hướng dẫn vận hành Đo ĐẾm diỄn biẾn rỪng

54
Tháng Ba, 2018 Phiên bn 3.1TDDBTNR

Upload: others

Post on 22-May-2022

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

Tháng Ba, 2018

(Phiên bản 3.1)

TDDBTNR

Page 2: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG
Page 3: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

i

Lời nói đầu

Tài liệu Cẩm nang Hướng dẫn này nhằm trang bị thêm kiến thức cho người trực

tiếp hướng dẫn người dùng máy tính bảng ở cấp cơ sở trong đo đếm và báo cáo

diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, đồng thời cung cấp các kỹ năng, kiến

thức cần thiết để đọc số liệu, đánh giá kết quả thực hành của các học viên.

Các tiểu giáo viên đã được đào tạo tại các khóa đào tạo tiểu giáo viên về đo đếm

và báo cáo diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp sử dụng máy tính bảng

là đối tượng chính của tài liệu Cẩm nang Hướng dẫn này. Tuy nhiên, đối với việc

đọc số liệu thực hành của các học viên, các tiểu giáo viên bắt buộc phải có tài

khoản người dùng của Phần mềm TDDBTNR của Tổng cục Lâm nghiệp.

Tài liệu Cẩm nang Hướng dẫn này được chia thành bốn phần chính, gồm (I) Chuẩn

bị trước khi tổ chức tập huấn nâng cao năng lực; (II) Hướng dẫn cho các học viên

về cách thức vận hành, sử dụng máy tính bảng trong đo đếm và báo cáo diễn biến

tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; (III) Phần việc của tiểu giáo viên về đọc số liệu

báo cáo, phân tích và đánh giá kết quả thực hành của học viên và (IV) Bổ túc và

hỗ trợ kỹ thuật sau tập huấn nâng cao năng lực.

Để hiểu được tổng quát về Hệ thống TDDBTNR, người đọc cần tham khảo Sổ tay

vận hành Hệ thống TDDBTNR và, để biết thêm các chi tiết trong từng hợp phần

của Hệ thống TDDBTNR, người đọc cần tham khảo các Hướng dẫn thực hiện, Cẩm

nang thao tác, tài liệu tập huấn khác.

Page 4: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG
Page 5: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

ii

Sử dụng tài liệu Cẩm nang Hướng dẫn này như thế nào?

Cẩm nang Hướng dẫn ứng dụng máy tính bảng trong đo đếm và báo cáo số liệu diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp (phiên bản 3.1) được xây dựng trên phiên bản 3.1 của Ứng dụng di động chạy trên máy tính bảng và Phần mềm cập nhật diễn biến rừng của Tổng cục Lâm nghiệp (dưới đây gọi tắt là Phần mềm FRMS) cùng các công cụ, trình cắm cần thiết để đọc số liệu, phân tích số liệu thực hành của các học viên. Các tiểu giáo viên cần phải tham khảo và trở nên thành thục với các nội dung trong Cẩm nang này để có thể hướng dẫn cho những người khác cũng như thực hiện các phần việc của tiểu giáo viên về theo dõi, đánh giá kết quả thực hành nhằm thực hiện tốt việc tập huấn nâng cao năng lực.

Những nội dung được đóng khung trong các phần “Lưu ý quan trọng” trong cả Cẩm nang Thao tác và Cẩm nang Hướng dẫn nhằm nhắc nhở Người hướng dẫn cần phải đặc biệt lưu ý, và cần phải nhớ các nội dung này trong quá trình thao tác, vận hành máy tính bảng và trong quá trình hướng dẫn.

Những nội dung được đóng khung trong các phần “Dành cho Người hướng dẫn” là những nội dung được cung cấp thêm cho Người hướng dẫn để họ hỗ trợ các học viên trong việc giải thích thêm về hệ thống, các chức năng của phần mềm, hoặc chỉnh sửa các thao tác sai thường gặp của các học viên.

Các hình ảnh được sử dụng trong Cẩm nang Hướng dẫn này là các hình ảnh được sao chép từ màn hình máy tính bảng khi vận hành Ứng dụng di động phiên bản 3.1 trên thiết bị máy tính bảng của các hãng ASUS và Lenovo, có độ lớn màn hình 7 inches. Ngoài ra, một số hình ảnh khác được sao chép từ màn hình máy tính cá nhân chạy Phần mềm FRMS phiên bản 2.0.1 trên hệ điều hành Windows 8.1 (64bit). Nếu sử dụng các thiết bị của các hãng khác hoặc với độ lớn màn hình khác, cũng như phiên bản khác của Phần mềm FRMS hoặc cùng phiên bản nhưng trên hệ điều hành máy tính khác, người hướng dẫn có thể thấy một số khác biệt nào đó về nút chức năng hoặc biểu tượng. Vui lòng tham vấn thêm với giảng viên chính hoặc với CCKL để nhận được sự hỗ trợ khi cần thiết. Xin lưu ý là tài liệu này không hướng dẫn việc sử dụng phần mềm QGIS thông thường.

Khi đọc tài liệu này, cách tốt nhất để nắm vững các nội dung là vừa đọc vừa thao tác. Trước khi đặt câu hỏi với giảng viên, Người hướng dẫn cần tham khảo trước tài liệu này. Phần Mục lục sẽ là nơi để người dùng bắt đầu tìm kiếm các nội dung cần thiết.

Chúc thành công!

Page 6: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG
Page 7: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

iii

Mục lục

Phần I - CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TỔ CHỨC TẬP HUẤN ................................. 1

1. Lượt tập huấn thứ nhất ............................................................................. 1 1.1. Tự ôn luyện các kỹ năng kỹ thuật vận hành máy tính bảng ................ 1 1.2. Tự ôn luyện kỹ năng hướng dẫn .......................................................... 2 1.3. Chuẩn bị bài giảng và các trang thiết bị cần thiết ................................ 3 1.4. Chọn địa điểm thực hành ngoài thực địa ............................................. 5 1.5. Liên hệ với đơn vị tổ chức.................................................................... 5

2. Các lượt tập huấn tiếp theo ...................................................................... 6 2.1. Đánh giá và tổng hợp kết quả thực hành lượt tập huấn trước ............ 6 2.2. Chỉnh sửa bài giảng phù hợp với kết quả đánh giá ............................. 6 2.3. Rà soát lại các máy tính bảng và phần mềm, số liệu .......................... 6 2.4. Chọn địa điểm thực hành ngoài thực địa ............................................. 7 2.5. Liên hệ với đơn vị tổ chức.................................................................... 7

Phần II - HƯỚNG DẪN CÁC HỌC VIÊN .......................................................... 8

1. Phần I - Cơ chế vận hành Hệ thống TDDBTNR ....................................... 8

2. Phần II - Tổng quan về ứng dụng máy tính bảng ..................................... 8

3. Phần III - Kiểm tra phần cứng, phần mềm và bản đồ nền ........................ 9

4. Phần IV - Đo đếm và báo cáo số liệu diễn biến tài nguyên rừng ............. 9

5. Phần V - Bảo quản thiết bị, nâng cấp phần mềm ................................... 10

Phần III - PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH ..................... 10

1. Chuẩn bị phần mềm và các công cụ cần thiết ........................................ 11 1.1. Cài đặt các trình cắm, công cụ cần thiết ............................................ 11 1.2. Thiết lập Hệ tọa độ địa phương. ........................................................ 17

2. Đọc và phân tích kết quả thực hành ....................................................... 22 2.1. Nạp số liệu từ máy chủ cơ sở dữ liệu ................................................ 22 2.2. Nạp dữ liệu theo hình thức ngoại tuyến ............................................. 25 2.3. Đọc ảnh thực địa ................................................................................ 26 2.4. Xuất báo cáo thực địa để đọc toàn nội dung báo cáo ....................... 28 2.5. Phân tích kết quả thực hành .............................................................. 31

3. Đánh giá kết quả thực hành .................................................................... 33 3.1. Thang điểm đánh giá ......................................................................... 33 3.2. Tiêu chí đánh giá ................................................................................ 34 3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá ................................................................ 36

Phần IV - BỔ TÚC VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT SAU TẬP HUẤN ....................... 38

1. Bổ túc kiến thức khi có thay đổi nâng cấp hệ thống ............................... 38

Page 8: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

iv

2. Tập huấn bổ sung khi có thay đổi nâng cấp hệ thống ............................ 38

3. Hỗ trợ kỹ thuật sau tập huấn nâng cao năng lực.................................... 39

Phần V - CÁC NỘI DUNG KHÁC .................................................................... 39

Page 9: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

v

Danh mục hình ảnh

Hình 1: Hướng dẫn mở phần cài đặt trình cắm trong QGIS ................................................ 12

Hình 2: Tìm kiếm trình cắm QuickMapServices ................................................................... 12

Hình 3: Cách thức cài đặt trình cắm QuickMapServices ...................................................... 13

Hình 4: Thực đơn cấu hình dịch vụ QuickMapServices ....................................................... 13

Hình 5: Giao diện cài đặt dịch vụ của QuickMapServices .................................................... 14

Hình 6. Cách mở dịch vụ ảnh vệ tinh Google Satellite trong QuickMapServices ................ 14

Hình 7: Đường dẫn và thư mục exifread trong QGIS của Phần mềm FRMS ...................... 15

Hình 8. Đường dẫn và thư mục FRMS_Mobile trong Phần mềm FRMS ............................. 16

Hình 9. Cách thức cài đặt trình cắm ngoại tuyến trong QGIS .............................................. 16

Hình 10. Vị trí và hình dạng bộ công cụ đọc số liệu máy tính bảng trên QGIS .................... 17

Hình 11. Cách thức mở cửa sổ dòng lệnh Python trong QGIS ............................................ 17

Hình 12. Cách thức mở trình biên tập Python trong QGIS ................................................... 18

Hình 13. Cách thức mở tập tin python trong QGIS .............................................................. 18

Hình 14. Tên và vị trí tập tin “change_crs.py” ....................................................................... 19

Hình 15. Vị trí và tên gọi nút “Chạy tập lệnh” ....................................................................... 19

Hình 16. Hoàn tất chạy một tập lệnh python không bị báo lỗi. ............................................. 20

Hình 17. Danh mục Hệ tọa độ địa phương chuẩn hóa toàn quốc ........................................ 20

Hình 18. Cách thức thay đổi các cài đặt mặc định trong QGIS ............................................ 21

Hình 19. Thay đổi chế độ tự động chuyển đổi Hệ tọa độ ..................................................... 21

Hình 20. Giao diện khởi động Phần mềm FRMS ................................................................. 22

Hình 21. Vị trí và hình dạng nút kết nối với máy chủ cơ sở dữ liệu ..................................... 23

Hình 22. Giao diện đăng nhập vào máy chủ cơ sở dữ liệu .................................................. 23

Hình 23. Vị trí và hình dạng nút Nạp dữ liệu từ máy chủ ..................................................... 24

Hình 24. Giao diện chọn kiểu dữ liệu để nạp ....................................................................... 24

Hình 25. Giao diện khung làm việc QGIS sau khi nạp dữ liệu máy tính bảng ..................... 25

Hình 26. Vị trí và hình dạng nút chức năng Đọc dữ liệu ngoại tuyến ................................... 25

Page 10: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

vi

Hình 27. Minh họa một báo cáo ngoại tuyến ........................................................................ 26

Hình 28. Minh họa cách chọn một đối tượng trong QGIS .................................................... 26

Hình 29. Thao tác xem ảnh thực địa của một đối tượng khảo sát ....................................... 27

Hình 30. Giao diện làm việc QGIS khi hiển thị ảnh thực địa ................................................ 27

Hình 31. Cách thức xuất báo cáo khảo sát thực địa ............................................................ 28

Hình 32: Giao diện thông báo xuất báo cáo khảo sát thực địa thành công. ........................ 28

Hình 33: Thông báo thao tác sai khi chưa chọn đối tượng cần báo cáo ............................. 29

Hình 34: Thông báo thao tác sai khi chưa đổi Hệ tọa độ trước khi xuất báo cáo ................ 29

Hình 35. Minh họa một báo cáo khảo sát tiêu biểu .............................................................. 30

Page 11: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

vii

Giải thích các từ viết tắt, các từ tiếng Anh

Từ viết tắt/tiếng Anh Giải thích

3D Chế độ không gian ba chiều

3D Fix Đã thu được tín hiệu (GPS) để hiển thị theo 3 chiều

Accuracy Sai số (GPS)

AGPS Dữ liệu GPS có dùng mạng viễn thông và/hoặc WiFi

Android Tên gọi của hệ điều hành trong các máy tính bảng

ASUS Tên của một hãng sản xuất thiết bị công nghệ

Beta Phiên bản thử nghiệm

BQL Ban Quản lý

BQLR Ban Quản lý rừng

Camera Tên của ứng dụng chụp ảnh không gán được hướng la bàn

CCKL Chi cục Kiểm lâm

CKL Cục Kiểm lâm

Clear AGPS Xóa dữ liệu GPS cũ

CSDL Cơ sở dữ liệu (trong hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp)

DBTNR Diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp

ĐĐ&BCDBR Đo đếm và báo cáo diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp

Direction Hướng (góc phương vị)

Feets Đơn vị đo chiều dài (1 feet = 0,3048 mét)

FRMS Tên tiếng Anh của Hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp

FRMS Mobile Tên của ứng dụng đo đếm và báo cáo diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp được cài đặt trên các thiết bị di động chạy hệ điều hành Android

Geotagging Gán dữ liệu địa lý

GFD Tên của Đơn vị thi công phần mềm ứng dụng FRMS Mobile

GLONASS Hệ thống định vị toàn cầu dân dụng của Nga

GPS Hệ thống định vị toàn cầu dân dụng của Mỹ

GPS Test Tên của một ứng dụng máy tính bảng dùng để xem dữ liệu tọa độ

In Use Thu được tín hiệu (số vệ tinh GPS)

Page 12: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

viii

Từ viết tắt/tiếng Anh Giải thích

In View Quan sát được (số vệ tinh GPS)

Inches Đơn vị đo chiều dài (1 inch = 2,54 cm).

Internet Hệ thống thông tin toàn cầu gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau

JICA Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản

LLVT Lực lượng vũ trang

Location settings Các thiết lập về định vị (trong Open Camera)

Magnetic North Cực bắc của trái đất tính theo la bàn

MBTiles Một định dạng bản đồ dành cho máy tính bảng

Meters Đơn vị đo chiều dài (mét)

No Fix Chưa thu được tín hiệu (GPS) để hiển thị theo 3 chiều

Open Camera Tên của ứng dụng chụp ảnh có gán được hướng la bàn

Photo and Video settings

Các thiết lập về chụp ảnh và quay phim (trong Open Camera)

Photo settings Các thiết lập về chụp ảnh (trong Open Camera)

Require location data

Yêu cầu phải có dữ liệu tọa độ thì mới chụp được ảnh (trong Open Camera)

SNRM Viết tắt tên tiếng Anh của Dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững

Sở NNPTNT Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Status Tình trạng (tín hiệu GPS)

Store compass direction

Gán dữ liệu hướng la bàn vào ảnh chụp (trong Open Camera)

Store location data Gán dữ liệu tọa độ vào ảnh chụp (trong Open Camera)

TCLN Tổng cục Lâm nghiệp

TDDBTNR (Hệ thống) theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp (của Tổng cục lâm nghiệp)

True North Cực bắc của trái đất tính theo trục

TTTR Tổ tuần tra rừng (ở cấp thôn, bản)

Update AGPS Cập nhật dữ liệu GPS mới

ZenPad Tên một dòng sản phẩm máy tính bảng của hãng ASUS

Page 13: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

1

Phần I - CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TỔ CHỨC TẬP HUẤN

Cũng như bất kỳ hoạt động tập huấn, nâng cao năng lực nào khác, quá trình chuẩn

bị tốt trước khi tiến hành tổ chức tập huấn nâng cao năng lực luôn là yếu tố then

chốt quyết định đến sự thành công của người hướng dẫn.

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người hướng dẫn cần phải thực hiện thật

tốt công việc chuẩn bị trước khi tiến hành tổ chức tập huấn nâng cao năng lực vận

hành ứng dụng máy tính bảng trong đo đếm và báo cáo diễn biến tài nguyên rừng

và đất lâm nghiệp. Người hướng dẫn chỉ hướng dẫn và giảng giải cho người khác

khi đã thực sự thông thạo với toàn bộ các kỹ năng kỹ thuật vận hành máy tính bảng

(với tư cách là một người dùng máy tính bảng) và thành thạo các kỹ năng hướng

dẫn, kỹ năng đọc số liệu và đánh giá kết quả thực hành (với tư cách là một người

hướng dẫn).

Phần chuẩn bị được hướng dẫn chi tiết theo từng lượt tập huấn như dưới đây.

1. Lượt tập huấn thứ nhất

Ở lượt tập huấn thứ nhất này, hầu hết các học viên đều là những người lần đầu

làm quen với ứng dụng khảo sát (FRMS Mobile) và các ứng dụng đi kèm, cũng

như về Hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp mới được

ban hành. Cá biệt, có một số học viên còn là lần đầu làm quen với thiết bị máy tính

bảng hoặc điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android, do đó hầu hết các

học viên còn rất bỡ ngỡ và họ sẽ có rất nhiều câu hỏi dành cho người hướng dẫn.

Nếu không chuẩn bị thật tốt trước lượt tập huấn thứ nhất này, người hướng dẫn

rất dễ rơi vào tình trạng thiếu kiến thức cũng như hiểu biết để trả lời và hướng dẫn

cho các học viên, từ đó dẫn đến bị mất tinh thần, ấp úng, hoặc không hướng dẫn

được cho các học viên. Do đó, người hướng dẫn cần thực hiện tốt năm (5) điểm

dưới đây.

1.1. Tự ôn luyện các kỹ năng kỹ thuật vận hành máy tính bảng

Tài liệu “Cẩm nang Thao tác ứng dụng trên máy tính bảng” được biên soạn dành

cho người khảo sát (các học viên của người hướng dẫn), trong đó đã nêu lên các

hướng dẫn rất chi tiết về cách thức vận hành, các thao tác và cách thức sử dụng

máy tính bảng trong đo đếm và báo cáo diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp

ngoài thực địa.

Tuy nhiên, trong khuôn khổ một Cẩm nang thao tác, tài liệu này không thể đề cập

đến tất cả các thao tác sai của người dùng, cũng như những vấn đề kỹ thuật khác

của Hệ thống, của phần mềm ứng dụng, v.v… mà những kiến thức, kỹ năng này

chỉ được giảng dạy ở các lớp tập huấn tiểu giáo viên.

Page 14: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

2

Do đó, trước hết người hướng dẫn cần phải ôn luyện, thực hành theo toàn bộ các

bước đã hướng dẫn trong Cẩm nang thao tác để trở nên thành thục ở mức độ cao

nhất có thể.

Bên cạnh đó, sau khi đã trở nên thành thục với các bước trong Cẩm nang thao tác,

người hướng dẫn cần thực hiện theo cách thao tác của một người hoàn toàn mới

tiếp cận đến hệ thống và ứng dụng này, để cố gắng phát sinh ra những thao tác

sai, những lỗi số liệu có thể có, từ đó hiểu được các cách khắc phục sự cố, nhằm

mục đích có thể trả lời, gỡ lỗi cho học viên ngay khi được hỏi.

1.2. Tự ôn luyện kỹ năng hướng dẫn

Quá trình tập huấn nâng cao năng lực ở từng đơn vị có thể khác nhau, tùy thuộc

vào văn hóa địa phương cũng như cách thức truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm

của từng người. Tuy nhiên, nếu người hướng dẫn không rèn luyện kỹ năng hướng

dẫn phù hợp với văn hóa địa phương và cách thức truyền đạt, người hướng dẫn

sẽ gặp khó khăn trong việc kiểm soát học viên cũng như kiểm soát chất lượng kiến

thức mà người hướng dẫn đang truyền đạt.

Phần lớn các học viên, cả người chưa biết lẫn người đã biết, đều có xu hướng là

hỏi người ngồi bên cạnh, hoặc quay lên quay xuống để hỏi những người gần đó,

về những nội dung mà họ không theo kịp. Những người đã biết thì dường như họ

hãnh diện khi có cơ hội hướng dẫn lại cho người khác. Từ đó, lớp học sẽ trở nên

lộn xộn, mất trật tự, và người hướng dẫn sẽ không thể giảng tiếp các nội dung,

kiến thức khác. Hoặc ít nhất, kiến thức thu được của các học viên sẽ không đồng

đều, có người làm được có người không làm được.

Song song với việc chuẩn bị tốt các kỹ năng và kiến thức như đã trình bày trong

mục “1.1 Tự ôn luyện các kỹ năng kỹ thuật vận hành máy tính bảng”, người hướng

dẫn cần ôn luyện kỹ năng hướng dẫn người khác, tập trung vào một số điểm dưới

đây.

Vào lớp với tư cách và tinh thần của một giáo viên;

Nói to, rõ ràng, dùng ngôn ngữ phổ thông;

Không chỉ hướng dẫn về kỹ thuật vận hành ứng dụng, hãy hướng dẫn cho học

viên cả các kỹ năng khác như sử dụng và bảo quản thiết bị, thói quen kiểm

tra, chuẩn bị và sử dụng thiết bị;

Hướng dẫn chậm rãi, theo dõi các học viên thao tác;

Dành cho người hướng dẫn:

Hãy tự ôn luyện, thao tác các phần mềm, ứng dụng trên máy tính bảng

theo cách của một người lần đầu tiên làm quen với thiết bị máy tính bảng kèm

theo với tài liệu Cẩm nang thao tác. Nếu gặp lỗi không giải quyết được, hãy liên

hệ với giảng viên chính ở lớp tập huấn tiểu giáo viên.

Page 15: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

3

Yêu cầu các học viên tập trung nghe giảng, tắt chuông điện thoại di động và

không làm việc riêng;

Hướng dẫn xong một thao tác thì đề nghị cả lớp cùng làm. Kiểm tra kết quả

cả lớp thao tác xong thì mới hướng dẫn đến thao tác tiếp theo;

Học viên nào chưa hiểu, chưa thao tác kịp thì hỏi người hướng dẫn, không

hỏi học viên khác;

Giải đáp thắc mắc theo nội dung, không giải đáp thắc mắc theo từng người.

Kiểm soát thời gian học tập một cách nghiêm túc, không cắt bớt hoặc kéo dài

thời gian;

Nếu số lượng học viên quá nhiều, hãy đề nghị đơn vị tổ chức sắp xếp lại cho

phù hợp. Mỗi người hướng dẫn chỉ đủ khả năng truyền đạt kiến thức cho

không quá 15 học viên;

Khi hướng dẫn thực hành ngoài thực địa, hãy đi cùng học viên nhưng không

thao tác giúp học viên. Nếu được hỏi thì hãy trả lời cách gỡ lỗi để học viên

thao tác, chứ không cầm máy thao tác giúp học viên.

1.3. Chuẩn bị bài giảng và các trang thiết bị cần thiết

Ngoài việc chuẩn bị các kiến thức kỹ thuật và kỹ năng giảng dạy, người hướng dẫn

cũng cần phải chuẩn bị tốt bài giảng và các trang thiết bị cần thiết, bao gồm các nội

dung sau.

1.3.1. Chuẩn bị bài giảng

Giảng viên chính đã biên soạn và cung cấp một bài giảng mẫu theo một quy trình

thống nhất, người hướng dẫn có thể chỉnh sửa lại bài giảng mẫu này cho phù hợp

với cách thức giảng dạy và truyền đạt kiến thức của mình, có thể bổ sung thêm một

số hình ảnh, thao tác minh họa để các học viên dễ hiểu. Tuy nhiên, người hướng

dẫn không nên cắt bớt nội dung đã được giảng viên chính biên soạn và cung cấp.

Trước khi tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, người hướng dẫn có thể dành thời

gian để đọc lại, hoặc có thể tự rèn luyện cách trình bày bài giảng, nhằm phân bố

thời gian hướng dẫn theo bài giảng cho phù hợp.

1.3.2. Chuẩn bị máy tính bảng và phần mềm, ứng dụng cần thiết

Song song với việc chuẩn bị bài giảng, người hướng dẫn cũng cần phải chuẩn bị

và kiểm tra lại các máy tính bảng dùng cho các học viên sử dụng trong thời gian

tập huấn. Cách tốt nhất để có thể thực hiện tốt việc chuẩn bị này là người hướng

dẫn nên lập một danh mục các hạng mục cần kiểm tra, và kiểm tra từng máy tính

bảng một, đánh dấu vào danh mục các hạng mục kiểm tra này.

Danh mục các hạng mục cần kiểm tra có thể bao gồm như ví dụ sau:

Page 16: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

4

Bảng 1. Mẫu danh mục kiểm tra máy tính bảng trước tập huấn lần thứ nhất

Danh mục kiểm tra máy tính bảng trước tập huấn lần thứ nhất

TT Hạng mục kiểm tra Máy 1 Máy 2 Máy 3

1. Phần cứng hoạt động bình thường

2. Đã sạc đầy pin cho máy tính bảng

3. Ứng dụng GPS Test đã được cài đặt và cấu hình đúng các tham số

4. Ứng dụng Open Camera đã được cài đặt và cấu hình đúng các tham số

5. Ứng dụng FRMS Mobile đã được cài đặt và đã đăng ký đúng tên người dùng

6. Bản đồ số liệu nền đã được lưu trong máy tính bảng

7. Tài liệu “Cẩm nang thao tác” dạng sách điện tử đã được lưu trong máy tính bảng

8. Ứng dụng đọc sách điện tử đã được cài đặt và cấu hình đúng

9. Không có các phần mềm, ứng dụng tốn nhiều dung lượng và bộ nhớ của máy

Page 17: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

5

Khi có một hoặc một số hạng mục không qua được bước kiểm tra trên, người

hướng dẫn có thể yêu cầu giảng viên hoặc đơn vị tổ chức hỗ trợ thêm. Các máy

tính bảng đáp ứng được các yêu cầu để sử dụng trong tập huấn phải là các máy

tính bảng đáp ứng được tối thiểu 8 hạng mục trong danh mục kiểm tra như trên.

Sau khi kiểm tra, người hướng dẫn có thể sử dụng một trong các máy tính bảng đó

để thử thu thập số liệu diễn biến rừng giả định để kiểm tra lại lần nữa các chức

năng của các phần mềm, ứng dụng. Đảm bảo rằng các thiết bị máy tính bảng và

các phần mềm, ứng dụng cần thiết không bị lỗi trước khi tổ chức tập huấn.

1.3.3. Chuẩn bị máy tính cá nhân và Phần mềm FRMS cùng các công cụ

Một trong những nhiệm vụ của người hướng dẫn là đọc số liệu báo cáo từ máy tính

bảng để đánh giá kết quả thực hành của các học viên, và để có thể thực hiện nhiệm

vụ này, người hướng dẫn cần phải được trang bị kiến thức và các công cụ phần

mềm dùng để đọc số liệu. Ngoài ra, người hướng dẫn cũng phải được cung cấp

một tài khoản người dùng trên cơ sở dữ liệu máy chủ để có thể đọc được số liệu

thực hành của các học viên.

Trước khi tổ chức tập huấn, người hướng dẫn cần phải đảm bảo máy tính cá nhân

của mình hoạt động tốt, Phần mềm FRMS được cài đặt trên máy tính cá nhân đó

đang hoạt động tốt, có đầy đủ các trình cắm, công cụ cần thiết để có thể đọc được

số liệu từ máy chủ cơ sở dữ liệu và theo hình thức báo cáo ngoại tuyến. Chi tiết

hướng dẫn cách cài đặt, cấu hình các trình cắm, công cụ cần thiết được hướng

dẫn trong Phần III dưới đây.

1.4. Chọn địa điểm thực hành ngoài thực địa

Sau khi đã chuẩn bị xong các nội dung trên, người hướng dẫn cần phải xác định

trước địa điểm để thực hành ngoài thực địa, thông thường được bố trí vào ngày

thứ hai của mỗi lượt tập huấn. Việc chọn địa điểm thực hành có thể được thực hiện

ngay trên máy tính bảng hoặc có thể được thực hiện trên QGIS với số liệu hiện

trạng rừng mới nhất của địa bàn tập huấn.

1.5. Liên hệ với đơn vị tổ chức

Ngoài công tác chuẩn bị cho việc hướng dẫn của chính mình, người hướng dẫn

cũng cần phải liên hệ với đơn vị hoặc người có trách nhiệm tổ chức lớp tập huấn

để xác định cụ thể về thời gian, địa điểm tập huấn, địa điểm thực hành ngoài thực

địa cũng như phương tiện di chuyển cho các học viên từ lớp học đến địa điểm thực

hành ngoài thực địa.

Bên cạnh đó, người hướng dẫn cũng cần phải làm rõ với đơn vị hoặc người có

trách nhiệm tổ chức lớp tập huấn về việc được phép tiếp cận đến địa điểm thực

Page 18: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

6

hành đã chọn, tránh trường hợp cả lớp di chuyển đến điểm thực hành đã chọn

nhưng không được phép tiếp cận, sau đó lại phải tìm địa điểm thực hành khác hoặc

quay về mà không thực hành được. Trường hợp các học viên và người hướng dẫn

không được phép tiếp cận điểm đã chọn, thì người hướng dẫn phải phối hợp với

đơn vị hoặc người có trách nhiệm tổ chức lớp tập huấn để chọn địa điểm thực hành

khác.

2. Các lượt tập huấn tiếp theo

Với các lượt tập huấn tiếp theo, công tác chuẩn bị có thể sẽ khác hơn chút ít so với

việc chuẩn bị cho lượt tập huấn thứ nhất. Dưới đây là một số gợi ý cho công tác

chuẩn bị cho các lượt tập huấn tiếp theo, nhằm đạt được chất lượng cao nhất trong

tập huấn nâng cao năng lực.

2.1. Đánh giá và tổng hợp kết quả thực hành lượt tập huấn trước

Ít nhất một tuần trước ngày đầu tiên của lượt tập huấn sau, người hướng dẫn phải

thực hiện việc đánh giá kết quả thực hành của lượt tập huấn trước (chi tiết của

hoạt động đánh giá kết quả thực hành được hướng dẫn cụ thể ở Phần III).

Kết quả đánh giá của người hướng dẫn sau đó cần được tổng hợp lại thành một

biểu (được hướng dẫn chi tiết ở Phần III) và được chuyển đến đơn vị hoặc người

có trách nhiệm tổ chức lớp tập huấn để thống nhất chương trình tập huấn lượt tiếp

theo.

2.2. Chỉnh sửa bài giảng phù hợp với kết quả đánh giá

Căn cứ vào kết quả đánh giá đã được tổng hợp, với sự thống nhất của đơn vị hoặc

người có trách nhiệm tổ chức lớp tập huấn, người hướng dẫn cần chỉnh sửa lại bài

giảng cho phù hợp. Những nội dung nào được đánh giá là còn yếu và/hoặc trung

bình ở lượt tập huấn trước cho phần lớn các học viên thì cần được điều chỉnh nhiều

thời gian hướng dẫn hơn và ngược lại, những nội dung nào được đánh giá là khá

và tốt ở lượt tập huấn trước thì cần rút bớt thời gian để dành cho các nội dung còn

yếu. Tuy nhiên, người hướng dẫn không lên kế hoạch cắt bớt thời gian tập huấn

của mỗi lượt.

2.3. Rà soát lại các máy tính bảng và phần mềm, số liệu

Người hướng dẫn cần rà soát lại và kiểm tra lại sự sẵn sàng của các máy tính bảng

đã được sử dụng bởi các học viên. Trường hợp có các lỗi phát sinh hoặc do các

học viên cài đặt thêm các phần mềm, ứng dụng không phục vụ việc học tập và thực

hành, người hướng dẫn có thể xóa đi để đảm bảo các máy tính bảng hoạt động tốt

trong lượt tập huấn.

Page 19: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

7

Ngoài ra, cũng giống như lượt tập huấn đầu tiên, người hướng dẫn cũng cần phải

đánh giá kết quả thực hành của các học viên, do đó người hướng dẫn cũng cần

phải kiểm tra lại máy tính cá nhân của mình cùng các phần mềm, ứng dụng cần

thiết. Người hướng dẫn có thể phải trực tiếp thao tác việc đọc số liệu trước các học

viên ở lượt tập huấn tiếp theo này, do đó cần phải chuẩn bị tốt máy tính cá nhân

của mình cùng các phần mềm, ứng dụng cần thiết như đã chuẩn bị cho lượt tập

huấn đầu tiên.

2.4. Chọn địa điểm thực hành ngoài thực địa

Cũng giống như lượt thực hành trước, người hướng dẫn cần phải chọn trước địa

điểm thực hành ngoài thực địa, phù hợp với mức độ kiến thức đã tiếp thu được của

các học viên. Địa điểm thực hành lượt sau phải khác với địa điểm thực hành lượt

trước, và có thể nâng mức độ khó khăn lên cao hơn (ví dụ như, địa hình khó hơn,

diễn biến rừng phức tạp hơn,…).

2.5. Liên hệ với đơn vị tổ chức

Cũng giống như lượt tập huấn trước, người hướng dẫn cần phải liên hệ với đơn

vị hoặc người có trách nhiệm tổ chức lớp tập huấn để thống nhất về chương trình

tập huấn, địa điểm thực hành ngoài thực địa, khả năng được phép tiếp cận đến

điểm thực hành đã chọn, và các thu xếp khác về hậu cần như phương tiện di

chuyển từ địa điểm tập huấn đến địa điểm thực hành ngoài thực địa.

Dành cho người hướng dẫn:

Việc chuẩn bị chu đáo tất cả các điểm trên trước mỗi lượt tập huấn sẽ

mang lại sự tự tin và tính chuyên nghiệp rất nhiều cho người hướng dẫn. Ngược

lại, nếu chuẩn bị không tốt, người hướng dẫn có thể không hoàn thành tốt được

nhiệm vụ của mình.

Page 20: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

8

Phần II - HƯỚNG DẪN CÁC HỌC VIÊN

Phần này trình bày các nội dung phục vụ việc hướng dẫn tại lớp học và thực hành

ngoài thực địa trong thời gian tập huấn. Nội dung này dành cho người hướng dẫn.

Nội dung này bổ sung kiến thức cho người hướng dẫn theo trình tự các nội dung

đã trình bày trong cuốn “Cẩm nang thao tác” dành cho người dùng máy tính bảng.

Do đó, để làm tốt nhiệm vụ của mình, người hướng dẫn cần thành thạo các thao

tác và hiểu rõ các nội dung trong cuốn Cẩm nang thao tác, trước khi tham khảo

các nội dung tiếp theo trong tài liệu này.

1. Phần I - Cơ chế vận hành Hệ thống TDDBTNR

Phần này, người hướng dẫn cần phân tích cặn kẽ về Hệ thống theo dõi diễn biến

tài nguyên rừng như tài liệu Cẩm nang thao tác. Đặc biệt lưu ý, số liệu được thu

thập và báo cáo từ máy tính bảng là một trong những đầu vào số liệu của Hệ thống

theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp của Tổng cục Lâm nghiệp.

Số liệu được thu thập và báo cáo từ máy tính bảng sẽ được gửi thẳng lên máy chủ

của Tổng cục Lâm nghiệp, tuy nhiên không phải là số liệu công khai mà chỉ có cán

bộ chuyên trách của Hạt kiểm lâm (cấp huyện), cán bộ kỹ thuật chuyên trách của

các chủ rừng lớn và Chi cục kiểm lâm (cấp tỉnh) là có thể đọc được (nhưng không

thay đổi, chỉnh sửa được) số liệu này.

Thông tin thêm cho các học viên, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số

4539/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/11/2017 về việc Ban hành Phần mềm cập nhật diễn

biến rừng; Thông tư số 26/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 về việc Quy định

theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng. Như vậy, máy tính bảng

và Ứng dụng Di động là một phần chính thức để lấy số liệu đầu vào cho Phần mềm

cập nhật diễn biến rừng. Người hướng dẫn cần tham khảo Quyết định và Thông

tư này để có thêm thông tin cho các học viên.

2. Phần II - Tổng quan về ứng dụng máy tính bảng

Trong các lớp tập huấn tiểu giáo viên mà người hướng dẫn đã tham gia, giảng viên

đã trình bày tương đối kỹ về lịch sử xây dựng phát triển phần mềm ứng dụng máy

tính bảng, bao gồm nhiều kiến thức không có trong tài liệu này cũng như trong tài

liệu Cẩm nang thao tác.

Tuy nhiên, người hướng dẫn cần ôn lại các kiến thức đã học, và tìm hiểu thêm

thông tin từ các nguồn khác để hiểu rõ hơn về phần mềm ứng dụng, các ưu điểm

và nhược điểm, các từ ngữ chuyên môn hoặc từ tiếng Anh để có thể giải thích thêm

cho các học viên. Đặc biệt, người hướng dẫn cần tìm hiểu thế nào là AGPS, thế

nào là GPS, thế nào là GLONASS, BeiDou, thế nào là True North, thế nào là

Magnetic North, … để có kiến thức sâu rộng hơn, nhằm giải đáp các câu hỏi của

các học viên, nếu có.

Page 21: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

9

Khi hướng dẫn các chi tiết trong Phần II này, người hướng dẫn nên thực hiện theo

thứ tự và các nội dung đã trình bày trong Cẩm nang thao tác. Tài liệu Cẩm nang

Hướng dẫn này không bổ sung thêm thông tin hay kiến thức nào. Tuy nhiên, người

hướng dẫn cần kiểm soát được mức độ tiếp thu kiến thức của học viên (đã được

nêu trong mục 1.2, Phần I), bằng cách hướng dẫn chậm rãi, cụ thể từng nội dung,

và hướng dẫn học viên thao tác theo, chỉ chuyển sang mục kế tiếp khi tất cả các

học viên đều đã thao tác được nội dung đó.

3. Phần III - Kiểm tra phần cứng, phần mềm và bản đồ nền

Phần này, người hướng dẫn cần làm theo các nội dung đã trình bày trong tài liệu

Cẩm nang thao tác, tài liệu Cẩm nang hướng dẫn này không bổ sung thêm nội

dung nào.

Tuy nhiên, với vai trò của mình, người hướng dẫn cần thông thạo các cách thức

và hạng mục cần kiểm tra. Người hướng dẫn có thể tham khảo Bảng 1. Mẫu danh

mục kiểm tra máy tính bảng trước tập huấn lần thứ nhất để biết được các hạng

mục cần kiểm tra.

Với các máy tính bảng của hãng Lenovo, biểu tượng Camera gốc của máy tính

bảng khác nhiều và dễ nhận biết trên màn hình máy tính bảng. Nhưng đối với các

máy tính bảng của hãng ASUS, biểu tượng của ứng dụng Camera và Open

Camera rất giống nhau, tuy nhiên khác nhau ở phần tên ứng dụng. Người hướng

dẫn cần lưu ý, tránh nhầm lẫn.

Một lưu ý quan trọng nữa là các tham số, các thiết lập trong ứng dụng Open

Camera phải được cài đặt đúng (như đã hướng dẫn trong tài liệu Cẩm nang thao

tác), nếu không, số liệu ảnh thực địa thu được sẽ không có tác dụng, và người

khảo sát phải thực hành lại.

4. Phần IV - Đo đếm và báo cáo số liệu diễn biến tài nguyên rừng

Đây là nội dung trọng tâm mà người hướng dẫn sẽ truyền đạt kiến thức và kỹ năng

cho các học viên của mình.

Các học viên, đặc biệt là những người có tuổi cao, những người chưa quen với

các thao tác trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng chạy hệ điều hành

Android, và đặc biệt là ở lượt tập huấn thứ nhất, thường hay gặp phải những thao

Lưu ý quan trọng: Ứng dụng chụp ảnh gốc của máy tính bảng là Camera

(ứng dụng này không lưu được hướng chụp ảnh, do đó không cần đến) trong

khi ứng dụng cần thiết có tên là Open Camera, và biểu tượng của hai ứng dụng

này cũng gần giống nhau như hình minh họa trong Cẩm nang thao tác. Người

dùng cần phân biệt để tránh nhầm lẫn.

Page 22: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

10

tác sai cơ bản. Người hướng dẫn cần lưu ý những điểm sau đây để hướng dẫn

tốt cho các học viên:

Khi hướng dẫn cho các học viên, cần hướng dẫn cho họ hiểu được bản

chất của kỹ năng, thao tác hoặc nội dung số liệu;

Khi gỡ lỗi (chỉnh sửa các thao tác sai), cần giải thích cho học viên căn

nguyên của thao tác sai đó, chứ không chỉ hướng dẫn cách thao tác đúng,

và tuyệt đối không cầm máy tính bảng của học viên để thao tác giúp học

viên.

Các học viên thường có xu hướng thao tác để biết cách thao tác, chứ

chưa chú trọng đến nội dung thao tác và chất lượng số liệu mà họ sẽ thu

thập. Với cách thực hành như vậy, sẽ rất khó cho người hướng dẫn trong

quá trình đánh giá kết quả thực hành. Do đó, người hướng dẫn cần yêu

cầu các học viên thực hành nghiêm túc, đảm bảo chất lượng số liệu khi

thao tác.

Phần việc chuẩn bị trước khi đi khảo sát và phần việc chuẩn bị trước khi

bắt đầu khảo sát là những phần việc rất quan trọng. Thực tế đã cho thấy

có nhiều tiểu giáo viên (người hướng dẫn) đã không làm tốt nội dung này

trong một số lớp tập huấn tiểu giáo viên, dẫn đến việc số liệu báo cáo

không đạt yêu cầu. Do đó, người hướng dẫn cũng cần đặc biệt lưu ý, nhắc

nhở các học viên rèn luyện thói quen chuẩn bị trước khi đi khảo sát, nhằm

tránh cho họ phải làm cùng một công việc trong nhiều lần.

Các thông báo, cảnh báo trên màn hình máy tính bảng trong ứng dụng

khảo sát thực địa là những nội dung rất quan trọng. Người hướng dẫn

cũng cần yêu cầu học viên rèn luyện thói quen đọc kỹ các thông báo, cảnh

báo trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo.

Thực tế cho thấy, có một phần lớn các kiểm lâm địa bàn chưa thực sự

thông thạo với các hình thái diễn biến rừng cũng như thường hay có

những hiểu biết chưa đầy đủ về các loại đất loại rừng trong theo dõi diễn

biến rừng, do đó số liệu thực địa thu thập được thường hay bị sai ở phần

“Loại đất loại rừng tại thời điểm khảo sát”. Người hướng dẫn, với vai trò

là người nhận số liệu thực địa, cần có phương pháp giải thích, hướng dẫn

cụ thể hơn để học viên có kiến thức tốt hơn về nội dung này.

5. Phần V - Bảo quản thiết bị, nâng cấp phần mềm

Phần này, người hướng dẫn cần truyền đạt các kiến thức theo các nội dung đã

trình bày trong Cẩm nang thao tác. Không có nội dung nào được bổ sung thêm

trong tài liệu này.

Phần III - PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH

Phần này trình bày các nội dung chỉ dành cho người hướng dẫn, bao gồm các

hạng mục công việc gồm đọc số liệu báo cáo của người dùng máy tính bảng, phân

Page 23: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

11

tích và đánh giá kết quả thực hành nhằm đánh giá được năng lực của các học viên

sau từng lượt tập huấn. Phần này bao gồm 4 nội dung, như sau:

1. Chuẩn bị phần mềm và các công cụ cần thiết

Số liệu thực địa được thu thập và báo cáo từ các máy tính bảng được lưu trữ ở

định dạng số trên máy chủ cơ sở dữ liệu của Hệ thống TDDDBTNR sử dụng máy

tính bảng (nếu người dùng báo cáo theo hình thức trực tuyến) hoặc được người

dùng máy tính bảng gửi/chép cho người hướng dẫn. Để có thể đọc được các số

liệu mà các học viên đã thực hành và đã báo cáo, người hướng dẫn cần sử dụng

Phần mềm cập nhật diễn biến rừng (FRMS) và các trình cắm, công cụ phần mềm

cần thiết.

Hệ thống phần mềm và cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất

lâm nghiệp (ban hành theo Quyết định số 4539/QĐ-BNN-TCLN ngày 06/11/2017

của Bộ NN&PTNT), dưới đây gọi tắt là Phần mềm FRMS, có trang bị phần mềm

QGIS (một hệ thống thông tin địa lý mã nguồn mở) phiên bản 2.14.0. Tuy nhiên,

phiên bản phần mềm QGIS trong FRMS chưa có các trình cắm, công cụ cần thiết

để đọc số liệu báo cáo từ các máy tính bảng.

Phần này không hướng dẫn các tiểu giáo viên cách thức cài đặt phần mềm và cơ

sở dữ liệu của FRMS, cũng như không hướng dẫn vận hành và cách thức nhập

dữ liệu đọc được từ số liệu máy tính bảng vào cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến

rừng. Phần này hướng dẫn cách thức cài đặt, cấu hình các trình cắm, công cụ cần

thiết (do Dự án JICA/SNRM phát triển kèm theo ứng dụng FRMS Mobile trên máy

tính bảng) vào phần mềm QGIS trong Phần mềm FRMS đã được cài đặt trong

máy tính của tiểu giáo viên. Tài liệu này cũng không hướng dẫn việc cài đặt các

trình cắm, công cụ được cung cấp kèm theo vào phần mềm QGIS thông thường,

do các trình cắm, công cụ cần thiết chỉ được thiết kế để chạy cùng với Phần mềm

FRMS.

1.1. Cài đặt các trình cắm, công cụ cần thiết

Sau khi đã cài đặt Phần mềm FRMS, người dùng cần cài đặt các trình cắm, công

cụ cần thiết để đọc được số liệu báo cáo từ máy tính bảng.

1.1.1. Trình cắm QuickMapServices (tùy chọn)

Sử dụng trình cắm QuickMapServices để tham khảo nền ảnh vệ tinh của Google

hoặc của một số tổ chức khác, nhằm hỗ trợ cho người dùng xác định được sự

trùng khớp của hệ tọa độ của số liệu từ máy tính bảng và địa hình ngoài thực địa.

Page 24: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

12

Khởi động phần mềm QGIS.

Nhấp chuột vào thực đơn “Các phần mở rộng” => “Quản lý và cài đặt trình

cắm”. Như minh họa trong hình sau:

Hình 1: Hướng dẫn mở phần cài đặt trình cắm trong QGIS

Một giao diện quản lý trình cắm QGIS xuất hiện, người dùng cần nhập chữ

“QuickMap…” vào ô tìm kiếm. Tên của ứng dụng cài đặt sẽ xuất hiện ở bên

dưới.

Hình 2: Tìm kiếm trình cắm QuickMapServices

Để cài đặt trình cắm này, hãy nhấp chuột vào dòng tên đầy đủ của trình cắm đó,

sau đó nhấp chuột vào nút “Cài đặt”.

Lưu ý quan trọng: Dữ liệu vệ tinh trong trình cắm QuickMapServices,

không giới hạn ở dữ liệu vệ tinh Google Satellite, là nguồn miễn phí. Theo chính

sách của nhà cung cấp, người dùng không được phép mua bán hoặc sử dụng

làm nguồn dữ liệu mang tính pháp lý. Chỉ sử dụng để tham khảo.

Page 25: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

13

Hình 3: Cách thức cài đặt trình cắm QuickMapServices

Sau khi cài đặt xong, trình cắm QuickMapServices vẫn chưa sẵn sàng được sử

dụng, người dùng cần cấu hình thêm các dịch vụ để sử dụng. Các bước cấu hình

dịch vụ trong QuickMapServices như sau:

Nhấp chuột vào thực đơn “Mạng” => QuickMapServices => Settings.

Hình 4: Thực đơn cấu hình dịch vụ QuickMapServices

Giao diện thiết lập dịch vụ QuickMapServices xuất hiện, người dùng cần chọn

thẻ “More services” sau đó nhấp chuột vào nút “Get contributed packs” để tải

xuống các dịch vụ. Khi QuickMapServices tải xong các gói dịch vụ, người

dùng cần nhấp chuột vào nút “OK” sau đó nút “Save” để lưu lại.

Page 26: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

14

Hình 5: Giao diện cài đặt dịch vụ của QuickMapServices

Đến bước này, trình cắm QuickMapServices đã sẵn sàng để sử dụng. Để sử dụng

nguồn ảnh vệ tinh miễn phí nhằm mục đích tham khảo, hãy nhấp chuột vào thực

đơn “Mạng” => QuickMapServices sau đó chọn một dịch vụ cần dùng. Hình dưới

đây mô tả cách chọn dịch vụ ảnh vệ tinh của Google.

Hình 6. Cách mở dịch vụ ảnh vệ tinh Google Satellite trong QuickMapServices

1.1.2. Thư viện EXIFREAD

Đây không phải là một trình cắm, mà là một bộ mã máy tính được sử dụng để hỗ

trợ đọc được các thông tin địa lý của ảnh chụp thực địa, gồm tọa độ và hướng của

ảnh chụp thực địa.

Page 27: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

15

Thư viện này sẵn có trên mạng internet, tuy nhiên để tải được thì người dùng sẽ

phải thực hiện nhiều thao tác kỹ thuật phức tạp. Tác giả tài liệu này đã tải sẵn và

cung cấp cho người dùng QGIS kèm theo tài liệu này, người dùng chỉ cần sao

chép vào đúng thư mục trong máy tính của mình theo hướng dẫn dưới đây là có

thể sử dụng được.

Các công cụ đọc số liệu thực địa và xuất báo cáo khảo sát bằng máy tính bảng

cần đến bộ thư viện Exifread này để có thể đọc được ảnh thực địa, nếu không có

thư viện này, khi chạy các công cụ trên thì người dùng sẽ gặp lỗi.

Để cài đặt bộ thư viện này, người dùng cần sao chép toàn bộ thư mục “exifread”

được cung cấp kèm theo tài liệu này vào thư mục theo đường dẫn như sau:

D:\FRMS\QGIS\apps\python27\lib\site-packages\

Lưu ý: Thư mục “D:\FRMS” có thể khác nhau, tùy vào cài đặt Phần mềm FRMS

trong máy tính của người sử dụng. Dưới đây là ví dụ minh họa bộ thư viện

EXIFREAD đã được thiết lập đúng:

Hình 7: Đường dẫn và thư mục exifread trong QGIS của Phần mềm FRMS

1.1.3. Công cụ đọc dữ liệu thực địa

Công cụ đọc dữ liệu thực địa được sử dụng để hỗ trợ đọc ảnh thực địa và xuất

báo cáo khảo sát cho cả số liệu được báo cáo theo hình thức trực tuyến và số liệu

được báo cáo theo hình thức ngoại tuyến.

Nhằm hỗ trợ người dùng và tích hợp vào Phần mềm FRMS, Dự án SNRM đã xây

dựng các công cụ phần mềm phục vụ cho việc đọc số liệu ảnh thực địa và xuất

báo cáo khảo sát một cách đơn giản và trực quan. Để sử dụng công cụ này, người

dùng cần thực hiện một số thao tác cài đặt và kích hoạt trình cắm, được hướng

dẫn như sau:

Page 28: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

16

Bước 1: Sao chép bộ công cụ (trình cắm) FRMS_Mobile vào thư mục chứa các

trình cắm của Phần mềm FRMS trong thư mục sau:

D:\FRMS\QGIS\qgisconfig\python\plugins

Lưu ý: Thư mục “D:\FRMS” có thể khác nhau, tùy vào cài đặt Phần mềm FRMS

trong máy tính của người sử dụng. Dưới đây là ví dụ minh họa về việc trình cắm

FRMS_Mobile đã được sao chép đúng:

Hình 8. Đường dẫn và thư mục FRMS_Mobile trong Phần mềm FRMS

Bước 2: Kích hoạt trình cắm đã sao chép.

Mở QGIS của phần mềm FRMS hoặc khởi động lại nếu trước đó đã mở.

Nhấp chuột vào thực đơn “Các phần mở rộng” => “Quản lý và cài đặt trình

cắm” như đã minh họa trong Hình 1.

Giao diện quản lý các trình cắm xuất hiện, người dùng cần chọn thẻ “Đã

cài đặt” ở danh sách quản lý nằm bên trái giao diện, sau đó tìm và đánh

dấu vào trình cắm “FRMS_Mobile” như minh họa trong hình sau.

Hình 9. Cách thức cài đặt trình cắm ngoại tuyến trong QGIS

Page 29: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

17

Sau khi nhấp chuột vào nút “Close” như minh họa trong hình trên, bộ công

cụ đọc số liệu thực địa đã được cài đặt và sẵn sàng để sử dụng. Các nút

chức năng của bộ công cụ này nằm kế bên các nút chức năng của Phần

mềm FRMS, như minh họa trong hình sau.

Hình 10. Vị trí và hình dạng bộ công cụ đọc số liệu máy tính bảng trên QGIS

1.2. Thiết lập Hệ tọa độ địa phương.

1.2.1. Cấu hình Hệ tọa độ cho các tỉnh

Phần mềm QGIS trong Phần mềm FRMS đã được thiết lập trước một vài Hệ tọa

độ của một số địa phương nhưng được đặt tên một cách thiếu thống nhất, tuy

nhiên vẫn còn thiếu Hệ tọa độ của nhiều tỉnh.

Để hỗ trợ tốt hơn cho người dùng cả cấp huyện và cấp tỉnh ở tất cả các địa phương

trên toàn quốc, Dự án SNRM có xây dựng một đoạn mã máy tính để thiết lập Hệ

tọa độ địa phương cho tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước và theo một thể

thống nhất. Để có thể sử dụng được Hệ tọa độ địa phương này, người sử dụng

cần thiết lập các tham số một cách tự động, theo hướng dẫn sau đây.

Mở phần mềm QGIS.

Mở cửa sổ dòng lệnh Python của QGIS, bằng cách mở thực đơn “Các phần

mở rộng” => “Cửa sổ dòng lệnh Python” như minh họa trong hình sau, hoặc

với cách đơn giản hơn bằng cách nhấn tổ hợp phím Ctrl + Alt + P trên bàn

phím.

Hình 11. Cách thức mở cửa sổ dòng lệnh Python trong QGIS

Page 30: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

18

Mở trình biên tập Python bằng cách nhấp chuột vào biểu tượng “Hiện trình

biên tập” như minh họa trong hình sau.

Hình 12. Cách thức mở trình biên tập Python trong QGIS

Một giao diện trống xuất hiện phía bên phải, người dùng cần nhấp chuột vào

nút “Mở đoạn mã” như minh họa trong hình sau.

Hình 13. Cách thức mở tập tin python trong QGIS

Giao diện mở tập tin xuất hiện, người dùng cần tìm tập tin “change_crs.py”

đã được cung cấp, như minh họa trong hình sau.

Page 31: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

19

Hình 14. Tên và vị trí tập tin “change_crs.py”

Sau khi nhấp chuột vào nút “Open” như minh họa trong hình trên, người dùng

quay trở lại giao diện mở tập tin python (Hình 13) nhưng đã có nội dung.

Người dùng cần nhấp chuột vào nút “Chạy tập lệnh” để thiết lập Hệ tọa độ,

như minh họa trong hình sau.

Hình 15. Vị trí và tên gọi nút “Chạy tập lệnh”

Sau khi nhấp chuột vào nút “Chạy tập lệnh” như đã mô tả ở trên, người dùng

quan sát ở ô hiển thị thông tin ở góc trên bên trái giao diện (như minh họa

trong hình dưới đây). Nếu thông tin trong giao diện này là các chữ màu xanh,

việc thiết lập Hệ tọa độ địa phương cho các tỉnh, thành phố đã hoàn tất, người

dùng có thể đóng giao diện “Cửa sổ dòng lệnh Python”. Ngược lại, nếu giao

diện này hiển thị các chữ màu đỏ, việc chạy tập lệnh đã bị lỗi chỗ nào đó, và

cần báo cáo cho giáo viên.

Page 32: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

20

Hình 16. Hoàn tất chạy một tập lệnh python không bị báo lỗi.

Để kiểm tra lại thành quả, người dùng có thể mở giao diện Hệ tọa độ tự tạo, bằng

cách mở thực đơn “Cài đặt” => “Hệ tọa độ tự tạo”. Trong giao diện mới xuất hiện,

người dùng có thể tìm thấy tên Hệ tọa độ của tỉnh, thành phố của mình như minh

họa trọng hình sau.

Hình 17. Danh mục Hệ tọa độ địa phương chuẩn hóa toàn quốc

1.2.2. Thiết lập chế độ tự động chuyển đổi Hệ tọa độ.

Các lớp số liệu được nạp vào QGIS của Phần mềm FRMS đến từ các nguồn khác

nhau, và được gán từng Hệ tọa độ khác nhau đối với từng lớp số liệu. Ví dụ, lớp

ranh giới hành chính cấp tỉnh, huyện, xã được gán Hệ tọa độ VN-2000 múi 6 độ,

nhưng lớp số liệu hiện trạng rừng (lớp “Lô rừng”) được gán Hệ tọa độ VN-2000 múi

3 độ, trong khi lớp số liệu thực địa trên máy chủ luôn được gán Hệ tọa độ quốc tế

WGS-84, … Do đó, người dùng cần thiết lập chế độ tự động chuyển đổi Hệ tọa độ

để QGIS có thể tự động chuyển, để các lớp số liệu luôn được hiển thị đúng.

Page 33: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

21

Thao tác để thiết lập chế độ tự động chuyển đổi Hệ tọa độ được hướng dẫn như

sau:

Mở phần mềm QGIS.

Mở thực đơn “Cài đặt” => “Tùy chọn”, như minh họa trong hình sau:

Hình 18. Cách thức thay đổi các cài đặt mặc định trong QGIS

Giao diện cho phép thay đổi các cài đặt mặc định xuất hiện, người dùng trước

hết cần chọn thẻ “HTĐ” bên tay trái, tiếp theo chọn mục “Kích hoạt chuyển

đổi phép chiếu khi đang mở thành mặc định”, sau đó nhấp chuột vào nút “OK”

để xác nhận, như hướng dẫn trong hình sau:

Hình 19. Thay đổi chế độ tự động chuyển đổi Hệ tọa độ

Đến đây, phần mềm và các công cụ cần thiết để đọc số liệu thực địa được thu thập

và báo cáo bằng máy tính bảng cả trực tuyến và ngoại tuyến đã được cài đặt xong,

người dùng đã có thể bắt đầu đọc số liệu thực địa bằng công cụ đã cài đặt.

Lưu ý quan trọng: Các thao tác được trình bày trong phần “1. Chuẩn bị

phần mềm và các công cụ cần thiết” có thể không còn cần đến nữa, khi Tổng

cục Lâm nghiệp đóng gói toàn bộ các phần mềm, công cụ trên vào phiên bản

tiếp theo.

Page 34: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

22

2. Đọc và phân tích kết quả thực hành

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của người hướng dẫn là phải đánh giá được

mức độ năng lực đã tiếp thu được của học viên, qua đó để xây dựng chương trình

tập huấn nâng cao năng lực tiếp theo. Và, để có thể phân tích, đánh giá được, thì

người hướng dẫn cần phải đọc được số liệu thực địa đã được thu thập và báo cáo

bởi các học viên, theo hình thức trực tuyến (đọc từ máy chủ cơ sở dữ liệu bằng

phần mềm QGIS) và theo hình thức ngoại tuyến (đọc tập tin nén từ máy tính bảng

của người sử dụng máy tính bảng đã gửi theo hình thức ngoại tuyến).

2.1. Nạp số liệu từ máy chủ cơ sở dữ liệu

2.1.1. Kết nối máy tính với internet.

Trước khi thực hiện việc đọc báo cáo từ máy chủ cơ sở dữ liệu, người dùng cần

chắc chắn rằng máy tính có kết nối internet với đường truyền ổn định.

2.1.2. Khởi động QGIS

Khởi động QGIS của Phần mềm FRMS, bao gồm cả khởi động cơ sở dữ liệu, minh

họa trong hình sau.

Hình 20. Giao diện khởi động Phần mềm FRMS

Lưu ý quan trọng: Thao tác đọc và phân tích số liệu báo cáo từ các máy

tính bảng hoàn toàn giống như phần việc của cán bộ kỹ thuật cấp Hạt kiểm lâm

khi vận hành Hệ thống TDDBTNR sử dụng máy tính bảng.

Page 35: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

23

2.1.3. Đăng nhập vào máy chủ cơ sở dữ liệu và nạp số liệu vào QGIS

Nhấp chuột vào nút “Kết nối với máy chủ” như minh họa trong hình sau.

Hình 21. Vị trí và hình dạng nút kết nối với máy chủ cơ sở dữ liệu

Giao diện đăng nhập vào máy chủ cơ sở dữ liệu trung ương xuất hiện, người

dùng cần nhập tên người dùng và mật khẩu của Phần mềm FRMS, minh

họa như hình sau. (Lưu ý: Áp dụng cho cả cấp tỉnh và cấp huyện).

Hình 22. Giao diện đăng nhập vào máy chủ cơ sở dữ liệu

Nếu nhập đúng tên người dùng và mật khẩu, sau khi nhấp chuột vào nút

“OK”, QGIS sẽ kết nối với máy chủ cơ sở dữ liệu trung ương, và vị trí nút “Kết

nối với máy chủ” sẽ chuyển màu xanh. Người dùng nhấp chuột vào nút màu

xanh này để nạp dữ liệu, như minh họa trong hình sau.

Page 36: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

24

Hình 23. Vị trí và hình dạng nút Nạp dữ liệu từ máy chủ

Một giao diện mới xuất hiện, cho phép người dùng chọn để nạp từng kiểu dữ

liệu vector, bao gồm dạng vùng, dạng đường, dạng điểm tương ứng với từng

loại khảo sát thực địa bằng máy tính bảng. Minh họa trong hình sau.

Hình 24. Giao diện chọn kiểu dữ liệu để nạp

Sau khi đã chọn kiểu dữ liệu để nạp và nhấp chuột vào nút “OK”, dữ liệu khảo

sát thực địa bằng máy tính bảng của địa bàn tương ứng với tài khoản người

dùng (cấp huyện hoặc cấp tỉnh) với kiểu dữ liệu đã chọn sẽ hiển thị trên khung

làm việc của QGIS. Minh họa như hình sau.

Page 37: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

25

Hình 25. Giao diện khung làm việc QGIS sau khi nạp dữ liệu máy tính bảng

2.2. Nạp dữ liệu theo hình thức ngoại tuyến

2.2.1. Khởi động QGIS

Khởi động QGIS của Phần mềm FRMS như minh họa trong Hình 20, tuy nhiên

không nhất thiết phải khởi động cơ sở dữ liệu nếu chỉ làm việc với dữ liệu ngoại

tuyến máy tính bảng.

2.2.2. Nạp dữ liệu ngoại tuyến

Trên giao diện QGIS, hãy nhấp chuột vào mũi tên nhỏ bên cạnh nút Kết nối

với máy chủ và chọn chức năng “Đọc dữ liệu ngoại tuyến” như minh họa trong

hình sau. Hoặc đơn giản hơn, trên giao diện QGIS, người dùng chỉ cần nhấn

phím F6 trên bàn phím của máy tính.

Hình 26. Vị trí và hình dạng nút chức năng Đọc dữ liệu ngoại tuyến

Một giao diện mới xuất hiện, người dùng cần tìm đến thư mục chứa dữ liệu

khảo sát thực địa được báo cáo theo hình thức ngoại tuyến đã được sao chép

Page 38: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

26

và giải nén vào máy tính của người dùng, và chọn từng kiểu dữ liệu, như

minh họa trong hình sau.

Hình 27. Minh họa một báo cáo ngoại tuyến

Sau khi chọn kiểu dữ liệu cần nạp và nhấp chuột vào nút “Open” để mở như

minh họa trong hình trên, dữ liệu máy tính bảng được báo cáo theo hình thức

ngoại tuyến sẽ được nạp vào giao diện QGIS, tương tự như số liệu trực tuyến.

2.3. Đọc ảnh thực địa

Sau khi đã nạp dữ liệu vào QGIS, người dùng thu phóng khung làm việc đến

đối tượng số liệu cần đọc, chọn đối tượng cần đọc bằng công cụ “Chọn đối

tượng theo vùng hoặc…” như minh họa trong hình sau.

Hình 28. Minh họa cách chọn một đối tượng trong QGIS

Page 39: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

27

Sau khi đối tượng dữ liệu đã được chọn, người dùng chọn nút “Xem ảnh thực

địa” sau đó nhấp chuột vào đối tượng cần đọc ảnh thực địa. Minh họa như

hình sau.

Hình 29. Thao tác xem ảnh thực địa của một đối tượng khảo sát

Sau những thao tác như trên, ảnh thực địa của đối tượng khảo sát sẽ xuất

hiện trên khung làm việc QGIS, và có thêm một lớp “Ảnh thực địa” được nạp

vào QGIS. Minh họa như hình sau.

Hình 30. Giao diện làm việc QGIS khi hiển thị ảnh thực địa

Người hướng dẫn có thể căn cứ số liệu ảnh thực địa, tọa độ và hướng ảnh chụp

của số liệu báo cáo để đánh giá về kỹ năng chụp ảnh thực địa của học viên.

Page 40: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

28

Thao tác Xem ảnh thực địa được thực hiện giống nhau đối với cả số liệu báo cáo

theo hình thức trực tuyến và số liệu báo cáo theo hình thức ngoại tuyến, đối với

cả số liệu dạng vùng, dạng đường, dạng điểm.

2.4. Xuất báo cáo thực địa để đọc toàn nội dung báo cáo

Sau khi đã đọc xong ảnh thực địa với tọa độ và hướng chụp ảnh, người hướng

dẫn cần đọc các thông tin thực địa mà học viên (người khảo sát) đã cung cấp.

Thông tin thực địa gồm nhiều mục theo từng loại biến động ngoài thực địa, nhưng

đã có công cụ tự động lọc các thông tin cần thiết theo từng hạng mục. Người

hướng dẫn chỉ cần một số thao tác đơn giản được hướng dẫn như sau:

Nhấp chuột để chọn công cụ Xuất báo cáo khảo sát, sau đó nhấp vào đối

tượng cần đọc thông tin để thực hiện xuất báo cáo. Minh họa trong hình sau.

Hình 31. Cách thức xuất báo cáo khảo sát thực địa

Nếu thực hiện đúng các thao tác, trong vòng dưới 1 phút, QGIS sẽ xuất hiện

một thông báo xuất dữ liệu thành công, như ví dụ minh họa sau.

Hình 32: Giao diện thông báo xuất báo cáo khảo sát thực địa thành công.

Page 41: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

29

Nếu người dùng chưa chọn đối tượng mà đã chọn công cụ và thực hiện thao

tác xuất báo cáo, QGIS sẽ xuất hiện thông báo cảnh báo như sau.

Hình 33: Thông báo thao tác sai khi chưa chọn đối tượng cần báo cáo

Trường hợp người dùng chưa thiết lập chế độ tự động chuyển đổi Hệ tọa độ

(tham khảo 1.2.2 Thiết lập chế độ tự động chuyển đổi Hệ tọa độ.) cho khung

làm việc QGIS mà đã thực hiện thao tác xuất báo cáo thực địa, QGIS sẽ xuất

hiện thông báo cảnh báo như sau.

Hình 34: Thông báo thao tác sai khi chưa đổi Hệ tọa độ trước khi xuất báo cáo

Nếu xuất báo cáo thành công, người hướng dẫn có thể đọc thông báo xuất hiện và

theo đó, tìm mở tập tin có phần mở rộng là *.pdf trên màn hình chính của máy tính.

Căn cứ vào các thông tin và số liệu hiển thị trên Báo cáo khảo sát này, người hướng

dẫn có thể phân tích về chất lượng, kỹ năng thực hành đối với mọi thao tác vận

hành máy tính bảng khi đo đếm và báo cáo số liệu thực địa của học viên.

Thao tác Xuất báo cáo khảo sát được thực hiện giống nhau đối với cả số liệu báo

cáo theo hình thức trực tuyến và số liệu báo cáo theo hình thức ngoại tuyến, đối

với cả số liệu dạng vùng, dạng đường, dạng điểm.

Hình dưới đây minh họa một báo cáo khảo sát được xuất ra từ QGIS, sử dụng

công cụ đọc số liệu thực địa do Dự án SNRM phát triển.

Page 42: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

30

Hình 35. Minh họa một báo cáo khảo sát tiêu biểu

Page 43: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

31

2.5. Phân tích kết quả thực hành

Một trong những nội dung quan trọng nhằm đảm bảo thành công trong tập huấn

nâng cao năng lực là việc thực hành của các học viên khi không có mặt của người

hướng dẫn, họ cần chủ động ôn luyện các kiến thức đã học vào thực tế. Và, người

hướng dẫn có trách nhiệm phân tích, đánh giá kết quả thực hành của các học viên,

nhằm mục đích hiểu rõ trình độ năng lực của học viên đến mức độ nào, tốt và khá

ở những điểm nào và những điểm nào chưa được tốt. Từ đó, người hướng dẫn

có thể xây dựng chương trình nâng cao năng lực trong các lượt tiếp theo một cách

phù hợp.

Sau khi đã đọc được ảnh thực địa, đã xem được hình dạng của lô khảo sát, và khi

đã xuất được báo cáo khảo sát thực địa, người hướng dẫn có thể phân tích kết

quả và thông tin mà học viên cung cấp về chuyến khảo sát. Các nội dung cần phân

tích bao gồm:

2.5.1. Chuẩn bị trước khi khảo sát

Căn cứ vào kết quả khảo sát, người hướng dẫn có thể đánh giá được việc chuẩn

bị trước khi khảo sát của học viên có tốt hay không. Ví dụ, khảo sát được toàn bộ

diện tích tương đối lớn nhưng không bị hết pin chứng tỏ học viên đã sạc pin đầy

đủ trước khi khảo sát. Hoặc, ảnh thực địa thu được có đầy đủ tọa độ, hướng chụp

chứng tỏ học viên đã kiểm tra các tham số cài đặt trong ứng dụng Open Camera

trước khi đi khảo sát, …

2.5.2. Tiếp cận điểm khảo sát

Phân tích việc tiếp cận điểm khảo sát thông qua kết quả khảo sát trên báo báo, ví

dụ như điểm khảo sát có nằm trên đất lâm nghiệp hay không (trường hợp không

nằm trên đất lâm nghiệp thì có chú thích gì bổ sung không). Có một số trường hợp,

do học viên có tư tưởng thực hành cho biết nên khảo sát ở khu dân cư hoặc đồng

ruộng chứ không phải là một thực hành trên đất lâm nghiệp. Hoặc, có một số

trường hợp, các điểm khảo sát thực hành là do người hướng dẫn chỉ định, nên

cần phải phân tích xem học viên có tiếp cận được đến điểm khảo sát theo yêu cầu

hay không.

2.5.3. Các thao tác vận hành thiết bị

Đây là nội dung cần phân tích kỹ lưỡng trước khi tiến hành đánh giá kết quả thực

hành của học viên. Dựa trên kết quả khảo sát, người hướng dẫn có thể biết được

thao tác kỹ thuật vận hành thiết bị của học viên đã tốt hay chưa tốt. Ví dụ:

- Đường đi (dữ liệu track) của học viên không bám sát mép diện tích biến

động, hoặc có hình zigzag khó hiểu, chứng tỏ học viên chưa có được tín

hiệu GPS tốt, hoặc chưa chạm vào nút định vị trước khi thêm điểm;

Page 44: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

32

- Ảnh thực địa bị ngược, chứng tỏ học viên thao tác chụp ảnh chưa tốt, đã

dùng tay trái để chạm vào nút chụp ảnh; Ảnh thực địa bị mờ, chứng tỏ học

viên bị rung tay tại thời điểm chụp ảnh;

- Lô khoanh vẽ của học viên có hình dạng mỏ nhọn hoặc bị chồng đè,

chứng tỏ học viên chưa thực hiện tốt thao tác đóng khoanh vùng;

- Tọa độ ảnh thực địa trùng hoặc gần trùng (khoảng cách không lớn hơn

5m từ tọa độ ảnh chụp (chấm tròn màu xanh trên màn hình QGIS) đến

điểm tọa độ gần nhất (chấm tròn màu cam nhỏ hơn)) có nghĩa là người

khảo sát thực hiện thao tác chụp ảnh thực địa tốt.

- …..

2.5.4. Khoanh vẽ diện tích biến động

Căn cứ vào hình thái, diện tích của lô khoanh vẽ đã báo cáo, người hướng dẫn có

thể phân tích xem học viên đã thực hiện tốt nội dung kỹ thuật này hay chưa. Ví dụ:

- Hình dạng lô khảo sát có mỏ nhọn (đóng khoanh vùng tại thời điểm kết

thúc khảo sát chưa tốt);

- Có nhiều khoảng cách giữa các điểm tọa độ quá dài (người khảo sát đã

sử dụng chức năng kéo điểm) nhưng điểm tọa độ lại không nằm sát mép

biến động (khoanh vẽ chưa tốt);

- Hình dạng zigzag khó hiểu, chồng đè (người khảo sát thao tác chưa tốt

với máy tính bảng).

2.5.5. Chụp ảnh thực địa

Người hướng dẫn phân tích kỹ năng chụp ảnh thực địa của học viên, căn cứ vào

ảnh thực địa đã báo cáo. Ví dụ:

- Ảnh chụp không hướng vào tâm lô khảo sát (cần xác minh lại xem đây là

lỗi thiết bị (la bàn số trong máy tính bảng không hoạt động tốt do bị nhiễm

từ) hay lỗi do người khảo sát không chú ý khi chụp ảnh.

- Ảnh thực địa không thể hiện tốt hiện trạng nơi khảo sát, ví dụ chụp cao

quá (hiển thị trời, mây), hoặc thấp quá (chụp gần sát vị trí đứng mà không

có chủ định), hoặc bị rung, bị ngón tay che mất ống kính,…

- Ảnh thực địa không có hướng và/hoặc không có tọa độ, …

- Ảnh chụp bị ngược.

2.5.6. Điền phiếu khảo sát

Đây cũng là một trong các nội dung quan trọng của người sử dụng máy tính bảng

trong thu thập số liệu diễn biến rừng ngoài thực địa. Nội dung này thể hiện mức

độ am hiểu kiến thức kỹ thuật của một công chức kiểm lâm địa bàn trong theo dõi

diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp.

Các phân tích trong nội dung này gồm:

Page 45: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

33

- Phân tích thời điểm biến động có phù hợp với hiện trạng (thể hiện trong

ảnh thực địa) hay không, có bị trùng với ngày khảo sát hay không (nếu

có, có giải thích gì thêm không);

- Phân tích hình thái biến động xem có hợp lý không (ví dụ, “Loại thay đổi”

là “Biện pháp lâm sinh” nhưng “Hiện trạng tại thời điểm khảo sát” lại là

“DT1” hoặc “NN” hoặc “MN”.

- Hiện trạng tại thời điểm khảo sát ghi trong phiếu khảo sát có phù hợp phù

hợp với hiện trạng thể hiện trong ảnh thực địa không.

- Có những mô tả hay ghi chú bổ sung để giải thích rõ hơn về những thông

tin khó hiểu hay không.

- Các giá trị (đặc biệt là số lượng cây trồng hoặc trữ lượng gỗ, trữ lượng

tre nứa,…) có phù hợp không. Ví dụ, báo cáo là rừng gỗ mới trồng, mật

độ trồng là 3500 cây/ha là không phù hợp,…

- Các nội dung khác…

3. Đánh giá kết quả thực hành

Như trên đã trình bày, một trong những hoạt động quan trọng trong tập huấn nâng

cao năng lực đó là người hướng dẫn cần phải đánh giá được năng lực của các

học viên đã đạt được đến mức độ nào, để từ đó có thể xây dựng được chương

trình nâng cao năng lực tiếp theo. Hạng mục nào còn chưa đạt đối với số đông

các học viên thì cần phải được dành nhiều thời gian hơn. Ngược lại, những nội

dung nào đã được đánh giá là tốt hoặc đạt yêu cầu rồi thì có thể rút ngắn thời gian

hơn, trong lượt tập huấn tiếp theo.

3.1. Thang điểm đánh giá

Phần dưới đây trình bày các thang điểm đánh giá cho từng hạng mục đã nêu trong

phần 2.5 Phân tích kết quả thực hành.

STT Nội dung đánh giá Thang điểm

1 Chuẩn bị trước khi khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu

2 Tiếp cận điểm khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu

3 Các thao tác vận hành thiết bị Tốt Khá Trung bình Yếu

4 Khoanh vẽ diện tích biến động Tốt Khá Trung bình Yếu

5 Chụp ảnh thực địa Tốt Khá Trung bình Yếu

6 Điền phiếu khảo sát Tốt Khá Trung bình Yếu

Người hướng dẫn cần căn cứ vào việc phân tích kết quả thực hành của học viên

và căn cứ vào các tiêu chí đánh giá dưới đây để đánh giá mức độ năng lực của

học viên.

Page 46: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

34

3.2. Tiêu chí đánh giá

Tiêu chí để đánh giá, xếp mức độ thành thạo của học viên có thể được gợi ý với

từng nội dung như sau.

a. Chuẩn bị trước khi khảo sát.

Đánh giá là “Tốt” khi:

- Số liệu thực địa được thu thập đầy đủ;

- Ảnh thực địa có tọa độ, có hướng chụp;

- Diện tích khảo sát nằm trong đất quy hoạch cho lâm nghiệp;

- Không bị chồng lấn với số liệu thực hành bởi người khác.

Đánh giá là “Khá” khi:

- Có ít nhất một (1) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

Đánh giá là “Trung bình” khi:

- Có ít nhất hai (2) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

Đánh giá là “Yếu” khi:

- Có ít nhất ba (3) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

b. Tiếp cận điểm khảo sát.

Đánh giá là “Tốt” khi:

- Khảo sát đúng diện tích đã chỉ định (trong trường hợp chỉ định đối tượng

cần khảo sát);

- Diện tích khảo sát nằm trong đất quy hoạch cho lâm nghiệp;

- Biến động (hiện trạng thực địa khác với dữ liệu bản đồ nền) rõ ràng.

- Vẫn khảo sát được trong trường hợp địa hình khó khăn.

Đánh giá là “Khá” khi:

- Có ít nhất một (1) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

Đánh giá là “Trung bình” khi:

- Có ít nhất hai (2) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

Đánh giá là “Yếu” khi:

- Có ít nhất ba (3) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

c. Các thao tác vận hành thiết bị.

Đánh giá là “Tốt” khi:

- Thu thập được đầy đủ số liệu (khoanh vẽ, ảnh thực địa, thông tin thực

địa);

- Ảnh thực địa có đầy đủ tọa độ, hướng chụp;

Lưu ý quan trọng: Việc đánh giá kết quả thực hành của người hướng dẫn

đối với các học viên cần được thực hiện một cách khách quan nhất có thể.

Không áp dụng các khía cạnh tình cảm hoặc thành tích vào trong việc đánh

giá. Thành tích của người hướng dẫn thể hiện ở kết quả thực hành của học

viên và trong kết quả công việc khi áp dụng thực tế sau này.

Page 47: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

35

- Có chất lượng GPS đạt yêu cầu (không có nhiều đường gấp khúc, chuyển

hướng);

- Đường khoanh vẽ sát mép diện tích biến động (bao gồm cả sử dụng chức

năng kéo điểm).

Đánh giá là “Khá” khi:

- Có ít nhất một (1) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

Đánh giá là “Trung bình” khi:

- Có ít nhất hai (2) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

Đánh giá là “Yếu” khi:

- Có ít nhất ba (3) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

d. Khoanh vẽ diện tích biến động.

Đánh giá là “Tốt” khi:

- Đường khoanh vẽ không bị gấp khúc nhiều, không bị chồng đè.

- Các điểm tọa độ phân bố đều, sát mép diện tích biến động.

- Hình thái lô khảo sát không có mỏ nhọn hoặc bị chồng đè khi đóng khoanh

vùng.

- Diện tích khảo sát đủ lớn theo yêu cầu (trong thực hành, diện tích lô khảo

sát không nhỏ hơn 0.5 ha)

Đánh giá là “Khá” khi:

- Có ít nhất một (1) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

Đánh giá là “Trung bình” khi:

- Có ít nhất hai (2) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

- Đánh giá là “Yếu” khi:

- Có ít nhất ba (3) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

e. Chụp ảnh thực địa

Đánh giá là “Tốt” khi:

- Ảnh thể hiện tốt hiện trạng diện tích biến động;

- Ảnh có hướng chụp, có tọa độ, không bị chụp ngược.

- Ảnh được phân bố đều xung quanh diện tích biến động, hướng vào tâm

lô khảo sát;

- Ảnh chụp không bị mờ, nhòe, tối hoặc bị ngón tay che mất 1 phần hoặc

toàn bộ.

Đánh giá là “Khá” khi:

- Có ít nhất một (1) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

Đánh giá là “Trung bình” khi:

- Có ít nhất hai (2) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

Đánh giá là “Yếu” khi:

- Có ít nhất ba (3) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

f. Điền phiếu khảo sát

Đánh giá là “Tốt” khi:

- Các thông tin được nhập vào một cách hợp lý, lô-gic với nhau.

- Thời điểm biến động không trùng với ngày khảo sát và phù hợp với hiện

trạng trên ảnh.

Page 48: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

36

- Điền đúng thông tin về Hiện trạng tại thời điểm khảo sát, phù hợp với hiện

trạng trên ảnh.

- Có đầy đủ thông tin mô tả và/hoặc ghi chú bổ sung trong trường hợp thông

tin diện tích biến động chưa đủ rõ ràng.

Đánh giá là “Khá” khi:

- Có ít nhất một (1) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

Đánh giá là “Trung bình” khi:

- Có ít nhất hai (2) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

Đánh giá là “Yếu” khi:

- Có ít nhất ba (3) điểm ở mục đánh giá “Tốt” nêu trên không đạt.

3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá

Trang tiếp theo trình bày một mẫu biểu tổng hợp đánh giá kết quả thực hành của

người hướng dẫn đối với các học viên. Sau khi phân tích kết quả thực hành và

đánh giá từng nội dung, người hướng dẫn cần nhập kết quả đánh giá từng nội dung

của từng người vào biểu mẫu này, theo các thang điểm từ “Tốt” đến “Yếu”.

Người hướng dẫn cũng cần lưu ý, kết quả đánh giá được nhập vào trong biểu mẫu

này cũng cần phải hợp lý và logic với nhau. Ví dụ, ở nội dung “Chuẩn bị trước khi

khảo sát” được đánh giá là “Yếu” thì không thể được đánh giá là “Tốt” hoặc “Khá”

ở các nội dung khác. Đối với những người có nhiều bài thực hành thì lấy kết quả

của bài kém nhất để nhập vào biểu tổng hợp; Đối với những người chưa có bài

thực hành thì cần ghi rõ “Chưa có số liệu để đánh giá”.

Biểu tổng hợp kết quả đánh giá này, sau khi được nhập tất cả các thông tin theo

thang điểm đánh giá và phần ghi chú (nếu cần thiết), phải được kèm theo các phiếu

“Báo cáo khảo sát” và gửi đến người giám sát chính hoặc đơn vị tổ chức.

Page 49: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

37

Bảng 2: Mẫu biểu tổng hợp đánh giá kết quả thực hành của một Hạt Kiểm lâm

Dự án QLTNTNBV/JICA

Chi cục kiểm lâm tỉnh xxxxx

Lớp tập huấn về Hệ thống TDDBTNR sử dụng máy tính bảng - huyện yyyyyyy

Chuẩn bị

Tiếp cận

điểm khảo

sát

Vận hành

thiết bị

Thu thập số

liệu không

gian

Thu thập số

liệu ảnh

thực địa

Thu thập số

liệu thuộc

tính

1 Nguyễn Văn B Kiểm lâm địa bàn xã …… -- -- -- -- -- -- -- Không đánh giá kết quả do người khác làm thay.

2 Trần Xuân T Kiểm lâm địa bàn xã …… Khá Trung bình Khá Khá Khá Trung bình -- Khảo sát ngoài đất lâm nghiệp; không phải là một biến động; thao tác chưa tốt; nhập sai thông tin.

3 Nguyễn Thị H Kiểm lâm địa bàn xã …… Khá Trung bình Trung bình Kém Trung bình Khá -- Không phải là một biến động; thao tác khoanh vẽ chưa tốt; nhập thông tin chưa tốt.

4 Vũ Đức M Kiểm lâm địa bàn xã …… Trung bình Trung bình Tốt Khá Tốt Khá -- Khảo sát ngoài đất lâm nghiệp, trùng với người khác; không phải là một biến động; thao tác chưa tốt; nhập sai thông tin.

5 Phạm Văn X Kiểm lâm địa bàn xã …… -- Khảo sát ngoài đất lâm nghiệp; không phải là một biến động.

6 Bùi Văn K Kiểm lâm địa bàn xã …… Trung bình Trung bình Khá Trung bình Trung bình Kém -- Khảo sát ngoài đất lâm nghiệp; không phải là một biến động; thao tác chưa tốt; nhập sai thông tin.

7 Nguyễn Văn P Kiểm lâm địa bàn xã …… Tốt Tốt Tốt Khá Khá Tốt --

8 Lê Văn L Kiểm lâm địa bàn xã …… -- Không có số liệu để đánh giá.

9 -- -- Khá Khá Trung bình Trung bình Khá Khá -- Diện tích khảo sát không phải là một biến động; Lỗi chồng đè; Ảnh thực địa chưa phân bố đều; Thời điểm biến động chưa đúng.

10 -- -- Khá Khá Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình -- Lỗi chồng đè; Ảnh thực địa chưa phân bố đều; Phiếu thực địa chưa rõ ràng.

11 -- -- Trung bình Khá Khá Khá Trung bình Khá -- Thiết lập máy ảnh chưa đúng; Chụp ảnh chưa đúng hướng.

12 -- -- Tốt Khá Tốt Khá Trung bình Trung bình -- Ảnh thực địa chưa phân bố đều; Chưa nhập đúng thông tin phiếu thực địa.

13 -- -- Trung bình Trung bình Khá Trung bình Kém Trung bình -- Khảo sát ngoài đất lâm nghiệp; không phải là một biến động; thao tác chưa tốt; nhập sai thông tin.

14 -- -- Tốt Tốt Tốt Trung bình Tốt Khá -- Diện tích khảo sát nhỏ. Chưa hiểu rõ về phiếu đánh giá.

15 -- -- Khá Khá Tốt Khá Khá Khá -- Diện tích khảo sát không phải là một biến động; Bảng thuộc tính chưa rõ ràng, thiếu logic.

16 -- -- -- -- -- -- -- -- -- Không có số liệu để đánh giá.

Người đánh giá/Hướng dẫn: Nguyễn Văn Thanh

Ngày đánh giá: ..../..../20....

Ghi chú

Chưa có số liệu để đánh giá

Chưa có số liệu để đánh giá

TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HÀNH (LƯỢT 1) CỦA CÁC HỌC VIÊN

STT Họ và tên Đơn vị

Kết quả đánh giá

Đánh giá

chung

Sở NNPTNT XXXX

Page 50: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

38

Phần IV - BỔ TÚC VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT SAU TẬP HUẤN

Sự phát triển của công nghệ thông tin nói chung và các ứng dụng trong theo dõi

diễn biến rừng nói riêng, có thể luôn tiếp diễn. Phần mềm ứng dụng FRMS Mobile

và FRMS Desktop có thể sẽ thường xuyên được nâng cấp, cải tiến.

Bên cạnh đó, lẽ đương nhiên, người hướng dẫn sẽ là người có trình độ chuyên

môn cao nhất trong đơn vị để có thể hướng dẫn cho những người khác. Sau khi

tập huấn nâng cao năng lực, sẽ có những học viên bị vướng mắc một vài nội dung

nào đó, do đó người hướng dẫn cũng cần phải hỗ trợ về mặt kỹ thuật sau khi tập

huấn nâng cao năng lực cho các đồng nghiệp khác trong đơn vị, nhằm đảm bảo tất

cả những người được hướng dẫn đều có thể làm tốt phần việc của mình.

1. Bổ túc kiến thức khi có thay đổi nâng cấp hệ thống

Khi có những thay đổi, nâng cấp trong Hệ thống TDDBTNR sử dụng máy tính bảng,

người hướng dẫn cần cập nhật các thông tin thay đổi, nâng cấp một cách sớm nhất

có thể. Có thể thông qua hình thức đọc tài liệu hướng dẫn của đơn vị phát hành

(nếu là những thay đổi, nâng cấp nhỏ) hoặc tham dự các lớp nâng cao năng lực

tiểu giáo viên (nếu là những thay đổi, nâng cấp lớn và người hướng dẫn được mời

tham dự) để bổ túc kiến thức, nội dung nâng cấp.

Dù là theo hình thức nào, mức độ thay đổi, nâng cấp nào thì người hướng dẫn

cũng cần tiếp nhận toàn bộ kiến thức, thông tin cần thiết và rèn luyện nhiều lần để

đạt được đến mức thông thạo, hiểu rõ được bản chất của những thao tác, kể cả

những lỗi có thể phát sinh do người dùng thao tác sai. Chỉ sau khi thông thạo và

hiểu rõ bản chất thì mới tổ chức tập huấn bổ sung cho các đồng nghiệp trong đơn

vị của mình.

2. Tập huấn bổ sung khi có thay đổi nâng cấp hệ thống

Khi Hệ thống có những thay đổi, nâng cấp và người hướng dẫn đã tiếp thu được

và đã trở nên thông thạo, người hướng dẫn cần truyền đạt lại các kiến thức đó cho

các học viên trong đơn vị.

Tất cả các lớp tập huấn, nâng cao năng lực đều là rất quan trọng, nhằm trang bị

kiến thức cho người sử dụng. Do đó, người hướng dẫn cũng không nên xem nhẹ

tầm quan trọng của các lớp nâng cao năng lực bổ sung này.

Người hướng dẫn cũng cần tuân theo các quy trình, phần việc của mình đã được

trình bày trong tài liệu này để có thể tổ chức được một lớp nâng cao năng lực bổ

sung đạt chất lượng tốt.

Page 51: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

39

3. Hỗ trợ kỹ thuật sau tập huấn nâng cao năng lực

Phần lớn những người hướng dẫn (đối tượng chính của tài liệu này) là các cán bộ

kỹ thuật ở các Hạt Kiểm lâm cấp huyện. Bên cạnh vai trò là người hướng dẫn do

đã tham dự các lớp tập huấn tiểu giáo viên, còn là vai trò của người tiếp nhận và

xử lý thông tin báo cáo về diễn biến rừng ngoài thực địa của người khảo sát để từ

đó cập nhật vào Hệ thống TDDBTNR trên QGIS.

Hoạt động hỗ trợ kỹ thuật sau tập huấn nâng cao năng lực này không chỉ nhằm

mục đính để hỗ trợ các học viên có thể làm tốt bài thực hành, mà quan trọng hơn,

là với vai trò của người tiếp nhận và xử lý thông tin báo cáo của người khảo sát,

nhằm nâng cao chất lượng số liệu thu thập được ngoài thực địa.

Số liệu thực địa thu thập được ngoài thực địa bằng máy tính bảng có chất lượng

tốt, từ đó người xử lý thông tin (cán bộ kỹ thuật Hạt Kiểm lâm) sẽ dễ hiểu, dễ phân

tích và xử lý số liệu mà không cần phải hỏi lại người khảo sát. Ngoài ra, số liệu máy

tính bảng có chất lượng tốt thì đương nhiên người khảo sát (cán bộ kiểm lâm địa

bàn) không phải thực hiện lại một khảo sát lại, đỡ tốn thời gian và công sức của cả

hai bên.

Do đó, người hướng dẫn cần chủ động rà soát, đánh giá số liệu báo cáo của người

khảo sát một cách thường xuyên, và chủ động nêu ra các vướng mắc, các thao tác

chưa tốt của từng người khi thực hiện thu thập số liệu ngoài thực địa, để đảm bảo

cho hoạt động theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của đơn vị luôn tốt, tránh xảy ra

những tranh cãi hoặc bất đồng không cần thiết, cũng như tránh phải làm cùng một

việc thành nhiều lần, gây lãng phí các tài nguyên của đơn vị.

Phần V - CÁC NỘI DUNG KHÁC

Ngoài kiến thức về kỹ thuật, người hướng dẫn cũng cần thường xuyên trau

dồi các kỹ năng sư phạm, bao gồm kỹ năng quản lý và giữ trật tự lớp học.

Trong quá trình hướng dẫn cho các học viên, người hướng dẫn cần tự tin và

bình tĩnh để có thể hướng dẫn được tốt. Tuy nhiên, một trong các yếu tố cần

thiết để có thể tự tin và bình tĩnh là cần nắm chắc toàn bộ các thao tác kỹ

thuật cũng như hiểu rõ bản chất của từng thao tác, bao gồm cả các thao tác

sai thường gặp và cách thức giải quyết.

Tài liệu “Cẩm nang thao tác” và tài liệu “Cẩm nang hướng dẫn” vận hành máy

tính bảng trong Hệ thống TDDBTNR sử dụng máy tính bảng nên trở thành

những tài liệu gối đầu giường của các cán bộ kỹ thuật ở các Hạt Kiểm lâm.

Page 52: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG
Page 53: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG
Page 54: Hướng dẫn vận hành ĐO ĐẾM DIỄN BIẾN RỪNG

Lời kết

Tài liệu này là một trong nhiều thành quả của Dự án hợp tác kỹ thuật

Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững (Dự án SNRM) do Cơ quan Hợp

tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ.

Dự án đã và đang được thực hiện từ tháng 08 năm 2015 đến tháng 08

năm 2020 bởi các bên gồm Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ

NN&PTNT) và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ở các tỉnh Dự án.

Để biết thêm thông tin về Dự án, vui lòng liên hệ:

Văn phòng JICA Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 11 toà nhà CornerStone, 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm,

Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 04-3831-5005