hƯỚng dẪn Ôn tẬp kiỂm tra giỮa kÌ i nĂm hỌc 2020 ......hƯỚng dẪn Ôn tẬp...

12
Trang 1 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021 MÔN HÓA HỌC - LỚP 11 A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG 1. Sự điện li - Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li. - Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. - Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu. - Định nghĩa: axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut, axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hòa, muối axit. - Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit theo định nghĩa. Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể. - Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh. - Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước. - Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm. Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh. - Chất chỉ thị axit - bazơ: quỳ tím, phenolphtalein. Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein. - Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion. - Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện: tạo thành chất kết tủa, chất điện li yếu hoặc chất khí. - Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn, tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng, tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp, tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng. 2. Nhóm nitơ - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ. - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng chính, trạng thái tự nhiên, điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Phân tử nitơ bền do có liên kết ba, khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. Tính chất hóa học đặc trưng: tính oxi hóa (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra còn có tính khử (tác dụng với oxi). Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của nitơ. - Tính thể tích khí nitơ trong phản ứng hóa học, tính phần trăm thể tích nitơ trong hỗn hợp khí. - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Tính chất hóa học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi), viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn, phân biệt được amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hóa học, tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở điều kiện tiêu chuẩn theo hiệu suất phản ứng. - Tính chất vật lí của muối amoni (trạng thái, màu sắc, tính tan). - Tính chất hóa học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân), ứng dụng, viết được các PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh họa cho tính chất hóa học, phân biệt được muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hóa học, tính phần trăm về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp. - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều chế HNO 3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac). - HNO 3 là chất oxi hóa rất mạnh: oxi hóa hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. Viết các PTHH dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hóa học của HNO 3 đặc và loãng. - Tính phần trăm khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO 3 .

Upload: others

Post on 26-Nov-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 ......HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021 MÔN HÓA HỌC - LỚP 11 A. KIẾN

Trang 1

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021

MÔN HÓA HỌC - LỚP 11

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

1. Sự điện li

- Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.

- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

- Định nghĩa: axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut, axit một nấc, axit nhiều

nấc, muối trung hòa, muối axit.

- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit

theo định nghĩa. Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.

- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.

- Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước.

- Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm. Tính pH

của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh.

- Chất chỉ thị axit - bazơ: quỳ tím, phenolphtalein. Xác định được môi trường của dung dịch bằng

cách sử dụng giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein.

- Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

- Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều

kiện: tạo thành chất kết tủa, chất điện li yếu hoặc chất khí.

- Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn, tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản

ứng, tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp, tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng.

2. Nhóm nitơ

- Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ.

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng chính, trạng thái

tự nhiên, điều chế nitơ trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Phân tử nitơ bền do có liên kết ba, khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao.

Tính chất hóa học đặc trưng: tính oxi hóa (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra còn có

tính khử (tác dụng với oxi). Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của nitơ.

- Tính thể tích khí nitơ trong phản ứng hóa học, tính phần trăm thể tích nitơ trong hỗn hợp khí.

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng chính, cách điều chế

amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Tính chất hóa học của amoniac: Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính

khử (tác dụng với oxi), viết được các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn, phân biệt được amoniac

với một số khí đã biết bằng phương pháp hóa học, tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở điều

kiện tiêu chuẩn theo hiệu suất phản ứng.

- Tính chất vật lí của muối amoni (trạng thái, màu sắc, tính tan).

- Tính chất hóa học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân), ứng dụng, viết được các

PTHH dạng phân tử, ion thu gọn minh họa cho tính chất hóa học, phân biệt được muối amoni với

một số muối khác bằng phương pháp hóa học, tính phần trăm về khối lượng của muối amoni trong

hỗn hợp.

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách

điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac).

- HNO3 là chất oxi hóa rất mạnh: oxi hóa hầu hết kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và

hữu cơ. Viết các PTHH dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hóa học của HNO3 đặc và

loãng.

- Tính phần trăm khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3.

Page 2: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 ......HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021 MÔN HÓA HỌC - LỚP 11 A. KIẾN

Trang 2

B. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (20 câu)

Nội dung Mức độ nhận thức

Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao

Sự điện li 2 1

3 Câu 1 (1): Xác định chất điện li.

Câu 2 (1): Phân loại chất điện li.

Câu 3 (2): Cho 1 số chất, đếm số chất điện li mạnh hoặc yếu.

Axit-bazơ-muối 2

2 Câu 4 (1): Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được

với dung dịch NaOH?

Câu 5 (1): Theo thuyết A-re-ni-ut, xác định axit, bazơ hoặc muối.

pH của dung dịch 1 1

2 Câu 6 (1): dựa vào pH, xác định môi trường của dung dịch.

Câu 7 (3): bài toán về pH.

Phản ứng trao đổi ion 2 1

3 Câu 8 (1): Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch

Câu 9 (1): Phương trình ion rút gọn, dạng phân tử.

Câu 10 (2): Phương trình ion rút gọn, dạng phân tử.

Nitơ 1 1

2 Câu 11 (1) : Điều chế hoặc ứng dụng.

Câu 12 (2) : Tính chất hóa học.

Amoniac – Muối

amoni 2

2 Câu 13 (1): Tính chất vật lí của ammoniac hoặc muối amoni.

Câu 14 (1) : Tính chất hóa học.

Axit nitric – Muối

nitrat 1 1 1

3 Câu 15 (1): Tính chất vật lí hoặc ứng dụng.

Câu 16 (2) : Tính chất hóa học.

Câu 17 (3): Bài toán về HNO3.

Tổng hợp kiến thức 1 1 1

3 Câu 18 (1): Xác định cặp chất hoặc cặp ion có thể tồn tại trong cùng một dung dịch.

Câu 19 (2): Đếm các phát biểu tổng hợp (4-5 phát biểu) .

Câu 20 (3): Bài toán tổng hợp BTKL, BT electron.

Tổng số câu 12 5 3 20

Tổng số điểm 4,8 2 1,2 8

II. TỰ LUẬN (2 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Lý thuyết ở mức độ hiểu như dãy chuyển hóa, nêu hiện tượng, nhận biết các chất

đơn giản…

Câu 2 (1,0 điểm): Bài toán ở mức độ vận dụng.

Page 3: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 ......HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021 MÔN HÓA HỌC - LỚP 11 A. KIẾN

Trang 3

C. ĐỀ THAM KHẢO

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 1

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (20 câu - 8,0 điểm)

Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li?

A. Benzen. B. H2SO4. C. C2H5OH. D. Saccarozơ.

Câu 2: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. NaOH. B. KNO3. C. HF. D. HCl.

Câu 3: Cho các chất: KOH, CH3COOH, NaNO3, Mg(OH)2, HCl. Số chất điện li mạnh là

A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.

Câu 4: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. HNO3. B. Al(OH)3. C. Ba(OH)2. D. K2CO3.

Câu 5: Theo thuyết A-re-ni-ut, chất nào sau đây là axit?

A. Zn(OH)2. B. KOH. C. HClO. D. CH3COONa.

Câu 6: Một dung dịch có pH = 2. Môi trường của dung dịch là

A. axit. B. bazơ. C. không xác định. D. trung tính.

Câu 7: Trộn dung dịch HCl 0,01M với dung dịch H2SO4 0,005M theo tỉ lệ 1:1 về thể tích. Giá trị pH của

dung dịch thu được là

A. 13. B. 1. C. 12. D. 2.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?

A. CuO + HNO3. B. NaNO3 + CuSO4. C. H2SO4 + BaCl2. D. HCl + K2S.

Câu 9: Phản ứng giữa Na2CO3 và HCl trong dung dịch có phương trình ion thu gọn là

A. Na+ + Cl

- NaCl. B. 2H

+ + 2

3CO CO2 + H2O.

C. HCl + 2

3CO 3HCO + Cl-. D. Na2CO3 + 2H

+ 2Na

+ + CO2+ H2O.

Câu 10: Cho phản ứng giữa các dung dịch hoặc các chất sau: (1) BaCl2 + H2SO4, (2) Ba(OH)2 + K2SO4,

(3) BaCO3 + H2SO4. Giả sử H2SO4 và Ba(OH)2 điện li hoàn toàn ở nấc thứ hai thì các trường hợp có cùng

phương trình ion rút gọn là

A. (1), (2), (3). B. (1), (3). C. (1), (2). D. (2), (3).

Câu 11: Trong công nghiệp, điều chế N2 bằng cách

A. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. dùng oxi để oxi hóa NH3.

C. dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí. D. cho không khí qua bột đồng nung nóng.

Câu 12: Cho N2 lần lượt phản ứng với: H2, O2, Li, Mg trong điều kiện thích hợp. Số phản ứng trong đó

N2 thể hiện tính oxi hóa là

A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.

Câu 13: Tính chất nào sau đây không phải của NH3?

A. Không màu. B. Không mùi. C. Tan nhiều trong nước. D. Là chất khí.

Câu 14: Phản ứng hóa học nào sau đây chứng tỏ amoniac là một chất khử?

A. NH3 + HCl NH4Cl. B. 2NH3 + H2SO4 (NH4)2SO4.

C. 4NH3 + 3O2 ot 2N2 + 6H2O. D. NH3 + H2O 4NH + OH

-.

Câu 15: Ứng dụng nào sau đây không phải của axit nitric?

A. Tổng hợp phân đạm. B. Sản xuất dược phẩm.

C. Sản xuất thuốc nổ. D. Tổng hợp amoniac.

Câu 16: Khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp Mg(NO3)2 và NaNO3, hỗn hợp chất rắn thu được gồm

A. NaNO2, MgO. B. NaNO2, Mg(NO2)2.

C. Na2O, MgO. D. Na2O, Mg(NO2)2.

Câu 17: Hòa tan hỗn hợp X gồm 0,2 mol Fe và 0,15 mol Cu trong dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu

được khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Số mol HNO3 phản ứng là

Page 4: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 ......HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021 MÔN HÓA HỌC - LỚP 11 A. KIẾN

Trang 4

A. 1,0. B. 1,5. C. 0,6. D. 1,2.

Câu 18: Cho các ion: Fe3+

, Na+, H

+, 3NO , OH

-, HS

-. Các ion cùng tồn tại đồng thời trong dung dịch là

A. Fe3+

, OH-. B. HS

-, OH

-. C. Na

+, 3NO . D. HS

-, H

+.

Câu 19: Cho các phát biểu sau:

(a) Các muối amoni tan trong nước tạo dung dịch chất điện li mạnh;

(b) Dung dịch HNO3 làm xanh quỳ tím và làm phenolphtalein hóa hồng;

(c) Vì có liên kết ba, nên phân tử N2 rất bền và ở nhiệt độ thường khá trơ về mặt hóa học;

(d) Phản ứng tổng hợp NH3 từ N2 và H2 là phản ứng một chiều.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.

Câu 20: Cho: Cu=64, N=14, O=16. Nung nóng Cu(NO3)2 một thời gian, để nguội, cân lại thấy khối

lượng giảm 54 gam. Khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là

A. 50 gam. B. 49 gam. C. 94 gam. D. 98 gam.

Phần 2: Tự luận (2 câu - 2,0 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất

sau:

a) Na2CO3 + Ca(OH)2. b) NaCl + AgNO3.

c) KHCO3 + HNO3. d) FeS (r) + HCl.

Câu 2 (1 điểm): Hòa tan hòa toàn 7,8 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 trong dung dịch HNO3 30%

(loãng, dư) thu được 2,24 lít (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Tính khối lượng dung dịch HNO3

ban đầu biết lượng HNO3 dùng dư 20% so với lượng phản ứng. (Cho: Al=27, H=1, N=14, O=16)

----------- HẾT -----------

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (20 câu - 8,0 điểm)

Câu 1: Chất nào sau đây không phân li ra ion khi hòa tan vào nước?

A. Natri clorua. B. Natri hiđroxit. C. Saccarozơ. D. Axit sunfuric.

Câu 2: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. HF. B. Al(OH)3. C. Al(NO3)3. D. H3PO4.

Câu 3: Cho các chất: HCl, NaOH, Na2SO4, NaCl, CH3COOH, KOH, NaBr, H2S, Fe(OH)2. Số chất điện li

mạnh là

A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.

Câu 4: Hiđroxit nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH?

A. Fe(OH)3. B. Al(OH)3. C. Mg(OH)2. D. KOH.

Câu 5: Muối axit là

A. muối mà anion gốc axit vẫn còn nguyên tử hiđro.

B. muối tạo bởi axit mạnh và bazơ yếu.

C. muối khi tan trong nước tạo dung dịch có môi trường axit.

D. muối mà anion gốc axit còn hiđro có khả năng phân li ra H+.

Câu 6: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ có pH ≤ 6.

B. Môi trường trung tính là môi trường có pH = 7.

C. Dung dịch làm quỳ tím hóa xanh có pH ≥ 8.

D. Môi trường kiềm là môi trường có pH < 7.

Câu 7: Nếu bỏ qua sự điện li của nước thì giá trị pH của dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung

dịch NaOH 0,1M với 200 ml dung dịch HNO3 0,3M là

A. 2. B. 12. C. 13. D. 1.

Câu 8: Phản ứng giữa các dung dịch nào sau đây không xảy ra?

A. CaCl2 và Na2CO3. B. Ca(OH)2 và MgCl2. C. K2CO3 và Na2SO4. D. K2SO4 và BaCl2.

Câu 9: Phương trình ion rút gọn của phản ứng trao đổi ion cho biết

Page 5: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 ......HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021 MÔN HÓA HỌC - LỚP 11 A. KIẾN

Trang 5

A. những ion tồn tại trong dung dịch.

B. không tồn tại phân tử trong dung dịch chất điện li.

C. bản chất của phản ứng giữa các chất điện li.

D. những ion có nồng độ lớn nhất trong dung dịch.

Câu 10: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là: H+ + OH

- → H2O?

A. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl. B. 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O.

C. H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O. D. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.

Câu 11: Phát biểu nào sau đây về nitơ không đúng?

A. Trong tự nhiên chủ yếu tồn tại dạng hợp chất.

B. Khí không màu, không mùi, tan rất ít trong nước.

C. Ở điều kiện thường, khá trơ về mặt hóa học.

D. Thuộc chu kỳ 2, nhóm VA của bảng tuần hoàn.

Câu 12: Khí N2 tương đối trơ ở nhiệt độ thường là do

A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. phân tử nitơ không phân cực.

C. phân tử nitơ có liên kết 3 bền vững. D. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm VA.

Câu 13: Cho các phát biểu sau:

(1) Các muối amoni tan trong nước tạo dung dịch chất điện li mạnh.

(2) Ion NH4+ tác dụng với dung dịch axit tạo kết tủa màu trắng.

(3) Muối amoni tác dụng với dung dịch bazơ thu được khí có mùi khai.

(4) Hầu hết muối amoni đều bền nhiệt.

Phát biểu đúng là

A. (1) và (3). B. (1) và (2). C. (3) và (4). D. (2) và (3).

Câu 14: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào NH3 thể hiện tính bazơ?

A. 8NH3 + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2. B. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O.

C. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O. D. NH3 + HCl → NH4Cl.

Câu 15: Dung dịch HNO3 đậm đặc, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày chuyển thành

A. màu đen sẫm. B. màu xanh. C. màu trắng sữa. D. màu vàng.

Câu 16: Cho từng chất FeO, Fe, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(OH)3 lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3

đặc, nóng. Số phản ứng oxi hóa-khử xảy ra là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 17: Cho: Zn=65, H=1, O=16, N=14. Hòa tan hoàn toàn 26 gam Zn trong dung dịch HNO3 dư thu

được 2,24 lít khí X (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. X là

A. NO. B. N2O. C. NO2. D. N2.

Câu 18: Dãy gồm các ion có thể cùng tồn tại trong một dung dịch là:

A. Fe3+

, NO3–, Na

+, Cl

–. B. Ba

2+, NH4

+, SO4

2–, CO3

2–.

C. Ag+, NO3

–, Mg

2+, Cl

–. D. NH4

+, OH

–, Fe

3+, HCO3

–.

Câu 19: Cho các phát biểu sau:

(a) HNO3 là chất điện li mạnh;

(b) Thuốc thử để nhận biết ion nitrat là dung dịch AgNO3;

(c) HNO3 là axit có tính oxi hóa mạnh;

(4) Các muối nitrat đều tan trong nước;

(5) Trong công nghiệp, đun hỗn hợp NaNO3 rắn với H2SO4 đặc để sản xuất HNO3.

Số phát biểu đúng là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 20: Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, O=16, N=14. Cho 17,7 gam hỗn hợp Cu, Zn, Mg

tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch X (không chứa NH4NO3). Cô cạn X thu được 67,3

gam hỗn hợp muối khan Y. Nung Y đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. Giá trị của m

A. 24,1. B. 49,6. C. 35,4. D. 86,4.

Phần 2: Tự luận (2 câu - 2,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:

a. Nhiệt phân muối Fe(NO3)3.

Page 6: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 ......HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021 MÔN HÓA HỌC - LỚP 11 A. KIẾN

Trang 6

b. Cho dung dịch Na2HPO4 vào dung dịch NaOH với tỉ lệ mol 1:1.

Câu 2 (1,0 điểm): Thêm m gam Na vào 200 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được

dung dịch X. Cho từ từ toàn bộ lượng X vào dung dịch chứa 0,02 mol Al2(SO4)3 thu được kết tủa Y. Tính

giá trị của m để lượng Y lớn nhất. (Cho nguyên tử khối của các nguyên tố:H =1, O = 16, Na = 23, Al =

27, Ba =137, S =32).

----------- HẾT -----------

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (20 câu - 8,0 điểm)

Câu 1: Chất nào sau đây không phân li ra ion khi hòa tan vào nước?

A. Natri hiđroxit. B. Saccarozơ. C. Natri clorua. D. Axit sunfuric.

Câu 2: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh?

A. NaOH, Ag2SO4, NaCl, H2SO3. B. HNO3, NaOH, NaCl, CuSO4.

C. NaCl, H2SO3, CuSO4. D. Ag2SO4, NaCl, CuSO4, Cu(OH)2.

Câu 3: Cho các chất: NaCl, Ba(OH)2, HNO3, BaSO4, Cu(OH)2, HClO. Số chất điện li yếu là

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 4: Cho các chất: Al(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, NaOH. Số chất chất lưỡng tính là

A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 5: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

A. Al2(SO4)3 → 2Al3+

+ 3SO42-

. B. NaOH → Na+ + OH

- .

C. K3PO4 → 3K+ + PO4

3-. D. HF → H

+ + F

-.

Câu 6: Một dung dịch có [OH-] = 4.10

-9M. Môi trường của dung dịch này là

A. lưỡng tính. B. bazơ. C. trung tính. D. axit.

Câu 7: Nếu bỏ qua sự điện li của nước thì giá trị pH của 300 ml dung dịch hỗn hợp HCl 2.10-4

M và

H2SO4 4.10-4

M là

A. 3. B. 4. C. 5. D. 11.

Câu 8: Trong các phản ứng sau:

(a) Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.

(b) AgNO3 + HCl → AgCl + HNO3. (c) NaOH + HCl → NaCl + H2O.

(d) Fe + 2HCl →→ FeCl2 + H2. (e) 2KOH + CuCl2 →→ 2KCl + Cu(OH)2. Số phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 9: Phương trình ion rút gọn của phản ứng: Fe(OH)2 + 2HCl → FeCl2 + 2H2O là

A. H+ + OH

- → H2O. B. Fe(OH)2 + 2H

+ → Fe

2+ + 2H2O.

C. Fe2+

+ 2Cl- → FeCl2. D. Fe + 2H

+ → Fe

2+ + H2.

Câu 10: Phương trình ion thu gọn 2H+ + CO3

2- → CO2 + H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hoá học

nào sau đây?

A. H2SO4 + BaCO3 → BaSO4 + 2H2O + CO2. B. 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2.

C. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O. D. HCl + KHCO3 → KCl + H2O + CO2.

Câu 11: Trong công nghiệp N2 được điều chế bằng cách

A. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. dùng Cu để khử oxi không khí ở nhiệt độ cao.

C. dùng oxi để oxi hóa NH3. D. dùng C để khử oxi không khí ở nhiệt độ cao.

Câu 12: Dãy gồm các chất đều tác dụng với N2 ở điều kiện thích hợp là:

A. Al, H2, O2. B. Mg, HCl, O2. C. NaOH, H2, Mg. D. KOH, O2, HCl.

Câu 13: Phản ứng của NH3 với O2 (xúc tác Pt, to) tạo

A. HCl. B. N2. C. NO. D. N2O.

Câu 14: Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ tím ẩm vào bình đựng khí amoniac là

A. giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. B. giấy quỳ chuyển sang màu xanh.

C. giấy quỳ mất màu. D. giấy quỳ không chuyển màu.

Câu 15. Dung dịch HNO3 đặc khi có ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành màu vàng do phân hủy một phần

giải phóng khí

Page 7: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 ......HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021 MÔN HÓA HỌC - LỚP 11 A. KIẾN

Trang 7

A. NO. B. N2. C. NO2. D. N2O.

Câu 16. Cho các sơ đồ phản ứng sau:

(a) S + HNO3 (đặc) (b) FeO + HNO3 (loãng)

(c) Fe2O3 + HNO3 (đặc) (d) HNO3 + Cu(OH)2 (đặc)

(e) Mg + HNO3 (loãng) (g) CuO + HNO3 (loãng)

Số phản ứng oxi hóa - khử xảy ra là

A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 17: Cho: H=1, N=14, Fe=56. Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được

0,448 lít (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của m là

A. 1,12. B. 11,2. C. 0,56. D. 5,6.

Câu 18: Cặp chất nào dưới đây không tồn tại trong cùng một dung dịch?

A. FeCl2 + Al(NO3)3. B. K2SO4 + (NH4)2CO3. C. Na2S + Ba(OH)2. D. ZnCl2 + AgNO3.

Câu 19: Cho các phát biểu sau:

(a) Tất cả các muối amoni đều dễ tan trong nước;

(b) Khi đun nóng, muối amoni bị nhiệt phân hủy đều tạo khí NH3;

(c) Đun nóng muối amoni với dung dịch kiềm thu được khí có mùi khai;

(d) Các muối amoni dễ bị phân hủy khi đun nóng.

Số phát biểu không đúng là

A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.

Câu 20. Cho: Cu=64, O=16). Hòa tan hoàn toàn 14,4 gam hỗn hợp X gồm Cu và CuO bằng dung dịch

HNO3 đặc, dư thu được 4,48 lít khí màu nâu (đktc). Khối lượng Cu và CuO trong X lần lượt là

A. 6,4 gam và 8 gam. B. 12,8 gam và 1,6 gam.

C. 9,2 gam và 5,2 gam. D. 8 gam và 6,4 gam.

Phần 2: Tự luận (2 câu - 2,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Viết phương trình hóa học thực hiện dãy chuyển hóa sau (mỗi mũi tên ứng với một

phản ứng, ghi rõ điều kiện nếu có):

NH3 → NO → NO2 → HNO3 → NO2

Câu 2 (1,0 điểm): Hòa tan 2,36 gam hỗn hợp Cu và Ag trong HNO3 đặc (vừa đủ) thu được 1,12 lít (đktc)

khí NO2 là sản phẩm khử duy nhất khí và dung dịch X chứa hai muối. Cô cạn X thu được chất rắn Y.

Nhiệt phân hoàn toàn Y đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Z có khối lượng bằng bao nhiêu?

----------- HẾT -----------

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 4

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (20 câu - 8,0 điểm)

Câu 1: Chất nào sau đây không phân li ra ion khi hòa tan vào nước?

A. Natri hiđroxit. B. Saccarozơ. C. Natri clorua. D. Axit sunfuric.

Câu 2: Phương trình điện li nào sau đây không đúng?

A. Al2(SO4)3 → 2Al3+

+ 3SO42-

. B. KOH → K+ + OH

-.

C. Na3PO4 → 3Na+ + PO4

3-. D. HClO → H

+ + ClO

-.

Câu 3: Cho các chất: Na2SO4, Al(OH)3, CH3COOH, HNO3, Ba(OH)2. Số chất điện li mạnh là

A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.

Câu 4: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. Na2CO3. B. Zn(OH)2. C. K2SO4. D. H2SO4.

Câu 5: Chất nào sau đây là muối axit?

A. Na2CO3. B. CH3COONa. C. NH4Cl. D. Na2HPO4.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Môi trường kiềm có pH < 7. B. Môi trường kiềm có pH > 7.

C. Môi trường trung tính có pH = 7. D. Môi trường axit có pH < 7.

Câu 7: Dung dịch X có pH = 1 gồm HNO3 và HCl. Trộn V ml dung dịch Ba(OH)2 0,025M với 100 ml X

thu được dung dịch Y có pH = 2. Giá trị của V là

A. 125. B. 150. C. 175. D. 250.

Page 8: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 ......HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021 MÔN HÓA HỌC - LỚP 11 A. KIẾN

Trang 8

Câu 8: Phản ứng giữa các dung dịch nào sau đây không xảy ra?

A. CaCl2 và Na2CO3. B. Ca(OH)2 và MgCl2. C. K2CO3 và Na2SO4. D. K2SO4 và BaCl2.

Câu 9: Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết

A. những ion tồn tại trong dung dịch.

B. không tồn tại phân tử trong dung dịch chất điện li.

C. bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.

D. những ion có nồng độ lớn nhất trong dung dịch.

Câu 10: Cho phương trình ion rút gọn: H+

+ OH- → H2O. Phương trình hóa học dạng phân tử tương ứng

có thể là

A. Mg(OH)2 + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + 2H2O. B. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O.

C. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2+ H2O. D. 2NaOH + H2S → Na2S + 2H2O.

Câu 11: Trong công nghiệp, điều chế N2 bằng cách

A. chưng cất phân đoạn không khí lỏng. B. dùng oxi để oxi hóa NH3.

C. dùng photpho để đốt cháy hết oxi không khí. D. cho không khí qua bột đồng nung nóng.

Câu 12: Trong điều kiện thích hợp, nitơ phản ứng được với tất cả các chất của dãy nào sau đây?

A. Li, H2, Al. B. Fe, H2, Al. C. H2, O2, Ag. D. O2, Cu, Mg.

Câu 13: Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là

A. giấy quỳ chuyển sang màu đỏ. B. giấy quỳ chuyển sang màu xanh.

C. giấy quỳ mất màu. D. giấy quỳ không chuyển màu.

Câu 14: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân nào dưới đây là không đúng?

A. NH4Cl ot

NH3 + HCl B. NH4HCO3 ot

NH3 + H2O + CO2

C. NH4NO3 ot

NH3 + HNO3 D. NH4NO2 ot

N2 + 2H2O

Câu 15: Trong công nghiệp, phần lớn lượng axit nitric sản xuất ra được dùng để

A. điều chế phân đạm. B. tổng hợp amoniac.

C. dùng trong luyện kim. D. sản xuất dược phẩm.

Câu 16: Khi nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp Mg(NO3)2 và NaNO3, hỗn hợp chất rắn thu được là

A. NaNO2, MgO. B. NaNO2, Mg(NO2)2. C. Na2O, MgO. D. Na2O, Mg(NO2)2.

Câu 17: Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam kim loại M bằng dung dịch HNO3 dư, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn

hợp khí X gồm NO2 và NO có tỉ lệ thể tích tương ứng 3:1 (không có sản phẩm khử nào khác). M là

A. Ag (108). B. Zn (65). C. Fe (56). D. Cu (64).

Câu 18: Dãy ion nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch?

A. K+, Ag

+, -Cl . B.

2+Mg , -

3NO , -Cl . C. 3+Fe , +Na , -OH . D. 2+Ca , 2-

3CO , -

3NO .

Câu 19: Cho các chất: KNO3 (1), Fe(NO3)3 (2), NH4NO3 (3), NH4Cl (4), NH4HCO3 (5). Những chất khi

nhiệt phân xảy ra phản ứng oxi hóa khử là:

A. (1), (3), (5). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (4), (5).

Câu 20: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu

được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít (đktc) khí

NO là sản phẩm khử duy nhất. Số mol HNO3 phản ứng là

A. 0,12. B. 0,14. C. 0,16. D. 0,18.

Phần 2: Tự luận (2 câu - 2,0 điểm)

Câu 1 (1 điểm): Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất

sau:

a) Na2CO3 + Ca(OH)2. b) NaCl + AgNO3. c) KHCO3 + HNO3. d) FeS (r) + HCl.

Câu 2 (1 điểm): Hòa tan hoàn toàn 13,7 gam hỗn hợp X gồm Fe và ZnO bằng dung dịch HNO3 (lấy dư

20% so với lượng phản ứng). Sau phản ứng thu được dung dịch A và 2,24 lít (đktc) khí NO là sản phẩm

khử duy nhất.

a) Tính khối lượng mỗi chất trong X.

b) Tính thể tích dung dịch B chứa Ca(OH)2 0,01M và NaOH 0,8M cần cho vào A để thu được lượng kết

tủa lớn nhất.

----------- HẾT -----------

Page 9: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 ......HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021 MÔN HÓA HỌC - LỚP 11 A. KIẾN

Trang 9

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 5

Phần 1: Trắc nghiệm khách quan (20 câu - 8,0 điểm)

Câu 1: Trường hợp nào sau đây không dẫn điện?

A. KCl rắn, khan. B. CaCl2 nóng chảy. C. NaOH nóng, chảy. D. dung dịch HBr.

Câu 2: Nhận định nào sau đây không đúng?

A. Muối ăn là chất điện li mạnh. B. Axit axetic là chất điện li yếu.

C. Canxi hiđroxit là chất điện li yếu. D. Etanol là chất không điện li.

Câu 3: Cho các chất: HCl, Na2SO4, KOH, CaCO3, H2S, HClO, C2H5OH. Số chất điện li yếu là

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.

Câu 4: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch

NaOH?

A. Na2SO4. B. ZnCl2. C. Zn(OH)2. D. Al2(SO4)3.

Câu 5: Cho các muối sau: Al2(SO4)3, NaHCO3, (NH4)3PO4, NaH2PO4, NH4Cl. Số muối axit là

A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Môi trường kiềm có pH < 7. B. Môi trường kiềm có pH > 7.

C. Môi trường trung tính có pH = 7. D. Môi trường axit có pH < 7.

Câu 7: Cho: H=1, O=16, Na=23. Muốn pha chế 300 ml dung dịch NaOH có pH=10 thì khối lượng NaOH

cần dùng là

A. 11.10-4

gam. B. 11,5.10-4

gam. C. 12.10-4

gam. D. 1,25.10-4

gam.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây xảy ra phản ứng?

A. CaSO4 + NaOH. B. NaOH + CuSO4.

C. CuCl2+ HNO3. D. Al2(SO4)3 + NaCl.

Câu 9: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là: H+ + OH

- → H2O?

A. H2SO4 + Cu(OH)2 → CuSO4 + 2H2O. B. H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl.

C. HNO3 + KOH → KNO3 + H2O. D. KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O.

Câu 10: Cho phản ứng xảy ra giữa cặp chất sau trong dung dịch: (1) CaCl2 + Na2CO3, (2) Ca(OH)2 +

NaCl, (3) CaCl2 + NaOH, (4) Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3. Các phản ứng có cùng phương trình ion rút gọn:

Ca2+

+ 2

3CO → CaCO3 là

A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (2) và (4).

Câu 11: Trong công nghiệp, phần lớn lượng nitơ sản xuất ra được dùng để

A. tổng hợp phân đạm. B. tổng hợp amoniac.

C. làm môi trường trơ trong luyện kim, điện tử. D.sản xuất axit nitric.

Câu 12: Tính chất hóa học của N2 là tính

A. khử và oxi hóa. B. axit và bazơ. C. axit và oxi hóa. D. bazơ và khử.

Câu 13: Tính chất nào sau đây là của NH3?

A. Có mùi khai, ít tan trong nước. B. Là chất khí, không mùi.

C. Không mùi, tan nhiều trong nước. D. Là chất khí, tan nhiều trong nước.

Câu 14: Vai trò của amoniac trong phản ứng: 4NH3 + 5O2 0t , xt 4NO + 6H2O là

A. chất khử. B. chất oxi hóa. C. axit. D. bazơ.

Câu 15: Dung dịch HNO3 đặc, không màu để ngoài ánh sáng lâu ngày chuyển thành

A. màu đen sẫm. B. màu xanh. C. màu trắng sữa. D. màu vàng.

Câu 16: Phản ứng nhiệt phân nào dưới đây không đúng?

A. 2Cu(NO3)2 ot

2CuO + 4NO2 + O2. B. 2Ca(NO3)2 ot

2CaO + 4NO2 + O2.

C. Hg(NO3)2 ot

Hg + 2NO2 + O2. D. 2KNO3 ot

2KNO2 + O2.

Câu 17: Cho: Al=27, N=14, O=16, H=1. Hòa tan hoàn toàn 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3 thu được

hỗn hợp khí NO và N2O (không có sản phẩm khử khác) có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Thể tích

NO và N2O (đktc) thu được lần lượt là

A. 1,972 lít và 0,448 lít. B. 2,24 lít và 6,72 lít.

Page 10: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 ......HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021 MÔN HÓA HỌC - LỚP 11 A. KIẾN

Trang 10

C. 2,016 lít và 0,672 lít. D. 0,672 lít và 2,016 lít.

Câu 18: Các ion nào sau đây không thể tồn tại trong cùng một dung dịch?

A. Na+, Ag

+, Cl

-, 3NO . B. Na

+, Ca

2+, Cl

-, 3NO .

C. Mg2+

, Ba2+

, 3NO , Cl-. D. K

+, Na

+, OH

-, 2

3CO .

Câu 19: Cho các phát biểu sau:

(a) Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước;

(b) Đun nóng muối amoni với dung dịch kiềm thu được khí có mùi khai;

(c) Các muối nitrat dễ bị phân hủy khi đun nóng;

(d) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan.

Số phát biểu đúng là

A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

Câu 20: Trộn 100 ml dung dịch FeSO4 2M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 2M. Lọc tách kết tủa và nung

trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A. 62,6. B. 16,0. C. 46,6. D. 61,0.

Phần 2: Tự luận (2 câu - 2,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Viết phương trình ion rút gọn của phản ứng xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất

sau:

a) NaCl + AgNO3. b) NaHCO3 + NaOH. c) Zn(OH)2 (r) + HCl. d) HCl + Na2CO3.

Câu 2 (1,0 điểm): Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng với lượng dư dung dịch

HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và không thấy khí thoát ra. Làm bay

hơi dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m. (Cho Mg=24, N=14, O=16, H=1)

----------- HẾT -----------

ĐÁP ÁN ĐỀ 1

Trắc nghiệm khách quan: 20x0,4 = 8,0 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

ĐA B C D B C A D B B C A B B C D A D C A C

Tự luận: 2x1,0 = 2,0 điểm

ĐÁP ÁN ĐỀ 2

Trắc nghiệm khách quan: 20x0,4 = 8,0 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

ĐA C C C B D D D C C C A C A D D C B A B A

Tự luận: 2x1,0 = 2,0 điểm

Câu Đáp án Điểm

1

Viết đúng 4 phương trình

a) 2

3CO + Ca

2+ → CaCO3 b) Cl

– + Ag

+ → AgCl

c) HCO3–

+ H+ → CO2 + H2O d) FeS + 2H

+ → Fe

2+ + H2S

0,25x4

2 Tính được số mol HNO3 phản ứng = 0,7 mol 0,5

Tính đúng khối lượng dung dịch HNO3 ban đầu = 176,4 gam 0,5

Câu Đáp án Điểm

1 Viết đúng 2 phương trình 0,5x2

Page 11: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 ......HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021 MÔN HÓA HỌC - LỚP 11 A. KIẾN

Trang 11

ĐÁP ÁN ĐỀ 3

Trắc nghiệm khách quan: 20x0,4 = 8,0 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

ĐA B B D B D D A B B B A A C B C B A D D A

Tự luận: 2x1,0 = 2,0 điểm

ĐÁP ÁN ĐỀ 4

Trắc nghiệm khách quan: 20x0,4 = 8,0 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

ĐA B D D B D A B C C C A A D C A A D B C D

Trắc nghiệm tự luận: 2x1,0 = 2,0 điểm

Câu Đáp án Điểm

1 Viết đúng 4 PTHH

0,25x4

2

a) nNO = 0,1 mol → BT e: nFe = 0,1 mol

→ mFe = 5,6 gam → mZnO = 13,7 – 5,6 = 8,1 gam

0,25

0,25

b) nZnO = 0,1 mol

3HNO n (phản ứng) = 4nNO + 2nO = 0,6 mol

a) 2Fe(NO3)3 → 2Fe2O3 + 6NO2 + 3O2.

b) Na2HPO4 + NaOH → Na3PO4 + H2O.

2 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

x → x

3Aln 2.0,02. 0,04

Ba2+

+ SO42–

→ BaSO4

Al3+

+ 3OH– → Al(OH)3

–OH /Xn = 2.0,2.0,1 0,2.0,1 x 0,06 x

0,5

Để lượng kết tủa Y lớn nhất thì – 3OH Aln 3n 0,25

→ 0,06 + x = 3.0,04 → x = 0,06

→ m = 1,38.

0,25

Câu Đáp án Điểm

1 - HS viết đúng mỗi PTPU, ghi rõ điều kiện

- HS thiếu điều kiện 2 phản ứng trừ 0,25đ 0,25x4

2 nCu= 0,02 mol

nAg=0,01 mol

0,5

mCuO = 1,6 gam

mAg =1,08 gam

mZ= 2,68 gam

0,5

Page 12: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2020 ......HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I - NĂM HỌC 2020-2021 MÔN HÓA HỌC - LỚP 11 A. KIẾN

Trang 12

→ 3HNO n (ban đầu) =

1200,6× =

100 0,72 mol

→ 3HNO n (dư) = 0,72 - 0,6 = 0,12 mol.

A chứa HNO3 dư: 0,12 mol, Fe(NO3)3: 0,1 mol, Zn(NO3)2: 0,1 mol

Gọi V là thể tích của dung dịch B: (0,01. 2 + 0,8)V = 0,12 + 0,1.3 + 0,1.2

→ V= 0,756 lít.

0,25

0,25

ĐÁP ÁN ĐỀ 5

Trắc nghiệm khách quan: 20x0,4 = 8,0 điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

A C B C D A C B C C B A D A D B C A C A

Tự luận: 2x1,0 = 2,0 điểm

Câu Đáp án Điểm

1 Viết đúng 4 phương trình 0,25x4

2

nMg = 0,28 mol; nMgO = 0,02 mol

→ 3 2Mg(NO )n = 0,3 mol

→4 3NH NOn = 0,07 mol

0,5

m = 50 g 0,5