hướng dẫn kỹ thuật kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. huong dan kkr.docx ·...

146
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP _________________ TÀI LIỆU TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT KIỂM KÊ RỪNG

Upload: doankhanh

Post on 15-Apr-2018

218 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TẠM THỜI

PHẦN THỨ NHẤT: KIỂM KÊ RỪNGPHẦN I: KIỂM KÊ RỪNG

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP_________________

TÀI LIỆU TẬP HUẤN

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT KIỂM KÊ RỪNG

(Kèm theo Quyết định số 689/QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013

của Tổng cục Lâm nghiệp)

Page 2: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Mục lục

Phần I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG....................................................................................3

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG TÀI LIỆU........................................................................3II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG KIỂM KÊ RỪNG................................31. Mục đích...............................................................................................................32. Yêu cầu.................................................................................................................33. Đối tượng kiểm kê................................................................................................3III. KHÁI NIỆM TRONG KIỂM KÊ RỪNG..........................................................31. Bản đồ...................................................................................................................32. Kiểm kê rừng........................................................................................................43. Hồ sơ quản lý rừng...............................................................................................44. Nhóm chủ rừng.....................................................................................................45. Khoảnh..................................................................................................................46. Tiểu khu...............................................................................................................47. Thửa đất................................................................................................................48. Lô trạng thái.........................................................................................................49. Lô kiểm kê............................................................................................................410. Số hiệu lô, khoảnh, tiểu khu được thể hiện trên bản đồ......................................4IV. ĐƠN VỊ, CHI TIÊU VÀ NHIỆM VỤ KIỂM KÊ RỪNG..................................51. Đơn vị kiểm kê rừng.............................................................................................52. Chỉ tiêu kiểm kê rừng về diện tích và trữ lượng...................................................53. Chỉ tiêu kiểm kê rừng theo đất quy hoạch lâm nghiệp và rừng ngoài lâm nghiệp

54. Chỉ tiêu kiểm kê rừng theo mục đích sử dụng......................................................55. Chỉ tiêu kiểm kê rừng phân theo trạng thái rừng..................................................56. Chỉ tiêu kiểm kê rừng phân theo chủ quản lý.......................................................57. Nhiệm vụ kiểm kê rừng........................................................................................6V. QUY ĐỊNH TRONG KIỂM KÊ.........................................................................6

Phần II: KIỂM KÊ RỪNG.......................................................................................................8

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM KÊ RỪNG.........................................................81. Công tác chuẩn bị.................................................................................................82. Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác và tổ chức triển khai thực hiện....................82.1. Cấp tỉnh..............................................................................................................82.2. Cấp huyện..........................................................................................................92.3. Cấp xã..............................................................................................................102.4. Cơ quan tư vấn Trung ương.............................................................................10

1

Page 3: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

2.5. Nhiệm vụ các lực lượng trong tổ chức triển khai kiểm kê rừng......................103. Đào tạo tập huấn.................................................................................................10II. TRÌNH TỰ NỘI DUNG KIỂM KÊ RỪNG Ở CÁC CẤP................................111. Chuẩn bị tài liệu phục vụ kiểm kê rừng..............................................................122. Kiểm kê diện tích................................................................................................123. Kiểm kê trữ lượng rừng......................................................................................144. Tổng hợp kết quả kiểm kê rừng..........................................................................15

Phần III. LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ RỪNG.............................................................................18

I. QUY ĐINH CHUNG VÊ LÂP HỒ SƠ QUẢN LÝ RỪNG...............................18II. MỤC TIÊU LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ................................................................18III. NỘI DUNG LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ..............................................................181. Hồ sơ quản lý cho chủ rừng................................................................................182. Hồ sơ quản lý rừng cấp xã..................................................................................193. Hồ sơ quản lý rừng cấp huyện...........................................................................194. Hồ sơ quản lý rừng cấp tỉnh................................................................................20

Phần 4. THÀNH QUẢ KIỂM KÊ RỪNG.............................................................................21

I. CẤP XÃ..............................................................................................................21II. CẤP HUYỆN.....................................................................................................21III. CẤP TINH........................................................................................................21IV. TOÀN QUỐC...................................................................................................225. BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ RỪNG..........................................................22

Phần V. PHỤ LỤC...................................................................................................................23

2

Page 4: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Phần I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG TÀI LIỆUQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính

phủ về phê duyệt dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 – 2016”;

Quyết định số 3183/QĐ-BNN-TCLN ngày 21 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Hướng dẫn Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2012 – 2015;

Thông tư số 34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng;

Thông tư số 25/2009/TT-BNN, ngày 05 tháng 5 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng .

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG KIỂM KÊ RỪNG1. Mục đíchMục đích của kiểm kê rừng là thống kê được diện tích rừng, trữ lượng rừng,

diện tích đất chưa có rừng theo trạng thái rừng, nguồn gốc rừng và mục đích sử dụng của từng chủ rừng, từng đơn vị hành chính và đơn vị quản lý rừng.

2. Yêu cầuKiểm kê được diện tích và trữ lượng rừng của từng chủ rừng, từng trạng thái

rừng và đất chưa có rừng, từng mục đích sử dụng rừng, từng đơn vị quản lý và đơn vị hành chính.

Hoàn thiện được dữ liệu kiểm kê rừng gồm cả bản đồ và số liệu, cả dạng số và dạng bản giấy theo tiêu chí và tiêu chuẩn thống nhất đáp ứng yêu cầu quản lý dữ liệu bằng phần mềm "Quản lý cơ sở dữ liệu điều tra kiểm kê rừng".

3. Đối tượng kiểm kê- Diện tích rừng và đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp;

- Diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng và rừng mới trồng chưa thành rừng nằm ngoài ba loại rừng.

III. KHÁI NIỆM TRONG KIỂM KÊ RỪNG1. Bản đồBản đồ là hình ảnh thu nhỏ bề mặt trái đất trên mặt phẳng theo một phép chiếu

xác định, trên đó có các ký hiệu phản ảnh đặc điểm các đối tượng trên mặt đất. Bản đồ được phân loại theo những tiêu chí khác nhau thành các loại bản đồ nền, bản đồ thành quả, bản đồ chuyên đề, bản đồ hành chính, bản đồ quy hoạch, bản đồ giấy, bản đồ kỹ thuật số v.v.

Bản đồ kiểm kê rừng gồm: Bản đồ kiểm kê rừng cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh và toàn quốc.

3

Page 5: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

2. Kiểm kê rừng Kiểm kê rừng là việc kiểm tra, điều chỉnh, bổ sung thông tin cho các lô rừng,

thống kê diện tích, trữ lượng rừng và đất chưa có rừng của từng chủ rừng, từng đơn vị hành chính và đơn vị quản lý rừng. Kiểm kê rừng nhằm bổ sung những thông tin về đặc điểm xã hội của lô rừng như tên chủ rừng, tình trạng về quyền sử dụng, tranh chấp v.v... đồng thời điều chỉnh làm chính xác thêm kết quả điều tra các lô rừng như ranh giới, tên trạng thái, tên loài cây, tuổi rừng, trữ lượng v.v...

3. Hồ sơ quản lý rừng Hồ sơ quản lý rừng là các văn bản, bản đồ, số liệu phục vụ và liên quan đến quản

lý rừng. Trong dự án kiểm kê rừng hồ sơ quản lý gồm danh sách các lô kiểm kê rừng, bản đồ các lô kiểm kê rừng, bảng biểu thống kê diện tích, trữ lượng rừng và đất không có rừng theo trạng thái, nguồn gốc và mục đích sử dụng của từng chủ rừng, từng đơn vị hành chính và đơn vị quản lý rừng.

4. Nhóm chủ rừngChủ rừng nhóm I: Các chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình và nhóm hộ (cộng

đồng), UBND xã.

Chủ rừng nhóm II: Các tổ chức là Ban quản lý các khu rừng đặc dụng - phòng hộ, lực lượng vũ trang, các Công ty, Doanh nghiệp trong và ngoài nước và các tổ chức khác.

5. KhoảnhLà đơn vị quản lý rừng có ranh giới cố định theo những đường ranh giới tự nhiên

hoặc nhân tạo tương đối ổn định. Diện tích trung bình của khoảnh là 100 ha.

6. Tiểu khuLà đơn vị quản lý rừng gồm nhiều khoảnh. Tiểu khu thường bao gồm toàn bộ

diện tích hoặc một phần diện tích của một lưu vực nhỏ có diện tích trung bình 1000 ha.

7. Thửa đấtLà diện tích đất liền mảnh của một chủ quản lý. Trong thửa đất có một hoặc

nhiều lô kiểm kê rừng.

8. Lô trạng thái Là diện tích trong phạm vị một khoảnh và đồng nhất về trạng thái rừng hoặc đất

chưa có rừng.

9. Lô kiểm kêLô kiểm kê là toàn bộ hoặc một phần của lô trạng thái thuộc một chủ rừng.

10. Số hiệu lô, khoảnh, tiểu khu được thể hiện trên bản đồLà ký kiệu bằng chữ số hoặc chữ số kết hợp với các chữ cái để phân biệt giữa lô

này với lô khác, khoảnh này với khoảnh khác hoặc tiểu khu này với tiểu khu khác.

4

Page 6: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

IV. ĐƠN VỊ, CHI TIÊU VÀ NHIỆM VỤ KIỂM KÊ RỪNG1. Đơn vị kiểm kê rừng- Đơn vị kiểm kê rừng cơ sở là lô kiểm kê, để xây dựng cơ sở dữ liệu và lập hồ

sơ quản lý rừng.

- Diện tích lô kiểm kê tối thiểu là 0,5 ha đối với rừng tự nhiên và đất chưa có rừng; 0,2 ha đối với rừng trồng.

- Nếu diện tích thửa của một chủ hộ riêng biệt nhỏ hơn diện tích trên thì diện tích lô kiểm kê tối thiểu phải bằng diện tích chủ hộ.

2. Chỉ tiêu kiểm kê rừng về diện tích và trữ lượng a) Chỉ tiêu kiểm kê rừng về diện tích tại thời điểm kiểm kê là chỉ tiêu quan

trọng nhất của kiểm kê rừng và được tính trên nền bản đồ kiểm kê rừng VN-2000 và tổng hợp theo đơn vị hành chính, theo 3 loại rừng và theo chủ quản lý rừng, đơn vị tính diện tích rừng là héc ta (ha).

b) Chỉ tiêu kiểm kê rừng về trữ lượng được tính, tổng hợp theo đơn vị quản lý rừng của ngành lâm nghiệp (lô kiểm kê, thửa đất, khoảnh, tiểu khu), theo đơn vị hành chính, theo 3 loại rừng và theo chủ quản lý rừng; đơn vị tính trữ lượng rừng gỗ là mét khối (m3), rừng tre nứa và cau dừa là nghìn cây.

3. Chỉ tiêu kiểm kê rừng theo đất quy hoạch lâm nghiệp và rừng ngoài lâm nghiệp

- Đất quy hoạch lâm nghiệp:

+ Đất có rừng

Rừng núi đất;

Rừng núi đá;

Rừng trên đất cát;

Rừng ngập nước (phèn hoặc ngập mặn).

+ Đất chưa có rừng

- Đất có rừng ngoài quy hoạch lâm nghiệp

4. Chỉ tiêu kiểm kê rừng theo mục đích sử dụngCăn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng được phân thành ba loại, gồm:

rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Phân loại rừng theo mục đích sử dụng được quy định tại điều 4 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004.

5. Chỉ tiêu kiểm kê rừng phân theo trạng thái rừngTiêu chí phân loại các trạng thái rừng theo quy định tại Thông tư số

34/2009/TT-BNNPTNT ngày 10/6/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng. Hệ thống thang phân loại trong Thông tư được cụ thể hóa trong điều tra, kiểm kê rừng lần này.

6. Chỉ tiêu kiểm kê rừng phân theo chủ quản lý 1) Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đặc dụng được Nhà nước giao

rừng, giao đất để bảo vệ và phát triển rừng.5

Page 7: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

2) Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

3) Hộ gia đình, cá nhân người Việt Nam trong nước được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng hoặc công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, nhận chuyển quyền sử dụng rừng, nhận chuyển quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.

4) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất, cho thuê đất để phát triển rừng.

5) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước cho thuê rừng, cho thuê đất để phát triển rừng.

6) Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương, có cùng phong tục, tập quán được Nhà nước giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng rừng để bảo vệ và phát triển rừng.

7) Đơn vị vũ trang nhân dân được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.

8) Tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp được Nhà nước giao rừng, giao đất để phát triển rừng.

9) Rừng chưa có chủ quản lý là rừng chưa giao hiện do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.

10) Các tổ chức khác (nằm ngoài 09 chủ quản lý trên).

7. Nhiệm vụ kiểm kê rừng - Kiểm kê diện tích, trữ lượng trên địa bàn xã, huyện, tỉnh và toàn quốc;

- Xây dựng bản đồ kiểm kê theo các cấp hành chính và chủ rừng;

- Thống kê số liệu theo hệ thống biểu quy định;

- Lập hồ sơ quản lý cho chủ rừng, các cấp hành chính;

- Xây dựng báo cáo kết quả kiểm kê.

V. QUY ĐỊNH TRONG KIỂM KÊ1) Hệ thống tiểu khu, khoảnh theo kết quả rà soát ba loại rừng (Chỉ thị

38/2005/CT-TTg).

2) Tờ bản đồ số lấy theo số tờ bản đồ của Tài nguyên Môi trường trong giao đất lâm nghiệp.

3) Diện tích tự nhiên các đơn vị hành chính và số thửa đất do Sở Tài nguyên Môi trường cung cấp.

4) Nguyên tắc đánh số hiệu lô kiểm kê trên bản đồ: Số hiệu lô kiểm kê được ký hiệu bằng chữ số Ả rập (1, 2, 3, ….n) theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải trong một khoảnh, số hiệu lô trong các thửa đất cùng một khoảnh được đánh nối tiếp.

6

Page 8: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

5) Thông tin về lô kiểm kê thể hiện trên bản đồ cấp xã gồm: Số hiệu lô, diện tích, trạng thái. Trường hợp lô quá nhỏ kể cả những lô có diện tích nhỏ hơn quy định trong đơn vị kiểm kê, chỉ thể hiện trên bản đồ số hiệu lô kiểm kê các thông tin khác lập trích lục lô theo khoảnh và tiểu khu. Bảng này được bố trí tại những khoảng trống trong tờ bản đồ.

6) Đơn vị tính diện tích: hecta (ha); lấy hai (02) chữ số thập phân.

7) Bản đồ kiểm kê cấp xã gồm các lớp thông tin và quy định biên tập theo quy định trong hướng dẫn xây dựng bản đồ kiểm kê.

8) Bản đồ tổng hợp kiểm kê huyện, tỉnh và toàn quốc: Được biên tập, lược bỏ bớt thông tin từ bản đồ cấp dưới theo quy định trong xây dựng bản đồ kiểm kê rừng các cấp; phải tiếp biên ranh giới hành chính và ranh giới trạng thái.

9) Tổng hợp kết quả kiểm kê: Bản đồ kết quả kiểm kê cấp xã được biên tập theo quy định và chuyển đổi vào cơ sở dữ liệu để quản lý và xây dựng các báo cáo thống kê. Toàn bộ số liệu thống kê trong báo cáo phải được tính ra từ cơ sở dữ liệu GIS để tránh sai sót và không nhất quán giữa số liệu và bản đồ.

10) Diện tích chưa giao cho chủ quản lý cụ thể; mới tạm giao cho UBND xã quản lý thì coi UBND xã là một chủ quản lý trong kiểm kê rừng.

11) Chủ quản lý đã chuyển nhượng, mua, bán, cho, tặng, nhưng về thủ tục chưa hợp pháp vẫn lấy theo chủ quản lý cũ làm cơ sở để kiểm kê.

12) Ranh giới ba loại rừng theo Quyết định của UBND tỉnh đã được phê duyệt (theo Chỉ thị 38/2005/CT-TTg). (Nếu điều chỉnh diện tích phải được sự đồng ý của UBND tỉnh sở tại).

13) Diện tích quy hoạch rừng phòng hộ, đặc dụng nhưng đã được giao cho hộ gia đình sử dụng (có sổ đỏ) khi kiểm kê thống kê theo mục đích sử dụng.

14) Trong trường hợp chủ quản lý sử dụng đất đứng tên sổ đỏ nhưng vắng mặt trong suốt thời gian kiểm kê thì người thân được quyền ký thay (bố, me, vợ, chồng, con) và được đại diện tổ kiểm kê đồng ý.

15) Bản đồ giao đất của địa phương có thể hiện chủ quản lý, nhưng chưa có tính pháp lý, nếu được địa phương công nhận, thì tiến hành kiểm kê bình thường.

16) Trong biểu mục rừng gỗ tự nhiên phân theo trữ lượng: Trữ lượng của rừng phục hồi rơi vào cấp trữ lượng nào (giàu, trung bình, nghèo, nghèo kiệt) thống kê vào cấp trữ lượng đó.

7

Page 9: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Phần IIKIỂM KÊ RỪNG

I. TỔ CHỨC THỰC HIỆN KIỂM KÊ RỪNG1. Công tác chuẩn bịa) Tiếp nhận thành quả điều tra gồm các thông tin, tài liệu và phần mềm hỗ trợ

kiểm kê rừng:

- Bản đồ hiện trạng rừng cấp xã tỷ lệ theo quy định trong bản đồ kiểm kê;

- Báo cáo kết quả điều tra rừng (kèm theo các biểu diện tích các loại rừng; biểu tổng hợp các chỉ tiêu bình quân về trữ lượng rừng);

b) Các phần mềm hỗ trợ kiểm kê

Phần mềm MAPINFO và phần mềm Quản lý cơ sở dữ liệu điều tra kiểm kê rừng.

c) Tài liệu đào tạo tập huấn

Các hướng dẫn kỹ thuật kiểm kê rừng;

Kế hoạch tổ chức thực hiện kiểm kê rừng.

d) Các loại bản đồ, tài liệu khác có liên quan

Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng có ranh giới hệ thống tiểu khu, khoảnh và số liệu kèm theo; bản đồ kết quả kiểm kê đất năm 2010 cấp xã và số liệu kèm theo; bản đồ giao đất lâm nghiệp của Tài nguyên Môi trường v.v.

đ) Mua sắm/tập hợp các trang thiết bị phục vụ kiểm kê rừng, như máy tính, máy in, máy GPS, giấy v.v.

e) Tổ chức hội nghị triển khai kiểm kê rừng các cấp (tỉnh, huyện, xã).

f) Tuyên truyền phổ biến chủ trương và triển khai kế hoạch thực hiện để các cấp, các ngành và người dân hiểu, chủ động, tích cực tham gia.

2. Thành lập Ban chỉ đạo, Tổ công tác và tổ chức triển khai thực hiện

Ban chỉ đạo kiểm kê rừng của tỉnh, chỉ đạo và giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức triển khai công tác kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh; các cơ quan, đơn vị chuyên ngành của địa phương phối hợp hướng dẫn, thực hiện và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện kiểm kê rừng. Cơ cấu tổ chức của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng các cấp ở địa phương, như sau:

2.1. Cấp tỉnh

2.1.1. Thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp tỉnh

Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp tỉnh, bao gồm các thành phần sau:

- Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Trưởng ban;

- Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phó ban thường trực;

8

Page 10: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

- Lãnh đạo các Sở ban ngành liên quan là Thành viên, trong đó lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm là Thành viên trực và kiêm Tổ trưởng Tổ công tác kiểm kê rừng của tỉnh).

Trường hợp những tỉnh có diện tích rừng và đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp nhỏ hơn 50.000 ha, không thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp tỉnh. Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao nhiệm vụ trực tiếp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo và tổ chức xây dựng phương án để tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.

2.1.2. Thành lập Tổ công tác kiểm kê rừng cấp tỉnh

Tổ công tác kiểm kê rừng cấp tỉnh giúp việc cho Ban chỉ đạo cấp tỉnh và do Trưởng ban chỉ đạo kiểm kê rừng của tỉnh Quyết định thành lập, đặt tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm). Trường hợp, địa phương không thành lập Ban chỉ đạo, thì Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Tổ công tác kiểm kê rừng cấp tỉnh.

Tổ công tác kiểm kê rừng cấp tỉnh có nhiệm vụ tham mưu cho Ban chỉ đạo kiểm kê rừng tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác kiểm kê rừng của các cấp chính quyền cơ sở, các ngành và chủ rừng nhóm II; lập kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác kiểm kê rừng, quản lý hoạt động kiểm kê rừng trên địa bàn toàn tỉnh.

Tổ công tác kiểm kê rừng được thành lập tối thiểu 05 người/tổ, thành phần gồm cán bộ chuyên môn ở địa phương.

Chủ rừng nhóm II quy định trong dự án điều tra, kiểm kê rừng là các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng; Lâm trường quốc doanh/Công ty lâm nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên); các đơn vị lực lượng vũ trang; doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp nước ngoài và chủ rừng khác tự tổ chức kiểm kê rừng theo mẫu phiếu quy định, trên cơ sở được hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn kiểm kê và cung cấp các thông tin về kết quả điều tra rừng.

2.2. Cấp huyện

2.2.1. Thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê rừng huyện

Thành phần của Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp huyện bao gồm:

- Lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện;

- Lãnh đạo Hạt Kiểm lâm Phó ban thường trực;

- Lãnh đạo các Phòng, Ban ngành liên quan là Thành viên.

Đối với những huyện có diện tích rừng dưới 10.000 ha, không thành lập Ban chỉ đạo kiểm kê rừng của huyện. Uỷ ban nhân dân huyện quyết định giao nhiệm vụ trực tiếp cho Hạt Kiểm lâm huyện tổ chức kiểm kê rừng.

2.2.2. Thành lập Tổ kiểm kê rừng cấp huyện

Tổ kiểm kê rừng cấp huyện do lãnh đạo Uỷ ban nhân dân huyện - Trưởng ban chỉ đạo kiểm kê rừng của huyện Quyết định thành lập, đặt tại Hạt Kiểm lâm.

9

Page 11: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Tổ kiểm kê rừng cấp huyện có nhiệm vụ tham mưu cho Ban chỉ đạo kiểm kê rừng huyện ban hành các văn bản chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác kiểm kê rừng của chính quyền các cấp, các ngành và chủ rừng; lập kế hoạch kiểm tra, giám sát công tác kiểm kê rừng, quản lý hoạt động kiểm kê rừng trên địa bàn toàn huyện.

Tổ công tác kiểm kê rừng được thành lập tối thiểu 05 người/tổ, thành phần gồm cán bộ chuyên môn ở cơ sở để tổ chức kiểm kê trên hiện trường.

2.3. Cấp xã

1. Thành lập Tổ kiểm kê rừng cấp xã, do chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã quyết định. Tổ kiểm kê rừng cấp xã có nhiệm vụ chính là lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch điều tra, kiểm kê rừng tại xã theo hướng dẫn của ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp trên.

2. Thành phần của Tổ kiểm kê rừng cấp xã gồm Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm tổ trưởng và các thành viên là Kiểm lâm phụ trách địa bàn; cán bộ địa chính xã; đồng thời, khi tổ công tác làm việc đến thôn bản nào thì trưởng thôn bản đó là thành viên tổ công tác.

2.4. Cơ quan tư vấn Trung ương

Các cơ quan, đơn vị tư vấn Trung ương theo nhiệm vụ phân công sẽ hướng dẫn kỹ thuật kiểm kê, cập nhật thông tin kiểm kê, hoàn thiện bản đồ kiểm kê các cấp, tổ chức kiểm tra, giám sát và hướng dẫn, nghiệm thu thành quả kiểm kê rừng của địa phương.

2.5. Nhiệm vụ các lực lượng trong tổ chức triển khai kiểm kê rừng

- Tổ công tác kiểm kê rừng cấp tỉnh tiếp nhận thành quả của công tác điều tra rừng (bản đồ hiện trạng rừng cấp xã và các phiếu biểu số liệu điều tra); thống kê và in sao hệ thống mẫu phiếu, biểu kiểm kê để bàn giao tài liệu cho Tổ công tác kiểm kê rừng cấp huyện và chủ kiểm kê rừng nhóm II. Đồng thời, tổ chức hội nghị triển khai và đào tạo, tập huấn kiểm kê rừng cho cấp huyện.

- Tổ công tác kiểm kê rừng cấp huyện tổ chức tiếp nhận tài liệu phục vụ kiểm kê rừng và bàn giao tài liệu cho Tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã để thực hiện. Đồng thời, tổ chức hội nghị triển khai và đào tạo, tập huấn kiểm kê rừng cho cấp xã.

- Tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã tổ chức tiếp nhận tài liệu phục vụ kiểm kê rừng và thực hiện công tác kiểm kê rừng trên địa bàn xã.

3. Đào tạo tập huấnCông tác đào tạo tập huấn sẽ được tiến hành từ cấp tỉnh đến cấp huyện. Cán bộ

chuyên môn của tỉnh và cấp huyện được Trung ương tập huấn sẽ tổ chức tập huấn lại cho cán bộ cấp xã.

a) Tập huấn cấp tỉnh

Thành phần tham gia tập huấn: Tổ công tác cấp huyện, đại diện lãnh đạo cấp huyện, hạt Kiểm lâm, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài nguyên và Môi trường, Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng và một số đơn vị liên quan khác.

10

Page 12: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Nội dung: Triển khai công tác kiểm kê trên địa bàn toàn tỉnh, hướng dẫn biện pháp kỹ thuật kiểm kê.

b) Tập huấn cấp huyện

Thành phần tham gia tập huấn: Tổ công tác cấp xã, lãnh đạo xã, Kiểm lâm viên phụ trách địa bàn, cán bộ lâm nghiệp, địa chính xã và cá nhân có liên quan.

Nội dung tập huấn: Triển khai công tác kiểm kê trong huyện; hướng dẫn biện pháp kỹ thuật kiểm kê.

c) Cán bộ giảng dạy lớp tập huấn

Cán bộ giảng dạy cho các lớp tập huấn cấp tỉnh và cấp huyện sẽ gồm những cán bộ đã tham gia tập huấn ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và các chuyên gia tư vấn khác có chuyên môn thích hợp được Ban chỉ đạo kiểm kê rừng cấp tỉnh, huyện yêu cầu.

II. TRÌNH TỰ NỘI DUNG KIỂM KÊ RỪNG Ở CÁC CẤPViệc thực hiện kiểm kê bắt đầu từ chủ rừng nhóm I, gắn với địa bàn hành chính

xã; và chủ rừng nhóm II gắn với địa bàn hành chính xã huyện/hoặc tỉnh; các bước tiếp theo sẽ được tổng hợp từ xã đến huyện, tỉnh và Trung ương.

Sơ đồ tổ chức thực hiện kiểm kê rừng

1. Chuẩn bị tài liệu phục vụ kiểm kê rừng- Tiếp nhận thành quả điều tra rừng:

- Bản đồ hiện trạng rừng phục vụ kiểm kê rừng (in trên nền ảnh vệ tinh và bản đồ số) tỷ lệ 1/10.000 trên đó thể hiện các trạng thái rừng, ranh giới các chủ rừng, ranh

11

KIỂ

Kiểm tra, nghiệm

Lập hồ sơ quản lý

Kiểm kê

Tổng hợp kết quả

Kiểm kê

Tập huấn

Công tác

Page 13: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

giới các đơn vị hành chính và đơn vị quản lý rừng theo quy hoạch 3 loại rừng, sông suối, địa hình địa vật.

- Danh sách các lô kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp.

- Tài liệu hướng dẫn kiểm kê rừng, các mẫu biểu phục vụ chỉ đạo hoạt động kiểm kê rừng v.v...(chi tiết các biểu mẫu phần phụ lục).

- In, nhân sao và cấp phát mẫu phiếu, biểu, các tài liệu, bản đồ khác phục vụ kiểm kê rừng cho các đơn vị hành chính thuộc tỉnh.

- In bản đồ hiện trạng rừng phục vụ kiểm kê rừng tỷ lệ 1/10.000 trên đó thể hiện các trạng thái rừng, ranh giới các chủ rừng, ranh giới các đơn vị hành chính và đơn vị quản lý rừng theo quy hoạch 3 loại rừng, sông suối, địa hình địa vật v.v... được tiếp nhận từ bản đồ số kết quả điều tra rừng.

Sản phẩm chủ yếu của hoạt động chuẩn bị tài liệu phục vụ kiểm kê rừng bao gồm: Bản đồ kiểm kê rừng in trên nền ảnh vệ tinh và bản đồ số, bản đồ giấy; danh sách các lô rừng phục vụ kiểm kê rừng từng xã, kế hoạch kiểm kê rừng cấp xã, các dụng cụ cần thiết và hệ thống mẫu biểu cho kiểm kê rừng.

2. Kiểm kê diện tích2.1. Kiểm kê diện tích rừng của chủ rừng nhóm I

a) Tổ chức họp thôn, bản để thảo luận, thực hiện các công việc kiểm kê rừng

- Tổ công tác cấp xã cùng với trưởng thôn sơ bộ xác định ranh giới rừng và đất lâm nghiệp của từng chủ rừng.

- Tổ công tác cấp xã, trưởng thôn cùng với chủ rừng rà soát những biến động về rừng của từng chủ rừng và trực tiếp khoanh vẽ những thay đổi lên bản đồ kiểm kê rừng.

- Tổ công tác cấp xã phỏng vấn chủ rừng để xác định 9 nhóm thông tin về đặc điểm của từng lô rừng và điền vào phiếu kiểm kê (phụ lục 1).

- Tổ công tác cấp xã cùng với trưởng thôn và các chủ rừng ra thực địa để xác định những thông tin cần thiết điền vào phiếu kiểm kê trong trường hợp họ không thể xác định được chúng ở văn phòng. Những công việc ngoại nghiệp nhằm xác định trữ lượng của lô rừng hoặc ranh giới phần diện tích lô rừng bị thay đổi so với thời gian chụp ảnh, ranh giới lô rừng có tranh chấp v.v...

Khi ra thực địa, tổ công tác yêu cầu chủ quản lý chỉ ranh giới thửa đất trên thực địa, căn cứ vào bản đồ kiểm kê rừng; căn cứ vào địa hình; căn cứ vào bản đồ ảnh vệ tinh đã được giải đoán; kết hợp địa bàn, máy định vị GPS cầm tay để xác định những thay đổi về ranh giới các lô rừng và khoanh vẽ trực tiếp lên bản đồ kiểm kê rừng.

b) Hoàn chỉnh phiếu kiểm kê diện tích

Trên cơ sở những thông tin do chủ rừng cung cấp và thông tin kiểm chứng trên thực địa, bản đồ kiểm kê do Tổ công tác xây dựng, Tổ công tác sẽ xác định chính xác ranh giới các lô kiểm kê rừng và kiểm tra đối chiếu hoàn thành phiếu kiểm kê cho từng lô kiểm kê.

c) Lập danh sách các lô kiểm kê rừng của xã

12

Page 14: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã căn cứ các phiếu kiểm kê rừng của các chủ rừng, tiến hành thống kê danh sách các lô kiểm kê rừng và được xã xác nhận. Tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã kiểm tra sự phù hợp của phiếu với bản đồ kiểm kê rừng, bổ sung và hoàn thiện các thông tin trên phiếu, ranh giới và số hiệu các lô kiểm kê rừng trên bản đồ, kiểm tra danh sách các lô kiểm kê rừng của xã.

d) Kiểm tra hoạt động kiểm kê rừng

Ban kiểm kê rừng cấp tỉnh và Tổ kiểm kê cấp huyện phối hợp với cán bộ tư vấn tiến hành kiểm tra việc triển khai thực hiện và tiến độ kiểm kê rừng, kỹ thuật và kết quả kiểm kê rừng của các Tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã.

e) Bàn giao sản phẩm kiểm kê rừng

Sản phẩm chính của kiểm kê chủ rừng nhóm I khi kết thúc ngoại nghiệp, gồm:

- Các bản đồ giấy và bản đồ số kiểm kê rừng có ranh giới và tên trạng thái của từng lô kiểm kê đã được điều chỉnh phù hợp với thực địa.

- Danh sách các lô kiểm kê có thuộc tính kèm theo phù hợp với bản đồ kiểm kê rừng.

- Bộ phiếu kiểm kê rừng của từng lô kiểm kê rừng.

- Tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã sao lưu, đóng gói và bàn giao sản phẩm kiểm kê rừng cho ban chỉ đạo kiểm kê rừng huyện có xác nhận đạt yêu cầu kỹ thuật của cán bộ cơ quan tư vấn trung ương.

2.1. Kiểm kê diện tích rừng của chủ rừng nhóm II

- Các hoạt động kiểm kê do chủ rừng tự thực hiện, các bước cụ thể:

+ Tiếp nhận bản đồ kiểm kê rừng và danh sách các lô kiểm kê rừng từ ban chỉ đạo kiểm kê rừng tỉnh.

+ Chuẩn bị phương tiện và tư liệu cần thiết cho kiểm kê rừng (bản đồ thiết kế trồng rừng, khai thác rừng hàng năm, các bảng tra trữ lượng rừng, thước bitteclich, địa bàn, máy định vị GPS v.v..

+ Rà soát hệ thống ranh giới rừng và đất rừng của chủ rừng; hiệu chỉnh ranh giới ở những nơi mới phát sinh khác với ranh giới đã được xác định trong các quyết định giao đất trước đây, số hóa lại ranh giới hiện tại lên bản đồ.

+ Điều tra, hiệu chỉnh ranh giới các trạng thái rừng có sự biến động.

+ Bổ sung và chỉnh sửa thông tin cho các lô kiểm kê rừng.

Tổ công tác kiểm kê rừng của chủ rừng sẽ kiểm tra và hiệu chỉnh thông tin cho từng lô rừng trực tiếp trên bản đồ kiểm kê rừng số và ghi vào danh sách các lô rừng (phụ lục 1D).

- Thành quả:

+ Bản đồ số kiểm kê rừng.

+ Danh sách các lô rừng phù hợp với bản đồ kiểm kê rừng.

- Kiểm tra và bàn giao sản phẩm:

13

Page 15: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

+ Ban chỉ đạo và Tổ công tác kiểm kê rừng cấp tỉnh phối hợp với cán bộ tư vấn kiểm tra hoạt động và kết quả kiểm kê rừng của các chủ rừng nhóm II.

+ Các chủ rừng nhóm II bàn giao sản phẩm kiểm kê cho Tổ công tác cấp tỉnh với xác nhận của chính quyền cơ sở.

3. Kiểm kê trữ lượng rừng3.1. Nội dung kiểm kê trữ lượng

- Rừng gỗ tự nhiên: Kiểm kê trữ lượng theo cấp trữ lượng:

+ Rừng giàu (trên 200 m3/ha).

+ Rừng trung bình (từ 101 đến 200 m3/ha).

+ Rừng nghèo (từ 51 đến 100 m3/ha).

+ Rừng nghèo kiệt (từ 10 đến 50 m3/ha).

+ Rừng phục hồi (từ 10 m3 đến 100 m3).

- Rừng tre nứa tự nhiên và trồng: Kiểm kê trữ lượng theo loài cây.

- Rừng gỗ trồng: Kiểm kê trữ lượng theo loài cây, cấp tuổi, nguồn gốc.

- Đối chiếu trữ lượng từng lô kiểm kê với trữ lượng điều tra trong kết quả điều tra trữ lượng rừng.

- Kiểm kê bổ sung trữ lượng của các lô trạng thái có sai số lớn.

- Tổng hợp kết quả kiểm kê trữ lượng.

3.2. Phương pháp kiểm kê trữ lượng

Tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã cùng với chủ rừng tiến hành kiểm tra đối soát trữ lượng từng lô kiểm kê, nhằm phát hiện những lô kiểm kê có sai số lớn và điều chỉnh theo các phương pháp xác định nhanh trữ lượng cho từng lô.

a) Xác định nhanh trữ lượng rừng gỗ

Trong trường hợp nghi vấn về trữ lượng gỗ của lô rừng theo kết quả điều tra sai khác với thực tế quá 20% với rừng trung bình và rừng giàu, hoặc quá 25 m3/ha với rừng nghèo và phục hồi thì tổ công tác kiểm kê rừng cấp xã cùng với chủ rừng sử dụng các phương pháp điều tra nhanh để xác định lại trữ lượng cho lô rừng.

* Sử dụng phương pháp xác định nhanh trữ lượng rừng trồngVới rừng trồng tổ công tác cấp xã cùng với chủ rừng sẽ sử dụng bảng trữ lượng

trữ lượng theo loài cây và cấp tuổi do cơ quan tư vấn xây dựng trong điều tra rừng để xác định trữ lượng cho từng lô rừng. Cũng có thể sử dụng kết quả phỏng vấn chủ rừng về đường kính, chiều cao và mật độ cây rừng để xác định trữ lượng rừng bằng công thức sau:

M(m3/ha) = N*3.1416*D1.3^2*Hvn*0.5/40000

Trong đó: N là mật độ cây rừng (cây/ha), D1.3 là đường kính cây rừng ở độ cao 1.3m cách mặt đất (cm), Hvn là chiều cao vút ngọn trung bình của cây rừng (m), 0.5 là hình số trung bình cho rừng trồng.

* Sử dụng thước bitteclich để xác định trữ lượng rừng tự nhiên

14

Page 16: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Với rừng tự nhiên, trong trường hợp có nghi ngờ về sự sai khác lớn giữa trữ lượng rừng theo số liệu điều tra và thực tế cần kiểm tra trữ lượng bằng thước Bitteclich ở 5 điểm có mật độ và kích thước cây rừng trung bình trong lô rừng. Công thức xác định trữ lượng rừng bằng thước Bitteclich như sau:

M/ha =GHF; với ước tính F=0,45.

Trong đó: G là tổng tiết diện ngang điều tra được bằng thước Bitterlich tại 5 điểm điển hình trong lô rừng

* Xác định nhanh trữ lượng rừng tre nứaTrong trường hợp nghi ngờ về sự sai khác rõ rệt giữa trữ lượng tre nứa ghi trên

tài liệu tiếp nhận từ điều tra rừng và thực tế, tổ kiểm kê rừng cấp xã và chủ rừng tiến hành xác định trữ lượng tre nứa theo hai phương pháp: Xác định nhanh tại văn phòng và kiểm tra thực tế tại lô rừng bằng ô tiêu chuẩn.

+ Xác định nhanh trữ lượng rừng tre nứa tại văn phòng

Công thức xác định trữ lượng tre nứa trong trường hợp mọc theo bụi:

N (1000cây/ha) = (10000/D^2) * Nb

Trong đó: N là mật độ tre nứa , D là khoảng cách trung bình giữa các bụi tre nứa, Nb là số cây trung bình trong một bụi tre nứa.

Công thức xác định trữ lượng tre nứa trong trường hợp mọc tản:

N (1000cây/ha) = (10000/D^2)

Trong đó: N là mật độ tre nứa , D là khoảng cách trung bình giữa các cây tre nứa,

+ Xác định trữ lượng rừng tre nứa bằng ô tiêu chuẩn tại lô rừng

Trong trường hợp tổ công tác và chủ rừng không xác định được các thông số cho điều tra nhanh bằng những công thức trên thì cần tiến hành kiểm tra thực địa tại lô rừng. Trước hết cần lập ô đo đếm có diện tích 1000 m2, hình vuông, kích thước 30 m x 33.3 m.

Đối với tre nứa mọc phân tán: Đếm toàn bộ số cây có đường kính trên 2 cm trong 4 ô phụ 5m*5m ở các góc ô.

Đối với tre nứa mọc theo bụi: Đếm số bụi trong ô và chọn một bụi có mật độ cây trung bình để đếm toàn bộ số cây trong bụi đó. Tổng số cây trong ô bằng số cây bụi trung bình nhân với số bụi trong ô.

Trữ lượng bình quân của trạng thái rừng tre nứa tính theo công thức:

N/ha = N/ô x 100, hoặc N/ha = Nbụi*Ncây/bụi*10.

4. Tổng hợp kết quả kiểm kê rừng Kết quả kiểm kê rừng được tổng hợp từ các phiếu kiểm kê rừng của từng chủ

rừng gắn với hệ thống biểu cấp xã, huyện, tỉnh và cả nước:

1) Số liệu, tài liệu kiểm kê rừng cấp xã được tổng hợp từ các chủ rừng theo các phiếu điều tra, kiểm kê rừng:

15

Page 17: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

- Kiểm tra, hiệu chỉnh số liệu của các chủ rừng đảm bảo tính đầy đủ và thống nhất khuôn dạng của dữ liệu, khắc phục mọi sai sót trong quá trình thu thập tài liệu ngoại nghiệp.

- Bổ sung thông tin cho bản đồ kiểm kê rừng cấp xã.

- Tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng rừng của xã theo hệ thống mẫu biểu quy định.

2) Số liệu, tài liệu kiểm kê rừng cấp huyện được tổng hợp từ số liệu của cấp xã:

- Kiểm tra, hiệu chỉnh số liệu các xã đảm bảo tính đầy đủ và thống nhất khuôn dạng của dữ liệu, khắc phục mọi sai sót trong quá trình thu thập tài liệu ngoại nghiệp.

- Cập nhật số liệu kiểm kê rừng vào phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, đồng thời cập nhật bổ sung số liệu kiểm kê rừng của chủ rừng nhóm II (do tỉnh chuyển giao) để tổng hợp số liệu hiện trạng rừng của toàn huyện.

- Số hoá bổ sung và biên tập bản đồ kiểm kê rừng của từng xã, hiệu chỉnh bảng thuộc tính và nhập các thông tin liên quan cho từng lô sau hiệu chỉnh.

- Bổ sung thông tin cho bản đồ kiểm kê rừng để mô tả được đầy đủ kết quả của kiểm kê rừng.

- Tổng hợp diện tích rừng và đất lâm nghiệp, trữ lượng rừng cấp huyện theo hệ thống mẫu biểu quy định.

3) Số liệu, tài liệu kiểm kê rừng cấp tỉnh được tổng hợp từ số liệu của cấp huyện và chủ rừng nhóm II. Cụ thể:

- Tiếp nhận bản đồ, số liệu kiểm kê rừng của chủ rừng nhóm II:

+ Kiểm tra số liệu, bản đồ kiểm kê rừng.

+ Bóc tách số liệu, bản đồ kiểm kê của từng xã, huyện và chuyển giao lại cho các huyện có diện tích rừng của chủ rừng nhóm II nằm trên địa bàn huyện để tổ chức tổng hợp số liệu, bản đồ theo các cấp hành chính.

- Tiếp nhận bản đồ, số liệu kiểm kê rừng của các huyện:

+ Kiểm tra kết quả kiểm kê rừng của các huyện theo đúng khuôn dạng của dữ liệu, tính đầy đủ của dữ liệu.

+Tổng hợp số liệu, bản đồ kiểm kê rừng toàn tỉnh theo hệ thống mẫu biểu quy định.

+ Báo cáo kết quả kiểm kê rừng toàn tỉnh.

4) Số liệu kiểm kê rừng toàn quốc được tổng hợp từ số liệu của cấp tỉnh.

5) Số liệu cấp xã, huyện, tỉnh, và cả nước được tổng hợp từ các đơn vị hành chính trực thuộc bằng phần mềm "Quản lý cơ sở dữ liệu điều tra kiểm kê rừng", các biểu kiểm kê rừng gồm:

- Tổng hợp diện tích các loại đất loại rừng theo mục đích sử dụng.

- Tổng hợp trữ lượng các loại rừng theo mục đích sử dụng.

- Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý.

- Trữ lượng các loại rừng phân theo loại chủ quản lý.

- Diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.16

Page 18: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

- Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.

- Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng và đất rừng.

- Tổng hợp diện tích rừng và độ che phủ rừng theo đơn vị hành chính và toàn quốc.

Phần III LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ RỪNG

17

Page 19: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

I. QUY ĐINH CHUNG VÊ LÂP HỒ SƠ QUẢN LÝ RỪNG - Lập hồ sơ quản lý rừng theo từng tiểu khu và thể hiện cụ thể cho từng lô kiểm

kê; trong hồ sơ quản lý rừng thể hiện đầy đủ về diện tích, trữ lượng, trạng thái, mục đích sử dụng và chủ quản lý của lô rừng. Hồ sơ quản lý rừng bao gồm bản đồ địa hình VN-2000 và các lớp thông tin bản đồ chuyên đề về hiện trạng rừng; quy hoạch 3 loại rừng; đường ranh giới tiểu khu, khoảnh, thửa đất, lô kiểm kê và các ghi chép về biến động rừng, đất rừng trong tiểu khu.

- Hồ sơ quản lý rừng bao gồm danh sách các lô kiểm kê rừng của từng chủ rừng, từng đơn vị quản lý và đơn vị hành chính những số liệu về diện tích, trữ lượng rừng, bản đồ kèm theo thể hiện đến lô kiểm kê trong chủ quản lý; và các tài liệu liên quan sẽ được cập nhật bổ sung trong quá trình quản lý ở địa phương. Trình tự và phương pháp lập Hồ sơ quản lý rừng theo qui định tại Thông tư số 25/2009/TT-BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Hồ sơ quản lý rừng được in ra từ cơ sở dữ liệu bản đồ cấp xã để đảm bảo tính thống nhất giữa hồ sơ quản lý và số liệu báo cáo.

II. MỤC TIÊU LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝ- Xây dựng bộ hồ sơ quản lý rừng cho chủ rừng và theo đơn vị hành chính được

thiết lập theo các cấp xã, huyện, tỉnh dựa trên dữ liệu đầu vào là kết quả kiểm kê rừng gồm số liệu và bản đồ.

- Làm cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý rừng và theo dõi, cập nhật diên biến rừng hàng năm.

III. NỘI DUNG LẬP HỒ SƠ QUẢN LÝKết quả của kỳ kiểm kê rừng được cập nhật vào hồ sơ quản lý rừng cho từng

tiểu khu. Hồ sơ được lập cho từng tiểu khu, có số hiệu đến từng lô kiểm kê. Các tiểu khu phải ký hiệu thống nhất và được đánh số thứ tự khép kín trên địa bàn tỉnh.

1. Hồ sơ quản lý cho chủ rừng1.1. Hồ sơ quản lý cho chủ rừng nhóm I:a) Thông tin về chủ rừng: Tên chủ quản lý, tên chủ sử dụng, thôn/bản, xã,

huyện, tỉnh.b) Thông tin chi tiết về rừng và đất lâm nghiệp: Tiểu khu, khoảnh, lô, diện tích,

trạng thái, trữ lượng, loài cây, năm trồng.c) Thông tin thửa đất: Số tờ bản đồ địa chính, thửa đất số.d) Thông tin khác (mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng).đ) Sơ đồ vị trí thửa đất được trích lục các thông tin từ bản đồ kiểm kê rừng.1.2. Hồ sơ quản lý cho chủ rừng nhóm II: a) Thông tin về chủ rừng: Tên chủ quản lý, tên chủ sử dụng, thôn/bản, xã,

huyện, tỉnh.b) Thông tin chi tiết về rừng và đất lâm nghiệp: Tiểu khu, khoảnh, lô, diện tích,

trạng thái, trữ lượng, loài cây, năm trồng.c) Thông tin thửa đất: Số tờ bản đồ địa chính, thửa đất số.d) Thông tin khác (mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng).

18

Page 20: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

đ) Bản đồ kiểm kê của từng chủ quản lý tỷ lệ 1/10.000.(mẫu hồ sơ trong Phụ lục 3)2. Hồ sơ quản lý rừng cấp xãa) Sổ quản lý rừngToàn bộ các kết quả kiểm kê, thống kê rừng và đất quy hoạch cho mục đích lâm

nghiệp sẽ được ghi chép, tập hợp vào sổ quản lý rừng tới từng lô kiểm kê, chủ rừng. Trong sổ quản lý rừng ghi đầy đủ thông tin của lô kiểm kê: ký hiệu lô, khoảnh, tiểu khu, diện tích, trữ lượng, các đặc tính về phân loại rừng (rừng tự nhiên, rừng trồng; rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng), chủ quản lý.

Ghi chép sự biến động, nguyên nhân biến động về diện tích, trạng thái, chủ quản lý, đặc điểm của các lô kiểm kê theo các nguyên nhân khác nhau trên phạm vi xã. Kết quả theo dõi, cập nhật về biến động diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong năm được tổng hợp để làm cơ sở cho việc lập báo cáo thống kê rừng năm đó.

Nội dung, phương pháp và cách ghi Sổ quản lý rừng của xã được quy định tại Phụ lục 04, kèm theo biện pháp này.

b) Hệ thống bản đồ kết quả kiểm kê cấp xã tỷ lệ 1/10.000Bản đồ hiện trạng rừng (được cập nhật sau kết quả kiểm kê).Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng (thể hiện ba loại rừng, chủ quản lý).c) Hệ thống biểu kết quả kiểm kê cấp xã (Phụ lục 07)Biểu 1a. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử

dụng. Biểu 1b. Trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng. Biểu 2a. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý.Biểu 2b. Trữ lượng rừng phân theo loại chủ quản lý.Biểu 3. Tổng hợp độ che phủ rừng.Biều 4a. Diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.Biều 4b. Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.Biểu 5. Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp.3. Hồ sơ quản lý rừng cấp huyệna) Sổ theo dõi giao đất, giao rừng cho các chủ quản lýMục đích để theo dõi diện tích đã giao đất giao rừng và diện tích chưa giao đất

giao rừng, diện tích giao đất giao rừng hàng năm của huyện được thiết kế trên khổ giấy A3, theo một mẫu quy định trong phụ lục 05, lập theo đơn vị hành chính huyện.

b) Hệ thống bản đồ tỷ lệ 1/50.000 gồm:Bản đồ hiện trạng rừng; được tổng hợp và biên tập từ bản đồ hiện trạng rừng

cấp xã. Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng; được tổng hợp và biên tập từ bản đồ quy hoạch 3

loại rừng cấp xã. Thể hiện ba loại rừng, loại chủ quản lý.c) Biểu tổng hợp kết quả kiểm kê cấp huyện (phụ lục 07)Biểu 1a. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử

dụng. Biểu 1b. Trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng. Biểu 2a. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý.

19

Page 21: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Biểu 2b. Trữ lượng rừng phân theo loại chủ quản lý.Biểu 3. Tổng hợp độ che phủ rừng.Biều 4a. Diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.Biều 4b. Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.Biểu 5. Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp.d) Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rừng và theo dõi, cập nhật diên biến rừng và

chủ quản lý, sử dụng hàng năm. Cơ sở dữ liệu được cập nhật vào phần mềm kiểm kê.4. Hồ sơ quản lý rừng cấp tỉnha) Sổ theo dõi giao đất, giao rừng cho các đơn vị, tổ chứcMục đích để theo dõi diện tích đã giao đất giao rừng, chưa giao đất giao rừng

và diện tích giao đất giao rừng hàng năm của các đơn vị, tổ chức. Được thiết kế trên khổ giấy A3, theo một mẫu quy định trong phụ lục 06, lập theo đơn vị hành chính tỉnh.

b) Hệ thống bản đồ tỷ lệ 1/100.000Bản đồ hiện trạng rừng; được tổng hợp và biên tập từ bản đồ hiện trạng rừng

cấp huyện. Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng; được tổng hợp và biên tập từ bản đồ quy hoạch 3

loại rừng cấp huyện. Thể hiện ba loại rừng, loại chủ quản lý.c) Biểu tổng hợp kết quả kiểm kê cấp tỉnh (Phụ lục 07)Biểu 1a. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng.Biểu 1b. Trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng. Biểu 2a. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý.Biểu 2b. Trữ lượng rừng phân theo loại chủ quản lý.Biểu 3. Tổng hợp độ che phủ rừng.Biều 4a. Diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.Biều 4b. Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.Biểu 5. Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp.c) Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý rừng và theo dõi, cập nhật diên biến rừng và

chủ quản lý, sử dụng hàng năm. Cơ sở dữ liệu được cập nhật vào phần mềm kiểm kê rừng.

Phần IVTHÀNH QUẢ KIỂM KÊ RỪNG

I. CẤP XÃa) Bản đồ kiểm kê rừng cấp xã tỷ lệ 1/10.000:- Bản đồ kiểm kê rừng.- Bản đồ hiện trạng rừng.- Bản đồ chủ quản lý rừng.b) Hệ thống biểu kết quả kiểm kê (Phụ lục 07):Biểu 1a. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử

dụng.Biểu 1b. Trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng. Biểu 2a. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý.Biểu 2b. Trữ lượng rừng phân theo loại chủ quản lý.

20

Page 22: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Biểu 3. Tổng hợp độ che phủ rừng.Biều 4a. Diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.Biều 4b. Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.Biểu 5. Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp.c) Hồ sơ quản lý rừng theo chủ quản lý rừng (Phụ lục 03)II. CẤP HUYỆNa) Bản đồ kiểm kê cấp huyện, tỷ lệ 1/50.000:- Bản đồ kiểm kê rừng.- Bản đồ hiện trạng rừng.- Bản đồ loại chủ quản lý rừng.b) Hệ thống biểu kiểm kê (Phụ lục 07)Biểu 1a. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng. Biểu 1b. Trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng. Biểu 2a. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý.Biểu 2b. Trữ lượng rừng phân theo loại chủ quản lý.Biểu 3. Tổng hợp độ che phủ rừng.Biều 4a. Diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.Biều 4b. Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.Biểu 5. Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp.c) Hồ sơ quản lý rừng (Phụ lục 05)III. CẤP TINHa) Bản đồ kiểm kê cấp tỉnh, tỷ lệ 1/100.000:- Bản đồ kiểm kê rừng.- Bản đồ hiện trạng rừng.- Bản đồ loại chủ quản lý rừng.b) Hệ thống biểu kiểm kê (Phụ lục 07):Biểu 1a. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử dụng.Biểu 1b. Trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng.Biểu 2a. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý.Biểu 2b. Trữ lượng rừng phân theo loại chủ quản lý.Biểu 3. Tổng hợp độ che phủ rừng.Biều 4a. Diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.Biều 4b. Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.Biểu 5. Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp.c) Hồ sơ quản lý rừng (Phụ lục 06).IV. TOÀN QUỐCa) Bản đồ:- Bản đồ hiện trạng rừng vùng tỷ lệ 1/250.000 (đã cập nhật hiện trạng của kết

quả kiểm kê rừng).- Bản đồ thành quả kiểm kê rừng vùng tỷ lệ 1/250.000.

21

Page 23: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

- Bản đồ hiện trạng rừng toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000 (đã cập nhật hiện trạng của kết quả kiểm kê rừng).

- Bản đồ thành quả kiểm kê rừng toàn quốc tỷ lệ 1/1.000.000.b) Hệ thống biểu kiểm kê (Phụ lục 7):Biểu 1a. Diện tích các loại rừng và đất lâm nghiệp phân theo mục đích sử

dụng. Biểu 1b. Trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng. Biểu 2a. Diện tích rừng và đất Lâm nghiệp phân theo loại chủ quản lý.Biểu 2b. Trữ lượng rừng phân theo loại chủ quản lý.Biểu 3. Tổng hợp độ che phủ rừng.Biều 4a. Diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.Biều 4b. Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi.Biểu 5. Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng và đất lâm nghiệp.V. BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊ RỪNG a) Báo cáo kết quả kiểm kê rừng cấp tỉnh. b) Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê rừng toàn quốc.

_________________________________

22

Page 24: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Phần V PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 01A: MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KIỂM KÊMỞ ĐẦUPHẦN I

ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI TINH

1. Điều kiện tự nhiên2. Điều kiện dân sinh, kinh tế, xã hội3. Hoạt động sản xuất lâm nghiệp

PHẦN IIMỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Mục tiêu kiểm kê rừng 2. Nội dung thực hiện chủ yếu 3. Phương pháp và các bước thực hiện 4. Tổ chức thực hiện kiểm kê

PHẦN IIIKẾT QUẢ KIỂM KÊ RỪNG

1. Kết quả kiểm kê rừng và lập hồ sơ quản lý rừng(Kết quả kiểm kê: về số lượng: lô, thửa, CQL, thôn bản, xã, huyện, tỉnh; diện tích; trữ lượng theo các nội dung kiểm kê, biểu kết quả; độ che phủ; kết quả lập hồ sơ quản lý theo chủ quản lý và các cấp hành chính v.v...)2. Diên biến diện tích rừng và đất chưa có rừng3. So sánh kết quả hiện trạng kiểm kê rừng với hiện trạng điều tra rừng

(kết quả so sánh có tính sai số)4. Kết luận, tồn tại và kiến nghị

23

Page 25: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Phụ lục 01B. PHIẾU KIỂM KÊ CHO TỪNG LÔ RỪNG(Sử dụng cho tất cả các lô kiểm kê thuộc chủ rừng nhóm I)

Tên chủ rừng: …………………………...Mã:………. Tổng số lô của chủ rừng: ………….Huyện: ………………………. Thửa:……… Tiểu khu: ………………………….Xã: ………… Thôn: ………... Tờ BĐ:…….. Khoảnh: …….. …………………..Lô thứ:…………… SH lô:……….. Diện tích: …..…….…ha

1. Loại rừng: Nguyên sinh Thứ sinh Phục hồi R. trồng Chưa có R 2. Nguồn gốc RT Trên đất CCR Từ đất ĐCR Tái sinh chồi 3. Trạng thái rừng Rừng gỗ TN Rừng tre nứa Rừng trồng Hỗn giao Chưa có R

-Gỗ LRTX -Tre/luồng -Loài: Gỗ+TN Mới TR -Gỗ LRRL -Nứa -Năm trồng: TN+Gỗ C.bụi -Gỗ lá kim -Vầu C.bụi +TS -Hỗn giao -Lồ ô Đất NL -Cau dừa -Loài khác Mặt nước

Đất khác 4. Trữ lượng Gỗ (m3/ha): …………. Tre nứa (1000cây/ha):………5. Đặc điểm lập địa: Núi đất Núi đá Ng. mặn Ng. phèn Ng. ngọt Đất cát 6. Mục đích SD: Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất

-RPH ĐN -VQG -Gỗ lớn -RPH ch.cát -BTTN -Gỗ nhỏ -RPH ch.sóng -NCKH -Tre nứa -RPH MT -BVMT -Khác

7. Đối tượng SD HGĐ , CĐ , UBX , DNNN , BQLRPH , BQLRĐD ,DNTN , DNNG , ĐVVT , Khác

8. Quyền sử dụng: Sổ đỏ , Sổ xanh , Giấy khác , Không giấy , Nhận Khoán Thời hạn sử dụng: đến năm ………………..

9. Tranh chấp: Không , Có

Sơ đồ, toạ độ lô rừng

Chủ rừng Tổ trưởng Tổ công tác KKR (Ký tên, đóng dấu)

24

Toạ độ các điểm trên sơ đồ lô rừngĐiểm Kinh độ (m)

1234

TT Tên chủ rừng lân cận12

Page 26: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Ghi chú các chữ viết tắt

1. Loại rừng Rừng TN: Rừng tự nhiên

2. Nguồn gốc RTCCR: chưa có rừngĐCR: đã có rừng

3. Trạng thái rừng Rừng gỗ TN: Rừng gỗ tự nhiênGỗ+TN: Gỗ + tre nứaGỗ LRTX: Gỗ lá rộng thường xanhGỗ LRRL: Gỗ lá rộng rụng láTN+Gỗ: Tre nứa + gỗC.bụi: Cây bụiC.bụi +TS: Cây bụi + cây gỗ tái sinh Mới TR: Mới trồng rừng Đất NL: Đất nông nghiệp trong LN

6. Mục đích sử dụng đất RPH ĐN: Rừng phòng hộ đầu nguồn RPH ch.cát: Rừng phòng hộ chắn cátRPH ch.sóng: Rừng phòng hộ chắn

sóng RPH MT: Rừng phòng hộ môi trườngVQG: Vườn quốc giaBTTN: Bảo tồn thiên nhiênNCKH: Nghiên cứu khoa họcBVMT: Bảo vệ môi trường

7. Đối tượng sử dụngHGĐ: Hộ gia đìnhCĐ: Cộng đồngUBX: Uỷ ban xãDNNN: Lâm trường quốc doanh +

công ty lâm nghiệp.BQLRPH: Ban quản lý rừng phòng

hộBQLRĐD: Ban quản lý rừng đặc

dụngDNTN: Doanh nghiệp tư nhânDNNG: Doanh nghiệp nước ngoàiDVVT: Đơn vị vũ trang

25

Page 27: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Phụ lục 01C. DANH SÁCH CHỦ RỪNG NHÓM IXã: ………………. Huyện: ………………………. Tỉnh: ……………………………….

TTTênchủ rừng

Mã Chủ rừng

TK Kh Lô Lô cũ

S(ha)

Trạng thái rừng

Loài cây

Năm Trồn

g

Mgỗ /lô

(m3/h)

Ntn / lô

(1000)

có sổ

tranhchấp

MĐSDụng

Người thống kê: ………………………..Ngày thống kê: ……………………….

* Danh sách chủ rừng theo mẫu trong phần mềm quản lý điều tra kiểm kê rừng

26

Page 28: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Phụ lục 01D. DANH SÁCH CÁC LÔ RỪNG CỦA CHỦ RỪNG NHÓM II

Chủ rừng:………………….Xã: ………………. Huyện: ………………………. Tỉnh: ……………………………….

Đơn vị: m3 gỗ/1.000 cây tre, nứaTT T.khu Khoảnh Lo D tích

(ha)LDLR Loài M/ha N/ha trchap Năm

trồngNhận khoán

Tổ trưởng Tổ công tác KKR (Ký tên, đóng dấu)

27

Page 29: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

PHỤ LỤC 02A: BIÊN BẢN BÀN GIAO SỐ LIỆU, BẢN ĐỒ KIỂM KÊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ngày…..tháng…..năm…..

BIÊN BẢN HỌP THÔN TRIỂN KHAI KIỂM KÊ RỪNG

Địa điểm: Thôn ……………… Xã …………………., Huyện..……….….……....…Thành phần cuộc họp: Tổ công tác kiểm kê rừng gồm các ông : ………………............................................Cán bộ lãnh đạo thôn gồm các ông: …………………………………........................Các chủ rừng gồm: ……………..hộ gia đình, ……………….cộng đồng .................Nội dung cuộc họp:.. …… .......................................................................................................................................................................................................................................

Phổ biến chủ trương và nội dung kiểm kê rừng, xác định ranh giới trên bản đồ và điền thông tin vào phiếu kiểm kê của từng lô kiểm kê rừng.

Triển khai kế hoạch kiểm kê rừng trên địa bàn xã, thị trấn …………… ...........................................................................................................................................

Kết quả cuộc họp:-Xác định được ranh giới cho ……….. chủ rừng và nhóm chủ rừng, đã điền

thông tin vào phiếu kiểm kê rừng cho ………….. lô kiểm kê rừng.-Cần xác định bổ sung ngoài thực địa ranh giới giữa …………. chủ rừng và

nhóm chủ rừng với ranh giới của UBND xã, ………….. chủ rừng và nhóm chủ rừng với ranh giới rừng của chủ rừng lớn là ………………………………............................

...............................................................................................................................- Cần xác định bổ sung ngoài thực địa đặc điểm rừng cho …….. lô kiểm kê

rừng.Những khó khăn chưa giải quyết khác: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Cuộc họp kết thúc lúc ………. giờ, ngày …… tháng …… năm…….

Đại diện lãnh đạo thôn Đại diện tổ công tác KKR xã ( Ký và ghi họ tên) ( Ký và ghi họ tên )

28

Mẫu số 01

Page 30: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC KIỂM KÊ RỪNG CẤP XÃ

Tên huyện: ………………………….Tên xã: ……………………………...

STT Tên thôn

Diện tích đất lâm nghiệp nhóm I

Thời gian bắt đầu KKR

Thời gian kết thúc

KKR

Người phụ trách

……..ngày …… tháng …… năm………Đại diện tổ công tác xã Người lập kế hoạch

29

Mẫu số 02

Page 31: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ TIẾN ĐỘ KIỂM KÊ RỪNG CẤP XÃ

Ngày báo cáo: …………./…………/………..Nơi nhận báo cáo: Ban chỉ đạo kiểm kê rừng huyện ………………………...Đơn vị báo cáo: Tổ công tác KKR xã ………………………………………..

Nội dung báo cáo: 1. Tổng số thôn bản có rừng trong xã: …………………………………...2. Số thôn bản xã đã hoàn thành kiểm kê rừng: ………………………….3. Số thôn bản dự kiến hoàn thành KKR theo kế hoạch đến thời điểm hiện tại:

………………………………………………………………..4. Nguyên nhân chưa hoàn thành kế hoạch, hoặc vượt mức kế hoạch:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

5. Giải pháp khắc phục để đẩy nhanh tiến độ kiểm kê rừng: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

6. Kiến nghị hỗ trợ của BCĐ kiểm kê rừng cấp trên: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

TỔ KIỂM KÊ RỪNG ( Ký tên, đóng dấu )

30

Mẫu số 03

Page 32: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO SẢN PHẨM KIỂM KÊ RỪNG

Hôm nay, ngày……tháng……năm……Tại: …………………………………………………………………………………....

Chúng tôi gồm: I: BÊN GIAO:

……………………………………………………………………………- Ông (Bà): …………………………………….Chức vụ: ………………………- Ông (Bà): …………………………………….Chức vụ: ………………………- Ông (Bà): …………………………………….Chức vụ: ………………………

II: BÊN NHẬN: …………………………………………………………………………

- Ông (Bà): …………………………………….Chức vụ: ………………………- Ông (Bà): …………………………………….Chức vụ: ………………………- Ông (Bà): …………………………………….Chức vụ: ………………………

Chúng tôi đã thống nhất bàn giao các sản phẩm, kết quả kiểm kê rừng tại …….................. phục vụ Dự án “Điều tra kiểm kê rừng tỉnh ………” cụ thể như sau:

TT Loại tư liệu Số lượng Ghi chú

Biên bản này được lập thành 06 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 03 bản để lưu và thực hiện.

ĐẠI DIỆN BÊN GIAO ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN

31

Mẫu số 4a

Page 33: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN BÀN GIAO TƯ LIỆU PHỤC VỤ DỰ ÁN ĐIỀU TRA KIỂM KÊ RỪNG

Hôm nay, ngày…..tháng……năm……Tại: ……………………………………………………………………………

Chúng tôi gồm: I. BÊN GIAO: …………………………

Đai diện bên A:- Ông (Bà): ………………………….. Chúc vụ: ……………………………..- Ông (Bà): ………………………….. Chúc vụ: ……………………………..- Ông (Bà): ………………………….. Chúc vụ: ……………………………..II. BÊN NHẬN: ………………………..

Đại diện bên B: - Ông (Bà): ………………………….. Chúc vụ: ……………………………..- Ông (Bà): ………………………….. Chúc vụ: ……………………………..- Ông (Bà): ………………………….. Chúc vụ: ……………………………..

Chúng tôi đã thống nhất bàn giao các tư liệu phục vụ công tác triển khai thực hiện Dự án “Điều tra kiểm kê rừng tỉnh…….” Tại ……………………… với sự chứng kiến

của đại diện ……………………………………. Cụ thể như sau:

TT Loại tư liệu Số lượng Ghi chú

Biên bản này được lập thành 06 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 03 bản để lưu trữ và thực hiện. ĐẠI DIỆN BÊN GIAO ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN

32

Mẫu số 4b

Page 34: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

……ngày …….tháng …..năm…..

BIÊN BẢN KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CÔNG TÁC CẤP XÃ

HOẶC CHỦ RỪNG

Tổ công tác KKR cấp trên: …………………………………………………Tổ công tác KKR cấp xã hoặc chủ rừng …………………………………..

Nội dung kiểm tra:1. Thành phần của TCT KKR cấp xã, chủ rừng: hợp lý , chưa hợp lý vì

………………………………………………………………………....2. Kế hoạch kiểm kê rừng: Rõ ràng , thích hợp , chưa thích hợp vì

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

3. Tổ chức kiểm kê rừng: Đúng hướng dẫn , chưa đúng hướng dẫn vì ………………………………………………………………………

4. Kỹ thuật kiểm kê rừng: Đúng quy định , chưa đúng quy định vì ……………. …………………………………………………………..

5. Quản lý tài chính: Đúng quy định , chưa đúng quy định vì ………………….. ……………………………………………………..

6. Kiến nghị về giải pháp tăng cường hoạt động của tổ công tác KKR cấp xã và chủ rừng: …………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....

TỔ CÔNG TÁC CẤP TRÊN TỔ KIỂM KÊ RỪNG ( Ký tên và ghi rõ họ tên ) ( Ký tên và ghi rõ họ tên )

33

Mẫu số 05

Page 35: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

……ngày …….tháng …..năm…..

BIÊN BẢN KIỂM TRA SẢN PHẨM KKR CẤP XÃ HOẶC CHỦ RỪNG

Tổ công tác cấp trên: …………………………………………………………Tổ công tác KKR cấp xã hoặc chủ rừng: …………………………………….

Nội dung kiểm tra: 1. Sự đầy đủ của sản phẩm KKR: đầy đủ theo quy định , chưa đầy đủ: những

sản phẩm còn thiếu: ……………………………………................. ...............………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2. Sự chính xác của sản phẩm KKR: đáp ứng yêu cầu , chưa đáp ứng yêu cầu , những vấn đề cần hoàn thiện: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………TỔ CÔNG TÁC CẤP TRÊN

(Ký tên và ghi rõ họ tên)TỔ KIỂM KÊ RỪNG(Ký tên và ghi rõ họ tên)

34

Mẫu số 06

Page 36: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

PHỤ LỤC 02B: PHƯƠNG PHÁP ĐO NHANH TRỮ LƯỢNG RỪNGA. Đo tổng tiết diện ngang bằng thước Bitteclich1. Cấu tạo và cách sử dụng thước Bitteclicha) Cấu tạo của thước

Cấu tạo của thước rất đơn giản, gồm một thân bằng gỗ hoặc kim loại, ở đầu thân thước gắn một cửa sổ. Cửa sổ này rộng hay hep phụ thuộc vào bề rộng của cửa sổ và chiều dài của thân thước (L) bằng một số biết trước. Thông thường lấy tỷ lệ bằng 1/50. Cụ thể là thân thước = 50 cm, thì cửa sổ = 1 cm.

b) Cách sử dụng thước

Khi sử dụng thước, trước tiên chọn một điểm có tính đại diện trong rừng làm điểm đo, khi đo đưa thước lên ngang tầm mắt, đặt một mắt vào đầu ngắm của thước, sau đó thông qua cửa sổ của thước quan sát ở vị trí ngang ngực. Ngắm tất cả các cây cao ở vị trí 1,3 m xung quanh làm thành một đường tròn khép kín, lấy vị trí đứng làm tâm vòng tròn đo.

Hình ảnh. Quay thước Bitteclich để xác định tổng tiết diện ngang của lâm phần

(Từ trái qua phải: 1: Cắt hoàn toàn, 2: Tiếp tuyến, 3: Lọt hoàn toàn)

Khi đó có 3 trường hợp xẩy ra:1. Nhìn thấy một bộ phận của cây (1)2. Nhìn thấy thân cây tiếp tuyến (2)3. Nhìn thấy toàn bộ thân cây (3)Quan sát theo hình vẽ:

35

Page 37: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

1

2

3

Trường hợp 1 gọi là “cắt”Trường hợp 2 gọi là “ tiếp tuyến”Trường hợp 3 gọi là “lọt”

Khi đo phải thống kê số cây đo được vào một biểu: Cây “cắt” = 1; cây “tiếp tuyến” = 1/2; cây “lọt” = 0 quay hết một vòng từ cây đầu đến cây cuối cùng trong vòng tròn khép kín. Đơn vị đo là m2.

B. Phương pháp đo cao bằng sào

Dùng sào để đo chiều cao trung bình cây trong ô. Khi đo chiều cao một cây cần dựng sào sát thân cây, sau đó chọn một vị trí cách gốc cây xấp xỉ một lần chiều cao cây và có thể quan sát thấy sào, thân cây và ngọn cây. Từ đó ngắm và ước lượng chiều cao cây căn cứ vào chiều cao của sào và chiều cao cây. Chiều cao trung bình của cây trong ô được tính bằng trung bình chiều cao của 3 cây có đường kính trung bình trong ô.

36

Page 38: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

PHỤ LỤC 03. MẪU HỒ SƠ QUẢN LÝ

I. HỒ SƠ QUẢN LÝ RỪNG CHO CHỦ RỪNG NHÓM 1 (Gồm cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng dân cư)

a. Thông tin về chủ rừng:

Tỉnh: Xã: Tên chủ quản lý:Huyện: Thôn/bản: Tên chủ sử dụng:

b. Thông tin chi tiết về rừng và đất lâm nghiệp

TT

Thông tin thửa đất

Thông tin về rừng và đất lâm nghiệp

Mục đích sử dụng (chức năng)

Thời hạnsử

dụng (năm)

Số tờ bản đồ

địa chính

Thửa đất số

Tiểu khu

Khoảnh Lô

Diện tích(ha)

Đất có rừng Đất không có rừngRừng tự nhiên Rừng trồng

Trạng thái

Trữ lượng

Năm trồng

Loài cây

Trữ lượng

(TN:1000 cây,

Gỗ: m3)

Trạng thái

Loài cây ưu

thế

Gỗ (m3) Tre, nứa

(1000 cây)

01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17

Đại diện chủ rừng

(ký và ghi rõ họ tên)

Đại diện UBND

(Ký và đóng dấu)

Ghi chú: - Trữ lượng tính m3/lô đối với rừng gỗ - Số cây/lô đối với rừng tre nứa.

Page 39: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

c. Sơ đồ vị trí thửa đất 1

Ghi chú: - Sơ đồ thửa đất được trích lục các thông tin lô đất: Vị trí lô đất; 1 – tên lô đất; TB - trạng thái: rừng trung bình - Mục đích sử dụng; 6,0 ha - Diện tích; Hùng - Chủ rừng ông Hùng; vị trí tiếp giáp với các chủ rừng ông Tòng và Ông Quân.- Mẫu hồ sơ quản lý rừng áp dụng cho chủ quản lý nhóm I- Hồ sơ được lập thành 03 bộ, 01 bộ do chủ rừng giữ, 01 bộ do UBND xã, 01 bộ do hạt Kiểm lâm sở tại .

II. HỒ SƠ QUẢN LÝ RỪNG CHO CHỦ RỪNG NHÓM II34

Sơ đồ vị trí các thửa đất/lô đất được mô tả theo hình dạng trong cửa sổ này

6, 0 ha - Hùng

1 - TB

Tiếp giáp chủ rừng Ông Tòng

Tiếp giáp chủ rừng Ông Quân

Page 40: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

(Gồm doanh nghiệp Nhà nước (Công ty), Ban quản lý rừng, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, lực lượng vu trang, tổ chức khác).

a. Thông tin về chủ rừng:

Tỉnh: Xã: Tên chủ quản lý:Huyện: Thôn/bản: Tên chủ sử dụng:

Tên chủ quản lý và chủ sử dụng là mộtb. Thông tin chi tiết về rừng và đất lâm nghiệp

TT

Thông tin thửa đất

Thông tin về rừng và đất lâm nghiệp

Mục đích sử dụng (chức năng)

Thời hạnsử

dụng (năm)

Số tờ bản đồ địa

chính

Thửa đất số Tiểu khu Khoản

h LôDiện tích(ha)

Đất có rừng Đất không có rừngRừng tự nhiên Rừng trồng

Trạng thái

Trữ lượng

Loài cây

Năm trồng

Trữ lượng

(TN:1000 cây,

Gỗ: m3)

Trạng thái

Loài cây ưu

thế

Gỗ (m3) Tre, nứa

(1000 cây)

01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17

Đại diện chủ rừng

(ký và ghi rõ họ tên)

Đại diện UBND

(Ký và đóng dấu)

Ghi chú: - Trữ lượng tính m3/lô đối với rừng gỗ - Số cây/lô đối với rừng tre nứa.

35

Page 41: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Bản đồ tỷ lệ 1/10.000

c. Mỗi chủ quản lý trong hồ sơ có kèm theo một tờ bản đồ kiểm kê tỷ lệ 1/10.000Bản đồ giao đất 1

Ghi chú: - Mẫu hồ sơ quản lý rừng áp dụng cho loại chủ quản lý nhóm II.- Hồ sơ được lập thành 03 bộ, 01 bộ do chủ rừng giữ, 01 bộ do UBND xã, 01 bộ do hạt Kiểm lâm sở tại

PHỤ LỤC 04: MẪU SỔ QUẢN LÝ RỪNG

36

Page 42: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc--------------------------------------

SỔ QUẢN LÝ RỪNG

TINH:.....................................................................................Mã:

HUYỆN: ................................................................................Mã:

XÃ:.........................................................................................Mã: Quyển số:

Ngày ...........tháng .........năm .............

37

Page 43: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

SỔ QUẢN LÝ RỪNG

Tỉnh..........................................Huyện.......................................Xã....................................

Đơn vị tính: Gỗ (m3); tre nứa (nghìn cây)

Họ và Tênchủ

quản lý

Ngàythángnăm Ti

ểu k

hu

Kho

ảnh

Thửa đất Lô kiểm kêTrữ

lượng rừng

Chức năng của

rừng

Loại chủ

quản lý Ghi chú

Thửa đất số

Diện tích(ha)

Nguyên nhân thay đổi

Sốhiệu lô

Diện tích(ha)

Trạng thái

Rừng trồng

Loài cây

Năm trồng

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)

Ngày . . tháng . . . năm. .. Người lập biểu

Ngày . . tháng . . . năm. . .Cơ quan kiểm lâm (Ký tên đóng dấu)

Ngày . . tháng . . . năm. . . . Ủy ban nhân dân(Ký tên đóng dấu)

38

Page 44: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

PHỤ LỤC 05. MẪU SỔ THEO DÕI GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG CHO CÁC CHỦ QUẢN LÝ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỔ THEO DÕI GIAO ĐẤT, GIAO RỪNGCHO CÁC CHỦ QUẢN LÝ

TINH:.....................................................................................Mã:

HUYỆN: ................................................................................Mã:

Quyển số:

Ngày ...........tháng .........năm .............

39

Page 45: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

SỔ THEO DÕI GIAO ĐẤT, GIAO RỪNGCHO CÁC CHỦ QUẢN LÝ

Tỉnh..........................................Huyện.......................................

Ngày tháng năm

Tiểu

khu

Kho

ảnh

Tên chủ quản lý

Thửa đất

Chức năng của rừng

Loại chủ quản lý Ghi chú

Thửa đất số Diện tích Kết quả GĐGR

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10                   

                   

                   

                   

                   

                   

                   

                   

                   

                   

                   

Ngày . . tháng . . . năm. ..Người lập biểu

Ngày . . tháng . . . năm. . .Cơ quan kiểm lâm(Ký tên đóng dấu)

Ngày . . tháng . . . năm. . . .Ủy ban nhân dân(Ký tên đóng dấu)

PHỤ LỤC 06. MẪU SỔ THEO DÕI GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG CHO CÁC ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC40

Page 46: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

SỔ THEO DÕI GIAO ĐẤT, GIAO RỪNGCHO CÁC ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC

Tỉnh: ................................................................................................ Mã:  

Quyển số:  

Ngày ...........tháng .........năm .............

SỔ THEO DÕI GIAO ĐẤT, GIAO RỪNG41

Page 47: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

CHO CÁC ĐƠN VỊ, TỔ CHỨC

Tỉnh..........................................

Ngày tháng năm

Tiểu

khu

Kho

ảnh

Tên đơn vị, tổ chức

Thửa đất

Kết quả GĐGR

Chức năng của rừng

Loại chủ quản lý Ghi chúThửa đất số Diện tích (ha)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10                   

                   

                   

                   

                   

                   

Ngày . . tháng . . . năm. ..Người lập biểu

Ngày . . tháng . . . năm. . .Cơ quan kiểm lâm(Ký tên đóng dấu)

Ngày . . tháng . . . năm. . . .Ủy ban nhân dân(Ký tên đóng dấu)

PHỤ LỤC 07: Mẫu biểu kiểm kê rừng

42

Page 48: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 1A: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGTỉnh: Huyện: Xã:

  Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng MãTổng diện tích

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài đất

quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu bảo tồn

thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh

quanCộng Đầu

nguồn

Chắn gió, cát

Chắn sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15)I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 1100                          

1. Rừng tự nhiên 1110                           - Rừng nguyên sinh 1111                           - Rừng thứ sinh 1112                          

2. Rừng trồng 1120                         - Trồng mới trên đất chưa có rừng 1121                          

- Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã có 1122                           - Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã

k.thác 1123                          

3. Rừng trồng cây cao su, đặc sản 1124- Cây cao su 1125- Cây đặc sản 1126II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP

ĐỊA 1200                          

1. Rừng trên núi đất 1210                          2. Rừng trên núi đá 1220                          3. Rừng trên đất ngập nước 1230                          

- Rừng ngập mặn 1231                           - Rừng trên đất phèn 1232                           - Rừng ngập nước ngọt 1233                          

4. Rừng trên cát 1240                          III. RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300                          

1. Rừng gỗ tự nhiên 1310                           - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311                          

- Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312                           - Rừng gỗ lá kim 1313                           - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 1313                          2. Rừng tre nứa 1320                          

- Nứa 1321                           - Vầu 1322                           - Tre/luồng 1323                          

43

Page 49: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 1A: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGTỉnh: Huyện: Xã:

  Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng MãTổng diện tích

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài đất

quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu bảo tồn

thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh

quanCộng Đầu

nguồn

Chắn gió, cát

Chắn sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) - Lồ ô 1324                           - Các loài khác 1325                          

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330                           - Gỗ là chính 1331                           - Tre nứa là chính 1332                          4. Rừng cau dừa 1340                          IV. RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO

TRỮ LƯỢNG 1400                          

1. Rừng giàu 1410                          2. Rừng trung bình 1420                          3. Rừng nghèo 1430                          4. Rừng nghèo kiệt 1440                          5. Rừng chưa có trữ lượng 1450                          V. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QH CHO LN 2000                          

1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng 2010                          2. Đất trống có cây gỗ tái sinh 2020                          3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh 2030                          4. Núi đá không cây 2040                          5. Đất có cây nông nghiệp 2050                          6. Đất khác trong lâm nghiệp 2060                          

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

44

Page 50: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 1B: TRỮ LƯỢNG CÁC LOẠI RỪNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGTỉnh: huyện: xã:

    ĐVT: Gỗ: m3; tre nứa: 1000 cây

Phân loại rừng MãĐơn

vị tính

Tổng trữ

lượng

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài

đất quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu b.tồn thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh quan

Cộng Đầu nguồn

Chắn gió, cát

Chắn sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)I.RỪNG PHÂN THEO NGUỒN

GỐC 1100 m3                        

1. Rừng tự nhiên 1110 m3                           - Rừng nguyên sinh 1111 m3                           - Rừng thứ sinh 1112 m3                          

2. Rừng trồng 1120 m3                          - Trồng mới trên đất chưa có rừng 1121 m3                          

- Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã có 1122 m3                          

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác 1123 m3                          

3. Rừng trồng cây cao su, đặc sản 1124 m3

- Cây cao su 1125 m3

- Cây đặc sản 1126 m3II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN

LẬP ĐỊA 1200 m3                          

1. Rừng trên núi đất 1210 m3                          2. Rừng trên núi đá 1220 m3                          3. Rừng trên đất ngập nước 1230 m3                          

- Rừng ngập mặn 1231 m3                           - Rừng trên đất phèn 1232 m3                           - Rừng ngập nước ngọt 1233 m3                          

4. Rừng trên cát 1240 m3                          III. RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300 m3                          1. Rừng gỗ tự nhiên 1310 m3                          - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311 m3                          

- Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312 m3                          - Rừng gỗ lá kim 1313 m3                          

45

Page 51: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 1B: TRỮ LƯỢNG CÁC LOẠI RỪNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGTỉnh: huyện: xã:

    ĐVT: Gỗ: m3; tre nứa: 1000 cây

Phân loại rừng MãĐơn

vị tính

Tổng trữ

lượng

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài

đất quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu b.tồn thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh quan

Cộng Đầu nguồn

Chắn gió, cát

Chắn sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)- Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 1313 m3                          

2. Rừng tre nứa 1320 1000 cây                          

- Nứa 1321 1000 cây                          

- Vầu 1322 1000 cây                          

- Tre/luồng 1323 1000 cây                          

- Lồ ô 1324 1000 cây                          

- Các loài khác 1325 1000 cây                          

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330                           - Gỗ 1331 m3                          

- Tre nứa 1332 1000 cây                          

4. Rừng cau dừa 1340 1000 cây                          

IV. RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 1400 m3                          

1. Rừng giàu 1410 m3                          2. Rừng trung bình 1420 m3                          3. Rừng nghèo 1430 m3                          4. Rừng nghèo kiệt 1440 m3                          

Ngày tháng năm 20

Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

46

Page 52: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2A: DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝTỉnh: huyện: xã:

Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng Mã Tổng BQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn

N.ngoài

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ

trang

Các tổ chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 1100                      

1. Rừng tự nhiên 1110                       - Rừng nguyên sinh 1111                       - Rừng thứ sinh 1112                      

2. Rừng trồng 1120                       - Trồng mới trên đất chưa có rừng 1121                       - Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã có 1122                       - Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác 1123                      

3. Rừng trồng cây cao su, đặc sản 1124- Cây cao su 1125- Cây đặc sản 1126II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1200                      

1. Rừng trên núi đất 1210                      2. Rừng trên núi đá 1220                      3. Rừng trên đất ngập nước 1230                      

- Rừng ngập mặn 1231                       - Rừng trên đất phèn 1232                       - Rừng ngập nước ngọt 1233                      

4. Rừng trên cát 1240                      III. RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300                      

1. Rừng gỗ tự nhiên 1310                       - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311                       - Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312                       - Rừng gỗ lá kim 1313                       - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 1313                      

2. Rừng tre nứa 1320                       - Nứa 1321                       - Vầu 1322                       - Tre/luồng 1323                       - Lồ ô 1324                       - Các loài khác 1325                      

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330                      

47

Page 53: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2A: DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝTỉnh: huyện: xã:

Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng Mã Tổng BQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn

N.ngoài

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ

trang

Các tổ chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) - Gỗ là chính 1331                       - Tre nứa là chính 1332                      4. Rừng cau dừa 1340                      IV. RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ

LƯỢNG 1400     ,                

1. Rừng giàu 1410                      2. Rừng trung bình 1420                      3. Rừng nghèo 1430                      4. Rừng nghèo kiệt 1440                      5. Rừng chưa có trữ lượng 1450                      

V. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QH CHO LN 2000                      1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng 2010                      2. Đất trống có cây gỗ tái sinh 2020                      3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh 2030                      4. Núi đá không cây 2040                      5. Đất có cây nông nghiệp 2050                      6. Đất khác trong LN 2060                      

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

48

Page 54: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2B: TRỮ LƯỢNG RỪNG PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝTỉnh: huyện: xã:

Phân loại rừng MãĐơn

vị tính

TổngBQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn NN

Hộ gia

đình,cá

nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ trang

Các tổ

chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14)I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 1100 m3                      

1. Rừng tự nhiên 1110 m3                       - Rừng nguyên sinh 1111 m3                       - Rừng thứ sinh 1112 m3                      

2. Rừng trồng 1120 m3                       - Trồng mới trên đất chưa có rừng 1121 m3                       - Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã

có 1122 m3                      

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác 1123 m3                      

3. Rừng trồng cây cao su, đặc sản 1124 m3- Cây cao su 1125 m3- Cây đặc sản 1126 m3

II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1200 m3                      

1. Rừng trên núi đất 1210 m3                      2. Rừng trên núi đá 1220 m3                      3. Rừng trên đất ngập nước 1230 m3                      

- Rừng ngập mặn 1231 m3                       - Rừng trên đất phèn 1232 m3                       - Rừng ngập nước ngọt 1233 m3                      

4. Rừng trên cát 1240 m3                      III. RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300 m3                      

1. Rừng gỗ tự nhiên 1310 m3                       - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311 m3                       - Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312 m3                       - Rừng gỗ lá kim 1313 m3                       - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 1313 m3                      

2. Rừng tre nứa 1320 1000 cây                      

49

Page 55: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2B: TRỮ LƯỢNG RỪNG PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝTỉnh: huyện: xã:

Phân loại rừng MãĐơn

vị tính

TổngBQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn NN

Hộ gia

đình,cá

nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ trang

Các tổ

chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14)

- Nứa 1321 1000 cây                      

- Vầu 1322 1000 cây                      

- Tre/luồng 1323 1000 cây                      

- Lồ ô 1324 1000 cây                      

- Các loài khác 1325 1000 cây                      

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330                         - Gỗ 1331 m3                      

- Tre nứa 1332 1000 cây                      

4. Rừng cau dừa 1340 1000 cây                      

IV. RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 1400 m3                      

1. Rừng giàu 1410 m3     ,                2. Rừng trung bình 1420 m3                      3. Rừng nghèo 1430 m3                      4. Rừng nghèo kiệt 1440 m3                      

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

BIỂU 3: TỔNG HỢP ĐỘ CHE PHỦ RỪNGTỉnh: huyện: xã:

50

Page 56: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Đơn vị tính DT:

TT Tên TK

Tổng diện tích tự nhiên

Tổng diện tích có rừng

Chia theo nguồn gốc Chia theo mục đích sử dụng của 03 loại rừng Diện tích

ngoài 3 loại rừng

Độ che phủ rừng (%)Cộng Rừng tự

nhiên

Rừng trồng đã

thành rừng

Cộng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13  Toàn xã                      1 Tiểu khu 1                      2 Tiểu khu 2                        .......                                                                                                                                                                                                                                                                                                         

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

BIỂU 4A: DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG PHÂN THEO LOÀI CÂY VÀ CẤP TUỔI

51

Page 57: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Tỉnh: huyện: xã:

Đơn vị tính: ha

Loài cây Tổng cộng Phân theo cấp tuổi1 2 3 4 5

                                       

Thủ trưởng đơn vị Ngày tháng năm 20

Người tổng hợp

BIỂU 4B: TRỮ LƯỢNG RỪNG TRỒNG PHÂN THEO LOÀI CÂY VÀ CẤP TUỔITỉnh: huyện: xã:

ĐVT: Gỗ m3, tre nứa 1000 cây

Loài cây Tổng cộng Phần theo cấp tuổi1 2 3 4 5

                                                                                                                     

Thủ trưởng đơn vị Ngày tháng năm 20

Người tổng hợp

BIỂU 5: TỔNG HỢP TÌNH TRẠNG QUẢN LÝ DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP

52

Page 58: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Tỉnh: Huyện: XãĐơn vị tính: ha

TT Tình trạng sử dụng Tổng xã

BQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn NN

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ

trang

UBND

Các tổ chức khác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)  TỔNG                      

I ĐÃ GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT                      

1 Không có tranh chấp                      1.1 Rừng tự nhiên                      1.2 Rừng trồng                      1.3 Rừng trồng cây cao su, đặc sản1.4 Đất chưa có rừng                      2 Đang có tranh chấp                      

1.1 Rừng tự nhiên                      1.2 Rừng trồng                      1.3 Đất chưa có rừng                      

II CHƯA GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT                      

1 Không có tranh chấp                      1.1 Rừng tự nhiên                      1.2 Rừng trồng                      1.3 Đất chưa có rừng                      2 Đang có tranh chấp                      

1.1 Rừng tự nhiên                      1.2 Rừng trồng                      1.3 Đất chưa có rừng                      

Ngày tháng năm 20

Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

53

Page 59: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 1A: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGTỉnh: Huyện:

  Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng MãTổng diện tích

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài

đất quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu bảo tồn

thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh

quanCộng Đầu

nguồn

Chắn gió, cát

Chắn sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15)I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 1100                          

1. Rừng tự nhiên 1110                           - Rừng nguyên sinh 1111                           - Rừng thứ sinh 1112                          

2. Rừng trồng 1120                         - Trồng mới trên đất chưa có rừng 1121                           - Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng

đã có 1122                          

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác 1123                          

3. Rừng trồng cây cao su, đặc sản 1124- Cây cao su 1125- Cây đặc sản 1126

II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1200                          

1. Rừng trên núi đất 1210                          2. Rừng trên núi đá 1220                          3. Rừng trên đất ngập nước 1230                          

- Rừng ngập mặn 1231                           - Rừng trên đất phèn 1232                           - Rừng ngập nước ngọt 1233                          

4. Rừng trên cát 1240                           III. RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300                          1. Rừng gỗ tự nhiên 1310                          

- Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311                          

- Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312                          

54

Page 60: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 1A: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGTỉnh: Huyện:

  Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng MãTổng diện tích

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài

đất quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu bảo tồn

thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh

quanCộng Đầu

nguồn

Chắn gió, cát

Chắn sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) - Rừng gỗ lá kim 1313                           - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 1313                          

2. Rừng tre nứa 1320                           - Nứa 1321                           - Vầu 1322                           - Tre/luồng 1323                           - Lồ ô 1324                           - Các loài khác 1325                          

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330                           - Gỗ là chính 1331                           - Tre nứa là chính 1332                          4. Rừng cau dừa 1340                          

IV. RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 1400                          

1. Rừng giàu 1410                          2. Rừng trung bình 1420                          3. Rừng nghèo 1430                          4. Rừng nghèo kiệt 1440                          5. Rừng chưa có trữ lượng 1450                          V. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QH CHO LN 2000                          1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng 2010                          

2. Đất trống có cây gỗ tái sinh 2020                          3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh 2030                          4. Núi đá không cây 2040                          5. Đất có cây nông nghiệp 2050                          6. Đất khác trong Lâm nghiệp 2060                          

Ngày tháng năm 20

55

Page 61: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

BIỂU 1B: TRỮ LƯỢNG CÁC LOẠI RỪNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGTỉnh: huyện:

    ĐVT: Gỗ: m3; tre nứa: 1000 cây

Phân loại rừng MãĐơn

vị tính

Tổng trữ

lượng

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài

đất quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu b.tồn thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh

quanCộng Đầu

nguồn

Chắn

gió, cát

Chắn sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN

GỐC 1100 m3       ư                  

1. Rừng tự nhiên 1110 m3                           - Rừng nguyên sinh 1111 m3                           - Rừng thứ sinh 1112 m3                          

2. Rừng trồng 1120 m3                           - Trồng mới trên đất chưa có rừng 1121 m3                           - Trồng lại sau khi k.thác rừng

trồng đã có 1122 m3                          

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác 1123 m3                          

3. Rừng trồng cây cao su, đặc sản 1124 m3- Cây cao su 1125 m3- Cây đặc sản 1126 m3II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN

LẬP ĐỊA 1200 m3                          

56

Page 62: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 1B: TRỮ LƯỢNG CÁC LOẠI RỪNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGTỉnh: huyện:

    ĐVT: Gỗ: m3; tre nứa: 1000 cây

Phân loại rừng MãĐơn

vị tính

Tổng trữ

lượng

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài

đất quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu b.tồn thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh

quanCộng Đầu

nguồn

Chắn

gió, cát

Chắn sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)1. Rừng trên núi đất 1210 m3                          2. Rừng trên núi đá 1220 m3                          3. Rừng trên đất ngập nước 1230 m3                          

- Rừng ngập mặn 1231 m3                           - Rừng trên đất phèn 1232 m3                           - Rừng ngập nước ngọt 1233 m3                          

4. Rừng trên cát 1240 m3                          III. RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300 m3                          

1. Rừng gỗ tự nhiên 1310 m3                           - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa

rụng lá 1311 m3                          

- Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312 m3                           - Rừng gỗ lá kim 1313 m3                           - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá

kim 1313 m3                          

2. Rừng tre nứa 1320100

0 cây

                         

- Nứa 1321100

0 cây

                         

- Vầu 1322100

0 cây

                         

- Tre/luồng 1323100

0 cây

                         

- Lồ ô 1324100

0 cây

                         

- Các loài khác 1325 100                          

57

Page 63: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 1B: TRỮ LƯỢNG CÁC LOẠI RỪNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGTỉnh: huyện:

    ĐVT: Gỗ: m3; tre nứa: 1000 cây

Phân loại rừng MãĐơn

vị tính

Tổng trữ

lượng

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài

đất quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu b.tồn thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh

quanCộng Đầu

nguồn

Chắn

gió, cát

Chắn sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)0

cây3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330                            

- Gỗ 1331 m3                          

- Tre nứa 1332100

0 cây

                         

4. Rừng cau dừa 1340100

0 cây

                         

IV. RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 1400 m3                          

1. Rừng giàu 1410 m3                          2. Rừng trung bình 1420 m3                          3. Rừng nghèo 1430 m3                          4. Rừng nghèo kiệt 1440 m3                          

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

58

Page 64: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2A: DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝTỉnh: huyện:

Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng Mã Tổng BQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn

N.ngoài

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng

đồng

Đơn vị vũ trang

Các tổ chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 1100                      

1. Rừng tự nhiên 1110                      

- Rừng nguyên sinh 1111                      

- Rừng thứ sinh 1112                      

2. Rừng trồng 1120                      

- Trồng mới trên đất chưa có rừng 1121                      

- Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã có 1122                      

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác 1123                      

3. Rừng trồng cây cao su, đặc sản 1124- Cây cao su 1125

- Cây đặc sản 1126

II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1200                      

1. Rừng trên núi đất 1210                      

2. Rừng trên núi đá 1220                      

3. Rừng trên đất ngập nước 1230                      

- Rừng ngập mặn 1231                      

- Rừng trên đất phèn 1232                      

- Rừng ngập nước ngọt 1233                      

4. Rừng trên cát 1240                      

III. RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300                      

1. Rừng gỗ tự nhiên 1310                      

59

Page 65: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2A: DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝTỉnh: huyện:

Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng Mã Tổng BQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn

N.ngoài

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng

đồng

Đơn vị vũ trang

Các tổ chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311                      

- Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312                      

- Rừng gỗ lá kim 1313                      

- Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 1313                      

2. Rừng tre nứa 1320                      

- Nứa 1321                      

- Vầu 1322                      

- Tre/luồng 1323                      

- Lồ ô 1324                      

- Các loài khác 1325                      

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330                       - Gỗ là chính 1331                      

- Tre nứa là chính 1332                      

4. Rừng cau dừa 1340                      IV. RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO

TRỮ LƯỢNG 1400     ,                

1. Rừng giàu 1410                      2. Rừng trung bình 1420                      3. Rừng nghèo 1430                      4. Rừng nghèo kiệt 1440                      5. Rừng chưa có trữ lượng 1450                      

V. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QH CHO LN 2000                      

60

Page 66: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2A: DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝTỉnh: huyện:

Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng Mã Tổng BQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn

N.ngoài

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng

đồng

Đơn vị vũ trang

Các tổ chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng 2010                      

2. Đất trống có cây gỗ tái sinh 2020                      

3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh 2030                      

4. Núi đá không cây 2040                      5. Đất có cây nông nghiệp 2050                      

6. Đất khác trong Lâm Nghiệp 2060                      Ngày tháng năm 20

Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

61

Page 67: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2B: TRỮ LƯỢNG RỪNG PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝTỉnh: huyện:

Đơn vị tính: m3

Phân loại rừng MãĐơn

vị tính

TổngBQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn NN

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ trang

Các tổ

chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14)I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 1100 m3                      

1. Rừng tự nhiên 1110 m3                       - Rừng nguyên sinh 1111 m3                       - Rừng thứ sinh 1112 m3                      

2. Rừng trồng 1120 m3                       - Trồng mới trên đất chưa có rừng 1121 m3                       - Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã

có 1122 m3                      

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác 1123 m3                      

3. Rừng trồng cây cao su, đặc sản 1124 m3- Cây cao su 1125 m3- Cây đặc sản 1126 m3

II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1200 m3                      

1. Rừng trên núi đất 1210 m3                      2. Rừng trên núi đá 1220 m3                      3. Rừng trên đất ngập nước 1230 m3                      

- Rừng ngập mặn 1231 m3                       - Rừng trên đất phèn 1232 m3                       - Rừng ngập nước ngọt 1233 m3                      

4. Rừng trên cát 1240 m3                      III. RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300 m3                      

1. Rừng gỗ tự nhiên 1310 m3                       - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311 m3                       - Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312 m3                       - Rừng gỗ lá kim 1313 m3                       - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 1313 m3                      

2. Rừng tre nứa 1320 1000 cây                      

- Nứa 1321 1000 cây                      

- Vầu 1322 1000                      

62

Page 68: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2B: TRỮ LƯỢNG RỪNG PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝTỉnh: huyện:

Đơn vị tính: m3

Phân loại rừng MãĐơn

vị tính

TổngBQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn NN

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ trang

Các tổ

chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14)cây

- Tre/luồng 1323 1000 cây                      

- Lồ ô 1324 1000 cây                      

- Các loài khác 1325 1000 cây                      

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330                         - Gỗ 1331 m3                      

- Tre nứa 1332 1000 cây                      

4. Rừng cau dừa 1340 1000 cây                      

IV. RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 1400 m3                      

1. Rừng giàu 1410 m3     ,                2. Rừng trung bình 1420 m3                      3. Rừng nghèo 1430 m3                      4. Rừng nghèo kiệt 1440 m3                      

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

63

Page 69: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 3: TỔNG HỢP ĐỘ CHE PHỦ RỪNGTỉnh: Huyện: Đơn vị tính DT:

TT Tên xã

Tổng diện tích tự nhiên

Tổng diện tích có rừng

Chia theo nguồn gốc Chia theo mục đích sử dụng của 03 loại rừngDiện tích ngoài 3

loại rừng

Độ che phủ rừng (%)Cộng Rừng tự

nhiên

Rừng trồng đã

thành rừng

Cộng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13  Toàn huyện                      1 Xã a                      2 Xã b                        .......                                                                                                                                                                                                                                                                                                         

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

BIỂU 4A: DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG PHÂN THEO LOÀI CÂY VÀ CẤP TUỔITỉnh: huyện:

64

Page 70: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Đơn vị tính: ha

Loài cây Tổng cộng Phân theo cấp tuổi1 2 3 4 5

                                       

Thủ trưởng đơn vị Ngày tháng năm 20

Người tổng hợp

BIỂU 4B: TRỮ LƯỢNG RỪNG TRỒNG PHÂN THEO LOÀI CÂY VÀ CẤP TUỔITỉnh: huyện:

ĐVT: Gỗ m3, tre nứa 1000 cây

Loài cây Tổng cộng Phần theo cấp tuổi1 2 3 4 5

                                                                                                                     

Thủ trưởng đơn vị Ngày tháng năm 20 Người tổng hợp

65

Page 71: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 5: TỔNG HỢP TÌNH TRẠNG QUẢN LÝ DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP Tỉnh: Huyện:

Đơn vị tính: ha

TT Tình trạng sử dụng Tổng xã

BQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn NN

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ

trang

UBND

Các tổ chức khác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)  TỔNG                      

I ĐÃ GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT                      

1 Không có tranh chấp                      

1.1 Rừng tự nhiên                      

1.2 Rừng trồng                      

1.3 Đất chưa có rừng                      

2 Đang có tranh chấp                      

1.1 Rừng tự nhiên                      

1.2 Rừng trồng                      

1.3 Đất chưa có rừng                      

II CHƯA GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT                      

1 Không có tranh chấp                      

1.1 Rừng tự nhiên                      

1.2 Rừng trồng                      

1.3 Đất chưa có rừng                      

2 Đang có tranh chấp                      

1.1 Rừng tự nhiên                      

1.2 Rừng trồng                      

1.3 Đất chưa có rừng                      

Ngày tháng năm 20

Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

66

Page 72: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 1A: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGTỉnh:

  Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng MãTổng diện tích

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài đất

quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu bảo tồn

thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh quan

Cộng Đầu nguồn

Chắn gió, cát

Chắn sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15)I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 1100                          

1. Rừng tự nhiên 1110                           - Rừng nguyên sinh 1111                           - Rừng thứ sinh 1112                          

2. Rừng trồng 1120                         - Trồng mới trên đất chưa có rừng 1121                           - Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã

có 1122                          

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác 1123                          

3. Rừng trồng cây cao su, đặc sản 1124- Cây cao su 1125- Cây đặc sản 1126II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP

ĐỊA 1200                          

1. Rừng trên núi đất 1210                          2. Rừng trên núi đá 1220                          3. Rừng trên đất ngập nước 1230                          

- Rừng ngập mặn 1231                           - Rừng trên đất phèn 1232                           - Rừng ngập nước ngọt 1233                          

4. Rừng trên cát 1240                           III. RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300                          1. Rừng gỗ tự nhiên 1310                          

- Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311                           - Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312                           - Rừng gỗ lá kim 1313                           - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 1313                          

2. Rừng tre nứa 1320                           - Nứa 1321                           - Vầu 1322                          

67

Page 73: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 1A: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGTỉnh:

  Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng MãTổng diện tích

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài đất

quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu bảo tồn

thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh quan

Cộng Đầu nguồn

Chắn gió, cát

Chắn sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) - Tre/luồng 1323                           - Lồ ô 1324                           - Các loài khác 1325                          

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330                           - Gỗ là chính 1331                           - Tre nứa là chính 1332                          4. Rừng cau dừa 1340                          IV. RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO

TRỮ LƯỢNG 1400                          

1. Rừng giàu 1410                          2. Rừng trung bình 1420                          3. Rừng nghèo 1430                          4. Rừng nghèo kiệt 1440                          5. Rừng chưa có trữ lượng 1450                          V. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QH CHO LN 2000                          

1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng 2010                          2. Đất trống có cây gỗ tái sinh 2020                          3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh 2030                          4. Núi đá không cây 2040                          5. Đất có cây nông nghiệp 2050                          6. Đất khác trong Lâm nghiệp 2060                          

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

68

Page 74: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 1B: TRỮ LƯỢNG CÁC LOẠI RỪNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGTỉnh:

  ĐVT: Gỗ: m3; tre nứa: 1000 cây

Phân loại rừng MãĐơn

vị tính

Tổng trữ

lượng

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài

đất quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu b.tồn thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh quan

Cộng Đầu nguồn

Chắn gió, cát

Chắn sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN

GỐC 1100 m3       ư                  

1. Rừng tự nhiên 1110 m3                           - Rừng nguyên sinh 1111 m3                           - Rừng thứ sinh 1112 m3                          

2. Rừng trồng 1120 m3                           - Trồng mới trên đất chưa có

rừng 1121 m3                          

- Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã có 1122 m3                          

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác 1123 m3                          

3. Rừng trồng cây cao su, đặc sản 1124 m3

- Cây cao su 1125 m3- Cây đặc sản 1126 m3

II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1200 m3                          

1. Rừng trên núi đất 1210 m3                          2. Rừng trên núi đá 1220 m3                          3. Rừng trên đất ngập nước 1230 m3                          

- Rừng ngập mặn 1231 m3                           - Rừng trên đất phèn 1232 m3                           - Rừng ngập nước ngọt 1233 m3                          

4. Rừng trên cát 1240 m3                          III. RỪNG PHÂN THEO LOÀI

CÂY 1300 m3                          

1. Rừng gỗ tự nhiên 1310 m3                           - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc

nửa rụng lá 1311 m3                          

- Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312 m3                           - Rừng gỗ lá kim 1313 m3                          

69

Page 75: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 1B: TRỮ LƯỢNG CÁC LOẠI RỪNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGTỉnh:

  ĐVT: Gỗ: m3; tre nứa: 1000 cây

Phân loại rừng MãĐơn

vị tính

Tổng trữ

lượng

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài

đất quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu b.tồn thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh quan

Cộng Đầu nguồn

Chắn gió, cát

Chắn sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và

lá kim1313 m3                          

2. Rừng tre nứa 1320 1000 cây                          

- Nứa 1321 1000 cây                          

- Vầu 1322 1000 cây                          

- Tre/luồng 1323 1000 cây                          

- Lồ ô 1324 1000 cây                          

- Các loài khác 1325 1000 cây                          

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330                             - Gỗ 1331 m3                           - Tre nứa 1332 1000

cây                          

4. Rừng cau dừa 1340 1000 cây                          

IV. RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 1400 m3                          

1. Rừng giàu 1410 m3                          2. Rừng trung bình 1420 m3                          3. Rừng nghèo 1430 m3                          4. Rừng nghèo kiệt 1440 m3                          

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

70

Page 76: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2A: DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝTỉnh:

Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng Mã Tổng BQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn

N.ngoài

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ trang

Các tổ chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 1100                      

1. Rừng tự nhiên 1110                      

- Rừng nguyên sinh 1111                      

- Rừng thứ sinh 1112                      

2. Rừng trồng 1120                      

- Trồng mới trên đất chưa có rừng 1121                      

- Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã có 1122                      

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác 1123                      

3. Rừng trồng cây cao su, đặc sản 1124- Cây cao su 1125

- Cây đặc sản 1126

II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1200                      

1. Rừng trên núi đất 1210                      

2. Rừng trên núi đá 1220                      

3. Rừng trên đất ngập nước 1230                      

- Rừng ngập mặn 1231                      

- Rừng trên đất phèn 1232                      

- Rừng ngập nước ngọt 1233                      

4. Rừng trên cát 1240                      

III. RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300                      

1. Rừng gỗ tự nhiên 1310                      

- Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311                      

- Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312                      

- Rừng gỗ lá kim 1313                      

- Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 1313                      

2. Rừng tre nứa 1320                      

71

Page 77: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2A: DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝTỉnh:

Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng Mã Tổng BQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn

N.ngoài

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ trang

Các tổ chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) - Nứa 1321                      

- Vầu 1322                      

- Tre/luồng 1323                      

- Lồ ô 1324                      

- Các loài khác 1325                      

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330                       - Gỗ là chính 1331                      

- Tre nứa là chính 1332                      

4. Rừng cau dừa 1340                      IV. RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ

LƯỢNG 1400     ,                

1. Rừng giàu 1410                      

2. Rừng trung bình 1420                      

3. Rừng nghèo 1430                      

4. Rừng nghèo kiệt 1440                      

5. Rừng chưa có trữ lượng 1450                      

V. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QH CHO LN 2000                      

1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng 2010                      

2. Đất trống có cây gỗ tái sinh 2020                      

3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh 2030                      

4. Núi đá không cây 2040                      

5. Đất có cây nông nghiệp 2050                      

6. Đất khác trong Lâm Nghiệp 2060                      Ngày tháng năm 20

Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

72

Page 78: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2B: TRỮ LƯỢNG RỪNG PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝTỉnh:

Đơn vị tính: m3

Phân loại rừng MãĐơn vị

tínhTổng

BQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn NN

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ trang

Các tổ

chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14)I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 1100 m3                      

1. Rừng tự nhiên 1110 m3                       - Rừng nguyên sinh 1111 m3                       - Rừng thứ sinh 1112 m3                      

2. Rừng trồng 1120 m3                       - Trồng mới trên đất chưa có rừng 1121 m3                       - Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã

có 1122 m3                      

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác 1123 m3                      

3. Rừng trồng cây cao su, đặc sản 1124 m3- Cây cao su 1125 m3- Cây đặc sản 1126 m3

II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1200 m3                      

1. Rừng trên núi đất 1210 m3                      2. Rừng trên núi đá 1220 m3                      3. Rừng trên đất ngập nước 1230 m3                      

- Rừng ngập mặn 1231 m3                       - Rừng trên đất phèn 1232 m3                       - Rừng ngập nước ngọt 1233 m3                      

4. Rừng trên cát 1240 m3                      III. RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300 m3                      

1. Rừng gỗ tự nhiên 1310 m3                       - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311 m3                       - Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312 m3                       - Rừng gỗ lá kim 1313 m3                      

73

Page 79: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2B: TRỮ LƯỢNG RỪNG PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝTỉnh:

Đơn vị tính: m3

Phân loại rừng MãĐơn vị

tínhTổng

BQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn NN

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ trang

Các tổ

chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 1313 m3                      

2. Rừng tre nứa 1320 1000 cây                      

- Nứa 1321 1000 cây                      

- Vầu 1322 1000 cây                      

- Tre/luồng 1323 1000 cây                      

- Lồ ô 1324 1000 cây                      

- Các loài khác 1325 1000 cây                      

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330                         - Gỗ 1331 m3                      

- Tre nứa 1332 1000 cây                      

4. Rừng cau dừa 1340 1000 cây                      

IV. RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 1400 m3                      

1. Rừng giàu 1410 m3     ,                2. Rừng trung bình 1420 m3                      3. Rừng nghèo 1430 m3                      4. Rừng nghèo kiệt 1440 m3                      

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

BIỂU 3: TỔNG HỢP ĐỘ CHE PHỦ RỪNG

74

Page 80: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Tỉnh: Đơn vị tính DT:

Chia theo nguồn gốc Chia theo mục đích sử dụng của 03 loại rừng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13  Toàn tỉnh                      1 Huyện a                      2 Huyện b                        .......                                                                                                                                                                                                                                                                                                         

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

BIỂU 4A: DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG PHÂN THEO LOÀI CÂY VÀ CẤP TUỔI

75

Page 81: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Tỉnh:

Đơn vị tính: ha

Loài cây Tổng cộng Phân theo cấp tuổi1 2 3 4 5

                                       

Thủ trưởng đơn vị Ngày tháng năm 20

Người tổng hợp

BIỂU 4B: TRỮ LƯỢNG RỪNG TRỒNG PHÂN THEO LOÀI CÂY VÀ CẤP TUỔITỉnh:

ĐVT: Gỗ m3, tre nứa 1000 cây

Loài cây Tổng cộng Phần theo cấp tuổi1 2 3 4 5

                                                                                           

Thủ trưởng đơn vị Ngày tháng năm 20 Người tổng hợp

BIỂU 5: TỔNG HỢP TÌNH TRẠNG QUẢN LÝ DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP Tỉnh:

76

Page 82: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Đơn vị tính: ha

TT Tình trạng sử dụng Tổng xã

BQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn NN

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ

trang

UBND

Các tổ chức khác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)  TỔNG                      

I ĐÃ GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT                      

1 Không có tranh chấp                      1.1 Rừng tự nhiên                      1.2 Rừng trồng                      1.3 Rừng trồng cây cao su, đặc sản1.4 Đất chưa có rừng                      2 Đang có tranh chấp                      

1.1 Rừng tự nhiên                      1.2 Rừng trồng                      1.3 Đất chưa có rừng                      

II CHƯA GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT                      

1 Không có tranh chấp                      1.1 Rừng tự nhiên                      1.2 Rừng trồng                      1.3 Đất chưa có rừng                      2 Đang có tranh chấp                      

1.1 Rừng tự nhiên                      1.2 Rừng trồng                      1.3 Đất chưa có rừng                      

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

77

Page 83: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 1A: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGToàn quốc:

  Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng MãTổng diện tích

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài đất

quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu bảo tồn

thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh

quanCộng Đầu

nguồn

Chắn gió, cát

Chắn sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15)I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 1100                          

1. Rừng tự nhiên 1110                           - Rừng nguyên sinh 1111                           - Rừng thứ sinh 1112                          

2. Rừng trồng 1120                         - Trồng mới trên đất chưa có rừng 1121                           - Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã

có 1122                          

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác 1123                          

3. Rừng trồng cây cao su, đặc sản 1124- Cây cao su 1125- Cây đặc sản 1126II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP

ĐỊA 1200                          

1. Rừng trên núi đất 1210                          2. Rừng trên núi đá 1220                          3. Rừng trên đất ngập nước 1230                          

- Rừng ngập mặn 1231                           - Rừng trên đất phèn 1232                           - Rừng ngập nước ngọt 1233                          

4. Rừng trên cát 1240                           III. RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300                          1. Rừng gỗ tự nhiên 1310                          

- Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311                           - Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312                           - Rừng gỗ lá kim 1313                           - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 1313                          

2. Rừng tre nứa 1320                           - Nứa 1321                           - Vầu 1322                          

78

Page 84: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 1A: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGToàn quốc:

  Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng MãTổng diện tích

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài đất

quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu bảo tồn

thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh

quanCộng Đầu

nguồn

Chắn gió, cát

Chắn sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) - Tre/luồng 1323                           - Lồ ô 1324                           - Các loài khác 1325                          

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330                           - Gỗ là chính 1331                           - Tre nứa là chính 1332                          4. Rừng cau dừa 1340                          IV. RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO

TRỮ LƯỢNG 1400                          

1. Rừng giàu 1410                          2. Rừng trung bình 1420                          3. Rừng nghèo 1430                          4. Rừng nghèo kiệt 1440                          5. Rừng chưa có trữ lượng 1450                          V. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QH CHO LN 2000                          

1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng 2010                          2. Đất trống có cây gỗ tái sinh 2020                          3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh 2030                          4. Núi đá không cây 2040                          5. Đất có cây nông nghiệp 2050                          6. Đất khác trong Lâm nghiệp 2060                          

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

79

Page 85: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 1B: TRỮ LƯỢNG CÁC LOẠI RỪNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGToàn quốc:

  ĐVT: Gỗ: m3; tre nứa: 1000 cây

Phân loại rừng MãĐơn

vị tính

Tổng trữ

lượng

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài

đất quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu b.tồn thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh

quanCộng Đầu

nguồn

Chắn gió, cát

Chắn

sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16)I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN

GỐC 1100 m3       ư                  

1. Rừng tự nhiên 1110 m3                           - Rừng nguyên sinh 1111 m3                           - Rừng thứ sinh 1112 m3                          

2. Rừng trồng 1120 m3                           - Trồng mới trên đất chưa có

rừng1121 m3                          

- Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã có

1122 m3                          

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác

1123 m3                          

3. Rừng trồng cây cao su, đặc sản 1124 m3

- Cây cao su 1125 m3- Cây đặc sản 1126 m3

II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1200 m3                          

1. Rừng trên núi đất 1210 m3                          2. Rừng trên núi đá 1220 m3                          3. Rừng trên đất ngập nước 1230 m3                          

- Rừng ngập mặn 1231 m3                           - Rừng trên đất phèn 1232 m3                           - Rừng ngập nước ngọt 1233 m3                          

4. Rừng trên cát 1240 m3                          III. RỪNG PHÂN THEO LOÀI

CÂY 1300 m3                          

1. Rừng gỗ tự nhiên 1310 m3                          

80

Page 86: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 1B: TRỮ LƯỢNG CÁC LOẠI RỪNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNGToàn quốc:

  ĐVT: Gỗ: m3; tre nứa: 1000 cây

Phân loại rừng MãĐơn

vị tính

Tổng trữ

lượng

Đặc dụng Phòng hộ

Sản xuất

Rừng ngoài

đất quy hoạch

cho lâm nghiệp

CộngVườn quốc gia

Khu b.tồn thiên nhiên

Khu rừng

nghiên cứu

Khubảo vệ cảnh

quanCộng Đầu

nguồn

Chắn gió, cát

Chắn

sóng

Bảo vệ môi

trường

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) (15) (16) - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa

rụng lá1311 m3                          

- Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312 m3                           - Rừng gỗ lá kim 1313 m3                           - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và

lá kim1313 m3                          

2. Rừng tre nứa 1320 1000 cây                          

- Nứa 1321 1000 cây                          

- Vầu 1322 1000 cây                          

- Tre/luồng 1323 1000 cây                          

- Lồ ô 1324 1000 cây                          

- Các loài khác 1325 1000 cây                          

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330                             - Gỗ 1331 m3                           - Tre nứa 1332 1000

cây                          

4. Rừng cau dừa 1340 1000 cây                          

IV. RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 1400 m3                          

1. Rừng giàu 1410 m3                          2. Rừng trung bình 1420 m3                          3. Rừng nghèo 1430 m3                          4. Rừng nghèo kiệt 1440 m3                          

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

81

Page 87: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2A: DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝToàn quốc:

Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng Mã TổngBQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn

N.ngoài

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ

trang

Các tổ chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 1100                      

1. Rừng tự nhiên 1110                       - Rừng nguyên sinh 1111                       - Rừng thứ sinh 1112                      

2. Rừng trồng 1120                       - Trồng mới trên đất chưa có rừng 1121                       - Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã có 1122                       - Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác 1123                      

3. Rừng trồng cây cao su, đặc sản 1124- Cây cao su 1125- Cây đặc sản 1126II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1200                      1. Rừng trên núi đất 1210                      2. Rừng trên núi đá 1220                      3. Rừng trên đất ngập nước 1230                      

- Rừng ngập mặn 1231                       - Rừng trên đất phèn 1232                       - Rừng ngập nước ngọt 1233                      

4. Rừng trên cát 1240                      III. RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300                      

1. Rừng gỗ tự nhiên 1310                       - Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311                       - Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312                       - Rừng gỗ lá kim 1313                       - Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 1313                      

82

Page 88: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2A: DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝToàn quốc:

Đơn vị tính: ha

Phân loại rừng Mã TổngBQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn

N.ngoài

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ

trang

Các tổ chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)2. Rừng tre nứa 1320                      

- Nứa 1321                       - Vầu 1322                       - Tre/luồng 1323                       - Lồ ô 1324                       - Các loài khác 1325                      

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330                       - Gỗ là chính 1331                       - Tre nứa là chính 1332                      4. Rừng cau dừa 1340                      

IV. RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 1400     ,                

1. Rừng giàu 1410                      2. Rừng trung bình 1420                      3. Rừng nghèo 1430                      4. Rừng nghèo kiệt 1440                      5. Rừng chưa có trữ lượng 1450                      

V. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QH CHO LN 2000                      1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng 2010                      2. Đất trống có cây gỗ tái sinh 2020                      3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh 2030                      4. Núi đá không cây 2040                      5. Đất có cây nông nghiệp 2050                      6. Đất khác trong Lâm Nghiệp 2060                      

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

83

Page 89: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2B: TRỮ LƯỢNG RỪNG PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝToàn quốc:

Đơn vị tính: m3

Phân loại rừng MãĐơn

vị tính

Tổng BQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100%

vốn NN

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ

trang

Các tổ chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14)I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 1100 m3                      

1. Rừng tự nhiên 1110 m3                      

- Rừng nguyên sinh 1111 m3                      

- Rừng thứ sinh 1112 m3                      

2. Rừng trồng 1120 m3                      

- Trồng mới trên đất chưa có rừng 1121 m3                      

- Trồng lại sau khi k.thác rừng trồng đã có 1122 m3                      

- Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã k.thác 1123 m3                      

3. Rừng trồng cây cao su, đặc sản 1124 m3

- Cây cao su 1125 m3

- Cây đặc sản 1126 m3

II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 1200 m3                      

1. Rừng trên núi đất 1210 m3                      

2. Rừng trên núi đá 1220 m3                      

3. Rừng trên đất ngập nước 1230 m3                      

- Rừng ngập mặn 1231 m3                      

- Rừng trên đất phèn 1232 m3                      

- Rừng ngập nước ngọt 1233 m3                      

4. Rừng trên cát 1240 m3                      

III. RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY 1300 m3                      

1. Rừng gỗ tự nhiên 1310 m3                      

- Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 1311 m3                      

- Rừng gỗ lá rộng rụng lá 1312 m3                      

- Rừng gỗ lá kim 1313 m3                      

- Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim 1313 m3                      

84

Page 90: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

BIỂU 2B: TRỮ LƯỢNG RỪNG PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝToàn quốc:

Đơn vị tính: m3

Phân loại rừng MãĐơn

vị tính

Tổng BQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100%

vốn NN

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ

trang

Các tổ chức khác

UBND

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14)

2. Rừng tre nứa 1320 1000 cây                      

- Nứa 1321 1000 cây                      

- Vầu 1322 1000 cây                      

- Tre/luồng 1323 1000 cây                      

- Lồ ô 1324 1000 cây                      

- Các loài khác 1325 1000 cây                      

3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 1330                        

- Gỗ 1331 m3                      

- Tre nứa 1332 1000 cây                      

4. Rừng cau dừa 1340 1000 cây                      

IV. RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG 1400 m3                      

1. Rừng giàu 1410 m3     ,                

2. Rừng trung bình 1420 m3                      3. Rừng nghèo 1430 m3                      4. Rừng nghèo kiệt 1440 m3                      

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

BIỂU 3: TỔNG HỢP ĐỘ CHE PHỦ RỪNG85

Page 91: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Toàn quốc: Đơn vị tính DT:

TT Tên huyệnTổng

diện tích tự nhiên

Tổng diện tích có rừng

Chia theo nguồn gốc Chia theo mục đích sử dụng của 03 loại rừng Diện tích

ngoài 3 loại rừng

Độ che phủ rừng (%)Cộng Rừng tự

nhiên

Rừng trồng đã

thành rừng

Cộng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13  Toàn quốc                      1 Tỉnh a                      2 Tỉnh b                        .......                                                                                                                                                                                                                                                                                                         

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

BIỂU 4A: DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG PHÂN THEO LOÀI CÂY VÀ CẤP TUỔI

86

Page 92: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Toàn quốc:

Đơn vị tính: ha

Loài cây Tổng cộng Phân theo cấp tuổi1 2 3 4 5

                                       

Thủ trưởng đơn vị Ngày tháng năm 20 Người tổng hợp

BIỂU 4B: TRỮ LƯỢNG RỪNG TRỒNG PHÂN THEO LOÀI CÂY VÀ CẤP TUỔIToàn quốc:

ĐVT: Gỗ m3, tre nứa 1000 cây

Loài cây Tổng cộng Phần theo cấp tuổi1 2 3 4 5

                                                                              

Thủ trưởng đơn vị Ngày tháng năm 20 Người tổng hợp

BIỂU 5: TỔNG HỢP TÌNH TRẠNG QUẢN LÝ DIỆN TÍCH RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP

87

Page 93: Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm kê rừngfipivinh.gov.vn/images/vanban/2. HUONG DAN KKR.docx · Web viewQuyết định số 594/QĐ-TTg ngày 15 tháng 4 năm 2013 của Thủ

Toàn quốc: Đơn vị tính: ha

TT Tình trạng sử dụng Tổng xã

BQL rừng ĐD

BQL rừng PH

Doanh nghiệp

NN

DN ngoài QD

DN 100% vốn NN

Hộ gia đình,

cá nhân

Cộng đồng

Đơn vị vũ

trang

UBND

Các tổ chức khác

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13)  TỔNG                      

I ĐÃ GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT                      

1 Không có tranh chấp                      1.1 Rừng tự nhiên                      1.2 Rừng trồng                      1.3 Rừng trồng cây cao su, đặc sản1.4 Đất chưa có rừng                      2 Đang có tranh chấp                      

1.1 Rừng tự nhiên                      1.2 Rừng trồng                      1.3 Đất chưa có rừng                      

II CHƯA GIAO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT                      

1 Không có tranh chấp                      1.1 Rừng tự nhiên                      1.2 Rừng trồng                      1.3 Đất chưa có rừng                      2 Đang có tranh chấp                      

1.1 Rừng tự nhiên                      1.2 Rừng trồng                      1.3 Đất chưa có rừng                      

Ngày tháng năm 20Thủ trưởng đơn vị Người tổng hợp

88