giao an lop 11 nang cao hoan chinh

185
Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Tuần : 01 Tiết : 1, 2 Tên bài ÔN TẬP ĐẦU NĂM Ngày soạn : 18/08/2012 Ngày dạy : 21/08/2012 I.Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Ôn tập và hệ thống những kiến thức trọng tâm, cơ bản của chương trình hoá học lớp 10, giúp học sinh thuận lợi khi tiếp thu kiến thức hoá học lớp 11. - Cấu tạo nguyên tử - BTH các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn - Phản ứng hoá học - Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học 2. Kĩ năng Củng cố lại một số kĩ năng - Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố. - Từ cấu tạo nguyên tử xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ngược lại. - Vận dụng quy luật biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong bảng tuần hoàn để so sánh và dự đoán tính chất của các chất. - Mô tả sự hình thành một số loại liên kết: liên kết ion, liên kết cộng hoá trị, liên kết cho - nhận. - Lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử. - Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học để điều khiển phản ứng hoá học. II. Chuẩn bị: - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Các bài tập liên quan. III. Tiến trình tiết dạy : 1. ổn định tổ chức : Kiểm tra quân số 2. Kiểm tra bài cũ ; Kết hợp cùng bài ôn 3. Bài mới Bài 1: a) Cho các nguyên tố A, B, C có số hiệu nguyên tử lần lượt là 12,13. - Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố đó. - Xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng HTTH. - Cho biết tên nguyên tố và kí hiệu hoá học của nguyên tố đó. - Viết công thức oxit cao nhất của các nguyên tố đó. - Sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều tính kim loại tăng dần và các oxit tương ứng theo chiều giảm dần tính bazơ. Hướng dẫn giải : B ( Z = 12 ) Cấu hình electron nguyên tử: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 Vị trí: nhóm IIA, chu kì 3. Tên nguyên tố: Magiê, kí hiệu hoá học: Mg Công thức oxit cao nhất: MgO C ( Z = 13 ) Cấu hình electron nguyên tử: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 1 Gv: Nguyễn Chí Dũng - 1 -

Upload: akdungkt

Post on 30-Nov-2015

265 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Tuần : 01Tiết : 1, 2

Tên bàiÔN TẬP ĐẦU NĂM

Ngày soạn : 18/08/2012Ngày dạy : 21/08/2012

I.Mục tiêu bài học:1. Kiến thức:Ôn tập và hệ thống những kiến thức trọng tâm, cơ bản của chương trình hoá học lớp 10, giúp học sinh thuận lợi khi tiếp thu kiến thức hoá học lớp 11.- Cấu tạo nguyên tử- BTH các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn- Phản ứng hoá học- Tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học2. Kĩ năngCủng cố lại một số kĩ năng- Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố.- Từ cấu tạo nguyên tử xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và ngược lại.- Vận dụng quy luật biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong bảng tuần hoàn để so sánh và dự đoán tính chất của các chất.- Mô tả sự hình thành một số loại liên kết: liên kết ion, liên kết cộng hoá trị, liên kết cho - nhận.- Lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử.- Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và cân bằng hoá học để điều khiển phản ứng hoá học.II. Chuẩn bị: - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. - Các bài tập liên quan.III. Tiến trình tiết dạy :1. ổn định tổ chức : Kiểm tra quân số 2. Kiểm tra bài cũ ; Kết hợp cùng bài ôn 3. Bài mới Bài 1: a) Cho các nguyên tố A, B, C có số hiệu nguyên tử lần lượt là 12,13. - Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố đó. - Xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng HTTH. - Cho biết tên nguyên tố và kí hiệu hoá học của nguyên tố đó. - Viết công thức oxit cao nhất của các nguyên tố đó. - Sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều tính kim loại tăng dần và các oxit tương ứng theo chiều giảm dần tính bazơ.

Hướng dẫn giải: B ( Z = 12 )Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s2

Vị trí: nhóm IIA, chu kì 3. Tên nguyên tố: Magiê, kí hiệu hoá học: MgCông thức oxit cao nhất: MgO C ( Z = 13 )Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p1

Vị trí: nhóm IIIA, chu kì 3. Tên nguyên tố: Nhôm, kí hiệu hoá học: AlCông thức oxit cao nhất: Al2O3

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì, các nguyên tố trên được sắp xếp theo chiều tính kim loại tăng dần: Al, Mg, NaDựa vào quy luật biến đổi tính axit bazơ của các oxit trong một chu kì, các oxit trên được sắp xếp theo chiều tính bazơ giảm dần: Na2O, MgO, Al2O3

b ) Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 15, 33. - Viết cấu hình e nguyên tử của các nguyên tố đó. - Xác định vị trí của các nguyên tố trong bảng HTTH. - Cho biết tên nguyên tố và kí hiệu hoá học của nguyên tố đó. - Viết công thức oxit cao nhất của các nguyên tố đó.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 1 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC - Sắp xếp các nguyên tố đó theo chiều tính phi kim tăng dần và các oxit tương ứng theo chiều giảm dần tính axit.

Hướng dẫn giải: Y ( Z = 15 )Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p3

Vị trí: nhóm VA, chu kì 3. Tên nguyên tố: phôtpho, kí hiệu hoá học: PCông thức oxit cao nhất: P2O5

Z ( Z = 33 ) Cấu hình electron nguyên tử: 1s22s22p63s23p63d104s24p3

Vị trí: nhóm VA, chu kì 4. Tên nguyên tố: asen, kí hiệu hoá học:AsCông thức oxit cao nhất: As2O5

Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một nhóm A, các nguyên tố trên được sắp xếp theo chiều tính phi kim tăng dần: As, P, N.Dựa vào quy luật biến đổi tính axit bazơ của các oxit trong một nhóm A, các oxit trên được sắp xếp theo chiều tính axit giảm dần: N2O5, P2O5, As2O5

Bài 2: Lập phương trình hoá học sau:1.KMnO4 + HCl MnCl2 + Cl2 + KCl + H2O2. FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2

3. Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O4. NaClO + KI + H2SO4 I2 + NaCl + K2SO4 + H2O5. Al + Fe2O3 Al2O3 + FeYêu cầu HS chuẩn bị vào vở. Gọi HS lên bảngtrình bày, đồng thời GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS ngồi dưới lớp.Bài 3: Phản ứng sau đây xảy ra trong bình kín : CaCO3 CaO + CO2 ; H = 178 kJ a) Phản ứng trên là toả nhiệt hay thu nhiệt ? b) Cân bằng hh chuyển dịch về phía nào khi: - Giảm nhiệt độ của phản ứng ? - Thêm khí CO2 vào bình ? - Tăng dung tích của bình phản ứng ?

Hướng dẫn giải: a.Phản ứng trên thu nhiệt vì H > 0 b. Theo nguyên lí chuyển dịch cân bằng thì: Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nhiệt độ của phản ứng Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nghịch khi nén thêm khí CO2 vào bình Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng dung tích của bình phản ứng.Bài 4: a) Dựa vào sự xen phủ các AO, hãy mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử sau đây : H2 , Cl2 , HCl. b) Dựa vào thuyết lai hoá, hãy mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử: CH4 , C2H4 , C2H2 .

Hướng dẫn giải: a. - Phân tử H2. Mỗi nguyên tử hiđro có 1 electron trên obitan 1s. Hai obitan này xen phủ nhau. Đó là sự xen phủ s - s. Phân tử

H2 hình thành nhờ 1 liên kết đơn. - phân tử Cl2, HCl : tương tự. b. - Phân tử CH4. Nguyên tử C ở trạng thái lai hoá sp3 ; 4 obitan lai hoá hướng về 4 đỉnh của hình tứ diện đều, trên mỗi obitan lai

hoá có 1 electron độc thân, tham gia xen phủ với 1 obitan 1s của 4 nguyên tử hiđro, tạo thành 4 lkết - Các phân tử C2H4 và C2H2 : Tương tự.

IV. Củng cố và dặn dò :-Yều cầu học sinh năm tổng thể các kiến thức phục vụ trong chương trình 11- Chuẩn bị bài : Sự điện li

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 2 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 02Tiết : 3

Chương 1 : SỰ ĐIỆN LI Tên bài

SỰ ĐIỆN LI

Ngày soạn : 26/08/2012Ngày dạy : 27/08/2012

I.Mục tiêu:*Học sinh hiểu: - Nguyên nhân về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

- Cơ chế của quá trình điện li.*Học sinh biết: - Biết được các khái niệm về sự điện li, chất điện li. - Rèn luyện kĩ năng thực hành: quan sát so sánh.II.Chuẩn bị:GV: - Dụng cụ và hoá chất thí nghiệm đo độ dẫn điện - Tranh vẽ( hình 1.2 và hình 1.3 SGK )HS: Ôn lại hiện tượng dẫn điện đã được học trong chương trình vật lí lớp 7III. Tiến trình tiết dạy :1. ổn định tổ chức : Kiểm tra quân số 2. Kiểm tra bài cũ ; không kiểm tra 3. Bài mới Hoạt động Nội dungHoạt động 1:GV: Lắp hệ thống thí nghiệm như SGK và làm thí nghiệm biểu diễn, HS quan sát, nhận xét và rút ra kết luận.

Hoạt động 2:GV: Tại sao các dung dịch axit, bazơ, muối dẫn điện?

Hoạt động 3: HS phân tích và rút ra nhận xét: Phân tử nước là phân tử phân cực.

Hoạt động 4: HS phân tích đặc diểm cấu tạo của tinh thể NaCl? GV thông báo: Khi cho tinh thể NaCl vào nước có hiện tượng gì xảy ra?

I.Hiện tượng điện li.1. Thí nghiệm. - Khi nối các đầu dây dẫn điện với cùng một nguồn điện, ta chỉ thấy bóng đèn ở cốc đựng dung dịch NaCl bật sáng. Vậy dung dịch NaCl dẫn điện, còn nước cất và dung dịch saccarozơ không dẫn điện. - Làm thí nghiệm tương tự, người ta thấy NaCl rắn, khan, NaOH rắn khan, các dung dịch C2H5OH, C3H5(OH)3 không dẫn điện. Ngược lại các dung dịch axit, bazơ và muối đều dẫn điện.2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazơ và muối trong nước. - Do dung dịch các chất axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li thành các ion.Kết luận:- Các axit, bazơ, muối khi tan trong nước phân li thành các ion làm cho dung dịch của chúng dẫn được điện.- Sự điện li là quá trình điện li các chất thành ion.- Những chất khi tan trong nước phân li thành các ion được gọi là chất điện li.II. Cơ chế của quá trình điện li.1.Câu tạo của phân tử nước.- Liên kết O - H là liên kết cộng hoá trị phân cực.- Phân tử nước có cấu tạo dạng góc, do đó phân tử nước phân cực.- Độ phân cực của phân tử nước khá lớn2. Quá trình điện li của NaCl trong nước.Dưới tác dụng của các phân tử nướcphân cực, các ion Na+

và Cl- tách ra khỏi tinh thể đi vào dung dịch. NaCl Na+ + Cl- 3. Quá trình điện li của HCl trong nước.- Phân tử HCl cũng là phân tử có cực tương tự phân tử

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 3 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Hoạt động 5:GV: Khi các phân tử có liên kết cộng hoá trị tan trong nước có điện li thành ion không?

nước.- Do sự tương tác giữa các phân tử phân cực H2O và HCl, phân tử HCl điện li thành các ion. HCl H+ + Cl_

V.Củng cố và dặn dò : - Hệ thống kiến thức : +Nguyên nhân dẫn điện + Cơ chế của quá trình điện li của NaCl và HCl- Bài tập về nhà: Bài 4, 5, 6, 7 trang 7 SGK - Chuẩn bị bài ‘’Phân loại các chất điện li’’

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 4 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 02Tiết : 4

Chương 1 : SỰ ĐIỆN LI Tên bài

PHÂN LOẠI CÁC CHẤT ĐIỆN LI

Ngày soạn : 26/08/2012Ngày dạy : 28/08/2012

I.Mục tiêu bài học.1, Kiến thức:

- Học sinh hiểu: + Thế nào là độ điện li. + Thế nào là chất điện li mạnh, điện li yếu.2 Kĩ năng : - Vận dụng độ điện li để biết chất điện li mạnh, chất điện li yếu.II. Chuẩn bị: GV: - Bộ dụng cụ thí nghiệm về tính dẫn điện của dung dịch.

- Dung dịch HCl 0,1M và CH3COOH 0,1MIII. Tiến trình tiết dạy.1. ổn định tổ chức : Kiểm tra quân số 2. Kiểm tra bài cũ ; không kiểm tra 3. Bài mới

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:GV: Mô tả giới thiệu dụng cụ và hoá chất thí nghiệm.Mời 1 học sinh thao tác thí nghiệm trên bàn GV, các học sinh khác quan sát , nhận xét và giải thích.

Hoạt động 2: GV: Để chỉ mức độ điện li ra ion của chất điện li trong dung dịch người ta dùng độ điện li.GV: Viết biểu thức tính độ điện li

= với : độ điện li; n: số phân tử điện li;

no số phân tử chất đó hoà tan.Hoạt động 3: HS nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là chất điện li mạnh? Độ điện li của chất điện li mạnh là bao nhiêu ? - HS phát biểu.GV thông báo một số chất điện li mạnh thường gặp là: các axit mạnh, các bazơ mạnh, hầu hết các muối.Hoạt động 4 : Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết: - Thế nào là chất điện li yếu ? Chất điện li yếu có độ điện nằm trong khoảng nào?GV : giới thiệu một số chất điện li yếu.GV: Viết phương trình điện của một số chất điện li yếu.GV: Viết biểu thức hằng số điện li.

K =

GV hỏi: Khi pha loãng dung dịch, độ điện li của các chất điện li tăng? Tại sao.

- HS nghiên cứu trả lời.- GV giới thiệu VD trong SGK.

I. Độ điện li.1. Thí nghiệm:- Dung dịch HCl làm bóng đèn sáng rõ hơn so với dung dịch CH3COOH. * kết luận: Các chất khác nhau có khả năng điện li khác nhau.2. Độ điện li:

Độ điện li của chất điện li có thể có các giá trị nằm trong khoảng: 0 < 1II. Chất điện li mạnh và chất điện li yếu.1.Chất điện li mạnh.

- Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion.VD: Na2SO4 2Na+ + SO4

2-. _ Độ điện li = 1.

2. Chất điện li yếu.- Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một phần số phân tử phân li ra ion.VD: CH3COOH H+ + CH3COO-

- Độ điện li : 0 < <1a). Cân bằng điện li.

Quá trình điện li của chất điện li yếu sẽ đạt đến trạng thái cân bằng gọi là cân bằng điện li.

VD: CH3COOH H+ + CH3COO-

b). Ảnh hưởng của sự pha loãng đến độ điện li.Khi pha loãng dung dịch, độ điện li của các chất điện li đều tăng.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 5 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC V.Củng cố và dặn dò : Sử dụng bài tập 2, 3 ( SGK ) để củng cố bài học.Bài tập về nhà: Bài 1, 4, 5, 6, 7 SGK và các bài tập trong sách bài tập.Tuần : 03Tiết : 5,6

Chương 1 : SỰ ĐIỆN LI Tên bài

AXIT-BAZƠ-MUỐI

Ngày soạn : 26/08/2012Ngày dạy : 31/08/2012

I.Mục tiêu bài học.1, kiến thức: Học sinh biết: + Khái niệm axit, bazơ, theo thuyết A-rê-ni-ut và Bron-stêt. + ý nghĩa của hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ. + Muối là gì và sự điện li của muối.2 Kĩ năng : - Vận dụng lí thuyết axit-bazơ của A-rê-ni-ut và Bron-stêt để phân biệt được axit, bazơ, lưỡng tính và trung tính.- Dựa vào hằng số phân li axit, bazơ để tính nồng độ ion H+ và OH- trong dung dịch.II. Chuẩn bị.GV: - Dụng cụ: ống nghiệm.

- Hoá chất: Dung dịch NaOH, muối ZnCl2 hoặc ZnSO4; các dung dịch: HCl, NH3; quỳ tím.III. Phương pháp chủ yếu:Dùng phương pháp gợi mở , nêu vấn đề, sử dụng thí nghiệm, cho học sinh thực hiện các thí nghiệm để gây hứng thú học tập.IV. Tổ chức các hoạt động dạy học.

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:GV: Cho HS nhắc lại các khái niệm axit-bazơ.GV: Các axit, bazơ là những chất điện li. Hãy viết phương trình điện li của các chất đó.

Hoạt động 2:GV: Yêu cầu học sinh nhận xét về số ion H+ phân li ra từ mỗi phân tử axit một nấc, nhiều nấc.

GV thông báo: Đối với các axit mạnh nhiều nấc và bazơ mạnh nhiều nấc chỉ có nấc thứ nhất phân li hoàn toàn.

Hoạt động 3:GV làm thí nghiệm. HS quan sát và nhận xét. Zn(OH)2 + 2H+ Zn2+ + 2H2O Zn(OH)2 + 2OH- ZnO2

2- + 2H2OGV giới thiệu một số hiđroxit lưỡngtính thường gặp là: Al(OH)3, Cr(OH)3 , Pb(OH)2 , Sn(OH)2 ….Hoạt động 4: GV đưa tình huốngGV: Nhúng mẩu giấy chỉ thị axit-bazơ vào dd NH3, dựa vào sự đổi mầu của giấy chỉ thị, HS kết luận dd NH3 có tính bazơ. * GV dựa vào cấu tạo của NH3 phân tích tính bazơ của NH3; sau đó giới thiệu thuyết Bron-stêt. * Hs phân tích VD:

I.Axit và bazơ teo thuyết A-rê-ni-ut1. Định nghĩa.a) Axit: là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+

VD: HCl H+ + Cl-

b) Bazơ: là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-

VD: NaOH Na+ + OH-

2. Axit nhiều nấc, bazơ nhiều nấca. Axit nhiều nấc- Axit một nấc: HCl, CH3COOH, HNO3...- Axit nhiều nấc: H2S, H2CO3, H3PO4...VD: Axit phôtphoric là axit ba nấc H3PO4 H+ + H2PO4

-

H2PO4- H+ + HPO4

2-

HPO42- H+ + PO4

3- b. Bazơ nhiều nấcVD: Mg(OH)2 là bazơ hai nấcMg(OH)2 Mg(OH)+ + OH-

Mg(OH)+ Mg2+ + OH-

3. Hiđroxit lưỡng tính- Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơVD: Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH-

Zn(OH)2 2H+ + ZnO22- .

- Lưu ý: Hiđroxit lưỡng tính thể hiện lực axit và lực bazơ đều yếu.II. Khái niệm về axit và bazơ theo thuyết bronstet1.Định nghĩa Axit là những chất nhường proton ( H+) Bazơ là những chất nhận proton.VD:

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 6 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC - CH3COOH nhường prôton cho nước nên CH3COOH là axit. - NH3 nhận prôton của nước nên nó là bazơ. - HCO3

- và H2O là chất lưỡng tính - Axit, bazơ có thể là phân tử hoặc ion * Yêu cầu HS nhận xét được ưu điểm của thuyết Bron-stêt.

Hoạt động 5:GV: Yêu cầu HS viết PT phân li và biểu thức hằng số phân li của axit yếu CH3COOHGV:- Giá trị Ka phụ thuộc vào bản chất axit và nhiệt độ - Giá trị Ka càng nhỏ, lực axit của nó càng yếu- Ka , Kb là hằng số phụ thuộc vào nhiệt độ- Ka , Kb càng nhỏ lực axit, bazơ càng yếu.

Hoạt động 6:GV:- Nghiên cứu SGK, hãy cho biết muối là gì? - Kể tên một số muối thường gặp ? - Cho biết tính chất chủ yếu của muối? * HS phát biểu.GV giới thiệu một số muối thường gặp: - Muối trung hoà - Muối axit - Muối phức tạp (phức chất, muối kép)GV thông báo: T/C chủ yếu của muối là tính tan và tính điện li

- Yêu cầu HS viết PT điện li của một số muối trong SGK.

CH3COOH + H2O H3O+ + CH3COO-

NH3 + H2O NH4+ + OH-

HCO3- + H2O H3O+ + CO3

2-. HCO3

- + H2O H2CO3 + OH- .

2. ưu điểm của thuyết bron-stêt- Thuyết a-rê-ni-ut chỉ đúng trong trường hợp dung môi là nước- Thuyết axit-bazơ của bron-stêt tổng quát hơn.III. Hằng số phân li axit và bazơ1.Hằng số phân li axitCH3COOH H+ + CH3COO-

Ka =

Trong đó: [H+], [CH3COO-] và [CH3COOH] là nồng độ mol/l lúc cân bằng.2. Hằng số phân li bazơ NH3 + H2O NH4

+ + OH-

Kb =

Trong đó: [NH4+], [OH-] và [NH3] là nồng độ mol/l lúc

cân bằng.IV. Muối1.Định nghĩa Muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại(hoặc cation NH+) và anion gốc axit.VD: (NH4)2SO4 2NH4

+ + SO42-

NaHCO3 Na+ + HCO3-

2. Sự điện li của muối trong nướcVD: K2SO4 2K+ + SO4

2-

NaCl . KCl Na+ + K+ + 2Cl-

V.Củng cố và dặn dò :Dùng bài tập để củng cố. Câu 1. Cho: S2- + H2O HS- + OH- NH4

+ + H2O NH3 + H3O+ ; Chọn đáp án đúng:A. S2- là axit, NH4

+ là bazơ B. S2- là bazơ, NH4+ là axit

C. S2- là axit, NH4+ là axit D. S2- là bazơ, NH4

+ là bazơCâu 2. Cho 2 phản ứng: CH3COO - + H2O CH3COOH + OH- và NH4

+ + H2O NH3 + H3O+

A.CH3COO- là axit, NH4+ là bazơ B. CH3COO- là bazơ, NH4

+ là axitC. CH3COO- là axit, NH4

+ là axit D. CH3COO- là bazơ, NH4+ là bazơ

Câu 3 Cho các chất và ion được đánh số thứ tự như sau: 1. HCO3

– 2. K2CO3 3. H2O 4. Mg(OH)2

5. HPO4 2– 6. Al2O3 7. (NH4)2CO3 8. NH4Cl Theo Bronstet, các chất và ion lưỡng tính là:A.1,3,5,6,7. B. 1,3,6 C. 1,3,6,7 D. 1,3,6,8Câu 4 Cho 200ml dd KOH vào 200ml dd AlCl3 1M thu được 7,8g kết tủa keo. CM của dd KOH là :A. 1,5M B. 3,5M C. 1,5M và 3,5M D. 1,5M hoặc 3,5MBài tập về nhà: bài 5, 6, 7, 8, 9, 10 SGK

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 7 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 04Tiết : 7,8

Chương 1 : SỰ ĐIỆN LI Tên bài

SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH, CHẤT CHỈ THỊ AXIT BAZƠ

Ngày soạn : 09/09/2012Ngày dạy : 11/09/2012

I.Mục tiêu bài học1, Kiến thức:Học sinh hiểu: + Sự điện li của nước. + Tích số ion của nước và ý nghĩa của đại lượng này. + Khái niệm về pH và chất chỉ thị axit-bazơ.2 Kĩ năng : + Vận dụng tích số ion của nước để xác định nồng độ ion H+ và OH- trong dung dịch. + Biết đánh giá độ axit, bazơ của dung dịch dựa vào nồng độ H+, OH-, pH, pOH. + Biết sử dụng một số chất chỉ thị axit, bazơ để xác định tính axit, kiềm của dung dịch.II. Chuẩn bịGV: + Dung dịch axit loãng(HCl hoặc H2SO4) + Dung dịch bazơ loãng(NaOH hoặc Ca(OH)2) + Phenolphtalein, giấy đo pHIII. Phương pháp chủ yếu: - Dùng phương pháp nêu vấn đề - Sử dụng thí nghiệmIV. Tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:GV giới thiệu: Bằng thực nghiệm người ta đã xác nhận rằng nước là chất điện rất yếu.

Hoạt động 2:GV: Yêu cầu học sinh viết biểu thức hằng số cân bằng của nước ? GV: Trình bày để HS hiểu được do độ điện li rất yếu nên nồng độ của nước trong biểu thức hằng số cân bằng được coi là không đổiGV: Nước là môi trường trung tính, nên môi trường trung tính là môi trườngcó: [H+] = [OH-] = 10-7 mol/lHoạt động 3: GV: Tích số ion của nước là một hằng số đối với cả dung dịch loãng của các chất. Vì vậy nếu biết nồng độ H+ trong dung dịch sẽ biết được nồng độ OH- trong dung dịch đó và ngược lại.GV: Độ axit, độ kiềm của dung dịch được đánh giá bằng nồng độ H+ ở 250CMôi trường axit: [H+] > 10-7MMôi trường trung tính: [H+] = [OH-] = 10-7 mol/lMôi trường kiềm: [H+] < 10-7 MHoạt động 4:GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết pH là gì, dung dịch axit, kiềm, trung tính có pH bằng bao nhiêu * HS phát biểu.GV: Chốt lại ý kiến của HSBổ sung: thang pH thường dùng có giá trị từ 0 đến 14

I.Nước là chất điện li rất yếu1. Sự điện li của nướcNước là chất điện li rất yếu: H2O H+ + OH-

2. Tích số ion của nước

K =

KH O = K[H2O] = [H+][OH-]

KH O = 10-14

[H+] = [OH-] = = 10-7 mol/l

3. ý nghĩa tích số ion của nướca. Môi trường axitLà môi trường trong đó [H+] > [OH-] hay [H+] > 10-7 M

b. Môi trường kiềmLà môi trường trong đó [H+] < [OH-] hay [H+] < 10-7 M

II. Khái niệm về pH. Chất chỉ thị axit-bazơ1.Khái niệm về pH Môi trường axit: pH < 7 Môi trường trung tính: pH = 7 Môi trường kiềm; pH > 7

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 8 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

GV: Để xác định môi trường của dung dịch người ta thường dùng chất chỉ thị như quỳ, phenolphtalein...GV bổ sung: - Chất chỉ thị là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị của pH - Chất chỉ thị axit-bazơ chỉ cho phép xác định được giá trị pH một cách gần đúng

2. Chất chỉ thị axit-bazơ - Chất chỉ thị axit-bazơ là chất có màu biến đổi phụ thuộc vào giá trị pH của dung dịch

- Để xác định tương đối chính xác giá trị pH của dung dịch người ta dùng máy đo pH

V.Củng cố và dặn dò :Lựa chọn bài tập SGK để củng cố bàiCâu 1 : Dung dịch CH3COOH 0,01M có pH = 3. Độ điện ly 2 của CH3COOH trong dd làA. 0,5% B. 10% C. 2% D. 2,5%Câu 2 : Cho 0,5885g NH4Cl vào 100 ml dd NaOH có pH = 12 . Đun sôi dd sau đó làm nguội, dd thu được có giá trị pH nào sau đây?A. pH < 7 B. pH > 7 C. pH = 7 D. Không xác định .Câu 3 : Nếu pH của dd A là 11,5 và pH của dd B là 4,0 thì điều khăng định nào sau đây đúng?A. Dung dịch A có [H+] lớn hơn dd B . B. Dung dịch B có tính bazơ mạnh hơn A .C. Dung dịch A có tính bazơ mạnh hơn B . D. Dung dịch A có tính axit mạnh hơn B .Câu 4 : Trộn V1 lit dd axit mạnh có pH = 5 với V2 lit dd bazơ mạnh có pH = 9 thu được dung dịch có pH = 6. Tỉ số V1/V2 làA. 1 :1 B. 9 :11 C. 2 :1 D. 11:9Câu 5 : Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là

A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.Câu 6 : Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M; HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Lấy 300 ml dung dịch A cho phản ứng với V lít dung dịch B gồm NaOH 0,2M và KOH0,29M thu được dung dịch C có pH = 2. Giá trị V là:A. 0,424 lít B. 0,414 lít C. 0,214 lít D. 0,134 lít

Bài tập về nhà: 5, 6, 7, 8, 9, 10

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 9 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 05Tiết : 9

Chương 1 : SỰ ĐIỆN LI Tên bài

LUYỆN TẬP AXIT –BAZƠ- MUỐI

Ngày soạn : 16/09/2012Ngày dạy : 18/09/2012

I.Mục tiêu bài học1. Củng cố kiến thức:

+ Củng cố khái niệm axit, bazơ theo thuyết A-rê-ni-ut và theo thuyết Bron-stet + Củng cố các khái niệm về chất lưỡng tính, muối.+ ý nghĩa của hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ, tích số ion của nước

2. Rèn luyện kĩ năng:+ Rèn luyện kĩ năng tính pH của dung dịch axit, bazơ.+ Vận dụng thuyết axit-bazơ của A-rê-ni-ut và Bron-stet để xác định tính axit, bazơ, hay lưỡng tính.+ Vận dụng biểu thức hằng số phân li axit, hằng số phân li bazơ, tích số ion của nước để tính nồng độ ion H+,

pH.+ Sử dụng chất chỉ thị axit-bazơ để xác định môi trường của dung dịch các chất.

II. Chuẩn bị:+ GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi củng cố lí thuyết.

+ HS chuẩn bị các bài tập trang 23 SGKIII. Phương pháp chủ yếu: + Phương pháp đàm thoại để củng cố lí thuyết + Dùng bài tập để rèn luyện kĩ năngIV. Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:GV tổ chức cho HS thảo luận để khắc sâucác kiến thức cần nhớ dưới đây: - Quan niệm về axit theo A-rê-ni-ut và Bron-stet? Cho ví dụ. * HS phát biểu.- Quan niệm về bazơ theo A-rê-ni-ut và Bron-stet? Cho ví dụ. * HS phát biểu.

- Chất lưỡng tính là gì? cho ví dụ.- Muối là gì? cho ví dụ. * HS phát biểu.- Viết biểu thức hằng số phân li axit và biểu thức hằng số phân li bazơ? - Tích số ion của nước là gì? ý nghĩa tích số ion của nước. * HS phát biểu.

- Môi trường của dung dịch được đánh giá dựa vào nồng độ H+ và pH như thế nào?

- Chất chỉ thị nào thường được dùng để xác định môi trường của dung dịch. Màu của chúng thay đổi thế nào?Hoạt dộng 2:GV lựa chọn các bài tập phù hợp để rèn luyện kĩ năng vận dụng lí thuyết đã học.

I.Củng cố lí thuyết1)- Axit khi tan trong nước phân li ra cation H+ (theo thuyết A-rê-ni-ut) hoặc axit là chất nhường prôton H+ (theo thuyết Bron-stet) - Bazơ khi tan trong nước phân li ra anion OH- (theo thuyết A-rê-ni-ut) hoặc bazơ là chất nhận prôtn H+ (theo thuyết Bron-stet)2) - Chất lưỡng tính vừa có thể thể hiện tính axit, vừa có thể thể hiện tính bazơ.3) - Hâu hết các muối khi tan trong nước phân li hoàn toàn ra cation kim loại ( hoạc cation NH4

+) và anion gốc axit.4) - Hằng số phân li axit Ka và hằng số phân li bazơ Kb là các đại lượng đặc trưng cho lực axit và lực bazơ của axit yếu và bazơ yếu trong nước.

5) - Tích số ion của nước là KH O = [H+][OH-]=10-14. Một cách gần đúng có thể coi giá trị của tích số này là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau.6) - Giá trị H+ và pH đặc trưng cho các môi trường: Môi trường trung tính: pH = 7 Môi trường axit : pH < 7 Môi trường kiềm : pH > 77) - Màu của quỳ, phenolphtalein và chất chỉ thị vạn năng trong dung dịch ở các giá tri pH khác nhauII. Bài tập1. HClO H+ + OCl-

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 10 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Ka =

OCl- + H2O HClO + OH-

Kb =

2. Phương trình điện li MgSO4 Mg2+ + SO4

2-

HClO3 H+ + ClO3-

H2S H+ + HS-

HS- H+ + S2-

V.Củng cố và dặn dò :Câu 1: Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch có chứa 26,7g AlCl3 cho đến khi thu được 11,7g kết tủa thì dừng lại. Thể tích dung dịch NaOH đã dùng là... lítA. 0,45 B. 0,6 C. 0,65 D. 0,45 hoặc 0,65Câu 2. Thêm 150 ml dung dịch KOH 2M vào 120 ml dung dịch H3PO4 1M. Khối lượng các muối thuđược trong dung dịch là:A. 10,44 gam KH2PO4; 8,5 gam K3PO4 B. 10,44 gam K2HPO4; 12,72 gam K3PO4C. 10,24 gam K2HPO4; 13,5 gam KH2PO4 D. 13,5 gam KH2PO4; 14,2 gam K3PO4

Câu 3. A là dung dịch NaOH có pH = 12; B là dung dịch H2SO4 có pH = 2. Để phản ứng đủ với V1 lít dung dịch A

cần V2 lít dung dịch B. Quan hệ giữa V1 và V2 là:

A.V1 = V2 B. V1 = 2V2 C. V2 = 2V1 D. Tất cả đếu saiBài tập về nhà: Bài 2, 3, 5, 9, 10 SGK và các bài trong sách bài tập.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 11 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 05,06Tiết : 10,11

Chương 1 : SỰ ĐIỆN LI Tên bài

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI

Ngày soạn : 16/09/2012Ngày dạy : 21/09/2012

I.Mục tiêu bài họcHọc sinh hiểu: + Bản chất và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li + Phản ứng thuỷ phân muốiKĩ năng: + Viết PT ion rút gọn của phản ứng + Dựa vào điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li để biét được phản ứng xỷa ra hay không xảy ra.II. Chuẩn bị:GV: Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh 4 ống nghiệm, giá ống nghiệm. Hoá chất: Các dd NaCl, Na2CO3, NaOH, HCl, phênolphtalêin, CH3COONaIII. Phương pháp chủ yếu: + Sử dụng thí nghiệm . + Tái hiện kiến thức cũ từ đó bổ sung và xây dựng nắm được kiến thức mới.IV. Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:GV: Khi trộn dung dịch Na2SO4 với dung dịch BaCl2 sẽ có hiện tượng gì xảy ra? HS phát biểu, sau đó viết PTHH dạng phân tử

và ion rút gọn. GV củng cố, sửa lỗi cho HS (nếu có)

Hoạt động 2:GV: Làm thí nghiệm SGK Yêu cầu HS viết PT dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng giữa hai dung dịch NaOH và HCl

GV: Làm thí nghiệm nhỏ dd HCl vào dd CH3COONa thấy có mùi giấm chua. Hãy giải thích hiện tượng và viết PT hoá học dưới dạng PT và ion rút gọn.

Hoạt động 3: GV: Làm thí nghiệm SGK Viết PT hoá học dưới dạng PT và ion rút gọn.GV yêu cầu HS rút ra được: Thực chất của phản ứng là sự kết hợp giữa ion H+ và CO3

2-.Kết luận chung: Phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện li thực chất là phản ứng giữa các ion tạo thành chất kết tủa, chất điện li yếu hoặc chất khí.Hoạt động 4: GV: Làm 4 thí nghiệm.GV: Khi hoà tan một số muối vào nước, đã xảy ra

I.Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.1. Phản ứng tạo thành chất kết tủa.VD: Na2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2NaCl2Na+ + SO4

2- + Ba2+ + 2Cl- BaSO4 + 2Na+ + 2Cl-

PT ion rút gọn: Ba2+ + SO42- BaSO4

2. Phản ứng tạo thành chất điện li yếu. a. Phản ứng tạo thành nước.VD: NaOH + HCl NaCl + H2ONa+ + OH- + H+ + Cl- Na+ + Cl- + H2OPT ion rút gọn: H+ + OH- H2O b. Phản ứng tạo thành axit yếu.VD: HCl + CH3COONa CH3COOH + NaClH+ + Cl- + CH3COO- + Na+ CH3COOH + Na+ + Cl- PT ion rút gọn: CH3COO- + H+ CH3COOH3. Phản ứng tạo thành chất khí.VD: 2HCl + Na2CO3 2NaCl + CO2 + H2O2H+ + 2Cl- + 2Na+ + CO3

2- 2Na+ + 2Cl- + CO2 + H2OPT ion rút gọn: 2H+ + CO3

2- CO2 + H2O

II. Phản ứng thuỷ phân muối1.Khái niệm sự thuỷ phân của muối. Phản ứng trao đổi ion giữa muối hoà tan và nước là phản ứng thuỷ phân muối

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 12 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC phản ứng trao đổi ion giữa muối hoà tan và nước làm cho pH biến đổi. Phản ứng như vậy được gọi là phản ứng thuỷ phân muối.Hoạt động 5:GV: Dẫn dắt HS giải thích SGK.

- Phản ứng làm tăng nồng độ OH- trong dd nên môi trường có pH > 7

- Dung dịch các muối của bazơ mạnh và axit yếu đều có pH > 7

- Dung dịch các muối của axit mạnh và bazơ yếu đều có pH < 7- Muối tạo ra bởi axit mạnh và bazơ mạnh có môi trường pH = 7

- Kết luận: SGK

2. Phản ứng thuỷ phân của muối. * VD1: CH3COONa CH3COO- + Na+

CH3COO- + HOH CH3COOH + OH-

Môi trường có pH > 7 * VD 2: Fe(NO3)3 Fe3+ + 3NO3

-

Fe3+ + HOH Fe(OH)2+ + H+

Môi trường có pH < 7 * VD 3: Khi hoà tan (CH3COO)2Pb trong nước, cả 2 ion Pb2+ và CH3COO- đều bị thuỷ phân. Môi trường là axit hay kiềm phụ thuộc vào độ thuỷ phân của hai ion. * VD 4: Những muối axit như NaHCO3, KH2PO4, K2HPO4... khi hoà tan trong nước môi trường của dd tuỳ thuộc vào bản chất của anion.

V.Củng cố và dặn dò :Sử dụng bài tập để củng cố bài.Câu 1 : Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/lit và Ba(OH)2 b mol/lit. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 60 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác cho một lượng dư dung dịch Na2CO3 vào 100 ml dung dịch X thấy tạo thành 0,394 gam kết tủa. a, b lần lượt là:A. 0,1M và 0,01M B. 0,1M và 0,08M C. 0,08M và 0,01 M D. 0,08M và 0,02MCâu 2 :Dung dịch A gồm 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl- và 0,2 mol NO3

-. Thêm từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi lượng kết tủa lớn nhất thì thể tích dung dịch K2CO3 cho vào là:A. 150 ml B. 300 ml C. 200 ml D. 250 mlMột dung dịch chứa x mol Na+, y mol Ca2+, z mol HCO3

-, t mol Cl-. Hệ thức liên hệ giữa x, y, z, t được xác định là: A. x+ 2z = y + 2t B. x+ 2y = z + 2t C. z+ 2x = y+ t D. x + 2y = z + t Bài tập về nhà: Bài 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11 SGK trang 29.

Tuần : 06 Chương 1 : SỰ ĐIỆN LI Ngày soạn : 23/09/2012

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 13 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Tiết : 12 Tên bài

LUYỆN TẬP PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI

Ngày dạy : 29/09/2012

I.Mục tiêu bài học1. Củng cố kiến thức: Củng cố kiến thức về phản ứng trao đổi ion xảy ra trong dung dịch các chất điện li2. Rèn luyện kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học dưới dạng ion đầy đủ và rút gọn.II. Chuẩn bị - GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi và các bài tập liên quan - HS ôn tập và chuẩn bị các bài tập trong SGK trang 30, 31.III. Phương pháp chủ yếu: - Đàm thoại để củng cố kiến thức - Dùng bài tập nhằm củng cố kiến thức cơ bản và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã họcIV. Tổ chức các hoạt động dạy học

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau đây:- Điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li là gì? cho ví dụ tương ứng ?

- Phản ứng thuỷ phân muối là gì? Những trường hợp nào xảy ra phản ứng thuỷ phân?

- Phương trình ion rút gọn có ý nghĩa gì? Nêu cách viết phương trình ion rút gọn.

Hoạt động 2: GV chọn bài tập thích hợp trong SGK để củng cố kiến thức cần nắm vững.GV hướng dẫn học sinh làm , đồng thời kiểm tra sư làm việc của HS.

GV gọi học sinh lên bảng làm bài tập và cho các học sinh khác nhận xét.

I.Ôn tập về lí thuyết1).- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi có ít nhất một trong các điều kiện sau:a. Tạo thành chất kết tủa.b. Tạo thành chất điện li yếu.c. Tạo thành chất khí.2).- Phản ứng thuỷ phân của muối là phản ứng trao đổi ion giữa muối hoà tan và nước. Chỉ những muối chứa gốc axit yếu hoặc cation của bazơ yếu mới bị thuỷ phân.3).- Phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li. Trong phương trình ion rút gọn của phản ứng, người ta lược bỏ những ion không tham gia phản ứng, còn những chất kết tủa, điện li yếu, chất khí được giữ nguyên dưới dạng phân tử.II. Bài tậpBài 1:a.Không xảy rab. Pb2+ + H2S PbS + 2H+

c. Pb(OH)2 + 2OH- PbO22- + 2H2O

d. SO32- + H2O HSO3

- + OH-

e. Cu2+ + H2O Cu(OH)+ + H+

g. HCO3- + OH- CO3

2- + H2Oh. SO3

2- + 2H+ H2O + SO2i. HCO3

- + H+ H2O + CO2Bài 2: đáp án BBài 3: các phản ứng hoá học xảy ra:SO3

2-- + H2O2 SO42- + H2O

SO42- + Ba2+ BaSO4

Bài 9:a.Cr2(SO4)3 + 6NaOH 2Cr(OH)3 + 3Na2SO4

Cr3+ + 3OH- Cr(OH)3b. AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl Al3+ + 3OH- Al(OH)3

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 14 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC c. Ni(NO3)2 + 2KOH Ni(OH)2 + 2KNO3

Ni2+ + 2OH- Ni(OH)2V.Củng cố và dặn dò :1. Cho 3,78g bột Al phản ứng vừa đủ với dd muối XCl3 tạo thành dd Y. Khối lượng chất tan trong dd Y giảm 4,06g so

với dd XCl3. Xác định công thức của muối XCl3 là A. BCl3 B.CrCl3 C.FeCl3 D. AlCl3

2. Trộn 250 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01 M với 250 ml dung dịch NaOH aM thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị a là A. 0,13M. B. 0,12M. C. 0,14M. D. 0.10M.

3. Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,12M và Ba(OH)2 0,12M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 3,940. B. 1,182. C. 2,364. D. 1,970.Bài tập về nhà: Bài 4, 5, 6, 7, 8, 10 trong SGK trang 31 và các bài trong sách bài tập.

Tuần : 07 Chương 1 : SỰ ĐIỆN LI Ngày soạn : 30/09/2012

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 15 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Tiết : 13 Tên bài

THỰC HÀNH TÍNH AXIT-BAZƠ. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI

Ngày dạy : 02/10/2012

I.Mục tiêu bài thực hành:1. Kiến thức: Củng cố các kiến thức về axit - bazơ và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.2. Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm với lượng nhỏ hoá chất.II. Chuẩn bị dụng cụ TN và hoá chất cho một nhóm thực hành (5-7 HS) 1. Dụng cụ thí nghiệm- Đĩa thuỷ tinh: 6- ống hút nhỏ giọt: 8- Bộ giá thí nghiệm: 4- ống nghiệm: 12- Thìa xúc hoá chất: 42. Hoá chất:- Dung dịch HCl 0,1M - Dung dịch Na2CO3 đặc- Giấy chỉ thị vạn năng - Dung dịch CaCl2 đặc- Dung dịch NH4Cl 0,1M - Dung dịch phenolphtalein- Dung dịch CH3COONa 0,1M - Dung dịch CuSO4 1M- Dung dịch NaOH 0,1M - Dung dịch NaOH đặcIII. Phương pháp chủ yếu:Chia học sinh trong lớp thành các nhóm thực hành, mỗi nhóm khoảng 5-7 học sinh để tiến hành làm thí nghiệm.IV. Tổ chức các hoạt động dạy học:

Hoạt động Nội dungHoạt động 1: Thí nghiệm 1GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm như SGK.

GV gợi ý để học sinh giải thích hiện tượng.

Hoạt động 2: Thí nghiệm 2

GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm như SGK.

GV hướng dẫn học sinh viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và ion rút gọn.

GV gợi ý học sinh giải thích các hiện tượng xảy ra.

I) Nội dung thí nghiệm và cách tiến hànhThí nghiệm 1: Tính axit - bazơ a) Nhỏ dung dịch HCl 0,1M lên mẫu giấy chỉ thị pH, so sánh với mẫu chuẩn được giá trị pH 1, môi trường axit mạnh. b) Nhỏ dung dịch NH4Cl tương tự như trên xác định được giá trị pH 5, môi trường axit yếu.Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.a) Nhỏ dung dịch Na2CO3 đặc vào dung dịch CaCl2 đặc, xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.Na2CO3 + CaCl2 CaCO3 + 2NaCl Ca2+ + CO3

2- CaCO3b) Hoà tan kết tủa CaCO3 vừa mới thu được bằng dung dịch HCl loãng, xuất hiện bọt khí CO2 trong dung dịch.CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2OCaCO3 + 2H+ Ca2+ + CO2 + H2Oc) Nhỏ vài giọt dung dịch phênolphtalêin vào dung dịch NaOH loãng, dung dịch có mầu hồng. Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào, vừa nhỏ vừa lắc, dung dịch sẽ mất mầu.NaOH + HCl NaCl + H2O H+ + OH- H2Od) Nhỏ dung dịch NaOH vào dung dịch ZnSO4, xuất hiện kết tủa màu trắng Zn(OH)2. Lây một ít kết tủa thêm từ từ dung dịch NaOH cho đến dư, lắc nhẹ, Zn(OH)2 tan tạo thành dung dịch không màu.2NaOH + ZnSO4 Zn(OH)2 + Na2SO4

Zn(OH)2 + 2NaOH Na2ZnO2 + 2H2O

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 16 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Zn(OH)2 + 2OH- ZnO2

2- + 2H2OV.Củng cố và dặn dò : Hướng dẫn học sinh viết tường trình thí nghiệm.Học sinh viết tường trình thí nghiệm theo mẫu:1.Tên học sinh............................Lớp.......2. Tên bài thực hành: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li.3. Nội dung tường trình:Trình bày cách tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng quan sát được, giải thích, viết phương trình hoá học các thí nghiệm

Tuần : 07 Chương 1 : SỰ ĐIỆN LI Ngày soạn : 30/09/2012

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 17 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Tiết : 14 Tên bài

KIỂM TRA 1 TIẾT CHƯƠNG INgày dạy : 05/10/2012

I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA: - Đánh giá khả năng tiếp thu và làm bài của HS một cách khách quan. - Giúp phân loại HS .II. CHUẨN BỊ: GV: Đề kiẻm tra,kèm theo đáp án chi tiết. HS : Ôn tập kĩ kiến thức của cả chương , cùng với kiến thức cũ liên quan

III, NỘI DUNG : (Nội dung kèm theo)

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 18 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Tuần : 08Tiết : 15 Chương II : NHÓM NITƠ

Tên bàiKHÁI QUÁT VỀ NHÓM NI TƠ

Ngày soạn : 06/10/2012Ngày dạy : 09/10/2012

I.Mục tiêu :1. Kiến thức: HS biết- Tên các nguyên tố thuộc nhóm nitơ.- Đặc điểm cấu tạo nguyên tử và vị trí của các nguyên tố nhóm nitơ trong BTH.- Sự biến đổi tính chất của các đơn chất và một số hợp chất trong nhóm.2. Kĩ năng:- Vận dụng được những kiến thức về cấu tạo nguyên tử để hiểu được những tính chất hoá học chung của các nguyên tố nhóm nitơ.- Vận dụng quy luật chung về biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất trong một nhóm A để giải thích sự biến đổi tính chất của các đơn chất và hợp chất của các nguyên tố nhóm nitơ.II. Chuẩn bị:- GV: Bảng tuần hoàn.- HS: Xem lại phần kiến thức chương1 và chương 2 ( SGK hoá học lớp 10 ).III. Phương pháp chủ yếu:- Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, khai thác tối đa những hiểu biết của học sinh để xây dựng bài học.- Tổ chức cho các em thảo luận trong nhóm và trình bày ý kiến trước cả lớp.IV. Tiến trình tiết dạy :

Hoạt động Nội dungHoạt động 1: GV yêu cầu HS tìm nhóm nitơ trong bảng tuần hoàn, gọi tên các nguyên tố trong nhóm, cho biết vị trí của nhóm trong BTH.Hoạt động 2: GV: Từ vị trí của nhóm nitơ trong BTH, yêu cầu học sinh nhận xét: Số e lớp ngoài cùng, phân bố các e vào obitan, số e độc thân...

Hoạt động 3:GV gợi ý giúp HS nhớ lại: Tính oxi hoá, tính khử, độ âm điện.

GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm tính kim loại-phi kim, quy luật biến đổi trong nhóm A.Hoạt động 4:GV: Hoá trị của các nguyên tố nhóm nitơ đối với hiđro bằng bao nhiêu? Viết công thức chung.GV: Sự biến đổi độ bền nhiệt, tính khử...Hoạt động 5:GV: Các nguyên tố nhóm nitơ tạo thành hợp chất

I.Vị trí của nhóm nitơ trong bảng tuần hoàn.Nhóm nitơ gồm các nguyên tố:Nitơ (N), Phốtpho (P), asen (As), antimon (Sb) và bitmut (Bi). Chúng đều thuộc các nguyên tố p.II. Tính chất chung của các nguyên tố nhóm nitơ.1.Câu hình electron nguyên tử.- Vì thuộc nhóm VA nên nguyên tử của các nguyên tố nhóm nitơ đều có 5 electron lớp ngoài cùng: ns2np3

- 5 electron này được phân bố vào phân lớp s ( 2 electron ) và phân lớp p ( 3 electron ) - ở các nguyên tố P, As, Sb, Bi còn có phân lớp d trống. Khi bị kích thích, electron đã ghép đôi ở obitan ns sẽ tách ra và chuyển sang obitan nd vì vậy chúng có 5 electron độc thân. 2. Sự biến đổi tính chất của các đơn chấta. Tính oxi hoá - khửCác nguyên tố nhóm nitơ có số oxi hoá cao nhất là +5. Ngoài ra còn có các số oxi hoá +3 và -3, riêng nitơ có thêm các số oxi hoá +1, +2, +4.b. Tính kim loại, tính phi kimĐi từ nitơ đến bitmut, tính phi kim của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính kim loại tăng dần.3. Sự biến đổi tính chất của các hợp chất.a. Hợp chất với hiđroCác nguyên tố nhóm nitơ đều tạo được hợp chất với hiđro, có công thức chung là RH3.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 19 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC với oxi có số oxi hoá cao nhất bằng bao nhiêu?Cho biết quy luật về sự biến đổi: độ bền các số oxi hoá, sự biến đổi tính axit, tính bazơ của các oxit và hiđroxit.

b. Oxit và hiđroxit.Từ nitơ đến bitmut, tính axit của các oxit và hiđroxit tương ứng giảm dần đồng thời tính bazơ của chúng tăng dần.

V. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố bài : Câu 1. Chọn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tố nhóm VA:A.ns2np5 B. ns2np3 C. ns2np2 D. ns2np4

Câu 2. Dãy chất nào sau đây trong đó nitơ có số oxi hóa tăng dần:A. NH3, N2, NO, N2O, AlN B. NH4Cl, N2O5, HNO3, Ca3N2, NOC.NH4Cl, NO, NO2, N2O3, HNO3 D. NH4Cl, N2O, N2O3, NO2, HNO3

Câu 3. Nguyên tố nitơ có số oxi hóa là bao nhiêu trong các hợp chất sau: NO, NO2, NH3, NH4Cl, N2O , N2O3 , N2O5 , Mg3N2.?2. Dặn dò : Bài 3, 4, 5 trang 36 SGK.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 20 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Tuần : 08Tiết : 16 Chương II : NHÓM NITƠ

Tên bài : NI TƠ

Ngày soạn : 06/10/2012Ngày dạy : 12/10/2012

I.Mục tiêu:1. Kiến thức: HS biết: Phương pháp điều chế nitơ trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm. HS hiểu: + tính chất vật lí, hoá học của nitơ. + ứng dụng của nitơ2. Kĩ năng: Vận dụng đặc điểm cấu tạo phân tử của nitơ để giải thích tính chất vật lí, hoá học của nitơ. Rèn luyện kĩ năng suy luận logic.II. Chuẩn bị:GV:- chuẩn bị các hoá chất: NH4NO2, NH4Cl, NaNO2

- Đèn cồn.III. Phương pháp chủ yếu: + Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề. + Dùng tranh vẽ, mô hình.IV. Tiến trình tiết dạy .

1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ : Nêu tính chất chung của các nguyên tố nhóm Nito.3. Bài mới :

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:GV nêu câu hỏi:- Hãy mô tả liên kết trong phân tử nitơ ?- Hai nguyên tử nitơ liên kết với nhau như thế nào ? HS trả lời: Hai nguyên tử nitơ liên kết với nhau bằng ba liên kết cộng hoá trị không có cực.

Hoạt động 2:GV: Màu sắc, mùi vị của khí nitơ? Có duy trì sự sống không? Có độc không?Hoạt động 3:GV: Hãy giải thích vì sao ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoá học?GV: Số oxi hoá của nitơ bằng bao nhiêu?HS trả lời: có thể có các số oxi hoá sau: -3, 0, +1, +2, +3, +4,+5.Hoạt động 4:GV: Cho biết vai trò của nitơ trong các phản ứng sau?

GV: Trong các phản ứng trên nitơ thể hiện số oxi hoá.

GV: Yêu cầu HS xác định số oxi hoá của các chất trong các phản ứng.GV hướng dẫn để HS rút ra kết luận: - Nitơ thể hiên tính khử khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.

I.Câu tạo phân tử nitơ.Nguyên tử nitơ có cấu hình electron: 1s22s22p3

CTPT: N2

CTCT: N NII. Tính chất vật lí:- Khí nitơ ít tan trong nước- Hoá lỏng, hoá rắn ở nhiệt độ rất thấp- Không duy trì sự cháyIII. Tính chất hoá học:- ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoá học, do có liên kết ba bền vững. Còn ở nhiệt độ cao, đặc biệt khi có xúc tác nitơ trở nên hoạt động hơn.- Tuỳ thuộc vào sự thay đổi số oxi hoá, nitơ có thể thể hiện tính khử hay tính oxi hoá.1. Tính oxi hoá:a. Tác dụng với hiđro: N2

0 + 3H2 2NH3 H = -92 KJb. Tác dụng với kim loại:- ở nhiệt độ thường: 6Li + N2 2Li3N- ở nhiệt độ cao:

3Mg + N2 Mg3N2

2. Tính khử:Tác dụng với oxi: N2 + O2 2NO H = +180 KJ Lưu ý: NO bị oxi hoá thành NO2 ngay ở điều kiện thường, không cần xúc tác 2NO + O2 2NO2

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 21 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC - Nitơ thể hiên tính oxi hoá khi tác dụng với nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn.Hoạt động 5:GV:- Trong tự nhiên nitơ có ở đâu và dạng tồn tại của nó là gì

- Người ta điều chế nitơ bằng cách nào ?Hoạt động 6:GV: Nitơ có ứng dụng gì?

IV. Trạng thái thiên nhiên và điều chế:1.Trạng thái thiên nhiên.- Nitơ ở dạng tự do chiếm khoảng 4/5 thể tích không khí.- Nitơ ở dạng hợp chất có trong thành phần của diêm tiêu, axit nucleic, protêin của động vật và thực vật và trong nhiều hợp chất hữu cơ khác.2. Điều chế:Trong công nghiệp ( SGK )V. ứng dụng: ( SGK )

V. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố : Sử dụng bài tập SGK để củng cố những kiến thức trọng tâm.

Câu 1. Nitơ phản ứng được với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây để tạo ra hợp chất khí. A. Li, Mg, Al C. Li, H2, Al B. H2 ,O2 D. O2 ,Ca,MgCâu 2. Trong phòng thí nghiệm, Nitơ tinh khiết được điều chế từ . A. Không khí B.NH3 ,O2 C.NH4NO2 D.Zn và HNO3

Câu 3. N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với : A. H2 B. O2 C. Li D. MgCâu 4. Một oxit Nitơ có CT NOx trong đó N chiếm 30,43% về khối lượng. Công thức của oxit Nitơ đó là A. NO B. NO2 C. N2O2 D. N2O5

Câu 5. Thể tích khí N2 (đkc) thu được khi nhiệt phân 10g NH4NO2 là A. 11,2 l B. 5,6 l C. 3,56 l D. 2,8 lCâu 6. Một nguyên tố R có hợp chất với Hidrô là RH3 oxit cao nhất của R chứa 43,66 % khối lượng R .Nguyên tố R đó là : A. Nitơ B. Photpho C. Vanadi D. Một kết quả khác

2. Dặn dò : Bài 4, 5, 6 trang 40 SGK.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 22 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Tuần : 09Tiết : 17, 18 Chương II : NHÓM NITƠ

Tên bài : AMONIAC- MUỐI AMONI

Ngày soạn : 14/10/2012Ngày dạy : 16/10/2012

I.Mục tiêu :1. Kiến thức: HS biết.+ Tính chất lí, hoá học của amoniac và muối amoni.+ Vai trò quan trọng của amoniac và muối amoni trong đời sống và trong kĩ thuật.+ Phương pháp điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.2. Kĩ năng:+ Dựa vào cấu tạo phân tử để giải thích tính chất vật lí, hoá học của amoniac và muối amoni.+ Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng để giải thích các điều kiện kĩ thuật trong sản xuất amoniac.+ Rèn luyện khả năng lập luận logic, khả năng viết phương trình trao đổi ion.II. Chuẩn bị:GV:- Dụng cụ và hoá chất phát hiện tính tan của NH3.

- Tranh(hình 2.6): Sơ đồ tổng hợp amoniăc trong công nghiệp.- Các dd: CuSO4, NaCl, AgNO3, NH3, NH4Cl, NaOH.- ống nghiệm, kẹp ống nghiệm,giá đỡ ống nghiệm.

HS: Sưu tầm tài liệu ứng dụng của amoniac.III. Phương pháp chủ yếu:Dùng thí nghiệm, đàm thoại, tái hiện kiến thức cũ, nghiên cứu để rút ra kết luận.IV. Tiến trình tiết dạy :

1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ :Nêu tính chất hóa học của Nito3. Bài mới :

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:GV: Hướng dẫn HS viết công thức electron và CTCT của amoniac.GV HDẫn HS nhận xét: Trong phân tử amoniac, nguyên tử nitơ liên kết với ba nguyên tử hiđro bằng ba liên kết cộng hoá trị có cực. Amoniac là phân tử phân cực.Hoạt động 2:GV: Làm thí nghiệm trong SGK.GV: Cho HS nhận xét và rút ra kết luận.

Hoạt động 3:GV hỏi: Dung dịch amoniac có biểu hiện tính chất của một kiềm yếu như thế nào?

GV: Làm thí nghiệm như SGK mô tả để HS quan sát sự tạo thành amoniclorua.

GV: Dung dịch amonic tác dụng với dung dịch muối của nhiều kim loại, tạo kết tủa hiđroxit của chúng.Hoạt động 4:GV: Dung dịch amoniac có khả năng hoà tan hiđroxit

A. Amoniac.I. Câu tạo phân tử:Công thức electron: H : N : H HCông thức cấu tạo: H-N(H)-H

II. Tính chất vật lí: - Amoniac là chất khí không màu, mùi khai, xốc, nhẹ hơn không khí ( d/kk = 0,59 ). - Khí amoniac tan rất nhiều trong nước, tạo thành dung dịch có tính kiềm yếu.III. Tính chất hoá học: 1.Tính bazơ yếu:a. Tác dụng với nước:Khi tan trong nước, một phần nhỏ các phân tử amoniắc tác dụng với nước. NH3 + H2O NH4

+ + OH-

ở 250C thì: Kb = 1,8.10-5. amoniac là một bazơ yếu, làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. b. Tác dụng với axit:VD: 2NH3 + H2SO4 ( NH4 )2SO4

NH3 + H+ NH4+

NH3 (k) + HCl (k) NH4Cl (r) c. Tác dụng với dung dịch muối.VD: Al3+ + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3 + 3NH4

+ 2. Khả năng tạo phức:TN 1:

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 23 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dd phức chất.

GV: Các ion phức [Cu(NH3)4]2+, [Ag(NH3)2]+ được tạo thành nhờ liên kết cho - nhận giữa cặp electron tự do ở nitơ trong phân tử NH3 với các obitan trống của ion kim loại.Hoạt động 5:GV: Yêu cầu HS dự đoán tính chất hoá học của amoniac dựa vào khả năng thay đổi số oxi hoá của nitơ trong amoniac.

GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết tính khử của NH3 biểu thị như thế nào. Viết các PTHH.

Hoạt động 6:GV: Yêu cầu HS trình bày tài liệu sưu tầm về ứng dụng của NH3.Hoạt động 7: HS nghiên cứu SGK và tìm trong thực tế cho biết: Trong PNT và trong CN amoniac được đ/c ntn ?

GV dùng sơ đồ thiết bị tổng hợp amoniac để giải thích quá trình vận chuyển của nguyên liệu và sản phẩm trong thiết bị tổng hợp NH3 chú ý chu trình kín.

Hoạt động 8:GV: Cho HS quan sát tinh thể muối amoniclorua.Dùng quỳ tím để thử môi trường của dd NH4Cl.

Hoạt động 9:GV làm thí nghiệm.HS quan sát hiện tượng, nhận xét và viết phương trình hoá học dạng phân tử và ion rút gọn.GV: ở phản ứng trên, ion NH4

+ đã nhường prôtn cho ion OH- nên NH4

+ là axit. Phản ứng được dùng để điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm và dùng để nhận biết muối amoni.

GV: Làm thí nghiệm, HS quan sát hiện tượng và giải

CuSO4 + 2NH3 + 2H2O Cu(OH)2 + (NH4)2SO4

Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4](OH)2

( xanh thẫm )TN 2:AgNO3 + NaCl AgCl + NaNO3

AgCl + 2NH3 [Ag(NH3)2]Cl

3. Tính khử:a. Tác dụng với oxi:- Khi đốt trong khí oxi: 4NH3 + 3O2 2N2 + 6H2O- Khi đốt trong khí oxi có xúc tác: 4NH3 + 5O2 4NO + 6H2Ob. Tác dụng với oxit kim loại:Khi đun nóng, NH3 có thể khử một số oxit kim loại thành kim loại.VD: 2NH3 + 3CuO 3Cu + N2 + 3H2OIV. ứng dụng: SGK

V. Điều chế:1. Trong phòng thí nghiệm:Được điều chế bằng cách cho muối amoni tác dụng với chất kiềm khi đun nóng nhẹ.VD: 2NH4Cl+ Ca(OH)2 2NH3 + CaCl2 + 2H2OMuốn điều chế nhanh một lượng nhỏ khí amoniắc, người ta thường đun nóng dd amoniắc đậm đặc.2. Trong công nghiệp:Amoniac được tổng hợp từ khí nitơ và khí hiđro theo phản ứng:N2(k) + 3H2(k) 2NH3 (k) H = -92KJĐiều kiện tối ưu để sản xuất amonac trong công nhiệp là:áp suất: 200 - 300 atmNhiệt độ: 450 - 5000CChất xúc tác: Fe, Al2O3, K2OB. Muối amoniI. Tính chất vật lí:Là tinh thể không màu, tan dễ dàng trong nước. Dung dịch có pH < 7

II. Tính chất hoá học:1.Tác dụng với dung dịch kiềm: VD:(NH4)2SO4 + 2NaOH 2NH3 +Na2SO4 + 2H2ONH4

+ + OH- NH3 + H2O

2. Phản ứng nhiệt phân:Khi đun nóng, các muối amoni dễ bị nhiệt phân huỷ,

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 24 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC thích.

GV: Yêu cầu HS lấy thêm một số ví dụ khác về sự phân huỷ của muối amoni.

Kết luận:- Muối amoni dễ dàng tham gia phản ứng trao đổi ion.- Muối amoni dễ dàng bị nhiệt phân huỷ. Tuỳ thuộc vào axit tạo thành muối có tính oxi hoá hay không mà sản phẩm phân huỷ có thể là NH3 hay các sản phẩm khác: N2, N2O ...

tạo ra các sản phẩm khác nhau. Sản phẩm của sự phân huỷ được quyết định chủ yếu của bản chất axit tạo nên muối.VD: NH4Cl (r) NH3 (k) + HCl (k)

(NH4)2CO3 NH3 + NH4HCO3

NH4HCO3 NH3 + CO2 + H2O

NH4NO2 N2 + 2H2O

NH4NO3 N2O + H2OPhản ứng trên được dùng để điều chế N2 và N2O trong phòng thí nghiệm.

V. Củng cố và dặn dò :1.Củng cố bài : Câu 1 Cho lượng dư khí NH3 đi từ từ qua ống sứ chứa 3,2g CuO nung nóng đến một thời gian thì dừng lại, thu được chất rắn A và hỗn hợp khí .Chất A phản ứng vừa đủ với 20 ml dd HCl 1 M.a) Viết phương trình hóa học của phản ứng?b) Tính thể tích khí nitơ (đkc) được tạo thành sau phản ứng?Câu 2 Dẫn 1,344 l NH3 vào bình chứa 0,672 l khí Clo (các khí đo ở đktc). a) Tính % V hỗn hợp khí sau phản ứng ?b) tính khối lượng muối amoni clorua thu được?Câu 3 Cho dung dịch NH3 (dư) vào 20ml dung dịch Al2(SO4)3, lọc lấy kết tủa và cho vào 10ml dung dịch NaOH 2M thì tan hết. a) Viết phương trình hóa học xảy ra dưới dạng phân tử và ion rút gọn. b) Tính nồng độ mol/lít của các ion Al3+ , SO4

2– và của Al2(SO4)3 trong dung dịch.Câu 4 Cho dd Ba(OH)2 đến dư vào 50 ml dd A có chứa các ion NH4

+, SO42- ,NO3

-.Có trong 11,65g một kết tủa được tạo ra và đun nóng thì có 4,48 lít (đkc) một chất khí bay ra .a) Viết phương trình phân tử và phương trình ion của các phản ứng xảy ra b) Tính nồng độ mol/lít của mỗi muối trong dd A?Câu 5 Cho 1,12 lít NH3 ở đktc tác dụng với 16g CuO nung nóng, sau phản ứng còn một chất rắn X còn lại. a) Tính khối lượng chất rắn X còn lại. b) Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M đủ để tác dụng với X.Câu 8. Cho 1,32g (NH4)2SO4 tác dụng với dd NaOH dư, đun nóng thu được một sản phẩm khi. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dd chứa 3,92g H3PO4. Muối thu được là: A. NH4H2PO4. B. (NH4)2HPO4 C. (NH4)3PO4 D.NH4H2PO4và(NH4)2HPO4

Câu 6. Thêm 10ml dung dịch NaOH 0.1M vào 10ml dung dịch NH4Cl 0.1M vài giọt quỳ tím, sau đó đun sôi. Dung dịch sẽ có màu gì trước sau khi đun sôi ?A. Đỏ thành tím B. Xanh thành đỏ C. Xanh thành tím D. Chỉ có màu xanhCâu 12. Một hỗn hợp N2 và H2 có tỉ khối đối với H2 là 4,9. Cho hỗn hợp đi qua chất xúc tác nung nóng, người ta được một hỗn hợp mới có tỉ khối đối với H2 = 6,125. Tính hiệu suất N2 chuyển thành NH3.Câu 7 Cho hỗn hợp đồng thể tích N2 và H2 được cho qua bột sắt nung nóng thì có 60% H2 tham gia phản ứng.Hảy xác định thành phần % theo thể tích các khí trong hỗn hợp tạo thành.Câu 8 Cần lấy bao nhiêu lít N2 và H2 (đkc) để điều chế được 51g NH3. Biết hiệu suất phản ứng là 25%. 2. Dặn dò : Bài 1, 3, 4, 5, 7, 8 SGK và các bài trong sách bài tập.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 25 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Tuần : 10Tiết : 19, 20 Chương II : NHÓM NITƠ

Tên bài : AXITNITRIC-MUỐI NITRAT

Ngày soạn : 21/10/2012Ngày dạy : 23/10/2012

I.Mục tiêu:1. Kiến thức: HS biết.- Tính chất vật lí, hiểu tính chất hoá học của Axit nitric và muối nitrat- Phương pháp điều chế axit nitric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.2. Kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học của phản ứng oxi hoá khử và phản ứng trao đổi ion.- Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét và suy luận logic.II. Chuẩn bị:GV: Axit HNO3 đặc và loãng; dung dịch axit H2SO4 loãng; dd BaCl2; dd NaNO3; Cu(NO3)2; Cu; S; ống nghiệm, đèn cồn...HS: Ôn lại phương pháp cân bằng PT của phản ứng oxi hoá - khử.III. Phương pháp: Phương pháp chủ yếu là dùng thực nghiệm. Thông qua quan sát hiện tượng thí nghiệm GV giúp HS phát hiện kiến thức mới.IV . Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ : Nêu phương pháp điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm.3. Bài mới :

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:GV: cho HS viết CTPT và CTCT, xác định số oxi hoá của nitơ.

Hoạt động 2:GV: Cho HS quan sát lọ đựng dd HNO3 đặc, phát hiện tính chất vật lí của axit HNO3.

Hoạt động 3:GV yêu cầu HS lấy thí dụ về tính axit của axit nitric, viết phương trình hoá học.

GV nêu vấn đề:- Tại sao axit nitric có tính oxi hoá?- Tính oxi hoá của axit nitric được biểu hiện như thế nào?

GV làm thí nghiệm HS nhận xét màu sắc khí thoát ra và viết PT hoá học.

A. Axit nitric:I. Câu tạo phân tử:

CTCT: Nguyên tố nitơ có số oxi hoá cao nhất là +5, và có hoá trị là 4.II. Tính chất vật lí:- Axit HNO3 là chất lỏng không màu, bốc khói trong không khí ẩm.- Axit HNO3 dễ bị nhiệt hoặc ấnh sáng phân huỷ.- Axit HNO3 tan vô hạn trong nước.III. Tính chất hoá học:1.Tính axit.- Làm quỳ tím hoá đỏ.- Tác dụng với bazơ.- Tác dụng với oxit bazơ.- Tác dụng với một số muối.VD: CuO + 2HNO3 Cu(NO3)2 + H2OCu(OH)2 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + 2H2OCaCO3 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O2. Tính oxi hoá:a. Với kim loại:Axit HNO3 oxi hoá được hầu hết các kim loại, kể cả kim loại có tính khử yếu như Cu, Ag... trừ Au, Pt. Khi đó kim loại bị oxi hoá đến mức oxi hoá cao nhất và tạo ra muối nitrat.Khi tác dụng với kim loại có tính khử yếu HNO3 đặc bị khử đến NO2 còn HNO3 loãng bị khử đến NO.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 26 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

GV xác nhận: Như vậy sản phẩm oxi hoá của axit HNO3 rất phong phú có thể là: NH4NO3, N2, N2O, NO, NO2.

GV làm thí nghiệm, học sinh nhận xét.GV kết luận: axit nitric không những tác dụng với kim loại mà còn phản ứng được với cả một số phi kim.GV làm thí nghiệm, học sinh nhận xét.

GV kết luận: axit nitric có đầy đủ tính chất của một axit mạnh, axit nitric là chất oxi hoá mạnh khả năng oxi hoá phụ thuộc vào nồng độ của axit và độ hoạt động của chất phản ứng với axit và nhiệt độ.

Hoạt động 4: HS dựa vào SGK và tìm trong thực tế những ứng dụng của axit nitric.Hoạt động 5: - HS tìm hiểu SGK. - GV nhận xét ý kiến của học sinh.

- HS dựa vào SGK cho biết phương pháp sản xuất axit HNO3 có mấy giai đoạn. - GV nhận xét ý kiến của học sinh.Hoạt động 6:HS nghiên cứu SGK và cho biết đặc điểm của muối nitrat.

GV: ion NO3- không có màu.

GV làm thí nghiệm, học sinh quan sát hiện tượng và giải thích.GV nhận xét: Muối nitrat kém bền nhiệt, sản phẩm phân huỷ tuỳ thuộc vào bản chất của cation kim loại tạo muối.Khi đun nóng, muối nitrat là chất oxi hoá mạnh.

Hoạt động 7:GV cho HS nghiên cứu SGK và tìm hiểu trong thực tế cho biêts muối nitrat có những ứng dụng gì?

VD: Cu + 4HNO3(đặc) Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O3Cu + 8HNO3(loãng) 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2OKhi tác dụng với kim loại có tính khử mạnh HNO3 loãng có thể bị khử đến N2O, N2 hoặc NH4NO3. VD: 8Al + 30HNO3(l) 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2OAl, Fe bị thụ động hoá trong dd HNO3 đặc nguội.b. Với phi kim:Khi đun nóng, axut nitric đặc có thể oxi hoá được nhiều phi kim như C, S, P...VD:S + 6HNO3 (đ) H2SO4 + 6NO2 + 2H2Oc. Với hợp chất:Khi đun nóng, axit nitric có thể oxi hoá được nhiều hợp chất như H2S, HI, SO2, FeO, muối sắt (II)...VD:3H2S + 2HNO3(l) 3S + 2NO + 4H2OIV. ứng dụng: SGK

V. Điều chế:1. Trong phòng thí nghiệm:NaNO3(r) + H2SO4(đ) HNO3 + NaHSO4

2. Trong công nghiệp:4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O2NO + O2 2NO2

4NO2 + 2H2O + O2 4HNO3

B. Muối nitratI. Tính chất của muối nitrat1. Tính chất vật lí- Tất cả các muối nitrat đều tan.- Đó là những chất điện li mạnh.- PT điện li:NH4NO3 NH4

+ + NO3-

KNO3 K+ + NO3-

2. Tính chất hoá học:Các muối nitrat kém bền nhiệt, chúng bị phân huỷ khi đun nóngVD: 2KNO3 2KNO2 + O2

2Mg(NO3)2 2MgO + 4NO2 + O2

2AgNO3 2Ag + 2NO2 + O2

II. ứng dụng của muối nitrat.- Chủ yếu được dùng làm phân bón hoá học.- Dùng để điều chế thuốc nổ đen: 75% KNO3, 10% S và 15% C.

V. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố bài. Bài 1 (A-07): Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỷ lê mol 1:1) bằng HNO3, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X so với H2 bằng 19. Giá trị của V là

A. 3,36.                       B. 2,24.                                    C. 5,60.                       D. 4,48.Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 24,3g Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và N2O có tỷ khối hơi so với H2 là 20,25. Giá trị của V là

A. 6,72.                       B. 2,24.                                    C. 8,96.                       D. 11,20.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 27 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Bài 3: Hoà tan 62,1g kim loại M trong dung dịch HNO3 2M (loãng) được 16,8lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm 2 khí không màu, không hoá nâu ngoài không khí. Tỉ khối của X so với H2 là 17,2. Kim loại M là

A. Fe.                          B. Cu.                                      C. Zn.                          D. Al.Bài 4: Hoà tan hoàn toàn 5,94g kim loại R trong dung dịch HNO3 loãng thu được 2,688lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỷ khối so với H2 là 18,5. Kim loại R là

A. Fe.                          B. Cu.                                      C. Mg.             D. Al.Dùng cho Bài 5, 6, 7: Hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol như nhau (M là kim loại có hoá trị không đổi). Cho 6,51g X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, đun nóng thu được dung dịch A và 13,216 lít hỗn hợp khí B (đktc) có khối lượng là 26,34 gam gồm NO2 và NO. Cho A tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được m gam kết tủa.Bài 5: Kim loại M là

A. Mg.             B. Zn.                                       C. Ni.                           D. CaBài 6:  Giá trị của m là

A. 20,97.                     B. 13,98.                                  C. 15,28.                     D. 28,52.Bài 7: Phần trăm khối lượng của FeS2 trong X là

A. 44,7%.                    B. 33,6%.                                C. 55,3%.                   D. 66,4%.Bài 8: Cho 6g hợp kim Mg và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nguội, dư thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Al trong hợp kim là

A. 40%.                       B. 60%.                                   C. 80%.                       D. 20%.Bài 9: Hoà tan hoàn toàn 0,9 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 thu được 0,28 lít khí N2O (đktc). M là

A.Fe.                           B. Al.                                       C. Cu.                          D. Mg.Bài 10: Hoà tan hoàn toàn m gam Cu trong dung dịch HNO3 thu được 1,12 lít hỗn hợp khí NO và NO2 (đktc) có tỉ khối hơi đối với H2 là 16,6. Giá trị của m là

A. 8,32.                       B. 3,90.                                    C. 4,16.                       D. 6,40.2. Dặn dò : Bài 1, 4, 5, 6, 7, 8 SGK trang 55.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 28 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Tuần : 11Tiết : 21 Chương II : NHÓM NITƠ

Tên bài : LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT CỦA NITO-HỢP CHẤT CỦA NITO

Ngày soạn : 28/10/2012Ngày dạy : 30/10/2012

I.Mục tiêu :- Củng cố kiến thức về tính chất vật lí, hoá học, điều chế và ứng dụng của nitơ, amoniắc, axit nitric, muối nitrat.- Vận dụng kiến thức để giải bài tập.II. Chuản bị:GV: Lựa chọn bài tập để giao cho các nhóm học sinh.HS: Xem lại bài nitơ và hợp chất của nitơ.III. Phương pháp:- Phương pháp đàm thoại để củng cố lí thuyết.- Chia thành các nhóm nhỏ để giải bài tập.IV. Tiến trình tiết dạy :

1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ : Tiến hành kiểm tra trong tiết luyện tập.3. Bài mới :

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:GV: Yêu cầu HS viết cấu hình electron và nêu tính chất hoá học của nitơ.

Hoạt động 2:

GV: Yêu cầu HS nêu tính chất vật lí và hoá học của NH3, viết các PT phản ứng.

GV: Yêu cầu HS nêu tính chất vật lí và hoá học của muối amoni viết các PT phản ứng.

GV: Yêu cầu HS nêu tính chất vật lí và hoá học của axit nitric viết các PT phản ứng.

GV: Yêu cầu HS nêu tính chất vật lí và hoá học của muối nitrat viết các PT phản ứng.

I.Củng cố lí thuyết.1. Đơn chất nitơ- Câu hình electron: 1s22s22p3. Các số oxi hoá: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.- CTCT: N N- Thể hiện tính khử: N2 + O2 2NO- Thể hiện tính oxi hoá: N2 + 3H2 2NH3

2. Hợp chất của nitơa. Amoniắc+ Tính bazơ yếu:- Phản ứng với nước: NH3 + H2O NH4

+ + OH-

- Phản ứng với axit: NH3 + HCl NH4Cl- Phản ứng với muối:Al3+ + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3 + 3 NH4

+

+ Khả năng tạo phức chất tan:Cu(OH)2 + 4NH3 [Cu(NH3)4](OH)2

+ Tính khử:2NH3 + 3CuO N2 + 3Cu + 3H2Ob. Muối amoni:- Dễ tan trong nước, là chất điện li mạnh.- ion NH4

+ là axit yếu: NH4

+ + H2O NH3 + H3O+

- Tác dụng với dd kiềm, dễ bị nhiệt phân huỷ.c. Axit nitric:- Là axit mạnh.- Là chất oxi hoá mạnh. + HNO3 oxi hoá được hầu hết các kim loại. Sản phẩm có thể là: NO2, NO, N2O, N2, NH4NO3. + HNO3 đặc oxi hoá được nhiều phi kim và các hợp chất có tính khử.d. Muối nitrat

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 29 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Hoạt động 3:GV giao bài tập cho từng nhóm học sinhNhóm 1: giải bài tập 1 SGKNhóm 2: giải bài tập 3 SGK

Hoạt động 4:GV yêu cầu cả lớp giải bài tập 4 SGK.

- Dễ tan trong nước.- Dễ bị nhiệt phân huỷ.- Nhận biết ion NO3

- bằng phản ứng với Cu kim loại và H2SO4 loãng.II. Bài tập:Bài 1: 2NH3 + 3CuO N2 + 3Cu + 3H2ON2 + 3H2 2NH3

4NH3 + 5O2 4NO + 6H2O2NO + O2 2NO2

4NO2 + O2 + 2H2O 4HNO3

HNO3 + NaOH NaNO3 + H2O2NaNO3

2NaNO2 + O2

Bài 3: a. C b. DBài 4:- Dùng quỳ tím: + dd NH3 làm quỳ tím chuyển màu xanh + dd Na2SO4 k làm quỳ tím đổi màu + dd (NH4)2SO4 và dd NH4Cl làm quỳ tím chuyển màu hồng. - Dùng dd Ba(OH)2 để phân biệt dd (NH4)2SO4 và dd NH4Cl(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2NH3 + 2H2O2NH4Cl + Ba(OH)2 BaCl2 + 2NH3 + 2H2O

V. Củng cố và dặn dò : Bài 2, 5 SGK trang 58 và các bài trong sách bài tập.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 30 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Tuần : 11Tiết : 22 Chương II : NHÓM NITƠ

Tên bài : PHOTPHO

Ngày soạn : 28/10/2012Ngày dạy : 02/11/2012

I.Mục tiêu:1. Kiến thức:HS biết: + Câu tạo phân tử và các dạng thù hình của phốt pho. + Phương pháp điều chế và ứng dụng của phốt pho.HS hiểu: Tính chất hoá học của phốt pho.2. Kĩ năng: HS biết vận dụng những hiểu biết về tính chất vật lí, hoá học của phốt pho để giải quyết các bài tập.II. Chuẩn bị:GV: Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, giá sắt, đèn cồn. Hoá chất: phốtpho đỏ, phốtpho trắng.III. Phương pháp:+ Nghiên cứu SGK+ Thông qua thí nghiệm.+ Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.IV. Tiến trình tiết dạy :

1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra3. Bài mới :

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:HS: Quan sát photpho đỏ và photpho trắng- Photpho có mấy dạng thù hình?- Sự khác nhau về tính chất vật lí của các dạng thù hình là gì?GV làm thí nghiệm chứng minh sự chuyển photpho đỏ thành photpho trắng.GV kết luận:- Photpho có 2 dạng thù hình chính là photpho trắng và photpho đỏ.- Hai dạng thù hình này có thể chuyển hoá cho nhau.

Hoạt động 2:GV yêu cầu HS:- Dựa vào số oxi hoá có thể có của photpho dự đoán khả năng phản ứng hoá học của photpho.- Giải thích tại sao ở điều kiện thường photpho hoạt động hoá học mạnh hơn nitơ.- Photpho thể hiện tính khử khi tác dụng với một số phi kim và các hợp chất có tính oxi hoá.

I.Tính chất vật lí:1. Photpho trắng:- Có cấu trúc mạng tinh thể phân tủe.- Gồm nhiều phân tử P4 hình tứ diện liên kết với nhau bằng lực tương tác yếu.- Photpho trắng không tan trong nước, tan được trong một số dung môi hữu cơ.- Photpho trắng bốc cháy trong kk ở nhiệt độ trên 400C.2. Photpho đỏ:- Có cấu trúc polime, khó nóng chảy khó bay hơi hơn photpho trắng.- Photpho đỏ không tan trong các dung môi huẽu cơ thường, bốc cháy trong kk ở nhiệt độ trên 2500C.II. Tínhchất hoá học:1.Tính oxi hoá:Thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với một số kim loại hoạt động.VD: 2P + 3Ca Ca3P2

2. Tính khử:Thể hiện tính khử khi tác dụng với một số phi kim hoạt động.a.Tác dụng với oxi:- Thiếu oxi: 4P + 3O2 2P2O3

- Dư oxi: 4P + 5O2 2P2O5

b. Tác dụng với clo:- Thiếu clo: 2P + 3Cl2 2PCl3

- Dư clo: 2P + 5Cl2 2PCl5

c. Tác dụng với hợp chất:Photpho tác dụng dễ dàng với các hợp chất có tính

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 31 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Hoạt động 3:HS: Dựa vào SGK và tìm trong thực tế những ứng dụng của photpho.GV: Tóm tắt các ý kiến của học sinh.Hoạt động 4:-HS nghiên cứu SGK.- GV: dẫn dắt, gợi ý giúp HS trả lời các câu hỏi, cần cho HS thấy rõ tầm quan trọng của photpho đối với sinh vật và con người.

oxi hoá mạnh như HNO3 đặc, KClO3, KNO3, K2Cr2O7...VD: 6P + 5KClO3 3P2O5 + 5KCl.III. ứng dụng: SGK

IV. Trạng thái thiên nhiên và điều chế:1.Trong tự nhiên không gặp photpho ở trạng thái tự do.Hai khoáng vật chính của photpho là aptit3Ca3(PO4)2.CaF2 và photphorit Ca3(PO4)2

2. Trong công nghiệp, photpho được sản xuất bằng cách nung hỗn hợp quặng photphorit, cát và than cốc ở 12000C trong lò điện:Ca3(PO4)2 + 3SiO2 + 5C 3CaSiO3 + 2P + 5CO

V. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố : GV dựa vào nội dung bài tập 1, 2 SGK để củng cố kiến thức.Câu 1. Photpho có số dạng thù hình quan trọng là : A. 1 B. 2 C. 3 D. 4Câu 2. Magie photphua có công thức là: A. Mg2P2O7 B. Mg3P2 C. Mg2P3 D.Mg3(PO4)3

Câu 3 .Photpho anhidritphotphorơ anhidritphotphoric axitmêtaphotpho ric axitphotphoric-natriphotphat bạc photphat.Câu 4 .Cho phốt phin vào nước ta được dung dịch có môi trường gì?A. Axit                  B. Bazơ                          C. Trung tính                 D. Không xác địnhCâu 5 .Trong phương trình phản ứng H2SO4 + P  H3PO4 + SO2 + H2O. Hệ số của P là:A. 1                      B. 2                                C. 4                                D. 5Câu 6 .Khối lượng quặng photphorit chứa 65% Ca3(PO4)2 cần lấy để điều chế 150kg photpho là. Biết rằng trong quá trình điều chế có 3% P bị hao hụt.A. 1,189 tấn                    B. 0,2 tấn                        C. 0,5 tấn                        D. 2,27 tấn2. Dặn dò : Bài 3, 4, 5, 6 SGK trang 62 và các bài trong sách bài tập.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 32 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Tuần : 12Tiết : 23 Chương II : NHÓM NITƠ

Tên bài : AXITPHOTPHORIC – MUỐI PHOTPHAT

Ngày soạn : 04/11/2012Ngày dạy : 06/11/2012

I.Mục tiêu:1. Kiến thức: HS biết+ Cấu tạo phân tử của Axit photphoric+ Tính chất vật lí, hoá học của Axit photphoric+ Tính chất và nhận biết muối photphat+ ứng dụng và điều chế Axit photphoric2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức về Axit photphoric và muối photphat để giảI các bài tập.II. Chuẩn bị:Hoá chất: H2SO4 đặc, dd AgNO3, dd Na3PO4, dd KNO3.Dụng cụ: ống nghiệmIII. Phương pháp chủ yếu:+ Đàm thoại tái hiện kiến thức+ Tìm hiểu SGK+ Thông qua thí nghiệmIV. Tiến trình tiết dạy :

1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra3. Bài mới :

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:GV yêu cầu HS: Viết CTCT của Axit photphoric, bản chất của liên kết, số oxi hoá của photpho.

Hoạt động 2:GV cho HS quan sát lọ đụng axit photphoric và cho nhận xét.

Hoạt động 3:GV: Do trạng tháI số oxi hoá +5 của photpho khá bền, không dễ gì bị thay đổi trong các phản ứng hoá học.

GV giới thiệu Axit photphoric dễ mất nước. Dựa vào SGK cho biết khi đun nóng quá trình mất nước của Axit photphoric diễn ra như thế nào.

GV yêu cầu HS: Viết PT điện li của Axit photphoric, trong dd tồn tại các loại ion gì

GV: Cho HS gọi tên các sản phẩm điện li của Axit photphoric.GV yêu cầu HS viết PT hoá học của Axit photphoric với oxit bazơ, với bazơ...

Hoạt động 4:GV cho HS đọc SGK để tìm hiểu axit H3PO4 được điều chế trong CN như thế nào và có ứng dụng gì.

I. Axit photphoric1. Cấu tạo phân tử: H O H O P = O H OPhotpho có số oxi hoá cao nhất là +52. Tính chất vật lí:Axit photphoric tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào là do sự tạo thành liên kết hiđro giữa các phân tử H3PO4 với các phân tử nước.3. Tính chất hoá học:a. Tính oxi hoá - khử:Axit photphoric khó bị khử, không có tính oxi hoá như axit nitric.b. Tác dụng bởi nhiệt: 2H3PO4 H4P2O7 + H2O

H4P2O7 2HPO3 + H2OCác axit HPO3, H4P2O7 lại có thể kết hợp với nước để tạo ra axit H3PO4

c. Tính axit:Axit photphoric là axit ba lần axit, có độ mạnh trung bình.Nấc 1: H3PO4 H+ + H2PO4

-

Nấc 2: H2PO4- H+ + HPO4

2-

Nấc 3: HPO42- H+ + PO4

3-

Dung dịch H3PO4 làm đổi màu quỳ tímthành đỏ, tác dụng với oxit bazơ, bazơ, muối, kim loại...4. Điều chế và ứng dụng:. Trong công nghiệp:- Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 3CaSO4 + 2H3PO4

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 33 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Hoạt động 5:GV cho HS dựa vào SGK để cho biết đặc điểm và tính chất của muối photphat: tính tan, phản ứng thuỷ phân.

GV làm thí nghiệm.

- 4P + 5O2 2P2O5

P2O5 + 3H2O 2H3PO4

II. Muối photphat1. Tính chất của muối phôtphata. Tính tan: SGKb. Phản ứng thuỷ phân muốiVD: Na3PO4 + H2O Na2HPO4 + NaOHPO4

3- + H2O HPO42- + OH-

Dung dịch Na3PO4 làm quỳ tím ngả màu xanh.2. Nhận biết ion photphatDùng thuốc thử là dd AgNO3 thì tạo thành kết tủa màu vàng.3Ag+ + PO4

3- Ag3PO4V. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố : Bài 1: Hoà tan a gam P2O5 vào dd có chứa b gam NaOH được dd A. tính tỉ số a/b sao cho trong dd A:

a.Chỉ có muối Na3PO4. b.Chỉ có muối Na2HPO4. c.Chỉ có muối NaH2PO4.d.Có cả 2 muối Na3PO4 và Na2HPO4. e.Có cả 2 muối NaH2 PO4 và Na2HPO4.

Bài 2: Trộn lẫn 250 ml dd KOH 0,15 M với 150 ml dd H3PO4 0,1 M được dd A.a) Tính nồng độ mol của các chất tan và của các ion trong dd A.b) Thêm 0,3 gam NaOH vào A thì được dd B. Tính nồng độ mol của các ion trong B, biết khi hoà tan thêm

NaOH thì thể tích dd thay đổi không đáng kể.Bài 3: Đốt cháy hoàn toàn 1,344 lit hợp chất khí X của photpho(đo ở 54,6oC, và 1 atm) đã dùng hết 3,92 lit oxi (đktc)

và thu được 8,9 gam sản phẩm cháy gồm P2O5 và H2O. Hoà tan sản phẩm cháy vào nước được dd axit A. Để trung hoà A cần 300 ml dd KOH 1M. Lập CTPT và viết CTCT của X.

Bài 4: Khi phân tích một loại khoáng chất người ta thấy nó cấu tạo từ các nguyên tố với thành phần % khối lượng tương ứng như sau: tên ng.tố Ca P Cl O

(%) 38,42 17,87 6,82 36,89a) lập công thức hoá học và cho biết tên thường gọi của loại khoáng chất đó. Biết M = 1041 dvcb) từ 6 tấn quặng trên có lẫn 13,25 % tạp chất có thể điều chế được :

+ bao nhiêu kg axit photpho + bao nhiêu kg phân supe photphat kép Biết hiệu suất của qúa trình chế hóa là 95 %. c) nung hỗn hợp quặng đó với cá t, than đá thi thu được photpho trắng. Hãy viết phương trình phản ứng.Bài 5: Trộn lẫn 400 gam dd Na3PO4 16,4 % với 250 gam dd H3PO4 19,6 % được dd A. Tính nồng độ % mỗi chất tan

trong dd A. Nếu muốn thu được dd chỉ có một chất tan là NaH2PO4thì cần trộn 2 dd trên theo tỉ lệ khối lượng như thế nào?

Bài 6: khi đốt cháy hoàn toàn 1,8 g một loại phân đạm (A) người ta thu được 1,32 g khí CO2; 1,08 g H2O. Hàm lượng (% khối lượng của nitơ) trong loại phân đạm này là 46,67 %. Ngoài ra còn có nguyên tố oxi.

a) lập công thức phân tử của (A) biết rằng lượng nitơ trong một mol A ít hơn lượng nitơ có trong 100 gam amoninitrat.

b) Khi hoà tan vào nước, A phản ứng với nướcvà chuyễn thành hợp chất B. B vừa phản ứng với HCl tạo thành khí, vừa phản ứng với Ca(OH)2 tạo thành khí. Hãy viết công thức phân tử của B và phản ứng biến đổi A thành B

2. Dặn dò : Bài 1, 5, 6, 7, 8 SGK.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 34 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Tuần : 12,13Tiết : 24 , 25 Chương II : NHÓM NITƠ

Tên bài : PHÂN BÓN HÓA HỌC

Ngày soạn : 04/11/2012Ngày dạy : 09/11/2012

I.Mục tiêu :1. Kiến thức: HS biết- Nguyên tố dinh dưỡng nào cần thiết cho cây trồng- Thành phần một số loại phân bón hoá học thường dùng.- Bảo quản và sử dụng một số loại phân bón hoá học.2. Kĩ năng:- Có khả năng nhận biết một số loại phân bón hoá học.- Có khả năng đánh giá chất lượng của từng loại phân bón hoá học.II. Chuẩn bị:GV: Một số tranh ảnh, tư liệu về sản xuất các loại phân bón hoá học ở việt nam.HS: Xem lại các bài muối amoni, muối nitrat, photphat.III. Phương pháp :+ Tìm hiểu SGK+ Thông qua tranh ảnh, tư liệu và thực nghiệm.IV. Tiến trình tiết dạy :

1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ : Nếu tính chất hóa học của H3PO4

3. Bài mới :Hoạt động Nội dung

Hoạt động 1:HS nghiên cứu SGK cho biết: Phân đạm là gì? Có những loại phân đạm nào? Đặc điểm và cách sử dụng?

GV: Có thể bón phân đạm amoni cùng với vôi bột để khử chua được không? Tại sao?GV : Phân đạm amoni và phân đạm nitrat có đặc điểm gì giống, khác nhau.

Ure được sản xuất như thế nào?Tại sao ure được sử dụng rộng rãi như vậy?

Hoạt động 2:Phân lân là gì? Có mấy loại phân lân?

Phương pháp sản xuất các loại phân lân?

Đặc điểm của các loại phân lân. Cách sử dụng chúng.

So sánh ưu, nhược điểm của các loại phân lân tự nhiên và phân lân nung chảy với Supephotphat.

I. Phân đạm:Phân đạm cung cấp nitơ hoá hợp cho cây trồng dưới dạng ion nitrat NO3

- và ion amoni NH4+.

1. Phân đạm amoni:Đó là các muối amini NH4Cl, (NH4)2SO4, NH4NO3... Các muối này được điều chế khi cho amoniăc tác dụng với axit tương ứng.VD: 2NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4

2. Phân đạm nitrat:Đó là các muối nitrat NaNo3, Ca(NO3)2... Các muối này được điều chế khi cho axit nitric tác dụng với muối cácbonatVD:CaCO3 + 2HNO3 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O3. Ure:CTPT: [(NH2)2CO]Điều chế:CO2 + 2NH3 (NH2)2CO + H2O.Khi bón:(NH2)2CO + 2H2O (NH4)2CO3

II. Phân lân:Phân lân cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat PO4

3-.1. Supephotphat:a. Supephotphat đơn:Chứa 14 - 20% P2O5.Sản xuất:Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4.b. Supephotphat kép:Chứa 40 - 50% P2O5.Sản xuất:

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 35 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Hoạt động 3:Phân kali là gì?Những loại hợp chất nào được dùng làm phân kali?Phân kali cần thiết cho cây trồng như thế nào?Hoạt động 4:Phân hỗn hợp và phân phức hợp giống và khác nhau như thế nào?

Phân vi lượng là gì? Tại sao cần phải bón phân vi lượng cho đất?

Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 2H3PO4 + 3CaSO4.2. Phân lân nung chảy: SGKIII. Phân kali:Phân kali cung cấp cho cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion K+.Các muối kali được sử dụng nhiều: KCl, K2SO4, K2CO3.IV. Một số loại phân bón phức hợp:1. Phân hỗn hợp và phân phức hợp:+ Phân hỗn hợp: Chứa cả 3 nguyên tố: N, P, K.+ Phân phức hợp: VD: Amôphôt là hỗn hợp NH4H2PO4, (NH4)2HPO4.2. Phân vi lượng:Phân vi lượng cung cấp cho cây các nguyên tố như B, Zn, Mn, Cu, Mo...ở dạng hợp chất.

V. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố : GV dựa vào các bài 1, 2, 3 SGK để củng cố bài.Câu 1 : Có 20 g hỗn hợp gồm BaSO4, Ca3( PO4)2 ; CaCO3 và Na3PO4 đem hoà tan vào nước thì thấy còn lại 18 g chất không tan. Cho 18 g này tác dụng với HCl dư tạo 2,24 lit khí đo ở đktc và vẫn còn lại 3 g chất không tan. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.Câu 2 : Giải thích các hiện tượng quan sát được. Viết phương trình phản ứng:a)Nhỏ từ từ dung dịch H3PO4 và dung dịch Ba(OH)2 . b)Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch H3PO4.Câu 3 : a) Viết các phản ứng điều chế supephotphat đơn và supephotphat kep từ quặng pirit và apatit.b) Cần bao nhiêu quặng photphorit chứa 80 % Ca3(PO4)2 để thu được 1 tấn P cho rằng sự hao hụt trong qúa trình sản

xuất là 15 %.2. Dặn dò : Bài 4, 5 SGK và các bài trong sách bài tập.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 36 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Tuần : 13Tiết : 26 Chương II : NHÓM NITƠ

Tên bài : LUYỆN TẬPTÍNH CHẤT CỦA PHOTPHO VÀ CÁC HỢP CHẤT

Ngày soạn : 04/11/2012Ngày dạy : 13/11/2012

I.Mục tiêu bài học:1. Củng cố kiến thức:Củng cố các kiến thức về tính chất vật lí, hoá học, điều chế và ứng dụng của photpho và một số hợp chất của photpho.2. Rèn luyện kĩ năng:Vận dụng các kiến thức để giảI bài tập.II. Chuẩn bị:GV: Chuẩn bị phiếu học tập, máy chiếu hắt, phim trong, bút viết phimHS: Ôn tập lí thuyết và làm các bài tập SGK phần photpho và các hợp chất của photpho.III. Phương pháp:+ Đàm thoại tái hiện kiến thức+ Dùng các bài tập để củng cố và rèn luyện kiến thức+ sư dụng hình thức học tập theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viênIV. Tiến trình tiết dạy : Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:- Photpho có những dạng thù hình như thế nào?

- Đặc điểm cấu trúc của các dạng thù hình là gì?

- So sánh tính chất vật lí, hoá học của các dạng thù hình của photpho.

- Cho biết tính chất vật lí, hoá học của Axit photphoric

- Viết phương trình hoá học c/m axit photphoric là axit ba nấc.

- Tại sao Axit photphoric không có tính oxi hoá.

- Muối photphat có mấy loại?

I. Củng cố lí thuyết:1. Đơn chất photpho:- Photpho có 2 dạng thù hình là photpho trắng và photpho đỏ.- Photpho trắng có cấu trúc mạng tinh thể phân tử, mềm dễ nóng chảy, độc, không tan trong nước, dễ tan trong một số dung môi hữu cơ-Photpho đỏ có cấu trúc polime, bền, không độc, không tan trong nước cũng như trong các dung môI hữư cơ.- Photpho trắng hoạt động hoá học mạnh hơn photpho đỏ - Các số oxi hoá: -3, 0, +3, +5- Thể hiện tính khử: P + O2 P2O5

P + Cl2 PCl5

- Thể hiện tính oxi hoá: 2P + 3Ca Ca3P2

2. Axit photphoric:- Là axit ba nấc, có độ mạnh trung bình.- Không có tính oxi hoá.- Là chất rắn dễ nóng chảy, hút ẩm mạnh, tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào, không bay hơI, không độc.- Axit photphoric dễ mất nướcH3PO4 H4P2O7 HPO3

- Tác dụng với dd kiềm:H3PO4 + NaOH NaH2PO4 + H2OH3PO4 + 2NaOH Na2HPO4 + 2H2OH3PO4 + 3NaOH Na3PO4 + 3H2O3. Muối photphat:- Có 3 loại muối photphat:+ Photphat trung hoà. VD: Na3PO4, Ba3(PO4)2...+ Đihiđrôphtphat. VD: NaH2PO4, Ba(H2PO4)2...+ Hiđrôphotphat. VD: Na2HPO4, BaHPO4...- Dễ tan trong nước:

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 37 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC - Nêu đặc điêm, của các loại muối photphat?

- Nhận biết ion photphat như thế nào?

Hoạt động 2: Chia HS thành nhóm thảo luận và giải quyết 5 bài tập trong SGK trang 72.

+ Tất cả các muối phôtphat của natri, kali, amoni+ Đihiđrôphtphat của các kim loại khác.- Không tan trong nước: Hiđrôphotphat và Photphat trung hoà của các kim loại, trừ natri, kali, amoni.- Nhận biết ion PO4

3- bằng phản ứng: 3Ag+ + PO4

3- Ag3PO4II. Bài tập:HS thảo luận các bài tập theo nhóm và cử đại diện báo cáo kết quả, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến xây dựng bài.

V. Củng cố và dặn dò : Câu 1 : Trộn lẫn 250 ml dd KOH 0,15 M với 150 ml dd H3PO4 0,1 M được dd A.

a.Tính nồng độ mol của các chất tan và của các ion trong dd A.b. Thêm 0,3 gam NaOH vào A thì được dd B. Tính nồng độ mol của các ion trong B, biết khi hoà tan thêm NaOH thì thể tích dd thay đổi không đáng kể.

Câu 2 : Hãy viết đầy đủ các phương trình phản ứng hóa học sau:Cu + HNO3 (đặc) Khí A + …MnO2 + HCl Khí B + …NaHSO3+ H2SO4 Khí C + … Ba(HCO3)2 + HNO3 Khí D + …

Câu 3 : Cho khí A tác dụng với H2O, khí B tác dụng với bột Fe, khí C tác dụng với dung dịch KMnO4 vàkhí D tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư. Hãy viết các phương trình hóa học cho mỗi trường hợp.Câu 4 : Cho hổn hợp bột Fe, Cu vào bình chứa 200 ml dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 2,24 lit H2 (đkc), dung dịch A và một chất không tan B. Để oxi hóa hổn hợp các sản phẩm còn trong bình, người ta phải cho thêm vào đó 10,1 gam KNO3. Saukhi phản ứng xảy ra người ta thu được một khí không màu dễ hóa nâu trong không khí và một dung dịch C. để trung hòa lượng axit dư trong dung dịchngười ta cần 200 ml dung dịch NaOH 1M.

a) Tính khối lượng hổn hợp kim loại và thể tích khí không màu sinh ra(ở đktc).b) Tính nồng độ mol của dung dịch H2SO4.

Câu 5 : Hoà tan 16,2 gam bột kim loại hóa trị III vào 5 lit dd HNO3 0,5 M (D = 1,25 ). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,8 lit hổn hợp khí NO,N2 (0oC,2atm). Trộn hổn hợp khí trên với lượng oxi vừa đủ sau phản ứng thấy thể tích khí chỉ bằng 5/6 tổng thể tích hổnhợp khí ban đầu và thể tích mới cho vào

a) Tính khối lượng nguyên tử của KL và gọi tên.b) Tính nồng độ % của dd HNO3sau phản ứng

Làm các bài trong SBT

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 38 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 14Tiết : 27

Chương II : NHÓM NITƠTên bài : THỰC HÀNH

TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT NITO , PHOTPHO .PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI PHÂN BÓN

Ngày soạn : 18/11/2012Ngày dạy : 20/11/2012

I. Mục tiêu :1. Kiến thức:Củng cố kiến thức về điều chế và tính tannhiều của tính chất oxi hoá mạnh của amoniắc, axit nitric.2. Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hoá chất đảm bảo an toàn, chính xác.II. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hoá chất cho một nhóm học sinh:1. Dụng cụ:- ống nghiệm: 5 - ống hút nhỏ giọt: 5 - Kẹp ống nghiệm: 1 - Nút cao su đục lỗ: 1 - Giá đỡ ống nghiệm: 1 - Thìa xúc hoá chất: 1- Bộ giá thí nghiêm: 1 - Bông tẩm xút - Đèn cồn: 1 2. Hoá chất:- NH4Cl, NaOH - Phân KCl, phân supephotphat kép. - quỳ tím, dd phenolphtalein - dd HNO3 loãng và đặc - dd: NaOH, AgNO3, AlCl3 - than củi, bông.- dd HNO3 đặc, loãng. - Cu - Chậu nước vôi để khử độc- Phân amoni sunfatIII. Tiến trình tiết dạy: Hoạt động Nội dung Thí nghiệm 1:Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK.Hướng dẫn học sinh đưa miếng giấy chỉ thị màu vào miệng ống nghiệm úp ngược đẻ nhận biết ống nghiệm đã chứa đầy NH3 chưa.

Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK.

Thí nghiệm 2:Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK.GV lưu ý lấy lượng nhỏ hoá chất vì trong sản phẩm của phản ứng có khí NO2 và NO bay ra rất độc.Lưu ý: Sau khi làm thí nghiệm xong đậy ống nghiệm bằng bông tẩm xút, sau khi ống nghiệm nguội thả vào chậu nước vôI để khử độc.

Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK.

Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGKHướng dẫn HS viết tưòng trình thí nhgiệm theo mẫu, nêu cách tiến hành, hiện tượng xảy ra và giảI thích hiện tượng, viết các PTHH xảy ra.

Thí nghiệm 1: điều chế khí amoniăc và thử tính chất của dung dịch amoniắc.a. Điều chế khí amoniac:HS tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK, quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.NH4Cl + NaOH NaCl + NH3 + H2Ob. Thử tính chất của dung dịch amoniac:HS tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK, quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.AlCl3 + 3NH3 + 3H2O Al(OH)3 + 3Nh4Cl.Thí nghiệm 2: Tính oxi hoá của axit nitric.HS tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK, quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.Cu + 4HNO3(đ) Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O.3Cu + 8HNO3(l) 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.Thí nghiệm 3: Phân biệt một số loại phân bón hoá học.a. Phân đạm amoni sunfat.HS tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK, quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích. NH4

+ + OH- NH3 + H2Ob. Phân kali clorua và supephotphat kép.HS tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK, quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.KCl + AgNO3 AgCl + KNO3

Ag+ + Cl- AgCl

HS viết tường trình thí nghiệm theo mẫu:1.Tên học sinh............................Lớp.......2. Tên bài thực hành:Tính chất của một số hợp chất nitơ, photpho.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 39 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC 3. Nội dung tường trình:Trình bày cách tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng quan sát được, giải thích, viết phương trình hoá học các thí nghiệm

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 40 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 14Tiết : 28

Chương II : NHÓM NITƠTên bài : KIỂM TRA 1 TIẾT

Ngày soạn : 18/11/2012Ngày dạy : 23/11/2012

Tiết 22 I. MỤC TIÊU: - Rèn kĩ năng làm bài tập của HS- Giúp phân loại , đánh giá năng lực của HSII. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Đề kiểm tra và đáp án chi tiết2. Học sinh: Ôn tập kiến thức đã học.

III. TỔ CHỨC GIỜ HỌC: (có nội dung kem theo )

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 41 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 15Tiết : 29 Chương III : NHÓM CACBON

Tên bài : KHÁI QUÁT VỀ NHÓM CACBON

Ngày soạn : 24/11/2012Ngày dạy : 27/11/2012

I.Mục tiêu bài học:1. Kiến thức:*Học sinh biết: Kí hiệu hóa học, tên gọi các nguyên tố nhóm các bon.*Học sinh hiểu: - Tính chất hoá học chung của các nguyên tố nhóm các bon.- Quy luật biến đổi tính chất các đơn chất và hợp chất.2. Kĩ năng:- Rèn luyện khả năng so sánh, vận dụng quy luật chung vào một nhóm nguyên tố.- Rèn luyện khả năng lập luận, tìm được mối liên hệ giữa cấu tạo nguyên tử với tính chất hoá học của nguyên tố.II. Chuẩn bị:GV: Bảng tuần hoàn; Bảng 3.1: Một số tính chất của các nguyên tố nhóm các bon.HS: Ôn kiến thức về cấu tạo nguyên tử; Quy luật biến đổi tính chất các đơn chất và hợp chất trong BTH.III Phương pháp chủ yếu:Khai thác lý thuyết chủ đạo như cấu tạo nguên tử, liên kết hoá học, kháI niệm độ âm điện... hướng dẫn HS suy luận, giải thích, chứng minh tính chất của các chất.IV. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:Dựa vào bảng tuần hoàn tìm vị trí các nguyên tố nhóm cacbon và gọi tên các nguyên tố.GV uốn nắn cách gọi tên, cách viết KHHH các nguyên tố.- GV giới thiệu bảng 3.1Hoạt động 2:Từ vị trí của các nguyên tố viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó.

GV: Gợi ý để HS nhớ lại mối liên hệ giữa vị trí các nguyên tố trong BTH với cấu tạo nguyên tử của chúng.Hoạt động 3:GV yêu cầu HS vận dụng quy luật biến đổi trong một chu kì để so sánh tính phi kim của cacbon với nitơ, silic với photpho.

Hoạt động 4:- Viết công thức các hợp chất với hiđro và công thức các oxit.

- Quy luật biến đổi tính bền nhiệt, tính khử của hợp chất với hiđro.

- Quy luật biến đổi tính axit - bazơ của các oxit.

I. Vị trí của nhóm các bon trong bảng tuần hoàn:- Gồm các nguyên tố: Cacbon ( C ), Silic ( Si ), Gecmani ( Ge ), Thiếc ( Sn ), Chì ( Pb ).- Tất cả đều là các nguyên tố p.II. Tính chất chung của các nguyên tố nhóm cácbon:1. Cấu hình electron nguyên tử:Lớp electron ngoài cùng có 4 electron:

* TT cơ bản: ns2np2

* Khi bị kích thích: ns1np3 - Khi tạo thành liên kết hoá học, chúng có hoá trị 2 hoặc 4.- Trong các hợp chất chúng có các số oxi hoá: +4, +2, -4 tuỳ thuộc vào độ âm điện của các nguyên tố liên kết với chúng. 2. Sự biến đổi tính chất của các đơn chất:- Từ cacbon đến chì bán kính nguyên tử và năng lượng ion hoá giảm, tính phi kim giảm dần, tính kim loại tăng dần.- Trong chu kì, khả năng kết hợp electron của cacbon kém hơn nitơ và của silic kém hơn photpho.3. Sự biến đổi tính chất của các hợp chất:- Công thức hợp chất với hiđro là RH4. Độ bền nhiệt của các hợp chất hiđrua này giảm nhanh từ CH4 PbH4.- Tạo ra 2 loại oxit là RO và RO2, trong đó R có số oxi hoá là +2 và +4.CO2 và SiO2 là các oxit axit, còn GeO2, SnO2, PbO2 và các hiđroxit tương ứng của chúng là các hợp chất lưỡng tính.- Các nguyên tử cacbon còn có thể liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon gồm hàng chục, hàng trăm nguyên tử.

V Củng cố bài-dặn dò .

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 42 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Dùng các bài tập để củng cố bài: Làm các bài tập 1, 2, 3, 4.Bài tập về nhà: Làm các bài trong sách BT.Tuần : 15Tiết : 30 Chương III : NHÓM CACBON

Tên bài : CACBON

Ngày soạn : 24/11/2012Ngày dạy : 27/11/2012

I.Mục tiêu bài học:1. Kiến thức: HS biết.- Cấu trúc các dạng thù hình của cacbon.- Tính chất vật lí, hoá học của cacbon.- Vai trò quan trọng của cacbon đối với đời sống và kĩ thuật.2. Kĩ năng.- Vận dụng được những tính chất vật lí, hoá học của cacbon để giải các bài tập có liên quan.- Biết sử dụng các dạng thù hình của cacbon trong các mục đích khác nhau.II. Chuẩn bị:GV chuẩn bị: Mô hình than chì, kim cương, mẩu than gỗ, than muội.HS: Xem lại kiến thức về cấu trúc tinh thể kim cương ( lớp 10 ); Tính chất hoá học của cácbon ( lớp 9 ).III. Phương pháp chủ yếu:- Tìm hiểu SGK.- Khai thác kiến thức đã biết của HS về cấu tạo nguyên tử để giúp HS phán đoán và giải các tính chất vật lí, hoá học của cácbon.IV. Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:GV: Cho HS quan sát mô hình và mẫu vật để tìm hiểu cấu trúc dạng thù hình của cac bon.

GV: Hướng dẫn HS dựa vào đặc điểm cấu trúc tinh thể của các dạng thù hình giải thích tại sao các dạng thù hình của cacbon có những tính chất vật lí trái ngược nhau?- GV giới thiệu thêm dạng Fuleren(theo SGK).

Hoạt động 2:GV: Cho HS dự đoán tính chất hoá học của cácbon.- Y/c: vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá; trong đó tính khử là chủ yếu.

GV: Cho HS viết các PTHH chứng minh tính chất hoá học của cacbon.

GV: Nhắc HS cần lưu ý đến điều kiện phản ứng.

GV: Chốt lại những kiến thức quan trọng về tính

I. Tính chất vật lí:- Kim cương:+ Cấu trúc: Tứ diện đều.+ Không màu.+ Không dẫn điện.+ Dẫn nhiệt kém, rất cứng.- Than chì:+ Cấu trúc lớp.+ Xám đen.+ Có ánh kim.+ Dẫn điện tốt ( kém kim loại ).+ Các lớp dễ tách ra khỏi nhau.II. Tính chất hoá học:1. Tính khử:a. Tác dụng với oxi: C + O2 CO2 Khi ở nhệt độ cao: 2CO2 + O2 2CO2

- Cacbon không tác dụng trực tiếp với clo, brom, iot.b. Tác dụng với hợp chất:- ở nhiệt độ cao, cacbon có thể khử được nhiều oxit kim loại, phản ứng với nhiều chất oxi hoá khác nhau như HNO3, H2SO4 đặc, KClO3...VD: C + 4 HNO3 (đặc) CO2 + 4NO2+ 2H2O

2. Tính oxi hoá:a. Tác dụng với hiđro: - Cacbon phản ứng với hiđro ở nhiệt độ cao có xúc tác, tạo thành khí metan.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 43 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC chất hoá học của cacbon.

Hoạt động 3:- Tại sao kim cương lại được dùng làm dao cắt thuỷ tinh, mũi khoan trong khai thác dầu mỏ?- Tại sao than chì có thể dùng làm điện cực?...Hoạt động 4:GV: Cho HS dựa vào SGK và kiến thức thực tế của bản thân để trình bày vấn đề về trạng thái tự nhiên và điều chế các dạng thù hình của cacbon.

GV cần bổ sung thêm các kiến thức thực tế.

C + 2H2 CH4

b. Tác dụng với kim loại:- ở nhiệt độ cao, cácbon phản ứng với kim loại tạo thành cácbua kim loại.VD: 4Al + 3C Al4C3.III. ứng dụng:HS tham khảo các ứng dụng của cácbon trong SGK, ngoài ra HS cho biết thêm các ứng dụng thực tế khác của cácbon.

IV. Trạng thái thiên nhiên. Điều chế:1. Trạng thái thiên nhiên:- Trong tự nhiên, kim cương và than chì là cacbon tự do gần như tinh khiết.- Ngoài ra, cácbon còn có trong các khoáng vật như: Canxit ( CaCO3); magiêzit ( MgCO3 )Đolomit (CaCO3 . MgCO3 ).- Dỗu mỏ, khí đốt thiên nhiên.2. Điều chế:HS tham khảo SGK để biết được các cách điều chế cacbon.

V.Củng cố và dặn dò - GV thiết kế phiếu bài tập để củng cố nội dung các dạng thù hình của cacbon và tính chất vật lí, hoá học của cacbon.- Bài tập về nhà: Bài 3, 4 trang 82 SGK.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 44 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 16Tiết : 31 Chương III : NHÓM CACBON

Tên bài : HỢP CHẤT CỦA CACBON

Ngày soạn : 02/12/2012Ngày dạy : 04/12/2012

I.Mục tiêu bài học:1. Kiến thức: HS biết.- Cấu tạo phân tử của CO và CO2.- Tính chất vật lí của CO và CO2.- Các phương pháp điều chế và ứng dụng của CO và CO2.HS hiểu:- Tính chất hoá học của CO và CO2. - Tính chất hoá học của axit cacbonic và muối cacbonat.2. Kĩ năng:- Củng cố kiến thức về liên kết hoá học.- Vận dụng kiến thức để giải thích các tính chất và ứng dụng của các oxit cacbon trong đời sống và kĩ thuật.- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập lí thuyết và tính toán có liên quan.II. Chuẩn bị:HS: - Ôn tập lại cách viết cấu hình electron và phân bố electron vào các ô lượng tử. - Xem lại cấu tạo phân tử CO2.III. Phương pháp I:- Tái hiện kiến thức cũ từ đó bố sung và xây dựng nắm được kiến thức mới.- Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.IV. Tiến trình tiết dạy :

Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:- GV cho HS viết cấu hình electron và phân bố các electron vào ô lượng tử của C và O- GV: Nguyên tử oxi có 2 electron độc thân, giữa 2 nguyên tử C và O hình thành 2 liên kết cộng hoá trị và 1 liên kết cho - nhận.- GV lưu ý cho HS: đây là trường hợp không tuân theo qui tắc bát tử.Hoạt động 2:- Khí Cácbon monooxit có những tính chất vật lí gì?- So sánh với khí nitơ có đặc điểm gì giống? Khác?Hoạt động 3:HS dựa vào đặc điểm cấu tạo phân tử để dự đoán tính chất hoá học của CO.GV nhận xét ý kiến của HS và bổ sung:- CO là oxit trung tính/ oxit không tạo muối.- CO có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật.

Hoạt động 4:GV: Vì CO có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật nên người ta điều chế CO trong công nghiệp.GV: Chỉ cho HS thấy được bản chất của phản ứng điều

I. Cacbon monooxit:1. Cấu tạo phân tử:

C: 2s22p2

O: 2s22p4 CTCT: C O- Số oxi hoá của C là: +2.2. Tính chất vật lí:HS tham khảo SGK để biết các tính chất vật lí của CO.

3. Tính chất hoá học:a) Cacbon monooxit rất kém hoạt động ở nhiệt độ thường và trở nên hoạt hơn khi đun nóng.Cácbon monooxit là oxit trung tính.b) Cacbonmonooxit là chất khử mạnh khi được đun nóng.VD: CO + O2 CO2

CO + Cl2 COCl2 (photgen) CO + CuO Cu + CO2

4. Điều chế:a. Trong công nghiệp: - Cho hơI nước đi qua than nóng đỏ ở khoảng 1050oC. C + H2O CO + H2

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 45 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC chế CO là dựa vào tính khử của cácbon ở nhiệt độ cao.

Hoạt động 5:- Liên kết trong phân tử CO2 là liên kết cộng hoá trị có cực.- Các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết đôi.- Phân tử có cấu tạo thăng nên không phân cực.

- GV cho HS nghiên cứu SGK rút ra tính chất vật lí của CO2.

Hoạt động 6:GV: HS cho biết CO2 có những tính chất hoá học gì và viết các PTHH để minh hoạ.

GV cho nhận xét và giải thích rõ hơn về các tính chất hoá học.

Hoạt động 7:GV: CO2 có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật và đời sống: điều chế sođa, tổng hợp hữu cơ, công nghiệp thực phẩm... Vì vậy cần phải điều chế CO2 với lượng lớn.

Hoạt động 8:GV: Giới thiệu- Là axit 2 nấc rất yếu (nêu 2 giá trị hằng số điện li ở 2 nấc) và kém bền.- Tạo ra 2 loại muối.

GV cho HS tham khảo SGK để biết được tính tan của muối cácbonat.

GV yêu cầu HS:- Nhận thức đúng bản chất của phản ứng trao đổi ion.- Đặc điểm của các muối cácbonat tan.

- Tìm hiểu ứng dụng của một số muối cácbonat: CaCO3, Na2CO3, NaHCO3.

- Thổi khí qua than nung nóng trong các lò gas. CO2 + C 2COb. Trong phòng thí nghiệm:- Cacbon monooxit được điều chế bằng cách cho H2SO4 đặc vào axit fomic và đun nóng:HCOOH CO + H2OII. Cacbon đioxit:1. Cấu tạo phân tử:CTPT: CO2 CTCT: O=C=O2. Tính chất vật lí:- Khí không màu.- Nặng hơn không khí.- ít tan trong nước.- Dễ hoá lỏng, dễ hoá rắn.3. Tính chất hoá học:a. Khí CO2 không cháy và không duy trì sự cháy. Tuy nhiên kim loại có tính khử mạnh có thể cháy được trong CO2.VD: CO2 + 2Mg 2MgO + Cb. CO2 là oxit axit, tác dụng với oxit bazơ và bazơ tạo thành muối.Tan trong nước tạo thành dd axit cacbonic CO2 + H2O H2CO3

4. Điều chế:a. Trong phòng thí nghiệm:CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2Ob. Trong công nghiệp:Đốt cháy than: C + O2 CO2

Đốt cháy dầu mỏ, khí thiên nhiên, thu CO2 trong quá trình nung vôi...III. Axit cácbonic và muối cácbonat:Axit cacbonic là axit rất yếu và kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng. H2CO3

H+ + HCO3-

HCO3- H+ + CO3

2-

1. Tính chất của muối cacbonat:a. Tính tan: SGK.b. Tác dụng với axit:NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2OHCO3

- + H+ CO2 + H2ONa2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2OCO3

2- + 2H+ CO2 + H2Oc. Tác dụng với dung dịch kiềm:NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2OHCO3

- + OH- CO32- + H2O

d. Phản ứng nhiệt phân:MgCO3 MgO + CO2

2NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2OCa(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O2. ứng dụng của một số muối cácbonat:Học sinh tham khảo SGK. Tiêu biểu là các chất CaCO3; Na2CO3.10H2O; NaHCO3.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 46 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC V. Củng cố bài. GV sử dụng bài tập 2, 3 ( SGK ) để củng cố bài học.Bài tập về nhà: Bài 1, 4, 5, 6 SGK trang 87 và 88.Tuần : 16Tiết : 32 Chương III : NHÓM CACBON

Tên bài : SILIC VÀ HỢP CHẤT SILIC

Ngày soạn : 02/12/2012Ngày dạy : 06/12/2012

I.Mục tiêu bài học:1. Kiến thức: HS biết.- Tính chất vật lí, hoá học của silic.- Tính chất vật lí, hoá học của các hợp chất của silic.- Phương pháp điều chế và ứng dụng các đơn chất và các hợp chất của silic.2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức để giải các bài tập có liên quan.II. Chuẩn bị:GV: Mẫu vật cát, thạch anh, mảnh vải bông; Dung dịch Na2SiO3, HCl, phênolphtalêin Cốc, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh.III. Phương pháp:+ Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.+ Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.IV. Tiến trình tiết dạy: Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:GV: Cho HS nghiên cứu SGK và cho biết các tính chất vật lí của silic.

Hoạt động 2:GV: So sánh với cacbon, silic có tính chất hoá học như thế nào?GV: Trong các phản ứng số oxi hoá của silic tăng từ 0 lên đến +4.

GV: Trong phản ứng số oxi hoá của silic giảm từ 0 xuống - 4.Hoạt động 3:GV: Trong tự nhiên silic tồn tại ở dạng nào và có ở đâu?GV nhận xét ý kiến của HS, chốt lại những vấn đề quan trọng.

Hoạt động 4:GV: Cho HS nghiên cứu SGK, cho biết ứng dụng và phương pháp điều chế silic.

I. Silic.1. Tính chất vật lí:- Có 2dạng thù hình: Silic tinh thể và vô định hình.- Silic tinh thể có cấu trúc giống kim cương, màu xám, có ánh kim, nóng chảy ở 1420oC.- Silic tinh thể có tính bán dẫn ( khác cácbon ).- Silic vô định hình là chất bột màu nâu.2. Tính chất hoá học:a. Tính khử:- Tác dụng với phi kim: Si + 2F2 SiF4

Si + O2 SiO2

- Tác dụng với hợp chất: Tác dụng với dd kiềm.Si + 2NaOH + H2O Na2SiO3 + 2H2b. Tính oxi hoá: Tác dụng với kim loại ở nhiệt độ cao.VD: 2Mg + Si Mg2Si3. Trạng thái tự nhiên:Trong tự nhiên chỉ gặp silic dưới dạng các hợp chất như: Cát (SiO2).Cao lanh ( Al2O3.2SiO2.2H2O ).Xecpentin ( 3MgO.2SiO2.2H2O).Fesfat ( Na2O.Al2O3.6SiO2 ).4. Ứng dụng và điều chế:- Silic có nhiều ứng dụng trong kĩ thuật:+ Kĩ thuật vô tuyến điện tử.+ Dùng trong luyện kim: chế tạo thép silic- Trong PTN: Dùng chất khử mạnh để khử SiO2 ở nhiệt độ cao.VD: SiO2 + 2Mg Si + 2MgO - Trong CN: Dùng than cốc để khử SiO2 ở nhiệt độ cao trong lò điện.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 47 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Hoạt động 5:GV: Cho HS quan sát mẫu cát sạch, tinh thể thạch anh, cho nhận xét về tính chất vật lí của SiO2?- SiO2 có tính chất hoá học gì?- SiO2 có ứng dụng gì trong thực tế?

GV: Nhận xét ý kiến của HS và bổ sung những điều cần thiết.

Hoạt động 6:GV cho HS nghiên cứu SGK để rút ra các tính chất vật lí, hoá học của Axit silixic.GV cho HS viết các PTHH.

GV kết luận: Chỉ có silicat kim loại kiềm là tan trong nước. Dung dịch muối silicat của kim loại kiềm bị thuỷ phân cho môi trường kiềm.

SiO2 + 2C Si + 2COII. Hợp chất của silic:1. Silic đioxit:- Là oxit axit, tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan dễ trong kiềm nóng chảy. SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 + H2O SiO2 + Na2CO3 Na2SiO3 + CO2

- Silic đioxit tan trong dung dịch axit flohiđric: SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O2. Axit silixic và muối silicat:a. Axit silixic:- Là chất ở dạng kết tủa keo, không tan trong nước, khi đun nóng dễ mất nước: H2SiO3 SiO2 + H2O.- Là axit yếu, yếu hơn cả axit cácbonic: Na2SiO3 + CO2 + H2O H2SiO3 + Na2CO3.b. Muối silicat:- Chỉ có silicat kim loại kiềm tan được trong nước.- Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 được gọi là thuỷ tinh lỏng.- ở trong dd, silicat kim loại kiềm bị thuỷ phân mạnh cho phản ứng kiềm.VD: Na2SiO3 + 2H2O 2NaOH + H2SiO3

V Củng cố bài. GV sử dụng các bài tập 1, 2, 3 để củng cố.Bài tập về nhà: Bài 4, 5 SGK trang 92 và các bài trong sách BT.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 48 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 17Tiết : 33 Chương III : NHÓM CACBON

Tên bài : CÔNG NGHIỆP SILICAT

Ngày soạn : 08/12/2012Ngày dạy : 10/12/2012

I.Mục tiêu bài học:1. Kiến thức: HS biết.- Thành phần hoá học và tính chất của thuỷ tinh, xi măng, gốm.- Phương pháp sản xuất các vật liệu thuỷ tinh, gốm, xi măng từ nguồn nguyên liệu tự nhiên.2. Kĩ năng:- Phân biệt được các vật liệu thuỷ tinh, gốm, xi măng dựa vào thành phần và tính chất của chúng.- Biết cách sử dụng và bảo quản các sản phẩm làm bằng các vật liệu thủy tinh, gốm, xi măng.II. Chuẩn bị:GV: Sơ đồ lò quay sản xuất clanhke; mẩu xi măng.HS: sưu tầm, tìm kiếm các mẫu vật bằng thuỷ tinh, gốm, sứ.III. Phương pháp:- Dựa vào tranh vẽ, sơ đồ; Nghiên cứu SGK.- Dựa vào vốn kiến thức sẵn có và kinh nghiệm sống của HS để xây dựng bài học.IV. Tiến trình tiết dạy : Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:HS cho biết:- Thuỷ tinh có thành phần hoá học chủ yếu là gì?

- Thuỷ tinh được chia làm mấy loại?- Kể tên những vật dụng thường làm bằng thuỷ tinh. Làm thế nào để bảo vệ được vật làm bằng thuỷ tinh?

Hoạt động 2:- Thành phần hoá học chủ yếu của đồ gốm là gì?

- Có mấy loại đồ gốm?

- Cách sản xuất các đồ gốm đó như thế nào?

GV: Khai thác vốn thực tế của HS, cùng với học sinh phân biệt đồ gốm với thuỷ tinh.

I. Thuỷ tinh.1. Thành phần hoá học và tính chất của thuỷ tinh.- Thuỷ tinh thông thường là hỗn hợp của natrisilicat, canxisilicat và silic đioxit.Cách sản xuất: (nhiệt độ 1400oC)6SiO2 + CaCO3 + Na2CO3 Na2O.CaO.6SiO2 + 2CO2.2. Một số loại thuỷ tinh:- Thuỷ tinh thường: chủ yếu gồm Na2O.CaO.6SiO2.- Thuỷ tinh Kali: Thay Na2O bằng K2O.- Thuỷ tinh pha lê: Thay Na2O.CaO bằng K2O.PbO.- Thuỷ tinh thạch anh : Nấu chảy SiO2 tinh khiết.- Thuỷ tinh đổi màu: có chứa AgCl, AgBr.- Cáp quang.II. Đồ gốm:1. Gạch và ngói:- Phối liệu để sản xuất chúng đất sét, cát nhào với nước sau đó tạo hình, sấy khô và nung ở 900 - 10000C.

2. Gạch chịu lửa:Có 2 loại gạch chịu lửa chính: gạch đinat và gạch samôt.

3. Sành, sứ và men.a. Đất sét khi nung ở nhiệt độ khoảng 1200 - 13000C thì biến thành sành.b. Sứ là vật liệu cứng, xốp, có màu trắng, gõ kêu. Phối liệu để sản xuất sứ gồm cao lanh, fenspat, thạch anh và một số oxit kim loại. Đồ sứ được nung 2 lần, lần đầu ở 10000C, sau đó tráng men và trang trí, rồi nung lần thứ hai ở nhiệt độ cao hơn, khoảng 1400 - 14500C.c. Men có thành phần chính giống sứ, nhưng dễ nóng chảy hơn.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 49 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Hoạt động 3:- xi măng có thành phần hoá học chủ yếu là gì?

- xi măng Pooclăng được sản xuất như thế nào?- GV: Dùng sơ đồ lò quay sản xuất clanhke để mô tả sự vận hành của lò.

- Quá trình đông cứng xi măng xảy ra như thế nào?

III. Xi măng:1. Thành phần hoá học và phương pháp sản xuất.

a) Xi măng thuộc loại vất liệu kêt dính, được dung nhiều trong xây dựng. Quan trọng và thông dụng nhất là xi măng Pooclăng, thành phần chính gồm: canxi silicat và canxi aluminat: Ca3SiO5(hoặc 3CaO.SiO2); Ca2SiO4(hoặc 2CaO.SiO2) Ca3(AlO3)2 (hoặc 3CaO.Al2O3)

b) Cách sản xuất xi măng Pooclăng (SGK).2. Quá trình đông cứng ximăng.3CaO.SiO2 + 5H2O Ca2SiO4. 4H2O + Ca(OH)2.2CaO.SiO2 + 4H2O Ca2SiO4. 4H2O3CaO.Al2O3 + 6H2O Ca3(AlO3)2.6H2O

V. Củng cố bài GV củng cố kiến thức trọng tâm của bài: Phân biệt thành phần, tính chất và ứng dụng của thuỷ tinh, gốm, ximăng.Bài tập về nhà: Bài 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 97.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 50 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 17Tiết : 34 Chương III : NHÓM CACBON

Tên bài : LUYỆN TẬP VỀ TÍNH CHẤT CACBON, SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG

Ngày soạn : 08/12/2012Ngày dạy : 12/12/2012

I.Mục tiêu bài học:1. Củng cố kiến thức:- Tính chất cơ bản của cacbon và silic.- Tính chất CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, axit silixic và muối silicat.2. Rèn luyện kĩ năng:- Vận dụng lí thuyết để giải thích các tính chất của đơn chất và các hợp chất của cacbon và silic.- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập.II. Chuẩn bị:- GV chuẩn bị sẵn bảng phụ về so sánh tính chất hoá học của các chất CO, CO2, H2CO3, muối cacbonat, axit silixic và muối silicat.- HS ôn tập và chuẩn bị các bài tập trong SGK trang 100.III. Phương pháp:- Dùng bảng so sánh, bảng tổng kết.- Đàm thoại để củng cố kiến thức.- Dùng bài tập nhằm củng cố kiến thưc cơ bản và rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học.IV. Tiến trình tiết dạy: Hoạt động Nội dung Hoạt động 1: Củng cố kiến thức cơ bản.

GV: Dùng bảng phụ chuẩn bị sắn và hướng dẫn HS điền vào bảng.

GV: Hãy cho biết các dạng thù hình của cácbon, silic và các tính chất hoá học?

GV: Hãy cho biết các tính chất hoá học của các oxit của cácbon và silic?

GV: Hãy cho biết các tính chất hoá học của các axit cácbonic và Axit silixic.

I. Ôn tập về lí thuyết:1. Đơn chất cacbon, silic.a. Cacbon:- Các dạng thù hình: Kim cương, than chì, fuleren.- Thể hiện tính khử và tính oxi hoá: C + 2CuO 2Cu + CO2

C + 2H2 CH4

b. Silic:- Các dạng thù hình: Silic tinh thể và silic vô định hình.- Thể hiện tính khử và tính oxi hoá: Si + 2F2 SiF4

Si + 2Mg Mg2Si2. Các oxit:a. CO, CO2.CO: Có tính khử mạnh, là oxit trung tính. 4CO + Fe3O4 3Fe + 4CO2

CO2: Có tính oxi hoá, là oxit axit. CO2 + 2Mg C + 2MgOb. SiO2: Tan được trong kiềm nóng chảy, tác dụng với dd axit HF. SiO2 + 2NaOH Na2SiO3 + H2O SiO2 + 4HF SiF4 + 2H2O3. Các axit:a. Axit cácbonic:- Không bền, phân huỷ thành CO2 và H2O- Là axit yếu, trong dd phân li hai nấc.b. Axit silixic.- Là axit ở dạng rắn, ít tan trong nước.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 51 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

GV: Hãy cho biết các tính chất hoá học của các muối cácbonat và muối silicat?

GV: Cho HS viết các PTHH và nhận xét các PT đó.

Hoạt động 2: Bài tập.GV hướng dẫn HS làm các bài tập nhằm củng cố kiến thức phần tính chất của cácbon, silic và hợp chất của chúng.

H2CO3 H+ + HCO3-

HCO3- H+ + CO3

2-

- Là axit yếu, yếu hơn cả Axit cácbonic.4. Muối:a. Muối cacbonat:- Muối cacbonat trung hoà: chỉ có muối của kim loại kiềm và amoni là tan, các muối khác ít tan, bị nhiệt phân:VD: CaCO3 CaO + CO2

- Muối cacbonat axit: dễ tan, dễ bị nhiệt phân.VD: Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2Ob. Muối silicat:Silicat kim loại kiềm dễ tan.II. Bài tập:Dưới sự hướng dẫn của GV học sinh làm các bài tập 1, 2, 3, 4 SGK trang 100.

V. Củng cố bài :Bài tập về nhà: Bài 5, 6, 7 SGK trang 100 và các bài trong sách bài tập.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 52 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 18Tiết : 35

ÔN TẬP HỌC KÌ I Ngày soạn : 15/12/2012Ngày dạy : 17/12/2012

I. Mục tiêu : 1.Về kiến thức: HS hiểu được:

- Các khái niệm về: Sự địên li, chất điện li, cơ chế của quá trình điện li .- Khái niệm về axit- bazơ theo A-re-ni-ut và theo Bron-stet. Đánh giá được độ axit và độ kiềm dựa vào nồng độ

của ion H+. - Khái niệm về phản ứng trao đổi ion.- Tính chất hoá học cơ bản của nitơ, photpho, cacbon , silic và những hợp chất của chúng.- Nắm được phương pháp điều chế các đơn chất cũng như các hợp chất của nitơ, photpho, cacbon , silic và

những hợp chất của chúng.2.Về kĩ năng:

- Viết phương trình ion và phương trình rút gọn của các phản ứng xảy ra trong dd chất điện li.- Tính được nồng độ của ion H+, OH- trong các dd axit, bazơ; từ đó tính được pH của dd.- Lập phương trình phản ứng oxi hoá- khử- Quan sát, phân tích, tổng hợp, dự đoán tính chất của các chất.- Giải các bài ttập định tính và định lượng có liên quan đến tính chất của các chương đã học.

II. Phương pháp :- Đàm thoại tái hiện lkiến thức.- Củng cố và hệ thống kiến thức.- Dùng sách giáo khoa.

III. Chuẩn bị :Giáo viên:Hệ thống câu hỏi và bài tập dành cho ôn tập.Học sinh:Ôn tập lại kiến thức đã được học trong học kì I.

IV. Tiến trình tiết dạy Hoạt động Nội dung

Hoạt động 1: Hãy cho biết thế nào là: chất điện li, sự điện li ? Trình bày cơ chế của quá trình điện li ?Y/c trả lời: Như SGK- Học sinh viết phương trình điện li của HNO3; H2SO4; Ca(OH)2; Al2(SO4)3.

Hoạt động 2: Nêu khái niệm về axit-bazơ theo A-re-ni-ut và theo Bron-stet ? So sánh khái niệm axit-bazơ theo 2 quan điểm trên ?

- Nêu khái niệm về pH và ý nghĩa của giá trị pH ? Cách xác định pH ?

VD 1: trong các chất cho sau đây, chất nào là axit, bazơ, trung tính, lưỡng tính theo Bron-stet ? HNO3, KOH, CH3COO-, Na+, HCO3

-, NH4+ .

VD 2: Tính pH của dd trong các trường hợp sau đây:

a) Dung dịch H2SO4 0,05M.

b) Dung dịch Ba(OH)2 0,005M.

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM:I. Sự điện li- Các khái niệm: chất điện li. Sự điện li.- Cơ chế của quá trình điện li.

- Viết các pt điện li ra vở sau đó lên bảng trình bày.

- Các khái niệm axit-bazơ theo 2 quan điểm đã học.

- Khái niệm pH. Cách xác định pH và ý nghĩa của pH.- Làm các VD ra vở ghi sau đó lên bảng trình bày (Hai HS lên bảng).

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 53 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

(Coi rằng sự điện li xảy ra hoàn toàn).

Hoạt động 3: Tính chất chung của các nguyên tố nhóm VA ? So sánh tính chất hoá học của Nitơ và photpho ?

Hoạt động 4: Tính chất hoá học của N2, NH3, HNO3 và các muối amoni, muối nitrat.

Y/c HS chuẩn bị ra vở sau đó kiểm tra vở của HS.

Hoạt động 4: Tính chất của Photpho, axit phtphoric và muối photphat ?

- Y/c HS chuẩn bị ra vở và trình bày.

Hoạt động 5: Khái niệm phân bón hoá học ? Các loại phân bón hoá học ? ý nghĩa của mỗi loại phân bón hoá học mà em biết ?

Hoạt động 6: Nêu tính chất cơ bản của C, Si và các hợp chất của chúng ?ứng dụng thực tiễn của các nguyên ttố C, Si và hợp chất của chúng ?

GV lựa chọn các bài tập trong SGK và SBT để cho HS luyện tập.

II, Nhóm VA (nhóm Cacbon).- Tính chất chung của các nguyên tố nhóm VA.- So sánh tính chất của Nitơ và Photpho.

- Tính chất của nitơ và các hợp chất của nitơ.

- Tính chất của photpho và các hợp chất quan trọng của photpho.

- Khái niệm phân bón hóc học. Nêu được 3 lạo phân bón chính và ý nghĩa của mỗi loại.

III, Nhóm IVA (Nhóm cacbon)

- Tính chất của C, Si và hợp chất của C, Si.- ứng dụng của các hợp chất của C, Si.

B. BÀI TẬP CƠ BẢN:

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 54 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 18Tiết : 36

KIỂM TRA HỌC KỲ I Ngày soạn : 15/12/2012Ngày dạy : 19/12/2012

I. Mục tiêu : - Rèn kĩ năng làm bài của HS. - Giúp phân loại, đánh giá HS.II. Chuẩn bị :Giáo viên: Đề kiểm tra và đáp án chi tiết.

1. Học sinh : Ôn tập kiến thức của cả học kì. III. Tiến trình tiết dạy A. PHẦN ĐỀ BÀI

I. TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn phương án đúng trong các câu sau đây:câu 1. Một dd có nồng độ của ion OH- là 0,001M. Giá trị pH của dd là: A. 7 B. 9 C. 11 * D. 12Câu2. NH3 có thể tác dụng với tất các chất trong dãy nào sau đây trong điều kiện thích hợp ? A. dd HCl; dd KOH; N2; O2; P2O5 . B. dd HCl; dd CuCl2; Cl2; CuO; O2 .* C. dd Ca(OH)2; H2S; Cl2; AgCl; H2. D. dd CuSO4; dd K2CO3; FeO; HNO3.Câu3. Axit photphoric là: A. một axit mạnh B. một axit có độ mạnh trung bình. C. một tri axit D. Cả B và C đều đúng. *Câu4. Trong phản ứng của Cu với dd HNO3 tạo khí NO, tổng hệ số của các chất trong PTHH là: A. 17 B. 19 C. 20 * D. 18 Câu5. Hoà tan 0,6g kim loại M vào dd HNO3 dư thu được 0,112 lít khí nitơ (đktc). M là kim loại nào sau đây ? A. Fe B. Cu C. Ca D. Mg *Câu 6. Có 3 ống nghiệm mất nhãn đựng 3 dd axit đặc riêng biệt là HNO3; HCl; H2SO4. Nếu chỉ dùng một hoá chất để nhận biết các dd trên thì dùng hoá chất nào sau đây? A. Cu * B. Fe C. Al D. dd AgNO3

B. TỰ LUẬN câu 7. Viết PTHH hoàn thành sơ đồ phản ứng sau(ghi rõ đk nếu có):

N2 NH3 NO NO2 HNO3 NH4NO3 N2O Câu8 . Hoà tan 5,76g Cu trong 150 ml dd HNO3 2M chỉ thu được NO duy nhất.

a) Tính thể tích NO thu được (ở đktc) ?b) Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng ?

Câu9. a) Viết các PTHH thực hiện biến hoá sau: Ca3(PO4)2 H3PO4 Ca(H2PO4)2

b) Tính khối lượng dd H2SO4 70% đã dùng để điều chế được 468kg Ca(HPO4)2 theo sơ đồ biến hoá trên. Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 55 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC ĐÁP ÁN:

A. trắc nghiệm (3đ) : mỗi câu đúng cho 0,5đ Câu thứ 1 2 3 4 5 6đáp án chọn C B D C D A

B. Tự luận: Câu 7 (3đ): Viết đúng mỗi PTHH (đủ điều kiện, nếu có) cho 0,5đ Nếu viết sai PT, hoặc sai công thức hoá học thì cho 0đ Nếu PT không cân bằng hoặc thiếu điều kiện thì trừ 1/2 số điểm của PT đó.Câu 8) (2,0đ) a) Số mol Cu= 0,09 mol ; HNO3 = 0,3 molPTHH: 3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O Xđ được Cu hết , HNO3 dư. 0,5đ Tính VNO (đktc):

Theo PTHH ta có số mol NO= 1/4 số mol HNO3 = 0,04 mol Suy ra VNO = 0,04.22,4 = 0,896 lít 0,5đ

c) tính được số mol Cu(NO3)2 = 0,09 mol số mol HNO3 dư = 0,06 mol 0,5đsuy ra nồng độ mol của Cu(NO3)2 = 0,09/0,15= 0,6M HNO3 = 0,06/0,15 = 0,4M 0,5đ

Câu9) (2,0đ)a) viết được mỗi pt, cho 0,5đ Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 2H3PO4 + 3CaSO4 (1) Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 3Ca(H2PO4)2 (2)b) ta có sơ đồ: 6H2SO4 4H3PO4 3Ca(H2PO4)2 ,Kg 588 702 x 468x= 392 kg 0,5đkhối lượng dd H2SO4 70% đã dùng với h=80% là:

m = = 700kg 0,5đ

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 56 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 20Tiết : 37

CHƯƠNG IV : ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠBÀI 25 : HÓA HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT HỮU CƠ

Ngày soạn : 29/12/2012Ngày dạy : 02/01/2013

I.Mục tiêu :1. Kiến thức: HS biết.- Khái niệm hợp chất hữu cơ, hoá học hữu cơ và đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ.- Một vài phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hưưc cơ.2. Kĩ năng.HS nắm được một số thao tác tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.II. Chuẩn bị:- Dụng cụ: Bộ dụng cụ chưng cất và phễu chiết, bình tam giác, giấy lọc, phễu.- Tranh vẽ bộ dụng cụ chưng cất.- Hoá chất: Nước, dầu ăn.III. Tiến trình tiết dạy:

1. ổn định tổ chức :2. Bài mới

Hoạt động Nộ dungHoạt động 1:GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về hợp chất hữu cơ, hoá học hữu cơ.

Hoạt động 2:- GV đưa ra một số thí dụ về hợp chất hữu cơ HS đã biết: CH4, C2H4, C2H5OH...- HS cho biết về thành phần cấu tạo ?- HS viết công thức cấu tạo và cho biết đặc điểm liên kết trong phân tử ?- GV yêu cầu HS nhận xét:+ Thành phần phân tử, cấu tạo phân tử trong các hợp chất hữu cơ.+ Liên kết hoá học chủ yếu trong phân tả chất hữư cơ.Hoạt động 3: HS nghiên cứu SGK tìm hiểu tính chất vật lí và tính chất hoá học chung của các hợp chất hữu cơ ?

Hoạt động 4:GV nêu một số thí dụ về sự chưng cất: rượu, tinh dầu…Y/C HS rút ra : Cơ sở của sự chưng cất là dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng trong hỗn hợp.GV: Sử dụng bộ dụng cụ lắp ráp như hình vẽ trong SGK.

I. Hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.1. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ.- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon ( trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua,... )- Hoá học hữu cơ là ngành Hoá học chuyên nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.2. Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ.a. Thành phần cấu tạo:- Nhất thiết phải chứa cacbon, ngoài ra còn có: H, O, N, S, P, halogen...- Liên kết hoá học ở các hợp chất hữu cơ thường là liên kết cộng hoá trị.

b. Tính chất vật lí:- Thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.- Thường không tan hoặc ít tan trong nước, dễ tan trong các dung môi hữu cơ.c. Tính chất hoá học:- Đa số hợp chất hữu cơ bị cháy khi đốt, kém bền nhiệt, dễ bị phân huỷ.- Phản ứng của hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định, thường cần đun nóng hoặc cần xúc tác.II. Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.1. Phương pháp chưng cất:- Cơ sở của phương pháp chưng cất là dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng trong hỗn hợp.- Khái niệm chưng cất: Chưng cất là quá trình làm hoá hơi và ngưng tụ của các chất lỏng trong hỗn hợp.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 57 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Hoạt động 5:GV nêu một số thí dụ về phương pháp chiết, làm thí nghiệm cho dầu ăn vào nước, chiết lấy dầu ăn.Y/c HS rút ra cơ sở của phương pháp chiết.GV: Lấy thêm thí dụ: ngâm rượu thuốc, ngâm hoa quả...Hoạt động 6:GV nêu một số thí dụ về sự kết tinh: Kết tinh muối ăn, kết tinh đường….Y/c HS rút ra cơ sở của phương pháp kết tinh.

2. Phương pháp chiết:- Cơ sở của phương pháp chiết: Dựa vào độ tan khác nhau trong nước hoặc trong dung môi khác của các chất lỏng, rắn.- Nội dung phương pháp chiết: dùng dụng cụ ( phễu chiết ) tách các chất lỏng không hoà tan vào nhau ra khỏi nhau.

3. Phương pháp kết tinh:- Cơ sở của phương pháp kết tinh: dựa vào độ tan khác nhau của các chất rắn theo nhiệt độ.- Nội dung: Hoà tan chất rắn vào dung môi đến bão hoà, lọc tạp chất, rồi cô cạn, chất rắn tronh dd sẽ kết tinh ra khỏi dd theo nhiệt độ.

IV. Củng cố và dặn dò : 1. Cũng cố : Cơ sở và nội dung của các phương pháp tách biệt, tinh chế hợp chất hữu cơ.Câu 1. Chọn khái niệm đúng nhất về hoá học Hữu cơ. Hoá học Hữu cơ là

ngành khoa học nghiên cứu:A. các hợp chất của cacbon. B. các hợp chất của cacbon, trừ CO, CO2.C. các hợp chất của cacbon, trừ CO, CO2, muối cacbonat, các  xianua. D. các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống.Câu 2. Cho hỗn hợp hai chất là etanol (ts = 78,3oC) và axit axetic (ts = 118oC).

Để tách riêng từng chất, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây:A. Chiết. B. Chưng cất thường. C. Lọc và kết tinh lại. D. Chưng cất ở áp suất thấp.Câu 3. Thuộc tính nào sau đây không phải là của các hợp chất hữu cơ?A. Không bền ở nhiệt độ cao. B. Khả năng phản ứng hoá học chậm, theo nhiều hướng khác nhau.C. Liên kết hoá học trong hợp chất hữu cơ thường là liên kết ion. D. Dễ bay hơi và dễ cháy hơn hợp chất vô cơ.Câu 4. Cho các chất: CaC2, CO2, HCHO, CH3COOH, C2H5OH, NaCN, CaCO3.

Số chất hữu cơ trong số các chất đã cho là: A. 1.                                        B. 2. C. 3.                                        D. 4.Câu 5. Để tách actemisin, một chất có trong cây thanh hao hoa vàng để chế

thuốc chống sốt rét, người ta làm như sau: ngâm lá và thân cây thanh hao hoa vàng đã băm nhỏ trong n-hexan. Tách phần chất lỏng, đun và ngưng tụ để thu hồi n-hexan. Phần còn lại là chất lỏng sệt được cho qua cột sắc kí và cho các dung môi thích hợp chạy qua để thu từng thành phần của tinh dầu. Kỹ thuật nào sau đây không được sử dụng?A. Chưng cất.                          B. Chưng cất lôi cuốn hơi nước. C. Chiết xuất.                          D. Kết tinh lại.Câu 6. Dầu mỏ là một hỗn hợp nhiều hiđrocacbon. Để có các sản phẩm như

xăng, dầu hoả, mazut… trong nhà máy lọc dầu đã sử dụng phương pháp tách nào?A. Chưng cất thường. B. Chưng cất phân đoạn. C. Chưng cất ở áp suất thấp. D. Chưng cất lôi cuốn hơi nước.2 Dặn dò : Bài tập về nhà: Bài 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 104.3 Rút kinh nghiệm (nếu có ):

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 58 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 20Tiết : 38

CHƯƠNG IV : ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠBÀI 26 : PHÂN LOẠI VÀ GỌI TÊN HỢP CHẤT HỮU CƠ

Ngày soạn : 29/12/2012Ngày dạy : 03/01/2013

I.Mục tiêu:1. Kiến thức: HS biết.- Phân loại hợp chất hữu cơ.- Gọi tên mạch cacbon chính gồm từ 1 đến 10 nguyên tử C.2. Kĩ năng:HS có kĩ năng gọi tên hợp chất hữu cơ theo công thức cấu tạo và kĩ năng từ tên gọi viết công thức cấu tạo.II. Chuẩn bị:- Tranh phóng to hình 4.4 SGK.- Mô hình một số phân tử trong hình 4.4 SGK.- Bảng phụ số đếm và tên mạch cacbon chính.- Bảng sơ đồ phân loại hợp chất hữu cơ.III. Tiến trình tiết dạy:

1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ : Cơ sở và nội dung của các phương pháp tách biệt, tinh chế hợp chất hữu cơ.3. Bài mới :

Hoạt động Nội dung Hoạt động 1(trọng tâm).GV hướng dẫn HS nghiên cứu thành phần phân tử một số chất hữu cơ đã học từ đó rút ra khái niệm về hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.VD: CH4, C2H6, C2H4, C6H6...VD: CH3Cl, CH3OH, HCOOH...Hoạt động 2:GV yêu cầu HS viết một số phương trình hoá học của phản ứng hữu cơ đã biết.Nhận xét về các nguyên tử, nhóm nguyên tử gây ra phản ứng. Rút ra khái niệm về nhóm chức.

Hoạt động 3:GV cho HS nghiên cứu SGK rút ra nhận xét tên thông thường của các hợp chất hữu cơ.

Hoạt động 4(trọng tâm).GV lấy thí dụ hợp chất hữu cơ HS đã biết công thức, yêu cầu HS gọi tên, GV gợi ý để HS phân tích thành phần tên gọi. Rút ra kết luận cách gọi tên hợp chất hữu cơ theo kiểu gốc - chức.Hoạt động 5:- Trước hết GV cho HS nghiên cứu số đếm và tên của mạch cácbon theo IUPAC. Vận dụng gọi tên một số mạch cácbon.- GV hướng dẫn HS phân tích thành phần một số

I. Phân loại hợp chất hữu cơ.1. Phân loại: 2 loại: Hiđrocac bon và dẫn xuất của HyC- Hiđrocacbon là những hợp chất được tạo thành bởi các nguyên tử của 2 nguyên tố C và H.- Dẫn xuất của hiđrocacbon là những hợp chất mà trong phân tử ngoài C, H ra còn có một hay nhiều nguyên tử của các nguyên tố khác như O, N, S, halogen...2. Nhóm chức:CH3-CH2-OH + Na CH3-CH2-ONa + 1/2H2.CH3-CH2-OH + HBr CH3-CH2-Br + H2O.Kết luận: Nhóm chức là nhóm nguyên tử gây ra những phản ứng đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ.II. Danh pháp hợp chất hữu cơ.1. Tên thông thường:- Đặt theo nguồn tìm ra chất.- Đôi khi phần đuôi trong tên gọi chỉ loại chất.VD: HCOOH axit fomic. CH3COOH axit axetic.2. Tên hệ thống theo danh pháp IUPAC.a. Tên gốc - chức: Tên phần gốc + Tên phần định chức.VD: CH3CH2-Cl etyl clorua. CH3CH2-O-COCH3 etyl axetat. CH3CH2-O-CH3 etyl metyl ete.b. Tên thay thế:Tên phần thế + Tên mạch cácbon chính + Tên phần định chức. CH3- CH3 CH3 - CH2Cl CH2 = CH2 HC CH et + an clo + et + an. et + en et + in (etan) (Cloetan) (Eten) (Etin)

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 59 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC tên gọi. CH2 = CH -CH2 -CH3 but-1-en

CH3-CH(OH)-CH=CH2 but-3-en-2-olIV. Củng cố và dặn dò 1. Củng cố : sử dụng các bài tập 1, 2, 3 SGK để củng cố bài.2 Dặn dò : Bài tập về nhà: Bài 4, 5, 6, 7 SGK trang 109 và 110.3 Rút kinh nghiệm (nếu có ):

Tuần : 20Tiết : 39

CHƯƠNG IV : ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠBÀI 26 : PHÂN TÍCH NGUYÊN TỐ

Ngày soạn : 29/12/2012Ngày dạy : 03/01/2013

I.Mục tiêu 1. Kiến th ức : HS biết.- Nguyên tắc phân tích định tính và định lượng nguyên tố.- Cách tính hàm lượng phần trăm nguyên tố từ kết quả phân tích.2. Kĩ năng:Rèn luyện kĩ năng tính hàm lượng phần trăm nguyên tố từ kết quả phân tích. II. Chuẩn bị:- Dụng cụ: ống nghiệm, giá đỡ, phễu thuỷ tinh, giấy lọc, bông, ống dẫn khí.- Hoá chất: Glucozơ, CuSO4 (khan), CuO (bột), dd Ca(OH)2, dd AgNO3, CHCl3, C2H5OH.III. Tiến trình tiết dạy:

1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ : Nêu công thức tính %nguyên tố trong một hợp chất. Định luật bảo toàn khối lượng .3. Bài mới :

Hoạt động Nội dung Hoạt động 1: (trọng tâm) GV nêu mục đích và nguyên tắc phân tích định tính.GV làm thí nghiệm phân tích glucozơ (theo hướng dẫn SGK)

GV cho HS nhận xét hiện tượng và rút ra kết luận.

Hoạt động 2:GV cho HS nghiên cứu SGK rút ra kết luận phương pháp xác định sự có mặt của nitơ trong hợp chất hữu cơ.

Hoạt động 3:GV làm thí nghiệm xác định halogen.GV cho HS nhận xét hiện tượng, giải thích rút ra phương pháp xác định sự có mặt của halogen trong hợp chất hữu cơ.

Hoạt động 4:GV nêu nguyên tắc phép phân tích định lượng.GV cho HS quan sát sơ đồ phân tích định lượng C, H tìm hiểu vai trò của các chất trong các thiết bị, thứ tự lắp các thiết bị.

I. Phân tích định tính:1. Xác định cacbon và hiđro.HS nhận xét hiện tượng rút ra kết luận: Glucozơ 0;tCuO CO2 + H2ONhận ra CO2: CO2 + Ca(OH)2 (dd) CaCO3 + H2ONhận ra H2O: (vẩn đục) CuSO4 + 5H2O CuSO4.5H2O (màu trắng) ( màu xanh)Kết luận: Trong thành phần của glucozơ có nguyên tố C và H.2. Xác định nitơ:Khi đun với axit sunfuric đặc, nitơ có trong một số hợp chất hữu cơ có thể chuyển thành muối amoni và được nhận biết dưới dạng amoniac.VD: CxHyOzNt

042 ;tSOH (NH4)2SO4+...

(NH4)2SO4+ 2NaOH Na2SO4 + 2H2O + 2NH33. Xác định halogen:Khi đốt, hợp chất hữu cơ chứa clo bị phân huỷ, clo tách ra dưới dạng HCl và được nhận biết bằng AgNO3.CxHyOzClt CO2 + H2O + HClHCl + AgNO3 AgCl + HNO3

II. Phân tích định lượng:1. Định lượng cácbon, hiđro:- Hàm lượng hiđro tính từ khối lượg nước.

%mH = A

OH

m

m

.18

%100.2.2

- Hàm lượng C tính từ khối lượg CO2.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 60 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Hoạt động 5:HS nghiên cứu sơ đồ phân tích điịnh lượng nitơ trong SGK. Rút ra nhận xét về phương pháp phân tích định lượng nitơ.

Hoạt động 6:Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh nghiên cứu SGK rút ra cách định lượng các nguyên tố khác.

Hoạt động 7:GV cho HS đọc kĩ thí dụ trong SGK, vận dụng bài học để xác định hàm lượng phần trăm của C, H, N, O ở hợp chất A.

%mC = A

CO

m

m

.44

%100.12.2

2. Định lượng nitơ:Nung m gam hợp chất A chứa N với CuO trong dòng khí CO2.CxHyOzNt

0;tCuO CO2 + H2O + N2

mN = 4,22

.28V (g). %mN =

A

N

m

m %100.

3. Định lượng các nguyên tố khác:- Định lượng halogen: Chuyển halogen thành HX, định lượng dưới dạng AgX ( X = Cl, Br ).- Định lượng S: Chuyển thành SO2 hoặc muối sunfat rồi định lượng.- Định lượng O: (thường định lượng sau cùng) mO = mA - mC - mH - mS - ...4. Thí dụ: SGK.

IV. Củng cố và dặn dò 1. Củng cố : Bài 1 : Hai chất hữu cơ X và Y( C,H,O) là đồng đăng kế tiếp nhau. Phần trăm khối lượng oxi lần lượt là 53,33 và 43,24. X và Y đều tác dụng với Na. CTCT của X và Y?Hd: X và Y là đồng đăng kế tiếp nhau có %O càng lớn mạch HyC càng nhỏ X đứng trước Y . Gọi X : CxHyOz Y : Cx+1Hy+2Oz

Ta có và . Gọi 12x +y +16z = a

ta có : a = 60 C3H8O (vì X và Y đều tác dụng với Na nên X và Y có thể là ancol hoặc axit )

2 Dặn dò : Bài tập về nhà: Bài 4, 5, SGK trang 109 và 110.3 Rút kinh nghiệm (nếu có ):

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 61 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 21Tiết : 40

CHƯƠNG IV : ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠBÀI 28 : CÔNG THỨC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

Ngày soạn : 06/01/2013Ngày dạy : 07/01/2013

I.Mục tiêu:1. Kiến thức: HS biết các khái niệm và ý nghĩa: Công thức đơn giản nhất, công thức phân tử hợp chất hữu cơ.2. Kĩ năng:HS biết:- Cách thiết lập công thức đơn giản nhất từ kết quả phân tích nguyên tố.- Cách tính phân tử khối và cách thiết lập công thức phân tử.II. Chuẩn bị:HS: Máy tính bỏ túi.III. Tiến trình tiết dạy:

1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ : Nêu công thức tính %nguyên tố trong một hợp chất. Định luật bảo toàn khối lượng .3. Bài mới :

Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:GV yêu cầu HS viết CTPT một số chất đã biết, tìm tỉ lệ số nguyên tử từng nguyên tố trong mỗi công thức, suy ra công thức đơn giản nhất.HS nêu ý nghĩa của CTPT và công thức đơn giản nhất.

Hoạt động 2:Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh lần lượt giải bài toán thí dụ trong SGK theo các bước.

Hoạt động 3:Thông qua thí dụ trên, học sinh rút ra sơ đồ tổng quát xác định công thức đơn giản nhất.

I. Công thức đơn giản nhất.1. Công thức phân tử(CTPT) và công thức đơn giản nhất(CTĐGN).- Công thức phân tử cho biết số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử.- Công thức đơn giản nhất cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử ( tỉ lệ các số nguyên tối giản ).VD: CTPT C2H4 C2H4O2

Tỉ lệ số nguyên tử: 1 : 2 1 : 2 : 1Công thức ĐG nhất: CH2 CH2O2. Thiết lập công thức đơn giản nhất:a. Thí dụ:Đặt CTPT của A là CxHyOz.Thiết lập công thức đơn giản của A là lập tỉ lệ x : y : z ở dạng các số nguyên tối giản

x : y : z = 12

14,73 :

1

24,7 :

16

62,19

= 6,095 : 7,240 : 1,226 = 4,971 : 5,905 : 1,000 = 5:6:1Công thức đơn giản nhất của A là: C5H6O.b. Tổng quát:Từ kết quả phân tích nguyên tố hợp chất CxHyOzNt ta lập tỉ lệ số nguyên tử rồi chuyển tỉ lệ đó thành tỉ số tối giản.

x : y : z : t = 12

%C :

1

%H :

16

%O :

14

%N

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 62 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Hoạt động 4:HS căn cứ vào kiến thức đã học (bài mol, thể tích mol phân tử), rút ra các biểu thức tính khối lượng mol phân tử, từ khối lượng mol phân tử suy ra phân tử khối.GV lấy thí dụ minh hoạ.

Hoạt động 5:Từ thí dụ SGK, giáo viên hướng dẫn học sinh các bước thực hiện cách lập CTPT một hợp chất.- Có thể thiết lập công thức phân tử thông qua công thức đơn giản nhất hoặc không thông qua công thức đơn giản nhất.

Hoạt động 6:GV gợi ý để học sinh biết cách lập CTPT thông qua công thức đơn giản nhất.

= ... = p : q : r : sII. Thiết lập công thức phân tử:1. Xác định khối lượng mol phân tử:- Đối với chất khí và chất lỏng dễ hoá hơi:MA = MB . dA/B.MA = 29 . dA/KK.- Đối với chất rắn và chất lỏng khó hoá hơi người ta sử dụng định luật Ra-un.- Ngày nay người ta còn dùng phương pháp khối phổ lượng.2. Thiết lập công thức phân tử:a. Thí dụ:-Thiết lập CTPT của A qua CTĐGN.Bước 1: Xác định khối lượng mol MA = 164 ( g/mol )Bước 2: Căn cứ đầu bài tìm công thức đơn giản: C5H6OBước 3: Xác định CTTQ (C5H6O)n suy ran = 2. Vậy CTPT của A: C10H12O2.-Thiết lập CTPT của A không qua CTĐGN ( SGK ).b. Tổng quát:Thiết lập công thức phân tử qua công thức đơn giản nhất là cách thức tổng quát hơn cả.CTĐGN: CpHqOrNs

CTPT: CxHyOzNt

M = (CpHqOrNs)n

n = srqp

M

141612

IV. Củng cố và dặn dò 1. Củng cố : GV sử dụng bài tập 1, 2 trong SGK để củng cố bài.Câu 1 Hợp chất X có thành phần % về khối lượng : C (85,8%) và H (14,2%). Hợp chất X là: A. C3H8. B. C4H10. C. C4H8. D. C5H10.Câu 2 Hợp chất X có %C = 54,54% ; %H = 9,1%, còn lại là oxi. Khối lượng phân tử của X bằng 88. CTPT của X là: A. C4H10O. B. C5H12O. C. C4H10O2. D. C4H8O2.Câu 3 Phân tích hợp chất hữu cơ X thấy cứ 3 phần khối lượng cacbon lại có 1 phần khối lượng hiđro, 7 phần khối lượng nitơ và 8 phần lưu huỳnh. Trong CTPT của X chỉ có 1 nguyên tử S, vậy CTPT của X làA. CH4NS. B. C2H2N2S. C. C2H6NS. D. CH4N2S.Câu 4 Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O ; trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối lượng. Công thức phân tử của hợp chất là: A. C3H6O2. B. C2H2O3. C. C5H6O2. D. C4H10O.2 Dặn dò : - Bài tập về nhà: Bài 3, 4 SGK trang 118 và các bài trong sách bài tập.- Chuẩn bị bài phần lý thuyết và bài tập cho tiết luyện tập .3. Rút kinh nghiệm :

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 63 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 21Tiết : 39

CHƯƠNG IV : ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠBÀI 29 : LUYỆN TẬP –CHẤT HỮU CƠ,

CÔNG THỨC PHÂN TỬ

Ngày soạn : 06/01/2013Ngày dạy : 07/01/2013

A.Mục tiêu:1. Củng cố kiến thức: Củng cố kiến thức về.- Các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ.- Các phương pháp phân tích định tính và định lượng hợp chất hữu cơ.2. Rèn luyện kĩ năng.Rèn luyện kĩ năng xác định công thức phân tử từ kết quả phân tích.B. Chuẩn bị:- HS ôn lại các kiến thức bài 25, 26, 27, 28.- Làm trước các bài tập SGK trang 121.- Bảng phụ như sơ đồ SGK.III. Tiến trình tiết dạy :1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra.3. Bài mới

Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:

- GV dùng sơ đồ như trong SGK nhưng để trống, chỉ ghi đề mục.

- HS điền những thông tin còn thiếu.

- GV kiểm tra, chốt lại kiến thức trọng tâm.

Hoạt động 2:- GV lựa chọn bài tập phù hợp trong SGK hoặc thiết kế thêm bài tập giao các nhóm học sinh thực hiện.

I. Củng cố lí thuyết:+ Hỗn hợp chất hữu cơ: - Chưng cất: Tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau. - Chiết: Tách các chất lỏng không trộn lẫn vào nhau hoặc tách chất hoà tan ra khỏi chất rắn không tan. - Kết tinh: Tách các chất rắn có độ tan thay đổi theo nhiệt độ.+ Hợp chất hữu cơ tinh khiết: - Phân tích định tính. - Phân tích định lựợng: %C, %H, %N, ... %O. - Công thức đơn giản nhất: CpHqOrNs

- Xác định khối lượng mol phân tử MA = MB.dA/B

MA = (CpHqOrNs)n n+ Công thức phân tử: CxHyOzNt = (CpHqOrNs)n II. Bài tập:Bài 1(SGK):a. hỗn hợp hơi / đun sôi.b. nhiệt độ sôi/ độ tanc. không trộn lẫn / chất rắn / trong hỗn hợp rắn.d. sự thay đổi độ tan .

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 64 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

- Sau đó mỗi bài tập GV cần khắc sâu lại kiến thức liên quan cho học sinh.

- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập.

Bài 2(SGK):a). %O = 100% - ( 49,40% + 9,80% + 19,10% ) = 21,70%

d( A/kk ) = 29

AM= 2,52 MA = 73 (g/mol)

C

x

%

12 =

H

y

% =

O

z

%

16 =

N

t

%

14=

100AM

4,49

12x=

8,9

y=

7,21

16z=

1,19

14t=

100

73= 0,73

x = 3 ; y = 7 ; z = 1 ; t = 1.Vậy công thức A : C3H7ONb. %O = 100% - (54,54% + 9,09%) = 36,37%.

MB = dB/CO 2 . 44 = 2. 44 = 88 (g/mol).

54,54

12x=

09,9

y=

37,36

16z=

100

88 = 0,88

x = 4 ; y = 8 ; z = 2.Vậy công thức của B là: C4H8O2

IV. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :Hệ thống lại kiến thức trọng tâm qua các bài tập lý thuyết và bài toán .2. Dặn dò : Bài 3, 4, 5 SGK trang 121 và các bài trong sách bài tập.Bài tập về nhà :1. Oxi hóa hoàn toàn 6,15 gam hợp chất hữu cơ X thu được 2,25 gam H2O ; 6,72 lít CO2 và 0,56 lít N2 (đkc). Phần

trăm khối lượng của C, H, N và O trong X lần lượt là:A. 58,5% ; 4,1% ; 11,4% ; 26%. B. 48,9% ; 15,8% ; 35,3% ; 0%.C. 49,5% ; 9,8% ; 15,5% ; 25,2%. D. 59,1 % ; 17,4% ; 23,5% ; 0%.2. Phân tích 0,31gam hợp chất hữu cơ X chỉ chứa C, H, N tạo thành 0,44 gam CO2. Mặt khác, nếu phân tích 0,31

gam X để toàn bộ N trong X chuyển thành NH3 rồi dẫn NH3 vừa tạo thành vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,4M thì phần axit dư được trung hòa bởi 50 ml dung dịch NaOH 1,4M. Biết 1 lít hơi chất X (đktc) nặng 1,38 gam. CTPT của X là:

A. CH5N. B. C2H5N2. C. C2H5N. D. CH6N.3. Đốt cháy 200 ml hơi một hợp chất hữu cơ X chứa C, H, O trong 900 ml O2, thể tích hỗn hợp khí thu được là 1,3

lít. Sau khi ngưng tụ hơi nước chỉ còn 700 ml. Tiếp theo cho qua dung dịch KOH dư chỉ còn 100 ml khí bay ra. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. CTPT của Y là:

A. C3H6O. B. C3H8O2. C. C3H8O. D. C3H6O2.3. Rút kinh nghiệm :

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 65 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 21-22Tiết : 42,43

CHƯƠNG IV : ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠBÀI 30 : CẤU TRÚC PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ

Ngày soạn : 06/01/2013Ngày dạy : 08/01/2013

I.Mục tiêu:1. Kiến thức: HS biết: Khái niệm về đồng phân cấu tạo, đồng phân lập thể.HS hiểu: Những luận điểm cơ bản của thuyết cấu tạo hoá học.2. Kĩ năng:HS biết viết công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ.II. Chuẩn bị:- Mô hình rỗng và mô hình đặc của phân tử etan.- Mô hình phân tử cis-but-2-en và trans-but-2-en.III. Tiến trình tiết dạy :1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới

Hoạt động Nội dung Hoạt động 1(trọng tâm)GV viết CTCT của 2 chất ứng với CTPT C2H6O, ghi tính chất cơ bản nhất.HS so sánh 2 chất về: thành phần, cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá họcTừ sự so sánh, HS rút ra luận điểm 1.

Hoạt động 2: (Trọng tâm)GV viết công thức cấu tạo của 3 chất trong SGK.HS nhận xét và rút ra luận điểm 2.

I. Thuyết cấu tạo hoá học:1. Nội dung thuyết cấu tạo hoá học.a. Luận điểm 1: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hoá trị và theo một thứ tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hoá học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó, tức là thay đổi cấu tạo hoá học, sẽ tạo ra hợp chất khác.VD: CH3 - CH2 - O - H Chất lỏng tác dụng với natri, giảI phóng H2.CH3 - O - CH3 Chất khí không tác dụng với natri.b. Luận điểm 2: Trong phân tử hợp chất hữu cơ, cacbon có hoá trị 4. Nguyên tử cacbon không những có thể liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn liên kết với nhau thành mạch cacbon.VD:CH3 - CH2 - CH2 - CH3 Mạch không phân nhánh.

CH3 - CH - CH3 Mạch có nhánh. CH3

CH2 - CH2

CH2 Mạch vòng.CH2 - CH2

c. Luận điểm 3: SGK

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 66 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Hoạt động 3: (Trọng tâm)GV nêu thí dụ về 2 chất có cùng số lượng nguyên tử nhưng khác nhau về thành phần phân tử.HS nhận xét và rút ra luận điểm 3.

Hoạt động 4: (Trọng tâm)GV lấy thí dụ 2 dãy đồng đăng như trong SGK.GV nhấn mạnh 2 nội dung quan trọng:- Thành phần phân tử hơn kém nhau n nhóm - CH2 -- Có tính chất tương tự nhau.

Hoạt động 5:GV sử dụng một số thí dụ những chất khác nhau có cùng CTPT để HS rút ra định nghĩa đồng phân.

Hoạt động 6:GV cho HS nhắc lại khái niệm về liên kết , liên kết đã học ở lớp 10.

GV khai thác thí dụ trong SGK để củng cố các khái niệm liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba.Hoạt động 7:GV cho học sinh nghiên cứu SGK để rút ra các khái niệm về các loại CTCT.

Hoạt động 8:GV cho HS nghiên cứu thí dụ trong SGK để rút ra kết luận về đồng phân cấu tạo.GV cho HS viết tất cả các CTCT của các chất ứng với CTPT C4H10O.Từ đó rút ra kết luận về 3 loại đồng phân cấu tạo như trong SGK.

GV hướng dẫn HS viết các CTCT.

- Phụ thuộc vào thành phần phân tử.VD: CH4 Chất khí, dễ cháy. CCl4 Chất lỏng, không cháy.- Phụ thuộc cấu tạo hoá học.CH3CH2OH và CH3OCH3 khác nhau về tính chất vật lí và tính chất hoá học.2. Hiện tượng đồng phân.a. Đồng đẳng.VD: - Dãy đồng đăng ankan.CH4, C2H6, C3H8, C4H10 ... CnH2n+2

- Dãy đồng đăng ancol no đơn chức.CH3OH, C2H5OH, C3H7OH ... CnH2n+1OH.- Khái niệm : Những h/c có thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 nhưng có t/c hoá học tương tự nhau là những chất đồng đăng, chúng hợp thành dãy đồng đăng.b. Đồng phân.VD: C2H6O có 2 đồng phân.CH3 - CH2 - O - H và CH3 - O - CH3 C3H6O2 có 3 đồng phân.CH3COOCH3 ; HCOOC2H5 và CH3CH2COOH.Khái niệm đồng phân: Những hợp chất khác nhưng có cùng công thức phân tử là những chất đồng phân.II. Liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ.1. Các loại liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ.- Liên kết tạo bởi 1 cặp electron dùng chung là liên kết đơn. Liên kết đơn thuộc loại liên kết .VD: CH3 - CH3.

- Liên kết tạo bởi 2 cặp electron dùng chung là liên kết đôi. Liên kết đôi gồm 1 liên kết và 1 liên kết .VD: CH2 = CH2.- Liên kết tạo bởi 3 cặp electron dùng chung là liên kết ba. Liên kết ba gồm 1 liên kết và 2 liên kết .2. Các loại công thức cấu tạo:- Công thức cấu tạo khai triển.- Công thức cấu tạo thu gọn.- Công thức cấu tạo thu gọn nhất.III. Đồng phân cấu tạo:1. Khái niệm đồng phân cấu tạo:a) Thí dụ:VD: C4H10O có các đồng phân cấu tạo. C4H9OH ; C2H5OC2H5 ...b) Kết luận:Vậy những hợp chất có cùng CTPT nhưng có cấu tạo hoá học khác nhau gọi là những đồng phân cấu tạo.2. Phân loại đồng phân cấu tạo:VD: C4H10O có các loại đồng phân cấu tạo.- Chức ancol: + Không nhánh: CH3CH2CH2CH2-OH ; CH3CH(OH)CH2CH3 + Có nhánh: CH3CH(CH3)CH2-OH- Chức ete:+ Không nhánh: CH3OCH2CH2CH3

CH3CH2OCH2CH3

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 67 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Hoạt động 9:HS quan sát các công thức lập thể trong SGK, GV nêu quy ước các nét dùng biểu diễn công thức lập thể.GV dùng mô hình để HS dễ quan sát.

GV giới thiệu mô hình phân tử rỗng, đặc.Hoạt động 10:HS quan sát mô hình không gian 2 cách sắp xếp các nguyên tử H và Cl có cùng cong thức cấu tạo CHCl = CHCl, nhận xét về vị trí không gian của các nguyên tử.

GV hướng dẫn HS nghiên cứu sơ đồ mối quan hệ giữa đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể để phân biệt 2 loại đồng phân này.Hoạt động 11:GV lấy thí dụ về cấu tạo hoá học và cấu trúc hoá học.HS nhận xét, so sánh rút ra kết luận điểm giống nhau và khác nhau giữa cấu tạo hoá học và cấu trúc hoá học.

+ Có nhánh: CH3OCH(CH3)CH3

Kết luận: SGK.IV. Cách biểu diễn cấu trúc không gian phân tử hữu có.1. Công thức phối cảnh:Công thức phối cảnh là một loại công thức lập thể.- Đường nét liền biểu diễn liên kết nằm trên mặt giấy.- Đường nét đậm biểu diễn liên kết hướng về mắt ta.- Đường nét đứt biểu diễn liên kết hướng ra xa mắt ta.2. Mô hình phân tử: + Mô hình rỗng. + Mô hình đặc.V. Đồng phân lập thể:1. Khái niệm về đồng phân lập thể:VD: CHCl = CHCl có 2 cách sắp xếp trong không gian khác nhau. Cl Cl C = C H H Cl H C = C H ClKết kuận: SGK.2. Quan hệ giữa đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể: SGK3. Cấu tạo hoá học và cấu trúc hoá học:- Cấu tạo hoá học cho biết các nguyên tử liên kết với nhau theo thứ tự nào.- Cấu tạo hoá học được biểu diễn bằng CTCT.- Cấu tạo hoá học và cấu trúc không gian của phân tử hợp thành cấu trúc hoá học.- Cấu trúc hoá học được biểu diễn bằng công thức lập thể.

IV. Củng cố và dặn dò :1.Củng cố :*- Liên kết tạo bởi 1 cặp electron dùng chung là liên kết đơn. Liên kết đơn thuộc loại liên kết .VD: CH3 - CH3.- Liên kết tạo bởi 2 cặp electron dùng chung là liên kết đôi. Liên kết đôi gồm 1 liên kết và 1 liên kết .VD: CH2 = CH2.- Liên kết tạo bởi 3 cặp electron dùng chung là liên kết ba. Liên kết ba gồm 1 liên kết và 2 liên kết .* các loại đồng phân cấu tạo. C4H10O- Chức ancol: + Không nhánh: CH3CH2CH2CH2-OH ; CH3CH(OH)CH2CH3 + Có nhánh: CH3CH(CH3)CH2-OH- Chức ete:+ Không nhánh: CH3OCH2CH2CH3

CH3CH2OCH2CH3

+ Có nhánh: CH3OCH(CH3)CH3

2. Dặn dò : Nắm nội dung trọng tâm của bài và chuẩn bị bài mới 3. Rút Kinh nghiệm :

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 68 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 22Tiết : 44

CHƯƠNG IV : ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠBÀI 31 : PHẢN ỨNG HỮU CƠ

Ngày soạn : 13/01/2013Ngày dạy : 14/01/2013

I.Mục tiêu:1. Kiến thức: HS biết- Cách phân loại phản ứng hữu cơ dựa vào sự biến đổi phân tử các chất đầu.- Các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị và một vài tiểu phân trung gian.2. Kĩ năng:HS vận dụng xác định các loại phản ứng hữu cơ, các tiểu phân trung gian.II. Chuẩn bị:HS ôn tập lại một số phản ứng hữu cơ đã biết ở lớp 9.III. Tiến trình tiết dạy 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới :

Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:

GV yêu cầu học sinh viết các phương trình hoá học như trong SGK và nhận xét về nguyên tử (nhóm nguyên tử) của chất trước và sau phản ứng từ đó rút ra các khái niệm về:- Phản ứng thế.- Phản ứng cộng.- Phản ứng tách.

GV hướng dẫn HS viết các phương trình phản ứng.

Hoạt động 2:GV lấy thí dụ 3 trường hợp phân cắt liên kết như trong SGK.GV cho học sinh nhận xét từ đó rút ra kiến thức

I. Phân loại phản ứng hữu cơ.1. Phản ứng thế.Một hoặc một nhóm nguyên ở phân tử hữu cơ bị thế bởi một hoặc một nhóm nguyên tử.VD:H3C - H + Cl - Cl as H3C - Cl + HClH3C - OH + H-Br H3C - Br + HOH2. Phản ứng cộng.Phân tử hữu cơ kết hợp thêm với các ngtử hoặc phân tử khác.CHCH + 2H2 txt , H3C -CH3 3. Phản ứng tách.Một vài nguyên tử hoặc nhóm ngtử bị tách ra khỏi phân tử. H2C - CH2

tH , H2C = CH2 + H2O

H OH * Phản ứng phân huỷ: Phân tử bị phá huỷ hoàn toàn thành các nguyên tử hoặc các phân tử nhỏ.VD: CH4

0t C + 2H2

C4H10 + 5F2 4C + 10HF C6H12 + 9O2 6CO2 + 6H2OII. Các kiểu phân cắt liên kết cộng hoá trị.1. Phân cắt đồng li.Trong sự phân cắt đồng li, đôi electron dùng chung được chia đều cho hai nguyên tử liên kết tạo ra các tiểu phân mang electron độc thân gọi là gốc tự do.VD: Cl . . Cl anhsangs Cl. + Cl.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 69 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC cần nắm.

- GV giới thiệu: Gốc cacbo tự do- GV thông báo thêm: Điều kiện hình

thành gốc tự do ntn?

Hoạt động 3:GV lấy thí dụ 2 trường hợp phân cắt dị li như trong SGK.GV cho học sinh rút ra nhận xét.- GV thông báo: + Cacbocation là gì ?

+ ĐK hình thành cacbocation ?Hoạt động 4:Thông qua quan hệ giữa các chất đầu, tiểu phân trung gian, sản phẩm của 3 thí dụ trong SGK và gợi ý của GV yêu cầu HS rút ra nhận xét.

H3C . . H + Cl. H3C. + HClCH3 - H2C . . CH3

0t CH3 - H2C. + H3C. Gốc CH3

. ; CH3CH2. gọi là gốc cacbo tự do.

2. Phân cắt dị li.- Trong sự phân cắt dị li, nguyên tử có ĐAĐ lớn hơn chiếm cả cặp electron dùng chung trở thành anion ; còn nguyên tử có ĐAĐ nhỏ hơn bị mất một electron trở thành cation.VD: H2O + H . . Cl H3O+ + Cl-

(CH3)3C . . Br (CH3)C+ + Br-

3. Đặc tính chung của gốc cacbo tự do và cacbocation.- Tiểu phân trung gian là các gốc cacbo tự do ( kí hiệu R* ); cacbocation là cation mà điện tích dương ở nguyên tử cacbon (kí hiệu R+ )- Đặc tính chung của tiểu phân trung gian: rất không bền, thời gian tồn tại ngắn ngủi, khả năng phản ứng cao.

IV. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố : * Phân cắt dị li, đồng li. Nêu ví dụ .* Các loại phản ứng trong hóa học hữu cơ.

- phản ứng thế - phản ứng cộng - phản ứng tách - phản ứng phân hủy - phản ứng oxi hóa.

2. Dặn dò : Nắm rõ các loại phản ứng , chuẩn bị bài mới .

3. Rút kinh nghiệm :

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 70 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 22Tiết : 45

CHƯƠNG IV : ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠBÀI 32 : LUYỆN TẬP – CẤU TRÚC PHÂN TỬ

HỢP CHẤT HỮU CƠ

Ngày soạn : 13/01/2013Ngày dạy : 15/01/2013

I.Mục tiêu:1. Củng cố kiến thức: HS biết:- Cách biểu diễn công thức cấu tạo và cấu trúc không gian của các phân tử hữu cơ đơn giản.- Phân biệt các loại đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể.HS hiểu: - Những luận điểm cơ bản của thuyết cấu tạo hoá học.2. rèn luyện kĩ năng:- HS nắm vững cách xác định công thức phân tử từ kết quả phân tích.- HS viết được công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ.II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ như sơ đồ trong SGK nhưng để trống các ô trong bảng.III. Tiến trình tiết dạy :1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới :

Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:- HS trình bày nội dung như sơ đồ trong SGK , từ đó rút ra:+ Các cách biểu diễn cấu tạo và cấu trúc phân tử chất hữu cơ.+ Phân biệt đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể.+ Phân biệt các loại đồng phân cấu tạo.

Hoạt động 2:GV lựa chọn bài tập phù hợp với mục đích củng cố kiến thức.

Chia HS thành các nhóm thảo luận và giải quyết

I. Củng cố kiến thức. * Cách biểu diễn công thức cấu tạo của một chất theo các cách biểu diễn khác nhau: Công thức Li-uýt; công thức cấu tạo khai triển; công thức cấu tạo thu gọn và công thức cấu tạo thu gọn nhất.VD: viết các loại công thức nêu trên đối với rượu etylic. * Cùng công thức phân tử, cùng công thức cấu tạo, khác nhau về cấu trúc không gian của phân tử. Đồng phân lập thể (đồng phân hình học)+ Công thức phối cảnh.+ Mô hình rỗng.+ Mô hình đặcII. Bài tập:Bài 1:Chưng cất, chiết, kết tinh. Thí dụ:Nấu rượu: chưng cất.Ngâm rượu thuốc: chiết.Sản xuất đường: kết tinh và chiết.Bài 3:

12

45,53 :

1

01,7 :

14

92,8 :

16

62,30 = 7 : 11 : 1 : 3

Parametađion có công thức tổng quát:

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 71 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC các bài tập trong SGk (C7H11NO3)n và có khối lượng mol phân tử = 157 g/mol.

n = 1; Công thức phân tử của Parametađion là C7H11NO3

Phân tử khối của Parametađion là số lẻ vì có số nguyên tử hiđro là số lẻ.Bài 6:a. S b. Đ c. S d. Đ

IV. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố : Hệ thống lại các phép toán , các phương pháp giải bài tập.2. Dặn dò : yêu cầu học sinh chuẩn bị bài mới 3. Rút kinh nghiệm :

Tuần : 23Tiết : 46

CHƯƠNG V : HIDROCACBON NO BÀI 33 : ANKAN

ĐỒNG ĐẲNG – ĐỒNG PHÂN – DANH PHÁP

Ngày soạn : 20/01/2013Ngày dạy : 21/01/2013

I.Mục tiêu:1. Kiến thức: * HS biết:- Sự hình thành liên kết và cấu trúc không gian của ankan.- Gọi tên các ankan với mạch chính không quá 10 nguyên tử C. * HS vận dụng:- Viết các khái niệm đồng đăng, đồng phân của ankan.2. Kĩ năng:Viết công thức phân tử, công thức cấu tạo của các ankan.III. Chuẩn bị:- Mô hình phân tử propan ; butan và isobutan.- Bảng 5.1 SGK.III. Tiến trình tiết dạy :1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra.3. Bài mới

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:HS nhắc lại khái niệm đồng đăng đã học, GV yêu cầu HS viết công thức phân tử một số chất đồng đăng của CH4 rồi suy ra công thức tổng quát và khái niệm dãy đồng đăng của metan.

Hoạt động 2:GV cho HS viết công thức cấu tạo của chất hữu cơ có CTPT C4H10 và C5H12 GV ghi các giá trị nhiệt độ nóng chảy ; nhiệt độ sôi.

GV cho HS rút ra kết luận ankan có đồng phân cấu tạo mạch cacbon.

GV đánh số thứ tự theo chữ số la mã chỉ bậc của nguyên tử cacbon trong các công thức cấu tạo HS đã viết.

I. Đồng đẳng, đồng phân.1. Đồng đẳng:Metan (CH4), etan (C2H6), propan (C3H8) .... có công thức chung là CnH2n+2 (n 1).Chúng hợp thành dãy đồng đăng gọi là dãy đồng đăng của metan.2. Đồng phân:a. Đồng phân mạch cacbon.C4H10 có 2 đồng phân cấu tạo:CH3CH2CH2CH3 butan ; tnc : -1580C ts : -0,50C

CH3 - CH - CH3 isobutan tnc : -1590C ts : -100C CH3

Nhận xét: Ankan từ C4H10 trở đi có đồng phân cấu tạo, đó là đồng phân mạch cacbon.b. Bậc của cacbon.Bậc của một nguyên tử cacbon ở phân tử ankan bằng số nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nó.Ankan mà phân tử chỉ chứa C bậc I và C bậc II là ankan không phân nhánh.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 72 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

GV cho HS rút ra khái niệm về bậc cacbon.Hoạt động 3:HS nắm được cách gọi tên 10 ankan không phân nhánh đầu tiên và tên các gốc ankyl tương ứng.Trong phần này GV yêu cầu HS luyện tập ngược lại.

GV gọi tên một số ankan có nhánh.

GV cho HS nhận xét, rút ra cách gọi tên ankan mạch nhánh. Sau đó áp dụng gọi tên một số ankan mạch nhánh.

Ankan mà phân có chứa C bậc III hoặc C bậc IV là ankan phân nhánh.II. Danh pháp:1. Ankan không phân nhánh:Theo IUPAC, tên của 10 ankan không phân nhánh đầu tiên được gọi như ở bảng 5.1HS nhớ được tên gọi của 10 ankan không phân nhánh đầu tiên.Ankan có đuôi : anTên gốc đuôi : yl

2. Ankan phân nhánh:Theo IUPAC, tên của ankan phân nhánh theo kiểu tên thay thế:Số chỉ vị trí + Tên nhánh + Tên mạch chính + an.- Mạch chính là mạch dài nhất, có nhiều nhánh nhất. Đánh số thứ tự các nguyên tử cacbon thuộc mạch chính bắt đầu từ phía gần nhánh hơn.- Gọi tên mạch nhánh theo thứ tự vần chữ cái.VD: CH3 - CH - CH3

CH3

2 - metylpropan. CH3 - CH - CH - CH2 - CH3

CH3 CH3

2,3 - đimetylpentanIV. Củng cố và dặn dò :

1. Củng cố GV khắc sâu một số nội dung:

- Công thức chung của ankan: CnH2n+2 (n 1).- Ankan chỉ có một loại đồng phân cấu tạo là đồng phân mạch cacbon.- Quy tắc gọi tên ankan.Vận dụng :C4H10 : CH3-CH2-CH2-CH3 butan ; CH3-CH(CH3)2 : 2-metylpropan( isobutan ) C5H12 : : CH3-CH2-CH2-CH2-CH3 Pentan (CH3)2CH-CH2-CH3 2-metylbutan ( isopentan )

(CH3)4C 2,2-đimetylpropan (neopentan) 2. Dặn dò : GV cho HS làm các bài tập: Bài 1, 2 SGK.

Bài tập về nhà: Bài 3, 4, 5 SGK trang 139.3. Rút kinh nghiệm

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 73 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 23Tiết : 47

CHƯƠNG V : HIDROCACBON NO BÀI 34 : ANKAN

CẤU TRÚC PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Ngày soạn : 20/01/2013Ngày dạy : 21/01/2013

I.Mục tiêu: HS biết:- Liên kết trong phân tử các ankan đều là liên kết , trong đó nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hoá sp3.- Cấu dạng bền và kém bền của ankan.HS hiểu:Sự biến thiên tính chất vật lí của ankan phụ thuộc số nguyên tử cacbon trong phân tử.II. Chuẩn bị:GV chuẩn bị: Xăng, mỡ bôi trơn động cơ.III. Tiến trình tiết dạy :1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:GV cho học sinh quan sát hình 5.1 SGK, mô tả sự hình thành liên kết của phân tử CH4 và C2H6

GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cấu trúc phân tử ankan.

GV hướng dẫn HS quan sát hình 5.2 SGK mô hình phân tử propan, butan và isobutan (nhìn theo trục C-C).

GV viết cấu dạng của phân tử C2H6 như trong SGK và hướng dẫn HS rút ra nhận xét.

GV hướng dẫn HS viết cấu dạng của C3H8

I. Cấu trúc phân tử ankan.1. Sự hình thành liên kết trong phân tử ankan.- Trạng thái lai hoá nguyên tử C: sp3

- Loại liên kết: đều là liên kết - Góc liên kết: đều gần bằng 109,50

- Mỗi nguyên tử C nằm ở tâm của tứ diện mà 4 đỉnh là các nguyên tử H hoặc C2. Cấu trúc không gian của ankan.a. Mô hình phân tử. CH3 - CH2 - CH3

CH3 - CH2 - CH2 - CH3

CH3 - CH - CH3

CH3

b. Cấu dạng. H H H H

H H H H HH H H

- Các nhóm nguyên tử liên kết với nhau bởi liên kết đơn C-C, có thể quay quanh trục liên kết đó tạo ra vô số cấu dạng khác nhau.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 74 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Hoạt động 2:

GV cho HS nghiên cứu bảng 5.2 để rút ra nhận xét về quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng.

GV làm thí nghiệm cho HS quan sát:- Cho xăng vào nươvs.- cho mỡ bôi trơn vào xăng.- Tính không màu của ankan, HS có thể rút ra từ sự quan sát gas trong bật lửa gas.

- Cấu dạng xen kẽ bền hơn cấu dạng che khuất.II. Tính chất vật lí:1. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng.- Trạng thái: C1 C4 ở trạng thái khí.- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi: tăng theo số nguyên tử cacbon.- Khối lượng riêng: tăng theo số nguyên tử cacbon; Ankan nhẹ hơn nước. 2. Tính tan và mùi:-Ankan không tan trong nước, chúng kị nước: Ankan ở trạng thái lỏng là những dung môi không phân cực- Ankan đều là những chất không màu.

IV. Củng cố va dặn dò :1. Củng cố : GV khắc sâu một số nội dung:

- Trong phân tử ankan chỉ có liên kết bền.- Một số tính chất vật lí của ankan phụ thuộc vào số nguyên tử cacbon trong phân tử.

2. Dặn dò :Bài tập về nhà : Bài 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 142 và 143.

3. Rút kinh nghiệm :

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 75 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 23Tiết : 48

CHƯƠNG V : HIDROCACBON NO BÀI 35 : ANKAN

TÍNH CHẤT HÓA HỌC , ĐIỀU CHẾ VÀ ỨNG DỤNG

Ngày soạn : 20/01/2013Ngày dạy : 22/01/2013

I.Mục tiêu: HS biết: Phương pháp điều chế và một số ứng dụng của ankan.HS hiểu:- Tính chất hoá học của ankan: Phản ứng thế, tách, oxi hoá.- Cơ chế phản ứng thế halogen vào phân tử ankan.II. Chuẩn bị:GV chuẩn bị: - Bộ dụng cụ điều chế metan.- Hoá chất CH3COONa rắn, NaOH rắn, CaO rắn.III. Tiến trình tiết dạy :

1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới :

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:GV cho HS nhắc lại đặc điểm cấu tạo phân tử ankan.GV hướng dẫn HS dự đoán khả năng tham gia phản ứng của ankan.

GV cho HS viết các phương trình phản ứng.

GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét: phản ứng clo hoá ít có tính chọn lọc, còn phản ứng brom hoá có tính chọn lọc cao hơn.

GV cho biết: Flo phản ứng mãnh liệt nên phân huỷ ankan. Iot quá yếu nên không phản ứng với ankan.

GV trình bày phần cơ chế phản ứng. HS rút ra nhận xét phản ứng theo cơ chế gốc gồm 3 bước:- Khơi mào.- Phát triển dây chuyền.- Đứt đây chuyền.

I. Tính chất hoá học:Ankan tương đối trơ về mặt hoá học: Ankan có khả năng tham gia các phản ứng thế, phản ứng tách và phản ứng oxi hoá.1. Phản ứng thế:VD1:CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl metyl clorua(clometan)CH3Cl + Cl2 CH2Cl2 + HCl metylen clorua(điclometan)CH2Cl2 + Cl2 CHCl3 + HCl clorofom(triclometan)CHCl3 + Cl2 CCl4 + HCl cacbon tetraclorua(tetraclometan)VD2:CH3 - CH2 - CH3 CasCL 0

2 25,, HCl +CH3 - CHCl - CH3 + CH3 - CH2 - CH2 - Cl2-clopropan, 57% 1- clopropan, 43% Cơ chế phản ứng halogen hoá ankan:Phản ứng clo hoá và brom hoá ankan xảy ra theo cơ chế gốc - dây chuyền.- Bước khơi mào phản ứng: Cl - Cl as Cl. + Cl.

- Bước phát triển dây chuyền:CH3 - CH3 + Cl. CH3-CH2

. + HCl

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 76 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Hoạt động 2:GV viết phương trình hoá học.GV cho HS nhận xét: Dưới tác dụng của nhiệt và xúc tác, các ankan không những bị tách hiđro tạo thành hiđrocacbon không no mà còn bị gãy các liên kết C - C tạo ra các phân tử nhỏ hơn.

GV yêu cầu HS viết PTHH của phản ứng đốt cháy CH4 và PTTQ của phản ứng đốt cháy ankan.Nhận xét: nH2O > nCO2

GV lưu ý HS: Phản ứng toả nhiệt ứng dụng làm nhiên liệu

Hoạt động 3:GV giới thiệu PP điều chế ankan trong công nghiệp và làm thí nghiệm điều chế CH4 trong phòng thí nghiệm từ natriaxetatvới vôi tôi xút.HS nêu hiện tượng, viết PT phản ứng.

CH3-CH2. + Cl - Cl CH3-CH2-Cl + Cl.

- Bước đứt dây chuyền:Cl. + Cl. as Cl2

CH3 - CH3 + Cl. CH3-CH2. + HCl

2CH3-CH2. CH3-CH2-CH2-CH3

2. Phản ứng tách:VD:CH3 - CH3 xtC ,5000

CH2 = CH2 + H2

xtC ,5000

CH2 = CH2 + C2H6

CH3CH2CH2CH3 xtC ,5000

CH3CH=CH2 + CH4

xtC ,5000

CH3CH=CHCH3 + H2

3. Phản ứng oxi hoá:VD:CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O H = -890 KJ

CnH2n+2 + 2

13 nO2 nCO2 + (n+1)H2O

Khi có xúc tác và nhiẹt độ thích hợp, ankan bị oxi hoá không hoàn toàn tạo thành dẫn xuất chứa oxi.VD: CH4 + O2 xtt ,0

HCH=O + H2OII. Điều chế và ứng dụng:1. Điều chế:a. Trong công nghiệp: SGKb. Trong phòng thí nghiệm:CH3COONa(r) + NaOH(r)

0,tCaO

CH4 + Na2CO3

Al4C3 + 12H2O 3CH4 + 4Al(OH)3

2. ứng dụng: SGK.IV. Củng cố và dặn dò :

1. Củng cố :GV cần khắc sâu một số nội dung sau:- Phản ứng thế và cơ chế phản ứng thế halogen vào ankan.- Phương pháp điều chế ankan trong phòng thí nghiệm.- Hệ thống tính chất qua chuổi phản ứng :

1.

2.

3.

4.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 77 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

5.

6.

7.

8.

2. Dặn dò : Bài 1, 2,... ,6 SGK trang 147.3. Rút kinh nghiệm :

Tuần : 24Tiết : 49

CHƯƠNG V : HIDROCACBON NO BÀI 36 : XICLOANKAN

Ngày soạn : 27/01/2013Ngày dạy : 28/01/2013

I.Mục tiêu: 1. Kiến thức:HS biết:- Cấu trúc, đồng phân, danh pháp của một số monoxicloankan.- Tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng của xicloankan.2. Kĩ năng:Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của xicloankan.II. Chuẩn bị:GV chuẩn bị: - Tranh vẽ mô hình một số xicloankan.- Bảng tính chất vật lí của một vài xicloankan.III. Tiến trình tiết dạy :

1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : Viết phương trình phản ứng : n- pentan thực hiện các phản ứng :- Tác dụng với Cl2 cho dẫn xuất monoclo- Tách H2 - Crackinh3. Bài mới :

Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:GV cho học sinh nghiên cứu công thức phân tử, công thức cấu tạo và mô hình trong SGK.

GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét về Xicloankan.

I. Cấu trúc, đồng phân, danh pháp.1. Cấu trúc phân tử của một số monoxicloankan.CTPT và cấu trúc một số monoxicloankankhông nhánh như sau: C3H6 C4H8

C5H10 C6H12

- Xicloankan: là những hiđrocacbon no mạch vòng.- Monoxicloankan có công thức chung là CnH2n (n 3).- Cấu trúc không gian của monoxicloankan: Trừ xiclopropan, ở phân tử xicloankan các nguyên tử cacbon không cùng nằm trên một mặt phăng.2. Đồng phân và cách gọi tên monoxicloankan.a. Quy tắc:

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 78 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC GV giới thiệu cách gọi tên một số monoxicloankan.HS nhận xét, rút ra quy tắc gọi tên monoxicloankan.Hoạt động 2:HS nghiên cứu bảng 5.3 rút ra nhận xét quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, màu sắc và tính tan của các xicloankan theo chiều tăng của phân tử khối.

GV hướng dẫn HS viết các phương trình hoá học của xiclopropan và xiclobutan.GV lưu ý HS: Chỉ xiclopropan có phản ứng cộng mở vòng với H2, Br2, xiclobutancó phản ứng cộng mở vòng với H2.

GV hướng dẫn HS viết các phương trình phản ứng thế và oxi hoá của một số xicloankan.

Hoạt động 3:GV hướng dẫn HS viết phương trình hoá học và cho biết ứng dụng của ankan dựa trên phản ứng tách hiđro.

Số chỉ vị trí - Tên nhánh - xiclo + Tên mạch chính - an.Mạch chính là mạch vòng. Đánh số sao cho tổng các số chỉ vị trí mạch nhánh là nhỏ nhất.b. Thí dụ: SGK.II. Tính chất.1. Tính chất vật lí:- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi tăng dần.- Các xicloankan đều không màu, không tan trong nước.2. Tính chất hoá học.a. Phản ứng cộng mở vòng của xiclopropan và xiclobutan. + H2 CN i

080, CH3-CH2-CH3 + H2 CN i

0120, CH3-CH2-CH2-CH3

b. Phản ứng thế: Tương tự ankan.C5H10 + Cl2 as C5H9Cl + HCl

C6H12 + Br2 0t C6H11Br

c. Phản ứng oxi hoá:

CnH2n + 2

3nO2 nCO2 + nH2O

C6H12 + 9O2 6CO2 + 6H2OIII. Điều chế và ứng dụng:1. Điều chế:VD: CH3[CH2]4CH3 xtt ,0

C6H12 + H2

2. ứng dụng: Làm nhiên liệu, làm dung môi, làm nguyên liệu để điều chế các chất khác.

IV. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :

*Đặc điểm cấu tạo của xiclopropan với propan ► Giống : điều chỉ có liên kết đơn (lk ) cùng có 3C

Khác : xiclopropan có mạch vòng , propan có mạch hở nên hơn kém nhau 2H * Viết CTCT các đồng phân Xicloankan của C4H10, C5H10. gọi tên chúng?

*Hãy cho biết : 1). CTCT của X và Y ? Biết X là một xicloankan không chứa quá 8 nguyên tử C , trong điều kiện thích hợp

X tác dụng với Br2 tạo dẫn xuất Y chứa 74,07% Br .► Nếu xảy ra phản ứng thế : CnH2n → CnH2n-xBrx

%Br = → không có nghiệm phù hợp cho C

Nếu xảy ra phản cộng : CnH2n → CnH2nBr2

%Br =

2). Giá trị của m ? Biết khi cho m g hiđrocacbon no, mạch vòng A tác dụng với clo (chiếu sáng) thu được 9,48 g một dẫn xuất clo duy nhất B . Để trung hòa khí HCl sinh ra cần vừa đúng 80 ml dung dịch NaOH 1M . Biết hiệu suất clo hóa là 80% .

► CnH2n → CnH2n-1Cl + HCl 0,08 0,08 → 9,48/0,08 = 14n + 34,5 → n = 6

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 79 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC m = 0,08 .100/80 . 84 = 8,4 g

Đ/S 1). X : metylxiclopropan và Y : 1,3 – đibrom – 2 – metyl propan 2). 8,4 g 3) CTCT của A nếu khi clo hóa nó thì chỉ thu được 1 dẫn xuất monoclo duy nhất ? Biết khi oxi hóa hoàn toàn

7 mg hợp chất A thu được 11,2 ml khí CO2 (đktc) và 9 mg nước . Tỉ khối của A so với N2 bằng 2,5 .

► C = ; H =

2. Dặn dò : Bài tập về nhà: Bài 3, 4, 5, 6 SGK trang 151.3. Rút kinh nghiêm

Tuần : 24Tiết : 50

CHƯƠNG V : HIDROCACBON NO BÀI 37 : LUYỆN TẬP : ANKAN-XICLOANKAN

Ngày soạn : 27/01/2013Ngày dạy : 28/01/2013

I.Mục tiêu: 1. Củng cố kiến thức:HS biết: Sự tương tự và sự khác biệt về tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng giữa ankan với xicloankan.HS hiểu: Cấu trúc, danh pháp ankan và xicloankan.2. Rèn luyện kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng nhận xét, so sánh 2 loại ankan và xicloankan.- Kĩ năng viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất của ankan và xicloankan.II. Chuẩn bị:GV chuẩn bị: Bảng phụ.III. Tiến trình tiết dạy :

1. ổn định tổ chức : 2. kiểm tra bài cũ : kết hợp với tiết luyện tập 3. Bài mới :

Hoạt động Nội dụngHoạt động 1:GV cho HS điền công thức tổng quát và nhận xét về cấu trúc ankan, xicloankan.

Hoạt động 2:GV cho HS điền đặc điểm danh pháp và quy luật về tính chất vật lí của ankan, xicloankan.

Hoạt động 3:GV cho HS điền tính chất hoá học và lấy thí dụ minh hoạ.

Hoạt động 4:GV cho HS nêu các ứng dụng

I. Củng cố lí thuyết:1. CTTQ.Ankan: CnH2n+2 (n 1)Mạch hở, chỉ có liên kết đơn C - C, mạch cacbon tạo thành đường gấp khúc.Xicloankan: CnH2n (n 3)Mạch vòng, chỉ có liên kết đơn C - C, trừ xiclopropan các nguyên tử C không cùng nằm trên một mặt phăng.2. Đặc điểm danh pháp và tính chất vật lí:Ankan: Tên gọi có đuôi an.C1 - C4 : Thể khí ; tnc, ts, khối lượng riêng tăng theo phân tử khối - nhẹ hơn nước, không tan trong nước.Xicloankan: Tên gọi có đuôi an và tiếp đầu ngữ xiclo.C3, C4 : Thể khí ; tnc, ts, khối lượng riêng tăng theo phân tử khối - nhẹ hơn nước, không tan trong nước.3. Tính chất hoá học:

Ankan Xicloankan

- Phản ứng thế.- Phản ứng tách.- Phản ứng oxi hoá.

- Phản ứng thế.- Phản ứng tách.- Phản ứng oxi hoá.Ngoài ra xiclopropan và xiclobutan có phản ứng cộng mở vòng.

4. ứng dụng, điều chế:Ankan Xicloankan

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 80 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC quan trọng của ankan và xicloankan.

Hướng dẫn hướng đi cho học sinh bài 1-2.

Nhận xét: Bài 3 : % khối lượng của C và H không đổi , không phụ thuộc vào số lượng nguyên tử C , H trong phân tử (không phụ thuộc n)

- Từ dầu mỏ.- Làm nhiên liệu, nguyên liệu.

- Từ dầu mỏ.- Làm nhiên liệu, nguyên liệu.

II. Bài tập:Bài 1: DBài 4: Ankan không làm mất màu dd brom, dd KMnO4. Ankan có ít ái lực hoá học vì trong phân tử ankan chỉ có liên kết đơn bền.Bài 7: a. S b. Đ c. S d. SBài 1: Đốt cháy hết 19,2 gam hỗn hợp gồm 2 ankan kế tiếp nhau trong dãy

đồng đăng thì thu được 29,12 lít khí CO2 (đktc). Xác định CTPT và % khối

lượng 2 ankan đó trong hỗn hợp?

Bài 2: Đốt cháy hết 11,52 gam hỗn hợp gồm 2 ankan kế tiếp nhau trong dãy

đồng đăng thì thu được 17,472 lít khí CO2 (đktc). Xác định CTPT và % khối

lượng 2 ankan đó trong hỗn hợp.

Bài 3 : Công thức tính % về khối lượng của C , H của monoxicloankan theo số lượng nguyên tử C trong phân tử . Nhận xét kết quả thu được .

► (CH2)n → %C = ; % H =

Bài 4 : Phương pháp hóa học để phân biệt metan, xiclopropan và khí sunfurơ ► Dùng Ca(OH)2 → CaSO3 ↓

Br2 thì xiclopropan làm mất màuIV. Củng cố và dặn dò :

1. Củng cố : 1. Để đốt cháy hết 2,9 gam Ankan A phải dùng vừa đủ 7,28 lit khi oxi (đkc).

a) Tìm CTPT của A? b) Viết các CTCT và gọi tên các đồng phân cùa A.

2. Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra (nếu có) và ghi rõ điều kiện phản ứng khi cho : a). Xiclopropan , xiclobutan và xiclohexan lần lượt phản ứng với H2 , Br2 và HCl .b). Tách H2 từ xiclohexan và metylxiclohexan c). Đốt cháy xicloankan

3. Một ankan A có chứa % C =80% về khối lượng. Tím CTPT của A

2. Dặn dò : Chuẩn bị bài tường trình cho bài thực hành ‘Phân tích định tính. Điều chế và tính chất của metan’3. Rút kinh nghiệm :

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 81 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 24Tiết : 51

CHƯƠNG V : HIDROCACBON NO BÀI 38: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH ĐỊNH TÍNH

ĐIỀU CHẾ VÀ TÍNH CHẤT CỦA METAN

Ngày soạn : 27/01/2013Ngày dạy : 31/01/2013

I. Mục tiêu:1. Kiến thức:Biết cách xác định sự có mặt của C, H và halogen trong hợp chất hữu cơ, phương pháp điều chế và thử một số tính chất của metan.2. Kĩ năng:Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm với lượng nhỏ hoá chất, ống nghiệm chứa chất rắn, thử tính chất của chất khí...II. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hoá chất cho một nhóm thực hành:1. Dụng cụ:- ống nghiệm: 1 - Đế sứ: 1 - Đèn cồn: 1 - Cốc thuỷ tinh 100-200ml: 1- Nút cao su 1 lỗ: 1 - ống hút nhỏ giọt: 1 - ống dẫn khí hình chữ L: 1 - Bộ giá thí nghiệm thực hành: 1 - Thìa xúc hoá chất: 1 - Giá để ống nghiệm: 12. Hoá chất:- Đường kính - CH3COONa nghiền nhỏ - CuO - Vôi tôi xút- CuSO4 khan - dd KmnO4 1% - Dây đồng đường kính 0,5 mm - Nước brom, nước vôi trong- CHCl3 hoặc CCl4 - Nắm bôngIII. Tiến trình tiết dạy :

1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài tường trình : học sinh chuẩn bị

Học sinh viết tường trình thí nghiệm theo mẫu:1.Tên học sinh............................Lớp.......2. Tên bài thực hành: Phân tích định tính. Điều chế và tính chất của metan.3. Nội dung tường trình:Trình bày cách tiến hành thí nghiệm. Mô tả hiện tượng quan sát được, giải thích, viết phương trình hoá học các thí nghiệm (trên cơ sở HS làm thí nghiệm)

3. Bài thực hành Hoạt động Nội dung Thí nghiệm 1: GV lưu ý.- Cần chuẩn bị bột CuSO4 khan bằng cách nghiền nhỏ tinh thể CuSO4.5H2O rồi sấy khô trong bát sứ nung.- Hướng dẫn HS đặt ống nghiệm nằm ngang trên giá thí nghiệm.

Thí nghiệm 2: HS tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK- Hướng dẫn HS giải thích.

Thí nghiệm 1: Xác định sự có mặt của C, H trong hợp chất hữu cơ.HS tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK, quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng.Chất hữu cơ + CuO Cu + CO2 + H2OCuSO4 + 5H2O CuSO4.5H2OCO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2OThí nghiệm 2: Nhận biết halogen trong hợp chất hữu cơ.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 82 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Thí nghiệm 3: HS tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK- Hướng dẫn HS giải thích. Chú ý:- Khi tiến hành thí nghiệm phải đun thật nóng khí CH4 mới bay ra.- Phải dùng CaO mới, không dùng CaO đã hút nước trong không khí và bị tả ra.Hướng dẫn HS viết tường trình thí nghiệm theo mẫu, nêu cách tiến hành, hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng, viết các PTHH xảy ra.

HS tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK, quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng.Thí nghiệm 3: Điều chế và thử một vài tính chất của metan.HS tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK, quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng.CH3COONa + NaOH

0,tCaO CH4 + Na2CO3

CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O

IV. Củng cố và dặn dò : - Hoàn thành bài tường trình - Chuẩn bị bài mới : Hidrocacbon không no (anken)Tuần : 25Tiết : 52

CHƯƠNG VI : HIDROCACBON KHÔNG NO BÀI 39: ANKEN

DANH PHÁP – CẤU TRÚC – ĐỒNG PHÂN

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 18/02/2013

I.Mục tiêu: HS biết:- Cấu trúc electron và cấu trúc không gian của anken.- Viết đồng phân cấu tạo, đồng phân hình học và gọi tên anken.HS hiểu:Nguyên nhân một số anken có đồng phân hình học là do sự phân bố các nhóm thế ở các vị trí khác nhau đối với mặt phăng chứa liên kết .II. Chuẩn bị:Mô hình phân tử etilen, mô hình đồng phân hình học cis-trans của but-2-en.III. Tiến trình tiết dạy :

1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra3. Bài mới

Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:GV yêu cầu HS viết công thức phân tử một số đồng đăng của etilen, viết công thức chung của dãy đồng đăng và nêu định nghĩa dãy đồng đăng của etilen.

GV cho HS viết công thức cấu tạo một số đồng đăng của etilen.GV gọi tên một số anken.

GV cho HS nhận xét, rút ra quy luật gọi tên các anken theo tên thay thế.HS vận dụng quy tắc gọi tên một số anken.GV lưu ý cách đánh số thứ tự mạch chính.

I. Đồng đẳng và danh pháp:1. Dãy đồng đẳng và tên thông thường của anken.- Etilen (C2H4), propilen (C3H6), butilen (C4H8), ... có công thức chung CnH2n (n 2) là dãy đồng đăng của etilen.- Chúng đều có một liên kết đôi C=C trong phân tử.- Tên tương tự ankan:lưu ý đổi đuôi an ilen.VD: CH2=CH - CH3 Propilen CH2=CH - CH2 - CH3 - butilen CH3 - CH = CH - CH3 - butilen CH2=C(CH3) - CH3 isobutilen 2. Tên thay thế :a. Quy tắc:Số chỉ vị trí + Tên nhánh + Tên mạch chính + Số chỉ vị trí + en.Mạch chính là mạch chứa liên kết đôi, dài nhất và có nhiều nhánh nhất.Đánh số C mạch chính bắt đầu từ phía gần liên đôi hơn.b. Thí dụ:CH2=CH2 etenCH2=CH - CH3 propenCH2=CH - CH2 - CH3 but-1-enCH3 - CH = CH - CH3 but-2-enCH2=C(CH3) - CH3 2-metylpropen

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 83 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Hoạt động 2:GV cho học sinh nghiên cứu SGK hoặc mô hình phân tử etilen và rút ra nhận xét về cấu trúc phân tử anken.

Hoạt động 3:Trên cơ sở những CTCT HS đã viết trong phần danh pháp, GV yêu cầu HS khái quát về các loại đồng phân cấu tạo của anken.Nhận xét: anken có.- Đồng phân mạch cacbon- Đồng phân vị trí liên kết đôi.

GV cho HS quan sát mô hình cấu tạo phân tử cis-but-2-en và trans-but-2-en, rút ra khái niệm về đồng phân hình họcGV có thể dùng sơ đồ để hình thành khái niệm đồng phân hình học.

II. Cấu trúc và đồng phân1. Cấu trúc:a. Cấu trúc electron:- Nguyên tử cacbon có nối đôi ở trạng thái lai hoá sp2

- Liên kết đôi gồm 1 liên kết (bền) và 1 liên kết (kém bền)b. Cấu trúc không gian:(Đối với etilen)- Hai nguyên tử C và 4 nguyên tử H đều nằm trên 1 mặt phăng.- Góc liên kết HCH và HCC gần bằng 1200.2. Đồng phân:a. Đồng phân cấu tạo:Anken từ C4 trở lên có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết đôi.VD: CH2=CHCH2CH2CH3 pent-1-enCH3CH=CHCH2CH3 pent-2-enCH2= C(CH3) - CH2CH3 2-metylbut-1-enCH3 C(CH3) = CHCH3 2-metylbut-2-en CH3CH(CH3)CH=CH2 3-metylbut-1-en b. Đồng phân hình học:R1 R3

C = CR2 R4

Điều kiện: R1 R2

R3 R4

Đồng phân cis: khi mạch chính nằm cùng một phía của liên kết C=C.Đồng phân trans: khi mạch chính nằm ở 2 phía khác nhau của liên kết C=C.

IV. Củng cố và dặn dò : 1. Củng cố bài. - Công thức chung của anken , quy tắc gọi tên anken.- Khái niệm về đồng phân hình học của anken.- Viết các đồng phân và gọi tên. các anken sau. C5H10, C6H12.* C5H10

CH2=CH-CH2-CH2-CH3 CH2-CH=CH2-CH2-CH3* (xuất hiện đồng phân hình học cis và trans)

CH2=CH(CH3)-CH2-CH3 CH3-CH(CH3)=CH-CH3 CH3-CH(CH3)-CH=CH3

* C6H12 tương tự học sinh tự xây dựng .2. Dặn dò : - Bài tập về nhà: Bài 1, 2, 3, 4, 5 SGK trang 158.- Chuẩn bị phần tính chất – điều chế - ứng dụng của anken.3. Rút kinh nghiệm :

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 84 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 25Tiết : 53

CHƯƠNG VI : HIDROCACBON KHÔNG NO BÀI 40: ANKEN

TÍNH CHẤT – ĐIỀU CHẾ - ỨNG DỤNG

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 18/02/2013

I.Mục tiêu: HS biết:- Quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của anken.- Phản ứng hoá học đặc trưng của anken là phản ứng cộng.- Phương pháp điều chế và một số ứng dụng của anken.HS hiểu:- Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng của anken là do cấu tạo phân tử anken có liên kết kém bền.- Cơ chế phản ứng cộng axit vào anken.II Chuẩn bị:- Ống nghiệm, nút cao su kèm ống dẫn khí, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm.- Hoá chất: H2SO4 đặc, C2H5OH, cát sạch, dd KMnO4, dd Br2.III. Tiến trình tiết dạy :

1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ : - Công thức chung của anken , quy tắc gọi tên anken.3. Bài mới :

Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:GV cho học sinh nghiên cứu bảng 6.1 trong SGK và rút ra nhận xét về nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng.

GV cho HS tìm hiểu SGK rút ra tính tan và màu sắc của anken.Hoạt động 2:HS phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử anken, dự đoán trung tâm phản ứng.GV cho HS viết PTHH của etilen với H2 từ đó viết PTTQ.GV hướng dẫn HS nghiên cứu hình 6.3 và 6.4 SGK rút ra kết luận và viết PTHH.

GV gợi ý để HS viết PTHH của anken với HCl,

I. Tính chất vật lí:1. Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy và khối lượng riêng.- ts, tnc, khối lượng riêng của anken không khác nhiều so với ankan tương ứng và thường nhỏ hơn so với xicloankan có cùng số nguyên tử C.- Trạng thái: C2 đến C4 là chất khí.- ts, tnc tăng theo phân tử khối.- Các anken đều nhẹ hơn nước.2. Tính tan và màu sắc: SGK.II. Tính chất hoá học.1. Phản ứng cộng hiđro.VD: CH2=CH2 + H2

0,tNi CH3 - CH3

CnH2n + H2 0,tNi CnH2n+2

2. Phản cộng halogen.VD:CH2=CH2 + Cl2 ClCH2 - CH2ClCH3CH=CHCH2CH2CH3 +Br2CH3CHBr-CHBrCH2CH2CH3

2,3-đibromhexan3. Phản ứng cộng axit và cộng nước.a. Cộng axit.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 85 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC H2SO4 đặc.Chú ý: Cơ chế phản ứng cộng axit vào anken- Phân tử H-A bị phân cắt dị li tạo ra H+ và A-. H+ tấn công vào liên kết tạo ra cacbocation.- Cacbocation là tiểu phân trung gian không bền, kết hợp ngay với A- tạo ra sp.GV gợi ý HS viết PTHH của phản ứng etilen cộng nước.GV viết sơ đồ phản ứng của propen với HCl, isobutilen với nước.HS nhận xét spc, phụ từ đó rút ra quy tắc Mac-côp-nhi-côp.

Hoạt động 3:GV viết sơ đồ và PT trùng hợp etilen.GV hướng dẫn HS rút ra khái niệm phản ứng trùng hợp, polime, monome, hệ số trùng hợp...HS viết phương trình phản ứng.GV làm thí nghiệm, HS nhận xét hiện tượng.GV viết PTHH, nêu ý nghĩa của phản ứng.

Hoạt động 4:HS nêu phương pháp điều chế anken dựa vào phản ứng tách H2 hoặc crăckinh ankan.HS nghiên cứu SGK rút ra ứng dụng cơ bản của anken: Tổng hợp polime, tổng hợp các hoá chất khác.

VD: CH2=CH2 + H-Cl CH3CH2Cl etyl cloruaCH2=CH2 + H-OSO3H CH3CH2OSO3H etyl hiđrosunfat

b. Cộng nước.VD: CH2=CH2 + H2O

0,tH CH3-CH2OH (etanol)c. Hướng của phản ứng cộng axit và nước vào anken.VD: CH2=CH-CH3+HCl CH3-CHCl-CH3 + CH2Cl-CH2-CH3

(spc) (spp)Quy tắc Mac-côp-nhi-côp: SGK.

4. Phản ứng trùng hợp.VD: nCH2=CH2 atmCPeoxit 100,300100, 0

(-CH2-CH2-)n (polietilen, n= 3000-40.000)Định nghĩa: SGK.

5. Phản ứng oxi hoá.VD:

CnH2n + 2

3nO2 nCO2 + nH2O H < 0

3CH2=CH2+2KMnO4 + 4H2O2MnO2+3HOCH2-CH2OH+2KOH etylen glicolIII. Điều chế và ứng dụng.1. Điều chế.- Trong công nghiệp: etilen, propilen và butilen được điều chế bằng phản ứng tách H2 hoặc crăckinh ankan.- Trong phòng thí nghiệm:CH3CH2OH CSOH 0

42 170, CH2=CH2+ H2O2. ứng dụng: SGK.

IV. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :

1.1 Viết các phương trình trùng hợp các chất sau.a) CH2= CH2 b) CH2=CH-CH3 c) CH2=CHCl d) CH3-CH(CH3)-CH=CH2

e) CF2=CF2 g) CH3-CH=CH-CH3 h) CH3-CH2-CH=C(CH3)2.1.2 Viết các phương trình xảy ra.

a) Khi cho Etilen tác dụng với dd Brom , axit HBr; H2O, dd KMnO4; O2, Trùng hợp.b) Propen với dd Brom , axit HBr; H2O; O2, Trùng hợp.

1.3 Dẫn 4.48 lít hỗn hợp X gồm 2 anken A và B kế tiếp nhau trong dãy đồng đăng vào nước Brom, thấy khối lượng bình Brom tăng thêm 10,5 gama) Lập CTPT của A và B b) Tính phần trăm về khối lượng của A và B trong hh X?

2. Dặn dò : Bài tập về nhà: Bài 4, 5, ..., 10 SGK trang 164 và 165.3. Rút kinh nghiệm :

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 86 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 25Tiết : 53

CHƯƠNG VI : HIDROCACBON KHÔNG NO BÀI 41: ANKAĐIEN

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

I.Mục tiêu: 1. Kiến thức:- Đặc điểm cấu trúc của hệ liên kết đôi liên hợp.- Phương pháp điều chế và ứng dụng của butađien và isopren.2. Kĩ năng:Viết phương trình hoá học của phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp của butađien và isopren.II. Chuẩn bị:GV: Mô hình phân tử but- 1,3-đien.III. Tiến trình tiết dạy:

1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ : Viết các phương trình xảy ra : Khi cho Etilen tác dụng với dd Brom , axit HBr; H2O, dd KMnO4; O2, Trùng hợp.3. Bài mới

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:HS viết CTCT một số ankađien theo CTPT dưới sự hướng dẫn của GV từ đó rút ra:- Khái niệm hợp chất ankađien.- CTTQ của ankađien.- Phân loại ankađien.- Danh pháp ankađien.

Hoạt động 2:GV cho học sinh nghiên cứu mô hình cấu trúc phân tử butađien để rút ra nhận xét vềcấu trúc phân tử butađien.

GV cho HS viết các PTHH của buta-1,3-đien và isopren với H2 ; X2 ; HX.GV cho biết tỉ lệ % sản phẩm cộng 1,2 và 1,4.HS rút ra nhận xét:- buta-1,3-đien và isopren có khả năng tham gia phản ứng cộng.

I. Phân loại:- Hiđrocacbon mà trong phân tử có 2 liên kết đôi gọi là đien, 3 liên kết đôi gọi là trien... chúng được gọi chung là polien.- Hai liên kết đôi cách nhau một liên kết đơn gọi là ankađien liên hợp.- Đien mạch hở có công thức chung CnH2n-2 (n 3), được gọi là ankađien.VD: CH2=C=CH2 propađien CH2=CH - CH=CH2 buta-1,3-đien CH2=C(CH3) - CH=CH2 2-metylbuta-1,3-đien (isopren)II. Cấu trúc phân tử và phản ứng của butađien và isopren.1. Cấu trúc phân tử butađien.- Các nguyên tử C đều ở trạng thái lai hoá sp2.- 4 nguyên tử C và 6 nguyên tử H đều nằm trên một mặt phăng- Hai liên kết liên hợp.2. Phản ứng của buta-1,3-đien và isopren.a. Cộng hiđro.CH2=CH - CH=CH2 + 2H2

0,tNi CH3 - CH2 - CH2 - CH3

CH2=C–CH(CH3)=CH2+2H2 0,tNi CH3–CH(CH3)-CH2-CH3

b. Cộng halogen và hiđro halogenua.CH2=CH - CH=CH2 + Br2 BrCH2-CHBr-CH=CH2 + BrCH2-CH=CH-CH2Br

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 87 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC - Phản ứng cộng HX theo quy tắc Maccôpnhicôp- ở nhiệt độ thấp ưu tien tạo thành sản phẩm cộng 1,2, ở nhiệt độ cao ưu tiên tạo thành sản phẩm cộng 1,4.GV hướng dẫn HS viết PTHH trùng hợp buta-1,3-đien và isoprenChú ý phản ứng trùng hợp chủ yếu theo kiểu cộng 1,4 tạo ra polime còn một liên kết đôi trong phân tử. Hoạt động 3:GV nêu phương pháp điều chế buta-1,3-đien và isopren trong công nghiệp.

Yêu cầu HS viết thêm PTHH điều chế buta-1,3-đien từ C2H5OH.HS tìm hiểu SGK rút ra nhận xét về ứng dụng quan trọng của buta-1,3-đien và isopren dùng làm nguyên liệu sản xuất cao su.

CH2=CH - CH=CH2 + HBr CH3-CHBr-CH=CH2 + CH3-CH=CH-CH2Br

c. Phản ứng trùng hợp.nCH2=CH - CH=CH2 ptxt ,, 0

(-CH2 - CH=CH - CH2- )n polibutađiennCH2=C(CH3)-CH=CH2 ptxt ,, 0

(-CH2–C(CH3)=CH-CH2 -)n poliisopren 3. Điều chế, ứng dụng của butađien và isopren.CH3CH2CH2CH3 xtt ,0

CH2=CH - CH=CH2 + 2H2

CH3–CH(CH3)-CH2-CH3 xtt ,0

CH2=C(CH3)-CH=CH2+ 2H2

- Có thể điều chế từ ancol etlylic

Ứng dụng: SGK.

IV. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :

- Cấu trúc phân tử các ankađien liên hợp.- Phản ứng đặc trưng của ankađien là phản ứng cộng, hướng của phản ứng cộng.- viết CTCT các đồng phân ankadien và gọi tên: C4H6 , C5H8 , C6H10 .- Viết các phương trình xảy ra Khi cho Buta-1,3-dien tác dụng với.a) H2( tỉ lệ mol 1:1) b) H2( tỉ lệ mol 1:2) c) dd Br2 ( tỉ lệ 1:1) d) trùng hợp kiểu 1,4

2. Dặn dò : Bài tập về nhà: Bài 1,2...,6 SGK trang 168 và 169.-Xác định CTPTCâu 1: đốt cháy 3,4 gam ankadien liên hợp X thì thu được 5,6 lit khí CO2(đktc).a) lập CTPT của X. b) Biết X tác dụng với Hidro tạo ra isopentan. Tìm CTCT đúng của X.Câu 2: đốt cháy 3,4 gam ankadien liên hợp X thì cần dùng vừa đủ 7,84 lit khí Oxi(đktc). Lập ctpt của X

3. Rút kinh nghiệm :

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 88 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VI : HIDROCACBON KHÔNG NO BÀI 42: KHÁI NIỆM VỀ TECPEN.

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

I.Mục tiêu: 1. Kiến thức:HS biết:- Khái niệm về tecpen, thành phần và cấu tạo của tecpen.- Nguồn gốc và giá trị của một số tecpen đơn giản để khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tecpen.2. Kĩ năng:HS phân biệt được tecpen với những hiđrocacbon đã học.II. Chuẩn bị:GV chuẩn bị tranh vẽ hình 6.7 SGK.III. Tiến trình tiết dạy :

1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:GV nêu một số thí dụ gần gũi với đời sống về tecpen trong tinh dầu thông, sả, quế, chanh, cam,...HS nhận xét, rút ra khái niệm tecpen.

GV viết công thức cấu tạo và giới thiệu một số tecpen (SGK), HS nhận xét.

GV giới thiệu một số dẫn xuất chứa oxi của tecpen.HS nhận xét đặc điểm cấu tạo và ứng dụng.

Hoạt động 2:HS tìm hiểu SGK, nhận xét về nguồn tecpen trong thiên nhiên.

I. Thành phần, cấu tạo và dẫn xuất.1. Thành phần.Tecpen là tên gọi nhóm hiđrocacbon không no có công thức chung là (C5H8)n (n 2), thường gặp trong giới thực vật.Tecpen có nhiều trong tinh dầu thảo mộc như tinh dầu thông, sả, quế, chanh, cam,...2. Cấu tạo.Phân tử tecpen có cấu tạo mạch hở hoặc mạch vòng và có chứa các liên kết đôi C=C.Thí dụ: SGK.3. Một vài dẫn xuất chứa oxi của tecpen.a. Loại mạch hở.Geranol có trong tinh dầu hoa hồng ; Xitronelol có trong tinh dầu sả.b. Loại mạch vòng.Mentol và menton có trong tinh dầu bạc hà.II. Nguồn tecpen trong thiên nhiên.1. Nguồn tecpen thiên nhiên.Tecpen và dẫn xuất chứa oxi của tecpen thường gặp trong giới thực vật. Chúng có thể tập trung ở các bộ phận khác nhau như lá, thân, hoa, quả hoặc rễ các loài thảo mộc.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 89 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

GV giới thiệu phương pháp cơ bản khai thác tecpen là phương pháp chưng cất và một số cơ sở sản xuất tinh dầu ở trong nước.GV giới thiệu một số ứng dụng của tecpen.

Thí dụ: SGK.2. Khai thác tecpen.Phương pháp thường dùng nhất để khai thác tecpen từ thực vật là dùng cách chưng cất với hơi nước để lôi cuốn lấy tinh dầu từ các bộ phận chứa nhiều tinh dầu của thực vật.Sơ đồ chưng cất lôi cuốn hơi nước: SGK.3. ứng dụng của tecpen: SGK.

IV. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố : - Đặc điểm cấu tạo của tecpen.

- ứng dụng của tecpen và dẫn xuất.- Làm Bài 1, 2, ..., 6 SGK trang 173 và 174.

2. Dặn dò : Chuẩn bị bài mới “ANKIN”3. Rút kinh nghiệm :

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VI : HIDROCACBON KHÔNG NO BÀI 43: ANKIN

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

I.Mục tiêu: 1. Kiến thức:HS biết:- Khái niệm đồng đăng, đồng phân, danh pháp và cấu trúc phân tử của ankin.- Phương pháp điều chế và ứng dụng của axetilen.HS hiểu: Sự giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa ankin và anken.2. Kĩ năng:- Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất của ankin.II. Chuẩn bị:- Tranh vẽ hoặc mô hình rỗng, mô hình đặc của phân tử axetilen.- Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su kèm ống dẫn khí, cặp ống nghiệm, đèn cồn, bộ giá thí nghiệm.- Hoá chất: CaC2, dd KMnO4, dd nước Brom.III. Tiến trình tiết dạy :

1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:GV cho biết một số ankin tiêu biểu.GV yêu cầu HS thiết lập dãy đồng đăng của ankin.

GV gọi tên theo danh pháp IUPC và tên thông thường của một số ankin.

GV cho học sinh nêu quy tắc gọi tên theo danh pháp IUPC và tên thông thường của ankin.

Hoạt động 2:HS xem mô hình hoặc tranh vẽ cấu tạo phân tử axetilen.GV giới thiệu cấu trúc phân tử axetilen.Hoạt động 3:

I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và cấu trúc.1. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.- Ankin là những hiđrocacbon mạch hở có 1 liên kết ba trong phân tử.- Dãy đồng đăng của ankin:C2H2, C3H4 ... CnH2n-2 (n 2)- Từ C4 trở đi có đồng phân vị trí nhóm chức, từ C5 trở đi có thêm đồng phân mạch cacbon.- Danh pháp:+ Tên IUPAC: Tương tự như tên gọi anken, nhưng dùng đuôi “in” để chỉ liên kết ba.+ Tên thông thường: Tên gốc ankyl + axetilen.VD: CHCH etin (axetilen)HCC - CH3 propin(metyl axetilen)HCC - CH2CH3 but-1-in(etyl axetilen)CH3-CC-CH3 but-2-in(đimetyl axetilen)2. Cấu trúc phân tử.Nguyên tử C ở liên kết ba có lai hoá sp.Góc liên kết HCH và HCC là 1800.II. Tính chất hoá học.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 90 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

GV làm thí nghiệm điều chế C2H2 rồi cho qua dd brom.HS nhận xét màu của dd brom.HS viết các PT phản ứng của axetilen với H2, Br2, HCl.

GV hướng dẫn HS viết phương trình hoá học của axetilen và propin với H2O.GV lưu ý HS phản ứng cộng HX, H2O vào ankin cũng tuân theo quy tắc Mac- côp-nhi-côp.GV hướng dẫn HS viết phương trình hoá học của phản ứng đime hoá và trime hoá.

Hoạt động 4:GV làm thí nghiệm axetilen với dd AgNO3/NH3, hướng dẫn HS viết PT.GV lưu ý: Phản ứng dùng để nhận ra axetilen và các ankin có nhóm -C C-GV cho HS viết PTHH phản ứng cháy của ankin.GV làm thí nghiệm phản ứng của axetilen với dd KMnO4.GV yêu cầu HS viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế C2H2 từ CaCO3 và C.GV nêu phương pháp chính điều chế axetilen trong công nghiệp.HS tìm hiểu phần ứng dụng của axetilen trong SGK.Hoạt động 5: Củng cố bài.Bài tập về nhà: Bài 1, 2, ..., 6 SGK trang 178 và 179.

1. Phản ứng cộng.a. Cộng hiđro.CHCH + 2H2

0,tNi CH3 - CH3

CHCH + H2 3/ PbCOPd CH2=CH2

b. Cộng brom.CHCH 2BR BrCH=CHBr 2BR

Br2CH - CHBr2

c. Cộng hiđro clorua.CHCH + HCl CHgCl 0

2 200150, CH2=CHClCH2=CHCl + HCl CH3 - CHCl2

d. Cộng nước.CHCH + H2O CHgSO 0

4 80, CH3-CH=O

e. Phản ứng đime hoá và trime hoá.2CHCH xtt ,0

CH2=CH - CCH

3CHCH xtt ,0

C6H6 (benzen)2. Phản ứng thế bằng ion kim loại.AgNO3 + 3NH3 + H2O [Ag(NH3)2]OH+ NH4NO3

CH CH +2[Ag(NH3)2]OHAgC CAg+ 2H2O+4NH3

R-C C-H +[Ag(NH3)2]OH R-C C-Ag+ H2O+2NH3

3. Phản ứng oxi hoá.

CnH2n-2 + 2

13 nO2 nCO2 + (n-1) H2O H 0

III. Điều chế và ứng dụng.1. Điều chế.2CH4 C01500 CHCH + 3H2

CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2

2. ứng dụng: SGK.IV. Củng cố và dặn dò :

1. Củng cố : - Đặc điểm cấu tạo phân tử ankin.- Phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng.- Ankin có liên kết ba ở đầu mạch có phản ứng thế.

2. Dặn dò :3. Rút kinh nghiệm :

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 91 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VI : HIDROCACBON KHÔNG NO BÀI 44: LUYỆN TẬP - HIĐROCACBON KHÔNG NO.

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

I.Mục tiêu bài học: 1. Củng cố kiến thức:HS biết:- Sự giống nhau và khác nhau về tính chất giữa anken, ankin và ankađien.- Nguyên tắc chung điều chế các hiđrocacbon không no dùng trong công nghiệp hoá chất.HS hiểu:Mối liên quan giữa cấu tạo và tính chất các loại hiđrocacbon đã học.2. Rèn luyện kĩ năng:Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất anken, ankađien và ankin. So sánh 3 loại hiđrocacbon trong chương với nhau và với hiđrocacbon đã học.II. Chuẩn bị:GV chuẩn bị bảng kiến thức cần nhớ theo mẫu sau:

Anken Anka-1,3-đien Ankin1. Cấu trúc2. Tính chất vật lí3. Tính chất hoá học4. ứng dụng

III. Tiến trình tiết dạy :1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:

GV cho HS viết cấu tạo dạng tổng quát và điền những đặc điểm về cấu trúc của Anken, Anka-1,3-đien, Ankin vào bảng.

GV cho HS điền tính chất vật lí cơ bản vào bảng.

I. Củng cố lí thuyết.1. Cấu trúc.- Anken: CnH2n

R1 R3

C = CR2 R4

- Ankađien liên hợp: CnH2n-2

R1 R3

C = C R5

R2 C = C R4 R6

- Ankin: CnH2n-2

R1 - C C - R2

2. Tính chất vật lí.Từ C1 - C4 : Khí ; C5 : Lỏng hoặc rắn.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 92 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

GV cho HS điền những tính chất hoá học cơ bản của anken, Anka-1,3-đien và ankin vào bảng và lấy thí dụ minh hoạ bằng các phương trình hoá học.

GV cho HS điền những ứng dụng cơ bản của 3 loại tính chất trên vào bảng.

Hoạt động 2:Chia HS thành nhóm thảo luận và giải quyết 9 bài tập trong SGK trang 181 và 182.

Không màu, không tan trong nước, nhẹ hơn nước.3. Tính chất hoá học.- Cộng hiđro:CnH2n + H2

0,tNi CnH2n+2

CnH2n-2 + 2H2 0,tNi CnH2n+2

CnH2n-2 + H2 3/ PbCOPd CnH2n

- Cộng halogen: Đều làm mất màu dd brom.- Cộng HA: Anken và ankin cộng axit và nước theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.- Trùng hợp: anken và ankađien đầu dãy đều dễ trùng hợp thành polime, ankin không bị trùng hợp mà chỉ bị đime hoá, trimehoá...- Oxi hoá: Đều làm mất màu dd KMnO4 ; Khi cháy toả nhiều nhiệt.4. Điều chế và ứng dụng.- Công nghiệp sản xuất anken, ankađien và ankin từ ankan và dầu mỏ.- Anken, ankađien dùng sản xuất polime.- Ankin và anken được dùng để sản xuất các dẫn xuất của hiđrocacbon.II. Bài tập:HS thảo luận các bài tập theo nhóm và cử đại diện báo cáo kết quả, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến xây dựng bài,

IV. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :2. Dặn dò :3. Rút kinh nghiệm :

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 93 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VI : HIDROCACBON KHÔNG NO BÀI 45: THỰC HÀNH - TÍNH CHẤT CỦA HIĐROCACBON

KHÔNG NO.

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

I. Mục tiêu bài thực hành:1. Kiến thức:Củng cố kiến thức về một số tính chất vật lí và hoá học của hiđrocacbon không no.2. Kĩ năng:Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm hoá hữu có.II. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hoá chất cho một nhóm thực hành.1. Dụng cụ thí nghiệm:- ống nghiệm: 5 - ống hút nhỏ giọt: 5- Kẹp ống nghiêm: 1 - Nút cao su đục lỗ: 3- Giá để ống nghiệm: 1 - ống nghiệm có nhánh: 2- Bộ giá thí nghiệm: 1 - Đèn cồn: 12. Hoá chất:- Nước brom - Nước cà chua chín đỏ - Dầu thông - CaC2 - Dung dịch KMnO4 1%III. Tiến trình tiết dạy :

1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

Hoạt động Nội dungThí nghiệm 1:Tiến hành làm thí nghiệm như hướng dẫn của SGK.GV lưu ý HS: Đề phòng xảy ra nổ, trước khi châm lửa đốt axetilen ở đầu ống dẫn khí, cần cho khí thoát ra một phần để đuổi không khí ra khỏi ống nghiệm.

Thí nghiệm 2:Tiến hành làm thí nghiệm như hướng dẫn của SGK.

GV lưu ý HS: Trước khi nghiền nát quả cà chua cần cắt ngang quả, vẩy sạch hạt đi.

Thí nghiệm 1: Điều chế và thử tính tan của axetilen.HS tiến hành làm thí nghiệm như hướng dẫn của SGK, quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.a. CaC2 + 2H2O Ca(OH)2 + C2H2 C2H2 + 2Br2 C2H2Br4

b. C2H2 + dd KMnO4

c. C2H2 + 2

5O2 2CO2 + H2O

Thí nghiệm 2: Phản ứng của hiđrocacbon không no với nước brom.HS tiến hành làm thí nghiệm như hướng dẫn của SGK, quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.a. Cho vài giọt dầu thông vào ống nghiệm chứa 2 ml nước brom, lắc kĩ.b. Nghiền nát quả cà chua đỏ, lọc lấy nước trong. Nhỏ từ từ dd brom vào ống nghiệm chứa 2 ml nước cà chua.Học sinh viết tường trình thí nghiệm theo mẫu:

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 94 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Hướng dẫn học sinh viết tường trình thí nghiệm theo mẫu, nêu cách tiến hành, hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng, viết pthh xảy ra.

1.Tên học sinh............................Lớp.......2. Tên bài thực hành: Tính chất của hiđrocacbon không no.3. Nội dung tường trình: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng quan sát được, giải thích, viết phương trình hoá học các thí nghiệm

IV. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :2. Dặn dò :3. Rút kinh nghiệm :

Tuần : 26Tiết : 54

KIỂM TRA VIẾT Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

ĐỀ BÀI: * Phần trắc nghiệm: HS lựa chọn đáp án đúng trong các câu sau đây.Câu 1: Dãy các chất nào sau đây chỉ gồm các chất hữu cơ ?

A.(NH4)2CO3 , HCHO , C2H5OH. B. H2CO3, C6H12O6 , CH3COOH.C. CH3COOC2H5 , C11H22O11 , HCN. D. C6H12O6 , C6H5Br , CH3COOH.

Câu 2: Dãy chất nào sau đây có cùng công thức đơn giản nhất ?A.CH4 , C2H6 , C4H10. B. HCHO , CH3COOH, C6H12O6. C. CH4O , C2H6O , C3H8O. D. C2H4 , C3H6 , C4H8.Câu 3: Dãy nào sau đây chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử ?A.C2H6O, CH4 , C4H10. B.CH4 , C2H4 , C2H2. C.CH3COOH, C6H6, C2H6. D.C3H8, C2H6O , C2H4.Câu 4: Cặp chất nào sau đây đều có đồng phân hình học ?A.CH2=HC-CH2-CH3 , CHCl=CHCl. B.CH2=HC-CH2-CH3 , CH2=CHCl.C.CH3-CH=CH-CH3 , CHCl=CHCl. D.CH3-CH=CH-CH3 , CH2=CHCl.Câu 5: Số đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C6H14 là : A. 3 B. 4 C. 5 D. 6Câu 6: Trường hợp nào sau đây có đồng phân nhóm chức ? A. C2H4O2 B. CH4O C. C2H2Cl2 D. C2H4Cl2.* Phần tự luận:Câu 7: Viết PTHH khi cho khí Clo tác dụng với mỗi chất sau đây (tỉ lệ mol 1:1, chiếu sáng bằng ASKT): etan, 2-metylpropan.Câu 8: Trình bày cơ chế phản ứng thế Clo vào metan (nấc thứ nhất)?Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 0,72g một hợp chất hữu cơ A, thu được 2,2g CO2 và 1,344 lít hơi nước (đktc). Tỉ khối hơi của A so với oxi là 2,25.

a) Xác định công thức phân tử của A.b) A phản ứng thế với clo (tỉ lệ mol 1:1) chỉ thu được một sản phẩm duy nhất. Xác định công thức cấu tạo của A

và gọi tên A.ĐÁP ÁN:* Trắc nghiệm: (3 điểm).

Câu thứ 1 2 3 4 5 6Đáp án D B A C C A* Tự luận: (7 điểm).Câu 7: (2,25 điểm)

- Viết đúng mỗi PT được 0,75đ * 3pt = 2,25 đ.Câu 8: (1,75 điểm)

- Khơi mào: 0,25 điểm- Phát triển dây chuyền: 0,5 *2 = 1,0 điểm- Đứt dây chuyền: 0,5 điểm.

Câu 9: (3,0 điểm)a) (2,0 điẻm): Gọi A có công thức CxHyOz .

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 95 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC - Viết PTHH, xác định được MA = 72 0,5 đ- Tính được khối lượng của C,H rồi suy ra A không chứa O 0,5 đ- Xác định được công thức đơn giản nhất của A 0,5 đ- Suy ra công thức phân tử của A là C5H12 0,5 đb) (1,0 điểm)

- A là 2,2-đimetylpropan.

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VII: HIĐROCACBON THƠM – NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN

BÀI 46: BENZEN VÀ ANKYL BEZEN

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

I.Mục tiêu: 1. Kiến thức:HS biết:- Cấu trúc electron của phân tử benzen.- Đồng đăng, đồng phân và danh pháp của ankylbenzen.- Tính chất vật lí, tính chất hoá học của benzen và ankylbenzen.HS hiểu: Sự liên quan giữa cấu trúc phân tử và tính chất hoá học của benzen.2. Kĩ năng:HS vận dụng: Quy tắc thế ở nhân benzen để viết PTHH điều chế các dẫn xuất của bezen và ankylbenzen.II. Chuẩn bị:GV: Mô hình phân tử benzen.HS: Ôn lại tính chất của hiđrocacbon no, hiđrocacbon không no.III. Tiến trình tiết dạy :

1. ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

Hoạt động Nội dungHoạt động 1:GV cho HS quan sát sơ đồ và mô hình phân tử benzen, rút ra nhận xét.

GV hướng dẫn HS hai kiểu CTCT của phân tử bezen đều được dùng để biểu diễn cấu tạo của bezen.Hoạt động 2:- GV: Khi thay các ngtử H trong vòng benzen bằng các nhóm ankyl sẽ thu được ankylbenzen.- HS tìm hiểu CTCT thu gọn một số đồng đăng của benzen và rút ra nhận xét.

I. Cấu trúc, đồng đẳng, đồng phân và danh pháp.1. Cấu trúc của phân tử benzen.- Sáu nguyên tử C trong phân tử benzen ở trạng thái lai hoá sp2.- Sáu obitan p của 6 nguyên tử C xen phủ với nhau tạo thành obitan chung cho cả vòng bezen.- Sáu nguyên tử C trong phân tử benzen tạo thành một lục giác đều. Cả 6 nguyên tử C và H cùng nằm trên một mặt phăng.CTCT:

2. Đồng đẳng, đồng phân và danh pháp.- Các ankyl bezen hợp thành dãy đồng đăng của benzen có công thức chung là CnH2n-6 với n 6.- Ankyl benzen có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm thế trên vòng bezen.- Có hai cách gọi tên ankyl benzen.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 96 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

GV hướng dẫn học sinh cách gọi tên một số ankyl benzen.

Hoạt động 3:GV cho HS nghiên cứu bảng 7.1 trong SGK, rút ra nhận xét về tnc ; ts ; khối lượng riêng của các hiđrocacbon thơm.

Hoạt động 4:GV làm thí nghiệm: hoà tan benzen trong nước và trong xăng ; hoà tan iot, lưu huỳnh trong benzen.Hoạt động 5:GV cho HS viết PTHH của phản ứng thế của benzen, toluen với brom.GV bổ sung điều kiện phản ứng.GV lưư ý HS: Brom khan, xúc tác Fe, pnân biệt sản phẩm phản ứng khi có xúc tác Fe và khi có chiếu sáng.

GV gợi ý HS viết phương trình hoá học của benzen và toluen phản ứng với HNO3.Lưu ý HS điều kiện phản ứng.

Hoạt động 6:GV nêu quy tắc thế vào vòng benzen.Nhóm -OH, -NH2, -OCH3.. định hướng thế vào o, p.Nhóm -NO2, - COOH, -SO3H.. định hướng thế vào m.Hoạt động 7:GV trình bày cơ chế phản ứng thế ở vòng benzen, HS áp dụng viết cơ chế cho một phản

etylbenzen 1,2 - đimetylbenzen o- đimetylbenzen (o - Xilen)

1,3 – đimetylbenzen 1,4 - đimetylbenzen m- đimetylbenzen p- đimetylbenzen (m - xilen) (p- xilen)

II. Tính chất vật lí:1. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và khối lượng riêng.- Nhìn chung nhiệt độ nc giảm dần nhưng có bất thường; nhiệt độ sôi tăng dần.- Các hiđrocacbon thơm nhẹ hơn nước.2. Màu sắc, tính tan và mùi: SGK.

III. Tính chất hoá học:1. Phản ứng thế:a. Phản ứng halogen hoá:

+ Br2

Fe

+ HBr

+ Br2

Fe

/ + HBr

+ Br2 + HBrb. Phản ứng nitro hoá:C6H6 + HO-NO2 42SOH C6H5-NO2+H2O

+ HO-NO2

42SOH

/ + H2Oc. Quy tắc thế ở vòng benzen: SGK.

d. Cơ chế phản ứng thế ở vòng benzen.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 97 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC ứng tương tự.

Hoạt động 8:GV làm thí nghiệm cho benzen vào dd Br2

HS quan sát, nhận xét hiện tượng. HS: Không xảy ra pưhh. GV: Khi chiếu sáng, benzen t/d với clo thành C6H6Cl6.GV bổ sung: Khi đun nóng và có xúc tác Ni, benzen và ankylbenzen cộng với H2 tạo thành xicloankan.Hoạt động 9:GV làm thí nghiệm cho benzen vào dd KMnO4, HS quan sát, nhận xét hiện tượng.GV: các ankylbenzen khi đun nóng với dd KMnO4 thì chỉ có nhóm ankyl bị oxi hoá.GV làm thí nghiệm đốt cháy benzen.

Hoạt động 10:GV nêu 2 phương pháp điều chế aren.GV hướng dẫn HS viết một số PTHH.

Hoạt động 11: GV dùng tranh hoặc bảng phụ giới thiệu sơ đồ ứng dụng của benzen và một số aren.

+

O2N-OH + H+ O2N-OH2 +

O2N-OH2 H2O + NO2+

NO2+ + C6H6 C6H5-NO2 + H+

2. Phản ứng cộng:

- Benzen và ankylbenzen không làm mất màu dd brom.

C6H6 + 3Cl2 as C6H6Cl6

C6H6 + 3H2 0,tNi C6H12

3. Phản ứng oxi hoá:C6H5CH3

024 ,, tOHKMnO C6H5-COOK

HCl C6H5-COOH

C6H6 + 2

15O2 6CO2 + 3H2O

CnH2n-6 + 2

33 nO2 nCO2 + (n-3)H2O

IV. Điều chế và ứng dụng:1. Điều chế:- Tách ra từ sp chưng cất dầu mỏ.- Tổng hợp từ các ankan hoặc xicloankan.CH3[CH2]4CH3 xtt ,0

C6H6 + 4H2

CH3[CH2]5CH3 xtt ,0

C6H6CH3 + 4H2

C6H6 + CH2=CH2 xtt ,0

C6H5CH2CH3

2. ứng dụng: SGK.IV. Củng cố và dặn dò : 1. Củng cố - kiến thức: Danh pháp, đồng phân, cấu tạo- Bài tập cũng cốBài 1: Một hiđrocacbon thơm trong đó H chiếm 9,434% về khối lượng. Tổng số đồng phân thơm là?A. 2 . B. 3 . C. 4 . D. 5 . Bài 2: Cho hiđrocacbon thơm có CTCT

Tên gọi đúng của hiđrocacbon thơm này là?A. 1-metyl-3-etylbenzen B. 1-etyl-3-metylbenzen C. 3-etyl-1-metylbenzen D. 1-etyl-5-metylbenzenBài 3: Có các nhận xét sau 1. Cả 6 nguyên tử C và 6 nguyên tử H trong phân tử benzen nằm trên hai mặt phăng song song với nhau 2. Tất cả các hiđrocacbon thơm thuộc dãy đồng đẵng của benzen nhẹ hơn nước 3. Iôt tan trong benzen tốt hơn tan trong nước 4. p-ximen và 1,2-đimetylbenzen là hai danh pháp của cùng một chất 5. Độ bất bảo hòa của phân tử benzen là 4Các nhận xét đúng là?A. 1,2,4 . B. 2, 3, 4 . C. 2,4,5 . D. 2, 3, 5 .

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 98 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC 2. Dặn dò : Bài tập về nhà: Bài 1, 2, ..., 10 SGK trang 191 và 192.V. Rút kinh nghiệm

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VII: HIĐROCACBON THƠM – NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN

BÀI 47: STIREN VÀ NAPHTALEN.

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

I.Mục tiêu: 1. Kiến thức:HS biết: Cấu tạo, tính chất, ứng dụng của stiren và naphtalen.2. Kĩ năng:HS hiểu: Cách xác định công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ bằng phương pháp hoá học.HS vận dụng: Viết một số phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học của Stiren và naphtalen.II. Chuẩn bị:- Dụng cụ: cốc thuỷ tinh 200ml, ống nghiệm, đèn cồn.- Hoá chất: naphtalen, HNO3 đặc.III. Tiến trình tiết dạy :1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ :3. Bài mới :

Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:- GV thông báo tính chất vật lí của stiren.- GV yêu cầu HS viết CTCT của stiren.- GV thông báo đặc điểm cấu tạo của stiren.- GV giới thiệu tên gọi khác của stiren: vinylbenzen hay phenyletilen.

Hoạt động 2:GV nêu vấn đề: Stiren có khả năng tham gia phản ứng thế vào vòng benzen, phản ứng cộng vào nối đôi.GV làm thí nghiệm: Cho stiren vào dd Br2

GV lưu ý phản ứng cộng HX tuân theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.Hoạt động 3:GV gợi ý để HS viết 2 PTHH của phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp.- Phản ứng trùng hợp: Tham gia phản ứng chỉ có 1 loại monome.- Phản ứng đồng trùng hợp: Tham gia phản ứng có từ 2

I. STIREN.1. Tính chất vật lí và cấu tạo:- Chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

- CTCT: + Có một vòng benzen.+ Có một liên kết đôi ở nhóm thế.2. Tính chất hoá học:a. Phản ứng cộng.C6H5 - CH=CH2 + Br2 C6H5 - CHBr - CH2BrC6H5 -CH=CH2 + HCl C6H5 - CHCl – CH3

b. Phản ứng trùng hợp và đồng trùng hợp. nCH(C6H5) =CH2

0,txt (- CH(C6H5) - CH2 -)n nCH2=CH-CH=CH2 + nCH(C6H5) =CH2

0,txt (-CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5) - CH2 -)n

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 99 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC loại monome.- GV hướng dẫn HS gọi tên của các sp trùng hợp và đồng trùng hợp.Hoạt động 4:GV gợi ý: Tương tự etilen, Stiren làm mất màu dd KMnO4.Hoạt động 5: GV cho HS nghiên cứu SGK và liên hệ thực tiễn.Hoạt động 6:GV: Cho HS quan sát Naphtalen, HS nhận xét về mùi và màu của Naphtalen.

Hoạt động 7:GV nêu vị trí ưu tiên của phân tử Naphtalen.

GV hướng dẫn HS viết phương trình cho phản ứng thế.

GV gợi ý, HS viết phương trình hoá học của phản ứng cộng hiđro của Naphtalen.

GV viết sơ đồ phản ứng oxi hoá Naphtalen, chú ý điều kiện phản ứng.

Hoạt động 8: HS nêu một số ứng dụng của Naphtalen.

c. Phản ứng oxi hoá.Stiren làm mất màu dd KMnO4 và bị oxi hoá ở nhóm vinyl.

3. ứng dụng: SGK.

II. NAPHTALEN:1. Tính chất vật lí và cấu tạo:- Tính chất vật lí: SGK.- CTCT: Được cấu tạo bởi 2 vòng benzen.

2. Tính chất hoá học:a. Phản ứng thế:

+ Br2

HCOCH ¤3

+ HBr

+ HO-NO2 42SOH

+ H2O

b. Phản ứng cộng hiđro:C10H8 + 2H2 CNi 0150, C10H12

C10H12 + 3H2 atmCNi 35,200, 0

C10H18

Naphtalen tetralin decalin c. Phản ứng oxi hoá:

3. ứng dụng: SGK.IV. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố : Hệ thống tính chất hóa học của stiren, naphtalenBài 1 : Trong công nghiệp, để điều chế stiren người ta làm như sau: cho etilen phản ứng với benzen có xúc tác axit, thu được etylbenzen rồi cho etylbenzen qua xúc tác ZnO nung nóng, thu được stiren. Nếu hiệu suất mỗi quá trình là 80% thì từ 7,8 tấn benzen sẽ thu được lượng stiren làA. 8320 kg. B. 6656 kg. C. 8230 kg. D. 6566 kg.Bài 2: Axit phtalic C8H6O4 dùng nhiều trong sản xuất chất dẻo và dược phẩm. Nó được điều chế như sau: oxi hoá naphtalen bằng oxi với xúc tác V2O5 ở 450oC, thu được anhiđrit phtalic rồi cho sản phẩm tác dụng với nước, thu được axit phtalic.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 100 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

. Nếu hiệu suất mỗi quá trình là 80% thì từ 12,8

tấn naphtalen sẽ thu được lượng axit phtalic làA. 13,280 tấn. B. 13,802 tấn C.10,624 tấn. D. 10,264 tấn.Bài 3 : Đề Hiđro hoá etylbenzen ta được stiren;trùng hợp stiren ta được polistiren với hiệu suất chung 80%.Khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polisitren là:A.13,52 tấn B.10,6 tấn C.13,25 tấn D.8,48 tấn2. Dặn dò : Chuẩn bị bài “NGUỒN HIDROCACBON THIÊN NHIÊN”

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VII: HIĐROCACBON THƠM – NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN

BÀI 48: NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN.

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

I.Mục tiêu : 1. Kiến thức:HS biết: - Thành phần, tính chất và tầm quan trọng của dầu mỏ, khí thiên nhiên và than mỏ.- Quá trình chưng cất dầu mỏ, chế hoá dầu mỏ và chưng khô than mỏ.HS hiểu: Tầm quan trọng của lọc hoá dầu đối với nền kinh tế.2. Kĩ năng: Phân tích, khái quát hoá nội dung kiến thức trong SGK thành những kết luận khoa học.II. Chuẩn bị: Mẫu dầu mỏ và một số sản phẩm đi từ dầu mỏ.III. Tiến trình tiết dạy:1. ổn định tổ chức :2. Kiểm tra bài cũ :3.Bài mới :

Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:- GV cho HS quan sát mẫu dầu mỏ.- GV làm thí nghiệm hoà tan dầu mỏ trong nước.- GV cho HS nhận xét về trạng thái, màu sắc, mùi, tỉ khối, tính tan...Hoạt động 2:GV cho HS nghiên cứu SGK và tóm tắt thành phần hoá học của dầu mỏ.

Hoạt động 3:GV cho HS nghiên cứu bảng 7.2 trong SGK để biết về sản phẩm của quá trình chưng cất dầu mỏ ở áp suất thường và nhận xét về sản phẩm phản ứng theo nhiệt độ.

A. Dầu mỏ:I. Trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lí và thành phần của dầu mỏ.1. Trạng thái thiên nhiên và tính chất vật líDầu mỏ là một hỗn hợp lỏng, sánh, màu sẫm, có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.2. Thành phần hoá học.- Hiđrocacbon: ankan, xicloankan, aren.- Chất hữu cơ chứa oxi, nitơ, lưu huỳnh.- Chất vô cơ (rất ít).- Thành phần nguyên tố: 83 - 87% C, 11 -14% H, 0,01 - 7% O, 0,01 - 2% N, các kim loại nặng vào khoảng phần triệu đến phần vạn.II. Chưng cất dầu mỏ.1. Chưng cất dưới áp suất thường.- < 1800C:Phân đoạn khí và xăng(1-10 C)- 170-2700C:Phân đoạn dầu hoả(10-16C)

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 101 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Hoạt động 4:GV nêu mục đích của chưng cất dưới áp suất cao.GV cho HS tìm hiểu SGK rút ra các ứng dụng liên quan của các sản phẩm.

Hoạt động 5:GV cho HS tìm hiểu SGK rút ra sản phẩm của quá trình chưng cất dưới áp suất thấp.GV cho HS liên hệ các sản phẩm với ứng dụng của chúng.- GV nêu mục đích việc chế hoá dầu mỏ.- GV nêu ý nghĩa chỉ số octan.Hoạt động 6:GV nêu các thí dụ bằng PTHH HS nhận xét rút ra khái niệm và nội dung của phương pháp Rifominh.Hoạt động 7:GV nêu 2 trường hợp Crăckinh nhiệt và xúc tác.GV dùng bảng phụ tóm tắt 2 quá trình Crăckinh như trong SGK.GV khái quát lại những kiến thức trong bài.

Hoạt động 8:GV cho HS tìm hiểu thành phần khí dầu mỏ và khí thiên nhiên.HS rút ra nhận xét về thành phần khí dầu mỏ và khí thiên nhiên.Hoạt động 9:GV cho HS tìm hiểu sơ đồ chế biến, ứng dụng của khí mỏ dầu và khí thiên nhiên.Hoạt động 10:GV cho HS tìm hiểu sơ đồ chưng khô than béo trong SGK rút ra nhận xét về phương pháp chưng khô than mỏ và các sản phẩm thu được từ quá trình này.

Hoạt động 11:GV cho HS tìm hiểu SGK rút ra các sản phẩm của quá trình chưng cất nhựa than đá.

- 250-3500C: Phân đoạn dầu điêzen(16-21C)- 350-4000C:Phân đoạn dầu nhờn(21-30C)- 4000C: Cặn mazut ( > 30 C)2. Chưng cất dưới áp suất cao.- ( C1 - C2), ( C3 - C4) dùng làm nhiên liệu khí hoặc khí hoá lỏng.- ( C5 - C6) gọi là ête dầu hoả được dùng làm dung môi hoặc nguyên liệu cho nhà máy hoá chất.- ( C6 - C10) là xăng.3. Chưng cất dưới áp suất thấp.- Phân đoạn linh động(dùng cho crăckinh)- Dầu nhờn.- Vazơlin.- Parafin.- Atphan.III. Chế biến dầu mỏ bằng phương pháp hoá học.1. Rifominh.- Rifominh là quá trình dùng xúc tác và nhiệt biến đổi cấu trúc của hiđrocacbon từ không phân nhánh thành phân nhánh, từ không thơm thành thơm.2 . Crăckinh .VD: C16H34 C16-mH34-2m + CmH2m

a. Crăckinh nhiệt.Thực hiện ở nhiệt độ 700-9000C chủ yếu nhằm tạo ra eten, propen, buten và pêntn dùng làm monome để sản xuất polime.b. Crăckinh xúc tác.Nhằm chuyển hiđrocacbon mạch dài của các phân đoạn có nhiệt độ sôi cao thành xăng nhiên liệu.Kết luận: Chế biến dầu mỏ bao gồm chưng cất dầu mỏ và chế biến bằng phương pháp hoá học.B. Khí dầu mỏ và khí thiên nhiên.I. Thành phần khí dầu mỏ và khí thiên nhiên.Khí dầu mỏ còn gọi là khí đồng hành. Khí mỏ dầu có trong các mỏ dầu. Khí thiên nhiên là khí chứa trong các mỏ khí riêng biệt.II. Chế biến, ứng dụng của khí mỏ dầu và khí thiên nhiên. (sgk)C. Than mỏ.I. Chưng khô than béo.- Khí lò cốc: 65% H2, 35% CH4, CO2, CO, C2H6, N2... dùng làm nhiên liệu- Lớp nước + NH3 : dùng làm phân đạm- Lớp nhựa : gọi là nhựa đường- Than cốc dùng cho luyện kimII. Chưng cất nhựa than đá.- Phân đoạn sôi ở 80 - 1700C gọi là dầu nhẹ chứa bezen, toluen, xilen..- Phân đoạn sôi ở 1700 - 2300C gọi là dầu trung chứa naphtalen, phenol, piriđin...- Phân đoạn sôi ở 2300 - 2700C gọi là dầu nặng chứa crezol, xilenol, quinolin...- Cặn còn lại là hắc ín dùng để rải đường.

IV. Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 102 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Bài 1 : Thành phần chính của khí thiên nhiên là khí nào trong số các khí sau? A. H2 B. CO C. CH4 D. C2H4

Bài 2 : Đốt 100 lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% N2, 2% CO2 ( về số mol). Thể tích khí CO2 thải vào không khí là: A. 94 lít B. 96 lít C. 98 lít D. 100 lítBài 3 : Khi đốt 1,12 lít khí thiên nhiên chứa CH4, N2, CO2 cần 2,128 lít oxi. Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Phần trăm thể tích của CH4 trong khí thiên nhiên là: A. 93% B. 94% C. 95% D. 96%Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2%N2, 2%CO2 về thể tích . Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 4,9g kết tủa. Giá trị của V (đktc) là:A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít2.Dặn dò : Chuẩn bị bài mới Bài tập về nhà: Bài 1, 2, ... , 11 trong SGK trang 203 và 204.Thế nào gọi là than béo : Loại than đá có nhiều chất bốc, khi đốt thì phồng lên, mềm ra, ngọn lửa dài.Thế nào gọi là than gầy : Loại than đá có ít chất bốc, ngọn lửa ngắn.Thế nào gọi là than bùn : Hình thành do sự tích tụ và phân huỷ không hoàn toàn tàn dư thực vật trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục. Quá trình này diễn ra tại các vùng trũng ngập nước

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VII: HIĐROCACBON THƠM – NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN

BÀI 49: LUYỆN TẬPSo sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hiđrocacbon thơm với

hiđrocacbon no và không no.

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

I.Mục tiêu : 1. Củng cố kiến thức:HS biết: Sự giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no.HS hiểu: Mối liên quan giữa cấu trúc và tính chất đặc trưng của hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no.2. Rèn luyện kĩ năng:Viết phương trình hoá học minh hoạ tính chất của các hiđrocacbon.II. Chuẩn bị:Bảng hệ thống kiến thức cần nhớ về 3 loại hiđrocacbon : hiđrocacbon thơm ; hiđrocacbon no ; hiđrocacbon không no.III. Tiến trình tiết dạy:1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới :

Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:GV yêu cầu HS đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học của hiđrocacbon thơm.GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng minh hoạ.

Hoạt động 2:GV yêu cầu HS đặc điểm cấu

I. Củng cố lí thuyết.1. Hiđrocacbon thơm.a. Đặc điểm cấu trúc và khả năng phản ứng.- Có vòng benzen.- 6 nguyên tử C sp2 liên kết thành 1 lục giác đều.b. Phản ứng thế.- Khi có Fe, halogen thế vào nhân. - Khi chiếu sáng, halogen thế vào nhánh.- Nhóm thế có sẵn ở nhân benzen quyết định hướng của phản ứng thế tiếp theo.c. Phản ứng cộng.Khi đun nóng có xúc tác kim loại, aren cộng với H2 tạo thành xicloankan.d. Phản ứng oxi hoá.- Cháy, toả nhiệt.- Vòng bezen không bị oxi hoá bởi dd KMnO4, nhánh ankyl bị oxi hoá thành nhóm -COOH.2. Hiđrocacbon no.a. Đặc điểm cấu trúc và khả năng phản ứng.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 103 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC tạo phân tử và tính chất hoá học của hiđrocacbon no.GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng minh hoạ.

Hoạt động 3:GV yêu cầu HS đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học của hiđrocacbon không no.GV yêu cầu HS viết phương trình phản ứng minh hoạ.

Hoạt động 4:- Chia HS thành nhóm thảo luận và giải quyết 8 bài tập trong SGK trang 207.- HS làm các BT sách giáo khoa trang 207.

- Chỉ có các nguyên tử C sp3 tạo thành liên kết bền vững. Vì thế tương đối trơ ở điều kiện thường.b. Phản ứng thế.Khi chiếu sáng hoặc đun nóng, clo thế cho H ở C các bậc, brom thế cho H ở C bậc cao.c. Phản ứng cộng.Ankan và xicloankan (trừ xiclopropan và xiclobutan) không có phản ứng cộng.d. Phản ứng oxi hoá.- Cháy, toả nhiệt.- Chỉ bị oxi hoá ở nhiệt độ cao hoặc có xúc tác.3. Hiđrocacbon không no.a. Đặc điểm cấu trúc và khả năng phản ứng.- Có C lai hoá sp2 tạo thành liên kết đôi hoặc C lai hoá sp tạo thành liên kết ba.- Phản ứng cộng là phản ứng đặc trưng.b. Phản ứng thế.- ở nhiệt độ cao, clo thế cho H ở C bên cạnh C sp2.- Nguyên tử H ở nhóm C-H có thế bị thế bởi nguyên tử Ag.c. Phản ứng cộng.Aren, ankin dễ cộng với H2, HA.d. Phản ứng oxi hoá.- Cháy, toả nhiệt.- Dễ bị oxi hoá bởi dd KMnO4 và các chất oxi hoá khác.II. Bài tập:HS thảo luận các bài tập theo nhóm và cử đại diện báo cáo kết quả, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến xây dựng bài.

IV. Củng cố và dặn dò :1.Củng cố Hệ thống lại tính chất qua các bài toán định lượng và định tính2. Dặn dò :Chuẩn bị bài thực hành ”TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HIDROCACBON THƠM”

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 104 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VII: HIĐROCACBON THƠM – NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN

BÀI 50: THỰC HÀNH SỐ 5Tính chất của một số hiđrocacbon thơm.

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

I.Mục tiêu thực hành: 1. Kiến thức:Củng cố kiến thức về một số tính chất vật lí và hoá học của benzen và toluen.2. Kĩ năng:Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiến hành và quan sát thí nghiệm hoá hữu cơ.II. Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm và hoá chất cho một nhóm thực hành.1. Dụng cụ thí nghiệm.- ống nghiệm: 5 - Kẹp ống nghiệm: 1- Giá để ống nghiêm: 1 - ống hút nhỏ giọt: 12. Hoá chất:- Benzen - dd KMnO4 1%- Dầu thông - Iot- Nước brom - Toluen- HexanIII.Tiến trình tiết dạy :

Hoạt động Nội dung Thí nghiệm 1:Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK.Lưu ý: Brom là chất lỏng màu nâu đỏ, là chất độc hại. Việc pha nước brom phải do giáo viên thực hiện.Thí nghiệm 2:Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK.

Hướng dẫn học sinh viết tường trình thí nghiệm theo mẫu, nêu cách tiến hành, hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng, viết pthh xảy ra.

Thí nghiệm 1: Tính chất của benzen.HS tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK, quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.

Thí nghiệm 2: Tính chất của toluen.HS tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn của SGK, quan sát hiện tượng xảy ra giải thích và viết phương trình phản ứng.C6H5-CH3 + KMnO4

0t C6H5-COOK + MnO2 + KOH + H2OHọc sinh viết tường trình thí nghiệm theo mẫu:1.Tên học sinh............................Lớp.......2. Tên bài thực hành: 3. Nội dung tường trình: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm, mô tả hiện tượng

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 105 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC quan sát được, giải thích, viết phương trình hoá học các thí nghiệm

IV. Củng cố và dặn dò :- Hoàn thành bài tường trình- Chuẩn bị bài mới ”DẪN XUÂT HALOGEN CỦA HIDROCACBON”

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN.ANCOL-PHENOLBÀI 51: DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIDROCACBON

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

I.Mục tiêu: 1. Kiến thức:HS biết: - Phân loại, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của dẫn xuất halogen.- ứng dụng của dẫn xuất halogen.HS hiểu: Phản ứng thế và phản ứng tách của dẫn xuất halogen.2. Kĩ năng:- Từ công thức biết gọi tên và ngược lại từ tên gọi viết được công thức những dẫn xuất halogen đơn giản và thông dụng.- Viết PTHH của phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm -OH, phản ứng tách HX theo quy tắc Zai-xép.II. Chuẩn bị:- Chuẩn bị bảng ở bài tập 3 SGK.- GV cho HS ôn các kiến thức về bậc cacbon, đồng phân cấu tạo, quy tắc gọi tên gốc-chức và tên thay thế.III.Tiến trình tiết dạy :1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ3. Bài mới Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:GV: Em hãy nêu sự khác nhau giữa 2 công thức CH4 và CH2FCl.GV nêu định nghĩa.

Hoạt động 2:GV: Ta có thể coi phân tử dẫn xuất halogen gồm hai phần là gốc hiđrocacbon và halogen.GV: Người ta còn phân loại theo bậc của dẫn xuất halogen.

Hoạt động 3:Dẫn xuất halogen có đồng phân mạch cacbon

I. Khái niệm, phân loại, đồng phan và danh pháp.1. Khái niệm.Khi thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử hiđrocacbon bằng các nguyên tử halogen ta được dãn xuất halogen của hiđrocabon.2. Phân loại.- Dẫn xuất halogen gồm có: dẫn xuất flo, clo, brom, iôt.- Dựa vào cấu tạo gốc hiđrocacbon: dẫn xuất halogen no (CH2FCl ; CH2Cl-CH2Cl)không no (CF2=CF2, CH2=CHCl..) ; thơm (C6H5F, C6H5CH2Cl...)- Bậc của dẫn xuất halogen bằng bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nguyên tử halogen.3. Đồng phân và danh pháp.a. Đồng phân.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 106 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC như ở hiđrocacbon, đồng thời có đồng phân vị trí nhóm chức.

GV: Một số ít dẫn xuất halogen được gọi theo tên thông thường.GV: Nêu quy tắc về tên gốc-chức, thí dụ minh hoạ rồi cho HS vận dụng.

GV: Nêu quy tắc về tên thay thế, thí dụ minh hoạ rồi cho HS vận dụng.Hoạt động 4:GV: Cho HS làm bài tập 3 SGK và rút ra nhận xét.GV cho HS đọc SGK để biết thêm các tính chất vật lí và sinh lí khác.Hoạt động 5:GV củng cố kiến thức vừa học bằng câu hỏi: Thế nào là dẫn xuất halogen của hiđrocacbon?Hoạt động 6:GV thông báo cho HS biết đặc điểm cấu tạo phân tử.Phân tử dẫn xuất halogen có thể tham gia phản ứng thế, tách và phản ứng với Mg.Hoạt động 7:GV cho HS đọc cách tiến hành và kết quả thí nghiệm ở bảng 8.1 SGK và cho biết:- Dấu hiệu có AgCl kết tủa nói lên điều gì- Hãy nêu điều kiện cụ thể để mỗi chất thực hiện được phản ứng thế Cl bằng nhóm -OH.

Hoạt động 8:GV thông báo sơ lược về cơ chế phản ứng thế nguyên tử halogen.Hoạt động 9:GV treo hình 8.1 SGK lên bảng, mô tả thí nghiệm và giải thích.GV kết luận : quy tắc Zai-xép (SGK).Hoạt động 10:GV: Mô tả thí nghiệm và giải thích.Hoạt động 11:GV: Hướng dẫn cho HS đọc SGK rồi tổng kết.

VD: FCH2CH2CH3 1-flobutan CH3CHFCH2CH3 2-flobutan FCH2CH(CH3)CH3 1-flo2-metylpropan CH3CF(CH3)2 2-flo2-metylpropanb. Tên thông thường.CHCl3 clorofom CHI3 iođofom CHBr3 brômfomc. Tên gốc-chức.VD: CH2Cl2 metylen clorua CH2=CH-F vinyl florua CH2=CH-CH2-Cl anlyl clorua C6H5-CH2-Br bezyl bromuad. Tên thay thế.VD: Cl2CHCH3 1,1-đicloetan ClCH2CH2Cl 1,2-đicloetanII. Tính chất vật lí.- Các chất có phân tử khối nhỏ như CH3Cl, CH3Br là những chất khí.- Các chất có phân tử khối lớn hơn ở thể lỏng, nặng hơn nước như CHCl3, C6H5Br...- Những dẫn xuất polihalogen có phân tử khối lớn hơn nữa ở thể rắn như CHI3.

III. Tính chất hoá học.

1. Phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm -OH.CH3CH2CH2Cl + OH-

0t CH3CH2CH2OH + Cl-

RCH=CHCH2-X + H2O RCH=CHCH2-OH + HXC6H5-Cl + 2NaOH atmC 200,3000

C5H5ONa + NaCl + H2OCơ chế phản ứng thế nguyên tử halogen (SGK) 2. Phản ứng tách hiđro halogenuaVD:CH3-CH2Br + KOH

0,tancol CH2=CH2 + KBr + H2O

CH3-CHBr-CH3-CH3 0,, tancolKOH + HBr

CH3-CH=CH-CH3 + CH2=CH-CH2-CH3

(SPC) (SPP)Quy tắc Zai-xép: SGK.3. Phản ứng với magiê.VD: CH3CH2Br + Mg etekhan CH3CH2-Mg-Br ( etyl magiê bromua trong ete)IV. ứng dụng.1. Làm dung môi2. Làm nguyên liệu cho tổng hợp hữu cơ.3. Các ứng dụng khác.

IV. Củng cố và dặn dò : 1.Củng cố :Bài 1 : Từ cấu tạo - C - C X Em hãy phân tích cấu tạo dẫn xuất halogen theo sơ đồ trên, từ đó suy ra một số tính chất hoá học của nó.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 107 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Bài 2 : Số đồng phân bậc I của dẫn xuất có công thức phân tử C4H9Cl là:A. 1 B. 2 C. 3 D. 4Bài 3: Chất nào sau đây không phải là dẫn xuất halogen của hiđrocacbon:A. CH2=CH-CH2-Br B. Cl-CHBr-CF3 C. CHCl2-CF2-O-CH3 D. C6H6Cl6

Bài 4: Polivinylclorua (PVC) là chất dẻo có nhiều ứng dụng. PVC điều chế trực tiếp từ monme nào sau đây:A. CH2=CH-CH2-Cl B. CH3-CH=CH-Cl C. CH2=CH2 D. CH2=CH-ClBài 5: Sản phẩm chính thu được khi cho 3-clo but-1-en tác dụng với HBr có tên thay thế là:A.1-brom-3-clo butan B. 2-brom-3-clo butan C. 2-brom-2-clo butan D.2-clo-3brom butan Bài 6: Một hiđrocacbon X cộng hợp với axit HCl theo tỉ lệ mol 1:1 tạo sản phẩm là một dẫn xuất clorua của hiđrocacbon X có thành phần khối lượng của clo là 45,223%. Vậy công thức phân tử của X là: A. C3H6 B. C3H4 C. C2H4 D.C4H8.2.Dặn dò : Bài tập về nhà: Bài 1, 2, ..., 8 trang 215 và 216 SGK.Chuẩn bị bài mới “LUYỆN TẬP DẪN XUẤT HALOGEN”

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN.ANCOL-PHENOLBÀI 52: LUYỆN TẬP DẪN XUẤT HALOGEN

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

I.Mục tiêu: 1. Củng cố kiến thức:Hiểu phản ứng thế và phản ứng tách của dẫn xuất halogen.2. Rèn luyện kĩ năng:Vận dụng các tính chất của dẫn xuất halogen mà trọng tâm là phản ứng thế và phản ứng tách để giải các bài tập:- Giải thích hiện tượng liên quan đến lí thuyết và thực tế.- Điều chế.- Bài toán hoá học.II Chuẩn bị:GV: Hướng dẫn HS ôn tập và chuẩn bị trước bài luyện tập để tham gia thảo luận tại lớp.III.Tiến trình tiết dạy :1. ổn định tổ chức :2. kiểm tra bài cũ :3. Bài mới : Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:

GV cho HS thảo luận theo hệ thống câu hỏi:- Hãy cho biết sự khác nhau về điều kiện xảy ra phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm -OH của 3 loại dẫn xuất halogen sau:+ Dẫn xuất ankyl halogenua.+ Dẫn xuất loại anlyl halogenua.+ Dẫn xuất loại vinyl halogenua và phenyl halogenua.- Hãy cho biết điều kiện xảy ra phản ứng tách hiđro halogenua khỏi dẫn xuất halogen.

Hướng của phản ứng tách hiđrohalogenua:Quy tắc Zai-xép

I. Củng cố lí thuyết.1. Phản ứng thế.- Dẫn xuất ankyl halogenua bị thuỷ phân khi đun nóng với dd kiềm tạo thành ancolR-CH2CH2X + OH-

0t R-CH2CH2OH + X-

- Dẫn xuất loại anlyl halogenua bị thuỷ phân ngay khi đun sôi với nước:R-CH=CH-CH2-X + H2O

0t

R-CH=CH-CH2-OH + HX- Dẫn xuất loại vinyl halogenua và phenyl halogenua bị thuỷ phân ở nhiệt độ và áp suất cao:VD: C6H5Cl + 2NaOH atmC 200,3000

C5H5ONa + NaCl + H2O2. Phản ứng tách.Khi đun sôi với dd kiềm trong ancol, dẫn xuất halogen bị tách HCl tạo thành liên kết bội:

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 108 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Hoạt động 2:Chia HS thành nhóm thảo luận và giải quyết bài tập.Nhóm 1 :Bài 1a) Từ các chất hữu cơ : A , B , C viết phản ứng trực tiếp tạo ra C2H5Cl.b) Thực hiện thủy phân các chất sau trong môi trường kiềm: CH3Cl , CH2Cl2 , CHCl3 , CH3CH=CHCl,CH3CCl2CH3 , CH3CCl=CH2 , CH3CCl2CH2Cl . c) Từ các dẫn xuất halogen sau : CH3Cl , C2H5Cl , CH3CHClCH3, điều chế các chất : CH3-CH3 , CH3CH(CH3)CH3 , CH3(CH2)2CH3 , 2,3-Đimetyl Butan , 2-Metyl Butan.Bài 2 Khi nhỏ vài giọt dd AgNO3 vào ống nghiệm chứa CH2=CHCH2Cl, lắc nhẹ, thấy có kết tủa trắng. Giải thích?.Nhóm 2 : Bài 3Hãy thực hiện nhận biết 3 lọ mất nhãn sau : anlyl clorua , etyl bromua , clobenzen.Bài 4Hoàn thành các phương trình hoá học sau :a) Br-C6H4CH2Br + NaOH ( loãng, nóng ) b) Br-C6H4CH2Br + NaOH (đặc, nóng ) c) CH3CH2Br + Mg Nhóm 3 :Bài 5Viết phương trình hoá học của các phản ứng sau : a) 2- Brombutan t/d dd KOH trong etanol đun nóng. b) Benzyl cl orua t/d với dd NaOH nóng. c) Etylbromua t/d với bột magie trong ete . d) 1- clo But – 2- en tác dụng với nước nóng.Nhóm 4 : Bài 6 Thuỷ phân hoàn toàn a gam dẫn xuất X chứa clo trong dung dịch NaOH thu 7,4 gam ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn lượng Y tạo thành rồi dẫn sản phẩm qua bình 1 chứa H2SO4 dặc , bình 2 chứa dung dịch nước vôi trong dư thấy bình 1 tăng 9.00 gam , bình 2 có 40 gam kết tủa. a) Tìm CTPT của X , Y , tính a. b) Viết CTCT , gọi tên X ,Y biết khi t/d dung dịch KOH trong etanol tạo ra anken chứa đồng phân hình học.

R-CH2-CHX-CH3 + KOH 0,tancol

R-CH=CH-CH3 + KCl + H2OQuy tắc Zai-xép: Khi tách HX khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với H ở nguyên tử C bậc cao hơn bên cạnh.II. Bài tập:Gv: hướng dẫn giải . Yêu cầu HS trên cơ sỏ lý thuyết đã học vận dụng và giả quyết các bài tập đã cho

IV. Củng cố và dặn dò : 1.Củng cố : B. Bài tập củng cố1. Viết CTCT, gọi tên thay thế của các dẫn xuất Hal có CTPT như sau, chỉ ra bbạc của mỗi dẫn xuất đó C4H9ClĐS: 4 dẫn xuất

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 109 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC 2. Viết CTCT, gọi tên thay thế của các dẫn xuất Hal có CTPT như sau C3H6Cl2 ĐS 4 dẫn xuất3. Từ metan và các chất vô cơ cần thiết khác (các điều kiện coi như có đủ), viết PTHH điều chế các chất sauEtan , etylclorua , etilen , ancol etylic , etinHD Yêu cầu HS đưa ra các phương án có thể thu được các chất trong yêu cầu của đề bài4. Từ axetilen, viết PTHH của các phản ứng điều chế các chất sauEtyl bromua, 1,2-đibrometan, vinyl clorua, 1,1-đibrometan2.Dặn dò : Làm tất cả các bài tập về dẫn xuất Hal trong SGK và sách BT Chuẩn bị bài : ” BÀI 53: ANCOL: CẤU TẠO , DANH PHÁP , TÍNH CHẤT VẬT LÍ ”

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN.ANCOL-PHENOLBÀI 53: ANCOL: CẤU TẠO , DANH PHÁP , TÍNH CHẤT

VẬT LÍ

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

I.Mục tiêu: 1. Kiến thức:HS biết: Cấu tạo phân tử, phan loại liên kết hiđro, tính chất vật lí của ancol.2. Kĩ năng:HS rèn luyện để đọc tên viết được công htức của ancol và ngược lại. Viết đúng công thức đồng phân của ancol. Vận dụng liên kết hiđro giải thích tính chất vật lí của ancol.II. Chuẩn bị:Mô hình lắp ghép phân tử ancol để minh hoạ phần định nghĩa, đồng phân, bậc của ancol, so sánh mô hình phân tử H2O và C2H5OH.III. Tiến trình tiết dạy :1.ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số 2. kiểm tra bài cũ : không kiểm tra3. Bài mới Hoạt động Nội dung Hoạt động 1:GV: Cho HS viết công thức của một vài ancol đã biết.Lưu ý: nhóm hiđroxyl (-OH) liên kết trức tiếp với nguyên tử cacbon no.Hoạt động 2:GV: Em hãy nêu cách xác định bậc của nguyên tử cacbon trong phân tử hiđrocacbon.GV: Hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 8.2 SGK.Hoạt động 3:GV: viết công thức đồng phân ancol và ete ứng với công thức phân tử C2H6O?Em cho biết làm thế nào để có đồng phân mạch cacbon? đồng phân vị trí nhóm chức?GV: Cho HS viết công thức đồng phân các ancol có cùng CTPT C4H10O.

I. Định nghĩa, phân loại, đồng phân và danh pháp.1. Định nghĩa: SGK.CTTQ: CnH2n+1OH ( n 1 )

2. Phân loại.- Theo cấu tạo gốc hiđrocacbon: no, không no, thơm, bậc I, II, III.- Theo số lượng nhóm hiđroxyl: đơn chức, đa chức.3. Đồng phân và danh pháp.a. Đồng phân.Ngoài đồng phân nhóm chức, ancol có đồng phân mạch C và đồng phân vị trí nhóm chức.VD: CH3CH2CH2CH2OH ancol butylicCH3CH2CH(OH)CH3 ancol sec-butylic(CH3)2CHCH2OH ancol isobutylic(CH3)3COH ancol tert-butylic

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 110 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Hoạt động 4:GV trình bày quy tắc rồi đọc tên một chất để làm mẫu.GV cho HS vận dụng đọc tên các chất khác.

Hoạt động 5:GV hướng dẫn HS nghiên cứu các hằng số vật lí của một số ancol.GV cho HS đọc SGK để rút ra các tính chất vật lí của ancol.

Hoạt động 6:GV hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 8.4.GV đưa ra khái niệm về liên kết hiđro và lấy ví dụ.

GV: Cho HS nghiên cứu SGK và đưa ra nhận xét.

b. Danh pháp.Tên thông thường (tên gốc-chức):Ancol + tên gốc hiđrocacbon + icVD: CH3OH ancol metylic CH2=CHCH2OH ancol anlylicTên thay thế: Tên hiđrocacbon tương ứng mạch chính + số chỉ vị trí + olVD: CH3CH2CH2CH2OH butan-1-olCH3CH2CH(OH)CH3 butan-2-olCH3CH(CH3)CH2OH 2-metylpropan-1-olII. Tính chất vật lí và liên kết hiđro của ancol.1. Tính chất vật lí.- ở điều kiện thường: CH3OH đến C12H25OH là chất lỏng, từ C13H27OH trở lên là chất rắn.- Các ancol có từ 1 đến 3 nguyên tử C tan vô hạn trong nước. Khi số nguyên tử C tăng thì độ tan giảm dần.2. Liên kết hiđro.a. Khái niệm về liên kết hiđro.Nguyên tử H mang một phần điện tích dương của nhóm -OH này khi ở gần nguyên tử O mang một phần điện tích âm của nhóm -OH kia tạo thành một liên kết yếu gọi là liên kết hiđro, biểu diễn bằng dấu ......O - H...O - H... ...O - H...O - H...O-H...

H H R R Rb. Anh hưởng của liên kết hiđro đến tính chất vật lí: SGK.

IV . Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :

- Quy tắc gọi tên ancol ( tên gốc - chức, tên thay thế ).- Yêu cầu HS làm bài tập 1, 2, 6 SGK.2. Dặn dò :

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN.ANCOL-PHENOLBÀI 52: LUYỆN TẬP DẪN XUẤT HALOGEN

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

Bµi 54: Ancol - TÝnh chÊt ho¸ häc, ®iÒu chÕ vµ øng dông.A.Môc tiªu bµi häc: 1. KiÕn thøc:HS biÕt: Ph¬ng ph¸p ®iÒu chÕ vµ øng dông cña ancol.HS hiÓu: Ph¶n øng thÕ, ph¶n øng t¸ch vµ ph¶n øng oxi ho¸ cña ancol.2. KÜ n¨ng:

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 111 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC VËn dông tÝnh chÊt ho¸ häc cña ancol ®Ó gi¶i ®óng c¸c bµi tËp gi¶i thÝch, so s¸nh, ph©n biÖt, ®iÒu chÕ vµ bµi to¸n ho¸ häc.B. ChuÈn bÞ:- ThÝ nghiÖm C2H5OH + Na- ThÝ nghiÖm glixerol + Cu(OH)2

- ThÝ nghiÖm so s¸nh (A), (B), (C) cña ancol isoamylic trong bµi häc.- C¸c mÉu vËt minh ho¹ c¸c øng dông cña ancol.C. Ph ¬ng ph¸p chñ yÕu: - §µm tho¹i t¸i hiÖn kiÕn thøc ®· häc ë líp 9.- Th«ng qua thÝ nghiÖm.- Nªu vÊn ®Ò vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò.- Nghiªn cøu SGK ®Ó rót ra kÕt luËn.D. Tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc: Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trßHo¹t ®éng 1:GV cho HS «n l¹i vÒ ®Æc ®iÓm cÊu t¹o cña ph©n tö ancol tõ ®ã HS vËn dông suy ra tÝnh chÊt.Ho¹t ®éng 2:GV lµm thÝ nghiÖm, HS viÕt ph¬ng tr×nh ph¶n øng.GV: Ancol t¸c dông víi KLK, hÇu nh kh«ng ph¶n øng víi kiÒm.GV: Lµm thÝ nghiÖm vµ viÕt PTHH.GV: Ph¶n øng ®îc dïng ®Ó nhËn biÕt poliancol cã c¸c nhãm -OH ®Ýnh víi nh÷ng nguyªn tö C kÒ nhau.

Ho¹t ®éng 3:GV: Lµm thÝ nghiÖm, HS quan s¸t, ph©n tÝch rót ra tÝnh chÊt.

GV: Kh¸i qu¸t tÝnh chÊt nµy.

Ho¹t ®éng 4:GV: ViÕt PTHH vµ gi¶i thÝch.

GV: Híng cña ph¶n øng t¸ch níc néi ph©n tö tu©n theo quy t¾c Zai-xÐp.

Ho¹t ®éng 5:GV lu ý HS: Nguyªn tö H cña nhãm -OH, nguyªn tö H cña C g¾n víi nhãm -OH kÕt hîp víi mguyªn tö O cña CuO ®Ó sinh ra H2O. Do vËy ancol bËc I sinh ra an®ehit vµ ancol bËc II sinh ra

I. TÝnh chÊt ho¸ häc.

1. Ph¶n øng thÕ H cña nhãm OH ancola. Ph¶n øng chung cña ancol.

C2H5OH + Na C2H5ONa + H2

C2H5ONa + HOH C2H5OH + NaOH

b. Ph¶n øng riªng cña glixerol. CH2-OH CH2-OH HO- CH2

2CH - OH +Cu(OH)2CH-O - Cu-O-CH CH2- OH CH2-OH HO-CH2

+ 2H2O2. Ph¶n øng thÕ nhãm OH ancol.(CH3)2CHCH2CH2OH + H2SO4 HOH + (CH3)2CHCH2CH2OSO3H (isoamyl hi®rosunfat)NhËn xÐt: R-OH + HA R-A + H2OC2H5-OH + HBr C2H5-Br + H2OC3H5(OH)3+3HNO3C3H5(ONO2)3+3H2O3. Ph¶n øng t¸ch n íc .a. T¸ch níc liªn ph©n tö.2C2H5OH C2H5-O-C2H5+H2Ob. T¸ch níc néi ph©n tö.CH3CH2-OH CH2=CH2+H2OCH3-CH-CH2-CH3 H2O + OHCH3CH=CHCH3 + CH2=CHCH2CH3

But-2-en(spc) but-1-en(spp)4. Ph¶n øng oxi ho¸.- Ancol bËc I bÞ oxi ho¸ thµnh an®ehit.R-CH2-OH + CuO R-CH=O + Cu + H2O- Ancol bËc II bÞ oxi ho¸ thµnh xeton.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 112 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC xeton.

Ho¹t ®éng 6:GV: liªn hÖ tÝnh chÊt cña anken ®· häc ®Ó dÉn d¾t qua c¸ch ®iÒu chÕ hi®rat ho¸ etilen víi xóc t¸c axit.GV: liªn hÖ c¸ch nÊu rîu trong d©n gian ®Ó dÉn d¾t qua c¸ch ®iÒu chÕ lªn men tinh bét.GV lu ý HS 2 c¸ch s¶n xuÊt nµy ®îc dïng trong c«ng nghiÖp v× chØ gåm mét giai ®o¹n, nguyªn liÖu rÎ tiÒn.Ho¹t ®éng 7:GV su tÇm mÉu vËt, ¶nh, phim giíi thiÖu cho HS. Etanol , metanol lµ nh÷ng ancol ®îc sö dông nhiÒu.Ho¹t ®éng 8: Cñng cè bµi.GV: Tõ cÊu t¹o cña ph©n tö ancol etilic h·y suy ra nh÷ng tÝnh chÊt ho¸ häc chÝnh mµ nã cã thÓ cã, cho thÝ dô minh ho¹.Bµi tËp vÒ nhµ: Bµi 1, 2, ..., 9 SGK trang 228 vµ 229.

R-CH(OH)-R, + CuO R-CO-R, + Cu + H2O- Ancol ch¸y t¹o thµnh CO2, H2O vµ to¶ nhiÖt.

CnH2n+1OH + O2 nCO2 + (n+1)H2O

II. §iÒu chÕ vµ øng dông.1. §iÒu chÕ.CH2=CH2 + HOH C2H5OH(C6H10O5)n + nH2O nC6H12O6

C6H12O6 2C2H5OH + 2CO2 2CH4 + O2 2CH3OHCO + 2H2 CH3OH

2. øng dông: SGk.a. øng dông cña etanol.b. øng dông cña metanol.

IV . Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :2. Dặn dò :

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN.ANCOL-PHENOLBÀI 52: LUYỆN TẬP DẪN XUẤT HALOGEN

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

Bµi 55: PhenolA.Môc tiªu bµi häc: 1. KiÕn thøc:HS hiÓu: - §Þnh nghÜa, ph©n lo¹i, ¶nh hëng qua l¹i gi÷a c¸c nhãm nguyªn tö trong ph©n tö vµ tÝnh chÊt ho¸ häc cña phenol.- Ph¬ng ph¸p ®iÒu chÕ vµ øng dông cña phenol.2. KÜ n¨ng:HS rÌn luyÖn kÜ n¨ng: ph©n biÖt phenol vµ ancol th¬m, vËn dông c¸c tÝnh chÊt ho¸ häc cña phenol ®Ó gi¶i ®óng c¸c bµi tËp.B. ChuÈn bÞ:- M« h×nh l¾p ghÐp ®Ó minh ho¹ phenol, ancol th¬m.- ThÝ nghiÖm C6H5OH tan trong dd NaOH.- ThÝ nghiÖm C6H5OH t¸c dông víi dd Br2.C. Ph ¬ng ph¸p chñ yÕu:

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 113 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC - Th«ng qua thÝ nghiÖm.- Nªu vÊn ®Ò vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò.- Nghiªn cøu SGK ®Ó rót ra kÕt luËn.D. Tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc: Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trßHo¹t ®éng 1:

GV: ViÕt c«ng thøc 2 chÊt lªn b¶ng råi cho biÕt sù gièng vµ kh¸c nhau vÒ cÊu t¹o cña 2 chÊt.GV dÉn d¾t ®Õn ®Þnh nghÜa ë SGk.GV híng dÉn c¸ch gäi tªn.Ho¹t ®éng 2:GV híng dÉn HS ®äc SGK.Lu ý HS: nhãm -OH ph¶i liªn kÕt trùc tiÕp víi vßng benzen.

Ho¹t ®éng 3: GV thuyÕt tr×nh vÒ c¸c tÝnh chÊt vËt lÝ theo tr×nh bµy cña SGK.Ho¹t ®éng 4:GV lµm thÝ nghiÖm kÕt hîp d¹y häc nªu vÊn ®Ò.GV: TÝnh axit cña phenol m¹nh tíi møc ®é nµo?

Ho¹t ®éng 5:GV: Lµm thÝ nghiÖm, HS quan s¸t, GV gióp HS gi¶i thÝch hiÖn tîng.

Ho¹t ®éng 6:GV ph©n tÝch c¸c hiÖu øng trong ph©n tö phenol.CÆp electron cha tham gia liªn kÕt cña nguyªn tö oxi do ë c¸ch c¸c electron cña vßng benzen chØ 1 liªn kÕt nªn tham gia liªn hîp víi c¸c electron cña vßng bezen lµm cho mËt ®é electron dÞch chuyÓn vµo vßng bezen.

Ho¹t ®éng 7:GV thuyÕt tr×nh vÒ ph¬ng ph¸p chñ yÕu ®iÒu chÕ phenol trong c«ng nghiÖp hiÖn nay lµ s¶n xuÊt ®ång thêi phenol vµ axeton theo s¬ ®å ph¶n øng sau.

I. §Þnh nghÜa, ph©n lo¹i vµ tÝnh chÊt vËt lÝ.1. §Þnh nghÜa: SGKVD: Phenol C6H5OHo-crezol CH3-C6H4-OHAncol th¬m C6H5CH2OH(ancol benzylic

2. Ph©n lo¹i.- Nh÷ng phenol mµ ph©n tö cã chøa 1 nhãm -OH thuéc lo¹i monophenol.VD: CH3-C6H4-OH- Nh÷ng phenol mµ ph©n tö cã chøa nhiÒu nhãm -OH thuéc lo¹i poliphenolVD: C6H4(OH)2

3. TÝnh chÊt vËt lÝ: SGK.

II. TÝnh chÊt ho¸ häc.1. TÝnh axit.VD: C6H5OH + NaOH C6H5ONa +H2OC6H5ONa +CO2 + H2O C6H5OH + NaHCO3

Phenol cã tÝnh axit m¹nh h¬n ancol, nhng tÝnh axit cña nã cßn yÕu h¬n c¶ axit cacbonic.2. Ph¶n øng thÕ ë vßng bezen.C6H5OH + 3Br2 C6H2Br3OH + 3HBrPh¶n øng thÕ ë nh©n th¬m cña phenol dÔ h¬n bezen vµ c¶ 3 nguyªn tö H ë c¸c vÞ trÝ 0, p ®Òu bÞ thÕ. 3. ¶nh h ëng qua l¹i gi÷a c¸c nguyªn tö trong ph©n tö phenol.- Liªn kÕt O-H trë nªn ph©n cùc h¬n, lµm cho nguyªn tö H linh ®éng h¬n.- MËt ®é electron ë vßng benzen t¨ng lªn nhÊt lµ ë c¸c vÞ trÝ o vµ p, lµm cho ph¶n øng thÕ dÔ dµng h¬n.- Liªn kÕt C-O trë nªn bÒn v÷ng h¬n so víi ancol, v× thÕ nhãm -OH phenol kh«ng bÞ thÕ bëi gèc axit nh nhãm OH ancolIII. §iÒu chÕ vµ øng dông.1. §iÒu chÕ.

C6H6 C6H5CH(CH3)2

C6H5OH + CH3COCH3

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 114 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC GV: Phenol lµ mét nguyªn liÖu quan träng cña c«ng nghiÖp ho¸ chÊt. Bªn c¹nh lîi Ých mµ phenol ®em l¹i cÇn biÕt tÝnh ®éc h¹i cña nã víi con ngêi vµ m«i trêng.Ho¹t ®éng 8: Cñng cè bµi.GV: Tõ cÊu t¹o cña phenol h·y suy ra nh÷ng tÝnh chÊt ho¸ häc chÝnh mµ nã cã thÓ cã.Bµi tËp vÒ nhµ: Bµi 1, 2,...,6 SGK trang 232 vµ 233.

2. øng dông: SGK.

IV . Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :2. Dặn dò :

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN.ANCOL-PHENOLBÀI 52: LUYỆN TẬP DẪN XUẤT HALOGEN

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

Bµi 56: LuyÖn tËp - Ancol, phenol.A.Môc tiªu bµi häc: 1. Cñng cè kiÕn thøc:Th«ng qua viÖc hÖ thèng ho¸ kiÕn thøc vµ luyÖn tËp theo vÊn ®Ò GV lµm cho HS:- HiÓu mèi liªn hÖ gi÷a cÊu tróc vµ tÝnh chÊt ®Æc trng cña ancol, phenol.- HiÓu sù gièng nhau vµ kh¸c nhau vÒ tÝnh chÊt ho¸ häc gi÷a ancol vµ phenol.2. RÌn luyÖn kÜ n¨ng:HS tham gia vµo c¸c ho¹t ®éng luyÖn tËp ®Ó qua ®ã tù h×nh thµnh c¸c kÜ n¨ng sau:- KÜ n¨ng so s¸nh, t×m mèi liªn hÖ gi÷a c¸c kiÕn thøc c¬ b¶n ®Ó lËp b¶ng tæng kÕt, tõ ®ã biÕt c¸ch nhí cã hÖ thèng.- KÜ n¨ng ®éc lËp suy nghÜ vËn dông kiÕn thøc vµo bµi tËp.B. ChuÈn bÞ:GV: Híng dÉn HS «n tËp vµ chuÈn bÞ tríc bµi luyÖn tËp ®Ó tham gia th¶o luËn t¹i líp.GV ph«tcopy b¶ng tæng kÕt c¸c kiÕn thøc cÇn nhí ®Ó treo lªn b¶ng lµm ph¬ng tiÖn híng dÉn luyÖn tËp chung cho c¶ líp.C. Ph ¬ng ph¸p chñ yÕu: - Ph¬ng ph¸p ®µm tho¹i ®Ó cñng cè lÝ thuyÕt.- Chia thµnh c¸c nhãm ®Ó gi¶i bµi tËp.D. Tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc: Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trßHo¹t ®éng 1:GV yªu cÇu HS viÕt cÊu tróc ph©n tö ancol.

I. Cñng cè lÝ thuyÕt.1. Ancol.- CÊu tróc: R - O - H

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 115 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

GV cho HS nªu tÝnh chÊt ho¸ häc cña ancol vµ viÕt c¸c ph¬ng tr×nh ph¶n øng.

GV cho HS nªu c¸c ph¬ng ph¸p ®iÒu chÕ ancol viÕt c¸c PTHH vµ nªu øng dông cña ancol.

Ho¹t ®éng 2:GV yªu cÇu HS viÕt cÊu tróc ph©n tö phenol.

GV cho HS nªu tÝnh chÊt ho¸ häc cña phenol vµ viÕt c¸c ph¬ng tr×nh ph¶n øng.

GV cho HS nªu ph¬ng ph¸p ®iÒu chÕ ancol viÕt c¸c PTHH vµ nªu øng dông cña phenol.

Ho¹t ®éng 3:Chia HS thµnh nhãm th¶o luËn vµ gi¶i quyÕt 7 bµi tËp trong SGK trang 235.

Bµi tËp vÒ nhµ: lµm c¸c bµi tËp trong SBT.

- TÝnh chÊt ho¸ häc:

ROH + Na RONa + H2

ROH + Na Kh«ng ph¶n øngROH + HA RA + H2O2ROH 2ROR + H2OROH Anken- §iÒu chÕ:+ Hi®rat ho¸ anken+ ThÕ X thµnh OH:R-X + NaOH ROH + NaX- øng dông: S¶n xuÊt an®ehit, axit, este, chÊt dÎo, dung m«i, nhiªn liÖu, ®å uèng, dîc phÈm.2. Phenol.- CÊu tróc: OH

- TÝnh chÊt ho¸ häc:

C6H5OH + Na C6H5ONa + H2

C6H5OH + NaOH C6H5ONa + H2OC6H5OH + HCl Kh«ng ph¶n øngC6H5OH + 3Br2 3HBr + 2,4,6-Br3C6H2OH- §iÒu chÕ:

C6H5CH(CH3)2

C6H5OH- øng dông : S¶n xuÊt xhÊt dÎo, thuèc næ, dîc phÈm, phÈm nhuém, thuèc trõ dÞch h¹i.II. Bµi tËp:HS th¶o luËn c¸c bµi tËp theo nhãm vµ cö ®¹i diÖn b¸o c¸o kÕt qu¶, c¶ líp theo dâi vµ bæ sung ý kiÕn x©y dùng bµi.

IV . Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :2. Dặn dò :

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 116 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN.ANCOL-PHENOLBÀI 52: LUYỆN TẬP DẪN XUẤT HALOGEN

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

Bµi 57: Thùc hµnh - TÝnh chÊt cña mét vµi dÉn xuÊt halogen, ancol, phenol. A.Môc tiªu thùc hµnh: 1. KiÕn thøc:Cñng cè kiÕn thøc vÒ tÝnh chÊt vËt lÝ vµ ho¸ häc cña mét sè dÉn xuÊt halogen, ancol, phenol.2. KÜ n¨ng:RÌn luyÖn tÝnh thËn träng, chÝnh x¸c khi tiÕn hµnh thÝ nghiÖm víi c¸c chÊt ch¸y, næ, ®éc.B. ChuÈn bÞ dông cô thÝ nghiÖm vµ ho¸ chÊt cho mét nhãm thùc hµnh.1. Dông cô thÝ nghiÖm.- èng nghiÖm: 5 - KÑp èng nghiÖm: 1- Gi¸ ®Ó èng nghiªm: 1 - èng hót nhá giät: 1- §Ìn cån: 12. Ho¸ chÊt:- 1,2-§icloetan hoÆc clorofom - dd NaOH 20%- dd NaOH 10% - HNO3

- HCl - dd CuSO4 5%- Glixerol - Etanol- dd phenol b·o hoµ - Níc brom- Phenol - dd AgNO3

C. Tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc: Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trßThÝ nghiÖm 1:TiÕn hµnh thÝ nghiÖm nh híng dÉn cña SGK.Lu ý: CÇn axit ho¸ b»ng HNO3 ®Ó tr¸nh hiÖn tîng t¹o kÕt tña AgOH.

ThÝ nghiÖm 2:TiÕn hµnh thÝ nghiÖm nh híng dÉn cña SGK.

ThÝ nghiÖm 3:TiÕn hµnh thÝ nghiÖm nh híng dÉn

ThÝ nghiÖm 1: Thuû ph©n dÉn xuÊt halogen.HS tiÕn hµnh thÝ nghiÖm nh híng dÉn cña SGK, quan s¸t hiÖn tîng x¶y ra vµ gi¶i thÝch.CH2Cl-CH2Cl + 2NaOH CH2(OH)-CH2(OH) + 2NaClCl- + Ag+ AgClThÝ nghiÖm 2: T¸c dông cña glixerol víi ®ång(II) hi®roxit.HS tiÕn hµnh thÝ nghiÖm nh híng dÉn cña SGK, quan s¸t hiÖn tîng x¶y ra gi¶i thÝch vµ viÕt ph¬ng tr×nh ph¶n øng.ThÝ nghiÖm 3: T¸c dông cña phenol víi brom.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 117 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC cña SGK.

ThÝ nghiÖm 4:GV híng dÉn HS c¸ch nhËn biÕt ba ho¸ chÊt ®ã.

Híng dÉn häc sinh viÕt têng tr×nh thÝ nghiÖm theo mÉu, nªu c¸ch tiÕn hµnh, hiÖn tîng x¶y ra vµ gi¶i thÝch hiÖn t-îng, viÕt pthh x¶y ra.

HS tiÕn hµnh thÝ nghiÖm nh híng dÉn cña SGK, quan s¸t hiÖn tîng x¶y ra gi¶i thÝch vµ viÕt ph¬ng tr×nh ph¶n øng.C6H5OH + 3Br2 C6H2Br3OH + 3HBr

ThÝ nghiÖm 4: Bµi tËp nhËn biÕt.Ph©n biÖt ba dd etanol, glixerol vµ phenol chøa trong ba lä kh«ng nh·n.Häc sinh viÕt t êng tr×nh thÝ nghiÖm theo mÉu:1.Tªn häc sinh............................Líp.......2. Tªn bµi thùc hµnh: TÝnh chÊt cña mét vµi dÉn xuÊt halogen, ancol, phenol. 3. Néi dung têng tr×nh: Tr×nh bµy c¸ch tiÕn hµnh thÝ nghiÖm, m« t¶ hiÖn tîng quan s¸t ®îc, gi¶i thÝch, viÕt ph¬ng tr×nh ho¸ häc c¸c thÝ nghiÖm

IV . Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :2. Dặn dò :

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN.ANCOL-PHENOLBÀI 52: LUYỆN TẬP DẪN XUẤT HALOGEN

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 118 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Bµi 58: An®ªhit vµ xetonA.Môc tiªu bµi häc: 1. KiÕn thøc:HS biÕt: - §Þnh nghÜa, cÊu tróc, ph©n lo¹i, danh ph¸p, tÝnh chÊt ho¸ häc cña an®ehit vµ xeton.- TÝnh chÊt vËt lÝ, ph¬ng ph¸p s¶n xuÊt míi trong c«ng nghiÖp vµ øng dông cña foman®ehit vµ xeton.HS hiÓu:TÝnh chÊt ho¸ häc cña an®ehit vµ xeton.2. KÜ n¨ng:- Dùa vµo ®Æc ®iÓm cÊu tróc ®Ó ®Þnh nghÜa, ph©n lo¹i an®ehit, xeton.- §äc ®óng tªn an®ªhit, xeton theo IUPAC vµ theo danh ph¸p th«ng thêng.- Dùa trªn ®Æc ®iÓm cÊu tróc, quan s¸t thÝ nghiÖm ®Ó hiÓu tÝnh chÊt cña chÊt.B. ChuÈn bÞ:- M« h×nh nhãm cacbonyl, ph©n tö an®ehit fomic, ph©n tö axeton.- Dung dÞch foman®ehit, dd axetand®ehit trong níc, axeton, dd brom, dd KMnO4, dd AgNO3/NH3.C. Ph ¬ng ph¸p chñ yÕu: - Th«ng qua thÝ nghiÖm.- Nªu vÊn ®Ò vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò.- Nghiªn cøu SGK ®Ó rót ra kÕt luËn.D. Tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc: Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trßHo¹t ®éng 1:GV viÕt lªn b¶ng c«ng thøc cña ba chÊt, cho HS nhËn xÐt.GV ghi nhËn c¸c ý kiÕn cña HS, tõ ®ã dÉn ®Õn c¸c ®Þnh nghÜa ë SGK.

GV so s¸nh cÊu tróc theo h×nh 9.1 SGK, tõ ®ã gióp HS dù ®o¸n kh¶ n¨ng x¶y ra ph¶n øng ho¸ häc.

Ho¹t ®éng 2:GV gióp HS nhËn xÐt ph©n tö an®ehit hoÆc xeton gåm hai phÇn lµ phÇn gèc hi®rocacbon vµ phÇn nhãm chøc. Do vËy chóng thêng ®îc ph©n lo¹i theo cÊu t¹o gèc-chøc.Ho¹t ®éng 3:GV nªu quy t¾c, sau ®ã gäi tªn lµm mÉu, råi cho HS vËn dông.

I. §Þnh nghÜa, cÊu tróc, ph©n lo¹i, danh ph¸p vµ tÝnh chÊt vËt lÝ.1. §Þnh nghÜa vµ cÊu tróc.a. §Þnh nghÜa: SGK.VD: HCH=O foman®ªhit CH3CH=O axetan®ehit CH3 - C = O axeton CH3 b. CÊu tróc cña nhãm cacbonyl:- Nguyªn tö C ë tr¹ng th¸i lai ho¸ sp2

- Liªn kÕt ®«i C=O gåm mét liªn kÕt bÒn vµ mét liªn kÕt kÐm bÒn. - C¸c ph¶n øng cña nhãm cacbonyl cã nh÷ng ®iÓm gièng vµ kh¸c so víi nhãm C=C .2. Ph©n lo¹i.VD: CH3-CH=O an®ehit no CH2=CH-CH=O an®ehit kh«ng no C6H5CH=O an®ehit th¬m CH3 -CO-CH3 xeton no. CH3 -CO-C6H5 xeton th¬m.3. Danh ph¸p.a. An®ehit:VD: HCH=O metanal ( foman®ehit,

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 119 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

GV nªu quy t¾c, sau ®ã gäi tªn lµm mÉu, råi cho HS vËn dông. GV gióp HS söa khi ®äc sai.

Ho¹t ®éng 4:HS quan s¸t c¸c dd foman®ehit, axetan®ehit, axeton kÕt hîp víi ®äc SGK ®Ó rót ra c¸c nhËn xÐt vÒ tÝnh chÊt vËt lÝ.Ho¹t ®éng 5:Cñng cè phÇn võa häc b»ng c¸ch söa chung t¹i líp bµi tËp 1 SGK.Ho¹t ®éng 6:Em h·y nªu râ sù gièng nhau vµ kh¸c nhau gi÷a 2 lo¹i liªn kÕt sau ®©y, tõ ®ã dù ®o¸n c¸c ph¶n øng ho¸ häc mµ an®ªhit vµ xeton cã thÓ tham gia.Ho¹t ®éng 7:GV: An®ªhit vµ xeton céng hi®ro vµo liªn kÕt ®«i cña nhãm c¸cbonyl. HS viÕt PTHH.Ho¹t ®éng 8:GV viÕt ph¶n øng an®ehit t¸c dông víi HCN, råi cho HS viÕt ph¶n øng axeton t¸c dông víi HCN.Ph¶n øng céng hi®ro xianua vµo nhãm cacbonyl cña an®ªhit hoÆc xeton t¹o thµnh s¶n phÈm bÒn.Ho¹t ®éng 9:GV lµm thÝ nghiÖm so s¸nh. HS quan s¸t nhËn xÐt.GV: an®ªhit rÊt dÔ bÞ oxi ho¸, nã lµm mÊt mÇu dd brom, dd KMnO4 vµ bÞ oxi ho¸ thµnh axit cacboxylic.

GV lµm thÝ nghiÖm. HS quan s¸t.Ph¶n øng nµy ®îc øng dông ®Ó nhËn biÕt an®ªhit vµ ®Ó tr¸ng g¬ng, tr¸ng ruét phÝch. Xeton kh«ng cã ph¶n øng nµy.

Ho¹t ®éng 10:GV tr×nh bµy nh SGk.

Ho¹t ®éng 11:GV cho HS viÕt nèt vÕ ph¶i cña ph¬ng tr×nh ho¸ häc. NhËn xÐt chÊt t¹o thµnh ®Ó tõ ®ã rót ra ph¬ng ph¸p

an®ehitfomic ) CH3CH=O etanal ( axetan®ehit, an®ªhit axetic ) ...b. Xeton.VD: CH3-CO-CH3 propan-2-on ®imetyl xeton CH3-CO-CH2-CH3 butan-2-on etylmetylxeton...4. TÝnh chÊt vËt lÝ: SGK.

II. TÝnh chÊt ho¸ häc.

1. Ph¶n øng céng.a. Ph¶n øng céng hi®ro.VD: CH3CH=O + H2 CH3CH2-OHCH3-CO-CH3+H2 CH3CH(OH)CH3

b. Ph¶n øng céng níc, céng hi®ro xianuaH2C=O + HOH H2C(OH)2 (kh«ng bÒn )CH3-CO-CH3 + H-CN CH3-C(OH)-CH3

CN Xianohi®rin2. Ph¶n øng oxi ho¸.a. T¸c dông víi brom vµ kali pemanganatRCH=O + Br2 + H2O RCOOH + 2HBrRCH=O RCOOK +MnO2 + H2O

CH3COCH3 CH3COOH +HCOOHb. T¸c dông víi ion b¹c trong dd amoniacAgNO3 + 3NH3 + H2O [Ag(NH3)2]OH+ NH4NO3

R-CH=O +2[Ag(NH3)2]OHR-COONH4

+ 2Ag + 3NH3 + H2O3. Ph¶n øng ë gèc hi®rocacbon.CH3-CO-CH3 + Br2 CH3-CO-CH2Br + HBr

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 120 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC chung ®Ó ®iÒu chÕ an®ªhit, xeton tõ ancol.

GV tr×nh bµy nh SGK.

Ho¹t ®éng 12:GV su tÇm c¸c mÉu vËt, ¶nh, phim giíi thiÖu cho HS.GV: foman®ehit, axetandehit, axeton lµ nguyªn liÖu quan träng cña c«ng nghiÖp ho¸ chÊt.Ho¹t ®éng 13: Cñng cè toµn bµi b»ng bµi tËp 7 SGK.Bµi tËp vÒ nhµ: Bµi 1, 2, ..., 10 SGK trang 242, 243, 244.

III. §iÒu chÕ vµ øng dông:1. §iÒu chÕ.a. Tõ ancol.CH3CH2OH +CuOCH3CHO +Cu + H2OCH3CH(OH))CH3 + CuO CH3-CO-CH3

+ Cu + H2O2CH3-OH 2HCH=O + 2H2Ob. Tõ hi®rocacbon.CH4 + O2 HCH=O + H2O2CH2=CH2 + O2 2CH3CH=O2. øng dông: HS tham kh¶o SGk.

IV . Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :2. Dặn dò :

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN.ANCOL-PHENOLBÀI 52: LUYỆN TẬP DẪN XUẤT HALOGEN

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

Bµi 59: LuyÖn tËp - An®ehit vµ xeton.A.Môc tiªu bµi häc: 1. Cñng cè kiÕn thøc:HÖ thèng ho¸ kiÕn thøc vÒ an®ehit vµ xeton.2. RÌn luyÖn kÜ n¨ng:- So s¸nh sù gièng nhau vµ kh¸c nhau vÒ cÊu tróc vµ tÝnh chÊt ho¸ häc cña an®ehit vµ xeton.- Gi¶i bµi tËp nhËn biÕt, so s¸nh, ®iÒu chÕ.B. ChuÈn bÞ:GV: Híng dÉn HS «n tËp vµ chuÈn bÞ tríc bµi luyÖn tËp ®Ó tham gia th¶o luËn t¹i líp.GV phãng to b¶ng tæng kÕt vÒ an®ehit vµ xeton lµm ®å dïng d¹y häc.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 121 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC C. Ph ¬ng ph¸p chñ yÕu: - Ph¬ng ph¸p ®µm tho¹i ®Ó cñng cè lÝ thuyÕt.- Chia thµnh c¸c nhãm ®Ó gi¶i bµi tËp.D. Tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc: Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trßHo¹t ®éng 1:GV yªu cÇu HS viÕt cÊu tróc ph©n tö an®ehit.

GV viÕt liªn kÕt hi®ro gi÷a ph©n tö an®ehit víi níc.

GV yªu cÇu HS nªu tÝnh chÊt ho¸ häc vµ viÕt c¸c ph¬ng tr×nh ph¶n øng.

GV cho HS nªu c¸c ph¬ng ph¸p ®iÒu chÕ an®ehit viÕt c¸c PTHH vµ nªu øng dông cña an®ehit.

Ho¹t ®éng 2:

GV yªu cÇu HS viÕt cÊu tróc ph©n tö xeton.

GV viÕt liªn kÕt hi®ro gi÷a ph©n tö xeton víi níc.

GV cho HS nªu tÝnh chÊt ho¸ häc cña xeton vµ viÕt c¸c ph¬ng tr×nh ph¶n øng.

GV cho HS nªu ph¬ng ph¸p ®iÒu chÕ xeton viÕt c¸c PTHH vµ nªu øng dông cña xeton.

I. Cñng cè lÝ thuyÕt.1. An®ehit.- CÊu tróc: R C = O H- ë dd cã liªn kÕt hi®ro víi níc. H - C = O ... H - O - H ... R- C1 vµ C2 lµ chÊt khÝ cßn l¹i lµ chÊt láng hoÆc r¾n, ts cao h¬n hi®rocacbon nhng thÊp h¬n ancol t-¬ng øng, C1 vµ C2 tan tèt trong níc.- TÝnh chÊt ho¸ häc:RCH=O + H2 RCH2OHRCH=O + HCN RCH(OH)CNR-CH=O +2[Ag(NH3)2]OHR-COONH4

+ 2Ag + 3NH3 + H2ORCH=O + Br2 R-COOH + 2HBr- §iÒu chÕ:RCH2OH RCH=O2CH3OH + O2 2HCH=O + 2H2O- øng dông: SGK.2. Xeton:

- CÊu tróc: R C = O R,

- ë dd cã liªn kÕt hi®ro víi níc. R,- C = O ... H - O - H ... R- C¸c xeton lµ chÊt láng hoÆc r¾n, cã ts cao h¬n hi®rocacbon nhng thÊp h¬n ancol t¬ng øng. Axeton tan v« h¹n trong níc, khi sè C trong ph©n tö t¨ng th× ®é tan trong níc gi¶m dÇn.- TÝnh chÊt ho¸ häc:R,COR + H2 R,CH(OH)RR,COR + HCN R,C(CN)(OH)RKh«ng cã ph¶n øng tr¸ng b¹c.CH3-CO-CH3 + Br2 CH3-CO-CH2Br + HBr- §iÒu chÕ:R,CH(OH)R R,CORC6H5CH(CH3)2 C6H5OH + CH3COCH3

- øng dông: SGK.II. Bµi tËp:

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 122 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Ho¹t ®éng 3:Chia HS thµnh nhãm th¶o luËn vµ gi¶i quyÕt bµi 1, 2, ..., 6 trong SGK trang 246.

Bµi tËp vÒ nhµ: Lµm bµi 7, 8, ..., 12 SGK trang 246 vµ 247, lµm c¸c bµi tËp trong SBT.

HS th¶o luËn c¸c bµi tËp theo nhãm vµ cö ®¹i diÖn b¸o c¸o kÕt qu¶, c¶ líp theo dâi vµ bæ sung ý kiÕn x©y dùng bµi.

IV . Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :2. Dặn dò :

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN.ANCOL-PHENOLBÀI 52: LUYỆN TẬP DẪN XUẤT HALOGEN

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

Bµi 60: Axit cacboxylic- CÊu tróc, danh ph¸p vµ tÝnh chÊt vËt lÝA.Môc tiªu bµi häc: 1. KiÕn thøc:HS biÕt: §Þnh nghÜa, ph©n lo¹i, danh ph¸p cña axit cacboxylic.HS hiÓu:Mèi liªn quan gi÷a cÊu tróc cña nhãm vµ liªn kÕt hi®ro ë axit cacboxylic víi tÝnh chÊt vËt lÝ vµ ho¸ häc cña chóng.2. KÜ n¨ng:- §äc tªn ®óng vµ viÕt ®óng c«ng thøc. Nh×n vµo c«ng thøc cÊu t¹o biÕt ph©n lo¹i chÊt ®óng.- VËn dông cÊu tróc ®Ó hiÓu ®óng tÝnh chÊt vËt lÝ, tÝnh chÊt ho¸ häc vµ gi¶i ®óng bµi tËp.B. ChuÈn bÞ:- M« h×nh ph©n tö axit fomic, axit axetic, etyl axetat.- Axit fomic, axit axetic.C. Ph ¬ng ph¸p chñ yÕu: - T¸i hiÖn kiÕn thøc ®· häc ë líp 9.- Th«ng qua thÝ nghiÖm.- Nªu vÊn ®Ò vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò.- Nghiªn cøu SGK ®Ó rót ra kÕt luËn.D. Tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc: Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trßHo¹t ®éng 1:GV viÕt lªn b¶ng CTCT 2 chÊt. Em cho biÕt cã nhãm nguyªn tö nµo gièng

I. §Þnh nghÜa, ph©n lo¹i, danh ph¸p.1. §Þnh nghÜa: SGK

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 123 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC nhau trong hai chÊt nµy.Ho¹t ®éng 2:GV híng dÉn HS nhËn xÐt ph©n tö axit cacboxylic gåm phÇn gèc vµ phÇn nhãm chøc -COOH. HS c¨n cø vµo ®ã ®Ó ph©n lo¹i nh SGK.

Ho¹t ®éng 3:GV nªu quy t¾c ®äc tªn.GV ®äc mÉu råi cho HS tËp vËn dông.

Ho¹t ®éng 4:GV chØ vµo h×nh 9.2a SGK vµ cung cÊp t liÖu cho HS.GV hái:- Sù dÞch chuyÓn electron ë nhãm cacboxyl ®· dÉn tíi sù ph©n cøc ë nhãm nµy nh thÕ nµo?- Sù dÞch chuyÓn electron ë nhãm cacboxyl cã thÓ dÉn tíi c¸c hÖ qu¶ g×?Ho¹t ®éng 5:GV ®µm tho¹i gîi më vÒ tÝnh chÊt vËt lÝ theo hÖ thèng c©u hái dÉn d¾t.§iÓm s«i cao h¬n an®ehit, xeton vµ c¶ ancol cã cïng sè nguyªn tö cacbon. D÷ kiÖn nµy gióp ta suy luËn ra ®iÒu gÝ? Em h·y dïng h×nh 9.3 SGK ®Ó gi¶i thÝch.

Ho¹t ®éng 6:Cñng cè: Th¶o luËn vµ söa bµi tËp 1, 2 SGK.Bµi tËp vÒ nhµ: Bµi 2, 3, 4, 5 SGK trang 250 vµ 251.

VD: CH3-COOH H-COOH

2. Ph©n lo¹i.- Axit no, m¹ch hë, ®¬n chøc:CT chung: CnH2n+1COOHVD: HCOOH ; CH3COOH ...- Axit kh«ng no:VD: CH2=CHCOOH ; CH C-COOH- Axit th¬m: VD C6H5-COOH- Axit ®a chøc:VD: HOOC-COOH ; HOOCCH2COOH3. Danh ph¸p.VD: H-COOH Axit fomic ; Axit metanoicCH3-COOH Axit axetic ; Axit etanoicC2H5COOHAxit propionic;Axit propanoicII. CÊu tróc vµ tÝnh chÊt vËt lÝ.1. CÊu tróc.- Nhãm -COOH ®îc xem nh hîp bëi nhãm cacbonyl (C=O) vµ nhãm hi®roxyl (-OH) v× thÕ ®îc gäi lµ nhãm cacboxyl.- Nguyªn tö hi®ro ë nhãm -OH axit trë nªn linh ®éng h¬n ë nhãm -OH ancol, phenol vµ ph¶n øng cña nhãm C=O axit còng kh«ng cßn gièng nh cña nhãm C=O an®ehit, xeton.2. TÝnh chÊt vËt lÝ.- Lµ chÊt láng hoÆc chÊt r¾n.- §iÓm s«i cao h¬n an®ehit, xeton vµ c¶ ancol cã cïng sè nguyªn tö cacbon. Nguyªn nh©n cã sù h×nh thµnh liªn kÕt hi®ro liªn ph©n tö.... O=C - O - H ... O=C - O - H ... R R- C¸c axit fomic, axetic, propionic tan v« h¹n trong níc. Khi sè nguyªn tö C t¨ng th× ®é tan trong níc gi¶m.

IV . Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :2. Dặn dò :

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 124 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN.ANCOL-PHENOLBÀI 52: LUYỆN TẬP DẪN XUẤT HALOGEN

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

Bµi 61: Axit cacboxylic- TÝnh chÊt ho¸ häc, ®iÒu chÕ vµ øng dôngA.Môc tiªu bµi häc: 1. KiÕn thøc:HS biÕt: VËn dông kiÕn thøc ®· häc vµo ph¶n øng cña gèc hi®rocacbon cña axit cacboxylic, biÕt ph¬ng ph¸p ®iÒu chÕ vµ øng dông cña axit cacboxylic.HS hiÓu:Mèi liªn quan gi÷a cÊu tróc vµ tÝnh chÊt cña nhãm cacboxyl.2. KÜ n¨ng:- NhËn xÐt sè liÖu ; ®å thÞ ®Ó rót ra quy luËt.- VËn dông tÝnh chÊt ho¸ häc ®Ó ®Þnh ra c¸ch ®iÒu chÕ ; c¸ch nhËn biÕt.B. ChuÈn bÞ:ThÝ nghiÖm lîng nhá cña ph¶n øng gi÷a CH3COOH + C2H5OH.MÉu vËt minh ho¹ cho phÇn øng dông.C. Ph ¬ng ph¸p chñ yÕu: - T¸i hiÖn kiÕn thøc ®· häc ë líp 9.- Th«ng qua thÝ nghiÖm.- Nªu vÊn ®Ò vµ gi¶i quyÕt vÊn ®Ò.- Nghiªn cøu SGK ®Ó rót ra kÕt luËn.D. Tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc: Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trßHo¹t ®éng 1:GV: Axit cµng ®iÖn li cho nhiÒu H3O+ th× Ka cµng lín hay tÝnh axit cµng m¹nh. DO vËy Ka lµ møc ®o lùc axit.GV cho HS vËn dông.Nh×n vµo gi¸ trÞ Ka, cho biÕt axit cacboxylic lµ nh÷ng axit yÕu hay m¹nh?GV: Tuy vËy c¸c axit cacboxylic cã ®ñ tÝnh chÊt cña mét axit.

Ho¹t ®éng 2:

I. TÝnh chÊt ho¸ häc.1. TÝnh axit vµ ¶nh h ëng cña nhãm thÕ.R-COOH + HOH H3O+ + R-COO-

Ka =

VD: SGK.

- C¸c nhãm ankyl ®Èy e lµm lùc axit gi¶m.- C¸c nguyªn tö cã §A§ lín ë gèc R hót e lµm t¨ng lùc axit.VD: SGK.2. Ph¶n øng t¹o thµnh dÉn xuÊt axit.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 125 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC GV híng dÉn HS nghiªn cøu kÕt qu¶ thÝ nghiÖm trªn ®å thÞ tõ ®ã rót ra nhËn xÐt.Ph¶n øng gi÷a axit cacboxylic vµ ancol cã ®Æc ®iÓm g×?

Ho¹t ®éng 3:GV m« t¶ theo SGK.

Ho¹t ®éng 4:GV: Do ¶nh hëng cña nhãm C=O mµ nguyªn tö hi®ro g¾n víi nguyªn tö C bªn c¹nh nhãm C=O cã thÓ cho ph¶n øng thÕ víi nguyªn tö halogen.Ho¹t ®éng 5:GV: Nhãm cacboxyl ®Þnh híng cho nhãm thÕ tiÕp theo vµo vÞ trÝ nµo?

Ho¹t ®éng 6:GV: Axit kh«ng no tham gia ph¶n øng céng H2, Br2, Cl2... nh hi®rocacbon kh«ng no.HS viÕt PTHH.

Ho¹t ®éng 7:GV: Chóng ta ®· häc hi®rocacbon, dÉn xuÊt halogen, ancol, an®ehit, xeton. Em cã thÓ xuÊt ph¸t tõ mét chÊt cô thÓ cña mét trong c¸c chÊt trªn ®Ó ®iÒu chÕ axit cacboxylic ®îc kh«ng?

Ho¹t ®éng 8:GV híng dÉn HS ®äc SGK vÒ s¶n xuÊt axit axetic.Cã mÊy ph¬ng ph¸p s¶n xuÊt axit axetic?

Ho¹t ®éng 9:GV híng dÉn HS ®äc SGK.Ho¹t ®éng 10:Cñng cè toµn bµi b»ng c¸ch tiÕn hµnh gi¶i t¹i líp bµi 1, 2, 3, 5 SGK.Bµi tËp vÒ nhµ: 4, 6, 7, 8, 9 trang 257 SGK.

a. Ph¶n øng víi ancol (ph¶n øng este ho¸)VD: CH3-COOH + C2H5-OH CH3-COO-C2H5 + H2OTæng qu¸t:R-COOH + R,-OH R-COOR, + H2OChiÒu thuËn lµ ph¶n øng este ho¸, chiÒu nghÞch lµ ph¶n øng thuû ph©n este.b. Ph¶n øng t¸ch níc liªn ph©n tö.VD: 2CH3COOH (CH3)O + H2O Anhi®rit axetic3. Ph¶n øng ë gèc hi®rocacbon.a. Ph¶n øng thÕ ë gèc no.VD: CH3CH2CH2COOH + Cl2 CH3CH2CHClCOOH + HCl

b. Ph¶n øng thÕ ë gèc th¬m. COOH + HNO3 O2N COOH + H2Oc. Ph¶n øng céng vµo gèc kh«ng no.VD: CH3[CH2]7CH=CH[CH2]7COOH + H2

C17H35COOH ( axit stearic )CH3CH=CHCOOH + Br2 CH3CHBr - CHBrCOOHII. §iÒu chÕ vµ øng dông.1. §iÒu chÕ.a. Trong phßng thÝ nghiÖm.- Tõ hi®rocacbon:CH3CH3 CH3CH2Cl CH3CH2OH CH3CH=O CH3COOHC6H5-CH3 C6H5COOK C6H5-COOH- Tõ dÉn xuÊt halogen:R-X R-C N R-COOHb. Trong c«ng nghiÖp.CH3CH2OH + O2 CH3COOH + H2O

CH3CH=O + O2 CH3COOH

CH3OH + CO CH3COOH2. øng dông: HS tham kh¶o SGk.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 126 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC

IV . Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :2. Dặn dò :

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN.ANCOL-PHENOLBÀI 52: LUYỆN TẬP DẪN XUẤT HALOGEN

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

Bµi 62: LuyÖn tËp - Axit cacboxylic.A.Môc tiªu bµi häc: 1. Cñng cè kiÕn thøc:- HiÓu thªm vÒ mèi liªn quan gi÷a cÊu tróc ph©n tö víi tÝnh chÊt vËt lÝ, tÝnh chÊt ho¸ häc vµ ph¬ng ph¸p ®iÒu chÕ cña axit cacboxylic.- BiÕt c¸c øng dông th«ng thêng cña axit cacboxylic.2. RÌn luyÖn kÜ n¨ng:- KÜ n¨ng so s¸nh vµ t×m mèi liªn hÖ gi÷a c¸c kiÕn thøc c¬ b¶n ®Ó lËp b¶ng tæng kÕt, tõ ®ã biÕt c¸ch nhí cã hÖ thèng.- Gi¶i bµi tËp nhËn biÕt, so s¸nh, ®iÒu chÕ, bµi to¸n ho¸ häc.B. ChuÈn bÞ:GV: Híng dÉn HS «n tËp tríc ë nhµ vÒ c¸c kiÕn thøc cÇn nhí vµ so¹n tríc c¸c bµi tËp ë bµi 62 ®Ó cã thÓ tham gia c¸c ho¹t ®éng luyÖn tËp t¹i líp.C. Ph ¬ng ph¸p chñ yÕu: - Ph¬ng ph¸p ®µm tho¹i ®Ó cñng cè lÝ thuyÕt.- Chia thµnh c¸c nhãm ®Ó gi¶i bµi tËp.D. Tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc: Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trßHo¹t ®éng 1:GV híng dÉn HS th¶o luËn vÒ mèi quan hÖ gi÷a c¸c chÊt vµ axit cacboxylic theo s¬ ®å ë ®Çu bµi luyÖn tËp trong SGK.

GV cho HS viÕt c¸c ph¬ng tr×nh ph¶n øng vµ c¸c ph¬ng tr×nh ®iÒu chÕ.

Ho¹t ®éng 2: RÌn luyÖn n¨ng lùc tõ cÊu t¹o suy ra tÝnh chÊt. GV dÉn d¾t HS söa bµi tËp 1, 3.Ho¹t ®éng 3: HS luyÖn tËp vÒ n¨ng lùc tõ cÊu t¹o suy ra tÝnh chÊt vËt lÝ. GV dÉn d¾t HS söa bµi tËp 2.Ho¹t ®éng 4: HS luyÖn tËp ®Ó h×nh

I. Cñng cè lÝ thuyÕt.1. TÝnh chÊt ho¸ häc:- Sù ®iÖn li: RCOOH ROO- + H+

- T¸c dông víi kiÒm :RCOOH + OH- RCOO- + HOH- T¸c dông víi kim lo¹i :2RCOOH + Mg (RCOO)2Mg + H2

- Ph¶n øng este ho¸ :RCOOH + R,OH RCOOR, + H2O- T¸ch níc thµnh anhi®rit axit:2RCOOH (RCO)2O + H2O2. §iÒu chÕ:R-X R-C N R-COOHR-OH R-COOHR-CH=O R-COOHR - R, R -COOHII. Bµi tËp.Bµi 1, 3 : HS lµm c¸c bµi tËp nµy.

Bµi 2: HS lµm bµi tËp 2.

Bµi 4, 5 : HS lµm c¸c bµi tËp nµy.

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 127 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC thµnh kÜ n¨ng tõ tÝnh chÊt ho¸ häc suy ra ph¬ng ph¸p ®iÒu chÕ. GV dÉn d¾t HS söa bµi tËp 4, 5 SGK.Ho¹t ®éng 5: HS luyÖn tËp ®Ó h×nh thµnh kÜ n¨ng vËn dông tÝnh chÊt ho¸ häc, suy ra c¸ch nhËn biÕt. GV dÉn d¾t HS söa bµi tËp 6.Ho¹t ®éng 6: HS luyÖn tËp vÒ n¨ng lùc vËn dông tÝnh chÊt ho¸ häc, ®Ó gi¶i bµi to¸n ho¸ häc. GV dÉn d¾t HS söa bµi tËp 7, 8, 9.Ho¹t ®éng 7: HS trë l¹i s¬ ®å ®Çu bµi 62 ®Ó cñng cè theo c©u hái: t×m c¸c thÝ dô ®Ó minh ho¹ sù biÕn ®æi tõ chÊt nµy qua chÊt kh¸c theo mòi tªn ghi trong s¬ ®å.Bµi tËp vÒ nhµ: Lµm c¸c bµi trong SBT.

Bµi 6 : HS lµm bµi tËp 6.

Bµi 7, 8, 9: HS lµm c¸c bµi tËp nµy.

IV . Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :2. Dặn dò :

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN.ANCOL-PHENOLBÀI 52: LUYỆN TẬP DẪN XUẤT HALOGEN

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 128 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC Bµi 63: Thùc hµnh - TÝnh chÊt cña an®ehit vµ axit cacboxylic. A.Môc tiªu thùc hµnh: 1. KiÕn thøc:BiÕt lµm thÝ nghiÖm tr¸ng b¹c ®Ó nhËn biÕt an®ehit, ph¬ng ph¸p thÝ nghiÖm ph©n biÖt c¸c chÊt ®· häc.2. KÜ n¨ng:TiÕp tôc rÌn luyÖn kÜ n¨ng thùc hµnh thÝ nghiÖm ho¸ h÷u c¬.B. ChuÈn bÞ dông cô thÝ nghiÖm vµ ho¸ chÊt cho mét nhãm thùc hµnh.1. Dông cô thÝ nghiÖm.- èng nghiÖm: 5 - KÑp èng nghiÖm: 1- Gi¸ ®Ó èng nghiªm: 1 - èng hót nhá giät: 1- §Ìn cån: 12. Ho¸ chÊt:- dd AgNO3 1% - dd NH3 5%- dd foman®ehit 40% - CH3COOH- An®ehit axetic - Etanal- GiÊy quú tÝm - Níc nãng 60 - 700CC. Tæ chøc c¸c ho¹t ®éng d¹y häc: Ho¹t ®éng cña thÇy Ho¹t ®éng cña trßThÝ nghiÖm 1:TiÕn hµnh thÝ nghiÖm nh híng dÉn cña SGK.Lu ý: CÇn röa s¹ch èng nghiÖm. Sau khi nhá dd foman®ehit 40% cã thÓ ®un nãng nhÑ èng nghiÖm.

ThÝ nghiÖm 2:TiÕn hµnh thÝ nghiÖm díi sù híng dÉn cña GV.

Híng dÉn häc sinh viÕt têng tr×nh thÝ nghiÖm theo mÉu, nªu c¸ch tiÕn hµnh, hiÖn tîng x¶y ra vµ gi¶i thÝch hiÖn t-îng, viÕt pthh x¶y ra.

ThÝ nghiÖm 1: Ph¶n øng tr¸ng g¬ng.HS tiÕn hµnh thÝ nghiÖm nh híng dÉn cña SGK, quan s¸t hiÖn tîng x¶y ra vµ gi¶i thÝch.AgNO3 + 3NH3 + H2O [Ag(NH3)2]OH + NH4NO3

Dung dÞch foman®ehit ®îc nhá vµo t¸c dông víi phøc [Ag(NH3)2]OH, an®ehit khö Ag+ thµnh Ag kim lo¹i.ThÝ nghiÖm 2: Ph¶n øng ®Æc trng cña an®ehit vµ axit cacboxylic.HS tiÕn hµnh thÝ nghiÖm nh híng dÉn cña SGK, quan s¸t hiÖn tîng x¶y ra gi¶i thÝch vµ viÕt ph¬ng tr×nh ph¶n øng.CH3-CH=O +2[Ag(NH3)2]OHCH3-COONH4+ 2Ag + 3NH3 + H2O

Häc sinh viÕt t êng tr×nh thÝ nghiÖm theo mÉu:1.Tªn häc sinh............................Líp.......2. Tªn bµi thùc hµnh: TÝnh chÊt cña an®ehit vµ axit cacboxylic. 3. Néi dung têng tr×nh: Tr×nh bµy c¸ch tiÕn hµnh thÝ nghiÖm, m« t¶ hiÖn tîng quan s¸t ®îc, gi¶i thÝch, viÕt ph¬ng tr×nh ho¸ häc c¸c thÝ nghiÖm

IV . Củng cố và dặn dò :1. Củng cố :2. Dặn dò : ĐỀ KIỂM TRA

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 129 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC A. TRẮC NGHIỆM : câu 1) Hợp chất nào của nitơ không được tao ra khi cho kim loại t/d với dd HNO3 ? A. NO B. N2O C. NO2 D. N2O5 Câu2) Trong PƯ F3O4 + HNO3 Fe(NO3)3 + NO + H2O có tổng hệ số của các chất trong PT là: A. 45 B. 55 C. 35 D. 25 Câu 3) Hỗn hợp khí X gồm CO2 và N2 có tỉ khối so với H2 là 18. Phần trăm khói lượng của N2 trong hỗn hợp là: A. 20% B. 80% C. 38,89% D. 61,11% Câu 4 ) Nhiệt phân hoàn toàn 9,4g muối nitrat của kim loại M thu được 4,0g chất rắn là oxit kim loại. Kim loại M là : A. Fe B. Cu C. Zn D. Pb Câu 5) Cho a mol NO2 hấp thụ hoàn toàn vào dd chứa a mol NaOH. Dung dịch thu được có pH là: A. pH = 0 B. pH = 7 C. pH > 7 D. pH < 7 Câu 6) Dung dịch amoniac có thể hoà tan được Zn(OH)2 là do :

A. Zn(OH)2 là hiđroxit lưỡng tính.B. Zn(OH)2 là bazơ ít tan.C. Zn(OH)2 có khả năng tạo phức tan với NH3.D. NH3 là bazơ yếu.

Hãy chọn câu đúng.B. TỰ LUẬN :Câu7) Giải thích và dẫn ra những PƯHH minh hoạ cho những chất sau:

A. NH3 chỉ có tính khử.B. N2 vừa có tính khử, vừa có tính oxi hoá.C. HNO3 chỉ có tính oxi hoá.

Câu8 ) Cho 200 ml dd H3PO4 0,5M t/d với 100 ml dd NaOH 2,5M. Sau khi PƯ kết thúc, trong dd có những muối nào ? khối lượng bao nhiêu gam ?

Câu9) Có hh gồm Cu, Fe, Al khối lượng 11,4 gam. - Nếu cho hh vào dd HNO3 đặc, nguội, dư thu được 2,24 lít khí màu nâu thoát ra.- Nếu cho hh vào dung dịch HCl dư, thu được 7,84 lít khí màu nâu thoát ra. Các khí đều đo ở đktc. Viết các PTHH xảy ra và tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ?

ĐÁP ÁN:A. Trắc nghiệm(3,0đ): Mỗi câu đúng cho 1/2 điểm.

Câu thứ 1 2 3 4 5 6đáp án D A C B D C

B. Tự luận:Câu 7 (1,5 đ) Giải thích và viết PT được mỗi trường hợp, cho 1/2 điểm.

Câu 8) (2,0 đ) - viết 3 pt có thể xảy ra 0,5đ - lí giải tạo thành Na2HPO4 và Na3PO4 0,5đ - thiết lạp 2 pt đại số và giải HPT tìm được Số mol Na2HPO4 = số mol Na3PO4 = 0,05 mol 0,5đ

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 130 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC - suy ra khối lượng Na2HPO4 = 7,1g Na3PO4 = 8,2g 0,5đ Câu9) (2,5 đ) - viết PTPƯ với HNO3 và tính được mCu = 3,2g 0,75đ - suy ra tổng khối lượng Fe và Al là 8,2g 0,5 đ - viết 2 PTPƯ với HCl 0,25 đ - Lập HPT đại số và giải tìm ra nFe = 0,05 ; nAl = 0,2 0,5đ - suy ra khối lượng Fe = 2,8g ; Al = 5,4g 0,5đ

Tuần : 26Tiết : 54

CHƯƠNG VIII: DẪN XUẤT HALOGEN.ANCOL-PHENOLBÀI 52: LUYỆN TẬP DẪN XUẤT HALOGEN

Ngày soạn : 17/02/2013Ngày dạy : 19/02/2013

Tiết 68 KIỂM TRA VIẾTI. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

- Kiểm tra kiến thức của HS.- Phân loại HS.

II. CHUẨN BỊ:- GV: Đề kiểm tra và đáp án chi tiết.- HS: Ôn tập kĩ kiến thức của 2 chương (chương 4,5).

III. TỔ CHỨC GIỜ HỌC.A. ĐỀ BÀI: * Phần trắc nghiệm: HS lựa chọn đáp án đúng trong các câu sau đây.Câu 1: Chất nào sau đây có tên gọi là 2-metylpropen ? A. CH2=CHCH3. B. CH2=CHCH2CH2CH3. C. CH3CH=CHCH3. D. CH2=C(CH3)2.Câu 2: Khi dùng với lượng dư từng chất trong mỗi cặp nào sau đây đều có thể làm mất màu dd KMnO 4 loãng ? A. propen và xiclobutan. B. eten và but-1-en. C. but-2-en và propan. D. butan và propan.Câu 3: Cho các chất sau: CH3CH(CH3)2 (I); CH2=CH2 (II); CH3CH=CHCH2CH3 (III); CHCl=CHCl (IV). Chất có đồng phân hình học là: A. (I). B. (II), (IV). C. (III), (IV). D. (I), (II).Câu 4: Sản phẩm chính khi cho propen tác dụng với nước (xúc tác H+ ) là: A. CH3CH(OH)CH3. B. CH3CH2CH2OH. C. CH2=CH(OH)CH3. D. cả (A) và (B) đúng.Câu 5: Khi cho toluen tác dụng với clo (có bột sắt xúc tác) thì thu được sản phẩm là: A. benzyl clorua. B. o- clotoluen. C. o- clotoluen và p- clotoluen. D. m- clotoluen.Câu 6: Cặp chất nào sau đây cùng phản ứng với dd AgNO3 trong NH3 ? A. CH CH và CH3CCCH3. B. CHCCH3 và CHCCH2CH3. C. CHCCH3 và CH3CCCH3. D. CHCCH2CH3 và CH3CCCH3.* tự luận:Câu 7: Viết các PTHH (ghi rõ điều kiện nếu có) hoàn thành sơ đồ sau: C2H2 CH2=CH2 CH3CH2OH.

Benzen CH2=CHCl.Câu 8: Bằng PP hoá học hãy phân biệt 3 khí metan; etilen và axetilen đựng trong 3 bình riêng biệt, mất nhãn. viết các PTHH minh hoạ ?

Câu 9: X là một ankin. Dẫn a gam X vào dd nước brom dư thấy có 3,2 gam brom tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn a gam X thì thu được 0,896 lít khí CO2 (đktc).

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 131 -

Trường THPT Lương Thế Vinh –K’Bang Bài giảng môn Hóa học 11NC a) Viết các PTHH ?b) Xác định công thức phân tử của X ?c) Viết các công thức cấu tạo có thể có của X. Trong các cấu tạo đó, chất nào phản ứng được với dd AgNO3

trong NH3 ? Viết PTHH ?

A. ĐÁP ÁN:* Trắc nghiệm: (3,0 điểm) Mỗi câu đúng cho 0,5 điểmSố câu 1 2 3 4 5 6đáp án D B C A C B

* Tự luận:Câu 7: (2,0 điểm): Viết mỗi pthh đúng (đủ đk) cho 0,5 điểm. Nếu thiếu điều kiện trừ 1/2 điểm của câu đó.

Câu 8: (2,0 điểm): Trình bày được pp nhận biết được 2 chất đầu, viết pthh, cho 0,75 điểm đối với mỗi chất. Nếu không viết pthh, trừ 1/2 số điểm.- Suy ra được chất còn lại là chất nào : Cho 0,5 điểm

Câu 9 (3,0 điểm)a) Viết 2 pthh 1,0 điểmb) Xác định được X là C4H6 1,0 điểmc) Chỉ được đó là but-1-in và viết pthh minh hoạ 1,0 điểm

Gv: Nguyễn Chí Dũng - 132 -