hÀnh hƯƠng trÊn...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn dải gaza - phần...

172
1 HÀNH HƯƠNG TRÊN QUÊ HƯƠNG CHÚA GIÊSU Lưu hành nội bộ

Upload: others

Post on 17-Jan-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

1

HÀNH HƯƠNG TRÊN

QUÊ HƯƠNG CHÚA GIÊSU

Lưu hành nội bộ

Page 2: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

2

Page 3: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

3

MỤC LỤC

LỜI NGỎ

BẢN ĐỒ ISRAEL & PALESTIN

SƠ LƯỢC ĐỊA DƯ ISRAEL & PALESTIN

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ VÙNG ĐẤT ISRAEL & PALESTIN

KHỞI HÀNH TỪ SÀIGÒN & MELBOURNE

1. ĐẶT CHÂN ĐẾN ĐẤT THÁNH

2. NHÀ THỜ THÁNH PHÊRÔ - CẢNG JAFFA

3. PHẾ TÍCH THÀNH CỔ CÊSARÊ DUYÊN HẢI

4. ĂN TRƯA TRÊN NÚI CARMEL

5. RẶNG NÚI CARMEL

6. TU VIỆN CÁT MINH SAO BIỂN (STELLA MARIS)

7. THÀNH PHỐ CẢNG HAIFA

8. LÀNG CANA MIỀN GALILÊ

9. NÚI TABOR - CHÚA HIỂN DUNG

10. SƠ LƯỢC VỀ NAZARET

11. TIỂU VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG TRUYỀN TIN

12. NHÀ THỜ THÁNH GIA

13. HỘI ĐƯỜNG NAZARÉT

14. NHÀ THỜ GIẾNG ĐỨC MẸ

15. BIỂN HỒ GALILÊ

16. TRẢI NGHIỆM SÓNG NƯỚC GALILÊ

17. CAPHARNAUM - THÀNH CỦA CHÚA GIÊSU

18. NHÀ THỜ TỐI THƯỢNG QUYỀN THÁNH PHÊRÔ

19. NHÀ THỜ TÁM MỐI PHÚC Ở TABGHA

20. NHÀ THỜ PHÉP LẠ HÓA BÁNH Ở TABGHA

Page 4: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

4

21. THÀNH PHỐ TIBERIAS: MÓN CÁ NƯỚNG THÁNH PHÊRÔ

22. ĐƯỜNG TỪ THUNG LŨNG SÔNG GIOĐAN - GIÊRICÔ - BÊLEM

23. VÙNG NÚI GIUĐÊA & LÀNG CỦA GIOAN TẨY GIẢ

24. NHÀ THỜ ĐỨC MẸ THĂM VIẾNG BÀ ÊLISABET Ở EIN KAREM

25. NHÀ THỜ THÁNH GIOAN TẨY GIẢ Ở EIN KAREM

26. CÁNH ĐỒNG CHIÊN BÊLEM & NHÀ NGUYỆN MỤC ĐỒNG

27. THÀNH CỔ BÊLEM & QUẢNG TRƯỜNG MÁNG CỎ

28. HANG SỮA

29. QUẦN THỂ NHÀ THỜ GIÁNG SINH

30. NHÀ THỜ THÁNH CATARINA TỬ ĐẠO

31. HANG THÁNH GIÊRÔNIMÔ

32. NHÀ THỜ GIÁNG SINH

33. HANG GIÁNG SINH

34. VÙNG HOANG MẠC GIUĐÊA

35. QASR EL YAHUD - ĐỊA ĐIỂM RỬA TỘI Ở SÔNG GIOĐAN

36. NÚI CÁM DỖ

37. MẠCH NƯỚC TIÊN TRI ÊLISA

38. THÀNH GIÊRICÔ & CÂY SUNG GIAKÊU

39. QUMRAN & CÁC CUỘN BẢN THẢO BIỂN CHẾT

40. BIỂN CHẾT ĐANG CHẾT!

41. ĐƯỜNG TỪ GIÊRICÔ LÊN GIÊRUSALEM

42. LÀNG BÊTANIA MIỀN GIUĐÊA

43. NHÀ NGUYỆN THĂNG THIÊN Ở NÚI CÂY DẦU

44. NHÀ THỜ KINH LẠY CHA

45. NHÀ THỜ BÉTPHAGÊ

46. NHÀ NGUYỆN “CHÚA KHÓC”

47. NHÀ THỜ CHÚA HẤP HỐI - VƯỜN GIẾTSÊMANI

Page 5: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

5

48. THÀNH CỔ GIÊRUSALEM

49. BỨC TƯỜNG THAN KHÓC (PHÍA TÂY)

50. PHÒNG TIỆC LY & HẦM MỘ VUA ĐAVÍT

51. NHÀ THỜ ĐỨC BÀ NGỦ (DORMITION)

52. NHÀ THỜ PHÊRÔ CHỐI CHÚA / NHÀ THỜ GÀ GÁY

53. NABLUS: THÀNH SIKHEM CỦA CÁC TỔ PHỤ

54. NÚI GARIZIM & NGƯỜI SAMARI

55. GIẾNG CỔ GIACÓP

56. HANG MỘ THỦ CẤP GIOAN TẨY GIẢ Ở SEBASTIA

57. CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ

58. NÚI CALVARIÔ & ĐỈNH GOLGÔTHA NGÀY NAY

59. QUẦN THỂ NHÀ THỜ MỘ THÁNH

60. NHÀ NGUYỆN “QUÂN DỮ LỘT ÁO CHÚA GIÊSU”

61. NÚI GOLGÔTHA

62. NHÀ NGUYỆN CHÚA CHỊU ĐÓNG ĐINH

63. NHÀ NGUYỆN CHÚA TẮT HƠI TRÊN ĐỈNH GOLGÔTHA

64. PHIẾN ĐÁ KHÂM LIỆM

65. SẢNH TRÒN & VÒM MỘ THÁNH

66. BÊN TRONG KHÁM THỜ - MỘ THÁNH

67. NHÀ NGUYỆN A-ĐAM

68. ĐẠI THÁNH ĐƯỜNG PHỤC SINH

69. NHÀ NGUYỆN KÍNH THÁNH NỮ HÊLÊNA

70. THÁNH LỄ TẠ ƠN - NHÀ NGUYỆN “HIỆN RA”

71. CHIA TAY ĐẤT THÁNH

Page 6: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

6

Page 7: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

7

LỜI NGỎ

Cùng các thành viên rất thân mến của Đoàn hành hương Việt-

Úc từ ngày 3 đến 12.5.2018 tại Đất Thánh do Cha Hoàng Văn Quảng

SJ tổ chức, cũng như quý độc giả đang cầm trên tay tập sách này,

Tập ký sự Hành Hương Trên Quê Hương Chúa Giêsu này ghi lại

những diễn giải, kèm theo một ít hình ảnh minh họa, liên quan đến

hơn 50 điểm hành hương đoàn đã thăm viếng. Xin gửi đến 51 thành

viên thân mến của đoàn như một hồi ức ghi nhớ lại những ngày

hồng ân cùng nhau tìm về cội nguồn đức tin trên Đất Thánh.

Với các độc giả khác, tập sách cũng được dành cho quý vị, hy

vọng cung cấp một cái nhìn thoáng qua về quê hương của Chúa.

Đặc biệt, với bạn đọc có dự tính đi hành hương Đất Thánh, hy vọng

tập sách có thể trở thành một cẩm nang bỏ túi, cùng đồng hành

với quý vị tới từng địa điểm, bổ sung cho những thông tin về các

nơi quý vị sẽ viếng thăm.

Để có cái nhìn tổng hợp về các nơi chốn, cũng như giúp hiểu

xuyên suốt hơn những diễn giải về từng địa điểm, tập sách mở đầu

với phần Sơ lược Địa dư, Sơ lược Lịch sử Đất Thánh, và bản đồ định

vị các địa danh thăm viếng. Nếu độc giả có thời gian đọc trước các

phần Sơ lược này ắt sẽ rất ích lợi.

Ước mong những thông tin - và nhất là những trải nghiệm

trực tiếp nếu được cơ hội - về quê hương của Chúa và về các nơi

chốn từng diễn ra các sự kiện của Mầu nhiệm cứu độ, sẽ giúp mỗi

chúng ta hiểu biết thêm về Thánh Kinh, lớn lên hơn trong đức tin

và lòng mến Chúa, cũng như khao khát sống mạnh mẽ hơn đức tin

và ơn gọi của mỗi người.

Thân mến,

Người hành hương

Page 8: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

8

Page 9: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

9

BẢN ĐỒ ĐỊA DƯ ISRAEL & PALESTIN

Page 10: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

10

Page 11: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

11

BẢN ĐỒ CÁC ĐỊA DANH HÀNH HƯƠNG

Page 12: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

12

Page 13: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

13

SƠ LƯỢC ĐỊA DƯ ISRAEL & PALESTIN

TỔNG QUAN ĐỊA DƯ

Israel & Palestin là hai quốc gia Trung Đông gắn chặt với

nhau về nhiều mặt. Do cùng nằm ở vị trí địa-chính-trị xung yếu -

ngay điểm giao nhau giữa 3 châu lục Á, Âu và Phi - nên hai mảnh

đất này luôn là miếng mồi tranh giành giữa các đế quốc cổ đại từ

nghìn năm trước, mãi cho đến ngày nay.

Về phương diện lãnh thổ, cho đến trước 1948, cả hai vùng

chỉ là một thực thể duy nhất với tên gọi là Palestina. Ngay cả sau

khi phân chia, “Vùng Bờ Tây Sông Giođan” (West Bank) của

Palestin như hiện nay vẫn nằm lọt thỏm trong lãnh thổ Israel như

một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh

thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với Ven

biển Địa Trung Hải của Israel. Về tôn giáo, các địa điểm thánh của

Kitô-giáo phân bố trên cả hai vùng lãnh thổ, khiến khách hành

hương phải đồng thời đặt chân đến cả Israel lẫn Palestin thì mới

viếng thăm trọn vẹn. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần lịch sử, tại

sao có sự phân chia và đan xen lãnh thổ như thế.

Với các quốc gia lân cận, Israel & Palestin có chung biên giới

phía Bắc với Liban, phía Đông-Bắc với Syria, phía Đông với Jordan

(Gióc-đa-ni), phía Tây-Nam với Ai-Cập. Biên cương tự nhiên Phía

Tây của Israel & Gaza là Bờ biển Địa Trung Hải dài 273 km, mở ra

với Châu Âu và Bắc Phi; Phía Đông ngăn cách với Syria bởi Biển

Hồ Nước ngọt Galilê và với Jordan bởi Sông Giođan và Biển Chết.

Riêng Phía Nam Israel là Sa mạc Nê-ghép (Negev) rộng lớn có

hình phễu dài và hẹp, với mũi cực nam (nhọn như Mũi Cà-mau)

thông ra Biển Đỏ (Hồng Hải), mở đường cho Israel tiến ra Biển

Ả-Rập và Ấn-Độ-Dương bao la.

Về hình thể địa lý, Israel & Palestin khá nhỏ bé, và có hình

dáng dài và hẹp. Chiều dài từ Bắc chí Nam chỉ 470 km (so với VN:

Page 14: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

14

1.650 km), chiều rộng nhất từ Gaza đến Biển Chết chỉ 114 km (so

với VN: 600 km ở Bắc Bộ), và chỗ hẹp nhất là Mũi Cực Nam trên

bờ Biển Đỏ chỉ có 15 km (so với VN: 50 km ở Quảng Bình).

Diện tích của Israel hiện tại là 20,770 km2 (so với VN: 331.698 km2) nhưng quá nửa là hoang mạc (12,000 km2), cộng với hai

“lãnh thổ chiếm đóng” mà Israel không có chủ quyền thực:

Cao Nguyên Gôlan phía Đông-Bắc (1.150 km2): Vốn thuộc về

Syria, nhưng Israel đã chiếm giữ sau cuộc chiến tranh 6 ngày

năm 1967 do Liên quân Ai-Cập, Syria và Jordan gây chiến.

“Vùng Bờ Tây” (5.879 km2) và “Đông Giêrusalem” (70 km2): Đây

là lãnh thổ được chia cho Palestin năm 1948, nhưng đã bị

Jordan chiếm đóng (với danh nghĩa bảo hộ). Sau cuộc chiến

6 ngày năm 1967, Israel đã sát nhập Đông Giêrusalem và

chiếm đóng Bờ Tây cho đến nay. Kể từ đó, Israel tự tiện xây

dựng nhiều khu định cư Do thái (371,000 người: năm 2015)

trái với luật quốc tế, vì thế các vụ xung đột xảy ra như cơm

bữa giữa cư dân Palestin với binh sĩ Israel.

Riêng Dải Gaza ở Tây-Nam của Palestin (770 km2) bị Ai Cập chi

phối sau Hiệp ước Phân chia lãnh thổ 1948, rồi chiếm hẳn năm

1959. Đến 2007, Tổ chức khủng bố Hồi giáo Hamas lên nắm

quyền, Gaza đã bị Israel cô lập hoàn toàn với Vùng Bờ Tây và

thế giới cả về đường bộ, đường biển và trên không.

Về địa hình, điểm cao nhất của Israel & Palestin là Núi Meron

(1.208 m) ở cực Bắc Galilê, giáp Cao nguyên Gôlan; còn điểm thấp

nhất là “rãnh đứt gãy địa chất” (rift) của vỏ Trái đất, kéo dài từ

Biển Hồ Galilê (-209 m thấp hơn mực nước biển), dọc theo Sông

Giođan (-210m) xuống đến Nam Biển Chết (-418m). Hiện tại, mỗi

năm mực nước Biển Chết giảm 1 m. Nếu Jordan không cộng tác

vào dự án của Israel đào kênh dẫn nước từ Biển Đỏ vào giải cứu,

Biển Chết có thể sẽ chỉ còn là một vũng lầy trong 30 năm nữa.

Page 15: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

15

DÂN SỐ - VĂN HÓA - XÃ HỘI

Năm 2017, riêng lãnh thổ Israel có 8,850,000 dân bao gồm

cả người Palestin sống trên đất Israel và có quốc tịch Israel. Vùng

Bờ Tây có 2,800,000 người Palestin bản địa và 371,000 dân định

cư Do thái; Đông Giêrusalem có 320,300 cư dân Ả-rập và 212,000

Do thái. Riêng Dải Gaza có khoảng 1,900,000 người Palestin.

Tổng cộng cả 2 lãnh thổ có 14,453,300 dân (2017). Từ sau 1948,

dòng kiều dân Do thái hồi hương vẫn tiếp tục đổ về Israel. Họ

luôn được Nhà Nước Do thái đón nhận, miễn là chứng minh

được gốc gác Do thái của mình.

Về ngôn ngữ và tôn giáo, lãnh thổ Israel sử dụng 3 ngôn ngữ

là tiếng Ả-rập, Do thái và tiếng Anh; Do thái giáo là tôn giáo chính,

rồi đến Hồi giáo và Kitô giáo; các tôn giáo còn lại chiếm chưa tới

5% dân số. Lãnh thổ Palestin chỉ dùng tiếng Ả-rập và Tiếng Anh;

đại đa số dân cư theo Hồi Giáo, trừ một thiểu số rất ít người

Palestin theo Kitô-giáo (Vùng Nazarét và Bêlem).

Các thành phố lớn của Israel tính theo thứ tự gồm:

Giêrusalem ở phía Nam, Tel Aviv-Yafo và Netanya ở Duyên Hải

Miền Trung, Thành phố cảng Haifa ở phía Bắc. Trong đó, Tel Aviv-

Yafo nắm vai trò quan trọng nhất về kinh tế.

Các thành phố lớn của Vùng Bờ Tây gồm: Nablus,

Bethlehem, Thủ đô hành chánh Ramallah, Hebron, Giêricô. Còn

phía Dải Gaza thì có ba thành phố chính: Gaza City (831,000 dân)

và Khan Yunis (179,000 dân), Rafa (153,000 dân).

Ngày nghỉ cuối tuần (weekend) khác biệt tùy theo mỗi tôn giáo:

Thứ 6 (Hồi giáo), Chủ nhật (Kitô-giáo), Thứ 7 (ngày Sabat của Do

thái giáo). Riêng ngày Sabat, hầu hết các hoạt động công cộng,

văn phòng, siêu thị trên lãnh thổ Israel đóng cửa từ chiều thứ 6

hết hết chiều thứ 7, ngoại trừ các khu Ả-rập vẫn hoạt động bình

thường.

Page 16: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

16

Page 17: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

17

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ

VÙNG ĐẤT ISRAEL & PALESTIN

A. VÙNG ĐẤT CANAAN CỔ ĐẠI

Niên đại của các nền văn minh cổ đại thường được tính toán

dựa trên chất liệu công cụ sản xuất và chiến đấu của mỗi thời:

thời kỳ đồ đá, thời kỳ đồ đồng và thời kỳ đồ sắt.

Vào Thời đồ đồng (2.600 - 1.100 tcn đối với Tây Á), Vùng đất

Israel & Palestin đã được ngụ cư bởi những “thành bang” hay

“chính quyền thị quốc” (city-states) của người Canaan, chịu ảnh

hưởng của các nền văn minh cổ đại xung quanh là Ai-Cập, Lưỡng-

hà-địa (Iran, Irắc), Syria, Phênixia, Đảo Creta (Hy Lạp). Trong số

các thành bang Canaan, cổ xưa nhất vẫn là Giêricô, được ghi

nhận tồn tại từ 9,000 năm trước Công nguyên (tcn) dưới tên gọi

Tel es-Sultan, cổ xưa vào bậc nhất của lịch sử nhân loại.

Khoảng năm 1900 tcn, một bộ tộc du mục từ thành Ur (đọc

là “Ua”) xứ Can-đê thuộc Irắc ngày nay, đã du cư đến Vùng đất

Canaan cổ đại, do một tộc trưởng có tên là Abraham dẫn đầu.

B. CÁC ĐỊA DANH TỪ THỜI CỰU ƯỚC

Khi đến thăm các di tích ở Đất Thánh, ta thường thấy các

tòa nhà hiện nay nằm trên nhiều tầng tàn tích khảo cổ, và được

nghe thuyết minh là đã có từ thời Cựu ước, từ thời Chúa Giêsu,

thời Đế quốc Byzantine, Thời Thập Tự Chinh, hay từ Thời Đế quốc

Ottoman, v.v. Vì vậy một cái nhìn sơ lược về các thời kỳ lịch sử

của Israel từ cổ đại sẽ giúp hiểu hơn lai lịch cũng như các giai

đoạn xây dựng của các nhà thờ hay di tích thăm viếng.

1. Tổ phụ Abraham (Sáng thế, chương 12-23)

Từ thành Ur xứ Can-đê (Irắc), Tổ phụ Abraham nghe theo

tiếng gọi của Thiên Chúa đã rời bỏ quê cha đất tổ cùng với cháu

Page 18: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

18

trai tên là Lót (Sách Sáng thế 12,1-5), du hành ngược lên phía Tây

Bắc, lưu trú một thời gian ở Kharan (Thổ Nhĩ Kỳ), rồi qua Đamát

(Syria: St 15,2) trước khi đến lập cư chính thức ở Đất Thiên Chúa

hứa là Canaan (St 12,6). Những địa danh mà Abraham từng đi

qua tại Canaan hãy còn tồn tại đến ngày nay gồm:

Sikhem (Sechem): Nay là Tp Nablus thuộc Samaria (St 12,6)

Ai-Cập: Để mua lúa cứu đói (St 12,10-20).

Bết-ên (Bethel) và Ai: Từ Ai-Cập, ông ngược về Nêghép, và

xây 2 bàn thờ tại Bết-ên (St 12,8) và Ai (St 13,3). Về sau, khi

Giôsuê đưa dân vượt Sông Giođan chinh phục Đất Hứa,

quân của ông đã vất vả giao chiến để chiếm Thành Ai này (Gs

7-8). Ngày nay 2 địa danh này vẫn còn tồn tại gần Samaria.

Thung lũng Sông Giođan (Jordan Valley): Là dải đất trù phú

trải dọc theo Sông Giođan. Abraham từng đặt chân đến

vùng thung lũng màu mỡ này, nhưng vì Lót “xí” vùng ấy nên

Abraham đã đi Hebron (St 13,11-12). Về sau Abraham đã giúp

liên minh 4 vua Canaan ở Thung lũng Sông Giođan đánh bại

các vua từ phía Đông Giođan qua xâm chiếm (St 14).

Salem (Giêrusalem về sau): Khi giao chiến trở về, Abraham

được Vua Salem là Melkisêđê dâng bánh và rượu, và Vua

Sôđôm cũng ra chúc mừng chiến thắng (St 14,17-24).

Khéprôn (Hebron): Abraham lập cư ở cụm sồi Mamrê (St

13,18). Tại đấy, Abraham đã dựng một bàn thờ kính Chúa.

Sau đó ông còn lưu lại Hebron lâu dài (Sáng thế 15-18).

Sa mạc Nê-ghép (Negev): Abraham cũng có thời gian cư ngụ

tại Gơ-ra, trong sa mạc Nê-ghép (St 20,1). Về sau, Isaác con

ông cũng quay về Gơ-ra khi xảy ra nạn đói kém (St 26,1).

Bơ-e-Se-va (Beersheba): Ở phía Nam Canaan. Ngoài Hebron,

đây là nơi Abraham lưu trú lâu dài. Tại Bơ-e-Se-va, bà Sara

đã sanh Isaác khi Abraham 100 tuổi (St 21,1-32), và Sara đã

Page 19: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

19

đuổi người nữ tỳ Haga cùng con trai Ismael (do Abraham)

vào rừng vắng. Người Ả-rập Hồi giáo về sau đã nhận mình

thuộc dòng dõi Ismael, nên họ cũng xem Abraham là Tổ phụ

và đón nhận tôn giáo độc thần của Abraham (nhưng gọi

Thiên Chúa là Allah).

Núi Mô-ri-gia (Moriah): Lúc Abraham ở Bơ-e-Se-va, Thiên

Chúa truyền cho ông đem Isaác đi sát tế ở Núi Mô-ri-gia (St

22) được xác định là Giêrusalem (2Sbn 3,1). Về sau, Vua

Salômon đã cho xây Đền Thờ trên tảng đá lớn ở Giêrusalem,

được cho là nơi Abraham đã sát tế con. Tảng đá này (18m x

13m) hiện vẫn còn trong Đền “Vòm Đá Tảng” (Dome of the

Rock) do người Hồi giáo xây năm 691 trên nền Đền thờ của

Do thái giáo đã bị quân Rôma san phẳng năm 135 CN. Riêng

người Samari ở Miền Trung, dựa vào Truyền thống tôn giáo

riêng của họ, lại khẳng định Abraham đã sát tế con trên núi

Garizim. Vì thế họ có Đền thờ riêng cho dân tộc mình trên

một phiến đá ở Núi Garizim (Ga 4,20).

Abraham qua đời năm 175 tuổi, và được chôn cất tại Hebron

(St 25,7-11), trên cánh đồng ông đã mua của ông Ép-rôn để chôn

táng bà Sara và cả gia tộc về sau (St 23,1-21).

2. Tổ phụ Giacóp (Sáng thế, chương 25-50)

Ông Isaác có 2 con trai là Esau và Giacóp. Giacóp đã lập mưu

cướp quyền trưởng nam của anh (St 27), sau đó phải trốn

khỏi Bơ-e-Se-va để về lại Kharan lập nghiệp và kiếm vợ (St

27,1-10). Trên đường chạy trốn, cậu được Chúa báo mộng tại

Bết-ên sẽ phù hộ cậu, vì thế cậu đã lập bàn thờ kính Chúa tại

đó (St 28,18-19 và 35,1), nơi Abraham đã từng lập bàn thờ

(St 13,4). Thời gian sau, Giacóp đưa gia đình trở về lại Đất

Canaan, và lập cư ở Sikhem (St 33-34).

Câu chuyện 12 người con của Giacóp rất ly kỳ (St 34-50), và

kết thúc bằng việc đại gia đình Giacóp di cư sang Ai-Cập trốn

Page 20: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

20

đói (St 46) và Giacóp qua đời trên đất khách (St 50). Theo

Sách Xuất hành, dân Israel ngụ cư ở Ai Cập 430 năm, rồi

được Môsê lãnh đạo trở về lại Đất hứa ở Canaan (12,30-42).

Sau 40 năm sa mạc (Tv 95,10), Môsê không vào được Đất

Hứa, nhưng yên nghỉ trong Xứ Mô-áp bên kia Sông Giođan.

Từ đỉnh Núi Nơ-vô, đối diện Giêricô, Thiên Chúa đã chỉ cho

ông thấy toàn bộ Đất Hứa bên trong Sông Giođan (Đnl 34).

Rồi Chúa đã chọn Giôsuê, trợ lý của Môsê, thay ông đưa dân

vượt Sông Giođan tiến vào Đất Hứa (Sách Giôsuê 1,1).

3. Ông Giôsuê đưa dân vào Đất Hứa (Sách Giôsuê)

Chương 2: Thuật lại việc Giôsuê sai người vượt Sông Giođan

qua do thám thành Giêricô trước khi đổ bộ vào Đất Hứa.

Chương 3-12: Kể việc dân vượt Sông Giođan vào chiếm Đất

Hứa, hoặc liên minh với các Vua địa phương.

Chương 13-21: Giôsuê chia đất cho 12 chi tộc Israel ở cả hai

bên bờ hữu ngạn (nước Jorđan và Syria ngày nay) và tả ngạn

(nước Israel & Palestin ngày nay) Sông Giođan.

4. Thời quân chủ (từ 1020 tcn đến lưu đày 587 tcn)

Trong giai đoạn Vương quốc thống nhất dưới triều Vua

Saun, Đavít và Salômon (1020-933 tcn), lãnh thổ Israel rộng

lớn nhất trong lịch sử. Ngay khi lên ngôi, Vua Đavít đã đánh

chiếm thành Giêrusalem trên Núi Sion của người Jebusites,

rồi dời đô và Đền Thờ lên Núi ấy (2Sm 5-6). Tiếp đến, Vua

Salômon cho xây dựng Đền Thờ thứ I tráng lệ trên Núi Sion

năm 957 tcn, từ đấy Núi mang tên “Núi Đền” (Temple

Mount). Ngày nay, trên Núi Đền Giêrusalem lại là ngôi Đền

Hồi giáo “Vòm Đá Tảng” (mái màu vàng kim) và Giáo đường

Al-Aqsa (mái vòm màu đen), được xây năm 691 CN.

Khi Salômon qua đời (931 tcn), Vương quốc bị chia đôi: Israel

phía Bắc lấy Samaria làm thủ đô (1V 16,24); Giuđa phía Nam

Page 21: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

21

giữ Giêrusalem là thủ đô. Năm 721 tcn, Vương quốc Israel

thất thủ; Đế quốc Assyria bắt dân chúng đi lưu đày và đưa

dân ngoại đến đồng hóa các thành Samaria (2V 17,24). Từ đó

người Do thái không còn nhận người Samari là cùng một

dân tộc. Năm 587 tcn, đến lượt Vương quốc Giuđa bị Đế

quốc Babylon xâm chiếm, phá hủy Đền Thờ của Salômon và

đưa dân đi lưu đày.

5. Thời lưu đày trở về (từ 538 tcn cho đến Chúa Giêsu)

Sau 50 năm lưu đày, Vua Ba Tư cho Do thái hồi hương (538

tcn). Ông Giơrúpbaven lãnh đạo dân tái thiết và cung hiến

Đền thờ năm 515 tcn (Khắc-gai 2,23; Dacaria 4,8-10). Đền Thờ

thứ II này được Hêrôđê Cả trùng tu lộng lẫy năm 20 tcn.

Năm 197 tcn, nhà Sêlêucia thuộc dòng dõi Hy Lạp chiếm

Palestin và cấm đạo gắt gao. Họ tế các thần Hy lạp trong

Đền Thờ. Anh em nhà Maccabê đã nổi lên khởi nghĩa (166-

134 tcn), tái chiếm và thanh tẩy Đền Thờ (1 Mc 4,36-61).

Nhưng sau cùng, cuộc khởi nghĩa bị dẹp tan năm 134 tcn.

Năm 63 tcn, Đế quốc Rôma chiếm Palestin. Hêrôđê Cả được

đặt làm vua bù nhìn cai quản Galilê năm 37 tcn.

C. CÁC ĐỊA DANH TỪ THỜI TÂN ƯỚC

1. Các địa danh liên quan đến Chúa Giêsu (Năm 1 - 30 CN)

Chúa Giêsu sinh ra ở Bêlem, Miền Giuđêa, đi tị nạn ở Ai-Cập,

rồi trở về sống ở làng Nazarét, Miền Galilê.

Khởi đầu sứ vụ công khai, Ngài đến lãnh Phép Rửa của Gioan

Tẩy giả ở Sông Giođan, rồi vào Hoang mạc Giêricô gần đó để chịu

cám dỗ. Sau đó Chúa rao giảng trong 3 năm chủ yếu ở Miền

Galilê, quanh Biển Hồ. Tuy nhiên, Phúc âm Gioan lại kể rằng Chúa

Giêsu nhiều lần lên Giêrusalem trong các dịp đại lễ: Lễ Lều, Lễ

Cung Hiến Đền Thờ, và nhất là trong các dịp lễ Vượt Qua.

Page 22: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

22

Trong dịp Lễ Vượt qua lần cuối tại Giêrusalem, Chúa Giêsu

đã chịu chết và phục sinh. Các nơi chốn về cuộc khổ nạn của Chúa

tại Giêrusalem hãy còn rất sống động: Nhà thờ Rước lá ở

Betphagê; Lầu Tiệc Ly, Núi Cây Dầu, Vườn Giếtsêmani, Dinh

Caipha nơi Phêrô chối Thầy, các chặng đàng thánh giá, Núi

Calvariô, Mộ Thánh, làng Emmau, và cuối cùng là vị trí Chúa về

Trời trên Núi Cây Dầu.

2. Các địa danh liên quan đến các tông đồ (Từ 30-70 CN)

Các địa danh quê quán của các vị. Ví dụ: Bethsaiđa là quê của

Anrê & Phêrô, Philipphê (Ga 1,44)…

Giêrusalem là cứ điểm truyền giáo đầu tiên, hãy còn ghi dấu

hoạt động của các tông đồ Phêrô, Gioan, và Phaolô (Cv 1-13).

Cảng Cêsarê duyên hải (Ceasarea Maritima), nơi Tông đồ

Philipphê và Phêrô từng giảng đạo (Cv 8,40; Cv 10), cũng là

nơi Phaolô bị giải đi Rôma chịu xét xử (Cv 23,23-35).

Phêrô đã làm nhiều phép lạ ở Yafo (Jaffa) và Lốt (Lydda) gần

Tel Aviv khiến nhiều người trở lại đạo (Cv 9,32-43).

3. Đền Thờ thứ II bị bình địa - VQ Giuđa bị xóa sổ (Từ 70-135 CN)

Cuộc khởi nghĩa Do thái lần 1 ở Giuđêa (66-73 CN) bị thất bại,

quân Rôma đã triệt hạ Đền Thờ Thứ 2 năm 70 CN, xóa sổ

nền nơi Phụng tự Do thái giáo. Trung tâm Do thái giáo di tản

về Vùng Ghennêsarét và Thành Tiberias ở Galilê.

Sau đó quân Rôma bao vây cứ điểm cuối cùng của quân khởi

nghĩa Zelotes ở Pháo đài Massada trên một đỉnh núi đá ở

Vùng sa mạc Tây-Nam Biển Chết. Kiệt quệ vì không được

ứng cứu và tiếp tế lương thực từ bên ngoài, sau 3 tháng bị

bao vây, 960 binh sĩ và gia đình đã rút thăm giết chết lẫn

nhau để khỏi chết đói hoặc rơi vào tay giặc, vì Do thái giáo

cấm tự sát. Cuộc Khởi nghĩa Do thái lần 1 tiêu tan năm 73,

Page 23: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

23

nhưng tiếng vang ái quốc của Pháo đài Masada mãi là biểu

tượng anh dũng của dân tộc Do thái cho đến ngày nay.

Cuộc khởi nghĩa Do thái lần 2 (132-136 CN) cũng thất bại, kết

quả là 580,000 người Do thái bị giết; san phẳng 50 thành

phố có tường thành phòng thủ và 985 làng mạc; nhiều

người khác chết vì đói và bệnh tật. Đền Thờ Thứ II hoàn toàn

bình địa năm 135 CN, không còn hòn đá nào trên hòn đá nào,

chỉ sót lại mỗi Bức Tường Phía Tây (West Wall) của Đền Thờ

thứ II, nằm kề sát vị trí Đền Thờ đã bị phá hủy.

Hầu xóa bỏ vĩnh viễn dấu vết Giêrusalem, Hoàng đế Rôma

Hadrian (117-138 CN) cho xây dựng trên nền của Giêrusalem

thành phố mới có tên Aelia Capitolina, và cấm tuyệt đối

người Do thái đặt chân vào Thành này, trừ một lần duy nhất

mỗi năm vào ngày Đại Chay Tisha B'Av, họ được phép vào

sát chân Bờ Tường Phía Tây để than khóc các biến cố đau

thương của lịch sử dân tộc, nhất là biến cố hai Đền Thờ Thứ

I và Thứ II bị phá hủy. Vì thế Bờ Tường Phía Tây còn được

gọi là Bức tường than khóc (Wailing Wall).

Chưa hết, để tận diệt Do thái giáo, Hoàng đế còn cấm lưu

hành Sách Luật Torah; cấm dùng Lịch Do thái; hành quyết

các học giả Do thái giáo; dựng tượng Thần Jupiter và tượng

của ông trên vị trí Đền Thờ đã bị san phẳng; xóa bỏ “Tỉnh

Giuđêa thuộc Rôma”, sát nhập với Syria thành một Tỉnh

mới: “Tỉnh Syria-Palestina thuộc Rôma”. Kể từ đó, danh

xưng Giuđa và Israel hoàn toàn biến mất, bị thay thế bằng

tên gọi “Palestina” mãi cho đến khi phục quốc năm 1948.

Sau cuộc bình địa toàn diện năm 135, người Do thái hoàn

toàn vong quốc. Từ một dân tộc đông đúc bên Bờ Địa Trung

Hải, họ trở thành những nhóm thiểu số ly hương khắp thế

giới để trốn tránh sự bách hại tàn khốc gần 3 thế kỷ của các

đời Hoàng đế La Mã. Cư dân Ả-rập từ các nơi đến chiếm cứ

Page 24: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

24

Miền đất của cha ông họ, chỉ còn lại một thiểu số ít ỏi các tín

hữu gốc Palestin ở lại âm thầm coi sóc các nơi thánh và duy

trì đức tin Kitô-giáo trên quê hương của Chúa.

D. MƯỜI TÁM THẾ KỶ VONG QUỐC TỪ NĂM 135 ĐẾN 1947

1. Giai đoạn Đế quốc Byzantine (Năm 330-637)

Đế quốc Byzantine (330-1453) do Hoàng đế Constantinô của

La Mã khai sáng, lấy thủ đô là Constantinopolis (Istanbul). Lãnh

thổ của Đế quốc này vốn là phần phía Đông của Đế quốc La Mã

rộng lớn, nên còn được gọi là “Đế quốc Đông La Mã”.

Năm 306, Constantinô Iên ngôi Hoàng đế La Mã. Năm 330,

Ông dời đô sang Byzance (Istanbul), cho xây thủ đô mới và đặt

tên Constantinopolis - Thành của Constanstinô. Việc dời đô này

được xem là khởi điểm hình thành đế quốc Byzantine. Khi

Constantinô qua đời năm 337, Đế quốc La Mã thống nhất của ông

bị các con chia đôi thành Đế quốc Đông và Tây La Mã. Năm 476,

Đế quốc Tây La Mã sụp đổ trước các bộ tộc man di phía Bắc (Đức,

Slave…), Đế quốc Byzantine phía Đông vẫn phát triển, trở thành

một cường quốc có vai trò quan trọng ở châu Âu, và là một trong

những trung tâm điểm của Kitô-giáo thời bấy giờ.

Thế nhưng kể từ khi bị mất thành Ctesiphon vào tay Hồi giáo

năm 634, Đế quốc Kitô-giáo Byzantine bắt đầu đi xuống, và đến

năm 1453 thì hoàn toàn tan rã trước cuộc xâm lăng của Sultan

Mehmed II, Đế quốc Hồi giáo Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ.

Là vị hoàng đế La Mã đầu tiên cải đạo sang Kitô-giáo và rất

mộ đạo, Constantinô đã ra Chiếu chỉ Milanô năm 313 chấm dứt

việc bách hại Kitô-giáo và cho phát triển đạo trên toàn đế quốc.

Chính Vua đã cho xây một nhà thờ trên Phần Mộ thánh Phêrô ở

Rôma, sau trở thành Đền thánh Phêrô.

Năm 326, chính Thái Hậu Hêlêna, Mẹ của Vua, đã thân hành

đến Giêrusalem chỉ đạo việc tìm kiếm lại các địa điểm quan trọng

Page 25: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

25

của cuộc đời Chúa Cứu Thế: nơi Chúa sinh ra, chịu đóng đinh,

sống lại và lên trời. Chính Thái hậu cũng tài trợ xây dựng các nhà

thờ Kitô-giáo nguy nga đầu tiên ở Đất Thánh hãy còn lưu vết đến

bây giờ như: Nhà Thờ Giáng sinh, Nhà Thờ Mộ Chúa… Thái hậu

Hêlêna qua đời năm 360 và được tôn phong hiển thánh cả trong

lịch phụng vụ Byzantine lẫn Rôma: Thánh Nữ Hêlêna.

Ghi chú: Liên quan đến các nhà thờ thời Byzantine, có một thủ

bản rất quý bằng tiếng Latinh tựa đề “Itinerarium Egeriae” (Các

chuyến hành trình của Egeria), được viết khoảng năm 380 bởi

một phụ nữ từng hành hương đến Đất Thánh. Bà Egeria đã ghi

chép rất tỉ mỉ chi tiết của các địa điểm hành hương. Các chi tiết

này rất quý giá, vì chúng cung cấp các chứng cứ đầu tiên giúp

những người về sau xác định vị trí của các địa danh liên quan cuộc

đời Chúa Giêsu: từ địa điểm Truyền tin, hang Bêlem, các nơi chốn

Chúa Giêsu từng rao giảng, nơi Chúa chịu khổ nạn và lên trời…

2. Giai đoạn Hồi giáo cai trị Đất Thánh lần 1 (Từ 637-1099)

Hồi giáo du nhập vào Vùng Palestine đầu thế kỷ VII, sau khi

người Hồi giáo đánh bại lực lượng của Ba Tư và của đế quốc

Byzantine, chinh phạt một vùng đất rộng lớn ở Ba Tư và Lưỡng

Hà Địa (Iran, Irắc), Ai Cập, Bắc Phi, Nam Tây Ban Nha.

Năm 637, sau 4 tháng bị vây hãm, Giêrusalem đã đầu hàng

Hồi giáo. Lấy cớ cần có nơi cầu nguyện, Hồi giáo đã tịch thu nhiều

nhà thờ Kitô-giáo tại Thánh địa và biến thành các giáo đường của

họ cho tới nay (như Nhà nguyện Chúa lên trời ở Núi Cây Dầu).

Một cách mau chóng, Hồi giáo đã biến Giêrusalem thành

mảnh đất thánh thiêng thứ ba của họ sau Thánh địa Mecca và

Medina ở Ả-rập Saudi. Mặc dù Kinh Koran không xác định, nhưng

Truyền thống Hồi giáo tin rằng Giáo chủ Mahomet đã lên Trời từ

Tảng Đá nơi Abraham sát tế Isaac ở Núi Đền Giêrusalem và lưu

truyền rằng: Vào một đêm khoảng năm 621, Vị Tiên tri Mahomet

đã được “con ngựa bay thần bí” của ngài đưa từ Mecca đến Núi

Page 26: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

26

Đền Giêrusalem. Tại đây, ngài đã lên trời để đàm đạo với Đức

Allah. Vì thế Hồi giáo đã xây Đền “Vòm Đá Tảng” và Giáo đường

Al-Aqsa tại Núi Đền Giêrusalem năm 691 và cả hai ngôi đền hãy

còn tồn tại cho đến ngày nay.

3. Giai đoạn Thập Tự Chinh (9 đợt) và “Vương Quốc Kitô-giáo Giêrusalem” (Năm 1099-1187)

Trước nguy cơ bành trướng của người Hồi giáo đã chiếm

lĩnh toàn bộ Vùng Trung Đông, Bắc Phi, Nam Tây Ban Nha, Đảo

Sicile của Ý và đang tiến vào Miền Nam Nước Pháp, đồng thời để

đáp lại lời cầu viện của Hoàng đế Byzantine, ĐGH Urbanô II (1088-

1099) đã kêu gọi các hiệp sĩ và vua chúa Âu Châu tổ chức Đạo

binh Thánh giá và tiến hành Thập Tự Chinh với ba mục tiêu: giành

lại Đất Thánh từ Đế quốc Hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ; bảo vệ các Kitô-

hữu Âu Châu hành hương đến Đất Thánh và chấm dứt sự sách

nhiễu của người Hồi giáo đối với họ; ngăn chặn từ xa làn sóng

Hồi giáo xâm lăng Âu Châu Kitô-giáo.

Tổng cộng, Âu Châu đã tiến hành 9 đợt Thập Tự chinh không

liên tục từ năm 1095-1272. Ngay trong đợt ra quân đầu tiên (1095-

99), các Thập Tự quân đã chiếm lại được Giêrusalem, thiết lập

nên “Vương quốc Kitô-giáo Giêrusalem” tồn tại được gần 90

năm. Các Thập tự quân đã cải biến Đền Hồi giáo “Vòm Đá Tảng”

thành “Đền thờ của Chúa” (Templum Domini) và biến Thánh

đường Hồi giáo Al-Aqsa của họ thành “Đền Salômon” (Templum

Salomonis). Ngoài ra, Thập tự quân cũng lần lượt tái chiếm nhiều

địa điểm thánh khác trên toàn cõi Đất Thánh, cho phục hồi hay

xây mới nhiều nhà thờ tại các địa điểm tôn giáo có ý nghĩa.

Thời kỳ Thập Tự Chinh là giai đoạn quan trọng thứ hai - sau

thời kỳ đế quốc Byzantine - trong việc mở mang và xây dựng các

nhà thờ và địa điểm hành hương ở Đất Thánh. Không ít thành

phố và nhà thờ do Thập tự quân xây dựng trong giai đoạn này

hãy còn lưu lại dấu vết cho đến nay, ít là những phế tích.

Page 27: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

27

4. Giai đoạn Hồi giáo cai trị Đất Thánh lần 2 (Từ 1187-1516)

Năm 1187, Thập tự quân đã thua trận đấu quyết tử ở Hattin.

Sau trận ấy, quân Hồi giáo tái chiếm lại Giêrusalem và nhiều

thành phố khác do Thập tự quân chiếm giữ. Sau cuộc chiến dai

dẳng bất phân thắng bại ở Yafo (Jaffa), Thập tự quân và Hồi giáo

đã ký Thỏa ước ở Ramla năm 1192, chấp nhận quyền kiểm soát

Giêrusalem của Hồi giáo. Bù lại, phía Hồi giáo phải cam kết sẽ mở

cửa cho người Kitô-hữu tự do đến hành hương Đất Thánh. Cuối

cùng, phía Thập Tự quân chỉ còn trấn giữ vùng các thành phố ven

biển Địa Trung Hải, trải dài từ Tyro (Liban ngày nay) xuống tới

Yafo. Thế là người Hồi giáo lại quay lại kiểm soát toàn bộ phần

còn lại của Đất Thánh, nhưng lần này, họ tỏ ra ôn hòa hơn về

chính sách tôn giáo.

5. Giai đoạn Đế quốc Ottoman cai trị Đất Thánh (Từ 1516-1917)

Năm 1453 Đế quốc Hồi giáo Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ xóa sổ

hoàn toàn Đế quốc Kitô-giáo Byzantine. Nhưng phải đến năm

1516, tân Đế quốc mới chinh phạt toàn bộ Tỉnh Syria-Palestina.

Vốn thuộc dòng Hồi giáo Sunni chiếm đa số và cực đoan, Đế

quốc Ottoman đã áp đặt một chính sách tôn giáo toàn trị và khắc

nghiệt, đặt Hồi giáo làm tôn giáo thống lĩnh, chiếm đoạt hầu hết

các nơi thánh của Kitô-giáo ở Đất Thánh; thậm chí năm 1860, họ

còn cho xây dựng Giáo đường Hồi giáo Omar ngay tại Thành cổ

Bêlem vốn là khu vực thuần túy Kitô giáo từ thời Byzantine. Đế

quốc Ottoman đã cai trị Palestin trong 4 thế kỷ tiếp theo, cho

đến khi họ thất trận trong Thế Chiến Thứ I năm 1917.

E. PHÂN CHIA LÃNH THỔ ISRAEL & PALESTIN THẾ KỶ XX

1. Thời kỳ Ủy trị của Anh (British Mandate: Từ 1917-1948)

Thế chiến I kết thúc (1917), quân đội Anh vào tiếp quản Vùng

Palestin từ tay Đế quốc Ottoman thất trận, chấm dứt sự thống

trị hàng chục thế kỷ của các thể chế Hồi giáo tại vùng đất này.

Page 28: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

28

Năm 1922, Hội Quốc Liên (tên cũ của Liên Hiệp Quốc) chính thức

trao cho Vương quốc Anh quyền ủy trị (mandate) trên toàn bộ

vùng Palestin. Trước đó, trong Tuyên cáo Balfour (Nam Phi) năm

1917, Anh đã bày tỏ thái độ hậu thuẫn cho việc thiết lập một nhà

nước Do thái tại vùng đất ủy trị này.

Trước đó, để đối phó với làn sóng thù địch bài Do thái dâng

cao cuối thế kỷ XIX ở Âu Châu, một Trào lưu Dân tộc chủ nghĩa

Do thái (Zionism) bùng lên mạnh mẽ trong các cộng đồng Do thái

vong quốc ở Trung và Đông Âu: Vận động tái lập quốc gia cho

dân tộc Do thái trên phần đất lịch sử của cha ông ở Palestine đã

bị “đánh cắp”. Với sự làm ngơ của Chính quyền ủy trị Anh, nhiều

nhóm Do thái đã lặng lẽ về lại Palestine, xúc tiến mua lại từng tấc

đất từ các cá nhân người Ả-rập, âm thầm gầy dựng lại tổ quốc

cho dân tộc mình. Trước tình hình đó, nhiều đợt nổi dậy của

người Palestin đã nổ ra từ năm 1936-1939 chống lại chế độ ủy trị

của Anh và việc hồi hương của người Do thái.

2. Tái lập Nhà Nước Do thái năm 1948

Thảm họa diệt chủng 6 triệu người Do thái ở Âu Châu dưới

bàn tay Đức Quốc Xã trong Thế Chiến II càng tạo thêm lòng cảm

thương sâu sắc và gây nên một làn sóng áp lực chính trị mạnh

mẽ trên dư luận quốc tế: Đã đến lúc quốc tế phải can thiệp, phải

trao cho người Do thái lưu lạc cơ hội tạo lập một “đất sống” trên

chính vùng đất đã bị đánh cắp của cha ông họ.

Năm 1947, Anh tuyên bố chấm dứt Chính sách Ủy trị, và đề

xuất với Liên Hiệp Quốc Kế hoạch Phân chia lãnh thổ Vùng ủy trị

Palestin cho người Do thái và Ả-rập. Với 2/3 phiếu thuận trên

tổng số 56 nước thành viên, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã phê

chuẩn kế hoạch phân chia lãnh thổ do Anh đề xuất.

Tân quốc gia Palestin với 735,000 dân (99% Ả-rập và 1% Do

thái) sẽ được phân chia 43% lãnh thổ, chủ yếu là đất tốt.

Page 29: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

29

Tân quốc gia Israel với 905,000 dân (45% Ả-rập và 55% Do thái)

sẽ được phân chia 56% lãnh thổ, nhưng phần lớn là đất khô

cằn của Sa mạc Nê-ghép ở Phía Nam.

Riêng Giêrusalem, chiếm 1% lãnh thổ với 205,000 dân (51% Ả-

rập và 49% Do thái), được trao Quy chế quốc tế đặc biệt trong

10 năm. Cuối thời hạn ấy, chính cư dân Giêrusalem sẽ trưng

cầu dân ý về tương lai chính trị của Thành phố này.

Chế độ Ủy trị vừa kết thúc ngày 14.5.1948, Irael liền tuyên bố

thành lập Nhà Nước Do thái trên phần đất được phân chia. Phản

đối Hiệp định Phân chia, và với sự hậu thuẫn của Ai Cập, Jordan,

Syria, Liban, Irắc, phía Palestine đã tấn công Nhà Nước Do thái.

Nhưng chỉ 1 năm sau (1949) khối Ả-rập thất trận, buộc phải ký

hiệp định đình chiến và thừa nhận Nhà Nước Israel.

Kết quả cuộc chiến, Israel nắm thêm nhiều phần lãnh thổ

vốn được phân chia cho Palestin; Jordan chiếm Vùng Bờ Tây và

Đông Giêrusalem rồi sát nhập vào lãnh thổ của mình, trong đó

có Bức tường than khóc. Tại Dải Gaza, Ai Cập dựng lên Chính phủ

Toàn Palestin, nhưng đến năm 1959 thì giải thể và chiếm luôn

Gaza. Trong cuộc chiến, 700,000 người Palestin đã rời phần đất

Israel chiếm đóng đến tị nạn ở Vùng Bờ Tây, Dải Gaza, và tại các

quốc gia Ả-rập lân cận: Syria, Liban, Jordan cho đến nay (70 năm).

Người Do thái ở các nước Ả-rập cũng phải tháo chạy về quốc gia

Israel mới thành lập để không bị trả thù.

Trong 19 năm chiếm đóng Giêrusalem từ 1948-1967, Jordan

cấm cửa người Do thái, không cho đến Bức Tường than khóc để

cầu nguyện, khiến gây thêm mối căng thẳng về mặt tôn giáo.

Năm 1967, Liên minh Ai-Cập, Jordan và Syria cấu kết với

nhau một lần nữa để tiêu diệt Nhà nước Do thái. Thế nhưng chỉ

sau 6 ngày, Israel đã hoàn toàn chiến thắng Liên quân ba nước

Ả-rập và kết thúc cuộc chiến.

Page 30: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

30

3. Từ sau cuộc Chiến tranh 6 ngày (Từ 1967-nay)

Trong cuộc chiến 6 ngày năm 1967, Israel đã chiếm lại Đông

Giêrusalem và Vùng Bờ Tây của Palestin từ tay Jordan, và chiếm

lại Dải Gaza từ tay Ai-Cập. Đi xa hơn, Israel giữ luôn Cao nguyên

Golan của Syria tháo chạy, và chiếm toàn bộ bán đảo Sinai rộng

lớn của Ai cập bỏ lại (Israel chỉ trả lại bán đảo này cho Ai Cập sau

Hiệp ước hòa bình năm 1989).

Để bảo vệ lãnh thổ trước sự thù địch luôn bao quanh của

các nước Ả-rập, Israel tiếp tục chiếm đóng Cao nguyên Golan,

Vùng Bờ Tây, Đông Giêrusalem và Dải Gaza để làm vùng đệm

quân sự. Nhưng Israel lại vi phạm luật quốc tế khi tiến hành xây

dựng nhiều khu định cư cho người Do thái trên Vùng chiếm đóng

Bờ Tây. Từ đó liên tục xảy các vụ bạo loạn (intifada) của người

Palestin chống quân đội Israel và gây nhiều đổ máu.

Năm 1993, Palestin và Israel ký Hiệp định Hòa bình Oslo, Irael

trả lại quyền điều hành dân sự Vùng Bờ Tây và Dải Gaza cho “Nhà

chức trách Palestin” (Palestinian Authority), nhưng vẫn giữ lại

quyền kiểm soát quân sự và biên giới Vùng Bờ Tây, hoặc phối

hợp với Nhà chức trách Palestin. Để cách ly hoàn toàn lãnh thổ

Israel với Vùng Bờ Tây, Israel đã cho xây dựng bức tường thành

với tổng chiều dài 708km, cao 8m. Công dân Israel được tự do

qua lại các chốt kiểm soát của Israel để qua Bờ Tây, nhưng người

Palestin Bờ Tây phải có Giấy thông hành (chỉ được Israel cấp rất

hạn chế) thì mới được qua lãnh thổ Israel. Người Palestin cũng

không được phép dùng các sân bay của Israel để ra nước ngoài,

mà phải đi qua các ngả sân bay của Jordan hay Ai-Cập!

Năm 2005, Israel rút quân hoàn toàn khỏi Gaza, trả quyền

kiểm soát quân sự cho Nhà chức trách Palestin. Ngay lập tức,

Nhóm kháng chiến Hồi giáo khủng bố Hamas thắng cử lên cầm

quyền ở Gaza (2007), và tiến hành bắn phá vào lãnh thổ Israel.

Israel trả đũa bằng cách phong tỏa toàn bộ biên giới đường bộ,

Page 31: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

31

đường biển và đường không để cô lập Hamas, và trả đũa quân

sự rất mạnh mẽ mỗi khi bị bắn phá. Cuộc sống ở Gaza dưới chính

thể Hamas cơ cực không thể tả nổi. Ai Cập cũng phải đóng cửa

biên giới với Gaza vì sợ làn sóng người tị nạn Palestin tràn qua.

Cuộc sống ở Gaza vốn đã cơ cực do bị Israel cô lập, nay lại càng

thêm bế tắc dưới chính thể Hamas đã kéo dài hơn 20 năm qua,

và cũng chưa thấy được tia sáng nào ở cuối đường hầm!

Đáng tiếc cho Palestin và các đồng minh Ả-rập không lường

hết được tinh thần quật khởi, niềm khao khát quê hương từ

ngàn năm và tiềm năng quân sự của Israel! Để rồi chính người

dân Palestin vô tội phải gánh chịu sự bế tắc cùng cực hiện nay.

Hơn nữa, chính sách thù địch và bao vây tiêu diệt của khối Ả-rập

đã buộc Israel phải chọn con đường hiếu chiến để có hòa bình.

Nhưng cũng đáng tiếc cho chủ nghĩa Dân tộc Do thái cực

đoan Zionism của Israel, chỉ bo bo quyền lợi quốc gia dân tộc của

mình, mà đẩy hàng triệu dân Palestin yếu thế vô tội vào thân

phận vong quốc tủi nhục của dân tộc Do thái chỉ mới đây! Israel

đã vội quên nỗi bất hạnh tha phương của mình, và quên cả Lời

Chúa răn bảo: Các ngươi phải yêu họ như chính mình, vì các ngươi

đã từng là ngoại kiều trên đất Ai-cập! (Lv 19,34)

Mắt đền mắt, răng đền răng! Chính sách trả đũa mà cả người

Hồi giáo cực đoan lẫn Do thái quá khích theo đuổi như hiện nay

sẽ chẳng bao giờ mang lại hòa bình và công bằng cho Vùng đất

quê hương của Chúa. Chỉ khi người ta thực hành theo con đường

Tin Mừng - sống tinh thần yêu thương hòa giải, yêu đồng loại như

chính mình, cầu nguyện và làm ơn cho kẻ làm hại mình - thì những

hận thù, chia rẽ, tranh chấp, áp bức, bạo tàn…mới được giải

quyết tận căn, không chỉ trên quê hương của Chúa, mà trên bất

kỳ vùng đất nào trên thế giới, cũng như trong bất kỳ cộng đồng

xã hội, sắc tộc hay địa phương nào.

Ước gì được như vậy!

Page 32: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

32

VÀI NIÊN BIỂU LỊCH SỬ ISRAEL & PALESTIN

A. Thời kỳ các tổ phụ và các thẩm phán (chỉ ước chừng)

1900 tcn: Abraham được Chúa kêu gọi; Thời các tổ phụ.

1700 tcn: Gia đình Giacóp sang Ai Cập, ngụ cư 430 năm.

1250 tcn: Môsê lãnh đạo cuộc xuất hành Ai Cập.

1210 tcn: Giôsuê đưa Israel tiến vào Đất Hứa ở Canaan.

Chia đất cho các chi tộc ở cả Hữu và Tả ngạn Sông Giođan.

Kế tiếp là thời kỳ lãnh đạo do các thẩm phán (Sách Thủ lãnh).

B. Thời kỳ quân chủ Israel

1020 tcn: Vua Saun lên ngôi, mở đầu thời kỳ quân chủ.

1010 tcn: Đavít thống nhất đất nước; lập đô Giêrusalem.

970 tcn: Salômon nối ngôi; xây dựng Đền Thờ thứ I.

931 tcn: Vua Salômon chết; đất nước bị chia đôi: Vương quốc

Giuđa phía Nam; Vương quốc Israel phía Bắc.

721 tcn: Thủ đô Samari của Israel thất thủ trước Assyria.

C. Thời kỳ lưu đày và hồi hương

587 tcn: Giêrusalem thất thủ trước đế quốc Babylon. Các trí

thức và thợ lành nghề đi lưu đày để làm việc ở Babylon.

538 tcn: Hoàng đế Ba-Tư Kyrô ra sắc chỉ cho hồi hương.

531 tcn: Ông Dơ-rúp-ba-ven dẫn đầu đợt hồi hương đầu tiên

và lãnh đạo xây Đền Thờ thứ II, cung hiến năm 515 tcn.

330 tcn: Đế quốc Hy Lạp hất cẳng Ba Tư; cho Palestin được

hưởng quyền tự trị như các chư hầu khác.

197 tcn: Nhà Sêlêucia thuộc dòng tộc Hy Lạp đang cai trị tại

Ai Cập tiến lên chiếm Palestin và cấm đạo Do thái gắt gao.

166-134 tcn: Cuộc khởi nghĩa của anh em nhà Macabê.

63 tcn: Tướng Pompei của Rôma chiếm Palestin.

37 tcn: Hêrôđê được Rôma đặt làm vua Miền Galilê.

Page 33: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

33

D. Thời kỳ Tân ước cho đến khi Đền thờ bị phá hủy (1-135 CN)

6-4 tcn: Chúa Giêsu sinh ra (ước chừng).

27-28: Chúa chịu phép rửa; kêu gọi các đồ đệ đầu tiên.

30: Khổ nạn, phục sinh; biến cố Hiện xuống.

36: Thánh Phaolô trở lại.

50: Công đồng thứ I tại Giêrusalem: về việc cắt bì hay không.

51-63: Ba chuyến hành trình truyền giáo của thánh Phaolô.

70: Khởi nghĩa Do thái lần 1 thất bại: Đền thờ bị tàn phá.

135: Khởi nghĩa 2 thất bại: Đền thờ bình địa, Do thái xóa sổ.

E. Thời kỳ vong quốc từ 135 đến 1917

313: Chiếu chỉ Milanô chấm dứt bách hại; Kitô-giáo lớn mạnh.

326: Hêlêna xây dựng các Di tích Chúa Giêsu ở Thánh Địa.

330: Dời đô Constantinopolis. Khởi đầu Đế quốc Byzantine.

337: Constantinô qua đời. Đế quốc La-Mã chia đôi.

{380: Tác phẩm có giá trị “Hành hương Đất Thánh” của Eregia}

476: Đế quốc Tây La Mã tan rã trước các bộ tộc Đức, Slave.

634: Hồi giáo chiếm Ctesiphon; Byzantine bắt đầu suy yếu.

637-1099: Giai đoạn Hồi giáo cai trị Đất Thánh lần 1.

1099-1187: Giai đoạn “VQ Giêrusalem” Thập Tự Chinh (9 đợt).

1187: Hồi giáo nắm lại Giêrusalem, vẫn cho KTH hành hương.

1453: Đế quốc Byzantine tan rã trước Đế quốc Ottoman.

1516-1917: Đế quốc Ottoman cai trị Đất Thánh.

F. Israel và Palestin trong thế kỷ XX

1917-1948: Thời kỳ Ủy trị Anh. Ủng hộ lập Nhà nước Do thái.

1948: Phân chia Nhà Nước Do thái / Palestin. Nổ ra nội chiến:

Người Palestin rơi vào hoàn cảnh ly tán của Israel trước đây.

1967: Israel thắng cuộc chiến 6 ngày của Ai Cập, Jordan, Syria.

1967 đến nay: Israel chiếm đóng Cao nguyên Golan của Syria,

Vùng Bờ Tây của Palestin, và tiếp tục phong tỏa Dải Gaza.

Page 34: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

34

CƠ QUAN COI SÓC ĐẤT THÁNH

Khi viếng thăm Đất Thánh, chúng ta sẽ thấy các địa điểm

hành hương và nơi thánh được quản lý bởi rất nhiều Giáo hội

Kitô, nhưng nhiều nhất vẫn là các Giáo hội Chính Thống Đông

Phương. Riêng các cơ sở thuộc Công giáo thì hầu hết đều do “Cơ

quan coi sóc Đất thánh” (Custodia Terrae Sanctae) của các Cha

Dòng Phanxicô đảm trách. Ví dụ, Nhà Thờ Núi Tabor, Khu di tích

Capharnaum, một phần Nhà Thờ Giáng sinh ở Bêlem và một

phần Nhà Thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem…

Thật ra, từ năm 1217, Thánh Phanxicô đã lập Tỉnh Dòng Đất

Thánh với sứ mạng “giữ gìn ơn ích của các nơi thánh”. Năm 1342,

ĐGH Clêmentê VI chính thức ủy thác cho Dòng Phanxicô nhân

danh Tòa Thánh coi sóc những Nơi Thánh thuộc Công giáo. Với

lối sống hiền hòa theo tinh thần Kinh Hòa Bình của Thánh Tổ phụ,

các cha Phanxicô đã được các nhà chức trách đạo-đời ở Đất

Thánh, Kitô giáo lẫn Hồi giáo, chấp nhận và cho phép hiện diện

trong suốt nhiều thế kỷ.

Hiện nay, Cơ quan Coi sóc Đất Thánh quản lý 74 nơi thánh của

Công giáo ở Israel, Syria và Jordan, chỉ đứng sau Tòa Thượng Phụ

Chính Thống Hy Lạp ở Giêrusalem. Lý do vì rất nhiều Vua chúa và

các nhà quý tộc Âu Châu thời Trung Cổ đã bỏ tiền chuộc lại những

địa điểm di tích thánh tại Đất Thánh, rồi ủy thác cho các Cha

Phanxicô trông coi. Thế nhưng công việc của các cha không hề

dễ dàng, vì vừa phải lo phụng tự tại các nơi thánh, vừa phải học

hỏi về khảo cổ, văn hóa, cổ ngữ, sinh ngữ để có thể nghiên cứu

và thuyết giảng cho khách hành hương. Không ít vị đã phải hy

sinh mạng sống ở Đất Thánh đầy dẫy tranh chấp, xung đột và

bách hại trong suốt dòng lịch sử. Cầu nguyện cho các cha thuộc

Cơ quan coi sóc Đất Thánh đủ sức chu toàn trách vụ bảo tồn các

nơi chốn đức tin cội nguồn của Giáo Hội.

Page 35: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

35

KHỞI HÀNH TỪ SÀIGÒN & MELBOURNE

Đoàn hành hương chúng tôi gồm 43 người từ Tân Sơn Nhất,

và 8 người từ Melbourne (Úc) cùng khởi hành chiều 3.5.2018. Dự

kiến hai nhóm sẽ gặp nhau ở Phi trường Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, rồi

cùng đáp chung chuyến bay Istanbul - Tel Aviv.

Chuyến bay của Hàng không Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Airlines) cất

cánh rất đúng giờ từ Tân Sơn Nhất (18g30), nhưng không bay

thẳng Istanbul mà còn ghé Hà Nội để trả và đón khách. Thế là

thay vì chỉ có 10 giờ bay, chúng tôi sẽ tiêu tốn thêm 2 giờ bay đến

Hà Nội, 2 giờ chờ trên máy bay, tổng cộng sẽ là 14 giờ.

Nhóm từ Sàigòn đến Istanbul lúc 4g sáng ngày 4.5.2018 theo

giờ địa phương. Trời bên ngoài hãy còn tối và mưa lạnh (14oC).

Phi trường Istanbul lớn hơn Tân Sơn Nhất nhiều lần, vì là tụ điểm

trung chuyển (hub) cho các chuyến bay trục Âu-Á. Turkish

Airlines kiêu hãnh quảng cáo về mình: We fly to more countries

than any other Airline! (Chúng tôi bay đến nhiều quốc gia hơn bất

kỳ hãng hàng không nào khác!)

Rời máy bay để quá cảnh ở phi trường Istanbul, chúng tôi

chờ đợi rất lâu mới qua được cổng kiểm soát an ninh của Thổ.

Sau đó liền vội vã tìm Gate ra máy bay cho chặng bay tới, vì chỉ

có 2 giờ quá cảnh ở Istanbul. Tại cửa Phòng chờ của Gate số 218

đi Tel Aviv, chúng tôi lại phải qua kiểm tra an ninh Passport và

hành lý nghiêm ngặt do chính Tổ an ninh Israel hải ngoại đảm

nhiệm. Không thể không căng thẳng trước thái độ và cách làm

việc rất “nhà binh” của họ. Từng hành khách được gọi vào: nam

gặp nhân viên an ninh nam; nữ gặp nhân viên an ninh nữ. Không

một thiết bị điện tử hay vật dụng lạ nào không được khám xét

nghiêm ngặt. Việc kiểm tra tiêu tốn rất nhiều thời giờ. Một thành

viên trong đoàn chúng tôi đã “giấu thành công” một cái quẹt gaz

trót lọt qua hai cổng an ninh Tân Sơn Nhất và Thổ Nhĩ Kỳ, nay lại

trở thành rắc rối với An ninh Israel. Họ có thể từ chối cho hành

Page 36: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

36

khách lên máy bay và nhập cảnh, với lý do đơn giản là đương sự

không tôn trọng Luật hàng không quốc tế và không biết giữ an

toàn chung cho cả chuyến bay. Một bài học cho các đoàn sau!

Một thành viên nữ khác trong đoàn đánh rơi chiếc đồng hồ

đeo tay ở trạm an ninh. Chị đã có ý định bỏ chiếc đồng hồ vì ngại

giáp mặt nhân viên an ninh một lần nữa. Thế nhưng họ đã thông

báo cho đoàn nói với chủ nhân đến nhận. Nữ hành khách ấy lại

phải qua một cuộc thẩm vấn chi tiết khác về các đặc điểm nhận

diện chiếc đồng hồ trước khi nhận lại được tài sản. Thế mới biết

đừng đùa với… Israel. Nhưng có lẽ vì phải thường xuyên đương

đầu với sự thù địch của khối Ả-rập Goliad xung quanh, nên Israel

Đavít luôn đặt an ninh quốc gia lên trên hết. Thông cảm!

Đúng 6g20 ra máy bay, đoàn Melbourne vẫn chưa có mặt ở

Gate 218. Chắc chắn các bạn ấy đã trễ chuyến bay ở các chặng

bay trước. Chúng tôi không thể chờ, nhưng Cha trưởng đoàn đã

có phương án: khi đến Tel Aviv cha sẽ một mình ở lại phi trường

chờ đoàn Úc và để cả đoàn “vào Tour” ngay, vì ngay khi rời Phi

trường, đã bắt đầu các địa điểm tham quan trên đường cho đến

khi về đến khách sạn ở thành phố Nazarét vào chiều tối. Cha và

nhóm Úc đến sau sẽ gặp lại đoàn tại khách sạn ở Nazarét.

Một cảnh tượng lạ mắt lúc ngồi chờ ở Gate lên máy bay

khiến nhiều người trong đoàn trố mắt nhìn và không khỏi thắc

mắc. Một nhóm trên 10 quý ông Do thái trùm khăn trên vai, trán

đeo một hộp vuông màu đen giống chiếc đèn pin thợ mỏ, cánh

tay trái cuốn một dây da nhỏ màu đen từ bắp tay xuống ngón

tay, và có “đèn pin vuông” khác ở bắp tay. Họ chăm chú đọc kinh

lớn tiếng từ một sách kinh dầy cộm, gật gù về phía trước, nhún

gối lên xuống, rồi lại lắc lư qua lại trong lúc cầu kinh. Hình như

họ can đảm và sốt sắng hành đạo hơn cả người Công giáo. Khi

đặt chân đến Đất Thánh những ngày tới, hy vọng chúng tôi sẽ có

cơ hội tìm hiểu về lối cầu nguyện kỳ khôi của người Do thái.

Page 37: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

37

Phải mất 2 giờ bay từ Istanbul đi Tel Aviv. Video hành trình

cho biết máy bay sẽ bay trên Địa Trung Hải, xuôi xuống phía Nam

theo hướng Tây Bắc-Đông Nam để đến Tel Aviv. Mọi người đều

tranh thủ chợp mắt nghỉ ngơi sau chuyến bay dài 14 tiếng từ Việt

Nam, và nhất là sau khi đã vượt qua được cửa ải an ninh đầy căng

thẳng của Israel.

BUỔI CHIỀU THỨ NHẤT (4.5.2018)

VEN BỜ ĐỊA TRUNG HẢI

Nhà thờ Thánh Phêrô, Cảng Jaffa.

Phế tích Cảng “Cêsarê Duyên Hải” (Ceasarea Maritima).

Tu Viện Cát Minh Sao Biển ở Núi Carmel (Tp Haifa).

1. ĐẶT CHÂN ĐẾN ĐẤT THÁNH

Hạ cánh xuống Phi trường Ben Gurion Thành phố Tel Aviv-

Yafo ven Bờ Địa Trung Hải lúc 8g50 sáng, đoàn chúng tôi tập

trung tại một hành lang Phi Trường khi vừa ra khỏi máy bay, để

đọc kinh cám ơn Chúa đã cho chuyến bay đến nơi bình an.

Thủ tục di trú khá nhanh chóng, vì mọi khó khăn đã trải qua

ở cổng an ninh hải ngoại của Israel tại Phi trường Istanbul. Khách

du lịch hay hành hương đến Israel không được cấp Visa cá nhân,

nhưng được cấp Visa điện tử theo danh sách đoàn từ trước. Vì

thế nhân viên di trú chỉ đối chiếu Passport cá nhân với tên mỗi

người trong danh sách Visa đoàn; sau đó cấp cho mỗi người một

“vé điện tử qua cửa” để nhập cảnh giống như vé điện tử đi xe

điện ngầm ở các thành phố lớn.

Đúng 11g, đoàn ra khỏi phi trường. Anh Fares, Hướng dẫn

viên người Palestine Công giáo, đã chờ sẵn chúng tôi ở sảnh ra.

Anh sẽ tháp tùng đoàn chúng tôi trong suốt chuyến hành hương

này. Anh cho biết đoàn Úc sẽ tới vào lúc 16g30 vì trễ chuyến ở

Singapore, và Công ty du lịch Holy Family (Thánh Gia) từ Nazarét

Page 38: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

38

của anh đã bố trí một xe khác đón đoàn Úc và đưa họ về thẳng

khách sạn ở Nazarét, chừng 110km về phía Bắc tính từ Phi

Trường. Vì thế đoàn từ Sàigòn cứ an tâm tham quan 3 địa điểm

trên hành trình từ Tel Aviv ngược lên phía Bắc, dọc theo bờ biển

Địa Trung Hải phía Tây để về Nazarét (tham chiếu bản đồ).

2. NHÀ THỜ THÁNH PHÊRÔ - CẢNG JAFFA

Bờ biển phía Tây của Israel trải dài 273 km dọc theo Địa

Trung Hải, từ Dải Gaza ở phía Nam cho đến biên giới với Liban ở

phía Bắc. Jaffa (hay Yafo) là cảng biển lâu đời nhất trên Bờ Địa

Trung Hải này. Từ năm 2000 tcn, nơi đây đã là cảng giao thương

sầm uất của các tàu buôn Ai Cập, Babylon và Phênixi. Trong lịch

sử, các Đế quốc Ai Cập, La Mã, quân Thập Tự Chinh từng chiếm

đóng Jaffa làm quân cảng. Năm 1950, Jaffa sát nhập với Thủ đô

Tel Aviv, làm nên Thành phố Tel Aviv-Yafo hiện nay.

Có ít nhất hai nhân vật Kinh Thánh từng đặt chân đến Jaffa.

Đầu tiên là Tiên tri Giôna trong Cựu ước (chương 1-2). Ông được

Chúa sai đến tố cáo tội ác của Thành Ninivê ở Phía Đông, nhưng

do sợ hãi người Ninivê nên ông đã trốn về Phía Tây, đến Yafo này

đáp tàu đi Tarsis để trốn sứ mạng Chúa trao. Thế nhưng Chúa đã

gây ra bão lớn trên Địa Trung Hải. Các thủy thủ trên tàu rút thăm

để xem ai là kẻ phạm tội khiến “thần linh” tức giận nên cho sóng

to gió lớn. Giôna đã nhận lỗi và xin họ ném ông xuống biển để

sóng yên biển lặng và tàu được an toàn. Một con cá lớn đã đến

nuốt Giôna vào bụng, rồi chở ông về lại điểm xuất phát, “mửa”

ông lên bãi biển để ông trở về thi hành sứ mạng.

Nhân vật thứ hai là Phêrô. Sách Công vụ Tông đồ thuật lại

ngài đã lưu lại khá lâu với giáo đoàn Yafo, tại nhà ông Simon thợ

thuộc da. Tại Yafo, ngài đã chữa cho bà Tabitha tức Sơn Dương

đã chết được sống lại, và chữa lành một người đã liệt 8 năm ở

thành Lốt (Lydda) gần đó (Cv 9,22-43). Tại Jaffa, Chúa mặc khải

cho Phêrô thị kiến: ông thấy 1 tấm vải to từ trời xuống chứa đầy

Page 39: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

39

súc vật ô uế và bảo ông ăn. Ý Chúa nói: đừng xem dân ngoại là ô

uế mà phải rửa tội cho họ. Phêrô vâng lời và rửa tội cho gia đình

Sĩ quan Rôma Cornêliô (Cv 10).

Nhà thờ kính Thánh Phêrô ở Jaffa được xây vào năm 1884

trên vị trí của Cổ Thành Jaffa của Thập tự quân thế kỷ XII và trùng

tu năm 1903. Vì thế gần nhà thờ còn nhiều phế tích tường thành

phòng ngự, và cả di tích trụ Hải đăng rất cổ phía bờ biển.

Ngày nay, Phố Cổ Jaffa là một khu du lịch sầm uất và thơ

mộng, với thời tiết rực nắng của Ven Địa Trung Hải. Trong quần

thể di tích ấy, Nhà Thờ Thánh Phêrô là một điểm nhấn quan

trọng. Tại Jaffa, đoàn hành hương đã dâng Thánh Lễ đầu tiên

trên Đất Thánh trong Nhà nguyện Tu viện Dòng Phanxicô dính

liền với Nhà Thờ, vì có quá nhiều du khách thăm Nhà Thờ.

Page 40: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

40

3. PHẾ TÍCH THÀNH CỔ CÊSARÊ DUYÊN HẢI

Từ Jaffa dọc theo Bờ Biển Địa Trung Hải lên phía Bắc chừng

60km, sẽ gặp khu phế tích của Thành phố cổ đại hùng vĩ “Cêsarê

Duyên Hải” (Ceasarea Maritima). Thành phố này khác với “Cêrarê

Philipphê” ở Galilê, dưới chân Núi Hermon, cách Biển Hồ Galilê

40km về Phía Bắc, nơi Thánh Phêrô từng tuyên xưng đức tin:

“Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” (Mt 16,13-20).

Còn Cêsarê Duyên Hải do Hêrôđê Cả xây từ năm 22 đến năm

10 tcn. Vua đặt tên Thành phố là “Cêsarê Duyên Hải” để vinh

danh Hoàng đế La Mã Cêsarê Augustô. Thời ấy, Cêsarê Duyên Hải

là một thành phố rộng lớn và xa hoa. Ngày nay hãy còn các phế

tích của cung điện hoành tráng của Hêrôđê, phế tích của một

trường đua ngựa (hippodrome) và của một Hí trường lộ thiên

rộng lớn, tất cả đều nằm sát bờ biển.

Dưới thời Rôma, Cêsarê Duyên Hải được chọn làm Thủ Phủ

của Tỉnh Giuđêa thuộc Rôma, rồi của Tỉnh Syria-Palestina. Vào thời

Thập Tự Chinh, Đạo binh Thánh giá đã xây một tường thành bao

quanh, biến Cêsarê trở nên một pháo đài chiến đấu. Ngày nay,

khu phế tích Cổ Thành Cêsarê Duyên Hải trở nên một Công Viên

Quốc gia rộng lớn, dành cho những người yêu thích lịch sử và

khảo cổ đến tham quan và nghiên cứu.

Tuy nhiên phế tích đặc biệt nhất tại Cêsarê Duyên Hải phải

kể đến máng dẫn nước (aquaduct) hùng vĩ dài trên 20km, dẫn

nước ngọt từ các suối trên núi về cung ứng cho thành phố biển.

Không có nước ngọt, không có thành phố! Điều đáng nói hơn là

Page 41: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

41

máng nước được xây dựng theo kỹ thuật xây cầu đường hoàng

gia (royal road) tiên tiến bằng đá ong đỏ của Rôma thời đó. Chính

nhờ hệ thống đường hoàng gia mà Rôma đã có thể chuyển quân

rất nhanh chóng; và nhờ phát minh máng dẫn nước mà Rôma đã

có thể dựng doanh trại ở bất cứ nơi nào. Đây là hai yếu tố giúp

quân viễn chinh La Mã trở nên bách chiến bách thắng. Ngày nay,

ở Âu Châu hãy còn rất nhiều hệ thống đường và máng dẫn nước

này, thậm chí còn hùng vĩ hơn.

Do không có nhiều thời gian, đoàn chúng tôi chỉ ghé thăm

phế tích của máng dẫn nước tọa lạc trên bãi biển. Sau đó chúng

tôi bắt đầu đi về phía rặng núi Carmel để đến Thành phố Cảng

Haifa nằm ở mút cùng của dãy núi ấy về phía Bắc. Đoạn đường

ven biển từ Jaffa đi Haifa chỉ chừng 45km, thế nhưng do đoàn

chúng tôi chọn đi đường vòng trên Núi Carmel đến Haifa nên

quãng đường sẽ xa hơn gấp đôi (chừng 90km).

4. ĂN TRƯA TRÊN NÚI CARMEL

Dọc đường trên sườn núi, chúng tôi ghé ăn trưa tại một nhà

hàng Palestine dân. Đó cũng là bữa ăn đầu tiên của đoàn ở Đất

Thánh. Món khai vị thông thường ở Israel là “bánh mì kẹp salad

trộn” với từ 3 món salad trở lên. Các loại rau củ quả, bắp cải được

thái hạt lựu, trộn dầu giấm, sau đó kẹp vào giữa bánh mì Ả-rập

Page 42: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

42

(lớn bằng chiếc bánh tráng cỡ trung, nhưng rỗng ruột như

“bánh tiêu”) rồi tưới đẫm các loại sốt béo ngậy có vị khác nhau

làm từ sữa chua. Cái ngon của món này nằm ở chỗ các hương vị

đối kháng hòa quyện (kiểu gỏi cá VN ngon nhờ sự hòa quyện của

riềng, gừng, ớt, lá đinh lăng đắng, lá xoài chua, nước chấm có

mắm tôm…) Do lần đầu dùng món này, ăn rời từng thứ một, nên

chúng tôi chỉ thấy hương vị…kỳ kỳ. Sau này học lóm cách ăn của

các thực khách địa phương thì mới biết.

Món chính tiếp theo gồm cơm trắng chiên đẫm dầu Ô-liu

theo kiểu Trung Đông, dùng chung với thịt gà xiên nướng ướp

gia vị Ả-rập hơi nồng, cùng với nhiều loại rau trộn dầu giấm và

các loại hạt đậu và hạt bắp vàng hầm để trộn chung vào cơm.

Riêng Ô-liu muối thì tràn ngập (có quả màu xanh và màu tím

thẫm). Tráng miệng thường là các loại bánh nho nhỏ rất ngọt và

béo do dùng nhiều đường, đậu phộng, dầu mè.

Sau bữa cơm, chúng tôi tiếp tục hành trình ngang qua một

vài trị trấn nhỏ trên rặng Carmel để đến Tu viện Sao ở mút cùng

rặng núi, ngay trên đầu của thành phố Cảng Haifa.

5. RẶNG NÚI CARMEL

Carmel là một rặng núi lớn và xanh tươi ở Tây bắc Israel,

được UNESCO chọn làm khu bảo tồn sinh quyển của thế giới.

Chữ “Carmel” trong tiếng Do thái có nghĩa là “tươi, trong lành”

hay còn có nghĩa là “vườn nho”.

Rặng núi này có chiều dài khoảng 39km, chiều rộng từ 6.5 -

8km. Thảm thực vật trên núi chủ yếu là các cây Ô-liu, sồi, thông,

bách, và thời xa xưa còn có cả những vườn nho trồng trên núi.

Các cuộc khai quật trên núi này đã tìm thấy dấu vết của những lò

ép nho và những chai rượu nho cổ. Do vị trí hiểm trở và nhiều

hang hốc, Núi Carmel trước đây thường là nơi lẩn trốn của bọn

tội phạm, hay nơi tu trì của các vị ẩn tu.

Page 43: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

43

Đỉnh cao nhất của Rặng Carmel có tên theo tiếng Ả-rập là

“Muhraka”, có nghĩa là “nơi thiêu đốt/ nơi hiến tế”, do người

Canaan cổ xưa dâng cúng lễ toàn thiêu cho thần linh. Truyền

thống đức tin địa phương tin rằng, cũng chính trên đỉnh núi ấy

đã diễn ra cuộc thách đấu nổi tiếng giữa Tiên tri Êlia (thế kỷ IX

tcn) với các tư tế Thần Baal để xem: Vị thần nào cho lửa từ trời

xuống thiêu đốt lễ vật sẽ là Đức Chúa thật (1V 18,20-40). Do thua

cuộc, 450 tư tế của Baal đã phải chết, nhưng sau đó Êlia phải đi

lánh nạn đến Núi Khôrép vì bị Hoàng hậu Idơven tìm giết.

Trên đường trốn chạy, Êlia đã trú trong một hang động và

Thiên Chúa đã hiện đến và cho Êlia gặp gỡ với Người để thêm

sức mạnh cho ông (1V 19,9-10). Truyền thống địa phương tin rằng

hang động ấy hiện nằm bên dưới hầm Nhà thờ của Tu viện Cát

Minh Sao Biển ở Haifa, trên đỉnh của bờ vực ở mút cùng Rặng

Carmel, như một bao lơn hùng vĩ nhìn xuống toàn cảnh biển và

Thành phố Cảng Haifa bên dưới. Có lẽ Êlia đã ra đứng ở một mỏm

đá nào đó trên bờ vực này để chờ diện kiến Nhan Thánh Chúa

sắp đi qua (1V 19,11-18). Vào cuối đời, Êlia không phải chết, nhưng

đã được Chúa cất về trời từ Sông Giođan gần Giêricô, trước sự

chứng kiến của người đồ đệ là Tiên tri Êlisa (2V 2,1-18).

6. TU VIỆN CÁT MINH SAO BIỂN (STELLA MARIS)

Vào thời kỳ Thập Tự quân chiếm đóng Cảng Haifa vào thế kỷ

XII, nhiều vị ẩn sĩ đã tìm đến các hang hốc trên Núi Carmel để

sống ẩn tu, né tránh trần thế theo mẫu gương các Tiên tri Cựu

ước: Amos (9,3), Êlia (1V 19,1-10) và Êlisa (2V 2,24-25). Từ đó đã

Page 44: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

44

hình thành nên Truyền thống đan tu Cát-Minh trên Núi Carmel

này. Hiện nay, trên sườn núi phía trên Haifa có hai tu viện Cát-

Minh Nam và Nữ rất lớn: đó là Tu viện Cát-Minh Nam “Sao Biển”

và Đan viện Cát Minh Nữ “Đức Bà Núi Carmel”.

Tu viện Cát-Minh “Sao Biển” mà chúng tôi đến thăm được

xây vào thế kỷ XIX, khi quân đội Napoleon chiếm đóng Haifa. Tu

viện này nổi tiếng vì chiếc hang, được cho là chỗ trú chân của

Êlia, hiện nằm dưới Bàn thờ chính của Nhà nguyện Tu Viện. Hang

này thấp nhưng khá rộng và phẳng; cuối hang có bàn thờ và

tượng Êlia màu đen cao chừng 80cm. Phía mặt tiền Nhà nguyện,

nhìn ra biển, hãy còn tấm bia ghi nhớ hình “kim tự tháp mini” ghi

dấu biến cố chiếm đóng của Napoleon tại Haifa.

Page 45: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

45

7. THÀNH PHỐ CẢNG HAIFA

Rời Tu viện, xe lượn nhanh theo các đường dốc gấp khúc

lao xuống Cảng Haifa hiện đại trải dài bên dưới, nằm ôm bờ vịnh

trong xanh tuyệt đẹp. Từ trên cao có thể nhìn thấy một cầu cảng

dài vươn ra trên vịnh Haifa theo hình vòng cung, với hàng trăm

tàu lớn neo đậu quanh cảng.

Được biết Haifa là thành phố lớn nhất miền Bắc Israel với

265,000 dân. Đây là thành phố Do thái, chỉ có 10% là người Ả Rập

theo Kitô-giáo. Trong số 90% dân số người Do thái, 1/4 trở về từ

Liên bang Xô Viết sau 1986. Haifa cũng nổi tiếng là một thành

phố kỹ nghệ quan trọng: lọc dầu, luyện kim, dệt, hóa chất, điện

tử. Đại học Haifa trên núi Carmel là Đại học đứng hàng thứ 4 và

là cơ sở nghiên cứu đứng thứ 6 ở Israel.

Vừa xuống đến chân núi, xe chúng tôi băng qua “Vườn

treo” hết sức rực rỡ của Đền Báb của Tôn giáo Bahá’i trải rộng

trên sườn đồi cao. Đền chính tọa lạc ở lưng chừng đồi, với một

“tấm thảm hoa” khổng lồ trải dài từ đỉnh núi xuống sau lưng

Đền, rồi từ chính diện của Đền “chạy” dài xuống cổng ở chân núi.

Vườn hoa này đã được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới. Tiếc là

đoàn chúng tôi không có thời gian để ghé lại tham quan. Chỉ kịp

ngoái nhìn và chụp vội một tấm hình, để rồi sẽ về “tham quan”

thêm trên… internet!

Page 46: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

46

Chia tay Thành phố Haifa, xe thẳng tiến về Nazarét, qua

đoạn đường chừng 45km. Đoàn sẽ nghỉ 2 đêm tại Khách sạn

Rimonim Nazarét (có nghĩa “Trái lựu” Nazarét) nằm cách Trung

Tâm Nazarét chừng 8 phút đi bộ. Có lẽ đây là khách sạn lớn nhất

Nazarét, nhưng tiện nghi chỉ thuộc hạng 2 sao. Tuy nhiên, thói

quen của các khách sạn ở đây là có món Nước uống chào đón

khách mới tới - “Welcoming Drink”, thường là nước trái cây ép

mát lạnh làm cho viễn khách từ phương xa… tỉnh cả người. Hơn

nữa, các món Buffet ở khách sạn rất phong phú và đa dạng, khiến

bà con chúng ta chưa phải dùng đến mì ly “cứu đói” mang the0

từ Việt Nam.

Page 47: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

47

NGÀY THỨ HAI (5.5.2018)

NAZARÉT - QUÊ NHÀ CỦA CHÚA GIÊSU

Hành trình Ngày thứ Hai:

Buổi sáng: Thăm Làng Cana Miền Galilê và Núi Tabor.

Buổi chiều: Tour đi bộ Làng Nazarét của Chúa Giêsu.

Buổi tối: Rước kiệu nến Mân Côi ở Nhà Thờ Truyền Tin.

8. LÀNG CANA MIỀN GALILÊ

Dù nghỉ đêm ngay tại Nazarét, sáng nay đoàn sẽ đi thăm nơi

xa trước (Làng Cana và Núi Tabor), rồi sẽ dành trọn buổi chiều đi

bộ khám phá Làng Nazarét của Thánh Gia xưa kia.

Cana! Một số cặp vợ chồng trong đoàn sốt sắng hẳn lên! Có

một “Cô Dâu U50” năm nay mừng 25 Năm nên diện soirée màu

hồng rất tha thướt để đi Tái Tuyên Hứa (không phải “tái hôn”!)

tại nơi Chúa đã hóa nước thành rượu. Đoàn từ VN có 4 cặp; đoàn

từ Úc có 3 cặp. Một số cặp bị “lẻ đôi” thì tiếc hùi hụi!

Tên đầy đủ trong Phúc âm Gioan (2,1-11) là “Làng Cana Miền

Galilê”, để phân biệt với “Cana ở Liban”, cách Nazarét chỉ 70 km.

Nhưng ngay Miền Galilê cũng có tới 4 địa điểm cùng tên Cana, 2

trong số đó nay chỉ còn lại tàn tích. Tuy nhiên, Làng Kafr Kanna

mà chúng tôi sắp đến lại được các Kitô-hữu ở Nazarét từ thế kỷ

Page 48: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

48

VIII nhìn nhận đúng là Làng Cana xưa, bởi lẽ làng này rất gần

Nazarét (7 km), lại là quê của Batôlômêô Tông đồ (Ga 21,2).

Hơn nữa, tại một di chỉ trong làng, các nhà khảo cổ xưa đã

khai quật được vết tích của một ngôi nhà lớn có niên đại rất cổ,

có thể là “1 phòng tiệc cưới” xưa. Năm 1879, các Cha Phanxicô

đã mua lại địa điểm ấy; đến năm 1906 thì xây dựng “Nhà Thờ Tiệc

cưới” (Wedding Church) ngay trên nền móng của di chỉ “Phòng

tiệc cưới” xưa, nơi có lẽ Chúa Giêsu đã biến nước thành rượu

cho đôi tân hôn. Trước cổng “Nhà Thờ Tiệc cưới”, Giáo hội Chính

Thống cũng cho xây Nhà thờ Thánh George của họ.

Page 49: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

49

Gần đây hơn, người ta đã đào được dưới tầng hầm Nhà Thờ

Tiệc cưới một chum lớn bằng đá giống như Phúc âm Gioan mô

tả, ẩn sau bức tường rất dầy của phế tích “Phòng tiệc cưới”. Điều

ấy càng làm tăng tính khả tín của Nhà Thờ Tiệc Cưới Kafr Kanna.

Làng Kafr Kanna ngày nay là một thị trấn nhỏ với 21,000 dân

là người Palestin, trong số đó chỉ có 30% là Kitô-hữu. Trước khi

đến nhà thờ, đoàn chúng tôi được đưa đến một tiệm chuyên bán

rượu Cana và đồ lưu niệm rất lớn của một người Palestin Công

giáo. Sau đó đoàn đến tham quan và được dâng lễ lúc 9g ngay

tại nhà thờ. Các cặp hôn nhân ắt đã được ‘thỏa chí toại lòng”.

Điều bất ngờ là có một cặp vợ chồng người Ý đã thành hôn tại

Page 50: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

50

nhà thờ này 25 năm trước (1993). Họ vui mừng vì được dự Thánh

Lễ với Đoàn VN và cùng tham dự nghi thức Tái tuyên hứa hôn

nhân với 7 cặp của đoàn VN.

9. NÚI TABOR - CHÚA HIỂN DUNG

Núi Tabor cách Nazarét 18 km về hướng Đông. Rời Kafr

Kanna, chúng tôi thẳng tiến Núi Tabor. Vùng này khá xanh tươi

vì hãy còn ở trên cao nguyên. Thấp hơn một chút về phía Nam là

Thung lũng Jezreel màu mỡ, nằm vắt ngang Nam Galilê theo

hướng Đông-Tây. Từ xa, Núi Tabor đã hiện lên như một cái

chén/bát úp: chỉ một ngọn núi đơn độc đội lên trên nền trời.

Page 51: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

51

Núi Tabor, có độ cao 575m. Dưới chân núi có 2 làng của

người Palestin và một Làng Do thái có tên là Kfar Tavor. Xe Bus

52 chỗ của đoàn chỉ lên đến bãi đậu cách đỉnh núi 7 km vì đoạn

đường cuối cùng này rất hẹp và gấp khúc nguy hiểm, và chuyển

qua xe giống loại Fort Transit ở VN.

Địa danh này từng được Sách Giôsuê 19,22 nhắc đến như cột

mốc chia đất cho chi tộc Zebulun, Issachar và Naphtali. Sách Thủ

Lãnh 4,6 cũng nói về chiến thắng của 10,000 quân của ông Barắc

với người Canaan từ Núi này. Tiếp theo trong lịch sử, Núi thường

là cứ điểm cho các cuộc kháng chiến Do thái chống ngoại bang.

Tuy nhiên, sức hút lớn nhất của ngọn núi linh thiêng này là

do biến cố Biến hình của Chúa Giêsu để bày tỏ Thiên tính của

Người cho ba đồ đệ Phêrô, Gioan và Giacôbê (Lc 9,28-36; 2P 1,16-

18). Chính vì thế, từ thời Byzantine (thế kỷ IV-V) đã có một nhà

thờ được xây dựng ngay trên đỉnh núi để kính nhớ sự kiện Chúa

Biến Hình. Đến thế kỷ XII, các Thập Tự quân cho xây một nhà thờ

khác trên phế tích của Nhà thờ thứ nhất. Nhưng rồi Nhà thờ thứ

2 cũng bị phá hủy vào thời kỳ cai trị của Hồi giáo.

Năm 1835, các Cha Phanxicô đã thiết lập một Tu viện trên

đỉnh núi. Từ 1919-1924, Kiến trúc sư tài ba người Ý Antonio

Barluzzi đã giúp các cha xây dựng Nhà thờ Chúa Biến hình như

Page 52: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

52

hiện nay, một công trình hoàn toàn bằng đá trắng rất uy nghi,

nổi bật trên nền trời. Tuy đồ sộ, nhưng kiến trúc của Nhà thờ vẫn

mang nét giản dị và khổ hạnh. Trong hai tháp chuông ở hai bên

cửa vào nhà thờ có hai bàn thờ dâng kính Môsê và Êlia là hai vị

lãnh đạo và Tiên tri Cựu ước đã đến đàm đạo với Chúa trong cuộc

Hiển Dung của Người.

Bên ngoài Nhà thờ phía bên phải, có một cầu thang dẫn lên

sân thượng lửng khá rộng sát tường nhà thở. Từ đó ta có thể

ngắm bao cảnh hùng vĩ của đồng bằng bên dưới cũng như nhiều

phế tích còn sót lại từ hai nhà thờ cổ thời Byzantine và Thập Tự

Page 53: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

53

Chinh trong khuôn viên nhà thờ hiện tại, bao gồm những cột

móng và bờ tường bằng đá khối màu trắng, to lớn và vững chãi

như tường thành của các pháo đài. Điều đó chứng tỏ các nhà thờ

tiền nhiệm hùng vĩ hơn công trình hiện tại rất nhiều.

Từ Nhà Thờ nhìn ngược ra phía cổng, sẽ trông thấy Tháp

của Nhà Thờ Chính Thống dâng kính Tiên tri Êlia dưới sườn đồi

bên phải. Còn bên trái Cổng là tu viện uy nghi bằng đá trắng của

các Cha Phanxicô, và Bia ghi nhớ Vị Kiến Trúc Sư tài danh Antonio

Baluzzi (1884-1960) đã cộng tác với Cơ quan coi sóc Đất Thánh

thiết kế và xây dựng nhiều Nhà Thờ để đời trên Đất Thánh vào

nửa đầu của thế kỷ XX gồm:

- Nhà thờ Đức Mẹ Thăm Viếng bà Êlisabét ở En Karem

- Nhà Nguyện Mục đồng ở Cánh đồng Chiên tại Bêlem

- Nhà thờ Bát Phúc tại Biển Hồ Galilê

- Nhà thờ Chúa Chiên Lành tại Giêricô

- Nhà thờ Ladarô tại Bêtania

- Vương cung thánh đường Chúa Hiển Dung Núi Tabor

- Vương cung thánh đường Giếtsêmani tại Núi Cây Dầu

- Nhà Nguyện Canvariô của Công giáo, nằm trong lòng Nhà

thờ Mộ Thánh ở Giêrusalem.

Chỉ sau khi viếng thăm và cầu nguyện ở nơi đây, chúng tôi

mới hiểu được phần nào tại sao Phêrô đã xin Chúa cho dựng lều

ở lại nơi này. Nhưng rồi cũng như Phêrô, đoàn chúng tôi cũng

phải xuống Núi trực chỉ Nazarét. Trên đường về, chúng tôi nhìn

thấy Làng Naim xa xa, tựa lưng vào một ngọn đồi. Đây là nơi

Chúa đã cho con trai đã chết của một bà góa được sống lại (Lc

7,11-17). Hiện tại đây là làng của cư dân gốc Palestin, cách Nazarét

19 km lái xe.

Về đến Downtown nhỏ nhắn của Nazarét, đoàn ăn trưa tại

một Nhà hàng là một ngôi nhà cổ, nhìn lên sườn đồi của Làng

Nazarét mà Gia đình Thánh Gia cách đây 2000 năm.

Page 54: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

54

10. SƠ LƯỢC VỀ NAZARÉT

Nazarét ngày nay được gọi là “thủ đô Ả rập của Israel”, vì

76,000 công dân Do thái ở thành phố này đều là gốc Ả-rập, trong

đó 31% là Kitô-hữu. Người Do thái thì sinh sống ở thành phố bên

cạnh có tên Nazaret-Thượng (Upper Nazarét). Các thành phố Do

thái thì hiện đại ngăn nắp như Âu-Mỹ, khác với khu vực người

Palestin nghèo hơn, bình dị hơn, nhưng cũng thân thiện hơn.

Xe vừa đến Trung tâm Nazarét, đã trông thấy Làng của Chúa

Giêsu - ngày nay chi chít nhà cửa - dàn trải trên một sườn đồi khá

cao và rộng. Tất cả những địa điểm thánh mà chúng tôi sẽ có

Tour đi bộ chiều nay để thăm viếng đều lọt thỏm vào trong các

khối nhà trên sườn đồi ấy.

Theo Phúc âm Luca, Làng Nazarét là nơi Thiên thần Gabriel

truyền tin cho Đức Maria; nơi sinh sống của gia đình Thánh gia;

nơi Chúa Giêsu đã sống trọn tuổi thơ, thời niên thiếu, cũng như

các năm tháng ẩn dật cho đến khi 30 tuổi.

Đến Nazarét, được đi bộ trong các con phố nhỏ ngoằn

nghèo trên sườn đồi, được viếng thăm những địa điểm thánh

nơi đã từng diễn ra các sự kiện cứu độ cao trọng cách đây 2000

năm, khách hành hương sẽ được hiểu cách cụ thể và cặn kẽ hơn,

Page 55: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

55

được cảm nhận cách sinh động hơn các trình thuật Kinh Thánh

mà trước đây có thể họ đã đọc đến thuộc nằm lòng. Hơn hết, họ

trải nghiệm những rung động thiêng liêng mà chỉ có bầu khí linh

thánh của các nơi chốn ấy mang lại: Nhà Thờ Truyền Tin, Căn hộ

và xưởng mộc của gia đình Thánh Giuse, Hội đường Do thái ở

Nazarét và Nhà Thờ Giếng Đức Mẹ.

11. TIỂU VƯƠNG CUNG THÁNH ĐƯỜNG TRUYỀN TIN

Tiểu Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin được xây dựng

bên trên di chỉ khảo cổ ngôi nhà của gia đình Đức Mẹ, vị trí - mà

Page 56: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

56

theo truyền thống Công giáo Rôma - thiên sứ Gabriel đã truyền

tin cho Đức Trinh Nữ Maria (Lc 1,26-38). Công trình này cũng nằm

trên phế tích của một nhà thờ cổ từ thời Byzantine và một nhà

thờ cổ khác từ thời Thập tự chinh.

Vương Cung Thánh Đường hiện nay là nhà thờ Kitô-giáo lớn

nhất ở Trung Đông theo lối kiến trúc hiện đại, được hoàn tất năm

1969. Khối kiến trúc khổng lồ bao gồm 2 nhà nguyện: Tầng Hầm

và Tầng 2 chồng lên nhau. Mặt ngoài của Nhà Thờ được xây hoàn

toàn bằng đá vôi trắng, thứ đá tự nhiên được sử dụng rộng rãi

trên khắp Do thái và Palestin, khiến đâu đâu mọi nhà cửa, dinh

thự đều mang một màu trắng chủ đạo.

Bên phải cổng vào của Vương Cung Thánh Đường, sát với

bờ tường bao quanh khuôn viên Nhà thờ, là một hành lang chạy

dài có mái che. Bên trên các bức tường có gắn rất nhiều Hình

Đức Mẹ trong trang phục văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau

trên thế giới, trong đó có Ảnh Đức Mẹ Việt Nam được dâng cúng

vào năm 1964.

Trên đỉnh của Tầng 2 Nhà Thờ, ngay ở trên gian Cung Thánh,

thay vì một mái vòm bầu tròn (coupole) truyền thống của Kitô-

giáo, lại là một tháp màu xám nhọn hoắc như đầu một cây bút

chì đâm lên bầu trời xanh không mấy thẩm mỹ, lại hơi có nét của

Page 57: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

57

một tháp giáo đường Hồi giáo (minaret). Thế nhưng mặt trong

của tháp lại giống như một hoa huệ tinh khiết đang hé nở và rực

rỡ ánh sáng tự nhiên, biểu trưng cho Đức Maria thanh khiết vẹn

tuyền; rồi phủ bên trên gian Cung Thánh Nhà Thờ Tầng 2, như

diễn tả lại sự kiện “quyền năng của Đấng Tối Cao rợp bóng trên

Đức Mẹ” sau lời thưa “Xin vâng”. Hơn nữa, hình thù của chiếc

tháp nhọn Ả-rập cũng nói lên một nỗ lực hội nhập văn hóa - một

nét của việc “Nhập Thể” - của công trình Kitô-giáo này vào trong

thế giới kiến trúc Ả-rập ở Vùng Palestin.

Page 58: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

58

Tuy nhiên, linh thánh nhất vẫn là Tầng Nhà Thờ Hầm, nơi

chứa di chỉ khảo cổ của Hang Truyền tin bên cánh trái nhà thờ,

được cho là phế tích của ngôi nhà Đức Mẹ đã sống thời thơ ấu.

Nhà Thờ Hầm có 3 bàn thờ: Bàn thờ ở gian cung thánh

chính; bàn thờ đối diện với Hang Truyền Tin; riêng bàn thờ thứ

ba trong Hang Truyền Tin gây nhiều xúc động thiêng liêng cho

khách hành hương nhất, do có ghi hàng chữ Latinh phía trước:

Chính tại nơi đây, Ngôi Lời đã mặc lấy xác phàm! (Verbum Caro

hic Factum Est). Chúng tôi đang đứng trước nơi chốn Con Thiên

Chúa đi vào trần gian! Thật là một hạnh phúc thánh thiêng!

Page 59: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

59

Cụm từ linh thánh “Chính tại nơi đây”, khách hành hương

sẽ còn gặp thấy ở địa điểm khác, nơi họ sẽ được đắm mình trong

chính khung cảnh linh thánh đã diễn ra mỗi mầu nhiệm:

- Chính tại nơi đây, Vị Tiền Hô của Chúa đã chào đời (Nhà thờ

Thánh Gioan Tẩy giả ở Ein Karem).

- Chính nơi tảng đá này, Bà Êlisabét đã giấu Gioan (để trốn

Hêrôđê giết hại: Nhà Thờ Đức Mẹ Thăm Viếng ở Ein Karem).

- Chính tại nơi đây, Chúa Giêsu Kitô đã được hạ sinh bởi Đức

Trinh Nữ Maria (Hang Giáng Sinh tại Nhà Thờ Bê-lem).

- Chính tại nơi đây, Người hằng vâng phục các Đấng (Nhà Thờ

Thánh Gia ở Nazarét).

Trước khi vào Nhà Thờ, đoàn chúng tôi dự định sẽ cùng

nhau đọc Kinh Truyền Tin bằng tiếng Việt trước Hang truyền Tin.

Nhưng khi vào trong, không còn ai dám mở miệng phá vỡ bầu

khí thinh lặng cực thánh của khách hành hương nhiều quốc tịch

đang thầm thĩ cầu nguyện trước Hang, hay đang ngồi la liệt khắp

các góc trong lòng Nhà Thờ suy gẫm và chiêm nghiệm, mặt

hướng về Hang Truyền Tin. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn, là

mỗi chúng tôi đều đọc thầm Kinh Truyền Tin, có thể là lần duy

nhất trong đời, chính tại NƠI NGÔI LỜI ĐÃ THÀNH XÁC PHÀM!

Page 60: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

60

12. NHÀ THỜ THÁNH GIA

NHÀ & XƯỞNG THỢ CỦA THÁNH GIUSE

Nhà Thờ Thánh Giuse - còn gọi là Nhà Thờ Thánh Gia - nằm

cách Tiểu Vương Cung Thánh Đường Truyền Tin chỉ 5 phút đi bộ,

có hình dáng và kích thước khá khiêm tốn, như ẩn nấp dưới bóng

của Tiểu Vương Cung Thánh đường. Ngôi nhà thờ hiện tại được

xây dựng từ năm 1914 bởi các Cha Phanxicô, trên nền cũ của một

Nhà thờ cổ từ thời Thập Tự Chinh.

Nhà thờ Thánh Gia cũng gồm hai tầng, và tầng hầm chắc

chắc quan trọng hơn, vì chứa đựng di chỉ khảo cổ được truyền

thống cho là vị trí của xưởng thợ và ngôi nhà của Thánh Giuse,

được đục âm vào hang đá như lối xây nhà thời ấy.

Tầng trên của Nhà Thờ không mấy đặc sắc, ngoại trừ 3 bức

bích họa (tranh tường) trên gian cung thánh, về 3 bước ngoặt

Page 61: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

61

của Thánh Gia: bên trái là cảnh Thiên thần báo mộng cho Giuse;

giữa gian Cung Thánh là hình của Hai Đấng và Con trẻ Giêsu

đứng; còn bên cánh phải là cảnh Giuse hấp hối được Đức Mẹ và

Chúa Giêsu trưởng thành đứng bên cạnh chăm sóc.

Ở tầng dưới Nhà Thờ có ngôi nhà của Thánh Giuse và

xưởng thợ. Hầm đá của ngôi nhà cũng đã được biến thành một

nhà nguyện nhỏ.

Page 62: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

62

Phía trước bàn thờ có 1 chiếc đĩa tròn bằng đá cẩm thạch

trắng, trên đó có khắc dòng chữ: Hic erat subditus illis - Chính tại

nơi đây, Người hằng vâng phục các Đấng.

Còn hang đá, nơi được cho là xưởng mộc xưa kia của Thánh

Giuse, nay được khảm sát tường một bức bích họa về sinh hoạt

của Thánh Gia Thất.

Page 63: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

63

13. HỘI ĐƯỜNG NAZARÉT

Với Do thái giáo, chỉ Đền Thờ Giêrusalem mới là nơi thờ

phượng, nhưng mấy ai có điều kiện đến đó hành hương! Vì thế

chính Hội đường ở mỗi làng mới là nơi gìn giữ đức tin, nơi mà

mọi trẻ em đều đến để học chữ, học Kinh Thánh, học Thánh Vịnh;

nơi mà mọi độ tuổi đều phải đến nghe công bố và giảng giải Kinh

Thánh vào ngày Sabat, rồi cùng thảo luận để về sống Luật Chúa.

Từ “ngôi nhà Thánh Gia”, chúng tôi đi bộ theo đường dốc,

các bậc thang, băng qua các con hẻm và phố chợ Ả-rập để đến

Hội Đường Nazarét ở trên cao. Đây là nơi Chúa Giêsu từng đến

rao giảng và bị người đồng hương từ khước (Lc 4,16-30).

Page 64: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

64

Tại Hội đường, chúng tôi cùng nghe công bố lại đoạn Phúc

âm ấy. Mọi người đều xúc động vì đang có mặt trong khung cảnh

của đoạn Phúc âm. Câu nói của Chúa Giêsu năm xưa: "Hôm nay

đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe." (c.21), đang trở

thành hiện thực với chúng tôi lúc này. Hôm nay, chính chúng tôi

cũng được diễm phúc đi trên những con dốc Chúa Giêsu từng đi

từ nhà đến Hội đường; được ở trong chính Hội đường đã hun

đúc đức tin của Chúa trong suốt tuổi ấu thơ; được nghe lại câu

chuyện của Thánh Luca ngay tại nơi sự kiện đã diễn ra!

14. NHÀ THỜ GIẾNG ĐỨC MẸ

Tên chính thức của “Nhà Thờ Giếng Đức Mẹ” (Mary’s Well)

là “Nhà Thờ Truyền Tin” hay “Nhà Thờ Gabriel”, thuộc Giáo Hội

Chính Thống Hy Lạp. Nhà thờ được xây trên một mạch nước mà

cho đến gần đây vẫn là nguồn cung cấp nước duy nhất cho Làng

Nazarét từ mấy ngàn năm trước. Vì thế ắt hẳn Đức Maria ngày

xưa cũng thường đến mạch nước này để kín nước.

Theo Chính Thống giáo, mạch nước này mới thực là địa điểm

Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Mẹ, dựa vào lời chứng của cuốn

Page 65: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

65

Tiền Tin Mừng của Thánh Giacôbê (Protoevangelium Jacobi): Đoạn

Cô cầm lấy vò nước và đi ra kín nước, thì kìa có một tiếng nói cất

lên: “Chào Maria, đầy ơn phước, Cô được chúc phúc giữa những

người nữ!” Cũng dựa vào lời chứng ấy mà một thánh đường đầu

tiên đã được xây dựng tại vị trí này từ thời Byzantine.

Ngày nay, mạch nước trong Nhà thờ ẩn mình trong một

hầm có mái vòm bằng đá. Nước từ mạch vẫn chảy đến một giếng

cách đó chừng 140m, gọi là “Giếng Đức Mẹ”. Và hình ảnh của

“Giếng ấy đã trở thành Logo của Thành phố Nazarét.

Từ Nhà Thờ Giếng Đức Mẹ về đến Khách Sạn Rimonim rất

gần: chỉ mất 10 phút đi bộ. Được biết tối ngày 5.5 là Thứ Bảy đầu

tháng, nên vào 20h sẽ có Rước kiệu nến Đức Mẹ từ cổng sau của

Nhà Thờ Tầng 2 phía trên đồi, rước vòng xuống phía cổng trước

của tầng dưới rồi tiến vào kết thúc ở Nhà Thờ Hầm. Thời gian

kiệu chừng 1 giờ. Nhiều thành viên của đoàn - nhất là các phụ nữ

- tuy rất mệt vì đã đi bộ suốt cả ngày nhưng vẫn sốt sắng không

muốn bỏ lỡ cơ hội có một không hai trong đời này. Nuối tiếc duy

nhất của các bà là vì không biết trước, nên đã không đăng ký để

có được một ngắm Mân Côi bằng tiếng Việt. Bù lại, vì biết VN ở

xa xôi, Ban Tổ chức đã vui vẻ tặng luôn nến kiệu mà không thu

lại như đối với những người khác.

Page 66: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

66

NGÀY THỨ BA (6.5.2018)

CỤM HÀNH HƯƠNG PHÍA BẮC BIỂN HỒ GALILÊ

Hành trình Ngày thứ Ba:

Buổi sáng:

- Đi thuyền trên Biển Hồ Galilê.

- Thăm Capharnaum: Thành của Chúa Giêsu

- Thăm Nhà Thờ Tối Thượng quyền Thánh Phêrô ở Tabgha.

- Thăm và dâng lễ tại Nhà Thờ Tám Mối Phúc Thật.

- Thăm Nhà Thờ Hóa Bánh ra nhiều ở Tabgha.

Buổi chiều:

- Thành phố Tiberias: Món cá nướngcủa Thánh Phêrô.

- Chia tay Galilê (Bắc), đi dọc theo Thung lũng Sông Giođan

và Giêricô (Trung) để về Bêlem, Miền Giuđêa (Nam).

15. BIỂN HỒ GALILÊ

Từ sáng sớm, bà con trong đoàn đã tranh thủ đưa hành lý

xuống sảnh dưới để trả phòng khách sạn. Hành trình hôm nay sẽ

khá dài: thăm các di tích của Chúa Giêsu ở Mạn Tây cực Bắc Biển

Hồ Galilê, rồi xuôi xuống Bêlem ở Galilê phía Nam.

Rời Nazarét, xe đi về hướng Đông trực chỉ Biển Hồ Galilê,

cách đường chim bay chừng 30 km. Đi đường bộ ắt sẽ dài hơn.

Galilê dù sao vẫn là Vùng đồi núi và trung du, do vậy khí hậu

tương đối mát mẻ, và đặc biệt khá xanh tươi nhờ được tưới tắm

bởi Hồ Nước ngọt khổng lồ Galilê. Vườn tược hai bên đường khá

trù phú với chuối, xoài, Ô-liu. Ở Israel chủ yếu là nông nghiệp

sạch (organic), do vậy mọi thứ rau cỏ, kể cả cây ăn trái, đều được

trồng trong “nhà kính” che phủ bằng plastic để tránh sâu bọ.

Địa danh đầu tiên mà xe chúng tôi đi qua ven Biển Hồ là

Làng Magdala - quê của Maria Magdala hay Mađalêna - được

nhận biết nhờ các bảng hiệu siêu thị và Hotel ở ven đường.

Page 67: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

67

Biển Hồ có 3 tên gọi:

- Biển Hồ Galilê: Đặt theo tên Miền Galilê.

- Biển hồ Kinneret hay Ghennêsarét (Ds 34,11; Lc 5,1): Theo tên

làng Kinneret trù phú ở mạn Tây Biển Hồ gần Capharnaum.

- Biển Hồ Tiberias: Theo tên thành phố Tiberias do Hêrôđê

Antipas xây năm 20 CN, cũng ở Ven Bờ Tây Biển Hồ.

Về địa hình, Biển Hồ Galilê có chu vi khoảng 53 km, chỗ đáy

sâu nhất là 43 m, chiều dài khoảng 21 km, chiều rộng 13 km, với

diện tích tổng cộng 166 km². Biển hồ Galilê nằm trên “rãnh đứt

gãy địa chất” của trái đất chạy dọc theo Sông Giođan (Jordan

rift) nên mặt Hồ nằm ở độ sâu -209 mét dưới mực nước biển.

Do vậy khí nóng từ sa mạc có thể tụ về nhanh chóng, tạo thành

những cơn lốc xoáy bất ngờ trên Hồ. Đã có lần các tông đồ sợ

hết hồn vì cơn cuồng phong này (Mc 4,37).

Biển Hồ may mắn có nguồn cấp nước dồi dào từ các Núi

tuyết phía Bắc ở Liban, và từ các mạch nước ngầm quanh Hồ.

Cực Nam của Hồ đổ nước vào Sông Giođan, từ đó chảy tiếp vào

Biển Chết. Đó là nói theo lý thuyết, vì trong thực tế, hầu hết

nước Biển Hồ ngày nay bị giữ lại cho nông nghiệp Galilê do tình

trạng thiếu nước vì hoang mạc hóa, chỉ có một lượng nước nhỏ

chảy vào Sông Giođan. Đến lượt cư dân ở Thung lũng Giođan lại

chặn giữ lượng nước cho nông nghiệp của mình, thành ra lượng

Page 68: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

68

nước chảy vào Biển Chết gần như bằng zero. Với lượng nước

biển bị bốc hơi rất lớn do khí hậu sa mạc, gần đây mỗi năm mực

nước Biển Chết tụt xuống hơn 1 mét, khiến Biển Chết chỉ còn 4-

5 điểm du lịch có thể tắm được. Nếu Israel và Jordan không nhất

trí được với nhau thực hiện dự án đào kênh dẫn nước biển từ

Hồng Hải từ phía Nam lên tiếp cứu Biển Chết, thì trong 30 năm

tới, Biển Chết có thể “chết thật”.

Trở lại chủ đề hành hương, phần lớn hoạt động của Chúa

Giêsu trong 3 năm công khai diễn ra trên vùng Biển Hồ, nơi có

nhiều làng sinh sống bằng chài lưới, hoặc giao thương thuyền

bè. Các địa danh quanh Biển Hồ ghi dấu hoạt động rao giảng của

Chúa: Ghennêsarét nơi Chúa gọi 4 tông đồ đầu tiên; Thành

Capharnaum; Núi Tám Mối Phúc; Kursi, nơi Chúa trừ quỷ và cho

phép nó nhập vào đàn heo; Bethsaida nơi Chúa chữa người mù

(Mc 8,22-26); Tabgha nơi Chúa hóa bánh nuôi 5,000 người ( Mc

6,30-44) và hiện ra sau Phục sinh với các môn đệ (Ga 21,1-23).

Lộ trình thăm Biển Hồ hôm nay gồm: Thành Capharnaum

xưa gần cực Bắc Biển Hồ, và cụm 3 di tích quan trọng trong cự

ly 5 km xung quanh Capharnaum. Các điểm hành hương này

từng rất sầm uất vào thời Byzantine, sau đó bị tàn phá nặng nề

trong các giai đoạn Hồi giáo, cho đến 2 thế kỷ gần đây mới được

Khảo cổ học giúp khai quật và tái tạo lại.

Page 69: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

69

16. TRẢI NGHIỆM SÓNG NƯỚC GALILÊ

Bến tàu du lịch Biển Hồ Galilê nằm ở làng Ginosar, tên gọi

khác của Ghennêsarét. Trên đường ra Cầu tàu, phải đi bộ ngang

Bảo tàng địa phương “Con người Galilê”, trong đó có trưng bày

xác của một con tàu từ thế kỷ I đã mục rữa, được trục vớt ở

lòng Hồ Galilê năm 1986.

Vừa xuống thuyền ai ai cũng cảm thấy háo hức vì sắp trải

nghiệm sóng nước Galilê và chắc sẽ biết thêm các chi tiết Thánh

Kinh liên quan đến Biển Hồ đây! Sự phấn khởi càng gia tăng khi

nghe hai bài thánh ca VN vang lên trên sóng nước Galilê.

Thế nhưng thuyền chỉ ra xa bờ một chút thì thả trôi bồng

bềnh để cho khách tự do ngắm cảnh. Sau đó Hướng dẫn viên

chỉ giới thiệu qua loa về địa lý của Hồ và vài địa danh bao quanh;

rồi đến mục biểu diễn thả lưới bắt cá; định tổ chức nhảy múa

Page 70: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

70

giao lưu theo văn hóa Palestin; bán đồ lưu niệm là dây đeo làm

từ vỏ ốc của Hồ Galilê... Chương trình không thích hợp với bầu

khí hành hương, nên không được sự hưởng ứng của đoàn!

Thêm vào đó thời tiết trở nên xấu đột ngột, khung cảnh

trên hồ bỗng nên mù mịt, không còn hấp dẫn để ngắm hay chụp

hình. Vì thế đoàn chỉ tổ chức một vài tiết mục sinh hoạt vui nhộn

rồi quay vào bờ chỉ sau 40 phút ra khơi. Lúc rời thuyền, chủ

thuyền không quên đặt một chiếc tàu nhỏ để… xin tiền “típ”.

17. CAPHARNAUM - THÀNH CỦA CHÚA GIÊSU

Kafar Nahum nằm ở phía Tây của cực Bắc Biển Hồ, có nghĩa

“Làng của Nahum”. Từng là thị trấn năng động nhộn nhịp bậc

nhất Vùng Biển Hồ vào đầu Công nguyên, nhưng không rõ vì sao

thành lại rơi vào hoang phế đến độ mất cả dấu vết. Năm 1838,

một học giả tìm lại được dấu tích của Capharnaum đã phải thốt

lên: “Toàn bộ chỉ còn lại đống hoang tàn và đổ nát!”

Vào thời Chúa Giêsu, Capharnaum là một cảng cá sầm uất,

đồng thời là “Cửa ngõ biên cương” (frontier post) bên Bờ Biển

Hồ Phía Bắc (giống Giêricô là Cửa ngõ biên cương ở Tây ngạn

Sông Giođan). Nơi đây, các thương nhân Âu, Á, Phi tấp nập qua

lại giao thương buôn bán, nên cũng là địa điểm Vua quan thu

thuế dân bản xứ lẫn thương nhân nước ngoài. Có một lần Phêrô

Page 71: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

71

hỏi Chúa Giêsu khi ở Capharnaum về việc nộp thuế (thân), Chúa

đã nói ông ra bờ Hồ ngay đó thả câu, rồi mổ bụng con cá đầu tiên

lấy đồng tiền đóng thuế cho cả 2 người (Mt 17,24-27).

Đến đây chúng ta mới hiểu tại sao Chúa Giêsu không chọn

khởi nghiệp ở Nazarét, mà lại chọn đóng đô ở Capharnaum suốt

3 năm: đơn giản vì những lời Ngài rao giảng ở Capharnaum sẽ

được các thương nhân về nói lại ở quê quán họ. Quả là rất chiến

lược! Chính vì thế Capharnaum đã trở thành “quê hương thứ

hai” của Chúa Giêsu sau Nazarét, và Cổng dẫn vào thành ngày

nay có ghi biển hiệu: “Capharnaum - Thành của Chúa Giêsu”.

Đến hành hương Capharnaum ngày nay, chỉ còn lại… hoang

tàn và đổ nát! Các tàn tích lộ thiên bằng đá basan đen nằm ngổn

ngang đầy dẫy cho thấy tầm vóc xưa của thị trấn Capharnaum

quy mô đến thế nào.

Ngày nay, khu phế tích Capharnaum nằm sát bên cực Bắc

Biển Hồ, do Cơ quan coi sóc Đất Thánh của Dòng Phanxicô cai

quản. Trên toàn bộ khu phế tích, chỉ có hai tòa nhà đương đại

mọc lên: đó là Tu viện Phanxicô và Nhà nguyện “Chúa hứa ban

Bánh Hằng Sống”; cả hai đều được xây bằng đá basan đen, cho

đồng bộ với kiến trúc của Thành này từ thời Chúa Giêsu. Nhà

nguyện Bánh Hằng Sống có kiến trúc hiện đại, dáng tròn và dẹp

như chiếc “dĩa bay” khổng lồ đặt trên các trụ đá đen; bên dưới

sàn nhà thờ là di chỉ khảo cổ ngôi nhà của Mẹ vợ Phêrô.

Page 72: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

72

Phế tích duy nhất được tái dựng lại ở đây là Hội đường

Capharnaum bằng đá vôi trắng, khác với toàn bộ quần thể phế

tích bằng đá den. Một tấm bảng ghi rõ “Hội đường này được xây

vào thế kỷ IV, trên nền HỘI ĐƯỜNG CỦA CHÚA GIÊSU. Thánh Luca

còn nói rõ, Hội đường nguyên thủy thời Chúa Giêsu do một Viên

bách quản Rôma xây tặng cho dân thành này (Lc 7,1-10).

Dừng chân trong Hội đường Capharnaum, khách hành

hương có thể hồi tưởng lại một vài việc làm nổi bật của Chúa

Giêsu tại “Thành của Người”:

Chính tại Hội đường này, Chúa đã giảng dạy như Đấng có uy

quyền và chữa một người bị quỷ ám váo 1 ngày sabát (Mc 1,21-

28), và đã từng ban lời hứa về Bánh hằng sống (Ga 6,22-59).

Page 73: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

73

Ngài đã từng chữa cho con gái đã chết của ông Gia-ia trưởng

hội đường được sống lại (Mc 5,34-43), đã chữa Mẹ vợ Phêrô

khỏi sốt, từ đó khiến cả thành đưa các bệnh nhân các loại

tuôn đến với Ngài xin cứu chữa (Mc 1, 29-34).

Ngài đã từng quở trách Capharnaum, Khôrazin, Bétsaiđa (quê

của Phêrô, Anrê, Philipphê: Ga 1,43), ba thành phố “tam giác

rao giảng trọng điểm” của Chúa vì 3 thành này đã được chứng

kiến nhiều phép lạ của Chúa nhưng đã từ chối tin vào Ngài

(Mt 11,20-24).

Mạn Đông Biển Hồ bên kia Capharnaum là hoang địa. Chúa

Giêsu thường chỉ thị các tông đồ đi thuyền qua Bờ Đông bên ấy

để nghỉ ngơi thanh tĩnh, cuối một ngày giảng dạy tất bật.

Page 74: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

74

18. NHÀ THỜ TỐI THƯỢNG QUYỀN THÁNH PHÊRÔ

Ở TABGHA

Tabgha là tên của khu vực ở mạn Tây Biển Hồ, dưới chân Núi

Tám Mối Phúc, chỉ cách Capharnaum chừng 3 km. Tên Vùng này

theo tiếng Hy-Lạp là “Heptagon” (hình bảy góc) vì trong khu vực

có “7 mạch nước” nóng do chứa nhiều chất lưu huỳnh (sulfur)

tuôn ra Biển Hồ. Vì thế nước ở đây quanh năm ấm áp, nhất là vào

Mùa Đông, thu hút các luồng cá tụ về rất lớn. Vì thế đây cũng là

điểm đánh bắt cá ưa thích của ngư dân, trong đó có các tông đồ.

Thế nhưng, người Ả-rập đọc sai chữ “Hép-ta-gon” thành “Táp-

vơ-ga”, rồi cứ thế trở thành tên gọi chính thức của khu vực.

Địa danh Tabgha gắn liền với câu chuyện Chúa hiện ra với

các Tông đồ trên Biển Hồ sau Phục sinh (Ga 21,1-19), cho các ông

một mẻ cá lạ lớn lao sau 1 đêm trắng tay, rồi còn dọn sẵn bữa ăn

sáng trên Bờ hồ gồm bánh và cá nướng. Cuối bữa ăn Chúa hỏi

Phêrô ba lần: Anh có yêu mến Thầy không? rồi trao cho ông tối

thượng quyền chăn dắt toàn bầy chiên của Chúa là Giáo Hội. Các

Kitô-hữu xa xưa tin rằng sự kiện ấy xảy ra tại một phiến đá lớn

trên Bãi Tabgha, nên từ thời Byzantine thế kỷ IV, rồi Thập Tự

Chinh thế kỷ XII, đã từng có nhà thờ phủ trên tảng đá ấy.

Để đến Nhà thờ Tối thượng quyền ngày nay, từ mặt đường,

phải đi bộ vào con đường rợp bóng cây chừng 200m, hơi xuôi

Page 75: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

75

dốc về phía Bờ Biển Hồ. Vừa vào cổng, đã bắt đầu thấy các tàn

tích xây dựng xưa cũ bên tay phải. Gần cuối con đường, có một

tấm bảng có hình của các ĐGH từ Thánh Phêrô cho đến nay.

Ngôi nhà thờ hiện tại khá nhỏ, xây bằng đá basan đen đặc

trưng của Vùng Biển Hồ, ngay trên phế tích của hai nhà thờ xưa.

Phía sau nhà thờ là một bãi đất trống, phủ sỏi tự nhiên, vươn ra

bờ Biển Hồ mênh mông rì rào tiếng sóng.

Bước vào Nhà Thờ, khách hành hương sẽ thấy ngay một

phiến đá lớn ở trên cung thánh có ghi chú “Mensa Christi” (Bàn

của Chúa Kitô). Có lẽ trên chiếc bàn đá này, Chúa Phục sinh đã

dọn bữa ăn sáng cho các tông đồ. Và cũng tại chiếc bàn đá này,

Ngài đã trao Tối Thượng quyền cho Thánh Phêrô.

Page 76: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

76

Tràn đầy xúc động, cả đoàn thinh lặng nghe đoạn Phúc âm

Ga 21,1-19, những tưởng mình đang được chứng kiến quang cảnh

Chúa Phục sinh lui cui dọn bữa ăn cho môn đệ tại tảng đá trước

mặt, và trao Tối thượng quyền cho Thánh Phêrô. Tại đây, đoàn

đã đọc Kinh Tin kính để tuyên xưng đức tin, và hát vang bài “Này

Con là Đá” cầu nguyện cho ĐGH Phanxicô kính mến.

19. NHÀ THỜ TÁM MỐI PHÚC Ở TABGHA

Phúc âm Mát-thêu kể lại việc Chúa Giêsu thấy đám đông dân

chúng quá lớn, nên Ngài lên một gò cao, ngồi xuống để giảng

dạy cho họ về Tám Mối Phúc thật (5,1-11). Các Kitô-hữu từ thế kỷ

IV đã xác định vị trí đó nằm ở 1 ngọn đồi không xa Capharnaum,

cao hơn mặt hồ 200 m, ở Tây ngạn Hồ Galilê. Đã từng có một nhà

thờ và một tu viện trên đồi này vào thời Byzantine thế kỷ IV,

nhưng đã biến mất sau các giai đoạn cai trị của Hồi giáo, ngoại

trừ một cái hồ chứa nước nhỏ bằng đá đẽo và một vài mảng

“tranh khảm ghép gạch” (mosaic) của nền Nhà Thờ cổ.

Ngôi nhà thờ Bát phúc hiện nay được xây dựng từ năm 1938

tại địa điểm gần nền nhà thờ cổ vừa nói. Mặt tiền nhà thờ quay

lên sườn đồi, nơi có nhiều cây cối và các nhà chòi có mái che để

các nhóm hành hương dâng lễ. Lưng Nhà Thờ quay ra Biển Hồ.

Bề ngoài nhà thờ có vẻ bề thế, nhưng lòng nhà thờ lại khá nhỏ,

Page 77: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

77

có hình bát giác để biểu trưng cho Tám mối phúc. Nhà Tạm và

Bàn thờ đặt ở tâm nhà thờ. Lời của 8 mối phúc được ghi trên 8

cửa kính màu phía trên mái vòm giữa nhà thờ.

Nhà Thờ Bát Phúc đã từng được ĐGH Phaolô VI (1964) và

ĐGH Gioan-Phaolô II (2000) đến viếng thăm trong các cuộc công

du Đất Thánh của các vị.

Khi đến nơi, đoàn chúng tôi vào viếng Thánh Thể trong Nhà

Thờ và đọc to Kinh Phúc Thật Tám Mối bằng tiếng Việt. Sau đó,

đoàn mượn đồ lễ để dâng lễ tại một chòi trên sườn đồi. Từ trên

đồi cao, có thể nhìn bao quát Biển Hồ trải rộng trước mắt.

Không xa Nhà Thờ Bát Phúc, cùng nằm trong khu vực

Tabgha hay “7 mạch nước”, là nơi Chúa Giêsu đã làm phép lạ hóa

bánh lần thứ nhất (Mt 14, 13-21).

Page 78: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

78

20. NHÀ THỜ PHÉP LẠ HÓA BÁNH Ở TABGHA

Thánh Matthêu cho biết, khi được tin Gioan Tẩy giả bị

Hêrôđê trảm quyết, Chúa Giêsu lên thuyền lánh mặt đến nơi

hoang vắng, nhưng dân chúng tuốn đến tìm Chúa để được nghe

giảng dạy và chữa bệnh. Chiều đến, các tông đồ xin Chúa giải tán

đám đông vì nơi ấy rất hoang vắng, dân chúng không thể nào tìm

mua được thức ăn. Thế nhưng chỉ với 5 chiếc bánh và 2 con cá,

Chúa đã làm phép lạ cả thể nuôi 5,000 người ăn no nê, mà vẫn

thu lại được 12 thúng đầy bánh vụn.

Tương truyền Chúa đã làm phép lạ hóa bánh ấy trên một

tảng đá ở Tabgha. Từ thời Byzantine thế kỷ IV, các tín hữu đã xây

nhà thờ “Hóa Bánh” trùm lên trên tảng đá đó. Theo thời gian,

các tín hữu đến hành hương cứ “chẻ” một mẩu đá mang về nhà

nên phiến đá cứ nhỏ dần, cho đến lúc phải cấm làm điều ấy.

Năm 1939, các Cha Dòng Biển Đức người Đức từ Giêrusalem

đã mua khu vực phế tích của Nhà Thờ Hóa Bánh xưa, và xây nên

ngôi Nhà Thờ hiện tại. Điểm thu hút nhất của điểm hành hương

này là hai dấu chứng cổ xưa quý giá nằm dưới chân bàn thờ: đó

là phần còn lại của “tảng đá phép lạ” từ thời Chúa Giêsu, và một

bức tranh khảm ghép gạch (mosaic) của nền Nhà Thờ cổ thế kỷ

IV, khắc họa “hai con cá nằm hai bên rổ bánh”

Page 79: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

79

Thánh Mác-cô còn tường thuật một phép lạ hóa bánh thứ

hai ở một nơi hoang vắng, sau khi dân chúng theo Chúa đã ba

ngày và cạn kiệt lương thực. Từ 7 chiếc bánh với một ít con cá

nhỏ, Chúa đã làm một phép lạ thứ hai để nuôi 4,000 người (Mc

8,1-10). Địa điểm ấy được Truyền thống địa phương xa xưa, cũng

như các học giả Thánh Kinh ngày nay, xác định ở Tell-Hadar, đối

diện Tabgha ở Bờ Đông bên kia của Biển Hồ, nơi chủ yếu là núi

đá và hoang mạc.

Page 80: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

80

Ngày nay, địa điểm này chỉ còn là tàn tích và người ta dựng

một trụ đá để ghi dấu (như tập tục của các Tổ phụ Cựu ước).

21. TIBERIAS: MÓN CÁ NƯỚNG THÁNH PHÊRÔ

Từ giữa Biển Hồ nhìn lên sườn đồi ở bờ Hồ Tây, sẽ thấy

thành phố Tiberias do Hêrôđê Antipas xây năm 20 CN. Vua đặt

tên là thành phố Tiberias để vinh danh Hoàng đế La Mã Tiberius.

Tuy thành Tiberias nằm ngay ven Hồ, nhưng Chúa Giêsu không

bao giờ đặt chân đến đó, vì nó xây trên một nghĩa địa nên người

Do Thái không ở vì coi là ô uế. Duy nhất một lần Phúc âm nhắc

tên thành, đó là khi dân ngoại ở Tiberias nghe về phép lạ hóa

bánh ở Tabgha, họ đã chèo thuyền đến để gặp Chúa. (Ga 6,23)

Sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Do thái lần 2 vào năm 135

và bị chính quyền Rôma trục xuất khỏi Giêrusalem, người Do thái

đã chuyển trung tâm văn hóa, học thuật và tôn giáo Do thái về

Vùng Kinneret, đặc biệt ở thành phố Tiberias này.

Chúng tôi ăn trưa tại nhà hàng của Trung Tâm lưu trú hành

hương Chính Thống Nga (Pilgrims’ Residence: Russian Ecclesiatic

Mission) ngay Bờ Biển Hồ, với món chính là “đặc sản cá nướng

của Thánh Phêrô”, đánh bắt từ Hồ Galilê, trông giống cá rô lai

của VN nhưng thịt ngọt và thơm hơn rất nhiều.

Kết thúc 2 ngày khám phá Galilê. Một lần nữa, xe đi xuôi

xuống phía Nam Biển Hồ, chạy dọc Thung lũng Sông Giođan, rẽ

qua Giêricô để về Bêlem, Miền Giuđêa.

Page 81: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

81

22. ĐƯỜNG QUA THUNG LŨNG SÔNG GIOĐAN

ĐI GIÊRICÔ ĐỂ VỀ BÊLEM

Thung lũng Sông Giođan là tên gọi của vùng trũng dọc theo

bờ Sông Giođan, dài 110 km tính từ cực Nam Hồ Galilê đến điểm

cực Bắc của Biển Chết. Rời Biển Hồ Galilê xanh tươi, càng đi về

phía Nam Thung lũng Giođan, đất đai càng hoang mạc hóa.

Sông Giođan là biên giới phía Đông của Israel & Palestin với

Nước Jordan. Hầu hết chiều dài của sông Jordan nằm lọt trong

lãnh thổ của Jordan, nên chúng tôi không nhìn thấy sông và đất

đai hai bên sông thế nào. Bên trên chỉ toàn là hoang mạc! Con

đường dọc theo sông cũng là đường quân sự để tuần tra biên

giới. Dọc theo con đường là hàng rào kẽm gai điện tử, với nhiều

xe quân sự Israel lưu thông xuôi ngược trên đường.

Page 82: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

82

Tiếp đến là chốt “biên giới nội địa” giữa Israel và Vùng Bờ

Tây do Israel kiểm soát: người Do thái và khách du lịch thì được

tự do qua lại giữa hai lãnh thổ Israel và Bờ Tây, nhưng người

Palestin ở Bờ Tây lại không được tự do qua chốt biên giới để vào

Israel trừ khi có Visa của Israel. Một sự bất bình đẳng thật khó

hiểu. Đúng là “lý” của kẻ chiến thắng!

Chỉ khi đến gần Giêricô, “Thành chà là”, thì mới thấy màu

xanh của các vườn chà là nhô lên từ giữa hoang mạc.

Thay vì tiếp tục đi Biển Chết, xe chúng tôi rẽ phải vào

Giêricô, từ đó xuôi hướng Tây Nam để lên Giêrusalem và Bêlem.

Tại Giêricô, đoàn dừng chân ở Núi Cám dỗ để bà con thư giãn và

mua chà là. Người Palestine ra tận xe chào mời ăn thử chà là và

mứt vả khô. Họ biết dân VN là “khách sộp”!

Page 83: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

83

Đường từ Giêricô lên Giêrusalem rất dốc. Chỉ trong một cự

ly 25 km đường chim bay mà chênh lệch độ cao trên 1,000 mét:

từ cao độ của Giêricô - 258m (dưới mực nước biển) lên đến 754m

của Giêrusalem. Hiếm đèo núi nào ở VN có độ cao chênh lệch từ

chân đèo lên đến đầu đèo lớn đến thế. May mắn thay, xe cộ ngày

nay đã có những xa lộ xẻ núi phẳng phiu, an toàn.

Tuy vậy, con đường ngàn năm từ Giêrusalem xuống Giêricô

của “người Samari nhân hậu” hãy còn tồn tại, vẫn băng qua

những “vực sâu” (TV 51) và “thung lũng tối” (TV 23) đúng nghĩa,

những núi cao và thung lũng hẹp nằm kề nhau theo hình chữ “V”

dốc đứng. Một địa danh nổi tiếng trên cung đường ấy là Tu viện

Saint George bám cheo leo bên vách đá dưới một vực thẳm;

trước tu viện vẫn còn con đường cũ từ Giêrusalem xuống

Giêricô, chỉ dành cho những du khách có máu phiêu lưu!

Lên đến Thành phố Giêrusalem trên cao, xe còn đi thêm 8

km mới tới Thành phố Bêlem Bêlem lúc sẩm tối. Trời mưa phùn

và se lạnh, nhiệt độ chừng 160 C, tạo nên cảm giác khoan khoái,

nhẹ nhàng. Đoàn sẽ nghỉ hai đêm tiếp theo ở Bêlem tại Khách

sạn “Kim cương trắng” (White Diamond).

Hành trình 160 km hôm nay từ Nazarét về Bêlem đã giúp

chúng tôi hình dung phần nào sự xa xôi và khó nhọc mà thánh

Giuse và mẹ Maria đã trải qua, khi khăn gói đi bộ từ Nazarét về

Giêrusalem, rồi phải đến Bêlem này để hạ sinh Chúa Cứu Thế.

Page 84: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

84

NGÀY THỨ TƯ (7.5.2018)

VÙNG NÚI GIUĐÊA: LÀNG EIN KAREM & BÊLEM

Hành trình Ngày thứ Tư:

Buổi sáng:

- Làng Ein Karem, quê nhà của Gioan Tẩy-giả

- Nhà Thờ Đức Mẹ Thăm viếng Bà Êlisabét

- Nhà Thờ Gioan Tẩy-giả hạ sinh

- Cánh đồng Chiên và Nhà Thờ Mục đồng Bêlem.

Buổi chiều:

- Hang sữa

- Quần thể Nhà Thờ Giáng Sinh Bêlem.

23. VÙNG NÚI GIUĐÊA & LÀNG EIN KAREM CỦA GIOAN

“Vùng Núi Giuđêa” (Judean Mountains) trải dài từ Ramallah,

xuống Giêrusalem, Bêlem, Hebron ở độ cao 750m - 920m hơn

mực nước biển, nằm song song với “Dải hoang mạc Giuđêa”

(Judean Desert) bao trùm Thung lũng sông Jordan, Biển Chết đến

sát Sa mạc Nêgev. Do chênh lệch độ cao cả 1000m, khí hậu hai

vùng rất cách biệt: Trên núi thì ôn đới và xanh, dưới hoang mạc

thì khô cháy. Vùng Núi Giuđêa là vùng đất trung tâm của lịch sử

Israel trong Kinh Thánh, với Thánh đô Giêrusalem là trọng tâm.

Thánh Luca kể lại, khi được Thiên Thần báo tin, Maria đã vội

vã đi đến một thành Miền Núi Giuđêa thăm Chị họ Êlisabét đang

mang thai (Lc 1,39-56). Đó chính là làng Ein Karem xanh tươi trên

Vùng Núi Giuđêa, cách Giêrusalem 7 km về phía Tây. Trong tiếng

Ả-rập, Ein có nghĩa là “mạch nước”, Karem là “lùm cây”.

Ein Karem ngày nay có 4 di tích hành hương: Nhà Thờ Đức

Mẹ Thăm Viếng ở sườn đồi cao bên tay phải; phía sau là Nhà Thờ

Chính Thống Nga từ 1847; dưới chân đồi có “Suối nước Đức Mẹ”

(Mary’s Spring); còn Nhà Thờ Thánh Gioan Tẩy giả hạ sinh ở ngay

trong làng Ein Karem, trên một sườn đồi phẳng hơn.

Page 85: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

85

24. NHÀ THỜ THĂM VIẾNG EIN KAREM

Tại sao lại có đến 2 địa danh thuộc gia đình Giacaria chỉ cách

nhau 1.5 km trong cùng một làng: Nhà Thờ Đức Mẹ Thăm viếng

trên đồi cao, và Nhà Thờ Thánh Gioan ở giữa làng?

Truyền thống cho rằng Giacaria là một tư tế về hưu khá giả.

Vì thế ngoài ngôi nhà chính ở giữa làng, ông còn có nhà phụ trên

núi để tránh nóng mùa hè. Có lẽ Bà Êlisabét đã lên đây nghỉ

dưỡng khi mang thai, nên Maria đã đến nhà này để thăm chị họ,

nay là địa điểm của Nhà Thờ Đức Mẹ Thăm viếng.

Trước khi lên đồi cao, có thể Maria đã dừng chân ở mạch

nước chân đồi để uống nước lấy sức, sau một đoạn đường đi bộ

chừng 140 km từ Nazarét. Vì thế mạch nước này đã được đặt tên

Page 86: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

86

là “Suối Đức Mẹ” (Mary’s Spring). Ngày nay suối này đã bị ô

nhiễm không uống được, và trên di tích ấy có một giáo đường

Hồi giáo bỏ hoang, dấu tích của thời Hồi giáo chiếm đóng.

Nhà thờ Đức Mẹ thăm viếng hiện tại do các Cha Phanxicô

xây năm 1937, trên phế tích của Nhà Thờ do Thánh nữ Hêlêna từ

thế kỷ IV. Mặt tiền nhà thờ có bức bích họa lộng lẫy, khắc họa

cuộc hành trình của Đức Mẹ được ba thiên thần hộ tống.

Tầng Nhà thờ hầm không có nhà nguyện, chỉ có một chiếc

giếng cổ nguyên vẹn là dấu tích của một nhà cổ, và tảng đá hình

tròn dẹp đường kính hơn 1 mét, bên trên có ghi hàng chữ Latinh:

“Chính nơi tảng đá này, Bà Êlisabét đã giấu Gioan” để tránh cuộc

sát hại các hài nhi của Hêrôđê để tìm diệt con trẻ Giêsu (Mt 2,16-

18). Trên trần vòm nhà thờ hầm có 3 bức bích họa: Tư tế Giacaria

dâng hương trong Đền Thờ; Hai chị em Êlisabét và Maria chào

nhau và hài nhi Gioan nhảy mừng trong bụng mẹ; Hêrôđê giết

các hài nhi.

Nhà Thờ Tầng trên rất uy nghi, trang trí theo lối Byzantine

(Chính Thống Đông Phương) khá tối tăm, hoàn toàn không dùng

tượng, mà chỉ có rất nhiều tranh bích họa, không chỉ trên gian

Cung Thánh, mà phủ kín trần và mọi bức tường trong Nhà thờ.

Chủ đề của các bích họa liên quan đều đến cuộc đời Đức Mẹ (như

tiệc cưới Cana) hoặc các mầu nhiệm đức tin về Đức Mẹ (như:

Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa; Đức Mẹ Mân Côi).

Page 87: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

87

Bức tường bao quanh khuôn viên nhà thờ có các bia kinh

“Magnificat” bằng nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.

25. NHÀ THỜ THÁNH GIOAN TẨY GIẢ EIN KAREM

Hình thù bề ngoài ngôi Nhà Thờ này khá lạ, như ghép lại từ

nhiều khối nhà. Điều ấy không sai, vì khi xây dựng lại Nhà thờ này

vào cuối thế kỷ XIX, các Cha Phanxicô đã giữ lại cả 3 khối nhà:

- Nhà thờ chính giữ nguyên nền Nhà thờ cũ do Thập Tự quân

xây, trong đó có hang giáng sinh Gioan Tẩy giả (thế kỷ XIII).

- Phần Mặt tiền của Nhà thờ chính hiện nay là phần xây trên

nền nhà thờ cổ nhất từ thời Byzantine (thế kỷ IV-V).

- Khối nhà phụ thêm ở bên ngoài chân tháp chuông của nhà

thờ, là Hội trường của Thập Tự quân (thế kỷ XIII).

Page 88: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

88

Cả Nhà thờ là một khối hùng vĩ xây bằng đá trắng, được cho

là tọa lạc trên nền nhà của Ông Giacaria. Vì thế bên cánh trái của

Cung Thánh trong Nhà Thờ chính, có một hang đá với bàn thờ

có phiến đá cẩm thạch dưới chân ghi dòng chữ Latinh: Chính tại

nơi đây, Vị Tiền Hô của Chúa đã chào đời.

Trên bức tường đá quanh khuôn viên Nhà Thờ phủ kín các

bia kinh “Chúc Tụng Chúa” (Benedictus) bằng nhiều thứ tiếng.

Đoàn VN đã đến trước bia kinh Việt ngữ để cùng đọc Lời Kinh.

26. CÁNH ĐỒNG CHIÊN BÊLEM

& NHÀ NGUYỆN MỤC ĐỒNG

Nói về Bêlem, thì đây là quê quán của Vua Đavít (Lc 2,4). Tên

gọi Beth-Lehem trong tiếng Do thái có nghĩa là “Nhà của bánh

mì” (Lò bánh), tiếng Ả-rập lại là “Nhà của thịt” (Lò mổ), nhưng

đúng nhất có lẽ là “Nhà của Lehem”, tên một vị thần về sinh sản

của người Canaan. Bêlem ngày nay thuộc Vùng Bờ Tây, cách

Giêrusalem khoảng 10 km, với khoảng 30,000 dân. Đây là trung

tâm hành hương lớn vì có quần thể Nhà thờ Giáng Sinh. Vì thế

Page 89: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

89

Bêlem có trên 30 khách sạn và trên 300 cơ sở chế tác và bán đồ

thủ công lưu niệm, chủ yếu là gỗ cây ô-liu điêu khắc.

Đầu tiên, hướng dẫn viên đưa đoàn đến một cửa hàng lớn

ở Bãi đậu xe, được giới thiệu là của Hợp tác xã Thủ công mỹ nghệ

của người Palestin Công giáo tại Bêlem. Mua hàng ở đây là cách

ủng hộ sinh kế cho họ. Nhưng thực ra, đó chỉ là chiêu trò. Mặc

dù cửa hàng giảm giá 20%, nhưng vẫn đắt gấp nhiều lần so với

giá cả đường phố. Vì thế chỉ nên mua các món lặt vặt, không mua

hàng mỹ nghệ hay đồ trang sức đắt tiền để tránh bị lừa.

Điểm viếng thăm đầu tiên của đoàn tại Bêlem là Cánh đồng

chiên (Shepherds’ Field) cách Nhà Thờ Giáng sinh nơi Chúa sinh ra

chừng 4 km. Cánh đồng này nằm trên một sườn đồi, được cho

là nơi Thiên Thần đã hiện ra báo tin Đấng Cứu Thế ra đời cho các

mục đồng đang chăn chiên du mục dài ngày trên núi.

Page 90: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

90

Từ cổng vào, đi bộ lên sườn đồi chừng 250m, thì đến Hang

mục đồng, có trần khá rộng và bằng phẳng, là nơi chiên vào ngủ

trong mùa đông, còn mục đồng thì canh thức ngoài cửa hang.

Bên phải hang chừng 70 m, trên đỉnh đồi, là Nhà nguyện

Mục đồng vuông vức bằng đá trắng, có hình dáng lụp xụp như

túp lều mục đồng.

Lòng Nhà nguyện Mục đồng rất nhỏ, với Bàn thờ đặt ở

trung tâm. Trên vòm Nhà Thờ có 3 bức bích họa: Thiên thần báo

Page 91: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

91

tin cho các mục đồng; Mục đồng viếng Chúa Hài đồng tại Hang

Bêlem (tức Nhà Thờ Giáng Sinh cách đó 4 km); Mục đồng ra về

nhảy múa hân hoan báo tin vui Giáng sinh cho người khác.

27. THÀNH CỔ BÊLEM & QUẢNG TRƯỜNG MÁNG CỎ

Sau cơm trưa, đoàn gửi xe ở một Trung Tâm thương mại,

rồi đi bộ đến Thành Cổ, tọa lạc ngay Trung tâm Thành phố Bêlem

ngày nay. Thành Cổ gồm 7 khu phố Kitô-giáo có từ thời Byzantine

và chỉ có 1 khu phố Hồi giáo, bao quanh Quảng trường Máng Cỏ

rộng rãi dẫn về phía quần thể Nhà Thờ Giáng sinh hùng vĩ bằng

đá vôi trắng án ngữ ở cuối quảng trường. Đầu vào quảng trường

là Thánh đường Hồi giáo Omar được xây năm 1860 bởi Đế quốc

Ottoman, với ngọn tháp vươn cao ngạo nghễ để khẳng định sự

thống lĩnh của Hồi giáo trên linh địa Kitô-giáo này.

Page 92: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

92

Tại Thành Cổ, đoàn đã hành hương tới 3 địa điểm: Hang sữa,

Nhà Thờ Thánh Catarina thành Alexandria tử đạo, Nhà Thờ Giáng

Sinh và địa điểm linh thánh nhất là Hang đá Giáng Sinh.

28. HANG SỮA

Hang sữa (Milk Grotto) cách quần thể Nhà thờ Giáng sinh chỉ

vài trăm mét về phía Nam. Đó là một hang động cấu tạo bằng

loại đá trắng tự nhiên và mềm, với nhiều ngóc ngách ăn sâu vào

trong. Từ xa xưa, nơi này đã là điểm hành hương của người Kitô

giáo và Hồi giáo, đặc biệt là các bà mẹ đang mong có con hoặc

mới có con, do gắn với một tương truyền về sự tích của Động.

Page 93: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

93

Chuyện kể lại, khi Hêrôđê tàn sát các trẻ nam Do thái từ 2

tuổi trở xuống (Mt 2,16), Thánh gia liền trốn đi Ai-Cập trong đêm.

Vì con trẻ khát sữa nên Hai Đấng trốn tạm vào hang cho bú. Một

giọt sữa của Đức Mẹ đã rơi xuống đất khiến toàn bộ đá của hang

trở nên sáng trắng rực rỡ. Trong hang hiện nay có trang trí vài

tượng và hình “Đức Mẹ cho con bú”, và tượng “Thánh Gia trốn

qua Ai-Cập” ngay lối xuống Hang. Ngôi nhà nguyện ở hang rộng

nhất do các Cha Phanxicô thiết kế và xây dựng năm 1872.

Tại Nhà Thờ có bán các túi nhỏ chứa một chút bột trắng cạo

ra từ vách đá mà người bình dân gọi là “sữa Đức Mẹ” (2 USD).

Nhiều bà mẹ hiếm con hoặc hiếm sữa đã mua “sữa này” về trộn

vào thức ăn và cầu xin với “Đức Mẹ Sữa”. Khi được ơn có con

hoặc có sữa, họ đã gửi hình con về Nhà thờ để làm chứng và tạ

ơn. Nhiều người trong đoàn đã mua sữa này về tặng. Có cả một

Cha quản hạt ở VN cũng nhờ Cha phó trong đoàn mua giúp!

Page 94: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

94

29. QUẦN THỂ NHÀ THỜ GIÁNG SINH

Gọi là “quần thể”, vì là một khối kiến trúc khổng lồ bằng đá

trắng không định hình thể rõ nét (12,000 m2), bao gồm 3 công

trình tôn giáo (theo thứ tự hình): Đan viện Chính Thống Armênia,

nối dài là Nhà thờ Giáng sinh Chính Thống Hy Lạp; còn Nhà Thờ

Công giáo Thánh Catarina lại liền vách với Nhà Thờ Giáng Sinh.

Page 95: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

95

30. NHÀ THỜ THÁNH CATARINA TỬ ĐẠO

Khi chúng tôi đến Nhà Thờ Giáng sinh thì có quá nhiều đoàn

hành hương, không thể chen chân vào Hang Giáng sinh, nên

chúng tôi đã vào Nhà Thờ Công giáo Thánh Catarina để cử hành

Thánh lễ như đã xin lịch hẹn từ trước, đồng thời sau lễ sẽ viếng

Hang Thánh Giêrônimô ở tầng hầm của thánh đường này.

Thánh nữ Catarina sống vào thế kỷ IV, là con gái một gia

đình giàu có ở thành Alexandria (Ai Cập), có nhan sắc và rất say

mê nghiên cứu triết học và tôn giáo. Khi đọc được các sách về

Kitô giáo bà đã quyết tâm rửa tội để theo đạo. Khi Catarina 18

tuổi, Hoàng đế La Mã Maximinô đang bắt đạo lại muốn cưới bà

làm hoàng hậu. Nhưng bà một mực từ chối vì đã giành cả cuộc

đời để phụng sự cho đức tin của Chúa. Hết sức tức giận, Hoàng

đế đã hành hình bà bằng cách cột bà vào một bánh xe đầy đinh

nhọn và thả bánh xe ấy lăn cho tới khi bà chết.

Nhà thờ kính thánh Catarina được xây từ năm 1347, sát vách

bên phải Vương Cung Thánh đường Giáng sinh. Kiến trúc của

Nhà thờ mang phong cách Tân gôthic, với chiếc đàn phong cầm

hùng vĩ bằng ống kim loại và tấm kính màu về Giáng sinh rực rỡ

ở sau Cung Thánh. Trước Nhà thờ có trụ tượng thánh Giêrônimô.

Hiện nhà thờ do các Cha Phanxicô cai quản và là nơi Thượng Phụ

Latinh ở Giêrusalem dâng thánh lễ Nửa Đêm Giáng Sinh.

Page 96: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

96

31. HANG THÁNH GIÊRÔNIMÔ

Cuối Nhà Thờ Catarina, bên phía trái, có một cầu thang hẹp

uốn khúc dẫn xuống hang thánh Giêrônimô ở tầng hầm Nhà thờ.

Đây là một hang khá lớn, nơi thánh nhân đã sống 36 năm (386-

420) để dịch Kinh Thánh ra tiếng Latinh có tên “bản Phổ thông”

(Vulgata) của Công giáo Rôma. Ngài cũng đã được chôn táng ở

đây, trước khi được đưa về Đền Thờ Đức Bà Cả ở Rôma. Hang

Giêrônimô ngày nay gồm ba nhà nguyện kề cận nhau:

- Nhà nguyện thánh Giêrônimô: Là hang chính nơi ngài sinh

sống. Trên vách đá của hang có ghi dòng chữ Latinh “Locus

sancti Hieronymi presbyterii & Ecclesiae doctoris” (Nơi ở của

Thánh Giêrônimô linh mục và tiến sĩ Hội Thánh)

- Nhà nguyện Thánh Giuse: Tưởng nhớ việc thiên thần hiện ra

truyền lệnh đem Mẹ con Hài nhi trốn sang Ai Cập (Mt 2,13).

Page 97: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

97

- Nhà nguyện Các Thánh Anh Hài: Tưởng niệm các trẻ vô tội đã

bị Vua Hêrôđê cả ra lệnh thảm sát (Mt 2,16-18)

Hang Giêrônimô thông với Hang Giáng sinh bởi một ngách

đá giống một hành lang tự nhiên nhưng đã bị xây bít, để chỉ duy

trì một lối duy nhất vào Hang Giáng sinh, hầu bảo vệ hang cực

thánh này.

32- NHÀ THỜ GIÁNG SINH

Vương Cung Thánh Đường Giáng sinh đầu tiên do Hoàng đế

Constantinô và Thái hậu Hêlêna xây dựng từ năm 327 đến 333,

trên vị trí được Thánh Truyền nhìn nhận là hang Chúa Giêsu hạ

sinh. Nhà thờ đầu tiên này đã bị hỏa hoạn năm 529, rồi bị tàn phá

hoàn toàn bởi người Samari trong cuộc nổi dậy năm 556. Chín

năm sau (565), Hoàng đế Justinianô I của Byzantine đã cho xây

lại nhà thờ mới theo đúng kiến trúc nguyên thủy. Sau đó đã có

nhiều kiến trúc bổ sung, trong đó có các tháp chuông nổi tiếng.

Page 98: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

98

Khi người Hồi giáo chiếm Bêlem năm 614, họ đã không phá

hủy nhà thờ thứ hai này, do vị chỉ huy Hồi giáo đã xúc động khi

nhìn thấy bức tranh trong nhà thờ mô tả Ba vị đạo sĩ phương

Đông mặc y phục Ba Tư. Đến thời Vương quốc Giêrusalem của

Thập Tự Chinh (1099-1291), khu nhà thờ đã được sửa chữa và nới

rộng thêm, cho đến nay chiếm diện tích khoảng 12,000 m2.

Nhà thờ Giáng Sinh hiện tại thuộc Giáo hội Chính Thống Hy

Lạp, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới, và cũng thuộc

Danh sách các di sản bị đe dọa vì sự xuống cấp trầm trọng do

thời gian và do sự tàn phá của nhiều cuộc chiến tranh.

Mặt tiền và cửa vào chính diện cũ của Nhà Thờ Giáng Sinh

Chính Thống đã bị Đan viện Armênia xây bít kín. Vì thế lối duy

nhất vào nhà thờ bây giờ là một cửa rất thấp đục vào tường Nhà

Thờ gọi là "Cửa Khiêm Cung” (Door of Humility). Khách hành

hương phải khom mình mới bước qua được cửa này.

Nhà Thờ Giáng sinh có kiến trúc của một Vương cung thánh

đường Rôma điển hình, với 4 hàng cột làm nên 5 gian dọc và một

gian cung thánh có hậu điện (apse) phía sau.

Kể từ khi Chính Thống giáo tiếp quản nhà thờ, họ đã cải tạo

Cung thánh thành hai gian theo phụng vụ Chính Thống: “gian

ngoài” và “gian thánh” phía sau được ngăn cách bởi một bức

bình phong thánh lớn bằng gỗ mạ vàng (iconostasis), với các

tranh tượng thánh rực rỡ. Ở giữa tấm bình phong có 2 cánh cửa

Page 99: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

99

nhỏ luôn khép kín để vào gian thánh trong hậu điện, chỉ được

mở ra khi hành lễ. Ngoại trừ vị thượng phụ hay linh mục hành lễ

mặt quay nhìn vào gian thánh, không ai rõ gian thánh phía sau

được trang hoàng thế nào. Ngoài ra, trên trần của gian ngoài

cung thánh còn có các chùm đèn chầu rực rỡ.

Khi chúng tôi đến nơi, một vị chủ tế mặc áo choàng trắng

đang hát kinh phụng vụ tiếng Hy Lạp và xông hương gian ngoài

Cung Thánh; có hai người hầu đèn mặc áo chùng đen đứng trước

2 cửa giữa bức bình phong; các đèn chầu được thắp sáng.

Các tường trong lòng Nhà thờ được trang trí bằng các tranh

khảm vàng, nhưng phần lớn đã bị hư hỏng. Sàn nhà được lát

gạch theo phong cách La Mã. Riêng có một khung kính để lộ một

mảng sàn ghép khảm của nhà thờ nguyên thủy từ thế kỷ IV.

33. HANG GIÁNG SINH

Hang Giáng Sinh nằm ngay dưới gian Cung Thánh của Nhà

Thờ, có kích thước 12 mét x 3 mét. Cửa xuống hang là cầu thang

xoắn bên phải gian cung thánh; còn cầu thang xoắn bên trái là

đường đi lên. Dưới hang có một bàn thờ chính diện tại vị trí Chúa

sinh ra. Trên trần có treo nhiều đèn chầu bằng bạc.

Dưới chân bàn thờ, nơi được cho là Chúa sinh ra, được đánh

dấu bởi một ngôi sao bằng bạc có 14 cánh, được khảm chặt vào

Page 100: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

100

sàn nhà bằng cẩm thạch màu hồng. Trên viền ngôi sao có dòng

chữ Latinh: “Hic de Virgine Maria Iesus Christus natus est” (Chính

tại nơi đây, Chúa Giêsu Kitô đã được sinh ra bởi Trinh Nữ Maria).

Xuống viếng Hang Giáng sinh, mọi khách hành hương đều

xếp hàng chờ quỳ hôn cung kính vị trí cực thánh, nơi Chúa Giêsu

Đấng Cứu Thế nhân loại đã hạ sinh làm người.

Page 101: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

101

NGÀY THỨ NĂM (8.5.2018)

HOANG MẠC GIUĐÊA: GIOĐAN & GIÊRICÔ & BIỂN CHẾT

Hành trình Ngày thứ Năm:

Buổi sáng:

- Hoang mạc Giuđêa

- Qasr el Yahud, nơi Thánh Gioan Tẩy giả làm phép rửa.

- Núi Cám Dỗ; Mạch nước của Tiên tri Êlisa; Thành Giêricô và

Cây sung của ông Giakêu.

Buổi chiều:

- Khu khảo cổ Qumran & các “cuộn Bản thảo Biển Chết”.

- Khu du lịch Biển Chết.

- Đường từ Giêricô lên Giêrusalem.

- Làng Bêtania Miền Galilê.

34. VÙNG HOANG MẠC GIUĐÊA

Tiếp theo “Vùng Núi Giuđêa”, hôm nay đoàn khám phá

“Vùng hoang mạc Giuđêa”, trải rộng từ Đông Giêrusalem, xuống

Thung lũng Sông Giođan, tới sa mạc Nêgev. Sáng nay, đoàn trả

phòng khách sạn ở Bêlem, đến tối sẽ về nghỉ tại Giêrusalem.

Từ Bêlem, xe đi ngược về Giêrusalem, để trở ra xa lộ đi

Thung lũng Sông Giođan. Vừa vượt qua Núi Cây Dầu ở Đông

Giêrusalem, màu xanh của cây cỏ biến mất rất nhanh, nhường

chỗ cho những đồi núi nâu sẫm, trơ trụi, nóng cháy. Núi Cây Dầu

- cao hơn Giêrusalem - vẫn được xem là “lá chắn khí hậu” bảo vệ

Vùng Núi Giêrusalem khỏi sự tấn công của gió nóng từ Vùng

Hoang Mạc Thung lũng Sông Giođan và Biển Chết thổi lên.

Từ độ cao 754m của Giêrusalem, xe đổ đèo chừng 20 km là

xuống đến cột mốc “0 mét”, tức bằng với mực nước biển. Từ

điểm này trở đi, hoang mạc Giuđêa sẽ càng lúc càng thấp, và sẽ

chạm mức -210m thấp hơn mực nước biển tại Sông Giođan.

Page 102: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

102

Tại nơi có cột mốc “zero mét”, du khách thường dừng lại

chụp ảnh. Có một người đàn ông Ả-rập túc trực ở đây cho thuê

lạc đà để chụp hình đoàn (10 USD), cưỡi lạc đà chụp hình cá nhân

(5 USD). Giống lạc đà này rõ khổ: cả ngày phơi mình dưới cái

nắng sa mạc mà không được một giọt nước; cuối ngày mới được

cho ăn độ chừng 1 chục cái bắp cải nhỏ. Có điều là giống vật này

rất sạch, không chịu nằm dưới cát, mà chỉ nằm trên thảm.

35. QASR EL YAHUD - ĐỊA ĐIỂM RỬA TỘI Ở SÔNG GIOĐAN

Qasr el Yahud trên Sông Giođan là cửa ngõ vào Giêricô (9 km).

Địa danh này nổi tiếng từ Cựu ước, vì là khúc sông nơi ông Giôsuê

cho nhúng Hòm Bia Giao ước xuống khiến lòng Sông khô cạn để

dân bước vào Đất hứa ráo chân (Gs 3,14-17). Đây cũng là nơi Tiên

tri Êlia được Chúa đưa về trời vào cuối đời (2V 2,1-18).

Page 103: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

103

Chúa Giêsu cũng chịu phép rửa ở khúc sông này, nhưng bên

kia bờ trên đất Jordan vì Thánh Gioan nói rõ: Ông Gioan Tẩy giả

làm phép rửa ở “Bêtania, bên kia Sông Giođan” (Ga 1,28).

Giữa sông (bề ngang chỉ 25 m) có một dây phao phân chia

biên giới. Ở hai bên bờ đều có binh sĩ của từng nước canh gác.

Sau 1967, Israel đã chiếm lại vùng đất này từ tay Jordan và biến

thành khu quân sự, chỉ mở cửa hành hương mỗi năm một lần

vào ngày Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa (tháng 2). Từ năm 2012 trở

đi, khu vực đã mở cửa thường trực. Một hội trường trống trải

cũng được xây lên để các đoàn dâng thánh lễ. Tại đây, đoàn VN

đã dâng thánh lễ, và long trọng lập lại Lời Tuyên xưng đức tin khi

chịu phép rửa tội theo Phụng vụ của Đêm Vọng Phục Sinh.

Page 104: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

104

36. NÚI CÁM DỖ

Lên khỏi Qasr el Yahud trên Sông Giođan, sẽ thấy ngay rặng

núi lớn án ngữ ở phía Tây, về hướng Giêricô. Núi Cám dỗ cũng

nằm trong rặng núi ấy. Phúc âm kể lại, sau khi chịu phép rửa ở

Sông Giođan, Chúa Giêsu đã vào sa mạc để chịu cám dỗ (Mt 4,1-

11). Chắc hẳn Ngài đã đi về rặng núi ở trước mặt chúng ta.

Tên địa phương của Núi Cám dỗ ngày nay là Jebel Quarantul,

đến từ chữ Latinh “quarentena” có nghĩa là 40, số ngày Chúa

Giêsu ăn chay. Trên Núi có rất nhiều hang động, mà từ xưa đã có

nhiều nhà ẩn tu tìm đến để tu luyện.

Ngày nay trên Núi Cám Dỗ còn có một Đan viện cổ của Chính

Thống Hy Lạp, bám cheo leo vào vách núi, dành cho cả nam tu

và nữ tu. Và người ta cũng đã mở một đường cáp treo du lịch lên

thăm Núi và tham quan Đan viện.

Page 105: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

105

37. MẠCH NƯỚC TIÊN TRI ÊLISA

Nếu muốn biết một “ốc đảo xanh tươi” (oasis) nổi lên giữa

hoang mạc thế nào, hãy ghé thăm “Mạch nước Êlisa” tại Tell es-

Sultan (Giêricô). Giữa sa mạc nóng cháy cằn cỗi, bỗng có một

“bọng nước” từ lòng đất tuôn trào lên một mạch nước khiến

mảnh đất nhỏ xung quanh xanh tươi bóng chà là và cây cỏ.

Tiên tri Êlisa là học trò của Êlia, từng hoạt động ở Giêricô.

“Bọng nước” tại Tell es-Sultan vừa là nguồn nước quý giá, nhưng

cũng gây tai họa cho người trong thành trở nên vô sinh. Khi ghé

qua đây, Êlisa đã làm một phép lạ: đổ một bát muối xuống để giải

độc cho nguồn suối (2V 2,19-22). Kể từ đó nguồn suối trở nên

lành mạnh cho đến ngày nay. Sau lưng mạch nước, hiện là địa

điểm khai quật thành Tell es-Sultan đã có từ 9,000 năm trước.

Thành này được xem là cổ xưa nhất của nhân loại!

Page 106: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

106

38. THÀNH GIÊRICÔ & CÂY SUNG GIAKÊU

Giêricô - “Thành chà là” (Đnl 34,3) - được cho là thị trấn lâu

đời nhất trên trái đất. Cũng như Capharnaum của Galilê, Giêricô

là nơi giao thương sầm uất, và cũng là “cửa ngõ biên cương”

của Miền Giuđêa. Người từ phương Đông thời xưa muốn đến

Giêrusalem thường phải vượt Sông Giođan, băng qua Giêricô, để

tới Giêrusalem (chừng 28 km). Vì thế tại thành này vào thời Chúa

Giêsu có một Ty thu thuế (do Giakêu là trưởng).

Giêricô được nhắc tên 70 lần trong Cựu Ước. Sách Giôsuê

thuật lại Dân Do thái vào Đất Hứa đã dùng tiếng kèn (biểu tượng

sự can thiệp của Chúa) và tiếng hô to vang dội làm sụp tường và

chinh phục thành này (Gs 6,1-16). Còn trong Tân ước, Chúa Giêsu

từng làm phép lạ chữa lành cho hai người tại Giêricô: chữa lành

thể lý cho anh mù Ba-ti-mê (Mc 10,46-52), và chữa lành tâm hồn

cho Ông Gia-kêu Trưởng ty thu thuế (Lc 19,1-10).

Giêricô ngày nay là một trong những thành thị sầm uất nhất

của Palestin. Các mạch nước cổ nhiều nước của Giêricô vẫn tiếp

tục tưới tắm phong phú cho các vườn cây trái và cây hương liệu.

Chất đất đặc biệt của Giêricô khiến chà là và trái cây (cam quýt)

ở đây có độ ngọt và thơm rất riêng. Gần Trung tâm thành phố

Giêricô, vẫn còn một cây sung ngàn tuổi mọc bên đường, nhắc

nhớ đến “Cây sung của ông Giakêu”.

Page 107: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

107

39. QUMRAN & CÁC CUỘN BẢN THẢO BIỂN CHẾT

Rời Giêricô đã quá trưa, chúng tôi đi tới Qumran bên Bờ phía

Bắc của Biển Chết, và dùng cơm trưa ngay trên khu di tích khảo

cổ Qumran. Trời nắng chói chang khiến tất cả trở nên trắng bạc

lóa sáng, khó có thể phân biệt đâu là màu của Biển, màu của các

rặng núi bao quanh và màu của bầu trời. Sau cơm trưa, là cuộc

tham quan ngắn trên địa danh Qumran, nơi nổi tiếng bởi các

cuộn “Bản thảo Kinh Thánh Biển Chết” được tìm thấy năm 1947.

Năm 1947, một người chăn chiên du mục ở Qumran đã tình

cờ tìm thấy một hang động có những chum gốm đựng những

cuộn giấy da hoặc giấy cói ghi chép bằng chữ Do thái cổ. Các học

giả sau đó đã xác định, đó là những bản thảo cực quý hiếm của

bản văn Kinh Thánh, được chép tay từ thế kỷ thứ nhất.

Các cuộc khai quật mở rộng tại các hang động ở Qumran đã

tìm thấy gần 900 cuộn bản thảo khác. Điều đáng nói là cac bản

thảo này là những bản chép tay Kinh Thánh cổ xưa nhất mà giới

học giả có được trong tay, vì thế chúng giúp mở ra một trang sử

mới phục vụ cho việc nghiên cứu Thánh Kinh. Câu hỏi mà các học

Page 108: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

108

giả quan tâm: Ai đã ghi chép các bản thảo này? Tại sao họ lại giấu

chúng trong các hang động ở Qumran?

Khi khai quật các khu vực xung quanh, các học giả phỏng

đoán đây là khu vực sinh sống của một “giáo phái” khổ tu vào

thế kỷ I CN (có thể là Nhóm Essêni) bao gồm: các bể chứa nước,

các nhà tắm thanh tẩy theo nghi thức Do thái giáo, phòng chép

sách, lò nung gốm, và cả nghĩa trang hàng 1000 người.

Page 109: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

109

Có lẽ giáo phái này đã chọn sống biệt lập trong bối cảnh các

cuộc chiến tranh Do thái chống Rôma vào thế kỷ I và II chống lại

Rôma. Và họ đã chôn giấu các cuộn bản thảo Kinh Thánh ở hang

núi sâu để chính quyền Rôma không tìm thấy và hủy hoại. Hơn

nữa, có lẽ họ đã cố ý chọn Qumran, vì khí hậu khô nóng sẽ giúp

bảo quản các bản thảo khỏi bị ẩm mốc, mối mọt làm hư hoại.

40. BIỂN CHẾT ĐANG CHẾT!

Biển Chết là một hồ nước mặn, ngăn cách với đại dương

nhưng có độ mặn kỷ lục: 342 gam muối/ 1 lít nước; mặn hơn nước

biển thông thường 9.6 lần. Vì vậy mà nước Biển Chết có tỉ trọng

rất cao, đến độ mọi người đều nổi bồng bềnh trên mặt nước.

Biển Chết dài 76 km, chỗ rộng nhất tới 18 km và chỗ sâu nhất

là 400 m. Mặt Biển nằm ở -417 m dưới mực nước biển (điểm thấp

nhất trái đất). Trong hơn 50 năm qua, mỗi năm mực nước Biển

hạ xuống 1 mét do nước biển bốc hơi quá mạnh, trong khi nguồn

nước cung cấp từ Hồ Galilê và Sông Giođan chỉ nhỏ giọt. Hậu quả

là Biển Chết phía Nam đã gần như khô cạn: độ sâu trung bình ở

những chỗ còn nước chỉ là 3 mét! Còn Biển Chết phía Bắc hiện

chỉ còn 5 - 6 bãi tắm có thể hoạt động phục vụ cho du lịch.

Biển Chết có sức lôi cuốn đặc biệt với các du khách vì chứa

trên 21 loại khoáng, khiến bùn và muối của Biển Chết có tác dụng

làm đẹp và tăng cường sức khỏe.

Page 110: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

110

Ngoại trừ ưu điểm ấy ra, bãi tắm của Biển Chết trông quá

“tội nghiệp” so với bãi biển ở VN: đường xuống bãi biển thì sâu

hun hút; bờ biển trơ ra như bức “tường thành” đen đủi và nham

nhở; người tắm biển chỉ được phép ra xa vài chục mét, không

được vượt quá đường biên quy định vì có thể nguy hiểm.

Trước khi xuống biển, du khách được cảnh báo không được

thử uống nước biển; nếu nước biển rơi vào mắt thì phải lên rửa

mắt ngay bằng nước ngọt. Trải nghiệm thích thú duy nhất là du

khách thả nổi trên mặt nước; nhưng đừng để lật úp người hay

úp mặt xuống nước vì có nguy cơ… “ngộ độc” nước biển!

Điểm thích thú khác mà nhiều nữ giới có thể thích là xoa bùn

khoáng lên mặt và tay chân để… làm đẹp. Một trải nghiệm rõ

nét về độ mặn của nước biển, đó là chỉ cần đưa tay lên khỏi mặt

nước 30 giây thì da thịt sẽ cảm giác như xoa dầu nhờn, kế đó là

thấy nham nhám tinh thể muối đã khô lại trên da thịt.

Page 111: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

111

41. ĐƯỜNG TỪ GIÊRICÔ LÊN GIÊRUSALEM

Rời Biển Chết, đoàn về lại Giêrusalem qua ngả Giêricô,

bằng xa lộ xuyên núi đã dùng sáng nay để đi Sông Giođan. Tuy

nhiên, đây cũng là cơ hội thuận tiện để chúng tôi tìm hiểu một

chút về “con đường từ Giêrusalem xuống Giêricô” trong dụ

ngôn “Người Samari nhân hậu” (Lc 10,25-37).

Vào thời Chúa Giêsu, Giêricô là một trong những thành

được chỉ định cho các thầy tư tế và Lêvi cư trú. Vì thế việc nhìn

thấy các vị chức sắc này đi lại trên con đường từ Giêricô lên

Giêrusalem không phải là hiếm hoi.

Sơ đồ trên đây cho thấy độ dốc của quãng đường lớn thế

nào. Giêricô thì nằm ở độ sâu -243 m dưới mực nước biển; còn

Núi Cây Dầu ở độ cao 826 m, và Giêrusalem ở độ cao 754 m. Như

vậy, trọn đoạn đường từ Giêricô đến Núi Cây Dầu phải leo núi liên

tục dài 28 km đường chim bay, băng qua rất nhiều núi cao vực

thẳm, để chinh phục độ cao 1096 m. May mắn là ngày nay không

còn ai dùng con đường này, vì đã có xa lộ xuyên núi.

Trên đường về, xe chúng tôi ghé một ngọn núi ven đường,

từ đó có thể nhìn thấy Đan viện Chính Thống Saint George nằm

dưới vực sâu, bám chênh vênh vào vách núi. Còn con đường của

người Samari thì băng qua phía trước đan viện. Một vài hình

chụp Đan viện Saint George từ trên cao sẽ giúp hình dung độ khó

khăn của con đường Giêricô-Giêrusalem ngày xưa như thế nào.

Page 112: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

112

42. LÀNG BÊTANIA MIỀN GIUĐÊA

Về đến gần Giêrusalem, đoàn ghé thăm làng Bêtania Lazarô,

khác Bêtania bên kia Sông Giođan. Thánh Mác-cô còn nói rõ làng

Bêtania này gần làng Betphagê, bên triền Núi Ô liu (1,1-13).

Bêtania có nghĩa là “nhà của người nghèo”. Đây là chặng

nghỉ cuối của khách hành hương từ Galilê (180km) trước khi vào

Page 113: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

113

Thành thánh Giêrusalem. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu và các

môn đệ hay ghé nhà của ba chị em nhà Lazarô.

Ngày nay, cư dân Bêtania toàn bộ là người Palestin. Ngôi

nhà thờ được các cha Phanxicô xây năm 1953, trên phế tích của

hai nhà thờ từ thời Byzantine và Thập Tự Chinh. Cách nhà thờ

200 m, có một hầm mộ được cho là của Lazarô ngày xưa.

Thực tế, Bêtania nằm ở phía Đông Núi Cây Dầu, chỉ cách Tu

viện các Soeurs Nữ Tử Bác Ái phía Tây Núi Cây Dầu 2 km, nơi đoàn

sẽ trọ 3 đêm cuối ở Đất Thánh. Tuy nhiên, do bị bức tường ngăn

đôi Israel và Bờ Tây chia cắt, xe phải đi đường vòng 16 km và qua

trạm kiểm soát, mãi đến 7g tối xe mới tới Tu viện. Tu viện này có

vài mươi phòng trọ mà chỉ có hai nữ tu cao tuổi và hai giáo dân

phục vụ vì không có người trẻ vào tu! Không khí trên Núi Cây Dầu

thật trong lành, khí hậu se lạnh, đối lập hoàn toàn với cái nóng

hoang mạc mà chúng tôi trải nghiệm suốt hôm nay.

Page 114: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

114

NGÀY THỨ SÁU (9.5.2018)

MỘT NGÀY Ở NÚI CÂY DẦU & THÀNH CỔ GIÊRUSALEM

Hành trình Ngày thứ Sáu:

Buổi sáng: Núi Cây Dầu

- Nhà nguyện Chúa Thăng Thiên

- Nhà nguyện Kinh Lạy Cha

- Nhà nguyện Bétphagê

- Thánh Lễ tại Nhà nguyện Vườn Giếtsêmani

Buổi chiều: Thành Cổ Giêrusalem

- Thành Cổ Giêrusalem và Bức Tường Than khóc

- Phòng Tiệc Ly và Mộ Vua Đavít.

- Nhà thờ Đức Mẹ Ngủ.

- Nhà thờ Gà Gáy (Phêrô chối Chúa).

43. NHÀ NGUYỆN CHÚA THĂNG THIÊN

Núi Cây Dầu nằm đối diện ở phía Đông Thành Giêrusalem và

ngăn cách với Thành Thánh bởi Thung lũng Khít-rôn dài và hẹp.

Từ Núi Cây Dầu, có thể thấy toàn cảnh Thành Thánh trên Núi Sion

đối diện. Núi Cây Dầu còn ghi lại nhiều sự kiện của Chúa Giêsu

trong lần Ngài dự lễ Vượt qua cuối cùng ở Giêrusalem. Các nơi

chốn xảy ra các sự kiện ấy, ngày nay đã trở thành những Nhà thờ

mà đoàn sẽ thăm viếng trong buổi sáng hôm nay.

Page 115: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

115

Địa điểm thăm viếng đầu tiên của đoàn là Nhà nguyện Chúa

Thăng Thiên trên đỉnh Núi Cây Dầu. Ngôi Thánh đường đầu tiên

ở đây do Thánh nữ Hêlêna xây vào thế kỷ IV đã bị người Hồi giáo

đập bỏ, và thay bằng một Thánh đường Hồi giáo còn tồn tại cho

đến nay. May mắn là họ còn giữ lại “Tháp Thăng Thiên”, chỉ nhỏ

như căn phòng chừng 25 m2, trong đó còn lưu giữ tảng đá được

cho là ghi dấu bàn chân phải của Chúa lúc về Trời.

Tuy Nhà nguyện Thăng Thiên do Hồi giáo quản lý, các Kitô-

hữu được phép vào viếng tự do. Đặc biệt còn được phép dâng

Thánh Lễ Chúa Lên Trời theo lịch phụng vụ của mỗi Giáo hội.

44. NHÀ THỜ KINH LẠY CHA

Bên dưới Nhà nguyện Thăng Thiên vài trăm mét, vẫn trên

Núi Cây Dầu, có một hốc đá được truyền thống cho là nơi Chúa

Giêsu và các tông đồ hay nghỉ đêm mỗi khi đến Giêrusalem.

Tương truyền trong một lần nghỉ ngơi ở hang này, các tông đồ

đã xin Chúa Giêsu dạy các ông cầu nguyện (Lc 11,1). Và chính tại

hang ấy, Chúa đã dạy các ông Kinh Lạy Cha.

Năm 1910, người ta đã khai quật được ở vị trí phía đông nhà

thờ một hang động cũ đã sụp đổ, gắn với một ngôi mộ từ thế

kỷ thứ nhất. Trên bờ tường của cửa hang động có khắc dòng

chữ Latinh chẳng biết từ thuở nào: "Spelunga in qua docebat

Dominus apostolos in Monte Oliveti" nghĩa là: Hang động trong

đó Chúa đã dạy dỗ các tông đồ ở trên Núi Ô-liu.

Page 116: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

116

Nhà Thờ Kinh Lạy Cha (Pater Noster) hiện tại được xây từ năm 1874. Trên các bức tường xung quanh khuôn viên có các bia Kinh Lạy Cha hơn 100 ngôn ngữ. Riêng bia Kinh tiếng Việt được vinh dự nằm trong Nhà Thờ. Trong khuôn viên Nhà Thờ, còn có một Đan viện của các Soeurs Cát-Minh Pháp.

45. NHÀ THỜ BÉTPHAGÊ

Nhà thờ Bétphagê cũng nằm trên Núi Cây Dầu; sau lưng là Làng Bêtania, trước mặt là Núi Đền Giêrusalem.

Page 117: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

117

Thánh Luca kể lại, Chúa Giêsu đã từ Bêtania đến Bétphagê,

rồi từ đó Ngài vào Giêrusalem dự Lễ Vượt qua lần cuối (19,28-

48). Dân chúng Bétphagê đã tung hô Chúa là Vua, hái cành lá hai

bên đường làm cờ vì không kịp chuẩn bị trước; cởi áo choàng

trải đường cho Vị Vua hòa bình cưỡi lừa tiến vào Thành.

Tại Nhà Thờ Bétphagê, chúng tôi may mắn được một tu sĩ

Phanxicô ân cần tiếp đón và thuyết minh cặn kẽ về địa danh này.

Tên gọi “Bétphagê” có nghĩa “ngôi nhà của trái vả xanh” vì ngày

xưa đây là làng chuyên canh cây vả để làm mứt.

Việc Chúa cưỡi lừa đi từ Bétphagê trên Núi Ô-liu vào Thành

nhắc nhớ hai sự kiện Cựu ước. Trước hết, Vua Salômon cưỡi lừa

đi phong vương ở Suối Ghi-khôn gần Giêrusalem (1V 1,38-40).

Khi cưỡi lừa là phương tiện chuyên chở của dân để vào Thành,

Chúa muốn bày tỏ Ngài là Vị Vua hòa bình gần gũi với dân (Dcr

9,9), không là vua chinh chiến cưỡi ngựa là con vật chiến đấu.

Tiếp đến, Chúa vào Thành từ Bétphagê trên Núi Ô-liu là để

ứng nghiệm lời Tiên tri Dacaria tiên báo: Đấng Thiên sai sẽ từ Núi

Ô-liu đến ngự trị và xét xử Giêrusalem vào thời cánh chung (Dcr

14,1-21). Hơn nữa, khi ra tay đuổi quân buôn bán ở Đền Thờ,

Chúa còn tỏ mình là Đấng thanh tẩy Đền Thờ, tái hiện lại hình ảnh

Anh em Nhà Maccabê đã thanh luyện và Cung hiến Đền Thờ đã

bị ô uế dưới thời chiếm đóng của Nhà Sêlêucia của Hy Lạp (1

Mac 4,36-61). Quá ý nghĩa!

Page 118: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

118

Nhà Thờ Bếtphagê hiện tại được xây từ năm 1883, trên nền

của Nhà Thờ của Thập Tự quân thế kỷ XII đã bị phá đổ. Trên gian

Cung thánh có vòm bích họa Chúa cưỡi lừa vào Thành. Bức

tường 2 bên nhà thờ đầy những bích họa chỉ dùng một màu ô-

liu nhạt. Toàn bộ trần nhà thờ màu sơn sáng, điểm các họa tiết

hoa văn trang trí là những cành ô-liu nhỏ li ti rất xinh.

Đặc biệt ở hàng ghế trái gần cung thánh có 1 khối đá vuông

được bảo vệ trong ô kính dày, với 4 hình vẽ ở 4 mặt: 2 môn đệ

dắt lừa; dân chúng cầm cành lá; Chúa cho Lazarô sống lại, và chữ

Bethphage. Khối đá này sót lại từ phế tích Nhà Thờ thế kỷ XII, và

được truyền tụng với lòng đạo đức là “khối đá kê chân”

(mounting rock) để Chúa bước leo lên lưng lừa!

46. NHÀ NGUYỆN “CHÚA KHÓC”

Từ Nhà thờ Bétphagê xuống vị trí lưng chừng Núi Ô-liu,

Chúa trông thấy toàn cảnh Giêrusalem với Đền Thờ nguy nga thì

Page 119: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

119

khóc thương cho Thành, vì Chúa biết trước sẽ đến ngày Thành

Thánh “không còn hòn đá nào trên hòn đá nào”, Dân Chúa sẽ

phải lưu đày tha phương, không còn nơi thờ phượng (Lc 19,41-

44). Và đã xảy ra đúng như thế trong biến cố năm 70 và 135.

Tại vị trí này, người ta đã xây một Nhà nguyện nhỏ bằng đá

trắng từ năm 1955 có hình “giọt nước mắt”, và đặt tên là “Nhà

Thờ Chúa khóc” (Dominus Flevit). Ngày nay, từ khuôn viên nhà

thờ, ta cũng trông thấy toàn cảnh của Giêrusalem như Chúa ngày

xưa; chỉ khác là Đền Thờ nguy nga ngày xưa đã bị thay thế bằng

Đền Vòm đá Tảng có mái màu kim nhũ của Hồi giáo.

Tiếp tục, Chúa đi xuống Vườn ép dầu Giếtsêmani ở chân

Núi, băng qua khe thung lũng Khít-rôn đi lên Tường Thành, rồi

được dân chúng hò reo đón qua Cửa Vàng hay Cửa Xót thương

(nay đã xây bít) để vào Đền Thờ trong khuôn viên Núi Đền.

Page 120: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

120

Thánh Vịnh 24 đã tiên báo việc Chúa khải hoàn vào Thành

qua Cửa Kim Môn: Cửa hỡi, hãy cất cao đầu, hỡi Cửa ngàn thu…

Để Vua vinh quang tiến vào! Khi vào đến Đền Thờ, Ngài đã thanh

tẩy Đền Thờ, xô đổ bàn đổi tiền và đuổi quân buôn bán. Hai việc

làm đó đã đụng đến uy quyền và túi tiền của các tư tế Đền thờ,

nên họ đã rắp tâm giết Chúa.

47. NHÀ THỜ CHÚA HẤP HỐI - VƯỜN GIẾTSÊMANI

Từ Nhà nguyện “Chúa khóc” xuống gần chân Núi Ô-liu sẽ

gặp Vườn Giếtsêmani, có nghĩa “nơi ép dầu”. Có lẽ đây là chỗ sản

xuất dầu ô-liu thu hoạch từ trên Núi xuống. Hiện nay trong Vườn

vẫn còn nhiều cây ô-liu cổ thụ, trong đó một cây hàng nghìn tuổi

nằm sát Nhà Thờ, được cho là có từ thời Chúa Giêsu.

Các Phúc Âm nhất lãm kể lại, sau Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã

cùng các môn đệ đã rời Thành Giêrusalem, băng qua thung lũng

Khít-rôn và đến cầu nguyện tại Vườn ép dầu này.

Page 121: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

121

Vương Cung Thánh Đường Giếtsêmani còn có tên “Nhà Thờ

các dân tộc”, vì nhiều quốc gia góp tiền xây dựng năm 1922-1924,

trên nền nhà thờ đầu tiên thế kỷ IV. Trước bàn thờ có tảng đá rất

lớn và phẳng, mà Truyền thống cho là Chúa Giêsu đã quỳ cầu

nguyện với Chúa Cha. Còn bàn thờ thì có hình “chén đắng”.

48. THÀNH CỔ GIÊRUSALEM

Trong Cựu ước, có đến 15 “Thánh vịnh lên Đền” diễn tả tâm

tình háo hức của khách hành hương đi lên Thánh Đô (Tv 120-134).

Còn Tv 137 lại là khúc ca ai oán của dân lưu đày, than khóc, nhớ

nhung da diết Đền Thờ thứ I đã bị phá đổ: Giêrusalem hỡi, lòng

này nếu quên ngươi, thì tay gảy đàn thành tê bại! Có đặt chân đến

Thánh Đô Giêrusalem, ta mới cảm nghiệm được phần nào tâm

tình của các thánh vịnh ấy.

Page 122: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

122

Thành Cổ Giêrusalem tọa lạc trên đỉnh Núi Sion, đối diện với

Núi Ô-liu ở phía Đông, có diện tích gần 1 km2 (với 4 cạnh hình

vuông, mỗi cạnh xấp xỉ 1,ooo m), và được bao bọc bởi bức tường

thành cao 12m, dày 2,5m, do Đế quốc Ottoman xây dựng từ năm

1537-1541. Trên thành có tổng cộng 34 tháp canh và 8 cửa ra vào

thành (đánh số từ 1-8 trên sơ đồ). Riêng Cửa Kim Môn (số 4,

Golden Gate) từ Núi Ô-liu vào Núi Đền đã bị xây bít.

Thành cổ gồm 4 khu vực dân cư của 4 nhóm tôn giáo, có diện tích không đều. Các số từ 1-8 là vị trí của 8 Cổng Thành.

- Khu phố Hồi giáo & Núi Đền: Chiếm một khu vực rộng lớn phía

Đông Bắc Cổ Thành, gần 50% diện tích của Thành Cổ.

Khuôn viên Núi Đền rất rộng (490 x 280m) có tường bao chỉ

dành riêng cho Hồi giáo, rất giới hạn với người không Hồi giáo.

Page 123: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

123

Khuôn viên hoàn toàn trống trải, chỉ mọc lên Đền “Vòm Đá

Tảng” (màu vàng) và Giáo đường Al Aqsa (vòm đen).

Đền “Vòm Đá Tảng” nằm trên vị trí Gian cực Thánh của Đền

Thờ thứ I và II, nơi có tảng đá Abraham sát tế Isaác. Núi Đền

cũng có ý nghĩa quan trọng với Kitô-giáo, vì tại đây Hài nhi Giêsu

đã được dâng vào Đền thờ (Lc 2,22-24); khi lên 12 tuổi Ngài từng

trốn lại Đền thờ (Lc 2,41-50); trong các lần đến Giêrusalem, Ngài

cũng thường vào Đền Thờ giảng dạy (Ga 8,2); và cũng tại đây,

Ngài đã tiên báo Đền Thờ sẽ bị phá hủy (Mc 13,2).

Khu phố Hồi giáo: Trong Khu phố này cũng có nhiều nhà thờ

Kitô-Giáo, và 7 chặng Đàng Thành giá đầu tiên.

- Khu phố Do thái: Nằm ở khu vực Đông Nam Cổ Thành, nơi có

Bức Tường Phía Tây giáp với Núi Đền (vạch màu đỏ).

- Khu phố Kitô giáo: Nằm ở khu vực Tây Bắc Cổ Thành, có nhiều

nhà thờ và cơ sở của các Giáo hội Chính Thống, Công giáo.

Nổi tiếng nhất là quần thể Nhà Thờ Mộ Thánh.

- Khu phố Armênia: Nằm ở khu vực Tây Nam Cổ Thành, có

nhiều tu viện và Nhà thờ của Chính Thống. Người Chính thống

Armênia hành hương đến Đất Thánh đã ở lại khu phố này từ

thế kỷ IV CN.

Khi vào các Cổng Thành, người Do thái thường chạm bàn

tay vào “3 ống đồng” đính cao trên tường, rồi xoa bàn tay lên

Page 124: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

124

trán và mặt một cách cung kính. Khách hành hương không khỏi

thắc mắc: trong ống đồng ấy có cái gì, và cử chỉ ấy để làm gì?

Trở lại với thắc mắc lúc chờ lên máy bay ở Istanbul liên quan

đến việc cầu nguyện của người Do thái: nhất là về hai chiếc “đèn

pin thợ mỏ” hình vuông màu đen mà họ đeo trên trán và cột ở

bắp tay trái. Thật ra các hộp vuông ấy có liên quan mật thiết đến

“3 ống đồng” treo trên cao ở Cổng Thành.

Được biết Do thái giáo là một tôn giáo độc thần. Điều răn

thứ nhất và quan trọng nhất của họ được ghi lại trong Sách Đệ

Nhị Luật 6,4-9:

Nghe đây, hỡi Israel! Thiên Chúa chúng ta là Đức Chúa duy

nhất. Anh em hãy yêu mến Đức Chúa hết lòng, hết dạ và hết sức

anh em. Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, phải ghi

lòng tạc dạ. Anh em phải lặp lại những lời ấy cho con cái và nói

lại cho chúng lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi

ngủ cũng như khi thức dậy. Anh em phải buộc những lời ấy vào

Page 125: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

125

tay để làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung

cửa nhà anh em và lên cửa thành của anh em.

Tuân lệnh Chúa, người Do thái đặt lời Chúa trong ống đồng

trước Cửa Thành và trong các hộp kinh (tefillin) bằng da màu đen

có dây buộc. Mọi trẻ nam từ 13 tuổi (việc hành đạo chỉ dành cho

nam giới) phải đeo hộp kinh này vào trán và tay trái để cầu kinh

3 lần một ngày, mặt hướng về Đền Thờ, để nhắc nhớ bao kỳ công

Chúa đã làm cho dân tộc của mình. Hơn ai hết, đức tin Do thái

gắn chặt với lịch sử, với các biến cố cụ thể của dân tộc họ, ở

những nơi chốn cụ thể; vì thế việc cầu nguyện trở nên chính hơi

thở cuộc sống của họ.

Thành Cổ Giêrusalem được UNESCO công nhận là Di sản thế

giới năm 1981 vì bề dày lịch sử của Thành, cũng như vì các địa

điểm tôn giáo cổ xưa quan trọng trong Thành: Nhà thờ Mộ

Thánh của Kitô-giáo, Núi Đền của Hồi giáo, Bức tường phía Tây

của Do thái giáo. Tại đây, đoàn chúng tôi không có thời gian tìm

hiểu cặn kẽ Thành Cổ, mà chỉ có thể thăm viếng một vài địa điểm

tôn giáo đặc biệt quan trọng.

49. BỨC TƯỜNG THAN KHÓC (PHÍA TÂY)

Năm 20 tcn, Vua Hêrôđê Cả đã xây dựng tường thành dài

488m, cao 19m phần nổi + 13m móng chìm, bao quanh Núi Đền

để bảo vệ Đền Thờ. Khi quân Rôma bình địa Đền Thờ (135 CN),

may mắn hãy còn sót lại đoạn tường Phía Tây 57 mét này.

Page 126: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

126

Đối với người Do thái, Bức Tường Phía Tây (Western Wall)

là nơi linh thiêng nhất còn sót lại cho họ tại Giêrusalem, bởi đây

là điểm tiếp cận gần nhất với khuôn viên Núi Đền của Salômon,

cũng là nơi gần nhất với vị trí Đền Thờ đã bị phá hủy (nay là Đền

“Vòm đá tảng”), mà suốt 19 thế kỷ qua họ không được đặt chân

vào! Cầu thang mái che bên phải Bức Tường là lối lên Núi Đền

dành cho du khách không là Hồi giáo (Những người Hồi giáo thì

có 10 cổng dành riêng để vào Núi Đền).

Có nỗi đau đớn nào lớn bằng nỗi đau của cả một dân tộc bị

“đánh cắp” nơi thờ tự Thiên Chúa của họ đã gần 19 thế kỷ qua.

Vì thế lời cầu nguyện duy nhất của họ chỉ có thể là…sự than

khóc: Thống thiết mong đến ngày Chúa đoái thương cho dân

tộc họ xây dựng lại Đền Thờ thứ III tại Núi Thánh của Tổ phụ của

họ từ gần 4000 năm trước!

Page 127: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

127

Trong 19 năm chiếm đóng Giêrusalem (1948-1967), quân đội

Jordan đã phong tỏa hoàn toàn, không một người Do thái nào

đặt chân được đến Bờ Tường để cầu nguyện. Vì thế nhân cuộc

chiến 1967, Israel đã bằng mọi giá tái chiếm Bức Tường, rồi giải

tỏa luôn khu phố người Ma-rốc sát chân Tường để mở Quảng

trường Bức Tường Phía Tây rộng 2 hecta như hiện nay.

Ngày 14.5.2018, trong diễn văn chào đón Chính phủ Mỹ dời

Đại sứ quán về Giêrusalem, Thủ Tướng Netanyahu khẳng định

Giêrusalem đã là Thủ đô Israel từ thời Vua Đavít (3.000 năm), và

ông không giấu khát vọng của Israel sẽ xây lại Đền Thờ thứ III ở

Núi Đền! Nếu Israel xúc tiến việc này, chắc sẽ không tránh khỏi

Thế Chiến III vì khuấy động đến thế giới Hồi giáo!

Để vào Quảng Trường Bức Tường Phía Tây, buộc phải qua

cổng kiểm tra an ninh gắt gao. Khu vực cầu nguyện ở chân Bờ

Tường được ngăn đôi: bên tả dành cho nam và bên hữu dành

cho nữ. Trước khi vào cầu nguyện, phải rửa tay “thanh tẩy”

(ablution); nếu là đàn ông thì còn phải dùng các “mũ chụp” miễn

phí ở cửa vào để che đỉnh đầu như người Do thái. Có một phong

tục thiêng liêng ở đây, là viết lời cầu nguyện vào một mảnh giấy

rồi đặt trong một khe nào đó trong tường thành.

Tuy vậy, bầu khí ở Quảng trường rất thanh bình. Không chỉ

có nhiều người Do thái sốt sắng cầu nguyện ở Chân tường, mà

Page 128: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

128

rất nhiều du khách háo hức khám phá tìm hiểu. Có nhiều trẻ mẫu

giáo trai Do thái (nam giới) cũng được đưa đến đây để tham

quan và làm quen với bầu khí cầu nguyện.

50. PHÒNG TIỆC LY & HẦM MỘ VUA ĐAVÍT

Phòng Tiệc ly nằm ở tầng trên một tòa nhà hai tầng gần

Nhà thờ “Đức Bà Ngủ”, ở phía nam Cổng Zion dẫn vào Khu Do

thái giáo trong Thành Cổ. Bên cạnh Phòng là tháp của một nhà

thờ Hồi giáo; và ngay bên dưới là lăng mộ Vua Đavít, có chiếc

quan tài bằng đá (sarcophagus) được cho là của Vua Đavít.

Phòng tiệc ly ngày nay là một căn phòng tương đối rộng, có

cột và trần vòm theo kiến trúc gôthic do Thập Tự quân xây vào

thế kỷ XII,. Theo Tân ước, tại phòng này đã xảy ra 3 sự kiện lớn:

Chúa Giêsu ăn Bữa Tiệc Ly (Lc 22,7-13); sau khi phục sinh Ngài hiện

ra trấn an các tông đồ (Ga 20,19-29); Chúa Thánh Thần ngự xuống

trên các tông đồ ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv 2,1-4). Sau đó, đây là nơi

tự họp của các tín hữu đầu tiên trong Thành Giêrusalem.

Page 129: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

129

HẦM MỘ VUA ĐAVÍT

Một trong những địa điểm thiêng liêng nhất của người Do

thái trong Thành Cổ là lăng mộ của Vua Đavít. Theo Kinh Thánh,

Vua Đavít qua đời sau 40 năm trị vì Vương quốc thống nhất, và

đã được chôn trong “Thành của Đavít” tức Giêrusalem, cùng

với tổ tiên của Ngài. (1V 2,10)

Hầm mộ hiện nằm ở Tầng dưới của Thượng Lầu Tiệc Ly. Ở

lối vào lăng mộ là một Phòng nghiên cứu Kinh Thánh với nhiều

Sách Thánh cổ, lúc nào cũng có các học giả Do thái chính thống

say sưa nghiên cứu và tranh luận về Kinh Thánh.

Bên trái Phòng nghiên cứu là Hầm mộ, trong đó có một

chiếc quan tài lớn bằng đá trắng (sarcophagus) chạm trổ theo

kiểu quý tộc Rôma, được phủ khăn trắng. Phía trước quan tài là

một bức bình phong gỗ có 3 cánh, trên đó có ghi các bản văn

bằng tiếng Do thái.

Page 130: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

130

Vì sự tôn kính với Vua Thánh Đavít, chiếc quan tài chưa bao

giờ được xác định niên đại, hay kiểm tra di cốt bên trong thế

nào. Trong hầm mộ luôn có một Rabbi túc trực bên quan tài,

chăm chú nghiền ngẫm Kinh Thánh, chẳng bận tâm gì đến người

vào viếng.

51. NHÀ THỜ ĐỨC BÀ NGỦ (DORMITION)

Nhà thờ “Đức Bà Ngủ” nằm ở vị trí cao nhất của Núi Sion

trong Thành Cổ, cách phòng Tiệc ly & Hầm mộ Đavít chỉ 200 mét.

Đây là địa điểm được lưu truyền là nơi Đức Mẹ đã qua đời trước

mặt các tông đồ. Sau đó thân xác Đức Mẹ được táng trong một

ngôi mộ gần vườn Giếtsêmani thể theo ý muốn của Đức Mẹ.

Truyền thống kể lại Tôma lại vắng mặt khi Đức Mẹ qua đời.

Lúc trở về ông ra viếng mộ thì không còn thấy xác Đức Mẹ. Còn

hầm mộ thì ngập tràn hương thơm ngào ngạt và tiếng nhạc du

dương như vẳng xa từ Thiên quốc! Vì thế ngay từ đầu, các tín

hữu đã tin rằng thân xác của Đấng cưu mang con Thiên Chúa

hằng sống không thể chịu cảnh hư nát của thụ tạo, nhưng đã

được Thiên Chúa đưa thẳng về Trời ân thưởng cả hồn lẫn xác.

Chính vì thế mà Truyền thống không dùng từ “chết” mà nói là

“Đức Bà ngủ” (dormition).

Về sau, mảnh đất nơi Đức Mẹ “thiếp ngủ” (qua đời) đã

được Vua Thổ Nhĩ Kỳ là Sultan Abdul Hamid II tặng cho Hoàng

Page 131: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

131

đế Wilhelm II của Nước Đức năm 1898. Trên đó, các cha Biển

Đức người Đức đã xây một Nhà Thờ năm 1910, gồm tầng trệt,

tầng hầm, và 1 tháp tròn cao rất uy nghi.

Phía trên vòm bàn thờ Nhà Thờ tầng trệt là bức bích họa

Đức Maria bồng con với dòng chữ Latinh: “Này, một trinh nữ sẽ

thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Emmanuel.” (Is 7,14)

Giữa Tầng hầm bên dưới có bức tượng sống động bằng

kích thước người thật, khắc Đức Mẹ đang ngủ (qua đời). Tượng

bằng gỗ anh đào với một số chi tiết bằng ngà voi. Trong tầng

hầm còn có nhiều bàn thờ với tượng, và bích họa khác.

52. NHÀ THỜ PHÊRÔ CHỐI CHÚA

Hay: NHÀ THỜ GÀ GÁY

Một trong những nơi nổi bật nhất ở Giêrusalem là Nhà thờ

Phêrô chối Chúa, có tên Latinh là “Galli-cantu” (Gà gáy), tọa lạc

Page 132: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

132

trên một sườn đồi cao phía Đông Núi Sion bên ngoài Tường

Thành, được cho là Dinh của Thượng Tế Caipha trước kia. Từ

sườn đồi, có một sân thượng rộng để du khách ngắm toàn cảnh

rộng lớn của Giêrusalem bên dưới; thấy cả vị trí “Thửa ruộng

của Ông thợ gốm” còn gọi là “Ruộng máu”, được mua bằng

tiền Giuđa trả lại trước khi tự tử, để chôn cất khách ngoại kiều

vô gia cư (Mt 27,3-10)

Nhà Thờ Gà gáy được xây từ năm 1932, là một hình ống

dựng đứng bên đồi, gồm 4 tầng: Nhà thờ trên, Nhà thờ Trung cổ

tầng dưới, Tầng hầm tra khảo và Hầm biệt giam sâu thứ tư. Trong

sân nhà thờ có bức tượng đồng mô tả cảnh Phêrô chối Chúa

bên bếp lửa, trước một đứa tớ gái và một lính Rôma.

Cửa vào Nhà Thờ lầu Trên cùng là một bức tranh được gò

bằng đồng, khắc họa việc Chúa Giêsu trong Bữa tiệc ly đã báo

trước với Phêrô rằng ông sẽ chối Chúa trước khi gà gáy đêm ấy.

Page 133: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

133

Ở tầng hầm tra khảo có các cột đá để trói đánh phạm nhân

và một cái chén bằng đá khắc trên sàn để chứa muối và giấm

khử trùng hoặc làm tăng đau đớn các vết thương. Đặc biệt, có

một lỗ tròn như miệng giếng để thả phạm nhân trói bằng dây

thừng xuống hầm biệt giam. Đến thăm hai tầng tra khảo và biệt

giam, chúng ta có thể cảm nghiêm được tình cảnh đơn độc của

Chúa Giêsu Kitô trong đêm trước khi bị đem đi đóng đinh.

Page 134: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

134

NGÀY THỨ BẢY (10.5.2018)

SAMARIA: GIẾNG GIACÓP & MỘ GIOAN TẨY GIẢ

Hành trình Ngày thứ Bảy:

Buổi sáng:

- Thành Sikhem của các Tổ phụ: Thành phố Nablus

- Núi Garizim ở Samaria

- Giếng cổ Giacóp.

Buổi chiều:

- Khu Phế tích Sebastia: Kinh đô Vương quốc Samaria

- Hang mộ chôn táng Thủ cấp Thánh Gioan Tẩy giả.

53. NABLUS: THÀNH SIKHEM CỦA CÁC TỔ PHỤ

Lịch trình hôm này của đoàn là hành hương đến Miền Trung

Samaria. Tại đó sẽ trải qua 4 địa điểm: Thành Sikhem của các Tổ

phụ; Núi Garizim của người Samari; Giếng Giacóp và nơi chôn

táng Thủ cấp của Thánh Gioan Tẩy giả.

Nablus là thành phố lớn nhất của Palestin, thuộc Vùng Bờ

Tây trong lãnh thổ của Palestin, cách Giêrusalem 50 km về phía

Bắc. Đất đai ở vùng này cằn cỗi, khô cháy, nhiều sỏi đá. Thành

phố Nablus tựa lưng vào ngọn núi Garizim nổi tiếng trong Kinh

Thánh, nơi từng có Đền Thờ sầm uất của người Samari nhưng

nay đã trở thành bình địa.

Page 135: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

135

Nablus hoàn toàn mang sắc thái của 1 thành phố Ả rập: chỉ

có bảng hiệu tiếng Ả-rập và tiếng Anh, không có tiếng Do thái.

Thành phố rộng nhưng quy hoạch luộm thuộm giống các nước

đang phát triển. Được biết mức lương trung bình ở đây chỉ 500

USD/tháng, bằng 1/2 ở các thành phố Israel (1.000 USD/tháng).

Nhưng do giá cả sinh hoạt ở các thành phố Ả-rập thấp hơn, nên

chi phí cuộc sống ở hai bên cũng tương đương.

Theo Kinh Thánh, nơi đây là thành cổ của người Canaan tên

là Sikhem, nơi các Tổ phụ từng đến lập cư. Sách Sáng thế kể lại,

Sikhem là điểm dừng chân đầu tiên của tổ phụ Abraham (thế kỷ

XX tcn) khi ông từ Kha-ran đặt chân đến Đất hứa. Ông đã đóng

chốt ở chỗ có Cây sồi Mô-rê. Tại đó, Chúa đã hiện ra chúc lành

cho ông, và ông đã lập một bàn thờ để kính Chúa (St 12,6-9).

Đến thời Tổ phụ Giacóp (thế kỷ XVIII tcn), ông từ Pát-đan

A-ram đến đây mua mảnh đất của ông Khamo, vị đầu mục trong

Page 136: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

136

vùng, với giá 100 đồng để lập cư. Ông đã lập một bàn thờ kính

Chúa tại mảnh đất đó và đặt tên là “Ên, Thiên Chúa của Israel”

(St 33,18-20). Có lẽ cái giếng mà người Samari nhận là của Tổ

phụ Giacóp (Ga 4,12) nằm trên mảnh đất lập cư này.

Tuy nhiên, một sự cố nghiêm trọng đã khiến gia đình

Giacóp phải vội vã rời bỏ Thành Sikhem, đó là Đina - con gái

Giacóp - bị Sikhem - con trai Khamo - yêu và cưỡng hiếp. Ông

Khamo biết lỗi nên đến nộp phạt và xin cưới Đina cho con trai

mình. Hai người anh của Đina là Simêon và Lêvi lập mưu trả thù,

đòi gia đình Khamo và mọi đàn ông trong thành phải cắt bì theo

tập tục Do thái thì mới gả em gái. Khi mọi đàn ông con trai trong

thành vừa cắt bì và còn đang yếu sức, các con trai Giacóp đã

giấu cha, xông vào giết tất cả đàn ông trong thành, và cướp bóc

tài sản súc vật của họ. Khi hay tin, Giacóp đau buồn và sợ hãi,

liền đưa cả gia đình trốn đi Bết-ên (St 34).

Cũng tại Sikhem, gần Núi Garizim, hãy còn một địa điểm

được người Do thái tôn kính là lăng mộ Tổ phụ Giuse, do Giosuê

đưa hồi hương về Đất Hứa trong cuộc Xuất hành và đã cho chôn

táng tại Sikhem (Gs 24,32). Tiếc là đoàn không có thời gian ghé

thăm các địa điểm vừa nói tại Nablus.

54. NÚI GARIZIM & NGƯỜI SAMARI

Núi Garizim được nhắc tên lần đầu tiên trong Sách Đệ Nhị

Luật (11,29-30): Ông Môsê chỉ thị cho dân Israel khi vào Đất Hứa

Page 137: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

137

sẽ ghi khắc trên Núi Garizim những lời chúc phúc của Chúa nếu

dân trung tín với Lề Luật (Đnl 28,1-14), và khắc trên Núi Êban đối

diện những lời chúc dữ nếu dân bội ước (Đnl 27,15-26; 28,15-68).

Khi vào Đất Hứa, Ông Giosuê đã cùng dân thi hành lệnh ấy của

Môsê (;Gs 8,32-35), Chính vì thế mà người Samari qua ngàn năm

vẫn chỉ nhìn nhận một mình Garizim là Núi Thánh mà thôi.

Nói về thái độ thù địch giữa Do thái và Samari, thì người Do

thái luôn xem mình là thượng đẳng hơn dân Samari, những kẻ

“ngoại tộc” và “ngoại giáo”. Với người Do thái, “tha nhân” mà

họ phải yêu “như chính mình” chỉ gồm những người đồng chủng

(Do thái) và đồng đạo (Do Thái giáo). Vì vậy chúng ta chẳng lạ gì

câu hỏi của người luật sĩ trong Dụ ngôn Người Samari nhân hậu:

"Nhưng ai là người thân cận của tôi?" (Lc 10,29).

Không đồng chủng: Vì năm 721 tcn, Đế quốc Assyria chinh

phạt Vương quốc Israel, bắt dân đi lưu đầy, và đưa người ngoại

bang từ Babylon, Cutha, Ava, Khamát…đến định cư ở các thành

Samari để đồng hóa nên một dân tạp chủng (2V 17,24).

Không đồng đạo: Vì sau cái chết của Vua Salômon năm 931

tcn, Vương quốc Israel phía Bắc đã ly khai cả về chính trị lẫn tôn

giáo: lấy Samaria làm thủ đô; xây Đền Thờ ở Bết-Ên và Đan, lập

hàng tư tế mới, chối bỏ Đền Thờ Giêrusalem (2V 11,26-33). Về

sau, Người Samari vẫn kế thừa đức tin Do thái giáo, nhưng họ

chỉ nhìn nhận Sách Luật Torah (Sách Ngũ Thư) và vẫn duy trì Đền

thờ riêng của họ trên Núi Garizim (nay chỉ còn là tàn tích).

Sự thù nghịch giữa dân Israel và Samari lớn đến mức vào

thời Chúa Giêsu, người hành hương từ Galilê không đi qua Đất

Samari, nhưng đi bộ dọc bên kia Sông Giođan cho đến Qasr el

Yahud thì mới vượt sông vào Giêricô rồi đi tiếp lên Giêrusalem.

Có một lần Chúa Giêsu cố ý đi qua một làng Samari thì dân làng

không tiếp đón; Gioan và Giacôbê đã nổi cáu đòi xin lửa từ trời

xuống thiêu đốt những người Samari này! (Lc 9,51-56)

Page 138: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

138

Trong bầu khí đó, ta dễ hiểu sự đối đáp của thiếu phụ

Samari với Chúa Giêsu bên Bờ giếng Giacóp: “Ông là người Do-

thái, mà lại xin tôi là một phụ nữ Samari nước uống sao?” (Ga 4,9)

“Cha ông chúng tôi đã thờ phượng Thiên Chúa trên núi này; sao

các ông lại bảo: Giêrusalem mới là nơi phải thờ phượng?” (4,20)

Thế nhưng, Chúa Giêsu đã khéo léo chinh phục đức tin của

thiếu phụ Samari, và cả dân làng Xykhar của chị cũng đã tin vào

Ngài: “Chúng tôi tin không còn phải vì lời chị kể, mà quả thật,

chính chúng tôi đã nghe và biết rằng Ông này thật là Đấng cứu độ

trần gian.” (4,42). Tuyệt vời!

Năm 529, sau một thời gian dài bị Đế quốc Byzantine đàn

áp tàn bạo, người Samari đã quật khởi mạnh mẽ, mong tái dựng

một đất nước Samari độc lập; họ đã phá đổ nhiều nhà thờ Kitô-

giáo của Byzantine như tại Bêlem. Nhưng cuộc nổi dậy bị tiêu

diệt đến gần như diệt chủng; tôn giáo Samari bị Byzantine đặt

ra ngoài vòng pháp luật. Để tránh bách hại, nhiều người Samari

còn lại đã cải đạo qua Kitô-giáo hoặc trà trộn với người Ả-rập;

số khác cải đạo qua Hồi giáo trong các thế kỷ tiếp theo dưới sự

cai trị của người Hồi giáo. Hiện nay chỉ còn khoảng 600 người

Samari sống du mục quanh Núi Garizim, và họ vẫn trung thành

cử hành Lễ Vượt Qua hàng năm trên ngọn Núi của tổ tiên họ.

Số phận dân tộc Samari thật nghiệt ngã; gần giống thân

phận dân tộc Chiêm Thành ở Miền Trung VN với Hận… Đồ Bàn!

55. GIẾNG CỔ GIACÓP

Câu chuyện của Chúa Giêsu gặp gỡ thiếu phụ Samari bên

bờ Giếng Giacóp trong Phúc Âm Gioan đã quá quen thuộc với

mỗi người chúng ta (Ga 4). Tới Nablus, chúng tôi đã đến thăm

Giếng cổ, tồn tại từ trước chúng ta hơn 3,700 năm, hiện đang

nằm dưới tầng hầm của một Nhà Thờ Chính Thống Nga, ở ngay

một con phố chính của Thành phố Nablus.

Page 139: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

139

Ngôi nhà thờ đầu tiên tại địa điểm này được xây năm 380,

rồi nhà thờ thứ hai vào thế kỷ VI. Nhưng rồi tất cả đều sụp đổ.

Đến năm 1860, Giáo hội Chính Thống Nga đã mua lại mảnh đất và

xây một nhà nguyện nhỏ trên giếng (nay là Nhà nguyện hầm).

Mãi đến 2007, ngôi nhà thờ hiện tại mới hoàn thiện, được xây

dựng bằng đá vôi trắng, với hai tháp cao và lòng nhà thờ theo

kiến trúc một Vương Cung Thánh đường của thời Thập Tự Chinh.

Bên trong Nhà Thờ hoàn toàn trang trí theo Chính Thống

giáo, không có tượng, nhưng tất cả là bích họa rực rỡ ở trên

cung thánh, trên các tường và trên trần nhà thờ. Đặc biệt có bức

bích họa rất đẹp, họa lại Chúa Giêsu uy nghi bên bờ giếng trò

chuyện với thiếu phụ Samari.

Page 140: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

140

Nhà nguyện hầm nằm bên dưới gian cung thánh Nhà thờ

chính. Giếng Giacóp vẫn còn đó, đục sâu vào đá khối, sâu chừng

40m, nước rất sạch và ngọt, vẫn còn uống được. Tại giếng nước,

đoàn đã cầu nguyện với đoạn Phúc âm Gioan 4,1-42.

Rời nhà thờ, chúng tôi lên khu phế tích Thành Cổ Sebastia

và dùng cơm trong một nhà hàng Palestin.

Page 141: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

141

56. HANG MỘ THỦ CẤP GIOAN TẨY GIẢ Ở SEBASTIA

Sebastia được giới khảo cổ xác nhận là địa điểm của thủ đô

Samari, bao trùm một ngọn đồi cao và rộng, nhìn bao quát xuống

cả một vùng đồi núi phía dưới đầy ô-liu.

Ngổn ngang trên các sườn đồi là tàn tích sót lại từ sáu nền

văn hóa tiếp nối nhau: người Canaan (9.000 năm), Vương quốc

Israel, thời Hy Lạp, La Mã và Byzantine. Trong số đó, có phế tích

Cung điện Vua Hêrôđê ở Sebastia. Chính từ vị trí Cung điện này,

mà các tín hữu địa phương từ xa xưa đã xác định được nơi chôn

thủ cấp của Thánh Gioan Tẩy giả. Còn phần thi hài của ngài đã

được các đồ đệ xin về để chôn táng (Mt 14,12).

Các tín hữu từ thế kỷ IV đã tin rằng địa điểm chôn thủ cấp

của Thánh Gioan Tẩy Giả nằm ở sườn đồi phía sau cung điện

Hêrôđê tại Sebastia, cách chừng vài trăm mét. Từ thế kỷ V rồi

thế kỷ XII, tại địa điểm này đã từng có Nhà thờ chôn Thủ cấp

Thánh Gioan, nhưng tất cả ngày nay chỉ còn lại phế tích.

Page 142: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

142

Ngày nay, cứ đến Lễ Thánh Gioan bị trảm quyết (29.8), các

Kitô-hữu địa phương lại đến thắp nến cầu nguyện tại hầm mộ

từng chứa thủ cấp Thánh Gioan bên dưới phế tích Nhà thờ.

Rời Samaria, xe phải mất 2 tiếng rưỡi mới về đến Giêrusalem

vì giao thông ở Vùng Bờ Tây khá hỗn loạn; xe cộ chen ngang lấn

tuyến chẳng khác gì VN. Thêm vào đó, vì là giờ cao điểm buổi

chiều, xe cộ phải chờ khá lâu mới qua được trạm kiểm soát biên

giới nội địa từ Vùng Bờ Tây vào lãnh thổ Israel.

Page 143: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

143

NGÀY THỨ TÁM (11.5.2018)

GIÊRUSALEM: CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ

Ngày cuối cùng trên Đất Thánh:

Buổi sáng:

- Đi Đàng Thánh giá trong Thành Giêrusalem.

- Núi Golgôtha: Quần thể Nhà Thờ Mộ Thánh.

Buổi chiều:

- Tạm biệt Giêrusalem, ra phi trường Tel Aviv.

- Qua Istanbul, về lại Sàigòn và Melbourne.

57. CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ

Đi đàng Thánh giá tại Giêrusalem trên chính con đường

Chúa đã đi qua là cao điểm và có ý nghĩa linh thiêng nhất của

một cuộc Hành hương đến Đất Thánh. Điều đó không là ngoại

lệ đối với đoàn hành hương chúng tôi, vào buổi sáng cuối cùng

của 8 ngày rong ruổi trên quê hương Chúa Giêsu.

Việc Đi đàng Thánh giá tại Giêrusalem đã được các tín hữu

Kitô-giáo thực hành từ giữa thế kỷ IV CN, sau khi Hoàng đế

Constantin cho tự do tôn giáo. Kể từ lúc ấy, các tín hữu đã tìm

cách xác định: Chúa Giêsu đã đi qua những đoạn đường nào

trong Thành? Đâu là nơi xảy ra các sự kiện trong cuộc Thương

khó? Từ những câu hỏi đó, truyền thống đã hình thành nên 14

chặng đàng Thánh giá (hay Via Dolorosa - Đường đau khổ) mà

chúng tôi ao ước được đi trở lại với Chúa hôm nay.

Từ sáng sớm, đoàn đã khăn gói rời Tu viện các Soeurs ở

Núi Cây Dầu để vào Giêrusalem Đi đàng Thánh giá, trước khi các

phố hẻm của Thành Cổ họp chợ, khoảng 9g.

Chúng tôi vào Thành bằng Cổng “Sư tử” ở Khu Phố Ả-rập

(có khắc 2 sư tử), hay còn gọi là Cổng Têphanô, vì là nơi Vị tử

đạo tiên khởi của Giáo hội đã bị ném đá đến chết. Kế đó, chúng

Page 144: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

144

tôi lần qua những con hẻm nhỏ lát đá quanh co hãy còn vắng

người, để đến địa điểm của Chặng Đàng Thánh giá thứ nhất.

SƠ LƯỢC 14 CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ

Khi hành hương Đất Thánh, chúng ta không tìm “tưởng

niệm” vị trí xác thực 100% của các sự kiện, vì là điều không thể.

Nhưng với đức tin và lòng thành kính, chúng ta kính nhớ các

biến cố cứu độ của Chúa Giêsu chắc chắn đã xảy ra tại mỗi nơi,

để hiểu Chúa hơn, yêu Chúa hơn, và sống đạo sốt sắng hơn.

Cũng vậy, lộ trình 14 chặng Đàng Thánh giá ngày nay dựa

vào truyền thống đức tin và ký ức đạo đức của các tín hữu từ

ngàn xưa, hơn là chính xác tuyệt đối. Tuy nhiên, có một điều

không thể nghi ngờ, đó là các vết chân lê bước, những giọt mồ

hôi, nước mắt và giọt máu của Chúa Giêsu đã từng đổ ra và hãy

còn ghi dấu trên con đường lên Núi Sọ này. Vì vậy, tại mỗi chặng

đàng, chúng ta tưởng nhớ và cầu nguyện với một sự kiện trong

Page 145: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

145

cuộc thương khó, để được kết hiệp thẳm sâu với Chúa và biết

ơn tình yêu cứu độ của Chúa đã chết vì chúng ta.

Lộ trình của Đàng Thánh giá thực ra không dài, chỉ 600

mét khởi từ Pháp đình của Philatô trong Đồn Antonia của Roma

(Khu phố Ả-rập) và kết thúc ở đồi Golgôtha nay bị che phủ bởi

Nhà Thờ Mộ Chúa (Khu phố Kitô-giáo). Lộ trình ấy băng qua

những con đường hẹp lát đá, ngoằn nghèo, đồi dốc, và các bậc

tam cấp trong Thành Cổ. Hai bên đường của Đàng Thánh giá

ngày nay chủ yếu là phố chợ, xen kẽ với những nhà thờ và tu

viện của các thệ phái Kitô-giáo khác nhau.

Vị trí của 9 chặng đầu rải dọc trên đường phố. Mỗi chặng

được đánh dấu bằng một đĩa bằng đồng (35 cm) với số La Mã.

Còn 5 chặng cuối thì nằm trong quần Thể Nhà Thờ Mộ Thánh.

Thông thường, các nhóm hành hương hay mượn của Tu

viện Phanxicô một Cây Thánh giá bằng ván mỏng để vác qua

các chặng đàng Thánh giá. Nhưng hôm nay do đoàn chúng tôi

khởi sự hơi sớm, nên không mượn Thánh giá được.

Có một lối giúp dễ nhớ nội dung của 14 Chặng đàng, đó là

chia 14 chặng thành các cụm biến cố:

Chúa Giêsu bị xét xử và vác thánh giá: Chặng 1 và 2.

Chúa Giêsu ngã ba lần trên đường: Chặng 3, 7 và 9.

Bốn cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu trên đường Thập giá:

- Gặp gỡ Đức Mẹ: Chặng thứ 4.

- Được ông Simon vác đỡ Thánh giá: Chặng thứ 5.

Page 146: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

146

- Được Bà Veronica trao khăn lau mặt: Chặng thứ 6.

- An ủi các phụ nữ Thành Giêrusalem: Chặng thứ 8.

Chúa Giêsu bị hành hình:

- Quân dữ lột áo Đức Chúa Giêsu: Chặng thứ 10.

- Quân dữ đóng đinh Đức Chúa Giêsu: Chặng thứ 11.

- Chúa Giêsu sinh thì trên Thánh giá: Chặng thứ 12.

Tháo đinh và táng xác: Chặng 13 và 14.

Chặng 1: PHILATÔ LUẬN GIẾT CHÚA GIÊSU

Pháp đình nơi Philatô xét xử Chúa ngày nay không còn dấu

vết; chỉ biết là nơi ấy từng nằm trong Đồn Antonia của lính La

Mã. Ngày nay, Chặng đàng thứ 1 là Nhà Thờ Chúa Giêsu bị kết án

và vác Thánh giá của các cha Phanxicô, được xây trong khuôn

viên Đồn Antonia xưa.

Page 147: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

147

Chặng 2: CHÚA GIÊSU VÁC THÁNH GIÁ

Chặng đàng thứ 2 được đặt trong Nhà Thờ Chúa Giêsu chịu

đánh đòn, cũng do các cha Phanxicô cai quản, nằm trong cùng

khuôn viên của Đồn Antonia xưa, xéo một bên đối diện Nhà

Thờ của Chặng thứ 1.

Page 148: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

148

Chặng 3: CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN I

Chặng này nằm ngay bên đường, phía trước một nhà thờ

của Giáo hội Công giáo Armênia hẹp đến mức gây cảm giác như

thể “lấn chiếm lòng lề đường” kiểu Việt Nam. Vì hãy còn quá

sớm nên Nhà Thờ chưa mở cửa.

Chặng 4: ĐỨC MẸ GẶP CHÚA GIÊSU VÁC THÁNH GIÁ

Phúc Âm không kể việc Đức Mẹ gặp Con vác Thánh giá,

nhưng cho biết Mẹ đã đứng dưới Chân Thập giá đến phút cuối

cùng và có mặt chứng kiến táng xác Con (Ga 19,25-27). Điều này

chứng tỏ Đức Mẹ đã lặng lẽ theo sát bước chân của Con trên

đường Thập giá, như đã từng kín đáo theo sát Con suốt 3 năm

rao giảng công khai (Mt 12,46-50).

Chặng thứ 4 nằm ở cổng vòm của Dinh Thượng phụ Giáo

hội Công giáo Armênia tại Giêrusalem, sát Nhà thờ nhỏ Armênia

Page 149: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

149

lúc nãy ở bên ngoài bờ tường, phía trái cổng Dinh. Chúng tôi

vào hẳn sân bên trong của Dinh để ngắm Chặng thứ 4.

Chặng 5: ÔNG SIMON VÁC THÁNH GIÁ ĐỠ CHÚA GIÊSU

Chặng thứ 5 là một Nhà nguyện nằm ở góc phố, tại căn

nhà đầu tiên của các Cha Phanxicô tại Giêrusalem (1229), khi các

cha bắt đầu đặt chân đến Đất Thánh phục vụ.

Phúc Âm của Chúa thật trái nghịch: Anh dân ngoại gốc

Xyrênê lại là môn đệ đầu tiên đích thực của Chúa, vì anh đã từ

bỏ chính mình, vác thập giá theo Chúa (Mt 16,24). Để trở nên

môn đệ thật của Chúa, chúng ta cũng phải dám từ bỏ mình, vác

thập giá hàng ngày để theo Chúa.

Chặng 6: BÀ VERONICA TRAO KHĂN CHO CHÚA LAU MẶT

Chặng thứ 6 nằm trước Nhà thờ “Thánh Nhan Chúa Kitô”

thuộc Giáo hội Công Giáo Men-kít Hy Lạp.

Page 150: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

150

Khi vác thánh giá đến đây, chắc khuôn mặt Chúa đã đẫm

mồ hôi và máu không mở mắt nổi để tiếp tục bước tới. Phúc

Âm không ghi nhận sự kiện này, nhưng Truyền thống kể lại một

phụ nữ đã động lòng cảm thương Chúa, chẳng còn sợ quân dữ,

lao ra trao khăn cho Chúa lau mặt. Lòng yêu mến của Bà đã

được Chúa tặng thưởng bằng hình ảnh in bằng chính mồ hôi và

máu của Chúa trên chiếc khăn. Không ai rõ phụ nữ ấy tên gì, vì

vậy truyền thống gọi bà là Veronica, ghép 2 từ Latinh: “Vera”

(đích thật), “icon” (ảnh); có ý nói hình ảnh trên khăn là “dung

nhan đích thực” của Chúa.

Chặng 7: CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN II

Chặng thứ 7 là một Nhà nguyện của các Cha Phanxicô, sở

hữu từ năm 1875.

Page 151: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

151

Chặng 8: CHÚA GIÊSU AN ỦI CÁC PHỤ NỮ GIÊRUSALEM

Có lẽ một số phụ nữ Giêrusalem ngày xưa đã đứng ở vị trí

này chờ Chúa vác thập giá đi ngang qua. Trông thấy Chúa hình

hài tan nát, các bà động lòng khóc thương Chúa. Nhưng trong

nỗi khổ đau, Chúa Giêsu vẫn không nghĩ đến mình, mà bày tỏ

một lần nữa sự xót thương thân phận khốn khó của Giêrusalem

sẽ bị phá hủy: “Các bà đừng khóc thương tôi. Có khóc thì hãy

khóc cho phận mình, và cho con cháu các bà.” (Lc 23,27-28)

Chặng thứ 8 đặt trên bờ tường Tu viện Chính thống Hy Lạp

Thánh Charalampus. Đặc biệt ở chặng này còn có một phù điêu

tròn bằng đá, khắc nổi hình cây Thánh giá và dòng chữ Hy Lạp:

- “IC - XC” (viết tắt của Giêsu-Kitô);

- “NIKA” (tiếng Hy Lạp có nghĩa chiến thắng).

Có nghĩa “Chúa đã chiến thắng trong cuộc Thương khó”.

Page 152: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

152

Đi ngang qua đây, các Kitô-hữu địa phương thường cúi hôn

hoặc chạm tay vào phù điêu, rồi hôn tay và làm Dấu thánh giá.

Chặng 9 & 10: CHÚA GIÊSU NGÃ XUỐNG ĐẤT LẦN III

Chặng Chúa Giêsu ngã xuống đất lần 3 không còn xa Núi

Golgôtha bao xa, vì từ đây đã nhìn thấy Mái Nhà Thờ Mộ Thánh

ở trước mặt. Chặng 9 cũng không còn nằm trên đường phố, mà

ở lối vào của 2 tu viện của Giáo hội Chính thống Coptic Ai Cập:

Tu viện Thánh Antôn tu rừng và Tu viện Thánh nữ Hêlêna.

Tại đây, chúng tôi ngắm luôn chặng 10 (quân dữ lột áo Chúa)

do không thể ngắm 5 chặng cuối trong Nhà Thờ Mộ Thánh, nơi

đông nghẹt khách hành hương vào mùa cao điểm này.

Chặng 11- 14: CHÚA GIÊSU CHỊU HÀNH HÌNH - CHẾT - TÁNG XÁC

Đi qua bức tường Tu viện Chính Thống Ai Cập, đến khu vực

rộng rãi của Tu viện Chính Thống Êthiopia (Phi châu), xây bít

Page 153: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

153

chính diện Nhà thờ Mộ Thánh. Do đó Thập Tự quân đã phải mở

lối vào Nhà Thờ Mộ Thánh bên hông trái Nhà Thờ.

Ngay giữa sân Tu viện Chính Thống Êthiopia nhô lên một “ụ

tròn” màu đen không mấy thẩm mỹ; được biết đó là “đỉnh

chóp” để lấy ánh sáng của Nhà thờ Hầm từ thế kỷ IV đào sâu

trong Núi Sọ bên dưới, nơi Thánh Nữ Hêlêna đã tìm thấy Thánh

giá của Chúa vào thế kỷ IV. Từ sân Tu viện Êthiopia, chúng tôi

ngước mắt nhìn về 2 Mái tròn của Nhà Thờ Mộ Thánh, sốt sắng

ngắm 4 Chặng đàng Thánh giá cuối cùng.

Rời vị trí này để đi vào “quần thể” Nhà Thờ Mộ Thánh, Anh

hướng dẫn viên nói với Cha chủ sự Đi đàng Thánh giá chỉ mặc

áo Alba và cất Dây Stola đi, vì đây là “khu vực liên-thệ-phái” của

6 Giáo hội Kitô-giáo. Vì thế, đã có một quy ước chung là các

chức sắc của mỗi Giáo hội chỉ mặc “phẩm phục” trong các nhà

nguyện của thệ phái mình!

Page 154: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

154

58. NÚI CALVARIÔ & ĐỈNH GOLGÔTHA NGÀY NAY

Thời Chúa Giêsu, Núi Calvariô nằm ngoài Thành Giêrusalem,

nhưng nay lại ở bên trong Tường Thành. Đỉnh Golgôtha ngày

nay cũng hoàn toàn bị phủ kín bởi nhà cửa chen chúc, đến độ

nếu muốn chụp ảnh riêng một khối nhà nào đó thì không tài nào

thực hiện được. Trong quần thể kiến trúc tôn giáo hùng vĩ ấy,

linh thánh nhất vẫn ngôi mộ đá chôn táng Chúa Giêsu.

Nhìn Nhà thờ Mộ Thánh từ trên cao, sẽ thấy nổi bật lên Mái

vòm Mộ Thánh (lớn), Mái vòm Đại thánh đường Phục sinh (nhỏ)

và Tháp chuông cụt tuy chỉ còn ½ chiều cao nguyên thủy nhưng

vẫn chứa 18 quả chuông để báo các giờ Thờ phượng.

Do vậy sơ đồ dưới đây sẽ giúp định vị lối vào Nhà Thờ, vị trí

Đỉnh Golgôtha nơi Chúa chịu đóng đinh, và vị trí Mồ Thánh nơi

Page 155: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

155

táng xác Chúa… Tuy nhiên, tất cả các vị trí ấy ngày nay đều nằm

trong lòng quần thể của Nhà Thờ Mộ Thánh!

59. QUẦN THỂ NHÀ THỜ MỘ THÁNH

Nhà Thờ Mộ Thánh ngày nay hoàn toàn bị bủa vây bởi nhà

cửa phố chợ. Có hai lối để đến nhà thờ: lối thứ nhất, đi băng qua

nhiều con hẻm buôn bán ngoằn ngoèo chật hẹp dẫn đến bậc

thang phía trái sân Nhà Thờ; lối thứ hai, đi từ Tu viện Êthiôpia lên

phía phải sân Nhà Thờ.

Nhà Thờ hiện tại là sự kết hợp của 2 kiến trúc rất cổ xưa:

- Vương Cung Thánh đường Mộ Thánh từ thời Byzantine thế

kỷ IV: gồm Vòm Mộ Thánh và Nhà thờ hầm kính Thánh Hêlêna.

Page 156: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

156

- Vương Cung Thánh đường Mộ Thánh từ thời Thập tự Chinh

thế kỷ XII: gồm Đại Thánh đường và tháp chuông.

Từ thời cai trị của Hồi giáo thế kỷ XIII, Vương Cung Thánh

đường Mộ Thánh bị tranh giành sở hữu bởi 6 thệ phái: Chính

Thống Hy Lạp, Armênia, Coptic Ai Cập, Êthiopia, Syriac và Công

giáo, làm nên gần 30 nhà nguyện và bàn thờ lớn nhỏ hiện nay

(có cái chỉ vài mét vuông). Nhiều khách hành hương lần đầu

nghe tên và trông thấy các giáo sĩ bộ dạng râu ria và trang phục

lạ mắt các thệ phái; lần đầu nhìn thấy các bàn thờ trang trí rực

rỡ và các nghi thức phụng vụ rườm rà, xông hương mù mịt của

các thệ phái Đông Phương (và nhiều điều khác nữa!)

60. NHÀ NGUYỆN “QUÂN DỮ LỘT ÁO CHÚA GIÊSU”

Đây là Chặng Đàng thứ 10, một nhà nguyện chỉ 10m2, nép

mình trong góc phải Sân nhà thờ Mộ Thánh, do các Cha Phanxicô

cai quản nên thường được gọi là “Nhà nguyện Franks”.

Page 157: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

157

61. NÚI GOLGÔTHA

Tên Latinh của Núi là Calvariô, còn tiếng Do thái thì gọi là

Golgôtha “đồi sọ”, do người ta tin rằng trong Núi này có chôn

hộp sọ của ông Tổ Ađam. Đây là một gò cao bên ngoài Thành

Giêrusalem, nơi xử tử các can phạm, để răn đe dân trong Thành

trông thấy không còn dám vi phạm pháp luật.

Lối lên Núi Golgotha ngày nay phải qua Cửa chính Nhà Thờ

Mộ Thánh. Vừa bước vào cửa Nhà Thờ, ta sẽ gặp “Phiến đá

khâm liệm” nhưng hãy nhìn về phía tay phải, lên một bậc cầu

thang hẹp và dốc, sẽ đến tầng trên khá rộng của phần đuôi Nhà

Thờ. Tầng này có độ cao bằng với đỉnh Núi Golgôtha, nơi cắm

cây thập giá đóng đinh Chúa Kitô. Nhưng tất cả ngày nay đều

nằm gọn dưới mái Nhà Thờ.

Trên tầng lầu thông suốt ấy, có nhiều bàn thờ khác nhau

của các thệ phái nằm liền kề và chen chúc nhau; tất cả đều liên

quan đến các Chặng đàng Thánh giá từ 11 đến 13: Quân dữ đóng

đinh Chúa Giêsu; Chúa Giêsu sinh thì trên thánh giá; tháo đanh

Chúa xuống và phó trong tay Đức Mẹ…

62. NHÀ NGUYỆN CHÚA CHỊU ĐÓNG ĐINH

Thật ra nhà nguyện Chúa chịu đóng đinh chỉ là một bàn thờ

kê sát vào tường, thuộc Công giáo và do các Cha Phanxicô cai

quản. Đặc biệt phía trên trần theo kiểu kiến trúc gôthic có một

Page 158: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

158

bức bích họa màu tối và có chiều sâu, miêu tả Đức Mẹ uy nghi

nhìn Con chịu đóng đinh; còn Thánh Gioan thì sụp lạy Thầy Chí

Thánh đang căng mình chịu đóng đinh vào Thánh giá.

63. NHÀ NGUYỆN CHÚA TẮT HƠI TRÊN ĐỈNH GOLGÔTHA

Nhà nguyện này thuộc về Chính Thống Hy Lạp, nằm ngay

trên mỏm đá đỉnh núi Golgotha. Trên gian Cung thánh có tranh

tượng dát bạc lộng lẫy của Chúa Giêsu trên Thánh giá, Đức Mẹ

và Thánh Gioan đứng hai bên (Ga 19,25-27).

Dưới gầm bàn thờ có chân dung icon Chúa Giêsu mặc áo

vải điều, đầu đội mã gai. Bức tranh đặt trên một đĩa bạc đánh

dấu vị trí của Thánh giá Chúa. Các khách hành hương xếp hàng

đợi vào hôn kính vị trí Thánh giá Chúa.

Page 159: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

159

Ở dưới chân phải của Bàn thờ có lồng kính với đèn chiếu

sáng rực, bên trong là tảng đá của Núi Golgôtha dưới chân

Thánh giá đã bị nứt toang làm đôi khi Chúa Giêsu trút hơi thở

cuối cùng (Mt 27,51).

64. PHIẾN ĐÁ KHÂM LIỆM

Trở xuống Tầng dưới, ngay Cửa vào Nhà Thờ, ta gặp lại

“Phiến đá khâm liệm” (Stone of Anointing) bằng đá cẩm thạch

hồng đặt trong trên một bệ đá cũng màu hồng. Phía trên có một

giá treo 8 chiếc đèn chầu bằng sứ trắng kiểu Chính Thống. Vị trí

phiến đá này được chọn làm Chặng đàng thứ 13.

Truyền thống cho rằng đây là địa điểm mà ông Nicôđêmô và

Giuse Arimathê đã khâm liệm Chúa trước khi táng xác vào một

huyệt đá mới chưa chôn táng ai (Ga 20,38-40). Hầu hết các tín

hữu đến đây đều dừng lại quỳ hôn cung kính tảng đá đặt xác Con

Thiên Chúa đã chết cho nhân loại.

Page 160: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

160

Phía sau phiến đá, có 1 bức tranh khảm (mosaic) trải dài suốt

bức tường với ba cụm tranh từ phải sang trái: Hạ xác Chúa khỏi

Thánh Giá; khâm liệm; táng xác vào huyệt đá mới. Sở dĩ ba cụm

tranh được xếp theo thứ tự từ phải qua trái vì phía bên phải

phiến đá là Đồi Golgôtha; phiến đá khâm liệm thì ở giữa; còn đi

về phía tay trái là hang mộ táng xác Chúa.

65. SẢNH TRÒN & VÒM MỘ THÁNH

Từ phiến đá khâm liệm đi về phía trái, sẽ gặp sảnh tròn có

đường kính rất rộng (Rotunda), với Mộ Thánh ở giữa. Phía trên

sảnh là Vòm lớn, có từ Nhà Thờ Byzantine nguyên thủy thế kỷ IV,

được chống đỡ bằng những cột đá khổng lồ cao 3 tầng. Giữa

đỉnh vòm có một lỗ thông hơi để lấy ánh sáng, tỏa xuống 12 dải

“đuôi sao chổi” tượng trưng cho 12 “lưỡi lửa” của Thánh Thần

được ban xuống cho các tông đồ trong ngày Lễ Ngũ Tuần.

Page 161: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

161

Nói về Mộ Thánh, thì trước đây nằm trong triền núi trải dài

từ đỉnh Golgôtha xuống. Khi xây dựng Nhà Thờ vào thế kỷ IV,

hầu hết Núi đã bị khai thác để lấy đá. Riêng Mộ Thánh thì được

giữ nguyên vị trí ban đầu, rồi xây một “khám thờ” (edicule) bằng

đá cẩm thạch hồng trùm lên trên, trông giống một “hòn đảo”

nổi lên ở trung tâm Sảnh tròn Rotunda.

Tuy nhiên, các kiến trúc sư từ thế kỷ IV đã không quên giữ

lại một vài huyệt mộ từ thể kỷ I để lưu giữ và nhắc nhớ hình dáng

nguyên thủy của Mộ Thánh. Có lẽ chúng mới là mẫu đích thực

của huyệt mộ của Chúa Giêsu trước khi được mở mang và trang

hoàng lộng lẫy về sau. Các huyệt mộ nguyên thủy này hiện nằm

trong một hang nhỏ tại Nhà nguyện kính thánh Giuse Arimathê,

không xa Sảnh tròn Rotunda bao nhiêu.

Page 162: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

162

66. BÊN TRONG KHÁM THỜ - MỘ THÁNH

Thông thường, khách hành hương phải xếp hàng một vài

giờ mới đến lượt vào viếng Mộ Thánh trong “khám thờ”. Trên

vòm cửa vào khám thờ có 12 khung ô-van chân dung 12 tông đồ,

còn khung ô-van ở giữa là hình Chúa phục sinh.

Page 163: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

163

Một vị tu sĩ Chính Thống giáo luôn túc trực trước cửa khám,

chỉ cho phép từng 3 người một vào viếng. Khám thờ có 2 gian,

cũng là hai nhà nguyện, mặc dù diện tích mỗi gian rất hẹp.

Nhà nguyện Thiên Thần ở gian ngoài dâng kính hai thiên

thần canh cửa mộ khi các phụ nữ ra thăm mộ lúc tảng sáng (Ga

20,12). Giữa Nhà nguyện có một hộp bằng đá cẩm thạch (50cm x

50cm) chứa một phần “Tảng đá che cửa mộ”; bên trên được phủ

một tấm kính bảo vệ, với 2 ngọn nến cháy sáng liên tục. Kế tiếp

là cửa hang được chạm trổ rất công phu đi qua gian trong.

Nhà nguyện phục sinh ở gian trong, vốn là huyệt mộ đặt thi

hài Chúa, được đục rộng thành một gian phòng (chừng 2,5m x

1,7m) nhưng vẫn giữ nguyên bệ đá nguyên thủy đặt xác Chúa.

Tuy nhiên, từ xa xưa, bệ đá này đã được phủ một phiến đá cẩm

thạch trắng (85cm x 180cm) bên trên để bảo vệ, cũng được dùng

làm Bàn thờ của nhà nguyện.

Page 164: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

164

Trần của Mộ Thánh được treo kín các đèn chầu kiểu treo của

Chính Thống, có hình dáng giống như những chiếc bình xông

hương được mạ vàng.

Trên phiến đá bàn thờ luôn có khay cắm các ngọn nến cháy

sáng, một loại nến nhỏ được làm bằng sáp ong thật vàng óng chỉ

bằng chiếc đũa và cháy hết hoàn toàn, không nhiễu sáp thừa

xuống đất. Trước bàn thờ có tấm phướn bằng nhung đỏ ghi

dòng chữ Hy Lạp: XPICTOC ANESTH (Kristos Anestê), có nghĩa là:

Đức Kitô đã sống lại.

Ngoài ra, kệ sát tường để đặt các chân nến và bình hoa đều

được bọ bằng tấm kim loại mạ vàng. Ở viền nổi của kệ có khắc

hàng chữ khá nhỏ bằng tiếng Latinh, ghi lại lời của Thiên Thần

loan báo với các phụ nữ ra Mộ: “Surrexit, non est hic, ecce locus

ubi posuerunt eum! Ngài đã trỗi dậy rồi, không còn ở đây nữa, đây

là chỗ người ta đã đặt Ngài!” (Mc 16,6)

Page 165: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

165

67. NHÀ NGUYỆN A-ĐAM

Ở Tầng trệt Nhà Thờ, ngay bên dưới vị trí của Nhà nguyện

Golgôtha trên đỉnh Núi ở tầng trên, là Nhà nguyện Ađam, nơi

được cho là có chôn hộp sọ của ông Tổ Ađam. Đó là lý do khiến

ngọn núi mang tên là “Núi sọ”.

Trên tường Cung Thánh Nhà nguyện Adam có một ô kính

cho thấy vách Núi phía sau bị nứt toác, cùng một đường nứt của

Núi đá Golgôtha dưới chân Thánh giá.

Các tín hữu sơ khai tin rằng, cơn động đất khi Chúa tắt thở

đã làm nứt toác núi Golgôtha từ chân Thập giá xuống đến vị trí

hộp sọ Ađam ở đây: Máu Thánh Chúa đổ ra từ trên Thập giá đã

chảy theo đường nứt xuống chan tưới trên hộp sọ để cứu rỗi

Ađam. Từ tương truyền này, nghệ thuật làm tranh icon hay

tượng chịu nạn thường thêm vào dưới chân Thánh giá một hộp

sọ và những giọt máu; có khi còn thêm một hang nhỏ. Có lẽ bạn

cũng đã từng trông thấy ở đâu đó loại thánh giá này!

Page 166: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

166

68. ĐẠI THÁNH ĐƯỜNG PHỤC SINH

Đại Thánh đường Phục Sinh của Chính Thống Hy Lạp là Nhà

thờ lớn nhất, chiếm hầu hết gian trung tâm của Tầng trệt Nhà

Thờ Mộ Thánh. Lòng Đại thánh đường hoàn toàn để trống.

Đặc biệt, phía trên gian Cung Thánh có vòm Katholikon, tức

vòm nhỏ trên nóc Nhà thờ. Phía trong vòm là bức bích họa chân

dung tuyệt tác của Chúa Giêsu uy nghi rực rỡ.

69. NHÀ NGUYỆN KÍNH THÁNH NỮ HÊLÊNA

Thánh nữ Hêlêna có công rất lớn trong việc giúp Giáo Hội

tìm lại vị trí các nơi chốn của cội nguồn đức tin tại Đất Thánh: từ

Hang Truyền tin ở Nazarét, Nhà Bà Êlisabét ở Ein Karem, Hang

Page 167: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

167

Bêlem nơi Chúa sinh ra, các địa điểm quan trọng Chúa Giêsu rao

giảng ở Hồ Galilê, Vườn Giếtsêmani, Thăng Thiên, Mộ Thánh. Vì

thế, chúng tôi không thể không viếng Nhà nguyện kính Thánh

Nữ để bày tỏ lòng biết ơn và cầu nguyện, cũng như để kết thúc

tại đây cuộc hành hương 8 ngày của đoàn.

Chúng ta hãy nhìn lại sơ đồ Nhà Thờ Mộ Thánh để xác định vị

trí của Nhà thờ Thánh nữ Hêlêna: nằm sâu trong Núi Golgôtha,

dưới Tu viện Êthiopia, bên ngoài lòng Nhà Thờ chính.

Thực ra có tới 2 nhà thờ Thánh Hêlêna ở tầng hầm. Từ tầng

trệt đi xuống 29 bậc, sẽ đến Nhà thờ hầm uy nghi to lớn từ thế

kỷ IV, hãy còn nguyên vẹn (đỉnh chóp nhô lên sân Tu viện Êthio-

pia). Khi Thập Tự quân xây Thánh đường Mộ Thánh mới bên trên

vào thế kỷ XII, họ đã dâng Nhà thờ hầm để kính Thánh Hêlêna.

Page 168: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

168

Thế nhưng khi Giáo hội Armênia chiếm Nhà thờ hầm này, họ

lại dâng kính “Thánh Gregory soi sáng” của quê hương họ, và

dâng các nhà nguyện nhỏ bên cạnh cho các vị thánh khác, trong

đó có Thánh Dismas là “Anh trộm lành”.

Từ Nhà thờ Hầm bước sâu xuống một cầu thang khác có 22

bậc, sẽ gặp 1 nhà nguyện nhỏ trong ngách đá, nơi Thánh Hêlêna

đã tìm ra Thánh giá Chúa cùng với các dụng cụ hành hình và đóng

đinh (ở góc tường bên phải bàn thờ được chiếu sáng). Khám phá

đó đã giúp Thánh nữ xác định vị trí Golgôtha, và cho xây Nhà Thờ

Kính Mộ Thánh đầu tiên tại đây cũng trong thế kỷ IV.

Nhà nguyện nhớ ơn Thánh Nữ Hêlêna hiện do các Cha

Phanxicô cai quản. Trên bức tường sau bàn thờ là bức tượng

màu đen của Thánh Nữ đang ôm Thánh giá Chúa.

Page 169: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

169

70. THÁNH LỄ TẠ ƠN - NHÀ NGUYỆN “HIỆN RA”

Gần Mộ Thánh có 2 nhà nguyện “Hiện ra” của các Cha

Phanxicô. Đối diện cửa Mộ là Nhà nguyện “Hiện ra với Maria

Mađalêna”, tại vị trí được cho là Cô đứng khóc và được Chúa

Phục sinh hiện ra, nhưng tưởng là ông giữ vườn (Ga 20,11-18).

Nhà nguyện thứ 2 “Chúa Phục sinh hiện ra với Đức Mẹ” còn

gọi là Nhà nguyện Thánh Thể, trong một căn phòng phía trái Cửa

Mộ. Bên cánh trái Gian Cung Thánh, có một cột đá tròn và ngắn

đặt trên cao, được cho là một phần của chiếc cột đá mà lính

Rôma trói và đánh Chúa trước khi hành hình.

Tuy Phúc Âm không nói, nhưng Truyền thống Giáo Hội từ

sơ khai luôn tin rằng Đức Mẹ là nhân vật đầu tiên và xứng đáng

Page 170: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

170

nhất được Chúa báo tin Phục sinh (chứ không phải là Maria

Mađalêna),do Đức Mẹ đã khiêm tốn không nói ra vinh dự ấy,

mà chỉ “ghi nhớ và suy niệm trong lòng”. Để diễn tả niềm tin

ấy, Giáo hội cho đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng trong suốt

Mùa Phục Sinh, là Lời báo tin Phục sinh cho Đức Mẹ.

Tại Nhà nguyện “Hiện ra với Đức Mẹ”, đoàn đã dâng Thánh

Lễ kết thúc việc Đi Đàng Thánh giá như đã xin hẹn trước. Đây

và cũng là Thánh lễ Tạ ơn của đoàn về toàn bộ chuyến hành

hương trước khi rời Đất Thánh chiều nay.

71. CHIA TAY ĐẤT THÁNH

Tám ngày hành hương trôi qua thật nhanh, nhưng cảm giác

được lưu lại trên Đất Thánh có vẻ rất dài, bởi chỉ trong 8 ngày,

chúng tôi đã viếng trên 50 địa điểm, trải qua biết bao nhiêu trải

nghiệm bên ngoài cũng như kinh nghiệm thiêng liêng bên trong.

Đúng 12g chúng tôi ăn trưa tại Nhà hàng BULGHOURJI trong

Khu phố Armênia. Như thế, chúng tôi đã được đặt chân vào cả 4

Khu Phố của Thành Cổ. Gần 1g trưa, chúng tôi trực chỉ Phi Trường

Tel Aviv, cách Giêrusalem chừng 60 km, mất khoảng 1 giờ.

Đúng ra, lịch chuyến bay Tel Aviv-Istanbul là 9g45 tối, nhưng

bị dời sớm lên 5 tiếng rưỡi, tức sẽ cất cánh lúc 4g15 chiều. Vì thế

đoàn bị hụt mất một số điểm tham quan trong lịch trình, trong đó

có Làng Emmau nằm ngay bên xa lộ ra Phi trường.

Khoảng 2g chiều chúng tôi vào làm thủ tục check-in. Anh

hướng dẫn viên cho chúng tôi biết cặn kẽ thủ tục xuất cảnh để trả

lời cho chính xác. Mỗi người đều phải trả lời nhân viên an ninh 4

câu hỏi: Bạn đến Israel làm gì? (Đi hành hương); Ai đã xếp hành lý

cho bạn? (Chính tôi); Có ai nhờ bạn cầm giúp đồ đạc gì không?

(Không); Bạn có mang theo vũ khí hay vật dụng nguy hiểm nào

không? (Không). Sau đó anh chờ cho đến khi chúng tôi vào hẳn

bên trong thì mới trở về.

Page 171: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

171

Tại Istanbul, hai nhóm Sàigòn và Melbourne chia tay nhau.

Tuy nhiên cả hai nhóm đều phải chờ gần 8 tiếng mới đáp chuyến

bay tiếp theo về nước. Trong lúc ngồi chờ ở Phi trường và quan

sát, chúng tôi thấy rất đông tín đồ Hồi giáo người Ả-rập và Phi

Châu - trong trang phục tôn giáo riêng của họ - cũng quá cảnh ở

Phi trường Istanbul để đi hành hương ở đâu đó trong tháng Chay

Ramadan của họ (đối với năm 2018, kéo dài từ 16.5 đến 14.6).

Sau 10 tiếng dài trên máy bay, chúng tôi về đến Sàigòn lúc

5g chiều ngày 12.5, đúng theo lịch trình.

TẠ ƠN CHÚA VỀ CHUYẾN HÀNH HƯƠNG BÌNH AN. Ngoài ra,

chắc hẳn mỗi người chúng ta còn có nhiều điều riêng tư khác để

tạ ơn Chúa!

Một tháng sau chuyến hành hương,

Ngày 12.6.2018

Người hành hương

Page 172: HÀNH HƯƠNG TRÊN...một “thai nhi” trú ngụ trong lòng mẹ; còn Dải Gaza - phần lãnh thổ Palestin bị chia cắt khỏi Vùng Bờ Tây - thì liền mạch với

172