fn.vinhphuc.edu.vn  · web view2020. 11. 12. · - phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word,...

25
CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. (Dành cho học sinh lớp 10) Thời lượng: 02 tiết I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu và trình bày được khái niệm, cách phân loại môi trường; - Hiểu và trình bày được khái niệm, cách phân loại tài nguyên thiên nhiên. - Biết được khái niệm phát triển bền vững. Hiểu được các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. - Biết được vấn đề môi trường và phát triển ở các nhóm nước. - Hiểu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất). 2. Kĩ năng - Phân tích bảng số liệu, tranh ảnh về các vấn đề môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. - Biết cách tìm hiểu một vấn đề môi trường ở địa phương, thu thập, xử lí và phân tích số liệu thống kê về tài nguyên, môi trường. - Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin như công cụ học tập và nghiên cứu. - Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. 3. Thái độ - Tích cực ủng hộ những chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

Upload: others

Post on 11-Aug-2021

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.(Dành cho học sinh lớp 10)

Thời lượng: 02 tiết

I. MỤC TIÊU1. Kiến thức

- Hiểu và trình bày được khái niệm, cách phân loại môi trường;- Hiểu và trình bày được khái niệm, cách phân loại tài nguyên thiên nhiên.- Biết được khái niệm phát triển bền vững. Hiểu được các giải pháp sử

dụng hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.- Biết được vấn đề môi trường và phát triển ở các nhóm nước.- Hiểu được một số vấn đề chính về bảo vệ môi trường ở nước ta: mất cân

bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường (nước, không khí, đất).2. Kĩ năng

- Phân tích bảng số liệu, tranh ảnh về các vấn đề môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

- Biết cách tìm hiểu một vấn đề môi trường ở địa phương, thu thập, xử lí và phân tích số liệu thống kê về tài nguyên, môi trường.

- Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin như công cụ học tập và nghiên cứu.

- Tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng của bản thân để góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay.3. Thái độ

- Tích cực ủng hộ những chủ trương của Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Tích cực tham gia các hoạt động góp phần giải giải quyết vấn đề môi trường do trường và địa phương tổ chức.

- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên.

- Tham gia vào việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân tại địa phương mình sinh sống.

- Có thái độ phê phán đối với các hành vi làm ảnh hưởng không tốt đến môi trường, phát hiện tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.4. Định hướng năng lực được hình thành - Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực khảo sát thực tế …- Năng lực chuyên biệt:

Page 2: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

+ Môn Địa lí: Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng tranh ảnh.+ Môn GDCD, Công nghệ: Năng lực hợp tác, tranh ảnh, sáng tạo.II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU* Chuẩn bị của giáo viên

- Máy tính, máy chiếu.- Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động khai thác tài nguyên, chặt phá

rừng, sử dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật, các nguồn gây ô nhiễm tại các nhóm nước phát triển và đang phát triển...

- Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được.

- Một số thông tin về biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ozon trên thế giới, hậu quả và tác động của nó tới Việt Nam.

- Bản kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.- Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho học sinh.- Giấy A0, bút dạ, phiếu học tập.... để học sinh thảo luận nhóm.- Các phiếu trước khi bắt đầu dự án: Phiếu điều tra người học.- Trong khi thực hiện dự án: Phiếu học tập định hướng; Phiếu đánh giá cá

nhân trong hoạt động nhóm; - Kết thúc dự án: Phiếu ghi nhận thông tin.

* Chuẩn bị của học sinh- Giấy A0, bút màu, giấy màu, compa, thước kẻ....- Sưu tầm tài liệu về các vấn đề có liên quan đến bài học, clip, tranh ảnh

minh họa họa về ô nhiễm môi trường.- Các ấn phẩm do học sinh tự thiết kế.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌCTIẾT 1:III.1 HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: - Xây dựng được các chủ đề cần tìm hiểu- Thành lập được các nhóm theo sở thích, phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm.2. Cách thức tổ chức hoạt động:Bước 1. GV cho HS xem các clip: Các vấn đề cấp bách về môi trường trên Trái đất và Việt Nam hiện nay, hãy xem con người đã làm gì với môi trường, và yêu cầu học sinh nhận xét .Bước 2. GV nhận xét và vào dự án: Clip chúng ta vừa xem cho thấy con người ngay từ khi mới xuất hiện cho đến nay đã tác động và làm cho môi trường thay đổi mạnh mẽ. Chính con người là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học và làm giảm chất lượng cuộc

1

Page 3: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

sống của chính mình. Vậy chúng ta phải làm thế nào để hạn chế được những tác động tiêu cực do chính mình gây ra với môi trường sống và làm thế nào để sự phát triển của ngày hôm nay không làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của các thế hệ mai sau, hay nói cách khác là làm thế nào để phát triển bền vững?Bước 3. Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xác định các nội dung của dự án.+ Nội dung 1: Môi trường.+ Nội dung 2: Tài nguyên thiên nhiên.+ Nội dung 3: Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển.+ Nội dung 4: Vấn đề môi trường và phát triển ở các nhóm nước.Bước 4: Thành lập nhóm - GV phát phiếu thăm dò sở thích( phụ lục phiếu số 1), HS điền vào phiếu, GV thông báo thành viên mỗi nhóm, các nhóm bầu nhóm trưởng.- GV có thể đều chỉnh thành viên các nhóm theo năng lực học tập và năng lực sử dụng CNTT.+ Học sinh có năng lực học tập trung bình và yếu: Tập hợp các văn bản đã xử lí, nhập các nội dung văn bản cần trình bày trên powerpoint và trang web. Tham gia tìm kiếm thông tin trong SGK, trên mạng interrnet.+ Học sinh có năng lực học tập khá: Tham gia tìm kiếm thông tin trên mạng internet, tóm tắt các nội dung tìm kiếm được.+ Học sinh có năng lực học tập tốt: Tóm tắt, chắt lọc và chỉnh sửa các thông tin tìm kiếm được.+ Học sinh có năng lực tìm kiếm thông tin trên mạng: Tìm kiếm các thông tin trên mạng.+ Học sinh có năng lực sử dụng Powerpoint và các ứng dụng khác: Chuyển các nội dung lên bản trình bày trên Powerpoint…Bước 5: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm- Nhóm 1, 2.+ Tìm hiểu về Môi trường (Khái niệm, phân loại môi trường. Phân biệt được môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo).- Nhóm 3, 4.+ Tìm hiểu về Tài nguyên thiên nhiên (Khái niệm, phân loại, kể tên các loại tài nguyên theo khả năng hao kiệt).- Nhóm 5, 6.+ Tìm hiểu về phát triển môi trường bền vững: khái niệm, cơ sở, phương hướng, mục tiêu).+ Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã làm gì để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

2

Page 4: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

Bước 6: Phát phiếu học tập định hướng- Nghiên cứu phiếu học tập định hướng- Lắng nghe, ghi chép, hỏi GV những nội dung chưa hiểu 3. Sản phẩm: Thành lập được 6 nhóm học sinh, mỗi nhóm có 6-7 học sinh. Các nhóm đã bầu được các nhóm trưởng và bước đầu xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ theo phụ lục phiếu 2.

III. 2 : HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚIHOẠT ĐỘNG 1.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC

1. Mục tiêu:- Các nhóm dưới sự hướng dẫn của GV sẽ thảo luận về chủ đề được giao, xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án.- Các nhóm xác định được những việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, phương pháp tiến hành.- Các nhóm tự phân công tìm hiểu, nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, video về các nội dung được phân công.- Rèn luyện được kĩ năng làm việc nhóm.- Kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo2. Cách thức tổ chức hoạt động:Bước 1: GV định hướng cho học sinh và các nhóm trong quá trình xây dựng kế hoạch làm việc theo nội dung phụ lục phiếu 3.Bước 2: Giải đáp thắc mắc cho HS. Giúp đỡ HS khi HS yêu cầu.Bước 3: Các nhóm HS dựa trên phiếu định hướng hoạt động phân công nhiệm vụ, xây dựng kế hoạch sinh hoạt nhóm để hoàn thành nhiệm vụ, viết biên bản làm việc nhóm và sắp xếp các nội dung đã tìm hiểu nghiên cứu được.3. Sản phẩm Đề cương chi tiết cho từng chủ đề ở các nhóm.

(Học sinh và các nhóm học sinh làm việc ở nhà trong 1 tuần)HOẠT ĐỘNG 2: THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Mục tiêu:Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra:- Thu thập thông tin: Học sinh có thể tìm kiếm thông tin, bản đồ, tranh ảnh qua sách, báo, Internet…- Xử lý thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Trong quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng đến việc làm rõ các vấn đề đặt ra trong đề cương nghiên cứu- Viết báo cáo kết quả nghiên cứu của nhóm và chuẩn bị trình bày trước lớp.2. Cách thức tổ chức hoạt động

3

Page 5: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

- GV yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến độ công việc của nhóm mình, đồng thời nêu các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu các chủ đề.- GV giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu gợi ý để học sinh có thể giải quyết tốt các vướng mắc của nhóm mình.- Các thành viên thông qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo cáo của nhóm.- Nhóm trưởng tiếp nhận ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báo cáo của nhóm, chuẩn bị trình bày trước lớp vào tiết sau. 3. Sản phẩm- Sơ đồ tư duy Môi trường và tài nguyên thiên nhiên- Bài thuyết trình về và clip về vấn đề ô nhiễm môi trường ở các nước phát triển, đang phát triển.- Bài thuyết trình về thực trạng môi trường ở nước ta(Power point).- Bài thuyết trình về phát triển bền vững (Power point).4. Các nhóm hoàn thành sản phẩm: chuyển đến tất cả các bạn trong lớp để đọc trước và chuẩn bị các câu hỏi. Học sinh nhận được bài trình bày của các nhóm, nghiên cứu và chuẩn bị các câu hỏi.TIẾT 2:

HOẠT ĐỘNG 3: BÁO CÁO(Tổ chức trong hội thảo dạy học theo chuyên đề, thời gian 90 phút )

1. Mục tiêu: - Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của các nhóm: trình bày báo cáo

thông qua thuyết trình, thảo luận- Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm

khác.- Hình thành được kĩ năng: lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương

thuyết. - Góp phần rèn luyện các kĩ năng bộ môn.- Bồi dưỡng ý thức bảo vệ môi môi trường và sử dụng tiết kiệm tài

nguyên.2. Thời gian: 45 phút3. Thành phần tham dự: - Ban Giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn- Giáo viên Địa lí.- Học sinh lớp 10.4. Nhiệm vụ của học sinh- Báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công.- Thảo luận và chuẩn bị các câu hỏi cho các nhóm khác.

4

Page 6: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

- Tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình và tham gia đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.

5. Nhiệm vụ của giáo viên- Dẫn dắt vấn đề, tổ chức thảo luận- Quan sát, đánh giá- Hỗ trợ, cố vấn.- Thu hồi các sản phẩm và các phiếu giao việc trong nhóm- Nhận xét và đánh giá các sản phẩm của học sinhIII.3. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - Xác định xem học sinh đã đạt được mục tiêu bài học hay chưa và khắc sâu

thêm bài học.- Thời gian: 3 – 5 phút- Cách thức tiến hành: GV tổ chức cho học sinh trả lời các câu hỏi trắc

nghiệm sauCâu 1: Phát biểu nào sau đây đúng với môi trường địa lí?A. Không gian bao quanh Trái Đất có quan hệ trực tiếp với con người.B. Tất cả hoàn cảnh bao quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến con người.C. Đóng vai trò rất quan trọng và quyết định đến sự phát triển xã hội.D. Gồm môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo.Câu 2: Phát biểu nào sau đây không chính xác về môi trường sống của con người? A. Không gian bao quanh Trái Đất có quan hệ trực tiếp với con người.B. Tất cả hoàn cảnh bao quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến con người.C. Đóng vai trò rất quan trọng và quyết định đến sự phát triển xã hội.D. Gồm môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, môi trường nhân tạo.Câu 3: Thành phần cơ bản của môi trường gồmA. môi trường tự nhiên, môi trường kinh tế - xã hội.B. môi trường thiên nhiên, môi trường kinh tế - xã hội.C. tự nhiên; quan hệ xã hội trong sản xuất, phân phối.D. điều kện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, xã hội.Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của môi trường đối với con người? A. Là điều kiện thường xuyên và cần thiết của con người.B. Là cơ sở vật chất của sự tồn tại xã hội loài người.C. Là không gian sống của con người và nguồn tài nguyên.D. Là nguyên nhân quyết định đến sự phát triển của loài người.Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng với môi trường tự nhiên?A. Là kết quả lao động của con người.B. Phát triển theo các quy luật tự nhiên.

5

Page 7: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

C. Tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người.D. Không có sự chăm sóc thì sẽ bị hủy hoại.Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng với môi trường nhân tạo? A. Là kết quả lao động của con người.B. Phát triển theo các quy luật tự nhiên.C. Tồn tại hoàn toàn phụ thuộc vào con người.D. Không có sự chăm sóc thì sẽ bị hủy hoại.Câu 7: Tài nguyên thiên nhiên là một khái niệm có tínhA. phát triển. B. cố định. C. không đổi. D. ổn định.Câu 8: Theo thuộc tính tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên được chia thànhA. tài nguyên đất, tài nguyên nông nghiệp, khoáng sản.B. tài nguyên đất, nước, khí hậu, khoáng sản, sinh vật.C. tài nguyên công nghiệp, đất, sinh vật, khoáng sản.D. tài nguyên khí hậu, du lịch, nông nghiệp, sinh vật.Câu 9: Theo công dụng kinh tế, tài nguyên thiên nhiên được chia thànhA. tài nguyên đất, tài nguyên nông nghiệp.B. tài nguyên nước, khí hậu, khoáng sản.C. tài nguyên công nghiệp, đất, khí hậu.D. tài nguyên công nghiệp, du lịch, nông nghiệp.Câu 10: Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người, tài nguyên thiên nhiên được chia thành tài nguyênA. có thể bị hao kiệt, không bị hao kiệt.B. khôi phục được, không khôi phục.C. không bị hao kiệt, khôi phục được.D. không bị hao kiêt, không khôi phục.

TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCBước 1: GV phát cho HS và các đại biểu tham dự phiếu đánh giá và tự đánh

6

Page 8: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

giá sản phẩm của các nhóm.- Dẫn dắt vấn đề cho học sinh tiến hành báo cáo và thảo luận:Chúng ta đang sống trong môi trường tự nhiên, tác động vào tự nhiên để

phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Những tác động ấy đã làm cho môi trường tự nhiên thay đổi. Do vậy chúng ta cần phải có những hiểu biết về môi trường và tài nguyên thiên nhiên để có những tác động hợp lí, để sự phát triển của hôm nay không phải là trở ngại cho sự phát triển của các thế hệ tương lai.

Bước 2. Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung chủ đề theo sự phân công

Nhóm 1, 2: Môi trường(Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận

Sản phẩm: Sơ đồ tư duy)+ Đại diện nhóm 1 hoặc 2 trình bày bài thuyết trình. + HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi

nhận thông tin.+ Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu các học ở các nhóm khác

đưa ra các câu hỏi về vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nhóm có cùng nội dung.

+ HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời+ GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm được báo cáo( Nội dung, hình

thức, cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn). + GV nhấn mạnh môi trường sống của con người là sự kết hợp của 3 loại

môi trường. Cho học sinh xem các hình ảnh minh họa về các loại môi trường và tài nguyên, yêu cầu HS thảo luận thêm (theo cặp).

Nhóm 3, 4: Tài nguyên thiên nhiên(Hình thức báo cáo: Thuyết trình + thảo luận

7

Page 9: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

Sản phẩm: Sơ đồ tư duy)+ Đại diện nhóm 3 hoặc 4 trình bày bài thuyết trình. + HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi

nhận thông tin.+ Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu các học ở các nhóm khác

đưa ra các câu hỏi về vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là nhóm có cùng nội dung.

+ HS nhóm báo cáo ghi chép lại các câu hỏi và đưa ra các phương án trả lời+ GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm được báo cáo( Nội dung, hình

thức, cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn).Câu hỏi: Hãy chứng minh rằng trong lịch sử phát triển của xã hội loài

người, số lượng các loại tài nguyên được bổ sung không ngừng.

Nhóm 5, 6: Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện

để phát triển bền vữngHình thức báo cáo: Thuyết trình + Trò chơi; Sản phẩm: Powerpoint

+ HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.

+ Sau khi nhóm 5,6 thuyết trình xong, GV yêu cầu các học sinh ở các nhóm khác đưa ra các câu hỏi, hỏi nhóm về những nội dung còn chưa rõ.

+ GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 5,6 (nội dung, hình thức, cách trình bày và trả lời câu hỏi của các bạn).

8

Page 10: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

+ GV tổ chức trò chơi: Đi tìm ẩn sốCó 7 gợi ý được đánh số từ 1 đến 7, nếu trả lời đúng tại ẩn số sẽ xuất hiện

các chữ cái, ai tìm được ẩn số nhanh nhất sẽ là người thắng cuộc1. Thiên tai thường xuyên xảy ra hàng năm ở biển, gây hậu quả cho đời sống và sản xuất: Bão biển2. Đây là cách phòng chống sự tàn phá của bão ở vùng ven bển: Đê biển3. Các biện pháp bảo vê tài nguyên đất ở miền núi có tác dụng gì: chống xói mòn4. Một trong những biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ở nước ta: Sách đỏ Việt Nam5. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đô thị: Nước

thải6. Hướng mới để phát triển du lịc nhằm bảo vệ môi trường ở nước ta: Du

lịch sinh thái7. Hệ quả của việc Trái Đất nóng lên làm ngập vùng ven bển: Băng tan Ẩn số: BỀN VỮNG+ GV kết luận:Phần lớn các vấn đề môi trường là do tác động không hợp lý của con

người lên môi trường trong các hoạt động kinh tế... Vì vậy, khi đưa ra các giải pháp về môi trường, cần phải thấy căn nguyên của các vấn đề này có tính chất kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, vấn đề môi trường không tách rời với vấn đề phát triển. Môi trường và phát triển, là vấn đề vừa có tính toàn cầu, vừa có tính khu vực và vừa có những nét riêng của từng nước, từng khối nước...

Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng môi trường lành mạnh và sự phát triển, sự hưng thịnh của xã hội loài người hoàn toàn có thể cùng tồn tại.

Bước 3. Kết thúc buổi báo cáo, GV nhận xét sơ bộ về kết quả của các nhóm, GV đưa ra các hướng phát triển tiếp theo của các nhiệm vụ học tập để học sinh có điều kiện nghiên cứu thêm.

Bước 4. GV thu các phiếu đánh giá của đại biểu, khách mời, giáo viên nhóm học sinh và học sinh. Thống kê, xử lí các phiếu đánh giá, kết hợp với đánh giá của giáo viên và công bố kết quả đánh giá ở tiết học sau.

Bước 5. Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học: Vấn đề môi trường ở các nhóm nước

Định hướng nội dung:- Tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm môi trường ở các nước phát triển: nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, biện pháp mà các nước thuộc nhóm phát triển đã thực

9

Page 11: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

hiện nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm. - Tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển: nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Các nước đang phát triển gặp những khó khăn gì trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế với các biện pháp nhằm hạn chế biến đổi khí hậu (trong nông nghiệp, khai thác khoáng sản, phát triển công nghiệp).

THÔNG TIN PHẢN HỒITÌM HIỂU VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊNI. Môi trườngLà một thành phần của tự nhiên, sống trong môi trường tự nhiên nhưng bạn

đã bao giờ tự hỏi môi trường là gì chưa?Môi trường là không gian bao quanh trái đất, có quan hệ trực tiếp đến sự

tồn tại và phát triển của xã hội loài người.Môi trường có 3 chức năng chính: + Là không gian sống của con người+ Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên+ là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo raMôi trường gồm có 3 loại: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và môi

trường nhân tạo. Các loại môi trường này kết hợp và hòa quyện vào nhau tạo nên môi trường sống của con người. Tuy nhiên giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo lại có sự khác biệt rất lớn:

- Môi trường tự nhiên gồm các thành phần của tự nhiên, xuất hiện không phụ thuộc vào con người, thay đổi khi con người tác động và có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến con người.

- Môi trường nhân tạo: Phụ thuộc vào con người, là sản phẩm lao động của con người, chịu sự chi phối của con người và bị hủy hoại nếu con người không tác động.

II. Tài nguyên thiên nhiênTài nguyên thiên nhiên: là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất

định của sự phát triển lực lượng sản xuất, chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và đối tượng tiêu dùng.

Có nhiều cách phân loại tài nguyện:+ Theo thuộc tính tự nhiên+ Theo công dụng kinh tế+ Theo khả năng có thể bị hao kiệt lại được chia thành 2 nhóm là tài nguyên

có thể bị hao kiệt và tài nguyên không bị hao kiệt.Nhóm tài nguyên có thể bị hao kiệt lại được chia thành tài nguyên không

khôi phục được và tài nguyên khôi phục được.10

Page 12: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

Mỗi loại tài nguyên cần phải có hướng sử dụng riêng cho phù hợp để đảm bảo nguồn tài nguyên có thể phục vụ lâu dài cho sự phát triển của xã hội loài người.

II. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển.

- Mâu thuẫn giữa sử phát triển của nền sản xuất xã hội ngày càng tăng với nguồn tài nguyên có hạn.

- Sự tiến bộ trong kinh tế và khoa học kĩ thuật-> môi trường bị ô nhiễm- Phải sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường->phát triển bền vững- Việc giải quyết các vấn đề môi trường cần phải có những nỗ lực lớn về

chính trị, kinh tế chung của các quốc gia.

11

Page 13: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Page 14: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG.

Phun thuốc tại cánh đồng xã Nghĩa Hưng Bãi rác xã Kim Xá

Đốt rơm rạ trên cánh đồng xã Chấn Hưng Đốt gạch ngói thủ công tại xã Yên Bình

38

Page 15: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.

Phân loại rác thải Trồng cây

Tuyên truyền bảo vệ môi trường. Thu gom rác ở bờ biển.

Hoạt động ngoại khóa bảo vệ môi trường tại trường THPT Vĩnh yên.39

Page 16: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN

40

Page 17: fn.vinhphuc.edu.vn  · Web view2020. 11. 12. · - Phấn, bảng, bút, nháp, giáo án word, giáo án điện tử, một số hình ảnh và video clip sưu tầm được

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

41