hỌc sinh Đi hỌc trỞ lẠi: Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh ... 29.4.pdf · sau 3...

13
THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIX ĐẢNG BỘ TỈNH THỨ TƯ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNH TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH baobinhdinh.vn SỐ 7503 29.4.2020 (7.4 Canh Tý) 0966.490.490 0256.3813573 ĐƯỜNG DÂY NÓNG SỞ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG - SỞ Y TẾ BÌNH ĐỊNH THÔNG TIN DỊCH BỆNH COVID-19 TỈNH BÌNH ĐỊNH Tính đến 16h00 ngày 28-4-2020 (giờ Việt Nam) u 5 HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI: Sau 3 tháng tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, ngày 27.4, học sinh cấp THCS và THPT bắt đầu đi học trở lại. Để đảm bảo an toàn, các trường thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch. Bên cạnh đó, các trường bắt đầu triển khai chương trình học tinh giản. Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh giản chương trình Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh u 2 u 3 Kiểm soát chặt, xử lý nghiêm CAO ĐIỂM ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG - TRẬT TỰ XÃ HỘI: u 4 Trong số này: Từ ngày 25.4, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã đồng loạt ra quân tổng kiểm soát các loại phương tiện giao thông: Ô tô vận tải hành khách, ô tô vận tải hàng hóa, ô tô vận tải container và xe mô tô, gắn máy… lưu thông trên toàn tuyến. Điện lưới quốc gia về vùng sâu, vùng xa ....................................... u 3 PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM: Cần thêm nhiều hoạt động thiết thực.. u 6 Người Bana Kriêm Vĩnh Thạnh một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ ................... u 7 Khẩn trương thi công kè chắn sóng Nhơn Hải...................................... u 8 Giáo viên, học sinh Trường THPT Quốc Học Quy Nhơn đeo khẩu trang trong lớp học. Xây dựng kịch bản phục hồi ngành gỗ hậu dịch Covid-19

Upload: others

Post on 17-Aug-2020

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI: Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh ... 29.4.pdf · Sau 3 tháng tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, ngày 27.4, học sinh cấp

THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIX ĐẢNG BỘ TỈNH

THỨ TƯ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH BÌNH ĐỊNHTIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN VÀ NHÂN DÂN BÌNH ĐỊNH baobinhdinh.vn

SỐ 7503

29.4.2020(7.4 Canh Tý)

0966.490.490 0256.3813573

ĐƯỜNG DÂY NÓNG

SỞ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG - SỞ Y TẾ BÌNH ĐỊNHTHÔNG TIN DỊCH BỆNH COVID-19

TỈNH BÌNH ĐỊNHTính đến 16h00 ngày 28-4-2020 (giờ Việt Nam)

u5

HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI:

Sau 3 tháng tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, ngày 27.4, học sinh cấp THCS và THPT bắt đầu đi học trở lại. Để đảm bảo an toàn, các trường thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch. Bên cạnh đó, các trường

bắt đầu triển khai chương trình học tinh giản.

Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh giản chương trình

Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh

u2 u3

Kiểm soát chặt, xử lý nghiêm

CAO ĐIỂM ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG - TRẬT TỰ XÃ HỘI:

u4

Trong số này:

Từ ngày 25.4, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã đồng loạt ra quân tổng kiểm soát các loại phương tiện giao thông: Ô tô vận tải hành khách, ô tô vận tải hàng hóa, ô tô vận tải container và xe mô tô, gắn máy… lưu thông trên toàn tuyến.

Điện lưới quốc gia về vùng sâu, vùng xa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .u3

PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM:

Cần thêm nhiều hoạt động thiết thực. .u6

Người Bana Kriêm Vĩnh Thạnh một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ. . . . . . . . . . . . . . . . . . .u7

Khẩn trương thi công kè chắn sóng Nhơn Hải. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .u8

Giáo viên, học sinh Trường THPT Quốc Học Quy Nhơn đeo khẩu trang trong lớp học.

Xây dựng kịch bản phục hồi ngành gỗ hậu dịch Covid-19

Page 2: HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI: Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh ... 29.4.pdf · Sau 3 tháng tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, ngày 27.4, học sinh cấp

2 THỜI SỰ THỨ TƯ, [email protected]

Bình Định 3THỨ TƯ, 29.4.2020 THỜI SỰ[email protected]

Bình Định

Gấp rút triển khaiÔng Lê Nam Hải - Phó Tổng

Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Miền Trung (EVNCPC), Trưởng Ban chỉ đạo Dự án cấp điện bằng cáp ngầm xuyên biển cho xã đảo Nhơn Châu (Dự án Nhơn Châu, TP Quy Nhơn) - cho biết: Với mục tiêu đưa điện lưới quốc gia ra xã đảo tiền tiêu, góp phần đảm bảo mục tiêu quốc phòng an ninh biển đảo, phát triển KT-XH cho nhân dân, EVNCPC đang gấp rút triển khai thi công Dự án Nhơn Châu - vốn đầu tư hơn 351 tỷ đồng, sử dụng nguồn ODA không hoàn lại do Liên minh Châu Âu tài trợ - với mục tiêu hoàn thành đóng điện công trình vào tháng 9.2020.

Xã đảo Nhơn Châu là một trong các đảo tiền tiêu của Tổ quốc, do vậy, việc đảm bảo cấp điện phục vụ nhân dân, cán bộ, chiến sĩ trên đảo có ý nghĩa rất quan trọng. Ông Lê Nam Hải chia sẻ: Chúng tôi xác định việc đưa điện lưới quốc gia về xã đảo Nhơn Châu là thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng giao, quyết tâm xóa “vùng trắng” điện lưới quốc gia tại các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt là biên giới, hải đảo. Điều đó không chỉ là nhiệm vụ mà còn là tình yêu biển đảo, là trách nhiệm với Tổ quốc.

Theo báo cáo của Ban quản lý Dự án Điện nông thôn miền Trung, đơn vị trực tiếp quản lý dự án đưa điện lưới quốc gia ra xã đảo Nhơn Châu, Dự án có 4 hạng mục đầu tư, trong đó đáng chú ý là xây dựng tuyến cáp ngầm 22 kV xuyên biển dài

hơn 10 km, nối từ trạm cắt 22 kV Hòa An (xã Xuân Hòa, TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) đến xã đảo Nhơn Châu. Hiện các gói thầu cung cấp vật tư, thiết bị, thi công cáp ngầm xuyên biển đang được triển khai đồng bộ theo đúng tiến độ đã đề ra. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng thi công dự án được phối hợp thực hiện nhanh chóng, đảm bảo dự án đúng tiến độ.

Đối với Dự án cấp điện lưới quốc gia cho 3 làng đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Canh Liên (huyện Vân Canh) gồm làng Kà Bông, làng Cát, làng Chồm, ông Hoàng Kim Chuyên, Giám đốc Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất Vân Canh (đơn vị được giao làm chủ đầu tư dự án), cho hay: Với mục tiêu đưa điện lưới quốc gia về cung cấp điện cho 300 hộ dân tại 3 làng ở xã Canh Liên, quy mô dự án gồm xây dựng mới đường dây 22 kV với tổng chiều dài 9.945 m, đường dây 0,23 kV với tổng chiều dài 3.141 m, 3 trạm biến áp 50kVA - 22/0,23kV, với tổng vốn đầu tư gần 14,5 tỷ đồng. Ban đang khẩn trương thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng để kịp đến cuối tháng 6.2020 sẽ khởi công và hoàn thành công trình vào cuối năm 2020.

Cơ hội đổi đời cho người dân

Có thể khẳng định, 2 dự án cấp điện đang được triển khai là sự nỗ lực vượt bậc của ngành Điện và lãnh đạo tỉnh trong quyết tâm phủ lưới điện quốc

Đưa điện lưới quốc gia về các làng vùng sâu, vùng xa, giúp bà con có điều kiện phát triển KT-XH, xóa đói giảm nghèo là mục tiêu mà ngành Điện luôn hướng tới. Hiện nay, Dự án cấp điện lưới quốc gia bằng cáp ngầm cho xã đảo Nhơn Châu (TP Quy Nhơn) và Dự án cấp điện lưới quốc gia cho các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Canh Liên (huyện Vân Canh) đang được các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện, đảm bảo đóng điện ngay trong năm nay.

gia đến các địa phương vùng sâu, vùng xa. Có điện lưới quốc gia về thắp sáng, chắc chắn đời sống kinh tế, sinh hoạt, tinh thần của người dân được nâng cao, việc xóa đói giảm nghèo sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Ông Đặng Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND xã Nhơn Châu, nói: “Bà con trên đảo ai cũng

muốn sớm được dùng điện lưới quốc gia. Có điện lưới, người dân có cơ hội mở rộng sản xuất - kinh doanh, thay đổi cuộc sống tốt hơn, vì vậy việc gì cần hỗ trợ, người dân giúp rất nhiệt tình!”. Cùng khát khao được sử dụng điện lưới quốc gia, anh Đinh Văn Thanh, một người dân ở làng Cát (xã Canh Liên), tâm

sự: Bà con lâu nay mong mỏi được Nhà nước đầu tư điện lưới quốc gia để có cơ hội được đổi đời. Và ước mơ đó sắp trở thành sự thật!

Ông Lê Bá Thành - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Vân Canh - chia sẻ: Việc UBND tỉnh quyết định đầu tư lưới điện cho 3 làng đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Canh Liên làm cho lãnh đạo và nhân dân địa phương rất đỗi vui mừng. Việc cả những làng xa xôi nhất nay cũng được dùng điện lưới quốc gia, trước hết có ý nghĩa chính trị đặc biệt quan trọng, nó khẳng định tính ưu việt của chế độ chúng ta. Có điện lưới ổn định, bà con sẽ có thêm rất nhiều điều kiện tiếp cận thông tin liên lạc, nâng cao trình độ dân trí và sau đó chắc chắn sẽ phát triển kinh tế. Huyện sẽ tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để sớm đóng điện, phục vụ nhân dân. NGUYỄN HÂN

Điện lực Quy Nhơn đưa các vật tư, thiết bị điện ra xã đảo Nhơn Châu nhằm cải tạo, nâng cấp lưới điện trên địa bàn xã.

Làng Cát là 1 trong 3 làng đang được huyện Vân Canh đầu tư đưa lưới điện quốc gia về phục vụ phát triển KT-XH.

Điện lưới quốc gia về vùng sâu, vùng xa

(BĐ) - Ngày 27.4, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng đã ký ban hành văn bản về việc tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh các tháng còn lại của năm 2020, góp phần thực hiện đạt mục tiêu phấn đấu giảm TNGT trên địa bàn ít nhất 10% trên cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương so với năm 2019.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục

l Sáng 28.4 tại TP Quy Nhơn, Hội LHPN tỉnh tổ chưc trao tặng 50 suất quà (gồm khẩu trang và nhu yếu phẩm, trị giá 160 nghìn đồng/suất) cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Quy Nhơn. Chi phí cho hoạt động trích từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ và trẻ em (thuộc Hội LHPN tỉnh).l Cùng ngày, Hội LHPN

huyện phối hợp với Huyện đoàn Hoài Ân tổ chưc tặng 500 suất quà cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Mỗi suất quà trị giá 300 nghìn đồng, gồm gạo, mì tôm, khẩu trang kháng khuẩn, xà phòng. Số quà trên được Công ty CP

Thương mại Khánh An, Công ty CP Thương mại dịch vụ Thịnh Vượng (TP Hồ Chí Minh), Hội CTĐ đỏ huyện Hoài Ân và Chi đoàn cơ sở Trại giam Kim Sơn (thuộc Bộ CA, đóng tại xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân) hỗ trợ.

Hội Phụ nữ CA huyện Hoài Ân cũng tổ chưc trao 100 suất quà cho các gia đình gặp khó khăn ở các xã: Ân Thạnh, Ân Đưc, Ân Phong và thị trấn Tăng Bạt Hổ. Mỗi suất quà trị giá 300 nghìn đồng, gồm 10 kg gạo, 1 thùng mì tôm, 10 khẩu trang y tế và 1 bánh xà phòng sát khuẩn.l Ngày 28.4, Huyện đoàn

Tuy Phước phối hợp với Ngân

hàng SHB chi nhánh Bình Định và Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh tổ chưc trao tặng 200 suất quà (xã Phước Hòa 100 suất, xã Phước Thuận 100 suất) cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid 19. Mỗi suất quà trị giá 220 nghìn đồng, gồm gạo, mì tôm, trưng.l Cũng trong sáng 28.4, CA

xã Phước Thành (huyện Tuy Phước) phối hợp với Công ty Tân Hoàng Phát tổ chưc trao tặng 135 suất quà, gồm gạo, mì tôm cho những hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã, mỗi suất trị giá 150 nghìn đồng.

SAO LY - TỐNG BÌNH - THANH PHONG - TẤN HÙNG

(BĐ) - Giám đốc Sở Y tế Lê Quang Hùng yêu cầu các đơn vị trực thuộc đảm bảo ANTT và công tác chăm sóc sưc khỏe nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5; đồng thời thực hiện nghiêm các chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế về công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Theo đó, các đơn vị bảo đảm nhân lực, thuốc chữa bệnh, trang thiết bị, phương tiện khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Bố trí, phân công cán bộ, công chưc, viên chưc, người lao động trực 24/24 giờ trong những ngày nghỉ lễ để giải quyết công việc, phục vụ tốt nhu cầu chăm sóc sưc khỏe người dân. Xây dựng kế hoạch phối hợp với CA,

(BĐ) - Ông Trần Đưc Tiến, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bình Định cho biết, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại và an toàn thực phẩm đã được tăng cường. Riêng trong tháng 4.2020, lực

lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 23 vụ, phát hiện và xử lý 11 vụ gian lận thương mại, buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu. Hiện Cục Quản lý thị trường Bình Định tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình giá cả thị trường hàng hóa; tăng cường công tác chống buôn

lậu, gian lận thương mại đối với các loại hàng hóa thiết yếu và mặt hàng phòng, chống dịch Covid-19. Bên cạnh đó, kiểm soát các thông tin gây bất ổn thị trường, xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng nhằm tăng giá thu lời trái pháp luật.

MINH HẰNG

Phát hiện, xử lý 11 vụ gian lận thương mại và buôn bán, vận chuyển hàng cấm

(BĐ) - Ngày 28.4, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chưc công bố Báo cáo Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2019. Đáp ưng yêu cầu phòng, chống dịch Covid-19, lần đầu tiên sự kiện này được tổ chưc theo hình thưc trực tuyến trên mạng xã hội Facebook.

Theo tổng hợp kết quả chỉ số PAPI 2019, Bình Định chỉ đạt 40,84/80 điểm, thuộc nhóm 16 tỉnh “đạt điểm thấp nhất”. Các điểm số thành phần cụ thể (thang điểm 10): Tham gia của người dân ở cấp

cơ sở 4,41 điểm; công khai, minh bạch 4,88 điểm; trách nhiệm giải trình với người dân 4,96 điểm; kiểm soát tham nhũng trong khu vực công 6,83 điểm; thủ tục hành chính công 7,08 điểm; cung ưng dịch vụ công 7,13 điểm; quản trị môi trường 3,38 điểm; quản trị điện tử 2,16 điểm.

Trước đó, chỉ số PAPI 2018 của Bình Định đạt 41,04 điểm, cũng thuộc nhóm “đạt điểm thấp nhất”.

Bến Tre, Đồng Tháp và Quảng Ninh là 3 tỉnh đạt mưc điểm tổng hợp cao nhất trên bảng Chỉ số PAPI 2019, đều có mưc điểm trên 46,6 điểm.NGUYỄN VĂN TRANG

PAPI 2019: Bình Định tiếp tục thuộc nhóm “đạt điểm thấp nhất”

Tăng cường các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh

Lực lượng CSGT, CA tỉnh ra quân xử lý vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Tặng quà cho người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19

Đảm bảo ANTT và công tác chăm sóc sức khỏe trong dịp nghỉ lễ

BVĐK tỉnh thực hiện phân luồng sàng lọc bệnh nhân trước khi vào khám bệnh để phòng, chống dịch Covid-19.

(BĐ) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Cao Thắng vừa ký quyết định giảm giá bán nước sạch, giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, từ ngày 24.4, các khách hàng thuộc diện hộ nghèo ở TP Quy Nhơn và dự án cấp nước 9 thị trấn tại các huyện, thị xã trong tỉnh sử dụng nước sạch do Công ty CP Cấp thoát nước Bình Định cấp thì được giảm 100% giá nước sinh hoạt mưc 1 (dưới 20 m³/hộ/tháng). Đối với các hộ gia đình khác và các đối tượng sử dụng nước hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ là khách hàng của DN nói trên,

giá bán nước sạch giảm giá 5% so với giá hiện hành được quy định tại Quyết định số 4225/QĐ-UBND năm 2014 của UBND tỉnh.

Ngoài ra, phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính theo đơn giá bán nước sạch sau khi đã giảm giá; miễn giảm 100% giá thu dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải cho các khách hàng là hộ nghèo sử dụng dưới 20 m³/hộ/tháng.

Chính sách giảm giá bán nước sạch, giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh được áp dụng trong các tháng 4, 5, 6.2020.

TIẾN SỸ

Giảm giá nước sạch và giá dịch vụ thoát nước, xử lý nước thải

TIN VẮN

l Sáng 28.4, tại Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, đại diện Công đoàn cơ sở Công ty CP PETEC Bình Định đã trao hỗ trợ 1 tấn gạo và 100 thùng mì tôm cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. ANH PHƯƠNGl Chiều 27.4, Ủy ban MTTQ

Việt Nam huyện An Lão tổ chức bàn giao hơn 36,8 triệu đồng kinh phí ủng hộ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 huyện. Đây là số tiền do 37 cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện ủng hộ. Dịp này, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trao tặng 417 suất quà, mỗi suất 10 kg gạo cho các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 trên địa bàn huyện An Lão. HỮU BÁl Chiều 27.4, Sở Y tế có văn

bản khẩn yêu cầu mỗi cơ sở bán lẻ thuốc phải là một điểm kiểm dịch với việc phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các biện pháp phòng dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế trong quá trình hoạt động, như: Đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn, giữ khoảng cách với người mua thuốc, hướng dẫn người dân có các bệnh

về đường hô hấp khai báo y tế thông qua ứng dụng NCOVI hoặc VietNam Health Declaration trước khi bán thuốc để giúp các cơ quan chức năng thực hiện việc theo dõi sức khỏe và kiểm soát dịch bệnh tốt hơn...THU HIỀNl Theo Phòng tuyên truyền

hỗ trợ người nộp thuế (Cục Thuế tỉnh), sau 1 tháng triển khai ứng dụng hỗ trợ người nộp thuế qua Zalo và Facebook, đến nay đã có hơn 100 lượt người nộp thuế tiếp cận, cài đặt và sử dụng ứng dụng này để cập nhật các thông tin liên quan đến chính sách thuế, phát hành hóa đơn, cảnh báo các rủi ro, sai phạm; triển khai nộp thuế và hoàn thuế điện tử cho Cục Thuế tỉnh. QUANG BẢOl Ngày 28.4, Điện lực Phú

Phong nghiệm thu, đóng điện công trình đường dây 22 kV và trạm biến áp 250 kVA- 22/0,4 kV cấp điện cho trạm bơm Hòa Hiệp tại xã Bình Tường (huyện Tây Sơn) phục vụ kịp thời cho công tác chống hạn vụ sản xuất Hè Thu. Công trình có tổng kinh phí trên 500 triệu đồng, do Ban quản lý Dự án NN&PTNT tỉnh làm chủ đầu tư.

VĂN PHONG

(BĐ) - Chiều 28.4, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST) tổ chưc hội thảo trực tuyến với chủ đề “Phục hồi - Tăng tốc - Bưt phá: Phát triển ngành gỗ bền vững giai đoạn hậu dịch”. Tham gia Hội thảo có Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA Bình Định), cùng đại diện các sở, ngành, địa phương trong tỉnh.

Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch VIFOREST, cho biết, dịch bệnh Covid-19 gây ra tác động tới mọi khía cạnh xã hội và các ngành kinh tế, trong đó có ngành gỗ. Năm 2019, ngành gỗ Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu là 10 tỷ USD. Quý I/2020, toàn ngành gỗ vẫn còn tăng trưởng, song sang đầu tháng 4.2020, khi các thị trường lớn như châu Âu, Hoa Kỳ bùng phát dịch, việc xuất khẩu gỗ của Việt Nam gặp khó. Dự báo đến hết quý II và quý III, xuất khẩu giảm sâu hơn. Nhằm hạn

chế thấp nhất tác động của dịch bệnh, bên cạnh sự đồng hành của cơ quan quản lý, Hiệp hội và DN ngành gỗ phải chủ động, linh hoạt xoay xở, cầm cự và phục hồi, vượt qua khó khăn của dịch bệnh. VIFOREST theo sát tình hình, biến động trên toàn thế giới và thực tế trong nước để nắm bắt, cập nhật, kết nối và hỗ trợ DN tối đa; xây dựng kịch bản phục hồi từ những thị trường có tín hiệu tích cực, kế hoạch phát triển cho giai đoạn 2021 - 2022.

Ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch FPA Bình Định, cho biết, qua hội thảo, FPA Bình Định sẽ có định hướng chiến lược cho DN gỗ của Bình Định; trong đó tập trung vào chiến lược tìm kiếm thị trường, ổn định sản xuất và chuẩn bị tốt cho giai đoạn phục hồi; kết nối với VIFOREST để chủ động trong việc ưng phó với những khó khăn do dịch bệnh Covid-19. THU DỊU

Xây dựng kịch bản phục hồi ngành gỗ hậu dịch Covid-19

thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của UBND tỉnh về triển khai Năm ATGT 2020 trên địa bàn tỉnh với chủ đề “Đã uống rượu, bia không lái xe”; đẩy mạnh thực hiện Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ; tiếp tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự ATGT trong các tầng lớp nhân dân và trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quốc Dũng cũng yêu cầu Giám đốc CA tỉnh chỉ đạo CA các đơn vị, địa

(BĐ) - Chiều 28.4, Phòng CSGT (CA tỉnh) đã làm việc với các DN vận tải hàng hóa chuyên chở hàng rời, vật liệu xây dựng, đất đá, quán triệt cho chủ DN và đội ngũ lái xe của DN về ý thưc tự giác chấp hành pháp luật về ATGT nói chung và tự giác chấp

hành vận chuyển hàng hóa đúng tải trọng nói riêng.

Tại buổi làm việc, Phòng CSGT chỉ ra những sai phạm của từng DN vận chuyển hàng hóa, vật liệu trên các tuyến đường. Đại diện các DN vận tải cam kết sẽ không vận chuyển hàng quá khổ,

quá tải; không tự ý cơi nới thành thùng của phương tiện; chở hàng hóa, vật liệu xây dựng không vi phạm quá tải trọng, quá kích cỡ và không để xảy ra trường hợp rơi vãi, chảy nước xuống mặt đường gây mất ATGT.

K.ANH

Doanh nghiệp vận tải cam kết không chở quá tải

các lực lượng liên quan trên địa bàn đảm bảo ANTT, phòng chống tội phạm và phòng chống cháy nổ tại đơn vị.

Mặt khác, thường trực cấp

cưu ngoại viện, sẵn sàng ưng phó trong trường hợp cấp cưu tai nạn hàng loạt, cấp cưu các vụ TNGT nghiêm trọng…

HOÀNG ANH

phương tăng cường lực lượng, kết hợp hiệu quả công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự ATGT với nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19; tiếp tục thực hiện nghiêm Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ, trong đó tập trung xử lý các hành vi vi phạm nồng độ cồn, ma túy, chạy quá tốc độ, vượt đèn đỏ, đi sai phần đường hoặc làn đường, không đội mũ bảo hiểm…; xử lý nghiêm khắc các hành vi tụ tập đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ.

Sở GTVT tăng cường quản lý DN vận tải hành khách phải đảm bảo đủ điều kiện kinh doanh, quản lý chặt chẽ luồng tuyến, kiểm tra an toàn xe xuất bến; kiên quyết xử lý nghiêm và thu hồi giấy phép kinh doanh đối với những đơn vị kinh doanh vận tải bằng ô tô không đủ tiêu chuẩn; tăng cường xử lý vi phạm giao thông đối với phương tiện thủy nội địa; xử lý nghiêm xe quá tải trọng; siết chặt công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ. TRỌNG LỢI

Page 3: HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI: Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh ... 29.4.pdf · Sau 3 tháng tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, ngày 27.4, học sinh cấp

4 TÒA SOẠN & BẠN ĐỌC THỨ TƯ, [email protected]

Bình Định

Theo thống kê của ngành chức năng, TNGT từ đầu năm đến nay đều tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, QL 1D tăng 2 vụ, tăng 2 người chết; QL 19B tăng 3 vụ, tăng 3 người chết; QL 19C tăng 1 vụ, tăng 2 người chết; đường nội thị tăng 6 vụ, tăng 6 người chết; đường giao thông nông thôn tăng 4 vụ, tăng 7 người chết. Trong đó, đối tượng gây tai nạn chủ yếu là xe mô tô, chiếm 57,37% và xe ô tô tải, chiếm 24,59%.

Do đó, đợt tổng kiểm soát lần này, ngành chức năng sẽ tập trung kiểm soát đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên địa bàn. Đồng thời, chú trọng kiểm soát các phương tiện ô tô khách, container và xe tải tại các tuyến quốc lộ qua địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, các tuyến tỉnh lộ, đường nội thành, nội thị và giao thông nông thôn, để xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến TNGT.

Thiếu tá Tô Hồng Phúc, Đội tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn và xử lý vi phạm giao thông, Phòng CSGT (CA tỉnh), cho biết: “Phân tích các vụ TNGT gần đây cho thấy, lỗi chủ yếu gây ra TNGT là chạy quá tốc độ, chuyển hướng và tránh, vượt sai quy định, chở hàng quá tải trọng. Vì vậy, chúng tôi tập trung xử lý những lỗi này nhằm nâng cao ý thức cho người dân, tránh những hậu quả đáng tiếc do TNGT gây ra”.

Đợt tổng kiểm soát lần này sẽ diễn ra từ ngày 25.4 đến 14.6.2020. CSGT sẽ tập trung lực lượng trên toàn tuyến, nhất là tại các khu vực thường xuyên xảy ra TNGT, các khu vực phức tạp về trật tự xã hội, đảm bảo khép kín tuyến, địa bàn. Không chỉ chốt chặn tại các điểm cố định, CSGT còn tuần tra lưu động.

Thể hiện ý thức của mình về vấn đề này, tài xế Nguyễn Thanh Xuân, chạy xe

CAO ĐIỂM ĐẢM BẢO TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG - TRẬT TỰ XÃ HỘI:

Kiểm soát chặt, xử lý nghiêmTừ ngày 25.4, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã đồng loạt ra quân tổng kiểm soát các loại phương tiện giao thông:

Ô tô vận tải hành khách, ô tô vận tải hàng hóa, ô tô vận tải container và xe mô tô, gắn máy… lưu thông trên toàn tuyến. Đây là đợt cao điểm đảm bảo trật tự ATGT - trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh.

khách tuyến Bồng Sơn (Hoài Nhơn) - tỉnh Bình Dương, chia sẻ: “Những ngày này, hành khách bắt đầu đi lại, nếu nhà xe ham quá mà chở thêm khách thì bị CA kiểm tra phát hiện và xử phạt coi như lỗ nặng... Vì vậy, cứ theo quy định chỉ chở 50% số ghế và nhắc nhở hành khách đeo khẩu trang để đảm bảo quy định phòng, chống dịch bệnh”. Tuy nhiên, cũng còn không ít trường hợp tài xế đã bị CSGT lập biên bản xử lý vi phạm, nhưng sau đó vẫn cố tình tái phạm.

Một trong những điểm đáng chú ý của đợt ra quân tổng kiểm soát các loại phương tiện giao thông lần này là, các lỗi vi phạm đều bị áp dụng mức xử lý cao nhất và tạm giữ phương tiện theo quy định. Vì thế, sau 3 ngày ra quân tổng kiểm tra, lực lượng CSGT toàn tỉnh đã lập biên bản xử lý 295 trường hợp

vi phạm, trong đó có 58 trường hợp bị tạm giữ phương tiện, phạt tiền gần 600 triệu đồng.

Đại tá Phan Công Bình, Phó Giám đốc CA tỉnh, cho biết: “Mục đích lớn nhất của đợt cao điểm lần này là nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo trật tự ATGT, nhằm giúp người tham gia giao thông nâng cao ý thức chấp hành luật, qua đó kéo giảm TNGT xảy ra. Do vậy, lực lượng CSGT từ tỉnh đến huyện tăng cường nhiều biện pháp, vừa mật phục hóa trang, lưu động, ghi hình; vừa lập chốt để kiểm tra xử lý, đảm bảo khép kín tuyến, địa bàn. Đặc biệt, CA tỉnh chỉ đạo phòng CSGT tăng cường phối hợp với CA các địa phương kiểm tra, xử lý mạnh đối với phương tiện mô tô, xe gắn máy, nhất là các đối tượng đua xe và tổ chức đua xe trái phép”. K.ANH

Lực lượng CSGT CA tỉnh ra quân tổng kiểm tra các phương tiện giao thông trên toàn tuyến.

Nhằm nâng cao nhận thức các tầng lớp nhân dân của thành phố trước dịch bệnh Covid-19, thời gian qua, Hội CTĐ TP Quy Nhơn đã tích cực tuyên truyền trong cộng đồng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, ra quân hưởng ứng các chương trình chung tay tuyên truyền, phân phối, phát miễn phí tờ rơi, khẩu trang, xà phòng diệt khuẩn, nước sát khuẩn cho người dân với tổng trị giá hơn 105 triệu đồng.

Cụ thể, các hội viên đã vận động nhà hảo tâm tài trợ 22 triệu đồng để in, phát 2.200 tờ rơi, 2.200 bánh xà phòng diệt khuẩn Lifebuoy tại 12 điểm chợ trên địa bàn thành phố. Nhóm tình nguyện viên của Hội cũng đóng góp 83,5 triệu đồng để in, phát hơn 6.000 tờ rơi, 10.000 khẩu trang, 600 chai sát khuẩn tại một số điểm công cộng.

Hội cũng đã phối hợp với CLB Người tình nguyện CTĐ và nhà hảo tâm hỗ trợ các cơ sở tôn giáo 1.500 USD, hỗ trợ người bán vé số gặp khó khăn trong toàn tỉnh 12 tấn gạo. Ngoài ra, Hội còn tích cực tuyên truyền và vận động hội viên, người dân tham gia hiến máu tình nguyện trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh. Kết quả thu được 428 đơn vị máu, vượt chỉ tiêu đề ra là 350 đơn vị.

Bà Nguyễn Thị Ngọ, Chủ tịch Hội CTĐ TP Quy Nhơn, cho biết, thời gian tới, Hội tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân không lơ là, chủ quan với dịch bệnh, nỗ lực thích nghi với hoàn cảnh sống, điều kiện làm việc khi dịch bệnh chưa bị đẩy lùi. “Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi nhà hảo tâm hỗ trợ những người còn gặp khó khăn do dịch bệnh và phát miễn phí khẩu trang, xà phòng diệt khuẩn cho mọi người”, bà Ngọ trao đổi. NGỌC NGA

Nhiều hoạt động hỗ trợ người gặp khó khăn do dịch Covid-19

Ngày 28.4, TAND huyện An Lão đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tuyên phạt 13 năm tù giam đối với các bị cáo: Trần Ngọc Sơn (SN 2000, ở xã An Hòa, huyện An Lão) 7 năm tù giam, Nguyễn Chí Công (SN 2001, ở xã Ân Đức, huyện Hoài Ân) 4 năm 6 tháng tù giam và Nghiêm Thanh Nhựt (SN 2001, ở xã

An Tân, huyện An Lão) 18 tháng tù giam về tội mua bán trái phép chất ma túy.

Trước đó, 3 đối tượng trên đã mua ma túy từ TP Hồ Chí Minh đem về địa phương chia thành từng gói nhỏ để bán cho các con nghiện thì bị cơ quan chức năng phát hiện bắt giữ.

ĐĂNG KHẢNH

(BĐ) - Chiều 28.4, tại TP Quy Nhơn, buổi gặp mặt thỏa thuận đền bù giữa Công ty TNHH MTV Vận tải biển Gemadept (đại diện chủ tàu Pacific Express) và chủ tàu cá PY 40087-TS diễn ra dưới sự chứng kiến của Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.

Theo đó, chủ tàu Pacific Express đồng ý bồi thường và đại diện chủ tàu cá PY 40087-TS chấp nhận số tiền bồi thường là 450 triệu đồng. Đại diện chủ tàu Pacific Express đã gửi lời xin lỗi đến chủ tàu PY 40087-TS cùng các thuyền viên và cho rằng đây là sự cố đáng tiếc. “Do điều kiện hàng hải vào lúc sáng sớm, sương mù dày khiến tầm nhìn phía trước hạn chế, sĩ quan ca trực đã không nhìn thấy tàu PY 40087-TS nên xảy ra va chạm mà không hề hay biết. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ngư dân, Công ty đã khẩn trương liên hệ với đơn vị bảo hiểm nhanh chóng hoàn tất mọi thủ tục để đền bù cho ngư dân”, ông Dương Quang Hòa, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Vận tải biển Gemadept, bày tỏ.

Ông Vũ Thế Quang, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn, cho biết: “Là cơ quan chức năng, chúng tôi không can thiệp việc thỏa hiệp đền bù giữa tàu hàng và tàu cá ngư dân. Riêng buổi

VỤ TÀU HÀNG ĐÂM CHÌM TÀU CÁ TRÊN BIỂN QUY NHƠN:

Đền bù 450 triệu đồng cho chủ tàu cá

Dưới sự chứng kiến của lực lượng chức năng, chủ tàu Pacific Express trao tiền đền bù cho chủ tàu cá PY 40087-TS.

Xã Nhơn Thọ (TX An Nhơn) vừa đầu tư 350 triệu đồng nâng cấp phòng điều hành (ảnh), lắp đặt thêm 21 camera an ninh kết hợp với hệ thống đèn led chiếu sáng mở rộng đến các thôn xóm, các trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã, nhất là dọc theo tuyến QL 19.

Trước đó, giai đoạn 1, năm 2019, xã Nhơn Thọ đã đầu tư gần 250 triệu đồng lắp đặt 21 camera an ninh tại các ngã tư, ngã năm đường nông thôn và một tuyến đường qua địa bàn xã. Hệ thống camera bước đầu đã phát huy tác dụng trong

XÃ NHƠN THỌ:

Đầu tư 350 triệu đồng mở rộng hệ thống camera an ninh giai đoạn 2gặp mặt hôm nay, hai bên đều rất cầu thị

và mức bồi thường là thỏa đáng vì đại diện tàu hàng và tàu cá đều đồng ý. Về trách nhiệm của Cảng vụ, chúng tôi vẫn sẽ làm việc theo đúng chức trách, tiếp tục tổ chức điều tra và sau này sẽ có kết luận rõ ràng về vụ việc này”.

Như Báo Bình Định đã thông tin, ngày 10.4, tàu cá PY 40087-TS do ông Võ Trọng Lưu (44 tuổi, phường Xuân Thành, TX Sông Cầu, tỉnh Phú Yên) làm chủ, đang đánh bắt thủy sản tại vùng biển Quy Nhơn thì bị một tàu hàng đâm mạnh làm tàu chìm ngay lập tức; 3 ngư dân chỉ kịp nhảy xuống biển thoát thân.

HỒNG PHÚCcông tác phòng, chống tội phạm và giữ gìn ANTT, ATGT. XUÂN THỨC

3 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy lãnh 13 năm tù giam

Page 4: HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI: Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh ... 29.4.pdf · Sau 3 tháng tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, ngày 27.4, học sinh cấp

5GIÁO DỤCTHỨ TƯ, 29.4.2020 [email protected]

Bình Định

CHỮ & NGHĨA

Nguồn gốc của “tảo tần”Hẳn trong suy nghĩ của nhiều người,

tảo tần (hay tần tảo) là tính từ (hoặc động từ), được tạo thành bằng phương thức láy. Nhưng nếu truy về nguồn gốc của từ này, chúng ta sẽ bất ngờ khi biết nó không phải là một động từ hay tính từ, cũng không phải là một từ láy.

Tảo tần là một tổ hợp đẳng lập của hai yếu tố tảo và tần là hai danh từ gốc Hán. Trong tiếng Hán, tảo và tần (đều thuộc bộ thảo, liên quan đến cỏ) là tên của hai loài rau mọc dưới nước (tảo trong tảo lục, tảo xoắn, tảo đa bào, tảo đơn bào… cũng là chữ tảo bộ thảo này).

Nhưng rau tần, rau tảo thì liên quan gì đến nét nghĩa chỉ đức tính đảm đang, chịu thương chịu khó của người phụ nữ (mà hầu như không dùng cho nam giới) của từ tảo tần hiện nay? Điều này bắt nguồn từ truyền thống đi hái tảo, tần về nấu đồ cúng gia tiên của người phụ nữ Trung Hoa thời cổ. Rau tần mọc dại bên

bờ suối, còn rau tảo thì sống trong lòng suối, đều không dễ hái. Muốn hái được chúng, người phụ nữ phải lặn lội đi tìm. Ba bài “Thái tần” (hái rau tần) trong Kinh Thi ca ngợi người con gái chăm chỉ tìm hái rau tần, rau tảo về nhà làm đồ lễ cúng tổ tiên là những bài thơ hay về truyền thống văn hóa này. Như vậy, từ chỗ là tên gọi của hai loài rau, tảo tần đã chuyển loại và phái sinh nghĩa như được sử dụng hiện nay.

Trong tiếng Việt, có nhiều từ khiến chúng ta dễ bị… mắc lừa bởi hình thức láy nhưng kỳ thực không phải là từ láy. Tử tế, túy lúy, lâm li, lâm thâm, châm chước, hùng hổ, trang trải… mà chúng tôi từng có dịp trình bày trên Báo Bình Định là những trường hợp như vậy. Với những trường hợp này, chúng ta cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc từng yếu tố tạo thành của chúng.

Th.S PHẠM TUẤN VŨ

Từ 6 giờ sáng 27.4, học sinh Trường THCS Lê Hồng Phong (TP Quy Nhơn) đã đến trường đông đủ. Giáo viên đón học sinh từ cổng, hướng dẫn các em rửa tay sát khuẩn, đo thân nhiệt, phân lối đi vào lớp ngay ngắn. Đồng thời, trước buổi học, các em còn điền phiếu theo dõi tình hình vệ sinh, sức khỏe. Bà Lê Thanh Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Hồng Phong, chia sẻ: Trước khi bắt đầu học, trường đã hoàn thành công tác vệ sinh, TTYT TP Quy Nhơn đã phun thuốc tiêu độc, khử trùng. Nhà trường cũng phối hợp với phụ huynh để theo dõi tình hình sức khỏe của các em. Đối với các em vắng học, nhà trường liên hệ phụ huynh thăm hỏi và nắm thông tin sức khỏe.

Về điều này, chị Nguyễn Minh Hà, có con học ở Trường THCS Lê Hồng Phong, cho biết:

HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI:

Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh giản chương trìnhSau 3 tháng tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, ngày 27.4, học sinh cấp THCS và THPT

bắt đầu đi học trở lại. Để đảm bảo an toàn, các trường thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch. Bên cạnh đó, các trường bắt đầu triển khai chương trình học tinh giản.

Sau khi UBND tỉnh cho phép học sinh đi học lại, chúng tôi đã có những văn bản hướng dẫn đón học sinh đến trường; yêu cầu các cơ sở giáo dục tập huấn cho thầy cô giáo phát hiện học sinh có biểu hiện bệnh, cách xử lý để ứng phó trong tình huống có dịch bệnh xảy ra. Ngày đầu tiên chúng tôi đã đi kiểm tra một số cơ sở giáo dục, nhận thấy các trường đã thực hiện sát khuẩn đảm bảo vệ sinh an toàn trong trường lớp, thực hiện việc đón học sinh, kiểm tra thân nhiệt học sinh trước khi vào lớp, giãn cách bàn ghế có thể cho phép trong phòng học”.

Bà LÊ THỊ ĐIỂN, Phó Giám đốc Sở GD&ĐTNhà trường thực hiện khá tốt việc vệ sinh, sát khuẩn, theo dõi tình hình các cháu, tôi thấy yên tâm.

Theo hướng dẫn của các cấp chuyên môn, Trường THCS Lê Hồng Phong đã xây dựng kế hoạch dạy và học các tuần còn lại của năm học 2019 - 2020. Nội dung chương trình của học kỳ 2 được giảm từ 5 - 7 tuần học và giảm những vấn đề không cốt lõi để đảm bảo chuẩn đầu ra cho học sinh, nhất là học sinh khối lớp 9. Trong thời gian tạm nghỉ học do dịch Covid-19, Trường THCS Lê Hồng Phong đã tổ chức dạy học trực tuyến được 6 tuần đối với khối lớp 7, 8, 9, và 1 tuần đối với khối lớp 6. Phần chương trình giảm tải không ra đề thi định kỳ, không ra đề thi học kỳ, số đầu điểm của các môn học cũng giảm 1/3. “Chương trình khi giảm tải bao giờ cũng là phần chuẩn kiến

thức nên tôi nghĩ phụ huynh không phải băn khoăn về việc con em mình hổng kiến thức. Nhà trường cũng lên kế hoạch dạy phù hợp với nội dung, khung thời gian năm học mà UBND tỉnh vừa ban hành, vừa ôn tập vừa dạy kiến thức mới, vừa chuẩn bị cho học sinh lớp 9 thi vào lớp 10”, bà Lê Thanh Thủy cho biết.

Lâu ngày được đi học trở lại nên đa số các em rất hào hứng, kể cả học sinh miền núi. Từ sớm, học sinh Trường THCS bán trú Canh Thuận (huyện Vân Canh) đã có mặt tại trường. Các em được hướng dẫn rửa tay sát khẩn, đo thân nhiệt trước khi vào lớp theo trật tự. Ông Trần Duy Khá, Hiệu trưởng Trường THCS bán trú Canh Thuận, chia sẻ: Trước khi bắt đầu học, trường đã hoàn thành công tác vệ sinh, TTYT huyện Vân Canh

đã phun thuốc tiêu độc, khử trùng. Trong quá trình dạy - học lại, nhà trường phối hợp với phụ huynh để theo dõi tình hình sức khỏe của các em. Đồng thời để đảm bảo, trường chưa tổ chức bán trú.

Tương tự, ông Trần Ngọc Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Ân Hảo Tây (huyện Hoài Ân), chia sẻ: Vì là trường vùng khó khăn nên chúng tôi khó dạy học trực tuyến, do vậy, chúng tôi soạn bài giảng, quay video đăng youtube và gửi email cho học sinh để các em có thể tải về xem, củng cố thêm kiến thức bên cạnh việc học ở lớp.

Ông Nguyễn Đình Sim, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Quốc Học Quy Nhơn, cho biết, căn cứ vào chương trình tinh giản, nhà trường đã chỉ đạo các tổ, nhóm

chuyên môn tiến hành rà soát lại. Đặc biệt, nhà trường tổ chức cho học sinh vừa học trên lớp vừa tự học phối hợp với học trực tuyến. Đối với khối 12, sau khi kết thúc năm học, trường sẽ tổ chức ôn tập cho các em, để các em có đủ kiến thức tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Theo khung chương trình học kỳ 2 đã được điều chỉnh, Sở GD&ĐT hướng dẫn các trường xây dựng kế hoạch thực hiện, cụ thể: Đến ngày 11.7 hoàn thành kế hoạch giáo dục của nhà trường; đến ngày 15.7 kết thúc năm học. Qua kiểm tra một số trường, Sở GD&ĐT nhận thấy các trường đã xây dựng kế hoạch đảm bảo thực hiện nội dung mà Bộ GD&ĐT đã tinh giản và khung thời gian điều chỉnh của UBND tỉnh. THẢO KHUY

(BĐ) - Ngày 28.4 TS Lê Xuân Vinh, Trưởng Phòng Đào tạo, Trường ĐH Quy Nhơn, cho biết, vừa rồi Bộ GD&ĐT đã thay đổi kỳ thi THPT quốc gia thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuy nhiên cho đến thời điểm này, học sinh có thể hoàn toàn yên tâm. Phương án tuyển sinh Trường ĐH Quy Nhơn sẽ không có gì thay đổi so với trước đây và các tổ hợp xét tuyển cũng giống như năm trước.

TRƯỜNG ĐH QUY NHƠN:

Không có nhiều thay đổi trong kỳtuyển sinh 2020

Trường ĐH Quy Nhơn vẫn giữ 3 phương thức xét tuyển: Xét tuyển qua điểm thi của kỳ thi tốt nghiệp THPT (trước đây là kỳ thi THPT quốc gia); xét học bạ; tuyển thẳng đối với học sinh giỏi quốc gia, học sinh của các trường THPT chuyên đạt loại giỏi hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh.

Bên cạnh việc xét tuyển bằng điểm thi, đây là năm đầu tiên Trường ĐH Quy Nhơn xét tuyển học bạ ở khối ngành Sư phạm. Điểm trung bình cộng các môn tổ hợp xét tuyển phải đạt 8.0 trở lên, riêng ngành Giáo dục thể chất điểm trung bình cộng đạt 6.5 trở lên.

Được biết, Trường ĐH Quy Nhơn tuyển 4.800 chỉ tiêu với các khối ngành chính: Sư phạm, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Kỹ thuật, Kinh tế. Trong đó, có 4 ngành mới là: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Khoa học vật liệu, Công nghệ thực phẩm, Ngôn ngữ Trung Quốc. ĐỖ THẢO

Trường ĐH Quy Nhơn tư vấn tuyển sinh trực tuyến.

“Trường THCS Lê Hồng Phong đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn cho học sinh trước cổng trường.

Giáo viên, học sinh Trường THPT Quốc Học Quy Nhơn đeo khẩu trang trong lớp học.

Page 5: HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI: Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh ... 29.4.pdf · Sau 3 tháng tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, ngày 27.4, học sinh cấp

6 THỨ TƯ, [email protected]

Bình ĐịnhTHỂ THAO

Khán giả Việt Nam được xem trực tiếp AFF Suzuki Cup 2020

Công ty CP Giải pháp truyền hình thế hệ mới (Next Media) cho biết đã đạt được thỏa thuận với đối tác để sở hữu độc quyền bản quyền truyền thông Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Suzuki Cup 2020) tại 4 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. Như vậy, người hâm mộ thể thao Việt Nam có cơ hội xem trực tiếp đội tuyển bóng đá Việt Nam thi đấu ở AFF Suzuki Cup 2020.

AFF Suzuki Cup 2020 là giải đấu quan trọng nhất trong năm của bóng đá Đông Nam Á và cũng là đấu trường được nhiều người hâm mộ Việt Nam quan tâm. Trong bối cảnh đội tuyển Việt Nam đang là đương kim vô địch giải, sự quan tâm của người hâm mộ với giải đấu càng lớn hơn. Giải năm nay dự kiến diễn ra từ tháng 10 tới tháng 12.2020. Các đội tham gia giải chia thành 2 bảng đấu, thi đấu theo thể thức lượt đi, lượt về trên sân nhà, sân khách.

(Theo HNM)

Các đội bóng có thể thay 5 người mỗi trận

Khi các giải đấu - chủ yếu ở châu Âu - trở lại trong thời gian tới, các CLB, trong đó có cả Premier League, sẽ phải đối mặt với một lịch thi đấu dày đặc. Vì lý do đó, Liên đoàn Bóng đá thế giới (FIFA) đã đưa ra giải pháp tạm thời, theo đó cho phép các đội bóng có 5 quyền thay đổi người trong mỗi trận đấu.

Đề xuất này nhằm giúp các cầu thủ tránh tình trạng hao mòn thể lực dẫn đến chấn thương. Về cơ bản, mỗi đội vẫn chỉ có 3 quyền thay người như truyền thống, 2 quyền thay người còn lại được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt. Quy tắc tạm thời trên sẽ áp dụng cho các giải đấu bắt đầu vào năm 2020 hoặc 2021. Điều này có nghĩa nó vẫn sẽ có hiệu lực trong mùa giải sau. Trước đó, FIFA đã đặt hạn chót cho các liên đoàn hoàn thành mùa giải trước tháng 8 để nhường thời gian cho Europa League và Champions League. Vì vậy, việc các CLB phải đối mặt với lịch thi đấu dày đặc trong tương lai là điều khó tránh khỏi.

(Theo TT&VH, VOV)

PHÒNG CHỐNG TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC TRẺ EM:

Cần thêm nhiều hoạt động thiết thực

Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành trong những năm qua, số trẻ tử vong do tai nạn đuối nước trên địa bàn tỉnh giảm rõ rệt. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều hoạt động thiết thực để nâng cao hiệu quả của công tác phòng chống tai nạn đuối nước.

Dạy bơi, tạo sân chơian toàn cho trẻ

Được sự chỉ đạo của UBND tỉnh, từ năm 2017, Sở VH&TT phối hợp với các đơn vị liên quan, các cơ sở kinh doanh hoạt động môn bơi triển khai dạy bơi miễn phí cho trẻ em. Trong đó, năm 2017 tổ chức 17 lớp/770 trẻ, năm 2018 mở 19 lớp/850 trẻ, năm 2019 mở 15 lớp/650 trẻ. Ngoài ra, các đơn vị còn tổ chức truyền thông kỹ năng phòng chống đuối nước và tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho cha mẹ, những người chăm sóc trẻ và trẻ em tại một số địa phương trong tỉnh.

Ông Phan Tuấn Sơn, Phó Phòng Quản lý TDTT (Sở VH&TT), cho biết: “Các địa phương đã tổ chức dạy bơi, hỗ trợ kỹ năng phòng chống đuối nước cho trẻ em; vận động các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bể bơi, hồ bơi tại địa phương, trường học; có chế độ ưu tiên, miễn, giảm tiền thuê bể bơi, học phí, tạo điều kiện cho trẻ em, học sinh được tập bơi. Ngoài ra, Sở VH&TT còn phối hợp với các ngành liên quan tổ chức giải bơi cứu đuối học sinh, thanh thiếu nhi toàn tỉnh “Đường đua xanh” với các nhóm tuổi và cự ly phù hợp; trong 3 năm đã có 23 giải thi bơi với hơn 1.000 học sinh tham gia”.

Ngoài việc quan tâm tổ chức các hoạt động trong phòng chống đuối nước ở trẻ em, Sở VH&TT, Sở GD&ĐT, Tỉnh đoàn cũng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, TDTT nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để trẻ em được học tập, vui chơi giải trí và rèn luyện sức khỏe như: Thi vẽ tranh, tiếng hát hoa phượng đỏ, tổ chức giải bóng đá, hội thi thiếu nhi kể chuyện, xe thư viện

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền về phòng chống tai nạn thương tích, đuối nước ở trẻ em, hàng năm số trẻ tử vong do tai nạn đuối nước trên địa bàn tỉnh đều giảm (năm 2016 là 38 trẻ, năm 2017 là 33 trẻ, năm 2018 là 15 trẻ, năm 2019 là 9 trẻ).

lưu động đa phương tiện tại các huyện vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, rèn luyện kỹ năng cho các em, phục vụ nhu cầu giải trí của các em và phòng chống tai nạn thương tích.

Nên gầy dựng lạiphong trào bơi lội

Từ năm 2016 - 2020, Sở VH&TT tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước ở trẻ em cho hướng dẫn viên TDTT cơ sở. Hằng năm, qua các đợt tập huấn có hơn 150 học viên tham gia, qua đó thực hiện được các kỹ thuật bơi cơ bản và phương pháp, kỹ thuật cứu đuối. Hiện nay các học viên tham gia các đợt tập huấn đang công tác hướng

khăn chứ chưa nói đến việc tổ chức một giải đấu cấp khu vực. Số giải đấu thưa thớt, thành tích bơi lội của Bình Định ở đấu trường quốc gia dần đi xuống, phong trào vì thế cũng không còn sôi nổi như trước.

Do đó, nên gầy dựng lại phong trào bơi lội trong toàn tỉnh. Để làm được điều đó, bên cạnh việc phổ cập bộ môn bơi lội cho trẻ em, cần tổ chức nhiều giải bơi để kích thích phong trào tập luyện. Cùng với đó, dành sự đầu tư cho đội tuyển bơi tỉnh để hướng đến mục tiêu tranh chấp huy chương ở đấu trường quốc gia, khu vực. Việc có được những VĐV hàng đầu quốc gia sẽ tạo ra hiệu ứng rất lớn đối với phong trào, giúp công tác phòng chống đuối nước được nhiều thuận lợi.

HOÀNG QUÂN

Gần đây, ở thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn) đã hình thành và phát triển phong trào đi xe đạp thể thao. Phong trào này bắt đầu từ việc trên địa bàn xuất hiện con đường kết nối từ Bảo tàng Quang Trung đến khu du lịch sinh thái Hầm Hô. Đường thảm nhựa phẳng phiu, rộng rãi, dài 7 km và đặc biệt cảnh quan bên đường rất đẹp, tạo hứng thú với nhiều người (ảnh).

Ban đầu chỉ một vài nhóm, dần dần đến nay không chỉ ở thị trấn Phú Phong mà cả các xã lân cận như: Tây Xuân, Tây Phú, Tây Bình… cũng có phong trào chạy xe đạp thể thao, rèn luyện sức khỏe, với hàng trăm người rèn luyện thường xuyên.

Hằng ngày, vào buổi sáng, tầm 4 giờ 30 phút, trên nhiều tuyến đường, nhiều người rộn ràng gọi nhau dậy chạy xe; cữ chiều thường bắt đầu từ 5 giờ. Nét vui là phong trào đạp xe tăng cường sức khỏe lại làm phát sinh một hoạt động mua bán, ấy là việc rất nhiều nhà vườn ở dọc tuyến đường Bảo tàng Quang Trung - Hầm Hô bày bán nhiều loại rau, trái cây (bưởi, táo, ổi…) để

những người tập thể thao kết hợp như vừa đi chợ sớm mai.

Theo ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Trung tâm VH-TT&TT huyện Tây Sơn, đi xe đạp thể thao là hoạt động TDTT quần chúng, giúp nâng cao sức khỏe. Ở Tây Sơn, phong trào này nay đã khá mạnh, mang lại khí thế cho phong trào toàn dân rèn luyện sức khỏe. ĐÀO MINH TRUNG

Ciro Ferrara - cầu thủ người Ý từng là đồng đội của Diego Maradona tại CLB Napoli, đã đem chiếc áo số 10 mà Maradona tặng ông cách đây 33 năm ra bán đấu giá gây quỹ giúp đỡ người dân vượt qua mùa dịch Covid-19.

Kết quả chiếc áo bán được với giá 55.000 euro. Huyền thoại Maradona viết trên facebook của mình: “Chúng ta đã thắng một trận đấu nữa, cho Napoli và cho những người Napoli thân thương. Có lẽ đó là trận đấu quan trọng nhất mà chúng ta siết chặt tay nhau cùng giành thắng lợi. Tôi cảm ơn Ciro bởi vì đã giúp tôi một lần được cảm

Các lớp tập huấn nghiệp vụ Chương trình bơi an toàn, phòng chống đuối nước ở trẻ em cho hướng dẫn viên TDTT cơ sở góp phần giảm tai nạn đuối nước ở trẻ.

Phong trào đạp xe rèn luyện sức khỏe ở Tây Sơn Đấu giá áo đấu Maradonagây quỹ giúp dân

nhận mình là một phần của những người quan trọng...”.

Ý là quốc gia thiệt hại nặng nề nhất châu Âu vì dịch Covid-19. Đó là lý do khiến Serie A tạm dừng từ đầu tháng 3 và dự kiến các đội sẽ trở lại tập luyện vào ngày 4.5 khi chính phủ của Thủ tướng Giuseppe Conte có kế hoạch nới lỏng lệnh phong tỏa. Toàn bộ những cầu thủ ở Serie A nhiễm loại vi rút này đã khỏi bệnh, Serie A sẽ tái khởi động vào tháng 6 để chơi hết 12 trận còn lại của mùa giải nhằm xác định nhà vô địch mùa giải 2019 - 2020. Hiện tại, Juventus đang dẫn đầu.

(Theo SGGP)

dẫn bơi và cứu đuối tại các hồ bơi trên địa bàn tỉnh, góp phần làm giảm tai nạn đuối nước trong thời gian qua.

Những năm 1980, lãnh đạo tỉnh và ngành Thể thao đã quan tâm, đầu tư xây dựng hồ bơi đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại nhất cả nước. TP Quy Nhơn 5 lần được chọn là nơi đăng cai Giải bơi vượt sông Bạch Đằng. Cùng với đó, bộ môn bơi lội đã xuất hiện nhiều tài năng như: Trương Ngọc Tuấn, Hoàng Thị Lân… từng giành ngôi vô địch quốc gia, phá nhiều kỷ lục. Tuy nhiên, do không được đầu tư cải tạo, sửa chữa, hồ bơi thuộc Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh quản lý ngày một xuống cấp. Ngay cả việc phục vụ công tác đào tạo, huấn luyện VĐV bơi lội còn gặp khó

Page 6: HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI: Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh ... 29.4.pdf · Sau 3 tháng tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, ngày 27.4, học sinh cấp

7XÂY DỰNG ĐẢNG - CHÍNH QUYỀNTHỨ TƯ, [email protected]

Bình Định

TỪ NGÀY 6 - 8.5:

Đại biểu Quốc hộitiếp xúc cử tri tại11 huyện, thành phố

(BĐ) - Để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV dự kiến diễn ra từ ngày 20.5 đến ngày 19.6, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức cho các vị đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh tiếp xúc cử tri trước kỳ họp với Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam và một số tổ chức thành viên Mặt trận tỉnh, đại diện lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam của 11 huyện, thị xã, thành phố và đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã trong tỉnh. Các cuộc tiếp xúc cử tri sẽ bắt đầu từ ngày 6 - 8.5 tại Cơ quan MTTQ Việt Nam tỉnh, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và 11 huyện, thị xã, thành phố (không tổ chức tiếp xúc cử tri ở cấp xã).

Để hoạt động tiếp xúc cử tri đạt hiệu quả, vừa bảo đảm yêu cầu công tác phòng, chống dịch bệnh, tại mỗi huyện, thị xã, thành phố chỉ tổ chức 1 điểm tiếp xúc với không quá 25 người tham gia. Số lượng đại biểu tại buổi tiếp xúc với Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và đại diện các tổ chức thành viên cũng không quá 20 người. N.QUỲNH

Người Bana Kriêm Vĩnh Thạnhmột lòng theo Đảng, theo Bác Hồ

Một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ngày nay, trong công cuộc xây dựng quê hương, niềm tin vào Đảng và Bác Hồ của người Bana Kriêm Vĩnh Thạnh vẫn không một chút chuyển lay.

Trong ký ức của những già làng như bok Thư ở xã Vĩnh Thịnh, bok Kiên ở thị trấn Vĩnh Thạnh, bok Ka ở làng Tà Điệk (xã Vĩnh Hảo)... cảnh tiêu điều của làng mạc sau những trận bom của máy bay giặc dội xuống vào những năm 1953 - 1954 của thế kỷ trước vẫn còn nguyên vẹn. Bom giặc dội xuống không chỉ để tiêu diệt những ngôi làng Bana nhỏ bé bên dòng Đak Krông Bung mà thâm độc hơn, chúng muốn tiêu diệt đồng bào các dân tộc thiểu số miền Tây Bình Định - vùng căn cứ địa của tỉnh.

Từ những năm đầu kháng chiến chống Mỹ, Vĩnh Thạnh không những là căn cứ của Tỉnh ủy Bình Định mà còn là nơi đứng chân của Ban cán sự Đảng tỉnh Gia Lai, Ban cán sự Đảng liên tỉnh II (gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên). Ngay từ buổi đầu, kẻ thù coi Vĩnh Thạnh là trọng điểm đánh phá. Âm mưu của địch là phát hiện, đánh phá cơ sở cách mạng và cán bộ ở lại, cùng cơ quan, kho tàng của tỉnh và các huyện lân cận (Bình Khê, Phù Cát) trên địa bàn Vĩnh Thạnh. Để thực hiện âm mưu trên, địch dùng lực lượng quân sự hỗn hợp tổ chức những cuộc hành quân lùng sục, đồng thời dùng bọn

thương lái xấu dò xét tình hình, phát hiện cơ sở, kho tàng, móc nối những phần tử xấu ở địa phương để lập tề điệp tại chỗ.

Bok Kiên nhớ lại: Để kịp thời đối phó với tình hình trên, Huyện ủy Vĩnh Thạnh chủ trương kiên trì phát động quần chúng, làm cho nhân dân thấy rõ Mỹ - Diệm là kẻ thù hiểm ác của cả người Kinh và Bana. Cán bộ người Kinh phải gấp rút học tiếng dân tộc, hòa mình vào quần chúng, kịp thời phát hiện các âm mưu và thủ đoạn đánh phá của địch, cùng thảo luận với quần chúng, bàn bạc thống nhất cách đánh địch theo phương châm “có lý, có lợi và đúng mức”. Với chủ trương và phương châm đó, nhân dân các dân tộc Vĩnh Thạnh đã kiên quyết

đấu tranh trước những âm mưu, thủ đoạn hiểm độc của địch, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang để tự vệ và tiến công địch.

Địch tiến hành nhiều đợt khủng bố, đánh phá ác liệt, nhưng không một cán bộ nào bị lộ, không một cơ sở hợp pháp nào chịu khai báo, hầu như không lán trại bí mật nào của lực lượng cách mạng ở Vĩnh Thạnh bị địch phát hiện. Làng bị đốt cháy, bà con vào rừng đốt nương, lập làng mới. Không còn nhà cửa, bà con tạm lánh vào rừng; không còn cái ăn, bà con sống nhờ rau, củ rừng, con cá dưới suối, giữ vững tinh thần kiên trung theo Đảng, theo Bác đến cùng trong công cuộc đánh Tây, đuổi Mỹ.

Ký ức về một thời kháng chiến hào hùngNhiều ngày qua, ông Nguyễn Văn

Minh (SN 1951, quê thôn Cát Tường, xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, hiện sống tại phường Ngô Mây, TP Quy Nhơn), nguyên là Chính trị viên phó Huyện đội Phù Mỹ trong chiến tranh, đang nỗ lực hoàn thành việc tổng hợp danh sách quân nhân thời chống Mỹ còn sống, quá trình hình thành các đơn vị LLVT huyện Phù Mỹ và một số trận đánh tiêu biểu trên địa bàn huyện. Ông làm công việc này theo đề nghị của Huyện đội Phù Mỹ, nhằm kỷ niệm Ngày thành lập LLVT huyện (29.3.1945, dự kiến sẽ tổ chức trong tháng 9.2020). Vậy là ký ức về công tác chỉ huy LLVT huyện tham gia chiến dịch mùa Xuân năm 1975 sống lại trong ông.

Ông Minh kể, theo hợp đồng chiến đấu với Trung đoàn bộ binh 92 của tỉnh, ông trực tiếp chỉ huy các đơn vị của Huyện đội Phù Mỹ tấn công từ hướng Đông lên quận lỵ Phù Mỹ và căn cứ Trà Quang của địch. “Ngày 29.3.1975, tôi chỉ đạo Đại đội 3 đặc công tiếp cận quận lỵ Phù Mỹ, sau đó tiếp cận căn cứ Trà Quang. Lúc 6 giờ ngày 31.3, cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng

miền Nam Việt Nam phấp phới tung bay trên cột cờ quận lỵ Phù Mỹ, tôi báo cáo cấp trên và thông báo các đơn vị thuộc quyền biết Phù Mỹ đã được giải phóng”, ông Minh nhớ lại.

Ở tuổi thất thập, vợ chồng ông Huỳnh Thế Nghi và bà Đỗ Thị Loan (ở tổ 46, KV9, phường Đống Đa, TP Quy Nhơn) thường nhắc nhớ nhau về những chiến công vang dội một thời tham gia kháng chiến chống Mỹ cùng đồng đội ở các đơn vị. Ông Nghi

đã trực tiếp tham gia trận đánh khách sạn Việt Cường - chiến công đầu thắng Mỹ của quân và dân ta, góp phần không nhỏ vào việc đánh bại hoàn toàn chiến tranh đặc biệt của địch trên địa bàn tỉnh. Ông còn tham gia các trận đánh kho xăng Đèo Son, kho đạn Đèo Son, kho xăng Ghềnh Ráng, kho đạn Phú Hòa, kho xăng Phú Hòa… “Cứ đến ngày kỷ niệm giải

phóng tỉnh nhà, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước thì ký ức một thời vào sinh ra tử lại ùa về với những người lính chúng tôi”, ông Nghi tâm tình.

Hòa bình lập lại, những người lính giải phóng quân năm xưa tiếp tục cống hiến sức mình xây dựng quê hương, đất nước; nỗ lực phát triển kinh tế gia đình, nuôi dạy các con khôn lớn, trưởng thành. NGỌC TÚ

Ông Nguyễn Văn Minh (bên trái) và đồng đội cũ ôn lại kỷ niệm một thời vào sinh ra tử, góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân 1975.

Trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hầu hết thanh niên người Bana đều tham gia làm cách mạng. Người thoát ly vào bộ đội, người ở lại đều là cơ sở cách mạng, hết lòng ủng hộ, giúp đỡ kháng chiến. Với người Bana Vĩnh Thạnh, dù khó khăn, gian khổ đến mấy, bà con vẫn không sờn lòng, vẫn như cái bóng cây kơnia, cái rễ cây kơnia, hướng về miền Bắc, hướng về Đảng, Bác Hồ.

Từ hoang tàn đổ nát sau chiến tranh, nghe theo lời Đảng, lời Bác, đồng bào Bana ở Vĩnh Thạnh đoàn kết nỗ lực xây dựng quê hương. Với sự quan tâm của Nhà nước, huyện Vĩnh Thạnh đã tập trung đầu tư nguồn lực xây dựng các công trình hạ tầng giao thông,

thủy lợi, trường học, trạm y tế, chợ, nhà văn hóa cộng đồng, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương. Bên cạnh đó, huyện cũng đã đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn theo dự án REII, nâng tỷ lệ hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt đạt 99,2%; hoàn thành hệ thống cấp nước sạch của huyện, nâng tỷ lệ người dân dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97,5%.

Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh Lê Văn Đẩu cho biết: “Thực hiện Quyết định 135, 134, Chương trình 30a của Chính phủ, đến nay đã có hơn 1.000 hộ nghèo, hộ gia đình chính sách khó khăn được hỗ trợ xây dựng nhà ở. Các hộ nghèo được đầu tư hỗ trợ vốn và vật tư sản xuất nông nghiệp, do đó, đời sống của hộ nghèo, nhất là của đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Vĩnh Thạnh đã khá lên rõ rệt. Ngày càng xuất hiện nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số là tấm gương tiêu biểu trong các phong trào thi đua ở địa phương, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH của địa phương”.

Trò chuyện với chúng tôi về sự đổi thay của quê hương mình, ánh mắt của bà Mai A, người dân ở làng Tà Lét, xã Vĩnh Hiệp, lấp lánh niềm vui: “Làng đã có đường bê tông đến tận khu sản xuất, có nhà văn hóa, trường mẫu giáo, có chỗ cho lũ trẻ vui chơi, người già đau ốm thì có trạm y tế sát bên... Bà con phấn khởi thi đua lao động sản xuất, phát triển chăn nuôi, nhiều hộ đã xây dựng được nhà đẹp gần cả tỷ đồng... Đây chính là công ơn của Đảng, của Bác Hồ mà đồng bào Bana chúng tôi mãi khắc ghi”.

XUÂN DŨNG

Trò chuyện với các già làng, người có uy tín làng M9, xã Vĩnh Hòa, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Thanh Tùng căn dặn giữ gìn khối đại đoàn kết dân tộc, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Page 7: HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI: Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh ... 29.4.pdf · Sau 3 tháng tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, ngày 27.4, học sinh cấp

8 NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN THỨ TƯ, [email protected]

Bình Định

Huyện Phù Cát có 23.200 ha rừng, trong đó có hơn 9.500 ha rừng phòng hộ, gần 14.000 ha là rừng sản xuất. Ngay từ đầu mùa khô, huyện đã tuyên truyền, vận động người dân ở các địa phương có rừng chú trọng phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Lực lượng kiểm lâm tiến hành rà soát, khoanh vẽ các vùng trọng điểm dễ cháy rừng như: Rừng phòng hộ đầu nguồn Cát Sơn, rừng phòng hộ ven biển ở các xã: Cát Chánh, Cát Hải, Cát Thành…

Để chủ động giữ rừng, Hạt Kiểm lâm huyện phân công cán bộ sâu sát địa bàn, bố trí người trực 24/24 giờ tại các cửa rừng; phối hợp với chính quyền địa phương, ngành chức năng thường xuyên tuyên truyền các biện pháp quản lý bảo vệ rừng.

Điển hình trong công tác bảo vệ rừng là xã Cát Lâm. Xã có hơn 1.900 ha rừng phòng hộ và 1.100 ha rừng trồng sản xuất, phần lớn diện tích rừng gần nhà dân, người ra vào rừng hàng ngày, nguy cơ

Cùng với việc xây dựng mới tuyến kè chắn sóng kiên cố từ thôn Hải Nam đến thôn Hải Bắc dài hơn 1,25 km, tỉnh còn có chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường giao thông ven biển dọc bờ kè với chiều rộng 15 m, hai bên bó vỉa hè rộng 3 m, phù hợp với quy hoạch phát triển Nhơn Hải. UBND tỉnh giao Ban quản lý dự án NN&PTNT tỉnh làm chủ đầu tư thực hiện dự án từ tháng 3.2020 đến tháng 3.2021.

Hiện dự án kè chắn sóng Nhơn Hải đang được Liên danh Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Hiếu Ngọc và Công ty TNHH Nhật Minh thi công. Dọc theo tuyến bờ biển của xã Nhơn Hải có nhiều tốp công nhân đang vận hành phương tiện, máy móc thi công chân khay kè chắn sóng và đúc lát mái kè bằng bê tông cốt thép.

Trực tiếp giám sát thi công đoạn kè chắn sóng ở khu vực thôn Hải Bắc, ông Hồ Thanh Tịnh, cán bộ kỹ thuật của Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Hiếu Ngọc, cho hay: “Công ty đảm nhiệm thi công hơn 705 m kè chắn sóng bằng bê tông cốt thép cùng các công trình thoát nước dọc tuyến kè. Đến nay, chúng tôi đã làm xong 210 m chân khay kè chắn sóng. Với tiến độ như hiện nay, đoạn bờ kè chắn sóng do Công ty đảm nhiệm sẽ hoàn thành trước mùa mưa lũ năm nay”. Công ty TNHH Xây dựng Nhật Minh cũng khẩn trương đóng các trụ sắt ngăn sóng để thi công kè chắn sóng dài hơn 518 m. Đến nay, Công ty đã hoàn thành 270 m chân khay kè chắn sóng.

Ông Tô Tấn Thi, Giám đốc Ban quản lý dự án NN&PTNT tỉnh, cho biết: Chúng tôi yêu cầu các nhà thầu huy động nguồn lực để thực hiện gói thầu,

Khẩn trương thi công kè chắn sóng Nhơn Hải

Cơn bão số 5 xảy ra vào cuối tháng 11.2019 đã làm sập đổ hoàn toàn hơn 100 m kè chắn sóng cùng 3 ngôi nhà dân tại thôn Hải Nam, xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) và uy hiếp hàng trăm hộ dân khác. Việc xây dựng mới tuyến kè, di dời các hộ dân sinh sống sát bờ biển nhằm đảm bảo an toàn cho người dân đã được tỉnh khẩn trương triển khai.

Các nhà thầu đang thi công kè chắn sóng Nhơn Hải.

Phù Cát phòng cháy chữa cháy rừng

l Mùa lấy mật ong rừng ở Tây Sơn thường bắt đầu từ cuối tháng 3 đến hết tháng 4 âm lịch hàng năm. Người lấy mật đi từng nhóm 3 - 5 người vào rừng tìm tổ ong, khoảng 3 - 4 ngày mỗi nhóm lấy được chừng 3 tổ ong trở lên, thu vài chục lít mật.

Theo thông tin từ các nhóm lấy mật ong rừng, mùa lấy mật năm nay khá hơn năm ngoài, nhóm ít nhất cũng lấy được 4 - 5 tổ ong sau mỗi lần vào rừng. Mật ong rừng được bán với giá 400 nghìn đồng/lít; mật ong nguyên tổ chưa vắt có giá 400 nghìn đồng/1,4 kg.l Những ngày qua, nông dân Tây Sơn

thu hoạch rộ xoài. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, việc tiêu thụ khó khăn khiến giá xoài mua tại vườn rớt xuống chỉ còn 6.000 - 7.000 đồng/kg. Hộ ông Trần Văn Song (ở xã Bình Tường) là một trong những nhà vườn trồng xoài lâu năm ở huyện Tây Sơn, đang có gần 100 gốc xoài cho trái, nhưng chỉ bán cầm chừng từ đầu vụ đến nay được 3 tấn với giá 7.000 đồng/kg (giảm một nửa so với năm ngoái), phần còn lại chừng 15 tấn.

Xoài rớt giá sâu nên ở Tây Sơn xuất hiện nhiều người bán xoài online với thang giá rất rộng. Tại một số chợ ở huyện, xoài bán lẻ có giá từ 9.000 - 12.000 đồng/kg. VĂN PHONG

Tây Sơn được mùa mật ong rừng, xoài rớt giá

đảm bảo hoàn thành kè chắn sóng trước ngày 30.9. Còn việc thi

công tuyến đường giao thông sẽ được

triển khai sau khi chính quyền địa phương hoàn

thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án.

Công tác di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án kè chắn sóng Nhơn Hải cũng đang được chính quyền địa phương tích cực triển khai. Theo ông Lê Công Trình, Chủ tịch UBND xã Nhơn Hải, trong vùng ảnh hưởng bởi dự án, có 69 hộ bị giải tỏa một phần, 108 hộ dân phải giải tỏa toàn bộ. Đến nay, có 91 hộ dân thuộc diện giải tỏa toàn bộ đã được bố trí đất tại khu tái định cư của xã, trong đó có 50 hộ đã xây nhà ở mới.

Trong căn nhà mới khang trang,

ông Nguyễn Tấn Huy, ở thôn Hải Nam, chia sẻ: “Nhà tôi ở sát biển, nên vào mùa mưa lũ, cả nhà luôn lo sợ sóng dữ ập vào nhà. Cuối năm 2019, tôi đã nhận 85 m2 đất tại khu tái định cư và xây dựng nhà ở. Bây giờ nhà cửa vững chắc, đường giao thông, điện lưới, nước sạch đầy đủ, tôi yên tâm sinh sống, lao động”.

Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn Ngô Hoàng Nam cho hay: Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn quỹ đất để bố trí tái định cư cho tất cả các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án kè chắn sóng Nhơn Hải. Hiện thành phố đang chỉ đạo ngành chức năng và UBND xã tiếp tục triển khai công tác kiểm kê diện tích đất, vật kiến trúc của các gia đình bị ảnh hưởng bởi dự án, phấn đấu trong năm nay hoàn thành việc đền bù, cấp đất ở cho người dân, sớm giao mặt bằng cho các đơn vị thi công tuyến đường giao thông dọc tuyến biển Nhơn Hải.

PHẠM TIẾN SỸ

cháy rừng rất cao. Để thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, ông Nguyễn Văn Cảnh, Chủ tịch UBND xã Cát Lâm, cho biết: Địa phương thành lập mỗi thôn một đội thanh niên xung kích, được tập huấn và trang bị đầy đủ dụng cụ PCCCR; sẵn sàng có mặt kịp thời khi có tình huống cháy rừng xảy ra và thực hiện theo

phương châm 4 tại chỗ. Ông Phan Thanh Long, một người dân ở thôn An Điềm, xã Cát Lâm, chủ của hơn 10 ha rừng keo, cho biết: Gia đình tôi chủ động phát băng cản lửa, thu dọn thực bì đào hố chôn sâu lá khô dưới đất, làm sạch bề mặt rừng từ trước mùa khô và thường xuyên kiểm tra rừng để sẵn sàng xử lý kịp thời.

Theo ông Phạm Lộc, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Phù Cát, đơn vị đã phân công lực lượng phối hợp với Ban Quản

lý rừng phòng hộ, tăng cường kết nối với các hộ trồng rừng, hộ nhận quản lý bảo vệ rừng, tăng cường các hoạt động tuần tra kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các trường hợp gây nguy hại đến rừng. Tất cả cùng nhau hướng tới mục tiêu giữ yên các cánh rừng trong huyện.

TRỌNG NHÂN- THẾ HÀ

Huyện An Lão vừa chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi trâu, bò thả rông có ý thức, trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ rừng, không xâm hại đến đất rừng trái pháp luật. Đặc biệt là không được xâm phạm đến diện tích đất lâm nghiệp để khoanh vùng làm chuồng trại chăn nuôi hoặc trồng cây trái phép. Thực hiện việc nuôi nhốt gia súc gắn với quy hoạch đồng cỏ chăn thả; tổ chức cho các hộ chăn nuôi trâu, bò thả rông ký cam kết không chăn thả gia súc gây hại đến diện tích đất rừng tại địa phương. Yêu cầu các hộ có chuồng trại, khoanh vùng chăn nuôi gia súc trong rừng phải tháo dỡ trả lại hiện trạng ban đầu. UBND các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng và đất rừng.

Thời gian gần đây, một số hộ dân trên địa bàn huyện lợi dụng sự quản lý thiếu chặt chẽ của địa phương, lén lút phát luỗng, ken cây rừng, khoanh vùng làm chuồng trại dưới tán rừng để chăn nuôi gia súc. HOÀNG NAM QUỐC

AN LÃO:

Ngăn chặn các hành vi xâm hại rừng để chăn nuôi gia súc

“Phấn đấu trong năm nay hoàn thành việc

đền bù, cấp đất ở cho người dân, sớm giao mặt bằng cho các

đơn vị thi công tuyến đường giao thông dọc tuyến biển Nhơn Hải”.

Chủ tịch UBND TP Quy Nhơn NGÔ HOÀNG NAM

HOÀI ÂN:

Tiêm vắc xin phòng bệnh cho hơn 100 nghìn con gia súc

(BĐ) - Từ đầu năm đến nay, lực lượng thú y cơ sở ở huyện Hoài Ân đã hỗ trợ người dân tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng và dịch cúm gia cầm cho 101.237 con gia súc, gia cầm (GSGC). Trong đó, có 28.237 con trâu bò, heo nái, heo đực giống được tiêm vắc xin phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng và 73.000 con gà, vịt được tiêm vắc xin phòng chống dịch cúm gia cầm.

Ngành chức năng của huyện cũng đã kiểm soát chặt chẽ các phương tiện chuyên chở GSGC ra vào địa phương và phun thuốc khử độc sát trùng các khu vực tập kết heo. Nhờ vậy, nhiều tháng qua trên địa bàn huyện Hoài Ân không xảy ra dịch bệnh nguy hiểm trên đàn GSGC. MINH HẢI

Ông Phan Thanh Long (xã Cát Lâm) thu dọn thực bì để phòng chống cháy rừng.

Page 8: HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI: Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh ... 29.4.pdf · Sau 3 tháng tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, ngày 27.4, học sinh cấp

9TRONG NƯỚCTHỨ TƯ, [email protected]

Bình Định

TRUYỀN HÌNH BÌNH ĐỊNH

THỨ TƯ, 29.4.20206h: Thời sự BTV; 6h30: Phim tài liệu: Việt Nam Hồ Chí Minh-

Biên niên sử truyền hình (T.5); 7h: Phim truyện: Gái già lắm chiêu (T.34); 7h45: Phim truyện VN: Ngọn cỏ gió đùa (T.29); 8h30: Phổ biến kiến thức pháp luật; 8h45: Khám phá thế giới; 9h15: Phim hoạt hình; 9h40: Phim tài liệu; 10h: An ninh Bình Định: Đảm bảo trật tự trị an khu vực BVĐK tỉnh Bình Định; 10h20: Hộp thư truyền hình; 10h35: Phóng sự: ATM gạo- nghĩa tình của người Bình Định; 11h: Phim truyện VN: Ngày mai bình yên (T.14); 11h45: Thời sự BTV; 12h: Bản tin thị trường; 12h10: Phim truyện: Tình bạn tri kỷ (T.20); 12h55: Phim hoạt hình; 13h30: Khám phá thế giới; 14h: Phim truyện: Người thừa kế (T.21+22); 15h30: Phổ biến kiến thức pháp luật; 16h: Phim truyện VN: Vạch trần tội ác (T.31); 16h45: Khám phá thế giới; 17h25: Phim tài liệu; 17h40: Nhịp cầu âm nhạc; 18h: Phim truyện: Minh Lan truyện (T.42); 19h: Tiếp sóng bản tin Thời sự của Đài Truyền hình VN; 19h40: Thời sự BTV; 20h15: Phóng sự: Chương trình OCOP ở An Lão; 20h30: Phim truyện: Tìm lại cuộc đời (T.17); 21h15: Bản tin thị trường; 21h25: Phim truyện VN: Trả em kiếp này (T.13); 22h10: Thời sự BTV; 22h35: Nhịp cầu âm nhạc.

THỨ NĂM, 30.4.20206h: Thời sự BTV; 6h30: Phim tài liệu; 7h: Phim truyện: Gái già

lắm chiêu (T.35); 7h45: Phim truyện VN: Ngọn cỏ gió đùa (T.30); 8h30: Phổ biến kiến thức pháp luật; 8h45: Khám phá thế giới; 9h15: Phim hoạt hình; 9h35: Phim tài liệu; 10h: Vì chủ quyền an ninh, an toàn biển –đảo; 10h15: Phóng sự: Chương trình OCOP ở An Lão; 10h30: Khám phá thế giới; 11h: Phim truyện VN: Ngày mai bình yên (T.15); 11h45: Thời sự BTV; 12h: Bản tin thị trường; 12h10: Phim truyện: Tình bạn tri kỷ (T.21); 13h: Phim hoạt hình; 13h30: Khám phá thế giới; 14h: Phim truyện: Người thừa kế (T.23+24); 15h30: Phổ biến kiến thức pháp luật; 15h45: Ca nhạc; 16h: Phim

truyện VN: Vạch trần tội ác (T.32); 16h45: Khám phá thế giới; 17h: Tác giả- tác phẩm: NSƯT Đinh Văn Nhân – thổi hồn âm nhạc cho những vở sân khấu lịch sử; 17h30: Phim Tài liệu; 17h50: Hộp thư truyền hình; 18h: Phim truyện: Minh Lan truyện (T.43); 19h: Tiếp sóng bản tin Thời sự của Đài Truyền hình VN; 19h40: Thời sự BTV; 20h15: Phim tài liệu: Đường tới ngày toàn thắng; 20h40: Quốc phòng toàn dân Bình Định: Đảng bộ phòng chính trị sẵn sàng trước Đại hội; 21h: Phim truyện: Tìm lại cuộc đời (T.18); 21h45: Bản tin thị trường; 21h55: Phim truyện VN: Trả em kiếp này (T.14); 22h40: Thời sự BTV; 23h05: Tác giả- tác phẩm: NSƯT Đinh Văn Nhân - thổi hồn âm nhạc cho những vở sân khấu lịch sử.

THỨ SÁU, 1.5.2020

6h: Thời sự BTV; 6h30: Phim tài liệu; 7h: Phim truyện: Gái già lắm chiêu (T.36); 7h45: Phim truyện VN: Ngọn cỏ gió đùa (T.31); 8h30: Phổ biến kiến thức pháp luật; 8h45: Khám phá thế giới; 9h15: Phim hoạt hình; 9h35: Phim tài liệu; 10h: Phim tài liệu: Đường tới ngày toàn thắng; 10h25: Khám phá thế giới; 11h: Phim truyện VN: Ngày mai bình yên (T.16); 11h45: Thời sự BTV; 12h: Bản tin thị trường; 12h10: Phim truyện: Tình bạn tri kỷ (T.22); 13h: Phim hoạt hình; 13h30: Khám phá thế giới; 14h: Phim truyện: Người thừa kế (T.25+26); 15h30: Phổ biến kiến thức pháp luật; 15h45: Ca nhạc; 16h: Phim truyện Việt Nam: Vạch trần tội ác (T.33); 16h45: Khám phá thế giới; 17h20: Phim tài liệu; 17h40: Ca nhạc; 18h: Phim truyện: Minh Lan truyện (T.44); 19h: Tiếp sóng Bản tin Thời sự của Đài Truyền hình VN; 19h40: Thời sự BTV; 20h15: Nông nghiệp và nông thôn: Phát triển nghề trồng nấm ở huyện Tây Sơn; 20h35: Phim truyện: Tìm lại cuộc đời (T.19); 21h20: Bản tin thị trường; 21h30: Phim truyện VN: Trả em kiếp này (T.15); 22h15: Thời sự BTV; 22h40: Vần thơ quê hương: Làng quê Bình Định trong thơ.

Triển lãm trưng bày 300 hình ảnh, hiện vật tiêu biểu về chiến thắng vĩ đại của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước mùa Xuân 1975 và thành tựu của quân và dân TP Hồ Chí Minh sau 45 năm kể từ mùa Xuân ấy.

Triển lãm trưng bày theo 3 chủ đề, gồm:

Phần 1 - Tiến về Sài Gòn; Phần 2 - Sức mạnh lòng dân; Phần 3 - Âm vang Mùa Xuân Đại thắng.

Triển lãm lần này cũng giới thiệu 2 bảo vật quốc gia, là: “Sổ trực ban tác chiến Chiến dịch Hồ Chí Minh” do các các sĩ quan làm nhiệm vụ trực ban tác chiến của Bộ Chỉ huy tiền phương Chiến dịch Hồ Chí Minh tại Căm Xe, tỉnh Bình Phước và tấm bản đồ “Quyết tâm Chiến dịch Hồ Chí Minh” (phục chế) do Phòng Tác chiến Bộ Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam sử dụng từ ngày 15.4.1975 đến ngày 21.4.1975 tại Sở Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh ở Tà Thiết, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, bản đồ có chữ ký của Đại tướng Văn Tiến Dũng, Tư lệnh Chiến dịch và đồng chí

Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam, Chính ủy Chiến dịch.

Triển lãm được tổ chức từ ngày 28.4

đến tháng 8.2020 tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, số 2 Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh. (Theo Chinhphu.vn)

Trưng bày bảo vật quốc gia về “Mùa xuân Đại thắng”

Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2020), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 7, Cục Chính trị Binh chủng Đặc công tổ chức triển lãm chuyên đề “Mùa Xuân Đại thắng”.

Một góc khu trưng bày “Tiến về Sài Gòn”. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quân sự

Để phục vụ nhu cầu đi lại dịp nghỉ Lễ 30.4 - 1.5, đường sắt sẽ tổ chức thêm nhiều đoàn tàu địa phương bên cạnh tuyến đường sắt Hà Nội - TPHCM.

Theo đó, khu vực phía Nam, Công ty CP Vận tải đường sắt Sài Gòn tổ chức chạy thêm đôi tàu SNT1/2 trên tuyến Sài Gòn - Nha Trang, đôi tàu SPT1/SPT2 tuyến Sài Gòn - Phan Thiết từ ngày 29.4.

Từ ngày 29.4 - 3.5, chạy thêm đôi tàu SQN1/2 tuyến Sài Gòn - Quy Nhơn.

Khu vực phía Bắc, Công ty CP Vận tải đường sắt Hà Nội cũng chạy thêm 1 số đôi tàu địa phương. Cụ thể, từ ngày 30.4 - 3.5, chạy thêm đôi tàu TH1/2 tuyến Hà Nội - Thanh Hóa. Từ ngày 29.4 - 3.5, chạy thêm các đôi tàu: Tàu NA3/4 tuyến Hà Nội - Yên Trung; tàu QB1/2 tuyến Hà Nội - Đồng Hới; tàu ĐĐ5/6 tuyến Hà Nội - Đồng Đăng; tàu QT1/2 tuyến Hà Nội - Quán Triều

Trước đó, sau khi hết áp dụng các lệnh cách ly xã hội, từ ngày 23.4, đường sắt đã tăng thêm tàu trên tuyến Hà Nội - TPHCM lên 3 đôi tàu/ngày; nối lại tàu NA1/NA2 tuyến Hà Nội - Vinh; tàu LP5/LP6 tuyến Hà Nội - Hải Phòng; tàu YB3/YB4 tuyến Hà Nội - Yên Bái. (Theo TPO)

Đường sắt tăng cường tàu khách dịp 30.4 - 1.5

Cục Hàng không đề nghị tăng chuyến bay nội địa

Cục Hàng không Việt Nam vừa đề nghị bổ sung tần suất khai thác trong giai đoạn từ ngày 29 đến 30.4 để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Theo đó, để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao dịp 30.4, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất, trong giai đoạn từ ngày 29 đến 30.4, trục Hà Nội - TP HCM tăng thêm 4 chuyến bay khứ hồi/ngày (thành 24 chuyến bay khứ hồi/ngày).

Chặng Hà Nội/TPHCM - Đà Nẵng tăng thêm 2 chuyến bay khứ hồi/ngày/đường bay (thành 8 chuyến bay khứ hồi/ngày/đường bay). Các đường bay nội địa khác tăng thêm 4 chuyến bay khứ hồi/ngày/đường bay. Bay nội địa sẽ tăng dần đều sau 1.5, chưa có kế hoạch mở lại đường bay quốc tế

Tiếp đó, từ ngày 1 đến 15.5, Cục Hàng không Việt Nam kiến nghị Bộ GTVT cho phép hoạt động khai thác nội địa của các hãng đạt 40% so với trước dịch Covid-19.

Giai đoạn từ ngày 16 đến 31.5, sẽ tùy tình hình kiểm soát và xử lý hiệu quả dịch bệnh, có thể cho phép hoạt động bay nội địa được khôi phục xấp xỉ 60% so với tháng 12.2019. (Theo SGGPO)

Tại kỳ điều chỉnh chiều 28.4, Liên Bộ Công Thương - Tài chính tiếp tục thực hiện giảm giá các loại mặt hàng xăng dầu.

Cụ thể, giá xăng E5 RON 92 giảm 401 đồng/lít; xăng RON 95 giảm 308 đồng/lít; dầu dieselgiảm 882 đồng/lít; dầu hỏa giảm 674 đồng/lít; dầu mazut giảm 657 đồng/kg.

Sau điều chỉnh, xăng E5 RON 92 có giá bán tối đa là 10.942 đồng/lít; xăng RON 95 là 11.631 đồng/lít; dầu diesel 9.941 đồng/lít; dầu hỏa 7.965 đồng/lít; dầu mazut 8.670 đồng/kg.

Như vậy, với lần điều chỉnh này, giá xăng dầu tiếp tục ghi kỷ lục với chuỗi giảm liên tiếp lần thứ 8. Nguyên nhân là do tác động từ giá thế giới giảm, nhu cầu đi lại giảm mạnh vì đại dịch Covid-19. (Theo Dân trí)

Xăng dầu lại đồng loạt giảm giá

Theo đề nghị của Công ty CP Dịch vụ Cáp treo Bà Nà, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng thống nhất cho mở cửa khu du lịch Sun World Bà Nà Hills (huyện Hòa Vang) từ ngày 30.4. Điều kiện đi kèm cho việc mở cửa là từ nay đến 29.4, Việt Nam không phát sinh ca lây nhiễm thứ phát trong cộng đồng.

Các khu vực được phép hoạt động tại khu du lịch Bà Nà gồm: Cáp treo, khu vực ngoài trời, dịch vụ lưu trú, ăn uống, nhà hàng. Các hoạt động phải đảm bảo khoảng cách 2 m giữa người với người.

Đối với các hoạt động như karaoke, bar, pub, rạp chiếu phim, massage, biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí, TDTT trong nhà, bể bơi tiếp tục dừng hoạt động.

Trước đó, khu du lịch Bà Nà thông báo tạm đóng cửa từ ngày 28.3 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Khách hàng đã mua vé tham quan trong thời gian khu du lịch đóng cửa sẽ giữ nguyên giá trị sử dụng trong 6 tháng kể từ ngày mở cửa trở lại, trường hợp khách không muốn gia hạn và yêu cầu bồi hoàn thì phía khu du lịch sẽ trả lại tiền vé đã mua. (Theo NLĐO)

Đà Nẵng cho mở cửa khu du lịch Bà Nà từ 30. 4

Khu du lịch Bà Nà sẽ mở cửa đón khách trở lại từ 30.4

Page 9: HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI: Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh ... 29.4.pdf · Sau 3 tháng tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, ngày 27.4, học sinh cấp
Page 10: HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI: Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh ... 29.4.pdf · Sau 3 tháng tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, ngày 27.4, học sinh cấp
Page 11: HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI: Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh ... 29.4.pdf · Sau 3 tháng tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, ngày 27.4, học sinh cấp

n Tổng biên tập: TRẦN THANH HẢI n Phó Tổng biên tập: LƯU NGỌC MINH - NGUYỄN THỊ BÍCH SƯƠNG n Tòa soạn: NGUYỄN PHÚC - MỸ NHUNG n Tòa soạn: 84 Phạm Hùng - TP Quy Nhơn. ĐT: 0256.3818664 - Fax: 0256.3818164 - Email: [email protected] n Báo điện tử: www.baobinhdinh.vn -Email: [email protected] n Phòng Hành chính - Trị sự: 0256.3822279 n Quảng cáo: 0256.3812559 n Phát hành: 0256.3823740 n Chế bản tại Tòa soạn Báo Bình Địnhn In tại Công ty In Nhân Dân Bình Định n Giấy phép hoạt động báo chí in số 1767/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 26.9.2012. Giá: 2.500 đồng

BÁO BÌNH ĐỊNH XUẤT BẢN HÀNG NGÀY - BÁO ĐIỆN TỬ LIÊN TỤC CẬP NHẬT n

12 THỨ TƯ, 29.4.2020 Bình ĐịnhTHẾ GIỚ[email protected]

Ifo dự báo kinh tế Đứcsuy giảm 6,6% trong năm 2020

Viện kinh tế Ifo của Đức ngày 28.4 dự báo nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ chứng kiến mức sụt giảm tăng trưởng 6,6% trong năm 2020 do đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Theo báo cáo của Ifo, tăng trưởng kinh tế Đức đã sụt giảm 1,9% trong 3 tháng đầu năm 2020 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm 12,2% trong quý II/2020. Ifo đồng thời cho rằng tới cuối năm 2021, kinh tế Đức mới trở lại mức trước khi rơi vào cuộc khủng hoảng Covid-19.

Trong khi đó, Bộ trưởng Kinh tế Peter Altmaier ngày 28.4 cho biết cần phải xây dựng một quỹ cứu trợ đối với ngành ẩm thực của nước này, nếu các lệnh giãn cách xã hội để phòng dịch Covid-19 kéo dài hơn dự kiến.

Chính phủ Đức đã đưa ra một loạt các biện pháp, bao gồm gói kích thích trị giá 750 tỷ euro (tương đương 811,43 tỷ USD), để giúp nền kinh tế vượt qua khủng hoảng, đồng thời đang đàm phán với Lufthansa về gói cứu trợ cho hãng hàng không này. Chính phủ cũng công bố các khoản vay và kế hoạch làm việc ngắn hạn dành cho ngành ẩm thực, đồng thời giảm thuế doanh thu tính trên các bữa ăn xuống 7% trong một năm.

Trong bối cảnh Chính phủ Đức bắt đầu từng bước nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, số trường hợp nhiễm

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch Covid-19 khi di chuyển trên phố ở Saxony, Đức ngày 20.4.2020. Ảnh: THX/TTXVN

mới vi rút SARS-CoV-2 ở nước này đã tăng nhẹ trở lại.

Theo báo cáo về công tác kiểm soát dịch bệnh do Viện Robert Koch (RKI) công bố ngày 28.4, hệ số lây nhiễm tại Đức hiện là 1 - tăng từ mức 0,9, có nghĩa 1 người bệnh lây nhiễm tương đương cho 1 người khác. Hiện trên cả nước có 156.337 trường hợp

được xác nhận nhiễm vi rút SARS-CoV-2, trong đó có 5.913 ca tử vong. Giới chức y tế Đức và các chuyên gia về vi rút đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm soát hệ số lây nhiễm dưới mức 1.0. Hiện người dân Đức vẫn bắt buộc phải đeo khẩu trang khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và khi đi mua sắm. (Theo TTXVN)

Nội các Thái Lan chưa xem xét đề xuất tham gia Hiệp định CPTPPNội các Thái Lan thông báo sẽ chưa

xem xét việc tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), do vấp phải sự phản đối của các đảng đối lập. Do đó, vấn đề này không được thảo luận trong phiên họp Nội các ngày 28.4.

Trước đó, ngày 27.4, Bộ Thương mại Thái Lan cho biết sẽ đệ trình lên Nội các kết quả nghiên cứu của Bộ cho thấy, việc trở thành thành viên của CPTPP sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thái Lan cũng như đẩy mạnh đầu tư và xuất khẩu, hỗ trợ khắc phục những tác động tiêu cực của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Tuy nhiên, các đảng đối lập, các nhóm xã hội và một số cá nhân đã phản đối tư cách thành viên CPTPP với lý do Hiệp định này có thể ảnh hưởng tới nền kinh

tế, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và chăm sóc sức khỏe.

Trước đó, Chính phủ Thái Lan dự kiến trong tháng 4 hoặc tháng 5 tới sẽ ra quyết định về việc liệu nền kinh tế lớn

thứ hai Đông Nam Á có tham gia CPTPP hay không. Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak cho biết, Vụ Đàm phán thương mại thuộc Bộ Thương mại Thái Lan sẽ chuẩn bị đề xuất một khi nghiên cứu về những thuận lợi và bất lợi do tác động của CPTPP.

Nghiên cứu của Bolliger & Company Thailand, đơn vị được Vụ Đàm phán thương mại thuê thực hiện, cho thấy, việc tham gia CPTPP sẽ thúc đẩy Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan thêm 0,12%.

Theo Phó Thủ tướng Somkid, nếu Nội các thông qua đề xuất của Bộ Thương mại, Thái Lan sẽ trình đề nghị chính thức xin gia nhập CPTPP, có thể vào một thời điểm trước Hội nghị các thành viên CPTPP vào tháng 8 tới.

(Theo baoquocte.vn)

Chính phủ Thái Lan dự kiến trong tháng 4 hoặc tháng 5 tới sẽ ra quyết định về việc liệu nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á này có tham gia CPTPP hay không. Ảnh minh họa. Nguồn: Thansettakij

Kết quả cuộc thăm dò được ĐH Baldwin Wallace công bố ngày 27.4 cho thấy, cựu Phó Tổng thống Joe Biden và Tổng thống Donald Trump bám sát nhau về tỷ lệ ủng hộ tại tiểu bang Ohio.

Cụ thể, tỷ lệ những người được hỏi ủng hộ ông Biden là 45%, trong khi Tổng thống Trump bám sát với tỷ lệ 44%.

Ohio là một trong những tiểu bang chiến địa và nhận được sự quan tâm của dư luận trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020. Những ứng cử viên chiến thắng trong các cuộc tổng tuyển cử gần đây cũng đều phải giành chiến thắng tại tiểu bang quan trọng này, trong đó cựu Tổng thống Barack Obama đã giành được chiến thắng tại Ohio hai lần vào các năm 2008 và 2012.

Một số chiến lược gia và các nhà hoạt động của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cho rằng Ohio đang có xu hướng nghiêng về đảng Cộng hòa trong những năm gần đây.

Tổng thống Trump không chỉ giành được sự ủng hộ của cử tri tiểu bang này trong cuộc bầu cử 4 năm trước, mà đảng Dân chủ cũng đã mất một cơ hội quan trọng để lật ngược thế kiểm soát của đảng Cộng hòa trong cuộc đua giành ghế thống đốc bang năm 2018.

Tuy nhiên, cuộc thăm dò mới của ĐH Baldwin Wallace cho thấy Ohio vẫn đang trao những cơ hội nhất định cho chiến dịch của ứng cử viên Joe Biden.

(Theo TTXVN/Vietnam+)

Bộ Lao động Thái Lan ngày 28.4 cho biết, sẽ ngừng vô thời hạn việc nhập cảnh của lao động nước ngoài nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19, sau khi có thông tin về 42 ca nhiễm trong những lao động di cư bất hợp pháp ở tỉnh Songkhla giáp với Malaysia.

Theo Thư ký thường trực Bộ Lao động Thái Lan Sutthi Sukoson, quyết định cho lao động nước ngoài vào làm việc chỉ được đưa ra khi tình hình “trở lại bình thường”.

Sau nhiều tuần áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt, số ca mắc Covid-19 ghi nhận theo ngày ở Thái Lan đã có xu hướng giảm với mức dưới 20 ca trong 4 ngày

liên tiếp kể từ ngày 21.4. Tuy nhiên, đến ngày 25.4, số ca nhiễm mới tăng đột biến lên 53 ca, trong đó có 42 trường hợp là những lao động di cư bị bắt giam tại một trung tâm di trú ở tỉnh Songkhla vì nhập cư bất hợp pháp.

Trước đó, từ ngày 23.3, Thái Lan đã ngừng cho phép lao động nước ngoài nhập cảnh. Ông Sutthi cũng cho biết, Bộ Lao động đã đồng ý nới lỏng các quy định về thời gian làm việc, cho phép các lao động nước ngoài tại Thái Lan được ở lại cho tới ngày 30.11. Tuy nhiên, đơn vị sử dụng lao động phải thực hiện sàng lọc y tế đối với người lao động và giúp các quan

Lao động nhập cư ở Thái Lan. Ảnh: Economist

Bầu cử Mỹ 2020:Thế cạnh tranh quyết liệt tại bang Ohio

Tổng thống Mỹ Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đang cạnh tranh quyết liệt ở bang Ohio. Ảnh: CNN

Hơn 700 người Iran chết do uống rượu để chữa Covid-19

Ông Hossein Hassanian, cố vấn cấp cao Bộ Y tế Iran, hôm 27.4 cho biết số người chết do uống rượu độc để “diệt SARS-CoV-2” tại nước này cao hơn báo cáo trước đây, bởi nhiều người tử vong bên ngoài bệnh viện. “Khoảng 200 người chết bên ngoài bệnh viện sau khi uống rượu độc bởi niềm tin sai lầm rằng đó là phương thuốc chữa Covid-19”, ông Hassanian nói.

Cơ quan pháp y quốc gia Iran cho biết ngộ độc rượu đã khiến 728 người dân nước này tử vong từ ngày 20.2 đến ngày 7.4. Trong khi đó, năm ngoái chỉ có 66 người chết ở Iran do nguyên nhân này.

Ngộ độc rượu đã tăng gấp 10 lần tại Iran trong bối cảnh Covid-19 đang bùng phát tại quốc gia này. Người phát ngôn Bộ Y tế Iran, Kianoush Jahanpour, cho biết 5.011 người đã bị ngộ độc rượu, trong đó khoảng 90 người đã mất thị lực hoặc bị tổn thương giác mạc.

(Theo VnExpress)

Thái Lan sẽ ngừng nhận lao động nước ngoài vô thời hạn

chức truyền đạt với họ những hướng dẫn để giữ cho họ an toàn, không bị lây nhiễm.

(Theo VOV.VN)

Page 12: HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI: Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh ... 29.4.pdf · Sau 3 tháng tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, ngày 27.4, học sinh cấp
Page 13: HỌC SINH ĐI HỌC TRỞ LẠI: Đảm bảo an toàn trường lớp, tinh ... 29.4.pdf · Sau 3 tháng tạm nghỉ học vì dịch bệnh Covid-19, ngày 27.4, học sinh cấp