ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

31
© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco Public ITE 1 Chapter 6 1 Các chức năng và các giao thức của tầng ứng dụng Network Fundamentals – Chapter 3

Upload: do-gian

Post on 14-Jul-2015

70 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 1

Các chức năng và các giao thức của tầng ứng dụng

Network Fundamentals – Chapter 3

Page 2: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 2

Objectives Trong chương này chúng ta sẽ học:

– Mô tả các cách thức mà các chức năng của 3 tầng trên mô hình OSI cung cấp các dịch vụ mạng cho các ứng dụng người dùng cuối.

– Mô tả cách thức mà các giao thức trên tầng ứng dụng của mô hình TCP/IP cung cấp các dịch vụ cụ thể theo các tầng cao của mô hình OSI.

– Định nghĩa cách mà con người sử dụng tầng ứng dụng để giao tiếp qua mạng thông tin.

– Mô tả chức năng của các ứng dụng TCP/IP đã được biết đến, như là World Wide Web và email, and các dịch vụ liên quan (HTTP, DNS, SMB, DHCP, SMTP/POP, and Telnet).

– Mô tả các quá trình chia sẻ tập tin sử dụng các ứng dụng ngang hàng và giao thức Gnutella

– Giải thích cách mà các giao thức đảm bảo cho các dịch vụ chạy trên một loại thiết bị có thể gửi và nhận dữ liệu từ nhiều thiết bị mạng khác nhau.

– Sử dụng các công cụ phân tích nghiên cứu và giải thích cách mà các ứng dụng người dụng làm việc.

Page 3: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 3

Mô hình OSI và mô hình TCP/IP Mô hình tham chiếu cho liên kết các hệ

thổng mở là một phân tầng và trừu tượng để hướng dẫn cho việc thiết kế các giao thức mạng

–Mô hình OSI chia một tiến trình hoạt động mạng thành 7 tầng logic, mỗi một tầng có một tính năng duy nhất và đảm nhiệm các dịch vụ và các giao thức cụ thể.

•Trong mô hình OSI, thông tin được chuyển từ một tầng xuống tầng kế nó, được bắt đầu từ tầng ứng dụng xuống tới tầng vật lý.

•Sau đó đi qua kênh giao tiếp để tới máy đích, tại máy đích thông tin được xử lý từ tầng thấp hướng lên tầng trên và kết thúc ở tầng ứng dụng.

Page 4: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 4

Mô hình OSI và TCP/IP : Tầng ứng dụng Tầng ứng dụng,

–Tầng 7, là tầng đầu tiên của cả hai mô hình OSI và TCP/IP/–Tầng này cung cấp về giao diện giữa các ứng dụng người dùng với các tầng phía dưới mà qua đó các thông điệp được truyền đi.–Các giao thức của tầng ứng dụng thường được dùng để trao đổi dữ liệu giữa các chương trình chạy trên máy nguồn và máy đích.

Bộ giao thức TCP/IP được phát triển trước khi mô hình OSI được định nghĩa.

–Các giao thức trên tầng ứng dụng của mô hình TCP/IP về cơ bản tương ứng với 3 tầng trên cùng của mô hình OSI: Ứng dụng, trình diễn và phiên.

•Hầu hết các giao thức trên tầng ứng dụng của mô hình TCP/IP được phát triển trước khi xuất hiện các máy tính cá nhân và giao diện đồ họa . Kết quả, các giao thức này thực hiện được rất ít các chức năng cụ thể trong tầng trình diễn và phiên của mô hình OSI.

Page 5: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 5

Mô hình OSI và TCP/IP : Tầng trình diễn Tầng trình diễn có 3 chức năng chính:

–Mã hóa và biến đổi dữ liệu của tầng ứng dụng để đảm bảo rằng dữ liệu ở thiết bị nguồn có thể được hiểu bởi ứng dụng phù hợp trên các thiết bị đích.–Nén dữ liệu theo cùng một cách để các thiết bị đích có thể giải nén.–Mã hóa dữ liệu truyền và giải mã dữ liệu khi dữ liệu được nhận ở thiết bị đích.

Các ví dụ:–QuickTime

•QuickTime là một chuẩn riêng của Apple dành cho video và âm thanh.

–Motion Picture Experts Group (MPEG). •MPEG là một chuẩn nén và mã hóa dữ liệu video.

–Các định dạng GIF, JPEG, TIFF. •GIF và JPEG là các chuẩn nén và mã hóa dành cho hình ảnh,•TIFF là chuẩn mã hóa dành cho hình ảnh.

Page 6: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 6

Mô hình OSI và TCP/IP Model: Tầng phiên Tầng phiên khởi tạo và duy trì các đối

thoại giữa ứng dụng nguồn và đích.–Tầng phiên quản lý vấn đề trao đổi thông tin để bắt đầu các đối thoại, giữ cho chúng hoạt động và khởi tạo các phiên bị gián đoạn hay không được sử dụng trong thời gian dài.

Trong hầu hết các ứng dụng, như là web browsers hay các e-mail client, có sự kết hợp chặt chẽ của các tầng 5, 6 và 7 của mô hình OSI.

Page 7: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 7

Mô hình OSI và mô hình TCP/IP Các giao thức tầng ứng dụng được biết đến rông rãi

chính là các giao thức phụ trách sự trao đổi thông tin.

Bao gồm các giao thức TCP/IP:–Domain Name Service Protocol (DNS) thường được sử dụng để chuyển đổi tên miền sang địa chỉ IP.

–Hypertext Transfer Protocol (HTTP) thường được sử dụng để truyền tải các trang Web.

–Simple Mail Transfer Protocol (SMTP) giao thức chuyển thư điện tử đơn giản thường được sử dụng để truyền tải các thông điệp thư tín và các tập tin đính kèm.

–Telnet, giao thức mô phỏng thiết bị đầu cuối, thường được dùng để cung cấp truy cập từ xa tới máy chủ và các thiết bị mạng.

–File Transfer Protocol (FTP) thường được dùng để truyền các tập tin giữa các hệ thống

Nói chung các giao thức trong bộ giao thức TCP/IP được định nghĩa bởi các RFC(Là những công bố chính thức của mạng internet, để mô tả và tiếp thu những nhận xết về các giao thức, thủ tục, chương trình và các khái niệm)

–Internet Engineering Task Force (IETF) xác nhận RFCs như là các tiêu chuẩn dành cho bộ giao thức TCP/IP.

Page 8: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 10

Các chức năng của các giao thức trên tầng ứng dụng Các giao thức trên tầng ứng dụng được sử dụng đồng

thời bởi cả thiết bị nguồn và thiết bị đích trong suốt phiên giao tiếp.

–Để truyền thông thành công, các giao thức trên tầng ứng dụng được cài đặt trên máy nguồn và máy đích phải phù hợp.

Các chức năng của các giao thức trên tầng ứng dụng:–Các giao thức thiết lập các quy tắc nhất quán để trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng và dịch vụ được tải trên các thiết bị.–Các giao thức chỉ rõ cấu trúc và kiểu thông điệp được truyền giữa nguồn và đích.

•Các thông điệp này có thể là các yêu cầu về dịch vụ, báo nhận, dữ liệu, biểu tượng hay lỗi của thông điệp.

–Khi việc truyền dữ liệu xảy ra, các giao thức phải đảm bảo được rằng thông điệp được gửi đi sẽ nhận được phản hồi mà nó cần.–Các ứng dụng và các dịch vụ cũng có thể sử dụng nhiều giao thức trong một đối thoại đơn giản.

•Một giao thức có thể định rõ cách thức để thiết lập kết nối mạng và một giao thức khác mô tả tiến trình truyền dữ liêu khi thông điệp đi tới các tầng thấp hơn.

Page 9: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 11

Mô hình chủ/khách Các quá trình chủ và khách diễn ra ở tầng ứng dụng

–Thiết bị yêu cầu thông tin được gọi là máy khách

–Thiết bị đáp ứng lại yêu cầu được gọi là máy chủ

–Các giao thức tầng ứng dụng mô tả định dạng của gói tin yêu cầu và phản hồi giữa máy chủ và máy khách

Ví dụ, trong công ty, các nhân viên sử dụng dịch vụ email của công ty để gửi, nhận và lưu trữ email. Mô hình này có thể xem là một mạng chủ khách.

–Chương trình email client trên máy nhân viên gửi yêu cầu cho máy chủ email để nhận các mail chưa đọc.

–Máy chủ phản hồi bằng cách gửi các email được yêu cầu cho máy khách.

Thông thường dữ liệu được gửi từ máy chủ về máy khách, một số loại dữ liệu luôn luôn được gửi từ máy khách về máy chủ.

–Ví dụ, máy khách có thể gửi một file cho máy chủ để lưu trữ (upload)

–Quá trình dữ liệu gửi từ máy chủ về máy khách gọi là download.

Page 10: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 12

Máy chủ Trong thuật ngữ mạng, bất kỳ thiết bị nào đáp ứng các

yêu cầu từ các ứng dụng khách đều được coi là thực hiện chức năng của máy chủ.

–Máy chủ thường là máy tính chứa thông tin để chia sẻ với các hệ thống máy khách.

–Ví dụ, các trang web, tài liệu, cơ sở dữ liệu, hình ảnh, file phim ảnh và âm thanh đều có thể được lưu trữ trên một máy chủ và cung cấp cho các máy khách có yêu cầu

–Trong một số trường hợp, chẳng hạn như máy in mạng, máy chủ chuyển các yêu cầu in ấn cho một máy in cụ thể nào đó.

–Một số máy chủ có thể yêu cầu xác thực đối với thông tin tài khoản người dùng để kiểm tra xem người dùng có quyền truy cập vào dữ liệu được yêu cầu, hoặc người đó thể thực hiện một số thao tác hay không.

•Khi người dùng yêu cầu upload dữ liệu lên máy chủ FTP, người đó cần được cấp quyền ghi vào thư mục nhưng không cần quyền đọc các file khác trên máy chủ.

Page 11: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 13

Máy chủ Trong mạng chủ-khách, máy chủ thường chạy

một loại dịch vụ (hoặc process), gọi là daemon. –Daemon là một loại dịch vụ chạy ẩn trong hệ thống và không chịu sự kiểm soát trực tiếp của người dùng.

–Daemon được lập trình để “lắng nghe” các yêu cầu của máy khách và đáp ứng lại các yêu cầu này.

–Khi daemon “nghe” thấy một yêu cầu từ máy khách, nó sẽ trao đổi các thông tin phù hợp với máy khách theo trình tự quy định và tiến tới gửi các dữ liệu được yêu cầu cho máy khách theo định dạng phù hợp.

Page 12: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 14

Các giao thức và dịch vụ tầng ứng dụng Một ứng dụng riêng rẽ có thể sử dụng nhiều dịch

vụ hỗ trợ của tầng ứng dụng.–Chính vì vậy, một yêu cầu nhận trang web trên thực tế bao gồm rất nhiều các yêu cầu riêng lẻ khác.

–Đối với mỗi yêu cầu, rất nhiều quá trình có thể được khởi động.

–Ví dụ, máy khách có thể đòi hỏi một vài quá trình riêng để hoàn thành một yêu cầu cho máy chủ.

Máy chủ thường nhận được nhiều yêu cầu từ máy khách cùng một lúc.

–Ví dụ, máy chủ Telnet cùng lúc có thể nhận yêu cầu kết nối từ máy khách

–Các dịch vụ và quá trình tầng ứng dụng hoạt động dựa trên sự hỗ trợ của các chức năng ở tầng dưới.

Page 13: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 15

Các giao thức và dịch vụ tầng ứng dụng Một ứng dụng đơn lẻ có thể sử dụng nhiều dịch

vụ hỗ trợ của tầng ứng dụng;

–Demo: http://www.cnn.com

Page 14: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 16

Mô hình ngang hàng (p2p) Bên cạnh mô hình chủ-khách, người ta còn sử dụng mô hình

ngang hàng. –Mô hình ngang hàng bao gồm hai hình thức: mạng ngang hàng và ứng dụng ngang hàng (p2p).

Mạng ngang hàng–Trong mạng ngang hàng, các máy tính được kết nối thông qua mạng và có thể chia sẻ tài nguyên (máy in, tệp…) mà không cần tới một máy chủ chuyên dụng.

–Mỗi thiết bị đầu cuối kết nối vào mạng (peer) có thể hoạt động vừa như một máy chủ, vừa như một máy khách.

•Một máy tính có thể đóng vai trò máy chủ đối với một số máy, đồng thời có thể đóng vai trò máy khách đối với một số máy khác.

Ví dụ: Mạng ngang hàng đơn giản nhất có thể bao gồm hai máy tính kết nối với nhau và chia sẻ máy in.

–Mỗi người có thể cấu hình để máy của mình chia sẻ tệp, cho phép đánh game mạng hoặc chia sẻ kết nối Internet.

Vì mạng ngang hàng thường không sử dụng cơ chế theo dõi, phân quyền và quản lý tài khoản tập trung, vấn đề an ninh trong mạng ngang hàng thường không cao.

Page 15: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 17

Ứng dụng p2p Ứng dụng p2p

–Ứng dụng p2p cho phép một thiết bị đóng vai trò của cả máy chủ và máy khách trong cùng một truyền thông. –Ứng dụng p2p đòi hỏi mỗi thiết bị đầu cuối phải cung cấp một giao diện người dùng và chạy một dịch vụ ẩn.

•Khi chạy một ứng dụng p2p, nó sẽ nạp giao diện người dùng và chạy các dịch vụ nền yêu cầu.

Một số ứng dụng p2p sử dụng một hệ thống hỗn hợp, trong đó việc chia sẻ tài nguyên không tập trung nhưng các chỉ số (index) tới tài nguyên lại được lưu trữ tập trung.

–Trong hệ thống hỗn hợp, mỗi peer truy cập tới máy chủ index để định vị tài nguyên trên peer khác. –Máy chủ index có thể giúp kết nối hai peer, nhưng khi đã kết nối với nhau, quá trình truyền thông giữa hai peer này có thể thực hiện mà không cần liên lạc với máy chủ index.

Ứng dụng p2p có thể được sử dụng trong mạng ngang hàng, mạng chủ khách và trên Internet.

Page 16: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 18

Dịch vụ và giao thức: số cổng Tầng Vận chuyển sử dụng một sơ đồ đánh địa chỉ gọi

là số cổng –Số cổng xác định các ứng dụng và dịch vụ tầng ứng dụng nào là nguồn và đích tới của dữ liệu.

–Các chương trình máy chủ thường sử dụng các cổng định nghĩa trước mà các máy khách đều biết.

–Khi xem xét sự khác nhau giữa các dịch vụ và giao thức tầng ứng dụng TCP/IP, chúng ta sẽ liên hệ tới các cổng TCP và UDP liên kết với các dịch vụ này.

Một số dịch vụ:–Hệ thống tên miền (DNS) - TCP/UDP cổng 53

–Giao thức truyền siêu văn bản (HTTP) - TCP cổng 80

–Giao thức gửi mail đơn giản (SMTP) - TCP cổng 25

–Post Office Protocol (POP) - UDP cổng 110

–Telnet - TCP cổng 23

–Giao thức cấu hình host động (DHCP) - UDP cổng 67

–Giao thức truyền file (FTP) - TCP cổng 20 và 21

Page 17: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 21

DNS Trong mạng dữ liệu, các thiết bị được gán nhãn với

các địa chỉ IP bằng số, vì thế chúng mới có thể tham gia vào quá trình gửi và nhận các thông điệp trên mạng.

–Tuy nhiên, hầu hết mọi người khó mà nhớ được địa chỉ số này.

–Vì thế, các tên miền đã được tạo ra để chuyển đổi địa chỉ số này thành một cái tên đơn giản và được công nhận.

Các tên miền này ở trên internet, như là tên miền www.cisco.com, dễ nhớ hơn 198.133.219.25 đối với người dùng.

–Ngoài ra nó cũng trong suốt với người dùng, khi Cisco thay đổi địa chỉ số, thì tên miền vẫn được giữ nguyên.

–Địa chỉ mới này sẽ được liên kết với tền miền hiện có và kết nối mạng vẫn được duy trì.

DNS được xây dựng để phân giải địa chỉ cho các mạng.

–DNS sử dụng tập các server phân tán để phân tích các tên được liên kết với các địa chỉ số này.

Page 18: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 22

Các dịch vụ và giao thức DNS DNS là một dịch vụ client/server;

–DNS khác với các dịch vụ client/server khác mà chúng ta đang xem xét.

–Trong khi các dịch vụ khác sử dụng một client như là một ứng dụng (web browser), DNS client chạy như là một dịch vụ độc lập.

•Đôi khi DNS client (được gọi là bộ phân tích DNS) có tác dụng hỗ trợ cho việc phân giải tên miên cho các ứng dụng mạng khác của chúng và các dịch vụ khác mà nó cần.

Các hệ điều hành đều có một tiện ích được gọi là nslookup, cho phép người dùng tự yêu cầu name server phân giải một host name.

–Tiện ích này cũng có thể được dùng để sửa chữa các vấn đề về phân giải tên miền và xác minh lại trạng thái hiện thời của name servers.

–Yêu cầu đầu tiên trong hình vẽ, thực hiện truy vấn đến www.cisco. Name server đưa về địa chỉ 198.133.219.25

Page 19: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 30

WWW Service and HTTP Khi địa chỉ web (URL) được nhập vào trình duyệt,

trình duyệt sẽ thiết lập một liên kết dùng giao thức HTTP tới dịch vụ web trên máy chủ.

–Ví dụ: http://www.cisco.com/index.html•http (tên giao thức)

•www.cisco.com (tên máy chủ)

•index.html (tên trang web trên server)

–Trình duyệt sử dụng name server để kiểm tra và chuyển tên www.cisco.com thành địa chỉ IP dùng trong kết nối với server.

–Khi sử dụng giao thức HTTP, trình duyệt gửi yêu cầu “GET” tới server để lấy file index.html.

–Máy chủ gửi code HTML của trang web này cho trình duyệt.

–Trình duyệt giải mã code HTML và định dạng trang web để hiển thị.

•Các loại dữ liệu khác có thể đòi hỏi các dịch vụ hoặc chương trình khác nhau (gọi chung là plug-in) để hiển thị.

Page 20: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 31

Dịch vụ WWW và HTTP Giao thức truyền siêu văn bản (HTTP) là một

trong những giao thức ứng dụng được sử dụng nhiều nhất.

HTTP là một loại giao thức kiểu “request/response” (yêu cầu/phản hồi) với ba loại thông báo: GET, POST, PUT.

–GET là yêu cầu lấy dữ liệu từ máy khách. Trình duyệt gửi thông báo GET để yêu cầu lấy các trang web từ máy chủ.

•Khi máy chủ nhận được yêu cầu GET, nó sẽ phản hồi bằng một dòng trạng thái (ví dụ: HTTP/1.1 200 OK) và một thông báo riêng chứa file được yêu cầu.

–POST và PUT được dùng để gửi thông báo upload dữ liệu cho máy chủ.

•Ví dụ: khi người dùng nhập dữ liệu vào web form, POST sẽ đưa các dữ liệu này vào trong thông báo để gửi cho máy chủ

•PUT upload tài nguyên hoặc nội dung lên server.

Page 21: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 32

Dịch vụ WWW và HTTP HTTP không phải là một giao thức an toàn.

–Gói tin POST upload thông tin lên server dưới dạng văn bản (plain text). Thông tin này có thể bị chặn và đọc bởi thiết bị khác.

–Tương tự, các phản hồi từ máy chủ (thương là các trang HTML) cũng có thể bị giải mã.

Để đáp ứng nhu cầu truyền thông bảo mật trên Internet, người ta còn sử dụng giao thức HTTPS (HTTP Secure) để trao đổi thông tin.

–HTTPS sử dụng các phương pháp xác thực và mã hóa để bảo vệ dữ liệu khi nó được gửi qua lại giữa máy chủ và máy khách.

–HTTPS đưa ra các quy định bổ xung khi gửi dữ liệu giữa tầng ứng dụng và tầng vận chuyển.

Page 22: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 33

Dịch vụ E-mail and các giao thức E-mail, là dịch vụ mạng được ưa chuộng nhất, nó

đã làm thay đổi hoàn toàn cách con người giao tiếp với nhau do sự đợn giản và nhanh chóng.

Để chạy trên máy tính hay một thiết bị đầu cuối nào đó, email yêu cầu một vài ứng dụng và dịch vụ.

–Post Office Protocol (POP)•Để nhận email từ một email server, email client có thể sử dụng giao thức POP.

–Simple Mail Transfer Protocol (SMTP) •Việc gửi email từ một client hay một server thì sử dụng các định dạng và chỉ lệnh được định nghĩa bởi giao thức SMTP.

Khi con người soạn thảo email, họ sử dụng các ứng dụng soạn thảo đặc trưng được gọi là MUA hay email client.

–Ứng dụng MUA cho phép các thông điệp được gửi đi và đặt các thông điệp nhận được vào hòm thư của máy khách.

Mail User Agent (MUA), or e-mail

client

Page 23: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 39

Giao thức truyền file (FTP) FTP là giao thức tầng ứng dụng.

–FTP được phát triển để đáp ứng việc truyền file giữa máy chủ và máy khách. –FTP client là ứng dụng chạy trên máy tính dùng để tải file lên (push) và tải về (pull) từ máy chủ.

•Client có thể tải về (pull) từ máy chủ.•Hoặc có thể tải lên máy chủ (push)

Để truyền tải file, FTP cần có hai kết nối giữa máy khách và máy chủ:

–Máy khách thiết lập liên kết thứ nhất tới máy chủ ở cổng TCP 21.

•Nó bao gồm các lệnh client và hồi âm của server.

–Máy khách thiết lập liên kết thứ thai tới máy chủ ở cổng TCP 20.

•Liên kết này dùng trong truyền tải file, nó được tạo ra mỗi khi có file được truyền.

The text is not correct. The process of port 20 is initiated from the server. Server sends a connection request from the port 20 back to the ephemeral port on the client.

Page 24: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 40

Giao thức cấu hình host động (DHCP) Dịch vụ DHCP cho phép các thiết bị mạng

nhận địa chỉ IP và các thông tin khác từ máy chủ DHCP.

–Dịch vụ này tự động hóa việc gán địa chỉ IP, mặt nạ mạng con, gateway và các thông số mạng IP khác.

Khi máy chủ DHCP được liên hệ và yêu cầu cung cấp địa chỉ.

–Máy chủ chọn một địa chỉ từ một vùng địa chỉ xác định trước (gọi là pool) và “cho thuê” (lease) địa chỉ này trong một khoảng thời gian quy định.

–Nếu host không hoạt động hoặc bị ngắt khỏi mạng, địa chỉ này được trả về cho pool và máy khác có thể dùng lại.

–Việc cấp phát địa chỉ như vậy thích hợp với những người dùng lưu động.

Page 25: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 41

Giao thức cấu hình host động (DHCP)

Như trên hình vẽ, nhiều loại thiết bị có thể làm DHCP server nếu có chạy phần mềm dịch vụ DHCP

–Máy chủ DHCP trong đa số các mạng cỡ trung bình và lớn chính là một máy tính riêng.

–Trong các mạng gia đình, máy chủ DHCP thường được đặt trên ISP và máy trong mạng nhận IP trực tiếp từ ISP.

–[Tony]: home Linksys router, too

Page 26: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 42

Giao thức cấu hình host động (DHCP) DHCP có thể gây ra vấn đề an ninh do

bất kỳ thiết bị nào kết nối vào mạng đều có thể nhận được địa chỉ.

–Vấn đề này khiến cho việc đảm bảo an ninh cấp độ vật lý trở thành một yếu tố quan trọng khi xác định sử dụng địa chỉ động hay tĩnh.

Đánh địa chỉ động và tĩnh đều có ứng dụng của mình trong thiết kế mạng.

–Nhiều mạng sử dụng cả DHCP và đánh địa chỉ tĩnh.

–DHCP được sử dụng cho các host đa năng (vd: các thiết bị người dùng đầu cuối)

–Địa chỉ cố định được dùng cho các thiết bị mạng (gateway, switch, server, printer ).

Page 27: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 43

DHCP Khi thiết bị khởi động,

–Nó sẽ phát quảng bá gói tin “DHCP DISCOVER” để xác định các máy chủ DHCP đang hoạt động.

–Máy chủ DHCP hồi âm bằng gói tin “DHCP OFFER”, chứa địa chỉ IP, subnet mask, DNS server, gateway mặc định.

–Máy khách có thể nhận được nhiều DHCP OFFER khác nhau nếu có nhiều máy chủ DHCP cùng hoạt động trên mạng. Khi đó nó phải chọn lựa server bằng cách phát quảng bá một “DHCP REQUEST” để xác định rõ máy chủ sẽ “thuê” IP.

–Nếu địa chỉ IP do máy khách yêu cầu (hoặc do máy chủ đề nghị) vẫn còn tự do, máy chủ sẽ xác nhận bằng một gói tin “DHCP ACK” để khẳng định và thông báo cho máy khách biết, “hợp đồng” đã ký kết xong.

Page 28: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 44

DHCP Khi thiết bị khởi động,

–Nếu đề nghị không còn hiệu lực (hết thời gian thuê hoặc máy khác đã thuê mất), máy chủ sẽ phải hồi âm với thông điệp “DHCP NAK” (phủ nhận) –Nếu máy khách nhận được thông điệp DHCP NAK, quá trình lựa chọn phải bắt đầu lại với thông điệp DHCP DISCOVER mớil

Khi máy khách đã có đươc hợp đồng, nó phải “gia hạn” trước khi hợp đồng hết hạn thông qua một thông điệp DHCP REQUEST khác.

Page 29: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 45

DHCP Khi thiết bị khởi động,

–Nếu đề nghị không còn hiệu lực (hết thời gian thuê hoặc máy khác đã thuê mất), máy chủ sẽ phải hồi âm với thông điệp “DHCP NAK” (phủ nhận) –Nếu máy khách nhận được thông điệp DHCP NAK, quá trình lựa chọn phải bắt đầu lại với thông điệp DHCP DISCOVER mớil

Khi máy khách đã có đươc hợp đồng, nó phải “gia hạn” trước khi hợp đồng hết hạn thông qua một thông điệp DHCP REQUEST khác.

Page 30: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 49

Giao thức và dịch vụ Telnet Thời gian dài trước khi xuất hiện máy tính với giao diện đồ

họa tinh vi, người ta sử dụng các hệ thống dựa trên nền văn bản (text-based), thường là các đầu cuối hiển thị kết nối vào máy tính trung tâm.

–Telnet cung cấp một phương pháp chuẩn để mô phỏng các thiết bị đầu cuối text-based thông qua mạng dữ liệu.

–Cả giao thức và phần mềm client sử dụng giao thức đều được gọi chung là Telnet.

Kết nối sử dụng Telnet được gọi là phiên VTY (Virtual Terminal) hoặc kết nối VTY.

–Để hỗ trợ kết nối Telnet client, server chạy một dịch vụ gọi là Telnet daemon.

–Một kết nối VTY được thiết lập từ thiết bị đầu cuối sử dụng phần mềm Telnet client.

–Đa số các hệ điều hành đều bao gồm cả Telnet client.

–Trong máy PC chạy windows có thể chạy Telnet từ dấu nhắc lệnh.

–Một số ứng dụng thông dụng khác có thể làm việc như Telnet client: HyperTerminal, Minicom, TeraTerm.

Page 31: Ex 1 chapter03-appliation-layer-tony_chen - tieng viet

© 2006 Cisco Systems, Inc. All rights reserved. Cisco PublicITE 1 Chapter 6 50

Giao thức và dịch vụ Telnet Telnet là một giao thức chủ/khách, quy định cách thiết

lập và hủy bỏ một phiên VTY. –Mỗi lệnh Telnet chứa ít nhất 2 byte:

•Byte đầu chứa một ký tự đặc biệt gọi là ký tự IAC (Interpret as Command).

•Byte còn lại là lệnh.

–Một số lệnh Telnet:• AYT (Are You There) – cho phép người dùng yêu cầu một số thông tin xuất hiện trên màn hình terminal để xác định phiên VTY đang được kích hoạt.

•EL (Erase Line) – xóa toàn bộ text từ dòng hiện thời.

Giao thức Telnet hỗ trợ xác thực người dùng nhưng không hỗ trợ truyền dữ liệu được mã hóa.

–Dữ liệu trao đổi trong các phiên Telnet được truyền dưới dạng văn bản (plaintext) qua mạng.

–Nếu cần bảo mật, giao thức SSH (Secure Shell) có thể cung cấp giải pháp an toàn cho truy cập máy chủ.

–SSH hỗ trợ xác thực mạnh hơn Telnet, hỗ trợ truyền dữ liệu các phiên sử dụng dữ liệu được mã hóa.