 2011 10.148 0,68 5,99

2012 11.455 0,76 12,92

2013 14.624 0,79 4,95 2014 17.709 3,40 21,1

Nguồn: Thống kê từ doanh nghiệp, (*) Báo cáo Số: 3444/BC-UBND ngày 20/11/2014 của UBNN tỉnh Cao Bằng

1.2. Đánh giá kết quả thực hiện.

Nghiên cứu thực trạng phát triển các chỉ tiêu viễn thông.

Trong dự án quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020. Cao Bằng đã đặt ra mục tiêu sử dụng các dịch vụ Viễn thông cụ thể từng loại dịch vụ như sau:

+ Đến năm 2010 đạt mật độ điện thoại cố định 11 máy/100 dân, điện thoại di động đạt mật độ 18 máy/100 dân.

Page 37: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

37

+ Dịch vụ điện thoại cố định: đến năm 2015 mật độ điện thoại cố định đạt 21 máy /100 người dân, 100% số xã trong tỉnh phổ cập điện thoại cố định. Đến năm 2020 mật độ điện thoại cố định đạt 30 máy /100 người dân

+ Dịch vụ Internet: chỉ tiêu đặt ra là đến năm 2015 có 70% sô xã có điểm truy cập Internet công cộng. Đến năm 2020, dịch vụ viễn thông cố định (bao gồm dịch vụ Internet), phổ cập tới tất cả các hộ gia đình, 100% số thuê bao Internet là băng rộng.

+ Dịch vụ di động: đến năm 2015 đạt 33 máy/100 người dân, đến 2020 đạt 55 máy/100 người dân.

Qua nghiên cứu tình hình sử dụng dịch vụ viễn thông trên cơ sở số liệu thống kê sử dụng dịch vụ viễn thông hiện tại và dự báo phát triển thuê bao đến năm 2015 của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu quy hoạch viễn thông giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 của tỉnh Cao Bằng đều không đạt. Chỉ duy nhất dịch vụ di động đạt và vượt chỉ tiêu so với quy hoạch đưa ra.

2. Xác định những vấn đề còn tồn tại về sử dụng dịch vụ.

Theo chỉ tiêu đặt ra của từng loại dịch vụ trong bản quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020, và số liệu báo cáo thực tế thuê bao và dự kiến phát triển thuê bao các loại hình dịch vụ của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng ở thời điểm hiện tại cho thấy bản quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Cao Bằng gia đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020, nhiều chỉ tiêu về phát triển dịch vụ viễn thông đã không còn phù hợp (do tốc độ phát

triển thuê bao của các loại hình dịch vụ không đúng theo yêu cầu chỉ tiêu đã đặt

ra trong nhiều năm trước, nhưng bản quy hoạch vẫn chưa được điều chỉnh dẫn

đến số liệu các chỉ tiêu đã đưa ra trong bản quy hoạch đến nay không còn phù

hợp). Để đảm bảo tính chính xác của bản quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến 2025 các nội dung về dự báo phát triển chỉ tiêu sử dụng các dịch vụ viễn thông sẽ được điều chỉnh trên cơ sở số liệu báo cáo về thực tế sự dụng dịch vụ viễn thông và dự báo phát triển thuê bao dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở số liệu báo cáo của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Cao Bằng cho thấy những tồn tại bất cập về sử dụng dịch vụ viễn thông so với chỉ tiêu viễn thông đã đặt ra trong bản quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020, cụ thể như sau:

Page 38: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

38

- Về dịch vụ điện thoại cố định: dịch vụ điện thoại đang giảm dần hàng năm. Nguyên nhân do sự phát triển của dịch vụ điện thoại di động thu hút được đa số người sử dụng bởi sự tiện dụng và giá cả phù hợp, nên nhiều người dùng hủy bỏ dịch vụ điện thoại cố định chuyển sang sử dụng dịch vụ điện thoại di động. Do đó cần phải điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định cho phù hợp.

- Về dịch vụ Internet: Theo chỉ tiêu đặt ra là đến năm 2015 có 70% số xã có điểm truy cập Internet công cộng. Tuy nhiên, theo báo cáo hiện tại Cao Bằng có 154/199 xã đã có điểm Bưu điện văn hóa xã (trong đó 7 điểm BĐVHX dừng hoạt động), đạt tỷ lệ 73,87%. Trong số đó có 16 điểm bưu điện văn hóa xã có cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng (dịch vụ thoại, internet), đạt tỷ lệ 0,08%. Ở thời điểm hiện tại do các điểm bưu điện văn hóa xã chưa được đơn vị quản lý quan tâm nên hầu hết các điểm bưu điện văn hóa xã hoạt động kém hiệu quả, không thu hút được đông đảo người dân đến sử dụng dịch vụ.

- Về dịch vụ di động: Theo chỉ tiêu đặt ra đến năm 2015 đạt 33 máy/100 người dân. Nhưng ở thời điểm hiện tại theo tổng hợp báo cáo của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh cho thấy, số thuê bao dịch vụ viễn thông đã phát triển vượt chỉ tiêu đặt ra, cụ thể ở thời điểm hiện tại năm 2013 mật độ thuê bao di động đạt 42,26 máy/100 dân. Dự báo do tính thuận tiện trong sử dụng, cũng như giá cước thuê bao và chi phí thiết bị đầu cuối ngày càng giảm nên mật độ thuê bao dịch vụ di động sẽ ngày càng phát triển trong những năm tới

II. HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG MẠNG VIỄN THÔNG TỈNH CAO BẰNG

1. Hiện trạng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

Theo Hướng dẫn thực hiện tiêu chí ngành Thông tin và Truyền thông về xây dựng nông thôn mới (ban hành kèm theo Quyết định số 463/QĐ-BTTTT ngày 22/3/2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông) quy định: Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng là địa điểm do doanh nghiệp viễn thông trực tiếp quản lý, khai thác để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng, bao gồm điểm cung cấp dịch vụ có người phục vụ và điểm cung cấp dịch vụ không có người phục vụ. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng bao gồm cả các đại lý dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông.

1.1. Điểm cung cấp dịch vụ công cộng có người phục vụ.

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ, bao gồm: Trung tâm viễn thông các huyện, thành phố, các điểm giao dịch viễn thông và

Page 39: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

39

điểm truy nhập Internet công cộng.

Hiện tại, trên địa bàn tỉnh hệ thống điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ chủ yếu là các điểm giao dịch khách hàng và các điểm đại lý do doanh nghiệp viễn thông trực tiếp quản lý, loại hình giao dịch này đã phát triển rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Trên địa bàn tỉnh hiện tại có 16 điểm cung cấp dịch vụ Viễn thông công cộng có người phục vụ, các điểm cung cấp dịch vụ công cộng này đều do Viễn thông Cao Bằng quản lý.

Bảng 4. Danh sách điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng (các điểm giao dịch) tại các huyện, thành phố.

TT Tên điểm phục vụ Địa điểm Quy mô, diện tích xây dựng (m2) Chức năng

1 Giao dịch trung tâm

Số 58. phường Hợp Giang, thành phố Cao Bằng

- Diện tích đất 1900 m2 - Diện tích xây dựng : 1400 m2 - Diện tích sử dụng : 159.84 m2

Giao dịch, cung cấp các DV VT - CNTT

2 Giao dịch Km5

Km5 phường Đề Thám, thành phố Cao Bằng , tỉnh Cao Bằng

- Diện tích đất 53.3 m2 - Diện tích xây dựng : 53.3 m2 - Diện tích sử dụng : 40 m2

Giao dịch, cung cấp các DV VT - CNTT

3 Giao dịch Bảo Lâm

Thị trấn Pắc Miều, huyện Bảo Lâm

- Diện tích đất 907 m2 - Diện tích xây dựng : 200 m2 - Diện tích sử dụng : 40 m2

Giao dịch, cung cấp các DV VT - CNTT

4 Giao dịch Bảo Lạc

Khu 1, thị trấn Bảo Lạc

- Diện tích đất: 40.3 m2 - Diện tích xây dựng : 40.3 m2 - Diện tích sử dụng : 40.3 m2

Giao dịch, cung cấp các DV VT - CNTT

5 Giao dịch Nguyên Bình

Thị trấn Nguyên Bình, huyện Nguyên Bình

- Diện tích đất 160 m2 - Diện tích xây dựng : 160 m2 - Diện tích sử dụng : 28 m2

Giao dịch, cung cấp các DV VT - CNTT

6 Giao dịch Tĩnh Túc

Thị trấn Tĩnh Túc, huyện Nguyên Bình

- Diện tích đất: 100 m2 - Diện tích xây dựng : 100 m2 - Diện tích sử dụng : 25 m2

Giao dịch, cung cấp các DV VT - CNTT

7 Giao dịch Hòa An

Khu giữa thị trấn Nước Hai, huyện Hòa An

- Diện tích đất: 421 m2 - Diện tích xây dựng : 180 m2 - Diện tích sử dụng : 90 m2

Giao dịch, cung cấp các DV VT - CNTT

8 Giao dịch Hà Quảng

Thị trấn xuân hòa, Hà quảng

- Diện tích đất: 300 m2 - Diện tích xây dựng : 100 m2 - Diện tích sử dụng : 60 m2

Giao dịch, cung cấp các DV VT - CNTT

9 Giao dịch Thông Nông

Thị trấn Thông Nông - Diện tích đất: 110 m2 - Diện tích xây dựng: 59 m2 - Diện tích sử dụng : 37 m2

Giao dịch, cung cấp các DV VT - CNTT

10 Giao dịch Thạch An

Tổ 2, thị trấn, Đông Khê

- Diện tích đất: 377 m2 - Diện tích xây dựng: 253,75 m2 - Diện tích sử dụng 49.6 m2

Giao dịch, cung cấp các DV VT - CNTT

Page 40: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

40

TT Tên điểm phục vụ Địa điểm Quy mô, diện tích xây dựng (m2) Chức năng

11 Giao dịch Trà Lĩnh

Khu 1, thị trấn Hùng quốc

- Diện tích đất: 138 m2 - Diện tích xây dựng: 112,6 m2 - Diện tích sử dụng : 38 m2

Giao dịch, cung cấp các DV VT - CNTT

12 Giao dịch Trùng Khánh

Tổ 4 thi trấn Trùng Khánh

- Diện tích đất: 409.40 m2 - Diện tích xây dựng: 215.3 m2 - Diện tích sử dụng: 53 m2

Giao dịch, cung cấp các DV VT - CNTT

13 Giao dịch Hạ Lang

Trung tâm thị trấn Thanh Nhật huyện Hạ Lang

- Diện tích đất: 755 m2 - Diện tích xây dựng: 182 m2 - Diện tích sử dụng: 45 m2

Giao dịch, cung cấp các DV VT - CNTT

14 Giao dịch Quảng Uyên

Phố Hòa Trung, thị trấn Quảng Uyên, Huyện Quảng Uyên , Tỉnh Cao Bằng

- Diện tích đất 44 m2 - Diện tích xây dựng 44 m2 - Diện tích sử dụng 26 m2

Giao dịch, cung cấp các DV VT - CNTT

15 Giao dịch Phục Hòa

Thị trấn Phục Hòa, huyện Phục Hòa

- Diện tích đất: 36 m2 - Diện tích xây dựng : 36 m2 - Diện tích sử dụng: 36 m2

Giao dịch, cung cấp các DV VT - CNTT

16 Giao dịch Tà Lùng

Thị trấn Tà Lùng, huyện Phục Hòa

- Diện tích đất: 2400 m2 - Diện tích xây dựng: 100 m2 - Diện tích sử dụng: 54 m2

Giao dịch, cung cấp các DV VT - CNTT

Hệ thống điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ tại khu vực các xã (điểm cung cấp dịch vụ thoại (điểm bưu điện văn hóa xã)…) hoạt động kém hiệu quả, không thu hút được đông đảo người dân đến sử dụng dịch vụ. Nguyên nhân một phần do sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ thông tin di động, một phần do chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện, người dân có thể sử dụng các dịch vụ thoại bằng các phương tiện thông tin liên lạc cá nhân.

1.2. Điểm cung cấp dịch vụ công cộng không có người phục vụ.

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ bao gồm: cabin điện thoại công cộng, các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông tại các nơi công cộng.

Điểm điện thoại thẻ công cộng giai đoạn trước đã từng được đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh; tuy nhiên đến nay hầu hết các điểm đều trong tình trạng hỏng hóc, không hoạt động hoặc không sử dụng được.

Hiện tại VNPT đã chính thức hủy bỏ toàn bộ hệ thống điện thoại thẻ công cộng trên toàn quốc. Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng chưa có hệ thống các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ

Page 41: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

41

2. Hiện trạng cột ăng ten thu phát sóng

2.1. Hiện trạng hệ thống cột ăng ten thu phát sóng di động

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 4 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại di động cụ thể:

- Mạng Vinaphone: 257 vị trí cột ăng ten thu phát sóng;

- Mạng Mobiphone: 81 vị trí ăng ten thu phát sóng;

- Mạng Viettel: 288 vị trí ăng ten thu phát sóng.

- Vietnammobile: 35 vị trí ăng ten thu phát sóng.

Bảng 5. Hiện trạng hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng theo loại cột

TT

Đơn vị hành chính

Dân số (Người)

Diện tích

(km2 )

Phường, thị trấn

Xã Tr ạm A2a

Tr ạm A2b

Tổng số

tr ạm BTS

1 TP Cao Bằng 68.238 108,89 8 3 12 62 74 2 Bảo Lạc 51.092 920,64 1 16 - 41 41 3 Bảo Lâm 57.435 907,63 1 13 - 43 43 4 Hạ Lang 25.569 456,82 1 13 - 45 45 5 Hà Quảng 33.873 453,23 1 18 - 51 51 6 Hòa An 54.218 604,58 1 20 2 74 76 7 Nguyên Bình 40.290 839,06 2 18 - 58 58 8 Phục Hòa 23.226 252,55 2 7 - 34 34 9 Quảng Uyên 40.418 385,88 1 16 - 63 63 10 Thạch An 30.986 690,80 1 15 1 53 54 11 Thông Nông 23.674 357,29 1 10 - 24 24 12 Trà Lĩnh 21.703 258,10 1 9 1 35 36 13 Trùng Khánh 49.446 467,95 1 19 - 62 62 Tổng 520.168 6703,42 22 177 16 645 661 Tỷ lệ % 2,42 97,58 Nguồn: Thống kê từ báo cáo của các doanh nghiệp

Bảng 6. Hiện trạng hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng theo nhà cung cấp

TT Đơn vị hành

chính Diện tích

Vinaphone Mobifone Viettel Vietnam mobile

Tổng cộng

Số cột

Bán kính phục vụ

trung bình (km/ cột)

Số cột

Bán kính phục vụ

trung bình (km/ cột)

Số cột

Bán kính phục vụ

trung bình (km/ cột)

Số cột

Bán kính phục vụ

trung bình (km/ cột)

Số cột

Bán kính phục vụ

trung bình (km/ cột)

1 TP.Cao Bằng 108,89 24 1,53 12 2,16 29 1,39 9 2,49 74 0,87 2 Bảo Lạc 920,64 17 5,27 2 15,38 22 4,64 41 3,40 3 Bảo Lâm 907,63 16 5,4 4 10,8 22 4,6 1 21,6 43 3,29 4 Hạ Lang 456,82 21 3,34 4 7,66 20 3,43 45 2,28

Page 42: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

42

TT Đơn vị hành

chính Diện tích

Vinaphone Mobifone Viettel Vietnam mobile

Tổng cộng

Số cột

Bán kính phục vụ

trung bình (km/ cột)

Số cột

Bán kính phục vụ

trung bình (km/ cột)

Số cột

Bán kính phục vụ

trung bình (km/ cột)

Số cột

Bán kính phục vụ

trung bình (km/ cột)

Số cột

Bán kính phục vụ

trung bình (km/ cột)

5 Hà Quảng 453,23 21 3,33 5 6,82 23 3,18 2 10,79 51 2,14 6 Hòa An 604,58 29 3,27 12 5,09 28 3,33 7 6,66 76 2,02 7 Nguyên Bình 839,06 23 4,33 8 7,34 24 4,24 3 11,99 58 2,73 8 Phục Hòa 252,55 13 3,16 5 5,09 15 2,94 1 11,39 34 1,95 9 Quảng Uyên 385,88 25 2,82 8 4,98 28 2,66 2 9,96 63 1,77 10 Thạch An 690,8 21 4,11 8 6,66 22 4,02 3 10,88 54 2,56 11 Thông Nông 357,29 10 4,28 2 9,58 12 3,91 24 2,77 12 Trà Lĩnh 258,1 15 2,97 5 5,15 13 3,19 3 6,65 36 1,92 13 Trùng Khánh 467,95 22 3,31 6 6,33 30 2,83 4 7,75 62 1,97 Tổng 6703,4 257 3,66 81 6,52 288 3,46 35 9,92 661 2,28

2.2. Đánh giá hiện trạng công nghệ hạ tầng mạng thông tin di động

Hạ tầng mạng thông tin di động trên địa bàn tỉnh hiện tại được xây dựng, phát triển theo 2 công nghệ chính: 2G và 3G.

a) Hạ tầng mạng 2G

Cao Bằng là tỉnh miền núi có địa hình phức tạp, nhiều núi cao, dân cư chủ yếu là người dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, H’Mông, Dao, Việt, sán chay...), dân cư phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại các khu vực trung tâm (Thành phố, huyện lỵ, xã hoặc từng khu vực cụm xóm...)

Do đó hạ tầng mạng di động của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động (Vinaphone, Mobifone, Viettel, Vietnammobile) cũng được xây dựng và phát triển tập trung tại các khu vực dân cư tập trung, còn các vùng sâu và vùng núi cao chưa phát triển cụ thể: khu vực thành phố, trung tâm các huyện bán kính phục vụ bình quân mỗi trạm phát sóng khoảng 1,1 ÷ 5 km/trạm; nhưng khu vực nông thôn bán kính phục vụ bình quân mỗi trạm rất lớn dao động từ 8 ÷ 25 km/trạm. Nhìn chung các doanh nghiệp mới chủ yếu phát triển tại các khu vực trung tâm thành phố, huyện, thị, còn khu vực nông thôn mới chỉ xây dựng phát triển tại một số khu vực tập trung dân cư và các khu vực có nhu cầu thông tin cao như (khu du lịch, khu cửa khẩu, khu kinh tế...), còn nhiều khu vực chưa có sóng thông tin di động.

b) Hạ tầng mạng 3G

Đang trong quá trình triển khai xây dựng và cung cấp dịch vụ. Hiện tại

Page 43: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

43

trên địa bàn tỉnh có khoảng 25% số trạm là 3G, chủ yếu được xây dựng, lắp đặt tại khu vực thành phố, thị trấn trung tâm huyện lỵ và một số khu vực cửa khẩu, khu du lịch. trong giai đoạn tới 3G sẽ được triển khai phát triển trên nhiều địa bàn, khu vực. Hầu hết các trạm thu phát sóng 3G hiện tại đều được xây dựng, lắp đặt trên cơ sở sử dụng chung hạ tầng với hạ tầng trạm 2G.

2.3. Đánh giá hiện trạng hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động

Hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh được xây dựng chủ yếu theo 2 loại: loại A2a và loại A2b (cột ăng ten loại A2a: cột thu phát sóng có ăng ten, thiết bị thu phát sóng và thiết bị phụ trợ khác được xây dựng, lắp đặt trên (hoặc trong) các công trình đã được xây dựng trước đó); Cột ăng ten loại A2b: cột thu phát sóng, nhà trạm được xây dựng trên mặt đất)

Hạ tầng trạm thu phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh hiện tại cột ăng ten loại A2b chiếm đa số (khoảng 97,5% tổng số trạm)

a) Hiện trạng dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các công nghệ.

Các doanh nghiệp chủ yếu sử dụng hình thức dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các công nghệ (triển khai các công nghệ khác nhau trên cùng một hạ tầng). Hiện tại 100% các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai 3G trên cùng hạ tầng với 2G, tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có (nhà trạm, truyền dẫn...) nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư.

b) Hiện trạng dùng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp.

Hiện trạng sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng di động (sử dụng chung hệ thống cột ăng ten, nhà trạm...) giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn khá hạn chế. Trên toàn tỉnh chỉ có 27 trạm dùng chung cơ sở hạ tầng mạng di động giữa các doanh nghiệp (chiếm khoảng 4%).

Những bất cập trong vấn đề sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp, một phần do hệ thống văn bản pháp lý, hệ thống cơ chế chính sách chưa được ban hành cụ thể hóa đầy đủ tại địa phương, một phần do yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

3. Hiện trạng mạng cáp ngoại vi viễn thông

3.1. Hiện trạng hệ thống cáp treo, cáp ngầm.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 3 doanh nghiệp tham gia xây dựng mạng ngoại vi, để cung cấp dịch vụ thoại cố định và Internet, đó là Viễn thông Cao Bằng, Viễn thông Quân đội và chi nhánh FPT Cao Bằng.

Tại Cao Bằng Viễn thông Quân đội và FPT đều mới tham gia triển khai

Page 44: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

44

xây dựng hạ tầng mạng lưới và chủ yếu là cáp treo (Viễn thông Quân đội có 620,6 km; FPT có 29,6 km)

Viễn thông Cao Bằng có 3.004,81 km cáp, trong đó có 364,58 km cáp ngầm và 2.640,65 km cáp treo. Tỷ lệ cáp ngầm chiếm 9,96% tổng số mạng cáp của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Bảng 7. Hiện trạng hệ thống cáp treo, cáp ngầm

TT Đơn vị hành chính

Chiều dài cáp treo (km) Chiều dài cáp ngầm (km) Tổng

chiều dài cáp (km)

Tỷ lệ cáp

ngầm % VT Cao

Bằng

VT Quân đội

FPT VT Cao Bằng

VT Quân đội

FPT

1 TP. Cao Bằng 351,45 188,60 29,60 165,86 - - 735,51 22,55 2 Bảo Lạc 193,88 102,00 - 8,07 - - 303,95 2,66 3 Bảo Lâm 16,90 35,00 - - - - 51,90 - 4 Hạ Lang 30,55 55,00 - - - - 85,55 - 5 Hà Quảng 339,72 38,00 - 4,30 - - 382,02 1,13 6 Hòa An 219,60 12,00 - 85,58 - - 317,18 26,98 7 Nguyên Bình 231,20 - - - - - 231,20 - 8 Phục Hòa 286,60 23,00 - 28,25 - - 337,85 8,36 9 Quảng Uyên 278,87 32,00 - 26,40 - - 337,27 7,83 10 Thạch An 105,19 22,00 - 3,10 - - 130,29 2,38 11 Thông Nông 91,38 25,00 - 4,70 - - 121,08 3,88 12 Trà Lĩnh 164,41 40,00 - 10,55 - - 214,96 4,91 13 Trùng Khánh 330,90 48,00 - 27,35 - - 406,25 6,73

Tổng 2.640,65 620,60 29,60 364,16 3.655,01 9,96

Hệ thống cáp treo của các doanh nghiệp chủ yếu được treo trên cột thông tin hoặc cột điện hạ thế, cột đèn chiếu sáng của điện lực, đã đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển thuê bao mới cho nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, do lượng cáp treo lớn nên gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Hiện tại các tuyến cáp được ngầm hóa chủ yếu là các tuyến trong khu vực thành phố Cao Bằng, khu vực trung tâm các huyện. Hiện tại, tỷ lệ ngầm hóa trên địa bàn tỉnh Cao Bằng mới chỉ đạt khoảng 9,96%. Tỷ lệ ngầm hóa trên địa bàn tỉnh còn thấp, nguyên nhân do điều kiện kinh tế xã hội các khu vực không đều, địa hình phức tạp nhiều đồi núi, và một phần do chi phí đầu tư cho công tác thực hiện ngầm hóa mạng ngoại vi còn cao.

Khu vực một số tuyến đường trục, đường trung tâm tại thành phố và huyện thị chưa đủ điều kiện để thực hiện ngầm hóa (vỉa hè hẹp, chướng ngại vật...) nên chủ yếu vẫn sử dụng cáp treo.

Hạ tầng mạng ngoại vi tại khu vực nông thôn hầu hết vẫn sử dụng cáp treo, do điều kiện địa hình khó khăn, phức tạp, chi phí đầu tư ngầm hóa cao và nhu cầu sử dụng tại các khu vực này còn thấp.

Với sự phát triển và cạnh tranh mạnh của dịch vụ thông tin di động trong

Page 45: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

45

những năm vừa qua, dịch vụ viễn thông cố định đã phát triển chững lại, thậm chí tại một số khu vực tăng trưởng âm. Do vậy, hạ tầng mạng ngoại vi trong những năm vừa qua không được chú trọng, quan tâm đầu tư phát triển, cải tạo dẫn đến hạ tầng xuống cấp, cáp treo tràn lan.

Trên thực tế, chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng cống bể cáp ngầm hóa mạng ngoại vi khá tốn kém; cao gấp hàng chục đến hàng trăm lần so với chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng cột treo cáp; chi phí đầu tư cao song hiệu quả đem lại chưa thực sự thuyết phục; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến doanh nghiệp không chú trọng đầu tư hệ thống cống bể cáp ngầm.

3.2. Sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp.

Hiện trạng sử dụng chung cơ sở hạ tầng mạng ngoại vi (sử dụng chung giữa các doanh nghiệp trong ngành và ngoài ngành) trên địa bàn tỉnh vẫn còn khá hạn chế; hình thức sử dụng chung chủ yếu hiện nay là hình thức sử dụng chung với các doanh nghiệp ngoài ngành (doanh nghiệp viễn thông thuê lại hệ thống cột hạ thế, cột đèn chiếu sáng của Điện lực để treo cáp viễn thông...). Việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông vẫn còn nhiều bất cập; một phần do các doanh nghiệp tại địa phương đều trực thuộc các Tổng công ty hoặc Tập đoàn, mọi kế hoạch phát triển đều thông qua cơ quan cấp chủ quản; một phần do yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông trên thị trường.

3.3. Đánh giá hiện trạng hạ tầng mạng ngoại vi.

Hiện trạng hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn toàn tỉnh chưa được các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển đều khắp. Trong số 3 doanh nghiệp viễn thông hiện đang kinh doanh dịch vụ viễn thông cố định, Internet trên địa bàn tỉnh (Viễn thông Cao Bằng, Viễn thông Quân đội và chi nhánh FPT Cao Bằng) mới chỉ có doanh nghiệp Viễn thông Cao Bằng là đầu tư xây dựng hạ tầng mạng ngoại vi đều khắc các huyện của tỉnh, 2 doanh nghiệp còn lại mới chỉ đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng mạng chủ yếu tại khu vực trung tâm thành phố Cao Bằng, các huyện hầu như không được đầu tư xây dựng. Riêng Viễn thông Quân đội chỉ xây dựng các tuyến cáp truyền dẫn kết nối trung tâm tỉnh với các huyện sử dụng cho mục đích phát triển mạng thông tin di động.

Hạ tầng mạng ngoại vi của các doanh nghiệp chủ yếu được xây dựng và phát triển là các tuyến cáp treo, mới chỉ có doanh nghiệp Viễn thông Cao Bằng đầu tư xây dựng hạ tầng ngầm nhưng chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm thành phố Cao Bằng và trung tâm các huyện và tỷ lệ ngầm hóa còn rất thấp.

Page 46: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

46

III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẠ TẦNG VIỄN THÔNG

1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên phạm vi cả nước về hạ tầng viễn thông thụ động nói riêng và hạ tầng viễn thông nói chung ngày càng bổ sung đầy đủ và hoàn thiện; trong đó việc ban hành Luật Viễn thông năm 2009, Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009 và các Quyết định, Nghị định hướng dẫn kèm theo (Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020; Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông; Chỉ thị số 422/CT-TTg ngày 02/4/2010; Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013…), đã từng bước tạo ra môi trường pháp lý và các cơ chế chính sách cho phát triển hạ tầng viễn thông thụ động.

Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, kể từ khi được thành lập, Sở Thông tin và Truyền thông đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, ban hành một số văn bản, quy định về quản lý phát triển hạ tầng Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin…; góp phần không nhỏ đưa hoạt động xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông thụ động nói riêng và phát triển hạ tầng Bưu chính viễn thông, Công nghệ thông tin nói chung ngày càng đi vào nề nếp.

2. Tình hình tri ển khai thực hiện

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, ban hành một số văn bản, quy định về quản lý phát triển về lĩnh vực viễn thông.

Phổ biến, tuyên truyền và triển khai các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các sở ngành của tỉnh trong việc quản lý phát triển hạ tầng mạng viễn thông, quản lý dịch vụ và thanh tra, kiểm tra chuyên ngành.

Phối hợp với trung tâm kiểm soát tần số xử lý các trường hợp sử dụng trái phép tần số; rà soát cho toàn bộ số lượng các tổ chức, cá nhân có sử dụng tần số trên địa bàn tỉnh; đề nghị cấp phép sử dụng tần số cho các đài phát thanh, truyền hình trên địa bàn tỉnh.

Thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm về các lĩnh vực: sử dụng thiết bị và thu phát tần số vô tuyến điện, các đại lý và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet công cộng, truyền hình trả tiền, mạng truyền hình cáp và truyền hình qua giao thức Internet.

Page 47: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

47

3. Đánh giá

Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về quản lý, phát triển hạ tầng mạng Viễn thông chưa đầy đủ, còn chồng chéo quản lý giữa ngành xây dựng và ngành thông tin truyền thông, việc ban hành văn bản còn chậm và chưa phân cấp đủ mạnh cho địa phương.

Công tác thanh tra, kiểm tra về Viễn thông gặp những khó khăn nhất định do còn thiếu các quy định cụ thể.

Sự phối hợp giữa các doanh nghiệp với nhau và giữa doanh nghiệp với các Sở, ban, ngành, huyện/thành phố với Sở Thông tin và Truyền thông chưa được đồng bộ; hệ thống văn bản chỉ đạo chưa xác định rõ phân cấp quản lý, nên việc triển khai thực hiện nhiệm vụ gặp một số khó khăn, trở ngại.

Việc tổ chức triển khai thực hiện ứng dụng và phát triển Viễn thông còn lúng túng, chưa có sự hướng dẫn thống nhất từ Trung ương đến địa phương như: lập và phê duyệt kế hoạch kinh phí hoạt động hàng năm; quản lý, thẩm định các dự án Viễn thông trên địa bàn tỉnh...

Về biên chế cấp huyện, thành phố: do chưa có hướng dẫn cụ thể nên bố trí cán bộ phụ trách còn hạn chế; phần nhiều chưa qua đào tạo, tập huấn nên chưa có kinh nghiệm trong hoạt động.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG HI ỆN TRẠNG HẠ TẦNG VIỄN THÔNG

1. Điểm mạnh.

Hạ tầng mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh phát triển tương đối hoàn thiện, cơ bản đã đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu về sử dụng dịch vụ của người dân, công tác cáp quang hóa mạng ngoại vi bước đầu đã và đang được triển khai, đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ trong tương lai.

Hạ tầng mạng thông tin di động phát triển tương đối hoàn thiện, 100% số xã đã có trạm thu phát sóng thông tin di động, bán kính phục vụ của các trạm đang dần được thu hẹp, chất lượng thông tin đang ngày càng được nâng cao.

Hạ tầng mạng thông tin quan trọng, an ninh quốc phòng đã và đang được nâng cấp sử dụng công nghệ hiện đại, hầu hết các xã, phường, thị trấn đã có đường truyền dẫn cáp quang.

Hệ thống điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có người phục vụ đã phát triển khá rộng khắp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về sử dụng các dịch vụ viễn thông của người dân.

Page 48: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

48

2. Điểm yếu.

Đặc điểm địa hình của tỉnh có dạng đồi núi (72% đất đai) gây khó khăn cho việc lắp đặt và quản lý cơ sở hạ tầng viễn thông.

Mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh phần lớn vẫn sử dụng cáp treo, tỷ lệ ngầm hóa còn thấp mới đạt khoảng 9,96%, ảnh hưởng không nhỏ đến mỹ quan đô thị và các khu du lịch.

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng phát triển khá rộng; tuy nhiên thực tế một số điểm hoạt động không hiệu quả, không còn phù hợp với xu hướng phát triển hiện tại, không thu hút được người dân đến sử dụng dịch vụ (điểm cung cấp dịch vụ thoại công cộng, điện thoại thẻ công cộng...).

Sử dụng chung cơ sở hạ tầng chưa hiệu quả, ảnh hướng lớn đến nguồn vốn, diện tích đất sử dụng. Phát triển hạ tầng dùng chung giữa các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Mạng di động tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng giữa các doanh nghiệp còn thấp, mạng truyền dẫn chưa sử dụng chung hạ tầng.

Công nghệ thay đổi nhanh, dẫn tới các doanh nghiệp liên tục phát triển xây dựng mới cơ sở hạ tầng để đáp ứng.

Hạ tầng mạng thông tin di động tại một số khu vực vẫn còn hiện tượng sóng yếu, lõm sóng, chưa đáp ứng lưu thoại thực tế.

Tình trạng thuê bao ảo còn tồn tại và chiểm tỷ lệ cao trong tổng số thuê bao sử dụng dịch vụ thông tin di động.

Quản lý nhà nước mới thực hiện chức năng cấp phép cho doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng. Chưa có các văn bản quy định thực hiện sử dụng chung cơ sở hạ tầng tại các khu vực trên địa bàn của tỉnh.

Tỉnh chưa ban hành được quy định ngầm hóa cáp thông tin cụ thể tại các tuyến đường trọng điểm trong đô thị do vậy việc ngầm hóa chưa được triển khai thực hiện. Hệ thống văn bản chưa có các quy định cụ thể trong việc phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông do đó việc quản lý còn gặp nhiều khó khăn.

3.

Giai đoạn chuyển đổi công nghệ: công nghệ mới cho phép cung cấp nhiều dịch vụ và ứng dụng.

Thị trường phát triển thuận lợi, giá cước và chất lượng dịch vụ phù hợp với người dân.

Công nghệ phát triển: 3G, 4G vô tuyến băng rộng… cho phép cung cấp các dịch vụ với chất lượng tốt hơn, nhiều giải pháp xây dựng hạ tầng hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Page 49: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

49

Doanh nghiệp xâm nhập thị trường dễ dàng, dễ dàng cung cấp dịch vụ và phát triển hạ tầng.

Hạ tầng giao thông, đô thị đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện, thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển hạ tầng.

4. Thách thức.

Các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty hoặc tập đoàn, mọi kế hoạch phát triển thông qua cấp chủ quản; Định hướng phát triển của các doanh nghiệp khác nhau dẫn tới khó khăn trong điều phối chung để phát triển thị trường viễn thông tại địa phương.

Nền kinh tế đang trong giai đoạn mở cửa, hội nhập, có nhiều doanh nghiệp (doanh nghiệp trong và ngoài nước) tham gia thị trường gây ra khó khăn trong công tác quản lý nhà nước và phát triển hạ tầng.

Thị trường viễn thông Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển có nhiều biến động: thay đổi công nghệ, thị trường phát triển đột biến dẫn tới khó khăn và sức ép về phát triển hạ tầng mạng viễn thông thụ động.

Nhiều doanh nghiệp tham gia, thị trường có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp, do đó hướng phát triển hạ tầng dùng chung giữa các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Viễn thông chịu sức ép từ phát triển kinh tế xã hội, phát triển mạng theo nhu cầu thực tế phát sinh, chưa có kế hoạch dài hạn, dẫn tới một số bất cập trong phát triển hạ tầng mạng lưới.

Công tác quản lý nhà nước gặp nhiều khó khăn: hệ thống luật pháp, chính sách không thể xây dựng trong thời gian ngắn.

Page 50: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

50

PHẦN IV. NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRI ỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG

I. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRI ỂN

1. Xu hướng phát triển chung của viễn thông.

1.1. Xu hướng phát triển công nghệ

Mạng viễn thông phát triển theo xu hướng hội tụ: hội tụ công nghệ, tích hợp đa dịch vụ (mạng điện thoại công cộng (PSTN) và mạng số liệu phát triển hội tụ về mạng thế hệ mới NGN)...

Mạng thông tin di động phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ truy nhập vô tuyến băng rộng, cung cấp đa dịch vụ cho các thiết bị viễn thông và tin học.

Mạng ngoại vi phát triển theo hướng cáp quang hóa, thay thế cáp đồng bằng cáp quang, cáp quang hóa đến điểm thuê bao, cụm thuê bao, cung cấp nhiều dịch vụ trên đôi cáp đáp ứng nhu cầu sử dụng nhiều dịch vụ băng rộng của người dân (dịch vụ FTTx).

Mạng Internet phát triển theo hướng hội tụ, cung cấp đa dịch vụ: cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình (IPTV), báo chí (E-papers)...

Công nghệ chuyển mạch đang trong quá trình phát triển chuyển đổi công nghệ chuyển mạch kênh (TDM) sang công nghệ chuyển mạch gói (IP) để hội tụ về mạng NGN.

Công nghệ truyền dẫn phát triển chủ yếu dựa trên truyền dẫn quang với các công nghệ SDH, SONET... Thông tin quang tốc độ cao với các công nghệ ghép kênh phân chia theo bước sóng WDM, DWDM sẽ được áp dụng rộng rãi trên các tuyến truyền dẫn.

Công nghệ truy nhập phát triển sẽ nhanh chóng triển khai các thiết bị đầu cuối thông minh. Trong truy nhập số liệu băng thông rộng ADSL sẽ là giải pháp thực hiện trước mắt và dần sẽ được nâng cấp lên các công nghệ tiên tiến hơn. Khi mạng NGN phát triển, các chức năng của DSLAM sẽ được hệ thống chuyển mạch mềm hoặc các giải pháp BDSL đảm nhiệm thay thế.

Công nghệ truy nhập không dây sẽ có nhu cầu ngày càng lớn. Công nghệ truy nhập không dây băng rộng Wifi, Wimax sẽ ngày càng phát triển mạnh.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào viễn thông ngày càng rộng rãi và đa dạng. Đặc biệt là các dịch vụ gia tăng giá trị, hệ thống chăm sóc khách hàng, hệ thống hỗ trợ vận hành (OSS), mạng lưới quản trị Viễn thông, hệ thống quản trị

Page 51: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

51

mạng lưới và các dịch vụ khác.

1.2. Xu hướng phát triển thị trường

Thị trường Viễn thông sẽ là thị trường mở, tự do, các doanh nghiệp, trong và ngoài nước nếu có đủ điều kiện, đều có thể hoạt động cạnh tranh.

Mở cửa thị trường Viễn thông có nhiều tác động tốt như làm giảm giá cước, thu hút đông số người sử dụng, tuy nhiên nó cũng làm ảnh hưởng đến anh ninh thông tin liên lạc, phổ cập dịch vụ và có thể loại nhiều doanh nghiệp trong nước ra khỏi thị trường.

Thị trường dịch vụ điện thoại cố định: trong gia đoạn tới dịch vụ điện thoaị cố định sẽ giảm tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng trưởng chậm lại, có thể tăng trưởng âm, là do sự phát triển mạnh mẽ của dịch vụ thông tin di động và do xu hướng sử dụng dịch vụ của người dân thay đổi.

Thị trường thông tin di động: do hiện tại đã phát triển đến gần mức bão hòa nên trong gia đoạn tới tốc độ phát triển sẽ chậm lại. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin di động sẽ cạnh tranh mạnh để thu hút khách hàng sử dụng ở khu vực nông thôn bằng các dịch vụ với mức giá cước thấp, và các chính sách khuyến mãi.

Thị trường dịch vụ Internet: dịch vụ băng rộng và truy nhập qua các thiết bị di đông tăng nhanh, dịch vụ truy nhập Internet bằng cáp quang đang phát triển mạnh (FTTx; FTTH; FTTB....).

Thị trường các loại dịch vụ khác: Truyền hình cáp và truy nhập mạng Internet qua hệ thống truyền hình cáp, dịch vụ truy nhập không dây băng rộng, dịch vụ truyền hình trên internet (IPTV), dịch vụ video theo yêu cầu (VoD)...

1.3. Xu hướng phát triển dịch vụ

Các dịch vụ cơ bản (Internet, thoại, phát thanh, truyền hình) sẽ phát triển dựa trên nhiều loại công nghệ khác nhau (cố định, di động, các công nghệ truy nhập vô tuyến).

Mạng viễn thông truyền thống cung cấp hai loại hình dịch vụ: dịch vụ cơ bản (thoại, tin nhắn) và dịch vụ truyền tải (thuê kênh, truy nhập internet). Các dịch vụ được cung cấp trên mạng Internet bao gồm dịch vụ thông tin liên lạc bằng giọng nói (như Skype), dịch vụ nội dung thông tin (tin tức, tìm kiếm nội dung thông tin), và dịch vụ công nghệp (như thương mại điện tử).

Tương lai sẽ không còn biên giới rõ ràng giữa các dịch vụ của mạng Viễn thông và Internet. Xu hướng hội tụ thể hiện rõ trong các nhu cầu sử dụng dịch vụ Viễn thông. Ví dụ các dịch vụ thoại với mạng Viễn thông truyền thống cũng

Page 52: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

52

được cung cấp ngay lập tức bằng mạng Internet, và người dùng có thể sử dung các phương tiện truyền thông trực tiếp, gải quyết các dịch vụ tin nhắn ngắn và nhiều hơn nữa thông qua các thiết bị đầu cuối điện thoại di động. Mặt khác, các nhà khai thác viễn thông đang tận dụng các nguồn lực thông tin phong phú với Internet để cung cấp cho người dùng với một số dịch vụ thông tin toàn diện và tích hợp. Ngày nay Internet không còn đơn thuần chỉ để kiểm tra email, tìm kiếm thông tin mà người dùng còn có thể khai thác nhiều ứng dụng trên nền Internet, như xem video, truyền hình, xem phim...

Trong tương lai thiết bị điện thoại đầu cuối sẽ đượcn tích hợp nhiều tính năng mới, trở thành “ thiết bị thông thông tin số” có thể sẽ được dùng như, chứng minh thư, thẻ tín dụng,ví tiền điện tử, thanh toán, quản lý, truy nhập, mua hàng hoặc là thiết bị để xem phim, nghe nhạc... Để đáp ứng nhu cầu đó, các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông sẽ phải phát triển dịch vụ viễn thông theo hướng hội tụ giữa dịch vụ cố định với di động và cá nhân hóa với cơ chế cung cấp dịch vụ một cửa, một số nhận dạng...

2. Xu hướng phát triển hạ tầng viễn thông.

2.1. Xu hướng phát triển hạ tầng mạng cố định

Mạng ngoại vi là một trong ba thành phần chính cấu thành mạng viễn thông (hệ thống mạng ngoại vi, hệ thống chuyển mạch và hệ thống mạng truyền dẫn) do đó đi đôi với hiện đại hóa hạ tầng viễn thông cần phải hiện đại hóa hạ tầng mạng ngoại vi.

a) Xu hướng phát triển hạ tầng mạng ngoại vi tại khu vực thành thị

Khu vực thành thị là khu vực trung tâm phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, do đó ngoài đảm bảo yếu tố chất lượng dịch vụ cung cấp, yếu tố đảm bảo mỹ quan đô thị bảo đảm cảnh quan, kiến trúc cũng rất quan trọng.

Hạ tầng mạng ngoại vi tại khu vực thành thi trong gia đoạn tới sẽ phát triển theo xu hướng ngầm hóa (xây dựng hạ tầng cống bể, hầm, tuynel, rãnh để ngầm hóa mạng cáp). Quá trình thực hiện ngầm hóa được triển khai đồng bộ với xây dựng cơ sở hạ tầng các ngành (giao thông, đô thị, xây dựng...) trên địa bàn từng khu vực.

Hạ tầng mạng ngoại vi tại khu vực thành thị do các doanh nghiệp đầu tư xây dựng; do đó quá trình xây dựng hạ tầng ngầm hóa mạng ngoại vi sẽ chủ yếu được triển khai theo hình thức sử dụng chung hạ tầng; các doanh nghiệp cùng đàm phán, phối hợp cùng nhau xây dựng phát triển hạ tầng để dùng chung. Trong một số trường hợp có thể do một doanh nghiệp, một đơn vị đứng ra xây

Page 53: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

53

dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật ngầm, sau đó cho các doanh nghiệp, đơn vị khác có nhu cầu thuê lại.

Những kỹ thuật truyền thống được biết đến trong xây dựng hệ thống ngầm để ngầm hóa mạng ngoại vi là: xây dựng hệ thống cống bể, xây dựng hệ thống hầm tuynel, hào rãnh kỹ thuật.

Với phương án xây dựng hệ thống cống bể: Để thực hiện phương án kỹ thuật này cần phải đào rãnh để lắp đặt hệ thống ống nhựa bảo vệ cáp. Tuy nhiên với phương án này sẽ không khả thi nếu xây dựng tuyến cắt ngang qua đường cao tốc, hoặc qua các chướng ngại vật tương tự khác trong đô thị chật hẹp. Vì vậy, cần phải có một giải pháp hiệu quả hơn đó là sử dụng các kỹ thuật khoan ngầm. Thuận lợi lớn nhất của các kỹ thuật khoan ngầm so với kỹ thuật đào rãnh là giảm thiểu các chi phí có tính xã hội như ách tắc giao thông, nguy hiểm cho người đi bộ, ồn ào, gây ô nhiễm, hư hỏng đường do công việc đào rãnh gây ra.

Giải pháp này có thể áp dụng triển khai tại các khu vực không thể hoặc gặp khó khăn khi thực hiện ngầm hóa bằng cống bể, hầm, hào rãnh kỹ thuật hoặc sử dụng cáp chôn.

Một số kỹ thuật khoan ngầm xây dựng hạ tầng cống bể:

+ Khoan định hướng;

+ Khoan đẩy;

+ Khoan tác động;

Với phương án xây dựng hệ thống hầm tuynel, hào, rãnh kỹ thuật: Để thực hiện phương án này yêu cầu phải có quỹ đất hai bên hè đường đủ rộng để xây dựng. Các phương án này khi thi công tương đối phức tạp yêu cầu mặt bằng rộng, thời gian thi công lâu và cần sử dụng thiết bị máy móc, nhân công lớn để thi công. Vì vậy với những phương án này sẽ không khả thi khi thực hiện tại những tuyến phố, tuyến đường đã được thi công xây dựng ổn định. Các phương án kỹ thuật này chỉ nên được thực hiện xây dựng tại những tuyến đường, tuyến phố mới đang được thực hiện quy hoạch xây dựng mới và có quỹ đất đủ rộng để xây dựng, và phải được thực hiện đồng bộ với công tác xây dựng tuyến đường, tuyến phố...Ưu điểm của các phương án kỹ thuật này là sau khi xây dựng hoàn chỉnh sẽ có không gian đủ lớn để lắp đặt các hệ thống ngầm của các ngành (điện lực, cung cấp nước...) có cùng hướng tuyến sử dụng chung.

Phát triển, sử dụng rộng rãi ống Maxcell trong ngầm hóa mạng cáp viễn thông, tăng hiệu quả đầu tư cũng như tăng hiệu quả sử dụng hầm, cống. Maxcell được xem là một giải pháp tối ưu dùng trong trong hệ thống cáp ngầm viễn

Page 54: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

54

thông và cáp điện lực giúp tăng dung lượng cáp có thể kéo trong ống lên gấp 3-5 lần so với cách kéo cáp thông thường, có thể sử dụng cho các ống Pi mới và cả các ống Pi đang có cáp hiện hữu. Giải pháp MaxCell giúp giảm 33% chi phí lắp đặt và rút ngắn thời gian thi công xuống chỉ còn 1/3 so với các phương pháp đang sử dụng. Ngoài ra, MaxCell còn có các tính năng vượt trội khác như: Chỉ bằng ½ trọng lượng của loại ống HDPE, không bị cuộn hoặc soắn lại như các loại ống PVC, HDPE truyền thống. Nhiệt độ nóng chảy có thể chịu được ở thời tiết cực kỳ khắc nghiệt đó là 215 độ (gấp đôi độ nóng chảy của loại ống HDPE), chịu được lực kéo khoảng 2.250 kg và có thể sử dụng hơn 35 năm trong môi trường axit, với môi trường khô ráo, tuổi thọ đạt 100 năm. Tại Vi ệt Nam, giải pháp MaxCell được đưa vào thị trường từ năm 2009 và đã ứng dụng thành công tại TP. Hồ Chí Minh cho dự án FTTx GPO của Viễn thông TP. Hồ Chí Minh. Giải pháp Maxcell hiện nay đang được sử dụng rộng rãi cho các dự án ngầm hóa mạng cáp quang của VNPT TP. Hồ Chí Minh. Giải pháp Maxcell giúp thi công đưa cáp quang vào các tuyến cống nghẽn mà không phải đào đường, phải đi xin giấy phép giúp việc ngầm hóa các tuyến cáp, cáp treo dễ dàng hơn để làm đẹp mỹ quan đô thị. Theo thống kê nếu sử dụng giải pháp MaxCell sẽ giảm chi phí đầu tư tới 41,6% so với giải pháp giải pháp truyền thống là dùng ống subduct HDPE.

b) Xu hướng phát triển hạ tầng mạng ngoại vi tại khu vực các khu đô thị, khu

dân cư mới, khu công nghiệp

Khu vực các khu đô thị, khu dân cư mới, khu công nghiệp với đặc điểm hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng mới toàn bộ do đó có nhiều điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các doanh nghiệp khác, các ngành khác để cùng xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm (hạ tầng ngầm cáp viễn thông, điện lực, cấp thoát nước...).

Hiện nay tại một số tỉnh, thành để đảm bảo tính thông nhất và đồng bộ trong công tác xây dựng, hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm được giao cho chủ đầu tư, cho tổng thầu hoặc một đơn vị, doanh nghiệp (doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp kinh doanh về hạ tầng kỹ thuật ngầm...) thực hiện triển khai xây dựng hoặc được thực hiện triển khai xây dựng theo hình thức xã hội hóa (huy động nguồn vốn từ xã hội để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm). Sau đó các doanh nghiệp khác có nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật ngầm sẽ thuê lại.

c) Xu hướng phát triển hạ tầng mạng ngoại vi tại khu vực nông thôn, vùng sâu,

vùng xa

Khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa với đặc điểm kinh tế xã hội còn

Page 55: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

55

nhiều hạn chế, một số khu vực có địa hình khó khăn, đồi núi hiểm trở, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, nhu cầu sử dụng còn thấp, do đó xu hướng phát triển hạ tầng mạng ngoại vi tại các khu vực này chủ yếu vẫn là sử dụng hệ thống cột treo cáp.

d) Xu hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng

Sử dụng chung cơ sở hạ tầng là xu hướng tất yếu trong tương lai, nhằm mục đích tiết kiệm chi phí nguồn đầu tư cho các đơn vị doanh nghiệp nói riêng và tiết kiệm cho nhà nước nói chung. Đồng thời sử dụng chung hạ tầng còn đảm bảo mỹ quan đô thị.

Sử dụng chung hạ tầng giữa các đơn vị, doanh nghiệp trong ngành: các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông cùng phối hợp đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật (cống bể, hầm, hào, rãnh, cột treo cáp), sau đó phân chia sử dụng hạ tầng theo tỷ lệ nguồn vốn đóng góp hoặc theo thỏa thuận nếu có.

Sử dụng chung hạ tầng giữa các đơn vị, doanh nghiệp ngoài ngành: trong tương lai xu hướng này sẽ phát triển mạnh nhằm xây dựng phát triển hạ tầng mạng viễn thông đồng bộ với quá trình phát triển hạ tầng kinh tế xã hội. Kết hợp xây dựng, sử dụng chung hệ thống hạ tầng kỹ thuật với các ngành khác (điện lực, cấp thoát nước, truyền hình...).

2.2. Xu hướng phát triển công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là công trình viễn thông có tính chất, đặc điểm, quy mô phù hợp với tiêu chí xác định công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia được ban hành theo Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ. Các công trình này có những đặc điểm, đặc thù riêng và nhìn chung mang tính bảo mật cao. Do vậy, để công trình này được bảo vệ an toàn tuyệt đối, chống lại việc xâm nhập khai thác thông tin trái phép thì trong giai đoạn tới cần chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng công trình viễn thông liên quan đến an ninh quốc gia phù hợp với các điều kiện, các quy hoạch phát triển hạ tầng, kinh tế xã hội của tỉnh Cao Bằng và của nhà nước. Cụ thể, cần xây dựng, phát triển hạ tầng các công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh, quốc phòng với một số xu hướng phát triển:

- Cải tạo, nâng cấp các đường truyền tới các đơn vị trong Mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Phối hợp cùng Bưu điện Trung ương, Ban Cơ yếu Chính phủ trong các

Page 56: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

56

giải pháp tăng cường khả năng an toàn, bảo mật thông tin cho Mạng truyền số liệu chuyên dùng.

- Nâng cấp, bảo vệ hạ tầng các tuyến truyền dẫn viễn thông liên tỉnh, ...

- Mục tiêu đến 2020, phát triển mạng cáp quang kéo xuống tới cấp xã (theo dự án Mạng truyền số liệu chuyên dùng giai đoạn 3).

- Đến 2025, tiếp tục cải tạo nâng cấp đường truyền, tăng cường bảo mật phù hợp với xu hướng công nghệ và nhu cầu chỉ đạo điều hành, trao đổi thông tin của các đơn vị trong mạng truyền số liệu chuyên dùng.

2.3. Xu hướng phát triển điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

a) Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ

Trong những năm đầu phát triển viễn thông tại Vi ệt Nam, điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ đã góp phần phục vụ nhân dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ viễn thông phục vụ phát triểm kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hiện nay mạng viễn thông di động đã rất phát triển nhiều gia đình đã có đường mạng truy cập internet, có thiết bị điện thoại di động và cũng có nhiều cửa hàng tư nhân kinh doanh dịch vụ viễn thông, ... Do vậy, dẫn tới xu hướng người sử dụng dịch vụ viễn thông đã có nhiều thay đổi, từ xu hướng sử dụng phương tiện liên lạc công cộng trong những năm trước đây, chuyển sang xu hướng sử dụng thiết bị bị liên lạc cá nhân (như điện thoại, máy tính, máy tính bảng). Vì vậy, việc quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng cần xem xét, rà soát lại hiện trạng, nhu cầu sử dụng dịch vụ của vùng quy hoạch để việc quy hoạch đạt hiệu quả tốt nhất về mặt kinh tế và phục vụ người dân được tốt hơn.

Trong giai đoạn sau quy hoạch, cần có những quy định, hướng dẫn cụ thể cho các doanh nghiệp viễn thông, người dân thực hiện, để phục vụ kế hoạch xây dựng phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh phát triển điểm cung cấp dịch vụ công cộng có người phục vụ (điểm cung cấp dịch vụ Internet công cộng) chủ yếu tại khu vực các thị trấn, xã, phường. Đây sẽ là một trong các tiêu chí trong bộ tiêu chí về xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, góp phần nâng cao dân trí vùng các vùng sâu, vùng xa.

b) Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ thường được quy hoạch lắp đặt tại các điểm công cộng (bến xe, cửa khẩu, khu vực hành chính công, trường học, bệnh viện, khu du lịch, khu vui chơi giải trí,...). Đây đều là những nơi tập trung đông người, do đó thu hút được người sử

Page 57: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

57

dụng dịch vụ.

Xu hướng cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ cũng cần được quy hoạch, xây dựng, phát triển phù hợp cho việc cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu của số đông người sử dụng, theo kịp sự phát triển của công nghệ, điều kiện kinh tế nói chung xã hội: điểm phát sóng internet (Wifi) công cộng, điểm truy cập Internet công cộng phục vụ tra cứu, gọi điện công cộng, tìm kiếm thông tin, điểm thanh toán cước viễn thông/dịch vụ thanh toán trực tuyến, ...

2.4. Xu hướng phát triển mạng thông tin di động

a) Xu hướng phát triển hạ tầng

Công nghệ thông tin di động trong thời gian qua có sự thay đổi rất nhanh (3G và sắp tới là 4G). Đi cùng với sự thay đổi của công nghệ, hạ tầng trạm thu, phát sóng thông tin di động cũng có những sự thay đổi nhất định.

So với công nghệ 2G, ăng ten và các thiết bị phụ trợ (tủ thu, phát sóng, tủ nguồn, tủ truyền dẫn...) trong công nghệ 3G có kích thước nhỏ gọn hơn khá nhiều, nên không chiếm nhiều không gian cũng như diện tích đất để xây dựng nhà trạm. Tuy nhiên, do công nghệ 3G được triển khai ở băng tần số cao hơn so với công nghệ 2G, nên bị suy hao nhiều hơn trong môi trường truyền, do đó cần phải xây dựng số lượng trạm thu phát sóng lớn để đảm bảo yếu tố về vùng phủ sóng.

Hiện tại, một số hãng viễn thông trên thế giới đang nghiên cứu, phát triển công nghệ LightRadio. LightRadio sẽ hợp nhất các loại ăng ten khác nhau hiện dùng cho 2G, 3G và LTE (tức 4G) vào một ăng ten duy nhất. Ăng ten này có thể được gắn lên cột, gắn vào mặt tường của các tòa nhà, hoặc gắn vào bất cứ nơi đâu có điện và có kết nối băng thông rộng. Khối LightRadio tích hợp ăng ten, bộ phối hợp tần số, thiết bị vô tuyến, thiết bị khuếch đại và thiết bị tản nhiệt, tất cả nằm gọn trong một khối rubic nhỏ nằm vừa trong lòng bàn tay và chỉ nặng khoảng 400gr. Khối rubic này có công suất tiêu tán rất thấp (1-5W), hoạt động trên dải tần vô tuyến đầy đủ (400 Mhz đến 4 Ghz) và hỗ trợ tất cả các công nghệ (2G, 3G, 4G). Những lợi ích khác của LightRadio bao gồm:

- Giảm hơn 50% năng lượng tiêu thụ của các mạng di động.

- Giảm đến 50% lượng vốn đầu tư cho trạm phát sóng cho các nhà mạng di động.

- Cải thiện đáng kể các dịch vụ cho người dùng đầu cuối bằng cách tăng băng thông cho mỗi thuê bao qua việc triển khai các ăng-ten cỡ nhỏ khắp mọi

Page 58: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

58

nơi.

Tiếp nối sự ra đời của LightRadio, C-RAN (mạng truy nhập vô tuyến đám mây) cũng là một hướng nghiên cứu mà nhiều nhà mạng lớn cùng với nhiều nhà cung cấp thiết bị đang tập trung nghiên cứu. C-RAN đưa ra một mô hình kiến trúc mới trong đó một trạm phát sóng được phân ra 2 thành phần riêng biệt (BBU, RRH). Đây cũng là một mô hình mới trong kiến trúc xây dựng các trạm phát sóng nhằm mục đích giảm số lượng các nhà trạm trong khi tăng mật độ trạm phát sóng. Một trong những lợi ích rõ nhất của C-RAN là giúp giảm chi phí CAPEX/OPEX (chi phí đầu tư hạ tầng/chi phí hoạt động). Việc triển khai tập trung các BBU sẽ làm giảm số lượng các nhà trạm, từ đó giảm chi phí về năng lượng, chi phí thuê địa điểm...Việc triển khai RRH đơn giản hơn so với triển khai trạm phát sóng truyền thống, do vậy chi phí triển khai thấp, thời gian triển khai nhanh; quá trình nâng cấp, bảo trì phần mềm và phần cứng cũng dễ dàng và ít tốn kém hơn.

Công nghệ C-RAN, LightRadio hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển; sắp tới các hãng, nhà khai thác sẽ đưa vào quá trình triển khai thử nghiệm và tiến tới thương mại hóa trên thị trường, quá trình này cũng cần khoảng một thời gian khá dài. Dự kiến, nếu các công nghệ này được thương mại hóa và đưa vào triển khai chính thức trên thị trường; quá trình triển khai tại Việt Nam dự báo giai đoạn sau 2020.

Hiện nay, tại một số tỉnh, thành phố trên cả nước, trạm thu phát sóng ngụy trang đã và đang được triển khai xây dựng, phát triển đặc biệt là các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế xã hội phát triển hoặc phát triển mạnh về du lịch như Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Huế... Hạ tầng trạm thu phát sóng ngụy trang có kích thước và quy mô nhỏ gọn, thân thiện môi trường, thường được ngụy trang ẩn vào các công trình kiến trúc và cảnh quan xung quanh, đảm bảo mỹ quan đô thị. Trạm thu, phát sóng ngụy trang cũng là một trong những xu hướng phát triển hạ tầng mạng thông tin di động trong thời gian tới.

Với hệ thống cơ chế chính sách từng bước được hoàn thiện và những lợi ích đem lại từ việc dùng chung hạ tầng (tiết kiệm chi phí đầu tư, đảm bảo mỹ quan đô thị, tiết kiệm tài nguyên đất...), xu hướng sử dụng chung hạ tầng trạm thu phát sóng thông tin di động cũng là một trong những xu thế phát triển tất yếu trong giai đoạn tới. Các doanh nghiệp phối hợp cùng đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng (nhà trạm, cột ăng ten...) và sử dụng chung, phân chia theo tỷ lệ nguồn vốn đóng góp hoặc theo thỏa thuận giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, trong một số trường hợp, có thể có một doanh nghiệp, đơn vị độc lập đứng ra xây dựng hệ

Page 59: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

59

thống hạ tầng dùng chung (nhà trạm, cột...) sau đó cho các doanh nghiệp thuê lại để cung cấp dịch vụ.

b) Xu hướng phát triển công nghệ

Viễn thông là một trong số ít những ngành vẫn giữ được đà tăng trưởng khi nền kinh tế đang trong bối cảnh suy thoái. Trong khi dịch vụ điện thoại đang phát triển cầm chừng, thậm chí còn phát triển âm tại một số khu vực thì dịch vụ thông tin di động và dữ liệu vẫn ngày càng phát triển và ổn định.

Công nghệ thông tin di động 3G (Third Generation) mạng di động thế hệ thứ 3. Trước khi sử dụng công nghệ 3G, ở Việt Nam sử dụng công nghệ GSM, CDMA, Ưu điển của công nghệ 3G là cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao ở vị trí cố định và thuê bao đang di chuyển với tốc độ cao khác nhau. Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng cấc dịch vụ đa phương tiện, như âm thanh chất lượng cao, hình ảnh video, truyền hình số chất lượng rõ nét, dịch vụ định vị toàn cầu (GPS)... Công nghệ 3G được nghiên cứu và triển khai trên thế giới vào những năm 2000, ở Việt Nam, công nghệ 3G được cấp phép triển khai từ năm 2009, đến nay các doanh nghiệp viễn thông được cấp phép đã triển khai rộng rãi công nghệ 3G. Trên thế giới hiện nay công nghệ 3G có nhiều chuẩn đang được sử dụng, tuy nhiên chuẩn W-CDMA là chuẩn đang được sử dụng phổ biến nhất. Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng chuẩn này. Công nghệ 3G chuẩn W-CDMA thường hoạt động trên các băng tần 2.100 MHz, 1.900 MHz, 900MHz và 850MHz.

Công nghệ thông tin di động 4G (Fourth Generation) mạng di động thế hệ thứ 4. Hệ thống công nghệ 4G cung cấp băng thông di động tốc độ cao hơn nhiều so với các hệ thống 3G. Công nghệ di động 4G được nghiên cứu phát triển trên cơ sở đáp ứng nhu cầu các dịch vụ truy nhập mạng như truyền hình di động, điện toán đám mây....Các hệ thống công nghệ 4G được nghiên cứu triển khai lần đầu tiên từ năm 2006, đến năm 2010 nhiều Quốc gia trên thế giới công bố kế hoạch phát triển hệ thống công nghệ 4G trong giai đoạn 2010-2015. LTE (Long Term Evolution) là chuẩn của công nghệ 4G được nhiều Quốc gia trên thế giới lựa chọn triển khai. LTE là một tiêu chuẩn cho mạng không dây, truyền dữ liệu tốc độ cao cho điện thoại di động và thiết bị đầu cuối dữ liệu. LTE được dựa trên các mạng GSM/EDGE (2G tại Vi ệt Nam) và UMTS/HSPA (3G) nâng cấp giao diện vô tuyến cùng với những cải tiến mạng lõi chuyển mạch gói. Việt Nam đang lựa chọn chuẩn 4G và dự kiến cấp phép triển khai công nghệ 4G sau năm 2015.

Page 60: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

60

Một số đặc điểm kỹ thuật của LTE:

- Tốc độ truyền dữ liệu đường xuống 299,6 Mbit/s;

- Tốc độ truyền dữ liệu đường lên 75,4 Mbit/s;

- Băng thông đường truyền 20 MHz;

- Nâng cao tính năng di động cho phép hỗ trợ cho các thiết bị đầu cuối, di chuyển với tốc độ lên đến 350km/h, hoặc có trường hợp lên đến 500km/h;

- Tương thích với công nghệ 3G;

- Mềm dẻo thiết lập vùng phủ sóng, cho phép thiết lập bán kính phủ sóng từ hàng chục m lên đến hàng trăm km. Bán kín tối ưu thường từ 1-5km;

- Hỗ trợ số lượng lớn thiết bị truy nhập hệ thống dữ liệu của một trạm thu, phát sóng.

c) Xu hướng phát triển dịch vụ

Xu hướng phát triển dịch vụ thông tin di động trong thời gian tới: phát triển dịch vụ đa phương tiện, dịch vụ có tính chất tương tác, dịch vụ dữ liệu tốc độ cao, thương mại di động... Một số loại hình dịch vụ điển hình trong thời gian tới:

Dịch vụ thông tin (Communication) bao gồm: dịch vụ tin nhắn ngắn (SMS), dịch vụ thư điện tử, hội thảo truyền hình, fax. Mặc dù một số các dịch đã sẵn sàng trong các hệ thống thông tin di động đang khai thác, nhưng các dịch vụ này sẽ tiếp tục được nâng cao hơn trong thế hệ tương lai. Trong số các dịch vụ này thì dịch vụ thoại và độ tin cậy được chú ý nhất trong kế hoạch phát triển.

Dịch vụ hỗ trợ số cá nhân (Organizational): tro đổi tiền tệ dựa trên cơ sở xác định người sử dụng, và các trình ứng dụng quản lý cá nhân khác (lịch công tác, quản lý cuộc gọi, sổ lưu địa chỉ ...). Các dịch vụ và các trình ứng dụng Organizational có liên quan tới tất cả các mảng người sử dụng nhưng nó được hướng tới phục vụ cho các mảng người sử dụng là Income Brackes và Mobile Professional.

Dịch vụ giải trí (Entertainment) được đưa vào tầm ngắm của các nhà cung cấp dịch vụ và các nhà cung cấp quay trở lại đầu tư vào nó khi nhận thấy nó có tiềm năng lớn. Các dịch vụ giải trí có thể gồm (đoạn âm thanh, đoạn video, chát, trao đổi hình ảnh và chơi game..). Trong thị trường thông tin vô tuyến Châu Á, 3G đang được phát triển, các dịch vụ giải trí đang tạo ra lợi nhuận đáng kể. Một dịch vụ khác tạo tạo ra nhiều sôi động trong ngành kinh doanh đó là thương mại di động (M-Commerce). Thương mại di động đưa ra khả năng cho thuê bao đăng ký mua các món hàng (mua gas, mua thức ăn từ các máy bán hàng tự

Page 61: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

61

động...) sử dụng một thiết bị vô tuyến không dây. Ví dụ để đăng ký mua một món hàng từ máy bán hàng tự động, người mua hàng sẽ quay sô điện thoại hoặc mã truy nhập liên quan đến món hàng đó và món hàng đó sẽ được chuyển đến người mua. Trong sự phối hợp này, máy bán hàng tự động sẽ được kết nối tới mạng điện thoại công cộng (PSTN) thông qua một thiết bị modem hoặc một thiết bị kiểu gateway. Các nhà cung cấp dịch vụ thông tin vô tuyến sẽ gửi thông tin tới công ty bán hàng và công ty này sẽ gửi thông tin tới máy bán hàng tự động để chỉ thị cho máy bán hàng chuyển món hàng đó cho người mua hàng. Tài khoảng của người sử dụng dịch vụ này sẽ được tính vào các món hàng mà họ đã đăng ký, giống như một thẻ tín dụng. Kiểu dịch vụ thương mại di động này hiện tại đang được thử nghiệm.

Dịch vụ dựa trên định vị vị trí của thuê bao: loại hình dịch vụ này có xu hướng phát triển mạnh trong thời gian tới. Trong loại hình dịch vụ này nhà cung cấp sẽ đưa ra các dịch vụ dựa trên việc xác định chính xác vị trí hiện thời của thuê bao (dẫn đường, định vị...)

d) Xu hướng phát triển thị trường

Thị trường viễn thông di động trong thời gian tới sẽ tiếp tục phát triển mạnh, thu hút nhiều doanh nghiệp mới tham gia thị trường.

Thị trường với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp có sự cạnh tranh mạnh mẽ, có thể có những doanh nghiệp sẽ phải rút khỏi thị trường hoặc phải sát nhập với các doanh nghiệp khác, đây cũng là một trong những xu hướng phát triển của thị trường viễn thông trong thời gian tới.

Theo xu hướng mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường viễn thông di động trong giai đoạn tới sẽ là thị trường tự do, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước hoàn toàn tự do cạnh tranh trên thị trường. Mở cửa thị trường có tác động tốt như làm giảm giá cước, thu hút đông số người sử dụng.

Trên thị trường mạng viễn thông di động hiện nay, số lượng thuê bao phát triển bùng nổ, đã phát sinh các nhu cầu về quản lý và chăm sóc thuê bao... Hơn nữa, nhu cầu của khách hàng về dịch vụ ngày càng gia tăng, khách hàng đòi hỏi không chỉ là dịch vụ thoại và dữ liệu thông thường mà còn mong muốn các dịch vụ mới mang tính tương tác cao. Có thể nhận thấy rằng các nhà khai thác di động khó có thể thành công với nhiều ứng dụng và nội dung khác nhau do vậy cần có sự hỗ trợ và chia sẻ từ các nhà khai thác khác. Tuy nhiên, những giới hạn về phổ tần sóng điện từ đã làm hạn chế số lượng nhà khai thác di động thực. Một xu hướng phát triển nhằm giải quyết vấn đề này, đó là triển khai một mô hình kinh doanh mới về khai thác dịch vụ di động dựa trên các nhà khai thác mạng di

Page 62: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

62

động ảo (MVNO - Mobile Vitual Network Operator).

3. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông.

3.1. Cơ sở dự báo

Dự báo nhu cầu người sử dụng được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:

a) Dân số, cơ cấu dân số, cơ cấu độ tuổi

Theo thống kê đến năm 2014, dân số của tỉnh là 520,618 nghìn người, trong đó tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 66%. Đây là nhóm độ tuổi có nhu cầu cao về sử dụng các dịch vụ di động. Ở các nhóm độ tuổi khác nhu cầu về sử dụng các dịch vụ di động thấp hơn.

Theo dự báo phát triển kinh tế xã hội , tỷ lệ tăng dân số chung của tỉnh là 0,6%, đến năm 2015 đạt khoảng 524,9 nghìn người, trong đó có khoảng 68% dân số trong độ tuổi lao động và đến năm 2020 dân số đạt khoảng 540,8 nghìn, trong đó có khoảng 70% dân số trong độ tuổi lao động.

b) Xu hướng sử dụng dịch vụ thông tin

Ngoài sử dụng dịch vụ theo các cách truyền thống (sử dụng qua thiết bị đầu cuối điện thoại di động và điện thoại cố định). Ngày nay theo xu hướng phát triển chung của công nghệ, nhiều thiết bị đầu cuối có thể kết nối với hạ tầng mạng thông tin nói chung đặc biệt là hạ tầng thông tin di động nói riêng, để sử dụng các dịch vụ viễn thông di động. Dự báo nhu cầu sử dụng qua các thiết bị đầu cuối này trong tương lai sẽ phát triển nhanh và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, có thể kể đến một số lĩnh vực sau:

- Trong thương mại: sử dụng các thiết bị đầu cuối kết nối với hạ tầng mạng thông tin để ứng dụng cho thanh toán điện tử, thanh toán cước phí các loại...

- Trong Y tế: quản lý, theo dõi bệnh nhân từ xa, lưu trữ dữ liệu khám, chữa bệnh...

- Trong giao thông: cung cấp thông tin tình hình giao thông, thanh toán phí, lệ phí các loại...

- Trong giải trí: sử dụng các thiết bị đầu cuối kết nối vào hạ tầng mạng di động phục vụ cho các nhu cầu giải trí, xem phim, nghe nhạc, truy cập Internet...

- Trong nhiều các lĩnh vực khác: như giáo dục, hỗ trợ cá nhân dành cho trẻ em và người già...

c) Một số căn cứ khác

Tình hình phát triển kinh tế xã hội, thu nhập bình quân trên đầu người,

Page 63: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

63

nhu cầu, thói quen sử dụng dịch vụ của người dân.

Trên thực tế, sự phát triển của thuê bao (thuê bao cố định, thuê bao di động, thuê bao Internet...). Phụ thuộc rất nhiều vào mức thu nhập của người dân. Khi mức sống thấp, mức thu nhập của người dân thấp, cho dù có nhu cầu nhưng khả năng tài chính không cho phép thì người dân cũng không thể sử dụng. Do vậy số lượng thuê bao sẽ tăng trưởng thấp. Khi đời sống cao, mức thu nhập cao thì nhu cầu về sử dụng các dịch vụ viễn thông của người dân cũng cao hơn do đó số lượng thuê bao sẽ tăng trưởng nhanh hơn.

3.2. Dự báo

a) Dự báo nhu cầu dịch Viễn thông cố định

Đường dây thuê bao cố định bao gồm: Thuê bao điện thoại cố định, thuê bao internet cáp đồng và cáp quang.

Trong giai đoạn tới nhu cầu sử dụng dịch vụ điện thoại cố định của người dân vẫn giảm nhưng ở mức độ chậm và ít hơn. Bên cạnh đó nhu cầu sử dụng dịch vụ internet của người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ tăng lên. Nguyên nhân là do điều kiện sống của người dân tăng lên, đồng thời hiện nay nhiều dịch vụ công được cung cấp trên mạng internet cũng làm tăng nhu cầu sử dụng internet của người dân và doanh nghiệp. Do đó số lượng thuê bao cố định vẫn tăng trong thời gian tới.

Bảng 8. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ cố định đến năm 2025

Năm Đường dây thuê bao cố định (Dịch vụ điện thoại cố định và Internet)

Mật độ thuê bao (100 dân)

2015 5.970 1,14 2016 6.755 1,28 2017 8.011 1,51 2018 10.021 1,88 2019 13.437 2,5 2020 19.245 3,56 2021 29.118 5,36 2022 37.016 6,77 2023 44.125 8,03 2024 51.234 9,27 2025 59.053 10,62

Dự báo đến năm 2020 tổng số đường dây thuê bao cố định trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 19.245 đường dây, đạt 3,56 đường dây trên 100 người dân.

Đến năm 2025 tổng số đường dây thuê bao cố định đạt khoảng 59.053

Page 64: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

64

đường dây, đạt 10,62 đường dây trên 100 dân.

b) Dự báo nhu cầu dịch vụ Viễn thông di động

Tổng số thuê bao điện thoại di động trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2014 đạt 268.867 thuê bao (bao gồm cả thuê bao trả trước và trả sau cho dịch vụ di động và 3G), đạt mật độ 51,67% dân số.

Dựa trên xu hướng phát triển về công nghệ viễn thông, hạ tầng viễn thông, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông trong khu vực, phương pháp thống kê, khảo sát thực tế trong giai đoạn gần đây (báo cáo phát triển thuê bao từ các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh), kết quả dự báo thuê bao sử dụng dịch vụ di động đến năm 2025 như sau:

Bảng 9. Dự báo nhu cầu sử dụng dịch vụ thông tin di động đến năm 2025

Năm Số thuê bao sử

dụng dịch vụ thông tin di động

Số thuê bao sử dụng dịch

vụ 3G

Tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ thông tin di động (% dân số)

Tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ 3G

(% dân số)

2015 276.150 28.946 52,7 5,52 2016 284.340 30.402 53,93 5,77 2017 293.437 32.295 55,32 6,09 2018 302.534 34.945 56,7 6,55 2019 311.631 38.655 58,05 7,2 2020 324.395 43.848 60,07 8,12 2021 337.158 50.600 62,07 9,32 2022 353.122 59.378 64,63 10,87 2023 369.086 72.544 67,16 13,2 2024 385.049 90.977 69,65 16,46 2025 401.013 118.627 72,12 21,34

(Số liệu dự báo đã tính đến việc tái sử dụng các thuê bao ảo)

Dự báo đến năm 2020 tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 60,07% dân số, tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ thông tin di động qua các thiết bị khác (USB 3G, máy tính bảng…) chiếm khoảng 8,12% dân số. Tổng số thuê bao sử dụng dịch vụ thông tin di động đạt khoảng 368.243 thuê bao, số thuê bao dự báo tăng cao do nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.

Dự báo đến năm 2025 tỷ lệ dân số sử dụng điện thoại di động trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 72,12% dân số, tỷ lệ dân số sử dụng dịch vụ thông tin di động qua các thiết bị khác (USB 3G, máy tính bảng…) chiếm khoảng 21,34% dân số. Tổng số thuê bao sử dụng dịch vụ thông tin di động đạt khoảng 519.640 thuê bao.

Page 65: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

65

II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRI ỂN

1. Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ, phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh, quy hoạch phát triển hạ tầng của các ngành và phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.

2. Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đi đôi với việc bảo đảm an ninh - quốc phòng, an ninh biên giới, an toàn mạng lưới thông tin góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững.

3. Hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phải đáp ứng nhu cầu của người sử dụng, đảm bảo tiết kiệm xã hội theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp viễn thông, sử dụng chung với các cơ sở hạ tầng khác.

4. Phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động ứng dụng các công nghệ mới, đồng bộ, hiện đại, đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai.

5. Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi doanh nghiệp tham gia thị trường; xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới. Tạo lập thị trường cạnh tranh, phát triển lành mạnh, bình đẳng. Xã hội hóa trong xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRI ỂN

1. Mục tiêu tổng quát

- Đến năm 2020, tỉnh Cao Bằng nằm trong nhóm các tỉnh, thành có hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động phát triển tiên tiến, hiện đại của cả nước.

- Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh có độ bao phủ rộng khắp, dung lượng lớn, tốc độ cao, cung cấp đa dịch vụ, chất lượng tốt, giá cước hợp lý, đáp ứng mọi nhu cầu của người sử dụng.

- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động làm nền tảng cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, xây dựng chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh.

- Ưu tiên áp dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến năm 2020:

- 75% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng.

Page 66: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

66

- Ngầm hóa cơ bản hạ tầng mạng cáp ngoại vi viễn thông, truyền hình tại khu vực các tuyến đường, phố, khu đô thị, khu công nghiệp xây dựng mới.

- Tỷ lệ ngầm hóa hạ tầng mạng cáp ngoại vi viễn thông tính theo tuyến đường, phố đạt 12-15% (chỉ tính các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ và đường đô thị; không tính đến hệ thống đường xã, đường thôn, xóm).

- Tỷ lệ sử dụng chung hạ tầng cột ăng ten trạm thu phát sóng thông tin di động đạt 20%.

- Hoàn thiện cải tạo hạ tầng cột ăng ten (cải tạo cột ăng ten loại A2a sang cột ăng ten không cồng kềnh loại A1) tại khu vực thành phố Cao Bằng.

- Hoàn thiện cải tạo hạ tầng mạng cáp ngoại vi (cáp treo trên cột điện lực, viễn thông) tại khu vực trung tâm thành phố Cao Bằng và mở rộng đến trung tâm các huyện.

IV. QUY HOẠCH PHÁT TRI ỂN HẠ TẦNG VIỄN THÔNG ĐẾN NĂM 2020

1. Công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Theo Quyết định số 45/2012/QĐ-TTg ngày 23/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về tiêu chí xác định công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia: giai đoạn đến 2020, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng không quy hoạch xây dựng phát triển công trình nào thuộc danh mục công trình viễn thông quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.

2.1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ

Do sự phát triển của thương mại điện tử và sự thay đổi trong xu hướng sử dụng dịch vụ của người dân (xu hướng sử dụng dịch vụ trực tuyến, sử dụng dịch vụ tại nhà, thuận tiện, mọi lúc, mọi nơi,…) nên các điểm cung cấp dịch vụ như đăng ký, thu cước, giao dịch… trong thời gian tới sẽ hạn chế phát triển. Các doanh nghiệp chủ yếu phát triển điểm cung cấp dịch vụ thông qua mạng lưới đại lý hoặc chuyển qua giao dịch trực tuyến.

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ tại khu vực thành thị đã phát triển rộng khắp, tất cả các trung tâm huyện, thành phố đều có điểm phục vụ (các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông của các nhà cung cấp VNPT, Viettel...).

Trong thời gian tới, quy hoạch phát triển điểm phục vụ viễn thông công cộng có người phục vụ (dịch vụ điện thoại, truy nhập Internet công cộng) đến

Page 67: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

67

khu vực các xã, phường, thị trấn chưa có điểm truy nhập Internet công cộng.

Đến năm 2020: Trên 75% các xã, phường, thị trấn có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ (ưu tiên các xã đã có nhà điểm Bưu điện văn hóa xã và các xã Biên giới).

Đến năm 2025: 100% các xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu có điểm cung cấp dịch vụ công cộng có người phục vụ.

Bảng 10. Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ

STT Đơn vị hành chính, điểm cung cấp dịch

vụ

Tổng số xã,

phường, thị trấn

Hiện trạng số xã, phường, thị

tr ấn chưa có điểm DVVTCC có người phục

vụ

Số điểm DVVTCC có

người phục vụ quy hoạch mới đến năm 2020

Số điểm DVVTCC có

người phục vụ quy hoạch mới đến năm 2025

1 Thành phố Cao Bằng 11 9 6 3 2 Huyện Bảo Lâm 14 13 8 5 3 Huyện Bảo Lạc 17 16 10 6 4 Huyện Nguyên Bình 20 18 12 6 5 Huyện Hòa An 21 20 16 4 6 Huyện Hà Quảng 19 18 16 2 7 Huyện Thông Nông 11 10 8 2 8 Huyện Thạch An 16 15 10 5 9 Huyện Trà Lĩnh 10 9 6 3 10 Huyện Trùng Khánh 20 19 15 4 11 Huyện Hạ Lang 14 13 10 3 12 Huyện Quảng Uyên 17 16 12 4 13 Huyện Phục Hòa 9 7 5 2

Tổng cộng 199 183 134 49

Chi tiết quy hoạch các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ giai đoạn tới 2020 và định hướng đến 2025 được thể hiện trong Phụ lục 2.

2.2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ

Quy hoạch xây dựng, lắp đặt các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ tại các khu vực công cộng (nhà ga, bến xe...), khu vực du lịch, khu tập trung đông dân cư; đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng, phục vụ phát triển du lịch, giáo dục, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ cung cấp các loại hình dịch vụ bao gồm: Điểm phát sóng wifi/wimax, các box điện thoại, các box thanh toán bằng thẻ tín dụng – thẻ visa, thanh toán cước phí

Page 68: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

68

trực tuyến các điểm phục vụ truy cập internet công cộng qua sóng... Với mục đích phục vụ công cộng, nên các điểm này thường được đặt tại nơi công cộng có nhiều người tập trung, qua lại như trung tâm thương mại, bệnh viện, quảng trường, công viên, khu du lịch, khu di tích lịch sử, sân bay, bến xe, cửa khẩu, khu công nghiệp...

Giai đoạn đến 2020: Quy hoạch xây dựng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ tại các khu vực có nhu cầu cao cụ thể:

- Lắp đặt các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ tại khu vực thành phố Cao Bằng: Quảng trường Bác Hồ, quảng trường khu đô thị mới, công viên trung tâm, UBND tỉnh, Tỉnh Ủy, bệnh viện tỉnh, UBND thành phố, bến xe khách trung tâm tỉnh,

- Lắp đặt các điểm phát sóng wifi công cộng tại khu vực trung tâm các UBND huyện, thị xã, thị trấn và phường.

- Lắp đặt điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ đa năng tại khu vực công cộng, khu du lịch phục vụ tra cứu thông tin du lịch, tra cứu thông tin văn hóa, xã hội: Khu di tích lịch sử Pác Bó, Khu du lịch Bản Dốc, Khu du lịch Thăng Hen.

- Lắp đặt các điểm phát sóng wifi công cộng tại khu vực: bến xe huyện, cửa khẩu.

Giai đoạn 2020 - 2025: đảm bảo 100% các xã, phường, thị trấn, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu có điểm cung cấp dịch vụ công cộng không có có người phục vụ, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân.

Chi tiết quy hoạch các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ giai đoạn tới 2020 và định hướng đến năm 2025 như sau:

Bảng 11. Quy hoạch điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ

STT Đơn vị hành chính,

điểm cung cấp dịch vụ

Tổng số xã,

phường, thị trấn

Điểm cung cấp DVVTCC không có người phục vụ giai đoạn 2015 - 2020

Điểm cung cấp DVVTCC không có người phục vụ giai đoạn 2021 - 2025

1 Thành phố Cao Bằng 11 25 5 2 Huyện Bảo Lâm 14 4 15 3 Huyện Bảo Lạc 17 4 16 4 Huyện Nguyên Bình 20 5 18 5 Huyện Hòa An 21 4 22 6 Huyện Hà Quảng 19 4 22 7 Huyện Thông Nông 11 4 10 8 Huyện Thạch An 16 4 15

Page 69: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

69

STT Đơn vị hành chính, điểm cung cấp dịch vụ

Tổng số xã,

phường, thị trấn

Điểm cung cấp DVVTCC không có người phục vụ giai đoạn 2015 - 2020

Điểm cung cấp DVVTCC không có người phục vụ giai đoạn 2021 - 2025

9 Huyện Trà Lĩnh 10 5 11 10 Huyện Trùng Khánh 20 6 19 11 Huyện Hạ Lang 14 4 13 12 Huyện Quảng Uyên 17 4 16 13 Huyện Phục Hòa 9 7 11

Tổng cộng 199 80 193

Chi tiết quy hoạch các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ được thể hiện trong Phụ lục 2.

3. Hạ tầng cột ăng ten phát sóng thông tin di động.

3.1. Quy hoạch phát triển hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động tại khu vực đô thị, khu vực yêu cầu cao về mỹ quan

a) Định hướng phát triển hệ thống cột Ăng-ten.

Ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, phát triển loại cột ăng ten không cồng kềnh (A1); hạn chế, khống chế số lượng cột ăng ten cồng kềnh (A2) xây dựng, phát triển mới tại khu vực này. Không xây dựng, phát triển thêm cột ăng ten cồng kềnh (A2) tại Phường Hợp Giang thành phố Cao Bằng. Từng bước chuyển đổi hệ thống hạ tầng cột ăng ten loại A2a hiện trạng sang cột ăng ten loại A1, đảm bảo mỹ quan đô thị.

Cột ăng ten loại A1 quy hoạch xây dựng, lắp đặt tại các tòa nhà cao tầng tại khu vực đô thị; tận dụng chiều cao sẵn có của công trình; đảm bảo yêu cầu về vùng phủ sóng.

b) Nguyên tắc sắp xếp, xây dựng hệ thống cột Ăng-ten

Theo Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông; cột Ăng-ten không cồng kềnh (A1) là cột Ăng-ten được lắp đặt trong và trên các công trình đã xây dựng nhưng không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu chịu lực, an toàn của công trình xây dựng và cảnh quan môi trường xung quanh, bao gồm:

Cột Ăng-ten loại A1a:

- Cột Ăng-ten tự đứng được lắp đặt trên các công trình đã xây dựng có chiều cao của cột (không bao gồm kim thu sét) không quá 20% chiều cao của công trình nhưng tối đa không quá 3m.

Cột Ăng-ten loại A1b:

Page 70: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

70

- Cột và Ăng-ten thân thiện với môi trường: cột và Ăng-ten được thiết kế, lắp đặt ẩn trong kiến trúc của công trình đã xây dựng.

- Cột Ăng-ten loại A1b được ưu tiên, khuyến khích phát triển tại mọi khu vực; không hạn chế, không khống chế số lượng phát triển. Tuy nhiên, trước khi xây dựng lắp đặt, cột Ăng-ten loại A1b phải được các cơ quan có thẩm quyền (Sở Thông tin Truyền thông, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân cấp huyện; các đơn vị liên quan) thẩm định, thông qua một số tiêu chí:

+ Thiết kế trạm.

+ Quy mô, quy cách xây dựng, lắp đặt.

Đối với các trung tâm chuyển mạch, truyền dẫn, phát sóng phát thanh truyền hình… tại khu vực đô thị; cho phép doanh nghiệp duy trì độ cao hiện tại của cột Ăng-ten nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp.

c) Khu vực thực hiện

Khu vực đô thị, khu vực yêu cầu cao về mỹ quan bao gồm:

- Khu vực các phường, xã tại thành phố Cao Bằng và khu vực thị trấn các huyện.

- Tất cả các khu dân cư, tuyến đường phố thuộc phường Hợp Giang chỉ được lắp đặt An ten A1 và An ten A2 (hiện có) thì đều phải chuyển đổi về A1 theo lộ trình quy định.

- Khu vực các tuyến đường chính tại thành phố Cao Bằng (trừ phường Hợp Giang) và thị trấn các huyện đều có địa hình là đất đồi, phạm vi quy hoạch là tối đa 50m tính từ lề đường (đối với khu vực có đất đồi) và tối đa 100m tính từ lề đường (đối với khu vực đất bằng phẳng), chỉ được lắp đặt Anten A1 và chuyển đổi cột ăng ten loại A2 (hiện có) sang A1 theo lộ trình chuyển đổi.

- Khu vực các khu du lịch, khu di tích: Khu du lịch Thác Bản Dốc, Thăng Hen, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó...

- Khu vực các tuyến đường chính tại thành phố, thị trấn các huyện.

- Khu vực các khu đô thị, khu dân cư mới.

- Khu kinh tế cửa khẩu (KTCK): Khu KTCK Tà Lùng, Khu KTCK Trà Lĩnh và Khu KTCK Sóc Giang.

- Khu vực các tuyến đường, phố có yêu cầu cao về mỹ quan.

- Khu vực các khu công nghiệp: Cụm công nghiệp Hưng Đạo; Cụm công nghiệp Miền Đông I; Cụm công nghiệp Bảo Lâm; Cụm công nghiệp Đề Thám.

- Các khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan khác.

Page 71: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

71

3.2. Quy hoạch phát triển hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động tại khu vực nông thôn

a) Định hướng phát triển hệ thống cột Ăng-ten

Quy hoạch xây dựng phát triển loại cột Ăng-ten cồng kềnh (A2) tại khu vực này. Theo Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21/6/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông, cột Ăng-ten cồng kềnh (A2) bao gồm:

- Cột Ăng-ten loại A2a: cột Ăng-ten được lắp đặt trên các công trình đã xây dựng, không thuộc cột Ăng-ten loại A1.

- Cột Ăng-ten loại A2b: cột Ăng-ten được lắp đặt trên mặt đất.

Đặc điểm địa hình tỉnh Cao Bằng có dạng đồi núi; với đặc điểm địa hình này cột ăng ten loại A2b đảm bảo được các yếu tố về chiều cao công trình để đảm bảo vùng phủ sóng và đảm bảo an toàn công trình khi xảy ra thiên tai hơn các loại cột ăng ten còn lại; do đó quy hoạch chủ yếu loại cột ăng ten trên mặt đất (A2b) tại khu vực này.

b) Nguyên tắc sắp xếp, xây dựng hệ thống cột Ăng-ten

Quy hoạch xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A2b tuân theo một số nguyên tắc sau:

+ Doanh nghiệp tự chủ động trong vấn đề thuê đất để xây dựng hạ tầng: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.

+ Đối với các vị trí cột ăng ten thuê đất nông, lâm nghiệp để xây dựng: doanh nghiệp tạo điều kiện cho người dân canh tác, sản xuất trên diện tích đất trong điều kiện cho phép.

+ Sử dụng chung cơ sở hạ tầng: khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng (hạ tầng đảm bảo tối thiểu cho 2 doanh nghiệp sử dụng chung).

c) Khu vực thực hiện

- Khu vực các xã trên địa bàn các huyện.

- Khu vực các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới.

3.3. Cải tạo, sắp xếp hệ thống Ăng-ten thu phát sóng thông tin di động

Page 72: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

72

a) Đối tượng thực hiện cải tạo

- Cột ăng ten trạm thu phát sóng thuộc khu vực đô thị, khu vực tập trung đông dân cư (khu vực các phường và khu vực thị trấn các huyện).

- Cột ăng ten trạm thu phát sóng tại khu vực các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Cao Bằng.

- Khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan: khu trung tâm hành chính, khu di tích, khu du lịch...

- Các cột ăng ten không phù hợp với quy hoạch đô thị, quy hoạch hạ tầng của tỉnh, cột không có giấy phép xây dựng.

- Cột ăng ten trạm thu phát sóng có vị trí gần mặt đường, độ cao không hợp lý, ảnh hưởng tới mỹ quan.

- Khu vực mật độ cột ăng ten trạm thu phát sóng quá dày: khoảng cách giữa các cột ăng ten quá gần nhau.

b) Phương hướng thực hiện cải tạo

- Cải tạo cột Ăng-ten trạm thu phát sóng loại A2 tại khu vực đô thị, khu vực các tuyến đường, tuyến phố trung tâm, khu vực yêu cầu cao về mỹ quan trên địa bàn tỉnh. Cải tạo theo phương thức hạ độ cao cột Ăng-ten loại A2 xuống mức cho phép hoặc cải tạo, chuyển đổi sang cột Ăng-ten ngụy trang, thân thiện môi trường (Ăng ten A1a, A1b).

- Cải tạo cột Ăng-ten trạm thu phát sóng loại A2 khu vực mở rộng thành phố, đô thị mới trên địa bàn tỉnh. Cải tạo theo phương thức hạ độ cao cột Ăng-ten cột A2 xuống mức cho phép hoặc cải tạo, chuyển đổi sang cột Ăng-ten nguỵ trang, thân thiện môi trường.

- Sử dụng chung cơ sở hạ tầng: chuyển các cột Ăng-ten trạm thu phát sóng không đảm bảo mỹ quan, các cột Ăng-ten có khoảng cách quá gần nhau về vị trí mới phù hợp hơn. Vị trí phù hợp là vị trí có đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp dùng chung và đảm bảo yêu cầu về mỹ quan; đảm bảo vùng phủ sóng cho thuê bao. Trong trường hợp không có vị trí phù hợp, giữ nguyên hiện trạng; cải tạo hạ độ cao cột Ăng-ten xuống mức cho phép, đảm bảo mỹ quan.

- Khi thực hiện cải tạo cột ăng ten phải bảo đảm an toàn, mỹ quan và tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, xây dựng công trình và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.

Page 73: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

73

c) Lộ trình triển khai:

- Giai đoạn 2016 – 2020: Thực hiện triển khai cải tạo, chỉnh trang sẽ ưu tiên tại khu vực thành phố Cao Bằng; sau khi hoàn thiện tại khu vực này sẽ mở rộng triển khai tới trung tâm thị trấn các huyện tại giai đoạn tiếp theo.

3.4. Một số tiêu chí về xây dựng mới cột ăng ten

- Khu vực đô thị, khu dân cư với kiến trúc nhà xây dựng theo kiểu liền kề; khu vực các tuyến đường, tuyến phố chính, tuyến đường trục không cho phép doanh nghiệp xây dựng hạ tầng cột ăng ten trạm thu phát sóng loại A2a, A2b tại vị trí tiếp giáp mặt đường trên công trình xây dựng có sẵn hoặc xây dựng trên mặt đất (Cột ăng ten loại A1a, A1b được lắp đặt tại mọi vị trí; khuyến khích lắp đặt cột ăng ten loại A1b tại các khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan).

- Đối với các cột ăng ten quy hoạch phát triển mới tại khu vực thành phố Cao Bằng, phải đảm bảo tối thiểu cho 2 doanh nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng (ngoại trừ cột ăng ten loại không cồng kềnh).

- Cột ăng ten trạm thu phát sóng xây dựng, lắp đặt mới phải chịu được gió bão, đảm bảo an toàn cho người dân trong trường hợp xảy ra thiên tai.

- Không quy định khoảng cách xây dựng đối với cột ăng-ten không cồng kềnh (loại A1a, A1b).

- Đối với cột ăng-ten cồng kềnh (loại A2a, A2b): Cột ăng-ten cồng kềnh xây dựng mới: vị trí xây dựng, lắp đặt cột ăng-ten cách tối thiểu 200m đối với cột ăng ten khác mạng, cách tối thiểu 400m đối với cột ăng-ten cùng mạng hiện có hoặc đang làm thủ tục triển khai xây dựng. Trong trường hợp nhỏ hơn khoảng cách nêu trên, yêu cầu doanh nghiệp dùng chung hạ tầng.

- Khu vực nông thôn: Vị trí xây dựng, lắp đặt mới cột ăng ten tối thiểu cách 300m đối với cột ăng ten khác mạng, cách 500m đối với cột ăng ten cùng mạng hiện có hoặc đang làm thủ tục triển khai xây dựng. Trong trường hợp nhỏ hơn khoảng cách nêu trên, bắt buộc phải dùng chung hạ tầng.

4. Cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm.

Loại công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm: N1 (công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm viễn thông riêng biệt); N2 (công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm sử dụng chung với các ngành khác); C1 (cột treo cáp viễn thông riêng biệt); C2 (cột treo cáp sử chung với các ngành khác, như cột điện, cột đèn, v.v).

4.1. Quy hoạch khu vực, tuyến, hướng xây dựng hạ tầng hệ thống cống bể

Page 74: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

74

cáp

a) Định hướng khu vực, tuyến hướng xây dựng

- Khu vực trung tâm hành chính (Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố, huyện; Khu vực các Sở, ban, ngành); Các khu vực quanh các khu du lịch, khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan.

- Các tuyến đường khu vực thành phố Cao Bằng: Toàn bộ phường Hợp Giang và các tuyến đường chính thuộc các phường Sông Hiến, Tân Giang, Duyệt Chung, Hòa Chung, Sông Bằng và Ngọc Xuân, Đề Thám; Quốc lộ 3 cũ và mới qua địa phận phường Đề Thám; Quốc lộ 4A qua địa phận phường Duyệt Trung và Tân Giang, đường nối QL3 và QL4 qua địa phận phường Duyệt Chung, Tân Giang, Đề Thám, đường Bế Văn Đàn nối li ền tỉnh lộ 209 qua địa phận phường Hoà Chung.

- Khu vực các tuyến đường trục qua trung tâm thị trấn các huyện;

- Khu vực khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Khu vực các khu đô thị, khu dân cư mới.

- Khu vực các tuyến đường xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng.

- Khu vực các khu du lịch, khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan;

- Đối với khu vực một số tuyến đường, phố đã có hạ tầng hệ thống cống bể ngầm hóa mạng cáp viễn thông và vẫn còn khả năng lắp đặt thêm cáp viễn thông; khi triển khai ngầm hóa các tuyến cáp treo tại khu vực này bắt buộc các doanh nghiệp phối hợp dùng chung hạ tầng với doanh nghiệp sở hữu hạ tầng cống bể. Trong một số trường hợp (trường hợp dung lượng lắp đặt của hệ thống cống bể đã sử dụng hết), có thể sử dụng giải pháp Maxcell để tăng dung lượng cáp của hệ thống cống bể hiện hữu và giảm chi phí đầu tư, cũng như tiết kiệm thời gian thi công.

Ngầm hóa mạng cáp truyền hình cáp đồng bộ với quá trình ngầm hóa mạng cáp viễn thông. Quá trình thực hiện ngầm hóa triển khai đồng bộ với xây dựng cơ sở hạ tầng các ngành (giao thông, đô thị, xây dựng...) trên địa bàn mỗi khu vực. Ngầm hóa theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp, các ngành. Ưu tiên phát triển công trình hạ tầng kỹ thuật loại N2.

Tại những khu vực xây dựng mới hạ tầng mạng cáp viễn thông (khu dân cư, khu đô thị mới, tuyến đường xây dựng mới...) thực hiện ngầm hóa toàn bộ hạ tầng mạng cáp viễn thông, mạng ngoại vi tới thuê bao, cụm thuê bao.

b) Lộ trình thực hiện

Page 75: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

75

- Kế hoạch và lộ trình triển khai xây dựng hạ tầng cống bể ngầm hóa mạng cáp ngoại vi theo từng khu vực, tuyến, hướng chi tiết xem tại bảng phụ lục quy hoạch.

- Tuân thủ QCVN 33:2011/BTTT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lắp đặt mạng cáp ngoại vi viễn thông và các tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan.

c) Phương án đầu tư và sử dụng chung hạ tầng

Chủ đầu tư các khu đô thị, khu dân cư mới; khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các tuyến đường, phố mới xây dựng hoặc cải tạo, mở rộng có trách nhiệm đầu tư xây dựng các công trình cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để bố trí, lắp đặt các đường dây và đường ống kỹ thuật theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với tuyến đường, phố đã xây dựng hoặc các đô thị cũ, đô thị cải tạo thì Ủy ban nhân dân tỉnh có chủ trương đầu tư xây dựng các tuyến cống, bể kỹ thuật hoặc hào, tuy nen kỹ thuật để từng bước hạ ngầm đường dây, đường cáp nổi.

Khuyến khích các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm theo các hình thức đầu tư thích hợp. Các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm được khuyến khích đầu tư bao gồm: tuy nen, hào kỹ thuật, cống, bể kỹ thuật. Bên cạnh đó cũng khuyến khích việc phối hợp dùng chung các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm như: đường cáp viễn thông, cáp truyền hình, đường cáp điện ngầm, đường ống cấp nước, hệ thống cung cấp nhiên liệu, khí đốt…để tận dụng tối đa không gian ngầm đô thị cũng như tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng từng công trình riêng lẻ.

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung được đầu tư, xây dựng theo quy hoạch để đảm bảo tính đồng bộ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng, bảo đảm cảnh quan và môi trường.

Các tổ chức, cá nhân tham gia hạ ngầm đường dây, đường cáp đi nổi (cáp treo) tại các đô thị được hỗ trợ, ưu đãi đầu tư theo các quy định của pháp luật hiện hành và các chế độ ưu đãi do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Việc hạ ngầm đường dây đường cáp nổi trên các tuyến phố có thể sử dụng một trong các hình thức sau: cống, bể kỹ thuật; hào và tuynen kỹ thuật. Trong một số trường hợp, tại một số khu vực cụ thể (khu vực không đủ điều kiện xây dựng hạ tầng cống bể…) có thể sử dụng cáp chôn trực tiếp để hạ ngầm, đảm bảo mỹ quan đô thị.

Ngầm hóa các tuyến cáp theo thứ tự ưu tiên: hạ ngầm trước, chỉnh trang sau; tuyến nhiều cáp trước, tuyến ít cáp sau; cáp trước, dây thuê bao sau; cáp lớn trước, cáp bé sau; cáp đồng trước, cáp quang sau; dây trên cột điện trước, dây vào nhà thuê bao sau.

Các tổ chức và cá nhân khai thác, sử dụng đường dây, đường cáp đi nổi trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp, tham gia và phải đóng góp kinh phí để

Page 76: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

76

thực hiện việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi theo kế hoạch chung của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Nguồn vốn đầu tư ngầm hóa các tuyến cáp treo chủ yếu từ nguồn doanh nghiệp; tại một số khu vực trung tâm, khu vực trọng điểm có thể huy động nguồn vốn xã hội hóa, nguồn ngân sách đầu tư ngầm hóa. Trong trường hợp, tuyến, hướng ngầm hóa của các doanh nghiệp giống nhau, bắt buộc các doanh nghiệp phối hợp cùng đầu tư và sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Tại một số khu vực đã thực hiện ngầm hóa, các doanh nghiệp muốn tham gia cung cấp dịch vụ; phối hợp, đàm phán với doanh nghiệp đã thực hiện ngầm hóa để thuê hạ tầng.

4.2. Quy hoạch khu vực, tuyến, hướng xây dựng hạ tầng hệ thống cột treo cáp

a) Định hướng khu vực, tuyến hướng xây dựng

- Khu vực, tuyến, hướng tại vùng nông thôn, khu vực vùng sâu, vùng xa.

- Khu vực các tuyến đường liên thôn, liên xã xây dựng mới, mở rộng, kéo dài tại khu vực nông thôn.

- Khu vực vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

- Khu vực hệ thống cột điện lực không đủ điều kiện để các doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng hoặc khu vực không có hệ thống cột điện lực.

- Khu vực, tuyến, hướng có địa hình khó khăn, không thể triển khai ngầm hóa.

b) Các khu vực được treo cáp viễn thông:

- Các khu vực ngoài những khu vực quy hoạch ngầm hóa mạng cáp viễn thông, các tuyến đường nhánh thành phố Cao bằng (Không thuộc phường Hợp Giang) và các tuyến đường nhánh tại trung tâm thị trấn các huyện.

- Những khu vực chưa đủ điều kiện thực hiện ngầm hóa, tiến hành cải tạo hạ tầng mạng cáp viễn thông (buộc gọn hệ thống dây cáp...) đảm bảo mỹ quan đô thị;

- Khu vực, tuyến, hướng tại các tuyến đường liên thôn, liên xã xây dựng mới tại khu vực nông thôn chưa có hạ tầng cột viễn thông và cột điện lực;

- Khu vực, tuyến, hướng có địa hình khó khăn, không thể triển khai ngầm hóa;

4.3. Cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp viễn thông, truyền hình.

Triển khai cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp viễn thông, truyền hình tại khu vực thành phố, khu vực trung tâm các huyện và các khu vực có yêu cầu cao về mỹ quan:

Page 77: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

77

- Thu hồi cáp hỏng, cáp không sử dụng, cáp thuê bao vượt đường;

- Thay thế nhiều sợi cáp thuê bao bằng sợi cáp có dung lượng lớn;

- Gia cố, chỉnh sửa, thay thế cột, tủ/hộp cáp kém chất lượng hoặc không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ quan đô thị;

- Kéo căng, bó gọn cáp thông tin treo;

- Sắp xếp cáp dự phòng, măng sông treo trên cột đúng quy định, không để ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan;

- Xóa bỏ tình trạng cáp treo tại các ngã tư, tại các nút giao thông.

- Xóa bỏ tình trạng cáp treo cắt ngang qua các tuyến đường, tuyến phố.

- Từng bước ngầm hóa cáp thông tin đi treo hiện có.

Quá trình cải tạo, di chuyển, sắp xếp các đường dây, cáp nổi (cáp viễn thông, cáp truyền hình) trên đường phố phải đáp ứng các yêu cầu:

- Phải đảm bảo sự kết nối với hệ thống đường dây, đường cáp chung của đô thị; đảm bảo yêu cầu về an toàn kỹ thuật, quản lý vận hành và mỹ quan đô thị.

- Khi cải tạo, sắp xếp các đường dây, đường cáp nổi phải gắn thẻ nhựa hoặc biển nhựa ghi tên của đơn vị quản lý đường dây, đường cáp ở vị trí dễ nhận biết để thuận tiện cho việc quản lý, vận hành.

* L ộ trình thực hiện

Giai đoạn 2016 – 2020: triển khai cải tạo, chỉnh trang thí điểm hạ tầng mạng cáp viễn thông tại khu vực thành phố Cao Bằng.

Giai đoạn 2021 – 2025: hoàn thiện cải tạo, chỉnh trang hệ thống cáp viễn thông tại khu vực thành phố và toàn bộ trung tâm các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.

V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRI ỂN ĐẾN NĂM 2025

1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

Tiếp tục duy trì số điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng đang hoạt động và phục vụ tốt nhu cầu người dân. Đồng thời, tiếp tục rà soát để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng tại khu vực các xã, phường, thị trấn.

Phát triển hạ tầng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ trên địa bàn tỉnh; đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng dịch vụ của người dân, phục vụ phát triển du lịch, giáo dục, y tế…Mở rộng vùng phủ sóng Internet không dây đến các khu vực trung tâm xã.

Page 78: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

78

Giai đoạn 2021 – 2025: Phát triển thêm khoảng 193 điểm phát sóng Internet không dây khu trên địa bàn tỉnh.

2. Cột an ten

Phát triển mạng thông tin di động công nghệ sau 3G, băng thông rộng, tốc độ cao, xây dựng theo mô hình hệ thống mở, tích hợp các mạng không dây khác nhau cho phép truyền dữ liệu đa phương tiện, đa dịch vụ trên nền tảng IP.

Ứng dụng và phát triển các giải pháp kiến trúc mạng truy nhập vô tuyến mới (lightRadio, cloud RAN…) giảm thiểu số lượng các nhà trạm thông tin di động, giảm chi phí về năng lượng, chi phí thuê địa điểm, chi phí bảo vệ:

- Vật tư, trang thiết bị có kích thước nhỏ gọn.

- Tiết kiệm năng lượng.

- Thân thiện môi trường.

- Tiết kiệm chi phí đầu tư.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ: tăng băng thông cho mỗi thuê bao qua việc triển khai các ăng-ten cỡ nhỏ khắp mọi nơi.

Phát triển hệ thống anten trạm thu phát sóng theo công nghệ đa tần: một anten có thể thu phát trên nhiều dải tần khác nhau. Đây là cơ sở để các doanh nghiệp đầu tư sử dụng chung hạ tầng, tiết kiệm chi phí (nhiều doanh nghiệp cùng sử dụng chung hạ tầng một anten, mỗi doanh nghiệp thu phát trên một băng tần khác nhau).

Phát triển mạnh hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng ngụy trang: cột ăng ten có kích thước và quy mô nhỏ gọn, thân thiện môi trường, ngụy trang ẩn vào các công trình kiến trúc và cảnh quan xung quanh, đảm bảo mỹ quan đô thị.

Ứng dụng và phát triển các giải pháp vô tuyến thông minh (dựa trên công nghệ SDR – Software Defined Radio) giúp việc sử dụng cảm ứng, nhận diện và sử dụng phổ tần số vô tuyến hiệu quả hơn theo thời gian, không gian và tần số.

3. Hạ tầng mạng cáp viễn thông.

Tiếp tục thực hiện ngầm hóa mạng cáp viễn thông tại một số khu vực:

- Các tuyến đường khu vực thành phố Cao Bằng (Chưa đủ điều kiện thực hiện ngầm hóa giai đoạn 2016-2020).

- Khu vực các tuyến đường nhánh: tuyến đường, tuyến phố khu vực thị trấn trung tâm các huyện, thành phố.

- Các trục đường chính đi qua các thị trấn trên địa bàn tỉnh.

Page 79: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

79

- Các trục đường huyện lộ, tỉnh lộ, quốc lộ.

- Các khu đô thị mới, khu công nghiệp mới, tuyến đường mới xây dựng.

- Các tuyến đường được cải tạo sửa chữa, nâng cấp.

- Các khu du lịch, di tích lịch sử chưa thực hiện cải tạo, ngầm hóa trong giai đoạn trước.

Phát triển mạnh công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm liên ngành sử dụng chung: doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các ngành liên quan (giao thông, điện, cấp thoát nước, cung cấp nhiên liệu, khí đốt…) cùng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm và sử dụng chung.

Ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong xây dựng phát triển hạ tầng mạng cáp ngoại vi: kỹ thuật khoan ngầm, khoan tịnh tiến, công nghệ PON…

4. Các dịch vụ viễn thông

a) Dịch vụ viễn thông:

- Dịch vụ cung cấp cho điện thoại di động rất đa dạng khi xuất hiện điện thoại thông minh.

- Điện thoại thông minh có các trình duyệt web có kết nối Wifi và băng thông rộng di động.

- Nhiều ứng dụng được xây dựng cho điện thoại thông minh như: bản đồ, định vị, phần mềm văn phòng, nghe nhạc, xem phim, xem vô tuyến, các trò chơi và mạng xã hội...

b) Dịch vụ thông tin di động:

+ Dịch vụ MobiTV xem các kênh truyền hình trực tiếp, các video clip theo yêu cầu.

+ Dịch vụ Video call có thể nghe thấy giọng nói mà cả hình ảnh thật của người nhận cuộc gọi.

+ Mobile Internet là dịch vụ truy cập Internet trực tiếp từ điện thoại di động.

+ Game mobile online: chơi game trực tuyến trên điện thoại di động

+ Dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động: chuyển tiền ngân chuyển tiền trong hệ thống thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại di động.

+ Dịch vụ thương mại: bán vé máy bay qua điên thoại di động, đấu giá, mua nội dung thông tin số...

Page 80: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

80

c) Dịch vụ Internet:

- FTTH là công nghệ kết nối viễn thông hiện đại đường truyền dẫn bằng cáp quang từ nhà cung cấp dịch vụ tới thuê bao, chất lượng tín hiệu ổn định, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, chiều dài cáp.

- Dịch vụ Metronet là dịch vụ kết nối các mạng LAN một doanh nghiệp.

- Dịch vụ VPN (mạng riêng ảo).

- Phát triển Internet theo hướng hội tụ, cung cấp đa dịch vụ: hội nghị truyền hình (Video conferencing), truyền hình trên nền IP (IPTV), báo chí (E-papers), Website, Email server, Voice…”.

d) Phát triển công nghệ:

Phát triển mạng thông tin di động theo công nghệ mới nhằm tăng tốc độ truyền tải dữ liệu về máy điện thoại.

Nâng cao tốc độ và khả năng của mạng di động cho những ứng dụng dịch vụ dữ liệu như: dịch vụ cơ bản (tải file, phân phối email), dịch vụ tương tác (duyệt web, truy cập server, tìm và phục hồi cơ sở dữ liệu)

Phát triển mạng di động công nghệ mới sau 3G có băng thông rộng hơn, tốc độ dữ liệu cao hơn, chuyển giao nhanh hơn và không gián đoạn, và đặc biệt cung cấp các dịch vụ liên tục giữa các hệ thống và các mạng đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân.

Cáp quang hóa mạng ngoại vi trên địa bàn tỉnh đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ Internet băng rộng cáp quang.

e) Phát triển hạ tầng:

Phát triển hạ tầng mạng thông tin di động theo hướng sử dụng chung cơ sở hạ tầng, hạn chế xây dựng quá nhiều trạm thu phát sóng di động.

Các doanh nghiệp viễn thông mới đầu tư vào tỉnh phải sử dụng chung cơ sở hạ tầng cùng doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.

Các doanh nghiệp khi xây hạ tầng mới phải đảm bảo có thể sử dụng chung được với các anh nghiệp khác.

Mạng thông tin di động đáp ứng tốt nhu cầu của người dân về chất lượng dịch vụ: không bị nghẽn mạng vào các thời điểm đông người sử dụng (các ngày lễ, tết…), giảm bán kính phục vụ của mỗi trạm BTS tại các huyện có bán kính phục vụ cao.

Mạng ngoại vi: thực hiện ngầm hóa trên diện rộng. Ngầm hóa 100% khu vực thành phố, trung tâm thị trấn các huyện.

Page 81: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

81

VI. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Nhu cầu sử dụng đất phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động chủ yếu dành cho việc xây dựng, lắp đặt mới các vị trí cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động (cột ăng ten loại A2b) và xây dựng phát triển điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng. Đối với các cột ăng ten thu phát sóng loại A1, A2a do được xây dựng, lắp đặt trên các công trình đã được xây dựng từ trước nên nhu cầu sử dụng đất không được tính đến.

1. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng

Đối với các vị trí cột ăng ten thu phát sóng loại A2b, lắp đặt mới, nhu cầu sử dụng mỗi vị trí khoảng 450 m2/vị trí=0,045ha/vị trí. Diện tích đất xây dựng mỗi vị trí cột ăng ten loại A2b khá lớn, tuy nhiên đây là đất doanh nghiệp tự đi thuê của các tổ chức, cá nhân với thời gian nhất định.

- Doanh nghiệp căn cứ vào Quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn để xây dựng hạ tầng.

- Doanh nghiệp tự chủ động trong vấn đề thuê đất để xây dựng, phát triển hạ tầng: thuê đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp.

- Đối với các vị trí cột ăng ten thuê đất nông nghiệp để xây dựng: doanh nghiệp tạo điều kiện cho người dân canh tác, sản xuất trên diện tích đất trong điều kiện cho phép.

- UBND tỉnh ban hành các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề thuê đất, thủ tục cấp phép đối với các vị trí quy hoạch cột Anten loại A2b dùng chung hạ tầng.

2. Nhu cầu sử dụng đất xây dựng hạ tầng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

- Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ chủ yếu được xây dựng lắp đặt trên các công trình đã xây dựng từ trước (nhà ga, bến xe, bệnh viện, trường học...), quy mô mỗi điểm khoảng (5m2-10m2)/điểm. Nhu cầu sử dụng đến năm 2020 là 80 điểm tương đương 400-800 m2 .

- Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ (điểm truy nhập Internet công cộng) chủ yếu lắp đặt trên các công trình đi thuê (thuê đất nhà dân hoặc UBND các xã, phường…; thời gian thuê 5 năm), quy mô mỗi điểm khoảng 50m2/điểm. Nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020: 134 x 50 m2/điểm = 6.700 m2=0,67ha.

Page 82: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

82

3. Nhu cầu sử dụng đất để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm

Công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm bao gồm: tuynel kỹ thuật, hào kỹ thuật, cống và bể cáp kỹ thuật… và thường có chiều sâu từ 1 ÷ 1,5m và có khoảng cách theo chiều ngang từ 1,5 ÷ 2,5m, tùy thuộc từng loại công trình hạ tầng kỹ thuật.

Trong thời gian đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Cao Bằng sẽ xây dựng, nâng cấp, cải tạo mới khoảng 70 km công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, dự kiến nhu cầu sử dụng đất giành cho hạ tầng này là: 2 * 70 * 1.000 = 140.000m2 = 14ha.

Các doanh nghiệp trên địa bàn tự căn cứ vào công trình hạ tầng kỹ thuật xây dựng để phù hợp với từng khu vực, yêu cầu về mức độ kỹ thuật, địa chất công trình; thành phần, đặc tính và số lượng các loại đường dây đường ống được lắp đặt; bề rộng lòng đường và bề rộng vỉa hè để bố trí hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm.

Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm phải bảo đảm sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả; kết nối tương thích và đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm và giữa công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm với các công trình hạ tầng kỹ thuật trên mặt đất.

Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm phải ở chiều sâu và có khoảng cách theo chiều ngang không ảnh hưởng lẫn nhau và đến sự an toàn trong quá trình quản lý, khai thác và sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm và các công trình trên mặt đất có liên quan; thuận lợi cho việc vận hành, sửa chữa bảo dưỡng các công trình hạ tâng kỹ thuật.

Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường và nguồn nước ngầm; và có khả năng dự phòng phát triển của hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật trong tương lai.

VII. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TR ƯỜNG

Theo quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trườngquy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 thì báo cáo quy hoạch, chiến lược, kế hoạch bắt buộc phải có báo cáo đánh giá môi trường chiến lược dưới hình thức lồng ghép, áp dụng đối với:

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Page 83: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

83

- Chiến lược, quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực cấp quốc gia.

- Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.

Ngoài ra, đối với các dự án bắt buộc phải có báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; Nhóm dự án điện tử, viễn thông “Dự án xây dựng trạm thu, phát sóng; trạm thu phát viễn thông có công suất phát từ 2 kW trở lên” bắt buộc phải có báo cáo đánh giá môi trường chiến lược dưới hình thức lồng ghép. Trong phạm vi quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, các trạm thu, phát sóng thông tin di động (BTS) có công suất phát nhỏ, chỉ vài chục Watt (20 ÷ 120W), nên không nằm trong nhóm danh mục này.

Như vậy, Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 không nằm trong danh mục các dự án, quy hoạch, chiến lược phải thực hiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược dưới hình thức lồng ghép.

Trong môi trường sống, luôn tồn tại sóng điện từ trường được sinh ra từ rất nhiều nguồn khác nhau như: hoạt động của máy móc công nghiệp, thiết bị điện, va chạm các vật thể, nguồn điện, máy phát sóng radio...

Đối với sóng vô tuyến thông tin di động của các hệ thống điện thoại di động hiện nay, tần số hoạt động trong khoảng từ 450 MHz đến 1800 MHz. Sóng vô tuyến này không phải là bức xạ ion hóa như các tia X hoặc tia gamma, không gây ra hiện tượng ion hóa hoặc phóng xạ trong cơ thể. Tuy nhiên, dải tần của sóng thông tin di động phát ra từ các trạm thu phát sóng cần được quản lý an toàn trong bức xạ tần số radio (RF) về sự phơi nhiễm của con người trong trường tần số này.

Việc nghiên cứu ảnh hưởng của sóng điện từ trường nói chung và sóng vô tuyến thông tin di động tới sức khỏe con người đã được nhiều tổ chức của thế giới nghiên cứu. Từ năm 1996, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) bắt đầu thực hiện các chương trình nghiên cứu, nhằm xác định mức độ ảnh hưởng có thể đến sức khoẻ con người của trường điện từ tần số vô tuyến trong dải tần đến 300 GHz và đề ra các biện pháp hạn chế. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu của Ủy ban Quốc tế về phòng chống bức xạ không ion hoá (ICNIRP), nghiên cứu của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) về ảnh hưởng của sóng điện từ viễn thông... Theo kết quả nghiên cứu của các tổ chức này, sóng điện từ tùy theo cường độ, tần số, khoảng cách, mức độ che chắn... mà có thể có ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ con người.

Hiện nay, hầu hết các nước đều có tiêu chuẩn về mức giới hạn an toàn của sóng điện từ dưới dạng bắt buộc áp dụng hoặc tự nguyện áp dụng. Ở Việt Nam,

Page 84: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

84

về quản lý chuyên ngành đối với các trạm thu, phát sóng thông tin di động, Bộ Thông tin và Truyền thông đã quy định:Thiết bị trạm gốc phải được chứng nhận phù hợp theo quy định trong QCVN 41:2011/BTTTT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc của hệ thống GSM và QCVN 14:2010/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc thông tin di động CDMA 2000-1X".

Từng trạm thu, phát sóng thông tin di động (BTS) phải được kiểm định trước khi đưa vào hoạt động theo các yêu cầu trong các quy chuẩn:

- Quy chuẩn về chống sét: QCVN 32:2011/BTTTT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chống sét cho các trạm viễn thông và mạng cáp ngoại vi viễn thông";

- Quy chuẩn về tiếp đất: QCVN 9:2010/BTTTT "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếp đất cho các trạm viễn thông";

- QCVN 8:2010/BTTTT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ của các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng”.

Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã xây dựng hệ thống văn bản quản lý về bức xạ điện từ của các trạm thu, phát sóng bao gồm:

- Công bố bắt buộc áp dụng Quy chuẩn Việt Nam QCVN 8:2010/BTTTT; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phơi nhiễm trường điện từ của các trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng. Với việc bắt buộc áp dụng QCVN này, giá trị mật độ dòng năng lượng (S) quy định đối với các trạm thu phát sóng là 2 W/m2. Giá trị này nghiêm ngặt hơn khi so sánh với các giới hạn của một số tổ chức và một số nước (ước tính đối với các BTS hoạt động tại tần số 900 MHz): tổ chức ICNIRP là 4,5 W/m2; Mỹ, Nhật là 6 W/m2; Anh là 32 W/m2 (riêng Trung Quốc quy định giá trị thấp 0,4 W/m2). Công suất phát của BTS được nhà khai thác tự cài đặt nhưng để đảm bảo không gây nhiễu cho các BTS xung quanh, công suất cực đại không quá 30W mỗi kênh. Mỗi BTS sử dụng từ 2 đến 4 kênh, do đó công suất cực đại của mỗi BTS vào khoảng 60 đến 120W. Công suất trung bình thường nhỏ hơn con số này khá nhiều, bởi vì ít khi BTS phải phát hết công suất. Với công suất phát xạ (P) thì ở một điểm cách xa trung tâm phát xạ một khoảng (r), trong trường hợp phát xạ đều theo mọi hướng, ta có thể thu được thông lượng điện từ là f = P/(4 pr2). Với một BTS công suất 60W sử dụng ăng ten sector 120o cao 20m (độ tăng ích của ăng ten là 50dB) sẽ sinh ra một trường điện từ mà ở khoảng cách 100m thì thông lượng của trường điện từ đó vào khoảng 0,00001 W/cm2, tức là nhỏ hơn tác động của máy cầm tay đến vỏ não của bạn khoảng 2000 lần. Mức phát xạ này cũng chỉ tương đương với mức phát xạ của Đài Truyền hình Việt Nam kênh VTV3 (20000W) đo ở khoảng cách 1,5km.

- Thông tư số 16/2011/TT-BTTTT ngày 15 tháng 8 năm 2011 quy định về

Page 85: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

85

kiểm định thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện, Thông tư số 17/2011/TT-BTTT ban hành Danh mục thiết bị viễn thông và đài vô tuyến điện bắt buộc kiểm định và Thông tư số 18/2011/TT-BTTTT về ban hành Quy trình kiểm định trạm gốc điện thoại di động mặt đất công cộng. Theo các văn bản này, từng trạm thu phát sóng lắp đặt mới trong thời gian 90 ngày kể từ ngày đưa công trình vào khai thác sử dụng phải được kiểm định tuân thủ QCVN 8:2010/BTTTT thì mới được hoạt động. Đối với các trạm thu phát sóng khi có sự thay đổi cấu hình như tăng công suất bức xạ, thay đổi vị trí, độ cao và hướng ăngten làm cho các tiêu chí về an toàn trong trường bức xạ tần số vô tuyến điện vượt quá giá trị đã được kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định hết hiệu lực (5 năm) thì phải kiểm định lại.

Như vậy, nhằm bảo vệ cho người dân sống quanh các trạm thu, phát sóng khỏi ảnh hưởng của phơi nhiễm vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan đã yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động phải thực hiện nghiêm các quy định nêu trên thông qua hình thức quản lý là kiểm định công trình viễn thông. Hành lang pháp lý về lĩnh vực viễn thông ngày càng chặt chẽ hơn, để vừa đảm bảo phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông đáp ứng nhu cầu xã hội, vừa phải đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn ngành về an toàn sức khỏe cho con người.

Page 86: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

86

PHẦN V. KHÁI TOÁN, PHÂN K Ỳ ĐẦU TƯ DANH MỤC DỰ ÁN

I. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ, NGUỒN VỐN

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động chủ yếu từ các nguồn sau:

+ Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông tại địa phương.

+ Vốn liên doanh, liên kết trong đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước (vốn đầu tư nước ngoài).

+ Các nguồn vốn khác: nguồn vốn từ xã hội...

Trong đó, nguồn vốn do các doanh nghiệp đầu tư giữ vai trò chính. Do đó, cần xây dựng chính sách nhằm tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nêu trên, đồng thời khuyến khích, tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

Trong thời gian tới cần chú trọng tới các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Để thu hút nguồn vốn này cần có những cơ chế, chính sách phù hợp cộng với các cơ chế, chính sách ưu đãi riêng của tỉnh. Các giải pháp cần phải thực thi như: Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, đầu tư; hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông, điện, nước và hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu du lịch, khu dân cư (khu đô thị mới), đô thị; trang bị và nâng cao kiến thức, trình độ, tay nghề cho nguồn lao động tại địa phương; đa dạng hóa các loại hình và lĩnh vực đầu tư; xây dựng danh mục các dự án và chính sách ưu đãi đối với từng loại dự án.

II. PHÂN KỲ ĐẦU TƯ

Trong phạm vi nội dung quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Cao Bằng đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; phân kỳ các dự án đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo các giai đoạn:

a) Giai đoạn 2016- 2020

b) Giai đoạn 2021 - 2025: Nội dung quy hoạch giai đoạn 2021 - 2025 chỉ mang tính định hướng; do đó không khái toán và phân kỳ đầu tư giai đoạn này.

Page 87: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

87

III. KHÁI TOÁN VÀ PHÂN K Ỳ ĐẦU TƯ.

1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

1.1. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông có người phục vụ

a) Giai đoạn thực hiện 2016 – 2020.

- Nguồn đầu tư: doanh nghiệp

- Thời gian thực hiện: 2016 – 2020.

- Hạng mục đầu tư: đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng điểm giao dịch khách hàng. Định mức đầu tư không bao gồm chi phí mua sắm máy móc, trang thiết bị viễn thông.

- Định mức đầu tư: 500 triệu đồng/1 điểm.

Bảng 12. Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ giai đoạn 2015 - 2020

Giai đoạn đầu tư Số điểm lắp đặt Định mức đầu tư

(triệu đồng) Tổng

(triệu đồng)

2016 - 2020 134 500 67.000 Tổng 67.000

b) Giai đoạn thực hiện 2021 – 2025.

- Nguồn đầu tư: doanh nghiệp

- Thời gian thực hiện: 2021 – 2025.

- Hạng mục đầu tư: đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng điểm giao dịch khách hàng. Định mức đầu tư không bao gồm chi phí mua sắm máy móc, trang thiết bị viễn thông.

- Định mức đầu tư: 500 triệu đồng/1 điểm.

Bảng 13. Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn đầu tư Số điểm lắp đặt Định mức đầu tư

(triệu đồng) Tổng

(triệu đồng)

2021 - 2025 49 500 24.500 Tổng 24.500

(Cụ thể chi tiết các điểm trong Phần Phụ quy hoạch).

1.2. Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không người phục vụ

a) Giai đoạn thực hiện 2016 – 2020.

- Nguồn đầu tư: Doanh nghiệp.

Page 88: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

88

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

- Hạng mục đầu tư: Lắp đặt các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.

- Địa điểm lắp đặt: khu vực trung tâm các thành phố, thị xã, thị trấn; khu vực các khu du lịch.

- Định mức đầu tư: 30 triệu đồng/1 điểm.

Bảng 14. Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ giai đoạn 2016 - 2020

Giai đoạn đầu tư

Số điểm lắp đặt Định mức đầu tư

(triệu đồng) Tổng đầu tư (triệu đồng)

2016 - 2020 80 30 2.400 Tổng 2.400

(Cụ thể chi tiết các điểm trong Phần Phụ quy hoạch).

b) Giai đoạn thực hiện 2021 – 2025.

- Nguồn đầu tư: Doanh nghiệp.

- Thời gian thực hiện: 2021 - 2025.

- Hạng mục đầu tư: Lắp đặt các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng.

- Địa điểm lắp đặt: khu vực trung tâm các xã các khu công nghiệp, khu kinh tế.

- Định mức đầu tư: 30 triệu đồng/1 điểm.

Bảng 15. Dự án đầu tư xây dựng điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn đầu tư

Số điểm lắp đặt Định mức đầu tư

(triệu đồng) Tổng đầu tư (triệu đồng)

2021 - 2025 193 30 5.790 Tổng 5.790

(Cụ thể chi tiết các điểm trong dự án đầu tư – xem Phần Phụ quy hoạch).

2. Hạ tầng cống bể cáp

a) Giai đoạn 2016-2020

+ Nguồn đầu tư: doanh nghiệp

+ Thời gian thực hiện: 2016-2020

+ Hạng mục đầu tư: Xây dựng hạ tầng cống bể cáp; ngầm hóa mạng ngoại vi.

+ Định mức đầu tư: 935 triệu đồng/1km.

Page 89: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

89

Bảng 16. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cống bể cáp giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn đầu tư

Chiều dài tuyến cống bể ngầm (Km)

Định mức đầu tư (triệu đồng)

Tổng đầu tư (triệu đồng)

2016 - 2020 58,2 935 54.417 Tổng 54.417

b) Giai đoạn 2021-2025

+ Nguồn đầu tư: doanh nghiệp

+ Thời gian thực hiện: 2021-2025

+ Hạng mục đầu tư: Xây dựng hạ tầng cống bể cáp; ngầm hóa mạng ngoại vi.

+ Định mức đầu tư: 935 triệu đồng/1km.

Bảng 17. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cống bể cáp giai đoạn 2021-2025 Giai đoạn

đầu tư Chiều dài tuyến cống bể

ngầm (Km) Định mức đầu tư

(triệu đồng) Tổng đầu tư (triệu

đồng)

2021 - 2025 113,15 935 105.795 Tổng 105.795

3. Cải tạo, chỉnh trang mạng cáp

+ Nguồn đầu tư: doanh nghiệp

+ Thời gian thực hiện: 2016-2020

+ Hạng mục đầu tư: Cải tạo, chỉnh trang mạng cáp

+ Định mức đầu tư: 150 triệu đồng/1km.

+ Xây dựng mới, chỉnh trang mạng cáp: 72 Km

Bảng 18. Dự án đầu tư cải tạo chỉnh trang mạng cáp giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn đầu tư

Tổng chiều dài tuyến cáp treo (Km)

Định mức đầu tư (triệu đồng)

Tổng đầu tư (triệu đồng)

2016 - 2020 72 150 10.800 Tổng 10.800

4. Cột ăng ten

4.1. Cải tạo cột ăng ten

- Nguồn đầu tư: Doanh nghiệp

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

- Hạng mục đầu tư: Xây dựng hệ thống hạ tầng dùng chung giữa các doanh nghiệp: nhà trạm, cột...

- Định mức đầu tư: 150 triệu đồng/vị trí cột.

Page 90: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

90

Bảng 19. Dự án đầu tư cải tạo hạ tầng cột ăng ten

Giai đoạn đầu tư

Số vị trí tr ạm thu phát sóng di động được cải

tạo

Định mức đầu tư (tri ệu đồng)

Tổng đầu tư

(tri ệu đồng)

2016-2020 16 150 2.400

Tổng 2.400

4.2. Hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng dùng chung

- Nguồn đầu tư: Doanh nghiệp

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

- Hạng mục đầu tư: Xây dựng hệ thống hạ tầng dùng chung giữa các doanh nghiệp: nhà trạm, cột...

- Định mức đầu tư: 700 triệu đồng/vị trí cột.

Bảng 20. Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cột ăng ten dùng chung

Giai đoạn đầu tư

Số vị trí tr ạm thu phát sóng di động dùng

chung hạ tầng

Định mức đầu tư

(tri ệu đồng)

Tổng đầu tư (tri ệu đồng)

2016 -2020 46 700 32.200 Tổng 32.200

4.3. Hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng dùng riêng

- Nguồn đầu tư: Doanh nghiệp

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2020.

- Hạng mục đầu tư: Nhà trạm, cột...

- Định mức đầu tư: 300 triệu đồng/vị trí trạm.

Bảng 21. Dự án đầu tư hạ tầng cột ăng ten dùng riêng hạ tầng

Giai đoạn đầu tư

Số vị trí cột ăng ten thu phát sóng di động

dùng riêng hạ tầng

Định mức đầu tư (tri ệu đồng)

Tổng đầu tư

(tri ệu đồng)

2016 - 2020 9 300 2.700

Tổng 2.700

4.4. Hạ tầng cột ăng ten thu phát sóng 4G

- Nguồn đầu tư: Doanh nghiệp

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2025.

- Hạng mục đầu tư: Nhà trạm, cột...

- Định mức đầu tư: 300 triệu đồng/vị trí trạm.

Page 91: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

91

Bảng 22. Dự án đầu tư cột ăng ten thu phát sóng ứng dụng công nghệ mới

Giai đoạn đầu tư

Số vị trí cột ăng ten thu phát sóng dành cho phát triển mạng

lưới lên các công nghệ mới

Định mức đầu tư (tri ệu đồng)

Tổng đầu tư

(tri ệu đồng)

2016 -2020 115 300 34.500

2021 - 2025 267 300 80.100

Tổng 114.600

4.5. Hạ tầng cột ăng ten dự phòng cho doanh nghiệp mới

- Nguồn đầu tư: Doanh nghiệp

- Thời gian thực hiện: 2016 - 2025.

- Hạng mục đầu tư: Nhà trạm, cột...

- Định mức đầu tư: 300 triệu đồng/vị trí trạm.

Bảng 23. Dự án đầu tư hạ tầng cột ăng ten dự phòng cho doanh nghiệp mới

Giai đoạn đầu tư

Số vị trí cột ăng ten thu phát sóng di động dự phòng cho các doanh

nghiệp mới

Định mức đầu tư (tri ệu đồng)

Tổng đầu tư (tri ệu đồng)

2016 -2020 99 300 29.700 2021 - 2025 99 300 29.700

Tổng 59.400

5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước để quản lý, thực hiện quy hoạch

- Đơn vị chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

- Thời gian thực hiện: 2016 – 2020

- Nguồn đầu tư: Ngân sách.

- Hạng mục đầu tư:

+ Đầu tư mua sắm trang thiết bị (thiết bị định vị vệ tinh (GPS); thiết bị đo kiểm (máy TEMS…), thiết bị quản lý, giám sát…), phục vụ cho công tác quản lý nhà nước: quản lý, giám sát việc phát triển hạ tầng hệ thống trạm thu phát sóng trên địa bàn tỉnh...

+ Chi phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa.

+ Đào tạo nguồn nhân lực.

Page 92: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

92

Bảng 24. Dự án đầu tư mua sắm trang thiết bị nâng cao năng lực quản lý nhà nước, thực hiện quy hoạch

Giai đoạn đầu tư

Tổng đầu tư (tri ệu đồng)

2016 - 2020 2.000

Tổng 2.000

IV. DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỌNG ĐIỂM

Bảng 25. Danh mục các dự án đầu tư trọng điểm

TT Tên dự án Nguồn vốn Giai đoạn

Nhu cầu vốn đầu tư

(tri ệu đồng)

1 Điểm giao dịch khách hàng Doanh nghiệp 2016 - 2020 67.000

2 Điểm phát sóng wifi công cộng Doanh nghiệp 2016 - 2020 2.400

3 Xây dựng hạ tầng cống bể cáp Doanh nghiệp 2016 - 2020 54.417

4 Cải tạo, chỉnh trang mạng cáp Doanh nghiệp 2016 - 2020 10.800

5 Cải tạo hạ tầng cột ăng ten, Doanh nghiệp 2016 - 2020 2.400

6 Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cột ăng ten dùng chung Doanh nghiệp 2016 - 2020 32.200

7 Dự án đầu tư hạ tầng cột ăng ten dùng riêng hạ tầng Doanh nghiệp 2016 - 2020 2.700

8 Hạ tầng cột ăng ten dự phòng cho doanh nghiệp mới Doanh nghiệp 2016 - 2020 29.700

9

Dự án đầu tư cột ăng ten thu phát sóng ứng dụng công nghệ mới Doanh nghiệp 2016 - 2020 34.500

10

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước để quản lý, thực hiện quy hoạch

Ngân sách nhà nước 2016 - 2020 2.000

Tổng 238.117

Page 93: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

93

PHẦN VI. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. GIẢI PHÁP

1. Quản lý nhà nước.

Quản lý, quy hoạch xây dựng, phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh theo định hướng các doanh nghiệp cùng đầu tư và sử dụng chung cơ sở hạ tầng.

Quản lý chặt chẽ việc xây dựng, phát triển hạ tầng hệ thống trạm thu phát sóng thông tin di động (quy định về cấp phép xây dựng, lắp đặt). Xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện.

Nghiên cứu, bám sát việc triển khai thực hiện quy hoạch của các ngành có liên quan (giao thông, xây dựng, đô thị…) và quy hoạch các địa phương nhằm phát triển hạ tầng viễn thông thụ động đồng bộ.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước: ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phát triển hạ tầng viễn thông thụ động; quản lý dựa trên bản đồ số; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu; thiết bị đo kiểm, giám sát hệ thống các trạm thu phát sóng di động…

Tuyên truyền phổ biến pháp luật, các quy định, chính sách về phát triển viễn thông nói chung và phát triển hạ tầng viễn thông thụ động nói riêng; đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt quy hoạch, đầu tư, phát triển hiệu quả, bền vững.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra các hoạt động xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động tại địa phương. Xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng.

Tăng cường quản lý, giám sát chất lượng thiết bị, dịch vụ và công trình viễn thông thụ động đảm bảo quyền lợi người sử dụng.

Giám sát chặt chẽ việc xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh. Giải quyết tranh chấp và xử lý các doanh nghiệp vi phạm.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phối hợp với Sở Thông tin Truyền thông và các sở, ngành liên quan, quản lý việc xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn quản lý.

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về viễn thông, đặc biệt là cán bộ đầu ngành, trình độ chuyên môn sâu.

2. Phát triển hạ tầng.

Tỉnh xây dựng cơ chế khuyến khich, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

Page 94: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

94

xây dựng phát triển hạ tầng mạng lưới.

Công bố công khai Quy hoạch chung trên toàn tỉnh và lộ trình thực hiện để các doanh nghiệp căn cứ theo lộ trình xây dựng kế hoạch phát triển. Khi doanh nghiệp xin giấy phép, cơ quan chức năng có thẩm quyền căn cứ vào quy hoạch, cấp giấy phép cho đơn vị thực hiện việc xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động theo quy định.

Phương thức hoạt động:

Tỉnh ban hành các quy định, quy chế về sử dụng cơ sở hạ tầng mạng thông tin di động và hạ tầng mạng ngoại vi.

Doanh nghiệp phối hợp thực hiện phát triển cơ sở hạ tầng dùng chung thông qua Sở Thông tin và Truyền thông.

Khi một doanh nghiệp có nhu cầu xây dựng hạ tầng mạng lưới trên địa bàn tỉnh (cột, trụ ăng ten, nhà trạm, cống, bể, hầm tuynel, cột treo cáp...) và xin giấy phép. Sở Thông tin và Truyền thông sẽ thông báo tới các doanh nghiệp còn lại, và yêu cầu các doanh nghiệp xây dựng định hướng để sử dụng chung cơ sở hạ tầng tại vị trí hoặc khu vực đó.

Sau thời gian nhất định, doanh nghiệp được thông báo mà không có phản hồi, thì được xem là doanh nghiệp đó không có nhu cầu phát triển và sẽ không được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại vị trí hoặc khu vực đó trong các năm tiếp theo.

Doanh nghiệp cùng đầu tư xây dựng hạ tầng và chia sẻ sử dụng hạ tầng theo tỷ lệ nguồn vốn đóng góp hoặc theo thỏa thuận (nếu có).

3. Cơ chế chính sách.

Ban hành các quy định, quy chế về sử dụng chung cơ sở hạ tầng; phối hợp giữa các ngành, doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện.

Ban hành các quy định, quy chế về xây dựng và ngầm hóa hạ tầng mạng cáp ngoại vi trên địa bàn tỉnh.

Ban hành các quy định, quy chế về xây dựng và cấp phép xây dựng trạm thu phát sóng thông tin di động trên địa bàn tỉnh.

Ban hành các quy định về dành quỹ đất xây dựng hạ tầng mạng viễn thông trong quá trình xây dựng hạ tầng giao thông đô thị.

Ban hành các quy định về khung giá, phương pháp tính giá cho thuê hạ tầng viễn thông.

Ban hành cơ chế ưu đãi, tạo điều kiện hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp

Page 95: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

95

xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông thụ động tại các khu vực điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn.

Ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại (công nghệ 4G, cột ăng ten trạm thu phát sóng ngụy trang…).

Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động theo hình thức xã hội hóa.

Hỗ trợ, tạo thuận lợi cho mọi doanh nghiệp trong quá trình tham gia xây dựng phát triển hạ tầng viễn thông thụ động (cấp phép xây dựng, thủ tục…) một cách bình đẳng. Tạo lập thị trường cạnh tranh phát triển lành mạnh.

4. Thực hiện đồng bộ quy hoạch.

4.1. Để triển khai thực hiện đồng bộ quy hoạch theo đúng lộ trình, đề xuất một số phương án như sau:

a) Doanh nghiệp ngoài Viễn thông đầu tư xây dựng hạ tầng

Một doanh nghiệp độc lập thực hiện đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Ưu điểm:

- Không hạn chế số lượng doanh nghiệp tham gia cung cấp dịch vụ.

- Các doanh nghiệp viễn thông tham gia thuê sử dụng hạ tầng được bình đẳng, không bị phân biệt đối xử, tạo môi trường cạnh tranh công bằng.

- Thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư xây dựng.

Nhược điểm:

- Khó khăn trong công tác quản lý, vận hành do doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp viễn thông thuần túy.

Phương án này phù hợp khi triển khai xây dựng hạ tầng tại các khu chung cư, khu đô thị mới...; triển khai xây dựng hạ tầng viễn thông đồng bộ với quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu vực.

b) Một doanh nghiệp Viễn thông đầu tư xây dựng hạ tầng

Một doanh nghiệp Viễn thông thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng mạng viễn thông và cho các doanh nghiệp khác thuê lại.

Ưu điểm:

- Nhiều doanh nghiệp Viễn thông có thể tham gia.

- Thời gian thực hiện nhanh.

Page 96: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

96

- Thuận lợi trong công tác vận hành quản lý.

Nhược điểm:

- Xảy ra hiện tượng độc quyền, không bình đẳng trong việc thuê sử dụng cơ sở hạ tầng.

- Không có tính cạnh trang trong đơn giá thuê cơ sở hạ tầng.

- Hiệu quả đầu tư không cao vì vốn đầu tư tập trung vào một doanh nghiệp.

c) Các doanh nghiệp Viễn thông cùng đầu tư và sử dụng chung hạ tầng

Các doanh nghiệp Viễn thông cùng phối hợp đầu tư xây dựng hạ tầng và chia sẻ hạ tầng theo tỷ lệ nguồn vốn đóng góp hoặc theo thỏ thuận.

Ưu điểm:

- Cho phép nhiều doanh nghiệp Viễn thông tham gia.

- Tiết kiệm cho phí đầu tư cho các doanh nghiệp.

Nhược điểm:

- Hạn chế đối với các doanh nghiệp mới tham gia thị trường.

- Do yếu tố cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nên quá trình triển khai có thể gặp khó khăn.

d) Triển khai theo hình thức xã hội hóa

Theo phương án này, là hình thức huy động nguồn vốn xã hội hóa, thực hiện đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng tại các khu vực trọng điểm sau đó cho các doanh nghiệp viễn thông thuê lại.

Ưu điểm:

- Thuận lợi trong công tác quản lý.

- Triển khai đồng bộ với các ngành.

- Các doanh nghiệp thuê lại hạ tầng đều bình đẳng.

Nhược điểm:

- Khó khăn trong việc huy động nguồn vốn.

- Hệ thống cơ chế chính sách.

e) Lựa chọn phương án

Trong 4 phương án nêu trên thì phương án ”Các doanh nghiệp Viễn thông cùng đầu tư và sử dụng chung hạ tầng” là phương án phù hợp nhất cho quá trình triển khai xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, triển khai theo phương án này đảm bảo tiết kiệm các chi phí về nguồn

Page 97: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

97

vốn đầu tư và bảo đảm yêu cầu về mỹ quan đô thị. Tuy nhiên để thực hiện theo phương án này tỉnh cần hoàn thiện cơ chế chính sách, hệ thống các văn bản pháp quy, đảm bảo sự phối hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp, các cấp, các ban, ngành.

5. Huy động vốn đầu tư.

Nguồn vốn trong đầu tư, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động chủ yếu từ nguồn doanh nghiệp. Trong giai đoạn tới, huy động nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp, xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động trên địa bàn tỉnh. Tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp thông qua cơ chế, chính sách ưu đãi về đầu tư.

Các doanh nghiệp viễn thông phối hợp với các đơn vị, sở, ngành, địa phương liên quan để lồng ghép, kết hợp thực hiện các dự án khác có cùng mục tiêu, nhiệm vụ và địa điểm để tránh trùng lặp gây lãng phí về nhân lực và tài chính; đặc biệt các dự án đầu tư hạ tầng viễn thông thụ động cần thực hiện đồng bộ với quá trình đầu tư các hạ tầng kinh tế xã hội khác để phát huy hết hiệu quả.

Huy động nguồn vốn đầu tư theo hình thức xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hạ tầng các trạm thu phát sóng thông tin di động, hệ thống hạ tầng kỹ thuật mạng cáp ngoại vi viễn thông và cho các doanh nghiệp viễn thông thuê lại hạ tầng.

Huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng viễn thông thụ động tại các khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, nhu cầu sử dụng dịch vụ còn thấp; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung trên địa bàn tỉnh.

Đối với dự án số hóa truyền dẫn phát sóng phát thanh truyền hình, cần tận dụng nguồn vốn từ quỹ số hóa quốc gia, hỗ trợ thiết bị đầu cuối cho người dân.

6. Khoa học và công nghệ.

Phát triển công nghệ Viễn thông đi đôi với sử dụng hiệu quả hạ tầng: công nghệ vô tuyến băng rộng, công nghệ truyền dẫn cáp quang (thay thế cáp đồng), cáp ngầm… Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển hạ tầng trạm thu phát sóng ứng dụng công nghệ xanh, thân thiện môi trường, trạm ngụy trang, trạm sử dụng chung cơ sở hạ tầng, đảm bảo mỹ quan đô thị.

Ứng dụng các kỹ thuật, công nghệ mới trong triển khai ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi: kỹ thuật ngoan ngầm, khoan định hướng...

Sử dụng các trang, thiết bị kỹ thuật hiện đại, các công nghệ mới (như RFID...) để tăng cường đo kiểm, giám sát, quản lý từ xa đối với hệ thống thiết bị và hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh.

Page 98: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

98

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý phát triển hạ tầng mạng viễn thông: quản lý dựa trên bản đồ số; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử; phần mềm quản lý hạ tầng mạng viễn thông.

7. An toàn, an ninh thông tin, đảm bảo an ninh quốc phòng

Phối hợp giữa các cấp, các ngành trong quy hoạch, xây dựng và bảo vệ hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Phân công trách nhiệm trong quản lý, khai thác, đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Công an tiến hành ngăn chặn và ngừng cung cấp dịch vụ đối với những trường hợp sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet xâm phạm an ninh quốc phòng.

Hỗ trợ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật nghiên cứu giải pháp kỹ thuật đáp ứng yêu cầu đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên mạng viễn thông và Internet.

Doanh nghiệp viễn thông xây dựng các phương án hoạt động dự phòng, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin khi xảy ra thiên tai, sự cố.

Đối với các vị trí quy hoạch xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động có liên quan đến an ninh quốc phòng, cần phải xin ý kiến của các ngành, các cấp liên quan.

8. Phát triển nhân lực và tuyên truyền nhận thức

Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực quản lý nhà nước về Viễn thông.

Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về viễn thông, đặc biệt là cán bộ đầu ngành, trình độ chuyên môn sâu.

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hạ tầng viễn thông cấp huyện, thị, thành (cán bộ quản lý chuyên trách).

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước: định hướng doanh nghiệp phát triển mạng lưới theo hoạch định; đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện phát triển hạ tầng đồng bộ với phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của tỉnh.

Biên tập, xây dựng các chương trình, tài liệu; phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến thông tin; cung cấp đầy đủ và khách quan thông tin về an toàn bức xạ vô tuyến điện đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng; các quy định về xây dựng, lắp đặt các cột ăng ten thu phát sóng thông tin di động để người dân an tâm, đồng thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai xây dựng các cột ăng ten thu phát sóng.

Page 99: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

99

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Thông tin và Truyền thông.

Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện Quy hoạch. Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, sự phát triển của công nghệ, sự phát triển hạ tầng viễn thông trình UBND tỉnh điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp.

Quản lý, công bố và cập nhật quá trình thực hiện Quy hoạch.

Định hướng cho các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai thực hiện quy hoạch; Là đầu mối phối hợp, giải quyết khó khăn vướng mắc trong quá trình đầu tư và sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp.

Báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh các kế hoạch, giải pháp cụ thể, chi tiết thực hiện Quy hoạch; Xây dựng và đề xuất với UBND tỉnh cơ chế ưu đãi các doanh nghiệp chủ động xây dựng cơ sở hạ tầng mạng viễn thông ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố: Công bố quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, trong đó có danh mục các tuyến hạ tầng kỹ thuật dùng chung; đề xuất với UBND tỉnh ban hành các quy định, quy chế về sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, các quy chế phối hợp xây dựng hạ tầng với các ngành điện, cấp nước, thoát nước; chỉ đạo việc ngầm hóa cáp và sử dụng chung các công trình hạ tầng viễn thông, điện lực, giao thông theo quy định...

Phối hợp với UBND các huyện, thành phố trong việc cấp giấy phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn.

2. Sở kế hoạch đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông tính toán, cân đối, huy động các nguồn lực, kinh phí để xây dựng các kế hoạch ngắn và dài hạn để thực hiện các dự án, đề án, chương trình sử dụng ngân sách tỉnh.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông cân đối và bố trí nguồn vốn, đảm bảo cấp kinh phí đầy đủ, kịp thời thực hiện các dự án phát triển hạ tầng viễn thông thụ động theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân

Page 100: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

100

dân tỉnh ban hành khung giá, phương pháp tính giá cho thuê hạ tầng viễn thông, làm cơ sở cho các doanh nghiệp trong quá trình đàm phán, thuê lại hạ tầng viễn thông.

Chủ trì thẩm định phương án giá thuê hạ tầng kỹ thuật công cộng (xây dựng, giao thông, điện lực, cấp nước, thoát nước, viễn thông, truyền hình) do các cơ quan chuyên ngành hoặc các đơn vị quản lý hạ tầng xây dựng.

Quản lý giá cho thuê hạ tầng kỹ thuật công cộng trên cơ sở thúc đẩy dùng chung hạ tầng giữa các ngành, tiết kiệm, hiệu quả trong đầu tư và bảo đảm cảnh quan môi trường.

4. Sở Giao thông vận tải

Phối hợp cung cấp thông tin về hiện trạng, quy hoạch phát triển giao thông vận tải để Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố và các doanh nghiệp viễn thông xây dựng các chương trình, đề án, quy định ngầm hóa mạng ngoại vi phù hợp với quy hoạch của từng thời kỳ.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình giao thông cho doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật giao thông để lắp đặt cáp và thiết bị viễn thông.

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư dự án khi đầu tư xây dựng công trình giao thông bắt buộc phải có nội dung đầu tư hạ tầng viễn thông thụ động theo đúng quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

Công bố công khai quy hoạch phát triển giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh trong từng giai đoạn; làm cơ sở cho các doanh nghiệp viễn thông xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đồng bộ.

Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc thông báo bằng văn bản về việc cải tạo, nâng cấp các tuyến đường do Sở quản lý hoặc làm chủ đầu tư, để các doanh nghiệp viễn thông phối hợp thực hiện di dời, cải tạo hạ tầng đồng bộ.

5. Sở Xây dựng

Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác chỉ đạo và hướng dẫn việc lập quy hoạch xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư phải có nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, đồng bộ với các quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khác (điện, cấp nước, thoát nước…).

Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện,

Page 101: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

101

thành phố, hướng dẫn và thẩm định các thủ tục có liên quan về xây dựng để các doanh nghiệp viễn thông xây dựng hạ tầng mạng ngoại vi, hạ tầng mạng thông tin di động phù hợp với quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan đô thị của tỉnh.

Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông đưa các nội dung quy hoạch chi tiết hạ tầng viễn thông thụ động có liên quan vào quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông chi tiết của địa phương.

6. Sở Tài nguyên môi trường

Rà soát, bổ sung quy hoạch quỹ đất sử dụng cho phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đến năm 2020.

Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố để hướng dẫn, thực hiện và giải quyết các vấn đề về sử dụng đất xây dựng hạ tầng viễn thông thụ động.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông đề xuất và triển khai thực hiện các giải pháp nhằm đảm bảo, hạn chế tác động đến môi trường khi thực hiện quy hoạch. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các huyện, thành phố quản lý chặt chẽ quỹ đất theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu cải tạo, nâng cấp, phát triển hạ tầng mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch được duyệt.

7. Sở Công thương

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Công ty Điện lực Cao Bằng tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và ban hành Quy chế sử dụng chung cột điện.

Phối hợp với Công ty Điện lực Cao Bằng hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật điện lực, đặc biệt là hệ thống cột điện với giá thuê theo quy định của nhà nước trên cơ sở hợp tác cùng phát triển và vì lợi ích công cộng, đồng thời phải đảm bảo các quy phạm vận hành an toàn lưới điện.

8. Ban Quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu

Chỉ đạo xây dựng quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế cử khẩu có hạng mục đầu tư hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp viễn thông tham gia đầu tư, phát triển, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động và cung cấp dịch vụ viễn thông cho khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.

Page 102: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

102

9. Các sở ban ngành khác

Các sở, ban, ngành khác phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện Quy hoạch theo chức năng nhiệm vụ được giao.

10. UBND cấp huyện, thành phố

Phối hợp với các cơ quan liên quan, hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông triển khai thực hiện Quy hoạch trên địa bàn quản lý. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp triển khai xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại các khu vực điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn...

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông quản lý việc xây dựng phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn, đảm bảo mỹ quan đô thị, đảm bảo cảnh quan kiến trúc.

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị có liên quan quản lý việc xây dựng ngầm hóa hạ tầng mạng ngoại vi trên địa bàn theo quy hoạch được duyệt.

Cấp giấy phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn quản lý.

11. Các doanh nghiệp

Căn cứ vào Quy hoạch của tỉnh, xây dựng quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của doanh nghiệp trình UBND tỉnh phê duyệt thông qua Sở Thông tin và Truyền thông. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện theo đúng Quy hoạch đã phê duyệt.

Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp khác, đàm phán cùng đầu tư xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng; chủ động phản ánh các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện; đồng thời kiến nghị, đề xuất giải quyết hoặc hỗ trợ tháo gỡ.

III. KẾT LUẬN VÀ KI ẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quy hoạch được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở khoa học và thực tiễn hiện trạng phát triển hạ tầng mạng viễn thông, hiện trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo tính kế thừa, tính khả thi, tính phù hợp với quy hoạch các ngành có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.

Nằm trong hệ thống hạ tầng mạng viễn thông của cả nước; quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tỉnh Cao Bằng phát triển theo đúng định hướng góp phần nâng cao chất lượng mạng lưới, chất lượng dịch vụ, đáp ứng

Page 103: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

103

nhu cầu người sử dụng; đảm bảo thông tin thông suốt trên địa bàn tỉnh, trong vùng và cả nước.

Việc triển khai thực hiện Quy hoạch là trách nhiệm của toàn xã hội, của các sở, ngành, địa phương. Thực hiện tốt Quy hoạch góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của hạ tầng mạng viễn thông và là yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

2. Ki ến nghị

Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan có liên quan sớm ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn quản lý việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng; ban hành các quy định về khung giá, phương pháp tính giá cho thuê hạ tầng viễn thông; ban hành các quy định, văn bản hướng dẫn đảm bảo sự phối hợp giữa các ngành; nhằm triển khai thực hiện Quy hoạch đồng bộ với các ngành, tránh đầu tư chồng chéo.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp bộ ngành liên quan, đề xuất Chính phủ hỗ trợ địa phương đầu tư phát triển hạ tầng mạng lưới, cung cấp dịch vụ tới các xã thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ dân trí và phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn.

Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Xây dựng ban hành quy định liên quan về hạ tầng kỹ thuật dùng chung viễn thông, cấp nước, thoát nước, điện...

Page 104: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

104

PHẦN VII. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: SỞ CỨ TÍNH TOÁN QUY HO ẠCH PHẦN CỘT ĂNG TEN

1. Giải trình sở cứ tính toán đưa ra dung lượng phục vụ của một tr ạm thu phát sóng

1.1. Tr ạm thu phát sóng mạng 2G

a) Diện tích vùng phủ trạm của 1 trạm BTS

- Đối với ăng ten Omi (ăng ten vô hướng)

- Đối với ăng ten sector 3 hướng:

D = 9/8* 1,73*R2

K = 9/8*1,73 = 1,95

D: Diện tích vùng phủ

R: Bán kính vùng phủ

- Từ diện tích vùng phủ, tính được bán kính phủ sóng của các trạm (R).

b) Tính toán dung lượng phục vụ của một tr ạm thu phát sóng

Lưu lượng 1 thuê bao di động: 0,032 Erlang (lưu lượng thuê bao trong giờ bận; theo tính toán tối ưu và thiết kế mạng lưới).

- Cấp độ phục vụ: Gos = 2% (98% lưu lượng được truyền đi, khoảng 2% lưu lượng bị nghẽn).

- Cấu hình trạm BTS: 4/4/4 (hiện tại phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng cấu hình này).

- Cấu hình 4/4/4: một sector có 4 bộ thu phát (TRX), số khe thời gian là 4*8 = 32 khe thời gian; Một số khe thời gian dùng cho báo hiệu, quảng bá, điều khiển (BCCH, CCCH..); dùng cho dịch vụ gói (GPRS…) → Số khe thời gian còn lại cho thoại 29 khe thời gian.

- Tra bảng Erlang B với Gos =2% và số kênh là 29 có số Erlang của 1 Sector là 21 Erlang. Vậy 1 trạm cấu hình 4/4/4 sẽ có tổng số Erlang = 21+21+21 = 63 Erlang.

232

3RD =

R

1.1.

Page 105: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

105

- Mỗi trạm thu phát sóng phục vụ bình quân: 63/0,032 ~ 2.000 thuê bao.

1.2. Trạm thu phát sóng mạng 3G

Theo nội dung tính toán ở phần trên mỗi trạm thu phát sóng (2G; 2,5G) phục vụ bình quân khoảng 2.000 thuê bao. Trong thời gian tới, mạng di động sẽ phát triển lên các thế hệ tiếp theo (3G, 4G…), ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật mới, cung cấp đa dịch vụ. Bên cạnh dịch vụ thoại, trong giai đoạn tới các dịch vụ về dữ liệu sẽ phát triển mạnh.

Do đặc điểm công nghệ, kỹ thuật của mạng 3G, 4G dung lượng phục vụ của mỗi trạm thu phát sóng là dung lượng mềm, không có con số chính xác về dung lượng của mỗi trạm thu phát sóng có thể phục vụ được bao nhiêu thuê bao. Khi số lượng thuê bao tại mỗi trạm tăng cao, tăng đột biến, hệ thống có cơ chế co lại vùng phủ của trạm để đáp ứng nhu cầu về sử dụng các dịch vụ của thuê bao và ngược lại (cơ chế “cell breathing”). Trong nội dung quy hoạch này, giả định mỗi trạm thu phát sóng (3G, 4G):

+ Khu vực đô thị: phục vụ bình quân 2.000 thuê bao/trạm.

+ Khu vực nông thôn: phục vụ bình quân 3.500 thuê bao/trạm.

2. Giải trình phương pháp tính toán đưa ra bán kính vùng phủ của trạm thu phát sóng 3G

Một số tham số đầu vào dùng cho quá trình tính toán:

Bảng 26. Thông số giả định của máy thu (điện thoại di động)

Thông số Thoại & Data tốc độ thấp Data tốc độ cao

Công suất phát lớn nhất 21-22 dBm 24 dBm

Tăng ích ăng ten 0 dBi 2 dBi

Suy hao cơ thể 3 dB 0 dB

Bảng 27. Thông số giả định của Node-B.

Hình dạng nhiễu 2,1 dB tại tần số 2,1GHz

Tăng ích ăng ten 18 dBi

E0/N0 yêu cầu

CS 12,2: 4,3 dB (GoS: 0,01%) CS 64: 2,8 dB (GoS: 0,01%) PS 64: 1,4 dB (BLER: 1%) PS 128 : 1 dB (BLER: 1%) PS 384 : 1,5 dB (BLER: 1%)

Suy hao cáp 0,5 dB khi sử dụng TMA 3 dB khi không sử dụng TMA

Ngoài các tham số trên, yếu tố độ cao ăng ten cũng có ảnh hưởng tới bán kính và

Page 106: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

106

vùng phủ của trạm.

Bảng 28. Thông số độ cao ăng ten theo vùng phủ sóng

Loại vùng phủ Độ cao Ăng ten Đô thị 15~30 m

Ngoại ô 15~30 m

Nông thôn 20~40 m

Dựa trên các tham số đầu vào đưa ra ở trên, áp dụng mô hình truyền sóng Hata – Cost 231, tính bán kính vùng phủ của trạm như sau:

Bảng 29. Bảng tính bán kính phủ sóng trạm thu phát sóng

Tham số

Đô thị (Dense Urban)

Ngoại Ô (Sub Urban)

Nông thôn (Rural)

Đường dẫn, công thức tính

Phía Phát

Công suất phát (dBm)

43 43 43

Công suất phát kênh TCH (dBm)

22 22 22 b

Suy hao cáp Tx (dB)

0 0 0 c

Suy hao cơ thể Tx (dB)

0 0 0 d

Tăng ích ăngten phát Tx (dBi)

0 0 0 e

Công suất đầu ra máy phát (dBm)

22 21 21 f = b – c - d + e

Phía Thu

Tăng ích ăngten thu (dBi)

18 18 18 g

Suy hao cáp Rx (dB)

0,5 0,5 0,5 h

Suy hao cơ thể Rx (dB)

0 0 0 i

Hình dạng nhiễu (dB)

2,1 2,1 2,1 j=h+1.6

Eb/No yêu cầu (dB) 2,8 2,8 4,3 k

Độ nhạy máy thu (dBm)

-121,04 -121,04 -126,74 l = -

174+j+k+10*log10(a*1000)

Mức tải 50% 50% 50% M

Page 107: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

107

Tham số

Đô thị (Dense Urban)

Ngoại Ô (Sub Urban)

Nông thôn (Rural)

Đường dẫn, công thức tính

Độ dự trữ nhiễu (dB)

3,01 3,01 3,01 n= -10*log10(1-m)

Dự trữ fading nhanh (dB)

1,8 1,8 1,8 o

Suy hao thâm nhập (dB)

19 15 10 q

Vùng phủ khả dụng 95% 95% 90%

Dự trữ fading chậm (dB)

6 6,06 4,1 r

Suy hao đường truyền (dB)

130,73 135,17 146,83 S = f+g–I–l–n–o–q-r

Bán kính vùng phủ của cell

Độ cao ăngten NodeB (m)

15-30 15-35 20-40

Mô hình truyền sóng sử dụng

Cost 231-Hata Cost 231-Hata Cost 231-Hata

Bán kính cell (km) 0,78 1,19 3,42

Như vậy, bán kính vùng phủ của một trạm thu phát sóng 3G trong khu vực đô thị khoảng 800m/trạm; khu vực ngoại ô khoảng 1,2km/trạm; khu vực nông thôn khoảng 3,5km/trạm.

Khi bán kính phú sóng của trạm được xác định thì có thể tính được diện tích phủ sóng của trạm (phụ thuộc vào cấu hình Sector của Node-B) theo công thức:

S = K . R2

Với K là hệ số ứng với số Sector trong cell có giá trị như sau:

Bảng 30. Giá tr ị K theo cấu hình trạm

Cấu hình trạm Vô hướng 2 Sector 3 Sector 6 Sector

K 2,6 1,3 1,95 2,6

Đối với các trạm thu phát sóng trong mạng 4G, áp dụng phương pháp tính toán tương tự như trên.

Một số nguyên tắc bố trí các vị trí tr ạm thu phát sóng

+ Khu dân cư:

Đối với khu dân cư thì cần thiết kế trạm gồn 3 cells sao cho các cell có thể

Page 108: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

108

đồng thời phục vụ cả khu vực như hình sau:

+ Kết hợp khu dân cư và tuyến giao thông:

Đối với địa hình như thế này thì thiết kế 3 cells, 2 cell phục vụ đường 1 cell phục vụ khu dân cư như hình vẽ sau:

+ Đường cong:

Đối với địa hình như thế này ta có thể thiết kế hai cell bắn theo hướng đường đi như sau.

+ Ngã 3:

Địa hình theo dạng này, thiết kế 3 cell phủ cả 3 hướng đường như sau.

Page 109: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

109

+ Khu dân cư rộng, đông đúc – thiết kế theo mô hình mắt lưới:

Page 110: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

110

3. Mô hình mẫu một số trạm thu phát sóng thông tin di động

3.1. Mô hình mẫu trạm thu phát sóng sử dụng sử dụng chung hạ tầng

3.2. Mô hình mẫu trạm thu phát sóng loại không sử dụng cột

Page 111: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

111

Mô hình lắp đặt ăng ten thu phát sóng thông tin di động trên lan can của 1 căn hộ.

- Phù hợp khi áp dụng tại khu vực thành phố, khu vực thị xã, thị trấn.

3.3. Mô số mô hình mẫu tham khảo trạm thu phát sóng ngụy trang

- Phù hợp khi áp dụng tại khu vực thành phố Cao Bằng, khu vực các khu du lịch, khu vực các khu di tích, khu vực thị xã, thị trấn.

Page 112: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

112

Page 113: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

113

Page 114: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

114

PHỤ LỤC 2: BẢNG BIỂU QUY HOẠCH Bảng 31. Danh mục các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng

(Ban hành kèm theo Quyết định số........./QĐ-UBND ngày......tháng......năm …. của UBND tỉnh Cao Bằng)

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

- Đ1: Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ (điểm giao dịch khách hàng - Đ 2: Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ (điểm truy cập Internet)

1 Thành phố Cao Bằng

1.1 P.Hợp Giang Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2017

1.2 Phường Sông Hiến Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2017

1.3 Phường Sông Bằng Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2017

1.4 Phường Tân Giang Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2017

1.5 Phường Ngọc Xuân Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2017

1.6 Phường Đề Thám Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2017

1.7 Phường Hoà Chung Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2019

1.8 Phường Duyệt Chung Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2019

1.9 Xã Chu Trinh Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông 5 ÷ 10 2020

Page 115: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

115

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

(VNPT, Viettel, FPT...)

1.10 Xã Vĩnh Quang Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

1.11 Xã Hưng Đạo Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

1.12 Cụm công nghiệp Đề Thám

Đ1 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

1.13 UBND tỉnh Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

1.14 Tỉnh Ủy Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

1.15 Bến xe tỉnh x2 bến xe Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2017

1.16 Bệnh viện tỉnh Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2017

1.17 Quảng trường Bác Hồ

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

1.18 Công viên trung tâm Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2019

1.19 Quảng trường khu ĐTM

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2019

2 Huyện Bảo Lâm

Page 116: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

116

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

2.1 Cụm công nghiệp Bảo Lâm

Đ1 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

2.2 Xã Mông Ân Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

2.3 Xã Thái Học Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

2.4 Xã Thái Sơn Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

2.5 Xã Nam Cao Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

2.6 Xã Nam Quang Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2017

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

2.7 Xã Tân Việt Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

Page 117: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

117

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

2.8 Xã Yên Thổ Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

2.9 Xã Quảng Lâm Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

2.10 Xã Thạch Lâm Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2021

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

2.11 Xã Lý Bôn Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

2.12 Xã Đức Hạnh Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

2.13 Xã Vĩnh Quang Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

2.14 Xã Vĩnh Phong Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

Page 118: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

118

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

2.15 UBND huyện Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

2.16 Thị trấn Pắc Miều Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2017

3 Huyện Bảo Lạc

3.1 Xã Cốc Pàng Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2017

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

3.2 Xã Thượng Hà Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2017

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

3.3 Xã Cô Ba Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2017

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

3.4 Xã Bảo Toàn Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

3.5 Xã Khánh Xuân Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

3.6 Xã Xuân Trường Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông 5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

Page 119: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

119

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

(VNPT, Viettel, FPT...)

3.7 Xã Hồng Trị Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

3.8 Xã Phan Thanh Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

3.9 Xã Hồng An Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

3.10 Xã Hưng Đạo Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2017

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

3.11 Xã Huy Giáp Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

3.12 Xã Đình Phùng Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

3.13 Xã Sơn Lộ Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2017

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông 5 ÷ 10 2020

Page 120: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

120

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

(VNPT, Viettel, FPT...)

3.14 Xã Hưng Thịnh Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

3.15 Xã Kim Cúc Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

3.16 Xã Sơn Lập Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

3.17 UBND Thị trấn Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

3.18 UBND huyện Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

4 Huyện Nguyên Bình

4.1 Xã Yên Lạc Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2016

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2019

4.2 Xã Triệu Nguyên Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.3 Xã Ca Thành Đ1 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Page 121: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

121

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.4 Xã Thái Học Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.5 Xã Vũ Nông Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.6 Xã Minh Tâm Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.7 Xã Thể Dục Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.8 Xã Bắc Hợp Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.9 Xã Mai Long Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.10 Xã Lang Môn Đ1 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Page 122: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

122

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.11 Xã Minh Thanh Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.12 Xã Hoa Thám Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.13 Xã Phan Thanh Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.14 Xã Quang Thành Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.15 Xã Tam Kim Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.16 Xã Thành Công Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.17 Xã Thịnh Vượng Đ1 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Page 123: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

123

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.18 Xã Hưng Đạo Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

4.19 UBND huyện Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2017

4.20 Thị trấn Nguyên Bình Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2017

4.21 Thị trấn Tĩnh Túc Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

5 Huyện Hòa An

5.1 Cụm công nghiệp Hưng Đạo

Đ1 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.2 Xã Dân Chủ Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.3 Xã Nam Tuấn Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.4 Xã Đức Xuân Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông 5 ÷ 10 2020

Page 124: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

124

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

(VNPT, Viettel, FPT...)

5.5 Xã Đại Tiến Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.6 Xã Đức Long Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.7 Xã Ngũ Lão Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.8 Xã Trương Lương Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.9 Xã Bình Long Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.10 Xã Nguyễn Huệ Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.11 Xã Cồng Trừng Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông 5 ÷ 10 2020

Page 125: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

125

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

(VNPT, Viettel, FPT...)

5.12 Xã Hồng Việt Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.13 Xã Bế Triều Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.14 Xã Hoàng Tung Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.15 Xã Trưng Vương Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.16 Xã Quang Trung Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.17 Xã Bạch Đằng Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.18 Xã Bình Dương Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông 5 ÷ 10 2020

Page 126: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

126

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

(VNPT, Viettel, FPT...)

5.19 Xã Lê Chung Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2022

5.20 Xã Hà Trì Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.21 Xã Hồng Nam Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

5.22 UBND huyện Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

5.23 Thị trấn Nước Hai Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

6 Huyện Hà Quảng

6.1 Khu kinh tế cửa khẩu Sóc Giang

Đ1 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

6.2 Khu di tích lịch sử Pác Bó

Đ1 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

6.3 Xã Lũng Nặm Đ1 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Page 127: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

127

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

6.4 Xã Kéo Yên Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

6.5 Xã Trường Hà Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

6.6 Xã Vân An Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

6.7 Xã Cải Viên Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 20120 Xã Biên giới

6.8 Xã Nà Sác Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

6.9 Xã Nội Thôn Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

6.10 Xã Tổng Cọt Đ1 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Page 128: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

128

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

6.11 Xã Sóc Hà Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

6.12 Xã Thượng Thôn Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

6.13 Xã Hồng Sĩ Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

6.14 Xã Sĩ Hai Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

6.15 Xã Quý Quân Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

6.16 Xã Mã Ba Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

6.17 Xã Phù Ngọc Đ1 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Page 129: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

129

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

6.18 Xã Đào Ngạn Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

6.19 Xã Hạ Thôn Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

6.20 Xã Vần Dính Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

6.21 UBND huyện Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

6.22 Thị trấn Xuân Hòa Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

7 Huyện Thông Nông

7.1 Xã Cần Yên Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2018

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

7.2 Xã Vị Quang Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

7.3 Xã Lương Thông Đ1 Doanh nghiệp viễn thông 25 ÷ 50 2018

Page 130: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

130

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

(VNPT, Viettel, FPT...)

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

7.4 Xã Đa Thông Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

7.5 Xã Ngọc Động Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

7.6 Xã Yên Sơn Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

7.7 Xã Lương Can Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

7.8 Xã Thanh Long Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

7.9 Xã Cần Nông Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

7.10 Xã Bình Lãng Đ1 Doanh nghiệp viễn thông 25 ÷ 50 2020

Page 131: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

131

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

(VNPT, Viettel, FPT...)

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

7.11 UBND huyện Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5-10 2018

7.12 Thị trấn Thông Nông Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5-10 2018

8 Huyện Thạch An

8.1 Xã Canh Tân Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

8.2 Xã Kim Đồng Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

8.3 Xã Minh Khai Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

8.4 Xã Thị Ngân Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

8.5 Xã Đức Thông Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5-10 2020

Page 132: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

132

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

8.6 Xã Thái Cường Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

8.7 Xã Vân Trình Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

8.8 Xã Thụy Hùng Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

8.9 Xã Quang Trọng Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

8.10 Xã Trọng Con Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5-10 2020

8.11 Xã Lê Lai Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

8.12 Xã Đức Long Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

Page 133: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

133

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

8.13 Xã Danh Sỹ Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

8.14 Xã Lê Lợi Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

8.15 Xã Đức Xuân Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

8.16 UBND huyện Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

8.17 UBND TT Thạch An Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

9 Huyện Trà L ĩnh

9.1 Khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh

Đ1 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

9.2 Xã Cô Mười Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

9.3 Xã Tri Phương Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông 5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

Page 134: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

134

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

(VNPT, Viettel, FPT...)

9.4 Xã Quang Hán Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

9.5 Xã Quang Vinh Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

9.6 Xã Xuân Nội Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

9.7 Xã Quang Trung Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

9.8 Xã Lưu Ngọc Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

9.9 Xã Cao Chương Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

9.10 Xã Quốc Toản Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông 5 ÷ 10 2020

Page 135: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

135

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

(VNPT, Viettel, FPT...)

9.11 Khu du lịch Thang Hen

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

9.12 UBND huyện Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

UBND TT Hùng Quốc

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

10 Huyện Trùng Khánh

10.1 Xã Ngọc Khê Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

10.2 Xã Phong Nậm Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

10.3 Xã Ngọc Chung Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

10.4 Xã Đình Phong Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

10.5 Xã Lăng Yên Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông 5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

Page 136: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

136

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

(VNPT, Viettel, FPT...)

10.6 Xã Đàm Thuỷ Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

10.7 Xã Khâm Thành Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

10.8 Xã Chí Viễn Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

10.9 Xã Lăng Hiếu Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

10.10 Xã Phong Châu Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

10.11 Xã Đình Minh Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

10.12 Xã Cảnh Tiên Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông 5 ÷ 10 2020

Page 137: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

137

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

(VNPT, Viettel, FPT...)

10.13 Xã Trung Phúc Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

10.14 Xã Cao Thăng Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

10.15 Xã Đức Hồng Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

10.16 Xã Thông Hoè Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

10.17 Xã Thân Giáp Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

10.18 Xã Ngọc Côn Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

10.19 Xã Đoài Côn Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông 5 ÷ 10 2020

Page 138: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

138

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

(VNPT, Viettel, FPT...)

10.21 Khu du lịch Bản Dốc Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

10.22 UBND huyện Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

10.24 UBND TT Trùng Khánh

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

11 Huyện Hạ Lang

11.1 Xã Minh Long Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

11.2 Xã Lý Quốc Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

11.3 Xã Thắng Lợi Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

11.4 Xã Đồng Loan Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

11.5 Xã Đức Quang Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

Page 139: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

139

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

11.6 Xã Kim Loan Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

11.7 Xã Quang Long Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

11.8 Xã An Lạc Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

11.9 Xã Vinh Quý Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

11.10 Xã Việt Chu Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

11.11 Xã Cô Ngân Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

11.12 Xã Thái Đức Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

Page 140: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

140

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

11.13 Xã Thị Hoa Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

11.14 UBND huyện Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

11.15 UBND TT Hạ Lang Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

12 Huyện Quảng Uyên

12.1 Xã Phi Hải Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

12.2 Xã Quảng Hưng Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

12.3 Xã Bình Lăng Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

12.4 Xã Quốc Dân Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

12.5 Xã Quốc Phong Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông 5 ÷ 10 2020

Page 141: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

141

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

(VNPT, Viettel, FPT...)

12.6 Xã Độc Lập Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

12.7 Xã Cai Bộ Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

12.8 Xã Đoài Khôn Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

12.9 Xã Phúc Sen Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

12.10 Xã Chí Thảo Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2019

12.11 Xã Tự Do Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2019

12.12 Xã Hồng Định Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông 5 ÷ 10 2020

Page 142: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

142

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

(VNPT, Viettel, FPT...)

12.13 Xã Hồng Quang Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

12.14 Xã Ngọc Động Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

12.15 Xã Hoàng Hải Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

12.16 Xã Hạnh Phúc Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2019

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

12.17 UBND huyện Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

12.18 UBND TT Quảng Uyên

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

13 Huyện Phục Hòa

13.1 Xã Triệu Ẩu Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

13.2 Xã Hồng Đại Đ1 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Page 143: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

143

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

13.3 Xã Cách Linh Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

13.4 Xã Đại Sơn Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020 Xã Biên giới

13.5 Xã Lương Thiện Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

13.6 Xã Tiên Thành Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

13.7 Xã Mỹ Hưng Đ1

Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

25 ÷ 50 2020

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

13.8 Cụm công nghiệp Miền Đông I

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

13.9 Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng

Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2020

13.10 UBND huyện Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5 ÷ 10 2018

Page 144: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

144

STT Địa điểm

Loại điểm

cung cấp dịch vụ

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ

Quy mô công trình Thời điểm

đưa vào khai thác, sử dụng

Ghi chú Công trình đi thuê

(m2/điểm)

Công trình tự xây dựng (m2/điểm)

13.11 UBND TT Phục Hòa Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5-10 2018

13.12 UBND TT Tà Lùng Đ2 Doanh nghiệp viễn thông (VNPT, Viettel, FPT...)

5-10 2018

- Đ1: Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng có người phục vụ (điểm giao dịch khách hàng) - Đ 2: Điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng không có người phục vụ (điểm truy cập Internet)

Page 145: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

145

Bảng 32. Danh mục các khu vực, tuyến đường, phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1

(Ban hành kèm theo Quyết định số........./QĐ-UBND ngày......tháng......năm ...... của UBND

tỉnh Cao Bằng)

STT Khu vực hoặc tuyến đường phố Thời điểm chuyển đổi cột ăng ten A2a sang

cột ăng ten A1 Cột ăng ten loại A1: Cột ăng ten không cồng kềnh.

Khu vực các tuyến đường, phố sau trong giai đoạn tới quy hoạch chỉ được xây dựng,

phát triển mới cột ăng ten loại A1.

1 Thành phố Cao bằng 1.1 Phường Hợp Giang-TP.Cao Bằng 1.1.1 Đường Hoàng Văn Thụ 2016

1.1.2 Đường Hoàng Như 2016

1.1.3 Đường Lý Tự Trọng 2016

1.1.4 Đường Hoàng Đình Giong

1.1.5 Đường Kim Đồng

1.1.6 Đường Vườn Cam

1.1.7 Đường Nước Giáp

1.1.8 Đường Phố Thầu

1.1.9 Bế Văn Đàn

1.1.10 Đường Xuân Trường

1.1.11 Đường Đàm Quang Trung

1.1.12 Đường Hiến Giang

1.1.13 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn Phường ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

1.2 Phường Tân Giang - TP.Cao Bằng 1.2.1 Đường Đông Khê 2017

1.2.2 Đường Kim Đồng

1.2.3 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn Phường ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

1.3 Phường Sông Bằng - TP.Cao Bằng 1.3.1 Đường Pác Bó

1.3.2 Đường 3-10 2017

1.3.3 Đường Lê Lợi

1.3.4 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa

Page 146: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

146

STT Khu vực hoặc tuyến đường phố Thời điểm chuyển đổi bàn Phường ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

1.4 Phường Sông Hiến- TP.Cao Bằng 1.4.1 Đường Phai Khắt Nà Ngần 2017

1.4.2 Đường QL3 Cũ

1.4.3 Đường QL3 mới

1.4.4 Đường phía Nam khu đô thị mới TP Cao Bằng

1.4.5 Đường nối QL3 và QL4a

1.4.6 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn Phường ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

1.5 Phường Hoà Chung - TP.Cao Bằng 1.5.1 Đường 1-4

1.5.2 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn Phường ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

1.6 Phường Ngọc Xuân- TP.Cao Bằng 1.6.1 Tỉnh Lộ 203 2017

1.6.2 Xóm Gia Cung 2017

1.6.3 Khu tái định cư 2017

1.6.4 Đường Pác Bó

1.6.5 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn Phường ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

1.7 Phường Duyệt Trung- TP.Cao Bằng 1.7.1 Quốc Lộ 4A

1.7.2 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn Phường ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

1.8 Phường Đề Thám- TP.Cao Bằng 1.8.1 QL3 Cũ 2017

1.8.2 Dọc đường Hồ Chí Minh qua địa phận

1.8.3 Đường QL3 mới 2017

1.8.4 Đường phía Nam khu đô thị mới TP Cao Bằng

1.8.5 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn Phường ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

Page 147: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

147

STT Khu vực hoặc tuyến đường phố Thời điểm chuyển đổi 1.9 Xã Hưng Đạo- TP.Cao Bằng 1.9.1 Trung tâm xã Hưng Đạo

1.9.2 Dọc đường Hồ Chí Minh qua địa phận xã

1.9.3 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn xã ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

1.10 Xã Chu Trinh- TP.Cao Bằng 1.10.1 Quốc lộ 4A

1.10.2 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn xã ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

1.11 Xã Vĩnh Quang 1.11.1 Tỉnh lộ 203

1.11.2 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn xã ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

2 Huyện Bảo Lạc 2.1 Quốc lộ 34

2.2 Tỉnh lộ 217

2.3 Quốc lộ 4C

2.4 Cửa khẩu Cốc Pàng

2.5 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn huyện ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

3 Huyện Bảo Lâm 3.1 Quốc lộ 34

3.2 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn huyện ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

4 Huyện Hạ Lang 4.1 Tỉnh lộ 217

4.2 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn huyện ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

5 Huyện Hà Quảng 5.1 Tỉnh lộ 203

5.2 Khu di tích Pác Bó

Page 148: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

148

STT Khu vực hoặc tuyến đường phố Thời điểm chuyển đổi 5.3 Cửa khẩu Sóc Giang

5.4 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn huyện ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

6 Huyện Hoà An 6.1 Tỉnh lộ 203

6.2 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn huyện ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

7 Huyện Nguyên Bình 7.1 Quốc lộ 34

7.3 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn huyện ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

8 Huyện Phục Hòa 8.1 Quốc lộ 3

8.2 Cửa Khẩu Tà Lùng

8.3 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn huyện ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

9 Huyện Quảng Uyên 9.1 Tỉnh lộ 207

9.2 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn huyện ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

10 Huyện Thạch An 10.1 Tỉnh lộ 208

10.2 Cửa Khẩu Đức Long

10.3 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn huyện ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

11 Huyện Thông Nông 11.1 Tỉnh lộ 204

11.2 Cửa Khẩu Cần Yên

11.3 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn huyện ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

Page 149: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

149

STT Khu vực hoặc tuyến đường phố Thời điểm chuyển đổi 12 Huyện Trà L ĩnh 12.1 Quốc lộ 3

12.2 Cửa Khẩu Hùng Quốc

11.3 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn huyện ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

13 Huyện Trùng Khánh 13.1 Tỉnh lộ 206

13.2 Tỉnh lộ 213

13.3 Cửa Khẩu Pò Heo

13.4 Các khu vực, tuyến đường, phố còn lại trên địa bàn huyện ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng, lắp đặt cột ăng ten loại A1

Ghi chú: - Các tuyến đường không ghi chú thời điểm chuyển cột ăng ten

A2a sang A1 là tuyến đường hiện không có cột ăng ten A2a và bắt buộc phải lắp

đặt cột ăng ten loại A1 khi xây dựng mới (nên không có thời điểm chuyển đổi).

- Một số tuyến đường ở trong bảng 36 có lắp đặt cột A2b, yêu cầu phải

chuyển đổi sang cột A1 sẽ được liệt kê chi tiết trong bảng 37.

Bảng 33. Quy hoạch khu vực, tuyến đường, phố chuyển đổi cột ăng ten loại A2b sang cột ăng ten loại A1

STT Khu vực hoặc tuyến đường, phố Thời điểm chuyển đổi cột ăng ten A2b sang cột ăng ten A1

Cột ăng ten loại A1: Cột ăng ten không cồng kềnh.

Khu vực các tuyến đường, phố sau nếu hiện trạng đang có các cột ăng ten loại A2b(nếu có); sẽ thực hiện chuyển đổi sang cột ăng ten loại A1 theo lộ trình.

1 Thành phố Cao Bằng

1.1 Phường Hợp Giang

1.1.1 Đường Hoàng Đình Giong 2017

1.1.2 Đường Kim Đồng 2017

1.1.3 Đường Vườn Cam 2017

1.1.4 Đường Nước Giáp 2017

1.1.5 Đường Phố Thầu 2017

1.1.6 Lý Tự Trọng 2017

Page 150: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

150

1.1.7 Bế Văn Đàn 2017

1.1.8 Đường Xuân Trường 2017

1.1.9 Đường Đàm Quang Trung 2017

1.1.10 Đường Hiến Giang 2017

1.2 Phường Tân Giang

1.2.1 Đường Kim Đồng 2018

1.3 Phường Sông Bằng

1.3.1 Đường Pác Bó 2018

1.3.2 Đường Lê Lợi

1.4 Phường Sông Hiến

1.4.2 Đường QL3 Cũ 2018

1.4.3 Đường QL3 mới 2018

1.4.4 Đường phía Nam khu đô thị mới TP Cao Bằng

2018

1.4.5 Đường nối QL3 và QL4a 2018

1.5 Phường Hoà Chung

1.5.1 Đường 1-4 2018

1.6 Phường Ngọc Xuân

1.6.1 Đường Pác Bó 2018

1.7 Phường Duyệt Trung

1.7.1 Quốc Lộ 4A 2018

1.8 Phường Đề Thám

1.8.1 QL3 Cũ 2018

1.8.2 Dọc đường Hồ Chí Minh qua địa phận

2018

1.8.3 Đường QL3 mới 2018

1.8.4 Đường phía Nam khu đô thị mới TP Cao Bằng

2018

1.9 Xã Hưng Đạo

1.9.1 Trung tâm xã Hưng Đạo 2018

1.9.2 Dọc đường Hồ Chí Minh qua địa phận xã

2018

1.10 Xã Chu Trinh

1.10.1 Quốc lộ 4A 2018

Page 151: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

151

1.11 Xã Vĩnh Quang

1.11.1 Tỉnh lộ 203 2018

Bảng 34. Danh mục các khu vực, tuyến đường, phố được lắp đặt cột ăng ten cồng kềnh

(Ban hành kèm theo Quyết định số........./QĐ-UBND ngày......tháng......năm ...... của UBND tỉnh Cao Bằng)

STT Khu vực, tuyến đường, phố Loại cột ăng

ten cồng kềnh được lắp đặt

Ghi chú

Cột ăng ten loại A2b: Cột ăng ten xây dựng, lắp đặt trên mặt đất.

1 Thành phố Cao Bằng

1.1 Phường Tân Giang (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <50m Khu vực đô thị, hạn chế

độ cao cột ăng ten < 50m, theo

Điều 8 Thông tư 14/TT-BTTTT

1.2 Phường Sông Bằng (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <50m

1.3 Phường Sông Hiến (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <50m

1.4 Phường Ngọc Xuân (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <50m

1.5 Phường Hoà Chung (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <50m

1.6 Phường Duyệt Trung (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m Khu vực địa bàn

rộng, địa hình đồi núi, địa

hình phức tạp, quy

hoạch cột ăng ten loại

A2b < 100m.

1.7 Phường Đề Thám (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m

1.8 Xã Hưng Đạo (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m

1.9 Xã Vĩnh Quang (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m

1.10 Xã Chu Trinh (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m

2 Huyện Bảo Lạc

2.1 Thị trấn Bảo Lạc (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m Khu vực vùng núi, địa bàn

rộng, địa hình đồi núi, địa

2.2 Xã Sơn Lộ A2b <100m

2.3 Xã Đình Phùng A2b <100m

2.4 Xã Hưng Đạo A2b <100m

2.5 Xã Huy Giáp A2b <100m

Page 152: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

152

STT Khu vực, tuyến đường, phố Loại cột ăng

ten cồng kềnh được lắp đặt

Ghi chú

2.6 Xã Hồng An A2b <100m hình phức tạp, quy

hoạch cột ăng ten loại

A2b < 100m.

2.7 Xã Xuân Trường A2b <100m

2.8 Xã Khánh Xuân A2b <100m

2.9 Xã Phan Thanh A2b <100m

2.10 Xã Hồng Trị A2b <100m

2.11 Xã Cô Ba A2b <100m

2.12 Xã Bảo Toàn A2b <100m

2.13 Xã Cốc Pàng A2b <100m

2.14 Xã Thượng Hà A2b <100m

2.15 Xã Hưng Thịnh A2b <100m

2.16 Xã Sơn Lập A2b <100m

2.17 Xã Kim Cúc A2b <100m

3 Huyện Bảo Lâm

3.1 Thị Trấn Pác Miều (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m

Khu vực vùng núi, địa bàn

rộng, địa hình đồi núi, địa

hình phức tạp, quy

hoạch cột ăng ten loại

A2b < 100m.

3.2 Xã Lý Bôn A2b <100m

3.3 Xã Yên Thổ A2b <100m

3.4 Xã Thạch Lâm A2b <100m

3.5 Xã Thái Sơn A2b <100m

3.6 Xã Vĩnh Phong A2b <100m

3.7 Xã Nam Quang A2b <100m

3.8 Xã Thái Học A2b <100m

3.9 Xã Vĩnh Quang A2b <100m

3.1 Xã Đức Hạnh A2b <100m

3.11 Xã Tân Việt A2b <100m

3.12 Xã Mông Ân A2b <100m

3.13 Xã Nam Cao A2b <100m

3.14 Xã Quảng Lâm A2b <100m

4 Huyện Hạ Lang

4.1 Thị TrấnThanh Nhật (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m Khu vực vùng núi, địa bàn

rộng, địa hình đồi núi, địa

hình phức tạp, quy

4.2 Xã Lý Quốc A2b <100m

4.3 Xã Cô Ngân A2b <100m

4.4 Xã Thắng Lợi A2b <100m

4.5 Xã Đồng Loan A2b <100m

4.6 Xã An Lạc A2b <100m

4.7 Xã Kim Loan A2b <100m

Page 153: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

153

STT Khu vực, tuyến đường, phố Loại cột ăng

ten cồng kềnh được lắp đặt

Ghi chú

4.8 Xã Việt Chu A2b <100m hoạch cột ăng ten loại

A2b < 100m.

4.9 Xã Thái Đức A2b <100m

4.1 Xã Đức Quang A2b <100m

4.11 Xã Quang Long A2b <100m

4.12 Xã Minh Long A2b <100m

4.13 Xã Thị Hoa A2b <100m

4.14 Xã Vinh Quý A2b <100m

5 Huyện Hà Quảng

5.1 Thị trấn Xuân Hòa (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m

Khu vực vùng núi, địa bàn

rộng, địa hình đồi núi, địa

hình phức tạp, quy

hoạch cột ăng ten loại

A2b < 100m.

5.2 Xã Sóc Hà A2b <100m

5.3 Xã Trường Hà A2b <100m

5.4 Xã Kéo Yên A2b <100m

5.5 Xã Lũng Nặm A2b <100m

5.6 Xã Vân An A2b <100m

5.7 Xã Cải Viên A2b <100m

5.8 Xã Tổng Cọt A2b <100m

5.9 Xã Nội Thôn A2b <100m

5.10 Xã Hồng SĨ A2b <100m

5.11 Xã Sĩ Hai A2b <100m

5.12 Xã Mã Ba A2b <100m

5.13 Xã Hạ Thôn A2b <100m

5.14 Xã Phù Ngọc A2b <100m

5.15 Xã Đào Ngạn A2b <100m

5.16 Xã Quý Quân A2b <100m

5.17 Xã Nà Sac A2b <100m

5.18 Xã Thượng Thôn A2b <100m

5.19 Xã Vần Dính A2b <100m

6 Huyện Hoà An

6.1 Thị trấn Nước Hai (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m Khu vực vùng núi, địa bàn

rộng, địa hình đồi núi, địa

hình phức tạp, quy

6.2 Xã Dân Chủ A2b <100m

6.3 Xã Đức Long A2b <100m

6.4 Xã Công Trừng A2b <100m

6.5 Xã Trương Lương A2b <100m

6.6 Xã Bình Long A2b <100m

6.7 Xã Nam Tuấn A2b <100m

Page 154: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

154

STT Khu vực, tuyến đường, phố Loại cột ăng

ten cồng kềnh được lắp đặt

Ghi chú

6.8 Xã Đại Tiến A2b <100m hoạch cột ăng ten loại

A2b < 100m.

6.9 Xã Đức Xuân A2b <100m

6.10 Xã Ngũ Lão A2b <100m

6.11 Xã Bế Triều A2b <100m

6.12 Xã Hồng Việt A2b <100m

6.13 Xã Hoàng Tung A2b <100m

6.14 Xã Bình Dương A2b <100m

6.15 Xã Bạch Đằng A2b <100m

6.16 Xã Lê Chung A2b <100m

6.17 Xã Hà Trì A2b <100m

6.18 Xã Quang Trung A2b <100m

6.19 Xã Nguyễn Huệ A2b <100m

7 Huyện Nguyên Bình

7.1 Thị trấn Nguyên Bình (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m

Khu vực vùng núi, địa bàn

rộng, địa hình đồi núi, địa

hình phức tạp, quy

hoạch cột ăng ten loại

A2b < 100m.

7.2 Thị trấn Tĩnh Túc A2b <100m

7.3 Xã Thịnh Vượng A2b <100m

7.4 Xã Hoa Thám A2b <100m

7.5 Xã Minh Tâm A2b <100m

7.6 Xã Thái Học A2b <100m

7.7 Xã Minh Thanh A2b <100m

7.8 Xã Lang Môn A2b <100m

7.9 Xã Thể Dục A2b <100m

7.10 Xã Ca Thành A2b <100m

7.11 Xã Vũ Nông A2b <100m

7.12 Xã Tam Kim A2b <100m

7.13 Xã Quang Thành A2b <100m

7.14 Xã Bắc Hợp A2b <100m

7.15 Xã Thành Công A2b <100m

7.16 Xã Hưng Đạo A2b <100m

7.17 Xã Triệu Nguyên A2b <100m

7.18 Xã Phan Thanh A2b <100m

7.19 Xã Mai Long A2b <100m

7.20 Xã Yên Lạc A2b <100m

8 Huyện Phục Hoà

8.1 Thị Trấn Hoà Thuận (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m Khu vực vùng núi,

Page 155: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

155

STT Khu vực, tuyến đường, phố Loại cột ăng

ten cồng kềnh được lắp đặt

Ghi chú

8.2 Thị Trấn Tà Lùng A2b <100m địa bàn rộng, địa hình đồi núi, địa

hình phức tạp, quy

hoạch cột ăng ten loại

A2b < 100m.

8.3 Xã Triệu Ẩu A2b <100m

8.4 Xã Hồng Đại A2b <100m

8.5 Xã Đại Sơn A2b <100m

8.6 Xã Cách Linh A2b <100m

8.7 Xã Mỹ Hưng A2b <100m

8.9 Xã Tiên Thành A2b <100m

8.9 Xã Lương Thiện A2b <100m

9 Huyện Quảng Uyên

9.1 Thị Trấn Quảng Uyên (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m

Khu vực vùng núi, địa bàn

rộng, địa hình đồi núi, địa

hình phức tạp, quy

hoạch cột ăng ten loại

A2b < 100m.

9.2 Xã Bình Lăng A2b <100m

9.3 Xã Cai Bộ A2b <100m

9.4 Xã Chí Thảo A2b <100m

9.5 Xã Đoài Khôn A2b <100m

9.6 Xã Độc Lập A2b <100m

9.7 Xã Hồng Định A2b <100m

9.8 Xã Hạnh Phúc A2b <100m

9.9 Xã Hồng Quang A2b <100m

9.10 Xã Hoàng Hải A2b <100m

9.11 Xã Phúc Sen A2b <100m

9.12 Xã Phi Hải A2b <100m

9.13 Xã Quốc Phong A2b <100m

9.14 Xã Quảng Hưng A2b <100m

9.15 Xã Quốc Dân A2b <100m

9.16 Xã Tự Do A2b <100m

9.17 Xã Ngọc Động A2b <100m

10 Huyện Thạch An

10.1 Thị Trấn Đông Khê (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m Khu vực vùng núi, địa bàn

rộng, địa hình đồi núi, địa

hình phức

10.2 Xã Canh Tân A2b <100m

10.3 Xã Minh Khai A2b <100m

10.4 Xã Quang Trọng A2b <100m

10.5 Xã Lê Lai A2b <100m

10.6 Xã Kim Đồng A2b <100m

Page 156: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

156

STT Khu vực, tuyến đường, phố Loại cột ăng

ten cồng kềnh được lắp đặt

Ghi chú

10.7 Xã Vân Trình A2b <100m tạp, quy hoạch cột

ăng ten loại A2b < 100m.

10.8 Xã Đức Xuân A2b <100m

10.9 Xã Danh Sĩ A2b <100m

10.10 Xã Đức Long A2b <100m

10.11 Xã Thụy Hùng A2b <100m

10.12 Xã Lê Lợi A2b <100m

10.13 Xã Thái Cường A2b <100m

10.14 Xã Trọng Con A2b <100m

10.15 Xã Thị Ngân A2b <100m

10.16 Xã Đức Thông A2b <100m

11 Huyện Thông Nông

11.1 Xã TT.Thông Nông (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m Khu vực vùng núi, địa bàn

rộng, địa hình đồi núi, địa

hình phức tạp, quy

hoạch cột ăng ten loại

A2b < 100m.

11.2 Xã Lương Thông A2b <100m

11.3 Xã Bình Lãng A2b <100m

11.4 Xã Yên Sơn A2b <100m

11.5 Xã Thanh Long A2b <100m

11.6 Xã Lương Can A2b <100m

11.7 Xã Cần Yên A2b <100m

11.8 Xã Đa Thông A2b <100m

11.9 Xã Vị Quang A2b <100m

11.10 Xã Ngọc Động A2b <100m

11.11 Xã Cần Nông A2b <100m

12 Huyện Trà L ĩnh

12.1 Thị Trấn Trà Lĩnh (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m Khu vực vùng núi, địa bàn

rộng, địa hình đồi núi, địa

hình phức tạp, quy

hoạch cột ăng ten loại

A2b < 100m.

12.2 Xã Xuân Nội A2b <100m

12.3 Xã Cô Mười A2b <100m

12.4 Xã Quang Hán A2b <100m

12.5 Xã Quang Trung A2b <100m

12.6 Xã Quốc Toản A2b <100m

12.7 Xã Cao Chương A2b <100m

12.8 Xã Hùng Quốc A2b <100m

12.9 Xã Quang Vinh A2b <100m

12.10 Xẫ Tri Phương A2b <100m

13 Huyện Trùng Khánh

Page 157: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

157

STT Khu vực, tuyến đường, phố Loại cột ăng

ten cồng kềnh được lắp đặt

Ghi chú

13.1 TT Trùng Khánh (ngoại trừ các tuyến đường phố chỉ được lắp đặt cột ăng ten loại A1)

A2b <100m

Khu vực vùng núi, địa bàn

rộng, địa hình đồi núi, địa

hình phức tạp, quy

hoạch cột ăng ten loại

A2b < 100m.

13.2 Xã Đàm Thủy A2b <100m

13.3 Xã Chí Viễn A2b <100m

13.4 Xã Phong Châu A2b <100m

13.5 Xã Cao Thăng A2b <100m

13.6 Xã Đoàn Côn A2b <100m

13.7 Xã Thân Giáp A2b <100m

13.8 Xã Thông Huề A2b <100m

13.9 Xã Đức Hồng A2b <100m

13.10 Xã Trung Phúc A2b <100m

13.11 Xã Cảnh Tiên A2b <100m

13.12 Xã Đình Minh A2b <100m

13.13 Xã Đình Phong A2b <100m

13.14 Xã Ngọc Khê A2b <100m

13.15 Xã Ngọc Chung A2b <100m

13.16 Xã Phong Nậm A2b <100m

13.17 Xã Lăng Yên A2b <100m

13.18 Xã Khâm Thành A2b <100m

13.19 Xã Lăng Hiếu A2b <100m

Page 158: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

158

Bảng 35. Danh mục các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng, sử dụng công trình hạ tầng kỹ thuật để lắp đặt cáp viễn thông

(Ban hành kèm theo Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển hạ tầng viễn thông thụ động số…ngày…tháng…năm…)

STT (1)

Khu vực hoặc tuyến đường, phố (2)

Loại công trình hạ tầng kỹ

thuật (3)

Quy mô công trình hạ tầng kỹ thuật (4)

Thời điểm hạ ngầm cáp viễn thông

(5)

Ghi chú

Loại công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm: N1 công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm cáp viễn thông riêng biệt; N2 công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm sử dụng chung với các ngành khác. C1 công trình cột treo cáp viễn thông riêng biệt; C2 công trình cột treo cáp sử dụng chung với các ngành khác (cột điện, cột đèn...).

1 Thành phố Cao Bằng

1.1 Phố cũ N1 Cáp đồng 1100 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 500 m 2023

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.2 Phố Nước giáp N1 Cáp đồng 800 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 800 m 2023

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.3 Phố Hiến Giang N1 Cáp đồng 800 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 1300 m 2024

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.4 Phố Bằng Giang N1 Cáp đồng 700 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 48Fo; Chiều dài 200 m 2024

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.5 Phố Lý Tự trọng N1 Cáp đồng 900 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 800 m 2018

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.6 Phố Hoàng Văn Thụ N1 Cáp đồng 800 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 350 m 2018

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.7 Phố Xuân Trường N1 Cáp đồng 900 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 1300 m 2018

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.8 Phố Vườn cam N1 Cáp đồng 1000 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 650 m 2025

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.9 Phố Kim đồng N1 Cáp đồng 1400 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 96Fo; Chiều dài 1200 m 2017

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.10 Phố Hoàng Như N1 Cáp đồng 900 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 300 m 2019

Trong hành lang an toàn đường bộ

Page 159: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

159

STT (1)

Khu vực hoặc tuyến đường, phố (2)

Loại công trình hạ tầng kỹ

thuật (3)

Quy mô công trình hạ tầng kỹ thuật (4)

Thời điểm hạ ngầm cáp viễn thông

(5)

Ghi chú

1.11 Phố Hoàng Đình Giong N1 Cáp đồng 600 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 48Fo; Chiều dài 750 m 2017

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.12 Phố Bế Văn Đàn N1 Cáp đồng 700 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 48Fo; Chiều dài 1000 m 2018

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.13 Đường Đông Khê N1 Cáp đồng 500 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 48Fo; Chiều dài 1200 m 2022

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.14 Đường 3/10 N1 Cáp đồng 800 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 1200 m 2024 v

1.15 Quốc lộ 4 N1 Cáp đồng 1000 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 96Fo; Chiều dài 4500 m 2025

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.16 Đường Phay Khắt Nà ngần N1 Cáp đồng 1200 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 96Fo; Chiều dài 2000 m 2023

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.17 Đường Pác Bó N1 Cáp đồng 800 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 500 m 2025

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.18 Đường miền Đông N1 Cáp đồng 1100 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 96Fo; Chiều dài 500 m 2025

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.19 Đường QL 3 mới N1 Cáp đồng 900 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 128Fo; Chiều dài 7000 m 2020

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.20 Đường QL 3 cũ N1 Cáp đồng 500 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 96Fo; Chiều dài 4500 m 2024

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.21 Đường 1/4 N1 Cáp đồng 500 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 48Fo; Chiều dài 1000 m 2022

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.22 Cụm công nghiệp Đề Thám N1 Cáp đồng 800 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 10000 m 2020

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.23 Đường khu đô thị mới phường Sông Hiến

N2 Cáp đồng 2300 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 156Fo; Chiều dài 10000 m 2020

Trong hành lang an toàn đường bộ

1.24 Đường phía nam khu đô thị mới Đề Thám

N2 Cáp đồng 1500 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 156Fo; Chiều dài 5000 m 2020

Trong hành lang an toàn đường bộ

Page 160: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

160

STT (1)

Khu vực hoặc tuyến đường, phố (2)

Loại công trình hạ tầng kỹ

thuật (3)

Quy mô công trình hạ tầng kỹ thuật (4)

Thời điểm hạ ngầm cáp viễn thông

(5)

Ghi chú

1.25 Khu vực các khu dân cư, khu đô thị, khu công nghiệp, khu du lịch, tuyến đường mới xây dựng.

N2

1.26

Phường Sông Hiến (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

1.27

Phường Tân Giang (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

1.28

Phường Sông Bằng (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

1.29

Phường Đề Thám (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

1.30

Phường Duyệt Trung (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

1.31

Phường Ngọc Xuân (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

1.32 Phường Hoa Chung (ngoại trừ C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

Page 161: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

161

STT (1)

Khu vực hoặc tuyến đường, phố (2)

Loại công trình hạ tầng kỹ

thuật (3)

Quy mô công trình hạ tầng kỹ thuật (4)

Thời điểm hạ ngầm cáp viễn thông

(5)

Ghi chú

các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

1.33 Xã Hưng Đạo (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

1.34 Xã Chu Trinh (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

1.35

Xã Vĩnh Quang (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

1.36

Các khu vực còn lại của thành phố Cao Bằng: Ưu tiên, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm, ngầm hóa các tuyến cáp treo

2 Huyện Bảo Lâm

2.1 Quốc lộ 34 N1 Cáp đồng 800 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 18000 m 2024

Trong hành lang an toàn đường bộ

2.2 Cụm công nghiệp Bảo Lâm N1 Cáp đồng 800 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 7000 m 2024

Trong hành lang an toàn đường bộ

2.3

Khu vực 14 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

- Quy hoạch 1,5 km cáp treo cho 1 xã, thị trấn.

- Trong hành lang an toàn đường bộ

3 Huyện Bảo Lạc

Page 162: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

162

STT (1)

Khu vực hoặc tuyến đường, phố (2)

Loại công trình hạ tầng kỹ

thuật (3)

Quy mô công trình hạ tầng kỹ thuật (4)

Thời điểm hạ ngầm cáp viễn thông

(5)

Ghi chú

3.1 Quốc lộ 34 N1 Cáp đồng 500 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 128Fo; Chiều dài 6000 m 2022

Trong hành lang an toàn đường bộ

3.2 Tỉnh lộ 217 N1 Cáp đồng 500 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 4000 m 2023

Trong hành lang an toàn đường bộ

3.3

Khu vực 17 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

- Quy hoạch 1,5 km cáp treo cho 1 xã, thị trấn.

- Trong hành lang an toàn đường bộ

4 Huyện Nguyên Bình

4.1 Quốc lộ 34 N1 Cáp đồng 400 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 5000 m 2022

Trong hành lang an toàn đường bộ

4.2

Khu vực 20 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

- Quy hoạch 1,5 km cáp treo cho 1 xã, thị trấn.

- Trong hành lang an toàn đường bộ

5 Huyện Hòa An

5.1 Tỉnh lộ 203 (Đường Hồ Chí Minh)

N1 Cáp đồng 1000 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 144Fo; Chiều dài 2500 m 2023

Trong hành lang an toàn đường bộ

5.2 Cụm công nghiệp hưng đạo N1 Cáp đồng 300 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 96Fo; Chiều dài 7000 m 2024

Trong hành lang an toàn đường bộ

5.3

Khu vực 21 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

- Quy hoạch 1,5 km cáp treo cho 1 xã, thị trấn.

- Trong hành lang an toàn đường bộ

6 Huyện Hà Quảng

6.1 Tỉnh lộ 203 N1 Cáp đồng 1100 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 168Fo; Chiều dài 10000 m 2024

Trong hành lang an toàn đường bộ

6.2 Tỉnh lộ 210 N1 Cáp đồng 800 đôi, đường kính 0,5mm; 2024 Trong hành lang an toàn

Page 163: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

163

STT (1)

Khu vực hoặc tuyến đường, phố (2)

Loại công trình hạ tầng kỹ

thuật (3)

Quy mô công trình hạ tầng kỹ thuật (4)

Thời điểm hạ ngầm cáp viễn thông

(5)

Ghi chú

cáp quang 144Fo; chiều dài 2000 m đường bộ

6.3 Khu kinh tế cửa khẩu Sóc Giang N1 Cáp đồng 300 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 3000 m 2020

Trong hành lang an toàn đường bộ

6.4 Khu di tích lịch sử Pác Bó N1 Cáp đồng 200 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 1000 m 2023

Trong hành lang an toàn đường bộ

6.5

Khu vực 19 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

- Quy hoạch 1,5 km cáp treo cho 1 xã, thị trấn.

- Trong hành lang an toàn đường bộ

7 Huyện Thông Nông

7.1 Tỉnh lộ 204 N1 Cáp đồng 500 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 3000 m 2023

Trong hành lang an toàn đường bộ

7.2

Khu vực 11 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

- Quy hoạch 1,5 km cáp treo cho 1 xã, thị trấn.

- Trong hành lang an toàn đường bộ

8 Huyện Thạch An

8.1 Quốc lộ 4A N1 Cáp đồng 800 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 128Fo; Chiều dài 4000 m 2022

Trong hành lang an toàn đường bộ

8.2 Tỉnh lộ 208 N1 Cáp đồng 200 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 1000 m 2023

Trong hành lang an toàn đường bộ

8.3

Khu vực 16 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

- Quy hoạch 1,5 km cáp treo cho 1 xã, thị trấn.

- Trong hành lang an toàn đường bộ

9 Huyện Trà L ĩnh

9.1 Tỉnh Lộ 205 N1 Cáp đồng 900 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 144Fo; Chiều dài 7500 m 2023

Trong hành lang an toàn đường bộ

Page 164: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

164

STT (1)

Khu vực hoặc tuyến đường, phố (2)

Loại công trình hạ tầng kỹ

thuật (3)

Quy mô công trình hạ tầng kỹ thuật (4)

Thời điểm hạ ngầm cáp viễn thông

(5)

Ghi chú

9.2 Tỉnh lộ 210 N1 Cáp đồng 800 đôi, đường kính 0,5mm;

cáp quang 144Fo; chiều dài 600 m 2023

Trong hành lang an toàn đường bộ

9.3 Tỉnh lộ 211 N1 Cáp đồng 800 đôi, đường kính 0,5mm; cáp quang 144Fo; chiều dài 3.500 m

2023 Trong hành lang an toàn đường bộ

9.4 Khu kinh tế cửa khẩu Trà Lĩnh N1 Cáp đồng 300 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 72Fo; Chiều dài 3000 m 2020

Trong hành lang an toàn đường bộ

9.5

Khu vực 10 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

- Quy hoạch 1,5 km cáp treo cho 1 xã, thị trấn.

- Trong hành lang an toàn đường bộ

10 Huyện Trùng Khánh

10.1 Tỉnh lộ 211 N1 Cáp đồng 1400 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 168Fo; Chiều dài 2500 m 2023

Trong hành lang an toàn đường bộ

10.2 Tỉnh lộ 206 N1 Cáp đồng 800 đôi, đường kính 0,5mm; cáp quang 144Fo; chiều dài 2.500 m

2024 Trong hành lang an toàn đường bộ

10.3

Khu vực 20 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

- Quy hoạch 1,5 km cáp treo cho 1 xã, thị trấn.

- Trong hành lang an toàn đường bộ

11 Huyện Hạ Lang

11.1 Tỉnh lộ 207 N1 Cáp đồng 1300 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 0Fo; Chiều dài 3500 m 2024

Trong hành lang an toàn đường bộ

11.2 Tỉnh lộ 214 N1 Cáp đồng 800 đôi, đường kính 0,5mm; cáp quang 144Fo; chiều dài 1.000 m

2024 Trong hành lang an toàn đường bộ

11.3

Khu vực 14 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

- Quy hoạch 1,5 km cáp treo cho 1 xã, thị trấn.

- Trong hành lang an toàn đường bộ

Page 165: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

165

STT (1)

Khu vực hoặc tuyến đường, phố (2)

Loại công trình hạ tầng kỹ

thuật (3)

Quy mô công trình hạ tầng kỹ thuật (4)

Thời điểm hạ ngầm cáp viễn thông

(5)

Ghi chú

12 Huyện Quảng Uyên

12.1 Tỉnh Lộ 207 N1 Cáp đồng 900 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 156Fo; Chiều dài 1200 m 2024

Trong hành lang an toàn đường bộ

12.2 Phố mới Cáp đồng 200 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 48Fo; Chiều dài 300 m 2025

Trong hành lang an toàn đường bộ

12.3 Phố Hòa Trung Cáp đồng 300 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 48Fo; Chiều dài 300 m 2025

Trong hành lang an toàn đường bộ

12.4 Phố Hòa Bình Cáp đồng 200 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 48Fo; Chiều dài 300 m 2025

Trong hành lang an toàn đường bộ

12.5 Phố Hòa Nam Cáp đồng 200 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 48Fo; Chiều dài 300 m 2025

Trong hành lang an toàn đường bộ

12.6 Phố Hồng Thái Cáp đồng 200 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 48Fo; Chiều dài 300 m 2025

Trong hành lang an toàn đường bộ

12.7

Khu vực 17 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

- Quy hoạch 1,5 km cáp treo cho 1 xã, thị trấn.

- Trong hành lang an toàn đường bộ

13 Huyện Phục Hòa

13.1 Quốc lộ 3 N1 Cáp đồng 1100 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 0Fo; Chiều dài 4500 m 2020

Trong hành lang an toàn đường bộ

13.2 Cụm công nghiệp Miền Đông I N1 Cáp đồng 300 đôi, đường kính 0,5mm; cáp

quang 96Fo; Chiều dài 7000 m 2020

Trong hành lang an toàn đường bộ

13.3 Khu kinh tế cửa khẩu Tà Lùng N1 Cáp đồng 800 đôi, đường kính 0,5mm; cáp quang 144Fo; chiều dài 3.000 m

2020 Trong hành lang an toàn đường bộ

13.4

Khu vực 9 xã, thị trấn (ngoại trừ các khu vực, tuyến đường, phố quy hoạch xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm)

C1 Cột bê tông, cao 7m ÷8m

- Quy hoạch 1,5 km cáp treo cho 1 xã, thị trấn.

- Trong hành lang an toàn đường bộ

Page 166: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

166

STT (1)

Khu vực hoặc tuyến đường, phố (2)

Loại công trình hạ tầng kỹ

thuật (3)

Quy mô công trình hạ tầng kỹ thuật (4)

Thời điểm hạ ngầm cáp viễn thông

(5)

Ghi chú

- 144Fo: Cáp quang 144 sợi - Với mỗi khu vực, tuyến đường , tuyến phố doanh nghiệp chọn 1 trong 2 phương án (Cáp đồng hoặc cáp quang)

Page 167: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

167

PHỤ LỤC 3: BẢN ĐỒ QUY HOẠCH Theo thông tư số 14 /2013/TT-BTTTT về việc Hướng dẫn việc lập, phê

duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương, bản đồ quy hoạch viễn thông thụ động trên được xây dựng theo tỷ lệ 1/5.000÷1/25.000. Bản đồ quy hoạch Viễn thông thụ động tỉnh Cao Bằng xây dựng dựa trên công nghệ bản đồ số GIS, có tỷ lệ: 1/15.000.

Phần bản đồ chi tiết theo quyển bản đồ kèm theo.

Page 168: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

168

PHỤ LỤC 4: CÁC KHUYẾN NGHỊ

*Khuy ến nghị một số giải pháp kỹ thuật thực hiện ngầm hóa mạng viễn thông

1. Hầm hào kỹ thuật

Giái pháp xây dựng hệ thống hầm hào kỹ thuật ngầm hóa mạng ngoại vi là một trong những giải pháp tiên tiến, hiện đại đáp ứng xu hướng phát triển trong thời gian tới.

Giải pháp này có ưu điểm: thuận lợi trong việc kết hợp sử dụng chung cơ sở hạ tầng với các ngành khác, dễ dàng nâng cấp, sửa chữa, đảm bảo mỹ quan… Nhược điểm của giải pháp này là chi phí đầu tư khá lớn, thời gian triển khai thi công chậm, diện tích sử dụng lòng, lề đường giao thông lớn…

Giải pháp này được áp dụng khi nguồn vốn đầu tư cho việc triển khai ngầm hóa lớn; đối với những khu vực có điều kiện kinh tế xã hội phát triển, yêu cầu cao về mỹ quan và đối với những khu vực có đủ điều kiện xây dựng hệ thống hầm hào kỹ thuật (khu đô thị, khu dân cư mới…).

Giải pháp này có thể áp dụng triển khai tại khu vực: khu vực các khu đô thị mới; khu vực các tuyến đường trục (quốc lộ …); khu vực các tuyến đường, tuyến phố có vỉa hè lớn hơn 3m …

2. Sử dụng cáp chôn trực tiếp

Giải pháp sử dụng cáp chôn trực tiếp áp dụng đối với những khu vực không đủ điều kiện xây dựng hệ thống hầm hào kỹ thuật, hệ thống cống bể; đối với những khu vực yêu cầu thời gian triển khai thực hiện ngầm hóa trong thời gian ngắn và khi nguồn vốn đầu tư cho việc thực hiện ngầm hóa là hạn chế.

Giải pháp sử dụng cáp chôn trực tiếp có ưu điểm: chi phí đầu tư thấp, thời gian thi công ngắn, đảm bảo mỹ quan … Tuy nhiên giải pháp này cũng có một số nhược điểm như khó triển khai sử dụng chung cơ sở hạ tầng với các ngành khác (điện, nước …). Khó khăn trong việc nâng cấp dung lượng cáp …

Giải pháp này có thể áp dụng triển khai tại khu vực: khu vực tuyến đường, phố có vỉa hè nhỏ hơn 3m; khu vực các tuyến đường, tuyến phố khu vực thành phố Cao Bằng, và trung tâm thị trấn các huyện…

3. Ứng dụng kỹ thuật khoan ngầm

Những kỹ thuật truyền thống được biết đến trong xây dựng hệ thống cống bể ngầm là đào rãnh để lắp đặt ống dẫn cáp và bể cáp. Tuy nhiên kỹ thuật này

Page 169: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

169

được xem là không khả thi nếu ta xây dựng qua đường cao tốc, đường sắt và các chướng ngại vật tương tự khác hoặc trong các khu đô thị chật hẹp. vì vậy, cần có một giải pháp hiệu quả hơn đó là sử dụng các kỹ thuật khoan ngầm. Thuận lợi lớn nhấp của các kỹ thuật đào rãnh là giảm thiểu các chi phí có tính xã hội như là ách tắc giao thông, nguy hiểm cho người đi bộ, ồn ào, ô nhiễm, hư hỏng đường do công việc đào bới gây ra.

Giải pháp này có thể áp dụng triển khái tại các khu vực khi không thể hoặc gặp khó khăn khi thực hiện hầm hào kỹ thuật hoặc sử dụng cáp chôn.

Khoan định hướng

Kỹ thuật khoan định hướng dùng các ống khoan rỗng dễ uốn với đường kính nhỏ (từ 3 đến 10 cm) khoan qua đất từ đầu bên này tới đầu bên kia. Các ống được đẩy và xoay vòng bằng máy tạo thành lỗ định hướng. Một đầu mũi khoan được gắn với phía trước của ống đầu tiên. Trên đầu mũi khoan có vòi phun chất lỏng bentonit, vòi phun sẽ xói mòn đất xung quanh đầu mũi khoan tạo thành lỗ khoan để ống khoan có thể di chuyển về phía trước.

Hình 1. Kỹ thuật khoan định hướng

Khi ống đầu tiên tới hố tiếp nhận. Tháo đầu mũi khoan và nối ống dẫn cáp cần lắp đặt vào. Sau đó kéo trở lại ống định hướng tới điểm khởi đầu.

Sử dụng máy khoan định hướng có thể thực hiện chiều dài khoan trung bình 100m với đường kính trung bình từ 50mm đến 30mm. Hiệu suất của máy phụ thuộc vào chất đất: ví dụ như đất sét là môi trường tốt nhất để thực hiện khoan định hướng, đất đá và đất sỏi có thể tạo bất lợi lớn cho công việc khoan.

Khoan đẩy

Kỹ thuật khoan này dùng các thanh đẩy dài (từ 1 đến 3m) với đường kính (từ 3 đến 10cm) để tạo một lỗ dẫn đướng sau đó ống dẫn cáp sẽ được lắp đặt bằng cách đẩy vào bên trong.

Sự khác nhau cơ bản giữa khoan đẩy và khoan định hướng đó là: trong khi máy khoan định hướng sử dụng chất lỏng xối đất để tạo lỗ khoan để ống khoan di chuyển về trước, thì kỹ thuật khoan đẩy đơn giản đẩy và xoáy các thanh vào

Page 170: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

170

trong đất.

Chiều dài khoan bằng kỹ thuật này thông thường ngắn hơn khoan định hướng. do đặc điểm của máy dùng cơ cấu thanh đẩy mà kỹ thuật này có thể sẽ rất hữu ích trong khu vực đô thị nơi kích thước của thiết bị làm việc cần nhỏ gọn và việc sử dụng chất lỏng để khoan có thể gây ra một số bất lợi nhất định.

Khoan tác động

Kỹ thuật này dùng lực đập được tạo ra bằng các phương pháp khác nhau để thực hiện việc khoan. Có thể phân biệt hai cách khác nhau: kỹ thuật tác động toàn bộ và kỹ thuật tác động kết hợp. Kỹ thuật tác động toàn bộ là kỹ thuật khoan không định hướng có chi phí thấp và cho phép lắp đặt ống trên các đoạn chiều dài ngắn. Nó bao gồm một búa tác động, thường có dạng đầu ngư lôi được đầu ra từ hố khởi đầu của công việc khoan.

Kỹ thuật tác động được thiết kế nhằm tạo ra lực đập kết hợp với các phương pháp khoan khác. Với kỹ thuật này thì máy khoan định hướng và máy khoan đẩy có thể được thiết kế với đầu mũi khoan đặc biệt có gắn búa khí nén. Búa khí nén này sẽ được dùng đến trong các tình huống cụ thể như khi gặp đất đá, đá, gạch, bê tông …

Hình 2. Kỹ thuật khoan tác động

4. Microtunnelling

Kỹ thuật Microtunnelling để cập đến một số phương pháp và thiết bị được sử dụng để xây dựng đường hầm. Kỹ thuật này sử dụng một đầu cắt được dẫn hướng bằng laze và được điểu khiển từ xa. Nó có thể tạo ra các lỗ khoan với dung sai ± 25mm theo chiều dọc và chiều ngang. Đường kính lỗ khoan có thể từ 10cm đến 3m với chiều dài trung bình 100m.

Giống như các kỹ thuật khác, kỹ thuật này cần phải biết rõ điều kiện đất đá tại khu vực thi công. Kỹ thuật Microtunnelling có thể tạo đường hầm với các điều kiện đất thay đổi từ đất mềm tới đá cứng. Tuy nhiên, cần phải lựa chọn một

Page 171: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

171

cách cẩn thận đầu cắt thích hợp với từng loại đất đá. Tốc độ làm việc trung bình của kỹ thuật này là 10 đến 20m/ ngày, mặc dù có thể đạt tốc độ 80m/ ngày nếu trong điều kiện lý tưởng.

Hình 3. Kỹ thuật Microtunnelling

a. Thiết kế hào kỹ thuật

Hào kỹ thuật hình chữ U được chia làm 3 ngăn: ngăn dẫn cáp điện lực, ngăn lối đi để bào trì sửa chữa, ngăn dẫn cáp viễn thông.

Chiều cao tối thiểu cho lối đi để bảo trì sửa chữa 80mm.

Trên thành hào có gắn các giá đỡ cáp và khay dẫn cáp phù hợp với từng chủng loại.

Hào được thiết kế thành các module, mỗi module dài khoảng 0,5m để dễ dàng vận chuyễn và lắp ghép.

Nắp đậy hào được thiết kế thành từng tấm, có các khớp lắp ghép với nhau.

Page 172: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

172

Hình 4. Bản vẽ mô tả thiết kế Tuynel, hào kỹ thuật

b. Thiết kế mương kỹ thuật

Mương kỹ thuật hình chữ U được chia làm 2 ngăn: ngăn dẫn cáp điện lực và ngăn cáp viễn thông.

Khoảng 200m sẽ bố trí hầm cáp để bào trì, sửa chữa.

Trên thành mương có gắn các giá đỡ cáp và khay dẫn cáp phù hợp với từng chủng loại.

Mương được thiết kế thành các module, mỗi module dài khoảng 0,5m để dễ dàng vận chuyển và lắp ghép.

Page 173: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

173

Hình 5. Bản vẽ mô tả thiết kế rãnh kỹ thuật

Hình 6. Bản vẽ mô tả vị trí Tuynel, hào, rãnh kỹ thuật

5. Mặt cắt ngang điển hình bố trí hệ thống cống bể cáp

Page 174: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

174

a. Mặt cắt ngang hè đường bố trí hệ thống bể cáp

b. Mặt cắt ngang đường bố trí hệ thống bể cáp

Page 175: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

175

c. Chi tiết bể bê tông nắp gang cầu 6 cạnh

PHỤ LỤC 5: TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Hạ tầng cột ăng ten thu, phát sóng thông tin di động

1.1. Quy trình cấp phép xây dựng trạm dùng chung hạ tầng

Bước 1: Tỉnh công bố quy hoạch chung trên địa bàn toàn tỉnh.

Bước 2: Doanh nghiệp xin cấp phép.

Bước 3: Sở Thông tin và Truyền thông công bố thông tin vị trí xin cấp phép của Doanh nghiệp tới tất cả các doanh nghiệp khác đang hoạt động trong tỉnh.

Bước 4: Sau thời gian quy định (quy định cụ thể về thời gian từ 2 - 6 tháng), các doanh nghiệp có phản hồi cùng thỏa thuận cơ chế đầu tư với doanh nghiệp xin cấp phép; các doanh nghiệp không có phản hồi không được cấp phép xây dựng tại vị trí đó trong giai đoạn thực hiện quy hoạch.

Page 176: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

176

Bước 5: Trong trường hợp có nhiều doanh nghiệp cùng xin cấp phép tại một vị trí (trên 3 doanh nghiệp), cấp phép thêm một vị trí mới trong khu vực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng cung cấp dịch vụ.

Bước 6: Trường hợp có vướng mắc trong thỏa thuận đầu tư giữa các doanh nghiệp, Sở Thông tin và Truyền thông giải quyết vướng mắc.

Bước 7: Sở Thông tin và Truyền thông chuyển Sở xây dựng, UBND huyện/thành phố cấp phép.

Bước 8: Sở Thông tin và Truyền thông công bố thông tin quy hoạch trên trang thông tin điện tử. Công bố thông tin vị trí quy hoạch đã được cấp phép, các vị trí đã cấp phép sẽ không cấp phép trong giai đoạn thực hiện quy hoạch, vị trí , khu vực được cấp phép được xác định vị trí và bán kính trong quy hoạch.

1.2. Quy trình cấp phép đối với các vị trí tr ạm dùng riêng hạ tầng

Bước 1: Tỉnh công bố quy hoạch chung trên địa bàn toàn tỉnh.

Bước 2: Doanh nghiệp xin cấp phép.

Bước 3: Sở Thông tin Truyền thông thẩm định vị trí, xác định khoảng cách vị trí trạm nội mạng, quy hoạch xây dựng chiều cao cột...

Bước 4: Đủ điều kiện thẩm định. Sở Thông tin và Truyền thông chuyển Sở xây dựng, UBND cấp huyện/thành phố cấp phép.

Bước 5: Sở Thông tin và Truyền thông công bố thông tin quy hoạch trên trang thông tin điện tử. Công bố thông tin vị trí quy hoạch đã được cấp phép, các vị trí đã cấp phép sẽ không cấp phép trong gia đoạn thực hiện quy hoạch, vị trí , khu vực được cấp phép được xác định vị trí và bán kính trong quy hoạch. Các doanh nghiệp đã được cấp phép sau thời gian quy định không triển khai xây dựng sẽ bị thu hồi để cấp cho doanh nghiệp khác.

1.3. Quỹ vị trí tr ạm dự phòng dành cho các doanh nghiệp mới

Quỹ vị trí trạm dự phòng dành cho các doanh nghiệp mới chỉ được sử dụng khi có doanh nghiệp mới tham gia thị trường. Doanh nghiệp mới là doanh nghiệp được cấp phép tham gia thị trường sau khi quy hoạch được ban hành.

Quỹ vị trí trạm dự phòng được tính toán để đảm bảo đủ cho doanh nghiệp mới phủ sóng tại khu vực trung tâm thành phố và trung tâm các huyện. Ngoài quỹ vị trí trạm này doanh nghiệp mới phối hợp và đầu tư sử dụng chung cơ sở hạ tầng với các doanh nghiệp khác.

1.4. Quỹ trạm dự phòng dành cho doanh nghiệp phát tri ển hạ tầng mạng ứng dụng công nghệ mới

Page 177: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

177

Quỹ vị trí trạm chỉ được sử dụng khi các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng ứng dụng các công nghệ mới theo cấp phép của Bộ Thông tin và Truyền thông (4G...). Quỹ vị trí cột dành cho 4 doanh nghiệp cùng đầu tư và sử dụng chung hạ tầng.

Các vị trí này chỉ cấp sau khi các doanh nghiệp được cấp phép xây dựng hạ tầng công nghệ mới.

Ngoài quỹ vị trí này các doanh nghiệp có thể triển khai xây dựng hạ tầng ứng dụng các công nghệ mới dựa trên cơ sở sử dụng chung hạ tầng với các công nghệ hiện tại (2G, 3G), tiết kiệm chi phí đầu tư.

2. Quản lý phát tri ển hạ tầng cống bể, cột treo cáp

Đối với mỗi một khu vực (tuyến đường, tuyến phố...) tỉnh thực hiện quy định cấp phép một lần về xây dựng ngầm hóa mạng ngoại vi (cấp phép một lần cho nhiều doanh nghiệp), tránh sự phát triển chồng, chéo giữa các doanh nghiệp.

Ban hành các quy định về dành quỹ đất cho xây dựng hạ tầng viễn thông trong quá trình xây dựng hạ tầng giao thông, đô thị.

Ban hành các quy định về khung giá, phương pháp tính giá cho thuê hạ tầng viễn thông.

Đối với những khu vực xây dựng mới hạ tầng mạng ngoại vi (khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu du lịch, tuyến đường mới...) đề xuất phương án thành lập doanh nghiệp về xây dựng hạ tầng mạng ngoại vi, nhằm đảm bảo thực hiện đồng bộ với các ngành và đảm bảo mỹ quan đô thị.

Đối với khu vực hạ tầng mạng ngoại vi cũ: Để thực hiện ngầm hóa đề xuất phương án sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp, các ngành phối hợp xây dựng và sử dụng chung cơ sở hạ tầng.

2.1. Quy trình cấp phép xây dựng hạ tầng cống bể cáp dùng chung

Bước 1: Tỉnh công bố quy hoạch chung trên địa bàn toàn tỉnh.

Bước 2: Doanh nghiệp xin cấp phép xây dựng tuyến cáp viễn thông.

Bước 3: Trong trường hợp khu vực doanh nghiệp xin cấp phép đã có tuyến cáp ngầm, doanh nghiệp xin phép phải đàm phán và sử dụng chung cơ sở hạ tầng với các doanh nghiệp sở hữu tuyến cáp ngầm, Sở Thông tin và Truyền thông làm đầu mối phối hợp giữa các doanh nghiệp.

Bước 4: Trong trường hợp, khu vực xin cấp phép là khu vực mới, chưa có doanh nghiệp xây dựng hạ tầng cống bể, Sở Thông tin và Truyền thông công bố thông tin kế hoạch cấp phép, thông báo tới các doanh nghiệp khác.

Page 178: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

178

Bước 5: Sau thời gian theo quy định (quy định cụ thể về thời gian), các doanh nghiệp có phản hồi cùng thỏa thuận cơ chế đầu tư với doanh nghiệp xin cấp phép; các doanh nghiệp không có phản hồi sẽ không được cấp phép xây dựng tại khu vực đó trong giai đoạn thực hiện quy hoạch. Nếu có nhu cầu phải đàm phán và thuê lại hạ tầng theo giá do doanh nghiệp cho thuê quyết định.

Bước 6: Trường hợp có vướng mắc trong thỏa thuận đầu tư giữa các doanh nghiệp, Sở Thông tin và Truyền thông đóng vai trò quản lý nhà nước giải quyết.

Bước 7: Sở Thông tin và Truyền thông chuyển Sở Xây dựng,UBND cấp huyện/thành phố cấp phép.

Bước 8: Sở Thông tin và Truyền thông công bố thông tin thực hiện quy hoạch. tới các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Công bố thông tin khu vực đã được cấp phép, khu vực đac được cấp phép sẽ không cấp phép thêm cho các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có nhu cầu thiết lập mạng tại khu vực đã cấp phép phải thỏa thuận với các doanh nghiệp sở hữu hạ tầng theo mức giá doanh nghiệp sở hữu hạ tầng. Trong trường hợp có cải tạo hạ tầng như sửa đường, mở rộng sẽ xem xét cấp phép cho doanh nghiệp.

2.2. Bắt buộc xây dựng tuyến cáp ngầm

Khi tỉnh có kế hoạch xây dựng tuyến đường mới, cải tạo sửa chữa đường, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giao thông Vận tải công bố thông tin trước từ 6 tháng đến 1 năm đến các doanh nghiệp viễn thông.

Bắt buộc các doanh nghiệp hạ ngầm các tuyến cáp treo. Bắt buộc thu hồi toàn bộ hệ thống cáp treo sau khi hoàn thành xây dựng hạ tầng.

Tiến độ xây dựng đồng bộ tiến độ xây dựng hạ tầng giao thông, đô thị. Các sở ngành, địa phương liên quan công bố chi tiết thời gian thi công.

Trường hợp các doanh nghiệp không đầu tư hạ ngầm, tỉnh sẽ cấp phép cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng độc quyền và cho thuê hạ tầng.

2.3. Quy trình cấp phép xây dựng hạ tầng cột treo cáp

Bước 1: Doanh nghiệp xin cấp phép xây dựng hạ tầng cột treo cáp tại một khu vực.

Bước 2: Trong trường hợp khu vực doanh nghiệp xin cấp phép đã có doanh nghiệp khác xây dựng hạ tầng cột treo cáp từ trước, doanh nghiệp sau phải đàm phán và sử dụng chung cơ sở hạ tầng với doanh nghiệp trước, Sở Thông tin và Truyền thông làm đầu mối phối hợp giữa các doanh nghiệp.

Page 179: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

179

Bước 3: Trong trường hợp, khu vực xin cấp phép là khu vực mới, chưa có doanh nghiệp xây dựng hạ tầng cột treo cáp; Sở Thông tin và Truyền thông công bố thông tin, thông báo tới các doanh nghiệp khác.

Bước 4: Sau thời gian quy định (quy định cụ thể về thời gian), các doanh nghiệp có phản hồi cùng thỏa thuận cơ chế đầu tư với doanh nghiệp xin cấp phép; các doanh nghiệp không có phản hồi sẽ không được cấp phép xây dựng hạ tầng hệ thống cột treo cáp tại khu vực đó trong giai đoạn thực hiện quy hoạch. Nếu có nhu cầu phải đàm phán và thuê lại hạ tầng theo giá do doanh nghiệp cho thuê quyết định.

Bước 5: Trường hợp có vướng mắc trong thỏa thuận đầu tư giữa các doanh nghiệp, Sở Thông tin và Truyền thông giải quyết vướng mắc.

Bước 6: Sở Thông tin và Truyền thông chuyển Sở Xây dựng, UBND cấp huyện cấp phép.

Bước 7: Sở Thông tin và Truyền thông công bố thông tin thực hiện quy hoạch. tới các doanh nghiệp. Công bố thông tin quy hoạch đã được cấp phép, khu vực đã được cấp phép, sẽ không cấp phép thêm. Các doanh nghiệp có nhu cầu thiết lập mạng tại khu vực đã cấp phép phải thỏa thuận với các doanh nghiệp sở hữu hạ tầng theo mức giá doanh nghiệp sở hữu hạ tầng..

2.4. Sử dụng chung hạ tầng với các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm khác

Quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm (tuy nen, hào, cống bể, ống cáp ...) tại các khu đô thị mới, tại các tuyến đường nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới và khu công nghiệp để đi cáp viễn thông.

Phối hợp với các ngành (điện, cấp thoát nước...) cùng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật ngầm và sử dụng chung.

Đối với đô thị mới, khu đô thị mới, chủ đầu tư có trách nhiệm đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đối với các đô thị hiện hữu, UBND các đô thị theo phân cấp quản lý phải có kế hoạch từng bước đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.

2.5. Sử dụng chung hạ tầng hệ thống cột điện, cột chiếu sáng

Doanh nghiệp viễn thông đàm phán, phối hợp sử dụng chung cơ sở hạ tầng với các doanh nghiệp, đơn vị chủ quản hệ thống cột điện, cột chiếu sáng tại những khu vực doanh nghiệp viễn thông chưa có hoặc không thể xây dựng hạ

Page 180: Duthao-QuyHoachHTVTCaoBang (V3.2)

Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật VTTĐ tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2015 – 2020, định hướng đến năm 2025

180

tầng cột treo cáp.

Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành khung giá, phương pháp tính giá cho thuê hạ tầng viễn thông, làm cơ sở cho các doang nghiệp trong quá trình đàm phán thuê lại hạ tầng viễn thông.

2.6. Hình thành doanh nghiệp đầu tư cho thuê hạ tầng

Hình thành doanh nghiệp độc lập, chuyên xây dựng hạ tầng cống bể, cột treo cáp sau đó cho các doanh nghiệp khác thuê lại (doanh nghiệp chuyên xây dựng hạ tầng, không cung cấp dịch vụ).

Hình thức này phù hợp khi triển khai xây dựng hạ tầng tại các khu vực mới: khu công nghiệp, khu đô thị...

Sở thông tin và Truyền thông tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Ban hành khung giá, phương pháp tính giá cho thuê hạ tầng viễn thông, làm cơ sở cho các doang nghiệp trong quá trình đàm phán thuê lại hạ tầngviễn thông.

Không cấp phép cho các doanh nghiệp kinh doanh viễn thông khi đã có doanh nghiệp đầu tư xây dựng hạ tầng cho thuê.