giÁo hỘi vÀ vẤn ĐỀ toÀn cẦu hoÁ · web viewword wide web xuất hiện đã tạo ra...

22
Học Viện Thần Học Phaolô Nguyễn Văn Bình Học Viện Lasan GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ

Upload: buimien

Post on 24-Apr-2018

216 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ · Web viewWord Wide Web xuất hiện đã tạo ra một thay đổi lớn về việc trao đổi thông tin trên toàn thế giới

Học Viện Thần Học Phaolô Nguyễn Văn BìnhHọc Viện Lasan

GIÁO HỘIVÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ

Giáo sư hướng dẫn: Lm Đỗ Ngọc Bảo, OP

Page 2: GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ · Web viewWord Wide Web xuất hiện đã tạo ra một thay đổi lớn về việc trao đổi thông tin trên toàn thế giới

Giáo Hội và vấn đề toàn cầu hoá

Sinh viên thực hiện: Phạm Xuân Thanh, OFM

1

Page 3: GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ · Web viewWord Wide Web xuất hiện đã tạo ra một thay đổi lớn về việc trao đổi thông tin trên toàn thế giới

Giáo Hội và vấn đề toàn cầu hoá

GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ

I. GIỚI THIỆU

Giáo Hội luôn tự coi mình là một Giáo Hội lữ hành. Lữ hành ở trần gian và trải qua dòng lịch sử trần thế, Giáo Hội không tách mình khỏi thế gian nhưng là ở trong thế gian để thực hiện ý định của Thiên Chúa. Ý định của Thiên Chúa là cứu độ con người, đưa con người vào trong tương quan với Thiên Chúa qua công trình nhập thể của Con Thiên Chúa. Trước khi về trời, Đức Giêsu đã sai các môn đệ của Ngài đi khắp thế giới để loan Tin Mừng về ơn cứu độ của Thiên Chúa. Các môn đệ ra đi và quy tụ quanh mình những kẻ tin vào ơn cứu độ của Đức Giêsu. Họ quy tụ thành những cộng đoàn trong một đức tin duy nhất; họ sống liên đới với nhau thành một Giáo Hội duy nhất; họ không còn thuộc về thế gian nhưng vẫn còn sống trong thế gian. Vì thế, ngay từ đầu, Giáo Hội khẳng định mình là những người sống trong thế gian để đồng hành với thế gian hầu giúp thế gian thoát khỏi những ràng buộc của tội lỗi. Suốt các chặng đường trần thế, Giáo Hội luôn luôn đối mặt với những thử thách mới của mọi thời đại. Vì Giáo Hội là của Thiên Chúa, nhưng Giáo Hội là những con người đang sống trong trần thế, cho nên, mỗi một thời đại thay đổi thì Giáo Hội cũng phải đổi thay để giúp con người biết cách hội nhập, nhưng cũng nói lên tiếng nói của mình hầu giải thoát con người thoát khỏi sự chết do xu hướng thời đại ập tới.

Ngày hôm nay, Giáo Hội đang phải đối diện với xu hướng toàn cầu hoá, điều mà các nhà tổ chức xã hội, kinh tế và chính trị đang nỗ lực biến thế giới thành một “Thế giới phẳng”. Một thế giới không còn ngăn cách về không gian hay bất cứ một rào cản nào khác. Tuy toàn cầu hoá đã manh nha từ thế kỷ 15, nhưng ngày nay đã phát triển đến mức mà người ta gọi là thời của hậu hiện đại. Vì thế, đời sống tâm linh, văn hoá và môi trường của nhân loại cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, nhân phẩm con người bị đe doạ, đời sống của người Kitô hữu bị tục hoá và cả những cộng đoàn Dòng tu cũng mất dần chiều kích tâm linh.

Đứng trước hoàn cảnh đó, những người con của Giáo Hội, người được Thiên Chúa sai đi và trao phó cho trách nhiệm đem Tin Mừng vào thế giới, các ngài phải xử lý thế nào về những vấn đề xã hội ảnh hưởng đến con người hiện nay. Trước khi đề cập về vấn đề phải làm gì trước hoàn cảnh này, thiết tưởng, cũng nên tìm hiểu toàn cầu hóa là gì trước đã.

II. TOÀN CẦU HÓA

1. Định nghĩa

Theo nghĩa văn tự: chữ “hoá” đứng sau một từ nào đó là để cấu tạo động từ, nghĩa là làm cho trở thành, trở nên một tính chất nào đó; “toàn cầu” là cả thế giới, cả địa cầu. Vậy, toàn cầu hoá là một cụm từ có nghĩa loại suy về việc phổ quát hoá toàn cầu từ môt sự kiện hay nào đó. 1

Theo nghĩa nội dung:

Từ Điển Bách Khoa Việt Nam định nghĩa như sau: “Toàn cầu hóa là hiện tượng trong đó các quan hệ xã hội được mở rộng trên toàn thế giới, loại trừ dần tình trạng khép kín, biệt lập giữa các quốc gia, đưa đến sự chuyển hóa lẫn nhau trong môi trường quốc tế mà ở đó mỗi nước đều có những vị trí nhất định trong quá trình hình thành, xác lập những quan hệ và ứng xử cộng đồng, những tiêu chí và luật lệ, cơ chế và trật tự cộng đồng. Sự mở rộng quan hệ này được tăng cường tới mức nhiều sự kiện xảy ra tại nơi này nhất thiết tác động đến những sự kiện xảy ra ở nơi khác. Đây là một xu thế khách quan và là một thách thức đối với nhiều nước, nhất là các nước kém phát triển. toàn cầu

1 Định nghĩa về từ ngữ được lấy ý từ sách: Viện Ngôn Ngữ Học, “Từ Điển Tiếng Việt”, NXB Đà Năng, 2005, tr 447, 1003

2

Page 4: GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ · Web viewWord Wide Web xuất hiện đã tạo ra một thay đổi lớn về việc trao đổi thông tin trên toàn thế giới

Giáo Hội và vấn đề toàn cầu hoá

hoá tác động trên nhiều mặt của đời sống thế giới: chính trị, kinh tế, thông tin, văn hóa, thể thao, trong đó kinh tế vẫn đóng vai trò chủ yếu” 2.

Một định nghĩa ngắn gọn khác được đăng trên Wikipedia và được bầu chọn là một định nghĩa hay nhất về toàn cầu hóa như sau:

“Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hoá”3.

Cả hai định nghĩa trên về toàn cầu hóa đều đã mô tả được thực tế của toàn cầu hóa hiện nay. Với cái nhìn trên, chúng ta thấy cái ý của người tổ chức toàn cầu hóa nhiều hơn là ý nghĩa toàn cầu hóa tự thân. Bởi vì, người ta nhấn mạnh đến thương mại hóa tự do, đó như một lý do chính làm ảnh hướng đến những lãnh vực khác. Trong khi đó, toàn cầu hóa phải được hiểu đến căn cốt hơn ngọn nguôn hơn thì mới thỏa đáng. Chắc hẳn, tự do thương mại chỉ là một khía cạnh để nói lên khát vọng của con người là muốn được liên kết và chia sẻ với nhau. Toàn cầu hóa triệt để trong cách diễn tả từ ngữ có thể nói đến tựa đề của một cuốn sách: “Thế Giới Phẳng” của Thomas L.Friedman. Thế giới phẳng không có nghĩa là ở người ta đánh mất chính mình trong sự hội nhập, nhưng Friedman trình bày một thế giới phẳng đó là sự giao lưu, chia sẻ và đón nhận. Như thế, thế giới phẳng có nghĩa là không có sự đấu tranh, chống đối hay xung đột với nhau, nhưng người ta tôn trọng nhân phẩm của nhau trong hòa bình. Thế nhưng, cuốn “thế giới phẳng” chủ yếu trình bày quá trình làm phẳng thế giỡi mà thôi. Vì thế, chúng ta cũng nên đi từ cách hiểu toàn cầu hóa như hiện nay để đi đến một lối hiểu ngọn nguồn hơn hầu góp phần nhó bé của mình mà làm cho thế giới thống nhất trong hòa bình. Vì thế, chúng ta cùng tìm hiểu thêm những đặc điểm của toàn cầu hóa mà người ta đang nhắm tới trong việc tham gia toàn cầu hóa của các quốc gia.

Đặc điểm của toàn cầu hoá hiện nay theo từ điển bách khoa Việt Nam như sau:

1) Sự phân công lao động, hợp tác quốc tế theo chiều ngang ngày càng trở nên sâu sắc.

2) Thương mại quốc tế tăng trưởng nhanh, quy mô không ngừng mở rộng, làm cho sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế của các nước ngày càng gia tăng.

3) Các thị trường thế giới phát triển hoàn chỉnh.

4.) Việc quốc tế hóa tư bản công nghiệp có sự tiến triển rất dài, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tăng với mức độ lớn.

5) Quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước lấy toàn cầu làm đối tượng và đa dạng hóa trên cơ sở phát triển không ngừng sự phân công theo chiều ngang.

6) Các nước đang phát triển trở thành những thực thể kinh tế độc lập, tích cực tham gia vào đời sống kinh tế thế giới.

7) Hoạt động khoa học công nghệ ngày mang tính toàn cầu.4

Bảy đặc điểm trên mà từ điển bách khoa Việt Nam trình bày đã mô phỏng được hướng đi của thế giới trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay. Thời đại này, người ta nhấn mạnh đến sự phát triển kinh tế, bởi thế, toàn cầu hoá đã trở nên như một thế mạnh để phát triển kinh tế của các quốc gia. Nếu 2 “Từ Điển Bách Khoa Việt Nam”, NXB từ điển bách khoa Hà Nội, 2005,3 http://vi.wikipedia.org/wiki/To%C3%A0n_c%E1%BA%A7u_h%C3%B3a, ngày15/06/20094 “Từ Điển Bách Khoa Việt Nam”, NXB từ điển bách khoa Hà Nội, 2005

3

Page 5: GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ · Web viewWord Wide Web xuất hiện đã tạo ra một thay đổi lớn về việc trao đổi thông tin trên toàn thế giới

Giáo Hội và vấn đề toàn cầu hoá

đặc điểm của toàn cầu hoá chỉ bấy nhiêu chắc hẳn là chưa lột tả đủ các khía cạnh của nó. Có những nhà tổ chức toàn cầu hoá về phát triển kinh tế thế giới, thì cũng có những nhà tổ chức toàn cầu hoá về chiều kích phát triển nhân bản, tinh thần và mặt tâm linh của con người. Tuy nhiên, phát triển kinh tế hay phát triển nhân linh đều không là nguyên lý đưa đến việc hình thành toàn cầu hoá. Vậy đâu là nguyên lý của toàn cầu hoá?

2. Nguyên lý

Theo cuốn “Thế Giới Phẳng” của Thomas L.Friedman đã nêu lên mười nhân tố dẫn đến việc hình thành toàn cầu hoá: 1) Kỷ nguyên sáng tạo mới, 2) kỷ nguyên nối kết mới, 3) phần mềm xử lý công việc, 4) tải lên mạng, 5) thuê làm bên ngoài, 6) chuyên sản xuất ra nước ngoài, 7) chuỗi cung, 8) thuê bên ngoài làm, 9) cung cấp thông tin, 10) các nhân tố xúc tác.

Có thể phân tích một vài nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh trong việc phát triển toàn cầu hoá.

a. Kỷ nguyên sáng tạo mới

- Bức tường Berlin sụp đổ

Sự sụp đổ bức tường Berlin như một kỷ nguyên của sáng tạo mới, vì sau cuộc sụp đổ đó, người ta thấy mình được tự do đi lại, tự do cư trú và tạo lại mối dây liên đới giữa người với người. Đặc biệt, sau sự kiện này, Mỹ tràn vào và mở ra những thị trường tự do có đủ những thứ mặt hàng tiên tiến trên thế giới. Từ đó, người ta có cảm tưởng là mình được mở ra với thế giới và mọi người ở mọi nơi đều được tự do đi lại với nhau.

- Phần mềm windows lên ngôi

Năm 1995, Microsoft cho ra một hệ điều hành làm nền tảng cho các chương trình ứng dụng được hoạt động dễ dàng, dễ sử dùng và hiệu quả cao. Rất nhanh chóng, phần mềm windows đã phát tán khắp thế giới chỉ vài năm sau.

b. Kỷ nguyên nối kết mới

- WWW xuất hiện

Word Wide Web xuất hiện đã tạo ra một thay đổi lớn về việc trao đổi thông tin trên toàn thế giới. Đây là một nhân tố mạnh góp phần vào việc toàn cầu hoá được nhanh chóng hơn.

- Netscape bán cổ phiếu cho công chúng

Việc bán cổ phiếu cho công chúng đã làm giảm giá cước sử dụng các dịch vụ thông tin chưa từng có trên nước Mỹ. Sau đó, công nghệ thông tin của Mỹ đã chuyển nhượng qua Ấn Độ, nhờ bán với giá rẻ mà dân chúng được sử dụng rộng rãi hơn. Điều này làm phát triển những tiềm năng thường bị loại trừ do không có điều kiện, thế mà Ấn Độ đã tận dụng được và trở thành như một bài học cho các châu lục khác.

c. Phần mềm xử lý công việc

Các phần mềm xử lý ngày càng phát triển theo cấp số nhân và đã đưa vào ứng dụng rộng rãi trong mọi lãnh vực. Các phần mềm xử lý đã thay thế cho con người và tạo ra hiệu quả cao, dẫn đến hạ thấp giá thành sản phẩm. Vì thế, mọi người dân có thể sử dụng sử dụng và tiếp cận được những công nghệ mới và sản phẩm mới của thời đại mới.

4

Page 6: GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ · Web viewWord Wide Web xuất hiện đã tạo ra một thay đổi lớn về việc trao đổi thông tin trên toàn thế giới

Giáo Hội và vấn đề toàn cầu hoá

d. Tải lên mạng

Tải dữ liệu lên mạng là một nguồn sức mạnh theo kiểu nói của tác giả cuốn sách thế giới phẳng. Bởi vì, trên mạng, người ta có thể trao đổi tin tức, bình luận, trao đổi dữ liệu cho nhau, và cùng nhau làm việc trên mạng.

Tuy có nhiều nhân tố khác nhau thúc đẩy đến việc toàn cầu hoá, nhưng chúng luôn luôn tác động qua lại lẫn nhau và phát sinh cái này dựa trên cái kia… Một số nhân tố trên có thể nói là quan trọng để hình thành các tổ chức toàn cầu hoá.

3. Các tổ chức toàn cầu hóa

Các tổ chức toàn cầu hoá được lập nên với mục đích là phát triển các quốc gia, đặc biệt là để bảo vệ và phát triển những quốc gia còn nghèo. Những tổ chức này thường là những tổ chức do liên hợp quốc hoặc do những khối các quốc gia. Có thể kể đến một số những tổ chức toàn cầu hóa như sau:

- IMF: International Monetary Fund (quỹ tiền tệ quốc tế)

- UNCTAD: United Nations Conference on Trade and Development (diễn đàn liên hiệp quốc về thương mại và phát triển)

- WTO: Wold Trade Organization (tổ chức thương mại thế giới)

- GATT: General Agreement on Tariffs and Trade (hiệp ước chung về quan thuế và mậu dịch)

III. CÁC QUAN ĐIỂM

1. Quan điểm xã hội

Ngoài việc mô tả những đặc điểm tích cực của toàn cầu hoá, Từ điển bách khoa Việt Nam còn viết thêm về tiêu cực như sau: “Toàn cầu hoá cũng có những tác động tiêu cực làm tăng thêm sự phân hóa giữa nước giàu và nước nghèo, tăng thêm khả năng hủy hoại môi trường, làm cho mọi hoạt động và đời sống của con người thêm kém an toàn, từ an ninh kinh tế, tài chính, văn hóa, xã hội đến an ninh chính trị; từ an ninh cho từng con người, từng gia đình đến an ninh quốc gia và an ninh toàn cầu. Toàn cầu hoá đặc biệt đặt các nước đang phát triển trước những thách thức lớn nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất độc lập, chủ quyền quốc gia, từ đó tạo ra khả năng quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực như buôn bán ma túy, mại dâm, du nhập lối sống đồi trụy, lan tràn chủ nghĩa khủng bố, lây truyền nhiều dịch bệnh. Vậy đòi䀠

5

Page 7: GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ · Web viewWord Wide Web xuất hiện đã tạo ra một thay đổi lớn về việc trao đổi thông tin trên toàn thế giới

Giáo Hội và vấn đề toàn cầu hoá

6켁Ḹi quốc gia và toàn nhân loại phải kiên định và chủ động khai thác hết được tiềm năng mà toàn cầu hoá mở ra, đồng thời kiểm soát và chế ngự được những tác động tiêu cực của nó đối với các nước kém phát triển, đang phát triển và nhân dân lao động toàn thế giới.

Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định: “Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này bị một số nước phát trển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh”5.

Cuốn từ điển bách khoa Việt Nam cách chung đã nêu lên một vài mặt tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình toàn cầu hoá. Trong cuốn “toàn cầu hoá và những mặt trái”, Joseph E. Stiglitz trình bày loáng thoáng một vài nét lợi ích của việc tổ chức toàn cầu hoá. Phần còn lại, ông vạch trần bộ mặt đạo đức giả của những nhà tổ chức toàn cầu hoá. Ông nêu lên nhiều sự kiện đã xảy ra trong quá khứ cho thấy, những kẻ tổ chức toàn cầu hoá chỉ nên lên một vài lợi ích cho phía những quốc gia nghèo, thế nhưng, khi không đạt được điều đó thì nó lại mang đến những thảm hại kinh khủng đến nỗi, không đủ sức khắc phục chúng. Ông nói rằng:

“Cái hố ngăn cách ngày càng lớn giữa những người có của và những người nghèo đã làm cho số người trong thế giới thứ ba sống trong nghèo đói túng quẫn với mức thu nhập dưới một đôla một ngày ngày càng tăng. Bất chấp những lời hứa hẹn lặp đi lặp lại về xoá đói giảm nghèo trong thập kỷ vừa qua của thế kỷ hai mươi, số người sống trong nghèo khổ thực tế đã tăng thêm 100 triệu người”.

Nếu toàn cầu hóa đã không thành công trong giảm nghèo, nó cũng không thành công trong việc đảm bảo sự ổn định. Khủng hoảng ở châu Á và châu Mỹ Latinh đe dọa nền kinh tế và sự ổn định của tất cả các nước đang phát triển. Người ta lo ngại rằng, cơn khủng hoảng tài chính có thể lan tràn khắp thế giới và rằng sự sụp đổ tỷ giá ở một nền kinh tế mới nổi cũng có nghĩa là những nền kinh tế khác sẽ sụp đổ theo6.

Sau năm năm cuốn sách ra đời đã cho chúng ta thấy, những vấn đề mà tác giả lo ngại lúc bấy giờ, nay đã xảy ra. Hố ngăn cách giàu nghèo ngày nay là rất lớn; sự nghèo đói xảy ra khắp nơi, con số lên đến 1/6 người trên toàn thế giới sống trong cảnh thiếu ăn, đặc biệt tại các vùng châu Á, theo thống kê mới nhất 2009 cho thấy, Á châu chiếm tỷ lệ nghèo đói lớn nhất thế giới. E. Stiglitz mạnh mẽ chỉ trích những nhà tổ chức toàn cầu hoá. Họ là những người sống trong thế giới Âu châu, họ mang bộ mặt đạo đức với lời rêu rao là xoá đói giảm nghèo tại những nước kém phát triển và đang phát triển. Nhưng thực ra, họ không hề biết đến những tiếng gào thét kêu trách và cuộc sống điên loạn đang xảy ra tại những nơi xa xôi, nơi mà họ nói là toàn cầu hoá sẽ biến đổi cuộc sống của họ. Ngược lại, cái lợi cuối cùng cũng về phần những kẻ tổ chức, vì khi tổ chức, ít ra, họ không để cho mình bị thất bại.

Bởi thế, mỗi lần có cuộc họp của các tổ chức IMF hay WTO ở đâu thì ở đó có biểu tình, xô xát gây rối trật tự ở đó. Bởi lẽ, sự chống đối toàn cầu hoá chính là những kẻ yếu kém thua thiệt trong xã hội. Họ biểu tình chống đối bởi vì, mặt xấu của toàn cầu hoá mà tối tượng lãnh lấy chính là họ, vì nó đã làm cho cuộc sống của họ ngày càng trở nên kiệt quệ và mất hết sức để vươn lên. Cũng vậy, nền kinh tế đã sụp đổ từ năm 2008-2009, người chịu thiệt hại nhất cũng chính là người nghèo. Nhiều kẻ trở nên vô gia cư từ khi nền kinh tế toàn cầu sụp đổ.

Thomas L.Friedman và những nhà ủng hộ toàn cầu hoá đã mô phỏng một tiến trình toàn cầu hoá rất đẹp. Họ cho rằng, “toàn cầu hoá là một tiến trình, nó xảy ra thì không ai có thể chống lại”. Đúng là vậy, toàn cầu hoá xảy ra là do quá trình phát triển tự nhiên của nhân loại. Chúng ta chỉ có thể đón nhận nó như thế nào mà thôi. Nó chỉ chỉ xấu khi những nhà tổ chức toàn cầu hoá muốn áp đặt lên

5 “Từ Điển Bách Khoa Việt Nam”, NXB từ điển bách khoa Hà Nội, 20056 Joseph E. Stiglitz, “Toàn Cầu Hóa và Những Mặt Trái”, NXB Trẻ, 2003, tr. 6-7

6

Page 8: GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ · Web viewWord Wide Web xuất hiện đã tạo ra một thay đổi lớn về việc trao đổi thông tin trên toàn thế giới

Giáo Hội và vấn đề toàn cầu hoá

các nước nghèo một số những quy định mà nó mang lại lợi ích cho mình hơn là sự phát triển kinh tế của nước nghèo. Vì toàn cầu hoá là một xu hướng của một tiến trình nên Thomas L. Friedman trích lời của Irring wladawsky Berger trong cuốn “Thế Giới Phẳng” rằng:

“Hơn bao giờ hết, chúng ta cần nghiêm túc xem xét làm thế nào để có thể khuyến khích mọi người tập trung vào các giải tích cực để thúc đẩy và thống nhất tư tưởng văn minh – tư tưởng mang thiên hướng hoà bình, cố gắng giảm thiểu sự cách biệt và tôn vinh sự tương trợ lẫn nhau hơn là tự cung tự cấp, chấp nhận hơn là loại trừ, sự cởi mở, thời cơ và hy vọng hơn là ngăn cấm, nghi ngờ và đau khổ”.7

Bergar có lý khi trình bày một dự phóng toàn cầu hoá về văn minh hơn là tập trung vào sự phát triển kinh tế. Toàn cầu hoá về văn minh được triển khai trong thiên hướng hoà bình và, đề cao sự tương trợ lẫn nhau, chấp nhận nhau và cởi mở cho nhau. Có phải đó là một lý tưởng nhưng không thực tế lắm, vì trong quá trình toàn cầu hoá thì luôn luôn phức tạp.

Vời Giáo Hội, Chúng ta xem Giáo Hội nói gì trong các văn kiện về xã hội.

2. Quan điểm của Giáo Hội

Giáo Hội nhìn toàn cầu hoá như một hiện tượng phức tạp của kỷ nguyên về kinh tế và tài chính. Nó phát triển tới mức các nhân viên thị trường này có thể chuyển giao vốn với một số lượng hết sức lớn từ chỗ này sang chỗ khác của hành tinh “ngay trong tích tắc”. Giáo Hội nhận định về toàn cầu hoá như sau trong số 362: “Toàn cầu hoá làm nảy sinh nhiều hy vọng mới, nhưng đồng thời cũng đặ ra nhiều vấn đề phiền phức. Toàn cầu hoá có thể tạo ra những kết quả khả dĩ mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại”8. Học thuyết xã hội của Giáo Hội đã giải thích niềm hy vọng mới mà toàn cầu hoá mang lại với một vài nội dung là hạ phí tổn truyền thông, có được những công nghệ mới, đẩy nhanh tiến trình trao đổi thương mại khắp thế giới. Trong khi đó, những phiền phức và rủi ro mà toàn cầu hoá để lại lại được học thuyết xã hội của Giáo Hội nói đến đến là xu hướng bất bình đắng ngày càng tăng cao giữa các nước tiến tiến và các nước đang phát triển.

Như thế, nhận định của Giáo Hội về toàn cầu hoá được cô đọng trong lãnh vực kinh tế - tài chánh và sự phát triển công nghệ. Giáo Hội cũng nêu lên một vài rủi ro xảy ra trong quá trình toàn cầu hoá. Vì thế, trong các số 363-367, Giáo Hội nói lên tiếng nói của mình như một đại diện cho tiếng nói của Thiên Chúa. Tiếng nói của Giáo Hội sẽ được trình bày trong phần Giáo Hội đứng trước toàn cầu hoá. Điều này được đưa lên để nói rằng, Giáo Hội cũng góp phần trong quá trình toàn cầu hoá. Giáo Hội sẽ không khoanh tay đứng nhìn như một kẻ ngoài cuộc bàng quang với những gì đang xảy ra trong thế giới. Nhưng, Giáo Hội đồng hành cùng thế giới trong mọi thời đại, với thời đại toàn cầu hoá này, Giáo Hội chắc hẳn sẽ không chống lại toàn cầu hoá, nhưng, Giáo Hội sẽ “tận dụng cơ hội mới này để “tái phân phối lại của cải giữa các khu vực khác nhau trên hành tinh” này.

IV. GIÁO HỘI TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA

1. Các cộng đồng xã hội

Các cộng đồng xã hội sơ khai phát sinh những nền văn hóa bản địa, rồi chuyển dần đến việc hình thành tâm thức tâm linh. Các nền văn hoá và tôn giáo trong những cộng đồng xã hội loài người ngày càng phát triển ổn định hơn trong cơ cấu và kinh điển của mình. Dần dần, khoa học kỷ thuật phát triển, chúng tạo nên một hệ thống thông tin, định vị và đi đến hết mọi ngõ ngách của chân trời góc biển. Toàn cầu hoá đã thay đổi cuộc sống con người, nó giúp con người làm chủ một phần nào về sự tấn công của thiên nhiên, cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Người ta tưởng rằng, ánh sáng khoa học kỷ thuật có thể đánh tan bóng tối của mê tín dị đoan, và cả tôn giáo cũng sẽ được giải thoát. Thế 7 Thomas L. Friedman, “Thế Giới Phẳng”, ..

8 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, “Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội”, NXB Tôn giáo 2007, tr. 2557

Page 9: GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ · Web viewWord Wide Web xuất hiện đã tạo ra một thay đổi lớn về việc trao đổi thông tin trên toàn thế giới

Giáo Hội và vấn đề toàn cầu hoá

nhưng, con người của thời đại đã thất vọng khi trông chờ một sự giải quyết thoá đáng từ phía khoa học trong các vấn đề về tâm linh và tôn giáo. Vì thế, ngày nay, ý thức tâm linh bắt đầu quay trở lại trong thế giới phương Tây. Bài viết của Tu sĩ Nguyễn Thái Hợp,Op trong cuốn Nội San viết về “tôn giáo đối diện với toàn cầu hoá”, ngài đã trích dẫn một số liệu về sự trở lại của tôn giáo như sau: “Cuộc thăm dò do tạp chí Thế giới Tôn giáo tổ chức với sự cộng tác của France Inter cho thấy quan điểm của người Pháp trước hiện tượng thức tỉnh tôn giáo hiện nay. Chúng ta biết rằng quê hương của cuộc Cách mạng 1979 là nơi mà hiện tượng tục hóa và sự phân cách giữa Nhà nước với Giáo hội đã xảy ra một cách triệt để và nghiệt ngã nhất, nhưng đại đa số người Pháp vẫn nghĩ rằng hôm nay tôn giáo chiếm một chỗ quan trọng hơn mười năm trước đây, trong thế giới (56%) cũng như ngay tại nước Pháp (45%).

Bản thăm dò cũng cho biết 78% người Pháp được hỏi ý kiến nghĩ rằng tôn giáo thuộc về nhu cầu thiết yếu của con người và sẽ không biến mất, cho dù có thể bị biến đổi. 41% người thăm dò còn cho rằng chiều kích tôn giáo và tâm linh rất quan trọng cho sự thành công cá nhân”9.

Toàn cầu hoá đã làm thay đổi cách nhìn của con người về tôn giáo, nhưng không thể thay thế lấy cuộc sống tiện nghi thay thế cho tâm linh. Toàn cầu hoá đã làm cho từng cộng đồng người sống di tản khắp nơi, khiến cho nên văn hoá và tôn giáo cũng bị ảnh hưởng. Tuy vậy, nó cũng làm cho tôn giáo và văn hoá được phát triển vào những vùng đất mới.

2. Đời sống Kitô hữu

Kitô hữu là những con người sống trong thế giới, thế nên, họ cũng chịu ảnh hưởng theo sự biến hóa của từng thời đại. Thời đại toàn cầu hóa ngày nay đã làm thay đổi hay biến dạng phần nào về mọi phương diện của cuộc sống con người. Trong những năm gần đây, sự trao đổi và chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia trở nên rất phổ biến khắp nơi. Người ta muốn đầu tư và phát triển công nghệ hầu giải quyết công ăn việc làm cho người dân. Đây là một nỗ lực nhằm nâng cao cuộc sống cho người nghèo. Tuy vậy, mặt trái của chúng cũng gây ra những rủi ro rất lớn. Một khi đã phát triển theo hướng “công nghiệp hóa, hiện dại hóa” mà không đáp ứng đủ thì gây nên tình trạng mất công ăn việc làm. Tình trạng di dân cũng xảy ra khắp nơi, người dân từ thôn quê tìm về các thành phố để tìm việc làm. Còn đất trồng trọt ở nông thôn cũng bị chiếm dụng làm khu đô thị, khu du lịch hoặc không có người làm. Nên chúng gây ra tình trạng ngày càng bế tắc cho nhiều người dân. Riêng ở Việt Nam trong những năm gần đây, có những ngôi làng thiếu bóng thanh niên. Người làm thì thiếu, trong khi ở thành phố lại sa thải công nhân, khiến cho cuộc sống đã nghèo lại thêm kiệt quệ hơn bao giờ hết.

Với những tình trạng trên, người Kitô hữu một khi đã thoát thai gia đình, môi trường sống của họ bây giờ là hỗn tạp. Họ nghĩ rằng: mình không biết người, người không biết mình. Thế nên, nghĩa đạo hạnh, mạnh ai nấy giữ, chớ gì phải lo, phải sợ. Họ không còn bị o ép bởi gia đình hay làng xóm như trước đây nữa. Điều họ quan tâm lúc này là kinh tế. Vì sống trong thành phố mà không có đồng lương hàng tháng thì bị dằn vặt tâm can. Bởi thế mới có câu tục ngữ của thời đại toàn cầu hóa: “lương tâm không bằng lương tháng”. Tức là, sinh hoạt đạo đức, hay đạo đức nghề nghiệp chẳng mấy ai quan tâm. Điều này không làm cho lương tâm của họ cắn rứt. Bởi lẽ, họ đã tự trấn an bằng cách nại vào hoàn cảnh xã hội “như thế thì phải thế”. Họ chỉ bị cắn rứt và bất an khi lương tháng quá ít hay không có đủ để chi tiêu cho mỗi ngày sống. Cũng như bao người khác, họ phải tính toán chi li, phân tích và thăm dò thị trường… sao cho họ hội nhập được dòng chảy của xã hội. Cuộc sống của họ đã trở nên vồn vã, cái gì cũng phải nhanh chóng, làm chuyện này thì phải nghĩ đến hậu quả trước sau thế nào. Cho nên, cuộc sống luôn luôn trong tình trạng nghi ngờ. Dẫu có người làm việc tốt, việc thiên, đạo đức nào đó cho mình hay cho xã hội, thì mọi người cũng không cho đó là việc tốt, “Chắc hẳn ông/bà đó làm việc vì mục đích gì đây?” Khi tham dự thánh lễ, nhà thờ nào có cha

9 J-Fr. Barbier-Bouvet, Sondage: Les Francais et “Le retour du religieux”, op. cit., 38-41.

8

Page 10: GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ · Web viewWord Wide Web xuất hiện đã tạo ra một thay đổi lớn về việc trao đổi thông tin trên toàn thế giới

Giáo Hội và vấn đề toàn cầu hoá

làm lễ nhanh, giảng nhanh thì giáo dân tham dự hơn, đông hơn. Có khi tham dự thánh lễ cũng chỉ đi cho có, qua loa là được. Và, cuộc sống như thế là tạm đủ cho một Kitô hữu.

Mặt khác, toàn cầu hóa đã đưa con người lên một tầm mức cao hơn về sự hiểu biết. Vì luôn luôn phải hội nhập và sáng tạo, nên, người Kitô hữu cũng đòi hỏi các chủ chăn của mình phải biết hội nhập với thời đại mới. Linh mục nào cứ khăng khăng bảo thủ, cổ hũ, không sáng tạo và hội nhập thì giáo dân cũng chán nản bất cần. Ngược lại, nhà thờ nào có cha làm lễ và có những bài giảng sáng tạo và hội nhập thì có đông những người trí thức tham dự hơn10.

Tuy vậy, toàn cầu hóa đã làm cho những cuộc di dân mới, người Kitô hữu tập trung và hình thành nên những cụm dân cứ mới, họ đạo mới; họ thâu nạp cho mình cách sống đạo mới, thay đổi những hình thức sống đạo theo kiểu máy móc, rập khuôn. Bởi họ đã được tiếp cận với văn hóa các bản địa khác, họ phải trả lời với người khác cho cách sống đạo của mình. Trong sự chất vấn và thử thách, họ phải trình bày và giải thích điều mình sống. Vì thế, họ sẽ làm nổi bật được cái hay cái đẹp của mình và đồng thời, loại trừ những điều cổ hũ và bất cập của mình. Vì vậy, toàn cầu hóa, dần dần uốn nắn người Kitô hữu ngày càng trở về với căn tính cốt lõi của mình hơn. Có như thế, họ mới tồn tại được trong thế giới phẳng hiện đại.

3. Đời sống tu trì

Tất cả những người tự nguyện từ bỏ cuộc sống đời thường mà sống cho một giá trị cao hơn, đó là các linh mục - tu sĩ. Đặc biệt các tu si, chúng ta giữ mình trong ba lời khuyên Phúc âm: Vâng phục, khó nghèo và khiết tịnh. Điều này đòi hỏi người tu sĩ phải sống triệt để cho Tin Mừng và cho tha nhân trong bậc sống của mình.

Tuy vậy, vì mang thân phận yếu hèn của phàm nhân và mang trong mình não trạng trần thế. Vì thế, những người được mệnh danh là từ bỏ và sống cho, thế mà cũng chịu lụy ít nhiều của đời sống trần tục.

Đời sống đạo bị trần tục hóa thì thời nào cũng có; riêng thời đại hôm nay, trần tục hóa đã trở thành mọi mặt trong dòng xoáy của toàn cầu hóa. Từ việc muốn trở về một cuộc sống dễ giãi đến sở hữu các tiện nghi; từ cách nghĩ đến tư cách sống, chúng đều lôi kéo con người tu sĩ rời xa dần với căn tính của mình. Đặc biệt, trong các tôn giáo cơ cấu nói chung và Công giáo nói riêng, thời đại trần tục hóa làm cho con người muốn tách khỏi cơ cấu sẵn có của mình để sống đạo một cách tự do hơn, sống đạo theo cách hiểu của mình, và cắt nghĩa các hành vi luân lý “ngày nay là thế” theo chiều hướng có lợi cho bản thân. Toàn cầu hóa đã mang lại cho công dân thế giới được bình đẳng về kiến thức cũng như thông tin và tiện nghi. Cho nên, người tu sĩ cũng cảm thấy mình cũng được quyền hưởng lợi từ những sản phẩm mà toàn cầu hóa mang lại. Nhiều người trong chúng ta cũng chạy đua không khác gì dân chúng bên ngoài. Có người còn sưu tầm và cập nhật những sản phẩm mới ra, để rồi khoe khoang cho người ta thấy hầu tìm kiếm những lời vỗ tay tán thưởng. Dĩ nhiên, cần phân biệt những nhu cầu chính đáng, cần có những phương tiện tối thiểu vì công việc mục vụ, giảng dạy hay những nhu tối thiểu cho đời sống của bản thân và cho cộng đoàn.

Đứng trước vấn đề toàn cầu hóa, những người tu sĩ đòi buộc phải tỏa sáng bằng đời sống đạo của mình cho đoàn chiên của Thiên Chúa trong thời đại mới này. Sống làm sao để song hành với thời đại mà không bị hòa lẫn với thế giới, nhưng lại cởi mở với thế giới và dùng những ngôn ngữ thời

10 Trong một buổi nói chuyện với một doanh nghiệp, quản lý chất lượng và phát triển của công ty FPT. Anh là một người Kitô hữu, đã 10 năm học tập và theo đuổi toàn cầu hóa, anh đã chia sẻ kinh nghiệm đời sống đạo của mình trong thời đại toàn cầu hóa. Anh cho biết, toàn cầu hóa là một dòng chảy mà không ai có thể ngăn cản. Cho nên, chúng ta phải biết hòa nhập vào dòng chảy đó, nếu không sẽ bị tống khứ ra ngoài dòng chảy và sẽ chết. Và, đời sống đạo không còn như xưa, các linh mục phải có sự hiểu biết về thời đại để có những bài giảng thích hợp; các ngài cũng không được rập khuôn Kinh Thánh mà áp đặt cho giáo dân. Với bản thân, anh tự thú nhận rằng đời sống đạo của anh ngày càng trở nên bê bối, đi lễ cũng phải cho nhanh, đòi hỏi linh mục phải biết cởi mở và sáng tạo…

9

Page 11: GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ · Web viewWord Wide Web xuất hiện đã tạo ra một thay đổi lớn về việc trao đổi thông tin trên toàn thế giới

Giáo Hội và vấn đề toàn cầu hoá

đại mà loan báo Tin Mừng. Đồng thời, chúng ta phải trở nên ngương mẫu đời sống chứng tá Phúc âm cho Kitô hữu noi theo. Nếu không, đời sống tru trì sẽ trở thành vô nghĩa vì mục đích thành lập của mỗi Dòng tu. Riêng các linh mục là những vị chủ chăn, các ngài được Chúa Kitô và Giáo Hội giao phó cho nhiệm vụ hướng dẫn đoàn dân của Thiên Chúa. Vì thế, các ngài phải là những người trước tiên đem Tin Mừng đến cho dân Thiên Chúa. Trong tập bài giảng tĩnh tâm cho các linh mục Giáo Phận Tp, HCM của cha Nguyễn Hồng Giáo với nhan đề “Linh Mục: Người Loan Báo Tin Mừng" có viết như sau về thái độ của người linh mục:

“Thái độ thứ nhất là, cùng với Công Đồng, chân thành nhìn nhận tiến trình phân biệt và đòi tự lập của Thế giới và con người của Nước Trời và tiến bộ đích thực của Trần gian”11.

Thái độ nhìn nhận sự tự lập của Thế giới, tức là người linh mục không chống lại, không loại trừ hoặc không lấy cứu cánh của tôn giáo mà đánh giá những hoạt động của thế giới. Sự hoạt động và tiến triển của thế giới là có giá trị tự thân và có lợi ích cho xã hội. Thái độ này của vị linh mục rất cần thiết để hướng dẫn giáo dân của mình, để họ không dửng dưng hay chống lại những hoạt động từ thiện của xã hội, hoặc cũng không mấy đồng tình cho lắm. Điều này muốn nói đến một sự tôn trọng Thế giới vì nó cũng mang đến những sự tốt lành cho con người; hoặc, cho dầu có tốt hay xấy thì nó cũng có quyền phát triển một chách độc lập. Còn tôn giáo thì phải đồng hành với Thế giới để nói lên tiếng nói của Thiên Chúa cho muôn dân. Thái độ này biểu lộ một cách sống đạo trưởng thành của Kitô hữu.

Tiến trình đòi độc lập về những tiến bộ đích thực của trần gian đòi hỏi các chủ chăn phải có sự nhìn nhận quá trình ấy đã đành. Hơn thế nữa, thế giới đầy những sự ác, bất công và cả làm hại chính mình nữa, những điều ấy đã đòi buộc người linh mục phải trở nên giống Đức Giêsu nhập thế hơn nữa. Cha Nguyễn Hồng Giáo viết về thái độ ấy như sau:

“Thái độ thứ hai: chẳng những là nhìn nhận mà còn yêu mến nữa, … Muốn loan báo Tin Mừng cho những con người và xã hội cụ thể hôm nay thì phải yêu mến nó, dù nó có xấu xa tội lỗi đến đâu, dù nó quấy rầy mình đến đâu. Thiên Chúa đã làm như thế. “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài cho thế gian” (Ga 3,16). Đó là một tình yêu vô điều kiện. “khi chúng ta còn sống trong tội, thì Chúa Kitô theo đúng kỳ hạn đã chết cho ta” (Rm 5,8). Chúa Giêsu biểu lộ tình yêu của Chúa Cha bằng cách thương xót cách riêng những người tội lỗi.Phần linh mục chúng ta, chúng ta có được thái độ yêu thương ấy đối với cái xã hội cụ thể trong đó chúng ta sống và loan báo Tin Mừng hay không? Thái độ chúng ta có phải là thái độ của người loan báo Tin Mừng hay bị chi phối bởi những yếu tố nào khác?12

Sự xấu xa tội lỗi luôn luôn hiện hữu trong xã hội trần gian qua mọi thời đại, hôm nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, nó lại còn tràn lan và mạnh mẽ hơn biết chừng nào. Xưa kia, tội ác dù nặng nề đến đâu, nó cũng chỉ xảy ra cục bộ trong phạm vi nào đó mà thôi. Ngày nay, nó xảy ra và lây lân trên toàn cả địa cầu. Đặc biệt trong các cuộc khủng bố, nó có mặt khắp mọi nơi, vụ 11 tháng 9 khởi đầu cho một loạt những cuộc tàn sát về sau. Nó gây kinh hoàng cho toàn thế giới nhưng cũng kích thích những kẻ cực đoan quá khích tiếp tục gây chiến. Đứng trước hoàn cảnh ấy, người chủ chăn phải có thái độ nào? Giáo Hội Công Giáo không thể nghĩ đến kế trả thù hay dùng bạo lực để quét sạch bọn khủng bố. Nhưng Giáo Hội là thân mình Chúa Kitô, nên cũng hành động như Đức Kitô đã hành động, như những điều mà Cha Giáo đã trích một số đoạn Kinh Thánh để nói lên sứ vụ và căn tính của Đức Giêsu, vị Thiên Chúa Nhập thể. Thái độ của Giáo Hội được tóm lại trong lời Kinh hòa bình, điều mà những người con của Giáo Hội phải có để đối diện với những trái nghịch với tình yêu. Thái độ yêu mến được thể hiện nơi con người Giêsu mà giờ đây, vị linh mục đã mang trong mình hình ảnh và thái độ cao cả đó. Thái độ lớn nhất đó là tình yêu, chỉ có thể đem ơn cứu độ đến

11 Xem: Cha Nguyễn Hồng Giáo, Ofm, “Linh Mục: Người Loan Báo Tin Mừng”, bài giảng tĩnh tâm cho Giáo Phận Tp.HCM khóa I&II năm 1987.12 Xem sách đã trích ở footnote số 11.

10

Page 12: GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ · Web viewWord Wide Web xuất hiện đã tạo ra một thay đổi lớn về việc trao đổi thông tin trên toàn thế giới

Giáo Hội và vấn đề toàn cầu hoá

với kẻ thù và sự ác bằng tình yêu mà thôi. Các ngài phải yêu cho dấu phải chịu cực hình và phải chết trần trụi và cô đơn. Vì đó là tình yêu mà Đức Kitô mời gọi các môn đệ của Ngài.

Một khi người mục tử đã đón nhận, đã yêu, thì ngài không còn để mặc cho mọi sự diễn ra mặc nó chẳng khác nào một kẻ bàng quang trước trước một sự kiện. Thế nhưng, người mục tử phải có một thái độ khác nữa là nhập cuộc. Cha Giáo viết tiếp như sau:

“Một thái độ cần thiết khác nữa là hội nhập, như Chúa Giêsu đã làm. Ngài cứu vớt thế gian, không phải từ bên ngoài như người ta đứng trên bờ sống chìa cây sào cho một người đang chết đuối, nhưng Ngài cứu vớt từ bên trong; Thái độ nhập cuộc ấy bao hàm sự hiểu biết thế giới bao quanh và liên đới với môi trường sống của mình trong các nỗi vui buồn, sướng khổ, các thành công và thất bại, các vấn đề và niềm hy vọng của nó”13.

Vì yêu mà Đức Giêsu rời ngai vàng của Người để đến với nhân loại, Ngài đã không nề sống trong môi trường đầy sự xấu xa tội lỗi với cả đau khổ và yếu đuối của kiếp phàm nhân. Cũng vậy, trong thời đại mới này, thời đại của toàn cầu hóa, chúng đã mang đến cho toàn thể những công dân thế giới những thành công, thất bại; nơi giàu lên, nơi nghèo đói ngày càng tăng; nơi làm đẹp thêm môi trường, cũng có nhiều nơi môi trường bị hủy hoại. Người mục tử sống trong môi trường nào cũng chịu ảnh hưởng số phận do toàn cầu hóa mang lại, bởi chưng, mình là những con người thuộc về thế giới. Tuy vậy, Đức Kitô đã không khuyất phục sự chết, nhưng đã trỗi dậy để cứu độ nhân loại. Người môn đệ theo Đức Kitô cũng sống trong số phận bấp bênh do toàn cầu hóa mang lại, nhưng cũng vượt lên trên để đến với những người cùng khổ và cùng với họ chịu những cảnh nghèo đói, sướng khổ, vui buồn… có như thế, người mục tử đã họa lại được hình ảnh của Chúa Kitô trong thời đại hôm nay.

V. GIÁO HỘI ĐỨNG TRƯỚC TOÀN CẦU HÓA

1. Nền tảng Kinh Thánh

Kinh Thánh của Kitô giáo đã viết cách đây hai ngàn năm, liệu có còn phù hợp cho thời đại ngày hôm nay nữa không? Có nhiều sinh viên đã nói rằng, Kinh Thánh đã trở nên lỗi thời, vì những tư tưởng và bối cảnh xã hội ngày xưa không giống như ngày hôm nay, cho nên, Kinh Thánh không giải quyết được nhiều vấn đề của thời đại chúng ta hôm nay, nếu không có cách giải thích cho phù hợp và sáng tạo. Tôi trộm nghĩ, các vấn đề xưa kia và vấn đề hôm nay cũng không khác gì về nội dung cả. Con người vẫn sống cho lợi ích của mình, chiều theo sự yếu đuối của thân xác, quyền hành, tiền bạc… Mỗi một thời, con người có cách thức biểu lộ khác nhau và mỗi lúc nó đánh lừa một cách tinh vi hơn mà thôi. Tuy nhiên, những bạn trẻ nói cũng có phần đúng, nếu các môn đệ của Chúa Kitô mà sử dụng Kinh Thánh theo nghĩa đen mà phán thì quả thật là nguy hiểm. Vải lại, nếu chúng ta không biết sáng tạo để đem Tin Mừng vào bối cảnh đa phức như hiện nay thì dễ làm cho con người phản ứng khó chịu. Dù sao, Kinh Thánh cũng là nền tảng cho Giáo Hội múc lấy nguồn sống và hướng đi trong trần gian này.

Tin Mừng Gioan cho chúng ta biết được nhiều dung mạo của Đức Giêsu, Ngài là ánh sáng, là sự thật, là đường, sự sống, sự sống lại, mục tử đàn chiên, là cây nho, là nước, là bánh… Tất cả những dung mạo ấy, Đức Giêsu mời gọi chúng ta là những môn đệ đi theo ngài cũng phải trở nên như Ngài cho Thế gian hôm nay. Vì thế, Đức Giêsu là sự thật thì Giáo Hội luôn luôn phải trở nên tiếng nói sự thật, công lý trong những hoàn cảnh dối trá, lừa bịp trong thời đại. Đức Giêsu là đường, là ánh sáng, Giáo Hội phải mở ra một con đường sống cho những ai bị đẩy dồn vào ngõ cụt của cuộc sống, hoặc những hoàn cảnh dường như bế tắc do xã hội gây nên thì Gióa Hội phải khơi lên niềm hy vọng cho họ. Đức Giêsu là Mục tử đàn chiên… Giáo Hội trở nên Người chăn dắt những con chiên bị thương, lạc đường, ốm yếu. Trở về với Kinh Thánh, chúng ta không sợ phải giải quyết thế nào cho các vấn đề của thời đại, vì trở về với Kinh Thánh là trở về với Đức Giesu, là sống lại mỗi

13 Xem sách đã trích ở footnote số 11.11

Page 13: GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ · Web viewWord Wide Web xuất hiện đã tạo ra một thay đổi lớn về việc trao đổi thông tin trên toàn thế giới

Giáo Hội và vấn đề toàn cầu hoá

tương quang với Đức Giesu. Như thế, giải quyết vấn đề không phải ta nhưng là việc của Chúa, chính Ngài sẽ làm trong chúng ta. Đó cũng là cách làm của Giáo Hội, Giáo Hội luôn nói lên tiếng nói của Chúa cho thế giới trong mọi thời đại.

2. Học thuyết xã hội của Giáo Hội

Học thuyết của Giáo Hội về xã hội được khởi đầu từ thông điệp Tân Sự của Đức Gióa Hoàng Lêô XII năm 1891. Về sau, các Đức Giáo Hoàng cũng tiếp tục tiếp nối và phát triển học thuyết của Giáo Hội về xã hội. Giáo Hội luôn luôn đồng hành với xã hội để nói lên tiếng nói của mình mà bảo vệ cho quyền của con người, hòa bình trên trái đất và nhân phẩm. Thời đại toàn cầu hóa là một vấn đề của kỷ nguyên mới, chúng làm cho nhiều người, nhiều tổ chức phải hoang mang bởi sức mạnh của nó. Nó có thể làm cho nhiều người, nhiều quốc gia lên đến đỉnh cao của kinh tế và công nghê, nhưng cũng làm cho nhiều người, nhiều quốc gia phải lao đao, kiệt quệ về kinh tế và đời sống. Bởi thế, Giáo Hội cũng không thể bàng quang trước cơn lốc toàn cầu hóa như hiện nay. Về sự chênh lệch giàu nghèo, Giáo Hội nói như sau trong bản “Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo Hội” của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, số 363:

“Chăm lo cho ích chung có nghĩa là phải tận dụng các cơ hội mới để tái phân phối của cải giữa các khu vực khác nhau trên hành tinh, làm sao cho những người kém may mắn được hưởng lợi, những người mà cho đến nay vẫn bị loại trừ hay bị đẩy ra ngoài những tiến bộ xã hội và kinh tế”14.

Giáo Hội luôn luôn đứng về phía người nghèo, những người được gọi là bị đẩy ra bên lề xã hội. Vì mục đích của toàn cầu hóa, nên Giáo Hội kêu gọi hay tận dụng sức mạnh toàn cầu hóa về kinh tế và đời sống để phân phối của cải. Phải chăng, tiếng kêu này của Giáo Hội chỉ là vọng tưởng, trong khi những kẻ có lại có thêm, và những người nghèo lại càng kiệt quệ thêm. Chắc hẳn, đây là tiếng nói của Giáo Hội dành cho những nhà tổ chức toàn cầu hóa, những người có trách nhiệm phát triển cộng đồng và các nhà lãnh đạo quốc gia. Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, đó là, sự chuyển giao công nghệ cũng một phần tạo nên phân cách giàu nghèo giữa các khu vực. Một số nước tiên tiến có công nghệ cao, họ chiếm giữ công nghệ để nắm độc quyền sản xuất; còn những nước nghèo chưa đủ trình độ phát triển công nghệ, nên phải xuất khẩu các tài nguyên thô cho nước ngoài. Vì thế, sản phẩm thô bán ra với giá thấp, trong khi mua lại thành phẩm thì phải trả một lượng giá rất cao. Điều này đã làm cho phân cách giàu nghèo một cách rõ rệt hiện nay. Chính vì thế, Giáo Huấn của Giáo Hội phải lên tiếng để nói lên tầm quan trọng về các tiêu chuẩn đạo đức mà mọi người, mọi tổ chức phải tuân giữ.

Toàn cầu hóa là một thời đại mà người ta phải liên đới với nhau, nhưng như thế nào, học thuyết của Giáo Hội nói như sau: “Muốn có một sự liên đới tương xứng trong kỷ nguyên toàn cầu hóa này, người ta phải bảo vệ các quyền của con người”15. Trong một xã hội toàn cầu hóa về mọi mặt, sự liên đới tất nhiên sẽ trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Thế nhưng, rất có thể sẽ trở nên nguy hiểm cho con người vì những lợi ích riêng tư hay thu hằn lẫn nhau mà xúc phạm đến kẻ khác. Vì thế, những người có trách nhiệm đòi buộc phải ra sức bảo vệ các quền của cá nhân con người bằng pháp luật và bảo vệ bằng nhiều cách khác nữa. Đồng thời, mọi người đều phải tôn trọng nhân phẩm của người khác, và các quyền tư của họ.

Về môi trường và văn hóa riêng của các bản địa, Giáo Hội nói trong số 366 rằng: “Phải đặc biệt chú ý tới những nét riêng của mỗi địa phương và những sự khác biệt về văn hóa, có thể bị đe dọa bởi tiến trình kinh tế và tài chính đang diễn ra”. Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hóa, người ta thường nói về văn hóa và môi trường là hai phạm vi thường bị tan hoang và biến dạng. Bởi lẽ, khi người ta chưa kịp nhận biết và phân tích trong khi một đàng lại vội vã đón nhận cái mới đi vào và cũng vội vã từ bỏ điều đã có xưa nay. Trong khi những điều này tốt cho khu vực khác nhưng lại gây xốc hoặc phản ứng tiêu cực cho khu vực kia. Về môi trường cũng rất đáng ngại cho nhiều vùng dân

14 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, “Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội”, NXB Tôn giáo 2007, tr.25515 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, “Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội”, NXB Tôn giáo 2007, tr.257

12

Page 14: GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ · Web viewWord Wide Web xuất hiện đã tạo ra một thay đổi lớn về việc trao đổi thông tin trên toàn thế giới

Giáo Hội và vấn đề toàn cầu hoá

cư. Người ta chú trọng đến việc phát triển kinh tế, đô thị như khai thác sinh thái làm khu du lịch; khai thác tài nguyên thiên nhiên; xây dựng đập dự trữ nước hay cho máy phát điện… Chúng có thể đem lại tại họa cho con người là rất lớn. Trong những năm gần đây, người ta xây dựng nhà máy bột ngọt Vedan. Vì không chú trọng đến việc xử lý nước thải, nên đã gây ô mhiễm trầm trọng đến dòng sông Thị Vải. Ở Tây Nguyên, chính phủ đã ký kết chuyển nhượng khai thác Pauxit cho Trung Quốc. Vì không chú trọng đến việc xử lý, hoặc hệ thống xử lý quá cũ, nên đã và đang gây ô nhiễm trầm trọng và môi trường bị huỷ hoại dẫn đến nguy hiểm cho đời sống của người dân và đất nước.

Đứng trước những hoàn cảnh đó, Giáo Hội cũng phải lên tiếng để bảo vệ con người và vũ trụ này. Lên tiếng không phải để chống lại toàn cầu hóa, nhưng là tìm sự công bằng trong tiến trình toàn cầu hóa. Sở dĩ có nguy hại đến môi trường và văn hóa vì người ta chỉ chú trọng đến lợi ích của một phía, mà chủ yếu là lợi ích của những người tổ chức, người nắm quyền trong tay… Trong khi những người yếu kém hơn về trình độ và quyền hành lại không được phân tích để hiểu các mặt của việc hội nhập và phát triển kinh tế. Cho nên học thuyết xã hội của Giáo Hội luôn luôn rất quan trọng và cần thiết cho thế giới phẳng ngày nay và trong mọi thời đại.

VI. KẾT LUẬN

Thomas L.Friedman nhận định sau khi đã viết xong cuốn “Thế giới phẳng” rằng

“Quá trình làm phẳng thế giới mang lại cho chúng ta cơ hội mới, thách thức mới, đối tác mới, nhưng lạy Chúa tôi, … Chúng ta cần nhanh chóng tìm ra sự cân bằng giữa cơ hội và nguy cơ. Chúng ta cần trở thành những công dân toàn cầu tốt nhất có thể - bởi vì trong thế giới phẳng, nếu bạn không đến thăm một người láng giếng xấu thì láng giềng xấu đó sẽ tìm đến bạn”.

Nhận định trên của Friedman quả là rất hay, ông kêu gọi mọi người hãy trở thành công dân của thế giới, bằng cách là sự liên đới với nhau. Ông cũng cảnh giác mọi người là hãy biết phân biệt và cần bằng giữa cơ hội và nguy cơ. Trong thế giới phẳng ngày nay, sự phân biệt không còn như thời xa xưa, ai cũng có thể trở nên một nhân vật vĩ đại, dẫu một người có quyền hành trong tay cũng sợ một kẻ thù vô danh tiểu tốt. Bởi thế, nếu anh không biết cách liên đới với người khác cho tốt, anh có thể bị đe doạ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, nhận định và lời mời gọi trên của Friedman dường như chỉ dành cho giới trí thức, giới lãnh đạo hơn là người không được học hành và người nghèo. Bởi thế, những người nghèo, người yếu thế vẫn luôn luôn bị thiệt thòi trong xã hội, cho nên, Giáo Hội luôn luôn sát cánh cùng nghèo nghèo, người bị bỏ rơi. Hơn thế nữa, Giáo Hội cũng trở nên nghèo và sống như người nghèo trước mặt Thiên Chúa.

Với ý nghĩa tối hậu của toàn cầu hoá, là người Kito hữu, chúng ta sẽ tận dụng dòng chảy này để toàn cầu hoá hoà bình, của cải, tình yêu và sứ điệp của Tin Mừng. Giáo Hội chúng ta không hy vọng chống lại toàn cầu hoá, nhưng Giáo Hội sẽ hội nhập với dòng chảy ấy để cùng với thế giới, với những con người của thời đại, Giáo Hội sẽ là chỗ dựa vững chắc, và là nơi tin tưởng cho hết mọi người, đặc biệt là những con người sống bấp bênh trên dòng chảy toàn cầu hoá hiện nay.

13

Page 15: GIÁO HỘI VÀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HOÁ · Web viewWord Wide Web xuất hiện đã tạo ra một thay đổi lớn về việc trao đổi thông tin trên toàn thế giới

Giáo Hội và vấn đề toàn cầu hoá

CÁC SÁCH THAM KHẢO

1. Từ Điển Tiếng Việt”, NXB Đà Năng, 2005

2. Từ Điển Bách Khoa Việt Nam”, NXB từ điển bách khoa Hà Nội, 2005

3. Joseph E. Stiglitz, “Toàn Cầu Hóa và Những Mặt Trái”, NXB Trẻ, 2003

4. Nguyễn Hồng Giáo, Ofm, “Linh Mục: Người Loan Báo Tin Mừng”, bài giảng tĩnh tâm cho Giáo Phận Tp.HCM khóa I&II năm 1987

5. Thomas L. Friedman, “Thế Giới Phẳng”

6. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, “Tóm Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội”, NXB Tôn giáo 2007

14