giáo trình tài chính doanh nghiệp

90
1 Chương 1 BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. Bản chất tài chính doanh nghiệp. Khái niệm tài chính doanh nghiệp. Tài chính nói chung là hoạt động liên quan đến việc hình thành và sử các quỹ tiền tệ. Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho các việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu đề ra. Qua định nghĩa này có thể thấy tài chính doanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định tài chính, quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận nhằm đạt mục tiêu đểa là tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trường, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tấ hàng hóa – tiền tệ, tính chất và mức độ phát triển của tài chính doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào vào tính chất và nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Nền kinh tế tập trung đẩn sinh ra cơ chế quản lý tài chính tập trung, nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện hàng loạt quan hệ tài chính mới. Do đó tính chất và phạm vi hoạt động của tài chính trong doanh nghiệp cũng có những thay đổi đáng kể. Trong nền kinh tế thị trường, tài chính doanh nghiệp được đặc trưng là những nội dung chủ yếu sau đây: Một là, tài chính doanh nghiệp phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị trong nền kinh tế. Luồng chuyển dịch đó chính là sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là sự vận động của các nguồn tài chính được diễn ra trong nội dung doanh nghiệp để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh và được diễn ra giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước (thông qua nộp thuế hoặc tài trợ tài chính) giữa các doanh nghiệp với thị trường hàng hóa, sức lao động, tài chính, thông tinh, dịch vụ…trong việc cung ứng các yếu tố sản xuất (đầu vào) cũng như bán hàng hóa, dịch vụ (đầu ra) của quá trình kinh doanh. Rõ ràng là sự vận động các nguồn tài chính nêu trên đều được nảy sinh và gắn liền với các khâu trong quá trình tái sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, sự vận động của các nguồn tài chính doanh nghiệp không phải diễn ra một cách hỗn loạn mà nó được hòa nhập vào chu trình kinh tế của nền kinh tế thị trường. Đó là sự vận động chuyển hóa từ các nguồn tài chính hình thành các quỹ hoặc vốn kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Sự chuyển hóa qua lại đó được điều chỉnh bằng hệ thống các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nhằm để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho mục tiêu sản xuất khấu hao của doanh nghiệp. Từ những đặc trưng nêu trên có thể rút ra kết luận:

Upload: nguyen-phu-tien

Post on 22-Jun-2015

204 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

1

Chương 1

BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH DOANH

NGHIỆP

1. Bản chất tài chính doanh nghiệp.

Khái niệm tài chính doanh nghiệp.

Tài chính nói chung là hoạt động liên quan đến việc hình thành và sử các quỹ tiền tệ.

Tài chính doanh nghiệp là hoạt động liên quan đến việc huy động hình thành nên nguồn

vốn và sử dụng nguồn vốn đó để tài trợ cho các việc đầu tư vào tài sản của doanh nghiệp

nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Qua định nghĩa này có thể thấy tài chính doanh nghiệp liên quan đến ba loại quyết định tài

chính, quyết định đầu tư, quyết định nguồn vốn và quyết định phân phối lợi nhuận nhằm đạt

mục tiêu đểa là tối đa hóa giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp là một khâu trong hệ thống tài chính của nền kinh tế thị trường,

là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tấ hàng hóa – tiền tệ,

tính chất và mức độ phát triển của tài chính doanh nghiệp cũng phụ thuộc vào vào tính chất

và nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Nền kinh tế tập trung đẩn sinh ra cơ chế quản

lý tài chính tập trung, nền kinh tế thị trường đã làm xuất hiện hàng loạt quan hệ tài chính

mới. Do đó tính chất và phạm vi hoạt động của tài chính trong doanh nghiệp cũng có những

thay đổi đáng kể.

Trong nền kinh tế thị trường, tài chính doanh nghiệp được đặc trưng là những nội dung

chủ yếu sau đây:

Một là, tài chính doanh nghiệp phản ánh những luồng chuyển dịch giá trị trong nền kinh

tế. Luồng chuyển dịch đó chính là sự vận động của các nguồn tài chính gắn liền với hoạt

động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là sự vận động của các nguồn tài chính

được diễn ra trong nội dung doanh nghiệp để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh và

được diễn ra giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước (thông qua nộp thuế hoặc tài trợ tài

chính) giữa các doanh nghiệp với thị trường hàng hóa, sức lao động, tài chính, thông tinh,

dịch vụ…trong việc cung ứng các yếu tố sản xuất (đầu vào) cũng như bán hàng hóa, dịch vụ

(đầu ra) của quá trình kinh doanh. Rõ ràng là sự vận động các nguồn tài chính nêu trên đều

được nảy sinh và gắn liền với các khâu trong quá trình tái sản xuất, kinh doanh của doanh

nghiệp.

Hai là, sự vận động của các nguồn tài chính doanh nghiệp không phải diễn ra một cách

hỗn loạn mà nó được hòa nhập vào chu trình kinh tế của nền kinh tế thị trường. Đó là sự vận

động chuyển hóa từ các nguồn tài chính hình thành các quỹ hoặc vốn kinh doanh của doanh

nghiệp và ngược lại. Sự chuyển hóa qua lại đó được điều chỉnh bằng hệ thống các quan hệ phân

phối dưới hình thức giá trị nhằm để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ phục vụ cho mục tiêu

sản xuất khấu hao của doanh nghiệp.

Từ những đặc trưng nêu trên có thể rút ra kết luận:

Page 2: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

2

Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các luồng chuyển dịch giá trị, các luồng vận động và

chuyển hóa của các nguồn tài chính trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các

quỹ tiền tệ nhằm đạt tới mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong khuôn khổ cho phép

của pháp luật.

1.2. Vị trí của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính quốc gia và là

khâu cơ sở của hệ thống tài chính.

Nếu xét trên góc độ của hệ thống tài chính nước ta thì tài chính doanh nghiệp được coi

là một bộ phận của hệ thống tài chính nhà nước, trong đó tài chính Nhà nước (ngân sách nhà

nước) giữ vai trò chủ đạo, các định chế tài chính trung gian có vai trò hỗ trợ tài chính các tổ

chức xã hội và dân cư bổ sung nhằm tăng nguồn lực tài chính cho nền kinh tế còn tài chính

doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống. Sự hoạt động có hiệu quả của tài chính doanh

nghiệp có tác dụng củng cố hệ thống tài chính quốc gia.

Sơ đồ hệ thống tài chính nhà nước hiện nay

Nếu xét trong phạm vi một đơn vị sản xuất kinh doanh thì nó là một công cụ quản lý

quan trọng để quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bởi vì chúng ta thấy mọi mục tiêu hoạt động, phương hướng, nhiệm vụ sản xuất kinh

doanh chỉ có thể hoạt động được trên cơ sở thực hiện tốt các chức năng của tài chính, từ vấn

đề tạo lập nguồn tài chính, tổ chức sử dụng có hiệu quả của đồng vốn, thường xuyên kiểm tra

kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng tài

chính như công cụ để thực hiện vấn đề đó.

Ngoài ta tài chính doanh nghiệp là công cụ để nhà nước quản lý vĩ mô nền kinh tế:

Xét trong phạm vi cả hệ thống nền kinh tế quốc dân thì tài chính doanh nghiệp được coi là

cầu nối giữa Nhà nước với nền kinh tế. Thông qua tài chính doanh nghiệp nhà nước có thể

điều tiết nền kinh tế thị trường bằng một hệ thống luật như luật doanh nghiệp, luật thuế, luật

đầu tư, luật ngân hàng nhằm điều chính,hướng mọi hoạt động của doanh nghiệp đi đúng vào

mục tiêu đã định, đúng hướng, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước. Nhà nước

thông qua công cụ của tài chính doanh nghiệp, sử dụng các công cụ của quản lý vĩ mô của

nền kinh tế như chính sách giá cả, chính sách lãi suất tiền gửi, tiền vay nhằm điều chỉnh các

hoạt động đi đúng vào mục tiêu chung của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế trong ngừng phát

triển ổn định, lâu dài.

Tài chính doanh nghiệp

Tài chính của các tổ chức tài chính

Thị trường Tài chính

Tài chính nhà nước

Tài chính các tổ chức xã hội và dân cư

Page 3: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

3

Tóm lại TCDN có vị trí rất quan trọng đối với quy mô và tốc độ phát triển kinh tế

doanh nghiệp nói riêng, cũng như góp phần phát triển nền kinh tế nói chung. Nó có những

ảnh hưởng quyết định đến nguồn ngân sách nhà nước, cũng như trong việc các quan hệ lành

mạnh đối với công tác tiền tệ, tín dụng và thanh toán của Ngân hàng. Nó góp phần tạo ra của

cải vật chất ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nhiều mặt cho nhân dân trong toàn

bộ xã hội.

1.3. Bản chất của tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là các quỹ bằng tiền của doanh nghiệp. Hình thái vật chất của

các quỹ bằng tiền này là nhà cửa, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu…Các quỹ tiền tệ này

luôn luôn vận động , trong quá trình vận động phát sinh các quan hệ xã hội. Những quan hệ

xã hội này đều được biểu hiện bằng tiền, bởi vậy còn gọi là quan hệ tiền tệ.

Nội dung các quan hệ kinh tế thuộc phạm vi tài chính doanh nghiệp bao gồm:

- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với Nhà nước Tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện nghĩa vụ tài

chính đối với nhà nước. Riêng doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước cấp vốn. Một số công

ty liên doanh hoặc cổ phần nhà nước tham gia góp vốn.

- Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với thị trường

Các mối quan hệ kinh tế trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp phát sinh thường

xuyên trong các thị trường gồm: quan hệ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp khác, quan hệ

giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư, quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng và các tổ

chức tín dụng

- Quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp

Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên trong quá trình phân

phối thu nhập cho người lao động dưới hình thức tiền lương, thưởng, phạt, lãi cổ phân.

2. Chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp.

Chức năng của tài chính doanh nghiệp.

Tài chính thực hiện việc phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Nhờ chức năng

này mà của cải xã hội dưới hình thức giá trị được phân phối vào những mục đích sử dụng

khác nhau, đảm bảo nhu cầu, lợi ích khác nhau trong đời sống xã hội.

Đối tượng phân phối là của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Đây là các nguồn lực tài

chính, là tiền tệ đang vận động một cách độc lập với tư cách là phương tiện thanh toán,

phương tiện cất trữ trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ. Kết quả của quá trình

phân phối là tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ theo những mục đích nhất định, đáp ứng nhu

cầu tích luỹ hoặc tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội.

Đặc điểm chính của chức năng này là luôn gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ

tiền tệ nhất định. Ngoài ra chức năng này còn có những đặc điểm sau:

- Phân phối của cải tài chính chỉ diễn ra dưới hình thức giá trị, nó không đi kèm sự vận

động ngược chiều của hai hình thức giá trị như trong mua bán hàng hoá.

- Phân phối của tài chính bao gồm cả quá trình phân phối lần đầu giữa những chủ thể

tạo ra sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân và quá trình phân phối lại.

2.1.2. Chức năng giám đốc

Page 4: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

4

Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng nhờ vào đó mà giám đốc, kiểm tra sự

vận động của các nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ theo những mục đích

đã định trước.

Chức năng giám đốc kiểm tra tài chính diễn ra ngay trong quá trình thực hiện chức năng

phân phối của chính nó. Do đó chủ thể của giám đốc, kiểm tra và phân phối đồng nhất với

nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ.

Thông qua việc giám đốc, kiểm tra mà phát hiện và giúp cho việc hiệu chỉnh các quá

trình phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị theo mục tiêu đã được đặt ra, theo yêu

cầu hiệu quả của việc sử dụng các quỹ tiền tệ.

Đặc điểm của giám đốc tài chính:

- Giám đốc tài chính không đồng nhất với mọi khả năng giám đốc bằng đồng tiền mà là

khả năng giám đốc các quá trình vận động của các nguồn lực tài chính, khi tạo lập và sử

dụng các quỹ tiền tệ với chức năng chủ yếu là phương tiện thanh toán và phương tiện cất trữ.

- Giám đốc tài chính có tính thường xuyên, liên tục, toàn diện, kịp thời đối với quá trình

vận động của các nguồn lực tài chính, khi tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ.

2.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp.

Trong hoạt động kinh doanh hiện nay tài chính doanh nghiệp giữ vai trò chủ yếu sau đây:

2.2.1. Tài chính doanh nghiệp là công cụ để khai thác, thu hút các nguồn tài chính

nhằm đảm bảo đầy đủ và kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp. Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, thường nảy sinh các nhu cầu vốn ngắn hạn

và dài hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vai trò của tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện: Xác định đúng đắn các nhu cầu vốn

cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và tiếp đó phải lựa chọn các

phương pháp và hình thức thích hợp nhằm huy động nguồn vốn bên trong và bên ngoài

doanh nghiệp. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế nhiều thành phần đã nảy sinh

nhiều hình thức huy động vốn cho phép các doanh nghiệp huy động các nguồn vốn từ bên

ngoài.

Do vậy, vai trò của tài chính doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc chủ

động lựa chọn các hình thức và phương pháp huy động vốn, đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt

động nhịp nhàng và liên tục với chi phí huy động vốn ở mức thấp.

2.2.2. Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và

có hiệu quả.

Cũng như khai thác huy động vốn, việc sử dụng vốn tiết kiệm có hiệu quả được ciu là

điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, trong nền kinh tế thị trườn yêu cầu của

các quy luật kinh tế như (quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị…) đã dặt ra

trước mọi doanh nghiệp những chuẩn mực hết sức khắt khe. Do đó hiệu quả của hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc tổ chức sử dụng vốn.

Page 5: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

5

Tài chính doanh nghiệp đóng góp vai trò quan trọng vào việc đánh giá và lựa chon dự án

đầu tư, trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của dự án từ đó góp phần

chọn ra dự án đầu tư tối ưu.

Mặt khác, việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh có thể giảm bớt

và tránh được những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra, đồng thời giảm bớt được nhu cầu vay

vốn, từ đó giảm bớt được các khoản tiền trả lãi vay. Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ

của doanh nghiệp, cùng với việc sử các hình thức thưởng phạt vật chất một cách hợp lý và

nghiêm minh sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy cán bộ, công nhân viên gắn bó với doanh

nghiệp, từ đó nâng cao năng suất lao động góp phần cải tiến sản xuất kinh doanh, nâng cao

hiệu quả sử dụng vốn.

2.2.3. Tài chính doanh nghiệp là công cụ để thúc đấy sản xuất kinh doanh phát triển.

Khác với nền kinh tế tập trung bao cấp, trong nền kinh tế thị trường các quan hệ tài chính

doanh nghiệp được mở rộng trên phạm vi rộng lớn. Đó là những quan hệ với hệ thống ngân

hàng, với các tổ chức tài chính trung gian khác, các thành viên góp vốn đầu tư liên doanh, các cổ

đông, các khách hàng mua, bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và những quan hệ tài chính trong

nội bộ doanh nghiệp…Những quan hệ tài chính trên đây chỉ có thể diễn ra khi cả hai bên cùng

có lợi và trong khuôn khổ pháp luật. Dựa vào khả năng này nhà quản lý có thể sử dụng các công

cụ tài chính để xác định phương án đầu tư, xác định lãi suất, cổ tức, giá bán hoặc giá mua sản

phẩm, dịch vụ, tiền lương, tiền thưởng để kích thích tăng năng suất lao động, kích thích tiêu

dùng, kích thích thu hút vốn…nhằm thúc dẩy sự tăng trưởng trong hoạt động sản xuất kinh

doanh.

Trong những biện pháp sử các công cụ tài chính nêu trên thì việc đầu tư thường đem lại hậu

quả kinh tế cao và vững chắc nhât như đầu tư đổi mới kỹ thuật, đầu tư yếu tố con người (như

nâng cao trình độ của người lao động, quan tâm đến thu nhập và phúc lợi của người lao động…)

sẽ tạo ra khả năng rộng lớn để tăng năng suất lao động.

Đây là nhân tố hết sức quan trọng nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh kéo dài chu kỳ

sống của doanh nghiệp.

2.2.4. Tài chính doanh nghiệp là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tình hình tài chính doanh nghiệp là tấm gương phản ánh trung thực mọi hoạt động sản

phẩm kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các số liệu của kế toán, các chỉ tiêu tài chính

như số thanh toán, hệ số sinh lwoif, hiệu quả sử dụng vốn, cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu phân

phối sử dụng vốn…người quản lý có thể dễ dàng nhận biết được thực trạng tốt, xấu trong các

khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Với khả năng đó người lãnh đạo và các nhà quản lý

doanh nghiệp có thể kịp thời phát hiện các yếu điểm, các nguyên nhân của nó để điều chỉnh

quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra. Phát hiện kịp thời những

tồn tại, vướng mắc trong kinh doanh, từ đó có thể dưa ra quyết định điều chỉnh các hoạt động

sản xuất kinh doanh phù hợp với diễn biến thực tế của doanh nghiệp.

Page 6: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

6

Để sử dụng có hiệu quả công cụ kiểm tra tài chính đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp cần

tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, phân tích hoạt động kinh tế của

doanh nghiệp.

3. Tổ chức hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

3.1. Khái niệm. Tổ chức tài chính doanh nghiệp là việc hoạch định các chiến lược tài chính và hệ thống

các biện pháp để thực hiện chiến lược nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh của doanh

nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.

3.2. Hoạt động của doanh nghiệp và tài chính.

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế thực hiện các hoạt động sản xuất cung ứng hàng hóa

cho người tiêu dùng qua thi trường nhằm đạt mục đích sinh lời.

Quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là quá trình kết hợp các yếu tố

đầu vào như nhà xưởng, thiết bị, nguyên vật liệu và sức lao động để tạo ra yếu tố đầu ra là

hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận.

Trong nền kinh tế thị trường để có các yếu tố đầu vào đòi hỏi doanh nghiệp phải có lượng

vốn tiền tệ nhất định. Với từng loại hình pháp lý tổ chức, doanh nghiệp có phương thức thích

hợp tạo lập số vốn tiền tệ ban đầu, từ số vốn tienf tệ đó doanh nghiệp mua sắm máy móc,

thiết bị, nguyên vật liệu…Sau khi sản xuất xong doanh nghiệp thực hiện bán hàng và thu

được tiền bán hàng. Với số tiền bán hàng doanh nghiệp dùng để bù đắp các khoản chi phí vật

chất đã hao mòn, trả lương cho người lao động, các khoản chi phí khác và nộp thuế cho Nhà

nước, phần còn lại là lợi nhuận sau thuế, doanh nghiệp tiếp tục phân phối lợi nhuận này. Như

vậy quá trình hoạt động của doanh nghiệp cũng chính là quá trình tạo lập và phân phối, sử

dụng quỹ tiền tệ hợp thành tài chính doanh nghiệp. Trong quá trình đó làm phát sinh tạo ra

sự vận động của các dòng tiền bao hàm dòng tiền vào, dòng tiền ra gắn liền với hoạt động

đầu tư và hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp.

Bên trong quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế

dướ hình thức giá trị hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp và bao hàm các quan

hệ tài chính chủ yếu sau:

Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với Nhà nước, quan hệ này được thể hiện chủ yếu ở

chỗ doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như nộp các khoản thuế, lệ

phí vào ngân sách nhà nước…

Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế và các tổ chức xã hôi khác.

Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và các chr thể kinh tế khác là mối quan hệ rất đa dạng

và phong phú được thể hiện trong việc thanh toán, thưởng phạt vật chất khi doanh nghiệp và

các chủ thể kinh tế khác cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho nhau (bao hàm cả các loại dịch vụ

tài chính).

Ngoài quan hệ tài chính với các chr thể kinh tế khác, doanh nghiệp có thể còn có mối

quan hệ tài chính với các tổ chức xã hội khác như doanh nghiệp thực hiện tài trợ cho các tổ

chức xã hội, v.v…

Page 7: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

7

Quan hệ tìa chính gữa doanh nghiệp với người lao động trong doanh nghiệp. Quan hệ này

được thể hiện trong việc doanh nghiệp thanh toán trả tiền công, thực hiện thưởng phạt vật

chất với người lao động trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp…

Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và các chr sở hữu của doanh nghiệp là mối quan hệ

thể hiện trong việc đầu tư, góp vốn hay rút vốn của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp và trong

việc phân chia lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp.

Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp là mối quan hệ thanh toán giữa các bộ phận

nội bộ doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, trong việc hình thành và sử dụng các quỹ

của doanh nghiệp.

Từ những vấn đề nấu trên ta có thể rút ra những điểm sau:

Xét về hình thức, tài chính doanh nghiệp là những quỹ tiền tệ trong quá trình tạo lập,

phân phối, sử dụng và vận động gắn liền với hoạt động của doanh nghiệp. Xét về bản chất,

tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị nảy sinh gắn liền với việc

tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Hoạt động tài chính là một mặt hoạt động của doanh nghiệp nhằmđạt tới các mục tiêu của

doanh nghiệp đề ra. Các hoạt động gắn liền với việc tạo lập, phân phối, sử dụng và vận động

chuyển hóa của quỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệphương pháp.

3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp là công quan trọng đẻ thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.

Việc tổ chức tài chính trong các doanh nghiệp đều dựa vào những cơ sở chung nhất định.

Tuy nhiên, tài chính của các doanh nghiệp khác nhau cũng như có những đặc điểm khác

nhau, do chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Sau đây là một số những nhân tố ảnh hưởng đến

việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp.

3.3.1. Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp tồn tại dưới một hình thức pháp lý nhất định về tổ chức doanh nghiệp. ở

Việt Nam xét về hình thwucs pháp lý có các loại hình doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp tư nhân.

Công ty hợp danh.

Công ty cổ phần.

Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Ngoài bốn loại hình doanh nghiệp trên còn có hợp tác xã.

Hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức tài chính

doanh nghiệp và phương thức hình thành và huy động vốn, việc chuyển nhượng, phân phối

lợi nhuận và trách nhiệm của chủ sở hữu đối với khoản nợ của doanh nghiệp, …

Những ảnh hưởng của hình thức pháp lý tổ chức doanh nghiệp đến tài chính của các loại

hình doanh nghiệp thể hiện dưới những điểm chủ yếu sau:

3.3.2. Doanh nghiệp tư nhân.

Page 8: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

8

Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của

mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

Như vây, chủ doanh nghiệp là người đầu tư bằng vốn của mình và cũng có thể huy động

thêm vốn từ bên ngoài qua các hình thức đi vay. Tuy nhiên, việc huy động vốn từ bên ngoài

là rất hạn hẹp và loại hình doanh nghiệp không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán

nào để huy động vốn trên thị trường. Qua đó cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân

là hạn hẹp, loại hình doanh nghiệp này thường thích hợp kinh doanh với quy mô nhỏ.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động các hoạt

động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp, có quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của

mình cho người khác hoặc có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Việc thực hiện cho thuê

hay bán doanh nghiệp hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải tuân thủ

theo các yêu cầu của pháp luật hiện hành.

Lợi nhuận sau thuế là tài sản hoàn toàn thuộc quyền sở hữu và sử dụng của chủ doanh

nghiệp.

Trong hoạt động kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ

tài sản của mình về mọi hoạt động. Diều đó cũng có nghĩa là về mặt tài chính chủ doanh

nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ của doanh nghiệp và đây cũng là một

điều bất lợi dối với hành thức doanh nghiệp này.

3.3.3. Công ty hợp danh.

Là doanh nghiệp trong đó phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, ngoài các thành viên

hợp danh có thể có các thành viên góp vốn.

Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải

chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về nghĩa vụ của công ty.

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số

vốn đã đóng góp vào công ty.

Trong công ty hợp danh, thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty tiến hành các

hoạt động kinh doanh nhân danh công ty, các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi

quyết định các vấn đề quản lý công ty, cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của

công ty.

Ngoài vốn điều lệ, công ty hợp danh có quyền lựa chọn hình thwucs huy động vốn theo

quy định của pháp luật, nhưng không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy

động vốn.

Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ của công ty,

cong thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty trong phạm

vi số vốn góp vào công ty.

3.3.4. Công ty trách nhiệm hữu hạn.

Theo luật doanh nghiệp hiện hành ở Việt Nam, có hai dạng công ty trchs nhiệm hữu hạn

là công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Page 9: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

9

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó:

Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh

nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.

Thành viên có thể là tổ chức, cá nhâ, số lượng thành viên không vượt quá 50 người.

Thành viên của công ty có quyền biểu quyết tương ứng với phần vốn góp.

Thành viên phải góp vốn đầy đủvà đúng hạn như đã cam kết. Ngoài phần vốn góp của

thành viên công ty có quyền lựa chọn các hình thức huy động vốn theo quy định của pháp

luật nhưng công ty không được phát hành cổ phiếu.

Trong quá hoạt động, theo quyêt định của hội đồng thành viên, công ty có thể tăng hoặc

giảm vốn điều lệ theo quy định của pháp luật.

Lợi nhuận sau thuế thuộc về các thành viên của công ty, việc phân phối lợi nhuận do các

thành viên quyết định, số lợi nhuận mỗi thành viên được hưởng tương ứng với phần vốn góp

vào công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân

làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản

khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp

chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, phải xác định và cách biệt tài sản

của chủ sở hữu công ty và tài sản của công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt

các chi tiêu của các nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị chủ tịch công ty và

giám đốc.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu.

3.3.4. Công ty cổ phần.

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:

Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Cổ động chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong

phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Cổ đông có quyền tự do chuyển ngượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường

hợp có quy định của pháp luật.

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số

lượng tối đa.

Ngoài các hình thức huy động vốn thông thường, công ty cổ phần có thể phát hành các

loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) ra công chúng để huy động vốn nếu đủ tiêu chuẩn

theo quy định. Đây là một ưu thế của loại hình doanh nghiệp này.

Các cổ đông của công ty được tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác điều này làm cho

nhà đầu tư có thể dễ dàng chuyển dịch vốn đầu tư của mình.

Page 10: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

10

Việc phân phối lợi nhuận sau thuế thuộc quyền quyết định của đại hội cổ đông công ty.

Cũng giống như công ty trách nhiệm hữu hạn, thành viên của công ty cổ phần chỉ chịu trách

nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn đã góp.

3.3.5. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường được thực hiện trong một hoặc một số

ngành kinh doanh nhất định. Mỗi ngành kinh doanh có một đặc điểm kinh tế - kỹ thuật riêng

có ảnh hưởng không nhỏ thới việc tổ chức tài chính của doanh nghiệp.

Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành thương mại, dịch vụ vốn lưu động chiếm tỷ

trọng cao hơn, tốc độ chu chuyển của vốn lưu động cũng nhanh hơn so với các ngành công

nghiệp, nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng. Ở các ngành này vốn cố định thường

chiếm tỷ lệ cao hơn so với vốn lưu động, thời gian thu hồi vốn cũng chậm hơn.

Những doanh nghiệp sản xuất ra những loại sản phẩm trong ngành thương mại, dịch vụ

có chu kỳ sản xuất ngắn, nhu cầu vốn lưu động giữa các thời kỳ trong năm thường không có

biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng, nhờ đó thể dễ dàng

đảm bảo cân đối giữa thu và chi bằng tiền cũng như bảo đảm nguồn vốn cho nhu cầu kinh

doanh. Ngược lại, những doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài, phải

ứng ra lượng vốn lưu động lớn hơn. Nhũng doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có

tính thời vụ thì nhu cầu vốn lưu động giữa các kỳ trong năm chênh lệch nhau khá lớn, giữa

thu và chi bằng tiền thường có sự không ăn khớp nhau về thời gian. Đó là điều phải tính đến

trong việc tổ chức tài chính, nhằm đảm bảo vốn kịp thời và đầy đủ cho hoạt động của doanh

nghiệp cúng như đảm bảo cân dối giữa thu và chi bằng tiền.

3.3.6. Môi trường kinh doanh.

Doanh thu tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh nhất định. Môi trường kinh

doanh bao gồm tất cả các điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng tới hoạt động của

doanh nghiệp như: môi trường kinh tế - tài chính, môi trường chính trị, môi trường luật pháp,

môi trường công nghệ, môi trường văn hóa – xã hội…Dưới đây xem xét tác động của môi

trường kinh tế - tài chính của doanh nghiệp đó là:

* Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế. Nếu cơ sở hạ tầng phát triển (hệ thống giao thông, thông tin

liên lác, điện nước…) thì sẽ giảm bớt được nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp, đồng thời tạo

điều kiện cho doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí trong kinh doanh.

* Tình trạng của nền kinh tế: Một nền kinh tế đang trong quá trình tăng trưởng thì có nhiều

cơ hội cho doanh nghiệp đầu tư phát triển, từ đó đòi hoie doanh nghiệp phải tích cực áp dụng

các biện pháp huy động vốn để đáp ứng yêu cầu đầu tư. Ngược lại, nền kinh tế đang trong tình

trạng suy toái thì doanh nghiệp khó có thể tìm được cơ hội tốt để đầu tư.

* Lãi suất thị trường: Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động tài chính

của doanh nghiệp. Lãi suất thị trường coa ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, đến chi phí sử dụng

vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. Mặt khác lãi suất thị trường ảnh hưởng đến

cơ hội đầu tư, đến chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn của doanh nghiệp. Khi lái

Page 11: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

11

suất thị trường tăng cao thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hợ tiêu dùng, điều đó hạn

chế việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

* Lạm phát: Khi nền kinh tế lạm phát ở mức độ cao, việc tiêu thụ sản phẩm của doanh

nghiệp gặp khó khăn khiens cho tình trạng tài chính của doanh nghiệp căng thẳng. Nếu

doanh nghiệp không có các biện pháp tích cực thì có thể bị thất thoát vốn kinh doanh. Lạm

phát cũng làm cho nhu cầu vốn kinh doanh tăng lên và tình hình tài chính của doanh nghiệp

không ổn định

Chính sách kinh tế và tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp: Như chính sách

khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính sách khuyến khích xuất khẩu, nhập khẩu, chế độ

khấu hao tài sản cố định…đây là yếu tố tác động lướn đến các vấn đề tài chính của doanh

nghiệp.

* Mức độ cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành, nghề, lĩnh vực có

mức độ cạnh tranh cao đồi hởi doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho việc đổi mới thiết bị,

công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm cho quảng cáo, tiếp thị và tiêu thụ sản xuất…

* Thị trường tài chính và hệ thống các trung gian tài chính: Hoạt động của doanh nghiệp

gắn liền với thị trường tài chính, nơi mà doanh nghiệp có thể huy động gia tăng vốn, đồng thời

có thể đầu tư các khoản tài chính tạm thời nhàn dỗi để tăng thêm sức sinh lời của vốn hoặc có

thể dễ dàng hơn thực hiện đầu tư dài hạn gián tiếp. Sự phát triển của thị trường làm đa dạng

hóa các công cụ và các hình thức huy động vốn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như sự xuất hiện

các hình thức thuê tài chính, sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán…

Hoạt động của các trung gian tài chính cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tài chính

của doanh nghiệp. Sự phát triển lớn mạnh của các trung gian tài chính sẽ cung cấp các dịch

vụ tài chính ngày càng phong phú, đa dạng hóa các hình thức thanh toán như thanh toán qua

chuyển khoản, trung gian tài chính tạo điều kiện tố hơn cho doanh nghiệp tiếp cận sử dụng

nguồn vốn tín dụng với chi phí thấp hơn.

Khi xem xét tác động của môi trường kinh tế - tài chính không chỉ xem xét ở phạm vi trong

nước mà còn phải xem xét đánh giá môi trường kinh tế - tài chính trong khu vực và trên thế

giới. Hiện nay, quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ, những biến động

lướn về kinh tế tài chính trong khu vực và trên thế giới ảnh hưởng mau lẹ đến nền kinh tế và

hoạt động kinh doanh của một quốc gia.

3.4. Nội dung tài chính doanh nghiệp.

3.4.1. Lựa chọn và quyết định đầu tư.

Triển vọng của một doanh nghiệp trong tương lại phụ thuộc rất lớn vào quyết định đầu tư

dài hạn với quy mô lớn như quyết định đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh

doanh, sản xuất sản phẩm mới… Để đi đến quyết định đòi hỏi doanh nghiệp phải xem xét

cân nhắc trên nhiều mặt kinh tế, kỹ thuật tài chính. Trong đó, về mặt tài chính phải xem xét

các khoản chi tiêu tốn cho đầu tư và thu nhập do đầu tư đưa lại hay nói cách khác là xem xét

Page 12: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

12

dòng tiền ra và dòng tiền vào liên quan đến đầu tư để đánh giá cơ hội đầu tư về mặt tài chính.

Đó là quá trình hoạch định dự toán vốn đầu tư và đánh giá hiệu quả tài chính của việc đầu tư.

3.4.2. Xác định nhu cầu vốn và tổ chức huy động vốn đáp ứng kịp thời, đủ nhu cầu

vốn cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Tất cả các hoạt động của đều đòi hỏi phải có vốn. Tài chính doanh nghiệp phải xác định

các nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp ở trong kỳ (bao hàm vốn dài hạn

và vốn ngắn hạn). Tiếp theo, phải tổ chức huy động nguồn vốn đáp ứng kịp thời, đầy đủ và

có lợi cho các hoạt động của doanh nghiệp. Để đi đến quyết định lựa chọn hình thức và

phương pháp huy động vốn thích hợp, cần xem xét cân nhắc trên nhiều mặt như kết cấu

nguồn vốn, những điểm lợi của hình thức huy động vốn, chi phí cho việc sử dụng mỗi nguồn

vốn…

3.4.3. Sử dụng có hiệu quả số vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi và

đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp phải tìm hiểu mọi biện pháp huy động tối đa số vốn của doanh

nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải phóng kịp thời vốn ứ động, theo dõi chặt chẽ

và thực tế việc thu hồi tiền bán hàng và các khoản thu khác, đồng thời quản lý chặt chẽ mọi

khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Thường xuyên tìm biện

pháp thiết lập sự cân bằng giữa thu và chi tiền, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có khả năng

thanh toán các khoản nợ đến hạn.

3.4.4. Thực hiện phân phối lợi nhuận, thích lập vẳ dụng các quỹ của doanh nghiệp.

Thực hiện phân phối hợp lý lợi nhuận sau thuế cũng như trích lập và sử dụng tốt các quỹ

của doanh nghiệp sẽ góp phần quan trọng vào việc phát triển doanh nghiệp và cải thiện đời

sống vật chất và tinh thần của người lao động trong doanh nghiệp.

3.4.5. Kiểm soát thường xuyên tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Thông qua tình hình thu, chi tiền tệ hàng ngày, các báo cáo tài chính, tình hình thực hiện

các chỉ tiêu tài chính cho phép kiểm soát được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. qua

phân tích cần đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, những điểm mạnh và điểm yếu trong

quản lý và dự báo trước tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp các nhà lãnh đạo,

nhà quản lý doanh nghiệp kịp thời đưa ra các quyết định thích hợp để điều chỉnh hoạt động

kinh doanh và tài chính.

3.4.6. Thực hiện kế hoạch hóa tài chính.

Các hoạt động tài chính doanh nghiệp cần được dự kiến trước thông qua việc lập kế

hoạch tài chính. Có kế hoạch tài chính tốt thì doanh nghiệp mới có thể đưa ra các quyết định

tài chính thích hợp nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp. Quá trình thực hiện kế hoạch tài

chính cũng là quá trình chủ động đưa ra các giải pháp hữu hiệu khi thị trường biến động.

Page 13: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

13

Chương 2

VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP

1. Tài sản cố định và vốn cố định trong doanh nghiệp.

1.1. Tài sản cố định.

1.1.1. Khái niệm tài sản cố định.

Lịch sử phát triển của sản xuất - xã hội đã chứng minh muốn sản xuất ra của cải vật chất

nhất thiết phải có ba yếu tố: Con người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động.

Đối tượng lao động chính là các loại nguyên nhiên vật liệu. Trong quá trình tham gia sản

xuất đối tượng lao động chịu tác động của con người lao động thông qua tư liệu lao động để

tạo thành sản phẩm mới. Qua quá trình sản xuất đối tượng lao động không còn giữ nguyên

được hình thái vật chất ban đầu mà nó biến dạng, thay đổi hoặc mất đi. Như vậy cứ sau một

chu kỳ sản xuất thì đối tượng lao động lại được thay thế bằng đối tượng lao động mới.

Khác với đối tượng lao động tư liệu lao động (trong doanh nghiệp) chính là những

phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng nó để tác động vào đối tượng lao động.

Xét về mặt vật chất tư liệu lao động trong các doanh nghiệp chính là những máy móc, thiết

bị sản xuất, nhà xưởng, phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn, công trình kiễn

trúc…Trong quá trình tham gia sản xuất những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một

cách trực tiếp hay gián tiếp và có thể tham gia nhiều chu kỳ sản xuất nhưng cũng không thay

đổi hình thái vật chất ban đầu, nếu thỏa mãn đồng thời cả hai tiêu chuẩn sau được gọi là tài

sản cố định (TSCĐ).

- Có thời gian sử dụng từ một năm trở nên.

- Có giá trị từ mười triệu đồng trở lên.

Những tư liệu lao động không có đồng thời hai tiêu chuẩn trên được coi là công cụ dụng

cụ thuốc tài sản lưu động.

Tuy nhiên trong thực tế khi xem xét tiêu chuẩn để xác điịnh tài sản cố định của doanh nghiệp

là rất phức tạp vì vậy cần phải chú ý:

Một số trường hợp tư liệu lao động của doanh nghiệp nếu xét riêng lẻ thì giá trị và thời

gian sử dụng có thể không đạt hai tiêu chuẩn hai quy định trên nhưng được tập hợp theo từng

tổ hợp sử dụng đồng bộ thì tài sản đó được coi là tài sản cố định. Ví dụ trang thiết bị của một

phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thư viện, vườn cây ăn quả…

Đặc điểm nổi bật của tài sản cố định trong các doanh nghiệp là:

- Là những tư liệu lao động chủ yếu, có giá trị và thời gian sử dụng lâu dài.

- Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất

ban đầu.

- Qua quá trính sản xuất thì giá trị của tài sản cố định giảm dần (do tính năng, tác dụng, công

suất của tài sản cố định bị giảm dần) phần giá trị giảm dần đó được cấu thành một yếu tố chi

phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và được chuyển dịch dần vào giá trị sản phẩm mà

tài sản cố định đó tham gia sản xuất tạo thành.

Page 14: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

14

Những trình bày trên có thể rút ra khái niệm về tài sản cố định trong doanh nghiệp như

sau: Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là tư liệu lao động có giá trị lớn, có thời gian sử

dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất

ban đầu, còn giá trị của nó được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các

chu kỳ sản xuất.

1.1.2. Phân loại tài sản cố định.

Để quản lý và sử dụng tài sản cố định có hiệu quả, đúng mục đích cần phải phân chia tài

sản cố định trong các doanh nghiệp theo những chiêu thức nhất định. Tùy theo yêu cầu của

công tác quản lý mà có thể phân loại tài sản cố định theo các cách chủ yếu sau:

a) Phân loại theo hình thái biểu hiện.

Theo cách phân loại này toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành hai

loại tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình.

Tài sản cố định hữu là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất (từng đơn vị

tài sản có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tái sản liên kết với nhau

để thực hiện một hay một số chức năng nhất định) có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài,

tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban

đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải…

Tài sản cố định vô hình là những tài sản cố định không có hính thái vật chất, thể hiện một

lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp như: chi phí thành lập doanh nghiệp; chi phí lợi thế kinh doanh; chi phí mua

bản quyền, phát minh sáng chế…

b) Phân loại tài sản cố định căn cứ vào quyền sở hữu:

Được chia thành ba loại: Tài sản cố định tự có, tài sản cố định thuê tài chính và tài sản cố

định thuê sử dụng.

Tài sản cố định tự có là những tài sản cố định được mua sắm đầu tư bằng nguồn vốn tự

có (ngân sách cấp, trích lập từ quỹ đầu tư phát triển của doanh nghiệp) để phục vụ cho mục

đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có toàn quyền sở hữu, sử dụng,

ddingj đoạt tài sản cố định đó.

Tài sản cố định thêu tài chính là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê của công ty cho

thuê tài chính nếu có hợp đồng thuê thỏa mãn ít nhất một trong bốn điều kiện sau:

- Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng bên thuê được chuyển quyền sở hữu tài sản

thuê hoặc được tiếp tục thuê theo sự thỏa thuận của hai bên.

- Khi kết thúc thời hạn thuê bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê theo giá danh

nghĩa thấp hơn giá trị thực tế tại thời điểm mua lại.

- Thời hạn thuê ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản đó.

- Tổng số tiền thuê quy định tại hợp đồng thuê phải tương đương với giá cả của tài sản đó

trên thị trường vào thời điểm thuê.

Page 15: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

15

Tài sản cố định thuê sử dụng là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê của doanh

nghiệp khác để sử dụng trong một thời gian có tính chất thời vụ để phục vụ nhiệm vụ sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

c) Phân loại tài sản cố định theo mục đích sử dụng.

Theo cách phân loại này tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành:

Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cố định của doanh nghiệp

được sử dụng cho những mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp: Là những tài sản cố định do

doanh nghiệp quản lý sử dụng cho các mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng

trong doanh nghiệp.

d) Phân loại tài sản cố định theo công dụng kinh tế.

Theo cách phân loại này tài sản cố định của doanh nghiệp được chia thành 6 loại:

Nhà cửa vật kiến trúc là những tài sản cố định của doanh nghiệp được hình thành sau quá

trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà xưởng, nhà kho, sân bãi, đường xá…

Máy móc thiết bị là toàn bộ các loại máy móc thiết bị dùng cho hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ

và những máy móc đơn lẻ…

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Các loại phương tiện vận tải gồm các phương

tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường sông và các thiết bị truyền dẫn như hệ

thống thông tin, hệ thóng điện, hệ thống đường ống dẫn nước…

Thiết bị dụng cụ quản lý là những thiết bị dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Máy vi tính, máy fax, dụng cụ đo lường kiểm tra

chất lượng, các thiết bị điện tử…

Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm.

Là các vườn cây lâu năm như vườn cây ăn quả, vườn chè, vườn cao su, thảm cây

xanh…hoặc súc vật làm việc hay cho sản phẩm như đàn trâu, đàn bò, đàn ngựa…

Các loại tài sản cố định khác là toàn bộ các loại tài sản cố định khác chưa liệt kê vào năm

loại trên.

e) Phân loại tài sản cố định theo hình thức sử dụng.

Theo cách phân loại náy tài sản cố định được chia thành ba loại:

Tài sản cố định dang sử dụng: Là những tài sản cố định của doanh nghiệp đang được sử

dụng phục vụ nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động phúc lợi sự nghiệp hay an

ninh, quốc phòng của doanh nghiệp.

Tài sản cố định chưa cần dùng là những tài sản cố định cần thiết cho hoạt động sản xuất

kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp nhưng hiện tại chưa cần dùng đang

được dự trữ để sử dụng sau này.

Page 16: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

16

Tài sản cố định không cần dùng chờ nhượng bán, thanh lý. Là những tài sản cố định

không cần thiết hay không còn phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,

cần được nhượng bán, thanh lý hoặc thu hồi vốn đã bỏ ra.

Việc phân loại tài sản cố định như trên có ý nghĩa tác dụng quan trọng trong việc tổ chức

và quản lý tài sản cố định và vốn cố định của doanh nghiệp. Thấy được kết cấu của tài sản cố

định, trình độ trang bị kỹ thuật, trình độ cơ giới hóa và tự động hóa của sản xuất kinh doanh

từ đó xác định được năng lực của sản xuất kinh doanh, nhu cầu cân đối, điều chỉnh kết cấu

tài sản cố định, xác định phương hướng đầu tư có hiệu quả. Thấy được tình hình thực tế sử

dụng tài sản cố định từ đó có biện pháp sử dụng tài sản cố định có hieuj quả hơn. Thấy được

trách nhiệm quản lý tài sản cố định, vốn cố định và theo dõi hạch toán chính xác tài sản cố

định, tính toán chính xác số tiền trích lập quỹ khấu hoa tài sản cố định.

Mỗi cách phân loại trên cho phép doanh nghiệp đánh giá, xem xét tài sản cố định theo các tiêu

thức khác nhau, tùy theo yêu cầu quản lý doanh nghiệp tự phân loại sao cho phù hợp.

1.1.3. Kết cấu tài sản cố định.

Kết cấu tài sản cố định là tỷ trọng giữa giá trị nguyên thủy (nguyên giá) của từng loại,

nhóm tài sản cố định chiếm tỷ trọng trong tổng nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp

ở một thời kỳ nào đó.

Kết cấu tài sản cố định giữa các doanh nghiệp trong các nghành sản xuất khác nhau thậm

trí trong cùng một nghành sản xuất cũng khác nhau. Sự khác bieeth hoặc biến động về kết

cấu tài sản cố định trong các doanh nghiệp ở các thời kỳ phụ thuộc vào nhiều nhân tố như:

trình độ và quy mô sản xuất của doanh nghiệp, tính chất sản xuất và quá trình công nghệ, ví

dụ doanh nghiệp có trình độ sản xuất cao hoặc quy mô sản xuất lớn thì máy móc thiết bị

chiếm tỷ trọng lớn và ngược lại.

Ngoài ra kết cấu tài sản cố định còn phụ thuộc vào khả năng thu hút vốn đầu tư, tình hình

sử dụng tài sản cố định, trình độ trang bị kỹ thuât cho sản xuất, từ đó giúp doanh nghiệp chủ

động trong việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho việc đầu tư, sử dụng tài sản cố định có hiệu

quả nhất.

1.2. Vốn cố định trong doanh nghiệp.

1.2.1. Khái niệm vốn cố định.

Để sản xuất kinh doanh thì một trong ba yếu tố không thể thiếu được là các tư liệu lao

động chủ yếu (tài sản cố định ).

Việc mua sắm, xây dựng tài sản cố định doanh nghiệp đều phải thực hiện thanh toán chi

trả bằng tiền. Số tiền doanh nghiệp phải ứng trước chi trả để đầu tư mua sắm, xây dựng tài

sản cố định (kể cả hữu hình và vô hình) gọi là vốn cố định.

Như vậy vốn cố định là số tiền ứng trước để mua sắm, xây dựng tài sản cố định nên quy

mô vốn cố định nhiều hay ít hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô của tài sản cố định. Mặt khác

quy mô tài sản cố định của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào đặc thù loại hình sản xuất, tính

Page 17: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

17

chất của dây chuyền công nghệ và trình độ của trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp. tuy quy

mô vốn cố định của doanh nghiệp là khác nhau, song trong nền kinh tế thị trường, trong điều

kiện khoa học kỹ thuật phát triển thì doanh nghiệp nào có vốn cố định lớn thường có quy mô

và năng lực sản xuất lớn, kỹ thuật hiện đại.

Vốn cố định chính là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định, nên đặc điểm của vốn cố

định cũng phụ thuộc vào đặc điểm của tài sản cố định, các đặc điểm đó là:

- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và chỉ hoàn thành một chu

kỳ luân chuyển sau nhiều chu kỳ sản xuất đến khi tài sản cố định hêt thời hạn sử dụng.

- Khi tham gia vào sản xuất kinh doanh, giá trị của vốn cố định được chuyển dịch dần

vào chi phí sản xuất qua các chu kỳ sản xuất, giá trị chuyển dịch dần đó tương ứng với mức

độ hao mòn thực tế của tài sản cố định.

Với những đặc điểm trên cho thấy việc quản lý vốn cố định phải đi đôi với quản lý tài sản

cố định.

1.2.2. Nguồn vốn cố định.

Trong nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động trong cơ chế thị trường như hiện nay ở

nước ta thì nguồn vốn cố định ở các doanh nghiệp cũng rất đa dạng. Song có thể kể tới các

nguồn chủ yếu sau:

Nguồn cấp phát ban đầu, hoặc cấp phát bổ sung từ ngân sách nhà nước (đối với doanh

nghiệp nhà nước) để mua sắm, xây dựng tài sản cố định.

Nguồn vốn do được cho, được biếu, được tặng (với doanh nghiệp nhà nước thì nguồn này

cũng coi như là ngân sách nhà nước cấp).

Nguồn vốn vay dài hạn của các tổ chức tín dụng, vay của cá nhân, của các tổ chức kinh tế

khác trong và ngoài nước (với các doanh nghiệp nhà nước có thể vay thông qua việc phát

hành trái phiếu).

Nguồn vốn góp của các cổ đông (với công ty cổ phần) và phát hành trái phiếu để đầu tư

mua sắm tài sản cố định.

Nguồn vốn do các bên góp vốn liên doanh.

Doanh nghiệp tự bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển trích từ lợi nhuận của doanh nghiệp.

2. Khấu hao tài sản cố định.

2.1. Hao mòn tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định.

2.1.1. Hao mòn tài sản cố định.

Trong quá trình sử dụng, tuy tài sản cố định vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu

nhưng thực tế do chịu ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho tài sản cố định

của doanh nghiệp bị giảm dần về tính năng tác dụng, công năng, công suất và do đó giảm dần

về giá trị tài sản cố định, đó chính là hao mòn tài sản cố định.

Tài sản cố định của doanh nghiệp bị hao mòn dưới hai hình thức: Hao mòn hữu hình và

hao mòn vô hình.

a) Hao mòn hữu hình.

Page 18: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

18

Hao mòn hữu hình tài sản cố định là sự hao mòn về vật chất dẫn đến giảm giá trị của tài

sản cố định trong quá trình sử dụng.

Xét về mặt vật chất hao mòn hữu hình có thể nhận biết được từ sự giảm dần tính năng tác

dụng, công suất và cuối cùng tài sản đó không còn sử dụng được nữa. Trong một mức độ

nhất định muốn khôi phục lại giá trị sử của nó phải tiến hành sửa chữa, thay thế các chi tiết.

Đối với tài sản cố định vô hình sự hao mòn này chỉ thể hiện ở sự giảm dần giá trị.

Nguyên nhân và mức độ hao mòn hữu hình của tài sản cố định diễn ra nhanh hay chậm

phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời gian sử dụng, cường độ sử dụng, trình độ tay nghề của

công nhân sử dụng tài sản cố định đó, việc thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật và chế

độ bảo trì bảo dưỡng tài sản cố định. Hao mòn hữu hình của tài sản cố định còn chịu ảnh

hưởng không nhỏ của yếu tố tự nhiên, môi trường sử dụng như nhiệt độ môi trường, độ ẩm

không khí, tác động của các chất hóa học…Ngoài ra mức độ hao mòn hữu hình của tài sản

cố định cũng còn chịu ảnh hưởng của trình độ kỹ thuật, công nghệ chế tạo và chất lượng

nguyên vật liệu để chế tạo ra những tài sản cố định.

b) Hao mòn vô hình.

Hao mòn vô hình tài sản cố định là sự giảm sút về giá trị trao đổi của tài sản cố định do

ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho tài sản cố

định bị hao mòn vô hình thường do các khả năng sau:

- Do xuất hiện loại tài sản cố định mới có cùng công suất, cùng thông số kỹ thuật, cùng

tính năng tác dụng nhưng có giá bán rẻ hơn. Từ đó làm cho tài sản cố định cũ cùng loại bị

mất đi một phần giá trị trao đổi.

- Do xuất hiện loại tài sản cố định mới có công suất lớn hơn, các thông số kỹ thuật tiến bộ

hơn, thậm chí đa năng hơn nhưng giá bán như tài sản cố định cũ hoặc cao hơn không đáng

kể. Do đó làm cho tài sản cố định cũ mất đi một phần giá trị trao đổi.

- Do sự chấm dứt chu kỳ sống của sản phẩm do các tài sản cố định cũ sản xuất ra (sản

phẩm bị lạc hậu không còn phù hợp với nhu cầu thị trường) thậm chí có những trường hợp

quy trình công nghệ, máy móc thiết bị còn đang trong thời kỳ nghiên cứu phát minh chế tạo

thử đã bị lạc hậu. Trong những trường hợp như vậy thì tài sản cố định không chỉ mất giá trị

một phần mà nhiều tài sản cố định còn bị mất giá trị hoàn toàn. Như vậy hao mòn vô hình

không chỉ diễn ra đối với tài sản cố định hữu hình mà cả tài sản cố định vô hình cũng bị giảm

giá, mất giá.

Biện pháp cơ bản và hiệu quả nhất để khắc phục hao mòn vô hình là các doanh nghiệp

phải coi trọng đổi mới kỹ thuật, công nghệ sản xuất, ứng dụng kịp thời tiến bộ kỹ thuật vào

sản xuất, thường xuyên nâng cấp và hiện đại hóa tài sản cố định.

2.1.2. Khấu hao tài sản cố định.

Tài sản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì sẽ bị hao mòn dần cho nên

để bù đắp giá trị tài sản cố định đã bị hao mòn và có điều kiện thay thế tài sản cố định đã bị hư

hỏng doanh nghiệp phải tính và đưa vào chi phí sản xuất một khoản tương ứng với phần giá trị

Page 19: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

19

tài sản cố định đã bị hao mòn và chuyển dịch giá trị hao mòn đó vào chi phí sản xuất kinh doanh

trong kỳ, đó gọi là khấu hao tài sản cố định.

Như vậy khấu hao tài sản cố định và việc chuyển dịch dần phần giá trị hao mòn của tài

sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ theo phương pháp tính toán thích hợp.

Nói cách khác khấu hao tài sản cố định là việc tính toán phân bổ một cách có hệ thống

nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh theo thời gian sử dụng của tài

sản cố định. Phần giá trị hao mòn của tài sản cố định được chuyển dịch vào chi phí sản xuất

biểu hiện dưới hình thức tiền tệ gọi là khấu hao. Số tiền khấu hao được tích lũy gọi là quỹ

khấu hao.

Mục đích của khấu hao tài sản cố định nhằm tích lũy tiền tệ để thực hiện tái sản xuất giản

đơn và tái sản xuất mở rộng tài sản cố định. Vì vậy quỹ khấu hao tài sản cố định là nguồn tài

chính quan trọng để doanh nghiệp chủ động thường xuyên thực hiện việc đổi mới từng bộ

phận, nâng cấp và đổi mới toàn bộ tài sản cố định. Theo quy định hiện hành của Nhà nước về

quản lý vốn cố định trong các doanh nghiệp thì khi chưa có nhu cầu đầu tư mua sắm thay thế

tài sản cố định các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng linh hoạt quỹ khấu hao để đáp ứng nhu

cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo nguyên tắc hoàn trả.

Việc tính toán chính xác số tiền trích lập quỹ khấu hao có ý nghĩa rất quan trọng đến sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một mặt số tiền khấu hao phải phản ánh đầy đủ giá trị đã

hao mòn của tài sản cố định mới đảm bảo thu hồi vốn đầu tư ban đầu, bảo đảm hạn chế ảnh

hưởng của hao mòn vô hình và thực hiện được các nguyên tắc bảo toàn, phát triển vốn cố

định. Mặt khác việc tính toán đầy đủ, chính xác số tiền khấu hao vào chi phí sản xuất thì việc

hạch toán kinh tế của doanh nghiệp mới đảm bảo chính xác.

Khi tính toán số tiền trích lập khấu hao cần tránh các khuynh hướng:

Số tiền trích lập khâu hao ít hơn mức độ hao mòn thực tế của tài sản cố định sẽ dẫn đến

tình trạng “lãi giả lỗ thật”, dẫn đến không thu hồi được vốn đầu tư, không bảo toàn được vốn

cố định.

Ngược lại, nếu số tiền trích lập khấu hao vượt quá mức độ hao mòn thực tế của tài sản cố

định sẽ làm tăng giá thành sản phẩm gây bất lợi trong cạnh tranh tiêu thụ sản phẩm do đó sẽ

ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

2.2. Các phương pháp để tính khấu hao tài sản cố định.

Việc tính khấu hao tài sản cố định trong các doanh nghiệp có thể được thực hiện theo

nhiều phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp tính đều có những yêu nhược điểm riêng.

Việc lựa chọn đúng đắn các phương pháp khấu hao tài sản cố định là một nội dung quan

trọng của công tác quản lý vốn cố định trong các doanh nghiệp. Khi tính toán khấu hao có

thể dùng các phương pháp sau:

2.2.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao bình quân).

đây là phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian sử dụng được sử dụng phổ biến để

tính khấu hao cho các loại tài sản cố định hữu hình có mức độ hao mòn đều qua các năm.

Page 20: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

20

a) Mức khấu hao tài sản cố định.

Theo phương pháp này, mức khấu hao bình quân hàng năm của tài sản cố định được xác

định theo công thức sau:

Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp đã chi ra để có tài

sản cố định cho tới khi đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nguyên giá của

tài sản cố định bao gồm giá mua thực tế phải trả (giá ghi trên hóa đơn trừ cho các khoản

giảm giá, chiết khấu mua hàng (nếu có) và các chi phí kèm theo trước khi đưa tài sản cố định

vào sử dụng như chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử lần đầu, lệ phí trước bạ, tiền

lãi vay đầu tư tài sản cố định khi chưa đưa tài sản cố định vào sử dụng và thuế không được

hoàn. Đối với tài sản cố định doanh nghiệp tự xây dựng thì nguyên giá là giá trị thực tế đã

chi ra để xây dựng tài sản cố định. Đối với tài sản cố định vô hình, nguyên giá là tổng chi phí

thực tế đã đầu tư vào tài sản đó.

Giá trị thanh lý ước tính được xác định bằng kết quả thanh lý ước tính trừ đi chi phí thanh lý

ước tính. Để đơn giản hóa vấn đề người ta quy ước thu thanh lý bằng chi phí thực hiện thanh lý

tài sản cố định nên ta có công thức tính mức khấu hao năm như sau:

Thời gian sử dụng tài sản cố định (N) là thời gian sử dụng dự tính cho cả đời tài sản cố

định. Việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định dựa vào hai yếu tố chủ yếu

sau:

Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định là thời gian sử dụng tài sản cố định dựa theo thiết kế

kỹ thuật.

Tuổi thọ kinh tế là thời gian sử dụng tài sản cố định có tính đến sự lạc hậu, lỗi thời của tài

sản cố định do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.

b) Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định.

Tỷ lệ khấu hao hàng năm của tài sản cố định (TKH) là tỷ lệ phần trăm giữa mức khấu hao

(MKH) và nguyên giá của tài sản cố định.

Giá trị phải khấu hao tài sản cố định

Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định

Mức khấu hao hàng năm của tài sản cố định

Nguyên giá tài sản cố định

Giá trị phải khấu hao tài sản cố định

= - Giá trị thanh lý

uớc tính

NG MKH = N

MKH TKH = × 100 NG

=

Page 21: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

21

Từ đó có thể tính được tỷ lệ khấu hao tháng của tài sản cố định bằng cách lấy tỷ lệ khấu

hao năm chia cho 12 tháng.

Trong công tác quản lý, người ta thường sử dụng các loại tỷ lệ khấu hao như:

Tỷ lệ khấu hao của từng tài sản cố định.

Tỷ lệ khấu hao của từng loại tài sản cố định.

Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân của các loại tài sản cố định trong doanh nghiệp.

Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân tài sản cố định của doanh nghiệp có thể xác định theo

cách sau:

Trong đó:

TKH – Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân năm.

MKH - Tổng mức khấu hao tài sản cố định trong năm.

NG – Tổng nguyên giá tài sản cố định bình quân phải tính khấu hao trong năm.

Hoặc có thể tính theo cách sau:

n

TKH = ∑ (fi × TKHi)

i=1

Trong đó:

fi – Tỷ trọng của từng loại tài sản cố định.

TKHi – Tỷ lệ khấu hao của loại tài sản cố định thứ i.

i = 1, n – Loại tài sản cố định.

Tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân cóa thể được sử dụng trong việc lập kế hoạch khấu

hao tài sản cố định và trong công tác kế toán để xác định số khấu hao tài sản cố định trong

kỳ.

Ưu điểm của phương pháp khấu hao đường thẳng.

Việc tính toán đơn giản, dễ tính. Tổng mức khấu hao của tài sản cố định được phân bổ

đều đặn vào các năm sử dung tài sản cố định nên không gấy sự biến động quá mức khi tính

chi phí khấu hao vào giá thành sản phẩm hàng năm. Thông qua việc xem xét tỷ lệ khấu hao

thực tế của tài sản cố định có thể đánh giá được tình hình khấu hao và thu hồi vốn cố định

của doanh nghiệp. Phương pháp này biết trước được thời hạn thu hồi vốn.

Nhược điểm: Phương pháp này không thật phù hợp đối với loại tài sản cố định mà mức

độ hoạt động rất không đều nhau giữa các kỳ trong năm hay giữa các năm khác nhau. Trong

trường hợp không lường được hết sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ

doanh nghiệp có thể bị mất vốn cố định.

Bài tập áp dụng:

2.2.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần.

___ MKH TKH = NG

Page 22: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

22

Theo phương pháp này số khấu hao hàng năm của tài sản cố định được xác định bằng

cách lấy giá trị còn lại của tài sản cố định ở đầu năm tính khấu hao nhân với tỷ lệ khấu hao

cố định hàng năm (còn gọi là tỷ lệ khấu hao nhanh theo phương pháp số dư). Công thức xác

định như sau:

MKi = Gdi × TKD

Trong đó:

MKi – Số khấu hao tài sản cố định năm thứ i

Gdi – Giá trị còn lại của tài sản cố định đầu năm thứ i.

TKD – Tỷ lệ khấu hao cố định hnagf năm của tài sản cố định.

i – Thứ tự các năm sử dụng tài sản cố định.

Giá trị cong lại của tài sản cố định đầu năm thứ i được xác định bằng cách lấy nguyên giá

tài sản cố định trừ đi khấu hao lũy kế của đến đầu năm thứ i.

Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm (còn gọi là tỷ lệ khấu hao nhanh) được xác định bằng

cách lấy tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng nhân với hệ số điều chỉnh.

TKD = TKH × Hd

Trong đó:

TKH – Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng.

Hd – Hệ số điều chỉnh

Theo kinh nghiệm, các nhà kinh tế ở các nước thường sử dụng hệ ssoos điều chỉnh như

sau:

Tài sản cố định có thời hạn sử dụng 3 đến 4 năm cố hệ số 1,5

Tài sản cố định có thời hạn sử dụng từ 5 đến 6 năm có hệ số là 2

Tài sản cố định có thời hạn sử dung trên 6 năm có hệ số là 2,5

Phương pháp này đước áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có công nghệ

đồi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

Ưu điểm của phương pháp này là: Giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh ở năm đầu,

doanh nghiệp vừa có thể tập trung vốn nhanh từ tiền khấu hao để đổi mới máy móc, thiết bị

và công nghệ kịp thời vừa giảm bớt tổn thất do hao mòn vô hình.

Nhà nước có thể cho phép doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao nhanh để tính

chi phí khấu hao trong việc xác định thuế nhu nhập doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh

nghiệp thu hồi vốn nhanh.

Nhược điểm: Giá thành của những năm đầu của thời kỳ khấu hao sẽ cao do phải chịu chi

phí khấu hao lớn, điều đó gây bất lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, việc tính toán khá

phức tạp.

2.2.3. Phương pháp khấu hao giảm dần kết hợp với khấu hao bình quân.

Để khắc phục nhược điểm của phương pháp khấu hao giảm dần cũng như phương pháp

khấu hao bình quân người ta sử dụng kết hợp hai phương pháp trên.

Page 23: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

23

Đặc điểm của phương pháp này là trong những năm đầu sử dụng tài sản cố định (thông

thường 70% thời gian sử dung tài sản cố định) người ta sử dung phương pháp khấu hao giảm

dần con những năm cuối (30% thời gian sử dụng tài sản cố định còn lại) thì thực hiện

phương pháp khấu hao bình quân.

Phương pháp khấu hao này được áp dụng đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ

đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh.

2.2.4. Phương pháp khấu hao theo sản lượng.

Phương pháp này thường áp dụng cho những tài sản cố định hoạt động có tính chất mùa

vụ và là những tài sản cố định trực tiếp liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm.

Nội dung của phương pháp này là:

Số khấu hao từng năm của tài sản cố định được tính bằng cách lấy sản lượng sản phẩm

dự kiến sản xuất hoàn thành trong năm nhân với mwucs khấu hao bình quân tính cho một

đơn vị sản phẩm.

MKsl = Qx × Mkđv

Trong đó:

MKsl – Số khấu hao năm của tài sản cố định theo phương pháp sản lượng.

Qx – Sản lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong năm.

Mkđv – Mức khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm, được tính bằng cách lấy

giá trị phải khấu hao chia cho tổng sản lượng dự tính cả đời hoạt động của tài sản cố định và

có thể được xác định.

NG

Mkđv =

Qs

Trong đó:

NG – Nguyên giá tài sản cố định.

Qs – Tổng sản lượng dự tính cả đời hoạt động của tài sản cố định.

Căn cứ vào hồ sơ kinh tế kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp xác định tổng số

lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản

lượng theo công suất thiết kế.

Để tính mức khấu hao tháng của tài sản cố định, có thể dùng công thức sau:

Sau khi tính được số khấu hao hàng tháng có thể tính số khấu hao năm bằng tổng số khấu

hao của 12 tháng trong năm.

Bài tập áp dụng:

2.3. Phạm vi tính khấu hao.

Số khấu hao Sản lượng sản phẩm Mức khấu hao trong tháng của = dự kiến sản xuất × bình quân tính cho tài sản cố định hoàn thành trong năm một đơn vị sản phẩm

Page 24: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

24

Mọi tài sản cố định hiện có của công ty (gồm cả tài chưa dùng, không cần dùng và chờ

thnah lý) đều phải trích khấu hao theo quy định hiện hành. Khấu hao tài sản cố định dùng

trong sản xuất kinh doanh hạch toán vào chi phí kinh doanh, khấu hao tài sản cố định chưa

dùng, không cần dùng, chờ thanh lý hạch toán vào chi phí khác.

Đối với những tài sản cố định chưa khấu hao hết đã hư hỏng, mất mát phải xác định

nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý bồi thường. Hội đồng quản trị, giám

đốc công ty đối với công ty không có hội đồng quản trị quyết định mu7wcs bồi thường.

Chênh lệch giữa giá trị còn lại với tiền bồi thường và giá trị thu hồi được hạch toán vào chi

phí khác của công ty.

Doanh nghiệp cho thuế tài sản cố định hoạt động phải trích khấu hao đối với tài sản cố

định cho thuê.

Doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính phải trích khấu hao tài sản cố định thuê tài

chính như tài sản cố định thuộc sở hữu của doanh nghiệp theo quy định hiện hành. Trường

hợp ngay tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, doanh nghiệp đi thuê tài sản cố định tài chính

cam kết không mua mua tài sản thuê trong hợp đồng thuê tài chính, thì doanh nghiệp đi thuê

được trích khấu hao tài sản cố định thuê tài chính theo thời hạn thuê trong hợp đồng.

Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được bắt đầu từ ngày mua tài sản cố

định tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Quyền sử dụng đất lâu dài là tài sản cố định vô hình đặc biệt, doanh nghiệp ghi nhận tài

sản cố định vô hình nhưng không được trích khấu hao.

2.4. Chế độ tính khấu hao và lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định.

2.4.1. Chế độ tính khấu hao.

Việc phản ánh tăng hay giảm nguyên giá tài sản cố định trong kỳ được thực hiện tại thời

điểm tăng hay giảm tài sản cố định đó trong tháng.

Việc trích hoặc thôi trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện nguyên tắc tròn tháng.

Tài sản cố định tăng, giảm, ngừng tham gia hoạt động kinh doanh trong tháng được trích

hoặc thôi trích khấu hao từ tháng tiếp theo.

Ngoài ra theo quy định của chế độ tài chính hiện hành, các doanh nghiệp có quyền sử

dụng tài sản cố định để cầm cố, thế chấp, cho thuế,… nhưng doanh nghiệp vẫn phải tính và

trích khấu hao đối với những tài sản cố định này vào chi phí kinh doanh trong kỳ.

2.4.2. Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định.

Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định hàng năm là một nội dung quan trọng để quản lý

và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Thông qua kế hoạch khấu hao

tài sản cố định, doanh nghiệp có thể thấy được nhu cầu tăng, giảm vốn cố định trong năm kế

hoạch, khả năng nguồn tài chính để đáp ứng những nhu cầu đó. Vì thế kế hoạch khấu hao

cũng là một căn cứ quan trong để doanh nghiệp xem xét, lựa chọn các quyết định đầu tư đổi

mới tài sản cố định trong tương lai.

Page 25: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

25

Để phát huy vị trí và tác dụng của kế hoạch khấu hao, đòi hởi việc lập kế hoạch khấu hao

phải chính xác, kịp thời và phải tuân thủ những trình tự nhất định.

Khi lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định, trước hết cần phải xác định tổng giá trị tài sản

cố định hiện có vào đầu kỳ kế hoạch, cơ cấu nguồn hình thành giá trị đó và phạm vi tài sản

cố định cần tính khấu hao.

Vì thông thường kế hoạch khấu hao tài sản cố định được lập vào cuối quý III của năm

báo cáo, do đó để xác định chính xác tổng giá trị tài sản cố định hiện có vào đầu năm kế

hoạch cần thiết phải dự tính tình hình tăng, giảm tài sản cố định trong quý IV năm báo cáo.

Vấn đề tiếp theo trong trình tự lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định của mỗi doanh

nghiệp là phải căn cứ vào kế hoạch đầu tư dài hạn và tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp

để dự kiến tình hình tăng giảm tài sản cố định trong năm kế hoạch. Bởi vì việc tăng, giảm

quy mô tài sản cố định trong năm kế hoạch sẽ là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự biến động

về số tiền trích khấu hao năm.

Thực tế, việc tăng, giảm tài sản cố định trong năm kế hoạch sẽ diễn ra không phải cùng

một thời điểm, do đó phải dùng phương pháp bình quân gia quyền để tính giá trị bình quân

tài sản cố định giá trị bình quân tài sản cố định phải trích khấu hao tăng giảm trong kỳ. Để

dơn giản, tài sản cố định phỉa trích khấu hao tăng thêm hoặc giảm bớt trong kỳ sẽ đước tính

theo nguyên tắc tròn tháng. Điều đó có nghĩa là tài sản cố định tăng, giảm, ngừng tham gia

vào hoạt động kinh doanh trong tháng sẽ được trích hoặc thôi không trích khấu hao từ tháng

tiếp theo.

Công thức giá trị bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao tăng thêm hoặc giảm bớt

trong năm kế hoạch như sau:

Trong đó:

NGt – Nguyên giá bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao tăng trong năm kế hoạch.

NGg – Nguyên giá bình quân tài sản cố định phỉa tính khấu hao giảm trong năm kế

hoạch.

NGt – Nguyên giá tài sản cố định phải tính khấu hao tăng trong năm kế hoạch.

NGg – Nguyên giá tài sản cố định phải tính khấu hao giảm trong năm kế hoạch.

Tsd – Số tháng sử dụng trong năm kế hoạch.

NGt × Tsd NGt = 12

NGg × (12-Tsd)

NGg = 12

Page 26: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

26

Sau khi xác định được nguyên giá bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao tăng hoặc

giảm trong năm khấu hao, ta có thể tính được tổng giá trị bình quân tài sản cố định phải tính

khấu hao bình quân trong năm kế hoạch.

___ ___ ___

NGKH = NGđ + NGt - NGg

Trong đó:

NGKH – nguyên giá bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao trong năm kế hoạch.

NGđ – Nguyên giá tài sản cố định ở đầu năm kế hoạch cần tích khấu hao.

NGt – Nguyên giá bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao giảm trong năm kế hoạch.

NGg – Nguyên giá bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao giảm trong năm kế

hoạch.

Sau khi tính được tổng giá trị bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao trong năm kế

hoạch ta đem nhân số đó với tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp sẽ được số tiền khấu hao

trích năm kế hoạch.

MKH = NGKH × TKH

Trong đó:

MKH – Mức trích khấu hao năm kế hoạch.

NGKH - Nguyên giá bình quân tài sản cố định phải tính khấu hao trong năm kế hoạch.

TKH – Tỷ lệ khấu hao bình quân tổng hợp.

2.4.3. Phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao tài sản cố định trong kỳ.

Để quản lý và sử dụng số tiền trích khấu hao tài sản cố định, các doanh nghiệp cần dự

kiến phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao trong kỳ. Điều này tùy thuộc vào cơ cấu nguồn

đầu tư ban đầu để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm hai nguồn

chính như sau:

Nguồn vốn chủ sở hữu: Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thnahf phần kinh tế

khác nhau mà nguồn vốn chủ sở hữu có thể là vốn đầu tư ban đầu, vốn bổ sung từ ngân sách

nhà nước, vốn góp liên doanh, liên kết, vốn góp cổ phần, vốn bổ sung từ lợi nhuận doanh

nghiệp…

Nguồn vốn đi vay: Vay dài hạn ở các ngân hàng thương mại, ở các tổ chức tài chính, các cá

nhân hoặc tổ chức kinh tế khác, vốn vay từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Vì vậy lập kế hoạch phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao tài sản cố định, doanh

nghiệp phải xác định được tỷ trọng từng nguồn vốn đầu tư để phân phối, sử dụng tiền trích

khấu hao hợp lý.

Trong nền kinh tế đa thành phần như nước ta hiện nay thì cơ cấu nguồn vốn đầu tư hình

thành tài sản cố định của các doanh nghiệp cũng rất đa dạng. Song có thể chia làm hai nguồn

chính đó là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay.

Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế mà nguồn vốn chủ sở hữu

có thể là nguồn vốn do ngân sách cấp, vốn liên doanh liên kết, vốn góp cổ phần, vốn tự bổ

Page 27: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

27

sung từ lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguồn vốn đi vay có thể là vốn vay ngân hàng, vay các

tổ chức tài chính, vay các cá nhân, vay các tổ chức kinh tế khác, vay từ phát hành trái phiếu

doanh nghiệp…Vì vậy khi lập kế hoạch sử dụng tiền trích khấu hao doanh nghiệp phải xác

định được tỷ trọng của từng nguồn vốn đầu tư để phân phối sử dụng tiền trích khấu hao hợp

lý và đúng quy định hiện hành.

3. Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

3.1. Bảo toàn vốn cố định.

3.1.1. Quản lý vốn cố định.

Về nguyên tắc vốn cố định của doanh nghiệp được sử dụng theo các hoạt động đầu tư dài

hạn, đầu tư chiều sâu (mua sắm, xây dựng và nâng cấp tài sản cố định hữu hình và vô hình)

và các hoạt động đầu tư tài chính khác như mua trái phiếu, cổ phiếu, góp vốn cổ phần. Ngoài

ra khi vốn nhàn dỗi chưa có nhu cầu sử dụng thì doanh nghiệp có thể sử dụng vốn cố định

như các loại vốn, quỹ tiền tệ khác của doanh nghiệp để phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh

doanh có hiệu quả theo nguyên tắc hoàn trả.

Khi sử dụng vốn cố định (cả vốn chủ sở hữu hay vốn vay) để đầu tư dài hạn doanh

nghiệp phải thực hiện đúng các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, từ khâu

chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư, thực hiện đầu tư và thanh toán vốn

đầu tư.

Do đặc điểm vốn cố định và tài sản cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh

doanh và giá trị hao mòn của tài sản cố định được chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất. Vì

vậy việc tính đúng, tính đủ, trích lập kip thời tiền khấu hao tài sản cố định là biện pháp đặc

biệt quan trọng trong công tác quản lý vốn cố định.

Mặt khác, giá trị của tài sản cố định lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ vốn cố định

của doanh nghiệp, do vậy việc quản lý vốn cố định không chỉ là quản lý veefd giá trị mà thực

chất là quản lý tài sản cố định, nên để quản lý tốt vốn cố định doanh nghiệp phải thực hiện

tốt việc quản lý và sử dụng tài sản cố định theo quy định hiện hành từ việc huy động tối đa

tài sản cố định vào sản xuất, những tài sản cố định không cần dùng đã hư hỏng phải có biện

pháp nhượng bán, thanh lý kịp thời để thu hồi vốn. Đồng thời hàng năm doanh nghiệp phải

chủ động có kế hoạch mua sắm, thay thế, nâng cấp sửa chữa và hiện đại hóa tài sản cố định

để đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất.

3.2.2. Bảo toàn vốn và phát triển vốn cố định.

Bảo toàn vốn sản xuất nói chung, vốn cố định nói riêng là nghĩa vụ của doanh nghiệp, để

bảo vệ lợi ích của nhà nước về vốn đã đầu tư và là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát

triển, tăng thu nhập cho người lao động và làm nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

Thời điểm bảo toàn vốn cố định trong các doanh nghiệp thường được tiến hành vào cuối kỳ

kế hoạch. Căn cứ để tính toán bảo toàn vốn là thoong báo của nhà nước ở thời điểm tính toán

về tỷ lệ % trượt giá của đồng tiền Việt Nam và tỷ lệ hối đoái của đồng goại tệ. Nội dung của

bảo toàn vốn cố định bao gồm hai mặt hiện vật và giá trị.

Page 28: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

28

Bảo toàn vốn cố định về mặt hiện vật là phả duy trì thường xuyên năng lực sản xuất ban

đầu của tài sản cố định. Điều đó có nghĩa là trong quá trình sử dụng doanh nghiệp phải theo

dõi quản lý chặt chẽ không để mất mát, không để hư hỏng trước thời hạn quy định.

Bảo toàn vốn cố định về mặt giá trị là phải duy trì được sức mua của vốn cố định ở mọi

thời điểm, so với thời điểm bỏ vốn đầu tư ban đầu kể cả những thời điểm biến động về giá

cả, tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn

các doanh nghiệp còn có trách nhiệm phát triển vốn cố định trên cơ sở quỹ đầu tư phát triển

sản xuất trích từ lợi nhuận dùng để xây dựng, mua sắm, đổi mới, nâng cấp tài sản cố định.

Để đảm bảo và phát triển được vốn cố định cac doanh nghiệp cần phải phân tích tìm ra

các tổn thất vốn cố định. Theo kinh nghiệm các doanh nghiệp cần thực hiện các biện pháp

bảo toàn vốn cố định như:

* Thực hiện tốt chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản theo các quy định của Nhà nước.

* Chủ động phòng ngừa rỉu ro trong kinh doanh bằng cách mua bảo hiểm tài sản thuộc

quyền sở hữu của doanh nghiệp, lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng giảm giá các loại

chứng khoán trong hoạt động tài chính (nếu doanh nghiệp tham gia hoạt động trên thị trường

tài chính).

* Phải đính giá đúng giá trị của tài sản cố định, quy mô vốn cố định phải bảo toàn. Khi

cần thiết phải điều chỉnh kịp thời giá trị của tài sản cố định (giá cả, tỷ giá ngoại hối biến

động khi nâng cấp sủa chữa thay thế một số bộ phận của tài sản cố định).

Để đánh giá đúng tài sản cố định thường có ba phương pháp chủ yếu sau:

♦ Phương pháp đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá: Theo cách đánh giá này thì tùy

theo từng loại tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình để thực hiện xác định nguyên

giá theo quy định hiện hành.

♦ Phương pháp đánh giá tài sản cố định theo giá trị khôi phục (còn gọi là đánh giá lại) là

giá trị thực tế của tài sản cố định trên thị trường tại thời điểm đánh giá. Do tiến bộ của khoa

học kỹ thuật đánh giá lại tài sản cố định thường thấp hơn giá trị ban đầu. Tuy nhiên trong

trường hợp có biến động giá cả, tỷ giá hối đoái (tài sản mua bằng ngoại tệ) thì giá đánh lại có

thể cao hơn giá trị ban đầu của tài sản cố định. Tùy theo trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp

có thể điều chỉnh mức khấu hao theo một hệ số thích hợp.

♦ Phương pháp đánh giá tài sản cố định theo giá trị còn lại: Theo cách đánh giá này

thường chỉ áp dụng trong những trường hợp doanh nghiệp được cấp, được nhận tài sản cố

định từ doanh nghiệp khác chuyển đến.

Ngoài các biện pháp cơ bản để bảo toàn vốn cố định như trên các doanh nghiệp nhà nước

cần thực hiện tốt quy chế giao vốn và trách nhiệm bảo toàn vốn.

Trên đây là những biện pháp chủ yếu để bảo toàn vốn cố định. Song trên thực tế việc

quản lý, bảo toàn pháp triển vốn sản xuất nói chung và vốn cố định nói riêng các doanh

nghiệp không thể tách dời việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố

định trong từng thời kỳ.

Page 29: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

29

3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dung vốn cố định.

Kiểm tra, phân tích tài chính để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định là một nội dung

quan trọng của hoạt động tài chính doanh nghiệp. Thông qua kiểm tra phân tích giúp các

doanh nghiệp có được những quyết định tài chính đúng đắn như việc điều chỉnh quy mô, cơ

cấu đầu tư, các biện pháp quản lý để khai thác sử dụng năng lực cuat tài sản cố định và vốn

cố định để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Khi kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định ở doanh nghiệp thường sử dụng các

chỉ tiêu sau:

3.2.1. Nhóm chỉ tiêu tổng hợp.

Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định.

Chú ý: Số dư bình quân vốn cố định sử dụng trong năm là bình quân số học của số dư

bình quân vốn cố định đầu năm và cuối năm.

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ đẫtọ ra mấy đồng doanh

thu (hoặc doanh thu thuần)

Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định là đại lượng nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng

vốn cố định.

Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu (hoặc doanh thu thuần) cần mấy

đồng vốn cố định.

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định.

3.2.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích vốn cố định.

♦ Chỉ tiêu hệ số hao mòn tài sản cố định:

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của tài sản cố định tại thời điểm kiểm tra so với

vốn đầu tư ban đầu, đồng thời qua đó thấy được hiện trạng và năng lực sản xuất của tài sản

cố định của doanh nghiệp.

♦ Chỉ tiêu hệ số trang bị tài sản cố định.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

=

Lợi nhuận trước hoặc sau thuế thu nhập × 100

Số dư vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

=

Số tiền khấu hao lũy kế

Nguyên giá tài sản cố định ở thời điểm đánh giá

Hệ số hao mòn tài sản cố định =

Tổng nguyên giá tài sản cố định bình quân trong kỳ =

Số công nhân sản xuất trực tiếp bình quân trong kỳ

Hệ số trang bị tài sản cố định

Doanh thu (hoặc doanh thu thuần) trong kỳ

Số dư bình quân vốn cố định sử dụng trong năm

Page 30: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

30

♦ Chỉ tiêu về kết cấu tài sản cố định.

Chỉ tiêu này phản ánh giữa giá trị của từng loại, từng nhóm tài sản cố định so với tổng

nguyên giá tài sản cố định của doanh nghiệp, thông qua chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp có cơ

sở điều chỉnh cơ cấu vốn cố định giữa các loại, nhóm sao cho hợp lý, hiệu quả.

♦ Chỉ tiêu kết cấu nguồn vốn.

Chỉ tiêu này phản ánh giá trị của một nguồn vốn nào đó so với tổng giá trị của các nguồn

vốn cố định của doanh nghiệp. Thông qua chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp có biện pháp mở

rộng khai thác các nguồn vốn có lợi cho đầu tư phát triển của doanh nghiệp, đồng thời kiểm

tra, cân đối được việc sử dụng thanh toán, chi trả được các khoản vay đầu tư ngắn hạn.

Trên đây là những chỉ tiêu chủ yếu phục vụ cho việc kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng

tài sản cố định và vốn cố định ở doanh nghiệp. Tùy theo yêu cầu kiểm tra đánh giá ở mỗi

thời điểm mà doanh nghiệp lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp.

4. Xử lý tổn thất tài sản cố định và vốn cố định.

Mọi tổn thất tài sản cố định và vốn cố định của doanh nghiệp phải lập biên bản xác định

mức độ, nguyên nhân và trách nhiệm.

Tài sản cố định, vốn cố định tổn thất do nguyên nhân chủ quan của tập thể và cá nhân thì

người gây ra tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Hội đồng quản trị hoặc

giám đốc (đối với doanh nghiệp không có hội đồng quản trị) quyết định mức bồi thường và

chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Tài sản cố định, vốn cố định đãmua bảo hiểm nếu bị tổn thất thì do các tổ chức bảo hiểm

bồi thường cho doanh nghiệp đối với cacskhoanr thiệt hại, mất mát, thiếu hụt theo hợp đồng

bảo hiểm.

Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bàng tiền bồi thường của cá nhân, của tập thể, của các tổ

chức bảo hiểm nếu thiếu được bù đắp bàng quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp.

Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu hụt được hạch toán vào

chi phí bất thường trong kỳ.

Những trường hợp tổn thất về tài sản cố định do thiên tai, bệnh dịch doanh nghiệp không

tự khắc phục được thì hội đồng quản trị hoặc giám đốc doanh nghiệp nhà nước (đối với

doanh nghiệp không có hội đồng quản trị) phải lập phương án tổn thất trình cơ quan tài

chính. Sau khi có ý kiến của cơ quan, cơ quan tài chính quyết định xử lý hoặc báo cáo thủ

tướng chính phủ để xử lý.

Sau khi xử lý tổn thất, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại sổ kế toán theo quyết định xử lý.

Page 31: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

31

Chương 3 VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

1. Vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng kết cấu vốn lưu động trong doanh

nghiệp.

1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp.

Khái niệm và đặc điểm của vốn lưu động.

Để tiến hành xuất, kinh doanh ngoài các yếu tố con người lao động, tư liệu lao động còn

phải có đối tượng lao động. Trong các doanh nghiệp đối tượng lao động gồm hai bộ phận.

Một là những nguyên vật liệu, phụ tùng thay thế …đang dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản

xuất được tiến hành liên tục, bộ phận khác là những nguyên vật liệu đang dược chế biến trên

dây chuyền công nghệ (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm). Hai bộ phận này biểu hiện dưới

hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động của doanh nghiệp.

Thông qua quá trình sản xuất, khi kết thúc một chu kỳ sản xuất thì toàn bộ đối tượng lao

động đãchuyển hóa thành thành phẩm. Sau khi kiểm tra, kiêm nghiệm chất lương thành

phẩm được nhập kho chờ tiêu thụ. Mặt khác để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp

còn cần một số tiền mặt trả lương nhân công và các khoản phải thu phải trả khác. Toàn bộ

thành phẩm chờ tiêu thụ và tiền tệ phục vụ cho tiêu thụ sản phẩm được gọi là tài sản lưu

thông.

Như vậy xét về vật chất, để sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục ngoài tài sản cố

định doanh nghiệp còn phải có tài sản lưu thông và tài sản lưu động. Trong điều kiện tồn tại

các quan hệ hàng hóa , tiền tệ khi mua sắm chuẩn bị các tài sản lưu động và tài sản lưu thông

gọi là vốn lưu động.

Trong quá trình sản, kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động qua các giai đoạn

của chu kỳ sản xuất: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông. Quá trình này được diễn ra

thường xuyên liên tục theo chu kỳ sản xuất được gọi là quá trình tuần hoàn của vốn lưu

động. Tương ứng với các chu kỳ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thì vốn lưu động cũng kết

thúc được một vòng luân chuyển.

Quá trình tuần hoàn luân chuyển vốn lưu động vận động qua ba giai đoạn, trong từng giai

đoạn vốn lưu động được biểu hiện dưới nhiều hình thái khác nhau.

Giai đoạn thứ nhất: Doanh nghiệp dùng tiền để mua sắm đối tượng lao động (nguyên

liệu, nhiên liệu, vật liệu) và phụ tùng thay thế…cần thiết cho sản xuất. Ở giai đoạn này vốn

lưu động từ hình thái tiền tệ ban đầu đã chuyển sang hình thái vật chất (vật tư dự trữ cho sản

xuất thông qua lĩnh vực lưu thông).

Giai đoạn thứ hai: Doanh nghiệp đưa nguyên liệu, vật liệu từ dự trữ vào sản xuất chế

biến. Qua quá trình sản xuất dưới tác động của người lao động thông qua tư liệu lao động đã

biến đổicác nguyên vật liệu thành những sản phẩm dở dang, bán thành phẩm trên dây chuyền

công nghệ, biểu hiện của vốn lưu động trong giai đoạn này là sản phẩm đang chế tạo, bán

thành phẩm.

Page 32: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

32

Giai đoạn thứ 3: Kết thúc quá trình chế tạo trên dây chuyền công nghệ (các nguyên vật

liệu đã trở thành sản phẩm mới) sau khi kiểm tra, kiểm nghiệm thành phẩm được nhập kho

đóng gói để tiến hành tiệu thụ và thu tiền về. Như vậy giai đoạn này vốn lưu động từ hình

thái hàng hóa trở lệ hình thái tiền tệ.

Sự chuyển hóa vận động của vốn lưu động qua ba giai đoạn luôn đan xen liên tục không

ngừng theo quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Như vậy đặc điểm của vốn lưu động trong doanh nghiệp là luôn thay đổi hình thái biểu

hiện trong quá trình tuần hoàn luân chuyển và luân chuyển với tốc độ tương đối nhanh so với

vốn cố định.

Nghiên cứu đặc điểm của vốn lưu động qua ba giai đoạn của vòng luân chuyển cho thấy quy

mô vốn lưu động hợp lý trong doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào quy mô sản xuất, độ dài

của chu kỳ sản xuất sản phẩm mà còn phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng vốn lưu động trong

từng giai đoạn có hợp lý hay không. Nếu số lượng vật tư dự trữ hợp lý vừa đủ đảm bảo sản xuất

liên tục, lượng sản phẩm dở dang hợp lý đủ đảm bảo gối đầu sản xuất giữa các bộ phận được

liên tục và nếu có phương án têu thụ, phương án chi trả với thời gian ngắn nhất thì sẽ hạn chế

được lượng vốn chiếm dụng không cần thiết. Vì vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh việc tổ

chức quản lý vốn lưu động, sử dụng vốn lưu động có hiệu quả có một vai trò rất quan trong.

Phân loại vốn lưu động.

Dể quản lý vốn lưu động có hiệu quả cần phải phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp

theo các tiêu thức khác nhau phù hợp với yêu cầu quản lý.

Thông thường có các tiêu thức sau:

a) Căn cứ vào công dụng của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp được chia thành ba loại:

♦ Vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ sản xuất.

Là biểu hiện bằng tiền của các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ,

phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ thuộc tài sản lưu động. Loại vốn này là cần thiết để đảm

bảo sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục.

♦ Vốn lưu động trong khâu sản xuất.

Là biểu hiện bằng tiền của các loại sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự chế, các khoản

chi phí trả trước. Loại vốn này được dùng cho quá trình sản xuất để đảm bảo cho quá trình

sản xuất của các bộ phận sản xuất trong dây chuyền công nghệ được liên tục hợp lý.

♦ Vốn lưu động trong khâu lưu thông.

Là biểu hiện bằng tiền của thành phẩm chờ tiêu thụ, hàng hóa mua ngoài, vốn bằng tiền,

vốn trong thanh toán, các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, ký cược, các

khoản tạm ứng … Loại vốn này là dùng để dự trữ sản phẩm, bảo đảm cho tiêu thụ thường

xuyên, đều đặn theo yêu cầu của khách hàng.

b) Phân loại vốn lưu động theo hình thái biểu hiện.

Theo cách phân loại này vốn lưu động được chia làm hai loại:

Page 33: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

33

♦ Vật tư hàng hóa.

Là biểu hiện bằng tiền của các loại tài sản lưu động, tài sản lưu thông có hình thái hiện vật cụ

thể như: Nguyên, nhiên, vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…

♦ Vốn bằng tiền.

Là các khoản vốn bằng tiền của doanh nghiệp như: Tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng,

vốn trong thanh toán, tiền tạm ứng…

c) Phân loại theo quan hệ sở hữu.

Theo cách phân loại này vốn lưu động của doanh nghiệp được chia thành hai loại.

♦ Vốn chủ sở hữu.

Là vốn lưu động trong doanh nghiệp hoàn toàn có đầy đủ các quyền sở hữu, sử dụng

định, đoạt phục vụ sản xuất kinh doanh.

♦ Nợ phải trả.

Là các khoản vốn lưu động được hình thành do nhu cầu sản xuất mà doanh nghiệp đãvay

của ngân hàng, các tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chinh, các cá nhân tổ chức kinh tế hoặc

ác nhân vay thông qua phát hành tín phiếu, cố phiếu và các khoản nợ mà doanh nghiệp chưa

thanh toán hoặc chưa đến kỳ thanh toán.

d) Phân loại vốn lưu động theo nguồn hình thành.

Theo cách phân loại này được chia thành:

♦ Nguồn vốn diều lệ (đối với doanh nghiệp nhà nước).

Là số vốn điều lệ quy định khi thành lập doanh nghiệp và phần được bổ sung khi được

giao nhiệm vụ bổ sung (nếu có). Thực tế laoij này chính là nguồn tiền ngân sách nhà nước

cấp hoặc coi như nguồn ngân sách nhà nước cấp như vốn viện trợ, biếu tặng. Với các công ty

cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn là số vốn do tất cả các thành viên công ty đóng góp và

được ghi vào điều lệ, với các doanh nghiệp tư nhân đó là số vốn đầu tư ban đầu. Lượng vốn

điều lệ của các doanh nghiệp nhất thiết phải bằng nhất thiết phải bằng hoặc lớn hơn vốn pháp

định (vốn pháp định là lượng vốn tối thiểu cần phải có để thành lập doanh nghiệp do nhà

nước quy định đối với từng nghành nghề kinh doanh).

♦ Nguồn vốn huy động.

Để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (đối với các doanh nghiệp nhà nước), đó là số

vốn doanh nghiệp huy động dưới các hình thức phát hành trái phiếu, nhận vốn góp liên

doanh, liên kết, vay của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước và các hình thức khác quy

định của pháp luật.

Đối với các loại hình doanh nghiệp khác việc huy động vốn phải tuân theo các hình thức

nhà nước đã quy định riêng.

Nguồn vốn này có thể huy động dưới hình thức góp vốn bằng tiền hoặc tài sản.

Nguồn vốn tự bổ sung là nguồn vốn doanh nghiệp trích từ lợi nhuận để bổ sung vào vốn

nhằm tăng quy mô sản xuất.

1.2. Kết cấu vốn lưu động.

Page 34: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

34

Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa từng thành phần vốn huy động (ứng với từng cách

phân loại) so với tổng số vốn huy động của doanh nghiệp tại thời điểm nhất định.

Nghiên cứu kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong

công tác quản lý vốn lưu động. Tùy theo việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động theo cách

phân loại mà có thể giúp cho người quản lý thấy được việc quản lý, sử dụng vốn đã hợp lý

chưa, chảng hạn nếu kết cấu vốn lưu động theo nguồn vốn mà có tỷ trọng nguồn vốn vay quá

lớn chứng tỏ tình hianhf tài chính của doanh nghiệp không vững chắc và khó ổn định trong

sản xuất kinh doanh, hoặc nếu kết cấu vốn lưu động theo công dụng mà tỷ trọng của vốn lưu

động trong lưu thông quá lớn chứng tỏ rằng việc quản lý sử dụng vốn chưa tốt để vốn bị

chiếm dụng…

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động.

Các doanh nghiệp khác nhau thì việc hình thành vốn lưu động kết cấu cũng khác nhau,

mặt khác lại phụ thuộc vào việc phân tích kết cấu vốn theo cách phân loại nào, điều đó do

nhiều nhân tố tác động, song có thể chia thành các nhân tố cơ bản sau:

♦ Các nhân tố về đặc điểm của sản xuất: bao gồm các đặc thù của nghành nghề kinh

doanh, quy trình công nghệ, mức độ phức tạp của sản xuất, độ dài của chu kỳ sản xuất vì nếu

chu kỳ sản xuất càng dài độ phức tạp của kỹ thuật sản xuất càng lớn thì lượng vốn cho sản

xuất cũng lớn và ngược lại.

♦ Các nhân tố về dự trữ vật tư: Bao gồm khoảng cách từ doanh nghiệp tới nơi cung cấp

vật tư, khả năng cung cấp của thị trường, khối lượng cung cấp vật tư mỗi lần giao hàng,

chủng loại vật tư, giá trị vật tư …

♦ Các nhân tố về thanh toán: Như phương thức thanh toán, thủ tục thanh toán, thời gian

và lượng hàng giao từng đợt.

Khả năng tự bổ sung vốn của doanh nghiệp, uy tín và khả nawg tranh thủ huy động các

nguồn vốn liên doanh, liên kết…

2. Nhu cầu vốn lưu động và các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của

doanh nghiệp.

2.1. Sự cần thiết phải xác định nhu cầu vốn lưu động.

Nhu cầu vốn lưu động trong kỳ là lượng vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu để

đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục và đạt

hiệu quả kinh tế cao.

Xác định nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh chính xác, hợp lý một mặt đảm

bảo cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được tiến hành liên tục,

mặt khác sẽ tránh được tình trạng ứ đọng vật tư, sử dụng lãng phí vốn, không gây lên tình

trạng căng thẳng giả tạo về nhu càu vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhu cầu vốn lưu động còn là cơ sở để doanh nghiệp tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm,

có kế hoạch, đồng thời là căn cứ để đánh giá kết quả công tác quản lý vốn.

Page 35: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

35

Xác định nhu cầu vốn lưu động chính xác, hợp lý còn tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp

tìm mọi biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, củng cố chế độ hạch toán kinh

tế.

Xác định nhu cầu vốn lưu động đúng đắn còn là cơ sở để xác định mối quan hệ vay

mượn, chi trả giữa doanh nghiệp với ngân hàng và khách hàng… một cách đúng đắn, hợp lý.

Nếu việc tính toán nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ dẫn đến việc không khai thác được

các khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, gây nên tình

trạng ứ đọng vật tư, hàng hóa, vốn chậm luân chuyển và dễ phát sinh các chi phí không cần

thiết làm tăng giá thành sản phẩm.

Nếu xác định nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp thiếu vốn, không đảm bảo cho sản xuất kinh doanh liên tục gây nên những

thiệt hại do phải ngừng sản xuất kinh doanh, không có khả năng thanh toán và không có khả

năng thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng.

Mặt khác lượng vốn lưu động trong các doanh nghiệp nhiều hay ít phụ thuộc vào các yếu

tố như:

Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Sự biến động của giá cả vật tư, hàng hóa mà doanh nghiệp sử dụng trong sản xuất.

Trình độ tổ chức quản lý việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp trong quá trình sản

xuất ở tất cả các khâu: Dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông.

Các chế độ chính sách quản lý kinh tế cảu nhà nước.

Với các lý do đã trình bày ở trên doanh nghiệp cần phải có những biện pháp tổ chức quản

lý trong việc sử dụng vốn lưu động để tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất

2.2. Phương pháp tính nhu cầu vốn lưu động.

Để xác định nhu cầu vốn lưu động đảm bảo cho sản xuất kinh doanh kỳ kế hoạch, doanh

nghiệp có thể sử dụng các phương pháp tính khác nhau tùy theo yêu cầu, mức độ chính xác,

tùy theo điều kiện cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp tính thích hợp. trong

thực tế người ta thường tính toán theo các phương pháp sau:

2.2.1. Phương pháp trực tiếp.

Nội dung của phương pháp này là dựa vào cách phân loại vốn lưu động theo công dụng,

đồng thời căn cứ vào các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến từng khâu của quá trình sản xuất: Dự

trữ vật tư sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để tính nhu cầu vốn cho từng khâu sau đó

tổng hợp được nhu cầu toàn bộ vốn lưu động trong kỳ.

Ưu điểm của phương pháp này là xác định được lượng vốn cần thiết của từng khâu do đó

đảm bảo độ chính xác cao và tiết kiệm giúp cho việc quản lý sử dụng vốn ở từng khâu tốt

hơn. Tuy nhiên trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhiều loại vât tư, sản xuất nhiều

chủng loại mặt hàng khác nhau thì việc tính toán thep phương pháp này sẽ phức tạp và tốn

nhiều thời gian.

♦ Xác định nhu cầu vốn lưu động cho dự trữ vật tư sản xuất.

Page 36: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

36

Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp thường sử dụng nhiều loại dự trữ vật tư khác

nhau, mức tiêu hao từng loại vật tư trong sản xuất cũng khác nhau. Mặt khác để đảm bảo sản

xuất liên tục thì các loại vật tư đó không thể dùng đến đâu mua đến đó mà phải luôn có một

lượng dự trữ nhất định.

Vốn lưu động trong khâu dự trữ vật tư bao gồm toàn bộ giá trị các nguyên vật liệu chính,

nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ… Vì vậy để tính toán

chính xác, tiết kiệm nhu cầu vốn cần phải tính toán riêng cho từng loại nguyên vật liệu chính

(dùng nhiều và thường xuyên), còn các nguyên vật liệu phụ (dùng ít và không thường xuyên,

giá rẻ) nên có thể tính theo nhóm sau đó tổng hợp.

Đối với nhu cầu vốn dự trữ nguyên vật liệu chính tính theo công thức sau:

Trong đó:

VNVLC – Nhu cầu vốn lưu động dự trữ nguyên vật liệu chính.

Fn – Phí tổn tiêu dùng bình quân một ngày nguyên vật liệu chính.

Nn – Số ngày dự trữ hợp lý cho loại nguyên vật liệu chính thứ.

Phí tổn tiêu hao về nguyên vật liệu chính bình quân một ngày kỳ kế hoạch (còn gọi là

mức tiêu dùng bình quân một ngày về nguyên liệu, vật liệu chính kỳ kế hoạch) được xác

định bằng cách lấy tổng tiêu hao về phí tổn nguyên vật liệu chính trong kỳ kế hoạch chia cho

số ngày trong kỳ.

Phí tổn tiêu dùng bình quân một ngày kỳ kế hoạch của một loại nguyên vật liệu chính nào

đó được tính theo công thức sau:

Trong đó:

F – Tổng phí tổn tiêu hao về nguyên vật liệu chính cho cả năm kế hoạch.

n– Số ngày trong kỳ kế hoạch (được quy ước một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày,

một tháng là 30).

Khi xác định nguyên vật liệu chính cần xác định riêng cho từng loại nguyên vật liệu

chính vì vậy khi tính mức phí tổn tiêu hao nguyên vật liệu chính cũng phải tính riêng cho

từng thư nguyên vật liệu một và dựa vào số lượng sản phẩm dự kiến sản xuất, mức tiêu hao

nguyên vật liệu chính dự kiến cho từng loại sản phẩm, đơn giá kế hoạch cho từng loại

nguyên vật liệu chính. Ngoài ra trong kỳ kế hoạch có dự kiến sử dụng một số nguyên vật liệu

chính vào công việc sửa chữa hay chế thử sản phẩm mới thì trong tổng phí tổn về tiêu hao

nguyên vật liệu chính kỳ kế hoạch cũng phải bao gồm cả nhu cầu này.

VNVLC = (Fn × Nn)

F Fn = n

Page 37: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

37

Số ngày định mức dự trữ nguyên vật liệu chính là số ngày kể từ khi doanh nghiệp bỏ tiền

ra mua nguyên vật chính đó cho đến khi đưa nguyên vật liệu đó vào sản xuất. Số ngày dự trữ

hợp lý bao gồm:

Số ngày hàng đi trên đường (tính từ khi doanh nghiệp bỏ tiền ra mua đến khi hàng về đến

doanh nghiệp).

Số ngày mua cách nhau: Là khoảng cách giữa hai lần mua vật liệu(có thể lấy theo hợp

đồng mua vật liệu hoặc lấy theo kinh nghiệm).

Số ngày kiểm nhận nhập kho vật tư: Là số ngày cần thiết để làm các thủ tục kiểm tra chất

lượng, kiểm tra quy cách, chủng loại, mẫu má trước khi nhập kho.

Số ngày gia công chế biến, chuẩn bị vật tư để đưa vào sản xuất.

Số ngày dự trữ bảo hiểm để đề phòng sự bất trắc xảy ra do những nguyên nhân khách

quan không lường trước được.

Với các loại vật tư mà thị trường chỉ cung cấp có tính chất thời vụ thì còn phải kể đến số

ngày dự trữ bảo hiểm.

Bài tập áp dụng:

Kế hoạch sản xuất năm 2008 của một doanh nghiệp như sau:

1. Sản lượng sản xuất trong kỳ.

Sản phẩm A 10.000 cái

Sản phẩm B 8.000 cái

2. Chi phí vật liệu chính để sản xuất một sản phẩm.

Sản phẩm A: Vật liệu X cần 20kg/sản phẩm

Vật liệu Y cần 25kg/sản phẩm

Sản phẩm B: Vật liệu X cần 30kg/sản phẩm

Vật liệu Y cần 25kg/sản phẩm

Đơn giá Vật liệu X giá 3.500 đ/kg

Vật liệu Y giá 2.500 đ/kg

3. Thời gian dự trữ vật tư cho cả hai loại vật liệu như sau:

Số ngày đi trên đường là 3 ngày

Số ngày cung cấp cách nhau là 7 ngày

Số ngày kiểm nhận là 1 ngày

Số ngày bảo hiểm là 3 ngày

Số ngày gia công chế biến là 2 ngày

Yêu cầu: 1. Tính nhu cầu vốn lưu động để dự trữ các vật liệu trên

Biết tổng mức luân chuyển của toàn bộ nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế trong

kỳ của doanh nghiệp là 42.000.000 đồng, tỷ lệ dự trữ theo kinh nghiệm là 50%. Hãy tính nhu

cầu vốn lưu động cho dự trữ nguyên nhiên, vật liệu phụ? Xác định nhu cầu vốn lưu động cho

khâu dự trữ sản xuất.

♦ Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu sản xuất.

Page 38: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

38

Vốn lưu động cho khâu sản xuất gồm có: Vốn cho sản phẩm đang chế tạo (sản phẩm dở

dang) và vốn cho chi phí chờ phân bổ.

Xác định nhu cầu vốn cho sản phẩm đang chế tạo:

Để đảm bảo cho sản xuất được lên tục đều đặn thì sự tồn tại các sản phẩm đang chế tạo

trên dây chuyền sản xuất là cần thiết. Muốn xác định nhu cầu vốn này cần căn cứ vào ba yếu

tố cơ bản: Mức chi phí sản xuất bình quân một ngày trong kỳ, độ dài của chu kỳ sản xuất, hệ

số sản phẩm đang chế tạo trên dây chuyền sản xuất và được tính theo công thức sau:

Trong đó:

Vspđct – Nhu cầu vốn lưu động cho sản phẩm đang chế tạo.

Pn – Mức chi phí bình quân một ngày trong kỳ kế hoạch.

Ck – Chu kỳ sản xuất sản phẩm.

Hs – Hệ số chế tạo sản phẩm.

Tích số giữa chu kỳ sản xuất và hệ số sản phẩm đang chế tạo chính là số ngày luân

chuyển vốn sản phẩm đang chế tạo.

Mức chi phí sản xuất bình quân một ngày kỳ kế hoạch được tính bằng cách lấy tổng mức

chi phí để sản xuất sản phẩm trong kỳ chia cho số ngày trong kỳ (lấy tròn 360).

Trong đó tổng mức chi phí sản xuất trong kỳ được tính bằng cách nhân sản lượng sản

xuất trong kỳ với giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm và tính theo ông thức sau:

Chu kỳ sản xuất sản phẩm là khoảng thời gian từ khi đưa nguyên liệu vào sản xuất đến

khi sản phẩm được chế tạo xong và nhập kho.

Độ dài chu kỳ sản xuất sản phẩm phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật sản xuất, quá trình

công nghệ chế tạo sản phẩm và phụ thuộc vào trình độ tổ chức quản lý sản xuất.

Độ dài chu kỳ sản xuất được xác đinh căn cứ vào thời gian hao phí sản xuất ở từng phần

và từng công đoạn sản xuâtsản phẩm.

Hệ số sản phẩm đang chế tạo là tỷ lệ phần trăm giữa giá thành bình quân của sản phẩm

đang chế tạo với giá thành sản xuất sản phẩm.

♦ Xác định nhu cầu vốn lưu động cho chi phí trả trước (VCPTT).

Chi phí trả trước trong kỳ thường là các chi phí như: Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, chi phí

các loại vật liệu sử dụng luân chuyển, chi phí sử dụng công cụ, dụng cụ được sử dụng trong

kỳ sản xuất…

Vspđct = Pn × Ck × HS

Ssp × Zsx Pn = 360

Page 39: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

39

Chi phí trả trước là các khoản chi phí thực tế đã phát sinh nhưng chưa tính hết vào giá

thành mà còn được phân bổ dần vào các kỳ tiếp theo để phản ánh đúng chi phí sản xuất và

không làm giá thành sản phẩm biến động.

Nhu cầu vốn chi phí trả trước trong kỳ được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

VCPTT – Nhu cầu vốn chi phí trả trước trong kỳ.

Pđk – Số dư chi phí trả trước trong kỳ

Pps – Số chi phí trả trước dự kiến phát sinh trong kỳ

Ppb – Số chi phí trả trước dự kiến sẽ phân bổ trong kỳ kế hoạch.

Sau khi tính được nhu cầu vốn cho sản phẩm đang chế tạo và chi phí trả trước tổng hợp

lại sẽ được nhu cầu vốn lưu động khâu sản xuất.

Bài tập áp dụng: (tiếp theo bài tập trên)

Giá thành sản xuất một sản phẩm A là 215.000 đồng, sản phẩm B là 240.000 đồng.

Chu kỳ sản xuất của sản phẩm A và sản phẩm B đều là 20 ngày .

Hệ số sản phẩm đang chế tạo của sản phẩm A làvà sản phẩm B đều là 0,6

Số dư vốn chi phí trả trước đầu kỳ là 25.000.000 đồng.

Chi phí trả trước phát sinh trong kỳ gồm:

Sửa chữa lớn tài sản cố định 12.000.000 đồng, chi phí vật liệu luân chuyển trong kỳ

22.000.000 đồng. Toàn bộ chi phí trả trước được phân bổ 50% vào giá thành sản phẩm sản

xuất trong kỳ.

Yêu cầu tính nhu cầu vốn lưu động sản xuất.

♦ Xác định nhu cầu vốn lưu động khâu lưu thông.

Sản phẩm sau khi sản xuất xong được kiểm tra, nhập kho nhưng không thể bán ngay

được mà cần có thời gian sắp xếp, đóng gói, chuẩn bị tích lũy đủ số lượng cần thiết theo yêu

cầu của khách hàng. Mặt khác cũng có thể hàng đã xuất kho bán cho khách nhưng chưa thu

được tiền. Vì vậy cần thiết phải có một số lượng vốn lưu động nhất định bù lại số vốn nằm

trong thành phẩm chờ bán và chờ thu tiền để sản xuất được tiến hành liên tục. Số vốn đó

chính là nhu cầu vốn lưu động khâu lưu thông.

Nhu cầu vốn lưu động khâu lưu thông được xác định theo công thức sau:

Trong đó:

Vtp – Nhu cầu vốn lưu động khâu lưu thông.

Ntp – Số ngày dự trữ và luân chuyển thành phẩm.

Zn – Giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hóa bình quân mỗi ngày kỳ kế hoạch.

VCPTT = Pđk + Pps - Ppb

Vtp = Zn × Ntp

n

∑ Zi i = 1 Zn = 360

Page 40: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

40

Trong đó:

Zi - Giá thành toàn bộ của toàn bộ thành phẩm thứ i được sản xuất trong kỳ.

Zi = zi × Si

zi – Giá thành toàn bộ một sản phẩm thứ i

Si – Sản lượng sản phẩm i được sản xuất trong kỳ.

Như vậy, nhu cầu vốn lưu động khâu lưu nhiều hay ít phụ thuộc vào hai yếu tố: Giá thành

toàn bộ sản phẩm sản xuất bình quân mỗi ngày trong kỳ và số ngày dự trữ luân chuyển thành

phẩm.

Số ngày dự trữ và luân chuyển thành phẩm là khoảng thời gian tính từ khi sản phẩm được

nhập kho đến khi đưa vào tiêu thụ và thu được tiền về (bao gồm số ngày dự trữ thành phẩm,

số ngày vận chuyển và số ngày thanh toán).

Số ngày dự trữ thành phẩm là số ngày cần thiết để tích lũy thành phẩm đủ theo yêu cầu

của khách hàng cho mỗi lần giao hàng, hoặc là khoảng cách thời gian giữa hai lần giao hàng

liền nhau theo hợp đồng kinh tế bán hàng đã ký két.

Số ngày xuất vận là số ngày cần thiết để xuất kho và vận chuyển hàng từ kho của doanh

nghiệp đến nơi giao hàng.

Số ngày thanh toán là số ngày cần thiết để hai bên lập chứng từ thanh toán (tính từ khi lập

chứng từ thanh toán đến khi thu được tiền về)

Sau khi tính được nhu cầu vốn lưu động cho các khâu dự trữ sản xuất, khâu sản xuất và

lưu thông tổng hợp lại ta sẽ được toàn bộ nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch của doanh

nghiệp.

Bài tập áp dụng: (tiếp theo bài tập trên)

Giá thành toàn bộ sản phẩm A là 260.000.000 đồng/sản phẩm

Giá thành toàn bộ sản phẩm B là 360.000.000 đồng/sản phẩm

Thời gian giao hàng theo hợp đồng kinh tế đã ký kết là vào các ngày 10, 20, 30 hàng

tháng.

Thời gian xuất vận đã xác định là 2 ngày

Thời gian thanh toán là 4 ngày.

Yêu cầu tính nhu cầu vốn lưu động khâu lưu thông và nhu cầu toàn bộ vốn lưu động để

doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất năm kế hoạch.

2.2.2. Phương pháp gián tiếp.

Thực chất của phương pháp này là căn cứ vào kết quả thống kê kinh nghiệm về vốn lưu

động sử dụng bình quân năm báo cáo và nhiệm vụ sản xuất năm kế hoạch, dự kiến tăng tốc

độ luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch để tính nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch

và được tính theo công thức sau:

M1 Vkh = Vbq0 × × (1 + t) 360

Page 41: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

41

Trong đó:

Vkh – Nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch.

Vbq0 – Số dư bình quân vốn lưu động năm báo cáo.

M0, M1 – Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo và năm kế hoạch.

t – Tỷ lệ tăng, giảm số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch so với năm báo cáo được

tính theo

Trong đó:

L0, L1 – Là số vòng luân chuyển của vốn lưu động năm báo cáo và năm kế hoạch.

Cũng có thể tính nhu cầu vốn lưu động năm kế hoạch theo cách căn cứ vào tổng mức

luân chuyển vốn và số vòng quay vốn lưu động dự kiến năm kế hoạch theo công thức sau:

Trong đó:

M1 – Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch.

L1 – Số vòng quay vốn lưu động năm kế hoạch.

Trường hợp cần xác định nhu cầu vốn lưu động cho từng khâu (dự trữ sản xuất, sản xuất

và lưu thông) doanh nghiệp có thể căn cứ vào tỷ trọng vốn lưu động đã phân bổ ở từng khâu

của những năm trước, để tính nhu cầu vốn ở từng khâu của quá trình sản xuất năm kế hoạch.

Tính nhua cầu vốn lưu động theo phương pháp gián tiếp có ưu điểm là đơn giản, nhanh

chóng xong mức độ chính xác không cao.

Bài tập áp dụng: Kế hoạch vốn lưu động năm kế hoạch của doanh nghiệp X dự kiến như

sau: Tổng mức luân chuyển vốn là 4.200.000.000 đồng, số vòng quay của vốn là 6 vòng. Tỷ

trọng vốn ở từng khâu như sau: Khâu dự trữ sản xuất 35%; sản xuất 30%; lưu thông 35%.

Tính nhu cầu vốn lưu động ở từng khâu và tổng nhu cầu vốn lưu động cho năm kế hoạch.

Trong thực tế khi xác định số ngày dự trữ thành phẩm và luân chuyển vốn thành phẩm

phải tùy theo từng trường hợp cụ thể mà vận dụng cho phù hợp với các đặc điểm riêng của

từng doanh nghiệp, từng ngành. Những sản phẩm sau khi sản xuất đưa ra tiêu thụ không cần

thời gian dự trữ, thời gian xuất vận mà chỉ cần thời gian thanh toán thì thời gian dự trữ và

thời gian xuất vận sẽ không được tính (chẳng hạn như sản phẩm của ngành điện hoặc sản

phẩm của ngành xây lắp…).

3. Nguồn tài trợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

3.1. Các mô hình tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp.

L1 – L0 t = × 100 L0

M1 Vkh = L1

Page 42: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

42

Trên cơ sở xác định các nguồn vốn dầu tư cho nhu cầu về vốn đầu tư vao tài sản cố định

và tài sản lưu động trên cần phải tính đến chiến lược tổ chức nguồn vốn kinh doanh một cách

hợp lý và có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Chiến lược tổ chức huy động vốn của doanh nghiệp được dựa trên tình hình cụ thể của

doanh nghiệp trong từng thời kỳ và dựa vào rất nhiếu căn cứ khác nhau. Trên thế giới cũng

như ở các doanh nghiệp nước ta thường có ba mô hình tổ chức vốn thường được sử dụng:

* Mô hình thứ nhất: Toàn bộ tài sản cố định, tài sản lưu động thường xuyên và một phân

tài sản lưu động tạm thời được hình thành bởi nguồn vốn thường xuyên, phần tài sản lưu

động tạm thời còn lại được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Ưu điểm của mô hình này là đưa lại cho doanh nghiệp khả năng thanh toán và độ an toàn

ở mức cao. Nguồn vốn thường xuyên đẩm bảo phần lớn nhu cầu vốn, tạo sự ổn định cho

doanh nghiệp hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện tốt nguyên tắc

giữ chữ tín trong các quan hệ kinh doanh.

Tuy nhiên, nhược điểm của việc sử dụng mô hành này là ngoài nguồn vốn chủ sở hữu

doanh nghiệp phải huy động thêm nhiều nguồn vốn vay dài hạn và ngắn hạn cả kho không có

nhu cầu về taifsanr lưu động tạm thời cũng phải hoàn thành một lượng nguồn vốn thường

xuyên nên chi phí sử dụng vốn sẽ cao.

* Mô hình thứ hai: Toàn bộ tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên được đảm

bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng

nguồn vốn tạm thời.

Ưu điểm của mô hình này là làm giảm bớt chi phí sử dụng vốn và hạn chế rủi ro trong

thanh toán nhưng nhược điểm lớn của mô hình này là không tạo sự linh hoạt trong việc tổ

chức cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong thực tế kinh doanh tiêu thụ sản phẩm của

doanh nghiệp thường xuyên biến động, khi gặp những khó khăn nhất định doanh nghiệp phải

tạm thời giảm bớt quy mô kinh doanh, trong khi đó vẫn phải duy trì một lượng vốn thường

xuyên khá lớn do vậy mô hình này ít được sử dụng và thường chỉ áp dụng cho doanh nghiệp

có quy mô kinh doanh tương đối ổn định.

* Mô hình thứ ba: Toàn bộ tài sản cố định và một phần tài sản lưu động thường xuyên

được đảm bảo bằng nguồn vốn thường xuyên, phần còn lại của tài sản lưu động thường

xuyên và toàn bộ tài sản lưu động tạm thời được đảm bảo bằng nguồn vốn tạm thời.

Ưu diểm của mô hình này là chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với cả hai mô hình trên và

việc tổ chức cơ cấu nguồn vốn cũng khá linh hoạt. Song nếu sử dụng mô hình này doanh

nghiệp dễ gặp rủi ro hơn so với việc sử dụng hai mô hình trên.

Thông thường các doanh nghiệp không chỉ theo một mô hình mà tùy từng tình hình cụ

thể bên trong và bên ngoài doanh nghiệp trong thwoif kỳ để có thể điều chỉnh một cách hợp

lý.

Trong cả ba mô hình tài trợ vốn nêu trên, doanh nghiệp đều phải sử dụng nguồn vốn tạm

thời để đáp ứng nhu cầu một phần hoặc toàn bộ nhu cầu vốn lưu động.

Page 43: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

43

3.2. Các nguồn tài trợ ngắn hạn.

3.2.1. Nợ phải trả có tính chất chu kỳ.

Các khoản phải trả cho người lao động và các khoản phải nộp khác, các khoản này có tên

gọi là nợ tích lũy, những khoản này phát sinh thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, tuy

nhiên chúng chưa đến kỳ thanh toán.

Những khoản này gồm:

Tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động nhưng chưa đến kỳ trả.

Các khoản thuế, bảo hiểm xã hội phải nộp nhưng chưa đến kỳ nộp.

Ngoài những khoản nợ có tính chất thường xuyên trên đây còn có những khoản phát sinh

cũng mang tính chất như một nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tận dụng trước nhưng không

phải trả cđó là những khoản tiền tạm ứng trước của khách hàng.

3.2.2. Tín dụng nhà cung cấp.

Việc mua chịu, bán chịu giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã

xuất hiện từ lâu, hình thức tín dụng này chiếm vị trí quan trọng trong nguồn tài trợ ngắn hạn

đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp mới hình thành hoặc vốn hoạt động còn bị hạn

chế. Được nhận vật tư, tài sản, dịch vụ để được hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa

phải thanh toán, trả tiền ngay điều đó rất có lợi cho doanh nghiệp. Lợi ích của tín dụng

thương mại nhà cung cấp rất lớn đó là: Cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp hoạt động; đàm

phan, tự nguyên giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp; kết quả đưa đến nhanh, khi nhà cung

cấp biết rõ khách hàng, có thể đánh giá được khả năng thu hồi, mức độ tín nhiệm cũng như

nhưng rủi ro có thể gánh chịu.

Về phía doanh nghiệp, tuy được hưởng tín dụng của nhà nước cung cấp nhưng cũng

không nên cho đó là loại hình tín dụng không mất chi phí mà cần kiểm tra, xem xét giá mua

chịu hàng hóa có cao quá mức bình thường không.

Việc sử dụng tín dụng thương mại của doanh nghiệp cũng phải tính đến chi phí của

khoản tín dụng đó, cho nên trong nhiều trường hợp việc doanh nghiệp có nên sử dụng tín

dụng thương mại hay không cần xác định chi phí của các khoản tín dụng thương mại đó.

3.2.3. Tín dụng ngân hàng.

Nguồn vốn ngân hàng thương mại là một nguồn tài trợ đặc biệt cho doanh nghiệp, đó là

nguồn tài trợ ngắn hạn như nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp gia tăng trong hoạt động

kinh doanh. Các tổ chức tín dụng có thể cho các doanh nghiệp vay ngắn hạn trong thời gian

tối đa là 12 tháng. Thời hạn cho vay cụ thể cho từng doanh nghiệp được xác định phù hợp

với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Lãi suất cho vay là lãi

suất thỏa thuận theo cơ chế thị trường và phù hợp với các quy định của ngân hàng nhà nước,

quy định của luật các tổ chức tín dụng về lãi suất cho vay khi ký kết hợp đồng tín dụng.

Để vay được nguồn vốn ngắn hạn từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng các doanh

nghiệp cần chấp hành đầy đủ các nguyên tắc quy định hiện hành về tín dụng ngắn hạn.

Chiết khấu thương mại.

Page 44: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

44

Thương phiếu là chứng chỉ có giá trị nhận lênh thanh toán hoặc cam kết thanh toán không

điều kiện một số tiền xác định trong một thời hạn nhất định.

Các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu thông thường muốn vay ngắn hạn cần thế

chấp bằng khoản phải thu nhưng thay vì việc dùng hình thức này để thế chấp có thể sử dụng

thương phiếu để chiết khấu trên thị trường tiền tệ.

Bán nợ.

Trong nền kinh tế thị trường hình thành cơ chế mua bán nợ. Với cơ chế đó cho phép

doanh nghiệp có thể bán nợ phải thu từ khách hàng bao hàm cả nợ nợ phải thu quá hạn, nợ

khó đòi cho tổ chức mua bán nợ. Tùy theo quy định luật pháp ở mỗi nước tổ chức mua bán

nợ có thể là ngân hàng thương mại hay công ty mua bán nợ.

Các nguồn tài trợ ngắn hạn khác.

Ngoài các nguồn vốn để tài trợ ngắn hạn trên, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các

nguồn khác để tài trợ nhu cầu tăng vốn lưu động tạm thời như các khoản tiền đặt cọc, tiền

ứng trước của khách hàng, các nguồn tài trợ không có đảm bảo khác như khoản cho vay theo

từng hợp đồng cụ thể.

Tổ chức đảm bảo nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết.

3.3.1. Xác định vốn lưu động thừa thiếu.

Hàng năm doanh nghiệp phải lập kế hoạch nguồn vốn lưu động để so sánh nguồn vốn lưu

động hiện có với nhu cầu vốn thường xuyên cần thiết tối thiểu để xem xét vốn lưu động

thừa, thiếu thông qua đó nhằm chủ động xử lý số thừa và tổ chức huy động đủ nguồn vốn

đáp ứng nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh.

V+(-) = Vtc - Vnc

Trong đó:

V+(-) – Số vốn lưu động thừa (+), thiếu (-) so với nhu cầu quy mô kinh doanh.

Vtc – Số vốn lưu động thực có của doanh nghiệp ở đầu kỳ kế hoạch.

Vnc – Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho doanh nghiệp.

3.3.2. Các biện pháp xử lý khi thừa hoặc thiếu vốn lưu động.

Trường hợp thừa vốn lưu động nếu số vốn lưu động thực có đầu năm kế hoạch không

nhứng đáp ứng đủ nhu cầu vốn lưu động thường xuyên tối thiểu của doanh nghiệp mà còn dư

thừa thì cần có biện pháp thích hợp để tránh tình trạng vốn biij ứ đọng, lãng phí vôn.

Trường hợp thiếu vốn lưu động doanh nghiệp phải tìm nguồn tài trợ để bù đắp số thiếu

đó. Doanh nghiệp có thể bổ sung vốn lưu động thiếu bằng nguồn vốn từ bên trong như lấy

một phần từ lợi nhuận hàng năm để tăng vốn kinh doanh dưới hình thức trích một phần từ

quỹ đầu tư phát triển đối với doanh nghiệp nhà nước, trích một phần từ quỹ dự trữ hoặc lợi

nhuận đối với công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Khi xem xét huy động nguồn vốn lưu động bên trong rồi mà vẫn còn thiếu so với nhu cầu

vốn lưu động thì phải huy động nguồn vốn lưu động từ bên ngoài thông qua hình thức liên

doanh liên kết, phát hành tráu phiếu và cổ phiếu để tăng thêm nguồn vốn luân chuyển thường

Page 45: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

45

xuyên và ổn định cho doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn có thể vay vốn của ngân

hàng và các đơn vị tổ chức, cá nhân và tập thể trong và ngoài nước.

Tuy tình hình cụ thể doanh nghiệp lựa chọn hình thức huy động vốn lưu động thích hợp

và cân đối từng thời gian phát sinh nhu cầu vốn lưu động để đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sản

xuất kinh doanh.

4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp có thể đánh giá theo

các chỉ tiêu sau:

4.1. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động.

Như chúng ta đã biết, trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vốn lưu

động luôn vận động không ngừng từ hình thái tiền tệ ban đầu, qua các quá trình dự trữ, sản

xuất và tiêu thụ vốn lại trở về hình thái tiền tệ, thời gian thực hiện một vòng luân chuyển như

vậy dài hay ngắn chính là độ dài một vòng luân chuyển (kỳ luân chuyển). Trong cùng một

khoảng thời gian nhất định nếu độ dài của vòng luân chuyển ngắn thì số lần (số vòng) luân

chuyển của vốn lưu động càng nhiều và ngược lại. Chính độ dài của một vòng luân chuyển

và số lần luân chuyển và số lần luân chuyển của vốn lưu động đã phản ánh hiệu suất sử dụng

vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng vốn càng cao và ngược

lại. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá

chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ nhiều hay ít phản ánh tình hình tổ chức, quản

lý vốn lưu động ở các khâu dự trữ, cung cấp vật tư, sản xuất tiêu thụ sản phẩm có hợp lý hay

không.

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động được đánh giá qua các chỉ tiêu sau:

Số lần luân chuyển vốn trong kỳ

Trong đó:

L – Số lần luẩn chuyển vốn lưu động trong kỳ.

M – Tổng mức vốn lưu động tromg kỳ

Vbq – Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ.

Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ đối với doanh nghiệp công nghiệp là doanh

thu thuần hoặc doanh thu thực hiện trừ thuế gián thu phải nộp. Đối với doanh nghiệp xây lắp

là giá trị sản lượng xây lắp bàn giao thanh toán trừ các khoản thuế gián thu.

Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ là số bình quân số học của vốn lưu động được

thực hiện trong kỳ, nếu trong kỳ số vòng luân chuyển càng lớn thì càng tốt và ngược lại.

Kỳ luân chuyển của vốn lưu động (độ dài một vòng luân chuyển) xác định theo công thức

sau:

M L=

Vbq

Page 46: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

46

hay

Trong đó:

K – Kỳ luân chuyển vốn lưu động (độ dài một vòng luân chuyển)

Chỉ tiêu này phản ánh một vòng luân chuyển vốn lưu động hết bao nhiêu ngày.

Trường hợp doanh nghiệp cần đi sâu phân tích đánh giá tình hình sử dụng, quản lý vốn lưu

động ở từng khâu như dự trữ, sản xuất, lưu thông thì có thể sử dụng các công thức trên để tính

toán, phân tích, khi đố đại lượng tổng mức luân chuyển vốn lưu động được thay bằng tổng

mức luân chuyển của từng thành phần và vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ được thay

bằng số vốn lưu động bình quân sử dụng trong tùng khâu.

Hai chỉ tiêu trên có quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau, nếu số vòng quay của vốn lưu động

trong chu kỳ càng lớn thì kỳ lân chuyển càng ngắn chứng tỏ việc quản lý sử dụng vốn có

hiệu quả và ngược lại.

Bài tập áp dụng: Có các số liệu trong kỳ của một doanh nghiệp như sau:

Doanh thu thực hiện 1.200.000.000 đồng.

Thuế gián thu phải nộp 160.000.000 đồng.

Vốn lưu động bình quân các quý trong kỳ:

Quý 1: 160.000.000 đồng.

Quý 2: 180.000.000 đồng.

Quý 3: 200.000.000 đồng.

Quý 4: 220.000.000 đồng.

Tính số vòng luân chuyển, kỳ luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ.

4.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn.

Để đánh giá hiệu quả của việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong kỳ của doanh

nghiệp thường dùng chỉ tiêu mức tiết kiệm tuyệt đối và mức tiết kiệm tương đối:

♦ Mức tiết kiệm tuyệt đối: Để đạt được mục tiêu sản xuất nhất định thì nhất thiết phải có

một lượng vốn lưu động tương ứng được xác định.

Song trong quá trình sản xuất nếu doanh nghiệp có các biện pháp quản lý vốn lưu động

tôt làm cho tốc độ của vốn lưu động tăng lên thì tương ứng với nó doanh nghiệp sẽ tiết kiệm

được một lượng vốn lưu động để có sử dạng vào việc khác. Lượng vốn ít hơn đó do tăng tốc

độ vòng quay chính là mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động.

Khi đó mức tiết kiệm đối với vốn lưu động được ác định theo công thức:

360 K =

L

Vbq × 360 K =

M

360 Vtk = × K1 – Vbq = V0 – V1 L

Page 47: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

47

Trong đó:

Vtk – Vốn lưu động tiết kiệm tuyệt đối do tăng vòng quay vốn lưu động.

V0, V1 – Vốn lưu động bình quân sử dụng kỳ báo cáo và kỳ kế hoạch.

M – Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ báo cáo.

K1 – Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch.

Bài tập áp dụng: Có các số liệu trong kỳ của một doanh nghiệp như sau:

Doanh thu thực hiện 1.200.000.000 đồng.

Thuế gián thu phải nộp 160.000.000 đồng.

Vốn lưu động bình quân các quý trong kỳ:

Quý 1: 160.000.000 đồng.

Quý 2: 180.000.000 đồng.

Quý 3: 200.000.000 đồng.

Quý 4: 220.000.000 đồng.

Trong năm kế hoạch, doanh nghiệp phấn đấu tăng tốc độ luân chuyển của vốn lưu động

để đảm bảo kỳ luân chuyển vốn lưu động còn 50 ngày/vòng.

Tính mức vốn lưu động tiết kiệm nếu đatk kế hoạch.

♦ Mức tiết kiệm tương đối:

Thực chất của tiết kiệm tương đối là do tăng tốc đọ luân chuyển của vốn lưu động mà với

số vốn lưu động không đổi so với năm trước nhưng do tăng tốc độ luân chuyển cuả vốn lưu

động mà doanh nghiệp đã tạo ra được một doanh thu lớn hơn hoặc quy mô vốn lưu động

tăng không đáng kể, khi đó mức tiết kiệm tương đối được xác định như sau:

Trong đó:

Vtktđ - Vốn lưu động tiết kiệm tương đối do tăng vòng quay vốn lưu động.

M1 – Tổng mức luân chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch.

K1, K0 – Kỳ luân chuyển vốn lưu động kỳ kế hoạch và kỳ báo cáo.

Bài tập áp dụng: Số liệu như bài tập trên, nhưng trong năm kế hoạch doanh nghiệp phải

phấn đấu để đạt doanh thu thuần là 1.200.000.000 đồng. Tính số vốn lưu động tiết kiệm

tương đối.

4.3. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động trên doanh thu (hoặc doanh thu thuần).

Trong đó:

Hdt – Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên doanh thu hoặc doanh thu thuần.

360 Vtktđ = × (K1 – K0) L

Dt Hdt = Vbq

Page 48: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

48

Dt – Doanh thu hoặc doanh thu thuần trong kỳ.

Vbq – Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ đã tạo ra được

mấy đồng doanh thu hay doanh thu thuần.

4.4. Chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu động (mức đảm nhận của vốn lưu động).

Trong đó: Mđlđ – Mức đảm nhận của vốn lưu động.

Chỉ tiêu này để phản ánh để đạt được một đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần thì cần

bao nhiêu vốn lưu động.

4.5. Mức doanh lợi vốn lưu động.

Trong đó: Mplđ – Mức doanh lợi vốn lưu động.

P – Lợi nhuận đạt được trong kỳ (trước hoặc sau thuế).

Vbq – Vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động bình quân sử dụng trong kỳ đã tạo ra mấy

đồng lợi nhuận trước hoặc sau thuế.

Vbq Mđlđ = Dt

P Mplđ = Vbq

Page 49: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

49

Chương 4 CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH, GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

1. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh.

Các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất công

nghiệp, xây lắp…là để sản xuất, cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng nhằm thu được lợi

nhuận.

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định. Khi

tiến hành sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải tiêu hao nguyên vật liệu, hao mòn máy móc

thiết bị, công cụ, dụng cụ, chi trả lương cho công nhân viên…Như vậy chi phí sản xuất của

doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền về các hao phí vật chất và lao động mà doanh nghiệp bỏ

ra để sản xuất sản phẩm trong một thời kỳ nhất định

Sau khi sản xuất ra sản phẩm doanh thu tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình tiêu

thụ sản phẩm doanh nghiệp bỏ ra những chi phí khác như: bao gói sản phẩm, bảo quản, vận

chuyển, quảng cáo, bảo hành sản phẩm…Những chi phí này còn gọi là chi phí lưu thông sản

phẩm.

Trong kinh doanh doanh nghiệp phải nộp những khoản thuế gián thu như thuế giá trị gia

tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt…theo quy định của luật thuế.

Như vậy chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ những chi phí sản xuất

sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, và các khoản thuế gián thu mà doanh nghiệp phải bỏ ra để thực

hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến việc quản

lý chi phí bởi lẽ chi phí không hợp lý sẽ gây ra những khó khăn trong quản lý và làm giảm

lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy vấn đề quan trọng đặt ra cho các nhà quản lý tài chính là

phải kiểm soát được các chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Mối ngành sản xuất công nghiệp, xây lắp…đều có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng.

Những đặc điểm ấy có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp trong nhành đó. Chẳng hạn doanh nghiệp công nghiệp thường có chu kỳ sản

xuất tương đối ngắn, việc sản xuất phản phẩm ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên do đó phần

lớn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ quản lý

và sự cố gắng vươn lên của doanh nghiệp. Còn đối với doanh nghiệp xây lắp thường có chu

kỳ sản xuất dài, quá trình sản xuất sản phẩm chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên như mưa,

bão…Do đó thành phần và kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào từng loại công

trình, từng giai đoạn thi công. Thời kỳ tập trung thi công thì chi phí nguyên vật liệu, chi phí

sử dụng máy tăng đến thời kỳ hoàn thiện công trình thì chi phí tiền lương tăng và trong thức

tế chi phí sản xuất của doanh nghiệp xây lắp hay đọng ở giá trị xây lắp dở dang. Mặt khác do

địa bàn và phạm vi hoạt động của doanh nghiệp xây lắp thường phân tán, nhân công và máy

móc thi công thường xuyên di chuyển nên phát sinh thêm các chi phí trong quá trình vận

Page 50: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

50

chuyển như chi phí đưa đón công nhân, chi phí vận chuyển, tháo lắp, chạy thử máy, chi phí

xây dựng, tháo dỡ công trình tạm…Do đó trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp phải

biết tập trung vốn thi công dắt điểm từng công trình, hạng mục công trình và bằng mọi biện

pháp thi công để rút ngắn thời hạn thi công, bàn giao công trình, thu vốn nhanh.

Nội dung chi phí sản xuất kinh doanh.

Chi phí kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm: Chi phí hoạt động sản xuất kinh

doanh và chi phí tài chính.

Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các loại vật tư đã tiêu hao và chi

phí hao mòn máy móc, thiết bị, tiền lương hay tiền công và các loại chi phí khác phát sinh

trong quá trình sản xuất kinh doanh và bán hàng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất

định.

Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm:

Chi phí nguyên vật liệu: Là toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu dùng vào hoạt động sản

xuất kinh doanh.

Chi phí nhiên liệu, động lực: Là toàn bộ giá trị nhiên liệu, động lực doanh nghiệp dùng

vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tiền lương: Là toàn bộ tiền lương, tiền công và các chi phí có tính chất tiền lương phải

trả cho công nhân viên.

Trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ tiền lương phải

trả.

Khấu hao tài sản cố định: Là số tiền khấu hao tài sản cố định trích theo tỷ lệ quy định so

với toàn bộ giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp.

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các chi phí trả trước cho các tổ chức kinh tế, cá nhân

ngoài doanh nghiệp về việc cung cấp các dịch vụ phục vụ yêu cầu hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp như chi phí trả tiền điện, tiền nước, điện thoại, fax, sửa chữa tài sản

cố định, tư vấn, kiểm toán, quảng cáo, đại lý, môi giới và các chi phí phí khác như thuế môn

bài, thuế sử dụng đất, thuế gián thu, tiếp khách, giao dịch…

Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá các khoản phải thu khó

đòi, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn.

Các khoản trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định về hợp đồng lao động.

Ngoài chi phí kinh doanh đã nêu trên trong hoạt động kinh doanh còn phát sinh thêm các

chi phí khác. Đó là những chi phí liên quan đến các hoạt động có tính chất bất thường như

chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ, chi phí về thu tiền phạt và các các chi phí về vi phạm

hợp đồng, chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định…

Chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp chi ra bao goomg chi phí hoạt động kinh

doanh và chi phí hoạt động khác.

2. Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh.

Page 51: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

51

Khái niệm.

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các yếu tố chi

phí phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.

Chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bao gồm chi phí cho việc sản xuất sản phẩm và các khoản

thuế gián thu phải nộp cho nhà nước theo quy định của luật thuế.

Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được phân loại theo những tiêu thức nhất

định nhằm phục vụ cho công tác quản lý chi phí, phân tích hiệu quả sử dụng chi phí, hạch

toán, kiểm tra giúp doanh nghiệp tìm các biện pháp chi phí và hạ giá thành sản phẩm.

Thường có các cách phân loại chủ yếu sau:

a) Phân loại theo nội dung kinh tế.

Căn cứ vào đặc điểm kinh tế giống nhau của các loại chi phí để xếp chúng vào từng loại,

mỗi loại là một yếu tố chi phí cùng một nội dung kinh tế.

Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia

thành các yếu tố sau:

Chi phí vật tư: Là toàn bộ các loại vật tư mà doanh nghiệp mua từ bên ngoài dùng vào

hoạt động sản xuất kinh doanh như chi phí nguyên vật liệu mua ngoài, nhiên liệu, phân bổ

công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế, dụng cụ lao động,…

Chi phí khấu hao TSCĐ.

Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương:

Chi phí dịch vụ mua ngoài.

Chi phí bằng tiền khác.

b) Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh

chi phí.

Những chi phí cùng công dụng kinh tế và địa điểm phát sinh sẽ được xếp vào một loại

gọi là khoản mục chi phí.

Theo cách phân loại này có các khoản mục chi phí sau đây:

Chi phí vật tư trực tiếp.

Chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí sản xuất chung.

Chi phí bán hàng.

Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Phân loại chi phí theo cách này có thể giúp doanh nghiệp tập hợp được chi phí và tính giá

thành cho từng loại sản phẩm, có thể quản lý chi phí tại các địa điển phát sinh chi phí, quản

lý tốt chi phí, khai thác tốt các khả năng nhằm hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

c) Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ giữa chi phí với quy mô sản

xuất kinh doanh.

Page 52: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

52

Theo cách phân loại này chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chia thành

các loại sau: Chi phí cố định và chi phí biến đổi.

Chi phí cố định là chi phí không thay đổi theo sản lượng sản xuất hay quy mô sản xuất

thuộc loại chi phí này gồm có: Chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương trả cho công nhân

viên và cán bộ quản lý, lãi tiền vay phải trả, các chi phí khác về thuê tài sản hay thuê văn

phòng làm việc.

Chi phí biến đổi: Là các chi phí thay đổi theo sự thay đổi của lực lượng sản xuất hay quy

mô sản xuất thuộc loại chi phí biến đổi gồm có: Chi phí về vật tư, chi phí về tiền lương nhân

công trực tiếp sản xuất sản phẩm, chi phí dịch vụ dùng ở phân xưởng sản xuất như điện,

nước, điện thoại…

Giá thành và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

Khái niệm giá thành sản phẩm.

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn

thành việc sản xuất và tiệu thụ một loại sản phẩm nhất định.

Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm toàn bộ chi phí của doanh nghiệp bỏ ra để hoàn

thành việc sản xuất sản phẩm. Giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bao gồm

giá thành sản xuất của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đãtiêu thụ với các khoản phí cho việc bán

hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp phải dự kiến giá thành sản phẩm để

đề ra các biện pháp thực hiện dự kiến đó, nói cách khác doanh nghiệp phải tiến hành kế

hoạch xây dựng giá thành.

Trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu giá thành sản phẩm giữ vai trò

quan trọng thể hiện trên các mặt sau:

* Giá thành là thước đo mức hao phí cho sản xuất và tiêu dùng sản phẩm, là căn cứ để

xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh. Để quyết định lựa chọn sản xuất một loại sản phẩm

nào đó, doanh nghiệp cần phải nắm được nhu cầu thị trường, giá cả thị trường và mức hao

phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đó. Trên cơ sở như vậy mới xác định được hiệu quả của việc

sản xuất loại sản phẩm đó để quyết định lựa chọn và quyết định khối lượng sản xuất nhằm

đạt lwoij nhuận tối đa.

* Giá thành là một loại công cụ quan trọng của doanh nghiệp để kiểm soát tình hình hoạt

động sản xuất,kinh doanh, xem xét hiệu quả các biện pháp tổ chức, kỹ thuật. Thông qua tình

hình thực hiện kế hoạch giá thành doanh nghiệp có thể xem xét tình hình sản xuất và chi phí

bỏ vào sản xuất, tác động và hiệu quả thực hiện các biện pháp tổ chức kỹ thuật đến sản xuất,

phát hiện và tìm những nguyên nhân dẫn đến phát sinh chi phí không hợp lý để có biện pháp

loại trừ.

Giá thành còn là một căn cứ quan trọng để doanh nghiệp xây dựng chính sách giá cả đối

với từng loại sản phẩm.

Phân loại giá thành.

Page 53: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

53

a) Giá thành sản xuất của sản phẩm.

* Chi phí trực tiếp: Bao gồm chi phí về nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp

tạo ra sản xuất.

* Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí lương, tiền công, các khoản trích nộp của

công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp phải nộp theo quy định như

bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế của công nhân sản xuất.

* Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất, chế biến ở các

phân xưởn, tổ, đội, công trường trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ bao gồm chi phí

vật liệu, công cụ, dụng cụ, khấu hao tài sản cố định phân xưởng, tiền lương, bảo hiểm xã hội

trích lập theo lương của nhân viên phân xưởng, tổ, đội, công trường; chi phí dịch vụ mua

ngoài; chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng, tổ đội, công trường.

* Đối với doanh nghiệp xây lắp giá thành sản xuất của sản phẩm còn bao gồm chi phí sử

dụng máy thi công. Đó là chi phí phát sinh trong quá trình sử dụng máy thi công bao gồm chi

phí thường xuyên và chi phí tạm thời.

Chi phí thường xuyên sử dụng máy thi công bao gồm lương của công nhân điều khiển máy,

phục vụ máy, chi phí vật liệu, chi phí công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao máy, chi phí dịch

vụ mua ngoài về điện nước, bảo hiểm xe và các chi phí bằng tiền khác.

Chi phí tạm thời sử dụng máy thi công bao gồm chi phí sửa chữa lướn máy thi công, chi

phí lếu lán, bệ máy, đường ray chạy máy…

b) Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ.

Giá thành sản xuất của sản phẩm tiêu thụ.

Chi phí bán hàng: Là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ bao

gồm cả chi phí bảo hành sản phẩm.

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm cả chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh

nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Các phương pháp tính giá thành sản phẩm.

a) Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn).

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp có loại hình sản xuất giản đơn, số

lượng mặt hàng ít và sản xuất với số lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn như nhà máy điện,

nước, khai thác quặng, than, gỗ…

Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính trực tiếp lấy từ tổng chi phí sản xuất

sản phẩm cộng (+) hoặc trừ (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với

cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành.

b) Phương pháp tổng cộng.

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được

thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng kế toán chi phí sản

xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hay giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá

Page 54: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

54

thành sản phẩm được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất của các bộ phận, chi tiết sản

phẩm hay tổng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất tạo nên thành phẩm.

Giá thành sản phẩm: Z = z1 + z2 + z3 + … + zn

Phương pháp tổng cộng chi phí được áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp khai thác,

dệt, nhuộm, cơ khí chế tạo, may mặc…

c) Phương pháp hệ số.

Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà cùng một quá trình sản xuất

cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và cùng một lao động nhưng đông thời thu được nhiều

loại sản phẩm khác nhau mà chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà

phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này trước hết kế toán căn

cứ vào hệ số quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên

quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành gốc và giá thành từng

loại sản phẩm.

Trong đó: Q0 – Tổng số sản phẩm gốc đã quy đổi.

Qi – Số lượng sản phẩm i (i = 1, n).

Hi – Hệ số quy đổi sản phẩm i (i = 1, n)

d) Phương pháp tỷ lệ chi phí:

Các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như

may mặc, dệt kim, đóng giày, cơ khí chế tạo, dụng cụ, phụ tùng…Để giảm bớt khối lượng

hạch toán kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại.

Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc

định mức) kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành từng loại sản phẩm.

Giá thành đơn vị sản phẩm gốc

Tổng giá thành tất cả các loại sản phẩm = Tổng sản phẩm gốc (kể cả quy đổi)

Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm

Giá thành đơn vị sản phẩm gốc

Hệ số quy đổi từng loại sản phẩm = ×

n

Q0 = QiHi i=1

Tổng giá thành Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản sản xuất của các = phẩm dở dang + sản xuất phát sinh - phẩm dở dang loại sản phẩm đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

Giá thành thực tế Giá thành kế hoạch đơn vị sản phẩm = (hoặc định mức) × Tỷ lệ chi phí từng loại đơn vị sản phẩm từng loại

Page 55: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

55

e) Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ.

Đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm

chính còn có thể thu được các sản phẩm phụ để tính giá trị sản phẩm chính kế toán loại

bỏ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Giá trị sản phẩm phụ có

thể xác định theo giá có thể sử dụng được, giá ước tính, giá kế hoạch, giá nguyên liệu ban

đầu,…

Tổng giá thành Giá trị sản Tổng chi phí Giá trị sản Giá trị sản

sản phẩm = phẩm chính dở + sản xuất phát - phẩm phụ thu - phẩm chính dở

chính dang đầu kỳ sinh trong kỳ hồi ước tính dang cuối kỳ

f) Phương pháp liên hợp.

Là phương pháp áp dụng cho những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất có tính chất quy

trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp với

nhiều phương pháp khác nhau. Trên thực tế kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp

với cộng chi phí, tổng cộng chi phí với phương pháp tỷ lệ, phương pháp hệ số với loại trừ

sản phẩm phụ.

2.2.4. Hạ giá thành sản phẩm.

Các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh đều phải quan tâm đến việc giảm chi phí,

hạ giá thành sản phẩm. Đối với một doanh nghiệp việc hạ giá thành có ý nghĩa rất lớn thể

hiện:

* Hạ giá thành sản phẩm là một trong những nhân tố tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực

hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm. Khi thị trường có sự cạnh tranh, hàng hóa đa dạng, phong

phú các doanh nghiệp buộc phải nầng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng các hoạt động

dịch vụ và phải tìm biện pháp giảm chi phí, hạ giá thàn. Việc hạ giá thành sẽ tạo được lơij

thế cho doanh nghiệp trong cạnh tranh, doanh nghiệp có thể giảm bớt giá bán để đẩy nhanh

tiêu thụ sản phẩm, thu hồi vốn nhanh.

* Hạ giá thành sẽ trực tiếp làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp do giá cả được hình

thành bởi quan hệ cung cầu trên thị trường, nếu giá thành hạ so với gái bán trên thị trường

doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm càng cao. Nếu giá thành càng

thấp doanh nghiệp sẽ có lợi là có thể hạ được giá bán để tiêu thụ khối lượng sản phẩm nhiều

hơn và sẽ thu được lợi nhuân lớn hơn.

Tỷ lệ chi phí

Tổng giá thành thực tế của tấ cả sản phẩm = ×100% Tổng giá thành kế hoạch (hoặc định mức) của tất cả sản phẩm

Page 56: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

56

* Hạ giá thành có thể tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng sản xuất sản phẩm, dịch

vụ do doanh nghiệp đã tiết kiệm được các chi phí nguyên, nhiên, vật liệu và chi phí quản lý

so với khối lượng sản xuất như cũ, nhu caaufv sẽ được giảm bớt. Trong điều kiện đó doanh

nghiệp có thể rút bớt lượng vốn lưu động dùng trong sản xuất hoặc có thể mở rộng sản xuất

tăng thêm lương sản phẩm tiêu thụ.

Đối với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hóa để bán ra thị trường việc hạ giá thành

sản phẩm được xác định cho loại sản phẩm so sánh và được thể hiện qua hai chỉ tiêu: Mức hạ

giá thành và tỷ lệ hạ giá thành sản phẩm.

Mức hạ giá thành của sản phẩm hàng hóa so sánh được của doanh nghiệp được xác định

theo công thức sau:

Trong đó:

MZ - Mức hạ giá thành sản phẩm, hàng hóa so sánh được.

Z0 – Giá thànhđơn vị sản phẩm kỳ gốc.

ZK – Giá thành đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch.

n – Số loại sản phẩm so sánh được.

i – Loại sản phẩm so sánh thứ i.

Qi – Số lượng sản phẩm kỳ kế hoạch.

Tỷ lệ hạ giá thành của sản phẩm hàng hóa so sánh được xác định theo công thức sau:

Trong hoạt động kinh doanh một yêu cầu khách quan đặt ra cho các doanh nghiệp là phải

quan tâm tìm biện pháp giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, để thực hiện được điều đó các

nhà quản lý tài chính phải thấy được các nhân tố tác động đểgiảm giá thành sản phẩm cảu

doanh nghiệp, đó là:

* Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, việc áp dụng nhanh chóng những thành

tựu khoa học và công nghệ vào sản phẩm là nhân tố cực kỳ quan trọng cho phép các doanh

nghiệp hạ thấp giá thành sản phẩm và thành công trong kinh doanh.

Trong điều kiện ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, công nghệ phát triển

hết sức mạnh mẽ, các máy móc thiế bị được dùng vào sản xuất hết sức hiện đại thay thế lao

động thủ công của con người. Khoa học kỹ thuất phát triển trên thế giới đã tạo ra những công

nghệ mới làm thay đổi điều kiện cơ bản của sản xuất như việc tiêu tốn nguyên liệu, vật liệu

để sản xuất ra sản phẩm ngày một ít.

n

Mz = ∑[(Qi × ZK) – (Qi × Z0)] i = 1

MZ TZ% = n

∑ (Qi × Z0) i = 1

Page 57: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

57

* Tổ chức lao động và sử dụng lao động: Là một nhân tố quan trọng để nâng cao năng

suất lao động và hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, nhất là đối với doanh nghiệp sử

dụng nhiều lao động trong sản xuất. Việc tổ chức lao động khoa học sẽ tạo ra sự kết hợp các

yếu tố sản xuất một cách hợp lý, loại trừ được tình trạng lãng phí lao động, lãng phí giờ máy,

có tác dụng lớn thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm – dịch

vụ.

Điều quan trọng hơn và có ý nghĩa to lớn hơn trong việc tổ chức quản lý lao động của

một doanh nghiệp để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành của doanh nghiệp là biết

sử dụng yếu tố con người, biết động viên bồi dưỡng kiến thức, khơi dậy tiềm năng trong mỗi

con người làm cho họ gắn bó và cống hiến lao động, tài năng cho doanh nghiệp. Điều đó tạo

ra một khả năng to lớn để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm của doanh

nghiệp, vấn đề này đòi hỏi giám đốc doanh nghiệp phải biết bồi dưỡng trình độ cho công

nhân, nhân viên, quan tâm đến đời sống, điều kiện làm việc của mỗi người trong doanh

nghiệp. Biết động viên một cách kịp thời và thỏa đáng.

* Tổ chức quản lý sản xuất và tài chính: Tổ chức quản lý tốt sản xuất, kinh doanh và quản

lý tài chính là nhân tố tác động mạnh mẽ đến việc hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp,

tổ chức quản lý sản xuất đạt trình độ cao để có thể giúp doanh nghiệp xác định mức sản xuất

tối ưu và phương pháp sản xuất tối ưu làm cho giá thành sản xuất sản phẩm hạ xuống. Nhờ

vào việc bố trí hợp lý các khâu sản xuất có thể hạn chế sự lãng phí nguyên liệu, giảm thấp tỷ

lệ sản phẩm hỏng. Vai trò của quản trị tài chính ngày càng tăng trong hoạt động sản xuất

kinh doanh của một doanh nghiệp và tác động của nó đối với việc hạ giá thành, tăng lợi

nhuận ngày càng mạnh mẽ. Tổ chức sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu

mua sắm vật tư sẽ tránh được những tổn thất cho sản xuất như việc ngừng sản xuất do thiếu

vật tư, nguyên liệu. thông qua việc tổ chức sử dụng vốn kiểm tra được tình hình dự trữ vật

tư, tồn kho sản phẩm từ đó phát hiện ngăn chặn kịp thời tình trạng ứ đọng mất mát, hao hụt

vật tư, sản phẩm. Việc đẩy mạnh sự chu chuyển vốn có thể giảm nhu cầu vay vốn sẽ làm

giảm bớt chi phí phải trả về lãi tiền vay. Tất cả sự tác động trên làm giảm bớt chi phí sản

xuất, góp phần tích cực đến hạ giá thành sản phẩm.

2.3. Lập kế hoạch giá thành sản phẩm – dịch vụ trong doanh nghiệp.

Để quản lý giá thành, mỗi doanh nghiệp đều phải xác định kế hoạch giá thành. Nhiệm vụ

chủ yếu của xác định kế hoạch giá thành là phát hiện và khai thác mọi khả năng tiềm tàng để

giảm bớt chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Kế hoạch giá thành sản xuất bao gồm kế hoạch giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm, kế

hoạch giá thành tính theo khoản mục chi phí và kế hoạch giá thành của những sản phẩm so

sánh được.

♦ Kế hoạch giá thành đơn vị sản phẩm.

Page 58: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

58

- Đối với các khoản mục trực tiếp (khoản mục độc lập) như chi phí vật tư trực tiếp, chi

phí nhân công trực tiếp ta tính được bằng cách lấy định mức tiêu hao cho đơn vị sản phẩm

nhân với đơn giá kế hoạch.

Giả sử căn cứ vào định mức tiêu hao, đơn giá kế hoạch ta tính được chi phí trực tiếp cho

mỗi đơn vị sản phẩm A như sau:

CHI PHÍ TRỰC TIẾP CHO MỖI ĐƠN VỊ SẢN PHẨM A

Giá thành đơn vị Khoản mục ĐVT ĐG

Số lượng tiêu hao Số tiền

-Nguyên, vật liệu chính

A

B

- Nguyên, vật liệu phụ

- Nhiên liệu

- Năng lượng

- Tiền lương nhân công sản xuất

- Bảo hiểm xã hội

- Bảo hiểm y tế và kinh phí CĐ

Cộng chi phí trực tiếp

- Đối với những khoản muc tổng hợp (chi phí gián tiếp) như chi phí sản xuất chung, chi

phí quản lý doanh nghiệp, trước hết phải lập dự toán chung sau đó lựa chọn tiêu chuẩn thích

hợp để phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm. Khi lập dự toán chi phí sản xuất chung đối với

những khoản mục có định mức tiêu chuẩn tiêu hao thì căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, tiêu

hao và đơn giá để tính.

- Đối với các khoản mục khác có thể căn cứ vào số thực tế kỳ báo cáo kết hợp với tình

hình cụ thể kỳ kế hoạch để ước tính ra số kế hoạch.

Giả sử chi phí sản xuất chung (ở phân xương sản xuất) và chi phí quản lý doanh nghiệp

đã được tính trong bảng dự toán như sau:

DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

Đơn vị tính:

Khoản mục chi phí Dự tính thực hiện

năm báo cáo

Năm kế

hoạch

1. Tiền lương chính và lương phụ của công nhân phục

vụ và nhân viên phân xưởng.

2. BHXH của công nhân phục vụ và nhân viên phân

xưởng.

3. Nhiên liệu, vật liệu phụ, năng lượng dùng trong quá

trình sản xuất.

4. Chi phí sửa chữa thường xuyên, bảo quản nhà cửa,

Page 59: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

59

vật kiến trúc, dụng cụ sản xuất.

5. Khấu hao nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị,

dụng cụ sản xuất và TSCĐ khác.

6. Phân bổ công cụ, dụng cụ.

7. Chi phí bảo hộ lao động.

8. Chi phí nghiên cứu khoa học, phát minh, sáng kiến.

9. Chi phí khác thuộc phân xưởng.

Cộng chi phí sản xuất chung

DỰ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

Đơn vị tính:

Khoản mục chi phí Dự tính thực hiện

năm báo cáo

Năm kế

hoạch

1. Chi phí quản lý hành chính.

- Lương chính, lương phụ của nhân viên quản lý hành

chính.

- BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý hành

chính.

- Các chi phí hành chính khác: Chi phí tiếp khách, hội

nghị.

2. Chi phí quản lý kinh doanh.

- Chi phí sửa chữa thường xuyên, bảo quản kho tàng,

công trình kiến trúc, dụng cụ chung của doanh nghiệp.

- Chi phí khấu hao TSCĐ chung của doanh nghiệp.

- Chi phí bảo quản phòng thí nghiệm, phát minh, sáng

chế…

- Chi phí về bảo hộ lao động.

- Trả lãi tiền vay ngân hàng.

3. Các chi phí quản lý doanh nghiệp khác.

Cộng chi phí quản lý doanh nghiệp

Có nhiều tiêu thức phân bổ chi phí gián tiếp cho các loại sản phẩm. Những tiêu thức

thường dùng là tiền lương của nhân công sản xuất, giờ máy chạy, giờ công định mức…

Công thức phân bổ (giả thiết phân bổ theo tiêu thức tiền lương chính của công nhân sản

xuất) như sau:

Pg

Pgsp = × TLsp

TLCNSX

Page 60: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

60

Trong đó:

Pgsp – Chi phí gián tiếp (chi phí sản xuất chung hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp) phân

bổ cho loại sản phẩm nào đó.

Pg – Tổng số chi phí gián tiếp (chi phí sản xuất chung hoặc chi phí quản lý doanh

nghiệp).

TLsp – Là tiền lương của nhân công sản xuất loại sản phẩm nào đó.

TLCNSX – Tổng tiền lương của công nhân sản xuất loại sản phẩm nào đó.

Phân bổ theo các tiêu thức khác như giờ máy chạy, giờ công định mức ta có công thức

tính cũng tương tự, chỉ cần thay tiền lương của công nhân sản xuất bằng giờ máy chạy hoặc

giờ công định mức.

Chi phí bán hàng (hoặc chi phí lưu thông) cũng phải lập dự toán nhưng thông thường chi

phân bổ cho số lượng sản phẩm tiêu thụ. Phương pháp phân bổ chi phí bán hàng (hoặc chi

phí lưu thông) thông thường tính theo tỷ lệ phần trăm nhất định so với giá thành.

BIỂU GIÁ THÀNH ĐƠN VỊ CÁC LOẠI SẢN PHẨM

(Tính theo khoản mục giá thành)

Đơn vị tính:

Khoản mục Sản

phẩm A

Sản

phẩm B

Sản

phảm C

- Nguyên vật liệu chính.

- Nguyên vật liệu phụ trực tiếp sản xuất.

- Năng lương trực tiếp sản xuất.

- Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.

- BHXH, YT, KPCĐ của công nhân sản xuất.

- Chi phí sản xuất chung.

- Giá thành sản xuất.

- Chi phí bán hàng.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp.

- Giá thành toàn bộ sản lượng hàng hóa

♦ Kế hoạch giá thành tính theo khoản mục:

KẾ HOẠCH GIÁ THÀNH TÍNH THEO KHOẢN MỤC

Đơn vị tính:

Giá thành toàn bộ

sản lượng hàng hóa

Trong đó sản phẩm

so sánh được

Khoản mục

Ước tính

thực hiện

năm báo cáo

Năm

kế

hoạch

Ước tính

thực hiện

năm báo cáo

Năm

kế

hoạch

1. Nguyên vật liệu chính.

Page 61: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

61

2. Vật liệu phụ dùng vào sản xuất.

3. Nhiên liệu dùng vào sản xuất.

4. Năng lượng dùng vào sản xuất.

5. Lương chính, phụ của công nhân

sản xuất.

6. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và

kinh phí công đoàn của công nhân

sản xuất.

7. Chi phí sản xuất chung.

8. Thiệt hại về sản phẩm hỏng.

9.Thiệt hại về ngừng sản xuất.

Cộng giá thành sản xuất

10. Chi phí bán hàng.

11. Chi phí quản lý doanh nghiệp.

Giá thành toàn bộ của sản phẩm

hàng hóa tiêu thụ

3. Các loại thuế chủ yếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp đều phải nộp những khoản thuế theo quy

định của luật thuế.

Đối với Nhà nước thuế là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân sách nhà nước để đáp ứng

các nhu cầu chi tiêu cho mục đích phát triển kinh tế xã hội.

Đối với doanh nghiệp thì thuế phải nộp là một khoản chi phí của doanh nghiệp, là khoản

nộp có tính chất nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước.

Các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh

bao gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế xuất khẩu, thuế

nhập khẩu.

3.1. Thuế giá trị gia tăng.

Thuế giá trị gia tăng góp phần thúc đấy, mở rộng lưu thông hàng hóa và dịch vụ, khuyến

khích phát triển nền kinh tế, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách

nhà nước.

Thuế giá trị gia tăng là thuế được tính trên giá trị của một khoản tăng thêm của hàng hóa,

dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đên tiêu dùng.

Thuế này áp dụng cho các đối tượng nộp thuế là tất cả casctoor chức, cơ sở kinh doanh có

sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và nhập khẩu hàng hóa chịu

thuế.

Thuế giá trị gia tăng = giá tính thuế × thuế suất thuế giá trị gia tăng

Page 62: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

62

Giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định cụ thể cho từng loại hàng hóa, dịch vụ, hàng nhập

khẩu, hàng hóa để trao đổi, sử dụng nội bộ, đối với hoạt động cho thuê tài sản…

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng: Có hai phương pháp tính thuế giá trị gai tăng phải

nộp là phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng.

Phương pháp khấu trừ thuế

Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng

Phương pháp trên chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài kinh

doanh ở Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngòa tại Việt Nam, chưa thực hiện đầy đủ

các điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để làm căn cứ tính thuế theo phương pháp khấu

trừ thuế.

3.2. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế tiêu thụ đặc biệt được áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, kể

cả các tổ chức cá nhân ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có sản xuất các mặt hàng thuộc

diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được bán ra ở thị trường Việt Nam.

Về phạm vi tính thuế thì mỗi mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ phải chịu thuế tiêu

thụ đặc biệt một lần có nghĩa là mặt hàng nào khi đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được phép

lưu thông trên thị trường sẽ không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt lần thứ hai.

Doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì khi bán

những mặt hàng này chỉ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt mà không phải nộp thuế giá trị gia

tăng trên số sản phẩm đã chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được tính theo công thức sau:

Số lượng hàng hóa tiêu thụ là số lượng, trọng lượng của những mặt hàng chịu thuế đem

bán, trao đổi, đem làm quà biếu, quà tặng tiêu dùng nội bộ.

Giá tính thuế là giá được xác định trong luật thuế, hiện nay được xác định là giá chưa có

thuế tiêu thụ đặc biệt và chưa có thuế giá trị gia tăng.

Số thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng Thuế giá trị gia tăng đầu vào phải nộp = đầu ra - được khấu trừ

Số thuế giá trị gia tăng Giá trị gia tăng Thuế suất thuế = × giá trị gia tăng

phải nộp của hàng hóa, dịch vụ

Số thuế tiêu thụ đặc biệt Số lương HH, DV Giá tính thuế phải nộp = tiêu thụ × của HH, DV × Thuế suất tiêu thụ

Page 63: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

63

Thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định trong biểu thuế hiện hành. Khi tính thuế tiêu thụ đặc

biệt còn phải chú ý đến một số điểm sau.

Sản phẩm thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt khi sản phẩm ra sản phẩm này có sử dụng

loại nguyên liệu có nộp thuế thuế tiêu thụ đặc biệt thì khi tính thuế tiêu thụ đặc biệt ở khấu

sản xuất sẽ được khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt đãnộp ở khâu trước (nếu có chứng từ hợp

pháp)

3.3. Thuế tài nguyên.

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh doanh không phân biệt ngành, nghề, hình

thức khai thác, có địa điểm cố định hay lưu động, hoạt động thường xuyên hay không thường

xuyên, tổ chức cá nhân trong nước hay nước ngoài có khai thác tài nguyên thiên nhiên của

nước ta đều phải nộp thuế tài nguyên.

Sản lượng tài nguyên khai thác để tính thuế là số lượng (hoặc trong lượng, khối lượng) của

từng tài nguyên khai thác trong kỳ, không phân biệt mục đích sử dụng (bán ra, tiêu dùng nội

bộ hay dự trữ…).

Giá tính thuế tài nguyên là giá thực tế bình quân tài nguyên khai thác ở thời điểm tính thuế

tài nguyên.

Thuế tài nguyên phải nộp là một yếu tố cấu thành chi phí sản xuất, được tính vào giá thành

sản phẩm của doanh nghiệp.

3.4. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Những hàng hóa được phép xuất khẩu hay nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới kể cả hàng

hóa từ thị trường trong nước đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưua ra thị trường

trong nước đều là đối tượng chịu thuế xuất khâu, thuế nhập khẩu.

Những hàng hóa thuộc diện chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là hàng hóa theo quy

định của chính phủ, các hàng hóa viện trợ nhân đạo.

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp được xác định như sau:

Số thuế Doanh Thuế Nguyên liệu Giá TTĐB = thu × suất - định mức đã × tính × Thuế suất phải nộp tính thuế hàng bán nộp thuế TTĐB thuế

Số thuế tài nguyên Số lượng tài nguyên Giá tính thuế dơn vị phải nộp = khai thác × tài nguyên × Thuế suất

Thuế xuất khẩu, Số lượng hàng Giá Thuế suất thuế nhập khẩu = hóa xuất khẩu, × tính × thuế xuất khẩu, phải nộp nhập khẩu thuế thuế nhập khẩu

Page 64: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

64

Giá tính thuế đối với hàng xuất khẩu là giá bán tại cửa khẩu theo hợp đồng.

Giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập bao gồm cả phí vận

chuyển và bảo hiểm quốc tế theo hợp đồng.

Thuế suất bao gồm hai loại là thuế suất thông thường và thuế suất ưu đãi.

Thuế suất ưu đãi được quy định đối vời hàng hóa xuất khẩu hay nhập khẩu với các nước

có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ mua bán với nước ta và những trường hợp khác

do chính phủ quyết định, nó được quy định thấp hơn nhưng không quá 50% so với thuế suất

thông thường của từng mặt hàng.

3.5. Các loại thuế và lệ phí khác.

3.5.1. Thuế nhà đất.

Thuế nhà đất là thuế thu đối với nhà và đất ở, đất xây dựng công trình.

Công thức tính như sau:

Thuế Diện tích Giá tính thuế

nhà đất = nhà, đất × từng hạng đất, × Thuế suất

phải nộp tính thuế hạng nhà

3.5.2. Thuế chuyển quyền sử dụng đất.

Thuế Diện tích Giá đất

chuyển quyền = đất tính × trên mỗi × Thuế suất

sử dụng đất thuế m2 đất

3.5.3. Thuế môn bài, thuê trước bạ.

Thuế môn bài là loại thuê nhằm mục đích nắm và tổng hợp các hộ cá thể doanh nghiệp, công

ty tư doanh, hợp tác xã, tổ chức làm kinh tế do cơ quan hành chính và đoàn thể thành lập, các xí

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Số thuế môn bài được tính căn cứ vào thu nhập bình quân

tháng của đối tượng chịu thuế, quy định riêng cho từng mức cụ thể. Số thuế môn bài phải nộp

được ghi tăng chi phí của quản lý doanh nghiệp.

Thuế trước bạ: Theo quy định mọi trường hợp chuyển dịch quyền sở hữu hay quyền sử

dụng về nhà đất, ô tô, xe gắn máy…(gọi chung là tài sản) bao gồm mua bán, chuyển đổi,

thừa kế đều phải khai báo và nộp thuế trước bạ. Thuế trước bạ thu trên giá trị tài sản chuyển

dịch (thời giá lúc chuyển dịch hay thanh toán) nhân với thuế suất và do người nhận tài sản

nộp. Trường hợp đổi tài sản thì bên tham gia nộp phí trên phần tài sản nhận được.

3.5.4. Các khoản phí, lệ phí khác.

Khi tiến hành sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp còn phải nộp một khoản phí, lệ phí

như phí giao thông, phí cầu đường, phí chứng thư…

Khi nộp phí, lệ phí căn cứ vào các chứng từ như phiếu chi, giấy báo nợ kèm theo ủy

nhiệm chi…kế toán phải phản ánh chi tiết từng loại.

Page 65: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

65

Chương 5

DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA

DOANH NGHIỆP

1. Doanh thu của doanh nghiệp.

Khái niệm về doanh thu.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi tạo ra được sản phẩm, doanh nghiệp tiến

hành tiêu thụ sản phẩm và thu tiền tệ, tạo nên doanh thu cho doanh nghiệp. Đây là bộ phận

quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Ngoài phần doanh thu do tiêu thụ sản

phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, còn bao gồm những khoản doanh thu do hoạt động tài

chính và do các hoạt động khác mang lại.

Vậy doanh thu của doanh nghiệp là tất cả số tiền thu được từ tất cả các hoạt động của

doanh nghiệp.

Nội dung doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:

Doanh thu bán hàng là toàn bộ các khoản thu về tiêu thụ sản phẩm. Đây là bộ phận chủ

yếu chiếm tỷ trong lớn trong tổng số doanh nghiệp nó quyết định đến sự tồn tại của doanh

nghiệp.

Doanh thu về hoạt động tài chính bao gồm những khoản thu do hoạt động đầu tư tài

chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại.

Doanh thu khác là doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoài các hoạt động kể trên, đó là

những khoản thu không mang tính chất thường xuyên như doanh thu về thanh lý, nhượng

bán tài sản cố định, giá trị vật tư, tài sản thừa trong sản xuất, các khoản nợ vắng chủ hay nợ

không ai đòi.

Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh

nghiệp. Trước hết, doanh thu là nguồn quan trọng để đảm bảo trang traircacs khoản chi phí

hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo doanh nghiệp có thể tái sản xuất giản đơn cũng như

tái sản xuất mở rộng, là nguồn để các doanh nghiệp có thể thực hiện các nghĩa vụ đối với

Nhà nước như nộp các khoản thuế theo quy định, là nguồn để có thể tham gia góp phần cổ

phần, tham gia liên doanh, liên kết với các đơn vị khác. Trường hợp doanh thu không đủ dể

bù đắp các khoản chi phí bỏ ra doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng

này kéo dài sẽ làm cho doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tất yếu sẽ đi

tới phá sản.

Doanh thu sản phẩm.

Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Page 66: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

66

Các đơn vị sản xuất sản phẩm không những có nhiệm vụ sản xuất tạo ra các sản phẩm mà

còn có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm đó.

Thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp mới đảm bảo cho quá trình tái sản

xuất được thường xuyên liên tục.

Tiêu thụ sản phẩm là quá trình đơn vị bán, xuất, giao sản phẩm cho đơn vị mua và thu

được khoản tiền về số sản phẩm đó.

Thời điểm tiêu thụ được xác định là khi người mua sản phẩm đã chấp nhận thanh toán

không phụ thuộc vào việc đã thu được tiền hay chưa.

Khi tiêu thụ được sản phẩm các doanh nghiệp sẽ có một khoản doanh thu bán hàng hay

còn gọi là doanh thu về tiêu thụ sản phẩm.

Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là toàn bộ số tiền bán sản phẩm trên thị trường sau khi đã

trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ

hợp lệ); trong doanh thu cũng bao gồm cả phần trợ giá của Nhà nước khi thực hiện việc cung

cấp các hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước.

Trường hợp doanh nghiệp có các sản phẩm đem làm quà tặng, quà biếu, hoặc cho các đơn

vị khác, hoặc để tiêu dùng nội bộ doanh nghiệp cũng phải tính để xác định doanh thu.

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất, tiêu thụ của từng ngành

và có ảnh đến tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp.

Doanh nghiệp tiêu thụ phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp,

phản ánh trình độ chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác thanh toán. Có được doanh

thu nám hàng chứng tỏ doanh nghiệp đã tổ chức sản xuất ra sản phẩm được người tiêu dùng

chấp nhận phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường.

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm là nguồn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản

chi phí về công cụ lao động, đối tượng lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất kinh

doanh, có tiền để thanh toán lương, tiền thưởng, tiền công cho người lao động, trích bảo

hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, làm các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước

như nộp các khoản thuế theo luật thuế quy định

Thực hiện được doanh thu bán hàng đầy đủ, kịp thời góp phần thúc đẩy tăng tốc độ chu

chuyển vốn lưu động tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất. Tình hình thực hiện chỉ

tiêu doanh thu bán hàng có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như

khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chất lượng sản phẩm, giá bán, kết cấu

mặt hàng và vấn đề thanh toán tiên bán hàng.

Khối lượng sản phẩm sản xuất ra có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu

thụ. Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì khả năng về doanh thu sẽ càng lớn. Khối lượng sản

phẩm sản xuất ra và tiêu thụ còn phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, tình hình tổ chức

Page 67: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

67

công tác tiêu thụ sản phẩm, việc ký kết hợp đồng tiêu thụ đối với khách hàng, việc giao hàng,

vận chuyển và thanh toán tiền hàng.

Việc sản xuất kinh doanh phải gắn liền với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản

phẩm, chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng đến giá cả sản phẩm do đó ảnh hưởng trực tiếp

đến doanh thu.

Việc thay đổi kết cấu mặt hàng sản xuất cũng có ảnh hưởng đến doanh thu. Tuy nhiên

cũng cần thấy rằng mỗi loại sản phẩm có tác dụng nhất định trong việc thỏa mãn nhu cầu của

người tiêu dùng, cho nên để phấn đấu tăng doanh thu các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến

việc thực hiện đảm bảo kế hoạch sản xuất những mặt hàng mà doanh nghiệp đã ký kết hợp

đồng. Trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi thì việc thay đổi giá bán cũng ảnh

hưởng trực tiếp đến doanh thu. Việc thay đổi giá bán (giá bán cao hay thấp) một phần quan

trọng do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Để đảm bảo được doanh thu doanh

nghiệp phỉa có những quyết định về giá cả. Giá cả phải đủ để bù đắp chi phí đã tiêu hao và

tạo nên lợi nhuận thỏa đáng để thực hiện tái sản xuất mở rộng,

Lập kế hoạch doanh thu.

Hàng năm doanh nghiệp đều phải lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, trên cơ sở đó xác định số

doanh thu về tiêu thụ sản phẩm trong năm. Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ sản phẩm là một chỉ tiêu

tài chính quan trọng, nó cho biết khả năng về việc tiếp tục thực hiện quá trình tái sản xuất của

doanh nghiệp. Kế hoạch này lập có chính xác hay không sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch lợi nhuận

và các kế hoạch khác của doanh nghiệp. Chính vì vậy cần phải quan tâm và không ngừng cải

tiến việc lập chỉ tiêu kế hoạch này.

Lập kế hoạch doanh thu từ các hoạt động kinh doanh.

Đó là kế hoạch về doanh thu tiêu thụ sản phẩm (kể cả phần trợ giá của Nhà nước nếu có).

Đối với doanh thu tiêu thụ sản phẩm căn cứ vào số lượng sản phẩm tiêu thụ và giá bán đơn

vị sản phẩm trong kỳ kế hoạch như sau:

Trong đó:

D – Doanh thu tiêu thụ sản phẩm.

Qi – Số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng loại kỳ kế hoạch (bao gồm cả các sản phẩm

hàng hóa mà dùng làm quà tặng, quà biếu hoặc tiêu dùng nội bộ).

Gi – Giá bán đơn vị sản phẩm.

i – Loại sản phẩm tiêu thụ.

Nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm và cũng tiêu thụ nhiều loại sản phẩm thì

khi tính được doanh thu của từng loại sản phẩm sẽ tổng hợp lại được doanh thu tiêu thụ của

toàn bộ sản phẩm trong kỳ kế hoạch.

n

D = ∑ (Qi × Gi) i = 1

Page 68: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

68

Số lượng sản phẩm sản xuất trong năm kế hoạch có thể không tiêu thụ hết mà để bán ở

năm sau, đồng thời trong năm ké hoạch có thể bán những sản phẩm sản xuất ở năm trước.

Vì vậy số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạch phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản

xuất trong kỳ kế hoạch, số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kỳ và cuối kỳ kế hoạch.

Công thức xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ kế hoạch như sau:

Trong đó:

Qđ – Số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kỳ kế hoạch.

Qx – Số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ kế hoạch.

Qc – Số lượng sản phẩm kết dư dự tính cuối kỳ kế hoạch.

i – Loại sản phẩm.

số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kỳ kế hoạch bao gồm hai bộ phận, đó là số lượng

sản phẩm tồn kho đến 31/12 năm trước (năm báo cáo) và số lượng sản phẩm ddaxxuaats cho

khách hàng chưa chấp nhận thanh toán.

Vì lập kế hoạch doanh thu tiêu thụ sản phẩm thường lập vào quý III năm báo cáo nên số

lương sản phẩm kết dư đầu kỳ kế hoạch phải dự tính theo công thức sau:

Qđ = Q3 + Sx4 – St4

Trong đó: Qđ – Số lượng sản phẩm kết dư dự tính đầu kỳ kế hoạch.

Q3 – Số lượng sản phẩm kết dư thực tế cuối quý III kỳ báo cáo.

Qx4 – Số lượng sản phẩm dự tính sản xuất trong quý IV kỳ báo cáo.

Qt4 – Số lượng sản phẩm dự tính tiêu thụ trong quý IV kỳ báo cáo.

VD: Một doanh nghiệp sản xuất bốn loại sản phẩm A, B, C, D những tài liệu cần thiết

trên sổ sách và số kết dư sản phẩm, số dự kiến sản xuất và tiệu thụ ở quý IV kỳ báo cáo phục

vụ cho việc xác định số kết dư đầu năm kế hoạch của các loại sản phẩm được tính theo bảng

sau:

Tên sản

phẩm

Đơn vị

tính

Kết dư ngày 30/9

(số thực tế)

Dự kiến sản

xuất quý IV

Dự kiến tiêu

thụ qúy IV

Kết dư

ngày 31/12

A Cái - 35.000 35.000 -

B Cái 15.000 70.000 55.000 30.000

C Cái 1.500 20.000 18.000 3.500

D Cái 30.000 30.000 32.000 28.000

Lập kế hoạch doanh thu từ các hoạt động khác.

Vào đầu năm kế hoạch doanh nghiệp cũng phải lập các hoạt động doanh thu về các hoạt

động khác như hoạt động mua và bán các loại chứng khoán, các loại hoạt độngtừ cho thuế tài

Qi = Qđ + Qx - Qc

Page 69: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

69

sản cố định, thu từ các hoạt động liên doanh, liên kết, thu lãi tiền gửi, lái tiền vay và các

khoản thu về tiền phạt…

2. Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp.

Khái niện về lợi nhuận.

Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó là

khoản chênh lẹch bằng tiền giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được

khoản thu đó.

Nội dung lợi nhuận doanh nghiệp.

a) Lợi nhuận hoạt động kinh doanh.

Là khoản chênh lech giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động

kinh doanh bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế phải

nộp theo quy định (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).

b) Lợi nhuận của các hoạt động khác.

Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của các hoạt động khác và thuế phải nộp

theo quy định (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).

Các hoạt động khác là các hoạt động liên doanh, liên kết, các hoạt động thuộc các nghiệp

vụ tài chính…

Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh

nghiệp vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường doanh nghiệp có tồn

tại và phát triển được hay không thì điều quyết định là doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận

hay không? Vì thế, lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng đồng thời còn là một chỉ

tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình

hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan

trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được bền vững.

Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động sản xuất

kinh doanh làm giá thành hạ thì lợi nhuận sẽ tăng lên một cách trực tiếp. Ngược lại nếu chi

phí cao giá thành sản phẩm tăng thì lợi nhuận sẽ trực tiếp giảm bớt. Vì vậy lợi nhuận là một

chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để mở rộng tái sản xuất xã hội, tham gia đóng

góp của các doanh nghiệp vào ngân sách nhà nước còn được phản ánh ở số thuế thu nhập

doanh nghiệp mà doanh nghiệp đã nộp.

Các doanh nghiệp cùng loại nếu quy mô sản xuất khác nhau thì lợi nhuận thu được sẽ

khác nhau. Ở các doanh nghiệp lớn nếu công tác quản lý kém nhưng số lợi nhuận thu được

vẫn có thể lớn hơn những doanh nghiệp quy mô sản xuất nhỏ nhưng công tác quản lý tốt

hơn. Khi đó, để so sánh chất lượng hoạt động của doanh nghiệp người ta dùng chỉ tiêu tỷ

suất lợi nhuận.

Page 70: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

70

Tỷ suất lợi nhuận.

Để đánh giá, so sánh chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp ngoài chỉ tiêu lợi nhuận

tuyệt đối còn phải dùng chỉ tiêu tương đối gọi là tỷ suất lợi nhuận.

Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi nhuận, mỗi cách có nội dung kinh tế khác nhau. Sau

đây là một số cáh tính tỷ suất lợi nhuận.

♫ Tỷ suất lợi nhuận vốn (doanh lợi vốn) là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi nhuận đạt được với

số vốn sử dụng bình quân trong kỳ (gồm có vốn cố định và vốn lưu động).

Trong đó:

Tv – Tỷ suất lợi nhuận vốn.

P – Lợi nhuận trong kỳ.

Vbq – Tổng số vốn sản xuất được sử dụng bình quân trong kỳ (vốn cố định và vốn lưu

động hoặc vốn chủ sở hữu)

Vốn cố định là nguyên giá tài sản cố định trừ đi số đã khấu hao.

Vốn lưu động bao gồm vốn dự trữ sản xuất, vốn sản phẩm dở dang, bán thành phẩm tự

chế, vốn thành phẩm.

Bài tập áp dụng: Một doanh nghiệp có tổng số lãi là 24.000.000 đồng, vốn lưu động sử

dụng bình quân trong kỳ là 140.000.000 đồng, nguyên giá tài sản cố định 360.000.000 đồng,

số khấu hao tài sản cố định 100.000.000 đồng. Hãy tính tỷ suất lợi nhuận vốn.

Việc sử dụng tỷ suất lợi nhuận vốn nói lên trình độ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn của

doanh nghiệp thông qua đó kích thích sử dụng vốn đạt hiệu quả cao.

♫ Tỷ suất lợi nhuận giá thành: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuân tiêu thụ so với giá thành

toàn bộ của sản phẩm hàng hóa tiêu thụ.

Trong đó: TZ – Tỷ suất lợi nhuận giá thành.

P – Lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ.

Zt – Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ.

Thông qua tỷ suất lợi nhuận giá thành có thể thấy rõ hiệu quarcuar chi phí bỏ vào sản

xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.

VD: Một doanh nghiệp có doanh thu bán hàng trong năm là 504.000.000 đồng, giá thành

toàn bộ của sản phẩm 480.000.000 đồng.

Vậy lợi nhuận tiêu thụ trong năm là:

504.000.000 – 480.000.000 = 24.000.000 (đồng)

P Tv = × 100 Vbq

P TZ = × 100 Zt

Page 71: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

71

Tỷ suất lợi nhuận giá thành sẽ là:

♫ Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng: Là một chỉ số tổng hợp phản ánh kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong đó: Tdt – Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng.

P – Lợi nhuận tiêu thụ trong kỳ.

D – Doanh thu bán hàng trong kỳ.

VD: Doanh nghiệp có doanh thu bán hàng trong kỳ là 504.000.000 đồng, lãi thu được là

24.000.000 đồng, vậy tỷ suất lwoij nhuận doanh thu bán hàng là:

Nếu tỷ suất này thấp hơn tỷ suất chung của toàn ngành chứng tỏ doanh nghiệp bán hàng với

giá thấp hoặc giá thành sản phẩm cao hơn các doanh nghiệp khác cùng ngành.

Phương hướng phấn đấu tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp.

Việc phấn đấu tăng lợi nhuận và tăng tỷ suất lợi nhuận là nhiệm vụ thường xuyên của doanh

nghiệp. Muốn vậy, doanh nghiệp có thể phấn đấu theo các hướng cơ bản sau:

a) Phấn đấu giảm chi phí kinh doanh hạ giá thành sản phẩm.

giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm là biện pháp cơ

bản đê tăng lợi nhuận. Nếu như giá bán và mức thuế đã được xác định thì lợi nhuận đơn vị

sản phẩm tăng thêm hay giảm bớt là do giá thành sản phẩm quyết định.

b) Tăng thêm sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Việc tăng thêm sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ sẽ làm tăng them lợi

nhuận của các đơn vị hoạt động kinh doanh. Mếu như các điều kiện khác không thay đổi thì

khối lượng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới khối lượng lợi nhuận của

doanh nghiệp, khả năng tăng thêm sản lượng trong các doanh nghiệp hiện nay còn rất lớn, khả

năng tận dụng lao động, bố trí hợp lý lao động, tận dụng và nâng cao công suất máy móc, thiết

bị còn rất tiềm tàng. Đi đôi với tăng sản lượng sản phẩm các doanh nghiệp còn phải chú ý tới

việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm được nâng cao sẽ đảm bảo cho uy

tín của doanh nghiệp được giữ vững và giá bán sẽ cao.

24.000.000 TSZ = × 100 = 5% 480.000.000

P Tdt = × 100 D

24.000.000 Tdt = × 100 = 40% 504.000.000

Page 72: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

72

Phải biết kết hợp giữa lợi ích của từng đơn vị với lợi ích của Nhà nước, không vì chạy theo

lợi nhuận mà sản xuất những mặt hàng kém phẩm chất, hoặc làm hàng xấu, hàng giả để tung ra

thị trường kiếm lời bất chính, phải đặc biệt giữ uy tín và tôn trọng người tiêu dùng.

c) Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm.

Sau khi sản phẩm sản xuất xong nhập kho, doanh nghiệp cần tổ chức tốt công tác tiêu thụ

sản phẩm thông qua công tác maketing như quảng cáo, giới thiệu sản phẩm để nhiều người

tiêu dùng biết đến mẫu mã, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp để khi có nhu cầu họ sẽ

mua. Bên cạnh việc quảng cáo chào hàng doanh nghiệp còn phải tổ chức tốt việc xuất, giao

hàng khi tiêu thụ và bảo hành sản phẩm trong quá trình sử dụng…Từ đó sản phẩm của doanh

nghiệp tiêu thụ được nhiều hơn, lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm sẽ tăng.

Kế hoạch lợi nhuận doanh nghiệp.

Kế hoạch lợi nhuận giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp biết trước được quy mô số lãi

mà doanh nghiệp sẽ tạo ra, từ đó giúp doanh nghiệp có kế hoạch phân phối lợi nhuận.

Nội dung của lợi nhuận doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận của hoạt động kinh doanh, lợi

nhuận của hoạt động tài chính và một số lợi nhuận của hoạt động khác.

Đối với lợi nhuận của hoạt động kinh doanh chủ yếu là lợi nhuận của hoạt động tiêu thụ

sản phẩm được xác định theo công thức sau:

Lợi nhuận của các hoạt động tài chính được xác định như sau:

Lợi nhuận của hoạt động khác được xác định chư sau:

Sau khi đã xác định được lợi nhuận của các hoạt động ta tiến hành tổng hợp lại được lợi

nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Lợi nhuận Doanh Giá vốn Chi Chi phí

hoạt động = thu - hàng - phí - quản lý

kinh doanh thuần bán bán hàng doanh nghiệp

Doanh Tổng Chiết Khoản Trị giá Thuế

thu = doanh thu - khấu - giảm giá - hàng bán - gián

thuần bán hàng bán hàng bán hàng bị trả lại thu

Lợi nhuận Doanh thu Chi phí Thuế

hoạt động = hoạt động - hoạt động - gián

tài chính tài chính tài chính thu

Lợi nhuận Doanh thu Chi phí

bất = bất - bất

thường thường thường

Page 73: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

73

Cách xác định lợi nhuận như trên là đơn giản, dễ tính do đó được áp dụng rộng rãi trong

các doanh nghiệp.

Phân phối lợi nhuận doanh nghiệp.

Nội dung phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp.

Sau một quá trình hoạt động kinh doanh doanh nghiệp thu được một khoản lợi nhuận

nhất định doanh nghiệp tiến hành phân phối số lợi nhuận đó.

Phân phối lợi nhuận không phải là việc phân chia số tiền lãi một cách đơn thuần mà là

việc giải quyết tổng hợp các mối quan hệ kinh tế diễn ra đối với doanh nghiệp.

Việc phân phối đúng dắn sẽ trở thành động lực thúc đấy sản xuất kinh doanh phát triển,

sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp tục công việc kinh doanh của mình.

Việc phân phối lợi nhuân phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau đây:

Doanh nghiệp cần phải giải quyết hài hòa mối quan hệ về lwoij ích giữa Nhà nước, doanh

nghiệp và công nhân viên, trước hết cần làm nghĩa vụ và hoàn thành trách nhiệm đối với Nhà

nước theo pháp luật quy định như nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp phải dành lợi nhuận để lại thích đáng để giải quyết các nhu cấu kinh doanh

của mình, đồng thời chú trọng đảm bảo lợi ích của các thành viên trong đơn vị mình.

Lợi nhuận của doanh nghiệp được phân phối theo thứ tự sau đây:

1. Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (kể cả thuế bổ sung nếu có).

2. Nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước (chỉ áp dụng đối với các doanh

nghiệp nào sử dụng vốn ngân sách nhà nước).

3. Doanh nghiệp phải trả phải trả các khoản tiền phạt như phạt do vi phạm kỷ luật thu

nộp ngân sách, phạt do vi phạm hành chính, vi phạm hợp đồng, phạt nợ quá hạn.

4. Trừ các khoản lỗ không được trừ vào lợi tức trước thuế.

5. Chia lãi cho các đối tác góp vốn theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (nếu có).

6. Bù đắp bảo toàn vốn.

7. Phần lợi nhuận còn lại dùng để trích lập các quỹ doanh nghiệp như quỹ đầu tư phát

triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm, quỹ phúc lợi,

quỹ khen thưởng theo tỷ lệ như sau:

* Trích lập quỹ đầu tư phát triển mức tối thiểu 50%.

* Trích lập quỹ dự phòng tài chính mức trích 10%. Số dư của quỹ này tối đa không vượt

quá 25% số vốn điều lệ.

* Trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm mức trích 5%. Số dư của quỹ này

không vượt quá sáu tháng lương thực tế của doanh nghiệp.

Lợi nhuận trước Lợi nhuận từ Lợi nhuận Lợi nhuận

thuế thu nhập = hoạt động + hoạt động + bất

doanh nghiệp kinh doanh tài chính thường

Page 74: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

74

* Phần lợi nhuận cìn lại doanh nghiệp trích lập quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi. Mức

trích vào mỗi quý do hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có hội đồng quản trị), giám đốc

doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp độc lập không có hội đồng quản trị) quyết định sau khi

đã tham khảo ý kiến của công đoàn và theo quy định sau:

- Trích tối đa không quá ba tháng lương thực tế của doanh nghiệp nếu tỷ suất lợi nhuận

trên vốn năm nay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm trước.

- Trích tối đa không quá hai tháng lương thực tế của doanh nghiệp nếu tỷ suất lợi nhuận

trên vốn năm nay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm trước.

- Nếu lợi nhuận trích vào hai quỹ khen thưởng và phúc lợi còn dư thì phần còn lại chuyển

toàn bộ vào quỹ đầu tư phát triển

Bài tập áp dụng: Doanh nghiệp A xác định được lợi nhuận trong năm là 300.000.000

đồng. Hãy phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp A biết:

- Thuế thu nhập phải nộp 25%.

- Nộp tiền thu về sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cấp là 3.000.000 đồng.

- Nộp tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế 2.000.000 đồng.

- Chi trả lãi cổ đông góp vốn 12.000.000 đồng.

- Bù đắp bảo toàn vốn 18.000.000 đồng.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay năm nay cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm trước.

- Tiền lương thực tế mỗi tháng của doanh nghiệp là 32.000.000 đồng.

- Số dư quỹ dự phòng tài chính 70.000.000 đồng.

- Số dư quỹ trợ cấp mất việc làm 50.000.000 đồng.

- Vốn điều lệ của doanh nghiệp 500.000.000 đồng.

- Tỷ lệ trích lập mỗi quỹ khen thưởng và phúc lợi là 50%.

2.6.2. Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, thu trực tiếp vào thu nhập của doanh

nghiệp. Việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một sự điều tiết của Nhà nước đối với

số lợi nhuận thu được của các đơn vị hoạt động kinh doanh, nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất

phát triển và động viên một phần lợi nhuận của cơ sở kinh doanh cho ngân sách nhà nước, bảo

đảm sự đóng góp công bằng, hợp lý giữa các thành phần kinh tế, kết hợp hài hòa giữa lwoij ích

của Nhà nước và của người lao động.

Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa,

dịch vụ có thu nhập.

Thuế thu nhập phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế thu nhập Thu nhập Thuế suất

phải nộp = chịu thuế × thuế thu nhập

trong kỳ doanh nghiệp

Page 75: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

75

Thu nhập chịu thuế là các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vag

một số thu nhập khác, kể cả phần thu nhập được từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ ở nước ngoài.

Thu nhập chịu thuế khác bao gồm thu nhập từ phần chênh lệch mua bán các chứng

khoán, lãi chuyển nhượng, cho thuế, thanh lý tài sản, lãi tiền gửi, tiền cho vay, bán ngoại tệ,

số dư cuối năm của các khoản dự phòng, số dư từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ nay

đòi được…

Nhà nước ta có chính sách miễn giảm thuế thu nhập cho những trường hợp cần khuyến

khích như các cơ sở liên doanh mới thành lập.

3. Các quỹ của doanh nghiệp.

3.1. Quỹ đầu tư phát triển.

Được trích từ 50% trở nên từ lợi nhuận còn lại của doanh nghiệp (sau khi nộp thuế thu

nhập doanh nghiệp và trừ các khoản theo nội dung của phân phối lợi nhuận như trên đã nói.

Mức trích này không hạn chế mức tối đa. Quỹ đầu tư phát triển được doanh nghiệp sử dụng

vào các mực đích sau:

Đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đổi mới, thay thế máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, nghiên cứu áp dụng các tiến

bộ khoa học kỹ thuật.

Đổi mới trang thiết bị và điều kiện làm việc của doanh nghiệp.

Nghiên cứu khoa học và nâng cao đào tạo trình độ chuyên môn, kỹ thuật và nhiệm vụ cho

công nhân viên của doanh nghiệp.

Bổ sung vốn lưu động của doanh nghiệp.

Tham gia liên doanh, mua cổ phiếu, góp vốn cổ phần theo quy định.

Trích nộp để hình thành các quỹ đầu tư phát triển, quỹ nghiên cứu khoa học và đào tạo

tập trung của tổng công ty (nếu doanh nghiệp là thành viên của tổng công ty) theo một tỷ lệ

do hội đồng quản trị tổng công ty quyết định hàng năm và được sử dụng cho các mục tiêu

quy định trong quy chế tài chính của tổng công ty.

3.2. Quỹ dự phòng tài chính.

Để bù đắp những chênh lệch từ tổn thất thiệt hại về tài sản do thiên tai, dịch họa hoặc

những rủi ro trong kinh doanh mà doanh nghiệp gặp phải khi những tổn thất này chưa được

tính trong giá thành.

Ngoài ra, còn phải trích nộp để hình thành quỹ dự phòng tài chính của tổng công ty (nếu

doanh nghiệp là thành viên của tổng công ty) theo tỷ lệ của hội đồng quản trị tổng công ty

quyết định hàng năm và được sử dụng để hỗ trợ các tổn thất, thiệt hại trong quá trình kinh

doanh của các doanh nghiệp thành viên theo quy định trong quy chế tài chính của tổng công

ty.

Việc thành lập quỹ này rất cần thiết, đảm bảo cho doanh nghiệp có thể hoạt động sản

xuất, kinh doanh thường xuyên liên tục khi có những trường hợp bất trắc, gặp rủi ro hoặc

Page 76: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

76

trong thời gian chuyển sang kinh doanh một loại sản phẩm hàng hóa khác. Nguồn để xây

dựng quỹ này được trích từ lợi nhuận để lại của doanh nghiệp.

3.3. Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm.

Quỹ này dùng để trợ cấp cho người lao động có thời gian làm việc tại doanh nghiệp đủ

một năm trở nêm bị mất việc làm và dùng để chi cho việc đào tạo lại chuyên môn, kỹ thuật

cho người lao động do thay đổi công nghệ hoặc chuyển sang việc mới, đặc biệt là đào tạo

nghề dự phòng cho doanh nghiệp nữ của doanh nghiệp.

Quỹ này chỉ sử dụng để trợ cấp cho người lao động bị mất việc làm do các nguyên nhân

khách quan như lao động dôi ra do thay đổi công nghệ, do liên doanh, do thay đổi tổ chức

trong khi chưa bố trí được công việc khác hoặc chưa kịp giải quyết cho thôi việc. mức trợ

cấp bao nhiêu là do giám đốc cùng với chủ tịch công đoàn doanh nghiệp xem xét cụ thể theo

pháp luật hiện hành.

Trích nộp để hình thành quỹ trợ cấp mất việc làm tập trung của tổng công ty (nếu là thanh

viên của công ty).

3.4. Quỹ phúc lợi.

Quỹ này dùng để đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa bổ sung vốn xây dwungj các công trình

phúc lợi công cộng của doanh nghiệp, góp vốn đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi

chung trong ngành hoặc các đơn vị khác theo hợp đồng thỏa thuận.

Chi cho các hoạt động phúc lợi xã hội, thể thao, văn hóa, phúc lợi công cộng của tập thể

công nhân viên doanh nghiệp.

Đóng góp cho quỹ phúc lợi xã hội như các hoạt động từ thiện, nhân đạo, phúc lợi xã

hhooij công cộng.

Trợ cấp khó khăn thường xuyên, đột xuất cho cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp.

Có thể trợ cấp khó khăn cho người lao động của doanh nghiệp về hưu, mất sức, lâm vào

hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa và chỉ cho công tác từ thiện xã hội.

Trích nộp để hình thành quỹ phúc lợi tập trung của tổng công ty (nếu là thành viên của

tổng công ty).

3.5. Quỹ khen thưởng.

Quỹ khen thưởng dùng để thưởng cuối năm hay thưởng thường cho cán bộ, công nhân

viên trong doanh nghiệp trên cơ sở năng suất lao động và thành tích công tác và mức lương

cơ bản của mỗi công nhân viên trong doanh nghiệp.

Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp có sáng kiến cải tiến kỹ

thuật mang lại hiệu quả kinh doanh.

Thưởng cho những cá nhân và đơn vị doanh nghiệp cơ quan hợp đồng kinh tế đã hoàn

thành tốt những điều kiện của hợp đồng, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Ngoài ra còn dùng để trích nộp để hình thành quỹ khen thưởng tập trung của tổng công ty

(nếu là thành viên của tổng công ty).

Page 77: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

77

Chương 6

KẾ HOẠCH HÓA TÀI CHÍNH 1. Phân tích tài chính – tiền đề của kế hoạch hóa tài chính.

Phân tích tài chính là vấn đề hết sức quan trọng trong việc đánh giá tình hình doanh

nghiệp. Thông qua việc phân tích tài chính cho phép đánh giá được khái quát và toàn diện

các mặt hoạt động của doanh nghiệp, thấy rõ những điểm mạnh, những điểm yếu và những

tiềm năng của doanh nghiệp. Đối với những người quản lý doanh nghiệp, mục tiêu của việc

phân tích tài chính chủ yếu là:

Đánh giá tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh, từ đó đưa ra các dự báo và

kế hoạch tài chính cùng các quyết định tài chính thích hợp.

Phân tích tài chính nhằm kiểm soát các mặt hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đưa ra

các biện pháp quản lý thích ứng để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.

Đối với người ngoài doanh nghiệp như những người cho vay và các nhà đầu tư…thì

thông qua việc phân tích tài chính để đánh giá khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và hiệu

quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có quyết định về cho vay, thu hồi nợ

hoặc đầu tư vào doanh nghiệp. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp rất phong phú.

Phần dưới dây chỉ đề cập nội dung phân tích một số vấn đề chủ yếu tạo cơ sở cho việc dự

báo, lập kế hoạch tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích các hệ số tài chính của doanh nghiệp.

Hệ số khả năng thanh toán.

Để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi chúng đến hạn phải thanh

toán, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu chủ ywwus sau:

a) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời hay khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

Hệ số này được tính bằng cách lấy tổng tài sản lưu động, tài sản ngắn hạn chia cho số nợ

ngắn hạn của doanh nghiệp.

Tổng tài sản lưu động bao gồm cả khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Số nợ ngắn hạn là

những khoản nợ phải trả dưới thời gian 12 tháng bao gồm: Các khoản vay ngắn hạn, trả cho

người bán, thuế và các khoản phải trả cho người lao động, nợ dài hạn đến hạn trả, các khoản

phải trả khác có thời hạn dưới 12 tháng.

Hệ số này phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ

ngắn hạn, vì thế hệ số này cũng thể hiện mức độ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

của doanh nghiệp.

Để đánh giá hệ số này cần dựa vào hệ số trung bình của doanh nghiệp trong cùng ngành.

Cần thấy rằng, hệ số này ở các ngành kinh doanh khác nhau có sự khác nhau. Một căn cứ

Hệ số khả năng Tổng tài sản ngắn hạn thanh toán = hiệnthời Nợ ngắn hạn

Page 78: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

78

quan trọng để đánh giá là so sánh với hệ số thanh toán ở các thời kỳ trước đó của doanh

nghiệp.

Thông thường, khi hệ số này thấp thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp yếu và cũng

là những dấu hiệu báo trước nhwungs khó khăn tiềm ẩn về tài chính mà doanh nghiệp có thể

gặp phải trong việc trả nợ của doanh nghiệp. Hệ số này cao cho thấy doanh nghiệp có khả

năng cao trong việc sẵn sàng thanh toán các khoản nợ đến hạn.

Tuy nhiên, một số trường hợp hệ số này quá cao chưa chắc đã phản ánh năng lwucj thanh

toán của doanh nghiệp là tốt. Do vậy để đánh giá đúng hợ cần xem xét thêm tình hình của

doanh nghiệp.

b) Hệ số thanh toán nhanh.

Là một chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của doanh nghiệp, được xác

định bằng tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho và chia cho số nợ ngắn hạn. Ở đây, hàng tồn

kho bị loại trừ ra bởi lẽ trong tài sản lưu động hàng tồn kho được coi là loại tài sản có tính

thanh khoản thấp hơn. Hệ số này được xác định bởi công thức sau:

c) Hệ số vốn bằng tiền hay còn có thể gọi là hệ số thanh toán tức thời.

Được xác định bằng công thức sau:

Tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển, các khoản tương đương

tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn về chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn khác dễ dàng

chuyển đổi thành tiền trong thời hạn ba tháng và không gặp rủi ro lớn.

d) Hệ số thanh toán lãi vay.

Đây cũng là một hệ số càn xem xét khi phân tích kết cấu tài chính của doanh nghiệp và

cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp phải đối với các chủ nợ. Một doanh nghiệp vay nợ

nhiều nhưng kinh doanh không tốt, mức sinh lời đồng vốn quá thấp hoặc bị thua lỗ thì khó

có thể đảm bảo thanh toán tiền lãi vay đúng hạn.

Hệ số thanh toán lãi vay được xác định theo công thức sau:

Hệ số Tổng tài sản ngắn hạn – hàng tồn kho thanh toán = nhanh Nợ ngắn hạn

Hệ số Tiền + Các khoản tương đương tiền thanh toán = tức thời Nợ ngắn hạn

Hệ số Lợi nhuận trước lãi và sau thuế thanh toán = lãi vay Số tiền lãi phải trả trong kỳ

Page 79: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

79

Hệ số cơ cấu ngồn vốn và cơ cấu tài sản.

a) Hệ số cơ cấu nguồn vốn.

Hệ số cơ cấu nguồn vốn là một hệ số tài chính hết sức quan trọng với nhà quản lý doanh

nghiệp và với các chủ nợ cung như nhà đầu tư.

Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp thông qua hệ số nợ cho thấy ự độc lập tài chính,

mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải để từ đó có sự điều

chỉnh về chính sách tài chính phù hợp.

Đối với các chủ nợ, qua xem xét hệ số nợ của doanh nghiệp thấy được sự an toàn của

khoản nợ vay để đưa ra các quyết định cho vay hoặc thu hồi nợ.

Nhà đầu tư có thể đánh giá mức độ rủi ro tài chính dựa trên cơ sở đó để cân nhắc việc đầu

tư.

Hệ số cơ cấu nguồn vốn được thể hiện chủ yếu qua hệ số nợ.

Hệ số nợ thể hiện việc sử dụng nợ của doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn điều

đó cũng cho thấy mức độ sử dụng đòn baayrtaif chính của doanh nghiệp.

Tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ số nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Tổng

nguồn vốn bao gồm tổng các nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng.

Hệ số vốn chủ sở hữu

b) Hệ số cơ cấu tài sản.

hệ số cơ cấu tài sản phản ánh mức độ đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp, tài sản

lưu động, tài sản ngắn hạn khác, tài sản cố định, và taifsanr dài hạn khác.

Tổng số nợ Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp

Hệ số Vốn chủ sở hữu vốn chủ = sở hữu Tổng nguồn vốn

Tỷ suất đầu tư Tổng tài sản ngắn hạn vào tài sản ngắn hạn = hay tài sản lưu động Tổng tài sản

Tỷ suất đầu tư Tổng tài sản dài hạn vào tài sản = dài hạn Tổng tài sản

Page 80: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

80

Cần căn cứ vào ngành kinh doanh và tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp để

đánh giá mức độ hợp lý của việc đầu tư vào các loại tài sản của doanh nghiệp.

Hệ số hiệu suất hoạt động.

Các hệ số hiệu suất hoạt động kinh doanh có tác dụng đo lường năng lực quản lý và sử

dụng vốn có hiệu quả của doanh nghiệp. Thông thường, các hệ số hoạt động sau đây được sử

dung trong việc đánh giá mức độ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

a) Số vòng quay hàng tồn kho.

Đay là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp

và được xác định bằng công thức sau:

Số hàng tồn kho bình quan trong kỳ có thể lấy bằng cách lấy số dư đầu kỳ cộng với số dư

cuối kỳ chia đôi. Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm

của ngành kinh doanh.

Thông thường, số vòng quay hàng tồn kho so với doanh nghiệp trong ngành chỉ ra rằng

việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được

chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn

kho thấp chứng tỏ doanh nghiệp đang dự trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hay

sản phẩm tiêu thụ chậm. Từ đó, có thể dẫn đến dòng tiền của doanh nghiệp bị giảm đi hoặc

có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai. Tuy nhiên để

đánh giá thỏa đáng cần xem xét cụ thể và sâu hơn tình thế của doanh nghiệp.

b) Kỳ thu tiền trung bình.

Kỳ thu tiền trung bình là một hệ số hiệu suất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho

đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc vào

chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Do vậy khi xem xét kỳ thu

tiền trung bình cần xem xét trong mối liên hệ với sự tăng trưởng doanh thu của doanh

nghiệp. Khi kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành thì sẽ dễ dẫn

đến tình trạng nợ khó đòi. Kỳ thu tiền trung bình có thể được xác định theo công thức sau:

c) Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác.

Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá mức độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong

kỳ.

Số vòng quay Hàng tồn kho

Giá vốn hàng bán = Số hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Kỳ thu tiền Trung bình (ngày)

Số dư bình quân các khoản phải thu = Doanh thu bình quân một ngày trong kỳ

Doanh thu thuần trong kỳ = Vốn cố định và vốn dài hạn khác bình quân trong kỳ

Page 81: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

81

d) Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn.

Chỉ tiêu này phản ánh tổng quát hiệu suất sử dụng tài sản hay toàn bộ số vốn hiện có của

doanh nghiệp và được xác định theo công thức sau:

Hệ số sinh lời.

Hệ số sinh lời là thước đô đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là

kết quả tổng hợp của hàng loạt biện pháp và quyết định quản lý doanh nghiệp. Hệ số sinh lời

gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:

a) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng.

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ của

doanh nghiệp. Nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu có thể thu đước bao nhiêu đồng

lợi nhuận.

b) Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời

kinh tế của tài sản (ROAE).

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến

ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh.

c) Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh.

Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu

đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định và vốn dài hạn khác

Vòng quay tài sản hay toàn bộ vốn trong kỳ

Doanh thu thuần trong kỳ = Số tài sản hay vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

(hệ số lãi ròng)

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ = Doanh thu thuần trong kỳ

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (ROAE)

Lợi nhuận trước laixvay và thuế = Tài sản hay vốn kinh doanh bình quân

Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh

Lợi nhuận trước thuế trong kỳ = Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ

Page 82: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

82

d) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh hay tỷ suất sinh lời dòng của tài

sản (ROA).

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhieu đồng lợi nhuận sau

thuế.

e) Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE).

Đây là một chirtieeu mà các nhà đầu tư rất quan tâm hệ số này đo lường mức lợi nhuận

thu được trên mỗi đồng vốn của chủ sở hữu trong kỳ.

f) Thu nhập một cổ phần (EPS).

Là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phần phổ thông) trong

năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.

Hệ số EPS cao hơn so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác nhau là một trong những

mục tiêu mà các nhà quản lý doanh nghiệp luôn hướng tới.

g) Cổ tức một cổ phần (DIV).

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi cổ phần thường nhận được bao nhiêu đồng cổ tức trong năm.

h) Hệ số trả cổ tức.

Chỉ tiêu này phản ánh công ty đã dành bao nhiêu phần trăm thu nhập để chi trả cổ tức cho

cổ động.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)

Lợi nhuận sau thuế = Vốn kinh doanh (hay tài sản) bình quân trong kỳ

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)

Lợi nhuận sau thuế = Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ

Thu nhập một cổ phần (EPS)

Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi (nếu có) = Tổng số cổ phần thường đang lưu hành

Thu nhập một cổ phân thường (DIV)

Số lợi nhuận sau thuế dành tả cổ tức cho cổ đông thường = Số cổ phần thường đang lưu hành

Hệ số trả cổ tức Lợi tức một cổ phân phần thường = Thu nhập một cổ phần thường trong năm

Page 83: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

83

Trên đây đã xem xét từng hệ số tài chính của doanh nghiệp. Để đánh giá tổng quát, chính xác

tình hình tài chính doanh nghiệp, cần xem xét tổng thể các hệ số tài chính, nhìn nhận mối liên hệ

giữa các hệ số. Có thể xem biểu tổng hợp các hệ số tài chính của doanh nghiệp.

Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.

Việc phân tích này cho phép nắm được tổng uqtas diễn biến thay đổi của nguồn vốn và sử

dụng vốn trong mối quan hệ với vốn bằng tiền của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định

giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán, từ đó có thể định hướng cho việc huy động vốn

và sử dụng vốn của thời kỳ tiếp theo.

Việc phân tích có thể thực hiện như sau:

Xác định diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn.

Việc xác định này được thực hiện bằng cách trước hết chuyển toàn bộ các khoản mực

trên bảng cân đối kế toán thành cột dọc. Tiếp đó so sánh số liệu cuối kỳ với đầu kỳ để tìm ra

sự thay đổi của mỗi khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Mỗi sự thay đổi của từng khoản

mực sẽ được xem xét và phản ánh vào một trong hai cột sử dụng vốn hoặc diễn biến nguồn

vốn theo cách thức sau:

Sử dụng vốn sẽ tương ứng với tăng tài sản hoặc giảm nguồn vốn.

Diễn biến nguồn vốn sẽ tương ứng với tăng nguồn vốn hoặc giảm tài sản.

Ở đây xem xét diễn biến thay đổi nguồn vốn và liên quan đến việc thay đổi nguồn vốn

thành một bảng cân đối. Qua bảng này có thể xem xét và đánh giá tổng quát số vốn tăng hay

giảm của doanh nghiệp ở trong kỳ đã được sử dụng vào những việc gì và các nguồn phát

sinh dẫn đến việc tăng hay giảm nguồn vốn.

2. Kế hoạch tài chính.

2.1. Tầm quan trọng và nội dung kế hoạch tài chính.

2.1.1. Tầm quan trọng của kế hoạch tài chính.

Kế hoạch tài chính là một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch kinh doanh,

trình bày có hệ thống các dự kiến về nhu cầu vốn, tổ chức nguồn vốn để thực hiện các hoạt

động của nhằm đạt được những kết quả, mục tiêu nhất định trong tương lai.

Kế hoạch tài chính là một trong những công cụ để đảm bảo cho sự hoạt động thành công

của một doanh nghiệp. Sự cần thiết và tầm quan trọng của việc lập kế hoạch tài chính ở

những điểm sau:

- Việc lập kế hoạch tài chính giúp cho nhà lãnh đạo, người quản lý xác định rõ mục tiêu

tài chính cần đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, xem xét, cân nhắc tính khả

thi, tính hiệu quả của quyết định đầu tư, tài trợ.

- Kế hoạch tài chính là công cụ cho người lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp thực hiện tốt

việc điều hành hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hơn thế nữa là chủ động ứng

phó với những biến động trong kinh doanh so với dự kiến, từ đó điều chỉnh kịp thời các hoạt

động để đạt được mục tiêu đề ra.

Page 84: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

84

- Kế hoạch tài chính là căn cứ quan trọng để vay vốn hay thu hút các nhà đầu tư khác

bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

2.1.2. Nội dung của kế hoạch tài chính.

Căn cứ vào dự kiến hoạt động tài chính theo thời gian có thể chia kế hoạch tài chính

thành hai loại: kế hoạch tài chính dài hạn và kế hoạch tài chính ngắn hạn.

Kế hoạch tài chính dài hạn thông thường là loại kế hoạch được lập cho khoảng thời gian

từ 3 đến 5 năm. Đây là kế hoạch tài chính có tính chất chiến lược.

Kế hoạch tài chính ngắn hạn là kế hoạch tài chính dự kiến trong phạm vi thời gian không quá

12 tháng. Điển hình của kế hoạch tài chính ngắn hạn là kế hoạch tài chính năm.

- Nội dung của kế hoạch tài chính hàng năm.

Kế hoạch tài chính hangfnawm của doanh nghiệp thông thường bao gồm các bộ phận kế

hoạch chủ yếu sau:

+ Kế hoạch doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

+ Kế hoạch nhu cầu vốn và nguồn vốn.

+ Kế hoạch vay vốn và trả vốn.

+ Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ.

+ Bảng cân đối kế toán dự kiến.

2.2. Trình tự và căn cứ lập kế hoạch tài chính.

2.2.1. Trình tự lập kế hoạch tài chính.

Việc quản lý thành công một doanh nghiệp có thể xem như là việc huy động và sử dụng

nguồn lực cần thiết trong việc điều hành doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Cung một lượng

tiền vốn, lượng nguyên liệu, máy móc và các thiết bị khác và đội ngũ nhân viên nhưng khi

được quản lý theo cách khác nhau sẽ đem lại kết quả hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên trong

mọi trường hợp để huy động và sử dụng các nguồn vốn cuard một cách có hiệu quả, có ý

nghĩa nhằm quản lý thành công một doanh nghiệp thì hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp cần được lập kế hoạch một cách chu đáo.

Một kế hoạch tài chính mang tính thực tiễn và được chuẩn bị kỹ lưỡng là một yếu tố hết sức

quan trọng cho sự thành công trong kinh doanh. Nó giúp cho doanh nghiệp có thể nhìn nhận cụ

thể hơn những thuận lợi và khó khăn để có những biện pháp thích hợp khai thác những tiềm

năng và hạn chế những rủi ro có thể gặp phải. Tuy nhiên để có một kế hoạch tài chính thật sự

phải tổ chức tốt việc lập kế hoạch, đó không chỉ đơn thuần là việc tính toán.

Lập kế hoạch tài chính là một quá trình hoạch định nhằm biến ý tưởng kế hoạch hoạt

động thành thực tế, thực hiện những mực tiêu nhất định.

Trong việc lập kế hoạch tài chính cần chú ý: kế hoạch tài chính được lập dựa trên cơ sở

các bộ phận kế hoạch kinh doanh khác như kế hoạch sản xuất, tiêu thụ. Sở dĩ như vậy vì kế

hoạch tài chính là bộ phận thống nhất của kế hoạch kinh doanh. Chúng được làm sau cùng và

các kế hoạch hoạt động cuối cùng đều phải thể hiện qua khía canh tài chính.

Page 85: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

85

Quá trình lập kế hoạch tài chính có thể chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị, giai

đoạn soạn thảo kế hoạch và giai đoạn hoàn chỉnh kế hoạch.

- Giai đoạn chuẩn bị lập kế hoạch.

Công việc chủ yếu của giai đoạn này là thu thập và phân tích thông tin.

Hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, thông tin là một vấn đề sống còn của

doanh nghiệp. Có được những thông tin đứng và kịp thời là cơ sở cho nhà kinh doanh ra

quyết định đúng. Ngược lại, nếu thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch dễ dàng dẫn đến

quyết định sai lầm. Chất lượng lập kế hoạch kinh doanh nói chung cũng như kế hoạch tài

chính phụ thuộc rất lớn vào việc thu thập và xử lý thông tin.

Để lập kế hoạch, doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin trong lĩnh vực khác nhau. Lượng

thông tin cần thu thập tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Những thông tin cần thu thập có thể chia thành hai loại.

+ Thông tin về nhân tố bên goài doanh nghiệp.

+ Thông tin về nhân tố bên trong doanh nghiệp.

Thông tin sau khi thu thập cần phải tiến hành xử lý, phân tích để từ đó rút ra được những

điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng cần khai thác, những cơ hội cho doanh nghiệp trong kinh

doanh và tài chính.

- Giai đoạn sạo thảo kế hoạch.

Trên cơ sở mục tiêu và kế hoạch hoạt động, thực hiện việc soạn thảo kế hoạch nhằm xác

định nhu cầu vốn thực hiện các kế hoạch hoạt động, các nguồn vốn cần huy đông, các biện

pháp đảm bảo khả năng thanh toán và dự tính kết quả tài chính, hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.

- Giai đoạn hoàn chỉnh kế hoạch. Sau khi kế hoạch được dự thảo cần xem xét tổng kết kế

hoạch: + Cân nhắc tính khả thi của kế hoạch.

+ Xem xét kết quả tài chính và dự tính mục tiêu ban đầu.

+ Xem xét mức độ hợp lý của những giả thiết kinh tế được dùng để dự đoán, phát hiện

những sai sót trong những thông tin hoạch khiếm khuyết trong hoạt động.

Trên cơ sở đó bboor sung để kế hoạch được hoàn thiện hơn (bao hàm cả việc xem xét

điều chỉnh các kế hoạch hoạt động một cách phù hợp hơn).

2.2.2. Những căn cứ chủ yếu để lập kế hoạch tài chính.

Để lập kế hoạch tài chính cần dựa vào những căn cứ chủ yếu sau:

Các kế hoạch sản xuất – kỹ thuật (kế hoạch hoạt động).

Lập kế hoạch tài chính là một quá trình lượng hóa bằng tiền các nhu cầu và chi phí để

thực hiện kế hoạch sản xuất – kỹ thuật và hiệu quả của các kế hoạch này đưa lại, đồng thời

xác định và huy động các nguồn vốn để đáp ứng các nhu cầu đó.

Vì vây, mức độ xác thực của kế hoạch tài chính phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của kế

hoạch sản xuất – kỹ thuật. Tuy vây, cũng cần thấy việc lập kế hoạch tài chính không chỉ đơn

Page 86: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

86

thuần là việc tính toán chuyển đổi thành tiền mà thông qua việc lập kế hoạch tài chính còn

kiểm tra tính hợp lý và hiệu quả của các bộ phận kế hoạch khác.

Kết quả phân tích, đánh giá tình hình và kết quả tài chính kỳ trước cho thấy những điểm

mạnh và những điểm yếu trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp, từ đó gợi lên phương

hướng và biện pháp nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng và điều chỉnh khắc phục những

điểm yếu về tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kế hoạch.

Các chiến lược hay định hướng tài chính: kế hoạch tài chính là việc cụ thể hóa tài chính

của doanh nghiệp. Do vậy, khi lập kế hoạch tài chính hàng năm cần phải dựa trên cơ sở xem

xét các chiến lược tài chính của doanh nghiệp như chiến lược đầu tư, chiến lược huy động

vốn, chiến lược về cổ tức…

Các chính sách, chế độ tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp và những vấn đề

liên quan trực tiếp tới môi trường và kinh doanh của doanh nghiệp.

Cần nắm vững các chính sách khuyến khích đầu tư của Nhà nước, các luật thuế, chế độ

khấu hao tài sản cố định, các thể lệ và quy chế vay vốn …và những xu hướng diễn biến thay

đổi môi trường kinh doanh mà trực tiếp là môi trường tài chính như sự hình thành thị trường

chứng khoán, sự phát triển của các công ty cho thuê tài chính…Những yếu tố trên đều liên

quan đến việc dự kiến tài chính của doanh nghiệp.

2.3. Kế hoạch lưu chuyển tiền tệ.

Việc lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ hết sức quan trọng trong công tác quản lý tài chính

của doanh nghiệp, bởi lẽ:

+ Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà nó có thể dễ dàng chuyển hóa thành các

loại tài sản khác.

+ Năng lực thanh toán của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng tiền tệ của doanh

nghiệp.

+ Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thường nảy sinh sự không ăn khớp nhau

về thời gian giữa thu và chi bằng tiền dẫn đến sự mất cân đối giữa khả năng cung ứng và nhu

cầu chi bằng tiền vào những thời điểm trong những thời kỳ nhất định.

Việc lập ké hoạch lưu chuyển tiền tệ nhằm dự kiến các khoản thu và các khoản chi bằng

tiền củ doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định và tìm biện pháp để tạo ra sự cân bằng

thu chi bằng tiền.

Việc lập kế hoạch này có tác dụng rất lớn đối với nhà quản lý của doanh nghiệp. Nó giúp

doanh nghiệp thấy trước được khả năng các khoản tiền có thể thu được và nhu cầu chi tiêu

bằng tiền từ hoạt động, từ đó xem xét mức độ cân đối giữa thu và chi bằng tiền để có biện

pháp chủ động sắp xếp các khoản chi tiêu hợp lý và tích cực thực hiện các khoản thu nợ dợ

kiến và đồng thời có kế hoạch huy động vốn từ bên ngoài vào thời điểm thích hợp nhằm đảm

bảo thường xuyên khả năng thanh toán.

Đối với người cho vay, thông qua viêc xem xét kế hoạch lưu chuyển tiền tệ của doanh

nghiệp có thể đánh giá năng lực trả nợ của doanh nghiệp để quyết định việc cho vay, thời

Page 87: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

87

gian phát triển vay và thu được nợ. Do vậy, kế hoạch lưu chuyển tiền tệ là một tài liệu dễ

thuyết phục người cho vay vốn.

Nội dung chủ yếu của kế hoạch lưu chuyển tiền tệ:

Nhằm phục vụ công tác quản lý, nội dung của kế hoạch lưu chuyển tiền tệ có thể được

lập cho một năm, một quý, một tháng và từng tuần.

Để dự đoán và lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ cần chú ý hai vấn đề chủ yếu sau:

+ Bao quát và dự kiến toàn bộ các khoản tiền mà doanh nghiệp có thể thu được trong kỳ,

nói cách khác là dự đoán được đầy đủ dòng tiền vào các khoản cần chi tiêu trong kỳ (dòng

tiền ra).

+ Dự kiến về thời điểm nhận được các khoản thu bằng tiền và thời điểm phát ding các

khoản chi bằng tiền

Việc dự toán và lập kế hoạch lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp bao gồm các nội dung

chủ yếu sau:

+ Dự đoán dòng tiền vào: Để thuận tiện cho việc dự đoán và lập ké hoạch người ta có thể

chia dòng tiền vào của doanh nghiệp làm ba loại như sau:

Dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền này chủ yếu nhận được từ hoạt động

tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp như thu tiền bán hàng và cung cấp dịch vụ , thu

hồi nợ phải thu từ khách hàng…Khi dự đoán dòng tiền cần chú ý đến thể thức thanh toán và

thời điểm thanh toán của người mua đối với doanh nghiệp.

Dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư: Bao gồm các khoản tiền thu hồi từ đầu tư vào các đơn

vị khác, tiền lãi hoạt động đầu tư, tiền thu do nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tiền thu

hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác…

Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản tiền do chủ sở hữu góp thêm vốn

bằng tiền, tiền huy động từ việc vay vốn, phát hành cổ phiếu,…

+ Dự đoán dòng tiền ra:

Dòng tiền ra bao gồm toàn bộ các khoản chi tiêu bằng tiền phát sinh từ hoạt động của

doanh nghiệp trong một thời kỳ, có thể chia thành ba loại:

Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh: Gồm các khoản chi tiêu bằng tiền cho hoạt động

tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp như hoạt động cung ứng vật tư và dịch vụ, trả

tiền cho người lao động, khoản nộp cho ngân sách nhà nước về nghĩa vụ tài chính, các khoản

chi cho tiếp thị và bán sản phẩm, tiền chi liên quan đến việc quản lý doanh nghiệp, trả tiền

vay vốn kinh doanh…

Dòng tiền ra từ hoạt động đầu tư: Bao gồm các khoản tiền chi cho xây dựng và mua sắm

tài sản cố định, tiền đàu tư ra bên ngoài doanh nghiệp (tiền đầu tư góp vốn vào đơn vị khác,

tiền cho vay)…

Dòng tiền ra từ hoạt động tài chính: Bao gồm các khoản tiền trả nợ gốc đã vay đến kỳ

thanh toán, tiền trả nợ thuế tài chính, tiền trả lãi cho các nhà đầu tư vốn vào doanh nghiệp,

như trả cổ tức, tiền mua lại cổ phiếu của công ty đã phát hành,…

Page 88: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

88

+ So sánh dòng tiền vao và dòng tiền ra, tìm biện pháp cân bằng giữa thu và chi bằng

tiền: Trên cơ sở so sánh dòng tiền vào và dòng tiên ra xác định dòng tiền thuần trong kỳ hoạt

động của doanh nghiệp. Kết hợp với số tiền tồnđầu kỳ xác định số tiền cuối kỳ. Từ đố đối

chiếu với dố dư tiền cần thiết, xác định số vốn bằng tiền dư thuwafhay thiếu hụt để dề ra giải

pháp thích hợp.

Trường hợp thiếu hụt vốn bằng tiền cần xem xét, cân nhắc sử dụng các biện pháp thích

hợp nhằm đi tới sự cân bằng như xem xét khả năng vay vốn, tăng khả năng thu hồi nợ, thắt

chặt các khoản chi tiêu bằng tiền,…

Trường hợp dư thừa vốn bằng tiền cần chủ động xem xét khả năng sử dụng tiền đầu tư

một cách thích hợp để tăng thêm sức sinh lời của đồng tiền.

Ví dụ: Lập kế hoạch luân chuyển tiền tệ: Doanh nghiệp A dự kiến bắt đầu từ tháng 1 năm

N đi vào hoạt đông kinh doanh, có tài liệu về kế hoạch hoạt động kinh doanh cho sáu tháng

đầu năm như sau: Doanh số bán ra (trị giá hàng xuất giao cho khách hàng)

Tháng Doanh số bán ra (triệu đồng)

1 300

2 400

3 500

4 600

5 700

6 600

Việc thanh toán thu tiền bán hàng dự kiến.

20% trả tiền ngay sau khi xuất giao hàng.

70% thanh toán vào tháng thứ hai kể từ ngày xuất giao hàng.

10% thanh toán vào tháng thứ ba kể từ ngày xuất giao hàng.

Dự kiến mua sắm các vật tư nhu sau:

Tháng Doanh số bán ra (triệu đồng)

12 năm N - 1 130

1 năm N 150

2 năm N 150

3 năm N 220

4 năm N 400

5 năm N 300

6 năm N 250

Các nhà cung cấp vật tư chấp nhận việc thanh toán trả tiền mua hàng tháng này và trả tiền

vào tháng sau.

Chi phí tiền lương, dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác phải trả tiền trong tháng.

Page 89: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

89

Đơn vị tính: Triệu đồng

Trong 3 tháng phải trả 600 triệu đồng cho việc mua sắm thiết bị.

Số dư vốn bằng tiền ngày 31/12 năm N – 1 là 280 triệu đồng.

Trên cơ sở tình hình và số liệu như trên có thể lập kế hoạch cho chu chuyển tiền tệ sáu

tháng đầu năm như sau:

KẾ HOẠCH CHU CHUYỂN TIỀN TỆ (KẾ HOẠCH DÒNG TIỀN)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Nội dung Tháng

1

Tháng

2

Tháng

3

Tháng

4

Tháng

5

Tháng

6

I Dòng tiền vào

1 Dòng tiền vòa từ hoạt

động kinh doanh

a Doanh thu bán ra 300 400 500 600 700 600

b Thu tiền bán hàng

Tháng thứ nhất (20%) 60 80 100 120 140 120

Tháng thứ hai (70%) 210 280 350 420 490

Thnags thứ ba (10%) 30 40 50 60

2 Dòng tiền từ hoạt động

đầu tư

3 Dòng tiền từ hoạt động

tài chính

Cộng dòng tiền vào 60 290 410 510 610 670

II Dòng tiền ra

1 Dòng tiền ra từ hoạt

động kinh doanh

Tiền mua vật tư 130 150 150 220 400 300

Tiền lương 50 80 100 100 120 110

Dich vụ mua ngoài 20 20 20 20 20 20

Chi phí khác 10 10 10 10 10 10

2 Dòng tiền ra từ hoạt

động đầu tư

Khoản chi Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6

Tiền lương 50 80 100 110 120 110

Dịch vụ mua

ngoài

20 20 20 20 20 20

Chi phí khác 10 10 10 10 10 10

Page 90: Giáo trình tài chính doanh nghiệp

90

Trả tiền thiết bị 600

3 Dòng tiền ra từ hoạt

động tài chính

Cộng dòng tiền ra 210 260 880 360 550 400

III Dòng tiền thuần trong

kỳ

(150) 30 (470) 150 60 230

IV Tiền tồn đầu kỳ 280 130 160 (310) (160) (100)

V Tiền tồn cuối kỳ 130 160 (310) (160) (100) 130

VI Mức dư tiền cần thiết 110 110 110 110 110 110

VII Số tiền dư thùa hay

thiếu hụt

20 50 (420) (270) (210) 20

Qua xem xét biểu trên cho thấy doanh nghiệp bị thiếu hụt vốn bằng tiền trong các thanh

toán tháng 3, 4, 5. Doanh nghiệp cấn xem xét khả năng vay vốn và các biện pháp khác.

Trong tháng 1, 2 và tháng 6 vốn bằng tiền vượt mức tối thiểu cần thiết có thể xem xét khả

năng đầu tư ngắn hạn để tăng mức sinh lời của đồng tiền.

2. Dự kiến bảng cân đối tài sản theo các chỉ tiêu tài chính đặc trưng.

Trong công tác quản lý doanh nghiệp có thể dự kiến trước một bảng cân đối tài sản doanh

nghiệp. Có nhiều cách khác nhau để dự kiến bảng cân đối tài sản cho một doanh nghiệp.

Nội dung cơ bản của phương pháp này là với quy mô doanh thu đã dự kiến, dựa trên các

mối quan hệ cân đối tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trưng trung bình của các doanh

nghiệp trong ngành hay của doanh nghiệp tiên tiến mà người quản lý doanh nghiệp đã lựa

chọn để điều chỉnh phù hợp với doanh nghiệp mình từ đó dự kiến một bảng cân đối tài sản.

Với việc dự kiến một bảng cân đối tài sản như trên sẽ giúp cho người quản lý doanh

nghiệp tham khảo để từ đó đề ra các biện pháp quản lý nhằm chủ động điều chỉnh các hoạt

động tài chính của doanh nghiệp hướng tới các quan hệ cân đối tài chính tích cực đã dự kiến

trong bảng cân đối tài sản.

Bài tập áp dụng: