ho trobaiday tin11bai9

5

Click here to load reader

Upload: linhhuynhk37sptin

Post on 07-Jul-2015

58 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ho trobaiday tin11bai9

Hỗ trợ bài dạy Trang 1

BÀI 9: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH

Trường

Họ tên giáo viên Huỳnh Thị Thùy Linh

Khối lớp 11

Nhóm

Ngày dạy

Môn Tin Học

Năm xuất bản sách 2014

Chương số CHƯƠNG III: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH VÀ LẶP

Didactic Model

Who Đối tượng: HS lớp 11

Hệ thống các kiến thức:

o Biết cấu trúc một chương trình

o Biết một số kiểu dữ liệu chuẩn

o Biết cách khai báo biến

o Hiểu thế nào là phép toán, biểu thức, phép gán

o Biết thủ tục vào-ra đơn giản

Kỹ năng:

o Dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình

What Nội dung trọng tâm: Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và đủ

Cấu trúc rẽ nhánh dùng để làm gì?

Câu lệnh ghép

Nội dung khó:

Câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, đủ

Trường hợp sử dụng câu lệnh ghép

Vận dụng sơ đồ khối để mô tả cấu trúc rẽ nhánh

Câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ lồng nhau

Why Kiến thức: o Hiểu các khái niệm rẽ nhánh

o Biết sử dụng các câu lệnh thực hiện rẽ nhánh, câu lệnh ghép

o Bước đầu hình thành được kĩ năng lập trình có cấu trúc

Kĩ năng

o Hiểu và thực hiện được cách tổ chức các câu lệnh rẽ nhánh

Thái độ

o Học sinh hiểu rõ được tầm quan trọng của cấu trúc rẽ nhánh

o Yêu thích lập trình, yêu thích môn học hơn.

Cụ thể hóa mục tiêu bài dạy:

Mục tiêu:

Hiểu nhu cầu của cấu trúc rẽ nhánh trong biểu diễn thuật toádn

Hiểu câu lệnh rẽ nhánh (dạng thiếu và đầy đủ)

Hiểu câu lệnh ghép

Sử dụng cấu trúc rẽ nhánh trong mô tả thuật toán cảu một số bài

toán đơn giản Viết được các lệnh rẽ nhánh trong mô tả thuật toán của một số bài

toán đơn giản

Page 2: Ho trobaiday tin11bai9

Hỗ trợ bài dạy Trang 2

How Diễn giảng, đặt vấn đề, học sinh trả lời và giáo viên tổng kết.

Thực hiện PP dạy học tích cực, cho các em chia nhóm thảo luận.

Cho ví dụ và học sinh thực hành.

Dạy máy chiếu song song viết bảng.

Kết hợp công nghệ: Xây dựng forum trực tuyến, hỗ trợ hỏi đáp.

Extenal Factors Chuẩn bị:

Giáo viên: Sách giáo viên, sgk tin học 11, sách BT, máy tính cá nhân.

Một số tài liệu tham khảo liên quan.

Học sinh:

Sách giáo khoa tin học 11.

Tập ghi và các dụng cụ học tập.

Phiếu học tập.

Phòng học

Có máy chiếu, máy tính.

Phấn, khăn lau bảng.

Assesment/

Evaluation

Xây dựng các bài tập nhỏ và gọi các em lên bảng làm tại lớp. Thông qua quá trình thảo luận trả lời bài tập trên mạng của các

nhóm.

What

Cấp độ Chương

Ý tưởng, mục tiêu chính của chương:

Mục tiêu kiến thức

Hiểu các khái niệm rẽ nhánh và lặp trong lập trình

Biết sử dụng các câu lệnh thực hiện rẽ nhánh và lặp của Pascal

Bước đầu hình thành khái niệm lập trình có cấu trúc

Mục tiêu kĩ năng

Biết diễn đạt đúng các câu lệnh, soạn được chương trình giải các bài toán đơn giản

áp dụng các loại cấu trúc điều khiển nêu trên

Bước đầu có khả năng phân tích bài toán đơn giản để chọn kiểu cấu trúc điều khiển

phù hợp tình huống

Biết tạo câu lệnh ghép khi cần thiết Mục tiêu thái độ:

Tiếp tục khơi gợi lòng ham thích giải toán bằng lập trình trên máy tính

Tiếp tục rèn luyện các phẩm chất cần thiết của người lập trình như xem xét giải

quyết vấn đề một cách cẩn thận, chu đáo, có sáng tạo, không thỏa mãn với các kết

quả ban đầu đạt được,...Điều này thể hiện trong suốt quá trình từ khi phân tích bài

toán đến khi lựa chọn dữ liệu, cấu trúc điều khiển thực hiện thuật toán, viết chương

trình và cuối cùng là dịch, sửa lỗi, kiểm thử, cải tiến thích ứng với các bộ dữ liệu

và trạng thái bài toán khác nhau

Nội dung trọng tâm của chương:

- Hai cấu trúc điều khiển trong lập trình là rẽ nhánh và lặp

- Giới thiêụ câu lệnh ghép begin-end, câu lệnh rẽ nhánh if-then, câu lệnh lặp for-do và

while-do thể hiện các loại cấu trúc điều khiển trong lập trình Pascal

Vai trò của bài dạy trong chương:trong tâm, kiến thức quan trọng.

Page 3: Ho trobaiday tin11bai9

Hỗ trợ bài dạy Trang 3

Cấp độ Bài học

Nội dung trọng tâm Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu và dạng đủ:

- Dạng thiếu: Nếu…thì;

- Dạng đủ: Nếu..thì, nếu không thì…

Cấu trúc rẽ nhánh dùng để làm gì?

- Cấu trúc rẽ nhánh dùng để mô tả các mệnh đề cấu trúc có điều

kiện

Câu lệnh ghép

- Theo cú pháp, sau một số từ khóa (như then hoặc else) phải là

một câu lệnh. Nhưng trong nhiều trường hợp, các thao tác sau

những tên dành riêng đó khá phức tạp, đòi hỏi không chỉ một mà

là nhều câu lệnh để mô tả. Trong các trường hợp như vậy, ngôn

ngữ lập trình cho phép gộp một dãy câu lệnh thành một câu lệnh

ghép (hay câu lệnh hơp thành). Chẳng hạn câu lệnh ghép của

Pascal có dạng:

Begin

<các câu lệnh>;

End;

Nội dung khó Câu lệnh rẽ nhánh dạng thiếu, đủ:

- Dạng thiếu: if <điều kiện> then <câu lệnh>;

- Dạng đủ: if <điều kiện> then <câu lệnh 1> else <câu lệnh 2>;

Trường hợp sử dụng câu lệnh ghép:

- Muốn thể hiện nhiều lệnh sau if hoặc sau then thì trong cấu trúc

rẽ nhánh, sau then có từ 2 lệnh trở lên thì gộp thành câu lệnh

ghép, đặt câu lệnh đó trong từ khóa Begin-End;

Begin <câu lệnh>

End;

Vận dụng sơ đồ khối để mô tả cấu trúc rẽ nhánh

Diễn tả thuật toán đã lựa chọn để giải bài toán trên máy tính, vẽ

sơ đồ khối.

Câu lệnh rẽ nhánh dạng đủ lồng nhau

WHAT – Chi tiết kiến thức

Kiến thức 1: rẽ

nhánh

Theo ví dụ trong sách giáo khoa:

- Ta nói cách diễn đạt của Châu có dạng: Nếu...thì...

- Cách diễn đạt của Ngọc có dạng: Nếu...thì..., nếu không thì...

Kiến thức 2: câu

lệnh if-then

- Để mô tả cấu trúc rẽ nhánh Pascal dùng câu lệnh If-then tương ứng

với 2 dạng sau:

a. Dạng thiếu: If <điều kiện> then <lệnh>;

b. Dạng đủ: If <điều kiện> then <lệnh 1>else <lệnh 2>; - Trong đó:

+ Điều kiện là biểu thức Logic

Page 4: Ho trobaiday tin11bai9

Hỗ trợ bài dạy Trang 4

+ Lệnh 1, lệnh 2 là một câu lệnh trong Pascal, nhớ rằng trước else không có dấu ; Ví dụ:

Dạng thiếu: If (a mod 2=0) THEN write(‘a la so chan:’); Dạng đủ: If (a mod 2=0) THEN write(‘a la so chan:’) else write(‘a la so

le:’);

Kiến thức 3: câu

lệnh ghép

Câu lệnh ghép trong Pascal có dạng: Begin

<các câu lệnh> End;

Kiến thức 4: một số

ví dụ

Ví dụ 1: Tìm nghiệm của phương trình bậc 2

Program PTB2;

Ues crt;

Var a, b, c, d, x1, x2: real;

Begin

Write(a,b,c);

Read(a,b,c);

D:=b*b-4*a*c; If D<0 then write(‘ptvn’)

Else

Begin

X1:=(-b+sqrt(D)/(2*a);

X2:=(-b-sqrt(D)/(2*a);

Write(‘x1=’,x1:8:3,’x2=’, x2:8:3);

End;

Readln;

End.

Định lượng mục tiêu (Kiến thức + Nhận thức)

Hiểu nhu cầu của

cấu trúc rẽ nhánh

trong biểu diễn thuật

toán

- Cho HS đặt một số ví dụ về câu có điều kiện

- GV chọn 2 câu làm ví dụ từ đó phân tích để thấy được cấu trúc rẽ

nhánh được thể hiện trong ví dụ

Hiểu câu lệnh rẽ

nhánh (dạng thiếu và

đầy đủ)

- Từ 2 ví dụ về các câu có điều kiện, cấu trúc mô tả các mệnh đề

Nếu...thì

Nếu...thì, nếu không thì...

Được gọi là cấu trúc dạng thiếu và dạng đủ

Hiểu câu lệnh ghép

- GV hỏi HS muốn thể hiện nhiều lệnh sau if hoặc sau then thì làm

thế nào?

- Nếu trong cấu trúc rẽ nhánh, sau then có từ 2 lệnh trở lên thì gộp

thành câu lệnh ghép, đặt câu lệnh đó trong từ khóa Begin-End;

Begin

<câu lệnh>

End;

Sử dụng cấu trúc rẽ

nhánh trong mô tả

thuật toán của một

số bài toán đơn giản

- HS có thể giải thích các câu lệnh trong đoạn chương trình và biết

sử dụng dạng câu lệnh nào có thể nào dụng cho bài toán

Page 5: Ho trobaiday tin11bai9

Hỗ trợ bài dạy Trang 5

Viết được các lệnh

rẽ nhánh trong mô tả

thuật toán của một số bài toán đơn giản

- HS có thể viết được 1 chương trình cơ bản và sau đó giải thích các

câu lệnh trong đoạn chương trình.

- HS biết cách hiệu chỉnh chương trình một cách hợp lý và biết cách viết tài liệu sau cho rõ ràng, dễ hiểu.

Hoạt động dự kiến

Hoạt động 1: Mở đầu (7 phút)

Hoạt động 2: Khái niệm cấu trúc rẽ nhánh (15 phút)

Hoạt động 3 : Câu lệnh rẽ nhánh, câu lệnh ghép (10 phút)

Hoạt động 4 : Bài tập áp dụng, củng cố (13 phút)