huong dan tnvl dai cuong

7
GV: Trần Thiên Đức - http://ductt111.wordpress.com V2011 HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM BÀI 1 1. Tên bài: LÀM QUEN VỚI CÁC DỤNG CỤ ĐO ĐỘ DÀI 2. Nhận xét: - Bài thí nghiệm này rất bản, sẽ giúp các bạn sử dụng thành thạo thước kẹp thước Panme. - Vấn đề chính của bài này lại nằm chỗ đa phần các bạn mới chỉ biết đến thước kẻ, bút chì, kéo chứ chả mấy bạn đã được sử dụng các dụng cụ này khi nhìn thấy dụng cụ thấy sao mà phức tạp thế, các thang đo thì chi chít choáng cầm thước đo cũng thấy run vì đọc hướng dẫn rồi chả tưởng tượng ra cách làm như thế nào (giống tôi hồi trước thôi) không có gì mà phải ngại. - Ngoài ra khâu xử số liệu cũng một khâu khá imba khiến cho các bạn sinh viên gặp rất nhiều sai sót (imba vì các bạn đã học cách xử lý sai số nhưng 99.99% kiến thức đã bay mất còn 0.01% thì quá ít nên chả ai để ý lúng túng khi xử số liệu cách khắc phục: đọc kỹ bài thuyết sai số + tham khảo báo cáo mẫu ). 3. Giải quyết: 3.1. Những điều cần biết: - Về dụng cụ: Bài thí nghiệm này tất nhiên sẽ phải thước kẹp và Banme rồi và ngoài ra còn có đối tượng đo đạc là viên bi sắt, khối trụ rỗng hình trụ. - Chúng ta sẽ đo gì? Bi: chắc chắn sẽ đo đường kính dùng Banme Trụ rỗng: đường kính trong, đường kích ngoài, đường cao dùng thước kẹp Tóm lại “Ban Bi Kẹp Trụ” quá dễ nhớ. - Cách sử dụng thước Banme và thước kẹp: Trước khi tìm hiểu cách đo chúng ta phải biết hình dạng dụng cụ như thế nào đã tham khảo hình vẽ dưới đây: Hình 1. Panme (hàng xịn giá cả phải chăng 1.5 củ cẩn thận khi sử dụng đấy ) Hình 2. Thước kẹp (hàng xịn giá mềm hơn một chút 1 củ đề nghị cẩn thận khi sử dụng) - Như vậy chăc các bạn đều có cái nhìn tổng quan về dụng cụ này. Qua chú thích các các bạn cũng đã biết trong quá trình đo phải biết đặt các đối tượng đo như thế nào. - Tiếp theo là cách đọc kết quả trong sách hướng dẫn thí nghiệm đã hướng dẫn chi tiết nhưng chắc đọc xong nhiều bạn chả hiểu gì vì đơn giản nội dung thì không có gì phức tạp nhưng hình vẽ từ ngữ quá nhiều khiến chúng ta không biết tập trung vào đâu. Theo tôi thì các bạn Nút vặn Đo đường kính trong Đo đường kính ngoài, chiều cao Thước phụ (trên thước phụ sẽ ghi độ chính xác) Chỗ kẹp bi cẩn thận đấy

Upload: akira-shio

Post on 24-Jan-2016

48 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

Thi nghiem vat ly dai cuong a1

TRANSCRIPT

Page 1: Huong dan tnvl dai cuong

GV: Trần Thiên Đức - http://ductt111.wordpress.com V2011

HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM BÀI 1

1. Tên bài: LÀM QUEN VỚI CÁC DỤNG CỤ ĐO ĐỘ DÀI

2. Nhận xét:

- Bài thí nghiệm này rất cơ bản, nó sẽ giúp các bạn sử dụng thành thạo thước kẹp và thước

Panme.

- Vấn đề chính của bài này lại nằm ở chỗ đa phần các bạn mới chỉ biết đến thước kẻ, bút chì, kéo

chứ chả mấy bạn đã được sử dụng các dụng cụ này khi nhìn thấy dụng cụ thấy sao mà phức

tạp thế, các thang đo thì chi chít choáng cầm thước đo cũng thấy run vì đọc hướng dẫn rồi

mà chả tưởng tượng ra cách làm như thế nào (giống tôi hồi trước thôi) không có gì mà phải

ngại.

- Ngoài ra khâu xử lý số liệu cũng là một khâu khá imba khiến cho các bạn sinh viên gặp rất

nhiều sai sót (imba vì các bạn đã học cách xử lý sai số nhưng 99.99% kiến thức đã bay mất

còn 0.01% thì quá ít nên chả ai để ý lúng túng khi xử lý số liệu cách khắc phục: đọc kỹ bài

lý thuyết sai số + tham khảo báo cáo mẫu ).

3. Giải quyết:

3.1. Những điều cần biết:

- Về dụng cụ: Bài thí nghiệm này tất nhiên sẽ phải có thước kẹp và Banme rồi và ngoài ra còn có

đối tượng đo đạc là viên bi sắt, khối trụ rỗng hình trụ.

- Chúng ta sẽ đo gì?

Bi: chắc chắn sẽ là đo đường kính dùng Banme

Trụ rỗng: đường kính trong, đường kích ngoài, đường cao dùng thước kẹp

Tóm lại là “Ban Bi Kẹp Trụ” quá dễ nhớ.

- Cách sử dụng thước Banme và thước kẹp: Trước khi tìm hiểu cách đo chúng ta phải biết hình

dạng dụng cụ như thế nào đã tham khảo hình vẽ dưới đây:

Hình 1. Panme (hàng xịn giá cả phải chăng 1.5 củ

cẩn thận khi sử dụng đấy )

Hình 2. Thước kẹp (hàng xịn giá mềm hơn một chút 1 củ đề

nghị cẩn thận khi sử dụng)

- Như vậy chăc các bạn đều có cái nhìn tổng quan về dụng cụ này. Qua chú thích các các bạn

cũng đã biết trong quá trình đo phải biết đặt các đối tượng đo như thế nào.

- Tiếp theo là cách đọc kết quả trong sách hướng dẫn thí nghiệm đã có hướng dẫn chi tiết

nhưng chắc đọc xong nhiều bạn chả hiểu gì vì đơn giản nội dung thì không có gì phức tạp nhưng

hình vẽ và từ ngữ quá nhiều khiến chúng ta không biết tập trung vào đâu. Theo tôi thì các bạn

Nút vặn

Đo đường

kính trong

Đo đường kính

ngoài, chiều cao

Thước phụ (trên thước phụ

sẽ ghi độ chính xác)

Chỗ kẹp bi cẩn thận đấy

Page 2: Huong dan tnvl dai cuong

GV: Trần Thiên Đức - http://ductt111.wordpress.com V2011

hay đọc qua một lượt (nhớ được thì nhớ mà không nhớ được thì xem phim). Không có cách nào

minh họa dễ hiểu hơn là hình ảnh và clip do đó các bạn hãy download file hướng dẫn kèm theo

để biết xem cách đo và đọc kết quả như thế nào Tôi tin là mất khoảng 20 phút xem clip thì

99% các bạn sẽ hiểu còn 1% thì cực hiểu (chú ý: đừng cố tìm hiểu và dịch xem họ nói gì (vì họ

nói bằng tiếng anh), chỉ cần quan sát hình ảnh là hiểu thôi ).

3.2. Quá trình đo cần chú ý:

- Kẹp các đối tượng đo trên dụng cụ phải chắc chắn, không được lỏng lẻo vì hình tru khá to nên

rơi xuống đất chắc cũng dễ tìm nhưng viên bi thì bé xíu rơi xuống đất lại chui vào khe nào đó

thì potay.com mất dụng cụ thí nghiệm thì hậu quả vô cùng bi đát (chắc các bạn chưa tưởng

tượng được đâu, muốn biết chi tiết hãy hỏi các anh chị sinh viên khóa trước ).

- Đọc kết quả phải cẩn thận tránh nhầm lẫn giữa các vạch kết quả đo sai

- Làm xong thí nghiệm phải xếp dụng cụ gọn gàng trước khi ra về.

4. Xử lý số liệu:

- Khó khăn nằm ở trong phần xử lý sai số hãy luôn chú ý những điểm sau khi xử lý kết quả:

Sai số tuyệt đối và sai số tương đối đã đủ 2 chữ số có nghĩa chưa? (nếu lớn hơn thì phải

làm tròn ngay để lấy về 2 chữ số có nghĩa). Thế nào là chữ số có nghĩa thì xin mời đọc

bài sai số.

Giá trị đo được và sai số tuyệt đối của đại lượng đó phải cùng bậc, tương xứng chi tiết

tại bài sai số.

5. Báo cáo mẫu:

- Chưa có vì đang chờ các bạn gửi số liệu của buổi thí nghiệm đầu tiên về.

ARE YOU OK?

CHÚC MỌI NGƯỜI HỌC TỐT ^_^

Page 3: Huong dan tnvl dai cuong

GV: Trần Thiên Đức - http://ductt111.wordpress.com V2011

HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM BÀI 2

1. Tên bài: KHẢO SÁT HỆ VẬT CHUYỂN ĐỘNG TỊNH TIẾN – QUAY. XÁC ĐỊNH

MOMENT QUÁN TÍNH CỦA BÁNH XE VÀ LỰC MA SÁT Ổ TRỤC.

2. Nhận xét:

- Đặc điểm của bài này là sau khi đọc hướng dẫn xong thì rất ít bạn có thể hiểu và tưởng tượng

được ra hệ thí nghiệm cũng như các bước làm như thế nào vì đọc xong cũng thấy hoa mắt chóng

mặt (đến tôi đọc xong cũng hoa hết cả mắt).

- Ngoài ra, bài này cũng đòi hỏi kiến thức về phần vật rắn quay (đa phần chúng ta đều mới chỉ

biết sơ qua về phần này) và kỹ năng đọc thước sử dụng thước kẹp. Vấn đề chính lại là ở kỹ năng

sử dụng thước kẹp vì muốn biết sử dụng thì phải làm bài thí nghiệm 1 rồi trong khi các bạn thuộc

nhóm 2 vừa vào đã phải sử dụng luôn làm bài 2 nhưng mà lại phải đọc thêm bài 1 super

black.

3. Giải quyết:

3.1. Những điều cần biết:

- Về kiến thức các bạn cần biết: Nhìn chung trong sách hướng dẫn trình bày khá chi tiết và rắc

rối nên để rút ra được những cái cốt lõi bên trong thì không hề đơn giản. Theo kinh nghiệm của

tôi thì các bạn cần biết những vấn đề sau:

Phương trình cơ bản của chuyển động quay của vật rắn: (quá dễ, ai cũng biết):

nếu để ý kỹ thì nó chẳng khác phương trình là mấy. Chỉ là một thao tác đơn

giản khi chuyển từ chuyển động tịnh tiến sang chuyển động quay. (M: mô men lực, I: mô

men quán tính, β: gia tốc góc)

Các công thức liên quan tới năng lượng:

o Thế năng trọng trường:

o Động năng:

o Động năng quay:

Định luật bảo toàn năng lượng

Mối liên hệ giữa chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến: v = r.ω

Công cản lực lực ma sát: A = fms.S

- Về cơ sở lý thuyết trong sách có trình bày rất kỹ nên tôi chỉ tóm lược các ý chính. Điểm mấu

chốt của bài này chính là sử dụng định luật bảo toàn năng lượng trên quãng đường AB:

(phân tích phương trình trên ta thấy tại vị trí A vật đứng yên nên làm gì có động năng, lúc này

năng lượng của hệ vật dưới dạng thế năng trọng trường. Tại vị trí B (mốc thế năng) thì thế năng

bằng 0 năng lượng của hệ chỉ có động năng và động năng quay. Tuy nhiên, do hoàn cảnh xô đẩy

nên trong quá trình di chuyển xuống lực ma sát đã thịt mất một phần năng lượng nên nếu cộng

thêm phần năng lượng bị mất này đi ta sẽ thu được năng lượng như lúc ban đầu.)

Page 4: Huong dan tnvl dai cuong

GV: Trần Thiên Đức - http://ductt111.wordpress.com V2011

- Ở đây chúng ta phải đi xác định I nhìn vào phương trình chúng ta thấy cần xác định 3 đồng

chí là v, ω, fms (mấy đồng chí còn lại đã biết rồi nên không cần quan tâm:

Xác định v: bài toán trẻ con chắc ai cũng làm được

Xác định ω: bài toán lớp lá sử dụng mối quan hệ v và ω là ra.

Xác định fms: bài toán lớp lớn sử dụng định luật biến thiên thế năng bằng công cản là

xong.

h2 là vị trí cao nhất của quả nặng sau khi thả từ vị trí h1 có thể lấy ví dụ sau cho các

bạn dễ tưởng tượng là thả quả bóng từ vị trí h1 rơi xuống đất, rõ ràng là sau khi đập đất

(giả sử va chạm đàn hồi) thì quả bóng bật lên. Nếu tính đến lực cản (lực ma sát, lực cản

của không khí) thì quả bóng chỉ có thể lên được vị trí h2 < h1 chứ không thể lên bằng

hoặc hơn đâu như vậy năng lượng quả bóng còn lại ở trạng thái 2 sẽ là mgh2 < mgh1

phần còn lại đi đâu? chính là phần năng lượng đã bị tổn hao do lực cản gây ra.

- Về dụng cụ đo: (được mô tả bằng hình vẽ dưới) Nhìn chung các bạn chỉ cần để ý đến vài bộ

phận chính như quả nặng, bánh đà, trục bánh đà, thước đo để xác định vị trí quả nặng. Các bạn

chú ý đến 4 nút trên cùng mỗi nút có một chức năng riêng nên đừng có bấm bừa.

Nút F: a nhờ anh phờ anh phanh.

Nút 1: Mở phanh đồng thời đóng mạch đồng hồ đếm chúng ta sẽ thấy sau khi bấm nút

1 đồng hồ sẽ chạy điên cuồng.

Nút 2: Khóa mạch tế bào quang điện (cảm biến QĐ) có tác dụng làm đồng hồ ngừng

đếm khi bị che bởi quả nặng.

Nút 3: Thả phanh nhưng không khóa mạch đồng đồ đếm dùng để điều chỉnh vị trí quả

nặng lúc ban đầu.

- Cảm biến QĐ có thể dịch chuyển

Hình 2. Đồng hồ đo thời gian hiện số

Trên đây là đồng hồ đo của chúng ta (trông rất hiện đại), chú ý một số

phòng đồng hồ có thể hơi khác nhưng nhìn chung thì cũng tương tự thế

này các bạn chú ý thông số ban đầu của đồng hồ này (thường là đã

được thiết lập sẵn nên chỉ cần bấm mối khóa K và kết nối là xong, tuy

nhiên có một số trường hợp những nhóm làm trước chơi tuyệt chiêu qua

Hình 1. Sơ đồ hệ thí

nghiệm

Page 5: Huong dan tnvl dai cuong

GV: Trần Thiên Đức - http://ductt111.wordpress.com V2011

cầu rút ván bằng cách vặn lung tung trước khi về nên chúng ta cũng nên

check lại cho chắc)

MODE: A ↔ B

THANG ĐO: 9.999

3.2. Quá trình đo cần chú ý:

- Về thao tác đo thì rất đơn giản có mỗi việc cuốn dây nâng lên độ cao h1 cho trước sau đó thả

tay và chờ cho quả nặng đến vị trí h2 rồi hãm phanh và ghi giá trị h2 và thời gian chuyển động

vào là xong.

- Các bước cụ thể:

B1: Ngắm nghía thăm dò thiết bị thí nghiệm xem nó có thừa có thiếu cái gì không, có cái

nào trục trặc không (như dây bị đứt, thước mờ, đại loại là những gì bất thường) nên

dành khoảng 5 phút cho bước này.

B2: Hạ thủy tức là hạ quả nặng xuống vị trí thấp nhất bằng cách bấm nút 3. Nói chung

là cứ thả cho quả nặng nó rơi từ từ xuống. Khi nào xuống vị trí thấp nhất thì các bạn bóp

phanh để cho nó ổn định. Ngoài ra phải để ý dây treo quả nặng phải song song với thước.

B3: Điều chỉnh cảm biến xuống dưới vị trí quả nặng khoảng 2 – 3 cm. Sau đó bật đồng

hồ cảm biến lên (chú ý là phải kết nối đồng hồ với cảm biến) và dịch chuyển cảm biến

lên đến vị trí cảm biến bắt đầu thay đổi trạng thái thì fix ngay cảm biến lại. Nghe thì nó

hơi trìu tượng nhưng các bạn để ý là nếu quả nặng chỉ cần che cảm biến quang điện là lập

tức nó sẽ thay đổi trạng thái ngay. Vì ban đầu ta để ở dưới vị trí quả nặng (không bị che)

trạng thái ổn định. Đưa lên một cái là bị che thay đổi ngay.

B4: Đọc và ghi giá trị ZB.

B5: Nhẹ nhàng ta đẩy xe hàng bằng cách quay bánh đà đề kéo quả nặng lên (giống như

quay bánh đà để kéo xô nước từ dưới giếng lên thôi). Chú ý là dây cuốn trên trục phải xít

nhau chứ đừng có chồng chéo lên nhau vừa xấu vừa dễ gây rối dây. Khi quả nặng

được đưa lên vị trí h1 (được cho trước) ứng với ZA thì hãm phanh dừng lại và ghi giá trị

ZA lại.

B6: Thả bom các bạn sẽ bấm nút 1 (mở phanh và đóng mạch điện của máy đo thời

gian) đồng thời ngay sau đó bấm luôn nút 2 (đóng mạch cổng quang điện). Đừng có bấm

nút 1 rồi bắt đầu suy nghĩ xem là bấm nút nào tiếp theo. Thường thì có thể bấm hai nút

này đồng thời cũng được. Kết quả là quả nặng sẽ rơi xuống dưới và đến vị trí thấp nhất

nó sẽ chắn cảm biến biến quang và khiến cho đồng hồ đang chạy ngon bỗng trở nên “cu

đơ”.

B7: Xác định h2 : sau khi làm cho đồng hồ quay cu đơ thì do quán tính mà quả nặng lại di

chuyển lên trên và đến một vị trí h2 nào đó nó sẽ xì tốp ngay. Đến lúc này các bạn bấm

ngay phanh F để cố định đồng chí quả nặng này lại và bắt đầu khi kết quả: gồm ZC và

thời gian trên đồng hồ.

B8: Thu dọn hiện trường để tiếp tục đo thêm 4 lần nữa.

Page 6: Huong dan tnvl dai cuong

GV: Trần Thiên Đức - http://ductt111.wordpress.com V2011

Nhiệt dung phân tử đẳng tích: CV (V chính là Volume)

Như vậy mối quan hệ giữa hai đại lượng trên là: (Khẩu quyết để nhớ mối

quan hệ này là: Cậu Phải Bỏ Chè Và Rượu).

- Tỷ số Poisson (đọc là Poát Xông thì phải không nhớ thì cứ đọc là Poi son đảm bảo các thầy

hiểu được hết):

Nội dung chính của bài này chính là xác định đại lượng này nên kiểu gì thì các bạn cũng phải

biết tên và công thức tính nó.

- Đây là hình vẽ mô tả thiết bị thí nghiệm của chúng

ta. Các bạn sẽ thấy một bình thủy tinh rất to (trông rất

giống bình rượu rắn ở nhà chỉ khác mỗi rượu và rắn

không thấy đâu chỉ thấy bụi và không khí thôi). Một

quả bóp để các bạn tập thể dục tay. Một cái van và

một hai cột nước thông nhau có vạch đo ở giữa để

đo chênh lệch giữa hai cốc nước.

Hình 1. Hệ thí nghiệm

3.2. Quá trình đo cần chú ý:

- Khi bắt đầu làm thì đừng có vội vàng bóp lấy bóp để hãy kiểm tra van đã đóng chưa? bóp

thử một hai cái demo nhẹ nhàng và quan sát nếu hai cột nước chênh lệch mà không bị tụt về vị trí

cân bằng sau khoảng 1 phút thì có nghĩa là van khá kín nếu tụt thì phải check van ngay có thể

là chưa kín.

- Khi đã ổn định thì các bạn bơm sao cho độ chênh lệch giữa hai cột nước khoảng 240mm hoặc

250mm (trên thước các thế hệ trước đã vạch sẵn dấu mốc cho các bạn rồi). Tuyệt đối không bóp

mạnh khiến nước phọt ra ngoài bị phát hiện thì xác định đi.

- Chú ý là khi bơm lên 240mm (hoặc 250mm) thì phải chờ khoảng 5 phút rồi mới xả van (kinh

nghiệm của tôi thực ra chả cần 10 phút mà cần khoảng 2 phút là ok rùi nhưng chỉ có tôi được

phép làm chứ các bạn không được làm). Đã có trường hợp một nhóm vào ngồi đo được 15 phút

đã thấy nộp kết quả biết ngay là fake số liệu hậu quả thì vô cùng bi đát. Đơn giản là các

bạn phải lấy số liệu 10 lần mỗi lần 5 phút như vậy nhanh thì cùng phải 50 phút tóm lại đừng

hi vọng đánh nhanh rút gọn với bài này cứ kháng chiến trường kỳ thôi .

- Cái quan trọng nhất chính là cách mà các bạn vặn van. Theo sách hướng dẫn “quan sát hai cột

nước bằng nhau rồi vặn van nhanh” nói thì dễ mà làm mới khó người chứ có phải máy đâu

mà cảm nhận được thời điểm hai cột nước bằng nhau và thế là xuất hiện các kỹ năng đóng

van made by BK student

Page 7: Huong dan tnvl dai cuong

GV: Trần Thiên Đức - http://ductt111.wordpress.com V2011

Cách 1: Mặt rất căng thẳng, tay run run khi cầm vảo van (các bạn nữ hay chọn cách này

vì đúng tính cách yếu đuối). Vặn nhè nhẹ và khi thấy khí xịt ra ngoài thì giật mình vặn

bộp van lại luôn tạch.

Cách 2: Hùng hùng hổ hổ vặn bộp một cái rồi cười hô hố vài giây rồi mới vặn lại tạch.

Cách 3: Chuẩn bị rất cẩn thận, mắt nhìn thẳng vào hai cột nước, tay cầm chắc van, vặn

một phát rồi quan sát hai cột nước cho bằng nhau rồi đóng ngay lại. Vấn đề là không bắt

chuẩn lúc hai cột nước bằng nhau được vì quá trình xảy ra rất nhanh (chắc chưa đầy 1s đã

bằng nhau rồi) tưởng chuẩn mang kết quả ra và what’s the hell? Bad data .

- Vậy điểm mấu chốt là gì? Đừng quan tâm đến gì sách nói hay quan tâm tới những gì gió nói .

Các bạn vặn van xuống thấy tiếng xịt chấm dứt là nhẹ nhàng khóa van đơn giản vậy thôi.

- Cuối cùng là chờ hai cột nước chênh lệch và ghi kết quả thôi Để kiểm tra kết quả xem có

đúng không các bạn áp dụng công thức tính hệ số Poisson theo chiều cao cột nước trong sách.

Nếu kết quả ra tầm từ 1.35 đến 1.4 là ok (càng sát 1.4 thì càng chuẩn nhé) vì hệ số Poisson đối

với không khí thì chỉ có thể nằm trong khoảng giá trị đấy thôi.

(công thức này rất hay hỏi lúc kiểm tra ban đầu nên chịu khó nhớ nhé cũng dễ mà)

4. Xử lý số liệu:

- Làm thì khó mà xử lý số liệu thì dễ đây là đặc trưng của bài này và nhớ thiết lập công thức

sai số vào trong báo cáo đấy nhé. Ngoài ra chẳng có gì đáng nói ở bài này.

5. Báo cáo mẫu:

- Chưa có vì đang chờ các bạn cung cấp số liệu.

ARE YOU OK?

CHÚC MỌI NGƯỜI HỌC TỐT ^_^