gdqp_bo truong bo quoc phong vn qua cac thoi ki

10

Upload: panda0393

Post on 25-Jun-2015

417 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: GDQP_bo Truong Bo Quoc Phong VN Qua Cac Thoi Ki
Page 2: GDQP_bo Truong Bo Quoc Phong VN Qua Cac Thoi Ki

2

BỘ TRƯỞNG BỘ QUỐC PHÒNG VIỆT NAM QUA CÁC THỜI KÌ

I. Danh sách các bộ trưởng bộ Quốc Phòng nước ta từ 2-9-1945 tới nay: Chính phủ lâm thời và Chính phủ liên hiệp lâm thời

Chu Văn Tấn (từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946) Chính phủ liên hiệp kháng chiến

Phan Anh (từ tháng 3 năm 1946 đến tháng 11 năm 1946) Chính phủ mới

Võ Nguyên Giáp (từ tháng 11 năm 1946 đến tháng 8 năm 1947)

Tạ Quang Bửu (từ tháng 8 năm 1947 đến tháng 8 năm 1948)

Võ Nguyên Giáp (từ tháng 8 năm 1948 đến 1976) Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

Trần Nam Trung (từ năm 1969 đến năm 1976)

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Võ Nguyên Giáp (từ 1976 đến tháng 2 năm 1980)

Văn Tiến Dũng (từ tháng 2 năm 1980 đến tháng 2 năm 1987)

Lê Đức Anh (từ tháng 2 năm 1987 đến năm 1991)

Đoàn Khuê (từ năm 1991 đến năm 1997)

Phạm Văn Trà (từ năm 1997 đến năm 2006)

Phùng Quang Thanh (từ năm 2006 đến nay) II.Chính phủ lâm thời và Chính phủ liên hiệp lâm thời

1. Chu Văn Tấn Thượng tướng Chu Văn Tấn (1909–1984) là một tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông nguyên là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là một trong 9 Thiếu tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được phong năm 1948 và cũng là một trong hai Thượng tướng đầu tiên.

Tiểu sử và hoạt động Tháng 8 năm 1945, ông tham gia Ban lãnh đạo tổng khởi nghĩa. Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ lâm thời từ cuối tháng 8 năm 1945 đến ngày 2 tháng 3 năm 1946 [1]. Sau đó ông được cử là phái viên của chính phủ đi kiểm tra Khu 4.

Chu Văn Tấn và Hồ Chí Minh

Năm 1948, ông làm Khu trưởng Khu 4 rồi Chiến khu 1, Bí thư khu ủy. Cùng năm này, ông được phong quân hàm Thiếu tướng cùng với 10 tướng lĩnh khác trong đợt phong hàm đầu tiên.

Page 3: GDQP_bo Truong Bo Quoc Phong VN Qua Cac Thoi Ki

3

Ông được bầu làm Phó Chủ tịch Quốc hội từ khóa III đến khóa VI; Ủy viên Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ông cũng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa I, II và III [3]; đại biểu Quốc hội từ khóa II đến khóa VI.

Ông mất năm 1984 tại Hà Nội. Khi mất, Ông được an táng tại Nghĩa trang Văn Điển, Hà Nội. Hiện nay phần mộ của Ông đã được gia đình cải táng và đưa về nghĩa trang của gia đình tại xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Phong tặng Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Quân công hạng ba, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.

III. Chính phủ liên hiệp kháng chiến

2. Phan Anh (1912 - 1990) Phan Anh (1/3/1912 – 28/6/1990) là Luật sư nổi tiếng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Tiểu sử Ông sinh ngày 1 tháng 3 năm 1912 tại làng Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thân phụ của ông là nhà nho Phan Điện. Ông còn có một người em ruột là Phan Mỹ cũng là một luật sư (từng là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng).

Năm 1937, ông tốt nghiệp Cử nhân Luật ở vị trí thứ 2. Năm 1938, ông sang Pháp để trình luận án Tiến sĩ Luật, nhưng Thế chiến thứ hai bùng nổ nên ông không kịp bảo vệ luận án và phải về nước năm 1940, hành nghề luật sư tại văn phòng của luật sư Bùi Tường Chiểu.

Năm 1940, ông cùng Vũ Đình Hòe, Vũ Văn Hiền, thành lập báo Thanh Nghị (1941-1945) mong muốn đóng góp ý kiến của nhóm ông trước quốc dân. Ông là một trong 5 cây bút trụ cột của báo này, phụ trách nhiều chuyên mục của báo. Tuy là một luật sư nhưng nhờ biết chữ Hán, thông hiểu triết, văn, sử Trung Hoa (cả cổ học và tân học) nên các bài viết của ông rất có giá trị về cả phổ thông và chuyên môn. Sự nghiệp chính trị

Cách mạng tháng Tám bùng nổ, ông từ chức cùng với nội các Trần Trọng Kim về sống tại Hà Nội. Sau khi Quốc hội khóa 1 được bầu cử ngày 6 tháng 1 năm 1946 và thành lập Chính phủ Liên hiệp Quốc gia, ông được mời giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Đến tháng 7 năm 1946, ông được Chính phủ giao chức Tổng thư ký phái đoàn Chính phủ Việt Nam (Trưởng đoàn là Phạm Văn Đồng) đi dự hội nghị Fontainebleau đàm phán với chính phủ Pháp.

Sau năm 1954, ông liên tục giữ các chức vụ Bộ trưởng Bộ Kinh tế (từ tháng 5 năm 1951 đổi tên là Bộ Công thương), Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp (từ tháng 9 năm 1955 đến tháng 4 năm 1958), Bộ trưởng Bộ Ngoại thương (từ tháng 4 năm 1958 đến năm 1976) trong Chính phủ Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.

Sau chiến dịch biên giới

Ông mất năm 1990 tại Hà Nội. Tên của ông được UBND TP Hồ Chí Minh đặt cho một con đường tại phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân.

Page 4: GDQP_bo Truong Bo Quoc Phong VN Qua Cac Thoi Ki

4

IV Chính phủ mới 3. Võ Nguyên Giáp

Võ Nguyên Giáp (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là một nhà chỉ huy quân sự và nhà hoạt động chính trị Việt Nam. Là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông chỉ huy chính trong chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975). Ông tham gia vào nhiều chiến dịch quan trọng, từng là một giáo viên dạy sử, nhà báo và từng giữ các chức vụ: ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Quân ủy Trung ương, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Bộ Quốc phòng, tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Tiểu sử và hoạt động cách mạng Võ Nguyên Giáp sinh ở làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình trong một gia đình nhà nho, con của ông Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân). [2] Võ Quang Nghiêm là một nho sinh thi cử bất thành về làm hương sư và thầy thuốc Đông y, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, ông bị Pháp bắt, đưa về giam ở Huế và mất trong tù.

Từ 1936 đến 1939, Võ Nguyên Giáp tham gia phong trào Mặt trận Dân chủ Đông Dương, là sáng lập viên của mặt trận và là Chủ tịch Uỷ ban Báo chí Bắc Kỳ trong phong trào Đông Dương đại hội. Ông tham gia thành lập và làm báo tiếng Pháp Notre voix (Tiếng nói của chúng ta), Le Travail (Lao động), biên tập các báo Tin tức, Dân chúng.

Từ năm 1954-1976, Võ Nguyên Giáp tiếp tục giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng. Ông còn là Phó thủ tướng Chính phủ, sau là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (từ năm 1955 đến năm 1991).

Từ năm 1972-75, sau những tổn thất to lớn của Mậu Thân 1968 và Chiến dịch Trị Thiên 1972, Lê Duẩn trao toàn quyền quân sự cho Võ Nguyên Giáp.

Năm 1972, Võ Nguyên Giáp đã bố trí lực lượng đánh trả cuộc tập kích đường không của Không lực Mỹ suốt 12 ngày đêm.

Năm 1975, ông chỉ đạo Chiến dịch Hồ Chí Minh : "thần tốc, thần tốc hơn nữa, táo bạo, táo bạo hơn nữa, tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước".

Các chiến dịch ông đã tham gia với tư cách là Tư lệnh chiến dịch - Bí thư Đảng ủy trong kháng chiến chống Pháp:

Chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947)

Chiến dịch Biên giới (tháng 9 - 10, năm 1950)

Chiến dịch Trung Du (tháng 12 năm 1950) Võ Nguyên Giáp và Hồ Chí Minh

Chiến dịch Đông Bắc (năm 1951)

Chiến dịch Đồng Bằng (tháng 5 năm 1951)

Chiến dịch Hòa Bình (tháng 12 năm 1951)

Chiến dịch Tây Bắc (tháng 9 năm 1952)

Chiến dịch Thượng Lào (tháng 4 năm 1953)

Chiến dịch Điện Biên Phủ (tháng 3 - 5 năm 1954)

Tướng Giáp báo cáo kế hoạch tấn công

Điện Biên Phủ

Page 5: GDQP_bo Truong Bo Quoc Phong VN Qua Cac Thoi Ki

5

4. Tạ Quang Bửu

Tiểu sử và hoạt động cách mạng Ông sinh ngày 23 tháng 7 năm 1910, trong một gia đình nhà giáo tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1922, ông thi vào trường Quốc học Huế và đỗ thứ 11. Sau đó ông ra Hà Nội học trường Bưởi. Năm 1929, sau khi đỗ đầu tú tài Việt và đỗ đầu tú tài Tây ban Toán, ông nhận được học bổng của Hội Như Tây Du học của Nguyễn Hữu Bài và sang Pháp học.

Tháng 8 năm 1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội. Từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 1 năm 1946, ông đã đảm nhận chức vụ Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rồi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Năm 1946 ông tham gia đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị trù bị Đà Lạt, rồi Hội nghị Fontainebleau (Pháp) đàm phán với Pháp và nhân đó sang Zurich dự lễ kỷ niệm 200 năm thành lập Hội các nhà khoa học tự nhiên Thụy Sĩ vào tháng 7 năm đó.

Tháng 8 năm 1948 ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa được thành lập, sau đó còn làm Chánh văn phòng Quân ủy Trung ương. Đêm 14 tháng 8 năm 1986, ông đột ngột ngưng làm việc do tai biến máu não. Ông mất vào ngày 21 tháng 8 năm 1986, hưởng thọ 76 tuổi.

Đại diện Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân VN

Tạ Quang Bửu ký Hiệp định Genève

Tặng thưởng Ông đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân chương: Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất…

Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về khoa học công nghệ với tập hợp các công trình "Giới thiệu khoa học kĩ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và những quan điểm xây dựng ngành Đại học và Trung học chuyên nghiệp nước nhà".

Page 6: GDQP_bo Truong Bo Quoc Phong VN Qua Cac Thoi Ki

6

V. Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam

5. Trần Nam Trung Thượng tướng Trần Nam Trung (1912-2009) là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Chính phủ Cách mạng lâm thờiCộng hòa Miền Nam Việt Nam (1969-1976).

Tiểu sử và hoạt động cách mạng Ông tên thật là Trần Khuy sinh ngày 6 tháng 1 năm 1912 (có tài liệu ghi ông sinh năm 1913, do nâng tuổi để đi học) tại làng Thi Phổ, xã Đức Trung (này là xã Đức Thạnh), huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân, tổ tiên di cư từ Tây Sơn vào Quảng Ngãi.

Sau hiệp định Paris, ông trở ra Hà Nội, đón Chủ tịch nước Cuba là Fidel Castro Ruzvào Quảng Trị (tháng 9 năm 1973), khi đó thuộc quyền kiểm soát của Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Thay mặt Quân giải phóng miền Nam, ông tặng cho Chủ tịch Cuba một chiếc xe tăng M.48 chiến lợi phẩm.

Từ năm 1976, ông chuyển ngành sang dân sự, làm Chủ nhiệm Ủy ban Thanh tra Chính phủ (nay là Thanh tra Nhà nước) cho đến khi về hưu năm 1982. Người kế

nhiệm là ông Huỳnh Châu Sổ, Chính ủy Quân khu 8 (1975-1976).Ông được phong Trung tướng năm 1961, Thượng tướng năm 1974.Ông là Đại biểu Quốc hội khóa VI.

Ông được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Sao vàng.

Ông qua đời vào lúc 8 giờ 17 phút ngày 10 tháng 5 năm 2009.

VI. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

6. Văn Tiến Dũng Đại tướng Văn Tiến Dũng (2 tháng 5, 1917 – 17 tháng 3, 2002) là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổng Tham mưu trưởngQuân đội Nhân dân Việt Nam (1953-1978), Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1980-1986), một trong những tướng lĩnh danh tiếng của Việt Nam, người chỉ huy trực tiếp chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Tiểu sử và hoạt động cách mạng Tướng Văn Tiến Dũng, còn có bí danh là Lê Hoài, sinh ngày 2 tháng 5 năm 1917tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Nhà nghèo, không ruộng đất, mẹ mất sớm, cậu bé họ Văn theo cha ra Hà Nội. Sau khi cha đột ngột qua đời năm cậu 15 tuổi, Văn Tiến Dũng đành

phải bỏ học, ở nhà trợ giúp cho anh làm nghề thợ may. 17 tuổi, Văn Tiến Dũng lại ra Hà Nội làm công cho các xưởng dệt Thanh Văn (Hàng Đào), sau chuyển sang xưởng Đức Xương Long, Cự Chung (Hàng Bông).

Từ tháng 5 năm 1978 đến năm 1986, ông được giao nhiệm vụ làm Phó Bí thư thứ nhất, rồi Bí thư Quân ủy Trung ương. Từ tháng 12 năm1980 đến 1986, ông giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng.

Năm 1986, tại Đại hội Đảng bộ toàn quân, ông không được bầu làm Đại biểu Chính thức đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, do đó không vào được Bộ Chính trị và phải rời cương vị Bộ trưởng Quốc phòng.

Ông được phong hàm Thiếu tướng năm 1948, Thượng tướng năm 1959 và Đại tướng năm 1974.

Ông từ trần hồi 17h30" ngày 17/3/2002, tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), thọ 85 tuổi.

Page 7: GDQP_bo Truong Bo Quoc Phong VN Qua Cac Thoi Ki

7

7. Lê Đức Anh Lê Đức Anh là Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ

năm 1992 đến tháng 12 năm 1997. Ông cũng từng là một tướng lĩnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, mang quân hàm Đại tướng. Tiểu sử và hoạt động cách mạng

Lê Đức Anh quê tại xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Năm 1944, ông tổ chức và Phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh. Vợ ông là bà Võ Thị Lê.

Tháng 8 năm 1945, ông tham gia quân đội, giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến Chính trị viên Tiểu đoàn, chi đội 1 và Trung đoàn 301. Từ tháng 10 năm 1948 đến năm 1950, ông là tham mưu trưởng các Quân khu 7, Quân khu 8 và đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Từ năm 1951 đến 1954, giữ chức tham mưu phó, quyền tham mưu trưởng bộ tư lệnh Nam Bộ.

Tháng 2 năm 1964, ông được điều vào Nam với bí danh Sáu Nam, giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân Giải phóng Miền Nam. Năm 1969, được điều về làm Tư lệnh Quân khu 9.

Năm 1991 là Thường trực Bộ chính trị. Năm 1992, ông được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam bầu vào chức vụ Chủ tịch nước.

Ông cũng là Ủy viên Bộ Chính trị khóa V-VIII, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII; đại biểu Quốc hội khóa VI, VIII, IX.

Từ tháng 9 năm 1997, ông nghỉ chức vụ Chủ tịch nước, sau đó trở thành Cố vấn Trung ương Đảng. Đến năm đến tháng 4 năm 2001, ông nghỉ hưu.

8. Đoàn Khuê Đại tướng Đoàn Khuê (1923 – 1999) bí danh Võ Tiến Trình; là Ủy viên Bộ Chính trịBan Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1991 đến năm1997. Tiểu sử và hoạt động cách mạng Đoàn Khuê sinh ngày 29 tháng 10 năm 1923; Mất ngày 16 tháng 1 năm 1999; Quê quán: Thôn Gia Đẳng, Xã Triệu Tân, Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị (nay là Xã Triệu Lăng, Huyện Triệu Phong, Tỉnh Quảng Trị). Trú quán: Số nhà 30 Lý Nam Đế, Phường Cửa Đông, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1945 (trước Cách mạng Tháng Tám), tham gia lập Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Quảng Bình (tháng 6 năm 1945), làm ủy viên quân sự của Tỉnh ủy. Ông nhập ngũ tháng 9 năm 1945, và trong kháng chiến chống Pháp đã giữ các chức

vụ chính trị viên Trường Lục quân ở Quảng Ngãi, chính ủy trung đoàn, Phó chính ủy sư đoàn.

Page 8: GDQP_bo Truong Bo Quoc Phong VN Qua Cac Thoi Ki

8

Ông từng là chính ủy sư đoàn 351 pháo binh, Phó chính ủy Quân khu IV, Tư lệnh Quân khu V, rồi Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.

Thời kỳ 1987-1991 ông là Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, sau đó làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ông được phong hàm Thiếu tướng năm 1974, Trung tướng năm 1980, Thượng tướng năm 1984, Đại tướng năm 1990.

Ông là ủy viên Trung ương Đảng từ khóa IV đến khóa VII, ủy viên Bộ Chính trị các khóa VI, VII (1991 đến lúc mất), đại biểu Quốc hội các khóa VII, VIII, IX.

Ông đã được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng: Huân chương Sao vàng (truy tặng năm 2007), Huân chương Hồ Chí Minh, 2 Huân chương Quân công hạng nhất, 2Huân chương Chiến công hạng nhất, Huân chương Chiến thắng hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và nhiều huân, huy chương khác.

9. Phạm Văn Trà Đại tướng Phạm Văn Trà (sinh ngày 19 tháng 8 năm 1935), Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam từ năm1997 đến năm 2006, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tiểu sử và hoạt động cách mạng Ông quê ở xã Phù Lãng, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Ông nhập ngũ năm 1953. Năm 1973, ông là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 Quân khu 9, dưới quyền Đại tá Lê Đức Anh.

Từ tháng 12 năm 1975 đến năm 1977, ông lần lượt giữ chức Tham mưu trưởng Sư đoàn 4, rồi Sư đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 330, Quân khu 9.

Từ tháng 9 năm 1978, ông về học tại Học viện Quân sự cấp cao. Đến tháng 8 năm1980, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn 330, tham chiến tại Campuchia. Tháng 3 năm 1983, ông là Phó Tư lệnh Mặt trận 979.

Từ năm 1985 đến 1988, ông giữ chức vụ Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 9. Tháng 6 năm 1988, ông được điều về giữ chức vụ Phó Tư lệnh Quân khu 3.

Từ năm 1989 đến 1993, ông giữ chức Tư lệnh Quân khu 3. Đến tháng 12 năm 1993, ông được cử làm Phó Tổng Tham mưu trưởng; từ tháng 12 năm 1995, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng. Đến tháng 12 năm 1997, ông được phân công giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thay tướng Đoàn Khuê nghỉ hưu.

Ông là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII (1991-1996).

Ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban chấp Trung ương Đảng khóa VIII (1996-2001) , khóa IX (2001-2006)[3], Đại biểu Quốc hội liên tiếp 3 khóa 9, 10, 11.

Ngày 28 tháng 6 năm 2006 ông được Quốc hội miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Ông được phong hàm Thượng tướng năm 1999, Đại tướng năm 2003.

Page 9: GDQP_bo Truong Bo Quoc Phong VN Qua Cac Thoi Ki

9

10. Phùng Quang Thanh Đại tướng Phùng Quang Thanh (2 /2 /1949 ) là đương kim Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (Việt Nam), Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X (2006), Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XI, XII. Tiểu sử và hoạt động cách mạng Phùng Quang Thanh sinh tại xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Hà Nội. Ông gia nhập quân đội Nhân dân Việt Nam năm 1967, tham gia chiến đấu ở chiến trường Quảng Trị, Nam Lào trong cuộc chiến Việt Nam và chiến trường biên giới phía Bắc sau cuộc chiến Việt Nam. Năm 1968, ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1971, ông được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vì thành tích chiến đấu, lúc đang giữ chức vụ Đại đội trưởng, thuộc Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B.

Tháng 6 năm 1971, ông được đi học tại trường Sĩ quan Lục quân. Năm 1972, trở lại chiến đấu, giữ chức Tiểu đoàn trưởng. Tháng 8 năm 1974, ông được đi học tại Học viện Quân sự (nay là Học viện Lục quân Đà Lạt).

Từ năm 1977 đến 1989, ông lần lượt giữ các chức vụ chỉ huy từ cấp Trung đoàn đến Sư đoàn. 8-1988 - 2-1989, ông là Sư đoàn trưởng Sư đoàn Bộ binh 312 Năm 1989, ông được cử đi học tại Học viện Quân sự Voroshilov (Liên Xô), năm sau về nước, học tại Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng Việt Nam).

Từ 8/1991- 8/1993, ông làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312 lần thứ 2. Sau đó được điều về Bộ Tổng Tham mưu giữa chức Phó Cục trưởng (1993) rồi Cục trưởng (1995) Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu.

Từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 8 năm 2006, ông giữ chức Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (thay Trung tướng Lê Văn Dũng sang giữ chức Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Năm 2006, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông được thăng quân hàm Thiếu tướng năm 1994, Trung tướng năm 1999, Thượng tướng năm 2003. Ngày 6 tháng 7 năm 2007, ông được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao quân hàm Đại tướng.

Ông kiêm chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm và Cứu nạn.

Ông là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ khoá IX (2001), là ủy viên Bộ Chính trị từ khóa X (2006).

Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm và làm việc tại Đắk Nông

Thành tích Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ngày 20/9/1971.

Huân chương Chiến công hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.

Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.

Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng ba.

Huân chương Chiến sỹ vẻ vang hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.

Huân chương chiến sỹ giải phóng hạng nhất, hạng nhì, hạng ba.

Huy chương Quân kỳ Quyết thắng

Page 10: GDQP_bo Truong Bo Quoc Phong VN Qua Cac Thoi Ki

10

Danh saùch thaønh vieân nhoùm 4

1. Huyønh Thò Thanh Truùc 2. Huyønh Thò Thuyø Nhö 3. Huyønh Thò Kim Yeán 4. Tröông Ngoïc Thaønh 5. Phaïm Phöông Tuøng 6. Ñoaøn Huy Hoaøng 7. Traàn Minh Bình 8. Nguyeãn Phaïm Thieän Bình 9. Leâ Nguyeân Phuù