giao an nang cao 11 - ki ii

162
Giáo viên: Nguyn Văn Đm Giáo án Hóa hc 11 – Ban nâng cao 1 CHƯƠNG IV. ĐẠI CƯƠNG V HÓA HC HU CƠ  Tiết s 37 BI 25. HÓA HC HU CƠ V HỢ P CHT HU CƠ  I. MC TIÊU 1. V kiến thứ c a. Hc sinh biết: - Khái nim Hoá hc hu cơ và hp cht hu cơ, đặc đim chung ca các hp cht hu cơ.  - Nhng cơ sđể phân lo i hp cht hu cơ.  - Các phương pháp tách bit và tinh chế hp cht hu cơ: phương pháp chưng ct, phương  pháp chiết, phương pháp k ết tinh.   b. Hc sinh hiu: - Hp cht hu cơ nht thiết   phi cha nguyên tC.  - Đặc đim cu to quyết ddihj tính cht ca hp cht hu cơ.  - Liên kết trong phân thp cht hu cơ chyếu là liên kết cng hóa trvì vy các hp cht hu cơ thường dbđốt cháy, kém bn vi nhit.  - Phn ng hu cơ thường xy ra chm và không hoàn toàn.  2. Vkĩ  năng Rèn cho hc sinh các kĩ năng:  - Phân bit hp cht hu cơ và hp cht vô cơ.  - Biết sdng các phương pháp phù hp để tách bit và tinh chế các hp cht hu cơ.  3. Vthái độ Hc sinh có các thái độ tích cc: - Hng thú hc tp bmôn Hóa hc.  - Phát hin và gii quyết vn đề mt cách khách quan, trung thc trên cơ sphân tích khoa hc. II. CHUN B 1. Chun b ca giáo viên - Giáo án. - Dng cvà hóa cht tiến hành thí nghim tách du ăn khi nước, kết tinh mui tdung dch mui. 2. Chun b ca hc sinh - Ôn tp li các hp cht hu cơ đã được hc THCS.  - Quan sát nhng hp cht hu cơ hay gp trong cuc sng, tđó có nhng nhn xét sơ bvskhác nhau gia hp cht hu cơ và hp chât vô cơ.  III. TRNG TÂM - Phân bit hợ  p cht hu cơ và hợ  p cht vô cơ. - Phân bit các phương pháp tách bit và tinh chế hợ  p cht hu cơ. IV. PHƯƠNG PHP DY HC CHNH - Đàm thoi, gợ i mở . - Nêu và gi i quyết vn đề. - Hot động nhóm nh. V. TIN TRNH GING DY  

Upload: lien-huong

Post on 27-Feb-2018

223 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 1/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

1

CHƯƠNG IV. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ  

Tiết số 37

BI 25. HÓA HỌC HỮU CƠ V HỢ P CHẤT HỮU CƠ  I. MC TIÊU 

1. Về kiến thứ ca. Học sinh biết: - Khái niệm Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ. - Những cơ sở để phân loại hợp chất hữu cơ. - Các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: phương pháp chưng cất, phương

 pháp chiết, phương pháp kết tinh.  b. Học sinh hiểu:- Hợp chất hữu cơ nhất thiết  phải chứa nguyên tố C. - Đặc điểm cấu tạo quyết ddihj tính chất của hợp chất hữu cơ. 

- Liên kết trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hóa trị vì vậy các hợp chấthữu cơ thường dễ bị đốt cháy, kém bền với nhiệt. - Phản ứng hữu cơ thường xảy ra chậm và không hoàn toàn. 

2. Về kĩ  năng Rèn cho học sinh các kĩ năng: 

- Phân biệt hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ. 

- Biết sử dụng các phương pháp phù hợp để tách biệt và tinh chế các hợp chất hữu cơ. 

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực:

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.- Dụng cụ và hóa chất tiến hành thí nghiệm tách dầu ăn khỏi nước, kết tinh muối từ dung dịchmuối. 

2. Chuẩn bị của học sinh

- Ôn tập lại các hợp chất hữu cơ đã được học ở THCS.  - Quan sát những hợp chất hữu cơ hay gặp trong cuộc sống, từ đó có những nhận xét sơ bộ vềsự khác nhau giữa hợp chất hữu cơ và hợp chât vô cơ. 

III. TRỌNG TÂM 

- Phân biệt hợ  p chất hữu cơ và hợ  p chất vô cơ. - Phân biệt các phương pháp tách biệt và tinh chế hợ  p chất hữu cơ. 

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHNH 

- Đàm thoại, gợ i mở .- Nêu và giải quyết vấn đề.

- Hoạt động nhóm nhỏ.V. TIN TRNH GING DẠY 

Page 2: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 2/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

2

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Vào bài  - GV giớ i thiệu lịch sử  của ngành hóa họchữu cơ:

+ Quan niệm về đối tượ ng của hóa học hữu

cơ gắn liền vớ i quá trình phát triển của mônhọcnày.

+ Năm 1807, Berzelius là người đầu tiênđưa ra danh từ  "Hóa học hữu cơ" để  chỉ ngành hóa học nghiên cứu các chất lấy ra từ cơ thể động vật và thực vật. Trong thời kì đó,một thuyết duy tâm cho r ằng các chất hữu cơhình thành trong cơ thể  sinh vật là do 1 lựcsiêu hình chi phối, đó là "lực sống". Thuyết

này đã kìm hãm sự phát triển của khoa học,nó hạn chế khả năng sáng tạo của con ngườ itrong việc tìm tòi, phát minh, tổng hợ  p ranhững chất hữu cơ mớ i bằng phương pháphóa học. 

+  Năm 1824, Wohler khi thủy phân chấtvô cơ đixianđã điều chế đượ c 1 axit hữu cơtrước đây chỉ thu đượ c từ giớ i thực vật, đó làaxit oxalic. Đáng chú ý hơn, năm 1828, khilàm bay hơi dung dịch 1 muối vô cơ là amonixianat, Wohler thu đượ c ure hoàn toàn giốngnhư ure lấy ra từ nướ c tiểu. Sau đó, hàng loạtchất hữu cơ khác đã đượ c tổng hợ  p nhân tạo,không hề có "lực sống" tham gia.

+ Năm 1842, Zinin tổng hợp ra anilin, năm1845, Kolbe tổng hợp ra axit axetic, năm1860, Berthelottổng hợ  p ra chất béo, năm1861, Butlerovtổng hợ  p ra chất đườ ng. Chất

 béo và chất đườ ng là những chất hữu cơ phức

tạp, trước đó chỉ  tách ra đượ c từ cơ thể sinhvật.

+ Tất cả những dữ kiện trên đã hoàn toàn bác bỏ thuyết "lực sống", đồng thời cũng làmnảy sinh việc tìm 1 sự xác định mới cho đốitượ ng của hóa học hữu cơ. - HS biết lịch sử của ngành hóa học hữu cơ. 

 Hot đng 2. Tìm hiể u các khái ni ệm v ề hóa h ọc h ữu cơ và hợ p ch ấ t h ữu cơ  - GV: em hãy k ể tên 5 hợ  p chất hữu cơ và tên

5 hợ  p chất vô cơ mà em biết?- HS tr ả lờ i.- GV: các chất hữu cơ chứa nguyên tố  nào

I. HỢ P CHẤT HỮU CƠ V HÓA HỌC

HỮU CƠ  1. Khái niệm hợ p chất hữu cơ và hóahọc hữu cơ  

Page 3: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 3/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

3

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngchung?- HS tr ả lờ i.- GV đặt vấn đề: Có phải mọi hợ  p chất của Cđều là hợ  p chất hữu cơ không? Những hợ  p

chất nào của C nhưng không phải là hợ  p chấthữu cơ? - HS tr ả lờ i.- GV đưa ví dụ  xác định chất hữu cơ trongdãy các chất.- HS vận dụng.- GV bổ sung và tổng k ết. 

- Hợ  p chất hữu cơ là hợ  p chất của cacbon (tr ừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua…). - Hóa học hữu cơ là ngành  hóa học nghiêncứu các hợ  p chất hữu cơ. 

 Hot đng 3. Tìm hi ể u đặc điể m chung c ủa h ợ p ch ấ t h ữu cơ  - GV tổ chức cho HS đọc SGK nêu đặc điểm

chung của hợ  p chất hữu cơ. - HS đọc SGK tr ả lờ i.- GV đặt các câu hỏi:

+ Tại sao nhiệt độ  nóng chảy và nhiệt dộ sôi cùa hợ  p chất hữu cơ đều thấ p?

+ Tại sao các hợ  p chất hữu cơ thườ ngkhông tan hoặc ít tan trong nướ c?

+ Tại sao các hợ  p chất hữu cơ lại kém bềnvớ i nhiệt?- HS tr ả lờ i.- GV tổng k ết

2. Đặc điểm chung của hợ p chất hữu cơ  

a. V ề thành ph ần vàc ấ u t o- Thành phần phân từ  hợ  p chất hữu cơ nhấtthiết phái có C ngoài ra còn có các nguyên tố H, O, Cl, N, P, Br...- Liên k ết trong phân tử hợ  p chất hữu cơ chủ yếu là liên k ết cộng hoá tr ị.b. V ề tinh ch ấ t v ật lí Các hợ  p chất hữu cơ thườ ng có nhiệt độ nóngchảy, nhiệt độ sôi thấ p; phần lớ n các hợ  p chấthữu cơ không tan trong nước nhưng tan nhiềutrong các dung môi hữu cơ. c. V ề tính ch ấ t hoá h ọc- Các hợ  p chất hữu cơ thườ ng kém bền vớ inhiệt và dễ cháy.- Phản ứng của hợ  p chất hữu cơ thườ ng xảyra chậm và theo nhiều hướ ng khác nhau trongcùng điều kiện tạo ra hỗn hợ  p sản phẩm.

 Hot đng 4. Tìm hi ể u v ề các phương pháp tinh chế  vàtách bi ệt h ợ p ch ấ t h ữu cơ  - GV đặt vấn đề: các hợ  p chất hữu cơ thườ ng

không tồn tại liêng biệt mà tồn tại trong mộthỗn hợ  p. Muốn có hợ  p chất hữu cơ tinh khiếtthì phải tách biệt và tinh chế. Các phưong

 pháp tách biệt và tinh chế hay dùng là: chưngcất, chiết, k ết tinh.- GV giao nhiệm vụ  cho 3 nhóm HS: mỗinhóm tìm hiểu về 1 phương pháp gồm:

+ Cách tiến hành.+ Phạm vi áp dụng của phương pháp. 

- Các nhóm HS thảo luận về nội dung đượ cGV phân công.- GV tổ chức cho đại diện các nhóm HS trình

II. PHƯƠNG PHP TCH BIỆT VÀ

TINH CHÉ HỢ P CHẤT HỮ U CƠ  1. Phương pháp chưng cất

- Chưng cất là quá trình làm hoá hơi vàngưng tụ các chất lỏng trong hỗn hợ  p.- Cơ sở   của phương pháp chưng cất là dựatrên nhiệt độ sôi khác nhau của các chất tronghỗn hợ  p lỏng.

2. Phưong pháp chiết-  Để  tách các chất lỏng không tr ộn lẫn vài

nhau ra khỏi hỗn hợp ta dùng phương phápchiết- Cơ sở  của phương pháp chiết là dựa vào độ 

Page 4: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 4/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

4

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng bày.- HS các nhóm trình bày.- GV tổ  chức cho HS thảo luận trong toànlớ  p.

- HS thảo luận.- GV tổng k ết.- GV tổ  chức làm thí nghiệm: chiết dầu ănkhỏi nướ c và k ết tinh muối ăn. - HS quan sát các thí nghiệm.

tan khác nhau trong nướ c hoặc trong cácdung môi khác của chất lỏng, r ắn.

3. Phương pháp kết tinh- Dựa vào độ  tan khác nhau của chất r ắn và

sự  thay đổi độ tan theo nhiệt độ để tách biệtvà tinh chế chúng.- Nội dung: hòa chất r ắn vào dung môi đến

 bão hòa, lọc bỏ tạ p cất, cô cạn, chất r ắn trongdung dịch sẽ k ết tinh và tách khỏi dung dịchtheo nhiệt độ.

 Hot đng 5. C ủng c ố  vàgiao bài v ề nhà 

- GV tổ chức cho HS làm các bài tậ p 2, 4, 5(104 –  SGK).

- HS làm bài tậ p.- GV tổ chức cho HS chữa bài.- GV nhắc nhở  HS:

+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p trong SGK.+ Chuẩn bị nội dung bài mới “phân loại và

gọi tên chất hữu cơ”. - HS ghi bài về nhà.

 Hot đng 6. Củng c ố  vàgiao bài v ề nhà 

- GV nhắc lại kiến thức tr ọng tâm trong bài.- HS nắm lại kiến thức tr ọng tâm.- GV nhắc HS:

+ Học nội dung bài học.+ Làm bài tậ p 3, 4 (91 –  SGK).+ Đọc và chuẩn bị  bài “công thức phân tử 

chất hữu cơ”. - HS ghi bài về nhà. 

Page 5: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 5/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

5

Tiết số 38 

BI 26. PHÂN LOẠI VÀ GỌI TÊN HỢ P CHẤT HỮU CƠ  I. MC TIÊU 

1. Về kiến thứ ca. Học sinh biết: - Các cơ sở được dùng để phân loại hợp chất hữu cơ. - Các loại hợp chất hữu cơ. - Khái niệm về nhóm chức. - Có nhiểu cách gọi tên hợp chất hữu cơ: tên thường, tên hệ thống theo danh pháp IUPAC (têngốc chức, tên thay thế). - Tên số đếm vả tên mạch cacbon.

 b. Học sinh hiểu:- Chia hợp chất hữu cơ thành hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon dựa trên thành phần cácnguyên tố cấu tạo nên phân tử các hợp chất hữu cơ. 

- Hợp chất hữu cơ nào cũng có tên thay thế. Tên thường và tên gốc  chức có thể  có hoặckhông.

2. Về kĩ  năng Rèn cho học sinh các kĩ năng: 

- Phân loại các hợp chất hữu cơ. - Gọi tên hệ thống của hợp chất hữu cơ. - Từ tên gọi hệ thống xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ. 

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.- Các cách nhớ tên số đếm và tên mạch chính.

2. Chuẩn bị của học sinh Đọc trước nội dung bài học ở nhà. 

III. TRỌNG TÂM Gọi tên hợ  p chất hữu cơ. 

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHNH 

- Đàm thoại, gợ i mở .- Nêu và giải quyết vấn đề.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tìm hi ể u cách phân lo i h ợ p ch ấ t h ữu cơ  - GV đưa ra 2 nhóm hợ  p chất hữu cơ: 

+ Nhóm I: C2H2, CH4, C2H4, C6H6.+ Nhóm II: C2H5OH, CH3COOH.

- HS quan sát 2 nhóm chất.

I. PHÂN LOẠI HỢ P CHẤT HỮU CƠ  

1. Phân loại- Hợ  p chất hữu cơ đượ c chia thành 2 loại:

+ Hiđrocacbon: chỉ chứa C và H.

Page 6: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 6/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

6

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV: Nêu sự  khác biệt cơ bản trong thành

 phần các hợ  p chất hữu cơ của 2 nhóm?- HS tr ả lờ i.- GV giớ i thiệu: dựa vào thành phần các

nguyên tố  tạo nên hợ  p chất hữu cơ ngườ i tachia hợ  p chất hữu cơ thành 2 loại:hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon. - GV yêu cầu HS dựa vào ví dụ  nêu địnhnghĩa mỗi loại.- HS tr ả lờ i.- GV giớ i thiệu các nhóm chất hữu cơ nhỏ hơn trong mỗi loại.- HS nắm đượ c một số  loại chất hữu cơ

thườ ng gặ p. 

+ Dẫn xuất hiđrocacbon: có chứa nguyêntố khác.- Hiđrocacbon gồm các loại:

+ Hiđrocacbon no. 

+ Hiđrocacbon không no. + Hiđrocacbon thơm. 

- Dẫn xuất của hiđrocacbon gồm:+ Dẫn xuất halogen.+ Ancol, phenol, ete.+ Anđehit, xeton.+ Axit.+ Este

…. 

 Hot đng 2. Tìm hi ể u v ề các nhóm ch ứ c  - GV gọi HS viết một số phản ứng hữu cơ đã

 biết của C2H5OH và CH3COOH vớ i Na và NaOH.- HS viết các phản ứng.- GV: nhóm nguyên tử  nào đã gây ra các

 phản ứng đặc trưng cho phân tử các hợ  p chấttrên?- HS tr ả lờ i.- GV thông báo: các nhóm  – COOH và  – OHgây ra các phản ứng đặc trưng cho phân tử các chất trên. Chúng đượ c gọi là nhóm chức.Vậy nhóm chức là gì?- HS tr ả lờ i.- GV k ết luận.- GV hướ ng dẫn HS cách viết công thức tổngquát của hợ  p chất hữu cơ bằng cách biểu thị nhóm chức và các nhóm chức thườ ng gặ p.

- GV tổ  chức cho HS làm bài tậ p 3 (109  –  SGK).- HS làm bài tậ p.

2. Nhóm chứ c- Nhóm chức là nhóm các nguyên tử  gây racác phản ứng đặc trưng cho phân tử hợ  p chấthữu cơ. - Một số nhóm chức thườ ng gặ p:

C = CC ≡ C -OH-CHO-COOH-O--COO-

… 

 Hot đng 3. Tìm hi ể u v ề tên g ọi c ủa h ợ p ch ấ t h ữu cơ  - GV: một hợ  p chất hữu cơ có thể đượ c gọitên theo những cách nào?- HS tr ả lờ i.- GV hướ ng dẫn HS đọc SGK tìm hiểu về cácloại tên gọi của hợ  p chất hữu cơ. 

- HS đọc và tìm hiểu SGK.- GV hướ ng dẫn HS tìm hiểu bảng 4.1 (trang109  –  SGK) để nắm đượ c tên số đếm và tên

II. DANH PHÁP HỢ P CHẤT HỮU CƠ  - Một hợ  p chất hữu cơ có thể  tồn tại nhiềuloại tên gọi:

+ Tên thông thườ ng.+ Tên theo danh pháp IUPAC (tên quốc

tế): tên gốc –  chức và tên thay thế.- Tên gốc chức:Tên phần gốc + tên phần định chức

Page 7: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 7/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

7

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngmạch cacbon chính của các hợ  p chất hữu cơ. - HS tìm hiểu bảng 4.1.- GV hướ ng dẫn HS cách nhớ   tên mạchcacbon chính.

- HS nắm đượ c cách nhớ  tên mạch chính.- GV tổ  chức cho HS làm bài tậ p 5, 6, 7(trang 110 –  SGK).- HS làm bài tậ p.

- Tên thay thế:Tên phần thế + tên mạch cacbon chính + tên

 phần định chức

 Hot đng 4. C ủng c ố  vàgiao bài v ề nhà 

- GV nhắc lại các kiến thức tr ọng tâm trong bài.- HS nắm lại các kiến thức tr ọng tâm.- GV nhắc HS học thuộc tên mạch cacbon

chính và tên số đếm của các hợ  p chất hữu cơ. - HS ghi bài về nhà.

Page 8: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 8/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

8

Tiết số 39 

BI 27. PHÂN TCH NGUYÊN TỐ 

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thứ ca. Học sinh biết: - Mục đích của việc phân tích định tính và phân tích định lượng hợp chất hữu cơ. - Nội dung của phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng hợp chất hữu cơ. 

 b. Học sinh hiểu:- Phân tích định tính là xác định xem chất hữu cơ được tạo thành từ những nguyên tố nào. - Phân tích định lượng là xác định lượng cụ thể (thường là khối lượng) của từng nguyên tố tạonên hợp chất hữu cơ. 

2. Về kĩ  năng Rèn cho học sinh các kĩ năng: 

- Xác định các nguyên tố tạo nên hợp chất hữu cơ dựa theo phép phân tích định tính. 

- Xác định % khối lượng của mỗi nguyên tố tạo nên hợp chất hữu cơ. 3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.

- Bài tập phân tích định lượng hợp chất hữu cơ. 2. Chuẩn bị của học sinhĐọc trước nội dung bài học ở nhà. 

III. TRỌNG TÂM 

Xác định khối lượ ng và % khối lượ ng của các nguyên tố trong hợ  p chất hữu cơ. 

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHNH 

- Đàm thoại, gợ i mở .- Nêu và giải quyết vấn đề.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Vào bài  - GV cho HS quan sát một mẫu chất hữu cơ(dầu ăn). Em hãy cho  biết công thức phân tử của chất này?- HS quan sát mẫu chất hữu cơ và trả lờ i.- GV nêu vấn đề: vớ i một chất hữu cơ lạ,muốn biết công thức của chất đó phải xácđịnh xem chất đó đượ c tạo nên từ  những

nguyên tố nào, số  lượ ng nguyên tử  của từngnguyên tố là  bao nhiêu. Để làm đượ c việc đóta phải tiến hành phân tích nguyên tố.

Page 9: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 9/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

9

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 2. Tìm hiể u v ề  phép phân tích đị nh tính  - GV: nêu mục đích của việc phân tích địnhtính?- HS tr ả lờ i.

- GV: nêu nguyên tắc của phép phân tích địnhtính?- HS tr ả lờ i.- GV thông báo: trong quá trình phân tíchđịnh tính nguyên tố, người ta thườ ng chuyểnC thành CO2, H thành H2O, N thành muốiamoni và halogen X thành HX.- GV: dựa vào sơ đồ  hình 4.5 (trang 111  –  SGK) nêu cách nhận biết CO2 và H2O?

- HS tr ả lờ i.- GV: nêu hiện tượng quan sát đượ c và viết phương trình phản ứng minh họa?- HS tr ả lờ i.- GV: nếu phân tích hợ  p chất hữu cơ thấy sản

 phẩm sinh ra làm CuSO4  khan từ màu tr ắngchuyển sang màu xanh và dung dịch nướ c vôitrong bị vẩn đục có thể k ết luận điều gì?- HS tr ả lờ i.- GV: em hãu viết phương trình phản ứngnhận biết (NH4)2SO4?- HS viết phương trình phản ứng.- GV thông báo: khi đốt, các hợ  p chất hữu cơchứa Clo thườ ng bị phân hủy và Clo tách ra ở  dạng HCl. Thuốc thử nào được dùng để nhận

 biết ion Cl-? Nêu hiện tượng quan sát đượ c vàviết phương trình phản ứng minh họa?- HS tr ả lờ i.- GV hướ ng dẫn HS viết sơ đồ phân tích các

nguyên tố C, H, N và Cl trong hợ  p chất hữucơ A? - HS viết sơ đồ  phân tích định tính.

I. PHÂN TCH ĐNH TÍNH1. Mục đích Xác định các nguyên tố  tạo nên hợ  p chất

hữu cơ. 2. Nguyên tắcChuyển các nguyên tố trong hợ  p chất hữu

cơ thành các chất vô cơ đơn giản r ồi nhận biết chúng.

3. Xác định các nguyên tố thườ ng gặpa. Xác đị nh C vàH- Oxi hóa hoàn toàn hợ  p chất hữu cơ. - Dẫn sản phẩm cháy qua bông tẩm CuSO4

khan và dung dịch Ca(OH)2 dư: + CO2 làm vẩn đục dung dịch nướ c vôitrong dư: 

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O+ H2O làm CuSO4 khan màu tr ắng chuyển

thành màu xanh.CuSO4 + 5H2O → CuSO4.5H2O

b. Xác đị nh N- Chuyển N trong hợ  p chất hữu cơ thànhmuối amoni.- Dùng kiềm đun nóng nhẹ để nhận biết muốiamoni. Sản phẩm thu đượ c là chất khí mùikhai có khả năng làm xanhh quỳ tím ẩm.c. Xác đị nh halogen- Tách halogen có trong hợ  p chất hữu cơthành dạng HX.- Dùng dung dịch AgNO3 để nhận ra HX.

 Hot đng 3. Tìm hi ể u phép phân tích định lượ ng  - GV nêu vấn đề: phân tích định tính mớ i chỉ xác định đượ c các nguyên tố tạo nên phân tử chất hữu cơ. Muốn biết số  lượ ng nguyên tử của từng loại nguyên tố phải sử dụng phương 

 pháp phân tích định lượ ng các nguyên tố.

- GV: nêu nguyên tắc của phân tích địnhlượ ng?- HS tr ả lờ i.

II. PHÂN TCH ĐNH LƯỢ NG1. Mục đích Xác định % khối lượ ng của các nguyên tố 

trong phân tử chất hữu cơ. 2. Nguyên tắc

Phân hủy hợ  p chất hữu cơ thành các hợ  pchất vô cơ đơn giản r ồi định lượ ng chúng bằng các phương pháp khối lượng, phương

Page 10: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 10/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

10

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV thông báo: k ết quả  của phép phân tíchđịnh lượng là tính đượ c % khối lượ ng củatừng nguyên tố  trong hợ  p chất. Muốn tínhđượ c % khối lượ ng các nguyên tố  tạo nên

hợ  p chất hữu cơ ta phải làm gì?- HS tr ả lờ i.- GV hướ ng dẫn HS cách xác định khối lượ ngcác nguyên tố  dựa vào lượ ng của sản phẩmvô cơ đơn giản đượ c hình thành từ quá trình

 phân tích hợ  p chất hữu cơ. - HS nắm được cách xác định khối lượ ng cácnguyên tố.- GV: viết biểu thức tính % khối lượ ng của

nguyên tố A trong hợ  p chất hữu cơ X? - HS viết biểu thức.- GV tổ chức cho HS làm bài tậ p tổng quát:

Oxi hóa hoàn toàn m gam hợ  p chất hữu cơX thu đượ c a gam CO2 và b gam H2O.

1. X đượ c tạo nên từ những nguyên tố nào?2. Tính % khối lượ ng của mỗi nguyên tố 

trong X?- HS vận dụng.

 pháp thể tích hoặc các phương pháp khác. 3. Các biểu thứ c tính

- Khối lượ ng của nguyên tố A trong hợ  p chấtvô cơ B: 

mA = MA.chỉ số của A.nB - Phần trăm khối lượ ng của A trong hợ  p chấthữu cơ X: 

%mA =mmX

.100

Chú ý:   Khối lượ ng và % khối lượ ng của Othường đượ c tính sau cùng.

 Hot đng 4. Luy ện t ập, c ủng c ố  vàgiao bài v ề nhà 

- GV tổ  chức cho HS vận dụng làm các bàitậ p:

Bài 1. Nung 4,65 gam hợ  p chất hữu cơ Atrong O2 thu đượ c 13,2 gam CO2 và 3,16 gamH2O. Trong thí nghiệm khác, khi nung 5,58gam A với CuO thu đượ c 0,672 lit N2 (đktc).Tính % khối lượ ng của các nguyên tố tạo nênhợ  p chất hữu cơ A? 

Bài 2. Bài 5 (114 –  SGK).

- HS làm bài tậ p.- GV tổ chức chữa bài.- GV nhắc HS:

+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p SGK (113, 114).+ Đọc và chuẩn bị nội dung bài “công thức

 phân tử hợ  p chất hữu cơ”. - HS ghi bài về nhà.

Page 11: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 11/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

11

Tiết số 40 

BI 28. CÔNG THỨ C PHÂN TỬ  HỢ P CHẤT HỮU CƠ  I. MC TIÊU 

1. Về kiến thứ ca. Học sinh biết: - Khái niệm và ý nghĩa của công thức đơn giản nhất (CTĐGN), công thức phân tử (CTPT). - Để thiết lập CTĐGN và CTPT phải dựa trên ơ sở của phân tích định tính và phân tích địnhlượng. - Cách thiết lập CTĐGN và CTPT. 

 b. Học sinh hiểu:- CTĐGN chỉ cho biết tỉ lệ nguyên tối giản nhất của nguyên tử các nguyên tố trong phân tửchất hữu cơ và là dạng thu gọn của CTPT. - CTPT có thể trùng hoặc khác với CTPT. 

2. Về kĩ  năng 

Rèn cho học sinh các kĩ năng:- Thiết lập CTĐGN từ kết quả phân tích nguyên tố.- Cách tính phân tử khối và thiết lập CTPT. 

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.- Bài tập tìm CTĐGN và CTPT. 

2. Chuẩn bị của học sinh- Ôn tập bài phân tích nguyên tố. - Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà. 

III. TRỌNG TÂM 

- Lậ p CTĐGN của chất hữu cơ. - Tìm khối lượ ng mol của chất hữu cơ. 

- Lậ p CTPT của chất hữu cơ. IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHNH 

- Đàm thoại, gợ i mở .- Nêu vấn đề.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS lên bảng giải bài tậ p:

HS1. Đốt cháy hoàn toàn 8,2 gam hợ  p chất

hữu cơ A chứa C, H, O thu đượ c 11,2 lit CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Tính số  mol và %khối lượ ng của từng nguyên tố trong A?

Page 12: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 12/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

12

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngHS2. Đốt cháy hoàn toàn a (g) hiđrocacbon

B r ồi dẫn sản phẩm cháy lần lượ t qua bình 1đựng H2SO4  đặc và bình 2 đựng dung dịchnước vôi trong dư. Sau phản ứng thấy khối

lượng bình 1 tăng 3,6 gam và bình 2 có 20gam k ết tủa. Tính số  mol và % khối lượ ngcủa từng nguyên tố trong B?- HS lên bảng.- GV tổ chức chữa bài.- HS nhận xét.- GV tổng k ết và cho điểm (giữ  lại bài làmcủa các HS để vận dụng dạy bài mớ i).

 Hot đng 2. Tìm hi ể u v ề công th ứ c phân t ử  vàcông th ức đơn giản nh ấ t  

- GV gọi HS viết công thức của một số chấthữu cơ mà HS đã học: metan, etilen, axetilen,

 benzen, ancol etylic, axit axetic.- HS viết công thức của các chất.- GV: tìm tỉ  lệ  nguyên tối giản giữa số nguyên tử  của từng nguyên tố  trong phân tử các chất trên?- HS tr ả lờ i.- GV giớ i thiệu về CTPT và CTĐGN, gọi HSnêu ý nghĩa của CTPT và CTĐGN? - HS tr ả lờ i.- GV: so sánh CTPT và CTĐGN? - HS so sánh.- GV k ết luận.

I. CÔNG THỨC ĐƠN GIN NHẤT1. Công thứ c phân tử  và công thức đơn

giản nhất- CTPT cho biết số  nguyên tử  của từngnguyên tố  cấu tạo nên phân tử  của chất hữucơ. - CTĐGN chỉ  cho biết tỉ  lệ  nguyên tối giảngiữa số  nguyên tử  của các nguyên tố  trong

 phân tử chất hữu cơ. - CTPT của một hợ  p chất hữu cơ luôn gấ pCTĐGN của chất đó số nguyên lần.

 Hot đng 3. Tìm hi ể u cách thi ế t l ập công th ức đơn giản nh ấ t c ủa ch ấ t h ữu cơ  - GV đặt vấn đề: giả  sử một chất hữu cơ cócông thức tổng quát CxHyOz Nt. Tìm côngthức đơn giản nhất của chất phải làm gì?- HS tr ả lờ i.

- GV khẳng định: tìm công thức đơn giảnnhất của chất hữu cơ thực chất là tìm tỉ  lệ nguyên tối giản x : y : z : t.- GV giớ i thiệu vớ i HS 2 cách tìm công thứcđơn giản nhất của chất hữu cơ. - HS nắm đượ c 2 cách tìm công thức đơngiản nhất.- GV yêu cầu tìm ra mối quan hệ giữa các chỉ số x, y, z, t vớ i các phân số tương ứng để thiết

lậ p biểu thức tìm công thức đơn giản nhấttrong những trườ ng hợ  p chất hữu cơ có nhiềunguyên tố hơn. 

2. Thiết lập công thức đơn giản nhấtXét chất hữu cơ: CxHyOz Nt:

a. D ự a vào % kh ối lượ ng

x : y : z : t =%m

12 :

%m

1 :

%m

16 :

%m

14 

Chú ý:  để  tìm tỉ  lệ nguyên tối giản nên chiamỗi phân số cho phân số có giá tr ị nhỏ nhất.b. D ự a vào t ỉ  l ệ s ố  mol nguyên t ử  c ủa cácnguyên t ố  

x : y : z : t = nC : nH : nO : n N 

Page 13: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 13/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

13

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- HS tìm mối liên hệ.- GV đưa 2 ví dụ  (trong phần kiểm tra bàicũ), hướ ng dẫn HS tìm công thức đơn giảnnhất theo 2 cách.

- HS tìm hiểu ví dụ.- GV nêu chú ý về  cách xử  lí số  liệu trongtrườ ng hợ  p tính theo tỉ lệ % để hạn chế sai số.- HS nắm cách xử lí số liệu. 

 Hot đng 4. Tìm hiểu các cách xác đị nh phân t ử  kh ố i c ủa h ợ p ch ấ t h ữu cơ  - GV: viết các biểu thức có liên quan đến M?- HS viết các biểu thức.- GV bổ sung.- GV tổ chức cho HS đọc SGK tìm hiểu cách

xác định khối lượ ng mol phân tử  của chấthữu cơ. - HS đọc SGK.- GV bổ sung.

II. THIT LẬP CÔNG THỨ C PHÂN TỬ  1. Xác định khối lượ ng mol phân tử  Các biểu thức tính M:

M =m  

MA = MB.dA/B MA = 29.dA/kk

 Hot đng 5. Tìm hiể u cách thi ế t l ập công th ứ c phân t ử  c ủa h ợ p ch ấ t h ữu cơ  - GV hướ ng dẫn HS các cách thiết lậ p CTPTcủa hợ  p chất hữu cơ. - HS nắm đượ c các phương pháp. - GV tổ  chức cho HS làm bài tậ p 4 (118  –  SGK).- HS làm bài tậ p.- GV tổng k ết.

2. Thiết lập công thứ c phân tử  a. D ự a vào công th ức đơn giản nh ấ t

CTPT = (CTĐGN)n 

→ n =M

MTĐG 

b. D ự a vào % kh ối lượ ng12x%m

 =y

%m =

16z%m

 = … =M

100 

c. D ự a vào ph ản ứ ng cháy- Viết phương trình phản ứng đốt cháy.- Dựa vào phản ứng cháy tính x, y, z… (số nguyên tử O thườ ng tính sau cùng).

 Hot đng 6 . C ủng c ố , luy ện t ập vàgiao bài v ề nhà 

- GV nhắc lại kiến thức tr ọng tâm trong bài.- HS nắm lại kiến thức tr ọng tâm.

- GV nhắc HS:+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p SGK.+ Chuẩn bị nội dung bài luyện tậ p.

- HS ghi bài về nhà. 

Page 14: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 14/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

14

Tiết số 41

BI 29. LUYỆN TẬP: CHẤT HỮU CƠ, CÔNG THỨ C PHÂN TỬ  I. MC TIÊU 

1. Về kiến thứ cHọc sinh được ôn tập và củng cố các kiến thức: 

- Các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ. - Các phương pháp phân tích định tính và định lượng. - Cách lập CTĐGN và CTPT. 

2. Về kĩ  năng Rèn cho học sinh các kĩ năng: lập CTPT của hợp chất hữu cơ. 3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa

học. II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.- Bài tập.- Bảng phụ: sơ đồ trang 120 –  SGK.

2. Chuẩn bị của học sinhÔn tập: Các cách lập CTPT của chất hữu cơ. 

III. TRỌNG TÂM 

Lậ p CTPT của chất hữu cơ. 

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHNH 

Dùng bài tập để củng cố lí thuyết.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Ôn t ập các v ấn đề lí thuy ết cơ bản  - GV hướ ng dẫn HS hệ  thống hóa các kiếnthức về  tách biệt, tinh chế  hợ  p chất hữu cơ;

 phân tích định tính và phân tích định lượ ng;cách lập CTPT và CTĐGN theo sơ đồ  trang120 –  SGK.- HS hệ thống hóa các kiế thức hữu cơ cơ bảnđã học.- GV tổng k ết.

I. LÍ THUYT

 Hot đng 2. Gi ải bài t ập  - GV tổ  chức cho HS làm các bài tậ p phầnluyện tậ p (121 –  SGK).- HS làm bài tậ p.

- GV tổ chức chữa bài.- HS nêu các bài tậ p khó cần chữa.- GV chữa các bài tậ p khó theo yêu cầu của

II. BÀI TẬP

Page 15: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 15/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

15

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngHS.- GV phát phiếu bài tậ p và tổ  chức cho HSlàm một số bài tậ p trong phiếu bài tậ p.- HS làm bài.

 Hot đng 3. Giao bài v ề nhà 

- GV nhắc HS:+ Học lí thuyết.+ Hoàn thiện các bài tậ p.+ Chuẩn bị nội dung bài 30.

- HS ghi bài về nhà.

Page 16: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 16/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

16

PHIU BÀI TẬPDạng 1. Lập công thứ c phân tử  dự a vào % khối lượ ng

Bài 1. Tìm CTPT biết:1. Hợ  p chất có % khối lượ ng các nguyên tố là: 51,3%C; 9,4%H; 12,0%N; 27,3%O; tỉ 

khối so vớ i không khí bằng 4,05.

2. Hợ  p chất có % khối lượ ng các nguyên tố là: 54,5%C; 9,1%H; 36,4%O; 1,76 gamhơi chiếm thể tích 448 ml (đktc). 

3. Hợ  p chất có thành phần gồm: 85,8%C; 14,2%H; M = 56 đv.C. 4. Chất hữu cơ A có thành phần 31,58% C, 5,26% H, 63,16% O. Tỉ khối hơi của A so

vớ i CO2 là 1,7273. Xác định CTPT của A.Bài 2. Khi phân tích một hợ  p chất hữu cơ thấy: cứ 2,1 phần khối lượ ng cacbon thì có 0,28

 phần khối lượ ng oxi và 0,35 phần khối lượ ng hidro. Ở đktc, 1 gam chất đó chiếm thể  tích373,3 cm3. Xác định CTPT.

Dạng 2. Lập công thứ c phân tử  dự a vào công thức đơn giản nhất

Bài 1. Xác định công thức và gọi tên một hiđrocacbon A chứa 20% hiđro về khối lượ ng.Bài 2. X là hợ  p chất có thành phần % khối lượng: 24,24% C; 4,04% H; 71,72% Cl. Xác địnhCTPTcủa X.Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 5,2 gam hợ  p chất hữu cơ A rồi cho sản phẩm cháy lần lượ t qua

 bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dung dịch nước vôi trong dư. Sau thí nghiệm thấykhối lượng bình 1 tăng 1,8 gam và bình 2 có 15 gam kết tủa. Xác định CTPT của A.Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam một hiđrôcacbon A thu đượ c 32,8 gam hỗn hợ  p CO2 vàH2O. Tìm CTPT của A.Bài 5. Một chất hữu cơ A có khối lượ ng phân tử nhỏ hơn 150. Đốt cháy hoàn toàn 9,0 gam Asinh ra 6,72 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Xác định CTPT của A.Bài 6. Đốt cháy hoàn toàn một chất hữu cơ A (chứa C, H, N) thu đượ c 2,24 lít CO2; 1,12 lít

 N2; 0,25mol H2O. Xác định CTPT của A, biết các thể tích khí đo cùng điều kiện tiêu chuẩn và phân tử khối của A là 29.

Dạng 3. Xác định CTPT dự a vào phản ứ ng cháyBài 1. Tìm CTPT biết: Đốt cháy hoàn toàn 10 gam hợ  p chất hữu cơ A thu đượ c 33,85 gamCO2 và 6,94 gam H2O. Tỉ khối của A so vớ i không khí bằng 2,69.Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn 0,282 gam hợ  p chất hữu cơ B rồi cho sản phẩm cháy lần lượ t qua

 bình 1 đựng CaCl2 khan và bình 2 đựng KOH r ắn. Sau thí nghiệm, khối lượng bình 1 tăng0,194 gam và bình 2 tăng 0,80 gam. Mặt khác, khi đốt cháy hoàn toàn 0,186 gam B thu đượ c

22,4 ml khí N2 (đktc). Phân tử B chỉ chứa 1 nguyên tử nitơ. Tìm CTPT của B.Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn 1,8 hợ  p chất hữu cơ A (thành phần chứa C, H, O) thu đượ c 2,64gam CO2 và 1,08 gam H2O. Khối lượ ng phân tử của A bằng 180 đvC. Xác định CTPT của A.Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 1 lit khí A cần 5 lit O2, thu đượ c 3 lit CO2 và 4 lit H2O. Các thể tíchđo ở  cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Xác định CTPT của A.Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 18 gam hợ  p chất hữu cơ A bằng 16,8 lit O2 (vừa đủ) thu đượ c CO2 và hơi H2O có tỉ lệ thể tích tương ứng là 3 : 2. Tỉ khối của A so vớ i hidro bằng 36. Tìm CTPTcủa A.Bài 6. Đốt cháy 11,6 gam chất A thu đượ c 5,3 gam Na2CO3; 4,5 gam H2O và 24,2 gam CO2.

Xác định CTPT của A, biết r ằng một phân tử A chỉ chứa một nguyên tử oxi.Bài 7. Khi đốt cháy hoàn toàn một hợ  p chất hữu cơ X ta có tỉ lệ: nX : nO2 : nCO2 : nH2O = 0,25 :1,375 : 1 : 1. Tìm CTPT của X.

Page 17: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 17/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

17

Tiết số 42

BI 30. CẤU TRÚC PHÂN TỬ  HỢ P CHẤT HỮU CƠ  I. MC TIÊU 

1. Về kiến thứ ca. Học sinh biết: - Khái niệm đồng đẳng và đồng phân, đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể. - Trong phân tử chất hữu cơ, tồn tại các liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba.  - Cấu tạo phân tử và tính bền của các liên kết đơn, liên kết đôi và liên kết ba. 

 b. Học sinh hiểu: - Nội dung 3 luận điểm của thuyết cấu tạo hóa học. - Một chất hữu cơ có thể có những loại đồng phân nào còn tùy thuộc vào thành phần phân tửcủa chất hữu cơ đó. 

2. Về kĩ  năng Rèn cho học sinh các kĩ năng: 

- Lập được công thức chung cho dãy đồng đẳng. - Viết công thức cấu tạo ứng với các công thức phân tử cho trước.  

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án.- Bài tập viết đồng phân. 

2. Chuẩn bị của học sinhĐọc trước nội dung bài học ở nhà. 

III. TR ỌNG TÂM 

- Lậ p công thức tổng quát chung cho dãy đồng đẳng.- Viết công thức cấu tạo hợ  p chất hữu cơ. 

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHNH 

- Đàm thoại, gợ i mở .

- Nêu vấn đề.V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tìm hi ể u n i dung c ủa thuy ế t c ấ u t o hóa h ọc  - GV giớ i thiệu: năm 1861, Butlêrôp đã đưara khái niệm về cấu tạo hoá học và thuyết cấutạo hoá học vớ i 3 luận điểm chính.- GV đưa ví dụ: C2H6O có 2 công thức cấutạo khác nhau:

+ CH3  - O - CH3: đimetyl ete là chất khí,không phản ứng vói Na.

+ CH3  - CH2  - OH: ancol etylic là chất

I. THUYỀT CẤU TẠO HÓA HỌC1. Nội dung của thuyết cấu tạo hoá học

- Trong phân từ hợ  p chất hữu cơ, các nguyêntử liên k ết với nhau theo đúng hoá trị và theomột thứ tự nhất định. Thứ tự liên k ết đó đượ c

gọi là cấu tạo hoá học. Sự thay đổi thứ tự liênk ết đó, tức là thay đổi cấu tạo hoá học sẽ tạora hợ  p chất khác.

Page 18: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 18/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

18

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảnglỏng tác dụng vớ i Na giải phóng H2.

 Như vậy 2 cấu tạo trên ứng vớ i 2 chất khácnhau có tính chất khác nhau. Em hãy nhận xétvề tr ật tự liên k ết giữa các nguyên tử trong 2

chất trên?- HS nhận xét.- GV: qua ví dụ  này, em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa tr ật tự liên k ết vớ i tính chấtcủa các chất?- HS tr ả lờ i.- GV khái quát nội dung luận điểm thứ nhấtcủa thuyết cấu tạo hóa học.- GV nhấn mạnh: viết CTCT của hợ  p chất

hữu cơ thực chất là chỉ rõ tr ật tự liên k ết giữacác nguyên tử  trong phân tử  và viết CTCTcủa butan, 2 –  metylbutan và xiclopentan.- GV: em hãy xác định hóa tr ị  của C trongcác hợ  p chất và nhận xét về mạch C?- HS tr ả lờ i.- GV khái quát nội dung của luận điểm thứ 2.- GV đưa VD1: CH3  –   O  –   CH3  và CH3  –  CH2  –  OH. 2 chất này có thành phần phân tử như nhau nhưng tính chất khác nhau. Vậytính chất của chất phụ thuộc vào yếu tố nào?- HS tr ả lờ i.- GV đưa VD2: 2 chất chứa cùng 5 nguyên tử trong phân tử:

+ CH4: chất khí, dễ cháy.+ CCl4: chất lỏng, không cháy.

Thành phần các chất như nhau nhưng tínhchất khác nhau. Trong trườ ng hợ  p này tínhchất của chất phụ thuộc vào yếu tố nào?

- HS tr ả lờ i.- GV đưa VD3: C4H10 và C5H12 đều đượ c tạothành từ 2 nguyên tố C và H nhưng C4H10 làchất khí còn C5H12 là chất lỏng. Tính chất củachất trong trườ ng hợ  p này phụ thuộc vào yếutố nào?- HS tr ả lờ i.- GV khái quát nội dung của luận điểm số 3.- GV gọi HS đọc nội dung 3 luận điểm.

- HS đọc SGK.- GV tổng k ết.

- Trong phân tử hợ  p chất hữu cơ, C có hóa tr ị 4. Nguyên tử C không những có thể  liên k ếtvớ i nguyên tử  của nguyên tố  khác mà cònliên k ết tr ực tiế p vớ i nhau thành mạch C.

- Tính chất của chất phụ  thuộc vào thành phần phân tử  (bản chất và số  lượ ng cácnguyên tử) và cấu tạo hóa học (thứ tự liên k ếtcủa các nguyên tử).

 Hot đng 2. Tìm hiể u khái ni ệm đồng đẳng  

Page 19: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 19/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

19

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV đưa ra 2 dãy chất:

+ Dãy 1: CH4, C2H6, C3H8, C4H10, C5H12… + Dãy 2: CH3OH, C2H5OH, C3H7OH,

C4H9OH… 

Em có nhận xét gì về thành phần các nguyêntố và số lượ ng các nguyên tử của mỗi nguyêntố trong từng dãy chất?- HS quan sát công thức và tr ả lờ i.- Em hãy lậ p công thức tổng quát cho từngdãy chất?- HS lậ p công thức tổng quát.- GV thông báo: các chất trong từng dãy trêncó cấu tạo tương tự  nhau nên tính chất hóa

học tương tự nhau và chúng là các chất đồngđẳng của nhau. Đồng đẳng là gì?- HS nêu khái niệm.- GV bổ sung: các chất đồng đẳng hợ  p thànhdãy đồng đẳng.- GV: vì sao các chất trong cùng dãy đồngđẳng có tính chất hóa học tương tự nhau?- HS tr ả lờ i.- GV nhấn mạnh: vì tất cả các chất trong cùngdãy đồng đẳng có tính chất hóa học tương tự nhau nên thay vì tìm hiểu tính chất của từngchất ta có thể  tìm hiểu tính chất của cả  dãychất.- GV lấy ví dụ các trườ ng hợ  p mà thành phần

 phân tử hơn kém nhau một hoặc nhiều nhómCH2  nhưng không phải là đồng đẳng củanhau: CH3OH và CH3  –  O  –  CH3; CH ≡ CHvà CH2 = C = CH2.- GV nhấn mạnh: các chất là đồng đẳng của

nhau phải thỏa mãn 2 điều kiện:+ Thành phần phân tử hơn kém nhau một

hoặc nhiều nhóm CH2.+ Cấu tạo tương tự  nhau nên có tính chất

hóa học tương tự nhau. 

2. Đồng đẳng và đồng phâna. Đồng đẳng- Đồng đẳng là hiện tượ ng các chất có thành

 phần phân tử  hơn kém nhau môt hay nhiều

nhóm CH2 nhưng có tính chất hóa học tươngtự nhau.- Các chất đồng đẳng hợp thành dãy đồngđẳng.

 Hot đng 3. Tìm hi ể u v ề hi ện tượng đồng phân  - GV lấy ví dụ về các chất:

+ CH3OCH3 và CH3CH2OH+ CH ≡ C –  CH3 và CH2 = C = CH2 

là các cặ p chất có cùng công thức phân tử nhưng tính chất hóa học khác nhau. Chúngđượ c gọi là các đồng phân.

b  . Đồng phânĐồng phân là hiện tượ ng các chất có cùng

công thức phân tử  nhưng có cấu tạo khác

nhau nên có tính chất khác nhau.

Page 20: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 20/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

20

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- HS quan sát các cặ p chất.- GV: đồng phân là gì?- HS tr ả lờ i.- GV: tại sao các đồng phân có tính chất khác

nhau?- HS tr ả lờ i.- GV tổng k ết.

 Hot đng 4. Tìm hiể u v ề các lo i l iên k ế t trong phân t ử  ch ấ t h ữu cơ  - GV: nêu đặc điểm các liên k ết trong phân tử chất hữu cơ? - HS tr ả lờ i.- GV: liên k ết cộng hóa tr ị  gồm có liên k ếtxichma và liên k ết pi. Nêu khái niệm?

- HS tr ả lờ i.- GV thông báo: trong phân tử chất hữu cơ cóthể gặ p 3 loại liên k ết là: liên k ết đơn, liên kếtđôi và liên kết ba. Nêu rõ đặc điểm của từngloại liên k ết.- HS tr ả lờ i.- GV: liên k ết đôi và liên kết ba đượ c gọichung là liên k ết bội. Sự xen phủ  bên thườ ngkém hiệu lực hơn so vớ i sự xen phủ tr ục nênliên k ết pi thườ ng k ếm bền hơn so vớ i liênk ết xichma. Cụ  thể  năng lượ ng của liên k ếtđơn C  –  C; đôi C = C và ba C ≡ C tương ứnglà 347; 615 và 812 kJ/mol. 

II. LIÊN K T TRONG PHÂN TỬ  CHẤTHỮU CƠ  

1. Các loại liên k ết trong phân tử   chấthữu cơ  - Liên k ết thườ ng gặ p trong phân tử chất hữu

cơ là liên kết cộng hóa tr ị.- Liên k ết cộng hóa tr ị gồm:

+ Liên k ết đơn: (-)+ Liên k ết đôi: (=)

+ Liên k ết ba: ()- Cấu tạo: các liên k ết cộng hóa tr ị đều gồm 1

liên k ết , còn lại là liên k ết .

 Hot đng 5. Tìm hiể u v ề các lo i công th ứ c c ấ u t o  - GV viết công thức cấu tạo của C4H10  ở   3dạng: khai triển, thu gọn và thu gọn nhất. Yêucầu HS nêu khái niệm về các loại công thứccấu tạo này.- HS tr ả lờ i.

- GV nhấn mạnh: công thức cấu tạo thu gọnđượ c sử dụng phổ biến nhất.- GV tổ chức cho HS viết công thức cấu tạomạch hở  của C4H8 ở  cả 3 dạng.- HS vận dụng.

2. Các loại công thứ c cấu tạo- CTCT khai triển: viết tất cả  các nguyên tử và liên k ết giữa chúng.- CTCT thu gọn: viết gộ p C và các nguyên tử liên k ết vớ i nó thành từng nhóm.

- CTCT thu gọn nhất: chỉ viết các liên k ết vớ icác nhóm chức, đầu mút của các liên k ết làcác nhóm CHx.

 Hot đng 6. Giao bài về nhà 

- GV nhắc HS:+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p 1, 2, 3, 4, 5, 10 (128 + 129 –  

SGK).+ Đọc bài mớ i.

- HS ghi bài về nhà.

Page 21: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 21/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

21

Tiết số 43

BI 30. CẤU TRÚC PHÂN TỬ  HỢ P CHẤT HỮU CƠ (tiếp)

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thứ ca. Học sinh biết: - Khái niệm đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể. - Cấu tạo phân tử và tính bền của các liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba. 

 b. Học sinh hiểu: Một chất hữu cơ có thể có những loại đồng phân nào còn tùy thuộc vào thành phần

 phân tử của chất hữu cơ đó. 2. Về kĩ  năng Rèn cho học sinh các kĩ năng: viết công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ. 3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.- Mô hình rỗng và đặc của phân tử etan. - Mô hình phân tử cis –  but –  2 –  en và trans –  but –  2 –  en.

2. Chuẩn bị của học sinh

Đọc trước nội dung bài học ở nhà. III. TRỌNG TÂM 

Viết công thức cấu tạo chất hữu cơ. 

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHNH 

- Nêu vấn đề.- Đàm thoại, gợ i mở .- Tr ực quan sinh động.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Ki ểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS lên bảng làm bài 3 và 4c (128+ 129 –  SGK).- HS lên bảng.- GV gọi 2 HS đứng tại chỗ tr ả lờ i:

+ HS1: nêu nội dung của thuyết cấu tạohóa học?

+ HS2: nêu khái niệm đồng đẳng, đồng phân? Liên k ết trong phân tử hợ  p chất hữu cơ

có những loại nào? Các loại công thức cấutạo và ý nghĩa của các loại đó? - HS đứng tại chỗ tr ả lờ i.

Page 22: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 22/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

22

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV gọi HS nhận xét.- HS nhận xét.- GV tổng k ết và cho điểm.

 Hot đng 2. Tìm hiể u v ề đồng phân c ấ u t o  

- GV nêu ví dụ: 2 chất C2H5OH và CH3OCH3 có cùng công thức phân tử C2H6O nhưng tínhchất vật lí và tính chất hóa học khác nhau.Chúng đượ c gọi là đòng phân cấu tạo. Đồng

 phân cấu tạo là gì?- HS tr ả lờ i.- GV: em hãy viết các đồng phân cấu tạo củaC4H10O?- HS viết công thức cấu tạo.

- GV: có những loại đồng phân cấu tạo nào?(GV gợ i ý dựa trên các cấu tạo mà HS đãviết).- HS tr ả lờ i.- GV k ết luận.

III. ĐỒNG PHÂN CẤU TẠO1. Khái niệm đồng phân cấu tạo

 Những hợ  p chất có cùng công thức phân tử nhưng có cấu tạo khác nhau đượ c gọi lànhững đồng phân cấu tạo.

2. Phân loại đồng phân cấu tạo- Đồng phân nhóm chức.- Đồng phân mạch cacbon.- Đồng phân vị trí nhóm chức.

 Hot đng 3. Tìm hiể u các lo i đồng phân l ập th ể  - GV thông báo: CTCT chỉ  biểu diễn đượ ctr ật tự sắ p xế p các nguyên tử trên mặt phẳnggiấy. Để chỉ rõ cấu trúc không gian của phântử phải dùng công thức phối cảnh và mô hình

 phân tử.- GV hướ ng dẫn HS tìm hiểu cách biểu diễncông thức phối cảnh và mô hình phân tử chấthữu cơ. - HS nắm đượ c cách biểu diễn cấu trúc khônggian của hợ  p chất hữu cơ theo công thức phốicảnh và mô hình phân tử.- GV giớ i thiệu mô hình r ỗng và đặc của phântử C2H6.

- HS quan sát mô hình của etan.

IV. CÁCH BIỂU DIỄN CẤU TRÚCKHÔNG GIAN CỦA PHÂN TỬ  HỮU CƠ  

1. Công thứ c phối cảnh- Nét liền biểu diễn liên k ết trên mặt phẳnggiấy.-  Nét đậm biểu diễn liên k ết hướ ng về  phíatrướ c trang giấy.- Nét đứt biểu diễn liên k ết hướ ng về phía sautrang giấy.

2. Mô hình phân tử  - Mô hình r ỗng:

+ Các quả cầu tượng trưng cho các nguyêntử.

+ Các thanh nối tượng trưng cho liên kếtgiữa các nguyên tử.- Mô hình đặc: các quả  cầu cắt vát tượ ngtrưng cho các nguyên tử  đượ c ghép lại theođúng vị trí không gian của chúng.

 Hot đng 4. Tìm hiể u khái ni ệm đồng phân l ập th ể  - GV cho HS quan sát mô hình không giantheo 2 cách sắ p xế p của cis –  but –  2  –  en vàtrans –  but –  2 –  en.

- HS quan sát các mô hình.- GV thông báo: chọn mặt phẳng chứa liênk ết đôi. Nhận xét vị trí của các nguyên tử và

V. ĐỒNG PHÂN LẬP THỂ 1. Khái niệm về đồng phân lập thể 

 Những đồng phân có cấu tạo hóa học giông

nhau (cùng công thức cấu tạo) nhng khácnhau về sự phân bố trong không gian của cácnguyên tử  trong phân tử  (khác nhau về  cấu

Page 23: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 23/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

23

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngnhóm nguyên tử đối vớ i mặt phẳng này?- HS nhận xét vị  trí của các nguyên tử  vànhóm nguyên tử so vớ i mặt phẳng chứa liênk ết đôi. 

- GV thông báo: các đồng phân như trên đượ cgọi là đồng phân lậ p thể. Đồng phân lậ p thể là gì?- HS tr ả lờ i.- GV k ết luận.

trúc không gian của phân tử) đượ c gọi làđồng phân lậ p thể.

 Hot đng 5. Tìm hiể u m ố i quan h ệ gi ữa đồng phân c ấ u t o và đồng phân l ập th ể  - GV lấy ví dụ cụ thể phân tích về mối quanhệ  của đồng phân cấu tạo và đồng phân lậ pthể của C4H8.

- HS tìm hiểu ví dụ.- GV hướ ng dẫn HS tìm hiểu sơ đồ  trng128/SGK.- HS đọc SGK tìm hiểu mối quan hệ  giữađồng phân cấu tạo và đồng phân lậ p thể.

2. Quan hệ  giữa đồng phan cấu tạo vàđồng phân lập thể 

 Hot đng 6. Phân biệt c ấ u t o hóa h ọc vàc ấ u trúc hóa h ọc  - GV lấy ví dụ về công thức cấu tạo và côngthức lậ p thể của etan. Nhận xét điểm giống vàkhác nhau của cấu tạo hóa học và cấu trúchóa học?- HS nhận xét.- GV nhấn mạnh: cấu tạo hóa học biểu diễn

 bằng công thức cấu tạo; cấu trúc hóa học biểudiễn bằng công thức lậ p thể.

3. Cấu tạo hóa học và cấu trúc hóa học- Cấu tạo hóa học cho biết thứ tự và cách thứcliên k ết giữa các nguyên tử trong phân tử.- Cấu trúc hóa học vừa cho biết cấu tạo hóahọc vừa cho biết sự phân bố trong không giancủa các nguyên tử trong phân tử.

 Hot đng 7. Củng c ố , luy ện t ập vàgiao bài v ề nhà 

- GV nhắc lại các kiến thức tr ọng tâm của bàihọc.- HS nắm lại các kiến thức tr ọng tâm.- GV tổ chức cho HS làm bài tậ p 6, 8 (129  –  

SGK).- HS làm bài tậ p.- GV nhắc HS:

+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p.+ Đọc bài “phản ứng hữu cơ”. 

- HS ghi bài về nhà.

Page 24: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 24/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

24

Tiết số 44

BI 31. PHN Ứ NG HỮU CƠ  I. MC TIÊU 

1. Về kiến thứ ca. Học sinh biết: - Cách phân loại các phản ứng trong hóa học hữu cơ dựa trên sự biến đổi của phân tử chấttham gia phản ứng. - Các kiểu phân cắt liên kết cộng hóa trị và một vài tiểu phân trung gian. 

 b. Học sinh hiểu: Phân loại phản ứng hữu cơ thành phản ứng cộng, phản ứng thế, phản ứng tách và phản

ứng phân hủy là dựa trê sự biến đổi phân tử chất hữu cơ tham gia vào phản ứng. 2. Về kĩ  năng Học sinh vận dụng xác định các loại phản ứng hữu cơ, các tiểu phân trung gian. 3. Về thái độ 

Học sinh có các thái độ tích cực: - Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.- Các phản ứng hữu cơ thường gặp. 

2. Chuẩn bị của học sinh

Ôn tập một số phản ứng hữu cơ đã học trong chương trình lớp 9. III. TRỌNG TÂM 

- Phân biệt các loại phản ứng trong hóa học hữu cơ. - Xác định các loại tiểu phân trung gian sinh ra trong quá trình phản ứng.

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHNH 

- Đàm thoại, gợ i mở .- Nêu vấn đề.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tìm hi ể u các lo i ph ản ứ ng trong hóa h ọc h ữu cơ  - GV cho HS viết các phản ứng (GV gợ i ý):

1. CH4 + Cl2 C2H5OH + HCl

2. C2H4 + Br 2 C2H2 + HCl

3. C6H12 + O2 C2H5OH + O2 

- HS viết các phản ứng.

- GV: nhận xét về  thành phần của các chấttrong hỗn hợp trướ c và sau phản ứng?- HS nhận xét.

I. PHÂN LOẠI PHN Ứ NG HỮU CƠ  - Phản ứng thế: là phản ứng trong đó 1nguyên tử  hoặc nhóm nguyên tử  ở   phân tử chất hữu cơ bị  thay thế  bở i 1 hoặc 1 nhómnguyên tử khác.- Phản ứng cộng: là phản ứng trong đó phântử chât hữu cơ kết hợ  p thêm vớ i các phân tử khác.

- Phản ứng phân hủy: là phản ứng trong đó phân tử  chất hữu cơ bị  phá hủy hoàn toànthành các nguyên tử hoặc phân tử nhỏ.

Page 25: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 25/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

25

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV thông báo: các phản ứng xảy ra ở  nhóm1, 2, 3 lần lượ t thuộc về  các kiểu phản ứng:thế, cộng và phân hủy. Nêu khái niệm về cácloại phản ứng này?

- HS tr ả lờ i.- GV giớ i thiệu 2 phương trình: 

C2H5OH → C2H4 + H2OC2H6 → C2H4 + H2 

- HS quan sát 2 phản ứng.- GV: nhận xét về  sự  biến đổi của phân tử chất hữu cơ trong 2 phản ứng trên?- HS nhận xét.- GV thông báo: 2 phản ứng trên thuộc loại

 phản ứng tách. Phản ứng tách là gì?- HS tr ả lờ i.- GV liên hệ vớ i các phản ứng trong hóa họcvô cơ. 

- Phản ứng tách: là phản ứng trong đó nguyêntử  và nhóm nguyên tử  bị  tách khỏi phân tử chất hữu cơ. 

 Hot đng 2. Tìm hi ể u v ề các ki ể u phân c ắt l iên k ế t c ng hóa tr  ị  - GV: nêu cách hình thành liên k ết cộng hóatr ị?- HS tr ả lờ i.- GV: khi phân tử chất hữu cơ tham gia phảnứng, một số  liên k ết cộng hóa tr ị bị  cắt đứt.Có 2 kiểu cắt đứt liên k ết cộng hóa tr ị là đồngli và dị li.- GV đưa ra các ví dụ về sự phân cắt đồng li:

Cl : Cl → 2Cl.

CH3 : H + Cl. → CH3. + HCl

CH3  –  CH2 : CH3 → .CH2  –  CH3 + H3C. - HS theo dõi các ví dụ.- GV: phân cắt đồng li là gì?- HS tr ả lờ i.

- GV thông báo:+ Tiều phân chứa e độc thân đượ c gọi là

gốc tự do.+ Tiểu phân mang e độc thân ở  nguyên tử 

C gọi là gốc cacbo tự do.+ Gốc tự  do thường đượ c hình thành nhờ  

ánh sáng hoặc nhiệt.- GV lấy ví dụ về sự phân cắt dị li:

H2O + H : Cl → H3O+ + Cl- 

(CH3)3C –  Br → (CH3)3C+

 + Br -

 - HS theo dõi các ví dụ.- GV: phân cắt dị li là gì?

II. CÁC KIỂU PHÂN CẮT LIÊN K TCỘNG HÓA TR  

1. Phân cắt đồng li- Đôi e chung được chia đều cho 2 nguyên tử tham gia liên k ết.- Tiểu phân chứa e độc thân đượ c gọi là gốctự do.

+ Tiểu phân mang e độc thân ở  nguyên tử C gọi là gốc cacbo tự do.

+ Gốc tự do thường đượ c hình thành nhờ  ánh sáng hoặc nhiệt.

2. Phân cắt dị li- Nguyên tử có độ âm điện lớn hơn chiếm cả cặ p e dùng chung và tr ở   thành anion còn

nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn bị mất 1eđể tr ở  thành cation.- Cation mà điện tích dương nằm ở  nguyên tử C đượ c gọi là cacbocation. Nó thường đượ chình thành nhờ   tác dụng của các dung môi

 phân cực.3. Đặc tính chung của gốc cacbo tự  do và

cacbocation- Tiểu phân trung gian gồm: gốc cacbo tự do

và cacbocation.- Không bền, thờ i gian tồn tại r ất ngắn, khả năng phản ứng cao.

Page 26: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 26/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

26

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- HS tr ả lờ i.- GV bổ sung: cation mà điện tích dương nằmở   nguyên tử  C đượ c gọi là cacbocation. Nóthường đượ c hình thành nhờ  tác dụng của các

dung môi phân cực.- GV hướ ng dẫn HS tìm hiểu bảng 131  –  SGK để rút ra k ết luận về:

+ Kí hiệu tiểu phân trung gian.+ Độ bền, khả năng phản ứng.+ Mối quan hệ  giữa tiều phân trung gian

vớ i chất đầu và sản phẩm.- HS tìm hiểu SGK.

- Mối quan hệ:Chất đầu → Tiểu phân trung gian → Sản phẩm 

 Hot đng 3. Củng c ố , luy ện t ập vàgiao bài v ề nhà 

- GV tổ chức cho HS làm bài 2 (131 –  SGK);3, 4, 5 (132 –  SGK).- HS làm bài tậ p.- Qua bài tậ p, GV nhắc lại các kiến thứctr ọng tâm.- HS nắm lại các kiến thức tr ọng tâm.- GV nhắc HS:

+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p.+ Chuẩn bị nội dung bài luyện tậ p.

- HS ghi bài về nhà.

Page 27: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 27/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

27

Page 28: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 28/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

28

Tiết số 45

BI 32. LUYỆN TẬP: CẤU TRÚC PHÂN TỬ  CHÂT HỮU CƠ  I. MC TIÊU 

1. Về kiến thứ cÔn tập, củng cố cho học sinh các kiến thức: 

- Cách biểu diễn cấu tạo hóa học và cấu trúc không gian của các phân tử chất hữu cơ đơngiản. - Khái niệm đồng phân cấu tạo, đồng phân lập thể. - Phân biệt các loại đồng phân cấu tạo và đồng phân lập thể. - Những luận điểm cơ bản của thuyết cấu tạo hóa học. 

2. Về kĩ  năng Rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết công thức cấu tạo của các chất hữu cơ.  3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.- Bài tập. 

2. Chuẩn bị của học sinh- Ôn tập cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ. 

- Chuẩn bị bài tập SGK và SBT. III. TRỌNG TÂM 

Viết công thức cấu tạo của hợ  p chất hữu cơ. 

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHNH 

Hợ  p tác nhóm nhỏ.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Ôn t ập lí thuy ế t  - GV giao nhiệm vụ cho 3 nhóm HS:

+ Nhóm I: các cách biểu diễn cấu tạo vàcấu trúc phân tử hợ  p chất hữu cơ. 

+ Nhóm II: phân biệt đồng phân cấu tạo vàđồng phân lậ p thể.

+ Nhóm III: phân biệt các loại đồng phâncấu tạo.- HS các nhóm nhận nhiệm vụ học tậ p.- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bàytrướ c lớ  p.

- Đại diện các nhóm HS trình bày.- GV tổ chức cho HS cả lớ  p thảo luận.- HS cả lớ  p thảo luận.

A. LÍ THUYT

Page 29: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 29/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

29

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV tổng k ết.

 Hot đng 2. Làm bài tập  - GV tổ  chức cho HS làm các bài tậ p trongSGK và SBT.

- HS làm bài tậ p.- GV tổ chức chữa bài.

B. BÀI TẬP

 Hot đng 3. Giao bài về nhà 

- GV nhắc HS:+ Ôn lí thuyết.+ Làm bài tậ p.+ Chuẩn bị nội dung bài 33.

- HS ghi bài về nhà.

Page 30: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 30/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

30

CHƯƠNG 5. HIĐROCACBON NO Tiết số 46

BI 33. ANKAN: ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN VÀ DANH PHÁPI. MC TIÊU 

1. Về kiến thứ ca. Học sinh biết: - Ankan là các tên gọi chung của các hiđrocacbon no mạch hở. - Công thức chung của dãy đồng đẳng của ankan. - Các loại đồng phân của ankan. - Khái niệm bậc cacbon. - Tên gọi của ankan. 

 b. Học sinh hiểu: - Ankan thuộc loại hiđrocacbon no vì trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn.- Số nguyên tử C càng lớn, ankan càng có nhiều đồng phân. 

2. Về kĩ  năng - Lập công thức chung cho dãy đồng đẳng. - Viết các đồng phân và gọi tên. 

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.- Mô hình phân tử butan. 

2. Chuẩn bị của học sinhÔn tập lại lí thuyết về đồng đẳng, đồng phân.

III. TRỌNG TÂM 

Tên gọi và đồng phân của ankan.

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHNH 

- Đàm thoại, gợi mở. - Nêu và giải quyết vấn đề. 

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tìm hi ể u v ề hiđrocacbon no - GV viết CTCT một số hiđrocacbon no: 

CH3  –  CH3 CH3  –  CH(CH3)2

 Nhận xét thành phần nguyên tố  và loại liênk ết trong các chất trên?- HS quan sát các công thức, nhận xét về liên

- Hiđrocacbon no là những hợ  p chất mà phântử chỉ gồm C và H liên k ết vớ i nhau bằng cácliên k ết đơn. - Hiđrocacbon no gồm ankan và xicloankan.

Page 31: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 31/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

31

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngk ết.- GV giớ i thiệu các loại hiđrocacbon nothườ ng gặ p.- HS nắm đượ c 2 loại hiđrocacbon no thườ ng

gặ p.  Hot đng 2. Tìm hi ể u v ề dãy đồng đẳng c ủa ankan  - GV: Nêu công thức phân tử của metan? - HS tr ả lờ i: CH4.- GV: Lậ p công thức 5 chất là đồng đẳng liêntiế pcủa metan? - HS lậ p công thức 5 chất là đồng đẳng củaCH4.- Viết công thức chung cho cả dãy chất này?

- HS lậ p công thức chung cho cả dãy.- GV thông báo: metan và các chất đồng đẳngcủa nó lập thành dãy đồng đẳng của metan cótên gọi chung là ankan hoặc parafin. - GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 (139 –  SGK).- HS làm bài tập củng cố. - GV giới thiệu mô hình phân tử butan gợi ýđể HS thấy: Trong phân tử ankan chỉ có cácliên kết đơn C –  H và C  –  C. Mỗi nguyên tửC tạo được 4 liên kết hướng từ nguyên tử C(nằm ở tâm của hình tứ diện) về 4 đỉnh củahình tứ diện với các góc liên kết khoảng109,50. Vì vậy các nguyên tử C trong phân tửankan (trừ C2H6) không cùng nằm trên mộtđường thẳng. - HS quan sát mô hình. 

I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN1. Đồng đẳng

- CTTQ: CnH2n+2 (n  N*).- Metan và đồng đẳng của nó lập thành dãyđồng đẳng của  metan gọi là ankan hay

 parafin. 

 Hot đng 3. Vi ết đồng phân c ủa ankan  - GV tổ chức cho HS viết CTCT của các chất

có CTPT: CH4, C2H6, C3H8 và C4H10, C5H12.- HS viết đồng phân.- Đối với các ankan, có phải ankan nào cũngcó đồng phân cấu tạo không? - HS tr ả lờ i.-  Nhận xét về mạch cacbon và đặc điểm cácliên k ết trong phân tử ankan? - HS nhận xét.- Ankan có những loại đồng phân nào?

- HS tr ả lờ i.- GV tổng kết. - GV gợi ý HS dựa vào các cấu tạo yêu cầu

2. Đồng phân

a. Đồng phân m ch cacbon- Chỉ  từ  C4  tr ở   lên, các ankan mới có đồng

 phân.- Ankan có đồng phân mạch cacbon.- Ankan là hiđrocacbon mạch hở , phân tử chỉ chứa liên k ết đơn. b. B ậc c ủa cacbon

Bậc của một nguyên tử C ở  phân tử ankan bằng số nguyên tử C liên k ết tr ực tiế p vớ i nó.

Page 32: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 32/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

32

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngHS nêu khái niệm ankan. - HS nêu khái niệm ankan.- GV nêu khái niệm bậc của cacbon và hướ ngdẫn HS tìm hiểu ví dụ cụ thể.

- HS nắm đượ c khái niệm bậc cacbon.- GV tổ  chức cho HS xác định bậc củacacbon trong một số cấu tạo đã viết.- HS vận dụng.- GV liên hệ  vớ i hiện tượng ngã ba, ngã tưtrong thực tế.

 Hot đng 4. Danh pháp  - GV tổ chức cho HS tìm hiểu bảng 5.1 (137).- HS tìm hiểu bảng.

- GV: qua tìm hiểu bảng hãy nêu cách gọi têncác ankan mạch không phân nhánh?- HS tr ả lờ i.- GV hướ ng dẫn HS các cách nhớ   tên của 9ankan không nhánh có từ 2 đến 10C.- HS nhớ  tên của một số ankan mạch thẳng.- GV thông báo: Phân tử  ankan khi mất 1nguyên tử H tạo thành gốc ankyl. Tên gọi củagốc ankyl không phân nhánh đượ c gọi theotên của ankan nhưng đổi đuôi “an” thành đuôi“yl”. - GV: lậ p công thức chung cho các nhómankyl?- HS lậ p công thức.- GV giớ i thiệu cụ thể các bướ c gọi tên ankan

 phân nhánh và lấy ví dụ minh hoạ.- HS nắm được các bướ c gọi tên ankan mạchnhánh.- GV lưu ý HS cách gọi tên trong trườ ng hợ  p

có nhiều nhánh giống nhau và khác nhau.- HS nắm đượ c các chú ý.- GV tổ  chức cho HS vận dụng gọi tên cácankan mạch nhánh có từ 1 đến 5C.- HS vận dụng gọi tên.- GV bổ sung cho HS cách gọi tên thườ ng vàcho HS gọi tên thườ ng của một số ankan.- HS vận dụng gọi tên.- GV cho tên gọi. Yêu cầu HS viết công thức

cấu tạo của chất ứng vớ i tên gọi đó. - HS viết CTCT. 

II. DANH PHÁP1. Phần nền

Et 2, but 4, prop 3Pent 5, hex 6, 7 là heptan

Thứ 8 tên gọi octan Nonan thứ 9, đecan thứ 10

hoặc:Mẹ em phải bón phân hóa học ở  ngoài đồng.

Tên ankan không phân nhánh = phần nền +an

2. Tên nhóm ankyl- Tên nhóm ankyl = phần nền + “yl”. - Công thức của nhóm ankyl: CnH2n+1.

3. Cách gọi tên ankan mạch nhánh- Bướ c 1: Chọn mạch chính là mạch C dàinhất và có nhiều nhánh nhất.- Bước 2: Đánh số  thứ  tự  C thuộc mạchchínhtừ phía gần nhánh hơn sao cho tổng chỉ số mạch nhánh là nhỏ nhất.- Bướ c 3: Gọi tên ankan phân nhánh: Tênankan = số chỉ vị trí mạch nhánh + tên nhánh

(tên nhóm ankyl) + tên mạch chính.Chú ý:

- N ế u trong phân t ử   ankan có nhiề u nhánh

khác nhau thì phải g ọi tên nhánh theo thứ  t ự  vần chữ   cái; số   chỉ   của nhánh nằ m ngay

trướ c tên nhánh.

- N ế u phân t ử   ankan có nhiề u nhánh giố ng

nhau thì liệt kê số   chỉ   của t ấ t cả  các nhánh

 giố ng nhau r ồi thêm trướ c tên nhánh các t ừ  

 số  đế m để  chỉ  số  nhánh giố ng nhau.- Giữ a số   và chữ  ngăn cách nhau bằ ng d ấ u“-“; giữ a số  với nhau thì ngăn cách bằ ng d ấ u

Page 33: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 33/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

33

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng“,”. + N ế u ankan chỉ  có 1 nhánh  – CH 3 nằ m ở  vị trí C số   2 thì thay 2  –   metyl trong tên g ọi

quố c t ế   bằng “Iso”. Tên mạch chính đượ c

tính vớ i cả C ở  nhánh.

+ N ế u ankan có 2 nhánh  – CH 3nằ m ở  vị trí C

 số  2 thì thay 2,2 - đimetyl bằng “Neo”. Têncủa mạch chính cũng đượ c tính vớ i cả C của

nhánh.  Hot đng 5. Luyện tập, củng cố và nhắc nh  - GV tổ  chức cho HS làm bài tậ p 1, 3, 5(139/SGK).- HS làm bài tậ p.

- GV cho cả  lớ  p viết CTCT và gọi tên cácankan có CTPT là C6H14.- HS viết cấu tạo, gọi tên C6H14.- GV nhắc nhở  HS:

+ Ôn tậ p nội dung bài học.+ Làm bài tậ p.+ Chuẩn bị phần tính chất hóa học và điều

chế.- HS ghi bài về nhà. 

Page 34: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 34/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

34

Tiết số 47

BI 34. ANKAN: CẤU TRÚC PHÂN TỬ  VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thứ c

a. Học sinh biết: - Liên kết trong phân tử ankan đều là liên kết xicma, trong đó nguyên tử C ở trạng thái lai hoásp3.- Cấu dạng bền và kém bền cảu ankan. - Một số tính chất vật lí của ankan. 

 b. Học sinh hiểu: - Phân tử ankan có cấu tạo mạch hở. Trừ trường hợp C2H6 có mạch C thẳng, các trường hợpkhác đều có dạng mạch gấp khúc. - Sự biến thiên tính chất vật lí của ankan phụ thuộc số nguyên tử C trong phân tử. 

2. Về kĩ  năng 

Viết cấu dạng bền và cấu dạng không bền của ankan. 3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.

- Mô hình của một số phân tử ankan. - Xăng, mỡ bôi trơn động cơ, nước cất, cốc thuỷ tinh. 

2. Chuẩn bị của học sinhÔn tập: 

- Công thức cấu tạo của các ankan. - Cách gọi tên ankan. 

III. TRỌNG TÂM 

Tính chất vật lí của ankan.

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHNH 

- Đàm thoại, gợi mở. - Nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Ki ểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS lên bảng: viết CTCT, gọi têncác ankan có CTPT C3H8, C4H10, C5H12.- HS lên bảng.- GV gọi HS đứng tại chỗ nêu: cách gọi tên

ankan mạch thẳng, cách gọi tên ankan mạch phân nhánh.- HS đứng tại chỗ tr ả lờ i.

Page 35: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 35/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

35

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV gọi HS nhận xét bài viết CTCT, gọi tên.- HS nhận xét.- GV tổng k ết, cho điểm. 

 Hot đng 2. Tìm hi ể u s ự  hình thành liên k ế t trong phân t ử  ankan  

- GV: viết cấu hình e của nguyên tử  6C và biểu diễn sự phân bố e trên các obitan lượ ngtử?- HS viết cấu hình e.- GV giớ i thiệu: Trong phân tử ankan, nguyêntử C ở  tr ạng thái lai hoá sp3. 4 obitan lai hoácủa C đều có chứa e độc thân.- Quan sát hình 5.1, mô tả sự hình thành liênk ết trong phân tử CH4 và C2H6?

- HS tr ả lờ i.- Em hãy rút k ết luận về  các liên k ết trong

 phân tử ankan?- HS tr ả lờ i.- GV k ết luận.

I. CẤU TRÚC PHÂN TỬ  ANKAN1. Sự  hình thành liên k ết trong phân tử  

ankan- Tr ạng thái lai hoá của nguyên tử  C: cácnguyên tử C trong phân tử ankan đều ở  tr ạngthái lai hoá sp3.

- Loại liên k ết: đều là liên k ết .- Góc liên k ết: đều bằng 109028’. - Mỗi nguyên tử C ở  tâm của hình tứ diện và

4 đỉnh là các nguyên tử C hoặc H.

 Hot đng 3. Tìm hi ể u v ề c ấ u trúc không gian c ủa ankan  - GV hướ ng dẫn HS quan sát hình 5.2 (140 –  SGK).- HS quan sát mô hình.- GV: em có nhận xét gì về  mạch cacbontrong phân tử ankan?- HS tr ả lờ i.- GV viết cấu dạng che khuất và cấu dạng xenk ẽ của C2H6.- HS quan sát cách viết các cấu dạng.- GV thông báo:

+ Các nhóm nguyên tử  liên k ết vớ i nhau bở i liên k ết đơn C –  C có thể quay tương đốitự do xung quanh tr ục liên k ết đó. 

+ Cấu dạng xen k ẽ bền hơn cấu dạng chekhuất.

+ Các cấu dạng luôn luôn chuyển đổi chonhau, không thể  cô lậ p riêng từng cấu dạngđượ c.

2. Cấu trúc không gian của ankana. Mô hình phân t ử  - Mô hình r ỗng.- Mô hình đặc.b. C ấ u d ng- Có cấu dạng xen k ẽ và cấu dạng che khuất.- Cấu dạng xen k ẽ  bền hơn cấu dạng chekhuất.

Ho t đng 4. Tìm hi ể u tính ch ấ t v ật líc ủa ankan- GV cho HS quan sát bảng 5.2 (141 - SGK).- HS quan sát bảng.- Em có nhận xét gì về  tr ạng thái tồn tại, sự 

 biến đổi của nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôivà khối lượ ng riêng của ankan?- HS nhận xét.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ1. Nhi ệt đ nóng ch ảy, nhi ệt đ sôi v

kh ối lượ ng r iêng

- Từ C1 đến C4 là chất khí; C5 đến C17 là chấtlỏng; từ C18 tr ở  lên là chất r ắn.- tnc, ts và d tăng khi M tăng. 

Page 36: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 36/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

36

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV giớ i thiệu: xăng là hỗn hợ  p cáchiđrocabon trong đó có ankan. GV cho HSquan sát hiện tượng cho xăng vào nướ c vàcho mỡ   bôi trơn vào xăng. 

- HS quan sát hiện tượ ng.- GV: Em hãy nêu hiện tượng quan sát đượ c?- HS tr ả lờ i.- GV hướ ng dẫn để HS rút ra nhận xét về tínhtan của ankan.- GV bổ sung và tổng k ết. 

2. Tính tan , màu vàmùi

Tất cả các ankan đều nhẹ hơn nướ c, khôngtan trong nước nhưng tan nhiều trong cácdung môi hữu cơ. 

Ho t đng 5. C ủng c ố  vàluy ện t ập- GV nhắc lại những kiến thức tr ọng tâm của

 bài:

+ Phân tử ankan chỉ có liên k ết xicma bền.+ Một số  tính chất vật lí của ankan như

nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượ ngriêng và mùi của ankan phụ  thuộc vào số Ctrong phân tử ankan.- HS nắm lại các kiến thức tr ọng tâm.- GV tổ chức cho HS làm một số bài tậ p: 2, 3,4, 5 (142 và 143 –  SGK).- HS làm bài tậ p.- GV nhắc nhở  HS:

+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p.+ Chuẩn bị nội dung bài 35.

- HS ghi bài về nhà.

Page 37: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 37/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

37

Tiết số 48 

BI 35. ANKAN: TNH CHẤT HOÁ HỌC, ĐIỀU CH VÀ Ứ NG DNGI. MC TIÊU 

1. Về kiến thức 

a. Học sinh biết:- Phương pháp điều chế ankan.- Ứ ng dụng của ankan.

 b. Học sinh hiểu:- Tính chất hoá học của ankan do đặc điểm liên k ết trong phân tử ankan quyết định.- Ankan có phản ứng tách, phản ứng thế và phản ứng oxi hoá.- Cơ chế phản ứng thế halogen vào phân tử ankan.

2. Về kĩ năng Thông qua bài học, học sinh đượ c rèn luyện các kĩ năng: 

- Học sinh biết viết các phương trình phản ứng minh hoạ tính chất hoá học của ankan.- Viết phương trình phản ứng điều chế ankan.

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực:

- Hứng thú học tậ p bộ môn Hóa học.- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở  phân tích khoahọc.

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.

- Các phản ứng minh hoạ tính chất hoá học của ankan.2. Chuẩn bị của học sinhÔn tậ p:

- Đặc điểm của liên k ết trong phân tử ankan.- Cấu trúc ankan.

III. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Đàm thoại, gợ i mở .- Nêu vấn đề.

IV. TR ỌNG TÂM

- Tính chất hoá học.- Các phản ứng điều chế.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS đứng tại chỗ  cho biết các liênk ết trong phân tử ankan và đặc điểm của cácliên k ết đó?- HS tr ả lờ i.- GV nêu vấn đề: đặc điểm liên k ết đó có ảnhhưở ng thế  nào đến tính chất hoá học của

Page 38: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 38/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

38

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngankan?- HS tr ả lờ i.- GV bổ  sung: Phân tử  ankan ở   điều kiệnthường trơ về mặt hoá học nhưng ở  nhiệt độ 

cao và có xúc tác ankan dễ tham gia vào các phản ứng hơn. Các phản ứng đặc trưng củaankan là phản ứng thế, phản ứng tách và phảnứng oxi hoá.

 Hot đng 2. Tìm hi ể u v ề ph ản ứ ng th ế  - GV hướ ng dẫn HS: ankan có thể  tham gia

 phản ứng thế vớ i halogen bằng cách thay thế dần từng nguyên tử  H bằng nguyên tử halogen.

- HS nắm đượ c cách viết phản ứng thế halogen.- GV nêu điều kiện phản ứng thế vớ i Cl2 vàBr 2.- HS nắm được điều kiện của phản ứng thế.- GV lấy ví dụ phản ứng của CH4 vớ i Cl2.- HS theo dõi ví dụ.- Viết phản ứng của propan vớ i Cl2  (tỉ  lệ 1:1)?- HS viết phương trình. - GV thông báo về  tỉ  lệ  % của 2 sản phẩm(43% và 57%), gọi HS xác định sản phẩmchính.- HS xác định sản phẩm chính.- GV tổng k ết.- GV trình  bày cơ chế  của phản ứng thế halogen vào ankan: cơ chế gốc –  dây chuyền.- HS nắm được cơ chế của phản ứng thế.- Từ  cơ chế  của phản ứng hãy giải thích tại

sao khi thế Cl2 vào C2H6 trong sản phẩm sinhra có cả C4H10?- HS giải thích.- GV thông báo thêm: Clo thế H ở  C các bậckhác nhau. Brom hầu như chỉ  thế H ở  C bậccao. Flo phản ứng mãnh liệt nên phân huỷ ankan thành C và HF. Iot quá yếu nên không

 phản ứng vớ i ankan.

I. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC1. Phản ứ ng thế 

- Điều kiện: + Cl2: as; + Br 2: t0.

CnH2n+2 + X2as→ HX + CnH2n+1X

- Sản phẩm chính: thế nguyên tử H ở  C bậccao. 

Ho t đng 3. Tìm hi ể u v ề ph ản ứ ng tách

- GV hướ ng dẫn HS điều kiện và cách viếtcủa phản ứng tách.- HS nắm điều kiện và cách viết.

2. Phản ứ ng tách (bẻ gẫy liên k ết C  –  H,C –  C)a. Ph ản ứ ng tách

Page 39: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 39/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

39

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV viết phản ứng tách H2 từ C2H6.- HS viết phản ứng.- GV yêu cầu HS vận dụng viết phản ứngtách H2từ propan và n –  butan.

- GV lưu ý HS: trong quá trình tách H2  từ ankan, sản phẩm chính là sản phẩm tách Hcủa các C bậc cao. Quá trình tách H2 ở  trên làsự bẻ gẫy liên k ết C –  H.- GV yêu cầu HS viết phản ứng tách H2  từ ankan tổng quát.- HS viết phản ứng tổng quát.- GV bổ  sung: ngoài bẻ  gẫy liên k ết C  –   Htrong điều kiện phản ứng như trên liên kết C

 –  C cũng có thể bị bẻ gẫy.- GV giải thích căckinh.- GV viết phương trình phản ứng căckinh củan –  butan.- GV: em có nhận xét gì về cách viết và sản

 phẩm của các phản ứng crăckinh?- HS nhận xét.- GV hướ ng dẫn HS viết phương trìnhcrăckinh dạng tổng quát.- HS viết phản ứng tổng quát.- GV bổ sung điều kiện tồn tại của các chất.- Những ankan thoả mãn điều kiện nào thì bị crăckinh?- HS: tr ả lờ i.- Viết phản ứng cr ăckinh của C3H8 và C5H12.- HS viết phương trình. 

- Điều kiện: nhiệt độ (5000c) và các chất xúctác (Al2O3, Fe, Pt…). - Cách viết phản ứng: 2 nguyên tử H gắn ở  2nguyên tử C liền k ề bị tách và tạo ra một liên

k ết  giữa 2 nguyên tử C đó. - Phản ứng tổng quát:

CnH2n+2 xt,t  CnH2n + H2 

b. Ph ản ứng crăkinh 

CnH2n+2t,p,xt CxH2x+2 + CyH2y 

(x  2; n  1)

Ho t đng 4. Tìm hi ể u ph ản ứ ng oxi hóa- GV gọi HS viết phương trình phản ứng đốtcháy CH4.

- HS viết phản ứng.- GV bổ  sung: không chỉ  CH4  mớ i có phảnứng đốt cháy mà các ankan khác cũng dễ dàng bị  oxi hoá hoàn toàn. Sản phẩm thuđượ c của quá trình đốt cháy là CO2 và H2O.Phản ứng đốt cháy ankan có toả nhiều nhiệtvì vậy ankan thường được dùng để làm nhiênliệu.- Viết phương trình phản ứng đốt cháy C2H6 

và ankan tổng quát?- HS viết phương trình. - Em hãy so sánh số mol CO2  và H2O đượ c

3. Phản ứ ng oxi hóa

CnH

2n+2 +

3+12

 O2

t

→ nCO

2 + (n + 1)H

2O

- Đốt cháy ankan cho:

{ nCO < nHOnHO nCO = naka 

- Nếu đốt cháy 1 hiđrocacbon cho nCO <nHO thì hiđrocacbon đó thuộc loại ankan.

- Nếu đốt cháy 1 hỗn hợp các hiđrocacboncho nCO < nHO  thì hỗn hợp đó chắc chắn

có chứa ankan. 

Page 40: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 40/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

40

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngtạo thành trong phản ứng đốt cháy ankan?- HS nhận xét.- GV: nếu quá trình đốt cháy không có đủ oxithì sự oxi hoá sẽ diễn ra không hoàn toàn tạo

CO2, CO, C…. Đặc biệt khi có xúc tác thíchhợ  p thì có thể thể tạo ra nhiều dẫn xuất chứaoxi.- GV cung cấ p:

CH4 + O2t,xt  HCHO + H2O

C4H10 + 2,5O2M  2CH3COOH + H2O 

Ho t đng 5. Tìm hi ểu các phương pháp điều ch ế  vàs ản xu ấ t ankan- GV giớ i thiệu cho HS các phương pháp điều

chế ankan trong CN và trong PTN.- HS nắm các cách điều chế ankan. 

II. ĐIỀU CH 

1. Trong phng thí nghiệm - Dùng phản ứng vôi tôi xút:

CH3COONa + NaOHCaO,t  CH4 + Na2CO3 

CnH2n+1COONa + NaOHCaO,t  CnH2n+2 +

 Na2CO3 - Thuỷ phân Al4C3:

Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4 2. Trong công nghiệp 

- Chưng cất phân đoạn dầu mỏ.

- Tách từ khí thiên nhiên, khí mỏ dầu. Ho t đng 6. Tìm hi ể u ứ ng d ụng c ủa ankan- Dựa vào sơ đồ  trang 146 (SGK), nêu cácứng dụng của ankan?- HS quan sát sơ đồ, nêu ứng dụng.- GV cung cấ p các thông tin thực tế  về ứngdụng của ankan như: Ankan từ  C1  đến C4 được dùng làm khí đốt, khí hoá lỏng; ankantừ C5 đến C20 dùng làm xăng, dầu cho động

cơ, dung môi, đun nấu; ankan từ C20  tr ở   lêndùng làm dầu bôi trơn, chống gỉ, sáp phathuốc mỡ ; nến, giấy nến, giấy dầu. 

III. Ứ NG DNG- Làm nhiên liệu.- Làm nguyên liệu.

Ho t đng 7. C ủng c ố , luy ện t ập vàgiao bài v ề nhà 

- GV nhắc HS:+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p.+ Chuẩn bị nội dung bài xicloankan.

- HS ghi bài về nhà. 

Page 41: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 41/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

41

Tiết số 49

BI 36. XICLOANKAN

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức 

a. Học sinh biết:- Khái niệm về xicloankan.- Các loại đồng phân của xicloankan.- Tên gọi xicloankan.- Các tính chất vật lí và tính chất hoá học của xicloankan.- Điều chế và ứng dụng của ankan.

 b. Học sinh hiểu:- Xicloankan chỉ chứa liên k ết đơn trong phân tử nên có những tính chất hoá học giống ankan.- Do xicloankan có mạch vòng nên các xicloankan có vòng nhỏ do có sức căng vòng nên có

 phản ứng cộng mở  vòng.

2. Về kĩ năng Thông qua bài học, học sinh đượ c rèn luyện các kĩ năng: 

- Viết công thức cấu tạo, gọi tên xicloankan.- Viết phương trình phản ứng hoá học minh hoạ tính chất hoá học của xicloankan.

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án.- Tranh vẽ mô hình một số xicloankan.- Bảng tính chất vật lí của một số xicloankan.

2. Chuẩn bị của học sinh- Ôn tậ p cấu trúc phân tử chất hữu cơ. - Ôn tậ p tính chất hoá học của ankan.

III. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Nêu vấn đề.- Đàm thoại, gợ i mở .- Quy nạ p.

IV. TR ỌNG TÂM

- Đồng phân, danh pháp của xicloankan.- Tính chất hoá học của xicloankan.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Kiểm tra bài cũ 

- GV gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ: + HS1: bài 3 (147).+ HS2: nêu các tính chất hoá học chung

Page 42: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 42/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

42

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngcủa anlkan. Viết các phương trình phản ứngminh hoạ.

+ HS3: Nêu các phương pháp điều chế ankan. Viết phương trình phản ứng điều chế 

C2H6?- HS lên bảng.- GV gọi HS nhận xét.- GV tổng k ết và cho điểm.

 Hot đng 2. Tìm hi ể u v ề c ấ u trúc c ủa xicloankan  - GV giớ i thiệu cấu trúc một số  xicloankanmạch không nhánh:

C3H6  C4H8  C5H10  C6H12 

- HS quan sát mô hình phân tử  một số xicloankan mạch không phân nhánh.- GV: Nêu khái niệm về xicloankan?- HS tr ả lờ i.- GV giớ i thiệu: tuỳ  thuộc số vòng có trong

 phân tử xicloankan mà chia xicloankan thành2 loại là monoxicloankan (chỉ có 1 vòng) và

 polixicloankan (có nhiều vòng).- GV: Em hãy nêu công thức tổng quát củamonoxicloankan?- HS lậ p công thức tổng quát của cácmonoxicloankan.- GV: Quan sát mô hình r ỗng, nêu điểm khácnhau trong cấu trúc của xiclopropan vàxicloankan còn lại?- HS tr ả lờ i.- GV tổng k ết: Xicloankan là nhữnghiđrocacbon no mạch vòng. Tr ừ xiclopropan,

ở   phân tử  các xicloankan các nguyên tử  Ckhông nằm trong cùng một mặt phẳng.

I. CẤU TRÚC, ĐỒNG PHÂN, DANHPHÁP

1. Cấu trúc phân tử  một số xicloankan- Xicloankan là những hiđrocacbon no mạch

vòng.- Công thức tổng quát của monoxicloankan:CnH2n (n ≥ 3). - Xiclopropan có dạng vòng phẳng, cácxicloankan còn lại có các nguyên tử C khôngnằm trên cùng mặt phẳng.

H ot đng 3. Tìm hi ể u v ề đồng phân vàcách g ọi tên xicloankan  - GV gọi HS viết công thức cấu tạo củaxicloankan C3H6, C4H8 và C5H10.- HS viết công thức cấu tạo.- GV: Từ các CTCT đã biết hãy nêu các loạiđồng phân của monoxicloankan?- HS tr ả lờ i.

- GV gọi tên các đồng phân của C5H10 mà HSđã viết.- HS theo dõi cách gọi tên.

2. Đồng phân và cách gọi tên củamonoxicloankan- Monoxicloankan có đồng phân mạch vòngvà đồng phân mạch nhánh.- Tên = Số  chỉ  vị  trí nhánh + Tên nhánh +Xiclo + Tên mạch chính + An.

Page 43: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 43/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

43

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV: Em hãy nêu cách gọi tênmonoxicloankan?- HS tr ả lờ i.- HS vận dụng gọi tên các xicloankan trong

SGK.- GV bổ  sung: đối với các xicloankan đơngiản thì mạch chính thường đượ c chọn làmạch vòng. Khi đánh số C thuộc mạch chínhcần chú ý để  tổng chỉ  số mạch nhánh là nhỏ nhất.

 Hot đng 4. Tìm hi ể u tính ch ấ t v ật líc ủa xicloankan  - GV giớ i thiệu bảng 5.3 (149 - SGK). Quansát bảng và nêu các tính chất vật lí của

xicloankan?- HS quan sát bảng và tr ả lờ i.- GV bổ sung và k ết luận.

II. TÍNH CHẤT1. Tính chất vật lí

- Theo chiều tăng của M, nhiệt độ nóng chảy,khối lượ ng riêng và nhiệt độ  sôi của cácmonoxicloankan tăng. - Không màu, không tan trong nướ c, tantrong các dung môi hữu cơ. 

 Hot đng 5. Tìm hi ể u các tính ch ấ t hoá h ọc c ủa xicloankan  - GV: so sánh đặc điểm cấu tạo của ankan vàxicloankan?- HS so sánh.- GV thông báo: do có những điểm giống vàkhác nhau trong cấu tạo nên ankan vàxicloankan có điểm giống và khác nhau trongtính chất hoá học.- GV: giống như ankan, xicloankan cũng cócác phản ứng thế và oxi hoá.- GV gọi 2 HS lên bảng viết các phương trình

 phản ứng:+ HS1: C5H10 + Cl2; C6H12 + Br 2 + HS2: C6H12 + O2 và phản ứng đốt cháy

xicloankan tổng quát.- HS lên bảng viết phương trình. - GV yêu cầu hs nhận xét đặc điểm của phảnứng đốt cháy xicloankan?- HS nhận xét.- GV: xiclopropan và xiclobutan ngoài các

 phản ứng ở   trên còn có phản ứng cộng mở  vòng.- GV giải thích nguyên nhân: trong phân tử 

xicloankan, các nguyên tử C đều ở  tr ạng tháilai hoá sp3 nên các góc liên k ết đều có giá tr ị 109028’. Đối vớ i xiclopropan và xiclobutan

2. Tính chất hoá họca. Ph ản ứ ng cháy vàph ản ứ ng th ế  

(tương tự ankan)

+ Cl2 as→  + HClcloxiclopentan

+ Brt→  + HBrBromxiclohexan

CnH2n +

 

3

2O2 

t

→ nCO2 + nH2O

b. Ph ản ứ ng c ng m   vòng c ủa xicloankancó vòng 3 ho ặc 4 c nh- Xicloankan vòng 3 cạnh có thể  cộng mở  vòng vớ i H2, HBr, H2O, nướ c Br 2.- Xicloankan vòng 4 cạnh chỉ  có phản ứngcộng mở  vòng vớ i H2.- Xicloankan có vòng 5 cạnh tr ở   lên khôngtham gia phản ứng cộng mở  vòng.

Cl

Cl

Page 44: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 44/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

44

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảnggóc này bị  ép lại chỉ  còn 600 và 900  nên cósức căng vòng lớ n. Các liên k ết C –  C tr ở  nênkém bền vì vậy sẽ có phản ứng cộng mở  vòng

 phá vỡ  liên k ết C –  C.

- GV hướ ng dẫn HS cách viết phản ứng cộngmở  vòng đối vớ i xiclopropan:

+ H2  CH3-CH2- CH3 (propan)

+ Br 2  BrCH2  –  CH2  –  CH2Br(1,3 –  đibrompropan)

+ HBr   CH3  –  CH2  –  CH2Br(1 – Brompropan)

- HS nắm đượ c cách viết phản ứng cộng mở  vòng của xiclopropan.- GV gọi HS đọc tên sản phẩm.- HS nắm đượ c tên gọi của các sản phẩm.- GV lưu ý HS: xiclobutan chỉ  có phản ứngcộng mở   vòng vớ i H2. Em hãy viết phươngtrình phản ứng?- HS viết phản ứng.

- GV nhấn mạnh: xicloankan có vòng từ  5đến 6 cạnh tr ở   lên không có phản ứng cộngmở  vòng trong những điều kiện như trên. 

 Hot đng 6 . Tìm hi ểu cách điều ch ế  và ứ ng d ụng c ủa xicloankan  - GV giớ i thiệu các phương pháp điều chế xicloankan.- HS nắm được phương pháp điều chế xicloankan.- GV: Nêu các ứng dụng của xicloankan?

- HS tr ả lờ i.- GV tổng k ết.

III. ĐIỀU CH VÀ Ứ NG DNG1. Điều chế 

- Tách tr ực tiế p từ  quá trình chưng cất dầumỏ.- Điều chế từ ankan bằng phản ứng tách H2.

CH3[CH2]4CH3  t,xt   + H2

2. Ứ ng dụng- Làm nhiên liệu.- Làm dung môi.- Làm nguyên liệu điều chế các chất khác.

 Hot đng 6 . Luy ện t ập, c ủng c ố  vàgiao bài v ề nhà 

- GV tổ  chức cho HS làm bài tậ p 1 (150 -SGK) và viết công thức cấu tạo, gọi tên cácxicloankan có công thức phân tử C6H12.

- HS vận dụng.- GV nhắc HS: học lí thuyết, làm bài tậ ptrong phiếu, chuẩn bị nội dung bài luyện tậ p.

          C  Ni

080,

Page 45: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 45/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

45

PHIU BÀI TẬP

DẠNG 1. BÀI TẬP VỀ PHN Ứ NG TH 

Bài 1. Cho 6g etan phản ứng hết với Clo thu đượ c 12,9g dẫn xuất clo B. Tìm công thức phântử của B?

Bài 2. Khi cho Br 2 tác dụng với 1 hidrocacbon thu đượ c 1 dẫn xuất brom duy nhất có tỉ khốihơi so vớ i không khí bằng 5,207. Tìm công thức phân tử hidrocacbon?Bài 3. K hi clo hóa metan thu đượ c một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối lượ ng. Tìmcông thức của sản phẩm?

DẠNG 2. BÀI TẬP VỀ PHN Ứ NG CHÁY

Loại 1. Xác định dãy đồng đẳng

Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 hiđrocacbon A và B thuộc cùng dãy đồng đẳng đượ c8,8g CO2 và 5,04g hơi nước. Tìm dãy đồng đẳng của A và B.Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn một hidrocacbon X bằng lượ ng oxi vừa đủ r ồi dẫn sản phẩm cháy

sinh ra đi qua dung dịch axit H2SO4 đặc dư thấy thể tích khí giảm hơn một nửa. Xác định dãyđồng đẳng của X.Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon A thu đượ c CO2 và hơi nướ c có tỉ lệ thể tích tươngứng là 2 : 3. A thuộc dãy đồng đẳng nào?Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon B thu đượ c CO2 và hơi nướ c có tỉ lệ khối lượng tươngứng là 44 : 27. B thuộc dãy đồng đẳng nào?

Loại 2. Tìm công thứ c phân tử  và thành phần hỗn hợ p

Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam một hiđrocacbon A thu đượ c 32,8 gam hỗn hợ  p CO2 vàH2O. Tìm CTPT của A.

Bài 2. Đốt cháy hoàn toàn 2,85 gam hai ankan A, B hơn kém nhau 2 nguyên tử  cacbon, thuđượ c 8,36 gam khí CO2. Tìm CTPT của A, B và  thể tích.Bài 3. Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A thu đượ c 17,6 gam CO2 và 0,6 mol H2O. Xácđịnh CTPT, viết công thức cấu tạo và gọi tên A.Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 19,2 gam hỗn hợ  p 2 ankan k ế tiế p trong dãy đồng đẳng thu đượ c14,56 lít CO2 (0oC, 2atm).

1. Tính thể tích hỗn hợp 2 ankan (đkc). 2. Tìm CTPT, CTCT của 2 ankan.

Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 2 lít hỗn hợp khí hai hiđrôcacbon A, B cùng dãy đồng đẳng cần 10

lít O2 thu đượ c 6 lít CO2 (các khí đo ở  đktc). 1. Xác định dãy đồng đẳng của 2 hiđrôcacbon. 2. Tìm công thức phân tử của A, B nếu trong hỗn hợp đầu VA = VB.

Bài 6. Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lit hỗn hợ  p CH4 và C2H6 thu đượ c 8,96 lit CO2 (thể tích cáckhí đều được đo ở  đktc). 

1. Viết phương trình phản ứng.2. Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp đầu.

Page 46: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 46/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

46

Tiết số 50

BI 37. LUYỆN TẬP: ANKAN VÀ XICLOANKAN 

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức 

a. Học sinh biết:- Công thức chung, đồng đẳng, đồng phân, tên gọi và đặc điểm cấu tạo của xicloankan.- So sánh sự giống và khác nhau về cấu tạo và tính chất cảu xicloankan vớ i ankan.- Cách điều chế và ứng dụng của xicloankan.

 b. Học sinh hiểu:Ankan và xicloankan mặc dù đều là hiđrocacbon no nhưng tính chất của chúng có sự 

khác biệt là do cấu trúc phân tử của ankan và xicloankan có điểm khác nhau.2. Về kĩ năng Thông qua bài học, học sinh đượ c rèn luyện các kĩ năng: 

- Viết công thức cấu tạo, gọi tên ankan.

- Viết các phương trình phản ứng.- Giải bài toán đốt cháy ankan.

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án.- Phiếu bài tậ p.- Bảng phụ so sánh ankan và xicloankan.

2. Chuẩn bị của học sinh- Ôn tậ p lại các kiến thức về ankan và xicloankan.- Chuẩn bị nội dung bài luyện tậ p.- Lập đượ c bảng so sánh danh pháp, cấu trúc, tính chất vật lí, tính chất hoá học, điều chế vàứng dụng của ankan và xicloankan.

III. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Đàm thoại, gợ i mở .- Hoạt động nhóm nhỏ.

IV. TR ỌNG TÂM

So sánh điểm giống và khác nhau trong tính chất hoá học giữa ankan và xicloankan.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. H ệ th ố ng líthuy ế t  - GV đưa sơ đồ  câm, yêu cầu HS các nhómthảo luận và điền các nội dung còn thiếu vào

sơ đồ. (cuối bài).- GV tổ  chức cho các nhóm HS trình bàynhững kiến thức lí thuyết cần nắm về  ankan

I. LÍ THUYT

Page 47: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 47/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

47

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngvà xicloankan.- GV nhận xét và bổ  sung một số  kiến thứctr ọng tâm về tính chất hoá học của ankan vàxicloankan.

 Hot đng 2. Làm bài t ập v ề ph ản ứ ng th ế  - GV tổ chức cho HS làm các bài tậ p SGK.- HS làm và chữa bài tậ p trong SGK.- GV tổ chức cho HS làm bài tậ p trong phiếu

 bài tậ p.- HS làm bài.- GV tổng k ết.

II. BÀI TẬP

 Hot đng 3. Nh ắc nh   vàgiao bài v ề nhà 

- GV nhắc HS:

+ Ôn tậ p lí thuyết về ankan và xicloankan.+ Hoàn thành bài tậ p trong phiếu bài tậ p.+ Chuẩn bị nội dung bài thực hành.

- HS ghi bài về nhà.

ANKAN XICLOANKANCTTQ CnH2n+ 2 : n  1 Cm H2m : m  3

Cấu trúc

- Mạch hở , chỉ có liên k ết đơn C –  C.- Mạch C tạo thành đườ ng gấ p khúc(tr ừ trườ ng hợ  p C2H6).

- Mạch vòng, chỉ có liên k ết đơn C –  C.- Tr ừ  C3H6  (mạch C phẳng), các

nguyên tử C trong phân tử xicloankankhông cùng nằm trên một mặt phẳng.

Danh pháp

- Tên gọi = Số  chỉ  nhánh + Tênnhánh + Tên mạch chính + An.- Tên gọi có đuôi an. 

- Tên gọi = số chỉ nhánh + tên nhánh +xiclo + tên mạch chính + an.- Tên gọi có đuôi an và tiếp đầu ngữ xicloankan.

Tính chấtvật lí

C1 - C4: Thể khít0

nc, t0s, khối lượng riêng tăng theo phân tử  khối nhưng nhẹ  hơn nướ c,không tan trong nướ c.

C3 -  C4: Thể khít0

nc, t0s, khối lượng riêng tăng theo phân tử  khối nhưng nhẹ hơn nướ c vàcũng không tan trong nướ c.

Tính chấthoá học

- Phản ứng thế.

- Phản ứng tách, phản ứng crăking. - Phản ứng oxi hoá.K ết luận: ở   điều kiện thườ ng ankantương đối trơ. 

- Phản ứng thế.

- Phản ứng tách.- Phản ứng oxi hoá.Xiclopropan, xiclobutan có phản ứng

cộng mở   vòng vớ i H2. Xiclopropancòn có phản ứng cộng mở   vòng vớ iBr 2 và HBr.- Xiclopropan và xiclobutan kém bền.

Điều chế vàứ ng dụng

- Từ dầu mỏ.- Làm nhiên liệu, nguyên liệu.

- Từ dầu mỏ.- Làm nguyên liệu, nhiên liệu.

Page 48: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 48/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

48

Tiết số 51

BI 38. THỰC HNH PHÂN TCH ĐNH TÍNHĐIỀU CH VÀ TÍNH CHẤT CỦA METAN 

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức - Biết nguyên tắc phân tích định tính các hợ  p chất hữu cơ .- Xác định sự có mặt của H, C và halogen trong phân tử chất hữu cơ. - Biết phương pháp điều chế và một số tính chất hoá học của metan.

2. Về kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng làm thí nghiệm vớ i các hợ  p chất hữu cơ. - Tiế p tục rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm với lượ ng nhỏ hóa chất như nung nóng ốngnghiệm chứa chất r ắn, thử tính chất của chất khí.

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viêna. Dụng cụ thí nghiệm

- ống nghiệm. - Đèn cồn- ống hút nhỏ giọt. - Cặ p ống nghiệm.- nút cao su 1 lỗ  - Cốc thuỷ tinh 100 –  200ml- ống dẫn khí hình chữ L - Thìa xúc hoá chất- bộ giá thí nghiệm - Giá để ống nghiệm- bát sứ nung hoặc đế sứ 

 b. Hoá chất- Đườ ng kính hoặc tinh bột. - CH3COOH đã đượ c nghiền nhỏ - CuO - Vôi tôi xút (NaOH và CaO)- Bột CuSO4 khan - Dung dịch KMnO4 1%- Đoạn dây đồng đườ ng kính 0,5mm dài 20cm - Nướ c brom- CHCl3 hoặc CCl4 (vỏ nhựa bọc dây điện) - Nướ c vôi trong, bông.

2. Chuẩn bị của học sinh- Ôn tậ p lại: phân tích định tính nguyên tố; cách điều chế metan bằng phương pháp vôi tôixút; tính chất hoá học của ankan.- Chuẩn bị trướ c nội dung bài thực hành.

III. TỔ CHỨ C HOẠT ĐỘNG GIỜ  THỰ C HÀNH

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Công việc trướ c bu ổ i th ự c hành  - GVn êu mục đích, nội dung của giờ   thựchành.

- HS nắm đượ c mục đích, nội dung của giờ  thực hành.- GV hướ ng dẫn HS một số  thao tác thí

Page 49: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 49/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

49

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngnghiệm khó để đảm bảo cho các thí nghiệmtrong bài đượ c thực hiện thành công.- HS nắm vững cách thực hiện các thao tácthí nghiệm vớ i hóa chất hữu cơ. 

- GV chia lớ  p làm các nhóm phù hợ  p vớ i việclàm thí nghiệm.- HS tậ p hợ  p theo nhóm. 

 Hot đng 2. Tìm hi ể u v ề thínghi ệm 1  - GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về thí nghiệm xác định định tính C và H theo cácnội dung: cách tiến hành thí nghiệm, hiệntượ ng dự đoán và giải thích.- HS thảo luận theo nhóm. 

- GV: Tại sao trong thí nghiệm này chúng ta phải để  ống nghiệm miệng hơi chúc xuốngdướ i?- HS tr ả lờ i.- GV khẳng định: trong quá trình thực hiện

 phản ứng có sinh ra hơi nướ c. Nếu để miệngống nghiệm ngửa lên thì hơi nướ c sẽ  khôngthoát ra đượ c khỏi ống nghiệm và làm choống nghiệm bị vỡ  do bị làm lạnh đột ngột.- GV: hiện tượ ng của thí nghiệm chứng tỏ điều gì?- HS: thí nghiệm chứng minh sản phẩm của

 phản ứng cháy có CO2 và H2O. Như vậy chất bị đốt cháy có chứa C và H. 

Thí nghiệm 1. Xác định định tính C và H- Tiến hành:

+ Nghiền nhỏ 0,2 đến 0,3g hợ  p chất hữu cơ(đườ ng kính hoặc tinh bột) r ồi tr ộn đều vớ i1g CuO.

+ Cho hỗn hợ  p vào đáy ống nghiệm khô.Cho tiếp 1g CuO để  phủ  kín hỗn hợp. Đặtmột mẩu bông có r ắc các hạt CuSO4  khan ở  

 phần trên của ống nghiệm. Đậy nút có ốngdẫn khí sục vào ống nghiệm có nướ c vôitrong. Dùng đèn cồn đun nóng nhẹ  toàn bộ hỗn hợ  p, sau đó đun nóng mạnh phần chứahỗn hợ  p phản ứng.- Hiện tượ ng: Mẩu bông có tẩm các hạtCuSO4 khan chuyển thành màu xanh từ màutr ắng chuyển sang màu xanh; dung dịch nướ cvôi trong bị vẩn đục.- Giải thích:

C12H22O11 CuO,t  CO2 + H2O

CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O

5H2O + CuSO4 CuSO4.5H2O 

 Hot đng 3. Tìm hi ể u v ề thínghi ệm 2  - GV hướ ng dẫn HS cách tiến hành thí

nghiệm.- HS nắm đượ c cách thức tiến hành thínghiệm.- GV: Em hãy dự  đoán hiện tượ ng quan sátđượ c và giải thích hiện tượ ng đó?- HS tr ả lờ i.

Thí nghiệm 2.  Nhận biết halogen trong hợ  p

chất hữu cơ  - Tiến hành:+ Lấy một mẩu dây đồng dài 20cm có

đườ ng kính 0,5mm và uốn thành hình lò xokhoảng 5cm. Đốt nóng phần lò xo trên ngọnlửa đèn cồn đến khi ngọn lửa không còn màuxanh lá mạ.

+ Cho phần lò xo đã được đốt nóng áp vàovỏ  bọc dây điện r ồi đốt phần lo xo đó trênngọn lửa đèn cồn.- Hiện tượ ng và giải thích: khi đốt dây đồngtrên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa

Page 50: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 50/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

50

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngnhuốm màu xanh lá mạ vì có phản ứng:

2Cu + O2  2CuO (1)Đến khi toàn bộ dây đồng đượ c bao phủ bở iCuO thì màu của ngọn lửa biến mất.

Vỏ dây điện đượ c tạo thành từ  hợ  p chất hữucơ có chứa Cl, khi bị  phân huỷ  tạo ra HCl.HCl hoà tan lớ  p oxit:

CuO + 2HCl  CuCl2 + H2OKhông còn lớ  p CuO nên phản ứng (1) lại tiế ptục xảy ra; quá trình phát tán của CuCl2  làmcho ngọn lửa có màu xanh lá mạ.

 Hot đng 4. Tìm hi ể u v ề thínghi ệm 3  - GV giớ i thiệu cách tạo hỗn hợ  p vôi tôi xút.

- HS nắm đượ c cách thức tạo ra hỗn hợ  p vôitôi xút.- GV: Nêu cách tiến hành các phản ứng điềuchế metan bằng phương pháp vôi tôi xút vàthử một số tính chất của metan?- HS tr ả lờ i.- GV: dự đoán hiện tượng quan sát đượ c vàgiải thích?- HS tr ả lờ i.

- GV k ết luận.

Thí nghiệm 3. Điều chế và thử một vài tính

chất của metan- Tiến hành:

+ Nghiền nhỏ  vôi r ồi tr ộn nhanh vớ i xúthạt theo tỉ  lệ  1,5:1 sau đó trộn nhanh vớ iCH3COONa khan theo tỉ  lệ 3:2 để đượ c hỗnhợ  p vôi tôi xút.

+ Cho hỗn hợ  p đã chuẩn bị  sẵn vào đáyống nghiệm có lắ p ống dẫn khí. Đun nóng từ từ  sau đó đun nóng mạnh phần ống nghiệm

có chứa hỗn hợ  p phản ứng đồng thờ i lần lượ tlàm các thao tác: đưa ống dẫn khí sục vàodung dịch KMnO4 1%; đưa đầu ống dẫn khísục vào dung dịch nướ c  brom; đưa que diêmcháy tới đầu ống dẫn khí; đưa một mẩu sứ tr ắng chạm vào ngọn lửa của metan.- Hiện tượ ng và giải thích: Khí thoát ra khônglàm mất màu dd thuốc tím và dung dịch nướ cBrom; đưa que diêm cháy vào đầu ống dẫnkhí thì khí cháy vớ i ngọn lửa màu xanh nhạt.

Đưa mặt đế sứ vào phía trên ngọn lửa có cácgiọt nướ c bám trên mặt đế sứ.

CH3COONa + NaOH  CH4 + H2O + Na2CO3 

Ho t đng 5. Ti ế n hành th ự c nghi ệm  - GV hướ ng dẫn HS lắ p dụng cụ thí nghiệm.- HS lắ p dụng cụ thí nghiệm.- GV tổ chức cho HS các nhóm thực hiện thínghiệm.

- HS làm thực nghiệm theo nhóm.- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo k ết quả thí nghiệm, so sánh vớ i dự đoán và giải thích.

Page 51: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 51/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

51

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- Đại diện các nhóm nêu k ết quả thí nghiệm.- GV k ết luận. 

 Hot đng 4. Công việc sau bu ổ i thínghi ệm  - GV nhận xét k ết quả giờ  thí nghiệm.

- GV yêu cầu HS dọn vệ  sinh phòng thínghiệm.- HS dọn vệ sinh phòng thí nghiệm.- GV nhắc HS hoàn thành bài tườ ng trình,chuẩn bị nội dung bài anken.- HS ghi bài về nhà. 

Page 52: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 52/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

52

Tiết số 52

BÀI KIỂM TRA 1 TIT SỐ 3

I. MC TIÊU

1. Về kiến thứ c

Bài kiểm tra nhằm đánh giá những kiến thức mà học sinh đã đượ c tìm hiểu trongchương 2 gồm:- Công thức tổng quát- Đồng phân, danh pháp- Tính chất hoá học- Điều chế ankan và xicloankan.

2. Về kĩ năngBài kiểm tra nhằm đánh giá những kĩ năng mà học sinh đã đượ c rèn luyện khi học

chương 5 gồm:- Viết công thức cấu tạo và gọi tên.- Viết phương trình phản ứng.- Giải bài tậ p về phản ứng đốt cháy và phản ứng thế.

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.- Đề kiểm tra.- Đáp án và biểu điểm.

2. Chuẩn bị của học sinhÔn tậ p các nội dung lí thuyết tr ọng tâm về ankan, xicloankan và các dạng bài tậ p tr ọng

tâm trong chương. 

III. ĐỀ, ĐP N V BIỂU ĐIỂM

(đã có trong vở  chấm –  tr ả)

Page 53: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 53/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

53

CHƯƠNG 6. HIĐROCACBON KHÔNG NO 

Tiết số 53

BI 39. ANKEN: DANH PHÁP, CẤU TRÚC V ĐỒNG PHÂN

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thứ c a. Học sinh biết- Cấu trúc electron và cấu trúc không gian của ankan.- Cấu tạo, danh pháp, đồng phân, tính chất vật lí của anken.- Điểm khác nhau trong cấu tạo của ankan và anken.

 b. Học sinh hiểu- Anken có nhiều đồng phân hơn ankan tương ứng vì chúng còn có đồng phân vị trí liên k ếtđôi và đồng phân hình học.- Không phải mọi anken đều có đồng phân hình học.

- Nguyên nhân một số anken có đồng phân hình học là do sự phân bố các nhóm thế ở  các vị trí khác nhau đối vớ i mặt phẳng chứa liên k ết .2. Về kĩ năng Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: 

- Viết công thức cấu tạo các đồng phân của anken.- Gọi tên anken.- Từ công thức cấu tạo xác định tên gọi cùa anken và ngượ c lại.

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.- Mô hình phân tử etilen, mô hình đồng phân hình học của cis –  và trans –  but –  2 –  en.

2. Chuẩn bị của học sinh- Ôn tậ p về các loại đồng phân của chất hữu cơ. - Chuẩn bị trướ c nội dung bài học ở  nhà.

III. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Đàm thoại, gợ i mở .- Nêu vấn đề.- Tr ực quan sinh động.

IV. TR ỌNG TÂM

- Đồng phân.- Tên gọi của anken.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tìm hi ể u v ề hiđrocacbon không no - GV viết CTCT của một số  hiđrocacbon - Hiđrocacbon không no là hiđrocacbon trong

Page 54: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 54/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

54

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngkhông no.- HS quan sát cấu tạo.- Liên k ết trong phân tử  hiđrocacbon khôngno có đặc điểm gì?

- HS nhận xét đặc điểm liên k ết.- Hiđrocacbon không no là gì? - HS tr ả lờ i.- GV giớ i thiệu về  các loại hiđrocacbonkhông no đượ c tìm hiểu trong chương V. 

 phân tử  có chứa liên k ết đôi C=C hoặc liên

k ết ba CC hoặc cả 2 loại liên k ết đó. - Tìm hiểu về anken, ankin, ankađien. 

 Hot đng 2. Tìm hi ể u v ề dãy đồng đẳng c ủa eti len  - GV: nêu CTPT của etilen và viết CTCT củanó?- HS: tr ả lờ i.

- Dựa vào khái niệm đồng đẳng hãy viết côngthức của 5 chất là đồng đẳng của etilen?- HS lậ p công thức các chất là đồng đẳng củaetilen.- Viết CTTQ dãy đồng đẳng, nêu định nghĩadãy đồng đẳng của etilen?- HS viết CTTQ của dãy.- GV nhấn mạnh: Dãy đồng đẳng của etilencòn đượ c gọi là anken hoặc olefin.- Anken là gì?- HS nêu khái niệm.- GV tổng k ết. 

I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANHPHÁP

1. Đồng đẳng

- Anken (olefin) là những hiđrocacbon khôngno, mạch hở , trong phân tử chỉ có 1 liên k ếtđôi C = C. 

- CTTQ: CnH2n (n 2). 

 Hot đng 3. Tìm hi ể u cách vi ế t các lo i đồng phân c ủa anken  - GV thông báo: cách viết đồng phân cấu tạocủa anken tương tự  của ankan, nhưng trênmỗi mạch C phải đặt và di chuyển liên k ếtđôi. - HS nắm cách viết đồng phân.- GV lấy ví dụ về C3H6.

- HS theo dõi ví dụ.- GV gọi HS viết đồng phân cấu tạo củaC4H8.- HS viết đồng phân.- GV thông báo: ngoài đồng phân cấu tạo,một số anken còn có đồng phân hình học.- GV giớ i thiệu mô hình đồng phân cis vàtrans –  but –  2 –  en.- HS quan sát mô hình.

- Em hãy nhận xét điểm giống nhau và khácnhau của 2 công thức này?- HS: 2 chất trên đều có cùng CTCT chỉ khác

2. Đồng phân và cấu trúca. Đồng phân c ấ u t o- Đồng phân mạch C (từ C4 tr ở  lên).- Đồng phân vị trí liên k ết đôi (từ C4 tr ở  lên).b. Đồng phân hình h ọc (đồng phân cis  –  trans)

- Khái niệm: Đồng phân hình học là loại đồng phân không gian sinh ra do sự phân bố khácnhau của các nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử xung quanh liên k ết C = C.- Điều kiện để  có đồng phân hình học: 2nguyên tử  hoặc nhóm nguyên tử  gắn vớ icùng 1C= phải khác nhau.- Các loại: gồm đồng phân cis và trans.

+ Đồng phân cis: 2 nhóm lớ n ở   cùng 1

 phía.+ Đồng phân trans: 2 nhóm lớ n nằm ở   2 phía khác nhau.

Page 55: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 55/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

55

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngnhau về  sự  phân bố  của các nguyên tử  vànhóm nguyên tử xung quanh liên k ết C = C.- 2 đồng phân trên đượ c gọi là các đồng phânhình học. Vậy đồng phân hình học là gì?

- HS: tr ả lờ i.- GV: có phải mọi anken đều có đồng phânhình học không? (GV có thể  gợ i ý bằng cách sử dụng công thức của etilen hoặc

 but –  1 –  en).- HS tr ả lờ i.- Nêu điều kiện để 1 anken có đồng phân hìnhhọc?- HS nêu điều kiện.

- GV tổng k ết và nêu cách phân loại đồng phân hình học.- GV tổ chức cho HS viết đồng phân cấu tạocủa anken C5H10 và chỉ rõ đồng phân nào cóđồng phân hình học.- HS vận dụng. 

 Hot đng 4. Tìm hi ể u cách g ọi tên anken  - GV giớ i thiệu cách gọi tên thông thườ ngcủa anken.- HS nắm cách gọi tên thườ ng.- GV yêu cầu HS gọi tên thườ ng của một số anken đơn giản: CH2=CH2; CH2=CH –  CH3;CH2=CH –  CH2  –  CH3… - HS vận dụng.- GV gọi tên thay thế  của một số  anken ở  trên.- Nêu quy tắc gọi tên thay thế của anken?- HS tr ả lờ i.- GV khái quát lại quy tắc gọi tên và phân

tích các ví dụ để HS nắm vững quy tắc.- GV yêu cầu HS gọi tên thay thế  của cácanken từ C2 đến C5.- HS vận dụng.- GV chú ý:

+ Những trườ ng hợ  p chỉ có 1 vị trí đặt liênk ết đôi có thể bỏ qua số chỉ vị trí liên k ết đôitrong tên gọi.

+ Với đồng phân hình học, chỉ  cần thêm

cis –  hoặc trans –  trướ c tên gọi nêu trên.- HS nắm đượ c các chú ý.- GV lấy ví dụ minh họa.

3. Danh phápa. Tên thườ ng

Thay “an” = “ilen” b. Tên thay th ế  - Chọn mạch chính là mạch C chứa liên k ếtđôi dài nhất và chứa nhiều nhánh nhất.- Đánh số thứ tự C thuộc mạch chính từ phíagần nối đôi hơn sao cho tổng chỉ  số  mạchnhánh là nhỏ nhất.- Tên = số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tênmạch chính + số chỉ vị trí nối đôi + en. 

Page 56: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 56/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

56

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- HS theo dõi ví dụ. 

 Hot đng 5. C ủng c ố  vàluy ện t ập  - GV nhắc lại kiến thức tr ọng tâm của bài.- HS nắm lại các kiến thức tr ọng tâm.

- GV cho HS viết CTCT và gọi tên ankenC6H12.- HS làm bài tậ p củng cố.- GV: Cho anken có tên gọi là 3  –  metylpent

 –  2 –  en. Viết CTCT của anken đó? - HS viết CTCT của anken.- GV nhắc nhở  HS:

+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p.

+ Chuẩn bị nội dung của bài mớ i.- HS ghi bài về nhà.

 Hot đng 6 . C ủng c ố , luy ện t ập vàgiao bài v ề nhà 

- GV tổ  chức cho HS làm bài tậ p 2(132/SGK).- HS làm bài tậ p.- GV đưa 5 tên gọi, yêu cầu HS viết CTCTcủa 5 anken này.- HS vận dụng.- Tại sao các anken từ  C4  tr ở   lên có nhiềuđồng phân hơn so vớ i các ankan có cùng số nguyên tử C?- HS tr ả lờ i.- GV nhắc nhở  HS:

+ Học lí thuyết.+ Xem lại phần etilen (lớ  p 9).+ Chuẩn bị phần còn lại của bài.

- HS ghi bài về nhà. 

Page 57: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 57/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

57

Tiết số 54 

BI 40. ANKEN: TÍNH CHẤT, ĐIỀU CH VÀ Ứ NG DNG 

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thứ c 

a. Học sinh biết- Quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của anken.- Phản ứng hoá học đặc trưng của anken là phản ứng cộng.

 b. Học sinh hiểu

- Nguyên nhân gây ra phản ứng cộng của anken là do trong cấu tạo của anken có liên k ết  r ấtkém bền.- Cơ chế phản ứng cộng axit vào anken.

2. Về kĩ năng Học sinh biết viết các phương trình phản ứng minh hoạ tính chất hoá học của anken.3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.- Bộ thí nghiệm điều chế etilen từ ancol etylic và thử tính chất của etilen: phản ứng đốt cháy,

 phản ứng vớ i dung dịch nướ c Br 2, phản ứng vớ i dung dịch thuốc tím (hoặc các clip minh

họa).2. Chuẩn bị của học sinh

- Ôn tậ p lại một số tính chất hóa học của etilen đã học trong chương trình hóa học lớ  p 9.- Ôn tậ p về đặc điểm liên k ết trong phân tử chất hữu cơ. - Chuẩn bị trướ c nội dung bài học ở  nhà.

III. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Đàm thoại, gợ i mở .- Tr ực quan sinh động.

IV. TR ỌNG TÂM

Tính chất hóa học của anken.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1.  Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS lên bảng: 

+ HS1: viết CTCT và gọi tên thay thế củacác anken có CTPT C3H6 và C4H8.

+ HS2: viết phương trình phản ứng củaC2H4 với H2, Br 2 và O2.- HS lên bảng. - GV gọi HS đứng tại chỗ: nêu điểm giống và

Page 58: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 58/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

58

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngkhác nhau về cấu tạo giữa anken và ankan. - HS đứng tại chỗ trả lời. - GV gọi HS nhận xét và chữa bài. - HS nhận xét. 

- GV tổng kết và cho điểm.  Hot đng 2. Tìm hi ể u tính ch ấ t v ật líc ủa anken  - GV: quan sát bảng 6.1 (159/SGK) nêu quyluật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôivà khối lượ ng riêng của các anken?- HS quan sát bảng và tr ả lờ i.- GV bổ  sung: Nhiệt độ  sôi, nhiệt độ  nóngchảy và khối lượ ng riêng của anken khôngkhác nhiều so với ankan tương ứng và thườ ng

nhỏ hơn so vớ i xicloankan có cùng số nguyêntử C.- GV: Dựa vào nhiệt độ  sôi của anken, hãycho biết tr ạng thái của các anken ở  điều kiệnthườ ng?- HS tr ả lờ i.-  Nêu đặc điểm về  tính tan và màu sắc củacác anken?- HS tr ả lờ i.- GV tổng k ết. 

I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ- Nhiệt độ  sôi; nhiệt độ  nóng chảy và khốilượ ng riêng của anken tăng dần theo chiềutăng của M. Các anken đều nhẹ hơn nướ c.- Ở điều kiện thườ ng, các anken từ C2 đến C4 là chất khí; anken có số  nguyên tử  C nhiềuhơn ở  thể lỏng hoặc r ắn.

- Anken hoà tan tốt trong dầu mỡ , hầu nhưkhông tan trong nướ c và là những chất khôngmàu. 

 Hot đng 3. Phân tích cấu to, nhận xét tính chất của anken - GV: đặc trưng trong cấu tạo của anken là có1 liên kết đôi C = C. Nêu đặc điểm của liênkết này? - HS: nêu cấu tạo liên kết đôi. 

- So sánh độ bền của liên kết  và liên kết ?- HS nhận xét. - Đặc điểm cấu tạo này có ảnh hưởng gì đếntính chất hóa học của anken?

- HS dự đoán. - GV nhấn mạnh: vì liên kết  kém bền rất dễ

 bị phá vỡ nên các phản ứng của anken tậptrung ở nối đôi. Phản ứng đặc trưng củaanken là phản ứng cộng. 

II. TNH CHẤT HÓA HỌC Nhận xét: 

- Trung tâm phản ứng của anken là liên kếtđôi C = C.- Phản ứng đặc trưng của anken là phản ứngcộng tạo thành hợp chất no tương ứng. 

 Hot đng 4  . Tìm hiểu về phản ứng cng  - GV hướng dẫn HS tìm hiểu sơ đồ chung của

 phản ứng cộng. - HS quan sát sơ đồ phản ứng cộng. 

- Nêu cách viết phản ứng cộng? - HS trả lời. - GV giới thiệu các chất có thể tham gia phản

1. Phản ứng cộng - Cách viết: bỏ liên kết   của liên kết đôi.Mỗi C ở liên kết đôi ban đầu được thêm vào

1 phần của tác nhân cộng. - Tác nhân cộng: 

+ Tác nhân đối xứng: H2 (Ni, t0), X2.

Page 59: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 59/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

59

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngứng cộng, nêu khái niệm tác nhân đối xứngvà tác nhân bất đối, điều kiện xảy ra đối vớ itừng phản ứng.- HS nắm vững các chất tham gia phản ứng

cộng hợp vào annken. - GV giao cho 4 nhóm HS hoàn thiện các

 phương trình cụ  thể  và phương trình phảnứng tổng quát:

+ Nhóm I: phản ứng của etilen, but  –  2  –  en vớ i H2, dd Br 2.

+ Nhóm II: phản ứng của etilen, but  –  2  –  en vớ i H2O, HCl.

+ Nhóm III: phản ứng của propen, but –  1

 –  en vớ i H2, dd Br 2.+ Nhóm IV: phản ứng của propen, but  –  1 –  en vớ i H2O và HX.- HS thảo luận theo nhóm viết các phươngtrình phản ứng (trình bày ra bảng). - GV tổ chức cho đại diện 4 nhóm trình bày.- HS các nhóm trình bày.- GV cùng HS cả lớ  p thảo luận, chữa bài.- HS thảo luận trong toàn lớp. - GV: em hãy nhận xét về số lượ ng sản phẩmtạo thành của anken đối xứng và anken bấtđối?- HS nhận xét. - GV k ết luận: anken đối xứng khi tham gia

 phản ứng cộng chỉ  cho 1 sản phẩm. Anken bất đối cộng tác nhân đối xứng cũng tạo 1 sản phẩm; cộng tác nhân bất đối tạo ra 2 sản phẩm khác nhau.- GV chỉ rõ sản phẩm chính, phụ trong trườ ng

hợ  p propen + H2O và HCl; gọi HS xác địnhhướ ng cộng tạo sản phẩm chính.- HS nắm được sản phẩm chính, phụ của các

 phản ứng và xác định hướng tạo sản phẩmchính.- GV: khái quát thành quy tắc cộngMaccopnhicop.- HS nắm được nội dung quy tắc cộng. - GV gọi HS xác định sản phẩm chính và sản

 phẩm phụ  của phản ứng but  –   1  –   en cộngH2O và HCl.- HS xác định sản phẩm chính, phụ. 

+ Tác nhân bất đối xứng: HOH (H+), HX.a. Cng H 2  

CnH2n + H2Ni,t  CnH2n+2 

b. Cng halogen CnH2n + Br 2 CnH2nBr 2 (nâu đỏ) (không màu) 

  Nhận biết. c. Cng H 2 O

CnH2n + H2OH  CnH2n+1OH

d. Cng HX  CnH2n + HX  CnH2n+1X

* Quy tắc cộng Mac –  cop –  nhi –  cop: Trong

 phản ứng cộng axit và nước kí hiệu chung  là H -  A vào anken, H (phần mang điện tíchdương) cộng vào C mang nhiều H hơn( cacbon bậc thấp hơn), còn A (phần mang

điện tích âm) cộng vào C mang ít H hơn (Cbậc cao hơn). 

Page 60: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 60/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

60

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV giới thiệu cơ chế phản ứng cộng axitvào anken xảy ra qua 2 giai đoạn:

+ Phân tử H - A bị phân cắt dị li H+ tương

tác với liên kết   tạo thành cacbocation, còn

A- tách ra.+ Cacbocation là tiểu phân trung gian

không bền, kết hợp ngay với A- tạo sản phẩm. - HS nắm được cơ chế của phản ứng cộngvào anken?- GV tổ  chức cho HS theo dõi thí nghiệmetilen tác dụng vớ i dung dịch Br 2, nhận xéthiện tượ ng của phản ứng.- HS theo dõi thí nghiệm, nhận xét hiện

tượng. - Nêu ứng dụng của phản ứng cộng Br 2  vàoanken?- HS trả lời. - GV tổng k ết và tổ  chức cho HS vận dụnglàm bài tậ p 1, 2 (164/SGK).- HS vận dụng. - GV: qua các phản ứng kể trên hãy cho biếttrường hợp nào tạo ra 1 sản phẩm, trường hợpnào tạo ra hỗn hợp sản phẩm? - HS trả lời. - GV kết luận. 

 Hot đng 5. Củng cố và giao bài về nhà - GV tổ chức cho HS vận dụng viết các phảnứng xảy ra khi cho but  –  1  –  en lần lượ t tácdụng vớ i H2, Br 2, HBr, H2O.- HS vận dụng viết phương trình phản ứng.- GV tổng k ết nội dung bài học.- GV nhắc HS:

+ Ôn tậ p lí thuyết.+ Làm bài tậ p sách giáo khoa.+ Đọc và chuẩn bị nội dung còn lại của bài.

Page 61: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 61/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

61

Tiết số 55

BI 40. ANKEN: TNH CHẤT, ĐIỀU CH VÀ Ứ NG DNG (tiếp) 

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thứ c 

a. Học sinh biết- Phản ứng trùng hợ  p, phản ứng oxi hoá của anken.- Phương pháp điều chế và các ứng dụng của anken.

 b. Học sinh hiểu- Phản ứng trùng hợp là trườ ng hợp đặc biệt của phản ứng cộng.- Phản ứng oxi hoá hoàn toàn của anken cũng toả nhiều nhiệt nên anken được dùng để  làmnhiên liệu.

2. Về kĩ năng Học sinh biết viết các phương trình phản ứng minh hoạ tính chất hoá học và điều chế 

anken.3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực:

- Hứng thú học tậ p bộ môn Hóa học.- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở  phân tích khoahọc.

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.- Bộ thí nghiệm nghiên cứu phản ứng đốt cháy và phản ứng của etilen tác dụng vớ i dung dịchthuốc tím (hoặc video thí nghiệm).

2. Chuẩn bị của học sinh- Ôn tậ p lại một số tính chất hóa học của etilen đã học trong chương trình hóa học lớ  p 9.- Ôn tậ p về phản ứng cộng của anken.- Chuẩn bị trướ c nội dung bài học ở  nhà.

III. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Đàm thoại, gợ i mở .- Tr ực quan sinh động.

IV. TR ỌNG TÂM- Tính chất hóa học của anken.- Cách điều chế anken.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1  . Tìm hiểu về phản ứng trùng hợp - GV gọi HS đọc khái niệm phản ứng trùnghợ  p.- HS đọc khái niệm. 

- GV hướ ng dẫn HS sơ đồ và cách viết phảnứng trùng hợ  p, các khái niệm có liên quanđến phản ứng trùng hợ  p.

2. Phản ứng trùng hợp - Phản ứng trùng hợp (thuộc loại phản ứng

 polime hóa) là quá trình cộng hợp liên tiếp

nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tựnhau tạo thành các phân tử lớn (gọi là

 polime).

Page 62: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 62/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

62

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- HS tìm hiểu sơ đồ và cách viết phản ứngtrùng hợp. - GV lấy ví dụ viết phản ứng trùng hợ  p C2H4.- HS theo dõi ví dụ. 

- Viết phản ứng trùng hợ  p của propen và but –  2 –  en.- HS viết phản ứng. - GV hướ ng dẫn HS cách gọi tên của polime.- HS vận dụng gọi tên. - GV giớ i thiệu kí hiệu tên một số  polimethườ ng gặ p. 

nC = Cxt,t,p  (-C –  C-)n 

- Monome: Chất tham gia phản ứng trùnghợp 

- Polime: Sản phẩm của phản ứng trùng hợp - Hệ số trùng hợp, kí hiệu n. - Tên polime:

Tên = Poli + tên monome 

 Hot đng 2. Tìm hiểu về phản ứng oxi hóa - GV giớ i thiệu: các anken khi bị  đốt cháy

cũng tạo CO2  và H2O; phản ứng toả  nhiềunhiệt.- GV gọi HS viết phản ứng đốt cháy C2H4,C3H6 và phản ứng đốt cháy anken tổng quát.- HS viết phản ứng.-  Nêu đặc điểm của phản ứng đốt cháyanken?- HS nêu đặc điểm. - GV k ết luận.- GV tiến hành thí nghiệm etilen tác dụng vớ idung dịch thuốc tím.- HS quan sát thí nghiệm. - Em hãy nêu hiện tượng quan sát đượ c?- HS nêu hiện tượng. - GV viết phương trình phản ứng và hướ ngdẫn để HS nắm đượ c cách viết.- GV hướ ng dẫn HS phản ứng tổng quát.- HS nắm vững phản ứng tổng quát. - Nêu ứng dụng của phản ứng này?

- HS trả lời. - GV tổng k ết. 

3. Phản ứng oxi hóa 

a. Phản ứng cháy - Phản ứng tổng quát: 

CnH2n + 1,5nO2t→  nCO2 + nH2O

- Đặc điểm: nCO = nHO 

b. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn (+ dd

KMnO 4  )

3CnH2n + 2KMnO4 + 4H2O  2KOH +2MnO2 + 3CnH2n(OH)2 

→  Nhận biết. 

 Hot đng 3. Tìm hiểu cách điều chế và sản xuất anken - GV giớ i thiệu các phương pháp điều chế anken trong PTN và trong CN; viết phươngtrình phản ứng minh họa.- HS nắm các phương pháp điều chế. - GV giới thiệu và bổ sung một số phương

 pháp điều chế khác. 

IV. ĐIỀU CH 1. Trong phng thí nghiệm 

Điều chế etilen từ ancol etylic: 

C2H5OHHSO đặc, 170c   C2H4 + H2O

2. Trong công nghiệp Tách H2 từ ankan: 

CnH2n+2xt,t  CnH2n + H2 

 Hot đng 4. Tìm hiểu các ứng dụng của anken 

Page 63: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 63/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

63

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV: Nghiên cứu SGK nêu các ứng dụng cơ

 bản của anken?- HS đọc SGK nêu ứng dụng của anken. - GV bổ sung và tổng k ết. 

V. ỨNG DNG - Tổng hợp polime.- Tổng hợp các hoá chất khác. 

 Hot đng 5. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà - GV nhắc lại kiến thức tr ọng tâm của bàihọc.- HS nắm lại các kiến thức tr ọng tâm.- GV nhắc HS:

+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p trong sách giáo khoa.+ Chuẩn bị  bài ankađien. 

- HS ghi bài về nhà. 

Page 64: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 64/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

64

Tiết số 56

BI 41. ANKAĐIEN I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức 

a. Học sinh biết: - Khái niệm ankađien, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp. - Phân loại ankađien dựa vào vị trí của các nối đôi. - Ankađien liên hợp là loại ankađien quan trọng có nhiều ứng dụng trong thực tế nhất. - Tính chất của một số ankađien tiêu biểu: buta - 1,3 - đien và isopren. - Phương pháp điều chế và các ứng dụng của ankađien. 

 b. Học sinh hiểu: - Các phản ứng của ankađien có thể xảy ra theo nhiều hướng hơn anken. - Cách viết phản ứng cộng kiểu 1,4 và 1,2. - Phản ứng trùng hợp của ankađien liên hợp chủ yếu xảy ra theo hướng 1,4.- Ankađien có những điểm giống và khác nhau về tính chất hoá học so với anken. 

2. Về kĩ  năng - Viết các phản ứng minh họa tính chất hóa học của ankađien.- Viết  phản ứng điều chế một số ankađien quan trọng. - Giải bài tập đơn giản về ankađien.

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa

học. II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án.- Hệ thống các bài tập vận dụng. - Mô hình phân tử buta –  1,3 –  đien. 

2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập tính chất hóa học và cách viết các phản ứng cộng vào anken. - Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà. 

III. TRỌNG TÂM - Cách viết phản ứng cộng 1,2 và cộng 1,4. - Phản ứng trùng hợp của ankađien liên hợp. 

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Đàm thoại, gợi mở. - Nêu vấn đề. 

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tìm hiểu khái niệm, phân loi ankađien - GV giới thiệu: hiđrocacbon mà trong phântử có 2 liên kết đôi được gọi là đien; có 3 liên

I. ĐNH NGHĨA V PHÂN LOẠI 1. Định nghĩa 

Page 65: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 65/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

65

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngkếtđôi trong phân  tử  được gọi là trien; cónhiều liên kết đôi trong phân tử được gọi là

 polien.- Viết CTCT các của C4H6 và C5H8 có 2 liên

kết đôi trong phân tử? - HS viết CTCT. - GV: dựa vào CTCTđã  viết để chỉ rõ: Hailiên kết đôi trong phân tử đien có thể liềnnhau, có thể cách nhau một liên kết đơn, hoặccách nhau nhiều liên kết đơn. Đien mà hailiên kết đôi ở cách nhau một liên kết đơn gọilà đien liên hợp.- GV lưu ý HS: các cấu tạo của C4H6 và C5H8 

ở trên được gọi là ankađien. Ankađien là gì? - HS nêu khái niệm. - GV hướng dẫn HS cách gọi tên cácankađien. - HS nắm cách gọi tên. - GV thông báo:  butađien -1,3 và isopren lànhững ankađien liên hợp quan trọng nhấtđược tìm hiểu trong bài. 

Ankađien là hiđrocacbon mạch hở, trong phân tử có 2 liên kết C = C. 

2. Phân loại Dựa vào vị trí liên kết đôi chia thành: 

- Ankađien có 2 liên kết đôi liền kề. - Ankađien có 2 liên kết đôi cách nhau 1 liênkết đơn gọi là ankađien liên hợp. - Ankađien có 2 liên kết đôi cách nhau từ 2liên kết đơn trở lên. Quan trọng nhất là:

CH2 = CH –  CH = CH2 (buta –  1, 3 –  đien hay đivinyl). 

CH2 = C(CH3) –  CH = CH2 

(2 –  metylbuta –  1, 3 –  đien hoặc isopren).

 Hot đng 2. Dự đoán tính chất hóa học của anken - GV: Dựa vào cấu tạo phân tử ankađien, emhãy dự đoán tính chất hóa học của chúng? - HS dự đoán tính chất hóa học của ankađien. - Tính chất hóa học của ankađien liên hợp vàanken có hoàn toàn giống nhau không? - HS trả lờ i.- GV kết luận: ankađien cũng có các phảnứng cộng đặc trưng tương tự anken. - GV hướng dẫn HS viết phản ứng cộng tỉ lệ1:1 theo kiểu 1,2 và 1,4 của ankađien liên

hợp.- HS nắm cách viết phản ứng cộng tỉ lệ 1:1vào ankađien liên hợp. 

II. TNH CHẤT HÓA HỌC - Ankađien có liên kết đôi C=C nên phản ứngđặc trưng là phản ứng cộng. - Phản ứng cộng có thể xảy ra theo tỉ lệ 1:1hoặc 1:2. - Ankađien liên hợp khi cộng theo tỉ lệ 1:1 cóthể xảy ra theo kiểu 1,2 hoặc 1,4: 

+ Cộng 1,2: thực hiện ở 1 liên kết đôi C=Cgiống như anken. 

+ Cộng 1,4: phá vỡ 2 liên kết  của 2 liên

kết đôi ban đầu và tạo ra liên kết đôi mới giữa2 liên kết đôi cũ. 

 Hot đng 3. Tìm hiểu về phản ứng cng  - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm HS: viết

 phản ứng cộng H2  (tỉ lệ 1:2), cộng Br 2, HCltheo tỉ lệ 1:1 và 1:2 vào: 

+ Nhóm I: buta – 1,3 –đien + Nhóm II: isopren

- HS các nhóm làm việc theo nhóm viết các phương trình phản ứng ra bảng phụ. - GV tổ chức cho HS các nhóm trình bày về

1. Phản ứng cộng a. Cng H 2  

CnH2n-2 + 2H2Ni,t  CnH2n+2 

b. Cng Br 2  vàHX

- Xảy ra theo tỉ lệ 1:1 hoặc 1:2. 

-  Nếu cộng theo tỉ lệ 1:1 thì ở nhiệt độ thấptạo sản phẩm chính cộng 1,2; nếu ở nhiệt độcao thì sản phẩm chính là cộng 1,4. 

Page 66: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 66/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

66

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng bài làm của mình. - HS các nhóm trình bày.- GV tổ chức thảo luận trong toàn lớp và kếtluận. 

- HS thảo luận trong toàn lớp. - GV hướng dẫn HS về sản phẩm chính, phụkhi thực hiện cộng theo tỉ lệ 1:1 vào buta– 1,3 –đien. - HS nắm sản phẩm chính, phụ ở từng nhiệtđộ. 

 Hot đng 4. Phản ứng trùng hợp - GV:dự đoán sản phẩm chính của phản ứngtrùng hợp và giải thích? 

- HS trả lời. - GV kết luận. - GV gọi HS viết phản ứng trùng hợp đivinylvà isopren.- HS viết phản ứng. - Gọi tên sản phẩm? - HS gọi tên. - GV hướng dẫn HS các tên gọi khác. - HS nắm vững các tên gọi khác. 

2. Phản ứng trùng hợp 

- Chủ yếu xảy ra theo kiểu 1,4. 

- Phản ứng: 

nCH2=CH – CH=CH2Na,t,p  

(-CH2-CH=CH-CH2-)n 

(Polibutađien hoặc cao su Buna) 

nCH2=C(CH3)CH=CH2xt,t,p  

(-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n 

 Hot đng 5. Phản ứng oxi hóa - GV gọi HS viết phản ứng đốt cháy C4H6 vàC5H8 và đốt cháy ankađien tổng quát. - HS viết phản ứng. - Nêu đặc điểm của phản ứng đốt cháy? - HS nêu đặc điểm của phản ứng cháy. - GV kết luận. - GV thông báo: ankađien làm mất màu dungdịch thuốc tím tương tự anken. 

3. Phản ứng oxi hóa a. Oxi hóa hoàn toàn

- Phương trình: 

CnH2n+2 +3−1

2 O2

t→ nCO2 + (n –  1)H2O

- Đặc điểm:

{ nCO > nHOnCO nHO = nakađie 

b. Oxi hóa không hoàn toàn

Ankađien làm mất màu dung dịch KMnO4.→  Nhận biết. 

 Hot đng 6 . Tìm hiểu phản ứng điều chế ankađien - GV thông báo: để điều chế buta –  1,3 - đienvà isopren bằng cách tách H2 từ ankan tươngứng. - Viết phương trình phản ứng minh họa? - HS viết phương trình phản ứng. 

III. ĐIỀU CH Tách H2 từ ankan tương ứng: 

C4H10xt,t  C4H6 + 2H2 

C5H12xt,t  C5H8 + 2H2 

 Hot đng 7 . Tìm hiểu các ứng dụng của ankađien - GV:  Nêu các ứng dụng của butađien và

isopren?- HS đọc SGK nêu ứng dụng. - GV bổ sung và tổng kết:   butađien và

IV. ỨNG DNG 

Sản xuất cao su. 

Page 67: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 67/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

67

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngisopren là monome r ất quan tr ọng. Khi trùnghợ  p hoặc đồng trùng hợ  p sẽ tạo ra các polimecó tính đàn hồi cao như cao su thiên nhiên, lạicó tính bền nhiệt hoặc chịu dầu mỡ  nên đáp

ứng đượ c nhu cầu đa dạng của kĩ thuật.  Hot đng 8. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà - GV yêu cầu HS dựa vào nội dung bài họchoàn thiện các bài tập 2b, 3, 4 (168, 168 -SGK).- HS làm bài tập. - GV tổ chức cho HS lên bảng chữa bài 3(135/SGK).- HS lên bảng chữa bài tập. 

- GV tổ chức chữa bài.- GV nhấn mạnh điểm khác biệt trong tínhchất hoá học của ankađien liên hợp và anken. - GV nhắc HS: 

+ Ôn tập lí thuyết bài anken và ankađien. + Chuẩn bị nội dung bài 42. 

- HS ghi bài về nhà. 

Page 68: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 68/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

68

Tiết số 57 

BI 42. KHÁI NIỆM TECPENI. MC TIÊU

1. Về kiến thức 

Học sinh biết:- Khái niệm về tecpen, thành phần cấu tạo của tecpen. - Nguồn gốc và giá trị của một số tecpen đơn giản để khai thác và sử dụng hợp lí. 

2. Về kĩ năng Học sinh phân biệt được tecpen với các hiđrocacbon đã học. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án.- Một số hình ảnh sử dụng trong bài. 

2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập về các hiđrocacbon đã học. - Chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà. 

III. TR ỌNG TÂM

Phân loại tecpen với các hiđrocacbon khác. 

IV. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHÍNH

- Trực quan. - Đàm thoại, gợi mở. 

IV. TỔ CHỨ C HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy và tr  Nội dung dạy học  Hot đng 1. Tìm hiểu về thành phần của tecpen - GV nêu một số thí dụ gần gũi với đời sốngvề tecpen trong tinh dầu thông, sả, quế,chanh, cam… kèm theo công thức phân tử.- HS nhận xét rút ra khái niệm về tecpen.Trong tinh dầu thông: C10H16: -tecpinen, -

tecpinen, -  pinen; Trong tinh dầu cà chua:C40H56: caroten, licopen.- GV: nêu khái niệm tecpen? - HS trả lời. - GV tổng kết. 

I. THNH PHẦN, CẤU TẠO V DẪNXUẤT 

1. Thành phần Tecpen là tên gọi chung của hiđrocacbonkhông no có công thức chung là (C5H8)n (n  2) thường gặp trong giới thực vật. 

 Hot đng 2. Tìm hiểu về cấu to của tecpen - GV viết công thức cấu tạo của một sốtecpen:

C10H16, limonen C10H16, oximen(trong TD chanh, bưởi) (trong TD húng quế) - HS quan sát công thức cấu tạo của một số

2. Cấu tạo Tecpen là những hiđrocacbon mạch hở hoặcvòng có chứa các liên kết đôi C = C. 

Page 69: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 69/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

69

Hoạt động của thầy và tr  Nội dung dạy học tecpen.- Em có nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của

 phân tử tecpen? - HS trả lời. 

- GV kết luận.  Hot đng 3. Tìm hiểu về mt vài dẫn xuất chứa oxi của tecpen - GV giới thiệu một số dẫn xuất chứa O củatecpen.- HS tìm hiểu về một số dẫn xuất chứa O củatecpen.

3. Một vài dẫn xuất chứa oxi của tecpen a. Loi mch h  

C10H20O, xitronelol C10H18O, geraniol

(trong TD sả) (trong TD hoa hồng) Các hợp chất này đều có mùi thơm đặc

trưng, là những đơn hương quí dùng trongcông nghiệp hương liệu và thực phẩm. b. Loi mch vòng  

C10H20O, mentol C10H18O, menton(trong TD bạc hà) 

Dùng trong việc điều chế thuốc chữa bệnh,đưa vào kẹo bánh, kem đánh răng. 

 Hot đng 4. Tìm hiểu về nguồn tecpen trong tự nhiên - GV:  Nêu các nguồn tecpen trong thiênnhiên?- HS trả lời. - GV bổ sung. 

II. NGUỒN TECPEN TRONG THIÊNNHIÊN

1. Nguồn tecpen trong thiên nhiên - Tecpen và dẫn xuất chứa O của tecpen

thường gặp trong giới thực vật. Chúng có thểtập trung ở các bộ phận khác như lá, thânhoa, quả hoặc rễ của các loài thảo mộc; +Tecpen và dẫn xuất còn có trong cơ thể độngvật: retinol (vitamin A, C20H29OH) có tronglòng đỏ trứng, dầu gan cá…; phitol(C20H39OH) ở dạng este có trong chất  diệplục của cây xanh. + Nhiều tecpen có công thức C10H16, C15H24 có trong quả, lá và nhựa loài thông. Squalen(C30H50) có trong dầu gan cá. Caroten vàlicopen (C40H56) là sắc tố màu đỏ của cà chuavà cà rốt.

CH OH2

CH OH2

OHO

Page 70: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 70/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

70

Hoạt động của thầy và tr  Nội dung dạy học  Hot đng 4. Tìm hiểu về cách khai thác tecpen- GV giới thiệu với HS: phương pháp phổ

 biến nhất được dùng để khai thác tecpen làchưng cất. 

- GV giới thiệu với HS sơ đồ chưng cất lôicuốn hơi nước trang 173/sgk. - HS tìm hiểu sơ đồ. 

2. Khai thác tecpenChưng cất. 

 Hot đng 5. Tìm hiểu các ứng dụng của tecpen - Nêu các ứng dụng của tecpen. - HS tìm hiểu SGK trả lời. - GV bổ sung và kết luận. - GV tổng kết. 

3. Ứng dụng của tecpen - Dùng trong công nghiệp mĩ phẩm: nướchoa, dầu gội, xà phòng, kem đánh răng…- Trong công nghiệp thức phẩm: nước giảikhát, bánh kẹo. Sản xuất dược phẩm. 

 Hot đng 6. Củng cố và giao bài về nhà - GV tổ chức cho HS làm các bài tập 2, 4(173 - SGK) và bài 5 (174 - SGK).- HS làm bài tập củng cố. - GV nhắc nhở HS:

+ Học lí thuyết. + Làm bài tập. + Chuẩn bị bài 43. 

- HS ghi bài về nhà. 

Page 71: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 71/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

71

Tiết số 58

BI 43. ANKINI. MC TIÊU 

1. Về kiến thức 

a. Học sinh biết: - Khái niệm đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và cấu trúc phân tử của ankin. - Phương pháp điều chế và ứng dụng của axetilen. 

 b. Học sinh hiểu:Sự giống và khác nhau về tính chất hoá học của ankin và anken. 2. Về kĩ năng 

- Viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất của ankin. - Giải thích hiện tượng thí nghiệm.- Giải các dạng bài tập đơn giản. 

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án.- Tranh vẽ hoặc mô hình rỗng, mô hình đặc của phân tử axetilen. - Dụng cụ: ống nghiệm, nút cao su kèm ống dẫn khí, cặp ống nghiệm, đèn cồn, bộ giá thí

nghiệm. - Hoá chất: CaC2, dung dịch KMnO4, dung dịch Br 2.

2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập về anken. - Chuẩn bị nội dung đã được giao ở nhà. 

III. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Đàm thoại, gợi mở. - Trực quan sinh động. 

IV. TR ỌNG TÂM

- Cấu tạo và tên gọi của ankin.- Phản ứng cộng vào ankin.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tìm hiểu dãy đồng đẳng của ankin - GV giới thiệu: axetilen có công thức C2H2 và cấu tạo dạng CH  CH là ankin đơn giảnnhất. - Lập công thức phân tử các chất là đồngđẳng của C2H2?- HS thiết lập công thức các chất là đồng

I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANHPHÁP

1. Dãy đồng đẳng của ankin - Ankin là hiđrocacbon mạch hở trong phân

tử có 1 liên kết ba C  C.- Công thức tổng quát:

Page 72: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 72/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

72

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngđẳng của C2H2.- Thiết lập CTTQ cho toàn dãy đồng đẳng? - HS lập công thức tổng quát. - Thế nào là ankin? 

- HS nêu khái niệm ankin. 

CnH2n-2 (n  2)

 Hot đng 2. Viết đồng phân ankin - GV gọi HS nhắc lại cách viết đồng phân cấutạo của anken. - HS nêu cách viết đồng phân anken. - Viết CTCT ankin của C4H6 và C3H4.- HS viết đồng phân. - Từ các cấu tạo đã viết cho biết ankin cónhững loại đồng phân nào? 

- HS trả lời. - GV bổ sung: điều kiện để ankin có đồng

 phân mạch C và đồng phân vị trí liên kết ba;ankin là đồng phân khác chức của ankađien. 

2. Đồng phân Ankin có đồng phân cấu tạo gồm: - Đồng phân vị trí liên kết ba (từ C4 trở lên). - Đồng phân mạch C (từ C5 trở lên). 

 Hot đng 3. Tìm hiểu tên gọi của ankin - GV gọi tên một số ankin bằng  tên gọithường. - HS nắm cách gọi tên thường. - Nêu cách gọi tên thường? - HS nêu quy tắc gọi tên thường. - HS nắm cách gọi tên thay thế. - GV thông báo: tên thay thế của ankin đượcgọi tương tự anken nhưng đổi đuôi en thànhđuôi in. - GV gọi HS đọc tên thay thế của các ankinđã viết đồng phân ở trên. - HS gọi tên thay thế của ankin. 

3. Danh phápa. Tên thường  Tên = tên nhóm ankyl (gắn với C mang liênkết ba) + axetilen. b. Tên thay thế 

 Tên = số chỉ vị trí nhánh + tên nhánh + tênmạch chính (phần nền + số chỉ vị trí liên kết

 ba + in). 

 Hot đng 4. Tìm hiểu tính chất vật lí  - Dựa vào SGK nêu các tính chất vật lí của

ankin?- HS nghiên cứu SGK nêu tính chất vật lí. - GV bổ sung và tổng kết. 

II. TNH CHẤT VẬT L 

- Nhiệt độ sôi tăng khi M tăng. - Ankin có nhiệt độ sôi và khối lượng riêngcao hơn anken tương ứng. - Không tan trong nước và nhẹ hơn nước. - Ankin có số nguyên tử C không  quá 3 làchất khí; từ C4 trở lên là chất lỏng hoặc rắn. 

 Hot đng 5. Tìm hiểu cấu trúc của ankin - GV giớ i thiệu cấu trúc e qua tranh vẽ hoặcmô hình phân tử axetilen. Nêu đặc điểm cấu

tạo của phân tử ankin?- HS quan sát mô hình và tr ả lờ i.- GV: Nêu cấu tạo và đặc điểm của các liên

III. CẤU TRÚC- Phân tử  ankin chứa một liên k ết ba. 2

nguyên tử C ở  liên k ết ba và 2 nguyên tử liênk ết tr ực tiế p vớ i chúng nằm trên một đườ ngthẳng.

Page 73: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 73/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

73

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngk ết trong nối ba?- HS tr ả lờ i.- GV k ết luận.

- Liên k ết ba bao gồm 1 liên k ết  và 2 liên

k ết .

 Hot đng 6 . Tìm hiểu về phản ứng cng của ankin 

- Nêu đặc trưng cấu tạo của phân tử ankin? - HS trả lời. 

- Trình bày cấu tạo của liên kết C  C?- HS trả lời. - Từ đặc điểm cấu tạo đó dự đoán phản ứngđặc trưng của ankin? - HS trả lời. - GV nhấn mạnh: do ankin có chứa liên kết

 ba bao gồm 2 liên kết   linh động nên phản

ứng cộng là phản ứng đặc trưng của ankin.Ankin có thể tham gia phản ứng cộng theo tỉlệ mol 1:1 hoặc 1:2 để phá vỡ 1 hoặc cả 2 liên 

kết .- GV gọi 2 HS lên bảng viết các phản ứng đãđược giao chuẩn bị trước: phản ứng cộng H2,Br 2, H2O và HCl theo tỉ lệ 1:1 vào các chất:

CH  CH và CH  C –  CH3.- HS lên bảng viết phương trình. 

- Từ phương trình đã viết, GV lưu ý điều kiệncủa các phản ứng và sự chuyển hóa của sản

 phẩm nếu không bền. - HS nắm các điều kiện và cách chuyển hóasản phẩm. - GV yêu cầu HS viết phản ứng cộng H2 vàBr 2 theo tỉ lệ 1:2. - HS viết phản ứng cộng tỉ lệ 1:2. - GV thông báo: phản ứng cộng tác nhân bấtđối xứng vẫn tuân theo quy luậtMaccopnhicop.- GV giới thiệu phản ứng đime hóa và trimehóa của C2H2.- HS tìm hiểu phản ứng đime hóa và trimehóa của C2H2. 

IV. TNH CHẤT HÓA HỌC 1. Phản ứng cộng 

a. Phản ứng cng H 2  

CnH2n-2 + H2Pd/PbCO  CnH2n 

CnH2n-2 + 2H2Ni→ CnH2n+2 

b. Phản ứng cng Br 2CnH2n-2 + Br 2 → CnH2n-2Br 2 

CnH2n-2Br 2 + Br 2Ni→ CnH2n-2Br 4 

c. Phản ứng cng H 2 O

CH  CH + H2OHgSO CH2 = CH –  OH → 

CH3  –  CHOd. Phản ứng cng HX  

CH  CH + HClHgCl  CH2 = CHCl

CH2 = CHCl + HCl → CH3  –  CHCl2 e. Phản ứng đime hóa và tr ime hóa

2CH  CHt,xt  CH  C –  CH = CH2 

(vinyl axetilen)3CH  CH

C,600c  C6H6 

 Hot đng 7 . Tìm hiểu phản ứng đặc trưng của ank –  1 –  in- GV tổ chức cho HS theo dõi thí nghiệm về

 phản ứng của axetilen với dung dịchAgNO3/NH3.

- HS theo dõi thí nghiệm. - Nêu hiện tượng quan sát được? - HS: có kết tủa màu vàng nhạt. 

2. Phản ứng thế bằng ion kim loại - Phản ứng chỉ xảy ra với ankin còn nguyêntử H gắn với nguyên tử C mang liên kết ba

(ank –  1 –  in).- Hiện tượng: tạo kết tủa vàng nhạt. 

CHC – R + AgNO3 + NH3 → CAgC – R +

Page 74: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 74/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

74

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV hướng dẫn HS viết phương trình phảnứng. - HS nắm cách viết phương trình phản ứng. - GV gọi HS viết phản ứng của propin với

dung dịch AgNO3/NH3.- HS vận dụng. - GV bổ sung: kết tủa thu được có thể phảnứng với axit HCl để thu được ankin ban đầu.Tất cả các chất có nguyên tử H gắn với Cmang liên kết ba đều có phản ứng này. - GV: dùng để nhận biết và tách ank –  1  –  inra khỏi hỗn hợp với những chất khác. 

 NH4 NO3 → Nhận biết. 

 Hot đng 8. Tìm hiểu phản ứng oxi hóa 

- GV gọi HS viết phản ứng đốt cháy axetilen.- HS viết phản ứng. - Viết phương trình đốt cháy ankin tổng quát? - HS viết phản ứng tổng quát. - Em hãy nêu đặc điểm của phản ứng đốtcháy tổng quát? - HS nêu đặc điểm của phản ứng cháy. - GV kết luận: phản ứng đốt cháy ankin chođặc điểm tương tự như phản ứng đốt cháyankađien.- GV lưu ý HS: Giống như anken, ankin cókhả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím.- GV tổ chức cho HS làm bài tập 4 (145). - HS làm bài tập vận dụng. 

3. Phản ứng oxi hóaa. Oxi hóa hoàn toàn

- Phản ứng đốt cháy: 

CnH2n-2 +3−1

2  O2t→ nCO2 + (n –  1)H2O

- Đặc điểm của phản ứng cháy: 

{ nCO > nHOnCO nHO = nakađie 

b. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn Ankin làm mất màu dung dịch thuốc tím. 

→  Nhận biết. 

 Hot đng 9. Tìm hiểu các phương pháp điều chế axetilen - GV giới thiệu 2 phản ứng điều chế axetilenvà hướng dẫn HS viết các phản ứng. - HS nắm vững các phản ứng điều chế C2H2.- GV hướng dẫn HS cách sản xuất CaC2  từ

CaCO3 và C:

CaCO3t→ CaO + CO2 

CaO + 3C2000c  CaC2 + CO

V. ĐIỀU CH - Trong phòng thí nghiệm: 

CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2 - Trong công nghiệp: 

2CH4 1500c,ll  C2H2 + 3H2 

 Hot đng 10. Tìm hiểu các ứng dụng của ankin - Nêu các ứng dụng của ankin? - HS nghiên cứu SGK nêu ứng dụng củaankin.- GV bổ sung. 

VI. ỨNG DNG - Dùng axetilen làm đèn xì oxi –  axetilen doaxetilen cháy trong oxi tạo ra ngọn lửakhoảng 30000c.

- Làm nguyên liệu tổng hoá chất cơ bản khác.  Hot đng 11. Củng cố và luyện tập - GV tổ chức cho HS làm bài tập 3 

Page 75: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 75/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

75

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng(179/SGK).- HS làm bài tập vận dụng. - GV nhắc nhở HS: 

+ Học lí thuyết về ankin. 

+ Làm các bài tập sách giáo khoa.+ Chuẩn bị nội dung lí thuyết và  các bài

tập của phần luyện tập theo mẫu. - HS ghi bài về nhà. 

BNG TỔNG K T KIN THỨ C VỀ HIĐROCACBON KHÔNG NO

Anken  Ankađien  Ankin 1. Cấu trúc2. Tính chất vật lí3. Tính chất hoá học4. Điều chế và ứ ng dụng

Page 76: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 76/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

76

Tiết số 59 

BÀI 44. LUYỆN TẬP: HIĐROCACBON KHÔNG NO I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức Học sinh được củng cố các kiến thức: 

- Sự giống và khác nhau về tính chất giữa anken, ankađien và ankin. - Nguyên tắc chung điều chế các hiđrocacbon không no dùng trong công nghiệp hoá chất. - Mối liên quan giữa cấu tạo và tính chất của các loại hiđrocacbon đã học. 

2. Về kĩ năng Rèn cho học sinh các kĩ năng: 

- Viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất của anken, ankađien, ankin. - So sánh 3 loại hiđrocacbon không no trong chương với nhau và với các hiđrocabon đã học. 

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án.- Bài tập vận dụng. 

2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập về hiđrocacbon không no theo bảng mẫu. 

- Chuẩn bị nội dung bài luyện tập. III. TR ỌNG TÂM

- Sự khác nhau về cấu trúc và tính chất hoá học của các hiđrocacbon không no. - Mối quan hệ chuyển hoá giữa các hiđrocacbon không no. 

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Hoạt động nhóm nhỏ. 

- So sánh, quy nạp. 

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tổng kết lí thuyết  - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm hoànthành nội dung bảng câm so sánh anken vàankin với ankađien  về: công thức tổng quát,đặc điểm cấu tạo, các loại đồng phân, tínhchất hóa học và sự chuyển hóa lẫn nhau giữaankan, anken, ankađien và ankin.- HS làm việc nhóm hoàn thiện nội dung

 bảng câm. 

- GV tổ chức cho đại diện các nhóm HS trình bày.- Đại diện HS các nhóm trình bày.

I. L THUYT 1. Anken

- CTTQ: CnH2n.- Đặc điểm: có 1 liên kết đôi C = C. - Các loại đồng phân: đồng phân cấu tạo(đồng phân mạch C và đồng phân vị trí liênkết đôi), đồng phân hình học (đồng phân cis,trans).

- Tính chất hóa học đặc trưng: phản ứng cộngvà trùng hợp. 

2. Ankin

Page 77: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 77/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

77

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV tổ chức cho HS thảo luận trong cả lớp. - HS thảo luận trong toàn lớp. - GV kết luận. 

- CTTQ: CnH2n-2.

- Đặc điểm: có 1 liên kết ba C  C.- Đồng phân cấu tạo (đồng phân mạch C vàđồng phân vị trí liên kết ba).

- Tính chất hóa học đặc trưng: phản ứngcộng. 

3. Ankađien - CTTQ: CnH2n-2.- Đặc điểm: có 2 liên kết đôi C = C. - Đồng phân cấu tạo (đồng phân mạch C vàđồng phân vị trí liên kết đôi), đồng phân hìnhhọc. - Tính chất hoá học đặc trưng: phản ứng

cộng. 4. Sự chuyển hóa giữa ankin, anken và

ankan

CnH2n+2xt,t  CnH2n + H2 

CnH2n+2xt,t  CnH2n-2 + 2H2 

CnH2n + H2Ni,t  CnH2n+2 

CnH2n-2 + 2H2Ni,t  CnH2n+2 

CnH2n-2 + H2

Pd,t

 CnH2n  Hot đng 2. Làm bài tập - GV tổ chức cho HS làm bài tập SGK trang181, 182 –  SGK.- HS làm bài tập. - GV đưa một số bài tập làm thêm về phân

 biệt hỗn hợp hiđrocacbon và bài tập tính toánvề hỗn hợp.- HS làm bài tập củng cố. 

II. BI TẬP 

 Hot đng 3. Dặn dò và giao bài về nhà 

- GV nhắc HS: + Ôn tập về các hiđrocacbon không no. + Chuẩn bị nội dung bài thực hành. 

- HS ghi bài về nhà. - GV phổ biến nội dung và hình thức kiểmtra.

Page 78: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 78/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

78

Tiết số 60

BI 45. THỰ C HÀNH

TÍNH CHẤT CỦA HIĐROCACBON KHÔNG NO 

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức - Học sinh biết cách làm việc với các dụng cụ thí nghiệm hữu cơ. - Biết cách điều chế và thử tính chất của axetylen, hiđrocacbon không no với nước brom. 

2. Về kỹ năng - Tiến hành thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất hữu cơ. - Sử dụng cụ, hoá chất để tiến hành thí nghiệm an toàn, thành công. 

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. 

- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên a. Dụng cụ thí nghiệm 

+ Ống nghiệm.  + Giá để ống nghiệm. + Nút cao su 1 lỗ đậy miệng ống nghiệm.  + Kẹp hoá chất. + Ống dẫn thuỷ tinh thẳng một đầu vuốt nhọn.  + Ống hút nhỏ giọt. + Đèn cồn. 

b. Hoá chất  + H2SO4 đặc.  + Nước cà chua chín đỏ.  + Nước Br om.+ Đất đèn. + Dung dịch AgNO3  + Dung dịch KMnO4 1%.+ Dầu thông. + C2H5OH + Dung dịch NH3 

2. Chuẩn bị của học sinh Học sinh ôn tập kiến thức liên quan đến các thí nghiệm. 

III. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Trực quan sinh động. - Hoạt động nhóm nhỏ. 

IV. TIN TRNH GING DẠY Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tìm hiểu thí nghiệm điều chế và thử tính chất của etilen - GV hướ ng dẫn HS cách lắ p dụng cụ  thínghiệm điều chế etilen từ C2H5OH và H2SO4 đặc.- HS lắp dụng cụ thí nghiệm theo hướng dẫncủa GV. - Viết phương trình phản ứng điều chế etilen?- HS viết phương trình phản ứng. - Tại sao khi thực hiện thí nghiệm phải chosẵn vài viên đá bọt vào trong bình phản ứng?

Thí nghiệm 1. Điều chế và thử tính chất củaetilen- Tiến hành:

+ Cho 2 ml ancol etylic khan vào ốngnghiệm khô có sẵn vài viên đá bọt. 

+ Thêm từng giọt H2SO4 đặc, lắc đều. + Đun nóng hỗn hợp. + Đốt cháy khí thoát ra ở đầu ống vuốt

nhọn. 

Page 79: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 79/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

79

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- Cần cho đá bọt vào trong bình phản ứng đểtránh hỗn hợp sôi đột ngột có thể làm hỏngdụng cụ thí nghiệm. - Nêu cách tiến hành thí nghiệm, dự  đoán

hiện tượ ng xảy ra và giải thích?- HS tr ả lờ i.

+ Dẫn khí qua dung dịch KMnO4.- Hiện tượng:

+ Etilen cháy trong không khí với ngọnlửa màu xanh nhạt. 

+ Khí sinh ra làm nhạt và mất màu dungdịch KMnO4.- Giải thích:

C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O

3C2H4 + 2KMnO4 + 4H2O  2KOH +2MnO2 + 3C2H4(OH)2 

 Hot đng 2. Tìm hiểu thí nghiệm điều chế và thử tính chất của axetilen - Nêu cách tiến hành thí nghiệm? - HS đọc SGK nêu cách tiến hành thí nghiệm. 

- Dự đoán hiện tượng và giải thích? - HS trả lời. - GV nêu các chú ý để thí nghiệm thành công. 

Thí nghiệm 2. Điều chế và thử tính chất củaaxetilen

- Tiến hành :+ Cho mẩu đất đèn bằng hạt ngô vào ống

nghiệm chứa sẵn 2ml nước.+ Đậy nhanh nút có ống dẫn khí gấp khúc

sục vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3 trong NH3 hoặc dung dịch KMnO4 và đốt khísinh ra.- Hiện tượng:

+ Khí sinh ra làm nhạt và mất màu dung

dịch KMnO4 + Khí này tạo kết tủa vàng với dung dịchAgNO3/NH3.- Giải thích 

CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2 

C2H2 + 2AgNO3 + 2NH3 C2Ag2 +2NH4 NO3 

3C2H2 + 8KMnO4 3(COOK)2 + 2KOH +2H2O + 8MnO2 

 Hot đng 3. Tìm hiểu thí nghiệm phản ứng của tecpen với nước brom - GV hướ ng dẫn HS cách tiến hành thínghiệm.- HS nắm đượ c cách tiến hành thí nghiệm.- Dự  đoán  hiện tượ ng thí nghiệm quan sátđượ c và giải thích?- HS tr ả lờ i.- GV bổ sung.

Thí nghiệm 3. Phản ứng của tecpen với nướ c brom- Tiến hành thí nghiệm:

+ Cho vài giọt dầu thông vào ống nghiệmchứa Brom, lắc kĩ. 

+ Nghiền nát quả cà chua chín đỏ, lấy nướ ctrong. Nhỏ từ từ từng giọt nướ c brom vào ốngnghiệm chứa nướ c cà chua.- Hiện tượ ng: khi cho dầu thông tác dụng vớ i

dung dịch nướ c brom thì nướ c này bị  nhạtmàu r ồi mất màu. Nếu lấy nướ c cà chua chínđỏ, ban đầu dung dịch có màu tím nhạt. Nếu

Page 80: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 80/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

80

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngtiế p tục thêm brom, lắc kĩ rồi để yên thì dungdịch chuyển sang màu xanh nhạt.- Giải thích: Trong thành phần của nướ c càchua có tecpen (licopen C40H56) trong phân tử 

có nhiều liên k ết đôi liên hợ  p. Khi phản ứnghoá học xảy ra, brom cộng vào một số nối đôidẫn đến màu của nước brom thay đổi. Trongnướ c cà chua còn có các chất khác đã ảnhhưở ng tớ i màu của sản phẩm phản ứng.

Dầu thông là một tecpen thiên nhiên (- pinen C10H16). Khi phản ứng hoá học xảy racộng vào nối đôi làm cho dung dịch nướ c

 brom bị mất màu.

 Hot đng 4. Tiến hành thực nghiệm - GV tổ chức cho các nhóm HS tiến hành cácthí nghiệm. - HS tiến hành thí nghiệm. - GV gọi HS các nhóm nêu hiện tượng quansát được và so sánh với dự đoán rồi giải thích. - HS trả lời. - GV kết luận. 

 Hot đng 5. Công việc sau buổi thực nghiệm 

- GV nhận xét ý thức của học sinh trong quátrình thí nghiệm và kết quả của buổi thínghiệm. - GV tổ chức cho HS dọn vệ sinh phòng thínghiệm. - HS dọn vệ sinh phòng thí nghiệm. - GV yêu cầu HS viết tường trình thí nghiệm. - HS viết tường trình. - GV nhắc HS chuẩn bị cho bài kiểm tra 1tiết. 

Page 81: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 81/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

81

CHƯƠNG 7. HIĐROCACBON THƠM. NGUỒN HIĐROCACBONTRONG THIÊN NHIÊN

Tiết số 61 

BI 46. BENZEN VÀ ANKYLBENZEN

I. MC TIÊU 1. Về kiến thức 

a. Học sinh biết: - CTPT, CTCT của benzen. - Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của một số ankylbenzen đơn giản.- Tính chất vật lí, phản ứng thế của benzen và của ankylbenzen. 

 b. Học sinh hiểu:- Sự liên quan giữa cấu trúc phân tử và tính chất hoá học của benzen. - Quy tắc thế vào vòng benzen. 

2. Về kỹ năng - Viết phương trinh phản ứng. - Viết CTCT và gọi tên.- Giải các bài toán đơn giản về hiđrocacbon thơm.

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án.- Mô hình phân tử benzen. - Hình ảnh các thí nghiệm minh họa tính chất hóa học của benzen.

2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn lại tính chất của hiđrocacbon no và hiđrocacbon không no. - Đọc trước nội dung bài học ở nhà. 

III. TR ỌNG TÂM

- Viết CTCT, gọi tên. - Phản ứng thế của benzen và ankylbenzen. - Quy tắc thế vào vòng benzen.

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Đàm thoại, gợi mở. - Nêu và giải quyết vấn đề. 

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tìm hiểu cấu to phân tử benzen 

- GV giới thiệu công thức và mô hình phân tử benzen.- HS quan sát mô hình.

I. CẤU TRÚC, ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNGPHÂN, DANH PHÁP1. Cấu trúc của phân tử benzen 

Page 82: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 82/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

82

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- Nêu đặc điểm cấu tạo của phân tử benzen? - HS trả lời. - GV tổng kết. - GV lưu ý HS cách biểu diễn cấu tạo của

 phân tử benzen. 

- Benzen: C6H6.- Cấu tạo vòng benzen: 

+ 6 nguyên tử trtong phân tử benzen ởtrạng thái lai hoá sp2.

+ 6 obitan p của 6 nguyên tử C xen phủ vớinhau để tạo thành obitan  chung cho cả vòng

 benzen  liên kết  ở benzen tương đối bền

vững hơn so với các liên kết   của ankencũng như của các hiđrocacbon không no khác.

+ 6 nguyên tử C trong vòng benzen tạothành một hình lục giác đều. Cả 6 nguyên tửC và 6 nguyên tử H cùng nằm trên một mặt

 phẳng. + Các góc hoá trị đều bằng 1200.

→ Cấu trúc phẳng, hình lục giác đều. - CTCT:

 Hot đng 2. Tìm hiểu về dãy đồng đẳng của benzen –  ankylbenzen- GV nêu khái niệm về ankylbenzen.- GV: Lập CTPT tử 3 chất là đồng đẳng của

 benzen?- HS lập CTPT. - Lập công thức tổng quát chung cho cácankylbenzen?- HS nêu CTTQ.- GV tổng kết và xác định điều kiện. - Viết CTCT của C7H8 và C8H10?- HS viết CTCT.- Nêu các loại đồng phân của ankylbenzen?

- HS tr ả lờ i.- GV nêu cách gọi tên các ankylbenzen đơngiản, lấy ví dụ và gọi HS đọc tên vớ i các cấutạo đã viết.- HS gọi tên một số ankylbenzen.- GV lưu ý HS: ngoài việc dùng số để chỉ vị trí mạch nhánh có thể  dùng các chữ  cáio(ortho), m (meta), p (para) thay cho các vị trí nhánh 1,2; 1,3; 1,4.- GV gọi HS gọi tên theo cách thứ 2.- HS gọi tên.- GV lưu ý: cách thứ  2 đượ c vận dụng khi

2. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp a. Đồng đẳng  

- K hi thay thế nguyên tử H trong phân tử benzen bằng các nhóm ankyl ta được cácankylbenzen.- Các ankylbenzen lập thành dãy đồng đẳngcủa benzen. 

- CTTQ: CnH2n-2 (n  6).b  . Đồng phân

- Đồng phân mạch C.- Đồng phân vị trí nhánh trên vòng benzen.

c. Danh pháp- Chọn vòng benzen làm mạch chính.- Đánh số thứ tự từ C gần nhánh nhất sao chotổng chỉ số mạch nhánh là nhỏ nhất.- Gọi tên:Số chỉ vị trí nhánh + Tên nhánh + Benzen.* Nếu có 2 nhánh: thay số chỉ vị trí các nhánh

 bằng các từ tương ứng:+ 1,2 →o-

+ 1,3 → m-

+ 1,4 → p- 

Page 83: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 83/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

83

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngankylbenzen chỉ có 2 nhánh.- GV giớ i thiệu tên riêng của một số  chất:toluen; o –  xilen; m –  xilen; p –  xilen.

 Hot đng 3. Tìm hiểu các tính chất vật lí của ankylbenzen 

- Tìm hiểu bảng 7.1 (188/sgk) nêu nhữngnhận xét về nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảyvà khối lượng riêng của ankylbenzen? - HS nghiên cứu SGK trả lời. - GV bổ sung và tổng kết.- Nêu nhận xét về màu sắc, tính tan và mùicủa ankylbenzen?- HS tr ả lờ i.- GV nhấn mạnh: các aren đều là những chất

có mùi nhưng có hại cho sức khoẻ  của conngườ i nhất là benzen.

II. TNH CHẤT VẬT L 1. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và

khối lượng riêng - Nhiệt độ nóng chảy nói chung giảm dần, cósự bất thường ở p-Xilen, o-Xilen, m-Xilen.- Nhiệt độ sôi tăng dần. - Khối lượng riêng của các aren nhỏ hơn1g/cm3, các aren đều nhẹ hơn nước. 

2. Màu sắc, tính tan và mùi 

Ankybenzen là những chất không màu hầunhư không tan trong nước nhưng tan trongcác dung môi hữu cơ, đồng thời chính chúnglà các dung môi hoà tan những chất khác. 

 Hot đng 4. Nghiên cứu về phản ứng thế  - GV thông báo: Phân tử aren chứa hệ liênhợp  nên các liên kết  trong aren bền vững

hơn liên kết   ở anken cũng như ở cáchiđrocacbon không no khác. Vì vậy aren khó

tham gia phản ứng cộng. Với các aren cónhánh sẽ có 2 trung tâm phản ứng là vòng benzen và mạch nhánh. Aren có tính chất dễthế, khó cộng và khó oxi hoá. Tính chất nàyđược gọi là tính thơm.- GV nêu điều kiện của phản ứng thế Brom. - HS nắm được điều kiện của phản ứng thế. - GV cho HS vận dụng viết phản ứng thế tỉ lệ1:1 giữa Br 2 với benzen và toluen. - HS viết phản ứng. 

- GV gọi tên các gốc  C6H5CH2 – : benzyl;C6H5 – : phenyl.- GV gọi HS đọc tên sản phẩm. - HS gọi tên sản phẩm. - GV giới thiệu: phản ứng nitro hoá là phảnứng của aren với HNO3 đặc khi có H2SO4 đặclàm xúc tác và đun nóng. Cách viết phản ứnglà nhóm nitro  –  NO2  thay thế cho nguyên tửH.

- HS nắm được nội dung phản ứng thế nitro. - Viết phản ứng  thế nitro vào benzen vàtoluen?

III. TNH CHẤT HO HỌC 1. Phản ứng thế 

a. Thế halogen - Brom khan, xúc tác  bột sắt, đun nóng: thếvào vòng benzen.- Brom khan, chiếu sáng: thế vào H của mạchnhánh.

C6H6 + Br 2Fe,t  C6H5Br + HBr

C6H5CH3 + Br 2as→ HBr C6H5CH2Br

C6H5CH3 + Br 2Fe,t  HBr + C6H4BrCH3 

b. Thế nitro - Phản ứng với HNO3 đặc, xúc tác H2SO4 đặcđun nóng. - Phản ứng: 

C6H6 + HNO3 HSO đặc,t C6H5 NO2 + H2O

c. Quy tắc thế vào vòng benzen - Nếu trên vòng benzen đã có nhóm thế loại I(chỉ chứa liên kết đơn), phản ứng thế xảy radễ hơn ở benzen và ưu tiên thế vào vị trí o-,

 p-.- Nếu trên vòng benzen đã có nhóm thế loại II(có chứa liên kết bội), phản ứng thế xảy rakhó hơn ở benzen và ưu tiên thế vào vị trí m-.d. Cơ chế  th ế  vào vòng benzen

Page 84: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 84/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

84

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- HS viết phương trình. - GV giới thiệu quy tắc thế vào vòng benzenvà tóm tắt bằng sơ đồ: 

X

+ Y

(I)

(II)

X

Y

+

X

YX

Y  - HS nắm được nội dung của quy tắc thế. - GV gọi HS xác định sản phẩm chính trong

các phản ứng đã viết. - HS xác định sản phẩm chính, phụ. - GV giớ i thiệu cơ chế thế vào vòng benzen.- HS nắm được cơ chế của phản ứng thế.

- Phân tử  halogen hoặc phân tử  axit nitrickhông tr ực tiế p tấn công.- Tiểu phân mang điện tích dương tạo thànhdo tác dụng của chúng vớ i xúc tác mớ i là tác

nhân tấn công tr ực tiế p vào vòng benzen.

 Hot đng 5. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà - GV tổ chức cho HS làm các bài tậ p 3, 4a, 5và 7 (trang 191 –  192/SGK).- HS làm bài tậ p củng cố.- GV nhắc nhở  HS:

+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p.+ Chuẩn bị nội dung phần còn lại của bài.

- HS ghi bài về nhà.

O2N-O-H   H   O

2N-O-H

HO

2N-O-H

H

O=N=O   H-O-H

N

O

O

H   NO2

NO2

H

+   +

+   +

+ +  +

+

+

++

Page 85: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 85/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

85

Tiết số 62

BI 46. BENZEN V ANKYLBENZEN (tiếp) 

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức 

a. Học sinh biết: - Phản ứng cộng và phản ứng oxi hoá của benzen và ankylbenzen. 

- Cách điều chế và các ứng dụng của benzen, ankylbenzen.  b. Học sinh hiểu:

- Benzen và ankylbenzen vẫn tham gia vào phản ứng cộng nhưng khó hơn ở hiđrocacbonkhông no.

- Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn chỉ xảy ra với các hiđrocacbon thơm có nhánh.

2. Về kỹ năng - Viết phương trinh phản ứng. 

- Giải các bài toán đơn giản về hiđrocacbon thơm. 3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. 

- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Hình ảnh các thí nghiệm minh họa tính chất hóa học của benzen. 

- Bài tập vận dụng. 2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn lại tính chất của hiđrocacbon no và hiđrocacbon không no. 

- Đọc trước nội dung bài học ở nhà. 

III. TRỌNG TÂM 

- Tính chất hoá học.

- Điều chế.

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHNH 

- Đàm thoại, gợi mở. 

- Nêu và giải quyết vấn đề. V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và tr  Nội dung ghi bảng  Hot đng 1. Tìm hiểu về phản ứng cng  - GV: các ankylbenzen khi cộng H2  tạo sản

 phẩm là xicloankan tương ứng.- Viết phản ứng của benzen và toluen với H2

và phản ứng tổng quát? - HS viết phương trình. 

- GV giới thiệu phản ứng cộng Cl2  vào benzen và tên gọi, ứng dụng của sản phẩm. 

2. Phản ứng cộng a. Cng H 2  

CnH2n-6 + 3H2Ni,t CnH2n 

(xicloankan)b. Cng Cl 2  

Page 86: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 86/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

86

Hoạt động của thầy và tr  Nội dung ghi bảng 

Cl

Cl

Cl

Cl

Cl

Cl

+ 3Cl2

as

  Hot đng 2. Tìm hiểu phản ứng oxi hóa - GV giới thiệu: các ankylbenzen đều có khảnăng làm mất màu dd thuốc tím khi đunnóng.- GV lấy ví dụ về phản ứng của toluen: 

C6H5CH3 + 2KMnO4t→ KOH + 2MnO2 +

H2O + C6H5COOK- HS tìm hiểu ví dụ. 

- Nêu ứng dụng của phản ứng? - HS trả lời. - GV: viết phản ứng đốt cháy C6H6, C6H5CH3 và aren tổng quát? - HS viết phương trình. - Em có nhận xét gì về quan hệ giữa số molCO2 và H2O tạo thành? - HS nhận xét. 

3. Phản ứng oxi hóa a. Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn - Aren có nhánh làm mất màu dung dịchKMnO4 khi đun nóng. - Dùng nhận biết. b. Phản ứng oxi hóa hoàn toàn - Phản ứng tổng quát: 

CnH2n-6 +

3−32 O2 nCO2 + (n –  3)H2O

- Đặc điểm: nCO > nHO 

 Hot đng 3. Tìm hiểu các phương pháp điều chế hiđrocacbon thơm 

- GV nêu 2 phương pháp để điều chế aren và hướng dẫn HS viết các phương trình phảnứng. - HS nắm được các phương pháp điều chếaren.

IV. ĐIỀU CH V ỨNG DNG 1. Điều chế - Chưng cất nhựa than đá hoặc dầu mỏ. - Tách H2 từ ankan hoặc xicloankan. 

CH3[CH2]4CH3 xt,t  C6H6 + 4H2 

CH3[CH2]5CH3 xt,t   C6H5CH3 + 4H2 

Etylbenzen được điều chế từ benzen và etilen 

C6H6 + CH2=CH2 xt,t  C6H5CH2CH3 

 Hot đng 4.

Tìm hiểu các ứng dụng của hiđrocacbon thơm - GV: Nêu các ứng dụng của aren?- HS trả lời. - GV bổ sung và tổng kết. 

2. Ứng dụng - Benzen là một trong những nguồn nguyênliệu quan trọng nhất của công nghiệp hóa họchữu cơ, được dùng để tổng hợp các monometrong sản xuất polime làm chất dẻo, cao su, tơsợi. Tổng hợp các hóa chất quan trọng khác. - Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT.- Các aren còn được dùng làm dung môi. 

 Hot đng 5. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà - GV đưa bài tập để HS vận dụng: 

+ Chỉ dùng thêm 1 hóa chất làm thuốc thử

Page 87: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 87/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

87

Hoạt động của thầy và tr  Nội dung ghi bảng hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt sau:Benzen, toluen và vinylbenzen (C6H5  –  CH =CH2).

+ Bài 8 và 9 (192 –  SGK).

- HS làm bài tập củng cố kiến thức. - GV nhắc nhở HS:

+ Học lí thuyết. + Làm bài tập SGK và SBT. + Chuẩn bị nội dung bài Stiren và

naphtalen.- HS ghi bài về nhà. 

Page 88: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 88/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

88

Tiết số 63 

BI 47. STIREN VÀ NAPHTALENI. MC TIÊU 

1. Về kiến thức 

a. Học sinh biết: - CTPT, CTCT của stiren.- Tính chất, ứng dụng của stiren, naphtalen.- Ứng dụng của một số hiđrocacbon thơm. 

 b. Học sinh hiểu:Cách xác định cấu tạo của một chất bằng phương pháp hoá học.2. Về kỹ năng 

- Viết phương trinh phản ứng. - Giải các bài toán đơn giản về hiđrocacbon thơm. 

3. Về thái độ 

Học sinh có các thái độ tích cực: - Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án.- Hình ảnh các thí nghiệm minh họa tính chất hóa học của stiren.

2. Chuẩn bị của học sinh 

- Ôn lại tính chất của hiđrocacbon no và hiđrocacbon không no. - Đọc trước nội dung bài học ở nhà. 

III. TR ỌNG TÂM

Tính chất hóa học của stiren.

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Đàm thoại, gợi mở. - Nêu và giải quyết vấn đề. 

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS lên bảng và kiểm tra bài cũ: 

+ HS1: nêu các tính chất hóa học đặc trưngnhất của hợp chất mạch hở có chứa liên kếtđôi? 

+ HS2: nêu các tính chất hóa học cơ bảncủa aren. - HS lên bảng. - GV gọi HS nhận xét. 

- GV tổng kết và cho điểm. (GV chú ý giữ bài làm của 2 HS để vận dụngdạy bài mới).

Page 89: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 89/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

89

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 2. Tìm hiểu về cấu to và tính chất vật lí của naphtelen - GV gọi HS nêu các tính chất vật lí củanaphtalen (nếu có điều kiện, GV có thể  choHS quan sát naphtalen và nhận xét tính chất

vật lí).- HS tr ả lờ i.- GV bổ  sung các tính chất vật lí khác củanaphtalen: dễ bị thăng hoa. - GV thông báo: Công thức phân tử  củanaphtalen là C10H8, cấu tạo bở i 2 nhân benzencó chung một cạnh và viết công thức cấu tạovà các kí hiệu vị trí trên công thức cấu tạo.- HS nắm đượ c công thức phân tử  và công

thức cấu tạo của naphtalen.

I. NAPHTALEN1. Tính chất vật lí và cấu tạo

- Là chất r ắn màu tr ắng thăng hoa ngay ở  

nhiệt độ thườ ng, t0nc=800C, t0s=2180C, có mùiđặc trưng, dễ  thăng hoa. Không tan trongnướ c nhưng tan trong các dung môi hữu cơ. - Công thức phân tử: C8H10.- Công thức cấu tạo:

 Hot đng 3. Tìm hiểu các tính chất hoá học của naphtelen - GV: từ  cấu tạo của naphtalen hãy dự đoántính chất hóa học đặc trưng?- HS tr ả lờ i.- GV: phản ứng thế halogen và thế nitro vàonaphtalen tạo ra sản phẩm chính thế vào H ở  vị trí số 1.- GV gọi HS viết sản phẩm chính của phản

ứng thế.- HS viết phương trình phản ứng.- GV gợ i ý: phản ứng cộng H2 vào naphtalencó thể  xảy ra theo 2 nấc để  khử  các nối đôicủa từng vòng benzen.- GV gọi HS viết phương trình phản ứng.- HS viết phương trình. - GV thông báo: Naphtalen không bị oxi hoá

 bở i dung dịch KMnO4, khi có xúc tác V2O5 ở  nhiệt độ cao nó bị oxi hoá bở i oxi không khí

tạo thành anhiđrit phtalic. - GV viết phương trình phản ứng.- HS nắm đượ c phản ứng oxi hoá không hoàntoàn của naphtalen.

2. Tính chất hoá họca. Ph ản ứ ng th ế  

b. Ph ản ứ ng c ng H 2  

naphtalen tetralin đecalin c. Ph ản ứ ng oxi hoá

(anhiđrit phtalic)

 Hot đng 4. Nghiên cứu các ứng dụng của naphtalen - Nêu các ứng dụng của naphtalen?- HS đọc SGK tr ả lờ i.- GV bổ sung và tổng k ết.

3. Ứ ng dụng- Sản xuất anhiđrit phtalic, naphtol, naphtylamin.- Dùng trong công nghiệ p chất dẻo, dượ c

 phẩm, phẩm nhuộm.- Tetralin và đecalin đượ c dùng làm dungmôi.

HH

H

H

H   HH

H1

2

3

45

6

78

9

10

Br 2

CH3

COOHH-Br 

HNO3

H2

SO4

NO2

H-O-H

Br

+ +

++

Ni, Ni,

2H2 

1500c

3H2 , 2000c

35atm

O2 (kk), V2O5

350 - 4000c

O

O

O

Page 90: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 90/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

90

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- Naphtalen (băng phiến) đượ c dùng làm chấtchống gián.

 Hot đng 5. Tìm hiểu các tính chất vật lí và cấu to của stiren - GV giới thiệu CTPT và CTCT của stiren. 

- HS nắm được CTPT và CTCT của stiren. - Nêu các tên gọi khác có thể có? - HS gọi tên. - Nêu tính chất vật lí của stiren? - HS đọc SGK nêu tính chất vật lí. - GV tổng kết. 

II. STIREN

1. Cấu tạo và tính chất vật lí  - CTPT: C8H8 - CTCT:

CH = CH2

 - Các tên gọi: vinylbenzen, phenyletilen,stiren.- Tính chất vật lí: Chất lỏng; không màu; nhẹ 

hơn nước và không tan trong nướ c.  Hot đng 6 . Nghiên cứu tính chất hóa học của stiren - Em có nhận xét gì về cấu tạo của phân tửstiren?- HS nhận xét. - Từ cấu tạo đó em có dự đoán gì về tính chấthóa học của stiren?- HS dự đoán tính chất hóa học. - GV kết luận tính chất hóa học. 

- GV gọi HS viết các phản ứng của stiren với:H2, dung dịch Br 2, H2O, Br 2  khan (Fe, t0),trùng hợp. - HS viết phương trình phản ứng. - GV lưu ý: stiren làm mất màu dung dịchKMnO4 ở cả nhiệt độ thường và nhiệt độ cao.Thường dùng dung dịch KMnO4  làm thuốcthử nhận biết stiren. - GV lưu ý HS: khả năng tham gia phản ứngđồng trùng hợp của stiren và giới thiệu với

HS phản ứng đồng trùng hợp tạo ra cao suBuna –  S.- HS nắm được phương trình phản ứng đồngtrùng hợp. 

2. Tính chất hóa học - Phản ứng ở nhánh: phản ứng cộng và phảnứng trùng hợp: C6H5CH = CH2 + Br 2 → C6H5CHBr –  CH2Br

C6H5CH = CH2 + 4H2Ni,t  C6H11CH2CH3 

nC6H5CH = CH2xt,t,p  (-CH(C6H5)CH2-)n 

- Phản ứng thế vào vòng: khó hơn benzen, ưutiên vào vị trí m-.

- Làm mất màu dd KMnO4  ở cả nhiệt độthường và nhiệt độ cao → nhận biết. 

 Hot đng 7 . Tìm hiểu các ứng dụng của stiren - Nêu các ứng dụng của stiren?- HS đọc SGK tr ả lờ i.- GV bổ sung và tổng k ết.

3. Ứ ng dụng+ Sản xuất polime. Polistiren là một chấtnhiệt dẻo, trong suốt dùng để chế tạo dụng cụ văn phòng, đồ dùng gia đình. 

+ Poli (Butađien-stiren) còn gọi là cao su buna-S, có độ  bền cơ học cao hơn cao su buna.

Page 91: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 91/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

91

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 8. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà - GV nhắc lại trọng tâm bài học: tính chất hóahọc của naphtalen và stiren.- HS nắm lại các kiến thức trọng tâm. 

- GV tổ chức cho HS làm bài tập 2, 3(196/SGK).- HS vận dụng làm bài tập. - GV nhắc HS: 

+ Học lí thuyết. + Làm bài tập SGK.+ Chuẩn bị nội dung bài Nguồn

hiđrocacbon trong thiên nhiên.- HS ghi bài về nhà. 

Page 92: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 92/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

92

Tiết số 64 

BÀI 48. NGUỒN HIĐROCACBON TRONG THIÊN NHIÊN 

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức 

a. Học sinh biết- Thành phần tính chất và tầm quan trọng của dầu mỏ, khí thiên nhiên và than mỏ.

- Quá trình chưng cất dầu mỏ, chế hoá dầu mỏ, chưng khô than mỏ.  b. Học sinh hiểu 

Tầm quan trọng của lọc hoá dầu đối với nền kinh tế. 2. Về kỹ năng Phân tích, khái quát hoá nội dung kiến thức trong sách giáo khoa thành những kết luận

khoa học. 3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án.- Mẫu dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ. - Hình ảnh một số khu công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ: nhà máy lọc dầu DungQuất… 

2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập các phương pháp điều chế các hiđrocacbon đã học; các ứng dụng của hiđrocacbon. - Đọc và chuẩn bị nội dung bài học ở nhà. 

III. TR ỌNG TÂM

Phản ứng cracking và refoming. 

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Đàm thoại, gợi mở. - Nêu vấn đề. 

V. TIN TRNH GING DẠY Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tìm hiểu về dầu mỏ - GV cho HS quan sát mẫu dầu mỏ  và thínghiệm hòa tan dầu mỏ vào trong nướ c.- HS quan sát mẫu dầu mỏ và thí nghiệm.- Nêu các tính chất vật lí của dầu mỏ?- HS tr ả lờ i.- GV thông báo: Dầu mỏ thườ ng tồn tại từ cácmỏ dầu nằm sâu trong lòng đất (trong địa lụccũng như ngoài thềm lục địa).- HS nắm đượ c tr ạng thái tồn tại trong tự nhiên của dầu mỏ.

I. TR ẠNG THÁI TỰ   NHIÊN, TÍNHCHẤT VẬT LÍ VÀ THÀNH PHẦN CỦADẦU MỎ 

1. Trạng thái tự  nhiên và tính chất vật lí- Dầu mỏ  là một hỗn hợ  p lỏng, sánh, mầusẫm, có mùi đặc trưng, nhẹ  hơn nướ c vàkhông tan trong nướ c.- Dầu mỏ  thườ ng tồn tại từ các mỏ dầu nằmsâu trong lòng đất (trong địa lục cũng nhưngoài thềm lục địa).

Page 93: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 93/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

93

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV tổ  chức cho HS nghiên cứu sách giáokhoa tr ả  lờ i: Dầu mỏ gồm những thành phầnhóa học nào?- HS nghiên cứu SGK tr ả lờ i.

- GV bổ  sung thành phần các nguyên tố  cómặt trong dầu mỏ: 83 –  87% C, 11  –  14% H,0,01 –  7% S; 0,01 –  2% N, các kim loại nặngchỉ chiếm khoảng phần triệu đến phần vạn.

2. Thành phần hoá học

 Hot đng 2. Tìm hiểu về quá trình chưng cất dầu mỏ - GV: Chưng cất dầu mỏ dướ i áp suất thườ ngcho những sản phẩm nào? Nhận xét về  sản

 phẩm của quá trình chưng cất theo nhiệt độ?- HS tr ả lờ i.- GV: nêu mục đích của quá trình chưng cấtdầu mỏ dướ i áp suất cao?- HS tr ả lờ i.- Sản phẩm của quá trình chưng cất dướ i ápsuất thấ p là gì và có ứng dụng gì?- HS tr ả lờ i.- GV bổ sung và k ết luận.

II. CHƯNG CẤT DẦU MỎ 1. Chưng cất dướ i áp suất thườ ng

- < 1800c: 1 –  10C: khí và xăng. - 170 –  2700c: 10 –  16C: dầu hỏa.- 250 –  3500c: 16 –  21C: dầu điezen. - 350 –  4000c: 21 –  30C: dầu nhờ n.- 4000c: >30C: Cặn mazut.

2. Chưng cất dướ i áp suất cao- Chưng cất dầu mỏ dướ i áp suất cao để táchđược phân đoạn C1  –  C2; C3  –  C4; C5  –  C6; C6 

 –  C10.

3. Chưng cất dướ i áp suất thấpSản phẩm của quá trình chưng cất dướ i áp

suất thườ ng là hỗn hợ  p nhớt đặc, màu đen,gọi là cặn mazut. Nếu chưng cất cặn mazutdướ i áp suất thấp ta thu đượ c:- Dầu nhờn: dùng cho bôi trơn máy. - Vazơlin và parafin: dùng cho y học và làmnến.- Cặn đen atphan: rải đườ ng.

 Hot đng 3. Tìm hiểu các phương pháp hoá học chế biến dầu mỏ - GV hướ ng dẫn HS tìm hiểu SGK tr ả lờ i câuhỏi:

+ Chế hóa dầu mỏ là gì?+ Chế hóa dầu mỏ nhằm mục đích nào?

- HS tìm hiểu SGK tr ả lờ i.- GV bổ sung.- GV thông báo: để  chế  hóa dầu mỏ  có 2

 phương pháp chủ  yếu là rifominh vàcrăckinh. 

- GV lấy ví dụ minh hoạ, thông qua ví dụ yêucầu HS nhận xét về cấu trúc của hiđrocacbontham gia vào quá trình rifominh và sản phẩm?

III. CH  BIN DẦU MỎ  BẰNGPHƯƠNG PHP HO HỌC- Chế  hóa dầu mỏ  (chế  biến dầu mỏ  bằng

 phương pháp hóa học) là biến đổi cấu tạo hóahọc của các hiđrocacbon của dầu mỏ.- Chế hóa dầu mỏ có 2 mục đích: 

+ Đáp ứng nhu cầu về số lượ ng, chất lượ ngxăng làm nhiên liệu.

+ Đáp ứng nhu cầu về  nguyên liệu cho

công nghiệ p hóa chất.1. Rifominh

- Rifominh là quá trình dùng xúc tác và nhiệt

Dầu mỏ 

Hiđrocacbon(ankan, arenxicloankan)

Lượ ng nhỏ chất hữu cơchứa O, N, S

Vết các chấtvô cơ  

Page 94: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 94/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

94

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

- HS nhận xét.- GV: gọi HS tr ả lờ i các câu hỏi:

+ Rifominh là gì?

+ Có những loại phản ứng nào xảy ra trongquá trình rifominh?- HS tr ả lờ i.- GV bổ  sung điều kiện thực hiện phản ứngrifominh.- HS nắm được các điều kiện của phản ứng.- GV gọi HS viết phản ứng crăckinh butan? - HS viết phương trình: 

- GV giớ i thiệu về  các loại phản ứngcrăckinh. - HS nắm đượ c các loại phản ứng crăckinh. - GV khái quát các phương pháp và côngđoạn chế hóa dầu mỏ.

 biến đổi cấu trúc của hiđrocacbon từ  khôngnhánh thành phân nhánh, từ  không thơmthành thơm. - Có 3 quá trình chủ  yếu xảy ra trong quá

trình rifominh là:+ Chuyển ankan mạch thẳng thành mạch

nhánh và xicloankan.+ Tách H2 chuyển xicloankan thành aren.+ Tách H2 chuyển ankan thành aren.

- Điều kiện: Nhiệt độ khoảng 5000c; áp suấttừ 20  –  30atm; xúc tác là Pt, Pd, Ni trên chấtmang là Al2O3 hoặc Al2(SiO3)3.

2. Crăckinh 

- Crăckinh là quá trình bẻ  gẫy phân tử hiđrocacbon mạch dài thành các phân tử hiđrocacbon mạch ngắn hơn nhờ   tác dụngcủa nhiệt hoặc xúc tác và nhiệt.- Crăckinh nhiệt thực hiện ở  nhiệt độ trên 700đến 9000c chủ  yếu nhằm tạo eten, propen,

 buten và penten dùng làm monome để  sảnxuất polime.- Crăckinh xúc tác chủ  yếu nhằm chuyểnhiđrocacbon mạch dài của các phân đoạn cónhiệt độ sôi cao thành xăng nhiên liệu ở  nhiệtđộ 450 –  5000c

 Hot đng 4. Tìm hiểu về thành phần của khí mỏ dầu và khí thiên nhiên - GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK nêu kháiniệm khí mỏ dầu và khí thiên nhiên?- HS đọc SGK tr ả lờ i.- GV hướ ng dẫn HS tìm hiểu bảng trang 202(SGK) và rút ra thành phần của khí mỏ  dầuvà khí thiên nhiên.- HS tìm hiểu bảng.

IV. THÀNH PHẦN KHÍ MỎ  DẦU VÀKHÍ THIÊN NHIÊN- Khí mỏ dầu còn gọi là khí đồng hành. Khímỏ dầu có trong các mỏ dầu.- Khí thiên nhiên là khí chứa trong các mỏ khí riêng biệt.

Các hợ pphần

Khoảng % thể tíchKhí mỏ dầu Khí thiên nhiên

Metan 50 –  70 70- 95Etan 20 2 –  8Propan 11 2Butan 4 1

Pentan (khí) 2 1 N2, H2, H2S,He, CO2… 

12 4 - 20

CH3(CH

2)5CH

3CH

3

(CH3)2CHCH

2CH(CH

3)2

xtH2

+

t0

xt, t0

H2+ 3

CH3(CH

2)5CH

3

CH3xt, t0

H2+ 4

C 4

H10

CH4  C 

3H6

C 2H4  C 

2H

6+

+

Page 95: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 95/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

95

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 5. Tìm hiểu cách chế biến và ứng dụng của khí mỏ dầu, khí thiên nhiên

- GV: Thế nào là chế biến khí mỏ dầu và khíthiên nhiên? Nêu ứng dụng cơ bản?- HS tr ả lờ i.

- GV tổng k ết.

V. CH  BIN, Ứ NG DNG CỦA KHÍMỎ DẦU VÀ KHÍ THIÊN NHIÊN- Chế biến khí mỏ dầu và khí thiên nhiên là

quá trình loại bỏ H2S, nén và làm lạnh.Khi chế biến dầu mỏ và khí thiên nhiên thu

đượ c các khí:+ CH4: dùng cho nhà máy sứ, điện, đạm,

sản xuất CH3OH, HCHO… + C2H6: điều chế  C2H4  để  sản xuất nhựa

PE.+ C3H8  và C4H10: khí hóa lỏng (ga) dùng

làm nhiên liệu cho công nghiệp, đờ i sống.

 Hot đng 6. Tìm hiểu về than mỏ - GV giớ i thiệu: Trong các loại than mỏ (thangầy, than béo, than bùn…) thì than mỡ   (than

 béo) được dùng để chế than cốc và cung cấ pmột lượ ng nhỏ hiđrocacbon. - GV: Nêu nhận xét về  phương pháp chưngkhô than béo và các sản phẩm thu đượ c?- HS tr ả lờ i.- GV:

+ Chưng cất nhựa than đá thu đượ c gì?+ Sản phẩm của quá trình chưng cất than

đá phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?- HS tr ả lờ i.- GV tổng k ết.

VI. THAN MỎ 1. Chưng khô than béo Than béo đượ c chưng khô ở   nhiệt độ 

khoảng 10000c trong lò cốc. Khi làm lạnh thìthu đượ c khí lò cốc và than cốc. Khí lò cốcgồm: 65%H2; 35%CH4, CO2, CO, C2H6,

 N2… dùng làm nhiên liệu. Lớp nướ c + NH3 dùng làm phân đạm. Lớ  p nhựa than đá. Thancốc đượ c dùng cho công nghiệ p luyện kim.

2. Chưng cất nhựa than đá - Chưng cất nhựa than đá thu đượ c cáchiđrocacbon thơm, dị vòng thơm và các dẫnxuất của chúng.- Sản phẩm của quá trình chưng cất than đá

 phụ thuộc vào nhiệt độ:+ Phân đoạn sôi 80 –  1700c: gọi là dầu nhẹ 

chứa benzen, toluen và xilen… + Phân đoạn sôi ở  170 –  2300c: gọi là dầu

trung chứa naphtalen, phenol và piridin… + Phân đoạn sôi ở  230 –  2700c: gọi là dầu

nặng chứa crezol, xilenol, quinolin… Cặn còn lại là hắc ín dùng để r ải đườ ng.

 Hot đng 7. Củng cố và luyện tập - GV tổ chức cho HS làm bài tậ p 2 và 6 (trang203/SGK).- HS làm bài tậ p củng cố.- GV nhắc HS: Học lí thuyết; Làm bài tậ p

SGK và SBT; Chuẩn bị  nội dung bài luyệntậ p.- HS ghi bài về nhà.

Page 96: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 96/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

96

Tiết số 65 

BI 49. LUYỆN TẬP.

SO SNH ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC V TNH CHẤT CỦAHIĐROCACBON THƠM VỚI HIĐROCACBON NO V KHÔNG NO 

I. MC TIÊU 1. Về kiến thức 

a. Học sinh biết: Sự giống nhau và khác nhau về tính chất hóa học giữa hiđrocacbon thơm, hiđrocacbon

no và không no. b. Học sinh hiểu: 

Mối liên quan giữa cấu trúc và tính chất đặc trưng của hiđrocacbon thơm, hiđrocacbonno và không no.

2. Về kỹ năng 

Rèn luyện cho học sinh kĩ năng: - Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của các hiđrocacbon. - Khái quát tính chất hoá học của các loại hiđrocacbon. 

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án.- Bài tập vận dụng. 

2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập lại các kiến thức về các loại hiđrocacbon.  - Chuẩn bị bảng hệ thống kiến thức về hiđrocacbon no, không no và hiđrocacbon thơm. 

III. TR ỌNG TÂM

So sánh đặc điểm cấu tạo và tính chất của các loại hiđrocacbon. 

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Hoạt động hợp tác nhóm nhỏ.- Thảo luận, trao đổi, nêu vấn đề. 

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh - GV gọi một số  HS để  kiểm tra bảng hệ thống hóa kiến thức về  hiđrocacbon no,không no và thơm của HS (đã chuẩn bị).- GV nhận xét về  ý thức chuẩn bị bài ở   nhà

của hs. Hot đng 2. Hệ thống hoá các kiến thức lí thuyết trọng tâm 

- GV gọi 3 HS lên bảng trình bày đặc điểm A. LÍ THUYT

Page 97: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 97/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

97

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngcấu trúc, khả năng phản ứng và các phản ứngđặc trưng của các loại hiđrocacbon no, khôngno và hiđrocacbon thơm. - HS lên bảng.

- GV yêu cầu HS dướ i lớ  p nhận xét và bổ sung để  có bảng tổng k ết đầy đủ  và hoànchỉnh.- HS nhận xét và bổ sung.- GV tổng k ết.

 Hot đng 3. Làm bài tập SGK  - GV tổ chức cho HS làm bài tậ p trong SGKvà gọi lên bảng chữa.- HS làm bài tậ p và chữa bài.

- GV tổng k ết.

B. BÀI TẬP1. Bài tập SGK

 Hot đng 4. Dặn dò và giao bài về nhà - GV phát phiếu bài tậ p cho HS.- GV nhắc nhở  HS:

+ Ôn tậ p lí thuyết.+ Làm bài tậ p trong phiếu bài tậ p.

- HS ghi bài về nhà.

Page 98: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 98/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

98

PHIU BI TẬP 

Bài 1. Bằng phương pháp hóa học phân biệt các chất sau:1. CH4, C2H2, C2H4.2. C6H6, C6H5CH3, C6H5CH = CH2.

Bài 2. Viết phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ biến hóa:1. CH3COONa → CH4 → C2H2 → C2Ag2 → C2H2 → C4H4 → C4H6 → cao su Buna. 2. C2H6 → C2H4 → C2H5OH → C2H4 → C2H6 → C2H5Cl → C4H10.

Bài 3. Giải các bài toán sau:1. Cho 6,72 lit (đktc) hỗn hợ  p khí gồm CH4, C2H2  và C2H4 đi từ  từ  qua dung dịch

nước brom dư thấy khối lượ ng dung dịch nước brom tăng 5,4 gam. Mặt khác cũng 6,72 lithỗn hợ  p này nếu cho phản ứng vớ i dung dịch AgNO3/NH3 dư thu đượ c 24 gam k ết tủa.- Viết các phương trình phản ứng xảy ra.- Tính % thể tích mỗi chất trong hỗn hợ  p.

2. Đốt cháy hoàn toàn 8,8 gam hỗn hợ  p C2H6 và C2H4 thu đượ c 13,44 lit CO2 (đktc). 

- Viết các phương trình phản ứng xảy ra.- Tính % khối lượ ng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.- Tính thể tích dung dịch Br 2 0,1M cần dùng để phản ứng vừa đủ vớ i 8,8 gam hỗn hợ  p trên.

3. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 2 hiđrocacbon là đồng đẳng liên tiếp thu đượ c7,84 lit CO2 và 8,1 gam H2O.- Tính m.- Tìm CTPT của 2 hiđrocacbon. - Tính % khối lượ ng mỗi chất trong hỗn hợ  p.

4. Một hỗn hợ  p gồm axetilen, propilen và metan. Đốt cháy hoàn toàn 11 gam hỗn hợ  p

thì thu được 12,6 gam nướ c. Mặt khác 5,6 lit hỗn hợp (đktc) phản ứng vừa đủ vớ i dung dịchchứa 50 gam brom.- Viết phương trình phản ứng.- Tính thành phần % thể tích của hỗn hợp đầu.

5. Hỗn hợ  p X gồm 2 ankin đều có số nguyên tử cacbon lớn hơn 2. Đốt cháy hoàn toàn0,05 mol hỗn hợ  p X thu đượ c 0,17 mol CO2. Cho 0,05 mol hỗn hợ  p X tác dụng vừa đủ vớ i0,015 mol Ag2O trong dung dịch NH3. Tìm công thức các chất trong hỗn hợ  p X?

6. Đun nóng hỗn hợ  p khí X gồm 0,02mol C2H2 và 0,03mol H2 trong bình kín (xúc tác Ni) thu đượ c hỗn hợ  p khí Y. Cho Y lội từ từ qua nước brom dư sau khi kết thúc các phản ứngthấy khối lượng bình tăng m gam và có 280ml hỗn hợp khí Z thoát ra (đktc). Tỉ khối của Z sovớ i H2 là 10,08. Tính m?

7. K hi clo hóa metan thu đượ c một sản phẩm thế chứa 89,12% clo về khối lượ ng. Tìmcông thức phân tử của sản phẩm.

8. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợ  p X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồngđẳng, thu đượ c 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Tìm 2 hiđrocacbon trong X.

9. Đốt cháy hoàn toàn 20ml hỗn hợ  p X gồm C3H6, CH4, CO (thể tích CO gấ p 2 lần thể tích CH4) thu đượ c 24ml CO2 (các thể tích khí được đo cùng điều kiện). Tính tỉ khối của hỗnhợ  p X so vớ i H2.

10. Hỗn hợ  p khí X gồm propan, propen và propin có tỉ khối so vớ i H2 là 21,2. Tính

tổng khối lượ ng CO2 và H2O thu đượ c k hi đốt cháy hoàn toàn 0,1mol X. 

Page 99: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 99/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

99

Tiết số 66 

BI 49. LUYỆN TẬP.

SO SNH ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC V TNH CHẤT CỦAHIĐROCACBON THƠM VỚI HIĐROCACBON NO V KHÔNG NO 

(tiếp) I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức Củng cố cho HS các kiến thức: 

- Tính chất hóa học của các hiđrocacbon.- Mối quan hệ chuyển hóa giữa các hiđrocacbon.- Phản ứng thế, phản ứng cháy và phản ứng cộng vào hiđrocacbon.

2. Về kỹ năng - Viết phương trình phản ứng. 

- Giải bài toán đơn giản về hiđrocacbon.3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án.

- Phiếu bài tập. - Bài tập vận dụng. 2. Chuẩn bị của học sinh 

- Ôn tập các kiến thức về hiđrocacbon. - Chuẩn bị nội dung trong phiếu bài tập. 

III. TR ỌNG TÂM

- Sự chuyển hóa giữa các hiđrocacbon. - Giải  bài toán đốt cháy của hiđrocacbon. 

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

Dựa vào bài tập củng cố lí thuyết. V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Chữa bài tập trong phiếu bài tập - GV tổ  chức cho HS lên bảng chữa bài tậ ptrong phiếu bài tậ p.- HS lên bảng.- Thông qua các bài tậ p, GV tổng k ết:

+ Tính chất cơ bản của từng loại

hiđrocacbon. + Mối quan hệ  chuyển hoá giữa các loại

hiđrocacbon. 

B. BÀI TẬP2. Bài tập trong phiếu bài tập

Page 100: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 100/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

100

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 2. Nhắc nh và giao bài về nhà - GV nhắc HS: 

+ Hoàn thiện các bài tập trong phiếu bàitập. 

+ Ôn tập lí thuyết về hiđrocacbon. + Chuẩn bị nội dung bài thực hành.

- HS ghi bài về nhà. 

Page 101: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 101/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

101

Tiết số 67 

BÀI 50. THỰC HNH 

TNH CHẤT CỦA MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠMI. MC TIÊU 

1. Về kiến thức Củng cố một số kiến thức về tính chất vật lí và hóa học của benzen và toluen. 2. Về kỹ năng Rèn luyện kĩ năng tiến hành và quan sát hiện tượng thí nghiệm hóa hữu cơ. 3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. - Cẩn thận, kiên trì khi tiến hành thực nghiệm. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên a. Dụng cụ thí nghiệm: 

- Ống nghiệm.  - Kẹp hóa chất. - Giá để ống nghiệm.  - Ống hút nhỏ giọt. 

 b. Hóa chất: - Benzen. - Dung dịch KMnO4 1%.- Dầu thông.  - Hexan.- Iot. - Nước Brom và toluen.2. Chuẩn bị của học sinh Chuẩn bị trước nội dung bài thực hành và các kiến thức có liên quan ở nhà. 

III. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tìm hiểu về tính chất của benzen - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu cáchtiến hành thí nghiệm, dự đoán hiện tượ ng vàgiải thích?- HS nghiên cứu SGK tr ả lờ i.- GV tổ  chức cho HS làm thí nghiệm vàhướ ng dẫn HS quan sát hiện tượ ng thínghiệm.- HS làm thí nghiệm.- GV: so sánh hiện tượng quan sát đượ c vớ ihiện tượng đã dự đoán và giải thích?- HS tr ả lờ i.- GV k ết luận.

1. Thí nghiệm 1. Tính chất của benzen- Tiến hành thí nghiệm: Chuẩn bị  3 ốngnghiệm, mỗi ống có chứa một ít dung dịchnướ c Brom. Nhỏ  vào ống thứ  nhất vài giọt

 benzen; ống thứ 2 vài giọt dầu thông; ống thứ 3 vài giọt hexan. Lắc đều các ống nghiệm vàđể yên.- Hiện tượ ng và giải thích:

+ Ống nghiệm thứ  nhất, chất lỏng phânthành 2 lớ  p: lớ  p trên là dung dịch Brom trong

 benzen có màu vàng (benzen không phản ứngvới Brom nhưng hòa tan Brom tốt hơn nướ c),lớp bên dưới là nướ c không có màu.

+ Ống nghiệm thứ 2, nướ c Brom mất màuvì dầu thông là một tecpen thiên nhiên (  -

 pinen), trong phân tử có chứa các liên k ết đôi

Page 102: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 102/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

102

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngC = C. Khi phản ứng hóa học xảy ra, Bromcộng vào nối đôi của tecpen tạo thành dẫnxuất chứa Brom không màu.

+ Ống nghiệm thứ 3, hexan là hiđrocacbon

no không làm mất màu nướ c Brom. Chất lỏngtrong ống nghiệm phân thành 2 lớ  p: lớ  p trênlà dung dịch Brom trong hexan có màu vàngvà lớp dưới là nướ c không có màu.

 Hot đng 2. Tìm hiểu tính chất của toluen - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK nêu cáchtiến hành thí nghiệm, dự đoán hiện tượ ng vàgiải thích?- HS nghiên cứu SGK tr ả lờ i.

- GV tổ  chức cho HS làm thí nghiệm vàhướ ng dẫn HS quan sát hiện tượ ng thínghiệm.- HS làm thí nghiệm.- GV: so sánh hiện tượng quan sát đượ c vớ ihiện tượ ng đã dự đoán và giải thích?- HS tr ả lờ i.- GV k ết luận.

2. Thí nghiệm 2. Tính chất của toluen - Tiến hành thí nghiệm: ống nghiệm A chứamẩu I2  bằng hạt tấm, ống nghiệm B chứa 2mldung dịch KMnO4 1%, ống C chứa 2ml dung

dịch Br 2. Cho vào mỗi ống nghiệm 0,5ml toluen. Lắc kĩ rồi để yên. Sau đó đun sôi ốngnghiệm B. - Hiện tượng thí nghiệm và giải thích: 

+ Nhỏ dung dịch toluen vào ống nghiệm Athấy tạo thành dung dịch màu nâu, không cómẩu Iot chứng tỏ Iot tan trong toluen. 

+ Trong ống nghiệm B thấy có lớp toluenkhông màu nổi trên mặt thoáng của ốngnghiệm, dung dịch KMnO4  màu tím nằm ở

 phía dưới vì toluen không phản ứng với dungdịch thuốc tím ở nhiệt độ thường. Khi đun sôidung dịch mất màu do có phản ứng xảy ra. 

+ Trong ống nghiệm C thấy toluen hòa tannước Brom thành lớp chất lỏng màu hungnhạt nổi lên phía trên. Nước hòa tan bromkém hơn toluen nên nước brom phía dướinhạt màu dần. Do đó Brom bị toluen chiết lêntrên mà không xảy ra phản ứng hóa học. 

 Hot đng 3. Công việc sau buổi thí nghiệm 

- GV nhận xét k ết quả buổi thí nghiệm.- GV yêu cầu HS làm vệ  sinh phòng thínghiệm.- HS làm vệ sinh phòng thí nghiệm.- GV nhắc HS làm tườ ng trình thí nghiệm.- GV căn dặn HS chuẩn bị kiến thức làm bàikiểm tra 45 phút.

Page 103: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 103/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

103

Tiết số 68 

BÀI KIỂM TRA 1 TIT SỐ 4 

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức Đánh giá các kiến thức mà học sinh nắm được về các hiđrocacbon: 

- Cấu tạo và tên gọi. - Tính chất hoá học và điều chế. 

2. Về kỹ năng Kiểm tra các kĩ năng của học sinh về hiđrocacbon: 

- Viết công thức cấu tạo và gọi tên hiđrocacbon. - Viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất hoá học và điều chế. - Giải bài toán về hỗn hợp các hiđrocacbon. 

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Trung thực trong kiểm tra và thi cử. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án.- Đề, đáp án và biểu điểm. 

2. Chuẩn bị của học sinh Ôn tập kiến thức về hiđrocacbon. 

III. ĐỀ, ĐP N V BIỂU ĐIỂM

(Đã có trong vở chấm trả) 

Page 104: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 104/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

104

CHƯƠNG VIII. DẪN XUẤT HALOGEN. ANCOL –  PHENOLTiết số 69

BÀI 51. DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIĐROCACBON I. MC TIÊU

1. Về kiến thức a. Học sinh biết: - Khái niệm, phân loại, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí của dẫn xuất halogen. - Tính chất vật lí của dẫn xuất halogen. 

 b. Học sinh hiểu: Mối quan hệ giữa cách phân loại hiđrocacbon với phân loại dẫn xuất halogen. 2. Về kĩ năng Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: 

- Viết công thức cấu tạo và gọi tên các dẫn xuất halogen. - Phân loại dẫn xuất halogen. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án.- Bài tập vận dụng. 

2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập về: cấu tạo và tên gọi của hiđrocacbon. - Đọc trước nội dung bài học ở nhà. 

III. TR ỌNG TÂM

- Phân loại dẫn xuất halogen. - Viết công thức cấu tạo và gọi tên các dẫn xuất halogen. 

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

Đàm thoại, gợi mở. 

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy họcHo t đng 1. Tìm hi ể u khái ni ệm v ề d ẫ n xu ấ t halogen- GV: Nêu sự khác biệt của 2 chất sau: CH4 và CH2FCl?

- HS tr ả lờ i.- GV thông báo: những hợ  p chất như CH2FClhoặc C2H5Br đượ c gọi là các dẫn xuấthalogen của hiđrocacbon  vì đượ c tạo thành

 bằng việc thay các nguyên tử H trong CH4 vàC2H6  bằng số  các nguyên tử  halogen tươngứng. Nêu khái niệm dẫn xuất halogen?- HS tr ả lờ i.

I. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, ĐỒNGPHÂN, DANH PHÁP

1. Khái niệmDẫn xuất halogen của hiđrocacbon (gọi tắt

là dẫn xuất halogen) là những hợ  p chất hữucơ đượ c hình thành từ  sự  thay thế  một haynhiều nguyên tử H trong phân tử hiđrocacbon

 bằng một hay nhiều nguyên tử halogen.

Ho t đng 2. Tìm hi ể u cách phân lo i các d ẫ n xu ấ t halogen

- GV thông báo: có thể chia dẫn xuất halogenthành 2 phần là gốc hiđrocacbon và halogen. - GV: halogen gồm những nguyên tố nào?

2. Phân loại- Dựa vào nguyên tử halogen:+ Dẫn xuất Flo.

Page 105: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 105/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

105

Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy học- HS tr ả lờ i.- GV: Nếu dựa vào các halogen có mặt thìdẫn xuất halogen đượ c chia thành những loạinào?

- HS tr ả lờ i.- GV lấy ví dụ về một số dẫn xuất halogen:

 Nếu dựa vào đặc điểm của gốc hiđrocacbonthì có thể  chia các dẫn xuất halogen làmnhững loại nào?- HS tr ả lờ i.

- GV: Xác định bậc của nguyên tử  C chứahalogen trong các cấu tạo sau:

- HS xác định bậc của các nguyên tử cacboncó gắn nguyên tử halogen.- Nếu dựa vào bậc của nguyên tử C có chứahalogen thì chia dẫn xuất halogen thành

những loại nào?- HS tr ả lờ i.- GV: Có thể tồn tại dẫn xuất halogen bậc IVkhông? Vì sao?- HS tr ả lờ i.- GV tổng k ết: có nhiều cơ sở  khác nhau để 

 phân loại dẫn xuất halogen. Dựa trên từng cơsở  này, dẫn xuất halogen đượ c chia thành cácloại tương ứng.

+ Dẫn xuất Clo.+ Dẫn xuất Brom.+ Dẫn xuất Iot.

- Nếu dựa vào gốc hiđrocacbon: 

+ Dẫn xuất halogen no.+ Dẫn xuất halogen không no.+ Dẫn xuất halogen thơm. 

- Nếu dựa vào bậc của nguyên tử cacbon:+ Dẫn xuất halogen bậc I.+ Dẫn xuất halogen bậc II.+ Dẫn xuất halogen bậc III.

Ho t đng 3. Tìm hi ể u cách vi ế t c ấ u t o c ủa các d ẫ n xu ấ t halogen- GV thông báo: để viết công thức cấu tạo củadẫn xuất halogen ta thực hiện tương tự  nhưviết cấu tạo của hiđrocacbon tương ứng.

 Nhưng trên mỗi mạch cacbon thu đượ c phảiđặt và di chuyển các nguyên tử halogen.- HS nắm đượ c cách viết đồng phân của dẫnxuất halogen.- GV phân tích cách viết đồng phân củaC3H7Cl và C2H4Cl2.

- HS tìm hiểu các ví dụ.- GV tổ chức cho HS vận dụng viết công thứccấu tạo của C4H9Cl, C3H6Br (mạch hở );

3. Đồng phân- Cách viết:

+ Viết mạch cacbon của hiđrocacbontương ứng.

+ Trên mỗi mạch thực hiện đặt và dichuyển vị trí của nguyên tử halogen.- Các loại đồng phân:

+ Đồng phân mạch cacbon.+ Đồng phân vị trí nhóm chức halogen.

H

F

Cl

H C Cl

CH2 = CHBr

CH3CH

2Cl CH

3CH Cl

CH3

CH3

CH3

CH3

ClC 

Page 106: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 106/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

106

Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy họcC7H7Cl (có vòng thơm). - HS vận dụng viết công thức cấu tạo.

Ho t đng 4. Tìm hi ể u các cách g ọi tên các d ẫ n xu ấ t halogen- GV giớ i thiệu tên thườ ng của một số  dẫn

xuất halogen hay gặ p: clorofom, bromofom,iotđofom.- HS nắm được tên thườ ng của một số  dẫnxuất halogen thườ ng gặ p.- GV: Nêu cách gọi tên gốc chức của các hợ  pchất hữu cơ?- HS tr ả lờ i- GV thông báo: Vớ i các dẫn xuất halogen thìtên phần định chức là halogenua. GV yêu cầu

HS gọi tên các dẫn xuất đã viết cấu tạo ở  trên?- HS vận dụng goi tên gốc chức của các dẫnxuất halogen.- GV hướ ng dẫn HS quy tắc gọi tên thay thế của các dẫn xuất halogen.- HS nắm đượ c cách gọi tên thay thế của cácdẫn xuất halogen.- GV tổ chức cho HS viết công thức cấu tạovà gọi tên thay thế của các dẫn xuất halogencó công thức phân tử là C3H6Cl2 và C4H7Br.- HS vận dụng.

4. Tên gọi

a. Tên thườ ngCHCl3: clorofomCHBr 3: bromofomCHI3: iotđofom b. Tên g ố c –  ch ứ c

Tên = tên phần gốc + tên phần định chức(Tên = Tên gốc hiđrocacbon + Halogenua) 

c. Tên thay th ế  Coi halogen là nhánh và gọi tên theo tên gọ 

thay thế của hiđrocacbon. 

Ho t đng 5. Tìm hi ể u tính ch ấ t v ật líc ủa các d ẫ n xu ấ t halogen- GV gọi HS đọc SGK phần tính chất vật lícủa dẫn xuất halogen.- HS đọc SGK tr ả lờ i.- GV bổ sung và tổng k ết.

II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ- Ở  điều kiện thườ ng các dẫn xuất củahalogen có phân tử  khối nhỏ  như CH3Cl,CH3Br là những chất khí. Các dẫn xuấthalogen có phân tử  khốilớ n hơn ở   thể  lỏng,nặng hơn nướ c: CHCl3, C6H5Br…Những dẫn

xuất polihalogen có phân tử khối lớn hơn nữaở  thể r ắn: CHI3..- Nhiều dẫn xuất halogen có hoạt tính sinhhọc cao: CHCl3 có tác dụng gây mê, C6H6Cl6 có tác dụng diệt sâu bọ.- Các dẫn xuất halogen hầu như không tantrong nướ c, tan tốt trong các dung môi không

 phân cực như hiđrocacbon, ete… 

Ho t đng 6. C ủng c ố  vàluy ện t ập

- GV tổ  chức cho HS làm bài tậ p 1 và 2(215/SGK).- HS làm bài tậ p.

Page 107: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 107/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

107

Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy học- GV tổ chức cho HS lên bảng chữa bài.- GV gọi HS viết công thức cấu tạo của cácchất có tên gọi là: Vinyl clorua, anlyl bromua,clobenzen.

- HS viết công thức cấu tạo và gọi tên.Ho t đng 7. Nh ắc nh   vàgiao bài v ề nhà 

- GV nhắc HS:+ Học lí thuyết.+ Làm bài 3, 4 (215 và 216/SGK).+ Đọc và chuẩn bị phần tính chất hóa học.

- HS ghi bài về nhà.

Page 108: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 108/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

108

Tiết số 70

BÀI 51. DẪN XUẤT HALOGEN CỦA HIĐROCACBON (tiếp)

I. MC TIÊU

1. Về kiến thứ ca. Học sinh biết:- Tính chất hoá học của dẫn xuất halogen.- Ứ ng dụng của dẫn xuất halogen.- Các phương pháp điều chế dẫn xuất halogen.

 b. Học sinh hiểu:Các dẫn xuất halogen thể hiện tính chất hoá học ở  2 phần:

- Gốc hiđrocacbon. - Nhóm chức.

2. Về kĩ năng Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: 

- Viết phương trình phản ứng minh hoạ tính chất hoá học và điều chế dẫn xuất halogen.- Giải các bài toán đơn giản về dẫn xuất halogen.

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.- Bài tậ p vận dụng.

2. Chuẩn bị của học sinh- Ôn tậ p về: tính chất hoá học của hiđrocacbon. - Đọc trướ c nội dung bài học ở  nhà.

III. TR ỌNG TÂM- Tính chất hoá học của dẫn xuất halogen.- Các phản ứng điều chế dẫn xuất halogen.

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

Đàm thoại, gợ i mở .

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy họcHo t đng 1. Ki ểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS lên bảng viết công thức cấu

tạo và gọi tên thay thế  của các dẫn xuấthalogen:

+ HS1: C4H9Cl.+ HS2: C3H5Br.

- HS lên bảng.- GV gọi 1 HS đứng tại chỗ  nêu khái niệmdẫn xuất halogen, các cơ sở   phân loại dẫnxuất halogen và các loại đồng phân của dẫnxuất halogen.- HS đứng tại chỗ tr ả lờ i.- GV gọi HS nhận xét bài làm của các HStrên bảng.

Page 109: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 109/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

109

Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy học- GV tổng k ết và cho điểm.Ho t đng 2. Tìm hi ể u tính ch ấ t hoá h ọc c ủa các d ẫ n xu ấ t halogen

- GV nêu nhận xét:

Do các nguyên tử C đều có độ âm điện nhỏ hơn độ  âm điện của nguyên tử  halogen nêncác liên k ết C –  X bị phân cực về phía X. Vìvậy nguyênmang 1 phần điện tích dương. Dođặc điểm này mà phân tử dẫn xuất halogen cóthể tham gia phản ứng thế nguyên tử X bằngnhóm  – OH, phản ứng tách HX và phản ứngvớ i Mg.

- HS nắm được đặc điểm cấu tạo chung củacác dẫn xuất halogen.

- GV hướ ng dẫn HS tìm hiểu bảng 8.1 (trang212 –  SGK).- HS tìm hiểu bảng 8.1.- GV: Từ bảng tổng hợ  p k ết quả  thí nghiệmnêu trên em có nhận xét gì? Giải thích?- HS tr ả lờ i.

- GV bổ  sung: dẫn xuất thuộc loại phenylhalogenua chỉ phản ứng vớ i dung dịch kiềm ở  nhiệt độ và áp suất cao.- GV hướ ng dẫn HS viết phản ứng xảy ratrong thí nghiệm.- GV giớ i thiệu vớ i HS cơ chế phản ứng thế nguyên tử  halogen: Tuỳ  thuộc vào bản chấtcủa dẫn xuất halogen và điều kiện tiến hành

 phản ứng, sự  thế  nguyên tử  halogen có thể xảy ra theo các cơ chế khác nhau.- HS nắm được cơ chế của phản ứng.

- GV cho HS quan sát hình ảnh thí nghiệmtách HBr từ  C2H5Br: đun sôi dung dịchC2H5Br và KOH trong C2H5OH và nhận biết

khí sinh ra bằng dung dịch nướ c Br 2. Nêuhiện tượ ng thí nghiệm quan sát đượ c?- HS quan sát thí nghiệm và tr ả lờ i.

III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Phản ứ ng thế nguyên tử  halogen bằngnhóm OH- Dẫn xuất ankyl halogenua không phản ứngvới nướ c ở  nhiệt độ thường cũng như khi đunsôi nhưng bị  thủy phân khi đun nóng vớ idung dịch kiềm.- Dẫn xuất anlyl halogenua bị thuỷ phân ngaykhi đun sôi với nướ c.

- Dẫn xuất phenyl halogenua (có halogenđính tr ực tiế p vớ i vòng benzen) không phảnứng vớ i dung dịch kiềm ở   nhiệt độ  thườ ngcũng như khi đun sôi. 

RX + H2Ot→ ROH + HX

(X gắn vớ i nguyên tử  C no có liên k ết tr ựctiế p vớ i C không no hoặc C của vòng

 benzen).

RX + NaOHt

→ ROH + NaX

(X không gắn tr ực tiế p vớ i C không no hoặcC của vòng benzen).

RX + NaOHt,p cao  ROH + NaX

(X gắn tr ực tiế p vớ i C không no hoặc C củavòng benzen).

2. Phản ứ ng tách HX- Điều kiện: đun nóng dẫn xuất halogen vớ idung dịch chứa hỗn hợ  p kiềm và rượ u.- Cách viết phản ứng: X và nguyên tử H ở  C

 bên cạnh tách ra cùng nhau và tạo ra liên k ết giữa 2 nguyên tử có H và X bị tách.- Quy tắc Zaixep: khi tách HX khỏi dẫn xuất

C   X

+ -

Page 110: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 110/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

110

Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy học- GV hướ ng dẫn HS các phản ứng xảy ratrong quá trình thí nghiệm:

CH3CH2Br + KOHacol,t  CH2 = CH2 + KBr

CH2 = CH2 + Br 2 → CH2Br –  CH2Br- HS nắm đượ c các phản ứng xảy ra.- GV: nêu cách viết của phản ứng tách HX?- HS tr ả lờ i.- GV gọi HS viết phản ứng tách HCl từ CH3CHClCH2CH3.- HS vận dụng:

- GV chỉ rõ sản phẩm chính của phản ứng từ đó hướ ng dẫn HS tìm hiểu quy tắc táchZaixep.- HS nắm vững quy tắc tách Zaixep.

- GV hướ ng dẫn HS tìm hiểu thí nghiệm: Cho bột Mg vào đietyl ete khan, khuấy mạnh, bộtMg không biến đổi chứng tỏ  Mg không tantrong đietyl ete khan. Nhỏ  vào đó etyl

 bromua, khuấy đều, bột Mg dần tan hếtchứng tỏ  phản ứng giữa etyl bromua và Mgsinh ra chất mới tan được trong đietyl etekhan. Phương trình phản ứng xảy ra:

C2H5Br + Mgete kha  C2H5  –  Mg –  Br

Sản phẩm tạo thành có chứa liên k ết tr ực tiế pgiữa C và kim loại nên đượ c gọi là hợ  p chấtcơ kim. 

- HS nắm đượ c cách tiến hành, hiện tượ ng vàgiải thích hiện tượ ng thí nghiệm.- GV gọi HS viết phản ứng tổng quát của dẫnxuất halogen.- HS viết phản ứng tổng quát.- GV thông báo: ngoài các phản ứng xảy ra ở  nhóm chức halogen như trên thì tuỳ  thuộcvào cấu tạo của gốc hiđrocacbon mà các dẫnxuất halogen còn có các phản ứng đặc trưng ở  gốc hiđrocacbon. 

- GV tổ chức cho HS viết các phản ứng củaanlyl bromua vớ i:

+ NaOH/H2O.

halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên táchcùng H ở  nguyên tử C bậc cao hơn bên cạnh.

3. Phản ứ ng vớ i Mg

RX + Mgete kha  R –  Mg –  X(hợ  p chất cơ magie)

CH3CHClCH

2CH

3

CH2 = CHCH

2CH

3

CH3CH = CHCH

3

Page 111: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 111/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

111

Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy học+ KOH/ancol.+ Mg/ete khan.+ H2/Ni, t0.+ Dung dịch Br 2.

- HS vận dụng viết phương trình. Ho t đng 3. Tìm hi ể u các ứ ng d ụng c ủa d ẫ n xu ấ t halogen- GV tổ chức cho HS đọc SGK nêu các ứngdụng của dẫn xuất halogen.- HS đọc SGK.- GV bổ  sung các tác hại của dẫn xuấthalogen và k ết luận.

IV. Ứ NG DNG1. Dùng làm dung môi

Metylen clorua, clorofom, cacbon tetraclorua,1,2-đicloetan 

2. Làm nguyên liệu cho tổng hợ p hữu cơ  - Các dẫn xuất halogen của etilen và buta-

1,3-đien dùng làm monome tổng hợ  p các

 polime quan tr ọng.- Hợ  p chất cơ magie dùng rộng rãi trong tổnghợ  p hữu cơ tạo ra các hợ  p chất vớ i các gốchiđrocacbon khác nhau. 

3. Các ứ ng dụng khácDẫn xuất halogen có hoạt tính sinh học cao

thườ ng dùng làm chất gây mê. Nhiều polihalogen có tác  dụng diệt sâu bọ……nhưng lại có hại cho môi trườ ng.

Ho t đng 4. Luy ện t ập, c ủng c ố  vàgiao bài v ề nhà 

- GV tổ chức cho HS làm bài 5, 6 (216/SGK).- HS làm bài tậ p.- GV nhắc nhở  HS:

+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p.+ Chuẩn bị bài luyện tậ p.

- HS ghi bài về nhà.

Page 112: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 112/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

112

Tiết số 71

BÀI 52. LUYỆN TẬP: DẪN XUẤT HALOGENI. MC TIÊU

1. Về kiến thứ cCủng cố cho học sinh các kiến thức về phản ứng tách và phản ứng thế của dẫn xuất

halogen.2. Về kĩ  năng Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng:  Vận dụng các tính chất của dẫn xuất halogen mà

tr ọng tâm là phản ứng tách HX và phản ứng thế X bằng nhóm OH để giải các dạng bài tậ p:- Giải thích các hiện tượng liên quan đến lí thuyết và thực tế.- Điều chế.- Bài toán hóa học. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án.- Bài tậ p vận dụng.

2. Chuẩn bị của học sinh- Ôn tậ p các kiến thức đã học về dẫn xuất halogen.- Giải các bài tậ p trong SGK và SBT.

III. TR ỌNG TÂM

Phản ứng tách và phản ứng thế của dẫn xuất halogen.

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Hoạt động nhóm.

- Thảo luận và nêu vấn đề.V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy họcHo t đng 1. H ệ th ố ng hoá các ki ế n th ứ c lí thuy ế t tr ọng tâm- GV gọi các HS đứng tại chỗ nhắc lại các líthuyết đơn giản về dẫn xuất halogen:

+ Khái niệm.+ Phân loại.+ Các loại đồng phân.

- HS đứng tại chỗ nhắc các kiến thức lí thuyếtđơn giản.- GV giao cho 2 dãy HS mỗi dãy chuẩn bị 1vấn đề lí thuyết trong 5 phút để thảo luận:

+ Nhóm I: Phản ứng thế nguyên tử X bằngcác nhóm – OH.

+ Nhóm II: Phản ứng tách HX khỏi dẫnxuất halogen.- 2 nhóm HS thảo luận các vấn đề đượ c giao.- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình

 bày các vấn đề lí thuyết đượ c phân công.- Đại diện của 2 nhóm trình bày.

I. LÍ THUYT

Page 113: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 113/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

113

Hoạt động của thầy và trò Nội dung dạy học- HS cả lớ  p thảo luận.- GV bổ sung và tổng k ết.Ho t đng 2. Làm bài t ập- GV lấy ý kiến HS về  các bài tậ p khó cần

chữa.- HS nêu các bài tậ p khó.- GV gọi những HS có lực học khá lên giải

 bài tậ p.- HS lên bảng làm bài tậ p.- GV gợ i ý cho HS cách giải của các bài tậ pkhó.- GV đưa bài tập để HS vận dụng.- HS làm bài tậ p.

II. BÀI TẬP

Ho t đng 3. Nh ắc nh   vàgiao bài v ề nhà - GV nhắc HS:+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p.+ Chuẩn bị nội dung bài ancol.

- HS ghi bài về nhà.

BÀI TẬP VẬN DNGBài 1: Viết phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hóa sau:

Bài 2:  Bằng phương pháp hóa học nhận viết các chất sau: CH3Cl; C6H5Cl, C2H4, C2H2;CH2 = CHCH2Cl.Bài 3: Cho 7,2g một ankan tham gia phản ứng clo hóa thu đượ c 9,25g một dẫn xuất monocloduy nhất.

a. Tìm công thức phân tử của ankan. b. Tìm công thức cấu tạo phù hợ  p của ankan và gọi tên?

CaCO3

CaO CaC  2

C 2H

2C 

4H

4C 

4H

10

C 2H

4C 

2H

5Cl C 

2H

5OH

Page 114: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 114/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

114

Tiết số 72

BÀI 53. ANCOL: CẤU TẠO, DANH PHÁP, TÍNH CHẤT VẬT LÍI. MC TIÊU 

1. Về kiến thức 

a. Học sinh biết:- Định nghĩa ancol. - Tính chất vật lí của ancol.- Phân loại, đồng phân, danh pháp của ancol.- Liên k ết hiđro và ảnh hưở ng của liên k ết hiđro đến nhiệt độ sôi và độ tan của ancol trongnướ c.

 b. Học sinh hiểu:- Liên k ết hiđro giữa các phân tử ancol và liên k ết hiđro của ancol và nướ c là nguyên nhânlàm cho ancol có nhiệt độ sôi cao và tan tốt trong nướ c.-  Ngoài đồng phân mạch cacbon, ancol còn có đồng phân nhóm chức và đồng phân vị  trí

nhóm chức.2. Về k ỹ năng 

- Đọc tên, viết công thức của ancol.- Giải các bài tập đơn giản về ancol.

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực:

- Hứng thú học tậ p bộ môn Hóa học.- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ  sở  phân tích khoahọc.

II. CHUN B 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án.- Mô hình lắ p ghép phân tử ancol để minh hoạ phần định nghĩa, đồng phân, bậc của ancol, sosánh mô hình phân tử H2O và C2H5OH.

2. Chuẩn bị của học sinhÔn tậ p:

- Cách viết công thức cấu tạo của hợ  p chất hữu cơ. - Gọi tên hợ  p chất hữu cơ. 

- Đọc và chuẩn bị trướ c nội dung bài học ở  nhà.III. TR ỌNG TÂM

- Viết công thức cấu tạo và gọi tên.- Xác định bậc của ancol.

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Nêu và giải quyết vấn đề.- Đàm thoại, gợ i mở .

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

 Hot đng 1. Tìm hiể u khái ni ệm v ề ancol vàcác cách phân lo i thườ ng g ặp- Viết CTPT và CTCT của ancol etylic? - HS trả lời. 

I. ĐNH NGHĨA, PHÂN LOẠI, ĐỒNGPHÂN VÀ DANH PHÁP

Page 115: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 115/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

115

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV viết công thức của một số ancol khác,gọi  HS nhận xét đặc điểm chung trong cấutạo của các phân tử ancol.- HS nhận xét. 

- GV thông báo: nhóm  –OH có tên gọi làhiđroxyl. Từ đặc điểm trên, nêu khái niệm vềancol?- HS nêu khái niệm. - GV tổng kết. 

- GV lấy ví dụ về các nhóm ancol theo từngcơ sở phân loại, yêu cầu HS nhận xét và phânloại. 

- HS quan sát các ví dụ, nhận xét và trả lời. - GV hướng dẫn HS cách thiết lập CTTQ củaancol dựa vào hiđrocacbon tương ứng: thaymỗi nguyên tử H bằng 1 nhóm OH. - GV gọi HS lập CTTQ của một số loại ancolthường  gặp: ancol no, đơn chức, mạch hở;ancol no, đa chức, maạh hở; ancol không no,1 liên kết đôi, mạch hở, đơn chức. - HS lập CTTQ của một số loại ancol thườnggặp. - GV lưu ý: dãy đồng đẳng của ancol no, đơnchức, mạch hở còn được gọi là ankanol haydãy đồng đẳng của ancol etylic. 

1. Định nghĩa Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phântử có chứa nhóm hi đroxyl –OH liên kết trựctiếp với nguyên tử C no. 

2. Phân loại a. Theo số nhóm OH: - Ancol đơn chức. - Ancol đa chức. 

 b. Theo gốc hiđrocacbon: - Ancol no.- Ancol không no.- Ancol thơm. c. Theo bậc của ancol: - Ancol bậc I. - Ancol bậc II. - Ancol bậc III. (bậc của ancol là bậc của nguyên tử C mangnhóm OH).

* CTTQ của ancol no, đơn chức, mạch hở:

CnH2n+1OH hoặc CnH2n+2O (n  N*). 

 Hot đng 2. Tìm hiểu cách viết đồng phân của ancol  - GV nhắc HS: viết đồng phân của ancol phảitạo được mạch của hiđrocacbon tương ứng,sau đó đặt và di chuyển nhóm OH (nhóm OHkhông được gắn với nguyên tử C không nohoặc C của vòng benzen). 

- GV tổ chức cho HS viết CTCT các ancol cóCTPT là C2H6O, C3H8O và C4H10O.- HS viết CTCT. - Từ các đồng phân đã viết, cho biết ancol cónhững loại đồng phân nào? - HS trả lời. - GV mở rộng cho HS luyện tập viết CTCTcủa ancol C3H8O2  và C3H8O3, C4H8O mạchhở. 

- HS viết CTCT. 

- GV nêu quy tắc gọi tên thường và tên thay

3. Đồng phân - Đồng phân mạch C. - Đồng phân vị trí nhóm OH. 

2. Danh phápa. Tên thường  

Page 116: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 116/162

Page 117: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 117/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

117

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngvớ i các nguyên tử O, F, N khác.

- GV thông báo: liên k ết hiđro làm tăng nhiệt

độ  nóng chảy, nhiệt độ  sôi và khả năng hoàtan của chất hữu cơ trong dung môi nướ c.Hãy giải thích?- HS tr ả lờ i.- GV bổ sung và k ết luận.

b. Ảnh hưng của liên kết hiđro đến tínhchất vật lí- Do có liên kết hiđro giữa các phân tử với

nhau (liên kết hiđro liên phân tử), các phân tửancol hút nhau mạnh hơn so với các phân tửcó cùng khối lượng phân tử nhưng không cóliên kết hiđrô (hiđrocacbon; dẫn xuấthalogen; ete ). Vì vậy cần phải cung cấp nhiệtnhiều hơn để chuyển ancol từ trạng thái rắnsang trạng thái lỏng (nóng chảy) cũng như từtrạng thái lỏng sang trạng thái khí (sôi). - Các phân tử ancol nhỏ một mặt có sự tương

đồng với các phân tử nước, mặt khác lại cókhả năng tạo liên kết hiđro với nước, nên cóthể xen giữa các phân tử nước, gắn kết vớicác phân tử nước. Vì thế chúng hoà tan tốttrong nước. 

 Hot đng 5. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà - GV nhắc lại kiến thức trọng tâm. - HS nắm lại các kiến thức trọng tâm. - GV tổ chức cho HS làm bài tập 1, 5(224/SGK).- HS làm bài tập. - GV nhắc nhở HS:

+ Học lí thuyết. + Làm bài tập. + Chuẩn bị nội dung phần tính chất hóa

học. - HS ghi bài về nhà. 

Page 118: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 118/162

Page 119: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 119/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

119

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV: nêu đặc điểm liên k ết trong phân tử ancol?- HS tr ả lờ i.- GV: Liên k ết C  –  O và O  –  H bị phân cực

về phía nguyên tử  O nên khi tham gia phảnứng, các liên k ết này dễ bị phá vỡ. Do đó các

 phản ứng thể hiện tính chất hóa học của rượ uđượ c thể hiện ở  các vị trí này. 

I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC+ - +

Liên k ết O –  H và C –  O đều bị phân cực về  phía nguyên tử  O nên ancol khi tham gia phản ứng có thể cắt đứt 2 liên k ết này. 

 Hot đng  3. Tìm hi ể u ph ản ứ ng th ế  H c ủa nhóm OH  - GV viết phương trình phản ứng tổng quátcủa ancol tác dụng vớ i Na.- Viết phản ứng khi cho C2H5OH, C3H5(OH)3 tác dụng vớ i Na?

- HS viết phương trình. - GV nêu chú ý:

+ Tất cả các dung dịch ancol đều có phảnứng này.

+ Phản ứng này được dùng để  nhận biếtancol.

- GV lưu ý: phản ứng hòa tan Cu(OH)2  ở  nhiệt độ thườ ng tạo dung dịch màu xanh lamlà phản ứng đặc trưng của ancol đa chức có ítnhất 2 nhóm OH nằm liền k ề nhau.- GV hướ ng dẫn HS phương trình tổng quát.- HS nắm được phương trình tổng quát.- Viết phản ứng của etilen glicol và glixerolvớ i Cu(OH)2.- HS vận dụng viết phương trình cụ thể.- Nêu ứng dụng của phản ứng này?- HS nêu ứng dụng của phản ứng.- GV tổng k ết và lưu ý: phản ứng vớ i Na và

vớ i Cu(OH)2  là phản ứng thế  H của nhómOH.

1. Phản ứ ng thế H của nhóm OHa. Ph ản ứ ng chung c ủa ancol (ph ản ứ ng

v ớ i Na)

R(OH)x + xNa → R(ONa)x + x/2H2 

→ tạo bọt khí H2  không màu → nhận biếtancol.

b. Ph ản ứ ng r iêng c ủa glixerol2R(OH)2 + Cu(OH)2 → 2H2O + (RO)2Cu

(xanh lam)→ Nhận biết.

 Hot đng 4. Tìm hiểu phản ứ ng th ế  nhóm OH c ủa ancol  - GV mô tả  thí nghiệm và viết phương trình

 phản ứng giải thích:

+ ống 1: ancol isoamylic + H2O   táchthành 2 lớ  p vì ancol isoamylic không phảnứng với nước và không tan trong nướ c.

+ ống 2: ancol isoamylic + H2 SO4  loãng

lạnh   tách thành 2 lớ  p vì ancol isoamyliccũng không phản ứng vớ i H2SO4 loãng lạnh.

+ ống 3: ancol isoamylic + H2 SO4 đậm đặc

2. Phản ứ ng thế nhóm OH của ancola. Ph ản ứ ng v ớ i axit- Ancol tác dụng vớ i axit H2SO4  đậm đặclạnh, axit HNO3 đậm đặc, axit halogenhiđric

 bốc khói.- Phản ứng tổng quát:

R(OH)x + xHA → R Ax + xH2O

C C   O   H

Page 120: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 120/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

120

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

 tạo thành dung dịch đồng nhất vì các chấtđã phản ứng vớ i nhau theo phản ứng:

(CH3)2CHCH2CH2  –  OH + H2SO4  HOH +(CH3)2CHCH2CH2  –  OSO3H

(isoamyl hiđrosunfat) - HS nắm đượ c cách tiến hành thí nghiệm,hiện tượ ng và cách giải thích hiện tượ ngtrong thí nghiệm.- GV: từ  phản ứng trên hãy viết phản ứngtổng quát xảy ra của ROH vớ i HA?- HS viết phương trình phản ứng tổng quát.

- GV hướ ng dẫn HS điều kiện, cách viết phản

ứng ete hoá tổng quát và cách gọi tên sản phẩm.- HS nắm được điều kiện xảy ra phản ứng vàcách viết phương trình. - GV gọi HS viết phản ứng ete hóa giữa các

 phân tử metanol, etanol và giữa metanol vớ ietanol.- HS viết phương trình. - GV: từ n ancol có thể  thu đượ c bao nhiêuloại ete?- HS tr ả lờ i.- GV tổng k ết. 

b. Ph ản ứ ng v ớ i ancol- Phản ứng tổng quát:

ROH + R’OH HSO đặc,140c  H2O + ROR’ (ete)

- Tên ete: tên gốc R và R’ + ete. 

- Từ n ancol đơn chức có thể thu đượ c(+1)

2  

ete.

 Hot đng 5. Tìm hi ể u v ề ph ản ứ ng tách nướ c c ủa ancol  - GV thông báo điều kiện và cách viết phảnứng tách nướ c.- GV viết phản ứng tách nướ c từ C2H5OH.- HS nắm đượ c cách viết phản ứng.- Viết phản ứng tách nướ c của propan –  2 –  olvà butan –  2 –  ol.

- HS viết phương trình. - GV: thống báo sản phẩm chính trong phảnứng tách nướ c của butan –  2  –  ol và gợi ý để HS xác định hướ ng tạo sản phẩm chính.- HS nêu hướng xác định sản phẩm chính.- GV: Nêu nội dung của quy tắc Zai –  xép.- HS nắm nội dung quy tắc Zai –  xép.- Nêu sản phẩm tạo thành khi tách nướ c ancolno, đơn chức, mạch hở ?

- HS tr ả lờ i.- GV nêu chú ý về phản ứng tách nướ c. 

3. Phản ứng tách nướ c- Cách viết phản ứng: nhóm OH tách ra cùngnguyên tử H của nguyên tử C liền cạnh và tạo

ra liên k ết  giữa 2 nguyên tử C có H và OH bị tách.

- Điều kiện: H2SO4 đặc;  1700c.

CnH2n+1OH → CnH2n + H2O- Tách nước ancol no, đa chức, mạch hở   thuđược anken và ngượ c lại. 

 Hot đng 6 . C ủng c ố , luy ện t ập vàgiao bài v ề nhà 

Page 121: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 121/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

121

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV tổ  chức cho HS làm các bài tậ p 1, 2a,2b, 2c, 3 (228 + 229/SGK).- HS làm bài tậ p.- GV nhắc lại các kiến thức tr ọng tâm của tiết

học.- HS nắm lại các kiến thức tr ọng tâm.- GV nhắc nhở  HS:

+ Học lí thuyết.+ Làm các bài tậ p trong SGK và SBT.+ Chuẩn bị phần còn lại của bài.

- HS ghi bài về nhà.

Page 122: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 122/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

122

Tiết số 74

BÀI 54. ANCOL: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC, ĐIỀU CH VÀ Ứ NG DNG 

(tiếp) 

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức a. Học sinh biết:- Phản ứng oxi hoá hoàn toàn và không hoàn toàn của ancol.- Các cách điều chế ancol.- Các ứng dụng của ancol.

 b. Học sinh hiểu:Các tính chất hóa học của ancol: phản ứng oxi hoá ancol.2. Về k ỹ năng Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng: 

- Viết phương trình phản ứng.

- Giải các bài tập đơn giản có liên quan đến ancol.3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực:

- Hứng thú học tậ p bộ môn Hóa học.- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở  phân tích khoahọc.

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.

- Thí nghiệm: đốt cháy cồn.2. Chuẩn bị của học sinhÔn tậ p:

- Phản ứng cộng nướ c vào anken.- Đọc và chuẩn bị trướ c nội dung bài học ở  nhà.

III. TR ỌNG TÂM

- Phản ứng đốt cháy và oxi hoá không hoàn toàn ancol.- Điều chế ancol.

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Nêu và giải quyết vấn đề.- Đàm thoại, gợ i mở .- Tr ực quan sinh động.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi 2 HS lên bảng:

+ HS1: Làm bài tậ p 8 (229/SGK).+ HS2: Viết các phản ứng minh họa các

tính chất hóa học đã học của rượ u C3H7OH?- HS lên bảng.- GV gọi HS nhận xét.

Page 123: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 123/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

123

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV tổng k ết và cho điểm.

 Hot đng 2. Tìm hi ể u v ề ph ản ứng đố t cháy  - GV làm thí nghiệm đốt cháy cồn.- HS quan sát hiện tượ ng.

- GV: nêu hiện tượng quan sát đượ c?- HS tr ả lờ i.- GV thông báo: khi tham gia phản ứng đốtcháy hoàn toàn bằng O2, rượ u tạo ra sản

 phẩm là CO2 và H2O.- Viết phản ứng đốt cháy của C2H5OH?- HS viết phương trình. - GV gọi HS viết phản ứng đốt cháyCnH2n+1OH.

- HS viết phương trình tổng quát.- Nêu đặc điểm của phản ứng đốt cháy ancolno, đơn chức, mạch hở ?- HS nêu đặc điểm.- GV lưu ý: phản ứng đốt cháy ancol cho đặcđiểm tương tự  đốt cháy hiđrocacbon tươngứng. 

4. Phản ứ ng oxi hoáa. Ph ản ứ ng oxi hoá hoàn toàn (ph ản ứ ngcháy)

- Phương trình tổng quát:

CnH2n+1OH +32 O2 nCO2 + (n+1)H2O

- Đặc điểm của phản ứng:

{ nHO > nCOnHO nCO = nakaol 

 Hot đng 3. Ph ản ứ ng oxi hóa không hoàn toàn  - GV hướ ng dẫn HS viết phản ứng tổng quátcủa ancol bậc I và II với CuO đun nóng. - HS nắm phương trình tổng quát.- GV cho HS viết các phản ứng cụ thể.- HS vận dụng viết các phản ứng cụ thể. 

b. Ph ản ứ ng oxi hóa không hoàn toàn- Ancol bậc I → Anđehit. 

RCH2OH + CuOt→ RCHO + Cu + H2O

- Ancol bậc II → Xeton. 

RCH(OH)R’ + CuOt→ RCOR’ + Cu + H2O

- Ancol bậc III không phản ứ ng.

 Hot đng 4. Tìm hi ểu các phương pháp điều ch ế  ancol  - GV giớ i thiệu các phương pháp điều chế ancol.- HS nắm được các phương pháp điều chế.

- GV cho HS vận dụng viết phương trình phản ứng thực hiện các chuyển hóa.- HS viết phương trình. 

II. ĐIỀU CH VÀ Ứ NG DNG1. Điều chế 

a. Điều ch ế  etanol

- Phương pháp tổ ng hợ  p+ Cộng nướ c vào anken có xúc tác axit:

CnH2n + H2OH  CnH2n+1OH

- Phương pháp sinh hóa Lên men tinh bột, đườ ng:

(C6H10O5)n → C6H12O6 → C2H5OHb. Điều ch ế  glixerol

C3H6Cl,tc CH2 = CHCH2Cl

Cl,HO  glixerol.

c. Điều ch ế  metanol

CH4 + H2Ot,xt  CO + 3H2 

Page 124: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 124/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

124

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

CO + 2H2 400c,200atm,ZO,CrO3  CH3OH

Hoặc

2CH4 + O2 Cu,200c,100atm  2CH3OH

 Hot đng 5. Tìm hi ể u các ứ ng d ụng c ủa ancol  - GV yêu cầu HS đọc SGK nêu các ứng dụngcủa ancol.- HS nghiên cứu SGK nêu ứng dụng củaancol.- GV bổ sung. 

2. Ứ ng dụng- Etanol: nguyên liệu sản xuất các chất khác,dung môi pha chế, nhiên liệu.- Metanol: sản xuất HCHO, tổng hợ  p các hóachất khác. 

 Hot đng 6 . C ủng c ố , luy ện t ập vàgiao bài v ề nhà 

- GV nhắc lại các phản ứng quan tr ọng củaancol.

- HS nắm đượ c các kiến thức tr ọng tâm.- GV tổ  chức cho HS làm bài tậ p 3, 4(229/SGK).- HS làm bài tậ p.- GV tổ chức cho HS lên bảng chữa bài.- HS lên bảng chữa bài.- GV tổng k ết.- GV nhắc nhở  HS:

+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p.+ Chuẩn bị bài Phenol.

- HS ghi bài về nhà. 

Page 125: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 125/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

125

Tiết số 75

BI 55. PHENOLI. MC TIÊU 

1. Về kiến thức 

a. Học sinh biết: - Định nghĩa.- Các tính chất vật lí của phenol. - Cách điều chế và ứng dụng của phenol.

 b. Học sinh hiểu: - Tính chất hóa học của phenol được thể hiện ở 2 phần: gốc phenyl và nhóm – OH.- Giữa các nhóm nguyên tử trong phân tử và tính chất hóa học của phenol có ảnh hưởng qualại với nhau. 

2. Về kỹ năng Học sinh được rèn luyện các kĩ năng:

- Phân biệt phenol với ancol thơm. - Vận dụng các tính chất hóa học của phenol để viết phương trình phản ứng và giải các bàitập. 

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án.- Mô hình lắp ghép phân biệt phenol và ancol thơm. - Thí nghiệm phenol tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch nước Br 2.

2. Chuẩn bị của học sinh Ôn tập các tính chất của: 

- Aren.- Ancol.

III. TR ỌNG TÂM

Ảnh hưởng qua lại giữa gốc phenyl và nhóm OH. IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Nêu và giải quyết vấn đề. - Đàm thoại, gợi mở. - Trực quan sinh động.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tìm hi ể u khái ni ệm phenol  - GV đưa ra 2 dãy chất: 1 dãy thuộc loại

 phenol và 1 dãy thuộc loại ancol thơm. - HS quan sát 2 dãy chất.-  Nêu điểm giống và khác nhau trong cấu

I. ĐNH NGHĨA, PHÂN LOẠI VÀ TÍNH

CHẤT VẬT LÍ1. Định nghĩa Phenol là những hợ  p chất hữu cơ trong phân

Page 126: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 126/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

126

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngtạo của 2 nhóm chất?- HS nhận xét.- GV nêu tên gọi chung của 2 nhóm chất,gọi HS nêu định nghĩa phenol. 

- HS nêu định nghĩa. - GV tổng k ết.- GV giớ i thiệu: phenol đơn giản nhất đượ ctìm hiểu là C6H5OH cũng có tên gọi là

 phenol hoặc axit phenic. 

tử có nhóm OH liên k ết tr ực tiế p vớ i nguyên tử C của vòng benzen. 

 Hot đng 2. Tìm hi ể u các cách phân lo i phenol  - GV giớ i thiệu 2 nhóm chất:+ Nhóm I:

 phenol o-crezol m-crezol p-crezol+ Nhóm II:

catechol rezoxinol hiđroquinol - Căn cứ vào 2 nhóm chất trên hãy phân loại

 phenol?- HS tr ả lờ i.- GV hướ ng dẫn HS cách gọi tên một số 

 phenol.

2. Phân loạiDựa vào số  nhóm OH có trong phân tử 

 phenol, các phenol đượ c chia thành 2 loại là:

- Monophenol.- Poliphenol.

 Hot đng 3. Tìm hiểu các tính ch ấ t v ật líc ủa phenol  - GV: Nêu các tính chất vật lí của phenol?- HS tr ả lờ i.

- GV treo bảng số liệu:Phenol t0n/c t0s độ tan g/100g phenolo-crezolm-crezol p-crezolhiđroquinol 

43311236171

182191203203286

9,5(250C)3,1(400C)2,4(250C)2,4(400C)5,9(150C)

- Dựa vào bảng hãy cho biết tr ạng thái  tồntại của phenol ở  điều kiện thườ ng? Nhiệt độ sôi cao hay thấ p; giữa các phân tử  phenol

có tồn tại liên k ết hiđro hay không? - HS tr ả lờ i.- GV tổng k ết. 

3. Tính chất vật lí- Chất r ắn, không màu, nóng chảy ở  430c.

- Để lâu, phenol chuyển thành màu hồng do bị oxi hóa chậm trong không khí.- R ất độc. Khi dây vào tay nó gây bỏng da.Phenol ít tan trong nướ c lạnh nhưng tan nhiềutrong nướ c nóng và trong etanol. 

CH3

CH3

CH3

OH   OH OH   OH

OH

OH

OH

OH

OH

OH

Page 127: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 127/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

127

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 4. Tìm hiểu tính axit y ế u c ủa phenol  

- GV thông báo: phản ứng của Na vớ i phenol xảy ra tương tự  như phản ứng của

 Na vớ i ancol. Viết phương trình phản ứng?- HS viết phương trình. - GV hướ ng dẫn HS viết phản ứng của

 phenol vớ i NaOH.- GV đặt vấn đề: 2 phản ứng trên chứngminh phenol có tính axit. Hãy giải thích?- HS giải thích: phenol có tính axit là doliên k ết O  –   H trong phân tử  phenol phâncực và dễ dàng bị cắt đứt.

- GV thông báo: vì phenol có tính axit nênngườ i ta còn gọi phenol là axit phenic.- GV: cho HS quan sát thí nghiệm của muối

 phenolat vớ i dung dịch CO2. Yêu cầu HSquan sát hiện tượ ng thí nghiệm và giảithích.- HS quan sát và nêu hiện tượ ng: dung dịch

 bị vẩn đục do tạo thành phenol ít tan trongnướ c ở  nhiệt độ thườ ng.- Viết phương trình phản ứng minh họa?- HS viết phương trình. - Phản ứng trên cho phép k ết luận gì về tínhaxit của phenol?- HS tr ả lờ i.- GV: do tính axit của phenol r ất yếu nên

 phenol không làm đổi màu quỳ tím.- GV thông báo: Phản ứng của phenolat vớ idung dịch CO2 có 2 công dụng:+ Chứng minh phenol có tính axit yếu hơn

axit cacbonic.+ Khôi phục lại phenol từ các phenolat. 

II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC1. Tính axit: Phản ứ ng thế  nguyên tử   H

của nhóm OHa. Ph ản ứ ng v ớ i Na

2C6H5OH + 2Na  H2 + 2C6H5ONa

(natri phenolat)b. Ph ản ứ ng v ớ i NaOH

C6H5OH + NaOH  H2O + C6H5ONa

C6H5ONa + CO2 + H2O C6H5OH + NaHCO3

  Phenol có tính axit r ất yếu, yếu hơn axitcacbonic. 

 Hot đng 5. Tìm hi ể u ph ản ứ ng th ế  nguyên t ử  H c ủa vòng benzen  - GV cho HS quan sát thí nghiệm phản ứngcủa phenol và dung dịch nướ c Br 2.- HS quan sát thí nghiệm.- Nêu hiện tượng quan sát đượ c? Hiệntượng đó chứng tỏ điều gì?- HS tr ả lờ i.

- GV thông báo: k ết tủa tr ắng thu đượ c là2,4,6  –   tribromphenol và yêu cầu HS viết phương trình phản ứng xảy ra.

2. Phản ứ ng thế  nguyên tử   H của vòngbenzen

+ 3Br 2 + 3HBr 

OH

Br 

Br 

Br 

OH

 (k ết tủa tr ắng)

Page 128: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 128/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

128

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- HS viết phương trình phản ứng.- GV tổng k ết: phản ứng thế vào nhân thơmở   phenol xảy ra dễ  hơn  ở   benzen (ở   điềukiện êm dịu hơn, thế  được đồng thờ i cả  3

nguyên tử H ở  các vị trí octho và para). 

→ Nhận biết phenol bằng dung dịch nướ c Br 2.

 Hot đng 6 . Tìm hi ể u ảnh hư ng qua l i c ủa g ố c phenyl vànhóm OH  - GV: từ các phản ứng nêu trên, em hãy sosánh và nhận xét về phản ứng thế Br 2 giữaaren và phenol; độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH của ancol vớ i phenol?- HS nhận xét.- GV: Qua các phản ứng ở  trên em có nhậnxét gì về ảnh hưở ng của cấu tạo phân tử đến

tính chất của phenol?- HS tr ả lờ i.- GV k ết luận: nhóm OH và gốc phenyl cóảnh hưở ng qua lại lẫn nhau. Đó là ảnhhưở ng qua lại giữa các nguyên tử  trong

 phân tử.- GV phân tích cụ  thể hơn ảnh hưở ng qualại giữa các nhóm nguyên tử  trong phân tử 

 phenol:

- HS nắm đượ c các phản ứng minh họa ảnhhưở ng của nhóm OH đến vòng benzen vàngượ c lại. 

3. nh hưở ng qua lại của gốc phenyl vànhóm OH-  Nhóm OH làm tăng khả  năng phản ứng thế vào vòng benzen và định hướ ng thế vào vị  trío-, p-.- Vòng benzen làm tăng độ phân cực của nhómOH. 

 Hot đng 7 . Nghiên c ứu cách điều ch ế  phenol  - GV nêu phương pháp điều chế  phenol

trong công nghiệ p từ nguồn benzen.- HS nắm được phương pháp điều chế  phenol.- GV gọi HS viết các phản ứng cụ thể.- HS viết phương trình. - GV lưu ý HS: có thể  điều chế phenol từ nhựa than đá. 

III. ĐIỀU CH VÀ Ứ NG DNG

1. Điều chế 

 Hot đng 8. Nghiên c ứ u các ứ ng d ụng c ủa phenol  - GV: nêu các ứng dụng của phenol?- HS nghiên cứu SGK nêu ứng dụng.

- GV bổ  sung: phenol là hóa chất quantr ọng của công nghiệ p hóa chất nhưng bêncạnh lợi ích mà phenol đem lại cần biết đến

2. Ứ ng dụng- Phần lớn đượ c dùng làm nguyên liệu để  sản

xuất nhựa poliphenolfomanđehit (dùng làmchất dẻo, chất k ết dính).- Điều chế dượ c phẩm, phẩm nhuộm, chất kích

O:

H

C6H6   C6H5CH(CH3)2  C

6H

5C(CH

3)2

C6H

5OH   CH

3-C-CH

3

CH2=CHCH3

H3PO

4

O2, kk

H+

O- HO

+

O

Page 129: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 129/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

129

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngtính độc của nó đối với môi trườ ng và conngười (phenol được dùng để  sản xuất chấtđộc đioxin, thuốc nổ…). 

thích sinh trưở ng thực vật, chất diệt cỏ, chấtdiệt nấm mốc, chất tr ừ sâu bọ… 

 Hot đng 9. C ủng c ố , luy ện t ập vàgiao bài v ề nhà 

- GV tổ  chức cho HS làm bài tậ p 1, 3, 5(SGK ) để củng cố kiến thức.- HS vận dụng làm bài tậ p.- GV nhắc nhở  HS:

+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p.+ Chuẩn bị nội dung bài luyện tậ p.

- HS ghi bài về nhà.

Page 130: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 130/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

130

Tiết số 76 

BI 56. LUYỆN TẬP: ANCOL, PHENOLI. MC TIÊU 

1. Về kiến thức - Củng cố và hệ thống lại tính chất hóa học của ancol và phenol và một số phương pháp điềuchế. - Mối quan hệ chuyển hóa giữa hiđrocacbon và ancol –  phenol.

2. Về kỹ năng - Củng cố và hệ thống lại tính chất hóa học của dẫn xuất halogen, ancol và phenol và một số

 phương pháp điều chế. - Mối quan hệ chuyển hóa giữa hiđrocacbon và ancol –  phenol.

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. 

- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án.- Bài tập vận dụng. 

2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập về dẫn xuất halogen, ancol và phenol.- Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài luyện tập ở nhà. 

III. TR ỌNG TÂMTính chất hóa học của ancol, phenol. 

IV. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

Hoạt động hợp tác nhóm nhỏ. 

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. H ệ th ố ng các v ấn đề lí thuy ế t  - GV treo bảng tổng k ết về các kiến thức cầnnhớ   (bảng câm) và đặt câu hỏi: Theo bảngtổng k ết các dẫn xuất ancol, phenol đượ c hệ thống hoá theo dàn ý nào?- HS: bảng tổng k ết hệ  thống hóa các kiếnthức về ancol và phenol theo dàn ý: xét cấutrúc, từ  cấu trúc suy ra tính chất hóa học vàđiều chế, ứng dụng.- GV: Tại sao lại hệ thống kiến thức theo dàný đó? - HS: Việc hệ thống hóa kiến thức đượ c tiến

hành theo tr ật tự trên vì cấu trúc của phân tử hợ  p chất hữu cơ  quyết định tính chất hóa họccủa hợ  p chất hữu cơ đó. 

I. LÍ THUYT

Page 131: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 131/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

131

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV cho các nhóm HS thảo luận r ồi yêu cầuHS lên bảng tổng k ết kiến thức về phenol vàancol theo dàn ý nêu trên.- HS thảo luận và lên bảng trình bày.

- GV sửa chữa và bổ sung để bảng tổng k ếtthêm hoàn chỉnh.

 Hot đng 2. Ch ữ a bài t ập  

- GV tổ chức cho HS làm bài tậ p số 1 và thảoluận về bài tậ p số 2 (235 –  SGK).- HS làm bài tậ p và thảo luận.- Thông qua bài tậ p GV k ết luận: cấu tạo

quyết định tính chất của một chất. Vì vậy để  biết tính chất của chất cần phải xác định và biết cách phân tích cấu tạo của chất đó. 

- GV tổ chức cho HS làm các bài tậ p 3, 6, 7(235 –  SGK).- HS làm bài tậ p.- GV chữa bài.- GV tổng k ết: khi giải bài tậ p cần dựa vàođiều kiện đầu bài để phân tích việc sử  dụngkiến thức cho phù hợ  p.- GV hướ ng dẫn HS giải bài tậ p 5 (235  –  SGK).- HS nắm đượ c cách giải bài tậ p 5.

II. BÀI TẬP1. Từ  cấu tạo suy ra tính chất

2. Vận dụng kiến thứ c giải bài tập

 Hot đng 3. Nh ắc nh   vàgiao bài v ề nhà 

- GV nhắc nhở  HS:+ Ôn tậ p các kiến thức đã học trong

chương VIII. + Làm các bài tậ p trong SGK và SBT.

+ Chuẩn bị nội dung bài thực hành.- HS ghi bài về nhà.

Page 132: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 132/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

132

BNG HỆ THỐNG KIN THỨC VỀ ANCOL V PHENOL 

Ancol Phenol

Cấu

trúc

Tínhchất 

hóa học 

ROH + Na  RONa + 1/2H2 

ROH + NaOH  không phản ứng 

C6H5OH + Na  C6H5ONa + 1/2H2 

C6H5OH + NaOH  C6H5ONa + H2O

ROH + HA  RA + H2O

ROH

RH

ROR 

H2SO4, 1700c

H2SO

4, 1400c

 

C6H5OH + HCl  không phản ứng. 

C6H5OH + 3Br 2  C6H2Br 3OH + 3HBr

Điềuchế 

- Cộng nước vào anken. - Thủy phân dẫn xuất halogen.  C6H5CH(CH3)2

1. O2

2. H2SO4

C6H5OH

 

Ứngdụng 

 Nguyên liệu sản xuất anđehit, axit,este, chất dẻo, dung môi, nhiên liệu,đồ uống, dược phẩm. 

Dùng để sản xuất  chất dẻo, thuốc nổ,dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc trừ dịchhại. 

R

O

H

O: H

Page 133: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 133/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

133

Tiết số 77 

BÀI 57. THỰ C HÀNH

TÍNH CHẤT CỦA MỘT SỐ DẪN XUẤT HALOGEN, ANCOL, PHENOL

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức Củng cố các kiến thức về tính chất vật lí và hóa học của một số dẫn xuất halogen,

ancol và phenol.2. Về kỹ năng Rèn luyện tính thận trọng, chính xác khi tiến hành thí nghiệm với các chất dễ cháy, nổ

và độc. 3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. 

- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. - Kiên trì, cẩn thận khi làm thực nghiệm hoá học. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án.- Dụng cụ và hóa chất thí nghiệm. 

a. Dụng cụ + Ống nghiệm.  + Đèn cồn.  + Ống hút nhỏ giọt. 

+ Bộ giá thí nghiệm.  + Giá để ống nghiệm.  b. Hóa chất + 1,2 - đicloetan.  + Dung dịch NaOH 10 và 20%. + Dung dịch HNO3. + Dung dịch HCl. + Dung dịch CuSO4 5%. + Glixerol.+ Etanol. + Dung dịch phenol bão hòa. + Nước Brom.  + Phenol và dung dịch AgNO3.

2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập các kiến thức có liên quan đến bài thực hành.- Chuẩn bị nội dung của bài thực hành ở nhà. 

III. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tìm hi ể u thínghi ệm thu  ỷ phân d ẫ n xu ấ t halogen  - GV: Các dẫn xuất halogen bị  thuỷ  phântrong điều kiện nào? Nêu các trườ ng hợ  p cóthể xảy ra phản ứng thuỷ phân?- HS tr ả lờ i.- GV: nêu cách tiến hành thí nghiệm, dự đoánhiện tượng quan sát đượ c và giải thích?

- HS tr ả lờ i.

1. Thuỷ phân dẫn xuất halogen- Tiến hành: thêm 2ml nướ c cất vào ốngnghiệm chứa 0,5ml 1, 2 - đicloetan hoặcclorofom. Cho tiế p 1ml dung dịch NaOH20% vào ống nghiệm. Đun sôi, gạn lấy lớ  pnướ c, axit hóa bằng HNO3 r ồi thử bằng dung

dịch AgNO3.- Hiện tượ ng: Trong ống nghiệm có xuất hiệnk ết tủa tr ắng.

Page 134: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 134/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

134

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- Giải thích: 1,2 - đicloetan là dẫn xuất ankylhalogenua bị  thủy phân khi đun nóng vớ idung dịch kiềm và giải phóng Cl-. Ion này k ếthợ  p vớ i Ag+ tạo ra k ết tủa tr ắng.

C2H4Cl2 + 2NaOH  C2H4(OH)2 + 2NaCl NaCl + AgNO3  AgCl + NaNO3 

 Hot đng 2. Thínghi ệm glixerol tác d ụng v ớ i Cu(OH) 2  - Nêu cách tiến hành thí nghiệm?- HS nêu cách tiến hành thí nghiệm.- GV tổ chức cho các nhóm HS tiến hành thínghiệm.- HS làm thực nghiệm.- Nêu hiện tượng quan sát đượ c?

- HS nêu hiện tượ ng.- Giải thích hiện tượ ng và viết phương trình

 phản ứng minh họa?- HS giải thích. 

2. Glixerol tác dụng với Cu(OH)2 - Tiến hành: cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ốngnghiệm 3  –  4 giọt dung dịch CuSO4 2% và 2đến 3 giọt dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ.Tiế p tục nhỏ 2 –  3 giọt glixerol và etanol vàotừng ống nghiệm.

- Hiện tượ ng: có k ết tủa màu xanh, sau khinhỏ  glixerol k ết tủa tan tạo dung dịch màuxanh lam. Nhỏ etanol không có hiện tượ ng gì.- Giải thích:

Cu(OH)2 + 2NaOH → 2NaCl + Cu(OH)2 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H5(OH)O)2Cu

+ 2H2O  Hot đng 3. Phenol tác d ụng v ới nướ c brom  - Nêu cách tiến hành thí nghiệm?

- HS nêu cách tiến hành.- GV tổ  chức cho HS các nhóm làm thựcnghiệm.- HS làm thí nghiệm.- Nêu hiện tượng quan sát đượ c?- HS nêu hiện tượ ng.- Viết phương trình phản ứng minh họa?- HS viết phương trình. - Thí nghiệm trên chứng tỏ điều gì?- HS tr ả lờ i. 

3. Phenol tác dụng với nước Brom 

- Tiến hành: Nhỏ từ từ từng giọt nướ c Br 2 vàoống nghiệm có chứa dung dịch phenol.- Hiện tượ ng: có k ết tủa tr ắng.- Giải thích:

C6H5OH + 3Br 2 3HBr + C6H2Br 3OH

 Nhóm OH có ảnh hưởng đến phản ứng thế vào vòng benzen. 

 Hot đng 4. Thínghi ệm nh ận bi ế t các ch ấ t  - GV giớ i thiệu các ống nghiệm đựng phenol,etanol và glixerol.- HS quan sát các ống nghiệm đựng các hóachất cần nhận biết.- GV tổ  chức cho HS cả  lớ  p thảo luận cách

 phân biệt 3 dung dịch đựng trong các ốngnghiệm này.- HS thảo luận cách nhận biết.

- GV tổng k ết.- GV tổ chức cho HS tiến hành thực nghiệm.- HS làm thí nghiệm.

4. Phân biệt phenol, glixerol và benzen - Tiến hành:

+ Dùng nướ c brom nhận ra phenol do cóhiện tượ ng tạo k ết tủa tr ắng.

+ Dùng Cu(OH)2  để  phân biệt etanol vàglixerol. Glixerol tạo đượ c vớ i Cu(OH)2 dungdịch màu xanh lam.- Giải thích và phương trình phản ứng:

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → (C3H5(OH)O)2Cu+ 2H2O

C6H5OH + 3Br 2 3HBr + C6H2Br 3OH 

Page 135: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 135/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

135

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- Viết phương trình minh họa?- HS viết phương trình. - Qua thí nghiệm trên em rút ra được điều gì?- HS tr ả lờ i: Phân tử các chất đều chứa nhóm

OH nhưng có những phản ứng đặc trưng khácnhau. 

 Hot đng 5. Ti ế n hành th ự c nghi ệm  - GV tổ chức cho các nhóm HS tiến hành cácthí nghiệm.- HS làm thí nghiệm.- GV: nêu hiện tượ ng thực tế quan sát đượ c,so sánh vớ i hiện tượ ng dự đoán và giải thích?- HS tr ả lờ i.

- GV tổng k ết. Hot đng 6 . Công vi ệc sau ti ế t th ự c hành  - GV nhận xét k ết quả buổi thí nghiệm.- GV yêu cầu HS làm vệ  sinh phòng thínghiệm.- HS làm vệ sinh.- GV nhắc HS viết tườ ng trình thí nghiệm vàchuẩn bị nội dung bài anđehit –  xeton.- HS làm bài tườ ng trình. 

Page 136: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 136/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

136

CHƯƠNG IX. ANĐEHIT –  XETON –  AXIT CACBOXYLIC

Tiết số 78

BI 58. ANĐEHIT - XETON

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức a. Học sinh biết: - Định nghĩa, cấu trúc, phân loại, danh pháp, tính chất hóa học của anđehit.- Tính chất vật lí của anđehit. 

 b. Học sinh hiểu: Mối quan hệ giữa nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của anđehit, xeton so với

hiđrocacbon và ancol có số nguyên tử C tương ứng. 2. Về kỹ năng Rèn luyện cho HS các kĩ năng: 

- Viết công thức cấu tạo, đọc tên anđehit theo danh pháp quốc tế và danh pháp thường. - Dựa trên đặc điểm cấu trúc và suy luận về tính chất của anđehit.  3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên 

- Giáo án.- Bài tập vận dụng. 2. Chuẩn bị của học sinh Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà. 

III. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Đàm thoại, gợi mở. - Nêu vấn đề. 

IV. TR ỌNG TÂM

- Đồng phân và danh pháp của anđehit. 

- So sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của anđehit với hiđrocacbon và ancol có số nguyêntử C tương ứng.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tìm hi ểu định nghĩa và cách phân loi anđehit  - GV lấy ví dụ  về  một số  chất thuộc loạianđehit: H –  CHO, CH3  –  CHO, CH2 = CH –  CHO, OHC  –   CHO; các chất thuộc loạixeton: (CH3)2C = O; (CH3)(C6H5)C = O. Yêu

cầu HS nhận xét điểm chung trong cấu tạocủa từng nhóm những chất này.- HS nhận xét.

I. ĐNH NGHĨA, CẤU TRÚC, PHÂNLOẠI, DANH PHÁP VÀ TÍNH CHẤTVẬT LÍ

1. Định nghĩa và cấu trúc

a. Định nghĩa - Anđehit là những hợ  p chất hữu cơ mà phântử  có nhóm CHO liên k ết tr ực tiế p vớ i

Page 137: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 137/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

137

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- Nêu định nghĩa về anđehit và xeton?- HS nêu định nghĩa. - GV tổng k ết.- GV thông báo: nhóm C = O đượ c gọi là

nhóm cacbonyl.- GV hướ ng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc củanhóm C = O và dự đoán trung tâm phản ứngcủa anđehit, xeton. 

 Nguyên tử C trong nhóm C = O ở   tr ạng tháilai hóa sp2. Liên k ết đôi C = O gồm 1 liên k ết

 bền vững và 1 liên k ết  kém bền. Góc giứacác liên k ết ở  nhóm C = O bằng 1200. Liênk ết C = O bị phân cực về phía nguyên tử O.Do đó các phản ứng xảy ra ở  nhóm C = O cónhững điểm khác so vớ i phản ứng ở  nhóm C= C.

- GV lấy ví dụ về các nhóm chất, yêu cầu HSnêu cơ sở   để  phân loại anđehit, xeton thành

các nhóm này?- HS nêu các cơ sở  để phân loại.- Nêu các loại anđehit, xeton?- HS phân loại anđehit, xeton.- Thiết lậ p công thức tổng quát của anđehit vàxeton no, đơn chức, mạch hở ?- HS lậ p công thức.- GV tổng k ết. 

nguyên tử C hoặc nguyên tử H.- Xeton là những hợ  p chất hữu cơ mà phân tử có nhóm C = O liên k ết tr ực tiế p vớ i 2nguyên tử C.

b. C ấ u trúc c ủa nhóm cacbonyl

 Nhóm C = O đượ c gọi là nhóm cacbonyl.

2. Phân loại- Theo gốc hiđrocacbon: no, không no vàthơm. - Theo số nhóm chức: đơn chức, đa chức.* CTTQ của anđehit và xeton no, đơn chức,mạch hở :CnH2n+1CHO hoặc CmH2mO (n  N; m  N*). 

 Hot đng 2. Tìm hi ể u cách vi ết đồng phân vàg ọi tên anđehit  - GV hướ ng dẫn HS viết các đồng phân củaanđehit: tạo mạch C trong đó C đầu mạchnằm trong nhóm CHO; vớ i xeton phải tạomạch C và di chuyển nhóm =O trên mạch(không gắn vào vị trí đầu mạch).- HS nắm đượ c cách viết đồng phân củaanđehit và xeton. - GV tổ chức cho HS viết CTCT của C2H4O,C3H6O, C4H8O.- HS vận dụng viết CTCT.

- Từ  những đồng phân đã viết, cho biếtanđehit và xeton có loại đồng phân nào?- HS tr ả lờ i.

3. Đồng phânAnđehit và xeton có đồng phân mạch C.4. Danh pháp

- Tên thay thế:+ Anđehit: Tên hiđrocacbon tương ứng +

al.+ Xeton: Tên hiđrocacbon tương ứng + số 

chỉ vị trí nhóm =O + on.- Tên thườ ng:

+ Anđehit: Anđehit + tên axit tương ứng

hoặc tên axit tương ứng (bỏ ic) + anđehit. + Xeton: Tên gốc hiđrocacbon gắn vớ i CO

+ xeton.

C  O1200

Page 138: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 138/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

138

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV tổng k ết.- GV nêu quy tắc gọi tên thay thế của anđehit,xeton và lấy ví dụ minh họa.- HS nắm vững quy tắc gọi tên.

- GV yêu cầu HS vận dụng gọi tên cácanđehit, xeton đã viết.- HS vận dụng gọi tên anđehit, xeton.- GV lưu ý HS cách gọi tên thườ ng của mộtsố anđehit xeton thườ ng gặ p. 

Một số anđehit, xeton cần nhớ :OHC –CHO: anđehit oxalic. CH2 = CH –  CHO: anđehit acrylic. (CH3)2CHCH2CHO: anđehit isovaleric. 

CH3CH = CHCHO: anđehit crotonic. (CH3)2CO: axeton. 

 Hot đng 3. Tìm hiểu các tính ch ấ t v ật líc ủa anđehit  vàxeton  - GV thông báo: nhóm C = O đượ c gọi lànhóm cacbonyl.- GV hướ ng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc của

nhóm C = O và dự  đoán trung tâm phảnứngcủa anđehit. - HS tìm hiểu cấu tạo nhóm chức anđehit. - Nêu các tính chất vật lí của anđehit?- HS nghiên cứu SGK nêu các tính chất vật lícủa anđehit. - GV bổ sung và tổng k ết. 

5. Tính chất vật lí- HCHO và CH3CHO là chất khí không màu,mùi xốc, tan tốt trong nướ c.

- Nhiệt độ sôi của anđehit cao hơn so vớ i cáchiđrocacbon có cùng số  nguyên tử  C trong

 phân tử. Nhưng so vớ i các ancol có cùng số Cthì thấp hơn. - Thường có mùi đặc trưng - Axeton là chất lỏng dễ  bay hơi, tan vô hạntrong nước và hoà tan đượ c nhiều chất hữu cơkhác. 

 Hot đng 4. C ủng c ố , luy ện t ập vàgiao bài v ề nhà 

- GV tổ chức cho HS viết công thức cấu tạovà gọi tên các anđehit, xeton có công thức

 phân tử C5H10O; làm bài tậ p 1, 3, 4 (SGK).- HS làm bài tậ p củng cố.- GV nhắc nhở  HS:

+ Ôn tậ p khái niệm, cách viết đồng phânvà tên gọi của anđehit. 

+ Làm bài tậ p 6 (243 –  SGK).- HS ghi bài về nhà. 

Page 139: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 139/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

139

Tiết số 79

BI 58. ANĐEHIT –  XETON (tiếp)

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức 

a. Học sinh biết: - Phương pháp sản xuất mới trong công nghiệp và ứng dụng của fomanđehit. - Các tính chất hoá học của anđehit. 

 b. Học sinh hiểu: Anđehit vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. 2. Về kỹ năng 

- Viết phương trình phản ứng minh họa tính chất của anđehit. - Giải các bài tập có liên quan. 

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án.- Thí nghiệm về phản ứng tráng gương của anđehit. 

2. Chuẩn bị của học sinh Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà. 

III. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH- Đàm thoại, gợi mở. - Nêu vấn đề. - Trực quan sinh động. 

IV. TR ỌNG TÂM

- Các phản ứng minh họa tính chất hóa học của anđehit. - Điều chế anđehit và xeton. 

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tìm hi ể u ph ản ứ ng c ng c ủa anđehit v àxeton  - GV hướ ng dẫn HS viết phương trình phảnứng tổng quát.- HS nắm đượ c phản ứng tổng quát.- Viết phản ứng cộng H2  vào HCHO,CH3CHO, (CHO)2, (CH3)2CO, CH2=CHCHO- HS vận dụng viết phương trình. - Sản phẩm của phản ứng cộng H2 thuộc loạigì?

- HS tr ả lờ i.- Phân tích vai trò của anđehit và xeton trong

 phản ứng?

II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC1. Phản ứ ng cộng

a. Ph ản ứ ng c ng H 2  - Anđehit. 

RCHO + H2Ni,t  RCH2OH

(Sản phẩm là ancol no, bậc I).- Xeton:

RCOR’ + H2 Ni,t

 RCH(OH)R’  Anđehit và xeton có tính oxi hóa.b. Ph ản ứ ng c ng nướ c, c ng hiđro xianua 

Page 140: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 140/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

140

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- HS tr ả lờ i.- GV thông báo: liên k ết đôi trong fomanđehit có phản ứng cộng nước nhưng sản phẩm tạothành không bền không tách ra khỏi dung

dịch đượ c.- GV hướ ng dẫn HS viết phương trình phảnứng.- HS nắm đượ c phản ứng của HCHO vớ iH2O.- GV: phản ứng cộng HCN vào nhómcacbonyl của anđehit và xeton tạo thành cácsản phẩm bền gọi là xianohiđrin. - GV viết phản ứng cộng HCN vào anđehit. 

- GV yêu cầu HS vận dụng viết phản ứngcộng HCN vào axeton.- GV giớ i thiệu 2 giai đoạn của phản ứng:

+ C trong nhóm CO mang 1 phần điện tíchdương nên CN- dễ cộng vào C này trướ c.

+ Ion H+ phản ứng ở  giai đoạn sau.

HCHO + H2O  CH2(OH)2 (không bền)

RCHO + HCN  RCH(CN)(OH)

 Hot đng 2. Tìm hi ể u ph ản ứ ng minh h ọa anđehit có tính khử  - GV tổ chức cho HS quan sát thí nghiệm về 

 phản ứng của anđehit và xeton vớ i dung dịchBr 2 và dung dịch KMnO4.- HS quan sát hiện tượ ng thí nghiệm.- Nêu hiện tượ ng thí nghiệm quan sát đượ c?- HS tr ả lờ i.- GV hướ ng dẫn HS cách giải thích:

+ Anđehit rất dễ  bị  oxi hóa, nó làm mấtmàu dung dịch nướ c Br 2  và dung dịchKMnO4 còn bản thân nó thì bị oxi hóa thànhaxit cacboxylic.

+ Khác với anđehit, xeton tương đối bền

vớ i các chất oxi hóa do đó nó không phảnứng với nướ c Br 2  và dung dịch KMnO4  ở  nhiệt độ phòng.- GV hướ ng dẫn HS viết phương trình phảnứng.- HS nắm được các phương trình phản ứng.- GV bổ  sung: khi đun nóng vớ i dung dịchKMnO4, xeton bị oxi hóa gãy mạch ở  nhómcacbonyl tạo thành hỗn hợ  p các axit

cacboxylic.CH3COCH3 + 2KMnO4  CH3COOK +HCOOK + 2MnO2 + H2O

2. Anđehit có tính khử  a. Tác d ụng v ớ i dung d  ị ch Br 2  vàKM nO 4

RCHO + Br 2 + H2O  RCOOH + 2HBr

RCHO + KMnO4  RCOOK + MnO2 + H2Ob. Ph ản ứ ng tráng b c

R(CHO)x + 2xAgNO3 + xH2O + 3xNH3 2xAg + R(COONH4)x + 2xNH4 NO3 

- Hiện tượ ng: tạo ra Ag k ết tủa tr ắng.- Ứ ng dụng: nhận biết anđehit. - Chú ý: phản ứng của HCHO:

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O  (NH4)2CO3 + 4Ag + 4NH4 NO3 

Page 141: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 141/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

141

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV cho HS quan sát thí nghiệm phản ứngtráng gương của axetanđehit.- HS quan sát thí nghiệm.- Nêu hiện tượng quan sát đượ c?

- HS nắm được phương trình tổng quát.- GV hướ ng dẫn HS tìm hiểu phương trìnhtổng quát của phản ứng tráng bạc:

+ Chuyển nhóm CHO thành nhómCOONH4.

+ Mỗi nhóm CHO tạo đượ c 2Ag.- GV gọi HS viết phản ứng tráng bạc củaCH3CHO, CH2 = CHCHO, OHC –  CHO.- HS viết phản ứng.

- GV phân tích trườ ng hợp đặc biết củaHCHO tạo Ag vớ i tỉ lệ 1:4.- Nêu ứng dụng của phản ứng?- HS nêu ứng dụng của phản ứng.- GV phân tích các chú ý khi HS làm bài tậ pvề phản ứng tráng bạc của anđehit. - HS nắm đượ c các chú ý khi làm bài tậ p về 

 phản ứng tráng bạc của anđehit. - GV: xác định số oxi hóa và k ết luận vai tròcủa anđehit trong các phản ứng trên?- HS xác định số  oxi hóa và vai trò củaanđehit trong các phản ứng này.- GV k ết luận. 

 Hot đng 3. Tìm hi ể u các ph ản ứ ng   g ốc hiđrocacbon - GV thông báo vớ i HS: nguyên tử H nằm ở  C cạnh nhóm CO linh động. Do đó nó dễ dàng tham gia vào phản ứng thế.- GV lấy ví dụ.- HS tìm hiểu ví dụ  về  phản ứng thế  của

nguyên tử H linh động.

3. Phản ứ ng ở  gốc hiđrocacbon CH3COCH3 + Br 2  CH3COCH2Br + HBr

(xúc tác là CH3COOH)

 Hot đng 4. Tìm hi ểu các phương pháp điều ch ế  anđehit  vàxeton  - GV: từ ancol loại nào có thể điều chế đượ canđehit  và xeton? Viết phương trình phảnứng tổng quát?- HS tr ả lờ i.- GV tổng k ết phương pháp điều chế anđehittừ ancol bậc I.- GV giớ i thiệu vớ i HS một số phản ứng đặc

 biệt điều chế anđehit thườ ng gặ p.- HS nắm đượ c một số phản ứng đặc biệt. 

III. ĐIỀU CH VÀ Ứ NG DNG1. Điều chế 

a. T ừ  ancol

RCH2OH + CuOt→ H2O + Cu + RCHO

RCH(OH)R’ + CuOt→ RCOR’ + Cu + H2O

* Phản ứng đặc biệt

2CH3OH + O2 Ag,600

c  2HCHO + 2H2Ob. T ừ  hiđrocacbon - Oxi hoá không hoàn toàn metan:

Page 142: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 142/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

142

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

CH4 + O2 xt,t  HCHO + H2O

- Oxi hoá etilen:

2CH2 = CH2 + O2PdCl,CuCl  2CH3CHO

- Oxi hoá cumen:C6H5CH(CH3)2 → (CH3)2CO + C6H5OH

 Hot đng 5. Nghiên c ứ u các ứ ng d ụng c ủa anđehit  vàxeton  - GV giớ i thiệu các hình ảnh có đề  cập đếncác ứng dụng của anđehit.- HS quan sát các hình ảnh.- Dựa vào các hình ảnh quan sát đượ c, nêuứng dụng của anđehit và xeton? - HS nêu ứng dụng.

- GV bổ sung và tổng k ết. 

2. Ứ ng dụng- Fomanđehit được dùng để: sản xuất

 polophenolfomanđehit (làm chất dẻo), tổnghợ  p phẩm nhuộm, dượ c phẩm. Dung dịchHCHO 37  –   40% trong nước đượ c gọi làfomalin (còn gọi là fomon) được dùng để 

ngâm xác động thực vật, thuộc da, tẩy uế, diệttrùng… - Axetanđehit chủ yếu được dùng để sản xuấtaxit CH3COOH.- Axeton làm dung môi trong sản xuất nhiềuloại hóa chất, một số polime. Tổng hợ  p nhiềuchất hữu cơ quan trọng khác như clorofom,iođofom, bisphenol –  A… 

 Hot đng 6 . C ủng c ố , luy ện t ập vàgiao bài v ề nhà 

- GV tổ  chức cho HS làm bài tậ p 7, 8, 9(243/SGK).- HS làm bài tậ p.- GV tổ chức cho HS chữa bài.- HS chữa bài tậ p.- GV tổng k ết.- GV nhắc nhở  HS:

+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p còn lại trong SGK.+ Chuẩn bị bài “axit cacboxylic”.

- HS ghi bài về nhà. 

Page 143: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 143/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

143

Tiết số 80

BI 59. LUYỆN TẬP VỀ ANĐEHIT V XETON 

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức 

Bài luyện tậ p hệ thống các kiến thức về anđehit và xeton. 2. Về k ỹ năng - So sánh sự giống và khác nhau về cấu trúc và tính chất hóa học của anđehit và xeton. - Giải bài tậ p so sánh, nhện biết và điều chế.

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực:

- Hứng thú học tậ p bộ môn Hóa học.- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở  phân tích khoahọc.

II. CHUN B 1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án.- Bảng hệ thống hóa kiến thức trang 245 –  SGK.

2. Chuẩn bị của học sinhÔn tậ p các kiến thức về anđehit, xeton và chuẩn bị trướ c nội dung bài học ở  nhà.

III. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

Đàm thoại, gợ i mở .

IV. TR ỌNG TÂM

- So sánh cấu tạo và tính chất của anđehit, xeton. - Vận dụng kiến thức lí thuyết để giải bài tậ p.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. H ệ th ố ng hoá các v ấn đề lí thuy ế t  - GV gọi 2 HS lên bảng hệ  thống hóa kiếnthức về anđehit và xeton theo các nội dung:

+ Cấu tạo.+ Liên k ết hiđro. 

+ Tính chất vật lí.+ Tính chất hóa học.+ Điều chế và ứng dụng.

- HS lên bảng.- GV gọi HS dướ i lớ  p nhận xét, bổ sung.- HS nhận xét, bổ sung.- GV tổng k ết và nhấn mạnh các kiến thứctr ọng tâm.

A. LÍ THUYT

 Hot đng 2. Làm bài t ập  

- GV giao thờ i gian cho HS chuẩn bị  cáchlàm các dạng bài tậ p trong SGK.- HS chuẩn bị bài tậ p.

B. BÀI TẬP

Page 144: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 144/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

144

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV gọi HS đứng tại chỗ  tr ả  lờ i các bài tậ pdễ.- HS đứng tại chỗ tr ả lờ i.- GV gọi HS lên bảng chữa các bài tậ p phức

tạ p.- HS lên bảng.- GV nhận xét và cho điểm.

 Hot đng  3. Nh ắc nh   vàgiao bài t ập v ề nhà 

- GV nhắc HS:+ Ôn tậ p lí thuyết.+ Làm các bài tậ p còn lại trong SGK và

SBT.+ Chuẩn bị nội dung bài axit cacboxylic.

- HS ghi bài về nhà.

Page 145: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 145/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

145

Tiết số 81

BI 60. AXIT CACBOXYLIC

CẤU TRÚC, DANH PHÁP VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÍ

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức a. Học sinh biết:- Định nghĩa, phân loại, danh pháp của axit cacboxylic. - Tính chất vật lí của axit cacboxylic. 

 b. Học sinh hiểu: - Mối quan hệ giữa cấu trúc của nhóm và liên kết hiđro ở axit cacboxylic với tính chất vật lívà hóa học của chúng. - Liên kết hiđro giữa các phân tử axit bền hơn liên kết hiđro giữa các phân tử ancol.

2. Về kỹ năng 

- Đọc tên và viết công thức cấu tạo các đồng phân axit. Dựa vào công thức cấu tạo biết phânloại chất đúng. - Vận dụng cấu trúc để hiểu đúng tính chất vật lí, tính chất hóa học và giải đúng các dạng bàitập. - Học sinh biết cách viết các phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học của axit.- Giải được các bài tập có liên quan. 

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án.- Mô hình các phân tử HCOOH, CH3COOH, CH3COOC2H5.- Các mẫu hóa chất để quan sát: axit HCOOH, CH3COOH.

2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập các kiến thức về axit vô cơ. - Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà. 

III. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Đàm thoại, gợi mở. - Suy luận và quy nạp. - Trực quan sinh động. 

IV. TR ỌNG TÂM

- Đồng phân và danh pháp của axit.- Các phản ứng minh họa tính chất hóa học của axit.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Tìm hiểu định nghĩa và phân loi axit cacboxylic - GV viết công thức cấu tạo: CH3COOH và I. ĐNH NGHĨA, PHÂN LOẠI V DANH

Page 146: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 146/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

146

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngHCOOH. Có điểm gì chung trong cấu tạo của2 chất này? - HS nhận xét. - GV giới thiệu tên của 2 chất và cho biết

chúng đều thuộc loại axit. Axit cacboxylic làgì?- HS nêu khái niệm axit cacboxylic. - GV bổ sung: nhóm COOH được gọi lànhóm chức cacboxyl. Phân tử axit cũng cókhi được hình thành bằng sự liên kết trực tiếpgiữa 2 nhóm COOH như trong HOOC –  COOH.- GV đưa ra 3 dãy axit: 

+ (I) HCOOH, CH3COOH, CH2(COOH)2… + (II) CH2=CH – COOH; CHCCOOH… + (III) C6H5COOH; C6H4(CH3)COOH… - HS quan sát 3 dãy axit.- Dựa vào các dãy axit nêu trên, nếu dựa vàogốc hiđrocacbon trong phân tử axit thì axitcacboxylic được chia thành những loại nào? - HS nêu cách phân loại axit dựa vào gốchiđrocacbon. - GV giới thiệu công thức của một số axitkhác: HCOOH, (COOH)2, HOOC –  (CH2)4  –  COOH. Nếu dựa vào số nhóm OH có trong

 phân tử axit thì chia axit thành những loạinào?- HS nêu cách phân loại axit dựa vào số nhómCOOH.- GV: các chất thuộc là đồng đẳng của axitfomic HCOOH lập thành dãy đồng đẳng củaaxit no, đơn chức, mạch hở. Bằng  phương

 pháp quy nạp hãy lập công thức tổng quátcho dãy đồng đẳng này? - HS lập CTTQ của axit no, đơn chức, mạchhở. 

PHÁP1. Định nghĩa 

Axit cacboxylic là những hợp chất hữu cơtrong phân tử có nhóm COOH liên kết trực

tiếp với nguyên tử C hoặc nguyên tử H. 2. Phân loại 

- Dựa theo gốc hiđrocacbon + Axit no.+ Axit không no.+ Axit thơm. 

- Dựa theo số nhóm COOH + Axit đơn chức. + Axit đa chức. 

Công thức tổng quát của axit no, đơn chức,mạch hở: CnH2n+1COOH hoặc CmH2mO2 (n  N;

m  N*). 

 Hot đng  2. Tìm hiểu cách viết công thức cấu to và gọi tên axit  - GV hướng dẫn HS cách viếtCTCT của axit. - HS nắm cách viết CTCT của axit. - GV lấy ví dụ với C3H6O2 và C4H8O2.

- HS theo dõi các ví dụ. - GV gọi HS vận dụng viết CTCT củaC5H10O2.

3. Đồng phân Cách viết đồng phân: - Viết mạch C. - C đầu mạch nằm trong nhóm -COOH.

- Điền H. 4. Danh pháp- Tên thay thế: 

Page 147: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 147/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

147

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- HS vận dụng viết CTCT. - GV nêu quy tắc gọi tên axit. - HS nắm quy tắc gọi tên. - GV gọi tên một số axit làm mẫu. 

- HS theo dõi ví dụ. - GV gọi HS gọi tên các đồng phân axit đãviết. - HS vận dụng gọi tên. - GV giới  thiệu tên gọi của một số axitthường gặp đặc biệt. 

Tên axit = Axit + Tên hiđrocacbon tương ứng+ oic.(Ưu tiên khi đánh số thứ tự: chọn C của nhómCOOH là C1).

- Tên thường: Xuất phát từ nguồn gốc tìm ra axit. HCOOH Axit fomicCH3COOH Axit axetic 

 Hot đng  3. Tìm hiểu cấu to của nhóm chức cacboxyl  - GV phân tích cấu tạo của nhóm chứcCOOH.

- HS nắm cấu tạo của nhóm chức cacboxyl. - GV phân tích ảnh hưởng của sự phân cựcnhóm O –  H đến tính chất hóa học của axit. - HS nắm được ảnh hưởng của cấu tạo đếntính chất hóa học của axit. 

II. CẤU TRÚC V TNH CHẤT VẬT L 1. Cấu trúc 

- Nhóm COOH được hợp bởi nhóm cacbonylC = O và nhóm hiđroxyl O –  H vì thế nó cótên gọi là nhóm cacboxyl. Trong nhómcacboxyl thì nguyên tử của nguyên tố có độâm điện cao hơn hút e về phía mình. - Do đặc điểm cấu tạo nên: 

+ Có liên kết hiđro giữa các phân tử axit. + Nguyên tử H trong nhóm OH của axit

linh động hơn H của phân tử ancol.  Hot đng  4. Nghiên cứu tính chất vật lí của axit cacboxylic - GV yêu cầu HS dựa vào SGK nêu các tínhchất vật lí của axit. - HS dựa vào SGK nêu các tính chất vật lícủa axit. - GV giải thích về ảnh hưởng của liên kếthiđro đến tính chất vật lí của axit. - GV bổ sung và tổng kết. - GV tổ chức cho HS vận dụng giải bài tập:Sắp xếp các chất theo thứ tự nhiệt độ sôi

giảm dần: C3H7OH, C2H5CHO, CH3COOH,C4H10.- HS vận dụng. 

2. Tính chất vật lí  - Ở điều kiện thường là chất lỏng hoặc rắn. - Nhiệt độ sôi cao hơn so  với anđehit vàxeton, ancol có cùng số nguyên tử C trong

 phân tử - Axit có 1, 2, 3 C tan vôhạn trong nước. Khisố nguyên tử C tăng thì độ tan trong nướcgiảm. - Có vị chua. 

- Axit có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn so với cácanđehit, xeton và ancol có khối lượng phân tửtương đương vì giữa các phân tử axit có liênkết hiđro  bền. 

 Hot đng  5. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà - GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài.- HS nắm lại các kiến thức trọng tâm. - GV tổ chức cho HS làm bài tập 1, 3, 4 -SGK.

- HS làm bài tập SGK. - GV nhắc HS chuẩn bị bài 61. 

Page 148: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 148/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

148

Tiết số 82 

BI 61. AXIT CACBOXYLIC

TÍNH CHẤT HOÁ HỌC, ĐIỀU CH VÀ Ứ NG DNG 

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức a. Học sinh biết:

Tính chất hóa học của axit hữu cơ có điểm giống và khác so với axit vô cơ.  b. Học sinh hiểu: - Mối quan hệ giữa tính chất hóa học của axit với cấu trúc của nó. - Tính chất hóa học của một axit cụ thể ngoài các tính chất chung còn phụ thuộc vào gốchiđrocacbon cấu tạo nên axit đó. 

2. Về kỹ năng - Học sinh biết cách viết các phương trình phản ứng minh họa tính chất hóa học và điều chế

axit.- Giải được các bài tập có liên quan. 3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên 

- Giáo án.- Giấm ăn, quỳ tím, dung dịch Na2CO3, Mg, NaOH, CaO, và phenolphtalein.- Hình ảnh thí nghiệm phản ứng este hóa giữa CH3COOH và C2H5OH.

2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập các kiến thức về axit vô cơ .- Đọc và chuẩn bị trước nội dung bài học ở nhà. 

III. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHNH 

- Đàm thoại, gợi mở. - Suy luận và quy nạp. 

- Trực quan sinh động. IV. TR ỌNG TÂM

- Các phản ứng minh họa tính chất hóa học của axit.- Điều chế axit cacboxylic.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Kiểm tra bài cũ - GV gọi HS lên bảng:

+ HS1: Nêu các tính chất hóa học chung

của axit vô cơ. Viết phương trình phản ứngminh họa?

+ HS2: Bài tậ p 3 (251 - SGK).

Page 149: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 149/162

Page 150: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 150/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

150

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngvà Na2CO3.- HS làm thí nghiệm. - Viết phương trình phản ứng minh họa?(GVgợi ý: nguyên tử H thể hiện tính axit nằm

trong nhóm COOH).- HS viết phản ứng. 

 Hot đng 3. Tìm hiểu về phản ứng to thành dẫn xuất axit  - GV hướng dẫn HS viết phương trình phảntổng quát giữa axit đơn chức và ancol đơnchức. - HS nắm được phản ứng tổng quát. - GV yêu cầu HS vận dụng viết phản ứng xảyra của CH3COOH và C2H5OH.

- HS vận dụng viết phản ứng. - GV thông báo: phản ứng giữa axit và ancolđược gọi là phản ứng este hóa.- GV: làm thế nào để tăng hiệu suất của phảnứng este hoá? - HS trả lời. - GV tổng kết. - GV mô tả: khi có P2O5, 2 phân tử axit táchđi 1 phân tử nước tạo thành anhiđrit axit. - GV viết  phương trình phản ứng minh họa. - HS nắm được phản ứng tách nước của axit. - GV lưu ý HS: tùy thuộc vào cấu tạo của

 phân tử axit mà ngoài các phản ứng chungnhư trên, axit còn có các phản ứng riêng củagốc hiđrocacbon. - GV yêu cầu HS nêu phản ứng đặc trưng cho

 phân tử các axit: CH2 = CHCOOH, HCOOH,CH3COOH.- HS nêu các phản ứng đặc trưng của các axit. 

2. Phản ứng tạo thành dẫn xuất axit a. Phản ứng với ancol (phản ứng este hoá) - Phương trình tổng quát: 

RCOOH + R’OH  RCOOR’ + H2O- Điều kiện: H2SO4 đặc, đun nóng. - Đặc điểm: phản ứng thuận nghịch. 

b. Phản ứng tách nước liên phân tử  2CH3COOH

PO  (CH3CO)2O + H2O

 Hot đng 4. Tìm hiểu các phản ứng gốc hiđrocacbon - GV: em hãy so sánh điểm khác nhau trongcấu tạo của các axit sau: HCOOH,CH3COOH, CH2 = CHCOOH; C6H5COOH?- HS so sánh.- GV: sự khác biệt trong gốc hiđrocacbon cótrong các phân tử  axit dẫn đến điểm khácnhau trong phản ứng của axit xảy ra ở   gốchiđrocacbon. Tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo

của gốc hiđrocacbon mà ngoài các phản ứngthể hiện tính axit, các axit hữu cơ còn có các phản ứng đặc trưng. 

3. Phản ứ ng ở  gốc hiđrocacbon a. Ph ản ứ ng th ế  vào g ố c no

 Nếu dùng P làm xúc tác, Cl chỉ thế cho H ở  cacbon bên cạnh nhóm cacboxyl:

CH3COOH + Cl2  CH2ClCOOH + H2Ob. Ph ản ứ ng th ế    g ốc hiđrocacbon thơm 

- Nhóm COOH là nhóm thế loại II.- Nhóm thế  này định hướ ng nhóm thế  tiế p

theo vào vị trí meta.

Page 151: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 151/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

151

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- GV thông báo: khi sử dụng P làm xúc tác,Cl chỉ thế nguyên tử H của C bên cạnh nhómcacboxyl.- GV gọi HS viết phản ứng của CH3COOH

vớ i Cl2; CH3CH2COOH vớ i Cl2 có P làm xúctác.- HS viết phương trình phản ứng.- GV giải thích: do ảnh hưở ng của nhóm C=Otrong nhóm chức COOH nên nguyên tử  Hgắn vớ i C bên cạnh nhóm COOH tr ở  nên linhđộng hơn vì vậy có thể cho phản ứng thế vớ ihalog'en.- GV: Nhóm cacboxyl thuộc nhóm thế  loại

nào? Nếu trên vòng benzen đã có nhómcacboxyl thì nó sẽ định hướ ng cho nhóm thế tiế p theo vào vị trí nào?- HS tr ả lờ i.- Em hãy viết phản ứng thế  nitro vàoC6H5COOH theo tỉ lệ 1:1?- HS viết phương trình. - GV thông báo: axit không no có thể  thamgia phản ứng cộng H2, Br 2, Cl2, HX, H2O…tương tự các hiđrocacbon không no và gọi HSlên bảng viết phương trình phản ứng cộng H2,Br 2 vào axit acrylic.- HS viết phương trình. - GV tổng k ết tính chất hoá học của axitcacboxylic.

c. Ph ản ứ ng c ng vào g ố c không noCH2=CHCOOH + Br 2  CH2BrCHBrCOOH

CH2=CHCOOH + H2  CH3CH2COOH

 Hot đng 5. Củng cố, luyện tập và giao bài về nhà - GV tổ  chức cho HS làm các bài tậ p 2,3(256/SGK).- HS làm bài tập củng cố. 

- GV nhắc nhở  HS:+ Học lí thuyết.+ Làm bài tậ p.+ Đọc và chuẩn bị phần còn lại của bài.

- HS ghi bài về nhà. 

COOH

HNO3

H2SO

4

COOH

NO2

H2O+   +

Page 152: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 152/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

152

Tiết số 83

BI 61. AXIT CACBOXYLIC 

TÍNH CHẤT HOÁ HỌC, ĐIỀU CH VÀ Ứ NG DNG (tiếp)

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức Học sinh biết:- Các phương pháp điều chế axit cacboxylic.- Các ứng dụng của axit cacboxylic.

2. Về k ỹ năng Học sinh đượ c rèn luyện các kĩ năng: 

- Viết phương trình phản ứng hoá học minh hoạ tính chất của axit cacboxylic.- Viết phản ứng điều chế axit cacboxylic.

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực:

- Hứng thú học tậ p bộ môn Hóa học.- Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở  phân tích khoahọc.

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.- Hình ảnh về ứng dụng của axit cacboxylic.- Bài tậ p vận dụng.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Bài tậ p trong sách giáo khoa.- Đọc và chuẩn bị trướ c nội dung của bài.

III. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

- Nghiên cứu tài liệu sách giáo khoa.- Dùng bài tập để củng cố lí thuyết.

IV. TR ỌNG TÂM

- Bài tậ p về axit cacboxylic.- Các phương pháp điều chế axit.

V. TIN TRNH GING DẠY 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Ki ểm tra bài cũ - GV gọi 3 HS lên bảng làm bài tậ p:

+ HS1: Bài tậ p 5 (257).+ HS2: Bài tậ p 6 (257).+ HS3: Bài tậ p 7 (257).

- HS lên bảng.- GV gọi HS nhận xét.- HS nhận xét.

- GV tổng k ết và cho điểm. Hot đng 2. Tìm hiểu phương pháp điều chế axit  - GV giớ i thiệu: trong phòng thí nghiệm có II. ĐIỀU CH V ỨNG DNG 

Page 153: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 153/162

Page 154: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 154/162

Page 155: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 155/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

155

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảngmũi tên xám ứng vớ i các nguồn nguyên liệucó thể dùng để điều chế axit.

 Hot đng 2. T ổ  ch ứ c làm bài t ập  - GV tổ  chức cho HS làm các bài tậ p trong

SGK. Tậ p trung thờ i gian cho các bài 6, 7, 8,9.- HS làm bài tậ p.- GV tổ chức cho HS lên bảng chữa bài.- HS chữa bài.

B. BÀI TẬP

 Hot đng 3. Nh ắc nh   vàgiao bài v ề nhà 

- GV nhắc HS:+ Ôn tậ p lí thuyết về  anđehit và axit

cacboxylic.

+ Chuẩn bị bài luyện tậ p.- HS ghi bài về nhà. 

Page 156: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 156/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

156

Tiết số 85 

BÀI 63. THỰ C HÀNH

TÍNH CHẤT CỦA ANĐEHIT V AXIT CACBOXYLIC 

I. MC TIÊU 

1. Về kiến thức Biết làm thí nghiệm tráng gương để nhận biết anđehit, phương pháp thí nghiệm phân

 biệt các chất đã học.2. Về k ỹ năng Rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm hóa hữu cơ. 3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa

học. II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viêna. Dụng cụ:- Ống nghiệm - Đèn cồn- Ống hút nhỏ giọt - Giá để ống nghiệm

 b. Hóa chất:- Các dung dịch: AgNO3 1%; NH3 5%; fomanđehit 40%; CH3COOH; C2H5OH.- Giấy quỳ tím.

- Nướ c nóng 60 –  70

0

c.2. Chuẩn bị của học sinh- Ôn tập bài anđehit và axit cacboxylic. - Chuẩn bị nội dung bài luyện tậ p ở  nhà.

III. TỔ CHỨ C HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Công vi ệc trướ c bu ổ i th ự c hành  - GV phổ biến nội dung giờ  thực hành.- HS nắm đượ c các thí nghiệm trong giờ  thực

hành.- GV hướ ng dẫn HS các chú ý để thí nghiệmthành công:

+ Cần thêm từ  từ  NH3  vào dd AgNO3  vìnếu thêm nhanh thuốc thử sẽ kém nhạy.

+ Đun nóng nhẹ trong phản ứng tráng bạcvì nếu không bạc tạo thành ở   dạng vô địnhhình màu đen. - HS nắm được các lưu ý. 

 Hot đng 2. Tìm hi ể u v ề các thínghi ệm

- GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận về cáchtiến hành các thí nghiệm, dự đoán hiện tượ ngvà giải thích.

1. Thí nghiệm về phản ứ ng tráng bạc- Tiến hành: cho 1ml dung dịch AgNO3 1%vào ống nghiệm r ửa sạch, nhỏ  thêmtừ  từ 

Page 157: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 157/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

157

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng- HS thảo luận theo nhóm.- GV gọi đại diện HS các nhóm trình bày.- Đại diện HS các nhóm trình bày.- GV tổ chức thảo luận trong toàn lớ  p.

- HS thảo luận.- GV thống nhất nội dung lí thuyết về các thínghiệm. 

từng giọt dung dịch NH3  5% và lắc ốngnghiệm đến khi k ết tủa vừa tan hết.Nhỏ  vàigiọt dung dịch fomanđehit vào dung dịchthuốc thử  Tolen. Đun nóng hỗn hợ  p trong

nướ c nóng 60 –  700 vài phút.- Hiện tượ ng: xuất hiện lớ  p bạc sáng bóngnhư gương bám trên thành ống nghiệm.- Giải thích:

HCHO + 4[Ag(NH3)2]OH  4Ag +(NH4)2CO3+ 6NH3 

2. Thí nghiệm nhận biết axit, anđehit vàancol- Dùng quỳ tím nhận biết đượ c CH3COOH.

-Thực hiện phản ứng tráng gương vớ i 2 chấtcòn lại, chất nào tạo đượ c lớ  p Ag sáng bóng

 bám trên thành ống nghiệm thì chất đó làCH3CHO. Chất còn lại là C2H5OH. 

 Hot đng 3. T ổ  ch ứ c làm th ự c nghi ệm  - GV tổ chức cho các nhóm HS tiến hành cácthí nghiệm.- HS làm thí nghiệm theo nhóm.- GV gọi HS báo cáo hiện tượ ng, so sánh vớ idự đoán lí thuyết và giải thích.- HS nêu hiện tượ ng, giải thích.- GV tổng k ết. 

 Hot đng 4. Công vi ệc sau bu ổ i th ự c nghi ệm  - GV tổ  chức cho HS làm vệ sinh phòng thínghiệm.- HS làm vệ sinh phòng thí nghiệm.- GV nhắc HS:

+ Hoàn thiện bài tườ ng trình.+ Ôn tậ p các vấn đề  lí thuyết và các dạng

 bài tậ p phần hóa học hữu cơ. - HS ghi bài về nhà. 

Page 158: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 158/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

158

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ IIA. L THUYT 

Câu 1. Ankan là gì? Nêu tính chất hóa học cơ bản của ankan? Viết phương trình phản ứng lấyCH4 minh họa? Nêu cách điều chế ankan?Câu 2. Anken là gì? Nêu tính chất hóa học cơ bản của anken? Viết phương trình phản ứng lấy

C2H4 minh họa? Nêu cách điều chế anken?Câu 3. Ankin là gì? Nêu tính chất hóa học cơ bản của ankin? Viết phương trình phản ứng lấyC2H2 minh họa? Nêu cách điều chế ankin?Câu 4. Ankađien là gì? Thế  nào là ankađien liên hợ  p? Nêu tính chất hóa học cơ bản củaankađien liên hợ  p? Viết phương trình phản ứng lấy CH2 = CH  –  CH = CH2 minh họa? Nêucách điều chế ankađien liên hợ  p?Câu 5. Hiđrocacbon thơm là gì? Thế nào là ankylbenzen? Nêu tính chất hóa học cơ bản củaankylbenzen? Viết phương trình phản ứng lấy C6H5CH3  minh họa? Nêu cách điều chế hiđrocacbon thơm? 

Câu 6. Ancol là gì? Nêu tính chất hóa học cơ bản của ancol? Viết phương trình phản ứng lấyC2H6 minh họa? Nêu cách điều chế ancol?Câu 7. Anđehit là gì? Nêu tính chất hóa học cơ bản của anđehit? Viết phương trình phản ứnglấy CH3CHO minh họa? Nêu cách điều chế anđehit? Câu 8. Thế nào là axit cacboxylic? Nêu tính chất hóa học cơ bản của axit cacboxylic? Viết

 phương trình phản ứng lấy CH3COOH làm ví dụ? Nêu cách điều chế axit cacboxylic?B. BI TẬP 

Dạng 1.Viết công thức cấu tạo và gọi tên các chất hữu cơ: - Ankan C4H10, C5H12  - Anken C3H6, C4H8 

- Ankin C4H6, C5H8 - Ankađien liên hợ  p C4H6, C5H8 - Hiđrocacbon thơm C7H8, C8H10  - Ancol C3H8O, C4H10O- Anđehit C4H8O, C5H10O - Axit cacboxylic C4H8O2, C5H10O2 Dạng 2. Viết phương trình hóa học

Bài 1. Viết phương trình hóa học thực hiện các sơ đồ biến hóa:

1. Al4C3 CH4 C2H2 C2H4 C2H6 C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COONa

 CH4 CH3Cl

2. CaC2 C2H2 C2Ag2 C2H2 C4H4 C4H10 C3H6 C3H8O C3H6OBài 2. Viết phương trình phản ứng hóa học chứng minh r ằng nguyên tử H trong các

nhóm chức COOH và OH giảm dần theo thứ tự: axit axetic > phenol > etanol.Dạng 3. Bài tậ p nhận biết, phân biệt các chất riêng biệt:

1. CH4, C2H2, C2H4 2. C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH3. C2H5OH, C3H5(OH)3, CH2 = CH –  CH2OH4. C6H6, C6H5CH3, C6H5CH = CH2 

Dạng 4. Bài tập tính toán1. Đốt cháy hoàn toàn 9,2 gam hỗn hợp metan và etilen thu đượ c 8,96 lit CO2 (đktc). 

- Viết phương trình phản ứng xảy ra.- Tính % thể tích mỗi chất trong hỗn hợ  p.

2. Cho a gam hỗn hợ  p gồm etanol và phenol tác dụng hết với Na thu đượ c 4,48 lit khí(đktc). Mặt khác cũng a gam hỗn hợ  p này phản ứng vừa đủ vớ i 300ml dung dịch nướ c brom1M.

Page 159: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 159/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

159

- Viết phương trình phản ứng xảy ra.- Tính % khối lượ ng mỗi chất trong hỗn hợ  p.

3. Cho 11,8 gam hỗn hợ  p gồm HCHO và CH3CHO tác dụng với lượng dư dung dịchAgNO3 trong NH3 thu đượ c 75,6 gam Ag. Tính số mol mỗi chất trong hỗn hợ  p.

4. Trung hòa 16 gam hỗn hợ  p CH3COOH và HCOOH bằng dung dịch NaOH thu đượ c

23,2 gam hỗn hợ  p muối.- Viết phương trình phản ứng.- Tính % khối lượ ng mỗi axit trong hỗn hợ  p.

5. Đốt cháy hoàn toàn 1 ancol đơn chức thu đượ c 8,96 lit CO2 (đktc) và 9 gam H2O.Tìm CTPT của ancol.

6. Cho 6,0g một ancol no, đơn chức tác dụng hết với Na thu đượ c 1,12 lit H2 (đktc).Tìm công thức phân tử của ancol?

7. Đốt cháy 19,2g hỗn hợ  p X gồm 2 anđehit là đồng đẳng k ế tiế p ta thu đượ c 17,92 litCO2 (đktc) và 14,4g H2O. Tìm CTPT của 2 anđehit? 

8. Cho 0,1 mol anđehit X tác dụng vớ i Ag2O/dung dịch NH3, t0

 thu đượ c 0,4 mol Ag.Trong X, oxi chiếm 37,21% về khối lượ ng. Tìm công thức phân tử của X?9. Đốt cháy hoàn toàn 14,6 gam một axit no thu đượ c 0,6 mol CO2 và 0,5 mol H2O.

- Tìm công thức đơn giản nhất của axit?- Biện luận tìm công thức phân tử của axit?

10. Để trung hòa 2,36 gam một axit hữu cơ A phải dùng 80ml dung dịch NaOH 0,5M.Viết công thức cấu tạo của A biết A mạch thẳng.

11. Cho 21,2g hỗn hợ  p gồm HCOOH và CH3COOH tác dụng hết với Na thu đượ c4,48lit H2 (đktc). Tính % khối lượ ng mỗi axit trong hỗn hợ  p?

12. Đun nóng 6 gam CH3COOH vớ i 6 gam C2H5OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác). Tính

khối lượng este thu đượ c cho biết hiệu suất của phản ứng este hóa đạt 50%?13. Dẫn 3,36 lit hỗn hợ  p gồm 1ankan và 1 anken đi qua dung dịch nướ c Br 2 dư thấy có

8 gam Br 2 đã tham gia phản ứng. 6,72 lit hỗn hợp đó có khối lượ ng 13 gam. Tìm CTPT củacác chất biết thể tích các khí đều được đo ở  điều kiện tiêu chuẩn.

Page 160: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 160/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

160

Tiết số 86 

ÔN TẬP HỌC KÌ III. MC TIÊU 

- Hệ thống hóa những kiến thức cơ bản, tr ọng tâm trong chương trình học kì II.

- Củng cố kiến thức, kĩ năng cơ bản, giúp học sinh nắm vững nội dung chương trình học kì II,tạo điều kiện thuận lợ i cho học sinh tiế p nhận kiến thức hóa học lớ  p 12.- Học sinh có các thái độ tích cực: Hứng thú học tập bộ môn Hóa học; Phát hiện và giải quyếtvấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học. 

II. CHUN B 

1. Chuẩn bị của giáo viên- Giáo án.- Đề cương ôn tậ p học kì II.- Một số bài tậ p hệ thống hóa kiến thức trong chương trình học kì II.

2. Chuẩn bị của học sinhÔn tậ p lại toàn bộ kiến thức đã học.

III. PHƯƠNG PHP DẠY HỌC CHÍNH

Dùng bài tập để củng cố lí thuyết.

IV. TR ỌNG TÂM

Hình thành kĩ năng giải các dạng bài tậ p trong bài kiểm tra học kì.

V. TỔ CHỨ C HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hot đng 1. Hướ ng d ẫ n các n i dung ôn t ập h ọc kì I I  

- GV phổ biến các nội dung và dạng bài trong bài kiểm tra học kì.- HS nắm đượ c các nội dung và cấu trúc đề thi học kì II.- GV tổ  chức cho HS thảo luận về  các nộidung khó ứng vớ i 3 dạng bài tậ p.- HS thảo luận.- GV tổng k ết. 

- Bài 1. Viết công thức cấu tạo và gọi tên cácchất hữu cơ. - Bài 2. Viết phương trình phản ứng thực hiệnsơ đồ biến hóa.- Bướ c 3. Bài tập xác định thành phần củahỗn hợ  p chất. 

 Hot đng 2. Tìm hi ể u v ề bài t ập vi ế t CTCT vàg ọi tên ch ấ t h ữu cơ  

- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để viết CTCT và gọi tên các chất hữu cơ trongdạng 1 (đề cương ôn tậ p).- HS làm việc theo nhóm viết CTCT và gọitên các chất hữu cơ. - GV tổ chức chữa bài. 

1. Bài tập viết CTCT và gọi tên chất hữ ucơ  

Ho t đng 3. Tìm hi ể u v ề m ố i quan h ệ chuy ể n hóa gi ữ a các ch ấ t h ữu cơ  - GV cho HS các nhóm viết  phương trình

 phản ứng thực hiện một số  sơ đồ  biến hóadạng 2 (đề cương ôn tậ p).- HS các nhóm thảo luận.- GV gọi HS lên bảng chữa bài.

2. Bài tập viết phương trình thự c hiện sơđồ biến

Page 161: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 161/162

Page 162: Giao an Nang Cao 11 - Ki II

7/25/2019 Giao an Nang Cao 11 - Ki II

http://slidepdf.com/reader/full/giao-an-nang-cao-11-ki-ii 162/162

Giáo viên: Nguyễn Văn Đm  Giáo án Hóa học 11 – Ban nâng cao

Tiết số 87 

KIỂM TRA HỌC KÌ III. MC TIÊU 

1. Về kiến thứ c

Đánh giá những kiến thức mà học sinh đã nắm được trong chương trình học kì II khitìm hiểu về các chất hữu cơ gồm:- Khái niệm các hợ  p chất hữu cơ. - Đồng phân và danh pháp của các chất hữu cơ. - Tính chất hóa học đặc trưng của các chất hữu cơ. - Mối quan hệ chuyển hóa giữa các chất hữu cơ. 

2. Về kĩ năng Đánh giá kĩ năng của học sinh khi giải các dạng bài tậ p:

- Viết công thức cấu tạo, gọi tên.- Viết phương trình phản ứng thực hiện sơ đồ biến hóa.- Giải bài toán hỗn hợ  p các chất hữu cơ. 

3. Về thái độ Học sinh có các thái độ tích cực: 

- Hứng thú học tập bộ môn Hóa học. - Phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoahọc. 

II. CHUN B 

1 Chuẩn bị của giáo viên