ga van 11 cb

198
GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 Ngày soạn: Tiết : 1 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH (Trích “Thượng kinh ký sự”) - LÊ HỮU TRÁC A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực, và ngòi bút ký sự chân thực sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa Trịnh. B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, giảng giải. C. CHUẨN BỊ : Giáo viên: giáo án, tài liệu tham khảo. H/s: soạn bài, đọc kĩ bài ở nhà. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀI GIẢNG : Hoạt động của thầy , trò Nội dung -Nêu những nét chính về cuộc đời của tác giả Lê Hữu Trác, có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của ông ? -Những hiểu biết của em về tác phẩm Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác? I. Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: Lê Hữu Trác (1724 - 1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Ông là một danh y không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc. 2.Tác phẩm: Thượng kinh ký sự (Ký sự đến kinh đô) là tập ký sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783 được xếp ở cuối bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh như một quyển phụ lục. Thượng Kinh Ký Sự tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà Chúa. Đoạn Vào phủ Chúa Trịnh nói về việc Lê Hữu Trác lên kinh đô được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán. II. Đọc - hiểu văn bản: Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị. 1

Upload: taro-duong-bao-anh

Post on 26-Jun-2015

999 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009Ngày soạn: Tiết : 1 VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH

(Trích “Thượng kinh ký sự”) - LÊ HỮU TRÁC A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực, và ngòi bút ký sự chân thực sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ Chúa Trịnh.B. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, giảng giải.C. CHUẨN BỊ :

Giáo viên: giáo án, tài liệu tham khảo. H/s: soạn bài, đọc kĩ bài ở nhà.D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1. Ổn định2. Kiểm tra bài cũ.3. Bài mới.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀI GIẢNG :

Hoạt động của thầy , trò Nội dung-Nêu những nét chính về cuộc đời của tác giả Lê Hữu Trác, có ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của ông ?

-Những hiểu biết của em về tác phẩm Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác?

-Gv cho học sinh đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi: +Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ Chúa Trịnh được tác giả miêu tả như thế nào?

I. Tìm hiểu chung:1.Tác giả: Lê Hữu Trác (1724 - 1791), hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc tỉnh Hưng Yên). Ông là một danh y không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc.2.Tác phẩm: Thượng kinh ký sự (Ký sự đến kinh đô) là tập ký sự bằng chữ Hán hoàn thành năm 1783 được xếp ở cuối bộ Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh như một quyển phụ lục. Thượng Kinh Ký Sự tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà Chúa.Đoạn Vào phủ Chúa Trịnh nói về việc Lê Hữu Trác lên kinh đô được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.II. Đọc - hiểu văn bản:1. Quang cảnh và những sinh hoạt trong phủ Chúa Trịnh:Đã được tác giả ghi lại khá tỉ mỉ qua con mắt quan sát của một người thầy thuốc lần đầu tiên bước vào thế giới mới lạ này:-Quang cảnh ở phủ Chúa cực kỳ tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng.-Cung cách sinh hoạt trong phủ Chúa với những lễ nghi khuôn phép, cách nói năng người hầu kẻ hạ....cho thấy sự cao sang, quyền uy tuyệt đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa đến cực điểm và sự lộng quyền của nhà Chúa.2. Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác giả:-Tuy không bộc lộ trực tiếp nhưng qua ngòi bút ghi

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.1

Page 2: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

+Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của tác gỉa qua đoạn trích?

+Phân tích những đặc sắc bút pháp ký sự của Lê Hữu Trác?

+Ấn tượng chung của em sau khi học đoạn trích nầy ?

chép hiện thực sắc sảo và những cảm xúc được ghi lại có thể thấy được thái độ của tác giả: không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng thụ nơi phủ Chúa và dửng dưng trước những quyến rủ vật chất nơi đây.-Qua diễn biến tâm trạng và cảm nghĩ của Lê Hữu Trác khi bắt mạch kê đơn cho Thế tủ Trịnh Cán ta thấy được phẩm chất của ông: không chỉ là một thầy thuốc giỏi, giàu kinh nghiệm, có y đức cao mà còn là người xem thường lợi danh quyền quý, yêu thích tự do và nếp sồng thanh đạm gỉan dị.3. Đặc sắc bút pháp ký sự của Lê Hữu Trác qua đoạn trích:Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực,tả cảnh sinh động, diễn biến sự việc khéo léo, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót những chi tiết nhỏ tạo nên cái thần của cảnh và việc. Có thể nói tính chân thực của tác phẩm, đặc biệt là đoạn trích Vào Phủ Chúa Trịnh có một giá trị hiện thực sâu sắc.4. Tổng kết:Đoạn trích Vào phủ Chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực sắc sảo tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của Chúa Trịnh. Đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.E. CỦNG CỐ -DẶN DÒ:1. Qua bài học, h/s cần nắm chắc: giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đã học.2. So sánh đoạn trích Vào Phủ Chúa Trinh với tác phẩm hoặc đoạn trích, ký khác của văn học trung đại VN mà em đã học. Nêu nhận xét về nét đạc sác của đoanh trích này.3. H/s soạn bài mới: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.2

Page 3: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

٭٭٭

Ngày soạn: Tiết: 2

TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂNA.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh :

- Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân, mối tương quan giữa chúng.

- Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng ngôn ngữ cá nhân nhất là của những nhà văn có uy tín.

- Có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, có năng lực sáng tạo góp phần vào sự phát triển của ngôn ngữ xã hội

B. PHƯƠNG PHÁP:Phát vấn - Đàm thoại - Nêu vấn đề.C. CHUẨN BỊ :Giáo viên: giáo án, tài liệu tham khảo. H/s soạn bài, học bài ở nhà.D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:1. Ổn định2. Kiểm tra bài cũ:Bút pháp ký sự của Lê Hữu Trác có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó?3. Bài mới: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP BÀI DẠY:

Hoạt động của thầy, trò Nội dung

- Tại sao nói ngôn ngữ là tài sản chung của toàn xã hội?

I. Ngôn ngữ - tài sản chung của xã hội: Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một

cộng đồng xã hội. Muốn giao tiếp với nhau xã hội phải có phương tiên giao tiếp chung đó là ngôn ngữ. Cho nên mỗi cá nhân đều phải biết tích luỹ và biết sử dụng ngôn ngữ chung của toàn xã hội.

Tính chung của ngôn ngữ cộng đồng được biểu hiện qua các phương diện sau:1. Những yếu tố chung cho tất cả mọi cá nhân bao gồm:- Các âm và các thanh. Âm là nguyên âm, phụ âm, thanh là thanh điệu.- Các tiếng tức là các âm tiết. VD: Nhà , cây, người,...- Các từ VD như xe đạp, xe mý, máy bay...- Các ngữ cố định gồm thành ngữ và quán ngữ. VD: chân ướt chân ráo, thuận buồm xuôi gió...2. Tính chung còn thể hiện ở các quy tắc và phương thức cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ. VD một

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.3

Page 4: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

- Theo em, lời nói có phải là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân không? Vì sao?

số quy tắc hoặc phương thức sau:-Quy tắc cấu tạo các kiểu câu.- Phương thức chuyển nghĩa từNgoài ra còn nhiều quy tắc và phương thức chung khác nữa thuộc lĩnh vực ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách...II. Lời nói - sản phẩm riêng của cá nhân:Khi giao tiếp mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng nhu cầu giao tiếp mang nét riêng cá nhân. Cái riêng trong lời nói cá nhân được biểu lộ ở các phương diện sau:1. Giọng nói cá nhân:Khi nói giọng mỗi người có một vẻ riêng không giống ai.2. Vốn từ ngữ cá nhân: Từ ngữ là tài sản chung của mọi người, nhưng mỗi cá nhân quen dùng những từ ngữ nhất định. Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào: lứa tuổi, giớ tính, cá tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, quan hệ xã hội, địa phương sinh sống...3. Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng từ ngữ chung quen thuộc. Mỗi cá nhân khi sử dụng từ ngữ đều có những sáng tạo tạo nên những nét riêng độc đáo trong tù ngữ cá nhân. VD trong câu thơ Xuân Diệu:

Tôi muốn buộc gió lại.Buộc gió là một từ sáng tạo.4. Việc tạo ra các từ mới. Cá nhân có thể tạo ra các từ mới nhưng theo các phương thức chung.5. Việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung. Khi nói hay viết, cá nhân có thể tạo ra những sản phẩm: Ngữ, câu, đoạn, bài,…Có sự chuyển hoá linh hoạt so với những quy tắc chung.

VD: Tình thư một bức phong còn kín Gío nơi đâu gượng mở xem.

Tóm lại: Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội, còn lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.

LUYỆN TẬP:H/s làm các bài tập 1,2,3 sách giáo khoa trang 13

E. Củng cố, dặn dò: Sau khi học bài này H/s cần nắm:

- Ngôn ngữ là tài sản chung của toàn xã hội.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.4

Page 5: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009- Lời nói là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân.- H/s ôn tập kĩ kiến thức văn học lớp 10 đã học, chuẩn bị làm bài viết số 1.

Ngày soạn: Tiết: 3 - 4

BÀI LÀM VĂN SỐ I: NGHỊ LUẬN XÃ HỘIA. Mục tiêu bài học:Giúp hs:

- Củng cố kiến thức về văn nghị luận đã học ở THCS và học kì II của lớp 10.- Viết được bài nghị luận xã hội có nội dung sát với thực tế cuộc sống và học tập của Hs

THPT.B. Phương pháp: Ra đề phù hợp với trình độ HS C. Chuẩn bị: GV: đọc tài liệu , ra đề kiểm tra. HS: ôn tập chuẩn bị làm bài kiểm tra.D. Nội dung kiểm tra:

Đề ra: Em hãy bàn về tính trung thực trong học tập và trong thi cử của học sinh chúng ta ngày nay?

٭٭٭

Ngày soạn: Tiết: 5

TỰ TÌNH ( BÀI II )(Hồ Xuân Hương)

A.Mục tiêu bài học:- Hiểu được đặc trưng thơ Nôm Đường Luật và tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương:cách dùng từ ngữ, hình ảnh giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.-Thấy được cảm thức về thời gian, tâm trạng buồn tủi, phẩn uất của nhà thơ trước duyên phận éo le và khát vọng hạnh phúc, khát vọng sống trong thơ Hồ Xuân Hương.B.Phương pháp:Phát vấn - Đàm thoại - Nêu vấn đềC. Chuẩn bị:GV:giáo án, tài liệu tham khảo. H/s:soạn bài mới, học bài cũ ở nhà.D. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định. 2. Kiểm tra bài cũ:Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu lộ ở những phương diện nào? Hãy lý giải và cho ví dụ minh hoạ? 3. Bài mới.Nội dung và phương pháp bài giảng:

Hoạt động của thầy, trò Nội dung- Nêu những nét chính về tác giả và tác phẩm?

I. Tìm hiểu chung:1. Tác giả Hồ Xuân Hương: Chưa rõ năm sinh năm mất, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Bà là người có cuộc đời , tình duyên ngang trái , éo le.2. Tác phẩm: -TP của nhà thơ thể hiện lòng thương cảm đối với người phụ nữ,khẳng

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.5

Page 6: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

- 4 câu thơ đầu cho thấy tác giả đang ở trong hoàn cảnh và tâm trạng như thế nào?

-Hình tượng thiên nhiên trong 2 câu thơ 5&6 góp phần diễn tả tâm trạng thái độ gì của nhà thơ?

- Hai câu kết nói lên tâm trạng gì của tác giả?

định vẻ đẹp và khát vọng của họ.-Tự tình II nằm trong chùm thơ tự tình của Hồ Xuân Hương gồm 3 bài, tập trung thể hiện sự cảm thức về thời gian và tâm trạng buồn tủi, phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống hạnh phúc của nhà thơ.II. Đọc - hiểu văn bản:

*Đọc:*Tìm hiểu văn bản:

1. 4 câu thơ đầu :* Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả được thể hiện qua không gian và thời gian, đặc biệt là giá trị biểu cảm của từ ngữ:- Không gian và thời gian: không gian yên tĩnh , thời gian được mở ra bằng “đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”. Thời gian được thể hiện qua âm thanh “văng vẳng” không chỉ đơn thuần là sự cảm nhận của âm thanh mà còn là cảm nhận về sự trôi đi của thời gian. Bốn câu thơ đã nêu bật được hoàn cảnh và tâm trạng của nhà thơ (Hoàn cảnh cô đơn, tâm trạng buồn tủi).- Từ ngữ: + Từ “trơ” được đặt đầu câu với nghệ thuật đảo ngữ vừa nói được bản lĩnh nhưng cũng thể hiện được nỗi đau của nhà thơ. Đó là sự tủi hổ, là sự bẽ bàng. + “Hồng nhan” cách nói về dung nhan của người phụ nữ nhưng đi liền với từ “cái” gợi lên sự rẻ rúng, mỉa mai. + “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh” Câu thơ gợi nên cái vòng luẩn quẩn. Hương rượu hay hương tình đi qua để lại vị đắng chát đau khổ. + Hình ảnh thơ “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa 2 bi kịch: Trăng sắp tàn mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương dồng với thân phận người phụ nữ. Câu thơ ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người.2. 4 câu thơ sau: a. Hình tượng thiên nhiên trong 2 câu thơ 5 và 6:Thiên nhiên trong 2 câu thơ cũng như mang theo nỗi niềm phẫn uất của người con gái. “Rêu” là một sinh vật nhỏ và yếu nhưng cũng không chịu khuất phục. Nó phải “xiên ngang mặt đất”. “Đá” vốn cứng, rắn chắc giờ cũng nhọn hoắt để “đâm toạc chân mây”. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ để làm nổi bật tâm trạng phẫn uất của thiên nhiên mà cũng là của con người. b. 2 câu thơ kết: Tâm trạng của tác giả là tâm trạng chán chường, buồn tủi, “ngán” là chán ngán, là ngán ngẩm. “Xuân” vừa là mùa xuân vừa là chỉ tuổi xuân. “Lại” được lặp lại 2 lần giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa, nói lên sự chán ngán của tác giả về duyên phận hẩm hiu của mình.Có thể khẳng định rằng: bài thơ là bi kịch duyên phận, là khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.III. Tổng kết:

Tự tình II thể hiện tâm trạng, thái độ của Hồ Xuân Hương: vừa đau buồn vừa phẫn uất trước duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của “Bà Chúa thơ Nôm” trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ và

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.6

Page 7: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009-Ấn tượng chung của em sau khi học bài thơ này?

xây dựng hình ảnh.

E. Củng cố - dặn dò: Sau khi học bài này H/s cần nắm:

- Gía trị nội dung nghệ thuật chủ yếu của bài thơ.- Học bài cũ, soạn bài mới: Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến.

٭٭٭

Ngày soạn: Tiết: 6

CÂU CÁ MÙA THU(Thu điếu) - Nguyễn Khuyến

A. Mục tiêu bài học:- Hiểu được nghệ thuật tả cảnh, tả tình và sử dụng tiếng Việt của Nguyễn Khuyến.- Cảm nhận được vẻ đẹp bức tranh thu qua sự miêu tả của nhà thơ.- Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ Nôm Đường Luật.B. Phương pháp:Phát vấn - đàm thoại - nêu vấn đề.C. Chuẩn bị:Gv: Giáo án, tài liệu tham khảo. H/S: soạn bài mới, học bài cũ ở nhà.

D.Tiến trình bài dạy:1. Ổn định2. Kiểm tra bài cũ: Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật bài thơ “Tự Tình” II-Hồ Xuân Hương?3. Bài mới:Nội dung và phương pháp bài giảng:Hoạt động của Thầy, Trò Nội dung-Nêu những nét chính về tác giả,tác phẩm? I. Tìm hiểu chung:

1.Tác giả:-con người:Nguyễn Khuyến (1835-1909) Hiệu là Quế Sơn , sinh ở Ý Yên ,Nam Định, nhưng chủ yếu sống ở quê nội :Yên Đổ, Bình Lục, Nam Định. Ông sinh ra trong 1 gia đình nhà nho nghèo, đậu cả ba kì thi , làm quan hơm 10 năm, còn chủ yếu dạy học ở quê nhà. Ông là người có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước thương dân.-Giá trị ND-NT thơ N Khuyến: Nói lên tình yêu quê hương đát nước, Tình gia đình, tình bạn bè. Phản ánh cuộc sống của những con người nghèo khổ ,châm biếm đả kích tầng lớp thống trị.2. Bài thơ : Nằm trong chùm 3 bài thơ thu nổi tiếng của NK.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.7

Page 8: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

-Tác giả đã đón nhận cảnh thu ntn ?

-Cảnh thu được gợi nên qua những từ ngữ, hình ảnh nào ?

-Không gian trong bài thơ thu được miêu tả ntn?

-Nêu những thành NT của bài thơ?

II. Đọc - Hiểu văn bản: Đọc Tìm hiểu văn bản :

1.Cách đón nhận cảnh thu của NK:-Từ gần đến xa ,rồi từ cao xa đến gần -> Từ chiếc thuyền câu nhỏ bé ->Ao thu -> Bầu trời thu ->Rồi nhìn ra ngõ trúc , rồi trở lại ao thu .-Từ điểm nhìn ấy ,nhà thơ mở ra nhiều hướng miêu tả, và cảm nhận về mùa thu khác nhau.2. Cảnh sắc mùa thu qua bài thơ :Được gợi nên qua những từ ngữ ,hình ảnh đầy sức gợi cảm-Hình ảnh:Ao thu ,nước trong veo, sóng biếc , trời xanh ngắt ,lá vàng .-Đường nét, sự chuyển động: Sóng hơi gợn tí ,lá vàng khẻ đưa vèo ,tầng mây lơ lững.-> Cảnh sắc mùa thu trong bài thơ dịu nhẹ, thanh sơ nhưng hài hoà . Đăc biệt cảnh sắc trong bức tranh thu được tạo nên bằng các sắc điệu xanh:Ao xanh ,sóng xanh ,trời xanh.3. Không gian trong bài thơ thu:-Không gian trong bài thơ là không gian tĩnh lặng , vắng bóng người.- Kg ấy hiện lên qua màu sắc:Ao xanh ,trời xanh ,sóng xanh ,lá vàng mùa thu.-Kg ấy còn được tái hiện qua sự chuyển động rất khẻ:Sóng hơi gợn tí,lá vàng khẻ đưa vèo,tầng mây thì lơ lững.->Kg vắng lặng góp phần thể hiện sự vắng lặng trong cõi lòng nhà thơ.4.Những thành công NT:-Bài thơ thể hiện tài năng bậc thầy của NK trong việc sử dụng ngôn ngữ .-Đó là NT gieo vần eo(người xưa gọi là tử vận) Kiểu gieo vần oái oăm ,khó nhưng đã được sử dụng một cách tài tình .Diễn tả 1Kg thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.III.Tổng kết:Bài thơ câu cá mùa thu thể hiện sự cảm nhận Và NT gợi tả tinh tế của NK về cảnh sắc mùa thu đồng bằng bắc bộ , đồng thời cho thấy ,tình yêu thiên nhiên, đất nước , tâm trạng thời thếvà tài thơ Nôm của tác giả.

٭٭

E. củng cố -Dặn dò:-Sau khi học bài này HS cần nắm:Giá trị ND-NT của bài thơ.-Ôn tập những kiến thức nghị luận đẻ học bài:Phân tích đề ,lập dàn ý bài văn mghị luận.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.8

Page 9: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

٭٭٭٭. Ngày soạn :

Tiết thứ: 7 PHÂN TÍCH ĐỀ, LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬNA. Mục tiêu bài học:-Hiểu được đặc trưng của văn nghị luận và vai trò của văn nghị luận trong đời sống.-Nắm được cách thức phân tích đề văn nghị luận .-Biết cách lập dàn ý một bài văn nghị luận .B.Phương pháp : phát vấn - Đàm thoại - Nêu vấn đề C. Chuẩn bị: GV: Giáo án , tài liệu tham khảo HS: Học bài cũ, soạn bài mới.D. Tiến trình bài dạy:1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu NT sử dụng từ ngữ ,hình ảnh của NK trong bài thơ câu cá mùa thu ?3. Bài mới:Nội dung và phương pháp bài giảngHoạt động của thầy ,trò Nội dung-GV cho HS phân tích 3 đề VDụ, ở SGK và trả lời các câu hỏi. Từ đó nêu k/n phân tích đề là gì?

-Quá trình lập dàn ý bao gồm mấy bước?

I. PHÂN TÍCH ĐỀ :Là công việc trước tiên trong quá trình làm một bài văn nghị luận. Khi phân tích đề, cần đọc kỉ đề bài, chú ý những từ ngữ then chốt để xác định yêu cầu về nội dung ,hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng.II.LẬP DÀN :Gồm các bước sau :1. Xác lập luận điểm -> Xác lập các ý chính của bài làm. Cần có kí hiệu trước mỗi đề mục , để phân biệt luận điểm, luận cứ trong dàn ý.2. Xác lập luận cứ ->Tìm những luận cứ làm sáng tỏ cho từng luận điểm.3.Sắp xếp luận cứ, luận điểm theo một trình tự logíc chặt chẽ.-Mở bài -Thân bài -Kết bài III.LUYỆN TẬP : GV cho HS làm các bài tập SGK 1,2

E. Củng cố ,dặn dò :

-Sau khi học bài này HS cần nắm :K/n phân tích đề là gì ?Trình bày các bước lập dàn ý ?-HS học bài cũ, soạn bài mới  : Thao tác lập luận phân tích.

٭٭٭

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.9

Page 10: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

Ngày soạn :Tiết thứ :8 THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCHA. Mục tiêu bài học :-Nắm được yêu cầu của thao tác lập luận phân tích.-Vận dụng những thao tác lập luận phân tích để phân tích 1 vấn đề xã hội hoặc văn họcB.Phương pháp : Phát vấn -Đàm thoại -Nêu vấn đềC.Chuẩn bị :GV : Giáo án ,tài liệu tham khảo . HS :Học bài cũ, soạn bài mới .D.Tiến trình bài dạy :1. Ổn định :2.Kiểm tra bài cũ : Nêu quá trình lập dàn ý bài văn nghị luận ?3. Bài mới :Nội dung và phương pháp bài giảng :Hoạt động của thầy, trò Nội dung GV cho HS đọc đoạn trích SGK và thực hiện các yêu cầu của SGK?Từ đó nêu MĐ và YC của thao tác lập luận phân tích ?

GV cho Hs đọc lại đoạn trích ,và trình bày cách phân tích ?

I. MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH :1. Mục đích : Phân tích là làm rõ đặc điểm về ND, HThức cấu trúc và các mối quan hệ bên trong , bên ngoài của đối tượng (SVật,hiện tượng)2.Yêu cầu :Khi phân tích cần chia tách các đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (QHệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, QHệ nhân quả,QHệ giữa đối tượng và các đối tượng liên quan, QHệ giữa người phân tích và đối tượng phân tích.)II.CÁCH PHÂN TÍCH :Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh ,song cần đặc biệt lưu ý đến QHệ giữa chúng với nhau trong 1 chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất .III. LUYỆN TẬP :GV cho HS làm những bài luyện tập SGK.

E. Củng cố , dặn dò :

-Sau khi học bài này HS cần nắm :MĐYC của thao tác lập luận phân tích và biết cách phân tích.-HS học bài cũ, soạn bài mới : Thưong Vợ -Trần Tế Xương .

٭٭٭٭

Ngày soạn : Tiết thứ : 9 THƯƠNG VỢ ( Trần Tế Xương )

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.10

Page 11: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009A. Mục Tiêu bài học :Giúp HS hiểu thêm :

- Về thể thơ thất ngôn bát cú và cách tiếp cận thể thơ này .Thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ .- Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua tình cảm chân thành mà ông dành cho người vợ của mình B. Phương pháp : Phát vấn - Đàm thoại -Nêu vấn đề C. Chuẩn bị :GV : Giáo án - Tài liệu tham khảo . HS : Học bài cũ , soạn bài mới .D. Tiến trình bài dạy :1. Ổn định :2. Kiểm tra bài cũ : Qua   Câu cá mùa thu em có cảm nhận ntn về tấm lòng của nhà thơNK đối với thiên nhiên , đất nước ?3. Bài mới : Nội dung và phương pháp bài giảng :

Hoạt động của thầy , trò Nội dung Nêu những nét chính về tác giả tác phẩm ?

-GV cho HS đọc bài thơ ?

- H. ảnh bà Tú được giới thiệu ntn trong bài thơ ?

- Nêu những chi tiết nói lên những đức tính cao đẹp của bà Tú ?

I. Tìm hiểu chung :1. Tác giả : - Trần Tế Xương (1870- 1907) thường gọi là Tú Xương ,quê ở phường Vị Hoàng ,TP Nam Định - Sáng tác của ông bao gồm 2 mảng :Trào phúng Và trữ tình .2. Tác phẩm : TX có nhiều bài thơ viết về bà Tú , nhưng thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của ông .II . Đọc - Hiểu văn bản :

- Đọc - Tìm hiểu văn bản

1. Hình ảnh bà TÚ :- 2câu đầu giới thiệu hình ảnh bà Tú gắn với công việc mưu sinh .Quanh năm -> là tg suốt cả năm ,có tính lặp lại khép kín . Mom sông -> doi đất nhô ra ngoài sông, nơi đầu sống , ngọn gió . 1kgian sinh tồn khó khăn .Thân cò -> Hình ảnh ẩn dụ , gợi lên cả 1 số kiếp ,nỗi đau thân phận .

Hình ảnh của bà TÚ vất vả gian truân khi kiếm sống . Đằng sau là tấm lòng của TX xót thương thông cảm với bà Tú .

2. Những đức tính cao đẹp của bà Tú :Đức tính chịu thương chịu khó :Nuôi đủ 5 con với 1chồng ->Như vậy bà Tú đã nuôi đủ 6 người , chồng được đặt ngang hàng với con . Ta thấy thấp thoáng nụ cười trào lộng của nhà thơ. Một duyên 2 nợ âu đành phận,Năm nắng mười mưa dám quản công.2câu luận bàn về nỗi vất vã khó nhọc, đức tính chịu thương chịu khó của bà Tú.-> Cam chịu, không phàn

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.11

Page 12: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

-Nhận xét 2 câu thơ kết ?

nàn . 3. Hai câu kết Nhà thơ chửi: Thói đời……cũng như không . Vì cái thói đời ấy, mà bà Tú có chồng cũng như không. Cái thói đời ấy là vợ phải nuôi chồng ăn học . Một lần nữa ta lại thấy nụ cười tự trào của nhà thơ TX.III. Tổng kết :Với tình cảm , thương yêu quí trọng , tác giả đã ghi lại 1 cách xúc động , chân thực hình ảnh người vợ tần tảo ,giàu đức hi sinh .Thương vợ là bài thơ trữ tình tiêu biểu của thơ TX :Cẩm xúc chân thành lời thơ giản dị mà sâu sắc .

E. củng cố -Dặn dò :- Sau khi học bài này HS cần nắm : Giá trị nội dung - nghệ thuật bài thơ .- Học bài cũ , soạn bài mới : Đọc thêm Khóc Dương Khuê -NK

٭٭٭٭٭ Ngày soạn : Tiết thứ : 10 Đọc thêm : KHÓC DƯƠNG KHUÊ (Nguyễn khuyến )A. Mục tiêu bài học :Giúp HS nắm được : -Đôi nét về tác giả NK-Những giá trị nội dung , nghệ thuật của bài thơ .B. phương pháp : phát vấn - đàm thoại -nêu vấn đề C. chuẩn bị : GV : Giáo án , tài liệu tham khảo HS : Học bài cũ , soạn bài mới .D. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ TÚ XƯƠNG được thể hiện như thế nào ? Phân tích bài thơ Thương vợ , nhằm làm rõ điều đó ? 3. Bài mới :Nội dung và phương pháp bài giảng :

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.12

Page 13: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

Hoạt động của thầy , trò Nội dungGv hướng dẫn HS đọc thêm I. Đôi nét về tác giả tác phẩm : ( SGK )

II. Hướng dẫn đọc thêm : 1. Bố cục bài thơ : Chia làm 4 đoạn .- 2câu đầu ->Tin bạn qua đời đột ngột - 12 câu tiếp -> Sự hồi tưởng về những kỉ niệm .-8câu tiếp -> Ấn tượng mới gặp lần cuối cùng . - 16 câu còn lại ->nỗi đau khôn tả khi bạn qua đời .2.Tình bạn thuỷ chung 2 người : Được diễn tả qua sự vận động cảm xúc của tác giả .- Lúc đầu là nỗi đau khi nghe tin bạn qua đời : Bác Dương ……. Rồi -Tình bạn thắm thiết được thể hiện qua những kỉ niệm .-Tình bạn được thể hiện ở nỗi đau khi bạn không còn nữa >3. Những thành công nghệ thuật bài thơ : -Cách nói giảm : thôi đã thôi rồi -Nhân hoá :Nước mây man mác ...-so sánh :Tuổi già giọt lệ như sương -Liệt kê: Có lúc ,có khi , cũng có khi

E. Củng cố dặn dò: Học sinh học bài cũ soạn bài mới “Vịnh khoa thi hương” Trần Tế Xương

Ngày soạn : Tiết thứ : 11 Đọc thêm : VỊNH KHOA THI HƯƠNG ( Trần Tế Xương )A. Mục tiêu bài học : Giúp HS nắm được : -Đôi nét về TG Trần Tế Xương -Những giá trị nội dung , nghệ thuật của bài thơ .B. Phương pháp : Phát vấn - Đàm thoại - Nêu vấn đề C. Chuẩn bị : GV :Giáo án ,tài liệu tham khảo .HS: Học bài cũ , soạn bài mới .D. Tiến trình bài dạy:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.13

Page 14: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 20091. Ổn định :2. Kiểm tra bài cũ : Hãy phân tích những BPNT của bài thơ Khóc Dương Khuê , nhằm thể hiện rõ nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn qua đời ? 3. Bài mới :Nội dung và phương pháp bài giảng :Hoạt động của thầy,trò Nội dung GV hướng dẫn HS đọc thêm : I. Đôi nét về tác giả ,tác phẩm :

II.Hướng dẫn đọc thêm : 1. Hai câu thơ đầu : Nhằm kể lại cuộc thi , thông thường (3năm ) mà là bất thường (lẫn) .2. Hình ảnh sĩ tử và quan trường : - Sĩ tử (lôi thôi) NT : đảo ngữ -Quan trường -> Gợi lên cái oai giả tạo (ậm oẹ ,miệng thét loa ) 3. Hình ảnh quan sứ ,bà đầm :-Được đón tiếp long trọng (cờ cắm rập trời )- NT dảo ngữ ,kết hợp nghệ thuật đối ->Tạo nên tiếng cười châm biếm sâu cay .4.Thái độ của tác giả trước cảnh trường thi (2câu kết ): Lời kêu gọi đánh thức lương tri.

E. Củng cố ,dặn dò :-HS học bài cũ ,soạn bài mới -Bài: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (Tiếp theo)

♣♣♣

Ngày soạn :Tiết thứ :12 TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂNA. Mục tiêu bài học : Giúp HS nắm được : (Tiếp theo)- Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.-Làm các bài tập luyện tập SGK B. phương pháp : Phát vấn -Đàm hoại - Nêu vấn đề. C.Chuẩn bị : GV: Giáo án , tài liệu tham khảo .HS: Học bài cũ ,soạn bài mới .D. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định :2. Kiểm tra bài cũ : Phân tích thái độ , tâm trạng của tác giả trước cảnh trường thi ?3. Bài mới :Nội dung và phưuơng pháp bài dạy :Hoạt động của thầy ,trò Nội dung

- Trình bày mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân ?

III. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân :Có mối quan hệ 2 chiều :

- Ngôn ngữ chung là cơ sở để mỗi cá

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.14

Page 15: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

-GV hướng dẫn hS làm những bài tập SGK?

nhân sản sinh ra những lời nói cụ thể . Đồng thời lĩnh hội được lời nói của cá nhân khác.

- Lời nói cá nhân là thực tế sinh động hiện thực hoá những yếu tố chung ,những qui tắc và phưuơng thức chung của ngôn ngữ .IV. Bài tập luyện tập : HS làm các bài tập :1,2,3,4 SGK trang 35

E. củng cố ,dặn dò:-HS học bài cũ ,soạn bài mới :BÀI CA NGẤT NGƯỞNG- Nguyễn Công Trứ . ۩

Ngày soạn :Tiết thứ :13-14 BÀI CA NGẤT NGƯỞNG -Nguyễn Công Trứ A. Mục tiêu bài học: Giúp HS nắm được :- Thực chất và ý nghĩa phong cách sống,thể hiện bản lĩnh cá nhân mang ý nghĩa tích cực của nhà thơ .- Nắm được đặc điểm của thể hát nói . B. Phương pháp : Phát vấn -Đàm thoại -Nêu vấn đề C. Chuẩn bị :GV: Giáo án ,tài liệu thamm khảo . HS: Học bài cũ,soạn bài mới .D. Tiến trình bài dạy :1. Ổn định :2.Kiểm tra bài cũ: Trình baỳ mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân?3. Bài mới :Nội dung và phương pháp bài giảng :Hoạt động của thầy ,trò Nội dung-Nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm?

-Từ ngất ngưởng được sử dụng mấy lần , ý nghĩa của nó ?

I.Tìm hiểu chung:1.Tác giả Nguyễn Công Trứ (1778-1858) biệt hiệu là Hi Văn xuất thân trong một gia đình Nho học. Ông là người thi đỗ làm quan lập nhiều công lao cho nhà Nguyễn, ông lập những huyện mới như: Kim Sơn, Tiền Hải, nhưng con đường làm quan của ông không bằng phẳng thăng chức và giáng chức thất thường. Tuy nhiên trong hoàn cảnh đó, ông vẫn có thái độ ngông nghênh, coi thường.2.Qúa trình sáng tác: ông sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích là hát nói. Bài ca ngất ngưởng là một ví dụ.II. Đọc hiểu văn bản:-Đọc-Tìm hiểu văn bản:1. ý nghĩa của từ ngầt ngưởng được sử dụng trong bài thơ:Theo tác giả, sở dĩ ông có thái độ sống ngất ngưởng,là vì ông hơn người .Bài ca ngất ngưởng có 3 lần sử dụng từ ngất ngưởng :-Lần 1 ở khổ thứ nhất:tác giả tự cho rằng cái hơn người của ông là tài năng từ văn tới võ:

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng-Lần thứ 2ở khổ thơ thứ 2: tác giả cho rằng mình hơn người không chỉ có quyền cao chức trọng mà còn hơn ngươi là giám sẵn sàng treo ấn từ quan và sồng ngang tàng cả khi là một người dân thường:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.15

Page 16: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

-Lần 3 ở khổ thứ 4:Tác giả cho rằng mình hơn người vì dám coi thường công danh phú quí ,coi thường cả dư luận khen chê, hoả thích vui chơi với bất cứ cái gì mình muốn , không vướng bận sự ràng buộc của thân phận . 2. Quan niệm về làm qquan của NC Trứ:- NCT cho rằng làm quan là gò bó ,mất tự do (vào lồng)- Nhưng vẫn ra làm quan ,vì với ông công danh là lẻ sống . (Phải có danh gì vơí núi sông ) ông tự nguyện dấn thân ,tự nguyện đem tài hoa ,tự do nhốt vào vòng trói buộc .vì ông cho rằng đó là trách nhiệm của người làm quan .3.Sự đánh giá về thái độ sống ngất ngưởng của NCT:

Đó là một quan niệm sống tích cực xả thân vì nghĩa lớn , quên đi bản thân mình . là sống trọn vẹn đạo nghĩa vua tôi , khi làm quan cũng như khi không làm quan .

- Khi làm quan ông tự đánh giá về tài năng nhân cách của mình : Trong triều ai ngất ngưởng như ông

- Khi không làm quan ông vẫn giữ cách sống cao ngạo lạc quan : Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng .

4. Những thành công nghệ thuật : -Hát nói là một điệu thức ca trù -> có khả năng truyền cảm mạnh mẽ .-Hát nói thường có sự chuyển hoá giữa câu chữ ngắn dài khác nhau . Chữ thường 7-8 chữ , câu từ 7-11 câu -Hát nói là thể loại hổn hợp :thơ-nhạc -Hát nói có 2 dạng chính cách và biến cách .III.Tổng kết :-Ngất ngưởng là cách NCT thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống :Sống ngang tàng dám coi thường phú quí , coi thường dư luận khen chê .-Bài thơ cũng thể hiện khá thành công NT hát nói ,một điệu thức chủ đạo của ca trù .

E. Củng cố ,dặn dò : HS học bài cũ soạn bài mới .Bài: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca ) Cao Bá Quát

٭٭٭٭٭

Ngày soạn :Tiết thứ :15 BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT (Sa hành đoản ca ) Cao Bá Quát A.Mục tiêu bài học : -Giúp HS hiểu ý nghĩa hàm ẩn trong bài thơ qua lớp từ ngữ ,hình ảnh .

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.16

Page 17: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009-Hiểu được sự chán ghét của CBQ với con đường mưu danh cầu lợi tầm thường và những khao khát của nhà thơ về việc đổi mới cuộc sống trong hoàn cảnh nhà Nguyễn bảo thủ trì trệ .B. Phương pháp : Phát vấn -Đàm thoại -Nêu vấn đề C. Chuẩn bị : GV: Đọc tài liệu ,soạn giáo án D. Tiến trình bài dạy :1. Ổn định 2.Kiểm tra bài cũ : Đọc diễn cảm 1 đoạn thơ trong bài : Bìa ca ngát ngưởng và lí giải tại sao em thích đoạn thơ đó ? 3. Bài mới :Nội dung và phương pháp bài giảng :Hoạt động của thầy, trò Nội dung- Nêu những nét chính về tác giả tác phẩm?

-GV cho HS đọc văn bản ?

-Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các hình ảnh tả thực trong bài thơ?

-Sức cám dỗ của danh lợi?

I. Tìm hiểu chung :1. Tác giả Cao Bá Quát (1809?-1855) Người làng phú Thị , huyện Gia Lâm ,tỉnh Bắc Ninh - Nay thuộc Hà nội .Ông là 1 nhà thơ có tài năng và bản lỉnh .Thơ ông bộc lộ sự phê phán của nhà Nguyễn ,chứa đựng nộ dung khai sáng ,có tính chất tự phát , phản ánh nhu cầu đổi mới XH việt Nam lúc bấy giờ .2. Bài thơ hình thành trong những chuyến ông đi thi hội , qua các tỉnh miền trung đầy cát . Nhà thơ mượn hình ảnh đoàn người khó nhọc đi trên cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng chán ghét làm ông phải đeo đuổi cũng như sự bế tắc của triều đình nhà Nguyễn .II. Đọc -hiểu văn bản :

- Đọc - Tìm hiểu văn bản :

1. Ý nghĩa tượng trưng của các hình ảnh tả thực trong bài thơ:- Hình ảnh bải cát :là hình ảnh tả thực gợi nên 1kgian khó khăn ,nhọc nhằn . Trên bãi cát ấy là 1con đường rông lớn , mờ mịt rất khó xác định .-> Tượng trưng ->con đường đi tìm chân lí , tìm được cái đích thực sự có ý nghĩa cho cuộc đời phải vượt qua vô vàn gian lao thử thách .- Hình ảnh con người :Người đi trên bãi cát dài một con người cô độc nhỏ bé,giữa mênh mông rộng dài của cát -> tượng trưng ->đó là hình ảnh người đi tìm chân lí giữa cuộc đời .2. sức cám dỗ của danh lợi (Câu 5-10)- 2câu 5-6 : nói về chuyện người xưa . Ông tiên ngũ kỉ tên là : Hạ Hầu Ân lúc leo núi hay lội nước vẫn cứ ngũ say không hề bước trượt hay vấp ngã -> ngưòi đời gọi ông là ông tiên ngũ .-4 câu 7-10 :nói về chuyện đời nay , tất cả người đi đường trên đời không phẩi vì mưu cầu việc lớn ,mà chỉ vì danh lợi -> 2câu đầu đối lập với 4 câu sau ->1mình cô độc đi tìm chân lí > < với đoàn người đông đảo của phường danh lợi hưởng thụ rượu ngon thịt béo ,quên đi trách nhiệm với đời .3. Tâm trạng và tầm tư tưởng của tác giả : - Tâm trạng :của lữ khách đi trên bãi cát là tâm trang đầy mâu thuẩn giữa khát vọng công danh và bã vinh hoa - Tầm tư tưởng :Vinh hoa phú quí thực ra chỉ là cái huyền ảo . Qua hình tượng thơ ông cho người đọc thấy được tính chất vô nghĩa của

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.17

Page 18: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

-Tâm trạng và tầm tư tưởng của tác giả qua bài thơ?

-Ấn tượng chung của em về bài thơ ?

con đường khoa cử ,con đường công danh theo lối cũ .4. NT sử dụng nhịp điệu của bài thơ : nhip lúc nhanh , lúc chậm , lúc dàn trải ,lúc dứt khoát -> mtả được bước đi của người đi trên bãi cát , đầy khó nhọc vất vã . đồng thời thẻ hiện tâm trạng trủi nặng suy tư của nhà thơ,về con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi.III. Tổng kết : Bài thơ biểu lộ sự chán ghét của 1người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống . Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả thành công những cảm xúc ,suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh trắc trở.

E.Củng cố -dặn dò: -HS học bài cũ soạn bài mới ,bài: Luyện tập thao tác lập luận phân tích . ٭٭٭٭٭

Ngày soạn :Tiết thứ:16 LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH

A. Mục tiêu bài học : Nhằm giúp HS :-Củng cố và nâng cao tri thức về thao tác lập luận phân tích -Vận dụng thao tác lập luận phân tích vào trong bài văn nghị luận .B.Phương pháp : Phát vấn - Đàm thoại -Nêu vấn đềC.Chuẩn bị : GV: Đọc tài liệu , soạn giảng HS: Học bài cũ ,soạn bài mớiD. Tiến trình bài dạy:!. Ổn định 2.kiểm tra bài cũ : 3.Bài mới :Nội dung và phương pháp bài giảng Hoạtđộng của thầy ,trò Nội dung

♣ GV Hướng dẫn HS luyện tập :1. Bài I :Gợi ý :

- Phân tích những thái độ tựu ti tự phụ .- Phân tích các tác hại của tự ti tự phụ .- Khảng định cách sống hợp lí .- Liên hệ với đời sống thực tế .

Từ đó GV yêu cầu hs viết thành từng đoạn ,hoặc một bài văn hoàn chỉnh .

2.Bài 2:Gợi ý :

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.18

Page 19: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 -Phân tích nghệ thuật đảo trật tự từ . -Phân tích hình ảnh vai đeo lọ của sĩ tử , hình ảnh miệng thét loa của quan trường . -Cảm nhận về cảnh thi cử và tài năng của TX trong việc tái hiện hiện thực .-> GV cho hs luyện nói theo từng ý ,sau đó viết thành đoạn văn.♣ Hướng dẫn luyện tập ở nhà :GV cho hs về nhà luyện tạp theo đề bài sau:Phân tích 2câu thơ trong bài Tự Tình II :Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Tơ cái hồng nhan với nước non .

E. củng cố -dặn dò :HS học bài cũ ,soạn bài mới : Lẽ Ghét Thương - Nguyễn Đình Chiểu ٭٭٭٭٭Tiết thứ : 17Ngày soạn : LẼ GHÉT THƯƠNG Nguyễn Đình Chiểu A. Mục tiêu bài học : Guíp HS nắm được :-Những nét cơ bản về cuộc đời NĐC, nhận thức được tình cảm yêu ghét của tác giả , có ý thức về những tình cảm này trong cuộc sống .-Hiểu được đặc trưng bút pháp trữ tình của NĐC .B.Phương pháp : Phát vấn - Đàm thoại -Nêu vấn đề C. Chuẩn bị : GV: Đọc tài liệu, soạn giáo án . HS: Học bài cũ ,soạn bài mới .D.Tiến trình bài dạy :1. Ổn định :2. Kiểm tra bài cũ :Phân tích tâm trạng và tầm tư tưởng của tác giả trong bài thơ: Bài ca ngắn đi trên bãi cát -CBQ ?3. Bài mới :Hoạt động của thầy ,trò Nội dung-Nêu những nét chính về ý nghĩa của truyện và nhân vật chính của đoạn trích ?

-GV cho hs đọc diễn cảm bài thơ ?

-Nêu những đời vua ông Quán ghét ,những con người ông Quán thương và quan niệm đạo đức của NĐC?

I.Tiểu dẫn:- ý nghĩa của truyện :Câu chuyện xoay quanh cộc xung đột giữa cái thiện và cái ác ,nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa ,thể hiện khát vọng lý tưởng của tác giả và của nhân dân về một xh tốt đẹp .- Nhân vật chính đoạn trích :Ông Quán là nhân vật chính của đoạn trích , Biểu tượng cho tình yêu ghét phân minh của tác giả và nhân dân.II. Đọc -Hiểu văn bản :-Đọc :-Tìm hiểu văn bản :1. Những đời vua ông Quán ghét ,những con người ông Quán thương -Lẽ ghét thương theo quan điểm đạo đức của NĐC:a. Những đời vua ông Quán ghét :- Kiệt ,Trụ -> 2 ông vua tàn bạo vô đạo trong lịch sử TQ- U vương ,Lệ vương -> 2 ông vua tàn bạo hoang dâm đời nhà chu .-Ngũ bá phân vân ->Đừi nhà Chu thời Xuân Thu 5 vua chư hầu kế tiếp nhau nổi lên ,gây bè kết cánh ,chiến tranh loạn lạc làm cho nhân

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.19

Page 20: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

- Những thành công nghệ thuật của bài thơ?

-Ấn tượng chung của em sau khi học bài thơ này?

điêu đứng .-> Những đời vua hại nước hại dân là đều đáng ghét .b.Những con người ông Quán thương:- Khổng Tử ->Buôn ba khắp nơi hi vọng thực hiẹn hoài bảo cứu đời .-Nhan Tử -> Người có đức có tài nhưng công danh lở dở.- Đổng Tử -> Đổng Trọng Thư thời Hán học rộng tài cao , từng ra làm quan nhưng không được trọng dụng , không có điều kiện để thể hiện tài năng .- Nguyên Lượng (Đào Tiềm) -> Người thời Tấn không cầu danh lợi .-Ông Hàn DŨ, thầy Liêm ,Lạc->Những người tài giỏi giúp đời .-> Những con người vì dân vì nước thì đều đáng thương.c. Lẽ ghét thương theo QN đạo đức của NĐC:- Ghét ->Những bậc vua chúa tàn bạo ,hoang dâm vô độ hại dân.->Thương ->Những bậc hiền tài hết lòng cứu đời giúp nước .- Lẽ ghét thưương của NĐC còn tập trung ở câu thơ đầu :Vì chưng hhay ghét cũng là hay thương. Câu này ý nói :Biết ghét là tại biết thương. Căn nguyên cảu sự ghét là lòng thương.-> Ông Quán là người phát ngôn cho tư tưởng tình cảm của NĐC.2. Những thành công nghệ thuật của đoạn trích :Tác giả sử dụng thành công nghệ thuật phép đối và phép điệp ở các cặp từ Ghét ,Thương nhằm bày tỏ thái độ ghét thương dứt khoát rõ ràng của NĐC.III. Tổng kết :Đoạn trích đã thể hiện được một phần tưu tưởng của truyện Lục Vân Tiên . mượn lời của ông Quán ,NĐC đã thể hiện được quanđiểm đạo đức của mình về lẽ ghét thương . Mặc dù đoạn thơ mang tính triết lý nhưng dào dạt cảm xúc .

E. củng cố -dặn dò:HS học bìa cũ soạn bài mới : Đọc thêm : Chạy Giặc -NĐC.

♣♣♣ Tiết thứ:18Ngày soạn : ĐỌC THÊM: CHẠY GIẶC Nguyễn Đình Chiểu A.Mục tiêu bài học :Giúp HS nắm được :

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.20

Page 21: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009Đây là một trong những bài thơ đầu tiên tiêu biểu cuả văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỉ 19 . Nứam được giá trị nội dung nghệ thuật của bài thơ .B. Phương pháp : Phát vấn -Đàm thoại -Nêu vấn đềC.Chuẩn bị : GV: đọc tài liệu ,soạn giảng .HS: Học bài cũ,soạn bài mới D. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định :2. Kiểm tra bài cũ :Phân tích bài thơ ,nêu rõ QN đạo đức của NĐC?3.Bài mới :Nội dung và phương pháp bài giảng :Hoạt động của thầy ,trò Nội dung

1. Cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến xâm lược :Được nhà thơ miêu tả chân thực , sinh động trong 2câu đầu : Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay Bốn câu tiếp theo : Bỏ nhà .......Nhuốm màu mây.khắc hoạ nỗi đau của nhân dân , của những sinh linh bé nhỏ vô tội .2. Thía độ và tâm trạng của tác giả trong 2câu kết : - Tâm trạng : Là nỗi đau -> đau nước, đau dân , đau lòng .-Thái độ : Trách cứ ,mỉa mai những người có trách nhiệm với dân với nước đi đâu hết ?

E. Củng cố - dặn dò : HS học bài cũ soạn bài mới : Đọc thêm : Bìa ca phong cảnh Hương Sơn -Chu Mạnh Trinh . ٭٭٭

Tiết thứ :19 Ngày soạn : ĐỌC THÊM: BÀI CA PHONG CẢNH HƯƠNG SƠN ( Hương Sơn phong cảnh ca ) CHU MẠNH TRINH A. Mục tiêu bài học : Nhằm giúp HS nắm được : Đôi nét chính về tác giả tác phẩm .B.Phương pháp : Phát vấn -Đàm thoại -Nêu vấn đè .C.Chuẩn bị : GV: Đọc tài liệu , soạn giáo án .HS: Học bài cũ ,soạn bài mới . D. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : Lẽ ghét thương theo quan niệm đạo đức NĐC?3. Bài mới : Nội dung và phương pháp bài giảng :Hoạt động của thầy,trò Nội dung

I. Tìm hiểu chung :1. Tác giả : - Chu Mạnh Trinh (1862-1905 ) Tự Cán Thần , hiệu Trúc Vân , người làng Phú Thị , huyện Đông Yên ,Phủ Khoái Châu ( nay thuộc tỉnh Hưng Yên) đỗ tiến sĩ năm 1892 .- Ông là người tài hoa , không chỉ tài thơ Nôm ,mà còn tài kiến trúc .2. Bài thơ : Bài ca phong cảnh Hương Sơn , ca ngợi cảnh đẹp của chùa Hương , một quần thể thấng cảnh nổi tiếng ở huyện Mĩ Đức ,tỉnh

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.21

Page 22: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009Hà tây.II. Đọc -hiểu văn bản :

- Đọc :- Tìm hiểu văn bản :

1. Ý nghĩa của câu thơ thứ 1, và không khí tâm linh của bài thơ : - Câu 1: Bầu trời cảnh bụt -> câu thơ là lối so sánh ngầm ,cảnh của Hương Sơn đep và linh thiêng như cảnh ở cỏi Phật . câu thơ gợi được cảm hứng chủ đạo cho bài hát nói . -Không khí linh thiêng của cảnh Hương Sơn được thể hiện qua 2 câu thơ : Vẳng nghe bên tai một tiếng chày kình , Khách tang hải giật mình trong giấc mộng .

Tiếng chuông chùa vừa gần ,vừa xa gợi sự linh thiêng tĩnh lặng làm cho đến từ cõi trần biến đổi khôn lường .

2. Cách cảm nhận phong cảnh của người xưa :Miêu tả cảnh thiên nhiên chủ yếu sử dụng yếu tố ước lệ Vì vậy 2 câu thơ miêu tả cảnh thiên gián tiếp . Vẻ đẹp Hương Sơn đậm sắc thái tôn nghiêm của phật giáo .3. Nghệ thuật tả cảnh : Độc đáo ,linh hoạt gồm :Không gian ,màu sắc, âm thanh .- Không gian ->rộng lớn , được nhìn từ xa đến gần : Từ bầu trời đến động Hương Sơn .-Màu sắc ->Đá ngũ sắc long lanh nhưgấm dệt - Âm thanh -> Của tiếng chim hót ,của tiếng chuông chùa.

E. Củng cố - Dặn dò : HS học bài cũ soạn bài mới : Trả bài làm văn số I -Ra đề bài viết số II : Nghị luận văn học (học sinh làm ở nhà )

٭٭٭ Tiết thứ : 20 Ngày soạn : TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ I RA ĐÈ BÀI VIẾT SỐ II-NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ( HS làm ở nhà )A. Mục tiêu trả bài :- Nắm chác hơn các thao tác phân tích đề, lập dàn ý , triển khai bài viết .- Biết phát hiện và sữa chữa những sai sót trong bài làm văn của mình .B. Các bước tiến hành trả bài :1. GV nhắc lại đề ra : Em hãy bàn về tính trung thực trong học tập trong thi cử của HS chúng ta ngày nay .2. Yêu cầu đề ra : - Kiểu bài nghị luận xã hội .- Nội dung : Tính trung thực trong học tâp trong thi cử của HS chúng ta ngày nay .+Mở bài : Giưói thiệu vấn đề cần nghị luận .+Thân bài : Lần lượt triển khai các luận điểm , luận cứ nhằm làm sáng tỏ luận đề .

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.22

Page 23: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009+ Thâu tóm những nội dung cơ bản , tiếp tục gợi mở suy nghĩ cho người đọc , hoặc nêu cảm nghĩ riêng của người viết .3. Biểu điểm : - Điểm 9-10 : Bài đạt hầu hết các yêu cầu trên , văn viết có cảm xúc >- 7-8: Bài đạt các yêu cầu cơ bản , tuy nhiên có một vài sai sót nhỏ về diễn đạt ,NP, chính tả .- 5-6 : Bài chỉ đạt yêu cầu TB . - Điểm dưới 5 : Bài yếu .4. Nhận xét bài làm của HS: + Ưu điểm : Hầu hết nắm được yêu cầu đề ra ,bước đầu biết cách làm 1 bài văn nghị luận xã hội .+ Hạn chế :Một số bài sa vào kể lể , diễn đạt quá yếu , mắc nhiều lỗi diễn đạt ,NP , chính tả .D. Củng cố - Dặn dò : HS học bài cũ soạn bài mới Bài : Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc - NĐC ٭٭٭٭

Tiết thứ : 21-22-23 Ngày soạn : VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC Nguyễn Đình Chiểu A. Mục tiêu bài học :Giúp HS hiểu được Những nét chính về cuộc đời ,nghị lực nhân cách và giá trị thơ văn NĐC .hiểu vẻ đẹp hiên ngang bi tráng của hình tương người nghĩa sĩ cần giuộc .Nắm được giá trị đặc sắc của bài văn tế .B. Phương pháp : Phát vấn -Đàm thoại -Nêu vấn đề C.Chuẩn bị : GV: Đọc tài liệu ,soạn giảng- HS: Học bài cũ soạn bài mới .D. Tiến trình bài dạy :1. Ổn định :2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới :Nội dung và phương pháp bài giảng :Hoạt động của thầy ,trò Nội dung

- Nêu những nét chính về tác giả ?

- Nhận xét về sự nghiệp văn học của

Phần I : I. TÁC GIẢ- NĐC (1822-1888) Quê ở làng Tân Thới , Huyện

Bình Dương , Tỉnh Gia định ( nay thuộc TPHCM ). Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho.

- 1843 đỗ tú tài tại trường Gia Định ,1864 ra Huế học chuẩn bị thi , thì nhận được tin mẹ mất phải về quê chịu tang . Trên đường về chụi tang mẹ bị đau mắt rồi mù . Ông tở về Gia Định mở trường dạy học , bốc thuốc chữa bệnh cho dân .

- Khi giặc Pháp vào Gia Định , ông đã cùng các lãnh tụ mưu kế đánh giặc . Nam kì mất ông trở về Bến Tre , gữi trọn tấm lòng thuỷ chung với dân với nước .

II. Sự nghiệp thơ văn :1. Những tác phẩm chính :Chia làm 2 giai đoạn - Trước khi pháp xâm lược :Truyện Lục Vân Tiên,

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.23

Page 24: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009NĐC?

-HS đọc phần tiểu dẫn nêu hoàn cảnh ra đời và thể loại văn tế ?

- Hãy cho biết bài văn tế chia làm mấy phần và nội dung mỗi phần ?

- Hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc được tái hiện như thế nào trong bài văn tế ?

Dương Từ -Hà Mậu -sau khi pháp xâm lược :Chạy giặc , Văntế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định ,Ngư Tiều y thuật vấn đáp . 2. Nội dung thơ văn :- Đề cao lí tưởng đạo đức tư tưởng nhân nghĩa.- Thể hiện lòng yêu nước thương dân.3. Nghệ thuật thơ văn :- văn chương trữ tình đạo đức .-Thơ văn của ông mang đậm chất nam bộ .Phần 2: TÁC PHẨM :I Hoàn cảnh ra đời :Bài văn tế NĐC viết theo yêu cầu của Đỗ Quang , Tuần phủ Gia Định , để tế những nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuôc đêm 16/12/1861, nghĩa quân hy sinh khoảng 20 ngưuơì .II. Thể loại văn tế :Loại văn chương gắn với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ lòng tiếc thương đối với người đã mất .văn tế thường có 2 nội dung cơ bản :

- Kể lại cuộc đời công đức ,phẩm hạnh của người đã khuất .

- Bày tỏ nỗi đau thương của người sống trong giờ phút vĩnh biệt .

->Âm hưởng chung của bài văn tế là bi thương ,nhưng sắc thái biểu cảm ở mỗi bài lại khác nhau. III. Đọc -Hiểu văn bẳn :

- Đọc: Thể hiện được tình cảm thương xót và sắc thái bi hùng của văn tế .

- Tìm hiểu văn bản:- Bố cục: chia làm 4 phần

+Lung khởi ( từ đầu ....tiếng vang như mõ ): cảm tưởng khái quát về những nghĩa sĩ hy sinh trong trận Cần Giuộc.+Thích thực(Nhớ linh xưa .....tàu đồng súng nổ ): Hồi tưởng về cuộc đời nghĩa sĩ.+ Ai vãn ( Ôi .......dật dờ trước ngõ ):Than tiếc các nhgiã sĩ.+Kết (còn lại ):Tình cảm xót thương của người đứng tế trước linh hồn các nghĩa sĩ .

1.Hình ảnh người nghĩa sĩ Cần Giuộc:Nhân vạt xuất hiện trong bối cảnh của thời đại : Giặc xâm lược /Ta chống xâm lược , nhân vật hiện lên với những vẻ đẹp:a. Vẻ đẹp của hình thức bên ngoài của hình tượng người nghĩa sĩ:Thông qua các chi tiết :-Chẳng qua là dân ấp dân lân-Ngoài cật có một manh áo vải-Trong tay cầm một ngọn tầm vong ->Họ chỉ là những người nông dân vì mếm nghĩa mà đứng lên đánh giặc.b. Vẻ đẹp về phẩm chất tinh thần : Được xây dựng bằng các chi tiết :-Côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.24

Page 25: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

-Tiếng khóc bi tráng của tác giả xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc , đó là những nguồn cảm xúc nào ? Vì sao không bi luỵ ?

-Chỉ biết ruộng trâu , ở trong làng bộ-Việc cuốc, việc cày ,việc bừa, việc cấy , tay vốn quen làm.-> Người nông dân chỉ quen công việc nhà nông,chưa quen trận mạc.+ Nhưng họ rất giàu lòng yêu nước :

- Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng , trông tin quan như trời hạn trông mưa->Nghe tin giặc đén họ lo sợ , chờ tin quan nhưng vô vọng.

- Bữa thấy bồng bông che trắng lốp....ngày xem ống khói chạy đen sì....->Họ thấy kẻ thù hiện nguyên hình lòng căm thù càng chất chứa.

+ Họ sẵn sàng tự nguyện xả thân vì nghĩa lớn:- Hoả mai đánh bằn rơm con cúi.... gươm đeo bằng

lưỡi dao phay....- Đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không- Kẻ đâm ngang người chém ngược....

Qua những chi tiết trên, cho thấy: Họ chỉ là những người nông dân bình thường chất phác, chăm chỉ làm ăn... nhưng khi nước nhà có giặc, họ tự nguyện đứng lên bảo vệ đất nước, sẵn sàng hi sinh vì nghĩa lớn.

c.Nghệ thuật khắc hoạ hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc:- Sử dủng thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật qua ngoại hình, xuất thân, hành động.- Nghệ thuật so sánh.- Nghệ thuật đặc tả.- Nghệ thuật đối lập.-> Các thủ pháp nghệ thuật trên đã góp phần khắc hoạ nổi bật vẻ đẹp hình thức, tinh thần của người nghệ sĩ.2. Tiếng khóc bi tráng trước linh hồn các nghĩa sĩ:Xuất phát từ nhiều nguồn cảm xúc:

- Cảm xúc vè thái độ cảm phục và niềm xót thương vô hạn.

- Khẳng định phẩm chất cao đẹp của người nghĩa sĩ.- Chia sẻ sâu sắc nỗi đau đối với những người thâm

của các nghĩa sĩ.-> Sự kết hợp nhiều nguồn cảm xúc ấy khiến cho tiếng khóc đâu thương nhưng không bi luỵ.

3. Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tế: Đó là- Sự chân thành trong tình cảm kết hợp với tài năng tác giả.- Ngữ điệu câu văn đọc lên nghe như có tiếng khóc nức nở nghẹn ngào.- Hia nhân vật, hai hành động được đặt vào hai không gian thời gian khác nhâu gây ấn tượng về sự đâu buồn, xót thương của người đang sống đối với các nghĩa sĩ.IV. Tổng kết:Với niềm tiếc thương kính phục người nghĩa sĩ hi sinh vì nước, nhà thơ NĐC đã dựng lên một tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ Nam Bộ đánh Pháp buổi đầu. Tượng đài nghệ thuật ấy

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.25

Page 26: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

Sức gợi tả cảu bài văn tế ntn?

ngang ầm với hiện thực thời đại.

E. Củng cố -Dặn dò : Hs học bài cũ ,chuẩn bị bài mới.Bài : Thực hành về thành ngữ, điển cố

Tiết thứ: 24Ngày soạn : THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ , ĐIỂN CỐ A.Mục tiêu bài học: Giúp HS

- Nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố , về tác dụng biểu đạt của chúng , nhất là trong các văn bản văn chương nghệ thuật.

- cảm nhận được giá trị của thành ngữ và điển cố.- Biết cách sử dụng thành ngữ và điển cố trong những trường hợp cần thiết.

B. Phương pháp : phát vấn - Đàm thoại-Nêu vấn đềC.chuẩn bị : GV: Đọc tài liệu , soạn giáo án - HS: Học bài cũ soạn bài mới D. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định :2. Kiểm tra bài cũ :Sức gợi cảm mạnh mẽ của bài văn tếchủ yếu do những yếu tố nào ?Hãy phân tích một số câu tiêu biểu?3.Bài mới :Nội dung phương pháp bài giảng:Hoạt động của thầy , trò Nội dung

GV hướng dấnH làm các bài tập SGK:+ Bài 1: Tìm các thành ngữ trong đoạn thơ và giải nghĩa của nó :

- Một duyên hai nợ ->Một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con.

- Năm nắng mười mưa->Vất vả cực nhọc chịu đựng dãi dầu mưa nắng .

+ Bài tập 2:Sử dụng các thành ngữ:-Đầu trâu mặt ngựa ->Biểu hiện t/c hung bạo vô nhân đạo.- cá chậu chim lồng ->Cách sống tù túng mất tự do.-Đội trời đạp đất-> Lối sống tự do không chịu bó buộc.Các htành ngữ trên đều dùng hình ẩnh cụ thể ,thể hiện sự đánh giá đối với điều nói đến.+Bài tập 3:Sử dụng 2 điển cố-Giường kia-> Gợi lại câu chuyện về Trần Phồn và Từ Trĩ.-Đàn kia ->Gợi lại câu chuyện về Chung Tử Kì và Bá Nha.-> Ca ngợi tình bạn tốt đẹp .+ Bài 4: Sử dụng các điển cố:-Ba thu ->Trích câu trong Kinh thư (Nhất nhật bất kiến như tam thu hề ) Một ngày không thấy mặt lâu như 3 mùa thu.-Chín chữ -> Trích câu trong kinh thư: Sinh, cúc ,phủ, súc, trưởng, dục, cố,phục, phúc : Nói đến công lao cha mẹ.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.26

Page 27: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009- Liễu chưuơng đài -> lấy tích xưa ý nói : Khi KỉmTọng trở lại thì nàng đã thuộc về người khác.-Mắt xanh -> Lấy tích Nguyễn Tịch đời Tấn quí ai thì tiếp bằng mắt xanh.+Bài 5:thay thế các thành ngữ bằng những từ ngữ thông thường : Các thành ngữ a. Ma cũ bắt nạt ma mới ,chân ướt chân ráo b. Cưỡi ngựa xem hoa+ Bài 6 : Lưu ý HS khi dùng thành ngữ đặt câu cần phải :-Tìm hiểu kỉ ý nghĩa và cách dùng các thành ngữ-Dùng thành ngữ phù hợp nội dung, ý nghĩa của cả câu

E. Củng cố -Dặn dò :-Sau khi học bài này HS cần sử dụng tốt thành ngữ và điển cố vào việc học tập và làm văn.- Soạn bài mới : Chiếu Cầu Hiền - Ngô Thì Nhậm. ٭٭٭

Tiết thứ :25-26

Ngày soạn : CHIẾU CẦU HIỀN (Cầu hiền chiếu ) - Ngô Thì NhậmA. Mục tiêu bài học : Nhằm giúp HS :-Nắm được tính chất và nghệ thuật lập luận của thể văn chiếu.-Hiểu được tấm lòng khao khát tìm hiền tài của vua Quang Trung .-Nhận thức đúng đắn vai trò người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước.B. Phương pháp : Phát vấn -Đàm thoại -Nêu vấn đề C.Chuẩn bị : GV : Đọc tài liệu, soạn giảng - HS : Học bài cũ , soạn bài mớiD. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định :2.Kiểm tra bài cũ : Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của thể loại văn tế ?3.Bài mới :Nội dung và phương pháp bài giảng :Hoạt động của thầy ,trò Nội dung- Nêu những nét chính về tác giả tác phẩm ?

-GV hướng dẫn HS đọc vb ? Chia bố cục ?

I. Tìm hiểu chung :1. Tác giả Ngô Thì Nhậm (1746-1803) Là 1 trong những viên tướng giỏi của chúa Trịnh. Khi Lê- Trịnh sụp đổ, ông theo phong trào Tây Sơn , đóng góp nhiều cho triều đại Tây Sơn.2. Tác phẩm:Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do NTN viết vào khoảng năm 1788-1789 nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc hà ,tức là triều đại Lê -Trịnh ra phục vụ triều đại Tây Sơn.II. Đọc - Hiểu văn bản :

- Đọc : Thể hiện được giọng văn hành chính công vụ ngày xưa, thời phong kiến .

- Tìm hiểu văn bản :+chia bố cục : chia làm 3 phần a. Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tửb. Cách ứng xử của các bậc hiền tài Bắc Hà ,và nhu cầu đất nước

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.27

Page 28: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

-Trình bày một bài chiếu cầu hièn thường có những nội dung chính nào ?

- Đói tượng của bài chiếu đề cập đến ?

- Những thành công NT của bài chiếu ?

-Tầm tư tưởng và tình cảm của vua QT qua bài chiếu ?

c. Đường lối cầu hiền của vua QT và lời kêu gọi những bậc hiền tài .+ Nội dung chính của một bài chiếu cầu hiền :-Công văn hành chính thời xưa gồm 2 loại : Một loại do cấp dưới đệ trình lên , gồm :Tấu ,chương ,biểu ,nghị sở ,khải .... Và một loại do nhà vua truyền xuống cho cấp dưới , gồm :Chiếu ,mệnh ,lệnh ,dụ ,cáo , chế ...- Chiếu nói chung ,chiếy cầu hiền nói riêng thuộc nghị luận chính trị- xã hội . mặc dù chiếu thuộc công văn nhà nước , lệnh cho thần dân thực hiện ,nhưng đây đối tượng bài chiéu là bậc hiền tài - những nho sĩ mang nặng tư tưởng nho giáo . Hơn nữa đây là cầu , QT cầu hiền chứ không phải là lệnh.1. Đối tượng bài chiếu đề cập : Sĩ phu Bắc Hà Theo QN của sĩ phu Bắc Hà chỉ những người xuất thân dòng dõi đế vương mới xuứng đáng giữ ngôi thiên tử, vì thế họ không phục coi thường vua QT chẳng biết gì về lễ nghi và chữ thánh hiền . Nắm được tâm lí nầy NTN dùng nhiều điển tích , tứ thư ,ngũ kinh vừa giúp cho trí thức Bắc Hà dễ hiểu , vừa tạo nên ấn tượng mạnh , đánh vào tâm lí sĩ phu Bắc Hà và lôi cuốn họ vào giúp triều đại mới .2. Nghệ thuật lập luận :cách lập luận bài chiéu đầy sức thuyết phục

- Phần 1->Tác giả đưa ra luận điểm về mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử :

+ Người hiền tài phải do thiên tử sử dụng.+Không làm như vậy là trái với đạo trời , trái qui luật cuộc sống . -Phần 2 -> Tác giả nêu lên cách ứng xử của bậc hiền tài khi Tây Sơn ra Bắc diệt Trịnh . phần lớn các sĩ phu Bắc Hà không đem tài năng của mình ra cống hiến cho đất nước , khác nào kẻ chết đuối trên cạn mà không tự biết . cách diễn đạt bằng hình ảnh tượng trưng như vậy vừa tế nhị ,vừa có tính chất châm biếm nhẹ nhàng , vừa tỏ ra người viết bài chiếu có kiến thức sâu rộng tài hoa , khiến người nghe có thái độ ứng xử cho đúng . -Phần 3 -> Tác giả nêu lên đường lối cầu hiền của vua QT: Hết sức thành tâm ,khiêm nhường nhưng rất quyết tâm trong việc cầu hiền .3.Tầm tư tưởng và tình cảm của vua QT qua bài chiếu: Đường lối cầu hiền của vua QT vừa mở vừa đúng đắn

- Tất cả mọi tầng lớp nhân dân đều được phép dâng thư bày tỏ công việc .

- Cách tiến cử cũng mở rộng và dễ làm , có 3cách: các quan tiến cử , tự mình dâng thư bày tỏ công việc , tự tiến cử

- Cuối cùng tg kêu gọi những người tài đức hãy cùng triều đình gánh vác việc nước ,hưởng phúc lâu dài .-> Bài chiếu thể hiện tầm nhìn xa trong rộng của vua QT trong việc nhận thức vai trò người hiền tài trong công việc tái thiết đất nước .

III. Tổng kết : Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của vua QT nhằm động viên trí thức Bắc Hà

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.28

Page 29: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

- Ấn tượng chung của em sau khi học bài chiếu này ?

tham gia xây dựng đất nước .Bài chiếu được viết với nghệ thuật thuyết phục đắc sắc và thể hiện tình cảm của tác giả đối với sự nghiệp xây dựng đất nước .

E. Củng cố - Dặn dò : Sau khi học bài này ,HS cần nắm vững giá trị nội dung nghệ thuật của bài chiếu . Học bài cũ soạn bài mới :Xin khoa luật - Nguyễn Trường Tộ

Tiết:27 Ngày soạn: ĐỌC THÊM XIN LẬP KHOA LUẬT

A. Mục tiêu bài học :-Nhằm nắm được đặc điểm văn điều trần. Văn bản mà cấp dưới trình lên cấp trên, thuộc văn nghị luận chính trị xã hội. Hiểu được tầm quan trọng của luật pháp đối với sự nghiệp cách tân đất nước.-Thấy được lòng yêu nước thương dân của Nguyễn Trường Tộ.B.Phương pháp :Phát vấn- đàm thoại- nêu vấn đềC. Chuẩn bị : GV : Đọc tài liệu tham khảo, soạn giáo án. HS: Học bài cũ, soạn baì mớiD. Tiến trình bài dạy: 1. Ổn định.2. Kiểm tra bài cũ: Quan niệm của NTN về người hiền tài? Đối tượng thuyết phục của bài chiếu là ai?3. Bài mới:Nội dung và phương pháp bài giảng:

Hoạt động của thầy ,trò Nội dung- Nêu những nét chính về tác giả tác phẩm ?

-GV hướng dẫn HS đọc vb ? Chia bố cục ?

I. Tìm hiểu chung :1. Tác giả Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) Quê ở Hưng Nguyên-Nghệ An. Ông thông thạo cả Hán học và Tây học, có tri thức rộng rãi. Ông đã viết nhiều bản điều trần gửi lên nhà Nguyễn. Những bản điều trần này không chỉ thể hiện kiến thức sâu rộng mới mẻ về tình hình VN và thế giới mà còn thấm đượm tình yêu nước của ông. Nhiều đề xuất quan trọng của NTT được ghi trong Tế cấp bát điều(8 việc cần làm gấp).-Đáng tiếc là các bản điều trần này không được triều đình nhà Nguyễn thực thi.2. Tác phẩm:Bài xin lập khoa luật trích từ bản điều trần số 27, Bàn về sự cần thiết của luật pháp đối với xã hộiII. Đọc - Hiểu văn bản :

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.29

Page 30: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

-Trình bày Luật bao gồm những lĩnh vực nào ? Viẹc thực hàmh ở các nước Tây phương ra sao ?

-Thái độ của vua quan trước pháp luật như thế nào?

-Nêu vị trí của pháp luật trong Nho học truyền thống ?

-Trình bày mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật ?

- Những thành công NT của đoạn trích ?

- Đọc : Thể hiện được giọng văn hành chính công vụ ngày xưa, thời phong kiến .

- Tìm hiểu văn bản :+chia bố cục : 1. Những lĩnh vực luật pháp đề cập đến và việc thực hiện pháp luật ở các nước Phương Tây.-Luật pháp bao gồm: Kỉ cương, uy quyền, chính lệnh quốc gia. Đát nước muốn tồn tại và phát triển cần phải có luật pháp.-Việc thực hành pháp luật ở các nước P.Tây:Phàm những ai đã nhập nghạch bộ Hình xử đoán các vụ kiện tụng thì chỉ có thăng trạch chứ không bao giờ bị biếm truất. Dù vua,triều đình cũng không giáng chức họ được một bậc -> nghĩa là việc đièu hành xã hội từ vua quan đến thần dân đều được xem xét bằng luật định2. Vai trò của luật đối với đời sống xã hội và thái độ của vua quan trước pháp luật:-Vai trò, vị trí của luật đối với đời sống xã hội:Luật chỉ tốt cho việc cai trị, luật là cái đức lớn nhất, chí công vô tư, đấy là đức trời, mà đức trơi là đạo làm người bất tất phải đi tìm cái gì khác, cũngcó nghĩa là cần phải học luật.- Thái độ: vua quan đều phải có ý thức trước pháp luật. Chủ trương ấy chính là do luật có vai trò quan trọng. Luật không chỉ có tác dụng cai trị xã hội mà còn là đạo đức, hành vi làm người.3.Vị trí của pháp luật trong Nho học truyền thống: Nho học truyền thóng khong tôn trọng pháp luật vì: Nho học nói suông không có tác dụng bằng pháp luâtỵ. Tác giả dẫn lời Khổng tử:Chép những lời nói suông chẳng bằng thân hành ra làm việc, mà muốn làm việc được thì phải có luật4.Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật:Đạo đức và pháp luật theo tác giả phải đi liền với nhau. Có mối quan hệ khăng khít với nhau vì: Luạt là đức, cái đức lớn nhất vô tư nhất. Đấy là đức trời là đạo làm người5. Nghệ thuật lập luận của đoạn trích:-Tác giả dùng lời nói của Khổng Tử để phê phán Nho giáo. Đó là phương pháp “gậy ông đập lưng ông”. Phê phán những mặt hạn chế của Nho giáo không đề cao pháp luật. Vì sao có tình trạng đó? Vì họ không được học luật-Cách lập luận của tác giả vừa sắc sảo vừa chặc chẽ, vừa ngắn gọn kiệm lời, tính chién đấu mạnh mẽ hùng hồn.

E. Củng cố- Dặn dò: HS học bài cũ, soạn bài mới:”Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng”

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.30

Page 31: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

**************************************

Tiết thứ 28 Ngày soạn:THỰC HÀNH VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG

A. Mục tiêu bài học: -Giúp HS hiểu sâu hơn về nghĩa của từ, hiện tượng chuyển nghĩa của từ trong sử dụng -Có ý thức và kỉ năng về chuyển nghĩa của từ.B. Phương pháp: Phát vấn nêu vấn đề C.Chuẩn bị : GV : Đọc tài liệu, soạn giảng - HS : Học bài cũ , soạn bài mớiD. Tiến trình bài dạy : 1. Ổn định :2.Kiểm tra bài cũ : Trình bày mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật?3.Bài mới :Nội dung và phương pháp bài giảng :Hoạt động của thầy ,trò Nội dung- Bài 1 : HS tìm nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ lá?

-Bài 2 : HS đặt câu với mỗi từ nghĩa chuyễn của con người ?

-Bài 3 : HS đặt câu từ có bghĩa chuyển với âm thanh giọng nói ?

- Bài 4 : HS tìm từ đồng nghĩa với từ cậy với từ chịu ?

I. GV hướng dẫn HS lam những bài tập thực hành trang 74, 75:Gợi ý làm bàiBài 1a. Lá được dùng theo nghĩa gốc. b. các từ lá ở đây được dùng theo nghĩa chuyển Gợi ý làm bài tập 2Bài 2Đặt câu với mõi từ theo nghĩa chuyển của bộ phận con ngườia. đầu : Đầu xanh có tội tình gì (ND)b. chân : Nó đã có chân trong đội bóng đá.c. tay : Tay này có biệt tài huýt sáo.d. miệng : Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. (Tục ngữ).e. tim : Bác ơi ! Tim Bác mênh mông thếBài 3:Đặt câu từ có nghĩa chuyển với âm thanh giọng nói:-chua: Giọng nói gì mà chua thế?-ngọt: Ngọt lịm yêu thương giọng Quảng Bình?-bùiBài tập 4:Tìm từ đồng nghĩa với từ cậy và chịu-cậy -nhờ, chịu- nhậnBài tập 5a. canh cánhb. quan hệ c. bạn

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.31

Page 32: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009- E. Củng cố - Dặn dò : . Học bài cũ soạn bài mới : Ôn tập văn học trung đại Việt Nam ****************************** Tiãút th ứ: 29-30 Ngaìy soaûn:

ÄN TÁÛP VÀN HOÜC TRUNG ÂAÛI VIÃÛT NAM

A.Mục tiãu baìi hoüc: Hæåïng dáùn hs : - Hãû thäúng hoaï laûi nhæîng kiãún thæïc âaî hoüc vãö vàn hoüc Trung âaûi Viãût Nam. - Tän trong giaï trë vàn hoaï tinh tháön cuía dán täüc , nàõm bàõt âæåüc giaï trë cuía vàn hoüc. - Nàõm væîng kyî nàng khaïm phaï vàn chæång cäø.B.Phæång phaïp: Phaït váún gåüi måí - hoüc sinh laìm trung tám. C.Chuáøn bë: * Giaïo viãn: - Soaûn baìi, tham khaío taìi liãûu.

* Hoüc sinh: - Chuáøn bë täút pháön cáu hoíi sgk, thäúng kã ,nháûn âënh.D.Tiãún trçnh baìi daûy: I.ÄØn âënh låïp - kiãøm tra sé säú: II.Kiãøm tra baìi cuî: Kiãøm tra ngay trong tiãút hoüc III.Baìi måïi: a.Âàût váún âãö:Nhæîng taïc pháøm vàn hoüc maì chuïng ta âaî caím thuû thæûc sæû laì tiãúng noïi cuía cha äng tråí thaình nhæîng taìi saín vä giaï cuía dán täüc. Än táûp laûi cuîng laì hçnh thæïc âãø chuïng ta nhçn nháûn roî hån váún âãö. bNäüi dung vaì phæång phaïp baìi giaíng:

HOAÛT ÂÄÜNG CUÍA THÁÖY &TROÌ NÄÜI DUNG

ûHoíi:Giaïo viãn hæåïng dáùn âãø hoüc sinh nàõm roî hån vãö 3 âàûc træng cuía vàn hoüc Trung Âaûi Viãût Nam?

*GV: Giaíi maî âàûc træng thæï ba âãø hoüc sinh nháûn diãûn vàn hoüc. ûHoíi:Theo em, cå såí tæ tæåíng cuía vàn hoüc Viãût Nam laì gç? *GV: giåïi thiãûu pháön hoaìn caính ra âåìi:ûHoíi:Theo em, chæî Näm Viãût Nam âæåüc bàõt âáöu tæì taïc pháøm naìo? Cuía ai?ûHoíi:Haîy cho biãút, con âæåìng phaït triãøn cuía chæî Latin?

ûHoíi:Khaïi niãûm vàn hoüc cäø âiãøn?

I. Hoaìn caính xaî häüi: 1.Ba âàûc træng cuía vàn hoüc Trung âaûi Viãût Nam:- Laì nãön vàn hoüc Haïn, Näm, la tinh, chëu sæû aính hæåíng cuía vàn minh khu væûc AÏ Âäng.- Nãön vàn hoüc chëu sæû chi phäúi cuía quy luáût Vàn-Sæí-Triãút báút phán.- Laì nãön vàn hoüc mang nhiãöu hãû thäúng æåïc lãû, âiãøn têch, âiãøn cäú.-Táút caí âæåüc hçnh thaình trãn cå såí tæ tæåíng Viãût Nam: yãu næåïc vaì nhán âaûo. 2.Hoaìn caính:- Bàõt âáöu tæì nàm 938, âuïng hån laì khi Lyï Cäng Uáøn ban Chiãúu dåìi Âä(1010), vàn hoüc Viãút Viãût Nam täön taûi åí hai daûng chæî Haïn vaì chæî Näm.- Âãún næía thãú kyí XVII chæî Latin xuáút hiãûn.

* Vàn hoüc cäø âiãøn laì bäü pháûn cuía vàn hoüc Trung âaûi chè giai âoaûn vàn hoüc phaït triãøn ræûc råî nháút ( tæì thãú kyí XVIIIâãún næía cuäúi thãú kyí XIX)III.Taïc giaí vaì taïc pháøm:- Lã Hæîu Traïc-Thæång kinh kê sæû

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.32

Page 33: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

Nàõm laûi nhæîng t/g vaì taïc pháøm tiãu biãøu cuía giai âoaûn naìy. *GV: âiãøm qua gæång màût caïc taïc giaí, taïc pháøm ; hoüc sinh chuyãøn hæåïng nháûn âënh.

-Nguyãùn Khuyãún-Häö Xuán Hæång-Tráön Tãú Xæång-Nguyãùn Cäng Træï-Cao Baï Quaït-Nguyãùn Âçnh Chiãøu-Chu Maûnh Trinh-Ngä Thç Nháûm-Nguyãùn Træåìng TäüIV.Kãút luáûn:- Vàn hoüc træng âaûi Viãût Nam laì sæû khàóng âënh vàn hoaï Viãût Nam qua caïc triãöu âaûi tråí thaình tinh hoa cuía dán täüc. Cáön phaíi biãút giæî gçn vaì phaït huy.

IV.Cuíng cäú: * Nàõm bàõt âæåüc âàûc træng cuía vàn hoüc trung âaûi. V.Dàûn doì : * Hoüc thuäüc loìng caïc baìi thå. * Nàõm bàõt âæåüc nghãû thuáût cuía caïc taïc pháøm. * Chuáøn bë:daìn yï cuía baìi viãút säú 2 âãø traí baìi

Tiết 31 : Ngày soạn: TRẢ BÀI SỐ 2

A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh- Hệ thống xác định yêu cầu của đề bài.- Nhận ra những hạn chế trong bài viết.- Tự đánh giá năng lực về môn học của mình.B. Phương pháp: Phát vấn ,nêu vấn đề, đàm thoại.C.Chuẩn bị :*Giáo viên: Chuẩn bài, chuẩn bị đáp án, nhận xét bài viết học sinh.*Học sinh: Ghi chép.D.Tiến trình bài dạy:I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. III. Bài mới: a. Đặt vấn đề: b. Nội dung và phương pháp bài dạy :

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC *GV: ghi đề bài lên bảng. Lớp chú ý và ghi vào vở, gạch chân dưới những từ ngữ mang nôi dung chính, yêu cầu chính cần làm rõ.

Tìm hiểu đề.Hỏi: Nêu những yêu cầu của đề bài trên?

Đề bài:*Hình ảnh người phụ nữ trong xãhội xưa qua các tác phẩm của Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương I. Tìm hiểu đề:* - Y/c thể loại: Chứng minh + Phân tích. - Y/c nội dung:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.33

Page 34: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 Hỏi: Phần mở bài nên ĐVĐ ntn? -HS: 2 -> 3 trình bày cách ĐVĐ riêng.Hỏi: Hãy trình bày cách tìm ý cho phần thân bài? -HS: So sánh đối chiếu về hình ảnh người phụ nữđược thực hiện trong các tác phẩm

: Nhận xét bài làm. *GV: nêu nhận xét bài làm của học sinh: Ưu điểm, khuyết điểm. +Ưu điểm: Hiểu đề, hiểu bài +Khuyết điểm: .Chữ lỗi để học sinh rút kinh nghiệm.: Ra đề bài số 5 cho học sinh về nhà làm.

Dẫn chứng: Thơ HXH, TTX

II. Dàn ý : 1. Mở bài: Khái quát vấn đề 2. Thân bài: - Hình ảnh người phụ nữ- Nguồn gốc, xuất thân: 3. Kết bài:II. Nhận xét: - Ưu điểm - Khuyết điểm.III. Chữa lỗi: Đọc một số bài viết tốt.

IV. Củng cố: * Trả bài số 2 : Nhận xét ưu, khuyết điểm và chữa lỗi. . V. Dặn dò:

*************************

Tiết 32 Ngày soạn:

THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH

A.MỤC TIÊU:Giúp học sinh: - Nắm được vai trò của lập luận so sánh trong bài văn nghị luận nói riêng, trong giao tiếp hằng ngày nói chung - Từ đó giúp học sinh nhận định đúng đắn về thao tác LLSSB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâmC.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Đọc SGK, STK: Soạn bài.*Học sinh: Soạn bài, học bài cũ.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC -HS phân tích các ví dụ,nêu khái niệm SS *GV: củng cố, rút ra kết luận.

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.34

Page 35: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

-HS: Phân tích ví dụ, nêu ra cách so sánh.-GV nhận xét

1.TTso sánh: - SS là dể tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các đối tượng để tìm ra những những nhận xét, đánh giá chính xác về chúng. 2.Mục đích, yêu cầu: -Mục đích so sánh là làm rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với các đối tượng khác. -Trong nghệ thuật:SS trở thành 1 thủ pháp biến hoá kì ảoII. Cách so sánh: 1.Tìm hiểu ví dụ 2.Cách so sánh:-Khi so sánh, phải đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan điểm của người viết(nói)

IV. Củng cố: - Mục đích của thao tác phân tích. -Cách phân tíchV. Dặn dò:*Xem kỹ bài giảng trên lớp .*Soạn bài "Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ 20 đếnCM tháng 8 năm1945 **********************************

Tiãút thæï 33,34 Ngaìy soaûn: KHAÏI QUAÏT VÀN HOÜC VIÃÛT NAMTÆÌ ÂÁÖU THÃÚ KYÍ XX ÂÃÚN 1945

A.MUÛC TIÃU: - Giuïp hoüc sinh hiãøu vaì giaíi thêch âæåüc nhæîng âàûc âiãøm vaì thaình tæûu cå baín cuía vàn hoüc Viãût Nam tæì âáöu XX âãún 1945; âãø váûn duûng nhæ laì phæång hæåïng tçm hiãøu âaïnh giaï caïc traìo læu vàn hoüc, taïc giaí vàn hoüc trong thåìi kyì naìy. - Bäöi dæåîng kiãún thæïc tháøm myî vãö vàn hoüc thåìi kyì naìy.B.PHÆÅNG PHAÏP GIAÍNG DAÛY: Phaït váún gåüi måí - hoüc sinh laìm trung tám. C.CHUÁØN BË GIAÏO CUÛ: * Giaïo viãn: Soaûn baìi, tham khaío taìi liãûu lëch sæí vàn hoüc Viãût Nam. * Hoüc sinh: Chuáøn bë täút pháön cáu hoíi sgk.D.TIÃÚN TRÇNH LÃN LÅÏP: I.ÄØn âënh låïp - kiãøm tra sé säú: II.Kiãøm tra baìi cuî: Nhàõc laûi nhæîng âàûc âiãøm cå baín cuía vàn hoüc VN trung âaûi III.Baìi måïi:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.35

Page 36: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 a.Âàût váún âãö: Vàn hoüc Viãût Nam tæì âáöu XX - 1945 laì mäüt mäúc son trong lëch sæí vàn hoüc dán täüc. Sæû måí âáöu cuía vàn hoüc giai âoaûn naìy cuîng laì sæû kãút thuïc cuía mäüt giai âoaûn khaïc ( vàn hoüc cäø âiãøn træåïc âoï ), noï cuîng måí ra mäüt giai âoaûn måïi. Váûy âàûc âiãøm vaìvthaình tæûu cuía noï laì gç? bTriãøn khai baìi:

HOAÛT ÂÄÜNG CUÍA THÁÖY &TROÌ NÄÜI DUNG KIÃÚN THÆÏC*Giaïo viãn càõt nghéa kn hiãûn âaûi hoaï trong vàn hoüc ( so saïnh âäúi chiãúu noï våïi vàn hoüc Trung âaûi).- Vàn hoüc Trung âaûi: + Vh chæî Haïn.+ Quy luáût VST báút phán.+ Hãû thäúng æåïc lãû.>Xu thãú vàn hoaï thay âäøi => vàn hoüc cuîng thay âäøi *GV: âáy laì bæåïc khåíi âáöu Caïc taïc pháøm: Tháöy Lazaro Phiãön (1877) Hoaìng Täú Oanh haìm oan( 1910) cuía Tráön Thiãûn Trung.

* Truyãûn ngàõn: Phaûm Duy Täún, Vuî Âçnh Long, Häö Biãøu Chaïnh, + "Ngoün coí gioï âuìa" phoíng dëch vaì chuyãøn thãø tæì "Nhæîng ngæåìi khäún khä"ø, + "Chuïa Taìu Kim quy" phoíng dëch vaì chuyãøn thãø tæì "Baï tæåïc Montecristo".

* Chuï yï: chán dung saïng taïc cuía giai âoaûn vàn hoüc( hçnh thaình nãn 4 traìo læu vàn hoüc = giaïo viãn mä phoíng caïc traìo læu vàn hoüc , giaíi maî quaï trçnh phaït triãøn cuía vàn hoüc = hçnh aính vê von” ngæåìi thiãúu næî nguí quãn bæìng tènh”.

* ûHoíi:Em haîy chæïng minh ràòng vàn hoüc giai âoaûn naìy coï nhëp âäü phaït triãøn mau leû?

( xuáút phaït tæì yãúu täú näüi taûi cuía vàn hoüc vaì cuía caïc taïc nhán khaïc mang tênh xaî häüi ).

I.Nhæîng âàûc âiãøm cå baín cuía vàn hoüc Viãût Nam tæì âáöu XX âãún 1945: 1.Nãön vàn hoüc âæåüc hiãûn âaûi hoaï: - Hiãûn âaûi hoaï laì k/n chè thuäüc vãö vàn hoüc tæì âáöu Xx âãún 1945, båíi leí tæì 1958 - 1900, thæûc dán Phaïp âaî cå baín bçnh âënh xong Viãût Nam vãö màût quán sæû.- Tæì 1914 - 1918 CtII -> Thæûc dán Phaïp khai thaïc thuäüc âëa -> laìm biãún âäøi diãûn maûo xaî häüi Viãût Nam.- Giai cáúp tæ saín ra âåìi => nhu cáöu vãö âåìi säúng tinh tháön phaït triãøn åí mäüt bæåïc måïi. - - Chæî quäúc ngæî phaït triãøn (Phong traìo Âäng kinh Nghéa Thuûc âoïng goïp mäüt pháön khäng nhoí), âäúi tæåüng saïng taïc nhiãöu ; kinh doanh vàn hoaï vaì nghãö in phaït triãøn ...táút caí âaî laìm cho vàn hoüc phaït triãøn våïi mäüt täúc âäü nhanh choïng. a. giai âoaûn1: (1900 - 1920): - Chæî quäúc ngæî phaït triãøn - Âtg saïng taïc laì caïc nhaì vàn Haïn hoüc cáúp tiãún âaím nhiãûm træåïc nhu cáöu xaî häüi . - Saïng taïc: vàn xuäi, baïo chê dëch thuáût.-> Caïc taïc pháøm vàn hoüc giai âoaûn naìy coìn mang dáúu áún cuaí thåìi âaûi cuî vaì måïi( coï caí Phæång Âäng láùn Phæång táy) b, Giai âoaûn2:(1920 - 1930):- Saïng taïc: Táöng låïp trê thæïc Táy hoüc âaím nhiãûm.-Thãø loaûi: Truyãûn ngàõn, tiãøu thuyãút, thå...våïi âæåìng läúi tæ tæåíng caïch tán theo phæång Táy. Näøi báût nháút laì thå ( âãö cao caïi Täi - caïi lemoi. Ngoaìi ra coìn coï caïc thãø loaûi khaïc nhæ: buït kyï këch thå.-> Âáy laì giai âoaûn vàn hoüc coï nhiãöu chuyãøn biãún têch cæûc baïo hiãûu mäüt cuäüc caïch maûng måïi trong vàn hoüc. c. Giai âoaûn3: (1930 - 1945):- Laì giai âoaûn buìng näø caïc traìo læu vàn hoüc ( vãö tæ tæåíng thãø loaûi phæång phaïp) + Tæû læûc vàn âoaìn: phaït triãøn vãö thãø loaûi vàn xuäi, tiãøu thuyãút...do caïc nhaì vàn Nháút Linh, Khaïi Hæng, Hoaìng Âaûo, Thaûch Lam...caïc taïc pháøm näøi tiãúng nhæ Häön bæåïm må tiãn, Bæåïm tràòng, Âäi baûn, Âoaûn tuyãût....

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.36

Page 37: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

*GV: giuïp hoüc sinh mä phoíng âàûc træng vàn hoüc cuía caïc traìo læu vàn hoüc naìy..

* Em haîy chæïng minh ràòng: vàn hoüc giai âoaûn tæì XX - 1945 coï nhëp âäü phaït triãøn mau leû? + Do yãúu täú xaî häüi. + Do yãúu täú näüi taûi vàn hoüc.

* giaïo viãn âënh hæåïng hoüc sinh nháûn âënh sæû phán hoaï trong vàn hoüc.ûHoíi:Vàn hoüc giai âoaûn naìy täön taûi 2 xu hæåïng theo em vç sao?ûHoíi:Vç sao goüi laì håüp phaïp, báút håüp phaïp?

Hoíi:Theo em, hãû quaí cuía sæû taïc âäüng qua laûi cuía hai xu hæåïng vàn hoüc naìy laì

+ Thå måïi laîng maûn ( 10-3-1932): - Phaït triãøn maûnh meî vaì âa daûng taûo mäüt bæåïc âäüt phaï måïi trong vàn chæång noïi chung thi ca noïi riãng. Caïc nhaì thå näøi tiãúng nhæ Xuán Diãûu, Huy Cáûn, Chãú Lan Viãn, Haìn Màûc Tæí ... + Vàn hoüc hiãûn thæûc: traìo læu vàn hoüc phaït triãøn trãn tinh tháön dán chuí nhæîng nàm 1936 - 1939 bao gäöm caïc taïc giaí Nguyãùn Cäng Hoan,Vuî Troüng Phuûng, Thaûch Lam, Nam Cao ... + Vàn hoüc caïch maûng: bao gäöm caïc saïng taïc cuía Häö Chê Minh, Täú Hæîu ..

2.Nhëp âäü phaït triãøn mau leû:- Tæì nàm 1900 - 1945, âàûc biãût laì tæì 1930 - 1945diãûn maûo vàn hoüc chuyãøn biãún roî rãût. Âãún 1941 Thi nhán Viãût Nam ra âåìi, thãø hiãûn: + Sæïc säúng tám häön dán täüc. + Sæû phaït triãøn âåìi säúng caï nhán,vàn hoüc.+ Âaíng cäüng saín ra âåìi.+ YÏ thæïc quáön chuïng phaït triãøn cao..=>Táút caí taûo cho vàn hoüc giai âoaûn naìy coï mäüt täúc âäü phaït triãøn nhanh âãún mæïc hiãúm tháúy trong lëch sæí vàn hoüc.

3.Sæû phán hoaï phæïc taûp thaình nhiãuxu hæåïng trong quaï trçnh phaït triãøn vàn hoüc:

- Phaït xuáút tæì quan âiãøm xaî häüi, hçnh thaình nãn caïc quan âiãøm saïng taïc vàn hoücnhæ nghãû thuáût vë nghãû thuáût vaì nghãû thuáût vë nhán sinh..=> hçnh thaình nãn 2 bäü pháûn vàn hoüc. a .Bäü pháûn cäng khai håüp phaïp : - Trong vàn chæång coï thãø hiãûn tênh dán täüc nhæng khäng coï tênh caïch maûng; khäng chäúng phaïp tháûm chê ru nguí. Taïc pháøm cuía hoü chuí yãúu khai thaïc säú pháûn caï nhán , phã phaïn xaî häüi trãn tinh tháön dán chuí. b . Bäü pháûn phaït triãøn báút håüp phaïp: - Chuí yãúu laì thå vàn caïch maûng nhæ Täú Hæîu vaì Nguyãùn Aïi Quäúc - Häö Chê Minh. 4. Hai bäü pháûn vàn hoüc coï sæû taïc âäüng qua laûi: - nhaì vàn caïch maûng tiãúp thu thi phaïp âãø saïng taïc, nhaì vàn håüp phaïp tiãúp thu tæ tæåíng. Hai bäü pháûn vàn hoüc naìy coï sæû taïc âäüng qua laûi láùn nhau; laìm cho vàn hoüc phaït triãøn khäng ngæìng.III. Âaïnh giaï thaình tæûu vàn hoüc:

+ Truyãön thäúng: tæ tæåíng låïn nháút vaì sáu sàõc nháút cuía vàn hoüc ta laì loìng yãu næåïc tinh tháön nhán âaûo vaì

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.37

Page 38: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009gç?

*Vduû: ph/traìoÂäng kinh Nghéa thuûc( baïn cäng khai).Tæ tæåíng âáúu tranh caïch maûng trong vàn hoüc ( báút håüp phaïp ).

** giaïo viãn duìng caïc taïc pháøm vàn hoüc âãø minh hoaû cho sæû taïc âäüng naìy?

*Theo em, tæ tæåíng låïn nháút cuía vàn hoüc dán täüc laì gç?

*GV: Màûc duì nghãû thuáût chæa âaût âãún âènh cao nhæng âoïng goïp cuía vàn hoüc giai âoaûn naìy laì khäng thãø phuí nháûn.

*Giaïo viãn giuïp hoüc sinh tháúy âæåüc sæû phaït triãøn cuía vàn xuäi.- Thåìi kyì âáöu vàn hoüc, tiãøu thuyãút vaì truyãûn ngàõn tuy coï nhiãöu nhæåüc âiãøm nhæng thaình cäng laì âiãöu âaïng âæåüc cäng nháûn

*GV: âiãøm qua caïc thaình cäng => hçnh thaình nãn phong caïch cuía caïc taïc giaí nhæ Nguyãùn Cäng Hoan, Vuî Troüng Phuûng Nam Cao ...

*GV: nháûn âënh laûi:- Coï thãø tháúy ràòng chênh thåìi âaûi naìy âaî laìm nãn diãûn maûo vàn hoüc, vaì cuîng chênh nhæîng con ngæåìi vàn hoüc âaî laìm nãn sæïc säúng cho thåìi âaûi.

chuí nghéa anh huìng. + Tæ tæåíng caïch maûng: trong vàn hoüc caïch maûng. + Tæ tæåíng yãu næåïc: tháöm kên nhæng sáu sàõc trong vàn hoüc håüp phaïp. + Tinh tháön dán chuí: trong khuynh hæåïng saïng taïc cuía caïc taïc giaí âæång thåìi chênh laì nãön taíng cho sæû phaït triãøn cuía vàn hoüc giai âoaûn naìy.

*Thaình tæûu vàn hoüc thåìi kyì naìy gàõn våïi nhæîng kãút quaí cuía cuäüc caïch tán vàn hoüc trãn caí thãø loaûi vaì ngän ngæî: + Vãö vàn xuäi:Tiãøu thuyãút vaì truyãûn ngàõn ra âåìi song song våïi sæû phaït triãøn cuía chæî quäúc ngæî.- Caïch tán våïi tiãøu thuyãút chæång häöi. - Bàõt âáöu diãùn taí âæåüc tám lyï ....( thãø hiãûn åí TLVÂ vaì vàn xuäi hiãûn thæûc) + ÅÍ TLVÂ: Tênh caïch nhán váût phaït triãøn, thåìi gian khäng gian âæåüc khai thaïc khaï triãût âãø. Mä taí âåìi säúng tæì nhiãöu goïc âäü. + ÅÍ vàn xuäi hiãûn thæûc pp: Truyãûn ngàõn phaït triãøn åí Nguyãùn Cäng Hoan, Vuî Troüng Phuûng, Nam Cao vaì caïc nhaì vàn khaïc...táút caí laìm nãn diãûn maûo låïn cuía vàn hoüc.=>Thå ca giai âoaûn naìy âaî coï nhæîng thaình tæûu âaïng kãø, thãø hiãûn åí táöm cao thi ca.* Nháûn âënh:

- Thaình cäng cuía vàn hoüc 1900 - 1945 laì âiãöu cáön khàóng âënh dáùu coìn mäüt säú haûn chãú nhæng thåìi gian seî saìng loüc.Gáön næía thãú kyí vàn hoüc naìy seî laì chiãúc cáöu näúi giæîa vàn hoüc Trung Âaûi vaì Hiãûn Âaûi, laìm nãn sæïc maûnh täøng hoaì trong vàn hoüc dán täüc.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.38

Page 39: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

IV. Cuíng cäú:* Nàõm chàõc caïc giai âoaûn hiãûn âaûi hoaï trong vàn hoüc.V.Dàûn doì: * Tiãút tåïi viãút baìi säú 3.

Tiãút thæï 35-36: Ngaìy soaûn:BAÌI VIÃÚT SÄÚ 3

A.MUÛC TIÃU: - Giuïp hoüc sinh thãø hiãûn täút baìi thæûc haình cuía mçnh, cuîng nhæ nhæîng khaí nàng xeït âoaïn nhæîng váún âãö thuäüc vãö Nghë luáûn vàn hoüc. - Reìn luyãûn âæåüc nhæîng kyî nàng, nàng læûc cuîng nhæ khàõc phuûc âæåüc nhæîng haûn chãú.B.PHÆÅNG PHAÏP GIAÍNG DAÛY: Thæûc haình.C.CHUÁØN BË GIAÏO CUÛ: * Giaïo viãn: baìi soaûn, âãö ra vaì hæåïng giaíi quyãút. * Hoüc sinh: Chuáøn bë täút tám thãú laìm baìi.D.TIÃÚN TRÇNH BAÌI DAÛY: I.ÄØn âënh låïp - kiãøm tra sé säú: II.Giåïi thuyãút yãu cáöu baìi laìm: A.Âãö ra: Anh, chë, haîy âaïnh giaï tám tçnh cuía nhaì thå Nguyãùn Khuyãún qua bæïc tranh Thu cuía ba baìi thå Thu ( Thu âiãúu, Thu áøm, Thu Vënh) B.Yãu cáöu vaì hæåïng giaíi quyãút: 1.Yãu cáöu: Läüt taí âæåüc chán dung caïi "täi" Nguyãùn Khuyãún : - Æu thåìi máùn thãú, tràn tråí træåïc thæûc taûi, yãu næåïc nhæng báút læûc træåïc thåìi cuäüc. - Ba baìi thå thu, ba tiãúng loìng bay bäùng nhæng làõng âoüng trong thå laìng caính Viãût Nam ( bæïc tranh âäöng bàòng Bàc Bäü) 2.Hæåïng giaíi quyãút:

+ Giåïi thuyãút vãö chán dung vaì thå Nguyãùn Khuyãún. + Tiãúng loìng cuía nhaì thå qua viãûc läüt taí thãú giåïi muìa Thu. + Ba baìi thå thu laì tiãúng noïi tám tçnh.( Sæí duûng phæång phaïp phán têch täøng håüp). 3.Vãö kyî nàng: cáön giaíi quyãút âæåüc: + Khaí nàng phaït hiãûn vaì khaïm phaï tinh tãú cuía Nguyãùn Khuyãún vãö laìng caính. + Tám tçnh cuía nhaì thå => chán dung caïi Täi. C.Hoüc sinh laìm baìi: 2 tiãút. IV.Thu baìi vaì dàûn doì:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.39

Page 40: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

Tiết 37-38-39: Ngày soạn:

HAI ĐỨA TRẺ (Thạch Lam)

A.MỤC TIÊU: Giúp HS:-.Hiểu được tấm lòng nhân ái sâu sắc của Thạch Lam đối với những kiếp người nghèo khổ.- Phong cách nghệ thuật truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam.-.Cảm nhận được bóng tối và những cuộc đời đang chìm ngập trong bóng tối âm thầm, vô vọng.B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Soạn bài, tham khảo tài liệu.*Học sinh: Soạn bài, học bài cũ.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Đọc bài "Tống Biệt Hành" của Thâm Tâm và phân tích vẻ đẹp của hình tượng li khách trong bài thơ. III. Bài mới: 1 Đặt vấn đề:Thạch Lam là nhà văn xuất sắc của nhóm Tự lực văn đoàn - Người đọc khi đến với ông sẽ tìm thấy toàn bộ bức tranh nhân gian với sự hiện diện đầy đủ mọi hạng người, đặc biệt là những người nghèo khổ sống lam lũ, tối tăm bằng tình yêu thương đến khắc khoải, buốt nhức mà "Hai đứa trẻ" là ví dụ. 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY& TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Tìm hiểu chung .Tìm hiểu về tác giả. -HS: đọc lại phần tiểu dẫn lần nữa, kết hợp với chuẩn bị ở nhà và phát biểu những ghi nhận của mình về những nét đặc sắc ở nhà văn Thạch Lam.Hỏi: Trình bày những nét đặc sắc về nhà văn Thạch Lam?. *GV: gọi 1-2 HS phát biểu, sau đó nhấn mạnh những nét chính.Đọc và tìm hiểu về tác phẩm. *GV: gọi 1-2 Hs đọc tác phẩm, yêu cầu đọc to, rõ ràng. Các HS khác gạch chân ở những câu, từ ngữ đáng chú ý.Hỏi: 1-2 HS thử tóm tắ truyện ngắn và nêu cảm nhận của bản thân khi làm công việc này có gì khó khăn không?.

I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: Thạch Lam (1910-1942)- Là thành viên của Tự lực văn đoàn nhưng văn chương Thạch Lam đi theo hướng riêng về những người lao động cơ cực, bế tắc.- Thạch Lam viết với tấm lòng thương cảm sâu sắc, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế trước số phận đau khổ của con người.- Thạch Lam sở trường về truyện ngắn - truyện không có cốt truyện mà thiên về tâm trạng. Tác giả khai thác chất trong đời sống hàng ngày và đem chất thơ đó vào văn xuôi. Nhân vật của Thạch Lam là nhân vật của cảm xúc, tâm trạng nhiều hơn là tư duy.- Ông sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị: "Gió lạnh đầu mùa"; "Nắng trong vườn"; "Sợi tóc"; " Hà Nội 36 phố phường”; và là cây bút phê bình văn học xuất sắc. 2.Đọc và tìm hiểu tác phẩm: a.Đọc:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.40

Page 41: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 *GV: nhận xét cách trình bày của HS.

Hỏi: Để mở đầu miêu tả bức tranh phố huyện, tác giả đề cập đến yếu tố nào?. Cho biết ý nghĩa của nó?. -HS: Âm thanh của tiếng trống thu không -> báo hiệu chiều về, chất chứa nỗi niềm của con người, gợi bước đi của thời gian. - Liên tưởng đến các câu thơ của Hồ Xuân Hương "Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn" -> tăng cái yên tĩnh, quanh vắng -> con người cô đơn, trơ trọi hơn.Hỏi: Khung cảnh của truyện được mở ra vào thời gian nào?. Thời gian ấy nói lên điều gì?. Hãy nhận xét về cách thể hiện thời gian của Thạch Lam trong truyện?. -HS: Liệt kê những chi tiết miêu tả về thời gian -> sau đó nêu nhận xét: là thời gian chiều tối kết thúc một ngày, mở ra đêm tối -> gợi buồn, yên tĩnh -> cuộc sống người nghèo vẫn tiếp tục -> thời gian có sự vận động -> tác giả miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, chi li -> dụng ý: thể hiện cuộc sông thầm lặng, đơn điệu, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn -> về khuya.

Tiếp tục tìm hiểu về bức tranh phố huyện. G/v định hướng cho HS đi sâu các vấn đề.

Phân tích về không gian nghệ thuật của tác phẩm.Hỏi: Hãy nhận xét về không gian nghệ thuật của truyện?. Có mấy loại không gian được mở ra?. -HS: Nêu nhận xét về không gian được đề cập ở trong truyện. Từ đó phân loại không gian của tác phẩm: có hai loại.-Không gian hiện thực -> không gian bé nhỏ của phố huyện -> tù đọng, ngột ngạt -> ý nghĩa khái quát: tái hiện cuộc sống trì trệ, tù hãm của xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp. -HS: mở rộng, liên hệ sang tác phẩm khác: “Sống mòn” (Nam Cao), “Toả nhị Kiều” (Xuân Diệu), Chế Lan Viên, Huy Cận.

b.Xuất xứ: Rút từ tập Nắng trong vườn (1938)c.Tóm tắt: SGK

II. Đọc -Hiểu Văn bản :ĐọcTìm hiểu văn bản : 1.Bức tranh phố huyện:* Tiếng trống thu không : thứ âm thanh chất chứa nỗi niềm của con người -> tiếng trống vang xa gọi chiều về và gợi cả nỗi niềm xao xác -> điểm nhịp cho cuộc sống nặng nề trôi.-Làm nền cho tiếng trống là "bản nhạc dân dã" quen thuộc, buồn bã, rên rỉ của côn trùng, ếch nhái, muỗi, tiếng đàn bầu rời rạc, tiếng đoàn tàu.=>không đủ sức khuấy động không khí lặng lẽ, tù đọng của phố huyện.* Thời gian: "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru..." , "bóng tối ngập dần.... giờ khắc ngày tàn" - "Trời nhá nhem tối", "Trời bắt đầu đêm ...."," Đêm tối".-> Thời gian chiều tối: thời gian kết thúc một ngày và mở ra đêm tối -> gợi buồn, yên tĩnh -> với người nghèo công việc kiếm sống tiếp diễn -> thời gian có sự vận động: chậm rãi, lặng lẽ -> gắn cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạt, thầm lặng, cơ cực của con người -> tác giả miêu tả bước đi của thời gian rất cụ thể, tỉ mỉ, chi li -> nhịp sống buồn bã, tẻ nhạt của phố huyện từ chiều tàn đi dần vào đêm khuya.

*Không gian:-Không gian yên tĩnh, êm đềm của buổi chiều chuyển dần vào đêm.-Không gian có vẻ đẹp thơ mộng, vừa có vẻ buồn xao xác. + KHông gian hiện thực: xóm chợ, ngõ hẻm, ga xép của phố huyện nghèo -> nhân vật bị tù túng, luẩn quẩn với những đói nghèo, lo âu, dằn vặt -> nhân vật bị chi phối và hoạt động trong không gian hiện thực khép kín: cuộc sống đơn điệu, xao xác buồn cứ lặp đi lặp lại -> ý nghĩa khái quát: tái hiện tính trì trệ, tù hãm của xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp -> cái xã hội người phải "sống mòn, nổi váng lên, mốc ra, rỉ đi" -> "ao đời phẳng lặng" . + Không gian tâm tưởng, khát vọng: - - Khi con người bất lực thước thực tại, không gian này xuất hiện: "vòm trời hàng ngàn ngôi sao....ngước mắt nhìn các vì sao để tìm sông Ngâ Hà và vịt Thần Nông. Vũ trụ bao la"; "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo" -> ước mơ, khát vọng của con người -> tính nhân đạo: an ủi, mong mỏi con người được sung sướng hạnh phúc, hé ra chút ánh sáng hi vọng cho con người -> lãng mạn. -> bóng tối bao trùm cảnh vật và con người mà tác giả đã dụng công miêu tả từ nhiều thời điểm, góc nhìn:" bóng tối ở dãy

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.41

Page 42: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009-Không gian tâm tưởng, khát vong -> hướng lên giải ngân hà, hướng về Hà Nội xa xăm huyên náo -> ước ao, khát vọng của con người, tìm giải pháp. Cho biết sự bất lực trước thực tại -> lãng mạn -> mang tính nhân đạo: mong muốn cho con người được sung sướng hạnh phúc. *GV: bình giảng giúp HS cảm thụ tốt yếu tố này.Hỏi: Trong không gian đó, tác giả đã đặc biệt có dụng ý khi sử dụng công phu một yếu tố nghệ thuật?. Đó là gì?. -HS:Phát hiện cho được yếu tố nghệ thuật đó là bóng tối -> được tác giả dụng công miêu tả.

-HS:liệt kê các chi tiết, câu văn, hình ảnh nói về bóng tối -> trở thành nỗi ám ảnh đè nặng lên cuộc sống con người phố huyện -> con người cựa quậy, lẫn lộn, mất hút vào bóng tối -> ngắc ngoải, tù túng, khát thèm ánh sáng -> tương quan ánh sáng mâu thuẫn với bóng tối: ánh sáng thì lăy lắt, nhỏ bé mâu thuẫn với bóng yối thì dày đặc, đen ngòm, đáng sợ => số phận tội nghiệp, tăm tối của con người => Thạch Lam rất tinh tế, đầy dụng ý.Hỏi: Trong khung cảnh ấy, con người hiện lên như thế nào?. -HS:Đọc kỹ SGK, tìm tòi và liệt kê ra những con người ở phố huyện, sau đó nêu nhận xét chung về số phận những người này-Liên hệ với những nhân vật ở một số tác phẩm khác: Thứ (Sống mòn), hai chị em (Tỏa Nhị Kiều).

Phân tích nhân vật Liên. *GV:Trong những con người đang sống âm thầm, vật vờ như những cái bóng ở nơi phố huyện, thì Liên là nhân vật được Thạch Lam khắc hoạ rõ nét nhất.Hỏi: Liên là đứa trẻ như thế nào?.

tre làng đen lại, trong mắt Liên, ở hòn đá nhỏ mấp mô, trên đương và các ngõ ra chợ, qua sông, vào làng; tàu đi vào đêm tối; Liên ngập vào giấc ngủ yên tĩnh, tịch mịch đầy bóng tối" => ám ảnh đè nặng lên cảnh vật, con người đang thâm nhập, luồn lách, bám sát vào cuộc sống âm thầm mọi vật => tác giả chủ động nhốt, nén, dồn ép nhân vật vào bóng tối để thể hiện nỗi khát thèm ánh sáng -> ánh sáng chỉ le lói, yếu ớt, nhỏ nhoi, xa xôi: "chút ánh sáng rơi.. những con đom đóm, đèn đoàn tàu, vì sao dải Ngân Hà" => khát vọng => ánh sáng không đủ xé rách màn đêm làm cho đêm tối mênh mông hơn -> tinh tế đầy dụng ý.* Con người phố huyện : + Mấy đứa trẻ nhặt rác, + Mẹ con chị Tí : ban ngày mò cua bắt tép, tối đến dọn hàng nước "chả kiếm được bao nhiêu...", + Bác Siêu bán phở,+ V/c bác hát xẩm, + Bà già dở điên; + Chị em Liên với hàng tạp hoá nhỏ xíu mà khách hàng không đủ tiền mua => thân phận bé mọn, những cảnh đời đang tàn tạ, héo mòn, ngắc ngoải -> con người chỉ còn là những cái bóng vật vờ, lay lắt ->qua cái nhìn xót xa, thương cảm của tác giả -> tính nhân đạo sâu sắc => những nét vẽ về âm thanh, không gian, thời gian, màu sắc, con người của bức tranh phố huyện tưởng như rời rạc nhưng lại hoà quyện cộng hưởng trong một hệ thống u buồn, trầm mặc thật xót xa. 2.Nhân vật Liên và hình ảnh đoàn tàu:a)Nhân vật Liên:- Là đứa trẻ nghèo, cuộc sống cơm áo trói buộc cô vào chõng hàng, cướp đi niềm vui và quyền lợi của tuổi thơ Liên sống mòn mổi trong đợi chờ.- Là đứa trẻ giàu tình thương. + Đối với những đứa trẻ nghèo nhặt rác "Liên động lònh thương nhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng". + Đối với mọi người: luôn quan tâm, luôn đối xử ân cần, lễ phép và đầy tình người (cụ Thi, chị Tí, bác Cẩm). + Đối với em An: Thương yêu, lo lắng, chăm sóc, ân cần lời mẹ, "chiếc xà tích... chị là con gái lớn và đảm đang".- Là đứa trẻ có đời sống tâm hồn và biết mơ ước -> làm nên chất thơ cho truyện.- Là người đau khổ nhất trong các nhân vật: + Vì Liên đã biết thế nào là ánh sáng chốn thị thành. +Liên nhạy cảm trước nỗi đau con người. +Liên cảm nhận được cảnh tối tăm mà Liên và những người xung quanh đang sống và là người biết mơ ước, khát

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.42

Page 43: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 -HS: Nghiên cứu, đưa ra những ý kiến khái quát về nhân vật Liên> Có những ý chính cần làm rõ:- Là đứa trẻ nghèo.- Là đứa trẻ giàu tình thương.- Là đứa trẻ hiếu thảo, đảm đang.- Là đứa trẻ có tâm hồn và biết ước mơ. *GV: bình chi tiết đôi mắt Liên: không đặc tả kỷ nhưng cho thấy tâm trạng lắng đọng sâu xa. Chính đôi mắt ấy đã nhìn, thấu hiểu và cảm nhận "mùi riêng của đất" -> trữ tình hoá qua H/a đôi mắt.Hỏi: Trong số các nhân vật của phố huyện, ai là người đau khổ nhất?> -HS:Nhận định có thể không giống nhau, nhưng sẽ có ý kiến cho Liên là người đau khổ nhất. + Trường hợp HS nêu không trúng vấn đề thì GV gợi ý: Vì sao có người cho rằng LIên là người đau khổ nhất trong các nhân vật?

cảnh đợi tàu.Hỏi: Đối với cuộc sống phố huyện, hình ảnh đoàn tàu có ý nghĩa gì?. -HS: thảo luận, trình bày ý nghĩa của đoàn tàu: nó mang đến phố huyện thế giưói khác -> trở thành thói quen, niềm vui, nhu cầu thiết yếu của mọi người.

Hỏi: Vì sao chị em Liên đợi tàu và điều đó có ý nghĩa gì?. -HS: thảo luận và lí giải:-Nhìn thấy thế giới rực sáng, náo nhiệt khác hẵn phố huyện.- Gợi lại kỷ niệm về Hà Nội, mơ ước về Hà Nội sáng trưng, vui vẻ, huyên náo -> thoã mãn nỗi ước ao, khao khát.

:Đặc sắc về nghệ thuật.Hỏi: Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật

khao ánh sáng.=> hiện thực buồn tẻ, tù đọng của tác phẩm càng nặng nề vì Liên đã ý thức được đầy đủ và sâu sắc cuộc sống đó.b)Hình ảnh đoàn tàu:-Con tàu mang đến một thế giới khác: + Nó như con thoi ánh sáng xuyên thủnh màn đêm phố huyện, đem lại ánh sáng xa lạ, rực rỡ chốn thị thành át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện. + Âm thanh của còi tàu, bánh xe rít trên đường ray và tiếng ồn ào của hành khách át đi buồn tẻ, đơn điệu phố huyện. + Nó là thói quen, là niềm vui, là sự chờ đợi -> trở thành nhu cầu thiết yếu như cơm ơn, nước uống hàng ngày cho đời sống tinh thần người dân phố huyện -> ồn ào, rộn ràng.- Chị em Liên đợi tàu không phải vì mục đích tầm thường là có khách mua hàng -> nhìn thấy cái gì đó khác cuộc sống hàng ngày -> niềm say mê của chị em Liên.- Mang đến thế giới kỷ niệm về Hà Nội -> đánh thức kỷ niệm về Hà Nội đẹp đẽ thiết tha.- Nhìn tàu là hành động thỏa mãn thị giác, tư tưởng -> nhìn thấy rõ hơn, sâu hơn sự tù túng, ngưng đọng của cuộc sống.*Nghệ thuật:-Truyện không có cốt truyện nhưng rất hấp dẫn.-Ngôn ngữ súc tích, giàu tính biểu cảm, giàu chất thơ.-Chú ý miêu tả tâm lí -> bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm: có giá trị hiện thực và giá trị

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.43

Page 44: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009của truyện ngắn. ý nghĩa của truyện?. -HS:Trình bày.

Hoạt động12:Tổng kết .

IV. Củng cố: * Những nét chính về Thạc Lam và sáng tác của ông. * Đọc và tóm tắt tác phẩm. Trình bày hiểu biết của em về ý kiến sau đây của Thạch Lam "Đối với tôi, văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát li trong sự quên, trái lại văn chương là thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có đẻ vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn". - Cho biết đặc sắc về phong cách sáng tác của Thạc Lam. Cho biết đặc sắc của Thạc Lam trong việc thể hiện bóng tối?. ý nghĩa của thủ pháp nghệ thuật này. V. Dặn dò: * Chuẩn bị: Bài "ngữ cảnh” **********************************

Tiết 40 Ngày soạn

NGỮ CẢNH

A.MỤC TIÊU:Giúp HS nắm được: -Khái niệm ngữ cảnh trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ cùng với những nhân tố của nó - Biết nói và viết dúng ngữ cảnh, có năng lực nhận thức và lĩnh hội được lời nói trong mối quan hệ với ngữ cảnhB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phân tích, tổng hợp, nêu vấn đề.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Soạn bài, tìm ví dụ.Đọc SGK.*Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC-GV hướng dẫn HS phân tích ví dụ ở SGK-Nếu không có bối cảnh?-Có bối cảnh?

I. Khái niệm:*Ví dụ1*Phân tích: Không biết bối cảnh của phát ngôn chúng ta không hiểu người nói định đề cập đến vấn đề gì*Ví dụ 2*Phân tích:-> mỗi câu đều sản sinh trong một bối cảnh nhất định và

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.44

Page 45: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

-Ngữ cảnh là gì?

Các nhân tố của ngữ cảnh:-Nhân vật giao tiếp?

-Bối cảnh ngoài ngôn ngữ?

-Văn cảnh?

Học sinh phân tích các câu hỏi 1,2,3,4,5.

chỉ được lĩnh hội đầy đủ trong bối cảnh của nó.Bối cảnh đó được gọi là ngữ cảnhIICác nhân tố của ngữ cảnh: 1.Nhân vật giao tiếp:-Là những người tham gia vào hoạt động giao tiếp.- Đặc điểm:+Có quan hệ tương tác.+Vị thế NVGT chi phối đến nội dung và hình thức của lời nói câu văn2.Bối cảnh ngoài ngôn ngữ._Bối cảnh giao tiếp rộng_Bối cảnh giao tiếp hẹp_Hiện thực được nói tới3.Văn cảnh:III. Vai trò của ngữ cảnh. 1. Đối với người nói(người viết) và quá trình sản sinh lời nói, câu văn 2. Đối với người nghe(người đọc)và quá trình lĩnh hội lời nói câu vănIV.Luyện tập:Câu1:Câu 2:Câu 3:Câu 4:Câu 5:

IV. Củng cố: * Khái niệm ngữ cảnh* Các nhân tố của ngữ cảnhV. Dặn dò:* Xem kỹ phần lý thuyết đã học ở lớp.

* Chuẩn bị bài : Chữ người tử tù

Tiết 41-42: Ngày soạn:

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Nguyễn Tuân)

A.MỤC TIÊU: Cho HS nắm: - Đôi nét về Nguyễn Tuân và phong cách sáng tạo của ông. - Giới thiệu về vang bóng một thời. - Đọc - tóm tắt chữ người tử tù. Cần làm rõ thành công của tác giả:+ Về nội dung: Ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa tài tử với các truyện khác ở trong tập VBMT.+ Về nghệ thuật: cho học sinh thấy được bút pháp vừa cổ điển vừa hiện đại của Nguyễn Tuân trong cách kể chuyện, tả cảnh, tạo tình huống, xây dựng tính cách.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.45

Page 46: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: *Giáo viên: SGK + tập vang bóng một thời + các bài nghiên cứu về Nguyễn Tuân. *Học sinh: soạn bài, đọc tác phẩm ở nhà.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Hãy phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện ngắn "hai đứa trẻ " của Thạch Lam. III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề: Từ sau 1937, trong văn học lãng mạn hiện thực của Việt Nam xuất hiện một phong cách nghệ thuật hết sức độc đáo: Nguyễn Tuân. Cái tôi trong tác phẩm của ông là "Người lỗi lạc sống một cách đặc biệt không giống ai và không cho ai bắt chước được mình, chết là mang cả cái bản chính đi chứ không để lại một bản sao nguyên cải nào". Đó là một cái tôi lập dị, ngang chứơng, đi lù lù giữa cuộc đời, ném đá vào kẻ xung quanh, khiêu khích với xung quanh. 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Tìm hiểu chung. Tìm hiểu về tác giả. *GV: hướng dẫn HS tìm hiểu phần tiểu dẫn kết hợp với sự chuẩn bị ở nhà để trình bày về tác giả.Hỏi: Cho biết đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân?. -HS: Trình bày. *GV: lưu ý: Tác giả Nguyễn Tuân khi lên 12 HS sẽ được tiếp tục tìm hiểu. G/v củng cố cách trả lời của H/S, sau đó bổ sung và nhấn mạnh những nét chính về Nguyễn Tuân và phong cách nghệ thuật của ông.Hỏi: Hãy kể tên những sáng tác của ông?. -HS: Liệt kê. Tìm hiểu về Vang bóng một thời (1940) *GV: dẫn: Chúng ta thấy sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân rất phong phú, đặc sắc Thể hiện rõ nét phong cách của Nguyễn Tuân trước CMT8 là "Vang bóng một thời (1940)", gồm 11 truyện ngắn. Gv tóm tắt một số truyện -> rút ra giá trị của tác phẩm. Đọc và tóm tắt tác phẩm. *GV: gọi 1 HS đọc tác phẩm, yêu cầu 1-2 HS tóm tắt cốt truyện.

* Tìm hiểu văn bản :. Sự gặp gỡ giữa hai nhân cách..Tìm hiểu tình huống truyện:

I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: Nguyễn Tuân (1910-1987)-Sinh ra trong gia đình nhà Nho.-Ông viết văn trước CMT8, sau CMT8 ông nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.-Ông là nhà văn rất tài hoa và uyên bác. -> có phong cách nghệ thuật rất độc đáo: Tiếp cận đời sống từ góc độ văn hoá, nghệ thuật, từ phương diện tài hoa của nghệ sĩ. Ngòi bút ông phóng túng và có ý thức rất sâu sắc về cái tôi cá nhân mình. Điều đó khiến ông trở thành nhà tuỳ bút xuất sắc của Việt Nam. 2. "Vang bóng một thời"(1940) .- Là viên ngọc quý của văn chương Việt Nam, là nàh bảo tàng vốn văn hoá dân tộc.- Tặng cho độc giả những khoái cảm thẩm mĩ cao đẹp, tận hưởng những ý vị tinh tuý, thanh tao của cuộc sống.- Boả tồn và lưu truyền những tinh hoa của dân tộc để cho con cháu được thừa kế, gìn giử và tài bồi. 3. Đọc và tóm tắt tác phẩm:a. Đoc:b. Tóm tắt:

II. Tìm hiểu văn bản : 1. Sự gặp gỡ giữa hai nhân cách: Nhân vật viên quản ngục và Huấn Cao.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.46

Page 47: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 *GV: dẫn: Để cho nhân cách này nhau, tác giả khéo léo xây dựng tình huống.Hỏi: Cho biết tình huống ấy xãy ra như thế nào? -HS: Miêu tả tình huống. *GV: giảng: Xét về phương diện xã hội, họ là hai lực lượng đối lập nhau, nhưng về phương diện nghệ thuật họ có sự đồng điệu và tri kỷ.Hỏi: Hãy nhận xét nghệ thuật tạo tình huống của tác giả. -HS: Thảo luận về tài năng xây dựng của Nguyễn Tuân. Tìm hiểu về nhân vật viên quản ngục.Hỏi: Cho biết hoàn cảnh sống của viên quản ngục? Tính cách của quản ngục có tỉ lệ thuận với hoàn cảnh sống không?

Tìm hiểu nhân vật viên quản ngục. *GV: hướng dẫn H/S tiếp tục tìm tòi các chi tiết thể hiện tính cách cao quý của viên quản ngục.Hỏi: Viên quản ngục tiếp cận Huân Cao ntn? -HS:Biệt đãi Huấn Cao + những người ban tù vừa thể hiện lòng kính phục, ngưỡng mộ, đồng thời xin chữ của Huấn Cao.Hỏi: Trước sự ưu ái của quản ngục, Huấn Cao đã có thái độ ra sao? -HS: Khinh bạc, xúc phạm và sẵn sàng chờ báo thù.Hỏi: Trước sự xúc phạm của Huấn Cao, thái độ của quản ngục ntn? -HS: phân tích.Hỏi: Cho biết nghệ thuật thể hiện hình tượng Huấn Cao của tác giả? -HS: Miêu tả gián tiếp qua dư luận và cách nhìn cảu các nhân vật khác -> lấy dẫn chứng + phân tích.

Hỏi: Khi xuất hiện, vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao được bộc lộ ntn?. *GV: Định hướng cho HS phân tích vẻ đẹp của hình tượng này trên các mặt:+ Khí phách.+Tài hoa.+Thiên lương. -HS: Tìm các chi tiết trong bài để làm rõ từng vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao về hành động,

a. Tình huống truyện:+ Bình diện xã hội: hoàn cảnh đối nhau; "đại nghịch, kẻ tử tù đối quản ngục, đại diện xã hội"+ Bình diện nghệ thuật: là tri âm, tri kỷ.-> độc đáo, sáng tạo, giàu kịch tính,xung đột -> vẻ đẹp lãng mạn của nhân vật + chủ đề.

b. Nhân vật viên quản ngục:-Hoàn cảnh sống: đề cao (hẹp), xã hội phong kiến (rộng) lọc lừa, tàn nhẫn =>đối biết giá người, trọng người ngay thanh âm trong trẻo chen bản đàn nhạc luật xô bờ.-> Phẩm cách hiếm có, tốt đẹp.- Biệt đãi Huấn Cao: Ta muốn..-> trọng nghĩa.- Sở nguyện: có được chữ của Huấn Cao: "biết đọc sách... mộng" -> sở thích thanh cao, tao nhã, mong ước đầy ý nghĩa.+ Đem rượu thịt biệt đãi Huấn Cao và những người bạn.+ Trước sự xúc phạm của Huấn Cao -> cung kính "xin lĩnh ý" lễ phép lui ra, không lấy làm oán thù "y thừa.... giữ tù" -> thành thực, biết mình biết người.=>Cam chịu, nhẫn nhục trước sự khinh mạc của Huấn Cao.-> nỗi khổ tâm dai dẳng.=>Không sáng tạo được cái đẹp nhưng biết trân trọng, thực lòng yêu cái đẹp -> có nhân cách, lương tâm.

c) Nhân vật Huấn Cao:-Miêu tả Huấn Cao gián tiếp qua cái nhìn của các nhân vật khác: "tài viết chữ nhanh và rất đẹp", "Người ta đồn ngoài tài viết chữ tốt còn có tài bẻ khoá vượt ngục".-> Con người văn võ toàn tài -> tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của người đọc.

*Khi xuất hiện:+ Điềm tĩnh, lạnh lùng cùng mấy người bạn rố gông, trừ rệp, không thèm để ý đến lời đùa cợt, doạ dẫm thô lỗ của tên lính -> sức mạnh phi thưòng.+ Hiên ngang bất khuất: "những người chọc trời khuấy

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.47

Page 48: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009cử chỉ, thái độ, lời nói.Sau đó nhận xét chung về hình tượng Huấn Cao.

Hỏi: Nhà văn xây dựng hình tượng Huấn Cao từ nguyên mẫu nào?. -HS: Cao Bá Quát. *GV: trình bày đôi nét về Cao Bá Quát để HS liên hệ, so sánh và mở rộng. Chú ý đén các điểm: Cao Bá Quát đã tập hợp, lãnh đạo những con người vì nghĩa chống lại triều Nguyễn bị xử tử. Cũng là con người tài hoa, có tài viết chữ đẹp và làm thơ hay, được ban khen "Văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán".

Hỏi: Qua cuộc gặp gỡ giữa hai con người, tác giả muốn gửi gắm điều gì?.

Phân tích cảnh cho chữ. *GV: cho HS đọc lại đoạn: "đêm hôm ấy ...hết" để gợi không khí truyện.Hỏi: Vấn đề chủ yếu được đặt ra là gì?. -HS:Cảnh cho chữ.Hỏi: Cảnh cho chữ diễn ra trong không gian, thời gian như thế nào. -HS: + Thời gian: Đêm khuya. + Không gian: buồng giam tối tăm, chật hẹp, hôi hám. *GV: yêu cầu học sinh miêu tả cụ thể cảnh cho chữ.Hỏi: Cho biết nghệ thuật thể hiện của tác giả ở doạn này. -HS: -Miêu tả sống động, gợi cảm thiêng liêng. -Nghệ thuật tương phảnHỏi: Vì sao tác giả cho rằng đây là "cảnh tượng ...có"? -HS: Phải lý giải được đây là cảnh tượng xưa nay chưa bao giờ xãy ra -> đặc biệt. +Cho chữ phải ở thư phòng đối lập với tường giam.

nước..." chống lại triều đình phong kiến -> coi thường hiểm nguy, gian khổ, coi thường cái chết kề bên =>hình tượng Cao Bá Quát.+ Khinh rõ những kẻ đại diện quyền lực thống trị: "ngươi hơn ta...., cố ý làm ra khinh bạc đến điều".=>Khí phách hiên ngang, lộng lộng giữa chốn ngục tù.+ Là con người rất mực tài hoa: "Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm", "có được chữ Huấn Cao mà treo là có một báu vật trên đời ".+ Là người có nhân cách cao đẹp: "Tính ông vốn khoảnh, trừ chỗ tri kỷ, ông ít chịu cho chữ" -> dành riêng cho người tri kỷ.+ Coi thường danh lợi: "Ta nhất sinh không vì ...".=>Lần này là ngoại lệ: "Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài ... thiên hạ" -> cảm thôgn với người biết yêu qúi cái đẹp -> cái "thiên lương" luôn ngời sáng. => Cái đẹp tài hoa hài hoà với cái đẹp của khí phách, "thiên lương" -> vẻ đẹp rực rỡ, uy nghi, lẫm liệt sự thống nhất giữa:CHÂN - THIỆN - MỸ.=> đề cao, ca ngợi, trân trọng cái tài, cái đẹp, nhất là cái đẹp văn hoá cổ truyền+ lối sống tao nhã, biết trọng người tài.

2. Cảnh cho chữ:- Thời gian : đêm khuya.- Không gian: buồng giam tối, chật hẹp, ẩm ướt, đầy mạng nhện, phân gián, phân chuột.Đặc biệt là sự đốI lập: CẢNH><CẢNH và NGƯỜI><NGƯỜI- Bó đuốc sáng rực: 3 đầu người chăm chú trên tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lầm hồ.- Cảnh tượng hào hùng: Người tù cảnh đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ, bên cạnh là viên quản ngục khuôn mướn, thầy thơ lại run run.=> Miêu tả sống động, gợi cảm, chi tiết rõ nét như khắc chạm -> thủ pháp tương phản không gian, con người -> thiêng liêng, trang nghiêm, kính cẩn => Cảnh tượng xưa nay chưa từng có:+ Việc cho chữ thường diễn ra ở thư phòng, thư sảnh còn đây lại diễn ra ở ngục tối chật hẹp, bẩn thỉu.+ Người nghệ sĩ sáng tạo giữa lúc cổ mang gông, chân đeo xiềng, sắp bị rơi đầu -> Ký thác, di vật.+ Có sự đổi ngôi giữa người tù với - quản ngục.=> Cái thiện đã chiến thắng cái ác, cái xấu. Có những con người sống trong cái ác, cái xấu vẫn hướng về cái thiện cái đẹp -> niềm tin vào cuộc sống vào con người. * Lời khuyên: Thay chổ ở và thay nghề.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.48

Page 49: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009+Người nghệ sĩ sáng tạo là người tử tù -> di vật vô giá.+Có sự đổi ngôi -> cái đẹp thăng hoa, lên ngôi. Hỏi: Cảnh tượng đó tự nó nói lên điều gì? -HS: cắt nghĩa. *GV: Củng cố bổ sung. Hỏi: Lời khuyên của Huấn Cao đối với viên quản ngục là gì? -HS: trình bày nội dung cảu lời khuyên, ý nghĩa và tác dụng đối với quản ngục. *GV: khắc sâu ý nghĩ của lời khuyên.Hỏi: Hãy so sánh 2 lời nói của quản ngục? -HS:So sánh điểm giống nhau và khác nhau => Thấy được quan điểm nghệ thuật tiến bộ của Nguyễn Tuân. Tổng kết. *GV: Hướng dẫn học sinh tổng kết trên phương diện Nghệ thuật và nội dung.Hỏi: Cho biết những đặc sắc về nghệ thuật trong tác phẩm? -HS:Trình bày được sắc về nghệ thuật đối lập, xây dựng tình huống + khắc hoạ tính cách nhân vật, kết hợp bút pháp cổ điển - Hiện đại.Hỏi: Từ đó hãy nêu bật chủ đề. -HS: Rút chủ đề.

-> Cái đẹp có sản sinh từ đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với tội ác. Con người có thể và xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiện lương.=>Cảm hoá một con người: ngục quan, cảm động, khóc, vái người tù: "kẻ mê muộn này..."- Nhẫn nhục, cam chịu.- Giác ngộ được cảm hoá, tri ân.=> Quan niệm nghệ thuật: hài hoà giữa tâm tài, thiện mĩ.

III. Tổng kết: 1.Nghệ thuật: Bút pháp vừa cổ điển vừa hiện đại.+ Từ ngữ, cổ kính (Hán Việt), đối thoại, nét văn hoá truyền thống.+ Cánh khai thác tâm lí rất tinh vi, să sắc; câu văn giàu hình ảnh, giàu màu sắc hội hoạ -> điêu luyện. 2.Chủ đề:- Ca ngợi cái đẹp, thiên lương, tài hoa của con người và động viên con người thiên lương trong sáng, cao đẹp dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

IV. Củng cố:* Đọc và tóm tắt chữ người tử tù.- Tính cách viên quản ngục.-Vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao và Cảnh cho chữ.* Phát biểu cảm nhận của em về hình tượng Huấn Cao?.Qua đó em hiểu gì về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân?.*Tổng kết về thành công nội dung, nghệ thuật.- Chứng minh rằng trong truyện ngắn này Nguyễn Tuân đã sử dụng kết hợp bút pháp cổ điển và hiện đại. V. Dặn dò: *Soạn bài tiết sau: Luyện tập thao tác lập luận so sánh

Tiết 43 Ngày soạn:

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN SO SÁNH

A.MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được: -Nắm vững khái niệm - Vận dụng thao tác lập luận so sánh để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm.B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phân tích, tổng hợp, nêu vấn đề.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.49

Page 50: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Soạn bài.*Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:.I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HS nhắc lại các kiến thức về LLSS

Học sinh thảo luận nhóm+nhóm1 làm câu 1

+nhóm 2 làm câu 2

+nhóm 3 làm câu 3+nhóm 4 làm câu 4

HS cử đại diện lên trình bàyGV nhận xét, đánh giá cho từng nhóm

I. Ôn tập về lập luận so sánh: 1.LL so sánh tương đồng:- SSTĐ là so sánh các đối tượng để thấy được sự giống nhau giữa chúnh. 2.LL so sánh tương phản:-Là thao tác để tháy sự khác nhau giữa các đối tượng.II.Vận dụng lập luận so sánh: 1.Câu 1:- Tâm trạng hai nhân vật trữ tình có sự giống nhau.Đó là khoảnh khắc giật mình nuối tiếc, bâng khuâng. 2Câu 2:-Sự khac biệt giỡa trồng cây và học tập 3.Câu 3:-Cách dùng từ ngữ giữa 2 bài thơ khác nhau.Thơ HXH dùng ngôn ngữ bình dân, Thơ BHTQ dung nhiều từ Hán Việt 4.Câu 4-Sự khác biiệt trong tâm lí giữa 2 thế hệ.

IV. Củng cố: * Nắm vững kiến thức về LLSS * Cách vận dụng LLSS váo phân tích văn bản.V. Dặn dò:

*Xem kỹphần lý thuyết .. Về nhà cũng cố lại bài tập trên cơ sở có sự bổ sung của GV.*Chuẩn bị Bài:Luyện tập vận dụng ttll PT và SSánh . ***

Tiết 44 Ngày soạn:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.50

Page 51: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009LUYỆN TẬP VẬN DỤNG THAO TÁC LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH

A.MỤC TIÊU:- Ôn tập về LLPT và LLSS-Tích hợp kién thức về văn, tiếng Việt và hiểu biết về cuộc sống-Rèn luyện kĩ năng kết hợp các TTLL trong 1 bài văn.B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: SGK, Sách tham khảo. Soạn bài.*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HS nhắc lại kiến thức về các thao tác LL đã học

Thảo luận nhóm bằng cách chia lớp thành 8 nhóm. 4 nhóm làm câu 1, 4nhóm làm câu 2. Cử đai diẹn trình bày

GV nhận xét kết luận

I.Các thao tác lập luận đã học: 1.Giải thích và LLGT- Điều kiện xuất hiện nhu cầu giải thích-Mục đích của bài giải thích.-Cách giải thích 2.Phân tích và lập luận phân tích -Cách lập luận phân tích -Thao tác lập luaanj phân tích 3. So sánh và thao tác lập luận so sánh-Cách lập luận so sánh-Thao tác lập luận so sánhII. Vận dụng các thao tác lập luận: 1.Bài tập1. +đoạn văn sử dụng TTPT và TTSS-Phân tích:tự kiêu, tự đại là dại khờ-So sánh+TTPT đóng vai trò chủ đạoViệc vận dụng nhièu thao tác là một tất yếu 2 Bài tập 2-Vận dụng các thao tác lập luận vào việc viết 1 đoạn văn bàn về vẻ đẹp của 1 bài thơ nghiêng cánh nhỏ” -> bé bỏng mong manh. 3. Trả lời các câu hỏi ở SGK.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.51

Page 52: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

IV. Củng cố: *Các TTLL

*Cách vận dụng V. Dặn dò:*Học thuộc bài *Soạn bài: “Hanh phúc của một tang gia

Tiết 45-46: Ngày soạn:

HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA (Trích "Số đỏ" -Vũ Trọng Phụng.)

A.MỤC TIÊU: Cho HS nắm:-Đôi nét về Vũ Trọng Phụng và phong cách sáng tạo của ông.-Giới thiệu về Số đỏ.-Đọc đoạn trích. 1.Thành công của Vũ Trọng Phụng trong việc khắc hoạ tính cách lố bịch, nhố nhắng của các loại quái thai trong XH thực dân tư sản trước CMT8.2.Những thủ pháp của nhà văn sử dụng để đạt hiệu quả trong nghệ thuật trào phúng có tính châm biếm, đả kích.

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: *Giáo viên: Đọc SGK, tác phẩm “Số đỏ”, Tài liệu nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng Soạn bài.. *Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Trình bày cảnh cho chữ và ý nghĩa của nó trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân?.III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề:Vũ Trọng Phụng là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc, là cây bút tiểu thuyết + phóng sự có phong cách nghệ thuật rất độc đáo. Với 27 tuổi đời, Vũ Trọng Phụng đã để lại một số lượng tác phẩm khá lớn và đã làm vinh dự cho nền văn học của chúng ta. 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Tìm hiểu chung.

Tìm hiểu về tác giả. *GV: hướng dẫn H/S tìm hiểu phần tiểu dẫn kết hợp với chuẩn bị ở nhà để trình bày về Vũ Trọng Phụng. Hỏi: Hãy trình bày đôi nét về Vũ Trọng Phung?. -HS: Trình bày. *GV: bổ sung thêm một số điểm, sau

I. Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Vũ Trọng Phụng (1912-1939)-Là nhà văn lớn, có vị trí đặc biệt trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam, là một trong những cây bút hiện thực chũ nhĩa tiêu biểu của văn học Việt Nam trước CMT8.-Được mệnh danh là "ông vua phóng sự đất Bắc".-tài năng của Vũ Trọng Phụng còn kết tinh chói lọi và rực rỡ trong thể loại tiểu thuyết.-Tác phẩm: 9 tiểu thuyết, 8 phóng sự, 6 vỡ kịch, khonge

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.52

Page 53: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009đó nhấn mậnh những điểm chính.

Tìm hiểu về Số đỏ. *GV: gọi 1-2 HS tóm tắt cốt truyện Số đỏ, Gv giới thiệu về tác phẩm để HS nắm, khuyến khích HS tìm đọc, sau đó chốt lại những nét chính về giá trị của Số đỏ - tiểu thuyết có thể làm vinh dự cho nền văn học nào sản sinh ra nó.

Tìm hiểu đoạn trích.Hỏi: Cho biết vị trí của đoạn trích. -HS: Chương XV- Số đỏ.Hỏi: Cho biết bố cục và nêu nội dung chính của từng phần?. -HS: Phân làm hai phần + nêu nội dung chính.

Tìm hiểu ý nghĩa của tình huống truyện..Hỏi: Hãy cho biết ý ngiã trào phúng của nhan đề?. -HS: sẽ thấy được hai phương diện đối lập nhau đến mức phi lí: tang gia mà lại hạnh phúc. HS lí giải vì sao có sự nghịch lí này -> mâu thuẫn -> độc đáo. "Hạnh phúc" của một tang gia. "Hạnh phúc" cụ thể của từng người. *GV: hướng dẫn cho HS tìm tòi, hệ thống lại các chi tiết thể hiện thái độ từng người khi có tang. HS hình dung về đám tang.Hỏi: Hãy nhận xét về biểu hiện của từng thành viên khi có "Tang gia".?. -HS: Thống kê và phân tích các biểu hiện "Hạnh phúc" của từng người -> rút ra kết luận. -HS: chủ động tìm hiểu và phân tích và bình luận theo cảm nhận chủ quan của mình. G/v tập hợp ý kiến, đánh giá khả năng cảm nhận của H/S -> rút ra khái quát.Hỏi: Từ niềm "Hạnh phúc" đó của mõi thành viên, em có suy nghĩ gì?. -HS: Đánh giá, nhận xét. *GV: giảng: Hạnh phúc của mỗi

30 truyện ngắn. 2. Số đỏ (1936): -Tác phẩm đả kích mạnh mẽ vào cái XH tư sản thành thị VN đang chạy theo lối sống văn minh rởm hết sức lố lăng và đồi bại đương thời.-Tác phẩm đã xây dựng được một loạt chân dung biếm hoạ phong phú -> người đọc hình dung ra bộ mặt XH đương thời.-Là cuốn tiểu thuyết trào phúng xuất sắc, mỗi chương sách được tổ chức như một màn hài kịch hấp dẫn. 3.Đoạn trích:- Vị trí đoạn trích: Chương XV.- Bố cục: Hai phần.

II.Đọc -Hiểu văn bản :+ Đọc :+ Tìm hiểu văn bản: 1.Tình huống trào phúng:- Nhan đề -> nghịch lí: theo lẽ thường tang gia đồng nghĩa với mất mát, đau thương nhưng ở đây lại hạnh phúc -> ý nghĩa trào phúng -> sự chờ đợi bấy lâu được đáp ứng: được hưởng gia sản, được thoã mãn ý muốn riêng tư -> độc đáo, hài hước -> >< trào phúng. 2."Hạnh phúc" của tang gia:*Cụ cố Hồng: mới 50 tuổi -> luôn đóng vai già yếu để được kiêng nể nhưng chỉ ở trong nhà, lần này được đóng vai trước mặt mọi người: "cụ cố Hồng nhắm nghiền mắt để mường tượng cái lúc ... kia kìa" + 1872 câu gắt.*Văn Minh: thích thú vì: "Cái chúc thư ... lí thuyết viễn vong nữa".*Bà Văn Minh: Nôn nào vì được mặc đồ sô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen.*Ông Phán mọc sừng: Thì hả hê vì được cụ Hồng chia thêm vài nghìn.* CôTuyết: Sung sướng vì được mặc bộ y phục Ngây thơ.*Cậu Tú Tân: Thích thú vì được dịp trổ tài chụp ảnh.*Tiệm may Âu hoá + TYPN: được dịp "lăng xê" mốt mới nhất, hiện đại nhất "có thể bán...hạnh phúc cuộc đời".*Hai viên cảnh sát thất nghiệp: thì vui sướng vì được thuê giữ trật tự; cụ Tăng Phú vui vì đại diện báo gõ mõ, các quan khách khác thì hả hê vì có dịp phô trương vô sổ

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.53

Page 54: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009người mỗi vẻ nhưng cái chung là không ai tỏ vẻ đau buồn, tiếc thương cả -> chúng chính là những quái thai, ung nhọt của XH được XH đó nuôi dưỡng -> tác giả đã vạch trần bản chất khốn nạn, vô nhân đạo của XH thượng lưu rởm.

Phân tích cảnh đám tang.Hỏi: Cảnh đưa đám có những chi tiết nào đáng chúng ý: tác giả miêu tả từ góc độ nào?. -HS:Tái hiện và miêu tả.Tác giả khi thì lùi xa để quan sát toàn cảnh, khi thì đứng gần để miêu tả toàn cảnh để người đọc nhậ thấy đây là đám rước, không phải đám ma. Âm thanh được tác giả ghi lại rất hỗn độn, tạp nham.Hỏi: Đó là đám tang như thế nào?. -HS: Nhận xét:+ Đám tang to tát.+ đám tang vui vẻ.Hỏi: Thái độ của những người đi đưa tang được biểu hiện như thế nào?. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để thể hiện?. -HS: Phân tích thái độ của những người đưa tang:+ Những người bạn của cụ cố Hồng.

+ Những trai thanh gái lịch.+ Những người trong gia đình: cụ cố Hồng, cậu Tú Tân, Tuyết, Xuân tóc đỏ. -> nghệ thuật chủ yếu là ><: nội dung >< hình thức -> trào phúng, hài hước -> vạch trần bộ mặt thật của những con người căn bã, quái thai trong XH đương thời.

Tổng kếtHỏi: Cảm nhận của em sau khi học xong tác phẩm?

huy chương....=> hạnh phúc của mỗi người theo mỗi kiểu, không ai giống ai, gắn liền tính cách, bản chất của họ, trong mỗi người đều chứa mâu thuẫn trào phúng riêng => không buồn sầu đau đớn chỉ mơ màng.=> bức tranh XH TDTS thu nhỏ với tất cả sự xấu xa, kệch cỡm, hăm tiến, rởn đời -> bản chất "khốn nạn, chó đểu, vô nhân đạo" -> sức tố cáo mạnh mẽ. 3. Cảnh đám tang:- Đó là đám tang to tát "theo cả lối Ta,Tàu, Tây, có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng, kèn bú đích, vòng hoa, 300 câu đối + 6 xe có che lọng, 2 vòng hoa đồ sộ"-> Long trọng -> sự phô trương giả dối, rởm đời lố lăng, tâm lí háo danh hết sức kỳ quặc qua những nghi lễ đưa tang hổ lốn, tạp nham đến buồn cười cuốn hút cả người dự lẫn người xem..=> "Thật là...gật gù cúi đầu"-> hạ câu van gói trọn sự mỉa mai đến cực độ.- Đó là đám tang rất vui vẻ: "Những tài tử chụp ảnh thi nhau như ở hội chợ", "đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy"; "kèn ta, Tây, tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên"-> huyên náo, như ngày hội -> mỉa mai, hài hước, đã kích.- Những người đưa tang -> nhân vật đám động -> tập hợp chân dung.. + "Những ông bạn thân cụ cố Hồng, ngực đầy huân chương...loãn quản"-> phương phi oai vệ, lẽ ra phải nghiêm chỉnh thành kính theo linh cửu >< khi trông thấy...não nùng -> dâm ô, háo sắc, vô liêm sĩ. + Mấy trăm "trai thanh gái lịch" đi trong đám tang "bằng vẽ mặt buồn rầu..... đưa ma" -> hình thức là thế >< "họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông, hò hẹn..."=> >< hình thức hình thức, nội dung => tính cách thiếu văn hoá vô đạo đức của những con người cặn bả trong XH.III.Tổng kết:- Nghệ thuật miêu tả đám đông.- Tình huống trào phúng(ND><HT).- Ngôn ngữ sắc sảo ,giọng mỉa mai châm biếm.- Vạch rõ những chân tướng nhố nhăng, lố bịch của những hạng người mang danh là thượng lưu-> cặn bã của xã hội.

IV. Củng cố :* Vì sao tác giả đặt cho tác phẩm mình là cái tên "Số đỏ"?.- Hạnh phúc của tang gia.- Cảnh đám tang.- Hãy B/Lvề niềm "hạnh phúc" của mỗi người khi có T/gia?.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.54

Page 55: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009- Vì sao tác giả đặt cho tác phẩm mình là cái tên "Số đỏ"?. V. Dặn dò: *Xem lại bài học ở lớp. * Chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Tiãút thæï 47: Ngaìy soaûn:

PHONG CAÏCH NGÄN NGÆÎ BAÏO CHÊ

A.MUÛC TIÃU: - Nàõm væîng khaïi niãûm hai loaûi phong caïch cuîng nhæ nhæîng âàûc træng cå baín cuía chuïng - Phong caïch ngän ngæî Baïo chê laì kiãøu diãùn âaût taïc âäüng låïn âãún táöm hx, tæ tæåíng vaì tçnh caím cuía moüi ngæåìi trong cuäüc säúng. - Váûn duûng laìm baìi táûp thæûc haình.B.PHÆÅNG PHAÏP GIAÍNG DAÛY: S/d phæång phaïp âaìm thoaûi gåüi måí.C.CHUÁØN BË GIAÏO CUÛ: * Giaïo viãn: Soaûn baìi, tham khaío taìi liãûu âãø ra caïc vê duû, baìi táûp.

* Hoüc sinh : Âoüc træåïc, laìm quen âæåüc caïc vduû.D.TIÃÚN TRÇNH BAÌI DAÛY: I.ÄØn âënh låïp - kiãøm tra sé säú: II.Kiãøm tra baìi cuî: Kiãøm tra baìi táûp âaî ra vãö nhaì III.Baìi måïi: a.Âàût váún âãö: phong caïch ngän ngæîî Baïo - cäng luáûn laì tiãúng noïi chung cuía xaî häüi, laì phong caïch toaìn dán âoìi hoíi nhiãöu khaí nàng räüng låïn, tæì thæûc tãú âãún tiãúng noïi toaìn dán.bTriãøn khai baìi:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.55

Page 56: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009HOAÛT ÂÄÜNG CUÍA THÁÖY &TROÌ NÄÜI DUNG KIÃÚN THÆÏC

Chuï yï: phong caïch ngän ngæî Baïo chê khaïc våïi caïc chuyãn ngaình khaïc.Vduû:

ûHoíi:Nháûn xeït vãö näüi dung phaín aïnh, tæì ngæî, cáu vàn, bäú cuûc...?ûHoíi:càn cæï phong caïch ngän ngæî goüt giuîa, âoaûn vàn mang phong caïch ngän ngæî gç?

ûHoíi:Váûy, thãú naìo laì âoaûn vàn mang phong caïch ngän ngæî baïo chê?

HS thaío luáûn vãö mäüt säú thãø loaûi baïo chê

Nháûn xeït vãö vàn baín baïo chê

HS laìm pháön luyãûn táûp

I.Ngän ngæî baïo chê 1.Xeït vê duû:* Nguäön tin thäng baïo mäüt tin tæïc ngàõn goün, chênh xaïc, mang tênh täøng håüp.- Näüi dung thäng baïo roî raìng, cuû thãø, thãø hiãûn chæïc nàng thäng baïo vaì hæåïng dáùn dæ luáûn, cáu vàn ngàõn goün, ngän tæì váûn duûng nhiãöu phong caïch ngän ngæî khaïc => Âaím baío âæåüc váún âãö näüi dung thäng tin, sæû kiãûn.

=> Âoaûn vàn mang phong caïch ngän ngæî -Khaïi niãûm: Kiãøu diãùn âaût duìng trong lénh væûc baïo âaìi åí caïc muûc nhæ tin tæïc phoïng sæû tiãøu pháøm, bçnh luáûn... 2.Mäüt säú thãø loaûi vàn baín baïo chê:a, Baín tinb,Phoïng sæûc, Tiãøu pháøm3.Nháûn xeït chung vãö vàn baín baïo chê.-Baïo chê coï nhiãöu thãø loaûi. Täön taûi dæåïi 2 daûng chênh: daûng viãút vaì daûng noïi-Mäùi thãø loaûi coï yãu cáöu riãng vãö sæí duûng ngän ngæî-Chæïc nàng chuí yãúu la cung cáúp thäng tinII Luyãûn táûp

IV.Cuíng cäú: * Nàõm chàõc âàûc âiãøm diãùn âaût tæìng loaûi.

Tiãút thæï 48: Ngaìy soaûn:

TRAÍ BAÌI SÄÚ 3 A.MUÛC TIÃU: - Giuïp hoüc sinh kiãøm tra laûi kyî nàng thæûc haình cuía mçnh, cuîng nhæ nhæîng khaí nàng xeït âoaïn nhæîng váún âãö thuäüc vãö xaî häüi. - Hãû thäúng âæåüc nhæîng thaình cäng vaì haûn chãú, biãún âoï tråí thaình baìi hoüc kinh nghiãûm cho nhæîng baç viãút sau naìy.

B.PHÆÅNG PHAÏP GIAÍNG DAÛY: Âaìm thoaûi.

C.CHUÁØN BË GIAÏO CUÛ:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.56

Page 57: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

* Giaïo viãn: Baìi soaûn, baìi cháúm, kãút quaí vaì nhæîng nháûn xeït ruït kinh nghiãûm. * Hoüc sinh: Chuáøn bë täút tám thãú tiãúp nháûn nhæîng æu khuyãút âiãøm cuía mçnh tæì baìi viãút.D.TIÃÚN TRÇNH LÃN LÅÏP:

I. ÄØn âënh låïp - kiãøm tra sé säú :

II. Cuíng cäú laûi nhæîng kyî nàng laìm vàn nghë luáûn :

III. III.Baìi måïi: I.Âãö ra : ” Anh, chë, haîy âaïnh giaï tám tçnh cuía nhaì thå Nguyãùn Khuyãún qua bæïc tranh Thu cuía ba baìi thå Thu ( Thu âiãúu, Thu áøm, Thu Vënh)” II.Yãu cáöu vaì hæåïng giaíi quyãút: 1. Giåïi thuyãút vãö chán dung vaì thå Nguyãùn Khuyãún.2. Tiãúng loìng cuía nhaì thå qua viãûc läüt taí thãú giåïi muìa Thu.3. Ba baìi thå Thu laì tiãúng noïi tám tçnh.( Sæí duûng phæång phaïp phán têch täøng håüp).4. Vãö kyî nàng: cáön giaíi quyãút âæåüc:+ Khaí nàng phaït hiãûn vaì khaïm phaï tinh tãú cuía Nguyãùn Khuyãún vãö laìng caính.+ Tám tçnh cuía nhaì thå => chán dung caïi Täi.

III.Nháûn xeït:* Pháön låïn hoüc sinh laìm khaï täút triãøn khai vaì phaït triãøn caïc váún âãö, lyï giaíi âæåüc caïc váún âãö qua laûi cuía thoïi quen tæì khaïch thãø âãún chuí thãø.* Ngän tæì cáu vàn coï trau chuäút.* Pháön bçnh luáûn coìn toí ra non keïm; mäúi liãn hãû giæîa hoüc sinh vaì nhaì træåìng, xaî häüi coìn så saìi; diãùn âaût pháön thoïi quen xáúu coìn chung chung.* Dáúu cáu vaì chênh taí sai nhiãöu. Âiãøm : Gioíi: Khaï: Trung bçnh: Yãúu:

IV.Cuíng cä:ú V.Dàûn doì : .

* Chuáøn bë:Mäüt säú thãø loaûi vàn hoüc

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.57

Page 58: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009Tiết 49: Ngày soạn:

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: THƠ TRUYỆN

A.MỤC TIÊU: Cho HS nắm vững:-.Đặc điểm của thơ truyện.-.Cấu tạo của thơ, truyện.- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc đọc văn

B.PHƯONG PHÁP GIẢNG DẠY: Lấy v/d và p/t lí thuyết qua v/d, đối thoại. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: *Giáo viên: Đọc SGK, một số tác phẩm về thơ, truyện .Soạn bài.*Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:

II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1 Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.58

Page 59: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcTìm hiểu chung về thơ

Vận dụng hiểu biết vè thơ để đọc thơ

Khái lược về truyện

Học sinh vận dụng hiểu biết về truyện để đọc truyệnGiáo viện nhận xét và kết luận

Học sinh tiến hành luyện tập

I.Thơ : 1.Khái lược về thơ:- Thơ là thể loại có phạm vi phổ biến sâu và rộng, cốt lõi của thơ là trữ tình.- Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan-Phân loại thơ theo nội dung biểu hiện có thơ trữ tình, thơ tự sự, thơ trào phúng. Theo cách tổ chức bài thơ có thơ cách luật, thơ tự do, thơ văn xuôi 2.Yêu cầu về đọc thơ- Cần biét rõ bài thơ-Đọc kĩ bài thơ,cảm nhận ý thơ qua câu chữ hình ảnh...-Từ hình tượng thơ đánh giá bài thơ trên 2 phương diện nội dung và hình thức II. Truyện: 1.Khái lược về truyện:-truyện phản ánh cuộc sống trong tính khách quan của nó, qua con người, sự kiện...được kể lại bỡi người kểchuyệnTruỵện sử dụng nhiều hình thức ngôn ngữ khác nhau-Truyện có nhiều kiểu loại: thần thoại, truyền thuyết, truyện cười, truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết... 2.Yêu cầu đọc truyện:- Tìm hiểu bối cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác-Phân tích diễn biến của cốt truyện qua phần mở đầu, vạn động, kết thúc với các tình tiết, sự kiện ...-Phân tích nhân vật-Đánh giá truyện về các giá trị nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ V.Luyện tập:

IV. Củng cố: * Đặc điểm của thơ * Đặc điểm của truyện.* Lấy ví dụ với một số bài thơ, truyện và phân tích đặc điểm.

V. Dặn dò: * Làm 2 bài tập 1+2 SGT trang 136.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.59

Page 60: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 * Chuẩn bị: "Chí phèo" (Nam Cao). - Nắm Tác giả, hoàn cảnh sáng tác.- Nắm chủ đề, nội dung) soạn bài theo HDHB.

Tiết 50,51: Ngày soạn:

CHÍ PHÈOTÁC GIA NAM CAO (1915-1951)

A.MỤC TIÊU: Giúp HS thấy được Nam Cao là nhà văn lớn, thể hiện ở: - Tư tưởng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ bao trùm toàn bộ sáng tác của ông trước CM. - Tài năng nghệ thuật xuất sắc, độc đáo của Nam Cao cùng với sự đóng góp to lớn của ông vào sự phát triển của văn xuôi nước ta. - Quan điểm nghệ thuật tự giác rất tiến bộ, sâu sắc của Nam Cao.B.PHƯONG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên: Soạn bài, SGK, SGV, t/p của Nam Cao, sách n/c về N/C. * Học sinh: Soạn bài, đọc STK.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề:Nam Cao là mmọt tài năng lớn, một nhà văn xuất sắc đã góp phần cách tân và HĐH nên văn xuôi quốc ngữ. Ông đóng vai trò quan trọng trong nền văn học hiện Việt Nam. Cả cuộc đời Nam Cao là quá trình phấn đấu không khoan nhượng cho một nhân cách cao đẹp - nhân cách trong cuộc đời và nhân cách trong sáng tạo. 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: Tìm hiểu chung về cuộc đời, con ngườiHoạt động2: Tìm hiểu về cuộc đời. *GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu SGK, trình bày những nét chính về cuộc đời Nam Cao. 1-2 HS trình bày vấn đề này. Sau đó G/V nêu câu hỏi.Hỏi: Trong những nét chính về cuộc đời của Nam Cao, theo em những yếu tố nào ảnh hưởng đến sáng tác của Nam Cao?. -HS:Thoả luận và đưa ra ý kiến về những nét

I.VàI nét về cuộc đời và con người: 1.Cuộc đời:-Tên khai sinh Trần Hữu Tri.- Quê quán: Đại Hoàng, Lí Nhân, Hà Nam -> vùng đồng chiêm trũng, nghèo đói, cướng hào nặng nề -> đi vào sáng tác của Nam Cao với tên Vũ Đại.- Gia đình: được miêu tả nhiều lần -> gia đình trung nông, nghèo, đông con; gia đình tri thức nghèo luôn túng thiếu.-Con đường đời: -> có ý nghĩa tiêu biểu cho lớp tri thức đương thời: xuất thân từ nông thôn nghèo khổ -> vào đời thì va đầu với hiện thực tàn nhẫn -> sống lay lắt -> tham gia CM là sự chuyển biến tất yếu. Nam Cao hy sinh vẻ vang. 2.Con người:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.60

Page 61: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009chính có liên quan đến sáng tác, quê quán, gia đình, con đường đời...

Hoạt động3: Tìm hiểu con người.Hỏi: Nam Cao có những phẩm chất gì cao qúi?. -HS:Trình bày 3 đặc điểm chính. *GV: lấy một số ví dụ để minh hoạ cho mỗi đặc điểm: Chí Phèo, lão Hạc, Dì Hảo, Một đám cưới...Hỏi: Thế nào là tâm lý, lối sống tiểu tư sản?. -HS:Là thái độ thờ ơ, quay lưng trước cuộc đời, hoặc bất lực, buông xuôi, chạy theo đồng tiền, sống thực dụng, ích kỷ...Hoạt động4: Tìm hiểu về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao. *GV: Giảng cho HS hiểu Nam Cao là một nhà văn rất tự giác trong lao động nghệ thuật, có những suy nghĩ nghiêm túc, chính chắn về "sống và viết" -> quan điểm nghệ thuật tiến bộ.Hỏi: Nam Cao quan niệm ntn về sáng tạo nghệ thuật?. Nêu nhận xét của em về quan điểm đó?.

-HS:Trình bày những quan điểm nghệ thuật cảu Nam Cao, sau đó nhận xét. *GV: lấy một số tuyên ngôn về nghệ thuật của Nam Cao ở một số tác phẩm cụ thể để tăng thêm tính thuyết phục trong bài giảng. HS sẽ thấy rõ quan điểm sáng tác của Nam Cao rất cụ thể, không phải là sự áp đặt.

Hoạt động5: Tìm hiểu về sự nghiệp sáng tác. *GV: Cần cho HS nắm được cách tìm hiểu sáng tác của các nhà văn trước CM. Lấy mốc CMT8/1945 đê phân chia.Hoạt động6: Tìm hiểu sáng tác của Nam Cao trước CMT8.Hỏi: Trước CMT8, sáng tác của Nam Cao có gì đặc sắc?. -HS:Tập trung vào 2 mảng đề tàI nông dân + tri thức.Hỏi: Sáng tác sau CMT8 được thể hiện ntn?. -HS:Nhận xét.Hỏi: Hãy cho biết những đặc sắc về nghệ thuật viết truyện.

-Tâm trạng bất hoà sâu sắc đối với XH đương thời -> XH tàn bạo, bất công, bóp ngẹt sự sống -> nỗi bi phẩn của người trí thức có ý thức về sự sống mà không được sống.-Sự gắn bó ân tình sâu nặng, thiết tha đối với bà con nông dân ruật thịt ở quê hương nghèo.-Tinh thần đấu tranh trung thực để tự vượt mình, cố khắc phục tâm lí, lối sống tiểu tư sản -> vươn tới hoàn thiện nhân cách, sống cuộc sống có ý nghĩa.II.Quan điểm nghệ thuật:- Tự giác về quan điểm nghệ thuật, suy nghĩ nghiêm túc về "sống và viết" -> quan điểm sáng tác tiến bộ. Đó là:- Nhà văn không nên chạy theo cái đẹp thơ mộng mà quay lưng với hiện thực rồi viết ra những cái giả dối, phù phiếm.- Văn chương chân chính là văn chương thấm đượm lí tưởng nhân đạo, mang nỗi đau nhân tình, tiếp sức mạnh cho con người.- Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải vì con người, nhà văn chân chính phải là con người chân chính có tình thương, nhân cách.- Bản chất văn chương là sáng tạo, không chấp nhận rập khuôn và sự dễ giải: không tìm tòi sáng tạo thì không có văn chương.- Người cầm bút phải có lương tâm -> viết cẩu thả là bất lương đê tiện.

III.Sự nghiệp văn học: 1.Sáng tác trước CMT8: Tập trung vào hai mảng:- Cuộc sống người trí thức tiểu tư sản nghèo và cuộc sống người nông dân -> đó là nỗi đau day dứt tới đau đớn của nhà văn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, huỷ hoại nhân cách trong XH ngột ngạt, phi nhân tính. 2.Sáng tác sau CMT8: 3.Nghệ thuật viết truyện:-Cách viết chân thực, có tầm khái quát cao -> có ý nghĩa to lớn, có màu sắc triết lí sâu xa.-Xây dựng những nhân vật chân thực, sống động, có những điển hình bất hủ.

IV. Củng cố:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.61

Page 62: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009*Sở trường miêu tả, phân tích tâm lí, có khả năng đi sâu vào ngõ ngách tâm tư sâu kín cùng những diễn biến phức tạp trong nội tâm con người.*Cách kể chuyện + kết cấu truyện linh hoạt, mới mẽ -> dẫn truyện tự nhiên, lôi cuốn.* Ngôn ngữ tự nhiên, sinh động, gần lời ăn tiếng nói nhân dân. Giọng điệu biến hoá.*Hãy phân tích và chứng minh những quan điểm nghệ thuật của Nam Cao?.* Trước CMT8, sáng tác của Nam Cao xoay quanh hai vấn đề, hãy làm rõ?.V. Dặn dò: *Học và nghiên cứu kỹ về bài học ở lớp.* Soạn bài: "Chí Phèo" – (Nam Cao) .theo HDBT. - Nắm được các bi kịch lớn trong cuộc đời của CP. + Trước khi gặp Thi Nở + Sau khi gặp Thi Nở.- Nắm được quan đIểm N/T của N/C gửi gắm trong t/p

Tiãút thæï 52: Ngaìy soaûn:

PHONG CAÏCH NGÄN NGÆÎ BAÏO CHÊ(tiãúp theo)

A.MUÛC TIÃU: - Nàõm væîng khaïi niãûm phong caïch baïo chê cuîng nhæ nhæîng âàûc træng cå baín cuía chuïng - Váûn duûng laìm baìi táûp thæûc haình.B.PHÆÅNG PHAÏP GIAÍNG DAÛY: S/d phæång phaïp âaìm thoaûi gåüi måí.C.CHUÁØN BË GIAÏO CUÛ: * Giaïo viãn: Soaûn baìi, tham khaío taìi liãûu âãø ra caïc vê duû, baìi táûp.

* Hoüc sinh : Âoüc træåïc, laìm quen âæåüc caïc vduû.D.TIÃÚN TRÇNH BAÌI DAÛY: I.ÄØn âënh låïp - kiãøm tra sé säú: II.Kiãøm tra baìi cuî: Kiãøm tra baìi táûp âaî ra vãö nhaì III.Baìi måïi: a.Âàût váún âãö: bTriãøn khai baìi:

HOAÛT ÂÄÜNG CUÍA THÁÖY &TROÌ NÄÜI DUNG KIÃÚN THÆÏC Chuï yï: phong caïch ngän ngæî Baïo chê khaïc våïi caïc chuyãn ngaình khaïc.

-HS tçm hiãøu caïc phæång tiãûn diãùn âaût qua cac baìi baïo cuû thãø+ nháûn xeït caïch duìng tæì væûng+ nháûn xeït vãö ngæî phaïp+ nháûn xeït vãö biãûn phaïp tu tæì

IICaïc phæåüng tiãûn diãùn âaût vaì âàûc træng cuía ngän ngæî baïo chê: 1.Caïc phæång tiãûn diãùn âaût:*Vãö tæì væûng: -Sæí duûng phong phuï, tuyì phaûm vi vaì thãø loaûi maì viãûc sæí duûng phuì håüpi.*Vãö ngæî phaïp:-Cáu vàn âa daûng, nhæng thæåìng ngàõn goün*Caïc biãûn phaïp tu từ- Kãút cáúu gáön nghéa våïi máùu nghéa laì coï sæû thäúng nháút cao. Bäú cuûc chàût cheî. Biãûn phaïp tu tæì sæí duûng coï choün loüc, khäng nãn quaï laûm duûng máút vàn hoaï.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.62

Page 63: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

Nãu âàûc træng cuía baïo chê2.Âàûc træng cuía ngän ngæî baïo chê-Tênh thäng tin thåìi sæû: läúi vàn ngàõn goün, thäng tin cao, thåìi sæû cáûp nháût, cháút læåüng thäng tin cáön chênh xaïc-Tênh ngàõn goün: läúi vàn ngàõn goün nhæ caïc baín tin...-Tênh sinh âäüng háúp dáùn thãø hiãûn åí âàûc tiãu âãö, duìng chæî âàût cáu...

II Luyãûn táûp

IV.Cuíng cäú: * Nàõm chàõc âàûc âiãøm diãùn âaût tæìng loaûi. * Soaûn thaío vàn baín theo phong caïch baïo chê.V.Dàûn doì: * Laìm baìi táûp 1,2. * Soaûn:Chê Pheìo

Tiết 53-54: Ngày soạn

CHÍ PHÈO (Nam Cao) (Tiếp theo) A.MỤC TIÊU: - Đọc, nắm vững cốt truyện + hệ thống nhân vật.- Xuất xứ tác phẩm. -Tóm tắt tác phẩm.- Hiểu được những khía cạnh sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao qua việc thể hiện số phận bi thảm của người nông dân -> sức mạnh tố cáo.- Hiểu được trực tiếp nhân đạo sâu sắc cảu Nam Cao, đặc biệt việc đi sau khám phá bản chất lương thiện đẹp đẽ khi bị vùi dập mất hình người tính người.- Hiểu được giá trị đặc sắc về nghệ thuật có tầm vóc kiệt tác này.B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên: Soạn bài. * Học sinh: Soạn bài.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:

II.Kiểm tra bài cũ: Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao được thể hiện ntn trong tác phẩm đời thừa? Những đặc sắc về nghệ thuật của đời thừa?..

III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề:Chí Phèo là kết tinh những thành công của Nam Cao trong đề tài nông dân và là kiệt tác trong nền văn xuôi trước CM. Chí Phèo vừa phản ánh XH nông thôn trên bình diện đấu tranh giai cấp vừa thể hiện vấn đề con người bị tha hoá. Tìm hiểu tác phẩm ta sẽ rõ điều đó. 2.Triển khai bài:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.63

Page 64: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Tìm hiểu chung. Xuất xứ tác phẩm.Hỏi: Xuất xứ tác phẩm?. -HS:Trình bày các lần thay đổi nhan đề của tác phẩm -> kết luận: truyện viết về cuộc sống của người nông dân trong XH cũ -> kiệt tác.

Đọc và tóm tắt.Hỏi: Hãy tóm tắt tác phẩm Chí Phèo?. -HS:1-2 HS tóm tắt. *GV: yêu cầu HS khác nhận xét. Phân tích tác phẩm. *GV: dẫn: tác phẩm đã đặt ra nhiều vấn đề to lớn trong cuộc sống XH, vượt khỏi khuôn khổ truỵên ngắn bằng vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp, cuộc sống nông dân và sự tha hoá. Đứng đầu giai cấp đấu tranh là Bá Kiến, nông dân là Chí Phèo, bây giờ tìm hiểu lần lượt tưng chân dung. Tìm hiểu nhân vật Bá Kiến.Hỏi: Nhân vật Bá Kiến được khắc hoạ ntn?. Tìm chi tiết và phân tích?. -HS:phải biết khái quát, tìm chi tiết thể hiện bộ mặt của tên địa chủ này:-Ngoại hình.-Tính cách.=> Độc đáo, gian hùm, quỷ quyệt, thâm độc trong việc trị người.Hỏi: đối với Chí Phèo, Ba Kiến sử dụng cách cai trị ra sao, hãy phân tích?. -HS:Thái độ ngọt nhạt, mua chuộc Chí Phèo khi hắn ở tù về -> sai khiến trở thành tay sai đắc lực -> biến từ con người -> con quỉ.Hỏi: Bên cạnh các thủ đoạn, ngón nghề sử dụng trong bóc lột và thống trị, hắn còn là tên địa chủ ntn? -HS: + Dâm đãng + Ghen tung, sợ vợ.Hỏi: Qua nhân vật này, Nam Cao bộc lộ thái độ ra sao? -HS:Nhận xét về cách thể hiện giọng điệu của tác giả -> tố cáo, phê phán.Hỏi: Qua nhân vật này ta thấy được vấn đề gì trong XH nông thôn miền Bắc trước CM?.

I.Tìm hiểu chung: 1.Xuất xứ::-Tác phẩm lúc đầu được Nam Cao đặt tên là "Cái lò gạch cũ" năm 1941, nhà xuất bản đời mới -> "Đôi lứa xứng đôi".- Năm 1946, khi cho in trong tập "luống cày", Nam Cao đổi tên là "Chí Phèo" -> tác phẩm kể về "người thật, việc thật" (tất nhiên có quyền hư cấu) ở quê hương tác giả. 2.Đọc và tóm tắt tác phẩma.Đọcb.Tóm tắt:

II.Phân tích: 1.Nhân vật Bá Kiến:* Hình tượng điển hình về bọn phong kiến thống trị ở nông thôn: Bá Kiến. -> đây là tên cường hào ác bá, tên địa chủ cáo già trong nghề thống trị dân đen. + Giọng quát rất sang, lối nói ngọt nhạt, cái cười Tào Tháo -> độc đáo. + Do "già đời đục khoét" hắn đã tạo được địa vị ăn trên ngồi trốc, lắm quyền hành + uy lực + Hắn "thét ra lửa", "Khét tiếng đến cả trong hàng huyện" hắn là tay cáo già, lọc lõi, từng trải trong nghề bóc lột, đàn áp nông dân -> bằng việc cho nhân vật đối thoại, tác giả cho thấy những suy nghĩ, tính toán về phương châm, cách sống cùng những thủ đoạn, âm mưu thâm độc trong việc đàn áp, thống trị nông dân được đúc kết từ mấy đời làm tổng lí: "mềm nắn, rắn buông", "thứ nhất... kiều thần", hắn khám phám ra qui luật "Già néo đứt dây.... ương ngạnh...".-> bản chất gian hùm, lọc lõi, xảo quyệt, cáo già => một con Hổ biết cười. + Là tên địa chủ dâm đãng: thông dâm với vợ Binh Chức, có những bốn vợ, có những hành động đồi bại, háo sắc. + Có thói ghen tuông thảm hại: ghen sôi sục và đau khổ vì ghen. Hắn ghen với Chí Phèo và đẩy Chí vào vòng tù tội. Càng về già càng ghen dữ. Hắn đau lòng thấy "bà Tư tứ trẻ...rụng hết răng", "chỉ muốn ...ở tù".=> Bóc lột nham hiểm, gian ác, dâm đảng, sợ vợ, ghen tuông => nhân vật điển hình sắc nét của địa chủ cường hào ác bá=> Tố cáo, phê phán gay gắt.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.64

Page 65: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 -HS:Trình bày được các vấn đề sau:-Quan hệ XH nông thôn miền Bắc trước CM: >< trong nội bộ bọn địa chủ cường hào, >< nông dân + địa chủ -> phân tích các >< đó.-Bộ mặt gian ác, thâm độc, thối nát giai cấp địa chủ.

Phân tích nhân vật Chí. *GV: dẫn: Chí Phèo là hình tượng đặc sắc viết về cuộc sống người nông dân của Nam Cao. Qua nhan vật này, nhiều vấn đề của người được đề cập như sự tha hoá, bần cùng và lưu manh, chúng ta lần lượt đi vào vấn đề.*Tính quy luật của hình tượng. *GV: giảng về quy luật: Tức là sự lặp đi lặp lại theo chu kỳ nhất định.

Hỏi: Vậy tính quy luật của hiện tượng Chí Phèo được thể hiện ntn trong tác phẩm? -HS:Quá trình con người lương thiện - tha hoá lưu manh hoá -> mất tính người-> Binh Chức, năm Thọ.

* Nỗi thống khổ của con người bị từ chối quyền làm người.

Hỏi: Nỗi khổ của người nông dân mà tác giả đặt ra là gì?

-HS: nhận định đó không phải sưu cao thuế nặng mà nỗi khổ đó chính là bị tàn phá tâm hồn, bị cộng đồng từ chối sống kiếp tăm tối cảu loài

2.Nhân vật Chí Phèo :a.Về bản chất XH, ý nghĩa điển hình của hình tượng Chí Phèo và sức tố cáo độc đáo của ngòi bút Nam Cao. * Chí Phèo là hình tượng có tính quy luật:-> là sản phẩm của tình trạng áp bức ở nông thôn trước CM.=> Người lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh.- Quá trình lưu manh hoá, bị huỷ diệt nhân tính của Chí Phèo:- Hai mươi năm đầu cuộc đời; là nông dân lương thiện, từng có những mơ ước giản dị, chính đáng, đẹp đẽ: "chồng cuốc mướn... sào ruộng" bằng chính sức lao động.- Bị bà ba gọi lên bóp chân "hắn thấy nhục...gì"-> có ý thức nhân phẩm, biết phân biệt tình yêu - thói dâm dục.- Vì ghen ->Bá Kiến đẩy Chí Phèo vào tù -> tiếp tay huỷ diệt bản chất lương thiện của Chí, giết chết phần người -> lương thiện -> quỷ dữ, thành kẻ lưu manh, côn đồ -> Nam Cao chăm chú quan sát và bị ám ảnh day dứt về hành động này: Trạch Văn Đoành (đôi mống giò) cụ Lộ (Tư cách mĩ)-> hiện tượng phổ biến trong XH người ăn thịt người đương thời-> hiện tượng điển hình có giá trị phê phán, tố cáo sâu sắc. *Nỗi thống khổ của con người không được làm người, bị XH chối bỏ.- Vấn đề mới trong số phận tăm tối của người nông dân bị tàn phá tâm hồn, huỷ diệt nhân hình lẫn nhân tính.- Nỗi khổ của người nông dân bị áp bức: Không phải sưu cao thuế nặng, to tức, quan lại tham nhũng-> vấn đề mới: số phận người nông dân bị tàn phá tâm hồn, huỷ diệt nhân tính,bị tha hoá-> vấn đề Nam Cao rất quan tâm. +."Những việc ấy chính...mỗi lần hắn qua".-> Không được làm người, bị XH từ chối, xua đuổi -> nỗi thống khổ cùng cực.- Mở đầu: "hắn vừa đi ..không ai biết"-> khật khiễng say, vừa đi vừa chửi, buồn cười -> sự vật vã, tuyệt vọng của một linh hồn đau khổ -> không phải lảm nhảm, bâng quơ, vô nghĩa mà thấm thía nỗi khốn khổ của thân phận: khát khao giao tiếp, hoà đồng và cộng đồng người nhưng bị từ chối -> độc đáo, đột ngột, không chỉ giới thiệu được chân dung, tính cách nhân vật mà có thể mở cho ta thấy sự bi đát của một số phận con người không được XH thừa nhận là người -> nỗi day dứt, đau đớn -> Tố cáo.b.Mối tình Chí Phèo - Thị Nở và sự thức tỉnh linh hồn của Chí Phèo:- Đây không phải thứ tình yêu của hạng người - ngợm được

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.65

Page 66: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009thú vật-> điển hình qua nhân vật Chí Phèo.

Phân tích mối tỉnh Thị Nở - Chí Phèo. *GV: hướng dẫn HS tiếp tục phân tích nỗi thống khổ của con người bị XH từ chối, không được làm người. HS lấy ví dụ để minh hoạ, dẫn chứng tập trung nhất ở đoạn mở đầu tác phẩm.Hỏi: Hãy đọc đạon đầu và phân tích diễn biến của nó để làm rõ nổi khổ của Chí? -HS:Đọc và phân tích được sự quay lưng, thờ ơ, cự tuyệt của làng Vũ Đại đối với Chí và nỗi khát khao giao tiếp của Chí đối với mọi người.Hỏi: Qua nỗi thống khổ này của người nông dân, thái độ của Nam Cao ntn? -HS:Phân tích thái độ của tác giả qua giọng điệu: lạnh lùng, bình tĩnh những ẩn bên trong là nỗi day dứt, đau đớn từ số phận con người tình yêu thương đối với họ. *Tình yêu của TN-CPHỏi: Tình yêu của Thị Nở và Chí Phèo được Nam Cao miêu tả ntn? Để làm gì? -HS:Đó là tình yêu của người đàn bà xấu xí, dở hơi, ế chồng, những có tình yêu chân thành và người đàn ông chuyên rạch mặt ăn vạ con quỷ dữ của làng Vũ Đại những bên trong vẫn tiềm tàng chất lương thiện ngời sáng -> thức tỉnh linh hồn mà bấy lâu Chí bán cho quỷ dữ.Hỏi: Hãy phân tích giá trị nghệ thuật của chi tiết "bát cháo hành"? -HS:Đây là bát cháo của tình yêu chân thành, hạnh phúc giản dị, tình người cao đẹp -> thức tỉnh hoàn toàn con người Chí -> tin tưởng, hy vọng vào con người, cuộc đời.*Bi kịch của Chí Phèo:Hỏi: Bi kịch của Chí Phèo bắt đầu? Bi kịch đó

làm trò cười dưới ngòi bút làm ra vẽ cười cợt, tàn nhẫn của tác giả.-> Tình yêu chân chính được Nam Cao cảm thương, bênh vực -> tầm nhân đạo mới mẻ, bất ngờ.- Chí Phèo đến với Thi Nở 1 cách rất ... Chí Phèo trong đêm trăng say rượu -> Thị Nở bằng tình yêu mộc mạc, chân thành -> khơi dậy b/c lương thiện linh hồn bao năm bán cho quỷ dử đã trở về -> thức tỉnh "Hắn bâng khuâng... chao ôi là buồn"-> lần đầu tiên hắn tỉnh táo để nhìn nhận lại cuộc đời ở quá khứ và hiện tại - tương lai -. tuyệt vọng. * "Bát cháo hành" của T/N -> ngạc nhiên, xúc động "mắt hình như ươn ướt"-> cháo hành rất ngon vì đó là hương vị của tình yêu chân thành, hạnh phúc giản dị to lớn, có thật lần đầu tiên dành cho Chí -> trở lại đúng bản chất của Chí Phèo -> thèm lương thiện, làm hoà với mọi người -> hồi hộp , mong mỏi được nhận trở lại vào XH loài người -> tin tưởng Thị Nở mở đường.=> Tình thế bi kịch -> Giết Bá Kiến và tự sát của Chí Phèo:- Con đường vừa mở ra bị chặn đứng lại: Bà cô Thị Nở dứt khoát không cho cháu lấy Chí Phèo -> đại diện dư luận -> rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn; bi kịch của con người không được công nhận là người -> qằn quại, đau khổ, tuyệt vọng ->uống rượu, Càng uống càng tỉnh, thấm thía nỗi đau khôn cùng của thân phận "ôm mặt khóc rưng rức"-> dõng dạc đòi lương thiện, đòi quyền làn người, kết án hắn -> lưỡi dao căm thù vung lên, kẻ ác đền tội -> bất ngờ -> vùng dậy tuyệt vọng manh động, đơn độc -> tự sát vì bị từ chối làm người, không chấp nhận kiếp sống thú vật -> chết trong tâm trạng bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa về cuộc sống -> xung đột giai cấp.

III. Tổng kết:* Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật, miêu tả diễn biến nội tâm, cách kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ.* Chủ đề:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.66

Page 67: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009là gì? -HS:Phân tích, lí giải nguyên nhân tao ra bi kịch cho Chí. Hỏi: Vì sao Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát? -HS:Lí giải.Hỏi:Em có suy nghĩ gì về Chi tiết kết thúc tác phẩm: Thị Nở "nhìn nhanh...cái lò gạch bỏ không..."? -HS: ngụ ý: có1 Chí Phèo con nối nghiệp bố-> hiện tượng Chí Phèo chúa hết khi XH tàn bạo trước quyền sống con người -> quy luật tàn bạo, bi thảm của XH -> hiện tượng điển hình có giá trị phê phán, tố cáo sâu sắc. Tổng kết.- Nghệ thuật.- Nội dung.

IV. Củng cố: * Ôn lại các vấn đề đặt ra đã phân tích trong tác phẩm. V. Dặn dò:

* Soạn bài: “Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu”

Tiết 55 Ngày soạn:

THỰC HÀNH VỀ LỰA CHỌN TRẬT TỰ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂU

A.MỤC TIÊU:HS cần nắm được: - Vai trò, tác dụng của các bộ phận trong câu, trong việc thể hiện ý nghĩa và liên kết câu trong văn bản - Có ý thức cân nhắc, lựa chọn trật tự tối ưu cho các bộ phận của câu.Có kĩ năng sắp xếp trật tự trong câu khi nói và viếtB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên: Soạn bài, đọc TLTK * Học sinh: Soạn bài, học bài cũ tìm hiểu qua sách tham khảo.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:

II.Kiểm tra bài cũ:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.67

Page 68: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 III. Bài mới:

1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNGCỦA THẦY& TRÒ NỘI DUNH KIẾN THỨC

GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I-Nhận xét về cách sắp xếp trật tự các bộ phận ở mụcI.1

-lựa chọn và giải thích lí do lựa chọn ở mục I.2

-Phân tích cách sắp xếp ở much I.3

-giải thích trật tự của các vế cau ở mục II.1

-Lựa chọn câu điền vào chỗ trống ở mục II.2

I.Trật tự trong câu đơn: Phân tích ví dụ. 1-VD1a.Khôngphù hợp với hàm ý đe doạ đối phươngb.Có tác dụng xác định trọng tâm thôngbáo, phù hợp với hàm ý đe doạc.Phù hợp 2- VD2.Cách viết A là phù hợp vì trọng tâm thôngbáo là "rất thông minh" 3-VD3.Trạng ngữ đặt ở các vị trí như vậy là phù hợp

II.Trật tự trong câu ghép: Phân tích các ví dụ1.a-Vế chỉ nguyên nhân cần đặt sau vế chính b-Vế chỉ sự nhượng bộ đặt sau để bổ sung thông tin 2. Chọn câu

III.CHỮA CÂU SAI

IV. Củng cố: * VỊ TRÍ CỦA CÁC BỘ PHẬN TRONG CÂUV. Dặn dò: * Soạn bài tiết sau : BẢN TIN

Tiết 56 Ngày soạn

BẢN TIN

A.MỤC TIÊU: - Nắm được yêu cầu cơ bản của bản tin. - Biết cách viết bản tin về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.Đàm thoại, gợi mở

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.68

Page 69: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:* Giáo viên: Soạn bài, nêu vấn đề thảo luận cho HS .* Học sinh: Chuẩn bị bài.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số: II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC G/v yêu cầu chia lớp THÀNH 8 nhóm, mỗi nhóm làm một vấn đề rồi cho một số H/S thuyết trình kết quả trước lớp và giáo viên sẽ nhận xét, bổ sung. *GV: yêu cầu một nhóm trình bày mục1. *GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

*GV: yêu cầu nhóm 2 trình bày mục 2. -HS: trình bày các vấn đề sau:+Việc khai thác và lựa chọn thông tin+Cách viết bản tin

Hướng dẫn HS luyện tập

I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA BẢN TIN:1.Bản tin là một thể loại báo chí nhằm đưa tin kịp thời chính xác những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong cuộc sống.2.Bản tin phải có tính thời sự3.bản tin phải ngắn gọn, súc tích4. Bản tin phải cụ thể, chính xác5.Bản tin phải có tính thời sự mới mẻ, hấp dẫn, nội dung chân thực, các thông tin phải có ý nghĩa xã hội cao.

II. CÁCH VIẾT BẢN TIN:1.Khai thác, lựa chọn thông tin:-cuộc sống rất phong phú với nhiều sự kiện. Người viết phải chọn những thông tin có ý nghĩa xã hội cao-Một bản tin cần phải có các thông tin đầy đủ, chính xác về các mặt: thời gian, không gian, chủ thể hành động hoặc sự kiện, diễn biến, kết quả...2. Cách viết bản tin:-Tiêu dề Phải ngắn gọn, có sức gợi, có liên quan trực tiép đến nội dung của bản tin-Bố cục của bản tin+Mở đầu+Diễn biến+Kết thúc

III.LUYỆN TẬP IV. Củng cố:.-Mục đích, yêu cầu của bản tin.-Cách viết bản V. Dặn dò: - Ôn luyện kiến thức đã học.- Chuẩn bị bài tiết sau: Đọc thêm"Cha con nghĩa nặng"

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.69

Page 70: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

Tiãút thæï 57 Ngaìy soaûn

Âoüc thãm: CHA CON NGHÉA NÀÛNG ( Häö Biãøu Chaïnh)

A.MUÛC TIÃU: Hæåïng dáùn hs phán têch âãø : - Hiãøu âæåüc HBC thãø hiãûn thaình cäng tæ tæåíng caím xuïc cha con. - Âàûc sàõc nghãû thuáût tiãøu thuyãút cuía HBC - Âàûc âiãøm tiãøu thuyãút Nam bäü giai âoaûn 2B.PHÆÅNG PHAÏP GIAÍNG DAÛY: Phaït váún gåüi måí - hoüc sinh laìm trung tám. C.CHUÁØN BË GIAÏO CUÛ: * Giaïo viãn: Soaûn Giaïo aïn, tham khaío t/l vãö HBC t/p vaì låìi bçnh. * Hoüc sinh: Chuáøn bë täút cáu hoíi sgk.D.TIÃÚN TRÇNH LÃN LÅÏP: I.ÄØn âënh låïp - kiãøm tra sé säú: II.Kiãøm tra baìi cuî: III.Baìi måïi:a.Âàût váún âãö: Nhæîng nàm 20 cuía thãú kyí XX, tiãøu thuyãút cuía HBC laì mäüt thaình cäng låïn. Coï thãø noïi taïc pháøm cuía äng âaûi diãûn cho vàn hoüc Nam bäü. Cha con nghiaî nàûng laì mäüt thaình cäng låïn trãn caí hai phæång diãûn.bTriãøn khai baìi:

HOAÛT ÂÄÜNG CUÍA THÁÖY &TROÌ NÄÜI DUNG KIÃÚN THÆÏC- Giaïo viãn yãu cáöu hoüc sinh toïm læåüc tiãøu dáùn. Cáön chuï yï: chán dung HBc laì dàûc træng låïn cuía con ngæåìi Nam Bäü, thi ca Nam Bäü. + Chuï yï âãö taìi vaì taïc pháøm maì nhaì vàn thãø hiãûn. *GV:goüi hoüc sinh âoüc pháön toïm tàõt taïc pháøm âãø nháûn ra chán dung taïc pháøm.

Hoüc sinh phán têch taïc pháøm.*GV: giåïi thuyãút chán dung taïc pháøm. Hoíi: Haîy phán têch hçnh aính Tráön vàn Sæíu khi tråí vãö? *GV: gåüi yï: xeït hoaìn caính ,tám traûng, tæì âoï nháûn xeït.

I.Taïc giaí vaì taïc pháøm: 1.Taïc giaí Häö Biãøu Chaïnh(1885-1958): - Tãn tháût: Häö Vàn Trung - Quã: Âënh Tæåìng, Tiãön Giang -Hoüc xong Trung hoüc, laìm Kyï luûc, laìm quan, tham gia chênh træåìng. 2.Taïc pháøm: Sgk 3."Cha con nghéa nàûng”: Laì taïc pháøm thæï 15; taïc pháøm ngåüi ca tçnh caím, tçnh cha con thãø hiãûn bàòng caïi nhçn cuía mäüt läúi kãút thuïc coï háûu. - Ngän ngæî vaì këch tênh âaî laìm nãn diãûn maûo taïc pháøm. II.Phán têch: 1.Hçnh aính Tráön vàn Sæíu tråí vãö:*Hoaìn caính: Tæì caïi chãút cuía våü, Sæuí boí ra âi. Sau 11 nàm xa caïch, Sæíu tråí vãö gàûp bäú våü ( Hæång thë Taìo). Qua âäúi thåüi Sæíu hiãûn ra våïi con ngæåìi thæång våü thæång con âàòm thàõm.*Tám traûng: muäún chãút nhæng vç thæång con, muäún gàûp con nhæng khäng daïm gàûp - Haình âäüng vaì låìi noïi laì bàòng chæïng cuía loìng thæång yãu.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.70

Page 71: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009- Cáön tháúy ràòng: tçnh thæång yãu con âaî laìm Sæíu báút cháúp táút caí. Âoï laì mäüt âäüng cå låïn.

Phán têch cuäüc gàûp gåî cha - con.Hoíi: Chán dung cuäüc gàûp gåî diãùn ra nhæ thãú naìo?Hoíi: Em haîy mä phoíng?

Hoíi: Nháûn âënh cuía em vãö cuäüc gàûp gåî âáöy kyì thuï âoï? ( chán dung tçnh thæång yãu)

Hoíi: Theo em, cha con nghéa nàûng âaî gàût haïi âæåüc nhæîng thaình cäng gç trong nghãû thuáût? Biãøu hiãûn åí nhæîng màût naìo?Hoíi: Suy nghé cuía em vãö t/p naìy?

=> Coï thãø noïi: tçnh thæång con âaî laìm Sæíu quãn âi vaì báút cháúp táút caí. Âiãöu âo thãø hiãûn âuïng vai troì cuía ngæåìi cha. 2.Tráön Vàn Sæíu vaì con:- Cha con gàûp nhau trong mäüt këch tênh, coï thãø diãùn ra nhæ sau:- Cha chaûy Con âuäøi theo- Cha caìng chaûy Con caìng âuäøi theo- Cha muäún tæû tæí Con ngàn- Cha muäún âi Con muäún cha åí laûi-> Âäüng læûc: tçnh phuû tæí, caím thäng, seí chia vaì thæång yãu.=> Taïc pháøm laì bæïc tranh âáöy caím âäüng vãö tçnh cha con: Cha hiãön - con hiãúu. 3. Nghãû thuáût: Häm nay nhçn laûi: gioüng vàn coìn dãù daîi, táöm thæåìng; âäi chäù coìn kãø lãø lan man; nhæng vaìo nhæîng nàm 1925, 1927,âoï laì mäüt thaình cäng låïn cuía HBC biãøu hiãûn:Taïc pháøm âaî taûo ra âæåüc këch tênhChuyãøn taíi âæåüc vaìi neït tám lyï.Diãùn taí nhán váût coï goïc caûnh=> Taïc pháøm laì mäüt bæåïc tiãún måïi trong vàn hoüc dán täüc.

IV.Cuíng cäú: *Nàõm væîng tênh caïch , haình âäüng ,tám lyï nhán váût V.Dàûn doì : *Phaït hiãûn vaì ghi nháûn nhæîng thaình cäng cuía taïc giaí HBC Phán têch tçnh huäúng truyãûn.

* Chuáøn bë : Vi haình cuía Nguyãùn Aïi Quäúc

Tieát 58 : Ngaøy Soaïn: ÑOÏC THEÂM: VI HAØNH

Nguyeãn Aí QuoácA.MUÏC TIEÂU : 1. Kieán thöùc:- H/d hs Naém vöõng yù nghóa ñaû kích saâu cay cuûa t/p treân cô sôû hieåu roõ töøng yù , töøng lôøi vaên thaâm thuyù chöùa ñöïng nhieät tình cm cuûa nhaø vaên.2. Kyõ naêng: - Phaân tích truyeän ngaén. Ñaëc bieät laø t/n vôùi p/c vieát ñoäc ñaùo cuûa HCM.3. Thaùi ñoä: - Hieåu vaø ñaùnh giaù ñöôïc taøi naêng n/t giaø daën , ñoäc ñaùo cuûa NAQ , noåi baät laø buùt phaùp linh hoaït , ñaày saùng taïo &nt chaâm bieâm saéc saûo cuûa Baùc.B.PHÖÔNG PHAÙP GIAÛNG DAÏY: Phaùt vaán – gôïi môûC.CHUAÅN BÒ GIAÙO CUÏ :* Giaùo vieân : Ñoïc " Vaên xuoâi Hoà chuû tòch ", SGK , saùch giaùo vieân, soaïn giaùo aùn.* Hoïc sinh : Chuaån bò baøi theo SGK.D.TIEÁN TRÌNH GIAÛNG DAÏY:I. OÅN ÑÒNH LÔP-KIEÅM TRA SÓ SOÁ:.

II.KIEÅM TRA BAØI CUÕ :

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.71

Page 72: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009III.BAØI MÔÙI:

1/ Ñaët vaán ñeà: 2/ Trieån khai baøi :

HOAÏT ÑOÄNG CUÛA THAÀY& TROØ NOÄI DUNG KIEÁN THÖÙC Hoïc sinh ñoïc SGK - Tìm hieåu chung veà taùc phaåm.

GV: Neâu hoaøn caûnh ra ñôøi cuûa taùc phaåm Hoaøn caûnh saùng taùc “Vi haønh”?

Cho h/s ñoïc vaø toùm taét t/p, taïo taâm theá ñeå ñi vaøo phaân tích t/p. Höôùng daãn h/s ñi vaøo phaân tích t/p.GV:Em hieåu nhö theá naøo veà nghóa cuûa töø "Vi haønh"? -GV :Haõy thaûo luaän veà höôùng phaân tích t/p.( Coù theå phaân ñoaïn ñeå p/t, phaân tích theo caùc khía caïnh trong buùt phaùp n/t cuûa t/p , hoaëc phaân tích nhaân vaät )GV:Thuû phaùp n/t noåi baät cuûa phaàn ñaàu /tp laø gì ?GV: Taïo tình huoáng nhaàm laãn, taùc giaû coù duïng yù gì ?

GV: Mieâu taû chaân dung KÑ , taùc giaû muoán theå hieän ñieàu gì ? -HS : Thaûo luaän. + GV: Keát luaän.

PV: Thaùi ñoä cuûa taùc giaû...?

1. Hoaøn caûnh saùng taùc :- 1922 : Thöïc daân Phaùp ñöa Khaûi Ñònh sang Phaùp...- 1923 : Nguyeãn AÙi Quoác vieát : (19-2-1923) baùo nhaân ñaïo. 2.Xuaát xöù: In ôû baùo Nhaân ñaïo 3. Toùm taét tp :PHAÂN TÍCH : * Nhan ñeà :“Vi haønh”- “Vi haønh” trong tieáng Phaùp : Incognito: Khoâng ai bieát, duøng teân giaû: mæa mai.

Buùt phaùp:Traøo phuùng chaâm bieám, tình huoáng ñoäc ñaùo, keå chuyeän linh hoaït, hình thöùc vieát thö...

Hình aûnh vua Khaûi Ñònh :- Qua caâu chuyeän cuûa ñoâi nam nöõ thanh nieân ngöôøi phaùp (tình huoáng ñoäc ñaùo) ngheä thuaät böùc thö.- Vôùi Chính phuû Phaùp : Nhaàm laãn Boä maët xaáu xa, ñeâ heøn ngoác ngheách, loá bòch cuûa Khaûi Ñònh - Tay sai, coâng cuï tuyeân truyeàn cho thöïc daân Phaùp.

Baûn chaát cuûa thöïc daân Phaùp: + Ñöa Khaûi Ñònh sang Phaùp laøm coâng cuï tuyeân truyeàn cho chính saùch thuoäc ñòa cuûa Phaùp.* Chính saùch thaâm ñoäc :+ Ñaàu ñoäc daân baûn xöù baèng röôïu, thuoác phieän, caùc chính saùch boùc loät.+ Truy luøng baét bôù nhöõng ngöôøi yeâu nöôùc.* Chaâm bieám nhöõng ngöôøi daân Phaùp soáng taàm thöôøng.

Buùt phaùp tröõõ tình + traøo phuùng, chaâm bieám , tình tieát khoâi haøi , caâu vaên - lôøi vaên ña nghóa toá caùo maïnh meõ, saâu saéc , III.KEÁT LUAÄN :- Giaù trò ngheä thuaät: chôi chöõ, taïo tình huoáng nhaàm laãn, duøng hình thöùc vieát thö.- Giaù trò noäi dung:Truyeän ngaén Vi haønh ñaõ döïng ñöôïc moät chaân dung haøi höôùc nhö moät thaèng heà cuûa Khaûi Ñònh giöõa thuû ñoâ Pari hieän ñaïi. Qua ñoù vaïch traàn aâm mööu thuû ñoaïn cuûa thöïc daân Phaùp

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.72

Page 73: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009nhaèm löøa bòp nhaân daân baûn quoác.

IV. CUÛNG COÁ:* GV löu yù hs veà nt chaâm bieám, ht vieát thö, nt taïo tình huoáng, ngoân ngöõ haøm suùc , ña nghóa cuûa tp ñaõ taïo neân chaát thaâm thuyù ,yù nhò cuûa phöông Ñoâng + chaát hieän ñaïi cuûa phöông Taây .V. DAËN DOØ:Hs soaïn baøi: Tinh thaàn theå duïc

TINH THẦN THỂ DỤC -Nguyễn Công Hoan

A.MỤC TIÊU:HS nắm:-Ý nghĩa phê phán xã hôih mãnh liệt của NCH. Ông vạch trần sự giả dối, bịp bơm của phong trào TDTT thời Pháp-Nghệ thuật trào phúng bậc thầyB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn - quy nạp.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ :* Giáo viên: Soạn bài.* Học sinh: Chuẩn bị bài.D.TIẾN TRÌNH LÊN LƠP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số: II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC GV hướng dẫn HS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm-Tác giả

-Tác phẩm

Tìm hiểu cấu trúc của cốt truyện

I.Tìm hiểu chung:1. Tác giả:-NCH (1903-1977)- Là một trong những nhà văn đặt nền móng cho VHVN hiện đại-Với phong cách trào phúng bậc thầy.Tác phẩm của ông như bộ bách khoa thư về xã hội VN thời thuộc Pháp.2.Tác phẩm:-viết vào năm 1938-vạch trần tính chất bịp bơm của Pháp nhằm đánh lừa quần chúng nhân dânII Đọc hiểu văn bản1.Cấu trúc của truyện:gồm 5cảnh - nội dung của trát quan huyện -cảnh anh Mịch xin dược ở nhà -cảnh bác Phô gái xin đi thay chồng nhưng không được -cảnh bà cụ Phó hối lộ ông Lí để thuê thằng sang đi thay -cảnh tróc nã người đi xem bóng đá 2.giải thích từ khó trong văn bản:3.Nghệ thuật dựng truyện.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.73

Page 74: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

Nêu những thủ pháp nghệ thuật cơ bản

Ý nghĩa của truyện

Tổng kết

4.Mâu thuẫn trào phúng cơ bản của truyện: Là ở nội dung mệnh lệnh yêu cầu gấtgo dân làng phải đi xem đá bóng và việc dân làng sợ hãi trốn chạy 5. ý nghĩa phê phán của truyện-sự giả dối bịp bợm của phong trào TDTT do thực dân Pháp bày ra-cuộc sống lầm than đói khổ của dan chúng khiến mọi người cưỡng lại mệnh lệnh của quan III.Tổng kết 1. Nghệ thuật2. Nội dung

IV. Củng cố:*Các cách thức tìm hiểu truyện qua mâu thuẫn trào phúng* Nghệ thuật trào phúng bậc thầy của NCHV. Dặn dò: * Học bài * Chuẩn bị bài: luyện tập viết bản tin

Tiết 59 Ngày soạn:

LUYỆN TẬP VIẾT BẢN TIN

A.MỤC TIÊU:Giúp HS:-Thấy được mục đích tầm quan trọng của bản tin, cách viết bản tin.-Ôn tập và củng cố kiến thức về bản tin-Tích hợp kiến thức văn, đời sống-Rèn kĩ năng viết bản tinB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Thảo luận, gợi mởC.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ :* Giáo viên: SGK,GV. TLTK*Học sinh:SGK, chuẩn bị bàiD.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số: II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới:1.Đặt vấn đề:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.74

Page 75: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 20092.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC *GV: yêu cầu 1-2 HS nhắc lại kiến thức đã học để kiểm tra sự ghi trí nhớ và chú ý của HS. .

Hỏi:: Hãy trình bày các yêu cầu của bản tin?. -Hs thảo luận nhóm *GV: Yêu cầu HS trình bày phần chuẩn bị của mình. G/v sữa chữa.

Hs viết bản tinGv sữa chữa, đọc 1 số bản tin hs viết tốt

I. Kiến thức về bản tin-Mục đích, yêu cầu-Cách khai thác, lựa chọn tin -Cách viết bản tin+cách đặt tiêu đề+cách mở đầu bản tin+triển khai chi tiết bản tin

II.Luyện tập:1.Phân tích các bản tin cụ thểa.Cấu trúc -câu đầu là mở đầu bản tin-các câu tiếp là diễn bién của các sự kiện-câu cuối cùng là nhận xét đánh giá về thực trạng bình đẳng giới.b.Dung lượngTrung bìnhc. Loại bản tin bình thường

2.Viết bản tin- Viết bản tin theo các đề tài cho sẳn: Một cuộc thi đấu thể thao ở địa phương, phong trào văn hoá, ...-Hs chọn vấn đề và tự viết

IV. Củng cố:* Sau khi xem lại bản tin của mình, em rút ra được điều gì?.V. Dặn dò: * Soạn bài tiết sau: phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. + Đọc kỹ lí thuyết.

*********************

Tiết 60: Ngày soạn:

PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

A.MỤC TIÊU:Cần cho HS nắm: - Mục đích, tầm quan trọng của hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. - HS tích hợp kiến thức văn và kiến thức đời sống- Bước đầu nắm được cách phỏng vấn và thực hiện phỏng vấn

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.75

Page 76: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên: SGK + báo chí, bài viết * Học sinh:Học bài cũ, D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm của phỏng vấn và trả lời phỏng vấnIII. Bài mới: 1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY &VA TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC. Gv hướng dẫn HS thảo luận và trả lời:-Các hoạt động phỏng vấn thường gặp

-mục đích-vai trò

HS trả lời những yêu cầu cơ bản của HĐPV:

Công việc chuẩn bị?

Quá trình thực hiện?

I.Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn1. Các hoạt động phỏng vấn và trả lời thường gặp-Một chính khách , nhà văn... trả lời phỏng vấn trên ti vi-Một bài phỏng vấn đăng báo-Phỏng vấn và trả lời khi xin việc2Mục đích-Để biết quan điểm của người đó-Thấy được tầm quan trọng của vấn đề được phỏng vấn-Để tạo lập các quan hệ xã hội nhất định-Để chọn người phù hợp3.Vai trò Biểu hiện của xã họi văn minh dân chủ, tôn trọng các ý jiến nhác nhau về cùng một vấn đềII.Những yêu cầu cơ bản đối với hoạt động phỏng vấn:1.Công việc chuẩn bị phỏng vấn:- Phải xác định+chủ đề phỏng vấn+Mục đích+Đối tượng+Người thực hiện+phương tiện- Hệ thống câu hỏi phỏng vấn phải:+ngắn gọn+phù hợp với mục đích PV+làm rõ được chủ đề+liên kết được với 2.Thực hiện cuộc phỏng vấn-Hệ thống câu hỏi dã được chuẩn bị cộng với những câu hỏi đưa đẩy, điều chỉnh cuộc phỏng vấn-Người phỏng vấn phải có thái độ đúng mực-Kết thúc phải có lời cảm ơn III.Yêu cầu đối với người trả lời PV 1.Phẩm chất của người được phỏng vấn:-thẳng thắn, trung thực-trả lời đúng chủ đề, ngắn gọn, sâu sắc, hấp dẫn

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.76

Page 77: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

Yêu cầu đối với người được phỏng vấn?

2.Cách trả lời -Có thể dùng ví von, so sánh mới lạ để tạo ấn tượng -Có cách thể hiện sinh độngIV.Luyện tập:

IV. Củng cố:- Hãy lấy ví dụ để làm rỏ các ý các loại nghĩa trên?.V. Dặn dò: - Xem lại bài học ở lớp, khắc sâu lí thuyết và làm bài tập.- Soạn bài tiết sau: “Vĩnh biệt Cữu trùng đài" ******

Tiết 61-62 Ngày soạn:

VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI (Trích:Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng) A.MỤC TIÊU: - Giúp HS hiểu đặc điểm của thể loại bi kịch. Trên cơ sở đó hiểu và phân tích được xung đột kịch cơ bản, tính cách điển hình, diễn biến tâm troạng của nhân vật chính.- nhận thức được quan điểm nghệ thuật của NHT, thái đọ ngưỡng mộ tài năng của tác giả đối với những nghệ sĩ tài năng và tâm huyết lớn nhưng lâm vào bi kịch.Các thủ pháp nghệ thuật, giọng điệu điểm nhìn.B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - H/S làm trung tâm. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: *Giáo viên:Soạn bài, đọc STK. *Học sinh:Soạn bài.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Tác giả. -HS: phần viết về tác giả ở nhà, nắm những điểm chính. *GV: nêu vấn đề để HS trình bày.Hỏi: Trình bàynhững nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của NHT?. Tác phẩm. *GV: cung cấp cho HS biết về nội dung tác phẩm. Tóm tắt.

I.Sơ lược về tác giả và tác phẩm:1.Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng(1912-1960 ).- Là nhà văn của Thăng Long- HN; người rất thành công với 2 thể loại :tiểu thuyết và kịch lịch sử-Kịch Bắc Sơn, Những người ở lại; Vũ Như Tô-Tiểu thuyết lịch sử: An Tư, Đêm hội Long Trì... 2.Tác phẩm:-Tóm tắt cốt truyện-nhân vật chính:Vũ Như Tô, Đam ThiềmII.Đoạn trích:1.Đọc: 2.Tìm hiểu văn bản:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.77

Page 78: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 *GV: yêu cầu 1-2 HS tóm tắt tác phẩm .Hỏi: Nội dung mà tác phẩm đề cập là gì?. -HS: Trình bày. *GV: cung cấp để HS hiểu và nắm bắt được chủ đề, quan niệm tiến bộ của NHT

Tìm hiểu đoạn trích. Vị trí đoạn trích.Hỏi: Đoạn trích này có gì đặc biệt về mặt xuất xứ?. Tìm hiểu văn bản*Những xung đột cơ bảnHỏi: Để thể hiện tâm trạng, Lep Tônxtôi đã sử dụng phương thức nào?. -HS: tả cảnh ngụ tình.Hỏi: Vở bi kịch được xây dựng trên những xung đột kịch nào? Phân tích

-HS: Chỉ ra và phân tích tâm trạng của Vũ Như Tô

Hỏi: Nghệ thuật thể hiện tâm trạng tính cách của VNT ?.

Phân tích tâm trạng tính cách

Tâm trạng đó được thể hiện qua thủ pháp nghệ thuật nào?. -HS: thống kê lại. *GV: nhận xét và kết luận

GV yêu cầu Hs phân tích nhân vật Đan Thiềm. Liên hệ với VNT

a. Những xung đột cơ bản-Mâu thuẫn giữa nhân dân lao động nghèo khổ với bọn hôn quân, bạo chúa:+ để xây đài vua bắt nhân dân đóng thuế rất cao.+ bắt thợ giỏi+ hành hạ những người chống đối+ Trịnh Duy Sản âm mưu phản loạn-mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu với lợi ích thiết thực của dân chúng:+Nguồn gốc sâu xa là do triều đình thối nát ngừi nghệ sĩ tài năng không có điều kiện để đem tài năng của mình phụng sự cái đẹp.+VNT mượn tiền bạc của hôn quân để thực hiện hoài bão. Mâu thuẫn giữa mục đích chân chính với con đường thực hiện sai lầm.+Khoa khát thi thố tài năng, cống hiến đã đẩy VNT đối nghịch với lợi ích thiết thực của dân chúng.+Muốn thực hiện lí tưởng nghệ thuât đã đẩy VNT trở thành kẻ thù của thợ thuyềnb. Tính cách và diễn biến tâm trạng của người nghệ sĩ tài năng nhưng bất hạnh Vũ Như Tô.- Tính cách:+kiến trúc sư thiên tài+nhân cách lớn, hoài bão lớn, lí tưởng cao cả+Đối diện với thực tế nghiệt ngã.-Tâm trạng:+băn khoan việc xây dựng CTĐ đúng hay sai?+xây dựng nó công hay tội? Tâm trạng đầy băn khoan, day dứt trước hiện thực. Nhưng bất lực trước hiện thực dẫn đến bi kịch.Đam mê sáng tạo cống hiến đã đưa ông sang phía kẻ thù của nhân dân. Ông đã thất bại nhưng vẫn không nhận thấy bi kịch của mình để phải trả bằng mạng sống của chính mình.c. Nhân vật Đan Thiềm:- trong mắt vua bà chỉ là cung nữ tầm thường. Nhưng với VNT bà là tri âm, tri kỷ-Là người đam mê cái đẹp-Đan nê nhưng luôn tỉnh táo trước hiện thực-Giàu đức hi sinh để bảo vệ người tài, bảo vệ cái đẹp Cả hai nhân vật bổ sung nhau làm nỗi ró bi kịch của cái đẹp, bi kịch thời đại

III.KẾT LUẬN1.Nghệ thuật:Cách tạo mâu thuẫn độc đáoNgôn ngữ kịch điêu luyện có tính tổng hợp cao

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.78

Page 79: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

HS tổng kết vấn đề

*GV: tổng kết, rút ra những đóng góp của NHT ở đoạn trích này.

Dùng ngôn ngữ và hành động để khắc hoạ tính cách nhân vật, miêu tả tâm trạng, dẩy xung đột kịch lên cao2.Nội dung:Những vấn đề sâu sắc có ý nghĩa muôn thưở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Giữa lí tưởng cao siêu với lợi ích thiết thực.

IV. Củng cố:* Nghệ thuật kich *Khát vọng nghệ thuậtV. Dặn dò: * Học kỹ bài học ở lớp.*Soạn bài: Thực hành về sử dụng một số kiểu câu trong văn bản

Tiết 63-64 Ngày soạn

THỰC HÀNH VỀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KIỂU CÂU TRONG VĂN BẢN

A.MỤC TIÊU:Cần cho HS nắm: - Ôn tập, củng cố những tri thức về một số kiểu câu đã học. - HS tích hợp kiến thức văn bản đã học- Rèn luyện kĩ năng sử dụng câu và lĩnh hội văn bảnB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên: SGK ,TLTK * Học sinh:Học bài cũ, D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm của phỏng vấn và trả lời phỏng vấnIII. Bài mới: 1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY &VA TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

GV hướng dẫn HS nắm lại kiến thức về câu:-Câu bị động?

I.Khái quát về câu-Câu chủ động, bị động+Câu cđ là câu có CN thực hiện hoạt động hướng vào người khác

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.79

Page 80: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009-Câu chủ động?-Các thành phần của câu?

HS thảo luận, cử đại diện trả lời các câu hỏi ở SGK

GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức về câu bị động, vận dụng câu bị động vào viết văn bản

HS thảo luận, trả lời các câu hỏi SGK

GV hướng dẫn HS củng cố kiến thức về khởi ngữ và cách vận dụng

HS trả lời các câu hỏi, GV nhận xét, hướng dẫn HS vận dụng

GV hướng dẫn HS cách sử dụng 3 kiểu câu

+Câu bđ +Sự chuyển đổi câu chủ động sang bị động và ngược lại-Các thành phần của câu

II.Luyện tập cách dùng một số kiểu câu1. Dùng kiểu câu bị động:1.1 Câu bị độnga. câu thứ2b. Không một người phụ nữ nào...c.Sự liên kết đoạn chưa hợp lí1.2Các câu 4 đều là câu bị động. Nó có tác dụng liên kết 1.3 Tìm các cặp câu bị động chủ động1.4 Xác định những câu có thể chuyển đổi theo cặp tương ứng chủ động -bị động1.5Tìm một số câu bị động có chứa từ "bị", "được"1.6 Tính liên kết của câu bị động2.Dùng kiểu câu có khởi ngữ:2.1Bài tập 1:Hành thì nhà thị may ra còn. Khởi ngữ là "hành" Bài tập 2: Đáp án C Bài tập 3: a. KN: tự tôi b.KN:cảm giác, tình tự, đời sống cảm xúc 2.2Vận dụng viết các câu có sử dụng khởi ngữ.3. Dùng kiểu câu có sử dụng trạng ngữ chỉ tình huống* trạng ngữ có thể đúng đầu, giữa hoặc cuối câu*TN có thể là danh òư, tính từ, động từ cụm từ.BT2: Chọn câu CBT3:-Câu đầu: nhận...-có tác dụng xác định thông tin thứ yếu và quan trọng trong câu

IIITỔNG KẾT:

IV. Củng cố:- Hãy lấy ví dụ để làm rỏ các ý các cách sử dụng 3 kiểu câu?.V. Dặn dò: - Xem lại bài học ở lớp, khắc sâu lí thuyết và bổ sung bài tập.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.80

Page 81: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009- Soạn bài tiết sau: “Tình yêu và thù hận”

Tiết 65-66: Ngày soạn:

TÌNH YÊU VÀ THÙ HẬN(Trích(Rô-mê-ô vàGiu-li-ét" -Sếch-xpia):

A.MỤC TIÊU: - Giúp HS hiểu, yêu mến Sếch-xpia bậc thầy của văn học hiện thực thế giới. - Cảm nhận được tình yêu cao đẹp vượt lên trên thù hận của Rô- mê-ô và Giu-li ét- Chỉ ra cái hay của bi kịch tâm lí: Các thủ pháp nghệ thuật, kỷ xảo đối thoại, diễn biến tâm trạngB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - H/S làm trung tâm. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: *Giáo viên:Soạn bài, đọc STK. *Học sinh:Soạn bài.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Tác giả. -HS: phần viết về tác giả ở nhà, nắm những điểm chính. *GV: nêu vấn đề để HS trình bày.Hỏi: Trình bàynhững nét chính về cuộc đời của Sêch-xpia?. -HS: Nêu những mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời ông, có ý nghĩa đối với s/n v/h và tư tưởng tác giả. Tác phẩm. *GV: Hỏi: Trong sự nghiệp sáng tác của mình Sêch-xpia đã để lại số lượng tác phẩm đồ sộ với các thể loại? Hỏi: Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu?. -HS: Liệt kê. Tác phẩm *GV: cung cấp cho HS biết về nội dung tác phẩm. Tóm tắt. *GV: yêu cầu 1-2 HS tóm tắt tác phẩm

I.Sơ lược về tác giả và tác phẩm:1.Tác giả: Uy-li-am Sếchxpia (1564-1616).- Là nhà văn,nhà thơ, nhà viết kịch vĩ đại của nền văn học Anh và thế giới.- Sinh ra trong gia đình buôn bán.- 1578 phải thôi học.- 1585 lên thủ đô kiếm sống và giúp việc cho đoàn kịch.- Tiếp thu ảnh hưởng của CN Nhân văn ông đã để lại 37 vở kịch : bi, hài, kịch lịch sử.Tác phẩm của ông là tiếng nói lương tri tiến bộ, ca ngợilòng nhân ái, tin tưởng vào khả năng tuyệt diệu của con người.Lên án giai cấp quý tộc, đứng về phía nhân dân >< bị kiềm toả trong đời sống qúy tộc, kêu gọi Đ/T bằng hoà bình.2.Tác phẩm:-Tóm tắt:-Nội dung: ca ngợi tình yêu vượt lên thù hận. Tin tưởng vào sức mạnh của con người, của tình yêu-Nghệ thuật: Tổ chức kịch tính, dẫn dắt hành động kịch, cá thể hoá ngôn ngữ.3.Đoạn tích:-Vị trí: lớp 2, hồi II

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.81

Page 82: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009theo tuyến nhân vật.Hỏi: Nội dung mà tác phẩm đề cập là gì?. -HS: Trình bày.Hỏi: Nêu chủ đề chính cảu tác phẩm?. *GV: cung cấp để HS hiểu và nắm bắt được chủ đề, quan niệm tiến bộ của Sếch-xpia

HS: Tìm hiểu các loại lời thoại và ý nghĩa của nó? GV: Hướng dẫnn nhận xét

HS: Phân tích vấn đề thù hận GV: Nhận xét, hướng dẫn

HS: Phân tích tâm trạng của Rô-mê-ô GV: Nhận xét, hướng dẫn

HS: Phân tích tâm trạng của Giu-li-ét GV: Nhận xét, hướng dẫn

HS: Phân tích vấn đề tình yêu bất chấp thù hận GV: Nhận xét, hướng dẫn

HS: Rút ra kêt luận GV: Nhận xét tổng hợp

-Nhan đề

II. Đọc hiểu văn bản:1.Đọc:

2.Tìm hiểu văn bản 1.Hình thức lời thoại: -Vị thế:con của hai dòng họ thù nghịch -Hoàn cảnh, không-thời gian:Vườn nhà Giu-li-ét, lúc đêm khuya. -6 lời thoại đầu là độc thoại, nhưng hàm chứa đối thoại -10 lời thoại sau là lời đối thoại - Ý nghĩa của các lời thoại 2.Tình yêu trên nền thù hận: -Thù hận của 2 dòng họ -ai người luôn ý thức về viẹc thù hận này. Với Rô-mê-ô chàng luôn quyếtd liệt đối với nó. Chàng sẵn sàng từ bỏ tất cả để theo đuổi tình yêu. Với Giu-li-ét, nàng luôn lo lắng trăn trở. Vừa lo cho mình vừa lo cho người yêu. 3.Tâm trạng của Rô-mê-ô: -Lờì thoại -Tâm trạng: nồng nàn say đắm cua trái tim đang yêu, đang chiêm ngưỡng thiên thần của mình 4.Tâm trạng của Giu-li-ét: -Lời thoại -Tâm trạng: đa dạng. Lo lắng, lúng túng hàm chứa tiếng thở dài. Vừa thổ lộ tình yêu trực tiếp mạnh mẽ. -ấm lòng nàng hướng hết về người mình yêu. 5.Tình yêu bất chấp thù hận -Thù hận là nỗi ám ảnh cả hai người nhưng chưa hiện rõ -Tình yêu 2 người mãnh liệt luôn hướng về nhau, quyết tâm vượt qua thù hận. Thù hận bị đẩy lùi, chỉ có tình người bao la III.Kết luận:1.Nghệ thuật:-Lời thoại độc đáo-Giàu kịch tính-Ngôn ngữ độc đáo2.Nội dung:Ca ngơi tình yêu vượt lên trên thù hậnKhẳng định tình người, tình đời bao la

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.82

Page 83: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

IV. Củng cố:* Có ý kiến cho rằng Sếch-xpia là bậc thầy của CNNV, hãy chứng minh?.V. Dặn dò: * Học kỹ bài học ở lớp.* Soạn bài: ôn tập văn học

Tiết : 67-68 Ngày soạn:

ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC

A.MỤC TIÊU: - Nắm được những kiến thức cơ bản vềVHVN và VHNN trong chương trình. Và củng cố, hệ thống hoá tri thức ấy trên hai phương diện:lịch sử và thể loại. - Rèn luyện nâng cao tư duy phân tích, khái quát, kĩ năng trình bày vấn đè một cách hệ thống B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:* Giáo viên: Soạn bài, nêu vấn đề thảo luận cho HS .* Học sinh: Chuẩn bị bài.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số: II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề: Chúng ta đã đi hết thời kỳ quan trọng thứ 2 của văn học từ đầu XX ->1945.Và VHNN. Nhằm cũng cố, hệ thống lại kiến thức đã học, hôm nay chúng ta vào ôn tập.. 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC G/v yêu cầu mỗi học sinh làm bảng ôn tập, hệ thống toàn bộ kiến thức đã học hoặc có thể chia lớp nhóm, mỗi nhóm làm bảng ôn tập một số vấn đề rồi cho một số H/S thuyết trình kết quả ôn tập trước lớp và giáo viên sẽ nhận xét, bổ sung. + Ngoài ra cũng có thể chọn một số những vấn đề được hướng dẫn ôn tập để ra bài tập cho HS làm ở lớp hoặc làm ở nhà và có chấm bài, trả kết quả trước lớp. Quá trình lên lớp cụ thể: *GV: yêu cầu một nhóm trình bày VĐ 1. *GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. *GV: yêu cầu nhóm 2 trình bày VĐ 2. -HS: trình bày các vấn đề sau:

1.Vấn đề1 :-VHTĐ tồn tại và phát triển trong hoàn cảnh XH phong kiến có nền văn hoá phong kiến, mỹ học phong kiến thì văn học từ đầu XX tới 1945 tồn tại trong hoàn cảnh XHTD nữa phong kiến có nền văn hoá, mỹ học riêng của nó.-Sự thay đổi từ chế độ phong kiến đến chế độ thực dân nửa phong kiến là sự thay đổi không thuận chiều nhưng lớn lao. Bởi nó không chỉ làm thay đổi cơ cấu giai cấp mà nó còn thay đổi ý thức hê, tâm lý sống, cách sống của con người nói chung, nhà văn nói riêng trong XH, nhất là thành thị.-Tình trạng cũ mới trang nhau "á-Âu xáo lộn", nền văn hoá phương Đông bị lấn át bởi nền văn hoá phương Tây.2Vấn đề 2:*Nguyên nhân của HĐH văn học:-Thế nào là HĐH .-Nguyên nhân nội sinh và ngoại nhập.-> xu hướng tất yếu của lịch sử văn học.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.83

Page 84: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009+Khái niệm HĐH văn học.+Nguyên nhân HĐH?.+Quá trình HĐH văn học. *GV: Lấy ví dụ chứng minh cho từng luận điểm. Các nhóm khác nhận xét, khợi ý. G/v tập hợp ý kiến của H/S và đưa ra kết luận cuối cùng về bài thuyết trình.

*Vấn đề 4, G/v yêu cầu H/S ôn tập.Dựa trên kién thức đã học trình bày câu 3,4,5,6,7 Ở SGK.-Làm rõ hai vấn đề sau: *GV: nhận xét, củng cố trên cơ sở tập hợp ý kiến đóng góp của cả lớp.

-HĐH diễn ra trên hai mặt:+Nội dung.+Hình thức.*Quá trình HĐH văn học -> ba bước:-1900-1920.-1920-1930.-1930-1945.3.Vấn đề 3: . *Chủ nghĩa yêu nước: từ chối lí tưởng trung quân vươn tới lí tưởng dân chủ TS cũ -> giọng văn mang tính lãng mạn CM. Tiếp theo là khuynh hướng CM dân chủ mới, lấy lí tưởng XHCN tiến lên CSCN làm mục tiêu đấu tranh, có nội dung yêu nước thương nòi. *Chủ nghĩa nhân đạo:+ Đạo làm người cao đẹp nhất là yêu nước.+ Truyêng thống thương người, đặc biệt là những người đau khổ.+ Thái độ đề cao những giá trị nhân bản, chống lại những cái gì phi nhân bản.+ Giải phóng và đề cao con người cá thể, tự giác của nhà văn trong việc phân tích, miêu tả, mổ xẻ cuộc sống.5.Vấn đề 4:.-Tình huống truyện-Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn-Nghệ thuật trào phúng của VTP-Quan điểm nghệ thuật của NHT-Quan điểm nghệ thuật của NC6Vấn đề 6:-Chủ nghĩa Nhân văn, t.yêu trong RMO...

IV. Củng cố:Các vấn đề của văn học thời hiện đại.-Nguyên nhân và quá trình HĐH văn học.-Nội dung cơ bản của văn học hiện đại và nghệ thuật thể hiện.Phân tích một số tác phẩm để thấy được sự HĐH trong văn học.-Chứng minh tác phẩm của Sếch-xpia thể hiẹn rõ nét CNNV V. Dặn dò: - Ôn tập kỹ phần văn học VN XX-1945.- Chuẩn bị ôn tập để kiểm tra HKI

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.84

Page 85: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 *******************

Tiết thứ :69-70

THI HỌC KỲ I (Đề chung của sở GD_ĐT Quảng Trị )

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.85

Page 86: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

Tiết Thứ: 71 Ngày soạn:

LUYỆN TẬP PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

A.MỤC TIÊU:Cần cho HS nắm: - Củng cố những tri thức về phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. - HS tích hợp kiến thức văn và kiến thức đời sống- Bước đầu tiến hành các thao tác chuẩn bị phỏng vấn và thực hiện phỏng vấnB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: * Giáo viên: SGK + báo chí, bài viết * Học sinh:Học bài cũ, D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm của phỏng vấn và trả lời phỏng vấnIII. Bài mới: 1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY &VA TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHS trả lời về những kiến thớc đã học về:-Mục đích, tầm quan trọng-Cách phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

Gv đưa ra các chủ đề yêu cầu HS thảo luận, cử đại diện trình bày:-Phỏng vấn vè việc dạy học văn

-Phỏng vấn xin việc

Phỏng vấn về xin du học

I.Khái quátkiến thức về phỏng vấn1.Mục đích, tầm quan trọng của phỏng vấn và trả lời phỏng vấn. 2.Cách phỏng vấn và trả lời phỏng vấn

II.Luyện tập: *Ví dụ 1: -Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn-Thực hiện phỏng vấn-Kế luận nhận xét, bổ sung, hoàn thiện *Ví dụ 2:-Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn-Thực hiện phỏng vấn-Kế luận nhận xét, bổ sung, hoàn thiện *Ví dụ 3:-Chuẩn bị hệ thống câu hỏi và câu trả lời phỏng vấn-Thực hiện phỏng vấn-Kế luận nhận xét, bổ sung, hoàn thiện

IV. Củng cố:- Hãy lấy ví dụ để làm rỏ các ý các loại nghĩa trên?.V. Dặn dò: - Xem lại bài học ở lớp, khắc sâu lí thuyết và bổ sung bài tập.- Ôn tập chuẩn bị thi HKI

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.86

Page 87: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 *******

Tiết :72 Ngày soạn: TRẢ BÀI SỐ 4

A.MUC TIÊU: Giúp học sinh- Hệ thống xác định yêu cầu của đề bài.- Nhận ra những hạn chế trong bài viết.- Tự đánh giá năng lực về môn học của mình.

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẬY: Phát vấn ,nêu vấn đề, đàm thoại.C.CHỦÂN BỊ GIÁO CỤ :

*Giáo viên: Chuẩn bài, chuẩn bị đáp án, nhận xét bài viết học sinh.*Học sinh: Ghi chép.

D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề:Chúng ta đã trải qua kỳ kiểm tra HK1. Để đánh giá năng lực trong HK1 và trong bài viết, hôm

nay sẽ là tiết trả bài để giúp ta tự đánh giá. 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC *GV: ghi đề bài lên bảng. Lớp chú ý và ghi vào vở, gạch chân dưới những từ ngữ mang nôi dung chính, yêu cầu chính cần làm rõ.

Hoạt động1: Tìm hiểu đề.Hỏi: Nêu những yêu cầu của đề bài trên? -HS: Câu 1: K/n + đặc điểm diển đạt PCNNKH Câu 2: - Y/c thể loại: C/m + p/tích. - Y/c nộ dung: Bức tượng đài NT. - Y/c chứng minh:VTNSCG.

Hoạt động2: Lập dàn ý câu 2.Hỏi: Phần mở bài nên ĐVĐ ntn? -HS: 2 -> 3 trình bày cách ĐVĐ riêng.Hỏi: Hãy trình bày cách tìm ý cho phần thân bài? -HS: So sánh đối chiếu về hình ảnh người nông dân được thực hiện trong các tác phẩm khác -> khẳng định ý kiến đúng.Hỏi: Bức tượng đài nghệ thuật về người nông

Đề bài:*Câu 1: Đặc điểm của phẩm chất ngôn ngữ khoa học.*Câu 2: Viết về văn tế nghĩa sĩ cần giược, có ý kiến cho rằng: " Lần đầu tiên...... khởi nghĩa". Anh (chị)hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.I. Tìm hiểu đề:*Câu 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm diễn đạt của PCNNKH.*Câu 2: - Y/c thể loại: Chứng minh + Phân tích. - Y/c nội dung: Bức tượng đài nghệ thuật về người nông dân khởi nghĩa lần đầu xuất hiện trong văn học.Dẫn chứng: VTNSCG.

II. Dàn ý : 1. Mở bài: Khái quát về NĐC + giá trị của bài VTNSCG + trích dẫn ý kiến. 2. Thân bài: - Hình ảnh người nông dân trong khoa học từ đó: Nguyễn Trãi, HLNT chí -> chưa rõ nét, chưa sâu sắc, còn có khoảnh cách -> lần đầu tiên NĐC xây dựng bức tượng đài NT về người nông dân nghĩa sĩ -> ý kiến đúng.- Nguồn gốc, xuất thân: dân ấp, dân làm quen cày cấy ruộng vườn, không biết binh đao.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.87

Page 88: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009dân nghĩa sĩ hiện lên ntn? - Nguồn góc xuất thân -> khi đ/n có giặc -> chiến đấu anh dũng -> ngã xuống oanh liệt.Hỏi: Tính chất của bức tượng đài nghệ thuật đó?Hỏi: Bức tượng dài đó xuất hiện do đâu?Hỏi: Phần kết bài trình bày ntn? -HS: khẳng định ý trên + tính cao đẹp bất tử của bức tượng đài nghệ thuật đó + liên hệ bản thân.

Hoạt động3: Nhận xét bài làm. *GV: nêu nhận xét bài làm của học sinh: Ưu điểm, khuyết điểm. +Ưu điểm: Hiểu đề, hiểu bài VTNSCG. +Khuyết điểm: Chưa triển khai được ý, dùng từ, đặt câu, diễn đạt, chính tả.Hoạt động4: Chữ lỗi để học sinh rút kinh nghiệm.Hoạt động5: Ra đề bài số 5 cho học sinh về nhà làm. -HS: ghi đề bài.

- Khi có giặc: Chuyển biến tâm lý -> sợ hãi -> trông chờ triều đình -> căm thù c/tính theo tâm lý nông dân -> tự nguyện chống giặc.- Họ trở thành người nông dân nghĩa sĩ: Chiến đấu anh dũng với vũ khí thô sơ và tấm lòng yêu nước cao cả -> làm cho giặc thất điên bát đảo.- Họ ngã xuống anh dũng, thanh thản trong sự tiếc thương của non sông của nhân dân.- Bức tượng mang tính bi tráng được hiện lên bằng lòng ngưỡng mộ, kính phục, bằng tài năng trác việt và bằng lòng thương tiếc, đớn đau của tác giả. 3. Kết bài:- Khẳng định tính cao đẹp, bất tử của bức tượng đài NT + liên hệ bản thân.II. Nhận xét: - Ưu điểm - Khuyết điểm.III. Chữa lỗi: Đọc một số bài viết tốt.IV. Đề bài số 5: Có ý kiến cho rằng: Tâm trạng là Linh hồn là nội dung phản ánh chủ yếu của tác phẩm trử tình. Hãy phân tích một số tác phẩm đã học + đọc thêm để chứng minh ý kiến trên.

IV. Củng cố- Dặn dò : * Trả bài học kỳ I: Nhận xét ưu, khuyết điểm và chữa lỗi.*****************

Tiết :73 Ngày soạn:

LÆU BIÃÛT KHI XUẤT DƯƠNG ( Phan Bäüi Cháu)A.MUÛC TIÃU: Giuïp hs

- Tháúy âæåüc veí âeûp trong tæ thãú laìm trai trong yï nghé, nhiãût tçnh vaì quyãút tám ra âi cuía taïc giaí, nhaì caïch maûng Phan Bäüi Cháu. - Giaïo duûc chê laìm trai vaì tçnh caím caïch maûng. -Tháúy âæåüc phong caïch thå Phan Bäüi Cháu.

B.PHÆÅNG PHAÏP GIAÍNG DAÛY: Phaït váún gåüi måí - h/s laìm trung tám. C.CHUÁØN BË GIAÏO CUÛ : * Giaïo viãn: Soaûn giaïo aïn, tham khaío taìi liãûu vãö thå ca PBC. * Hoüc sinh ì: Chuáøn bë täút cáu hoíi sgk.D.TIÃÚN TRÇNH LÃN LÅÏP:

I.ÄØn âënh låïp - kiãøm tra sé säú: II.Kiãøm tra baìi cuî : Nãu caïc thaình tæûu cuía vàn hoüc VN tæì âáöu thãú kè XX âãún

1945? III.Baìi måïi:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.88

Page 89: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009a.Âàût váún âãö: Nhæîng nàm âáöu thãú kyí XX, PBC laì nhaì caïch maûng Viãût Nam ,

ngæåìi måí âæåìng cho phong traìo ra næåïc ngoaìi hoüc táûp âãø thæûc hiãûn sæï mãûnh caïch maûng. Thå ca PBC luän laì tiãúng noïi raûo ræûc loìng nhiãût thaình caïch maûng.

bTriãøn khai baìi;:

HOAÛT ÂÄÜNG CUÍA THÁÖY &TROÌ NÄÜI DUNG KIÃÚN THÆÏCHoaût âäüng1: Giaïo viãn giåïi thuyãút, hoüc sinh toïm læåüc tiãøu dáùn. Chuï yï laìm roî chán dung PBC laì nhaì thå, nhaì caïch maûng låïn trong nhæîng nàm âáöu thãú kyí cuía dán täüc ta.

ûHoíi:Nãu xuáút xæï vaì chán dung b/t ?

Hoaût âäüng2: Hoüc sinh phán têch baìi thå.ÛHoíi: Taïc giaí duìng tæì “ laû’ åí âáy ngàòm gåíi gàõm âiãöu gç? -HS: " Laû" chênh laì âiãöu khaïc thæåìng væåüt lãn táút caí moüi ngæåìi.

ûHoíi:Theo em, âiãöu khaïc thæåìng âoï noïi lãn âæåüc âiãöu gç?

ûHoíi:Chán dung caïi "TÄI" (tåï) hiãûn lãn nhæ thãú naìo trong hai cáu thå trãn? Chán dung âoï noïi lãn âæåüc âiãöu gç?

Hoaût âäüng 3: Nhaì thå khàóng âënh: hiãûn thæûc xaî häüi >< täi, theo em, âiãöu âoï thãø hiãûn âæåüc âiãöu gç?

ûHoíi:Chán dung nhaì caïch maûng PBC qua trang thå thãø hiãûn âæåüc tám thãú, theo em, tám thãú âoï noïi lãn âæåüc âiãöu gç?

Û

Hoíi:YÏ kiãún cuía em sau khi hoüc xong

I.Taïc giaí vaì taïc pháøm: 1.Taïc giaí PBC: (Sgk) 2.Baìi thå: - Âæåüc saïng taïc træåïc luïc lãn âæåìng sang Nháût (1905).- Laì bæïc chán dung thàõm âáùm tinh tháön,chê khê vaì loìng nhiãût thaình caïch maûng.II. Đọc - Hiểu văn bản:* Đọc :* Tìm hiểu văn bản: 1.Chê laìm trai . : - Laìm trai phaíi " laû " Û=>. " Laû " chênh laì âiãöu khaïc thæåìng, væåüt lãn sæû táöm thæåìng . + " Laû" trong chê laìm trai laì phaíi xoay chuyãøn caìn khän, phaíi thãø hiãûn âæåüc khaït voüng cuía mçnh.YÏ tæåíng naìy thãø hiãûn âæåüc tinh tháön caïch maûng. 2.Hai cáu thæûc:- Hçnh aính caïi "TÄI" (tåï )âáöy traïch nhiãûm. -> Âoï laì caïi täi tæû cao, tæû khàóng âënh mçnh. Caïi "TÄI" muäún âæåüc læu danh thiãn cäø. Chênh âiãöu naìy âaî âaïnh âäüng læång tri cuía con ngæåìi. 3.Hai cáu luáûn: - Hçnh aính "non säng" hiãûn ra bàòng näùi nhuûc máút næåïc => âiãöu naìy âäöng nghéa våïi quan âiãøm âáöy tênh caïch maûng cuía taïc giaí.- Hçnh aính Säúng thãm nhuûc, hoüc cuîng hoaìi cuîng laì bæåïc khàóng âiënh chán dung con ngæåìi caïch maûng PBC.

4. Hai cáu kãút: - Tám thãú ra âi cuía taïc giaí: hàm håí => âiãöu naìy laìm roî thãm chán dung con ngæåìi caïch maûng trong caím hæïng daût daìo cuía sæïc maûnh vàn chæång. - Hçnh aính "Muän truìng soïng baûc" => gåüi caím hæïng phåi phåïi gáön våïi khuïc traïng ca.III.Täøng kãút: 4 pháön baìi thå laì sæû khàóng âënh chán dung nhaì thå, ngæåìi chiãún sé caïch maûng PBC.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.89

Page 90: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009baìi thå? (vãö taïc giaí vaì tæ tæåíng thi ca)

IV.Cuíng cäú: *Nàõm væîng quan niãûm vaì tám thãú cuía nhaì thå, ngæåìi chiãún sé caïch maûng.

V.Dàûn doì : * Hoüc thuäüc loìng baìi thå.

Tiết 74 : Ngày soạn:

NGHĨA CỦA CÂU

A.MỤC TIÊU:Giúp học sinh: - Nhận thức đươc hai thành phần nghĩa của câu ở những nội dung phổ biến và dễ nhận thấy nhất

của nó. - Từ đó giúp học sinh có kĩ năng phân tích, lĩnh hội nghĩa của câu một cách phù hợp nhất..

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâmC.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Đọc SGK, STK: Soạn bài.*Học sinh: Soạn bài, học bài cũ.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:

II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu ngữ liệu

Hoạt động2: HS phát biểu nhận xét, GV khái quát kiến thức về nghĩa sự việc

Hoạt động3: GV hướng dẫn HS luyện tập

I.Tìm hiểu hai thành phần nghĩa của câu 1Tìm hiểu ngữ liệu: 2.Hai thành phần nghĩa của câu.-Trong mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa : đề cập đến một sự việchoặc một vài sự việc) ; bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó.Thành phần nghĩa thứ nhất gọi là nghĩa sự việc, thành phần thứ hai gọi là nghĩa tình thái-Trong mỗi câu 2 thành phần nghĩa đó hoà quyện với nhau.II. Nghĩa sự việc:

1.các loại câu biểu hiện nghĩa sự việc: a. câu biểu hiện hành độngb. câu biểu hiện trạng thái, đặc điểm, c. câu biểu hiện quá trìnhd. câu biểu hiện tư thếe. câu biểu hiện sự tồn tạif. câu biểu hiện quan hệ

2.Các thành phần ngữ pháp thường biểu hiện nghĩa sự việc là: chr ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ à

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.90

Page 91: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009một số thành phần phụ khác

III. Luyện tập

IV. Củng cố: * Nắm khái niệm về nghĩa của câu và nghĩa sự việc của câuV. Dặn dò:

*Xem kỹ bài giảng, chuẩn bị bài để viết bài số 5

Tiết 75: Ngày soạn:

BÀI VIẾT SỐ 5 A.MỤC TIÊU: Giúp HS:

- Hiểu và nắm được những vấn đề được đặt ra trong văn học.- Thực hành kĩ năng làm van nghị luận.- Rèn luyện kỷ năng diễn đạt, bày tỏ ý kiến.

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Ra đề bài, chuẩn bị đáp án, biểu điểm.*Học sinh: Chuẩn bị kiến thức.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:

II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề:

Theo chương trình ở 2 tiết này các em phải hoàn thành bài số 6 về nghị luận xã hội. Các em lấy giấy bút và bắt đầu viết bài.

2.Triểnkhai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY& TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC *GV: ghi đề bài lên bảng, sau đó đọc to, rõ -HS: chép đề và làm bài.

*GV: chuẩn bị đáp án.

*Đề bài: Người xưa có câu “Đàn bà chớ kể Thuý Vân –Thuý Kiều”. Em hãy nói rõ ý kiến của mình về quan niệm trên*Hướng dẫn làm bài: - Mở bài: Giới thiệu vấn đề bàn luận: Quan niệm của người xưa- Thân bài: +Giải thich quan niệm: Các nhà Nho cho rằng những hành động của thuý Kiều là không phù hợp với lễ giáo Phong kiến + Bình luận: Đó là quan niệm sại lầm, bảo thủ, quan liêu, phiến diện, khắt khe- Kết bài: Nhiều cách.* Biểu điểm:>8đ : viết có cảm xúc, Sắc sảo. 7đ : Hiểu đề, bạn luận được, sai chính tả 1-2 lỗi.5->6: Mức trung bình, sai chính tả 2-5 lỗi<5đ : Không hiểu đề.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.91

Page 92: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 *GV: lập thang điểm cụ thể cho bài viết.

IV. Củng cố: * HS viết bài mang đặc thù văn nghị luận văn học.

V. Dặn dò: * Soạn bài: "Hầu trời" ( Tản Đà ) theo HDBT. + Đọc một số T/P của TĐ và các bài tham khảo viết về ông.

Tiết:76-77 Ngày soạn: HẦU TRỜI

( Tản Đà)A.MỤC TIÊU:

- Giúp Hs cảm nhận được tâm hồn láng mạn độc đáo cuả thi sĩ Tản Đà : tư tưởng thoát li, ý thức về bản ngã, cái tôi cá nhân.

- Giáo dục cho HS tình cảm lành mạnh, tinh khiết B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm..C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Gủa iáo viên: Đọc SGK, STK. Soạn bài.*Học sinh: Soạn bài.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:

II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: Tìm hiểu chung. *Tìm hiểu về tác giả *GV: Xuất xứ bài thơ.Hỏi: Cho biết xuất sứ bài thơ?. -HS: Rút ra từ tập Còn chơi (1921).Hoạt động2: Tìm hiểu chung về tác phẩm

Hoạt động3: Phân tích.. *GV: Khung cảnh câu chuyện được trình bày ntn? -HS: Giấc mông được diễn tả như thật, được khẳng định là thật –cái thậtcủa ước mơ khát vọng

I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả - TĐ là con người của hai thế kỉ cả về học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương-Thơ TĐ được xem là gạch nối giữa hai thời đại của dân tộc: trung và hiện đai+ 2.Tác phẩm: - In trong tập thơ “Còn chơi” , xuất bản lần đầu vào năm 1921 -Bài thơ cóấu tứ như một câu chuyện II. Đọc -hiểu văn bản:

Đọc : Tìm hiểu văn bản :

1Khung cảnh câu chuyện

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.92

Page 93: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

Hỏi: Nhân vật trữ tình được giới thiệu như thế nào qua phần đọc thơ cho trời và chư tiên nghe?. HS thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. -HS: Tưởng tượng, hình dung tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc phân tích ngôn ngữ trong bài thơ

Hoạt động6: Tổng kết -> HS tự tổng kết.

- Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mọng-Thật hồn thật phách !thật thân thể. Cách vào đề của tác giả độc đáo có duyên lam cho câu chuyện có duyên, hấp dẫn. 2.Tác giả đọc thơ cho trời và chư tiên-Thi sĩ đọc thơ:+Đương cơn đắc ý-ran cung mây-văn đẫ giàu thay, lại lắm lối…Giọng kể cao hứng có phần tự đắc. Đánh giá cao tài năng của mình-Trời và chư tiên khi nghe:Văn thật tuyệt-văn trần như thếchắc có ít-Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi…Khẳng định trời à chư tiên đánh giá cao tài năng của thi sĩ=>khẳng định tài năng cá tính của mình, dám bày tỏ cái bản ngã thậm chí còn rất ngông. Đó là niềm khao khát chân thành của người thi sĩ mong được thể hiện mình 3.cuộc đời và giá trị văn chương nơi hạ giới. Cảnh con thực nghèo khó-văn chương hạ giới rẻ như bèo->Vẽ ra bức tranh chân hực và cảm động về cuộc đời của tac gỉ và nhiều nhà văn An Nam khác cơ cực chua chátIII. Tổng kết: - Bài thơ là bức tranh cảm động về cuộc đời người nghệ sĩ tài năng khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời.-Tản Đà đã mạnh dạn bày tỏ cái tôi cá nhân chưa từng có ở “xã hội này”-Tác phẩm có nhiều sáng tạo về hình thức nghệ thuật: thể thơ trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động hóm hỉnh

IV. Củng cố: * Câu chuyện ccảm động về cuộc đời của người nghệ sĩ trong xã hội cũ Phát biểu cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ.

V. Dặn dò:* Học thuộc bài thơ, cảm nhận theo rung cảm của mình.* Soạn bài tiết sau: “Nghĩa của câu” theo câu hỏi của HDHB.

Tiết 78: Ngày soạn:

NGHĨA CỦA CÂU(tiếp)

A.MỤC TIÊU:Cần cho HS nắm:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.93

Page 94: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 - Nắm được đặc điểm của nghĩa tình thái, các yếu tố biểu hiện NTT - HS phân biệt và nhận ra đặc điểm của từng loại nghĩa và phân tích ý nghĩa của chúng đối với từng

ví dụ cụ thể.B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

* Giáo viên: SGK + 1 số bài thơ.,Soạn bài. * Học sinh:Học bài cũ, đọc bài mới.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: làm BT3.III. Bài mới:

1.Đặt vấn đề:ở tiết học trước, các em đã biết được thế nào là các thành phần nghĩa của câu. Hôm nay chúng ta

sẽ tiếp tục tìm hiểu thành phần nghĩa tình tháicủa câu. 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY &VA TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: Khái quát về nghĩa tình tháicủa phát ngôn. Hỏi: Thế nào là nghĩa tình thái? -HS: Dựa vào SGK trình bày.Hoạt động2: Nghĩa tình thái của câu được biểu hiện ở 2 trường hợp

Hoạt động3: Nghĩa TT biểu thị sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến . -HS: Định nghĩa và minh hoạ bằng ví dụ.*GV: giảng thêm cho HS

Hoạt động4: Nghĩa TT biểu thị tình cảm đối với người nghe? -HS: Tìm hiểu SGK, lấy ví dụ minh họa. *GV: củng cố -> kết luận: Hoạt động5: G/V hướng dấn HS luyện tập.

III .Nghĩa tình thái :

1.Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu- Khẳng định tính chân thực của sự việc-Phỏng đoán sự việc với đọ tin cậy cao, thấp-Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc-Đánh giá sự việc có thực hay không-Khẳng định tính tất yếu của sự việc 2.Tình cảm thái độ người nói đối với người nghe:-Biểu thị thái độ đánh giá, tình cảm tốt hoặc xấu…qua các từ ngứ cảm thán+tình cảm thân mật+Thái độ bực tức+Thái độ kính cẩn IV.Luyện tập:

IV. Củng cố:- Hãy lấy ví dụ để làm rõ các ý các loại nghĩa trên?.

V. Dặn dò: - Xem lại bài học ở lớp, khắc sâu lí thuyết và bổ sung bài tập.- Soạn bài tiết sau: “Vội vàng” –+ Nắm chắc những nét cơ bản về t/g

+ Nắm t/p

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.94

Page 95: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009Tiết 79-80: Ngày soạn:

VỘI VÀNG ( Xuân Diệu )

A.MỤC TIÊU:- Giới thiệu với HS bút pháp sôi nổi, táo bạo, tinh tế của Xuân Diệu đó là sự cách tân của thơ mới.- Chứng minh lòng yêu cuộc sống đến độ đam mê của Xuân Diệu, cuộc sống là tất cả những lạc thú

tinh thần và vật chất với tất cả những là thăng hoa và hiện thực của nó.B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Soạn bài.*Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:

II.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài "Đây mùa thu tới" và cho biết bức tranh mùa thu hiện lên trong bài thơ như thế nào? III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề:Xuân Diệu là nhà thờ ham sống, thèm sống, sống hấp tấp, tham lam. Chính vì ham sống mà nhà

thơ luôn thấy cuộc sống quá ngắn ngủi, thời gian trôi nhanh, tuổi trẻ tàn phai. điều này làm cho Xuân Diệu luôn khắc khoải, lo âu, hoảng hốt và vội vàng. Đó là nội dung bài học hôm nay.

2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: Tìm hiểu chung về tác giả và bài thơ.Hoạt động2: Đọc bài thơ. *GV: Đọc mẫu một lần, sau đó yêu cầu hai đến ba HS đọc lại. Yêu cầu đọc phải chú ý nhịp điệu gấp gáp, hồ hởi, vồ vập của bài thơ. +VL1: Tìm hiểu xuất xứ bài thơ.Hỏi: Cho biết xuất sứ của bài thơ?. -HS: Rút từ tập "Thơ thơ" . +VL2: Chủ đề của bài thơ.Hỏi: Bài thơ tập trung thể hiện điều gì?. -HS: Phát biểu chủ đề của bài thơ. +VL3 : Phân chia bố cục bài thơ.Hỏi: Với bài thơ này ta nên phân tích theo bố cục nào?. -HS: Thảo luận và trình bày cách phân tích bố cục, gồm 4 đoạn.Hoạt động3: Phân tích bài thơ. +VL1 : Phân tích 4 câu đầu. *GV: Đọc một lần nữa 4 câu đầu, rồi thuyết giảng: Xuân Diệu rất yêu cuộc sống, tha thiết xay đắm và vì thế rất sợ mất nó như người có vật báu luôn lo sẽ tuột khỏi tay mình - khi yêu cảnh vật - người tình, Xuân Diệu đều yêu

I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả; XD(19116-1985) Nhà thơ mới nhất trong phong trào thơ mới Sự nghiệp thơ văn khá đồ sộ 1.Xuất xứ: - Được rút từ tập " Thơ thơ" (1938) -> là bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệuởtước cách mạng tháng 8. 2.Chủ đề: - Vội vàng là một trãng những bài thơ tiêu biểu cho quan niệm về thời gian, đời người, từ đó tuyên ngôn về lẽ sống, thể hiện rõ niềm khát khao giao cảm với cuộc đời của Xuân Diệu. 3. Bố cục: 4 phần.-4 câu đầu .-Câu 5-13.-Câu 14-30.-Câu 31- hết.II. Đọc - Hiểu văn bản :* Đọc : * Tìm Hiểu văn bản : 1. Bốn câu đầu:-Tôi muốn tắt nắng - màu đừng nhạt.-Tôi muốn buộc gió - hương đừng bay.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.95

Page 96: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009vội vàng, vồ vập vì trong khi đang yêu Xuân Diệu thấy đang mất -> tâm trạng hoảng hốt lo âu này thường xuất hiện ở những người đa cảm, chợt vui, chợt buồn, vừa hoà nhã chợt trở nên nóng giận -> Xuân Diệu khắc khoải: Mất mát già nua, chết chóc, trở nên ám ảnh thường trực.Hỏi: 4 câu đầu nói về điều gì?. Hãy phân tích?. -HS: Nói lên ước muốn của Xuân Diệu: Tắt nắng để màu đừng nhạt, buộc gió để hương đừng bay đi -> khát khao giữ lại hương sắc của cuộc đời -> cháy bỏng, mãnh liệt. *GV: Củng cố và nói lời cho phân tích đoạn 2. Tại sao tác giả lại nảy ước muốn cháy bỏng ấy. Hương thơm, màu sắc cuộc sống có gì hấp dẫn mà nhà thơ khát khao thế. Ta sẽ tìm thấy câu trả lời ở đoạn 2. +VL2 : GV gọi một học sinh đọc đoạn 2 và nêu câu hỏi.Hỏi: Cảng vật hiện ra như thế nào?. nghệ thuật thể hiện?.

-> ước muốn chống lại quy luật của đất trời -> khao khát giữ lại hương sắc cuộc đời -> cháy bỏng, mãnh liệt. 2. Câu 5-13:*Này đây: -Ong bướm tuần tháng mật. -Hoa của đồng nội xanh rì. -Lá của cành tơ phơ phất. -Yến anh rôn rã tình si. - Ấnh sáng chớp hàng mi.=>sống động, tràn đấy sức sống, xuân sắc, mọi vật đang say đắm xuân tình -> thế giới ngất ngây mộng ảo -> thủ pháp liệt kê -> phong phú, bất tận của thiên nhiên -> reo vui, tác giả vừa dắt người đọc bước vào khu vườn xuân vừa giới thiệu một cách nhiệt tình, tha thiết, vồ vập, đắm say . - Tháng giêng ngon như một cặp môi gần -> thủ pháp so sánh -> gợi cảm và rất Xuân Diệu -> câu thơ hay, hiếm thấy trong lịch sữ văn học -> vẻ đẹp của con người được so sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên -> nồng nàn, quyến rũ, đắm say của tháng giêng. - Tôi sung sướng: Nhưng vội vàng một nửa -> nhịp thơ bị ngắt làm hai -> sững sờ, lặng xuống, trầm đi, ngơ ngác -> hao cảm xúc trái ngược nhau -> nổi buồn nhớ và thái độ vội vàng lúc xuân đang sặc sỡ.

Hoạt động4: Tiếp tục phân tích bài thơ bài thơ. +VL1 : Phân tíc đoạn 3. *GV: Gọi một HS đọc bài thơ để tạo không khí.Hỏi: Cho biết nội dung đoạn thơ câu 14-30?. -HS: Giải thích nỗi buồn nhớ và thái độ vội vàng của nhà thơ.Hỏi: Nội dung ấy được thể hiện qua cách nói như thế nào?. -HS: Định nghĩa - khái niệm theo cách riêng của Xuân Diệu -> giọng điệu hờn giận -> hiện thực nghiệt ngã. *GV: dẫn: Trong cảm quan nhà thơ mùa xuân cũng như tuổi trẻ con người đều ngứan ngủi và chóng vánh. Xuân của đất trời còn tuần hoàn, còn tuổi trẻ chỉ một lần -> giọng thơ u ất, ai hoài.Hỏi: Trong tâm trạng ấy, Xuân Diệu đã nhìn thiên nhiên như thế nào -HS: Mùi tháng 5 rớm vị chia phôi, sông núi than thần tiễn biệt, con gió xinh buồn vì bay đi,

3.Câu 14-30: -Xuân đang tới nghĩa là - đang qua -Xuân còn non nghĩa là - sẽ già -Mà xuân hết nghĩa ... tôi mất "

-> hiện thực thô bạo, cục cằn.-> diễn tả khô khốc, giọng hờn giận. -Lòng tôi rộng - lượng trời chật. -Xuân tuần hoàn. -Tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại. -Còn trời đất - chẳng còn tôi.-> thiên nhiên đối kháng với con người -> giọng thơ ai hoài, u uất -> xuân đất trời và tuổi xuân con người đều ngắn ngủi, chóng vánh -> xuân đất trời còn tuần hoàn tuổi xuân con sống, tha thiết cuộc sống.

-Tháng năm - Rớm vị chia phôi.- sông núi- than thầm tiễn biệt.- gió xinh hờn vì phải bay đi.- chim đứt tiếng sợ độ phai tàn

-> Thiên nhiên bị triệt tiêu chất vui tươi, tự nhiện , vô tư của nó -> cảnh vật được nhìn dưới góc độ tâm trạng. - Chẳng bao giờ ôi! chẳng bao giờ nữa -> tiếng than não ruột, tuyệt vọng -> bi quan trước cuộc sống.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.96

Page 97: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009chim rứt tiếng reo thi sợ độ phai tàn -> chia lìa, tan tác, mất mát -> cảnh được nhìn dưới góc độ tâm trạng.Hỏi: Cho biết thái độ của tác giả ở câu thơ chẳng bao giờ.....Hỏi: Nhận xét về nghệ thuật thể hiện ở đoạn trên?. -HS: NHận xét. *GV: cũng cố, bổ sung.Hoạt động5: Phân tích đoạn 4.Hỏi: Tại sao Xuân Diệu tại tách 3 chữ "Ta muốn ôm" thành một dòng thơ riêng?. -HS: Lý giải -> triết lý nhân sinh của tác giả.Hỏi: Để phát biểu triết lý nhân sinh của mình Xuân Diệu đã thể hiện như thế nào?. -HS: Phân tích từ ngữ trong câu thơ để làm rõ : ta muốn ôm, riết, thấu, cắn.... -> động từ mạnh thuộc về cảm giác -> thức nhọn giác quan -> nghệ thuật thể hiện mới lạ, độc đáo, rất Xuân Diệu -> lòng yêu cuộc sống đến độ đam mê, cuồng si.

Hoạt động6: Tổng kết bài thơ. *GV: Hướng dẫn HS tổng kết trên hai mặt nội dung và nghệ thuật.

=> lời thơ đồn dập, câu cảm, câu hỏi, gieo vần -> kể lể , thở than, nuối tiếc thể hiện tâm trạng hoài nghi, chán nản vì tuổi xuân qua nhanh, đời người hữu hạn. 4. Câu 31-hết: -Ta muốn ôm -> tách đứng riêng ra 1 dòng thơ -> lời tuyên bố trịnh trọng về triết lí nhân sinh -> sống với cường độ nhanh, gấp, mạnh mẽ, đắm say hơn vì tuổi xuân đẹp nhưng ngắn ngủi, nghiệt ngã.*Ta muốn -> điệp ngữ lặp lại + hàng luạt động từ ôm, riết, thâu, chuếnh chóng, đã đầy no nê -> ngày càng mạnh mẽ, mãnh liệt + điệp từ "cho, và" lặp lại -> sau sưa, cuống quít, vồ vập, vội vã -> đẩy cảm xúc của nhà thơ dâng trào đến tận cùng niềm khao khát: Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi -> ngất ngư.=> câu thơ mới lạ, hiếm tháy, rất riêng của Xuân Diệu.III.Tổng kết:- Bài thơ biểu hiện lòng yêu đời, yêu cuộc sống mãnh liệt.- Xuân Diệu xứng đáng được ca ngợi "Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới".

IV. Củng cố: *Phân tích hai đoạn thơ còn lại.*Tổng kết về nội dung và nghệ thuật bài thơ.Chứng minh rằng: Xuân Diệu là nhà thơ luôn thúc nhọn giác quan?.

V. Dặn dò:* Học thuộc bài thơ, nắm vững về nội dung và nghệ thuật, chú ý đến nét độc đáo, mới mẻ của

Xuân Diệu trong bài thơ.* Chuẩn bị: Thao tác lập luận bác bỏ.

Tiết 81 Ngày soạn:

THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

A.MỤC TIÊU:Giúp học sinh:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.97

Page 98: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 - Nắm được vai trò của lập luận bác bỏ trong bài văn nghị luận nói riêng, trong giao tiếp hằng ngày nói chung - Từ đó giúp học sinh nhận định đúng đắn về thao tác LLBBB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâmC.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Đọc SGK, STK: Soạn bài.*Học sinh: Soạn bài, học bài cũ.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC -HS phân tích các ví dụ,nêu khái niệm BB *GV: củng cố, rút ra kết luận.

-HS: Phân tích ví dụ, nêu ra cách BB-GV nhận xét, bổ sung

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ 1.TT BB: - BB là gạt đi, không chấp nhận, để phản bác lại những ý kiến sái trái. 2.Mục đích -Mục đích tranh luận để bác bỏ những ý kiến không , quan điểm không đúng, bày tỏ bênh vực những ý kiến đúng đắn. 3. Yêu cầu -Nắm chắc những sai lầm của quan điểm cần bác bỏ -Đưa ra những bằng chứng có ssức thuyết phục caoII. Cách bác bỏ: 1.Tìm hiểu ví dụ 2.Cách bác bỏ:-BB một kuận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích từng khía cạnh sai lệch thiếu chính xác của các ván đề cần bác bỏ-Khi BB cần diễn đạt rành mạch, uyển chuyển có sức thhuyết phục cao

IV. Củng cố: - Mục đích của thao tác BB. -Cách bcs bỏV. Dặn dò:*Xem kỹ bài giảng trên lớp .*Soạn bài " Tràng giang”

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.98

Page 99: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009Tiết 82: Ngày soạn:

TRÀNG GIANG (Huy Cận)

A.MỤC TIÊU:- Cảm nhận được cái hay của bài thơ, đặc biệt ở vẻ đẹp gợi cảm của bức tranh "Trời rộng sông dài".- Hiểu được nổi buồn cô đơn của tác giả và cũng là tâm trạng phổ biến của cái tôi lãng mạn đương

thời.B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: SGK, Sách tham khảo. Soạn bài.*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Hãy đọc một đoạn mà em thích nhất trong bài Vội vàngcủa Xuân Diệu và

phân tích. III. Bài mới:

1.Đặt vấn đề:"Năm mươi năm trước thuở ra đời...Xuân đâu rồi?" Trong văn học đã xuất hiện không ít những

tình bạn đẹp, cao quý mà Xuân Diệu-Huy cận là ví dụ. Chúng ta đã thưởng thức tài năng, hồn thơ của Xuân Diệu, và hôm nay chúng ta lại có may mắn tiếp xúc với hồn thơ của Huy Cận.

2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: Tìm hiểu chung . *GV: Hướng dẫn HS đọc kỹ phần tiểu dẫn trong SGK.Hoạt động2: Tìm hiểu về tác giả.Hỏi: Hãy cho biết đôi nét về tác giả?. -HS: Trình bày. Gv chốt lại như GV nét chính.

Hoạt động3: Tìm hiểu bài thơ.Hỏi: Cho biết xuất sứ của bài thơ?. Qua đó giới thiệu đôi nét về tập thơ Lửa Thiêng?. -HS: Cần có những ý niệm tương đối về thơ HUy Cận trước Cách mạng nhất là mảng về thiên nhiên -> hồn thơ ảo não.Hỏi: Em biết gì về hoàn cảnh ra đời của bài thơ?. -HS: Trình bày hoàn cảnh sáng tác.Hỏi: ý nghĩa của nhan đề và câu thơ đề từ?. -HS: Trình bày ý nghĩa của chúng.

Hoạt động4: Phân tích bài thơ. *GV: Đọc qua một lần bài thơ. Sau đó yêu cầu 1-2 HS đọc diễn cảm và phát biểu cảm

I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: Huy cận (1919)- Sớm có năng khiếu thưo và sớm nổi tiéng ở tuổi 20.-Là nhà thơ lãng mạn sớm đến vưói cách mạng, giữ nhiều trọng trách.-Kết hợp hài hoà giữa tài năng thi ca và lòng yêu nước, yêu cách mạng. 2.Bài thơ: Tràng Giang. a.Xuất xứ: Rút từ tập “Lửa Thiêng” (1940) -> tập thơ đầu tay -> nổi buồn mênh mang, da diết, hồn thơ ảo não.b.Hoàn cảnh sáng tác: - Tứ thơ được hình thành vào buổi chiều mùa thu 1939 khi Huy Cận đứng ở bờ nam bến.... nhìn Sông Hồng mênh mông. c.Nhan đề và đề từ:-“Tràng Giang” -> sông dài -> mang sắc thái cổ kính, trang nhã -> âm "ang" -> mênh mông, bát ngát.- Đề từ thâu tóm đầy đủ: tình (bâng khuâng, nhớ) cảnh (trời rộng, sông dài) -> gợi tứ cho bài thơ.II. Đọc-Hiểu văn bản :* Đọc:* Tìm hiểu văn bản : 1.Cảnh thiên nhiên đất nước:-“Con thuyền xuôi mái”,” thuyền về nước lạI”-> gợi ý niệm chia li.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.99

Page 100: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009nhận chung của mình về bài thơ, HS cần thấy được bài thơ là bức trang sông nứơc mênh mông, đìu hiu lúc chiều tà, tất cả đều đượm buồn gợi ra sự tàn tạ, trôi dại, chia lìa và niềm thương nhớ quê hương.Hỏi: Em hãy nêu hướng phân tích bài thưo?. -HS: có thể phân tích theo khổ, có thể bổ dọc bài thơ.Hoạt động5: Phân tích về bức tranh thiên nhiên, đất nước.Hỏi: Cảnh thiên nhiên đất nước được thể hiện qua những hình ảnh nào?. Sắc thái biểu hiện của hình ảnh đó?. -HS: Chỉ ra những hình ảnh và sắc thái biểu hiện của nó.Hỏi: Không gian và thời gian của cảnh vật như thế nào? Tác dụng nghệ thuật của việc sử dụng không gian, thời gian đó?. -HS: Trình bày không gian, thời gian bài thơ + ý nghĩa của chúng -> thể hiện nỗi buồn, cô đơn, nhỏ bé của con người.Hoạt động6: Tìm hiểu tâm trạng của tác giả.Hỏi: Cho biết nỗi lòng của tác giả trước cảnh thiên nhiên đất nước?. -HS: Tâm trạng u sầu, nỗi buồn da diết, ảo não.Hỏi: Ta thấy nỗi buồn của Huy Cận gần gũi với những tác giả nào ở phong trào thơ mới?. Họ có điểm chung gì trong cách nhìn thiên nhiên?. Tại sao họ lại khai thác phương diện buồn của thiên nhiên cảnh vật như vậy?. -HS: Lí giải những vấn đề trên.

Hoạt động7:Học sinh tổng kết , rút ra chủ đề bàI thơ. Hỏi: NgoàI ra em còn rút ra đIều gì về tính triết lý và tính cổ đIển của bàI?

-“Củi lạc”, “lơ thơ cồn nhỏ” -> bơ vơ, tán tác, lạc lõng.-“Văn chợ chiều”: tàn tạ, hoang vắng.-“Bèo dạt”: mênh mông, vô định.-“Chim nghiêng cánh nhỏ” -> bé bỏng mong manh.*Từ ngữ sắc thái buồn: buồn, sầu, đìu hiu, cô liêu, lặng lẽ, điệp điệp, dợn dợn =>rợn ngợp.*Thời gian về chiều: chợ chiều, nắng xuống, chiều sa, khói hoàng hôn nhưng không gian rộng mang tầm vóc vũ trụ =>không gian, thời gian đang chuyển động mà rất gợi buồn vì không gian và thờ gian chuyển động theo hướng chia li, mất mát, tan tác, trống vắng.*Giọng thơ :gợi nỗi thiết tha, hụt hẫng, mất mát: đâu? đâu tiếng làng xa, bèo dạt về đâu, không chuyến đò, không cầu.... 2. Tâm trạng của tác gỉa trước cảnh thiên nhiên:-Tâm trạng u sầu cảu tác giả -> phủ lên cảnh vật màu sắc đau buồn, chứa chất nỗi chia li, tan tác, trống vắng.

+Cái buồn, vẻ đẹp cái buồn trong cảnh vật thiên nhiên.

+ Nét phổ biến trong tâm hồn của các nhà thơ lớn -> không chỉ bắt nguồn từ cảnh ngộ, tình cảm riêng tư mà còn là nổi buồn thời đại -> đất nước đau thương quằn quại, hạnh phúc chỉ hư ảo, mộng mị .=> Cái buồn đẹp, chưa lạnh nhạt, thờ ơ, phó mặc -> "dọn đường cho lòng yêu giang san đất nước"(Xuân Diệu).

III.Tổng kết: 1.Chủ đề:-Rung cảm của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên -> đất nước đẹp nhưng buồn.-Hàm chứa tình yêu đất nước tình cảm gần gủi quê hương, hoà vào nỗi buồn nỗi đau chung của đất nước. 2.Tính triết lí: ý nghĩa triết lí nằm trong ý niệm con người trước thiên nhiên - thực thể nhỏ bé, mong manh nhưng vô biên vĩnh hằng. 3.Tính cổ điển: Mang âm hưởng đường thi (Nhan đề + ý thơ Thôi Hiệu) - cách diễn đạt các mối quan hệ vô hạn - hữu hạn, nhất thời - vĩnh hằng + tính dân tộc.

IV. Củng cố:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.100

Page 101: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 *Cái hay, vẻ đẹp của bài thơ được thể hiện như thế nào?.

*Tâm trạng của nhà thơ trong bài là tâm trạng gì?. Hãy lí giải?. V. Dặn dò:

*Học thuộc bài thơ, nắm được cái hay, vẽ đẹp của bài thơ.*Soạn bài: “Đây thôn Vĩ Dạ” ( Hàn Mặc Tử) theo HDBT.

- Nắm những nét cơ bản về tác giả- Hoàn cảnh ra đời bàI thơ.

. Tiết 83 Ngày soạn:

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ

A.MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được: -Nắm vững khái niệm - Vận dụng thao tác lập luận bác bỏ để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm, phản bác một ý kiến, quan điểm sai lầmB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phân tích, tổng hợp, nêu vấn đề.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Soạn bài.*Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:.I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HS nhắc lại các kiến thức về LLBB

Học sinh thảo luận nhóm+nhóm1 làm câu 1

+nhóm 2 làm câu 2

I. Ôn tập về lập luận bác bỏ:II.Vận dụng lập luận bác bỏ: 1. Luyện tập phân tích cấch bác bỏa. Đoạn trích a:b. Đoạn trích b: 2. Luyện tập cách bác bỏ BT 2:-Xác định quan niệm sai lầm: cả 2 đều chưa đúng-BB quan niệm 1-BB quan niệm thứ 2III. Luyện tập viết một bài nghị luận bác bỏ hoàn chỉnh

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.101

Page 102: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009HS cử đại diện lên trình bàyGV nhận xét, đánh giá cho từng nhóm

IV. Củng cố: * Nắm vững kiến thức về LLBB * Cách vận dụng LLBB vào lập luận.V. Dặn dò:*Xem kỹphần lý thuyết .. Về nhà cũng cố lại bài tập trên cơ sở có sự bổ sung của GV.*Chuẩn bị Bài: Trả bài số 5, ra đề số 6 *****************

Tiết 84 : Ngày soạn: TRẢ BÀI SỐ 5 - RA BÀI SỐ 6

A.MUC TIÊU: Giúp học sinh- Hệ thống xác định yêu cầu của đề bài.- Nhận ra những hạn chế trong bài viết.- Tự đánh giá năng lực về môn học của mình.

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẬY: Phát vấn ,nêu vấn đề, đàm thoại.C.CHỦÂN BỊ GIÁO CỤ :

*Giáo viên: Chuẩn bài, chuẩn bị đáp án, nhận xét bài viết học sinh.*Học sinh: Ghi chép.

D.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.

III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC *GV: ghi đề bài lên bảng. Lớp chú ý và ghi vào vở, gạch chân dưới những từ ngữ mang nôi dung chính, yêu cầu chính cần làm rõ.

Hoạt động1: Tìm hiểu đề.

Hoạt động2: Lập dàn ý .

Hoạt động3: Nhận xét bài làm. *GV: nêu nhận xét bài làm của học sinh: Ưu điểm, khuyết điểm. Hoạt động4: Chữ lỗi để học sinh rút kinh nghiệm.Hoạt động5: Ra đề bài số 6 cho học sinh về nhà làm.

Đề bài: Người xưa có câu “Đàn bà chớ kể Thuý Vân,Thuý Kiều” Anh (chị)hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.I. Tìm hiểu đề: - Y/c thể loại: Trình bày ý kiến, giải thích, bình kuận - Y/c nội dung: Quan niêm của Nho giáo, tư tưởng tiến bộ được ND trình bày trong Truyện kiều.Dẫn chứng: T.KiềuII. Dàn ý: 1. Mở bài: 2. Thân bài: 3. Kết bài:- II. Nhận xét: - Ưu điểm - Khuyết điểm.III. Chữa lỗi: Đọc một số bài viết tốt.

IV. Đề bài số 6: *Đề bài : Chu Hy, nhà đạo đức Trung Quốc cho rằng "ở đời có ba điều đáng tiếc: một là hôm nay

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.102

Page 103: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 -HS: ghi đề bài. *GV: chuẩn bị đáp án.

*GV: lập thang điểm cụ thể cho bài viết.

bỏ qua; hai là đời này không học; ba là thân này lỡ hư". Cho biết ý kiến của em về câu nói trên?.*Hướng dẫn làm bài: - Mở bài: Giới thiệu vấn đề bàn luận: Châm ngôn dạy con người sống tốt hơn, đẹp hơn. Câu nói của Chu Hy buộc ta phải suy nghĩ.- Thân bài:Chu Hy tổng kết 3 điều đáng tiếc của con người nếu không thực hiện được hoặc để chúng trôi qua vô nghĩa*Liên hệ với bản thân: cần cố gắng rèn luyện mình -> lưòi khuyên quí báu.- Kết bài: Nhiều cách.* Biểu điểm:>8đ : viết có cảm xúc, Sắc sảo. 7đ : Hiểu đề, bạn luận được, sai chính tả 1-2 lỗi.5->6: Mức trung bình, sai chính tả 2-5 lỗi<5đ : Không hiểu đề.Có ý kiến cho rằng: Tâm trạng là Linh hồn là nội dung phản ánh chủ yếu của tác phẩm trử tình. Hãy phân tích một số tác phẩm đã học + đọc thêm để chứng minh ý kiến trên.

IV. Củng cố: * Trả bài số 5: Nhận xét ưu, khuyết điểm và chữa lỗi. * Ra đề số 6 về nhà làm. V. Dặn dò: *Viết bài số 6 sau 1 tuần nộp bài. *Soạn bài : Đây thôn Vĩ Dạ theo HĐHB. - Tìm đọc 1 số thơ văn của HMT và của các nhà phê bình .... về ông.

Tiết 85-86: Ngày soạn:

ĐÂY THÔN VĨ DẠ (Hàn mặc Tử)

A.MỤC TIÊU:- Có hướng tiếp cận hợp lý đối với bài thơ.- Thấy được bức tranh xứ Huế thơ mộng qua tâm hồn giàu tưởng tượng của tác giả.

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.103

Page 104: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009*Giáo viên: SGK, Sách tham khảo, 1 số hình ảnh minh hoạ đến Huế. Soạn bài, đọc TLTK.*Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài thơ và cho biết cảnh thiên nhiên đất nước và tâm trạng Huy

Cận được thể hiện như thế nào qua bài Tràng giang? III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: Hàn Mạc Tử là một tài thơ đặc biệt trong phong trào thơ mới. Đương thời dư luận đánh giá tài năng của Hàn Mặc Tử rất khác nhau. Có ý kiến cho rằng"Hàn Mặc Tử"? Thơ với thẩn! Toàn nói nhân "còn CLV thì phán quyết. "Tôi... hứa hẹn với các người rằng, mai sau nhưn cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi và của cái thời kỳ này chút gì đáng kể - đó là Hàn Mặc Tử ". Để chọn được câu trả lời cho điều đó, chúng ta tìm hiểu bài thơ Đay hôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử.

2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦATHÂY& TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1:Tìm hiểu chung .Hoạt động2:Tìm hiểu về tác giả. *GV: hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn.Hỏi: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Hàn Mặc Tử? -HS: Phát biểu. *GV: Bổ sung và chốt lại những nét đáng chú ý vè Hàn Mặc Tử và thơ Hàn Mặc Tử.

Hoạt động3 :Tìm hiểu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác.Hỏi: Cho biết xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?. thơ Lửa Thiêng?. -HS: +Xuất xứ: rút từ tập thơ điên. +H/c sáng tác: cảm hứng từ bức bưu ảnh do Hoàng Cáo tặng -> khơi gợi cảm hứng tưởng tượng của tác giả về cảnh à con người xế Huế.Hoạt động4: Phân tích. *GV: gọi 1-2 HS đọc diễn cảm. G/v có thể ngâm.Hoạt động5:Tác giả tưởng tượng ra cuộc đối thoại, độc thoại nội tâm. BàI thơ là nỗi nhớ nhung da diết, niềm khắc khoải ngóng trông, thầm dần mặc cảnh chia lìa, xa cánh và người xứ Huế.Hỏi: Nhan đề bài thơ như một lời giới thiệu, lẽ ra phải bắt đầu bằng một câu tẳnh lệ thường thì

I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: Hàn Mặc Tử (1912-1940)- Đó là một "hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt "-Thế giới nghệ thuật của Hàn Mặc Tử được tạo bởi hai mảng thơ:

+ Những bài thơ hồn nhiên, trong trẻo với những hình ảnh sáng đẹp.

+ Những bài thơ điên loạn, ma quái, rùng rợn với hai hình tượng chính là "hồn" và "trăng". 2.Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ: - Được rút tập thơ điên (1939)- Hàn Mặc Tử viết bài thơ khi nhận được tấm thiếp phong cảnh do Hoàng Cúc gửi từ Huế -> bức bưu ảnh trực tiếp gợi nguồn cảm hứng và trí tưởng về Huế cho nhà thơ.II. Đọc - Hiểu văn bản :* Đọc :* Tìm hiểu văn bản : 1.Cảnh và người Huế trong tâm tưởng:- “Sao anh... thôn vĩ”? -> chút tư tưởng như một lời trách móc dịu dàng lại hàm ý tiếc nuối nhẹ nhàng -> gieo vào lòng người đọc cảm xúc đặc biệt tựa như nỗi ám ảnh về thôn vĩ: thôn vĩ như thế sao không về?- “Hàng cau nắng mới lên” -> ấm áp, sực sở, tinh khiết, của buổi sớm mai trong trẻo, gợi cảm.- “Vườn mướt xanh như ngọc” -> không còn là màu thực-“Lá trúc che nghiêng mặt chữ điền” -> hình ảnh đầy chất thơ -> vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng, hồn hậu của người Huế, tâm hồn Huế.-> bút pháp chấm phá: Thôn vĩ mượt mà, thơ mông, đằm

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.104

Page 105: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009Hàn Mặc Tử lại bắt đầu bằng một câu hỏi vì sao vậy? Nó mang sắc thái, ý nghĩa gì? -HS: Lý giải và phân tích BFTT trên.Hỏi: vậy thôn vĩ được hiện ra ntn? Hãy phát biểu và phân tích nét đặc sắc ở khổ 1?. -HS: Chỉ ra những nét đặc sắc của bức tranh miêu tả về thôn vĩ: đường nét, màu sắc, ánh sáng -> tươi tắn, sinh động, tinh khôi. *GV: chuyển tiếp: khổ đầu là liên tưởng của tác giả về khung cảnh Huế ban mai rất ấm áp, thơ mộng và hình dung của tác gải không dừng lại ở đó.Hỏi: Sang khổ 2 tiếp tục hình dung của tác giả về Huế. Vậy tưởng tượng của tiếp theo tác giả là gì?

-HS: Trình bày và nhận xét -> cảnh vừa thực vừa mộng. Từ đó kết quả về hai khổ.

Hoạt động6:Nhà thơ và đối tượng trữ tình trong hiện tại. Hỏi: Em có nhận xét gì về sự vận động về điểm nhìn nghệ thuật, đường nét, màu sắc trong bài thơ? -HS: Chỉ ra và nhận xét.

Hoạt động7:Tổng kết bài thơ: - Chủ đề. - Giá trị bài thơ.

thắm, xinh đẹp, tinh khôi -> của thơ, của tình yêu, của hoài niệm -> hình ảnh mơ hồ, hư ảo, không dễ nắm bắt.- “Gió theo lối gió mây đường mây”-> chia lìa, tan tác. - “Dòng nước, hoa bắp”- -> buồn thiu, hiu hắt.-“ Thuyền đậu bến sông trăng” } Không gian .- “có chở trăng về “ } tràn ngập ánh trăng dòng sông trăng, bến đò trăng, con truyêng trăng -> nước và trăng hoà lẫn tạo nên hai bờ hư thực của sông trăng -> cảnh trong cõi mộng.->......: khát khao mong mõi, dự cảm thời gian ngắn ngủi.-> nỗi niềm trắc ẩn-> thế giới của hoài vọng với những kỷ niệm nao lòng. 2.Nhà thơ và đối tượng trữ tình trong hiện tại:- Điểm nhìn nghệ thuật rút ngắn gần với thực tại -> tâm trạng chủ thể dâng đầy niềm trắc ẩn.- Màu sắc khổ 1 tươi tắn, khổ 2 không rõ ràng, khổ 3 nhạt nhoà, không phân biệt, đường nét rõ nét -> có dấu hiệu xô lệch -> không còn ranh giới => kết cấu mờ chồng: cảnh và người Huế càng lúc càng xa: ban đầu chi tiết, tươi tắn, sinh động -> lùi dần vào thăm thẵm đến độ "nhìn không rõ" và "mờ nhân ảnh" => tâm trạng vô vọng, đau đớn, chất đầy niềm trắc ẩn bằng .......III. Tổng kết:- BàI thơ được coi là viên ngọc quý của thơ mới nói riêng và gia tàI thơ ca Viẹt Nam.

IV. Củng cố:

*Phân tích hình ảnh thơ trong đoạn "Mơ khách....có đậm đà?."

V. Dặn dò:*Học thuộc lòng bài thơ và cảm nhận cái hay cái đẹp của bài thơ.*Soạn bài: “Chiều tối “-theo HDBT.

- Nắm vàI đặc đIểm của tác giả.- Nắm sự ra đời của bàI thơ.- Cảm hứng chủ đạo bao trùm trong t/p.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.105

Page 106: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

Tieát 87 : Ngaøy soaïn :

MOÄ(CHIEÀU TOÁI )

(Hoà Chí Minh)

A. MUÏC TIEÂU: 1. Kieán thöùc:- Giuùp hoïc sinh thaáy böùc tranh “chaám phaù” caûnh thieân nhieân chieàu toái

meânh moâng maø ñaàm aám. Töø ñoù thaáy taâm hoàn cao roäng, loøng yeâu caûnh thöông ngöôøi cuûa Baùc.

2. Kyõ naêng:- Phaân tích caùc t/p thô trong "NKTT".3. Thaùi ñoä: - G/D Tình yeâu thieân nhieân - yeâu cuoäc soáng, con ngöôøi cuûa nhaø thô.

B.PHÖÔNG PHAÙP GIAÛNG DAÏY: Phaùt vaán - neâu vaán ñeà-hoïc sinh laø trung taâm.C.CHUAÅN BÒ GIAÙO CUÏ :

* Giaùo vieân : Soaïn giaùo aùn döïa treân sgk ,sgv , tham khaûo : Vaên hoïc VN hieän ñaïi ( Haø Minh Ñöùc ) + moät soá baøi thô taû caûnh chieàu khaùc.

* Hoïc sinh : Chuaån bò baøi ; ñoïc theâm moät soá baøi thô taû caûnh chieàu.D.TIEÁN TRÌNH BAØI DAÏY:

I. OÅN ÑÒNH LÔÙP-KIEÅM TRA SÓ SOÁ:II.KIEÅM TRA BAØI CUÕ : Böùc chaân dung tinh thaàn töï hoïa cuûa Hoà Chí Minh qua

“NKTT”.III. BAØI MÔÙI:

1/ Ñaët vaán ñeà : Khaùi quaùt laïi ññ noäi dung& ngheä thuaät cuûa "NKTT" - vaøo baøi môùi.2/Trieån khai baøi :

HOAÏT ÑOÄNG CUÛATHAÀY &TROØ NOÄI DUNG KIEÁN THÖÙCHÑ1 : Höôùng daãn hs ñoïc , nhaäp caûm, so saùnh baûn dòch vôùi nguyeân taùc. -HS: ñoïc +GV: ñoïc-Neâu hoaøn caûnh saùng- So saùnh baûn dòch thô vaø nguyeân taùc?

HÑ2: Höôùng daãn phaân tích baøi thô.- Neâu caûm nhaän cuûa em veà baøi thô?( GV: höôùng h/s ñeán caùch phaân tích baøi thô theo boá cuïc baøi thaát ngoân töù tuyeät. )

I. HOAØN CAÛNH SAÙNG TAÙC :- Töø Thieân Baûo ñeán Long Tuyeàn.II. SO SAÙNH NGUYEÂN TAÙC VAØ BAÛN DÒCH :+ Coâ vaân : Choøm maây leû - gôïi noãi buoàn+ Maïn maïn :Troâi chaàm chaäm - gôïi veû meät moûi , ueå oaûi.- Nguyeântaùc khoâng coù töø "toái".- Ma bao tuùc, bao tuùc... - dieãn taû voøng quay cuûa

coái xay ngoâ.- söï vaän ñoäng cuûa thôøi gian.

III ĐỌC -HIÊU VĂN BAN:* ĐOC :* TÌM HIỂU VĂN BẢN : 1. Hai caâu ñaàu :- “Quyeän ñieåu ... thieân khoâng”- Hình aûnh caùnh chim moûi meät...- Choøm maây coâ ñôn...- Töù thô coå ñieån (LB, ND, HC) gôïi söï xa xaêm phieâu

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.106

Page 107: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009-Hai caâu ñaàu cuûa baøi thô noùi veà ñieàu gì ? ? Caûnh thieân nhieân trong hai caâu ñaàu ñöôïc mieâu taû nhö theá naøo?

(Hình aûnh, töø ngöõ caàn chuù yù).- Ngheä thuaät ñaëc saéc maø tg söû duïng trong ñoaïn thô ? - Ñieåm khaùc vôùi thô coå ?

- hình aûnh trong caâu 2 gôïi cho em caûm xuùc gì ?

- Qua böùc tranh chieàu toái, em caûm nhaän ñöôïc ñieàu gì veà taâm hoàn ngöôøi ngaém caûnh ?

- Hình aûnh cuoäc soáng con ngöôøi hieän leân ôû 2 caâu thô sau ntn ?

- Phaân tích giaù trò gôïi caûm cuûa thuû phaùp nt ñieäp " ma bao tuùc "- "bao tuùc ma hoaøn"?

-Qua hình aûnh böùc tranh cuoäc soáng con ngöôøi, toaùt leân tình caûm nhö theá naøo cuûa taùc giaû?

- Khaùi quaùt nhöõng neùt cô baûn veà noäi dung vaø ngheä thuaät cuûa taùc phaåm?

baït chia lìa.- Caùnh chim cuûa Baùc ôû ñaây : Coù muïc ñích : Tìm ...=>Laø caùi nhìn trìu meán yeâu thöông cuûa Baùc tröôùc bieåu hieän cuûa cuoäc soáng.- Caùnh chim moûi : Gôïi chieàu taø.*Caâu 2 : Coâ vaân ....- Mang ñaäm chaát ñöôøng thi (Lyù Baïch) gôïi noãi khaéc khoaûi mô hoà cuûa con ngöôøi tröôùc hö khoâng.- “Choøm maây...” ôû ñaây laø neùt veõ taïo khoâng gian roäng lôùn cuûa trôøi chieàu.- Böùc tranh chieàu bao la eâm aû tónh laëng toaùt leân tình caûm tha thieát vôùi thieân nhieân cuûa taâm hoàn nhaïy caûm tröôùc thieân nhieân, söï soáng.Gôïi thoaùng buoàn cuûa ngöôøi xa nöôùc xa queâ.â 2. Hai caâu sau :- Hình aûnh : Coâ gaùi xay ngoâ, toûa saùng caû böùc tranh thô.- Hình aûnh “Loø than röïc hoàng”:- Töø “Hoàng” nhaõn töï baøi thô.- Khoâng taû toái : Maø gôïi toái baèng hình aûnh beáp löûa.- Ñoäng töø “Ma bao tuùc ... ma hoaøn”.- AÙnh löûa .... noàng aám cuûa haïnh phuùc gia ñình cuûa nieâm vui bình dò cuûa ngöôøi lao ñoäng, cuûa söï soáng, cuûa nieàm laïc quan.=> Caùi nhìn trìu meán aám aùp, traân troïng yeâu thöông cuûa Hoà Chí Minh vôùi söï soáng, con ngöôøi.- Trong hieän taïi caøng cao caû “queân..”.IV. TOÅNG KEÁT :* Loøng yeâu thieân nhieân tha thieát, taám tình noàng haäu vôùi con ngöôøi : Taâm hoàn lôùn, khí phaùch lôùn.

IV CUÍNG CÄÚ : * Nhaán maïnh : + Tình yeâu thieân nhieân

+Tinh thaàn laïc quan , nhaân ñaïo+Veû ñeïp coå ñieån - tinh thaàn hieän ñaïi.

V. DAËN DOØ:* Phaân tích , c/m veû ñeïp coå ñieån vaø tinh thaàn hieän ñaïi cuûa baøi thô.

****************

Tiết 88: Ngày soạn:

TỪ ẤY (Tố Hữu)

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.107

Page 108: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009A.MỤC TIÊU: Giúp HS hiểu được:

- Niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của TH trong buổi đầu gặp gỡ cách mạng. - Sự khảng khái của thế hệ thanh niên thời kỳ trước CMT8. trữ tình-Hiểu dược sự vân động của các yếu tố trong thơ

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Đọc SGK, Sách tham khảo. Soạn bài.*Học sinh: Học bài cũ soạn bài mới.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc bài "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử và phân tích đoạn mà

em thích nhất. III. Bài mới:

1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY& TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động1:Tìm hiểu chung .Hoạt động2:Tìm hiểu về tác giả. *GV: hướng dẫn học sinh đọc phần tiểu dẫn, yêu cầu.Hỏi: Cho biết đôi nét về tác giả và phong cách sáng tác của nhà thơ? -HS: Trình bày. *GV: Củng cố, chốt lại mấy điểm ở bên. HS ghi chép.Hoạt động3:Tìm hiểu tập thơ “Từ ấy”Hoạt động4:Tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ->Hoạt động5: Phân tích.khổ thứ nhất *GV: đọc và yêu cầu HS thảo luận, trình bày Hoạt động6:Phân tích khổ thứ 2 *GV: đọc một lần, sau đó yêu cầu HS:Hỏi: Hãy nhận xét những nét đặc sắc về nghệ thuật của 4 câu tiếp?. -HS: Phân tích đặc sắc về âm điệu hình ảnh, từ ngữ, câu hỏi tu từ, Hỏi: Hình ảnh tác giả -HS: Phân tích những chi tiết: Hoạt động7:Phân tích khổ thứ 3 *GV: gọi 1 HS đọc Hỏi: Chuyển biến tâm trạng

I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: Tố Hữu- Nguyễn Kim Thành (1920-2002)-Là nhà thơ của lí tưởng cộng sản thơ ông tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị 2.Tập thơ “Từ ấy”(1937-1946)- Là chặng đường đầu của hồn thơ TH. Gồm 3 phần :Mau lửa, xiềng xích, Giải phóng 3.Hoàn cảnh sáng tác:.II. Tìm hiểu văn bản: 1.Khổ thơ thứ nhất:- Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ-Mặt trời chân lí chói qua tim :bằng cái mốc thời gian rất đặc biệt, lời thơ như kể->khẳng định lí tưởng cm như một nguồn sáng làm bừng cháy tâm hồn. Hình ảnh thơ giàu ý nghĩa tượng trưng. Mạt trời chân lí lànguồn sáng diệu kì toả rạng nhân gian-Hồn tôi là một vườn hoa lá… giọng điệu tha thiết, rộn ràng, cảm hứng lãng mạn bay bổng diển tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầuđến với lí tưởng Cộng sản. 2.Khổ thứ 2:-Tôi buộc lòng tôi…mạnh khối đời=> ý thức trước cuộc đời, nhận thức mới mẻ về cá nhân với cộng đồng, văn họcc với cuộc sống, mà chủ yếu là csống của quần chúng nhân dân 3. Khổ thơ thứ 3:-Tôi đã làcon-em-anhVới số từ, điệp từ điệp ngữ…bày tỏ sự giác ngộ lí tưởng CS đã giúp nhà thơ vược qua cái tôi bé nhỏ để đến với quần chúng lao khổ trong tình hữu ái giai cấpII. Kết luận: - Bài thơ là lời tâm nguyện của người thanh

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.108

Page 109: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

Hoạt động8: Học sinh phát biểu cảm nghĩ rút ra kết luận của bài thơ.

niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ bằng những hình ảnh tươi sáng, ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

IV. Củng cố:

* Hãy so sánh hình ảnh người thanh niên cm với những thi sĩ lãng mạn V. Dặn dò:

*.Học thuộc lòng, nắm được vẽ đẹp của hình ảnh người thanh niên khi giác ngộ li tưởng cm và nghệ thuật đặc sắc bài thơ.

*.Chuẩn bị bài: Các bài đọc thêm

Tiết 89: Ngày soạn:

ĐỌC THÊM: LAI TÂN-NHỚ ĐỒNG-TƯƠNG TƯ-CHIỀU XUÂN

A.MỤC TIÊU:- Có hướng tiếp cận hợp lý đối với từng bài thơ.- Thấy được đặc sắc qua tâm hồn giàu tưởng tượng của các tác giả.

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: SGK, Sách tham khảo. Soạn bài, đọc TLTK.*Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦATHÂY& TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1:Tìm hiểu chung .Hoạt động2:Tìm hiểu về tác giả. *GV: hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tiểu dẫn.Hỏi: Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của các tác giả -HS: Phát biểu. *GV: Bổ sung và chốt lại

I.Bài 1: Lai tân- Hồ Chí minh: 1.Tác giả: HCM 2.Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ: - Được rút tập thơ Nhật kí trong tù-Được sáng tác trong thời gian Bác bị bắt giam ở Trung Quốc 3. Phân tích: a.Hiện thực Xã hội Trung Quốc thờ bấy giờ:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.109

Page 110: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

. Phân tích. *GV: gọi 1-2 HS đọc diễn cảm. G/v có thể ngâm.

-HS: Trình bày và nhận xét về giá trị nội dung và nghệ thuật

Hoạt động7:Tổng kết bài thơ: - Chủ đề. - Giá trị các bài thơ.

b.Bút pháp trữ tình trong thơII.Bài 2: Nhớ đồng-Tố Hữu: 1.Tác giả: 2.Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ: 3. Phân tích : III.Bài 3: Tương tư-nguyễn Bính 1.Tác giả: 2.Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ: 3. Phân tích : IV.Bài 4: Chiều xuân- Anh Thơ 1.Tác giả: 2.Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ: 3. Phân tích :III. Tổng kết:

IV. Củng cố: *Phân tích hình ảnh thơ trong các tác phẩm V. Dặn dò:

*Học thuộc lòng bài thơ và cảm nhận cái hay cái đẹp của cácbài thơ.*Soạn bài: “Tiểu sử tóm tắt “-theo HDBT.

Tiết 90: Ngày soạn:

TIỂU SỬ TÓM TẮT

A.MỤC TIÊU: Cho HS nắm vững:-.Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.-.Biết cách thức viết tiểu sử tóm tắt

B.PHƯONG PHÁP GIẢNG DẠY: Lấy v/d và p/t lí thuyết qua v/d, đối thoại. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Đọc SGK, một số tác phẩm về thơ lục bát, hát nói.Soạn bài.*Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ:

III. Bài mới: 1 Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY& TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1:Tìm hiểu chung .Hoạt động2: GV yêu cầu học sinh thảo luận và nêu ý kiến về-Mục đích

I.Mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt: 1.Mục đích: -TSTT là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực hnững nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp của một cá

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.110

Page 111: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009-Yêu cầu

Hoạt động3:Cách viết tiểu sử tóm tắt: *GV: gọi 1-2 Hs tìm hiểu ví dụ nêu cách viết TSTT-Chon tài liệu-Viết tiểu sử

nhân-thể hiện những hiểu biết về đối tượng được tóm tắt-giới thiệu cho người khác-Cung cấp cho người quản lí, sử dụng lao động 2.Yêu cầu: - Thông tin phẩi khách quan, trung thực-Nội dung độ dài phù hợp-Văn phong cô độngII. Cách tóm tắt: 1.Chọn tầi liệu-Chọn tài liệu có độ tin cậy cao-Sưu tầm và đọc những tài liệu của chính nhân vật được tóm tắt 2.Viết tiểu sử tóm tắtTSTT thường có các phần-Giới thiệu khái quát về nhân thân của người được giới thiệu-Hoạt động xã hội của người được giới thiệu-Những đóng góp tiêu biểu-Đấnh giá chung

IV. Củng cố: Đặc điểm của tiểu sử tóm

V. Dặn dò: * Chuẩn bị: Đặc điểm về loại hình Tiếng Việt

Tiết 91-92: Ngày soạn

ĐẶC ĐIỂM VỀ LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT

A.MỤC TIÊU:HS nắm:-Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập.-Có ý thức học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn - quy nạp.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ :

* Giáo viên: Soạn bài.* Học sinh: Chuẩn bị bài.

D.TIẾN TRÌNH LÊNLƠP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:

II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm traIII. Bài mới:

1.Đặt vấn đề: ở tiết hôm nay, các em sẽ được tìm hiểu những vấn đề mới của Tiếng Việt

2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: Tìm hiểu loại hình ngôn ngữ là gì? I.Loại hình ngôn ngữ:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.111

Page 112: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009-HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi-GV nhận xét

Hoạt động2: Đặc điểm loại hình tiếng Việt:.Hs: Tìm hiểu và phân tích các ví dụ để làm nổi rõ những đặc trưng cơ bản cuả loại hình ngôn ngữ đơn lập-Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp-Từ không biến đổi tình thái-trật tự từ và dùng hư từ *GV: đưa một số V/D để minh hoạ.Nhận xét đánh giá Hoạt động8: Luyện tập. *GV: yêu cầu HS đọc BT1,2,3và thực hành.

+Loại hình ngôn ngữ là cách phân chia thành những nhóm ngôn ngữ dựa trên những đặc trưng giống nhau về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. + Trên thế giới có tới 5000 ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữ đã xếp các ngôn ngữ vào một số loại hình. Có hai loại quen thuộc:ngôn ngữ đơn lập và ngôn ngữ hòa kết +LH NN đơn lập là loại hình mà tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp, từ không biến đổi hình thái; biện pháp chủ yếu để biểu thị ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng hư từ.II.Đặc điểm loại hình của tiếng Việt:

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp):- Về mặt ngữ âm: tiếng là âm tiết-Về mặt sử dụng :tiếng có thể là từ hoặc yếu tố tạo từ

2. Từ không biến đổi hình thái: -Giữ chức vụ ngữ pháp khác nhau trong câu nhưng từ không biến đổi hình thái ngữ âm và chữ viết

3.Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo trật tự trước sau và sử dụng các hư từ:-Trật từ từ hình thành ý nghĩa ngư pháp cho câu-Nếu thay đổi trật tự từ nghĩa của cụm từ, của câu sẽ thay đổiIII.Luyện tập:Bài 1:-Những từ ngữ lặp lại giữ chức vụ ngữ pháp khác nhau, nhưng không biến đổi hình thái ngữ âm, chữ viết Bài 2: Bài 3-Các hư từ : đã, để, lại, mà-Ý nghĩa: Chỉ sự việc xảy ra trong quá khứ, chỉ tiếp diến, chỉ quan hệ

IV. Củng cố:*Các cách thức tìm hiểu loại hình ngôn ngữ* Luyện tập.

V. Dặn dò: * Làm Bt xem kỹ phần lý thuyết.* Chuẩn bị tiết:Trả bài làm văn số 6

Tiết 93 : Ngày soạn:

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 6

A.MỤC TIÊU:Giúp HS:-Xác định lại yêu cầu đề và hướng triển khai bài viết.ểtút kinh nghiệm và khắc phục những thiếu sót trong bài.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.112

Page 113: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009-Hiểu rõ đặc trưng của bài NLXH(bàn bạc các vấn đề XH).

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Trả bàI- Lập dàn ý.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ :

* Giáo viên: Chấm bài, chữa lỗi, chuẩn bị đáp án.*Học sinh:Ghi chép.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:

II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm traIII. Bài mới:

1.Đặt vấn đề:Các em đã hoàn thành bài viết số 6. ở bài viết này vẫn còn tồn tại một số lỗi mà hôm nay chúng

ta cùng rút kinh nghiệm.2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC *GV: yêu cầu 1-2 HS nhắc lại đề bài số 6 đã làm để kiểm tra sự ghi trí nhớ và chú ý của HS. G/v ghi đề lên bảng.

Hoạt động1: Tìm hiểu đề.Hỏi:: Hãy trình bày các yêu cầu của đề bài?. -HS: xác định yêu cầu: hình thức, nội dung, dẫn chứng.Hoạt động2: Lập dàn ý: *GV: hướng dẫn HS lập dàn ý qua 3 bước: Mở bài, thân bài, kết bài.Hỏi: Với đề tài này, ta nên đặt vấn đề ntn?. -HS: Trình bày. *GV: dẫn: đây là đề bài đã có sẵn luận điểm. Vậy chúng ta triển khai phần thân bài trên mấy ý chính?. -HS: Có 3 luận điểm chính tương ứng với 3 điều đáng tiếc mà Chu Hy nêu ra.Hỏi: Hãy lí giải và cách liên hệ cho mỗi điều?. -HS: -Một là hôm nay bỏ qua -> lí giải vì sao đáng tiếc -> liên hệ -> lấy ví dụ minh họa.-Hai là đời này không học -> cách triển khai tương tự.-Ba là thân này lỡ hư.-> Rút ra kết luận: Là lời khuyên răn chúng ta đừng sa ngã, đừng để những điều đáng tiếc xảy ra khi chúng ta đã hiểu về nó. *GV: Yêu cầu HS trình bày hướng kết thúc bài này, yêu cầu HS tự chữa, G/v tham gia cố vấn chữa lỗi cho HS.

Hoạt động3: Đọc bài mẫu.

Đề bài: Chu Hy, nhà đạo đức Trung Quốc cho rằng "ở đời có ba điều đáng tiếc: một là hôm nay bỏ qua; hai là đời này không học; ba là thân này lỡ hư". Cho biết ý kiến của em về câu nói trên?.I. Tìm hiểu đề:

-Hình thức: Tổng hợp.-Nội dung: Làm rõ 3 điều đáng tiếc.-Dẫn chứng: Tự do.

II.Dàn ý:1.Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận -> châm ngôn dạy con người sống tốt hơn, đẹp hơn. - Câu nói của Chu Hy khiến người ta phải suy nghĩ.

2.Thân bài:- Chu Hy đã tổng đã tổng kết 3 điều đáng tiếc nếu con người không thực hiện hoặc nó trôi qua.*Một là hôm nay bỏ qua: để thời gian trôi đi vô ích -> lãng phí thời gian là đáng tiếc vì đời người hữu hạn, thời gian trôi đi không lấy lại được, để thời gian trôi qua từng ngày đặt ra nhiều điều mới mẻ nếu ta không kịp sẽ lạc hậu -> vô dụng. + Liên hệ bản thân: Sử dụng thời gian ntn?. Lấy ví dụ về sự tiết kiệm thời gian của những tấm gương khác.*Hai là đời này không học: -> lí giải -> liên hệ -> lấy ví dụ minh họa.*Ba là thân này lỡ hư -> lí giải -> liên hệ -> lấy ví dụ minh họa.=> Lời khuyên bảo quý báu.

3.Kết bài:Tuỳ ý.

III.Chữa lỗi:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.113

Page 114: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 *GV: đọc một số bài đạt điểm khá, giỏi để HS rút kinh nghiệm.

-Không triển khai được luận điểm.-Lỗi về diễn đạt.-Lỗi về dùng từ, đặt câu.-Không hiểu đề.IV.Đọc bài mẫu:

IV. Củng cố:* Sau khi xem lại bài làm của mình, em rút ra được điều gì?.

V. Dặn dò: * Soạn bài tiết sau: Tôi yêu em.

Tiết 94 : Ngày soạn:

TÔI YÊU EM (A.X.Pu-skin)

A.MỤC TIÊU:

- Giúp HS hiểu được vẻ đẹp trong sáng của bài thơ. -Tình yêu đẹp đẽ, trong sáng, đầy vị tha và cao thượng -Hình thức giản di rất phù hợp với tình cảm chân thành

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - H/S làm trung tâm C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên:Soạn bài, đọc STK. *Học sinh:Soạn bài.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới:

1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.Hoạt động2: Tác giả. -HS: phần viết về tác giả ở nhà, nắm những điểm chính. *GV: nêu vấn đề để HS trình bày.Hỏi: Trình bàynhững nét chính về cuộc đời của Pu-skin?. -HS: Nêu những mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời Pu-skin, có ý nghĩa đối với s/n v/h và tư tưởng tác giả.Hoạt động3: Tác phẩm. * Hỏi: Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu?. -HS: Liệt kê. *GV: cung cấp cho HS biết về nội

I.Sơ lược về tác giả :1.Tác giả: Pu-skin(1799-1837).

- Là nhà thơ vĩ đại Mặt trời thi ca nga.-Sáng tác nhiều thể loại. Là nhà tiểu thuyết lừng danh với những tác phẩm nổi tiếng: Con đầm bích, Cô tiểu thư nông dân-Sáng tác của ông rất phong phú, thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân nga: khao khát tự do và tình yêu

2.Tác phẩm-Là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của ông-Được khơi nguồn từ mối tình với Ô-lê-nhi-naIII.Tìm hiểu văn bản1.Đọc: 2.Đọc hiểu văn bản:a.Cụm từ “Tôi yêu em”

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.114

Page 115: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009dung tác phẩm.Hoạt động4: Hỏi: Nêu chủ đề chính của tác phẩm?. Hoạt động5: Tìm hiểu tác phẩm Hoạt động6: Đọc: yêu cầu HS đọc diễn cảm, đúng mạch cảm xúc

Hoạt động7: Phân tích điệp từ “ Tôi yêu em’ -HS: Khắc hoạ thái độ của tgHoạt động8: -Tìm hiểu mạch cảm xúc+Lời mở đầu+Mạch cảm xúcHoạt động 9. Tìm hiểu câu kếtHoạt động9: Tổng kết

*GV: tổng kết, rút ra những đóng góp của Pu-skin ở đoạn trích này.

-Cách dùng đại từ nhân xưng “tôi” rất thỏa đáng. Nó nói lên quan hệ vừa gần, vừa xa, vừa đằm thắm, vừa dở dang của nhân vật trữ tình-Tôi yêu em –được lặp lại , nó vừa thú nhận, vừa khẳng định tình cảm chân thành thốt lên tự đáy lòng. bMạch cảm xúc của nhân vật trữ tình.: -Trong lời mở đầu, nhân vật thú nhận Tôi yêu em đến nay chừng có thể Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai Nhưng không để em bận lòng thêm nữa Hay hồn em phải gợn bóng u hoàiNgọn lửa tình thể hiện nhiều cung bậc: vừa âm thầm, đằm thắm nhưng có lúc lại bùng lên mãnh liệt -Đặc biệt là lòng ghen, Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghennhưng nhân vật trữ tình luôn thể hiện tâm hồn trong sáng, tình yêu tao nhã, ứng xử văn hóa * Câu kếtCầu em được người tình như tôi đã yêu emThể hiện tấm lòng cao thươnggj của trái tim nhân văn cao cảc. Phong cách nghệ thuật:- Cách dùng từ ngữ đặc sắc-Mạch cảm xúc trào dâng-diễn đạt linh hoạt

3.Kết luận:-ND: Tình yêu cao đẹp-NT: Hình thức giản dị, giàu chất thơ. Cảm hứng lãng mạn bay bổng, ý thơ chân thành

IV. Củng cố:* Nắm những đặc sách về nội dùng và nghệ thuật

V. Dặn dò: * Học kỹ bài học ở lớp.* Soạn bài: "Bài thơ số 28".

Tiết 95: Ngày soạn:

ĐỌC THÊM: BÀI THƠ SỐ 28 (R.Ta-go)

A.MỤC TIÊU:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.115

Page 116: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 - Giúp HS hiểu được những thành công về nọi dung và nghệ thuật của tác phẩm-Hiểu phần nào phong cách độc đáo của Ta-go

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - H/S làm trung tâm. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên:Soạn bài, đọc STK. *Học sinh:Soạn bài.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới:

1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. *GV: nêu vấn đề để HS trình bày.Hoạt động2 Tác phẩm chính * Hỏi: Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu?. -HS: Liệt kê. *GV: cung cấp cho HS biết về nội dung tác phẩm.Hoạt động3 Hỏi: Nêu chủ đề chính, hình tượng so sánh, lối cấu trúc, nghệ thuật của tác phẩm?. *HS trả lời các ý theo hướng dẫn ở SGK*GV: cung cấp để HS hiểu và nắm bắt được chủ đề, nội dung, nghệ thuậtHoạt động4 Tổng kết

I.Sơ lược về tác giả :1.Tác giả: Ta-go(1861-1941).2.Các tác phẩm chính:

II.Giới thiệu chung về "Bài thơ số 28’:* nội dung: *chủ đềIII.Văn bản:1.Đọc: 2.Đọc hiểu văn bản:a.Chủ đề tư tưởng:b.Hình tượng so sánh: -NhưThể hiện niềm khao khát cháy bỏng được thấu hiểu người yêu, nắm bắt tâm tư của tình yêuc.Lối cấu trúc của bài thơ:Cấu trúc trùng điệp mang tới những cảm nhận độc đáo về cuộc đời, trái tim, tình yêud. Phong cách nghệ thuật:

3.Kết luận:-Nôi dung-Nghệ thuật

IV. Củng cố:* Nắm những đặc sách về nội dùng và nghệ thuật

V. Dặn dò: * Học kỹ bài học ở lớp.* Soạn bài: "Luyện tập viết TSTT”

Tiết 96 Ngày soạn:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.116

Page 117: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009LUYỆN TẬP VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT

A.MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được: -Nắm vững mục đích, yêu cầu và cách viết tiểu sử tóm tắt. - Viết được những bài tiểu sử tóm tắt hoàn chỉnhB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phân tích, tổng hợp, nêu vấn đề.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Soạn bài.*Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:.I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HS nhắc lại các kiến thức về Viết TSTT

Học sinh thảo luận nhóm+nhóm1 trình bày bài viết của mình

HS cử đại diện lên trình bày

+nhóm2 cử đại diện nhận xét bổ sung +nhóm3 cử đại diện nhận xét bổ sung +nhóm4 cử đại diện nhận xét bổ sungGV nhận xét, đánh giá cho từng nhóm

I. Ôn tập về mục đích, yêu cầu, cách viết tiểu sử tóm tắt:II.Vận dụng viết tiểu sử tóm tắt: 1. Viết tiểu sử tóm tắt của đoàn viên được giới thiệu:-Mục đích: giới thiệu đoàn viên ưu tú tham gia ứng cử vào BCH Hội LHTN của tỉnh-Yêu cầu: Những thông tin trong bài viết phải khách quan, chính xác. những thành tích, đóng góp của Đv phải cụ thể rõ ràng về thời gian, số liệu.-Bản tóm tắt dài không quá 500 tiếng-Văn phong phải trong sáng 2. Trình bày bản tiểu sử tóm tắt trước lớp. -Xác định nội dung trình bày: Phần lí lịch, những đóng góp và thành tích đạt được.-trình bày rõ ràng, ngôn ngữ trong sángIII. Tham khảo bài đọc thêm

IV. Củng cố: * Nắm vững kiến thức về Viết TSTT * Cách viếtV. Dặn dò:*Xem kỹphần lý thuyết .. Về nhà cũng cố lại bài tập trên cơ sở có sự bổ sung của GV.

*Chuẩn bị Bài: NGƯỜI TRONG BAO

Tiết 97-98: Ngày soạn:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.117

Page 118: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009NGƯỜI TRONG BAO

(A.P.Sê-Khốp): A.MỤC TIÊU: - Giúp HS hiểu, yêu mến Sê-Khốp, bậc thầy của văn học hiện thực thế giới.

- Hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn đối với lối sống “thu mình vào trong bao” của một bộ phận trí thức Nga cuối thé kỉ 19.

- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm: xây dựng biểu tượng và nhân vật điển hình, cách kể chuyện độc đáo.B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - H/S làm trung tâm. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên:Soạn bài, đọc STK. *Học sinh:Soạn bài.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.III. Bài mới:

1.Đặt vấn đề: Hôm nay, một lần nữa chúng ta trở lại với văn học Nga - nền văn học lớn của Thế giới đã sinh ra những nhà văn vĩ đại. Tác giả hôm nay các em tìm hiểu có tầm vóc hết sức lớn lao. Đó chính là Sê-Khốp.

2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.Hoạt động2: Tác giả. -HS: phần viết về tác giả ở nhà, nắm những điểm chính. *GV: nêu vấn đề để HS trình bày.Hỏi: Trình bàynhững nét chính về cuộc đời của Sê-khốp?. .Hoạt động3: Tác phẩm. Hỏi: Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu?. -HS: Liệt kê. *GV: cung cấp cho HS biết về nội dung tác phẩm.Hoạt động4: Tìm hiểu đặc điểm thể loạiHoạt động5: Tóm tắt. *GV: yêu cầu 1-2 HS tóm tắt tác phẩm theo tuyến nhân vật.Hỏi: Nội dung mà tác phẩm đề cập là gì?. -HS: Trình bày.Hỏi: Nêu chủ đề chính cảu tác phẩm?.

-

Hoạt động6: Phân tích.

I.Sơ lược về tác giả và tác phẩm:1.Tác giả: A.P.Sê-Khốp (1860-1904).

- Là nhà văn vĩ đại của nền văn học Nga + thế giới. Là dại biẻu cuối cùng của CNHT Nga- Sinh ra trong gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan, bên bờ biển A-dốp-Sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ với hơn 500 truyện ngắn và truyện vừa

2.Tác phẩm:-Được sáng tác trong thời gian nhà văn chữa bệnh trên bán đảo crưm, biển Đen-Trong bối cảnh xã hội nga đang ngạt thở trong bầu không khí chuyên chế nặng nề cuối thế kỉ 19-NTB là một phát hiện nghệ thuậtt độc đáo của nhà văn.Một câu chuyện cười ra nước mắt.Không chỉ phản ánh hiện thực mà còn có ý nghĩa triết lí sâu sắc.II.TÌM HIỂU VĂN BẢN:

1Chân dung của Bê-Li-Cốp: -Chân dung của y được tác giả khắc hoạ cụ thể bằng những nét vẽ có phần kì quái. Càng lúc càng được tô đậm: cặp kính đen, phục sức khác người, …tất cả đều để rong bao. Không bao giờ có ý kiến riêng-Khát vọng mãnh liệt của Bê-li-cốp là được thu mình trong vỏ bọc, tạo ra thứ bao có thể ngăn cách bảo vệ mình khỏi những ảnh hưởng của cuộc sống bên ngoài.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.118

Page 119: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009*Chân dung của Bê-li-cốp.

Hỏi: Để thể chân dung, ông đã xây dựng các chi tiết ntn?. -HS:t ìm và nêu các ch tiếtHoạt động7:Ảnh hưởng của lối sống đó đối với mọi người: Phân tích tâm trạng thứ nhất.Hỏi: Mục đích tả của SKđể làm gì?. -HS: Khắc hoạ nhân vật.

Hoạt động8: Phân tích cái chết của Bê- li-cốp. -HS: Tìm chi tiết để diễn tả ảnh hưởng của cái chết. Tâm trạng của mọi người trước và sau cái chết.

.

Hoạt động9: Tổng kết

*GV: tổng kết, rút ra những đóng góp.

-Y sống cô độc, nhưng luôn bằng lòng với lối sống đó=>Y là kiểu người trong bao, có lối sống trong bao

2.Những ảnh hưởng của lối sống của Bê-li-cốp với mọi người:-Ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của anh chi em trong trường học, cả thành phố nơi y sinh sống-Bê-li-cốp đại diện cho cả một hiện tượng xã hội đạng thịnh hành ở trong xã hội Nga lúc bấy giờ

3.Cái chết của Bê-li-cốp:-Cái chết của y là một tất yếu. Vì nó phù hợp với sự phát triển tính cách của y. -Khi y còn sống mọi người sợ hài, khi y chết mọi người cảm thấy nhệ nhõm. Nhưng cuộc sống cũ lại tiếp diễn: nặng nề, mệt nhọc, vô vị…=>tác đọng dai dẳng của lối sống trong bao. Tạo nên bầu không khí nặng nề, đầy ám ảnh. 4.Hình ảnh cái bao-Mang ý nghĩa biểu trưng cho một kiểu sống thu mình của một kiểu người nhỏ bé vô vị-Lên án mạnh mẽ tác hại của lối sống thụ động, cũ kỉ lạc hậu-sản phẩm của không khí chuyên chế nặng nề, đã và đang đầu độc csốg của nhân dân Nga. III.TỔNG KẾT: -Nghệ thuật: Người kể chuyện linh hoạt, kết hợp ngôi thứ 1, thứ 3. Vừa đảm bảo tính khách quan vừa tạo cảm giác gần gũi, thân mật. giọng kể trầm tĩnh, nhưng bên trong dầy trăn trở. Xây dựng nhân vật độc đáo. Thủ pháp đối lập tương phản. Hình ảnh lời nói độc đáo. Kết thúc mang tính nghệ thuật cao.-Nội dung Phê phán mãnh liệt lối sống hèn nhát bạc nhược , bảo thủ, ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga. Qua đó kêu gọi mọi người thức tỉnh, đứng lên

IV. Củng cố:* Có ý kiến cho rằng Sê-khốp là bậc thầy của văn học hiện thực, hãy chứng minh?.

V. Dặn dò: * Học kỹ bài học ở lớp.* Soạn bài: "Thao tác lập luận bình luận”.

Tiết 99 Ngày soạn:

THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

A.MỤC TIÊU:Giúp học sinh:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.119

Page 120: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 - Nắm được vai trò của lập luận bình luận trong bài văn nghị luận nói riêng, trong giao tiếp hằng ngày nói chung. mục đích, yêu cầu của TTBL - Từ đó giúp học sinh nhận định đúng đắn về thao tác LLBLB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâmC.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Đọc SGK, STK: Soạn bài.*Học sinh: Soạn bài, học bài cũ.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC -HS phân tích các ví dụ,nêu khái niệm BL *GV: củng cố, rút ra kết luận.

-HS: Phân tích ví dụ, nêu ra cách BL-GV nhận xét, bổ sung

GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,2,3

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN 1.TT BL: - BL là bàn luận về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. 2.Mục đích -BL là nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc( người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng(vấn đề) nào đó trong cuộc sống hoặc trong văn học 3. Yêu cầu -Đưa ra được những nhận định, đánh giá đúng sai, hay- dở và bàn bạc sâu rộng về vấn đề đó -Những nhận định đánh giá phải có cơ sở lí luận và thực tiễn mới có sức thuyết phục -Quan điểm của người bình luận phải rõ ràng, lập luận phải chặt chẽ, bố cục phẩi mạch lạc, lời văn phải chuẩn xác. II. Cách bình luận: 1.Tìm hiểu ví dụ 2.Cách bình luận:-Nêu hiện tượng cần bình luận-Đánh giá hiện tượng cần BL-Bàn về hiện tượng cần BLII. Luyện tập:

IV. Củng cố: - Mục đích , yêu cầu của thao tác BL. -Cách bình luậnV. Dặn dò:*Xem kỹ bài giảng trên lớp .*Soạn bài " Người cầm quyền khôi phục uy quyền”

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.120

Page 121: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

Tiết 100-101: Ngày soạn:

NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN(Trích "Những người khốn khổ" –V.Huy-gôi):

A.MỤC TIÊU: - Giúp HS hiểu, yêu mến Huy-gô, bậc thầy của văn học thế giới. -Ý ngghĩa của nhân văn cao cả được tác giả gửi gắm thông qua sự đối lập giữa cái cao cả và cái thấp hèn của các nhhân vật -Cảm nhận được tình cảm yêu ghét của nhà văn -Rèn luyện kỉ năng đọc hiểu và pt nhân vậtB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - H/S làm trung tâm. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên:Soạn bài, đọc STK. *Học sinh:Soạn bài.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.III. Bài mới:

1.Đặt vấn đề:

2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.Hoạt động2: Tác giả. -HS: phần viết về tác giả ở nhà, nắm những điểm chính. *GV: nêu vấn đề để HS trình bày.Hỏi: Trình bàynhững nét chính về cuộc đời của Huy-gô?. -HS: Nêu những mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời HG, có ý nghĩa đối với s/n v/h và tư tưởng tác giả.Hoạt động3: Tác phẩm. *Hỏi: Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu?. -HS: Liệt kê. *GV: cung cấp cho HS biết về nội dung tác phẩm.Hoạt động4: Tìm hiểu tp "Những người khốn khổ".Hoạt động5: Tóm tắt. *GV: yêu cầu 1-2 HS tóm tắt tác phẩm theo tuyến nhân vật.Hỏi: Nội dung mà tác phẩm đề cập là gì?.

I.Sơ lược về tác giả và tác phẩm:1.Tác giả: V.Huy-gô (1802-1885).

- Là nhà tiểu thuyết, nhà soạn lịch vĩ đại của nền văn học Pháp + thế giới.- Sinh ra trong gia đình cóosự mâu thuẫn giữa cha và mẹ-Bộc lộ tài năng rất sớm. 15 tuổi đạt giải thưởng về thơ của viẹn hàn lâm, 20 tuổi in tập thơ đầu tay.-Là chủ soái của dòng VHLM Pháp

2.Tác phẩm chính:+ Thơ: Lá thu, trừng phạt….+Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pa- ri(1831), Những người khốn khổ(1862).II.Giới thiệu về "Những người khốn khổ":1.Tóm tắt: ( SGK) 2.Giá trị tư tưởng:- Thông qua những số phận éo le, bi đát nhà văn đem đến thông điệp tình yêu thương và khẳng định những số phận oan trái sẽ được bảo vệ bởi lẽ phải và tònh yêu thươngIII.Tìm hiểu đoạn trích:

1.Vị trí: -Phần một của tt NNKK

2.Phân tích:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.121

Page 122: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 -HS: Trình bày.Hỏi: Nêu chủ đề chính cảu tác phẩm?. *GV: cung cấp để HS hiểu và nắm bắt được chủ đề tp

Hoạt động6: Tìm hiểu đoạn trích.Hoạt động7: Vị trí đoạn trích.Hỏi: Đoạn trích này có gì đặc biệt về mặt xuất xứ?. -Hoạt động8: Phân tích.

*Tính cách của gia-ve và Giăng Van-giang.Hỏi: Để thể hiện tính cách của các nhân vật,Huy-gô đã sử dụng phương thức nào?.

*Tấm lòng của Giăng Van-giang.

*Những biện pháp nghệ thuật

Hoạt động7: Tổng kết

*GV: tổng kết, rút ra những đóng góp của huy-gôở đoạn trích này.

a.Tính cách của Gia-ve và Giăng Van-giăng: *Gia-ve:-luôn hoài nghi, thái đọ ngang ngược của một kẻ mật thám.-luôn tác oai, tác quái và gây ra biết bao tội lỗi đối với dân l *Giăng Van-giăng-Là người luôn có trách nhiệm cao-Luôn sốngổtng tình thương yêu đối với người nghèo khổ-cháy bỏng khát vọng xua đi những đắng cay ở những con người nghèo khổ dù sống trongg cảnh cơ hàn=>Hai tính cách trái ngược nhau. một bên là tình thương mếm cao cả thiêng liêng, còn Gia-ve là tính cấch của một kể không có tình ngườib.Tấm lòng của Giăng Van-giăng: - Cuộc đời chịu nhiều ngang trái, hoàn cảnh xô đẩy ông đến với những người nghèo khổ. Để đồng cảm, cảm nhận nỗi đắng cay mà họ giánh chịu-Sống trong hoàn cảnh nhũng nhiễu của cường quyền ông săn sàng xả thân để bảo vệ lẽ phải, bảo vệ những thân phận thiệt thòi c.Nghệ thuật:- Nghệ thuậy đối lập-Hình ảnh so sánh, ẩn dụ-thủ pháp nghệ thuật tương phản, giầu kịch tính-con người: không chỉ qua bề ngoài cử chỉ, lời nói, vẻ mặt, ánh mắt, nụ cười... mà mô tả từ bên trong -> nhập thân vào nhân vật để nhìn thấu tâm can

3.Kết luận:-Qua câu chuyện đầy kịch tính, với hình tượng tương phản, huy-gô muốn gửi một thông điệp: trong hoàn cảnh tuỵet vọng, chịu nhiều bất công ngang trái nhưng con người chân chính vẫn có thể bằng ánh ság của tình thương đẩy lùi bóng tối của ccường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai

IV. Củng cố:* Có ý kiến cho rằng Huy-gô là bậc thầy của văn học lãng mạn Pháp, hãy chứng minh?.

V. Dặn dò: * Học kỹ bài học ở lớp.

* Soạn bài: "Luyện tập thao tác lập luậnbình luận”.

Tiết 102 Ngày soạn:

LUYỆN TẬP THAO TÁC LẬP LUẬN BÌNH LUẬN

A.MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.122

Page 123: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 -Nắm vững khái niệm - Vận dụng thao tác lập luận Bình luận để làm sáng tỏ một ý kiến, một quan điểm, có thể viết được một đoạn văn bình luận.B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phân tích, tổng hợp, nêu vấn đề.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Soạn bài.*Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:.I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HS nhắc lại các kiến thức về LLBB

Học sinh thảo luận nhóm+nhóm1 làm câu 1

+nhóm 2 làm câu 2

HS cử đại diện lên trình bàyGV nhận xét, đánh giá cho từng nhóm

I. Ôn tập về lập luận bác bỏ:II.Vận dụng lập luận bác bỏ: 1. Luyện tập phân tích cấch bác bỏa. Đoạn trích a:b. Đoạn trích b: 2. Luyện tập cách bác bỏ BT 2:-Xác định quan niệm sai lầm: cả 2 đều chưa đúng-BB quan niệm 1-BB quan niệm thứ 2III. Luyện tập viết một bài nghị luận bác bỏ hoàn chỉnh

IV. Củng cố: * Nắm vững kiến thức về LLBB * Cách vận dụng LLBB vào lập luận.V. Dặn dò:*Xem kỹphần lý thuyết .. Về nhà cũng cố lại bài tập trên cơ sở có sự bổ sung của GV.Soạn bài : Về luân lí xã hội nước ta

*****************************************************

Tiết 103-104: Ngày soạn:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.123

Page 124: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI NƯỚC TA

(Trích "Đạo đức và luân lí Đông Tây" –Phan Bội Trinh) A.MỤC TIÊU:

- Giúp HS hiểu, lòng yêu nước nồng nàn và tư tương tiến bộ của PCT trong việc kêu gọi gây dựng nền luân lí xã hội nước ta

-Nắm được phong cách ngheej thuật độc đáo của PCT trong việc viết văn chính luậnB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - H/S làm trung tâm. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên:Soạn bài, đọc STK. *Học sinh:Soạn bài.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới:

1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.Hoạt động2: Tác giả. -HS: phần viết về tác giả ở nhà, nắm những điểm chính. *GV: nêu vấn đề để HS trình bày.Hỏi: Trình bàynhững nét chính về cuộc đời của PCT?. -HS: Nêu những mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời PCT, có ý nghĩa đối với s/n v/h và tư tưởng tác giả.Hoạt động3: Tác phẩm. * Hỏi: Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu?. -HS: Liệt kê. *GV: cung cấp cho HS biết về nội dung tác phẩm.Hoạt động4: Hỏi: Nêu chủ đề chính cảu tác phẩm?. - Có thể H/S sẽ không rút ra được chủ đề vì đây là tác phẩm đồ sộ, H/S chưa được đọc,

*GV: cung cấp để HS hiểu và nắm bắt được chủ đề, quan niệm tiến bộ của PCT.

Hoạt động5: Tìm hiểu đoạn trích.Hoạt động6: Vị trí đoạn trích.Hỏi: Đoạn trích này có gì đặc biệt về mặt Hoạt động7: Phân tích.

*Chủ đề tư tưởngt.

I.Sơ lược về tác giả :1.Tác giả: PCT(1872-1926).

- Quê thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh, tỉnh Q.Nam- Sinh ra trong gia đình giàu truyền thống cm, giữa lúc nước nhà bị đô hộ. Ông đã sớm tìm cho mình con đường cứu nước cứu dân. Tuy sự nghiệp không thành nhưng công lao của ông vẫn đáng ghi nhận

2.Các tác phẩm chính:- Tây Hồ thi tập, Thất điều trầnII.Giới thiệu về "Đạo đức và luân lí Đông Tây":* nội dung: *chủ đềIII.Tìm hiểu đoạn trích:1.Vị trí: Nằm ở phần 3 của tác phẩm2.Đọc hiểu văn bản:a.Chủ đề tư tưởng: -Luân lí của các nước trên thế giới - tình trạng trì trệ của đất nước vì những con người hám danh, hám lợi u mê -Với giọng văn hùng hồn, kiên quyết. Lập luận chính xấc, sắc bén.=>PCT đề cao tinh thần dân chủ, tư tưởng đoàn theer vì sự tiến bộ của dân tộcb.Thái độ của tác giả: -Lên án chế độ vua quan, với thái độ khinh bỉ -Có lúc mền mỏng song vẫn toát lên tinh thần đả kích quyết liệt bộ máy cai trị lúc bấy giờ.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.124

Page 125: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009Hỏi: Để thể hiện cdtt, PCT đã sử dụng phương thức nào?. Hoạt động8: Phân tích thái độ của tác giả. -HS: Khắc hoạ thái độ của tg. Hoạt động9: Tổng kết

*GV: tổng kết, rút ra những đóng góp của PCT ở đoạn trích này.

=>Bằng lời lẽ có sức thuyết phục cao, PCT đã vạch trần chế độ vua quan đã làm cho xã hội Ta lâm vào tình trạng trì trệ đen tôic. Phong cách nghệ thuật:- Cách lập luận chặt chẽ-diễn đạt linh hoạt-Lí lẽ sắc sảo

3.Kết luận:-Đoạn văn thể hiện tinh thần yêu nước, tinh thần dân chủ và tầm nhìn của nhà yêu nước PCT-Giọng văn hùng biện sắc bén, hiệu quả, có sức thuyết phục lớn. Áng văn mang đậm phong cách chính luận của tác giả lớn. Tp có giá trị nhiều mặt

IV. Củng cố:* Nắm những đặc sách về nội dùng và nghệ thuật

V. Dặn dò: * Học kỹ bài học ở lớp.* Soạn bài: "Tiếng me đe-nguồn gốc giải phóng các dân tộc bị áp bức"

Tiết: 105 Ngày soạn:

Đọc thêm:TIẾNG ME ĐẺ-NGUỒN GỐC GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC (Nguyễn An Ninh):

A.MỤC TIÊU:

- Giúp HS hiểu, được những đóng góp nổi bật của NAN vào cuộc đấu tranh giải phóng đan tộc và đặc điểm của tác phẩm chính luận đặc sắc

- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật lập luận của NANB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - H/S làm trung tâm. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên:Soạn bài, đọc STK. *Học sinh:Soạn bài.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới:

1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.125

Page 126: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.Hoạt động2: Tác giả. -HS: phần viết về tác giả ở nhà, nắm những điểm chính. *GV: nêu vấn đề để HS trình bày.Hoạt động3: Tác phẩm.

Hoạt động4:: Tìm hiểu văn bản.-Gv hướng dẫn HS tìm hiểu theo hướng dẫn ở SGK-HS thảo luận và trình bày-GV nhận xét, kết luận

Hoạt động5: Tổng kết

*GV: tổng kết, rút ra những đóng góp.

I.Sơ lược về tác giả và tác phẩm:1.Tác giả: .

3.Tác phẩm:-Là áng văn chính luận đặc sắc-Bố cục: I.TÌM HIỂU VĂN BẢN:

1Phê phán những hành vi của thói học đòi2Tầm quan trọng của tiếng nói đối với vận mệnh

dân tộc: 3.Những nhận định về tiếng Việtt: 4.Mối quan hệ giữa tiếng của dân tộc với tiếng nước ngoàii 5.Cần phải giữ gìn và phát triển tiếng Việt để góp phần vào việc giải phóng dân tộc. III.TỔNG KẾT: -Nghệ thuật: -Nội dung :

IV. Củng cố:* Nắm những đặc điểm nd và nt

V. Dặn dò: * Học kỹ bài học ở lớp.* Soạn bài: "Ba cống hiến vĩ đai của Mác”.

Tiết:106-107 Ngày soạn:

BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA MÁC (Ph.Ăng-ghen):

A.MỤC TIÊU:

- Giúp HS hiểu, được những đóng góp to lớn của Mác trong lịch sử nhân loại- Thấy được những nét đặc sắc về nghệ thuật lập luận của Ăng-ghen

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - H/S làm trung tâm C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên:Soạn bài, đọc STK. *Học sinh:Soạn bài.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới:

1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.126

Page 127: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.Hoạt động2: Tác giả. -HS: phần viết về tác giả ở nhà, nắm những điểm chính. *GV: nêu vấn đề để HS trình bày.Hoạt động3: Tác phẩm.

Hoạt động4:: Tìm hiểu văn bản

-Những đóng góp to lớn của Mác?-Tình cảm, thái độ của Ăng-ngen?-Nghệ thuật

Hoạt động9: Tổng kết

*GV: tổng kết, rút ra những đóng góp.

I.Sơ lược về tác giả và tác phẩm:1.Tác giả: Ph.Ăng-ghen (1820-1895).

- Là triết học vĩ đại người Đức- Là người bạn thân thiết của Các Mác, cùng Mác xd lí luận CN Mác

2.Các mác(1818-1883):- Là nhà triết học thiên tài của thế giới, là lãnh tụ vi đại của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới-Là cha đẻ của CNDVBC, DVLS là người xây dựng học thuyết kinh tế Mác xít và CNXHKH 3.Tác phẩm:-Là bài điếu văn đọc khi Mác chết-Bố cục: 3 phần+tư thế ra đi nhẹ nhàng của M+Những công lao và cống hiến của Mác+Nỗi tiếc thương vô hạnII.TÌM HIỂU VĂN BẢN:

1Những đóng góp to lớn của Mác: -Tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người, đồng thời tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất TBCN-Mác phát hiện ra giá trị thặng dư-Nhà cm lỗi lạc, lãnh tụ của giai cấp công nhân.- Sáng lập Hội liên hiệp công nhân quốc tế.

2.Tình cảm và thái độ của Ăng-ghen-Qua việc nêu những đóng góp của Mác cho thấy tình cảm, thái độ trân trọng và –Với việc so sánh đã làm nổi bật tư tưởng Mác, thể hiện sự khâm phục, cùng tình cảm tấm lòng tiếc thương

3.nghệ thuật:-biện pháp so sánh tầng bậc+So sánh phát hiện của Đắc-uyn và của Mác.+Dẫn những phát hiện to lớn của Mác+Kết quả của những đóng góp ấy=>Vận dụng sáng tạo phù hợp đã làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Mác. III.TỔNG KẾT: -Nghệ thuật: Lập luận chặt chẽ, so sánh tăng tiến-Nội dung :Nhận thức được những cống hiến vĩ đại của Mác, tình cảm tiếc thương đối với mất mát to lớn khi Mác qua đời

IV. Củng cố:* Nắm những đặc điểm nd và nt

V. Dặn dò:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.127

Page 128: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009* Học kỹ bài học ở lớp.* Soạn bài: "phong cách ngôn ngữ chính luận”.

Tiết 108 Ngày soạn:

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN

A.MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được: -Khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận và đặc điểm của phong cách chính luận. - Biết cách phân tích và viết bài văn nghị luận chính trịB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phân tích, tổng hợp, nêu vấn đề.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Soạn bài.*Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:.I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HS nhắc lại các kiến thức về LLBB

Học sinh thảo luận nhóm+nhóm1 làm câu 1

+nhóm 2 làm câu 2

HS cử đại diện lên trình bàyGV nhận xét, đánh giá cho từng nhóm

I. VĂN BẢN CHÍNH LUẬN VÀ NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN:1.Mục đích: Là để thuyết phục người đọc bằng lí lẽ và lập luận dựa trên một quan điểm chính trị nhất định.2.Phạm vi sử dụng;đặc điểm-Thường được dùng trong các văn bản chính luận và các tài liệu chính trị-Đặc điểm văn chính luận là chỉ xoay quanh việc trình bày ý kiến hoặc bình luận, đánh giá một quan điểm chính trị nào đó. Nghĩa là tập trung trong lĩnh vực bày tỏ quan điểm chính trị với những sự kiện vấn đề, chủ trương, chính sách… của xã hôi và nhà nước.3. Phân biệt ngôn ngữ chính luận với các ngôn ngữ khác.II.Vận dụng

IV. Củng cố: * Nắm vững kiến thức về NN CL * Phân biệtV. Dặn dò:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.128

Page 129: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009*Xem kỹphần lý thuyết .. Về nhà cũng cố lại bài tập trên cơ sở có sự bổ sung của GV.*Soạn bài: Một thời đại trong thi ca

Tiết :109-110 Ngày soạn:

MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA(Trích "Thi nhân Việt Nam" –Hoài Thanh)

A.MỤC TIÊU:

- Giúp HS hiểu quan niệm của HT về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội - Giúp HS hiểu được tài năng nghệ thuật nghị luận văn chương khúc chiết, khoa học, thấu đáo và

cách diễn đạt tài tình, giàu cảm xúcB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - H/S làm trung tâm. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên:Soạn bài, đọc STK. *Học sinh:Soạn bài.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới:

1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.Hoạt động2: Tác giả. -HS: phần viết về tác giả ở nhà, nắm những điểm chính. *GV: nêu vấn đề để HS trình bày.Hỏi: Trình bàynhững nét chính về cuộc đời của HT?. -HS: Nêu những mốc thời gian quan trọng trong cuộc đời HT, có ý nghĩa đối với s/n v/h và tư tưởng tác giả.Hoạt động3: Tác phẩm. * Hỏi: Hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu?. -HS: Liệt kê. *GV: cung cấp cho HS biết về nội dung tác phẩm.Hoạt động4: Hỏi: Nêu nội dung chính cảu tác phẩm?. - Có thể H/S sẽ không rút ra được chủ đề vì đây là tác phẩm đồ sộ, H/S chưa được đọc,

*GV: cung cấp để HS hiểu và nắm bắt được nd

I.Sơ lược về tác giả :1.Tác giả: HT(1909-1982).

- Tên thật là NĐNguyên, quê ở xã Nghi Trung, NL, NA- Xuất thân trong gia đình nhà Nho, Ông đã sớm tham gia cm. Từng giữ nhiều chức vụ quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

2.Các tác phẩm chính:- Văn chương và hành động, Có một nền văn hóa Việt nam, Nói chuyện thơ kháng chiếnII.Giới thiệu về "Thi nhân VN":* nội dung: đánh giá, tổng kết một cách sâu sắc phong trào thơ mới*phong cách nghệ thuậtIII.Tìm hiểu đoạn trích:1.Vị trí: 2.Đọc hiểu văn bản:a.tinh thần thơ mới:: -cái khó trong việc tìm ra tinh thần thơ mới. Vì có sự ảnh hưởng ít nhiều của thơ cũ.-Tuy có cách thể hiện mới nhưng chưa đạt tới sự đột phá nào, để người đọc có thể nhận ra tinh thần thơ mới-cách nhận diện là đặt bày thơ hay với thơ mới để nhận

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.129

Page 130: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

Hoạt động5: Tìm hiểu đoạn trích.Hoạt động6: Vị trí đoạn trích.Hỏi: Đoạn trích này có gì đặc biệt về mặt Hoạt động7: Phân tích.

*Chủ đề tư tưởngt.Hỏi: Để thể hiện cdtt, PCT đã sử dụng phương thức nào?. Hoạt động8: Phân tích thái độ của tác giả. -HS: Khắc hoạ thái độ của tg. Hoạt động9: Tổng kết

*GV: tổng kết, rút ra những đóng góp của PCT ở đoạn trích này.

diện.b.Đóng góp của thơ mới: -Lần dầu tiên thi đàn VN chứng kiến sự xuất hiện chữ “tôi” với cái nghĩa tuyệt đối của nó. Cùng với chữ tôi là quan niệm cá nhân. -Sự tội nghiệp và đáng thương của chữ tôi: +người đọc khó nhận ra chữ tôi bên cạnh những chữ khác trong văn học. -Dần dần chữ tôi đã khẳng định chỗ đứng của mình. - Các nhà thơ mới giải tỏa bi kich cuộc đời của thế hệ mình +Gửi hồn vào tiếng Việt +tình yêu quê hương đất nước găn chặt với tình yêu tiếng mẹ đẻ, Truyện Kiều.c. Phong cách nghệ thuật:- Cách lập luận chặt chẽ, độc đáo: nghệ thuật so sánh đối chiếu, chia tách nhiều tầng nghĩa, kết hợp giải thích chứng minh…-Diễn đạt linh hoạt-Lí lẽ sắc sảo-Văn phong giàu cảm xúc, giàu hình ảnh

3.Kết luận:-Đoạn văn thể hiện sâu sắc, toàn diện về tinh thần của “thơ mới”. Lần đầu tiên trong thi ca xuất hiện “chữ tôi” với ý nghĩa tuyệt đối của nó. Điều đó đem lại những đieeuf mới mẻ, sức sống cho thơ mới -Giọng văn giàu cảm xúc, biện sắc bén, hiệu quả, có sức thuyết phục lớn. Bài tiểu luận chứng minh tài năng nghệ thuật bậc thầy của HT

IV. Củng cố:* Nắm những đặc sắc về nội dùng và nghệ thuật

V. Dặn dò: * Học kỹ bài học ở lớp.

* Soạn bài: "Phong cách ngôn ngữ chính luận".

Tiết 111 Ngày soạn:15/04/2008

PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN(tiếp theo)

A.MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được: -Khái niệm ngôn ngữ chính luận, các loại văn bản chính luận và đặc điểm của phong cách chính luận. - Biết cách phân tích và viết bài văn nghị luận chính trịB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.130

Page 131: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009 Phân tích, tổng hợp, nêu vấn đề.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Soạn bài.*Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:.I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HS nhắc lại các kiến thức về VBCL và NNCL

Học sinh thảo luận nhóm : Phân tích văn bản để chỉ ra các PTDĐ

Học sinh thảo luận nhóm :Phân tích văn bản để chỉ ra các ĐT

Học sinh thảo luận nhóm+nhóm1 làm BT1

+nhóm 2 làm BT22

HS cử đại diện lên trình bàyGV nhận xét, đánh giá cho từng nhóm

I. CÁC PHƯƠNG TIỆN DIÊN ĐẠT:1.Từ ngữ: -Phần lớn các từ ngữ trong NNCL giống như các ngôn ngữ khác.-Chúng cũng có những từ ngữ thường dùng riêng: dân chủ, tự do, đa số… 2.Ngữ pháp;-Câu văn có kết cấu chặt chẽ, bền vững. Mối quan hệ giữa chúng tạo cho văn bản có sự suy luận liền mạch-thường dùng những câu phức hợp, cóp từ ngữ liên kết3.Biện pháp tu từ:-Sử dụng nhiều biện pháp khác nhau một cách linh hoạtII.ĐẶC TRƯNG:-Tính công khai về quan điểm chính trị-Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận-Tính truyền cảm và thuyết phụcIII.LUYỆN TẬPBT 1.BT2BT3

IV. Củng cố: * Nắm vững kiến thức về NN CL * Phân biệtV. Dặn dò:*Xem kỹphần lý thuyết .. Về nhà cũng cố lại bài tập trên cơ sở có sự bổ sung của GV.*Soạn bài: Một số thể loại văn học: Kịch, nghị luận

Tiết 112-113 Ngày soạn:

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, VĂN NGHỊ LUẬN

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.131

Page 132: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

A.MỤC TIÊU:Giúp học sinh: - Nắm được đặc điểm của mottj số thể loại văn học; kich, văn nghị luận - Từ đó giúp học sinh biết vận dụng vào việc đọc vănB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâmC.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Đọc SGK, STK: Soạn bài.*Học sinh: Soạn bài, học bài cũ.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC -HS phân tích các ví dụ,nêu khái niệm kịch *GV: củng cố, rút ra kết luận.

-HS: Phân tích ví dụ, nêu ra cách đọc kịch-GV nhận xét, bổ sung

-GV hướng dẫn HS tìm, phân tích các văn bản nghị luận. Từ đó rút ra nhận xét, kết luận về văn nghị luận

I.THỂ LOẠI KỊCH   : 1.Khái lược về kịch : - Kịch là loại hình nghệ thuật tổng hợp. Thường được sáng tác thành tác phẩm để diễn. -Kịch lấy xung đột trong đời sống làm đối tượng miêu tả. Mọi vấn đề của cuộc sống được dồn nén lại, sau đó được làm nỗi bật qua hành động kịch. Diễn biến của kịch được thể hiện bởi hành động các nhân vật. Nhờ hành động cùng với ngôn ngữ mà nhân vật bộc lộ cá tính của mình. -Ngôn ngữ kịch có 3 loại : đói thoại, độc thoại, bàng thoại -Kịch được chia làm 3 loại : bi, hài, chính kịch 2.Yêu cầu đọc kịch-Tìm hiểu chung-Phân tích hành động kịch-làm nỗi rõ chủ đề tư tương và ý nghĩa xã hội của tác phẩm thông qua việc phân tích diễn biến, kết quả của xung đột kịch... II. NGHI LUẬN 1.Khái lược về văn nghị luận-NL là một thể văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, luận chứng, luận cứ để bàn luận một vấn đề nào đó thuộc tất cả các lĩnh vực của đời sống.-Văn NL mang tính giải trình, diễn giải và vận dụng các thao tác giải thích , chứng minh, bác bỏ…-ngôn ngữ văn NL vừa giàu hình ảnh, vừa đòi hỏi chính xác.-Từ nội dung, văn NL được chia làm hai thể: văn chính luận và phê bình VH 2.Yêu cầu đọc văn NL:-tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh ra đời…

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.132

Page 133: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

-GV hướng dẫn HS cách đọc văn nghị luận thông qua việc phân tích các văn bản

GV hướng dẫn HS luyện tập

-Ý nghĩa của văn NL thể hiện ở tư tưởng, lí tưởng. Vì vậy cần quán triệt tinh thần đó-TPVNL cần cảm nhận các sắc thái cảm xúc trong tác phẩm-Phân tích nghệ thuật lập luận trên các mặt: chứng cứ, ngôn ngữ, cách diễn đạt-Khái quát giá trị tác phẩm trên 2 phương diện: nghệ thuật và nội dung tư tưởngII. Luyện tập:

IV. Củng cố: - Khái niệm, cách đọc đối với kịch và văn nghị luận. -Vận dụngV. Dặn dò:*Xem kỹ bài giảng trên lớp .*Soạn bài " Luyện tập vận dung kết hợp các thao tác LL”

Tiết 114 Ngày soạn:

LUYỆN TẬP VẬN DỤNG KẾT HỢP CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN

A.MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được: -Nắm vững khái niệm, củng cố những kiến thức và kĩ năng cơ bản về các TTLL đã học - Vận dụng các thao tác lập luận để có thể viết được một đoạn văn nghị luận ngắn.B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phân tích, tổng hợp, nêu vấn đề.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Soạn bài.*Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:.I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HS nhắc lại các kiến thức về các TTLL I. Ôn tập về các thao tác lập luận :

IIVận dụng: 1. BT 1:a. Đoạn trích :viết về ảnh hưởng của thơ Pháp đối với các nhà thơ trong phong trào thơ mới.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.133

Page 134: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009

Học sinh thảo luận nhóm+nhóm1 làm câu a

+nhóm 2 làm câu b

HS cử đại diện lên trình bàyGV nhận xét, đánh giá cho từng nhóm

-GV cho HS chon chủ đề. Hướng dẫn HS lập dàn ý,Chọn luận điểm, viết câu mở đầu, vận dụng các thao tác lập luận. Diễn đạt các ý

-TG bày tỏ quan điểm một cách thẳng thắn đối với ảnh hưởng này. Đồng thời chứng minh đặc trưng của thơ Việt.b. Đoạn trích :-TG đã sử dụng các thao tác lập luận: so sánh, phân tích để làm nổi rõ vấn đề-Việc chọn các thao tác lập luận phải xuất phát từ yêu cầu nêu bật nội dung của vấn đề cần bần luận.-Việc vận dụng tổng hợp phải thực sự khéo léo làm cho bài văn có sức thuyết phục cao. 2. Luyện tập cách kết hợp các thao tác lập luận:-Bước 1: Chọn chủ đề: Tinh thần ham học hỏi của thanh niên ngày nay.+Dàn ý:.Sự học hỏi luôn cần thiết.Tn ngày nay trước yêu cầu của thực tế cần phải có tinh thần học hỏi.ý nghĩa của việc làm này-Bước 2:+chọn luận điểm : +câu mở đầu+luận cứ+các thao tác chủ yếu-Bước 3:Diễn đạt III. Luyện tập viết một bài nghị luận hoàn chỉnh

IV. Củng cố: * Nắm vững kiến thức về các TTLL * Cách vận dụng các TTLL vào đoạn văn, bài văn.V. Dặn dò:*Xem kỹphần lý thuyết .. Về nhà cũng cố lại bài tập trên cơ sở có sự bổ sung của GV.*Ôn tập văn học

Tiết : 115-116 Ngày soạn:

ÔN TẬP PHẦN VĂN HỌC

A.MỤC TIÊU: - Nắm được những kiến thức cơ bản vềVHVN và VHNN trong chương trình. Và củng cố, hệ thống

hoá tri thức ấy trên hai phương diện:lịch sử và thể loại. - Rèn luyện nâng cao tư duy phân tích, khái quát, kĩ năng trình bày vấn đè một cách hệ thống

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn nêu vấn đề - h/s làm trung tâm.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.134

Page 135: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009* Giáo viên: Soạn bài, nêu vấn đề thảo luận cho HS .* Học sinh: Chuẩn bị bài.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:

II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra III. Bài mới: 1.Đặt vấn đề:

Chúng ta đã đi hết thời kỳ quan trọng thứ 2 của văn học từ đầu XX ->1945.Và VHNN. Nhằm cũng cố, hệ thống lại kiến thức đã học, hôm nay chúng ta vào ôn tập..

2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC G/v yêu cầu mỗi học sinh làm bảng ôn tập, hệ thống toàn bộ kiến thức đã học hoặc có thể chia lớp nhóm, mỗi nhóm làm bảng ôn tập một số vấn đề rồi cho một số H/S thuyết trình kết quả ôn tập trước lớp và giáo viên sẽ nhận xét, bổ sung. + Ngoài ra cũng có thể chọn một số những vấn đề được hướng dẫn ôn tập để ra bài tập cho HS làm ở lớp hoặc làm ở nhà và có chấm bài, trả kết quả trước lớp. Quá trình lên lớp cụ thể: *GV: yêu cầu một nhóm trình bày VĐ 1. *GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. *GV: yêu cầu nhóm 2 trình bày VĐ 2. -HS: trình bày các vấn đề *GV: Lấy ví dụ chứng minh cho từng luận điểm. Các nhóm khác nhận xét, khợi ý. G/v tập hợp ý kiến của H/S và đưa ra kết luận cuối cùng về bài thuyết trình.

*Vấn đề 4,5, G/v yêu cầu H/S ôn tập.Dựa trên kién thức đã học trình bày câu hỏi Ở SGK.-Làm rõ các vấn đề: *GV: nhận xét, củng cố trên cơ sở tập hợp ý kiến đóng góp của cả lớp.

1.Vấn đề1 : Thơ mới và thơ TĐ:-Sự thay đổi từ chế độ phong kiến đến chế độ thực dân nửa phong kiến là sự thay đổi không thuận chiều nhưng lớn lao. Bởi nó không chỉ làm thay đổi cơ cấu giai cấp mà nó còn thay đổi ý thức hê, tâm lý sống, cách sống của con người nói chung, nhà văn nói riêng trong XH, nhất là thành thị.-Tình trạng cũ mới trang nhau "á-Âu xáo lộn", nền văn hoá phương Đông bị lấn át bởi nền văn hoá phương Tây-Khác về hình thức, niêm luật trong thể thơ. Thơ mới sử dụng thể thơ tự do để thể hiện linh hoạt tình ý của mình.-Cái tôi trong thơ mới được bộc lộ rõ nét.-Thơ mới có chất văn, chất kể rất rõ.-Đề tài phong phú đa dạng-Ngôn ngữ gần với đời thường2Vấn đề 2:Thơ mới góp phần hiện đại hóa văn học VN*Nguyên nhân của HĐH văn học:

-Thế nào là HĐH .-Nguyên nhân nội sinh và ngoại nhập.

-> xu hướng tất yếu của lịch sử văn học.-HĐH diễn ra trên hai mặt:

+Nội dung.+Hình thức.

*Quá trình HĐH văn học -> ba bước:-1900-1920.-1920-1930.-1930-1945.

3.Vấn đề 3: .Nội dung tư tương và đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm thơ mới 4.Vấn đề 4:Đặc sắc nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn chính luận-Nội dung tư tưởng-Quan điểm nghệ thuật 5Vấn đề : Đặc sắc về nôi dung và nghệ thuật của các tác phẩm văn học NN

IV. Củng cố:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.135

Page 136: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009-Nội dung cơ bản của văn học hiện đại và nghệ thuật thể hiện.Phân tích một số tác phẩm để thấy được sự HĐH trong văn học.

V. Dặn dò: - Ôn tập kỹ phần văn học VN XX-1945.- Chuẩn bị bài: tóm tắt văn bản nghị luận

Tiết 117: Ngày soạn

TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬNA.MỤC TIÊU: Cho HS nắm vững:

-.Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận.-.Biết cách thức tóm tắt văn bản nghị luận

B.PHƯONG PHÁP GIẢNG DẠY: Lấy v/d và p/t lí thuyết qua v/d, đối thoại. C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

*Giáo viên: Đọc SGK, Soạn bài.*Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ:

III. Bài mới: 1 Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY& TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1:Tìm hiểu chung .Hoạt động2: GV yêu cầu học sinh thảo luận và nêu ý kiến về-Mục đích-Yêu cầu

Hoạt động3:Cách viết tóm tắt: *GV: gọi 1-2 Hs tìm hiểu ví dụ, trả lời các câu hỏi ở SGK. nêu cách viết TT-Đọc văn bản gốc-Viết văn bản TT

I.Mục đích, yêu cầu của việc tóm tất van bản nghị luận: 1.Mục đích: -TTVBNL là trình bày lại một cách ngắn gọn nội dung của văn bản nghị luận gốc theo một mục đích dã định trước. Việc lựa chọn thông tin đưa vào bản tóm tắt phụ thuộc vào mục đích của công việc tóm tắt-thông qua việc TT người dọc nắm chắc các thao tác đọc văn bản2.Yêu cầu: - VBTT phẩi khách quan, trung thực, trung thành với các tư tưởng quan điểm của văn bản gốc-Nội dung độ dài phù hợp-Văn phong cô động, diễn đạt phải ngắn gọn súc tíchII. Cách tóm tắt văn bản nghị luận: 1.Đọc kĩ văn bản gốc 2.Viết tóm tắt-Dựa vào nhan đề, phần mở đầu, kết thúc để chọn ý, chi tiết phù hợp với mục đích tóm tắt.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.136

Page 137: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009-Diễn đạt các ý, luận điểm, luận cứ một cách mạch lạc-Phản ánh trung thành văn bản gốcIII Luyện tập.

IV. Củng cố: Đặc điểm, cách viết TTvăn bản nghị luận

V. Dặn dò: * Chuẩn bị: Bài ôn tập Tiếng Việt

Tiết:118 Ngày soạn:

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

A.MỤC TIÊU:HS nắm:-Củng cố, hệ thống kiến thức TV đã học như: đặc điểm loại hình của Tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn

lập.-Có kĩ năng thực hành Tiếng Việt-Có ý thức học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn - quy nạp.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ :

* Giáo viên: Soạn bài.* Học sinh: Chuẩn bị bài.

D.TIẾN TRÌNH LÊNLƠP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:

II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm traIII. Bài mới:

1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: Hệ thống hóa kiens thức dã học?-HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi ở SGK-GV nhận xét

Hoạt động2: Vận dụng

I.Hệ thống kiến thức đã học: +Ngôn ngữ và lời nói-Ngôn ngữ là tài sản chung-Lời nói là sản phẩm của cá nhân +Ngữ cảnh + Nghĩa của câu +Đặc điểm loại hình TV +PCNNBC +PCNNCLII.Vận dụng:Bài 1: Bài 2: Bài 3Bài 4;Bài 5:

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.137

Page 138: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009IV. Củng cố:

*Các cách thức tìm hiểu đặc điểm tiengs Việt* Luyện tập.

V. Dặn dò: * Làm Bt xem kỹ phần lý thuyết. * Chuẩn bị tiết: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

Tiết 119 Ngày soạn:

LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

A.MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được: -Nắm vững mục đích, yêu cầu và cách tóm tắt văn bản nghị luận. - Viết được VBNL có độ dài tương đốiB.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phân tích, tổng hợp, nêu vấn đề.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:*Giáo viên: Soạn bài.*Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:.I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:II.Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào bài mới III. Bài mới: 1. Đặt vấn đề: 2. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HS nhắc lại các kiến thức về TTVBNL

Học sinh thảo luận nhóm+nhóm1 trình bày bài viết của mình

HS cử đại diện lên trình bày

+nhóm2 cử đại diện nhận xét bổ sung +nhóm3 cử đại diện nhận xét bổ sung +nhóm4 cử đại diện nhận xét bổ sung

I. Ôn tập về mục đích, yêu cầu, cách tóm tắt:II.Vận dụng tóm tắt: 1. Tóm tắt văn bản: Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn lại hôm nay-Mục đích: -Yêu cầu: -Bản tóm tắt dài không quá 1000 chữ:+Đọc văn bản+lập đề cương+Viết tóm tắt+Trình bày-Văn phong phải trong sáng 2. Trình bày bản tóm tắt trước lớp. -Xác định nội dung trình bày: -Trình bày rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.138

Page 139: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009GV nhận xét, đánh giá cho từng nhóm III. Tham khảo bài đọc thêm

IV. Củng cố: * Nắm vững kiến thức về TTVBNL * Cách viếtV. Dặn dò:*Xem kỹphần lý thuyết .. Về nhà cũng cố lại bài tập trên cơ sở có sự bổ sung của GV.

*Chuẩn bị Bài: Ôn tập phần làm văn

Tiết 120: Ngày soạn:

ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN

A.MỤC TIÊU:HS nắm:-Nội dung chủ yếu của chương trình làm văn lớp 11-Biết cách vận dụng vào trong quá trình làm văn-Biết cách tóm tắt một văn bản nghị luận.

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Phát vấn - quy nạp.C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ :

* Giáo viên: Soạn bài.* Học sinh: Chuẩn bị bài.

D.TIẾN TRÌNH LÊNLƠP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:

II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm traIII. Bài mới:

1.Đặt vấn đề: 2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨCHoạt động1: Hệ thống hóa kiến thức đã học-Gv yêu cầu Hs làm:+Thống kê, phân loạicacs bài đã học+Trình bày quan niệm, mục đích, yêu cầu, cách làm

Hoạt động2: Luyện tập-GV yêu cầu học sinh làm bài tập 1, 2, 3 theo câu hỏi ở SGK-HS tiến hành thảo luận, cử đại diện lên trình bày-GV nhận xét, đánh giá, cho điểm, kết luận

I. HỆ THỐNG KIẾN THỨC:- Nghị luận văn học và nghị luận xã hội-Các thao tác lập luận trong văn nghị luận+TT so sánh+TT phân tích+TT bác bỏ+TT bình luận-Viết tiểu sử tóm tắt-Viết bản tin-Tóm tắt van bản nghị luậnII. LUYỆN TẬPBT 1:-Các thao tác lập luận chủ yếu: TTLL : bác bỏ, phân tích, bình luận-Hiệu quả tích cực trong việt đạt mục đích sử dụngBT 2

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.139

Page 140: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009-Phân tích những lí do để có thể nói “thất bại là mẹ thành công”-Chứng minh tính đúng đắn của câu danh ngôn-Bác bỏ quan niệm sai lầm+Sợ thất bại nên chẳng dám làm gì+Bi quan khi gặp thất bại+Không biết cách rút kinh nghiệm khi thất bạiBT 3

IV. Củng cố:* Năm vững hệ thống kiến thức đã họcCác nhân tố chi phối phát ngôn.* Luyện tập.

V. Dặn dò: * xem kỹ phần lý thuyết. * Chuẩn bị Kiểm tra tổng hợp cuối năm.

Tiết 121-122: Ngày soạn:

KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM

A.MỤC TIÊU: Giup HS : - Củng cố kiến thức –kĩ năng đã học về ngữ văn trong chương trình lớp 11-Quen thuộc với kiểu bài kiểm tra trắc nghiệm và tự luận -Có bước tiến mới trong việc bày tỏ quan điểm cá nhân về một đề tài nghị luận quen thuộc

B.ĐỀ BÀI: HS làm bài theo đề chung do SGD-ĐT raC ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Theo hướng dẫn chung .

Tiết 123: Ngày soạn:

TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM

A.MỤC TIÊU:Giúp HS:-Xác định lại yêu cầu đề và hướng triển khai bài viết. Đánh giá ưu khuyết điểm để có kế hoạch và nội

dung ôn tập trong hè-Rèn luyện cách làm bài kiểm tra tổng hợp

B.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Trả bài- Lập dàn ý.

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.140

Page 141: GA van 11 CB

GIÁO ÁN -MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 CƠ BẢN- Năm Học : 2008 - 2009C.CHUẨN BỊ GIÁO CỤ :

* Giáo viên: Chấm bài, chữa lỗi, chuẩn bị đáp án.*Học sinh:Ghi chép.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: I.ổn định Iớp - Kiểm tra sĩ số:

II.Kiểm tra bài cũ: Không kiểm traIII. Bài mới:-

1.Đặt vấn đề:Các em đã hoàn thành bài viết số 7. ở bài viết này vẫn còn tồn tại một số lỗi mà hôm nay chúng

ta cùng rút kinh nghiệm.2.Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC *GV: yêu cầu 1-2 HS nhắc lại đề bài số 6 đã làm để kiểm tra sự ghi trí nhớ và chú ý của HS. G/v ghi đề lên bảng.Hoạt động1: Tìm hiểu đề.Hỏi:: Hãy trình bày các yêu cầu của đề bài?. -HS: xác định yêu cầu: hình thức, nội dung, dẫn chứng.Hoạt động2: Lập dàn ý: *GV: hướng dẫn HS lập dàn ý qua 3 bước: Mở bài, thân bài, kết bài. -HS: Trình bày. - G/v tham gia cố vấn chữa lỗi cho HS.Hoạt động3: Đọc bài mẫu. *GV: đọc một số bài đạt điểm khá, giỏi để HS rút kinh nghiệm.

Đề bài: 1.Phần trắc nghiệm2.Phần tự luậnII.ĐÁP ÁN PHẦN TRẮC NGHIỆMIII.DÀN Ý: cho phần tự luận

1.Mở bài:2.Thân bài:

3.Kết bài:III.Chữa lỗi:-Không triển khai được luận điểm.-Lỗi về diễn đạt.-Lỗi về dùng từ, đặt câu.-Không hiểu đề.IV.Đọc bài mẫu:V.HƯỚNG DÂN ÔN TẬP TRONG HÈ

IV. Củng cố:* Sau khi xem lại bài làm của mình, em rút ra được điều gì?.

V. Dặn dò: * Ôn tập hè

Gv NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi - Quảng Trị.141