gi¸o dôc ph¸p luËt cho c¤ng chøc hµnh chÝnh ë n¦íc céng ...hcma.vn/uploads/2017/5/4/tt...

27
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VILAY PHILA VONG GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng Hßa D¢n Chñ Nh¢n D¢n LµO hiÖn nay TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật Mã số: 62 38 01 01 HÀ NỘI - 2017

Upload: others

Post on 10-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

VILAY PHILA VONG

GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH

ë N¦íC Céng Hßa D¢n Chñ Nh¢n D¢n LµO hiÖn nay

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật

Mã số: 62 38 01 01

HÀ NỘI - 2017

Page 2: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

Công trình được hoàn thành tại

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Quý

Phản biện 1: ........................................................

.........................................................

Phản biện 2: ........................................................

.........................................................

Phản biện 3: ........................................................

........................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện

họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Vào hồi...... giờ....... ngày ......... tháng ......... năm 2017

Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và

Thư viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Page 3: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh hiện nay, giáo dục pháp luật (GDPL) cho công chức hành

chính (CCHC) là một vấn đề quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển

của đất nước Lào. Công chức hành chính là những chủ thể thực hiện các công vụ

cụ thể, là hạt nhân của nền công vụ và là yếu tố bảo đảm cho nền công vụ hoạt

động có hiệu lực, hiệu quả. Vì vậy, việc trang bị cho CCHC hệ thống kiến thức

pháp luật (PL) nhằm nâng cao ý thức PL, tạo ra các điều kiện và nhân tố thuận lợi

cho việc nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng thái độ tôn trọng

đối với Nhà nước và các quy tắc của đời sống, hình thành những hiểu biết về

chính trị, đấu tranh chống những hành vi VPPL, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản

lý nhà nước, quản lý xã hội và kiềm chế hành vi vi phạm pháp luật (VPPL) của

CCHC trong giai đoạn hiện nay là một công việc hết sức cần thiết.

Nhận thức được vai trò quan trọng của việc GDPL cho CCHC, Đảng Nhân

dân cách mạng (NDCM) Lào đã sớm quan tâm đến vấn đề GDPL, rèn luyện đội

ngũ CCHC.

Dưới góc độ lý luận, vấn đề GDPL cho CCHC ở nước Cộng hòa Dân chủ

nhân dân (CHDCND) Lào đã được một số công trình nghiên cứu ở khía cạnh này

hoặc khía cạnh khác những trí thức mà các nhà nghiên cứu khoa học đưa ra rất có

ý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào

nghiên cứu vấn đề GDPL cho CCHC Lào một cách toàn diện đây đủ, để làm nền

tảng lý luận cho việc triển khai, thực hiện việc GDPL cho CCHC ở nước

CHDCND Lào.

Về mặt thực tiễn trong những năm qua công tác GDPL cho CCHC ở

CHDCND Lào đã thu được những thành tựu nhất định.Tuy nhiên vấn đề GDPL

cho CCHC ở Lào hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề bất cập như: nguồn tài liệu cơ sở

vật chất, nguồn ngân sách, đội ngũ làm công tác GDPL vừa thiếu vừa yếu, cơ chế

phối hợp và trách nhiệm của các cấp các ngành chưa rõ ràng… Bên cạnh đó, một

bộ phận CCHC Lào nhận thức chưa đây đủ thậm chí là coi thường công tác

GDPL. Trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, nên GDPL cho

CCHC càng trở nên quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và tồn

vong của đất nước Lào. Chính vì vậy, phải GDPL cho CCHC để họ hiểu PL và

làm theo PL trong giao lưu, hợp tác quốc tế

Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Giáo dục pháp

luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện

nay” làm đề tài luận án Tiến sỹ Luật học.

Page 4: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

2

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

* Mục đích nghiên cứu của luận án

- Phân tích, đánh giá thực tiễn GDPL cho CCHC Lào, từ đó đề xuất một số

giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào.

* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

- Phân tích cơ sở lý luận về GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào, trong

đó nên lên khái niệm CCHC, xây dựng khái niệm, phân tích đặc điểm, vai trò chủ

thể, đối tượng mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp và những điều kiện

đảm bảo GDPL cho CCHC nước CHDCND Lào.

- Phân tích thực trạng đội ngũ CCHC ở Lào; qua việc đánh giá những kết

quả đạt được, những hạn chế bất cập trong GDPL cho CCHC ở CHDCND Lào và

rút ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của những hạn chế bất cập.

- Đưa ra các quan điểm và đề xuất các giải pháp phù hợp, có tính khả thi

nhằm nâng cao hiệu quả GDPL cho CCHC ở CHDCND Lào.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu của luận án: Là vấn đề lý luận và thực tiễn về

GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào.

* Phạm vi nghiên cứu của luận án: Là công tác GDPL cho CCHC ở nước

CHDCND Lào vào giai đoạn từ năm 2005 đến nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận của luận án

- Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư

tưởng Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kay Xỏn Phôm Vi Hản và đường lối của Đảng nhân

dân cách mạng Lào, về GDPL cho CCHC.

* Phương pháp nghiên cứu của luận án

- Luận án được thực hiện bởi phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện

chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử triết học Mác - Lênin.

- Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã sử dụng trực tiếp các phương pháp

nghiên cứu sau:

+ Phương pháp hệ thống hoá, khái quát hoá: Được sử dụng khi phân tích

các khái niệm về GDPL cho CCHC, vai trò của GDPL với CCHC.

+ Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng ở chương 2 để phân tích

khái niệm đặc điểm GDPL cho CCHC ở Lào.

+ Phương pháp điều tra xã hội họi, phương pháp thống kê: Được sử dụng ở

chương 3 để điều tra bằng bảng hỏi về tình hình GDPL cho CCHC ở Lào.

Page 5: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

3

5. Những đóng góp mới về khoa học của Luận án

Luận án là tài liệu chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu về GDPL cho CCHC ở

nước CHDCND Lào một cách toàn diện có hệ thống. Những đóng góp mới của

luận án được thể hiện ở những điểm sau:

Một là: Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu có liên quan đề tài, chỉ ra

những kết quả đã được nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.

Hai là: Xây dựng mô hình lý luận khoa học đặc thù về GDPL cho CCHC ở

nước CHDCND Lào như: Khái niệm, vai trò, các yếu tố hợp thành GDPL, các yếu

tố đảm bảo GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào.

Ba là: Thực trạng GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào lần đầu tiên

được phân tích đánh giá một cách khoa học dưới sự tác động của nhân tố khách

quan và chủ quan thể hiện những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và

nguyên nhân của nó làm tiền đề thực tiễn để xác định mục tiêu, quan điểm, giải

pháp đổi mới công tác GDPL cho CCHC Lào.

Bốn là: Luận án xác định rõ các mục tiêu, quan điểm và đề xuất một số giải

pháp đổi mới công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

* Về ý nghĩa lý luận: Đã góp phần bổ sung vào hệ thống lý luận về GDPL

cho đối tượng là CCHC ở nước CHDCND Lào. Đây là tài liệu có ý nghĩa tham

khảo về phương diện lý luận và thực tiễn cho quá trình xây dựng và hoàn thành

chính sách PL cũng như cơ chế tổ chức, triển khai thực hiện công tác GDPL cho

CCHC ở nước CHDCND Lào và các nước có điều kiện KT-XH tương tự với

CHDNCD Lào.

* Về ý nghĩa thực tiễn: Cung cấp cơ sở khoa học cho những người làm

công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào để vận dụng vào công việc của

mình và có thể là tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy và học tập môn lý

luận chung về NN và PL trong các trường đại học chuyên Luật, các cơ sở nghiên

cứu, trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ GDPL cũng

như các chương trình trung cấp luật ở CHDCND Lào.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục công

trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án và phụ lục, luận án gồm 4

chương, 10 tiết.

Page 6: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

4

Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở LÀO CÓ LIÊN QUAN TỚI

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG

HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về công chức hành chính

Thực tiễn ở nước CHDCND Lào các cuốn sách viết về vấn đề liên quan tới

đề tài luận án còn rất hạn chế, hiếm hoi như sau:

* Về luận văn, luận án: Un Kẹo Si pa sợt, “Công tác tổ chức cán bộ cấp

tỉnh ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay”; Văn xay Xay nha bắt,

“Nâng cao chất lượng cán bộ công chức ở thủ đô Viêng Chăn”; Sổm Pha Văn

Xút Thị Phông,“Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tòa án nhân dân Thủ đô

Viêng Chăn”.

* Về tạp chí: Vi Lay Văn Phôm Khế, “Một số vấn đề về công tác hành

chính và quản lý công chức ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”; Phu Thắc Phít

Thạ Nu Sỏn, “Quan điểm của hai Đảng hai Nhà nước Việt Nam - Lào về đào tạo

bồi dưỡng cán Bộ Chính trị ở Lào”.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật

* Về luận án tiến sĩ: Xay khăm Mun Ma Ny Vông, “Giáo dục lý luận Mác -

Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường chính trị - Hành chính nước Cộng

hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay”; Súc Ni Lăn Đon Kun Lạ Vông, “Giáo dục

pháp luật trong các trường đào tạo, bồi dưỡng của Bộ An ninh nước Cộng hòa

dân chủ nhân Lào”.

* Về luận văn thạc sĩ: Inpeng Younkham, “Giáo dục pháp luật cho đồng

bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Bolykhămxay, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân

Lào”; Bun Pheng Xinavong, “Nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biến pháp

luật cho nhân dân ở thủ đô Viêng Chăn nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”.

1.1.3. Những công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho công

chức hành chính

Hiện nay các đề tài nghiên cứu khoa học về vấn đề GDPL cho CCHC còn

rất hạn chế có thể kể đến một số công trình như sau:

* Về luận văn thạc sĩ:Văn La Ty Khăm Van Vông Sa, “Giáo dục pháp luật

cho học viên Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào”; Khămhiêng

Phômmasith, “Giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức ở tỉnh Phông Sa Ly

Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”.

Page 7: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

5

1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.2.1. Những công trình nghiên cứu về công chức * Việt Nam

Cộng hòa XHCN Việt Nam là một quốc gia gắn bó mật thiết, thắm tình

đồng chí với CHDCND Lào;

+ Đề tài khoa học cấp bộ: Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, “Luận cứ khoa

học việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước”; Phạm Hồng Thái, “Luận cứ khoa học về vấn đề công

vụ công chức”; Đinh Văn Mậu, “Luận cứ khoa học Vấn đề cải cách hành chính”.

+ Giáo trình và sách tham khảo: Lê Đình Khiên, “Nâng cao ý thức pháp

luật của đội ngũ cán bộ công chức hành chính ở nước ta hiện nay”; Nguyễn Minh

Tuấn, “Tiếp tục đổi mới công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện

đại hóa”.

+ Tạp chí: Phan Xuân Sơn, “Quản lý nhân sự hành chính và đào tạo công

chức cao cấp ở trường Hành chính Pháp (ENA)”; Đặng Đình Lựu, “Xây dựng đội

ngũ cán bộ trung cấp, cao cấp ở Trung Quốc”; Nguyễn Minh Tuấn, “Đảng Cộng

sản Trung Quốc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”.

1.2.2. Những công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật * Việt Nam

+ Luận án: Nguyễn Đình Lộc, “Ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật ở

Việt Nam”; Nguyễn Thị Vân Giang, “Nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ công

chức đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

+ Đề tài khoa học cấp bộ: Viện nghiên cứu khoa học pháp lý và Vụ phổ

biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp phối hợp thực hiện “Một số vấn đề lý luận và

thực tiễn về phổ biến, giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới”; Từ kết quả

nghiên cứu của đề tài này, Bộ Tư Pháp đã xuất bản số chuyên đề rất có giá trị

“Tuyên truyền giáo dục pháp luật”.

+ Sách và giáo trình: Trần Ngọc Đường, Dương Thị Thanh Mai, “Bàn về

vấn đề giáo dục pháp luật”; Trần Ngọc Đường, “Giáo trình lý luận chung về Nhà

nước và Pháp luật; Đào Trí Úc đã công bố hai sách chuyên khảo rất có giá trị, cả

về mặt lý luận và thực tiễn: “Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật” và “Nhà

nước và pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới”.

+ Tạp chí: Trần Ngọc Đường, "Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật và

tổ chức thực hiện pháp luật - nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng nhà nước pháp

quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân"; Trần Ngọc Dũng,

“Hoàn thiện hệ thống giáo dục pháp luật ở Việt Nam nhằm thi hành hiến chương

Asean”; Ngọ Văn Nhân, "Giáo dục pháp luật hay giáo dục ý thức pháp luật";

Ngô Quốc Dụng, “Thực hiện chương trình giáo dục pháp luật cho cán bộ chính

Page 8: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

6

quyền cấp xã ở các trường chính trị tỉnh”; Nguyễn Thu Thủy, “Chất lượng giáo

dục pháp luật và các tiêu chí đánh giá”; Trần Thị Nụ, “Giáo dục pháp luật cho

cán bộ tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay”; Nguyễn Thị Phương Mai, “Đào

tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho cản bộ công chức chính quyền cơ sở thành

phố Hải Phòng”; Hoàn Kim Quế, “Bàn về hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật

ở nước ta hiện nay”; Võ Thi Nhiên, “Giáo dục pháp luật cho cán bộ công chức

các huyện miền núi ở tỉnh Phú Yên”; Vi Thị Thu Hiền, “Giáo dục pháp luật cho

cán bộ công chức chỉnh quyền cấp xã ở Tuyên Quang”; Hồ Việt Hiệp, “Xã hội

hoá công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tình hình mới”; Vũ Thị Hoài

Phương, “Kết hợp giáo dục Pháp luật với giáo dục chính trị-tư tưởng, đạo đức và

văn hoá đối với doanh nghiệp nhà nước Việt Nam”.

1.2.3. Những công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho công

chức hành chính

Có khá nhiều công trình nghiên cứu về GDPL cho CCHC. Tiêu biểu là

những công trình sau:

+ Luận án tiến sĩ: Dương Thị Thanh Mai, “Giáo dục pháp luật thông qua

hoạt động Tư pháp ở Việt Nam”; Đình Xuân Thảo “Giáo dục pháp luật trong các

trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta hiện nay”; Nguyễn

Quốc Sửu, “Giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ công chức hành chính trong

điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

+ Luận văn: Lê Thị Xuân Hương “Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công

chức cấp xã ở các huyện miền núi tỉnh Thanh Hoá”; Nguyễn Thị Lim Ngân “Phổ

biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội”; Nguyễn Thị

Kim Nhung “Phòng chống tham nhũng từ phương diện phổ biến, giáo dục pháp

luật đối cán bộ, công chức bộ máy hành chính nhà nước”.

+ Sách và giáo trình: Nguyễn Đình Đặng Lực, “Giáo dục pháp luật trong

nhà trường”; Nguyễn Tất Viễn, “Một số biện pháp tăng cường công tác phổ biến

giáo dục pháp luật trong tình hình mới”; Nguyễn Quốc Sửu, “Tăng cường giáo

dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính của tỉnh Đắk Lắk”; Trần

Quang Nhiếp, “Nâng cao hiệu quả GDPL trên các phương tiện truyền thông đại

chúng, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”; Phạm Kim

Dung, “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật”; Lê Văn

Phương, “Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật”; Nguyên Cảnh

Quý “ Xây dựng giáo dục và thực hiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay” .

+ Tạp chí: Nguyễn Quốc Sửu, “Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giáo

dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở Việt Nam hiện nay”.

Page 9: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

7

1.2.4. Các công trình về giáo dục pháp luật ở một số nước trên thế giới Các nhà nghiên cứu ở Mỹ, Anh, Châu Âu, Nhật Bản đều coi giáo dục pháp

luật và đào tạo pháp luật là đề tài không thể thiếu được trong các công trình giới

thiệu về hệ thống pháp luật của nước họ như: bài viết của tác giả Gorshunov DN

“Những yếu tố tâm lý xã hội trong thực thi pháp luật”; Legal Education in the

Age of Globalization “Giáo dục pháp luật trong thời đại toàn cầu hóa”; “Hiến

chương ASEAN - đưa ASEAN lên những tầm cao mới” Bederman D.J trong cuốn

sách: “Sự phục hồi kỳ lạ của tập quán; một bến bờ mong đợi và sự thu hoạch của

ngành Tư pháp” (The Curious resurrection of Custom Beach access anh Judicial

takings Columbia Law Reviwe, 1996 No10); R.M.Zumbuligze: “Luật tục với tư

cách là một nguồn của Dân luật” (Customary Law as a source of Civil law).

Từ những công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho các nhóm đối

tượng xã hội cụ thể đó là những nguồn thông tin tài liệu quan trọng cho việc tham

khảo có giá trị lý luận, học thuật cho nghiên cứu sinh, tuy nhiên cũng chưa có đề

tài nào nghiên cứu về: Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính của nước

Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.

1.3. NHỮNG NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Những nhận xét đánh giá

* Về mặt lý luận: góp phần hình thành cấu trúc lý luận cho việc tiếp cận,

phân tích và đánh giá hiệu quả của giáo dục pháp luật. Cấu trúc đó bao gồm các

vấn đề lý luận cơ bản như: khái niệm, mục đích, chủ thể, đối tượng, nội dung, hình

thức, phương tiện, hiệu quả và các yếu tố bảo đảm;

* Về mặt thực tiễn

Nghiên cứu sinh có thể nhận thấy, mô hình lý luận về GDPL gần như hoàn

thiện và được kiểm nghiệm trong thực tiễn và những kết quả đáng khích lệ và rút

ra những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tế của Lào.Về vấn đề

GDPL cho CHCC chưa được nghiên cứu sâu một cách đẩy đủ và hệ thống. Vì

vậy, nghiên cứu sinh cần phải tiếp tục triển khai, nghiên cứu và làm rõ trong quá

trình thực hiện luận án“Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước

Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”.

1.3.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Tuy nhiên, GDPL cho CCHC ở CHDCND Lào là một đề tài rất mới, nên

nghiên cứu sinh thấy cần phải tiếp tục nghiên cứu các vấn đề sau:

* Về mặt lý luận

- Phải tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ: khái niệm, vai trò, đặc điểm của giáo

dục pháp luật cho công chức hành chính

- Luận giải nội hàm khái niệm từng các yếu tố hợp thành của GDPL cho

Page 10: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

8

CCHC, phân tích các yếu tố ảnh hưởng, vai trò, đặc điểm, các yếu tố hợp thành,

làm nổi bật nét đặc thù cũng là sự khác biệt của GDPL cho CCHC.

- Tìm hiểu công tác GDPL cho CCHC ở một số nước trên thế giới, từ đó rút

ra bài học kinh nghiệm cho công tác GDPL cho CCHC ở Lào.

* Về mặt thực tiễn: Cần tập trung làm rõ các vấn đề như sau:

- Phân tích đánh giá thực trạng GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào,

nêu lên những thành tựu đạt được và rút ra các khách quan, chủ quan của các

nguyên nhân thành tựu đạt được và những hạn chế yếu kém.

- Xác định và phân tích những vấn đề cấp thiết đang được đặt ra trong công

tác giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước CHDCND Lào

* Về quan điểm và giải pháp: trên cơ sở lý luận và thực tiễn về GDPL cho

CCHC ở nước CHDCND Lào. Luận án căn cứ vào quan điểm lý luận của Chủ

nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, phong cách làm việc của Chủ tịch

Kay Xon PhômViHản; đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Lào để xây

dựng các quan điểm và đề xuất các giải pháp mới để GDPL cho CCHC đảm bảo

tính khả thi thiết thực và sát với thực tiễn ở nước CHDCND Lào

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu tổng quan, đánh giá kết quả nghiên cứu lý luận về GDPL

trong và ngoài nước cho thấy CHDCND Lào chưa có công trình nghiên cứu một

cách toàn diện và có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn và có thể khẳng định rằng

chưa có công trình nào nghiên cứu về đề tài “Giáo dục pháp luật cho công chức

hành chính ở nước CHDCND Lào” một cách toàn diện, có hệ thống và sâu sắc.

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC

HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO

CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

2.1.1. Khái niệm, đặc điểm của công chức hành chính ở nước Cộng hòa

Dân chủ nhân dân Lào

Công chức hành chính là công dân của quốc gia Lào, được bổ nhiệm vào

một nghạch, bậc hoặc một chức vụ nhất định, làm việc thường xuyên trong hệ

thống cơ quan hành chính Nhà nước để thực thi các công vụ và hưởng lương từ

ngân sách Nhà nước.

* Đặc điểm CCHC Lào được thể hiện qua các điểm sau: Chủ yếu mang

quốc tịch Lào; phân lớn theo Đạo phật; có lòng nhân ái, rất hiền lành, có cuộc

sống rất giản dị, bình yên, sống trong mỗi quan hệ truyền thống nặng tình láng

Page 11: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

9

giềng, nghĩa xóm, an hem, họ hàng; có tính cách rất thân thiện, hoà nhã, nhẹ

nhàng, phong khoáng trong mỗi quan hệ, ứng xử với những người xung quanh; có

tư tưởng ỷ lại, chưa có tinh thần tự học, tự nâng cao trình độ, năng lực của mình đề

tự vươn lên; có truyền thống yêu nước, chuộng tự do và trọng lẽ công bằng làm

hình thành nhận thức và tình cảm của con người với pháp luật; có tinh thần tự chủ,

năng động sáng tạo, mẫn cảm với cái mới.

Có thể nói CCHC Lào là lực lượng tiên phong, là nòng cốt biến đường lối

chủ trương, nghị quyết của Đảng thành hiện thực thông qua viêc thực hiện các

chức năng nhiệm vụ của hệ thống các cơ qian thực thi quyền hành pháp.

2.1.2. Khái niệm, đặc điểm giáo dục pháp luật cho công chức hành

chính ở Lào Công chức hành chính vừa là đối tượng vừa là chủ thể giáo dục. Vì thế, cần

phải coi trọng việc GD, bồi dưỡng trí thức, kiến thức lý luận về NN và PL.

Giáo dục pháp luật cho CCHC Lào là những tác động có tổ chức, có định

hướng, có chủ định của chủ thể giáo dục để cung cấp tri thức PL, bồi dưỡng tình

cảm và hành vi hợp pháp cho CCHC nhằm mục đích hình thành cho họ có ý thức

PL đúng đắn, tạo niềm tin và PL và thói quen hành động phù hợp với các quy định

của PL hiện hành.

Đặc điểm GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào: Thứ nhất: Phải mang

tính chuyên nghiệp, chuyên ngành cao. Thứ hai: Phải gắn với GD chính trị, tư

tưởng, đạo đức. Thứ ba: Vừa là giáo dục cho các chủ thể thực hiện GDPL, vừa là

GDPL cho đối tượng GDPL. CCHC vừa là chủ thể vừa là đối tượng GDPL.

2.1.3. Vai trò giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở Lào Thứ nhất: Có vai trò góp phần trang bị hệ thống kiến thức PL và nâng cao ý

thức PL cho CCHC. Thứ hai: Góp phần hình thành niềm tin và phát triển thói

quen hành động. Thứ ba: Góp phần xây dựng thái độ tôn trọng đối với Đảng và

NN. Thứ tư: Góp phần đấu tranh chống những hành vi VPPL, nâng cao hiệu lực,

hiệu quả QLNN, QLXH. Thứ năm: Góp phần kiềm chế hành vi VPPL và nâng

cao ý thức phục vụ nhân dân của CCHC trong giai đoạn hiện nay.

2.2. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO

CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CỦA NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN

LÀO VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO

2.2.1. Các bộ phận hợp thành của giáo dục pháp luật cho công chức

hành chính ở Lào

2.2.1.1. Chủ thể giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở Lào

Chủ thể GDPL là các cơ quan Đảng, Nhà nước, ban ngành, các tổ chức

chính trị - xã hội, tổ chức quản lý GDPL, các đoàn thể, các cá nhân có chức năng

nhiệm vụ GDPL đặc biệt là các giảng viên trong viện, khoa NN và PL thuộc các

Page 12: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

10

Trường, Học viện và các cá nhân mà chức năng nhiệm vụ chính của họ không

phải là GDPL gồm có thẩm phán tòa án, các luật sư...Còn đối tượng tiếp nhận

GDPL là CCHC ở nước CHDCND Lào.

Chủ thể GDPL: Là những người được đào tạo chuyên về PL; Là những

người có kiến thức PL bằng hình thức bồi dưỡng ngắn hạn; Là những người có

kiến thức thông qua hoạt động PL thực tiễn giảng dạy thực tế; Là những người có

được hiểu biết PL bằng cách tự tìm hiểu tự đào tạo hoặc được chuyển từ các

chuyên ngành khác sang; Là những người chưa được bồi dưỡng đào tạo về PL

nhưng đảm nhiệm giảng dạy nhiều môn học trong đó có nội dung PL.

2.2.1.2. Đối tượng giáo dục pháp luật là các công chức hành chính Lào

Đối tượng GDPL là CCHC có đặc điểm vừa là đối tượng cần được GDPL

tức là cần được trang bị những kiến thức cơ bản về hệ thống PL các ngành, các

nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMNN, về quy chế hoạt động, trình tự thủ

tục của cơ quan NN mà họ đang làm việc, bồi dưỡng về phẩm chất đạo đức nghề

nghiệp và thái độ tôn trọng PL, đảm bảo pháp chế khi thi hành công vụ... Đồng

thời, họ vừa là chủ thể GDPL trong mối quan hệ với nhân dân thông qua việc giải

thích và áp dụng điều luật để giải quyết các công việc cụ thể trên tất cả các lĩnh

vực của đời sống XH.

2.2.1.3. Mục đích giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở Lào

Giáo dục pháp luật cho CCHC có mục đích sau đây: Thứ nhất: Nhằm cung

cấp những trí thức, kiến thức PL cho CCHC; Thứ hai: Nhằm góp phần tăng

cường, kỷ luật, kỷ cương, ngăn ngừa VPPL làm nâng cao ý thức PL

2.2.1.4. Nội dung giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở Lào

Là những văn bản QPPL do NN ban hành và những văn bản pháp quy do

chính quyền địa phương trong từng vùng, ngành ban hành mà các chủ thể GDPL

cần truyền đạt trang bị cho CCHC phù hợp với mục tiêu yêu cầu của từng đối

tượng giúp họ có được những kiến thức, hiểu biết nhất định về PL, trên cơ sở đó

hình thành và phát triển ý thức PL, củng cố niềm tin đối với PL và hình thành lối

sống theo PL cho CCHC.

Giáo dục pháp luật cho CCHC gồm có: Thứ nhất: Những kiến thức lý luật

về NN và PL; Thứ hai: Là pháp luật HCNN; Thứ ba: Hệ thống PL thực định và

thực tiễn PL

2.2.1.5. Hình thức giáo dục pháp luật cho công chức hành chính Lào

Hình thức GDPL cho CCHC là cách thức mà thông qua đó, chủ thể GDPL

tiến hành tác động vào đội ngũ CCHC nhằm đạt được mục đích GDPL đặt ra.

Hình thức GDPL cho CCHC rất phong phú và đa dạng, việc lựa chọn hình thức

giáo dục phù hợp với từng đối tượng CCHC cụ thể là rất cần thiết thể hiện bằng

các hình thức trực tiếp và gián.

Page 13: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

11

Việc kết hợp đúng đắn các hình thức đa dạng nêu trên trong GDPL cho

CCHC sẽ giúp chuyển tải có hiệu quả các nội dung PL cần phổ biến và bảo đảm

cho đội ngũ CCHC có vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn một cách có hiệu

quả theo các mục tiêu đã đề ra.

2.2.1.6. Phương pháp giáo dục pháp luật cho công chức hành chính Lào Là hệ thống các cách thức tiến hành hoạt động GDPL, có tác động trực tiếp

đến hiệu quả GDPL. PP GDPL cho CCHC luôn chịu sự quyết định và chi phối bởi

nội dung GDPL sao cho phù hợp với mục đích, mục tiêu và yêu cầu của CCHC.

Quá trình GDPL cho CCHC hướng tới hiện thực hóa các mục đích, mục tiêu cơ

bản là hình thành và phát triển ý thức PL cá nhân, làm cho mỗi cá nhân hiểu biết

và vận dụng PL trong các hoạt động của mình phụ trách.

Phương pháp GDPL cho CCHC có thể phân loại thành các nhóm sau: Các

PP thuyết phục, nêu gương, đối thoại, tranh luận; Các PP động viên, khuyến khích

và bắt buộc xử phạt

2.2.2. Các điều kiện đảm bảo về giáo dục pháp luật cho công chức hành

chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Thứ nhất; điều kiện về chính trị; Thứ hai, điều kiện về kinh tế và cơ sở vật

chất; Thứ ba, điều kiện về văn hóa - xã hội; Thứ bốn, điều kiện hệ thống pháp luật

về giáo dục pháp luật; Thứ năm, điều kiện về các nguồn lực: cơ sở vật chất, trang

thiết bị, máy móc, phương tiện và nguồn lực tài chính; Thứ sáu, các điều kiện đảm

bảo khác.

2.3. GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở MỘT

SỐ NƯỚC VÀ NHỮNG KINH NGHIỆM CÓ THỂ VẬN DỤNG Ở NƯỚC

CHDCND LÀO

2.3.1. Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính ở một số nước Ngiên cứu sinh đã nghiên cứu giáo dục pháp pháp luật cho cán bộ, công

chức ở Việt Nam, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan và Trung Quốc.

2.3.2. Những kinh nghiệm có thể vận dụng trong giáo dục pháp luật cho

công chức hành chính ở nước CHDCND Lào Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và CHDCND Lào là hai quốc gia có

truyền thống gắn bó từ lâu đời nay.

- Về chủ thể: Cần xác định nhu cầu, mục tiêu cần GD của tổ chức, và cá

nhân, chương trình và phương pháp GD và cần nắm bắt các đặc trưng của CCHC

trong quá trình GDPL.

- Về đối tượng: Các cơ quan, sở, ban, ngành các cấp cần lựa chọn đối tượng

cần GD vì CCHC

- Về nội dung: Đánh giá chương trình GD cho phù hợp với từng nhóm đối

tượng CCHC.

Page 14: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

12

- Về mục đích: Xác định mục đích của tổ chức, cá nhân cần giáo dục.

- Về hình thức: CCHC họ đều đã được trang bị những vốn kiến thức, hiểu

biết PL nhất định vì đại đa số họ đều đã có một trình độ văn hóa, trình độ chuyên

môn nhất định.

- Về phương pháp: Như đã biết vai trò của CCHC tác động rất lớn đến sự

hiểu biết, nhận thức, thái độ, tình cảm của nhân dân đối với PL.

Tiểu kết chương 2

Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDPL cho CCHC ở CHDCND Lào, trong đó

làm rõ khái niệm CCHC, xây dựng khái niệm, phân tích các đặc điểm GDPL cho

CCHC; làm rõ vai trò GDPL cho CCHC. Sự vận dụng và gắn kết giữa các thành

tố đó tạo nên sự thống nhất biện chứng của quá trình GDPL cho CCHC và học tập

kinh nghiệm của các nước trong công tác GDPL cho CCHC từ đó vận dụng vào

công tác GDPL cho CCHC ở CHDCND Lào.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH

VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH

Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA, XÃ HỘI

CỦA LÀO VÀ ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH CỦA NƯỚC CỘNG

HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của Cộng

hòa Dân chủ nhân dân Lào có ảnh hưởng tới giáo dục pháp luật cho công

chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào * Đặc điểm tự nhiên của CHDCND Lào

Được chia thành 3 miền: Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam, nằm giữa

các nước có nền kinh tế phát triển hơn như: Việt Nam,Trung Quốc và Thái Lan.

Vì vậy, Lào có khả năng trở thành nơi giao lưu buôn bán hàng hóa giữa các nước

trong khu vực này, nhất là phát triển ngành thương nghiệp qua cảnh...

* Đặc điểm chính trị của CHDCND Lào

Chính trị ổn định tạo niềm tin cho mỗi CCHC và toàn thể nhân dân, tạo cho

công tác GDPL thuận lợi để nâng cao chất lượng ý thức chấp hành PL đạt được

kết quả cao, là ý nghĩa hết sức quan trọng hàng đầu, nền tảng tư tưởng vững chắc

là sự nghiệp GDPL cho CCHC Lào.

* Đặc điểm về kinh tế

Cơ cấu kinh tế theo vùng và lãnh thổ mất cân đối, phát triển vùng nông thôn

diễn ra chậm, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa có sự chuyển biến nhiều, kết cấu

Page 15: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

13

hạ tầng của Lào chưa phát triển. Hệ thống thị trường hàng hóa phát triển không

đồng đều trong toàn quốc, thị trường tiền tệ và lao động mới hình thành và phát

triển với tốc độ chậm, bị bó hẹp ở những thành phố và không ổn định, lạm phát

tăng gây biến động lớn về KT-XH

* Đặc điểm về dân số và lao động

CHDCND Lào rất đa dạng về tộc người, với dân số 6.586.266 người, tỷ lệ

tăng dân số 2,2%. Về mặt chất lượng trình độ văn hóa kỹ thuật tay nghề còn nhiều

hạn chế do công tác GD đào tạo chưa thành chiến lược và quan tâm đúng mức từ

phía NN, năng lực quản lý kinh doanh còn non yếu.

* Đặc điểm về tâm lý xã hội

Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống hàng ngày của người Lào, từ

nếp sống trong gia đình đến sự ứng xử XH và hoạt động KT. Triết lý đạo Phật

khuyên con người nên sống bình thường, đơn giản không nên tham lam, cần cù và

dựa vào bản thân mình và tạo cho đời sau tốt hơn. Nhưng cũng chính đặc điểm

này ảnh hưởng không nhỏ đến nên KTTT. Tâm lý tự thỏa mãn trong sản xuất và

tiêu dùng ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Về sinh học tự nhiên của CCHC: Được thể hiện ở chỗ, CCHC cũng có

nguồn gốc từ giới tự nhiên như là: tính di truyền, các nhân tố sinh vật với nhu

cầu tất yếu khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến các tố chất phát triển bên trong

của CCHC.

Về giáo dục - đào tạo: chưa theo kịp các nước trong khu vực, số lượng

trường học, phòng học và giảng viên còn thiếu so với học sinh, điều đó đã ảnh

hưởng đáng kể đến việc GDPL cho CCHC Lào.

Dân chủ hóa: Là sự vận động của xã hội hướng tới dân chủ trên các mặt

kinh tế, chính trị, văn hóa, tinh thần nhằm tạo điều kiện, môi trường để GDPL cho

CCHC phát huy những năng lực bản chất của mình, dẫn tới sự phát triển chất

lượng ý thức pháp luật CCHC. Nhưng trong thực tế việc thực hiện dân chủ vẫn

còn nhiều bất cập, thể hiện rõ nhất là trong công bằng xã hội.

Về y tế: Công tác y tế chăm sóc sức khỏe được quan tâm phát triển nhưng so

với nhu cầu còn quá hạn hẹp.

Về thông tin viễn thông: Đã được đầu tư nhưng quy mô và thời lượng phát

thanh còn quá ít. Chương trình không phong phú, nên việc tuyên truyền, GD về

văn hóa, kiến thức, truyền thống còn hạn chế.

Vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế: Tự thân nó lại nảy sinh trong một

bộ phận CCHC luồng tư tưởng của chủ nghĩa cá nhân, tạo ra những điều kiện

thuận lợi cho kẻ xấu lợi dụng xâm nhập, thực hiện các hoạt động phá hoại trong sự

đoàn kết trong đội ngũ CCHC, sử dụng chiến tranh tâm lý để gây chia rẽ trong đội

ngũ công chức, công nhân và nhân dân các bộ tộc.

Page 16: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

14

Từ những đặc điểm đã nêu trên đều là những nhân tố đặc trưng ảnh hưởng

đến GDPL cho CCHC ở CHDCND Lào, được thể hiện qua:

- Những thuận lợi:

Đặc điểm thiên nhiên, địa lý nhằm ở vị trí quan trọng trong khu vực. Cùng

vị trí chiến lược này là môi trường cho các tri thức pháp luật thương mại, trí thức

sản xuất nông nghiệp, kinh doanh, chế biến nông sản, đồng thời tạo điều kiện cho

tri thức văn hoá của nhiều nước xâm nhập vào. Vì vậy, có thể khẳng định điều

kiện KT phát triển ổn định với mức tăng cường cao có giá trị mang tính nền tảng

tác động sâu sắc đến công việc đổi mới chính sách GDPL cho CCHC bởi vì ý thức

chấp hành PL là một hình thái ý thức XH bao giờ cũng chịu sự chi phối của sự tồn

tại của XH vì điều kiện KT-CT-VH-XH, tập quán, đạo đức, sự phát triển nhanh

của nền KTTT điều nay là thuận lợi bậc nhất giúp cho nhiệm vụ GDPL cho

CCHC đạt được kết quả cao.

- Những khó khăn:

Do vị trí địa lý và tự nhiên hiểm trở, sự hạn chế đối với phát triển sản xuất,

nhận thức về xã hội nói chung và nhận thức về pháp luật nói riêng đã ảnh hưởng

không nhỏ đến phong cách của CCHC, ít quan tâm đến việc nâng cao trình độ,

năng lực thẩm chí cả sự quan tâm đến pháp luật.

Với tốc độ tăng trưởng chậm và chưa vững chắc, mang nặng tính tự cung,

tự cấp, nền công nghiệp nhỏ bé, kỹ thuật công nghệ lạc hậu, nhiều cơ sở sản xuất

làm ăn thua lỗ, người lao động thiếu việc làm.

Hoàn cảnh thu nhập của gia đình CCHC chưa đủ để sống nên phải tham gia

vào hoạt động kinh tế ngoài giờ để tăng thêm thu nhập để chăm lo gia đình. Điều

này làm ảnh hưởng tới quỹ thời gian cũng như sự phấn đấu trong công tác cũng

như việc đầu tư cho việc học tập, nghiên cứu và ít quan tâm công tác giáo dục

pháp luật cho bản thân.

3.1.2. Thực trạng đội ngũ công chức hành chính của nước Cộng hòa Dân

chủ nhân dân Lào và ý thức pháp luật của đội ngũ công chức hành chính

Công chức hành chính Lào có nguồn từ hai bộ phận như: trưởng thành

trước năm 1975 và sau chiến tranh 1975, tính đến tháng 6/2016 có 177.826 người,

nữ là 79.662 người. Trong đó ở các bộ, cơ quan ngang bộ có 152.996, cấp tỉnh có

19.039 người, các cơ quan tư pháp 3.686 người và các tổ chức chính trị xã hội có

1.181 người.

Về độ tuổi số lượng công chức từ 45 tuổi trở xuống chiếm 77,30%; từ 46-

55 chiếm 18,22%. trên 56 tuổi chiếm 3,80%.

Về trình độ của CCHC, tiến sĩ chiếm 3,94%, cao học chiếm 8,27%, đại học

chiếm 56,12%, trung cấp 29,96%.

Page 17: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

15

Từ thực tế trên cho thấy kiến thức của CCHC Lào còn thấp so với yêu cầu. Đặc biệt là công chức cấp Bản còn một bộ phận khá lớn chưa qua đào tạo.

* Một số đặc thù của công chức hành chính ở CHDCND Lào Một là, trưởng thành từ thực tiễn cách mạng kháng chiến nên họ mang theo

ý chí căm thù giặc. Hai là, trưởng thành từ các phong trào, các cơ sở đào tạo, các công trường thanh niên xung phong tạo cho họ tri thức và kinh nghiệm thực tiễn về công tác QLNN và QLXH. Ba là, trưởng thành sau ngày giải phóng dân tộc có những nét riêng; nổi bật là sự tôn trọng các nguyên tắc và ý thức trách nhiệm trong QLNN và QLXH đã trở thành lực lượng chiếm đa số.

Những ưu điểm, nhược điểm sau: - Những ưu điểm cơ bản: được đào tạo, bồi dưỡng nắm bắt được cái mới,

tiếp thu và tích lũy kinh nghiệm mới về KTTT, về QLNN và QLXH; Nhìn chung CCHC các cấp luôn giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất, gắn bó với nhân dân, hết lòng phục vụ nhân dân.

- Nhược điểm cơ bản: Số lượng đông nhưng trình độ năng lực hạn chế, vì vậy xảy ra tình trạng vừa thừa, vừa thiếu, không đồng bộ. Cơ cấu CC chưa hợp lý về ngành nghề, về lĩnh vực công tác; Công tác CBCC còn hạn chế về tầm "chiến lược", chậm đổi mới cách nhìn nhận, kể cả khâu kế hoạch đánh giá và đào tạo nguồn kể tiếp... chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của KT-XH; Mức lương của CCHC Lào được xác định theo hệ thống thứ bậc, ngạch. Phụ cấp trách nhiệm CCHC được tính theo cương vị đảm nhận, thời gian công tác, trình độ chuyên môn thấp và không theo kịp với mức tăng của giá cả.

* Thực trạng ý thức pháp luật của công chức hành chính ở CHDCND Lào Đánh giá thực trạng ý thức pháp luật của CCHC ở Lào có thể thấy mức độ

nhận thức pháp luật cao thấp khác nhau trong từng ngành, vùng, miền, làm cho đời sống văn hoá, tinh thần và nhận thức pháp luật không đồng đều, chưa được giáo dục một cách bài bản hoặc hiểu biết pháp luật không đẩy đủ làm cho ý thức pháp luật của CCHC Lào chưa cao. Theo số liệu CCHC bị kỷ luật trong năm qua có tới 1.910 người ở mức độ khác nhau.

3.2. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ YẾU KÉM TRONG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CHDCND LÀO

3.2.1. Những kết quả đạt được trong giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước CHDCND Lào và nguyên nhân của thành tựu

3.2.1.1. Những kết quả đạt được Thứ nhất: Về chủ thể giáo dục pháp luật cho công chức hành chính

+ Các cơ quan Nhà nước trực tiếp tổ chức giáo dục pháp luật Để lãnh đạo các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác GDPL cho CCHC

Đảng và Nhà nước cũng đã ra Chỉ thị 38/TTg ngày 17/10/2007 về công tác GDPL

Page 18: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

16

+ Các tổ chức chính trị - xã hội: Đã tổ chức cho CCHC nghiên cứu học tập các nội dung các Bộ luật như: Luật dân sự, nghĩa vụ quân sự, tập huấn công tác hòa giải cho công chức, các văn bản PL mới cho báo cáo viên PL; các văn bản PL về lưu trữ, Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định 29/1998/NĐ-CP về thực hiện quy chế dân chủ.

+ Các giảng viên trong Học viện Chính trị-Hành chính Lào và các trường chính trị”: Đã có sự gia tăng cả về số lượng và chất lượng, với số lượng 309 người nữ là 84 người trong đó 30% đã qua cương vị lãnh đạo - quản lý, 40% đã qua đào tạo tại Học viện CT Quốc gia HCM, Học viện HC Quốc gia HCM, HV CT-HC quốc gia Lào, 30% được đào tạo tại các trường dạy nghề trong và ngoài nước. Riêng giáo viên thuộc viện HCH chỉ có 22 người, tổng số cán bộ tham gia nghiên cứu và giảng dạy kiêm chức có 78 người, giảng viên giảng dạy PL (12 người) có 3 người là nữ, chiếm 25%; Về trình độ của các giảng viên giảng dạy PL chủ yếu là cử nhân luật có 8 giảng viên, chiếm 10,25% trên tổng số giảng viên; trình độ thạc sĩ luật có 4 giảng viên (đều học từ nước ngoài về), chiếm 5,12% trên tổng số giảng viên; trình độ tiến sĩ luật có 2 người mới tốt nghiệp từ Việt Nam

+ Các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật: Theo thống kê của Bộ Tư pháp hiện nay có hơn 2.000 người là những thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, công chứng viên, chấp hành viên, đấu giá viên, kiểm lâm viên, thanh tra viên để trợ giúp và có hơn 500 người là phóng viên, biên tập viên thường xuyên tham gia các hoạt động GDPL.

+ Về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDPL:Là quá hẹp bình quân mỗi năm các trường chỉ nhận được ít nhất là 10 - 15 triệu và nhiều nhất chỉ có 15 - 20 triệu kịp, trong khi đó kinh phí cho công tác này là 20 - 30 triệu kịp. Vấn đề quan trọng là sách giáo khoa môn PL, chưa được biên soạn phù hợp với đối tượng học, tình trạng này dẫn đến hậu quả là không đảm bảo tính thống nhất, tính chuẩn mực khoa học khi áp dụng vào đối tượng là CCHC.

Thứ hai: Về đối tượng giáo dục pháp luật là công chức hành chính Đội ngũ CCHC là lực lượng quan trọng, làm nòng cốt trong tổ chức, thực

hiện các nhiệm vụ chính trị của Đảng, chủ trương chính sách của NN. Qua điều ra 457 học viên cho thấy: có 40,74% học viên đi nghiên cứu bài, đọc sách, dùng internet tại thư viện thường xuyên; có 74,07% học viên đã mua cuốn sách về PL

Thứ ba: Về mục đích giáo dục pháp luật cho công chức hành chính Là nâng cao hiểu biết về PL, hình thành niềm tin vào PL, từ đó nâng cao ý

thức tự giác chấp hành PL, đảm bảo thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi CCHC, nội hàm của mục đích được thông qua các công việc sau: Một là, giáo dục tình cảm công bằng, biết xác định các tiêu chuẩn đánh giá tính công bằng của PL, biết đối xử với người khác và với chính mình bằng các tiêu chuẩn công bằng thể hiện qua các QPPL. Hai là, giáo dục tình cảm trách nhiệm, ý thức tuân thủ PL

Page 19: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

17

ở mọi nơi mọi lúc. Phê phán, lên án những biểu hiện coi thường PL, các hành vi phạm pháp. Thứ ba: Nhằm hình thành động cơ, hành vi và thói quen xử sự theo PL. Từ tri thức PL đến tính tự giác; từ tính tự giác đến tính tích cực; từ tính tích cực đến thói quen xử sự theo PL.

Thứ tư: Về nội dung giáo dục pháp luật cho công chức hành chính Nghị quyết số 02/CT, ngày 20/10/2003 và quyết định số 256 QĐ-TTg ngày

11/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc ban hành kế hoạch triển khai công tác phổ biến GDPL từ năm 2000 đến năm 2020 và thành lập Hội đồng phối hợp công tác phổ biến GDPL". Tại HV CT-HC Quốc gia Lào các nội dung về PL cũng có 8 môn như: Lý luận Nhà nước và Pháp luật, Hiến Pháp, Luật hình sự, Luật dân sự, Luật trong lĩnh vực Tư pháp, Luật trong lĩnh vực HC, Luật trong lĩnh vực KT, Luật quốc tế, công pháp quốc tế, học viên chuyên ngành HC còn được học thêm 4 môn trong hệ đào tạo cử nhân như: Luật quốc tịch Lào, Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài, Luật về rừng, Luật bảo vệ môi trường, hệ đào tạo cao học chuyên ngành HC môn pháp luật chỉ có 2 môn/ 27 môn tổng số môn học như: Nhà nước và Pháp luật, Luật hành chính. Thứ năm: Về hình thức giáo dục pháp luật cho công chức hành chính

Áp dụng hình thức giáo dục mang tính phổ biến, truyền thống như giảng dạy trên lớp, thảo luận, xêmina, tự học-tự nghiên cứu, đi nghiên cứu thực tế, nghe báo cáo thêm. Một số mô hình tiêu biểu như: tuyên truyền PL, giải đáp PL trên trang thông tin điện tử, tổ chức tọa đàm về từng chủ đề GDPL lồng ghép tuyên truyền PL, xây dựng và quản lý, khai thác tủ sách PL góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành PL của CCHC, thể hiện qua số liệu sau: Đào tạo trong trường lớp 425/457 chiếm 92,99%, tổ chức hội nghị, hội thảo 423/457 chiếm 92,56%, phổ biến thông tin nội bộ 437/457 chiếm 95,62% và qua báo chí phát thanh, truyền hình 389/457 chiếm 85,12%. Thứ sáu: Về phương pháp giáo dục pháp luật cho công chức hành chính

Việc áp dụng PPGD tốt đòi hỏi phải thay đổi giáo trình, biên soạn lại các nội dung phù hợp và đặc biệt là phải có chi phí, vật chất, thời gian lớn để có thể xác định hình thức, PPGDPL phù hợp với từng đối tượng. Hiện nay đã áp dụng PP truyền thống và PP giảng dạy tích cực (hiện đại), thường sử dụng PP cơ bản sau: Phương pháp thuyết trình; phỏng vấn (đàm thoại); nêu tình huống: Song PP giảng dạy trực tiếp các môn khoa học pháp lý, còn áp dụng PP thảo luận làm theo nhóm, tổng hợp, phân tích, so sánh, dù có nhiều PP kết hợp lẫn nhau nhưng bảo đảm PP giảng dạy theo hướng đổi mới với phương tiện công cụ hiện đại. Tuy nhiên PP phần lớn là giảng viên yêu cầu học viên đọc tài liệu trước khi lên lớp, học viên tập trung nghe giảng - học viên phải tự hệ thống bài dưới sự hướng dẫn của giảng viên. Ngoài đó, GDPL cho CCHC đã gắn với nghiệm vụ thực hiện nghiêm túc theo các quy chế, nội quy của học viện.

Page 20: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

18

Qua điều tra cho rằng giảng viên có PP giảng dạy tốt khoảng 56,9 %, trung bình là 34,6% Và giảng viên sử dụng tốt thiết bị trong quá trình giảng dạy có 29,6%. PP giảng dạy và học môn PL trên lớp tại học viện làm được 72,5%, thảo luận, xêmina làm được 48,2%, tự học - tự nghiên cứu được 39,8%, kiểm tra và thi làm được 62,9%.

3.2.1.2. Nguyên nhân của những kết quả đạt được - Nhờ có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của các cơ

quan chức năng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng GDPL cho CCHC - Do chính quyền các cấp đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất - kỹ

thuật, trang bị các phương tiện dạy học hiện đại. - Do có sự hợp tác và sự giúp đỡ của các nước trên thế giới, nhất là

CHXHCN Việt Nam * Nguyên nhân chủ quan Về công tác quy hoạch cán bộ với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao

trình độ về PL cho đội ngũ CCHC đã và từng bước được quy định, cơ chế phối hợp, liên kết giữa cơ quan QL và cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng CCHC quan tâm về nội dung, chất lượng GD, đào tạo, bồi dưỡng và sự kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo với sử dụng, chưa có cơ chế đánh giá sau đào tạo.

Phần lớn CCHC có nhận thức đúng đắn tự giác trong việc phấn đấu tự vươn lên để nâng cao trình độ hiểu biết PL của bản thân. Trên thực tế đang được chú trọng bước đầu đã có kế hoạch, chương trình riêng để thực hiện. Hình thức, biện pháp GDPL bước đầu đã được đổi mới, sáng tạo mới, có sức sống mới. Về cơ chế đầu tư các nguồn lực như kinh phí từ ngân sách cũng như xã hội hóa hoạt động GDPL đã được chủ trọng hơn

3.2.2. Những hạn chế yếu kém trong giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và nguyên nhân

3.2.2.1. Những hạn chế yếu kém Thứ nhất: Về chủ thể giáo dục pháp luật cho công chức hành chính: chưa được phát huy đồng bộ, hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, chưa nhận thức đẩy đủ về vị trí vai trò của GDPL cho CCHC, từ đó chưa chủ động quan tâm đến việc nâng cao kiến thức PL cho CCHC trong cơ quan mình và tạo điều kiện tổ chức tuyên truyền, phổ biến, GDPL cho CCHC ở đơn vị, cơ quan, tổ chức mình.Các cơ sở đào tạo và đội ngũ chuyên trách số lượng ít, chất lượng không cao, trang thiết bị thiếu thốn, lạc hậu, chuyên môn hời hợt, nội dung không sâu làm cho kết quả không cao, PPGD đơn điều gây nên sự nhàm chán cả người giảng và người học. Sự mâu thuẫn giữa nội dung đưa vào quá nhiều với thời gian quá ít.

Giảng viên giảng dạy PL còn ít chiếm 20,51% trên tổng số giảng viên. Trình độ cử nhân luật chiếm 10,25% trên tổng số giảng viên; trình độ thạc sĩ luật chiếm 5,12% trên tổng số giảng viên; còn giảng viên có trình độ tiễn sĩ luật có 2 người.

Page 21: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

19

Thứ hai: Về đối tượng giáo dục pháp luật cho công chức hành chính Bản thân CCHC cũng chưa ý thức đầy đủ việc phải trang bị cho mình những

hiểu biết PL cơ bản và những kiến thức PL. Sự xuống cấp, suy thoái về phẩm chất, đạo đức lối sống và hành vi VPPL của một số bộ phận CCHC còn xảy ra. Việc xử lý chưa kịp thời và nghiêm minh làm ảnh hưởng đến hiệu quả GDPL. Thứ ba: Về mục đích giáo dục pháp luật cho công chức hành chính * Mục đích nhận thức: Chưa có sự quan tâm nhận thức đầy đủ đúng mức đến công tác này. Tinh thân trách nhiệm của những người lãnh đạo các trường, các cơ sở đào tạo và toàn thể các cơ sở giáo dục-đào tạo cho CCHC chưa cao, chủ thể GDPL còn rất mỏng, vừa thiếu, vừa yếu. Đa số những người làm công tác GDPL tuy được đào tạo chuyên môn về PL hoặc một chuyên ngành khác nhưng chưa được đào tạo bài bản về nghiệp vụ, kỹ năng GDPL và tổ chức thực hiện công tác GDPL, chưa có điều kiện tập huấn kỹ năng tuyên truyền, kiến thức PL thậm chí có những người chưa được tập huấn lần nào trong nhiều năm qua * Mục đích hình thành lòng tin vào pháp luật: Hàng năm có đến hàng chục đạo luật mới và hàng trăm văn bản QPPL dưới luật được ban hành nên việc tuyên truyền GDPL chưa thể đáp ứng kịp thời cho CCHC. Nguồn tài liệu cung cấp cho nghiên cứu nâng cao nhận thức về PL còn rất hạn chế, chủ yếu là văn bản PL, chưa có nguồn tài liệu nghiên cứu chuyên sâu cho từng đối tượng. Trong chỉ đạo tổ chức thực hiện, nhận thức của các cơ quan Nhà nước vẫn còn có những biểu hiện xem thường, chưa quan tâm đầu tư đúng mức, thiếu cơ chế hoạt động, thiếu sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành các cấp. * Mục đích hình thành hành vi tích cực pháp luật: Do sự hạn chế về cập nhật thông tin PL, cộng với đời sống vật chất, tinh thần của CCHC còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc họ biết là VPPL nhưng vẫn làm như tình trạng tham ô, tham nhũng và tình trạng ngoại tình, ly hôn… của CCHC. Cơ chế phối hợp các hoạt động GDPL từ các ngành, thành viên còn nhiều khó khăn thiếu sự liên kết đồng bộ, chưa thực sự tạo được bước đột phá. Thứ tư: Về nội dung giáo dục pháp luật cho công chức hành chính

Hoạt động GDPL phần lớn còn mang tính đơn lẻ, manh mún, hiệu quả thấp số CCHC được phổ biến GD không nhiều.

Qua nghiên cứu về chương trình, nội dung GDPL cho CCHC có môn pháp luật 8 môn chính, với thời gian giảng dạy lý thuyết chiếm khoảng 52%, khoảng 19% thời gian cho thảo luận, khoảng 23% thời gian dành cho nghiên cứu, ôn thi và thi, còn khoảng 4% thời gian cho nghiên cứu thực tế. Nhìn theo tỉ lệ trên cho thấớinoij dung còn nặng về lý thuyết, việc thảo luận, nghiên cứu trên lớp và tìm hiểu thực tế còn ít, làm cho học viên tự học tự nghiên cứu không chủ động.

Thứ năm: Về hình thức giáo dục pháp luật cho công chức hành chính Lào Qua điều tra 457 học viên về việc quản lý thư viện: Thứ nhất về tài liệu phục vụ nghiên cứu học tập thì có 41,75% cho là đầy đủ và 55,55% là chưa đủ;

Page 22: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

20

Thứ hai về dịch vụ thì có 64,98% cho là tốt và 22,22% cho là chưa tốt. Việc xây dựng hệ thống thông tin tìm hiểu về PL còn thiếu như: internet, tivi, đài gây nhiều khó khăn, học viên đều tuổi lớn, công việc nhiều, việc học tập không chu đáo... chất lượng không cao. Thậm chí học chỉ để "chuẩn hóa" chức danh đang giữ, vì vậy, tấm bằng là chủ yếu, kiến thức là thứ yếu.

Thứ sáu: Về phương pháp giáo dục pháp luật cho công chức hành chính Qua điều tra 457 học viên ý kiến cho rằng: giảng viên có PP giảng dạy tốt khoảng 56,90%, trung bình là 34,68%; khi hỏi về giảng viên sử dụng tốt thiết bị trong quá trình giảng dạy có 29,62%. Có nghĩa là PP giảng dạy còn phù hợp với học viên, nhưng sử dụng ít về thiết bị phục vụ giảng dạy theo PP giảng dạy mới. PP giảng dạy và học tập môn PL tại Học viện đã thực hiện được ở mực độ nào ?; trả lời: làm được tốt 72,05%; thảo luận, xêmina làm được tốt 48,14%; tự học-tự nghiên cứu tốt làm được 32,99%; viết tiểu luận làm được tốt 29,96%; nghiên cứu thực tế làm được tốt 39,73%; kiểm tra và thi làm được tốt 62,96%

- Công tác quy hoạch CC chưa gắn với kế hoạch GD-ĐT, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về PL cho từng loại CCHC ở từng cấp, ngành. Do vậy, số lượng CCHC được đào tạo, bồi dưỡng khá nhiều, nhưng chức danh cần kiến thức trình độ ấy lại không có hoặc quá ít.

- Cơ sở vật chất phục vụ cho GDPL còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhất là trụ sở làm việc, tài liệu không được lưu giữ, bảo quản cẩn thận, ảnh hưởng đến tra tìm và giải quyết công việc theo PL.

- Hoạt động GDPL cho CCHC phụ thuộc vào kinh phí, nhưng hầu như năm nào ngân sách cũng thiếu hụt, làm hạn chế nhiều đến kế hoạch công tác hàng năm, nhất là vào cuối năm.

3.2.2.2. Nguyên nhân yếu kém * Nguyên nhân khách quan Do ảnh hưởng của thời kỳ tập trung quan liêu, bao cấp làm cho hệ thống tài

liệu chưa được hoàn thiện, điều này đã tạo thói quen QLXH theo truyền thống và kinh nghiệm, chưa có thói quen QLXH bằng PL.

Sự thiếu thốn và khó khăn về ngân sách nhà nước, chưa thật sự quan tâm đúng mức đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, cơ sở vật chất và tinh thần của nguồn lực làm công tác giáo dục. Nguồn tài liệu về PL, giáo trình môn luật còn lúng túng trong việc sử dụng cho việc giảng dạy cho học viên cũng như cán bộ, công chức tự nghiên cứu nâng cao nhận thức về PL còn rất hạn chế, chưa có nguồn tài liệu nghiên cứu chuyên sâu cho từng đối tượng CCHC.

- Nội dung GDPL cho CCHC chưa sự phù hợp với mỗi hệ đào tạo, chậm sửa đổi bổ sung, Việc áp dụng chế độ, chính sách cho đội ngũ giảng viên chưa thật sự thích đáng. Sự phối hợp với bên ngoài còn chưa đi sâu vào chuyên ngành luật, chưa có kế hoạch hành động cụ thể về việc nghiên cứu khoa học và trao đổi về mặt chuyên môn để thúc đẩy việc GDPL làm cho chất lượng không cao.

Page 23: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

21

- Chính sách PL và hệ thống PL Lào đang trong quá trình phát triển và hoàn

thiện. Hàng năm có hàng chục đạo luật mới và hàng trăm văn bản QPPL dưới luật

được ban hành nên việc tuyên truyền GDPL chưa thể đáp ứng kịp thời cho CCHC.

* Nguyên nhân chủ quan

- Do sự ảnh hưởng sâu sắc của cung cách quản lý, điều hành, việc phân

công phân cấp trách nhiệm thực hiện GDPL chưa rõ, quy định tiêu chuẩn chức

danh CCHC thiếu cụ thể làm cho việc xác định nhu cầu và mục tiêu GDPL không

hợp lý, nội dung, hình thức, phương pháp dạy và học chậm đổi mới gây ra tâm lý

nhàm chán, khi đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác GDPL chưa khoa học, cơ

chế khuyến khích, hỗ trợ việc tự học của CCHC còn yếu làm cho động cơ thái độ

học tập của CCHC chưa nghiêm túc, tư tưởng chạy theo bằng cấp, thiếu đánh giá

năng lực làm việc của CCHC, sự chuyển biến phía cơ sở làm nhiệm vụ GDPL cho

CCHC, công tác đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng còn hạn chế lại không phù hợp

cho hoạt động cập nhật trang bị kiến thức PL.

Tiểu kết chương 3

Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay CCHC cần phải nhận thức đúng mức về

công tác GDPL để nâng cao ý thức của mình được đẩy đủ và toàn diện hơn về

quyền và nghĩa vụ chính đáng và biết sử dụng pháp luật để bảo vệ các quyền và

nghĩa vụ hợp pháp, ngăn ngừa và chống các hành vi vi phạm pháp luật. giữ gìn

trật tự xã hội, xây dựng ý thức, lối sống lành mạnh theo Hiến pháp và pháp luật.

Tuy nhiên công tác GDPL cho CCHC còn nhiều bất cập chưa tương xứng

với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra với nhiều nguyên nhân. Cho nên đòi hỏi phải tiếp tục

quan triệt các quan điểm, đề ra các giải pháp thỏa đáng nhằm khắc phục và giải

quyết những nguyên nhân vướng mắc, bất cập yếu kém nhằm tăng cường công tác

GDPL cho CCHC ở Lào.

Chương 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIÁO DỤC

PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH

Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

4.1. QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG CHỨC HÀNH

CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Thứ nhất: Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính cần dựa trên đường

lối chủ trương, chính sách của Đảng nhân dân cách mạng Lào.

Thứ hai: Giáo dục pháp luật cho công chức phải thực hiện theo chương

trình, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.

Page 24: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

22

Thứ ba: Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính phải đảm bảo tính

thường xuyên, liên tục, đồng bộ theo hướng hình thành và nâng cao nhận thức về

tri thức pháp lý và thói quen ứng xử theo pháp luật gắn với hoạt động thực tiễn

cho mỗi công chức hành chính.

Thứ tư: Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở Lào phải đảm bảo

có trình độ pháp lý tương thích với các nước trong khu vực và quốc tế.

Thứ năm: Giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở Lào phải tham

khảo kinh nghiệm các nước trong khu vực và một số nước trên thế giới.

4.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG

CHỨC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Thứ nhất: Tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền về

công tác giáo dục pháp luật cho công chức hành chính.

Thứ hai: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng pháp luật cho công chức

hành chính.

Thứ ba: Đổi mới, hoàn thiện, nội dung, chương trình giáo dục pháp luật cho

công chức hành chính tại các cơ sở đào tạo.

Thứ tư: Đa dạng hóa hình thức giáo dục pháp luật cho công chức hành

chính ở Lào.

Thứ năm: Tăng cường giáo dục pháp luật cho công chức hành chính ở Lào

kết hợp với các hình thức giáo dục khác.

Thứ sáu: Nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đội ngũ giảng viên, Báo

cáo viên trong giáo dục pháp luật cho công chức hành chính.

Thứ bảy: Phối hợp giữa hệ thống các cơ quan Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá

Thông tin truyền thông, Đài truyền hình, Đài phát thanh xây dựng hệ thống tư liệu

thông tin, tạo điều kiện cho công chức hành chính tiếp cận với pháp luật một cách

kịp thời, chính xác.

Thứ tám: Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho công

chức hành chính.

Thứ chín: Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, tài chính và

thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm về giáo dục pháp luật đối với công chức

hành chính.

Thứ mười: Tăng cường công tác quan hệ quốc tế trong việc giáo dục pháp

luật cho công chức hành chính.

Để tăng cường công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào, từ

nghiên cứu lý luận và bằng kinh nghiệm công tác của mình tôi xin có một số kiến

nghị như sau:

Page 25: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

23

Một là, Chính phủ cần phải ban hành quyết định về xây dựng kế hoạch

nguồn kinh phí từ nguồn ngân sách của Trung ương cho việc GDPL cho CCHC

cũng như công tác GDPL cho các đối tượng khác. Có như vậy mới tạo được bước

chuyển biến tích cực hơn trong công tác này.

Hai là, có chính sách cấp phát miễn phí các loại sách PL cần thiết như: Luật

Dân sự, Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Đất đai, Luật Lao động…

Đầu tư xây dựng tủ sách PL cho các sơ, ban ngành, huyện và vùng sâu, vùng xa

nơi gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại và nơi thường xuyên xảy ra VPPL.

Ba là, Quốc hội sớm thông qua luật phổ biến GDPL đó cũng là cơ sở pháp

lý đáp ứng được yêu cầu trong công tác GDPL cho tất cả các đối tượng.

Bốn là, tiếp tục củng cố thành lập hội chuyên gia chuyên nghiệp và đội ngũ

báo cáo viên, tuyên truyền viên, CBCC ngành tư pháp, đặc biệt đội ngũ CBCC các

dân tộc thiểu số để đội ngũ này làm công tác tuyên truyền phổ biến GDPL cho các

dân tộc khác.

Năm là, Nhà nước cần tạo điêu kiện và động lực thúc đẩy về mọi mặt cho

đội ngũ làm công tác GDPL, phát huy vai trò trách nhiệm của bản thân và cống

hiến từ đó mà nâng cao ý thức pháp luật của họ.

Sáu là, các cấp, các ngành cần xây dựng kế hoạch tổng thể về GDPL cho

CCHC, Đây là biện pháp đảm bảo sự lãnh đạo quản lý toàn diện của Đảng và Nhà

nước đối với công tác GDPL cho CCHC từ đó nâng cao hiệu quả của GDPL cho

CCHC ở nước CHDCND Lào hiện nay.

Tiểu kết chương 4

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế GDPL cho CCHC Lào lại càng có

tầm quan trọng và bức thiết, để nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững,thực

chất của việc GDPL cho CCHC Lào hiện nay là nâng cao chất lượng ý thức pháp

luật và phát huy vai trò GDPL cho CCHC. Đó là nguồn tài sản quý giá của đất

nước hôm nay và mai sau

KẾT LUẬN

Xuất phát từ vị trí, vai trò và ý nghĩa của GDPL.GDPL đã trở thành đề tài

nghiên cứu của nhiều công trình, chuyên khảo khoa học, cả trong nước và ngoài

nước. Tuy nhiên cho đến hôm nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách

toàn diện, có hệ thống cả cơ sở lý luận, tổng kết thực tiễn và xây dựng những quan

điểm, đề ra phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác GDPL cho

CCHC ở nước CHDCND Lào. Công trình nghiên cứu này là một bổ sung cần thiết

cho sự thiếu hụt đó.

Page 26: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

24

Giáo dục pháp luật cho CCHC chịu sự tác động, chi phối bởi nhiều yếu tố

như sự hoàn thiện của hệ thống PL, nhu cầu khả năng nhận thức, ý thức PL, văn

hóa pháp lý của cộng đồng, tính chủ động tích cực của mỗi CCHC; sự tác động

chi phối của các công cụ điều chỉnh XH; điều kiện CT-KT-VH-XH; chất lượng

của CCHC. Cùng với việc đề cao trách nhiệm tích cực, chủ động tìm hiểu, học tập

PL của mỗi CCHC; Nhà nước cũng đề cao trách nhiệm và xác định rõ vị trí, vai

trò của mình; đồng thời thu hút, huy động và khuyến khích mọi nguồn lực XH

tham gia. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở đưa ra những kết luận sau đây:

1. Giáo dục pháp luật là một hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ

định của chủ thể GD, tác động lên đối tượng GD nhằm hình thành ở họ những tri

thức PL, tính cách và hành vi phù hợp với yêu cầu của PL. GDPL có mối quan hệ

chặt chẽ với giáo dục chính trị, giáo dục đạo đức...

2. Công chức hành chính là lực lượng chủ yếu có nhiệm vụ tổ chức thực

hiện PL, đảm bảo việc đưa PL vào cuộc sống. Nếu CCHC hiểu biết PL tốt, có ý

thức tôn trọng và bảo vệ PL thì hoạt động QLNN, QLXH sẽ đạt hiệu quả cao.

Ngược lại, nếu CCHC mà ý thức PL kém, có hành vi VPPL sẽ có tác động xấu

đến XH, nên việc gương mẫu chấp hành PL, sống và làm việc theo PL của CCHC

phải được đặt lên hàng đầu.

3. Chiến tranh đã rèn luyện đạo đức cho đội ngũ CCHC Lào có ý chí kiên

cường. Mặt khác, chiến tranh cũng đã để lại nhiều hạn chế, trong đó, mặt hạn chế

cơ bản là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn thấp. Trình độ học vấn thấp đã

dẫn đến không ít khó khăn trong công tác GDPL.

4. Trong công tác GDPL cho CCHC có nhiều hình thức. Hình thức cơ bản

nhất, đáp ứng yêu cầu cao nhất cho công tác GDPL cho CCHC là bằng hình thức

đào tạo, bồi dưỡng ở trường. Để công tác GDPL cho CCHC có kết quả tốt, cần

vận dụng hợp lý các hình thức và khai thác tối đa lợi thế của từng loại hình.

5. Hiệu quả của công tác GDPL cho CCHC ở nước CHDCND Lào là hiệu

quả của sự lãnh đạo và chỉ đạo thống nhất của các cấp ủy và chính quyền các cấp;

hiệu quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và vận dụng một

cách linh hoạt, sáng tạo, hợp lý các giải pháp đã nêu trong luận án.

Trước yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế đòi hỏi phải nhận diện và đổi

mới toàn diện công tác GDPL cho CCHC, kế thừa những thành tựu đã đạt được,

khắc phục những tồn tại và hạn chế bất cập. Làm tốt công tác GDPL nó sẽ góp

phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn XH, bởi con người luôn có sự tìm tòi nhận

biết tiếp thu khi người ta đã hiểu biết PL có niềm tin vào PL sẽ hạn chế đến việc

VPPL. Khi XH đã ổn định thì sẽ làm nền tảng cho KT phát triển, con người có

cuộc sống hạnh phúc, ấm no, đó là cái đích mà con người vươn tới.

Page 27: GI¸O DôC Ph¸p LUËT CHO C¤ng Chøc HµNH CHÝNH ë N¦íC Céng ...hcma.vn/Uploads/2017/5/4/TT _Vilay philavong _nop QD_.pdfý nghĩa và đáng được trân trọng. Tuy nhiên,

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Vilay Phila Vong (2016), “Vai trò của giáo dục pháp luật cho đội ngũ

công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”,

Tạp chí Kiểm sát, (03), tr.51-54.

2. Vilay Phila Vong (2016), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo

dục pháp luật cho công chức hành chính ở nước Cộng hòa Dân

chủ nhân dân Lào hiện nay”, Tạp chí Thanh tra, (1), tr.33-35.